18
1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ MÔN: TOÁN KHỐI 6 1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau: 8h30’ sáng Thứ Ba (28/04): Phép chia phân số - Luyện tập 8h30’ sáng Thứ Sáu (01/05): Đường tròn 2. Học sinh học trên zoom (theo TKB). I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020) - Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn; trên trang Thanhedu.com; hoặc trên website www.hanoitv.vn (Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội) - Học sinh đọc sách giáo khoa các bài: Phép chia phân số - Luyện tập (SGK trang 41; 42; 43); Đường tròn (SGK trang 89; 90), để ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau: *) BÀI: PHÉP CHIA PHÂN SỐ LUYỆN TẬP 1. Số nghịch đảo: - Định nghĩa: Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1. - Kí hiệu: số nghịch đảo của a b b a (với a, b Z; a ≠ 0, b ≠ 0). Ta có: . 1 ab ba - Chú ý: Số 0 không có số nghịch đảo. Số nghịch đảo của 1 và –1 là chính nó. 2. Phép chia phân số: - Quy tắc: (SGK trang 42) . : . . a c ad ad b d b c bc ; . : . c d ad a a d c c ( với b, d, c Z ; b, d, c ≠ 0) *) BÀI: ĐƯỜNG TRÒN 1. Đường tròn, hình tròn: a) Đường tròn: Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. * Kí hiệu: (O;R). VD: (O; 1,5cm) là đường tròn tâm O bán kính 1,5cm. (B; BE) là đường tròn tâm B bán kính BE * Nhận xét: (Vị trí tương đối của điểm và đường tròn) - M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn OM R - N là điểm nằm trong đường tròn ON R - P là điểm nằm ngoài đường tròn OP R b) Hình tròn: Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. 2. Cung và dây cung: a) Cung tròn( cung): Cho A; B (O; R) - Hai điểm A,B chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung tròn (gọi tắt là cung). Hai điểm A và B gọi là hai mút của cung. - Khi 3 điểm A, O, B thẳng hàng thì mỗi cung là một nửa đường tròn. b) Dây cung: - Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung (gọi tắt là dây). VD: dây cung AB O M P N O A B Cung AB lớn Cung AB nhỏ O A B Nửa đường tròn Nửa đường tròn

UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

HƯỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020

BỘ MÔN: TOÁN – KHỐI 6

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên

Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau:

8h30’ sáng Thứ Ba (28/04): Phép chia phân số - Luyện tập

8h30’ sáng Thứ Sáu (01/05): Đường tròn

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB).

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020)

- Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn; trên trang Thanhedu.com;

hoặc trên website www.hanoitv.vn (Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội)

- Học sinh đọc sách giáo khoa các bài: Phép chia phân số - Luyện tập (SGK trang 41; 42; 43);

Đường tròn (SGK trang 89; 90), để ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau:

*) BÀI: PHÉP CHIA PHÂN SỐ – LUYỆN TẬP

1. Số nghịch đảo:

- Định nghĩa: Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.

- Kí hiệu: số nghịch đảo của a

b là

b

a (với a, b Z; a ≠ 0, b ≠ 0). Ta có: . 1

a b

b a

- Chú ý: Số 0 không có số nghịch đảo. Số nghịch đảo của 1 và –1 là chính nó.

2. Phép chia phân số:

- Quy tắc: (SGK trang 42) .

: ..

a c a d a d

b d b c b c ;

.: .

c d a da a

d c c (với b, d, c Z ; b, d, c ≠ 0)

*) BÀI: ĐƯỜNG TRÒN

1. Đường tròn, hình tròn:

a) Đường tròn: Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm

cách O một khoảng bằng R.

* Kí hiệu: (O;R).

VD: (O; 1,5cm) là đường tròn tâm O bán kính 1,5cm.

(B; BE) là đường tròn tâm B bán kính BE

* Nhận xét: (Vị trí tương đối của điểm và đường tròn)

- M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn OM R

- N là điểm nằm trong đường tròn ON R

- P là điểm nằm ngoài đường tròn OP R

b) Hình tròn: Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn

và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.

2. Cung và dây cung:

a) Cung tròn( cung): Cho A; B (O; R)

- Hai điểm A,B chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung

tròn (gọi tắt là cung). Hai điểm A và B gọi là hai mút của cung.

- Khi 3 điểm A, O, B thẳng hàng thì mỗi cung là một nửa đường tròn.

b) Dây cung:

- Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung (gọi tắt là dây).

VD: dây cung AB

OM

P

N

O

A B

Cung

AB lớn

Cung

AB nhỏ

OA B

Nửa

đường

tròn

Nửa

đường

tròn

Page 2: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

2

- Dây đi qua tâm gọi là đường kính.

- Đường kính gấp đôi bán kính và là dây cung lớn nhất.

2. Một công dụng khác của compa (Học sinh tự đọc sách giáo khoa trang 90; 91)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

*) BÀI: PHÉP CHIA PHÂN SỐ - LUYỆN TẬP

- Bài tập sách giáo khoa: Bài 84; 89; 90; 91 trang 43; 44.

Sách bài tập toán: Bài 96; 103; 107 trang 29; 30

- Bài tập luyện:

Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức sau rồi tìm số nghịch đảo của giá trị tìm được:

a) A = 1 1

2 3 c) C =

23 2 4

:2 3 3

b) B = 1 2 4

.2 3 5 d) D =

3 1 13: .

4 4 3

Bài 2: Tìm x biết:

a) 6 5

7 28x

b)

2 1 3

5 4 10x

Bài 3: Một bể nước đã chứa 1

3lượng nước. Nếu mở một mình vòi thứ nhất chảy tiếp thì sau 2 giờ sẽ

đầy bể. Nếu chỉ mở vòi thứ hai chảy tiếp thì sau 3 giờ sẽ đầy bể.

a) Tìm phần bể còn lại chưa chứa nước.

b) Trong một giờ mỗi vòi chảy được một lượng nước bằng mấy phần bể.

c) Trong một giờ cả hai vòi cùng chảy thì được một lượng nước bằng mấy phần bể.

*) BÀI: ĐƯỜNG TRÒN

Bài 1. Điền vào chỗ trống:

1. Đường tròn tâm A, bán kính R là hình................một khoảng............. Kí hiệu ..............

2. Hình tròn là hình gồm các điểm………........và các điểm nằm ................... đường tròn đó.

Bài 2. Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Vẽ đường tròn tâm A bán kính 4cm; đường tròn tâm B bán kính

3cm. Hai đường tròn cắt nhau tại C và D.

a) Điểm B có vị trí như thế nào đối với (A; 4cm)? Giải thích?

b) Tính CA = ? DB = ?

Bài 3. Điền vào chỗ trống:

1. Cho M; N thuộc (O;R). Hai điểm M, N ……… đường tròn (O) thành hai phần. Mỗi phần là một

…………... MN. Đoạn thẳng MN gọi là…………… MN

2. Đường kính là…………....................

3. Đường kính có độ dài gấp …….. bán kính

Bài 4. Cho hình vẽ, biết OD = 1,6cm. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông.

1) OC là bán kính

2) MN là đường kính

3) ON là dây cung

4) CN = 3,2 cm

1,6 cm

O D

MN

C

Page 3: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

3

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

+) Giáo viên có thể chấm điểm và thống kê kết quả làm bài của học sinh trên trang thanhedu.com

hoặc trên lớp học zoom.

+) Học sinh và cha mẹ học sinh tự kiểm tra việc làm bài đúng/sai theo phần HƯỚNG DẪN GIẢI

gửi trên bản word. Học sinh có thể được nghe lại bài giảng (đã dạy trên truyền hình) trên lớp học

zoom.

HƯỚNG DẪN GIẢI

*) BÀI: PHÉP CHIA PHÂN SỐ - LUYỆN TẬP

Bài 1:

Giá trị biểu thức A = 1

6 B =

31

30 C =

7

4 D =

47

12

Nghịch đảo 6 30

31

4

7

12

47

Bài 2:

a) 6 5

7 28x

x =

5 6:

28 7

x =

5 7.

28 6

x =

5

24

Vậy x =

5

24

b) 2 1 3

5 4 10x

1 3 2

4 10 5x

1 7

4 10x

14

5x

Vậy ...

Bài 3:

a) Phần bể còn lại chưa chứa nước chiếm : 1 2

13 3

(bể)

b) Vì vòi thứ nhất chảy tiếp sau 2h thì đầy bể. Do đó, một giờ vòi thứ nhất chảy được: 2 1

: 23 3

(bể)

Vì vòi thứ hai chảy tiếp sau 3h thì đầy bể. Do đó, một giờ vòi thứ hai chảy được:

2 2: 3

3 9 (bể)

c) Trong một giờ cả hai vòi cùng chảy thì được một lượng nước bằng: 1 2 5

3 9 9

(bể)

*) BÀI: ĐƯỜNG TRÒN

Bài 1. Điền vào chỗ trống:

1. Đường tròn tâm A, bán kính R là hình gồm các điểm cách A một khoảng bằng R. Kí hiệu (A; R)

2. Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.

Bài 2.

D

C

A B

Bài 3. Điền vào chỗ trống:

1. Cho M; N thuộc (O; R). Hai điểm M, N chia đường tròn (O) thành hai phần. Mỗi phần là một cung

MN. Đoạn thẳng MN gọi là dây MN.

2. Đường kính là dây lớn nhất của đường tròn.

3. Đường kính có độ dài gấp 2 lần bán kính.

Giải:

a) Ta có AB = 6cm (gt) > 4cm

Do đó điểm B nằm ngoài (A; 4cm)

b) Theo đề bài: (A; 4cm) cắt (B; 4cm) tại C và D.

Do đó, ta có :

C (A; 4cm) AC = 4cm

D (B; 3cm) DB = 3cm

Page 4: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

4

Bài 4. Cho hình vẽ, biết OD = 1,6cm. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông.

a) Đ b) S c) S d) Đ

--------------------------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 6

1. Học sinh học trên Zoom (theo TKB)

2. HS nghiên cứu nội dung bài trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau:.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020)

Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất

1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng:

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

3. Sự nở vì nhiệt của chất khí:

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang https://tayho.stpedu.com.

Chọn câu trả lời đúng:

Câu 1; Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật tăng. C. Khối lượng của vật giảm.

B. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm

Câu 2: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong

các cách sau đây ?

A. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng đáy lọ.

B. Hơ nóng nút. D. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng của chất lỏng tăng. D. Trọng lượng của chất lỏng tang.

Câu 4: Các cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống của câu:

Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên ...................và bay

lên tạo thành mây.

A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi. C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.

B. nhẹ đi, nóng lên, nở ra. D. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.

Câu 5: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, khí, lỏng. B. Khí, lỏng, rắn. C. Rắn, lỏng, khí. D. Khí, rắn, lỏng.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Học sinh tự chấm bài của mình theo HƯỚNG DẪN GIẢI trong phần HDH tuần tiếp theo hoặc

xem kết quả trên https://tayho.stpedu.com.

- Giáo viên sẽ chữa bài, thu bài và đánh giá quá trình tự làm bài và chấm bài ở nhà của học sinh.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TUẦN 20/4 ĐẾN 25/4.

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án C A A B A

Page 5: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

5

Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm của sự sôi, những đặc điểm nào

là của sự bay hơi? (đánh dấu x vào ô tương ứng)

Đặc điểm Đặc điểm của sự sôi Đặc điểm của

sự bay hơi

Xảy ra cả ở trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng. X

Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng X

Xảy ra ở nhiệt độ xác định của chất lỏng X

Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. X

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN 37 TỪ 27/04 ĐẾN 02/05/2020

1. Đáp án TNKQ: Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật (tuần 33 từ 30/03-04/04/2020)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án C A B A D B A C A B

2. HS tham gia lớp học trên phần mềm zoom theo Thời khóa biểu để học kiến thức mới. Bài 50. Vi

khuẩn.

3. HS ghi nhớ các nội dung kiến thức “Chủ đề: Vai trò của thực vật” đã được học và làm bài tập

TNKQ theo hướng dẫn sau: (truy cập trên Thanhedu.com hoặc bản word)

Câu 1. Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ?

A. Thông B. Mồng tơi C. Lá ngón D. Chuối

Câu 2. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp

và đốt cháy nhiên liệu ?

A. Trao đổi khoáng B. Hô hấp C. Quang hợp D. Thoát hơi nước

Câu 3. Mỗi năm, 1 ha rừng đã nhả vào không khí khoảng

A. 110–130 tấn ôxi. B. 16 – 30 tấn ôxi. C. 46 – 60 tấn ôxi. D. 1 – 5 tấn ôxi.

Câu 4. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm

và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là

A. ngừng sản xuất công nghiệp. B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải.

C. trồng cây gây rừng. D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi.

Câu 5. Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước ?

A. Rễ B. Hoa C. Lá D. Thân

Câu 6. Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát ?

A. Xà cừ B. Xương rồng C. Phi lao D. Lim

Câu 7. Vì sao những nơi trống trải, không có thực vật sinh sống lại hay xảy ra hạn hán ?

A. Vì không được bổ sung nước nhờ quá trình quang hợp của thực vật.

B. Cả C và D.

C. Vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước.

D. Vì nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật.

Câu 8. Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người ?

A. Nước ngầm B. Nước biển C. Nước bề mặt D. Nước bốc hơi

Câu 9. Cây nào dưới đây là cây công nghiệp ?

A. Mướp đắng B. Chè C. Rau ngót D. Lúa nước

Câu 10. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây thực phẩm, vừa là cây ăn quả, vừa là cây

làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc ?

A. Sen B. Cần sa C. Mít D. Dừa

Page 6: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

6

Câu 11. Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì ?

A. Hêrôin B. Nicôtin C. Côcain D. Solanin

Câu 12. Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất

đẹp ?

A. Họ Cúc B. Họ Lúa C. Họ Dừa D. Họ Bầu bí

Câu 13. Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa” ?

A. Tảo B. Rêu C. Dương xỉ D. Thông

Câu 14. Ở nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật có mạch ?

A. Khoảng trên 12 000 loài B. Khoảng gần 10 000 loài

C. Khoảng gần 15 000 loài D. Khoảng trên 20 000 loài

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?

A. Do tác động của bão từ B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt

C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người D.Do hạn hán, xói lở đất

Câu 16. Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta ?

A. Xà cừ B. Bạch đàn C. Tam thất D. Trầu không

Câu 17. Loại cây nào quí hiếm ở Việt Nam dưới đây được dùng để làm thuốc ?

A. Hoa sữa B. Sâm Ngọc Linh C. Hoa mai vàng D. Ngô đồng

Câu 18. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm ?

A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao B. Lim, sến, táu, bạch đàn

C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh

Câu 19. Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta ?

A. Tam Đảo B. Cát Tiên C. Ba Vì D. Cúc Phương

Câu 20. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Các nhà thực vật học nước ta đã

thống kê được trên … loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam.

A. 500 B. 200 C. 300 D. 100

Câu 21. Khả năng làm mát không khí ở thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây ?

A. Quang hợp B. Thoát hơi nước C. Trao đổi khoáng D. Hô hấp.\

Câu 22. Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất ?

A. Thân B. Hoa C. Tán lá D. Hệ rễ

Câu 23. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở nước ta, mỗi năm 1 ha đất

trống bị thất thoát khoảng … tấn đất bề mặt do hiện tượng xói mòn, rửa trôi.

A. 95 B. 151 C. 173 D. 36

Câu 25. Loại cây nào dưới đây không được trồng để chắn gió ?

A. Cau B. Tra (Nho biển) C. Phi lao D. Thông

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Trên Thanhedu.com: HS tiếp tục truy cập xem lại “bài giảng Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực

vật.

So sánh kết quả bài làm “TNKQ: Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật “ hoặc kết quả làm bài trên

bản word (tuần 33 từ 30/03 đến 04/04) với đáp án đã nêu ở tuần 37 (từ 27/04 đến 02/05/2020) chấm

điểm và thông báo tới giáo viên dạy.

2. Trên phần mềm Zoom: HS nghe giảng, giơ tay tương tác với giáo viên: Bài 50. Vi khuẩn.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV xem phần chấm điểm TNKQ: Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật trên Thanhedu.com

hoặc học sinh làm trên bản word có thể thông báo lại với GV kết quả điểm.

2. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

Khen những HS truy cập vào các phần mềm học và làm bài đều đặn.

Page 7: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

7

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2

– Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch 8h30’ sáng Thứ Tư (29/4) và 8h30’ sáng Thứ Bảy (02/5).

Học sinh học trên Zoom (theo TKB)

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020)

1. Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn, trang thanhedu.com hoặc trên

website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội

ngày thứ Tư (22/4/2020), thứ Bảy (25/4/2020).

2. HS tham khảo nội dung trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức trọng tâm sau:

TÓM TẮT KIẾN THỨC

(Học sinh ghi lại những kiến thức sau đây vào vở)

Bài 1. Đêm nay Bác không ngủ (tiết 2)

Học sinh học thuộc lòng bài thơ; tiếp tục tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và thấy được những hiệu quả của

các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác: lần đầu tiên (tiết 1) rồi đến lần thứ ba anh đội viên

thức dậy vẫn thấy Bác không đi ngủ:

- Hình ảnh của Bác:

+ Tư thế, dáng vẻ “đinh ninh”, “chòm râu im phăng phắc” -> lặng im, suy tư

+ Lời nói: “Bác ngủ không an lòng”; “Bác thương...” -> Chia sẻ, thân tình, yêu thương.

+ Từ láy, cách nói tăng tiến => Bác không ngủ vì lo cho chiến sĩ, cho dân công.

=> Tình yêu thương bao la mà Bác dành cho các chiến sĩ và đồng bào.

- Tâm trạng và tình cảm của anh đội viên:

+ Lo sợ: “hốt hoảng”, “giật mình”

+ Khẩn thiết mời Bác: “Anh vội vàng nằng nặc

...Bác ơi! Mời Bác ngủ”

+ Đồng cảm, thấu hiểu: “Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng”

+ Vô cùng sung sướng: “ Lòng vui sướng mênh mông”

+ Từ láy, cấu trúc đảo => Anh cảm phục, hiểu được nỗi lòng của Bác và nguyện làm theo Bác.

=> Tình cảm của anh cũng là tình cảm của nhân dân đối với Bác.

Bài 2: Ẩn dụ

1. Ẩn dụ là gì?

Học sinh tìm hiểu ví dụ, trả lời câu hỏi (SGK tr 68) để nắm được kiến thức:

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Các kiểu ẩn dụ:

Học sinh tự tìm hiểu ví dụ, trả lời câu hỏi (SGK tr 68 - 69) để nắm được kiến thức:

- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức.

+ Ẩn dụ phẩm chất.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

Học sinh làm bài tập vào vở các bài tập sau:

* Bài tập 1, 2, 4 (SGK trang 69, 70).

Page 8: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

8

* Bài tập bổ sung:

Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, nhà thơ đã sử dụng thể thơ nào? Thể thơ ấy có tác dụng gì

trong việc bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của người lính về sự cao cả của Bác?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm khi hướng dẫn học trên zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : LỊCH SỬ – KHỐI 6

1. Học sinh đọc nội dung bài mới trong SGK (Bài 26), nghiên cứu các kiến thức trọng tâm và gạch

chân những ý quan trọng theo hướng dẫn học

2. Chuẩn bị sách vở để ghi chép bài sẽ học trên Zoom theo TKB.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 2/5/2020)

Bài mới: Chủ đề Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X

Phần I- Họ Khúc dựng quyền tự chủ

1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

- Khúc Thừa Dụ quê Hồng Châu (Hải Dương), sống được mọi người mến phục.

- Nhà Đường suy yếu, không kiểm soát được nước ta.

- Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cổ Tổn bị giáng chức → Khúc Thừa Dụ nổi dậy.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.

2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930 – 931)

- Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay.

- Năm 930 quân Nam Hán tấn công nước ta, Khúc Thừa Mĩ bị bắt về Quảng Châu.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ tấn công ra Bắc bao vây chiếm được Tống Bình. Sau đó đánh tan quân

Nam Hán.

- Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP.

1. Họ Khúc đã giành lại nền độc lập cho đất nước như thế nào và đã làm được những gì để củng

cố quyền tự chủ?

2. Theo em, việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

GV chấm và chữa các bài tập đã giao trên lớp học Zoom

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ĐỊA LÍ – KHỐI 6

1. HS tham gia lớp học trên phần mềm zoom theo Thời khóa biểu để học kiến thức mới.

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020)

Bài 20. Hơi nước trong không khí. Mưa.

1. Hơi nước và độ ẩm của không khí.

- Nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển chủ yếu là nước trong các biển và đại dương.

- Độ ẩm không khí: là lượng hơi nước có trong không khí.

- Dụng cụ đo: ẩm kế.

- Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.

- Khi không khí đã bão hòa mà được cung cấp thêm hơi nước hoặc gặp lạnh hơi nước đọng lại thành

các hạt nước gọi là sự ngưng tụ sinh ra các hiện tượng: sương, mây, mưa.

Page 9: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

9

2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

* Mưa:

- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây.

Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành

mưa.

a) Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.

- Đo bằng dụng cụ: thùng đo mưa (vũ kế)

- Tính lượng mưa trong ngày: tổng lượng mưa các lần mưa trong ngày.

- Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.

- Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.

- Lượng mưa trung bình năm : tổng lượng mưa trong nhiều năm chia cho số năm.

b) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

- Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều giảm dần từ Xích đạo lên cực:

+ Mưa nhiều ở vùng Xích đạo.

+ Mưa ít ở hai vùng cực.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Trên phần mềm Zoom: HS nghe giảng, giơ tay trả lời khi nhìn thấy câu hỏi, GV chữa.

2. Hoặc học sinh trả lời câu hỏi TNKQ:

Chọn một chữ cái trước đáp án đúng nhất (Ví dụ: 1-A)

Câu 1. Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi

A. nhiệt độ không khí tăng. B. không khí bốc lên cao.

C. nhiệt độ không khí giảm. D. không khí hạ thấp xuống.

Câu 2. Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 20oC là

A. 15g/cm3. B. 17g/cm

3. C. 20g/cm

3. D. 30g/cm

3.

Câu 3. Đơn vị dùng để đo lượng mưa là

A. oC. B. mmHg. C. m

3. D. mm.

Câu 4. Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ

A. 201 – 500 mm. B. 501 – 1.000 mm. C. 1.001 – 2.000 mm. D. trên 2000 mm.

Câu 5. Để tính lượng mưa ở một địa phương người ta dùng dụng cụ là

A. nhiệt kế. B. áp kế. C. vũ kế. D. ẩm kế.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự kiểm tra việc làm bài đúng/ sai theo phần đáp án gửi trên bản word

tuần sau.

3. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm tuần từ 13/4 đến 18/4

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án B C A C A D C B

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG ANH – KHỐI 6

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 –

Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch: 8h30 sáng thứ Hai (27/4/2020) - Review 3 (Skills)

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 2/5/2020)

A. Học sinh xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên kênh 2 – Đài truyền hình Hà Nội

(sáng thứ Hai) hoặc học sinh truy cập vào bài giảng theo link:

http://hanoitv.vn/lich-hoc-va-huong-dan-cach-hoc-tren-truyen-hinh-ha-noi-d134923.html

Page 10: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

10

B. Học sinh xem lại nội dung kiến thức đã học trong bài giảng đã được phát trên Đài TH Hà Nội ngày

thứ Hai (20/4/2020) và thứ Năm (23/4/2020).

* UNIT 9 - Skills 2: Listening and Writing

Skills - Listening for information about Sweden’s capital city

- Writing a holiday postcard.

Useful language - dynamic (adj): sôi động, năng động

- Nobel prize (n): giải Nobel

- except (prep.): ngoại trừ

- prize winner (n): người đoạt giải

- award (n): giải thưởng

- be awarded (v): được trao giải thưởng

- be presented by (v): được trao tặng bởi ai

- consist of (v): bao gồm

- Nobel diploma (n): giấy chứng nhận giải Nobel

- medal (n): huy chương

- Swedish crown (n): đồng cu-ron của Thụy Điển

* REVIEW 3 (UNITS 7, 8, 9)

1. Pronunciation (Phát âm)

- /θ/: marathon, anything, think

- /ð/: weather, feather, these

- /eə/: stair, share, aerobics

- /ɪə/: near, here, volunteer

- /əu/: most, cold, postcard

- /ai/: exciting, sky, buy

2. Vocabulary ( Từ vựng)

- “Television”: TV programmes/ TV people / TV things.

- “Sports and games”: Names of sports and games / names of sports equipment.

- “Cities of the world”: Names of continents, countries, cities and landmarks / Adjectives used to

describe cities and landmarks.

3. Grammar ( Ngữ pháp)

- Conjunctions: and, but, so, because, although

- Wh- questions

- The past simple tense

- Imperatives

- The present perfect tense

- Superlatives of long adjectives

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

A. Bài tập trong SGK và SBT:

- SGK: Bài 1 8 (Review 3 – trang 36, 37)

- SBT: Bài 1, 2, 4, 6, 7 (Test yourself 3 – trang 22, 23, 24)

B. Bài luyện tập thêm:

Exercise 1: Listen to the audio in ‘Listening 2’ (Student’s book – Page 33) then choose the best option to

fill in each blank:

Sweden’s capital city is built on 14 islands and has a 700 (1) ________ history.

The oldest part of Stockholm is the Old Town. Here you can visit the Royal Palace, one of Europe’s

(2) _________ and most dynamic palaces.

Page 11: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

11

There (3) ________ about 3000 people living in the Old Town today and it’s a place with café,

restaurants, shops and museums, including the Nobel Museum. Stockholm is also the city where Nobel

Prizes, except for the Nobel Peace Prize, are awarded each year. On the 10 December, the day when

Alfred Nobel (4) __________, the Nobel Prize winners receive their (5) __________ from the Swedish

King - a Nobel diploma, a medal, and 10 million Swedish crowns per prize.

1. A. months B. days C. year D. year-old

2. A. oldest B. the largest C. largest D. highest

3. A. is B. are C. was D. were

4. A. dead B. die C. dies D. died

5. A. gifts B. money C. awards D. recognition

Exercise 2: Choose the best sentence that can be made from the cues given:

6. I / have / great time / here / New York.

A. I’m having a great time here in New York.

B. I has a great time here in New York.

7. New York / one of / famous / city / the world.

A. New York is one of the most famous city in the world.

B. New York is one of the most famous cities in the world.

8. Aunt Amy / show / me / everything / the Statue of Liberty / the Brooklyn Bridge / Central Park.

A. Aunt Amy have show me everything: The Statue of Liberty, the Brooklyn Bridge and Central Park.

B. Aunt Amy has shown me everything: The Statue of Liberty, the Brooklyn Bridge and Central Park.

9. I / have not / take / yellow taxi / yet / but / I / really / want to.

A. I haven’t taken a yellow taxi yet but I really want to.

B. I haven’t took a yellow taxi yet but I really want to.

10. Tomorrow / we / go / watch / a show / a theatre / on Broadway.

A. Tomorrow we have gone to watch a show at a theatre on Broadway.

B. Tomorrow we are going to watch a show at a theatre on Broadway.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Học sinh viết phần bài học vào vở, ghi rõ ngày tháng.

- Học sinh in và làm bài tập được giao trực tiếp trên giấy.

- Giáo viên sẽ kiểm tra và cộng điểm khuyến khích vào điểm hệ số 1 đối với những học sinh đã làm

bài, học bài đầy đủ và tích cực trả lời được những câu hỏi của cô giáo trong lớp học trên zoom.

ĐÁP ÁN BÀI TẬP (TUẦN TỪ 20/4 ĐẾN 25/4/2020)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B C A B A C D B D C

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp án C B D C A B B A A B

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG PHÁP – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 2/5/2020)

HS nghiên cứu nội dung sau đây :

Les compléments de nom (Manuel – page 118)

IMAGE

Répondez aux questions suivantes :

1. Qu’est-ce qu’il y a dans l’image ?

Page 12: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

12

2. Il y a combien de personnages dans l’image ? D’après vous, qui sont-ils ?

3. Où sont-ils ?

4. Qu’est-ce qu’ils font ?

5. Comment sont-ils ?

6. D’après vous, qu’est-ce qui se passe ?

TEXTE

1. Lisez le texte et répondez aux questions dans la partie J’observe dans le manuel – page 118.

(Exemple)

Les préparatifs / d’un voyage / en famille sont importants. Il faut tout prévoir. Imaginez les

N. principal Comp de N 1 Comp de N 2

problèmes d’une famille de trois enfants quand le chef du bureau de l’agence se trompe dans les

réservations de billets d’avion !

C’est le thème d’une chanson de Charles Trenet.

2. Lisez, consultez le dictionnaire pour comprendre la partie Je retiens dans le manuel – page 118.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP :

Exercice 1,2,3 – manuel page 118

Corrigé des exercices (Semaine 36)

J’observe – Texte page 112

+ Notre agence de voyage

N la fonction

+ des réservations de billets

N la nature

+ des séjours de vacances

N la nature

+ des paysages de rêve

N la nature

+ l’archipel des Seychelles

N la possession/l’appartenance

+ la joie de vivre

N la nature

+ les plages de sable blond

N la nature/la matière

Exercice 1 – page 112

Les amoureux de la nature aimeront l’île de la Réunion. Ils y découvriront la végétation des

tropiques et le parfum des épices.

Exercice 3 – page 112

1. de l’Océan Indien

2. du monde entier

3. de voyages

4. de luxe

5. de la place

Page 13: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

13

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN :

- Học sinh làm bài tập được giao trong hướng dẫn học, giáo viên sẽ gửi đáp án, hướng dẫn và chữa lại

bài trên zoom vào tuần tiếp theo.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG NHẬT – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020)

Học cách đếm tuổi, đếm người (trọng tâm bài 10)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài 1: Học thuộc từ mới bài 10, tập viết vào vở mỗi từ 5 lần

Bài 2: Em sẽ viết các số đếm sau sang tiếng Nhật, viết bằng Hiragana

1. 1 người

2. 2 người

3. 11 người

4. 12 người

5. 15 người

6. 36 người

7. 49 người

8. 93 người

9. 100 người

10. 101 người

Bài 3: Em sẽ viết các số đếm sau sang tiếng Nhật, viết bằng Hiragana

1. 1 tuổi

2. 11 tuổi

3. 2 tuổi

4. 32 tuổi

5. 4 tuổi

6. 40 tuổi

7. 64 tuổi

8. 8 tuổi

9. 58 tuổi

10. 60 tuổi

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN :

- Học sinh làm bài tập được giao trong hướng dẫn học, giáo viên sẽ hướng dẫn và chữa lại bài trên

zoom vào tuần tiếp theo.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 6

- HS xem hướng dẫn học tiết 1 trên trang thanhedu.com.

- HS nghiên cứu nội dung bài học SGK (Mục 1, 2,3 ) để làm bài tập và vận dụng vào thực tiễn cuộc

sống.

- Học trên zoom (theo TKB).

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020)

KIẾN THỨC MỚI BÀI:

Dạy chủ đề: Quyền được bảo vệ của công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(Tiết 1)

1. Yêu cầu về kiến thức:

Page 14: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

14

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ

về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

2. Tóm tắt kiến thức

*Quy định của pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công

dân:

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác.

Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của

người khác.

Mọi hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều

bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

* Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- là một trong những quyền cơ bản của công dân được qui định trong HP của nhà nước(Đ73)

- Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý

xâm phạm chỗ ở của người khác nếu không được người ấy đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài 1: Hãy chỉ ra những biểu hiện của hành vi xâm phạm về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự,

nhân phẩm của công dân:

Bài 2: Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây :

- Đến nhà bạn để mượn quyển truyện, nhưng không có ai ở nhà.

- Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra

đồng hồ điện.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên tiếp tục kiểm tra, đánh giá chuyên cần của HS trên trang học Zoom.

2. GV kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIN HỌC – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/04 ĐẾN 02/05/2020)

BÀI THỰC HÀNH TỔNG HỢP: BÚN CHẢ

HS nghiên cứu nội dung sau đây:

1. Chuẩn bị:

- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tin học 6 (Tin học THCS quyển 1).

- Máy tính có kết nối Internet.

2. Mục tiêu:

- Thực hành các kĩ năng chỉnh sửa, định dạng văn bản.

- Chèn hình ảnh vào văn bản, trình bày cô đọng bằng bảng.

3. Nội dung

Các thao tác được ôn lại trong bài thực hành:

- Soạn thảo văn bản Tiếng Việt ( xem lại SGK Tin học 6 – bài 14)

- Định dạng kí tự ( xem lại SGK Tin học 6 – bài 16): đổi font chữ, màu chữ, cỡ chữ.

- Định dạng văn bản ( xem lại SGK Tin hoc 6 – bài 17): căn lề cho đoạn văn bản.

- Trình bày cô đọng bằng bảng ( xem lại SGK Tin học 6 – bài 20)

Page 15: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

15

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- HS gửi Bài thực hành: BÚN CHẢ cho GV vào hòm thư điện tử: [email protected] với

tiêu đề : Tên lớp_Tên học sinh_Bài thực hành tổng hợp số 4.

- Hạn nộp: từ 27/04 đến hết 02/05/2020.

- HS nộp bài đầy đủ sẽ được lưu lại danh sách để thưởng điểm khi các con đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ – KHỐI 6

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS tham khảo nội dung bài 17 từ trang 81 đến 84 SGK Công nghệ 6 và ghi nhớ các nội dung

kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020):

BÀI 17. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Nội dung chính của bài:

- Muốn cho việc ăn uống, sử dụng thực phẩm có tác dụng tốt đến sức khỏe và thể lực, cần phải bảo

quản các chất dinh dưỡng của thực phẩm cho thật chu đáo trong quá trình chế biến thực phẩm (trong

lúc chuẩn bị cũng nhu khi chế biến)

- Để thực phẩm không bị mất các loại sinh tố, nhất là những sinh tố dễ tan trong nước, cần chú ý:

+ Không ngâm thực phẩm lâu trong nước.

+ Không để thực phẩm khô héo.

+ Không đun nấu thực phẩm lâu.

Page 16: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

16

+ Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh.

+ Phải biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

HS trả lời câu hỏi 1 đến 4 SGK/tr84. Hãy ghi lại vào vở để báo cáo với Giáo viên khi đi học lại.

Gợi ý: Câu 1,2 HS tự đọc SGK để trả lời.

Câu 3:

- Thịt bò, tôm tươi: nên rửa sạch cả khối thịt sau đó mới thái và không để ruồi bọ bâu vào gây mất vệ

sinh.

- Rau cải, cà chua, giá đỗ: rửa sạch và chế biến ngay tránh để khô héo.

- Khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng: rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.

Câu 4: Muốn cho lượng sinh tố C trong thực phẩm không bị mất trong quá trình chế biến, cần chú ý

không đun nấu quá lâu vì sinh tố C tan trong nước.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TUẦN 20/4 ĐẾN 25/4

Phần I - SGK/tr134

Bài tập a) đã gợi ý ở HDH tuần trước

Bài tập b):

Tổng thu nhập của gia đình có 4 người ở nông thôn là:

1. Phần thóc còn lại là 3,5 tần = 3500kg x 2000đ/kg = 7.000.000đ

2. Tiền bán rau = 1.000.000đ

8.000.000đ/năm

Bài tập c):

Tổng thu nhập của gia đình 6 người ở miền trng du Bắc bộ là:

- Tiền bán chè: 10.000.000đ

- Tiền bán thuốc lá: 1.000.000đ

- Tiền bán củi: 200.000đ

- Tiền bán sản phẩm: 1.800.000đ

13.000.000đ/năm

Phần II - SGK/tr135

Bài tập a) đã gợi ý ở HDH tuần trước

Bài tập b):

1. Tổng thu nhập 8.000.000đ/năm/ gia đình 4 người/ nông thôn

2. Chi tiêu trong một năm:

3. Gạo có sẵn không mua

4. Rau cải, quả củ có sẵn không mua

5. Mua thịt cá 10.000đ x 365 ngày = 3.650.000đ

6. Tiền điện, nước, xe cộ = 2.000.000đ

7. Chi phí khác = 500.000đ

6.150.000đ

3. Tiết kiệm được : 8.000.000đ – 6.150.000đ = 1.850.000đ

Bài tập c):

1. Tổng thu nhập 13.000.000đ/năm/ gia đình 6 người / miền núi

2. Tổng chi tiêu:

Page 17: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

17

- Gạo 1,5kg x 365 ngày = 547,5kg x 7000đ/kg = 4.051.500đ

- Có sẵn gia cầm và rau không mua phục vụ bữa ăn

- Tiền thức ăn cho gia cầm, gia súc không dung

- Tiền xăng đi lại chuyên chở 5000đ/ ngày x 365 ngày = 1.825.000đ

- Điện nước 15.000đ/ ngày x 365 ngày = 5.475.000đ

- Chi khác = 500.000đ

12.186.500đ

3. Tiết kiệm được : 13.000.000đ – 12.186.500đ = 813.500đ

Phần III - SGK/tr135

Bài tập a) đã gợi ý ở HDH tuần trước

Bài tập b):

- 1500đ/ngày – 1000đ/ ngày = 500đ/ ngày

- 10 ngày sau sinh nhật bạn x 500đ/ ngày = 5.000đ

- Mua một cuốn truyện 3.000đ

- Mua một tấm thiệp 2.000đ

5.000đ

Bài tập c):

1. Năm có 200.000đ

2. Chi : Mua sách, vở, tập viết 5000đ/tháng x 12 tháng = 60.000đ

Mua đồ chơi giải trí = 50.000đ

110.000đ

- Dư lại : 200.000đ – 110.000đ = 90.000đ/năm

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: THỂ DỤC - KHỐI: 6

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung bài:

TIẾT 63: BẬT NHẢY- ĐÁ CẦU

Học sinh xem nội dung hướng dẫn Tiết 58 trong Hướng dẫn học tuần từ 21/3 đến 28/3/2020

CÁC CON HÃY CỐ GẮNG TẬP LUYỆN CHĂM CHỈ VÀ THƯỜNG XUYÊN NHÉ.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: MỸ THUẬT – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020):

Ôn tập kiểm tra Học kỳ II

1. Ôn tập tranh đề tài: Chủ đề 7 tiết 3 đề tài ngày Tết và mùa xuân và Chủ đề 6 tiết 3 vẽ tranh tĩnh vật

theo hình thức trang trí.

1.1. Hướng dẫn tìm hiểu:

+ Những hoạt đông trong ngày Tết: đi chợ hoa, gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, lớp học, thăm hỏi

ông bà…

+ Lựa chọn hình dáng nhân vật (Hoạt động, trang phục)

+ Cảnh vật (màu sắc, không gian)

- HS quan sát một số tranh trong hình 7.8 Sách học mỹ thuật theo định hướng và phát triển năng lực

lớp 6 và Sách mỹ thuật lớp 6 (cũ) để tìmvề:

Page 18: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 02/5/2020 BỘ

18

+ Nội dung thể hiện trong bức tranh rõ các hoạt động, trang phục của nhân vật, cảnh vật..)

+ Hình ảnh chính , hình ảnh phụ

+ Màu sắc: đậm, nhạt, sáng( màu sắc diễn tả không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày Tết và mùa xuân)

1.2. Hướng dẫn thực hành:

+Học sinh quan sát hình 7.9 sách học mỹ thuật lớp 6 để tìm hiểu về chách thực hiện vẽ trang chủ đề

ngày Tết và mùa xuân theo cách vẽ tranh dân gian.

- Bước 1; Lựa chọn nội dung đề tài

- Bước 2: Xác định các mảng chính, phụ

- Bước 3:Dựa vào các mảng vẽ để vẽ hình ảnh chính phụ

- Bước 4: Vẽ màu ( đậm, nhạt, sáng) có hòa sắc nóng, lạnh.

2. Tranh tĩnh vật: Chủ đề 6 tiết 3 Vẽ tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí

2.1. Hướng dẫn tìm hiểu:

+ Học sinh quan sát hình 6.2 sách học mỹ thuật lớp 6 để nhận biết cách vẽ theo mẫu

+Học sinh quan sát hình vẽ 6.4 sách học mỹ thuật để tìm hiểu các hình thức trang trí trên đồ vật:

đường nét, màu sắc, họa tiết, hình mảng.

2.2. Cách vẽ:

+ Bước 1: Vẽ hình (HS tạo hình đồ vật theo ý thích)

+Bước 2: Sắp xếp họa tiết và lựa chọn họa tiết trang trí theo bố cục: đối xứng, tự do, đường diềm

+Bước 3: vẽ màu (đậm , nhạt, sáng)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

2.1. Câu hỏi:

+ Em hãy cho biết ngày Tết có những hoạt động nào?

+ Em hãy cho biết không khí ngày Tết như thế nào ?

2.2. Bài tập:

Hs vẽ một bức tranh về ngày Tết và mùa xuân theo lối vẽ tranh dân gian Việt Nam ra khổ giấy A3.

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

+Học sinh vẽ bài KTHKII có thể chọn một trong hai chủ đề trên để vẽ bài KT. Giáo viên thu bài và

chấm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ÂM NHẠC – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 27/4 ĐẾN 2/5/2020)

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS học tìm bài hát trên YouTube:

- Ôn tập nhạc lí : Nhịp 3/4 ; Các kí hiệu thường gặp trong bả nhạc.

- Âm nhạc thường thức : Nghe những tác phẩm nhạc hát, nhạc đàn của nhạc sĩ : Mô-Da,

VĂn Chung, Nguyễn Xuân Khoát.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:-

- Nêu khái niệm nhịp 2/4. Viết các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc và tác dụng của các kí hiệu.

- Em hiểu thế nào là tác phẩm nhạc hát và nhạc đàn?

- Trình bày đôi nét hiểu biết về các nhạc sĩ : Mô-Da, Văn Chung, Nguyễn Xuân Khoát.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

Sau kỳ nghỉ GV có thể kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.