10
30 THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 3ƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ JẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TRUYEN thông MỘT SỐ NỘI DUNG c ơ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT bản (Tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên)

VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

3 0 T H Ô N G T IN V À T R U Y Ề N T H Ô N G3ƯỜNG Đ À O T Ạ O , BỒI DƯ Ỡ NG C Á N B Ộ JẢN LÝ T H Ô N G TIN V À T R U Y E N t h ô n g

MỘT SỐ NỘI DUNG c ơ BẢN■ ■

VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT bản(Tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên)

Page 2: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

B ộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BÒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THỐNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

MỘT SỐ NỘI DUNG c ơ BẢN

VỀ NGHIỆP vụ BÁO CHÍ, XUAT bản(Tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên)

TẬP II

(Tái bản có chỉnh sửa)

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYÈN THÔNG

Hà Nội - 2013

Page 3: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

THAM GIA BIÊN SOẠN

- TS. Nguyễn Thị Trường Giang (Chuyên đề 13)

- PGS.TS Dương Xuân Sơn, TS. Phạm Văn Thấu (Chuyên đề 14)

- TS. Hà Huy Phượng, ThS. Đinh Ngọc Sơn, ThS. Vũ Thúy Bình,

ThS. Lê Thanh Xuân, ThS. Đỗ Phan Ái (Chuyên đề 15)

- TS. Phạm Văn Thấu (Chưyén đề 16)

-ThS. Đinh Thị Chính (Chuyên đề 17)

- TS. Hà Huy Phượng (Chuyên đề 18)

- PGS.TS Hoàng Anh (Chuyên đề 19)

- TS. Nguyễn Thị Thoa (Chuyên đề 20)

Page 4: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đàng Cộng sản Việt Nam và Quyết định số 534/QĐ- BTTTT ngày 14/4/2010 cùa Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành chương trình khung bồi dưỡng chức danh viên chức biên tập viên, phóng viên; nhằm tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức, viên chúc nhà nước theo chức danh và thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Thông tin và Truyền thông nói chung và công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản nói riêng; Trường Đào tạo, Bôi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông tổ chứ(?biên soạn Bộ tài liệu bồi dưỡng chức danh viên chức biên tập viên, phóng viên. Bộ tài liệu được các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ và các chuyên gia đã nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực báo chí, xuất bàn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội-và một số ban, ngành phụ trách về lĩnh vực báo chí, xuất bàn tham gia biên soạn.

Bộ tài liệu nhàm chuẩn hóa, cụ thể hóa các kiến thúc, kỹ nâng quán lý về báo chí, xuất bản thành chương trình, giáo trình, bài giảng; lấy đó làm tài liệu nền tảng cho việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý về báo chí, xuất bản; góp phần xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản; bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ biên tập viên, phóng viên các báo, đài, nhà xuất bản trên toàn quốc, thực hiện chủ trương hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh và nâng cao trình độ lý luận chính trị.

Bộ tài liệu gồm 20 chuyên đề đuợc kết cấu thành 02 tập:

Tập 1: Đường lối, chính sách cùa Đảng và pháp luật Nhà nước hiện nay về báo chí, xuất bản;

Page 5: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

Tập 2: Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bán.

Bộ tài liệu được biên soạn để phục vụ công tác bồi dưỡng nâng ngạch cho đội Ìgũ biên tập viên, phóng viên lên biên tập viên chính, phóng viên chính. Trong lần ái bản này, bộ tài liệu được cập nhật, bổ sung một số nội dung mới theo Luật Xuất )ản 2012. Trường Đào tạo, Bồi duỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông 'ất mong bạn đọc đóng góp ý kiến để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.

TRƯỜNG ĐÀO TẠO, Bổl DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Page 6: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

Chuyên đề 13

ĐẠO ĐỨC NGHỂ NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NHÀ BÁO

Chương 1

NHẬN THỨC C H UNG

VÈ Đ Ạ O Đ Ứ C NGHÈ NGHIỆP CỦA N H À BÁO

I. QUAN NIỆM CHUNG VÈ ĐẠO ĐỨC

1. Khái niệm

Theo quan niệm cổ truyền phương Đông, đạo đức có nghĩa là “đạo làm người”, bao gồm nhiều chuẩn mục về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bạn bè. anh em, làng xóm... Ở phương Tây, khái niệm đạo đức bắt nguồn từ chữ “mosv trong tiếng La-tinh, có nghĩa là “lề thói”, moralis có nghĩa là “thói quen”. Như vậy, khi nói đến đạo đức là nói đến các lề thói và tập tục biểu hiện trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa người với người. Thuật ngữ quốc tế cùa đạo đức la “moraĩ”.

Theo Các Mác, đạo đức là một “hình thái ý thức xã hội” chịu sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội khác, và cùng với các hình thái ý thức xã hội ấy, đạo đức chịu sự quy định của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Do đó, đạo đúc có “bản chất xã hội”.

Ngày nay, đạo đức được định nghĩa “là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chinh và đánh giá cách ứng xử cùa con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bời niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”.

5

Page 7: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

Nhu vậy, với tư cách là một hình thái ý thức xă hội, đạo đức phàn ánh tồn ttại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Thích ứng với mỗi một xã hiội thì có một đạo đức xã hội tương ứng. Suy cho cùng, sự phát sinh, phát triển cũia đạo đức phụ thuộc vào sự phát triển cùa phương thúc sản xuất.

Cùng với nhiều phương thức điều chình hành vi con người, đạo đức đámh giá hành vi con người theo các chuẩn mực và các giá trị như thiện và ác, chímh nghĩa và phi nghĩa, đúng và sai, cái phải làm và cái không được làm, cái nên làim và cái không nên làm... Việc yêu nước, thương dân, kính trên nhường dưới, hiếìu thuận với cha mẹ, đối xử chan hòa với anh em, bạn bè, hàng xóm... đều do cáầc chuẩn mực đạo đức của xã hội chi phối các hành vi cá nhân. Chuẩn mực đạo đứrc là phương thức điều chình ưu việt và đặc thù cùa xã hội loài người, giúp con ngưcời có khả năng tự hoàn thiện mình và phát triển ngày một văn minh, tiến bộ.

về mặt xã hội, đạo đức được biểu hiện bằng thái độ cụ thể cùa dư luận xã hộii. Đó là những ý kiến, trạng thái tinh thần tán thưởng, khẳng định (tích cục) hoặc phiê phán, phủ định (tiêu cực) của một số đông người đối với một hành vi, ý tường củia cá nhân hay một nhóm nguời nào đó. về mặt cá nhân, đạo đúc đuợc coi là “tòa áin lương tâm” có khả năng tự phê phán, đánh giá và suy xét từng hành vi, thái độ v?à ý nghĩ trong bàn thân mỗi cá nhân.

Xét về bản chất, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự tự lựía chọn của mỗi người. Đạo đức đuợc bảo đảm bằng lương tâm và sự phê phán củía dư luận xã hội, chỉ khuyên giải, can ngăn để con người tự lựa chọn. Từ những chuẩn mực và quy tắc chung, mỗi cá nhân tự chọn lựa và có nghĩa vụ, trách nhiệnn chuyển những yêu cầu đạo đức xã hội đó thành nhu cầu, mục đích và sự hứng thúi của bản thân. Biểu hiện của sự chuyển hóa này là sự tự giác tuân theo những qu>y tắc, chuẩn mực mà xã hội đã đề ra. Vì vậy, ngoài biểu hiện trong các quan hệ x ã hội, đạo đức còn thể hiện trong thái độ, hành vi và việc tự ứng xử của bản thâm mỗi con người.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hộij, do đó, đạo đức có bản chất xã hội. Bản chất xã hội của đạo đức biểu hiện ở tínhi thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp.

Tinh thời đại của đạo đức: Mặc dù có tính độc lập nhất định nhưng các điềui kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời đại có sự tác động, quy định nội dung và vai tròi của đạo đức trong thời đại đó. Nghĩa là, tương úng với mỗi thời đại lịch sử là mộtt hình thái đạo đức nhất định đặc trưng cho thời đại đó.6

Page 8: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

Tính dân tộc cùa đạo đức\ Sụ khác nhau về điều kiện kinh tế, về những yếu tố tụ nhiên như (địa lý, khí hậu, khu vực cư trú...), về bản sắc văn hóa giũa các vùng miền, dân tộc cũng dẫn đến những sự khác nhau trong các chuẩn mực đạo đức.

Tính giai cấp: Sự khác nhau về lợi ích giữa các giai cấp dẫn đến các chuẩn mực đạo đức khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức chính thống là đạo đức cùa giai cấp thống trị.

Đạo đức được cấu thành từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. Đạo đức xã hội được hình thành từ thục tiễn đạo đức cùa cá nhân. Trong quá trình sinh sống cùa mỗi cộng đồng người, những nguyên tắc, chuẩn mực, quan niệm và lý tưởng đạo đức được hình thành như là hệ thống giá trị chung được mọi thành viên tin tưởng và noi theo. Đến lượt mình, chúng tác động tới đạo đức cá nhân, điều chinh hành vi cá nhân theo yêu cầu của chúng.

Đạo đức cá nhân là biểu hiện của đạo đức xã hội trong những cá nhân riêng biệt, cụ thể. Do vậy, có thể coi sự hình thành đạo đức cá nhân là quá trình xã hội hóa cá nhân về mặt đạo đức. Mức độ xã hội hóa đánh dấu trình độ phát triển cùa đạo đức cá nhân.

Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Phương thức chuyển đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân là hệ thống giáo dục đạo đức (bao gồm cả tự giáo dục).

2. Chức năng của đạo đức

2.1. Chức nâng nhận thừc

Mục đích cùa nhận thức đạo đức là đánh giá các sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi, hành động, tình cảm con người... theo các thang giá trị (thiện và ác, đúng và sai, nên và không nên...).

Phải có chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức thì mới có kết quả nhận thức. Kết quả nhận thức phụ thuộc phần nhiều vào sự đánh giá, trình độ, quan điểm, quan hệ lợi ích... cùa chủ thể nhận thức. Do đó, trước một hiện tượng đạo đức nhất định, các chù thể nhận thúc sẽ có những đánh giá, nhận định khác nhau, không thống nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể nhận thúc bị phân chia, không thể thống nhất được thì vẫn có những tiêu chí khách quan để đánh giá nhận thức đạo đức và kết quả của nhận thức đạo đức. Tiến bộ xã hội và tự do của con người là hai tiêu chí do quan điểm mác xít đưa ra.

7

Page 9: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

2.2. Chức năng điều chỉnh

Đạo đức là một trong những phương thức điều chỉnh thái độ và hành vi củia con người trong xã hội. Đặc trưng của điều chỉnh đạo đức là tính tự giác và tỊự nguyện của từng cá nhân con người. Với khả năng, trình độ nhận thức của mìnhi, họ tụ lĩnh hội các giá trị, chuẩn mực đạo đức, sau đó biến chúng thành độnịg cơ, mục đích hành động của mình. Như vậy, điều chỉnh đạo đức được thực hiệm thông qua tác động của ý thúc đạo đức đối với hành vi con người.

Hiệu quả và phạm vi điều chỉnh đạo đức phụ thuộc vào nhân tố chủ quan Vfà nhân tố khách quan. Nhân tố chù quan chính là trình độ phát triển cùa ý thức đạco đức. Nhân tố khách quan là các quan hệ kinh tế - xã hội.

2.3. Chức năng giáo dục

Tác động của hệ thống đạo đức xã hội tới sự hình thành đạo đức cá nhâm chính là sự thể hiện và thực hiện chức năng giáo dục đạo đức.

Sự hình thành đạo đức cá nhân cùa mỗi người được thực hiện thông qua haii phương thức. Một là, nhận thức đạo đức của cá nhân. Đây là quá trinh chuyển đạco đức xã hội thành đạo đức cá nhân. Theo con đường này, những kinh nghiệm, quam niệm, chuẩn mực của đạo đúc xã hội sẽ được cá nhân nhận thức và chuyển hóa thànhi ý thức đạo đức cá nhân. Cùng với giáo dục đạo đức, tự giáo dục đạo đức cũng làà phương thúc chuyển đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân. Hai là, hoạt động thực: tiễn đạo đức của cá nhân. Thông qua việc lĩnh hội các chuẩn mực, giá ứị đạo đức,, các cá nhân tự giác định hướng, điều chinh hành vi của mình sao cho phù hợp yớn các yêu cầu của xã hội. Nghĩa là, trong khi hoạt động thực tiễn, con người vừa khẳng» định những giá trị, chuẩn mực đạo đức mà mình lĩnh hội được, vừa khảng định sựr phát triển ý thức đạo đức của bản thân.

n . ĐẠO ĐỨC NGHÈ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO

1. Khái niệm

1.1. Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong; một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm 1 những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề: nghiệp nhất định, nhằm điều chinh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp) đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ cùa xã hội.

8

Page 10: VỀ NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ, XUAT - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57339...Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -

Xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thù những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bàn. Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội có nét chung, nhưng phẩm chất đạo đức trong từng nghề nghiệp lại có những nét đặc thú và yêu cầu riêng biệt. Tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực trong đạo đức nghề nghiệp vừa góp phần vào tăng trường kinh tế, vừa tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động, hoàn thiện người lao động trong nghề nghiệp đó.

Nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, song, một số nghề có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như nghề giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án... thì đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt coi trọng. Với những nghề này, bên cạnh những chuẩn mục đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cà các quốc gia như đạo đức người thầy giáo, đạo đức người thầy thuốc, đạo đức quan tòa, đạo đức nghề báo... thì mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử lại đề ra những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng cho người hành nghề ở nước mình. Ví dụ, bên cạnh lời thề Hypôcrat có tính phổ quát cho những người làm trong ngành y trên toàn thế giới thì còn có những chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam dựa theo lời dạy của các danh y nguời Việt và của Bác Hồ đối với cán bộ, nhân viên ngành y.

1.2. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Tác giả E.P.Prôkhôrốp trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí cho rằng, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là “những quy định đạo đức không được ghi ữong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của du luận xã hội, bởi các tố chức sáng tạo nghề nghiệp, đó là những nguyên tắc, những quy định và những quy tác về hành vi đạo đức của nhà báo’*0.

Trong cuốn Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, tác giả cho ràng, đây là “kháiniệm chi tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo,,<2).

Nhu vậy, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp.

Trên thực tế hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất. Đó là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp cùa người làm báo, đạo đức nhà báo.

"* E.P.Prôkhôrốp: Cơ sớ lý luận báo chi, Nxb. Thông tân, H.2004, t.2, tr.294.(2> Phạm Thành Hưng: Thuật ngữ Báo chi ■ Truyền thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2007, tr.75.

9