25
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BẮC KẠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH Bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2015 (Kèm theo Quyết định số 323 /QĐ-UBND ngày 13 /3/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn) Thực hiện văn bản số 1716/QLCL-KH, ngày 12/10/2012 của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo đảm ATTP nông lâm sản và thủy sản giai đoạn 2013 - 2015, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch bảo đảm ATTP nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2015 như sau: Phần 1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 I. Kết quả đạt được 1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách Từ năm 2010 - 2011 do chưa thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản nên chưa xây dựng được chiến lược, đề án, dự án; Tuy nhiên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành chuyên môn thực hiện việc tham gia góp ý các Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Quản lý chất lượng dự thảo, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện xây dựng quy hoạch sản xuất rau an toàn giai đoạn 2011 – 2015, định hướng 2020. Từ tháng 6/2012 Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản được thành lập và đi vào hoạt động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản về triển khai công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; Xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất

UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTỈNH BẮC KẠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCHBảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản

tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2015(Kèm theo Quyết định số 323 /QĐ-UBND ngày 13 /3/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Thực hiện văn bản số 1716/QLCL-KH, ngày 12/10/2012 của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo đảm ATTP nông lâm sản và thủy sản giai đoạn 2013 - 2015, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch bảo đảm ATTP nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2015 như sau:

Phần 1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

I. Kết quả đạt được1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sáchTừ năm 2010 - 2011 do chưa thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông

Lâm sản và Thủy sản nên chưa xây dựng được chiến lược, đề án, dự án; Tuy nhiên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành chuyên môn thực hiện việc tham gia góp ý các Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Quản lý chất lượng dự thảo, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện xây dựng quy hoạch sản xuất rau an toàn giai đoạn 2011 – 2015, định hướng 2020.

Từ tháng 6/2012 Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản được thành lập và đi vào hoạt động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản về triển khai công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; Xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp & sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của Sở Y tế thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất Nông lâm sản năm 2012.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, đào tạo tập huấn, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

Công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, phổ biến chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nông lâm thuỷ sản đã được triển khai thực hiện, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông, sinh hoạt nhóm sở

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

thích sản xuất nông lâm nghiệp, các lớp tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản... nhằm góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, dần hình thành ý thức chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hội viên, nông dân.

2.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật

TT

Hình thức tuyên truyền

Số lượng Nội dung tuyên truyền

Số người được tuyên

truyền, phổ biến

Đối tượng

1 Hội nghị

01 cuộc

Luật ATTP, các văn bản liên quan đến ATTP của Bộ nông nghiệp và PTNT (Chỉ thị 1159, Thông tư 14, 53, 55...) và các văn bản cấp tỉnh...

40

Cán bộ trong ngành Nông nghiệp; UBND, phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, thị xã, cơ sở sản xuất kinh doanh

2 Tờ rơi 10.000 tờ

Kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo Thông tư 14/2011/BNN-PTNT

10.000

Cán bộ trong ngành nông nghiệp; UBND, phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và hộ nông dân.

2.2. Công tác đào tạo, tập huấn chính sách, pháp luật

TT

Số lớp/ khóa

đào tạo tập

huấn

Nội dung Số lượng

người tham dự

Đối tượng

02Bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ Quản lý VSATTP

75

Cán bộ các đơn vị trực thuộc Sở, cán bộ phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thị xã, cán bộ nông lâm các xã, phường, thị trấn.

01 Tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm 33

Nông dân đầu mối trên địa bàn tỉnh về sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản.

01Đào tạo quản lý lấy mẫu thức ăn chăn nuôi

21

Cán bộ các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, cán bộ phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thị xã

01 Đào tạo quản lý lấy mẫu đất, nước, phân bón, rau quả

23 Cán bộ các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, cán bộ phòng nông nghiệp và PTNT các huyện,

2

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

tươi phòng Kinh tế thị xã

3. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm3.1. Giám sát, kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất - kinh doanh vật

tư nông nghiệpTừ tháng 6/2012 Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản

được thành lập và đi vào hoạt động đã tổ chức 01 hội nghị tuyên truyền phổ biến đến UBND các huyện, thị xã về công tác kiểm tra đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản và tiến hành thống kê, lập danh sách cơ sở kiểm tra đánh giá phân loại làm điểm tại 01 huyện (huyện Chợ Mới) qua kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do tỉnh cấp phép: Tổng số có 04 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng, qua kiểm tra có 02 cơ sở hiện tại không hoạt động, 01 cơ sở có đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra chưa tiến hành sản xuất, 01 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp qua kiểm tra đánh giá phân loại đều đạt các tiêu chí theo quy định xếp loại A. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp huyện cấp phép hiện nay cơ quan kiểm tra cấp huyện đang triển khai đánh giá phân loại.

Tổ chức lấy mẫu giống lúa lai, phân bón theo ý kiến phản ánh của người dân tại một số huyện thử tỷ lệ nảy mầm và phân tích chất lượng kết quả phân tích chất lượng đảm bảo theo quy định của nhà nước.

3.2. Giám sát, kiểm tra, đánh giá cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản

* Giám sát, kiểm tra: - Năm 2011 Phối hợp với trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm sản vùng

1 tiến hành kiểm tra 04 hộ trồng rau tập trung (Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn) cho thấy tất cả các hộ đều chưa có biện pháp thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng nếu có cũng chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định, khi thu hoạch sản phẩm còn để tiếp xúc xuống nền đất, các hộ chưa thực hiện ghi chép hồ sơ trong quá trình sản xuất nên thời gian sau khi bón phân, phun thuốc BVTV chỉ dựa vào trí nhớ của từng hộ; kiểm tra 04 cơ sở giết mổ quy mô hộ gia đình (Bạch Thông, Thị xã Bắc Kạn) cho thấy các hộ gia đình đều chưa được tập huấn về quy trình giết mổ đảm bảo ATTP và chưa đảm bảo ATTP theo chuỗi.

- Năm 2012 phối hợp với các đơn vị trong ngành tiến hành kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm chuỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh tại 04 huyện, thị xã (Chợ Mới, Ngân Sơn, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn) kết quả:

+ Kiểm tra 10 hộ sản xuất rau tập trung về cơ bản các hộ sản xuất rau đều đạt các chỉ tiêu: Có địa điểm phù hợp với quy hoạch của địa phương; các loại cây giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng; nguồn nước tưới, tiêu đáp ứng theo yêu cầu; người lao động được tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất; có biện pháp thu gom, xử lý đối với bao bì thuốc

3

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

bảo vệ thực vật sau khi sử dụng...; tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa, không có có sổ ghi chép truy xuất nguồn gốc.

+ Kiểm tra 10 hộ kinh doanh rau, qua kiểm tra các hộ cơ bản đều đạt các chỉ tiêu: Địa điểm kinh doanh phù hợp; bố trí khu vực kinh doanh đủ diện tích, dễ làm vệ sinh; vật dụng, dụng cụ đảm bảo; nguồn nước đáp ứng theo yêu cầu; có biện pháp phòng chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải; người bán hàng đảm bảo sức khỏe, được tập huấn về an toàn thực phẩm; sản phẩm kinh doanh được bao gói, bảo quản, vận chuyển đảm bảo. Tuy nhiên vẫn có đa số các hộ chưa có sổ ghi chép về việc mua/bán hàng (07 hộ).

+ Tiến hành lấy 12 mẫu rau của các hộ gia đình sản xuất và kinh doanh, để phân tích hàm lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhóm cúc. Kết quả phân tích các mẫu rau không phát hiện hàm lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

+ Kiểm tra 09 cơ sở (hộ) chăn nuôi lợn kết quả chuồng nuôi đảm bảo diện tích, kết cấu hợp lý; con giống có nguồn gốc rõ ràng; dùng các loại thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam; quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, kiểm dịch, vệ sinh thú y và xử lý chất thải, nước thải tuân thủ theo đúng quy định; thiết bị chăn nuôi cơ bản phù hợp, đáp ứng yêu cầu; người lao động được khám sức khoẻ và tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi; có hồ sơ ghi chép việc sử dụng hoá chất, thuốc thú y, thức ăn, thời gian xuất chuồng. Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ địa điểm xây dựng khu chăn nuôi chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, gần khu dân cư dễ gây ô nhiễm môi trường.

+ Kiểm tra 09 cơ sở giết mổ qua kiểm tra các hộ cơ bản thực hiện các chỉ tiêu: Bố trí sản xuất đảm bảo, đủ diện tích, dễ làm vệ sinh...; trang thiết bị phục vụ giết mổ đảm bảo không gây độc cho sản phẩm; việc vệ sinh nơi giết mổ, dụng cụ sử dụng chất tẩy rửa nằm trong danh mục được phép sử dụng; người trực tiếp giết mổ được khám sức khỏe định kỳ, được tập huấn kiến thức ATTP; nguồn nước, nước đá đáp ứng quy định về nước ăn uống; phụ gia, chất bảo quản, chất hỗ trợ chế biến trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định; có trang thiết bị và thực hiện phòng chống động vật gây hại; có biện pháp xử lý nước thải, nước thải đáp ứng quy định trước khi xả ra môi trường...; vật liệu bao gói không gây ô nhiễm cho sản phẩm đúng quy định, có nơi bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ ...; có nhân lực quản lý chất lượng cơ sở giết mổ, thực hiện tốt các quy định về thực hành sản xuất tốt và vệ sinh tốt nhằm đảm bảo ATTP. Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ khu vực giết mổ ở cạnh nhà ở và gần khu dân cư; diện tích khu giết mổ chật hẹp; phòng, chống động vật gây hại, nguồn nước chưa được sử lý trước khi thải ra môi trường... (01 hộ).

Kiểm tra 09 cơ sở kinh doanh thịt lợn: Địa điểm kinh doanh phù hợp, khoảng cách thích hợp với các nguồn ô nhiễm như nghĩa trang, khu công nghiệp..., bố trí các khu vực kinh doanh đủ diện tích, dễ làm vệ sinh, tách riêng khu vực kinh doanh đồ tươi sống với đồ chín/ đã qua chế biến …; vật dụng, dụng cụ phù hợp để bày bán, sơ chế hàng hóa; vật dụng trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh…; thực phẩm kinh doanh tại

4

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

chợ có hóa đơn hoặc ghi chép về việc mua/bán hàng đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm; thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật có chứng nhận vệ sinh thú y…; các yếu tố đầu vào phục vụ SXKD thực phẩm như nước, nước đá đáp ứng quy định về nước ăn uống; phụ gia, chất bảo quản trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định…; phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải...người bán hàng đảm bảo sức khỏe để kinh doanh; phổ biến, tập huấn kiến thức ATTP…Có 9/9 hộ đạt; bên cạnh đó vẫn còn một số hộ bao gói, bảo quản, vận chuyển..., thực phẩm kinh doanh tại chợ có hóa đơn hoặc ghi chép về việc mua/bán hàng đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm; thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật có chứng nhận vệ sinh thú y, phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải....

+ Tiến hành lấy 12 mẫu thịt phân tích kết quả vi sinh vật: Phát hiện E. coli 03 mẫu/12 mẫu vượt quá Quy chuẩn kỹ thuật cho phép tại huyện Bạch Thông có mã số mẫu TLBT01; TLBT02; TLBT03 ; phát hiện Salmonella có 01 mẫu/12 mẫu dương tính với Salmonella tại huyện Ngân Sơn có mã số mẫu TLNS02. Còn lại âm tính với Salmonella.

- Lấy mẫu giám sát:+ Năm 2011 tổ chức lấy 42 mẫu thịt lợn, rau củ quả tại một số huyện, thị xã

để phân tích các chỉ tiêu như: kim loại nặng, thuỷ ngân, chất kháng sinh, Ni trat, Hg, Samonella, colifoms... Đa số các mẫu đều không phát hiện các chỉ tiêu phân tích, một số mẫu có Ni trat, colifoms, staphylcocus đều dưới ngưỡng cho phép.

+ Năm 2012 tổ chức lấy 24 mẫu rau, giá đỗ, thịt lợn tại một số huyện, thị xã để phân tích các chỉ tiêu như: Nitrat, Kháng sinh Streptomycin, kim loại nặng, chất tạo nạc Clenbuterol và Salbutamol, 6 - Benzylmianopurine, dư lượng thuốc BVTV đa số các mẫu đều không phát hiện các chỉ tiêu phân tích, một số mẫu có hàm lượng Ni trat, α - β Cypermethrin đều dưới và trong ngưỡng cho phép. Riêng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Indoxacard các mẫu rau đều có, trong đó có (01 mẫu tại thị xã Bắc Kạn) hàm lượng Indoxacard vượt ngưỡng cho phép (theo tiêu chuẩn Codex).

Hiện nay tỉnh chưa tiến hành kiểm tra đánh giá cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

3.3. Thanh tra chuyên ngànhHàng năm việc thanh tra kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn

thực phẩm nông lâm thuỷ sản đã được Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch, phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành và kiểm tra đột xuất. Tuy nhiên mới chỉ kiểm tra được các sản phẩm khi đã lưu thông trên thị trường, chưa kiểm tra được từ khâu sản xuất của nông dân.

Năm 2010 đã tiến hành kiểm tra được 68 cơ sở, trong đó 08 Chi nhánh Vật tư Nông nghiệp các huyện, thị xã (thuộc Công ty Cổ phần vật tư KTNN Bắc Kạn); 05 chợ phiên tại các huyện; 05 trạm Thú y các huyện, thị xã; 01 trạm Kiểm dịch động vật thuộc Chi cục Thú y; kiểm tra được 49 hộ kinh doanh cá thể kinh doanh các mặt hàng: Thuốc thú y, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, phân bón, cơ sở sản

5

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

xuất miến dong... Qua kiểm tra phát hiện một số hộ kinh doanh buôn bán hạt giống rau không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, một số loại giống rau được nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có tên cơ quan nhập khẩu. Tuy nhiên do số lượng hàng hoá ít, tổng giá trị hàng hoá mỗi hộ kinh doanh dưới 150.000 đồng nên không xử phạt vi phạm hành chính, đã nhắc nhở, yêu cầu chủ hộ kinh doanh phải làm đầy đủ thủ tục kinh doanh theo quy định và giao cho chủ hộ kinh doanh tự tiêu huỷ số hạt giống không rõ nguồn gốc, đồng thời yêu cầu dừng ngay việc buôn bán hàng nhập khẩu chưa được kiểm dịch thực vật, không có nhãn mác hàng hoá theo quy định.

Kiểm tra các cơ sở chế biến dong giềng, sản xuất rượu đã phát hiện một số sai sót như: Lao động chưa được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm; công nhân thiếu giấy khám sức khoẻ; nhà xưởng chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã nhắc nhở chủ cơ sở sản xuất sớm khắc phục. Lập biên bản xử phạt hành chính 02 vụ 3.250.000 đồng; tịch thu, tiêu huỷ 100kg thức ăn chăn nuôi quá hạn sử dụng, 70kg thóc giống quá hạn.

Năm 2011 đã tiến hành kiểm tra được 08 Chi nhánh Vật tư Nông nghiệp các huyện, thị xã (thuộc Công ty Cổ phần vật tư KTNN Bắc Kạn); 08 chợ phiên tại các huyện; 08 trạm Thú y các huyện, thị xã; kiểm tra 48 hộ kinh doanh cá thể kinh doanh các mặt hàng: Thuốc thú y, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi. Kiểm tra 73 cơ sở, hộ kinh doanh và điểm bán nhỏ lẻ. Do đã thường xuyên được nhắc nhỏ và uốn nắn nên trong suốt quá trình kiểm tra chỉ xử lý 04 trường hợp: 01 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi đã hết hạn sử dụng tại huyện Ngân Sơn, 01 cửa hàng kinh doanh không đủ hồ sơ pháp lý theo yêu cầu tại huyện Na Rì, 01 hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Pác Nặm, 01 hộ kinh doanh giống cây trồng tại huyện Ba Bể nhưng không đủ điều kiện theo quy định của Pháp lệnh giống cây trồng yêu cầu đình chỉ kinh doanh mặt hàng giống cây trồng, lập biên bản tạm giữ lô giống (11kg giống ngô lai NK4300) và xử lý vi phạm hành chính các trường hợp còn lại chủ yếu nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện theo các quy định của Nhà nước, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đã nộp ngân sách Nhà nước là 3.700.000 đồng.

Năm 2012 đã tiến hành kiểm tra được 08 Chi nhánh Vật tư Nông nghiệp các huyện, thị xã (thuộc Công ty Cổ phần vật tư KTNN Bắc Kạn); 06 chợ phiên tại các huyện; 08 trạm Thú y các huyện, thị xã; 01 trạm kiểm dịch động vật thuộc Chi cục thú y; kiểm tra 82 hộ kinh doanh cá thể kinh doanh các mặt hàng: Thuốc thú y, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi. Kiểm tra 105 cơ sở, hộ kinh doanh và điểm bán nhỏ lẻ. Do đã thường xuyên được nhắc nhỏ và uốn nắn nên trong suốt quá trình kiểm tra chỉ xử lý 04 trường hợp (02 cửa hàng kinh doanh phân bón không có nhãn phụ tại huyện Na Rì, 02 cửa hàng kinh doanh không đủ hồ sơ pháp lý theo yêu cầu tại huyện Bạch Thông và Pác Nặm) các trường hợp còn lại chủ yếu nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện theo các quy định của Nhà nước và chuyển cho đội quản lý thị trường sở tại xử lý.

6

Page 7: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

3.4. Quản lý công bố hợp quy, chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng tiên tiến

Do Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 6/2012 nên chưa thực hiện việc quản lý công bố hợp quy, chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng tiên tiến.

4. Tăng cường năng lực4.1. Về tổ chức, bộ máy: Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản được thành lập theo

Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 01/6/2012 với chức năng, nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và PTNT về các lĩnh vực Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

4.2. Nhân sự:- Chi cục trưởng: 01 người.- Trưởng phòng: 02 người.- Chuyên viên: 03 người.- Kế toán: 01 người (Do trưởng phòng HC-TH kiêm nhiệm)- Văn thư : 01 người (hợp đồng lao động)4.3. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật: Do mới được thành lập nên nhân lực, trang

thiết bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, phục vụ cho công tác còn thiếu, trụ sở làm việc được tạm giao sử dụng 08 phòng với tổng diện tích 132m2.

4.4. Về năng lực kiểm nghiệm, xét nghiệm: Hiện nay chưa có phòng kiểm nghiệm, xét nghiệm.

II. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếuBắc Kạn là tỉnh nghèo nên khó khăn trong việc bố trí nguồn kinh phí thực

hiện các chương trình, dự án, đề án.Nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm còn hạn chế, các sản phẩm

nông sản đa dạng; giao thông đi lại khó khăn, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, phân tán nên khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát.

Do thiếu cán bộ, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và thuỷ sản mới thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/6//2012, bộ máy, tổ chức chưa hoàn thiện, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác còn thiếu, nhất là biên chế được giao quá ít nên rất khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

7

Page 8: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

Phần 2 KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015I. Cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch- Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH2; Nghị định số

38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

- Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1482/QĐ-BNN-QLCL ngày 04/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành kế hoạch Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015;

- Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg của Thủ tướng chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.

- Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 -2015;

- Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 13/11/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015.

II. Mục tiêu tổng quátXây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với công tác

đảm bảo an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, phát huy vai trò quản lý của các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay; tiến tới chủ động kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất đến cung cấp thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi...Đến năm 2015 các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.

III. Mục tiêu cụ thể1. Kiện toàn bộ máy quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản cả các

cấp (tỉnh, huyện, xã)Phấn đấu đến năm 2015:- Cấp tỉnh: Bố trí đủ biên chế cho Chi cục Quản lý chất lượng nông Lâm sản

và thuỷ sản, đáp ứng theo cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, tối thiểu có từ 15 công

8

Page 9: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

chức trở lên; kiện toàn đầy đủ các chức danh lãnh đạo, phòng ban chuyên môn của Chi cục.

- Cấp huyện, thị xã: 08 huyện, thị xã có cán bộ chuyên trách làm công tác Quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.

2. Đầu tư, xây dựng và tăng cường năng lực quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

- Chỉ tiêu đến năm 2015 đối với cấp tỉnh: phấn đấu mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác quản lý chất lượng, ATTP; tập trung đào tạo tập huấn cho cán bộ làm công tác Quản lý chất lượng và ATTP; xây dựng các mô hình sản xuất, chế biến đảm bảo ATTP, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá.

3. Tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật nâng cao ý thức và trách nhiệm người dân và doanh nghiệp về VSATTP

- Chỉ tiêu đến năm 2013:+ 30% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng có

kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.+ 30% người quản lý có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.- Chỉ tiêu đến năm 2015:+ 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng có

kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.+ 70% người quản lý gồm lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Nông nghiệp

&PTNT, Y tế, Công thương …, lãnh đạo UBND các cấp, cơ sở sản xuât kinh doanh (doanh nghiệp, cá nhân) về vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Chỉ tiêu đến năm 2015:- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra, phân loại.- 100% cơ sở được thanh tra, kiểm tra.5. Cải thiện điều kiện bảo đảm và mức an toàn thực phẩm của các cơ sở

sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sảnChỉ tiêu đến năm 2015:- 50% cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản được cấp giấy chứng nhận

đủ điều kiện an toàn thực phẩm.- 30% cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập

trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GAP, GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000...

- 70% lấy mẫu VTNN và nông lâm thủy sản để kiểm nghiệm, giám sát vi phạm về chất lượng ATTP.

9

Page 10: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

IV. Các giải pháp thực hiện1. Chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác

bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ATTP theo đúng phân cấp quản lý của các ngành: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thị xã tới xã, phường, thị trấn.

- Hàng năm rà soát kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm với các thành phần tham gia phù hợp với từng giai đoạn, nâng cao vai trò của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo ở địa phương, tổ chức tốt các hoạt động phối hợp liên ngành trong đó ngành Y tế làm đầu mối.

- Xây dựng các văn bản, quy chế phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành nhằm phát huy hiệu quả tối đa công tác chủ động kiểm soát được chất lượng an toàn thực phẩm theo chuyên môn và lĩnh vực ngành mình phụ trách.

2. Về chuyên môn kỹ thuật- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục

và truyền thông thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

- Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản:

+ Thực hiện phân cấp đi đôi với đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý tuyến cơ sở trong quản lý an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đựợc giao.

+ Tăng cường công tác chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

+ Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp, bảo đảm sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm. Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản; kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

+ Ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm:

10

Page 11: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

+ Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, ghi nhận và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

+ Tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, nguồn ngân sách tỉnh đầu tư trang thiết bị kiểm tra nhanh, kiểm nghiệm vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2015.

- Từng bước triển khai áp dụng các mô hình quản lý an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tiên tiến phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế chung của tỉnh một cách hiệu quả.

+ Áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, VietGAHP - các quy định của Việt Nam về thực hành chăn nuôi tốt) và các sổ tay hướng dẫn GAP, GAHP trong rau, quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp kinh doanh nông lâm sản và thủy sản, tư vấn và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000).

3. Nhóm giải pháp về nguồn lực- Tăng cường đào tạo, tập huấn về an toàn thực phẩm:+ Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách an toàn thực phẩm của các

tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm; bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học: Khuyến khích các cá nhân, tập thể thuộc các đơn vị chuyên môn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ tích cực tham mưu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá và đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn tỉnh.

- Xã hội hóa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản:+ Phát triển, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, liên doanh,

liên kết, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, trồng trọt tạo ra nguồn nguyên liệu và thực phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

+ Khuyến khích các cơ sở duy trì tốt điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

+ Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

V. Kế hoạch hành động

TT Hoạt động Chỉ số đánh giá Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Nhu cầu kinh phí (tr/đồng)

1 Tuyên truyền, Nâng cao ý thức, Sở Nông Sở năm 300

11

Page 12: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

tập huấn

trách nhiệm của cấp quản lý, cơ sơ SX, KD, về ATTP nông, lâm, sản và thủy sản.

nghiệp &PTNT

Thông tin và truyền thông

2013

2Mua sắm đầu tư trang thiết bị, máy móc

Phục vụ công tác chuyên môn

Sở Nông nghiệp

&PTNT

Sở Tài chính

năm 2013 100

3

Thông kê, đánh giá phân loại cơ sở kinh doanh VTNN

Chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật

08 huyện, thị xã

năm 2013 100

4

Giám sát, kiểm tra, thanh tra chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật

Sở Nông nghiệp

&PTNT

08 huyện, thị xã

năm 2014 200

5Thống kê kiểm tra đánh giá phân loại

Chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật

08 huyện, thị xã

năm 2014 100

6Mua sắm đầu tư trang thiết bị, máy móc

Phục vụ công tác chuyên môn

Sở Nông nghiệp

&PTNT

Sở Tài chính

năm 2014 100

7 Tuyên truyền, tập huấn

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp quản lý, cơ sơ SX, KD, về ATTP nông, lâm, sản và thủy sản.

Sở Nông nghiệp

&PTNT

Sở Thông tin và truyền thông

năm 2014 150

8Lấy mẫu VTNN và nông, lâm, sản

Đánh giá hàm lượng tồn dư thuốc BVTV, kim loại, kháng sinh ....

Sở Nông nghiệp

&PTNT

08 huyện, thị xã

năm 2014 50

9

Xây dựng mô hình như GAP. GMP, HACCP .....

Người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm an toàn VSTP

Sở Nông nghiệp

&PTNT

08 huyện, thị xã

năm 2014 400

10 Lấy mẫu Đánh giá hàm lượng Sở Nông 08 năm 100

12

Page 13: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

VTNN và nông, lâm, sản

tồn dư thuốc BVTV, kim loại, kháng sinh ....

nghiệp &PTNT

huyện, thị xã 2015

11Xây dựng phòng kiểm nghiệm

Quản lý tốt hơn ATTP; giảm chi phí kiểm nghiệm phân tích mẫu

Sở Nông nghiệp

&PTNT

Sở KH&ĐT; Sở Tài chính;

năm 2015 4.000

12Thống kê kiểm tra đánh giá phân loại

Chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật

08 huyện, thị xã

năm 2015 200

13 Tuyên truyền, tập huấn

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp quản lý, cơ sơ SX, KD, về ATTP nông, lâm, sản và thủy sản.

Sở Nông nghiệp

&PTNT

Sở Thông tin và truyền thông

năm 2015 300

14

Giám sát, kiểm tra, thanh tra chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật

Sở Nông nghiệp

&PTNT

08 huyện, thị xã

năm 2015 300

15

Xây dựng mô hình như GAP. GMP, HACCP .....

Người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm an toàn VSTP

Sở Nông nghiệp

&PTNT

08 huyện, thị xã

năm 2014 600

Tổng cộng: 7.000

(Bằng chữ: Bảy tỷ đồng chẵn) VI. Tổ chức thực hiện1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Chủ động xây dựng các kế hoạch triển khai phổ biến các văn bản pháp

luật, Luật An toàn thực phẩm, Chỉ thị, Thông tư, Văn bản cấp tỉnh về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trong phạm vi được phân công;

- Chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các cá nhân, tập thể triển khai áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp đối với sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm;

- Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm;

13

Page 14: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm, quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;

- Chủ động kiểm soát các dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và các sản phẩm nông sản, thủy sản, cảnh báo các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đối với nhóm sản phẩm thực phẩm do ngành quản lý.

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Y tếPhối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm; đôn đốc các Sở, ngành, địa phương thực hiện trách nhiệm được phân công về bảo đảm an toàn thực phẩm.

3. Sở Công thương- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành khác liên quan trong việc triển khai

các giải pháp, các chương trình, đề án, phổ biến các văn bản pháp luật, luật an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý của ngành, thực hiện kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, đặc biệt là các chợ đầu mối;

- Kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu.

4. Sở Khoa học và Công nghệPhối hợp với các Sở, ngành liên quan, rà soát, hướng dẫn các quy định thực

hiện việc chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy và các quy định liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn sản phẩm thực phẩm; có chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bố trí kinh phí cho các hoạt động theo ngân sách phân bổ hằng năm. Tích

cực huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài tỉnh đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

6. Sở Tài chínhBố trí đủ ngân sách cho các hoạt động thực hiện kế hoạch, các chương trình,

dự án, đề án bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Sở Công thương và các cơ quan liên quan xây dựng chính sách thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

14

Page 15: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các Sở, ngành liên quan tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

- Chỉ đạo các cơ quan Báo chí, Đài Phát thanh, Truyền hình các cấp từ tỉnh đến cấp xã, các đội thông tin lưu động, hệ thống truyền thanh ở xã, phường dành thời lượng xây dựng các chuyên đề, chuyên mục phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản cho nhân dân.

8. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịchTăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm nông lâm sản và

thủy sản gắn liền các hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực của các vùng miền với hoạt động du lịch; xây dựng nếp sống văn hoá đi đôi với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

9. Sở Nội vụChủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương đề xuất, cân

đối bố trí biên chế cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại các đơn vị, địa phương có đủ số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

10. Công an tỉnh- Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tuyên truyền giáo dục nâng cao

nhận thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm của nhân dân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chỉ đạo các lực lượng Công an phối hợp với cơ quan của địa phương kiểm soát ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản nhập lậu, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

11. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã- Nâng cao vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của tổ chức Đảng, chính quyền các

cấp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh, chính trị quốc phòng phải đi liền với công tác an toàn thực phẩm góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các địa phương;

- Đưa các tiêu chí về an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản, có quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất an toàn cho lĩnh vực nông nghiệp khi xây dựng mô hình nông thôn mới;

- Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, thức ăn đường phố, chợ, trường học, nhà máy may mặc, khu công nghiệp Thanh Bình; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để

15

Page 16: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm.

- Triển khai công tác vận động, giáo dục phát động các phong trào bảo đảm an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động xây dựng làng, xã văn hóa ở khu dân cư, nhằm thúc đẩy hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đồng.

12. Các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng- Chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền

cho các thành viên trong hội, các tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản;

- Tổ chức các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn, đặc biệt là các làng nghề, mô hình sản xuất nhỏ, tập trung;

- Tích cực đấu tranh với các hành vi cố ý làm trái các quy định trong việc sản xuất, sử dụng thực phẩm không đúng quy định trong cộng đồng, làng xã.

Trên đây là Kế hoạch bảo đảm ATTP nông lâm sản và thuỷ sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013- 2015./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nông Văn Chí

16

Page 17: UỶ BAN NHÂN DÂN 3/w3/hk... · Web view- Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại

17