14
http://daibieunhandan.vn/default.aspx? tabid=80&NewsId=222498 Harry Potter và cơn sốt vô tận 07:40 | 06/09/2011 Phần 2 của tập phim Harry Potter và Bảo Bối tử thần, chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Anh Rowling, đã có lễ ra mắt hoành tráng trong nước mắt tiếc nuối của người hâm mộ. Sau 10 năm, câu chuyện về cậu bé phù thủy nổi tiếng thế giới cuối cùng cũng kết thúc. Không biết đến bao giờ mới lại có tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ như Harry Potter, không chỉ về mặt giải trí, mà còn về mặt văn hóa. Khôi phục văn hóa đọc cho giới trẻ Có thể nói văn hóa đọc cho giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ ở Anh được chia làm 2 giai đoạn, trước và sau khi Harry Potter xuất hiện. Trong một thế giới mà những cô cậu thanh niên bị ngập tràn bởi ảnh hưởng của phim hoạt hình, trò chơi điện tử, truyện tranh và internet, Harry Potter là một luồng gió mới mẻ thật sự. Tập đầu tiên Harry Potter và Hòn đá phù thủy đã được trao giải Sách thiếu nhi hay nhất ở Anh vì góp phần tác động đến tư duy đọc sách của trẻ em Anh. Hàng đêm, rất nhiều ông bố bà mẹ đã đọc cho con mình nghe những mẩu chuyện về cậu bé phù thủy. Đó là bộ truyện của cả gia đình. Sau đó, mỗi tập Harry Potter ra mắt được coi là sự kiện văn học đáng chú ý nhất trong năm. Hàng trăm ngàn cô bé, cậu bé đã xếp hàng qua đêm trước hiệu sách để được cầm trên tay cuốn Harry Potter đầu tiên. Đó là một hiện tượng văn học chưa từng có tiền lệ. Thúc đẩy tiếng Anh Tính đến nay, bộ truyện Harry Potter đã được dịch ra 65 thứ tiếng, không chỉ của các nước ở châu Âu mà còn cả Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Albanie, Zoulou và cả Frison, ngôn ngữ được nói ở miền Bắc Hà Lan. Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên là những độc giả trung thành đều muốn tìm đọc lại bản gốc tiếng Anh để hiểu rõ hơn về tác phẩm, nhiều trường học thậm chí đã dùng Harry Potter là phương tiện để giảng dạy tiếng Anh. Hiện tượng của điện ảnh Có thể nói, 8 phần của Harry Potter kéo dài một thập kỷ qua là hiện tượng độc đáo của lịch sử điện ảnh. Cả 3 diễn viên chính là Daniel Radcliffe (vai Harry), Emma Waston (Hermione) và Rupert Grint (Ron) đều đóng cả 8 phần và trưởng thành cùng các nhân vật. Gần như không có sự xáo trộn về diễn viên nào suốt loạt phim, trừ việc diễn viên Richard Harris, thủ vai thầy Hiệu trưởng Dumbledore qua đời năm 2002, sau đó Michael Gambon thay thế trong những phần sau. Thế hệ khán giả đã lớn lên và quan sát các diễn viên trưởng thành, cũng giống như những nhân vật của họ. Một sự tương tác lớn giữa bộ phim và khán giả. Đây cũng là bộ phim ghi dấu ấn của điện ảnh Anh khi nhà văn Rowling yêu cầu dàn diễn viên từ chính đến phụ cũng như đạo diễn phải là người Anh. Có lẽ đã lâu lắm rồi, điện ảnh Anh mới có bộ phim được cả thế giới chờ đón ra hàng năm như thế. Khơi mào cho dòng phim và văn học về pháp thuật Không quá khi nói rằng, Harry Potter đã mở đầu cho dòng phim và hàng loạt bộ truyện tranh về thế giới pháp thuật. Ngoại trừ phần phim Chúa tể những chiếc nhẫn trước đó (từ nguyên tác của Tolkien), chưa bao giờ, văn học thiếu nhi thế giới lại được chứng kiến sự

Tvpt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tvpt

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=80&NewsId=222498Harry Potter và cơn sốt vô tận07:40 | 06/09/2011

Phần 2 của tập phim Harry Potter và Bảo Bối tử thần, chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Anh Rowling, đã

có lễ ra mắt hoành tráng trong nước mắt tiếc nuối của người hâm mộ. Sau 10 năm, câu chuyện về cậu bé

phù thủy nổi tiếng thế giới cuối cùng cũng kết thúc. Không biết đến bao giờ mới lại có tác phẩm có sức ảnh

hưởng mạnh mẽ nhưHarry Potter, không chỉ về mặt giải trí, mà còn về mặt văn hóa.

Khôi phục văn hóa đọc cho giới trẻ

Có thể nói văn hóa đọc cho giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ ở Anh được chia làm 2 giai đoạn, trước và sau khi  Harry

Potter xuất hiện. Trong một thế giới mà những cô cậu thanh niên bị ngập tràn bởi ảnh hưởng của phim hoạt hình, trò

chơi điện tử, truyện tranh và internet,Harry Potter là một luồng gió mới mẻ thật sự. Tập đầu tiên Harry Potter và Hòn

đá phù thủy đã được trao giải Sách thiếu nhi hay nhất ở Anh vì góp phần tác động đến tư duy đọc sách của trẻ em

Anh. Hàng đêm, rất nhiều ông bố bà mẹ đã đọc cho con mình nghe những mẩu chuyện về cậu bé phù thủy. Đó là bộ

truyện của cả gia đình. Sau đó, mỗi tậpHarry Potter ra mắt được coi là sự kiện văn học đáng chú ý nhất trong năm.

Hàng trăm ngàn cô bé, cậu bé đã xếp hàng qua đêm trước hiệu sách để được cầm trên tay cuốnHarry Potter đầu

tiên. Đó là một hiện tượng văn học chưa từng có tiền lệ.

Thúc đẩy tiếng Anh

Tính đến nay, bộ truyện Harry Potter đã được dịch ra 65 thứ tiếng, không chỉ của các nước ở châu Âu mà còn cả

Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Albanie, Zoulou và cả Frison, ngôn ngữ được nói ở miền Bắc Hà Lan. Tuy vậy, điều

đáng ngạc nhiên là những độc giả trung thành đều muốn tìm đọc lại bản gốc tiếng Anh để hiểu rõ hơn về tác phẩm,

nhiều trường học thậm chí đã dùng Harry Potter là phương tiện để giảng dạy tiếng Anh.

Hiện tượng của điện ảnh

Có thể nói, 8 phần của Harry Potter kéo dài một thập kỷ qua là hiện tượng độc đáo của lịch sử điện ảnh. Cả 3 diễn

viên chính là Daniel Radcliffe (vai Harry), Emma Waston (Hermione) và Rupert Grint (Ron) đều đóng cả 8 phần và

trưởng thành cùng các nhân vật. Gần như không có sự xáo trộn về diễn viên nào suốt loạt phim, trừ việc diễn viên

Richard Harris, thủ vai thầy Hiệu trưởng Dumbledore qua đời năm 2002, sau đó Michael Gambon thay thế trong

những phần sau. Thế hệ khán giả đã lớn lên và quan sát các diễn viên trưởng thành, cũng giống như những nhân

vật của họ. Một sự tương tác lớn giữa bộ phim và khán giả.

Đây cũng là bộ phim ghi dấu ấn của điện ảnh Anh khi nhà văn Rowling yêu cầu dàn diễn viên từ chính đến phụ cũng

như đạo diễn phải là người Anh. Có lẽ đã lâu lắm rồi, điện ảnh Anh mới có bộ phim được cả thế giới chờ đón ra

hàng năm như thế.

Khơi mào cho dòng phim và văn học về pháp thuật

Không quá khi nói rằng, Harry Potter đã mở đầu cho dòng phim và hàng loạt bộ truyện tranh về thế giới pháp thuật.

Ngoại trừ phần phim Chúa tể những chiếc nhẫn trước đó (từ nguyên tác của Tolkien), chưa bao giờ, văn học thiếu

nhi thế giới lại được chứng kiến sự thống trị của các thể loại về ma cà rồng, phù thủy, rồng như vậy, với đỉnh cao là

bộ tiểu thuyết Chạng vạng của Stephenie Meyer, hay Truyền thuyết về Narnia, Percy Jackson và Kẻ cắp Tia chớp,

Charlie Bone, Hiệp sỹ rồng... Hầu như mỗi năm, Hollywood đều chuyển thể một tác phẩm của thể loại này lên màn

ảnh như Percy Jackson, Hiệp sỹ rồng, Truyền thuyết về Narnia và sắp tới là Người Hobbit.

Thúc đẩy sự phát triển ngôn  ngữ

Ngoài việc xây dựng một thế giới phép thuật đầy tính mê hoặc, J.K Rowling còn sử dụng một hệ thống ngôn ngữ lấy

cảm hứng từ nhiều ngôn ngữ cổ, cách chơi chữ từ tiếng Pháp và tiếng Latin. Độc giả trẻ không chỉ được thả hồn vào

các cuộc phiêu lưu của cậu bé phù thủy mà còn khám phá ra những cách tân ngôn ngữ thú vị.

Page 2: Tvpt

Không chỉ là câu chuyện về phù thủy

Theo nhà tâm lý học và tâm thần học Serge Tisseron, “Cuốn tiểu thuyết đạt được thành công đến vậy, bởi chúng đã

kể cho thanh thiếu niên một câu chuyện mà chúng biết rõ: câu chuyện của chính chúng. Cậu bé phù thủy không

được lớn lên trong sự chăm sóc của cha mẹ và chỉ có thể tìm thấy sự ân cần nơi các bạn của mình. Điều đó giống

như những đứa trẻ ở lứa tuổi của cậu bé, vì chúng có cảm giác phải một mình chống lại rất nhiều vấn đề với sự giúp

đỡ duy nhất từ phía bạn bè. Mặt khác, Harry Potter, lớn lên theo từng tập và cũng phải đấu tranh chống lại những

biểu hiện phức tạp của tuổi dậy thì, ảnh hưởng và làm khuấy động cuộc sống của một cậu bé trưởng thành với

những lo lắng và trăn trở. Điều đó giống như một sự động viên với những người đọc trẻ rằng khi cậu bé làm được,

họ cũng có thể làm được”.

Văn học thế giới sẽ khó được chứng kiến một hiện tượng toàn cầu như Harry Potter nữa. Đã có những cuốn từ điển

về cậu và thế giới phép thuật, những ngành học ra đời chỉ để nghiên cứu về Harry Potter. Có lẽ, giống như tựa đề

trong cuốn sách đầu tiên của Rowling đã viết, sẽ có một ngày của Harry Potter trên toàn thế giới.

Hoàng VânTheo Lefigaro

http://vlcc.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=28

Tác phẩm Harry Potter04.07.2009 02:03

Harry Potter là tên của bộ truyện (gồm bảy phần) của nữ nhà văn J. K. Rowling viết về cậu bé thiếu niên Harry Potter. Câu chuyện phần lớn diễn ra tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts, một ngôi trường pháp thuật, và tập trung vào cuộc chiến của Harry Potter chống lại một phù thủy hắc ám là Chúa tể Voldemort, người đã giết cha mẹ cậu trong tham vọng làm chủ thế giới phù thủy.

Ngay từ khi xuất bản phần một (Harry Potter and the Philosopher's Stone - ấn bản Anh; Harry Potter and the

Sorcerer's Stone - ấn bản Mỹ; Harry Potter và Hòn đá Phù thủy - bản dịch tiếng Việt) vào năm 1997, bộ truyện ngày càng nổi tiếng, được giới phê bình hoan nghênh và rất thành công về mặt thương mại, sản xuất phim, trò chơi và các loại mặt hàng liên quan. Đến nay, cả bảy phần đã được xuất bản, bán được hơn 325 triệu bản và được dịch sang hơn 63 ngôn ngữ. Phần bảy, và cũng là phần cuối cùng, Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và Bảo bối Tử thần) xuất bản vào ngày 21 tháng 7 năm 2007. Hơn 11 triệu quyển đã được bán trong 24 giờ đầu tiên.

Nhờ vào sự thành công của bộ tiểu thuyết, Rowling trở thành nhà văn giàu nhất trong lịch sử văn học. Những bản in bằng tiếng Anh được phát hành bởi nhà xuất bản Bloomsbury ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Scholastic ở Mỹ, Allen & Unwin ở Úc và Raincoast Books ở Canada. Tại Việt Nam, bộ truyện này được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản từ bản dịch của dịch giả Lý Lan.

Năm quyển đầu đã được dựng thành phim rất thành công bởi hãng Warner Bros.. Quyển 6, Harry Potter and the Half-Blood Prince (Harry Potter và Hoàng tử lai), bắt đầu quay vào tháng 9 năm 2007 và dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 21 tháng 11 năm 2008.

Nguồn gốc và lịch sử phát hành

Năm 1990, J. K. Rowling đang đi chuyến xe lửa từ Manchester đến London thì ý tưởng về Harry bất chợt nảy ra trong đầu bà. Rowling đưa ra nguyên nhân về sự việc trên trang web

Page 3: Tvpt

của mình: "Tôi đã viết văn liên tục từ lúc 6 tuổi nhưng chưa bao giờ cảm thấy hào hứng về một ý tưởng nào trước đây. Tôi chỉ ngồi và nghĩ, trong suốt 4 giờ khi tàu bị hoãn, và mọi chi tiết bừng lên trong trí óc tôi, cùng với hình ảnh một cậu bé gầy, tóc đen, đeo kính cận và không biết mình là một phù thủy, trở nên ngày càng sống động với tôi."

Nơi bà viết quyển sách đầu tiên là một bàn trong một quán cà phê mà bà vừa uống cà phê vừa viết. Thu nhập từ các quyển sách này và tiền bản quyền các bộ phim cũng như các hàng hoá liên quan đã giúp bà giàu hơn Nữ hoàng Elizabeth II (nhưng bà phủ nhận việc có trên 280.000.000 £).

Năm 1995, Harry Potter and the Philosopher's Stone được hoàn thành và bản thảo của nó được gửi đến những viên chức khả dĩ. Người thứ hai mà bà thử gửi, Christopher Little, đã giới thiệu bà và gửi bản thảo đến nhà xuất bản Bloomsbury. Sau khi 8 nhà sản xuất khác từ chối, cuối cùng Bloomsbury đã đề nghị với Rowling một khoảng tiền 3.000£ cho việc phát hành sách. Mặc dù Rowling không giới hạn tuổi để đọc quyển sách khi bắt đầu viết bộ truyện Harry Potter, nhưng nhà xuất bản ban đầu lại nhắm đến trẻ em từ 9 đến 11 tuổi.

Quyển Harry Potter đầu tiên được nhà xuất bản Bloomsbury in ra tại Anh vào tháng 7 năm 1997 và ở Mỹ bởi nhà xuất bản Scholastic vào tháng 9 năm 1998, nhưng chỉ đến khi Rowling nhận được số tiền 105.000$ cho bản quyền Mỹ - lượng tiền không dành để ứng trước cho một tập sách cho thiếu nhi viết bởi một tác giả vô danh. E ngại độc giả Mỹ khó có thể hiểu được từ philosopher hoặc không quen với đề tài phép thuật (như tên Philosopher's Stone mang nghĩa vậy), Scholastic đã đổi tựa sách thành Harry Potter and the Sorcerer's Stone cho thị trường Mỹ.

Hơn gần một thập kỷ, Harry Potter đã gặt hái được rất nhiều thành công một phần nhờ vào những bài giới thiệu khen ngợi và chiến lược phát hành của những nhà xuất bản, và cũng nhờ vào sự lan truyền giữa những độc giả, đặc biệt là những đứa trẻ. Điều này rất đáng lưu ý vì trong nhiều năm, niềm đam mê văn học trong xã hội đã bị tụt hậu sau nhiều thứ giải trí khác như video game và Internet. Những nhà xuất bản đã lợi dụng cơn nóng sốt mà liên tục phát hành bốn phần đầu tiên. Điều này giúp sự hào hứng của độc giả không bị nguội đi khi Rowling nghỉ sức trước khi viết tiếp Harry Potter and the Goblet of Fire (Harry Potter và chiếc cốc lửa) và Harry Potter and the Order of the Phoenix (Harry Potter và Hội Phượng hoàng), cũng như làm gia tăng sự nhiệt thành của người đọc đối với bộ truyện. Bộ truyện đã thu hút được cả những độc giả trưởng thành, và hai bản khác của Harry Potter tiếp tục đựơc phát hành, được nhận ra nhờ dòng chữ vì bìa vẽ của một bản nhắm vào trẻ em và một bản hướng vào người lớn.

Tóm tắt nội dung

Câu chuyện mở ra với bữa tiệc mừng của một thế giới phù thủy mà nhiều năm nay đã bị khủng hoảng bởi Chúa tể Voldemort. Đêm trước đó, Voldemort đã tìm thấy nơi trú ẩn của gia đình Potter và giết chết Lily cũng như James Potter với lý do từ một lời tiên tri sẽ ảnh hưởng đến Voldemort. Tuy vậy, khi hắn định giết Harry, Lời nguyền Chết chóc Avada Kedavra đã bật lại, Voldemort bị tiêu diệt, chỉ còn là một linh hồn: không sống cũng không chết. Trong lúc đó, Harry bị lưu lại một vết sẹo hình tia chớp đặc biệt trên trán mình, dấu hiệu bên ngoài duy nhất từ lời nguyền. Cậu là người sống sót duy nhất khi trúng phải lời nguyền này, và việc đánh bại Voldemort đầy bí ẩn đó đã được cộng đồng phù thủy phong danh hiệu “Đứa bé sống sót”.

Vào đêm tiếp theo, một phù thủy nhưng không được sử dụng pháp thuật (Rubeus Hagrid) mang Harry tới nơi sẽ là chỗ ở của cậu trong nhiều năm sắp tới đó là gia đình Dì Dượng của Harry. Cậu bé Harry mồ côi sau đó được nuôi lớn bởi gia đình Dursley - những người không phải là phù thủy và luôn tìm mọi cách để ngăn cản cậu đến với quyền năng phép thuật. Dì

Page 4: Tvpt

và dượng của Harry luôn hắt hủi cậu, Vì họ rất ghét phép thuật nên dì và dượng của Harry đã giấu tất cả những vật tài sản phép thuật mà cậu thừa kế cũng như luôn phạt cậu thật nặng khi có điều gì đó lạ thường xảy ra.

Dù vậy, khi sinh nhật lần thứ 11 của cậu đến gần, thì những điều bất thường liên tục xảy ra, câu phát hiện rằng mình có thể trò chuyện với "rắn". Và Harry lần đầu tiên được thế giới phép thuật liên lạc, cậu nhận được những lá thư từ Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts gửi tới. Những lá thư đó bị dượng cậu lấy đi trước khi cậu có cơ hội đọc được chúng. Vào ngày sinh nhật 11 tuổi, cậu được Hagrid - người giữ khóa của trường Hogwarts – cho biết thật ra cậu là một phù thủy và đã được mời vào học ở trường Hogwarts. Mỗi phần truyện là một năm học, hầu như diễn ra ở Hogwarts. Harry đã vượt qua nhiều phép thuật khó khăn, bức tường chắn của xã hội và cảm xúc khi cậu trải qua tuổi thiếu niên khó khăn của mình. Cậu cũng chống lại quyền lực ngày càng lớn mạnh của Voldemort và sự phủ nhận dai dẳng của Bộ Pháp thuật về sự trở lại của Voldemort.

Bà Rowling đã nói sẽ viết tất cả là bảy phần, mỗi phần càng "bi quan" hơn phần trước đi theo đời Harry trong khi lớn lên và kẻ thù của cậu, Voldemort, ngày càng trở nên thêm nguy hiểm. Đến giữa năm 2007, toàn bộ bảy phần đã được xuất bản. Phần thứ bảy và cuối cùng có tên tiếng Anh là Harry Potter and the Deathly Hallows được xuất bản ngày 21 tháng 7 năm 2007.

Cấu trúc và thể loại

Bộ tiểu thuyết thiên về thể loại giả tưởng; tuy vậy, với nhiều góc nhiều, chúng cũng thuộc thể loại Bildungsroman, một loại tiểu thuyết dành cho việc giáo dục, được thiết lập ở Hogwarts, ngôi trường nội trú ở Anh dành cho phù thủy, nơi chương trình giảng dạy bao gồm cả việc sử dụng phép thuật. Bộ truyện được xem tương tự như tác phẩm Tom Brown's School Days của Thomas Hughes và một số tiểu thuyết khác thuộc vào thời nữ hoàng Victoria I và vua Edward VII về cuộc sống ở một ngôi trường nội trú tư của Anh (English public school).

Các quyển sách này đã được so sánh với A Wizard of Earthsea (Một phù thuỷ của Biển Đất) của Ursula K. Le Guin, The Chronicles of Narnia (Biên niên sử về Narnia) của C. S. Lewis và một số tác phẩm khác. Chúng là một thể loại tiểu thuyết của văn chương Anh nói về đời sống trong trường nội trú, và các phần tả về gia đình dì và dượng của Harry làm nhiều độc giả liên tưởng đến các tác phẩm của Roald Dahl. Hơn nữa các câu chuyện về Harry Potter đã được so sánh với tiểu thuyết giả tưởng bộ ba nổi tiếng The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) của J. R. R. Tolkien.

Stephen King từng cho rằng bộ truyện là một "truyện thần kỳ huyền bí và sâu sắc", và mỗi tập truyện đều được dựng nên theo kiểu của những cuộc phiêu lưu bí ẩn như phong cách của Sherlock Holmes. Những tập truyện đều để lại những manh mối ẩn giấu trong lời kể, mà các nhân vật đều theo đuổi những mối nghi ngờ khác nhau xuyên suốt nhiều địa điểm đẹp lạ lùng, dẫn đến một kết thúc bất ngờ thường đảo lộn những gì mà các nhân vật vẫn tin là đúng.

Câu chuyện được kể trong giới hạn của một người thứ ba; với một số ít ngoại lệ:

* Chương 1 của Hòn đá phù thuỷ: một nửa được viết theo quan điểm của Vernon Dursley, dượng của Harry, và phần kia viết theo quan điểm khách quan.* Hai trận đấu Quidditch trong Hòn đá phù thuỷ được viết theo một quan điểm độc lập, miêu tả các sự việc Harry không thấy được trong khi tham gia trận đấu.

Page 5: Tvpt

* Chương 1 của Chiếc cốc lửa: ngoại trừ việc lập cảnh đầu tiên, chương này viết theo quan điểm của một nhân vật phụ, Frank Bryce, nhưng các hành động đều được Harry thấy trong một giấc mơ.* Hai chương đầu của Hoàng tử lai: Harry không thể thấy được những sự kiện này.

Người đọc có thể tìm thấy những bí mật của câu chuyện như chính Harry. Những suy nghĩ và toan tính của các nhân vật khác, kể cả những nhân vật trung tâm như Hermione Granger và Ron Weasley, cũng được giấu đi cho đến khi Harry được tiết lộ cho biết.

Bộ truyện đi theo một khuôn khổ. Kể về những năm học của Harry, chúng thường bắt đầu từ nhà của cậu với gia đình Dursley ở thế giới Muggle. Sau đó, Harry đến những địa chỉ phép thuật (như Hẻm xéo, trang trại Hang Sóc, Số 12 Quảng trường Grimmauld) một thời gian trước khi nhập học, bằng cách đón chuyến tàu hỏa của trường tại Sân ga 9¾. Ngay khi tới trường, những nhân vật mới hoặc cũ đều lần lượt xuất hiện, và Harry phải vượt qua mọi thời khóa biểu của mỗi ngày, như những bài luận, những cuộc rượt đuổi kinh hoàng và những giáo viên hà khắc. Cậu chuyện tiến dần đến cao trào ở gần hoặc ngay sau kì thi cuối năm, khi Harry phải đối mặt hoặc với Voldemort hoặc một trong những Tử thần Thực tử. Kết quả cuối cùng thường là Harry có được những bài học quan trọng qua quá trình tranh luận với thầy hiệu trưởng Albus Dumbledore.

Thế giới phù thủy trong Harry Potter

Không gian

Thế giới phù thủy của Harry dù hoàn toàn bị tách biệt nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với thế giới của chúng ta. Thế giới phép thuật của Harry Potter tồn tại song song với thế giới của người thường với những yếu tố pháp thuật tương tự với những vật dụng của thế giới thường. Nhiều cơ quan và địa điểm cũng ở thị trấn và thành phố, như ở Luân Đôn, vẫn có thể thấy được ở thế giới thường, đã tồn tại vô hình dưới mắt người "Muggle" (những người không liên hệ đến phép thuật).

Khả năng phù thủy thiên về bẩm sinh hơn là học tập được, mặc dù phù thủy phải được học ở trường lớp như ở Hogwarts để có thể điều khiển và khống chế phép thuật. Dù vậy, vẫn có những phù thủy không có hoặc có rất ít khả năng phép thuật được gọi là Squib. Hầu hết những phù thủy đều thấy thế giới Muggle lạ lẫm hơn so với ngược lại. Mặc dù thế, thế giới phép thuật và vô số yếu tố thần kỳ của nó trong bộ truyện được vẽ nên rất sống động. Một trong những nền tảng chính của bộ tiểu thuyết là sự sắp đặt kề bên nhau thế giới phù thủy và thế giới thông thường; những nhân vật trong câu chuyện sống những cuộc sống thường ngày với những vấn đề "bình thường" với mọi thứ phép thuật xung quanh họ.

Những yếu tố thường gặp

Dòng máu thuần chủng, Máu lai, Muggle

Phù thủy nói chung thường nhìn người Muggle với con mắt khinh thường; nhưng đối với một số ít người, thái độ đó trở thành một lối tin mù quáng. Những người này thường tự đặt mình vào một cấp bậc khác dựa vào số tổ tiên là phù thủy của mỗi người, với những phù thủy có "dòng máu thuần chủng" (những người mang huyết thống phép thuật hoàn toàn) ở bậc đầu tiên, tới những phù thủy lai (gồm tổ tiên là phù thủy lẫn Muggle) và sau cùng là những người Muggle (không có tổ tiên là phù thủy) ở tận cuối. Những kẻ ủng hộ vào huyết tộc tin rằng chỉ có người thuần dòng máu phù thủy mới là người quản lý thế giới phép thuật, và không cho là

Page 6: Tvpt

những người Muggle là phù thủy thật sự. Một vài người còn đi quá mức đến độ đã ám sát người Muggle hoặc không cho phép họ được học phép thuật. Những người sùng bái tột độ luôn là những kẻ thuần chủng, dù nên biết rằng ngay cả Voldemort, một trong những kẻ luôn ủng hộ huyết tộc nổi tiếng nhất, cũng chỉ là một phù thủy lai. Thật ra hầu như chỉ có rất ít những dòng họ thật sự thuần chủng vì họ phải kết hôn với người Muggle để không bị mất đi dòng máu của mình. Thế nhưng nhiều dòng họ vẫn tìm cách che giấu sự thật này. Một ví dụ là ở gia phả dòng họ Black đã xóa đi vài thành viên với lí do trên.

Cú là một yếu tố thường gặp nhất của thế giới phù thủy. Chúng xuất hiện từ những chương đầu của phần một, do linh cảm thấy những gì sẽ diễn ra, và đóng một vai trò dễ nhận ra trong mỗi tập tiếp theo. Chúng là phương tiện giao tiếp chính giữa các phù thủy với nhau (một dạng như chim bồ câu đưa thư) và cũng là vật nuôi.

Tiền tệ

Có 3 đơn vị là: Galleons, Sickle và Knuts. Mỗi đồng vàng Galleons, ăn 17 Sickle bạc, mỗi Sickle bạc ăn 29 Knuts đồng.

Nhà

Giống như các trường nội trú, Hogwarts được chia thành 4 nhà, được đặt theo tên của 4 người lập nên trường, và học sinh được xếp vào mỗi nhà vào lúc bắt đầu năm học. Đó là các nhà Gryffindor, theo tên Godric Gryffindor; Hufflepuff, theo tên Helga Hufflepuff; Ravenclaw, theo tên Rowena Ravenclaw và Slytherin, theo tên Salazar Slytherin. Khi nhập học, Harry, Ron và Hermione được xếp vào nhà Gryffindor – và sau đó trở thành bạn tốt của nhau.

Quidditch

Quidditch là môn thể thao vua của thế giới phù thuỷ, được tổ chức hàng năm trong trường Hogwarts và có cả Cup Quiddich thế giới. Harry là một tầm thủ xuất sắc của đội Gryffindor.

Đội hình: hai đội, mỗi đội 7 cầu thủ: (3 Truy Thủ, 2 Tấn Thủ, 1 Tầm Thủ, 1 Thủ Quân)

Dụng cụ chơi: 4 Trái banh: (1 Quaffle, 1 Snitch, 2 Bludger), 2 cây dùi cui

Cách chơi: Các Truy Thủ sẽ ném trái banh Quaffle cho nhau, làm sao cho nó chui qua những cái vòng để lấy điểm. Mỗi lần banh Quaffle lọt qua vòng là được 10 điểm. Thủ quân phải bay vòng vòng quanh những cái vòng của đội mình để ngăn không cho đối phương ghi điểm.

Những trái Bludger sẽ phóng xung quanh các cầu thủ, tìm cách hất văng họ ra khỏi cán chổi. Vì vậy mỗi dội cần có hai Tấn Thủ. Công việc của họ là bảo vệ cầu thủ đội nhà khỏi bị Bludger tấn công, rồi làm sao cho nó quay sang tấn công các cầu thủ đội đối phương.

Trái banh cuối cùng là trái Snitch vàng và nó là trái banh quang trọng nhất. Nó rất khó bắt vì bay quá nhanh lại khó nhìn thấy. Nhiệm vụ của Tầm thủ là bắt trái banh này. Họ phải len lỏi giữa các Truy Thủ, Thủ Quân, Tấn Thủ, giữa những trái Quaffle và Bludger để bắt nó trước khi Tầm Thủ của đối phương giành lấy, bởi vì bất cứ tầm Thủ nào bắt được nó là đội mình được hưởng 150 điểm. Và như thế là gần như thắng. Cũng chính vì thế mà bọn Tầm Thủ thường hung hăng vô cùng. Một trận đấu Quiddtch chỉ kết thúc khi có một đội bắt được trái banh Snitch. Vì vậy trận đấu có thể kéo dài vô tận

Page 7: Tvpt

Nội dung

Theo như Rowling, một đề tài chính trong bộ truyện là cái chết. Bà nói rằng: "Bộ truyện của tôi đề cập nhiều đến cái chết. Chúng mở đầu bằng cái chết của cha mẹ Harry. Voldemort có một nỗi ám ảnh về việc chế ngự cái chết và tham vọng bất tử bằng mọi giá, một đích đến của mỗi người có phép thuật. Tôi rất hiểu vì sao Voldemort lại muốn chế ngự cái chết. Chúng ta tất cả đều sợ cái chết."

Trong khi bộ truyện được nhắc đến nhiều bởi những đề tài khác như tình yêu, những thành kiến và sự chọn lựa, nhưng theo như J. K. Rowling từng nói, "đào bới sâu vào cốt truyện", tác giả muốn để những đề tài "tự do phát triển", hơn là ngồi đó và cố sức truyền đạt những ý tưởng cho độc giả. Bộ truyện cũng chứa đựng đế tài quen thuộc về thời niên thiếu, mà trong đó Rowling đã có ý đồ tiết lộ bản năng giới tính của các nhân vật và không để Harry "mắc kẹt trong tuổi thiếu niên mãi mãi".

J. K. Rowling nói rằng bà là "vai phụ" và có một số tính chất chính trị trong truyện Harry Potter, nhưng cũng nói rằng "mỗi độc giả sẽ tự tìm hiểu câu chuyện bên trong đó".

Rowling phát biểu rằng đối với bà, sự tỏa sáng chân thật của những truyện ngắn dường như là sự "rõ ràng một cách mù mờ". Cách bà chọn là giữa những gì là sự thật và những gì một bài văn yêu cầu, "bởi vì, đó là cách sự chuyên chế bắt đầu, làm mọi người không chán nản, họ sẽ đi theo một con đường dễ dàng và bất chợt nhận thấy mình thật sự đang đứng sâu trong một vấn đề lớn".

ALu (Theo VLCC)

http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=0&catid=58&ID=3512&shname=Hien-tuong-Harry-Potter-va-van-h-c-thieu-nhi-Viet-Nam-hom-nay

Hiện tượng “Harry Potter” và văn học thiếu nhi Việt Nam hôm nayBài viết được đăng lúc 5:03:32 PM, 18.09.2009

LÊ THỊ HOÀI NAM

Hiện nay, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nền Văn học thiếu nhi thế giới, Văn học trẻ em Việt Nam

đã có những bước phát triển vượt bậc với sự góp mặt của nhiều cây bút đầy triển vọng và những tác phẩm được trẻ em đón đợi và tìm đọc.

Thông thường, khi bàn đến văn học trẻ em, chúng ta không chỉ quan tâm đến tài năng của người nghệ sĩ, những định hướng về mĩ cảm, tư tưởng, tâm lí của người lớn đối với trẻ em mà như một quy luật cung cầu của thị trường, việc đánh giá đúng những biến động và chiều hướng phát triển của xã hội, sự thay đổi về tâm lí, nhận thức và nhu cầu của trẻ em cũng là một tiền đề quyết định sự thành công của bất kì tác phẩm văn học nào dành cho trẻ em trong cơ chế thị trường hiện nay. Vì vậy, việc nắm bắt những xu thế đang nổi trội trong nền văn học trẻ em thế giới nói chung và học hỏi từ những hiện tượng sách văn học trẻ em trên thế giới phải chăng cũng là một phương thức mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của Văn học thiếu nhi Việt Nam. Cần phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh toàn cầu, các rào cản về văn hoá, ngôn ngữ, tâm lí trong các loại hình nghệ thuật giữa các nước đang dần được xoá bỏ, sự giao lưu tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau ngày càng tăng và cùng gặp nhau ở mục tiêu hướng tới những giá trị

Page 8: Tvpt

chân, thiện, mĩ của cuộc sống. Văn học trẻ em không phải là một ngoại lệ.

Trong mấy năm gần dây, một “cơn sốt” mới đã bùng phát không chỉ ở thị trường sách Việt Nam mà còn của cả thế giới: tiểu thuyết Harry Potter của J.K.Rowling. Đây là một bộ truyện lôi cuốn độc giả (cả trẻ em và người lớn) và thành công về mặt thương mại lớn chưa từng thấy trong lịch sử văn học thiếu nhi thế giới. Đặc biệt là trong thời đại nghe nhìn và những trò chơi điện tử, văn hoá đọc đang dần bị trẻ em quên lãng thì Harry Potter đã kéo trẻ em quay trở lại với văn hoá học.

Harry Potter là một bộ tiểu thuyết 7 tập của nữ văn sĩ J.K.Rowling, một người thất nghiệp sống bằng trợ cấp ở nước Anh. Bốn tập đầu tiên đã được xuất bản là: “Harry Potter và viên đá thần kì”, Harry Potter và căn phòng bí mật, “Harry Potter và tù nhân Askaban” và “Harry Potter và mệnh lệnh Phượng hoàng”. Bộ tiểu thuyết kể về một cậu bé mồ côi con của một cặp vợ chồng nhà phù thuỷ. Cậu bị cha mẹ ghẻ bạc đãi và tình cờ phát hiện ra cậu cũng là một phù thuỷ có những khả năng phi thường. Tại trường phép thuật Hogwat, Harry Potter đã được dạy phép thuật, kết thân cùng một số bạn tại trường, cùng chiến đấu chống lại tên phù thuỷ Lord Voldemort xấu xa, kẻ đã giết hại cha mẹ của Harry Potter và đã chiến thắng. Các tập sách đã thành công vang dội và liên tục trong một thời gian dài đứng đầu bảng xếp hạng sách bán chạy nhất của hãng Amazon.com, của Thời báo New York và giành hàng loạt giải thưởng văn học uy tín của Anh và thế giới. Bộ tiểu thuyết đã được dịch gần 30 thứ tiếng trên thế giới và bán được hàng trăm triệu bản. Các bộ phim dựa trên tiểu thuyết do hãng Time Warner sản xuất đã hoàn toàn chinh phục từ ánh mắt đến trái tim của hàng triệu trẻ em và người lớn trên thế giới. Những độc giả nhỏ tuổi thực sự sống cùng nhân vật, chăm chú theo dõi số phận của từng nhân vật, nôn nóng chờ đợi những tập tiếp theo của bộ tiểu thuyết. Ở Việt Nam, các tập tiểu thuyết đầu tiên đã được Lí Lan dịch sang tiếng Việt rất thành công và đang chiếm lĩnh thị trường văn học trẻ em trong nước. Các em nhỏ mong ngóng từng ngày, từng giờ ngày phát hành truyện và phim Harry Potter, để rồi ngồi lặng yên hàng giờ liền đọc đi, đọc lại năm bảy lần mà không biết chán. Vậy đâu là nguyên nhân thành công của bộ tiểu thuyết trẻ em này?

Còn nhớ cách đây gần 10 năm, Văn học trẻ em Việt Nam đã chứng kiến sự thành công vượt bậc của bộ tranh truyện Nhật Bản Đôrêmon của F.Fujiko.Cơn sốt Đôrêmon, với hình ảnh chú mèo máy ngộ nghĩnh thông minh và nhân vật Nobita sống động hóm hỉnh; với cốt truyện hấp dẫn, những chi tiết tâm lí thú vị và đặc biệt là sức tưởng tượng phong phú, cuốn truyện đã đưa các em vào một thế giới thấm đẫm chất thơ đầy mơ mộng. Rất nhiều bài báo và các cuộc hội thảo đã tập trung phân tích, mổ xẻ bí quyết thành công của bộ truyện tranh này nhằm tìm ra một hướng đi cho văn học trẻ em Việt Nam, lôi cuốn độc giả về cả mặt chất lượng lẫn thương mại, ngõ hầu tạo ra một cơn sốt tương tự đối với các tác phẩm văn học trẻ em của Việt Nam.

Trở lại với “Harry Potter”, về nội dung, đây là một câu chuyện được viết theo đề tài truyền thống thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác với chiến thắng cuối cùng thuộc về cái thiện. Bối cảnh câu chuyện là trường dạy phù thuỷ Hogwarts mang dáng dấp cổ kính của châu Âu. Ở đó, cậu bé Harry Potter mảnh dẻ, thư sinh trong đôi kính cận và mái tóc ngổ ngáo, tinh nghịch đã cùng những bạn học của mình thực hành các câu thần chú và các trò ma thuật, kích thích tột độ trí tưởng tượng và sự phấn khích tò mò của người đọc nhưng không đến mức kinh dị. Ở đó, những con ma thân thiện và không thân thiện lắm cùng những con yêu tinh độc ác lang thang trong những phòng học; những chiếc gương thần, những quả cầu pha lê, chiêm tinh học và sự đầu thai, tất thảy đều hiện diện trong những cuộc phiêu lưu của các nhân vật. Đề tài không mới, nhưng truyện được đề cao bởi một cốt truyện đầy bí ẩn, kích thích cao độ trí tưởng tượng; lối hành văn giản dị, tự nhiên nhung không kém phần sinh động, vui tươi của lứa tuổi thiếu nhi. Chính những yếu tố này đã đóng vai trò quyết định làm cho Harry Potter trở thành cuốn truyện thiếu nhi best-seller thế giới. Ngoài ra, đọc Harry Potter chúng ta không chỉ thấy một thế giới toàn những chuyện hoang đường mà thông qua những yếu tố huyền ảo, những vấn đề của cuộc sống, của xã hội cũng được đề cập. Nó trả lời được  nhiều câu hỏi vì sao của trẻ và thông qua đó còn là lời giáo dục nhẹ nhàng đối với các em. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật, những quyển sách được đón đọc không phải bao giờ cũng nhận được những lời khen ngợi. Nhà phê bình văn học Mĩ Harold Bloom đã xem Harry Potter là “sự túng quẫn, ồn ào, hỗn độn”, là “thứ không có giá trị”. Kết quả là ông đã nhận được 400 lá thư phản đối và chỉ có 1 thư ủng hộ ý kiến của ông. Nhưng theo Phạm Xuân Nguyên, “cái hấp dẫn của Harry Potter là ở chỗ sống ở thời đại tin học của nhân loại hiện nay nhưng tác giả đã đưa con người trở lại thế giới của phù thuỷ. Con người hiện đại tưởng như có thể chế ngự được mọi điều huyền bí, thực ra càng phát triển về trí tuệ, con người càng lo âu về lẽ huyền bí trong sự sinh tồn của mình. Đồng thời,

Page 9: Tvpt

cuộc sống con người nếu chỉ trần trụi mất hết mọi điều bí ẩn thiêng liêng thì lại là điều chán ngắt khủng khiếp, Văn học phải che chở con người trong nỗi huyền bí ấy”. Lại cũng có ý kiến cho rằng, việc gần đây Văn học phương Tây xuất hiện xu hướng “thần bí” đã phản ánh phần nào những bất ổn của xã hội và cảm giác mất an toàn của cá nhân trong xã hội; đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đang phải đương đầu với nạn khủng bố sau sự kiến 11/9 ở Mĩ. Con người sống trong xã hội hậu hiện đại đang cảm thấy cái xấu và cái tốt đan xen lẫn lộn, cái tốt nhiều khi bất lực trước cái xấu và con người càng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Điều này, có lẽ cả người lớn và trẻ em đều tìm được câu trả lời trong bộ tiểu thuyết này và vững tin hơn vào chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về cái thiện. Đây cũng chính là yếu tố thời sự trong văn học trẻ em, phản ánh những trăn trở của xã hội và góp phần định hướng và giáo dục trẻ.

Bên cạnh những yếu tố góp phần vào thành công vang dội của tập truyện,Harry Potter cũng bộc lộ những hạn chế của nó. Trong truyện, trẻ em đôi khi không tuân thủ những quy tắc của học đường, biết nói dối và còn chơi khăm cả thầy giáo. Đối với Harry Potter, phép thuật thật dễ học và vui nhộn như bay bằng chổi và dùng đũa thần, điều đó dễ dẫn tới sự hoang tưởng, ma thuật. Ở một số đoạn, cái ác cũng được tác giả mô tả rất tử tế, thông minh tài giỏi hơn cái thiện, điều này dễ tạo nên một nhân sinh quan và một thế giới quan sai lệch của trẻ.

Hiện nay, lí giải vì sao các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi của ta chưa được trẻ em đón nhận và chưa hoà nhập được vào cơ chế thị trường, nhiều nhà phê bình đã nhận xét, người viết còn thiên về cái thật, về cái trông thấy được, cái phải giải thích được bằng lí lẽ. Về hình thức, thường chú trọng một vài thủ pháp miêu tả và bình thường là mô phỏng cách viết cho người lớn. Tuy nhiên, trong các cuộc vận động sáng tác viết cho thiếu nhi gần đây, một số cây bút trẻ đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị được cả trẻ em và người lớn đón nhận nồng nhiệt. Trong số đó phải kể đến hiện tượng Nguyễn Ngọc Thuần với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (giải A của báo Tuổi trẻ và NXB Trẻ 2001 - 2002), Một thiên nằm mộng (Giải A của NXB Kim Đồng, 6-2003). Thử so sánh những tác phẩm này với Harry Potter, những tác phẩm ở cách rất xa nhau về mặt địa lí, phong cách viết cũng hoàn toàn khác nhau nhưng người đọc lại nhận ra một nét tương đồng ở lối viết mộng mị, lãng mạn; ở đó, người viết đã chứng tỏ được sự kì diệu của tưởng tượng, khả năng chính phục của tưởng tượng, vì vậy “nó đã chạm tới được cái bí ẩn mộng mơ của cõi trời đất, cõi con người”. Đấy có lẽ là điều mà những người cầm bút viết cho thiếu nhi cần phải suy ngẫm nếu muốn kéo dài cuộc đối thoại với trẻ thơ  và cho ra đời “cơn sốt”, những “hiện tượng”tương tự như Harry Potter. Có như vậy, Văn học thiếu nhi Việt Nam mới được trẻ em đón nhận và hi vọng có chỗ đứng trong cơ chế thị trường.

L.T.H.N(187/09-04)

http://genx.vn/chuyen-dong-tre/xem-harry-potter-ban-tre-hoc-duoc-gi/

Xem Harry Potter – bạn trẻ học được gì?21:02:19 10/07/2011

Sáu bí quyết kinh doanh của cậu bé phù thủy Harry Potter Giới trẻ đổ xô học "tiếng mẹ nuôi"

Không chỉ đơn thuần là xem để giải trí, bộ phim Harry Potter còn đúc kết những bài học, những giá trị nhân

văn sâu sắc đọng lại trong tâm trí người hâm mộ.

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Harry Potter và bảo bối tử thần phần II chính thức khởi chiếu rộng rãi trên toàn cầu,

khép lại chặng đường 10 năm của loạt phim nổi tiếng này. Thế nhưng, những gì mà bộ phim đem lại cho người hâm

mộ thì sẽ còn đọng mãi.

Gia đình quan trọng hơn bạn nghĩ

Trong truyện, Harry Potter mồ côi phải một mình chống chọi trước “sự đàn áp” của gia đình dì Petunia; Ron

Weasley bị lu mờ bởi những người anh trai tài giỏi còn bố mẹ thì luôn làm cậu cảm thấy thiếu tự tin; Neville

Page 10: Tvpt

Longbotton trở nên nhút nhát và mặc cảm vì cha mẹ bị điên. Đối với cả ba cậu bé, “gia đình” dường như là một khái

niệm xa lạ.

Thế nhưng, dì Petunia thực chất là một “bùa chú huyết thống” bí mật, tạo nên sức mạnh bảo vệ  Harry trước sự truy

lùng của Voldemort cho đến khi cậu trưởng thành. Gia đình Ron đã gia nhập Hội Phượng hoàng một phần cũng vì

lo lắng và muốn sát cánh cùng cậu con trai út bé bỏng. Neville Longbottom hoàn toàn có quyền tự hào về những

đấng sinh thành “bị điên” của mình vì cha mẹ cậu là hai thần sáng xuất chúng, từng tham gia Hội phượng hoàng.

Đôi khi chúng ta cảm thấy xa cách với những người thân của mình nhưng họ vẫn luôn ở bên và giúp đỡ

chúng ta, theo cách mà ta không hề biết được.

Đừng đánh giá người khác qua quá khứ của họ

Ngoại trừ cụ Dumbledore, không ai tin rằng Severus Snape – người từng đam mê nghệ thuật hắc ám và là một tử

thần thực tử khét tiếng trong quá khứ lại có thể “hoàn lương”, đặc biệt khi chính Snape đã giết cụ Dumbledore.

Nhưng Snape đã thay đổi thật sự kể từ sau cái chết của Lily Potter – người con gái ông yêu. Ông nhận lệnh từ

cụDumbledore để giết… chính cụ và chấp nhận bị hiểu nhầm, bị căm ghét trong một thời gian dài vì mục tiêu lâu

dài, lớn lao hơn. Bản chất thật sự của Snape chỉ được giải đáp ở phần cuối bộ phim.

Đừng bao giờ đánh giá người khác qua quá khứ của họ bởi tất cả chúng ta đều có quá khứ. Quá khứ có thể

tạo ra con người chúng ta hôm nay nhưng không phải là yếu tố quyết định con người chúng ta trong tương

lai.

Mọi kiến thức đều quý báu

Ở trường Hogwarts, Luna Lovegood nổi tiếng với phong cách lập dị. Cô bé nạp vào đầu đủ mọi kiến thức kì quái từ

tạp chí Quibbler do cha mình làm chủ biên. Mặc dù phần lớn những kiến thức ở Quibbler là hư cấu nhưng đôi khi

những thông tin “nhảm nhí” mà Luna ngẫu nhiên mang lại cho Harry lại vô cùng hữu ích. Luna là người đầu tiên nói

cho Harry Potter biết về sự hiện diện của loài nhân mã và cách gọi chúng trong trường hợp cần thiết. Cũng chính cô

nàng quái dị này đã “dẫn lối”, giúp Harry tìm ra trường sinh linh giá thứ năm của Voldemort – vòng nguyệt quế

của Rowena Ravenclaw.

Hãy luôn cố gắng học hỏi từ những điều tưởng như nhỏ nhặt, vô nghĩa nhất bởi biết đâu trong một khoảnh

khắc đặc biệt nào đó, bạn lại cần đến chúng.

Không bao giờ được đánh giá thấp người khác

Harry Potter là kẻ-được-chọn để tiêu diệt Voldemort. Như một định mệnh, đũa phép của cả hai cùng được làm từ

lông một con chim. Nhưng Chúa tể Hắc ám không thể chấp nhận sự thật này. Hắn không tin rằng một sinh linh nhỏ

bé, yếu ớt như Harry Potter lại đánh bại được mình nên luôn coi thường sự thông minh và sức mạnh của Harry.

Chính vì sự chủ quan ấy, cuối cùng Kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai đấy đã phải chịu một kết cục thảm hại.

Đừng bao giờ đánh giá thấp người khác bởi vào bên trong mỗi người đều ẩn chứa những tiềm năng vô hạn

mà bạn không thể ngờ tới.

Dũng cảm đương đầu với cái chết …

“Chẳng có gì đáng sợ hơn cái chết” Voldemort từng nói (Tập 5 - Harry Potter và Hội phượng hoàng).

“Ngươi sai rồi. Thực chất, sự thất bại của ngươi trong việc hiểu ra rằng có những điều còn đáng sợ hơn cái chết luôn

là điểm yếu lớn nhất của ngươi” cụ Dumbledore đáp lại.

Cái chết là điều mà Voldemort sợ nhất. Sự thèm khát bất tử chi phối mọi hành động của hắn, từ tìm kiếm hòn đá

phù thủy cho đến ăn cắp máu của Harry để làm thuốc hồi sinh. Nhưng cuối cùng Chúa tể Hắm ám quyền năng vẫn

không thoát khỏi quy luật sinh tử của tự nhiên.

Page 11: Tvpt

Trong thế giới phù thủy của Harry Potter, những nhân vật cố gắng thoát khỏi cái chết đều biến thành quái vật, hoặc

nhẹ nhàng hơn, trở thành những hồn ma nực cười như ông Nick suýt mất đầu hay Giáo sư Binns. Ngược lại,

những người luôn sẵn sàng hy sinh vì người khác như Harry, bố mẹ của cậu, Ron hay cụ Dumbledore …- lại có thể

bảo vệ được bản thân và bạn bè của mình.

Như cụ Dumbledore từng nói: Cái chết không phải là điều đáng để chúng ta sợ hãi hay lẩn tránh bằng mọi

giá. Nó chỉ là “một cuộc hành trình vĩ đại khác”.

Bởi vì tình yêu có sức mạnh hơn cả cái chết

Những cái chết trong truyện của Harry Potter như cái chết của Cedric, của cha mẹ Harry, của chú Sirius hay

cụDumbledore đều khiến trái tim người ở lại tan nát. Nhưng chết không có nghĩa là hết và mọi sự ra đi đều có ý

nghĩa của riêng nó.

Khi Harry đang đau buồn vì mất đi chú Sirius, Luna đã nhắc cậu về tiếng rì rầm phía sau bức màn trong Phòng

chứa bí mật và nói rằng Harry có thể gặp lại người thân qua tấm gương ảo ảnh. Quả thật, Harry đã nhìn thấy

khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời mẹ Lily khi bà cố gắng bảo vệ cậu khỏi Voldemort, thấy cha James dưới

hình dáng thần hộ mệnhProngs.

Riêng với cụ Dumbledore, dù bóng hình cụ chỉ thoắt ẩn thoắt hiện qua bức hình chân dung ở phòng hiệu trưởng,

nhưng linh hồn cụ vẫn luôn dõi theo Hary và trường Hogwarts. Những người  thân yêu dù không thể hiện ra bằng

xương bằng thịt bên cạnh Harry nhưng tình yêu của họ mãi mãi soi sáng và bảo vệ cậu trong cuộc chiến cuối cùng

với Voldemort.

Theo TTO