9
POWER REVIEW CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: THẾ GIỚI ĐIỆN Số 9/ kỳ 1 tháng 5 năm 2021 04 Đảm bảo điện mùa nắng nóng 2021: EVNHANOI chủ động trước mọi tình huống 09 14 Sử dụng máy rửa bát: 6 lưu ý để tiết kiệm điện, nước Điện gió cần phát triển gấp 3 lần vào năm 2030 13 Phân phối Chia sẻ mẹo hay EVN sẽ đầu tư 9 dự án truyền tải điện tại Hải Phòng 08 11 Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 2: Chủ động chuyển đổi số, phát triển bền vững Tư vấn Truyền tải Điện thế giới Trọng tâm của CHUYỂN ĐỔI SỐ EVN

Trọng tâm củaEVN

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC - chuyên đề ThẾ GIỚI đIỆn Tháng 5/2021

1

POW

ER R

EVIE

W

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: THẾ GIỚI ĐIỆN Số 9/ kỳ 1 tháng 5 năm 2021

04

Đảm bảo điện mùa nắng nóng 2021:EVNHANOI chủ động trước mọi tình huống

09

14

Sử dụng máy rửa bát:6 lưu ý để tiết kiệm điện, nước

Điện gió cần phát triển gấp 3 lầnvào năm 2030

13

Phân phối

Chia sẻ mẹo hay

EVN sẽ đầu tư 9 dự án truyền tải điệntại Hải Phòng

0811Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 2:Chủ động chuyển đổi số, phát triểnbền vững

Tư vấn Truyền tải

Điện thế giới

Trọng tâm

củaCHUYỂN ĐỔI SỐ

EVN

TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC - chuyên đề ThẾ GIỚI đIỆn Tháng 5/2021

32

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam từ cuối tháng 4/2021 đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tích cực triển khai nhiều phương án phòng, chống dịch, thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” nhằm cung cấp đủ điện với chất lượng ổn định, phục vụ SX-KD, đảm bảo điện cho các cơ sở y tế, khu cách ly, kiểm soát dịch COVID-19 và đảm bảo sức khỏe cho CBCNV.

Ngành Điện “kích hoạt” các phương án phòng, chống dịch COVID-19

Bài: M. Hương - Ảnh: CTV

Thế giới điện ghi lại một số hình ảnh hoạt động SX-KD kết hợp phòng chống dịch tại các đơn vị của EVN trên cả nước.

Từ ngày 20/4 đến nay, EVN và các đơn vị thành viên đã liên tục có các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các đơn vị đã kịp thời, chủ động thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch như: tăng cường họp trực tuyến, phun khử khuẩn các khu làm việc, đo thân nhiệt hàng ngày cho CBNV và người lao động.

Các đơn vị trong Tập đoàn cũng trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, thiết bị chống giọt bắn cho CBCNV khi làm việc tại các khu vực đang bị phong tỏa; tại các cơ sở y tế phục vụ phòng, chống dịch…

Lực lượng CBCNV tham gia trực vận hành tại các Trung tâm điều độ, Trung tâm điều khiển, các TBA, các nhà máy điện… tại các tỉnh, thành phố có ca dương tính được bố trí cách ly tại nơi làm việc, đảm bảo an toàn về sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Trước khi thực hiện chế độ làm việc cách ly, lực lượng trực vận hành được kiểm tra sức khỏe; cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế…

Khó khăn thử thách là rất lớn, nhưng CBCNV EVN quyết tâm hoàn thành tốt “nhiệm vụ kép”, chung tay cùng cả nước chiến thắng dịch COVID-19.

Sự kiện nổi bậtEvn toàn cảnh

TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC - chuyên đề ThẾ GIỚI đIỆn Tháng 5/2021

54

Để chuyển đổi số thành công, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nhận diện, lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm để triển khai thực hiện chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động và năng lực quản trị...

Trọng tâm chuyển đổi số của EVN Vì sao chưa thể khởi công? Dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân:

Đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân là dự án trọng điểm mà Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cần phải hoàn thành vào năm 2022 để giải tỏa công suất Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (tỉnh Khánh Hòa). Tuy nhiên, đến nay các thủ tục chuẩn bị khởi công vẫn còn nhiều vướng mắc.

Đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân

có chức năng truyền tải công suất của Trung tâm Điện lực Vân Phong (trong đó có BOT Vân Phong 1), Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái và công suất nguồn NLTT khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận vào hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho các tỉnh phía Nam. Dự án còn tạo mối liên kết mạnh giữa hệ thống điện miền Trung và miền Nam; tối ưu hóa sản xuất - truyền tải điện trong vận hành hệ thống điện quốc gia.

Chủ tịch HĐTV EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng cho biết đây

Dự án Đường dây 500kVVân Phong - Vĩnh Tân:- Chủ đầu tư: Tổng công ty Truyền tải

điện Quốc gia;- Đại diện chủ đầu tư quản lý, điều

hành dự án: Ban QLDA các công trình điện miền Trung;

- Tổng mức đầu tư: hơn 2.856 tỷ đồng;- Quy mô dự án: xây mới đường dây

500kV mạch kép, dài khoảng 172,5 km.- Tuyến đường dây đi qua 3 tỉnh:

Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

là dự án điện cấp bách phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện, đồng thời cũng là các dự án đảm bảo điện cho tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn tới. Dự án có nhiệm vụ giải tỏa công suất NMNĐ BOT Vân Phong nhưng hiện dự án vẫn còn vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng, trong đó tập trung chủ yếu tại tỉnh Khánh Hòa.

Để thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) đảm bảo tiến độ khởi công dự án trong quý II/2021 và hoàn thành đóng điện tháng 12/2022, EVNNPT đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các Sở, Ban, ngành,

Bài, ảnh: Ngân Hà

Truyền tải

Lãnh đạo EVN làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa bàn giải pháp triển khai dự án đường dây 500kV Vân Phong- Vĩnh Tân, tháng 10/2020.

UBND các huyện, thị xã, thành phố sớm hoàn thành các thủ tục về bàn giao chi tiết tuyến, không để phát sinh thêm nhà cửa, công trình, trong hành lang tuyến đường dây đã được thỏa thuận trước đây; đồng thời tiến hành phê duyệt đơn giá bồi thường GPMB.

Chỉ đạo thành lập Hội đồng bồi thường GPMB và Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai bắt đầu từ tháng 4/2021. Tạo điều kiện tốt nhất cho Chủ đầu tư trong việc bồi thường GPMB, đáp ứng mục tiêu tiến độ đưa dự án vào vận hành; đảm bảo đủ quỹ đất cho thực hiện dự án. Cho phép thực hiện một số cơ chế để đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB.

UBND tỉnh Khánh Hòa bố trí quỹ đất sử dụng cho Dự án và chỉ đạo chính quyền địa phương quản lý chặt, tránh tình trạng dân lấn chiếm đất đai, gây khó khăn cho việc GPMB sau này.

STT CáC lĩnh vựC Trọng Tâm mụC Tiêu

1

- Một hạ tầng, một cơ sở dữ liệu thống nhất trong toàn Tập đoàn;

- Chuẩn hóa, làm giàu cơ sở dữ liệu;- Đẩy mạnh thu thập, khai thác, phân tích

dữ liệu từ hiện trường, kết nối với các hệ thống điều khiển/giám sát/vận hành.

2

- Phân tích hành vi để cung cấp các dịch vụ gia tăng;

- Khách hàng có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” trên không gian số;

- Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

3

- Đẩy mạnh cải cách quy trình nghiệp vụ;- Lấy người lao động làm trung tâm để

xây dựng các ứng dụng số, cải tiến công việc.

4

- Tiếp tục lộ trình ứng dụng KHCN trong các hoạt động;

- Nhân rộng các đề án do EVN và các đơn vị đã, đang thực hiện có hiệu quả.

Số hóa dữ liệu

Số hóa khách hàng

Số hóa quy trình nghiệp vụ

Ứng dụng khoa học công nghệ

Sự kiện nổi bậtEvn toàn cảnh

Bài: B.Hoa - Đồ họa: H.Hòa

TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC - chuyên đề ThẾ GIỚI đIỆn Tháng 5/2021

76

Phê duyệt Hồ sơ đo đạc diện tích đất theo từng giai đoạn, phục vụ thông báo thu hồi đất; cho phép các địa phương lập thủ tục thu hồi đất để GPMB thi công Dự án đảm bảo tiến độ song song với việc lập thủ tục đăng ký kế hoạch sử dụng đất bổ sung.

Về các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa và các thủ tục liên quan đến rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các Sở, ngành liên quan hỗ trợ, phối hợp chủ đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến rừng; cho phép chủ đầu tư triển khai thi công song song với việc lập thủ tục trồng rừng thay thế, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Giao UBND các địa phương đẩy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất trên.

Tại buổi làm việc gần đây với EVNNPT, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết Dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân và TBA 500kV Vân Phong là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh nhận thức rất rõ, nếu dự án nguồn điện hoàn thành nhưng đường dây chưa hoàn thành sẽ không thể phát được điện, địa phương sẽ không có nguồn thu ngân sách.

“Tỉnh Khánh Hòa sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất, hỗ trợ tích cực EVNNPT thực hiện dự án. Đối với các kiến nghị của Tổng công ty, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan giải quyết dứt điểm các vướng mắc, giúp chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án”, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định.

PTC3 đối thoại với chủ đầu tưcác nhà máy điện năng lượng tái tạo

Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) vừa tổ chức Hội thảo “Phối hợp công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải đấu nối vào lưới điện do PTC3 quản lý” nhằm chia sẻ những khó khăn trong vận hành và lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư năng lượng tái tạo (NLTT).

nHữNg THáCH THứC TroNg VậN HàNH

Do tốc độ phát triển rất nhanh của các nguồn điện mặt trời (ĐMT) trong thời gian ngắn, một số đường dây (ĐD) 220kV, máy biến áp (MBA) 220kV thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai đang vận hành đầy tải, quá tải. Hiện nay, các Trung tâm Điều độ A0, A2 phải áp dụng giải pháp thay đổi kết dây, tách thanh cái, mở vòng lưới điện, cưỡng bức công suất, nhằm tận dụng tối đa khả năng mang tải của các ĐD 220kV còn non tải. Tuy nhiên, trong mùa khô, sau khi thay đổi kết dây tình trạng đầy tải, quá tải vẫn xảy ra ở 11 đường dây 220kV, 3 MBA 220kV.

Để bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, liên tục, hàng năm các đơn vị phải bố trí lịch cắt điện các đường dây, MBA, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa

CùNg CHia sẻ kHó kHăNÔng Đinh Văn Cường - Phó

Giám đốc PTC3 cho biết, trước những khó khăn thách thức trên, PTC3 kiến nghị các nhà máy điện NLTT chia sẻ những khó với PTC3, chia sẻ với EVNNPT và các Trung tâm Điều độ trong việc quản lý vận hành, điều hành lưới truyền tải sao cho đạt được mục tiêu, vừa giải tỏa công suất nguồn NLTT, vừa đảm bảo lưới điện truyền tải vận hành an toàn, liên tục.

PTC3 kiến nghị, các đơn vị cắt giảm nguồn NLTT để các Trung tâm Điều độ bố trí lịch cắt điện thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên và thí nghiệm định kỳ vào ban ngày, đủ ánh sáng, đảm bảo sức khỏe cho người lao động; góp phần tăng năng suất lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, không xảy ra sự cố.

Ông Nguyễn Công Thành - Phó Giám đốc Nhà máy ĐMT Nhị Hà (Ninh Thuận) cho biết, việc bảo dưỡng sửa chữa luôn được PTC3 thông báo trước kế hoạch, bố trí thực hiện vào ban đêm và trả lại lưới điện đúng giờ. Lưới điện truyền tải tại Ninh Thuận thường xuyên bị đầy tải, tuy nhiên, do điều độ hợp lý, lưới điện hầu như không xảy ra sự cố làm gián đoạn việc phát điện. Ông Thành đề xuất, EVN/EVNNPT có kiến nghị các Bộ, ngành liên quan, điều chỉnh lại khung giờ cao điểm của các loại hình phát điện truyền thống cho phù hợp với điều kiện

hiện tại, tránh thời điểm NLTT phát công suất cao, mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi công bằng, tránh mất công suất của các loại hình phát điện.

Ông Lưu Việt Tiến - Phó Tổng giám đốc EVNNPT cho biết, việc tổ chức Hội thảo là rất cần thiết, EVNNPT lắng nghe được những kiến nghị từ các nhà máy điện, từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng, vận hành hiệu quả lưới điện truyền tải và công suất các nhà máy điện.

Để đáp ứng yêu cầu truyền tải, EVNNPT/PTC3 đã nâng công suất và đóng điện nhiều đường dây, TBA nhằm giải tỏa công suất các nhà máy ĐMT trong khu vực. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển quá nhanh nên thực tế các nhà máy ĐMT vẫn phải cắt giảm sản lượng và công suất. Ông Lưu Việt Tiến cũng hi vọng, thời gian tới, các dự án truyền tải 500kV và 220kV trong khu vực sớm hoàn thành (hiện nhiều dự án đang vướng GPMB), giải quyết toàn bộ vấn đề cắt giảm công suất các nguồn NLTT trong khu vực.

lớn, sửa chữa thường xuyên và thí nghiệm định kỳ thiết bị. Tuy nhiên, để ưu tiên giải tỏa công suất từ các nguồn ĐMT, lịch cắt điện phải bố trí vào ban đêm khi ĐMT ngừng phát. Điều này gây ra một số bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của người lao động khi phải làm việc vào ban đêm, trái với giờ sinh học.

Ông Nguyễn Mạnh Tường - Trưởng phòng Điều độ (PTC3) đưa ra ví dụ: “Cuối năm 2020, Công ty sửa chữa lớn ĐD 220kV Nha Trang - Thiên Tân thực hiện căng dây lấy lại độ võng các khoảng néo 320-332 (dài gần 4km) và khoảng néo 332-337 (dài 1,8km), phải bố trí cắt điện 4 đêm, từ 15h30’ ngày hôm trước đến 07h00’ ngày hôm sau mới hoàn thành công việc. Trong khi đó, nếu công việc này được thực hiện vào ban ngày thì chỉ cần 1 ngày là có thể hoàn thành toàn bộ công việc”.

Một số thông tin nguồn điện mặt trời trong khu vực hiện đang vận hành:- Cấp điện áp 500kV: 1.050MW (2 nhà máy ĐMT).- Cấp điện áp 220kV: 2.336MW (23 nhà máy ĐMT).- Cấp điện áp 110kV: 2.308MW (61 nhà máy ĐMT).- Điện mặt trời trang trại và mái nhà đấu nối ở cấp điện áp dưới

22kV: 2.755 MW.

Phó Giám đốc PTC3 Đinh Văn Cường chia sẻ những khó khăn trong vận hành lưới điện truyền tải, tháng 3/2021.

Công nhân PTC 3 vệ sinh hotline TBA 220kV Tháp Chàm

Bài, ảnh: Đinh Liên

Truyền tảiEvn toàn cảnh

TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC - chuyên đề ThẾ GIỚI đIỆn Tháng 5/2021

98

Để đón làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài, trong 5 năm tới, TP. Hải Phòng sẽ xây dựng mới 15 khu công nghiệp (KCN) và 23 cụm công nghiệp (CCN). Dự báo, sản lượng tiêu thụ điện thời gian tới tại TP. Hải Phòng sẽ tăng cao. Vì vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ đầu tư 2 dự án 500kV và 7 dự án 220kV.

EVN sẽ đầu tư 9 dự ántruyền tải điện tại Hải Phòng

theo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc

gia (EVNNPT), TP. Hải Phòng được cấp điện từ 4 TBA 220kV với tổng công suất 1.625MVA, 14 tuyến đường dây 220kV liên kết mạch vòng và các đường dây mạch kép với tổng chiều dài 192km. Các đường dây cấp điện cho TP Hải Phòng vận hành ở mức mang tải bình thường, không bị quá tải. Tuy nhiên, các MBA tại TBA 220kV Đồng Hòa thường xuyên đầy tải (trên 80% tải định mức) trong các tháng cao điểm mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8).

Với chủ trương mở rộng các KCN, CCN hiện có, đồng thời xây dựng mới 15 KCN với diện tích 6.418 ha trong 5 năm tới, đón làn sóng đầu tư FDI đến Hải Phòng, dự báo tốc độ tăng trưởng và sản lượng tiêu thụ điện trên địa bàn sẽ tăng cao. Việc đầu tư phát triển các công trình điện là nhiệm vụ trọng tâm, thu hút các nhà đầu tư đến với Hải Phòng.

Ông Lưu Việt Tiến - Phó Tổng giám đốc EVNNPT cho biết, giai đoạn 2021-2025, Tổng công ty sẽ triển khai 9 dự án 220-500kV trên địa

bàn thành phố. Các dự án này cần phải được khởi công sớm với mục tiêu tăng cường cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các dự án chưa được UBND TP. Hải Phòng thỏa thuận về vị trí đặt TBA và hướng tuyến đường dây, vì vậy EVNNPT chưa thể triển khai khảo sát lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Bên cạnh đó, do chưa được thỏa thuận vị trí trạm và hướng tuyến, nên EVNNPT cũng chưa có cơ sở triển khai các thủ tục liên quan đến đăng ký quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất cho các dự án.

Vì vậy, EVNNPT kiến nghị UBND TP. Hải Phòng tạo điều kiện, hỗ trợ EVNNPT trong đầu tư xây dựng các công trình điện theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và Quy hoạch phát triển điện lực TP. Hải Phòng giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035 đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Từ đó, TP. Hải Phòng cần rà soát quy hoạch sử dụng đất và bố trí đủ quỹ đất cho

xây dựng hạ tầng điện lực, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho các công trình điện.

EVNNPT kiến nghị UBND TP. Hải Phòng xem xét, chấp thuận sơ bộ vị trí các TBA, các hướng tuyến đường dây để EVNNPT và các đơn vị liên quan triển khai khảo sát, thiết kế, đăng ký quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hải Phòng.

Tại buổi làm việc với EVN/EVNNPT cuối tháng 3/2021, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết, nhu cầu sử dụng điện của địa phương là rất lớn, dự báo tăng nhanh trong những năm tới do Hải Phòng đang trở thành điểm thu hút đầu tư hiệu quả, nhất là lĩnh vực công nghiệp. TP. Hải Phòng rất mong EVN đầu tư phát triển các dự án điện nhanh hơn so với kế hoạch. UBND thành phố yêu cầu các Sở, ngành, địa phương coi trọng việc phát triển các dự án điện với mục tiêu thu hút đầu tư, phục vụ tốt nhất cho thành phố, do đó cần khẩn trương sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện.

Để đảm bảo đủ điện cho mùa nắng nóng năm 2021, Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát, đánh giá tình hình cung ứng điện thời gian qua, đồng thời chủ động xây dựng các tình huống, giải pháp cấp điện ổn định trên địa bàn trong mùa nắng nóng.

EVNHANOI chủ động trước mọi tình huống

Bài, ảnh: Huy P.

Đảm bảo điện mùa nắng nóng 2021:

ÁP LựC rấT LớNDự báo năm 2021 nhu

cầu sử dụng điện ở Hà Nội có nhiều diễn biến khó lường. Song song với việc kiểm soát dịch COVID-19, hoạt động sản xuất - kinh doanh trên toàn Thành phố dần dần được khôi phục. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết được dự báo sẽ phức tạp và có thể xảy ra hiện tượng nắng nóng kéo dài, gây quá tải hệ thống lưới điện.

Ông Nguyễn Danh Duyên, Tổng giám đốc EVNHANOI cho

biết: thời gian qua nhờ được đầu tư xây lắp mới, cải tạo các trạm biến áp (TBA), đường dây, việc cung ứng điện trên địa bàn Thành phố được cải thiện đáng kể. Sự cố gây mất điện kéo dài đã giảm nhiều so với trước đây; nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất về cơ bản đã được đáp ứng.

Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP. Hà Nội, hè năm 2021, phụ tải điện sẽ tăng khoảng 7% ở khu vực trung tâm và 9% tại

Bài, ảnh: Xuân Tiến

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân làm việc với lãnh đạo UBND TP Hải Phòng bàn giải pháp tháo gỡ mặt bằng các dự án điện, tháng 3/2021.

Phân phốiTruyền tảiEvn toàn cảnh

Đảm bảo điện an toàn, ổn định trong mùa nắng nóng là nhiệm vụ được EVNHANOI đặt lên hằng đầu.

Điện thương phẩmThành phố Hải Phòng:- Giai đoạn 2016 - 2019, tăng bình quân 13,1%/năm. - Năm 2020, tăng 3,61% so với năm trước, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC - chuyên đề ThẾ GIỚI đIỆn Tháng 5/2021

1110

các khu vực còn lại, công suất cực đại sẽ đạt gần 4.800MW; đặc biệt có những ngày sẽ lên tới trên 5.000MW, tương ứng tăng từ 12% - 15%. “Đây là những thách thức lớn trong việc bảo đảm cấp điện ổn định, an toàn và chất lượng trong cao điểm mùa hè, luôn là áp lực lớn với ngành Điện Thủ đô” - ông Nguyễn Danh Duyên cho biết.

CHủ ĐộNg CáC PHươNg áN Để chủ động các phương

thức vận hành cấp điện ứng với kịch bản phụ tải cực đoan và các kịch bản khác có thể xảy ra, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong mọi tình huống, ngay từ cuối năm 2020, EVNHANOI đã xây dựng các phương án cấp điện mùa hè 2021 và yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát tình hình cung ứng và lập kịch bản, giải pháp cấp điện cho khách hàng.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hà Đông, Công ty đã lập phương án chi tiết cấp điện hè năm 2021 với mức tăng trưởng phụ tải có dự phòng. Công ty đã

sửa chữa, xây dựng thêm TBA, cải tạo đường dây, bảo đảm không để xảy ra quá tải; đồng thời chuẩn bị vật tư thiết bị, kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra.

Không chỉ ở khu vực Hà Đông, các TBA 110kV, 220kV đã được Tổng công ty đồng loạt đầu tư xây dựng bổ sung tại nhiều vị trí xung yếu, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất của khách hàng. Các trạm được xây dựng mới theo công nghệ hiện đại cùng hệ thống điều khiển từ xa và không có người trực. Đồng thời, các Công ty Điện lực cũng tích cực rà soát và thay thế, bổ sung một số tuyến đường dây đã cũ, thi công, đấu nối, lắp đặt các thiết bị điện như đường dây, TBA…

Ghi nhận tại công trình TBA 110kV Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên) - một trong những dự án cấp bách giải tỏa công suất tại khu vực phía Nam Thủ đô hiện đang được hoàn thiện, ông Lê Thanh Bình - Phó Giám đốc Công ty Xây lắp Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (nhà thầu thi công dự án) cho biết: đến nay dự án đã hoàn thành trên 95%

khối lượng công việc. Dự kiến, trạm sẽ đóng điện trong tháng 5/2021 kịp thời phục vụ nhu cầu tiêu thụ điện trong những tháng hè, hỗ trợ cho chuỗi đô thị, công nghiệp phía Nam Thủ đô, xóa “điểm trắng” quận, huyện chưa có TBA 110kV.

Ngoài ra, một số công trình cấp điện cho vùng trung tâm Hà Nội như TBA 110kV Bắc Thành Công, TBA 220/110 kV Thanh Xuân, TBA 220/110 kV Đại Mỗ và nhánh rẽ… cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm cấp điện vào cao điểm hè năm nay.

Bên cạnh đó, EVNHANOI cũng lên kế hoạch tăng cường ứng trực, kịp thời xử lý các sự cố về điện; đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện cao, trung hạ thế theo quy định khi nhiệt độ trên 36 độ C, trừ trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa mất an toàn hệ thống điện… Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Tổng công ty quyết tâm đảm bảo cung ứng đủ điện cho Thủ đô trong mùa hè năm 2021.

Evn toàn cảnhPhân phối

EVNHANOI liên tục tổ chức kiểm tra thông số các thiết bị, nhằm bảo đảm hạn chế tối đa xảy ra sự cố.

Là một trong những đơn vị tư vấn điện hàng đầu trong nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 2 (PECC2) đang thực thi chiến lược phát triển, khẳng định uy tín không chỉ trên thị trường trong nước mà còn vươn tầm khu vực, trong đó chuyển đổi số là nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm.

Chủ động chuyển đổi số,phát triển bền vững

Bài, ảnh: H.Hoa

Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 2:

những năm qua, bên cạnh các dự án được

Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, PECC2 còn chủ động, tìm kiếm các dự án bên ngoài, tạo được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, Công ty tham gia nhiều lĩnh vực từ hợp đồng tổng thầu EPC đến quản lý, vận hành các dự án tạo ra nguồn thu đáng kể. Công ty cũng đã thực hiện bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông; đầu tư hiệu quả trang thiết bị phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là tích cực ứng dụng thành

tựu KHCN vào hoạt động của đơn vị.

Ông Nguyễn Chơn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị PECC2 cho biết: Kết thúc năm 2020, hoạt động kinh doanh của Công ty khá tốt với những kết quả nổi bật như triển khai thi công Dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận 75MW; hoàn thành 2 hợp đồng EPC Dự án điện mặt trời Gio Thành 1, 2; hoàn thành các hợp đồng và đưa vào vận hành trên 30 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất khoảng 30MWp…

Năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, PECC2 đặt mục tiêu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh; trong đó tập trung vào công tác tư vấn thiết kế cốt lõi, tìm kiếm phát triển các lĩnh vực kinh doanh như hợp đồng EPC các dự án điện lực; dịch vụ khảo sát và xây dựng; chế tạo thiết bị cơ - điện; dịch vụ kỹ thuật cao cho các nhà máy điện; đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Đặc biệt, Tổng công ty sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số. PECC2 hướng tới mục tiêu áp dụng BIM (Building Information Modeling) cho 100% dự án do Công ty thực hiện.

Để chuyển đổi số thành công, PECC2 đang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư trang thiết bị, công nghệ. Trong năm 2021, Công ty chú trọng nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và quản lý về sự cần thiết phải chuyển đổi số; đổi mới tư duy trong hoạt động quản lý điều hành, thích ứng với chuyển đổi số và tích cực hỗ trợ cho công cuộc chuyển đổi số; triển khai và hoàn thành xây dựng nền tảng số PECC2 giai đoạn 1; cải tiến các quy trình quản trị doanh nghiệp, từng bước số hóa và tích hợp với nền tảng số PECC2; ứng dụng giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning) vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp; xây dựng Quy chế đào tạo mới, phù hợp với yêu cầu phát triển trên tinh thần thay đổi của công nghệ số và giải

Tư vấn

PECC2 phấn đấu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2022

TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC - chuyên đề ThẾ GIỚI đIỆn Tháng 5/2021

1312

quyết những mặt còn yếu của đội ngũ nhân sự hiện có.

Đặc biệt, tháng 4/2021, PECC2 đã thành lập Trung tâm Năng lực số. Đây là đơn vị có vai trò quan trọng giúp PECC2 tạo nên sự đột phá về năng lực và mô hình kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, xây dựng văn hóa số. Trung tâm sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ cốt lõi bao gồm trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo… vào các hoạt động thiết kế, quản lý dự án và quản lý vận hành các công trình năng lượng; nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công nghệ bản sao số (Digital Twins) cho các công trình năng lượng. Đồng thời, cung cấp trải nghiệm số cho khách hàng và tiến xa hơn là hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ số.

Tại buổi làm việc mới đây với PECC2, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành ghi nhận: PECC2 đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực tư vấn, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Thời gian tới, Công ty cần tiếp tục chú trọng vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới. “PECC2 phải đi đầu trong chuyển đổi số; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện hoàn thành mục tiêu này đồng thời phối hợp với các đơn vị của EVN thực hiện các đề án chuyển đổi số do Tập đoàn đã phê duyệt, phấn đấu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2022”, ông Dương Quang Thành yêu cầu.

Tin vắn

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chính thức triển khai công cụ ước tính sản lượng điện tiêu thụ trong sinh hoạt cho tất cả các khách hàng sử dụng điện năng trên toàn quốc tại trang web: https://uoctinhdiennang.evn.com.vn. Từ những dữ liệu ước tính do công cụ cung cấp, khách hàng có thể biết được cơ bản 1 tháng gia đình mình tiêu thụ bao nhiêu số điện (kWh).

không thực hiện việc ngừng, giảm cung cấp điện có kế hoạch khi nhiệt độ ≥ 36 độ C. Đó là một trong những yêu cầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với các Tổng công ty Điện lực trong mùa nắng nóng tại văn bản số 1689/EVN- KD+TT ngày 05/4/2021.

EVN vừa gửi cảnh báo đến các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị giả mạo thương hiệu để cho vay tín chấp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa đảo. EVN đề nghị người dân cần đề phòng và nâng cao cảnh giác, không để kẻ xấu lợi dụng.

Ngày 6/5, EVN có văn bản số 2342/EVN-TCNS chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện công tác phòng chống dịch CoViD-19, trong đó yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục trong mọi tình huống.

EVN vừa có văn bản số 2046/EVN-TT yêu cầu các đơn vị thành viên phổ biến nội dung cuộc thi “sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ iV đến các cơ quan, đơn vị và các cá nhân CBCNV trong toàn Tập đoàn biết, hưởng ứng và tích cực tham gia.

Cổ phiếu của Tổng công ty Phát điện 2 - Công ty TNHH MTV (EVNgENCo 2) chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 7/5/2021, với mã giao dịch là GE2.

Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) vừa đón nhận giải thưởng sao khuê năm 2021 cho sản phẩm “Hệ thống thông tin tích hợp văn phòng điện tử và tiện ích hành chính”. Giải thưởng do Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức. Đây là lần thứ 10, EVNICT nhận được Giải thưởng này.

sản phẩm “robot phun thuốc khử khuẩn và vận chuyển hỗ trợ phòng chống dịch bệnh” của Công ty Truyền tải điện 2 đoạt giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lực lượng vũ trang TP. Đà Nẵng lần thứ VI, năm 2021.

Công ty Truyền tải điện 1 vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (1/5/1981-1/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cảnh báo, thế giới cần đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện gió trong 10 năm tới gấp 3 lần hiện nay mới hy vọng đáp ứng được mục tiêu không phát thải khí CO2.

Điện gió cần phát triển gấp 3 lần vào năm 2030

“BùNg Nổ” ĐiệN gióHội đồng Năng lượng

gió toàn cầu (GWEC) vừa công bố Báo cáo thường niên, trong đó nổi bật là thông tin 2020 là năm thành công nhất trong lịch sử phát triển điện gió toàn cầu khi có thêm 93GW công suất điện gió từ các nhà máy mới được lắp đặt - tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ có sự tiến bộ về công nghệ và những lợi thế về kinh tế, thị trường điện gió toàn cầu đã tăng gần gấp bốn lần trong thập niên qua và đã khẳng định được vị thế là một trong những nguồn năng lượng có khả năng cạnh tranh cao và bền vững nhất thế giới.

Trong năm 2020, mức tăng công suất điện gió đạt kỷ lục là nhờ Trung Quốc và Mỹ tăng cường triển khai các dự án. Hai

thị trường điện gió lớn nhất thế giới này đã thực hiện 75% số dự án nhà máy điện gió mới trong năm 2020, đồng thời đóng góp hơn một nửa tổng công suất điện gió toàn cầu. Cũng theo báo cáo trên, tổng công suất điện gió thế giới đã đạt 743GW, giảm phát thải hơn 1,1 tỉ tấn CO2/năm - tương đương với lượng phát thải hằng năm ở Châu Phi.

LiệU Có THể TiếP TụC PHáT TriểN?Tuy là công nghệ năng

lượng sạch với tiềm năng loại bỏ carbon cao nhất, nhưng tốc độ triển khai điện gió hiện tại vẫn không đủ giúp thế giới đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. “Các nhà hoạch định chính sách cần có các hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ để mở rộng

quy mô điện gió với tốc độ cần thiết” - báo cáo của GWEC nêu.

Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) mỗi năm thế giới cần lắp đặt mới tối thiểu 180GW công suất điện gió mới có thể giữ được mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C, đồng thời cần lắp đặt 280GW để đảm bảo đúng lộ trình thực hiện mục tiêu không phát thải khí vào năm 2050. Điều này có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách phải cùng nhau khẩn trương hành động, phát triển mạnh các công trình điện gió.

GWEC kêu gọi hãy thực hiện “tình trạng khẩn cấp về khí hậu” đẩy nhanh hơn nữa quá trình loại bỏ các rào cản về chính sách, cải cách cơ cấu hành chính, tăng cường và đẩy nhanh quá trình phê duyệt và cấp giấy phép triển khai cho các dự án điện gió; đầu tư mạnh hơn nữa vào lưới điện, các trạm điện cũng như kết cấu hạ tầng thiết yếu khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án điện gió tiếp tục phát triển với tốc độ cao… Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách thị trường năng lượng, buộc thị trường này phải chịu trách nhiệm về chi phí xã hội chống ô nhiễm môi trường do nhiên liệu hóa thạch gây ra, tạo điều kiện khẩn trương chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngọc Duy

Điện & Đời sốngĐiện thế giới

Mặc dù điện gió toàn cầu chứng kiến sự “bùng nổ” trong năm 2020, nhưng giai đoạn tới loại hình năng lượng này sẽ gặp nhiều thách thức lớn trong quá trình phát triển. Nguồn ảnh: pv-magazine.com.

Evn toàn cảnhTư vấn

TẠP CHÍ ĐIỆN LỰC - chuyên đề ThẾ GIỚI đIỆn Tháng 5/2021

1514

Sử dụng máy rửa bát có tốn điện, nước hay không một phần phụ thuộc vào cách sử dụng thiết bị. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn khai thác tối đa hiệu quả sử dụng máy rửa bát.

6 lưu ý để tiết kiệm điện, nướcThảo Nguyên

Sử dụng máy rửa bát:

1. Loại Bỏ ToàN Bộ THứC ăN THừa TrêN

BáT, ĐĩaTrước khi đặt bát đĩa vào máy, bạn không cần tráng qua nước, nhưng cần loại bỏ thức ăn thừa, tránh gây tắc nghẽn bộ lọc, lỗ phun nước, dẫn đến máy dễ bị hư hỏng. Loại bỏ thức ăn thừa cũng giúp tiết kiệm nước khi rửa.

2. rửa Với CHU TrìNH Đầy Đủ (FULL LoaD)Chỉ khởi động một chu trình

rửa đầy đủ khi bát đĩa được xếp đầy trong khoang rửa.

3. Để BáT Đĩa Tự kHô NHờ Hơi NóNgĐể bát đĩa tự khô nhờ không

khí nóng còn sót lại trong quá trình rửa. Cách làm này giúp tiết kiệm năng lượng cho việc đốt nóng thanh nhiệt sấy và giảm nguy cơ nhiệt độ cao sẽ làm hỏng men cũng như chất chống dính… của các vật dụng cần rửa.

Để thực hiện, hãy tắt cài đặt sấy sau mỗi chu trình rửa và không mở cửa máy rửa bát sau khi máy rửa xong. Tuy nhiên, có thể mất khá nhiều thời gian để bát đĩa khô hoàn toàn.

nhiên, những máy rửa bát sử dụng công nghệ sấy Zeolith sẽ có giá cao hơn dòng máy rửa bát sấy bằng hơi nước nóng.

5. THườNg XUyêN Vệ siNH Máy rửa BáT Máy rửa bát sẽ hoạt động

hiệu quả hơn khi các lỗ cao su thoát thức ăn, cánh tay phun nước được vệ sinh thường xuyên. Đây là các góc dễ bám bụi và dễ bị đọng nước…

6. Lựa CHọN CHươNg TrìNH rửa PHù HợPBên cạnh các chương trình

rửa chính, có thể lựa chọn các chức năng đặc biệt làm tăng hiệu quả rửa như:

- Half Load (rửa bán tải): Thích hợp trong trường hợp người dùng có ít bát đĩa cần rửa. Chức năng này sẽ giúp tiết kiệm điện, nước, thời gian và giảm lượng chất tẩy rửa so với 1 chu trình đầy đủ.

- Rửa tiết kiệm (Eco) 50 độ C: Hầu hết các máy rửa bát đều có cài đặt nhiệt độ cơ bản ở mức khoảng 60 độ C. Điều chỉnh nhiệt độ rửa về khoảng 50 độ C (nhiệt độ nóng trung bình) là mức phù hợp vừa làm sạch bát đĩa vừa tiêu hao ít năng lượng.

không chính xác ngay từ tiêu đề Khi đọc bài “Tập đoàn điện lực miền Bắc

hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quý I năm 2021” (Tạp chí điện tử Ngày mới online) ngày 18/4 (https://ngaymoionline.com.vn/tap-doan-dien-luc-mien-bac-hoan-thanh-tot-nhiem-vu-trong-quy-i-nam-2021-23378.html), tôi chợt “giật mình” vì tiêu đề bài viết hoàn toàn không chính xác.

Cụ thể, bài viết nói về kết quả sản xuất - kinh doanh trong quý I năm 2021 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nhưng tiêu đề bài viết lại là “Tập đoàn điện lực miền Bắc”.

Viết sai ngay từ tiêu đề có thể khiến cho độc giả khó phân biệt được chủ thể được nói đến trong bài viết là đơn vị nào, vì trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, không có đơn vị thành viên nào là “Tập đoàn điện lực miền Bắc”!

(Độc giả Nguyễn Minh Trang, Cẩm

Giàng, Hải Dương)

Viết tên đơn vị không chính xácTrong tin “Tưng bừng Hội thao công nhân viên chức lao động

EVN Hà Nội năm 2021” trên báo điện tử Lao động Thủ đô ngày 25/4 (https://laodongthudo.vn/tung-bung-hoi-thao-cong-nhan-vien-chuc-lao-dong-evn-ha-noi-nam-2021-121830.html), có đoạn viết:

“Chia sẻ niềm vui khi tham gia Hội thao, vận động viên Sỹ Danh Hưng - Điện lực Quốc Oai tham gia thi đấu bóng bàn chia sẻ, tại đơn vị anh cùng đồng nghiệp vẫn thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng. Đồng thời, vào các dịp cuối tuần, đơn vị thường xuyên đi giao lưu thể thao với các đơn vị bạn”.

Được biết, tại Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội chỉ có Công ty Điện lực Quốc Oai (đơn vị cấp 3) không có Điện lực Quốc Oai (đơn vị cấp 4). Tên viết tắt của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội chính xác là EVNHANOI.

Rất mong các cơ quan báo rút kinh nghiệm, viết tên đơn vị chính xác, đầy đủ, tránh gây khó khăn cho độc giả.

(Độc giả Hoàng Minh Hùng, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội).

Độc giả nhặt sạntương tÁc

4. sử DụNg Máy Có CôNg NgHệ sấy kHô ZEoLiTH (ZEoLiTH DryiNg)Hiện nay, có hai công nghệ

sấy khô đang được ứng dụng phổ biến cho máy rửa bát là: sấy khô bằng hơi nóng và sấy khô Zeolith.

Công nghệ sấy Zeolith có thể sấy khô bát đĩa bằng hạt năng lượng dựa trên phản ứng tự nhiên, không cần đến bất cứ nguồn năng lượng hay nguyên liệu nào khác.

Quy trình hoạt động của công nghệ sấy này như sau:

- Bát đĩa đã được rửa sạch, chuyển sang giai đoạn sấy khô.

- Hơi nước sẽ được hút vào một đường ống và chuyển vào một ngăn ngầm bên dưới có chứa đá Zeolith.

- Zeolith sẽ phản ứng hóa học với hơi nước, tạo ra một nhiệt lượng lớn đủ đun sôi nước.

- Không khí nóng được sản sinh ra sau đó sẽ thổi ngược lại khoang chính làm cho bát đĩa sau rửa trở nên khô nóng.

- Độ ẩm trên bát đĩa sinh ra trong quá trình sấy lại được hút vào ngăn ngầm chứa Zeolith.

- Chu trình này được tuần hoàn liên tục cho tới khi hơi ẩm dần dần được hút hết ra và biến mất hoàn toàn. Khi đó, bát đĩa đã được sấy khô trong máy một cách an toàn, sạch sẽ.

Công nghệ sấy khô Zeolith được đánh giá là tiết kiệm điện và tăng độ bền cho máy. Tuy

sử dụng năng lượng hiệu quảChia sẻ mẹo hay

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

16Thư độc giả

tương tÁc

Tổng biên tập: Võ Quang LâmPhó tổng biên tập: Đinh Thị Bảo NgọcCố vấn chuyên môn: PGS,TS Vũ Quang HàoThư ký Ban Biên tập: Nghiêm Anh TúTổ chức thực hiện nội dung và xuất bản: Trung tâm Thông tin Điện lực (EVN EIC)Website: http://www.evn.com.vn http://tietkiemnangluong.vn

Giấy phép số: 205/GP-BTTTT, ngày 03/7/2014. Xuất bản 1 tháng 2 kỳ. Kỳ 1: chuyên đề Thế giới điện, phát hành ngày 15 hằng tháng.Kỳ 2: chuyên đề Quản lý và Hội nhập, phát hành ngày 25 hằng tháng.Tòa soạn: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội.Email: [email protected]ên tập - Phóng viên: 024.66946733Trị sự - Phát hành: 024.66946700 / fax: 024.37725192

Ấn phẩm lưu hành nội bộ

POW

ER R

EVIE

W

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ: THẾ GIỚI ĐIỆN Số 9/ kỳ 1 tháng 5 năm 2021

04

Đảm bảo điện mùa nắng nóng 2021:EVNHANOI chủ động trước mọi tình huống

09

14

Sử dụng máy rửa bát:6 lưu ý để tiết kiệm điện, nước

Điện gió cần phát triển gấp 3 lầnvào năm 2030

13

Phân phối

Chia sẻ mẹo hay

EVN sẽ đầu tư 9 dự án truyền tải điệntại Hải Phòng

0811Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 2:Chủ động chuyển đổi số, phát triểnbền vững

Tư vấn Truyền tải

Điện thế giới

Trọng tâm

củaCHUYỂN ĐỔI SỐ

EVN

Ảnh bìa: Ảnh minh họa

Kính gửi: Tạp chí Điện lực Tổng công ty Điện lực TP. Hà NộiTôi là Đặng Thị Nụ sinh năm 1969, sống tại

xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Tuần trước, khu nhà chúng tôi bị mất điện, chồng tôi đã kéo dây xin dùng điện của hàng xóm. Sau khi Đội quản lý điện 4, Công ty Điện lực Chương Mỹ đến sửa chữa cấp điện trở lại, chồng tôi đã tháo gỡ dây dẫn điện từ bên hàng xóm. Tuy nhiên, do sơ ý, chồng tôi đã bị điện giật, bất tỉnh.

Rất may lúc đó, anh Nguyễn Đắc Đại - Công nhân Đội quản lý Điện 4 trên đường đi làm về, đã nghe thấy tiếng kêu cứu, liền cắt điện và khẩn trương cấp cứu cho chồng tôi. Anh Đại đã tách chồng tôi ra khỏi nguồn điện và thực hiện các động tác sơ cứu rất khẩn trương. Một lúc sau, chồng tôi dần dần tỉnh lại, mọi người cùng gia đình đưa chồng tôi đến Bệnh viện 103 tiếp tục điều trị. Sau vài ngày, sức khỏe chồng tôi đã dần dần ổn định và được xuất viện.

Gia đình chúng tôi vô cùng biết ơn anh Đại và bà con hàng xóm, cảm ơn Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội đã đào tạo được những thợ điện có tâm, có chuyên môn như anh Đại. Hành động nhanh trí, bình tĩnh và đầy trách nhiệm của anh đã cứu chồng tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Một lần nữa, gia đình tôi xin cảm ơn anh Đại người thợ điện giàu lòng nhân ái. Mong rằng anh và đội ngũ thợ điện của EVN sẽ luôn có sức khỏe tốt, phát huy tinh thần trách nhiệm, luôn hết lòng vì nhân dân, vì cộng đồng! Tôi cũng kính chúc cho

sự nghiệp “Thắp sáng niềm tin” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày càng phát triển, luôn nhận được sự ủng hộ, tin yêu của cộng đồng, xã hội!

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2021.

Bà Đặng Thị Nụ, Xóm Dinh, thôn 2, xã Quảng Bị,huyện Chương Mỹ.

Cảm ơn người thợ Điện Thủ đô

Anh Nguyễn Đắc Đại - Công nhân Đội quản lý Điện 4, Công ty Điện lực Chương Mỹ. Nguồn ảnh: ĐVCC.