15
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Page 2: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

2

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2020 là toàn tỉnh phải có 17 xã được công nhận đạt chuẩn NTM và 50 khu dân cư nông thôn kiểumẫu.

Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, giai đoạn 2016 - 2020 không chỉ tăng tiêu chí, mà yêu cầu tỷ lệ hoàn thành các chỉ tiêu cũng cao hơn, nên “làm khó” các địa phương miền núi. Nhất là tiêu chí hộ nghèo và thu nhập. Bởi hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của các xã trên còn khá cao (trên 20%), thu nhập thấp (dưới 30 triệu đồng/người/năm). Theo ông Đinh Văn Điết, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Long, Quảng Ngãi thì người dân miền núi chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp nên thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Vì vậy, để giảm hộ nghèo còn dưới 5%, thu nhập trên 40 triệu đồng/người/năm là thách thức rất lớn đối với chính quyền và người dân.

Ngoài ra, một số tiêu chí về kênh mương thủy lợi, tổ chức sản xuất... cũng chưa phù hợp với đặc thù canh tác cũng như địa hình miền núi; việc huy động nguồn lực cộng đồng xã hội tham gia xây dựng NTM cũng không đáng kể, do số lượng doanh nghiệp ít, đời sống người dân khó khăn... Quyết tâm, chủ động xây dựng NTM Trên thực tế, dù Chương trình xây dựng NTM đã khởi động từ năm 2011, nhưng đến nay, nguồn lực xây dựng các tiêu chí NTM ở các địa phương trên chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách và vốn lồng ghép các chương trình, cũng như sự góp công, hiến đất của người dân. Do đó, quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là các xã của 6 huyện miền núi. Với những khó khăn đã được xác định, ngay từ đầu năm 2020, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM các địa phương đã tập trung thực hiện các giải pháp, trong đó có việc tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay thực hiện các tiêu chí “mềm”, như: Thu gom, xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt; tiếp cận và chấp hành các quy định của pháp luật, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện... Cùng với đó, các xã cũng chủ động lựa chọn các công trình, hạng mục ưu tiên đầu tư; chuẩn bị vật tư và giải phóng mặt bằng, để ngay khi được phân bổ vốn hoặc nguồn xi măng hỗ trợ, sẽ thực hiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi...

Thanh Long (Báo Quảng Ngãi)

Xây dựng nông thôn mới: Tiêu chí cao cần quyết tâm lớn

Page 3: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

3

Năm 2020, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn chính là phấn đấu đưa xã: Khuất Xá và Tú Mịch đạt chuẩn NTM.

Trong 2 xã điểm phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2020 thì Khuất Xá là xã điểm của tỉnh, huyện Lộc Bình lựa chọn thêm xã Tú Mịch để phấn đấu đạt chuẩn. Đây là mục tiêu cao bởi cả 2 xã còn khá nhiều tiêu chí chưa đạt, đòi hỏi nguồn lực lớn và thời gian thực hiện khá dài. Xác định rõ những khó khăn như vậy song huyện Lộc Bình vẫn đặt quyết tâm rất cao để phấn đấu đưa 2 xã đạt chuẩn theo kế hoạch. Ông Hoàng Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình cho biết: Ngay từ đầu năm, Chương trình xây dựng NTM được UBND huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện, các xã điểm quan tâm chỉ đạo sát sao.

Sự quyết tâm được thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình. Không chỉ ban hành kế hoạch chung về xây dựng NTM, UBND huyện còn ban hành kế hoạch riêng để thực hiện các tiêu chí chưa đạt ở xã: Khuất Xá và Tú Mịch. Trong đó phân công rõ người, rõ việc, rõ nguồn lực, cách thức cũng như thời gian thực hiện cụ thể. Để triển khai thực hiện, bên cạnh nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của nhà nước (năm 2020, các nguồn vốn hỗ trợ riêng cho 2 xã khoảng 46 tỷ đồng), UBND huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện các tiêu chí. Với sự đầu tư nguồn lực của nhà nước và sự chung sức của nhân dân, việc thực hiện các tiêu chí NTM trên địa bàn 2 xã điểm: Khuất Xá và Tú Mịch đang được đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra. Qua đó, năm 2020, huyện Lộc Bình quyết tâm bứt phá để đưa thêm 2 xã đạt chuẩn NTM.

Tân An (Báo Lạng Sơn online)

Xây dựng nông thôn mới: huyện Lộc Bình dồn lực xã điểm

Page 4: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

4

Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 88/191 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bằng 46% tổng số xã, tăng 25 xã so với năm 2018. Bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, tăng bình quân 1,76 tiêu chí so với năm 2018; không còn xã dưới 10 tiêu chí. Thành quả này là kết quả của sự vào cuộc đồng bộ, tập trung của cả hệ thống chính trị; sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân và sự nỗ lực, chủ động cao của người dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Những năm qua, bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện. Đây là kết quả lớn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là nỗ lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng quê hương gắn với xây dựng NTM của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Điều này được thể hiện rõ nét trong chương trình xây dựng NTM. Người dân đã tập trung các nguồn lực trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện chương trình đạt những kết quả nổi bật. Để xây dựng NTM toàn diện, có chiều sâu, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch để cụ thể hóa chi tiết các mục tiêu, nhiệm vụ; phân công trách nhiệm cho từng sở, ban, ngành, đơn vị để triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động tiếp tục được đẩy mạnh, đa dạng về

nội dung, hình thức, nhất là tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, mô hình mới hiệu quả, các điển hình tiên tiến; truyền thông xây dựng KDC NTM kiểu mẫu, vườn mẫu… Nhờ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của người dân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM”. Năm 2019, toàn tỉnh đã huy động hiến đất, ngày công, hiện vật, tiền mặt… trị giá trên 366.185 triệu đồng. Trong đó huy động trên 7.000 công lao động; hiến trên 9.000 m2 đất làm đường GTNT và các công trình hạ tầng nông thôn khác; đóng góp vật tư, hiện vật trị giá khoảng 359.810 triệu đồng; nhân dân đóng góp tiền trên 6.380 triệu đồng. Trong năm, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư cho các xã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình khoảng 4.217,2 tỷ đồng. Trong đó, NSNN 766,17 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã trên 1.050 tỷ đồng; vốn tín dụng 1.940,28 tỷ đồng; huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 94,6 tỷ đồng; huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 366,19 tỷ đồng.

Bình Giang (Báo Hòa Bình Online)

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

Page 5: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

Thực hiện phong trào “Phụ nữ Bắc Yên chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo các cấp hội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả nhiều tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, nổi bật là tiêu chí giảm nghèo, vệ sinh môi trường, nhà ở dân cư...

Bà Lường Thúy Vinh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bắc Yên, cho biết: Hội hiện có 10.858 hội viên, sinh hoạt tại 109 tổ chức cơ sở hội. Hội đã tích cực phối hợp với MTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, nhằm tạo sự đồng thuận thống nhất trong cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân. Tập trung chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức và hành động của mỗi hội viên, phụ nữ trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Cùng với hỗ trợ phát triển sản xuất, các cấp hội còn vận động hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự; tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực

hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; tổ chức cho 100% cán bộ và 80% hội viên phụ nữ ký cam kết gia đình không có người thân phạm tội và tệ nạn xã hội. Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Hội LHPN huyện tập trung chỉ đạo tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, đến nay đã có 28/148 chi hội triển khai thực hiện mô hình tuyến đường phụ nữ tự quản; Hội LHPN các xã vận động 130 hộ xây dựng công trình vệ sinh đạt chuẩn, 5.380 hộ được sử dụng nước sạch và vận động 650 hội viên tham gia đổ 3.459 m đường bê tông tại các tuyến đường nội bản trong xã và tuyến đường đến khu sản xuất; thành lập mô hình “chống rác thải nhựa” tại xã Phiêng Ban với 35 thành viên tham gia. Phong trào xây dựng NTM đã và đang lan tỏa trong các cấp hội phụ nữ huyện Bắc Yên. Trong thời gian tới, Hội LHNP huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM mới gắn với các phong trào thi đua của hội, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện Bắc Yên.

Đức Anh (Báo Sơn La Online)

Phụ nữ Bắc Yên chung sức xây dựng nông thôn mới

Page 6: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

6

Hội Nông dân huyện Lệ Thủy đã tích cực phối kết hợp cùng các ngành, đoàn thể của huyện thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã thực hiện nhiều phong trào, giải pháp, phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, tạo chuyển biến tích cực góp phần đưa Lệ Thủy sớm đạt chuẩn huyện NTM. Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện là đã vận động nông dân bố trí, cơ cấu lại các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương; tiếp tục chuyển đổi các diện tích đất kém hiệu quả đưa các giống cây, con mới phù hợp, có năng suất cao vào sản xuất, cho thu nhập cao, không để đất bỏ hoang. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng các tiến bộ KH- CN mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình nuôi chim cút ở xã Ngư Thủy; mô hình trồng dưa hấu, trồng cây thanh long ở xã Dương Thủy; mô hình trồng dưa lưới trong nhà, mô hình nuôi cá và ếch; mô hình sản xuất cá giống, chăn nuôi thỏ ở Tân Thủy, mô hình vườn- ao- chuồng ở Văn Thủy, mô hình chăn nuôi tổng hợp ở An Thủy,

Hồng Thủy, Hoa Thủy… và nhiều mô hình khác được phát huy. Các cấp Hội Nông dân trên thực hiện tốt việc tư vấn, hỗ trợ về vốn, kĩ thuật và cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp cho hội viên. Năm 2019, toàn huyện có 21.572 hộ đăng ký danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 85,7% tổng số hội nông dân trên toàn huyện. Phát huy tinh thần “Tương thân tương ái”, các cấp hội nông dân giúp đỡ các gia đình chính sách, những hộ nông dân nghèo gặp khó khăn về vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất, tạo điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình về phát triển sản xuất gắn với bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường. Đến nay, Hội đã triển khai cho 207 chi hội tham gia thực hiện mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, tổ chức thu gom rác thải, chai, lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, làm sạch đồng ruộng. Đồng thời, Hội Nông dân tích cực tham gia thực hiện “Đoạn đường tự quản”, “Đường kiểu mẫu” sáng- xanh- sạch- đẹp ở nông thôn. Qua bình xét hàng năm có trên 85% hộ gia đình hội viên nông dân đạt gia đình văn hóa, đánh dấu sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân trong việc hướng đến nếp sống văn hóa mới, tạo động lực cho giai cấp nông dân phấn khởi, thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Hồng Mến (Báo Nông nông nghiệp Việt Nam)

Nông dân thi đua phát triển sản xuất, xây dựng

nông thôn mới

Page 7: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

7

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”, trong quá trình xây dựng NTM, huyện Phù Cát (Bình Định) đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Để tạo được sự đồng thuận, bên cạnh việc ban hành các nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo xây dựng NTM, huyện đã phát huy vai trò lãnh đạo, điều hành của các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Ngoài Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM cấp huyện, Phù Cát còn thành lập 16/16 Ban Chỉ đạo các xã. Để đưa các chủ trương, kế hoạch của tỉnh, huyện đến gần hơn với mỗi người dân, các thành viên Ban chỉ đạo huyện đứng chân từng địa bàn xã và Ban chỉ đạo xã đứng chân từng địa bàn thôn nhằm tuyên truyền về xây dựng NTM tại cơ sở, thôn sẽ tổ chức họp dân lấy ý kiến tham gia góp ý đồ án quy hoạch, đề án xây dựng NTM.

Đặc biệt quan trọng là khâu vận động nhân dân hưởng ứng mở đường, hiến đất, hiến tài sản, đóng góp xây dựng đường giao thông; phát huy vai trò giám sát của chính người dân trong xây dựng công trình hạ tầng NTM, qua đó tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong người dân nông thôn trị giá trên 150 triệu đồng. Huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình. Toàn huyện hiện có 12/16 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 75% số xã xây dựng NTM trên địa bàn huyện; 04 xã còn lại, dự kiến thực hiện đạt chuẩn trong năm 2020 gồm Cát Sơn, Cát Hải, Cát Chánh, Cát Thắng. Xác định Chương trình MTQG xây dựng NTM là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện và lâu dài, trong quá trình triển khai thực hiện, huyện Phù Cát chủ trương cần sự tập trung cao độ, thực hiện kiên trì, bền bỉ của cả hệ thống chính trị. Trong 10 năm triển khai, huyện đã huy động được 1.471 tỷ đồng để xây dựng các công trình hạ tầng, trong đó người dân đóng góp hơn 266 tỷ đồng. Phù Cát phấn đấu đến năm 2021 huyện đạt chuẩn NTM, đến năm 2025 có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Lương Ngọc Tuấn (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Phù Cát nhìn lại 10 năm xây dựng nông thôn mới

Page 8: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

8

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Page 9: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

9

Thời gian qua, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Bắc Trà My cơ bản khắc phục được những hạn chế, nhận thức và trách nhiệm về xây dựng NTM trong hệ thống chính trị và nhân dân được nâng lên một cách rõ rệt. Theo thống kê, tổng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 917 tỷ đồng; trong đó, nguồn đầu tư từ Nhà nước 897 tỷ đồng và nguồn do nhân dân đóng góp là 20 tỷ đồng. Đến nay, huyện có hai xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đăng ký về đích NTM cuối năm 2020; các xã còn lại bình quân đạt 11/19 tiêu chí/xã; có 1 khu dân cư được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu và 4 khu dân cư dự kiến đạt chuẩn vào cuối năm nay. Theo ông Trần Toại - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, những năm qua việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Chương trình MTQG xây dựng NTM đã nâng cao về chất lượng các tiêu chí, đưa chương trình đi vào thực chất. Đồng thời hạn chế tư tưởng chạy theo thành tích, phát huy được tính tích cực, chủ động của cơ sở và vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Từ nhu cầu và điều kiện thực tiễn, UBND huyện đã ban hành một số đề án, kế hoạch để khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng và tạo sinh kế từ rừng, nhằm góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững như Đề án về bảo tồn và phát triển cây dược liệu; Đề án đầu tư phát triển vùng chuyên canh quế Trà My, đề án trồng rừng gỗ lớn, đề án sắp xếp bố trí dân cư… Qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác, tăng cường

đầu tư thâm canh, chỉ đạo phát triển nông - lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của huyện miền núi, theo hướng lựa chọn cơ cấu cây trồng, con vật nuôi phù hợp từng vùng và từng điều kiện thổ nhưỡng... “Thông qua các phong trào, cuộc vận động đã làm cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là người nông dân nhận thức được vai trò chủ thể trong công tác xây dựng NTM, là người được thụ hưởng những thành quả mà Chương trình xây dựng NTM mang lại để tự giác và tích cực tham gia. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt làng quê có nhiều khởi sắc. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng NTM đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng. Qua đó đã khuyến khích, động viên người dân đóng góp xây dựng NTM. Đây là kết quả quan trọng, làm tiền đề để thực hiện mục tiêu các năm tiếp theo”.

Nguyên Đoan (Báo Quảng Nam Online)

Bắc Trà My: Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong

xây dựng nông thôn mới

Page 10: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

10

Page 11: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

11

UBND huyện Chư Pưh (Gia Lai) vừa tổ chức hội thảo về các giải pháp phát triển chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). UBND huyện Chư Pưh (Gia Lai) vừa tổ chức hội thảo bằng hình thức trực tuyến với tất cả các xã, thị trấn trong huyện về các giải pháp phát triển chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tại hội thảo, Nhà giáo ưu tú Trần Văn Ơn, Cố vấn Chương trình OCOP Quốc gia truyền đạt những nội dung liên quan đến OCOP như chu trình, nguyên tắc, chủ thể thực hiện OCOP; hệ thống tổ chức sản xuất và nguồn nhân lực để thực hiện OCOP; ý tưởng sản phẩm, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, phát triển thương hiệu sản phẩm trong nền kinh tế thị trường; trách nhiệm của cả hệ thống

trong thực hiện OCOP; triển khai OCOP là một trong những con đường để phát triển vùng nông thôn… Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã đề ra các giải pháp để triển khai thành công OCOP tại địa phương. Hiện nay huyện Chư Pưh đã có 4 sản phẩm OCOP

được UBND tỉnh Gia Lai xếp hạng 3 sao cấp tỉnh. 6 doanh nghiệp và 3 hợp tác xã trong huyện đã đăng ký 14 sản phẩm OCOP. Việc tổ chức hội thảo lần này cùng với hội thảo về các giải pháp phát triển hợp tác xã kiểu mới và mô hình nông hội đã thể hiện sự quyết tâm của huyện Chư Pưh trong việc phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở địa phương.

Tùy Phong (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Chư Pưh đã có 4 sản phẩm OCOP hạng 3 sao cấp tỉnh

Page 12: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

12

Xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với phát triển du lịch sinh thái vườn trên địa bàn xã An Sơn (TP.Thuận An) đã và đang triển khai thực hiện. Hướng đi này nhằm phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Đời sống nâng cao Xã An Sơn được tỉnh chọn thí điểm xây dựng NTM vào năm 2010 và được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào năm 2014. Sau quá trình xây dựng bộ mặt của xã có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 55 triệu đồng/ người/năm. Phát triển du lịch sinh thái Quá trình xây dựng NTM đã tạo ra hệ thống giao thông nông thôn thuận lợi, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các ngành thương mại - dịch vụ, du lịch nông thôn phát triển ở địa phương, đóng góp thiết thực vào hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng NTM. Với lợi thế kết nối với TP.Hồ Chí Minh để phát triển du lịch ven sông Sài Gòn, đồng

thời trên địa bàn xã có rất nhiều hộ có đất vườn cây ăn trái, có nhiều điểm, khu vực du lịch vườn cây với nhiều tiềm năng để khai thác phát triển loại hình du lịch sinh thái. Nhận thấy tiềm năng xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch sinh thái vườn, bước đầu xã đã vận động hình thành được Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp An Sơn, với 11 thành viên tham gia. Ngoài ra, HTX cũng đang có kế hoạch quảng bá thương hiệu sản phẩm tập thể thông qua việc tập hợp, làm điểm tập kết những sản phẩm cây ăn trái đạt chuẩn VietGAP để khách tham quan an tâm thưởng thức và mua trái cây tại vườn. Hiện xã đang xúc tiến vận động các cá nhân, tập thể tham gia xây dựng du lịch vườn sinh thái. Bên cạnh đó, xã cũng chọn lựa địa điểm vườn cây đẹp, ở vị trí thuận tiện cho vie c đi lai, tham quan, đặc biệt đi kèm là các dịch vụ, ẩm thực, giải trí phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục tập trung vào một số nhiệm vụ cơ bản như: Phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn phát triển du lịch sinh thái vườn, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn người dân thành lập hình thức tổ chức sản xuất mới, trong đó có các HTX sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.

Thoại Phương (Báo Bình Dương)

Phát triển du lịch sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới

Page 13: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

13

Page 14: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

14

Phong trào hiến đất làm đường thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Tuyên Quang đã lan tỏa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, góp phần không nhỏ giúp các xã hoàn thành tiêu chí về đường giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Đạt được những kết quả trên, ngoài sự đồng thuận, chung tay của nhân dân còn có sự đóng góp công sức của những đảng viên gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào tại cơ sở. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “đảng viên đi trước làng nước đi sau”, phong trào hiến đất được khởi xướng từ chính những đảng viên trong Chi bộ rồi lan tỏa rộng rãi khắp thôn, xóm. Ở thôn 11, phường Đội Cấn, đảng viên Đào Xuân Bốn là người đi đầu trong thực hiện hiến đất để mở rộng tuyến đường. Ngày triển khai giải phóng mặt bằng, gia đình ông Bốn là hộ đầu tiên của thôn thực hiện hiến đất. Trong vòng nửa ngày, toàn bộ tường rào và cây trồng trên diện tích hơn 300 mét vuông đất vườn của gia đình ông đã được dỡ bỏ để nhường đất làm đường.

Ông Bốn chia sẻ: Đảng viên mà không làm, bà con chẳng ai tin. Mình đóng góp một chút công sức nhưng đem lại lợi ích lâu dài, giúp đời sống người dân nâng lên, hiểu ra bà con sẽ hết lòng ủng hộ. Mình là đảng viên thì mình phải tiên phong gương mẫu đi trước để quần chúng nối bước theo sau. Từ sự gương mẫu đi đầu của đảng viên Đào Xuân Bốn, đã lan tỏa và xuất hiện thêm nhiều gia đình, cá nhân sẵn sàng dỡ bỏ tường rào, chặt cây hiến đất mở rộng đường, hoặc làm các công trình công cộng. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Đội Cấn (thành phố Tuyên Quang) Hoàng Thị Thanh Xuân cho biết, khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới, phường xác định việc hoàn thành tiêu chí đường bê tông nông thôn là một tiêu chí khó trong điều kiện 50% dân số của phường là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nhờ có sự gương mẫu đi đầu của các đảng viên và sự đồng thuận của người dân, việc triển khai xây dựng nông thôn mới thuận lợi hơn. Từ những đóng góp to lớn đó, phường Đội Cấn về đích nông thôn mới sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra. Con đường liên thôn nối Quốc lộ 2 với thôn 6 đi qua thôn 11, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, được tỉnh Tuyên Quang chọn làm hình mẫu để các địa phương khác trong tỉnh tới tham quan học tập, làm theo.

Quang Cường (TTXVN)

Đảng viên đi đầu trong hiến đất làm đường xây dựng

nông thôn mới

Page 15: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/pGnpgvVrmEe5WM-320... · 2020. 5. 8. · Năm 2020, một trong những nhiệm vụ

15

PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ