Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    1/11

    ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 

    KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

    TIỂU LUẬN

    VAI TRÒ CỦA CÁC MNCs ĐỐI VỚ INỀN KINH TẾ VIỆT NAM

    Giảng viên: Ph.D Triệu Hồng Cẩm 

    Sinh viên thực hiện: Đỗ Hà Vân 

    Lớ  p: MR002

    MSSV: 31131022830

    Tháng 11, năm 2015 

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    2/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    2

    MỤC LỤCLỜ I MỞ  ĐẦU ............................................................................................................ 3

    NỘI DUNG ................................................................................................................ 4I. Tổng quan về MNCs ........................................................................................... 4

    1. Khái niệm: .................................................................................................... 4

    2. Cấu trúc ........................................................................................................ 4

    3. Đặc điểm hoạt động ..................................................................................... 4

    4. Mục đích phát triển thành MNCs ................................................................ 4

    5. Bức tranh toàn cảnh các MNCs hoạt động tại Việt Nam: ........................... 5

    II. Vai trò của các MNCs đối vớ i nền kinh tế Việt Nam ..................................... 51. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam: ........................................................... 5

    2. Vai trò của các MNCs đối vớ i nền kinh tế Việt Nam .................................. 6

    KẾT LUẬN .............................................................................................................. 11

    TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 11 

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    3/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    3

    LỜI MỞ ĐẦU 

    Lý do chọn đề tài

     Ngày nay, vớ i sự phát triển mạnh mẽ của lực lượ ng sản xuất và cuộc cách mạng

    khoa học - công nghệ, hoạt động của các MNCs (Multinational Corporation – Công ty đaquốc gia) đã, đang và sẽ tr ở  thành một trong những lực lượ ng chủ đạo thúc đẩy quá trìnhtoàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực của đờ i sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàncầu. Đây là lực lượ ng chủ chốt trong truyền tải khoa học, k ỹ thuật và công nghệ, từ đógóp phần cơ cấu lại nền kinh tế thế giớ i. Vì vậy, các MNCs đang thâm nhậ p mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, và Việt Nam cũng không nằm ngoài công cuộc đó. 

     Nhận thức rõ tính đúng đắn, cấ p thiết và hữu ích của vấn đề này, đặc biệt là đối vớ imột nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, em quyết định chọn đề tài tiểu luận số 7:Vai trò của các MNCs đố i vớ i nề n kinh t ế  Việt Nam. 

    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứ u:

      Hệ thống hóa lý luận về MNCs: khái niệm, cấu trúc, đặc điểm hoạt động, mục đích phát triển. Đặc biệt, chỉ ra bức tranh toàn cảnh các MNCs hoạt động tại Việt Nam.   Hình thành bức tranh tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay; từ đó làm

    rõ vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam.  Các nhiệm vụ, mục đích này sẽ lần lượt được giải quyết và đạt tới trong từng phần

    của bài tiểu luận. 

    Phương pháp nghiên cứ u:Phân tích, tổng hợ  p, so sánh, logic k ết hợ  p vớ i lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ 

    nghiên cứu của đề tài.

    Em xin chân thành cảm ơn sự truyền tải kiến thức và kinh nghiệm của Ph.D TriệuHồng Cẩm đã một phần giúp em hiểu và hoàn thành đượ c bài tiểu luận này. Tuy nhiên,trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em r ất mong nhậnđượ c sự góp ý, nhận xét thêm để khắc phục những mặt hạn chế và hoàn thiện bài tiểuluận của mình.

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    4/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    4

    NỘI DUNG I.  Tổng quan về MNCs

    1. 

     Khái niệ m:

    MNC - Multinational corporation (hoặc MNE - Multinational enterprises) là công

    ty đa quốc gia, một khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhấthai quốc gia. Các MNCs lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. MNCs có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia. Vìthế, chúng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.

    MNCs là công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. Cần phân biệt rõgiữa khái niệm “Công ty đa quốc gia” với “Công ty quốc tế” - vốn chỉ là tên gọi chungchung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó. 

     2. 

    C ấ u trúc

    Các MNCs có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất:   Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loạihoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds).

      Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nướcnào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (vídụ: Adidas).

      Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khácnhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft).

     3.   Đặc điể  m hoạt độ ng

    Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đềuthuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thểhằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau. 

    Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tínhtoàn cầu. Tùy các công ty đa quốc gia mà có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạtđộng đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh. 

     4.   M ục đích phát triể  n thành MNCs

    Thứ nhất , đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh nhữnghạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồnnguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tiềm năng tại chỗ. 

    Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sởtại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ cao.

    Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bấtổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. 

    http://vi.wikipedia.org/wiki/McDonald%27shttp://vi.wikipedia.org/wiki/Adidashttp://vi.wikipedia.org/wiki/Microsofthttp://vi.wikipedia.org/wiki/Microsofthttp://vi.wikipedia.org/wiki/Adidashttp://vi.wikipedia.org/wiki/McDonald%27s

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    5/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    5

     Ngoài ra,  bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở mộtngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bêncạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của các MNCs.

    Hoạt động của các MNCs, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên

    những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn,thanh toán… có những rủi ro nhất định.

     5. 

     Bứ  c tranh toàn cả nh các MNCs hoạ t độ ng tại Việ t Nam:

    Các MNCs hoạt động ở Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừavà nhỏ, có nguồn gốc chủ yếu từ các nước đang phát triển Châu Á; bên cạnh đó, các côngty đa quốc gia Nhật, Mỹ, châu Âu đang có xu hướng tăng. 

    Các MNCs tham gia hầu hết vào các ngành của nền kinh tế: công nghiệp khai thác,công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa và khách sạn du lịch đượccoi là các lĩnh vực hấp dẫn và thu hút nhiều MNCs nhất. Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp

     phân phối hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng, chế biến nông  – lâm – hải sản…cũngđược các MNCs rất quan tâm đầu tư. 

    Xét trên chỉ tiêu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh hưởng trên thịtrường thế giới… thì Việt Nam còn ít các MNCs lớn. Ngoài 106 tập đoàn đa quốc giatrong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới - theo xếp hạng của tạp chí Fortune năm2006, với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ USD vốn thực hiện (vốn đăngký trung bình 50 triệu USD/dự án), còn lại phần lớn FDI do trên 400 MNCs không nằmtrong danh sách 500 MNCs lớn nhất thế giới đầu tư vốn dưới 20 triệu USD/dự án. Trongkhi dựa trên quy mô của các dự án để đánh giá loại hình MNCs thì với lượng vốn đầu tưnhỏ hơn 20 triệu USD/dự án, MNCs đó được xếp vào dạng vừa và nhỏ trên thế giới.

    II.  Vai trò của các MNCs đối vớ i nền kinh tế Việt Nam

    1. 

    T ổ  ng quan về nề n kinh tế  Việ t Nam:

    Việt Nam là một nước đang phát triển đượ c hồi phục từ các cuộc chiến tranh vàđang chuyển thể từ nền kinh tế k ế hoạch hóa tậ p trung sang nền kinh tế thị trườ ng theođịnh hướ ng xã hội chủ nghĩa và toàn cầu hóa. Trong khi các doanh nghiệ p quốc doanhvẫn còn chi phối nền kinh tế, chính quyền Việt Nam đã tái khẳng định cam k ết thực hiệntự do hóa nền kinh tế và hòa nhậ p quốc tế.

    Công cuộc Đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu từ năm 1986 đưa Việt Nam từ mộttrong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người khoảng 100đô la Mỹ, trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp trong vòng 25 năm với thu nhậpđầu người trên 2.000 USD năm 2014. 

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    6/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    6

    Tr ong các thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận vềgiảm nghèo. Hiện nay tỉ lệ người nghèo cùng cực tính theo chuẩn mới 1,90 USD theongang giá sức mua năm 2011 đã giảm xuống 3% từ mức hơn 50% trong thập niên 1990.

    Trong những năm 2000, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,4%/năm nhưng tốc

    độ tăng trưởng sau đó đã bắt đầu suy giảm. Trong nửa đầu năm 2015, nhờ cầu trong nướcmạnh nên GDP đã tăng trưởng nhanh, đạt mức 6,3%. Đây là tốc độ tăng trưởng nửa đầunăm cao nhất trong vòng 5 năm qua. Việt Nam đã thành công trong việc cải thiện ổn địnhkinh tế vĩ mô, duy trì được tỉ lệ lạm phát chỉ có 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khicon số này năm ngoái là 4,3%.

    Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 tập trung vào cải cách cơcấu, đảm bảo bền vững môi trường, bình đẳng xã hội cũng như các vấn đề mới nảy sinhtrong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô. Chiến lược xác định ba lĩnh vực “đột phá” baogồm: (i) Phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp

    hiện đại và đổi mới sáng tạo). (ii) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, và (iii) Phát triểnhạ tầng. 

    Gần đây Chính phủ đã chú ý hơn tới vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh và đãthông qua hai nghị quyết tháng 3/2014 và tháng 3/2015, trong đó đề ra các hành động cụthể nhằm gỡ bỏ các rào cản kinh doanh tại Việt Nam, phấn đấu bắt kịp môi trường kinhdoanh tại các nước nhóm ASEAN-6.

     Ngày 10/5/2015, Việt Nam kí k ết hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đâyđượ c coi là thỏa thuận thương mại tự do lớ n nhất thế giớ i, vớ i mục tiêu thiết lậ p một khu

    vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương,mang đến nhiều lợ i ích kinh tế cho các quốc gia tham gia. TPP có vai trò hết sức quantrong vớ i Việt Nam, nó không chỉ bao gồm các vấn đề về mở  cửa thị trườ ng hàng hóa vàdịch vụ, tăng cườ ng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưở ng GDP mà còn cả những vấn đề phithương như văn hóa chính trị.

     2.  Vai trò của các MNCs đố i vớ i nề n kinh tế  Việ t Nam

    2.1.  Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho sự  nghiệp công nghiệp hóa – hiệnđại hóa của đất nướ c

     Nguồn vốn của các MNCs là một nguồn lực quan tr ọng trong việc công nghiệ p hóa,hiện đại hóa nền kinh tế nướ c ta. Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiệntích lũy còn thấ p, nhu cầu về vốn lớn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nướ c.

     Nhưng điều quan tr ọng hơn của nguồn vốn này là nhờ  có nó, nhiều nguồn lực trongnướ c ngày càng giữ vai trò quan tr ọng trong tổng đầu tư xã hội: vốn đầu tư nướ c ngoài,vốn của các doanh nghiệp trong nướ c có thể khơi dậy để đầu tư nâng cao khả năng cạnhtranh ngay trên thị trườ ng nội địa. Nhờ  nguồn vốn này, nhiều ngành mới đã đượ c hình

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    7/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    7

    thành và phát triển; đồng thờ i nguồn vốn công nghệ cũng đã giúp chúng ta tiế p cận đượ cvớ i một số lĩnh vực hiện đại. Để hoạt động có hiệu quả tại nước ngoài, MNCs thườ ngtích cực chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh cho xí nghiệ p con.

    Ví dụ: Trong giai đoạn từ 1994 - 2008, Sony tham gia sản xuất tại Việt Nam dướ i

    hình thức liên doanh trong đó Sony góp 70% vốn và có đóng góp nhất định cho GDP. Từ 2008 tớ i nay, việc Sony chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh sang 100% vốn nướ cngoài góp phần làm tăng dòng tiền đầu tư trực tiế p từ nướ c ngoài vào Việt Nam, bổ sungthêm loại nguồn lực mà hiện nay chúng ta đang rất thiếu đó là vốn. Thêm vào đó, Sonysản xuất và xuất khẩu sản phẩm lắ p ráp tại Việt Nam cũng đóng góp cho kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam giai đoạn 1994 - 2008, và hiện nay có hoạt động xuất khẩu phần mềm,thu về ngoại tệ cho đất nướ c.

    2.2.  Góp phần thự c hiện sự  chuyển dịch cơ cấu kinh tế 

    Các MNCs góp phần tích cực thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu

    công nghiệ p hóa – hiện đại hóa đất nướ c. Sự tiến bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinhtế từ một nướ c nông nghiệ p chuyển dần thành một nướ c công nghiệ p của nướ c ta trongthời gian qua có đóng góp không nhỏ của các MNCs. Các MNCs giúp tăng nhanh tỷ tr ọng của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là của các ngành dịch vụ trong tổng sản phẩmquốc dân. Các MNCs chiếm tỷ tr ọng cao trong các ngành sản xuất công nghiệ p (gần 35%giá tr ị sản xuất toàn ngành công nghiệ p), tạo ra nhiều ngành công nghiệ p mớ i, góp phầntạo ra bướ c ngoặt trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

     Nguồn: T ổ ng hợ  p số  liệu của T ổ ng cục Thố ng kê 

    0%10%

    20%

    30%

    40%

    50%

    60%

    70%

    80%

    90%

    100%

    1985 1995 1997 2000 2004 2008 2011 2012 2014

     Biểu đồ: Sự thay đổi cơ cấu GDP theo ngành kinh tế qua

    các năm . Đơn vị: %

    Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    8/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    8

    2.3.  Phát triển nguồn nhân lự c, tạo việc làm:

     Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi sự phát triển. Mỗi công tymuốn phát triển phải có một bộ máy lãnh đạo tốt, tài tình, hiệu quả và lực lượ ng laođộng có tay nghề. Một công ty có thể mua đượ c công nghệ máy móc tốt nhưng nếu

    không có ngườ i vận hành và không biết sử dụng thì công nghệ đó cũng không có giátr ị. Nhận thức đượ c tầm vai trò của nguồn lực trong sự phát triển, các MNCs luôn đề ra những chính sách phát triển nguồn lực song song cùng vớ i những chiến lượ c pháttriển của mình.

    Các MNCs đã tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm theo cả hai cách tr ực tiế p và gián tiế p. Thông qua các dự án đầu tư, các MNCs đã tạo ra nhiềuviệc làm cho lao động địa phương đồng thời đào tạo lực lượng lao động địa phương để 

     phục vụ nhu cầu hoạt động của công ty mình.

    Bên cạnh đó, sự hoạt động của các MNCs đã tạo ra r ất nhiều cơ hội, động lực cho

    sự phát triển của lực lượng lao động theo đuổi mục tiêu có thu nhập cao. Đặc biệt cácnước đang phát triển như Việt Nam thì vai trò của các MNCs lại càng tr ở  nên quan tr ọnghơn, nó giúp chúng ta phát triển nguồn lực lao động, nhất là đội ngũ có trình độ chuyênmôn kĩ thuật và quản lý, từ đó tạo tiền đề quan tr ọng để nâng cao năng suất lao động.

    Tại thời điểm 31-12-2013, các MNCs đã tạo ra việc làm cho trên 3,2 triệu ngườ i laođộng Việt Nam, gấ p gần 8 lần năm 2000. Đó là con số có nhiều ý nghĩa trong bối cảnhmỗi năm nướ c ta tới hơn 1 triệu lao động đượ c bổ sung.

     Ngoài ra các MNCs thườ ng có các hoạt động tr ợ  giúp tài chính cho các chương trìnhnghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, cung cấ p các thiết bị khoa học phục vụ cho việcđào tạo.

    Ví dụ: Toyota nhận thức rõ công tác giáo dục – đào tạo và phát triển năng lực củangười lao động, đã cử hàng trăm CBCNV đi học các khoá học đào tạo nghề, nâng caokiến thức quản lý tại một số nước châu Á. Đồng thờ i, xây dựng một trung tâm đào tạo k ỹ thuật viên tại Việt Nam. Hàng năm đào tạo trên 500 k ỹ thuật viên lành nghề đượ c cấ pchứng chi của Toyota để làm việc tại các hệ thống đại lý trên toàn quốc. Nhằm nâng caotay nghề cho các k ỹ thuật viên, hàng năm, công ty tổ chức 1 hội nghị k ỹ thuật viên Toyotavà người đạt giải nhất sẽ đại diện cho Toyota nướ c sở  tại tham dự cuộc thi K ỹ thuật viên

    Toyota châu Á. Toyota Việt Nam đã hai lần liên tiếp giành đượ c Huy chương Vàng tạiHội thi này.

    2.4.  Thúc đẩy tăng trưở ng và hội nhập kinh tế quốc tế 

    Để có thể hội nhậ p kinh tế quốc tế, chúng ta cần có một nền kinh tế ổn định, tăngtrưởng đều. Các MNCs đã giúp chúng ta giải quyết đượ c các vấn đề này. Bên cạnh đócác MNCs cũng giúp tăng trưở ng xuất khẩu, từ đó nhanh chóng hội nhậ p vào thị trườ ng

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    9/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    9

    quốc tế. Ví dụ: Tập đoàn Canon, sau khi đưa vào 100 triệu USD cho dự án sản xuất máyin tại Khu Công Nghiệ p Thăng Long, Hà Nội, Canon tiế p tục rót thêm cả trăm triệu USDxây dựng các nhà máy mớ i ở  Bắc Ninh, đưa Việt Nam tr ở  thành trung tâm sản xuất máyin laser lớ n nhất thế giớ i, sản lượ ng 700.000 sản phẩm/tháng, đáp ứng khoảng 35% cho

    thị trườ ng xuất khẩu.Sự xuất hiện của các MNCs lớn đang thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư của các tập đoàn

    cung ứng đa quốc gia khác và đây cũng là tiền đề để phát triển kinh tế Việt Nam từ nguyêntắc cơ bản trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điển hình là, kể từ khi Tập đoàn Samsung đưanhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên tại Việt Nam vào hoạt động (năm 2009) đếnnay, đã có hàng trăm công ty nước ngoài chuyên cung ứng các linh kiện và thiết bị điệntử theo chân tập đoàn này vào Việt Nam. Ví dụ như dự án sản xuất kinh doanh linh kiệnđiện tử và màn hình LED của Công ty TNHH MTV Daeyoung Electronics Vina. Dự áncó tổng vốn cam kết 63 triệu USD. Đây là tín hiệu đầu tiên của mục tiêu thu hút đầu tư

    công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử sau khi Samsung quyết định đầu tư tổ hợp sảnxuất lớn này tại TP.HCM. Công ty Tư vấn  bất động sản Cushman & Wakefield vừa công bố Bảng xếp hạng “Điểm dừng chân cho các nhà sản xuất năm 2015”, trong đó xếp Việt Nam ở vị trí đầu tiên trong số các quốc gia mới nổi thu hút ngành sản xuất. 

    Tuy nhiên, Samsung không phải là thỏi nam châm duy nhất thu hút các dự án FDIkhác đến Việt Nam. Các tập đoàn lớn như LG, Intel, Microsoft, Mitsubishi HeavyIndustries, hay General Electric… cũng đã xây dựng các tổ hợp sản xuất lớn ở Việt Nam,kéo theo nhu cầu lớn về linh kiện và thiết bị phụ trợ. Trên thực tế, vì trình độ sản xuấtcác linh kiện và thiết bị phụ trợ của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn non trẻ và chưa

    đáp ứng được nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Chính điều này đã tạo cơ hội lớncho các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 

    Các MNCs làm cho các doanh nghiệ p Việt Nam phải tự thay đổi để thích ứng vàcạnh tranh tốt. Có thể nói các MNCs đã góp phần đưa Việt Nam tham gia vào sự phâncông lao động quốc tế, đồng thờ i giúp các doanh nghiệ p Việt Nam thích ứng cao nhất vớ icác đòi hỏi của nền kinh tế thị trườ ng mở  cửa và hội nhậ p.

    Theo Ngân hàng thế giới báo cáo, trong năm 2009, Việt Nam đượ c xế p vào mộttrong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưở ng nhanh nhất khắ p toàn cầu vớ i mức tăngtrưở ng GDP 5,3%. Theo dự đoán của Price waterhouse Cooper năm 2008, Việt Nam cóthể là nền kinh tế mớ i nổi tăng trưở ng nhanh nhất thế giới năm 2025, vớ i mức tăng trưở ngtiêm năng gần 10%. ( Nguồn: www.asiancoastdevelopment.asia) 

    http://baodautu.vn/thoi-su-d1/http://baodautu.vn/thoi-su-d1/http://baodautu.vn/thoi-su-d1/http://dautubds.baodautu.vn/thi-truong--nhan-dinh-c31/http://dautubds.baodautu.vn/thi-truong--nhan-dinh-c31/http://dautubds.baodautu.vn/thi-truong--nhan-dinh-c31/http://www.asiancoastdevelopment.asia/http://www.asiancoastdevelopment.asia/http://www.asiancoastdevelopment.asia/http://dautubds.baodautu.vn/thi-truong--nhan-dinh-c31/http://baodautu.vn/thoi-su-d1/

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    10/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    10

    Vietnam's growth rate.

     Biểu đồ tăng trưở  ng GDP (% hằng năm) 

     Dữ  liệu t ừ  Ngân hàng Thế  giớ i

  • 8/18/2019 Vai trò của các MNCs đối với nền kinh tế Việt Nam

    11/11

    Quản tr ị Kinh doanh Quố c t ế    Đỗ  Hà Vân

    11

    KẾT LUẬN Các MNCs đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát

    triển bền vững của quốc gia. Xu hướng di chuyển luồng đầu tư từ các MNCs gần đâyđang gia tăng trở lại các nước đang phát triển. Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình

    Dương (khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới), Việt Nam có lợi thế khách quando có các nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, đồng thời là thành viên của ASEAN,TPP... nên sẽ huy động và thu hút được nhiều MNCs đến đầu tư, thúc đẩy tiến độ côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Song bên cạnh những tác động tích cực, thì những bấtlợi đặt ra cũng là điều không thể tránh khỏi, do vậy, chúng ta cần phải thu hút đồng bộcác giải pháp về cơ chế, chính sách, luật pháp... và đáp ứng được các mục tiêu mà Đảngvà nhà nước đặt ra. Để nắm bắt cơ hội, để thu hút và khai thác những lợi thế M NCs manglại một cách hiệu quả nhất trên các khu vực kinh tế, cần chỉ đạo chặt chẽ, sáng tạo và họchỏi kinh nghiệm, áp dụng đồng bộ các biện  pháp góp phần đưa Việt Nam phát triển hiện

    đại đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào công cuộc  đổi mới đất nước, thúc đẩy Việt Nam hoàn thành mục tiêu chiến lược năm 2020.

    Dù đã cố gắng vận dụng năng lực bản thân, kiến thức được học trên lớp cũng nhưtham khảo, tìm tòi thêm nhiều nguồn tài liệu để có thể hoàn thiện bài tiểu luận nhưng khótránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, bởi vậy em rất mong nhận được ý kiến góp ý, nhậnxét, đánh giá từ cô để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. 

    Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! 

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.

     

    Kinh doanh quốc tế hiện đại ( 8th Edition) – Charles W. L. Hill – NXB Kinhtế TP.HCM 

    2.  Quản trị chiến lược (14th Edition) – Fred R. David – NXB Kinh tế TP.HCM 3.  Tổng cục thống kê Việt Nam –  http://gso.gov.vn4.  Dữ liệu từ Ngân hàng thế giới - www.worldbank.org5.

      Tổng thông tin điện tử bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam- http://www.mpi.gov.vn/

    6.  Các dữ liệu và tin bài từ website http://cafef.vn 7.  “Công ty đa quốc gia” – Wikipedia8.

     

    https://sites.google.com/site/motherhoverlovervietnam/ 

    http://gso.gov.vn/http://www.worldbank.org/http://www.mpi.gov.vn/http://cafef.vn/http://cafef.vn/http://cafef.vn/https://sites.google.com/site/motherhoverlovervietnam/https://sites.google.com/site/motherhoverlovervietnam/https://sites.google.com/site/motherhoverlovervietnam/http://cafef.vn/http://www.mpi.gov.vn/http://www.worldbank.org/http://gso.gov.vn/