116
TRUY CP THÔNG TIN THEO CHĐỀ (SUBJECT ACCESS TO INFORMATION) LÂM VĨNH-THProject Director LEAF-VN (Library & Education Assistance Foundation for Vietnam) Librarian Emeritus University of Saskatchewan CANADA LEAF-VN (Hi HTrThư Vin Và Giáo Dc Vit Nam) Great Falls, Virginia, U.S.A.

TRUY CẬP THÔNG TIN THEO CH Ủ ĐỀ ... - leaf-vn.org · LỜI NÓI ĐẦU Khóa Huấn Luyện Chuyên Đề “Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề” này là một tiếp

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TRUY CẬP THÔNG TIN THEO CHỦ ĐỀ (SUBJECT ACCESS TO INFORMATION)

LÂM VĨNH-THẾ Project Director

LEAF-VN (Library & Education Assistance Foundation for Vietnam)

Librarian Emeritus University of Saskatchewan

CANADA

LEAF-VN (Hội Hỗ Trợ Thư Viện Và Giáo Dục Việt Nam)

Great Falls, Virginia, U.S.A.

LEAF-VN (HỘI HỖ TRỢ THƯ VIỆN VÀ GIÁO DỤC VIỆT NAM)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA THƯ VIỆN THÔNG TIN

Đồng Tổ Chức và Bảo Trợ

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CHUYÊN ĐỀ

TRUY CẬP THÔNG TIN THEO CHỦ ĐỀ (SUBJECT ACCESS TO INFORMATION)

Người Trình Bày:

LÂM VĨNH-THẾ Project Director

LEAF-VN (Library & Education Assistance Foundation for Vietnam)

Librarian Emeritus University of Saskatchewan

CANADA

Tháng 9 Năm 2010

© by Lam Vinh-The, 2010

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………………….……………………….… iii DẪN NHẬP …………………………………………………………………………………………………… 1 PHẦN I. Tổ Chức Thông Tin (Information Organization) …..……..………………….…… 1 1. Trên bình diện khái niệm (Conceptual Organization) ………..……………………………………….. 1 1.1. Có kiểm soát và Không có Kiểm soát (Controlled and Uncontrolled Systems)... ….…….………….. 1 1.2. Tiền Kết hợp và Hậu Kết hợp (Pre-coordinate and Post-coordinate Systems) ……………………… 2 1.3. Liệt kê và Phân tích – Tổng hợp (Enumerative and Analytico-synthetic Systems) ……..…………... 5 2. Trên bình diện thực hành (Practical Organization) …………………………………..……………….. 6 2.1. Các Hệ Thống Phân Loại (Classification Systems) ………………………………………..……...…….. 6 2.1.1. Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Decimal Classification - DDC) ………..…...…. 6 2.1.2. Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification - LCC) …………………………………………………………………….……………….. 9 2.1.3. Hệ Thống Phân Loại Hai Chấm (Colon Classification – CC) …..………………....………...……. 16

2.2. Các Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề (Subject Headings Systems) ...………………….………………….. 18 2.2.1. Hệ Thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Headings - LCSH) …………….……………………………………………………… …………….... 18 2.2.2. Các Hệ Thống TĐCĐ khác (Sears, Canadian Subject Headings, RVM, RAMEAU và MeSH) …………………………………………………………………………….……… 21 2.2.2.1. Bảng TĐCĐ Sears ……………………………………………………………………………..... 21 2.2.2.2. Các Bảng TĐCĐ Canada và TĐCĐ RVM ………………………………………………….... 24 2.2.2.3. Bảng TĐCĐ Rameau …………………......…………………………………………….....….... 24 2.2.2.4. Bảng TĐCĐ Y Khoa (MeSH) ……………………………………………………………….… 25 2.3. Các Bảng Từ Mô Tả (Thesauri).....………………………………………………………………...…….. 26 2.3.1. Bảng Từ Mô Tả của UNESCO (UNESCO Thesaurus) ……….……...……………………...…... 28 2.3.2. Bảng Từ Mô Tả CIS (CIS Thesaurus) ……………………….……...………………………...…… 29

2.4. Các Hệ Thống Bảng Chỉ Mục và Toát Yếu (Indexing and Abstracting Systems) …….……...…….. 29 PHẦN II. Nhược Điểm Của Các Hệ Thống Tổ Chức Thông Tin (Weaknesses of Information Organization Systems) ……………………………...…………..………………. 32

3. Đánh Giá Các Hệ Thống Truy Dụng Thông Tin : Nghiên Cứu Cranfield: Truy Hồi và Chính Xác (Evaluation of Information Retrieval Systems: The Cranfield Research Project : Recall and Precision) …………………………………………………………………….…..… 32 4. Các Hệ Thống Không Có Kiểm Soát (Uncontrolled Systems) .………………………………...…... 34

4.1. Các Bộ Máy Tìm Tin của Mạng INTERNET (INTERNET’s Search Engines)…..………………….... 34

4.2. Các Bộ Phận Truy Cập Theo Từ Khóa của Mục Lục Trực Tuyến (OPAC’s Keyword Search Features) ……………………………………………………………..……….……... 38

i Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

5. Các Hệ Thống Có Kiểm Soát (Controlled Systems) …………………………………………...…….. 42

5. 1. Nhược điểm nội tại (Internal weaknesses) …………………………………………………..……...... 42 5.1.1. Nhược điểm của Hệ Thống Phân Loại (Weaknesses of Classification Systems…..…..……... 42 5.1.2. Nhược điểm của Hệ Thống TĐCĐ, đặc biệt của LCSH (Weaknesses of Subject

Headings, especially of LCSH) ………………………………………………………….... 44 5.1.3. . Ứng Dụng Theo Lối Diện Cho Từ Vựng Chủ Đề (FAST = Faceted Application of Subject Terminology)……………………………………………………………………… 46

5. 2. Nhược điểm ngoại lai (External weaknesses) ...…..…………………………………………………... 49 5.2.1. Nhược điểm do Biên Mục Chủ Đề (Weaknesses by Subject Cataloging)…. ………………….. 49 5.2.2. Nhược điểm do Mục Lục Trực Tuyến (Weaknesses by OPAC) …….……………..……….…... 50 PHẦN III. Các Cố Gắng Cải Thiện Truy Cập (Access Improvement Measures)……………………………………………………………………...………….……..…..… 55 6. Các Biện Pháp Nội Bộ Trong Thư Viện (In-Library Measures)………………………………...…… 55

6.1. Các Hồ Sơ Đứng (Vertical Files) ...……..…………………………………………………...………….…55

6.2. Các Sưu Tập Đặc Biệt (Special Collections)....... …………………………………………………...…. 56

6.3. Các Cơ Sở Dữ Liệu, bao gồm cả CSDL về Luận Văn, về Thư Khố Định Chế (Special Databases, including In-house Online Dissertations, Institutional Repositories)….. ……………………………………………………………………………….……….….. 57 6.3.1. CSDL Luận Văn Trực Tuyến của Đại Học (In-house Online Dissertations)....………...…...…... 62

6.3.2. Thư Khố Định Chế (Institutional Repositories)…... ……………………………….….…….....…... 63

6.4. Huấn Luyện Sử Dụng Thư Viện (Library Use Instruction)…... ………………………………...….….. 67

6.5. Các Nhân Sự Đặc Biệt, Bao Gồm Cả Các Quản Thủ Thư Viện Liên Lạc Phân Khoa (Staff Specialization, including Faculty Liaison Librarians)……….….………………………………… 71 7. Các Biện Pháp Mang Tính Hệ Thống (System-Related Measures).………………………………... 74

7.1. Kiểm soát Tiêu Đề Chuẩn (Authority Control)….....………………………………………………..…… 74 7.2. Cải thiện Giao Diện của Mục Lục Trực Tuyến (OPAC Interface Improvement)…...….………...…. 81 7.2.1. Tìm Tin Căn Bản (Basic Search)…... ……………………………………………………….….. …. 81

7.2.1.1. Tác động hỗ tương (Interactive)...……..….………………………………………………….… 82 7.2.1.2. Đặt cơ sở trên Web (Web-based)….………………………………………………………...…. 85

7.2.2. Tìm Tin Nâng Cao (Advanced Search)…………………...…………………………………………. 89 7.3. Biên Mục Chủ Đề Tăng Cường, (Upgraded Subject Cataloging, TOC Projects)….. ………….…… 91 Kết Luận:….. ……………………………………………………………………….… …… 99 Thư tịch Tài Liệu Tham Khảo …..……………………...………..……………………………….... 101

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế ii

LỜI NÓI ĐẦU

Khóa Huấn Luyện Chuyên Đề “Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề” này là một tiếp nối trong chương trình hoạt động chuyên môn của Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam (LEAF-VN = The Library and Education Assistance Foundation for Viet-nam; trang nhà tại URLsau đây: http://www.leaf-vn.org/) sau những hoạt động liên tiếp trong hơn 10 năm qua như sau:

1998: Thuyết trình về đề tài “Vấn Đề Phát Triển Thư Viện Tại Việt Nam : Chuẩn Hóa Là Điều Khẩn Thiết Nhất” tại Hội Nghị Quốc Tế NIT ’98 tại Hà Nội, Việt Nam (10th International Conference on New Informa-tion Technology, March 24-26, 1998, Hanoi, Vietnam) (http://www.leaf-vn.org/StandardizationUVN.htm)

1999-2001: Chuyển dịch tài liệu The Concise AACR2 của tác giả Mi-chael Gorman sang tiếng Việt

2002: ấn hành bản dịch tài liệu này với nhan đề Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988; 1.800 bản và 800 CD đã được chuyển về Việt Nam để trao tặng cho công đồng thư viện trong nước qua sự phân phối của Thư Viện Quốc Gia

2004: 3 Khóa Huấn Luyện AACR2 đã được tổ chức tại Hà Nội (2 Khóa) và Thành phố Hồ Chí Minh (1 Khóa) cho các đồng nghiệp trong nước với tài liệu Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, hơn 600 trang trong đĩa CD phát hành miễn phí trong lớp và truy cập trực tuyến miễn phí trên trang nhà của Hội LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html)

2005: Hội Thảo Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về đề tài Dịch Vụ Thư Viện Đại Học : Kinh Nghiệm của Đại Học Saskatchewan, Can-ada (http://www.leaf-vn.org/SeminarinHanoi-rev.pdf)

2006-2009: Tài trợ cho 10 Thư Viện Làng rải rác khắp Việt Nam để tăng cường sưu tập tài liệu thư viện và máy điện toán để phục vụ việc truy tìm thông tin. (http://www.leaf-vn.org/VillageLibraryPoject-07-VNver1.pdf)

2008: Góp ý vào Chương Trình Huấn Luyện của Khoa Thư Viện – Thông Tin, Trường Đại Học Sài Gòn

2009, Tháng 1: Gửi bài tham luận về đề tài Tiêu Đề Đề Mục Trong Công Tác Biên Mục và Hệ Thống LCSH để đóng góp cho Khóa Hội Thảo Toàn Quốc “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings” tại Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe-Rev.pdf)

iii Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

2009, Tháng 2: Thuyết trình về đề tài Đào Tạo Ngành Thư Viện – Thông Tin Tại Canada tại Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế “Đào Tạo Nghiệp Vụ Chuẩn Hóa Ngành Thư Viện – Thông Tin” do Đại Học Sài Gòn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (http://http://www.leaf-vn.org/DaoTaoNganhTVTTCanada.pdf)

2009, Tháng 11 và Tháng 12: 2 Khóa Huấn Luyện về Tiêu Đề Chủ Đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ chí Minh dưới dự bảo trợ của Thư Viện Quốc Gia Việt Nam và Hội Thư Viện Việt Nam, hơn 300 trang trong đĩa CD phát hành miễn phí trong lớp và truy cập trực tuyến miễn phí trên trang nhà của Hội LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html)

Đây là lần đầu tiên Hội LEAF-VN chính thức cộng tác với Khoa Thư Viện – Thông Tin của Trường Đại Học Sài Gòn trong công tác huấn luyện. Mọi việc khởi đầu vào Tháng 2-2010 khi Tiến sĩ Trưởng Khoa Nguyễn Văn Bằng gửi điện thư cho người viết yêu cầu giúp giảng dạy cho một chuyên đề. Người viết đã thảo một Đề Cương cho chuyên đề này và chuyển cho Tiến sĩ Trưởng Khoa cứu xét. Sau khi nghiên cứu Đề Cương, thảo luận với các tổ chức thư viện trong nước và các nhà tài trợ, Tiến sĩ Trưởng Khoa đã trình lên Ban Giám Hiệu của Trường Đại Học Sài Gòn và được nhà Trường chấp thuận cho Khoa tổ chức một Khóa Huấn Luyện Toàn Quốc theo chuyên đề này. Với tư cách Ùy Viên Dự Án của Hội LEAF-VN, người viết đã soạn thảo một Dự Án hợp tác giữa Hội LEAF-VN và Khoa Thư Viện – Thông Tin của Trường Đại Học Sài Gòn để thực hiện Khóa Tập Huấn Chuyên Đề này. Dự Án hợp tác này sau đó đã được Bà Huyền Tôn Nữ Liên-Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN, chấp thuận.

Chuyên đề Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề này là một đề tài hoàn toàn

thích hợp trong tình hình phát triển hiện nay của cộng đồng thư viện Việt Nam sau hơn một thập niên xây dựng các chuẩn quốc tế về biên mục và phân loại như AACR2, MARC 21, Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey và Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề LCSH. Các giảng viên ngành thư viện – thông tin cũng như các cán bộ thư viện chuyên về biên mục và phân loại (nhất là của các thư viên đại học) trong nước cần được trang bị thêm kiến thức chuyên sâu về các hệ thống tổ chức thông tin theo chủ đề cũng như nắm được những bước phát triển mới của các hệ thống thư mục trực tuyến trong môi trường bùng nổ của mạng toàn cầu INTERNET cùng với những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ Web. Những kiến thức này sẽ giúp cho cộng đồng thư viện Việt Nam có đầy đủ khả năng để kiện toàn và phát triển những kỹ năng đã có để có thể đáp ứng được với những đòi hỏi ngày càng phức tạp của sự hội nhập vào cộng đồng thư viện thế giới.

Trong thời gian soạn thảo tài liệu này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ của

một số vị như sau: Giáo Sư Hồi Hưu Pauline Atherton Cochrane của Viên Đại Học UIUC

(Professor Emerita, University of Illinois – Urbana-Champaign), ân sư của

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế iv

người viết trong thời gian người viết theo học tại Trường Đại Học Syra-cuse, tiểu bang New York, Hoa Kỳ (1971-1973); Giáo sư Cochrane, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề (mà người đọc sẽ có dịp làm quen với những công trình nghiên cứu trong tài liệu này) đã góp ý với người viết trong việc soạn thảo Đề Cương

Cô Sandra K. Roe, Quản Thủ Thư Viện Đại Học Tiểu Bang Illinois (Illinois State University), Tổng Biên Tập (Editor-In-Chief) của Tạp chí Cataloging & Classification Quarterly (CCQ), là tạp chí hàng đầu của Hoa Kỳ về chuyên ngành biên mục và phân loại; Cô Roe đã giúp tìm giúp người viết một số bài báo cần thiết, nhất là những số báo cũ của CCQ

Tiến sĩ John Celli, nguyên Trưởng Ban Biên Mục Trong Ấn Phẩm (CIP = Cataloging-In-Publication) của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, đã nhanh chóng tái đăng ký, và tài trợ luôn cả chi phí, cho việc truy dụng Classifi- cation Web rất cần thiết trong việc soạn thảo tài liệu này Bà Huyền Tôn Nữ Liên Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN, Chuyên Viên

của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC= Library of Congress), cũng tìm giúp người viết một số tài liệu trong sưu tập của LC

Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám Đốc Thư Viện của Trường Đại Học Khoa Học Tư Nhiện, Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, cũng tìm giùm một số thông tin cần thiết cho bài viết

Người viết cũng xin được cảm tạ sự hỗ trợ tinh thần và tài chánh để cho Khóa Huấn Luyện Chuyên Đề được hình thành của những vị sau đây:

Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu Trưởng Khoa Thư Viện – Thông Tin,

Trường Đại Học Sài Gòn Tiến sĩ Nguyễn Văn Bằng, Trưởng Khoa Thư Viện – Thông Tin, Trường

Đại Học Sài Gòn

Bà Huyền Tôn Nữ Liên-Hương, Chủ Tịch Hội LEAF-VN Các Hội viên của Hội LEAF-VN: Ông Hoàng Ngọc Hữu, Ông Thạch

Phan, Ông Lê Phước Bình và Bà Ngọc Mỹ Guidarelli

Tiến sĩ Charles Nguyễn, Giáo sư Khoa Trưởng, Trường Kỹ Sư, Viện Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (Dean & Professor, School of Engineering, Catholic University of America)

Ngoài sự đóng góp vừa kể trên, riêng Ông Hoàng Ngọc Hữu, Sales Support

Representative của NETAPP còn là người đã thiết kế đĩa CD cho tài liệu này và niêm yết những tài liệu cần thiết lên trang nhà của Hội LEAF-VN về Khóa Huấn Luyện này.

v Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Người viết muốn dành một lời cảm tạ đặc biệt cho sự đóng góp vào tài liệu này của Cô Phạm Thị Lệ-Hương, Thư Ký của Hội LEAF-VN, Quản thủ Thư viện Hồi hưu của Đại Học Cộng Đồng Modesto, tiểu bang California, Hoa Kỳ (Librarian Emerita, Modesto Junior College, California, USA). Trong suốt quá trình soạn thảo tài liệu này, Cô Lệ-Hương đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để: 1) Góp ý về nội dung của bài viết, về các từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt; 2) Tra cứu giùm người viết một số từ điển chuyên ngành cần thiết; 3) Nêu ý kiến để người viết chọn lựa các lối trình bày các Ghi Chú cũng như Bảng Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo; 4) Đọc và sửa chữa những chữ đánh máy sai và lên trang bài viết bằng MS Publisher và Adobe Professional. Sự trao đổi ý kiến giữa Cô Lệ-Hương và người viết diễn ra gần như hàng ngày bằng điện thư cũng như bằng điện thoại viễn liên qua hệ thống Skype.

Tài liệu này đã được viết ra và đọc dò lại rất nhiều lần nhưng chắc cũng không tránh khỏi còn có những sai sót. Người viết rất mong nhận được lời phê bình, góp ý của mọi người và xin được cám ơn trước. Hamilton, Ontario, Canada 01-06-2010 Lâm Vĩnh-Thế

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế vi

DẪN NHẬP Thông thường, người sử dụng thư viện tìm thông tin theo hai phương thức chính sau đây: 1) Tìm một tài liệu cụ thể nào đó mà họ đã có biết hoặc nghe qua trước; theo lối này, họ có thể tìm tài liệu ấy hoặc theo Tên Tác Giả hoặc theo Nhan Đề; 2) Tìm bất cứ một tài liệu nào về một Chủ Đề (hay Đề Mục hay Đề Tài). Phương thức thứ nhì này, tức là Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề, là phương thức chính của những người sử dụng thư viện do yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập hay nghiên cứu. Các cuộc nghiên cứu về việc sử dụng mục lục trực tuyến cho thấy là phương thức này, chiếm hơn phân nửa (52%) số lần tra cứu mục lục của người sử dụng thư viện.1

Chuyên Đề này, được trình bày nhằm cung cấp cho những người tham dự kiến thức chuyên sâu về ba khía cạnh của việc Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề:

Cách tổ chức các Hệ Thống Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề Các nhược điểm của các Hệ Thống Tổ Chức Thông Tin Theo Chủ Đề Các biện pháp nhằm cải thiện các nhược điểm này.

PHẦN I. TỔ CHỨC THÔNG TIN (INFORMATION ORGANIZATION) Kết quả của việc truy dụng thông tin theo chủ đề tùy thuộc rất nhiều vào cách tổ chức thông tin. Việc tổ chức các hệ thống thông tin có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau, dựa trên những khái niệm như “có kiểm soát hay không có kiểm soát,” “kết hợp các từ trước khi truy cập hay khi truy cập,” “theo loại liệt kê hay theo loại phân tích – tổng hợp.” Mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng phương thức.

1. Trên Bình Diện Khái Niệm (Conceptual Organization)

1.1. Có Kiểm Soát và Không Kiểm Soát (Controlled and Uncon-trolled Systems)

Trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những từ đồng nghĩa, và các tác giả có thể sử dụng nhiều từ hay cụm từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật, một đề tài. Trong khi đó, một trong những mục tiêu chính của bất cứ loại hình tổ chức thông tin nào cũng là tập hợp các biểu ghi cho các tài liệu viết về cùng một chủ đề lại chung một chỗ. Yêu cầu này, đưa đến khái niệm “có kiểm soát,” nghĩa là chỉ dùng một từ hay một cụm từ để chỉ một chủ đề mà thôi; tất cả những từ hay cụm từ tương đương sẽ được tham chiếu về từ hay cụm từ đã được chọn. Kết quả sau cùng của công tác này, là các bảng từ vựng có kiểm soát (Controlled vocabularies). Đây là khái niệm được áp dụng triệt để trong các hệ thống Tiêu Đề Chủ Đề (TĐCĐ; Subject Headings systems),

1 Matthews, J. R. Public access to online catalogs. 2nd. ed. New York : Neal-Schuman, 1985, tr. 8.

1 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

các hệ thống Bảng Chỉ Mục (Indexing systems), các Bảng Từ Mô Tả (Thesauri). Ưu điểm của phương thức này là tạo ra được sự nhất quán trong hệ thống tổ chức thông tin và giúp cho việc truy dụng thông tin đạt được kết quả cao. Nhược điểm của nó cũng không phải là ít. Trước hết, những người sử dụng các bảng từ vựng có kiểm soát này (những nhân viên thư viện làm công tác biên mục chủ đề -- subject catalogers -- , hay những người thực hiện các bảng chỉ mục – indexers) -- phải được huấn luyện lâu dài và đầy đủ, tạo ra nhiều tốn kém. Ngoài ra việc điều chỉnh, cập nhật các bảng từ vựng này (vì các bước phát triển mới về ngôn ngữ cũng như thuật ngữ diễn ra liên tục) cũng rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.2 Một điểm nữa cũng cần được lưu ý là: các bảng từ vựng này được làm ra gần như là chỉ để cho các biên mục viên chủ đề và các người làm bảng dẫn/bảng chỉ mục sử dụng; các người sử dụng thư viện để tìm thông tin (library users hay end users) không quen thuộc với chúng và gặp nhiều khó khăn. Gần đây đã có những công trình nghiên cứu kêu gọi việc thực hiện các bảng từ vựng (đặc biệt là loại hình Bảng Từ Mô Tả—Thesauri--) dành cho người sử dụng thư viện hơn là dành cho nhân viên thư viện.3 Ngoài ra, các loại từ vựng có kiểm soát này cũng có những nhược điểm nội tại sẽ được trình bày sau.

Ngược lại với khái niệm “có kiểm soát” này là khái niệm “không có kiểm soát.” Theo lối này, tất cả các từ hay cụm từ được tác giả sử dụng (nghĩa là lấy ra từ văn bản của bài viết hay tác phẩm) sẽ được sử dụng để truy tìm thông tin. Khái niệm này được áp dụng triệt để trong các chương trình điện toán tìm tin trong mạng Internet (Internet’s Search Engines). Người ta thường gọi các loại từ này là “từ khóa” (keywords). Trong các mục lục trực tuyến (OPAC = Online Public Access Cata-log ) với biểu ghi MARC (MAchine Readable Cataloging) ta cũng thấy các từ khóa này được đưa vào Trường 653 (Index Term – Uncontrolled). Các từ này đa số được lấy ra từ nhan đề (Title), bảng mục lục (Table of Contents), hay toát yếu (Abstract hoặc Sum-mary) của tài liệu. Vì thiếu sự “kiểm soát,” nhược điểm của phương thức này là không bảo đảm được sự chính xác của việc tìm tin. Ưu điểm của nó là dễ thực hiện, người làm công tác này không cần phải được huấn luyện tốn kém, và người sử dụng (hay tìm tin) cũng không gặp khó khăn nhiều.

1.2. Tiền Kết Hợp và Hậu Kết Hợp (Pre-coordinate and Post-

coordinate Systems)

Việc tìm tin trong các hệ thống tổ chức thông tin bao giờ cũng đòi hỏi một sự kết hợp các từ hay cụm từ để đạt đến kết quả mong muốn. Việc này không thể thực

2 Schwartz, Candy. Sorting out the Web: approaches to subject access. Westport, Conn. : Ablex Pub-

lishing, 2001. Ở tr. 85, tác giả viết như sau: “… since the editorial process of revising a controlled vo-cabulary can be time-consuming = … bởi vì tiến trình hiệu đính trong việc duyệt lại một bảng tự vựng có kiểm soát có thể mất nhiều thời gian.” 3

Schwartz, sđd, ở tr. 86, tác giả viết như sau: “… some researchers have called for a focus on thesauri for searchers rather than (or in addition to) indexers = một số nhà nghiên cứu đã kêu gọi đặt trọng tâm vào các bảng từ mô tả dành cho người tìm tin hơn là (hay là thêm vào) cho các người làm bảng chỉ mục.”

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 2

hiện được khi sử dụng các hệ thống TĐCĐ hay các hệ thống phân loại vì sự kết hợp các từ đã hoàn tất ở công tác biên mục chủ đề hay phân loại. Người tìm tin phải theo đúng các từ hay cụm từ trong các bảng TĐCĐ, không thể thay đổi bằng cách tự kềt hợp các từ lại theo ý muốn của mình được. Lối kết hợp từ trong các bảng TĐCĐ do đó được gọi là Tiền kết hợp (Pre-coordinate) vì sự kết hợp các từ đã xảy ra TRƯỚC rồi, trong giai đoạn công tác biên mục và phân loại. Từ đó các chuyên gia trong ngành thư viện – thông tin đã khai sinh ra thêm từ Hậu kết hợp (Post-coordinate) để chỉ việc kết hợp từ diễn ra khi người sử dụng tìm tin vì sự kết hợp này xảy ra SAU khi công tác biên mục chủ đề và phân loại đã hoàn tất.

Khái niệm “Hậu kết hợp” được dần dà hoàn thiện từ giữa thập niên 1950 với

những nghiên cứu ứng dụng của Tiến sĩ Mortimer Taube (1910-1965) khi ông cùng một số cộng sự viên thành lập công ty Documentation Inc. và thực hiện một số nghiên cứu về các phương pháp mới trong việc tìm tin cho Cơ Quan Thông Tin Kỹ Thuật Của Không Lực Hoa Kỳ (United States Armed Services Technical Information Agency.) Họ được giao phó công tác làm bảng chỉ mục (indexing) cho một khối lượng khổng lồ các báo cáo khoa học và kỹ thuật mà quân lực Hoa Kỳ đã cho thực hiện trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến. Hệ thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ không thể đáp ứng nổi những đòi hỏi của công tác này. Tiến sĩ Taube phải nghĩ ra một phương pháp mới và ông đã gọi công tác này là “Làm chỉ mục theo lối kết hợp” (“Coordinate Index-ing,”) và các từ mà ông sử dụng trong hệ thống mới này được ông gọi dưới tên “Từ đơn” (“Uniterm.” ) Hệ thống Uniterm rất đơn giản: nội dung của tài liệu được mô tả bằng các từ đơn gọi là Uniterm; các từ này được chọn ra từ tài liệu và được đánh máy vào phía trên của các thẻ thư mục theo đúng tiêu chuẩn của giai đoạn đó (tức là có khổ 3 x 5 inches = 7,5 x 12,5 cm.), bên dưới là 10 cột đánh số từ 0 đến 9; trong các cột này sẽ ghi các con số đăng ký (accession number) của tài liệu; các số đăng ký này sẽ ghi trong cột theo con số cuối cùng của số đăng ký, thí dụ, nếu tài liệu có số đăng ký là 953 thì nó sẽ được ghi vào cột số 3. Khi tìm tin, người sử dụng sẽ phối hợp các từ lại, sau đó so sánh các thẻ Uniterm để tìm xem các số đăng ký nào cùng hiện diện trên các thẻ Uniterm; tài liệu mang số đăng ký đó sẽ đáp ứng việc tìm tin.

Lấy một thí dụ thật đơn giản để minh họa hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp (Coordinate Indexing) này: một người sử dụng hệ thống Uniterm muốn tìm một tài liệu theo chủ đề (do chính người đó kết hợp các từ lại) là Environmental Protection (Bảo vệ Mội Trường); người đó sẽ lấy ra 2 thẻ Uniterm, 1 thẻ mang Uniterm là Envi-ronmental và 1 thẻ mang Uniterm là Protection; so sánh 2 thẻ Uniterm này, người đó thấy như sau:

Environmental Protection 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 _______________________________ _______________________________

21 315 248 42 315 109

3 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Điều này có nghĩa là tài liệu mang số đăng ký 315 sẽ là tài liệu có nội dung đáp ứng đúng chủ đề Environmental Protection mà người đó muốn tìm.

Hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn này trong một thời gian ngắn đã được đưa vào áp dụng tại nhiều cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ để làm bảng chỉ mục cho nhiều sưu tập tài liệu rất lớn.4 Một số trong các cơ quan vừa kể bắt đầu sử dụng máy móc (thẻ đục lỗ -- punched cards – và máy tính điện tử IBM – IBM electronic computer) để làm công tác này. Dần dà những người sử dụng hệ thống Uniterm đều nhận ra nó không hoàn hảo như người ta tưởng. Chủ yếu là vì khi xây dựng hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn này, Tiến sĩ Taube đã không lưu ý đến khía cạnh cú pháp (syntax) và ngữ cảnh (context) của các từ. Lấy một thí dụ để minh họa: 2 tài liệu sau đây bàn về 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau: 1) The History of Philoso-phy (Lịch sử của triết học) và 2) The Philosophy of History (Triết học (hay Triết lý) của lịch sử). Nếu áp dụng một cách máy móc hệ thống Uniterm, thì khi ta tạo ra 2 thẻ Uniterm cho 2 từ History và Philosophy thì chắc chắn 2 thẻ này đều chứa số đăng ký của cả 2 tài liệu này. Khi một người tìm tin phối hợp 2 thẻ Uniterm này thì sẽ tìm ra cả 2 tài liệu này. Nhưng nếu đề tài mà người này tìm là Lịch sử triết học thì tài liệu số 1 là đúng mà tài liệu số 2 là sai, và ngược lại. Kết quả sai lầm này được gọi bằng nhiều từ khác nhau: “noise,” [thông tin nhiễu] “false retrievals” [tìm tin sai], “false answers,” [trả lời sai] “false drops,” [kết quả sai], “false coordination.” [kết hợp sai]. Nhiều cuộc nghiên cứu để đánh giá hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn đã diễn ra trong những năm cuối thập niên 1950. Tiến sĩ Taube nhìn nhận nhược điểm này và đề nghị các biện pháp sửa chữa trong một bài viết của ông đăng trong tạp chí American Documentation. Trong bài viết này, ông đồng ý với các cuộc nghiên cứu nói trên và bàn thêm về các từ “Link = Nối Kết” để chỉ các mối tương quan (relationships) giữa các từ, và từ “Role = Vai Trò” để chỉ các loại chức năng hay ngữ cảnh của các từ. Ông cho rằng cần quan tâm nhiều hơn đối với các “Links” [Nối Kết] vì “Links”, tuy có thể loại trừ được các “noise” [thông tin nhiễu] nhưng cũng loại bỏ luôn cả những thông tin hữu ích. Và vì thế ông dành phần lớn bài viết để bàn về các “Links.” 5 Toàn bộ tiến trình hình thành và phát triển hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết

4 Weinstein, Shirley Jane và Raymond J. Drozda, “Adaptation of coordinate indexing system to a gen-

eral literature and patent file : machine posting,” trong American documentation, v. 10, no. 2 (Apr. 1959), tr. 122-129. Ở tr. 122 tác giả viết như sau: “… application to very large files of documents maintained by various Government agencies. These included the Technical Information Division (TID) of the Library of Congress, and the Document Service Center in Dayton; the Armed Services Technical Information Agency; the Atomic Energy Commission; the Naval Ordnance Test Station; and the National Security Agency = …áp dụng vào nhiều sưu tập tài liệu lớn giữ tại nhiều cơ quan khác nhau của Chính phủ. Những cơ quan này gồm có Khối Thông Tin Kỹ Thuật của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, và Trung Tâm Dịch Vụ Tài Liệu tại Dayton; Cơ Quan Thông Tin Kỹ Thuật của Quân Đội; Ủy Ban Nguyên Tử Năng; Trạm Thử Nghiệm Quân Nhu Hải Quân; và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia.” 5 Taube, Mortimer, “Notes on the use of roles and links in coordinate indexing,” trong American docu-

mentation, v. 12, no. 2 (Apr. 1961), tr. 98-100. Ở tr. 98, ông viết như sau: “It is to avoid problems of this kind that there has been advanced in the past several years the doctrine of “roles and links” as a method of supplying syntactical connectives in addition to logical connectives in an indexing system. This paper is concerned with showing that whereas the use of roles can eliminate noise without loss of information, the use of links which has been proposed in the literature may eliminate noise only by eliminating useful

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 4

hợp với từ đơn đã được đúc kết lại trong Vol. 7 của bộ Tùng thư (Series) “Rutgers series on systems for the intellectual organization of information.” 6 Các kinh nghiệm thâu lượm được từ hệ thống Làm chỉ mục theo lối kết hợp với từ đơn trong thập niên 1950 này đã là nền tảng cho việc hình thành và phát triển của các hệ thống tìm tin lớn (information retrieval systems) như DIALOG, BRS (Bibliographic Retrieval Services) của các thập niên 1960 và 1970 sau đó. Lý thuyết về “nối kết và vai trò” đã bị vượt qua, người ta không còn sử dụng các từ này nữa, mà tiến đến việc sử dụng các khái niệm cụ thể hơn, thí dụ như “proximity search” [Tìm các từ gần nhau], “adjacency search,” [Tìm các từ kế bên nhau] v.v. Ngày nay tất cả các bộ máy tra cứu (Search engines) như Yahoo, Google trên mạng toàn cầu Internet cũng như các mục lục trực tuyến (OPAC) của các thư viện đều có sử dụng các khái niệm này. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong Phần II.

1.3. Liệt Kê và Phân Tích – Tổng Hợp (Enumerative and Analytico-synthetic Systems)

Riêng trong việc tổ chức các hệ thống phân loại (Classification systems) trong một thời gian khá dài, từ những thập niên cuối của thế kỷ 19 cho đến giữa thế kỷ 20, người ta vẫn sử dụng lối liệt kê (Enumerative systems). Theo lối này, tất cả mọi ký hiệu phân loại cho các chủ đề đã được phân định rõ ràng, sắp xếp theo một hệ thống đã được quy định trước, và liệt kê ra đầy đủ trong bảng phân loại đã được in ra. Đó là các Hệ thống Phân loại Thập phân Dewey (Dewey Decimal Classification – DDC), Hệ thống Phân loại Thập phân Quốc Tế (Universal Decimal Classification – UDC), Hệ thống Phân loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification – LCC), và Hệ thống Phân loại Mở rộng (Expansive Classification – EC). Những người làm công tác Phân loại chỉ có việc chọn ra ký hiệu phân loại nào thích hợp nhất cho chủ đề của tài liệu đang được phân loai. Các hệ thống phân loại theo lối liệt kê này vẫn tiếp tục được sử dụng khắp nơi trên thế giới cho đến ngày hôm nay; lý do chính là vì sự tiện lợi trong việc áp dụng chúng trong công tác phân loại. 5 (t.t.)

information. Hence, the discussion of roles will bevery brief, and the balance of this paper will be devoted to a discussion of links. = Chính là để tránh các vấn đề loại này mà trong nhiều năm qua người ta đã phát triển lý thuyết về “vai trò và nối kết” như là một phương pháp nhằm cung cấp các từ nối mang tính cú pháp thêm vào bên cạnh các từ nối lô-gích trong một hệ thống làm bảng chỉ mục. Bài viết này quan tâm đến việc cho thấy là trong khi việc sử dụng các vai trò có thể loại bỏ được nhiễu âm mà không làm mất mát thông tin thì việc sử dụng các nối kết chỉ có thể loại bỏ được nhiễu âm bằng cách loại bỏ luôn các thông tin hữu ích. Do đó, việc thảo luận về các vai trò sẽ rất ngắn, và phần còn lại của bài viết này sẽ dành cho việc thảo luận về các nối kết.” 6 Costello, John C., Jr. Coordinate indexing. New Brunswick, N.J. : Rutgers University, Graduate

School of Library Service, 1966. (Rutgers series on systems for the intellectual organization of informa-tion / edited by Susan Artandi ; v. 7). Phần thảo luận về Roles và Links được trình bày trong các trang 98-114.

5 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Năm 1933, Tiến sĩ Shiyali Ramamrita Ranganathan (người Ấn Độ, 1892-1972) cho xuất bản ấn bản đầu tiên (ấn bản cuối cùng trước khi tác giả qua đời là Ấn bản thứ 6, năm 1960) của một hệ thống phân loại mới do chính ông sáng tạo ra: đó là Hệ thống Phân loại Hai Chấm (Colon Classification – CC). Hệ thống này đã được ông thai nghén từ lúc còn theo học ngành Thư Viện Học tại trường Đại Học London của nước Anh (School of Librarianship of the University College, London), ông đã phát triển thêm và hoàn thiện trong chuyến hải trình từ Anh quốc về Ấn Độ, và được ông mang ra áp dụng để phân loại sưu tập của Đại Học Madras, nơi ông được bổ nhiệm làm Thư Viện Trưởng. Đây là hệ thống phân loại theo lối diện (Faceted classifica-tion system) đầu tiên trên thế giới. Được mang tên là Hệ thống Phân loại Hai Chấm vì sử dụng dấu Hai Chấm trong ký hiệu phân loại; tuy nhiên dấu Hai Chấm không phải là dấu duy nhất sử dụng trong hệ thống.

Tuy trên tổng thể CC cũng là một hệ thống phân loại theo lối liệt kê, nhưng CC đã giới thiệu một khái niệm hoàn toàn mới. Theo Tiến sĩ Ranganathan, một chủ đề có thể được trình bày trong một hay nhiều Diện khác nhau, nhưng không đi ra ngoài 5 loại Diện căn bản (mà ông gọi là Fundamental Categories) như sau: Personality (Chủ thể – P), Matter (Vật chất – M), Energy (Năng lượng – E), Space (Không gian – S), và Time (Thời gian – T), gọi chung là PMEST. Khi phân tích một chủ đề, phân loại viên sẽ xét xem nó được trình bày theo những Diện nào; sau đó tìm ký hiệu cho từng Diện đó, và tổng hợp lại thành ký hiệu phân loại cho chủ đề. Do đó, phương pháp tạo ra ký hiệu phân loại này đã được gọi là Phân tích – Tổng hợp. Chính đây mới là đóng góp quan trọng nhất của Tiến sĩ Ranganathan vào ngành Thư Viện Học của cả thế giới. Hiện nay Hệ thống Phân Loại LCC và nhất là DDC đã mang khá nhiều đặc tính phân tích – tổng hợp này. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về vấn đề này khi xem xét các hệ thống phân loại trong phần bên dưới.

2. Trên Bình Diện Thực Hành (Practical Organization)

2.1. Các Hệ Thống Phân Loại (Classification Systems)

2.1.1. Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Decimal Classification - DDC)

Hệ thống DDC được ông Melvil Dewey (1851-1931), nhà thư viện học nổi tiếng của Hoa Kỳ trong thế kỷ 19, xuất bản lần đầu vào năm 1876, chỉ có 44 trang mà thôi.7 Bản quyền hiện nay do OCLC (Online Computer Library Center) nắm giữ. Ấn bản mới nhất là ấn bản thứ 22, xuất bản vào năm 2003, gồm tất cả 4 quyển, tổng cộng trên 4000 trang. Bên cạnh ấn bản toàn văn này (Unabridged edition), còn có ấn bản rút gắn (Abridged edition) dành cho các thư viện nhỏ (có sưu tập khoảng 20.000 cuốn) sử dụng. Ấn bản rút ngắn mới nhất là ấn bản 14, xuất bản năm 2004. DDC đã được dịch từ Anh ngữ

7 Husain, Shabahat. Dewey Decimal Classification : a complete survey of twenty two editions. Delhi : B.R. Publishing, 2004. Ở tr. 6, tác giả viết như sau: “The first edition of DC published in 1876, consisted of only 44 pages, of which twelve pages were devoted to introduction, twelve pages as table or schedule and eighteen pages of index = Ấn bản đầu tiên của DC xuất bản năm 1876, chỉ gồm có 44 trang, trong đó mười hai trang dành cho dẫn nhập, mười hai trang là bảng phân loại và mười tám trang là bảng chỉ mục.”

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 6

Melvil Dewey, (1851-1931) (Hình Inernet)

sang 35 ngôn ngữ khác nhau (trong đó có tiếng Việt) và được sử dụng tại 135 quốc gia trên thế giới.8 Đây là hệ thống phân loại nổi tiếng nhất trong loại “Liệt Kê,” và sử dụng từ vựng có kiểm soát. Hiện nay, DDC còn có thể được truy dụng bằng cả đĩa CD và trên mạng Web. Toàn bộ cấu trúc của DDC được thực hiện bằng số Á- Rập như sau:

Bảng Tóm lược Thứ nhất (First summary) gồm 10 Môn loại/[Lớp] chính (Main Classes):

000 Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát 100 Triết học & Tâm lý học 200 Tôn giáo 300 Khoa học xã hội 400 Ngôn ngữ 500 Khoa học 600 Công nghệ 700 Nghệ thuật & vui chơi, giải trí 800 Văn học 900 Lịch sử & địa lý

8 Introduction to Dewey Decimal Classification, truy cập trực tuyến miễn phí tại URLsau đây:

http://www.oclc.org/dewey/versions/ddc22print/intro.pdf . Bản dịch tiếng Việt có thể truy cập tại URL Bản dịch tiếng Việt có thể truy cập tại URL này: http://www.leaf-vn.org/ddc21expandUVN.htm

Bảng Tóm lược Thứ nhì (Second summary), gồm 100 Phân mục/[Phân lớp] (Divisions), với mỗi Môn loại/[Lớp] chính được chia thành 10 Phân mục/[Phân lớp].

Bảng Tóm lược Thứ ba (Third summary), gồm 1000 Phân đoạn

(Sections), với mỗi Phân mục/[Phân lớp] được chia thành 10 Phân đoạn. Các Phân đoạn lại sẽ được chia thành 10 theo các chủ đề cụ thể với một dấu chấm thập phân. Việc phân chia theo lối thập phân như thế, trên lý thuyết, có thể thực hiện đến vô tận. Lấy một thí dụ để minh họa:

500 Khoa học tự nhiên và toán học

510 Toán học 516 Hình học 516.2 Hình học Euclide 516.22 Hình học phẳng 516.23 Hình học không gian

7 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Ngoài các ký hiệu phân loại đã được định sẵn trước và liệt kê ra đầy đủ trong Bảng chính (Schedules), DDC còn có thêm bảy Bảng phụ (Tables) như sau:

Bảng 1: Tiểu phân mục chung

Bảng 2: Các khu vực địa lý, và con người Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ Bảng 5: Các nhóm chủng tộc Bảng 6: Dùng để cấu tạo ký hiệu cho các Phân mục/[Phân lớp] 490 và 890 Bảng 7: Các nhóm người

Với ấn bản thứ 22, DDC đã hủy bỏ Bảng 7, chỉ còn lại 6 Bảng phụ. Đối với ấn

bản rút gắn mới nhất thứ 14, DDC thu gọn lại còn 4 Bảng phụ mà thôi, như sau: Bảng 1: Tiểu phân mục chung Bảng 2: Các khu vực địa lý, và con người

Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học cụ thể Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ Các ký hiệu trong các Bảng phụ này có thể được kết hợp, theo hướng dẫn

trong Bảng chính, với các ký hiệu trong Bảng chính để tạo thành ký hiệu phân loại cho các chủ đề cụ thể và chi tiết hơn. Điều này cho thấy DDC không còn đơn thuần mang tính “Liệt Kê” nữa mà đã phần nào mang tính “Phân tích - Tổng hợp.” Lấy một thí du:

345 Luật hình sự 345.3-.9 Của các quốc gia Thêm vào chỉ số cơ bản 345 ký hiệu 3-9 từ Bảng 2, vd, luật Hình sự của Hoa Kỳ là 345.73 Vậy sử dụng ký hiệu 597 dành cho Việt Nam ở Bảng 2, ta sẽ có ký hiệu sau đây cho Luật hình sự Việt Nam: 345.597

Còn một cách kết hợp ký hiệu phân loại nữa: đó là các ghi chú về phạm vi

(scope notes) và các hướng dẫn cụ thể được đưa vào khắp nơi trong Bảng chính. Lấy một thí dụ:

495.922 Tiếng Việt .9227 Các biến thể về địa lý và lịch sử, các biến thể phi địa lý hiện đại Chỉ số được tạo lập theo chỉ dẫn dưới 420 - 490

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 8

Một đặc điểm đáng lưu ý nữa của DDC là Bảng chỉ mục quan hệ (Relative In-dex). Theo ông Dewey đây mới đúng thật là đóng góp của ông.9 Vì DDC sắp xếp các ký hiệu phân loại theo môn loại và ngành học nên một chủ đề có thể xếp vào nhiều chỗ trong Bảng chính tùy theo khía cạnh của đề tài. Bảng chỉ mục quan hệ sẽ giúp người sử dụng tìm thấy được tất cả các ký hiệu phân loại cho chủ đề đó rải rác khắp nơi trong Bảng chính. Lấy một thí dụ để minh họa:

Công viên dịch vụ xã hội 363.6 hành chính công 353.7 kiến trúc cảnh quan 712 kinh tế học đất đai 333.78 luật pháp 346.04 quy hoạch vùng 711 2.1.2. Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ

(Library of Congress Classification – LCC)

Vào năm 1899, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress; từ đây sẽ gọi tắt là LC), dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Herbert Putnam (1861-1955), tân Thư Viện Trưởng (1899-1939), bắt đầu áp dụng một hệ thống phân loại mới, dựa một phần trên hệ thống Expansive Classification (EC) của ông Charles Ammi Cutter (1837-1903 ).

9 Wynar, Bohdan S. Introduction to cataloging and classification. 8th ed. / Arlene G. Taylor. Engle-

wood, Colo. : Libraries Unlimited, 1992. Ở tr. 328, tác giả viết như sau: “What Dewey did claim as origi-nal, and with some justification, was his “Relative Index,” compiled as a key to the “diverse material” in-cluded in his tables = Cái mà Dewey thật sự cho là nguyên thủy, và có thể bào chữa được, là việc biên soạn bảng “Chỉ mục quan hệ” như là chìa khóa để tìm đến các “tài liệu đa dạng” bao gồm trong các bảng [phân loại] của ông.”

Charles Ammi Cutter (1837-1903) (Hình Inernet)

Trong thời gian từ 1899 đến năm 1920 lần lượt các bảng phân loại cho từng bộ môn được ấn hành. Hệ thống phân loại này mang tên là Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress Classification; từ đây sẽ gọi tắt là LCC). LCC hiện nay được phần lớn các thư viện đại học và khảo cứu (academic and research li-braries) tại Hoa Kỳ và một số quốc gia sử dụng. Giống như DDC, LCC cũng là một hệ thống phân loại mang tính Liệt kê, và dùng từ vựng có kiểm soát. Nhưng trái hẳn với DDC dựa trên một hệ thống thuần túy lý thuyết, LCC đã được nhân viên của LC sắp xếp và phát triển dựa trên chính bộ sưu tập tài liệu của LC lúc đó đã lên đến một triệu cuốn. Về mặt ký hiệu, LCC sử dụng cả mẫu tự (chữ cái) La Tinh (đôi khi cả 3 mẫu tự)

9 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 10

và số Á Rập nên sự phân chia các môn loại được rộng rãi hơn DDC rất nhiều. Toàn bộ hệ thống của LCC như sau:

A Tác phẩm tổng quát B-BJ Triết học BL-BX Tôn giáo C-F Lịch sử C Các ngành phụ thuộc D Lịch sử Thế giới và Cựu Thế Giới E-F Lịch sử Châu Mỹ G Địa lý. Nhân chủng học. Phong tục, v.v. H-L Khoa học xã hội H Tổng quát HA Thống kê học HB-HJ Kinh tế học HM-HX Xã hội học J Chính trị học K Luật (Tổng quát) KD Luật của Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan (Ireland) KE Luật của Canada KF Luật của Hoa Kỳ

KPV Luật của Việt Nam L Giáo Dục

M Âm nhạc N Nghệ thuật P Ngôn ngữ và Văn học P-PA Ngôn ngữ học. Các Ngôn ngữ và Văn học cổ điển.

PA Phụ lục Văn học Byzantine và Hy Lạp hiện đại. Văn học La tinh Trung cổ và Hiện đại PB-PH Ngôn ngữ Châu Âu hiện đại PG Văn học Nga PJ-PM Ngôn ngữ và Văn học Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương. Ngôn ngữ thổ dân Châu Mỹ. Ngôn ngữ nhân tạo

P-PM Phụ lục Bảng chỉ mục cho các Ngôn ngữ và Thổ ngữ PN, PR, PS, PZ

Văn học tổng quát. Văn học Anh và Văn học Mỹ. Tiểu thuyết Anh ngữ. Văn học thiếu nhi

PQ Phần 1 Văn học Pháp PQ Phần 2 Văn học Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha PT Phần 1 Văn học Đức PT Phần 2 Văn học Hòa Lan và Bắc Âu

Q Khoa học tổng quát QA Toán học QB-QE Các khoa học vật lý QB Thiên văn học QC Vật lý học QD Hóa học QE Địa chất học QH-QR Các khoa sinh vật học QH Lịch sử tự nhiên. Sinh vật học tổng quát. Tế bào học QK Thực vật học QL Động vật học QM Cơ thể học con người QP Sinh lý học QR Vi trùng học. Vi sinh học R Y khoa S Nông nghiệp T Công nghệ U Khoa học quân sự V Khoa học hải quân Z Thư tịch học và Thư viện học Bảng phân loại của từng bộ môn chính và phụ đã được xuất bản riêng, tổng

cộng trên 10.000 trang.10 Theo thông tin trên Internet của LC tại URL sau đây: http://www.loc.gov/cds/classif.html thì hiện nay toàn bộ LCC gồm tất cả 42 quyển. Tuy được soạn thảo và xuất bản riêng biệt, tất cả các bảng phân loại này đều mang những đặc tính chung thống nhất về bố cục của bảng phân loại, về cách phân chia trong bảng, về ký hiệu và về các bảng phụ.

Về bố cục, tất cả các bảng phân loại cho từng môn loại đều theo một dàn bài

như sau: Ghi chú mở đầu (prefatory note): trình bày lịch sử phát triển của bảng

phân loại cũng như nói rõ về phạm vi của bảng phân loại Bảng tóm tắt (synopsis) gồm một danh sách các môn loại phụ với ký

hiệu gồm 2 mẫu tự Bảng tóm lược (outline) với nhiều chi tiết hơn Bảng tóm tắt Bảng phân loại (schedule) Các Bảng phụ (tables), nếu có Bảng chỉ mục (index) thật chi tiết Các trang phụ đính (supplementary pages) ghi lại các thay đổi, thêm

bớt trong Bảng phân loại

10 Immroth, John Phillip. Immroth’s Guide to the Library of Congress Classification. 3rd ed. / by Lois

Mai Chan. Littleton, Colo. : Libraries Unlimited, 1980. Ở tr. 41, tác giả ghi như sau: “The schedules for L.C. Classification published so far comprise 34 individual volumes for the main classes and subclasses. A full set of schedules contains over 10,000 pages. = Các bảng phân loại của LC được xuất bản cho đến nay gồm 34 quyển cho các môn loại chính và phụ. Một bộ đầy đủ chứa trên 10.000 trang.” .

11 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Lấy một thí dụ từ Bảng Q (Khoa học) để minh họa: Bảng Tóm tắt (Synopsis) Q Khoa học (Tổng quát) QA Toán học QB Thiên văn học QC Vật lý học QD Hóa học QE Địa chất học QH Lịch sử tự nhiên (Tổng quát). Sinh học (Tổng quát) QK Thực vật học QL Động vật học QM Cơ thể học con người QP Sinh lý học QR Vi sinh học

Bảng Tóm lược (Outline) (Một phần nhỏ của Bảng Q thôi) Q Khoa học 1-295 Tổng quát 300-380 Điều khiển học 350-380 Lý thuyết tin học

QA Toán học

1-99 Tổng quát 76-76.8 Máy tính. Khoa học máy tính 101-141.8 Số học

150-271 Đại số học 273-280 Xác xuất. Thống kê toán học 300-455 Phân tích 440-699 Hình học. Lượng giác. Địa hình học 801-939 Cơ học phân tích

QB Thiên văn học

1-139 Tổng quát 145-237 Thiên văn học thực hành và Thiên văn học hình

Cầu 275-343 Trắc địa học 351-421 Thiên văn học lý thuyết và Cơ học thiên thể 500-903 Thiên văn học mô tả

981-991 Vũ trụ học

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 12

Bảng Phân Loại (Schedule) (Phần mở đầu của Bảng Q thôi)

Q Khoa học (Tổng quát) Về Khoa học ứng dụng và công nghệ, xem T Tạp chí định kỳ. Theo ngôn ngữ xuất bản 1. A1A-Z Đa ngữ . A3Z Anh ngữ 2 Pháp ngữ 3 Đức ngữ 4 Các ngôn ngữ khác (không A-Z) 9 Niên giám

Tác phẩm tập hợp (không liên tục), xem Q111-113

Hội đoàn Bao gồm cả tác phẩm về hội đoàn, các ấn phẩm liên tục của hội đoàn

10 Quốc tế Châu Mỹ

11 Hoa Kỳ 21 Canada 22 Châu Mỹ La Tinh 23 Mexico 25 Trung Mỹ 29 Tây Ấn 33 Nam Mỹ

Châu Âu 41 Anh quốc 42 Cộng Hòa Tiệp Khắc

Nói chung, các Bảng Phân loại đều theo một cách phân chia giống nhau gồm 7 điểm, thường được gọi là “Bảy điểm của Martel,” như sau:

1) Các Phân mục hình thức tổng quát (General form divisions): Ấn phẩm định kỳ, Hội Đoàn, Sưu tập, Tự điển, v.v.

2) Lý thuyết, triết lý 3) Lịch sử 4) Các tác phẩm tổng quát, các khảo luận 5) Luật lệ, quy tắc, quan hệ giữa các nước (sau này, khi Bảng Phân loại

K cho Luật ra đời, các đề tài có liên quan đến luật pháp được chuyển về Bảng K)

6) Học tập và giảng dạy 7) Các chủ đề, và các tiểu phân mục của các chủ đề đi từ tổng quát đến

chuyên biệt

13 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Bảng phụ (Table)

LCC sử dụng rất nhiều Bảng phụ để giảm bớt sự lập đi lập lại trong các Bảng phân loại (Giảm bớt đi tính Liệt kê). Nói chung có hai loại Bảng phụ:11

1) Bảng phụ có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều Bảng Phân loại; trong loại này có thể kể các Bảng phụ sau đây:

Bảng Địa lý bằng số Cutter (Geographic table based on Cutter numbers)

Bảng Tiểu sử (Biography table) Bảng Dịch phẩm (Translation table)

2) Bảng phụ chỉ được áp dụng một cách giới hạn; trong loại này có hai tiểu loại: Bảng phụ được áp dụng cho toàn bộ một môn loại chính hay

các môn loại phụ, thí dụ như: Bảng Tác giả (Author table, trong Bảng P cho Ngôn ngữ và Văn học), Bảng Hình thức (Form ta-ble, trong Bảng K, Luật), và Bảng Địa lý (Geographic table, trong Bảng H, Khoa học xã hội, và Bảng S, Canh nông)

Bảng phụ ngay bên trong Bảng phân loại (Table for internal subarrangement)

Ký hiệu phân loại (Notation)

Về ký hiệu phân loại, LCC sử dụng hình thức hỗn hợp vừa mẫu tự (chữ cái) vừa số Á Rập; hai loại ký hiệu sau đây được sử dụng nhiều nhất:

1) Loại thứ nhất:

Số phân loại (Class number): một, hai hay ba mẫu tự viết hoa nguyên số từ 1 đến 9999 có thể có số thập phân

Số sách (Item number): số Cutter dựa trên Tiểu dẫn chính/dẫn mục chính (Main

entry) năm xuất bản

11 Chan, Lois Mai. A Guide to the Library of Congress Classification. 5th ed. Englewood, Colo. : Li-braries Unlimited, 1999. Ở tr. 91, tác giả ghi như sau: “The Library of Congress (LC) Classification makes heavy use of tables, which provide a way to represent the sorts of subject subdivision that occur over and over in the schedules. The use of such tables is an economical way of achieving specificity in class numbers without inflating the size of individual schedules = Hệ thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều Bảng phụ; các bảng này cung cấp một cách giải quyết đối với việc lập đi lập lại về cách phân chia các chủ đề trong các Bảng Phân loại. Việc sử dụng các Bảng phụ như thế là cách tiện lợi vì có thể giúp thực hiện được tính cụ thể cho các ký hiệu mà không làm cho các Bảng Phân loại trở nên quá dài dòng.”

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 14

nhất

Thí dụ: DC

729 .T76 1996 Cho tác phẩm “City on the Seine : Paris in the time of Richelieu and Louis XIV,” của tác giả Andrew Trout, xuất bản năm 1996 DC: Lich sử Pháp 729: Paris trong các thế kỷ 17 và 18 T76: Số Cutter cho tên tác giả Trout được dùng làm Tiểu dẫn chính/dẫn mục chính trong biểu ghi 1996: Năm xuất bản của tác phẩm

2) Loại thứ nhì:

Số phân loại (Class number): một, hai, hay ba mẫu tự viết hoa nguyên số từ 1 đến 9999 có thể có số thập phân số Cutter thứ nhất, dựa trên khía cạnh của chủ đề

(đề tài, nơi chốn, hay hình thức) Số sách (Item number):

số Cutter thứ nhì, dựa trên Tiểu dẫn chính/dẫn mục chính

năm xuất bản

Thí dụ: N 6530 .L8 G47 1996

Cho tác phẩm “Complementary visions of Louisiana art,” của tác giả Wil-liam Gerdts, xuất bản năm 1996.

N: Nghệ thuật 6530: Tại Hoa Kỳ .L8 Số Cutter thứ nhất cho tiểu bang Louisiana G47 Số Cutter thứ nhì cho tác giả Gerdts 1996 Năm xuất bản

15 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

2.1.3. Hệ Thống Phân Loại Hai Chấm (Colon Classification – CC) Đây là hệ thống phân loại đầu tiên theo lối diện và mang tính phân tích -

tổng hợp. Hệ thống phân loại này (CC) chỉ được sử dụng tại Ấn Độ, trong các thư viện đại học của 10 tỉnh bang của Liên Bang Ấn Độ, trong tất cả thư viện công cộng và cao đẳng của 2 tỉnh bang Madras và Maharashtra, và một số thư viện công cộng tại một số tỉnh bang khác.12

Tiến sĩ Shiyali Ramamrita Ranganathan (1892-1972)

(Hình Inernet)

Cũng giống như LC, CC sử dụng các mẫu tự cho các Môn loại chính như sau:

z Tác phẩm tổng quát [chữ z thường]

1 Kiến thức nhân loại 2 Thư viện học 3 Môn học về sách 4 Báo chí học B Tóan học C Vật lý D Kỹ sư E Hóa học F Công nghệ G Sinh học H Địa chất học I Thực vật học J Canh nông K Động vật học L Y khoa M Thủ công Δ (Delta) Huyền bí học [ký hiệu chữ Hy Lạp] N Mỹ thuật O Văn học P Ngôn ngữ học R Tôn giáo S Tâm lý học T Giáo dục U Địa lý

12 Ranganathan, S.R. The Colon Classification. New Brunswick, N.J. : Graduate School of Library Ser-vice, Rutgers University, 1965. (Rutgers series on systems for the intellectual organization of informa-tion ; v. 4). Ở tr. 23, tác giả ghi như sau: “The Colon Classification is in use in the universities of ten Constituent States of India. Almost all the public libraries and the college libraries in the States of Ma-dras and Maharashtra use it. It is also in use in some public libraries in other states. = Hệ Thống Phân Loại Hai Chấm được sử dụng tại các đại học của 10 Tỉnh Bang của Ấn Độ. Gần như tất cả các thư viện công cộng và cao đẳng tại các tỉnh bang Madras và Maharashtra sử dụng nó. Nó cũng được sử dụng tại một số thư viện công cộng tại các tỉnh bang khác.”

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 16

V Lịch sử W Chính trị học X Kinh tế học Y Xã hội học Z Luật [chữ Z hoa]

Khi tạo ra ký hiệu phân loại cho một tài liệu, phân loại viên phải thực hiện các bước như sau:

quyết định xem Chủ đề nằm trong Môn Loại chính nào. định cái Diện chính của Chủ đề phân tích các Diện của chủ đề theo công thức PMEST cho các Diện

Personality (Chủ thể; Diện này là đặc tính căn bản và nổi bật nhất của Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu phẩy (,)) Matter (Vật chất; Diện này chỉ vật liệu làm nên Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu chấm phẩy (;)) Energy (Năng lượng; Diện này chỉ các hành động xảy ra liên

quan đến Chủ đề; dấu nối sẽ là dấu hai chấm (:)) Space (Không gian; Diện này chỉ nơi chốn hiện diện của Chủ

đề; dấu nối sẽ là dấu chấm (.)) Time (Thời gian; Diện này chỉ thời gian xảy ra của Chủ đề; dấu

nối sẽ là dấu trích câu đơn(‘) tìm ký hiệu cho từng Diện tổng hợp các ký hiệu lại theo đúng công thức PMEST, với các dấu

nối cần thiết Không bắt buộc mỗi Chủ đề phải có đầy đủ tất cả các Diện MEST; nhưng ngược

lại, một Chủ đề có thể có một số Diện có thể được lập lại. Lấy một thí dụ để minh họa: Với chủ đề: “Quản lý giáo dục tiểu học tại Anh Quốc trong thập niên 1950,”

ký hiệu phân loại sẽ như sau:13 Môn loại chính: Giáo dục, ký hiệu T P: Tiểu học, ký hiệu 15 M: Không có E: Quản lý, ký hiệu 8 S: Anh Quốc ký hiệu 56 T: Thập niên 1950, ký hiệu N5

Tổng hợp các ký hiệu lại theo công thức PMEST ta có ký hiệu như sau:

T,15:8.56‘N5

13 “A Tribute to S. R. Ranganathan, the Father of Indian library science. Part 2: Contribution to Indian and international library science,” trong Essays of an information scientist, v. 7(1984), tr. 49. Bài viết có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://www.garfield.library.upenn.edu/essays/v7p045y1984.pdf

17 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

CC là hệ thống phân loại duy nhứt có thể tạo ra được ký hiệu phân loại chính xác đến mức như vậy.

2.2. Các Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề (Subject Headings Systems)

2.2.1. Hệ Thống TĐCĐ của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Headings – LCSH)

Hệ thống LCSH là hệ thống TĐCĐ lớn nhất hiện nay trên thế giới. LCSH được

xuất bản trên giấy nhưng cũng có thể truy cập trực tuyến (online access) trên Mạng Classification Web của LC. Về tài liệu in thì ấn bản mới nhứt của LCSH là ấn bản thứ 31 (2008-2009), gồm tất cả 6 quyển.14 LCSH là hệ thống tiêu biểu nhất cho các hệ thống tổ chức thông tin mang tính “kiểm soát, tiền hợp và liệt kê.”

Cũng giống như LCC, LCSH đã được tạo ra dựa trên bộ sưu tập của LC nên

mang rất nhiều tính thực tiễn, dựa trên 4 nguyên tắc chỉ đạo sau đây:

-

LCSH ấn bản thứ 31 (2008-2009) (Hình Phạm Lệ-Hương)

Nguyên tắc dựa trên sự phát triển của sưu tập (Literary warrant): TĐCĐ được tạo ra hoàn toàn dựa trên sự hiện hữu của tài liệu trong sưu tập của LC

Nguyên tắc dựa trên sự sử dụng của độc

giả (User and usage): xem độc giả là tiêu điểm của công tác biên mục, có nghĩa là TĐCĐ được chọn phải phù hợp với suy nghĩ và thói quen của độc giả

Nguyên tắc về tiêu đề đồng nhất (Uniform

heading): mỗi một Chủ đề chỉ được trình bày bằng một TĐCĐ mà thôi; những từ không được chọn làm TĐCĐ (từ đồng nghĩa, từ bình dân và từ khoa học, từ cổ và từ hiện đại, v.v.) sẽ được làm tham chiếu về TĐCĐ đã được chọn (từ vựng kiểm soát)

Nguyên tắc vể tiêu đề duy nhất (Unique

heading): mỗi TĐCĐ chỉ dùng để trình bày một ý niệm hay một từ mà thôi; các từ đồng âm dị nghĩa phải có ghi chú về nghĩa trong ngoặc đơn

14 Lâm, Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương. Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Great Falls, Va. : LEAF-VN, 2009. Tài liệu nầy có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 18

Toàn bộ hệ thống tham chiếu của LCSH có thể được minh họa như sau:

Thí dụ: Persian Gulf War, 1991 [Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, 1991] UF Desert Storm, Operation, 1991 [Chiến dịch Bão Sa Mạc, 1991]

Gulf War, 1991 [Chiến tranh vùng Vịnh, 1991] Operation Desert Storm, 1991 [Chiến dịch Bão Sa Mạc, 1991] War in the Gulf, 1991 [Chiến tranh trong vùng Vịnh, 1991]

RT Iraq-Kuwait Crisis, 1990-1991 [Khủng hoảng Irac-Kuwait, 1990-1991] BT Iraq—History—1958– [Irac — Lịch sử — 1958- ] Persian Gulf Region—History [Vùng Vịnh Ba Tư — Lịch sử] United States—History, Military—20th century [Hoa Kỳ -- Lịch sử quân sự — Thế kỷ 20] Về phương diện hình thức, LCSH sử dụng 3 loại Tiêu đề chính:

Tiêu đề chỉ đề tài (Topical headings) Tiêu đề chỉ hình thức (Form headings) Tiêu đề chỉ tên (Name headings)

Từ Rộng Hơn (Broader Term)

BT

Từ Không Chọn (Term NOT Selected)

USE

Tiêu Đề Chủ Đề (Subject Heading)

UF = Used For

Từ Có Liên Quan (Related Term)

RT

Từ Hẹp Hơn (Narrower Term)

NT

19 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Tiêu đề chỉ đề tài chiếm tuyệt đại đa số trong LCSH và có nhiều cấu trúc khác nhau:

Tiêu đề từ đơn: thí dụ, Catalogs [Mục lục] Tiêu đề cụm từ: thí dụ, Space flights [Chuyến bay không gian],

Boards of trade [Hội đồng mậu dịch] Tiêu đề chỉ nhiều khái niệm: thí dụ, Education and state [Giáo dục

và nhà nước], Care of sick animals [Săn sóc động vật ốm] Tiêu đề đảo ngược: thí dụ, Chemistry, Organic [Hóa học hữu cơ],

Education, Elementary [Giáo dục tiểu học] Tiêu đề chỉ hình thức gần như là một biệt lệ và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong

LCSH, và được sử dụng để mô tả hình thức thư tịch thay vì nội dung của tác phẩm, thí dụ, Encyclopedias and dictionaries [Từ điển bách khoa và Từ điển], hoặc để chỉ thể loại văn chương hay nghệ thuật, thí dụ, Painting, Chinese [Tranh, Trung Hoa], Short stories [Truyện ngắn].

Về Tiêu đề chỉ tên thì có 2 điều cần ghi nhớ: 1) Trừ một vài trường hợp đặc

biệt, loại Tiêu đề này KHÔNG được in ra trong LCSH; đa số là do chính biên mục viên phải tự tạo ra; 2) Khi tạo ra tiêu đề loại này, biên mục viên phải theo đúng Chuẩn An-glo-American Cataloging Rules (AACR2). Loại Tiêu đề này được dùng để chỉ tên người, tên hội đoàn, và địa danh, thí dụ:

Tên người: Nguyễn, Du, 1765-1820 Tên hội đoàn: Viện sử học (Vietnam) Địa danh: Great Britain [Anh Quốc]

Ngoài ra, LCSH còn sử dụng một hệ thống Tiểu phân mục (Subdivisions, viết

tắt là TPM) rất đầy đủ để có thể diễn tả được tất cả các khía cạnh của chủ đề; có tất cả 4 loại TPM như sau:

TPM đề tài (topical subdivisions), thí dụ:

France – Foreign relations [Pháp quốc -- Ngoại giao] TPM địa lý (geographical subdivisions), thí dụ:

Music – Germany [Âm nhạc -- Đức quốc] (trực tiếp) Music – Austria – Vienna [Âm nhạc – Áo quốc – Vienna] (gián tiếp)

TPM thời gian (chronological subdivisions), thí dụ: Vietnam – History – 1858-1945 [Việt Nam -- Lịch sử -- 1858-1945]

TPM hình thức (form subdivisions), thí dụ: Cosmology – Encyclopedias [Vũ trụ học -- Từ điển bách khoa]

Khi phải dùng nhiều loại TPM trong cùng một TĐCĐ chính thì LCSH có chủ trương áp dụng một trong hai thứ tự sau đây cho các TPM:

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 20

Khi TĐCĐ chính là một TĐ chỉ địa danh thì thứ tự của các TPM sẽ như sau:

Địa danh – TPM đề tài – TPM thời gian – TPM hình thức

Great Britain – Civilization – 17th century—Sources [Anh quốc – Văn minh -- Thế kỷ 17 -- Nguồn liệu]

Khi TĐCĐ chính là một TĐ chỉ đề tài thì thứ tự của các TPM sẽ như sau:

Đề tài – TPM địa lý – TPM đề tài – TPM thời gian – TPM hình thức Nobility – Great Britain – History – 16th century – Sources [Giới quý tộc – Anh quốc -- Lịch sử -- Thế kỷ 16 -- Nguồn liệu]

Ngoài ra, từ năm 1974, LCSH còn tạo ra một số TPM có thể được áp dụng rộng rãi gọi là TPM phù động tự do (TPMPĐTD -- free-floating subdivisions), trong đó có 2 loại sau đây là quan trọng nhất:

TPMPĐTD dùng cho một số tiêu đề đặc thù (Free-floating subdivi-sions under specific types of headings): thí dụ theo tiêu đề tên người, tên các hạng người và các nhóm chủng tộc, và theo tiêu đề địa danh

TPMPĐTD theo tiêu đề mẫu (Free-floating subdivisions controlled by pattern headings): thí dụ theo Tôn giáo, Nghệ thuật, Khoa học và Công nghệ, v.v.

(Đề nghị đọc thêm chi tiết về LCSH trong Tài liệu huấn luyện về LCSH, Hệ

Thống Tiêu Đề Chủ Đề Của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, tr. 4-27, dưới dạng đĩa CD đã phân phối tại các Khóa Huấn Luyện của LEAF-VN vào tháng 11 và 12 năm 2009 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hoặc truy cập trực tuyến tại địa chỉ Internet của Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam (The Library & Education Assistance Foundation for Vietnam – LEAF-VN) sau đây: http://www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html)

2.2.2. Các Hệ Thống TĐCĐ Khác (Sears, Canadian Subject Head-ings, RVM, RAMEAU và MeSH)

Ngoài LCSH còn có một số hệ thống TĐCĐ khác cũng được áp dụng rộng rãi

tại Bắc Mỹ. Tất cả đều được cấu tạo theo những nguyên tắc căn bản của LCSH, và đều nhỏ hơn LCSH rất nhiều. Đó là các bảng Sears, Canadian Subject Headings (TĐCĐ Canada), Répertoire de vedettes-matière (Bảng TĐCĐ -- RVM), RAMEAU (Répertoire d’autorité-matière encyclopédique et alphabétique unifié) và Medical Subject Headings (Bảng TĐCĐ Y Khoa -- MeSH).

2.2.2.1. Bảng TĐCĐ Sears: Khác với LCSH thường được sử dụng trong các thư viện đại học và cao đẳng,

21 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Sears List of Subject headings, 19th ed. 2007 (Hinh trích từ website Barnes&Noble)

Bảng Sears được sử dụng trong các thư viện trường học và công cộng. Ấn bản đầu tiên của Bảng Sears xuất hiện vào năm 1923.15 Ấn bản mới nhất đang được sử dụng hiện nay là ấn bản thứ 19, xuất bản năm 2007 (ấn bản 20 sẽ phát hành vào tháng 7-2010).

Bảng Sears dựa vào 2 nguyên tắc sau đây:

Nguyên Tắc về Tiêu Đề Duy Nhất (Unique Head-ing) của LCSH: dùng một TĐCĐ, và một mà thôi, cho tất cả tài liệu về một đề tài; tất cả những từ không được sử dụng sẽ có tham chiếu về TĐCĐ đã chọn

Nguyên Tắc về Tiêu Đề Đặc Thù (Specific Head-

ing): sử dụng TĐCĐ chính xác cho đề tài chứ không dùng một TĐCĐ rộng hơn; thật ra đây chỉ là một hệ luận của Nguyên Tắc Về Tiêu Đề Đồng Nhất (Uniform Heading) của LC mà thôi.

Bảng Sears cũng dùng 4 loại Tiểu phân mục (TPM) giống như LC: TPM đề tài, TPM hình thức, TPM địa lý, và TPM thời gian.

Một đặc điểm của Bảng Sears là có kèm theo mỗi TĐCĐ ký hiệu phân loại của

DDC. Với ấn bản 19, ký hiệu phân loại này được lấy ra từ ấn bản 14 của DDC rút ngắn vì đó là hệ thống phân loại thường được sử dụng trong các thư viện trường học và công cộng.

Nói chung, Bảng Sears đơn giản hơn LCSH rất nhiều. Lấy một thí dụ để minh

họa sự khác biệt lớn lao giữa Bảng Sears và LCSH BẢNG TĐCĐ SEARS Colloids 541 [Chất keo]

BT Physical chemistry [Hóa lý] (Trích dẫn: Sears List of Subject Headings / Editor: Joseph Miller ; associate editor: Barbara A. Bristow. 19th ed. New York : H. W. Wilson, 2007.)

15 Wynar, sđd, tr. 437. “Minnie Earl Sears prepared the first edition of this work in response to demands for a list of subject headings that was more suitable to the needs of the small library than the A.L.A. and the Library of Congress lists. Published in 1923, the List of Subject Headings for Small Libraries was based on the headings used by nine small libraries that were known to be well cataloged = Minnie Earl Sears đã soạn thảo ấn bản đầu tiên của tác phẩm này để đáp ứng với những yêu cầu về một bảng tiêu đề chủ đề thích hợp với nhu cầu của một thư viên nhỏ hơn là các bảng của A.L.A. [viết tắt cho chữ American Library Association, tức Hội Thư Viện Hoa Kỳ] và bảng của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Xuất bản năm 1923, Bảng Tiêu Đề Chủ Đề Cho Các Thư Viện Nhỏ đã dựa trên các tiêu đề chủ đề được dùng trong chín thư viện nhỏ có tiếng là được biên mục tốt.”

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 22

BẢNG TĐCĐ LCSH Colloids [Chất keo]

[QD 549 (Chemistry = Hóa học)] [QP 525 (Physiology = Sinh học)]

UF [Use For = Dùng cho] Dispersoids [Chất keo phân tán ] Gels [Chất sệt] Hydrogels [Chất sệt khuếch tán trong nước] Sols [Chất sệt ở thể lỏng] RT [Related term = Từ liên quan] Micelles [Mi-xen] Particles [Hạt] Rheology [Lưu biến học ] BT [Broader term = Từ rộng hơn] Amorphous substances [Các chất vô định hình] Chemistry, Physical and theoretical [Hóa học, Vật lý và lý thuyết] Diffusion [Khuếch tán] Matter – Properties [Vật chất – Tính chất] Solution (Chemistry) [Dung dịch (Hóa học)] Surface chemistry [Hóa học mặt phẳng] NT [Narrower term = Từ hẹp hơn] Aerogels [Chất sệt ở thể khí] Aerosols [Chất sệt ở thể khí] Azeotropes [Hỗn hợp đồng sôi] Biocolloids [Chất keo sinh học] Colloidal crystals [Tinh thể keo] Colloidal gold [Vàng keo] Colloidal silver [Bạc keo] Dialysis [Sự thẩm tách] Foam [Bọt] Gelation [Đặc lại] Ground water – Colloid content [Nước ngầm -- Chất keo] Hydrocolloids [Chất keo nước] Metallic soaps [Xà phòng kim loại] Nanofluids [Tinh thể nano lỏng] Polymer colloids [Chất keo pô-ly-me] Sephadex [Sephadex] Silica gels [Chất keo si-lic] Soil colloids [Chất keo trong đất] Thixotropy [Hiện tượng súc biến tan] Xerogels [Chất keo khô]

(Trích dẫn: từ Trang Web của Classification web của LC tại URL sau đây: http://www.classificationweb.net)

23 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

2.2.2.2. Bảng TĐCĐ Canada, và Bảng TĐCĐ RVM:

Bảng TĐCĐ Canada (Canadian Subject Headings) (sau đây sẽ gọi tắt là CSH) cung cấp TĐCĐ bằng tiếng Anh cho những chủ đề về chính trị, lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội có liên hệ đến Canada. Nó hoàn toàn tương hợp (compatible) với LCSH.

Hiện CSH bao gồm khoảng 6000 TĐCĐ chuẩn, do cơ quan liên bang Library

and Archives Canada [Thư Viện và Văn Khố Canada] xây dựng, bảo quản và phát triển, và có thể được truy cập miễn phí tại URL sau đây: http://www.collectionscanada.gc.ca/csh/index-e.html

Lấy một thí dụ để minh họa: Vimy Memorial (France) [Đài kỷ niệm Vimy (Pháp)] EQ Monument commémoratif du Canada à Vimy (Pas-de-Calais, France)

[Đài kỷ niệm của Canada tại Vimy (Pas-de-Calais, Pháp)] UF Canadian National Vimy Memorial (France) [Đài kỷ niệm quốc gia Canada Vimy (Pháp)] Vimy Ridge Memorial (France) [Đài kỷ niệm đỉnh Vimy (Pháp)] Vimy Ridge Monument (France) [Đài kỷ niệm đỉnh Vimy (Pháp)] BT World War, 1914-1918 – Monuments – Canada [Thế chiến, 1914-1918 – Đài kỷ niệm – Canada] World War, 1914-1918 – Monuments – France [Thế chiến, 1914-1918 – Đài kỷ niệm – Pháp] Bảng TĐCĐ Répertoire de vedettes-matière (RVM) cung cấp TĐCĐ bằng

tiếng Pháp cho tất cả các loại chủ đề. RVM hiện bao gồm khoảng 200.000 TĐCĐ, được bảo quản và phát triển dưới sự hợp tác của Library and Archives Canada và Thư Viện Đại Học Laval. Việc truy cập RVM đòi hỏi người sử dụng phải đăng ký với Thư Viện Đại Học Laval và trả lệ phí (fee-based service). Muốn biết thêm chi tiết có thể vào xem tại URLnầy: http://www.collectionscanada.gc.ca/rvm/index-e.htm

2.2.2.3. Bảng TĐCĐ RAMEAU: RAMEAU (Répertoire d’autorité-matière encyclopédique et alphabétique unifié

= Bảng phân phối thống nhất tiêu đề chuẩn bách khoa và theo mẫu tự) là hệ thống TĐCĐ bằng tiếng Pháp của Thư Viện Quốc Gia Pháp (TVQGP, Bibliothèque nation-ale de France, được viết tắt là BNF). RAMEAU được TVQGP khởi sự từ năm 1980, dựa trên RVM của Đại Học Laval, thuộc tỉnh bang Québec, Canada. Theo thống kê vào cuối Tháng 12 Năm 2009, RAMEAU đã có được 160.703 TĐ chuẩn, trong đó có 99.014 TĐ tương đương với LCSH. Hệ thống RAMEAU hiện do cơ quan Centre na-tional RAMEAU (Trung tâm quốc gia RAMEAU) bảo quản và phát triển trong khuôn khổ cộng tác chặt chẽ với RVM. Thông tin về RAMEAU có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://rameau.bnf.fr/

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 24

Có thể tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa RVM và RAMEAU qua bài viết: “The Répertoire de vedettes-matière and RAMEAU : two indexing languages in French : a necessary luxury? = Bảng TĐCĐ RVM và RAMEAU : hai ngôn ngữ chỉ mục tiếng Pháp : một sự xa xỉ cần thiết?” có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://archive.ifla.org/IV/ifla71/papers/145e-Belair_Bourdon_Mingam.pdf Lấy hai thí dụ để minh họa: France – Relations extérieures – Espagne – 15e siècle [Pháp quốc – Quan hệ với nước ngoài – Tây Ban Nha -- Thế kỷ 15] Finances publiques – France – 19e siècle – Bibliographie [Tài chính công – Pháp quốc -- Thế kỷ 19 – Thư tịch]

2.2.2.4. Bảng TĐCĐ Y Khoa (MeSH): Bảng MeSH là Bảng TĐCĐ dành cho các chủ đề về Y Khoa, do Thư Viện Quốc

Gia Y Khoa của Hoa Kỳ (National Library of Medicine, thường được viết tắt là NLM) xây dựng, bảo quản và phát triển, và được sử dụng để làm Bảng chỉ mục (Indexing) cho khoảng 4.500 tạp chí về Y Khoa để đưa vào Cơ sở dữ liệu MEDLINE/PubMED; nó cũng được sử dụng trong công tác biên mục cho các tài liệu trong sưu tập của NLM.

MeSH có thể được truy cập miễn phí tại URL sau đây: http://www.nlm.nih.gov/mesh/meshhome.html Tuy mang danh hiệu là Medical Subject Headings, nhưng MeSH thật ra đã

vượt ra khỏi giới hạn của các hệ thống TĐCĐ truyền thống như chúng ta vừa thấy bên trên. Nó mang nhiều tính cách của một Bảng Từ Mô Tả (Thesaurus) hơn là một bảng TĐCĐ và mang tính hậu kết hợp nhiều hơn là tiền kết hợp. Lấy một thí dụ để minh họa: tìm theo từ Lung cancer [Ung thư phổi], ta sẽ nhận được những thông tin như sau:

MeSH Heading Lung Neoplasms [Khối u mới phổi]

Tree Number C04.588.894.797.520 Tree Number C08.381.540 Tree Number C08.785.520 Annotation coord IM with histol type of neopl (IM) [phối hợp IM với loại máu của ung thư (IM)] Scope Note Tumors or cancer of the LUNG [Bướu hay ung thư của phổi] Entry Term Cancer of Lung [Ung thư phổi] Entry Term Cancer of the Lung [Ung thư phổi] Entry Term Lung Cancer [Ung thư phổi]

Entry Term Neoplasms, Lung [Khối u mới, phổi] Entry Term Neoplasms, Pulmonary [Khối u mới, Hô hấp]

25 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Entry Term Pulmonary Neoplasms [Khối u mới hô hấp] See Also Carcinoma, Non-Small-Cell Lung [Bướu ác tính, Phổi không-tế-bào-nhỏ] See Also Carcinoma, Small Cell [Bướu ác tính, Tế bào nhỏ] Allowable Qualifiers BL BS CF CH CI CL CN CO DH DI DT EC EH EM EN EP ET GE HI IM ME MI MO NU PA PC PP PS PX RA RH RIRT SC SE SU TH UL UR US VE VI Entry Version LUNG NEOPL Date of Entry 19990101 Unique ID D008175 Và ngay bên dưới là MeSH Tree Structures dùng để giải thích ý nghĩa của các

Tree Number ghi bên trên, thí dụ, Tree Number C04.588.894.797.520 sẽ được giải thích chi tiết như sau:

Neoplasms [C04] [Khối u mới] Neoplasms by Site [C04.588] [Khối u mới theo vùng ] Thoracic Neoplasms [C04.588.894] [Khối u mới lồng ngực] Respiratory Tract Neoplasms [C04.588.894.797] [Khối u mới khí quản] Lung Neoplasms [C04.588.894.797.520] [Khối u mới phổi]

Thông tin chi tiết về các ký hiệu của Tree Number được trình bày trong Trang Web tại URL sau đây: http://www.nlm.nih.gov/mesh/trees2008.html 2.3. Các Bảng Từ Mô Tả (Thesauri)

Các Bảng Từ Mô Tả (sau đây sẽ viết tắt là BTMT) được định nghĩa như sau

trong Tự điển trực tuyến ngành thư viện và thông tin (Online Dictionary for Library & Information Science, ODLIS, có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://lu.com/odlis/): “An alphabetically arranged lexicon of terms comprising the spe-cialized vocabulary of an academic discipline or field of study, showing the logical and semantic relations among terms, particularly a list of subject headings or descriptors used as preferred terms in indexing the literature of the field = một bảng từ vựng xếp theo thứ tự mẫu tự bao gồm từ vựng chuyên môn của một ngành chuyên môn hay một ngành học, cho thấy được quan hệ lô-gích hay ngữ nghĩa giữa các từ, đặc biệt là một danh sách tiêu đề chủ đề hay từ mô tả được sử dụng như những từ chọn lọc trong việc làm bảng chỉ mục cho tài liệu của ngành chuyên môn đó.” Có thể nói các BTMT là một bước rẽ ngang trong sự phát triển của các Bảng TĐCĐ. Tuy vẫn còn giữ tính chất “có kiểm soát,” nhưng các BTMT đã giảm rất nhiều các tính chất “liệt kê” và “tiền kết hợp,” và phần lớn được sử dụng để làm bảng chỉ mục (indexing) hay để tìm tin (searching) trong cho các Cơ sở dữ liệu (sau đây sẽ

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 26

viết tắt là CSDL) chuyên ngành. Mục tiêu chính của một BTMT là cung cấp một bảng từ vựng có kiểm soát để sử dụng trong một hệ thống truy tìm thông tin.16

Trong việc xây dựng các BTMT, để thực hiện việc kiểm soát các từ, các mối quan hệ sau đây giữa các từ được xem xét và thể hiện đầy đủ: mối quan hệ tương đương (equivalence relationship), mối quan hệ đẳng cấp (hierarchical relationship), và mối quan hệ kết hợp (associative relationship).17 Mối quan hệ tương đương đưa đến vấn đề phân biệt 2 loại từ: được ưa chuộng (preferred) và không được ưa chuộng (non-preferred). Những từ được ưa chuộng là những từ được chọn làm Từ Mô Tả (Descriptors; đôi khi cũng được gọi là Keywords = Từ khóa; sau đây sẽ viết tắt là TMT). Những từ không được ưa chuộng chính là các từ tương đương (từ đồng nghĩa là tiêu biểu nhứt cho loại này) của các từ đã được chọn làm TMT. Tất cả các mối quan hệ giữa các từ được thể hiện rõ ràng trong hệ thống tham chiếu của các BTMT với các ký hiệu như sau:

USE Dùng cho các từ không được chọn (quan hệ tương đương)

UF (Use For) Dùng cho các TMT (quan hệ tương đương)

RT (Related Term) Dùng cho các từ có quan hệ (quan hệ kết hợp)

BT (Broader Term) Dùng cho các từ có nghĩa rộng hơn (quan hệ đẳng cấp)

NT (Narrower Term) Dùng cho các từ có nghĩa hẹp hơn (quan hệ đẳng cấp)

Về phương diện hình thức, các TMT thường là một danh từ (noun) hay một cụm từ được sử dụng như danh từ (noun phrase).18 Khác với các Bảng TĐCĐ, các BTMT thường không có sử dụng hệ thống Tiểu phân mục.

16 Aitchison, Jean, Alan Gilchrist, David Bawden. Thesaurus construction and use : a practical manual. 4th ed. London : Europa Publications, 2000. Ở tr. 1, các tác giả viết như sau: “The thesaurus, in the context of this Manual, is a ‘vocabulary of controlled indexing language, formally organized so that a pri-ority relationships between concepts are made explicit’, to be used in information retrieval systems, ranging from the card catalogue to the Internet. = Bảng từ mô tả, trong ngữ cảnh của cuốn cẩm nang này, là một bảng từ vựng của ngôn ngữ làm bảng chỉ mục có kiểm soát, được tổ chức đúng quy cách để cho các mối quan hệ giữa các khái niệm mà trước kia người ta chỉ suy đoán được làm cho rõ ràng, để sử dụng trong các hệ thống truy tìm thông tin, từ mục lục phiếu cho đến mạng toàn cầu Internet.” 17 Aitchison, sđd, tr. 49. Các tác giả viết như sau: “The thesaurus construction standards stipulate the use of three basic inter-term relationships. These are the equivalence relationship, the hierarchical rela-tionship and the associative relationship. = Các tiêu chuẩn về xây dựng bảng từ mô tả đòi hỏi việc sử dụng ba mối quan hệ cơ bản giữa các từ. Các mối quan hệ đó là mối quan hệ tương đương, mối quan hệ đẳng cấp và mối quan hệ kết hợp.” 18 Aitchison, sđd, tr. 19. Các tác giả viết như sau: “Indexing terms usually consists of nouns and noun phrases. The most common form of noun phrase is the adjectival phrase. = Các từ dùng làm bảng chỉ mục thường gốm có các danh từ và các cụm từ đóng vai trò danh từ. Hình thức thông thường nhất của các cụm từ đóng vai trò danh từ là các cụm từ có tính từ.”

27 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Một khía cạnh nữa cũng rất đáng lưu ý là có khá nhiều BTMT được xây dựng khởi sự từ một bảng phân loại theo lối diện (faceted classification). BTMT đầu tiên được thực hiện theo lối này là Bảng Thesaurofacet do Aitchison, Gomersall và Ireland tạo ra tại Anh Quốc vào năm 1969 cho ngành Kỹ sư học (engineering).19 Hệ thống MeSH Tree Structure mà ta vừa thấy bên trên trong phần nói về MeSH chính là một hình thức của bảng phân loại theo lối diện đi kèm với BTMT. Hiện nay có khá nhiều BTMT của Châu Âu (nhứt là Anh Quốc) được thực hiện theo đường lối này, thí dụ như, Art and Architecture Thesaurus (BTMT về Nghệ Thuật và Kiến Trúc), BSI ROOT Thesaurus (BTMT ROOT của BSI, BSI = British Standard Institute = Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc), RIIA Library Thesaurus (BTMT của Thư Viện của RIIA, RIIA = Royal Institute of International Affairs = Viện Hoàng Gia về Quốc Tế Vụ [của Anh Quốc]), v.v.

Trang Web sau đây của Hội Làm Chỉ Mục Hoa Kỳ (American Society for Index-ing) cung cấp một danh sách các BTMT trực tuyến (online thesauri): http://www.asindexing.org/site/thesonet.shtml 2.3.1. Bảng Từ Mô Tả của UNESCO (UNESCO Thesaurus) BTMT UNESCO (UNESCO = United Nations Educational, Scientific, and Cul-tural Organization = Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học, và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc) cung cấp một bảng từ vựng đa-ngôn-ngữ có kiểm soát để sử dụng trong việc phân tích chủ đề (subject analysis) và truy tìm (information retrieval) các ấn phẩm thuộc các lãnh vực sau đây: giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội và nhân văn, truyền thông và thông tin. Hiện nay BTMT Unesco bao gồm 7.000 TMT bằng tiếng Anh và tiếng Nga, và 8.600 TMT bằng tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. BTMT Unesco cũng được phát hành bằng đĩa CD-ROM.20 Lấy một thí dụ để minh họa: Occupational safety [An toàn lao động] MT 6.80 Personnel management [Quản lý nhân viên] FR Sécurité du travail [An toàn lao động] SP Seguridad del trabajo [An toàn lao động] UF Industrial safety [An toàn công nghệ] BT1 Working conditions [Điều kiện làm việc] BT2 Conditions of employment [Điều kiện thuê nhân viên] BT3 Personnel management [Quản lý nhân viên]

19 Aitchison, sđd, tr. 118. Đó là quyển Thesaurofacet : a thesaurus and faceted classification for engi-

neering and related subjects do Jean Aitchison, Alan Gomersall và R. Ireland biên soạn và được Eng-lish Electric Company xuất bản vào năm 1969 tại Whetstone, Leicester, Anh Quốc. 20

UNESCO Thesaurus, trang Web tại URL sau đây: http://databases.unesco.org/thesaurus/

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 28

RT Accidents [Tai nạn] RT Fires [Hỏa hoạn] RT Injuries [Thương tích] RT Occupational diseases [Bệnh nghề nghiệp] RT Quality of working life [Phẩm chất cuộc sống lao động] RT Radiation protection [Bảo vệ chống phóng xạ] RT Safety measures [Biện pháp an toàn] RT Work environment [Môi trường làm việc] 2.3.2. Bảng Từ Mô Tả CIS (CIS Thesaurus) BTMT CIS do Cơ Quan Lao Động Quốc Tế (ILO = International Labour Organi-zation), một cơ quan của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (UN = United Nations), thực hiện để sử dụng trong việc làm Bảng chỉ mục (indexing) và tìm tin (searching) trong Cơ sở dữ liệu của CIS (International Occupational Health and Safety Information Centre = Trung Tâm Thông Tin Quốc Tế về Sức Khỏe và An Toàn Lao Động). Đây là một BTMT theo lối diện và đa ngữ (Anh, Pháp và Tây Ban Nha).

BTMT CIS nầy có thể được truy cập trực tuyến tại URL sau đây:

http://www.ilo.org/dyn/cisdoc/cisthes_search.ilostart?p_lang=e

Lấy một thí dụ để minh họa: [Ty] Skin protection [Bảo vệ da] (tiếng Anh) French Protection de la peau [Bảo vệ da] (tiếng Pháp) Spanish Protección de la piel [Bảo vệ da] (tiếng Tây Ban Nha) Broader term(s): [Từ rộng hơn] [T] Personal protective equipment [Thiết bị bảo vệ cá nhân] Narrower term(s): [Từ hẹp hơn] [Tyb] Barrier creams [Kem bảo vệ da] [Tyd] Skin cleansers [Thuốc rửa cho sạch da] Related term(s): [Từ liên quan] [Nyly] Skin injuries [Thương tích ngoài da] [Pac] Skin [Da] [Ru] Persional hygiene [Vệ sinh cá nhân]

[Tob] Protective gloves [Bao tay bảo vệ]

2.4. Các Hệ Thống Bảng Chỉ Mục và Toát Yếu (Indexing and Abstracting Systems -- IAS)

Các hệ thống bảng chỉ mục và toát yếu (sau đây sẽ viết tắt là IAS) là một bộ

phận rất quan trọng trong tiến trình nghiên cứu khoa học. Nó giúp các nhà nghiên cứu trong bước đầu tìm hiểu hiện trạng của bộ môn họ đang nghiên cứu. Các Bảng chỉ mục cung cấp thông tin thư tịch (bibliographic information) về các bài viết đã đăng trong các tạp chí chuyên ngành đã được xuất bản:

29 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

tên tác giả, nhan đề, tên tạp chí, số tập (volume), số báo (number, issue), năm/tháng xuất bản, và số trang.

Các Bảng Toát Yếu cũng cung cấp những thông tin thư tịch như vừa kể cộng

thêm với một toát yếu để giúp cho người sử dụng biết thêm chi tiết về nội dung của bài viết, nhờ đó người sử dụng có thể quyết định có cần đọc toàn văn (full text) của bài viết hay không. Sự phân biệt này càng ngày càng mờ nhạt đi và nhiều hệ thống tuy vẫn giữ tên gọi là Chỉ mục (Index) nhưng trên thực tế cũng cung cấp Toát yếu luôn. Vào khoảng giữa thập ấvụ Phân Phối Thông Tin Chọn Lọc (SDI = Selective Dis-semination of Information) hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tìm tin của từng cá nhân. Dịch vụ SDI sẽ cung cấp cho người sử dụng (qua đăng ký và đóng lệ phí) theo định kỳ một danh sách các Toát yếu của những bài báo đáp ứng đúng nhu cầu tìm tin của người sử dụng.

Hiện nay gần như tất cả các chuyên ngành đều có IAS riêng. Công ty truyền

thông Ovid Technologies có cung cấp một danh sách rất đầy đủ về các IAS tại URL-sau đây: http://www.ovid.com/site/products/fieldguide/uigp/Abstracting_and_Indexing_Se.jsp

Nổi tiếng nhất, lâu đời nhất mà cũng đồ sộ nhất thì phải kể đến Engineering Index (Bảng Chỉ mục Ngành Kỹ Sư, thường được biết dưới tên tắt là EI) và Chemi-cal Abstracts (Toát yếu Hoá học, thường được biết đến dưới tên tắt là CA).

EI là một ấn phẩm định kỳ (hằng tuần) của Hội Kỹ Sư Cơ Khí Hoa Kỳ (American

Society of Mechanical Engineers), được khởi sự từ năm 1884, hiện bao gồm trên 10 triệu biểu ghi, và mỗi năm tăng lên thêm 500.000 Toát yếu trích ra từ trên 5.000 tạp chí chuyên ngành cũng như các kỷ yếu hội nghị. EI cũng có thể được truy cập trực tuyến, qua đăng ký và đóng lệ phí, bằng tạp chí điện tử xuất bản hằng tháng, nhan đề Engineering Index Monthly, ISSN 0742-1974, của nhà xuất bản Elsevier; thông tin về tạp chí điện tử nầy được trình bày tại URL sau đây: http://www.elsevier.com/wps/find/journaldescription.cws_home/622263/description#description

CA là một ấn phẩm định kỳ của Hội Hóa Học Hoa Kỳ (American Chemical So-ciety) và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1907; trong năm đầu tiên nầy, CA bao gồm khoảng 12.000 Toát yếu; hiện nay mỗi năm CA (đã đổi tên là CAS = Chemical Abstracts Service) cung cấp trên một triệu Toát yếu. Thông tin đầy đủ về CAS có thể được truy cập trực tuyến tại URLsau đây: http://www.cas.org/ Hiện CAS cung cấp Toát yếu của các bài viết trích ra từ khoảng 10.000 tạp chí chuyên ngành và 60 cơ quan về bằng phát minh trên toàn thế giới. CAS được cập nhật hàng ngày và có thể được truy cập trực tuyến, qua đăng ký và đóng lệ phí, trong các CSDL SciFinder và STN.

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 30

Trong ngành thư viện – thông tin thì chúng ta có 3 hệ thống IAS: Library Lit-erature and Information Science, Library and Information Abstracts (LISA), và Information Science Abstracts (ISA).

Library Literature and Information Science (1999- ), tiếp nối Library Litera-

ture (1921-1999) do nhà H.W. Wilson, Hoa Kỳ, xuất bản, cung cấp thông tin thư tịch cho các bài viết của gần 400 tạp chí chuyên ngành, các bài điểm sách, các bài viết đăng trong các kỷ yếu hội nghị, luận văn của các trường thư viện. Hiện nay tạp chí nầy cũng được xuất bản dưới dạng điện tử và bao gồm trên 242.000 biểu ghi. Gần đây, Library Literature and Information Science đã bắt đầu cung cấp các bài viết toàn văn (full text) cho một số tạp chí chọn lọc. Thông tin về tạp chí này có thể được truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://www.hwwilson.com/Databases/liblit.htm

LISA, do nhà Bowker-Saur, Anh Quốc, xuất bản từ năm 1969. Khác với Library Literature and Information Science nghiêng nặng về nguồn liệu tại Hoa Kỳ, LISA mang tính quốc tế nhiều hơn, cung cấp thông tin cho hơn 550 tạp chí chuyên ngành từ hơn 60 quốc gia bằng trên 20 ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, bên cạnh thông tin trong ngành thư viện – thông tin (TVTT), LISA còn cung cấp thông tin về các ngành có liên quan đến TVTT như ngành Xuất bản, và các áp dụng của Công nghệ Thông Tin (IT = Information Technology) trong các lãnh vực như Y Khoa và Nông Nghiệp. Đến tháng 3 năm 2010, LISA đã có trên 327.000 biểu ghi và có thể truy cập trực tuyến (qua đăng ký và đóng lệ phí) qua CSDL ProQuest. Thông tin về LISA có thể truy cập trực tuyến tại URLsau đây: http://www.csa.com/factsheets/lisa-set-c.php

ISA, tiếp nối Documentation Abstracts (1966-1968), được xuất bản dưới sự bảo

trợ của Hội Tin Học Hoa Kỳ (American Society for Information Science), Phân bộ Tài liệu Hóa Học của Hội Hóa Học Hoa Kỳ (Division of Chemical Literature of the Ameri-can Chemical Association), và Hội Thư Viện Chuyên Ngành Hoa Kỳ (Special Libraries Association). ISA là tạp chí toát yếu đầu tiên cho chuyên ngành Tin học (Information Science), được sắp xếp dựa theo Bảng Từ Mô Tả của Hội Tin Học Hoa Kỳ (ASIS The-saurus – ASIS = American Society for Information Science). Vì không cạnh tranh nổi với Library Literature and Information Science và LISA, ISA đã đình bản vào năm 2002.

Trong một cuộc nghiên cứu đánh giá 3 tạp chí vừa kể trên vào cuối thập niên 1980, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận là LISA là CSDL có phẩm chất tốt nhất về việc làm chỉ mục (indexing) trong ngành thư viện – thông tin. 21

*****

21 Chu, Clara M. và Isola Ajiferuke. “Quality of indexing in library and information databases, ”Online

information review, v. 13, issue 1 (1989), tr. 11-35. Trong Phần Kết luận, ở tr. 21, các tác giả viết như sau: “Overall, LISA has the best quality of indexing for library and information science databases. = Nói chung, LISA có phẩm chất tốt nhất về làm chỉ mục cho các cơ sở dữ liệu của ngành thư viện và thông tin.”

31 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

PHẦN II. NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HỆ THỐNG TỔ CHỨC THÔNG TIN (WEAKNESSES OF INFORMATION ORGANIZATION SYSTEMS)

3. Đánh Giá Các Hệ Thống Truy Cập Thông Tin : Nghiên Cứu Cran-field : Truy Hồi và Chính Xác (Evaluation of Information Retrieval Systems : Cranfield Research Project : Recall and Precision)

Các hệ thống tổ chức thông tin, như đã trình bày trong Phần I, đã có từ cuối thế kỷ 19 nhưng các nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của các hệ thống nầy chỉ mới có từ khoảng 40 năm nay thôi, sau khi máy tính điện tử được đưa vào áp dụng trong các hệ thống truy cập thông tin (information retrieval systems) từ cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Dự án nghiên cứu mở đầu và đặt nền móng cho các nghiên cứu về sau đã được thực hiện vào những năm cuối của thập niên 1950. Đó là dự án do Cơ Quan Tài Trợ Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia của Hoa Kỳ (National Science Foundation – NSF) tài trợ và được Hội Thư Viện Chuyên Ngành và Trung Tâm Thông Tin (Aslib = Association of Special Libraries and Information Bureaux, của Anh Quốc) thực hiện tại Trường Đại Học Hàng Không (College of Aeronautics), tại Cranfield, Anh Quốc vào năm 1957, dưới sự điều khiển của ông Cyril Cleverdon, Giám Đốc Thư Viện của Trường. Cuộc nghiên cứu này, thường được gọi là Dự Án Nghiên Cứu Cranfield của Aslib (Aslib Cranfield Research Project) bao gồm 2 giai đoạn (Cranfield I và Cranfield II) và kéo dài trong nhiều năm với nhiều báo cáo, mà báo cáo đầu tiên là vào năm 1960,22 và báo cáo cuối cùng là vào năm 1966.23 Trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu, tức là Cranfield I, 18.000 tài liệu đã được phân tích nội dung (indexed) theo 4 hệ thống như sau: 1) theo hệ thống phân loại UDC (Universal Decimal Classification = Phân Loại Thập Phân Quốc Tế; hệ thống này rất thông dụng tại Âu Châu); 2) theo một hệ thống từ sắp xếp theo thứ tự mẫu tự (an alphabetical subject catalog); 3) theo một hệ thống phân loại đặc biệt theo lối diện (a special faceted classification); và, 4) theo hệ thống Uniterm. Bước kế tiếp là thực hiện một bảng câu hỏi dựa vào nội dung của các tài liệu; các câu hỏi này sau đó được một ủy ban gồm các quản thủ thư viện chuyên môn duyệt lại để bảo đảm phù hợp với thực tế trong ngành thông tin về Hàng không. Sau đó các câu hỏi này đã được thử nghiệm (testing) để đánh giá tính hữu hiệu của chúng trong viêc truy tìm thông tin.

22 Cleverdon, C. W. Report on the first stage of an investigation into the comparative efficiency of index-

ing systems. Cranfield, England : College of Aeronatics, 1960. Báo cáo nầy có thể truy cập trực tuyến tại URLsau đây: https://dspace.lib.cranfield.ac.uk/bitstream/1826/1122/1/1960b%20ASLIB%20.pdf

23

Cleverdon, C. W. và Michael Keen. Factors determining the performance of indexing systems. Volume 2. Cranfield : [College of Aeronautics], 1966. Báo cáo nầy có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây: http://webs.um.es/isgil/1966e%20cranfield%20project%20proyecto%20cranfield%20Gil%20Leiva.pdf

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 32

Việc thử nghiệm được thực hiện tất cả là 3 lần. Kết quả thử nghiệm cho thấy tỷ lệ phần trăm của số tài liệu tìm được trong các lần thử nghiệm cho từng hệ thống như sau:24

Kết Quả Thử Nghiệm Dự Án Cranfield I

Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ phần trăm tất cả các lần lần thử nghiệm thử nghiệm thứ 3 (với sai số (với sai số khoảng 5%)

khoảng 2%) Hệ thống UDC 75.6 76.1

Hệ thống từ theo mẫu tự 81.5 84.5 Hệ thống phân loại diện 73.8 79.3 Hệ thống Uniterm 82.0 87.3

Trong giai đoạn kế tiếp, tức là Cranfield II, người ta thử nghiệm tính năng (performance) của các thành phần của các ngôn ngữ sử dụng trong việc phân tích tài liệu (indexing language devices). Có tất cả 29 ngôn ngữ chia thành 3 nhóm được thử nghiệm:

nhóm 8 ngôn ngữ sử dụng những từ đơn (single terms) nhóm 15 ngôn ngữ sử dụng các khái niệm (concepts) nhóm 6 ngôn ngữ dựa trên Bảng Từ Mô Tả về Kỹ sư học (Thesaurus

of Engineering Terms)

Kết quả cho thấy nhóm từ đơn có tính năng cao nhất (best performance), theo sau là nhóm BTMT Kỹ sư học, và nhóm khái niệm là có tính năng thấp nhất.25

Kết quả của Dự Án Nghiên Cứu Cranfield tương đối bất ngờ đối với những người làm công tác thư viện – thông tin và do đó đã tạo ra rất nhiều tranh luận trong những năm kế tiếp. Tuy nhiên đóng góp thật sự quan trọng và có ảnh hưởng lâu dài về sau của Nghiên Cứu Cranfield là tạo ra hai khái niệm mới cho ngành thư viện – thông tin: đó là khái niệm về độ Truy Hồi (Recall) và khái niệm về độ Chính Xác (Precision).

24 Lancaster, F. W. và J. Mills. “Testing indexes and index language devices : the ASLIB Cranfield Pro-

ject,” American documentation, v. 15, no. 1 (Jan. 1964), tr. 5. 25

Cleverdon, C.W. và Michael Keen, sđd, tr. Summary (Toát yếu). Các tác giả ghi như sau: “Within the environment of this test, it is shown that the best performance was obtained with the group of eight index languages which used single terms. The group of fifteen index languages which were based on con-cepts gave the worst performance, while a group of six index languages based on the Thesaurus of En-gineering Terms of the Engineers Joint Council were intermediary. = Trong phạm vị môi trường của cuộc thử nghiệm này, nhóm tám ngôn ngữ sử dụng từ đơn có tính năng cao nhất. Nhóm mười lăm ngôn ngữ sử dụng khái niệm có tính năng kém nhất, còn nhóm sáu ngôn ngữ dựa trên Bảng Từ Mô Tả Kỹ sư học có tính năng nằm ở giữa.”

33 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Giả sử chúng ta đang tìm thông tin về một đề tài Đ trong một sưu tập tài liệu gọi là S. Trong S chúng ta đã biết có một tập hợp tài liệu có liên quan đến Đ (relevant documents) mà chúng ta gọi là L. Sau khi tìm chúng ta lấy ra được một tập hợp tài liệu mà chúng ta gọi là T, trong đó có một tập hợp nhỏ hơn gồm những tài liệu có liên quan đến Đ mà chúng ta gọi là TL. Toàn bộ có thể được minh họa bằng một biểu đồ như sau:

Trong trường hợp này, độ Truy Hồi và độ Chính Xác sẽ là những tỷ số sau đây:

Truy Hồi = TL / L tức là tỷ số của tài liệu có liên quan đã tìm được (the fraction of the relevant documents which has been retrieved)

Chính xác = TL / T tức là tỷ số của tài liệu tìm được có liên quan (the fraction of the retrieved documents which is relevant)26

Về sau này tất cả những nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của các hệ thống truy dụng thông tin đều có sử dụng hai thông số này (parameters).

4. Các Hệ Thống Không Có Kiểm Soát (Uncontrolled Systems)

4.1. Các Bộ máy tra cứu Tìm Tin của Mạng Toàn Cầu Internet (Internet’s Search Engines)

Các bộ máy tra cứu tìm tin của Mạng Internet (Internet’s search engines; sau

đây sẽ gọi tắt là SE) bắt đầu có từ năm 1990 với SE đầu tiên mang tên là Archie do

26 Baeza-Yates, Ricardo và Berthier Ribeiro-Neto. Modern information retrieval. New York : ACM

Press, 1999, tr. 75. Mô hình trình bày trong tài liệu này được mô phỏng theo mô hình tại tr. 75 của sách trích dẫn. Các định nghĩa của Truy Hồi và Chính xác bằng Anh ngữ cũng được trích từ tr. 75 của sách này.

Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 34

Alan Emtage, một sinh viên của Đại Học McGill ở Montreal, Québec, Canada tạo ra. Hiện nay số SE lên đến hàng trăm và có đủ để tìm tin cho các bộ môn. Từ điển bách khoa trên Mạng Internet, Wikipedia, có một danh sách đẩy đủ các SE tại URL sau đây: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_search_engines. SE phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Google. Theo thống kê của Tháng 3 năm 2010, Google chiếm đến 85.75% thị trường thế giới.27

Các SE là những chương trình điện toán phức hợp được thực hiện với mục tiêu giúp người sử dụng tìm kiếm những thông tin cần thiết có trên mạng Internet. Tuy có thể khác nhau trong chi tiết, các SE thường bao gồm các bộ phận sau đây:

bộ phận tìm các trang Web (crawlers), có thể được gọi dưới nhiều

tên khác nhau như crawlers, robots, spiders, wanderers, walkers, knowbots

bộ phận làm chỉ mục (indexer) phân tích nội dung các trang Web do các crawlers đã tìm được, với mục tiêu tạo ra bảng chỉ mục (index) để chứa các thông tin

bộ phận nhận và trả lời câu hỏi (query engine), với những giao diện (interface) cần thiết cho người sử dụng “làm việc” (communicate) với SE; khi nhận được câu hỏi bộ phận này sẽ vào tìm tin trong bảng chỉ mục để trả lời câu hỏi của người sử dụng

Vào năm 1998, toàn bộ SE Alta Vista hoạt động trên một hệ thống bao gồm 20

máy điện toán đa năng với trên 130 Gb RAM và trên 500 Gb bộ phận lưu trữ (disk space); trong số này riêng bộ phận bộ phận nhận và trả lời câu hỏi (query engine) đã chiếm đến trên 75%.28

Thông thường các SE có thể cung cấp cho người sử dụng những khả năng tìm

tin sau đây:29

Tìm với các hoạt tố Boole (Boolean operators) Tìm với từ gốc (truncation) Tìm với cụm từ chính xác (exact phrase) Tìm với từ đứng gần (proximity search) Tìm với trường chỉ định (fielded search) Tìm với từ viết thường hay viết hoa (case sensitivity) Tìm với giới hạn về thời gian, ngôn ngữ, v.v.

27 Search engines market share; tài liệu nầy có thể truy cập trực tuyến tại URL sau đây:

http://marketshare.hitslink.com/search-engine-market-share.aspx?qprid=4 28

Baeza-Yates, sđd, tr. 374.

29 Schwartz, sđd, tr. 118, 120. Toàn bộ Chương 5 của sách, từ tr. 109 đến tr. 143, dành cho Search

Engines.

35 Truy Cập Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Kết quả tìm được sẽ được các SE trình bày (hiển thị = display) cho người sử dụng với những cách thức như sau:

mỗi lần 10 tài liệu (con số nầy có thể thay đổi theo ý muốn của người

sử dụng) các tài liệu sẽ được SE xếp hạng (rank) theo độ liên quan (relevance) đối với mỗi tài liệu, SE sẽ cho biết nhan đề (title), một tóm lược về nội

dung (summary), độ lớn của tài liệu (file size), địa chỉ (URL); một số SE cũng cung cấp luôn một “trang web cũ” (“cached page,” do bộ phận tìm các trang Web (Crawler) ghi nhận khi tìm ra trang Web nầy lần đầu tiên, do đó trang "cached page" có thể khác với trang Web hiện tại), những tài liệu tương tự, những tài liệu khác cùng một nguồn với tài liệu, v.v.

So sánh với thời điểm ra đời vào năm 1990, các SE hiện nay đã được cải thiện rất

nhiều. Tuy nhiên việc tìm tin trên Mạng Internet với các SE vẫn còn rất nhiều hạn chế như sau:

hạn chế lớn nhứt là do nơi bản chất của Mạng Internet. Hoàn toàn

không có bất cứ một cố gắng nào để kiểm soát hay điều hợp sự bùng nổ của Mạng Internet. Vào ngày 25-7-2008 Google cho biết đã tìm được 1000 tỷ URL. Đến tháng 5 -2009, đã có gần 110 triệu websites đang hoạt động, trong đó 74% là các websites thương mại. Thống kê cho biết đến cuối tháng 12-2009, đã có trên 1,8 tỷ người sử dụng Internet, tức là vào khoảng 26.6% dân số của cả thế giới. (xem chi tiết tại 2 URL nầy: http://en.wikipedia.org/wiki/World_Wide_Web#Statistics ; http://www.internetworldstats.com/stats.htm. Chính vì không có sự kiểm soát (uncontrolled) nên thông tin trên Mạng Internet thuộc loại “phân phối” (distributed; vì được cung cấp từ quá nhiều nguồn khác nhau, khác nhau về máy điện toán, về nền hệ thống (platform), về băng thông (bandwidth), v.v.), quá nhiều (large volume), không theo một cấu trúc nhứt định nào cả (unstructured), dư thừa (redundant), không bảo đảm về phẩm chất (low quality), và cũng đa dạng, đa ngôn ngữ. Lại nữa, việc gia nhập vào Internet hay rút ra khỏi Internet của các máy điện toán và dữ liệu xảy ra rất nhiều và quá dễ dàng, nên thông tin trên Inter-net rất dễ “bay hơi” (volatile; tức là không ổn định). Một tài liệu ngày hôm trước có ở một URL nào đó, ngày hôm sau có thể đã biến mất, vì người sở hữu tài liệu đó (tác giả, hội đoàn, cơ quan, v.v.) đã rút nó ra khỏi Inter-net hay đã chuyển sang một URL nào khác.30

hạn chế quan trọng thứ nhì là những khó khăn mà người tìm tin gặp

phải. Phần lớn người sử dụng Internet không được huấn luyện để hiểu 30

Baeza-Yates, sđd, tr. 368.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 36

rõ các đặc điểm cũng như những đòi hỏi của từng SE để có thể đạt được kết quả tốt khi tìm tin. Có 2 vấn đề lớn đối với người tìm tin: 1) Đặt câu hỏi như thế nào; và 2) Đối phó như thế nào với kết quả tìm được. Một nghiên cứu gần đây cho thấy là số câu hỏi gồm duy nhứt một từ (one-term query) chiếm từ 20% đến 30% của những người sử dụng Internet trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2002.31 Điều nầy cho thấy rất rõ ràng là rất nhiều người sử dụng Internet đã không khai thác được những khả năng tìm tin đặc biệt đã được tăng cường của các SE (đặc biệt là trong phần Tìm kiếm nâng cao (Advanced search) của các SE). Về vấn đề thứ hai, thông thường một câu hỏi sẽ được các SE đáp ứng bằng hàng ngàn trang Web. Người tìm tin sẽ đối phó như thế nào trước một số lượng thông tin quá lớn như vậy. Như đã trình bày bên trên, các SE thường trình bày các tài liệu theo thứ tự từ liên quan nhiều đến liên quan ít (decreased relevance). Việc xếp hạng (ranking) các tài liệu của các SE không phải luôn luôn có thể tin được, nhưng phần đông những người sử dụng không có khả năng để biết được là sự xếp hạng đó có đáng tin hay không. Và quan trọng hơn nữa, phần đông người sử dụng không có đủ kiên nhẫn để xem hết các tài liệu mà các SE đã tìm được. Cuộc nghiên cứu vừa kể trên cũng cho thấy là tỷ lệ số người tìm tin chỉ xem trang đầu tiên của kết quả tìm được đã tăng lên từ 29% của năm 1997 đến 73% của năm 2002.32

hạn chế quan trọng thứ ba là ở chính các SE. Trọng tâm của các

SE là những thuật toán (lệnh giải, thuật giải) tìm tin (retrieval algo-rithms); về cơ bản, những thuật toán là những công cụ để giúp ta giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó; do đó mỗi thuật toán đều khác nhau, không thể có một thuật toán nào có thể giúp ta giải mọi vấn đề. Nói chung phần lớn các thuật toán tìm tin đều sử dụng phương thức xứng hợp mô hình (pattern matching), so sánh những từ hay cụm từ dùng trong câu hỏi của người tìm tin với những từ hay cụm từ có trong bảng chỉ mục (index) của SE. Khi chúng xứng hợp (match) với nhau thì tài liệu nào có từ hay cụm từ đó sẽ được đưa vào bảng kết quả. Trên nguyên tắc thì như thế nhưng trên thực tế thì tiến trình xứng hợp nầy trong mỗi thuật toán tìm tin có thể khác nhau và, do đó, có thể sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Một số thuật toán sẽ đưa đến nhiều kết quả với mức độ liên quan khác nhau. Một số thuật toán chỉ đưa đến một vài kết quả với mức độ liên quan thật cao. Như thế rõ ràng là có thuật toán chú trọng đến độ Truy Hồi và có thuật

31 Jansen, Bernard J. và Amanda Spink. “How are we searching the World Wide Web ? : a comparison

of nine search engine transaction logs,” Information processing and management, v. 42, no. 1 (2006), tr. 256.

32

Jansen, Bernard J. và Amanda Spink, bài báo vừa dẫn ngay bên trên, tr. 257.

37 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

toán thì lại chú trọng đến độ Chính Xác. Lấy một thí dụ: một SE có sử dụng từ gốc (automatic stemming) thì tất cả các từ có gốc “comput” như là “computer,” “computers,” “computation,” “computational,” “computing” đều sẽ được coi như đáp ứng xứng hợp mô hình, và tất cả những tài liệu có chứa đựng các từ nầy sẽ được đưa vào bảng kết quả, và, do đó, kết quả sẽ là độ Truy Hồi cao (high recall), và độ Chính Xác là thấp (low precision) Ngược lại, nếu một SE không có sử dụng từ gốc, hay không áp dụng từ gốc một cách thật mạnh mẽ thì chỉ có từ “computer,” hay “computers” mới được coi là đáp ứng xứng hợp mô hình, và như vậy kết quả sẽ là độ Truy Hồi thấp (low recall) và độ Chính Xác là cao (high precision).33 Bên cạnh vấn đề thuật toán tìm tin còn có vấn đề của thuật toán xếp hạng (ranking algorithms). Mỗi thuật toán có một cách xếp hạng khác nhau, dựa vào vị trí của từ trong tài liệu tìm được (thí dụ, trong nhan đề (title), trong địa chỉ (URL), trong toát yếu (summary)), số lần xuất hiện của từ trong tài liệu, so với độ dài của tài liệu, v.v. Tất cả những yếu tố nầy sẽ được tính toán để tạo ra “điểm = score” cho mỗi tài liệu tìm được. Các tài liệu sẽ được hiển thị theo thứ tự từ cao đến thấp của “điểm” nầy.34 Việc xếp hạng về độ liên quan (relevance) nầy trong kết quả tìm được của các SE hoàn toàn được những chuyên viên làm việc cho các SE quyết định, chứ không phải là do người tìm tin quyết định. Do dó không có gì bảo đảm được là những tài liệu mà SE đã đánh giá và xếp hạng về độ liên quan có thật sự đáp ứng được đúng yêu cầu của người tìm tin hay không.

4.2. Các Bộ Phận Truy Dụng Theo Từ Khóa của Mục Lục Trực Tuyến (OPAC’s Keyword Search Features)

Hiện nay các mục lục trực tuyến (Public Access Online Catalog = OPAC) đã

hoàn toàn thay thế cho các mục lục cổ truyền (tức là mục lục bao gồm các phiếu / thẻ thư mục hoặc viết tay, hoặc đánh máy, hoặc in, hoặc bằng vi phiếu (micro-fiche)). Những nhược điểm chung của OPAC sẽ được trình bày sau trong Phần II, Mục 5.2.2. Trong mục nầy chúng ta chỉ bàn đến vấn đề tìm tin bằng từ khóa (keyword searching), tức là theo lối từ vựng không kiểm soát (uncontrolled vocabulary), trong các OPAC mà thôi.

Vào năm 1981, Hội Đồng Tài Nguyên Thư Viện của Hoa Kỳ (Council on Library

Resources – CLR) tài trợ một cuộc điều tra / thăm dò trên toàn quốc (national survey) về OPAC trong các thư viện công cộng, cao đẳng và đại học. Cuộc nghiên cứu kéo dài trong 3 năm (1981-1983) với 16 hệ thống khác nhau trong 29 thư viện, và với trên

33 Rosenfeld, Louis và Peter Morville. Information architecture for the World Wide Web. 2nd ed. Se-

bastopol, Calif. : O’Reilly & Associates, 2002, tr. 145-146. 34

Maze, Susan, David Moxley và Donna J. Smith. Authoritative guide to Web search engines. New York : Neal-Schuman, 1997, tr. 30.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 38

8000 người sử dụng (và 4000 người không sử dụng – nonusers) tham gia.35 Một trong những kết luận chính của cuộc thăm đó là cần phải cải thiện thêm nhiều những giao diện giữa người sử dụng và các OPAC, đặc biệt chú trọng đến các phương thức tìm tin cũng như kinh nghiệm của người sử dụng. Do đó, các OPAC của thế hệ thứ hai (second generation OPAC) đều có tăng cường thêm nhiều khả năng tìm tin cho người sử dụng, trong đó có tìm tin bằng từ khóa.36 Người ta hy vọng khả năng nầy sẽ giúp giải quyết được các khó khăn mà người sử dụng OPAC gặp phải khi tìm tin theo chủ đề. Quả thật việc các OPAC cung cấp khả năng tìm tin bằng từ khóa có đem lại nhiều thuận lợi hơn cho người tìm tin và càng ngày càng có nhiều người sử dụng khả năng nầy của OPAC. Nhưng chẳng bao lâu người ta cũng nhận ra là việc tìm tin bằng từ khóa cũng tạo ra nhiều khó khăn và kết quả tìm tin cũng không đem lại thỏa mãn cho người sử dụng.

Vào năm 1995, một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện tại Đại Học Oklahoma,

Hoa Kỳ, để tìm hiểu về việc tìm tin bằng từ khóa của những người sử dụng OPAC của trường đại học nầy.37 Kết quả cho thấy như sau:

những người sử dụng OPAC của Đại Học Oklahoma tìm tin nhiều

nhứt bằng từ khóa, chiếm đến 54.2% (so với 33% tìm bằng TĐCĐ, 7.5% tìm bằng nhan đề, và 5.3% tìm bằng tên tác giả)

việc tìm tin bằng từ khóa thường đưa đến thất bại, không tìm được thông tin mà họ muốn tìm; tỷ lệ thất bại của việc tìm tin bằng từ khóa là 35.1%; nếu phân tích sâu hơn, theo số từ dùng trong câu hỏi, thì ta có bảng phân phối như sau:

Số từ Số lần tìm Số lần thất bại ( Kết quả = 0) 1 146 27 (18.5%) 2 193 66 (34.2%) 3 98 47 (48.0%) 4 25 20 (80.0%) 5 3 3 (100%) 6 2 1 (50.0%)

Tổng cộng 467 64 (35.1%)

35 Borgman, Christine L. “Why are online catalogs hard to use ? : lessons learned from information-

retrieval studies,” Journal of the American Society for Information Science, v. 37, no. 6 (Nov. 1986), tr. 388.

36

Large, Andrew và Jamshid Beheshti. “OPACs : a research review,” Library & information science re-search, v. 19, no. 2 (1997), tr. 112.

37

Hildreth, Charles R. “The use and understanding of keyword searching in a university online catalog,” Information technology & libraries, v.16, no. 2 (June 1997), tr. 52-62.

39 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

đa số những người sử dụng không hiểu rõ ràng cách thức OPAC tiến hành việc tìm tin theo lối từ khóa

Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự thất bại của lối tìm tin bằng từ khóa trong

các OPAC. Một trong những nguyên nhân chánh là vì người sử dụng không nhận được (hoặc rất ít) từ OPAC sự giúp đỡ để tìm ra các từ đồng nghĩa (synonyms), đồng âm (homonyms), hoặc các từ có liên quan (related terms).38

Việc tìm tin bằng từ khóa được các OPAC tiến hành trong một số các trường

của biểu ghi MARC, thông thường nhứt là các trường 1XX (tác giả), 245 (nhan đề), 5XX (ghi chú), 6XX (chủ đề), 7XX (tác giả phụ). Các từ khóa được người sử dụng đưa vào để tìm tin sẽ được OPAC tìm cách xứng hợp (match) với các từ hiện diện trong các trường vừa kể để đưa ra kết quả của việc truy tìm. Trên cơ sở nầy, trường Đại Học Western Ontario, Canada đã tiến hành vào năm 1983 một cuộc nghiên cứu với 3 mục tiêu cụ thể như sau:39

xác định xem có bao nhiêu từ thường được chọn làm tham chiếu trong một hệ thống tiêu đề chuẩn (cross-references in an authority control system) có thể được tìm thấy trong các biểu ghi thư mục

xác định xem có bao nhiêu từ khóa trong các tiêu đề không được chọn (nonpreferred headings; tức là các tham chiếu) cần phải được chuyển về từ gốc (truncated) để xứng hợp (match) với các từ trong các biểu ghi thư tịch

xác định xem những trường nào trong biểu ghi MARC có ích nhứt trong việc sử dụng các từ không được chọn (nonpreferred terms; tức là các tham chiếu) làm điểm truy dụng (access points) trong việc truy tìm các biểu ghi thư mục thì tham chiếu đó mới được xem là một truy tìm có kết quả. Kết quả như sau:

Một mẫu (sample) gồm 251 biểu ghi MARC với tổng số 1.189 Tham Chiếu Xem

(See References) đã được lựa chọn với độ tin cậy 95% (95% confidence interval) và phân phối như sau:

38 Cochrane, Pauline Atherton. “Improving LCSH for use in online catalogs revisited : what progress has

been made ? what issues still remain ?,” Cataloging & classification quarterly, v. 29, no. 1-2 (2000), tr. 75. Tác giả viết như sau: “Keyword searching is often touted as the best feature of OPACs, but any subject searcher knows that this mode of searching puts the burder on the user with little or no help pro-vided to track down synonyms, homonyms, or related terms. = Tìm tin bằng từ khóa thường được chào đón như là đặc tính tốt nhứt của các OPAC, nhưng bất cứ người tìm tin theo chủ đề nào cũng biết là lối tìm tin nầy đặt ra gánh nặng cho người sử dụng vì không được giúp đỡ hay được giúp đỡ rất ít trong việc truy lùng các từ đồng nghĩa, đồng âm, hay các từ có liên quan.”

39

Jamieson, Alexis J., Elizabeth Dolan và Luc Declerck. “Keyword searching vs. authority control in an online catalog,” Journal of academic librarianship, v.15, no. 5 (Nov. 1986), tr. 277-283.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 40

Loại Tham Chiếu Số Lượng Phần Trăm Tiêu đề tác giả 177 14,9% Tiêu đề tên 113 9,5% Tiêu đề đề tài 899 75,6% Tổng cộng 1.189 100,0%

Thông tin trong các trường của tất cả 251 biểu ghi đều được xem xét cẩn thận. Các tiêu đề không được chọn (tức là các Tham Chiếu Xem) được phân chia thành các từ khóa đơn (single keywords) và sau đó mỗi từ khóa nầy đều được sử dụng để tìm trong OPAC. Chỉ khi nào tất cả các từ khóa cấu thành một tham chiếu được tìm thấy thì tham chiếu đó mới được xem là một truy tìm có kết quả. Kết quả như sau: Số Tham Chiếu Tỷ Lệ

Tìm được 385 32,4%

Không tìm được 804 67,6% Tổng cộng 1.189 100,0%

Kết quả nầy cho thấy rõ có đến trên 2/3 số lần tìm thông tin trong OPAC bằng

từ khóa sẽ không đạt được kết quả.

Về sự cần thiết hay không cần thiết phải chuyển về từ gốc để xứng hợp với từ trong biểu ghi, thì kết quả như sau:

Chuyển Về Từ Gốc Số Từ TỷLệ

Cần thiết 72 18,7% Không cần thiết 313 81,3% Tổng cộng 385 100,0% Kết quả cuối của nghiên cứu nầy cho thấy thứ tự sau đây của các trường trong

biểu ghi MARC có ích trong việc tìm tin bằng từ khóa:

650 (Tiêu đề chủ đề) 46.20% 245 (Nhan đề) 22.10%

710 (Tiêu đề tác giả phụ) 6.60% 100 (Tiêu đề tác giả) 5.50% 600 (Tiêu đề tên) 4.00%

Trường MARC Tỷ Lệ Từ Khóa Tìm Được

41 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Tất cả các nghiên cứu trên xác định việc tìm tin bằng từ khóa là một đóng góp tích cực của các OPAC và được người sử dụng ưa chuộng nhưng kết quả chưa được hoàn toàn tốt đẹp như mọi người mong đợi. 5. Các Hệ Thống Có Kiểm Soát (Controlled Systems)

5.1. Các Nhược Điểm Nội Tại (Internal Weaknesses)

5.1.1. Nhược Điểm Của Hệ Thống Phân Loại (Weaknesses of Classification Systems)

Các hệ thống phân loại, theo truyền thống, là những công cụ dùng để xếp tài

liệu lên kệ/[giá] trong các thư viện. Chỉ có một số ít thư viện ở Châu Âu (đặc biệt là Anh Quốc) sử dụng loại thư mục phân loại (classed catalogs hay classified catalogs) trong đó các phiếu thư mục được sắp xếp theo số phân loại. Tại Bắc Mỹ, loại thư mục phân loại nầy đã hoàn toàn bị loại bỏ trong thế kỷ 19. Sự hiện diện của ký hiệu phân loại trên phiếu thư mục chỉ có mục đích giúp người sử dụng tìm được tài liệu trên kệ/ [giá] mà thôi. Do đó, người sử dụng thư viện không cần biết ý nghĩa của ký hiệu phân loại, và vì thế ký hiệu phân loại không được dùng để tìm tin.

Nhược điểm chính của các hệ thống phân loại khiến cho chúng khó sử dụng

trong việc truy dụng thông tin theo chủ đề là vì chúng là những “ngôn ngữ nhân tạo.” Chỉ có những người làm công tác thư viện được huấn luyện đầy đủ thì mới hiểu được ý nghĩa của chúng. Người sử dụng thư viện đi tìm thông tin vì không được huấn luyện nên không thể hiểu ý nghĩa của hệ thống phân loại. Và vì thế họ không thể nào sử dụng ký hiệu phân loại để tìm thông tin được.

Một khó khăn nữa là các hệ thống phân loại đều xếp các khía cạnh khác nhau

của một chủ đề trong nhiều môn loại khác nhau trong hệ thống. Chính vì điểm nầy mà ông Dewey đã tạo ra Bảng Chỉ Mục Quan Hệ để giúp phân loại viên dễ dàng tìm được đúng số phân loại thích hợp cho một chủ đề. Đối với hệ thống phân loại LCC thì như chúng ta đã thấy việc nầy còn khó khăn hơn vì LCC không có một bảng chỉ mục cho toàn hệ thống.

Một khó khăn khác nữa là các hệ thống phân loại thông dụng, nhứt là DDC, lại

thường phải được cập nhật bằng những ấn bản mới, đưa đến việc các thư viện phải tiến hành việc tái phân loại tài liệu và sắp xếp tài liệu lại trên kệ. Sự kiện nầy làm cho việc nắm vững số phân loại càng khó khăn hơn cho người sử dụng.

Riêng đối với LCC còn thêm khó khăn sau đây: vì bản chất của LCC là không

theo thứ tự đẳng cấp (non-hierarchical; không như DDC rất là theo đẳng cấp), nên ký hiệu phân loại của LCC không thể mở rộng ra hay thâu hẹp lại.

Ngoài ra còn thêm một số khó khăn sau đây do công tác biên mục chủ đề đem

lại; 1) Một tài liệu có thể bao gồm một số chủ đề khác nhau nhưng chỉ được gán cho một số phân loại duy nhứt ; và như ta đã biết, khiếm khuyết nầy được đền bù bằng nhiều TĐCĐ khác nhau; 2) Trong trường hợp các bộ tùng thư được làm biên mục

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 42

chung (classified monographic series), tất cả các quyển trong tùng thư, mặc dù nói về các chủ đề khác nhau, đều có cùng một số phân loại.40

Sau hết, tại thời điểm trước thập niên 1970, các hệ thống phân loại quan trọng

nhứt là DDC và LCC đều không có ấn bản điện tử. Tất cả những nhược điểm vừa kể trên làm cho việc sử dụng các hệ thống phân

loại trong việc truy dụng theo chủ đề gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vì trên bản chất, tất cả các hệ thống phân loại đều là công cụ dùng trong việc xử lý nội dung (tức là chủ đề) của tài liệu nên mọi người đều đồng ý là chúng có tiềm năng rất lớn trong việc truy dụng thông tin theo chủ đề.

Do đó, sau khi các hệ thống OPAC ra đời trong thập niên 1970, một số nhà

nghiên cứu mong muốn hệ thống phân loại đóng thêm vai trò là một công cụ trong việc tìm tin theo chủ đề. Trong một báo cáo tại một hội thảo về Truy Dụng Theo Chủ Đề do Hội Đồng Tài Nguyên Thư Viện của Hoa Kỳ (Council on Library Resources – CLR) bảo trợ, tổ chức tại Dubllin, Ohio vào Tháng 6-1982, Giáo sư Pauline Atherton Coch-rane đã đưa ra phương án nghiên cứu với 3 trọng tâm:41

chuyển hướng các hệ thống phân loại từ công cụ xếp sách sang công

cụ truy dụng thông tin theo chủ đề tập hợp các nhà thiết kế OPAC, các nhà nghiên cứu, và các cá nhân /

cơ quan / đoàn thể chịu trách nhiệm phát triển các hệ thống phân loại để tìm phương thức tạo ra việc sử dụng ký hiệu phân loại trong việc tìm tin nhằm giúp cải thiện thời gian đáp ứng trực tuyến của các OPAC (response time), cũng như giúp đỡ người sử dụng cải thiện cách thức tìm tin, v.v.

tìm hiểu xem những loại nối kết trực tuyến hữu ích nào (useful links) có thể tạo ra giữa LCSH, LCC và DDC trong các OPAC.

Hơn ai hết, Giáo sư Pauline A. Cochrane biết rõ những nhược điểm của hệ thống phân loại trong việc truy dụng thông tin theo chủ đề vì chính Bà (lúc đó còn mang tên là Pauline Atherton) đã từng thực hiện Dự Án AUDACIOUS (cùng với ông Robert R. Freeman) từ năm 1968. Đây là dự án nhằm thực hiện một hệ thống truy tầm thông tin cho ngành Vật lý hạt nhân dựa trên Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Quốc Tế (Universal Decimal Classification – UDC).42 Năm 1982, Bà lại thực hiện một

40 Chan, Lois Mai. “The Library of Congress Classification System in an online environment,” Catalog-

ing & classification quarterly, v. 11, no. 1 (1990), tr. 23. 41

Cochrane, Pauline Atherton. “Classification as on online subject access tool : challenge and opportu-nity,” in: Redesign of catalogs and indexes for improved online subject access : selected papers of Pauline A. Cochrane. Phoenix, Ariz. : Oryx Press, 1985, tr. 378-381. 42

Freeman, Robert R. và Pauline Atherton. “AUDACIOUS : an experiment with an on-line, interactive reference retrieval system using the Universal Decimal Classification as the indexing language in the field of nuclear science,” in: Redesign of catalogs and indexes for improved online subject access : se-lected papers of Pauline A. Cochrane. Phoenix, Ariz. : Oryx Press, 1985, tr. 325-370.

43 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

dự án tương tự tại Đại Học Syracuse, New York, mang tên “Developing a Classifica-tion-Based Online Catalog Retrieval System = Phát triển một hệ thống thư mục truy dụng trực tuyến trên cơ sở hệ thống phân loại.” Trong dự án nầy, Bà và các cộng sự viên sử dụng một cơ sở dữ liệu gồm 12.000 biểu ghi MARC / LC để thử nghiệm những hình thức hiển thị có ích nhứt (most useful displays) đối với người tìm tin của một vài phần của LCC, DDC và cả hệ thống phân loại của NLM (National Library of Medicine = Thư Viện Quốc Gia Y Khoa của Hoa Kỳ).43 Việc tìm cách đưa các hệ thống phân loại vào OPAC để giúp người sử dụng có thêm một phương tiện tìm tin theo chủ đề gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, như đã trình bày bên trên, trước thập niên 1970, các hệ thống phân loại không có dưới dạng điện tử. Sau khi các OPAC ra đời, trong thập niên 1980, đã có nhiều nghiên cứu kêu gọi việc phát triển các hệ thống phân loại sang dạng điện tử, cụ thể như cuộc nghiên cứu của Giáo sư Desretta McAllister-Harper, thuộc Trường Thư Viện và Thông Tin của Đại Học North Carolina.44 Mãi đến cuối thập niên 1990 các hệ thống DDC và LCC mới được chuyển sang dạng điện tử; hiện nay thì cả DDC lẫn LCC đều đã có dưới dạng điện tử, hoặc bằng CD hay trực tuyến, nhưng truy dụng đều là phải đăng ký và trả lệ phí. Khó khăn thứ nhì là vấn đề tác quyền (copyright); các hệ thống phân loại, nhứt là DDC, đều do các nhà xuất bản nắm giữ (hiện nay tác quyền của DDC thuộc về OCLC = Online Computer Library Center), và là một nguồn lợi tức khá quan trọng của họ nên không dễ dàng gì mà họ chịu cho các nhà thiết kế đưa vào các OPAC. Vì thế cho đến hiện nay, việc sử dụng các ký hiệu phân loại trong các OPAC chỉ giới hạn trong việc đọc lướt nhanh / tìm nhanh (browsing) việc sắp xếp các tài liệu trong sưu tập (tức là dò tìm sách trên kệ theo lối ảo – virtual shelf browsing). 5.1.2. Nhược Điểm Của Hệ Thống TĐCĐ, Đặc Biệt của LCSH

(Weaknesses of Subject Headings Systems, Especially of LCSH)

Các hệ thống TĐCĐ là công cụ chính để truy dụng thông tin theo chủ đề trong tất cả các loại hình thư viện tại Bắc Mỹ trong hơn cả trăm năm qua. Tiêu biểu nhứt cho các hệ thống nầy là LCSH. Tất cả các hệ thống còn lại ít nhiều đều dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo của LCSH hoặc xuất phát từ chính LCSH. Do đó trong mục nầy chúng ta đặt trọng tâm vào việc phân tích LCSH mà thôi.

43

Cochrane, Pauline Atherton. “Classification as a user’s tool in online public access catalogs,” in: Re-design of catalogs and indexes for improved online subject access : selected papers of Pauline A. Coch-rane. Phoenix, Ariz. : Oryx Press, 1985, tr. 382-383. 44

McAllister-Harper, Desretta. “Dewey Decimal Classification in the online environment : a study of li-braries in North Carolina,” Cataloging & classification quarterly, v. 11, no. 1 (1990), tr. 45-58. Ở tr. 55, tác giả viết như sau: “… and one may also conclude that limited use is made of DDC online at this time. = … và người ta cũng có thể kết luận là hiện nay DDC được sử dụng trực tuyến rất ít.” Cũng ở tr. 55, tác giả đưa ra khuyến cáo như sau: “It is recommended that: 1. the Library of Congress develop the MARC format for Dewey, and, 2. OCLC provide the software, database and MARC format. = Xin khuyến cáo là: 1. Thư Viện Quốc Hội phát triển khuôn thức MARC cho Dewey, và, 2. OCLC cung cấp chương trình điện toán, cơ sở dữ liệu, và khuôn thức MARC.”

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 44

Từ lâu đã có rất nhiều tranh luận trong cộng đồng thư viện – thông tin về những ưu điểm và nhược điểm của LCSH. Ưu điểm của LCSH là từ vựng có kiểm soát, với một khối lượng từ thật phong phú và bao gồm tất cả các môn loại. Về mặt tổ chức thông tin (tức là công tác biên muc chủ đề), nhược điểm của LCSH là cấu trúc (structure) và ngữ pháp (syntax) quá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian huấn luyện mới có thể sử dụng được một cách chính xác. Về mặt truy dụng, nhược điểm của LCSH là nghiêng nặng về tiền-hợp (pre-coordination) và với cấu trúc / ngữ pháp phức tạp như thế, người tìm tin sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả những ý kiến, nghiên cứu, báo cáo phê bình LCSH đã được Giáo Sư Pauline A. Cochrane tập hợp lại trong một thư tịch được ERIC (Education Resources Information Center = Trung Tâm Thông Tin Tài Nguyên Giáo Dục) xuất bản vào năm 1981.45 LC có theo dõi tất cả những phê bình nầy và cũng có tìm cách đáp ứng với những đề nghị hợp lý và có thể thực hiện được, cụ thể như là quyết định không tạo ra những tiêu đề đảo nữa (inverted head-ings), quyết định bỏ các ký hiệu và từ chỉ định cũ (thí dụ, x, xx, See (Xem), See also (Xem thêm), v.v.) trong hệ thống tham chiếu và thay bằng các ký hiệu giống như trong các Bảng Từ Mô Tả (Thesauri) như là Use (Dùng), UF = Use For (Dùng cho), NT = Narrower Term (Từ hẹp hơn), BT = Broader Term (Từ rộng hơn), RT = Related Term (Từ liên quan). Đối với đề nghị về các Tiểu phân mục (TPM = Subdivisions), LC đã quyết định tổ chức một hội nghị tại Airlie House, Virginia vào năm 1991. Một trong những khuyến cáo quan trọng của hội nghị nầy đã được LC chấp nhận và thực hiện: đó là quyết định của LC về thứ tự áp dụng của các loại TPM theo sau một TĐ chính về đề tài:46

TĐ về đề tài – TPM địa lý – TPM thời gian – TPM hình thức

45

Cochrane, Pauline Atherton và Monika Kirtland. An ERIC information analysis product in two parts. I. Critical views of LCSH – the Library of Congress Subject Headings : a bibliographic and bibliometric es-say. II. An analysis of vocabulary control in the Library of Congress Subject Headings (LCSH). Syra-cuse, N.Y. : Syracuse University, ERIC Clearinghouse on Information Resources, 1981. Tài liệu nầy có thể được truy dụng trực tuyến miễn phí tại URLsau đây: http://www.eric.ed.gov/ERICDocs/data/ericdocs2sql/content_storage_01/0000019b/80/2e/20/a7.pdf 46

Library of Congress Subject Headings : pre- vs. post-coordination and related issues / prepared by the Cataloging Policy and Support Office for Beacher Wiggins, Director, Acquisitions & Bibliographic Access Directorate, Library Services, Library of Congress. Wasington, D.C. : Library of Congress, 2007, tr. 5-6. Tài liệu nầy có thể được truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://www.loc.gov/catdir/cpso/pre_vs_post.pdf. Tài liệu nầy có tất cả 8 phụ đính rất có giá trị, quan trọng nhứt là các phụ đính sau đây: 1) Phụ đính 1, Thoughts on LCSH = Suy nghĩ về LCSH, của Giáo sư Lois Mai Chan, một nhà nghiên cứu nổi tiếng đã từng viết rất nhiều về LCSH; 2) Phụ đính 5, FAST (Faceted Application of Subject Terminology = FAST (Ứng dụng theo lối diện cho từ vựng chủ đề); 3) Phụ đính 8, LC Staff Survey on Subject Cataloging Report = Thăm dò ý kiến của Nhân viên LC đối với Báo cáo về Biên mục Chủ đề; chính trong bảng Thăm dò ý kiến nầy ta được biết có đến 56% nhân viên của bộ phận chuyên về biên mục chủ đề của LC cho rằng gặp khó khăn khi phải tạo ra các chuỗi TĐCĐ mới (new subject heading strings, tức là TĐCĐ với nhiều TPM theo sau).

45 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Chính vì những nhược điểm đã nêu bên trên, có một vài báo cáo nghiên cứu trong những năm gần đây đã đi đến kết luận cực đoan là kêu gọi chấm dứt vai trò của LCSH. Báo cáo thứ nhứt là của Ủy Ban Đặc Nhiệm về Dịch Vụ Thư Mục của Hệ Thống Thư Viện Đại Học California, vào tháng 12 năm 2005 (University of California Libraries, Bibliographic Services Task Force), với nhan đề là Rethinking how we pro-vide bibliographic services for the University of California = Suy nghĩ lại về cách chúng ta cung cấp dịch vụ thư mục cho Đại Học California.47 Báo cáo thứ nhì là của Bà Karen Calhoun thuộc Thư Viện Đại Học Cornell thực hiện cho LC, với nhan đề như sau: The changing nature of the catalog and its integration with other discovery tools = Bản chất thay đổi của thư mục và sự hoà nhập của nó với các công cụ tìm tin khác.48 Hai báo cáo cực đoan nầy chỉ là một thiểu số rất nhỏ. Đa số những phê bình, chỉ trích LCSH không chủ trương loại bỏ LCSH vì tất cả đều công nhận đóng góp lớn lao của LCSH trong hơn 100 năm qua cũng như sự phong phú có một không hai của khối từ vựng mà LCSH đã thu thập trong khoảng thời gian đó.

5.1.3 Ứng Dụng Theo Lối Diện Cho Từ Vựng Chủ Đề (FAST = Faceted Application of Subject Terminology)

Chính trong tinh thần muốn khắc phục các nhược điểm của LCSH nói trên, OCLC (Online Computer Library Center), cơ sở công ích về dịch vụ thư mục (bibliographic utility) lớn nhứt thế giới, đã tiến hành thực hiện một bộ TĐCĐ mới dựa trên LCSH gọi là FAST (Faceted Application of Subject Terminology = Ứng dụng theo lối diện cho từ vựng chủ đề). Nói một cách tổng quát FAST là một bộ LCSH được làm cho đơn giản đi, giữ lại từ vựng phong phú của LCSH nhưng loại bỏ cơ cấu tiểu phân mục dài dòng, rắc rối, khó áp dụng của LCSH. FAST chủ trương một cấu trúc đơn giản hơn, theo lối Diện (faceted) và theo hướng hậu-hợp để giúp cho việc áp dụng được dễ dàng hơn. Do đó FAST sẽ mang những đặc tính như sau:49

47

University of California. Bibliographic Services Task Force. Rethinking how we provide bibliographic services for the University of California : final report : December 2005. California : University of Califor-nia, 2005. Tài liệu nầy có thể được truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://libraries.universityofcalifornia.edu/sopag/BSTF/Final.pdf. Ở tr. 23, có ghi như sau: “… using con-trolled vocabularies such as LCSH and MeSH for topical subjects is no longer necessary or valuable. … Where controlled vocabulary is used, we should replace the traditional LCSH structure with a more structured syntax such as FAST…. = … việc sử dụng các từ vựng có kiểm soát như là LCSH và MeSH cho các chủ đề đề tài không còn cần thiết hay có giá trị nữa. … Nếu phải dùng từ vựng có kiểm soát, chúng ta nên thay thế cơ cấu cổ truyền LCSH bắng một ngữ pháp có cấu trúc hơn như là FAST…” 48

Calhoun, Karen. The changing nature of the catalog and its integration with other discovery tools : prepared for The Library of Congress : final report, March 17, 2006. Ithaca, N.Y. : Cornell University, 2006. Tài liệu nầy có thể được truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://www.loc.gov/catdir/calhoun-report-final.pdf. Ở tr. 18, có ghi như sau ở Mục 4.2.3.: “Abandon the attempt to do comprehensive subject analysis manually with LCSH in favor of subject keywords. Urge LC to dismantle LCSH. = Từ bỏ việc phân tích nội dung rộng rãi [do người ấn định] với LCSH và thay vào đó bằng việc sử dụng từ khóa chủ đề. Hối thúc LC hủy bỏ LCSH.” 49

O’Neill, Edward T. và Lois Mai Chan. FAST (Faceted Application of Subject Terminology): a simplified LCSH-based vocabulary. Bài viết nầy có thể truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 46

một bộ từ vựng có kiểm soát với tất cả TĐ được thiết lập trong Hồ sơ TĐ Chuẩn (authority file), với một ngoại lệ duy nhứt là các TĐ bằng số

dựa trên từ vựng của LCSH được thiết kế để sử dụng trong một môi trường trực tuyến một bộ từ vựng theo lối diện và mang tính hậu-hợp có thể sử dụng được bởi những người với huấn luyện và kinh nghiệm

tối thiểu tương hợp với việc kiểm soát TĐ Chuẩn tự động (automated author-

ity control)

FAST chủ trương quy các TĐCĐ vào 8 Diện (Facet):

Đề tài (Topical facet) Địa lý (Geographic facet) Tên người (Personal name facet) Tên hội đoàn (Corporate name facet) Hình thức (Form facet) Thời gian (Chronological facet) Nhan đề (Title facet) Hội nghị (Meeting facet)

Trong giai đoạn đầu, 2 Diện cuối cùng (Nhan đề và Hội nghị) tạm thời chưa được thực hiện. Một chủ trương rất quan trọng của FAST là chỉ sử dụng TPM cùng loại trong từng Diện; thí dụ một TĐCĐ thuộc Diện đề tài chỉ có thể có TPM đề tài, TĐ địa lý chỉ có thể có TPM địa lý, v.v. Thí dụ:

Diện Đề tài: Travel – Safety measures [Du lịch -- Biện pháp an toàn] Diện Địa lý: California – San Francisco – Chinatown [Tiểu bang California

– Thành phố San Francisco -- Phố Tàu]

Diện Hình thức: Bibliography – Union lists [Thư tịch – Danh sách liên thư viện]

Hiện nay theo báo cáo của OCLC, hồ sơ TĐCĐ Chuẩn của FAST đã có trên 1.600.000 biểu ghi.50 Mặc dù có tham dự vào tiến trình hình thành của FAST và vẫn

49 (t.t.)

http://archive.ifla.org/IV/ifla69/papers/010e-ONeill_Mai-Chan.pdf, tr. 5. Tại Việt Nam, trong Hội Thảo về Subject Headings tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh vào ngày 5-1-2009, tác giả Thái Thị Thanh Thủy, thuộc Trung Tâm Thông Tin - Thư Viện của trường Đại Học Đà Lạt, đã có một báo cáo về FAST với nhan đề: Đề xuất ứng dụng Bộ Tiêu Đề Đề Mục FAST trong việc định chủ đề tài liệu thư viện. 50

FAST (Faceted Application of Subject Terminology); trang Web chính về FASTcủa OCLC tại URL sau đây: http://www.oclc.org/research/activities/fast/default.htm

47 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển của FAST, LC vẫn chưa chính thức công nhận và cổ vũ cho việc áp dụng FAST trong công tác biên mục chủ đề. Một trong những lý do chính trong thái độ dè dặt của LC là vì FAST đã có một số chủ trương đơn phương và không theo đúng các quy tắc biên mục quốc tế, thí dụ như đối với TĐCĐ cho Nhan đề đồng nhứt (uniform titles) và TĐCĐ cho địa danh (geographic names).51

Lấy một thí dụ để minh họa sự tương đương và khác biệt giữa LCSH và

FAST:52

LCSH: United States – Civilization – Italian influences – History – 20th century – Sources [Hoa Kỳ -- Văn minh -- Ảnh hưởng của Ý -- Lịch sử -- Thế Kỷ 20 -- Nguồn liệu]

Trong biểu ghi MARC, TĐCĐ nầy sẽ được ghi như sau: 651 _0 $a United States $x Civilization $x Italian influences $x History $y 20th century $v Sources [Hoa Kỳ $x Văn minh $x Ảnh hưởng của Ý $x Lịch sử $y Thế Kỷ 20 $v Nguồn liệu] FAST: Diện Đề tài : Civilization – Italian influences – History Diện Địa lý: United States Diện Thời gian: 1900-1999 Diện Hình thức: Sources Trong biểu ghi MARC, các TĐCĐ FAST sẽ được ghi như sau:

648 _7 $a 1900-1999 $2 fast 650 _7 $a Civilization $x Italian influences $x History $2 fast 651 _7 $a United States $2 fast 655 _7 $a Sources $2 fast

(Xem chi tiết về các Trường 6XX tại URL sau đây: http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd6xx.html; chỉ thị thứ nhì (second indicator) số 7 là: Source specified

51

Library of Congress Subject Headings, tài liệu đã dẫn ở ghi chú số 46 bên trên. Ở tr. 6, có ghi như sau: “FAST has introduced non-standard formulations of uniform titles and geographic names contrary to international cataloging rules and has its own set of rules. = FAST đã đưa vào sử dụng những cách thiết lập không đúng tiêu chuẩn cho nhan đề đồng nhứt và đia danh trái ngược với những quy tắc biên mục quốc tế và dùng những quy tắc riêng của mình.” 52

Dean, Rebecca J. “FAST : development of simplified headings for metadata,” Cataloging & classifica-tion quarterly, v. 39, no. 1-2 (2004), tr. 342-343.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 48

in subfield $2 = Nguồn ghi rõ trong nhãn trường con $2; nhãn trường con $2fast có nghĩa là Nguồn của TĐCĐ là FAST; xem chi tiết về danh sách các nguồn TĐCĐ tại URL sau đây: http://www.loc.gov/standards/sourcelist/subject.html) 5.2. Các Nhược Điểm Ngoại Lai (External Weaknesses)

5.2.1. Nhược Điểm Do Biên Mục Chủ Đề (Weaknesses By Subject Cataloging) Công tác biên mục chủ đề (subject cataloging) là mảng công tác của ngành

biên mục có nhiệm vụ tạo ra một cầu nối giữa tài liệu và người tìm tin theo chủ đề. Trong khi thực hiện công tác đó, biên mục viên chủ đề (subject catalogers) phải sử dụng một trong các bảng TĐCĐ đã trình bày trong Phần II, Mục 5.1.2 vừa trình bày bên trên đã cho thấy những nhược điểm của các bảng nầy, tiêu biểu là bảng LCSH. Vì thế công tác biên mục chủ đề không thể tránh khỏi bị hạn chế bởi những nhược điểm đó.

Bên cạnh những hạn chế do các bảng TĐCĐ đem lại, công tác biên mục chủ đề

còn có những hạn chế khác của riêng nó do chính sách về biên mục (cataloging pol-icy) của thư viện tạo ra. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét các hạn chế nầy.

Trước hết khi thực hiện công tác phân tích nội dung của tài liệu đề tiến đến

quyết định chọn TĐCĐ, biên mục viên chủ đề có thể theo một trong hai phương pháp sau đây:

tóm lược (summarization): chỉ diễn tả nội dung tổng quát của tài liệu làm chỉ mục đầy đủ (exhaustive or in-depth indexing): liệt kê ra tất cả

những khái niệm, chủ đề quan trọng được đề cập đến trong tài liệu.

LC có chủ trương rất rõ ràng là chọn lối tóm lược.53 Gần như tất cả các thư viện đều theo chủ trương nầy của LC. Như vậy rõ ràng là toàn bộ các TĐCĐ đã được biên mục viên chủ đề chọn để đưa vào biểu ghi cho tài liệu đang được làm biên mục không phản ảnh được đầy đủ nội dung thật sự của tài liệu. Một điểm quan trọng nữa cũng cần được lưu ý là hiện nay, tại Bắc Mỹ, tuyệt đại đa số các thư viện đều thực hiện công tác biên mục theo lối sao chụp (copy cataloging) nghĩa là sử dụng các biểu ghi đã được làm ra sẵn từ LC hay OCLC với một vài sửa đổi nhỏ, không đáng kể; phần lớn những sửa đổi nhỏ nầy thuộc về biên mục mô tả nhiều hơn; các thư viện gần như chấp nhận 100% một cách máy móc các TĐCĐ của LCSH mà LC hay OCLC đã chọn. Các thư viện trường học và công cộng thì theo lối nầy gần như 100%. Các thư viện đại học thì vào khoảng 90-95%; chỉ có vào khoảng 5-10% tài liệu của các thư viện đại học được làm biên mục nguyên thủy (original cataloging). Như vậy, một đề tài, tuy đã được bàn đến trong tài liệu nhưng bị LC cho là không quan trọng và quyết định bỏ

53 Lâm, Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương, tài liệu đã dẫn ở ghi chú số 14 bên trên, Phần 3, Ấn Định

Tiêu Đề Chủ Đề, tr. 25-26. [truy dụng trực tuyến tại đây: http://www.leaf-vn.org/5-HeThongLCSH-2009-Pt-3.pdf ]

49 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

qua, không làm TĐCĐ cho đề tài đó, sẽ vĩnh viễn không bao giờ được tìm thấy trong thư mục trực tuyến (OPAC) của hầu như tất cả các thư viện tại Bắc Mỹ, nếu không muốn nói là của cả thế giới.

Một hạn chế khác của công tác biên mục chủ đề do chính sách biên mục tạo ra

là công tác nầy chỉ được thực hiện đối với một số loại hình tài liệu của thư viện mà thôi. Gần như tất cả các thư viện đều không làm biên mục cho loại sách mỏng (pamphlet; theo định nghĩa trong ALA Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh Việt, dịch giả: Phạm Thị Lệ-Hương, Lâm Vĩnh-Thế và Nguyễn Thị Nga, do Galen Press xuất bản năm 1996, ở tr. 148, “2. Theo định nghĩa của UNESCO, một ấn phẩm không phải là ấn phẩm định kì, không được bao bìa và có ít nhất 5 trang giấy nhưng không dầy quá 48 trang chưa kể trang bìa, cũng được gọi là brochure.). Một số thư viện trường học và công cộng cũng không làm biên mục cho một số loại hình tài liệu không phải là sách (non-book materials) như là bản đồ, âm nhạc (bản nhạc in trên giấy, băng cassette, đĩa, CD), phim ảnh, v.v. Ngay cả đối với sách, một số thư viện công cộng cũng không làm biên mục cho các sách bằng các ngôn ngữ của các nhóm chủng tộc (ethnic groups). Phần lớn các thư viện đại học và nghiên cứu (academic and research libraries) tuy có làm biên mục cho các kỷ yếu hội nghị (conference pro-ceedings) nhưng không thực hiện các biểu ghi phân tích (analytics) cho từng bài thuyết trình đăng trong các kỷ yếu hội nghị nầy.

Nói tóm lại, ngay cả một thư mục đầy đủ nhứt của một thư viện, do chính sách

biên mục như vừa trình bày bên trên, cũng sẽ không thể phản ảnh được toàn bộ tài nguyên của thư viện đó.

5.2.2. Nhược Điểm Do Mục Lục Trực Tuyến (Weaknesses by

OPAC)

Mục lục trực tuyến (OPAC= Online Public Access Catalog) là loại hình thư mục đã trở nên thông dụng khắp nơi trên thế giới, hoàn toàn thay thế cho loại hình thư mục cổ truyền trên phiếu / thẻ thư mục (catalog cards) hay trên các vi phiếu (microfiche). Đây là một bước phát triển vô cùng quan trọng trong ngành thư viện tạo ra rất nhiều tiện lợi cho cả nhân viên thư viện và người sử dụng thư viện. Nhưng đồng thời thư mục trực tuyến cũng đặt ra nhiều khó khăn cho người sử dụng cần phải được giải quyết.

Như đã trình bày trong Phần II, Mục 4.2 bên trên, cuộc điều tra / thăm dò toàn quốc tại Hoa Kỳ về việc sử dụng các OPAC trong đủ các loại hình thư viện do Hội Đồng Tài Nguyên Thư Viện (CLR = Council on Library Resources) thực hiện vào năm 1981 đã đi đến kết luận là cần phải cải thiện các giao diện giữa các OPAC và người sử dụng để giúp người sử dụng đạt được kết quả tốt hơn trong việc tìm tin. Sau đó các giao diện giữa người sử dụng và các OPAC đã có một số cải thiện nhưng khó khăn mà người sử dụng OPAC gặp phải vẫn còn nhiều.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 50

Hơn mười năm sau, vào năm 1996, Giáo sư Christine L. Borgman, tác giả bài viết Why are online catalogs hard to use ? : lessons learned from information-retrieval studies = Tại sao mục lục trực tuyến khó sử dụng ? : những bài học từ các cuộc nghiên cứu về truy tìm thông tin, của năm 1986, lại nhận định rằng mục lục trực tuyến vẫn còn khó sử dụng trong một bài viết mới với nhan đề như sau: Why are online catalogs still hard to use ?= Tại sao mục lục trực tuyến vẫn khó sử dụng ? 54 Dựa trên những nghiên cứu về người sử dụng (user studies) của giai đoạn 1986-1995, Giáo sư Borgman đi đến kết luận là mục lục trực tuyến vẫn còn rất khó sử dụng đối với người tìm tin. Và Giáo sư đưa ra lý do chính là mục lục trực tuyến đã được thiết kế hoàn toàn dựa vào khuôn mẫu của mục plục phiếu (card catalogs). Mục lục phiếu, theo truyền thống đã có từ thời của Ông Charles Ammi Cutter, được thiết kế trên cơ sở của tin tưởng là người sử dụng thư viện (library users) khi vào thư viện thì họ đã có biết đến một trong 3 điểm truy dụng (access points) trong mục lục là tên tác giả, nhan đề sách, hay chủ đề. Các nghiên cứu về người sử dụng mục lục trực tuyến trong giai đoạn đó cho thấy người sử dụng chỉ có những thông tin rất thiếu sót (incomplete information) về các điểm truy dụng đó. Một điểm nữa là vì mục lục trực tuyến là từ mục mục phiếu mà ra, biểu ghi (bibliographic record) trong mục lục trực tuyến cũng là một sao chụp điện tử của phiếu mục lục (catalog card), nên người sử dụng cũng sử dụng cùng một phương thức tìm tin đối với mục lục trực tuyến như họ đã từng sử dụng đối với mục lục phiếu. Nhưng trên thực tế thì mục lục trực tuyến đã được nâng cao hơn rất nhiều so với mục lục phiếu về mặt chức năng cũng như về độ phức tạp kỹ thuật. Ngoài ra, về phương diện các chức năng tìm tin (search functions) cũng như thiết kế giao diện (interface design), các mục lục trực tuyến đã dựa theo mô hình của các hệ thống truy dụng thông tin (Information retrieval systems; thí dụ như DIALOG, Medline, v.v.). Do đó, các mục lục trực tuyến, vào thời điểm nầy, phần lớn đều theo mô hình “chấp hành huấn lệnh” (command-driven hay command-based)

Nói chung, với mục lực trực tuyến trong giai đoạn 1986-1995, người sử dụng cần phải có 3 kiến thức / kỹ năng sau đây để có thể đạt được kết quả tốt trong việc tìm tin:

kiến thức về khái niệm (conceptual knowledge) của mục lục trực tuyến: khi nào thì dùng điểm truy dụng nào, phương cách mở rộng ra hay thâu hẹp lại kết quả tìm được, khi tìm không có kết quả thì là do cách hỏi sai hay là vì mục lục không có tài liệu về chủ đề đó, v.v.; kiến thức loại nầy giúp cho người sử dụng có thể chuyển nhu cầu thông tin của mình thành một câu hỏi có thể tìm được (searchable query)

kiến thức về ngữ nghĩa (semantic knowledge): chữ semantic ở đây có

nghĩa là ý nghĩa của những tác vụ của máy điện toán (meaning of computing and task concepts); tức là phải hiểu cách thức máy điện toán thực hiện các tác vụ của nó; đối với phần lớn các mục lục trực tuyến, muốn tìm tin người sử dụng phải thành lập một phát biểu tìm

54 Borgman, Christine L. “Why are online catalogs still hard to use ?,” Journal of the American Society for Information Science, v. 47, no. 7 (1996), tr. 493-503.

51 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

tin (search statement) gồm có 3 thông số là: 1) bảo máy thực hiện một hành động (an action) (thí dụ: tìm = find, lựa chọn = select, quét = scan, đọc nhanh = browse); 2) tại một điểm truy dụng hay một trường (an access point or a field tag; thí dụ: tác giả = author; nhan đề = title; subject = chủ đề); và 3) bằng các từ tìm tin (search terms) hoặc đơn độc hay với hoạt tố Boole (Boolean operators); kiến thức loại nầy giúp cho người tìm tin có thể chuyển câu hỏi của mình thành một phát biểu tìm tin mà máy điện toán có thể hiểu được

kỹ năng về kỹ thuật (technical skills): tức là hiểu biết cơ bản về máy điện toán, và hiểu được ngữ pháp của các huấn lệnh (syntax of com-mands) của máy điện toán; kỹ năng nầy giúp người tìm tin có thể đưa được phát biểu tìm tin của mình vào mục lục trực tuyến

Lấy một thí dụ để minh họa: muốn tìm tác phẩm của tác giả Robert M. Hayes,

người sử dụng phải đưa vào mục lục trực tuyến một phát biểu tìm tin như sau: FI AU Hayes, Robert M. hay FI AU Hayes, R M hay FI AU Hayes, R.M. v.v.

FI = Find (Action = Hành động) AU = Author (Access Point = Điểm truy dụng; hay, Field tag = Tên trường) Hayes, Robert M. (Search terms = Từ tìm tin)

Phần lớn các nghiên cứu về người sử dụng trong giai đoạn nầy đều cho thấy là

đại đa số những người tìm tin không có đầy đủ những kiến thức / kỹ năng nầy. Vì thế phần đông họ đều gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng mục lục trực tuyến. Trong phần kết luận, các nghiên cứu nầy đều khuyến cáo các nhà sản xuất mục lục trực tuyến phải quan tâm nhiều hơn nữa đến người sử dụng trong việc thiết kế mục lục trực tuyến. Mục tiêu tối hậu là phải tạo ra được những mục lục trực tuyến ngày càng dễ sử dụng hơn đối với người tìm tin. Kết quả là đã có những cải thiện về giao diện liên tục bởi các nhà thiết kế của mục lục trực tuyến.

Hiện nay tuyệt đại đa số mục lục trực tuyến đang được sử dụng thuộc về thế hệ

thứ tư (fourth-generation OPAC) và không còn theo mô hình “chấp hành huấn lệnh” của các hệ thống truy dụng thông tin như trong hai thập niên 1980 và 1990 nữa, mà đều thuộc loại tác động hỗ tương (interactive) và đặt cơ sở trên Web (Web-based). Giao diện giữa OPAC và người tìm tin đã được cải thiện rất nhiều. Những cuộc nghiên cứu để đánh giá việc sử dụng OPAC không còn diễn ra với mức độ dồn dập như trong hai thập niên 1980 và 1990 nữa. Đa số những nghiên cứu về OPAC gần đây đều từ những quốc gia ở ngoài Bắc Mỹ, tức là những quốc gia bắt đầu sử dụng OPAC. Kết quả của những nghiên cứu nầy phần lớn khẳng định lại những nghiên cứu tại Bắc Mỹ của hai thập niên 1980 và 1990. Nghiên cứu về việc sử dụng OPAC tại các trường đại học của Pháp cho thấy phần lớn người sử dụng không sử dụng

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 52

các hoạt tố Boole trong việc tìm tin.55 Nghiên cứu tại thư viện của Trung Tâm Vệ Tinh của Cơ Quan Nghiên Cứu Không Gian của Ấn Độ (Satellite Centre of the Indian Space Research Organisation) cũng cho thấy người sử dụng rất ít sử dụng hoạt tố Boole trong việc tìm tin; nghiên cứu nầy cũng đi đến kết luận là việc tìm tìm theo chủ đề bằng OPAC không có hiệu quả cao hơn việc tìm tin bằng mục lục phiếu cổ truyền.56 Một cuộc nghiên cứu khác tại Thư Viện của Trường Đại Học Granada (Library of the Uni-versity of Granada, Tây Ban Nha; một trường đại học lớn với trên 3000 giáo sư và trên 60.000 sinh viên và một sưu tập sách trên 800.000 quyển), thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2001 đến tháng 2 năm 2002 trong một tổng số 1.114.720 các lần giao dịch (transactions) giữa OPAC và người sử dụng. Kết quả cho thấy là việc tìm tin theo chủ đề (subject searches) chỉ chiếm có 14% (so với 37% tìm theo tên tác giả và 49% tìm theo nhan đề). Các tác giả giải thích bất ngờ nầy là do những khó khăn của việc tìm tin theo chủ đề đã khiến cho người sử dụng giảm đi sự quan tâm tìm tin theo lối đó.57

Trong tương lai, muốn tồn tại và tiếp tục được sự ủng hộ của người sử dụng,

các OPAC phải thay đổi nhiều hơn nữa và đặc biệt chú trọng vào 2 hướng phát triển sau đây: 1) Về nội dung, phải nâng cấp (upgrade) các biểu ghi thư mục (bibliographic records) chứa trong OPAC để chúng có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về nội dung của tài liệu; và, 2) Về chức năng, phải tăng cường OPAC với thật nhiều đặc trưng (features) mới mẻ, hấp dẫn và tích cực hỗ trợ người sử dụng trong việc tìm tin.58

Trong hướng thứ nhứt phải tăng cường các biểu ghi thư mục bằng 2 cách:

đưa vào hẳn trong biểu ghi thư tịch các thành phần có sẵn trong tài liệu, thí dụ như:

bảng mục lục (table of contents – TOC) bảng toát yếu (summary, có thể do nhà xuất bản cung cấp)

tạo một nối kết (link) trong biểu ghi thư tịch đến các thành phần của tài liệu do nhà xuất bản cung cấp, hoặc có trên Web, thí dụ như:

55 Dinet, Jérôme, Monik Favart và Jean-Michel Passerault. “Searching for information in an online

public access catalogue (OPAC): the impacts of information search expertise on the use of Boolean operators,” Journal of computer assisted learning, v. 20, no. 5 (Oct. 2004), tr. 338-346.

56

Sridhar, M. S. “Subject searching in the OPAC of a special library: problems and issues,” OCLC sys-tems & services, v. 20, no. 4 (2004), tr. 183-191. 57

Villén-Rueda, Luis, Jose A. Senso và Félix de Moya-Anegón. “The use of OPAC in a large academic library: a transactional log analysis study of subject seaching,” Journal of academic librarianship, v. 33, no. 3 (May 2007), tr. 327-337. Ở tr. 336, các tác giả ghi như sau: “Our findings come to support the results of previous authors, highlighting the inherent difficulties and reduced interest surrounding searches by subject. = Các kết quả tìm thấy của chúng tôi hỗ trợ cho kết quả của các tác giả đi trước, nêu bật lên các khó khăn nội tại và sự quan tâm bị sút giảm chung quanh việc tìm tin theo chủ đề.”

58 Byrum, John D. “Recommendations for urgently needed improvement of OPAC and the role of the

national bibliographic agency in achieving it,” International cataloguing and bibliographic control, v. 35, no. 4 (Oct. / Dec. 2006), tr. 75-81.

53 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

lời nói đầu (preface) một vài chương sách (one or more chapters) chi tiết về tiểu sử tác giả (biographical information) chú giải về tài liệu (annotations) các bài điểm sách (book reviews) nguyên văn dưới dạng điện tử (full-text of electronic versions)

Trong hướng thứ nhì phải nâng cấp OPAC với những đặc trưng như sau:

Sắp xếp bảng lệnh đơn theo thứ tự ưu tiên về tìm tin (menu sequencing) như sau: từ khóa, nhan đề, tác giả, chủ đề (LCSH), và

ký hiệu sách Khả năng đọc nhanh / tìm nhanh (browsing) như là dò tìm sách được

xếp trên kệ Hiển thị kết quả: nên sử dụng một số hình ảnh (icons) để giúp người

sử dụng dễ hiểu hơn Sắp xếp độ liên quan (relevance ranking) của các tài liệu tìm được Cung cấp các hỗ trợ cho người sử dụng (provision of helpful hints)

trong suốt quá trình tìm tin, không cần phải có đòi hỏi từ người sử dụng

Sửa chữa chính tả (spelling correction) Khả năng cho người sử dụng đóng góp ý kiến (user-popularity track-

ing): giống như trong Amazon.com Khả năng tìm bằng ngôn ngữ tự nhiên (natural language searching):

cho phép người sử dụng đưa cả mạo từ (The, A, An) vào trong nhan đề, hay đưa tên tác giả vào dưới bất cứ hình thức nào, v.v.

Trong hướng phát triển một thế hệ mới của OPAC như vừa trình bày bên trên,

các thư viện quốc gia (hay cơ quan thư tịch quốc gia – national bibliographic agency) có thể có những đóng góp rất quan trọng.

*****

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 54

PHẦN III. CÁC CỐ GẮNG CẢI THIỆN TRUY DỤNG (ACCESS IMPROVEMENT MEASURES) 6. Các Biện Pháp Nội Bộ Trong Thư Viện (In-Library Measures)

6.1. Các Hồ Sơ Đứng (Vertical Files) Như đã trình bày trong Phần II, Mục 5.2.1 bên trên, do chính sách về biên mục, đa số thư viện không làm biên mục cho các tài liệu mỏng. Lý do chính của chính sách biên mục đó đặt cơ sở trên bản chất của các tài liệu thuộc loại nầy: không có giá trị nghiên cứu nhiều (lacking in “scholarly virtue”), và có tính cách phù du nhất thời (ephemeral). Để cải thiện tình trạng nầy và để giúp cho bộ phận dịch vụ tham khảo (reference services) có phương tiện để trả lời những câu hỏi liên quan đến loại hình thông tin nầy, phần lớn các thư viện, đặc biệt là các thư viện cao đẳng và đại học, đều có chủ trương thực hiện các hồ sơ đứng (vertical file) với các tài liệu mỏng.59, 60

Các tài liệu mỏng được gom lại trong các bìa đựng hồ sơ (folder) với nhãn ghi rõ chủ đề; các bìa nầy được xếp theo thứ tự mẫu tự (chữ cái) của chủ đề trong các tủ hồ sơ (file cabinet) (vì thế mới có tên là hồ sơ đứng). Tủ hồ sơ nầy phần lớn được đặt ngay trong khu vực làm việc của bộ phận tham khảo để tiện cho các quản thủ thư viện tham khảo (reference librarians) trong việc truy tầm thông tin để trả lời nhanh chóng cho người hỏi.

Các hồ sơ đứng thường bao gồm hai loại hình tài liệu chính sau đây: các tài

liệu mỏng và các trang báo đã cắt ra. Một số thư viện cũng đưa vào hồ sơ đứng các báo cáo hàng năm (annual reports) của các công ty tại địa phương hay ngay cả những thư mục triển lãm (exhivition catalogs), và nhiều loại tài liệu linh tinh khác; nói chung là những loại tài liệu mà thư viện chủ trương không làm biên mục.

Các tài liệu mỏng thường gặp nhứt là các tài liệu do các cơ quan chính phủ,

hoặc các hội đoàn in và phân phối. Nội dung của các tài liệu mỏng thuộc lại nầy thường cung cấp những loại thông tin như sau:

chức năng và hoạt động của các tổ chức đó các luật lệ, quy tắc, quyết định của chính phủ mới được ban hành các bản tin hàng tuần, hàng tháng về hoạt động của các tổ chức đó các thư mục ấn phẩm đã và sắp xuất bản của các tổ chức đó các thống kê về nhiều vấn đề khác nhau thuộc phạm vi hoạt động

của các tổ chức đó

55 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

59 Hodgson, Tom và Andrew Garoogian. “Special collections in college libraries: the vertical file,” Refer-

ence services review, v. 9, no. 3 (1981), tr. 77-84.

60 Gangl, Susan. “The Librarian’s library: fugitive reference files,” The Reference librarian, no. 72

(2001), tr. 179-194.

Các trang báo đã cắt ra thường là những tin tức quan trọng trong nước liên quan đến hoạt động của chính phủ, quốc hội, quân đội, cảnh sát cũng như những tin tức quốc tế hoặc các quốc gia trong vùng. Những thông tin nầy đương nhiên là những thông tin cập nhật nhứt về các vấn đề được bình luận trong các trang báo.

Những thông tin thuộc loại nầy thường là rất hữu ích cho các bài tập hoặc bài

thuyết trình hàng tuần, hàng tháng, hoặc cuối khóa của sinh viên các ngành học về khoa học xã hội hay nhân văn. Do đó, hồ sơ đứng là một nguồn cung cấp những tài liệu bổ sung quan trọng cho những tài liệu căn bản, chính quy mà sinh viên có thể tìm thấy qua mục lục trực tuyến của thư viện.

6.2. Các Sưu Tập Đặc Biệt (Special Collections)

Ngoài sưu tập chính, đa số các thư viện đại học và nghiên cứu (academic and research libraries), đều có xây dựng thêm những Sưu Tập Đặc Biệt (special collec-tions); sau đây sẽ ghi tắt là STĐB). Các STĐB nầy là trách nhiệm của Phòng / Ban Sưu Tập Đặc Biệt (Special Collections Department), thường là một Phòng / Ban độc lập hoặc trực thuộc Khối Tham Khảo (Reference Services Division) hay Khối Nghiên Cứu (Research Services Division). Điều nầy cho thấy tầm quan trọng của STĐB trong các hoạt động của một thư viện đại học hay khảo cứu. Nói chung, trong quá khứ, nội dung của các STĐB là những loại hình tài liệu đặc biệt cả về hình thức, nội dung và có giá trị cao về vật chất cũng như nghiên cứu. Đó là các loại sách cổ, (rare books), bản thảo (manuscripts), và tư liệu văn khố (archival materials). Đa số các tài liệu nầy thuộc loại độc nhứt (one-of-a-kind), hiếm quý, đắt tiền, hoặc có liên hệ đến các nhân vật hay các định chế trong lịch sử, văn hóa, chính trị, khoa học và nghệ thuật.61 Những loại tài liệu nầy đòi hỏi những phương thức xử lý riêng biệt; thí dụ như: công tác biên mục những tài liệu nầy hoàn toàn khác hẳn công tác biên mục các tài liệu trong bộ sưu tập chung của thư viện; các phòng chứa cũng như phòng đọc các loại tài liệu nầy cũng đòi hỏi những điều kiện đặc biệt về nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, v.v.; việc sử dụng những loại tài liệu nầy cũng có những quy định riêng biệt về người sử dụng, cách sử dụng, đặc biệt là tuyệt đối không được mang ra khỏi phòng đọc. Hiện nay, nhiều STĐB còn bao gồm luôn cả hình ảnh (photographs), phim ảnh (moving pictures), bản vẽ kiến trúc (architectural drawings), và những tài liệu văn khố số (digital archives). Một số trường đại học hay viện nghiên cứu cũng tiến hành việc sưu tập các tài liệu đặc biệt của địa phương nơi trường đại học hay viện nghiên cứu đóng trụ sở, hoặc xây dựng một STĐB gồm tất cả các tài liệu, sách vở, bài báo, báo cáo khoa học của tất cả các giáo sư / các nhà nghiên cứu của trường, của viện.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 56

61 Special collections : statement of principles, 2003 : research libraries and the commitment to special

collections, tài liệu của Hội Thư Viện Nghiên Cứu (Association of Research Libraries), có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://www.arl.org/rtl/speccoll/speccollprinciples.shtml

Tài liệu trong các STĐB nầy rõ ràng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong công tác hỗ trợ nghiên cứu của các thư viện nầy vì chúng cung cấp những nguồn liệu thuộc loại nhứt đẳng (primary sources) tối cần thiết trong bất cứ những nghiên cứu nào, đặc biệt là trong các lãnh vực lịch sử, văn học và nhân văn. Hiện nay phần lớn các thư viện có các STĐB nầy đều đã có tiến hành những dự án số hóa (digitization) những tài liệu trong sưu tập đề tạo điều kiện truy dụng trực tuyến cho các nhà nghiên cứu khắp nơi. Một cuộc nghiên cứu gần đây tại Trung Tâm Nghiên Cứu Sưu Tập Đặc Biệt của trường Đại Học Syracuse, tiểu bang New York, Hoa Kỳ (Special Collections Research Center, Syracuse University, New York, USA) cho thấy đại đa số người sử dụng là các nhà nghiên cứu (63.2%, gồm 22.7% là giáo sư đại học và 40.5% là các nhà nghiên cứu ngoài đại học). 62

6.3. Các Cơ Sở Dữ Liệu, Bao Gồm Cả CSDL Luận Văn, và Thư Khố Định Chế (Databases, Including In-House Online Disserta-tions, Institutional Repositories)

Từ khi máy điện toán được áp dụng trong thư viện, cụm từ cơ sở dữ liệu (CSDL = Databases) được sử dụng rộng rãi để chỉ hình thức mới nầy của các bảng liệt kê tài liệu dưới dạng điện tử. Từ điển trực tuyến thư viện và thông tin học (ODLIS= Online Dictionary of Library and Information Science, có thể truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://lu.com/odlis/) định nghĩa CSDL như sau: “A large, regularly updated file of digitized information (bibliographic records, abstracts, full-text documents, directory entries, images, statistics, etc.) related to a specific sub-ject or field, consisting of records of uniform format organized for ease and speed of search and retrieval and managed with the aid of database management system (DBMS) software. = Một hồ sơ lớn và được cập nhật thường xuyên (biểu ghi thư mục, toát yếu, tài liệu toàn văn, tiểu dẫn niên giám, hình ảnh, thống kê, v.v.) của thông tin số hóa về một chủ đề hay một ngành học, bao gồm những biểu ghi đồng dạng được tổ chức để tạo ra sự dễ dàng và nhanh chóng trong việc tìm và truy hồi và được xử lý bằng một chương trình điện toán dành cho việc quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu (DBMS).” Các thư mục hay thư tịch được gọi là những CSDL thư mục (bibliographic databases). Các danh sách tài liệu của các STĐB của thư viện, sau khi được chuyển sang dạng điện tử, cũng sẽ trở thành một thành phần trong các CSDL. Những CSDL nầy tạo ra thêm những nguồn liệu rất quan trọng trong việc truy dụng thông tin theo chủ đề của người tìm tin. Nếu chúng ta xem OPAC là nguồn tin chính của thư viện thì, các CSDL cung cấp những nguồn tin phụ nhưng không kém phần quan trọng. CSDL cung cấp cho người tìm tin những thông tin về cùng một chủ đề như OPAC nhưng từ những khía cạnh khác nhau, giúp cho người tìm tin thấy và hiểu rõ và đầy đủ hơn về chủ đề. Trong nhiều trường hợp, các CSDL hơn hẳn OPAC vì một số lý do như sau:

62

Lavender, Kenneth, Scott Nicholson và Jeffrey Pomerantz. “Building bridges for collaborative digital reference between libraries and museums through an examination of reference in special collections,” Journal of academic librarianship, v. 31, no. 2 (Mar. 2005), tr. 113.

57 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

chúng cung cấp những nguồn liệu nhứt đẳng như đã trình bày bên trên trong Mục về Sưu tập đặc biệt (STĐB) (nếu CSDL có nguồn gốc từ các STĐB)

chúng có thể cung cấp hoặc trực tiếp (ngay trong biểu ghi) hoặc gián

tiếp (qua một nối kết trong biểu ghi) các tài liệu toàn văn (full-text documents)

chúng có thể cung cấp những dạng thông tin mà OPAC không thể

cung cấp được: âm thanh, hình ảnh, bản đồ, thống kê, v.v.

Lấy một thí dụ từ trang OPAC của Thư Viện Đại Học Saskatchewan, Canada dành cho CSDL:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 58

Qua trang nầy chúng ta có thể thấy rõ là các CSDL có đầy đủ cho tất cả các bộ môn, ngành học; người sử dụng có thể chọn CSDL theo đúng nhu cầu tìm tin của mình. Thí dụ chúng ta chọn bộ môn Địa Chất Học, kế tiếp chọn CSDL GeoBase, chúng ta sẽ có một màn hình mới như sau:

Trên màn hình mới nầy, trong các ô dành cho SEARCH FOR [Tìm Tin], chúng ta đưa vào ô thứ nhứt các từ tìm tin như sau: mekong delta Vietnam [châu thổ Cửu Long Việt Nam], ô thứ nhì: nguyen [họ Nguyễn] và bên cạnh, trong ô thứ nhì của các ô dành cho SEARCH IN [Tìm Trong], chúng ta chọn: Author [tác giả]; và ngay bên dưới, trong phần LIMIT BY [Giới Hạn Bởi], trong ô đầu tiên chúng ta chọn Jour-nal article [bài báo]; sau đó bấm chuột vào ô SEARCH [Tìm], chúng ta sẽ có màn hình mới như sau:

59 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Bài báo đầu tiên, “Source and release mechanism of arsenic in aquifiers of the Mekong Delta, Vietnam = Nguồn gốc và cơ chế xâm nhập của asen vào các tầng đất chứa nước của Châu Thổ Cửu Long, Việt Nam,” là của tác giả Nguyễn Kim Phượng, thuộc Ban Địa-Môi Trường, Khoa Kỹ Thuật Địa Chất và Dầu Khí, trường Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trong tạp chí Journal of contaminant hydrol-ogy, v. 103, no. 1-2 (Jan. 2009), tr. 58-69. Nếu muốn đọc toàn văn bài báo nầy,

Nguyen Kim Phuong

chúng ta bấm chuột vào hàng chữ U of S Library holdings (by ISSN) ngay bên dưới bài báo, chúng ta sẽ được chuyển về OPAC của Thư Viện Đại Học Saskatchewan với màn hình mới có tên tạp chí Journal of contaminant hydrology như sau:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 60

Ta sẽ thấy là Thư Viện Đại Học Saskatchewan có tạp chí nầy ở cả 2 dạng in và

trực tuyến (online). Vì cần đọc ngay bài báo chúng ta bấm chuột vào tờ báo ở dạng trực tuyến Journal of Contaminant Hydrology (online), OPAC sẽ chuyển chúng ta sang ngay màn hình của tạp chí trực tuyến như sau:

Để truy dụng tạp chí trực tuyến, chúng ta bấm chuột vào Connect to the online version [Nối kết vào dạng trực tuyến], OPAC sẽ chuyển chúng ta sang một màn hình mới như sau:

61 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Trong màn hình mới nầy, chúng ta sẽ lần lượt đưa các chi tiết thư tịch của bài báo vào các ô tương ứng như sau:

Year [Năm]: 2009 Volume [Quyển]: 103 Issue [Số]: 1-2 First page [Trang đầu tiên]: 58

Và sau đó bấm chuột vào ô GO [Đi Tìm], chúng ta sẽ truy dụng trực tuyến toàn

văn bài báo trong màn hình sau đây:

6.3.1. CSDL Luận Văn Trực Tuyến của Đại Học (In-house Online Dissertations)

Trong những năm gần đây một số trường đại học bắt đầu thực hiện những CSDL đặc biệt dành cho các bản luận văn tốt nghiệp của các bậc Master (Cao học, ở Việt Nam hiện nay gọi là Thạc sĩ) và Ph.D. (Tiến sĩ). Một số trường đã tiến hành việc ấn định thể thức nộp luận văn theo dạng điện tử để dễ dàng cho việc đưa luận văn vào CSDL đặc biệt nầy. Trường Đại Học Saskatchewan của Canada cũng đã thực hiện việc nầy và hiện nay CSDL về Luận Văn của Đại Học Saskatchewan là một bộ phận của CSDL trên OPAC của đại học nầy. Đây là trang mở đầu của CSDL nầy:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 62

Muốn tìm luận văn Ph.D. của Tiến sĩ Đặng Văn Minh của trường Đại Học Thái Nguyên, chúng ta đưa từ tìm tin “dang”[họ Đặng] vào ô đầu tiên, và chọn “author”[tác giả] trong ô kế bên, sau đó bấm chuột vào ô Search [Tìm], chúng ta sẽ tìm được luận văn nầy của Tiến sĩ Minh:

Nếu muốn đọc toàn văn của luận văn nầy thì chúng ta bấm chuột vào dòng chữ Full Text - PDF ngay bên dưới của tiểu dẫn thư tịch của luận văn.

6.3.2. Thư Khố Định Chế (Institutional Repositories)

Nếu CSDL Luận Văn Trực Tuyến của trường đại học chỉ bao gồm luận văn tốt nghiệp của sinh viên thì Thư Khố Định Chế (sau đây sẽ viết tắt là TKĐC) sẽ bao gồm tất cả những công trình nghiên cứu ra đời dưới dạng điên tử (born digital) của tất cả các thành viên của trường đại học. Tác giả Clifford A. Lynch, Giám Đốc Điều Hành của Liên Minh về Thông Tin Mạng (Executive Director of the Coalition for Networked Information), đã cung cấp một định nghĩa khá đầy đủ về TKĐC trong một bài viết của ông về TKĐC như sau: “In my view, a university-based institutional repository is a set of services that a university offers to the members of its community for the manage-ment and dissemination of digital materials created by the institution and its community members. = Theo quan điểm của tôi, một thư khố định chế đặt cơ sở ở một trường đại học là toàn bộ những dịch vụ mà đại học đó cống hiến cho cộng đồng của nó để giúp quản lý và phân phối các tài liệu số hóa mà đại học và các thành viên trong cộng đồng của nó đã tạo ra.” 63

TKĐC ra đời trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng trong lãnh vực thông

tin bác học (crisis in scholarly communication) diễn ra trong hai thập niên 1980 và 1990. Thông tin bác học là một chu trình gồm các bước sau đây:

các học giả và các nhà khoa học thực hiện các công trình nghiên

cứu, viết thành bài và chuyển cho các nhà xuất bản các nhà xuất bản tổ chức việc xét duyệt (peer-review process), biên

tập (editorial process), ấn hành và phân phối các bài viết đó trong các tạp chí chuyên ngành

các thư viện mua các tạp chí, tổ chức việc truy dụng, và bảo quản

cho các thế hệ học giả và khoa học gia trong tương lai Chu trình thông tin bác học nầy lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng trong hai thập niên cuối của thế kỷ 20. Một mặt thì các nhà xuất bản đã tăng giá tạp chí lên quá nhiều. Các dữ liệu được Hội Thư Viện Nghiên Cứu (Association of Re-search Libraries – ARL) thu thập vào năm 2001 cho thấy giá tạp chí đã tăng lên 226% trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2000; cùng thời gian nầy, chỉ số giá tiêu thụ (consumer price index) chỉ tăng có 57%. Việc tăng giá tạp chí quá đáng nầy phần lớn là do khuynh hướng sát nhập (mergers and acquisitions) các nhà xuất bản lại và tiến đến độc quyền (monopoly). Nhà xuất bản Elsevier Science, sau khi mua được

63 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

63

Lynch, Clifford A. “Institutional repositories : essential infrastructure for scholarship in the digital age,” Libraries and the academy, v. 3, no. 2 (2003), tr. 328.

nhà xuất bản Harcourt vào năm 2001, trở thành nhà xuất bản lớn nhứt với vào khoảng 1200 nhan đề tạp chí khoa học do họ xuất bản. Mặt khác ngân sách của các thư viện không theo kịp sự tăng giá nầy của tạp chí; thống kê cho thấy trong khoảng thời gian đó ngân sách thư viện chỉ tăng được 6.7% mỗi năm, tức là chỉ váo khoảng 100% trong 15 năm đó. Thực tế cho thấy vào năm 2000 thư viện chi ra một số tiền gấp 3 lần so với năm 1986 để mua tạp chí, nhưng con số nhan đề tạp chí mua được bị giảm đi đến 7%. Với đà nầy, ARL dự đoán đến năm 2020, giá trung bình cho một tạp chí sẽ là 1.362 đô la, so với 267 đô la vào năm 1999.64 Điều nghịch lý trong vụ nầy là như sau: trong cái chu trình thông tin bác học như vừa trình bày bên trên, toàn bộ chi phí để hỗ trợ cho việc ra đời của những bài báo là do các trường đại học gánh hết cả (qua chí phí lương bổng và phụ cấp cho các giáo sư và các nhà nghiên cứu); các giáo sư và các nhà nghiên cứu hoàn toàn cho không các bài báo của mình cho các nhà xuất bản và nhà xuất bản trở thành sở hữu chủ của bản quyền các bài báo (copyright owners); thế mà lợi lộc từ các tạp chí chuyên môn thì các nhà xuất bản hưởng hết, và họ lại còn tiến đến chỗ nắm độc quyền, tăng giá tạp chí quá đáng để tăng thêm lợi nhuận. Các trường đại học, mà các thư viện là đại diện của họ, trở thành nạn nhân trong cuộc khủng hoảng của chu trình thông tin bác học nầy. Sưu tập sách và tạp chí, cần thiết trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo sư và sinh viên, bị ảnh hưởng cả về lượng và phẩm, và làm cho các công tác giáo dục, đào tạo, và nghiên cứu đều bị suy thoái. Để đối phó với cuộc khủng hoảng nầy, ARL đã có phản ứng mạnh mẽ bằng cách tạo ra một liên minh mang tên là SPARC (Scholarly Publishing & Academic Re-sources Coalition = Liên Minh Xuất Bản và Tài Nguyên Đại Học) vào năm 1997 (với 115 hội viên lúc thành lập – founding members – và trên 200 hội viên hiện nay trên khắp thế giới) và tiến hành xuất bản một số tạp chí khoa học để cạnh tranh với các nhà xuất bản thương mại. Tạp chí đầu tiên, xuất bản vào mùa Hè năm 1999 với sự đồng thuận của Hội Hóa Học Hoa Kỳ (American Chemical Society – ACS), là tờ Or-ganic chemistry letters, chỉ bán với giá 2.300 đô la / một năm, so với tờ Tetrahedron letters của Elsevier Science bán với giá 8.000 đô la / một năm.65 Sau đó SPARC còn liên tiếp xuất bản một số tạp chí khác và chủ trương một số dự án hợp tác xuất bản với các hội đoàn chuyên môn, quan trọng nhứt là tổ hợp BioOne ra đời vào mùa Xuân năm 2001 với 40 tạp chí từ 25 hội đoàn khác nhau.66

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 64

64 Case, Mary M. Igniting change in scholarly communication: SPARC, its past, present, and future.

Washington, D.C. : Association of Research Libraries, 2002, tr. 3-4. Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://www.epublications.de/SPARC_Advances.pdf 65

Case, Mary M., tài liệu đã dẫn, tr. 9.

66 Case, Mary M., tài liệu đã dẫn, tr. 9.

Khi khái niệm về TKĐC được đưa ra thảo luận, SPARC nhận thấy đây cũng là một cách đáp ứng với cuộc khủng hoảng trong thông tin bác học nên đã công bố lập trường ủng hộ ngay với tài liệu The Case for institutional repositories : a SPARC posi-tion paper, trong đó có đoạn ghi như sau: “In sum, institutional repositories offer a stra-tegic response to systemic problems in the existing scholarly journal system—and the response can be applied immediately, reaping both short-term and ongoing benefits for universities and their faculty and advancing the positive transformation of scholarly communication over the long term. = Nói tóm lại, các thư khố định chế cống hiến một đáp ứng chiến lược đối với các vấn đề mang tính hệ thống của hệ thống tạp chí bác học hiện nay—và đáp ứng nầy có thể thực hiện ngay lập tức, gặt hái những lợi ích ngắn hạn và liên tục cho các trường đại học và ban giảng huấn của họ và đẩy mạnh sự biến đổi tích cực của lãnh vực thông tin bác học trong dài hạn.” 67 Với sự cổ võ nầy của SPARC, các đại học, qua thư viện, tiến hành thực hiện các TKĐC ngay. Trong một thời gian tương đối ngắn, 2002-2005, đã có một số thư viện đại học tại 13 quốc gia trên thế giới đã tiến hành xây dựng TKĐC của họ. Mười ba quốc gia đó là: Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, Bỉ, Pháp, Anh, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Ý và Hoà Lan. Một hội nghị quốc tế về TKĐC đã được tổ chức tại Hoà Lan vào các ngày 10 và 11 Tháng 5 Năm 2005 để thảo luận về tình hình xây dựng các TKĐC tại các nước vừa kể.68 Để chuẩn bị cho hội nghị, một bảng câu hỏi điện tử (template) được gởi đến các nước để lấy dữ liệu về TKĐC; kết quả ta có bảng phân phối như sau: Quốc Gia Số TKĐC Số Tài Liệu Trung Bình Trong Mỗi TKĐC Úc Châu 37 k.c.t.l.* Bỉ 8 450 Canada 31 500 Đan Mạch 6 k.c.t.l.* Phần Lan 1 k.c.t.l.* Pháp 23 1000 Đức 103 300 Ý 17 300 Na Uy 7 k.c.t.l.* Thụy Điển 25 400 Hòa Lan 16 3000 / 12.500 Anh 31 240 Hoa Kỳ k.c.t.l.* k.c.t.l.* (*Ghi chú: k.c.t.l. = Không có trả lời)

65 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

67 Crow, Raym, The Case for institutional repositories : a SPARC position paper. Washington, D.C. :

SPARC, 2002, tr. 4. Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://www.arl.org/sparc/bm~doc/ir_final_release_102.pdf 68

Westtrienen, Gerard van và Clifford A. Lynch. “Academic institutional repositories : deployment status in 13 nations as of mid 2005,” D-lib magazine, v. 11, no. 9 (Sept. 2005). Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://www.dlib.org/dlib/september05/westrienen/09westrienen.html

Tình hình phát triển TKĐC tại Hoa Kỳ sau đó đã được báo cáo đầy đủ trong một cuộc thăm dò toàn quốc vào năm 2006 trong tài liệu sau đây: Census of institutional repositories in the United States : MIRACLE research project findings.69 Tài liệu nầy cung cấp thật đầy đủ tất cả các loại thông tin về tình hình phát triển của TKĐC tại Hoa Kỳ: số và loại hình đại học, số và loại hình nhân viên đại học tham gia, số và loại hình TKĐC, số và loại hình tài liệu lưu trữ, vấn đề ngân sách, các chương trình điện toán sử dụng, v.v. Tuy khởi đi từ khái niệm đơn giản lúc ban đầu, trên thực tế, các TKĐC tại Hoa Kỳ đã thành hình và phát triển theo nhiều mô hình rất khác nhau: có TKĐC hoàn toàn hướng về định chế nghĩa là về trường (institutional), có TKĐC lại hướng theo ngành học (discipline), có TKĐC lại hướng theo hình thức tài liệu (format), có TKĐC thuộc loại truy dụng mở (open access), và cũng có TKĐC thuộc loại truy dụng giới hạn (restricted access).70 Sau đây là trang Web của TKĐC của một vài trường đại học tại Hoa Kỳ:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 66

69

Markey, Karen [và những người khác]. Census of institutional repositories in the United States: MIRACLE Project research findings. Washington, D.C. : Council on Library and Information Resources, 2007. Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: https://www.clir.org/pubs/reports/pub140/pub140.pdf 70

Rogers, Sally A. “Developing an institutional knowledge bank at Ohio State University : from concept to action plan,” Libraries and the academy,” v.3, no. 1, (2003), tr. 127.

Đại Học California (University of California – UC)

Truy dụng tại URL sau đây: http://www.escholarship.org/

6.4. Huấn Luyện Sử Dụng Thư Viện (Library Use Instruction) Tại Bắc Mỹ, tất cả học sinh từ bậc Tiểu học đều đã quen thuộc với việc sử dụng thư viện trong việc mượn sách để đọc theo huấn thị của thầy cô giáo. Lên bậc Trung học, học sinh bắt đầu làm quen với việc tìm tài liệu theo chủ đề để làm bài thuyết trình trong lớp. Trong thời gian nầy học sinh cũng được làm quen nhiều với các thư viện công cộng tại địa phương nơi họ sinh sống. Khi vào Đại học, sinh viên không còn xa lạ gì với thư viện nữa nói chung nữa. Tuy vậy, việc huấn luyện cho sinh viên sử dụng thư viện vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các thư viện đại học. Tại sao có vấn đề nầy ? Bởi vì khác hẳn với các thư viện trường học và công cộng, các thư viện đại học là những trung tâm tài nguyên rất lớn, với số lượng và loại hình tài liệu đa dạng và phong phú hơn rất nhiều; hơn nữa việc học tập ở bậc đại học cũng khác hẳn. Trong việc học tập, sinh viên ở bậc đại học không thể chỉ dựa vào sách giáo khoa do các giáo sư chỉ định; họ phải tự học thêm nhiều bằng cách tìm hiểu thêm từ các

Đại Học Tiểu Bang OHIO (Ohio State University – OSU)

Truy dụng tại URL sau đây: https://kb.osu.edu/dspace/

67 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Đại Học Michigan (University of Michigan – UMICH) Truy dụng tại URL sau đây: http://sitemaker.umich.edu/bluestream/home

nguồn liệu khác tăng cường thêm vốn hiểu biết căn bản thu hoạch được từ sách giáo khoa; ngoài ra họ cũng cần được tiếp xúc với những nguồn liệu khác để có thể phê bình, đánh giá những gì mình đã đọc. Để giúp cho sinh viên nắm vững được hệ thống tổ chức, phương thức điều hành, quản lý cũng như toàn bộ sưu tập (rất lớn) của thư viện đại học, các quản thủ thư viện thuộc bộ phận Dịch Vụ Độc Giả hay Tham Khảo (User Services hay Reference Services) phải tổ chức các khóa huấn luyện sử dụng thư viện cho sinh viên, đặc biệt là cho sinh viên năm thứ nhứt mới vào trường.

Việc huấn luyện cho sinh viên sử dụng thư viện nầy đã là một truyền thống có từ cả trăm năm nay tại các thư viện đại học ở Bắc Mỹ. Tên gọi của công tác huấn luyện nầy cũng đã thay đổi nhiều qua thời gian: library research instruction (huấn luyện về nghiên cứu thư viện), library use instruction (huấn luyện sử dụng thư viện), library skills instruction (huấn luyện kỹ năng thư viện), bibliographic instruction (huấn luyện thư mục), và bây giờ là information literacy (khả năng thông tin). Nó cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với phương pháp và nội dung luôn luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu của sinh viên trong từng giai đoạn.71

Nó là một trong những đề tài được bàn thảo nhiều nhứt trong ngành thư viện thông tin trong thời gian mấy thập niên vừa qua. Theo một bài báo xuất bản vào năm 2002, nội trong vòng 30 năm, 1973-2002, đã có trên 5.000 ấn phẩm (sách, tài liệu huấn luyện, bài báo, báo cáo đánh giá, v.v.) bàn về vấn đề nầy, trong đó khoảng 60% là bàn về vấn đề khả năng thông tin (information literacy) cần có để sử dụng thư viện đại học.72 Vấn đề nầy phát xuất từ sự bùng nổ thông tin do đà phát triển quá sức nhanh chóng của công nghệ thông tin (information technology, hay IT) với kết quả là sự ra đời của một hình thái xã hội mới gọi là xã hội thông tin (information society). Người ta tin rằng, trong hình thái xã hội mới nầy, để có thể thành công, con người bắt buộc phải nắm vững thông tin. Do đó, các thư viện đại học cũng phải đổi hướng trong việc huấn luyện cho sinh viên với mục tiêu mới là đào tạo khả năng thông tin cho sinh viên. Cụm từ khả năng thông tin đã gây ra nhiều tranh luận nhưng sau cùng đã được ngành thư viện chính thức chấp nhận với định nghĩa do Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association – ALA) đưa ra như sau: “To be information literate, a person must be able to recognize when information is needed and have the ability to locate, evaluate, and use effectively the needed information = Để được xem là có khả năng thông tin, một người phải có khả năng nhận biết khi nào mình cần thông tin và có khả năng tìm ra, đánh giá và sử dụng một cách có hiệu quả thông tin mà mình cần.” 73 Định nghĩa chính thức nầy của ALA đã là nền tảng cho các thư viện

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 68

71 Salony, Mary F. “The History of bibliographic instruction : changing trends from books to the elec-

tronic world,” The reference librarian, v. 24, issue 51 & 52 (July 1995), tr. 31-51.

72 Rader, Hannelore B. “Information literacy 1973-2002 : a selected literature review,” Library trends, v.

51, no. 2 (Fall 2002), tr. 242. 73

Snavely, Loanne và Natasha Cooper, “The information literacy debate,” Journal of academic librarian-ship, v. 23, no. 1 (Jan. 1997), tr. 9.

đại học xây dựng nội dung mới cho các chương trình huấn luyện sinh viên của họ, đặc biệt chú trọng vào khâu “đánh giá thông tin.”

Một cuộc nghiên cứu tại Thư viện Alexander, thuộc trường Đai Học Rutgers, tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ vào năm 1990, đã cho thấy là các sinh viên bậc cử nhân (undergraduates) đã thật sự có rất nhiều vấn đề cần phải được giúp đỡ mới có thể đạt được khả năng đánh giá thông tin nầy. Những vấn đề chính của các sinh viên là:

quá dễ dãi trong việc đánh giá kết quả tìm được: 80% thỏa mãn với kết quả tìm được, mặc dù sau đó đến 1/3 cho biết chỉ có độ từ 5 đến 20% những tài liệu tìm được là hữu ích

đánh giá không đúng tài liệu tìm được: các quản thủ thư viện làm cuộc nghiên cứu nầy đánh giá là có đến khoảng 1/3 tài liệu mà sinh viên tìm được là không hữu ích hoặc thậm chí không thích hợp

không hiểu rõ các thành phần trong một trích dẫn thư mục (bibliographic ci-tation) : khoảng 40% sinh viên có khuyết điểm nầy

sử dụng sai nguồn liệu: độ 20% sinh viên sử dụng không đúng những CSDL cần thiết

không tận dụng được nguồn tài nguyên của thư viện: sinh viên chỉ tìm các CSDL trong các CD-ROM; các quản thủ thư viện đánh giá là nếu các sinh viên cũng tra cứu thêm các bảng chỉ mục in trên giấy (printed indexes) thì khoảng 30% có thể cải thiện kết quả tìm được

có khó khăn khi diễn dịch những thông tin tìm được: 1) gạt bỏ (rejecting) những tài liệu mà nhan đề không giống với chủ đề;

2) bỏ qua (ignoring) những TĐCĐ cho thấy tài liệu tìm được là thích hợp chỉ vì nhan đề không giống với chủ đề;

3) bỏ qua những tài liệu mà nhan đề bao gồm những từ quá rắc rối hoặc quá chuyên môn;

4) bỏ qua những tài liệu nhiều trang, chỉ chọn những tài liệu dài 2, 3 trang thôi;

5) không muốn hoặc không thể phân biệt các tạp chí bác học (scholarly journals) và các tạp chí phổ thông (popular periodicals);

6) không phân biệt được loại tài liệu, thí dụ nhầm lẫn một bài điểm sách (book review) với một bài báo (journal article);

7) không nhận ra những bài báo bằng những ngôn ngữ khác tiếng Anh.74

69 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

74 Nash, Stan và Myoung Chung Wilson, “Value-added bibliographic instruction : teaching students to find the right citations,” Reference services review, v.19, no. 1 (Spring 1991), tr. 87-92.

Tại Đại Học California ở Berkley (University of California – Berkeley – UC Berkeley), vào năm 1993, ban giám đốc đã cho thành lập Thư viện Giảng huấn (The Teaching Library) với nhiệm vụ huấn luyện giáo sư và sinh viên của các bộ môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn (lịch sử, chính trị học, xã hội học, lịch sử nghệ thuật, và triết học) sử dụng tài nguyên của thư viện. Sau đó thư viện đã thực hiện 3 cuộc điều tra / thăm dò (survey) trong các năm 1994, 1995 và 1999 với các sinh viên tốt nghiệp cử nhân của các năm đó để tìm hiểu khả năng thông tin của họ. Cuộc điều tra / thăm dò nầy sử dụng một bảng câu hỏi (questionnaire) gồm tất cả 36 câu hỏi. Ba câu hỏi đầu tiên là hỏi về cá nhân sinh viên, trong đó có câu hỏi yêu cầu sinh viên tự đánh giá khả năng thông tin của mình theo một thang điểm gồm 4 nấc từ “Execllent = Rất giỏi” cho đến “Pretty poor = Rất kém.” Các câu hỏi còn lại là để trắc nghiệm tầm hiểu biết về hệ thống thư viện của Đại Học UC Berkeley và về khả năng sử dụng thư viện. Trong phần trắc nghiệm về khả năng sử dụng thư viện (library skills), các câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu 5 khả năng sau đây của sinh viên: 1) Đọc và hiểu đúng ý nghĩa của ký hiệu sách (call number); 2) Nhận diện (identify) TĐCĐ trong một biểu ghi thư mục; 3) Nhận diện một ghi chú cho một cuốn sách; 4) Nhận diện một ghi chú cho một bài viết trong tạp chí; và 5) Diễn dịch (interpret) thông tin về nơi lưu trữ trong một biểu ghi cho một ấn phẩm liên tục (serial). Điểm số từ 65% hay thấp hơn sẽ bị quy vào điểm kém hay điểm rớt (poor or failing scores). Kết quả cho thấy như sau:

nói chung có trên 50% sinh viên (trong vài trường hợp con số nầy lên đến 70 - 77% ) tự đánh giá khả năng sử dụng thư viện của mình là “Excellent = Rất giỏi” hoặc “Pretty good = Rất khá”

nhưng khi xét đến điểm số trong phần trắc nghiệm vể khả năng nầy, thì có từ 35.5% cho đến 81% bị điểm kém hay điểm rớt.75

Báo cáo của cuộc điều tra / thăm dò nầy tại UC Berkeley cũng có cho biết là nhiều cuộc điều tra / thăm dò ở các đại học khác như Đại Học Johns Hopkins (tại thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland), Đại Học James Madison (tại thành phố Har-risonburg, tiểu bang Virginia), Đại Học Indiana – South Bend (khuôn viên tại thành phố South Bend, tiểu bang Indiana) cũng có những kết quả tương tự.

Tình trạng tại Canada cũng không khác nhiều. Vào năm 2000, Đại Học Dalhou-

sie, tỉnh bang Nova Scotia, thực hiện một cuộc điều tra / thăm dò toàn quốc (national survey) về vấn đề huấn luyện khả năng thông tin. Hơn 400 bảng câu hỏi đã được gởi đến tất cả các thư viện cao đẳng và đại học tại Canada với tỷ lệ trả lời là 51%. Cuộc điều tra / thăm dò nầy tìm hiểu vấn đề dưới đầy đủ mọi khía cạnh như: mục tiêu huấn luyện, nội dung huấn luyện, phương pháp huấn luyện, đầu tư nhân sự của thư viện vào việc huấn luyện, tác động của những tiến bộ kỹ thuật vào việc huấn luyện, những khó khăn trong huấn luyện, v.v. Một trong những kết quan trọng tìm được cho thấy

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 70

75

Maughan, Patricia Davitt. “Assessing information literacy among undergraduates : a discussion of the literature and the University of California – Berkeley assessment experience,” College & research librar-ies, v. 62, no. 1 (Jan. 2001), tr. 76-78.

những khó khăn mà quản thủ thư viện phụ trách việc huấn luyện cho sinh viên phải đương đầu, đặc biệt là đối với thái độ và phản ứng của giáo sư và sinh viên đối với việc huấn luyện nầy.76

Tất cả những điều nầy cho thấy các thư viện đại học tại Bắc Mỹ vẫn còn phải

tiếp tục các chương trình huấn luyện cho sinh viên để giúp họ đạt được khả năng đánh giá các tài liệu mà họ tìm được và cho là cần thiết cho nhu cầu thông tin của họ trong việc học tập và nghiên cứu. Việc đánh giá tài liệu phải được thực hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung, với trọng tâm là về nội dung. Để có thể làm được việc nầy với kết quả thật tốt, cần phải có sự cộng tác chặt chẽ giữa thư viện và các phân khoa. Như kết quả của cuộc điều tra / thăm dò toàn quốc ở Canada đã cho thấy, việc hợp tác giữa thư viện và các phân khoa không phải là một chuyện đương nhiên. Quản thủ thư viện cần phải cố gắng thiết lập được quan hệ tốt với các giáo sư của các phân khoa ngõ hầu tranh thủ được sự cộng tác chặt chẽ cần có nầy của họ. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về vấn đề nầy trong mục kế tiếp.

6.5. Các Nhân Sự Đặc Biệt, Bao Gồm Cả Các Quản thủ Thư Viện Liên

Lạc Phân Khoa (Staff Specialization, Including Faculty Liaison Librarians)

Các trường đại học luôn luôn gồm nhiều ngành học chuyên môn. Nhiệm vụ của

các thư viện đại học là hỗ trợ việc huấn luyện và đào tạo cho các ngành chuyên môn đó. Thông thường thư viện đại học là một hệ thống gồm thư viện chính hoặc trung ương (main library hay là central library) và nhiều thư viện phụ hay thư viện phân khoa (branch libraries, hoặc departmental libraries) phục vụ cho các phân khoa. Thí dụ: Hệ thống thư viện của Đại Học Saskatchewan, Canada gồm có:

Thư Viện Chính (Main Library, có tên là Murray Library) Thư Viện Giáo Dục và Âm Nhạc (Education & Music Library) Thư Viện Khoa Học Sức Khoẻ (Health Sciences Library) Thư Viện Khoa Học Tự Nhiên (Natural Sciences Library) Thư Viện Luật Khoa (Law Library) Thư Viện Khoa Thú Y (Veterinary Medicine Library)

Các quản thủ thư viện (librarians; sau đây sẽ viết tắt là QTTV) phục vụ tại thư viện chính trong Khối / Ban Dịch Dụ Tham Khảo (Reference Services Division / De-partment) hoặc phục vụ tại các thư viện phụ thông thường đều có thêm kiến thức của các ngành học chuyên môn của các phân khoa. Một số lớn các QTTV nầy, ngoài học vị Cao học về Thư Viện – Thông Tin (Master of Library Science – MLS; hoặc Master of Library & Information Science – MLIS; hoặc Master of Information Science / Studies –

76

Julien, Heidi. “Information literacy instruction in Canadian academic libraries : longitudinal trends and international comparisons,” College & research libraries, v. 61, no. 6 (Nov. 2000), tr. 510-523.

71 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

MIS), còn có thêm học vị Cao học hay Tiến sĩ (Master hay Ph.D.) của một ngành chuyên môn nữa. Họ cần có kiến thức chuyên môn như thế để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của họ thường bao gồm những công việc như sau:

huấn luyện sinh viên của các phân khoa trong việc sử dụng thư viện,

trong đó không thể thiếu được việc giới thiệu những tài liệu tham khảo chính trong ngành học của sinh viên

giúp đỡ giáo sư và sinh viên của các phân khoa trong việc truy tìm những tài liệu cần thiết trong việc giảng dạy / nghiên cứu / học tập của họ

giới thiệu với giáo sư và sinh viên của các phân khoa những tài liệu mới trong ngành chuyên môn của họ mà thư viện chính hay thư viện phân khoa vừa mới thủ đắc (new acquisitions)

tham gia vào công tác phát triển sưu tập (collection development) của hệ thống thư viện bằng cách đề nghị ngân sách cũng như nhan đề của những tài liệu mới với Ban Thủ Đắc (acquisitions department)

Từ thập niên 1980 trở đi, sau khi vấn đề khả năng thông tin trở thành then chốt trong việc huấn luyện sinh viên sử dụng thư viện, người ta bắt đầu định nghĩa lại vai trò của các QTTV trong mối quan hệ với các phân khoa, và bắt đầu sử dụng một số danh xưng cho các QTTV nầy, thí dụ như: Contact Librarian (QTTV Liên Hệ), Out-reach Librarian (QTTV Tiếp Cận), Liaison Librarian (QTTV Liên Lạc), Faculty Liaison Librarian (QTTV Liên Lạc Phân Khoa), v.v. Hiện nay danh xưng Faculty Liaison Li-brarian được ưa chuộng nhứt. Khi cuộc khủng hoảng thông tin bác học xảy ra với các kết quả tích cực là sự ra đời của SPARC (Scholarly Publishing & Academic Re-sources Coalition = Liên Minh Xuất Bản và Tài Nguyên Đại Học) và các TKĐC (thư khố định chế) (đã trình bày trong Phần III, Mục 6.3.2 bên trên), các thư viện đại học càng thấy rõ hơn sự cần thiết của vai trò mới của các QTTV Liên Lạc Phân Khoa (sau đây sẽ viết tắt là QTTVLLPK). Trong hệ thống thông tin bác học mới, các đại học muốn đóng một vai trò tích cực hơn, chủ động hơn, và có kiểm soát hơn trong việc hỗ trợ việc nghiên cứu và phân phối kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại đại học, mà tuyệt đại đa số là các giáo sư tại các phân khoa. Ngay cả những cơ quan tài trợ việc nghiên cứu cũng đòi hỏi các nhà nghiên cứu nhận tài trợ của họ phải cho biết rõ phương cách phổ biến các kết quả nghiên cứu như thế nào, và một số lớn mong muốn sự phổ biến nầy phải được cởi mở và rộng rãi (open access), nghĩa là theo phương cách của SPARC và các TKĐC. Trong chiều hướng nầy rõ ràng là các thư viện đại học có thể cống hiến một cách tích cực hơn vào hệ thống thông tin bác học xuyên qua kiến thức chuyên môn (expertise) của các QTTVLLPK.77

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 72

77

Rodwell, John và Linden Fairbairn. Dangerous liaisons ? : defining the Faculty Liaison Librarian ser-vice model, its effectiveness and sustainability. Tài liệu truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://ses.library.usyd.edu.au/bitstream/2123/1898/7/Dangerous_liaisons.pdf

Vai trò của các QTTVLLPK trong mô hình phục vụ mới nầy của thư viện đối với đại học mang tính tích cực chủ động hơn rất nhiều (pro-active). Bên cạnh những công tác truyền truyền thống đã kể bên trên, các QTTVLLPK sẽ tiếp cận (outreach) các phân khoa nhiều hơn qua những công tác mới mẻ như là:

cộng tác với các giáo sư trong việc xây dựng nội dụng và phương

pháp cho các chương trình huấn luyện với mục tiêu trang bị khả năng thông tin cho sinh viên

cộng tác với các giáo sư trong việc xây dựng các CSDL cho các tài liệu điện tử và số hóa cần thiết trong việc giảng dạy và nghiên cứu

giới thiệu và giúp đỡ các giáo sư tham gia vào TKĐC của đại học giúp đỡ các giáo sư trong việc soạn thảo các hồ sơ xin trợ cấp

nghiên cứu (research grant applications) bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết từ các nguồn tài trợ

giúp đỡ các giáo sư trong việc theo dõi ảnh hưởng và tác động của các công trình nghiên cứu (citations tracking) của họ trong cộng đồng đại học và nghiên cứu; điều nầy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thăng tiến của các giáo sư

Trong những năm gần đây, Đại Học Minnesota, Hoa Kỳ, đã tiến xa hơn một

bước với một đổi mới quan trọng: đặt vấn đề thông tin bác học thành nhiệm vụ chính yếu của QTTVLLPK, với những công tác liệt kê như sau: 78

huấn luyện và thông báo đầy đủ cho giáo sư, sinh viên hậu đại học,

các cấp quản lý của đại học về những vấn đề của thông tin bác học, thì dụ như: giúp cho giáo sư và sinh viên hậu đại học hiểu rõ những quyền lợi của họ như là một tác giả

ủng hộ những mô hình thông tin bác học mang tính bền vững cộng tác chặt chẽ với giáo sư và sinh viên để hiểu rõ tiến trình làm việc luôn luôn thay đổi của họ cũng như những mẫu mực trong thông tin bác học; giúp tạo ra và phát triển các công cụ và dịch vụ nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho thông tin bác học

hỗ trợ và thúc đẩy cho Dự Án Bảo Tồn Tài Nguyên Số Hóa của Đại Học (University Digital Conservancy -- UDC), tức là TKĐC của Đại Học Minnesota, bằng những cách như sau:

giúp các cấp quản lý đại học, giáo sư, và sinh viên hiểu rõ vai trò của UDC trong việc xây dựng và bảo tồn các sưu tập số hóa

73 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

78 Malenfant, Kara J. “Leading change in the system of scholarly communication : a case study of en-gaging liaison librarians for outreach to faculty,” College & research libraries, v. 71, no. 1 (Jan. 2010), tr. 69.

làm việc với giáo sư và phân khoa để cổ võ cho UDC như là một công cụ cho thông tin bác học

giúp vào việc tuyển mộ nhân sự có thể đóng góp vào nội dung của UDC

nhận diện các tài nguyên số hóa cần phải bảo tồn cho việc truy dụng trong tương lai

giúp vào việc kiện toàn hạ tầng cơ sở cho việc bảo tồn và truy dụng tài nguyên số hóa trong tương lai

7. Các Biện Pháp Mang Tính Hệ Thống (System-Related Measures)

7.1. Kiểm Soát Tiêu Đề Chuẩn (Authority Control)

Như đã trình bày trong Mục 1.1, Phần I, các hệ thống có kiểm soát có khả năng tạo ra được tính nhất quán (consistency) và do đó giúp cho việc tìm tin đạt được kết quả cao. Công tác biên mục trong thư viện, mà thành quả là mục lục, cũng nhằm đạt được tính nhất quán đó. Để đạt được mục tiêu nầy, các thư viện đều phải thực hiện việc Kiểm Soát Tiêu Đề Chuẩn (authority control; sau đây sẽ viết tắt là KSTĐC).

KSTĐC được thực hiện để bảo đảm sự nhất quán của các điểm truy dụng

(access points) trong mục lục. Vì thế KSTĐC luôn luôn gồm 2 phần : KSTĐC cho Tên (name authority control), và KSTĐC cho Chủ đề (subject authority control). KSTĐC cho Tên được thực hiện không những đối với tiêu đề cho tên người và tên hội đoàn, mà cả tiêu đề cho địa danh, tiêu đề cho nhan đề tùng thư (series titles) và tiêu đề cho nhan đề đồng nhất (uniform titles).79 Ta cũng không nên quên rằng các tiêu đề tên người, tên hội đoàn, và địa danh cũng đều được sử dụng làm tiêu đề chủ đề trong các trường về chủ đề là 600, 610, 651 của MARC 21.

Trong quá khứ, trước khi việc tự động hóa được áp dụng trong thư viện (library automation), công tác KSTĐC nầy mất rất nhiều thì giờ và tốn kém nhưng không thể thiếu được vì nó là một bộ phận quan trọng trong việc bảo đảm phẩm chất của thư mục (quality control). Khi việc tự động hoá thư viện được thực hiện trong thập niên 1980 ở Bắc Mỹ, vấn đề KSTĐC càng được quan tâm nhiều hơn. Năm 1984 hội LITA (Library and Information Technology Association = Hội Thư Viện và Công Nghệ Thông Tin) và Tiểu Ban Biên Mục và Phân Loại (Cataloging & Classification Section -- CCS) của hội ALCTS (Association for Library Collections & Technical Services = Hội Sưu Tập Thư Viện và Dịch Vụ Kỹ Thuật) đã cùng thành lập Nhóm Quan Tâm về KSTĐC Trong Môi Trường Trực Tuyến (Authority Control in the Online Environment

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 74

79 Jeng, Ling Hwey. “What authority ? Why control ?,” Cataloging & classification quarterly, v. 34, no. 4 (2002), tr. 91-92

Interest Group).80 Lúc đó các nhà sản xuất các hệ thống tự động cho thư viện còn đang bận tâm rất nhiều trong việc thiết kế các chức năng chính yếu cho hệ thống như là biên mục, lưu hành (circulation), tạp chí (serials), v.v. nên họ không mấy quan tâm đến chức năng KSTĐC. Do đó, gần như tất cả các hệ thống tự động được sử dụng lúc đó hoàn toàn không có chức năng nầy. Các thư viện, nhứt là thư viện đại học, vẫn phải tiếp tục tự lo liệu về mảng công tác nầy. Từ giữa thập niên 1990 bắt đầu xuất hiện một số công ty chuyên lãnh thực hiện công tác KSTĐC tự động cho các thư viện, được biết đến nhiều nhứt là BNA (Blackwell North America), OCLC, Marcive, và LTI (Library Technologies, Inc.). Cũng trong thời gian nầy, phần lớn thư viện đều trải qua khó khăn về tài chánh do việc cắt giảm ngân sách khắp nơi, đưa đến việc phải giảm bớt nhân viên. Dĩ nhiên bộ phận phụ trách KSTĐC không tránh khỏi tình trạng nầy. Việc đưa công tác KSTĐC ra bên ngoài cho các công ty nầy thực hiện cho họ, được gọi là KSTĐC Tại Ngoại (outsourcing authority control; sau đây sẽ viết tắt là KSTĐCTN) là một giải pháp tốt cho các thư viện vì ít tốn kém hơn rất nhiều. Do đó đã có rất nhiều thư viện, nhứt là các thư viện đại học, tham gia vào phong trào nầy. Một số kinh nghiệm về vấn đề nầy đã được báo cáo chi tiết trong những tạp chí chuyên môn về biên mục. Sau đây chúng ta sẽ xem xét kỹ một báo cáo tiêu biểu: kinh nghiệm của Thư Viện Đại Học Saskatchewan trong thời gian người viết bài nầy là Trưởng Ban Biên Mục.81

Việc KSTĐCTN tại Thư Viện của Đại Học Saskatchewan là một dự án lớn được thực hiện vào cuối năm 1998, với tiến trình như sau:

Nhận định tình hình của thư viện: vào mùa Thu 1997, OPAC của

Thư viện Đại học Saskatchewan sắp bước vào con số 1 triệu biểu ghi, trong đó bao gồm một số khá lớn biểu ghi không đúng chuẩn AACR2 và MARC; trong nội bộ Ban Biên Mục (Cataloguing Depart-ment) không có đủ nhân viên để có thể có riêng một đơn vị chịu trách nhiệm về KSTĐC; Ủy Ban Điều Hành Thư Viện chỉ thị cho Trưởng Ban Biên Mục nghiên cứu và đệ trình dự án KSTĐCTN (proposal for outsourcing authority control)

Điều tra khả năng KSTĐCTN: việc nghiên cứu khởi sự bằng một

truy tìm các thông tin về vấn đề nầy (literature survey); căn cứ vào một thư tịch trực tuyến của Đại Học Buffalo, tiểu bang New York, Hoa Kỳ, bao gồm 187 tài liệu về vấn đề nầy, và dựa vào mục tiêu mà Uỷ Ban Điều Hành Thư Viện đã đề ra, Trưởng Ban Biên Mục đã chọn ra

75 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

80 Jin, Qiang, “Authority control in the online environment : celebrating the 20th anniversary of LITA / ALCTS CCS Authority Control in the Online Environment Interest Group,” Cataloging & classification quarterly, v. 38, no. 2 (2004), tr. 103. 81 Lâm, Vĩnh-Thế. “Outsourcing authority control : experience of the University of Saskatchewan Librar-ies,” Cataloging & classification quarterly, v. 32, no. 4 (2001), tr. 53-69.

10 bài báo và 2 cuốn sách thảo luận về vấn đề KSTĐC trong môi trường trực tuyến (authority control in the online environment) và thực hiện trong thư viện đại học (academic libraries) để tìm hiểu; kết quả cho thấy đa số thư viện đại học phát triển hệ thống KSTĐC bằng KSTĐCTN và thoả mãn với dịch vụ nầy.

Chọn lựa công ty KSTĐCTN: bước kế tiếp là chọn một công ty để

thực hiện dịch vụ nầy; Trưởng Ban Biên Mục so sánh và đánh giá dịch vụ của 3 công ty AG (Autographics), OCLC và LTI dựa trên 3 tiêu chuẩn sau đây: 1) Các bước tiến hành; 2) Phẩm chất của dịch vụ; và 3) Giá cả. Công ty LTI đã được chọn vì đạt được điểm cao trong cả 3 tiêu chuẩn với bảo đảm (guarantee) sẽ đạt mức độ thành công là 95% tiêu đề sẽ được điều chỉnh.

Đệ trình dự án KSTĐCTN: Trưởng Ban Biên Mục đệ trình Ủy Ban

Điều Hành Thư Viện dự án KSTĐCTN với công ty LTI với những khuyến cáo như sau:

giao cho công ty LTI thực hiện : 1) thanh lọc cơ sở dữ liệu

(database clean-up) ; 2) cập nhật cơ sở dữ liệu hàng năm (annual authority update); và 3) dịch vụ KSTĐC hàng tuần (weekly authority control service)

thành lập trong Ban Biên Mục một Tổ KSTĐC gồm có Trưởng

Ban Biên Mục và 1 Nhân Viên Trung Cấp Bậc 5 (Library Assis-tant Level 5) với các nhiệm vụ như sau: 1) theo dõi việc cập nhật cơ sở dữ liệu hàng năm; 2) theo dõi việc KSTĐC hàng tuần; và 3) giải quyết các tiêu đề không được điều chỉnh

Chuẩn bị Thanh Lọc Cơ Sở Dữ Liệu: sau khi Ủy Ban Điều Hành

Thư Viện chấp thuận dự án, Trưởng Ban Biên Mục cho thành lập Ủy Ban Đặc Nhiệm KSTĐC (Authority Control Task Force) gồm Trưởng Ban Biên Mục, 2 Biên mục viên (librarian-cataloger) và 4 Nhân Viên Trung Cấp Tổ Trưởng (library assistant unit head) để soạn thảo Bảng Quy Định Yêu Cầu (work specification profile) mà LTI phải tuân thủ trong khi thực hiện dự án. Bảng Quy Định Yêu Cầu nầy ghi ra thật chi tiết tất cả những yêu cầu của thư viện, thí dụ như, trong những biểu ghi thư tịch MARC 21 giữ lại những trường (fields) nào với những trường con (sub-fields) nào và với chỉ thị (indicators) như thế nào; LTI có thể và cần loại bỏ những trường nào; có những trường LTI không được đụng đến (vì chúng đã được thư viện thiết lập theo chính sách riêng –local policy), v.v. Trưởng Ban Biên Mục sau đó làm việc với Trưởng Ban Công Nghệ Thông Tin (Head, Information Technology Services Department – ITS)

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 76

để lấy quyết định chung về các thông số (parameters) để ITS sử dụng khi trích chọn (extract) cơ sở dữ liệu để chuyển cho LTI thực hiện dự án, thí dụ: những loại biểu ghi sau đây sẽ không được trích chọn: biểu ghi cho các tài liệu trong danh sách Dành Riêng (records for items ON RESERVE; tức là các sách do giáo sư chọn ra cho sinh viên đọc cho một giáo trình nào đó), biểu ghi có ghi rõ Đang Xử Lý (records marked IN PROCESS); biểu ghi của những tài liệu sẽ bị loại bỏ (records marked for DELETION, v.v. Sau đó Ủy Ban Đặc Nhiệm tuyển chọn ra một mẫu hồ sơ gồm 58 biểu ghi đại diện cho đủ mọi loại biểu ghi trong CSDL; hồ sơ mẫu nầy được chuyển cho LTI để thử nghiệm tiến trình làm việc của LTI; nói chung Ủy Ban Đặc Nhiệm thỏa mãn với tiến trình nầy của LTI.

Thanh Lọc Cơ Sở Dữ Liệu: toàn bộ cơ sở dữ liệu của thư viện, lúc

đó đã lên đến trên 1 triệu biểu ghi, được chuyển cho LTI (theo lối FTP = File Transfer Protocol = Thủ Tục Chuyển Hồ Sơ) trước khi đại học nghỉ lễ Giáng Sinh 1998. LTI thực hiện việc thanh lọc CSDL nầy trong 8 tuần lễ; trong thời gian nầy toàn bộ nhân viên thư viện được lưu ý là tuyệt đối không được thay đổi (edit) hay loại bỏ (delete) bất cứ biểu ghi nào (không thuộc các diện Dành Riêng, Đang Xử Lý, Loại Bỏ) đã có trong cơ sở dữ liệu trước Lễ Giáng Sinh 1998.

Kết Quả Thanh Lọc Cơ Sở Dữ Liệu: Kết quả thanh lọc như sau:

Tổng số biểu ghi được thanh lọc: 1.018.507 Tổng số tiêu đề được thanh lọc: 3.660.393 Tổng số tiêu đề được chỉnh theo LCSH: 3.079.151 (84.1%) Tổng số tiêu đề được chỉnh theo LTI: 431.676 (11.5%) Tổng số tiêu đề được chỉnh: 3.500.827 (95.6%) Tổng số tiêu đề không được chỉnh: 159.566 ( 4.4%)

Cùng với toàn bộ cơ sở dữ liệu đã được thanh lọc gửi trả lại, LTI cũng gửi kèm một báo cáo rất đầy đủ về việc thực hiện dự án, cùng với danh sách của tất cả 159.566 tiêu đề không được chỉnh, chia làm 3 danh sách riêng biệt: 1 danh sách cho Tên và Nhan đề (Names and Titles), 1 danh sách cho Tùng thư (Series), và 1 danh sách cho Chủ đề (Subject)

Đánh Giá Dự Án KSTĐCTN: mặc dù đã được chuẩn bị và lên kế

hoạch thật kỹ lưỡng với sự cộng tác chặt chẽ giữa Ban Biên Mục và ITS, một vài vấn đề không được như ý đã xảy ra trong thời gian thực hiện dự án: 1) Có 446 biểu ghi của các tài liệu thuộc loại Dành Riêng bị xóa mất ký hiệu sách (Call numbers); 2) 2.182 biểu ghi bị xóa mất

77 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

dữ kiện biên mục đã được bổ túc trong thời gian hai tháng 1 và 2 của năm 1999; và 3) Có 486 biểu ghi bị xóa mất trường 856. Nhờ sự giúp đỡ của LTI các vấn đề số 1 và số 3 được giải quyết thỏa đáng, các dữ kiện được tái lập. Riêng vấn đề 2, do lỗi của ITS, lẽ ra không được trích chọn các biểu ghi thuộc loại Đang Xử Lý, vẫn trích chọn chúng, lúc đó các biểu ghi nầy chỉ có những dữ kiện biên mục rất sơ sài (skeleton records); nhân viên của Ban Biên Mục vẫn tiếp tục làm việc với các biểu ghi nầy, và hoàn chỉnh biểu ghi với đầy đủ dữ kiện cần thiết (full records). Khi các biểu ghi nầy, vẫn còn trong trạng thái sơ sài, được LTI gửi trả lại, chúng đã được áp đặt lên (overlay) biểu ghi đã được nhân viên biên mục hoàn chỉnh và xoá đi hết các dữ kiện đã được thêm vào. Nhân viên Ban Biên Mục phải làm biên mục lại cho 2.001 biểu ghi nầy (2.182 trừ đi 181 biểu ghi mà Innovative Inter-faces, Inc. – công ty chế tạo hệ thống INNOPAC mà Thư Viện Đại Học Saskatchewan sử dụng – đã tìm lại (recapture) giùm được từ các băng dự phòng (back-up tapes) của họ). Các vấn đề bất như ý nầy, như vừa trình bày, là do lỗi của thư viện, hoàn toàn không phải do tiến trình thực hiện dự án của LTI. Do đó, nói chung Thư Viện Đại Học Saskatchewan rất thỏa mãn với dịch vụ KSTĐC nầy của LTI, nhất là với sự kiện là LTI đã giữ đúng cam kết là sẽ chỉnh được 95% tiêu đề.

Dịch Vụ KSTĐC Hàng Tuần: sau khi hoàn tất việc tái biên mục

(recataloging) 2.001 biểu ghi nói trên, Ban Biên Mục bắt đầu thực hiện việc KSTĐC hàng tuần với LTI vào cuối tháng 8-1999. Hồ sơ đầu tiên được gửi đi vào ngày 30-8-1999 với 4.230 biểu ghi bao gồm 22.598 tiêu đề. Sau đó, mỗi ngày Thứ Năm trong tuần, Nhân viên trung cấp trong Tổ KSTĐC trích chọn ra một hồ sơ gồm tất cả các biểu ghi đã hoàn tất trong một tuần lễ đó và gửi cho LTI. Nhân viên thư viện được lưu ý là không được làm việc với những biểu ghi nầy, được đánh dấu bằng ký hiệu “e” trong một trường đặc biệt trong biểu ghi gọi là “SUPPRESS.” Thông thường, khoảng 2 tiếng đồng hồ sau thì LTI sẽ gửi trả lai hồ sơ đó với tất cả tiêu đề đã được chỉnh. Nhân viên Tổ KSTĐC sẽ tái nhập các biểu ghi nầy vào cơ sở dữ liệu và xóa bỏ ký hiệu “e” trong trường “SUPPRESS.” Cùng với hồ sơ nầy, LTI cũng gửi kèm một báo cáo, trong đó sẽ liệt kê ra tất cả những tiêu đề nào không được chỉnh. Trưởng Ban Biên Mục sẽ đích thân giải quyết các tiêu đề đó.

Cập Nhật Cơ Sở Dữ Liệu Hàng Năm: Trưởng Ban Biên Mục báo

cáo lên Ủy Ban Điều Hành Thư Viện về việc thực hiện dự án KSTĐCTN nầy với những kết quả rất tốt đẹp như vừa trình bày. Ủy Ban Điều Hành Thư Viện quyết định tiếp tục sử dụng dịch vụ của LTI trong việc cập nhật cơ sở dữ liệu hàng năm vào cuối tháng 12 mỗi năm

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 78

Kết luận: quyết định của Ủy Ban Điều Hành Thư Viện cho phép Ban Biên Mục thực hiện dự án KSTĐCTN với công ty LTI là một quyết định đúng vì các lý do sau đây:

- chọn đúng công ty có dịch vụ tốt và giữ đúng cam kết - giúp cho OPAC với trên 1 triệu biểu ghi của thư viện được thanh

lọc, đúng theo chuẩn AACR2 và MARC - bảo đảm phẩm chất của OPAC trong tương lai - và tiết kiệm được cho thư viện rất nhiều

Hiện nay tất cả các OPAC hoạt động với chương trình điện toán (software) do

các công ty lớn thiết kế như là:

MILLENNIUM của công ty Innovative Interfaces, Inc., trụ sở chính tại thành phố Emeryville, tiểu bang California, Hoa Kỳ

UNICORN của công ty SirsiDynix, trụ sở chính tại thành phố Huntsville, tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ

VIRTUA của công ty VTLS (Visionary Technology for Library Solutions), trụ sở chính tại thành phố Blackburg, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ

VOYAGER của công ty Endeavor Information Systems, Inc., trụ sở chính tại thành phố Des Plaines, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ (Endeavor Infor-mation Systems đã sát nhập vào Ex Libris Group vào tháng 12-2006)

POLARIS của công ty Polaris Library Systems, trụ sở chính tại thành phố Liverpool, tiểu bang New York, Hoa Kỳ

đều đã có chức năng KSTĐC với tiêu đề chuẩn của LC được cài đặt sẵn trong giao diện (interface) để giúp người sử dụng OPAC được hướng dẫn đến đúng tiêu đề chuẩn được sử dụng trong OPAC. Lấy một thí dụ sau đây để minh họa: Tiêu Đề Chủ Đề Chuẩn của LC (LC Subject Authority): Pollutants [Các chầt gây ô nhiễm] Use For / See From [Dùng Cho / Xem Từ] Environmental contaminants [Các chất gây độc hại môi trường]

Chỉ lấy một cụm từ Environmental contaminants làm thí dụ thôi; trên thực tế, LC liệt kê ra thêm 3 cụm từ khác nữa là:

Contaminants, Environmental [Các chất gây độc hại môi trường] Environmental pollutants [Các chất gây ô nhiễm môi trường]

Chemical pollutants [Các hoá chất gây ô nhiễm]

Điều nầy có nghĩa là từ Pollutants là tiêu đề chuẩn; nếu tìm theo các cụm từ kia thì sẽ được chuyễn về tiêu đề chuẩn Pollutants

79 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Chúng ta hãy vào OPAC của Đại Học Saskatchewan để trắc nghiệm xem OPAC nầy có bao gồm chức năng KSTĐC hay không.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 80

Trong các ô dành cho Search [Tìm], ta thực hiện 3 thao tác sau đây:

- Trong ô đầu tiên, bấm chuột vào mũi tên chỉ xuống để chọn Subject [Chủ đề] - Trong ô thứ nhì, ta đưa vào cụm từ “environmental contaminants” Bấm chuột vào ô có chữ GO [Đi Tìm]

Ta sẽ có một màn hình mới như sau:

Trên màn hình hiện ra câu: Environmental Contaminants is not used in this catalog. Pollutants is used instead. Try a search for Pollutants. [Environmental Contaminants không được dùng trong mục lục nầy. Pollutants được dùng thay cho nó. Bạn hãy thử tìm bằng từ Pollutants]

Mặc dù đây mới chỉ là khả năng tìm tin căn bản (nghĩa là chưa phải ở bậc nâng cao – advanced search), nhưng vẫn mang đầy đủ hai đặc tính cơ bản:

81 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Như thế rõ ràng là OPAC của Đại Học Saskatchewan (dùng chương trình điện toán Millennium -- đây là chương trình mới thay thế cho INNOPAC-- của Innovative Interfaces, Inc.) có chức năng KSTĐC.

7.2. Cải Thiện Giao Diện Của Mục Lục Trực Tuyến (OPAC Interface Improvement)

Trong Phần II, ở Mục 5.2.2, chúng ta đã thảo luận về những nhược điểm của OPAC và cũng đã thấy những cố gắng của các nhà thiết kế nhằm cải thiện các thế hệ liên tiếp của OPAC trong các thập niên vừa qua.

Hiện nay các OPAC đang được sử dụng là thuộc thế hệ thứ tư (fourth-

generation OPAC) với hai đặc tính cơ bản là: 1) tác động hỗ tương (interactive) và, 2) đặt cơ sở trên công nghệ Web (web-based). Giao diện giữa OPAC và người sử dụng đã được cải thiện thêm nhiều nữa. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các cải thiện giao diện nầy theo hai đặc tính cơ bản vừa kể trên trong một OPAC tiêu biểu: đó là OPAC của Đại Học Saskatchewan, Canada, sử dụng hệ thống tự động hóa thư viện tích hợp (integrated library systems – ILS) MILLENNIUM của công ty Innovative Interfaces, Inc.

7.2.1. Tìm Tin Căn Bản (Basic Search) Dưới đây là màn hình đầu tiên của OPAC với những khả năng tìm tin căn bản và bình thường:

7.2.1.1. Tác động hỗ tương (Interactive):

Người sử dụng có thể lựa chọn cách tìm tin, bằng cách bấm chuột vào mũi tên chỉ xuống ở ô đầu tiên để tìm tin theo:

Từ khóa (Word)

Nhan đề (Title)

Tác giả (Author)

Chủ đề (Subject)

Số sách / báo theo tiểu chuẩn quốc tế (ISBN / ISSN)

Ký hiệu sách theo Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC Call #)

Ký hiệu sách theo Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Call Number; hệ thống DDC được dùng để phân loại các sách giáo khoa trung tiểu học tại Thư Viện Giáo Dục để cho sinh viên làm quen với DDC vì DDC được dùng trong các thư viện trường học)

Ký hiệu sách theo hệ thống phân loại riêng của Thư Viện (Local Call Number; thí dụ như hệ thống phân loại CODOC dùng để phân loại các ấn phẩm công)

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 82

Người sử dụng cũng có thể lựa chọn tìm tin những sưu tập của Thư Viện mà mình muốn thôi bằng cách bấm chuột vào mũi tên chỉ xuống trong ô thứ ba để chọn:

- Toàn bộ sưu tập của Thư Viện (Entire Collection) - Sựu tập tài liệu điện tử (Electronic Resources) - Sưu tập tạp chí (All Journal Titles)

83 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

- Sưu tập âm nhạc (Music Recordings and Scores) - Sưu tập luận văn (Theses Collection) - Sưu tập ấn phẩm công (Government Publications) - Sưu tập dữ liệu và địa lý (Date & GIS Files) - Sưu tập tài liệu thính thị / [nghe nhìn] (Audio Visual Collection)

Nếu gặp khó khăn trong việc tìm tin hay có vấn đề gì cần hỏi nhân viện Thư Viện, người sử dụng có thể bấm chuột vào cụm từ Ask Us ! [Hãy Hỏi Chúng Tôi !] Một màn hình mới sẽ hiện ra như sau:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 84

Màn hình mới nầy cung cấp cho người sử dụng đầy đủ thông tin về tất cả những cách để hỏi nhân viên Thư Viện:

Đích thân đến hỏi (In person) Hỏi bằng điện thoại (By phone) Hỏi bằng điện thư (By email) Hỏi bằng cách lấy hẹn trước (By appointment)

Màn hình cũng cung cấp những thông tin cần thiết để liên lạc:

Văn phòng Khoa Trường (Dean’s Office; người đứng đầu hệ thống Thư Viện của Đại Học Saskatchewan được gọi là Dean, tức Khoa Trưởng)

Danh sách Nhân viên Thư Viện (Staff Directory) Các bàn có nhân viên trực (Service Desks) Các Thư Viện Phụ và Đơn Vị Dịch Vụ (Branch Libraries & Service

Units) Các địa chỉ để gửi thư (Mailing Addresses)

Ngoài ra, màn hình cũng cung cấp một nối kết gọi là How do I… [Tôi phải làm sao …]. Bấm chuột vào đây người sử dụng OPAC sẽ có được một màn hình mới với những thông tin về tài nguyên của Thư Viện cũng như những hướng dẫn về cách làm công tác nghiên cứu như sau:

7.2.1.2. Đặt cơ sở trên Web (Web-based):

Đặc tính cốt lõi của công nghệ Web (Web technology) là khả năng tạo ra các nối kết giữa các mạng, giữa các đơn vị trong mạng, và giữa các tài liệu. Trong Phần III, Mục 7.2.1.1 bên trên ta đã thấy công dụng của nối kết How Do I … Trong mục nầy ta xem xét kỹ hơn các khả năng Web của OPAC nầy.

Trở lại màn hình thứ nhứt, trong ô đầu tiên ta chọn Word [Từ khóa], trong ô kế

tiếp ta đưa vào cụm từ tìm tin Integrated circuit [mạch tích hợp], và trong ô chót ta chọn Electronic Resources [Tài nguyên điện tử]; xong rối bấm chuột vào GO ! [Đi Tìm], ta sẽ có màn hình mới như sau:

85 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 86

Kết quả cho thấy OPAC đã tìm ra được 114 tài liệu có liên quan đến chủ đề In-tegrated circuit = Mạch tích hợp. Giả sử tài liệu được liệt kê mang số 2, Integrated Circuit Packaging, Assembly and Interconnections, của tác giả William J. Greig, một cuốn sách dưới dạng điện tử (E-book), là tài liệu mà ta muốn đọc, ta bấm chuột vào nhan đề đó thì ta sẽ có một màn hình mới như sau:

Để có thể đọc toàn văn (full text) của tài liệu nầy, ta bấm chuột vào cụm từ Con-nect to the online version [Nối với phiên bản điện tử trực tuyến], ta sẽ được OPAC yêu cầu làm thủ tục chứng minh mình là một thành viên của Đại Học Sas-katchewan (vì đối với loại hình tài liệu nầy, truy dụng là hạn chế -- restricted access); sau khi làm xong thủ tục nầy ta sẽ có màn hình mới như sau:

87 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Toàn bộ cuốn sách dạng điện tử nầy được phân thành từng Chương, muốn đọc Chương nào thì ta bấm chuột vào chữ PDF ngay bên dưới nhan đề của Chương đó. Trở lại màn hình đầu tiên về cuốn sách điện tử nầy, phía bên tay phải ta thấy có một khung hình chữ nhựt phía trên đầu có hàng chữ ~ Catalogue Tools ~[Các công cụ của thư mục]; ngay bên dưới là hàng chữ More About the Author [Thêm Về Tác Giả]; bấm chuột vào đó ta sẽ có một màn hình mới như sau:

Tên tác giả của cuốn sách điện tử nầy, Greig, William J. [số 1] nằm trên cùng của danh sách; bấm chuột vào đó ta sẽ có một màn hình mới như sau:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 88

Màn hình nầy cho ta biết là tác giả Grieg, William J. có 2 tác phẩm (trong 9 ấn phẩm tất cả, vì ấn phẩm thứ nhứt xuất bản năm 1986 chỉ có 1 ấn bản, nhưng tác phầm thứ nhì – là cuốn sách điện tử nầy – đã có tất cả 8 ấn bản trong 2 năm 2006 và 2007) xuất bản bằng 1 ngôn ngữ (tiếng Anh) và có trong sưu tập của 129 thư viện trên toàn thế giới [tham gia hê thống biên mục tại tuyến OCLC] .

Trên màn hình nầy, ở Mục Rating [Xếp hạng], ta thấy có cụm từ trong dấu ngoặc (not yet rated) [chưa được xếp hạng]; và ngay bên cạnh có lời giải thích: 0 with reviews – Be the first [0 bài điểm sách – Xin mời bạn làm người đầu tiên] Dùng chuột kéo màn hình xuống (scroll down), ta sẽ thấy phần còn lại của màn hình nầy như sau:

89 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Trên màn hình nầy, ở Mục More Information [Thông Tin Thêm], ta thấy có 3 cụm từ: Table of contents only [Chỉ có Bảng Mục Lục thôi]; Contributor Bio-graphical information [Thông tin về tiểu sử của tác giả]; và Publisher description [Bảng mô tả của nhà xuất bản]. Cả 3 cụm từ đều là điểm nối kết, bấm chuột vào đó ta sẽ được chuyển sang một màn hình khác với nội dung như 3 cụm từ đã ghi rõ. Thí dụ nếu ta bấm chuột vào cụm từ Contributor Biographical information, thì ta sẽ có màn hình như sau:

7.2.2. Tìm Tin Nâng Cao (Advanced Search):

Trong màn hình đầu tiên của OPAC, nếu ta bấm chuột vào cụm từ For addi-tional search options, try Advanced Search, ta sẽ có màn hình như sau:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 90

Với màn hình nầy, việc tìm tin của người sử dụng được tăng cường thêm nhiều khả năng mới như sau:

Có thể tìm tin trong nhiều trường (fields) trong biểu ghi cùng một lúc với các hoạt tố Boole

Đồng thời có thể giới hạn kết quả tìm được bằng nhiều cách:

- theo sưu tập (Collection; giống như ở cách tìm tin căn bản) - theo nơi lưu trữ tài liệu (Location; thí dụ Thư Viện Luật Khoa hay

Thư Viện Kỹ Sư, v.v.) - theo loại hình tài liệu (Material Type; thí dụ Cơ sở dữ liệu, hay

Sách điện tử, v.v.) - theo ngôn ngữ (Language; thí dụ Anh, Pháp, Đức, Nga, Hoa,

vv.) - theo năm (Year: After [Sau] … and Before [và Trước])

Có thể yêu cầu OPAC sắp xếp các tài liệu tìm được theo: - độ liên quan (Relevance) - ngày tháng (Date) - nhan đề (Title)

Và dĩ nhiên, các đặc tính căn bản của OPAC là Tác động hỗ tương

(Interactive) và Đặt cơ sở trên Web (Web-based) vẫn áp dụng trong lối tìm tin nâng cao nầy.

Qua thí dụ chi tiết với OPAC của Đại Học Saskatchewan, Canada, sử dụng hệ

thống tự động hóa thư viện tích hợp (integrated library systems – ILS) MILLENNIUM của Công ty Innovative Interfaces, Inc., chúng ta thấy rất rõ là tất cả những đề nghị cải thiện OPAC trong bài viết “Recommendations for urgently needed improvement of OPAC and the role of the national bibliographic agency in achieving it” của tác giả John Byrum (Ghi chú số 58), đã được trình bày ở Phần III, Mục 5.2.2. Nhược Điểm Do Mục Lục Trực Tuyến (Weaknesses by OPAC) đã được thực hiện đầy đủ.

7.3. Biên Mục Chủ Đề Tăng Cường (Upgraded Subject Cataloging,

TOC Projects)

Như đã trình bày trong Phần II, Mục 5.2.1. Nhược Điểm Do Biên Mục Chủ Đề (Weaknesses by Subject Cataloging), công tác biên mục chủ đề có một số hạn chế do những nhược điểm của các bộ Tiêu Đề Chủ Đề (đặc biệt là LCSH) và do chính sách biên mục (cataloging policy) của các thư viện. Các hạn chế nầy đưa đến hậu quả không tránh được là các biểu ghi không thể nào phản ánh được đầy đủ nội dung của các tài liệu. Tình trạng nầy càng trầm trọng hơn đối với trường hợp các tác phẩm tổng hợp (composite works) thí dụ như các tác phẩm hợp soạn do nhiều người cộng tác, mỗi người viết một phần, với một người chịu trách nhiệm chung gọi là soạn giả (editor), hoặc các sổ tay / cẩm nang (handbooks), hoặc các kỷ yếu hội nghị, v.v. Do những hạn chế của công tác biên mục, những loại tài liệu nầy, tuy gồm rất nhiều những phần có nội dung hoàn toàn khác nhau, chỉ được làm biên mục chủ đề với vài ba tiêu đề chủ đề mô tả nội dung tổng quát của tài liệu mà thôi; tuyệt đại đa số các phần trong tài liệu đều bị hy sinh, không được phản ánh trong biểu ghi cho tài liệu đó.

Từ cuối thập niên 1970, các nhà nghiên cứu đã tìm cách để cải thiện tình trạng

nầy. Giáo sư Pauline Atherton Cochrane, của Trường Đại Học Syracuse, tiểu bang New York, Hoa Kỳ, là người đầu tiên làm việc nầy trong một dự án nghiên cứu mà bà thực hiện với sự tài trợ của Hội Đồng Tài Nguyên Thư Viện của Hoa Kỳ (Council on Library Resources) trong thời gian 1976-1978.82 Trong dự án nầy, Giáo sư Cochrane và những người cộng tác với bà tìm cách cải thiện truy dụng theo chủ đề (subject ac-cess) cho một cơ sở dữ liệu gọi là BOOKS gồm khoảng 2.000 cuốn sách trong các

91 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

82 Cochrane, Pauline Atherton [và những người khác]. Books are for use : final report of the Subject Access Project to the Council on Library Resources. Syracuse, N.Y. : Syracuse University, School of Information Studies, 1978.

bộ môn Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, xuất bản tại Hoa Kỳ, Canada và Anh Quốc trong khoảng thời gian 1947-1967. Dựa trên những tiêu chuẩn được quy định rõ ràng, những từ chủ đề (subject terms), tuyển chọn ra từ bảng mục lục (tables of con-tents) và bảng chỉ mục ở cuối sách (end-of-book indexes), được thêm vào các biểu ghi thư mục trong BOOKS. Số từ chủ đề trung bình được thêm vào cho mỗi cuốn sách trong BOOKS là 32,4. Việc truy dụng theo chủ đề được thực hiện với BOOKS và với biểu ghi MARC bình thường. Kết quả cho thấy truy dụng theo chủ đề với BOOKS hơn hẳn với MARC :

Số lần tìm tin 90 90 Số tài liệu có liên quan tìm được 56 131

Trong bộ Môn Khoa Học Xã Hội 31 61 Trong bộ môn Nhân Văn 25 70

Số tài liệu được biết có liên quan nhưng KHÔNG tìm được 117 42 Độ chính xác (Precision) trung bình 35% 46% Thời gian tìm tin 0,27 Giờ 0,14 Giờ Trong bộ môn Khoa Học Xã Hội 0,15 Giờ 0,08 Giờ Trong bộ môn Nhân Văn 0,12 Giờ 0,06 Giờ Nghiên cứu với cơ sở dữ liệu BOOKS nầy của Giáo sư Cochrane đã mở đường cho nhiều nghiên cứu tương tự trong thập niên 1980, thí dụ như nghiên cứu của Karen Markey vào năm 1983, nghiên cứu của Carol Mandel vào năm 1985, nghiên cứu của Karen Markey và Karen Calhoun vào năm 1987, và nghiên cứu của Florence DeHart và Karen Matthews vào năm 1989.83 Tất cả đều cho thấy là việc tăng cường các biểu ghi thư mục cho sách bằng cách đưa vào các biểu ghi nầy những thông tin về chủ đề lấy ra từ mục lục của cuốn sách là tốt nhứt. Sang đầu thập niên 1990, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress = LC), vào năm 1991, cho phổ biến Tài Liệu Để Thảo Luận MARBI số 42 (MARBI Dis-cussion Paper No. 42 – MARBI = MAchine Readable Bibliographic Information), đề nghị sử dụng Trường 505 của MARC (Fomatted Contents Note = Ghi Chú Mục Lục Theo Khuôn Mẫu) để đưa các thông tin lấy từ Bảng Mục Lục (Table of Contents, thường được viết tắt là TOC), hoặc Bảng Chỉ Mục (Index), hoặc Toát Yếu (Abstract), hoặc Bài Điểm Sách (Book Review) vào biểu ghi thư mục cho các cuốn sách. Sau khi tài liệu nầy được phổ biến, LC đã nhận được góp ý từ nhiều thành phần khác nhau trong cộng đồng thư viện Hoa Kỳ và đa số đều chọn Bảng Mục Lục. LC tiếp theo đó đã cho phổ biến Tài liệu Để Thảo Luận MARBI số 46, trong đó đề nghị sử dụng

MARC BOOKS

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 92

83 Van Orden, Richard. “Content-enriched access to electronic information : summaries of selected re-search,” Library hi tech, v. 8, no. 3 (1990), tr. 27-32.

Trường 505 để thêm vào biểu ghi thư mục các thông tin lấy ra từ Bảng Mục Lục của cuốn sách với những đặc điểm như sau:84

Biến Trường 505 thành loại Trường Có Thể Lập Lại (Repeatable

Field) Tạo ra 2 Trường con (Subfield) cho Trường 505:

Trường con $a cho tên tác giả các chương sách Trường con $t cho nhan đề của các chương sách

Với sự đồng thuận trong cộng đồng thư viện qua 2 tài liệu MARBI đó, các thư

viện đại học bắt đầu tiến hành việc tăng cường biểu ghi thư mục cho các sách với Trường 505 đúng theo quy định trong Tài Liệu MARBI số 46. Hai vấn đề đặt ra từ công tác biên mục chủ đề tăng cường nầy: 1) Biểu ghi thư mục sẽ rất dài; 2) Việc đưa thêm thông tin nầy vào biểu ghi sẽ mất thêm nhiều thì giờ và tốn kém. Vì 2 vần đề nầy, phần lớn các thư viện đại học chỉ thực hiện công tác biên mục tăng cường cho các tài liệu thuộc loại tổng hợp mà thôi, đặc biệt là cho các sách cẩm nang (handbooks) và kỷ yếu hội nghị (conference proceedings). Một số kinh nghiệm đã được báo cáo chi tiết trong các tạp chí chuyên ngành thư viện, thí dụ như kinh nghiệm tại Thư viện của Trường Đại Học Carnegie Mellon (Carnegie Mellon University, tại thành phố Pittsburg, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ) và Thư viện của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên của Hoa Kỳ (American Museum of Natural History, tại thủ đô Wash-ington, D.C., Hoa Kỳ) 85, 86

Hiện nay việc biên mục tăng cường với thông tin từ bảng mục lục (sau đây sẽ viết tắt là BML) phần lớn được các công ty bên ngoài cung cấp cho các thư viện đại học. Thư Viện Đại Học Saskatchewan sử dụng dịch vụ nầy của công ty BNA (Blackwell North America, trụ sở chính tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ; BNA đã trở thành một bộ phận của Tổ Hợp Xuất Bản Baker & Taylor vào tháng 12-2009). Công ty BNA không sử dụng Trường 505 mà dùng Trường địa phương (Local field) 970 cho việc nầy. Lấy một thí dụ để minh họa: biểu ghi của cuốn cẩm nang Handbook of silicon wafer cleaning technology, ấn bản lần thứ hai, xuất bản năm 2008, trong sưu tập của Thư Viện Kỹ sư (Engineering Library) của Đại Học Sas-katchewan:

93 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

84 Lâm, Vĩnh-Thế. “Enhancing subject access to monographs in online public access catalogs: table of

contents added to bibliographic records,” in Saving the time of the library user through subject access innovations : papers in honor of Pauline Atherton Cochrane / edited by William J. Wheeler. Champaign, IL. : University of Illinois, Graduate School of Library & Information Science, 2000, tr. 166-167. 85

Michalak, Thomas J. “An experiment in enhancing catalog records at Carnegie Mellon University,” Library hi tech, v. 8, no. 3 (1990), tr. 33-41. 86

Pappas, Evan và Ann Herendeen. “Enhancing bibliographic records with tables of contents derived from OCR technologies at the American Museum of Natural History Library,” Cataloging & classification quarterly, v. 29, no. 4 (2000), tr. 61-72.

Nhận xét đầu tiên của chúng ta là biểu ghi nầy rất dài, chiếm đến 3 màn hình và riêng phần các Trường 970 đã chiếm gần 2 màn hình. Các Trường 970 trình bày toàn bộ những thông tin có trong BML của cuốn cẩm nang nầy. LTS khi đưa thông tin về tên tác giả các chương sách vào Trường 970 đã cung cấp cả 2 lối trình bày tên tác giả trong 2 trường con khác nhau:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 94

$cAmed Busnaina $fBusnaina, Amed

Trường con c ($c): tên tác giả được ghi theo lối bình thường với tên gọi (first name) ghi trước và họ (last name or family name) ghi sau

Trường con f ($f): tên tác giả trình bày theo lối đảo với họ được ghi trước và tên gọi ghi sau; trường con f nầy được MILLENNIUM làm chỉ mục (indexed) nên ta có thể tìm được tên tác giả ghi trong trường con nầy trong OPAC

Lấy một thí dụ để minh hoa: ta thử trắc nghiệm với tên tác giả Lovejoy, Luke

để xem có thể tìm được tác giả nầy hay không. Chúng ta hãy trở lại OPAC, chọn Au-thor, và đưa cụm từ tìm tin Lovejoy, Luke vào để tìm, chúng ta sẽ có màn hình sau đây:

95 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Không những thế, MILLENNIUM còn làm chỉ mục luôn cho cả Trường con $t của Trường 970 dành cho nhan đề cho các chương sách. Do đó nếu ta dùng cụm từ tìm tin “ultratrace impurity” trong chương sách có nhan đề “Ultratrace impurity analysis of wafer surfaces” do 2 tác giả Steven M. Hues và Luke Lovejoy phụ trách để tìm tin bằng Từ khóa trong OPAC của Thư Viện Đại Học Saskatchewan, ta cũng sẽ tìm được cuốn cẩm nang nầy như trong màn hình sau đây:

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 96

Các khả năng nầy không thể có được trong OPAC của các thư viện khác, mặc dù thư viện đó có thể có cuốn cẩm nang nầy trong sưu tập. Lấy một thí dụ để minh họa: thư viện cũa Đại Học Toronto, thuộc tỉnh bang Ontario, Canada có cuốn cẩm nang nầy như ta thấy trong màn hình sau đây:

Nhưng vì biểu ghi của cuốn cẩm nang nầy của Thư Viện Đại Học Toronto không có thông tin về BML (như của Thư Viện Đại Học Saskatchewan) nên khi ta tìm tin với tên tác giả Lovejoy, Luke thì không tìm thấy tên của tác giả và cuốn cẩm nang nầy, như trong màn hình sau đây:

97 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Hay nếu ta tìm tin bằng Từ khóa với cụm từ tìm tin “ultratrace impurity” chúng ta cũng sẽ không tìm được cuốn cẩm nang nầy như trong màn hình sau đây:

Người viết bài nầy khi còn là Trưởng Ban Biên Mục của Thư Viện Đại Học Sas-katchewan đã có làm môt cuộc điều tra nhỏ về lợi ích của việc biên mục tăng cường với BML vào ngày 12-08-1998 với diễn tiến như sau:87

Tìm trong OPAC của 2 đại học: Đại Học Saskatchewan (University of

Saskatchewan, sẽ viết tắt là UoS; lúc đó chưa có biên mục tăng cường với BML) và Đại Học Western Ontario, tại thành phố London, tỉnh bang Ontario, Canada (University of Western Ontario, sẽ viết tắt là UWO; lúc đó đã có biên mục tăng cường với BML); lý do chọn 2 đại học nầy vì sưu tập tương đương với nhau

Tìm tin theo Từ khóa (keyword), và cụm từ tìm tin là “prostate can-cer” [ung thư tuyến tiền liệt]

Kết quả: tìm được 16 tài liệu trong OPAC của UoS, và 101 tài liệu trong OPAC của UWO; trong số nầy chỉ có 2 tài liệu có chung trong cả 2 OPAC

Trong 99 (101-2 = 99) tài liệu tìm được trong OPAC của UWO (mà không tìm được trong OPAC của UoS) thì có đến 74 tài liệu không có cụm từ “prostate cancer” trong nhan đề

Một cuộc tìm tin thứ nhì được thực hiện trong OPAC của UoS bằng Nhan đề cho thấy UoS thật ra có đến 26 trong số 74 tài liệu vừa nói trên

26 tài liệu nầy đã được tìm ra ngay trong lần tìm tin thứ nhứt vì UWO đã có thực hiện việc biên mục tăng cường với BML

87 Lâm, Vĩnh-Thế. “Enhancing…,” tài liệu đã dẫn nơi ghi chú số 84 bên trên, tr. 170-171.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 98

Kết luận: Nếu UoS cũng đã có biên mục tăng cường bằng BML thì việc tìm tin lần đầu trong OPAC đã tìm ra được 42 (16 + 26 = 42) tài liệu về chủ đề nầy nghĩa là kết quả tìm tin đã cao hơn đến 163%

Chính trên cơ sở của cuộc điều tra nầy mà người viết bài nầy đã khuyến cáo

Ban Điều Hành Thư Viện của Đại Học Saskatchewan cho phép thưc hiện việc biên mục tăng cường bằng BML.

Việc tăng cường biểu ghi thư mục cho các tài liệu với thông tin từ BML giúp cải

thiện rất nhiều cho việc truy dụng theo chủ đề. Một hệ quả trực tiếp của nó là việc gia tăng sử dụng tài liệu trong sưu tập của thư viện. Một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 1997 tại Thư Viện Trung Tâm Khoa Học Sức Khỏe tại Đại Học New Mexico, Hoa Kỳ (Health Sciences Center Library, University of New Mexico, USA) với chi tiết như sau:88

Thư viện sử dụng hệ thống tự động hóa thư viện tích hợp INNOPAC Sưu tập gồm khoảng 55.000 cuốn sách Trong đó có khoảng 4.000 cuốn có biểu ghi được tăng cường với

thông tin từ BML, do BNA cung cấp Hai hồ sơ được thiết lập: 1) Hồ sơ thứ nhứt gồm 1.979 biểu ghi có

BML; 2) Hồ sơ thứ nhì gồm 1.978 biểu ghi không có BML Trước khi tiến hành cuộc nghiên cứu, thư viện đã có theo dõi việc sử

dụng của tổng số 3.957 nhan đề nầy (sử dụng trong thư viện và mượn về nhà) và giữ lại đầy đủ thống kê (trong thời gian nầy, biểu ghi của các sách trong hồ sơ thứ nhứt CHƯA có BML)

Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, toàn bộ việc sử dụng trong thư

viện và mượn về nhà của cả 2 hồ sơ được thống kê rất đầy đủ Kết quả cho thấy: việc sử dụng các sách mà biểu ghi được tăng

cường với thông tin từ BML có khả năng tăng lên đến 45%

***

88 Morris, Ruth C. “Online tables of contents for books : effect on usage,” Bulletin of the Medical Library

Association, v. 89, no. 1 (2001), tr. 29-36.

KẾT LUẬN Trong tương lai những nhu cầu của các công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu chắc chắn sẽ càng ngày càng tăng thêm chớ không thể giảm bớt. Những đòi hỏi của người sử dụng các trung tâm tài nguyên thư viện và thông tin sẽ phức tạp hơn, một mặt do trình độ và hiểu biết về máy điện toán của họ tăng lên nhiều, mặt khác cũng do những bước phát triển ngày càng nhanh của công nghệ thông tin, phản ánh qua mạng thông tin toàn cầu INTERNET. Về phía người sử dụng, trong tương lai gần, trong việc truy dụng thông tin theo chủ đề, người tìm tin, muốn đạt được kết quả tối đa, chắc chắn phải phối hợp cả 2 lối tìm tin: 1) tìm tin theo từ khóa (keyword) tức là theo lối từ vựng không kiểm soát (free text), và 2) tìm tin theo các loại từ vựng có kiểm soát (controlled vocabulary).

Về phía các trung tâm tài nguyên thư viện và thông tin, vệc cải thiện truy dụng thông tin theo chủ đề sẽ không thể ngừng lại ở những tiến bộ mà chúng ta đã thấy. Trong tương lai xa thì chúng ta khó đoán trước được những bước cải thiện mới. Nhưng trước mắt, người viết tin rằng những bước phát triển mới rất có thể bao gồm những việc như sau:

Công tác biên mục chủ đề sẽ được tăng cường thêm nữa: biểu ghi thư mục có thể sẽ chứa thêm thông tin về nội dung (content informa-tion) như

- bảng chỉ mục ở cuối sách (end-of-book index) - mẫu văn bản lấy từ sách (sample text)

Để tránh làm cho biểu ghi trở thành quá dài, cách giải quyết có thể sẽ là những nối kết bằng URL ngay bên trong biểu ghi

Về mặt cải thiện giao diện, nói chung, các OPAC sẽ càng ngày càng có thêm những đặc tính tương đồng với các trang Web; cụ thể là những phát triển theo các hướng sau đây:

- truy dụng theo lối diện (retrieval by facets): tuyêt đại đa số những người sử dụng OPAC hiện nay đã rất quen thuộc với việc tìm tin trên mạng toàn cầu INTERNET; một hiện tượng khá phổ biến trên INTERNET là các trang web đã có những áp dụng về phân loại theo lối diện; một nghiên cứu gần đây đã cho thấy là khoảng 69% các trang Web thương mại đã được thiết kế theo lối diện 89

99 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

89 Broughton, Vanda. “The need for a faceted classification as the basis of all methods of information retrieval,” Aslib proceedings, v. 58, no. 1-2 (2006), tr. 49-72. Ở tr. 63-64, tác giả viết như sau: “Recently a number of writers on classification and knowledge organization have studied this type of application. LaBarre (2004) has made an in-depth scholarly study of the phenomenon of faceted classification of all types on the Web. Adkisson (2005), in a briefer survey of 75 e-commerce sites, discovered that 69 per

- xử lý và hiển thị các tài liệu toàn văn (processing and displaying full-text documents): 1) để đáp ứng với tình hình số sách dưới dạng điện tử (e-books) và những dự án số hóa (digitization pro-jects) càng ngày càng nhiều; 2) để kiện toàn khả năng cung cấp các liên kết ghi chú (reference linking) của các bài báo trong các tạp chí chuyên môn (trong giới hạn mà luật lệ về bản quyền cho phép, hay qua điều đình với các nhà xuất bản của các tạp chí)

- phát triển và mở rộng các nối kết giữa các tài liệu có trong sưu tập của thư viện với nhau cũng như giữa OPAC và các nguồn liệu bên ngoài thư viện (interoperability of systems)

*** HẾT ***

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 100

89 (t.t.) cent of them made use of some form of faceted classification of products. = Gần đây một số tác giả chuyên viết về phân loại và cách tổ chức kiến thức đã nghiên cứu loại áp dụng nầy. LaBarre (2004) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu bác học thâm sâu về hiện tượng các hệ thống phân loại theo lối diện được sử dụng trên mạng Web. Adkisson (2005), trong một cuộc điều tra / thăm dò ngắn hơn của 75 trang web thương mại điện tử, đã khám phá ra là có đến 69 phần trăm các trang nầy sử dụng một hình thức nào đó của phân loại theo lối diện cho các sản phẩm của họ.”

Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo

Aitchison, Jean, Alan Gilchrist, David Bawden. Thesaurus construction and use : a practical manual. 4th ed. London : Europa Publications, 2000.

ALA Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh-Việt / Heartsill Young, Chủ biên;

Phạm Thị Lệ-Hương, Lâm Vĩnh-Thế và Nguyễn Thị Nga, dịch giả. Ấn bản lần thứ nhất. Tucson, Ariz. : Galen Press, 1996.

Baeza-Yates, Ricardo và Berthier Ribeiro-Neto. Modern information retrieval. New York : ACM Press, 1999. Berry, Michael W. và Murray Browne. Understanding search engines : mathematical modeling and text retrieval. Philadelphia : Society for Industrial and Applied Mathematics, 1999. Beyond the book : extending MARC for subject access / edited by Toni Petersen & Pat Molholt. Boston : G.K. Hall, 1990. Borgman, Christine L. “Why are online catalogs hard to use ? : lessons learned from information-retrieval studies,” Journal of the American Society for Information Science, v. 37, no. 6 (Nov. 1986), tr. 387-400. Borgman, Christine L. “Why are online catalogs still hard to use,?” Journal of the American Society for Information Science, v. 47, no. 7 (1996), tr. 493-503. Broughton, Vanda. “The need for a faceted classification as the basis of all methods of

information retrieval,” Aslib proceedings, v. 58, no. 1-2 (2006), tr. 49-72. Bùi, Phụng. Đại từ điển Anh-Việt. Hà Nội : NXB Tự Điển Bách Khoa, 2004. Byrum, John D. “Recommendations for urgently needed improvement of OPAC and

the role of the national bibliographic agency in achieving it,” International cata-loguing and bibliographic control, v. 35, no. 4 (Oct. / Dec. 2006), tr. 75-81.

Calhoun, Karen. The changing nature of the catalog and its integration with other dis-

covery tools : prepared for The Library of Congress : final report, March 17, 2006. Ithaca, N.Y. : Cornell University, 2006. Tài liệu nầy có thể được truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://www.loc.gov/catdir/calhoun-report-final.pdf.

Case, Mary M. Igniting change in scholarly communication: SPARC, its past, present,

and future. Washington, D.C. : Association of Research Libraries, 2002. Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://www.epublications.de/SPARC_Advances.pdf

101 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Chan, Lois Mai. A Guide to t he Library of Congress Classification. 5th ed. Engle- wood, Colo. : Libraries Unlimited, 1999.

Chan, Lois Mai. “The Library of Congress Classification System in an online environ-

ment,” Cataloging & classification quarterly, v. 11, no. 1 (1990), tr. 7-25. Chan, Lois Mai. Library of Congress Subject Headings : principles and application.

4th ed. Westport, Conn. : Libraries Unlimited, 2005. (Library and information science text series)

Chu, Clara M. và Isola Ajiferuke. “Quality of indexing in library and information science

databases,” Online information review, v. 13, issue 1 (1989), tr. 11-35. Cleverdon, C. W. Report on the first stage of an investigation into the comparative effi-

ciency of indexing systems. Cranfield, England : College of Aeronautics, 1960. Cleverdon, C. W. và Michael Keen. Factors determining the performance of indexing

systems. Volume 2. Cranfield : [College of Aeronautics], 1966. Cochrane, Pauline Atherton. “Improving LCSH for use in online catalogs revisited :

what progress has been made ? what issues still remain ?,” Cataloging & classi-fication quarterly, v. 19, no. 1/2 (2000), tr. 73-89.

Cochrane, Pauline Atherton. Redesign of catalogs and indexes for improved online

subject access : selected papers of Pauline A. Cochrane. Phoenix, Ariz. : Oryx Press, 1985.

Cochrane, Pauline Atherton và Monika Kirtland. An ERIC information analysis product

in two parts. I. Critical views of LCSH – the Library of Congress Subject Head-ings : a bibliographic and bibliometric essay. II. An analysis of vocabulary con-trol in the Library of Congress Subject Headings (LCSH). Syracuse, N.Y. : Syracuse University, ERIC Clearinghouse on Information Resources, 1981. Tài liệu nầy có thể được truy dụng trực tuyến miễn phí tại URLsau đây: http://www.eric.ed.gov/ERICDocs/data/ericdocs2sql/content_storage_01/0000019b/80/2e/20/a7.pdf

Cochrane, Pauline Atherton [và những người khác]. Books are for use : final report of

the Subject Access Project to the Council on Library Resources. Syracuse, N.Y. : Syracuse University, School of Information Studies, 1978.

Computer dictionary : giải thích và minh họa / Microsoft Press ; người dịch Nguyễn

Đức Ái [và những người khác]. Hà Nội : NCB Khoa Học Kỹ Thuật, 1995. Costello, John C., Jr. Coordinate indexing. New Brunswick, N.J. : Rutgers University,

Graduate School of Library Service, 1966. (Rutgers series on systems for the intellectual organization of information / edited by Susan Artandi ; v. 7).

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 102

Crow, Raym. The Case for institutional repositories : a SPARC position paper. Wash- ington, D.C. : SPARC, 2002. Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến tãi URL-sau đây: http://www.arl.org/sparc/bm~doc/ir_final_release_102.pdf

Dean, Rebecca J. “FAST : development of simplified headings for metadata,” Catalog-

ing & classification quarterly, v. 39, no. 1-2 (2004), tr. 331-352. Dinet, Jérôme, Monik Favart và Jean-Michel Passerault. “Searching for information in

an online public access catalogue (OAPC): the impacts of information search expertise on the use of Boolean operators,” Journal of computer assisted learning, v. 20, no. 5 (Oct. 2004), tr. 338-346.

FAST (Faceted Application of Subject Terminology); trang Web chính về FAST của

OCLC tại URL sau đây: http://www.oclc.org/research/activities/fast/default.htm Freeman, Robert R. và Pauline Atherton. AUDACIOUS : an experiment with an online,

interactive reference retrieval system using the Universal Decimal Classification as the indexing language in the field of nuclear science. New York : American Institute of Physics, 1968. Đây là báo cáo mang tên Report AIP / UDC-7 thực hiện dưới trợ cấp mang số GN-433 của National Science Foundation.

Gangl, Susan, “The Librarian’s library: fugitive reference files,” The Reference librarian,

no. 72 (2001), tr. 179-194. Hearst, Marti A. Search user interfaces. New York : Cambridge University Press,

2009. Hildreth, Charles R. “The use and understanding of keyword searching in a university

online catalog,” Information technology & libraries, v. 16, no. 2 (1997), tr. 52-62. Hock, Randolph. The Extreme searcher’s Internet handbook : a guide for the serious

searcher ; foreword by Gary Price. Medford, N.J. : CyberAge Books, 2004. Hodgson, Tom và Andrew Garoogian. “Special collections in college libraries : the

vertical file,” Reference services review, v. 9, no. 3 (1981), tr. 77-84. Husain, Shabahat. Dewey Decimal Classification : a complete survey of twenty two

editions. Delhi : B.R. Publishing, 2004. Immroth, John Phillip. Immroth’s Guide to the Library of Congress Classification. 3rd

ed. / by Lois Mai Chan. Littleton, Colo. : Libraries Unlimited, 1980. Introduction to Dewey Decimal Classification, tài liệu điện tử, truy dụng miễn phí tại

URLsau đây: http://www.oclc.org/dewey/versions/ddc22print/intro.pdf

103 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Jansen, Bernard J. và Amanda Spink. “How are we searching the World Wide Web ? : a comparison of nine search engine transaction logs,” Information processing and management, v. 42, no. 1 (2006), tr. 248-263.

Jamieson, Alexis J, Elizabeth Dolan và Luc Declerck. “Keyword searching vs. author-

ity control in an online catalog,” Journal of academic librarianship, v. 12, no. 5 (Nov. 1986), tr. 277-283.

Jeng, Ling Hwey. “What authority ? Why control ?,” Cataloging & classification quar- terly, v. 34, no. 4 (2002), tr. 91-97.

Jin, Qiang. “Authority control in the online environment : celebrating the 20th anniver-

sary of LITA / ALCTS CCS Authority Control in the Online Environment Interest Group,” Cataloging & classification quarterly, v. 38, no. 2 (2004), tr. 101-109.

Julien, Heidi. “Information literacy instruction in Canadian academic libraries : longitu-

dinal trends and international comparisons,” College & research libraries, v. 61, no. 6 (Nov. 2000), tr. 510-523.

Lâm, Vĩnh-Thế. “Enhancing subject access to monographs in online public access

catalogs : table of contents added to bibliographic records,” in Saving the time of the library user through subject access innovations : papers in honor of Pauline Atherton Cochrane / edited by William J. Wheeler. Champaign, IL. : University of Illinois, Graduate School of Library & Information Science, 2000.

Lâm, Vĩnh-Thế. “Outsourcing authority control : experience of the University of Sas-

katchewan Libraries,” Cataloging & classification quarterly, v. 32, no. 4 (2001), tr. 53-69.

Lâm, Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương. Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề của Thư Viện

Quốc Hội Hoa Kỳ. Great Falls, Va. : LEAF-VN, 2009. Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://www.leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html

Lancaster, F. W. và J. Mills. “Testing indexes and index language devices : the ASLIB

Cranfield Project,” American documentation, v. 15, no. 1 (Jan. 1964), tr. 4-13. Large, Andrew và Jamshid Beheshti. “OPACs : a research review,” Library & informa-

tion science research, v. 19, no. 2 (1997), tr. 111-133. Lavender, Kenneth, Scott Nicholson và Jeffrey Pomerantz. “Building bridges for col-

laborative digital reference between libraries and museums through an exami-nation of reference in special collections,” Journal of academic librarianship, v. 31, no. 2 (Mar. 2005), tr. 106-118.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 104

Library of Congress Subject Headings : pre- vs. post-coordination and related issues / prepared by the Cataloging Policy & Support Office for Beacher Wiggins, Direc-tor, Acquisitions & Bibliographic Access Directorate, Library Services, Library of Congress. Washington, D.C. : Library of Congress, 2007. Tài liệu nầy có thể được truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://www.loc.gov/catdir/cpso/pre_vs_post.pdf.

Lynch, Clifford A. “Institutional repositories : essential infrastructure for scholarship in

the digital age,” Libraries and the academy, v. 3, no. 2 (2003), tr. 327-336. McAllister-Harper, Desretta. “Dewey Decimal Classification in the online environment :

a study of libraries in North Carolina ,” Cataloging & classification quarterly, v. 11, no. 1 (1990), tr. 45-58.

Malenfant, Kara J. “Leading change in the system of scholarly communication : a case

study of engaging liaison librarians for outreach to faculty,” College & research libraries, v. 71, no. 1 (Jan. 2010), tr. 63-76.

Markey, Karen [và những người khác]. Census of institutional repositories in the

United States : MIRACLE Project research findings. Washington, D.C. : Council on Library and Information Resources, 2007. Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: https://www.clir.org/pubs/reports/pub140/pub140.pdf

Matthews, J. R. Public access to online catalogs. 2nd ed. New York : Neal-Schuman, 1985.

Maughan, Patricia Davitt. “Assessing information literacy among undergraduates : a

discussion of the literature and the University of California – Berkeley assess-ment experience,” College & research libraries, v. 62, no. 1 (Jan. 2001), tr. 71-85.

Maze, Susan, David Moxley và Donna J. Smith. Authoritative guide to Web search engines. New York : Neal-Schuman, 1997.

Meadow, Charles T., Pauline (Atherton) Cochrane. Basics of online searching. New

York : Wiley, 1981. Michalak, Thomas J. “An experiment in enhancing catalog records at Carnegie Mellon

University,” Library hi tech, v. 8, no. 3 (1990), tr. 33-41. Morris, Ruth C. “Online tables of contents for books: effect on usage,” Bulletin of the

Medical Library Association, v. 89, no. 1 (2001), tr. 29-36.

105 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Nash, Stan và Myoung Chung Wilson. “Value-added bibliographic instruction : teach- ching students to find the right citations,” Reference services review, v. 19, no. 1 (Spring 1991), tr. 87-92.

Nguyễn, Trọng Biểu. Từ điển hóa học Anh-Việt. TP Hồ Chí Minh : NXB Khoa Học Xã

Hội, 1991. O’Neill, Edward T. và Lois Mai Chan. FAST (Faceted Application of Subject Termi-

nology) : a simplified LCSH-based vocabulary. Bài viết nầy có thể truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://archive.ifla.org/IV/ifla69/papers/010e-ONeill_Mai-Chan.pdf.

Pappas, Evan và Ann Herendeen. “Enhancing bibliographic records with tables of

contents derived from OCR technologies at the American Museum of Natural History Library,” Cataloging & classification quarterly, v. 29, no. 4 (2000), tr. 61-72.

Phạm, Ngọc Trí. Từ điển y học Anh-Việt. TP Hồ Chí Minh : NXB Y Học, 1996 Rader, Hannelore B. “Information literacy 1973-2002 : a selected literature review,”

Library trends, v. 51, no. 2 (Fall 2002), tr. 242-259. Ranganathan, S. R. The Colon Classification. New Brunswick, N.J. : Rutgers Univer-

sity, Graduate School of Library Service, 1965. (Rutgers series on systems for the intellectual organization of information / edited by Susan Artandi ; v. 4).

Rodwell, John và Linden Fairbairn. Dangerous liaisons ?: defining the Faculty Liaison

Librarian service model, its effectiveness and sustainability. Tài liệu truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://ses.library.usyd.edu.au/bitstream/2123/1898/7/Dangerous_liaisons.pdf

Rogers, Sally A. “Developing an institutional knowledge bank at Ohio State Univer-

sity : from concept to action plan,” Libraries and the academy, v. 3, no. 1 (2003), tr. 125-136.

Rosenfeld, Louis và Peter Morville. Information architecture for the World Wide Web.

2nd ed. Sebastopol, Calif. : O’Reilly & Associates, 2002. Salony, Mary F. “The History of bibliographic instruction : changing trends from books

to the electronic world,” The reference librarian, v. 24, issue 51 & 52 (July 1995), tr. 31-51.

Saving the time of the library user through subject access innovation : papers in honor of Pauline Atherton Cochrane / edited by William J. Wheeler. Champaign, Ill. : Graduate School of Library and Information Science, 2000.

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 106

Schwartz, Candy. Sorting out the Web : approaches to subject access. Westport, Conn. : Ablex Publishing, 2001. (Contemporary studies in information manage-ment, policies, and services).

Search engines market share; tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://marketshare.hitslink.com/search-engine-market-share.aspx?qprid=4

Special collections : statement of principles, 2003 : research libraries and the commit-

ment to special collections, tài liệu của Hội Thư Viện Nghiên Cứu (Association of Research Libraries), có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://www.arl.org/rtl/speccoll/speccollprinciples.shtml

Snavely, Loanne và Natasha Cooper. “The information literacy debate,” Journal of

academic librarianship, v. 23, no. 1 (Jan. 1997), tr. 9-14.

Sridhar, M. S. “Subject searching in the OPAC of a special library : problems and issues,” OCLC systems & services, v. 20, no. 4 (2004), tr. 183-191.

Taube, Mortimer, “Notes on the use of roles and links in coordinate indexing,”

American documentation,” v. 12, no. 2 (Apr. 1961), tr. 98-100. “A Tribute to S. R. Ranganathan, the Father of Indian library science. Part 2: Contribu-

tion to Indian and international library science,” Essays of an information scien-tist, v. 7 (1984), tr. 45-49. Bài viết nầy có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây : http://www.garfield.library.upenn.edu/essays/v7p045y1984.pdf

UNESCO Thesaurus; trang Web tại URL sau đây: http://databases.unesco.org/thesaurus/

University of California. Bibliographic Services Task Force. Rethinking how we pro-

vide bibliographic services for the University of California : final report : Decem-ber 2005. California : University of California, 2005. Tài liệu nầy có thể được truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://libraries.universityofcalifornia.edu/sopag/BSTF/Final.pdf.

Van Orden, Richard. “Content-enriched access to electronic information : summaries of selected research,” Library hi tech, v. 8, no. 3 (1990), tr. 27-32.

Villén-Rueda, Luis, Jose A. Senso và Félix de Moya-Anegón. “The use of OPAC in a large academic l ibrary: a transactional log analysis study of subject searching,” Journal of academic librarianship, v. 33, no. 3 (May 2007), tr. 327-337.

Weinstein, Shirley Jane và Raymond J. Drozda. “Adaptation of coordinate indexing system to a general literature and patent file : machine posting,” American docu-mentation, v. 10, no. 2 (Apr. 1959), tr. 122-129.

107 Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế

Westrienen, Gerard van và Clifford A. Lynch. “Academic institutional repositories : deployment status in 13 nations as of mid 2005,” D-lib magazine, v. 11, no. 9 (Sept. 2005). Tài liệu nầy có thể truy dụng trực tuyến miễn phí tại URL sau đây: http://www.dlib.org/dlib/september05/westrienen/09westrienen.html

Wynar, Bohdan S. Introduction to cataloging and classification. 8th ed / Arlene G.

Taylor. Englewood, Colo. : Libraries Unlimited. 1992. (Library science text series).

Truy Dụng Thông Tin Theo Chủ Đề - Lâm Vĩnh-Thế 108