38

Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao
Page 2: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao
Page 3: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

Truy cập zim.vn để tham khảo thêm nhiều bài học và tài liệu luyện thi IELTS chất lượng cao

Page 4: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

Giới thiệu chung.................................................................................................................................5

Kỹ thuật Skimming và Scanning.........................................................................................................6

I. Kỹ thuật Skimming.....................................................................................................................................6

II. Kỹ thuật Scanning...................................................................................................................................12

Phương pháp Đọc mở rộng và Đọc chuyên sâu.................................................................................18

I. Đọc mở rộng (Extensive Reading)..........................................................................................................18

II. Đọc chuyên sâu (Intensive Reading)......................................................................................................20

Một số phương pháp và kỹ thuật khác..............................................................................................25

I. Kỹ thuật Chunking....................................................................................................................................25

II. Kỹ thuật Nhận diện từ vựng (Word recognition)....................................................................................27

Tham khảo.......................................................................................................................................36

MỤC LỤC

Page 5: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

GIỚI THIỆU CHUNG

(Academic Module) là bài thi đánh giá kỹ thuật đọc hiểu của thí sinh gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài trong đúng 60 phút. Bài thi thường bao gồm 3 phần và phần trả lời câu hỏi với độ dài mỗi bài đọc khoảng 1000 - 1500 từ. Để hoàn thành tốt bài thi IELTS Reading, thí sinh không chỉ cần có khả năng ngôn ngữ mà còn cần trang bị thêm những

IELTSReadingpháp và kỹ thuật bổ trợ để có thể xử lý các bài đọc và câu hỏi một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số phương pháp và kỹ thuật có thể giúp người học nâng cao khả năng đọc hiểu cũng như hoàn thành tốt bài thi IELTS Reading.

Page 6: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

6 | ZIM

01I. Kỹ thuật Skimming

1. Skimming là gì?

2. Mục đích và tầm quan trọng của Skimming

Theo từ điển Oxford, “Skim” là hành động đọc một nội dung nhanh chóng để có thể tìm ra một ý cụ thể, hoặc ý chính – “read something quickly in order to find a particular point or the main points”.Skimming (đọc lướt) đã từ lâu đã trở thành một phương pháp quan trọng trong kỹ thuật đọc, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra khái niệm cho phương pháp này: Maxwell (1972) định nghĩa Skimming là “getting the main idea or gist of a selection quickly in a written text where the students develop powers of inference through systematic practice which encourages them to anticipate the content of a text” – hiểu nhanh ý tưởng chính hoặc ý chính của một đoạn cụ thể trong một văn bản một cách nhanh chóng và khuyến khích người học dự đoán nội dung của văn bản; người đọc sẽ phát triển khả năng suy luận thông qua việc thực hành có hệ thống phương pháp này.Tương tự, Allen (1997) cũng chỉ ra “skimming technique is a useful tool to help students extract from the text key words that permit them to infer the general sense of a text, which lets them interpret a text faster and advance in the reading process” – kĩ năng Skimming là một công cụ hiệu quả giúp người đọc trích xuất từ văn bản các từ khóa cho phép họ suy ra ý nghĩa chung, đồng thời giúp người đọc diễn giải văn bản nhanh hơn và quá trình đọc hiểu diễn ra hiệu quả hơn.Như vậy, người đọc có thể hiểu Skimming là phương pháp đọc lướt, sử dụng tốc độ di chuyển nhanh của mắt qua văn bản nhằm mục đích nắm được các ý chính và nội dung tổng quan của văn bản.

Skimming là một phương pháp tương đối hữu ích cho việc đọc hiểu tài liệu. Vậy trong đời sống hàng ngày, người học có thể sử dụng phương pháp này khi nào? • Khi người đọc có ít thời gian và ngược lại có quá nhiều tài liệu cần đọcKhi đối diện với việc phải đọc hiểu một lượng tài liệu lớn trong thời gian ngắn, Skimming sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian của mình bằng cách xác định được những phần quan trọng cần học hay nghiên cứu sâu, thay vì đọc dàn trải cả những phần không thật sự cần thiết.Không chỉ vậy qua một số nghiên cứu, như nghiên cứu của Duggan, G. B. và Payne, S. J. (2009) đã chỉ ra rằng khi chỉ có một lượng thời gian hạn chế, người đọc thực sự có thể hiểu nhiều hơn về một đoạn văn bản khi đọc lướt để nắm thông tin chính thay vì bằng khoảng thời gian đó chỉ đọc theo trình tự được một phần của văn bản.

• Khi người học muốn tăng tính hiệu quả cho quá trình đọc hiểuBằng cách đọc lướt trước nội dung của văn bản hay một thông tin nào đó, người đọc sẽ nắm được ý chính của văn bản hay nắm được những thông tin quan trọng. Việc có một cái nhìn tổng quan về văn bản sẽ tương đối hữu ích cho quá trình đọc hiểu khi người đọc quay lại và đọc toàn diện văn bản bởi theo một số nghiên cứu, như Maxwell (1972): trước hết điều này có thể kích thích sự tò mò của não bộ. Khi nắm được những ý chính của văn bản, não bộ sẽ đưa ra một số câu hỏi như: Vấn đề này có thể được giải thích như thế nào trong văn bản? Tại sao có thể kết luận như vậy? Điều này cũng sẽ giúp tăng sự tập trung của người học khi đọc hiểu văn bản để tìm kiếm câu trả lời, và tăng hiệu quả cho việc đọc hiểu cũng như tiếp nhận thông tin. sự tò mò của não bộ. Khi nắm được những ý chính của văn bản, não

Sử dụng phương pháp Skimming trong việc đọc hiểu hàng ngày

Kỹ thuật Skimming và Scanning

Page 7: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

7 | ZIM

IELTS Reading là bài thi đánh giá kỹ thuật đọc hiểu của thí sinh với 40 câu hỏi. Bài thi gồm 3 phần, mỗi phần là một bài đọc dài khoảng từ 1000 đến 1500 từ với thời gian làm bài là 60 phút. Như vậy, một trong những khó khăn lớn trong IELTS Reading là thí sinh phải xử lý một lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn. Vậy nên nếu không có những phương pháp làm bài hiệu quả, thí sinh sẽ khó có thể hoàn thành được phần thi này trước thời gian quy định.Skimming là một phương pháp tương đối hữu hiệu trong bài thi này bởi nó giúp thí sinh có thể nắm được nội dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn nếu lên trong từng đoạn, xem tác giả đang phản đối, đồng tình hay trung lập. Hơn nữa, việc nắm bắt được những thông tin quan trọng đó cũng quyết định xem thí sinh có nên đi sâu vào đọc hiểu đoạn đó hay không. Ứng dụng cụ thể của Skimming trong bài thi IELTS Reading sẽ được làm rõ trong phần sau của bài viết.

Đọc lướt mục lục hoặc phần giới thiệuKhi đọc một cuốn sách, nghiên cứu,… người đọc có thể tìm thấy những phần như mục lục, introduction hoặc overview – giới thiệu chung những nội dung sẽ có trong văn bản đó. Ở đây, người học có thể dễ dàng nắm được các nội dung chính và có thể lựa chọn nội dung thật sự cần thiết để đi sâu vào nghiên cứu, thay vì phải đọc hết cả một cuốn sách. Đồng thời, những phần này – nhất là đối với các nghiên cứu, cũng thường chỉ ra hướng đi, cách tác giả triển khai thông tin, sẽ giúp cho quá trình đọc hiểu của người học hơn.

Đọc tiêu đề và tiêu đề phụ nếu có (heading & sub heading)Đối với những bài báo hay văn bản ngắn hơn, không có mục lục hay phần giới thiệu, cách nhanh nhất để người học nắm được nội dung chính của văn bản là nghiên cứu tiêu đề và tiêu đề phụ (nếu có) của chúng. Ví dụ tiêu đề của một bài báo là: “Reducing the Effects of Climate Change”, và tiêu đề phụ ở dưới là “Mark Rowe reports on the increasingly ambitious geo-engineering projects being explored by scientists”. Như vậy, người học có thể hình dung được ngay bài báo này sẽ nói về vấn đề gì. Tiêu đề chính sẽ là nội dung tổng quát nhất của văn bản – giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề khí hậu, tiêu đề phụ sẽ đi vào cụ thể hơn để người học dễ hình dung – cách thức ở đây chính là “geo-engineering” – kỹ thuật can thiệp khí hậu.

Sử dụng phương pháp Skimming trong bài thi IELTS Reading

3. Các bước để Skimming và những yếu tố để Skimming hiệu quả

bộ sẽ đưa ra một số câu hỏi như: Vấn đề này có thể được giải thích như thế nào trong văn bản? Tại sao có thể kết luận như vậy? Điều này cũng sẽ giúp tăng sự tập trung của người học khi đọc hiểu văn bản để tìm kiếm câu trả lời, và tăng hiệu quả cho việc đọc hiểu cũng như tiếp nhận thông tin. Không chỉ vậy, người đọc cũng có thể Skimming sau khi đã đọc toàn diện văn bản nhằm mục đích xem lại những thông tin quan trọng, ý chính cũng như ý kiến chủ đạo của tác giả. Việc này cũng khiến quá trình đọc hiểu trở nên hiệu quả hơn, giúp người đọc nhớ được thông tin lâu hơn cách đọc thông thường.

• Khi đang đọc về một chủ đề đã hiểu biết và có nhiều kiến thứcViệc đọc đi đọc lại về một chủ đề mà người đọc đã biết đôi khi là không cần thiết, người đọc chỉ cần đọc lướt để nắm được ý chính của văn bản và tập trung vào những phần chưa hiểu rõ để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, thông tin hơn.

• Khi người đọc đang cần ôn tập cho một bài kiểm traLượng kiến thức mà người học phải ôn lại để chuẩn bị cho một bài kiểm tra có thể là tương đối lớn. Người đọc cũng có thể sử dụng phương pháp Skimming để nắm được những thông tin quan trọng và quyết định xem nên đi sâu vào học phần nào để tiết kiệm thời gian đọc những phần không cần thiết.

Page 8: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

8 | ZIM

Đọc toàn diện đoạn văn đầu tiênĐoạn mở đầu là một phần tương đối quan trọng, vì tác giả có thể dùng nó để dẫn dắt người đọc đi vào vấn đề. Người đọc có thể thu thập được những khái niệm hoặc nội tổng quan của văn bản. Vậy nên đoạn này cần được người học nghiên cứu kĩ lưỡng hơn.

Đọc câu mở đầu (topic sentence) của các đoạn còn lại và đọc lướt để tìm ý chínhCâu mở đầu thường chứa ý chính của đoạn. Tuy nhiên, nếu câu mở đầu là một câu hỏi thì đoạn văn sau đó rất có thể sẽ đi vào tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, và câu cuối đoạn sẽ là câu kết luận nên người học cũng cần chú ý tới câu này.Còn xuyên suốt trong văn bản, người học chỉ đọc lướt để hiểu được ý chính bằng cách chú ý vào: • Các câu chủ đề phụ, thường bắt đầu bằng các từ First, second,… hoặc tương tự – nhằm nêu lên những luận điểm cụ thể hơn so với câu chủ đề. • Các câu sau đó, nhằm đưa ra luận cứ phát triển, chứng minh cho luận điểm này người học có thể đọc lướt qua. • Các content words – những từ quan trọng chứa nội dung chính của câu như danh từ, động từ, tính từ. • Các keywords như tên người, địa danh, sự vật hiện tượng, sự kiện • Các từ được in đậm, highlight.

Đọc toàn diện đoạn văn cuối cùngCũng như đoạn mở đầu, đoạn kết thúc cũng tương đối quan trọng. Tác giả thường đưa ra những kết luận cho vấn đề được nêu lên xuyên suốt văn bản tại đây. Người học nên tập trung hơn vào đoạn này.

Page 9: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

9 | ZIM

4. Những yếu tố để Skimming hiệu quả

Cốt lõi của Skimming là không cần phải đọc hết tất cả các từTrong một số tình huống cụ thể như đọc để sửa lỗi (hành văn, chính tả, diễn đạt,…) hay đọc các tác phẩm văn học như thơ ca, truyện ngắn, đọc các công thức toán học,… người học cần thật sự đọc hiểu toàn diện và nghiên cứu kỹ càng mới có thể đạt được mục đích của mình, như phân tích dụng ý dùng từ của tác giả hay hiểu được công thức toán học. Tuy nhiên, trong thực tế, khi chỉ muốn tiếp thu được thông tin, tri thức, người học có thể sử dụng phương pháp đọc lướt với đa số các loại văn bản. Tuy vậy, khi đọc hiểu người học thường có một nhận định rằng cần phải đọc hết tất cả các từ trong văn bản mới có thể hiểu được nội dung một cách toàn diện.Nghiên cứu của Maxwell (1972) đã cho thấy chỉ bằng đọc lướt những từ khóa quan trọng trong câu, người học cũng có thể hiểu được nội dung của câu đó. Bằng chứng là khi loại bỏ một số từ được coi là ít cần thiết trong câu, người học vẫn có thể suy ra được ý nghĩa của câu đó với độ chính xác nhất định. Các từ này chỉ được thêm vào với mục đích làm cho câu đúng ngữ pháp hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú hơn.Ví dụ: “It is true that millions of years ago, many ancient species of animals, such as dinosaurs, were wiped out due to a gradual shift in climate and changing sea levels, according to some hypotheses.”Nếu chỉ có các từ ngữ như: “ancient species, wiped out, shift in climate, changing sea level” – người đọc có thể suy luận được thông tin là các loài động vật bị tuyệt chủng do thay đổi khí hậu và mực nước biển.Như vậy, khi đọc văn bản, một trong những chướng ngại lớn nhất khiến người học không thể đọc lướt là nỗi sợ bỏ sót một từ vựng nào đó dẫn đến việc không hiểu được nội dung của bài đọc. Điều này không chỉ làm người học không thể đọc lướt mà còn dễ dẫn tới xu hướng đọc đi đọc lại một câu để hiểu rõ ý, làm giảm cả tốc độ đọc nói chung. Do đó, để tăng tốc độ thu thập thông tin trong bài độc, người đọc nên loại bỏ tâm lý này và luyện tập phương pháp Skimming.

Kỹ thuật nhận thức được từ khóa (keywords)Như đã giới thiệu ở các phần trên, keywords là những từ khóa mang nội dung chính của câu, thường là các danh từ, động từ, tính từ.Ví dụ: “Firstly, one of the main causes of this problem is that the majority of high school students live with their parents and are completely financially dependent upon them”Như vậy, chỉ dựa vào việc đọc các keywords đã được gạch chân, người học có thể nắm được thông tin trong bài: học sinh trung học hoàn toàn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Nghiên cứu của Maxwell (1972) cũng chỉ ra rằng khi người học chỉ đọc lướt và lọc ra những từ khóa, bộ não sẽ có chức năng liên kết những từ khóa này theo một mối quan hệ nhất định – điều này khiến người học có thể hiểu được nội dung chính của văn bản dù chỉ đọc lướt một số từ. Trong quá trình luyện tập Skimming, người học nên rèn luyện khả năng nhận diện được các keywords này. Sau một thời gian, người học có thể sẽ lọc được ra những từ khóa này ngay trong quá trình đọc lướt mà không phải mất nhiều nỗ lực. Xem thêm trong phần Scanning.

Kỹ thuật nhóm cụm từ khi đọc để Skimming nhanh hơnMột kỹ thuật nữa cũng cần thiết cho quá trình Skimming là nhóm cụm từ khi đọc để có thể đọc được nhanh hơn. Các từ nên được nhóm lại thành các cụm theo chức năng, thành phần của câu như chủ ngữ, cụm động từ, tân ngữ. Điều này không chỉ giúp cải thiện kĩ năng đọc hiểu mà còn giúp người học đọc lướt được nhanh hơn. Để làm được điều đó, người học phải có nhận thức về các thành phần trong câu. Một câu luôn có hai thành phần là chủ ngữ (subject) và động từ chính (verb). Ngoài ra, câu có thể có những thành phần như sau:

S (Chủ ngữ) + V (Động từ) + Object (Tân ngữ) + Subordinate (Các thành phần bổ ngữ)

Page 10: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

10 | ZIM

Ví dụ trong câu dưới đây, có thể xác định các thành phần câu như sau: • “Having a job that provides meaning to a person’s life / brings / a sense of purpose • Subject Verb Object • and fulfillment, which are two of the key ingredients for true happiness. • SubordinateNhư vậy, khi đã nắm được những thành phần của câu, người học sẽ có thể di chuyển mắt để đọc các từ theo cụm, giúp cho việc đọc lướt lấy ý chính diễn ra nhanh hơn. Người học hãy thử ứng dụng điều này trong ví dụ ở trên:Having a job that provides meaning to a person’s life/ brings/ a sense of purpose and fulfillment, / which are two of the key ingredients for true happiness.

Người học có thể ứng dụng Skimming trong đoạn văn bản sau, trích từ Cambridge Practise Test 12 – Reading Test 1. Dựa theo phương pháp Skimming đã được hướng dẫn ở trên, người đọc cần chú ý vào những phần được highlight, và đọc lướt qua các keywords của những phần còn lại để nắm được nội dung tổng quan. Sau đó người học hãy thử trả lời câu hỏi.

Trong bài thi IELTS Reading Skimming được dùng khi: • Cần đọc lướt qua văn bản để nắm được nội dung tổng thể và định vị được một số thông tin quan trọng để có thể nhanh chóng tìm kiếm lại ý kiến, thông tin đó trong bài khi trả lời câu hỏi. • Sau khi đã Scan được từ khóa cần tìm, người học nên đọc lướt để nhanh chóng kiểm tra xem mình đã định vị được đúng phần thông tin đang tìm kiếm để trả lời câu hỏi hay không. Sau đó đọc kỹ lại phần thông tin quan trọng này.

Các bước để Skimming trong IELTS Reading cũng tương tự như khi Skimming các văn bản thông thường • Đọc tiêu đề chính và tiêu đề phụ (nếu có) • Đọc kỹ đoạn văn đầu tiên nếu thấy đoạn này có tiềm năng chứa đựng một số nội dung tổng quan. • Đọc câu mở đầu của các đoạn còn lại và đọc lướt phần sau để lấy ý chính • Đọc kỹ đoạn cuối cùng.

Trong khi Skimming, người học nên đi trả lời được một số câu hỏi cơ bản như sau về văn bản: • Dạng văn bản ở đây là gì? (Đơn thuần để miêu tả một sự vật sự việc, hay để bàn luận, chứng minh, phản bác lại một quan điểm nào đó?) • Nội dung chính của văn bản là gì? • Tác giả có quan điểm ủng hộ, trung lập, hay đối lập trong văn bản?

5. Ứng dụng Skimming trong bài thi IELTS Reading

Cork Cork – the thick bark of the cork oak tree (Quercus suber) – is a remarkable material. It is tough, elastic, buoyant, and fire-resistant, and suitable for a wide range of purposes. It has also been used for millennia: the ancient Egyptians sealed their sarcophagi (stone coffins) with cork, while the ancient Greeks and Romans used it for anything from beehives to sandals. And the cork oak itself is an extraordinary tree. Its bark grows up to 20 cm in thickness, insulating the tree like a coat wrapped around the trunk and branches and keeping the inside at a constant 20oC all year round. Developed most probably as a defence against forest fires, the bark of the cork oak has a particular cellular structure – with about 40 million cells per cubic centimetre – that technology has never succeeded in replicating. The cells are filled with air, which is why cork is so buoyant. It also has an elasticity that means you can squash it and watch it spring back to its original size and shape when you release the pressure.

Page 11: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

11 | ZIM

Cork oaks grow in a number of Mediterranean countries, including Portugal, Spain, Italy, Greece and Morocco. They flourish in warm, sunny climates where there is a minimum of 400 millimetres of rain per year, and not more than 800 millimetres. Like grape vines, the trees thrive in poor soil, putting down deep roots in search of moisture and nutrients. Southern Portugal’s Alentejo region meets all of these requirements, which explains why, by the early 20th century, this region had become the world’s largest producer of cork, and why today it accounts for roughly half of all cork production around the world. Most cork forests are family-owned. Many of these family businesses, and indeed many of the trees themselves, are around 200 years old. Cork production is, above all, an exercise in patience. From the planting of a cork sapling to the first harvest takes 25 years, and a gap of approximately a decade must separate harvests from an individual tree. And for top-quality cork, it’s necessary to wait a further 15 or 20 years. You even have to wait for the right kind of summer’s day to harvest cork. If the bark is stripped on a day when it’s too cold – or when the air is damp – the tree will be damaged. Cork harvesting is a very specialised profession. No mechanical means of stripping cork bark has been invented, so the job is done by teams of highly skilled workers. First, they make vertical cuts down the bark using small sharp axes, then lever it away in pieces as large as they can manage. The most skilful cork-strippers prise away a semi-circular husk that runs the length of the trunk from just above ground level to the first branches. It is then dried on the ground for about four months, before being taken to factories, where it is boiled to kill any insects that might remain in the cork. Over 60% of cork then goes on to be made into traditional bottle stoppers, with most of the remainder being used in the construction trade. Corkboard and cork tiles are ideal for thermal and acoustic insulation, while granules of cork are used in the manufacture of concrete.

Câu hỏiWhat is the main point of the paragraph: 1. To introduce cork – a type of material. 2. To describe how cork can be harvested 3. To discuss the use of cork. Như vậy, sau khi đọc lướt – Skimming, người học có thể nắm được ý chính của văn bản mà không cần phải tốn thời gian đọc hết toàn bộ văn bản. Đáp án ở đây là A – văn bản trên giới thiệu một loại vật liệu là cork. Trong bài đọc, tác giả cũng có nhắc đến cách mà cork được thu hoạch và việc sử dụng vật liệu này trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên đây không phải là ý chính của toàn bài, mà chỉ là nội dung của một đoạn văn nhỏ trong bài.

Recent years have seen the end of the virtual monopoly of cork as the material for bottle stoppers, due to concerns about the effect it may have on the contents of the bottle. This is caused by a chemical compound called 2,4,6-trichloroanisole (TCA), which forms through the interaction of plant phenols, chlorine and mould. The tiniest concentrations – as little as three or four parts to a trillion – can spoil the taste of the product contained in the bottle. The result has been a gradual yet steady move first towards plastic stoppers and, more recently, to aluminium screw caps. These substitutes are cheaper to manufacture and, in the case of screw caps, move conveniently for the user. The classic cork stopper does have several advantages, however. Firstly, its traditional image is more in keeping with that of the type of high quality goods with which it has long been associated. Secondly – and very importantly – cork is a sustainable product that can be recycled without difficulty. Moreover, cork forests are a resource which support local biodiversity, and prevent desertification in the regions where they are planted. So, given the current concern s about environmental issues, the future of this ancient material once again looks promising.

Page 12: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

12 | ZIM

II. Kỹ thuật Scanning

1. Scanning là gì?

2. Nền tảng của Scanning

Scanning được hiểu là tìm kiếm nhanh các từ khóa cụ thể trong bài viết mà không cần phải đọc toàn bộ bài. Mục đích của kỹ thuật Scanning là giúp người đọc xác định được vị trí của các thông tin quan trọng (thông tin phục vụ cho trả lời câu hỏi) phân bổ trong bài đọc.Trong bài thi IELTS Reading, mục đích của Scanning là giúp cho người đọc tiết kiệm được thời gian vì chỉ tập trung tìm những thông tin thực sự cần thiết để người đọc có thể trả lời các câu hỏi cụ thể trong bài viết. Abdul (2019) chỉ ra rằng, Scanning giảm thiểu các thói quen đọc kém hiệu quả và tốn thời gian như đọc từng từ, đọc tất cả các chi tiết, đọc và dịch toàn bài. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Suprapto, những học sinh áp dụng kỹ thuật Scanning trong quá trình đọc bài có sự cải thiện lớn trong kĩ năng đọc hiểu và cả kết quả làm bài của mình.Người đọc nên sử dụng kỹ thuật Scanning khi mục đích là tìm kiếm dữ liệu cụ thể để trả lời câu hỏi thay vì tập trung hiểu ý nghĩa của bài.Đối với phần thi IELTS Reading, kỹ thuật này được áp dụng vào nhiều dạng bài nhưng chủ yếu là dùng trong các dạng: • True/False/ Not given • Multiple Choice • Điền từ • Nối thông tin

Nguyên lý của ScanningMục đích của kỹ thuật Scanning là tìm thông tin cần thiết thật nhanh để có thể trả lời cho câu hỏi. Hay nói cách khác, theo Sutz và Weverka, kỹ thuật này tập trung vào 2 yếu tố: Cách đọc và nội dung tìm kiếm.

Cách đọcKỹ thuật Scanning yêu cầu người đọc chỉ đọc những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi mà không cần phải đọc hết tất cả các thông tin có trong bài viết. Bên cạnh đó, người đọc cần tìm kiếm những thông tin này một cách nhanh chóng. Để làm được điều này, người đọc cần có một phương pháp đọc giúp họ vừa nhận diện được thông tin cần thiết giữa vô vàn thông tin và vừa giúp họ đọc thật nhanh.

Nội dung cần tìm kiếmNội dung cần tìm kiếm khi Scanning là các nội dung liên quan tới câu hỏi và phục vụ mục đích giúp trả lời câu hỏi. Để có thể tìm kiếm các nội dung này nhanh, người đọc cần xác định trước các từ khóa thực sự cần thiết khi đọc câu hỏi và đi tìm các từ khóa này trong bài đọc. Các từ khóa quan trọng và cần tìm là các từ khoá thể hiện được trọng tâm và nội dung chính của câu hỏi.

Ví dụ: “How many babies can sloths give birth to at once?”Từ khóa quan trọng ở câu hỏi này là “ How many babies” và “give birth” vì trọng tâm của câu hỏi là muốn biết số lượng con mà con lười có thể đẻ trong một lần. Căn cứ vào hai từ khoá trên, người đọc sẽ chỉ tìm đọc những thông tin liên quan tới số lượng con lười được sinh ra trong một lần sinh sản của con lười có trong bài đọc mà không cần phải đọc toàn bộ bài.

Page 13: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

13 | ZIM

3. Quy trình Scanning

Dựa vào mục đích của kỹ thuật Scanning là giúp người đọc tìm thông tin cần thiết thật nhanh, ba bước để thực hiện Scanning hiệu quả bao gồm:Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi, xác định các từ khóa cần tìmỞ bước này, người đọc cần đọc kỹ câu hỏi và xác định các từ khoá quan trọng trong câu hỏi bằng cách gạch chân hoặc khoanh tròn các từ đó.Các từ khoá quan trọng là các từ khoá thể hiện được trọng tâm và nội dung chính của câu hỏi.Ví dụ: Dạng câu hỏi TRUE/FALSE/NOT GIVENRoy Porter disagrees with Professor Macfarlane’s findingsNội dung chính của câu hỏi là sự bất đồng giữa Roy Porter và Professor Macfarlane. Do đó, người đọc cần gạch chân những thông tin quan trọng như “Roy Porter, disagree, Professor Macfarlane”.

Bước 2: Phân loại các từ khoá đã xác định ở bước 1Ở bước này, người đọc cần phân loại các từ khoá quan trọng đã được xác định bên trên. Việc phân loại từ khoá giúp người đọc ưu tiên thứ tự tìm kiếm thông tin và định vị được vị trí thông tin cần sử dụng nhanh hơn.Trong bài viết này, tác giả đề xuất 2 loại từ khoá mà người đọc cần xác định khi đọc và phân tích câu hỏi:Từ khoá khó thay thế: Đây là các từ khoá khó có thể bị thay thế hoặc diễn đạt theo một cách khác, các từ khoá này thường được giữ nguyên trong bài đọc. Do đó người đọc sẽ dễ dàng phát hiện chúng ở trong bài đọc. Các từ khoá này thường là tên riêng, địa điểm, ngày, tháng, năm, số liệu.Từ khoá dễ thay thế: Đây là các từ khoá có thể bị thay thế bằng các từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt khác trong bài đọc. Xác định được các từ khoá này giúp người đọc dự đoán được các thay đổi trong cách dùng từ và ngữ pháp của câu. Từ đó sẽ không bị bất ngờ trong quá trình tìm kiếm thông tin và vẫn có thể nắm bẳt được các thông tin liên quan tới câu trả lời dù dạng từ đã bị thay đổi.

Page 14: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

14 | ZIM

Roy Porter disagrees with Professor Macfarlane’s findingsỞ ví dụ trên, là các từ khoá khó thay thế, cụ thể ở đây là tên riêng ( Roy Porter và Professor Macfarlene) và là các từ khoá có thể lường trước sự thay thế bằng các từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt khác. Cụ thể là, khi xác định được từ “disagree” người đọc có thể dự đoán là từ này có thể được thay thế bằng các từ đồng nghĩa như “ disapprove, oppose..” hoặc được diễn đạt bằng cách sử dụng cấu trúc ngữ phápkhác như “ does not agree..” hoặc dự đoán được thông tin cần tìm sẽ xoay quanh việc bất đồng ý kiến giữa 2 đối tượng ở câu hỏi. Từ đó người đọc sẽ luôn có một tâm lý sẵn sàng khi tìm kiếm thông tin.Việc phân định rõ 2 loại từ khoá này giúp người đọc có thể tối ưu hoá tốc độ tìm kiếm thông tin và trả lời câu hỏi. Cụ thể là, ưu tiên tìm thông tin dựa trên các từ khoá khó thay thế vì những từ này dễ được nhìn thấy trong bài hơn. Sau đó mới tìm các từ khoá có thể lường trước sự thay thế. Đối với ví dụ ở bên trên, căn cứ vào từ khoá “Roy Porter” và “ Professor Macfarlene”, người đọc có thể đọc lướt (scanning) toàn bài và dễ dàng tìm thấy 2 từ khoá này, từ đó định vị được đoạn văn chứa nội dung câu trả lời. Trong trường hợp câu hỏi không có từ khoá khó thay thế, người đọc sẽ tìm kiếm thông tin dựa trên các từ khoá có thể bị thay thế.

Bước 3: Ghi nhớ các từ khoá cần tìm, đọc lướt (scanning) văn bản và tìm các từ khoá đóỞ bước này, người đọc cần ghi nhớ các từ khoá quan trọng đã xác định ở bước trên và tiến hành đọc nhanh bài viết theo phương pháp đọc ngược để xác định vị trí của các từ này.Nguyên lý của kỹ thuật Scanning là có một cách đọc giúp người đọc vừa đọc nhanh và vừa nhận diện được thông tin cần thiết giữa vô số thông tin trong bài đọc, đọc ngược là phương pháp giúp đáp ứng được nguyên lý trên. Đọc ngược nghĩa là người đọc sẽ đọc từ dưới lên trên và từ phải qua trái thay vì đọc xuôi từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.Dưới đây là mô hình so sánh quá trình đọc xuôi và ngược:

Có thể thấy rằng, ở quá trình đọc xuôi, người đọc đưa mắt theo trình tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Người đọc sẽ đi từ việc đọc hiểu nội dung đoạn văn rồi mới đến việc phân tích nội dung của câu và của từng chữ cụ thể. Như vậy quá trình đọc xuôi ngược lại với kỹ thuật Scanning – tập trung tìm từ khoá và không cần hiểu nghĩa của đoạn văn. Ở quá trình đọc ngược, người đọc lại đi từ việc tìm kiếm các từ khoá, phân tích từ rồi mới xác định các câu chứa từ và cuối cùng mới là hiểu ý nghĩa của đoạn, do đó quá trình này đáp ứng được các đặc điểm của kỹ thuật Scanning. Việc đọc đoạn văn từ dưới lên trên và từ phải qua trái giúp người đọc tránh việc đọc tất cả từng từ để hiểu nghĩa rồi mới tìm từ khoá cụ thể.Do đó để việc Scanning có hiệu quả hơn, tác giả gợi ý người đọc nên đọc ngược để giúp tối ưu hoá thời gian tìm các từ khoá khi đọc bài.

Sau đây tác giả sẽ ứng dụng các bước Scanning vào một đoạn văn cụ thể trong bài IELTS Reading để giúp người đọc hình dung rõ hơn.“Medieval alchemists found, in the end, that they could not create gold. Modern geochemists have a similar problem. They find it hard to understand how natural gold deposits from. There is much hand

4. Ứng dụng Scanning vào bài đọc IELTS Reading

Page 15: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

15 | ZIM

waving about gold-rich fluids from deep in the earth, and chemical precipitation, but the physics does not add up. The answer may be that what is happening is not geochemical at all, but biochemical. And a casual experiment conducted by a bacteriologist may hold the key. Derek Lovley, of the University of Massachusetts, has been studying “metal-eating” bacteria for two decades. These bacteria make their living by converting the dissolved ions of metallic elements from one electrical state to another. This reduction releases energy, which the bacteria extract for their own purposes.”

(Trích trong sách “IELTS Power Reading” – ZIM)Dạng câu hỏi điền từChoose ONE OR TWO WORDS AND/OR A NUMBER to fill in the blankAn experiment was carried out using bacteria that create their own ________________using metal. Tạm dịch: Một thí nghiệm đã được tiến hành trong đó có sử dụng các loại vi khuẩn mà tự chúng tạo ra__________ bằng cách sử dụng kim loại.Áp dụng các bước Scan cho bài đọc trên:Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi và xác định các từ khóa cần tìmỞ bước này người đọc tiến hành đọc câu hỏi trước và gạch chân/ khoanh tròn các từ khoá quan trọng- thể hiện được nội dung chính của câu hỏiAn experiment was carried out using bacteria that create their own ________________using metal.Vì nội dung chính của câu hỏi là Vi khuẩn tạo ra gì đó bằng cách sử dụng kim loại. Do đó các từ khoá quan trọng cần xác định là: • Bacteria (n) /bækˈtɪə.ri.ə/ : vi khuẩn • Create (v) /kriˈeɪt/ : tạo ra • Metal (n) /ˈmet.əl/: kim loại

Bước 2: Phân loại các từ khoá đã xác định ở bước 1Sau khi đã xác định các từ khoá quan trọng cần tìm, người đọc tiến hành phân loại các từ khoá này. • Bacteria (n): vi khuẩn (Từ khoá khó bị thay thế) • Create (v): tạo ra (Từ khoá dễ thay thế) • Metal (n): kim loại (Từ khoá dễ thay thế)Sau khi phân loại từ khoá, người đọc sẽ ưu tiên tìm kiếm loại từ khoá khó bị thay thế rồi mới tìm loại từ khoá dễ thay thế. Ngoài ra, dự đoán các sự thay đổi trong từ vựng và ngữ pháp với các loại từ.Ví dụ: người đọc có thể dự đoán từ “Create” có thể được thay thế bằng các từ đồng nghĩa (Synonyms) như: generate, make, release…

Bước 3: Ghi nhớ các từ khoá cần tìm, đọc lướt văn bản và tìm các từ khoá đóSau khi đã phân loại các từ khoá cần tìm, người đọc ghi nhớ các từ khoá đó và tiến hành tìm các từ khoá trên bằng cách: • Đọc từ dưới lên trên, từ phải qua trái • Ưu tiên tìm các từ khoá khó bị thay thế trước rồi mới tìm các từ khoá có thể thay thế. Ở bước này, người đọc chưa cần tập trung hiểu ý nghĩa của các câu.Sau khi đọc ngược đoạn văn, người đọc có thể xác định các từ khoá khó bị thay thế như “bateria” và các từ khoá có ý nghĩa tương đồng với các từ khoá lường trước được sự thay thế đã xác định ở bước 2. • Ions of metallic elements = metal • Release = CreateNội dung để trả lời câu hỏi có thể trong phạm vi đoạn:“These bacteria make their living by converting the dissolved ions of metallic elements from one electrical state to another. This reduction releases energy, which the bacteria extract for their own purpose.”

Page 16: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

16 | ZIM

Áp dụng ba bước trên cho một ví dụ khác:A. The Sahara is the largest hot desert in the world, and the third largest desert behind Antarctica and the Arctic, which are both cold deserts. The Sahara is one of the harshest environments on Earth, covering 3.6 million square miles (9.4 million square kilometers), making up nearly a third of the African continent, about the size of the United States (including Alaska and Hawaii). The Sahara is bordered by the Atlantic Ocean on the west, the Red Sea on the east, the Mediterranean Sea on the north and the Sahel Savannah on the south. The enormous desert spans 11 countries: Algeria, Chad, Egypt, Libya, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Western Sahara, Sudan and Tunisia.B. Water is scarce across the entire region, yet the Sahara contains two permanent rivers (the Nile and the Niger), at least 20 seasonal lakes and huge aquifers, which are the primary sources of water in the more than 90 major desert oases. Water management authorities once feared the aquifers in the Sahara would soon dry up due to overuse, but a study published in the journal Geophysical Research Letters in 2013, discovered that the “fossil” (nonrenewable) aquifers were still being fed via rain and runoff. (Trích trong sách “IELTS Reading Strategies” – ZIM)

Dạng câu hỏi: TRUE/FALSE/NOT GIVEN“Africa is about 3 times larger than the Sahara”Tạm dịch: Châu Phi lớn gấp 3 lần so với sa mạc Sahara.Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi và xác định các từ khóa cần tìmỞ bước này người đọc tiến hành đọc câu hỏi trước và gạch chân/ khoanh tròn các từ khoá quan trọng- thể hiện được nội dung chính của câu hỏi “Africa is about 3 times larger than the Sahara”Vì nội dung chính của câu hỏi là Châu Phi lớn hơn 3 lần so với Sahara. Do đó các từ khoá quan trọng cần xác định là: • Africa • 3 • Larger • Sahara

Bước 2: Phân loại các từ khoá đã xác định ở bước 1Sau khi đã xác định các từ khoá quan trọng cần tìm, người đọc tiến hành phân loại các từ khoá này. • Africa: Tên riêng (Từ khoá khó thay thế) • Sahara: Tên riêng (Từ khoá khó thay thế) • 3: Số (Từ khoá khó thay thế) • Larger: (Từ khoá dễ thay thế)Sau khi phân loại từ khoá, người đọc sẽ ưu tiên tìm kiếm loại từ (Africa, Sahara, 3) rồi mới tìm loại từ

Page 17: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

17 | ZIM

(larger). Ngoài ra, dự đoán các sự thay đổi trong từ vựng và ngữ pháp với các loại từ (larger).

Bước 3: Ghi nhớ các từ khoá cần tìm, đọc lướt (scanning) văn bản và tìm các từ khoá đó Sau khi đã phân loại các từ khoá cần tìm, người đọc ghi nhớ các từ khoá đó và tiến hành tìm các từ khoá trên bằng cách: • Đọc từ dưới lên trên, từ phải qua trái • Đọc từ dưới lên trên, từ phải qua trái • Ưu tiên tìm các từ khoá khó bị thay thế trước rồi mới tìm các từ khoá có thể thay thế.A. The Sahara is the largest hot desert in the world, and the third largest desert behind Antarctica and the Arctic, which are both cold deserts. The Sahara is one of the harshest environments on Earth, covering 3.6 million square miles (9.4 million square kilometers), making up nearly a third of the African continent, about the size of the United States (including Alaska and Hawaii). The Sahara is bordered by the Atlantic Ocean on the west, the Red Sea on the east, the Mediterranean Sea on the north and the Sahel Savannah on the south. The enormous desert spans 11 countries: Algeria, Chad, Egypt, Libya, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Western Sahara, Sudan and Tunisia.B. Water is scarce across the entire region, yet the Sahara contains two permanent rivers (the Nile and the Niger), at least 20 seasonal lakes and huge aquifers, which are the primary sources of water in the more than 90 major desert oases. Water management authorities once feared the aquifers in the Sahara would soon dry up due to overuse, but a study published in the journal Geophysical Research Letters in 2013, discovered that the “fossil” (nonrenewable) aquifers were still being fed via rain and runoff. Sau khi đọc ngược đoạn văn, người đọc có thể thấy các thông tin tương đồng với các từ khóa đã xác định ở bước trên như: • African continent = Africa • Third = 3Nội dung để trả lời câu hỏi có thể trong phạm vi đoạn:“The Sahara is one of the harshest environments on Earth, covering 3.6 million square miles (9.4 million square kilometers), making up nearly a third of the African continent, about the size of the United States (including Alaska and Hawaii)”.

Page 18: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

18 | ZIM

I. Đọc mở rộng (Extensive Reading)

1. Đọc mở rộng (Extensive Reading)

2. Lợi ích của phương pháp đọc mở rộng

3. Nền tảng phương pháp

Chính trong nghiên cứu của mình, Palmer đã viết về định nghĩa của phương pháp đọc mở rộng như sau: “rapidly, book after book and with a focus on the meaning and not the language of the text”. (Tạm dịch: đọc nhanh từ cuốn sách này sang cuốn sách khác và tập trung vào ý nghĩa chứ không phải ngôn ngữ của cuốn sách đó).Hiểu một cách đơn giản, phương pháp đọc mở rộng là quá trình đọc nhiều nhất có thể và được phép bỏ qua những yếu tố nhỏ nhặt, yếu tố phụ trong quá trình đọc, ví dụ như việc không nắm vững cấu trúc câu hay nghĩa của một số từ vựng không có vai trò quan trọng. Dù vậy, người đọc vẫn cần đảm bảo hiểu đầy đủ ngữ nghĩa của câu văn, đoạn văn hay cả bài viết.

Đã có rất nhiều đề tài và nghiên cứu đã thảo luận về phương pháp đọc này, chủ yếu vì nó đi ngược lại với hiểu biết chung của số đông các học giả về quá trình đọc vào thời điểm đó, đặc biệt là trong quá trình học ngôn ngữ mới.Sau đây là một vài cơ sở lý thuyết phát triển cho phương pháp đọc mở rộng, cũng như những lợi ích kèm theo khi ứng dụng phương pháp này.

Quá trình đọc không đặt nặng về trình độ ngôn ngữ mà thay vào đó tập trung vào sự hứng thú của người đọc thông qua nội dung. Từ đó việc đọc sẽ giúp gia tăng thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ, thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ được diễn ra tự nhiên hơn.

02 Phương pháp Đọc mở rộng và Đọc chuyên sâu (Extensive và Intensive Reading)

Đọc – Viết là hai kỹ thuật có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Kỹ thuật đọc – quá trình tiếp thụ ngôn ngữ thụ động (input) – được xem là nền tảng của kỹ thuật viết – quá trình thể hiện ngôn ngữ chủ động (output). Vì thế, phương pháp đọc mở rộng có vai trò đồng thời cải thiện kỹ thuật viết, nhất là khi phương pháp này hướng đến thời gian tiếp xúc ngôn ngữ lâu dài của người học.

Tính ứng dụngNgười đọc tiếp xúc với khả năng giải đoán từ vựng – là khả năng nhận biết nghĩa của một từ nhờ vào ngữ cảnh trong câu văn, đoạn văn thay vì sử dụng phương pháp dịch (ví dụ như tra từ điển). Người đọc sẽ có thể ghi nhớ lâu hơn và vận dụng thành thạo hơn khi tiếp thu từ vựng theo cách này vì người đọc được tiếp xúc với từ vựng được sử dụng trong ngữ cảnh. Thực tế cũng chứng minh việc giải đoán từ vựng cũng diễn ra rất phổ biến trong giao tiếp hằng ngày khi hai người đối thoại với nhau không nhất thiết phải hiểu hết những từ vựng được sử dụng, nhưng vẫn có thể hiểu được nội dung và

Page 19: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

19 | ZIM

thông điệp người đối diện muốn truyền tải. Bổ trợ kỹ thuật và thói quen đọc sách: Một số thí nghiệm nghiên cứu cụ thể dựa trên cách tiếp cận này cho thấy kết quả gần như tức thời trong việc hình thành thói quen đọc sách, ít nhất là trong thời gian ngắn. Trong vòng 2 tuần, số lượng sách của những người thí nghiệm tăng từ 2-5 cuốn/người. Tóm lại, phương pháp đọc mở rộng về căn bản vẫn hướng tới việc tiếp thu từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên, quá trình tiếp thu diễn ra tự nhiên do người đọc tiếp xúc với ngôn ngữ dựa trên động lực ban đầu là sự hứng thú với nội dung bài đọc, thay vì ép buộc bản thân phải học một kiến thức ngôn ngữ mới (từ vựng, ngữ pháp). Chính vì vậy, sự tiếp xúc với các kiến thức ngôn ngữ này trong thời gian dài sẽ tạo nên độ lắng, vừa giúp người đọc mở rộng thêm vốn từ vựng, ngữ pháp, vừa giúp người đọc vận dụng được các kiến thức đó hiệu quả.

4. Vận dụng phương pháp đọc mở rộngDựa vào tính chất của phương pháp, có vài tiêu chí, điều kiện nhất định về tài liệu đọc mà người học cần chú ý để quá trình vận dụng phương pháp đạt hiệu quả cao nhất.Nội dung của tài liệu là những đề tài, chủ đề mà người đọc thực sự hứng thú, quan tâm hay thắc mắc. Điều này đảm bảo cho quá trình đọc được diễn ra thoải mái hơn.Mức độ ngôn ngữ của tài liệu cần phù hợp với trình độ hiện tại của người đọc, tốt nhất là vừa vượt ra khỏi “mức an toàn” của người đọc vừa để quá trình giải đoán từ vựng có thể diễn ra, vừa không gây khó khăn gián đoạn quá trình hay hứng thú của người đọc. Ví dụ nếu trình độ người học ở mức B1 (khung Tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu – CEFR) và có hứng thú với việc đọc tiểu thuyết, người học không nên lựa chọn đọc những tác phẩm văn học được viết vào đầu thế kỉ XX vì ngôn ngữ sử dụng là những từ vựng cổ, khó hiểu và không phù hợp cho người học trong việc ứng dụng ngôn ngữ vào thực tế.Chú ý về độ dài của tài liệu. Cụ thể, theo dữ liệu từ trang capitalizemytitle.com – một công cụ chuyên kiểm tra tiêu đề và đếm từ vựng cho các bài nghiên cứu – trung bình một người mất gần 2 phút để đọc hết một trang sách. Như vậy, tài liệu cần đạt độ dài ở mức trung bình khoảng 15-30 trang. Số lượng trang ở mức đó vừa đủ cho việc hình thành và phát triển một ý tưởng hoặc một bài tường thuật hoàn chỉnh. Người đọc cũng dễ dàng theo dõi và hình thành kết nối đối với các thông tin, luận điểm, sự việc hay nhân vật trong bài.

Dưới đây là một số nguồn tài liệu tiếng Anh phù hợp cho việc luyện tập phương pháp đọc mở rộng: • Graded Reader: Đây là một loại sách được viết chuyên phục vụ cho phương pháp đọc Mở rộng. Sách graded reader còn được phân loại theo các bậc trình đọc khác nhau, nhưng nhìn chung ngôn ngữ trong sách đều rất dễ đọc.Nguồn gợi ý: https://www.pearson.com/english/catalogue/readers.html • Các nền tảng trực tuyến: Ngoài những loại sách phân loại trình độ cụ thể, trên mạng còn có rất nhiều những trang webs, blogs, forums được sinh ra cùng mục đích với sách graded reader nêu trên – phục vụ phương pháp đọc mở rộng.Nguồn gợi ý: https://www.lingq.com/en/?referral=SuperLuca • Sách bản ngữ: Một trong những cách cơ bản nhất để tiếp xúc với ngôn ngữ của người bản xứ là đọc sách bản xứ. Tuy nhiên, các nguồn sách và đầu sách thì có rất nhiều và văn phong cũng thuộc nhiều trình độ và đề tài khác nhau. Vì vậy, việc tìm hiểu các đầu sách phù hợp với cả chủ đề ưa thích và khả năng tiếng Anh của bản thân là rất cần thiết. Có rất nhiều diễn đàn được sinh ra với mục đích này.Nguồn gợi ý: https://www.goodreads.com • Các nguồn khác: Người đọc có thể tự tham khảo thêm các nguồn đọc khác phù hợp với bản thân như: truyện tranh, tạp chí,… Dưới đây là tên một vài tạp chí nổi tiếng thuộc các lĩnh vực khác nhau cho người đọc tham khảo. Ví dụ: Fast Company (kinh tế); Cricket, Cicada(văn học giới trẻ); Reader’s Digest (chia sẻ về con người, truyền cảm hứng); Elle, Vogue (thời trang), Sunset (du lịch khám phá),…

Page 20: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

20 | ZIM

Các nền tảng trực tuyến Graded Reader Truyện tranh, tạp chí Sách bản ngữ

Ngoài điều kiện, phương pháp vận dụng và những nguồn tài liệu tham khảo nêu trên, có một vài yếu tố cần lưu ý khác: • Tránh những chủ đề quá mức học thuật dù đây có thể là những chủ đề phù hợp với hứng thú của bản thân. Vì trong bài sẽ có những thuật ngữ khoa học có thể gây khó hiểu và buộc người đọc phải gián đoạn quá trình đọc để tìm hiểu. • Thời gian một lần đọc sách nên kéo dài ít nhất khoảng 1 tiếng hoặc hơn. • Phương pháp sẽ có hiệu quả nhất khi người đọc tham gia trong lúc thoải mái nhất như lúc nghỉ ngơi.

II. Đọc chuyên sâu (Intensive Reading)

1. Giới thiệu về Đọc chuyên sâu

Phương pháp đọc chuyên sâu có hướng tiếp cận hoàn toàn trái ngược với phương pháp mở rộng. Nếu đọc mở rộng hướng đến quá trình lắng đọng ngôn ngữ của người đọc thông qua việc tận hưởng nội dung thì tiêu điểm của đọc chuyên sâu lại hướng đến nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá và tăng cường những kiến thức mới.Trong nghiên cứu của mình, Scrivener đã định nghĩa về Intensive Reading: “the readers carefully and closely read a short text with the intention of gaining an understanding of as much as detail as possible“. Tức người đọc nên cố gắng thu được nhiều kiến thức nhất có thể.Quá trình đọc chuyên sâu đòi hỏi việc tập trung cao độ và để ý ngay cả những chi tiết nhỏ. Do đó, phương pháp này thường có các hoạt động song hành khác như ghi chép; chia nhỏ từng câu để hiểu cấu trúc của câu, của đoạn; dò từ điển từng từ, cụm mà người học không biết; hoặc đôi khi là những câu hỏi kiểm tra thông tin liên quan đến nội dung vừa đọc;…Trong đó, những hoạt động post-reading (sau khi đọc) như trả lời câu hỏi đọc hiểu hoặc làm các câu hỏi trắc nghiệm là gần như bắt buộc đối với phương pháp này. Ngoài ra, quá trình chia thành từng cụm nhỏ, đoạn nhỏ để tìm hiểu những kiến thức ngôn ngữ có trong đó là yếu tố đặc trưng nhất của phương pháp này, gọi là quá trình “phân chiết” (deconstructing).Phía dưới là một biểu biểu đồ ngữ pháp hình cây thường được dùng trong nghiên cứu trong ngành ngôn ngữ học. Lưu ý rằng biểu đồ dưới đây có mục đích giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về quá trình “phân chiết” trong quá trình đọc diễn ra như thế nào, không phải là phương cách vận dụng hoạt động này trên thực tế (phương cách vận dụng sẽ được trình bày ở các phần sau):Ví dụ: The small boy saw George with a crazy dog recently

Page 21: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

21 | ZIM

2. Lợi ích của phương pháp đọc chuyên sâu

3. Vận dụng phương pháp đọc chuyên sâu

Cũng như đọc mở rộng, phương pháp đọc chuyên sâu cũng làm giàu các kiến thức ngôn ngữ như vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp,… cho người đọc, nhưng theo cách chủ động hơn. Do đó, người đọc có thể chủ động kết nối những điều mình học lại với nhau.Ngoài những lợi ích cơ bản trên, phương pháp đọc chuyên sâu còn có những tác dụng khác như sau: • Ngoài những chủ điểm kiến thức, người đọc còn có cơ hội tiếp xúc sâu hơn với văn phong đặc trưng, sự vận dụng các biện pháp nghệ thuật hay thái độ hoặc ngụ ý của tác giả,… trong các bài viết. • Người đọc rèn luyện khả năng chú ý và tập trung, tương quan với yêu cầu về tính chính xác trong phương pháp này. • Các hoạt động post-reading kèm theo giúp người đọc phát triển những kỹ thuật khác ngoài ngôn ngữ, ví dụ như tư duy logic (logical thinking), tư duy phản biện (critical thinking) hay kỹ thuật làm nhóm (collaboration) nếu hoạt động này có nhiều người tham gia. Với khóa Master tại zim.vn, học viên sẽ được đào tạo và phát triển các khả năng tư duy kể trên, cũng như nắm bắt cách ứng dụng chúng trong học tiếng Anh. Tóm lại, phương pháp đọc chuyên sâu, ngoài vai trò chính là phát triển kiến thức ngôn ngữ, thì song song đó, phương pháp này còn còn cải thiện các kỹ thuật làm việc có liên quan.

Việc vận dụng phương pháp đọc chuyên sâu cũng cần lưu ý những điều kiện nhất định để hiệu quả của quá trình được cao nhất: • Yếu tố cần chú ý đầu tiên là bài viết không được quá dài, vì mục đích của phương pháp này là chia nhỏ những chủ điểm ngôn ngữ đến mức độ cơ bản nhất để người đọc có thể học. Việc đưa vào những bài viết quá dài sẽ dần làm nản chí người đọc hoặc dẫn đến tình trạng kiệt sức nếu có hoàn thành. • Tuy không phải là yếu tố cốt lõi như ở phương pháp đọc mở rộng, nhưng nội dung của tài liệu vẫn nên là chủ đề mà người đọc quan tâm, tránh gây mất hứng thú vì quá trình của phương pháp này vốn đã cần nhiều đầu tư tinh lực hơn.Trong khi phương pháp đọc mở rộng thường xuyên bị bỏ qua trong quá trình dạy-học trên lớp thì phương pháp chuyên sâu lại được tích hợp thường xuyên hơn. Do đó, nguồn tư liệu phục vụ cho phương pháp cũng dồi dào hơn so với phương pháp mở rộng. Dưới đây là một vài gợi ý về nguồn luyện tập cho phương pháp này, người đọc có thể tự mở rộng thêm: • Những bản tin, trang báo chính thốngNguồn gợi ý: Washington Post, New York Times, Forbes… • Những trang thông tin với lượng kiến thức lớn và cập nhậtNguồn gợi ý: Wikipedia, New Scientist, hbr.org, The Economist • Truyện ngắn (short stories) • Blog: là dạng website thông tin riêng hoặc nhật ký trực tuyến, có thể thuộc về một cá nhân hay một tổ chức nhỏ. Đặc điểm của những bài viết trên blog là thuộc một vài chủ đề nhất định mà chủ nhân blog đó ưa thích, mang ý kiến cá nhân, đồng thời cấu trúc và ngữ pháp cũng mang tính bản xứ, tự nhiên. Những chủ đề của blog post nhắm tới những thị trường nhất định (được gọi là niche), nên những bài viết thường chuyên sâu hơn so với những trang báo tổng hợp thông thường.Dưới đây là một số trang blog post tham khảo với các chủ đề khác nhau:Techradar.com, Theverge.com (công nghệ); Healthline.com (sức khỏe và dinh dưỡng); Childmode.com (mẹ và bé); Investopedia.com (tài chính);… • Những bài đọc của các kì thi chứng chỉ, ví dụ như IELTS Reading,…

Page 22: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

22 | ZIM

Tương tự, phương pháp cũng có một vài yếu tố cần lưu ý khác ngoài phương thức vận dụng: • Phương pháp sẽ có hiệu quả nhất khi người đọc tham gia lúc có nhiều năng lượng nhất. • Thời gian đọc nên nằm trong khoảng 30-40 phút, tránh gây tình trạng mệt mỏi vì tập trung xử lý thông tin trong thời gian dài.

Bản tin, thông báo, chsinh thông

Truyện ngắn

Blog Trang thông tin lớn

Bài đọc học thuật

4. So sánh Extensive và Intensive Reading

Như vậy, thông qua các định nghĩa cũng như các ví dụ vận dụng trên, vai trò của hai phương pháp tương đối giống nhau ở một số mặt nhất định, nhưng đa phần là khác nhau khi áp dụng thực tiễn.Khác biệt cốt lõi của hai phương pháp có thể được trình bày ngắn gọn như sau:Đọc mở rộngTrình độ ngôn ngữ vừa phải; người đọc chú trọng “nhịp chảy” của mỗi lần đọc, không được ngắt quãng (như dò từ điển); có thể bỏ qua những chi tiết nhỏ.Kỹ thuật tiêu biểu cần có: giải đoán từ vựng, đoán từ vựng dựa trên ngữ cảnh; hướng tới việc phát triển và vận dụng vốn từ vựng nhiều hơn.Tiếp thu những kiến thức ngôn ngữ một cách bị động.Đặt nội dung và trải nghiệm người đọc làm trọng tâm.Hướng tới lượng, cải thiện kỹ thuật đọc-viết, kỹ thuật skimming, phương pháp scanning,… một cách tổng quát.Một lần đọc nên kéo dài ít nhất 1 tiếng trở lên.

Đọc chuyên sâuTrình độ ngôn ngữ có thể chuyên sâu hơn; người đọc từng bước nghiên cứu bài đọc (từ vựng, ngữ pháp); chú ý từng chi tiết nhỏ (văn phong, ngữ điệu, thái độ tác giả,…).Kỹ thuật tiêu biểu cần có: phân chiết cấu trúc ngữ pháp; hướng tới việc phát triển và vận dụng cấu trúc ngữ pháp nhiều hơn.Người đọc chủ động phân tích tìm hiểu bao gồm cả nội dung và chủ điểm ngôn ngữ có trong bài.Đặt nghiên cứu làm trọng tâm.Hướng tới chất, chủ động kết nối những chủ điểm kiến thức ngôn ngữ và vận dụng chúng; cải thiện tư duy.Một phiên đọc nên kéo dài tối đa 35-40 phút.

Page 23: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

23 | ZIM

Phương pháp đọc mở rộng: Kỹ thuật giải đoán từ vựngĐoạn ví dụ sau đây được lấy trong series Doctor Who: “Face the Raven của Sarah Dollard” được xuất bản trên trang “Pearson English Readers” được nhắc đến bên trên.“The Doctor and Clara, with their friend Rigsy, find themselves in an alien world, on a street hidden in the heart of London. Inside there are some of the most frightening beings imaginable, and Ashildr! The visitors are faced with a death sentence. They won’t all get out alive…”Giả sử trong đoạn văn này, cụm “death sentence” là một cụm mà người đọc không nhận biết được. Nhưng khi đặt trong ngữ cảnh cả đoạn văn, người đọc có thể bắt đầu suy luận:Bản thân cụm này có liên quan đến cái chết (death)Trước đó, sự việc này được miêu tả rằng rất đáng sợ (frightening)Ở câu sau đó, những người này được nhận định rằng “They won’t all get out alive”Như vậy, dù có thể không biết rõ cụm từ “dead sentence” có nghĩa là “tử hình”, người đọc vẫn có thể mường tượng ra cụm từ này mang sắc thái thế nào, biểu lộ vấn đề gì,… từ đó tiếp tục flow (nhịp đọc) của mình mà không bị gián đoạn hay thắc mắc về nội dung của câu chuyện.Quy trình từng bước trên chỉ được trình bày để miêu tả quá trình giải đoán từ vựng của người đọc xuyên suốt một lần đọc kéo dài. Trên thực tế, quy trình trên diễn ra trong tích tắc. Người đọc càng luyện tập nhiều, quá trình giải đoán từ vựng càng nhanh nhạy hơn.

Phương pháp đọc chuyên sâu: Kỹ thuật phân chiết ngữ phápTrích dẫn dưới đây được lấy từ Healthline.com, bài viết viết về chế độ ăn Intermittent fasting (nhịn ăn gián đoạn) – Intermittent Fasting 101 – The Ultimate Beginner’s Guide“Weight loss is the most common reason for people to try intermittent fasting.By making you eat fewer meals, intermittent fasting can lead to an automatic reduction in calorie intake. Additionally, intermittent fasting changes hormone levels to facilitate weight loss.In addition to lowering insulin and increasing growth hormone levels, it increases the release of the fat burning hormone norepinephrine (noradrenaline).Because of these changes in hormones, short-term fasting may increase your metabolic rate by 3.6–14%.By helping you eat fewer and burn more calories, intermittent fasting causes weight loss by changing both sides of the calorie equation.Studies show that intermittent fasting can be a very powerful weight loss tool.A 2014 review study found that this eating pattern can cause 3–8% weight loss over 3–24 weeks, which is a significant amount, compared to most weight loss studies (1).

Thời gian đọc mở rộng: 1 tiếng

Thời gian đọc chuyên sâu: 30-45 phút

5. Ứng dụng hai phương pháp vào ví dụ cụ thể

Page 24: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

24 | ZIM

(*) According to the same study, people also lost 4–7% of their waist circumference, indicating a significant loss of harmful belly fat that builds up around your organs and causes disease (1).Another study showed that intermittent fasting causes less muscle loss than the more standard method of continuous calorie restriction (16Trusted Source).However, keep in mind that the main reason for its success is that intermittent fasting helps you eat fewer calories overall. If you binge and eat massive amounts during your eating periods, you may not lose any weight at all.”Về từ vựng, đoạn trích dẫn trên có rất nhiều từ vựng khó và mang tính học thuật và chuyên ngành, ví dụ như: automatic, facilitate, norepinephrine, noradrenaline, metabolic rate, binge, calorie restriction. Khi triển khai phương pháp đọc chuyên sâu, người đọc cần tra hết những từ này, bao gồm nghĩa và cách sử dụng, ngay cả những thuật ngữ chuyên môn.Về ngữ pháp, trích đoạn trên cũng có rất nhiều câu phức với cách diễn đạt mang tính chuyên sâu, ví dụ như câu (*):According to the same study, people also lost 4–7% of their waist circumference, indicating a significant loss of harmful belly fat that builds up around your organs and causes disease.Người đọc cần phân tách câu trên ra thành những phần khác nhau 1. According to the same study, 2. people also lost 4–7% of their waist circumference, 3. indicating a significant loss of harmful belly fat 4. that builds up around your organs and causes disease.Sau đó người đọc sẽ nhận định trong các mệnh đề trên xem mệnh đề nào là mệnh đề chính (2). Sau đó kết nối các mệnh đề phụ lại với nhau và xem chúng được kết nối theo phương thức nào.Ví dụ: (3) – (4) được nối với nhau qua that (chỉ belly fat)Sau khi phân chiết thành công ngữ pháp, người đọc từ đây có thể hình dung cách lập luận của tácgiả dựa trên cơ sở nào – ở đây là “According to the same study…” được nhắc tới trong đoạn trước. Từ đây, người đọc kết nối được 2 đoạn này lại với nhau.Cuối cùng là những yếu tố khác như ngữ điệu, thái độ của tác giả,… Ở đây, ngữ điệu tác giả mang tính khách quan và cung cấp thông tin (informative).Những bước trên, khác với phương pháp mở rộng, nên được ghi chú ra giấy hoặc đánh dấu thẳng trong bài để có thể xem lại.

Tổng kếtViệc vận dụng các phương pháp sẽ tuỳ mục đích học tập của người đọc. Tuy nhiên cần lưu ý: • Vận dụng phương pháp mở rộng khi người đọc trong trạng thái thư giãn và có thời gian rảnh, vì phương pháp này hướng tới trải nghiệm, nội dung và một phiên đọc kéo dài khá lâu. • Vận dụng phương pháp chuyên sâu khi người đọc trong trạng thái tập trung và có nhiều năng lượng, vì phương pháp này cần nghiên cứu, tư duy cùng các kỹ thuật kèm theo.

Page 25: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

25 | ZIM

I. Kỹ thuật Chunking

1. Giới thiệu kỹ thuật Chunking

2. Ứng dụng kỹ thuật Chunking trong IELTS Reading

Chunk ( /tʃʌŋk/ (n) - a part of something, especially a large part) là một đơn vị khác biệt về ngữ nghĩa và cấu trúc do người viết tạo nên. Việc áp dụng kỹ thuật chunking trong IELTS chính là việc phân tách một câu thành những thành phần cú pháp nhỏ hơn dựa vào các đặc điểm ngữ pháp. Từ đó, người học không bị choáng ngợp bởi một câu văn quá dài, người học có thể bắt đầu hiểu những cụm từ nhỏ trước, sau đó ráp các nội dung vào để hiểu được thông điệp chính của cả câu.Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã được tiến hành để chứng minh hiệu quả của phương pháp này trong việc tăng khả năng đọc hiểu của người học. Một trong số đó là Mirawati (2011) trong nghiên cứu có tên “Using Context Clues to Improve the Students’ reading comprehension” (Tạm dịch: Sử dụng đầu mối dựa vào ngữ cảnh để cải thiện khả năng đọc hiểu của học sinh) đã chỉ ra rằng việc sử dụng đầu mối dựa vào ngữ cảnh (đây là một trong những phần của Chunking strategies) trong việc học đọc có thể cải thiện thực sự khả năng đọc hiểu của người học. Những đầu mối này không chỉ giúp người học mở rộng vốn từ vựng mà còn giúp học sinh nắm bắt được ngữ nghĩa của từ, cụm từ, câu và cả đoạn văn. Bên cạnh đó, học thuyết của Casteel cũng chỉ ra rằng việc chia tách các cụm từ có liên quan tới nhau ra giúp cải thiện khả năng đọc hiểu của nhiều người đọc, và phương pháp này hữu hiệu nhất với nhóm học sinh có khả năng đọc hiểu thấp, hay chính là những người học tiếng Anh ở trình độ mới bắt đầu.

Để ứng dụng tốt kỹ thuật Chunking trong bài đọc, người học cần nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản của tiếng Anh, bao gồm:

Trong cấu trúc trên, subject là chủ ngữ của câu (hay chủ thể thực hiện hành động); verb là động từ của câu; object là tân ngữ của câu và subordinate clause là mệnh đề bổ ngữ cho câu. Trong bốn thành phần trên, chủ ngữ và động từ là hai thành phần bắt buộc phải có. Tân ngữ và mệnh đề bổ ngữlà hai thành phần có thể có hoặc không. Ngoài ra, người học cần lưu ý về mặt cấu trúc ngữ pháp, mỗi mệnh đề chỉ cần một chủ ngữ và một động từ. Nếu tác giả muốn bao gồm nhiều hơn một chủ ngữ và động từ, tác giả cần sử dụng liên từ để nối các chủ ngữ và động từ ở các mệnh đề khác nhau lại với nhau.

Subject + Verb + Object + Subordinate clause

Chunking

03 Một số phương pháp khác

Page 26: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

26 | ZIM

là hai thành phần có thể có hoặc không. Ngoài ra, người học cần lưu ý về mặt cấu trúc ngữ pháp, mỗi mệnh đề chỉ cần một chủ ngữ và một động từ. Nếu tác giả muốn bao gồm nhiều hơn một chủ ngữ và động từ, tác giả cần sử dụng liên từ để nối các chủ ngữ và động từ ở các mệnh đề khác nhau lại với nhau.

Một số liên từ phổ biến:Liên từ đẳng lập: And, Or, But, SoLiên từ phụ thuộc: While, When, Although/ though, Because/ since/ because of/ due to, After/ before, Until, So that, As well as/ along withNgoài ra, để bổ sung nghĩa cho danh từ hoặc tân ngữ trong câu, tác giả có thể áp dụng mệnh đề quan hệ.Các đại từ và trạng từ quan hệ: Who, Which, That, Where, When, WhyVề mệnh đề bổ ngữ, để nhận diện được các thành phần bổ ngữ của câu, bên cạnh các giới từ chỉ thời gian, địa điểm, người học cần chú ý tới một số giới từ đứng trước các cụm danh từ khác. Ngoài ra, tác giả cũng có thể sử dụng các liên từ phụ thuộc phía trên để tạo lập thêm các mệnh đề cho câu.Sau khi nắm được những kiến thức cơ bản nói trên, người học có thể áp dụng chunking vào trong việc đọc từng câu trong một đoạn văn bản. Để áp dụng tốt, người học có thể tiến hành theo các bước sau:

• Bước 1: Xác định 4 thành phần chính của câu, bao gồm chủ ngữ, động từ, tân ngữ (nếu có) và mệnh đề bổ ngữ (nếu có). • Bước 2: Phân tích 4 thành phần chính phía trên thành những cụm từ nhỏ hơn, bao gồm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ hoặc cụm trạng từ (nếu có). • Bước 3: Đọc hiểu từng cụm từ được phân tách ở bước 2. • Bước 4: Ráp nghĩa của các cụm từ vào để hiểu nghĩa của cả câu.Dưới đây, tác giả sẽ phân tích một ví dụ được trích từ sách Cambridge 14.Ví dụ: Outdoor play is curtailed by perceptions of risk to do with traffic, as well as parents’ increased wish to protect their children from being the victims of crime, and by the emphasis on “earlier is better” which is leading to greater competition in academic learning and schools.Bước 1: Xác định 4 thành phần chính của câu • Chủ ngữ: outdoor play • Động từ: is curtailed • Tân ngữ: by perceptions of risk to do with traffic, as well as parents’ increased wish to protect their children from being the victims of crime, and by the emphasis on “earlier is better” which is leading to greater competition in academic learning and schools.

Bước 2: Phân tích 4 thành phần chính phía trên thành những cụm từ nhỏ hơn, bao gồm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ hoặc cụm trạng từ.

Page 27: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

27 | ZIM

Thành phần chủ ngữ và động từ chỉ bao gồm những từ riêng lẻ, vì vậy người học không cần phân tách nhỏ hơn. Tuy nhiên, phần tân ngữ bao gồm rất nhiều cụm danh từ có thể gây ra khó hiểu. Ở đây người học có thể phân tách nhỏ hơn dựa vào những liên từ được nhắc tới ở phía trên, bao gồm “as well as”, “and • Cụm danh từ số 1: perceptions of risk to do with traffic • Phân tích cụm danh từ số 1 nhỏ hơn: trong cụm danh từ này, perceptions of risk là danh từ chính, to do with traffic là cụm động từ chỉ mục đích, giúp bổ sung nghĩa cho danh từ chính phía trước. • Cụm danh từ số 2: parents’ increased wish to protect their children from being the victims of crime • Phân tích cụm danh từ số 2 nhỏ hơn: trong cụm danh từ này, parents’ increased wish là danh từ chính, to protect their children from being the victims of crime là cụm động từ chỉ mục đích, giúp bổ sung nghĩa cho danh từ chính phía trước. • Cụm danh từ số 3: the emphasis on “earlier is better” which is leading to greater competition in academic learning and schools • Phân tích cụm danh từ số 3 nhỏ hơn: trong cụm danh từ này, the emphasis on “earlier is better” là danh từ chính, từ “which is leading to greater competition in academic learning and schools” là mệnh đề quan hệ dùng để bổ sung nghĩa cho danh từ chính phía trước.

Bước 3: Đọc hiểu từng cụm từ được phân tách ở bước 2. • outdoor play: hoạt động chơi ngoài trời • is curtailed: bị giới hạn • perceptions of risk: những nhận thức về nguy hiểm, rủi ro • to do with traffic: có thể xảy ra với giao thông • parents’ increased wish: mong ước ngày càng tăng cao của các bố mẹ • to protect their children from being the victims of crime: nhằm bảo vệ con khỏi việc trở thành nạn nhân của tội phạm • the emphasis on “earlier is better”: nhấn mạnh vào việc “càng sớm càng tốt” • which is leading to greater competition in academic learning and schools: cái mà đang dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng lớn trong việc học và trường học.

Bước 4: Ráp nghĩa của các cụm từ vào để hiểu nghĩa của cả câu. Hoạt động chơi ngoài trời đang bị giới hạn bởi những nhận thức về rủi ro có thể xảy ra với giao thông, cùng mong ước ngày càng tăng cao của các bố mẹ nhằm bảo vệ con khỏi việc trở thành nạn nhân của tội phạm cũng như nhấn mạnh vào khái niệm “càng sớm càng tốt” cái mà đang dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng lớn trong việc học và trường học.

II. Kỹ thuật Nhận diện từ vựng (Word recognition)

1. Giới thiệu Kỹ thuật Nhận diện từ vựng

Kỹ thuật nhận diện từ vựng là gì?Kỹ thuật nhận diện từ vựng (Word recognition) theo Literacy Information and Communication System (LINCS) là: ”khả năng của người đọc để nhận ra các từ được viết một cách chính xác và hầu như không cần nỗ lực”. Nói cách khác, Word recognition – Nhận diện từ đề cập đến khả năng xác định từ, đọc và phân tích nghĩa gắn liền với từ. Đây là kỹ thuật nền tảng trong việc đọc, đồng thời là bước đệm cho việc học các kỹ thuật nâng cao khác. “Efficient word recognition” (nhận diện từ hiệu quả) được (Hoover & Gough, 1990) định nghĩa bằng thuật ngữ “giải mã” (decoding).Một bài viết của Đại học Northridge thuộc Bang California đã từng định nghĩa như sau: “Reading ismaking meaning from a visual symbolic code.” (Việc đọc là sự tạo ra ý nghĩa từ một mã biểu tượng

Page 28: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

28 | ZIM

trực quan.) Dựa vào định nghĩa trên, “code” (mã) là cách sử dụng có hệ thống các ký hiệu. Trong bối cảnh của việc đọc, các ký hiệu chính là các chữ cái, còn hệ thống được hiểu là chính tả và cú pháp của ngôn ngữ. Do vậy, giải mã là biến các ký hiệu viết (các chữ cái) đang xuất hiện thành ngôn ngữ mà có thể xử lý được bởi bộ não nhằm phục vụ quá trình hiểu một thông tin nào đó đang được trình bày. Kahmhi (2007) cũng từng miêu tả rằng Nhận diện từ là nhận diện các chữ cái, âm thanh, từ ngữ, … và giới hạn trong khuôn khổ của từ vựng đơn lẻ.Từ đây chúng ta có thể suy ra, việc nhận diện từ hiệu quả chính là khả năng người đọc có thể giải mã được phát âm của các từ dựa trên các quy tắc ngữ âm. Bên cạnh đó, việc nhận diện từ hiệu quả còn bao hàm việc có thể đọc nhanh, đọc chính xác chính xác các từ quen thuộc lẫn không quen thuộc trong các văn bản.Quá trình nhận diện từ, do đó, bao gồm sự kết hợp của 2 việc: • Nhận diện các ký hiệu trên giấy bằng một số phương pháp để từ đó có thể được phát âm ra. • Gắn hoặc liên kết nghĩa với từ sau khi nó đã được phát âm đúng.Ví dụ: Từ “electrocardiogram” (điện tâm đồ) là một thuật ngữ trong ngành y học và có thể gây ra khó khăn với nhiều người trong việc hiểu nghĩa. Tuy vậy, nếu phân tích kỹ thì có thể thấy các thành phần cùa từ trên có sự liên quan mật thiết đến 3 từ đó là “electronic” (thuộc về điện tử) – “cardio” (thuộc về tim mạch) – “diagram” (biểu đồ). Khi phát hiện được sự liên quan này, việc phát âm và hiểu nghĩa của từ “electrocardiogram” sẽ trở nên dễ dàng hơn.

5 phương pháp nhận diện từ phổ biến có thể được kể đến như là: Sight words – Phonics – Word Patterns sẽ tương ứng với việc “nhận diện các ký hiệu trên giấy bằng một số phương pháp để từ đó có thể được phát âm ra” (đã nêu ở phần trước), các cách nhận diện từ này không quá hữu dụng trong kỹ thuật làm bài thi IELTS Reading ngoài việc giúp nhận diện mặt chữ và phát âm của từ xuất hiện trong bài đọc. Context clues và Word parts là 2 cách nhận diện sẽ đóng phần nhiều vào quá trình ôn thi IELTS Reading hiệu quả của thí sinh vì chúng đi sâu hơn vào việc hiểu nghĩa của từ và các câu trong bài đọc. Tuy vậy, tác giả vẫn sẽ giới thiệu đầy đủ 5 phương pháp trên nhằm mục đích giúp người đọc có được góc nhìn đầy đủ nhất về nhận diện từ vựng, từ đó rèn luyện tư duy lẫn tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả trong cuộc sống chứ không chỉ riêng trong khuôn khổ của bài thi IELTS Reading.

Sight words – Từ vựng thị giácSight words, hay còn được gọi là “high frequency sight words” (những từ có tần suất xuất hiện cao) là những từ thường xuất hiện mà trẻ em được khuyến khích ghi nhớ đơn thuần bằng mắt, để có thể tự động nhận ra những từ này trong các văn bản mà không cần sử dụng bất kỳ chiến thuật nào để giải mã từ vựng. (weareteachers.com) Sight words chính là thành tố đóng góp vào sight vocabulary – vốn từ vựng thị giác. Đây là những từvựng riêng của mỗi người được nhận ra do trí nhớ mà không cần giải mã để hiểu. Vốn từ vựng thị giác này là nòng cốt của quá trình nhận diện từ, đồng thời cũng là một phần của “một chu trình tự thúc đẩy” (a self-promoting cycle): Vốn từ vựng thị giác của một người càng lớn, người đó sẽ có khả năng đọc được nhiều từ hơn; việc một người đọc và học được thêm nhiều từ thì sẽ càng làm tăng vốn từ vựng của người đó. Sight words chính là thành tố đóng góp vào sight vocabulary – vốn từ vựng thị giác. Đây là những từ vựng riêng của mỗi người được nhận ra do trí nhớ mà không cần giải mã để hiểu. Vốn từ vựng thị giác này là nòng cốt của quá trình nhận diện từ, đồng thời cũng là một phần của “một chu trình tự thúc đẩy” (a self-promoting cycle): Vốn từ vựng thị giác của một người càng lớn, người đó sẽ có khả năng đọc được nhiều từ hơn; việc một người đọc và học được thêm nhiều từ thì sẽ càng làm tăng vốn từ vựng của người đó.Do từ vựng thị giác là những từ được sử dụng một cách nhất quán trong văn nói lẫn văn viết và liên tục xuất hiện trong sách, giáo trình và truyện, thế nên việc một người nhanh chóng nhận ra được những từ này sẽ giúp việc đọc và hiểu văn bản trở nên dễ dàng hơn.

Page 29: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

29 | ZIM

Brian Smith (2014) đã nói rằng: “Từ vựng thị giác không tuân theo các quy tắc chính tả hay các luật lệ âm tiết.” Từ đây chúng ta có thể hiểu được rằng Từ vựng thị giác cần phải được ghi nhớ vì việc giải mã chúng là thật sự khó. Các từ này dù có tần suất xuất hiện cao, nhưng chúng tuân theo các quy tắc mà người đọc có thể chưa được học và chỉ đến khi cần thiết thì người đọc mới có thể chủ động tìm hiểu và đọc được chúng. Edward William Dolch đã tổng hợp một danh sách từ vựng tiếng Anh có tần suất xuất hiện cao được gọi tên là “Dolch word list”. Danh sách từ vựng Dolch này bao gồm 220 từ vựng chức năng (service words) như: who, come, do, under, want,… và 95 danh từ như: thing, men, night, … Theo Dolch, 50% đến 70% tất cả các từ được sử dụng trong sách học, sách thư viện, báo và tạp chí nằm trong danh sách này, và việc thông thạo danh sách từ vựng Dolch sẽ giúp một người đạt được khả năng đọc trôi chảy trong ngôn ngữ tiếng Anh. Lưu ý: Danh sách từ vựng Dolch là một nguồn tham khảo có giá trị, nhưng độc giả cũng cần lưu ý cần thận trong quá trình sử dụng vì danh sách này được lần đầu giới thiệu vào năm 1936 và được biên soạn dựa trên những cuốn sách cùng thời kỳ nên sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót trong việc cập nhật những từ vựng mới của ngôn ngữ hiện đại.

Phonics – Ngữ âmTheo từ điển Cambridge, ngữ âm là: “một phương pháp dạy cách đọc, dựa trên việc học các âm thanh mà các chữ cái biểu thị”.1 kênh youtube tên là “SDictionary” cũng đưa ra một số định nghĩa khác về ngữ âm có thể được kể đến như sau: “Việc nghiên cứu về cách các âm thanh của từ được biểu diễn bằng chính tả” hoặc “Một phương pháp dạy đọc cơ bản dựa trên việc giải thích ngữ âm của chính tả thông thường”.Từ đó, có thể suy ra rằng học ngữ âm là việc học âm được biểu thị bằng các chữ cái trong bảng chữ cái. Ngữ âm giúp nhận diện và sử dụng các âm thanh khác nhau để phân biệt từ này với từ khác trong ngôn ngữ tiếng Anh. Việc thành thạo ngữ âm đồng nghĩa với việc một người có thể hiểu được nguyên tắc chữ cái (the Alphabetic principle), tức là mối quan hệ giữa các âm thanh của ngôn ngữ nói và các âm tiết của ngôn ngữ viết. Ví dụ: • Từ cat có 3 chữ cái và 3 âm c – a – t, (/ k /, / æ /, / t /), trong khi từ flower có 6 chữ cái nhưng 4 âm: f – l – ow – er, (/ f /, / l /, / aʊ /, / ər /). • Các từ như introduction hay pencil có thể được đọc dễ dàng hơn dựa vào sự chia âm tiết: in-tro-duc-tion và pen-cil.Một số đặc điểm của ngữ âm:Ngữ âm liên quan đến việc kết hợp âm thanh của ngôn ngữ nói nói với các chữ cái hoặc nhóm chữ cái riêng lẻ. Ví dụ, âm /k/ có thể được biểu thị bằng các chữ cái:

Page 30: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

30 | ZIM

Word patterns – Kiểu mẫu của từ vựngVí dụ: Các từ như car, coat, come, cup, clue, crayon (bút sáp màu) có âm /k/ ứng với chữ cái“c”. m (/k/) sẽ xuất hiện nếu theo sau chữ cái c là các phụ âm như“l”, “r”, … hoặc các nguyên âm như “a,” “o,” và “u”.Các từ như bicycle, city, decide, cell có âm /s/ ứng với chữ cái “c”. -> m /s/ sẽ xuất hiện nếu theo sau chữ cái c là các nguyên âm “i”, “e” và “y”. Dựa vào các kiểu mẫu phát âm ở trên, một người hoàn toàn có thể tự tìm ra cách phát âm cho từ sau:

Đối với mọi quy tắc đều có những ngoại lệ đe dọa quy tắc. Tuy nhiên, trong đa phần các trường hợp, một người vẫn cần nắm vững kiến thức về các kiểu mẫu chính tả vì những kiểu mẫu này giúp giải thích cách đánh vần, đọc và viết các từ. Cho dù vậy, khả năng phát âm một từ không đảm bảo rằng một người sẽ biết nghĩa của từ đó. Nếu từ đó không phải là một phần trong vốn từ vựng của một người, việc biết từ đó có nghĩa là gì là điều không thể. Do đó, người đọc không thể liên kết bất kỳ nghĩa nào với từ đó nếu đơn thuần chỉ biết phát âm của một từ không nằm trong vốn từ vựng sẵn có của bản thân. 2 phương pháp tiếp theo sẽ đi sâu hơn vào việc phân tích ngữ cảnh và các thành phần của từ nhằm giải mã ý nghĩa của một từ nằm ngoài vốn từ vựng của một người.Context clues – Đầu mối ngữ cảnhCác đầu mối ngữ cảnh là các gợi ý được tìm thấy trong một câu, đoạn văn hoặc đoạn văn mà người đọc có thể sử dụng để hiểu nghĩa của các từ mới hoặc không quen thuộc. Ngữ cảnh có thể được giải thích dưới dạng định nghĩa, ví dụ, so sánh hoặc tương phản, giải thích, … (Angela Bueno, 2015)Đầu mối có thể xuất hiện trong cùng một câu với từ mà nó đề cập đến hoặc nó có thể xuất hiện trong câu tiếp theo. Do đó, người đọc thường có thể tìm ra nghĩa của từ vựng mới hoặc không quen thuộc bằng cách chú ý đến ngôn ngữ xung quanh.Các đầu mối ngữ cảnh giúp người đọc củng cố kỹ thuật xác định các từ không quen thuộc hoặc khó bằng cách giúp họ nhận ra những từ có thể có ý nghĩa thông qua việc sử dụng hình ảnh và kiến thức đã biết trước đó về những gì đang đọc.Bảng dưới đây cung cấp các loại đầu mối, tín hiệu và ví dụ về từng đầu mối:

Việc biết cách kết hợp âm thanh của các chữ cái với nhau giúp người đọc giải mã các từ lạ hoặc chưa biết bằng cách phát âm chúng. Ví dụ, khi một người biết cách phát âm của các chữ cái t, p, a và s, việc hiểu và sử dụng các từ: “tap” (vòi nước), “taps”, “pat” (vỗ nhẹ), “pats” và “sat” (ngồi) sẽ trở nên dễ dàng hơn.Nếu coi ngôn ngữ viết như mà một mật mã (code), việc biết âm thanh của các chữ cái riêng lẻ và cách các chữ cái đó được phát âm ra như thế nào khi chúng được kết hợp với nhau sẽ giúp người đọc giải mã các từ mà họ đang đọc. Bên cạnh đó, tác giả nếu hiểu ngữ âm cũng sẽ có thể cải thiện cách dùng từ của bản thân vì sự ý hơn trong việc biết cách chọn từ trong quá trình viết. Suy ra, ngữ âm chính là nền tảng cơ bản nhất của quá trình giải mã từ vựng khi đọc và viết.

Page 31: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

31 | ZIM

(Nguồn: mpc.edu)

Phân tích các ví dụ ở bảng trên đối với từng loại đầu mối: Antonym (từ trái nghĩa) hoặc Contrasting clue (đầu mối trái ngược): Trong câu “Unlike his quiet and low key family, Brad is garrulous.”, “Unlike” chính là Đầu mối thể hiện sự trái ngược của ngữ cảnh giữa câu trước và câu sau. Sống trong một gia đình yên tĩnh và không có địa vị quan trọng trong xã hội, nhưng Brad thì ngược lại. Vì vậy, “garrulous” là 1 thể hiện tính lắm lời, ồn áo, thích nổi bật, muốn làm người quan trọng, … của Brad.Definition (định nghĩa) hoặc Example Clue (đầu mối ví dụ): Trong câu “Sedentary individuals, people who are not very active, often have diminished health.”, thông tin “people who are not very active” chính là Đầu mối thể hiện cho việc giải thích rõ hơn cụm danh từ “sedentary individuals” ở trước. Trong khi “individuals” sẽ tương đương với people, sedentary sẽ được giải thích bằng cụm “not very active”. Vì vậy, “sedentary” có thể có nghĩa là: thụ động, lười, …General knowledge (kiến thức chung) hoặc General sense (cảm nhận chung)/ Logic of the Sentence or Passage (tính hợp lý của câu hoặc đoạn văn): Trong câu “Lourdes is always sucking up to the boss, even in front of others. That sycophant just doesn’t care what others think of her behavior.”, từ “That” chính là Đầu mối kết nối mệnh đề trước và từ chưa được biết đến là “sycophant”. Dịch câu trên: “Lourder luôn nịnh bợ ông chủ, thậm chí trước mặt người khác. sycophant đó không quan tâm những gì người khác nghĩ về hành vi của mình.” Vì vậy, “sycophant” có thể là một danh từ khái quát và tóm gọn lại thông tin của mệnh đề trước với ý nghĩa là: kẻ nịnh bợ, kẻ thích làm hài lòng người khác, …

Page 32: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

32 | ZIM

Restatement (phát biểu lại) hoặc Synonym clue (đầu mối đồng nghĩa): Trong câu “The dromedary, commonly called a camel, stores fat in its hump.”, thông tin “commonly called a camel” chính là sự nhắc lại thông tin của từ “dromedary” theo cách diễn đạt khác nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Suy từ nghĩa của “Camel” (lạc đà) và “commlony called” (theo cách gọi thông thường), “dromedary” có thể là một thuật ngữ ám chỉ loài lạc đà.Lưu ý:Việc học nghĩa của một từ thông qua việc sử dụng nó trong một câu hoặc đoạn văn là cách thiết thực nhất để xây dựng vốn từ vựng, vì từ điển không phải lúc nào cũng có sẵn khi người đọc gặp một từ không xác định. Tuy vậy, người đọc nên dựa vào các đầu mối ngữ cảnh khi đầu mối đó rõ ràng về ý nghĩa. Không nên dựa vào đầu mối ngữ cảnh mập mở về sự chính xác đối với nghĩa của từ, khi đầu mối gợi lên một số định nghĩa khả thi làm chồng chéo sự hiểu và khi các từ gần đó không quen thuộc; trong những trường hợp này, người đọc nên tham khảo từ điển.

Word parts – Các thành phần của từ Dr. Helvie (2012) trong 1 video của mình ở trên Youtube đã từng định nghĩa phân tích các thành phần của từ (word parts analysis) là khi người đọc chia từ vựng thành nhiều phần và dựa vào đó để hiểu rõ nghĩa của từng phần khác nhau, sau đó tự tạo hoặc suy ra nghĩa hiểu của riêng bản thân. Đây là một quá trình tiêu tốn khá nhiều trí lực của người đọc và yêu cầu kỹ thuật tư duy phản biện cao để đạt được mục đích cuối cùng là giải mã nghĩa của một từ lạ.Dr. Helvie đã liệt kê ra 3 thành phần trong một từ mà người đọc nên dựa vào để phân tích nghĩa của từ đó như sau: • Tiền tố (prefix): là một phần từ được gắn vào đầu từ gốc để nâng cao hoặc thay đổi nghĩa của nó. Tiền tố không thể tự đứng vững như một từ độc lập. Ví dụ: Từ “abnormal” được tạo thành từ gốc là “normal”, có nghĩa là “bình thường”, tiền tố “ab-” có nghĩa là “xa khỏi” (Người đọc có thể suy ra nghĩa của tiền tố “ab-“ nếu liên hệ tới một từ quen thuộc hơn là: “absent” với nghĩa vắng mặt, trong đó “sent” có nghĩa là gửi đi). Vì vậy, “abnormal” có nghĩa là bất thường. • Hậu tố (suffix): là một phần từ được thêm vào cuối từ gốc, đôi khi có thể nâng cao hoặc thay đổi ý nghĩa của nó, nhưng chủ yếu là hậu tố có thể thay đổi phần lời nói của một từ hoặc thay đổi từ số ít thành số nhiều. Giống như một tiền tố, hậu tố không thể tự đứng vững như một từ độc lập.Ví dụ: Từ “climatology” được tạo thành từ gốc là “climate”, có nghĩa là “thời tiết”, hậu tố “-ology” có nghĩa là “ngành học” (Người đọc có thể suy ra nghĩa của hậu tố “-ology“ nếu liên hệ tới các từ cũng khá phổ biến như “biology” với nghĩa là môn sinh học, “geology” có nghĩa là môn địa lý). Vì vậy “climatology” do đó có nghĩa là khí hậu học. • Gốc từ (root word): là những từ cơ bản không thể được rút gọn thành một từ nhỏ hơn và có nghĩa riêng của chúng. Chúng thường có thể đứng một mình như những từ độc lập mặc dù có một số gốc rễ cốt lõi giúp hình thành nhiều từ mà mọi người sử dụng. Gốc từ chính là nền tảng của đa số nhiều từ dài trong ngữ cảnh của văn nói và viết. Ví dụ: Từ “telepresence” có gốc từ là “presence”, nghĩa là “sự xuất hiện”, và bất cứ tiền tố hay hậu tố nào đi kèm dù tạo ra một nghĩa mới nhưng vẫn có một sự liên quan nhất định với nghĩa của gốc từ. Tiền tố “tele-” có nghĩa là “từ xa” (Người đọc có thể suy ra nghĩa của tiền tố “tele- “ nếu liên hệ tới một từ rất phổ biến là “telephone” với nghĩa là “cuộc gọi từ xa”). Vì vậy, “telepresence” có nghĩa là “sự xuất hiện từ xa”.Có hai cách để tiếp cận các thành phần của từ. Cách đầu tiên là ghi nhớ các phần của từ. Việc giải mã các từ chưa biết trở nên dễ dàng hơn với mỗi tiền tố, gốc từ và hậu tố mà người đọc học được. Danh sách các thành phần từ thông dụng có thể được tham khảo tại đây.Một cách khác để giải mã nghĩa của một từ là nghĩ về những từ quen thuộc có cùng gốc với từ mới. Vì tiếng Anh là sự pha trộn của nhiều ngôn ngữ gốc Latinh và tiếng Đức, người đọc cũng có thể nghĩ đến các từ nước ngoài. Sau đó, người đọc có thể suy ra nghĩa của từ mới dựa trên những từ quen thuộc đã biết từ trước.

Page 33: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

33 | ZIM

Ví dụ: Nếu gặp từ “transcription”, những việc người đọc có thể làm khi phân tích các thành phần của từ có thể diễn ra như sau:

Đầu tiên, liệt kê các từ trong tầm hiểu biết mà bắt đầu bằng tiền tố “trans-” hoặc “tran” hoặc có gốc từ “script”:

Tiền tố: Tran- Gốc từ: Script

transport script

transcontinental postscript

translate inscription

transaction description

Tiếp đến, tìm những điểm chung trong mỗi nhóm từ:

transport di chuyển từ nơi này đến nơi khác

transcontinental di chuyển qua lại các lục địa

translate định nghĩa một từ hoặc một thuật ngữ bằng ngôn ngữ khác

transaction chuyển hoặc đổi tiền

script script

postscript ghi chú ở cuối sách

inscription chữ viết trong sách hoặc trên đá

description sự miêu tả

Page 34: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

34 | ZIM

Từ hai bảng trên, các tiền tố “trans-“ và “”tran-“ đều liên quan đến việc di chuyển một điều thực tế hoặc một ý tưởng; trong khi gốc từ “script” đều liên quan đến chữ viết. Do đó, người đọc có thể hiểu rằng “transcription” có nghĩa là chuyển một cái gì đó thành văn bản.Khi người đọc đã dành thời gian để hiểu phiên âm nghĩa là gì, việc đoán nghĩa của các từ liên quan thậm chí sẽ nhanh hơn rất nhiều. Người đọc hoàn toàn có thể cho rằng các từ bắt đầu bằng “trans” có liên quan đến việc di chuyển một thứ gì đó và các từ có “script” làm gốc có liên quan đến chữ viết. Bằng cách ghi nhớ các phần của từ và hiểu chúng bằng cách chia nhỏ chúng thành các từ quen thuộc, người đọc sẽ bắt đầu đọc nhanh hơn và hiểu nhiều hơn những gì đang đọc.Việc phân tích và tổng hợp cấu trúc từ như trên không những giúp người đọc hiểu nghĩa của những từ không quan thuộc nếu từ đó được cấu tạo bởi các bộ phận từ quen thuộc (tiền tố, hậu tố, gốc từ), mà còn giúp việc phát âm từ vựng sẽ dễ dàng hơn khi người đọc sẽ bẻ nhỏ 1 đó thành các âm riêng biệt sau đó kết hợp chúng lại với nhau.Ví dụ:

Trong câu trên, từ undependable là 1 từ dài và cần được giải mã phát âm. Để làm được điều này chúng ta chia nhỏ từ thành các phần nhỏ để tách được từ gốc ra: un–depend–able. Các tiền tố un và hậu tố able khá phổ biến nên người đọc nên tập nhuyễn phát âm ngay từ đầu để quá trình học về sau trở nên thuận lợi hơn. Sau khi tách được depend, đa phần người đọc có thể nhận diện được đây là một từ quen thuộc và biết được cách phát âm của nó. Cuối cùng cách phát âm của từ undependable sẽ là sự tổng hợp của un, depend, và able.

2. Cách luyện tập nâng cao kỹ thuật nhận diện từ

Grainger (1990) từng nói rằng: “Các từ xuất hiện thường xuyên hơn trong ngôn ngữ in dễ nhận ra hơn những các từ xuất hiện ít thường xuyên hơn. Hiệu ứng này, được gọi là hiệu ứng tần số từ (word frequency effect), là một trong những hiệu ứng mạnh mẽ và được ghi nhận phổ biến nhất trong các tài liệu về nhận diện từ.” Hiệu ứng tần số từ là một hiện tượng tâm lý trong đó thời gian để nhận diện đối với các từ được nhìn thấy thường xuyên hơn sẽ nhanh hơn so với các từ được nhìn thấy ít thường xuyên hơn. (Wikipedia) Một từ được coi là có tần suất xuất hiện cao nếu từ đó được sử dụng phổ biến trong lời nói hàng ngày, chẳng hạn như từ “the”. Một từ được coi là có tần suất thấp nếu từ đó không được sử dụng phổ biến, chẳng hạn như từ “strait” (eo biển). (“Word Frequency Effect”. Oxford University Press. Retrieved 21 October 2014.)Từ những nhận định trên có thể suy ra, người đọc sẽ phản hồi nhanh hơn hoặc chính xác hơn đối với các từ xuất hiện thường xuyên. Đối với các từ ít xuất hiện thường xuyên hơn, tốc độ lẫn độ chính xác trong phản hồi đối với người đọc sẽ giảm đi đáng kể. Kruidenier (2002) đã từng nhận định: “Vai trò của hiệu ứng tần số đã được đưa vào quá trình học tập.” Trong khi phương pháp phân tích từ cực kỳ hữu ích, nhiều từ lại không tuân theo cấu trúc ngữ pháp thông thường và dễ dàng được đưa vào bộ nhớ từ vựng bằng cách tự động nhận diện từ. Một bài báo trên ScienceDaily cho rằng “nhận diện từ sớm là chìa khóa cho kỹ thuật đọc xuyên suốt cuộc đời”. Nhận định trên còn có thể hiểu rằng việc thành thạo các kỹ thuật nhận diện từ ngay từ những giai đoạn đọc đầu tiên có ảnh hưởng nhiều đến khả năng đọc hiểu về sau của một người.

Page 35: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

35 | ZIM

3. Ứng dụng của kỹ thuật nhận diện từ vựng trong IELTS Reading

Mỗi một người trong quá trình đọc hiểu bất kỳ một văn bản nào đều cố gắng nắm bắt được thông điệp đang được truyền tải. Một người đọc thành thạo sẽ có đủ nền tảng kiến thức và kỹ thuật để không dành quá nhiều sự chú ý vào từng chữ cái, nhóm chữ cái hay thậm thí là từng từ đang xuất hiện, thay vào đó họ có thể lướt qua những yếu tố này để tập trung trí lực cho việc hiểu và phân tích nội dung của văn bản. Tuy nhiên, không phải ai cũng có xuất phát điểm là một người đọc thành thạo để có thể hiểu hết được nội dung cũng như xử lý được toàn bộ các từ vựng đang xuất hiện khi đọc một văn bản. Những người kém đọc hiểu thì sẽ kém hơn ở khoản đọc các từ có chính tả bất thường và các từ có tần suất xuất hiện thấp (Kate Nation and Margaret J.Snowing, 1998). Do đó khi vấp phải một từ không quen thuộc, người đọc có thể sẽ ngừng đọc nó vì từ đó gây ra sự cản trở việc hiểu thông điệp được truyền tải của đoạn văn. Vì vậy, thành thạo các kỹ thuật nhận diện từ chính chính là yếu tố cơ bản nhất mà người đọc cần đạt được để tăng khả năng đọc hiểu của bản thân. Đặc biết vối với trẻ em, chúng gặp những khó khăn cụ thể về đọc hiểu vì có kỹ thuật nhận diện từ bình thường (Oakhill, 1982, 1984; Stothard & Hulme, 1992, 1995). Trong khuôn khổ của bài thi IELTS, phần thi Reading yêu cầu thí sinh phải đọc hiểu và phân tích kỹ một lượng thông tin (từ vựng) lớn nhằm tìm ra đáp án cho nhiều dạng câu hỏi riêng biệt. Do vậy, việc thí sinh gặp phải một lượng từ mới gây cản trở khả năng nắm bắt nội dung tổng quan hay chi tiết là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Khả năng đọc hiểu đôi khi không quá phụ thuộc vào kỹ thuật giải mã từ vựng tốt nếu khả năng ngôn ngữ tốt. (Linda Farrell, Michael Hunter, Marcia Davidson, Tina Osenga, 2019) Tuy vậy, trên thực thế, không phải bất kỳ người học ngôn ngữ nào hay cụ thể hơn là thí sinh luyện tập phương pháp học IELTS Reading cũng có cơ hội và điều kiện để phát triển khả năng ngôn ngữ. Kỹ thuật nhận diện từ vựng, trong hoàn cảnh này, là cần thiết để giúp tiết kiệm thời gian học tập và thúc đẩy sự tiến bộ trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và xử lý bài đọc IELTS Reading nói riêng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong kỹ thuật đọc, sự lặp lại trong việc tiếp xúc với từ là cực kỳ quan trọng. Điều này tận dụng hiệu ứng tần số bằng cách tăng mức độ quen thuộc của người đọc với từ mục tiêu, và do đó cải thiện cả tốc độ và độ chính xác trong tương lai khi đọc. Việc lặp lại này có thể được thực hiện dưới hình thức dạng thẻ nhớ (flashcards), dò từ theo nét chữ và hình vẽ cho trước (word-tracing), đọc to (reading aloud), hình dung từ bằng hình ảnh thực tế (picturing the word) và các hình thức thực hành khác để cải thiện sự liên kết của văn bản trực quan với việc nhớ lại từ. (Theo trang Literacy Information and Communication System).

Page 36: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao

Setiawan Abdul Hadi. The Use of Skimming and Scanning Techniques in Reading Comprehension for Toefl (An Experimental Research at UIN Ar-Raniry Banda Aceh). Diss. UIN Ar-Raniry Banda Aceh, 2019.Sutz, Richard. Speed reading for dummies. John Wiley & Sons, 2009.Suprapto, The Use of Skimming and Scanning Techniques to Improve Reading Comprehension Achievement of Grade 8G Students of SMP Negeri 01 Ambulu Jember (Masterʼs Thesis), 2011

THAM KHẢO

Page 37: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao
Page 38: Truy cập zim.vn IELTS chất lượng cao