16
1 VÕ PHC CA VÕ CTRUYN VIT NAM HNguyn Tun Kit 1 1. TTRANG PHC TRUYN THNG VIT NAM1.1. Định nghĩa trang phục Trong Hán Vit tân tđiển, tác giNguyn Quốc Hùng định nghĩa: “Trang phục là tchchung qun áo và các vật đeo trên người cho đẹp”. Như vậy, trang phc hay y phc là những đồ để mc như quần, áo, váy..để đội như mũ, nón, khăn,...và để đi như giày, dép, ủng,...Ngoài ra, trang phc còn có ththêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sc...Nói khác đi, trang phc hay y phc là tt cnhững gì trên cơ thể con người có vai trò che ch, bo vcơ thể hoặc làm đẹp cho hình thc ca con người. Trang phc bao gm: quần áo, đồ đi chân (tất vớ, giày, dép…) đồ đội đầu (mũ, nón, cài…), đồ trang sc (nhn, dây chuyền, khoen tai,…). 1.2. Chức năng trang phục Chức năng cơ bản nht ca trang phc là che ch, bo vthân th. Tiếp đó, trang phục cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người. Trang phục cũng có thể giúp nhn biết đẳng cp hay giai cp của người sdng. Mt sloi trang phục đặc thù còn giúp cho mọi người nhn ra được huyết thng của người đang mặc trang phục đó, bởi vì nhng khác bit vvăn hóa, lch s, trình độ văn minh, kinh tế, địa lý, khí hậu, tín ngưỡng, phong tc, tp quán...làm cho trang phc ca tng quc gia, tng dân tc, tng địa phương có những điểm khác nhau. 1.3. Phân loi trang phc nhiu cách phân loi khác nhau. Theo thi gian có trang phục xưa (trang phục truyn thng) trang phc ngày nay (trang phc hiện đại). Theo các sinh hot có trang phc ththao, trang phc tôn giáo, trang phc lhi, trang phc sân khu, trang phục đi biển. Theo mùa màng có trang phc mùa đông, trang phục mùa hè....Theo sc tc có trang phc các dân tc thiu s, trang phc ca người VitTheo tui tác có trang phục người cao tui, trang phục người trung niên, trang phc thanh niên, trang phc thiếu niên. Theo gii có trang phc nam, trang phc n. Theo truyn thng có thường phc, lphcTheo công vic có trang phc công s, trang phc công an, trang phc bđội, trang phc tp võ (còn gi là võ phục)… 1.4. Vai trò ca trang phục đối với con người Trang phục là người bạn đồng hành thy chung với con người, đặc biệt là người phn, txưa đến nay. Tlúc có ý thc, con người đã nghĩ đến trang phục. Lúc ban đầu, trang phc chđơn giản giúp con người giấm cơ thể, bo vcơ thể khi những tác động ca thi tiết và những tác động khác tbên ngoài. Tri qua thời gian, đời sống văn hóa con người hình thành, lúc này trang phục không đơn giản là bo vcơ thể con người mà còn có vai trò che đậy nhng bphn nhy cảm, giúp con người có thtiếp xúc tnhiên với nhau hơn trong đời sng. 1 Hun luyn viên môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà (Võ CTruyn Vit Nam)

VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

1

VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Hồ Nguyễn Tuấn Kiệt1

1. TỪ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM…

1.1. Định nghĩa trang phục

Trong Hán Việt tân tự điển, tác giả Nguyễn Quốc Hùng định nghĩa: “Trang phục là từ chỉ chung

quần áo và các vật đeo trên người cho đẹp”. Như vậy, trang phục hay y phục là những đồ để mặc

như quần, áo, váy..để đội như mũ, nón, khăn,...và để đi như giày, dép, ủng,...Ngoài ra, trang phục

còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sức...Nói khác đi, trang phục hay y phục là tất cả

những gì trên cơ thể con người có vai trò che chở, bảo vệ cơ thể hoặc làm đẹp cho hình thức của

con người. Trang phục bao gồm: quần áo, đồ đi chân (tất vớ, giày, dép…) đồ đội đầu (mũ, nón,

cài…), đồ trang sức (nhẫn, dây chuyền, khoen tai,…).

1.2. Chức năng trang phục

Chức năng cơ bản nhất của trang phục là che chở, bảo vệ thân thể. Tiếp đó, trang phục cũng có

chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người. Trang phục cũng có thể giúp nhận biết đẳng cấp

hay giai cấp của người sử dụng. Một số loại trang phục đặc thù còn giúp cho mọi người nhận ra

được huyết thống của người đang mặc trang phục đó, bởi vì những khác biệt về văn hóa, lịch sử,

trình độ văn minh, kinh tế, địa lý, khí hậu, tín ngưỡng, phong tục, tập quán...làm cho trang phục

của từng quốc gia, từng dân tộc, từng địa phương có những điểm khác nhau.

1.3. Phân loại trang phục

Có nhiều cách phân loại khác nhau. Theo thời gian có trang phục xưa (trang phục truyền thống)

trang phục ngày nay (trang phục hiện đại). Theo các sinh hoạt có trang phục thể thao, trang phục

tôn giáo, trang phục lễ hội, trang phục sân khấu, trang phục đi biển. Theo mùa màng có trang phục

mùa đông, trang phục mùa hè....Theo sắc tộc có trang phục các dân tộc thiểu số, trang phục của

người Việt…Theo tuổi tác có trang phục người cao tuổi, trang phục người trung niên, trang phục

thanh niên, trang phục thiếu niên. Theo giới có trang phục nam, trang phục nữ. Theo truyền thống

có thường phục, lễ phục…Theo công việc có trang phục công sở, trang phục công an, trang phục

bộ đội, trang phục tập võ (còn gọi là võ phục)…

1.4. Vai trò của trang phục đối với con người

Trang phục là người bạn đồng hành thủy chung với con người, đặc biệt là người phụ nữ, từ xưa

đến nay. Từ lúc có ý thức, con người đã nghĩ đến trang phục. Lúc ban đầu, trang phục chỉ đơn giản

giúp con người giữ ấm cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi những tác động của thời tiết và những tác động

khác từ bên ngoài.

Trải qua thời gian, đời sống văn hóa con người hình thành, lúc này trang phục không đơn giản

là bảo vệ cơ thể con người mà còn có vai trò che đậy những bộ phận nhạy cảm, giúp con người

có thể tiếp xúc tự nhiên với nhau hơn trong đời sống.

1 Huấn luyện viên môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà (Võ Cổ Truyền Việt Nam)

Page 2: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

2

Khi có văn minh, con người biết tôn vinh vẻ đẹp và làm đẹp mình, trang phục được nâng lên

vai trò mới là làm đẹp cho hình thức bên ngoài con người. Chức năng thẩm mĩ của trang phục

không phải đến thời văn minh mới có mà trước đó, kết hợp với vai trò bảo vệ cơ thể, con người

đã xem trang phục để làm đẹp và khẳng định đẳng cấp của mình. Ngoài áo quần con người còn

kết hợp với hình vẽ trên cơ thể và các trang sức khác để làm mình đẹp hơn, mạnh mẽ hơn hoặc

quyến rũ hơn, tạo ra sự thu hút của mọi người xung quanh.

Ngày nay, trang phục thể hiện rất đầy đủ vai trò và chức năng không thể thay thế được trong

đời sống của con người. Ngoài các chức năng trên, trang phục còn thể hiện nhân cách, nhân phẩm

và đạo đức của từng con người. Quaqn sát cách ăn mặc cũng có thể suy đoán được nhân cách của

con người ấy. Điều này, tuy có phần võ đoán nhưng không có nghĩa không đúng. Người lịch sự

nhã nhặn, có ý chí mạnh mẽ, có nhân cách cao quý thường sử dụng kiểu trang phục phù hợp và

đàng hoàng. Kẻ yếu đuối, nhân cách kém cỏi hay ăn mặc lòe loẹt, tuềnh toàng, dị hợm, thể hiện

bản thân một cách lệch lạc, thiếu chuẩn mực.

Cơm ăn và áo mặc là nhu cầu tối thiết yếu của con người. Trang phục làm đẹp cho con người

đặc biệt là người phụ nữ. Phụ nữ được tôn vinh là phái đẹp, là người gìn giữ và phát huy sức mạnh

của cái đẹp. Một người phụ nữ không thể không chú ý cách ăn mặc của mình. Ăn mặc không chỉ

làm đẹp mà còn để thể hiện vẻ đẹp bản thân, khẳng định mình trong cuộc sống (Đặng Trường,

Hoài Thu, 2013: 36).

1.5. Trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống là trang phục truyền thống của một quốc gia, một địa phương, một

dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm người. Mặc quốc phục thường

mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể.

Trong khi Âu phục đã dần dần chiếm ưu thế trên toàn cầu, quốc phục được duy trì là trang phục

đặc biệt dùng vào những ngày lễ liên quan đến truyền thống văn hóa hoặc dịp mang tính cách

trang nghiêm, trịnh trọng. Trang phục truyền thống có thể bao gồm nhiều loại quần áo từ người

nhà quê đến các bậc vương giả nhưng quốc phục là trang phục trang trọng nhất của thường dân

dành cho các dịp khánh tiết.

Là vấn đề được quan tâm vì trong lịch sử phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc, trang phục

truyền thống vừa là sản phẩm sáng tạo của dân tộc từ quá khứ tới hiện tại, vừa là một trong các

giá trị được lưu giữ, truyền bá và góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đáng quan tâm

hơn nữa, thời gian gần đây, trong sinh hoạt xã hội, sự du nhập của một số kiểu trang phục từ

nước ngoài, một số sản phẩm may mặc ở trong nước, đã đẩy tới sự "lên ngôi" của một số kiểu

trang phục nhân danh "hiện đại" để xem nhẹ yếu tố bản sắc truyền thống.

Trong thực tế, tình trạng này đang có xu hướng tràn lan từ thành thị tới nông thôn, cho nên

từng có ý kiến cho rằng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ mai một bản sắc trong trang phục.Là

sản phẩm văn hóa dân tộc, trang phục truyền thống không chỉ là phương tiện để bảo vệ cơ thể

thích nghi với tự nhiên (như chống rét hay chống nóng) mà với sự phát triển của nó, trang phục

còn là biểu thị thái độ văn hóa của mỗi người trước cộng đồng. Từ trang phục truyền thống

người ta có thể nhận biết xu hướng, khả năng sáng tạo thẩm mỹ của mỗi cộng đồng văn hóa. Với

một số dân tộc, trang phục truyền thống còn chuyển tải cả quan niệm về vũ trụ, quan niệm về

nhân sinh của cộng đồng văn hóa trong quá khứ thông qua các hoa văn, họa tiết được dệt hay

thêu trên váy, áo, khăn Một số trang phục còn đi kèm với dấu hiệu phân biệt thứ bậc xã hội của

từng người... Chính vì tính phức hợp về giá trị, vì nét riêng độc đáo về văn hóa mà trang phục

truyền thống trở thành loại sản phẩm luôn được coi là niềm tự hào của văn hóa mỗi dân tộc. Khi

Page 3: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

3

mặc trên người bộ trang phục dân tộc cũng là khi mỗi người tự ý thức về bản sắc văn hóa của

nền văn hóa đã làm nên tư cách và diện mạo văn hóa của mình.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận là trong một số trường hợp, trang phục truyền thống có ý nghĩa

cổ truyền bao giờ cũng là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử nhất định, phù hợp điều kiện của

giai đoạn lịch sử đó. Khi điều kiện lịch sử, quan niệm thẩm mỹ, chất liệu may mặc, môi trường

giao lưu, học hỏi thao tác lao động đã thay đổi, trang phục truyền thống cổ truyền cũng cần phải

phát triển sao cho phù hợp bối cảnh mới, và việc làm này quan hệ mật thiết với khả năng sáng tạo

trên cơ sở truyền thống của con người. Ðồng thời, không thể biến trang phục truyền thống thành

sự phô diễn hình thức và người mặc trang phục truyền thống thiếu hụt tinh thần, ý thức đối với

bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế, để việc giữ gìn, phát triển bản sắc trong trang phục của dân tộc

trở thành ý thức văn hóa chung, chúng ta cần chú ý tới vai trò, tác động của hệ thống giáo dục

phổ thông, các phương tiện quảng bá văn hóa, các cơ sở may mặc,...(Ngô Đức Thịnh, 2019: 37).

Nói đến trang phục Việt Nam, bạn bè khắp nơi trên thế giới luôn nói đến một loại trang phục

truyền thống của người Việt Nam, đó là chiếc áo dài, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 cả chiếc

áo dài nam và chiếc áo dài nữ đều được người Việt Nam công nhận là quốc phục.

2. …ĐẾN BỘ VÕ PHỤC CHO VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

2.1. Định nghĩa võ phục

Khái niệm võ phục thường được hiểu là trang phục dành riêng cho các môn sinh hoặc võ sư,

huấn luyện viên trong các bộ môn võ thuật. Khái niệm võ phục thường giới hạn ở quần, áo, đai

và phù hiệu. Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ sinh, võ phục có ý nghĩa

sâu xa và thuộc loại tốt về mặt chất liệu sẽ đem lại cảm giác thoải mái, tạo sự hứng thú cho

người tập luyện.

2.2. Võ phục võ thuật cổ truyền Việt Nam xưa nay

Võ thuật cổ truyền Việt Nam được coi là di sản của người Việt, chứa đựng trong đó tinh hoa

của dòng chảy văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán. Đây là những thế võ được sáng tạo từ thời

dựng nước, giữ nước, mở mang đất nước và nay là phát triển văn hóa võ thuật nước nhà. Đặc trưng

của võ thuật cổ truyền Việt Nam là sự vận dụng các vũ khí tự nhiên của cơ thể con người và các

loại binh khí do con người Việt Nam chế tác, để chống lại sự tấn công của đối phương, bao gồm

cả con người và loài vật.

Bộ võ phục quy chuẩn đầu tiên của võ thuật cổ truyền Việt Nam được định ra từ năm 1969.

Lúc đó, ở Sài Gòn, tổ chức Tổng hội Võ sư Nghiên cứu và Phổ biến Võ học Việt Nam (gọi tắt là

Tổng hội Võ học Việt Nam) ra đời, gồm các võ sư nặng lòng với công việc nghiên cứu, bảo tồn

và phát huy võ thuật Việt Nam trước làn sóng xâm nhập ào ạt của văn minh Âu Mỹ. Võ phục của

võ thuật cổ truyền Việt Nam được quy định là màu nâu, gồm quần dài đáy lá nem, áo dài tay, có

hai vạt vắt chéo qua ngực, đeo đai ngang eo. Riêng võ đường Minh Sang, thuộc Tổng hội Võ học

Việt Nam, đã quan tâm đến chiếc áo trong bộ võ phục dễ bị sút vạt khi giao đấu nên võ đường này

đã chọn chiếc áo mặc tròng qua đầu (hay còn gọi là áo chui đầu). Đây là bộ võ phục đầu tiên của

võ Việt Nam khi tập luyện. Hoạt động của Tổng hội Võ học Việt Nam khá mạnh mẽ, vươn đến

tất cả các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau, cho nên bộ võ phục màu nâu trở nên khá quen thuộc

với dân làng võ Việt ở miền Nam Việt Nam (Từ Thiện, Hồ Tường, 1989: 25).

Page 4: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

4

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tức sau ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, đến

năm 1979, sau 2 cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và ở biên giới phía Bắc, các môn võ mới

được phục hồi hoạt động trên toan lãnh thổ Việt Nam. Riêng môn võ Việt Nam được phục hồi

với tên gọi ban đầu là võ dân Tộc, về sau đổi thành võ Cổ truyền Việt Nam, đến nay đã gọi tắt

thành võ Cổ truyền. Võ phục tập luyện của môn võ Cổ truyền Việt Nam từ đây được quy định là

màu đen, ban đầu áo gài nút vải khuy tàu giống như áo xá xẩu của người Hoa, nhưng sau đổi qua

gài nút giống áo bà ba. Trước năm 1975, võ phục thi đấu võ Cổ truyền Việt Nam với nam võ sĩ

là quần đùi, ngực trần, với nữ võ sĩ là áo ngắn tay, quần đùi nhưng có thun làm phùn ống. Từ

năm 1979, võ phục thi đấu võ Cổ truyền Việt Nam thay đổi : áo thun có tay (hay không có tay)

quần dài, mặc giáp che ngực, đội nón bảo hộ che đầu, đeo kuki bảo vệ hạ bộ, chân trần, tay đeo

găng. Kèm theo thay đổi trang phục là thay đổi luật thi đấu : cấm sử dụng chỉ, gối!. (Hồ Tường,

Hồ Sơn Diệp, 2011: 27).

Tuy nhiên trong thực tế, dù cùng hoạt động trong Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam

nhưng có bốn môn võ không sử dụng võ phục theo quy định của Liên đoàn. Trước hết là môn phái

Bình Định Sa long cương mặc quần dài trắng, có sọc đỏ ở hai bên, áo thun có tay, thắt đai theo

quy định riêng của môn phái (Lê Văn Vân, 1994: 36). Thứ hai là môn Hồng gia Việt Nam do võ sư

Lý Hồng Thái đầu tiên phổ biến tại quận 3 (Tp.HCM) khoảng năm 1986, với võ phục màu đen

nữ quần dài, áo cái nút vải khuy tàu, mang giày; nam để ngực trần, mặc quần dài đen, lưng cao

nửa bụng, chân đi giày. Kế theo là môn Võ ta Tây Sơn Bình Định của võ sư Hà Trọng Ngự dạy ở

Gò Vấp (Tp..HCM) những năm 1990, võ phục màu đỏ thẳm, viền vàng, quần dài đến cổ chân, áo

2 tay dài, 2 vạt vắt chéo qua ngực, đeo đang ngang eo. Môn thứ ba là Nam huỳnh đạo của võ sư

Huỳnh Tuấn Kiệt khai môn từ năm 2011, với bộ võ phục màu đen, chân đi giày tàu, quần dài tới

cổ chân, áo không tay, cài núi vải khuy tàu. Năm 2019, môn Việt vũ đạo của võ sư Nguyễn Công

Tốt mang từ Pháp về, mở lớp ở quận 7, Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Võ phục của Việt vũ đạo là

áo trắng quần đen, đai có một mặt đen và một mặt trắng thể hiện cội nguồn võ phái xuất phát từ

những người nông dân. Điều đáng chú ý là chiếc áo võ của môn phái Việt vũ Đđo có vạt trước

che ngang ngực, cài núi vải xéo từ cổ xuống nách giống như hệ thống nút cài trong chiếc áo dài

truyền thống Việt Nam, tuy nhiên áo trong võ phục Việt vũ đạo cũng chỉ là áo ngắn giống như

các môn võ khác.

2.3. Vài suy nghĩ về bộ võ phục phù hợp với Võ thuật Cổ truyền Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

khu vực và quốc tế

a) Kiểu dáng áo võ

Trước hết, phải nói rằng ông Jigoro Kano, tổ sư môn Judo, chính là người đã sáng tạo nên bộ

võ phục môn Judo vào cuối thế kỷ XIX. Đây chính là bộ võ phục đầu tiên trên thế giới, các nhà

sáng lập môn võ thuật khác ra đời sau Judo hầu như đều đã lấy bộ võ phục đầu tiên đó, sửa chữa

chút ít cho phù hợp với môn võ của chính mình. Bộ võ phục t môn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam

cũng không tngoài thông lệ đó, nghĩa là lấy đúng mẫu bộ võ phục của Jigoro Kano nhuộm thành

màu nâu hay màu đen.

Như trên đã nói, nhiều loại trang phục còn mang dấu ấn người sản sinh ra nó khá rõ, chiếc áo

trong bộ võ phục đầu tiên Jigoro Kano đã sáng tạo chính là xuất xứ từ chiếc áo mang tên Haori

của người Nhật dùng để nam giới mặc khoác bên ngoài bộ trang phục truyền thống Kimono của

Nhật Bản (Phạm Lợi, 1970: 15). Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay, hầu như

quốc gia nào cũng muốn dùng một cái gì đó mang tính bản sắc độc đáo của dân tộc để giới thiệu

cùng bè bạn khắp năm châu. Trang phục truyền thống Việt Nam của chúng ta xưa nay nổi tiếng

Page 5: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

5

là áo áo dài. Tại sao chúng ta không đưa áo dài Việt Nam trở thành chiếc áo trong võ phục của

môn võ Cổ truyền Việt Nam ? Sau mươi năm say mê đọc truyện tranh lịch sử Việt Nam chúng tôi

không thể nào quên những anh hùng, nghĩa sĩ Việt Nam được các họa sĩ truyện tranh phác họa

trong bộ trang phục áo dài truyền thống, thắt ngang eo một tấm khăn vải giống như đai võ thuật

hiện nay, tung hoành trong chiến trận từ phá Tống, đến bình Chiêm… Chúng tôi nghĩ những nhà

thiết kế trang phục hiện đại dư khả năng để tạo nên bộ võ phục cho môn võ Cổ truyền Việt Nam

kế thừa trang phục truyền thống đầy hào khí dân tộc Việt.

b) Màu sắc võ phục

Năm 1969, những người sáng lập Tổng hội Võ học Việt Nam đã chọn bộ võ phục màu nâu

trùng với đạo phục của tu sĩ Phật giáo Việt Nam, bởi chịu tác động không nhỏ của Hòa thượng

Thích Thiện Tánh (tên thật là Mai Văn Phát, trưởng võ đường Trung sơn) vốn là Phó Chủ tịch và

sau này từng là Chủ tịch Tổng hội Võ học Việt Nam.

Từ năm 1979, môn võ Cổ truyền Việt Nam được khôi phục hoạt động, nhiều vị võ sư lúc đó đã

chọn võ phục màu đen vì thứ nhất màu đen là màu tương phản với màu trắng – màu võ phục của

các môn võ ngoại nhập đang phổ biến tại Việt Nam thới bấy giờ, như Taekwondo, Karatedo,

Aikido, Judo; thứ hai là vải màu đen tương đối dễ tìm (Lê Kim Hòa, 2010: 57).

Tuy nhiên, ngày nay, đất nước Việt Nam đã lớn mạnh sau những năm tháng chiến tranh và đã

bước vào con đường hội nhập với khu vực và quốc tế, luôn có nhu cầu giới thiệu cùng bè bạn

khắp năm châu những bản sắc văn hóa độc đáo Việt Nam, trong đó có võ Cổ truyền Việt Nam

nên việc chọn màu sắc cho bộ võ phục võ Cổ truyền Việt Nam là việc làm rất cần thiết.

Khía cạnh đầu tiên cần bàn là chọn màu cho võ phục Việt Nam là lịch sử dân tộc. Phải nói rằng

lịch sử Việt Nam trước khi súng đạn trở thành vũ khí chủ yếu thì võ thuật Cổ truyền Việt Nam là

phương tiện chính cha ông sử dụng trong công cuộc dựng nước, giữ nước và mở mang đất nước

mang lại hòa bình, độc lập cho dân tộc.

Khía cạnh thứ hai, khi nói đến võ thuật là sự thăng hoa, sự nhanh nhẹn, sự mạnh mẽ. Cho nên

màu sắc của võ phục Việt Nam phải làm sao hàm chứa tất cả nội dung lịch sử hào hùng cũng như

tính chất năng động của võ Cổ truyền Việt Nam.

Phân tích yêu cầu về màu sắc của võ phục võ Cổ truyền Việt Nam như vậy để thấy hai màu

nâu và đen đã dùng đều không phù hợp. Đen và nâu đều là hai tông màu tối, màu lạnh, hoàn toàn

trái ngược với tính chất của môn võ Cổ truyền Việt Nam, chưa kể đến môn sinh võ Cổ truyền

Việt Nam mặc võ phục màu đen biểu diễn võ thuật trong những ngày đầu năm mới dễ bị chối từ

vì màu đen là màu tang tóc!

Chúng tôi tin rằng từ kiểu dáng đến màu sắc của bộ võ phục võ Cổ truyền Việt Nam có thể

không khó đối với các nhà thiết kế thời trang Việt. Tuy nhiên, trong bài tham luận này chúng tôi

cũng mạnh dạn đề nghị nên chăng hãy lấy cảm hứng từ thiết kế áo dài Việt Nam thành áo trong

bộ võ phục Việt với hai vạt áo trước và sau dài đến ngang đầu gối. Còn về màu sắc, chúng tôi

nghĩ rằng nên ưu tiên cho một là màu đỏ, hai màu vàng đều là hai màu sáng, màu nóng, phù hợp

với tính chất sôi động của võ thuật cũng như lịch sử hào hùng của dân tộc Việt.

Bên cạnh đó, màu đai của những đẳng, cấp trong võ Cổ truyền Việt Nam cũng nên xem xét

đồng thời với màu sắc của võ phục, sao cho màu đai vừa mang ý nghĩa gần gũi với con người

Việt Nam, cũng màu đai cao nhất nổi bật lên trên màu sắc của bộ võ phục, chẳng hạn như các

môn võ của Hàn Quốc, Nhật Bản đã chọn màu đai đen là màu đai cao nhất để nôi bật trên nền bộ

võ phục màu trắng! Với võ Cổ truyền Việt Nam, nếu chọn võ phục màu đỏ, có lẽ nên chọn màu đai

cao nhất là đai vàng, màu nóng, nổi bật trên nền võ phục màu đỏ, phù hợp với triết lý ngũ hành

là hành thổ (màu vàng) đứng đầu, điều hành bốn hành (kim, thủy, mộc, hỏa, tương đương với

Page 6: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

6

bốn màu: trắng, đen, xanh lá, đỏ) còn lại (Phan Ngọc, 2004: 27). Không giống như Liên đoàn

Võ thuật Cổ truyền Việt Nam đã chọn màu đai cao nhất là màu tím thì hoàn toàn chìm trong tông

màu đen của võ phục hiện nay, đồng thời màu đen còn hàm chứa bản năng thụ động, trái ngược

với bản tính năng động của võ thuật Việt Nam vậy.

3. KẾT LUẬN

Võ Cổ truyền Việt Nam là bản sắc độc đáo của văn hóa Việt Nam, gắn liền với lịch sử dân tộc

Việt suốt từ ngàn xưa đến nay, tạo nên biết bao chiến công lẫy lừng trong lịch sử. Võ Cổ truyền

Việt Nam là công sức sáng tạo và bồi đắp của bao thế hệ cha ông, thấm đẫm mồ hôi, máu xương

và trí tuệ.

Trong xã hội hiện đại, giữa xu thế hội nhập văn hóa toàn cầu, việc chọn ra một bộ võ phục cho

võ Cổ truyền Việt Nam vừa phù hợp với tập luyện, vừa thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của

người Việt Nam là một việc làm đáng trân trọng và vô cùng cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam

hội nhập cùng thế giới, sao cho hàng triệu người trong nước và hàng chục vạn người nước ngoài

và người gốc Việt trên khắp năm châu đang tập luyện võ Cổ truyền Việt Nam đều thấy tự hào

khi mặc trên người bộ võ phục đầy bản sắc Việt, không lẫn với bộ võ phục của dân tộc nào khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Christoph Delp, Muay Thai: Advanced Thai Kickboxing Techniques, Nxb Broché, Paris, 2007

2. Nguyễn Văn Dũng, Karate, Nxb TDTT, Hà Nội, 1995

3. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2004

4. Vũ Ngọc Hiền, Thái Cực Quyền quyền lý, Nxb TDTT, Hà Nội, 2000

5. Lê Kim Hòa, Võ cổ truyền Việt Nam, Nxb Trẻ, TP.HCM, 2010

6. Nguyễn Quốc Hùng, Hán Việt tân tự điển, Nhà sách Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, 1975

7. Vương Bội Khôn (Hồ Tiến Huân dịch), Trung Hoa Tán đả thuật, NxbTDTT, Hà Nội, 2001

8. Koichi Tohei (Bùi Ngọc Lâm dịch), Phương pháp khí công Aikido, Nxb TDTT, Hà Nội, 1999

9. Phạm Lợi, Nhu Đạo, 2 quyển, Gió Việt xuất bản, Sài Gòn, 1970

10. Pat O'Keeffe, Kick Boxing: The Ultimate Guide to Conditioning, Sparring, Fighting and More, Nxb Broché,

Paris, 2007

11. Lê Văn Sáu, Lê Đình Duy, Kỹ thuật Quyền Anh, Nxb TPHCM, 1988

12. Ngô Đức Thịnh, Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2019.

13. Đăng Trường, Hoài Thu, Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà

Nội, 2013.

14. Vương Trí Tuệ, Hướng dẫn luyện tập Taekwondo, Nxb Đồng Nai, Biên Hòa, 2001

15. Nguyễn Chánh Tứ, Vovinam - Phân thế nhu khí công quyền, Nxb TDTT, 2017

16. Hồ Tường, Từ Thiện, Võ thuật phái Tân Khánh, Nxb Sông Bé, 1989

17. Hồ Tường, Hồ Sơn Diệp, Võ thuật Tân Khánh Bà Trà – Bình Dương, Nxb Lao Động, Hà nội, 2011

18. Lê Văn Vân, Võ cổ truyền Bình Định Sa Long Cương: Thực hành chiến đấu, Nxb TDTT, Hà Nội, 1994

19. Phong Vũ, Wushu- kỹ thuật giao đấu căn bản, Nxb Đà Nẵng, 2000

Page 7: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

7

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Võ phục Cổ truyền Việt Nam màu nâu

Võ phục thi đấu Cổ truyền của nữ trước năm 1975

Võ phục thi đấu Cổ truyền của nam trước năm 1975

Võ phục thi đấu võ Cổ truyền của nam sau năm 1975

Page 8: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

8

Võ phục Cổ truyền màu đen của Việt Nam

Võ phục thi đấu võ Cổ truyền Việt Nam của nam từ 1993 đến nay

Võ phục thi đấu võ Cổ truyền ở Việt Nam từ sau năm 1975

Võ phục võ Cổ truyền Việt Nam (cài nút) hiện nay

Page 9: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

9

Võ phục Cổ truyền Việt Nam môn phái Thiếu lâm

Quần mặc thi đấu mặc với áo thun của võ Cổ truyền Việt Nam hiện nay

Võ phục Cổ truyền Việt Nam môn phái Thiếu lâm

Võ phục Cổ truyền Việt Nam môn phái Thiếu lâm 1

Page 10: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

10

Võ phục Võ Cổ truyền Việt Nam từ năm 1993 đến nay

Võ phục Sa long cương của nữ trước năm 1975

Võ phục của Võ sư và Võ sinh Sa long cương trước 1975

Võ phục của Võ sư Sa long cương sau năm 1975

Page 11: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

11

Võ phục Vovinam trước năm 1966

Võ phục Vovinam trước năm 1966

Võ phục của nữ Võ sinh Sa long cương sau năm 1975

Võ phục Vovinam từ 1966 đến nay

Page 12: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

12

Võ phục môn phái Lam sơn

Võ phục môn phái Việt vũ đạo

Võ phục môn phái Nam huỳnh đạo

Võ phục môn phái Võ ta Tây Sơn

Page 13: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

13

Võ phục môn Boxing trước năm 1975

Võ phục môn Judo

Võ phục môn Karatedo

Võ phục nam mônTaekwondo

Page 14: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

14

Võ phục môn Taekwondo tròng cổ

Võ phục nữ môn Taekwondo

Võ phục môn Karatedo hệ phái Shorin

Võ phục nữ thi đấu môn Pencak Silat

Page 15: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

15

Võ phục thi đấu môn Kich Boxing

Võ phục thi quyền môn Pencak Silat

Võ phục môn Wushu Tán thủ

Võ phục môn Wushu Taolu

Page 16: VÕ PHỤC CỦA VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAMvientrangphucviet.com/images/cus/cus_12257/pdf/bao_cao...Võ phục ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện của mỗi võ

16

Võ phục môn Thái cực quyền

Áo dái Việt Nam cách tân – một gợi ý cho võ phục.