11
u 2 « THỨ BA CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn SỐ 7966 10.8.2021 (3.7 Tân Sửu) 0966.490.490 0256.3813573 ĐƯỜNG DÂY NÓNG ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG Các ngân hàng ủng hộ 1,4 tỷ đồng cho công tác phòng, chống Covid-19 u 9 u 3 u 4 Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động 7 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là cơ sở để các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh cụ thể hóa vào thực tế, góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra từ các nghị quyết. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Bình Định xung quanh vấn đề này. K NIM 60 NĂM THM HỌA DA CAM VIT NAM (10.8.1961 - 10.8.2021): Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam Nhiều chế độ, chính sách, sự quan tâm, chăm lo mà Nhà nước, các ban ngành, hội, đoàn thể và toàn xã hội dành cho nạn nhân da cam/dioxin và người nhà của họ đang góp phần xoa dịu nỗi đau, san sẻ gánh nặng và tạo động lực để nạn nhân ổn định và cải thiện cuộc sống. l M RỘNG DIN TÍCH SN XUẤT LÚA SRI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025: Thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng thu nhập cho nông dân l Đại biểu dự Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Ảnh: NGUYỄN VĂN TRANG l Số ca ghi nhận trong ngày : 33 l Tổng số ca mắc : 377 (Quy Nhơn: 46, Hoài Nhơn: 28, Hoài Ân: 35, An Nhơn: 103, Phù Cát: 91, Phù Mỹ: 14, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 13, Vân Canh: 1, Tuy Phước: 31, các khu cách ly tập trung của tỉnh: 9). l Số tử vong : 3 l Số điều trị khỏi : 105 l Cách ly tại bệnh viện : 329 l Cách ly tập trung : 751 THÔNG TIN TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Cập nhật đến 16 giờ ngày 9.8.2021) u 2 l Xông pha nơi tuyến đầu chống dịch........................................ u 7 ........ u 5 u 3 Phải chuẩn bị trước, đừng nghĩ địa phương mình sẽ không có dịch! Giảm thủ tục khi cấp phép vắc xin Nanocovax

u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

u2

«

THỨ BA

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn

SỐ 7966

10.8.2021(3.7 Tân Sửu)

0966.490.490 0256.3813573

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

Các ngân hàng ủng hộ 1,4 tỷ đồng cho công tác phòng, chống Covid-19

u9

u3

u4

Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

7 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là cơ sở để các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh cụ thể hóa vào thực tế, góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra từ các nghị quyết. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Bình Định xung quanh vấn đề này.

KY NIÊM 60 NĂM THAM HỌA DA CAM Ơ VIÊT NAM (10.8.1961 - 10.8.2021):

Chung tay xoa dịu nỗi đau da camNhiều chế độ, chính sách, sự quan tâm, chăm lo mà Nhà nước, các ban ngành, hội, đoàn thể và toàn xã hội dành cho nạn nhân da cam/dioxin và người nhà của họ đang góp phần xoa dịu nỗi đau, san sẻ gánh nặng và tạo động lực để nạn nhân ổn định và cải thiện cuộc sống.

lMƠ RỘNG DIÊN TÍCH SAN XUẤT LÚA SRI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025:

Thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng thu nhập cho nông dân

l

Đại biểu dự Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Ảnh: NGUYỄN VĂN TRANG

l Số ca ghi nhận trong ngày : 33l Tổng số ca mắc : 377

(Quy Nhơn: 46, Hoài Nhơn: 28, Hoài Ân: 35, An Nhơn: 103, Phù Cát: 91, Phù Mỹ: 14, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 13, Vân Canh: 1, Tuy Phước: 31, các khu cách ly tập trung của tỉnh: 9).

l Số tử vong : 3l Số điều trị khỏi : 105l Cách ly tại bệnh viện : 329l Cách ly tập trung : 751

THÔNG TINTÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Cập nhật đến 16 giờ ngày 9.8.2021)

u2l Xông pha nơi tuyến đầu

chống dịch. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .u7

. . . . . . . .u5

u 3

Phải chuẩn bị trước, đừng nghĩ địa phương mình sẽ không có dịch!

Giảm thủ tục khi cấp phép vắc xin Nanocovax

Page 2: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

2 THỜI SỰ THỨ BA, [email protected]

Bình Định 3THỨ BA, 10.8.2021 THỜI SỰ[email protected]

Bình Định

Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

7 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là cơ sở để các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh cụ thể hóa vào thực tế, góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra từ các nghị quyết. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Bình Định xung quanh vấn đề này.

Chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng

● Qua theo dõi có thể thấy quá trình xây dựng các chương trình hành động đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, qua nhiều giai đoạn với sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan, đơn vị. Xin đồng chí thông tin cụ thể hơn về vấn đề này?

- Thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, căn cứ dự thảo Báo cáo chính trị và nội dung tổng kết các chương trình hành động (CTHĐ) khóa XIX, những định hướng lớn đặt ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 (nhất là 5 trụ cột phát triển, 3 khâu đột phá tạo động lực), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã xây dựng dự thảo đề cương chi tiết 7 CTHĐ trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và được Đại hội xem xét, biểu quyết thông qua. Các CTHĐ gắn với các lĩnh vực quan trọng trong giai đoạn mới, với các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp chủ yếu… Sau Đại hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XX đã chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh một bước nội dung các CTHĐ.

Tiếp thu quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn và các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể từ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các CTHĐ của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các CTHĐ của tỉnh. Tại Hội nghị Tỉnh

ủy bất thường ngày 28.4.2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xem xét lần cuối và biểu quyết thông qua 7 CTHĐ trước khi chính thức ban hành.

Phổ biến phù hợp với tình hình thực tế

● Việc phổ biến, quán triệt Nghị quyết gắn với các CTHĐ cụ thể có vai trò rất quan trọng để phát huy kết quả của Đại hội. Trước diễn biến dịch Covid-19 rất phức tạp, công tác quán triệt, phổ biến có những điểm nào đáng chú ý, thưa đồng chí?

- Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 879 hội nghị phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết, CTHĐ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Đảng và Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh với tổng số trên 101 nghìn đại biểu dự. Trong đó có 433 hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với 46.220 cán bộ, đảng viên dự (đạt tỷ lệ 72%); 446 lớp học tập, quán triệt Nghị quyết và các CTHĐ thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh với 54.785 cán bộ, đảng viên dự (đạt 85,4%). Hầu hết các hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết, CTHĐ đều được tổ chức bằng hình thức trực tuyến và tại các điểm cầu đều thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Các cấp ủy đảng trong tỉnh nhận thức sâu sắc việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện nghị quyết, CTHĐ

đại hội đảng các cấp là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận trong nhân dân. Vì vậy, từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu về thời gian và nội dung theo quy định.

Đáng chú ý, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối các điểm cầu từ tỉnh đến cơ sở với các hội nghị do Trung ương tổ chức đã tạo sự thông suốt, nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm được thời gian và kinh phí. Nhiều địa phương đã tổ chức hội nghị trực tuyến từ huyện đến 100% số xã nên việc triển khai quán triệt, học tập kịp thời, đạt hiệu quả cao, chuyển tải được tinh thần của các nghị quyết, CTHĐ.

Bên cạnh đó, quá trình phổ biến, quán triệt và tuyên truyền nội dung các nghị quyết, CTHĐ đã được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh thực hiện với nhiều hình thức phong phú. LĐLĐ tỉnh và các tổ chức trực thuộc đã có hơn 1.000 lớp học tập, quán triệt, tuyên truyền cho cán bộ, đoàn viên, người lao động; tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu các nghị quyết, thu hút hơn 20.000 đoàn viên, người lao động tham gia. Các cấp Hội LHPN tỉnh đưa nội dung hỏi - đáp các

Đại biểu dự Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Ảnh: NGUYỄN VĂN TRANG

“nghị quyết, CTHĐ vào tờ thông tin hằng quý; cấp phát hơn 400 tờ rơi đến cán bộ Hội để tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, quần chúng nhân dân. Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các tổ chức đoàn trực thuộc tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu các nghị quyết; tổ chức hội thi trực tuyến “Ánh sáng soi đường” cấp tỉnh, thu hút hơn 14.000 lượt ĐVTN tham gia...

Và, không thể không nhắc đến vai trò, đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông, đài truyền thanh cấp huyện và cơ sở, các trang thông tin tuyên truyền của các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh với việc mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng nội dung các nghị quyết, CTHĐ đến các tầng lớp nhân dân.

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo

● Có thể nói, đưa nghị quyết vào thực tiễn, phát triển đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân chính là thước đo thành công của các đại hội. Theo đồng chí, đâu là những giải pháp quan trọng để đạt được yêu cầu đó?

- Căn cứ nghị quyết và các CTHĐ của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, Mặt trận, hội, đoàn thể trong tỉnh cập nhật, bổ sung CTHĐ đã xây dựng của cấp mình cho đầy đủ, phù hợp gắn với chức năng, nhiệm vụ và điều

kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đến nay, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã tiến hành rà soát, bổ sung, xây dựng 70 CTHĐ, kế hoạch thực hiện nghị quyết đại hội cấp mình, Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Giải pháp trọng tâm là nâng cao chất lượng cụ thể hóa các CTHĐ vào thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trước diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình dịch Covid-19. Từng chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phải được “chuyển hóa” linh hoạt vào các nghị quyết, kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của cấp ủy, chi bộ, thể hiện bằng các chương trình, đề án, dự án gắn với phân công, phân nhiệm cụ thể. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề cao tính sáng tạo, đưa ra những cách làm mới mẻ, không rập khuôn, cứng nhắc, cục bộ.

Cùng với đó là chú trọng khâu theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai, kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, đưa ra đánh giá chính xác trên cơ sở định lượng rõ ràng. Từ đó, quan tâm khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện hiệu quả, chủ động, sáng tạo; phê bình, kiểm điểm những nơi còn yếu kém, trì trệ, thiếu quyết liệt, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên...

● Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!NGUYỄN VĂN TRANG (Thực hiện)

Từng chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phải được “chuyển hóa” linh hoạt vào các nghị quyết, kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của cấp ủy, chi bộ, thể hiện bằng các chương trình, đề án, dự án gắn với phân công, phân nhiệm cụ thể. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề cao tính sáng tạo, đưa ra những cách làm mới mẻ, không rập khuôn, cứng nhắc, cục bộ”. Bí thư Tỉnh ủy HỒ QUỐC DŨNG

(BĐ) - Ngày 9.8, tại Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long tiếp nhận hỗ trợ từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định (BIDV Bình Định) cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, BIDV Bình Định ủng hộ số tiền 1 tỷ đồng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ngoài ra, BIDV Bình Định cũng hỗ trợ một số trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế, gồm khẩu trang N95 và máy đo nồng độ SPO2 xung ngón tay với tổng trị giá 300 triệu đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long ghi nhận và cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của BIDV Bình Định đã góp phần cùng tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn BIDV Bình Định thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch trong quá trình hoạt động kinh doanh; đẩy mạnh các gói hỗ trợ cho vay và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, giúp các DN duy trì và phát triển sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh.

Các ngân hàng ủng hộ 1,4 tỷ đồng cho công tác phòng, chống Covid-19

l Cũng trong sáng 9.8, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định (Vietcombank Bình Định) đã hỗ trợ BVĐK tỉnh 100 triệu đồng để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đại diện Vietcombank Bình Định cho biết, đây là lần thứ 3 Ngân hàng quyên góp, ủng hộ kinh phí hỗ trợ tỉnh phòng,

chống dịch bệnh Covid-19. Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Định, Vietcombank Bình Định đã ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh 50 triệu đồng và Quỹ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của TX Hoài Nhơn 20 triệu đồng. THẢO YÊN - TIẾN SỸ

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long (ngoài cùng bên phải) tại buổi tiếp nhận 1 tỷ đồng do BIDV Bình Định ủng hộ công tác phòng, chống dịch của tỉnh. Ảnh: THẢO YÊN

Ngày 9.8, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương tiếp tục có các hoạt động hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch và người dân gặp khó khăn tại các khu vực phong tỏa do dịch.l Phó Chủ tịch Thường trực

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Xuân Vĩnh thăm và trao tặng 400 bộ đồ bảo hộ y tế cho Sở Y tế để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch; thăm và trao 200 suất quà (trị giá 500 nghìn đồng/suất, gồm gạo, mắm, dầu ăn...) cho người dân vùng lõi dịch ở huyện Phù Cát và TX An Nhơn, giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, từ nguồn vận động của Chương trình “Chuyến xe nghĩa tình” do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp tổ chức.l Lãnh đạo huyện Phù Cát

đến thăm, động viên và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ trong khu cách ly tập trung tại Trường THPT Nguyễn Hữu Quang (xã Cát Hưng) và khu cách ly tập trung tại Trường CĐ Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ (cơ sở 3, ở xã Cát Hanh). Mỗi đơn vị được tặng 5 triệu đồng từ nguồn vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp vào Quỹ phòng chống Covid-19 của huyện. l Đại diện Chi hội Bảo trợ

bệnh nhân nghèo Bác Ái Tuy Phước đã trao tặng 20 thùng sữa, 10 hộp cà phê, 10 ràng bánh tráng, 10 lốc nước suối, 5.000 khẩu trang y tế và 500 kính chắn giọt bắn cho TTYT huyện Tuy Phước để chuyển đến các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại các chốt phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện.

l CA thị trấn Bình Dương (huyện Phù Mỹ) thăm và tặng quà là các loại thực phẩm dinh dưỡng như sữa, nước yến cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Phòng khám khu vực Bình Dương thuộc TTYT huyện Phù Mỹ, Trạm Y tế thị trấn Bình Duơng và khu cách ly tập trung tại Trường THCS thị trấn Bình Dương. Tổng trị giá quà tặng gần 6 triệu đồng.

Trước đó, chị Nguyễn Thị My My (ở khu phố Trà Quang, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ) đã trao tặng 2 tấn gạo trị giá khoảng 30 triệu đồng cho 200 trường hợp là người già neo đơn, những người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

ANH PHƯƠNG - TRỌNG NHÂN - XUÂN VINH -

VĂN TỐ

Tặng quà lực lượng tham gia chống dịch và người dân gặp khó khăn

(BĐ) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ở địa phương giáp ranh là huyện Hoài Ân, huyện An Lão đã triển khai các biện pháp siết chặt công tác phòng, chống dịch trên địa bàn huyện.

Từ 0 giờ ngày 8.8, tạm dừng tất cả công dân huyện Hoài Ân và các xe vận tải hàng hóa qua địa bàn huyện Hoài Ân đi vào huyện An Lão, trừ các trường hợp làm nhiệm vụ phòng chống dịch.

Huyện An Lão cũng quán triệt nhân dân “ai ở đâu ở đấy”, tuyệt đối không di chuyển ra khỏi địa bàn huyện. Những trường hợp thật sự cần thiết phải được sự cho phép của Ban chỉ đạo phòng,

chống dịch Covid-19 huyện An Lão. Các chốt kiểm tra y tế phân công lực lượng trực 24/24 giờ, không bỏ sót, lọt người đến/về từ các vùng có dịch vào huyện. Đồng thời, UBND huyện An Lão chỉ đạo UBND xã An Hòa và xã An Nghĩa kiểm tra các đường mòn, lối mở giáp ranh với huyện Hoài Ân, tổ chức rào chắn, bố trí lực lượng chốt chặn và giám sát việc người dân tránh chốt kiểm tra y tế đi vào địa bàn huyện và ngược lại.

TTYT huyện An Lão rà soát, thống kê người dân huyện Hoài Ân đang điều trị, khám bệnh tại Trung tâm, tổ chức test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, phân

khu cách ly điều trị và theo dõi y tế. Bên cạnh đó, rà soát toàn bộ y, bác sĩ và nhân viên y tế có liên quan đến công tác khám chữa bệnh công dân huyện Hoài Ân để tầm soát đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Được biết, ngày 7.8, Hoài Ân phát hiện các ca nghi nhiễm Covid-19 tại xã Ân Tường Tây và cho khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm. Đến sáng 9.8, qua kết quả xét nghiệm đã công bố 23 ca dương tính SARS-CoV-2, tất cả đều ở xã Ân Tường Tây. Như vậy đến chiều 9.8, toàn huyện Hoài Ân có tổng cộng 35 ca dương tính với SARS-CoV-2. ĐỖ THẢO

An Lão siết chặt công tác phòng dịch khi Hoài Ân xuất hiện nhiều ca nhiễm

Ngày 9.8, HĐND TX Hoài Nhơn khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 2 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 và xem xét cho ý kiến một số nội dung quan trọng khác. Để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, kỳ họp được triển khai theo hình thức trực tuyến tại 8 điểm cầu trên địa bàn thị xã.

Tại kỳ họp, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá kỹ những kết quả đạt được, thống nhất những giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021. Trong đó, từ nay đến cuối năm Hoài Nhơn sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt

được trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 gắn với phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng, tiếp tục lắng nghe, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND đối với sự tín nhiệm của cử tri.

Đại biểu HĐND thị xã cũng đã biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết: Nghị quyết phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh 6 tháng cuối năm 2021; Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2020; Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung dự toán chi thường xuyên 6 tháng cuối năm 2021; Nghị quyết dự toán điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2021…

ÁNH NGUYỆT - QUANG HẢI

HĐND TX Hoài Nhơn họp trực tuyến

(BĐ) - Theo báo báo của UBND tỉnh gửi Bộ Nội vụ về kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên năm 2022, cần bổ sung 894 biên chế giáo viên còn thiếu của các cấp học

năm học 2021 - 2022 (không tính biên chế của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tỉnh, các trường cao đẳng).

Cụ thể, nhu cầu biên chế giáo viên cần bố trí của các cơ

sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tính theo định mức của Thông tư 06/2015/TTLTBGDĐT-BNV, Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT là 20.924 biên chế, bao gồm khối trường mầm non 1.651 lớp/3.178 biên chế giáo viên; tiểu học 4.385 lớp/6.558 biên chế giáo

viên; THCS, phổ thông dân tộc nội trú 2.644 lớp/5.019 biên chế giáo viên; THPT 1.335 lớp/2.680 biên chế giáo viên.

So với hiện trạng số trường, lớp, học sinh, biên chế giáo viên đến hết năm học 2020 - 2021, cần bổ sung 894 biên chế giáo viên

còn thiếu của các cấp học cho năm học 2021 - 2022, gồm: Khối các trường mẫu giáo, mầm non 426 biên chế; khối trường tiểu học 251 biên chế; khối trường THCS, phổ thông dân tộc nội trú 114 biên chế; khối trường THPT 103 biên chế. THU HIỀN

(BĐ) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long tại cuộc họp trực tuyến của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 cấp tỉnh với các địa phương vào chiều 9.8. Sở Chỉ huy cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Chỉ huy trưởng. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang.

Thông tin đáng chú ý tại cuộc họp là huyện Hoài Ân vừa xuất hiện ổ dịch tại xã Ân Tường Tây với 23 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Huyện đã thực hiện công tác truy vết, khoanh vùng và phun khử khuẩn toàn bộ xã Ân Tường Tây nhằm khống chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, qua truy vết, có 107 F1 và 168 F2. Bên cạnh công tác truy vết, dập dịch huyện cử một bộ phận để giúp những gia đình có trường hợp đi cách ly tập trung chăm lo cho gia cầm, gia súc cũng như thu hoạch lúa.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long nhấn mạnh: Mục tiêu của tỉnh là đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Tôi đề nghị các cấp, các ngành phải thực hiện quyết liệt, ban đầu có

dịch lúng túng là điều đương nhiên nhưng phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm những nơi làm tốt, đừng nghĩ địa phương mình, bản thân mình sẽ không bị nhiễm dịch. Đối với các địa phương chưa có ca lây nhiễm, kiên quyết giữ “vùng xanh” nhưng cũng không được chủ quan, phải tiếp tục tầm soát các đối tượng có nguy cơ cao. Phải bố trí tổ chức lại hoạt động của các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp, giảm số lượng cán bộ đi làm trực tiếp, trừ các bộ phận liên quan đến công tác phòng, chống dịch. Các địa phương chú ý giảm số lượng tiểu thương trong chợ và phải thực hiện test nhanh định kỳ cho tiểu thương, người dân đi chợ phải khai báo y tế, tạm thời cho đóng cửa những chợ không bán những mặt hàng không thiết yếu. Người dân các địa phương, dù là địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 vẫn được thu hoạch lúa trên thửa ruộng của mình. Địa phương quan tâm tạo điều kiện, xây dựng mô hình để hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, hoa màu. THẢO KHUY

Bổ sung 894 biên chế giáo viên còn thiếu của năm học 2021 - 2022

Phải chuẩn bị trước, đừng nghĩ địa phương mình sẽ không có dịch!

(BĐ) - Ngày 9.8, UBND tỉnh có quyết định thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày đối với xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian giãn cách từ 0 giờ ngày 10.8.2021. Ngoài các giải pháp UBND tỉnh đã chỉ đạo, UBND huyện Hoài Ân chỉ đạo thực hiện thêm các giải pháp đối với mức “nguy cơ rất cao” theo quy định tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 3.5.2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp cấp bách để tổ chức giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện theo phương châm “4 tại chỗ”.

Cùng ngày, UBND tỉnh có quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với xã Cát Tường (huyện Phù Cát) thêm 7 ngày, kể từ 0 giờ ngày 10.8.2021 để phòng, chống dịch Covid-19. T.YÊN

Giãn cách xã Ân Tường Tây theo Chỉ thị 16, kéo dài giãn cách xã Cát Tường thêm 7 ngày

Page 3: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

4 TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC THỨ BA, [email protected]

Bình Định

Xoa dịu nỗi đauĐầu năm 2021, tranh thủ

quãng thời gian dịch bệnh Covid-19 tạm lắng xuống, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin của tỉnh đã tổ chức đưa 30 lượt nạn nhân đi điều dưỡng, xông hơi, tẩy độc, điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng (cơ sở 2, ở huyện Phù Cát). Từ nay đến cuối năm, nếu dịch bệnh được kiêm soát tốt, sẽ có thêm 80 lượt nạn nhân nữa tham gia vào hoạt động này.

Cũng nằm trong chuỗi các hoạt động ky niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh phối hợp với Bệnh viện Quân y 13 tổ chức khám, cấp thuốc miên phi cho 200 hội viên các huyện, thị xã, thành phố gồm: Quy Nhơn, An Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn và Vân Canh. Cận kề ngày ky niệm, các cơ sở hội tất bật chuyên quà của Tỉnh hội, chinh quyền địa phương, nhà hảo tâm đến từng nạn nhân. Tháng trước, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Hội tăng 30 suất quà cho nạn nhân ở các huyện Phù My, Tây Sơn và Vinh Thạnh, mỗi huyện 10 suất, mỗi suất 700 nghìn đồng.

Ở huyện Phù My, ông Đỗ Thanh Lang, Phó Chủ tịch phụ trách Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện, cho biết, Đoàn ĐBQH tỉnh và Tỉnh hội đã trao quà cho một số nạn nhân ở xã My Hiệp và My Tài. “Nạn nhân CĐDC/dioxin ở Phù My hầu hết đã lớn tuổi, có nhiều bệnh nền. Con cái của họ chịu hậu quả

CÔNG AN PHƯỜNG GHỀNH RÁNG:

Tăng cường kiểm tra an toàn phòng dịch ở các chợ

Vào nhà trộm súng, mang nộp công an

Ngày 8.8, em Đoàn Quốc K. (13 tuổi, ở khu phố 7, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn) đến CA phường giao nộp khẩu súng kiêu dáng K54.

Theo trình bày, cách đây một tuần, trong lúc lang thang trong xóm, em K. thấy nhà ông Nguyên Thanh Bình (cùng khu phố) vắng người nên lẻn vào trộm tài sản. Không phát hiện tài sản gì gọn nhẹ đê lấy, K. thấy vật giống khẩu súng nên lấy đem về nhà chơi. Ông Bình phát hiện đòi lại nhưng em K. không trả mà mang lên CA phường trình báo và giao nộp.

CA phường Trần Quang Diệu đang làm việc với ông Bình đê làm rõ nguồn gốc khẩu súng và xử lý theo quy định

DANH NHÂN

KY NIÊM 60 NĂM THAM HỌA DA CAM Ơ VIÊT NAM (10.8.1961 - 10.8.2021)

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Nhiều chế độ, chính sách, sự quan tâm, chăm lo mà Nhà nước, các ban ngành, hội, đoàn thể và toàn xã hội dành cho nạn nhân da cam/dioxin và người nhà của họ đang góp phần xoa dịu nỗi đau, san sẻ gánh nặng và tạo động lực để nạn nhân ổn định và cải thiện cuộc sống.

năng nề hơn, đa số nằm một chỗ và không thê nhận thức bình thường được. Những chế độ, chinh sách đầy đủ, kịp thời, sự quan tâm thăm hỏi, quà tăng những dịp lê, Tết mang đến cho họ niềm vui vật chất lẫn tinh thần rất lớn”, ông Lang cho hay.

Ổn định và cải thiện cuộc sống

Những ngày qua, nhiều người dân ở khu phố Klot Pok (thị trấn Vinh Thạnh) và thôn Hà Ri (xã Vinh Hiệp), huyện Vinh Thạnh đã vui mừng khi thấy hai gia đình nạn nhân da cam thuộc hộ nghèo là hộ anh Đinh Văn Lin (SN 1991) và hộ chị Đinh Thị

Thoen (SN 1982) khởi công xây mới, bởi ai cũng cảm thương gia cảnh khó khăn của họ. Từng viên gạch được xếp lên, niềm vui theo đó cũng dâng cao. “Tháng 9 này, gia đình tôi được ở trong căn nhà mới rồi”, anh Lin vui vẻ cho hay. Cùng với gia đình anh Lin, chị Thoen ở Vinh Thạnh, trong quý III năm nay còn có 1 nhà ở Vân Canh và 1 nhà ở Tây Sơn của nạn nhân da cam được nghiệm thu. Có chỗ ở an toàn, chắc chắn, các hộ là nạn nhân CĐDC/dioxin bàn tinh vay vốn đê nuôi con heo, con bò, phát triên kinh tế gia đình.

Không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều chinh quyền địa phương và hội

Nạn nhân CĐDC/dioxin đã năng động, tìm kiếm nguồn lực trong xã hội, hỗ trợ hiệu quả nạn nhân trên địa bàn. Tại huyện Tây Sơn, UBND huyện phối hợp với Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện trao 50 con bò giống sinh sản (20 triệu đồng/con) do Trường Tiêu học-THCS&THPT Quốc tế A Châu tăng cho 50 nạn nhân đê phát triên chăn nuôi, ổn định đời sống. Ở huyện Phù Cát, Huyện hội đã vận động Công ty TNHH MTV Hoa Sen Việt hỗ trợ 50 triệu đồng sửa chữa nhà ở cho 1 nạn nhân ở xã Cát Trinh và tăng 10 triệu đồng giúp một nạn nhân vay vốn nhưng mất khả năng chi trả, trả nợ.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các nạn nhân CĐDC/dioxin trong toàn tỉnh đã nhận đầy đủ mọi chế độ, chinh sách, ưu đãi từ Nhà nước và được trợ giúp về nhiều măt đê vượt khó khăn trong dịch bệnh, ổn định sức khỏe và cải thiện cuộc sống. Ông Văn Hiệp, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh, cho biết 6 tháng qua, các cấp hội đã tich cực vận động, phối hợp với nhà tài trợ, chinh quyền địa phương tổ chức đi thăm hỏi, tăng quà bằng nhiều hình thức cho nạn nhân CĐDC/dioxin và các đối tượng nghi nhiêm, với tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền hơn 1,6 ty đồng.

“Thời gian tới, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm đến số người phơi nhiêm, trong đó chú trọng đến việc vận động, hướng dẫn họ đi giám định y khoa. Bên cạnh đó, Hội cũng sẽ tich cực kêu gọi các đơn vị, DN tạo điều kiện cho nạn nhân vay vốn không lãi suất đê phát triên kinh tế, cải thiện đời sống”, ông Hiệp trao đổi.

NGỌC TÚ

Tặng xe lăn và quà cho nạn nhân da cam cao tuổi ở huyện Phù Mỹ nhân dịp kỷ niệm 60 năm tham họa da cam ở Việt Nam (10.8). Ảnh: Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Trong t ình hình dịch Covid-19 đang diên biến phức tạp như hiện nay, đã có rất nhiều lực lượng cùng tham gia vào tuyến đầu chống dịch. Sự vất vả của lực lượng này không sao kê hết. Trong đó, đội ngũ y bác si, nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị bệnh nhân nhiêm Covid-19 là nhóm có nguy cơ cao bị phơi nhiêm và mắc Covid-19. Và trong thực tế, đã có không it nhân viên y tế bị nhiêm Covid-19.

Măc dù sau khi tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19, các y bác si, nhân viên y tế đều

được làm các xét nghiệm, cách ly theo quy định trước khi về nhà nhưng cũng không thê lường trước được sự phức tạp của dịch bệnh, nên nguy cơ lây nhiêm cho thân nhân họ là khó tránh khỏi. “Xong một đợt điều trị bệnh nhân Covid-19 trở về nhà là lại lo lắng, phập phồng, không biết mình có mang con vi rút ấy về lây cho người thân trong nhà không”, một nhân viên y tế chia sẻ.

Trong thời bình mà nhiều y bác si phải xa gia đình, con nhỏ, cha mẹ cả tháng trời đê tham gia điều trị bệnh nhân

Covid-19, thì đó là một sự hy sinh lớn. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chinh phủ, trong 9 nhóm ưu tiên được tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19, không có thân nhân của những cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.

Theo tôi, nhà nước nên bổ sung thân nhân của cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 vào nhóm những đối tượng ưu tiên được tiêm vắc xin. Đây không phải là sự ưu ái mà là việc phải làm đê kịp thời động

viên những người hằng ngày trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19, phải đối măt với những rủi ro rất lớn.

Có như thế thì các lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch, mà nhất là đội ngũ y bác si, nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị bệnh nhân nhiêm Covid-19, mới yên tâm công tác, đóng góp sức lực, tri tuệ vào việc điều trị bệnh nhân, đẩy lùi đại dịch. Và cũng bởi, hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới toàn tâm toàn ý vào việc chống dịch.

BÙI VĂN(Quy Nhơn)

Nên ưu tiên tiêm vắc xin cho thân nhân nhân viên y tế điều trị bệnh nhân Covid-19

Đê chủ động phòng ngừa nguy cơ lây nhiêm dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên địa bàn, CA phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn đang triên khai nhiều giải pháp, trong đó có việc ngăn chăn tình trạng tập trung đông người, không chấp hành nghiêm quy định 5K.

Tại 2 chợ trên địa bàn ở KV1 và KV2 của phường - nơi có nhiều tiêu thương kinh doanh, CA phường liên tục phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương tiến hành kiêm tra, nhắc nhở người dân, nhất là vào buổi sáng sớm khi có nhiều người đến mua bán. Bên cạnh việc đăt loa phát thanh liên tục phát thông tin nhắc nhở tiêu thương và người đến chợ nêu cao ý thức chấp hành quy định phòng, chống dịch, lực lượng chức năng phường Ghềnh Ráng mà nòng cốt là CA phường đã tuyên truyền, vận động bà con tự giác chấp hành việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sử dụng nước sát khuẩn trước và sau khi mua bán hàng hóa đê phòng ngừa nguy cơ lây nhiêm dịch Covid-19.

Nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của CA phường cùng các ngành, đoàn thê địa phương, 100% tiêu thương và người mua bán ở các chợ trên địa bàn chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang. Với các đối tượng chây ì, thiếu ý thức tuân thủ quy định về phòng dịch, CA phường đã lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND phường xử phạt 27 trường hợp với tổng số tiền 42 triệu đồng.

QUỐC HÙNG

Page 4: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

5KINH TẾTHỨ BA, [email protected]

Bình Định

MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT LÚA SRI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025:

Thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng thu nhập cho nông dân

Hiệu quả từ SRIDiện tích canh tác lúa hằng

năm của tỉnh Bình Định vào khoảng 110 nghìn héc ta, chủ yếu theo từng nông hộ riêng lẻ, diện tích nhỏ. Mặt khác, tập quán canh tác của bà con còn lạc hậu (sạ dày, giữ nước thường xuyên trong ruộng, đốt phụ phẩm, rơm rạ sau thu hoạch, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính). Trong khi đó, tình trạng biến đổi khí hậu đang tác động xấu đến sản xuất.

Những năm qua, ngành Nông nghiệp Bình Định có định hướng phát triển sản xuất lúa theo quy mô lớn, hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Và SRI chính là mô hình giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác lúa, tăng năng suất, tăng thu nhập, cùng với đó làm giảm tác động lên môi trường.

Từ năm 2012, tỉnh Bình Định chính thức triển khai thử nghiệm mô hình SRI. Giai đoạn 2012 - 2015, tỉnh triển khai mô hình SRI dựa trên dự án “Gieo hạt giống cho sự thay đổi - giảm thiểu biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững”, thí điểm ở 4 địa phương: Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát, TX Hoài Nhơn. Giai đoạn 2016 - 2021, Dự án nâng cao quyền năng phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp do Chính phủ Hà Lan tài trợ xây dựng, phát triển và duy trì mô hình SRI ở 11 HTXNN tại 3 địa phương: Tây Sơn, Tuy Phước, TX Hoài Nhơn.

Qua 2 giai đoạn, đã có 1.190 ha canh tác lúa áp dụng SRI thành công, với gần 6.000 nông hộ tiếp nhận và áp dụng quy trình này, từ đó tăng thu nhập so với sản xuất truyền thống từ 22 - 26%.

Bà Lê Thị Kim Nhường, Phó

Giám đốc HTXNN Ngọc An, ở phường Hoài Thanh Tây, TX Hoài Nhơn, cho hay, HTX bắt đầu áp dụng SRI từ vụ Đông Xuân năm 2016 - 2017 trên diện tích 50 ha/600 nông hộ tham gia. Đến vụ Đông Xuân 2020 - 2021, HTX đã mở rộng quy mô thực hiện toàn phường Hoài Thanh Tây với diện tích 200 ha, năng suất đạt bình quân 75 tạ/ha, trong khi ruộng ngoài mô hình chỉ đạt 68 tạ/ha. Ưu điểm của SRI là giảm lượng giống gieo sạ, tiết kiệm chi phí giống, giảm lượng nước tưới (tưới ướt khô xen kẽ) phù hợp với thời tiết khô hạn trong những năm gần đây. Trong thời gian đầu bà con còn bỡ ngỡ, nhưng nhờ cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX Hoài Nhơn, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh hướng dẫn tận tình, bà con dần tiếp nhận và thực hiện hiệu quả.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Trần Thị Thật, ở khu phố Ngọc An Đông, phường Hoài Thanh Tây, nhận xét, ban đầu mới tham gia bà chưa hình dung được về

SRI, song qua 3 vụ lúa, năng suất tăng rõ rệt, chi phí đầu vào giảm so với lối canh tác truyền thống.

Áp dụng SRI vào các dự án liên kết sản xuất của HTXNN

Ông Huỳnh Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, trên cơ sở kết quả đạt được từ các mô hình SRI đã thực hiện, thời gian qua Trung tâm đã hỗ trợ các HTXNN trong tỉnh xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt 7 dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm áp dụng kỹ thuật SRI, gồm: HTXNN Phước Hưng, HTXNN Phước Sơn 1, HTXNN Phước Quang, HTXNN Phước Lộc, HTXNN Phước Thắng, HTXNN Phước Thuận (huyện Tuy Phước) và HTX Nhơn Lộc 1 (TX An Nhơn), với tổng diện tích 810 ha/3.627 hộ tham gia. Năng suất đạt trung bình là 70,9 tạ/ha, cao hơn 2,1 tạ/ha so với ngoài mô hình.

Trên cơ sở đó hiệu quả đạt được, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục xây dựng mô hình, chuyển giao

kỹ thuật, hướng dẫn các HTXNN mở rộng diện tích áp dụng SRI; đồng thời vụ Đông Xuân 2021 - 2022, Trung tâm thí điểm sản xuất SRI ở 3 địa phương Hoài Nhơn, Hoài Ân và Vân Canh. Với lộ trình này, trong giai đoạn 2020 - 2025, việc tăng diện tích thâm canh lúa SRI lên 5.000 ha là khả thi.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Giám đốc HTXNN Phước Hưng, cho biết, trên cơ sở chuyển giao kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, HTXNN Phước Hưng áp dụng phương pháp SRI với diện tích 150 ha, trong đó diện tích trong dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm là 50 ha. Theo bà Võ Thị Thu Cúc (thôn Háo Lễ, xã Phước Hưng), tham gia vào dự án cánh đồng liên kết và áp dụng kỹ thuật canh tác lúa SRI đem lại hiệu quả cao. Quan trọng là khi tham gia mô hình, bà nắm bắt được kỹ thuật, hiểu rõ việc canh tác kiểu cũ lạm dụng phân bón, giống, nước, thuốc bảo vệ môi trường về lâu dài có hại. THU DỊU

Nông dân huyện Tuy Phước chăm sóc lúa áp dụng mô hình SRI vụ Đông Xuân 2020 - 2021. Ảnh: MINH TIẾN

Thực hiện chủ trương của UBND TP Quy Nhơn về tăng cường một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, từ sáng sớm ngày 9.8, ban quản lý các chợ trong thành phố bắt đầu kiểm tra giấy chứng nhận test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 kết quả âm tính trong vòng 72 giờ toàn bộ tiểu thương vào chợ. Các chủ quầy cũng giăng dây phía ngoài quầy hàng để khách đứng mua từ xa đảm bảo khoảng cách 2 m. Một số quầy thực phẩm tươi sống như thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, thủy hải sản còn lắp thêm tấm chắn giọt bắn.

Tại chợ Đầm, tiểu thương được vận động làm tấm chắn bằng nhựa trong chắc chắn, có ô trống để giao hàng và thanh toán. Đến sáng 9.8, có khoảng 60 hộ làm tấm

(BĐ) - Theo thống kê, sản lượng thủy sản bốc dỡ thủy sản trong tháng 7.2021 qua cảng cá Quy Nhơn là 1.571 tấn, tăng 47% so với tháng 6.2021; qua cảng cá Đề Gi là 1.448 tấn, tăng 91% so với tháng 6.

Mặc dù số lượng tàu thuyền của tỉnh ta tham gia khai thác trong tháng 7 thấp hơn tháng trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng do ngư trường miền Trung đang vào mùa khai thác các loài cá nổi (cá ngừ sọc dưa, cá nục, cá mè đen...), nên nhiều tàu cá của tỉnh bạn (Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa…) đã cập bến nhiều hơn bình thường, nhiều tàu cập cảng 3 - 4 lần trong tháng để bán hàng. Bên cạnh đó, một số nghề khai thác thủy sản chủ lực của tỉnh như lưới vây, mành chụp có năng suất khai thác cao (từ 15 - 20 tấn/tàu/chuyến).

MAI THƯ

Trong giai đoạn 2020 - 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh đặt mục tiêu nâng diện tích sản xuất lúa thâm canh cải tiến (SRI) lên 5.000 ha. Thực hiện mục tiêu này vừa góp phần tăng thu nhập cho nông dân, vừa gia tăng khả năng thích ứng sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Chợ vắng khách, tiểu thương ế hàngchắn này; một số hộ khác giăng ny lông hoặc giăng dây; khoảng 40% trong tổng số khoảng 600 hộ kinh doanh ở chợ Đầm đóng cửa ngừng kinh doanh, hầu hết thuộc các ngành hàng giày dép, hóa mỹ phẩm, quần áo.

Tại chợ Khu 6, các tiểu thương vẫn ra chợ đông, hàng hóa dồi dào như mọi ngày. Tuy nhiên, không có nhiều người dân vào bên trong mua hàng. Ngược lại, các hộ kinh doanh dọc các đường Võ Lai, Nguyễn Thị Minh Khai lại đông khách mua hàng hơn bình thường. Trưa 9.8, chị Nguyễn Thị Linh, tiểu thương kinh doanh gà ở chợ Khu 6, cho biết: “Sáng nay, nhiều người không vào bên trong chợ mua hàng, có lẽ ngại khai báo y tế, quét mã QR. Cả sáng nay tôi không bán được gì. Các tiểu

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN BỐC DỠ TẠI CẢNG CÁ QUY NHƠN, ĐỀ GI:

Tăng mạnh trong tháng 7

Theo kế hoạch, vụ Hè Thu năm nay toàn huyện An Lão gieo trồng 238 ha cây trồng cạn, trong đó có 98 ha đất lúa chủ động chuyển đổi sản xuất nhằm tránh thiệt hại do thiếu nước tưới. Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài trong nhiều tháng qua gây thiếu nước nên có gần 40 ha đất bố trí sản xuất cây trồng cạn phải để trống, không xuống giống được.

Cùng với gieo sạ gần 930 ha lúa Hè Thu (giảm 38 ha so với kế hoạch), bà con nông dân cũng gieo trồng được 95 ha bắp, hơn 68 ha đậu phụng, 10 ha mè và 17,5 ha rau các loại. Hiện nay, một số diện tích lúa vụ Hè đang bước vào giai đoạn thu hoạch, lúa vụ Thu đang đẻ nhánh, làm đòng. Nhìn chung cây trồng vụ Hè Thu trên địa bàn huyện đang sinh trưởng và phát triển tốt. H.N.Q

AN LÃO:

Hạn nặng, nhiềudiện tích cây trồng cạn không xuốnggiống được

thương bán thịt, cá cũng lâm vào tình thế tương tự. Tôi nghĩ Ban Quản lý chợ Khu 6 cần tính toán lại chứ nếu không sẽ rất thiệt thòi

cho tiểu thương kinh doanh bên trong chợ”.

Theo khảo sát của chúng tôi, lượng người đi chợ giảm khoảng

50 - 70% so với mọi ngày, rải rác tại một số chợ vẫn còn một số hộ buôn bán hàng ăn uống ngay trong chợ; chỉ một ít tiểu thương niêm yết giá công khai ngay tại quầy. Bà Lê Thị Hảo, 65 tuổi, ở đường Võ Mười, TP Quy Nhơn, cho biết: Vào chợ phải khai báo họ tên, địa chỉ, số điện thoại, đo nhiệt độ, sát khuẩn… Tôi ghé vài hàng quán dọc đường quanh chợ mua cho tiện.

Một số tiểu thương ở chợ Đầm cho biết chi phí tăng do các khoản xét nghiệm, một số quầy phải làm tấm chắn mới được bán mà người vào chợ thì ít, mua bán ế ẩm. Chợ ế chắc chắn không chỉ ảnh hưởng đến tiểu thương và cả khâu sản xuất, nuôi trồng trước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

HẢI YẾN

Chợ Sân Bay khá vắng khách, người ra vào chợ đều phải đo thân nhiệt, khai báo y tế tại chốt kiểm tra. Ảnh: H.Y

Page 5: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

6 VĂN HÓA - XÃ HỘI THỨ BA, [email protected]

Bình Định

Sách nói miễn phí cho ngày cách ly

Nhằm mang đến món ăn tinh thần cho độc giả Việt trong những ngày cả nước chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, từ nay đến hết ngày 20.8, Alpha Books kết hợp cùng Ứng dụng sách nói có bản quyền Fonos thực hiện chiến dịch “Sách nói miễn phí cho ngày cách ly”.

Theo đó, chương trình sẽ gửi tặng đến cộng đồng 10 đầu sách nói từ danh sách bán chạy nhất trên ứng dụng Fonos, với tổng cộng 200 nghìn lượt nghe miễn phí, không phân biệt giữa thành viên cũ và người chưa dùng ứng dụng.

Các tựa sách được hai bên cân nhắc và chọn lọc kỹ lưỡng từ những lĩnh vực sức khỏe, tâm lý cho đến kinh doanh, nuôi dạy con, gồm: Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người, Vắc-xin: Những điều cần biết về tiêm chủng, Điều nhỏ nhặt tạo nên số phận, Người hỏa tiễn, Lời hứa về một cây bút chì, Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương…

Để nghe sách nói miễn phí, độc giả truy cập: https://fonos.online/sach-noi-mien-phi/ (Theo SGGP)

LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ XXII:

Lùi thời gian tổ chứcđến tháng 11

Bộ VH-TT&DL vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc lùi thời gian tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII đến tháng 11.2021.

Theo dự kiến ban đầu, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 16.9.2021 tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, Bộ VH-TT&DL quyết định rút ngắn và lùi thời gian tổ chức Liên hoan phim sang quý IV/2021, dự kiến diễn ra từ ngày 19 đến 22.11.2021.

Do thời gian tổ chức Liên hoan phim rút ngắn còn 3 ngày và hạn chế về quy mô, khách mời, Bộ VH-TT&DL đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở VH&TT, các cơ quan, đơn vị liên quan điều chỉnh các hoạt động do địa phương chủ trì trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII phù hợp với tình hình thực tế.

(Theo HNM)

Góp giai điệu, lời ca chống dịch

SÁCH MỚI

Dù sáng tác thơ, tản văn hay bút ký, hình ảnh của đất và người nơi chôn nhau cắt rốn luôn hiện hữu, nhất quán một dòng chảy trong những trang viết của nhà văn Trần Duy Đức. Đầu năm 2021, ông vừa ra mắt bạn đọc tập tản văn, bút ký “Điều không thể quên” (NXB Hội Nhà văn, 2021).

Sách dày gần 500 trang với hơn 50 bài viết được tác giả cấu trúc thành hai phần chính Dấu tích nghìn năm và Lắng đọng hồn quê, tình người. Trên trang viết ông tái hiện quê hương An Nhơn, một vùng đất lịch sử còn in dấu một vương triều lừng lững Tây Sơn, một vùng kinh đô Champa với thành, tháp, gốm; những đặc sắc địa văn hóa xứ An Nhơn xưa và nay trong biến thiên thời gian...

Nồng ấm tình quê

Ngày 4.8, chia sẻ ca khúc “Tâm tình người bác sĩ phương xa” trên trang facebook cá nhân của mình, nhạc sĩ Lê Khắc Hùng (TP Quy Nhơn) tâm sự: Tôi vô cùng xúc động khi nhìn thấy hình ảnh bác sĩ đang ngày đêm cật lực chống dịch trong những bộ quần áo blouse, đồ bảo hộ y tế ướt sũng mồ hôi, kiệt sức ngồi bệt, ngả lưng dưới sàn, hành lang bệnh viện; không ăn nổi cơm sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, mệt nhoài, kiệt sức. Viết ca khúc này chỉ trong một buổi với cảm xúc dạt dào, tôi muốn gửi lời động viên những bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch hãy bền bỉ, cống hiến sức lực, trí tuệ, trách nhiệm lương y như từ mẫu trong cuộc chiến đầy cam go này.

Ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng cùng với giọng hát trầm ấm của Quý Hòa (cán bộ y tế tỉnh) không khỏi khiến người nghe xúc động: “Đêm buông xuống, phố phường im ắng/ Nhìn trăng lên lại nhớ quê xa/ Vẳng đâu đây còi hụ cứu thương/ Lại thao thức với bao ca dịch/ Qua bao đêm mọi người mỏi mệt/ Áo choàng trắng ướt đẫm mồ hôi/ Đồng đội em có đứa bỏ ăn/ Nhai không nổi hộp cơm nóng hổi/ Lại thì thào nhớ con quá đi thôi/ Đã bao ngày không gọi phôn anh/ Em rất bận vì nhiều ca bệnh…”.

Công cuộc chống dịch Covid-19 đầy cam go ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước nói chung, trong đó có TP Hồ Chí Minh, Bình Định đã khơi dậy cảm hứng sáng tác cho nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ. Qua đó lan tỏa tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cổ vũ, kêu gọi sự đồng lòng, đoàn kết từ cộng đồng, tạo sức mạnh tập thể, sớm chiến thắng dịch Covid-19. Ca khúc “Sài Gòn rồi bình yên” do nhạc sĩ Vũ Trung phổ nhạc từ lời thơ của tác giả An Yên cũng ra đời vì lẽ đó.

Ca khúc chất chứa niềm tin cùng giai điệu nhẹ nhàng như lời đồng cảm, chia sẻ những khó khăn mà nhân dân

Rất nhanh sau khi nhạc sĩ Vũ Thành giới thiệu ca khúc chống dịch “Bình Định chung tay - Diệt ngay Covid”, nhiều nhạc sĩ thuộc Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Bình Định đã sáng tác nhiều ca khúc có nội dung cổ vũ các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch; kêu gọi cộng đồng nêu cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ các quy định, đoàn kết, chung tay đẩy lùi dịch Covid-19...

Ca khúc “Tâm tình người bác sĩ phương xa” được nhạc sĩ Lê Khắc Hùng sáng tác thể hiện niềm tri ân những bác sĩ đang ngày đêm chống dịch. Ảnh: TRỌNG LỢI

Ca khúc “Những chuyến xe yêu thương” của nhạc sĩ Thế Tuyên với lời ca dung dị, mộc mạc. Ảnh: TRỌNG LỢI

Đọc văn Trần Duy Đức ta thấy ngay ông đang cố níu giữ, giằng buộc những giá trị, nét đẹp xưa cũ trước những tác

động khắc nghiệt thời thế. Ông viết: “Năm tháng rồi sẽ đi qua, nhưng những gì được sàng lọc, lắng đọng trong cuộc sống của mỗi người dân xứ Nẫu sẽ mãi mãi là vốn quý, điểm tựa cho cuộc sống hiện đại phía trước”.

Những trang viết của Trần Duy Đức thô mộc, giản dị pha lẫn chất khảo cứu và tản mạn văn chương, dễ tạo sự đồng cảm cho người đọc. Đặc biệt, với những bài viết đầy chất tự sự hoài niệm, người đọc nhận ra cái tình nồng ấm chân quê trong văn ông: “Thời còn là học sinh con nhà nghèo ở

nông thôn, ăn uống kham khổ. Đến bữa ăn cơm mẹ kho cho trã mắm mòi, có bữa là mắm trích hay ít cá lòng tong, lúc khác thì cá cơm nhỏ bằng ngón tay út hoặc chiếc đũa con kho với sọ dừa xắt mỏng là đã sang lắm rồi anh em xúm nhau “quẹt” ăn với cơm gạo hẩm ngon ơi là ngon, no cành bụng” (Ăn cơm mắm).

“Điều không thể quên” phác tạc nên chân dung làng quê An Nhơn giàu trầm tích văn hóa, lịch sử. Tuy còn đôi chỗ thô tháp nhưng cuốn sách đã cho thấy những giá trị về mặt biên khảo, sự kỳ công điền dã sưu tầm và sự trân quý văn hóa cội nguồn, hồn quê nếp người của tác giả. Tập sách là nguồn tư liệu hữu ích cho bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về đất và người An Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung. VÂN PHI

Trần Duy Đức sinh năm 1945, quê ở Nhơn Mỹ, An Nhơn. Hiện đang sinh sống tại phường Bình Định, TX An Nhơn; hội viên Hội VHNT Bình Định. “Điều không thể quên” là tập sách thứ 7 của ông.

TP Hồ Chí Minh đang trải qua do đại dịch Covid-19, cùng niềm tin chắc chắn sẽ thắng dịch, sẽ sớm trở lại cuộc sống yên bình, phố xá sẽ lại nhộn nhịp, tươi vui: “Sài Gòn mình không buồn nữa đâu em, phố lại sáng rộn ràng bao chân bước/ Niềm vui va nhau trên vỉa hè chật hẹp, tiếng trẻ em nô đùa con hẻm nhỏ xôn xao/… Sài Gòn mình sẽ lại ổn thôi em, dẫu giăng mắc hàng ngàn khu phong tỏa/ Vẫn hát tiếp bản hùng ca qua lịch sử mở rộng cơ đồ, kiêu hãnh kiên trung nghĩa tình xuyên dãy dài hình chữ S”.

Cũng muốn góp tiếng nói âm nhạc động viên các lực lượng tuyến đầu; kêu gọi nhân dân đồng lòng cùng Chính phủ chiến thắng đại dịch Covid-19, nhạc sĩ Thế Tuyên, Chi hội trưởng Chi

hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Bình Định, Chi hội phó Chi hội Âm nhạc (Hội VH&NT tỉnh) đã viết ca khúc “Những chuyến xe yêu thương”. Những lời ca dung dị, mộc mạc phác họa chân thực lại những chuyến xe chất chứa bao nghĩa tình, yêu thương gửi đến những vùng đất đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16: “Những bó rau xanh, quả bầu, trái ớt/ Những quả trứng tươi, những hạt gạo trắng ngần/ Chuyển lên xe con chờ lệnh cho xuất phát/ Mẹ dạy con hãy sống vì nhau dù một chút…”.

Những bản nhạc có nhịp điệu, tiết tấu của hành khúc ra đời, góp phần nhắc người dân thực hiện tốt 5K, cổ vũ, khích lệ tinh thần chống đại dịch Covid-19. TRỌNG LỢI

Page 6: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

7QUỐC PHÒNG TOÀN DÂNTHỨ BA, [email protected]

Bình Định

Trung tá Nguyễn Đức Toàn, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Phù Cát, chia sẻ: “Chúng tôi thực hiện nghiêm túc các văn bản của cấp trên về công tác phòng, chống dịch; vừa tổ chức chặt chẽ trong đơn vị, vừa làm nòng cốt, tích cực tham gia dập dịch trên địa bàn. Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ đạo Ban CHQS các xã, thị trấn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lên các phương án cụ thể, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất theo phương châm 4 tại chỗ để phòng, chống dịch theo tình hình của từng địa bàn”.

Toàn huyện Phù Cát đã thành lập 69 chốt phòng, chống dịch, có 170 dân quân tham gia trực. Ngoài ra, còn có 415 dân quân tham gia các Tổ Covid-19 cộng đồng trong tổng số 1.066 tổ tại các xã, thị trấn. Lực lượng này đã tham gia hiệu quả trong công tác tuyên truyền các quy định về phòng, chống dịch, nhất là quy định về giãn cách xã hội và cách ly tại nhà.

Ông Đặng Văn Máy, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Cát Tường,

Nhận thức rõ trách nhiệm, ý nghĩa lớn lao của công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác này. Từ đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc.

Thiếu tá Phạm Thanh Tấn, Trưởng Ban Chính sách (Bộ CHQS tỉnh), cho biết: Công tác hậu phương quân đội được các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh tổ chức thực hiện gắn với các phong trào thi đua Quyết thắng với những tiêu chí cụ thể. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị còn nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng chính sách, gia đình quân nhân. Từ đó chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương để thực hiện tốt công tác này. Nhờ đó, các chế độ, chính sách hậu phương quân đội những năm qua luôn được bảo đảm đúng, đủ, kịp thời; việc tổ chức thực hiện đảm bảo dân chủ, minh bạch, công bằng.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ CHQS tỉnh đã thẩm định 46 hồ sơ thương binh đủ điều kiện giám định thương tật; chi trả gần 11,7 tỷ đồng cho 5.733 người được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định 49 của Thủ tướng Chính phủ; phụng dưỡng 41 mẹ Việt

Hơn 2.000 dân quân tự vệ tham gia phòng, chống dịch mỗi ngày

(BĐ) - Đại tá Trần Thanh Hải, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, cho biết: Trong tình hình dịch diễn biến phức tạp, các địa phương trên địa bàn tỉnh huy động tổng cộng hàng nghìn dân quân tự vệ, bình quân khoảng 2.000 dân quân tự vệ/ngày để tham gia các hoạt động phòng, chống dịch ở cả vòng trong lẫn vòng ngoài.

Đây là lực lượng cơ động tại chỗ, vừa nắm chắc địa bàn, vừa hiểu rõ dân cư nên góp phần đắc lực trong việc kiểm soát việc cách ly tại nhà và truy vết mầm bệnh ở các khu dân cư rất hiệu quả. Đồng thời, dân quân tự vệ cũng là lực lượng nòng cốt tham gia các chốt phòng, chống dịch và đảm bảo hậu cần cho người dân ở các khu vực bị phong tỏa.

NAM KHÁNH

Xông pha nơi tuyến đầu chống dịch

Xác định vai trò, vị trí của quân đội trong phòng, chống dịch Covid-19, lực lượng quân sự huyện Phù Cát đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành ở địa phương tham gia với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao nhất.

Ban CHQS huyện Phù Cát phối hợp với các ngành, đoàn thể ở huyện tổ chức “Gian hàng 0 đồng” hỗ trợ người dân xã Cát Tường. Ảnh: H.P

cho biết: “Lực lượng quân sự của xã đã tập trung phối hợp với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, thực hiện triệt để phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm túc việc giãn cách và quy định phòng, chống dịch. Đồng thời, chúng tôi cũng huy động 41 dân quân tham gia ứng trực ở 12 chốt phòng, chống dịch để tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 16 nhằm phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch”.

Công việc trực chốt tại các

khu vực bị phong tỏa và làm nhiệm vụ tại các khu cách ly tập trung tương đối vất vả bởi công việc nhiều và nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Để cán bộ, chiến sĩ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ, Ban CHQS huyện Phù Cát đã thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng, nắm chắc hoàn cảnh của từng đồng chí để động viên, hỗ trợ giúp họ yên tâm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Anh Đào Dư (thôn Xuân Quang, xã Cát Tường) dân quân tham gia ứng trực tại chốt, bày tỏ: “Khi nghe có dịch ở địa phương, ai cũng lo lắng.

Nhưng nghĩ lại nếu ai cũng sợ, không dám dấn thân thì biết bao giờ cuộc sống mới trở lại bình thường. Mỗi người bỏ một chút công sức, chung tay cùng chính quyền, nhất định sẽ đẩy lùi được dịch bệnh”.

Bên cạnh đó, Ban CHQS huyện đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện thành lập 7 khu cách ly tập trung với khả năng tiếp nhận 2.066 người. Trong đó, có 3 khu đã hoàn chỉnh với năng lực cách ly 584 người. Hiện nay, có 66 công dân đang cách ly ở khu cách ly số 1 (xã Cát Hanh) và khu cách ly

số 3 (Trường THPT Nguyễn Hữu Quang, xã Cát Hưng). Các khu cách ly tập trung này đều do Ban CHQS huyện quản lý và có cơ sở vật chất đầy đủ. Đồng thời, cán bộ Ban CHQS huyện tham gia phục vụ tại đây đều được phân công nhiệm vụ cụ thể và thực hiện hết trách nhiệm để bảo đảm việc cách ly, phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.

Không dừng lại ở đó, với tinh thần tương thân, tương ái, Ban CHQS huyện còn phối hợp với các ngành, đoàn thể ở huyện tổ chức các hoạt động hỗ trợ người dân khó khăn ở vùng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Riêng “Gian hàng 0 đồng” tổ chức tại xã Cát Tường và thị trấn Cát Tiến vào ngày 6 và 9.8 đã hỗ trợ 600 suất nhu yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch UBND huyện Phù Cát Nguyễn Trung Kiên nhìn nhận: Với tinh thần “Mỗi đơn vị là một pháo đài, mỗi quân nhân, dân quân là một chiến sĩ trong phòng, chống dịch”, lực lượng quân sự trên địa bàn huyện đã chủ động phối hợp cùng với chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp chốt chặt vòng ngoài, ổn định bên trong nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Huyện cũng đánh giá rất cao việc lực lượng quân đội thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình cảm quân - dân bằng việc chung sức, đồng lòng cùng cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo đời sống cho các gia đình gặp khó khăn trong mùa dịch.

HỒNG PHÚC

Quan tâm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

Nam anh hùng và xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách. Đồng thời, Bộ CHQS tỉnh còn khảo sát, tìm kiếm, quy tập được 16 hài cốt liệt sĩ; tặng hàng trăm suất quà trị giá hơn 1 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

Mới đây nhất, vào dịp 27.7, bà Huỳnh Thị Sáu - mẹ liệt sĩ ở thôn Vạn Khánh (xã An Hòa, huyện An Lão) rất xúc động khi được bộ đội hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng xây dựng căn nhà tình nghĩa rộng 50 m2. Cầm trên tay quyết định bàn giao nhà, bà Sáu rưng rưng: “Có được căn nhà kiên cố là niềm mơ ước bấy lâu nay của gia

đình tôi. Nhờ có bộ đội nên từ giờ trở đi gia đình tôi khỏi lo chuyện mưa nắng”.

Theo thượng tá Thân Trọng Minh, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh, hiện các chế độ, chính sách đối với gia đình quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng tại ngũ được thực hiện ngày càng tốt. Trong đó, 100% thân nhân của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng đều được cấp thẻ BHYT; quân nhân xuất ngũ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, cấp thẻ học nghề, giới thiệu việc làm và tạo điều kiện phát huy năng lực, sở

trường tham gia các hoạt động tại địa phương. Những kết quả đã đạt được là nguồn động viên kịp thời, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh; tạo động lực giúp cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh yên tâm công tác, phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. “Trong thời gian tới, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ; huy động có hiệu quả nguồn lực để làm tốt hơn nữa công tác hậu phương quân đội”, thượng tá Minh bày tỏ. XUÂN NHÂM

Bộ CHQS tỉnh tặng quà cho quân nhân xuất ngũ (ảnh chụp trước tháng 4.2021). Ảnh: X.NHÂM

Page 7: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

8 AN NINH - TRẬT TỰ THỨ BA, [email protected]

Bình Định

Nhanh chóng truy vếtTừ đầu năm đến nay, các cơ quan tố

tụng đã khởi tố 165 vụ/182 bị can trộm cắp tài sản, chiếm khoảng 43% cơ cấu tội phạm, tăng so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu khiến nạn trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp là do sự chủ quan, lơ là trong việc quản lý tài sản của một bộ phận người dân và sự ma mãnh, tinh vi của tội phạm, nhất là khi các đối tượng thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, rất khó phát hiện.

Đơn cử như vụ trộm cắp tài sản xảy ra tại thôn Gia Lạc, xã Cát Minh (huyện Phù Cát), do đối tượng Vương Ngọc Định (SN 1974, ở tỉnh Đắk Lắk) thực hiện, cho thấy kẻ trộm lên sẵn kế hoạch để thực hiện trót lọt từng vụ trộm mà nguyên nhân là từ sự lơ đễnh, chủ quan của nạn nhân. Tuy vậy, chỉ trong vòng 2 giờ truy vết, CA huyện Phù Cát đã tóm gọn kẻ trộm. Đáng chú ý, từ đây, đối tượng Định thừa nhận mình đã thực hiện 4 vụ trộm trước đó tại địa bàn xã Cát Hải và thị trấn Cát Tiến (huyện Phù Cát) và một số vụ trộm khác tại huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn. Tại CA huyện Phù Cát, Định khai: Để đánh lạc hướng nạn nhân, bị can chọn những tiệm tạp hóa nhỏ, ít người, vào giả vờ mua rau, mua nước rồi tranh thủ quan sát xem điện thoại, tiền... để ở đâu thì nhanh tay lấy. Địa bàn hoạt động phải thay đổi để ít bị để ý và quen mặt.

Theo cơ quan chức năng, một số đối tượng trộm cắp tài sản thường nghiên cứu kỹ thời gian sinh hoạt của người dân, nắm lịch trình đi, về để chọn thời điểm thích hợp đột nhập trộm cắp tài sản. Như lời khai của bị can Lê Đức Hoàng (SN 1989) - đã dọn sạch tài sản trị giá khoảng 5,4 tỷ đồng của một tiệm vàng tại khu phố Tân Thành 1, phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn: Do thường qua lại tiệm vàng này và nhận thấy cửa nẻo nơi đây hết sức sơ sài, không có bảo vệ, thuận tiện cho việc đột nhập. Hay như lời khai của bị can Nguyễn Kim Trung (SN 1998, ở phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn) - đã thực hiện gần chục vụ trộm trên địa bàn TX An Nhơn và một số địa bàn lân cận: Cứ đi qua các nhà dân, thấy nhà nào để xe máy hay tài sản hớ hênh, không người trông coi thì trộm.

Hơn 1 năm xung phong về công tác tại địa bàn xã An Vinh, huyện An Lão, thiếu úy Lương Xuân Tịnh đã năng nổ, nhiệt tình bám cơ sở, góp phần cùng CA xã An Vinh đảm bảo ANTT địa bàn tuyến núi.

Từ khi về phụ trách địa bàn thôn 3, thiếu úy Tịnh nhận thấy một số ít đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn vẫn duy trì thói quen tàng trữ súng tự chế trong nhà để bảo vệ mùa màng và săn bắn thú rừng. Để giúp quần chúng nhân dân hiểu được tác hại khôn lường của việc sử dụng súng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép, thiếu úy Tịnh tham mưu CA xã xây dựng kế hoạch hoạt động sát với nhu cầu thực tiễn của địa phương. Trong đó, anh chú trọng

bám sát địa bàn, phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể xã, thôn tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tuyên truyền không sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đáng chú ý, anh trực tiếp đến tận nhà dân tuyên truyền cho bà con hiểu được tác hại khôn lường khi sử dụng súng săn bắn. Ngoài ra, anh gần gũi thanh thiếu niên trong làng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp đặt mua súng tự chế qua mạng.

Nhờ vậy, giữa tháng 6 vừa qua, từ tin báo của quần chúng nhân dân, thiếu úy Lương Xuân Tịnh đã bắt quả tang Trần Trung Kiên (ở xã An Hòa, huyện An Lão) sử dụng súng hơi độ chế săn bắn động vật trên địa bàn xã An

Vinh. Đối tượng đã được CA xã An Vinh xử lý theo quy định của pháp luật. Giữa tháng 7 vừa qua, thiếu úy Tịnh tiếp tục vận động, thu hồi 2 khẩu súng độ chế của ông Đinh Văn Thích và Đinh Văn Dư cùng ở thôn 3, xã An Vinh.

Hơn 1 năm công tác tại xã, thiếu úy Lương Xuân Tịnh đã vận động người dân giao nộp 9 khẩu súng tự chế các loại, góp phần làm tốt công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ trên địa bàn. Cuối tháng 7 vừa qua, Giám đốc CA tỉnh đã tặng giấy khen cho thiếu úy Lương Xuân Tịnh về làm tốt công tác vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn. THÀNH LONG

CA TX An Nhơn cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng gồm: Ngô Văn Mẫn, Đào Thanh Hải, Võ Duy Khanh, Phan Xuân Đúng, Phan Xuân Đạt, Nguyễn Thanh Phong (cùng ở xã Nhơn Tân, TX An Nhơn) về hành vi đánh bạc.

Cuối tháng 7 vừa qua, tại nhà bà Phạm Thị Kim Loan (SN 1978, ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân), CA TX An Nhơn kiểm tra, bắt quả tang 12 đối tượng tụ tập đánh bạc dưới hình thức xóc bầu cua, thu giữ tại hiện trường hơn 6 triệu đồng và một số tang vật khác.

Theo điều tra của CA TX An Nhơn, cầm đầu đường dây này là Phan Xuân Đạt. Hôm xảy ra vụ việc, Đạt điều khiển ô tô chở 2 đối tượng ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, đem theo bộ bầu cua đến nhà Võ Duy Khanh để đánh bầu cua như đã hẹn. Khi đến nhà Khanh thì gặp thêm một số đối tượng nữa. Cả nhóm bàn nhau đổi địa điểm đánh bạc sang nhà bà Phạm Thị Kim Loan và được bà Loan đồng ý. Tại chiếu bạc, Phan Xuân Đạt cầm cái, còn các đối tượng khác đánh, một số đứng xem.

Được biết, nhóm đối tượng này đã tụ tập nhiều lần để đánh bạc trước khi bị bắt quả tang.

NGUYỄN GIANG

(BĐ) - 117,5 triệu đồng là tổng mức xử phạt hành chính mà Chủ tịch UBND TX An Nhơn ban hành đối với chủ quán karaoke và 7 cá nhân tụ tập hát karaoke trong thời gian phường Bình Định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, chủ quán karaoke bị phạt 20 triệu đồng; mỗi cá nhân tụ tập hát karaoke bị phạt 15 triệu đồng; riêng 1 trường hợp chưa đủ 18 tuổi bị phạt 7,5 triệu đồng.

Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.7, CA TX An Nhơn phối hợp với tổ công tác của phường Bình Định tiến hành kiểm tra quán karaoke do ông Trần Ngọc Thuận (SN 1989, ở tổ 3, KV Kim Châu, phường Bình Định) làm chủ. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện bên trong có 7 thanh niên gồm 4 nam (ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) và 3 nữ (ở phường Bình Định) đang hát karaoke. Qua kiểm tra, quán karaoke này không có giấy phép hoạt động và vi phạm quy định phòng, chống dịch tại địa phương.

Được biết, hiện phường Bình Định đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó UBND tỉnh cũng chỉ đạo tạm dừng một số dịch vụ không thiết yếu (quán bar, karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử, mát xa, rạp chiếu phim) và không tổ chức các hoạt động tập trung đông người (lễ hội, phố đi bộ, chợ đêm) để phòng dịch Covid-19, tuy nhiên các cá nhân này vẫn bất chấp vi phạm. NHẬT LINH

Phát hiện, xử lý hiệu quả nhiều vụ trộm cắp tài sản

Theo kết quả điều tra của CA, rất nhiều đối tượng trong các vụ trộm cắp tài sản đã có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy. Các đối tượng này sau khi mãn hạn tù do không có việc làm ổn định lại bị bạn bè rủ rê tụ tập, tái nghiện nên túng tiền tiêu xài dẫn đến tái phạm.

Nắm chắc địa bànMặc dù đang căng mình chống dịch,

nhưng lực lượng CA toàn tỉnh vẫn luôn chủ động nắm chắc tình hình, xây dựng phương án đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, trong đó có tội trộm cắp tài sản.

Trung tá Nguyễn Chí Thảo, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự CA huyện Phù Cát, chia sẻ: “CA huyện chủ động nắm chắc địa bàn, đối tượng trong diện nghi vấn để kịp thời phát hiện xử lý khi có vụ việc xảy ra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm bắt, phòng ngừa; xây dựng và triển khai các tổ tuần tra hoạt động vào những khung giờ linh hoạt, tập trung tại các địa bàn trọng yếu”.

Cùng đó, các đội nghiệp vụ như cảnh sát cơ động, trinh sát hình sự, trật tự xã hội cũng thường xuyên triển khai các tổ tuần tra khép kín trên tất cả các địa bàn, nhất

là những khu vực phức tạp về ANTT, đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật, trong đó có các vụ trộm cắp tài sản. Như mới đây, trong quá trình tuần tra đêm tại khu vực chợ thuộc phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, tổ tuần tra Phòng Cảnh sát cơ động, CA tỉnh phát hiện 2 đối tượng khả nghi đột nhập vào nhà dân đang xây dựng để trộm cắp và đã nhanh chóng bắt gọn. Thượng tá Phạm Văn Khánh, Trưởng Phòng Cảnh sát cơ động, CA tỉnh, cho biết: “Ngoài việc phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo ANTT và trật tự ATGT, hằng đêm từ 22 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau, chúng tôi tổ chức tuần tra tại các phường từ ngoại thành đến các tuyến trọng điểm nhằm kịp thời ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có tội phạm trộm cắp”.

Song, để phòng ngừa nạn trộm cắp tài sản, mỗi người dân phải nêu cao cảnh giác trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của loại tội phạm này, chủ động có các biện pháp bảo vệ, trông giữ tài sản. Có như thế thì công tác phòng ngừa mới thực sự hiệu quả.

KIỀU ANH

Chiến sĩ trẻ làm tốt công tác vận động,thu hồi vũ khí, vật liệu nổ

Hiện trường một vụ trộm đã bị CA huyện Phù Cát điều tra làm rõ sau thời gian ngắn tiếp nhận thông tin từ người dân. Ảnh: KIỀU ANH

Khởi tố nhóm tụ tập cờ bạc giữa mùa dịch

Nhóm đối tượng tụ tập đánh bạc đã bị khởi tố. Ảnh: N.G

Hát karaoke khi giãn cách xã hội, bị phạt trên 117 triệu đồng

Page 8: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

9TRONG NƯỚCTHỨ BA, [email protected]

Bình Định

Giảm thủ tục khi cấp phép vắc xin Nanocovax

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã thực hiện 40 chuyến xe, vận chuyển gần 3.000 đơn vị máu đến 10 tỉnh, thành phố khắp cả nước trong đợt giãn cách xã hội.

Từ đầu tháng 7 đến nay, lượng máu tiếp nhận trên toàn quốc chỉ còn khoảng 40% so với kế hoạch đề ra. Hầu hết địa phương, đơn vị đã hoãn, hủy lịch tổ chức hiến máu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì thế, dự báo thời gian tới có nguy cơ thiếu máu trầm trọng trên toàn quốc. Việc tổ chức tiếp nhận máu là hoạt động cấp thiết, nên dù có dịch bệnh, trong thời gian giãn cách xã hội, các đơn vị vẫn tổ chức hiến máu để có máu cho cấp cứu và điều trị người bệnh.

Theo TS.BS Trần Ngọc Quế, Phụ trách Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, để công tác tiếp nhận máu được hiệu quả và an toàn trong điều kiện phòng dịch tối đa, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương chia nhỏ điểm tổ chức, kéo dài thời gian tổ chức hiến máu. Trừ những điểm cố định và lưu động, những nơi có từ 20 người dân trở lên tại cùng một địa điểm đăng ký hiến máu, Viện sẽ trực tiếp xuống các khu dân cư, tổ dân phố để lấy máu. Ngoài ra, khi có từ 10 người trở lên đăng ký, đơn vị cũng dùng xe vận chuyển người hiến máu đến điểm hiến máu, để đảm bảo an toàn nhất. (Theo VOV1)

Gần 3.000 đơn vị máu chuyển đến 10 tỉnh, thành phố trong đợt giãn cách xã hội

Nhân viên khoa Lưu trữ và phân phối máu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chuẩn bị 1.000 đơn vị máu và đóng thùng đảm bảo tiêu chuẩn nhiệt độ để sẵn sàng chuyển cho Cần Thơ. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Nhân viên Công ty Nanogen cầm trên tay mẫu vắc xin Nanocovax, tại phòng thí nghiệm ở quận 9, TP HCM, tháng 12.2020. Ảnh: QUỲNH TRẦN

Bộ trưởng Y tế chỉ đạo việc cấp phép, sử dụng vắc xin Nanocovax theo hướng giảm quy trình, thủ tục hành chính, nhưng đảm bảo chặt chẽ theo quy định và thẩm quyền.

Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến nêu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 9.8. Đây là ý kiến của lãnh đạo Chính phủ khi trả lời kiến nghị của GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, về việc cấp phép sử dụng vắc xin trong tình huống khẩn cấp.

Vắc xin Nanocovax do Công ty CP Sinh học dược Nanogen nghiên cứu, phát triển, với một liệu trình 2 liều tiêm.

Hôm 6.8, Nanogen đã gửi báo cáo hỏa tốc tới Bộ Y tế, cho biết ước lượng vắc xin Nanocovax có hiệu quả khoảng 90%, dựa trên các phân tích và so sánh trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai.

Một ngày sau (7.8), Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế, họp đánh giá giữa kỳ, thẩm định kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vắc xin Nanocovax; đưa ra kết luận thống nhất nghiệm thu kết quả

giai đoạn 1, đồng ý với báo cáo kết quả giữa kỳ giai đoạn 2 của nhóm nghiên cứu.

Hội đồng đánh giá “vắc xin

Nanocovax an toàn, có khả năng sinh miễn dịch, chưa đánh giá hiệu lực bảo vệ vắc xin”. (Theo VnExpress.net)

Ngày 9.8, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức trực tuyến Lễ phát động phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19”.

Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19” cấp tỉnh xác định mục tiêu phong trào hướng tới: Giữ vững và mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp và tiến tới xóa “vùng đỏ”; hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài; phát huy vai trò của các tổ tự quản thôn, tổ dân phố an toàn trong phòng, chống dịch; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi gia đình, cá

Khánh Hòa phát động toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn phòng, chống dịch

Chốt bảo vệ “vùng xanh” ở phường Lộc Thọ, TP Nha Trang.

Sáng 9.8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ công bố và đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến số 4, với quy mô 3.000 giường tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

Toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trưng dụng làm bệnh viện được Công ty TNHH Hoàng Hùng (huyện Bàu Bàng) tài trợ. Ngoài ra, DN này cũng phối hợp với một số DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang bị nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế quan trọng để bệnh viện có thể vận hành tốt, đáp ứng nhu cầu cách ly điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Ngành y tế huyện Bàu Bàng cũng đang kêu gọi các y bác sĩ, tình nguyện viên tham gia hỗ trợ công tác thu dung, điều trị người mắc Covid-19 với mục tiêu giảm thiểu tử vong, giảm thời gian điều trị để sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến trưa cùng ngày, tỉnh Bình Dương ghi

Bình Dương đưa vào sử dụng Bệnh viện dã chiến số 4 quy mô 3.000 giường

Chiều 9.8, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng có thông cáo về xử lý kỷ luật đối với ông Trần Vinh, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND Đà Nẵng liên quan vụ xô xát với nhân viên lấy mẫu xét nghiệm.

Vụ việc xảy ra ngày 1.8 khi ông Trần Vinh lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cộng đồng tại khu dân cư trên đường Nguyễn Hiền, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, nơi đang bị phong tỏa, cách ly y tế theo quy định về phòng, chống dịch.

Sự việc của ông Trần Vinh xảy ra trong thời điểm toàn thành phố đang quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã khiến dư luận bức xúc, tạo điểm nóng về truyền thông nhất là thông tin trên mạng xã hội và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thành phố. Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chỉ đạo xử lý nghiêm túc, khách quan, toàn diện, đúng quy định.

Cụ thể, CA quận Sơn Trà xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Vinh

Đà Nẵng cảnh cáo, giáng chức Phó chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH tát nữ nhân viên y tế

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

do thực hiện hành vi “Xâm hại sức khỏe của người đang thi hành công vụ”. Sở TT&TT xử phạt về hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin báo chí.

Chi bộ Công tác Quốc hội thuộc Đảng ủy cơ quan Đoàn ĐBQH - HĐND thành phố thi hành kỷ luật đối với ông Trần Vinh bằng hình thức cảnh cáo.

Thường trực HĐND thành phố đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức giáng chức đối với ông Trần Vinh.

  (Theo VTC News)  

Bên trong Bệnh viện dã chiến số 4 tỉnh Bình Dương. Việc triển khai các bệnh viện dã chiến được thực hiện nhanh nhờ phối hợp giữa Nhà nước và DN, trong đó cơ sở vật chất ban đầu do DN hỗ trợ. Ảnh: B.S

nhận thêm 1.725 trường hợp, nâng tổng số ca mắc lên hơn 29.000 người.

Trong ngày 8 .8 , toàn t ỉnh có thêm 494 bệnh nhân khỏi bệnh được xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh lên 5.663 người.

(Theo SGGPO)

nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; phát huy tinh thần đoàn kết,

tương thân, tương ái, tích cực hưởng ứng, ủng hộ vật chất và tinh thần, tạo thêm nguồn lực tập trung phòng, chống dịch…

Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19”, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

Qua phong trào, tỉnh Khánh Hòa quyết tâm giữ vững, bảo vệ 288 tổ dân phố an toàn, đang là “vùng xanh”; quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19 ở 681 “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”.

(Theo nhandan.vn)

Page 9: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

10 THỨ BA, [email protected]

Bình ĐịnhTHÔNG TIN CÔNG CỘNG

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH ĐỊNH

THÔNG BÁO TUYỂN SINHNGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KHAI GIẢNG GHI CHÚ

Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, SP Toán, SP Ngữ văn, SP Tin học, SP Tiếng Anh, SP Mỹ thuật, SP Âm nhạc

07.8.2021 Học vào thứ Bảy, Chủ nhật và kỳ hè

Kỹ thuật cấp thoát nước, Kỹ thuật xây dựng 07.8.2021

- Học vào thứ Bảy và Chủ nhật- Học E-learning

Quản lý nhà nước, Quản trị kinh doanh, Kế toán 07.8.2021

Lưu trữ - Quản trị văn phòng 14.8.2021Ngôn ngữ Anh 14.8.2021Quản lý đất đai, Quản lý văn hóa, Công tác xã hội, Công nghệ thông tin, Luật kinh tế, Tài chính Ngân hàng

14.8.2021

LỚP BỒI DƯỠNG CẤP CHỨNG CHỈỨng dụng công nghệ thông tin cơ bản

Liên tục khai giảng khi đủ số lượng đăng ký

Học vào thứ Bảy, Chủ nhật hoặc các

hình thức khác theo yêu cầu của

người học

Nghiệp vụ sư phạmCán bộ Quản lý giáo dụcNghiệp vụ đấu thầuHướng dẫn viên Du lịch nội địaHướng dẫn viên Du lịch quốc tếCông tác thủ quỹ; Công tác văn thưKế toán viên, Kế toán viên chínhKế toán trưởngNghề Luật sư; Nghề Công chứng 28.8.2021

Liên hệ: Trung tâm GDTX tỉnh Bình Định, số 107A Thanh Niên, TP Quy Nhơn ĐT: (0256) 3892319 - 0914031999; website: www.gdtxbinhdinh.edu.vn

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH ĐỊNH

THÔNG BÁO TUYỂN SINHLỚP 10, 11 VÀ 12 NĂM HỌC 2021 - 2022

1. Đối tượng: - Lớp 10: Những người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS). - Lớp 11: Những người có bằng tốt nghiệp THCS và có học bạ lớp 10. - Lớp 12: Những người có bằng tốt nghiệp THCS và có học bạ lớp 10,11.2. Miễn học phí cho đối tượng từ 15 đến 21 tuổi3. Có thể kết hợp vừa học văn hóa vừa học Trung cấp nghề (nếu có

nhu cầu).4. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển5. Thu nhận hồ sơ đến hết ngày 20.8.2021

Liên hệ: TRUNG TÂM GDTX TỈNH BÌNH ĐỊNHSố 107A Thanh Niên, TP Quy Nhơn

ĐT: 0256.3892319 - 0934256278 (thầy Ba); website: www.gdtxbinhdinh.edu.vn

NGÀY VÀ ĐÊM 10.8.2021

Dự báo THỜI TIẾT

I- Khu vực tỉnh Bình Định: Mây thay đổi, chiều nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2 - 3.

Nhiệt độ cao nhất từ 36 - 380C, có nơi trên 390C; nhiệt độ thấp nhất từ 27 - 290C.

II- Khu vực TP Quy Nhơn: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng nóng. Gió Tây Nam cấp 2 - 3.

Nhiệt độ cao nhất từ 36 - 380C; nhiệt độ thấp nhất từ 29 - 310C.III- Thời tiết vùng biển Bình Định: Mây thay đổi, không mưa. Tầm

nhìn xa trên 10 km. Gió Tây Nam cấp 4 - 5. (Nguồn: TTKTTV Bình Định)

Hiện nay, tỉnh Bình Định đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của một bộ phận nhân dân gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Với tinh thần “Tương thân, tương ái”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiếp tục chung tay ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm để tổ chức “Chuyến xe nghĩa tình” vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ kịp thời cho nhân dân các địa phương trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, góp phần phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.

- Thời gian tiếp nhận: Bắt đầu từ ngày 6.8.2021.- Địa điểm tiếp nhận: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (số 06

Trần Phú, TP Quy Nhơn).Liên hệ: Ông Võ Đồng Phong, Ủy viên Ban Thường trực,

Trưởng ban Ban Phong trào Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - điện thoại: 0935593789.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của quý tổ chức và cá nhân.

BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH

KÊU GỌI Ủng hộ nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân

các địa phương trên địa bàn tỉnh khắc phục khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19

Page 10: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

Chuyện tử tế11THỨ BA, 10.8.2021 THÔNG TIN - QUẢNG CÁO

[email protected]ình Định

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để hạn chế nguy cơ lan truyền dịch bệnh, Công ty Điện lực Bình Định kính thông báo:

Đề nghị người dân sử dụng các dịch vụ điện theo phương thức điện tử khi có nhu cầu và thanh toán tiền điện, các phí dịch vụ điện

trực tuyến không dùng tiền mặt.Để biết thêm chi tiết, người dân có thể liên hệ Tổng đài CSKH 1900

1909 để được hỗ trợ thêm.Công ty Điện lực Bình Định trân trọng thông báo!

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNGCÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH ĐỊNH

THANH TOÁN HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN VÀ CÁC PHÍ DỊCH VỤ ĐIỆN TRỰC TUYẾN THAY CHO NỘP TIỀN MẶT

THÔNG BÁO CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH ĐỊNHKhuyến khích người dân sử dụng dịch vụ điện theo phương thức điện tử

khi có nhu cầu và thanh toán tiền điện, các phí dịch vụ điện không dùng tiền mặt

Nhằm kịp thời tiếp nhận thông tin và giải quyết công việc liên quan của các tổ chức, cá nhân; một số sở, ngành thông báo số điện thoại đường dây nóng và trực phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

1. SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ- Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư: 0256.3822628, di động:

0972815999 (bà Cao Hoàng Hiếu).- Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư: 0256.3816701; di động:

0903595930 (ông Phạm Minh Tiến).- Về các thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: + Lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp:

0256.3814814, di động: 0982822245 (ông Nguyễn Duy Cường). + Lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam: 0256.3818888, di động:

0975314677 (bà Huỳnh Thị Thiện Anh). - Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]. SỞ XÂY DỰNG- Ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở - Chỉ huy trưởng: 0914010916.- Ông Võ Hữu Thiện, Chánh VP Sở - Phó Chỉ huy trưởng làm

nhiệm vụ Thường trực: 0903578194.- Văn phòng Sở Xây dựng: 0256.3820882.- Về tiếp nhận các thủ tục hành chính của Sở Xây dựng tại

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: Ông Trần Cường: 0905460779.

- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected] 3. SỞ TÀI CHÍNH - Văn phòng Sở Tài chính: 0256.3828861, di động: 0905912913.- Về các thủ tục hành chính của Sở Tài chính tại Trung tâm Phục

vụ hành chính công tỉnh: 0256.3829800, di động: 0972612193.- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]. SỞ NỘI VỤ- Văn phòng Sở: 0256.3822603, di động: 0984076799,

0941290779, 0941289299.5. THANH TRA TỈNH - Văn phòng Thanh tra tỉnh, số điện thoại: 0256.3522585

(Trực ban, số điện thoại: 0256.3525769).- Ông Nguyễn Văn Thơm, Chánh Thanh tra tỉnh, số điện

thoại: 0913442039.- Ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, số điện

thoại: 0905868517.- Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, số điện

thoại: 0914004830.- Ông Phan Trung, Chánh văn phòng Thanh tra tỉnh, số điện

thoại: 0983330267.6. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ: 0256.3520266, di

động: 0989268979.- Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ: 0256.3522330, di

động: 0977139024.- Về các thủ tục hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ tại

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: Di động: 0932415012.- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN- Ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban: 0913408278.- Bà Tô Lệ Ngân, Phó Chánh Văn phòng phụ trách: 0934818544.- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]. VĂN PHÒNG UBND TỈNH- Bộ phận thường trực: 0256.3822909.- Ông Lê Ngọc An, Chánh Văn phòng UBND tỉnh: 0901949588.- Ông Trần Trọng Triêm, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh:

0914028237.- Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh:

0914091915.- Ông Võ Gia Nghĩa, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh:

0942324688.- Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng phòng Phòng HC-TC:

0914783355.- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected].

gov.vn9. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG- Văn phòng Sở: 0256.3815519; di động: 0914299336.- Thanh tra Sở: 0256.2210516; di động: 0914193808.- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của Sở tại

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: Điện thoại: 0918392578.- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]. SỞ CÔNG THƯƠNG- Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở: 0256.3822455 hoặc

0903511969.- Ông Nguyễn Đình Kha, Phó Giám đốc Sở - Trưởng đoàn

kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: 0256.3585678 hoặc 0914115656.

- Ông Lê Hồng Tây, Trưởng phòng Phòng Quản lý Thương mại - Hướng dẫn tổ chức lưu thông và cung ứng hàng hóa thiết yếu: 0256.3825203 hoặc 0903395337.

- Ông Võ Tuấn Anh, Trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tài chính- Tổng hợp - Hướng dẫn công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: 0256.3822199 hoặc 0913434665.

- Bà Võ Thị Thu Hà, Chánh Văn phòng: 0256.3820188 hoặc 0914569469.

- Bà Phạm Thị Minh Hường - Công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: 0937877774.

- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]. BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH- Điện thoại cố định: 0256.3846825.- Di động: 0904262836, 0905034881, 0913440819.12. NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH

BÌNH ĐỊNH- Ông Đoàn Trung Thành, Giám đốc, số điện thoại: 0904211588.- Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Giám đốc, số điện thoại:

0913407468.- Bà Lưu Thị Kim Định, Trưởng phòng HCTC, số điện thoại:

0914279557.13. CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH- Văn phòng Cục Thuế: 0256.3822740 hoặc 0256.3821971;

di động: 0914004507 ông Phạm Văn Chương, Chánh Văn phòng Cục Thuế).

- Về các thủ tục hành chính của Cục Thuế tỉnh Bình Định vui lòng liên hệ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: 0256.821944 hoặc 0256.821936.

- Thường trực 24/24: 0934820445 (ông Đỗ Hồng Lâm, công chức VP Cục Thuế).

- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]. TỈNH ĐOÀN BÌNH ĐỊNH- Ông Hà Duy Trung - Bí thư Tỉnh đoàn: 0983457534.- Ông Nguyễn Thành Trung - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh

đoàn: 0914379368.- Bà Võ Thị Kim Thoa - Chuyên viên Ban Thanh thiếu nhi -

Trường học Tỉnh đoàn: 0983375611.- Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected]

THÔNG BÁODANH SÁCH SỐ ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÂY NÓNG VÀ TRỰC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Page 11: u Vận dụng linh hoạt nghị quyết trong thực tiễn sinh động

12 THẾ GIỚI THỨ BA, [email protected]

Bình Định

TIN VẮN

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: NGUYỄN PHÚC - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn - Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HẰNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Sáng 9.8, tại thủ đô Vientiane, ngay sau Lễ đón chính thức và cuộc gặp xã giao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì cuộc hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu cấp cao hai nước.

Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi về các chủ trương, biện pháp nhằm tiếp tục đưa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất; đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã luôn dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí tình chí nghĩa trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay; đồng thời nhấn mạnh sẽ tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc không ngừng củng cố và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; coi đây là quy luật phát triển, có ý nghĩa sống còn và là một trong những nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước.

Hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan

ASEAN nhận được 1,2 tỷ USD tài trợ từ các đối tác đối thoại

Trang tin trực tuyến Thai PBS World ngày 9.8 dẫn số liệu do Vụ ASEAN của Bộ Ngoại giao Thái Lan tổng hợp cho biết ASEAN được hỗ trợ hơn 1,2 tỷ USD từ 11 đối tác đối thoại, kể cả đối tác đối thoại mới là Anh. Hầu hết các quốc gia đã đóng góp quỹ đặc biệt cho ASEAN để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch Covid-19.

Liên minh châu Âu (EU) là đối tác “hào phóng” nhất. Thông qua Team Europe, EU đã cung cấp 941 triệu USD (800 triệu Euro) cùng với 5 triệu USD bổ sung từ Đức và 2 triệu USD từ Italy. Cả hai nước này cũng là đối tác phát triển của ASEAN.

Ngoài ra, Mỹ đã trao tổng cộng 158 triệu USD cho các thành viên ASEAN để ứng phó với dịch Covid-19. Tuần trước khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hội đàm trực tuyến với các ngoại trưởng ASEAN, Mỹ đã đóng góp thêm 500 nghìn USD cho Quỹ ASEAN ứng phó với Covid-19.

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ mỗi nước đóng góp 1 triệu USD cho quỹ, trong khi Australia đóng góp 1 triệu AUD (735.576 USD), New Zealand đóng góp 1 triệu NZD (701 nghìn USD) và Canada cung cấp 3,5 triệu CAT (2,8 triệu USD)... (Theo Vietnam+)

Người dân Nhật Bản hôm 9.8 tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân của một trong những sự kiện chiến tranh bi thảm nhất trong lịch sử nước này.

Vào đúng ngày này cách đây 76 năm, một máy bay quân sự của Mỹ đã thả bom nguyên tử xuống TP Nagasaki ở phía Tây Nam Nhật Bản, chỉ ba ngày sau khi vụ tấn công nguyên tử đầu tiên trên thế giới san phẳng TP Hiroshima.

Nhiều người đã có mặt buổi lễ để cầu

Nga và Trung Quốc hôm 9.8 bắt đầu khởi động cuộc tập trận quân sự chung mang tên Zapad/Interaction-2021 tại cơ sở huấn luyện chiến thuật phối hợp của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc ở khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (Trung Quốc).

Cuộc tập trận chung này nhằm mục đích làm sâu sắc hơn các hoạt động chống khủng bố chung giữa quân đội Trung Quốc và Nga, đồng thời thể hiện quyết tâm và sức mạnh vững chắc của hai nước trong việc cùng bảo vệ an ninh và ổn định tình hình quốc tế và khu vực.

Tấn công thánh chiến tại Mali khiến hàng chục người dân thiệt mạng

l Truyền thông Trung Quốc hôm 9.8 đưa tin, hơn 80.000 người đã phải sơ tán vì mưa lớn và lũ lụt ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam nước này. Mực nước tại các sông lớn trong tỉnh đều ở trên mức cảnh báo do các trận mưa như trút nước liên tục đổ xuống.

(Theo VOV.VN)l Ngày 8.8, một người đã thiệt mạng

và một người khác bị thương trong một vụ xả súng bên ngoài một cửa hàng Target ở bang Pennsylvania, Mỹ. (Theo VTV.VN)l Ngày 9.8, nhà chức trách Trung

Quốc cho biết 4 người đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương sau khi tầng cao nhất của một tòa nhà văn phòng ở TP Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc, bất ngờ đổ sập.

(Theo TTXVN)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song hai bên đã nỗ lực duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, giáo dục - đào tạo, thương mại, đầu tư… tiếp tục có bước phát triển mới.

Sau hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Thongloun Sisoulith đã chứng kiến lễ ký kết và trao 14 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành và DN hai nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phòng chống ma túy, tìm kiếm cứu nạn, mua bán điện, thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản…

Nhân dịp này, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào một công trình trường dạy nghề tại tỉnh Khammuane trị giá 5 triệu USD. (Theo TTXVN)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (bên trái) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tại buổi hội đàm.

Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki

nguyện cho một thế giới không còn chiến tranh và vũ khí hạt nhân. Phút mặc niệm diễn ra vào lúc 11 giờ 2 phút trưa (giờ địa phương) - thời điểm ghi dấu sự kiện thảm khốc kể trên, từng cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người vào cuối năm 1945. Số lượng người tham dự buổi lễ năm nay đã giảm xuống còn khoảng 500 người, chỉ bằng 1/10 so với các năm trước, do các biện pháp hạn chế vì dịch Covid-19.

(Theo VOV.VN)Cảnh hoang tàn ở Nagasaki sau khi trúng bom hạt nhân. Ảnh: History

Đáng chú ý, tập trận cũng bao gồm việc thiết lập trung tâm chỉ huy chung, huấn luyện cải thiện khả năng trinh sát chung, cảnh báo sớm, tác chiến thông tin, điện tử... Theo giới chức hai nước, cuộc tập trận lần này phản ánh tầm cao mới của mối quan hệ phối hợp đối tác chiến lược toàn diện Trung - Nga trong một kỷ nguyên mới và sự tin cậy lẫn nhau mang tính chiến lược, trao đổi và phối hợp thực tế giữa hai nước. Cuộc tập trận chung này sẽ diễn ra cho đến ngày 13.8 tới.

(Theo VOV.VN)

Ngày 9.8, nguồn tin giới chức địa phương và quân đội cho biết hơn 40 dân thường đã thiệt mạng khi các phần tử thánh chiến tấn công 3 ngôi làng ở miền Bắc Mali, giáp giới với Niger.

Một sĩ quan giấu tên cho biết những phần tử khủng bố đã sát hại dân thường khi tấn công vào các làng Karou, Ouatagouna và Daoutegef ngày 8.8. Trong khi đó, một quan chức nói rằng những tay súng đi xe máy đã bất ngờ tấn công dân làng khiến 20 người tại làng Karou, 14 người tại làng Ouatagouna và nhiều người khác tại làng Daoutegeft thiệt mạng.

Miền Bắc Mali đã bị các tay súng có liên kết với al-Qaeda kiểm soát kể từ năm 2012. Một năm sau đó, Pháp đã phát động chiến dịch quân sự nhằm hỗ trợ Chính phủ Mali đối phó với các mối đe dọa thánh chiến. Tuy nhiên, các nhóm cực đoan vẫn tập hợp lực lượng và mở rộng các vụ tấn công sang miền Trung và miền Nam Mali. Giao tranh với các phần tử thánh chiến cũng lan sang cả các nước láng giềng Burkina Faso và Niger, bất chấp sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại đây.

(Theo TTXVN)

Binh sĩ Mali tuần tra trên đường phố thủ đô Bamako. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Nga và Trung Quốc khởi động tập trận quân sự chung