129
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NHÁNH KX 10-10 ĐỀ TÀI: Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại Ngô Huy Đức Viện Chính trị học

Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tổng quan về tư tưởng chinh trị của một số tác giả quan trọng phương Tây, từ TK 18 đến any

Citation preview

Page 1: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NHÁNH KX 10-10

ĐỀ TÀI: Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại

Ngô Huy Đức

Viện Chính trị học

Page 2: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

1. MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết

Mục đích chung của tòan bộ đề tài KX10-10 là tham khảo các kinh

nghiệm của các mô hình hệ thống chính trị trên thế giới để rút ra các bài học

có ích trong việc hòan thiện hệ thống chính trị của nước ta trong giai dọan tới

đây.

Đây là vấn đề nghiên cứu có phạm vi rộng lớn, và là đối tượng chính của

chuyên ngành thường được goi là nghiên cứu chính trị so sánh (compartive

politics), hay Chính trị học so sánh như ở nước ta. Bản thân nhu cầu này có

tính thường xuyên vì các thực nghiệm về mô hình chính trị nói riêng, và mô

hình phát triển xã hội nói chung không có điều kiệu để tiến hành các thí

nghiệm như trong khoa học tự nhiên, với tư cách là sự kiểm nghiệm thực tế về

các suy đóan lý thuyết.

Đề tài nhánh này, cũng như nhiều đề tài khác, đi từ giả thiết khoa học

căn bản rằng: dù điều kiện tự nhiên, khí hậu, điều kiện văn hóa, lịch sử v.v.

(tức các yếu tố xã hội chỉ có thể biến đổi sau nhiều năm, và vì vậy được coi là

cho trước, không đổi trong các chương trình hòan thiện và phát triển xã hội

ngắn hạn) có sự khác nhau ở các nước khác nhau, các mô hình hệ thống chính

trị sẽ có các điểm chung, có tính phổ quát, tính quy luật trong cấu trúc và

trong quá trình biến đổi của mình. Điểm chung đó làm nên tính “khoa học”

của các nghiên cứu chính trị. Hiển nhiên, sự khác nhau trong lập luận về các

điểm chung này làm nên sự phong phú của các tư tưởng, các lý thuyết chính

trị. Hơn thế nữa, bản thân điểm chung, hay tính phổ quát, cũng như phạm trù

“bản chất” trong triết học, có nhiều cấp độ. Sự phát triển của khoa học, theo

cách nhìn nhận này, cũng có thể coi là sự phát hiện các cấp độ này – mức độ

phổ quát của các nhận định và kết luận, cũng như các điều kiện hạn chế tính

phổ quát của các kết luận đó

2

Page 3: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Theo đó, các tư tưởng, lý thuyết chính trị chính là việc tổng kết các điểm

chung trên, và quan trọng hơn, là đưa ra hệ thống lập luận về các điểm chung

đó. Nói cách khác, việc nghiên cứu các mô hình HTCT không thể tách rời

với việc nghiên cứu các tư tưởng chính trị. Ngay bản thân việc dựng lại một

“mô hình” đã là dựa trên một lý thuyết cho trước về cách nhìn nhận các bộ

phận quan trọng trong vô hạn các yếu tố của đời sống chính trị một quốc gia.

Các tư tưởng chính trị phương Tây đã được áp dụng (một cách chủ

động), hay ít nhất cũng đã có các ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hình

thành các HTCT của nhiều nước trên thế giới là điều không thể phủ nhận.

Bản thân nước ta, việc thiết kế các hiến pháp cũng đã chịu ảnh hưởng nhất

định, dù ở các mức độ khác nhau. Với sự phát triển của các quan hệ kinh tế

thị trường, quan hệ đối ngoại thời mở cửa và cải cách, với mục tiêu là xây

dựng nhà nước pháp quyền XHCN và xã hội công bằng dân chủ văn minh,

việc xem xét một số các tư tưởng chính trị phương Tây đã có ảnh hưởng lớn

trong lịch sử, cũng như đã được kiểm nghiệm nhất định qua các diễn biến

chính trị thực tế, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

Tuy nhiên, cũng dễ dàng thấy rằng, không thể nghiên cứu mọi phương

diện, cũng như mọi đại biểu của các tư tưởng này trong điều kiện của đề tài.

Do vậy đề tài này tập trung vào xem xét một số các nhà tư tưởng chính trị tiêu

biểu, và cũng chỉ tập trung vào làm rõ mạch lập luận chính sau:

Những đặc tính bất biến của con người , hay bản chất con người là gì,

trong hoạt động chính trị ? Từ đó xem xét sự cản trở hay thúc đẩy của chúng

đối với việc thực hiện các lý tưởng chính trị, hệ giá trị như: tự do, bình đẳng,

hạnh phúc, v.v. ? Từ đó, xem xét các lập luận về xây dựng các thể chế để

khắc phục các cản trở đó (hay để khơi dậy các khía cạnh tích cực) và làm rõ

các hạn chế nội tại, mang tính lý thuyết của việc sử dụng thể chế - cưỡng chế

của quyền lực – trong việc thực hiện mục tiêu. Đây là nền tảng để suy đóan

các tính chất cần thỏa mãn khi thiết kế thể chế , hay các tính chất cần có trong

một mô hình HTCT cụ thể.

3

Page 4: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Trên các tổng kết lý thuyết này, chũng ta có thể xem xét các sự khác

biệt so với thực tiễn hoạt động chính trị tức sự vận hành của hệ thống, xác

định được nguồn gốc và các động lực của các biến đổi chính trị trong đó quan

trọng nhất là các biến đổi thể chế, và các biến đổi về nhận thức (đặc biệt là

nhận thức về trách nhiệm xã hội). Đây chính là các gợi ý quan trọng khi xem

xét quá trình biến đổi và hòan thiện HTCT ở một nước cụ thể với các điều

kiện cụ thể.

Tất nhiên, không phải tất cả các nhà tư tưởng đều theo mạch lập luận rõ

ràng như vậy. Vì thông thường, ai cũng kế thừa các kết quả của các nhà

nghiên cứu trước đó. Do vậy, tùy trường hợp mà các nội dung trọng tâm sẽ

được nhấn mạnh, chứ không tách biệt thành từng mục theo đúng như lô gíc

trên. Tuy vậy, có thể khẳng định mạch lô-gíc đi từ bản chất của con người

như vậy là một mạch lập luận chủ yếu (dù không phải khi nào cũng rõ ràng).

Theo nghĩa này, sự khác biệt trong quan niệm về bản chất con người sẽ dẫn

đến các trường phái khác nhau, mà trước hết là sự khác biệt giữa các quan

điểm cánh tả và cánh hữu. Sự khác biệt này, dù đôi khi được phóng đại,

nhưng là có thực, tuy càng ngày chúng càng biến đổi theo hướng xích lại gần

nhau. Dấu hiệu “hội tụ” như vậy, cũng là một dấu hiệu quan trọng cho tính

khoa học của các nghiên cứu chính trị: dường như có một sự đúng đắn khách

quan mà tất cả các trường phái sẽ gặp nhau ở đó. Đây cũng là quan diểm chủ

dạo của nhóm nghiên cứu khi cố gắng vươn tới tổng kết các giá trị khách

quan này, với nhận thức đây chỉ là những bước đầu của con đường đó, và tất

nhiên, các khiếm khuyết là tất yếu.

1.2.Tình hình nghiên cứu tại Việt nam

Nói chung việc nghiên cứu các nhà tư tưởng được chọn trong nhánh đề

tài này có thể chia ra thành 2 loại:

1) Rousseau và Montesquieu: đây là 2 nhà tư tưởng tương đối quen

thuộc hơn với nước ta. Trong đó, nổi tiếng nhất là hai tác phẩm “Bàn về khế

4

Page 5: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

ước xã hội” của Rousseau và “Bàn về Tinh thần pháp luật” của Montesquieu

cũng đã được dịch ra tiếng Việt. Các tác phẩm khác của các ông tuy nhiên

chưa được dịch đầy đủ ra tiếng Việt. Điều này có nhiều lý do, mà một trong

số chúng là sự non trẻ của các ngành khoa học chính trị ở nước ta. Các

nghiên cứu về hai ông tập trung vào các lý luận quan trọng nhất của các ông

như lý luận về phân quyền (thuyết tam quyền phân lập ), lý luận về khế ước

xã hội, chủ quyền của nhân dân v.v.. (Như Hoàng Thanh Đạm, Đào Trí Úc,

Vũ Hoàng Công, Nguyễn Đăng Thành, Đinh Ngọc Vượng v.v.) Mặc dù khó

có thể phân biệt một cách rõ rành về các cách tiếp cận, có thể nói các nghiên

cứu này xem xét chủ yếu từ góc độ khoa học chính trị- pháp lý, và triết học xã

hội. Trong đó đã trình bày tư tưởng của các ông về các hình thức tổ chức nhà

nước. Nhiều tác phẩm chỉ đề cập đến các kết luận lý thuyết của các ông một

cách gián tiếp. Việc nghiên cứu sâu hơn các xuất phát điểm cũng như lập

luận căn bản của các ông về bản chất chính trị trong mỗi cá nhân, cũng như

thẻ chế lý tưởng phù hợp với bản chất đó vẫn còn ít được đề cập. Nói cách

khác, chúng ta chưa khảo sát kỹ độ tin cậy của các lý luận của các ông. Và có

thể quan trọng hơn, chúng ta muôn hiểu hơn về vấn đề “trong điều kiện nào

thì các kết luận đó là không đáng tin cậy” ? Tương tự, các lý luận này có thẻ

được biến đổi và ứng dụng như thế nào trong các điều kiện thực tế, mà vẫn

giữ nguyên được tinh thần khoa học (tức sự tin cậy) của nó ?

2) Các tác giả cận hiện đại: đây là các tác giả ít được biết đến ở nước ta

(Mills, Schumpeter, và Dahl), hoặc chỉ được biết đến như trong lĩnh vực

nghiên cứu khác (như Webber trong xã hội học, và phần nào là Mills trong

kinh tế học vi mô, Schumpeter trong kinh tế học vĩ mô), hay thậm chí chỉ như

một nhân vật nổi tiếng, tức một cách khá mơ hồ (như Madison – một trong

những người khai quốc của nước Mỹ hiện đại). Phần tư tưởng chính trị của

họ hầu như không được đề cập.

Lý do chính là vì các lý thuyết và nghiên cứu của các ông khó có chỗ

đứng trong hệ thống học thuật chuyên về chủ nghĩa Mác-Lê nin của chúng ta,

5

Page 6: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

cũng như do nhiều quan niệm khác về sự cần thiết phải nghiên cứu chúng.

Hiển nhiên, các tác phẩm của các ông, dù được coi thuộc hàng kinh điển (bên

cạnh các tác phẩm của Mác, Ăng-ghen, Lênin ...) trên thé giới, cũng không

được dịch hay giới thiệu. Trong khi đó, sự ảnh hưởng của họ, các lý luận của

họ có những ảnh hưởng khá rộng rãi trong các nước mà đề tài chọn để nghiên

cứu. Ngay giáo trình về lịch sử tư tưởng chính trị của Viện Chính trị học

cũng chưa có điều kiện để đề cập đến các tư tưởng này. Việc nghiên cứu các

tư tưởng này có vai trò quan trọng trong việc phân tích các mô hình trên, vì

bản thân các lý luận này cũng chính được đúc kết và kiểm chứng tại các mô

hình về HTCT mà chúng có ảnh hưởng.

Trong khuôn khổ của đề tài, việc chọn vấn đề căn cốt như trên đã đề cập

là cần thiết vì cả lý do về mục tieu cũng như tính khả thi trong điều kiện hiện

nay của Việt nam.

1.3.Cấu trúc báo cáo

Báo cáo sẽ được trình bày làm 3 chương chính: Chương 1 trình bày các

tư tưởng của Rousseau và Montesquieu (có thể coi là thuộc thế kỷ 17 và 18)

theo chủ đề đã nêu, trong đó điểm nhấn vào sự tương tác giữa thể chế và con

người chính trị. Tương tự như vậy, chương 2 trình bày các tư tưởng của

Madison và Mills, các nhà tư tưởng sống trong thé kỷ 18 và 19. Chương 3 sẽ

tập trung vào các nhà tư tưởng thuộc thế kỷ 20 là Webber, Schumpeter và

Dahl.

Việc trình bày theo các nhà tư tưởng như vậy có các nhược điểm của nó

như đã biết: khó theo dõi và so sánh được các lập luận chính, dễ sa vào các

chi tiết không liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Tuy nhiên do tính chất của đề

tài này mới chỉ khuôn vào một vài nhà tư tưởng như vậy nên chũng tôi vẫn

dùng cách này, với hy vọng trong tương lai, khi đã có khá đầy đủ các nghiên

cứu về nhiều nhà tư tưởng khác nữa, chúng ta có thể có được cái nhìn bao

quát và tương đối tòan diện hơn. Phần kết luận sẽ cố gằng đưa ra các luận

6

Page 7: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

điểm khái quát chung nhất cho các tư tưởng được nghiên cứu.

7

Page 8: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

2. CHƯƠNG 1 – CÁC QUAN ĐIỂM CỦA MÔNG-TÉT-

XKIƠ VÀ RÚT-XÔ

2.1.MÔNG-TÉT-XKIƠ

Nghiên cứu về các tư tưởng của Montesquieu ở nước ta tập trung khá

nhiều vào phần thể chế nhà nước, đặc biệt là thuyết tam quyền phân lập. Tuy

nhiên, 2 đóng góp quan trọng của ông xét vê mặt dài hạn lại có thể là:

1 - Quan niệm của ông về khoa học xã hội: trong đó ông quan tâm đến

vấn đề căn bản, vẫn còn cấp thiết tận ngày nay: đó là “tính khoa học”, hay

làm thé nào để đạt được độ tin cậy khách quan trong các kết luận nghiên cứu

về xã hội. Để làm điều này ông đặt câu hỏi cái gì làm nên nền tảng của tính

khoa học đó. Vì chỉ có đạt đièu đó, các lý thuyết khác của ông mới có tính

khả thi và độ thuyết phục.

2 - Các điều kiện để đảm bảo cho tự do chính trị : đây chính là việc ứng

dụng cách khảo sát mà ông cho là khoa học để đạt được mục tiêu trong thực

tế. Để làm điều này, ông dã khảo sát các loại hình chính phủ, đặt ra các tiêu

chí khoa học để phân loại nó. Từ đó, tìm ra các tiền đề các điều kiện cần thiết

cho đảm bảo tự do chính trị, mà tam quyền phân lập chỉ là một trong số các

điều kiện cần, dù là rất quan trọng, nhưng chưa bao giờ ông cho là đủ.

Đề tài này tuy tập trung vào vấn đề thứ hai, và nhưng khác với truyền

thống, là nhìn nhận nó như là ứng dụng cụ thể của vấn đề thứ nhất. Nói cách

khác, tiêu điểm nghiên cứu là làm rõ tính khoa học của các điều kiện tự do

chính trị như đã được Montesquieu trình bày hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua

các hàm ý ẩn dưới các lập luận và kết luận của mình.

Cần phải thấy rằng, thuyết tam quyền phân lập, cũng như các lý luận của

ông về bản chất và nguyên tắc của các loại hình chính phủ, nếu nghiên cứu

một cách tách rời khỏi các quan điểm xuất phát của ông về bản chất con

người sẽ rất dễ sa vào các chi tiết kỹ thuật và có thể bỏ qua các lập luận nền

8

Page 9: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

tảng nhất trong nghiên cứu của ông. Nói cách khác, nếu chỉ xem xét các kết

luận của ông về tam quyền phân lập thì mới chỉ thấy được tính tư biện, chưa

thấy được tính khoa học như ông mong muốn. Và chính sự tư biện đó sẽ dễ

dàng bị đánh gục bởi sự tư biện khác, hay ít nhất thì cũng chỉ có ngang bằng

giá trị với các kết luận đối lại (Điều này dễ dàng kiểm chứng: bằng ví dụ về

sự phản biện đơn giản nhất: “không phân quyền thì có thể càng đảm bảo tự do

hơn, càng hiệu quả hơn vì không mất thời gian tranh luận, bởi chúng ta luôn

nhân ái với nhau, và không dễ gì để ai lạm dụng quyền lực v.v.”. Những

cách thảo luận và tranh luận như thế này vẫn còn gặp không ít ở nước ta).

Quan niệm về con người chính trị:

Con người chính trị trong các tác phẩm của Montesquieu có thể được

xem xét theo mấy góc độ chính như sau:

1. Các cá nhân với hệ giá trị (đạo đức) của mình như vốn có, tự nhiên

Đây là các quan niệm của ông về các giá trị lý tưởng chung cho con

người. Vì là lý tưởng nên luôn có cách biệt với thực tế. Sự cách biệt đó tạo

nên các động lực hoạt động trong từng cá nhân cũng như qui định các hành vi

chính trị của họ. Thông qua sự tương tác của vô số các con người, xã hội thay

đổi, sẽ bộc lộ các khuynh hướng phát triển. Việc xem xét các giá trị đạo đức

như vậy cũng là tiền đề để nhìn nhận một cách khách quan các khuynh

hướng đó, từ đó tạo ra pháp luật để thúc đẩy hay ngăn cản chúng tùy thuộc

vào sự có lợi hay có hại của chúng.

Trong vấn đề này ông tỏ ra có các mâu thuẫn trong quan điểm của mình:

Một mặt, ông cho rằng đạo đức phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên và xã

hội. Trong đó, lần lại lịch sử phát triển của các biến đổi xã hội, thì suy đến

cùng là phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên (vì là cho trước, bất biến) như khí

hậu, địa hình,...và phần nào đó là các phương tiện sinh sống (nhưng xét cho

cùng cũng có thể qui về các yếu tố địa lý, địa chất.) Nói cách khác, đạo đức

có tính tương đối với nghĩa nếu các điều kiện thay đổi, các giá trị đạo đức

9

Page 10: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

cũng sẽ có các thay đổi.

Mặt khác, ông cũng cho rằng có những niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức

khách quan, không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện cụ thể nào. Tức đạo đức

có tính tuyệt đối – phàm đã là người thì đều có các nhìn nhận giá trị đạo đức

như nhau. Và ông cho rằng lòng biết ơn, đạo hiếu, sự trả đũa v.v. là các giá

trị như vậy. Theo đó, đạo đức sẽ phải có các qui luật riêng, tách rời khỏi thế

giới hiện thực bên ngoài. Trong đó, giá trị chung được công nhận là “tự do”.

Cũng cần phải nói ngay là ông chưa đưa ra được khái niệm chặt chẽ về “tự

do” là gì, mà mặc nhiên công nhận đây là giá trị chung, phổ quát, quan trọng

nhất mà mỗi người đều khao khát và hướng tới. Và đây cũng là giá trị chủ

đạo mà các nghiên cứu của ông hướng tới tìm cách bảo đảm và đạt được trong

thực tế.

Khác với các bậc tiền bối như Hobbes (coi tình trạng tự nhiên sẽ luôn là

tình trạng chiến tranh), ông coi bản tính tự nhiên của con người nói chung là

thân thiện, hoà bình, chứ không phải tranh chấp, tham lam, ham muốn chinh

phục. Tuy nhiên, dù thế nào thì con người đều có chung một điểm là sự tự do

và bình đẳng trong môi trường tự nhiên, trước khi hợp thành xã hội. Do vậy

ông cho rằng con người có những bản tính tự nhiên, và từ đó, tạo nên qui luật

tự nhiên, sau: 1- Hòa bình, nghĩa là không ai tranh giành của ai; 2- Tự kiếm

sống; 3- Yêu thương giữa nam và nữ; 4- Ước muốn sống thành xã hội.

Ngoài ra, ông còn chỉ ra hai đặc điểm quan trọng của con người là : i-

Sự hữu hạn của lý tính, và vì vậy luôn có khả năng sai lầm, và ii – Sự ảnh

hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của con

người. Điều cũng khiến lý tính đôi khi bị chìm khuất. Hai đặc điểm này tất

nhiên liên quan đến các khía cạnh khác, tuy nhiên chúng ta có thể nhóm

chúng ở đây với tư cách là các quan niệm chung nhất về con người chính trị

của ông, và là các tiên đề trong hệ thống lập luận sau này.

Có thể nói, cũng như nhiều nhà tư tưởng khác, ông không tách rõ ràng

các quan niệm có tính tiên đề như vậy về bản chất con người, mà thường ẩn

10

Page 11: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

nó dưới các kết luận. Các tiên đề ẩn như vậy chỉ có thể được luận ra bởi

người đọc, và do vậy, sẽ có thể bị diễn giải khác nhau, thậm chí mâu thuẫn

với nhau.

2. Các cá nhân sống trong xã hội, quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau ở trong

các điều kiện lịch sử cụ thể.

Ông cũng xem xét các đặc tính của con người trong các điều kiện xã hội

khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau. Với sự nghiên cứu các thời kỳ và các chế

độ chính trị đã có, ông đã đề cập đến ba đặc điểm quan trọng của các con

người cụ thể, mà sự nổi trội của chúng trong từng thời kỳ hay từng hòan cảnh

sẽ làm nên cái mà ông gọi là nguyên tắc hay “tinh thần” của pháp luật – tức

cái “linh hồn” làm cho các thể chế biến đổi, hướng tới sự phù hợp. Đây là

một ý tưởng khoa học sâu sắc, vẫn còn ít được đề cập trong các khảo cứu

chính trị học ở nước ta.

Ba tính chất hoặc 3 giá trị đó là:

1- Sự cao thượng (virtue) hay trọng đức hạnh: Tính không vị kỷ, tình

yêu đối với quê hương đất nước, sự vị tha, yêu công bằng, v.v. theo ông đều

có thể coi là đức hạnh.

2- Sự trọng Danh dự (honor) - đây là điều gắn với các điều kiện và vị trí

xã hội nhất định của các con người cụ thể. Dù rằng, xét cho cùng, lòng yêu

danh dự, sự trọng danh dự cũng xuất phát từ tính vị kỷ. Điều mà ông phát

hiện là sự vị kỷ đó chỉ có thể được thỏa mãn khi mỗi người phải bảo vệ cả

danh dự của các người khác cùng vị trí, cùng địa vị xã họi giống mình. Tức

sự vị kỷ nhưng trên cơ sở bảo vệ cả hệ thống.

3- Sự sợ hãi : Con người cũng có sự sợ hãi nhiều sự vật. Chính vì có

đặc tính sợ hãi này mà quyền lực có thể tổ chức một cách hiệu quả dựa trên

nó. Điều này thể hiện rõ nhất trong các chế độ bạo lực chuyên chế

(Despotism) – khác với chế độ quân chủ (Monarchy), là chế độ chuyên chế

nhưng dựa trên tính trọng danh dự, trong sự phân loại của ông.

Nói chung, tiêu điểm quan trọng của ông chính là sự tương tác giữa các

11

Page 12: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

cá nhân trong xã hội. Vì ông coi đây là sự tương tác phức tạp, do vậy ông kết

luận về tổng thể là xã hội (và HTCT) chỉ có thể cải cách từng bước

(Piecemeal reform), và cũng chỉ nên có các cải cách vừa mức (moderate

reform). Đây là tư tưởng quan trọng, và không phải khi nào cũng được tán

thành như lịch sử chính trị cho thấy.

3. Những người cầm quyền

Xuất phát điểm của Montesquieu là con người cá nhân có tính vị kỷ. Do

tính vị kỷ này, người cầm quyền sẽ luôn có xu hướng “lạm dụng quyền lực”

để mưu lợi cá nhân, tổn hại đến lợi ích của các thành viên khác trong cộng

đồng, mà trước hết là tổn hại đến giá trị “tự do” và “bình đẳng” mà con người

vốn có trong tự nhiên như trên đã đề cập. Con người chính trị với tư cách là

người cầm quyền do vậy cần phải bị kiểm sóat. Do vậy, chủ đề về kiểm soát

quyền lực để đảm bảo tự do là chủ đề trung tâm, quan trọng trong các nghiên

cứu của ông.

Quan niệm về thế chế chính trị

Dù quan niệm của ông về con người (đặc biệt về đạo đức, hệ giá trị lý

tưởng còn có sự chưa nhất quán), Montesquieu cho rằng pháp luật, và thể chế

phải được tạo ra một cách phù hợp với các điều kiện của xã hội. Điều này

dường như khác với tư tưởng về luật tự nhiên của các bậc tiền bối mà ông

chịu ảnh hưởng như Hobbes và Locke, nhưng nếu xem xét kỹ thì lập luận chủ

yếu của ông chính là xuất phát từ tính vị kỷ của con người chính trị, và cho

rằng sự phù hợp với các điều kiện xã hội như vậy là cần thiết theo cách để

khiến tính vị kỷ đó phục vụ (chứ không phải tàn phá) xã hội. Nói cách khác,

thì đây cũng chính là sự tiếp nối của tư tưởng về luật tự nhiên mà các nhà

nghiên cứu trước ông đã phát triển.

Quan niệm hay điểm khởi phát của ông là “Mọi vật đều có [qui] luật của

nó” trong nghĩa rộng nhất của từ này, tức là “các quan hệ tất yếu từ trong bản

12

Page 13: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

chất” (tr.39)1, các quan hệ mà thiếu chúng, các vật đó sẽ không còn là chính

nó. Hiển nhiên, con người cũng vậy, “cũng bị các quy luật bất biến cai trị,

giống như mọi vật thể khác”(tr.41). Nhưng do sự hữu hạn của trí tuệ và do

bản chất của con người, nên dù là các cá nhân có lý tính, họ vẫn phạm các sai

lầm và “tự mình hành động, họ không nhất quán tuân theo các luật nguyên

thủy, và ngay cả những luật lệ do họ đặt ra họ cũng chẳng luôn luôn tuân thủ”

(tr.40).

Sự sai lầm và không tuân thủ đó dẫn tới ba điều nguy hiểm là : sự quên

Chúa trời, sự quên cả bản thân, và sự quên đồng loại. Để khắc phục ba điều

nguy hiểm đó, ông cho rằng cần 3 loại luật tương ứng để ràng buộc con

người, hạn chế các sai lầm, là : các luật của tôn giáo, các luật của luân lý, và

các luật chính trị và dân sự. Như vậy, ngay từ cách xem xét nguồn gốc của

các thể chế do luật tạo nên, ông đã đặt ra cả mục tiêu mà các thể chế đó phải

tiến tới: đó là sát hợp nhất với các luật tự nhiên.2 Đây là xuất phát diểm có

tính nền tảng mà từ đó ông đi đến kết luận về mục tiêu của quyền lực chính trị

(sự cai trị) đó là: phù hợp với tự nhiên. Sự phù hợp với tự nhiên đó được

bảo đảm tốt nhất là “làm cho địa vị từng cá nhân phù hợp một cách tốt nhất

với địa vị của tòan thể nhân dân”. Cụ thể hơn, khi diễn giải quan điểm của

mình ông cho rằng luật (chính trị và dân sự) phải tương ứng với hai điều kiện

quan trọng:

1- điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, cách sống ...; và

2 - “trình độ tự do mà hiến pháp có thể chấp nhận, hợp với tôn giáo

trong nhân dân, với số lượng nhân khẩu, với khuynh hướng và mức tài sản,

với cách buôn bán, phong tục và tập quán của nhân dân” (tr. 46). Tức nó phải

phù hợp với “tính chất và nguyên tắc của nền cai trị mà người ta mong

muốn”.

Quan điểm của Montesquieu phân biệt rõ hai lĩnh vực luật chính trị và 1 Các trích dẫn trong tiết này đều từ ‘Tinh thần Pháp luật” của Montesquieu do Hoàng Thanh Đạm

dịch, nxbgd 1996.2 Như chúng ta cũng biết, qui luật tự nhiên là khái niệm có nội hàm còn tranh cãi, chưa thống nhất.

13

Page 14: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

luật dân sự, với ý nghĩa là một bên quy định cac ràng buộc thể chế của các

quan hệ quyền lực, còn một bên là các ràng buộc thể chế về quan hệ cộng

đồng bình đẳng. Trọng tâm nghiên cứu chính của ông là các thể chế ràng

buộc quan hệ quyền lực – tức các thể chế chính trị, và, suy rộng ra, khía cạnh

chính trị của các thể chế dân sự.

Trong vấn đề thể chế chính trị đó, mục tiêu nghiên cứu cụ thể và trọng

yếu của ông là “tự do chính trị” tức “được làm những cái nên làm và không bị

ép buộc làm điều không nên làm”, là “quyền được làm tất cả những điều mà

luật cho phép” (tr. 99), mà cốt yếu là “Chính phủ phải làm thế nào để mỗi

công dân không phải sợ một công dân khác” (tr. 100). Tự do của một người

luôn bị ràng buộc trong mối quan hệ với tự do của các người khác.

Từ đó lập luận cơ bản của ông về các thể chế là: “Trong một nước tự do,

mọi người đều được xem như có tâm hồn tự do, thì họ phải được tự quản; như

vậy tập đòan dân chúng phải có quyền lập pháp” (tr. 103). Tức là ông đi đến

thể chế dân chủ từ khái niệm tự do chính trị của các cá nhân. Hiển nhiên,

ông cũng nhìn nhận được sự bất khả thi về mặt kỹ thuật của sự lập pháp tòan

dân vì “không thể mỗi công dân đều làm việc lập pháp”, hơn nữa “Số đông

nhân dân đủ tư cách làm cử tri nhưng chưa đủ trình độ ra ứng cử”(tr.50) và

“Chẳng mấy ai hiểu rõ được trình độ cụ thể của tất cả mọi người khác” nên

việc chọn đại biểu là thích hợp để tìm dược người ưu tú đáng tin cậy.

Kế thừa các nhà tư tưởng đi trước, Montesquieu chỉ ra rằng: "Trong mỗi

quốc gia có 3 thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều phù hợp

với công ước quốc tế và quyền thi hành những điều trong luật dân sự". Ông

cũng giải thích rằng đó là những quyền hành pháp và quyền tư pháp. Để đảm

bảo tự do chính trị, ông đã chứng minh rằng cần phải phân tách các quyền của

nhà nước và trao vào tay các cơ quan và cá nhân khác nhau, bởi vì "khi nào

quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay 1 người hay viện

nguyên lão thì không còn gì là tự do nữa"...và "Cũng không có gì là tự do khi

quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và hành pháp. ...Quan tòa sẽ là

14

Page 15: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

người đặt ra luật. .. sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp".

Tính chất của các cơ quan đó thế nào? Montesquieu cho rằng: "Về bản

chất của quyền lập pháp là thể hiện ý chí chung, của quyền hành pháp là thực

hiện ý chí chung. Hai thứ quyền này có thể giao cho cơ quan thường trực và

các quan chức. Còn quyền tư pháp không nên giao cho Viện nguyên lão

thường trực, không nên gắn với một cơ quan nào hay một chức vụ nào" (tr.

102).

Cụ thể, về quyền lập pháp, ông cho rằng: dân chúng thực hiện quyền lập

pháp thông qua các đại biểu của mình (trong nước lớn lại càng phải như vậy).

Dân chúng mỗi địa phương nên tự chọn lấy người đại biểu của mình chứ

không nên bầu trong cả nước. Dân chúng tham gia việc nước bằng cách chọn

đại biểu của mình là người có đủ năng lực làm việc. Đây là điều mà khi nói

dân chủ trong tư tưởng của Montesquieu thì đó là quan điểm về nền dân chủ

gián tiếp, rất khác với Rút Xô sau này.

Đối với cơ quan lập pháp, ông quan niệm, chỉ nên làm ra luật và xem xét

người ta thực hiện luật như thế nào (điều này cũng giống quan niệm của chúng

ta ngày nay về chức năng lập pháp và giám sát của Quốc hội).

Về cơ cấu của nó, Montesquieu cho rằng nên có hai bộ phận: bộ phận đại

biểu nhân dân và bộ phận đại biểu quý tộc. Bộ phận đại biểu quý tộc bảo vệ

lợi ích của quý tộc, là tầng lớp có ưu thế. Do đó phải cha truyền con nối.

Thẩm quyền của nó là ngăn cản hay thông qua chứ không có quyền quy định

là quyền thuộc về bộ phận đại biểu nhân dân. Khi họp thì nên họp toàn thể và

phải do cơ quan hành pháp triệu tập. Ở đây thấy rõ, tư tưởng của ông in dấu

ấn của mô hình nhà nước ở Anh thế kỷ 18, ý đồ hạn chế quyền lực của quý

tộc, song vẫn dành cho họ đặc quyền nhất định. Kết luận này của ông xuất

phát từ nhận xét và cũng là nỗi nghi ngại về sự chuyên quyền của một đa số

mù quáng. Đây tất nhiên là một điểm đáng tranh cãi, và sự đúng sai luôn phụ

thuộc vào tình hình cụ thể của một đất nước.

15

Page 16: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Về quyền hành pháp, Montesquieu cho rằng, vì nó cần đến hành động

nhất thời nên để cho một người làm thì tốt hơn là nhiều người cùng làm. Vậy

nó phải nằm trong tay một vị Vua chúa" (tr. 106).

Ông cũng cho rằng: Cơ quan hành pháp và nhà vua có quyền ngăn cản

các dự định của cơ quan lập pháp, vì nếu không như vậy cơ quan lập pháp sẽ

trở nên chuyên chế, tự ban cho mình mọi thứ quyền hành mà xóa bỏ các

quyền lực khác (tr. 108). Nó cũng cần phải nắm quân đội ( Chúng ta thấy ở Anh,

thời cách mạng tư sản, Quốc hội nắm được quân đội và dùng nó lật đổ nhà

Vua. Phải chăng đây là kinh nghiệm mà Montesquieu thấy cần phải tránh).

Ông lại nói thêm “ quyền lực hành pháp phải vận dụng chức năng ngăn cản để

tham gia việc lập pháp, nếu không nó sẽ bị tước mất ưu quyền. Nhưng trái lại,

nếu quyền lực lập pháp tham gia vào việc hành pháp (với chức năng ngăn

cản) thì quyền hành pháp sẽ bị thủ tiêu”.

Nếu nhà vua tham gia vào việc lập pháp với chức năng quy định luật

thì sẽ không còn tự do nữa. Nhưng dẫu sao thì nhà vua cũng phải tham gia lập

pháp để tự bảo vệ, nên ông chỉ tham gia với chức năng ngăn mà thôi” ( tr.

110)

Nhìn tổng quát: "Cơ quan lập pháp sẽ có hai bộ phận ràng buộc nhau

bằng chức năng ngăn cản của bên này với bên kia. Cả hai bộ phận đều bị ràng

buộc bởi quyền hành pháp, mà quyền hành pháp thì cũng bị ràng buộc bởi

quyền lập pháp (tr. 110).

Về quyền tư pháp, Mông-tes-kiơ cho rằng nó chỉ nên tồn tại vô hình,

nghĩa là không cố định mãi trong tay cơ quan hay người nào, mà nên do toàn

thể dân chúng cử ra, làm việc theo Luật: “ quyền phán xét không nên giao cho

một Viện nguyên lão thường trực, mà phải do những người trong đoàn thể

dân chúng được cử ra từng thời gian trong một năm, do luật quy định, lập

thành toà án, làm việc kéo dài bao lâu tuỳ theo sự cần thiết.

16

Page 17: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Làm như thế thì quyền xét xử, một thứ quyền đáng sợ đối với người

đời, không gắn vào một cơ quan nào hay một chức vụ nào, nó trở thành như là

vô hình, như là con số không. Người ta không luôn luôn nhìn thấy toà án

trước mắt mình, nen người ta chỉ sợ cơ chế cai trị chứ không sợ các quan cai

trị.” ( tr 102)

Đây là một quan điểm rất tiến bộ về tư pháp. Tuy nhiên, bên cạnh đó,

ông lại chứng tỏ chưa thoát hẳn sự thỏa hiệp, sự ưu đãi nhất định đối với giới

quý tộc. Ông cho rằng, khi xử ông lớn, tức là quý tộc, thì không nên đưa cho

dân xử, mà nên để cho bộ phận lập pháp đại biểu cho giới quý tộc xử. Còn

việc tố cáo thì có thể dành cho bộ phận kia (bộ phận đại biểu dân chúng) .

Nhìn chung mối quan hệ giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và

quyền tư pháp là: “ Cả ba quyền này do ràng buộc lẫn nhau mà dường như

nghỉ ngơi hay bất động. Tuy nhiên, vì tính tất yếu của mọi sự vật là vận động,

nen cả ba quyền lực vẫn buộc phải đi tới, mà đi tới một cách nhịp nhàng”.

Có thể khái quát rằng lập luận của ông về các thể chế dựa trên 3 yếu tố

chính: 1 – Bản chất con người , 2 – Sự ràng buộc bằng các thể chế quyền lực

là cần thiết và 3- Bản thân thể chế quyền lực cũng cần bị quyền soát bằng các

thể chế quyền lực khác.

Sự tương tác giữa con người và thể chế chính trị:

Phần này được ông thể hiện tập trung khi bàn về các hình thức chính thể

và giáo dục với tư cách là công việc “chuẩn bị cho chúng ta làm công dân”.

Nghiên cứu về các hình thức chính thể của Montesquieu đã được đề cập

nhiều, và có thể tóm tắt khá ngắn gọn như sau: Ông phân loại 3 hình thức

chính thể: 1- Cộng hòa (dân chủ và quí tộc): tức quyền lực thuộc về số đông

dân chúng hoặc số ít các quí tộc. 2 – Quân chủ: quyền lực thuộc về một

người nhưng có sự ràng buộc của luật pháp, và 3 – Chuyên chế: quyền lực

của một người và không bị ràng buộc. Quyền lực thuộc về ai và bị ràng buộc

như thế nào được ông gọi là “bản chất” của chính thể, và các luật pháp, các

17

Page 18: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

thể chế sẽ được rút ra trực tiếp từ bản chất đó. Ví dụ như đối với chính thể

cộng hòa dân chủ, thì luật pháp và thể chế cơ bản nhất là luật qui định về bầu

cử phổ thông. Còn trong chính thể chuyên chế thì không thể có luật cơ bản,

ổn định. Việc đặt chức tể tướng để thay mặt vua là một luật cơ bản nhất.

Ông chỉ ra rằng trong mỗi hình thức chính thể như vậy, luật pháp chỉ là

cái “hình”, mà nguyên tắc mới là cái “tinh thần”. Trong chính thể chuyên

chế, nguyên tắc là sự sợ hãi. Trong nền cộng hòa dân chủ thì nguyên tắc là

đạo đức (hay “đức hạnh”), v.v. Luận diểm quan trọng của ông về vấn đề này

là thể chế chỉ tốt khi nó thích hợp với cái tinh thần chung đó của xã hội. Và

như vậy có thể hiểu luận điểm này theo nghĩa sự vươn tới giá trị chung sẽ tác

động vào thể chế trong dài hạn. Nói cách khác, dù công nhận sự khác biệt

giữa các xã hội về niềm tin và các giá trị đức hạnh, ông vẫn cho rằng có

những giá trị đạo đức khách quan, (mang tính bản chất con người trong mọi

xã hội), và ông lấy ví dụ về quan niệm công bằng : nó phải có trước khi người

ta làm các luật để bảo vệ nó. Tất nhiên, sự nhất quán về lô-gíc trong quan

niệm về đạo dức của ông cần phải bàn luận.

Về căn bản, sự biến đổi thẻ chế theo ông chính là việc hướng được hoạt

động của sự tư lợi vào các lợi ích cộng đồng. Mọi cải cách chính trị, do xã

hội là một thực thể phức tạp và gắn kết chặt chẽ, cần phải được thực hiện theo

từng bước dần dần (píecemal reform).

2.2.RÚT-XÔ

Cũng như nhiều nhà tư tưởng thời kỳ đó, vấn đề chính trị trung tâm mà

Rút-xô quan tâm là sự tự do và bình đẳng của con người khi sống trong xã

hội. Các nghiên cứu của ông cũng quay trở lại khảo sát con người vơi bản

chất tự nhiên cư nó để từ đó lập luận cho các ý tưởng cải cách của mình. Và

cũng như đặc diểm nổi bật của trào lưu khai sáng, ông đặt niềm tin vào sự suy

lý và khoa học. Cùng với các thành quả vĩ đại trong khoa học tự nhiên, sự hy

vọng vào dùng khoa học để tìm hiểu xã hội, cải thiện xã hội có thẻ coi là trào

18

Page 19: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

lưu chung của cả thời đại.

Quan niệm về con người chính trị:

Khi xem xét con người ở trạng thái tự nhiên (con người nguyên thủy),

quan điểm của ông là “mọi người khi sinh ra đều bình đẳng và tự do”. Theo

nghĩa này, ông cũng giống như Hobbes và Locke khi xem xét tình trang con

người trong trạng thái nguyên thủy, và ông cũng sử dụng khái niệm “khế ước

xã hội”. Sự khác biệt với các nha tư tưởng tự do, tuy nhiên lại rất căn bản.

Locke và Hobbes nhìn nhận “khế ước xã hội” và chính phủ như là các công

cụ, phương tiện để giải quyết các vấn đề mà nếu thiếu chính phủ, tình trạng tự

nhiên là không thể chấp nhận được do bản chất con người, do vậy chính phủ

để đạt được các mục đích mà con người sống trong trạng thái tự nhiên (không

có chính phủ) không thể đạt được. Rút xô lại cho rằng chính quá trình chính

phủ xuất hiện không phải để đạt các mục đich của con người tự nhiên đó mà

để tạo ra các mục đích mới – duy trì sự bất bình đẳng. Nói cách khác, ông

cho bản chất con người là có thẻ thay đổi, và quá trình phát triển của chính

phủ đã làm thay đổi, và làm “hỏng” bản chất tốt đẹp của con người nguyên

thủy. Những vân đề nan giải trong xã hội đương thời không phải là do bản

chất con người nguyên thủy, mà do sự thay đổi của bản chất đó.

Đây chính là điểm khác biệt quan trọng nhất, vì với quan niệm này thì

tòan bộ ý tưởng chính trị của ông không phải là tạo ra các thể chế thích hợp

với bản chất (không đổi) của con người, mà chính là phải thay đổi con người

hiện đại trở về sự trong trắng, sự khỏe mạnh, sự bình đẳng và sự giản dị mà

nó vốn có. Điều này đã được thể hiện trong quá trình viết “Luận về nguồn

gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người”, mà sau này

ông kể lại trong “Những điều bộc lộ”:

“Ở trong rừng, tôi tìm và tôi thấy được hình ảnh của những thời kỳ xa

xưa…tôi đập tan những điệu dối trá nho nhỏ của con người; tôi dám

vạch trần bản chất của họ, tôi lần theo quá trình tiến triển của thời gian

19

Page 20: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

và của các sự vật làm cho bản chất con người hư hỏng đi; tôi so sánh

con người xã hội với con người tự nhiên để chỉ ra cho họ thấy rằng

nguồn gốc thực sự của nỗi đau khổ chính là ở chỗ họ tưởng bản chất

của họ mỗi ngày một hoàn thiện…”1.

Từ đó, ông đi đến kết luận tất cả những nỗi đau khổ của con người đều

do con người gây ra chứ không thể đổi lỗi cho ai khác. Rút-xô cho rằng trong

trạng thái tự nhiên mọi người đều bình đẳng, tư hữu và bất công xã hội lúc đó

chưa có. Sự “trong trắng” của con người trong trạng thái tự nhiên được ông

mô tả là : “con người sống tự do, không hư hỏng, lương thiện và sung

sướng như bản chất của nó”. Sự trong trắng này chính là sự hạnh phúc

giản dị. Rút xô quan niệm sự hạnh phúc là sự phù hợp giữa nhu cầu cá

nhân với khả năng thỏa mãn nhu cầu đó. Sự thay đổi bản chất như đã nói

của ông có nguồn gốc quan trọng từ sự thay đổi nhu cầu cá nhân. Chính

điều này sẽ là nguồn gốc cho sự hư hỏng và các diễn biến khác của lịch sự

như đã chứng kiến.

Cũng từ quan niệm hạnh phúc trên, ông mới gắn bất công xã hội với sự

xuất hiện tư hữu nảy sinh trong quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất cũng

như với những lầm lạc của con người. Từ đó xuất hiện kẻ giàu, người nghèo

và cuộc đấu tranh giữa họ.

Tóm lại điểm khác biệt cốt yếu của ông chính là sự có thể giáo dục, uốn

nắn (malleablity) con người để đạt trạng thái tự nhiên , trạng thái khi con

người còn giữ được sự trong trắng thiên bẩm. Chính vì vậy, các tư tưởng về

thể chế chính trị của ông có tính cách mạng và quyết liệt hơn các nhà tư tưởng

chủ nghĩa tự do như Hobbes và Locke rất nhiều. Cũng từ đó quan niệm về

“khế ước xã hội”, về “tự do” về “ý chí chung” và “chủ quyền tối thượng” đều

có những khác biệt lớn so với các nhà tư tưởng tự do trước ông như Locke,

Hobbes, và Mongtesquieu.

1 Phùng Văn Tửu, Giăng Giắc-Cơ Ru-Xô, Nxb Văn hoá, H, 1978, tr.205

20

Page 21: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Quan niệm về thế chế chính trị

Do cách nhìn nhận vê bản chất con người khác như trên, Rút –xô cũng

có cách nhìn nhận khác căn bản về tiến trình phát triển xã hội cùng các thể

ché chính trị trong đó so với các nha tư tưởng thuộc trường phái tự do. Thay

vì chỉ nhìn nhận 2 giai đọan (từ giai đọan nguyên thủy, xã hội dã man chuyển

sang giai đọan văn minh , xã hội công dân) ông cho rằng có 3 giai đọan:

1 – Giai đọan nguyên thủy, khi con người còn giữ nguyên bản chất trong

trắng như trên đã phân tích.

2 – Giai đọan bản chất con người thay đổi và bị “hư hỏng” (là giai đọan

của xã hội đương thời)

3 – Giai đọan xã hội được cải cách dựa vào các nguyên tắc đúng đắn về

đạo đức và chính trị để khôi phục các đặc tính tốt đẹp.

Hai giai đọan đâu được ông phân tích trong tác phẩm “Luận về nguồn

gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người”. Gia đọan

thứ 3 được ông viết trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. Sự chuyển từ

giai đọan 1 sang giai đọan 2 được ông phân tích kỹ , và có thể khái quát

thành 4 bước chuyển thể chế như sau:

1 – làng, công xã , …khi chưa có tư hữu, nhưng con người đã có sự hợp

tác cộng đồng để nâng cao hiệu quả săn bắn. Đây cũng là quá trình mà các

nhu cầu mới xuất hiện, và những nhu cầu này, ban đầu là các nhu cầu để sống

cho thuận tiện hơn, sau này đã trở thành các nhu cầu thiết yếu (hiểu theo

nghĩa là nều có chúng thì người ta thấy bình thường, nhưng nếu không có

chúng, người ta thấy sự đau khổ. Rút-xô cho rằng đây chính là hạt giống của

sự hư hỏng sau này. Đặc biệt, sự tự trọng (amour de soi) đã chuyển thành sự

kiêu căng phù phiếm (amour propre) khi con người bắt đầu so sánh ghen tỵ

với người khác, thay bằng việc chi quan tâm đến phúc lợi (vốn giản dị) của

mình ;

2 – Sự công nhận quyền tư hữu, khi con người ngày càng có nhiều nhu

cầu và do sự phù phiếm. Quyền tư hữu và hệ thống bảo vệ nó được ông coi là

21

Page 22: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

đã có những tác hại khíen cho xã hội ngày càng mất bình đẳng, con người

ngày càng khổ cực và mất tự do. Cần phải nói rằng, cũng giống như các nhà

Mác-xít sau này coi ông phê phán sở hữu tư nhân, nhưng ông khác ở một

điểm quan trọng là không đi tới xóa bỏ sở hữu tư nhân (dù chỉ là sở hữu tư

nhân về tư liệu sản xuất) từ tính chất xã hội của nền sản xuất mà ngược lại,

ông muốn “đẩy lùi” sở hữu tư nhân về thời kỳ nguyên thủy – tức ông ủng hộ

các sở hữu cá nhân nhỏ, cuộc sống bình dị. Tuy vậy, rõ ràng ông có nhiều

điểm chung với chủ nghĩa Mác, ít nhất là sự phê phán sở hữu tư nhân , cũng

như việc quy các trách nhiệm cho hệ thống sơ hữu tư nhân đương thời. Đặc

biệt, ông cũng nhìn thấy, chính sở hữu tư nhân khi kết hợp với thói phù

phiếm, tỵ hiềm và sự mở rộng vô hạn của nhu cầu đã dẫn đến các mâu thuẫn

đối kháng giữa người giàu và người nghèo, làm xã hội có thẻ nói là đạt đến

“tình trạng chiến tranh khốc liệt”.

3 – Sự thành lập chính phủ. Do các người giàu là những người sẽ mất

nhiều nhất bởi tình trạng mâu thuẫn đối kháng đó mà họ đã lập ra chính phủ,

mà theo Rút-xô, là “một công trình được suy tính công phu nhất bởi đầu óc

con người” cho đến lúc đó. Nói cách khác, chính phủ chính là một âm mưu

của những người giàu chống lại người nghèo. Nó không xuát hiện do sự tất

yếu mà là do nhân tạo. Với chiêu bài là bảo vệ cuộc sống và tài sản của mọi

người, sức mạnh tập thể của các người nghèo từ nay đã đầu quân cũng trận

tuyến với người giàu để bảo vệ mọi người, mà ký thực là bảo vệ người giàu

khỏi người nghèo. Âm mưu được suy tính kỹ lưỡng này đa khiến người

nghèo “tự trói mình, vì tin rằng họ đang tự bảo vẹ tự do của mình” khi không

thấy rằng chính người giàu là có lợi hơn gấp bội khi ký “khế ước xã hội” đó.

Điều này tất nhiên là đối lập 180 độ so với quan điểm của trường phái dân

chủ tự do.

4- Sự thoái hóa của chính phủ khi nó trở thành công cụ của bạo lực, bảo

vệ cho lợi ích của chỉ một nhóm người giầu. Điều này là hiển nhiên do tính

chất của chính phủ như đã nói ở trên. Và ở đây với “khế ước” này, ông đã

22

Page 23: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

chua chát nhận xét rằng, mọi người lại trở thành “bình đẳng”, chỉ có điều

khác với sự bình đẳng trong trắng như ở xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng của

mọi người làn này ở chỗ họ đều “trắng tay”.

Với cách nhìn nhận như vậy, Rút-xô bắt tay vào đề xuất các thể chế thích

hợp. Như đã biết, đàu tiên ông dự định viết tác phẩm “Các thể chế chính trị”,

tuy nhiên do không kết thúc được tòan bộ, ông lấy một phần của nó ra công

bố dưới tiêu đề “Bàn về khế ước xã hội”. Và như phân tích ở trên, quan điểm

của ông về bản chất con người và lịch sử “hư hỏng” của nó, vấn đề về giáo

dục, dù không được đề cập cụ thể nhiều trong tác phẩm nối tiếng này, luôn là

một chủ đề xuyên suốt trong các đề xuất thể chế về một hình thức chính phủ

thích hợp. Điều này được minh chứng bằng việc ông đã đề cập rất kỹ đến

giáo dục cá nhân và giáo dục chính trị trong tác phẩm “Emile”, và “Luận về

kinh tế chính trị” (Discourse on Political Economy).

Tự do và bình đẳng trong quan niệmcủa Rút xô

Đối với ông, thể chế chính trị cần đảm bảo hai mục tiêu là “tự do” và

“bình đẳng”. Khái niệm “tự do” của ông cũng khác căn bản với các các nhà

tư tưởng thuộc trường phái tự do. Đối với ông, tự do cần phải được đặt trên

cơ sở nhận thức được cái đúng, (tự do chủ động – postive freedom) chứ

không phải đơn thuần là “không bị ai ép buộc” như theo nghĩa nguyên thủy

của nó (tự do bị động – negative freedom). Theo nghĩa đó, nếu con người

chưa nhận thức được tự do đúng nghĩa, (tức không tuân thủ “ý chí chung”),

chúng ta cần “bắt họ phải tự do”.

Ví dụ về người nghiện có thể minh họa cho sự bắt buộc: để họ có thể

được tự do khỏi sự ép buộc của “cơn nghiện”, chúng ta phải xiềng họ, tức bắt

họ phải tự do ! Điểm đặc biệt là Rút-xô cũng coi bản thân lòng ham muốn

“không bị ai can thiệp”, tức tự do theo nghĩa cổ điển, cũng là một dạng

nghiện. Đây là một luận điểm quan trọng trong hệ thống lập luận của ông.

Nói cách khác, trong xã hội đương đại, do bản chất của con người đã bị hư

hỏng, nên con người đã có nhiều thói quen tệ hại, trong đó có thói quen muốn

23

Page 24: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

được tự do phóng túng. Chính những thói quen có vẻ tự nhiên này đã làm họ

mất tự do (cũng như thói quen nghiện thuốc phiện, theo lập luận đã trình bày).

Đây chính là điểm đưa ông đến kết luận rằng các thể chế chính trị không phải

để bảo vệ tự do, mà là để giáo dục con người biết cách tự do. Áp dụng vào

thể chế: tự do biểu hiện bằng ra là tự quản và tự chế. Do vậy, con người sẽ

được tự do nếu họ tự làm ra luật của mình, và chính phủ dùng luật để “bắt”

những người nào chưa thể tự mình biết cách tự do phải tự do, với giả định

rằng luật thể hiện ý chí chung đó là đúng đắn. Theo chúng tôi, tư tưởng của

ông khác biệt cơ bản với tư tưởng của Mông-tét-xki-ơ chính trong lập luận có

tính nền tảng này.

Khái niệm “tự quản” là khái niệm rất quan trọng khi nhìn nhận từ hệ

thống lập luận của Rút-xô. Chính vì cách nhìn nhận này, ông đòi hỏi mọi luật

đều do dân trực tiếp thông qua, chứ không phải qua các người đại diện. Nói

cách khác, vì tuân thủ chính ý chí của mình, người dân là tự do. Tất nhiên,

ông cũng hiểu điều này chỉ có thể làm được nếu quốc gia đó có số dân không

lớn. Hơn nữa, đòi hỏi đó có nghĩa là số lượng luật không thể nhiều. Trong

cấu trúc HTCT lý tưởng mà ông đề nghị cũng hướng tới sự tự giác và các luật

lệ sẽ ngày càng ít đi do sự tạ giác đó.

Cũng xuất phát từ lập luận và cách nhìn này mà chúng ta thấy ông có

nhiều các kết luận có tính đột phá. Thậm chí có người còn cho rằng chính tư

tưởng của Rút-xô là nguồn gốc khởi thủy của các chủ nghĩa tòan trị, tức các

chế độ chính trị đặt trọng tâm vào tính cưỡng bức để giáo dục nhận thức con

người về các giá trị lý tưởng, đúng đắn. Hiển nhiên, vấn đề đặt ra là đúng đắn

đối với ai.

Quan niệm về Khế ước xã hội

Rút xô cũng khác với các nhà tư tưởng tự do như Lock, và Hobbes, vì

xuất phát từ “tự do” và “tự quản” như đã trình bày. Các nội dung quan trọng

nhất của khế ước là hiển nhiên và rõ ràng, dù có thể chưa bao giờ được công

bố, nhưng “chúng là một, được chấp nhận ở mọi nơi”. Khế ước đó là khế

24

Page 25: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

ước về “mỗi thành viên từ bỏ hòan tòan các quyền của minh và trao nó cho

cộng đồng”. Đổi lại, mỗi thành viên sẽ chia sẻ một phần của chủ quyền tập

thể đó. Vì ai cũng trao hết tòan bộ quyền của mình, họ đóng góp bàng nhau.

Vì đóng góp băng nhau, nên họ nhận được một phần bằng nhau của chủ

quyền chung. Tức họ là bình đẳng về chính trị. Tòan bộ ý tưởng của ông

chính là Sự trao và nhận quyền như vậy là cân bằng về số lượng nhưng đã ở

các hình thức và chất lượng khác. Chất lượng đó có thể thấy chính là sự biến

đổi từ tự do bị động - chưa nhận thức thành tự do chủ động – có nhận thức.

Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa Rút-xô với các nhà tư tưởng tự do. Vì

khế ước của họ là sự trao lại chỉ một số quyền cần thiết (và từ đó, hạn chế sự

tự do ccủa mình), và giữ lại cho mình một lĩnh vực quyền cá nhân. Trong khi

đó, Rút xô đòi hỏi trao lại tòan bộ quyền, tức là từ bỏ hòan tòan tự do (bị

động) cá nhân, để nhận được sự tự do chủ động, hợp lý. Hiển nhiên, điều này

đặt ra vấn đề về sự lạm quyền của chính phủ. Sự lạm quyền đó đòi hỏi các

điều kiện mà mô hình HTCT phải dáp ứng.

Các điều kiện tổng quát đó được ông đề cập dưới các thuật ngữ nổi tiếng

“ý chí chung” và “chủ quyền tối thượng” trong đó, “ý chí chung” chính là cơ

chế đưa ra các quyết định đòi hỏi hai điều kiện: 1 – Tòan thể nhân dân trực

tiếp quyết định về luật, và 2 – Các vấn đề cần có luật là các vấn đề chung.

Về mục 1, chúng ta đã phân tích ở trên. Mục 2 là điều rất quan trọng

trong tư tưởng của ông, vì nó đề cập đến vấn đề lợi ích chung, lợi ích công

cộng. Sự mâu thuẫn giữa hai cá nhân, chẳng hạn, không thể là vấn đề chung,

nhưng cách giải quyết các mâu thuẫn như vậy lại là vấn đề chung. Ý tưởng

chính của ông nằm dưới thuật ngữ “chung” chính là lợi ích công cộng, với giả

định là nếu giải quyết được chúng, mọi thành viên đều có lợi. (Là điều mà

trong trường hợp trên sẽ không đúng vì có người được, người mất). Hơn nữa,

nếu chính phủ chỉ quan tâm đến các vấn đề chung này một cách nhất quán,

nhân dân sẽ có thể tin tưởng trao tòan bộ tự do (thụ động) cho “ý chí chung”

đó.

25

Page 26: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Cần nhận xét rằng, ông quan niệm rằng xã hội sẽ không tồn tại nếu

không có các lợi ích chung, nhưng ông cũng chỉ ra rằng xã hội (với tư cách

HTCT) cũng sẽ không tồn tại nếu chỉ có lợi ích chung, vì nếu thế không cần

hệ thống đưa ra các quyết định đó.

“Nếu không có sự khác biệt về lợi ích, lợi ích chung sẽ không bao giờ

gặp phải sự cản trở nào..Mọi việc sẽ tự động tiến triển và chính trị sẽ không

còn là một công việc đòi hỏi nghệ thuật”

Trong quá trình quyết định bằng ý chí chung như vậy, ông cũng nhìn

nhận sự cần thiết của chính phủ(hành pháp) với tư cách là bộ phận chấp hành

của chủ quyền tối thượng (lập pháp). Quan hệ giữa chính phủ và chủ quyền

tối thượng của người dân không thể là một khế ước” (thỏa thuận) vì chính phủ

chỉ là cơ quan bị điều khiển, bị chỉ đạo, không có bất cứ cơ sở nào để đòi hỏi

một sự thỏa thuận. Chỉ có hiểu như vậy, chúng ta mới hiểu đúng ý nghĩa của

thuật ngữ “tối thượng”, “không chia xẻ”. Đương nhiên, cũng như quan hệ

chủ-tớ, không thể có sự phân chia quyền lực nào giữa hai chủ thể không

ngang bằng nhau về cấp độ quyền lực như vậy. Đây là quan hệ phục tùng cấp

dưới – cấp trên, chứ không phải quan hệ “thỏa thuận”. Dễ hiểu tại sao ông

phê phán các lý thuyết về phân lập quyền lực như của Mongtesquieu.

Sự tương tác giữa con người và thể chế chính trị:

Cũng như Mongtesquieu, ông tin tưởng vàp sự cần thiết về tính phù hợp

của HTCT với các điều kiện cụ thể. BẢn thân các yêu cầu về thiết kế mô

hình HTCT như ông đề xuất đã chứa đựng hạt nhân của sự tương tác và hòan

thiện. Hai điều mà ông quan tâm đến sự phát triển trên con đương đi tới

HTCT lý tưởng mà ông đề xuất: i) Các điều kiện thực tế của quốc gia cụ thể,

và ii) Các cản trở trên con đường biến đổi các xã hội hiện tại.

Một trong những khác biệt quan trọng chính là ở điều kiện thứ nhất, theo

đó, ông có những đòi hỏi rất cao như con người phải sáng tạo, cường tráng,

không bị các định kiến và thói quen chi phối. Hơn thế nữa, để có thể tiến tới

26

Page 27: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

tự do và bình đăng, con người lại còn phải có đức hạnh, hướng thiện, hoặc ít

nhất đa số họ phải có các đặc tính đó. Nan giải ở chỗ trong xã hội “hư hỏng”

hịen tại, con người lại không thể có được các đức tính đó vì họ đã hư hỏng.

Và ở đây, ông tìm đến vai trò của các cá nhân xuất chúng. Các cá nhân xuất

chúng được hiểu theo nghĩa có các đặc tính cần thiết, tốt đẹp như trên, và họ

cũng cần được đảm nhiệm vai trò của nhà giáo dục - giáo dục từ bé để những

người trưởng thành sau này sẽ không bị hư hỏng. Có thẻ thấy, ông đặt trọng

tâm vào vấn đề giáo dục trong dài hạn. Bản thân HTCT cũng cần được thiết

kế để các thẻ chế giáo dục phát triển được các đức tính đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, lập luận rằng sẽ có những người như vậy lại là

vấn đề cần tranh luận. Đây lại chính có thể là các đòi hỏi mà ít xã hội hiện

thức nào có.

27

Page 28: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

3. CHƯƠNG 2 – CÁC QUAN ĐIỂM CỦA MA-ĐI-SƠN

VÀ MIN-XƠ (MADISON, MILLS)

3.1.MADISON

Quan niệm về con người chính trị:

Madison thừa kế nhiều quan điểm về con người của các nhà tư tưởng đi

trước. Madison dùng các dẫn chứng lịch sử từ thời cổ Hy-La, cũng như dùng

các lập luận về bản tính của con người – bị điều khỉen bởi các khát vọng,

trong đó khát vọng về quyền lực vừa là mục tiêu vừa là công cụ để đạt các

khát vọng khác. Có hai đặc điểm về bản chất con người chính trị , dù không

được ông viết ra một cách minh bạch, nhưng luôn ngầm ẩn trong các suy luận

của ông:

1) Mọi người luôn khát khao được tự do. Vì tự do là bản chất tự nhiên,

vốn có nên khát vọng này là chính đáng cần được bảo vệ và phát triển.

2) Nhưng sự khác biệt quan điểm của các cá nhân lại mâu thuẫn với mục

đích “tự do” khi họ sonngs thành cộng đồng. Đặc biệt, ông nhấn mạnh vào

vấn đề của nhận thức luận và các sự khác biệt xã hội trong hiện thực hơn là

về bản chất sinh học: Ông cho rằng “Một khi sự suy luận còn có sai lầm, thì

việc các quan điểm khác nhau là còn tồn tại” và do vậy còn tồn tại sự khác

biệt về tình cảm. Tương tự, sự khác biệt về nghề nghiệp kiếm sống cũng như

về sở hữu hiện có sẽ dẫn tới sự khác biệt về quyền lợi. Các sự khác biệt này

dẫn tới việc phân thành các phe phái. Nói cách khác, không thể xóa bỏ được

nguyên nhân gây ra phe phái, vì “nguyên nhân đó được gieo mầm trong bản

chất con người”. Sự khác biệt là tất yếu, là phải chấp nhận nếu HTCT đặt

mục tiêu phát triển dân chủ, tự do. Các quan niệm như sẽ thấy, rõ ràng có

tính chất là xuất phát điểm (các giả định ngầm) cho nhiều lập luận quan trọng

của ông về các tính chất cần có của một mô hình HTCT lý tưởng.

Chính vì vậy, có thể coi mối quan ngại trung tâm của Madison: là nếu

28

Page 29: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

không có sự kiềm chế từ bên ngoài, bất kỳ một cá nhân hay một nhóm (thiểu

số hay đa số) sẽ áp đặt chuyên chế với những người khác. Sự kiềm chế từ bên

ngoài được ông chủ yếu xem từ góc độ khả năng thưởng – phạt của các cá

nhân, hay nhóm khác với chủ thể. Còn sự chuyên chế cũng được ông xem xét

chủ yếu như là sự vi phạm các quyền tự nhiên (chính đáng) của con người.

Đối với Madison, bất cứ sự chuyên chế nào, dù của đa số hay thiểu số đều

nguy hại như nhau. Có thẻ thấy ông cũng bị ảnh hưởng của các tư tưởng về

tự do và quyền tự nhiên như đã phân tích. Bản chất vị kỷ của con người được

ông quan tâm nhất khi nó lại được núp danh dưới tinh thần vì lợi ích của tập

thể cục bộ. Đó chính là nội hàm chính của thuật ngữ “tinh thần phe phái”-

factious spirit.

Tập thể cục bộ này nếu chỉ chiếm thiểu số, theo ông, sẽ dễ dàng bị kiềm

chế bởi thể chế bầu cử băng bỏ phiếu vì chính phủ sẽ đại diện cho số đông, và

do vậy lợi ích của nhóm thiểu số sẽ không thể trở thành thống trị. Điều đáng

sợ hơn là khi tinh thần phe phái đó lại là của phe đa số. Cũng tức là đa số

trong cộng đồng lại có tinh thần vị kỷ, không chính đáng.

Đây cũng là vấn đề trung tâm mà ông quan tâm trong thời kỳ xây dựng

liên bang Hoa Kỳ. Vì ông coi sự chuyên chế của đa số mới là điều khó kiểm

soát. Và vì quan niệm rằng điều đó cũng chỉ có thể giải quyết bằng các thể

chế chính trị hợp lý nên các bài viết của ông cung tập trung phân tích các thẻ

chế để kiểm soát trường hợp này.

Quan niệm về thế chế chính trị

Trong lập luận về thiết ké HTCT, ông đặt ra mục tiêu là phải thiết lập

một nền cộng hòa không chuyên chế. Trong đó, “nền cộng hòa” được ông

hiểu là một chính phủ do đa số nhân dân lập nên và có nhiệm kỳ. Điều kiện

đủ cho điều này, theo ông, là “những người lãnh đạo chính phủ đó hoặc trực

tiếp hoặc gián tiếp do nhân dân bổ nhiệm theo nhiệm kỳ” (Madison, 1788.

The Federalist No 39). Điều kiện cần để cho nền công hòa đó không chuyên

29

Page 30: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

chế (tức không vi phạm các quyền tự nhiên cá nhân, cũng như làm tổn hại các

lợi ích cộng đồng) là :

i) Không tập trung tất cả quyền lực vào cùng một người, hay một nhóm,

hay bất kỳ một cơ quan nào, dù là được bầu lên, do bổ nhiệm, hay thế tập.

Việc tập trung quyền lực, và từ đó sự chuyên chế mất dân chủ, cũng được

Madison coi là có thể loại bỏ bằng cách phân lập 3 quyền hành pháp, lập pháp

và tư pháp.

ii) phải kiểm soát được các lợi ích cục bộ, phe phái (faction). Do đó,

một HTCT tốt phải “bẻ gãy và kiểm soát được sự lộng hành của phe phái”.

Đây là chủ đề quan trọng trong tư tưởng chính trị của ông.

Sự lo lắng này có thể thấy rõ khi ông viết (1988, số 10):

“Khắp nơi chúng ta nghe thấy sự phàn nàn về chính phủ của chúng ta

quá không ổn định, các lợi ích cộng đồng đã không được tính đến trong các

tranh cãi giữa các đảng cạnh tranh, các biện pháp đưa ra được quyết định

không phải theo các qui tắc về sự công bằng và quyền của bên thiểu số, mà là

theo sức mạnh của số đông hống hách và vụ lợi”.

Chính phân tích trường hợp phe phái đa số này mà Madison (1788. Bài

49) đã kết luận rằng các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu định kỳ có 4 điều

không thích hợp với tư cách là kiềm chế bên ngoài đối với chính quyền:

i) Sự soi xét, kháng cáo thường xuyên sẽ phóng đại các khuyết điểm của

chính phủ, làm giảm sự tôn trọng cần thiết đối với chính phủ, dễ dẫn tới mất

ổn định.

ii) Trật tự xã hội cũng dễ bị đe dọa bởi sự quá khích do cảm tính, tâm

trạng xã hội (public passions).

iii) Những người được dân bầu (ngành lập pháp) là những người gần dân

hơn do vậy sẽ có ưu thế so với những người nắm quyền tư pháp và hành pháp.

Và do vậy, nhánh lập pháp sẽ có lợi thế hơn nhiều trong cuộc chiến giành

quyền lực thực tế.

iv) Thực chất các cuộc bầu cử thông thường không phải bầu cho cái

30

Page 31: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

đúng, mà là theo lợi ích đảng phái.

Những kết luận này dù còn đáng phải tranh luận nhưng chúng đã chỉ ra

các nguy cơ tiềm ẩn của các lập luận thông thường khi bị đẩy tới cực đoan.

Trong đó, diểm 3 và đỉem 4 là hai điểm khá khác biệt của ông so với các nhận

thức thông thường lúc đó.

Như vậy, mâu thuẫn căn bản mà Madison tập trung phân tích là làm thế

nào để giữ gìn và phát triển được tinh thần “tự do” mà điểm cốt lõi theo ông

là giữ được mặt hay của chính phủ đại diện (Kiềm chế được sự chuyên chế

của thiểu số) và lọai trừ được mặt dở của nó (chuyên chế của số đông), với sự

ngầm định rằng lợi ích phe phái là đặc điểm bản chất, luôn hiện diện.

Madison, do vậy, viết rằng:

“Khi phe phái chiếm đa số, hình thức chính phủ dân túy (popular

government) lại có thể cho phép phe phái này, vì tình cảm và lợi ích riêng,

không đếm xỉa đến các giá trị công cộng (public goods) cũng như các quyền

cá nhân nguyện vọng và quyền lợi của các công dân khác. Vậy chúng ta phải

tìm cách để vừa tránh nguy cơ của phe phái như vậy nhưng lại đồng thời bảo

tồn được tinh thần của chính phủ dân túy”

Cách lập luận này cũng xuất phát trước hết từ cách nhìn nhận về bản

chất con người như đã phân tích ở mục trước.

Để tránh được các mối nguy hại của phe phái, theo ông, có hai cách : 1)

Xóa bỏ nguyên nhân gây ra phe phái , hoặc 2) Chấp nhận phe phái, nhưng

kiểm soát được các tác động của nó.

Lập luận về cách thứ nhất, ông cho rằng để xóa bỏ nguyên nhân gây ra

phe phái chỉ có 2 cách:

i – Áp chế, tức loại bỏ tự do;

ii – Biến mọi người thành giống nhau về cả tình cảm lẫn quyền lợi.

Cả 2 cách này đều không thực tế vì cách thứ nhất là làm cho tình hình

còn tồi tệ hơn cả việc chấp nhận phe phái vì thủ tiêu mục tiêu tối hậu. Trong

khi cách thứ hai lại là không tưởng bởi trái với tự nhiên, trái với bản chất con

31

Page 32: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

người. Chính vì vậy, ông tập trung vào cách thứ hai : kiểm sóat sự tác động

(hậu quả) của phe phái.

Nếu một phe phái không phải là đa số, việc kiểm soát nó chính là sự bầu

cử vì lúc đó, đa số kia sẽ bỏ phiếu phế truất quyền lực của phe phái. Hiển

nhiên điều này cũng không phải là dễ dàng trong thực tế, tuy nhien, về căn

bản cũng cho rằng nhóm thiểu số đó có thể “làm bế tắc bộ máy hành chính, có

thể gây rối loạn xã hội; nhưng nó không thể thực hiện được và che giấu được

sự áp đặt bạo lực (violence) dưới các hình thức hiến pháp”. Nói cách khác,

việc kiểm soát thiẻu số là khá hiển nhiên trong HTCT có cơ chế bầu cử phổ

thông, chính phủ dại diện dù hiệu quả và hậu quả của việc áp dụng nó sẽ khác

nhau.

Vấn đề mà ông quan tâm hơn đó là trường hợp thứ 2 : khi đa số lại là

phe phái, hiểu với nghĩa là có lợi ích riêng, làm tổn hại đến lợi ích cộng dồng

và lợi ích của thiểu số khác. Trường hợp này bao gồm cả trường hợp nan giải

là thiểu số “đúng” bị áp chế bởi đa số “sai”, đã được suy ngẫm từ rất lâu trong

lịch sử tư tưởng chính trị (Điển hình với Platon – người lãnh đạo cần có các

phẩm chất bẩm sinh, trời cho, đa số còn lại, do kém thông minh hơn, cần phải

phục tùng vô điều kiện). Madison do vậy đặt vấn đề là:

“Khi phe phái chiếm đa số, hình thức chính phủ dân túy (popular

government) lại có thể cho phép phe phái này, vì tình cảm và lợi ích riêng,

không đếm xỉa đến các giá trị công cộng (public goods) cũng như các quyền

cá nhân nguyện vọng và quyền lợi của các công dân khác. Vậy chúng ta phải

tìm cách để vừa tránh nguy cơ của phe phái như vậy nhưng lại đồng thời bảo

tồn được tinh thần của chính phủ dân túy”

Đây có thể coi là thách thức lớn đối với thiết kế các HTCT như chúng ta

dã biết vì sự ‘thiển cận của đám đông” cũng như các vấn đề phái sinh, hoặc

tượng tự như vậy là một phê phán đã có từ lâu đối với các hệ thống dân

chủ ,các nền dân chủ. Đặc biệt là, và một khi còn tồn tại các sự khác biệt về

thiên tư, “những người thông minh”, theo định nghĩa của nó, sẽ luôn chiếm

32

Page 33: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

thiểu số vì bản chất so sánh của định nghĩa này.

Lập luận của Madison cho rằng: chỉ có 2 cách làm được điều này:

1) Phải làm thé nào để ngăn cản sự xuất hiện của một quyền lợi và tâm

trạng ở số đông;

2) Nếu một đa số có chung quyền lợi và tâm trạng thì phải làm cho (chia

cắt về số lượng và vị trí ) theo cách khiến đa số đó không thể phối hợp và tạo

ra sự áp đặt của mình.

Khi xem xét về phe phái đa số như vậy, ông cũng đã để ý đến cả chuẩn

mực đạo đức và tôn giáo như các cơ chế tự kiểm soát. Sự tự kiểm soát như

vậy, theo ông, là không đủ trong những thời điểm đặc biệt, khi có sự bốc đồng

của đa số lại gặp thời điểm thuận lợi. Khả năng này, ông cho rằng thường

xảy ra trong các cộng đồng dân chủ thuần nhất (pure democracy) – tức một

dân chủ trực tiếp trong cộng đồng ít người.

Trong một nước cộng hòa, (republic được ông hàm ý là nước có nền dân

chủ dại diện), có hai đặc điểm quan trọng khác biệt nổi lên:

i – Sự ủy quyền cho một nhóm nhỏ được bầu lên bởi tòan thể dân chúng;

ii – Số lượng công dân nhiều hơn cũng như lãnh thổ rộng hơn .

Đặc điểm thứ nhất có thể dẫn đến hai hệ quả tích cực hay tiêu cực: 1)

Tích cực: các nhóm nhỏ này có thể có các kiến thức và sự thông tuệ làm cho

các quan điểm của dân chúng trở nên rõ ràng và đúng đắn hơn, xác định tốt

hơn các lợi ích chung của cộng đồng, và nếu họ là những người yêu nước và

công bằng, sẽ không chịu bỏ qua các lợi ích cộng đồng đó vì các lợi ích nhóm

hay các xem xét ngắn hạn, thiển cận khác. 2) Tiêu cực: nhóm này cũng có thể

dùng các thủ đọan để được bầu lên, chiếm lấy quyền lực và sau đó lợi dụng

quyền lực, phản bội các lợi ích chung.

Vậy bài tóan được ông đặt ra là một đất nước như thế nào thì sẽ khiến

việc bầu cử có thể chọn được đúng những người dại diện mình. Các lập luận

của ông tất nhiên gắn liền với các tranh luận chính trị thực tiễn lúc đó về việc

33

Page 34: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

cần thành lập chính phủ liên bang hay không và nếu có, liên bang đó cần được

thiét kế như thé nào. Tuy nhiên, trong quá trình lập luận, Madison cũng đưa

ra các nhận xét lý thuyết tinh tế cần tham khảo.

Thứ nhất, ông cho rằng dù đất nước có bé đến đâu thì số lượng những

người đại diện cũng không nên ít hơn một con số nhất định. Ngược lại, dù đất

nước có lớn đến đâu, số lượng này cũng không nên vượt quá giới hạn nhất

định. Do vậy, sẽ không có sự tỷ lệ thuận giữa quy mô dân số và quy mô nghị

viện. Tỷ lệ người đại diện/số dân có ý nghĩa quan trọng là cho thấy sự gắn bó

hay xa cách dân chúng của người được bầu. Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa người

đại diện sẽ do một số ít người hơn bầu (trong một không gian hẹp hoen), và vì

vậy chịu ảnh hưởng lớn hơn bởi dân chúng. Và ngược lại, nếu tỷ lệ đó thấp,

người dại diện sẽ xa cách dân chúng, có thẻ không đáp ứng các quyền lợi của

họ. Như vậy, sự tối ưu được nằm đâu đó ở giữa vì hai lý do: 1) Thứ nhất với

khu vực bầu cử dủ lớn, khả năng lựa chọn được đúng người đại diện sẽ dễ

hơn; 2) Người đại diện cũng sẽ đáp ứng được tốt sự hài hòa giữa lợi ích của

tòan quốc với lợi ích địa phương. Đây là lý do quan trọng để ông cho rằng

hiến pháp liên bang chính đã đáp ứng được các yêu cầu này, và là sự tối ưu

cần có.

Đặc điểm thứ hai - Số lượng công dân nhiều hơn cũng như lãnh thổ rộng

hơn – của nước công hòa cũng có lợi cho việc lựa chọn được các đại biểu

xứng đáng. Với qui mô dân số và lãnh thổ như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc

phát triển của nhiều đảng với sự đa dạng về lợi ích trong nhiều khu vực bầu

cử. Đây chính là yếu tố sẽ ngăn cản sự hình thành các phe phái, đặc biệt là

phe phái đa số (như đã định nghĩa ở trên – tức các nhóm chỉ vì lợi ích cục bộ,

không vì lợi ích cộng đồng). Hơn nữa, trong trường hợp số đông có thể có

cùng động cơ, hay tâm trạng (và vì vậy có tiềm năng tạo thành phe phái đa

số), sự phân tán của các khu vực cử tri và sự trải rộng của lãnh thổ cũng làm

suy giảm khả năng trở thành hiện thực của nó.

Tóm lại, có thể thấy ý tưởng cơ bản cho một HTCT vận hành tốt của

34

Page 35: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Madison là HTCT đó được bầu lên bởi dân chúng (kiểm soát sự chuyên

quyền của phe phái thiểu số) nhưng các quyết định của chính phủ có thể bị

phủ quyết bởi các nhóm thiểu số với quy mô nhất định (kiểm sóat sự chuyên

quyền của phe phái đa số).

Ý tưởng này chúng ta có thẻ thấy hiện diện trong nhiều HTCT (Ví dụ

như các qui định phải có đa số áp đảo, trên 2/3 hoặc ¾, mới thông qua một số

điều luật). Tuy nhiên, cũng có thể thấy một điểm yếu của nó là nếu bản thân

HTCT đã có lợi cho một nhóm thiểu số, làm thiết hại đến các lợi ích cộng

đồng và đa số còn lại, thì việc nắm quyền phủ quyết như vậy cũng đồng nghĩa

với việc duy trì nguyên trạng tức duy trì lợi thế của nhóm nhỏ đó. Tức dẫn

đến sự mất dân chủ trong một HTCT được vận hành theo các luật, các thể

thức [có vẻ] dân chủ (ví dụ như quyết định bằng bỏ phiếu kín).

Đây tất nhiên là cuộc tranh luận lớn giữa các nhà nghiên cứu, đặc biệt

giữa hai trường phái theo CNXH và chủ nghĩa tự do. Cũng ngay từ một ví dụ

này, có thẻ thấy, các cuộc tranh luận về HTCT (tính dân chủ, hiẹu quả v.v.),

nếu chỉ thuần túy lý thuyết (tức không tính đến nguyên trạng hiện trạng thực

tế của HTCT tại thời điểm đó, cũng như các quỹ đạo có thể phát triển từ điểm

khởi đầu này) sẽ không có kết cục. Điều này cũng nói lên khi lập luận về các

giá trị (mục tiêu mà HTCT cần đạt), sự so sánh với chính bản thân HTCT đó

(tức so sánh với nguyên trạng) là quan trọng hơn việc so sánh với các hệ

thống khác. Tất nhiên, việc so sánh lịch đại như vậy, đòi hỏi trước hết một

giá trị căn bản mà mọi HTCT cần có: đó là tính tôn trọng khoa học, sự duy lý

của hệ thống. Chỉ khi này, sự tranh luận về dân chủ hơn, tự do hơn, hạnh

phúc hơn …mới có cơ sở cả về mặt khoa học, và cả về sự đồng thuận xã hội

trong dài hạn. Đây là giá trị chung phổ quát mà mọi hệ tư tưởng đều hướng

tới, dù là tả hay hữu.

Một điểm yếu khác trong ý tưởng của Madison là liệu có phải mọi nhóm

xã hội (dù có quy mô đạt mức độ nói trên) đều xứng dáng được nhận quyền

phủ quyết ? Đối với các nhóm vị thành niên, mất khả năng tư duy độc lập

35

Page 36: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

v.v. điều này đã rõ. Các nhóm tội phạm cũng vậy, dù họ là các người trưởng

thành, v.v. . Không có nước nào để cho họ có quyền phủ quyết như vậy (hạn

chế bằng việc lập ra các quy định về tư cách cử tri, tư cách ứng cử viên, nghị

sỹ v.v.).

Sự tương tác giữa con người và thể chế chính trị:

Madison là một nhà hoạt động chính trị nên các nghiên cứu mà ông

hướng tới có một chủ đích thực tiễn rõ ràng: đó là thuyết phục được những

người bất đồng chính kiến, thuyết phục được các cử tri và đặc biết, thuyết

phục các nhân vật có tiếng nói trọng lượng trong việc lập hiến. Có lẽ đây là

một nguyên nhân khiến ông không đề cập đến nhiều vấn đề như nhiều nhà

nghiên cứu có tính kinh viện khác. Sự tương tác giữa con người và thể chế

chính trị co thể được ngầm ẩn ngay trong các lập luận của ông: đó là tạo ra cơ

chế để con người có thể tự làm chủ được chính mình, được tự do phát triển

mà không bị cản trở bởi các lợi ích và dục vọng có tính tư lợi.

3.2.MILLS

John Stuart Mills (1806-1873) có thể được coi là người đại diện chính

cho trường phái theo chủ nghĩa ích dụng (CNID, utilitarianism), vì ông đã

tiếp nối và làm rõ hệ thống lập luận của trường phái này từ Bentham và từ

chính cha ông – James Mills. Về căn bản, CNID lập luận rằng mọi hành

động của con người đều phải hướng tới việc mang lại tối đa hạnh phúc (tức sự

thỏa mãn các nhu cầu) cho tối đa số người.

Quan niệm về con người chính trị:

Một trong các quan niệm nền tảng của ông là việc coi con người luôn có

mục đích tối hậu là tìm cách làm cho mình hạnh phúc hơn. Tự do chính trị,

cũng như nhiều giá trị khác như công bằng, bình đẳng, v.v.. xét cho cùng đều

phải đưa lại hạnh phúc – tức là làm cho người ta “sung sướng”. Và nếu xét từ

36

Page 37: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

góc độ “hạnh phúc”như vậy, các giá trị vật thể hay phi vật thể đều có thể so

sánh với nhau. Tự do, do vậy cũng đã là một giá trị tự thân, như các sản

phẩm vật thể khác, vì đều mang lại hạnh phúc. Hơn thế nữa, tính chất và mức

độ hạnh phúc của một giá trị nào đó đối với một cá nhân lại chỉ có chính bản

thân người đó biết. Những người khác chỉ có thể phỏng đóan qua quan sát

các biểu hiện của hành vi. Một trong các biểu hiện quan trọng đó là sự lựa

chọn cá nhân. Sự lựa chọn giữa A và B là biểu hiện của việc xếp loại mức độ

hạnh phúc mà A và B mang lại cho chủ thể lựa chọn. Tức mọi hành động của

con người đều khuynh hướng mang lại tối đa hạnh phúc cho họ. Để đạt được

sự tối đa hóa đó, con người luôn tính tóan duy lý. Tuy vậy, như ông khẳng

định “loài người không phải là thánh thần không bao giờ sai lầm; chân lý của

họ phần nhiều chỉ là các chân-lý-một-nửa” (tr. 131, Mill, 2005). Chính sự

không hòan hảo của lý tính đó và đi cùng với khuynh hướng tối đa hóa hạnh

phúc của mình là hạt nhân trong các lập luận ông về các nguyên tắc nền tảng

trong thiết kế các mô hình HTCT.

Tính duy lý và sự vươn tới hạnh phúc cá nhân là hai điều nền tảng trong

phát biểu của ông về bản chất tự hòan thiện của con người:

“Bản chất con người không phải là cái máy được chế tạo ra theo khuôn

mẫu và nhằm làm đúng một công việc định trước, mà nó giống như cái cây

cần được lớn lên và phát triển ra mọi phía tùy theo khuynh hướng sức mạnh

bên trong nó, cái sức mạnh làm cho nó là một sinh vật” (tr. 137, sđ d).

Cái bản chất đó là một bản chất đang thay đổi, tự hòan thiện, có tính cá

nhân độc đáo, tức là một quá trình. Do vậy, “điều quan trọng không phải chỉ

là con người làm cái gì mà còn là cung cách họ làm điều đó ra sao”, bởi vì

chính cái cung cách ấy làm cho bản thân họ hòan thiện và hòan mỹ. Đây là

một lập luận quan trọng và rất sâu sắc vì trong các “tác phẩm được tạo dựng”

do con người, thì tác phẩm quan trọng bậc nhất “ắt phải là bản thân con

người”. Quan điểm coi trọng cả cung cách như vậy, là một quan điểm có ảnh

hưởng lớn tới cách suy nghĩ của ông về HTCT.

37

Page 38: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Quan niệm về thế chế chính trị

Quan niệm nền tảng của ông về HTCT được ông phát biểu rõ ràng: đó là

hệ thống nhằm giới hạn một cách chính đáng các quyền tự do cá nhân. Vì

chủ đề mà ông quan tâm không phải là sự tự do của ý chí mà là tự do xã hội –

sự tự do đã bị ràng buộc khi con người sống trong xã hội. Nói cách khác tác

phẩm quan trọng “Bàn về tự do” (On Liberty) của ông” có thể được đặt tên

đúng hơn là “Bàn về giới hạn của tự do xã hội”. Và câu hỏi lớn nhất mà ông

đặt ra là về tính chính đáng của các sự ép buộc mang tính quyền lực xã hội

đối với cá nhân. Chính từ tính chính đáng này mà chúng ta có thể biết “quyền

uy của xã hội bắt đầu từ chỗ nào” và cùng với nó là “giới hạn đúng đắn cho

chủ quyền của cá nhân đối với bản thân mình” (Tr. 169. sdd). Như vậy, điều

quan trọng nhất ở đây chính là việc phân định phạm vi của quyền lực nhà

nước.

Điểm cốt lõi cho các lập luận về phạm vi này đi từ quan niệm của ông về

con người như đã nêu ở phần trước. Để hạnh phúc, con người trước hết phải

bảo vệ được sự sống của chính mình. Nguyên tắc xuất phát từ quyền tự bảo

vệ của mỗi người là nguyên tắc đầu tiên cho sự lập luận của ông.

Bởi vì theo ông, quyền lực được dùng để cưỡng ép bất kỳ một cá nhân

nào, bất chấp ý chí của người đó, trong xã hội văn minh, chỉ có tính chính

đáng (rightfully) khi nó nhằm mục đích duy nhất là ngăn chặn hành động làm

hại hạnh phúc của các thành viên khác của cộng đồng. Nói cách khác, sự

cưỡng ép với lý do là “bắt buộc như vậy sẽ tốt cho anh” không thể được coi là

chính đáng bởi vì, trong đa số các trường hợp và đối với các cá nhân trưởng

thành bình thường, chính người đó và chỉ có người đó mới biết được hạnh

phúc của bản thân. Ông viết:

“ Sẽ là không chính đáng nếu một người bị cưỡng ép phải làm một điều

với lý do là điều đó sẽ tốt hơn cho anh ta, sẽ làm anh ta hạnh phúc hơn, hay vì

, theo quan điểm của các người khác, làm như vậy sẽ là khôn ngoan và thậm

chí đúng đắn. Những lý do như vậy chỉ có thể được dùng để khuyên can, hay

38

Page 39: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

phân tích lý lẽ, hay thuyết phục, hay năn nỉ anh ta chứ không thể dùng để bẳt

buộc, hay trừng phạt anh ta trong trường hợp anh ta làm khác đi. Sự trừng

phạt chỉ chính đáng nếu chỉ ra được hành động đó của anh ta đã gây tổn hại

cho người khác” (tr 34, Sđd)

Lý lẽ này của ông xuất phát từ quan điểm về tính có ích (tính hữu ích -

utility) phải là tiêu chí quan trọng trong các phán xét đạo đức. Mills cũng

phân tích các trường hợp mà lý luận này không dược áp dụng, như đối với

“trẻ em, hay người còn trẻ hơn tuổi mà pháp luật qui định là đã thành niên”.

Cũng như tất cả các trường hợp khi cá nhân ở trong tình trạng không có khả

năng suy nghĩ chín chắn, và cần có sự bảo vệ, chăm sóc của người khác.

Điều đó cũng đúng cho các xã hội lạc hậu. Và do vậy, theo ông, “sự chuyên

chế (despotism) là phương thức cai trị chính đáng cho những người man rợ

nếu mục tiêu là để cải thiện tình trạng của họ, và các phương tiện được sử

dụng cũng phải được chứng tỏ qua các cải thiện thực sự” (Sđd).

Rõ ràng, từ quan điểm phát triển của xã hội, sự phản bác với lập luận này

xoay quanh vấn đề : “vậy thế nào thì được coi là không còn man rợ ?”. Đây

có thể là một mâu thuẫn lô-gíc lớn của ông, vì không đưa ra được tiêu chí cụ

thể nào hơn là sự suy đóan chủ quan của những người văn minh về những

người man rợ. So với sự suy đóan từ tuổi tác, sự suy đóan này rất kém thuyết

phục, và thậm chí còn biện minh cho sự chiếm đóng thực dân ở các nước

thuộc địa với lý do dương như chính đáng là “khai hóa” các dân tộc man rợ.

Bởi vì dù có vẻ khoa học, “sự chứng tỏ qua các cải thiện thực sự” như ông đòi

hỏi, lại chỉ là “thực sự” theo quan điểm của người đi chuyên chế. Chỉ có dân

tộc và con người trong xã hội đó mới có quyền cho đó là “cải thiện thực sự”

hay không. Và nếu thế, thì yêu cầu về phá bỏ sự chuyên chế cần được xem

xét như thế nào ?

Đối với Mills, tiêu chí để thoát khỏi sự man rợ đó là khả năng suy lý, khi

mà “con người đạt được năng lực tự hòan thiện mình thông qua con đường

thuyết phục và phân tích lý lẽ (persuasion and conviction)” (Sđd). Các quốc

39

Page 40: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

gia mà ông quan tâm (tức các nước phương Tây lúc đó) đã có được năng lực

này từ lâu. Và chính vì vậy, tự do cần là một nguyên tắc trong các xã hội khi

mà con người có thể tự hòan thiện thông qua sự thảo luận bình đẳng và tự do

(free and equal discussion). Đây chính là cung cách để hòan thiện con người.

Trong cung cách đó người ta mới học và trở thành tự do – mà quan trọng nhất

là tự do sử dụng trí tuệ sáng suốt của mình – tức hình thành cái mà ông goi là

“tập quán trí tuệ” (tr 137), dù nó có thể đôi khi chưa hòan thiện, còn tốt hơn là

“tuân theo tập quán một cách mù quáng và máy móc” (Sđ d). Tự do đựơc

chọn lựa những điều không ảnh hưởng tới người khác. Và nếu vậy, tự do tất

yếu dẫn đến sự đa dạng. Ông đồng ý với Humboldt rằng, con người cần

hướng tới “tính cá biệt của năng lực và sự phát triển”, “sự cường tráng cá

nhân và tính đa dạng nhiều mặt”, sự tổ hợp của chúng thành “tính độc đáo”

(tr. 133).

Nguyên tắc để bảo vệ tính đa dạng đó, không xâm phạm tới nó dù bằng

hành động (cưỡng bức, trừng phạt thể xác) hay bằng công luận (phê phán về

đạo đức) là nguyên tắc xét từ hạnh phúc cá nhân. Chính vì vậy, đối với Mills,

mọi chuẩn mực đạo đức, dù có nhiều quan niệm khác nhau, cuối cùng đều

phải làm con người hạnh phúc hơn. Ông cho rằng “ Tính có ích (utility, có

thể dịch là hạnh phúc) là đòi hỏi xét đến cùng của mọi vấn đề về đạo đức”

(Sđd). Sau này, trong tác phẩm Utilitarianism (1963) ông cũng viết “Hành

động là đúng mực tùy theo mức độ mà chúng đưa lại hạnh phúc”, và ngược

lại.

Ông cũng nhận xét rằng “ một người có thể làm hại người khác không

chỉ bằng hành động của mình mà bằng cả sự không hành động của mình”

(Sđd). Mặc dù trong cả 2 trường hợp này, người đó đều có thể bị coi là chịu

trách nhiệm một cách chính đáng vì hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, trong khi bắt

một người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình là điều bắt buộc, là

chuẩn mực thông thường tức là luật lệ (rule), thì việc bắt một người chịu trách

nhiệm về sự không hành động của mình đòi hỏi sự suy xét kỹ càng và chi tiết

40

Page 41: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

hơn, tức phải coi sự cưỡng ép trong những trường hợp này là ngoại lệ

(exception). Trong những trường hợp mà một người không phải chịu trách

nhiệm về sự không hành động của mình trước luật pháp, người đó vẫn còn

phải chịu trách nhịem trước chính lương tri và đạo đức của mình, của các

thành viên khác.

Lập luận về các vấn đề này của ông đã xuất phát từ tự do cá nhân, nhấn

mạnh sự bảo vệ “hạnh phúc cá nhân”, là cái mà chỉ mình người đó cảm thấy.

Đây cũng có thể coi là lập luận về nhà nước tối thiểu – chỉ trong các vấn đề

mà nếu để cho cá nhân quyết định sẽ gây hại cho xã hội, nhà nước mới cần

dùng quyền lực. Tuy vậy, có thể thấy Mills không coi nhẹ trách nhiệm xã hội

của mỗi cá nhân, vì các đề xuất của ông đã bao hàm các yếu tố đó như trên

phân tích.

Trung thành với các nguyên tắc tự do như lập luận ở trên, Mills cho rằng

có những lĩnh vực mà xã hội, cùng lắm, chỉ có các lợi ích gián tiếp. Và do

vậy, các cá nhân cần được tự do trong những lĩnh vực này.

Thứ nhất, đó là lĩnh vực thuộc về hoạt động nội tâm. Lĩnh vực này bao

gồm các vấn đề về tư duy, nhận thức, cảm nhận. Ông cho rằng, cần phải có

“tự do tuyệt đối về quan điểm và tình cảm cá nhân trong mọi vấn đề, dù

chúng có tính khoa học, đạo đức hay thần học, có tính thực nghiệm hay tư

biện”. Tự do trong việc phát biểu và đăng tải các suy nghĩ này có thể phải

theo một nguyên tắc khác, vì chúng có phần nào ảnh hưởng đến người khác.

Nhưng về căn bản, ông cho rằng, chúng gắn chặt với tự do tư duy và khó có

thể tách rời hai loại tự do này trong thực tế.

Thứ hai, con người cũng phải được tự do trong sở thích và đam mê của

mình, trong việc lập kế hoạch của cuộc sống cho phù hợp với cá tính của

mình, được làm các điều dam mê đó nếu chúng không làm hại ai, cho dù

người khác có thể coi đó là quái dị, ngốc ngếch, hay sai lầm.

Thứ ba, cũng từ sự tự do trong sở thích như trên, mỗi người có quyền tự

do liên hợp với nhau một cách tự nguyện, tự do rời bỏ các liên hợp đó.

41

Page 42: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Ba lĩnh vực tư do này được ông coi là tối thiểu . “Không một xã hội nào

được coi là tự do nếu các quyền tự do nói trên không được tôn trọng. Và

không một xã hội nào được coi là tự do hòan tòan, nếu các quyền trên không

được công nhận một cách tuyệt đối và vô điều kiện”. Đây tất nhiên là lý

tưởng về tự do, mà như chúng ta đã thây, còn rất nhiều điều còn phải bàn

luận. Tinh thần chính của Mills có thể được tóm gọn trong kết luận sau:

“Chỉ có một loại tự do xứng đáng với cái tên của mình đó là quyền được

theo đuổi hành phúc của mình theo cách của mình, trong khi không tước bỏ

hoặc làm hại quyền đó của người khác” (Sđd)

Theo cách đó, loại người sẽ đạt được hạnh phúc nhiều hơn là bắt buộc

mỗi người phải sống theo cách mà những người khác coi là tốt.

Trên cơ sở các nguyên tắc khái quát đó về tự do, ông lập luận về 3 điều

kiện để một chính phủ, tức một mô hình HTCT, có thể được coi là sản phẩm

có chủ đích, do con người chủ động tạo ra là:

i) Người dân phải tự nguyện chấp nhận, hoặc cũng không phản đối tới

mức tạo ra các vật cản không thể vượt qua được trong việc thành lập chính

phủ;

ii) Người dân phải muốn và có khả năng làm được các điều cần thiết để

bảo vệ sự tồn tại của chính phủ;

iii) Người dân phải muốn và có khả năng làm được các điều mà chính

phủ đòi hỏi để đạt được các mục tiêu theo chủ đích.

Nói cách khác, chính phủ chỉ là sáng tạo của chúng ta , một khi chúng ta

hiểu rằng nó đòi hỏi không chỉ sự đồng ý đơn giản, mà còn đòi hỏi sự tham

gia tích cực của người dân. Chính phủ cũng không thể hòan tòan lý tưởng,

mà phải “thích hợp với năng lực và phẩm chất của người dân tại thời điểm cụ

thể” (Mills, “Chính phủ đại diện”).

Điểm mấu chốt trong quan niệm này của Mills đó là chính phủ được coi

là do người dân tạo ra chỉ khi nào chính phủ đó khuyến khích sự lựa chọn duy

lý (Tức chính phủ được tạo ra và biến đổi thông qua con đường nhận thức,

42

Page 43: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

thuyết phục, khoa học chứ không phải vì truyền thống, thói quen, bạo lực hay

các yếu tố phi khoa học). Và hơn hết, chính phủ thúc đẩy sự tự hòan thiện

của công dân và , do vậy, sự hòan thiện của chính mình. Nếu vậy, các mụ

tiêu mà chính phủ đó theo đuổi và cung cách theo đuổi chúng đều quan trọng

xét từ góc độ này.

Vậy tiêu chuẩn của một hình thức chính phủ tốt là gì ? Và từ các tiêu

chuẩn đó, có thể rút ra được cách tổ chức chính phủ trong thực tiễn như thế

nào?

Để trả lời các câu hỏi này, ông đi từ việc tìm hiểu chức năng của chính

phủ. Bằng việc phân tích các chức năng cổ điển như đảm bảo “sự trật tự” và

“sự tiến bộ”, ông chỉ ra một kêt luận quan trọng là các chức năng đó, cũng

như sự tốt hay xấu của chính phủ phải tính đến “các phẩm chất của những

người trong xã hội mà chính phủ đó cai trị”. Việc thiết kế hệ thống xét xử

chẳng hạn, nếu những người dân đều nói dối khi làm chứng, và nhận hối lộ

khi là thẩm phán; hay những người trung thực, công bằng lại khinh ghét chính

trị đến mức không chịu ra làm quan tòa thì liệu các luật lệ đang tồn tại có là

tốt nhất ? Ngay cả trong việc lựa chọn chính phủ dại diện cũng vậy. Ông đặt

câu hỏi: nếu người dân có “đặc tính” là chỉ bầu những người chi nhiều tiền,

chứ không phải là những người đại diện xứng đáng, thì liệu hình thức chính

phủ đại diện có phải là hình thức tốt ?

Nói cách khác, ông đã đề cập đến bản chất vị kỷ của con người. Ông

cho rằng chừng nào mà đa số người dân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân,

không quan tâm đến phần trách nhiệm của họ trong lợi ích chung, không thể

có một chính phủ tốt. 3(Sđd).

Chính vì vậy mà tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để một chính

phủ là tốt chính là chính phủ đó có thúc đẩy được “lòng cao thượng và trí

thông minh” (Virtue and intelligence). Tổng quát hơn, mọi thể chế chính trị 3 Nguyên văn: Whenever the general disposition of the people is such that each individual regards

those only of his interests which are selfish, and does not dwell on, or concern himself for, his share of the

general interest, in such a state of things good government is impossible

43

Page 44: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

trước hết cần được xem xét về việc chúng đã làm được đến đâu việc thúc đẩy,

tôn vinh đạo đức, trí tuệ và tính tích cực của từng thành viên và của cộng

đồng (moral, intellectual, and active).

Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn thứ hai của một chính phủ tốt đó là phẩm chất

của các công cụ cai trị, tức việc thiết kế các thể chế chính trị một cách phù

hợp nhất, để có thể sử dụng được đầy đủ các phẩm chất hiện có trong từng

người dân và trong cả cộng đồng.

Hai chức năng cơ bản này, theo ông, có liên quan chặt chẽ với nhau

nhưng rõ ràng có sự khác biệt quan trọng. Với chức năng thứ nhất, ông ví

hoạt động của chính phủ như một cơ quan giáo dục quốc gia (agency of

national education). Còn với chức năng thứ hai, chính phủ được ví như “thể

chế để giải quyết các công việc của cộng đồng với trình độ giáo dục đã có”

(arrangements for conducting the collective affairs of the community in the

state of education in which they already are).

Điều quan trọng, như ông nhận xét, sự khác biệt giữa các nước, giữa các

nền văn hóa trong vấn đề thứ hai là không nhiều vì tính kỹ thuật của nó. Nói

cách khác, dù mục đích có thể khác nhau, việc tổ chức bộ máy để đạt dược

mục đích đó một cách hiệu quả là tương đối giống nhau.

Với lập luận như vậy, Mills tiến tới việc chứng minh rằng hình thức

chính phủ tốt nhất chỉ có thể là một trong các hình thức của chính phủ đại

diện (Representative government), là chính phủ có hai đặc tính: i) Do đa số

nhân dân lập ra hay bãi miễn; ii) Có thời hạn.

Với các điều kiện mà các quốc gia phương Tây hồi đó đã đạt được, ông

cho rằng:

“Không khó để chỉ ra rằng về lý thuyết hình thức tốt nhất của chính phủ

là hình thức mà trong đó, chủ quyền, hay quyền lực kiểm soát cuối cùng

thuộc về tòan bộ cộng đồng; mỗi công dân không những có tiếng nói trong

việc thực hiện chủ quyền tối tối hậu đó, mà còn phải tham gia thực sự, nếu

không thường xuyên thì ít nhất cũng là trong những trường hợp nhất định, vào

44

Page 45: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

chính phủ, bằng cách thực hiện một vài chức năng công cộng, của địa phương

hay tòan quốc”4

Có thể nhận thấy điểm mấu chốt trong quan niệm của ông về chính phủ

đại diện như vậy không chỉ đơn thuần là người dân có “quyền lực tối hậu” mà

người dân cũng phải có “trách nhiệm xã hội tối hậu”, vì thông qua việc thực

hiện các trách nhiệm đó, không những chính phủ thực hiện được chức năng

công cộng mà chính phủ còn có thông tin về mức độ “hạnh phúc” của cá nhân

và cộng đồng, cũng như giáo dục và hòan thiện được các phẩm chất công dân

cần thiết để có một chính phủ tốt hơn. Khái niệm về chính phủ, tức cũng về

HTCT, của ông như vậy đã bao hàm tính động - tính quá trình. Nói cách

khác, nhấn mạnh vào khả năng “tốt hơn”, vào quỹ đạo của nó hơn là vào các

điểm riêng biệt trên quỹ đạo đó. Trên cơ sở này, Mills đã triển khai các ý

tưởng cụ thể hơn về các chức năng của các “cơ quan đại diện” (representative

bodies) như sau:

Hiến pháp: Xuất phát từ “quyền lực tối hậu” và tính gián đọan của nó

(ủy nhiệm có kỳ hạn cho các cơ quan đại diện), Mills nhận thấy điểm quan

trọng nhất của hiến pháp không phải là việc qui định thành văn quyền lực tối

hậu đó. Phân tích các luật hiến pháp của Anh, ông nhận xét rằng chính những

chuẩn mực đạo đức chính trị (the political morality) là các nguyên tắc không

thành văn của hiến pháp, là nên tảng của hiến pháp. Nếu chuẩn mực chính trị

đó là quyền lực của nhân dân, thì hiến pháp, dù không phân chia quyền lực

một cách cân bằng, vẫn sẽ ổn định, một khi hiến pháp phân cho các thành

phần dân túy hơn (popular elemént – cần hiểu theo nghĩa: các thành phần

càng trực tiếp do dân lập nên càng dân túy hơn) một lượng quyền lớn hơn các

thành phần khác.

Bởi vì, trong mọi hiến pháp, kể cả những hiến pháp về mặt danh nghĩa là

4 There is no difficulty in showing that the ideally best form of government is that in which the sovereignty, or supreme controlling power in the last resort, is vested in the entire aggregate of the community; every citizen not only having a voice in the exercise of that ultimate sovereignty, but being, at least occasionally, called on to take an actual part in the government, by the personal discharge of some public function, local or general.

45

Page 46: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

phân ra 3 quyền ngang nhau, bao giờ cũng có một quyền lực nổi trội hơn, với

ý nghĩa là quyền lực đó sẽ thắng trong cuộc đấu đến cùng với các quyền lực

khác. Sự thắng lợi đó, không phải là do tính “hợp pháp” mà do tính “hợp lệ”

tức hợp chuẩn mực đạo đức chính trị của xã hội. Chuẩn mực đó, trong các xã

hội hiện đại, là quyền lực thuộc về người dân, dân chủ. Đây là ý tưởng quan

trọng nằm dưới nhiều HTCT phương tây. Các mô hình dân chủ khác nhau

cũng đều theo nguyên tắc “dân túy” này về tinh thần (Tham khảo thêm các đề

tài về HTCT của Anh: quyền lực danh nghĩa của Nữ hoàng là lớn nhưng sẽ

chỉ được thi hành khi có sự đồng ý của Hạ viện. Và của Mỹ: tổng thống do

dân bầu trực tiếp, nên nghị viện không thể phế truất). Như vậy, những người

đại diện cho dân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước dân phải nắm được quyền

lực trội hơn (theo nghĩa như trên) là nguyên tắc quan trọng nhất. Các quyền

lực được ủy cho các cơ quan không do dân trực tiếp bầu ra, theo Mills, cần

được coi như là các cơ chế ngăn ngừa các sai lầm của quyền lực trội hơn nói

trên.5

Tuy vậy, vấn đề đặt ra trong thực tế là cơ quan đại diện đó sẽ làm trực

tiếp những chức năng gì ? Lập lụan vè vấn đề này của Mills cũng dựa trên

việc tách vấn đề kỹ thuật (quản lý) với vấn đề đại diện (lợi ích). Do vậy, ông

cũng cho rằng: “Thay bằng việc điều hành trực tiếp, là việc rất không thích

hợp, cơ quan của quốc hội nên theo doi và kiểm soát chính phủ: soi sáng các

hành động của chíh phủ; bắt chính phủ phải báo cáo và giải thích mọi hành

động bị nghi ngờ bởi bất kỳ ai; phê phán nếu chính phủ bị phát hiện là đáng

lên án, và phế truất, lựa chọn người thay thế khi các thành viên chính phủ lợi

dụng tín nhiệm, hay làm những việc theo một cung cách mâu thuẫn với

chuẩn mực thông thường của dân tộc”.

Sự tương tác giữa con người và thể chế chính trị:

Sự xây dựng đạo đức và tính duy lý là hai điểm mấu chốt làm nên sự

5 Nguyên văn: the powers which it leaves in hands not directly accountable to the people can only be considered as precautions which the ruling power is willing should be taken against its own errors

46

Page 47: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

phát triển của xã hội, làm nên sự biến đổi của thể chế. Chính trình độ và tính

chất của hai đặc điểm này quyết định sự chuyên chế hay sự tự do là cần thiết

và có ích. (tập quán lý tính)

Thể chế cần tạo ra cung cách để con người tự trải nghiệm, tự sử dụng lý

tính là các điểm cốt lõi để phát triển được “nhân cách đặc trưng riêng biệt của

một con người”

47

Page 48: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

4. CHƯƠNG 3 - CÁC QUAN ĐIỂM CỦA VÊI-BƠ,

SKĂM-PET-TƠ, ĐAN (WEBBER, SCHUMPETER

VÀ DAHL)

Ba nhà tư tưởng Max Weber (1864-1920), Joseph Schumpeter (1883-

1950), cùng Dahl (Hiện còn sống) có thể coi là các nhà tư tưởng có những

ảnh hưởng quan trọng trong thời kỳ hiện đại ở các nước phương Tây, khi mà

các điều kiện xã hội có những bước chuyển biến quan trọng không chỉ về

công nghệ, kỹ thuật mà cả các thăng trầm chính trị dồn dập của thế kỷ XX.

Khác với sự lạc quan, tin tưởng gần như tuyệt đối vào khả năng giải

quyết các vấn đề của lý tính như nhiều nhà tư tưởng thế kỷ 18 và 19, các ông

nhìn thấy sự hạn chế căn bản, khó vượt qua mà các phát triển của xã hội hiện

đại đặt ra cho tự do chính trị, cho nền dân chủ, và rộng hơn, là cho sự phát

triển của xã hội văn minh.

Với nghĩa đó, các phân tích về mô hình HTCT trong điều kiện xã hội

hiện đại của 3 ông có thể coi là là một dòng chảy liên tục, nhằm nhìn nhận

một cách tỉnh táo thực tế để phân biệt được cái có thể và cái không thể, phân

biệt được rõ ước muốn và khả năng, từ đó, tránh được các sai lầm trong việc

nhìn nhận và thiết kế HTCT.

4.1.WEBBER

Weber vẫn thường được gọi là “người theo chủ nghĩa tự do tuyệt vọng”.

vì ông luôn bị ám ảnh bởi vấn đề về tự do cá nhân, một lý tưởng tốt đẹp đã

được thai nghén qua bao nhiêu biến động xã hội, trong một thời đại mà sự

phát triển chính trị - kinh tế - xã hội đang làm xói mòn cái bản chất của nền

văn hóa chính trị tự do: tự do lựa chọn và tự do theo đuổi các họat động khác

nhau. Đó là các điều kiện mà nếu nhìn nhận thật khách quan, người ta sẽ đặt

dấu hỏi cho tính thực tiễn của nhiều kỳ vọng tốt đẹp như đã được tung hô.

Cũng là người ủng hộ các giá trị tự do, điều làm ông bi quan có thể xuất

48

Page 49: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

phát từ cách tiếp cận khác các bậc tiền bối của mình. Trước Weber, các nhà

lý luận của chủ nghĩa tự do thường có khuynh hướng đi từ trừu tượng đến cụ

thể: từ các bản chất trừu tượng của con người, và cùng với nó là hình thức lý

tưởng của HTCT, để đến những đặc trưng của các tổ chức chính trị trong hiện

thực. Weber, có lẽ do ảnh hưởng của Marx, lại có khuynh hướng ngược lại: đi

từ việc mô tả - giải thích các hiện tượng thực tế, đặc biệt ở tầm vĩ mô, để đánh

giá tính khả thi của các mô hình chính trị.

a- Nhìn nhận về các phát triển của xã hội hiện đại

Xuất phát điểm đầu tiên của Webber chính là nhìn nhận lại thực trạng xã

hội công nghiệp hiện đại, so sánh hai mô hình CNXH và CNTB trong việc

giải quyết các mâu thuẫn mà xã hội đó đặt ra cho tự do con người với nghĩa

rộng nhất.

Trước hết, Weber thừa nhận mâu thuẫn giai cấp tới mức đối kháng là

điều đã xảy ra trong nhiều giai đọan lịch sử. Hiển nhiên, mối quan hệ tư bản -

công nhân là yếu tố rất quan trọng trong việc giải thích những đặc điểm của

chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Hoen thế, ông cũng cho rằng: giai cấp - trước

tiên và trước hết - là một đặc điểm “khách quan” của các mối quan hệ kinh tế

dựa trên các quan hệ sở hữu, sự hình thành chủ nghĩa tư bản hiện đại là một

quá trình tạo nên một giai cấp công nhân vô sản - những người phải bán sức

lao động cho giới chủ để duy trì cuộc sống của mình. Tuy nhiên, Weber lại

không thừa nhận học thuyết giá trị thặng dư - và vì thế, coi khái niệm “giai

cấp” là không hàm chứa nội dung bóc lột. Theo ông, các giai cấp là những tập

hợp của các cá nhân cùng có chung “những cơ hội sống” trong thị trường lao

động và hàng hóa. Các giai cấp không phải là các nhóm, mặc dầu các họat

động nhóm có thể dựa trên các lợi ích giai cấp. Như vậy, dựa trên các lợi ích

kinh tế, các giai cấp được hình thành bởi chính cái vị trí mà nó chiếm trong

thị phần.

Thứ hai, Ông phản đối việc qui giản vấn đề phân tích mâu thuẫn chi

49

Page 50: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

còn là phân tích giai cấp. Theo ông, các giai cấp chỉ là một khía cạnh của

cuộc đấu tranh quyền lực, và cho dù nó là quan trọng thì cũng không thể là

“động cơ” chính yếu của sự phát triển lịch sử. Và do vậy, Weber cũng không

tin vào tính tất yếu của cuộc cách mạng vô sản.

Thứ ba, Weber coi chủ nghĩa tư bản công nghiệp là một hiện tượng đặc

thù của nền văn minh phương Tây, nền văn minh trọng sự hợp lý. Quá trình

phát triển sản xuất ở phương Tây được ông mô tả về bản chất là quá trình

“duy lý hóa”, mà nội dung chính của nó là áp dụng các thành quả khoa học,

công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất, cũng như trong mọi lĩnh vực họat động của

đời sống xã hội.

Quá trình duy lý hóa như vậy gây ra nhiều biến đổi quan trọng trong

hệ giá trị truyền thống, như các hệ thống niềm tin tôn giáo, chính trị, triết học.

Đây là những hệ thống cung cấp những lý giải về ý nghĩa của cuộc sống, làm

định hướng chung, và do vậy, có thể coi là tiêu chuẩn chung cho sự nhất trị và

biện minh cho tính chính đáng, sự cần thiết của các hành động có tính tập thể.

Trong một thế giới ngày càng bị thống trị bởi các giá trị khoa học, kỹ

thuật, sẽ không còn cái gọi là “quan điểm thế giới” - cái có thể ra lệnh một

cách chính đáng cho sự nhất trí và hành động tập thể. Điều này có nghĩa là:

sẽ không thể có một sự phán quyết tối cao đứng bên ngoài và bên trên sự lựa

chọn cá nhân đối với vấn đề “chúng ta nên theo ai và phụng sự ai”. Sự

chuyển trách nhiệm phán xét cho cá nhân như vậy tạo nên “số phận của một

thời đại được nuôi dưỡng bởi nguồn tri thức duy lý”. Hệ quả của nó, trước

hết là phủ nhận việc có một giá trị khách quan tuyệt đối, đúng cho mọi người;

Sự thống nhất về giá trị đạo lý không còn là điều dễ dàng. Sự tốt-xấu, tính

hợp lý-phi lý luôn được các cá nhân xem xét có phê phán. Sự đa dạng, và

tính cạnh tranh của nó là đặc điểm quan trọng do phát triển nhận thức này.

Do vậy, vấn đề không phải ở chỗ tìm ra và thống nhất với nhau về “thế

nào là tự do, và chính thể phải phát triển cái giá trị tự do đúng cho mọi người

50

Page 51: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

đó như thế nào” như cách xem xét truyền thống, mà quan trọng hơn là tính

thủ tục, cách thức mà chính thể, tức HTCT đó, đối xử với các giá trị khác

nhau như thế nào. Từ đó, một chính thể tự do chính là thúc đẩy tự do trong

“sự cạnh tranh của các giá trị” và “tự do lựa chọn”. Mô hình HTCT là những

sắp đặt thể chế cần thiết cho việc duy trì được nền văn hóa chính trị tự do.

Thứ tư, Một hệ quả quan trọng của quá trình duy lý hóa là sự phát triển

của bộ máy hành chính quản trị. Khác với Marx và Engels, khi các ông chủ

yếu xem xét khu vực dịch vụ công - một bộ phận hành chính của nhà nước,

Weber sử dụng khái niệm này ở diện rộng hơn: cả cho nhà nước, các đảng

chính trị, tổ chức công nghiệp, hiệp hội…

Weber cũng đồng ý với Marx rằng bộ máy hành chính về bản chất, là phi

dân chủ vì giới công chức không bị ràng buộc trách nhiệm với quảng đại quần

chúng. Tuy nhiên, Weber cho rằng, vấn đề về sự thống trị hành chính là trầm

trọng hơn nhiều so với Marx hình dung; và, bản thân việc bành trướng của bộ

máy hành chính cũng không thể giải quyết được vấn đề này. Từ đây, Weber

hoàn toàn bị thuyết phục rằng: nếu như chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng

sản là sự kiểm soát trực tiếp và bình đẳng tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị,

xã hội bởi tất cả mọi công dân, thì, đó quả là những học thuyết quá ngây thơ

và sai lầm nguy hiểm.

b- Các biến đổi tương ứng trong HTCT – nền hành chính chuyên nghiệp

Từ cách nhìn nhận về các đặc điểm như trên, ông chỉ ra sự tồn tại của một bộ

máy hành chính tập trung hóa, tách biệt khỏi các thành viên của cộng đồng,

có lẽ là tất yếu kỹ thuật. Chính qui mô, tính phức tạp và tính đa dạng của các

tổ chức xã hội như trong thực tế làm cho sự quyết định trực tiếp của mọi

thành viên về các vấn đề chung - nền dân chủ trực tiếp - là điều ngoại lệ, hơn

là một mô hình tổng quát của đời sống chính trị.

Chính sự làm rõ tính tất yếu kỹ thuật này mà ông đi đến kết luận rằng sẽ

51

Page 52: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

là sai khi không phân biệt rõ hai mặt chính trị (lơi ích giai cấp) và hành chính

(chuyên môn kỹ thuật) của nhà nước. Và vì muốn tiêu diệt bản chất giai cấp

của nhà nước, tức nhà nước-giai cấp, người ta lại tiêu diệt luôn cả công cụ để

tiến tới mục đích đó, tức nhà nước-hành chính.

Từ sự duy lý hóa, HTCT với tư cách là hệ thống quyền lực cũng phải

thay đổi điểm tựa chính của mình. Nguyên nhân chính, theo ông, là ngày nay,

con người không còn tuân thủ thứ quyền lực chỉ dựa trên thói quen, truyền

thống hoặc sự hấp dẫn cá nhân của các nhà lãnh đạo, mà chủ yếu là dựa trên

niềm tin vào tính hợp lý của quyền lực. Sự hợp lý còn phải có ngay trong

phương thức dùng quyền lực, tức tính chính đáng của nhà nước hiện đại phải

chủ yếu được thể chế hóa, và từ đó, “thẩm quyền pháp lý”. Nguyên tắc pháp

quyền là dấu hiệu đầu tiên của sự hợp lý, của các họat động của nhà nước

hiện đại, của tính chính đáng của quyền lực.

Sự tách biệt, và chuyên nghiệp hóa bộ máy hành chính là biến đổi quan

trọng trong điều kiện xã hội hiện đại. Bộ máy hành chính là một thể chế có

thể có từ sớm nhất. Mặc dầu bộ máy này là phần thiết yếu của mọi nhà nước,

nhưng “chỉ có phương Tây mới biết đến nhà nước trong cái qui mô hiện đại

của nó, với một nền hành chính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa và pháp luật

dựa trên khái niệm về quyền công dân.”. Bộ máy hành chính đã có từ thời cổ

đại ở phương Đông, nhưng nó chưa bao giờ có chức năng tự phát triển một

cách có hệ thống.

Tương ứng với các thay đổi trên, mô hình HTCT cũng có những thay đổi

quan trọng, mà trước hết, thay đổi về vai trò của nghị viện. Ông một lần nữa

lại nhấn mạnh tính tất yếu của chuyên nghiệp hóa (biểu hiện của duy lý hóa)

các hoạt động chính trị.

Với sự mở rộng quyền bầu cử đại chúng, việc hình thành các hiệp hội

chính trị là điều tất yếu. Các hiệp hội này luôn nỗ lực để trở thành các tổ chức

chính trị đại diện.. Như Weber đã nói, trong tất cả các cộng đồng rộng lớn

52

Page 53: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

hơn một địa hạt nông thôn nhỏ bé, một tổ chức chính trị “tất yếu phải được

điều hành bởi những con người thực sự quan tâm đến chính trị… trong các

khu vực cử tri rộng lớn, khó có thể hình dung các cuộc bầu cử có thể vận

hành như thế nào nếu thiếu các nhà họat động chính trị chuyên nghiệp. Trong

thực tế, điều này có nghĩa là: trong khối cử tri sẽ bị phân chia thành hai nhóm,

nhóm tích cực và nhóm thụ động về mặt chính trị.”6

Tính đa nguyên của các lực lượng xã hội luôn dẫn đến sự ganh đua quyết

liệt để tranh giành ảnh hưởng đối với các vấn đề công cộng. Để huy động các

nguồn lực, tuyển mộ nhân lực, và thu hút, thuyết phục quần chúng, các lực

lượng xã hội ngày càng trở nên phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của các

nhà họat động chính trị chuyên nghiệp trong bộ máy chuyên nghiệp của họ.

Và để họat động có hiệu quả, bộ máy này trở nên có tính hành chính chuyên

nghiệp. Các đảng chính trị có thể hướng đến mục tiêu hiện thực hóa các

nguyên tắc chính trị “lý tưởng”, nhưng họ chỉ có thể làm điều này khi dựa

trên các chiến lược có tính hệ thống để giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử;

nếu không, họ chỉ là con số không vô nghĩa.

Theo xu hướng này, các đảng chính trị đã chuyển hóa thành công cụ để

tranh cử và thắng cử. Chính sự thay đổi này đã đem lại những thay đổi không

thể đảo ngược về bản chất của nền chính trị nghị viện.

Nếu có một giai đoạn nào đó nghị viện đã từng là “trung tâm cho các

tranh luận” thì giờ đây nó không còn được khẳng định một cách đầy tin tưởng

như vậy. Trong sự tương phản với quan điểm của những người như J.S.Mill,

Weber lập luận rằng: sự mở rộng các quyền cử tri và sự phát triển của nền

chính trị đảng phái đã làm xói mòn quan điểm tự do cổ điển về nghị viện với

tư cách là nơi chính sách quốc gia được quyết định bởi các tranh luận duy lý

và được định hướng bởi các lợi ích công cộng. Trong khi mà về lý thuyết,

nghị viện là thể chế hợp pháp duy nhất có chức năng làm luật, thì trong thực

tế, nền chính trị đảng phái mới đóng vai trò quyết định. Như vậy, về cơ bản,

6 Politics, tr. 99

53

Page 54: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

quá trình phổ thông đầu phiếu đã làm thay đổi tính năng động của đời sống

chính trị, đặt đảng chính trị vào trung tâm của các họat động chính trị. Bộ

máy các đảng phái đã dẹp sang một bên tất cả những mối liên hệ truyền thống

để trở thành trung tâm của lòng trung thành, thành nền tảng của nền chính trị

quốc gia. Không hiểu được chính trị đảng phái, chúng ta không thể hiểu được

sự vận hành và bản chất của HTCT hiện đại. Sự thay đổi cơ bản có thể tóm

tắt bằng công thức: nghị viện do các đảng thống trị - các đảng do cá nhà lãnh

đạo thống trị - và do vậy, chúng ta có nghịch lý về “nền độc tài do dân bầu”.

Nghịch lý đó chính là kết quả tất yếu của các phát triển xã hội hiện đại, của sự

“hợp lý hóa” các hoạt động xã hội.

Weber coi nền dân chủ đại diện hiện đại chỉ đại diện cho mức độ được

lòng dân của một nhóm tinh hoa chính trị, chứ không pahỉ đại diện thực sự

cho lợi ích của họ. Nói cách khác, các HTCT dân chủ cùng lắm chũng chỉ là

một cơ chế đảm bảo sự lãnh đạo chính trị có hiệu quả. Dù rằng, để tuyển

chọn và nâng cao tính chính đáng của quyền lực, cơ chế dân chủ như vậy là

điều không thể thiếu.

Nói cách khác, Weber coi hệ thống chính trị đại diện là cần thiết không

phải do tính đại diện như nó cần có trong lý thuyết và trong lý tưởng, mà vì

ông cho rằng việc chọn ra các nhà lãnh đạo có khả năng vẫn cần có hệ thống

đó. Cũng như vậy, nghị viện là nơi để sàng lọc và thử thách các nhà chính trị,

chứ không phải là nơi các đại diện của nhân dân tranh luận thực sự về các

chính sách thiết thân cho nhân dân. Tất nhiên, nghị viện vẫn cần thiết cho

việc tạo ra tính cạnh tranh giữa các quan điểm, sự cởi mở và minh bạch trong

cai trị v.v., nhưng các giá trị dân chủ truyền thống không phải là mối bận tâm

chính của nó.

c – Tương lai phát triển

Với các lập luận trên, dễ hiểu quan điểm của ông rằng, trong bất kỳ xã

hội hay thể chế chính trị nào, sự hình thành một bộ máy hành chính chuyên

nghiệp, có kỹ năng là điều tất yếu (chứ không phải là hệ quả của các quan hệ

54

Page 55: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

giai cấp) và là điều kiện để xã hội có thể đạt đến các mục tiêu khác.

Weber lo sợ rằng đời sống chính trị ở cả phương Tây lẫn phương Đông sẽ bị

mắc kẹt bởi hệ thống hành chính chuyên nghiệp - duy lý. Để chống lại điều

này, Weber đã đề cao sức mạnh đối trọng của tư bản tư nhân, hệ thống đảng

cạnh tranh và sự lãnh đạo chính trị hùng mạnh - tất cả đều có thể ngăn chặn

sự thống trị đời sống chính trị bởi giới quan chức không do dân bầu. Đặt vấn

đề theo cách như vậy, những hạn chế trong tư tưởng của Weber hiện ra rõ

ràng: ông đã bỏ qua những luận điểm quan trọng của cả học thuyết dân chủ tự

do lẫn học thuyết Mác-xít. Weber đã đặt dấu nhấn ưu tiên cho quyền lực

chính trị bên trong nhà nước và bên trong giới lãnh đạo thay vì quan tâm đến

sự bất bình đẳng to lớn về quyền lực chính trị và giai cấp. Chính điều này làm

chấm dứt sự cân bằng giữa cái có thể và cái phải là - đặt tất cả đời sống chính

trị đứng trước sự phán xét của các nhà lãnh đạo chính trị “có sức hấp dẫn

quần chúng”. Nếu vậy, Weber đã đi đến rất gần chỗ thừa nhận rằng những đặc

trưng cơ bản của chủ nghĩa tự do cổ điển là không thể duy trì trong thời hiện

đại. Rõ ràng là, trong đời sống chính trị chỉ còn duy nhất một khoảng không

cho những người “leo lên đến đỉnh” để phát triển như là những cá nhân “tự do

và bình đẳng”. Đây có thể coi như là một nhận định “hiện thực” về các xu

hướng chính trị thực tiễn, hoặc cũng có thể xem như là việc đẩy sự phát triển

chính trị và xã hội đến chỗ mà chúng chỉ có thể được phán xét trên những

chuẩn mực lý luận không thích hợp.

Việc giả định rằng sự phát triển của nền hành chính sẽ làm tăng quyền

lực của những người đứng đầu bộ máy này đã đưa Weber đến chỗ sao nhãng

những cách thức mà theo đó những người cấp dưới có thể gia tăng quyền lực

của họ. Trong hệ thống hành chính hiện đại, luôn có một “khoảng rộng mở”

đáng kể cho “những người cấp dưới giành được sự kiểm soát đối với các công

việc của tổ chức (chẳng hạn, họ có thể che dấu hoặc khóa chặt các nguồn

thông tin sống còn đối với việc ra quyết định)”7.7 Giddens, 1979, tr. 147-148

55

Page 56: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Hơn nữa, việc đánh giá thấp sức mạnh của “những người cấp dưới” lại

dẫn Weber đến một khó khăn khác: sự chấp thuận không phê phán của đa số

quần chúng thụ động - vì rõ ràng là họ thiếu tri thức, sự cam kết và can dự

vào đời sống chính trị. Sự giải thích của Weber về vấn đề này có hai nghĩa.

Thứ nhất, có rất ít người vừa có khả năng lại vừa thích thú họat động chính

trị; thứ hai, chỉ có một giới lãnh đạo chính trị có tiềm năng, kết hợp với giới

công chức hành chính và hệ thống nghị viện mới có thể giải quyết các vấn đề

phức tạp của đời sống chính trị hiện đại. Trong cách lập luận này của Weber,

có một số vấn đề cần phải làm sáng tỏ.

Thứ nhất, luận điểm của Weber phụ thuộc một phần vào một quan

điểm mơ hồ về khả nhăng của hệ thống bầu cử chỉ có thể chọn (hoặc loại bỏ)

các nhà lãnh đạo chứ không thể quyết định các chính sách theo giá trị của

chúng. Trên cơ sở nào mà người ta có thể bảo vệ một quan điểm như vậy một

cách thỏa đáng? Nếu như người ta cho rằng các cuộc bầu cử không có khả

năng xác định các vấn đề chính trị quan trọng thì tại sao người ta lại tin rằng

các cuộc bầu cử có thể chọn ra nhà lãnh đạo có năng lực? Thật vậy, sẽ là

không nhất quán và giáo điều nếu cho rằng các cuộc bầu cử có thể chọn ra

nhà lãnh đạo có tiềm năng nhưng điều này chẳng có liên quan gì đến các vấn

đề chính trị cần phải giải quyết.

Thứ hai, quan điểm của Weber cho rằng quần chúng bị tách khỏi

“quyền sở hữu các công cụ hành chính” có thể được diễn giải như là một sự

khẳng định dứt khoát về sự thụ động chính trị của quần chúng. Đường mũi tên

ngắt quãng trong hình 5.1. cho thấy mức độ mà theo đó, sự chia cắt giữa

những người “thụ động” và người “tích cực” chính trị có thể là hệ quả của

việc thiếu vắng những cơ hội thực sự để mọi người có thể tham gia vào đời

sống chính trị chứ không phải là bản tính “thụ động” tự nhiên. Có vô vàn

những bằng chứng cho thấy rằng, đối với nhiều người dân bình thường, cái

khái niệm “chính trị” gợi nên một loại họat động mà người ta cảm thấy nó là

56

Page 57: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

sự tổng hợp của sự hoài nghi, yếu thế và thiếu lòng tin8. Những vấn đề của

nhà nước và chính trị quốc gia không phải là những thứ mà nhiều người hiểu,

hoặc đó cũng chẳng là những mối quan tâm xuyên suốt cuộc đời của nhiều

người. Thường thì, chỉ có những người gần gũi với các trung tâm quyền lực

(hơn tất cả là những người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu) mới là những

người quan tâm và can dự tích cực vào đời sống chính trị. Tuy nhiên, đối với

những người “thụ động” chính trị thì có lẽ chỉ vì họ cảm thấy nó chẳng động

chạm trực tiếp gì đến cuộc sống hàng ngày của họ, hoặc cũng có thể họ cảm

thấy mình quá yếu để có thể ảnh hưởng đến các chu trình chính trị.

Điều đặc biệt có ý nghĩa ở đây là: sự tham gia của quần chúng vào các

quá trình chính trị sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu nó có liên quan đến các vấn đề

ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ, và nếu như quần chúng có được

niềm tin rằng những sự đóng góp của họ vào quá trình chính trị sẽ thực sự có

trọng lượng chứ không bị gạt sang một bên9. Với ý nghĩa này, điều tối quan

trọng là: liệu có khả năng phá vỡ cái vòng luẩn quẩn trong hình 5.1.? Để giảm

thiểu khả năng này, Weber đã quá vội vã từ chối mọi mô hình dân chủ khác,

và đã quá hối hả để chấp nhận sự cạnh tranh giữa các nhóm lãnh đạo tinh hoa

như là cách thức duy nhất mà lịch sử có thể được mở ra cho ý chí của con

người và cho cuộc đấu tranh của các giá trị.

Tính phức tạp và qui mô to lớn của xã hội hiện đại có thể làm cho sự

kiểm soát chính trị tập trung trở thành điều không thể tránh khỏi - đúng như

Weber đã tuyên bố. Những lập luận của Weber về chủ đề này là rất mạnh.

Nhưng điều này không có nghĩa là: hình thức và những hạn chế của mô hình

chính trị tập trung cứ nhất thiết phải là nhận một mẫu hình phát triển không

khoan nhượng của bộ máy hành chính. Sẽ là không thông thái nếu như phủ

nhận tất cả các khía cạnh của quan điểm này, nhưng các hình thức tổ chức tổ

chức xã hội đã phát triển vượt ra xa bên ngoài những gì mà cái “logic hành

8 Held, 1989, phần 49 Pateman, 1970; Mausbridge, 1983

57

Page 58: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

chính” của Weber có thể gợi ra10.

Dù còn nhiều điểm đáng tranh luận, các quan điểm của ông cũng đã có

ảnh hưởng to lớn đối với các phát triển của HTCT cũng như các tư tưởng

chính trị như của Schumpeter và Dahl

4.2. SCHUMPETER

Cũng xuất phát từ quan điểm về những hạn chế do thực tiễn đời sống xã

hội do các lý tưởng, Schumpeter tập trung vào xem xét tính khả thi trong hiện

thực của những kết luận được chấp nhận rộng rãi. Tác phẩm kinh điển của

ông “ Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa xã hội và Nền dân chủ” (1942) đã có ảnh

hưởng to lớn đến sự phát triển của lý thuyết dân chủ trong thời kỳ sau Thế

chiến II, đặc biệt là trong việc xây dựng các nguyên tắc cho Khoa học Chính

trị và Xã hội học (mặc dù ông vốn là nhà kinh tế học, và ông cũng không có

đóng góp gì lớn cho bộ môn này). Từ đó về sau, rất nhiều nhà khoa học xã hội

đã tìm cách khám phá và khuyếch trương các luận điểm căn bản của ông liên

quan đến vấn đề rằng: các nhà lãnh đạo chính trị và các cử tri hành động và

tác động lẫn nhau như thế nào? Sự nhấn mạnh vào tính thực chứng của các

khảo sát, khả năng áp dụng thực tế của chúng là rõ ràng, dù cũng như bất cứ

nhà nghiên cứu nào, ông cũng đưa ra các chuẩn mực – tức các quan điểm

mang tính lý tưởng – của mình.

a- Bản chất con người trong thực tiễn hoạt động chíh trị

Cũng giống như Webber, ông nhìn nhận các nền dân chủ trong thực tế

(chủ yếu là khối các nước TBCN , đặc biệt là hai mô hình Anh và Mỹ) như

một cách thức của thi hành dân chủ, là một phương pháp chính trị tức là một

hệ thống thể chế qui định về cách thức ra các quyết định chính trị. Mà chủ yếu

là cách trao quyền quyết định cho một số cá nhân, khi họ giành được đa số

phiếu của nhân dân11. Đời sống dân chủ không có gì khác hơn là một cuộc

10 Grozier, 1964; Albrow, 1970; Giddens, 197911 Capitalism, tr. 269

58

Page 59: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

đấu tranh giữa các nhà lãnh đạo chính trị nằm trong hệ thống các đảng phái

khác nhau để giành quyền lực. Dân chủ không còn là hình thức của đời sống

chứa đầy sự bình đẳng và điều kiện tốt nhất cho sự phát triển con người, như

nguyên nghĩa của nó. Tuy vậy, ông chỉ ra rằng không nên lầm lẫn giữa mục

tiêu của nền dân chủ với chính bản thân nền dân chủ. Nội dung của những

quyết định là một vấn đề độc lập với hình thức lý tưởng về nền dân chủ. Do

đó, ông viết:

“Dân chủ không (và không thể) có nghĩa là nhân dân thực sự cai trị

theo đúng cái nghĩa đen của từ “nhân dân” và từ “cai trị”. Dân chủ chỉ có

nghĩa là nhân dân có cơ hội để chấp nhận hay từ chối những người cai trị

họ… Theo một nghĩa nào đó, dân chủ có nghĩa là sự cai trị của các nhà chính

trị.”

Nói cách khác, thực chất của nền dân chủ trên thực tế chỉ là khả năng

của các công dân có thể thay thế chính phủ này bằng chính phủ khác, và vì

vậy, có thể tự bảo vệ được mình trước nguy cơ các nhà chính trị tự thoái hóa

thành một lực lượng trơ lỳ. Khi mà các chính phủ bị suy đồi, nền dân chủ là

một cách thức quan trọng nhất để đạt được sự tự bảo vệ đó. Nếu vậy, nền dân

chủ chỉ đạt được mức tối thiểu mà lý tưởng về dân chủ đặt ra trong lịch sử

nhân loại.

Lập luận cho cách nhìn nhận này, ông cũng xuất phát từ cách nhìn nhận

tính chuyên nghiệp cần có của các nhà chính trị, và cùng với nó là các lợi ích

nghề nghiệp của cá nhân nhà chính trị, mà ông ví von một cách trần trụi như

“một doanh nhân buôn bán trong thị trường là phiếu cử tri”. Và chúng ta

không nên mơ hồ với khái niệm dân chủ như “chủ quyền tối thượng” của

nhân dân, quyền quyết định mọi vấn đề của họ. Điều đó thậm chí nguy hiểm

trong xã hội phức tạp hiện đại. Do vậy, cái mà ông đòi phân định là “chủ

quyền nhà nước” với “chủ quyền nhân dân”. Ông tỏ ra bi quan về khả năng

của người dân bình thường trong việc quyết định các vấn đề lớn của xã hội.

59

Page 60: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Ngay cả năng lực chọn lựa khi bỏ phiếu bầu người lãnh đạo cũng bị ông coi là

rất thấp vì cử tri bị xúc cảm chi phối, chứ không phải bầu cử theo sự suy lý.

Hơn thế nữa, ông cũng chỉ ra rằng trong đời sống hiện thực có vô vàn những

hoàn cảnh thông thường mà người dân có rất ít ý thức can dự chính trị, rất ít

tư duy và lại có rất nhiều cảm xúc dành cho những cái gì phi logic. Đó là

những tình huống mà ở đó, bất kỳ “nỗ lực duy lý nào cũng chỉ kích thích tinh

thần động vật”12. Đối với đa số mọi người, các vấn đề chính trị thường nhật

cũng chỉ giống như “thế giới ảo tưởng”.

Quan điểm của ông về bản chất con người bình thường là khá rõ: họ

thiếu các năng lực cần thiết để xử lý các vân đề công cộng trong xã hội hiện

đại, họ phải dựa vào các nhà chính trị chuyên nghiệp. Người dân bình

thường, vì không hoạt động chính trị sẽ không ý thức được trách nhiệm chính

trị và vì vậy họ sẽ lãnh đạm, không có ý thức can dự chính trị thực sự, chỉ cso

khả năng lập luận một cách ngây thơ, đầy cảm tính và ảo tưởng.

Điều đó lột tả hai thực tế trần trụi : thứ nhất, định kiến phi lý và xúc cảm

là những yếu tố thống trị phần lớn những trải nghiệm mà một công dân bình

thường có thể đóng góp cho chính trị; thứ hai, cái gọi là “tinh thần công cộng”

là một thứ vô bổ đối với các nhóm người như các nhà chính trì tư lợi hoặc các

nhóm lợi ích kinh doanh.

b – Mô hình HTCT dựa trên hiện thực

Cũng giống như Marx, Schumpeter nhấn mạnh sự vận động không

ngừng và cái bản chất năng động của CNTB công nghiệp. Từ đó, ông nhấn

mạnh xu hướng thống trị của các tập đoàn (với quy mô lớn chưa từng có) đối

với quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá. Và, cũng giống như Marx, ông

tin rằng sự phát triển của CNTB công nghiệp cuối cùng sẽ dẫn đến việc phá

huỷ nền tảng của chính CNTB - một xã hội dựa trên những mâu thuẫn không

thể giải quyết13. Chủ nghĩa tư bản phương Tây có vẻ như sẽ nhường bước cho

12 Capilatism, tr. 26113 Capitalism, phần II

60

Page 61: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

một trật tự kinh tế mới - bất kể người ta gọi nó bằng cái tên gì - đó sẽ là một

hình thức của CNXH.

Tuy nhiên, Schumpeter là người theo CNXH một cách miễn cưỡng.

CNXH phải được hiểu như là kết quả của hàng chuỗi những sự phát triển xã

hội - về thực chất, đó là một sự dự báo chứ không phải là một lý tưởng đạo

đức. Hơn nữa, CNXH không nhất thiết phải là sự sở hữu xã hội và nhà nước

về tài sản. Chính ở điểm này, Schumpeter không đồng ý với vai trò trung tâm

mà Marx gắn cho vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Ông cho rằng: kỷ

nguyên của phân tích giai cấp là mang tính “thành kiến” và khẩu hiệu “cách

mạng” là hoàn toàn lệch hướng14. Cái yếu tố xác định CNXH chính là mẫu

hình thể chế cho phép nhà nước kiểm soát được hệ thống sản xuất15. Theo

cách diễn giải này, ông cho rằng chủ nghĩa xã hội (với đặc điểm nổi bật là tập

trung quyền lực) là tương hợp với nền dân chủ. Schumpeter khẳng định rằng:

trong chừng mực mà nền dân chủ còn được định nghĩa như là “bầu cử đại

chúng, các đảng phái, nghị viện, nội các và thủ tướng” thì nó vẫn chứng tỏ là

một công cụ thích hợp nhất và thuận tiện nhất để giải quyết các vấn đề chính

trị của hệ thống TBCN hay CNXH16.

Cũng giống như Weber, Schumpeter coi việc áp dụng tư duy duy lý vào

các lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ có tác động mạnh đến bản chất của xã hội

hiện đại. Cũng giống như Weber, ông khẳng định rằng CNTB đã tạo ra vô

vàn những kích thích cho “quá trình duy lý hoá”17. Hơn nữa, ông đồng ý với

Weber rằng, quá trình duy lý hoá là một bộ phận thiết yếu của thế giới hiện

đại - cái sẽ tạo ra sự vô tư và những hoạt động chức năng chuyên nghiệp.

Nhưng ông khác với Weber ở chỗ rằng, không phải CNTB cộng với nền dân

chủ sẽ tạo ra một hạn chế đáng kể cho việc mở rộng quá trình duy lý hoá, mà

14 Capitalism, tr. 14, 57-8, 34615 Capitalism, tr. 16716 Capitalism, tr. 30117 Capitalism, tr. 121-2; Bottomore, 1985, tr. 39-40

61

Page 62: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

chính CNTB sẽ tự bị xói mòn bởi sự tiến bộ không ngừng của các quá trình

“kỹ thuật”.

Sự tăng trưởng của các tập đoàn kinh tế khổng lồ luôn kèm theo sự

bành trướng của các hình thức quản lý hành chính duy lý trong các khu vực

công cũng như tư nhân. Như Schumpeter đã viết:

“Tôi là người không thể hình dung được, trong những điều kiện của xã

hội hiện đại, một tổ chức có tính XHCN dưới bất kỳ hình thức nào ngoài bộ

máy hành chính bao biện khổng lồ. Bất kỳ một khả năng nào khác tôi đều cho

là thất bại ... Điều này không làm sợ hãi bất kỳ ai nếu như họ nhận thấy rằng

việc hành chính hoá đời sống kinh tế (và cả đời sống con người nói chung)

còn lâu mới bị phá bỏ”18.

Bộ máy hành chính là yếu tố cấu thành tất yếu của cả CNXH lẫn

CNTB. CNXH sẽ là một hình thức thành công của việc tổ chức đời sống kinh

tế chỉ trong chừng mực rằng nó sử dụng được “một bộ máy hành chính có

chất lượng, có nền tảng và truyền thống”. Hành chính hoá là nền tảng của

quản lý hiện đại và của nhà nước dân chủ - bất kể nền kinh tế là TBCN hay

XHCN. Khác với Weber, Schumpeter cho rằng bộ máy hành chính như vậy là

hoàn toàn tương hợp với nền dân chủ, và nền dân chủ (về nguyên tắc) là hoàn

toàn nhất quán với hình thức tổ chức XHCN.

Như vậy, những ý tưởng căn bản của Schumpeter về nền dân chủ hiện

đại là như sau:

Thứ nhất, sự xói mòn của các lực lượng thị trường bởi có sự tập trung tư

liệu sản xuất ở quy mô lớn.

Thứ hai, xu hướng ngày càng mạnh của quá trình duy lý hoá và hành

chính hoá mọi quá trình quản lý.

Thứ ba, sự tăng trưởng của quá trình kế hoạch hoá các nguồn lực trong

18 Capitalism, tr. 206

62

Page 63: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

đời sống chính trị và kinh tế.

Thứ tư, tầm quan trọng của cả bộ máy hành chính lẫn các thể chế dân

chủ trong việc điều chỉnh các điều kiện của một nền kinh tế “trung lập”.

Những nghiên cứu có tính lý thuyết này của ông có những gợi ý quan

trọng cho chúng ta trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường nói riêng,

và các quá trình duy lý hóa trong xã hội theo đòi hỏi của nền kinh tế đó.

Mô hình HTCT mà ông đưa ra thường được goi là “chủ nghĩa tinh hoa

cạnh tranh”. Trong mô hình này, sự tham gia của người dân chủ yếu nằm

trong việc lựa chọn nhóm “tinh hoa lãnh đạo” (chứ không phải thảo luận và

đưa ra các chính sách). Nhà lãnh đạo đem lại trật tự và khả năng quản lý tính

phức tạp của đời sống chính trị. Lá phiếu cử tri đem lại sự chính đáng cho các

hành động chính trị tiếp theo. Sự phân công lao động rõ ràng này là điều đáng

khao khát :”các cử tri phải tôn trọng sự phân công lao động giữa bản thân họ

với những người đại diện mà họ bầu ra. Họ không thể rút lại niềm tin của

mình một cách quá dễ dàng giữa các cuộc bầu cử, và họ phải hiểu rằng: ngay

khi họ đã bầu ra một cá nhân lãnh đạo, thì lúc đó, hành động chính trị là công

việc của người được bầu”19. Theo Schumpeter, thảo luận và bỏ phiếu là cách

thức tham gia chính trị duy nhất mở ra đối với các công dân; nền dân chủ sẽ

trở nên hiệu quả nhất khi các nhà lãnh đạo có khả năng xác lập và quyết định

các chính sách mà không bị ảnh hưởng nhiễu loạn bởi “sự thúc hối từ phía sau

lưng” - tức là công luận nhất thời, vốn đầy xúc cảm hơn là lý tính.

Như vậy, ông đã bác bỏ tính hiện thức của “ý chí nhân dân”. Ông cho

rằng “ý chí nhân dân”, “ý chí cử tri” chỉ là một sự kiến tạo xã hội có rất ít cơ

sở độc lập và duy lý. Cái mà người dân trực diện trong đời sống chính trị, về

cơ bản, là cái ý chí chung “đã được tạo ra” chứ không phải là cái ước vọng

“nguyên bản”. Cái gọi là “ý chí chung” của “nền dân chủ cổ điển”, trong đời

sống hiện thực hôm nay, là “sản phẩm chứ không phải là sức mạnh khởi thuỷ

của quá trình chính trị”.19 Capitalism, tr. 295

63

Page 64: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Ngay cả khi được coi như là một cơ chế hình thành sự lãnh đạo, thì nền

dân chủ vẫn ẩn chứa bên trong nó một sự quản lý tồi - cái là kết quả của cuộc

đấu tranh không ngừng để giành lợi thế chính trị và thực thi các chính sách có

lợi về lâu dài cho các nhà chính trị (chẳng hạn, điều hành nền kinh tế sao cho

làm tăng khả năng được tái đắc cử). Những nguy cơ này là hoàn toàn thực tế,

và đó cũng là nguồn sinh ra những khó khăn khác trong đời sống chính trị20.

Tuy nhiên, các vấn đề này có thể bị giảm thiểu nếu có các điều kiện sau đây:

1. Năng lực và phẩm chất của các nhà chính trị ở tầm cao.

2. Sự cạnh tranh giữa các nhà chính trị (và các đảng phái) phải diễn ra

trong một dải tương đối hẹp của các vấn đề chính trị, hạn định bởi

sự nhất trí về định hướng chung của chính sách quốc gia.

3. Một bộ máy hành chính được đào tạo tốt, trợ giúp có hiệu quả cho

các nhà chính trị trong tất cả các khía cạnh của việc hình thành và

thực thi chính sách.

4. Phải tồn tại một sự nhất trí rộng rãi về tác hại của việc không phân

định rõ ràng vai trò của cử tri và của các nhà chính trị, sự phê phán

thái quá về nhà nước trong mọi vấn đề, về các hành vi bạo lực.

5. Có tồn tại sức mạnh văn hoá trong việc khoan dung đối với sự khác

biệt chính kiến.

Năm điều kiện này là nhất quán với các quan điểm cơ bản của ông về

con người và xã hội hiện đại. Schumpeter nhấn mạnh rằng, với 5 điều kiện

như vậy thì nền dân chủ có thể vận hành tốt, song, nó sẽ đổ vỡ nếu các lợi ích

và tư tưởng hệ được khẳng định và theo đuổi một cách cực đoan vì khi đó

chẳng có ai sẵn sàng thoả hiệp. Ông cũng cho rằng, một tình huống như vậy

luôn là những dấu hiệu cho sự chấm dứt của nền chính trị dân chủ.

Lý thuyết dân chủ của Schumpeter đã làm nổi bật nhiều đặc trưng của

các nền dân chủ tự do của phương Tây hiện đại: sự cạnh tranh giữa các đảng 20 Capitalism, tr. 284-9

64

Page 65: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

phải vì quyền lực chính trị; tầm quan trọng của bộ máy hành chính; ý nghĩa

của sự lãnh đạo chính trị; cách thức mà theo đó nền chính trị hiện đại áp dụng

các công nghệ quảng cáo; mặc dù có rất nhiều thông tin, song nhiều cử tri vẫn

hiểu biết rất ít về đời sống chính trị. Những vấn đề này đã trở thành trọng tâm

nghiên cứu của Khoa học chính trị và các KHXH khác trong những năm 50

và 60.

Hiển nhiên, chủ nghĩa bi quan của ông đã gây nhiều tranh cãi trong giới

khoa học. Dù các mô hình hiện thức chưa thể thực hiện được các lý tưởng

dân chủ, điều đó không có nghĩa là các lý tưởng đó sẽ chỉ là ảo tưởng mãi

mãi. Nói cách khác, cái hiện thực mà ông dùng làm cơ sở cho sự suy luận,

tuy đúng nhưng sẽ còn biến đổi, mà mọt trong các động lực làm cho nó biến

đổi lại chính là các ước vọng về dân chủ của con người. Ông đã thất bại trong

việc đưa ra những đánh giá thoả đáng về các dòng lý thuyết khác - những

dòng phê phán hiện thực, chối bỏ hiện trạng và tìm kiếm các khả năng thay

thế.

Mô hình HTCT dựa trên cách nhìn nhận của Webber và Schumpeter có

thể được tóm lược trong ba điểm chính như sau:

1. Nguyên tắc: Là phương pháp để lựa chọn giới tinh hoa chính trị có kỹ

năng và tầm nhìn, có khả năng đưa ra các quyết định lập pháp và hành pháp.

2. Đặc trưng cơ bản:

Chính phủ nghị viện với ngành hành pháp hùng mạnh.

Cạnh tranh giữa các nhà chính trị và các đảng phái.

Sự thống trị nghị viện bởi chính trị đảng phái.

Tập trung quyền lãnh đạo chính trị.

Bộ máy hành chính độc lập, có chuyên môn.

3. Các điều kiện chung:

65

Page 66: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Xã hội công nghiệp.

Mâu thuẫn chính trị, xã hội là tản mạn.

Cử tri có ít thông tin, tri thức và bị định hướng bởi xúc cảm.

Khoan dung chính trị.

Sự xuất hiện các chuyên gia và nhà quản lý kỹ trị.

Sự cạnh tranh giữa các nhà nước vì quyền lực và lợi thế trong hệ thống

quốc tế.

4.3.DAHL

Dahl có thể được coi là nhà kinh điển của chủ nghĩa đa nguyên

(pluralism), là tư tưởng nhấn mạnh tính đa dạng lợi ích của các nhóm trong xã

hội. Cũng như kinh tế học nhấn mạnh vào sự tìm kiếm lợi ích tối đa của các

cá nhân trong hoạt động kinh tế, chủ nghĩa đa nguyên nhấn mạnh vào sự tìm

kiếm lợi ích tối đa của các nhóm trong hoạt động chính trị. Khả năng của

nhóm này ép buộc các nhóm khác theo ý chí của mình là điều căn bản trong

chủ thuyết này, và tất nhiên, vì mỗi nhóm có các nguồn lực và vị trí khác

nhau, khả năng đó cần được xem xét không phải như là sự tập trung mà là

một sự phân bổ quyền lực. Nói cách khác, quyền lực trong xã hội không

phải được xếp cao thấp từ trên xuống dưới, và cũng không có một “trung tâm

quyền lực” để ban bố ra bên ngoài như thuật ngữ này gợi ý, mà thực chất, nó

là một “quá trình thương thuyết bất tận” giữa vô vàn các nhóm đại diện cho

các lợi ích khác nhau. Đây là một quan điểm quan trọng trong cố gằng nhìn

nhận quyền lực một cách thực tế và đáng tin cậy.

a- Sự đa dạng của các nhóm

Mối quan tâm chính của Dahl có nguồn gốc từ xem xét của Madison về

các cách thức để chống lại sự chuyên chế của đám đông thiển cận trong nền

dân chủ đại diện, vì một trong các điều kiên quan trọng nhất là sự đa dạng của

các lợi ích .

66

Page 67: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Khi quan tâm đến việc khám phá vấn đề rằng: ai là người thực sự có

quyền lực và có quyền đối với ai, cái gì - Dahl đã thấy rằng, quyền lực không

có tính qui tụ hay tích luỹ, mà nó được chia xẻ và nuôi dưỡng bởi vô vàn các

nhóm đại diện cho vô vàn lợi ích trong xã hội21. Theo Dahl, tối thiểu thì “lý

thuyết dân chủ là quan tâm đến quá trình mà theo đó các công dân bình

thường thực thi - ở một mức độ khá cao - quyền kiểm soạt các nhà lãnh đạo 22.

Dahl cũng cho rằng, sự kiểm soát này có thể được duy trì nếu có hai cơ chế

căn bản: các cuộc bầu cử định kỳ và sự cạnh tranh giữa các đảng, các nhóm.

Nếu như người ta nắm được những ý nghĩa sâu sắc này thì người ta sẽ thấy sự

khác biết căn bản giữa độc tài và dân chủ.

Ngay khi mà chủ nghĩa tự do đã giành chiến thắng đối với “quyền lực

tuyệt đối”, lại có nhiều nhà tư tưởng tự do lại bắt đầu bày tỏ sự lo ngại về một

thứ quyền lực đang gia tăng của nhân dân. Như phần về Madison và J.S. Mill

đã chỉ ra các lo lắng của họ về những nguy hại mới đối với nền tự do: nguyên

tắc đa số là công cụ của nền dân chủ có thể được dùng để chống lại thiểu số.

Nhưng đối với Dahl, sự lo lắng này không có cơ sở thực tế. Không thể hình

thành sự chuyên chế của đa số vì: các cuộc bầu cử thể hiện sự lựa chọn của

rất nhiều nhóm lợi ích cạnh tranh lẫn nhau, chứ không phải là ý chí và lợi ích

của một nhóm đa số cố định. Hơn nữa, cái mà Dahl gọi là “đa cực”, là tình

huống cạnh tranh mở để giành sự ủng hộ chính trị của một bộ phận lớn dân cư

– tức là sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích - là sự đảm bảo cho nền dân chủ.

Các lập luận trên đây có vẻ không quá đề cao vai trò của các cuộc bầu

cử cũng như hệ thống đảng phái cạnh tranh - với tư cách như là những yếu tố

quan trọng trong việc xác định chính sách. Mặc dù hai yếu tố này vẫn là điều

kiện cần để đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo chính trị sẽ “phải có trách nhiệm,

ở một mức độ nào đó, đối với lợi ích của các công dân”, nhưng chỉ với hai

yếu tố này thôi thì cũng không đủ để đảm bảo sự cân bằng của nền dân chủ.

21 Dahl, 1961

22 Dahl, 1956, tr. 3

67

Page 68: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Sự tồn tại của các nhóm lợi ích với những quy mô và mục tiêu khác nhau mới

là yếu tố cốt lõi tạo ra các điệu kiện đủ.

Theo Dahl, nếu các hệ thống bầu cử cạnh tranh được đặc trưng bởi tính

đa dạng của các nhóm, khác với các cá nhân riêng rẽ, là những chủ thể cảm

nhận được rõ sự đa dạng của các vấn đề chính trị, thì các quyền dân chủ có

thể được bảo vệ để tránh được sự bất bình đẳng chính trị - một sự đảm bảo

vượt ra bên ngoài sự đảm bảo chỉ bởi hiến pháp và pháp luật.

Nói cách khác luận điểm chính của Dahl là sự cai trị của “nhiều nhóm

tinh hoa” là điểm quan trọng trong việc phát triển dân chủ, vì ông cũng nhìn

nhận việc cai trị xã hội hiên đại cần do những người ưu tú có các hiểu biết

thích hợp điều hành. Nếu tính tất yếu kỹ thuật đó lại bị thâu tóm bởi một

nhóm thiểu số tinh hoa cũng dẫn tới mất dân chủ. Giá trị của quá trình dân

chủ nằm ở trong nguyên tắc cai trị bởi “những đối lập thiểu số đa dạng”, hơn

là nằm trong nguyên tắc thiết lập “sự cai trị của đa số”. Rõ ràng ông chia xẻ

với Weber và Schumpeter về Sự hoài nghi của khái niệm “chủ quyền nhân

dân”.

b- HTCT và văn hóa công dân về chính trị

Dahl luôn nhấn mạnh một quan điểm rằng: sự cạnh tranh giữa các nhóm

lợi ích sẽ kiến tạo nên chính sách và xác định bản chất dân chủ của một chế

độ. Khác với Schumpeter - người cho rằng nền chính trị dân chủ được định

hướng tối hậu bởi các tinh hoa cạnh tranh, Dahl lại cho rằng: chính bản hợp

xướng tấu lên bởi các nhóm lợi ích tạo nên sự nhất trí về giá trị và tạo nên

thước đo đời sống chính trị. Đúng là luôn có những nhà chính trị có ảnh

hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị của một quốc gia; tuy vậy, ảnh hưởng đó

chỉ có thể được hiểu đúng nếu đặt nó trong mối quan hệ với văn hoá chính trị

của quốc gia đó. Xã hội càng có mức độ đồng thuận cao thì càng có khả năng

bảo vệ nền dân chủ.

Trong khi Schumpeter cho rằng hệ thống bầu cử cạnh tranh bao hàm một

niềm tin vào tính chính đáng của hệ thống, thì Dahl lại lập luận rằng: lòng tin

68

Page 69: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

đó xuất phát từ những tầng sâu của văn hoá chính trị. Tác phẩm “Văn hoá

công dân” (1963) của Almond và Verba là một trong những công trình nghiên

cứu nổi tiếng nhất trong kho tàng lý luận đa nguyên - một công trình khám

phá trực tiếp vấn đề rằng: liệu các nền văn hoá chính trị phương Tây có ủng

hộ các thể chế dân chủ hay không. Theo Almond và Verba, nếu một chế độ

chính trị muốn tồn tại lâu dài, “nó phải được thừa nhận bởi các công dân với

tư cách như là một hình thức chính phủ thích hợp”23. Theo họ, nền dân chủ,

theo nghĩa này, được thừa nhận bởi cả giới tinh hoa lẫn quần chúng. Họ đi

đến kết luận này từ các dữ kiện thu được qua các công trình nghiên cứu so

sánh.

Tất nhiên, Dahl không phủ nhận tầm quan trọng của thể chế - mà dặc

biệt là sự phân chia và kiểm soát quyền lực bằng hiến pháp và các luật hiến

pháp. Dù các nguyên tắc hiến định là tối quan trọng trong việc xác định

những lợi thế và bất lợi mà các nhóm phải đối diện trong một hệ thống chính

trị, nhưng với tư cách như là điều kiện cho sự vận hành thành công của nền

dân chủ, các nguyên tắc hiến định là “ít quan trọng” hơn nhiều so với các

nguyên tắc “phi hiến định” và sự thực hành dân chủ24. Ông kết luận rằng,

trong chừng mực có sự tồn tại của các điều kiện cần thiết, nền dân chủ sẽ luôn

là “hệ thống tương đối hiệu quả cho việc hình thành sự nhất trí, khuyến khích

sự ôn hoà và duy trì hoà bình xã hội”25.

Dahl không cho rằng quyền lực chính trị được phân chia một cách bình

đẳng; ông thừa nhận rằng, các tổ chức và các thể chế có thể có xu hướng

“chăm sóc cuộc sống của riêng nó” và - như Weber đã dự đoán - tách khỏi

những nguyện vọng và lợi ích của các thành viên của chính nó. Hệ quả là:

chính sách công có thể bị khống chế bởi một vài nhóm lợi ích nào đó có tổ

chức và nguồn lực tốt nhất; hoặc nó cũng có thể bị các thể chế nhà nước điều

khiển; hoặc nó cũng có thể bị giằng co giữa các đối thủ ngay trong khu vực 23 Almond & Verba, 1963, tr. 230

24 Dahl, 1956, tr. 135

25 Dahl, 1956, tr. 151

69

Page 70: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

nhà nước. Quá trình hoạch định chính sách luôn bị ảnh hưởng và hạn định bởi

nhiều yếu tố: sự cạnh tranh chính trị, các chiến lược vận động tranh cử, tri

thức hạn chế, năng lực hạn chế. Quá trình hoạch định chính sách một cách

dân chủ tất yếu sẽ mang tính gia tăng từ từ. Đây là vấn đề chưa được các nhà

lý luận đa nguyên nghiên cứu một cách đầy đủ.

Những lập luận cơ bản như trên của chủ nghĩa đa nguyên rõ ràng không

hướng vào việc làm sáng tỏ được tại sao trong thế giới hiện thực luôn có sự

mất cân bằng mang tính hệ thống về sự phân chia quyền lực, ảnh hưởng và

nguồn lực.

c- Tự do và bình đẳng

Dahl nhìn nhận tự do có mối quan hệ mật thiết với bình đẳng, đặc biệt

bình đẳng về các nguồn lực kinh tế. Trong tác phẩm “Một sự sơ khảo về nền

dân chủ kinh tế” (1985), Dahl chỉ ra rằng có thể tồn tại sự mâu thuẫn nào đó

giữa bình đẳng và tự do, nhưng bình đẳng không làm phương hại đến tự do.

Trong thực tế, thách thức căn bản nhất đối với tự do chính trị lại xuất phát từ

sự bất bình đẳng, hoặc chính từ một kiểu tự do đặc biệt “tự do tích luỹ các

nguồn lực kinh tế vô hạn, và tổ chức các hoạt động kinh tế thành những tập

đoàn có thứ bậc”26. Hệ thống hiện đại của việc sở hữu và kiểm soát các hãng

đều hàm chứa một cách sâu sắc sự tạo ra hàng loạt các hình thức bất bình

đẳng - tất cả đều đe doạ tự do chính trị. Như Dahl chỉ rõ:

“Sở hữu và kiểm soát dẫn đến sự tạo thành những sự khác biệt lớn giữa

các công dân trên nhiều lĩnh vực: của cải, thu nhập, thân phận, kỹ năng,

thông tin, quan hệ với các nhà lãnh đạo chính trị, ... Sau khi tất cả những

khác biệt này đã định hình, chính chúng lại tạo ra sự bất bình đẳng đáng kể

giữa các công dân về khả năng và cơ hội để tham gia một cách bình đẳng vào

việc cai trị nhà nước”27.

Dahl cho rằng: CNTB “tập đoàn” có khuynh hướng “sản sinh ra sự bất

26 Dahl, 1985, tr. 50

27 Dahl, 1985, tr. 55

70

Page 71: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

bình đẳng về kinh tế và xã hội lớn đến mức vi phạm nghiêm trọng đến bình

đẳng chính trị, và vì thế, đến quá trình dân chủ”28. Bản chất của những vi

phạm tự do chính trị này thực ra là vượt ra bên ngoài những tác động trực tiếp

từ sự bất bình đẳng về kinh tế. Các nhà nước đều có những hạn chế về khả

năng hành động theo những cách thức mà các nhóm lợi ích mong muốn.

Những hạn chế này bị đặt ra bởi những yêu cầu của quá trình tích luỹ tư bản

tư nhân - cái sẽ hạn chế một cách có hệ thống những lựa chọn chính sách.

Nếu như người ta muốn có được sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển ổn

định, thì những đòi hỏi cấp bách và khách quan xuất phát từ sở hữu và đầu tư

tư nhân là điều phải được thoả mãn. Nếu như hệ thống kinh tế kiểu này bị đe

doạ, hỗn loạn kinh tế sẽ xảy ra nhanh chóng và tính chính đáng của nhà nước

sẽ bị xói mòn. Để có thể giữ vững quyền lực trong một hệ thống bầu cử dân

chủ tự do, các nhà nước phải hành động để bảo đảm lợi ích và sự thịnh vượng

của khu vực tư nhân. Như Lindblom đã giải thích điều này:

“Bởi vì các chức năng công cộng trong hệ thống thị trường là nằm

trong tay giới kinh doanh, nên hệ quả là: việc làm, giá cả, sản xuất, tăng

trưởng, mức sống, và an sinh kinh tế của mọi người cũng nằm trong tay họ;

Và hệ quả tiếp theo của vấn đề này sẽ là: các quan chức nhà nước cũng sẽ

phải hoạt động y như các nhà kinh doanh vận hành chức năng của mình.

Khủng hoảng, thất nghiệp và các thảm họa kinh tế khác sẽ hạ bệ nhà nước. Vì

vậy, một chức năng căn bản của nhà nước là hãy nhìn vào chính mình y như

một nhà kinh doanh thực thi các nhiệm vụ của mình”29.

Các chính sách của một nhà nước phải tuân thủ một lộ trình chính trị -

ưu ái (tức là nghiêng về) sự phát triển các hãng kinh doanh tư nhân và quyền

lực tập đoàn. Vì thế, lý thuyết dân chủ phải đối diện với một thách thức căn

bản: các nhà chính trị sẽ vô cùng khó khăn trong việc thực hiện những ước

muốn của cử tri: giảm ảnh hưởng đối kháng của CNTB tập đoàn đối với nền

28 Dahl, 1985, tr. 60

29 Lindblom, 1977, tr. 122-3

71

Page 72: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

dân chủ và bình đẳng chính trị. Nền dân chủ đã bị qui định sâu sắc bởi cả một

hệ thống kinh tế - xã hội, trong đó các lợi ích kinh doanh luôn có “vị trí đặc

quyền”. Tự do tồn tại trên nguyên tắc và tự do tồn tại trong thực tế có những

khoảng cách rộng lớn khó vượt qua. Sự gắn kết thực tế với các nguyên tắc

dân chủ chỉ có thể được duy trì nếu như thừa nhận rằng: sự tự trị sẽ không bao

giờ được thực hiện đầy đủ nếu như không có một sự chuyển giao căn bản về

quyền lực của các tập đoàn. Điều này cũng có nghĩa là phải thừa nhận rằng:

sự tự trị phải là quyền tối cao, bên trên cả quyền sở hữu sản xuất30.

Thực hiện tự do chính trị đòi hỏi có sự thiết lập một hệ thống quảng đại

về các hình thức hiệp tác về sở hữu và kiểm soát các thể chế kinh doanh. Điều

này có nghĩa là: sự mở rộng các nguyên tắc dân chủ vào bên trong các hoạt

động kinh tế nói chung31. Điều cần nhấn mạnh ở đây là: theo quan điểm của

những người đa nguyên mới (như Dahl và Lindblom), các nhóm lợi ích không

thể được coi như là các đơn vị bình đẳng, và nhà nước không thể được xem

như là một vị trọng tài trung lập đối với mọi lợi ích. Nói cách khác, các tập

đoàn kinh doanh sản sinh ra ảnh hưởng bất cân xứng đối với nhà nước, và vì

vậy, đối với quá trình và kết quả của nền dân chủ.

Tuy nhiên, những nhà tư tưởng đa nguyên mới nhấn mạnh rằng: sẽ là sai

lầm nếu cho rằng các thể chế dân chủ bị kiểm soát một cách trực tiếp bởi các

nhóm lợi ích có thế lực. Bản thân các nhà chính trị và các quan chức nhà nước

cũng có thể tạo thành một nhóm lợi ích hùng mạnh với mục tiêu là tăng

cường sức mạnh nhà nước hoặc đảm bảo kết quả bầu cử theo ý muốn. Hơn

nữa, chủ nghĩa đa nguyên mới vẫn tiếp tục khẳng định tính ưu việt của nền

dân chủ tự do: các đảng chính trị cạnh tranh, hệ thống bầu cử mở, và các

nhóm lợi ích là những yếu tố có thể tạo nên phẩm chất có trách nhiệm chính

trị của nhà nước ở một mức độ nhất định mà không có một mô hình nào khác

có thể so sánh được.

30 Dahl, 1985, tr. 162

31 Dahl, 1989, phần 22-3

72

Page 73: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Có thể tóm tắt các lập luận về mô hình chủ nghĩa đa nguyên như sau:

CHỦ NGHĨA ĐA NGUYÊN CỔ ĐIỂN CHỦ NGHĨA ĐA NGUYÊN MỚI

Các nguyên tắc:

Vô vàn các nhóm thiểu số kiểm soát nhà nước, tự do chính trị.

Ngăn cản sự đe doạ của các bè phái và nhà nước thiếu trách nhiệm

Đặc trưng chính:

Các quyền công dân, bao gồm mỗi người một là phiếu, tự do tư tưởng và tự

do hiệp hội.

Hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư

pháp và bộ máy hành chính.

Hệ thống bầu cửa cạnh tranh (tối thiểu) là giữa 2 đảng.

Một dải đa dạng của các nhóm lợi

ích (chồng chéo lẫn nhau) tìm kiếm

ảnh hưởng chính trị.

Các nhóm áp lực tích hợp, nhưng

định hướng chính trị nghiêng về

quyền lực tập đoàn

Nhà nước hoà giải và điều chỉnh

giữa các nhu cầu.

Nhà nước và các cơ quan của nó

hình thành và bảo vệ những lợi ích

của chính họ.

Các nguyên tắc pháp quyền ăn sâu

vào nền văn hoá chính trị tích cực

Các nguyên tắc pháp quyền vận

hành trong bối cảnh của nền văn hoá

chính trị đa dạng và một hệ thống bất

bình đẳng sâu sắc về các điều kiện

kinh tế

Các điều kiện chung:

Quyền lực được chia xẻ và nuôi

dưỡng bởi nhiều nhóm lợi ích

Quyền lực bị tranh giành bởi vô vàn

các nhóm.

Các nguồn lực được phân tán rộng

rãi trong toàn xã hội.

Bất bình đẳng kinh tế ngăn cản sự

tham gia chính trị đầy đủ của một bộ

phận dân cư.

73

Page 74: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

Sự đồng thuận về các nguyên tắc

chính trị, chính sách và phạm vi

chính đáng của chính trị.

Sự phân phối sức mạnh kinh tế - xã

hội vừa tạo ra các cơ hội, vừa đặt ra

những hạn chế chính trị.

Sự cân bằng giữa tích cực và thụ

động chính trị đủ để có được sự ổn

định chính trị.

Sự tham gia bất cân xứng trong đời

sống chính trị: nhà nước không hoàn

toàn mở cửa đối với mọi giai tầng.

Bối cảnh quốc tế củng cố thêm các

nguyên tắc đa nguyên và thị trường

tự do.

Trật tự quốc tế được khẳng định bởi

các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và

các nhà nước siêu cường.

74

Page 75: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

5. KẾT LUẬN

Di sản tư tưởng chính trị phương Tây được xem xét trong đề tài này cần

được nhìn nhận ít nhất dưới hai góc độ:

1- Mức độ đáng tin cậy của lập luận

2 - Sự ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển các mô hình HTCT

Đây là hai vấn đề có sự độc lập tương đối, vì như đã biết bản thân độ tin

cậy có tính chủ quan và thậm chí phụ thuộc vào môi trường lịch sử cụ thể. Sự

ảnh hưởng của chúng đương nhiên phản ánh mức độ tin cậy, nhưng mức độ

ảnh hưởng cao không nhất thiết chứng tỏ độ tin cậy cao, mà trước hết, nó

chứng tỏ rằng những nan giải mà các nhà tư tưởng đặt ra cần được tính đến,

cần được chúng ta nghiên cứu và đôi khi, đòi hỏi sự nhìn nhận lại các “chân

lý” đã được rộng rãi chấp nhận. Vấn đề và cách nhìn nhận vấn đề có thể còn

quan trọng hơn là các lời giải của chúng, vì chúng đều thúc đẩy sự tìm tòi, suy

nghĩ và vì vậy, thúc đẩy sự phát triển tri thức của nhân loại. Bản thân sự trái

ngược của các tư tưởng cánh tả và cánh hữu, trong khi cùng có những ảnh

hưởng tòan cầu, là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này.

Các xem xét trong đề tài này mới chỉ là những xem xét bước đầu và rất

phiến diện, thậm chí còn mang những dấu ấn chủ quan của người nghiên cứu.

Đó là điều đương nhiên vì bản thân sự diễn giải về một tư tưởng sẽ có sự khác

nhau giữa các người khác nhau. Mặt khác, không ai dám tự cho mình là đã

hiểu đúng và đủ về tư tưởng của bất kỳ một nhà nghiên cứu nào trong số họ

dù đó là Arix-tốt, Rút-xô, hay Mác. Chúng ta chỉ có thể dựa vào chính chúng

ta trong hành trình tìm kiếm các câu trả lời cho những vấn đề của mình.

Khái quát các tư tưởng dù của một số ít các nhà tư tưởng tiêu biểu cũng

sẽ luôn là sự cắt xén và bóp méo. Sự biện minh cho nó chính là xuất phát từ

các vấn đề của chúng ta. Theo nghĩa đó, có thể tóm lược mấy điểm quan

trọng trong phần này như sau:

1 – Dù còn có khác biệt, các nhà tưởng khá thống nhất trong việc đặt

75

Page 76: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

mục tiêu của mô hình HTCT là tự do cho cá nhân và dân chủ trong xã hội.

Bản chất của vấn đề, xét từ quan điểm chính trị học, chính là sự giới hạn của

tự do cá nhân cũng như giới hạn của quyền lực nhà nước. Đã sống thành xã

hội, chấp nhận sự mâu thuẫn để tìm kiếm cơ hội hợp tác nhằm sống tốt hơn,

mọi cá nhân đều phải đối diện trực tiếp với nan giải này. Nói cách khác, tư

tương chính trị phương Tây có một chủ đề xuyên suốt là đi tìm cơ sở cho sự

hợp lý của những giới hạn của quyền cá nhân của công dân và quyền lực

công cộng cùa nhà nước nói trên. Sự nhất trí về mục tiêu tìm kiếm này, tuy

nhiên lại có sự khác biệt trong quan điểm về các công cụ (hình thức) để đạt

được nó: đó có thể là sự nhấn mạnh vào việc quy định rõ ràng phạm vi quyền

lực nhà nước bằng một hiến pháp, đó cũng có thể là sự nhấn mạnh vào sự tự ý

thức của bản thân các công dân. Câu trả lời cụ thể sẽ phụ thuộc vào các điều

kiện cụ thể của một xã hội – trong đó, điều kiện về trình độ duy lý được các

nhà tư tưởng nhấn mạnh và cùng với nó là mức độ ý thức về trách nhiêm xã

hội của các công dân, được đề cập đến dưới nhiều thuật ngữ khác nhau, như

văn hóa chính trị, ý thức can dự chính trị, tinh thần công cộng, tính vị tha.

V.v..

2- Từ mục tiêu nghiên cứu này, hai yếu tố được quan tâm nhất là: bản

chất tự nhiên của con người là gì ? và với bản chất tự nhiên đó, một HTCT tốt

cần phải như thế nào ? Đây có thể coi là trục lập luận chính của các nhà tư

tưởng. Sự khác biệt chính giữa họ cũng nằm ở đây.

Về bản chất tự nhiên của con người, các khác biệt nằm trong hai đặc

điểm là tính vị kỷ/vị tha và khả năng duy lý/phi lý. Như đã thấy, không có sự

vịkỷ/vị tha hay duy lý/phi lý tuyệt đối, mà chỉ có sự nổi trội tương đối của

mặt này hay mặt khác trong cá nhân hay trong một đất nước, thậm chí trong

các giai đọan khác nhau của cùng một cá nhân hay một đất nước. Hơn thế

nữa, các đặc điểm này lại có tính quá trình, tức sẽ biến đổi trong quá trình

lịch sử. Nói cách khác, chúng sẽ tùy thuộc vào việc HTCT hoạt động như thế

nào. Điều này có thẻ được tóm tắt bằng một nghịch lý: “Đặc điểm bất biến

76

Page 77: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

trong bản chất người là tính khả biến của nó”.

Mô hình HTCT tốt sẽ phải tính đến cái bất biến này để biến đổi con

người, biến đổi xã hội. Theo chúng tôi, đây chính là điều đã làm cho các

quan điểm về mô hình HTCT tiến lại gần nhau. Và ngày nay, chúng ta ngày

càng nhìn thấy sự lớn lên của các quan điểm trung tả hay trung hữu, nhiều

hơn là cực tả hay cực hữu. Sự xích lại gần nhau đó dường như là một dấu

hiệu lạc quan về sự tồn tại của một chân lý khách quan nào đó, đang tất yếu

qui tụ các quan điểm khác nhau.

3 – Từ tính vị kỷ (hạn chế về đạo đúc) và tính duy lý (hạn chế về nhận

thức), các nhà tư tưởng khá thống nhất với nhau về sự cần thiết của tính tương

hợp của HTCT với điều kiện cụ thể của xã hội. Nói cách khác, không có

MỘT mẫu hình lý tưởng, tốt nhất cho mọi xã hội. Chúng ta chỉ có thể tiệm

cận đến chúng, và trong quá trình đó, mọt số các nguyên tắc được đặt ra để

quá trình đó là tiến bộ chứ không phải thoái bộ. Các nguyên tắc này có thể

tóm lược bằng cụm từ tinh thần tự do (Dù nội hàm của tự do lại vẫn là điều

tranh cãi !!). Tinh thần tự do thể hiện trong nhiều khía cạnh, nhưng các lập

luận về tinh thần đó đều xoay quanh hai đặc tính về vị kỷ/vị tha và duy lý/phi

lý như đã nói. Ngay cả các nhà tư tưởng bi quan về tính hiện thức của tự do

và dân chủ, như Schumpeter, vẫn phải đồng ý về mục tiêu gìn giữ tinh thần

của nó, trước hết, là gìn giữ bằng thể chế (trong ngắn hạn) và giáo dục (trong

dài hạn).

4 – Sự gìn giữ bằng cả cưỡng ép (thông qua thể chế) lẫn sự tự nhận thức

(thông qua giáo dục chẳng hạn) là đặc điểm chung được nhất trí rống rãi trong

các nghiên cứu. Sự khác biệt của các nhà tư tưởng cánh tả là nhấn mạnh tính

giáo dục của thể chế, và từ đó, ủng hộ mạnh mẽ các cưỡng ép hợp lý. Trong

khi các nhà tư tưởng cãnh hữu nhấn mạnh vào sự tự lựa chọn, và chỉ có thông

qua tự do lựa chọn mà con người sẽ tự nhận thức. mọi cưỡng ép, dù là có vẻ

hợp lý, sẽ gây hậu quả xấu do tính cưỡng ép, và tính không tự nguyện của

người bị cướng ép, và vì vậy là không hợp lý. Và như chúng ta thấy, mọi sự

77

Page 78: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

thái quá của hai quan điểm này đều có thể gấy các hậu quả không mông muốn

vì chúng có thể hoặc triệt tiêu tinh thần trách nhiệm xã hội (chủ nghĩa vị kỷ cá

nhân) hoặc triệt tiêu tính sáng tạo cá nhân, thụ động về trí tuệ (Chủ nghĩa xã

hội bình quân). Bản thân sự xem xét khái quát này đã đặt ra vấn đề về

nghiên cứu kỹ càng các điều kiện cụ thể của môi trường chính trị, văn hóa, xã

hội, lích sử v.v. mà một HTCT phải tính đến (như các đề tài khác của chương

trình KX 10 đã làm.

5- Dù vậy, khi nhất quán với cách tiếp cận từ hai đặc điểm quan trọng

của bản chất người như trên (vị kỷ và duy lý), mọt số các biện pháp kỹ thuật

được đặt ra và đã có những bằng chứng về tính khả dụng của chúng: trong đó

nổi bật nhất là : i) Lý thuyết về kiểm soát quyền lực bằng thể chế (sự phân lập

quyền lực, như Mongtesquieu, và sự phân lập về lợi ích, như Madison, Dahl);

ii) Sự chuyên nghiệp hóa các hoạt động chính trị và hoạt động hành chính

trong xã hội hiện đại; iii) Giáo dục sự tự kiểm soát bằng việc xóa bỏ dần các

điều kiện thực tế sản sinh ra bất bình đẳng chính trị và áp bức chính trị (Rút-

xô và Mác). Đây là các ý tưởng lớn, chi phối sự thiết kế và sự phát triển của

các mô hình HTCT trên thế giới. Và như đã thấy, mỗi tư tởng có các thành

công và thất bại của mình. Sự ảnh hưởng lẫn nhau là rõ ràng và có thể chứng

minh được một cách khá thuyết phục.

6- Nằm trong các dòng tư tưởng này là các phát triển có tính lý thuyết

ứng dụng như về sự phân quyền (tổng thống hay thủ tướng), về hệ thống bầu

cử (đa số hay tử lệ, đa số tuyệt đối hai vong hay tương đối một vòng v.v.), về

hệ thống đảng phái (một đảng, hai đảng hay nhiều đảng), về bộ máy hành

chính (chuyên nghiệp độc lập hay gắn liền với bộ máy quyền lực chính trị).

Sự khác biệt của các lý thuyết này, do vậy, càn phải xem xét từ sự khác biệt

về các quan điểm gốc. Luận điểm của Schumpeter chẳng hạn khi xuất phát từ

các giả định về người dân bình thường đã đưa ra các kết luận này khác với

nhiều nhà tư tưởng đi trước, thậm chí ông kêu gọi hạn chế sự tham gia chính

trị của người dân, vì sức ép công luận của họ không dựa trên cơ sở lý tính, va

78

Page 79: Tư tưởng Chính trị Phương Tây Cận Hiện đại

chỉ làm lệch lạc và rối rắm thêm các hoạt động chính trị. Tương tự như vậy,

Mác và Rút xô, cũng như các nhà nghiên cứu của dòng tư tưởng cánh tả nói

chung và XHCN nói riêng, đã có những kết luận khá khác biệt, chính là từ các

quan điểm khởi thủy như trên.

Việc nhìn nhận các lập luận và quan điểm cơ bản như vậy cho thấy hai

điều:

i- Mỗi hòan thiện HTCT rõ ràng phải xuất phát từ sự nghiên cứu kỹ

lưỡng thực tế của nước đó, tại thời điểm đó, một cách khách quan nhất và

trung thực nhất.

ii - Các kết quả của sự nghiên cứu khách quan này cũng chỉ có tác dụng

mạnh nhất trong môi trường tôn trọng khoa học và sự hợp lý. Do vậy, tự do

ngôn luận, thảo luận , phát biểu chính kiến, v.v. là các điều kiện cần thiết.

7 – Chính từ cách nhìn nhận của quá trình như vậy, mà các nhà tư tưởng

đặt trọng tâm vào việc tạo lập môi trường không chỉ bảo vệ được cuộc sống

xã hội, mà quan trọng hơn là thúc đẩy lý tính: các nghiên cứu của Mills, Rút-

xô, Mác, và Schumpeter đều thể hiện khuynh hướng này. Một xã hội trưởng

thành, và xứng đáng được tự do, chính là xã hội phải xác lập được các luật lệ

(và từ đó tinh thần tự do) tối thiểu như: tự do ngôn luận, lập hội, chính phủ

đại diện mà cốt lõi không chỉ đại diện cho lợi ích, mà trước hết là việc người

dân có khả năng tự bảo vệ mình khỏi một sự cưỡng ép phi lý, tức khả năng

phế truất thực sự một chính phủ tồi bằng biện pháp hòa bình (bầu cử), phi bạo

lực.

79