15
1 VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO THẢM HỌA 2011-2015 11/2011 Hỗ trợ bởi

VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

1

VĂN KIỆN DỰ ÁN

HỘI CTĐ VIỆT NAM

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO THẢM HỌA

2011-2015

11/2011

Hỗ trợ bởi

Page 2: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

2

MỤC LỤC

1. Nền tảng............................................................................................................................................... 3

2. Mục tiêu phát triển, mục tiêu dự án và kết quả ................................................................................... 3

3. Số lượng người hưởng lợi ................................................................................................................... 5

4. Phân tích vấn đề (gồm đánh giá nhu cầu) ........................................................................................... 6

5. Phân tích giải pháp (Các phần chính dự án) ....................................................................................... 6

6. Khung hợp lý, bao gồm tiến độ và các chỉ số kết quả ....................................................................... 10

7. Kế hoạch hành động .......................................................................................................................... 13

8. Cơ chế quản lý/nguồn nhân lực ........................................................................................................ 13

9. Điều phối .......................................................................................................................................... 13

10. Giám sát và lượng giá ........................................................................................................................ 14

11. Xây dựng năng lực và sự bền vững ................................................................................................... 14

12. Ngân sách .......................................................................................................................................... 15

13. Các tài liệu tham chiếu ...................................................................................................................... 15

15

Page 3: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

3

VĂN KIỆN DỰ ÁN

HỘI CTĐ VIỆT NAM

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO THẢM HỌA

2011-2015

Số người hưởng lợi: 125,000 người trực tiếp và 2 triệu người gián tiếp tại 356 xã 72 huyện 10 tỉnh1 Ngân sách: 2,4 triệu Frank Thụy Sỹ (JPY 215 triệu Yên Nhật Bản) Thời hạn: 5 năm Lĩnh vực chiến lược: Chiến lược đến năm 2020 của Hội CTĐ VN:

1. Phòng ngừa và ứng phó thảm họa, cứu trợ, tái thiết và phục hồi Ưu tiên phát triển tổ chức: 2) Gây quĩ cho các hoạt động CTĐ 3) Tăng cường cơ cấu tổ chức

Quản lý dự án: Văn phòng Hiệp Hội tại Việt Nam

1. Nền tảng dự án

Bối cảnh Lịch sử dự án Dư án Trồng rừng ngập mặn/Giảm thiểu rủi ro thảm họa (TM/GRRTH) của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (CTĐ VN) bắt đầu từ năm 1994 tại tỉnh Thái Bình, với sự giúp đỡ của CTĐ Đan Mạch. CTĐ Đan Mạch sau đó mở rộng tài trợ sang tỉnh Nam Định năm 1997, trong khi với sự giúp đỡ của CTĐ Nhật Bản, Hiệp Hội bắt đầu giúp đỡ tại sáu tỉnh khác: Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tài trợ của CTĐ Đan Mạch kết thúc năm 2005 sau 3 giai đoạn và 11 năm. CTĐ Nhật Bản và Hiệp Hội đã tài trợ 2 giai đoạn và tiếp tục giai đoạn 3 từ 2006 đến 2010, bao gồm cả Thái Bình và Nam Định. Ban đầu Dự án TM/GRRTH tập trung vào bảo vệ môi trường ven biển thông qua việc trồng lại rừng ngập mặn trên các bãi triều. Dần dần dự án chuyển sang phát triển mở rộng bảo vệ đê biển và các cộng đồng ven biển trước bão và lụt, trải rộng trên 8 tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam. Từ năm 2001, phòng ngừa thảm họa được kết hợp vào dự án do Nhật Bản/ Hiệp Hội tài trợ. Sau năm 2006 dự án mở sang đào tạo cho giáo viên và học sinh. Tổng cộng gần 8,9 triêu đô la Hoa Kỳ đã được giải ngân để trồng rừng, phòng ngừa thảm họa và nâng cao nhận thức của các xã tại tám tỉnh trong vòng 17 năm qua (CTĐ Nhật Bản/Hiệp Hội tài trợ 4,78 triệu đô la trong vòng 14 năm). Quốc tế công nhận sự thành công của dự án. Kết quả là khoảng 8.961 ha rừng ngập mặn đang tồn tại và phát triển như ngày nay tại 166 xã – chiếm 28% tổng rừng ngập mặn tại các tỉnh dự án. Tổng cộng 222 cộng đồng (tương đương cấp xã ở Việt Nam) được tập huấn về phòng ngừa thảm họa và giúp đỡ bao gồm cả 3.889 giáo viên và 108.317 học sinh. Dự kiến 350.000 người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình và khoảng 2 triệu người được bảo vệ tốt hơn trước tác động của bão và lụt. Trồng rừng ngập mặn và trồng tre mang lại nhiều lợi ích cho nhiều gia đình và tỷ lệ chi phí-lợi ích của dự án là hiệu quả cao2.

1 Số người hưởng lợi trực tiếp dựa theo số người hưởng lợi của 17 năm dự án và các số liệu về hộ nghèo và cận nghèo của bộ LĐTB XH năm 2010 và điều chỉnh

theo phạm vi dự án mở rộng sang 2 tỉnh mới trong giai đoạn 4; Số người hưởng lợi gián tiếp dự án cũng dựa theo báo cáo lượng giá tác động theo số liệu điều tra

dân số năm 2009 và các điều chỉnh theo phạm vi dự án giai đoạn 4

2 IFRC (3/2011) Phá vỡ con sóng - Báo cáo lượng giá dự án dự án trồng rừng ven biển để giảm thiểu rủi ro thảm họa ở Việt Nam trang ii-iv

Page 4: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

4

Sau 17 năm thực hiện thành công chương trình, dự án TR/GRTH bước sang giai đoạn bốn và cuối cùng. Giai đoạn bốn sẽ tập trung vào củng cố và tăng cường các lợi ích của dự án, cũng như đảm bảo sự biền vững của các hoạt động một khi các tài trợ kết thúc. Hội CTĐ VN sẽ được hỗ trợ để phát triển một khung chương trình QLRRTH dựa vào cộng đồng để cùng thực hiện bởi các Hội quốc gia đối tác trong tương lai. Hội CTĐ Nhật Bản đã cam kết tài trợ 215 triệu Yên (2,5 triệu Frank Thụy sỹ) để thực hiện dự án trong giai đoạn này 5 năm (2011-2015), thông qua Ban Thư ký Hiệp Hội. Vùng dự án Giai đoạn bốn của dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ 346 cộng đồng dễ bị tổn thương ở tám tỉnh ven biển phía Bắc. Dự án cũng mở rộng sang 10 xã tại 2 tỉnh miền núi phía Bắc là Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Hai tỉnh này được đánh giá la các tỉnh dễ bị tổn thương cao bởi tác động thảm họa, với tiềm năng quản lý và trồng rừng tốt hơn sẽ đóng góp giảm thiểu rủi ro. Hoạt động dự án ở 10 xã sẽ cho phép: Áp dụng các thành cộng của CTĐ VN trong phát triển nguồn lực rừng từ các tỉnh ven biển vào vùng

núi Tổng hợp các bài học kinh nghiệm từ chương trình này để áp dụng cho chương trình toàn quốc mong

muốn thực hiện tại 1,000 xã trong các năm tới và góp phần thực hiện chương trình QLRRTH của chính phủ giành cho 6,000 xã trên toàn quốc.

Một trăm năm mươi xã tại 10 tỉnh sẽ nhận được sự hỗ trợ cao về kỹ thuật và tài trợ để trở thành các cộng đồng an toàn và phục hồi nhanh. Tóm lại, dự án TR/GRTH sẽ bao phủ các cộng đồng dễ bị tổn thương ở 3 vùng trọng điểm thiên tai của Việt Nam: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung.

Hình 1 Bản đồ các vùng thảm họa Việt Nam3

3 Tài liệu “Giới thiệu Phòng ngừa thảm họa cho học sinh tiểu học” Hội CTĐ VN, bìa 2.

Page 5: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

5

Dự án bước đầu thực hiện từ tháng 1 năm 2011, thực hiện các hoạt động khởi động trong khi tiếp tục phát triển hoàn tất văn kiện dự án. Tổng cộng 56 xã được lựa chọn từ 10 tỉnh để nâng cao năng lực về GTRR, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng, tập huấn sinh kế, các biện pháp giảm thiểu rủi ro và diễn tập. Cuối tháng 6 năm 2011, 51 lớp tập huấn GTRR và 5 đợt đánh giá TTDBTT và KN đã được tổ chức (báo cáo 6 tháng IFRC, tháng 6 năm 2011). 2. Mục tiêu phát triển, mục tiêu và kết quả dự án

Mục tiêu phát triển, các mục tiêu và kết quả dự án được phát triển dựa theo thảo luận phân tích của

TƯ Hội và các tỉnh thành hội tại hội thảo phát triển văn kiện dự án. Hội nghị có tham khảo Khung

hướng dẫn thành công các chương trình dự án quốc gia về giảm thiểu rủi ro thảm họa và thích ứng

biến đối khí hậu toàn cầu. Các lĩnh vực sử dụng từ Khung hướng dẫn sẽ được nêu trong ngoặc kép

Mục tiêu phát triển (Kết quả 1) Xây dựng những cộng đồng dễ bị tổn thương an toàn hơn và tự phục hồi nhanh trước rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu tại Việt Nam Mục tiêu và kết quả dự án Mục tiêu 1 (kết quả 1, đầu ra 1.1) Hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực quản lý rừng ngày càng hiệu quả và mở rộng hoạt động trồng rừng nếu phù hợp và khả thi. Kết quả:

1. Các xã có kiến thức và kỹ năng tốt hơn trong việc quản lý và bảo vệ rừng/trồng rừng. 2. Các xã chủ động quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng, rừng trồng. 3. Rừng trồng góp phần nâng cao sự an toàn và sinh kế tại các xã dự án.

Mục tiêu 2 (Kết quả 2 và 3) Tiếp tục phát triển và nâng cao năng lực các xã dự án để có thể tự bảo vệ trước rủi ro thảm họa và tác động biến đổi khí hậu Kết quả:

1. Các xã nâng cao kiến thức và kỹ năng về rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu, về các biện pháp giảm thiểu rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu

2. Các xã có thể cảnh báo người dân, ứng phó hiệu quả và bảo vệ họ trước thảm họa và tác động của biến đổi khí hậu

3. Cộng đồng có các nguồn lực tại chỗ bền vững hơn để ứng phó và phòng ngừa thảm họa hiệu quả Mục tiêu 3 (kết quả 4 và 5) Tăng cường năng lực của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để xây dựng và thực hiện tốt những chương trình quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng bền vững và hiệu quả. Kết quả:

1. Hội CTĐ VN có hệ thống và qui trình thiết kế, thực hiện, hỗ trợ tài chính và giám sát hiệu quả và bền vững hơn để lập chương trình quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng, bao gồm cả việc điều phối và chia sẻ kiến thức bên trong và bên ngoài

2. Nâng cao uy tín của Hội CTĐ VN là tổ chức hàng đầu trong quản lý thảm họa ở Việt Nam.

Page 6: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

6

3. Người hưởng lợi Người hưởng lợi là những người dân của 356 xã tại mười tỉnh tham gia dự án. Khoảng 125 ngàn người nam, nữ trực tiếp hưởng lợi từ các hoạt động tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật từ các

hoạt động QLRRTH và trồng rừng tại 150 xã trọng tâm Khoảng 2 triệu người hưởng lợi trực tiếp Dự án được thiết kế theo các góp ý của nhiều đại diện người hưởng lợi các giai đoạn trước; Các góp ý đó được thu thập thông qua khảo sát và thảo luận nhóm khi tiến hành đánh giá dự án đầu năm 2011. Các đóng góp và góp ý sẽ tiếp tục được tổng hợp từ các lập kế hoạch quản lý rừng và đánh giá TTDBTT và khả năng, khảo sát góp ý của người hưởng lợi và các bên liên quan, các hoạt động giám sát thường kỳ, lượng giá giữa kỳ và cuối kỳ giai đoạn 4. Khoảng 1400 cán bộ trung ương Hội và cán bộ/tình nguyện viên các tỉnh hội, cấp huyện cũng sẽ là người hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động xây dựng năng lực dự án. Sự trợ giúp đó nhằm tăng khả năng của các tỉnh hội, huyện và xã tiếp tục hỗ trợ các hoạt động dự án.

Bảng 1 Số xã tham gia dự án Trồng rừng và giảm thiểu rủi ro giai đoạn 4

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động dự án nhưng khong phải luôn dễ dàng xác nhận và lưu trữ thông tin. Các thông tin dự án bao gồm cả tiến độ đạt được các kết quả/đầu ra dự án sẽ phân tách các dự liệu về giới và các yêu cầu về bình đẳng vai trò nam –nữ trong việc ra quyết định hay người hưởng lợi, người thực hiện. Các hành động để điều chỉnh sẽ được xác định và đôn đốc bởi Hội CTĐ VN và Hiệp hội với sự tham vấn các chuyên gia về giới.

4. Phân tích vấn đề (bao gồm đánh giá nhu cầu) Hai tài liệu lượng giá dự án chính và quan trọng đã được tiến hành bởi CTĐ VN/Nhật Bản/Hiệp Hội đầu năm 2011: Trồng bảo vệ - lượng giá chương trình trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa 2006-2010 Phá vỡ con sóng – phân tích tác động của việc trồng rừng ven biển để giảm thiểu rủi ro thảm họa ở

Việt Nam Các báo cáo lượng giá đó xác nhận dự án đã góp phần quan trọng nâng cao khả năng tự phục hồi vật chất và kinh tế trước tác động thiên tai và các cú sốc khác tại cấp xã và hộ gia đình. Cùng lúc xác định các rủi ro

Tỉnh

Huyện Số xã (từ giai đoạn trước)

Số xã mới

Tổng

Hà Tĩnh 7 38 6 44

Hải Phòng 10 42 5 47

Hòa Bình 1 0 5 5

Nam Định 8 61 0 61

Nghệ An 3 24 3 27

Ninh Bình 6 15 3 18

Quảng Ninh 13 48 5 53

Thái Bình 8 43 3 46

Thanh Hóa 10 43 7 50

Vĩnh Phúc 1 0 5 5

Tổng cộng 72 314 42 356

Page 7: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

7

với các thành công và bền vững lâu dài của dự án như là duy trì các lợi ích được tạo ra sau khi dự án kết thúc và đảm bảo sự cam kết lâu dài, chủ quyền và sự tham gia của các thành viên cộng đồng. Cam kết chương trình với Hội CTĐ Nhật Bản cụ thể hóa dự án sẽ giải quyết ba thách thức quan trọng nhất bao gồm: yếu kém trong hệ thống quản lý dự án (khả năng của Hội CTĐ VN); phương pháp giảm thiểu rủi ro thảm họa tập trung vào trồng rừng; và thiếu chiến lực rút lui hay bền vững dự án. Năng lực Hội CTĐ VN (quản lý chương trình) Hội CTĐ VN các cấp (trung ương, tỉnh, huyện và xã) đã xây dựng được các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm đáng kể về QLRRTH và trồng rừng qua 17 năm tham gia dự án. Thành công nhất trong công tác này là sự góp phần phát triển và bổ sung các chính sách, chiến lược quốc gia về quản lý rủi ro thảm họa và cụ thể là QLRRTH dựa vào cộng đồng. Trong khi nền tảng khả năng tổ chức của Hội CTĐ VN là mạnh và làm nền để phát triển các năng lực khác, vẫn còn một số khoảng thiếu hụt đảm bảo các kết quả bền vững của dự án. Có thể tóm tắt các khoảng thiếu hụt như sau: Không đủ các cán bộ/tình nguyện viên và nguồn lực tài chính để đào tạo và đôn đốc các hỗ trợ kỹ thuật

cũng như giám sát việc thực hiện dự án tại vùng dự án rộng và trải dài gồm cả hoạt động trồng rừng và PNTH?GRTH

Thiếu và không đủ các kinh nghiệm kỹ thuật về lâm nghiệp (lựa chọn cây giống, kỹ thuật trồng tại các điều kiện tự nhiên khác nhau, chăm sóc/tỷ lệ sống, duy trì v.v.v)

Hệ thống và quy trình, kỹ năng còn chưa đủ tầm về báo cáo, giám sát và đánh giá và quản lý tài chính Hệ thống thu thập thông tin nền hạn chế và thiếu hệ thống quản lý thông tin chung về lập kế hoạch và

giám sát Thay đổi thường xuyên nhân sự tại các cấp tác động mạnh đến việc duy trì các kỹ năng và hỗ trợ kỹ

thuật Kỹ năng phân tích và lập kế hoạch về biến đổi khí hậu còn hạn chê (ví dụ tác động đến trồng rừng và

tần suất/cường độ thảm họa) Ít các cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm đồng đẳng (hội thảo, trao đổi cán bộ v,v,) Lương bổng và các điều kiện làm việc thấp hơn hệ thống chính quyền và các tổ chức khác Nhu cầu cần có sự độc lập hơn về tài chính để duy trì các hoạt động nói chung

Lượng giá 2011 đặc biệt ghi nhận: Lập kế hoạch cấp tỉnh cần được dựa trên việc đánh giá kỹ rủi ro và khả năng thực hiện hơn là việc ghép

các đầu ra mục tiêu vào ngân sách hiện có; Số lượng cán bộ giai đoạn 3 là không đủ để kiểm tra hay giám sát một dự án rộng và đa dạng về địa lý;

Hiệp Hội cũng không đủ cán bộ để hỗ trợ Hội CTĐ Việt Nam trong vai trò này. Điều đó có nghĩa là chất lượng, sự phù hợp và hợp lý của các hoạt động đề xuất và thực hiện tại các xã dự án không được kiểm tra chặt chẽ hay chỉ thoảng qua. Chất lượng giám sát và báo cáo giảm dần theo thời gian.

Việc “kiểm tra dự án quá mỏng” có nghĩa là các hướng dẫn và trợ giúp kỹ thuật và đôn đốc việc nâng cao năng lực sau tập huấn không được tiến hành đầy đủ. Các quyết định về số lượng và loại hình tập huấn ngắn hạn cần phải tính đến nguồn nhân lực cần thiết để có thể tiếp tục giúp đỡ hiệu quả và tự tin áp dụng các kiến thức và kỹ năng học được.

Gây quĩ là cản trở chính cho việc tạo ra đủ các nguồn lực để tiếp tục dự án sau khi tài trợ của Nhật Bản/Hiệp Hội kết thúc, cùng nhu cầu có sự tư vấn chuyên nghiệp về cách gây quỹ hiệu quả thu hút các nguồn đóng góp từ nhà nước, tài trợ và doanh nghiệp.

Cộng hưởng với việc giám sát và lượng giá không đủ trên, theo phần 8 của đề xuất dự án, thiếu hụt tức thời quan trọng để thực hiện dự án đúng thời gian và bền vững là thiếu hụt các tập huấn viên và hướng dẫn viên năng lực và kinh nghiệm về VCA và các lĩnh vực phòng ngừa và ứng phó thảm họa. Mặc dù các hướng dẫn viên đã được điều từ các tỉnh Hội khác đến giúp đỡ 4 tỉnh hội vào đầu năm 2011 để thực hiện dự án (Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Hòa Bình). Đội ngũ tập huấn viên QLRRTH là không đủ nhiều để đáp ứng

Page 8: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

8

các nhu cầu cao từ các tổ chức khác giúp thực hiện chương trình của chính phủ tại 6000 xã. Ví dụ, 120 tập huấn viên về QLTH và VCA được huy động để giúp đỡ các dự án của Trung tâm thiên tai, UNDP và các tổ chức khác. Cũng đội ngũ đó còn phải thực hiện các dự án khác của Hội CTĐ VN do các Hội QG đối tác tài trợ và các quan hệ đối tác với các tổ chức khác. Hội CTĐ VN đã yêu cầu Hiệp Hội giúp đỡ và đang lập kế hoạch đào tạo thêm các hướng dẫn viên VCA để đáp ứng nhu cầu. Hội CTĐ VN có kế hoạch đào tạo thêm 24 hướng dẫn viên VCA để hỗ trợ dự án này (báo cáo 6 tháng, trang 7), nhưng có vẻ là không đủ để đáp ứng nhu cầu hướng dẫn 10 tỉnh/thành hội. Các hướng dẫn viên và tập huấn viên cũ cũng có nhu cầu bổ xung các kỹ năng và kiến thức mới: các hoạt động hướng dẫn sau tập huấn và trợ giúp các hướng dẫn viên mới tại cấp tỉnh và huyện (người sau đó sẽ thực hiện việc giúp đỡ các xã). Điều đó yêu cầu mở rộng vai trò, công việc của các hướng dẫn viên và thời gian mà họ cần dành cho việc hỗ trợ thực hành qua điện thoại hay tại chỗ cùng với việc tổ chức các lớp tập huấn chính thức. Nếu không tăng thêm được số lượng các hướng dẫn viên và tập huấn viên thì việc thực hiện dự án bị tắc nghẽn là có thể dự kiến được. Việc chất lượng cam kết với các xã cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trung tâm đào tạo sẽ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của dự án.

Trọng tâm trồng rừng Các xã và Hội CTĐ Việt Nam đã tham gia vào việc trồng rừng trong các giai đoạn trước đã xây dựng được các kinh nghiệm thực tiện đáng kể về nhiều mặt trồng rừng và quản lý nguồn lợi rừng. Một bộ phận cán bộ tỉnh hội đã tư vấn rằng nhận thức về các lĩnh vực quản lý rừng của người dân địa phương tăng lên nhiều như là kết quả của chương trình trồng 5 triệu ha và QLRR TH quốc gia. Thực tế là chính phủ đã ban hành các chính sách quản lý và bảo vệ rừng cũng sẽ xem xét tạo ra môi trường tích cực để thực hiện các công tác bảo vệ và quản lý rừng. Cùng lúc đó, các trợ giúp là không đủ cho đến giờ. Lượng giá năm 2011 kết luận các hoạt động trồng rừng được chú trọng quá so với các hoạt động duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ rừng, và tuổi cây và tình hình rừng trồng có thể làm cho cánh rừng có thể gặp rủi ro. Tư vấn kỹ thuật ít ỏi về trồng và chăm sóc rừng phù hợp trong các giai đoạn trước dẫn đến một số vấn đề về tỷ lệ cây sống và các hoạt động duy trì rừng – đặc biệt là tuổi cây hay mật độ cây quá nhiều ( chặn dòng nước v,v,). Hỗ trợ kỹ thuật trước kia bởi sự hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật đã chấm dứt khi CTĐ Đan Mạch kết thúc tài trợ, và nhóm hành động kỹ thuật cho dự án cũng tan rã. Như nêu ở phần trước, Hội CTĐ VN các cấp không có đủ các kỹ năng chuyên ngành đó. Liên quan đến tư vấn kỹ thuật, đại diện mười tỉnh hội nói họ không có các chuyên ngành về xây dựng các kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng, hay hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch đó. Hội CTĐ VN có thể dựa vào Bộ/sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để giúp cung cấp các tư vấn kỹ thuật. Khả năng đó của bộ/sở NN và PTNT là không đồng nhất từ tỉnh này sang tỉnh khác và cần được hỗ trợ bởi các tổ chức khác. Một số thách thức chủ yếu để đạt được quản lý/bảo vệ rừng bao gồm: Trình độ học vấn khác nhau tại các xã làm cho việc chuyển giao kỹ năng và kiến thức mới không dễ

dàng (quan sát rút ra từ việc phát triển và tập huấn ở mọi lĩnh vực) Người dân ở một số xã mong muốn được trả thù lao tham gia tập huấn bảo vệ rừng (và các nội dung

khác như tiền lệ ở các dự án của các tổ chức phi chính phủ hay của Hội CTĐ VN) Dự án TR/GRTH cũng đã trả thù lao cho các nhóm bảo vệ rừng trong quá khứ cùng với việc chi trả tiền

bảo vệ từ chương trình 5 triệu ha của chính phủ. Mong đợi được tiếp tục trả tiền khi dự án kết thúc. Hiện nay, chính quyền địa phương cam kết trả tiền bảo vệ chính thức ở Hải Phòng và Ninh Bình qua Hội CTĐ. Cùng với việc kết thúc dự án 5 triệu ha rừng, tiền thù lao cho đội bảo vệ rừng giảm đi, có thể làm giảm quyết tâm bảo vệ rừng của đội bảo vệ.

Nhiều trường hợp, chính quyền xã không cấp các giấy tờ rõ ràng về quyền sử dụng đất cũng làm rừng trồng có rủi ro bị chuyển đổi sang mục đích khác.

Một vài lần các xung đột giữa nhu cầu có nhóm thu nhập thấp muốn sinh sống từ rừng và việc quản lý bền vững nguồn lợi, dẫn đến khai thác quá mức. Đã có nhiều cánh rừng bị triệt hạ vì lợi ích ngắn hạn và trước mắt. Tuyên truyền về lợi ích bảo vệ rừng ngập mặn cần được tăng cường

Page 9: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

9

Cần quan tâm tới các tác động của biến đổi khí hậu đến việc trồng và bảo vệ rừng khỏi bão và lụt Tác động biến đổi khí hầu có thể làm rừng trồng hay các sinh kế từ rừng gặp rủi ro trong tương lai. Quyền làm chủ và sự tiếp tục tham gia của cộng đồng Qui trình đánh giá TTDBTT và khả năng và việc xây dưng kế hoạch giảm thiểu rủi ro cộng đồng, đảm bảo các đóng góp của cộng đồng vào các hoạt động dự án đang được tiến hành – bao gồm cả phòng ngừa và trồng rừng. Báo cáo lượng giá nêu rằng chủ quyền của dự án bởi người trồng rừng, Hội CTĐ VN, và các xã là rất cao. Cùng lúc đó, các hoạt động VCA chưa bao trùm tất cả các vùng dự án hay nhu cầu cần được cập nhật tại các xã khác. Báo cáo lượng giá 2011 cũng nhận thấy tập huấn VCA và đánh giá rủi ro cần được tăng cường quan tâm tất cả các rủi ro và nhu cầu tại cộng đồng hơn là chỉ “quan tâm đến một giải pháp có sẵn trong não”. Một vài xã dễ bị tổn thương cao bị loại ra khỏi dự án vì không có đất để trồng cây. Một vài xã khác việc trồng cây không phải là ưu tiên cao để giảm tình trạng dễ bị tổn thương nhưng là hoạt động chính mà các xã chấp thuận (thường là kết quả không cao). Tương tự, các cố gắng đặc biệt là cần để đảm bảo việc tiếp cận hiệu quả các nhóm dễ bị tổn thương khác nhau. Nhất là sử dụng các phương pháp và biện khác khác nhau để nâng cao nhận thức và tham vấn với cá nhóm (từng nhà một hơn là các cuộc họp đông người cho nhưng người đi lại khó khăn hay nhưng người làm việc tại nhà, họp riêng vào các thời điểm khác nhau hay riêng biệt). Phòng ngừa thảm họa và hệ thống cảnh báo sớm Dự án TR/GRTH đã đóng góp vào việc xây dựng năng lực của cán bộ chính quyền địa phương về QLRRTH bao gồm phòng ngừa và ứng phó thảm họa. Môi trường làm việc tương đối thuận lợi để nâng cao năng lực của các ban ngành như đội ứng phó thảm họa và hệ thống cảnh báo sớm đã được thiết lập ở các xã bởi chính quyền địa phương. Phương châm “bốn tại chỗ” và hướng dẫn phòng chống và giảm nhẹ lụt và bão, và Ban Phòng chống lụt bão Trung ương (BPCLBTW) là các điểm khởi đầu tốt đẹp; cùng với người dân địa phương, đã có các kinh nghiệm thực tiễn và khả năng giảm nhẹ và đối phó với tác động thảm họa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các cán bộ tỉnh hội, một vài hệ thống cảnh báo sớm tại cấp xã không hoạt động tốt (trang thiết bị không đầy đủ hoặc hỏng) hay quản lý tốt. Các đội cứu hộ và cứu nạn có thể ít kỹ năng hay thiếu phương tiện và công cụ, và nhân sự thay đổi thường xuyên. Kế hoạch phòng chống lụt bão thường không được xây dựng với sự đóng góp của người dân – hay có thể giới hạn với các đại diện của các tổ chức quần chúng – và hiếm khi được diễn tập. Các xã nghèo có thể có ít các phương tiện để bảo vệ họ khỏi thiên tai và hay có thể không xem phòng ngừa và ứng phó thảm họa là một ưu tiên. Hỗ trợ của chính phủ Việt Nam Môi trường chính sách và pháp luật về QLRRTH và giảm thiểu/thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam thường là tiến bộ và hỗ trợ các hoạt động. Chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai bao gồm trọng tâm giảm nhẹ và ngăn ngừa dựa vào cộng đồng. Một chiến lược quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu đang được phát triển. Về bảo vệ rừng, trong khi vẫn có các thiếu hụt trong khung luật phát quốc gia, báo cáo lượng giá năm 2011 kết luận rằng “cam kết bảo vệ rừng ngập mặn là rất cao, và chính phủ đã trả tiền bảo vệ rừng”. Tuy nhiên 10 tỉnh hội đều nhận xét là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cho dự án (trồng rừng và phòng ngừa thảm họa) có thể khác nhau hay không thường xuyên tùy theo từng tỉnh. Tương tự, trong khi Bộ/sở NN và PTNT cũng là đối tác chính, vẫn có các khoảng trống trong cam kết và năng lực kỹ thuật hỗ trợ dự án. Một số chính quyền địa phương còn chưa thừa nhận vai trò quan trọng của Hội CTĐ VN và một số nhận thức hạn chế về GTRR/biến đổi khí hậu. Một số hợp tác với các ban ngành không được tốt như mong muốn. Ngoài ra thông tin/tư vấn Hội CTĐ VN chia sẻ với chính quyền còn không thường xuyên hay đúng lúc. Thông thường thì hợp tác với chính quyền, ban ngành cấp xã và trung ương là tốt, vẫn có nhu cầu tăng cường hay cải thiện việc xây dựng quan hệ hay vận động chính sách các cơ quan chính quyền được xác

Page 10: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

10

định. Ví dụ, Hội cần cố gắng thuyết phục sở giáo dục và đào tạo dành ngân sách cho các hoạt động phòng ngừa thảm họa và tham gia tổ chức các hoạt động tập huấn. Các sức ép tích cực về giao quyền sử dụng đất và các cánh rừng dự án cho Hội CTĐ hay cộng đồng là rất quan trọng. Ví dụ, các kế hoạch được phê duyệt để phát triển các vùng kinh tế ven biển sẽ có tác động đến việc trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn. Hội CTĐ trung ương và văn phòng Hiệp Hội trong nước có thể hỗ trợ giúp Tỉnh hội Nghệ An bảo vệ 40 ha rừng ngập mặn ở xã Nghi Thiết khỏi bị chuyển sang khu vực tái định cư. Chính quyền địa phương đồng ý với đề nghị không nên phê duyệt kế hoạch tái định cư để bảo vệ rừng ngập mặn trồng bới CTĐ (báo cáo 6 tháng đầu năm, 2011 trang 7). Nhu cầu về truyền thông tốt Truyền thông đại chúng được xác định là bên liên quan quan trọng của dự án và các hoạt động tuyên truyền là quan trọng cho thành công dự án; Việt Nam có hệ thống truyền thông phát triển từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở và các xã có thể tiếp cận thông tin dễ dàng. Dù sao các tỉnh hội thừa nhận cán bộ của họ không được đào tạo và có kỹ năng truyền thông hiệu quả. Dự án cần phát triển kế hoạch truyền thông có hệ thống để tối đa hóa tác động của các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về thảm họa và tác động biến đổi khí hậu và vai trò quan trọng của Hội CTĐ trong các lĩnh vực này. Biến đổi khí hậu Trong các giai đoạn đầu của dự án TR/GRTH các rủi ro và tác động của biến đổi khí hậu không được hiểu biết rộng rãi. Năm 2007, Hiệp ước về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc xác định Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới bị tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Do các nhân tố như bờ biển dài, sức ép lên các nguồn lực tự nhiên, dân số, nghèo đói, và sự đương đầu với mực nước biển dâng. Mức nước biển dâng dự kiến là 30 cm đến 1 mét trong vòng một trăm năm có thể gây rủi ro lụt tại các vùng ven biển thấp trũng. Tăng nhiệt độ trung bình 0,1 độ C một thập kỷ đang tạo ra các đe dọa các tiến bộ về phát triển con người (UNDP 2010) và gây ra các tác động tiêu cực đến mọi ngành kinh tế của Việt Nam, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 4 Mặc dù thiếu kiến thức về tác động của biến đổi khí hậu trong các giai đoạn đầu của dự án, báo cáo lượng giá tác động nêu rõ: “lợi ích lớn nhất (của dự án) được xác định có liên quan đến giá trị hấp thụ khí các bon của rừng ngập mặn”. Báo cáo lượng giá phát hiện rừng ngập mặn do Hội CTĐ VN trồng “sẽ hấp thụ ít nhất 16.3 tấn CO2 đến năm 2025. Giả định giá một tấn CO2 phát thải là 20 đô la và áp dụng mức khấu trừ 7,23%, tương đương 218,81 triệu đô la (IFRC, 2011, trang 3). Dự án rõ ràng đã chứng tỏ sự đóng góp của rừng ngập mặn vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Nguồn tài trợ tiềm tàng từ việc phát triển thêm rừng có thể tạo ra thông qua cơ chế phát triển sạch hay cơ chế mua bán phát thải các bon như giảm phát thải thông qua việc giảm phá rừng và giảm chất lượng rừng (REDD+) có thể đóng góp vào việc bảo vệ rừng trong tương lai và giảm sự phụ thuộc của Hội vào tài trợ bên ngoài. Các cố gắng để tiếp cận các nguồn vốn đó cần phải được giới thiệu thông qua thực hiện dự án, song song với việc nâng cao năng lực của các tỉnh/huyện Hội ở mười tỉnh để tiếp tục chương trình. Hơn nữa, Việt Nam thực ra là một trong các nước trọng điểm thiên tai trên thế giới. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thảm họa được dự kiến là sẽ xảy ra thường xuyên và thiệt hại lớn hơn. Lượng mưa hy vọng là sẽ nhiều hơn làm tăng tần xuất và cường độ lũ quét, lũ sông và lụt ven biển ở nhiều vùng. Bão và bão biển sẽ có thể trở lên thường xuyên và mạnh hơn, các tác nhân của bão có vẻ đang thay đổi. Các kịch bản đang được phân tích và xây dựng đó cần được sử dụng cho việc lập kế hoạch và thực hiện giai đoạn 4 của dự án. 5. Phân tích các giải pháp (các hợp phần chính dự án) Phương pháp tổng thể

4 Viện quản lý và phát triển châu Á và nhóm nghiên cứu các áp lực, Anh quốc (6/2011). Chính sách biến đổi khí hậu và

quản lý thảm họa ở Việt Nam (dành cho nhóm BĐKH và quản lý thảm họa, Việt Nam, trang 2.

Page 11: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

11

Trọng tâm chính của việc thiết kế giai đoạn 4 dự án là: Củng cố và tăng cường các kết quả của dự án đã đạt được, đặc biệt là bảo toàn các cánh rừng đã trồng Tiếp tục nâng cao sự phục hồi nhanh của các xã dự án trước tác động thảm họa, cũng như sự liên kết

các hoạt động để nâng cao nhận thức về tác động có thể của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng.

Phát triển hơn nữa quản lý/bảo vệ rừng bền vững và khả năng phòng ngừa thảm họa/QLRRTH tại các xã dự án và Hội CTĐ đóng góp vào khả năng tiếp tục dự án sau khi Hội CTĐ Nhật Bản ngừng tài trợ.

Áp dụng thành công các phương pháp bảo vệ cộng đồng ven biển vào cộng đồng miền núi Dự án cũng được thiết kế để thực hiện chiến lược của Hội CTĐ VN đến năm 2020 và Khung hợp tác của Hiệp Hội, đều dựa theo chiến lược 2020 của Hiệp Hội. Mục tiêu cụ thể của chiến lược của Hội CTĐ VN mà dự án sẽ đóng góp là:

' Góp phần nâng cao khả năng của các cộng đồng dễ bị tổn thương và chi Hội CTĐ cấp xã để tổ chức các hoạt động giảm thiểu rủi ro, tăng cường khả năng tự phục hồi tác động bởi biến đổi khí hậu; giảm số người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế và sinh kế cũng như các hậu quả thảm họa khác; tăng cao khả năng ứng phó và phục hồi sau thảm họa.' Dự án cũng sẽ đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của chiến lược quốc gia về phòng chống, giảm nhẹ và ứng phó thiên tai của Việt Nam đến năm 2020. Dự án sẽ góp phần bổ sung và thực hiện chiến lược QLRRTT của chính phủ tại 6000 xã. Các hợp phần chính Dự án bao gồm ba hợp phần chính hỗ trợ lẫn nhau. Hợp phần 1: Quản lý và bảo vệ rừng/giảm nhẹ biến đổi khí hậu Hợp phần đầu sẽ tập trung sự phát triển có sự tham gia các kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng cho các xã mà dự án Hội đã hỗ trợ phát triển rừng bao gồm việc phân tích kỹ lưỡng các sự trao đổi giữa phát triển kinh tế và bảo vệ rừng ngập mặn, rừng phòng hộ và khai thác bền vững sản vật rừng. Các nhóm quản lý/bảo vệ rừng sẽ được thành lập ở từng xã và được trợ giúp kỹ thuật (cả vùng núi và vùng ven biển) để thiết kế và thực hiện kế hoạch đó. Sự hỗ trợ này sẽ chú trọng xác định nhu cầu và các biện pháp cần thiết để trồng lại rừng già cỗi, trồng dặm, tăng tỉ lệ sống và bảo vệ giá trị rừng bao phủ, tối đa hóa các lợi ích kinh tế và các vấn đề khác nhằm đảm bảo sự bảo tồn và đa dạng sinh học của hệ thống rừng ngập mặn. Đối với 2 tỉnh mới, hợp phần này sẽ không hỗ trợ việc mở rộng trồng rừng ở các xã mới, trừ các tình huống đặc biệt hay khi các tỉnh/huyện hội có đủ khả năng để mở rộng hoạt động và ngân quĩ để tiến hành trồng rừng ở các xã mở rộng. Trồng rừng hay trồng lại rừng ở các xã hiện nay sẽ được tiến hành với các tiêu chí thống nhất giữa Hội CTĐ VN và Hiệp Hội (phụ lục A) Vận động chính quyền để đảm bảo có quyền sử dụng đất trồng rừng, và hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc quản lý rừng cũng sẽ là một yếu tố quan trọng của hợp phần này. Khai thác các khả năng huy động thêm các nguồn quĩ mới và bổ sung cho việc bảo tồn rừng. Hợp phần 2: Phòng ngừa thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu Hợp phần hai của dự án sẽ tập trung nâng cao khả năng phòng ngừa và giảm nhẹ của các xã dự án chống lại tác động của thảm họa và biến đổi khí hậu. Tiếp tục tiến hành Nâng cao nhận thức cộng đồng và chính quyền địa phương hay tập huấn nhắc lại/cập nhật về QLRRTH và biến đổi khí hậu là rất quan trọng trong bối cảnh mà người tham gia là các cán bộ quan trọng như giáo viên hay ban phòng chống lụt bão địa phương thường xuyên thay đổi. Các đề xuất mới như tập huấn hai ngày nâng cao nhận thức về thích ứng biến đổi khí hậu và sinh kế được tiến hành.

Page 12: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

12

Các đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng sẽ được tiến hành và các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó thảm họa được phát triển và cập nhật ở đa số các xã dự án, một vài xã chưa được tiến hành đánh giá TTDBTT và phát triển các kế hoạch sẽ được cập nhật đánh giá và kế hoạch PN và UP thảm họa. Một số biện pháp giảm nhẹ sẽ được thực hiện theo các ưu tiên được xác định trong kế hoạch hành động. Đây là các biện pháp quan trọng tạo sự tham gia của cộng đồng, xây dựng quyền làm chủ của cộng đồng, và đảm bảo các hoạt động hỗ trợ phù hợp sau đó. Lập kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu và các kịch bản cũng được xây dựng dựa theo báo cáo TTDBTT và khả năng, quy trình xây dựng hoạt động và lập kế hoạch thực hiện. Do việc thay đổi nhân sự theo qui luật (như dời đi nơi khác, về hưu, chuyển việc khác v.v.v), các thành viên các đội ứng phó tình nguyện cấp huyện và xã của CTĐ VN sẽ được tuyển chọn và đào tạo và cần cố gắng cải thiện khả năng hậu cần địa phương và hệ thống cung cấp hàng cứu trợ. Ở các xã có các hệ thống cảnh báo sớm không hoạt động tốt thì cần hộ trợ để cải tiến việc quản lý và kết nối với hệ thống cảnh báo sớm và sử chữa hay thay thế các thiết bị cũ/mua sắm thiết bị mới. Văn phòng Hiệp Hội tại Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ CTĐ VN phát triển sự kết nối với các dịch vụ dự báo thời tiết và giới thiệu các yếu tố dự báo biến đổi khí hậu vào hệ thống cảnh báo địa phương nếu khả thi. Sẽ cố gắng vận động chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ các lĩnh vực đó, và có thể xác định các nhà tài trợ tư nhân thông qua các sáng kiến tăng khả năng gây quĩ của Hội CTĐ VN. Hợp phần 3: Xây dựng năng lực Hội CTĐ VN Hợp phần 3 sẽ chú trọng tăng cường năng lực của Hội CTĐ Việt nam thực hiện hiệu quả và hiệu suất cao chương trình QLRRTH dựa vào cộng động ở 10 tỉnh dự án. Trung ương Hội CTĐ VN sẽ tiến hành các hoạt động tập huấn và phát triển để tăng kỹ năng lập kế hoạch, giám sát và lượng giá cho cán bộ các tỉnh, huyện Hội cũng như xây dựng đội ngũ các tập huấn viên và hướng dẫn viên trung ương về đánh giá TTDBTT và khả năng, GTRR và các lĩnh vực quan trọng khác của QLRRTH dựa vào cộng đồng. Hội sẽ cố gắng xây dựng một mạng lưới mạnh các tình nguyện viên để tham gia dự án. Kế hoạch tuyên truyền dự án sẽ được phát triển để tối đa các mối quan hệ tốt đẹp với báo chí. Cũng như các hợp phần khác, cần nhấn mạnh việc xây dựng các kế hoạch vận động chính quyền các cấp và các nhà tài trợ khác (giao đất, các nguồn lực để thực hiện hoạt động, hỗ trợ kỹ thuật, v.v.) Quá trình thiết kế dự án bao gồm việc xây dựng năng lực thông qua việc sử dụng qui trình tham vấn tăng cường hơn so với trước kia. Các hội thảo có sự tham gia tích cực từ tháng 6 đến tháng 10 2011 đã chia sẻ với cán bộ trung ương và 10 tỉnh thành hội về phương pháp lập kế hoạch theo khung hợp lý, thu thập thông tin nền và vẽ bản đồ sử dụng công nghệ GPS và khả năng phân tích. Phụ lục B cung cấp tổng quan đầy đủ về các nguyên tắc và các bước cần tiến hành trong quá trình thiết kế dự án. Hỗ trợ từ Hiệp Hội Cam kết dự án TR/GRTH nêu rõ vai trò chính của Hiệp Hội là khuyến khích, giám sát và hỗ trợ chương trình cho việc thực hiện vai trò lãnh đạo của Hội CTĐ VN thông qua “điều phối giúp đỡ kỹ thuật và tài chính của Hội CTĐ Nhật Bản, và đảm bảo sự quản lý tài chính minh bạch các chương trình của Hội CTĐ VN”. Hiệp Hội sẽ thực hiện một số các biện pháp để giúp đỡ Hội CTĐ VN thực hiện dự án thành công và bền vững. Các biện pháp đó là: Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về quản lý rừng, đánh giá nhu cầu và vẽ bản đồ, phương pháp khảo sát

người hưởng lợi và bên liên quan, truyền thông và giám sát/lượng giá từ Việt Nam và quốc tế nếu cần thiết. Chỉ định các kiểm toán nội bộ hàng năm và cung cấp trợ giúp quản lý tài chính.

Tư vấn về cấp giấy sử dụng đất trồng rừng với sự tài trợ của Hội CTĐ. Sự trợ giúp quan trọng khác ngoài dự án sẽ bao gồm: Hỗ trợ phát triển khung chương trình QLRRTH dựa vào cộng đồng Hỗ trợ phát triển các phương pháp có hệ thống và nhất quán với các Hội QG đối tác để phát triển tổ

chức, bao gồm tăng cường chức năng nhiệm vụ đào tạo và phát triển Phát triển hệ thống quản lý thông tin qua mạng máy tính cho dự án

Page 13: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

13

Phát triển tổ chức Hội các cấp, bao gồm quản lý tình nguyện viên Xây dựng và đào tạo đội ứng phó cấp tỉnh hội Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng chiến lược gây quĩ, đặc biệt chú trọng đến các tỉnh hội dự án Tập huấn và phát triển hơn nữa các kiến thức và kỹ năng của Hội CTĐ VN về lập các kịch bản thích

ứng biến đổi khí hậu.

6. Khung hợp lý dự án, bao gồm tiến độ/chỉ số kết quả Xem chi tiết tại phụ lục C.

7. Kế hoạch thực hiện Phụ lục D bao gồm các chi tiết về các đầu ra chính và khung thời gian thực hiện dự án.

8. Cơ chế quản lý/nguồn nhân lực Trung ương Hội đã thiết lập ban quản lý dự án bao gồm 4 thành viên: giám đốc, điều phối viên, cán bộ và kế toán dự án. Mười tỉnh hội cũng thành lập các ban quản lý dự án bao gồm 3 thành viên (giám đốc, cán bộ và kế toán dự án). Hội CTĐ VN và Hiệp Hội còn hỗ trợ thành lập nhóm hành động dự án bao gồm các cán bộ CTĐVN, các bộ văn phòng Hiệp Hội và các chuyên gia bên ngoài. Cùng nhau các ban, nhóm sẽ giám sát và điều phối việc thực hiện dự án cũng như khuyến khích sự tham gia của nhiều bên. Sự tham gia đó có vai trò chủ chốt tạo điều kiện cho các ban của TƯ Hội có vai trò quan trọng trong việc thực hiện dự án như các ban: Đào tạo, quản lý cán bộ, gây quĩ, quản lý tình nguyện viên và truyền thông. Bản mô tả chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý dự án sẽ được xây dựng vào cuối năm 2011/đầu năm 2012. TƯ Hội và các tỉnh hội cần có thêm cán bộ để đảm bảo sự giám sát hợp lý thực hiện dự án, giám sát tiến độ và đảm bảo chất lượng dự án tại 356 xã đa dạng về vị trí địa lý và tự nhiên. Lượng giá 2011 phát hiện thấy cả TƯ Hội và Hiệp Hội có cán bộ quá ít và mỏng để có thể thực hiện chức năng giám sát và kiểm soát chất lượng. Bảng 2 được xây dựng theo báo cáo đánh giá năng lực thực hiện dự án Hội CTĐ VN, tổng hợp các số liệu về cán bộ và tình nguyện viên của các tỉnh Hội đang làm việc cho dự án. Mỗi tỉnh hội có 3 cán bộ dự án, cấp huyện có 1 hay hai cán bộ dự án, mỗi xã chỉ có một cán bộ kiêm nhiệm. Các cán bộ đó còn có trách nhiệm làm nhiều công việc khác ngoài dự án này. Hiện tại, hệ thống đăng ký tình nguyện viên cũng không được cập nhật để biết bao nhiêu tình nguyện viên tích cực hoạt động.

Bảng 2 Các cán bộ/tình nguyện viên dự án tại 10 tỉnh thành

Tỉnh Tỉnh Hội Huyện dự án Các xã dự án Tình nguyện viên dự án Tổng

Hà Tĩnh 3 10 44 775 833 Hải Phòng 3 10 47 u/k 60 Hoà Bình 3 3 5 u/k 11 Nam Định 3 8 61 60 132 Nghệ An 3 10 27 0 40 Ninh Bình 3 13 18 70 104

Quảng Ninh 4 13 53 u/k 70 Thái Bình 3 8 46 u/k 65 Thanh Hoá 3 16 50 11 80 Vĩnh Phúc 3 2 5 u/k 10

TƯ Hội 4

Total 31 93 365 916 1409

Page 14: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

14

Hội CTĐ VN dự kiến ít nhất cần thêm ba cán bộ chỉ chuyên làm dự án tại TƯ Hội, và 2 hay 3 cán bộ cho sáu tỉnh hội trợ giúp 45 đến 61 xã. Các vị trí đó chỉ chuyên làm dự án TR/GRTH và không làm các công việc khác ngoài dự án. Hiệp Hội đã tuyển thêm cán bộ để làm mảng quản lý thảm họa, và một trong 2 vị trí đó sẽ chuyên làm dự án này.

9. Điều phối Điều phối trong hệ thống Hiệp Hội đang cùng với các Hội QG đối tác trong nước gồm CTĐ Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Na Uy và Thụy sỹ giúp đỡ kỹ thuật Hội CTĐ Việt Nam tại 16 tỉnh thành thực hiện QLRRTH. Nguồn nhân lực tại Ban quản lý thảm họa TƯ hội căng mỏng ra thực hiện 6 dự án QLRRTH dựa vào cộng đồng với ngân sách khoảng 2 triệu đô la năm. Các bước cần tiến hành để giải quyết thách thức đó là cuộc họp nhóm hành động kỹ thuật hàng tháng và phát triển khung QLRRTH dựa vào cộng đồng để hướng dẫn thực hiện. Hiệp Hội đề xuất sử dụng khung hướng dẫn GTRR và thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu với các Hội QG và CTĐ VN. Điều phối ngoài hệ thống Chính phủ Việt Nam đã khởi động chương trình quốc gia về QLRRTT và vài tổ chức quốc tế đang giúp đỡ chương trình đó hay các sáng kiến giảm thiểu rủi ro và thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Như đã nêu, chương trình quốc gia nhằm giúp đỡ 6000 xã dễ bị tổn thương nhất trên toàn quốc trong vòng 12 năm 2009 đến 2020. Hội CTĐ VN đang đóng vai trò chủ chốt trong công việc này bao gôm cam kết thực hiện tại 1000 xã. Hội CTĐ VN và văn phòng Hiệp Hội thường xuyên chia sẻ với chính phủ, các tổ chức Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Dự án này sẽ tạo tác động đến chương trình QLRRTT quốc gia. Giai đoạn 4 sẽ tiếp tục thực hiện vai trò mô hình mẫu về cách tạo dựng sự bền vững QLRRTH có đóng góp vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hội CTĐ VN và Hiệp Hội cũng sẽ nghiên cứu khả năng hợp tác với chính phủ và các tổ chức LHQ về các sáng kiến mua bán phát thải khí các bon. Hội CTĐ VN cũng là thành viên của các nhóm điều phối tài trợ quan trọng như Mạng lưới tư vấn (JANI) ở Việt Nam, nhóm Quản lý thảm họa và nhóm biến đổi khí hậu. Hội CTĐ VN và Hiệp Hội tiếp tục chia sẻ tài liệu và các thông tin về dự án thông qua các nhóm và các trang tin điện tử. Dự án cũng sẽ tổ chức các buổi chia sẽ thông tin với các thành viên nhóm và các chính phủ, tài trợ và các cơ quan LHQ để trao đổi kinh nghiệm vào giữa kỳ thực hiện dự án năm 2013. Một số các tỉnh hội có các mối quan hệ đối tác về QLRR/thích ứng BĐKH với các tổ chức LHQ hay phi chính phủ. Do vậy càng cần giám sát kỹ hơn tác động của các mối quan hệ đối tác đa dạng với các cơ quan trên đến số lượng cán bộ hạn chế và nguồn lực đào tạo hiện có để thực hiện dự án này. 10. Giám sát và lượng giá Cần thiết phải nâng cao chất lượng giám sát và lượng giá cả về chất lượng và diện bao phủ của Hội CTĐ VN và Hiệp Hội trong giai đoạn 4 như báo cáo lượng giá 2011 đã nêu. Khung hợp lý dự án đã được phát triển thông qua hội thảo có sự tham gia của đại diện TƯ Hội và các tỉnh thành hội cũng như văn phòng Hiệp Hội. Khung hợp lý (xem phụ lục C) đã nêu các chỉ số thành công chính và các biện pháp thu thập thông tin để giám sát tiến độ đạt được các thành tựu dự án theo chỉ số kết quả và đầu ra. Nhiều cán bộ và tình nguyện viên CTĐ VN cấp tỉnh và huyện không được đào tạo chính qui về giám sát và lượng giá. TƯ Hội sẽ tiến hành các lớp tập huấn về lập kế hoạch, giám sát và lượng giá cho các cán bộ dự án tỉnh và huyện, hỗ trợ bởi Hiệp Hội để đôn đốc việc áp dụng và đưa các kỹ năng đó vào thực tế. Các đại biểu tham gia hội thảo cũng ghi nhận nhu cầu đảm bảo sự thông tin tốt và mở với các xã dự án về mục tiêu dự án, cách thu thập các phản hồi để đảm bảo có sự trả lời trung thực.

Page 15: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỘI CTĐ VIỆT NAM

15

Thách thức lớn ở đây cho Hội CTĐ VN và Hiệp Hội là là có đủ thời gian và chất lượng giám sát các xã dự án trải dài ở 10 tỉnh. Khảo sát sự hài lòng của người hưởng lợi sẽ được tiến hành với sự tham gia của đại diện nhiều bên hưởng lợi và các bên liên quan khi tiến hành lượng giá giữa kỳ dự án quí 4 năm 2013 bởi cán bộ hội CTĐ VN và tình nguyện viên với sự giúp đỡ kỹ thuật của chuyên gia Hiệp Hội, tốt nhất là từ Việt Nam. Thông tin đó sẽ bổ sung thêm cho hệ thống giám sát thường kỳ. Cũng vậy, việc khảo sát thông tin nền về nhận thức, thái độ và hành vi với các đại diện của người hưởng lợi dự án và cán bộ/tình nguyện viên CTĐ các cấp vào đầu năm 2012 và cuối dự án (cùng với lượng giá dự án) cũng sẽ đánh giá kết quả tập huấn và nâng cao nhận thức. Một số việc đã được tiến hành trong giai đoạn thực hiện dự án như thu thập thông tin nhu cầu nền và đánh giá năng lực các tỉnh. Đây là bước đầu tiên nhưng quan trọng. Thông tin dự liệu nền và phân tích cần có thêm các trợ giúp kỹ thuật ở các tỉnh đầu năm 2012. Việc hình thành hệ thống quản lý thông tin tại 10 tỉnh, thông qua sáng kiến được thực hiện cho dự án này sẽ làm việc báo cáo và thu thập thông tin hiệu quả và chính xác hơn. Như đề xuất trong biên bản cam kết, lượng giá độc lập giữa kỳ sẽ được tiến hành vào năm 2013 và cuối kỳ vào năm 2015; hy vọng Hội CTĐ Nhật sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động lượng giá như cam kết. Việc quản lý hai hoạt động đó sẽ do Hiệp Hội chịu trách nhiệm.

11. Xây dựng năng lực và sự bền vững

Hoạt động xây dựng năng lực Hội CTĐ VN và cộng đồng cũng như các biện pháp góp phần tăng cường sự biền vững các kết quả dự án đã được nêu ở các phần trước của văn kiện dự án. Sự thành công của các hoạt động này phụ thuộc không chỉ vai trò của ban QLTH và các giám đốc dự án mà còn sự tham gia tích cực của trung tâm đào tạo, ban tổ chức cán bộ, gây quĩ, tình nguyện viên và truyền thông. Chuyên gia phát triển tổ chức của Hiệp Hội cũng đóng vai trò tư vấn quan trọng để thực hiện dự án này.

12. Ngân sách

Hợp phần 1: Quản lý và bảo vệ rừng/giảm nhẹ biến đổi khí hậu VND10.4 tỷ (JPY41 triệu)

Hợp phần 2: Phòng ngừa thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu VND19.4 tỷ (JPY76 triệu)

Hợp phần 3: Xây dựng năng lực CTĐ VN VND25.2 tỷ (JPY99 triệu)

Tổng cộng: VND55 tỷ (JPY 215 triệu)

Xem các phụ lục chi tiết

13. Các tài liệu tham chiếu