78
NGUYỄN BÍCH VÂN TRÒ DIỄN VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI TÀY XÃ YÊN LỖ, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Tiểu luận khoa học của sinh viên đại học) 1

Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tiểu luận khoa học của sinh viên Nguyễn Bích Vân. Người hướng dẫn: TS. Phạm Việt Long. Bài đăng trên Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam - vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

NGUYỄN BÍCH VÂN

TRÒ DIỄN VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN

TRONG LỄ HỘI LỒNG TỒNG

CỦA NGƯỜI TÀY XÃ YÊN LỖ,

HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

(Tiểu luận khoa học của sinh viên đại học)

1

Page 2: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………5

1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………….5

2.Nghiên cứư đề tài……………………………………………5

3.Mục đích nghiên cứư đề tài…………………………………6

4.Nguồn tư liệu phục vụ đề tài………………………………..6

5. Phương pháp thực hiện đề tài………………………………6

6.Đóng góp khoa học của đề tài………………………………6

7.Cấu trúc nội dung đề tài……………………………………6

CHƯƠNG I: Những nét khái quát về địa lý, kinh tế, xã hội của người

Tày xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn………………….7

1.1 Vị trí địa lý và con người……………………………………….7

1.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………….7

1.1.2 Con người và lịch sử cư trú…………………………………... 7

1.2 Sinh hoạt kinh tế và văn hoá vật chất………………………….8

1.3 Tổ chức gia đình, xã hội…………………………………………11

1.3.1 Gia đình và quan hệ gia đình………………………………...11

1.3.2 Về quan hệ xã hội……………………………………………..11

1.4 Văn hoá - phong tục……………………………………………..12

1.5 Văn hoá dân gian………………………………………………...

13

CHƯƠNG II: Các trò diễn & trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng

Tồng…………………………………………………………………..15

2.1 Trò diễn…………………………………………………………..15

2.1.1 Trò sỹ, nông, công, thương (kén rể)…………………………..15

2.1.2 Loòng kỳ lằn, loòng phụ (trò múa sư tử)………………………17

2.1.3 Oóc quyền (trò múa võ)……………………………………….20

2.1.4 Trò hát then, sli, lượn………………………………………….22

2

Page 3: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

2.2 Các trò chơi………………………………………………………24

2.2.1 Thọt còn (trò tung còn)………………………………………..24

2.2.2 Tức kỳ, tức cờ (chơi cờ tướng, cờ lài)…………………………25

2.2.3 Xẻ thỏi (kéo co)………………………………………………...

28

2.2.4 Thi nôộc tiêu tò tót (chọi chim hoạ mi)………………………29

2.2.5 Bắn nả (thi bắn nỏ)……………………………………………30

2.2.6 Tức yến, tức diến (thi đánh yến)………………………………31

2.2.7 Tức sáng (thi đánh sảng)………………………………………31

2.2.8 Tức lọ (đánh đáo)………………………………………………32

2.2.9 Tức bi (đánh bi)………………………………………………...

33

2.2.10 Tức khăng (đánh khăng)……………………………………..34

2.2.11 Tức của thầu…………………………………………………..34

2.2.12 Tức chẹt khum (ô ăn quan)…………………………………..36

2.2.13 Pây mạ điếng (đi cà kheo)…………………………………….37

CHƯƠNG III: Giá trị của trò diễn, trò chơi dân gian trong Lễ hội

Lồng Tồng và những vấn đề đặt ra………………………………….40

3.1 Các giá trị………………………………………………………….40

3.1.1 Giá trị văn hoá tinh thần……………………………………….40

3.1.2 Giá trị văn hoá xã hội…………………………………………...

40

3.1.3 Giá trị về nghệ thuật hát dân ca………………………………..41

3.1.4 Giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc……………………………..41

3.1.5 Giá trị lịch sử……………………………………………………42

3.2 Những vấn đề đặt ra nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc

văn hoá……………………………………………………………... 42

Kết luận………………………………………………………………..45

Tài liệu tham khảo……………………………………………………47

3

Page 4: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài viết tiểu luận khoa học này là do sự nỗ

lực của bản thân em dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo, TS

Phạm Việt Long, cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại

học Văn hoá Hà Nội, khoa văn hoá dân tộc đã cung cấp tư liệu quý báu

giúp em hoàn thành bài viết.

Đây là lần đầu làm quen với công việc nghiên cứu, dù cố gắng

nhiệt tình nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong lúc thực

hiện bài viết. Vậy em kính mong các thầy, cô giáo góp ý để các bài viết

sau được tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

4

Page 5: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong các dân tộc thiểu số Việt Nam, dân tộc Tày chiếm số lượng

dân cư khá lớn trong. Dân tộc Tày cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía

Bắc, có tập quán và trình độ sản xuất khá tiến bộ, có nền văn hoá lâu đời,

đặc sắc.

Truyền thống văn hoá dân tộc Tày đang cú những biến đổi sâu

sắc bởi sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc trong nước và ngoài

nước. Đối với em là một sinh viên khoa văn hoá dân tộc, sự hiểu biết về

nét đẹp trong văn hoá dân gian còn rất hạn chế nên việc nghiên cứu về trò

chơi, trò diễn là việc làm cần thiết để góp một phần nhỏ bé vào việc

nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc, qua đó thấy được những cái hay, cái

đẹp để có hướng giữ gìn và phát huy trong xã hội hiện đại, đồng thời

khắc phục những mặt hạn chế ở đời sống xã hội.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có một số anh chị khoá trước tìm hiểu về trò chơi dân gian, trò

diễn của người Tày, nhưng nhìn chung còn rất hạn hẹp, không bao quát

được các trò. Với việc nghiên cứu đề tài lần này của mình, em mong

muốn sẽ góp một phần nào đó vào việc gìn giữ và phát huy tiếng nói dân

tộc Tày thông qua các trò chơi.

3. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng của

người Tày ở xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn để giup người

đọc hiểu thêm về một loại hình sinh hoạt văn hoá của nhân dân địa

phương và đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy vốn văn

hoá truyền thống của dân tộc.

4. Nguồn tư liệu

5

Page 6: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Thu thập từ các tài liệu, sách, báo, tạp chí và những người cung cấp

tư liệu trực tiếp trong dịp lễ hội Lồng Tồng xưa và nay của xã Yên Lỗ,

huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào phương pháp nghiên cứu mà em đã được học trong

trường, như thu thập tài liệu, khảo sát thực tế, phương pháp điền dã dân

tộc học, trao đổi, phỏng vấn, miêu tả so sánh…

6. Đóng góp khoa học của đề tài

Giới thiệu được trò chơi, trò diễn trong lễ hội Lồng Tồng của một

địa phương mà trước đây chưa được nhiều người quan tâm.

Góp phần chứng minh được tính phong phú, đa dạng và giá trị đặc

sắc của văn hoá dân gian các dân tộc thiểu số ở nước ta.

Đề xuất được biện pháp bảo tồn, phát huy một vốn quý trong di sản

văn hoá của người Tày.

7. Kết cấu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương:

Chương I: Những nét khái quát về địa lý, kinh tế, xã hội của

người Tày xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Chương II: Các trò diễn và trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng

Tồng của người Tày ở xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Chương III: Giá trị của trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội

Lồng Tồng của người Tày ở đây và những vấn đề đặt ra

CHƯƠNG I

NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, XÃ HỘI

CỦA NGƯỜI TÀY XÃ YÊN LỖ, HUYỆN BÌNH GIA,TỈNH LẠNG SƠN

1.1. Vị trí địa lý và con người

1.1.1 Vị trí địa lý

6

Page 7: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Yên Lỗ có một vị trí vô cùng thuận lợi của vùng Đông - Bắc

huyện Bình Gia. Dạng địa hình phổ biến ở xã Yên Lỗ là vùng đồi và núi

thấp. Toàn bộ xã Yên Lỗ nằm dọc theo một thung lũng khoảng 20 km

được bao bọc bởi các hệ thống dãy núi đất. Địa hình thể hiện khá rõ tính

chất phân bậc.

Về đất: Chủ yếu là đất sét và đất thịt, không có đá vôi. Do đó, địa

chất Yên Lỗ cũng khác nhiều vùng khác trong huyện.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, mùa đông tương đối dài và lạnh, nên

nhiệt độ thấp hơn các tỉnh đồng bằng 2-5 độ, lượng mưa trung bình 1400-

1500 mm trên một năm.

Khoáng sản: Không có các mỏ kim loại, chỉ có đất sét và cát

vàng phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng làm gạch ngói để làm các

công trình của đời sống xã hội. Các loại tài nguyên này tồn tại ở hầu hết

các địa bàn trong xã.

Về thuỷ văn: Mạng lưới sông suối và khe rạch khá phát triển. Mật

độ suối và khe rạch dao động trung bình từ 0,6 đến 1,2 km2.

1.1.2 Con người và lịch sử cư trú

Xã Yên Lỗ có 1.359 khẩu thuộc 270 hộ, chiếm gần 50% tổng số hộ

trong toàn xã.

Yên Lỗ là nơi tụ cư của đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày,

Nùng, Dao. Họ khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá

vật chất và văn hoá tinh thần. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài và phát

triển, cộng đồng các dân tôc xã Yên Lỗ đã đoàn kết gắn bó với nhau để

chinh phục thiên nhiên và bảo vệ quê hương, bản làng.

Là thành viên trong cộng đồng các dân tộc nói ngôn ngữ Tày –

Thái, người Tày chiếm 38% dân số của tỉnh Lạng Sơn, đứng thứ hai so

với người Nùng ở tỉnh, là dân tộc đông nhất trong 53 dân tộc thiểu số của

cả nước. Người Tày là một trong những dân tộc sinh sống trên đất nước

ta sớm nhất, với trình độ phát triển tương đối hoàn chỉnh và hoàn thiện,

7

Page 8: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn. Vốn là cư dân sinh sống chính

bằng kinh tế nông nghiệp lúa nước, địa bàn cư trú người Tày đa phần là ở

các thung lũng có nhiều ruộng. Người Tày là dân bản địa bao giờ cũng

lập làng, làm ruộng ở vị trí thuận lợi hơn so với dân tộc thiểu số khác.

Với truyền thống lâu đời lại thêm lao động cần cù, sáng tạo, có điều kiện

tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ruộng nước người Tày phát triển

tương đối cao. Địa bàn định cư lâu đời của người Tày Lạng Sơn là các

cánh đồng tương đối lớn, nổi tiếng như lòng chảo Thất Khê, Bắc Sơn,

Bình Gia, Lộc Bình… Người Tày sống thành từng bản, ít thì có vài chục

hộ, nhiều thì hơn một trăm nóc nhà.

Người Tày ở nhà sàn là chủ yếu và phổ biến. Quan hệ dòng họ và

gia đình tộc người Tày luôn gắn kết bền chặt. Quan hệ trong gia đình

cũng có những yếu tố riêng biệt như bố chồng, anh chồng không được

ngồi ăn cùng với con dâu, em dâu… Quyền lực trong gia đình người Tày

theo phụ hệ - ông, cha, con trưởng là cơ bản.

1.2 Sinh hoạt kinh tế và văn hoá vật chất

Người Tày xã Yên Lỗ nói riêng và người Tày cả nước nói chung

là một trong những cư dân làm ruộng nước sớm nhất trong khu vực Nam

Á và Đông nam Á. Họ biết dùng cày, biết sử dụng sức kéo của trâu, bò

vào việc canh tác. Đó là điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tộc người Tày

sinh sống ở vùng núi, nhiều cánh đồng thung lũng rộng, nhiều vùng núi

rậm rạp khác. Trong lịch sử của mình, người Tày đã biết làm thuỷ lợi

phục vụ nghề trồng lúa nước như mương, phai. Ngoài làm ruộng, người

Tày ở Yên Lỗ còn làm nương rẫy với lối canh tác đơn giản: đao canh hoả

chủng, canh tác bằng dao cuốc, đốt bằng lửa, tra hạt bằng cây chọc lỗ.

Nghề chăn nuôi khá phát triển các loại vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà,

vịt…Trong cuộc sống gắn bó với ruộng đồng: con trâu, bò được người

Tày quý mến. Đây là loại gia súc vừa làm sức kéo vừa để ăn thịt. Gà, vịt,

ngan, ngỗng, lợn, dê…là nguồn thực phẩm tiện lợi được sử dụng hàng

8

Page 9: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

ngày và còn là một phương tiện biểu hiện tâm lý mến khách của người

Tày.

Bên cạnh phát triển trồng cây lương thực và chăn nuôi, người Tày

còn trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: hồi, trẩu, sở… Đặc

biệt là cây hồi đã được cư dân Tày ở Yên Lỗ trồng hàng trăm năm nay,

cho sản lượng dầu rất lớn để bán và xuất khẩu.

Người Tày xã Yên Lỗ có một số nghề thủ công truyền thống như

rèn, đan lát, mộc, đục đá, làm gạch ngói và dệt. Trong đó nghề dệt, đan

lát phát triển hơn cả. Nghề mộc cũng phát triển, tuy nhiên chủ yếu là vật

dụng gia đình, làm nhà cửa, đóng bàn ghế. Nghề rèn và đục đá tuy không

nhiều nhưng cũng đủ sản xuất lưỡi cuốc, dao, liềm, cối xay đá phục vụ

nhu cầu. Nghề sản xuất gạch ngói chủ yếu là ngói âm dương để lợp nhà

sàn của đồng bào dân tộc. Nghề dệt vải chàm, thổ cẩm được phát triển,

không chỉ đáp ứng nhu cầu của địa phương mà còn trao đổi buôn bán với

các cư dân sống xen kẽ bên cạnh. Ngoài ra còn có một số nghề thủ công

nhỏ lẻ khác như cất tinh dầu hồi, nấu cao động vật…Tuy nhiên các nghề

thủ công ở đây vẫn tiến hành theo mùa, tranh thủ lúc nhàn rỗi, chưa xuất

hiện các xưởng lớn với đội ngũ thợ lành nghề tách khỏi trồng trọt.

Tóm lại kinh tế Lạng Sơn trong quá khứ và hiện tại phát triển khá

mạnh do có sự đóng góp tích cực của dân tộc Tày, một trong những chủ

thể chính của tỉnh. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp thì

buôn bán giao lưu trao đổi hàng hoá trong nước và nước ngoài phát triển

rầm rộ nhất. Ngay từ thế kỷ XVI – XVII đã xuất hiện những thương

trường thuyền bè tấp nập buôn bán như chợ Kỳ Lừa, chợ Vân Mịt…

Trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, kinh tế

thương mại – du lịch là ngành mũi nhọn hàng đầu của tỉnh, được chú ý

đầu tư phát triển.

Về văn hoá vật chất: Trong số các dân tộc ở Lạng Sơn, người Tày

xã Yên Lỗ nói riêng và cư dân Tày của cả tỉnh nói chung là cư dân bản

9

Page 10: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

địa sống lâu đời nhất, cùng sống trong một hệ sinh thái, có mối quan hệ

gần gũi lâu đời với các dân tộc khác. Vì vậy, trong một số mặt của đời

sống văn hoá, người Tày chịu ảnh hưởng văn hoá của nhiều dân tộc khác.

Trước hết là món ăn cổ truyền: Có thể nói nguồn lương thực, thực

phẩm chính của người Tày xã Yên Lỗ là sản phẩm thu được từ hoạt động

sản xuất kinh tế của cư dân sống trong vùng sinh thái thung lũng có rừng

và sông suối bao quanh. Đó là gạo và hoa màu như ngô, khoai, sắn,

đậu… các loại rau quả do trồng và thu hái trong rừng, các loại thuỷ sản

tôm, cua, cá do nuôi và thu lượm ở sông, suối. Các loại thịt trâu, bò, lợn,

gà, vịt… do chăn nuôi gia đình hay chim thú săn bắn trong rừng. Từ các

nguồn lương thực thực phẩm trên, cơ cấu dinh dưỡng và bữa ăn hàng

ngày chủ yều là gạo – cá, tôm, rau, quả - thịt. Lạng Sơn là vùng chịu ảnh

hưởng của gió mùa đông bắc, nên thời tiết rất lạnh về mùa đông, vì thế

lượng thịt và mỡ dùng trong các bữa ăn hàng ngày nhiều hơn các địa

phương khác. Hơn nữa, người Tày vốn sống gần gũi với người Kinh,

người Hoa nên tiếp thu nhiều cách ăn uống của họ. Các món ăn như thịt

lợn quay, vịt quay, phở chua nổi tiếng của Lạng Sơn thu hút khách tham

quan du lịch trong nước và quốc tế.

Về trang phục: Chủ yếu được cắt may bằng vải bông tự dệt có

nhuộm chàm. Quần áo nam nữ Tày màu đen xanh hoặc đen hồng, áo của

nam là áo ngắn được may ghép bốn thân, cúc vải, cổ tròn; áo của phụ nữ

gồm áo ngắn và áo dài năm thân. Cổ áo dài đứng, tròn, thấp, khuy cài

sang nách phải. Áo dài được sẻ ngay tận ngang hông, thuận tiện cho việc

đi làm, gấu áo dài quá gối. Bộ áo dài người Tày có thắt lưng màu đen

hồng đẹp, nền nã, dung dị, quý phái.

Trang sức người Tày Yên Lỗ là các loại vòng cổ, vòng tay, trâm

cài tóc, dây chuyền, các loại hoa tai… Đồ trang sức bằng vàng, bạc,

không chỉ mang lại vẻ đẹp bên ngoài cho người phụ nữ mà còn có tác

10

Page 11: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

dụng bảo vệ sức khoẻ. Bởi vì theo quan niệm dân gian và kinh nghiệm

của người dân, nếu đeo bạc thì không bị cảm gió, cảm nắng.

1.3 Tổ chức gia đình, xã hội

1.3.1 Gia đình và quan hệ gia đình

Với người Tày, gia đình thường đồng nghĩa với nhà vì mỗi gia

đình cư trú trong một nóc nhà. Gia đình Tày thuộc loại gia đình nhỏ, phụ

hệ, gia đình hai thế hệ là chủ yếu, tuy nhiên gia đình 3 – 4 thế hệ gồm ông

bà, cha mẹ, con cháu cũng không phải là ít. Trong gia đình người Tày,

chủ là người chồng, người cha nên gia đình mang tính phụ quyền. Người

chủ gia đình có vai trò quan trọng quyết định tổ chức sản xuất của gia

đình. Người ông, người cha là người điều hoà các mối quan hệ xã hội

trong và ngoài gia đình. Trong xã hội cổ truyền của người Tày, nền nếp

phân công lao động theo giới tính và theo lứa tuổi trong nội bộ gia đình

đã hình thành từ lâu. Tuy chủ gia đình là người chồng, người cha nhưng

người mẹ, người vợ cũng có vai trò quan trọng trong gia đình như sản

xuất, dựng vợ gả chồng, giỗ tết… người chồng người cha đều tham khảo

và coi trọng ý kiến của họ.

1.3.2 Về quan hệ xã hội

Từ lâu gia đình người Tày đã hình thành các nguyên tắc ứng xử

nhất định mà mọi người đều phải tuân theo. Trong gia đình, những nơi ăn

chốn nghỉ cho con trai, con gái, con dâu đều được quy định những kiêng

kị nhất định. Quan hệ giữa bố chồng, anh chồng, chị em dâu… được quy

định chặt chẽ. Quan hệ anh em con cháu trực hệ và bằng hệ trong gia

đình người Tày là: con chú con bác hoặc con cậu con dì xưng hô theo

ngành trưởng – thứ, nghĩa là anh là em không kể tuổi tác ít hay nhiều…

hoàn toàn giống người Kinh.

1.4 Văn hoá - phong tục

Trong bất kỳ tộc người nào, quan niệm “linh hồn”, “vạn vật hữu

linh” là cơ sở của toàn bộ hệ thống tín ngưỡng tôn giáo từ cổ sơ nguyên

11

Page 12: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

thuỷ đến phức tạp, hiện đại như ngày nay. Người Tày ở Yên Lỗ quan

niệm về phi, phi dịch ra tiếng Việt có nghĩa rất rộng, nó chỉ tất cả các

thánh thần, ma quỷ… Trong quan niệm dân gian của người Tày, phi có

hai loại: phi lành, phi dữ. Ma lành được thờ cúng trong gia đình, miếu,

đình, đền… còn ma dữ nói chung không được thờ. Các loại ma đều có ba

thế giới: trên trời, mặt đất, dưới mặt đất (âm phủ).

Người Tày ở Yên Lỗ, Bình Gia cũng có quan niệm vạn vật hữu

linh, thiên đường, địa ngục. Sau khi chết, linh hồn bị đẩy xuống địa ngục

để xem xét kết tội nặng nhẹ. Sau một thời gian xem xét chịu cực hình thì

linh hồn được siêu thoát lên thiên đường, nơi mọi cái đều tươi đẹp, sống

sung sướng. Để coi sóc phần hồn, người Tày có một lớp người hành nghề

cúng bái, đó là các tào, mo, then, pựt…

Hình thức thờ cúng tổ tiên là quan trọng nhất của người Tày.

Theo quan niệm của họ, ông bà, cha mẹ sau khi chết, linh hồn vẫn tồn tại

ở trên trời, do vậy con cháu phải lập bàn thờ để cúng trong nhà, hàng năm

phải cúng giỗ mời tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho gia đình bình yên,

làm ăn phát đạt. Việc thờ cúng tổ tiên theo hệ chín đời. Người Tày cúng

tổ tiên vào dịp cúng giỗ. Bên cạnh đó, người Tày còn thờ Phật Bà Quan

Âm và Hắc hổ huyền đàn, thờ bà mụ hay mẹ hoa, thờ táo quân, thờ tổ sư

thầy tào, then. Ngoài ra trong mỗi bản còn lập miếu, là nơi thờ thổ thần,

ngôi đình thờ thành hoàng.

Người Tày Yên Lỗ cho rằng trong sinh hoạt hàng ngày của con

người, nếu có những điều bất trắc, rủi ro… thì mọi người có thể thông

qua cúng lễ cầu khấn thần linh phù hộ hay giải thoát rủi ro cho mình khỏi

hoạn nạn. Tuy nhiên, trong các trường hợp như làm đám tang người chết,

trừ tà ma… thì không phải ai cũng làm được mà phải nhờ đến một lớp

người hành nghề cúng bái. Đó là các mo, then, tào… loại thày cúng mang

nặng tính chất đạo giáo và phải cúng theo sách mang tính chất bắt buộc,

không được bỏ qua công đoạn nào…

12

Page 13: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Nói đến tín ngưỡng tôn giáo của người Tày Lạng Sơn, chúng ta

không thể không lưu ý tới những ảnh hưởng của Tam giáo. Đây không

phải là sự du nhập mà cơ bản vẫn trên nền tảng của các tín ngưỡng dân

gian. Ngoài những ảnh hưởng của Tam giáo đồng nguyên, thời Pháp xâm

lược còn có một số giáo sỹ Ki tô lên truyền đạo ở vùng người Tày Yên

Lỗ. Nhưng đồng bào không chấp nhận mà vẫn theo các tín ngưỡng cổ

truyền của mình.

1.5 Văn hoá dân gian

Người Tày Yên Lỗ có một nền văn hoá dân gian khá phong phú.

Ngày nay một số thần tích còn lưu giữ được trong đó truyện kể là chủ yếu

nhất trong cộng đồng tộc người. Đặc điểm của truyện cổ phản ánh đời

sống của cư dân nông nghiệp. Các truyện về thần nông, truyện Lục pjạ

(con mồ côi), truyện Dà Dìn, truyện Tài xì phòng, truyện về chàng Thám

Hoa… khẳng định sự phong phú trong kho tàng truyện cổ tích của người

Tày Yên Lỗ.

Truyện kể về các hiện tượng tự nhiên cũng khá phong phú, ngày

nay vẫn còn lưu truyền.

Vốn ca dao, tục ngữ, câu đố, những khúc hát đồng giao và trò

chơi của trẻ em Yên Lỗ khá phong phú, góp phần tạo nên diện mạo của

văn nghệ dân gian Xứ Lạng mà chủ yếu của nó là tộc người Tày.

Bên cạnh văn học thì những bài dân ca giao duyên phát triển nhất

và tồn tại trong đời sống tinh thần của mọi người dân. Ta có thể thấy dân

ca Tày được chia thành hai loại lớn, đó là dân ca nghi lễ và dân ca giao

duyên.

Dân ca giao duyên:

Lượn: Là bộ phận dân ca Tày, lượn có vai trò quan trọng trong đời

sống tinh thần của người Tày. Lượn gồm có ba loại: lượn Cọi, lượn

Slương, lượn Nàng hai. Lượn Slương thường được tổ chức hát trong ngày

13

Page 14: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

hội Lồng Tồng mùa xuân hay vào những đêm trăng sáng vào dịp nông

nhàn.

Phong Slư: Là những bức thư tình, một thể loại độc đáo của trai gái

Tày. Được hát trong giao duyên tỏ tình, trong lễ hội xuân, dịp cưới hoặc

trong lao động sản xuất.

Những bài ca nghi lễ:

Là kho tàng văn nghệ phong phú của người Tày Yên Lỗ. Có thể kể

đến quan làng, những bài then được hát trong các dịp cưới xin chúc tụng,

chữa bệnh, cấp sắc…

Tóm lại, kho tàng văn hoá dân gian của người Tày Yên Lỗ vô

cùng phong phú, ngày nay được đồng bào coi như một món ăn tinh thần

không thể thiếu được trong đời sống xã hội của con người.

CHƯƠNG II

CÁC TRÒ DIỄN VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN

TRONG LỄ HỘI LỒNG TỒNG

Lễ hội Lồng Tồng không những có nhiều nghi thức, nghi lễ mà còn

có rất nhiều trò diễn, trò vui. Lễ và hội tách bạch ra hai phần rõ rệt như

nhiều lễ hội tín ngưỡng dân gian khác. Tuy nhiên, cũng có một số phần lễ

và hội đan xen lẫn nhau. Song, trong một số lễ hội, phần hội hoàn toàn

không liên quan đến nghi lễ, mà chỉ là trò chơi vui hội, góp phần cho

không khí lễ hội thêm vui tươi, sôi nổi và trang nghiêm.

2.1 Trò diễn

2.1.1 Trò sỹ, nông, công, thương (kén rể)

Sau khi nghi thức đón sư tử bạn xong, đúng 12 giờ trưa (giờ ngọ) Pú

mo đánh trống khai hội. Tiếng trống rộn rã được gióng lên ba hồi chín

tiếng như thúc giục mọi người đến dự hội. Dứt tiếng trống, Pú mo ra hiệu

cho phép trò sỹ, nông, công, thương (trò kén rể) bắt đầu. Trò này được tổ

14

Page 15: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

chức mở màn cho hội Lồng Tồng. Trò kén rể gồm 5 nhân vật: Anh sỹ đại

diện cho tầng lớp trí thức, những người có học. Anh nông đại diện cho

lớp người chân lấm tay bùn, lớp người sản xuất ra lúa gạo nuôi sống con

người. Anh công đại diện cho lớp người sản xuất thủ công nghiệp. Anh

thương đại diện cho lớp người buôn bán. Và cuối cùng là cô con gái xinh

đẹp kén chồng. Tiếng Tày gọi là Lạo Lai (bao gồm sỹ, nông, công,

thương và Mè Nàng). Trước khi trò diễn được thực hiện, các anh chị Lạo

Lai, Mè Nàng được dấu ở chỗ nào đó cách đình khá xa. Khi nghe được

hiệu lệnh của Pú mo, họ xuất hiện và bước vào khu vực dành cho tổ chức

hội. Đầu tiên là Mè Nàng (cô gái) đi ra trước, sau đó đến anh sỹ, anh

công, anh thương, và cuối cùng là anh nông. Như đã nói ở phần trên, đạo

cụ cho trò kén rể đã được chuẩn bị từ trước. Cô gái đeo mặt nạ, mặc áo

dài Tày màu đen hồng rất đẹp, đội nón mới, khoác Thầy ngàm (nải ngàm)

đi với điệu bộ dung giăng dung dẻ từ dưới lên, bước tới sân trước đình và

đi đi lại lại trước cửa đình như có ý chờ đón ai đó. Mè Nàng do người con

trai trong bản đóng. Sau đó là anh sỹ đeo mặt nạ mặc áo trắng vai khoác

túi sách vừa đi vừa hát “Ta là kẻ sỹ học hành quanh năm chân không lấm

đất tay không nhúng bùn, thân ta nhàn hạ đi qua đi lại trước mặt cô gái,

hát đi hát lại, nàng hãy lấy ta đi” nhưng cô gái vẫn không ưng. Tiếp theo

là anh công đeo mặt nạ trông khắc khổ như người công nhân mặc quần áo

xanh, vai vác chiếc búa bằng gỗ. Anh công vừa đi vừa hát vòng quanh cô

gái, hát rằng “Ta là kẻ công làm lụng quanh năm, ta có bàn tay vàng làm

ra của cải nuôi sống dân bản, nàng hãy lấy ta”. Sau anh công là anh

thương đeo mặt nạ trông có vẻ rất phong lưu, vai khoác túi vải trong đó

có nhiều đồ buôn bán vừa đi vừa hát “Ta là kẻ buôn, buôn bán khắp

vùng, nơi nào cũng có mặt ta, ta là người giàu có nhất vùng, nàng hãy

lấy ta”, nhưng cô gái vẫn không ưng. Cuối cùng là anh nông đeo mặt nạ,

đội nón mê, mặc áo rách, vai khoác cày và tay cầm vó, vừa đi vừa hát

“Tta là kẻ nông, chăm sóc cánh đồng, làm ra hạt gạo, nuôi mọi người no

15

Page 16: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

đủ”. Anh nông dân vừa hát vừa căng vó, kéo vó bắt cá. Chiếc vó bị rách

lung tung, anh nông dân úp chỗ này giả vờ úp chỗ kia, úp vào cả người

xem làm cho cả hội cười ngặt ngẽo sảng khoái. Người con gái (Mè Nàng)

gật đầu đồng ý lấy anh nông dân. Và người con gái chạy đến chỗ anh

nông dân và cùng anh nông dân cày ruộng. Người con gái giả vờ kéo cày.

Anh nông dân kéo cày được một đoạn thì cày gẫy, diệp cày. bắp cày mỗi

thứ một nơi, người xem lại được một trận cười sảng khoái. Sau đó 4 anh

sỹ, nông, công, thương vòng tay khoanh cô gái ở trong và cùng hát vui

vẻ.

Trò sỹ, nông, công, thương là một trò vui rất đặc sắc của vùng

đồng bào Tày ở Lạng Sơn. Trò vui mang tính văn nghệ dân gian thể hiện

vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Ngay từ xa xưa ông cha ta

đã coi nông nghiệp là rất quan trọng, không gì có thể thay thế được. Bằng

các diễn xướng giản đơn mộc mạc, thông qua hình thức kén rể của cô gái

khá đặc biệt, bao nhiêu anh con trai giàu có đẹp trai ướm hỏi nhưng cô

gái đều từ chối và chỉ chấp thuận lấy anh nông dân vừa xấu xí vừa nghèo

khó. Tất cả đều toát lên tính quan trọng của nghề nông và chỉ có nông

nghiệp mới nuôi sống được con người. Đây là nghi lễ cầu mùa màng,

thông qua nghi lễ này nhằm giáo dục con người hãy coi trọng sản xuất

nông nghiệp.

2.1.2 Loòng kỳ lằn, lòng phụ (trò múa sư tử)

Trò kén rể kết thúc thì chuyển sang phần múa sư tử. Đây là trò

múa chiếm thời gian chủ yếu của lễ hội Lồng Tồng. Lúc này cả sư tử chủ

nhà và sư tử bạn đều múa trước cửa đình. Người xem đứng xung quanh.

Tất cả các con sư tử dù bao nhiêu con tham gia hội đều múa quay mặt về

hướng đình. Các bộ gõ được tập trung ở phía sau. Tiết tấu chiêng trống,

chum choẹ được quy định thống nhất theo tiết tấu của sư tử chủ nhà, do

đoàn trưởng chủ nhà điều khiển.

16

Page 17: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Đầu tiên, sư tử chủ nhà dẫn đầu múa vòng quanh chào khán giả,

động tác vừa đi vừa múa uyển chuyển, nhẹ nhàng. Con múa cao, con múa

thấp bằng các động tác như mèo vờn hổ phục. Sau khi múa một vòng và

quay về chỗ cũ, sư tử dàn hàng ngang quay mặt về phía đình chuẩn bị

múa chính thức.

Động tác múa chào thần thánh: Đây là động tác bắt buộc đối

với hoạt động của sư tử. Tiếng chiêng trống vang, lên sư tử bắt đầu múa,

tất cả đồng loạt giơ cao đầu, dùng hai tay xoay tròn đầu, lúc nghiêng phải,

lúc nghiêng trái, lúc thì cúi xuống, trông tựa màn đồng diễn với đủ các

màu đỏ, xanh, đen, tím, vàng rực rỡ trông thật đẹp mắt. Màn múa chào

thần thánh khoảng 30 phút. Có những hội như ở Vân Mịt Bình Gia có

năm có tới 16 con sư tử hoặc như ở Bản Chu, Hưng Đạo, Bình Gia cũng

có lúc đông tới 10 con

Động tác múa vui hội, các con sư tử bắt đầu múa chung để người

xem thưởng thức cảnh đua tài. Đây là trò múa phong phú nhất. Tất cả các

con sư tử đều múa thể hiện tài nghệ của mình. Con múa cao, con múa

thấp, đôi khi còn vờn lẫn nhau, xua đuổi nhau, không khí thật là vui nhộn.

Các động tác múa nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Lúc này chiêng, trống,

chũm choẹ gõ theo kiểu múa vui, nên tiếng nhạc cũng như tiết tấu của

nhạc dồn dập, hối thúc hơn, nhưng có lúc lại khoan thai, dịu dàng. Những

người múa sư tử luôn thay nhau múa làm cho không khí hội luôn luôn sôi

nổi nhịp nhàng. Ở động tác “hỏi slử” , sư tử vừa múa vừa dùng đầu gối

đẩy nhau – con nào bị chệch gối bật ra, lùi ngã hay chếnh choáng trong

động tác múa thì bị coi là thua. Do vậy muốn thắng phải biết miếng “hỏi

slử” múa hay, đẹp, dai sức.

Trò múa của báo đông (đười ươi): Những con sư tử múa vui

được khoảng 1 tiếng, thì báo đông ra múa và làm các trò vui. Mỗi đội sư

tử có một con báo đông do người đóng. Báo đông làm các động tác múa

vui với sư tử, lúc thì doạ sư tử, lúc thì cầm cành cây chọc ghẹo sư tử, đè

17

Page 18: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

đầu đè cổ, đấm, đá sư tử… Mỗi lần báo đông nghịch như vậy, sư tử lại

đuổi đánh bằng các động tác giận giữ, nhưng báo đông vẫn thản nhiên coi

như không. Phải nói rằng báo đông rất nghịch làn đủ các trò với sư tử.

Những động tác báo đông và sư tử vờn nhau, chọc ghẹo nhau, đôi lúc báo

đông còn ngã lăn quay ra đất… gây những trận cười sảng khoái cho

người xem.

Trò vui của khỉ: Khi báo đông múa được một thời gian nhất định

thì xuất hiện các trò vui của khỉ. Mỗi đội sư tử có hai con khỉ do người

đóng. Các trò của khỉ do báo đông chỉ huy. Đầu tiên họ đeo mặt nạ và ra

sân. Trước tiên phải tập đi đứng, do báo đông dạy, đi lắc lư toàn thân,

chân đi chếnh choáng, siêu vẹo, lúc quay sang trái, lúc quay sang phải,

hai tay vung cao, đầu nghiêng trái, nghiêng phải, có lúc còn quay ra đằng

sau. Con khỉ rất ngang bướng, không chịu nghe báo đông nên báo đông

đánh cho liên tục. Khi con khỉ tập đi và tập các động tác múa thì toàn bộ

chiêng, trống, chũm choẹ phải gõ theo nhịp riêng bằng các tiết tấu riêng.

Thông thường, khỉ tập đi đứng kéo dài khoảng 30 phút. Khi các động tác

của khỉ đã thành thạo, báo đông dẫn khỉ múa vui với sư tử. Báo đông bắt

khỉ múa vui đủ các trò, từ động tác nhảy lộn, nhai mía tượng trưng, cõng

báo đông, khiêng báo đông vứt xuống đất… đến các trò nghịch ngợm,

chọc ghẹo sư tử, vào hùa với báo đông đánh sư tử. Những động tác vui

nhộn của khỉ và báo đông làm cho mọi người cười nắc nẻ, gây không khí

tưng bừng náo nhiệt.

Trò sư tử đẻ con: Trong quá trình múa vui, các con sư tử có

những động tác âu yếm nhau, vái lạy, bò lên lưng nhau. Lúc này, báo

đông và khỉ vẫn vui đùa nghịch ngợm. Thậm chí báo đông còn làm các

động tác phồn thực, một chân ngáng trước ngực sư tử, một tay vít cổ sư

tử xuống, một tay vỗ vào mông sư tử với những điệu cười hả hê, tay vung

lên trời. Các động tác của sư tử múa khi đẻ con khoan thai, thư thái

nhưng rất hung dữ. Bằng sự giúp đỡ của báo đông và khỉ, sư tử đã đẻ con

18

Page 19: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

dễ dàng. Lúc này, sư tử con do người múa xuất hiện trước sư tử mẹ. Sư tử

con đi bằng những động tác rất yếu đuối, chỉ dám đi vòng quanh sư tử

mẹ. Sư tử mẹ múa bằng những động tác âu yếm sư tử con. Sư tử mẹ lúc

này rất hung dữ làm cho báo đông và khỉ không thể đùa nghịch được. Sau

một số động tác múa cơ bản, sư tử con đã trưởng thành và tham gia múa

với sư tử mẹ. Lúc này khỉ, báo đông và sư tử lại bắt đầu đùa nghịch và

múa vui. Trò sư tử đẻ con kéo dài khoảng 30 phút.

Trò múa sư tử bị giết khả Kỳ Lằn: Đây là động tác cuối cùng của

múa sư tử. Khỉ và báo đông dùng hai cây gậy buộc chéo nhau cắm xuống

đất và xua đuổi sư tử, lừa sư tử vào tròng. Khi sư tử bị lừa vào tròng, báo

đông và khỉ đè cổ, chặt đầu sư tử. Qúa trình giết sư tử, tiết tấu của bộ gõ

được quy định riêng. “Kỳ Lằn hai dá dẹ, Kỳ Lằn hai dá dẹ, Kỳ Lằn hai dá

dẹ”… trở thành câu hát của đồng bào Tày – Nùng trong các dịp hội Lồng

Tồng. Trò giết sư tử kéo dài khoảng 30 phút.

Trò tẳng giảo (trồng người): Khi thực hiện trò giết sư tử xong,

các thành viên của các đội sư tử kéo ra giữa sân hội xếp thành các vòng

tròn lớn và đứng vai chồng lên nhau. Vòng thứ nhất có 10 người, vòng

tay ôm vào nhau và ngồi xuống. Vòng thứ hai 8 người, đứng lên vai của

10 người vòng thứ nhất và cũng ngồi xuống. Vòng thứ ba 4 người trèo

lên đứng lên trên vai của 8 người vòng thứ hai và tất cả cùng đứng lên tạo

thành 3 vòng trồng lên nhau cao vút. Sau đó một con sư tử trèo lên trên 3

vòng người đó. Trước khi trèo, sư tử múa vòng quanh dưới đất 3 vòng rồi

mới trèo lên. Người trèo phải thật khéo léo, miệng ngậm vào lưới sư tử để

giữ đầu sư tử khỏi rơi, chân bước lên thắt lưng của người đứng làm vòng

tròn, hai tay bá vào vai và trèo lên đứng trên đầu của vòng thứ ba và múa

trên đó.

19

Page 20: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Có thể nói đây cũng là một cuộc thi, nếu ai trèo lên được thì được

thưởng do ông Pú mo tặng. Cũng có nơi như vùng Cao Lộc, họ lại dùng

gậy đặt lên vai để cho người và sư tử trèo lên. Theo quan niệm của đồng

bào, tẳng giảo là một hình thức thể hiện sức mạnh của cộng đồng phải có

sự đoàn kết nhất trí cao, thành một khối vừa bày tỏ lòng biết ơn thần linh,

vừa cố kết cộng đồng người trong bản. Toàn bộ cuộc tẳng giảo được diễn

ra trong vòng 5 phút. Đến đây trò múa sư tử cơ bản kết thúc và chuyển

sang phần múa võ.

2.1.3 Oóc quyền (trò múa võ)

Múa chào thần thánh:

Đây là động tác múa tay không, có từ 5 – 6 người biểu diễn. Đầu tiên

làm động tác chào, tất cả đứng lên trước 3 bước, dạng chân xuống tấn, hai

tay giơ ra phía trước khuỷu tay khép vào hai bên sườn tạo thế vững chãi.

Khi tiếng nhạc của trống chiêng, chũm choẹ cất lên, động tác múa bắt

đầu. Trước các động tác khoa chân khoát tay uyển chuyển dứt khoát, mắt

long sòng sọc, mỗi động tác múa, đấm đá kèm theo tiếng hét, người xem

người nghe được một phen hoảng hồn khâm phục nhưng rất thích thú.

Múa gậy: Như đã nói ở trên, mỗi đội sư tử mang theo từ 2 – 4 gậy

để tham gia múa hội. Đầu tiên múa hai người, rồi múa 4 người, 6 người, 8

ngườ. Tiếng gậy va vào nhau kêu chan chát, người xem hoa mắt sởn tóc

gáy. Trò múa gậy thể hiện bản lĩnh quả cảm phi thường, nhanh tay nhanh

mắt, các động tác chính xác đảm bảo đều đẹp, an toàn.

Múa đoản đao: Có thể múa đôi, múa đơn. Người múa hai tay cầm

đao giơ lên giơ xuống, có lúc quay tít trên đầu tạo tiếng gió rít phần phật

vun vút. Các động tác quay trước, quay sau của người múa tạo thế uyển

chuyển liên hoàn.

20

Page 21: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Múa slam sla (đinh 3 chạc): Người múa hai tay cầm hai đinh ba

múa bằng các động tác quay tròn hoặc nhào lộn tạo thế tiến thoái, phòng

thủ hoặc tiến công. Các động tác múa thoăn thoắt làm cho người xem rõi

mắt, cảm phục.

Nhảy 4 góc bàn: Người ta đặt giữa ruộng một cái bàn vuông 4

góc và kê thật chắc chắn. Khi chơi, người tham gia tung người lên bàn,

hai tay chống xuống 4 góc bàn, toàn thân lăng qua trên mặt bàn, tạo thế

song song với mặt bàn và nhảy xuống bên kia bàn, rơi xuống đất nhẹ

nhàng. Một người có thể nhảy liên tục 4 góc hoặc nhảy từng góc. Đây là

động tác khoẻ tay đều chân và khi thực hiện phải hết sức khéo léo, nếu

không mắt cá chân va vào bàn sẽ gây ra đau đớn.

Nhảy búa tẹm (nhảy qua ống cót: Người ta dùng một tấm cót dài

một mét cuộn tròn lại, có đường kính một mét, đặt trên một khung gỗ

được đóng chắc chắn. Khi nhảy, người nhảy phải chạy lấy đà, hai tay giơ

ra đằng trước, toàn thân lao vút qua ống cót và rơi lộn sang bên kia. Khi

rơi, đầu phải gập lại, toàn thân cuộn tròn khi chạm đất khỏi đau.

Nhảy quá tu pịa (nhảy qua cửa dao): Đây là động tác tương đối

nguy hiểm, đòi hỏi người nhảy phải hết sức khéo léo, nhanh nhẹn và có

lòng dũng cảm. Đạo cụ để phục vụ là tre được uốn thành vòng tròn,

đường kính một mét. Vòng tròn được đặt trên khung gỗ ở một bãi đất

giữa ruộng. Trên vòng tròn ngwời ta buộc bốn con dao nhọn, một con

buộc ở phần trên, mũi dao chúi xuống, cán dao ngược lên, một con dao

khác buộc ở vòng dưới, mũi dao dựng ngược lên và hai con buộc hai bên.

Như vậy, bốn mũi dao quay đầu vào trong ở giữa vòng. Khi nhảy, có hai

người đứng ở hai bên làm nhiệm vụ hỗ trợ, một người cầm chuôi dao

trên, một người cầm chuôi dao dưới, khi người nhảy chạy lấy đà, hai tay

duỗi thẳng lao qua trước và gập đầu lộn xuống đất. Trong trường hợp

người nhảy lúng túng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm thì người cầm dao ở

21

Page 22: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

vòng dưới lập tức nhanh chóng hạ con dao xuống, đảm bảo an toàn cho

người nhảy không bị thương.

Nhảy qua tu phầy (nhảy vòng lửa): Người ta dùng thanh tre uốn

thành vòng tròn, lấy rẻ rách tẩm dầu mác bao (dầu quả dọc) và buộc xung

quanh vòng tre. Vòng lửa được treo dưới một khung gỗ đặt giữa ruộng.

Khi châm lửa vào rẻ rách, lửa cháy thành một vòng. Người nhảy chạy lấy

đà, giơ tay ra đằng trước và lao qua vòng lửa, lộn sang bên kia.

2.1.4 Trò hát then, sli, lượn

Thông thường, một lễ hội Lồng Tồng thu hút rất nhiều khách và các

thành phần tộc người tham gia, cho nên diễn ra nhiều hình thức hát rất

phong phú. Các lối hát diễn ra kéo dài từ lúc khai hội cho đến kết thúc,

sau đó người ta kéo về hát trong nhà… Nội dung hát chủ yếu là hát giao

duyên, hát chúc tụng, hát mừng xuân mới. Khi hội diễn ra, mọi người

trong bản, bản trong, bản ngoài và nhiều vùng khác kéo đến rất đông, tụ

tập theo từng nhóm hỏi han và làm quen nhau. Các nhóm nam nữ bắt đầu

hát đối đáp nhau.

Hát chào hỏi: Đây là hình thức hát đầu tiên trong lễ hội, nhất là

khách phương xa đến dự hội. Các giọng hát sli, then, lượn tập trung chủ

yếu hỏi thăm tình hình sức khoẻ, làm ăn ra sao, chuẩn bị tết to hay nhỏ và

gia đình có vui vẻ hay không.

Hát chúc tụng: Mọi người hát chúc nhau năm mới làm ăn phát

đạt, từ đây trở di mạnh khoẻ. Người ta chúc nhau từ sản xuất mùa màng,

chúc gia đình, chúc bản mường, chúc giao duyên hạnh phúc, chúc tình

làng nghĩa xóm.

Hát giao duyên: Đây là lối hát phong phú nhất và chiếm nhiều thời

gian nhất. Đối tượng hát ở đây chủ yếu là thanh niên nam nữ chưa vợ

hoặc chưa có chồng. Họ hát đối đáp nhau, hỏi han nhau tình hình làm ăn,

cuộc sống và cơ bản xoáy sâu vào tâm tư tình cảm của nhau.

22

Page 23: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Dùng những lời hát thăm dò nhau, đại loại như đã có người yêu

chưa, hoặc có rồi thì ở đâu và làm gì, quê quán ở đâu xa hay gần… lời hát

thật là thấm thía ngọt ngào. Trong trò hát giao duyên, thường là phái nam

đặt vấn đề trước, bên nữ nghe và trả lời. Thông thường, bên nữ không bao

giờ trả lời ngay mà hát đáp lại bằng lối véo von để thử tài bên nam và họ

cười rúc rích để nghe bên nam trả lời ra sao. Lúc này, bên nam phải trổ

tài thật sự của mình để chinh phục bên nữ. Nếu bên nữ ưng và nghe được

thì trả lời rất ý tứ bằng lối hát xa hát gần… và cũng hát lại hỏi bên nam

quê quán ở đâu và làm gì, đã có ai chưa. Cũng có lúc họ hát kháy, chọc

tức nhau làm cho cả hai bên rất bực tức, và cũng từ sự bực tức đó họ làm

mọi cách để hiểu nhau hơn. Khi hai bên đã hiểu nhau, họ càng hăng say

hát bằng cả tâm tình, cảm tưởng như không thể rời nhau ra được.

Trong các ngày hội Lồng Tồng của người Tày ở Lạng Sơn

thường xuất hiện các hình thức hát phổ biến như sau:

Hát lượn: Gồm có lượn slương, lượn cọi, lượn nàng ới. Lượn là

của người Tày được hát theo lối cả văn vần, lẫn văn xuôi, chuyên dùng

những câu bóng gió nghe man mắc có lúc lại bùi ngùi, thỏ thẻ như tâm

sự, cũng có lúc lại sâu lắng nghe buồn não ruột, nhưng có lúc lại rộ lên

vui sướng hạnh phúc. Cho nên hát lượn làm cho các đôi trai gái quấn quýt

nhau không thể rời ra được.

Hát then: Là làn điệu dân ca của dân tộc Tày. Hát then trong lễ

hội cũng như hát then trong nghi lễ thần linh, đồng bào đều dùng lối hát

theo thể văn vần, mỗi khổ bốn câu và mỗi câu 7 chữ, và hát truyền khẩu

là chính. Tuy nhiên, trong ngày hội cũng có cả hát ứng khẩu. Hát then

trong lễ hội Lồng Tồng là hát chúc tụng, ca ngợi, chúc phúc cầu mong là

chính. Khác với hát sli, hát lượn, trong hát then phải có nhạc cụ, đó là đàn

tính và sóc nhạc cả một chùm được làm bằng đồng thau.

Hát sli: Của dân tộc Nùng. Sli gồm có hai loại, sli sloong hầu của

người Nùng Phàn Slình, sli slình làng của Nùng Cháo. Sli cũng được hát

23

Page 24: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

theo lối văn vần là chính và cơ bản hát theo lối ứng khẩu. Khi hai bên

nam nữ gặp nhau, nhìn thấy hình tượng gì đó bên cạnh là họ có thể mượn

hình ảnh đó ví von hoặc thăm hỏi chúc tụng nhau…

Nội dung hát sli, lượn, phong slư rất phong phú. Trò hát này đều

có bài quy định mà người hát phải thuộc. Trên cơ sở đó người hát mở

rộng ra, ứng tác kịp thời cho phù hợp nội dung chủ đề cuộc hát, đối tượng

hát trong hội. Vì vậy người hát không những giỏi nhớ mà nhanh trí, giỏi

ứng tác. Khác với hát then, hát sli, lượn, phong slư phải có đối tượng hát,

tức là phải có bạn hát đối đáp. Hát sli mỗi bên bạn hát thường có hai

người cùng hát, một người hát giọng cao, một người hát giọng thấp (như

hát bè).

Sau cuộc hát, các đôi có thể tách ra để tâm sự, tìm hiểu nhau ở

chỗ vắng nếu hai bên bạn hát đều ưng lòng nhau. Họ tâm tình rất tự nhiên

nhưng không sàm sỡ và cũng ít khi để xảy ra những điều không hay.

Trò hát sli, then, lượn là nghi lễ không thể thiếu được trong ngày

hội Lồng Tồng của đồng bào Tày Lạng Sơn. Hát trong lễ hội chủ yếu là

nam thanh, nữ tú, những đôi trai gái chưa vợ chưa chồng. Họ đi hội ngoài

việc tìm hiểu vui chơi còn có việc tìm hiểu giao duyên. Quan niệm của

đồng bào trong ngày hội nhất thiết phải có trò hát giao duyên mà càng

nhiều người hát càng tốt. Như vậy năm đó dân bản mới làm ăn phát đạt.

Thông qua trò hát trong ngày hội, nhiều đôi trai gái đã trở nên vợ nên

chồng. Vì vậy các trò hát trong ngày hội Lồng Tồng được kéo dài từ đời

này sang đời khác.

2.2 Các trò chơi

2.2.1 Thọt còn (trò tung còn)

Tung còn là một trong những trò chơi sôi nổi và hấp dẫn nhất của

lễ hội Lồng Tồng. Đây không chỉ là trò giải trí đơn thuần mà là một hình

thức giao duyên mang màu sắc nghi lễ, tín ngưỡng, cộng đồng tổ chức để

24

Page 25: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

chúc một năm mới no đủ, trai gái thành đôi, gần gũi và phát triển giống

nòi.

Người Tày Lạng Sơn, cứ sau ngày mùng 2 tết cho tới hết tháng

Giêng hàng năm, bản làng mở hội Lồng Tồng, đều tổ chức trò chơi tung

còn.

Bãi chơi là một khu đất bằng phẳng ở cạnh đình hay trong Nà Thồng

(ruộng hội). Ở đó người ta đã cho dựng cây còn, phỏng còn và chuẩn bị

quả còn sẵn.

Mở đầu cuộc chơi, Pú mo ra chỗ cây còn cầm quả còn khấn vái cầu

yên cho bản, cầu lộc cho mọi người, cầu mùa cho mọi nơi… Sau phần

nghi lễ – quả còn coi như được ban phép – Pú mo tung quả còn lên cao để

mọi người tranh cướp mở màn cho cuộc vui. Các quả còn của mọi người

trong gia đình lúc này cũng mới được tung lên, bay gần bay xa quanh

phỏng còn trông như những cánh én mùa xuân. Gia đình nào cũng mong

cho con mình ném thủng được phỏng còn để cầu may. Ném còn, còn là

trò vui của đôi trai gái nhằm làm quen và tìm hiểu nhau. Đôi khi họ ném

còn không phải chỉ để qua phỏng còn, mà họ ném theo chủ đích nhất

định. Đó là họ ném cho người mà mình dự định tìm hiểu. Qua cuộc ném

còn, nhiều đôi trai gái đã tìm hiểu nhau và đi tới hôn nhân. Cuộc chơi cứ

thế kéo dài cho tới lúc quả còn xuyên qua phỏng còn. Thế là viên mãn,

biểu tượng của hành động tính giao đã trở thành hiện thực. Nếu tung cả

ngày mà phỏng còn không bị thủng thì cuối buổi Pú mo phải cầm đá ném

cho thủng. Đồng bào Tày quan niệm phải làm như vậy mùa làm ăn mới

suôn sẻ.

Sau khi kết thúc, Pú mo dùng dao rạch quả còn và ban phát những

hạt giống (hạt thóc và hạt bông) cho mọi người. Theo quan niệm của

người Tày, những hạt giống này là hạt giống thiêng, sẽ đâm chồi nẩy lộc

nhanh chóng, vì nó được truyền hơi ấm của những bàn tay nam nữ (âm–

dương) trong hội Lồng Tồng. Ai ai cũng vui vẻ đón nhận những hạt giống

25

Page 26: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

thiêng của trời đất – con người với niềm hi vọng rằng vụ mùa sắp tới sẽ

được bội thu, con người sẽ sinh sôi, bản làng sẽ no ấm, đông vui.

2.2.2 Tức kỳ, tức cờ (chơi cờ tướng, cờ lài)

Cờ người là tên gọi của cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân, mỗi

phe có 16 quân. Trong mỗi phe có một tướng, tướng nam gọi là tướng

ông, trang phục đen hoặc xanh. Tướng nữ gọi là tướng bà, trang phục đỏ.

Chơi cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi quân cờ bằng gỗ, sừng hay

ngà tiện tròn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi cờ người cũng vẫn theo

luật lệ của cờ tướng, nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân rộng,

đủ đường đi nước bước cho 32 người (quân cờ). Mỗi người đóng vai một

quân cờ (sĩ, tượng, mã, xe, pháo…) và mỗi bên có một tướng.

Cuộc đấu cờ trong hội Lồng Tồng thường được tổ chức ở sân

đình, hay bãi ruộng ngô phẳng gần đình. Cuộc đấu cờ được chuẩn bị chu

đáo hàng tháng trời. Chuẩn bị bàn cờ, sân bãi, làm quân cờ là việc phụ.

Đầu tiên là việc tìm và tuyển người. Những người được chọn làm quân cờ

phải là những trai, gái thanh lịch, con cái của gia đình có nề nếp, được

dân làng quý trọng, đồng tình. Số lượng là 16 nam, 16 nữ. Trong số này

phải chọn ra hai tướng: một nam, một nữ - tức tướng ông, tướng bà.

Ngoài ra còn có ông tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp giám khảo theo dõi

cuộc đấu. Tổng cờ và hai tướng là những người thuộc loại khá giả. Chọn

xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo về trang phục, dặn dò về

phong thái trong lúc làm nhiệm vụ “quân cờ”. Quần áo mỗi người tự sắm,

song phải đồng nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi,

bàn cờ tạo ra một cảnh sắc rực rỡ dưới trời hội. Mỗi quân cờ có ghế đẩu

ngồi, có thể đội nón nếu nắng to. Trước ngực mỗi “quân cờ” có treo tên

quân cờ bằng chữ Hán. Còn tướng mặc trang phục theo hai màu: màu

xanh - tướng ông, màu đỏ -tướng bà. Hai đấu thủ có chỗ ngồi riêng.

Bước vào thi đấu, khi muốn đi quân nào thì gõ một tiếng trống và

báo cho người phục vụ, người phục vụ đến bên quân cờ truyền đạt.

26

Page 27: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

“Quân cờ” đứng lên đi tới vị trí được xác định. Trong ngày hội, cuộc đấu

cờ có sức hấp dẫn đối với các khách lớn tuổi, nhất là đối với người biết

chơi cờ. Họ đến đây nhằm thoả mãn nhiều mặt: trí tuệ, thẩm mỹ và giải

trí. Cuộc chơi cờ tĩnh trí, trầm lặng.

Tuy nhiên, hội Lồng Tồng ở Lạng Sơn cũng có nhiều kiểu loại

chơi cờ khác nhau. Có loại không dùng người làm quân cờ mà họ dùng

cót cắt thành từng miếng nhỏ mỗi chiều 50cm với 50cm, được cắm trên

cọc gỗ cao 1,5m. Đầu dưới cọc gỗ được vót nhọn, hai mặt cót dán giấy và

vẽ hình quân cờ. Dùng những thanh tre đan xếp với nhau làm bàn cờ trên

bãi đất cạnh đình hoặc giữa thửa ruộng. Luật chơi cũng như cờ tướng, có

trọng tài, hai vị tướng và người giúp việc. Khi chơi họ hô đi quân nào thì

người giúp việc cầm quân cờ đi đặt vào vị trí đã định.

Ngoài ra, người Tày còn chơi một loại cờ nhưng không phải cờ

tướng kiểu Trung Quốc hiện nay. Loại cờ này cũng có hai tướng và 18

quân (mỗi bên có 9 quân), quân này không có tên cụ thể, mà được gọi

chung là quân cờ. Luật chơi của cờ này, chỉ có tướng mới được ăn quân,

và kiểu ăn của tướng cơ bản như quân pháo trong cờ tướng Trung Quốc.

Nghĩa là mỗi khi ăn phải có một quân của mình đứng đằng trước mới

được ăn quân đối phương nằm trong ô liền kề. Cờ này cũng có hai loại

khác nhau: Một loại có tướng và quân pháo, quân pháo được quy định ăn

như tướng. Một loại chỉ có tướng mới được ăn. Luật chơi được quy định

cũng rất chặt chẽ, ăn một quân mới được ra hoa (quân mới được đi vào ô

trung tâm của bàn cờ), ăn ba quân thì mới được ăn tướng. Nếu loại cờ có

pháo cũng được quy định ăn một quân, thì pháo mới được ăn. Bàn cờ

hình “vuông, được kẻ ngang dọc tạo thành các góc chéo nhau. Quân cờ

được làm bằng gỗ theo kiểu hình thù vuông hay tròn, cao hay thấp nhưng

phải bằng nhau. Tướng, kích thước to hơn, có hình thù riêng không lẫn

lộn với quân. Khi chơi, người chơi đưa quân đi trước và bao vây quân đối

phương, sau đó tướng mới đến ăn. Hoặc cách khác, nếu quân đi trước

27

Page 28: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

tướng, đi sau gặp thời cơ cũng có thể tiêu diệt đối phương ngay, không

cần bao vây hoặc phải tấn công dồn dập. Cuộc chơi được phân thắng bại

khi đối phương đã bị mất hết quân hoặc tướng bị bao vây, không có lối

thoát. Lúc đó cuộc chơi kết thúc.

Ngoài ra còn có một loại cờ không có tướng, mà chỉ có toàn quân,

theo tiếng của đồng bào Tày gọi là cờ Lài. Loại cờ này có 28 quân, mỗi

bên có 14 quân. Khi chơi, các quân này gặp đối thủ đều ăn được, và cũng

có lúc gặp dịp có thể ăn xuyên táo hàng loạt. Luật chơi cờ này tương đối

đơn giản, bàn cờ được vẽ thành các hình “vuông, “tam giác chi chít.

Trong bàn cờ có một hàng phân cách ở giữa, theo quy định, khi quân tiến

qua đó mới được ăn. Cách chơi loại cờ này chủ yếu tiến công, bao vây và

đón lõng, chỉ được ăn liền kề, không được ăn cách quãng.

Hai loại cờ này, chủ yếu thanh thiếu niên hay chơi, vì nó rất thuận

lợi là ở đâu cũng có thể tổ chức chơi được. Qúa trình chơi có những ván

rất căng thẳng, kéo dài hàng tiếng đồng hồ mới kết thúc. Ngày nay loại cờ

này ít phổ biến, nó chỉ tồn tại ở các cháu chăn trâu và các cháu học sinh

lúc rỗi rãi.

2.2.3 Xẻ thỏi (kéo co)

Xẻ thỏi (kéo co) là một trò chơi khoẻ, mang tinh thần thượng võ và

tính tập thể cao, nên thanh niên rất ưa thích. Người ta dùng dây rừng, dây

mây, dây thừng để chơi. Có nơi không dùng dây, sau khi chia hai phe, họ

đứng đối mặt thành từng hàng một, rồi người sau choàng tay ôm chặt

bụng người trước, cứ thế thành một dây dài. Hai người đứng đầu hai phe

nắm tay nhau, lấy vạch vôi ở giữa làm ranh giới thắng bại, được thua.

Bãi chơi thường là sân đình, hoặc sân cỏ rộng và bằng phẳng

Tuy nhiên trong hội Lồng Tồng, người ta tổ chức ngay trước sân

đình. Như đã nói ở trên, trước khi tổ chức hội, đồng bào đã chuẩn bị sẵn

dây khau Nựa để Xẻ thoi. Theo quan niệm của người Tày, khau Nựa là

loại dây tốt nhất, không những mềm dai mà còn là biểu tượng của dây

28

Page 29: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

rừng sống lâu bền. Trước khi chơi, người ta dàn quân ra hai bên, cầm sẵn

hai đầu dây, mỗi bên 5 – 6 người, tuỳ theo số lượng người do bản quy

định. Pú mo ra khấn vài câu cho phép và cuộc chơi bắt đầu.

Đầu tiên là hiệp chơi chào thần thánh. Nhóm bên này mặc trang

phục màu đen và nhóm bên kia mặc trang phục màu đỏ. Họ làm các động

tác kéo lần thứ nhất bên này thắng, bên kia thua, kéo lần thứ hai thì ngược

lại và kéo lần thứ ba, hoà. Lúc này Pú mo chứng kiến công nhận.

Sau khi chào thần linh, cuộc thi bắt đầu. Tiếng trống lần thứ nhất

nổi lên báo hiệu bước chuẩn bị. Tiếng trống lần thứ hai là vào cuộc.

Tiếng trống dồn dập thôi thúc cả hai bên. Người chỉ huy của hai bên

miệng thì hô, tay phất cờ liên tục thúc giục đội mình phải giành chiến

thắng. Bên ngoài dân làng đứng xem chật ních cả sân đình, miệng hò reo

làm chấn động cả một góc làng, làm cho cuộc chơi thêm sôi động hào

hứng. Hễ bên nào kéo đối phương, dẫm vào vạch quy định hoặc đứt dây,

tuột tay thì coi như là thua cuộc.

Động tác cuối cùng, chỉ còn hai đội vào chung kết và kéo đến lần

thứ ba thì Pú mo cầm dao chặt đứt dây khau Nựa, đội nào cầm dây chạy

vào đình nhanh hơn thì được thưởng.

2.2.4 Thi nôộc tiêu tò tót (chọi chim hoạ mi)

Trong các ngày hội Lồng Tồng của đồng bào Tày ở Lạng Sơn, trò

chọi chim hoạ mi tương đối nổi tiếng, đã trở thành thú vui dân gian từ

nhiều thế kỷ nay. Vì vậy, chọi chim không chỉ là một mục trong trò chơi

ngày hội, mà còn là thú vui thông thường của nhiều người, thu hút nhiều

người máu mê ăn thua cờ bạc.

Để có được con chim hoạ mi chơi hay, người nuôi chim phải có

nhiều công phu và kinh nghiệm. Đầu tiên, họ phải vào rừng bẫy chim,

muốn vậy phải có con mồi trước. Khi vào rừng, họ chọn địa điểm ở

những nơi hay có chim, đặt con chim mồi dưới đất hoặc treo trên cây và

dùng lưới vây xung quanh. Khi con chim mồi cất tiếng hót, con chim

29

Page 30: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

rừng nghe tiếng sẽ bay về chỗ con chim mồi và bị mắc bẫy. Cũng có nơi

người ta dùng lông đuôi ngựa buộc thành vòng xung quanh lồng chim

mồi, và chim rừng đến sẽ chui cổ vào thòng lọng.

Bãi đất để chọi chim cũng ở xung quanh đình. Khi các bên đã bàn

bạc xong, họ bắt đầu tổ chức chọi. Đầu tiên họ mở cửa lồng chim, quay

hai cửa vào nhau. Con chim nhìn thấy đối thủ liền xông ra đấu, nó dùng

mỏ để mổ, cánh đập và chân đạp đối phương. Con chim nào không chịu

đựng được, chạy về chuồng của mình coi như là thua cuộc.

Chọi chim là thú vui dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng.

Chọi chim vừa mang tính chất giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng

tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng người đã từng

tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội Lồng Tồng xưa của cư

dân Tày – Nùng Lạng Sơn.

2.2.5 Bắn nả (thi bắn nỏ)

Là cư dân sống ở miền rừng núi, ngoài việc cầu mong thần linh phù

hộ, đồng bào Tày Lạng Sơn còn đoàn kết cộng đồng chống ngoại xâm,

chống giặc cuớp, săn bắn thú rừng bảo vệ mùa màng và cải thiện đời

sống. Vũ khí của họ ngoài giáo, mác, đoản đao, dao rựa còn có cung, nỏ.

Cung, nỏ trở thành công cụ quan trọng không thể thiếu được trong cộng

đồng dân tộc.

Trong lễ hôị Lồng Tồng, bắn cung, nỏ, trở thành một cuộc thi tài đã

có từ lâu đời. Cứ đến mùa tết Nguyên đán, trước khi lễ hội diễn ra hàng

tháng, các cư dân trong bản chủ yếu là thanh niên đã tập luyện cung, nỏ

nhằm bắn thật trúng đích, đạt giải của hội.

Như đã nói ở trên, đồng thời trong quá trình tập luyện, người ta đã

chuẩn bị cung, tên, nỏ và hình nộm. Khi tổ chức thi bắn, họ cắm hình

nộm cách vị trí điểm bắn từ 30 – 50m. Ban tổ chức lễ hội cử một người

làm thư ký ghi chép kiêm trọng tài. Nơi bắn nỏ cách đình khá xa. Để đảm

bảo an toàn trong khi bắn, ban tổ chức cử người cảnh giới hai bên. Hướng

30

Page 31: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

bắn nỏ được chọn theo hướng đằng trước có đồi hoặc rừng cây, không có

người lai vãng tới đó. Luật bắn nỏ được ban tổ chức quy định, mỗi người

chỉ được bắn 3 mũi tên, mũi tên nào trúng hình nộm thì được thưởng. Tuy

nhiên cũng có nơi bắn không hạn chế, bắn theo kiểu rách áo ăn tiền.

Nghĩa là mũi tên chạm vào mép hình nộm là được thưởng. Nỏ và mũi tên,

do người dự thi chuẩn bị. Theo thông lệ mỗi gia đình có một cây nỏ. Khi

được phép của ban tổ chức, các xạ thủ đứng thành hàng ngang trước bệ

bắn. Trang phục của xạ thủ, đầu và thắt lưng đeo vải đỏ, vai khoác ống

tre đựng mũi tên. Ban tổ chức gọi lần lượt từng người vào bắn. Khi bắn

có hai tư thế, quỳ một chân bắn hoặc đứng bắn. Khi ngắm và bật cần bắn,

mũi tên lao ra bay thẳng trúng hình nộm, coi như trúng đích và trọng tài

ghi chép báo cho Pú mo trao phần thưởng. Bắn nỏ là một thú vui thể hiện

tài nghệ săn bắn, nên thu hút được nhiều người chơi. Trong cuộc thi bắn

nỏ, dân bản tụ tập xem rất đông và cổ vũ khích lệ các xạ thủ.

2.2.6 Tức yến, tức diến (thi đánh yến)

Đồng bào Tày thi đánh yến bằng tay, không giống như một số dân

tộc khác chơi yến bằng chân. Đối tượng chơi yến chủ yếu là chị em phụ

nữ.

Trước cuộc chơi, Pú mo cầm yến tung lên trời làm phép và uỷ quyền

cho thành viên ban tổ chức điều hành. Đánh yến chủ yếu được chơi từng

đôi một. Khi có hiệu lệnh của Pú mo, mọi người ùa ra sân đình hoặc

ruộng trước đình tung yến lên đánh. Có những cuộc chơi có hàng trăm

người tham gia. Những chiếc yến bay phần phật, vun vút, hoà vào sắc áo

chàm xanh, đen, hồng của các cô thiếu nữ xinh đẹp làm cho không khí

hội tưng bừng, vui nhộn, người xem cổ vũ rất đông.

Đánh yến là trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào Tày đã có

từ hàng ngàn đời nay. Đây là trò chơi vui, khoẻ, khéo léo, nhịp nhàng

nhưng hết sức vui nhộn, gây ấn tượng không bao giờ quên đối với người

đi xem hội.

31

Page 32: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

2.2.7 Tức sáng (thi đánh sảng)

Sảng là một trò chơi dân gian được đồng bào rất ưa thích, nhất là

tầng lớp thanh thiếu niên. Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời, hàng năm

cứ đến mùa gặt, thanh niên trai tráng thi nhau làm sảng. Như đã nói ở

trên, họ đẽo gọt rất cầu kỳ đến độ tinh xảo. Sân chơi của sảng là một bãi

đất rộng, bằng phẳng, đất cứng không gồ ghề và khô ráo, như vậy sảng

mới quay được tốt. Cách thức chơi của sảng cũng rất đơn giản. Mỗi lần

chơi có ít nhất từ hai người trở lên. Đầu tiên, người chơi buộc dây vào

ngón tay, cũng có nơi không buộc mà cầm ở tay, đầu dây bên kia cuộn

vào cổ sảng cho đến hết dây, dây càng dài thì độ quay của sảng càng lớn.

Khi cuộn xong, họ giang tay tung ra sân, sảng quay tít thò lò. Họ cùng

tung ra một lúc, sảng nào quay lâu hơn thì người đó sẽ thắng cuộc. Cho

nên khi tung sảng ra, mọi người gập đầu dây lại đập túi bụi vào sảng để

cho nó quay lâu hơn. Đây là một trò rất vui mắt, nếu như cuộc chơi có

hàng chục người tham gia sẽ là một trò tỉ thí ngoạn mục.

Sau khi tung sảng mở màn xong, người nào thắng cuộc sẽ là người

được đánh trước. Những người thua phải tung sảng ra, các con sảng phải

quay tít thò lò. Người được đánh trước giơ tay tung sảng đập vào đầu các

con sảng của người thua cuộc. Khi chạm vào sảng của người thua, con

sảng của người đánh cũng phải quay tít nếu không quay coi như ván đó

kết thúc và tổ chức ván khác. Có những lúc sảng tung mạnh làm cho sảng

của người thua vỡ làm đôi hoặc sứt sát. Những trận đánh như vậy thật là

vui vẻ. Cho nên khi làm sảng, họ còn dùng đinh sắt đóng vào đầu nhọn

của sảng để khi đánh làm cho đối phương hết cơ hội chơi lại.

Hàng năm, cứ sau vụ gặt tháng 10 âm lịch, đặc biệt trong các dịp lễ

hội, ở khắp các bản làng đâu đâu cũng gặp trò chơi đánh sảng, tiếng va

đập chan chát của sảng cùng với tiếng hò reo thắng trận làm cho không

khí vui tươi tràn ngập khắp ngõ xóm. Đây cũng là trò chơi vui nhộn nhất

32

Page 33: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

của các cháu thanh thiếu niên nam. Sau mỗi trận thắng, họ kéo về các nhà

vui vẻ và kể cho nhau nghe những kỷ niệm của mình.

2.2.8 Tức lọ (đánh đáo)

Tức lọ (đánh đáo) cũng là một trò chơi rất phổ biến của đồng bào

Tày Lạng Sơn. Đối tượng chơi rất rộng rãi bao gồm cả nam nữ trai gái,

già, trẻ. Bãi chơi không cần rộng như đánh sảng nhưng cũng phải tương

đối bằng phẳng. Các quân đáo chủ yếu là đồng xu bằng kẽm (một loại

tiền kim loại trước đây), riêng quân cái được làm bằng đá nhưng cũng có

nơi làm bằng gỗ được đẽo tròn như đã mô tả ở trên.

Giữa sân chơi, người ta đào một lỗ nhỏ bằng cái bát con, trông xa

như một cái lọ. Cho nên đồng bào mới gọi là tức lọ. Lỗ này dùng làm để

nơi dấu quân. Từ lỗ, người ta đo lấy 3m đến 4m, sau đó kẻ vạch xuất

phát, ranh giới quy định cho người chơi. Thể lệ chơi cũng giản đơn, mỗi

lần chơi có thể 3 – 4 hoặc trên chục người, miễn là người chơi có đồng xu

và khi thua hoặc mất hết quân không được thắc mắc, lại càng không được

phá đám.

Từng tốp, sau khi bàn bạc thống nhất ai đánh trước, ai đánh sau theo

tuần tự xong, bắt đầu chơi. Đầu tiên tất cả những người chơi đứng vào

đúng vị trí và tung các đồng xu vào xung quanh lọ. Sau đó người đánh

đầu tiên cầm cái ném vào chỗ có đồng xu, nếu đồng xu rơi vào lọ sẽ được

ăn đồng xu đó và có quyền ném tiếp các đồng xu khác. Lúc này vị trí ném

không phải ở vạch ranh giới nữa mà được vào gần lọ để ném. Họ ném

cho đến lúc nào không trúng nữa thì hết quyền và chuyển sang người

khác. Cuộc chơi cứ thế kéo dài cho đến lúc kết thúc.

Tức lọ (đánh đáo) cũng là một trò chơi dân gian không thể thiếu

được của đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung cũng như của dân tộc

Tày và Nùng nói riêng. Sau mỗi lần đánh, người thắng cuộc được rủng

rỉnh những đồng xu trong túi. Họ cho rằng đó là số may để năm đó làm

ăn tốt đẹp. Những người thua cuộc có buồn đôi chút nhưng họ lại quyết

33

Page 34: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

tâm sang năm sẽ làm ăn tốt hơn. Trò tức lọ (đánh đáo) có sức thu hút lôi

cuốn mê hồn trong các lễ hội. Cho nên nó được truyền từ đời này sang

đời khác, tồn tại cho đến ngày nay.

2.2.9 Tức bi (đánh bi)

Trò chơi tức bi (đánh bi) cũng là một trò chơi dân gian được nhiều

tầng lớp thanh thiếu niên ưa thích. Để chuẩn bị đón tết hàng năm, họ đã

chuẩn bị các loại bi. Bi cái dùng đá xanh ghè đập, mài cho thật tròn. Bi

quân, người ta vào rừng chọn tìm những quả bồ hòn bóc lấy hạt. Hạt quả

bồ hòn đen bóng, tròn lẳn trông rất đẹp.

Bãi để chơi bi, không cần rộng nhưng phải phẳng và nhẵn, không

có cỏ, không lồi lõm, đảm bảo khi đánh, bi phải lăn tròn được. Người ta

kẻ “để đặt bi và vạch xuất phát. Từ ô để bi đến vạch xuất phát khoảng 1 –

1,5m. Cách chơi, mỗi người đặt vào ô để bi 5 – 10 viên tuỳ theo sự thống

nhất của nhóm chơi. Sau đó họ ra đứng ở cạnh vạch xuất phát bắt đầu

thực hiện cuộc chơi. Họ nắm tay để hòn bi cái vào giữa hai ngón tay cái

và ngón tay trỏ. Ngón tay trỏ quặp vào lòng bàn tay, ngón tay trỏ ngả ra

để giữ viên bi. Khi bắn bi dùng tay trái chống xuống đất làm bệ tỳ, ngón

tay cái lấy đà bật viên bi ra, viên bi cái bay và đập vào viên bi quân, làm

cho nhóm bi quân ở trong “tản ra. Nếu bi cái không dính vào bi quân thì

tiếp tục bắn bi quân ăn cho kỳ hết. Nếu bi cái dính vào bi quân hoặc bắn

không vào bi quân thì dừng lại cho người tiếp theo và cứ thế cho đến kết

thúc cuộc chơi.

2.2.10 Tức khăng (đánh khăng)

Khăng là một loại trò chơi thể thao dân gian của đồng bào có từ lâu

đời. Đánh khăng là một thú vui của thanh thiếu niên trong các dịp lễ hội

xuân hoặc những ngày thanh nhàn. Khăng gồm có hai đoạn cây, một

ngắn 20cm, một dài 50cm. Bãi chơi tương đối rộng trong ruộng hoặc sân

đình. Người chơi đào một lỗ nhỏ làm nơi hất khăng và vạch phân định 20

– 30m từ nơi hất khăng đến nơi người đón khăng.

34

Page 35: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Cách chơi, người ta đặt đoạn khăng ngắn ngang miệng lỗ, sau đó

dùng đoạn khăng dài hất đoạn khăng ngắn ra chỗ người đón, bên người

đón. Bên đón thi nhau bắt lấy đoạn khăng, nếu ai bắt được coi như là may

mắn và sẽ tung trở lại chỗ người hất khăng. Lúc này người hất khăng

dùng đoạn khăng dài quật trở lại, nếu trúng đoạn khăng ngắn bay xa đến

đâu thì sẽ dùng đoạn khăng dài của chính người hất khăng đo lấy. Sau đó

dùng tay cầm hai cây khăng thả đoạn khăng ngắn rơi xuống tự do và quật

đoạn khăng đó bay đi xa bao nhiêu thì đo bấy nhiêu. Trong quá trình đánh

ai được nhiều khăng hơn người đó thắng. Mỗi lượt chơi chỉ được một lần,

dù được nhiều hay ít khăng vẫn phải dành cho người khác. Ai thắng thua

khi vãn cuộc chơi sẽ tính tổng xác định.

Trò chơi khăng tương đối phong phú, các thanh thiếu niên nam nữ

tập trung chơi rất vui nhộn. Cuộc chơi khăng có thể kéo dài từ ngày này

sang ngày khác, kể cả trong lúc đi chăn trâu, các cháu nhỏ cũng có thể

chơi. Ngày nay, trò đánh khăng vẫn phổ biến ở khắp các vùng nông thôn

miền núi.

2.2.11 Tức của thầu (chơi của thầu)

Tức của thầu (chơi của thầu) là một trò chơi dân gian của đồng bào

Tày Lạng Sơn. Sân chơi là một bãi đất rộng bằng phẳng, diện tích tối

thiểu từ 10m2 trở lên. Đối tượng chơi chủ yếu là nữ thanh thiếu niên. Vật

dùng để chơi của thầu rất đơn giản, đồng bào thường dùng miếng ngói vỡ

hoặc miếng đá mỏng và que tre để kẻ “ruộng” (ruộng ở đây là ruộng

tượng trưng). Sân bãi được vẽ theo hình chữ nhật có vạch kẻ chia đôi hai

bên và chia làm 8 – 10 ô. Hai ô trên cùng gọi là “ruộng” quan được kẻ to

hơn. Ô dưới bên trái được vạch ký hiệu là “ruộng cấm”.

Người chơi phải chuẩn bị mang theo đồ vật của mình. Một sân chơi

của thầu có thể tổ chức được rất nhiều người chơi. Mỗi lần chơi chỉ được

một người thực hiện, không có đối kháng. Kết quả ai thắng cuộc là người

35

Page 36: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

được nhiều “ruộng” nhất và cuộc chơi kết thúc là lúc các “thửa ruộng”

trên sân đã hết, bằng cách họ kẻ những vạch báo hiệu.

Luật chơi, được quy định như sau: khi ném mảnh ngói vào các ô

phải trúng giữa ô, nếu vật đè lên vạch hoặc sát mép của vạch coi như

phạm quy. Người đi phải nhảy lò cò một chân co lên, một chân đi. Vừa đi

vừa đá mảnh ngói và phải đá qua vạch, nếu chạm vào vạch thì dừng lại để

cho người khác đi. Nếu như các “ruộng” trên đường đi đã bị người ta ăn

thì phải nhảy vượt qua. Trong khi đá mảnh ngói vượt qua ranh giới đến

“ruộng” của mình thì có quyền đứng cả hai chân xuống đất. Khi đá mảnh

ngói ra hết mới được làm động tác thứ hai là quay lưng cầm mảnh ngói

tung vào các thửa “ruộng”, nếu vật đó rơi vào “ruộng” nào thì được ruộng

đó. Nếu tung đúng vạch thì không được và dành cho người khác.

Cách chơi, đầu tiên người chơi tung mảnh ngói vào ô và co chân

nhảy lò cò theo các “thửa ruộng” từ phải qua trái và ngược lại, và đá

mảnh ngói qua các “thửa ruộng”. Nếu đá qua chót lọt không phạm quy thì

xong bước một. Sau đó quay lưng làm động tác tung mảnh ngói xuống

“ruộng”, tiếng Tày – Nùng gọi là phào Nà. Đầu tiên họ tung lấy ruộng

gần nhất, ruộng đầu tiên và kẻ một ô nhỏ, vì “thửa ruộng” này phải chia

cho nhiều người, nếu như cuộc chơi có 10 người thì phải dành cho 10 ô.

Cho nên mỗi người được một mảnh. Sau khi được một mảnh trong ruộng

thứ nhất thì tiếp tục ném mảnh ngói vào các ruộng tiếp theo và co chân

nhảy lò cò như động tác ở trên, và quay lại đá mảnh ngói ra ngoài. Trong

quá trình đá phải hết sức khéo léo để mảnh ngói đi đúng hướng, không

chạm vào các vạch quy định và sau khi đá ra ngoài, lại quay lưng tung

mảnh ngói lấy “ruộng”. Cứ thế cuộc chơi kéo dài khi các “thửa ruộng” bị

lấy hết thì cuộc chơi kết thúc.

Ngày nay trò chơi của thầu còn hết sức phổ biến trong các bản làng

của người Tày Lạng Sơn. Người ta có thể chơi cả ban ngày lẫn ban đêm,

36

Page 37: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

nhất là đêm trăng sáng. Đặc biệt là trong các ngày lễ hội Lồng Tồng

thường được chơi sôi nổi nhất.

2.2.12 Tức chẹt khum (ô ăn quan)

Tức chẹt khum (ô ăn quan) là trò chơi dân gian của đồng bào Tày ở

Lạng Sơn. Vật chơi là những viên đá sỏi được nhặt ở dưới suối, rửa sạch

cho vào túi để dành.

Sân chơi là một bãi đất nhỏ, họ dùng que vẽ thành hình bầu dục, có

một đường kẻ chia đôi ở giữa. Phía trong kẻ thành các ô bao gồm 10 ô

nhỏ và hai ô to ở hai đầu. Ô nhỏ gọi là ô “ruộng quân”, ô to gọi là ô

“ruộng quan”. Tiếng Tày gọi là Nà quan, Nà dân. Sau khi kẻ xong và bắt

đầu chơi, họ bỏ hạt sỏi vào mỗi ô “ruộng quan” 10 viên, mỗi ô “ruộng

dân” 5 viên.

Cách chơi và luật chơi cũng rất đơn giản, thông thường chỉ có hai

người chơi. Người chơi ngồi hai bên và quy định với nhau, mỗi bên đều

có một ô “ruộng quan” và năm ô “ruộng dân”. Người chơi bắt đầu lần

lượt đi. Người này đi không được thì đến lượt người khác. Người đi bên

tay phải cầm hạt sỏi của ô “ruộng quan” bên mình lần lượt bỏ xuống mỗi

ô “ruộng quan” một hạt và đi từ phải qua trái. Đi đến khi nào có ô trống

liền kề, thì được ăn toàn bộ hạt sỏi ở bên cạnh. Còn trong quá trình đi mà

không có ô trống thì không được ăn. Khi rắc viên sỏi đến ô thì hết sỏi mà

vẫn không có ô trống để ăn thì dừng lại để cho người khác đi. Người khác

đi lại bốc tiếp hạt sỏi ở ““ ruộng quan” của mình và tiếp tục đi cho đến

khi nào được ăn thì chơi tiếp. Nếu không được ăn thì thôi và nhường cho

người khác đi.

Trên đây là cách chơi hai người, còn cách chơi ba người thì quy định

khác nhau về hình vẽ. Hình vẽ của sân chơi ba người được vẽ theo hình

tam giác, có ba ô “ruộng quan” và 15 ô “ruộng dân”. Như vậy mỗi người

đều có một ô “ruộng quan” và 5 “ruộng quân”. Cách chơi và luật chơi

giống như cách chơi của hai người.

37

Page 38: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Trong quá trình chơi tất có bên thắng bên thua, bên thua có thể mua

lại ruộng của người thắng bằng cách tạm vay hoặc bên thắng bán cho bên

thua một số ruộng bằng cách để lại cho bên mua một số hạt sỏi, đủ để

mua một số ruộng. Khi thoả thuận giao kèo xong, họ lại tiếp tục chơi cho

đến khi nào không muốn chơi thì kết thúc cuộc chơi.

Trò chơi Tức chẹt khum là một thú vui của các cháu thanh thiếu niên,

có lúc tập trung rất đông trong sân trường hoặc sân của lễ hội. Mỗi lần họ

chơi tạo cho không khí hội vô cùng phong phú, đông đảo về số lượng, rực

rỡ về sắc mầu. Ngày nay trò chơi này càng ngày càng phát triển, nhất là

vùng sâu vùng xa.

2.2.13 Pây mạ điếng (đi cà kheo)

Xuất phát từ điều kiện sống ở miền núi, đường xá đi lại khó khăn,

khe suối nhiều, nhất là những lúc mùa đông giá lạnh, đi cà kheo trở thành

hiện tượng phổ biến của đồng bào Tày ở Lạng Sơn.

Như đã nói ở phần trên, trong quá trình chuẩn bị đón tết, đồng bào

đã làm sẵn mạ điếng (cà kheo). Mỗi gia đình chuẩn bị một vài bộ và tập

các động tác đi, đứng, chạy…

Thể lệ cuộc chơi này là người phải đứng chân trên cà kheo, hai tay

cầm hai bên, cà kheo cao so với mặt đất bao nhiêu thì tuỳ, nhưng đoạn

cây từ chỗ để chân trở lên phải cao bằng người để tay cầm. Khi đi, chân

nào tay ấy cùng phối hợp nhịp nhàng. Trong quá trình đi không được ngã.

Cách thức thi, tuỳ nhiều địa phương có những hình thức khác nhau

nhưng cũng chỉ diễn ra theo một số hình thức như sau: Thi chạy nhanh cự

ly 50 – 100m, ai về đích trước sẽ giành phần thắng. Thi đi cà kheo hái

quả, cự ly từ 20 – 30m. Trước khi thi người ta đã dựng cột và treo chùm

quả vào sẵn. Ai đi nhanh hơn và hái được quả thì sẽ được thưởng do Pú

mo trao tặng tại bàn thờ của đình.

Trò thi cà kheo thật là vui nhộn, nhất là trò thi hái quả. Đây là một

động tác rất khó vì khi đứng cà kheo rất dễ bị ngã. Cho nên người giữ

38

Page 39: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

thăng bằng thật tốt mới có thể hái được quả. Trong quá trình thi, người thì

ngã người thì vấp, gây nên những trận cười sảng khoái cho người xem

không biết chán.

Khoảng 4 – 5 giờ chiều, hội chuyển sang lễ cầu mùa. Người ta tập

trung quanh mâm Pú mo. Pú mo cầm chậu nước đứng trên bàn cao làm lễ

cầu trời xin nước tưới ruộng, lời khấn có đoạn: “Khấn trời cho nắng, hạn

lui đi, cho mưa tụ về, dồn nước đầy đồng thấp, tràn đồng cao, lúa xen bờ

trên lúa ngập bờ dưới, lúa tốt hơn năm ngoái, lúc nhiều hơn năm kia, lúa

chắc hạt nặng gẫy gánh đòn, lúa chất ba gian nhà, lúa đầy trên giàn bếp,

lúa tẻ ăn không hết, lúa nếp ăn không chê.

Anh em ơi được trời chấp thuận cho mưa gió thuận hoà rồi nhé…

ai cũng phải gắng sức làm công, ai siêng năng thì được, ai biếng thì

không nhé, đây này, đây này,… trời cho mưa thuận gió hoà này…”. Vừa

khấn, Pú mo vừa té nước ra xung quanh, người ta chú ý chen vào gần Pú

mo cho “nước mưa” rơi vào mình để được hưởng lộc xuân.

Sau lễ cầu mùa, Pú mo làm lễ cúng lợn, con lợn này đã được các

thành viên trong bản thịt từ trước lúc làm lễ cầu mùa. Pú mo khấn vài

câu, con lợn được chia cắt thành từng phần và chia cho các gia đình trong

bản, mỗi gia đình được một phần thịt của mình. Gia đình nào cũng được

như nhau, không phân biệt và họ đem về nhà trong tâm trạng rất phấn

khởi vì họ cho rằng đây là lộc của thần.

Hội tan, các đám sư tử đi chúc tết các gia đình trong bản, sau đó

chào thổ công rồi mới ra về. Tuy nhiên các đội sư tử đều được mời ở lại

ăn uống và trao đổi kinh nghiệm, đánh võ vui với dân bản. Thanh niên

thường được trai gái trong bản mời ở lại để đêm xuân còn sli, lượn đối

đáp thâu đêm, đến sáng mới tạm biệt ra về mà không quên hò hẹn cùng

nhau sang hội khác. Bởi vậy tình yêu trong sáng mặn mà cũng có thể nảy

nở qua các buổi hát đua tài này. Đêm xuân sli, lượn làm vui cả bản, người

39

Page 40: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

trẻ hát người già thức nghe, cảm thấy tuổi xuân trẻ lại trong lòng, người

già giỏi hát còn chỉ dẫn cho bọn con trẻ nghệ thuật diễn xướng.

Đến với lễ hội Lồng Tồng chúng ta không những được chứng kiến

sự giục dã, thôi thúc trong tiết tấu của tiếng chiêng trống, của sư tử với

các điệu khua rộn rã dồn dập, với những điệu múa uyển chuyển nhịp

nhàng, những động tác múa võ, múa gậy chan chát, những con sư tử rực

màu xanh đỏ múa vờn với khỉ và báo đông… mà chúng ta còn được

chứng kiến những cuộc thi tài của các trò chơi dân gian như đánh cờ, bắn

nỏ, đi cà kheo và nhiều trò vui khác.

Ai đã đến với lễ hội Lồng Tồng Yên Lỗ dù chỉ một lần, sẽ khó mà

quên được cảnh trai gái hát giao duyên bằng những lời sli, lượn, phong

slư mượt mà, duyên dáng, dịu dàng đằm thắm, những lời chào hỏi, những

bữa cơm thân mật, những lời chúc tụng của khách thập phương.

Đến với lễ hội Lồng Tồng Yên Lỗ, chúng ta sẽ được chứng kiến

những đôi trai gái thanh lịch với những bộ quần áo đẹp, màu sắc sặc sỡ

trổ tài tung những quả còn tình yêu, quả còn định mệnh. Quả còn bay đi

gửi gắm bao tình thương nỗi nhớ để rồi chia tay bịn rịn, không muốn rời

xa nhau.

CHƯƠNG III

GIÁ TRỊ CỦA TRÒ DIỄN, TRÒ CHƠI DÂN GIAN

TRONG LỄ HỘI LỒNG TỒNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1 Các giá trị

3.1.1 Giá trị văn hoá tinh thần

Là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và hái lượm từ lâu đời, người

Tày Yên Lỗ Lạng sơn có các sinh hoạt văn hoá tinh thần gắn chặt với chu

kỳ mùa vụ. Khi mùa xuân tới, trời đất giao hoà, con người cùng vạn vật

tràn đầy sức sống. Người Tày Lạng Sơn nói chung, người Tày yên Lỗ nói

40

Page 41: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

riêng chuẩn bị bước vào một mùa vụ mới. Đây cũng là lúc lễ hội Lồng

Tồng được diễn ra, tô điểm, hoà nhập vào cảnh sắc mùa xuân. Con người

và vạn vật như được tiếp thêm sinh lực mới.

Lễ hội Lồng Tồng mang đậm những biểu hiện tín ngưỡng dân gian

với tính chất cầu mùa của cư dân nông nghiệp. Nó thể hiện sự phong phú,

đa dạng của tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.

Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức với mục đích ghi nhớ công lao của

người đã có công dựng bản, giữ làng và cái cơ bản nhất là lễ hội của cư

dân nông nghiệp.

Lễ hội Lồng Tồng được mở còn để cho dân bản được vui chơi, thay

đổi không khí của một năm làm việc nặng nề, vất vả, quên đi những gì

không may mắn của năm cũ.

Qua lễ hội, con người tin tưởng lạc quan vào một tương lai tốt đẹp,

và chăm chú vào công việc bằng sức mạnh của con người có niềm tin.

3.1.2 Giá trị văn hoá xã hội

Trong lễ hội Lồng Tồng, nét đặc trưng nổi bật nhất, cũng là nét văn

hoá tiêu biểu nhất, là tính cộng đồng và cố kết cộng đồng người. Hội

được mở ra hoặc chỉ là khâu chuẩn bị thôi cũng đủ làm cho tính cộng

dồng được biểu hiện một cách rõ rệt. Đó là sự hồ hởi, phấn khởi đón nhận

sự phân công của ban tổ chức hoặc người hành lễ mà ngày thường không

dễ dàng có được.

Qua lễ hội Lồng Tồng, ta còn hiểu được các mối quan hệ dòng tộc,

hội phe, giáp. Bởi vì trong mỗi bản của người Tày, mối quan hệ thân tộc,

dòng họ tương đối bền chặt.

Một điều nữa là khi đến với các cuộc chơi, con người luôn được

sống trong không khí cởi mở, dân chủ, bình đẳng.

3.1.3 Giá trị về nghệ thuật hát dân ca

Một trong những trò vui trong lễ hội Lồng Tồng là hát dân ca của

đồng bào Tày – Nùng. Đây là trò hát sôi nổi và vui nhộn nhất. Thanh niên

41

Page 42: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

trai gái gặp nhau trong ngày hội có thể hát thâu đêm tới sáng và hát từ hội

này sang hội khác, từ ngày này sang ngày khác. Có những nơi hát cho

đến hết các ngày hội mới thôi.

Các làn điệu ở đây chủ yếu là sli, then, lượn, phong slư. Họ hát bằng

giai điệu trữ tình, mượt mà, đối đáp tình yêu nam nữ.

Đến với lễ hội, hoà trong không khí hìng tráng của múa sư tử và các

điệu võ cao cường thì tiếng hát đã làm cho ta xao xuyến lạ thường. Đó

cũng là một trong những yếu tố làm cho chúng ta không thể quên được

dư âm khi hội kết thúc. Cũng qua hội, hát giao duyên là thời cơ để các cô

gái, chàng trai quen biết và tìm hiểu nhau tiến tới hôn nhân hạnh phúc.

Lễ hội cũng là nơi để đồng bào sáng tạo những làn điệu dân ca mượt

mà, nơi thi tài thi sức giọng hát hay, đẹp, những lời đối đáp tài tình, hào

hoa, phong nhã.

Vì thế, lễ hội Lồng Tồng đã tạo điều kiện cho vốn dân ca của người

Tày Yên Lỗ được bảo lưu, phát huy, góp phần làm đẹp cuộc sống.

3.1.4 Giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc

Những trò diễn, trò chơi dân gian được giới thiệu trên đây là biểu

hiện cụ thể của bản sắc văn hoá dân tộc Tày. Thông qua lễ hội Lồng

Tồng, vốn quý đó được bảo lưu và truyền bá từ đời này qua đời khác.

Cũng nhờ vậy, các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào Tày

được bảo tồn và phát huy. Đó là truyền thống đoàn kết cộng đồng, là

thuần phong mỹ tục, là các làn điệu dân ca mượt mà, phong phú của đồng

bào làm cho nó không thể lẫn lộn với dân ca của các dân tộc khác.

Qua các trò diễn, cho chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng, giá trị

con người được nâng cao hơn, tính thân thiện, tính nhân văn, nhân bản

của con người được phát huy hơn bao giờ hết. Lối ứng xử tế nhị nhẹ

nhàng, thưa gửi, hỏi han đúng mực làm cho con người trân trọng nhau

hơn. Đây là nét đẹp truyền thống cực kỳ quý giá, mà con người thông qua

lễ hội của mình được lưu truyền và giữ gìn cho đến ngày nay.

42

Page 43: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

3.1.5 Giá trị lịch sử

Qua các trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng, chúng ta

nghiên cứu rút ra được rất nhiều giá trị mang ý nghĩa lịch sử của cộng

đồng, của dân tộc, như lịch sử cư trú và phát triển các ngành nghề, phong

tục tập quán, các tôn giáo và tín ngưỡng, các công trình kiến trúc nghệ

thuật, sự giao thoa văn hoá giữa các vùng miền trong cả nước cũng như

với nước ngoài.

Thông qua một số trò diễn, có thể minh chứng thêm cho sự giao lưu

văn hoá giữa người Việt và người Tày – Nùng. Đó là trò “sỹ, nông, công,

thương” (trò kén rể). Trò này phổ biến rộng rãi ở khắp các tỉnh đồng bằng

Bắc bộ. Tuy hình thức diễn ra ở mỗi vùng có khác nhau, song tất cả đều

nói lên lòng quý trọng nghề nông và người nông dân, phải chăng sự giao

lưu này đã đến các vùng miền núi là những nơi cư trú của đồng bào Tày –

Nùng.

Thông qua lễ hội Lồng Tồng, chúng ta còn khẳng định thêm lịch sử

phát triển của nền văn nghệ dân gian địa phương. Đặc biệt là các làn điệu

dân ca, sli, then, lượn, phong slư, cỏ lẩu… thể hiện tinh thần lạc quan,

niềm tin sâu sắc vào con người, tình yêu thiên nhiên tha thiết. Các làn

điệu dân ca ra đời và tồn tại cùng với sự phát triển của loài người, khẳng

định lịch sử cư trú của con người ở mảnh đất mà thiên nhiên đã ban tặng.

3.2 Những vấn đề đặt ra nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hoá

Trò diễn và trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng của người Tày

ở Lạng Sơn nhìn chung khá đặc sắc và tiêu biểu. Song hiện nay tại một số

nơi, nét tinh hoa này đã bị mai một, hay đúng hơn là mất hẳn. Cụ thể như

ở xã Hoa Thám, xã Quý Hoà, xã Vĩnh Yên trò chơi “Tức chẹt khum” và

“Tức sáng” không còn. Chỉ có một vài trò tiêu biểu là “Xẻ thỏi”, “Thọt

còn”. Thay vào đó là những trò chơi có tính vật chất nhiều hơn do bị ảnh

hưởng từ bờn ngoài. Trước tình hình đó, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay

43

Page 44: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

là phải bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Đây cũng là vấn

đề mà Đảng, Nhà nước cũng như toàn thể quần chúng quân tâm.

Để bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá, chúng ta cần quan tâm đầu tư

khôi phục nhằm phát huy thế mạnh của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã

hội hiện đại, trong đó có lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày – Nùng

Lạng Sơn.

Trước hết để khôi phục, cần xác định rõ tiêu chí đánh giá vốn

vănhoá truyền thống, từ đó xác định khôi phục cái gì và loại bỏ cái gì và

cái gì có thể phát huy được trong giai đoạn phát triển mới của xã hội.

Bảo tồn lễ hội cùng những trò chơi, trò diễn dân gian chính là giải

quyết tốt mối quan hệ gia đình, thôn bản và nhà nước. Đó là mối quan hệ

tạo nên ba trụ cột của ý thức cộng đồng làng xã. Đó cũng là nhiệm vụ

trong công cuộc xây dựng văn hoá mới, xây dựng một xã hội công bằng

văn minh, đòi hỏi “chúng ta phải trở lại với những truyền thống tốt đẹp từ

ngàn xưa” (Phạm Văn Đồng – Văn hoá với đổi mới. NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 1994, tr. 75).

Từ những lẽ trên, hướng bảo tồn lễ hội truyền thống phải đảm bảo

đầy đủ các yếu tố như Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ V khoá VIII

ban hành tháng 7 năm 1998 quy định, với tinh thần chung nhất là xây

dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc. Đó là phát triển cái tinh tuý, gạn đục khơi trong, tiếp thu có chọn lọc

tinh hoa văn hoá thế giới, nhằm mục tiêu làm giàu và phát triển bản sắc

văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Bảo tồn lễ hội Lồng Tồng của người Tày – Nùng Lạng Sơn có nghĩa

là khôi phục nếp mở hội, duy trì và phát huy các trò chơi, trò diễn dân

gian trong lễ hội, giữ lại những nghi lễ chính yếu, loại bỏ sự rườm rà. Mặt

khác, cần bảo tồn, phát huy các cơ sở vật chất phục vụ lễ hội, bảo vệ môi

trường sinh hoạt văn hoá dân gian.

44

Page 45: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Như chúng ta đã biết, trong chiến tranh, nhiều cơ sở đình miếu phục

vụ cho cuộc chiến tranh như làm kho lương thực hoặc chứa nhiều tài sản

khác. Đồng thời cũng do mưa bão, thiên nhiên tàn phá, nhiều cơ sở đền

miếu bị hư hỏng nặng, hơn nữa cũng do nhân dân bận sản xuất và phục

vụ chiến đấu không có thời gian tổ chức hội và tu sửa, nên cơ sở vật chất

bị hoang tàn, tổ chức lễ hội cũng bị phai nhạt.

Để có thể khôi phục lễ hội, cần phải khôi phục không gian thiêng

liêng của cộng đồng, tức là đình, miếu - nơi diễn ra lễ hội. Khi đã khôi

phục được không gian lễ hội và tổ chức lễ hội, cần phát huy tính tích cực

vốn cổ và hướng đi đúng cho hiện đại. Trong quá trình khôi phục, cần

chú ý không khôi phục một cách máy móc hay pha tạp lai căng kèm theo

nhiều hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện cho tư tưởng tiểu nông, tệ đẳng cấp,

thứ bậc gia trưởng trỗi dậy, hạn chế rất nhiều đến việc xây dựng cuộc

sống mới ở nông thôn.

Để có thể ngăn chặn các hủ tục trỗi dậy, việc quan trọng là phải có

sự chỉ đạo thường xuyên sâu sát, sự phối hợp của ngành Văn hoá - Thông

tin và chính quyền địa phương.

Để cho lễ hội thực sự là một bộ phận văn hoá làm nền tảng phát triển

kinh tế xã hội, cần vận dụng khéo léo tính đồng đại và lịch đại của lễ hội,

vừa tổ chức các trò diễn, trò chơi dân gian, vừa đưa vào lễ hội những trò

diễn trò vui mới như đồng diễn, thi đấu thể dục thể thao, hội diễn văn

nghệ cơ sở…vừa để bảo tồn, chuyển giao văn hoá vừa kích thích sáng tạo

trong việc xây dựng văn hoá văn nghệ ở làng xã, mà các trò diễn văn

nghệ đã có nền tảng từ trong lễ hội.

KẾT LUẬN

45

Page 46: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Tìm hiểu trò diễn và trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Tồng của

người Tày ở xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Tiểu luận cố

gắng nêu lên những đặc điểm cơ bản và những biểu hiện sinh động của

vốn văn hoá dân gian tại địa phương, khẳng định những giá trị tốt đẹp cần

được bảo tồn và phát huy, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm khắc

phục những thiếu sót, làm cho các trò diễn, trò chơi dân gian trong lễ hội

Lồng Tồng có điều kiện phát triển trong xã hội mới.

Lễ hội Lồng Tồng là một loại hình sinh hoạt văn hoá đáp ứng tình

cảm thiêng liêng và bền vững giữa các thành viên trong cộng đồng, là

mối dây liên kết củng cố cộng đồng. Nó trở thành ngày hội thực sự của

đồng bào, là môi trường tổng hợp của các loại nghi thức tín ngưỡng, các

loai hình nghệ thuật, mà nổi bật, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng

người là các trò diễn, trò chơi dân gian.

Lễ hội Lồng Tồng là một lễ hội truyền thống điển hình của người

Tày Lạng Sơn. Việc nghiên cứu lễ hội này giúp chúng ta có cái nhìn cụ

thể, sâu sắc hơn vấn đề kế thừa và phát huy vốn văn hoá cổ truyền trong

điều kiện giao lưu, hội nhập và phát triển.

Để bảo tồn, phát huy và làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta

phải hiểu được nguồn gốc, bản chất quy luật vận động, phát triển của lễ

hội truyền thống, giữ gìn được phong tục tập quán và nếp sống tốt đẹp

của đồng bào các dân tộc.

Lễ hội là một bộ phận đặc biệt của văn hoá dân gian, do đó lắng

đọng trong các lễ hội dân gian là tín ngưỡng bản địa, được gửi gắm trong

vật phụng thờ, trong trò diễn, lễ thức.

Sự đa dạng trong các trò diễn, trò chơi của các dân tộc nói chung và

của người Tày ở Lạng Sơn nói riêng luôn mang trong mình truyền thống

văn hoá tốt đẹp của một dân tộc ở Việt Nam. Đây là một nền móng vững

chắc để xây dựng nước ta có một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc như Đảng ta đã đề ra.

46

Page 47: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

Em tin rằng với trí thông minh, tài năng sáng tạo của 54 dân tộc anh

em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và

tài tình của Đảng, Nhà nước, chắc chắn dân tộc ta sẽ thực hiện được

những mong muốn đó để góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hoá cộng

đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày

càng giàu đẹp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo, Lâm Bá Nam: Lễ Cầu

Mùa Của Các Dân Tộc ở Việt Nam. NXB Văn hoá Dân tộc, Hà

Nội – 1993.

2- Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hào – Dương Tất Từ: Mùa Xuân Và

Phong Tục Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội – 1976

3- Hoàng Choóng: Hội Lồng Tồng ở Văn Lãng, Tạp chí Dân tộc học,

số 2, tr 66 – 68 – 1991.

4- Bế Viết Đẳng (chủ biên): Các Dân Tộc Tày – Nùng ở Việt Nam.

Viện Dân tộc học. Hà Nội – 1992

5- Văn kiện của Đảng về chính sách dân tộc, H. 1965.

6- Triều Ân, Lễ hội Hằng Nga, H. 1997.

7- Phan Kế Bình, Việt Nam phong tục. NXB Tổng hợp Đồng Tháp,

1990.

8- Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc. NXB Văn hoá dân tộc

1991

V.I. Lênin: Bàn về cách mạng tư tưởng và văn hoá. NXB Sự thật,

1970.

9- Hoàng Nam: Văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam –

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội – Hà Nội, 2004.

47

Page 48: Trò diễn và trò chơi trong lễ hội Lồng tồng

10- Nguyễn Trọng Báu. Truyện kể về phong tục truyền thống văn hoá

các dân tộc Việt Nam. NXB Giáo dục, 2003

11- Lễ hội dân gian Lạng Sơn, Lạng Sơn. 2002

12- Địa chí Lạng Sơn, H.1999.

48