6
Phần II DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU 424 Con người khi có đam mê và được sống hết mình trong niềm đam mê thì đó chính là người hạnh phúc.TS. Nguyễn Ngọc Thạch - Người đã và đang sống hạnh phúc với niềm đam mê nghiên cứu khoa học và thành quả nghiên cứu của mình. Ông vinh dự là người Việt Nam được Tổ chức “Con đường Mới” của CHLB Nga vinh danh trong Bách khoa toàn thư “Những người của thiên niên kỷ chúng ta”; Được Hội đồng Thượng viện tối cao Viện Hàn lâm các Dân tộc Thế giới phong danh hiệu “Hiệp sĩ khoa học và kĩ thuật”, và mới đây nhất, năm 2016 Trung ương Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia và Hiệp hội doanh nhân Thái – Việt Nam đã trao chứng nhận “ Top 100 nhà quản lý giỏi”; Viện sở hữu trí tuệ quốc tế - Bộ KHCN&MT; Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cùng Tạp chí sở hữu trí tuệ và Báo người Hà Nội đã bình chọn và trao chứng nhận “Danh hiệu cúp vàng sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng năm 2017” cùng danh hiệu “ Nhà khoa học tiêu biểu thời kỳ hội nhập 2017” cho Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch vì công trình “Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giáp” và những ứng dụng đang được triển khai trên cơ sở công trình này. Đó là minh chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà khoa học có tâm có tầm, vừa lý thuyết, vừa thực hành. Vừa sáng chế, vừa phổ cập kiến thức nhân sinh học Việt Nam để ai cũng có thể dễ dàng áp dụng vào cuộc sống ngày nay - Thời đại số hóa toàn cầu. Hiện nay, ông đang là Giám đốc Cảng vụ Đường thủy Nội địa Khu vực III thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Thành viên hội đồng khoa học, Giảng viên chính trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM; Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông – Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. TS. NGUYỄN NGỌC THẠCH TẤM GƯƠNG KHOA HỌC VÀ TRI THỨC CỦA THẾ GIỚI Hành trình theo đuổi ước mơ của tuổi thơ Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Thạch sinh ngày 8/6/1960, tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ngôi nhà nhỏ của gia đình ông cách con sông Hoàng Long - nhánh của sông Hồng - không xa, dưới chân của ba mạch núi: “Hàm Rồng”, “Chùa Am” và “Non To”, phía trước nhà là con sông Sào Khê, mà theo thuyết Phong thủy thì đây quả là một vị trí thuận lợi cho đời sống, gần gũi với thiên nhiên. Nơi đây, khoảng 1000 năm về trước, là Kinh đô của nước Việt Nam với tên gọi Hoa lư – “Hồn hoa” của Tổ quốc. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống hiếu học, cha ông trước đây là giáo viên dạy toán tại trường trung học phổ thông cơ sở. Có lẽ, được hưởng di truyền từ người cha mà từ nhỏ ông đã là một cậu bé thông minh và hiếu học. Nhớ ngày còn thơ ấu cậu bé Thạch thường chèo thuyền trên sông Hoàng Long, thả hồn vào dòng nước ngắm nhìn những con tàu chở hàng xa xa và mơ ước trở thành nghệ nhân đóng tàu. Và niềm đam mê ấy của ông luôn được cha khích lệ, khuyên nhủ là phải học thật tốt môn toán thì mới có thể học được

TS. NGUYỄN NGỌC THẠCH TẤM GƯƠNG KHOA HỌC VÀ TRI …maytinhphongthuy.com/wp-content/uploads/2018/05/TS-Nguyen-Ngoc-Thach.pdfcủa nhà khoa học có tâm có tầm, vừa

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

PhầnII

DI SẢN

CÁC NHÀ KHOA HỌC

GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU424

Con người khi có đam mê và được sống hết mình trong niềm đam mê thì đó chính là người hạnh phúc.TS. Nguyễn Ngọc Thạch - Người đã và đang sống hạnh phúc với niềm đam mê nghiên cứu khoa học và thành quả nghiên cứu của mình. Ông vinh dự là người Việt Nam được Tổ chức “Con đường Mới” của CHLB Nga vinh danh trong Bách khoa toàn thư “Những người của thiên niên kỷ chúng ta”; Được Hội đồng Thượng viện tối cao Viện Hàn lâm các Dân tộc Thế giới phong danh hiệu “Hiệp sĩ khoa học và kĩ thuật”, và mới đây nhất, năm 2016 Trung ương Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia và Hiệp hội doanh nhân Thái – Việt Nam đã trao chứng nhận “ Top 100 nhà quản lý giỏi”; Viện sở hữu trí tuệ quốc tế - Bộ KHCN&MT; Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cùng Tạp chí sở hữu trí tuệ và Báo người Hà Nội đã bình chọn và trao chứng nhận “Danh hiệu cúp vàng sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng năm 2017” cùng danh hiệu “ Nhà khoa học tiêu biểu thời kỳ hội nhập 2017” cho Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch vì công trình “Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giáp” và những ứng dụng đang được triển khai trên cơ sở công trình này. Đó là minh chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà khoa học có tâm có tầm, vừa lý thuyết, vừa thực hành. Vừa sáng chế, vừa phổ cập kiến thức nhân sinh học Việt Nam để ai cũng có thể dễ dàng áp dụng vào cuộc sống ngày nay - Thời đại số hóa toàn cầu. Hiện nay, ông đang là Giám đốc Cảng vụ Đường thủy Nội địa Khu vực III thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Thành viên hội đồng khoa học, Giảng viên chính trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM; Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông – Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

TS. NGUYỄN NGỌC THẠCHTẤM GƯƠNG KHOA HỌC VÀ TRI THỨC CỦA THẾ GIỚI

Hành trình theo đuổi ước mơ của tuổi thơTiến Sĩ Nguyễn Ngọc Thạch sinh ngày

8/6/1960, tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ngôi nhà nhỏ của gia đình ông cách con sông Hoàng Long - nhánh của sông Hồng - không xa, dưới chân của ba mạch núi: “Hàm Rồng”, “Chùa Am” và “Non To”, phía trước nhà là con sông Sào Khê, mà theo thuyết Phong thủy thì đây quả là một vị trí thuận lợi cho đời sống, gần gũi với thiên nhiên. Nơi đây, khoảng 1000 năm về trước, là Kinh đô của nước Việt Nam với tên gọi Hoa lư – “Hồn hoa” của Tổ quốc.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống hiếu học, cha ông trước đây là giáo viên dạy toán tại trường trung học phổ thông cơ sở. Có lẽ, được hưởng di truyền từ người cha mà từ nhỏ ông đã là một cậu bé thông minh và hiếu học. Nhớ ngày còn thơ ấu cậu bé Thạch

thường chèo thuyền trên sông Hoàng Long, thả hồn vào dòng nước ngắm nhìn những con tàu chở hàng xa xa và mơ ước trở thành nghệ nhân đóng tàu. Và niềm đam mê ấy của ông luôn được cha khích lệ, khuyên nhủ là phải học thật tốt môn toán thì mới có thể học được

HỘI NHẬP TOÀN CẦU 425

UNESCOVIỆT NAM

cách đóng tàu và xây dựng các bến cảng. Vốn là một người có chí tiến thủ lại nghe lời cha mẹ nên ông luôn chăm chỉ học hành, tập trung học chuyên sâu môn toán không để ba mẹ phải nhắc nhở nhiều lời. Tập trung học tập để theo đuổi giấc mơ, lại luôn được gia đình bên cạnh ủng hộ nên con đường đến với ước mơ trở thành nghệ nhân đóng tàu của ông ngày một gần hơn khi ông thi đỗ vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sau đó vào Đại học Đóng tàu Leningrat, Liên Bang Nga năm 1981. Và từ đó, cuộc sống của ông như bước sang một trang mới, một hành trình mới mở ra trước mắt với bao điều mới lạ

Bước chân qua nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa gia đình, thật nhiều khó khăn, vất vả, nhưng không gì có thể làm khó ông. Dù thế nào, với ông, học tập để hoàn thành ước mơ, và kỳ vọng của cha mẹ vẫn là trên hết. Trong thời gian đầu học tập tại trường, vấn đề ngôn ngữ còn là một trở ngại, nhưng ông luôn cố gắng khắc phục nó và tập trung vào học tập, đọc nhiều sách, nghiên cứu thêm các tài liệu liên quan để nắm chắc kiến thức, ngoài học ở trường phần lớn thời gian ông dành nghiên cứu ở thư viện. Thời sinh viên, ông tham gia thực tập ở nhà máy sản xuất công cụ “Instrument” ở Leningrat. Tại đây ông đã thực sự nắm vững được công nghệ phay, bào sắt thép và ông còn đi làm thợ xây, thợ nề trong những ngày tháng sinh viên đi thực tế trên các công trường xây dựng nhà nghỉ quanh hồ Sotri tại Kazakhstan. Và rồi, sau bao tháng năm vất vả, chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Thạch tốt nghiệp đại học loại ưu vào năm 1987 với trên 94,7 % là điểm xuất sắc (Tương đương 10) trong tổng số 57 môn thi và đồ án toàn khóa học. Tài năng tuổi trẻ của chàng thanh niên người Việt đã được phát hiện, ông được giao nghiên cứu đề tài phó tiến sĩ: “Soạn thảo phương pháp tối ưu trong thiết kế tàu cánh ngầm chở khách tại Việt Nam”. Dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Boris Abramovich Tsarev, ông đã hoàn thành suất sắc đề tài và bảo vệ thành công luận án phó

tiến sĩ vào tháng 12 năm 1991 trước hạn; Được nhà trường đề nghị làm nghiên cứu sinh bậc tiếp theo là làm tiếp luận văn Tiến sĩ khoa học kỹ thuật.

Nhà quản lý tâm huyết và tài năngVào những năm tiếp theo, TS. Nguyễn Ngọc

Thạch đã phấn đấu trên con đường sự nghiệp. Từ cương vị là nhân viên, phó phòng, Phó phụ trách phòng, trưởng phòng, Phó tổng Giám đốc, Tổng giám đốc một số cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, Ban Quản lí Dự án lớn của Bộ GTVT, đến chuyên viên chính của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, nay là Giám đốc Cảng vụ Đường thủy Nội địa Khu vực III – Cục Đường Thủy nội địa Việt Nam là chặng đường dài gần 30 năm liên tục phấn đấu và trưởng thành trong ngành Giao thông vận tải. Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Ngọc Thạch còn tham gia giảng dạy tại trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh. Dù ở cương vị nào ông cũng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Với quan niệm “Tâm có tốt thì tài mới sáng”, TS Nguyễn Ngọc Thạch luôn đề cao cái tâm, cái tài dự báo của người lãnh đạo. Với công việc, luôn tạo môi trường thuận lợi nhất có thể có để ai cũng có cơ hội cống hiến trí tuệ và tài năng cho xã hội qua công việc của mình. Cái tâm của ông thể hiện trước hết là sự tâm huyết đối với công việc, với các thế hệ sinh viên, nhân viên, cộng tác viên, đồng nghiệp. Theo Ông, nhà quản lý giỏi phải là tấm gương sáng về chuyên môn, không ngừng trau dồi kiến thức, tích cực nghiên cứu để phục vụ cho công việc. Với ông, một nhà quản lý hiện đại cần phải có phong cách dân chủ, tôn trọng cấp dưới, biết lắng nghe nhân dân, nên có quan niệm quản lý là “người phục vụ” như Bác Hồ dạy. Đã nhiều năm liền giữ vai trò quản lý ở những cương vị khác nhau, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đơn vị. Nhiệt huyết, tận tụy, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ mọi người, luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu… Chính vì vậy, ngày 10/06/2016 tại Băng kok Thái Lan, Trung ương Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam

PhầnII

DI SẢN

CÁC NHÀ KHOA HỌC

GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU426

– Lào – Campuchia và Hiệp hội doanh nhân Thái – Việt Nam đã trao chứng nhận “Top 100 nhà quản lý giỏi” khu vực ASEAN - Đó chính là cái nhìn từ góc độ quản lý doanh nghiệp của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch.

Công trình “Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giáp” gắn liền với tên tuổi nhà quản lý

Ngoài niềm đam mê những con số, những con tàu, còn một niềm đam mê khác sâu thẳm từ lâu của TS. Nguyễn Ngọc Thạch – đó là triết học phương Đông.Tính sâu sắc của triết lí phương Đông đã giúp TS. Nguyễn Ngọc Thạch xác định được sai số trong tư duy của con người. Sai lệch này được bộc lộ khi chúng ta dùng lời nói và chữ viết để truyền tải thông tin, nhưng không lưu ý tới bản chất của các tiên đề. Cách tư duy này có tên gọi là tư dạng vi phân pháp; Sai lệch đó được chứng minh và lượng hóa trong công trình “Hằng số luân hồi & Thái cực hoa giáp”. Khi áp dụng mô hình tư duy này vào nghiên cứu thế giới nội tâm của con người, ông đi tới kết luận: Từ khi con người biết phản ánh thế giới khách quan bằng các phương tiện hình thức như ngôn ngữ, hình ảnh... con người sẽ có được một ý niệm gần đúng về bản thân, về thế giới xung quanh, và do đó, cũng sẽ rất dễ mắc sai lầm nếu luôn coi kết quả quan sát, chiêm nghiệm đó là vĩnh viễn tuyệt đối đúng; Độ chính xác của phản ánh còn phụ thuộc vào độ chính xác và phạm vi áp dụng của các tiên đề được dùng làm cơ sở lý luận cho lý thuyết. Ở góc độ học thuật, có thể nói bản chất của mọi tiên đề đều là niềm tin không chứng minh. Do vậy kết quả của mọi lý thuyết phụ thuộc vào tiên đề của nó và vào niềm tin của người vận dụng lý thuyết đó trong cuộc sống. Toán học – đó là một trong những công cụ hữu hiệu cho phép ông có thể hiểu và tư duy toàn diện về thế giới nội tâm của con người, dựng lên được chiếc cầu nối trên sông đời cuộn chảy, liên kết được cái sâu sắc cổ xưa của triết lí phương

Đông với những thành tựu mới nhất về khoa học và kĩ thuật mà loài người đạt được. Một công trình lao động thuộc về ông, nơi mà đạo Phật, triết học Phong thủy, khoa học vận động đan quyện trong những công thức của toán học. Trên cơ sở lột tả bản chất gần đúng của tư duy dạng vi phân pháp đang được dùng làm công cụ nghiên cứu thế giới khách quan của khoa học và dự trắc học phương Đông do ông khai phá, một kỉ nguyên mới đang được mở ra cho thuyết “Âm dương ngũ hành” và Phong thủy học hiện đại. Đó chính là “Thuyết phong thủy thế giới tiền tâm linh”, một phần ba của nó được ông trình bày trong cuốn sách “Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giáp” do nhà xuất bản “Văn hóa và Thông tin” thuộc Bộ văn hóa, Du lịch và Thể thao Việt Nam phát hành năm 2008, tái bản năm 2014. Những tranh luận kéo dài qua biết bao thế kỉ xung quanh thuyết “Âm dương ngũ hành” nay đã được giải quyết thỏa đáng. Thuyết Phong thủy phương Đông trở nên dễ hiểu và gần gũi với tất cả mọi người không phụ thuộc vào sắc tộc và tín ngưỡng của họ. Ước mơ muốn nhận biết bản thân của con người, những cố gắng của các nhà khoa học muốn làm xích lại triết học Đông và Tây, nay có thêm một sinh khí mới – đó chính là thuyết của TS. Nguyễn Ngọc Thạch về thế giới và con người. Cuốn sách “Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giáp” của ông đã được phát hành trên cả nước và thế giới.

HỘI NHẬP TOÀN CẦU 427

UNESCOVIỆT NAM

Cách quan sát, tiếp cận và những kết luận của nhà khoa học Nguyễn Ngọc Thạch đang được các chuyên gia lớn nhất sử dụng, nghiên cứu. Nhiều nhà lãnh đạo xí nghiệp, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, nhiều tu sĩ, quan chức cao cấp…, đang sử dụng mô hình dung sai Thái Cực do nhà triết học, toán học Việt Nam lập nên để sắp xếp thứ tự của một ngày làm việc. Tuân thủ theo “Lịch phong thủy” của TS. Nguyễn Ngọc Thạch bất cứ ai cũng có thể định hướng được cách hành động, cách ứng xử của mình để có thể tránh được sai lầm, vì định hướng đúng, đi theo định hướng đúng.

Ứng dụng Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giúp chúng ta tiết kiệm nhiều thời gian

Công trình khoa học “ Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giáp” là cơ sở lý thuyết để chế tác một số công cụ thiết thực trong đời sống, trong lý luận “nhân sinh học Việt Nam” như: “Quy tắc bàn tay trái tìm bản mạng”; “Lịch phong thủy”; “Dụng cụ định vị phương hướng”; “Định vị phong thủy”; “Cẩm nang tổ chức lao động nhóm”; “Ứng dụng Thái cực hoa giáp dự báo thị trường chứng khoán” v.v… Công trình đã góp phần làm giàu thêm kinh nghiệm sống, khắc họa sâu hơn đạo lý sống thuận tự nhiên, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian làm việc tốt hơn, sống tốt hơn, vì biết rõ mình, biết người, có nhiều cơ hội khai phá tiềm năng của mỗi chúng ta bằng năng lực dự báo của chính mình...

Trong cuộc sống, nhiều khi quyết định hành động hay không, nên làm hay không nên làm cũng có thể dẫn tới hệ quả thay đổi cả một đời người. Kinh nghiệm sống, đạo lý sống, hoàn cảnh sống thường là nền tảng cho những lựa chọn quan trọng đó. Công trình nghiên cứu Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giáp đã góp phần làm giàu thêm kinh nghiệm sống, khắc họa sâu hơn đạo lý sống theo tinh thần thuận tự nhiên, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian để làm việc tốt hơn, sống tốt hơn, khỏe hơn vì biết rõ mình, biết rõ người...

Tác phẩm Hằng số luân hồi – Thái cực hoa giáp được đánh giá là cơ sở lý luận cho triết học “Nhân sinh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”. Trên cơ sở đó tác giả đã sáng tạo ra nhiều công cụ phục vụ trực tiếp cho con người trong cuộc sống hàng ngày theo phương châm “Khi cần là có” và mỗi người đều có khả năng trở thành “Thầy của chính mình”; Từng bước nâng cao khả năng tự dự báo, khơi dậy năng lực tâm thân của chính mình.

Điển hình là: Lịch phong thủy dùng trong điện thoại cầm tay - Smatphone. Phần mềm ứng dụng này có thể tìm thấy trong CH PLAY đối với smatphone có hệ điều hành Android như điện thoại Samsung, Sony; Oppo v.v…

Công trình Hằng số luân hồi – Thái cực hoa giáp do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch nghiên cứu và triển khai

một số ứng dụng.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch vinh dự nhận Cúp vàng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa

dùng năm 2017 cho Tác phẩm Hằng số luân hồi –Thái cực hoa giáp”

PhầnII

DI SẢN

CÁC NHÀ KHOA HỌC

GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU428

Đối với smatphone có hệ điều hành IOS như iphone v.v.., có thể tìm thấy trong APP STORE.

Dụng cụ định vị phương hướng; Quy tắc bàn tay trái khai triển công năng dự báo của Lịch vạn niên; Tranh định vị phong thủy; Cẩm nang tổ chức lao động nhóm v.v… Sử dụng các công cụ này ai cũng có thể dự báo được khả năng gì sẽ xẩy ra với bản thân mình tại thời điểm dự báo; Ai cũng có thể nhanh chóng xác định được đối tác kinh doanh phù hợp; với độ chính xác của dự báo có thể đạt từ 47 => 80% tùy thuộc vào mức độ thức tỉnh bản năng sinh tồn của mỗi người.

Vì những cống hiến cho khoa học trong tác phẩm Hằng số luân hồi – Thái cực hoa giáp, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch đã được phong danh hiệu danh dự “Hiệp sĩ khoa học kỹ thuật”; Được Tạp chí “Con đường mới” dưới sự bảo trợ của Duma Quốc Gia – Cộng Hòa Liên Bang Nga vinh danh là “Người của thiên niên kỷ” năm 2009 tại Moskva. “Công trình Hằng số luận hồi & Thái cực hoa giáp” và các Sản phẩm của công trình được đánh giá là một trong những công trình khoa học kinh điển, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống và là cầu nối của hai nền văn hóa Phương Đông và Phương Tây.

Vào đầu năm 2000, khi ông lần đầu tiên công bố công trình triết học và toán học của riêng mình, các nhà khoa học lớn nhất đã tưởng tác giả của nó phải là một cụ già uyên thâm, râu tóc bạc phơ, nên không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy trước mặt mình một thanh niên cường tráng, yêu đời. Khâm phục trước công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Ngọc Thạch, các đồng nghiệp đều khẳng định một điều – ông là người có tài cao và trí tuệ sâu sắc. Công trình mang tính kinh điển của ông đang trở thành nền tảng tới hàng nghìn năm sau cho thuyết Phong thủy thời đại mới.

Tại buổi lễ giới thiệu tập 5 bộ sách “Những người của thiên niên kỷ chúng ta” và trao huy hiệu “Nhân vật của thiên niên kỷ” do tổ chức “Con đường Mới” và ban biên tập bộ sách phối hợp tổ chức đã diễn ra tối ngày 17/4/2009 tại Mátxcơva. TS. Nguyễn Ngọc Thạch là người Việt Nam thứ ba được vinh danh trong bộ sách “Những người của thiên niên kỷ chúng ta”. Từng nhiều năm học tập và nghiên cứu khoa học tại Nga, Tiến sĩ Thạch đã có nhiều đóng góp cho khoa học qua công trình nghiên cứu “Hằng số luân hồi và Thái cực hoa giáp” được đánh giá cao và được coi là cầu nối giữa hai nền văn hóa Đông-Tây. Tập đầu của bộ sách “Những người của thiên niên kỷ

Lịch phong thủy cho từng người, dự báo tốt xấu chuyên biệt cho mỗi người, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi canh giờ

HỘI NHẬP TOÀN CẦU 429

UNESCOVIỆT NAM

chúng ta” được phát hành cuối năm 2004 dưới sự bảo trợ của Duma quốc gia, hội đồng Liên bang Nga, trung tâm thông tin của Liên Hiệp Quốc, Quỹ hỗ trợ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và nhiều tổ chức của Nga. Đây là một phần trong chương trình hành động của UNESCO nhằm tôn vinh những nhân vật có nhiều đóng góp cho sự phồn vinh của nước Nga. Ngoài ra, TS. Nguyễn Ngọc Thạch cũng đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới công nhận là “Hiệp sĩ khoa học và kỹ thuật năm 2007”.

QUY TẮC BÀN TAY TRÁI TÌMBẢN MẠNG (CHẤT LIỆU GỖ)

DỤNG CỤ ĐỊNH VỊ PHƯƠNG HƯỚNG(CHẤT LIỆU GỖ)

ĐỊNH VỊ PHONG THỦY(CHẤT LIỆU GỖ)

Gần đây nhất, tối 30 tết Mậu Tuất 2018, chương trình 19 giờ, số đặc biệt đón giao thừa 2018, chuyên mục Chuyện nghề số 7 đã phát toàn văn buổi nói truyện của TS. Nguyễn Ngọc Thạch trên kênh truyền hình quốc gia HTV1 về phong thủy và phong thủy học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới nhằm truyền bá tư tưởng khoa học về phong thủy và khảng định việc áp dụng thuyết nhân sinh học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã có cơ sở lý luận và là việc làm thiết thực, hữu ích.

Một sự nghiệp đáng khâm phục và những công trình khoa học đi trước thời đại, đây quả thực là một món quà “trí tuệ” to lớn và vô cùng có ý nghĩa cho thế hệ hiện tại và mai sau. Ông đã làm rạng danh cho Tổ quốc, cũng như góp phần giúp cho nền khoa học của thế giới phát triển bằng cả trái tim, lòng chân thành và cả nhiệt huyết của mình. Khép lại câu chuyện về một người thầy đáng kính với bao việc làm và kết quả tốt đẹp chưa nói hết, tôi xin kính chúc ông và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cho ông tiếp tục đi tới những thành công mới trong sự nghiệp khoa học và sự nghiệp trồng người.