4
Y BAN NHÂN DÂN CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM TNH AN GIANG Độc l p – Tdo – Hnh phúc S: 1936 /UBND-KTN V/v phn hi thông tin vkhai thác cát núi An Giang, ngày 03 tháng 11 năm 2017 Kính gi: Các Cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tnh UBND tnh An Giang phn hi thông tin vbài báo ca Báo Tui Trđăng ngày 01/11/2017 tựa đề “cát tc” phá nát By Núi: Trước tiên UBND tnh An Giang rt cảm ơn quý Báo Tui Trvvic phn nh tình hình khai thác cát núi trên địa bàn 2 huyn Tri Tôn và Tnh Biên tnh An Giang. Chúng tôi rt bt ngvi tính cht, mức độ nghiêm trng cũng như các hành vi sai phm của các đối tượng như báo nêu về vic vi phm lấy đất mt trin núi, vì Tỉnh đã và đang chỉ đạo qun lý rt quyết liệt, thường xuyên vic này. Ngay sau khi báo đăng, thường trc UBND tnh cùng vi các ngành chức năng của Tnh và lãnh đạo UBND 2 huyn Tri Tôn, Tnh Biên xung ngay hiện trường Báo nêu để kim tra xlý vvic, phn hi nhanh với dư luận báo chí. By Núi là địa danh có tiếng vlch s-văn hóa, giàu truyn thng cách mạng, nơi có đông đồng bào Khơmer sinh sống (gần 100 ngàn người), là địa điểm phát trin du lch vi by ngn núi tiêu biu là núi Cấm, núi Dài Năm Giếng, núi Cô Tô, núi Dài, núi Tượng, núi Két và núi Nước. Phn ln din tích là rng nguyên sinh, nơi cư trú và phát triển ca nhiu loại động thc vt. Tng din tích vùng By Núi khong 30.000ha nằm trên địa bàn 2 huyn Tri Tôn, Tnh Biên. Tnh rt quan tâm bo vcảnh quan môi trường, đa dạng sinh hc, hn chế tối đa việc khai thác tài nguyên trong khu vc này. Chtrương của Tnh là không btrí mkhai thác cát núi trên địa bàn 2 huyn Tri Tôn, Tnh Biên mà chcho phép san lp, ci to hthấp đất triền núi để phát triển đất vườn cây theo nhu cu của người dân và chci to trong phần đất ca mình, không làm ảnh hưởng xung quanh nhm tạo điều kin ci thin cuc sng cho bà con quanh chân núi. Vic ci tạo đất gò cao, đất trin núi phải được UBND huyn thm tra vtrí, yếu ttác động môi trường và cho phép cthvđộ rộng và độ sâu khu vc ci to. UBND tnh cthhóa chtrương này cách đây 08 năm bằng Chths08/2009/CT-UBND ngày 12/8/2009. Vic ci tạo đất gò cao, đất triền núi được UBND cp huyn qun lý khá tt. Tuy nhiên, hàng năm có lúc, có nơi trên địa bàn 2 huyn Tri Tôn, Tnh Biên vn còn xy ra vic lấy đất mặt không phép để bán cho người dân có nhu cu san lp mt bng xây dng nhà . Ngoài ra, còn có tình trạng người dân tc tlấy đất mt để giúp các chùa xây dng các hng mc công trình chùa xem như góp công, góp ca vi nhà chùa. Tnăm 2009 đến nay các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã phát hin và xlý trên 56 trường hp vi phm. Các vlấy đất mt trái phép thường chtp trung mt sđiểm như ấp Soài Chêk, xã An Cư; p Phú Hòa,

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · Trước tiên UBND tỉnh An Giang rất cảm ơn quý Báo Tuổi Trẻ

  • Upload
    vanminh

  • View
    217

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH AN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1936 /UBND-KTN

V/v phản hồi thông tin về khai thác cát núi

An Giang, ngày 03 tháng 11 năm 2017

Kính gửi: Các Cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh

UBND tỉnh An Giang phản hồi thông tin về bài báo của Báo Tuổi Trẻ đăng ngày 01/11/2017 tựa đề “cát tặc” phá nát Bảy Núi:

Trước tiên UBND tỉnh An Giang rất cảm ơn quý Báo Tuổi Trẻ về việc phản ảnh tình hình khai thác cát núi trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang. Chúng tôi rất bất ngờ với tính chất, mức độ nghiêm trọng cũng như các hành vi sai phạm của các đối tượng như báo nêu về việc vi phạm lấy đất mặt ở triền núi, vì Tỉnh đã và đang chỉ đạo quản lý rất quyết liệt, thường xuyên việc này. Ngay sau khi báo đăng, thường trực UBND tỉnh cùng với các ngành chức năng của Tỉnh và lãnh đạo UBND 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên xuống ngay hiện trường Báo nêu để kiểm tra xử lý vụ việc, phản hồi nhanh với dư luận báo chí.

Bảy Núi là địa danh có tiếng về lịch sử-văn hóa, giàu truyền thống cách mạng, nơi có đông đồng bào Khơmer sinh sống (gần 100 ngàn người), là địa điểm phát triển du lịch với bảy ngọn núi tiêu biểu là núi Cấm, núi Dài Năm Giếng, núi Cô Tô, núi Dài, núi Tượng, núi Két và núi Nước. Phần lớn diện tích là rừng nguyên sinh, nơi cư trú và phát triển của nhiều loại động thực vật. Tổng diện tích vùng Bảy Núi khoảng 30.000ha nằm trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Tỉnh rất quan tâm bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, hạn chế tối đa việc khai thác tài nguyên trong khu vực này. Chủ trương của Tỉnh là không bố trí mỏ khai thác cát núi trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên mà chỉ cho phép san lấp, cải tạo hạ thấp đất triền núi để phát triển đất vườn cây theo nhu cầu của người dân và chỉ cải tạo trong phần đất của mình, không làm ảnh hưởng xung quanh nhằm tạo điều kiện cải thiện cuộc sống cho bà con ở quanh chân núi. Việc cải tạo đất gò cao, đất triền núi phải được UBND huyện thẩm tra vị trí, yếu tố tác động môi trường và cho phép cụ thể về độ rộng và độ sâu khu vực cải tạo. UBND tỉnh cụ thể hóa chủ trương này cách đây 08 năm bằng Chỉ thị số 08/2009/CT-UBND ngày 12/8/2009.

Việc cải tạo đất gò cao, đất triền núi được UBND cấp huyện quản lý khá tốt. Tuy nhiên, hàng năm có lúc, có nơi trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên vẫn còn xảy ra việc lấy đất mặt không phép để bán cho người dân có nhu cầu san lấp mặt bằng xây dựng nhà ở. Ngoài ra, còn có tình trạng người dân tộc tự lấy đất mặt để giúp các chùa xây dựng các hạng mục công trình chùa xem như góp công, góp của với nhà chùa. Từ năm 2009 đến nay các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã phát hiện và xử lý trên 56 trường hợp vi phạm. Các vụ lấy đất mặt trái phép thường chỉ tập trung một số điểm như ấp Soài Chêk, xã An Cư; ấp Phú Hòa,

2

xã An Phú; ấp Mằng Gò, xã Văn Giáo và ấp Vĩnh Lập, xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên; ấp Sóc Tức, xã Lê Trì và ấp Tà Miệt, xã Lương Phi huyện Tri Tôn. Mỗi địa điểm lấy trung bình trên diện tích vài chục m2, lấy sâu khoảng 0.4-1.0m, lấy thủ công là chính, một số vụ lấy bằng xe cuốc, nhiều năm tạo thành các khoảnh đất rộng khoảng 2.000-3.000m2 .

Có thể nói với sự kiểm tra giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng, việc vi phạm khai thác đất mặt đã giảm theo từng năm. Tuy nhiên, gần đây do khan hiếm nguồn vật liệu san lấp, đặc biệt là cát sông nên tình hình khai thác đất mặt không phép gia tăng trở lại, nhiều hành vi đối phó với cơ quan chức năng như cử người giám sát, canh đường, khai thác ban đêm... gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình theo dõi, phát hiện. Lường trước việc tác động do siết chặt khai thác cát sông, sẽ phát sinh nhiều hành vi khai thác lấy cát núi trái phép thông qua hoạt động lấy đất mặt, UBND tỉnh đã chỉ đạo tất cả các huyện, đặc biệt là Tri Tôn, Tịnh Biên tăng cường kiểm tra, giám sát địa bàn đối với khai thác đất mặt trái phép. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã bắt, xử lý 16 trường hợp thuộc địa bàn 02 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; kết quả tịch thu 01 xe cuốc và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 244 triệu đồng.

Qua kiểm tra thực tế, vị trí lấy đất mặt phát sinh trong những ngày qua mà Báo Tuổi Trẻ nêu đều là những khu vực thuộc diện tích cải tạo đã từng phát hiện và bị xử lý trước đây. Cụ thể tại thời điểm kiểm tra trên địa bàn huyện Tịnh Biên có 03 khu vực, trong đó 02 khu vực cải tạo đất ruộng thuộc xã Văn Giáo, xã Vĩnh Trung (diện tích khoảng 800m2), 01 khu vực thuộc xã An Phú (diện tích mới khoảng 50m2). Đối với khu vực tại chân núi Ngọa Long Sơn thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn vết đào mới có diện tích khoảng 30m2 và ngày 31/10/2107 (trước ngày báo đăng), Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh đã phát hiện, bắt 01 trường hợp với khối lượng 08 m3 đất cát.

Riêng điểm tại khu vực thị trấn Ba Chúc là khu đất được huyện đưa vào quy hoạch làm bãi chứa rác thải sinh hoạt, không phải là nơi khai thác đất núi như báo đã phản ánh. Nhìn chung, các khu vực thực hiện cải tạo lớp đất mặt đã được chấn chỉnh và ngưng hoạt động nhiều năm. Tuy nhiên, một số đối tượng vẫn thực hiện lén lút rãi rác tại một vài khu vực nhưng với diện tích không lớn như thông tin báo đã đăng tải.

Ngoài ra, xe vận chuyển cát mà báo nêu "hàng loạt xe ben (biển số 67M-0374, 67C-058.86, 67C-062.17) công khai chở cát từ các mỏ khai thác trái phép đem bán cho một số công trình xây dựng trên địa bàn" cho thấy có sự nhầm lẫn của phóng viên. Qua xác minh của địa phương, các phương tiện vừa nêu có 02 xe chuyên chở đá để làm đường và 01 xe là phương tiện vận chuyển cây tầm vong của người dân. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Tịnh Biên đang thực hiện các công trình thủy lợi vùng cao, các đơn vị quân đội đang thi công các công trình quân sự và Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang chuyên chở đá cho các công trình xây dựng cơ bản tại địa phương nên phát sinh nhiều phương tiện vận chuyển trên các tuyến đường trong thời gian qua.

3

Có thể nói, tình hình người dân tự khai thác đất mặt trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình để bán làm vật liệu san lấp, không sử dụng đất đúng mục đích nông nghiệp đang có chiều hướng gia tăng, lan rộng và phức tạp trở lại do lợi nhuận cao. Mặc dù các vụ việc xảy ra gần đây là khá nhỏ, lẻ nhưng cho thấy địa phương cấp huyện, cấp xã có nơi còn thiếu quyết liệt, buông lỏng quản lý, ngại khó khăn trong tuần tra xử lý, ngành công an chưa đẩy mạnh trinh sát, tiếp cận đối tượng để xử lý. Tới đây, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo dùng mọi biện pháp dẹp ngay tình trạng này; xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, ngoài việc tịch thu toàn bộ tang vật là cát núi hoặc toàn bộ giá trị bằng tiền của khối lượng cát núi đã tiêu thụ, còn áp dụng hình thức xử phạt tịch thu phương tiện được sử dụng để khai thác cát núi theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Đối với các trường hợp tái phạm sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra để xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời tổ chức kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND huyện chung quanh vụ việc để tình trạng lấy đất mặt trái phép và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của cán bộ liên quan. Riêng nhu cầu xây dựng của các Chùa, UBND tỉnh sẽ làm việc với 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên có giải pháp tốt hơn phù hợp với chủ trương của Đảng, nhà nước đối với tín ngưỡng tôn giáo. Về lâu dài Tỉnh sẽ quy hoạch việc khai thác đất gò cao phục vụ cho các công trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, không để tác động cảnh quan môi trường, hệ sinh thái động thực vật vùng Bảy Núi.

Quản lý việc khai thác đất mặt luôn được UBND tỉnh chủ động thực hiện bằng các thể chế và phân công trách nhiệm cụ thể, tránh gây tác động môi trường, đặc biệt là bảo vệ cảnh quan vùng Bảy Núi, phát triển du lịch. Vụ việc Báo nêu không mới đối với cơ quan quản lý và địa phương. Do mới nắm được thông tin nên có nhiều nội dung quý Báo nêu và nhận định chưa phù hợp với thực tế, làm cho vụ việc nghiêm trọng. Tổng diện tích tất cả các điểm khai thác cát núi trái phép trên địa bàn 2 huyện chưa đến 2ha (chỉ chiếm 0,00666667% diện tích tự nhiên vùng Bảy Núi) không thể tác động đến môi trường sinh thái của vùng Bảy Núi rộng lớn (như tựa đề bài báo đã thổi phồng sự việc “cát tặc” phá nát Bảy Núi). UBND tỉnh An Giang rất cầu thị, hợp tác để xây dựng tỉnh nhà tốt hơn, rất mong quý Báo Tuổi trẻ đính chính công khai bài viết trên Báo ngày 01/11/2017 để tránh ảnh hưởng dư luận không tốt trong đồng bào dân tộc, vì sự phát triển của tỉnh.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn quý Báo và hy vọng hợp tác tốt trong thời gian tới./.

Nơi nhận: - Như trên; - Tỉnh ủy; HĐND, UBMTTQ tỉnh; - UBKTTU, Ban Nội chính TU; - UBND tỉnh: CT và các PCT; - Sở TNMT, CA tỉnh; - UBND huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên; - VPUBND tỉnh: LĐVP, P.KTN. - Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Lâm Quang Thi

4