7
Những thông điệp quan trọng của Chư Vị Bồ Tát. Đức Phật Thầy Tây An ra đời thuyết pháp từ năm Kỷ dậu 1849, để lại bao lời tiên tri ứng nghiệm nhiệm mầu. Tiên tri thời Tây Mỹ, có đoạn sấm Phật Thầy cho biết: Nói cho lớn nhỏ ghi lòng, Ngày sau mới biết rõ trong sự tình. Giữ lời Thầy dạy đinh ninh, Hết Tây rồi lại thiệt tình tới U. * Lành thời niệm Phật công phu,tướng Tướng Pháp de Castries Dữ thời chịu chữ lao tù hổ ngươi. Tướng Mỹ Westmoreland (Đức Phật Thầy Tây An tr. 165, Vương Kim & Đào Hưng biên khảo, nhà xuất bản Long Hoa ấn tống năm Quý tị 1953) Đức Phật Thầy cho biết hết thời Tây (Pháp) cai trị, sẽ tới Mỹ {U=USA} ồ ạt đưa hơn 500 ngàn quân qua Việt Nam nổ ra cuộc chiến tranh chết chóc vô cùng khốc liệt. Ngài khuyên người đạo hãy giữ bổn phận tứ ân, trung quân ái quốc, yêu nước thương nòi chống xâm lăng, tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ. Sau này, Đức Phật Thầy lại tái thế mượn xác ông Ba Nguyễn văn Thới (1866-1926) viết bộ sấm Kim Cổ Kỳ Quan năm 1915, tiếp tục tiên tri thời Tây Mỹ rõ hơn: Khổ hạ nguơn bẩm lại cà lì, Coi thân cực sướng nỗi gì cho thân. Tây chưa mãn tới việc U phân, * Ngồi buồn thấy khổ muôn dân não nề. Lương kế Thánh nhơn chí kế hề, Ngậm ngùi Nam Việt nặng nề lao thân. (Kim Cổ Kỳ Quan 30: 60, ông Ba Thới viết năm 1915) đs Trần văn Chương Cụm từ U phân, chữ U USA là Mỹ, chữ phân phân chia đất nước Việt Nam ra làm 2 miền Nam Bắc. Sau năm 1954, toàn dân Việt chờ tổng tuyển cử thống nhứt VN theo nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng ngày 12- 12-1955, đại sứ Trần văn Chương đại diện chánh phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố ở Mỹ: Sẽ không có tổng tuyển cử ở VN. Hiệp định Genève không bắt buộc, chánh phủ Mỹ ủng hộ lập trường này. Câu sấm tiên tri rất là chính xác: Tây chưa mãn tới việc U phân. Mỹ ủng hộ giải pháp không tổng tuyển cử thống nhứt VN, Mỹ phân chia VN vĩnh viễn. Muốn có được một nước VN thống nhứt, ắt là chỉ có con đường chiến tranh như đã xảy ra…{VN War}. * Cụm từ Nam Việt ám chỉ tên nước ta vào triều đại Triệu Vũ Vương năm 207 trước tây lịch có biên giới bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông Quảng Tây {Lưỡng Quảng}, giặc phương bắc lấn chiếm mưu đồ Hán hóa, tổ tiên ta phải bỏ đất Lưỡng Quảng, dời xuống Thăng Long bảo tồn giống Hồng Lạc. Đến năm Kỷ Mão 1939, Đức Phật Thầy tái thế ở làng Hòa Hảo mượn xác vị thanh niên Huỳnh Phú Sổ, lại tiên tri thời Tây Mỹ bằng những câu sấm như sau: Đừng ham làm chức nắc nia, Ngày sau như khóa không chìa dân ôi! Tu hành như thể thả trôi, Nay lở mai bồi chẳng có thiền tâm. Mưu sâu thì họa cũng thâm, Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn ghê. Hùm beo tây tượng bộn bề, Lại thêm ác thú mãng xà rít to. Bá gia ai biết thì lo, Gác tai dèm siểm đôi co ích gì. Hết Tây rồi đến Huê Kỳ,* Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha! Dân nay như thể không cha, Tướng Pháp de Castries Chẳng ai dạy dỗ thiệt là thảm thương! Tướng Mỹ Westmoreland (Khuyên Người Đời Tu Niệm, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết tại làng Hòa Hảo năm Kỷ Mão 1939) Ghi chú: Câu sấm: Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, bị chánh quyền Bảo Đại thời Pháp kiểm duyệt, bắt buộc phải sửa lại là: Hết Đây rồi đến Dị Kỳ. Sau khi sửa chữ Tây thành Đây, và chữ Huê Kỳ thành Dị Kỳ, giáo hội mới được phép ấn hành để phổ biến cho đồng đạo. Luật Thiên Điều là: Bôi sửa kinh sấm đáng tội đày địa ngục. Cụm từ khóa không chìa ám chỉ năm 1975, người bị nhốt vào tù {trại cải tạo} nhưng không biết thời hạn ngày ra tù. Qua năm 1948, Đức Phật Thầy chiết hồn linh tái thế mượn xác Ngài Thanh Sĩ (21 tuổi). Khi ở Tokyo kinh đô Nhựt vào năm 1968, Ngài tiên tri bàn cờ toàn dân Việt phá thế trận U phân, và thống nhứt Nam Bắc:

ững thông điệp quan trọng của Chư Vị B Tát · viết thơ qua Nhựt hỏi ý kiến, ... nội dung kể lại câu chuyện tình duyên Trọng Thủy Mị Châu,

Embed Size (px)

Citation preview

Những thông điệp quan trọng của Chư Vị Bồ Tát.

Đức Phật Thầy Tây An ra đời thuyết pháp từ năm Kỷ dậu 1849, để lại bao lời tiên tri ứng nghiệm nhiệm mầu. Tiên tri thời Tây Mỹ, có đoạn sấm Phật Thầy cho biết:

Nói cho lớn nhỏ ghi lòng, Ngày sau mới biết rõ trong sự tình.

Giữ lời Thầy dạy đinh ninh,

Hết Tây rồi lại thiệt tình tới U. * Lành thời niệm Phật công phu,tướng

Tướng Pháp de Castries Dữ thời chịu chữ lao tù hổ ngươi. Tướng Mỹ Westmoreland

(Đức Phật Thầy Tây An tr. 165, Vương Kim & Đào Hưng biên khảo, nhà xuất bản Long Hoa ấn tống năm Quý tị 1953)

Đức Phật Thầy cho biết hết thời Tây (Pháp) cai trị, sẽ tới Mỹ {U=USA} ồ ạt đưa hơn 500 ngàn quân qua Việt Nam nổ ra cuộc chiến tranh chết chóc vô cùng khốc liệt. Ngài khuyên người đạo hãy giữ bổn phận tứ ân, trung quân ái quốc, yêu nước thương nòi chống xâm lăng, tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ.

Sau này, Đức Phật Thầy lại tái thế mượn xác ông Ba Nguyễn văn Thới (1866-1926) viết bộ sấm Kim Cổ Kỳ Quan năm 1915, tiếp tục tiên tri thời Tây Mỹ rõ hơn:

Khổ hạ nguơn bẩm lại cà lì, Coi thân cực sướng nỗi gì cho thân.

Tây chưa mãn tới việc U phân, * Ngồi buồn thấy khổ muôn dân não nề.

Lương kế Thánh nhơn chí kế hề, Ngậm ngùi Nam Việt nặng nề lao thân.

(Kim Cổ Kỳ Quan 30: 60, ông Ba Thới viết năm 1915) đs Trần văn Chương

Cụm từ U phân, chữ U là USA là Mỹ, chữ phân là phân chia đất nước Việt Nam ra làm 2 miền Nam Bắc. Sau năm 1954, toàn dân Việt chờ tổng tuyển cử thống nhứt VN theo nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng ngày 12-12-1955, đại sứ Trần văn Chương đại diện chánh phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố ở Mỹ: Sẽ không có tổng tuyển cử ở VN. Hiệp định Genève không bắt buộc, chánh phủ Mỹ ủng hộ lập trường này. Câu sấm tiên tri rất là chính xác: Tây chưa mãn tới việc U phân. Mỹ ủng hộ giải pháp không tổng tuyển cử thống nhứt VN, Mỹ phân chia VN vĩnh viễn. Muốn có được một nước VN thống nhứt, ắt là chỉ có con đường chiến tranh như đã xảy ra…{VN War}. * Cụm từ Nam Việt ám chỉ tên nước ta vào triều đại Triệu Vũ Vương năm 207 trước tây lịch có biên giới bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông Quảng Tây {Lưỡng Quảng}, giặc phương bắc lấn chiếm mưu đồ Hán hóa, tổ tiên ta phải bỏ đất Lưỡng Quảng, dời xuống Thăng Long bảo tồn giống Hồng Lạc.

Đến năm Kỷ Mão 1939, Đức Phật Thầy tái thế ở làng Hòa Hảo mượn xác vị thanh niên Huỳnh Phú Sổ, lại tiên tri thời Tây Mỹ bằng những câu sấm như sau:

Đừng ham làm chức nắc nia, Ngày sau như khóa không chìa dân ôi!

Tu hành như thể thả trôi, Nay lở mai bồi chẳng có thiền tâm.

Mưu sâu thì họa cũng thâm, Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn ghê.

Hùm beo tây tượng bộn bề, Lại thêm ác thú mãng xà rít to.

Bá gia ai biết thì lo, Gác tai dèm siểm đôi co ích gì.

Hết Tây rồi đến Huê Kỳ,* Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha!

Dân nay như thể không cha, Tướng Pháp de Castries Chẳng ai dạy dỗ thiệt là thảm thương! Tướng Mỹ Westmoreland

(Khuyên Người Đời Tu Niệm, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết tại làng Hòa Hảo năm Kỷ Mão 1939)

Ghi chú: Câu sấm: Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, bị chánh quyền Bảo Đại thời Pháp kiểm duyệt, bắt buộc phải sửa lại là: Hết Đây rồi đến Dị Kỳ. Sau khi sửa chữ Tây thành Đây, và chữ Huê Kỳ thành Dị Kỳ, giáo hội mới được phép ấn hành để phổ biến cho đồng đạo. Luật Thiên Điều là: Bôi sửa kinh sấm đáng tội đày địa ngục. Cụm từ khóa không chìa ám chỉ năm 1975, người bị nhốt vào tù {trại cải tạo} nhưng không biết thời hạn ngày ra tù. Qua năm 1948, Đức Phật Thầy chiết hồn linh tái thế mượn xác Ngài Thanh Sĩ (21 tuổi). Khi ở Tokyo kinh đô Nhựt vào năm 1968, Ngài tiên tri bàn cờ toàn dân Việt phá thế trận U phân, và thống nhứt Nam Bắc:

Nước Việt do dân Việt chủ quyền, Khó ai chi phối giống Rồng Tiên. Chung quy yêu nước hơn tư tưởng, Nam Bắc cuối cùng một mái hiên. (trích trong Hiển Đạo, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ở Tokyo ngày 30-8- 1968)

Trong hoàn cảnh ngoại xâm phân chia đất nước, Ngài Thanh Sĩ khuyên toàn dân Việt đoàn kết một lòng, gác bỏ mọi dị biệt về tư tưởng, cùng chung sức phá thế trận U phân, đánh đuổi quân giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Có như thế, nước nhà mới thống nhứt Nam Bắc cùng một mái hiên. Năm 1966, đất nước lâm vào cảnh khói lửa mịt mù khi Mỹ đổ quân trực tiếp tham chiến, chết chóc thật hãi hùng, lòng dân hoang mang, ông Phan Khắc Sửu nguyên quốc trưởng chánh quyền miền Nam nhiều lần viết thơ qua Nhựt hỏi ý kiến, và được Ngài Thanh Sĩ viết thơ phúc đáp; sau đây là một trong những bài thơ mà Ngài đã phúc đáp cho ông Phan Khắc Sửu:

Yêu nước bao đành để nước vong, Cùng nhau yêu nước phải chung lòng. Rẽ phân khó tránh người chia trị, Đoàn kết mới không bị trói tròng. Độc lập tự do toàn lãnh thổ, Chủ quyền dân chủ khắp non sông. Nước mình chính phải dân mình định, Giải cứu quốc gia một chữ đồng. (Lá Thơ Đông Kinh Q. 1, tr. 199, Bồ Tát Thanh Sĩ Bản đồ nước VN thống nhứt năm 1975 viết ngày 24-4-1966 ở Tokyo) QT. Phan Khắc Sửu Bồ Tát Thanh Sĩ

Cụm từ Rẽ phân ám chỉ U phân; cụm từ toàn lãnh thổ, khắp non sông ám chỉ câu: Nam Bắc cuối cùng một mái hiên. Bài thơ nhắn nhủ ông Phan Khắc Sửu rằng: Hãy đoàn kết dân tộc phá thế trận U phân giành độc lập thống nhứt nước nhà; muốn tránh thảm họa ngoại xâm, toàn dân phải giữ một chữ đồng: Đoàn kết. Từ Đức Phật Thầy Tây An (1849) tới ông Ba Thới (1915), đến Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ (1939) và Ngài Thanh Sĩ (1968) viết sấm ký với công tâm trung thực của bậc Tiên Phật, trung quân ái quốc, không chinh nghiêng, không bóp méo sự thật. Vậy chúng sanh không nên nghi ngờ theo phàm tánh, kẻo mang tội với các đấng Thiêng liêng.

Mê Chi Thằng Chệt

Thánh nhân lời nói thiệt thà, Lý xa muôn dặm nghĩa mà gần đây!

(Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 233:77, ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

Thiên Cơ bất khả lộ. Thánh nhân xuất thế báo động thiên cơ, nhưng không được nói thẳng, phải dụng chước nói mẹo, nói quanh co bóng gió, nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Thánh nhân dùng cái sự để gởi gắm ẩn tàng cái lý sâu kín bên trong. Người trí kính trọng Tiền Bối, phải tìm cho ra cái lý sâu trong kinh sấm mới không phụ lòng Thầy Tổ. Người ngu nghe kinh sấm như đàn khảy tai trâu ngơ ngác không hiểu gì, vội cho rằng Thánh nhân nói chuyện khùng điên vô nghĩa, cười chê chế nhạo nhún trề.

Mị Châu ơi hỡi Mị Châu, Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha!

(Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết trên đường khuyến nông từ miền Tây về Sài Gòn tháng 6 năm Ất Dậu 1945)

Nhân lúc ngồi trên chuyến xe khuyến nông cùng với Đức Thầy vào tháng 6 năm Ất Dậu 1945, ông thi sĩ Việt Châu {Nguyễn Xuân Thiếp} có trao tặng cho Thầy quyển thơ Lông Ngỗng Gieo Tình do ông viết nổi tiếng thời bấy giờ, nội dung kể lại câu chuyện tình duyên Trọng Thủy Mị Châu, Đức Thầy ứng khẩu hai câu thơ trên đây coi như là trực tiếp phê bình tập thơ. Nhưng theo lý thiên cơ, Ngài mượn việc phê bình tập thơ của ông thi sĩ Việt Châu, để gởi đi một Thông Điệp rất quan trọng cho các chính khách thế hệ tương lai của Việt Nam đừng vội vã tin vào lời đường mật của Trung Quốc mà gây cảnh nước mất nhà tan.

Phương châm 16 chữ vàng và bốn tốt, hay là những luận điệu mềm mỏng của Trung Quốc về tình hình Biển Đông, tất cả đó chỉ là trò lừa mị, không thể nào tin được những lời hứa của một kẻ thù thâm độc luôn mang nặng giấc mộng Hán hóa bá chủ toàn cầu. Nếu vì tình thế không thuận lợi, chưa ra tay đánh chiếm thô bạo các vùng biển đảo của các nước đang tranh chấp chủ quyền bằng vũ lực, thì Trung Quốc gặm nhấm từ từ, vuốt ve mơn trớn như mèo vờn chuột, chờ tới một thời cơ thuận lợi sẽ giương nanh vuốt vồ vập nuốt hết Biển Đông bằng tổng hỏa lực.

Với hai câu thơ ngắn gọn phê phán tập thơ Lông Ngỗng Gieo Tình của thi sĩ Việt Châu, Đức Thầy đã gởi đi một thông điệp mạnh mẽ không những cho các nhà chánh trị Việt Nam, mà Ngài còn gởi đi một thông điệp cho tất cả các nhà chánh trị của những nước có tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ với Trung Quốc trong vùng Đông Á và Đông Nam Á. Hãy cảnh giác cao độ mới không bị mắc mưu giặc Tàu.

Và cũng nhân chuyến khuyến nông đó, Đức Thầy bảo ông Việt Châu thử làm thi tả cảnh ngồi xe trên đường về Sài Gòn. Thấy ông Việt Châu nặn óc mãi không ra thơ, Đức Thầy ứng khẩu đọc bài dưới đây để gởi đi một thông điệp cứng rắn cho các thế hệ mai sau phải có quyết tâm chống giặc:

Xe về chở theo chàng thi sĩ, Bảo làm thi mãi nghĩ không ra. Vậy mà giữa chốn phồn hoa, Vang danh thi sĩ hiệu là Việt Châu. Quen thói viết thơ sầu thơ cảm, Không dìu dân hắc ám qua truông. Ngâm nga giọng quá u buồn, Làm cho độc giả quay cuồng mê ly. Theo dõi gót Từ Bi mấy bữa, Phàm tâm kia đã rửa hay chăng? Đương cơn sóng dậy đất bằng, Thi nhân đứng ngó để Tăng Sĩ làm. Tăng Sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô. Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật, Bụi hồng trần rứt sạch cửa không. Chuông linh ngân tiếng đại đồng, Ta Bà thế giới sắc không một màu. Sài Gòn đến, trống lầu đã trở, Đề huề nhau cửa mở xuống xe. Khuyến nông chấm dứt mùa hè… Đức Thầy ra đi, và không quên để lại những lời vàng ngọc nhắn nhủ các thế hệ mai sau. Với tấm lòng từ bi, Thầy tha thiết kêu gọi con dân nước Việt đồng lòng đoàn kết chống giặc Tàu xâm lược. Ngay cả tăng sĩ cũng phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc khi đất nước lâm nguy! Tu sĩ đâu phải chỉ tụng niệm suông?

****

Của Tàu đổ Âm Ty { Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết ngày 25-11-2011 ở Sydney}

…Tu là thương giống nòi đồng chủng, Mũi tên ma không bắn phủng trò đâu. Đức ân trò nhốt thật sâu, Dù không có mặc sồng nâu cũng thành. Hôm nay Thầy dặn chúng sanh nhìn kỹ,

Mẹ đấy con! chỉ bao lẽ đó, Con ráng suy cho rõ mà hành; Cuộc thế gian như sợi chỉ mành, Hãy liệu gấp chớ nên chậm trễ. Mẹ đấy con! chén kia khi bể, * bể chén Dù khéo tay không thể gắn liền; Họa đến rồi niệm Phật sao yên, Lùi hơn sự tiến lên là khổ. Giục tốc bất đạt Mẹ đấy con! vắng người trên lộ, Trong nhà không kẻ ở đìu hiu; Sợ người như gà nọ sợ diều, Cảnh ấy sẽ còn nhiều chưa hết. Mẹ đấy con! nếu là phải chết, Nên chết cho rạng tiết con người. (Rằm Tháng Mười c. 1985-1998, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ngày 15-12-1958)

Cuộc hành trình đừng phung phí không nên. Thầy về không có rỉ rên, Trò nghe văng vẳng kề bên giáo truyền. Thầy đâu phải Phật đâu phải Thần Tiên, Nhưng Thầy có cách tách riêng phàm đời. Vì Thầy đã tu niệm thảnh thơi đây nhé, Thầy thấy bến chỗ này Thầy ghé để thăm. Bao giờ ức triệu ngàn năm, Nay Thầy tái lại để thăm trò nghèo. Ráng cố gắng bơi chèo mấy lượt, Buổi nguy cơ, mình làm được mới thành. Có sang giàu mà không lợi không danh, Biết niệm Phật biết dụm dành đức phước. Chuyện khó khổ mình phải làm cho được, Đường còn dài mình tiến bước theo Thầy. Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh {phải} và Kỳ Vân Cư Sĩ {trái} ở Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney Thì có ngày mình gặp hội Rồng Mây, (Chiếc xe đời cổ thập niên 1940 của gia đình Kỳ Vân Cư Sĩ)

Hoa đua nở đủ đầy trăm ánh. Hoa này đủ cành đủ nhánh, Thầy biểu dâng cho trò cái cảnh thiên thai. Long Hoa chỉ mở một ngày, Trăm hoa ngàn lá ngày mai con tường. Ở nơi đây Thầy đi, ở rảnh ở mương, Ở vạn con đường hoa nở đua chen. Nơi miền xứ Úc Thầy khen, Dưỡng nuôi tinh chất trui rèn ý thơ. Còn xoài này đây 5 nước tiêu xài phung phí, * Ngày 25-11-2011 Tân Mão, Thầy chưng dĩa 5 trái xoài Cả ngũ châu sẽ bị đọa rồi. Từ đây làm miếng làm mồi, Tranh đua cho lắm phủi rồi trắng tay. Bây giờ phụng múa rồng bay, Đừng trách Trời đất lá lay làm gì. Cả ngũ châu li bì ngang ngổn, Nó đánh nhau hao tổn Mỹ Kim. Đánh ngày rồi lại đánh đêm, Không còn đánh súng đánh kềm đâu con. Đánh hơi thở đánh hao mòn vật chất, Đánh tài nguyên đánh cảnh vật hoang liêu. Tối tân đem hết ít nhiều, Nước nào cũng tranh đấu hủy thiêu dân tình. Chúng con sống để coi để nhìn, BÌNH DƯƠNG nó đấu phép trên sân trình đặng thi. Thầy nói nữa để làm chi vậy hả, Nói cho con biết sẽ rã quả địa cầu. Nói cồn nói bãi nói dâu, TA Đây nói đã từ lâu hết giờ. Ráng cố gắng để rồi nhờ trong phút chút, Cả năm châu cốt nhục rụng rời. Đã mê danh mê lợi mê đời, Tranh với bới làm thời ngạ quỷ. Con nhìn đi cho kỹ, lũ Tàu man sẽ bị bêu đầu. Của Tàu Thầy thấy không lâu, Tham lam rồi bị chôn đầu hố lang. Buồn cho dân tộc da vàng,

Còn chịu lưới màn Tàu tặc sang qua. Tàu man Thầy thuyết giáo ra, Khuyên trò năng học vậy mà cho yên. Ráng cố gắng, Thầy trao liền như cắt, Ngày hôm nay Thầy bắc nhịp cầu. Tính lại rồi ôi chẳng có lâu, Lũ Tàu tặc chun đầu hại báo. TRẬN THỨ BA không đánh bằng gươm giáo Con biết đánh bằng gì? Thầy bảo trò tin. Bây giờ chẳng súng ình ình, Lửa tên đốt cháy minh minh sáng ngời. tên lửa hạt nhân nguyên tử

Đánh bằng bom tuyệt diệu bom ơi, Đánh bằng hạt nhân nguyên tử tiêu đời mạng vong. Con ơi thế giới đại đồng, Nếu không Thầy Tổ đừng trông sống còn. Đánh dưới biển rồi nó đánh ở hòn, Nó thua nó chạy nó lên non rùm trời. Đánh nhau đặng cướp cái đời, Muốn làm bá chủ tuyệt vời thâm sâu. Lũ Tàu mọc tóc mọc râu, Không qua Thượng Đế trò âu ráng nhìn. Ráng nghe Thầy, đó là nguồn tin phút cuối, Cả năm châu chết đuối đây con, Lo chi sức mỏn hơi mòn, Việt Nam tồn tại do con tu hành. Tu tâm tánh mình không giành ai hết, Hội Quần Tiên mình không chết mình nhìn. Dù cho Sấm nổ ình ình, Thầy mong đệ tử ráng xem kinh Đức Ngài. Ráng cố gắng đừng phai đừng lợt, Thầy còn đây Thầy chia xớt với trò. THÁI BÌNH DƯƠNG nó đánh trận âu lo, Sân trường đó quanh co Tàu tặc, Buổi nguơn khổ có quỷ thần dẫn dắt, Chỉ điểm cho đời trong thắt ngặt gian cơ. Con ơi Thầy duyệt Đồ Thơ, Nay Thầy nắm chặt Thiên Thơ của Trời. Đặng rao khắp mọi nơi thức tỉnh, dao Lưu Cầu

Nếu trò ngu si liều lĩnh mất hồn. Thế gian đâu có trường tồn, Đây rồi lấp biển dời cồn băng non. Thầy về Thầy chúc quý con, Ráng mà an lạc làm tròn đạo nhân. Nay mai sự thế kề gần, TA chờ nước Tấn nước Tần sang qua. Đây sắp tới MỸ NGA đang bề bộn, Mình không biết mình nguy khốn gần kề. Đã giảng bài trọn vẹn phu thê, Ta có chết tỉnh không mê đời mạt. Mưa còn lớn sóng Thần còn tạt, Chúng con trốn nơi nào bị hạt bom rơi. Lửa thiêu chết đứng giữa vời, Đây là màn cuối bớ đời chờ trông.

Bút nghiên TA tạc ra giòng, Gởi cùng đạo sĩ đạo đồng Úc châu.

Thưa quý vị, chiều nay Thầy cũng quá điên, Thầy đã nói trước chuyện Thiên Cơ, Thầy bị phạt ba năm. Vì nói Thiên Cơ: Ngồi buồn nói chuyện thiên cơ, Nói trong đời tục nói giờ đời suy…Tu cũng chết dại cũng chết, biết sống! Tu phải tu cho biết thiên cơ! Tu mà không biết gì hết thì tiêu! …

- Kỳ Vân, trò có những gì trắc ẩn muốn hỏi Thầy không? Đức Thầy bảo.

- Thưa Thầy, Kỳ Vân đáp, hôm nay là ngày 25-11-2011 {Tân Mão}, con có ý kiến muốn thanh minh những gì Thầy thuyết vừa qua về bài Lôtô thiên cơ, lần trước đây khi Thầy giải đáp thắc mắc của đạo hữu Huỳnh Dung GÁNH HÁT BÌNH DƯƠNG chừng nào mở màn? Thầy đã trả lời rằng: Thầy thấy rồi đây CÁI OM cũng bể. Cụm từ CÁI OM cũng bể khiến người ta nhớ tới câu sấm ông Ba Nguyễn văn Thới viết trong sấm giảng Kim Cổ Kỳ Quan: Chừng nào Phật khiến thình lình BỂ OM. Như vậy người ta nói Thầy Vô Danh Ẩn Sĩ (Bần Sĩ) bắt chước ông Ba Thới. Hồi xưa con giải BỂ OM là ám chỉ BỂ VỊM, tức là ông Ba Thới tiên tri ông tổng thống Ngô Đình Diệm chết (hệ quả sau đó năm 1975, chánh quyền miền Nam phải sụp đổ). Bây giờ ông Ngô Đình Diệm đâu còn nữa mà Thầy nói BỂ OM? Vì vậy, ông Ba Thới nói như thế này:

Thánh nhân lời nói thiệt thà, Lý xa muôn dặm, nghĩa mà gần đây.

(KCKQ, Thừa Nhàn 233: 77, Ông Ba Thới viết năm 1915)

Kính thưa Thầy, giải nghĩa CÁI OM thì ai mà không biết, CÁI OM làm bằng đất nung ngày xưa dùng để nấu cơm. Xưa kia Ông Ba Thới nói BỂ OM, và nay Thầy Vô Danh Ẩn Sĩ (Bần Sĩ) lại nói CÁI OM cũng bể, nhưng cái lý khác xa muôn dặm, cái nghĩa xưa nay giống, nhưng cái lý khác xa, trước đây khi giải sấm của ông Ba Thới thì giải BỂ OM là BỂ VỊM, ám chỉ tổng thống Diệm chết, còn bây giờ phải giải khác. Thí dụ bây giờ phải giải bể cái gì đó, ví như giải Bể Bình, Bể Chậu... Cái lý khác xa, lý xa muôn dặm. Sở dĩ hôm nay con thanh minh như vậy để nói lên rằng: Người xưa nói, người hôm nay cũng nói, cái nghĩa đều giống nhau, nhưng mà cái lý khác, mỗi thời đại mỗi khác. Kính thưa Thầy, hồi trưa này con nghe lại nhiều lần đoạn sấm CÁI OM cũng bể, con nghĩ rằng cái lý này sâu quá!

- Vô tình huynh trưởng Kỳ Vân khơi lên CÁI OM SẮP BỂ, {Đức Thầy Bần Sĩ giải thích}, nhưng mà om khác ôm khác om khác…Bây giờ Kỳ Vân nghe Thầy nhắc BỂ ÔM:

Bể là việc người ôm vật chất, Còn say mê tính chất mặn nồng. Bị đời hổn loạn cuồng phong, Bể tâm bể tánh bể lòng còn đâu. Ôm tiền của cao sâu chìm đắm, Ôm sang giàu chiếu gấm thêu hoa. Ngày nay rạng ánh Phổ Đà, Thầy nói ôm đó vậy mà tường chưa? Ôm vật chất sớm trưa không biết, Ôm hết đời còn tiếc cứ ôm, Hôm nay Thầy đã thâu dòm, Duyệt ra chữ ngữ duyệt dòm cho thanh Ôm chi vậy tranh giành chi vậy, Cứ ôm hoài không thấy trắng đen. Làm cho mất đức nhiều phen, Ôm chầm của cải ghét ghen hại mình. gậy ông đập lưng ông

Thầy nói CÁI ÔM khác nữa… Nhiều vị cãi không lại Thầy đâu! Thầy lái qua lái lại, lái tới lái lui…Cho nên coi chừng chớ dể ngươi rồi chết!

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn.

Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày.

Ít ai tỏ biết đặng hay,

Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! * bể chén

Thầy xưa lời dặn hẳn hòi, Thực nhơn nhơn thực đến hồi chẳng không.

Oan oan tương báo chập chồng, Tham tài tích đại mình không xét mình.

Khiến xui phụ tử tương tranh, Cha không lành thảo con lành đặng đâu

Trung quân, phụ tử làm đầu, Phản quân, sát phụ, hỡi câu sách nào?

Trời xui trăm vật trăm hao, Để cho đồ khổ, xiết bao nhọc nhằn.

Ngọn phù thủy, cuộc đất xây, Rồng nằm đáy biển sông hằng hứng sương.

Bao giờ hưởng thọ Kỳ Hương, Tuế tăng vạn tuế lưu phương lâu dài.

(Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An, tr. 107-108 lưu ở đình Tòng Sơn năm Kỷ Dậu 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Ghi chú: Sau khi bể om, bể nồi, bể chén, thì hai ông trùm Nga Mỹ giành giựt đánh bằng vũ khí nguyên tử đưa hoàn cầu đến cơ hủy diệt Tận Thế nhơn loại chết 7 còn 3, Trời Phật lập Hội Long Hoa Thánh địa Di Lạc Phật Vương ở miền Nam VN.

Ôm vật chất cuồng phong hổn loạn, Ôm mãi hoài ôm trọn vào thân. Ngày mai xuất hiện Phật Thần, Con còn ôm của hồng trần làm sao. Phải đừng ôm đổi màu thay nhạt, Bỏ xa hoa đài các cho rồi. Ôm chi mất nắp bung nồi, * nứt nắp bể nồi

Ôm mãi đâu thấy cồn đồi hiện ra. cồn đảo

...Thầy dịch duyệt ra còn nhiều lý nữa… (trích cuối mặt B băng Thơ Cuồng số 8, Đức Cậu Đức Thầy Bần Sĩ Vô Danh (Ẩn Sĩ) thuyết ngày 25-11-2011, {Tân Mão}, tại Sydney, kết tập sách Du Phương Hành Đạo tr. 73-77, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2011) _______________________________

Phụ lục: CÁI OM cũng bể

…Từ đây bị vướng ơi hỡi phong ba, GÁNH HÁT gần ra tại nhà võ trụ. Lớp la lớp hú cô chú vang rền, Lịch sử người quên tuổi tên sẽ có. Nó la nó ó nó hát rùm trời, Tai biến khắp nơi áo vàng áo đỏ. Cao mồm ló mỏ nó múa vô cùng, Ai bậc anh hùng ra tay thứ nhứt. Thôi đi bỏ phứt đừng có ngó dòm, Thầy thấy rồi đây CÁI OM cũng bể. Thầy nói cái om cũng bể Thấy đâu có dễ mà kể làm chi, Thầy kể ra trò cũng chẳng hiểu gì!

Học trò vậy thì từ bi Thầy muốn… (trích mặt B băng Lời Thầy Nhắn Nhủ do Đức Thầy Vô Danh Ẩn Sĩ (Bần Sĩ) ứng khẩu thuyết tại Thiền Tịnh Bửu Sơn ngày 23-10-2011 Tân Mão, để đáp lại lời thắc mắc của đạo hữu Huỳnh Dung hỏi rằng: Chúng con xin Thầy cho biết Gánh Hát Bình Dương chừng nào mở màn diễn tuồng, xin Thầy cho biết để chúng con lo dành dụm tiền mua vé coi hát).

Lời bình: Dù Đức Thầy cố ý kể (nói ra) thiên cơ CÁI OM cũng bể, nhưng không ai thấy và hiểu được cái lý huyền cơ cao sâu. Thiên cơ bất khả lộ, nhưng vì lòng đại từ đại bi, muốn tiết lộ biến cố quan trọng để chúng sanh có đủ thời gian tu nhân tích đức ngõ hầu vượt qua cuộc biến thiên tận thế Hội Long Hoa long trời lở đất sàng lọc hiền còn dữ mất chết 7 còn 3, nên chư vị Bồ Tát buộc phải nói thiên cơ. Nhưng khổ nỗi không được nói thẳng, mà phải dụng cách nói mẹo, nói bóng gió quanh co, nói cái này để ám chỉ cái kia, dương đông kích tây, lời truyền sấm như là bài toán đố mẹo, mượn cái sự để ẩn cái lý sâu kín bên trong. Nếu ai là người trí tu hành thành tâm suy gẫm thấu đáo sẽ tìm ra đáp số khi sự kiện xảy ra. Năm 1939, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết quyển Giác Mê Tâm Kệ, đã từng khuyên bổn đạo rằng:

Lời truyền sấm như bài toán đố, Toán đố mẹo Ai biết tầm thì đặng hưởng nhờ.

Trong Chuyện Bên Thầy (mẩu chuyện 52), Đức Huỳnh Giáo Chủ tiên tri: Ngòi nổ Thế Chiến Ba chắc chắn sẽ khởi từ vùng Trung Đông, khi cuộc chiến Trung Đông tạm ngưng {Syria War}, sẽ đến vùng Á Đông.

Sydney, 16-1-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo

(facebook Mõ Tre & Blog Kinh Sam That Son) *** https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Nói thiệt không phải nói chơi, NGỌ MÙI THÂN DẬU lập Đời đó dân. Lập rồi cái hội Tân Dân, Lập rồi cái đại Phong Thần kỳ ba. Bây giờ TA mới nói ra, Sắp đây mở Hội Long Hoa bớ người. Lọc ai phước đức cao dư, Đặng mà lập lại con người Thượng Nguơn Nói ra có kẻ buồn hờn, TA đâu có sợ keo sơn được rồi. Nói đi nói đứng nói ngồi,

Nói rằng nứt nắp bể nồi rã hai. * Nói rằng cuồng loạn hăng say, Từ đây cháy hết được quay chỗ nào. Bên Tây rồi lại bên Tàu, Bên Anh bên Nhựt cũng nhào tiêu diêu. Không mai ắt cũng đến chiều, Mỹ Nga cũng vậy Mỹ miều cũng san!* san bằng

( Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết, kết tập sách Thiền Tịnh Bửu Sơn tr. 105, Hội Cư Sĩ Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2002)