25
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------ * ------ HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM LÕI CHO WEBSITE CHUYÊN NGÀNH DỰA TRÊN NỀN TẢNG EGOVFRAME ĐƯỢC XÂY DỰNG TỪ GÓI THẦU DNG6&7 Dành cho: Quản trị hệ thống

tttt.danang.gov.vn · Web view+ Đến bước này bạn màn hình hiện ra các nút kiểm tra thông tin, bạn nhấn vào nút “Execute” để thực hiện bước kiểm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

------ * ------

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT

PHẦN MỀM LÕI CHO WEBSITE CHUYÊN NGÀNH DỰA TRÊN NỀN TẢNG EGOVFRAME ĐƯỢC XÂY DỰNG TỪ GÓI THẦU DNG6&7

Dành cho: Quản trị hệ thống

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2013

MỤC LỤC

3I. CHUẨN BỊ CÁC GÓI CÀI ĐẶT TRÊN MÔI TRƯỜNG WINDOWS

31.1 Tải các gói cài đặt

3II. TIẾN HÀNH CÀI ĐẶT

32.1 Cài đặt MySQL Server 5.1

112.2 Cài đặt Navicat MySQL 8 để quản lý MySQL server

132.3 Cài đặt JDK

152.4 Cài đặt và chạy Liferay

152.4.1 Kết nối MySQL và tạo database bằng chương trình Navicat MySQL

162.4.2 Cài đặt và chạy lifetay

172.4.3 Cấu hình kết nối dữ liệu MySQL

192.4.4 Restore file Sql vào database

I. CHUẨN BỊ CÁC GÓI CÀI ĐẶT TRÊN MÔI TRƯỜNG WINDOWS1.1 Tải các gói cài đặt

+ JDK: Tải bản jdk 6_21 hoặc mới nhất tại địa chỉ 

http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/index.html

+ MySQL Server Community 5.1 (bản miễn phí) tại địa chỉ 

http://downloads.mysql.com/archives/mysql-5.1/mysql-essential-5.1.30-win32.msi

+ Navica MySQL được tải từ điạ chỉ http://download.navicat.com/download/navicat8_mysql_en.exe

Name: NguyenHueOrganization: DNICTKey: NAVH-4C5Z-4KUL-2WZE

+ Mã nguồn + Cơ sở dữ liệu: Được cung cấp bởi phòng Phát triển phần mềm – Trung tâm Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Đà Nẵng

II. TIẾN HÀNH CÀI ĐẶT2.1 Cài đặt MySQL Server 5.1

- Bước 1: Nhấp đôi chuột vào bản MySQL Server vừa tải về từ trang web http://www.mysql.org khi đó sẽ xuất hiện màn hình Welcome của trình cài đặt

Hình 1: Màn hình welcome của trình cài đặt

+ Nhấn nút “Next” để tiếp tục tiến trình cài đặt

- Bước 2: Lựa chọn quá trình cài đặt. Ở bước này sẽ xuất hiện hộp thoại có ba lựa chọn, chúng ta tìm hiểu lần lượt ý nghĩa của các lựa chọn.

Hình 2: Lựa chọn quá trình cài đặt

+ Typical: Với lựa chọn này chương trình sẽ cài đặt những thành phần cần thiết cho việc cài đặt sau này.

+ Complete: Với lựa chọn này trình cài đặt sẽ cài đặt đầy đủ các tính năng và những phần mở rộng của hệ quản trị CSDL.

+ Custom: Đây là lựa chọn cho phép người dùng có thể tự cấu hình hệ thống của mình theo ý mình.

+ Lựa chọn Custom để tiếp tục quá trình cài đặt. Nhấn nút “Next” để tiếp tục quá trình cài đặt.

Hình 3: Lựa chọn quá trình cài đặt

- Bước 3: Lựa chọn thành phần cài đặt và đường dẫn. Trong bước này người dùng lựa chọn các thành phần được cài đặt cho hệ quản trị CSDL của mình. Ngoài ra, người dùng cũng có thể lựa chọn đường dẫn (Change...), nơi mà chương trình cài đặt sẽ chép các tệp tin có liên quan đến các thành phần cài đặt đã được lựa chọn và cũng là nơi chứa các tệp cấu hình mà người dùng có thể custom nhằm mang lại hiệu suất cao cho hệ thống của mình.

Hình 4: Lựa chọn thành phần cài đặt

+ Sau khi chọn xong, Nhấn nút Next để tiếp tục quá trình cài đặt

- Bước 4: Tổng kết quá trình cài đặt.

+ Trong bước này màn hình sẽ hiện ra những lựa chọn trong quá trình cài đặt, nếu khi xem xét hộp thoại tổng kết quá trình cài đặt mà chưa hài lòng, thì mình có thể quay trở lại các quá trình trước để điều chỉnh cho hợp lý trước khi tiếp tục quá trình cài đặt hệ quản trị CSDL MySQL.

+ Khi nhấn nút Install tiến trình cài đặt bắt đầu diễn ra, trong lúc này chương trình cài đặt sẽ chép những thành phần cần thiết vào kho chứa trong đường dẫn mà bạn đã chỉ định. Sau khi tiến trình này kết thúc bạn bấm nút Next, màn hình giới thiệu bản Enterprise sẽ xuất hiện trong hai hộp thoại tiếp theo.

+ Trong phần giới thiệu về bản Enterprise nhà cung cấp sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về một số tính năng mới trong bản Enterprise có phí của nhà cung cấp. Bạn nhấn 2 lần nút Next để tiếp tục quá trình cài đặt.

Hình 5: Tiến trình cài đặt

Hình 6: Giới thiệu phiên bản

- Bước 5: Kết thúc quá trình cài đặt.

+ Trong hộp thoại kết thúc của quá trình cài đặt có một checkbox cho phép bạn lựa chọn việc cấu hình hay không? Nếu bạn chọn cấu hình cho hệ quản trị CSDL MySQL thì chọn checkbox và nhấn nút “Finish” để tiếp tục.

+ Nếu không chọn việc cấu hình cho hệ quản trị CSDL MySQL thì bỏ chọn ở checkbox và nhấn nút “Finish” để kết thúc quá trình cài đặt và không cần làm theo quá trình tiếp theo. Tuy nhiên nếu bỏ chọn việc cấu hình thì bạn phải cấu hình bằng tay nên cũng rất dễ làm cho mọi việc đi vào sai sót nếu bạn không phải là chuyên gia.

+ Theo tôi thì bạn nên chọn việc cấu hình bằng cách chọn checkbox và nhấn nút “Finish” và sau đó làm theo các bước tiếp theo trong bản hướng dẫn này để hoàn thành việc cấu hình hệ thống quản trị CSDL MySQL.

Hình 7: Kết thúc quá trình cài đặt

- Bước 6: Sau khi chọn “Finish” có chọn vào checkbox thì màn hình Welcome của cấu hình xuất hiện. Đến đây nếu bạn không muốn cấu hình hệ thống thì có thể nhấn nút “Cancel” để kết thúc quá trình cài đặt.

Chú ý: Nếu màn hình welcome không xuất hiện, bạn kích vào Start => Programs => MySQL => MySQL Instance Config.

Hình 8: Màn mình welcome cấu hình

+ Nhấn nút “Next” để tiếp tục quá trình cấu hình hệ thống.

- Bước 7: Lựa chọn loại cấu hình.

+ Ở bước này bạn chọn loại cấu hình hệ thống. Trong hộp thoại sẽ xuất hiện hai lựa chọn, ta đi vào ý nghĩa của từng lựa chọn như sau:

+ Detailed Configuration: Đối với lựa chọn này, bạn sẽ thực hiện việc tối ưu hệ thống quản trị CSDL MySQL. Bạn phải cẩn thận khi chọn lựa chọ này, tuy nhiên bạn có thể có được một bản cài đặt như ý thích mình bằng cách lựa chọn đúng các thông số cấu hình.

+ Standard Configuration: Đây là lựa chọn cho việc tạo nên một Server dựa trên cấu hình thông thường được thiết lập sẳn trong trình cài đặt. Với cách này bạn không can thiệp vào tiến trình điều chỉnh các thông số cho quá trình cấu hình, nhưng bạn cũng có thể tự mình cấu hình bằng tay bằng cách thiết lập thông số trong tệp cấu hình ngay khi quá trình kế thúc. Tuy nhiên, quá trình này mất nhiều công sức và gặp nhiều khó khăn.

+ Kích chọn Detailed Configuration để có thể can thiệp những thông số cần thiết để có thể địa phương hoá bản MySQL Server. Nhấn nút “Next” để tiếp tục việc cấu hình chương trình.

Hình 9: Lựa chọn cấu hình

- Bước 8: Lựa chọn loại cấu hình máy. Trong mục này có ba lựa chọn:

+ Developer Machine: Nếu chọn loại này thì hệ thống cài đặt sẽ lựa chọn phương án tối ưu cho việc cấu hình máy phát triển. Trong trường hợp này hệ cài đặt sẽ tiết kiệm bộ nhớ tối đa cho máy phát triển.

+ Server Machine: Đối với lựa chọn này, người dùng muốn chia sẽ máy này với web server hay các server khác. Trong trường hợp này hệ cài đặt sẽ chọn phương án trung bình cho việc sử dụng bộ nhớ.

+ Dedicated MySQL Server Machine: Đối với trường hợp này người dùng muốn cài riêng hệ quản trị CSDL MySQL trên một máy riêng và không cài những hệ server khác. Trong trường hợp này hệ cài đặt sẽ tận dụng tối đa bộ nhớ máy tính.

+ Kích chọn Server Machine để khi cần có thể shared server này cho các mục đích khác nhau. Sau khi lựa chọn loại Server cấu hình, nhấn nút “Next” để tiếp tục.

Hình 10: Lựa chọn cấu hình máy

- Bước 9: Lựa chọn kiểu hổ trợ CSDL

+ Kích chọn Multifunctional Database. Sau khi lựa chọn xong, nhấn nút “Next” để tiếp tục

Hình 11: Lựa chọn kiểu hổ trợ CSDL

- Bước10: Lựa chọn khoảng không gian cho Database. Trong bước này người dùng phải chọn nơi mà dữ liệu được trỏ đến. Mặc định chương trình sẽ chọn nơi cài đặt chương trình MySQL, nhưng hiện quản trị còn cho phép bạn chọn nơi khác để lưu. Kích nút “Next” đêt tiếp tục tiến trình

Hình 12: Lựa chọn không quan cho Database

- Bước 11: Chọn lựa số lượng kết nối tối đa đến Database trong cùng một thời điểm.

+ Decision Support (DSS)/OLAP: Với loại này cần rất ít kết nối đến Database trong cùng một thời điểm. Do đó, trong trường hợp này trình cài đặt sẽ chọn khoảng 20 kết nối đến Database trong cùng một lúc.

+ Online Transaction Processing (OLTP): Đây là trường hợp cần nhiều kết nối đến CSDL cùng một lúc. Do đó, trong trường hợp này trình cài đặt sẽ chọn khoảng 500 kết nối đến Database trong cùng một lúc.

+ Manual Setting: Trong trường hợp này trình cài đặt cho phép người dùng chọn con số mà mình cảm thấy hợp lý nhất.

+ Sau khi lựa chọn xong, nhấn nút “Next” để đến tiếp bước tiếp theo của quá trình cấu hình hệ thống.

Hình 13: Lựa chọn số lượng kết nối

- Bước 12: Cấu hình thông số cổng và chế độ của máy chủ. Trong bước này người cấu hình lựa chọn các thông số liên quan đến Network, và cần lưu ý đối với thông số cổng để lắng nghe kết nối từ phía trình khách.

+ Enable TCP/IP Networking: Bạn phải chọn thông số này vì cần thiết. Với thông số này trình cài đặt sẽ cho bạn thiết lập cổng để trình chủ thiết lập cấu hình lắng nghe và chấp nhận kết nối từ phía trình khách. Thông thường cổng của MySQL được mở ở 3306, bạn có thể thay đổi giá trị này, tuy nhiên khi thay đổi bạn phải nhớ và kết hợp với việc mở tường lửa cho phép nội bộ bên trong hay bên ngoài có thể kết nối đến cổng này.

+ Enable Strict Mode: Chế độ này được nhà cung cấp gợi ý nên chọn để hệ thống quản trị CSDL MySQL có thể được xem như như một Database Management System (DBMS) truyền thống.

Hình 14: Chọn thông số cổng

- Bước 13: Cấu hình character set. Đây là bước cấu hình quan trọng nhất nhằm nâng cao tính địa phương hoá trong việc lưu trữ nội dung của chương trình dùng hệ thống quản trị CSDL MySQL này.

+ Standard Character Set: Với việc lựa chọn thông số này, trình cài đặt sẽ áp đặt hệ Latin1 làm bảng character set mặc định cho hệ thống. Đối với kiểu này, người dùng sẽ gặp những rắc rối trong việc lưu trữ những kí tự vượt ra ngoài hệ kí tự Latin. Tuy nhiên, người dùng có thể khắc phục khó khăn này bằng cách áp đặt hệ kí tự khi tạo CSDL.

+ Best Support For Multilingualism: Với việc lựa chọn thông số này, trình cài đặt sẽ áp đặt hệ kí tự Unicode UTF8 là bảng character set mặc định của hệ thống. Với cách chọn lựa này sẽ giúp cho người dùng có thể an tâm hơn trong việc tạo ra CSDL.

+ Manual Select Default Character Set/Collate: Với cách lựa chọn này, trình cài đặt sẽ lấy thông tin mặc định từ sự lựa chọn của người cài đặt. Do đó, bạn nên cẩn trọng trong việc lựa chọn thông số này trong quá trình cấu hình

Hình 15: Cấu hình character

+ Kích chọn Best Support For Multilingualism và nhấn nút “Next” để tiếp tục cài đặt

- Bước 14: Cấu hình thông số cho Windows.

Hình 16: Cấu hình thông số cho windows

+ Kích chọn “Install as windows service” và “Include Bin directory in Windows PATH”.

+ Nhấn nút “Next” để tiếp tục cấu hình.

- Bước 15: Cấu hình thông tin tài khoản root.

+ Đặt thông tin password cho tài khoản root.

+ Kích chọn vào “Enable root access from remote machine”

+ Nhấn nút “Next” để tiếp tục cấu hình.

Hình 17: Cấu hình thông tin tài khoản root

- Bước 16: Kiểm tra thông số cấu hình và kết thúc.

+ Đến bước này bạn màn hình hiện ra các nút kiểm tra thông tin, bạn nhấn vào nút “Execute” để thực hiện bước kiểm tra các thông số đã thiết lập. Khi các thông số thiết lập hợp lý, hệ thống sẽ thông báo và nút “Execute” được chuyễn thành nút “Finish”. Bạn nhấn vào nút “Finish” để hoàn tất quá trình cài đặt.

Hình 18: Kiếm tra thông số

2.2 Cài đặt HeidiSQL để quản lý MySQL server

- Bước 1: Nhấp đôi chuột vào file navicat mysql vừa tải về. Khi đó chương trình sẽ xuất hiện màn hình welcome của trình cài đặt. Kích nút “Next” để tiếp tục tiến trình cài đặt

Hình 19: Màn hình welcome

- Bước 2: Chương trình sẽ xuất hiện giao diện xác thực. Để tiếp tục cài đặt Navicat MySQL bạn phải kích chọn “I accept the agreement” để chấp nhận các thỏa thuận cấp phép trước khi tiến hành quá trình cài đặt.

Hình 20: Chấp nhận thỏa thuận cấp phép

- Bước 3: Lựa chọn ổ đĩa cài đặt. Sau khi chọn xong nhấn nút “Next” để tiếp tục tiến trinh cài đặt.

Hình 21: Lựa chọn đường dẫn lưu chương trình

- Bước 4: Nhấn nút “Next” để tiếp tục

Hình 22: Lựa chọn thư mục lưu shortcut menu

- Bước 5: Tạo icon trên màn hình desktop để truy cập nhanh. Nhấn nút “Next” để tiếp tục.

Hình 23: Tạo icon desktop

- Bước 6: Xem lại Thông tin đã cấu hình

Hình 24: Thông tin đã cấu hình

- Bước 7: Nhấn nút “Install” để bắt đầu cài đặt chương trình. Sau khi cài đặt xong, nhấn nút “Finish” để hoàn tất quá trình cài đặt.

Hình 25: Cài đặt chương trình

2.3 Cài đặt JDK

- Bước 1: Nhấp đôi chuột vào file jdk vừa tải về

Hình 26: Cài đặt Jdk

+ Click Accept để cài JDK trước, mặc định là rơi vào thư mục C:\Program Files trên ổ đĩa hệ thống.

Hình 27: Tùy chọn ổ đĩa

+ Chờ vài phút để hoàn tất quá trình cài đặt JDK….

Hình 28: Tiến trình cài đặt

- Bước 2: Tiếp theo cài đặt JRE.

Hình 29: Cài đặt Jre

+ Sau khi cài đặt xong. Kích nút “Finish” để hoàn tất chương trình

2.4 Cài đặt và chạy Liferay

2.4.1 Kết nối MySQL và tạo database bằng chương trình Navicat MySQL

Nhấp chuột vào biểu tượng Navicat for MySQL trên màn hình desktop. Chương trình sẽ hiển thị giao diện như (Hình 30)

Hình 30: Giao diện Navicat

- Bước 1: Khởi tạo kết nối đến MySQL Server

+ Kích vào “Connection”, chương trình sẽ hiển thị giao diện cấu hình như (Hình 31). Điền thông tin Connection và nhấn “Ok” có thể nhấn nút “Test Connection” để kiểm tra trước xem có kết nối thành công không nếu không thành công thì xem lại cài đặt MySQL của bạn.

Hình 31: Cấu hình kết nối MySQL

Hình 32: Kết nối MySQL thành công

- Bước 2: Tạo database với tên coreweb

+ Để tạo database mới ta kích chuột phải vào “Connection” vừa tạo và chọn “New database” (Hình 33). Chương trình sẽ hiển thị giao diện (Hình 34)

Hình 33: Thêm mới cơ sở dữ liệu

Hình 34: Thêm mới cơ sở dữ liệu

+ Nhập tên database: coreweb;

+ Chọn Character set: utf8 – UTF-8 Unicode;

+ Chọn Colation utf8_unicode_ci;

+ Nhấn nút “OK” để lưu Database.

2.4.2 Cài đặt và chạy lifetay

- Bước 1: Giải nén gói mã nguồn có đuôi .zip vào C:\Portal\coreweb. 

- Bước 2: Chạy server Tomcat bằng cách  kích đôi chuột vào tập tin startup.bat trong c:\portal\coreweb\tomcat-7.0.27\bin. Chương trình sẽ bắt đầu khởi tạo và chạy khoảng 30-60 giây tự động mở trình duyệt mặc định tại địa chỉ: http://localhost:8080

2.4.3 Cấu hình kết nối dữ liệu MySQL

- Tại giao diện chính của chương trình (Hình 35).

Hình 35: Cấu hình kết nối MySQL

+ Để hiển thị ngôn ngữ tiếng việt. Bạn kích chọn vào “Default Language” chọn ngôn ngữ tiếng việt

+ Nếu muốn thay đổi kết nối cơ sở dữ liệu, bạn kích vào liên kết “Change”. Chương trình sẽ hiện thị giao diện cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu. Mặc định chương trình kết nối đến cơ sở dữ liệu MySQL.

HÌnh 36: Cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu MySQL

+ Sau khi cấu hình xong kết nối cơ sở dữ liệu. Kích nút “Finish Configuration” để lưu lại thông tin cấu hình (Hình 36). Chương trình hiển thị giao diện thông báo cấu hình thành công và đường dẫn lưu file cấu hình (Hình 37).

HÌnh 37: Thông báo cấu hình thành công

+ Kích nút “Go to My Portal” để tiếp tục cấu hình chương trình (Hình 37). Nhấn vào nút “Tôi đồng ý” để chấp nhận điều khoản sử dụng của nhà cung cấp Liferay. Sau khi đồng ý các điều khoản sử dụng. Chương trình sẽ hiển thị giao diện thay đổi mật khâu (Hình 38). Nhập mật khẩu mới và nhấn nút “Save” để lưu lại mật khẩu.

HÌnh 38: Thông báo cấu hình thành công

+ Chương trình tiếp tục hiển thị giao diện chọn câu hỏi và trả lời để lấy lại mật khẩu. Nhấn nút “Save” để lưu và hoàn tất chương trình cài đặt

HÌnh 39: Thông báo cấu hình thành công

+ Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt Liferay. Bạn restore cơ sở dữ liệu đã được cung cấp vào cơ sở dữ liệu coreweb

2.4.4 Restore file Sql vào database

- Bước 1: Chạy phần mềm Navicat MySQL. Click vào kết nối MySQL vừa tạo để mở rộng nó ra ta sẽ thấy cơ sở dữ liệu coreweb vừa tạo. Kích phải chuột vào cơ sở dữ liệu chọn “Execute SQL File …” (Hình 40).

Hình 40: restore cơ sở dữ liệu

+ Tìm đến đường dẫn chứa file sql chọn file sql nhấn “Open” và nhấn “Start” rồi chờ đợi kết quả (Hình 41).

HÌnh 41: Chọn file sql

- Bước 2: Sau khi restore xong. Bạn chạy khởi động lại server Tomcat bằng cách nhấn đôi chuột file statup.bat C:\Portal\coreweb\tomcat-7.0.27\bin (Lưu ý: Tắt chương trình Tomcat đang chạy). Chương trình sẽ hiển thị giao diện như (Hình 42)

HÌnh 42: Giao diện Phần mềm lõi