20
Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 61 vài bn khác là cu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng snhn ra là hcũng đã có tham-dtri hè Bến Đáy na, nếu được vy thì quá vui. Nhưng cũng bun khi viêt li k-nim Trai Hè Bến-Đáy 1943 vì ngày nay thì các vThy đều đã quá vãng c, may là tôi tuy đã qua 81 tui (Cnh Ng1930), mà tuôi ta là 82, mà còn đuc con trí nhđể viết li k-nim xa xưa này. Nghlàm Bin ca Ngư dân SINH-HOT TRI HÈ BN ĐÁY 1/ Bui sáng: Ăn sáng: Sau tiếng kng lúc 7 gi, 3OO trai-sinh thc dy, được 45 phút để lo v-sinh cá- nhân. sau đó tâp hp, xêp hàng đến sân trước Tri Trà-Vinh là dãy nhà gia, để chào c. Thi này chào cPháp vì Nam Klà thuc-địa ca Pháp. Sau chào c, tri-sinh đến phòng ăn để ăn sáng khong 8 gi, thường là ăn cháo trng vi tép rang. Du-Ngon: Sau khi ăn sáng, trai-sinh được hưởng dn đi du-ngon t8gi30 đến 11g trưa, thăm Chti Thì Xã Bến Đáy khong 4OO m, cũng gn bài bin. Tht ra, Bến Đáy cũng chưa phi ca bin vì sau Bến Đáy, dòng sông C-Chiên còn ra Ba-Động, và ti Bến Đáy bi cát cũng còn ln bùn. Ngày khác thì đi xem xóm Chài hoc vòng vào phía trong, qua các đồng rung chưa ngp nước, vi tháng 7 cũng chưa mưa nhiêu. Trên rung có khi gp các đàn vit hãng và tri-sinh thường lượm được vài trng vt đẻ rơi. Có ngày tri-sinh đuc đến nhng đồi cát, dng li để nghĩ chân và nô-đùa trên đồi cát. Ăn cơm trưa và nghĩ trưa: Đến gn trưa thì tri-sinh được đưa vtri để ăn cơm trưa lúc 12 gi.: có canh bí đao, hoac canh bâu và vn tép rng mà ngày nào cũng có. Vi Bên Đáy có rât nhiu tép mà dân chài lưới phơi làm tôm khô, và nhiu cá khoai, cũng được phơi làm khô. Có lvì săn cá có xương, nên ít khi được ăn cá, tht cũng ít khi có. 2/ Bui trua : Sau cơm trưa, tri-sinh được vtri nghĩ trưa t12g 3O đến 14g 3O .khi có tiêng kng thì thc- dây để chun-bxếp hàng lên phòng hp chung cho 3 tri ( 3OO trai-sinh ). - Hp và Trò Chơi : Khong gn 14gi15 đến 16g 15 gi, tri-sinh hp chung 1 phong trng trai, cung chung dãy phòng ăn để sinh-hot chung. Có bui được nghe kchuyn và thường là có nhng trò chơi.- 3/ Bui chiu - Tm bin: Sau gihp chung, tri-sinh được vphòng ly khăn và qun tm để ra bãi bin tm t16g 45dên 17g 45 Cmi t3 tri-sinh thì được cp 1 cc xà-phòngdê dùng chung lúc tm bin. Vã li khi xung nước thì 3 trai-sinh này không được tm xa nhau, đẻ trông chng nhau , vì 1 trong 3 là trai- sinh biết bơi gii, 1 biêt bơi va và 1 không biết bơi. Do là nguyên-tc tm sông tp-thmà cónhiu t-chc không biêt để áp-dng, nên thi 1972 có mt chuyên du-ngon Nha-Trang đó môt trong Trung-Hc Đà Lt t-chc, và có 1 tri-sinh bchêt đui . Nha-Trang là noi bi bin có him-nguy cn nên thn-trng hơn.Bi bin Bến Đáy li có loi cá Ngác, nếu đạp nhm thì bngnh cá đám rt đau nhc. Loi cá Ngác ging như cá Trê . Chiu nào xu Tri, có mưa gió, thì tri-sinh không được ra bi bin, được t-đó trong tri hoc ra trước sân đá bóng , nô đùa. - Cơm chiu: Sau khi tm bin vTri, nghe tiếng kng thì tri-sinh xếp hàng đến phòng ăn để dùng cơm chiu.Sau cơm chiu, Tri-sinh được t-đó trong tri hoc trước sân ca dãy nhà tri tdên 2Og 45 thi vào tri. Đúng 21 giđêm, khi có tíêng kng là tât ctri-sinh phi lên giường nghĩ đến sang. * * * Sau ln tham-dtri Hè Bến Đáy, tôi còn được trli Bến Đáy vài ln: 1- Tháng 04/1944: 3 bn cùng lp và tôi đã đi xe đạp tTrà-Vĩnh ti Bến Đáy, nhung không còn thy nhng dãy nhà xưa ca tri hè 1943 na, vì Tnh có lnh xây ct mt sân vn-động ti khu này. Đêm đó 3 anh bn cùng lp Nht và tôi được Ông K-Sư phtrach xây sân Vn-Đông Bến Đáy cho ngũ trti gian nhà là vi Ông K-Sư này mt mình vi 1 người gát-dan để ban ngày theo- dõi vic xây ct, gp chúng tôi đến mng quá, mi li ngcho vui.

vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 61

vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là họ cũng đã có tham-dự trại hè Bến Đáy nữa, nếu được vậy thì quá vui. Nhưng cũng buồn khi viêt lại kỷ-niệm Trai Hè Bến-Đáy 1943 vì ngày nay thì các vị Thầy đều đã quá vãng cả, may là tôi tuy đã qua 81 tuổi (Cảnh Ngộ 1930), mà tuôi ta là 82, mà còn đuợc con trí nhớ để viết lại kỷ-niệm xa xưa này.

Nghề làm Biển của Ngư dân

SINH-HOẠT TRẠI HÈ BẾN ĐÁY 1/ Buổi sáng:

Ăn sáng: Sau tiếng kẻng lúc 7 giờ, 3OO trai-sinh thức dậy, được 45 phút để lo vệ-sinh cá-nhân. sau đó tâp họp, xêp hàng đến sân trước Trại Trà-Vinh là dãy nhà ở giữa, để chào cờ. Thời này chào cờ Pháp vì Nam Kỳ là thuộc-địa của Pháp. Sau chào cờ, trại-sinh đến phòng ăn để ăn sáng khoảng 8 giờ, thường là ăn cháo trắng với tép rang.

Du-Ngoạn: Sau khi ăn sáng, trai-sinh được hưởng dẫn đi du-ngoạn từ 8giờ 30 đến 11g trưa, thăm Chợ tại Thì Xã Bến Đáy khoảng 4OO m, cũng gần bài biển. Thật ra, Bến Đáy cũng chưa phải cửa biển vì sau Bến Đáy, dòng sông Cổ-Chiên còn ra Ba-Động, và tại Bến Đáy bải cát cũng còn lẫn bùn.

Ngày khác thì đi xem xóm Chài hoặc vòng vào phía trong, qua các đồng ruộng chưa ngập nước, vi tháng 7 cũng chưa mưa nhiêu. Trên ruộng có khi gặp các đàn vit hãng và trại-sinh thường lượm được vài trứng vịt đẻ rơi. Có ngày trại-sinh đuợc đến những đồi cát, dừng lại để nghĩ chân và nô-đùa trên đồi cát.

Ăn cơm trưa và nghĩ trưa: Đến gần trưa thì trại-sinh được đưa về trại để ăn cơm trưa lúc 12 giờ.: có canh bí đao, hoac canh bâu và vẫn tép rằng mà ngày nào cũng có. Vi Bên Đáy có rât nhiều tép mà dân chài lưới phơi làm tôm khô, và nhiều cá khoai, cũng được phơi làm khô. Có lẽ vì sợ ăn cá có xương, nên ít khi được ăn cá, thịt cũng ít khi có.

2/ Buổi trua : Sau cơm trưa, trại-sinh được về trại nghĩ trưa từ 12g 3O đến 14g 3O .khi có tiêng kẻng thì thức-dây để chuẩn-bị xếp hàng lên phòng họp chung cho 3 trại ( 3OO trai-sinh ). - Họp và Trò Chơi : Khoảng gần 14giờ 15 đến 16g 15 giờ, trại-sinh họp chung 1 phong trống trai, cung chung dãy phòng ăn để sinh-hoạt chung. Có buổi được nghe kể chuyện và thường là có những trò chơi.- 3/ Buổi chiều - Tắm biển: Sau giờ họp chung, trại-sinh được về phòng lấy khăn và quần tắm để ra bãi biển tắm từ 16g 45dên 17g 45 Cứ mỗi tỗ 3 trại-sinh thì được cấp 1 cục xà-phòngdê dùng chung lúc tắm biển. Vã lại khi xuống nước thì 3 trai-sinh này không được tắm xa nhau, đẻ trông chừng nhau , vì 1 trong 3 là trai-sinh biết bơi giỏi, 1 biêt bơi vừa và 1 không biết bơi. Do là nguyên-tắc tắm sông tập-thể mà cónhiều tổ-chức không biêt để áp-dụng, nên thời 1972 có một chuyên du-ngoạn Nha-Trang đó môt trừong Trung-Học Đà Lạt tổ-chức, và có 1 trại-sinh bị chêt đuối . Nha-Trang là noi bải biển có hiểm-nguy cần nên thận-trọng hơn.Bải biển Bến Đáy lại có loại cá Ngác, nếu đạp nhầm thì bị ngạnh cá đám rất đau nhức. Loại cá Ngác giống như cá Trê . Chiều nào xấu Trời, có mưa gió, thì trại-sinh không được ra bải biển, được tự-đó trong trại hoặc ra trước sân đá bóng , nô đùa. - Cơm chiều: Sau khi tắm biển về Trại, nghe tiếng kẻng thì trại-sinh xếp hàng đến phòng ăn để dùng cơm chiều.Sau cơm chiều, Trại-sinh được tự-đó trong trại hoặc trước sân của dãy nhà trại từ dên 2Og 45 thi vào trại. Đúng 21 giờ đêm, khi có tíêng kẻng là tât cả trại-sinh phải lên giường nghĩ đến sang.

* * * Sau lần tham-dự trại Hè Bến Đáy, tôi còn

được trở lại Bến Đáy vài lẩn: 1- Tháng 04/1944: 3 bạn cùng lớp và tôi đã

đi xe đạp từ Trà-Vĩnh tới Bến Đáy, nhung không còn thấy những dãy nhà xưa của trại hè 1943 nữa, vì Tỉnh có lịnh xây cất một sân vận-động tại khu này. Đêm đó 3 anh bạn cùng lớp Nhứt và tôi được Ông Kỷ-Sư phụ trach xây sân Vận-Đông Bến Đáy cho ngũ trọ tại gian nhà là vi Ông Kỹ-Sư này ở có một mình với 1 người gát-dan để ban ngày theo-dõi việc xây cất, gặp chúng tôi đến mừng quá, mời ở lại ngủ cho vui.

Page 2: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 62

2- Hè 1944: Thầy dạy lớp Nhứt của chúng tôi là Anh Tư Phước, đã tổ chức du-ngoạn bằng Xe đạp, từ Trà-Vinh đến Thì Ròn quê cửa bạn Hàng Công-Thành. Chuyến du-ngoan này có gần 10 người trong đó anh Thành và em là Lập sẵn dịp vê quê để nghi hè (bãi trường ), cũng như 1 bạn tên là anh TRỌNG quê ở Bến Trại.Tôi cũng tham dự với một số bạn khác rất vui.Chuyến di này , có ghé bên Đáy vào khoảng 12 giờ trưa, gặp ngày khánh-thành sân VậnĐộng, nên THầy Phước xin bạn tổ-chức cho đoàn du-ngoan chúng tôi được ăn cơm trưa để sau đó tiếp-tục đạp xe về Xã Thị RÒN cách Bến Đáy khoảng 17 kms nữa.Hẹn sang năm 2 013, nếu còn dịp thì tôi sẽ viết kể lại 2 chuyến trở lại BếnDáy này. Một điều mà tôi tiếc nhứt là thời-gian từ 1952 đến giữa năm 1954, Cha tôi về Quân Cầu-Ngang làm viêc, mà tuân nào tôi cũng về thăm, nhung không vô Bến Đáy đuợc, vì là thời chiến.Cho đến sau Hiêp-Dinh Genève tháng 05/1954, tôi mới trở lại Bên Đáy và 1955 chính tôi là người đã tổ-chức cho khoảng 1OO nữ-sinh Tiểu-Hoc Trà-Vinh viếng Bến-Đáy.

Du ngoạn Xe Đạp trên đường quê

KÝ NIÊM VÊ TRAI HÈ BẾN-ĐÁY NĂM 1943

1- Có một dêm mưa và gió khá mạnh, môt vach của trại Vĩnh Long bị tốc ra ngang, may là không có hoc-sinh nào bị thương. Nhưng dêm đó môt số trại-sinh phải được dời đến phong khác để tránh gió mưa. Sáng hôm sau, thợ đến sửa và dựng lại tâm vách của Trai Vĩnh Long.

2- Cuối trại hè, các học-sinh được cân đo lại để xem có bị sụt cân hay được lên cân. Có một số ít bị sụt cân, lý đó là thường bị tiêu chảy mà tôi nghi là vị tại có nhiều ruồi, tuy khi dọn ăn có đậy

các thức ăn, nhưng ruồi nghe hơi tép rang thì bay đến phòng ăn, và bàn ăn dài ( rên 3OO phần ăn) nên chắc một số ruồi có thể lọt được vào lồng bàn để đậu lên các điã tép rang ?

Thường, vào buổi chiều, có một số trại-sinh bị đau bụng, Cụ Giám-Đốc trại hè bảo nhà bếp mua nhiêu chanh tươi để khi nào trại-sinh đến xin thì cho để lấy vỏ chanh nhai rồi nuốt cho đỡ đau bụng.

3- Ngày bế-mạc Trái Hè Bến Đáy có trình-diễn nhiều màn văn-nghệ do trại-sinh của 3 tỉnh phụ-trách mà Trà-Vinh có màn của bạn CHỈNH ( học-sinh Cầu-Ngang ) lấy lá me để trên lưỡi làm tiếng chim hót rất tài-tình. 4- Trại có mời đại-diện chánh-quyền 3 tinh ( Trà-Vinh Vĩnh Long và Sa Déc ) đến Bến Đáy tham dự. Ngày bế-mac này cha của Anh bạn nằm canh giường tôi co tháp tùng, và sau buổi lễ bể-mạc, anh bạn này chạy tới cha ôm khóc vì mừng quá sau khi xa nhà 1 tháng. Mong có bạn nào đã tham dự Trai Hè Bến Đáy, hoặc một độc-giã nào có bà con, cha mẹ có tham dự trai hè này xin cho biết để tôi mừng vì đến gần 68 năm qua mà còn được gặp lại ban đó .

(Viêt theo trí nhớ, xong ngày 03/09/2011 tại Pháp) NGUYỄN-MINH CẦN

Cụ Nguyễn Minh Cần tại Miếu Tiền Vãng 1955

Page 3: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 63

Lần đầu tiên trong đời Lắm được nhìn thấy

đất nước Việt Nam từ trên không. Một tấm thảm xanh thẩm mát mắt với những con trăng, con rắn màu nâu xám bò ngoằn - ngoèo trên đó. Phía ngoài là màu xanh vô tận của biển. Có người hô sắp đến Sài Gòn rồi. Ruộng vườn đẹp quá. Cũng là lần đầu tiên cô bé Lắm trở lại quê hương sau hơn hai mươi năm sống xứ người. Nhớ lắm. Nỗi nhớ miên man không rỏ tên, nhưng khiến lòng nó bức rứt. Ba má và các em đều đã định cư tại Melbourne, Uùc châu. Còn ai để nhớ? Cái xóm chài nghèo nàn bỏ đi hồi mười mấy tuổi chỉ lưu lại những kỷ niệm không dám nhớ. Nhưng trong chuyến hồi hương này, Lắm cố nhớ, cố hồi tưởng những khuôn mặt thương yêu mà nó muốn quên từ hơn 30 năm rồi, bây giờ sắp được gặp lại.

Sàigòn nhìn từ trên cao

Có một người mà mỗi lần nghĩ tới là nó cảm thấy đau lòng hơn hết, đó là mẹ của nó. Khác với Ba Má nuôi đang sống ở Uùc. Mẹ Lắm đã sanh tất cả 5 anh em. Cha nó đi lính chết hay mất tích gì đó từ hồi tháng 3 năm 75 trên cao nguyên, chẳng có tin báo, chẳng có tìm xác, giờ cũng vẫn biệt tăm. Cứ coi như đã chết cho gọn. Lúc đó, mẹ đang có bầu thằng út, sanh nó sau tháng tư 75, trong lúc chờ cha, nên đặt tên cho nó là Đợi. Ttrước đó, cha nó cũng đi lính ngoài Trung. Vì nhớ ba, mẹ sanh, đặt tên cho đứa con trai đầu lòng là Trông. Rồi thỉnh thoảng ba về thăm, mẹ có thêm đứa kế, mang tên Lâu. Tới phiên nó, ba vẫn xa nhà, nó có tên Lắm. Thằng em kế tên Thôi, vì sanh năm 1973, lúc có chút hòa bình, hy vọng gia đình sum họp. Tâm trạng của mẹ nó: Trông-Lâu-Lắm, Thôi-Đợi. Năm anh chị em. Con của hai vợ chồng vô danh.

Lắm là đứa con gái duy nhứt trong gia đình. Sau cuộc đổi đời 1975, chẳng những chủ nhà

lầu nhà ngói bị đuổi vô rừng, mà mấy trại gia binh cũng được giải phóng sạch sẽ. Có người giàu sang buồn vì bị tịch thâu hết tiền của rồi tự tử, nhưng chị Tư Thảo, mẹ nó, gia tài chỉ là 5 đứa con, quyết bám lấy sự sống bằng mọi giá. Chị đã dẫn dắt bồng bế 5 anh em nó đến bên kia chợ Xóm Cũi mưu sinh bằng nghề buôn đầu chợ bán cuối chợ. Chỗ ở bất định, của cải gọn nhẹ, để sẳn sàng chạy trốn công an đi ruồng. May quá chưa lần nào bị bắt bỏ tù hay đưa đi làm kinh tế trên rừng. Trước đây, lương bổng của ba cũng ít, mẹ từng bươn chảy buôn bán kiếm thêm tiền, dư để nuôi con. Bây giờ thì bó tay. Đói quá. Thằng út Đợi thiếu sữa, ốm tong teo. Nhiều khi không có tiền mua lít gạo. Bo bo cầm hơi cũng không đủ tiền mua. Cùng đường, có lúc anh Trông lâu lâu biến thành dân chôm chĩa. Mẹ rầy quá, bảo giấy rách cố giữ lấy lề. Bé Lắm thường đi bộ về hướng Gò Công tìm moi khoai sót, lượm rau cải vụn về ăn độn. Nhưng rồi chợ cũng không được nhóm, ngoại trừ vài cửa hàng quốc doanh bán theo hộ khẩu. Mẹ hay sang khu Bình Đông, khi về thường có vài con cá khô trộn với mấy con ruốc, hôi như phân. Anh Trông xuống ruộng kiếm lặt rau hoang đem về luộc, ăn với phân cá kho nước muối. Bổng một hôm, mẹ thâu tóm hết của cải gia đình, bồng út Đợi và dẫn bầy con đi xuống bến ghe. Tối đến gia đình được xuống ghe, rồi ghe rời bến đi đâu không biết.

Đã qua bao tháng ngày rồi chị tư Thảo cứ đắn đo suy nghĩ, làm cách nào để cho con nó sống. Nhìn thấy con đói từng ngày, muốn đứt ruột. Lòng thương con bao la, nhưng thân góa bụa quá mỏi mòn. Phải chi có chút tiền cô-nhi-quả-phụ như thời trước! Không cách gì làm tròn bổn phận của bậc sinh thành. Căn nhà đơn sơ. Mái trường cho tuổi trẻ. Con lớn nên người. Gia đình đoàn viên sau cuộc chiến... Tất cả đã thành mây khói. Còn lại đây: vô gia cư, bất an, bệnh hoạn, đói rách. Chị có thể đổi sinh mạng mình với sự sống của các con. Nhưng nó còn nhỏ quá. Sau cùng, hình ảnh những người đi ghe tốt bụng đã thôi thúc chị có một quyết định đau thương. Nơi quê quán của chủ ghe này chắc còn nhiều người nhân hậu như vậy. Phải dẫn con tới vùng đất lành đó. Nếu thất bại, chắc cũng dễ tìm người nhờ nuôi dùm. Không thể ở đây để nhìn các con chết dần. Chị sẽ làm một việc rất trái lương tâm. Chị nuốt nước mắt mà dẫn con đi.

Page 4: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 64

Xe đò hồi đó rất khan hiếm. Chỉ có mấy chiếc quá cũ kỷ, chạy chậm như rùa, ọp ẹp như cái chòi rách biết đi, khách thì ém bên trong, đeo bốn phía bên ngoài và sắp lớp trên mui chung với hành lý và mấy bà lái chó. Chị bèn quá giang ghe chài để làm chuyến hành trình định mạng.

Cả xóm Bến Đáy, Xã Mỹ Long hôm đó xôn xao bàn tán. - Tôi nghiệp, có cái bà từ đâu tới, dẫn bầy con đem bán. Sao nghèo đến nỗi bán con vậy cà? - Thì cho đứt con mình cho người ta nuôi rồi xin tiền là bán, chớ còn gì. Hổng bán cho thiên hạ nuôi dùm thì tụi nhỏ chết đói hết sao?

Dù sao dân ở đây nhờ sống trên bờ sông Cổ Chiên, sát biển, nên hiền hòa và hiếu khách. Ở đâu bị đói không biết, chớ bà con vùng vựa lúa này khó đói, nên sẳn sàng mời mẹ con chị Tư dùng bữa cơm. Cơm trắng với cá kho đàng hoàng. Chị đi thất thơ thất thiểu từ mấy ấp xóm dưới tới xóm chợ suốt mấy ngày rồi, hai anh của Lắm đã được bán đâu đó. Ai cũng thích mua đứa lớn trước. Chỉ còn ế lại Lắm và hai em nhỏ. Ừ, còn nhỏ quá! Thời buổi này có năn nỉ cho không chưa chắc ai thèm nhận. Đang lang thang trên đường, bổng bà nghe có tiếng kêu: - Chị ơi, vô đây uống nước, nghỉ chân chút đi.

Chị tư Thảo bồng con bước vô nhà cầu, cái mái nối dài phía trước, nơi có cái giường tre, đặt út Đơi xuống cho bớt mỏi tay, nói cám ơn chủ nhà. Chủ nhà hỏi: - Chị xuống đây được mấy hôm rồi phải hông? Nghe nói chị dẫn con đi cho. Chị cho được mấy đứa rồi? Còn lại 3 đứa lận hả? Chà tôi nhiệp cháu út quá. Sáng giờ có ăn gì chưa. Thôi, ở lại nhà tui ăn cơm rồi hãy đi. Tui cũng muốn bàn với chị chút chuyện.

Ông Sáu Vạn, chủ nhà, là người tương đối khá giả, có bà con bên trong lẫn bên ngoài. Thời nào ông cũng có chỗ dựa. Giờ này, gia đình ông cũng còn bề thế, vẫn còn chiếc ghe, chưa bị xung công, dùng để đi buôn. Ông có đứa con gái sắp lấy chồng, nhìn thấy con nhỏ Lắm lanh lợi dễ thương, muốn mua nó để làm cháu ngoại. Hai người lớn bàn chuyện gì Lắm không cần biết. Sau bữa cơm, chị tư Thảo kéo con lại nói: - Thôi Lắm con, con ở lại nhà ông, ông ngoại, ông bà đây tốt lắm, thương con lắm, có cơm ăn mỗi ngày. Theo mẹ chắc sống hổng nổi con ơi. Lâu lâu mẹ sẽ trở lại thăm con. Ráng nghe lời dạy biểu của ông bà ngoại ngheo con.

Mẹ nó lận tiền trong mình, gùi thằng Đợi trên lưng, dắt thằng Thôi đi mất dạng. Bé Lắm, vừa hơn 5 tuổi đời, khóc cạn nước mắt cũng không thấy mẹ trở lại. Nó không nghe được lời giao kèo “chỉ gặp lại con khi nó trên 20 tuổi”. Và không biết mẹ nó đã cắn răng cắt mấy khúc ruột bỏ lại phía sau.

Sau khi cô Ánh, con chủ nhà, lập gia đình với Phong, bé Lắm kêu 2 người bằng ba má. Tiếng là con nuôi, nhưng nó phải sống như người giúp việc, như đầy tớ. Khi chị Ánh có con, thân phận con nuôi của nó mới nổi bậc. Ăn ngon mặc đẹp dành cho các em, việc khó việc nặng dành riêng cho nó. Gánh nước, giặt đồ, nấu cơm, bồng em… Mặc cảm cứ âm thầm tích tụ trong tâm. Dù chị Ánh và anh Phong rất thương nó, ít khi rầy la hay đánh đập, nhưng nó lúc nào cũng tự rút vô bóng tối. Khuôn mặt nó héo queo, lầm lì khó hiểu. Nó cũng được đi học, rồi được dẫn vượt biên, lo cho công ăn việc làm. “Thôi con còn nhỏ, để tiền má giữ dùm cho”. Chị Ánh biểu vậy, và gom giữ hết tiền do nó làm ra. Nó nín thinh chịu đựng. Nhiều lần nhớ mẹ, nhớ anh em, khóc thầm, rồi lại cố quên. Sau khi đã góp công cho ba má Phong- Ánh mua xong căn nhà, nó được dễ thở một chút. Rồi nó được phép lấy chồng, khi tuổi gần 30, được tư do, được có tiền của riêng. Chồng nó người Phú Yên, cũng sống với cha mẹ ở Melbourne, thương yêu nó lắm. Thời gian thoảng qua như cơn mộng. Chuỗi dài bể dâu cơ cực đã làm nó cạn dần sự nhớ thương và tình cảm thiêng liêng. Nó thường tự trấn an bằng ý nghĩ là họ không còn. Việc quan trọng là lo cho chồng, yêu thương con cái, cố tạo cho chúng một tuổi thơ, không bị bất hạnh và mặc cảm như mình. Không ai giàu ba họ. Nó tự an ủi. Nó là cái gạch nối đau thương. Con nó sẽ khá hơn.

Bổng một hôm ba Phong kêu nó lại và nói:

Page 5: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 65

- Ba muốn con cùng chồng con về thăm Việt Nam một lần. - Dạ, con hông thích về bển đâu ba. Về để làm gì vậy ba? Ông bà ngoại mất hết rồi. Đâu còn ai. Hơn nữa con của con còn nhỏ quá, về khó quá ba ơi. - Ừ thì cứ chuẩn bị tiền, vài tháng nữa ba dẫn tụi con về. Con phải về. Ba vừa bắt được tin mẹ con còn sống. Có người biết mẹ con đang buôn bán ở chợ Bà Hom. Con nên về cho mẹ con thấy mặt, để mẹ con...

Nghe tới đó, Lắm muốn choáng váng mặt mày. Mẹ còn sống! Nghe như động đất lần nữa. Trái tim chai đá bổng rung lên lộn xộn khó hiểu, như đống lửa tàn gặp cơm gió soắn. Đầu óc rối bù trong mớ buồn, tủi, nhớ thương, và chút oán hờn. Nhớ nghĩ về người tưởng đã chết coi bộ dễ chịu hơn nhớ người còn sống mà không biết bịnh hoạn ra sao. Tự nhiên, nó nôn nao muốn về cho thật nhanh, cho mau tới.

Máy bay đang giảm dần cao độ. Sài Gòn hiện ra như tấm thảm Ba Tư, rồi khi xuống thấp hơn, thấy như cả ngàn cái bàn cờ ghép lại. Không biết vì sức ép nào mà cái ngực nó nặng đến làm rưng rưng nước mắt. Mẹ Lắm đang cư ngụ đâu đó phía dưới này. Bất giác nó gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Nó âm thầm lập đi lập lại một cách vô thức. Cùng ba Phong và chồng con bước ra khỏi máy bay, Lắm cảm thấy như bị lạc đến một đất nước nào đó. Cảnh vật và người ở đây lạ quá. Mọi người dáo dác như nghi ngờ, hoảng sợ. Chính nó cũng hồi hộp lo âu. Bước xuống nền phi trường mà cứ ngở bước vô lò ấp trứng. Nhớ Melbourne, thoáng mát và yên lành quá. Tội nghiệp Việt Nam làm sao!.

Thủ tục kiểm tra hành lý quá chậm. Công an làm việc với khuôn mặt nguội lạnh như bánh bao thiu. Nhờ ba Phong và chồng con nó ăn mặc giản dị, quê mùa, không có vẻ vinh qui bái tổ, nên gia đình nó lọt qua cái ải này khá nhanh. Khi Lắm đẩy đồ ra ngoài tìm xe taxi, một tấm biễu ngữ thật to đập vô mắt, làm cho nó nổi da gà: “Chào mừng bà con Việt Kiều về thăm quê hương”. Sao lại mừng mình về?! Hồi đó, anh hai Trông của mình, chỉ hơn 12 tuổi đầu, đi vượt biên theo kiểu canh-me, vừa lên ghe, bị bễ, bỏ chạy, một số bị bắt, anh leo lên ngọn cây bần trốn, bị phác giác và bắt đưa vô trại tù, bị đánh gần hộc máu, treo tay treo chân để ép anh phải chỉ ông chủ ghe “phản quốc” là ai mà anh nhứt định không khai. Nhờ ba nuôi của anh có thân nhân “cách mạng” nghe chuyện đau lòng, vô lảnh về mới yên. Sau đó anh đi được nhưng ghe

bị bắn ngoài khơi cửa Cổ Chiên, quay vô không kịp, chìm, anh mất xác trên biển. Vài người sống sót bơi vô được và cho hay tin như vậy. Nó có bàn thờ riêng cho anh. Còn bây giờ? Lắm phải nhắm mắt, không dám nhìn vô tấm bản chào mừng khác thường ấy.

Cuối cùng ba Phong cũng tìm được chỗ mẹ Lắm ở. Phải nhờ người quen biết dẫn vô. Ba phong chưa hề viết thư hay liên lạc trực tiếp với mẹ Lắm.Vừa đi, Phong và người quen vừa thì thầm gì đó. Bước chân họ bổng ngập ngừng. Qua nhiều ngỏ ngách như hang chuột, ở cuối cái ngách nhỏ là nơi bà tư Thảo cư ngụ. Nhà một mái nhỏ síu, chòi không ra cái chòi, nhà không ra nhà, mặt tiền chừng 2 thước, lợp bằng tôle cũ, nằm meo bên vũng nước đen như mực tàu, mùi hôi thủm thủm.

đôi mắt to, sâu và sáng vẫn nhìn xa xăm.

- Ông tư ơi, có nhà không, có người quen tìm nè. Lắm rất ngạc nhiên. Tại sao gọi ông tư? Ai vậy? Bộ cha nó từ cõi chết đã trở về rồi sao. Còn bà tư, bà tư Thảo, mẹ nó, đang ở đâu? Mọi người có vẻ bỡ ngỡ. Ba Phong quay sang nắm tay con gái và thằng rể. Không thể giấu con, lỡ rồi, về tới đây rồi, phải cho tới luôn. - Thật không may, con à. Ba cũng vừa mới biết tức thì. Hai con bình tỉnh. Mẹ con vừa mất hơn hai tuần. Nếu ba biết trước... chắc chưa dẫn tụi con về.

Lắm cảm thấy trời đất tối mù, lỗ tai lùng bùng, tay chơn bủn rủn. Chồng nó vịn cứng hai vai. Lắm cố lấy lại bình tỉnh và dáo dác tìm một người nào khác sau cánh cửa nhỏ. Có hình một bà già hom hem tóc bạc từ trên bàn thờ ngó thẳng ra.

Ông tư, ông già tàn phế lạ hoắc, chẳng phải cha nó, chống nạn bước ra và vồn vã mời mọi người vô nhà, vừa đi vừa kể lể. Lắm chạy ngay đến bàn thờ nhìn đăm đăm tấm ảnh. Hình mẹ đây sao? Mẹ đã già quá, nhưng sống mũi dọc dừa, đôi mắt

Page 6: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 66

to, sâu và sáng còn nguyên nét cũ, vẫn nhìn xa xăm. Lắm như bị trời trồng, tâm hồn tê điếng. Tiếng ông tư vẫn văng vẳng bên tai.

Ông tư ù là chồng sau của mẹ Thảo, một thương phế binh chỉ còn một chân rưởi, khuôn mặt khắc khổ như người tù chung thân. Nồi nào úp vun nấy, lính sống lấy vợ lính chết. Một quả phụ bơ vơ, một thương binh lang bạc, cả hai đã bị ruồng rầy, bỏ quên bởi hai bên, thắng-thua, như rác bụi lắng xuống làm cặn đáy sông, âm thầm nghe sóng vỗ bèo trôi bên trên. Cam chịu cả đời. Nhẩn nhục chung thân. Họ đang sống như ma. Lắm kêu ông chồng của mẹ bằng Cậu tư. Bà tư bán rau cải, Cậu tư bán vé số, tuổi già bóng xế an ủi cho nhau. Bà tư sương gió cả đời, chịu cực khổ đã quen, ít khi bịnh, nhưng tháng trước vừa bị bịnh là chết ngay.

Từ cái ngày xa xưa, sau khi bán xong con Lắm, bà tư ôm hai đứa nhỏ nhứt trở về Sài Gòn lập nghiệp, làm rẩy và mua bán rau cải ở xóm Cầu Tre, Bình Thới. Sau đó bị đẩy dần vô tới Bà Hom này (khu Dương Minh Xuân), sống với hai con. Lớn lên, thằng Thôi, em nó, mò lên cao nguyên tìm gỗ kèm thêm chút hy vọng tìm gặp được xương cốt cha nó, đã bị sốt rét rừng chết cả chục năm rồi. Còn út Đợi, đã có gia đình, lên Lộc Ninh đốn cây, làm cỏ mướn cho dân giàu khẩn hoang, rồi cũng có được miếng đất cấm dùi, tạm sống được và cất được cái chòi này cho mẹ và cậu ở tạm. Anh ba Lâu, thì Lắm nghe đồn, ảnh theo ghe chở mướn rồi cũng đóng cọc đâu đó ở bải lài đất mũi, Cà Mau, không hề về thăm lại bà con ở Mỹ Long, và chưa bao giờ gặp được mẹ.

Lắm tự mình đi mua thức ăn và tự tay nấu bữa cơm cúng mẹ. Nó không cầm được nước mắt. Mọi người khóc theo. Nó muốn nói cho mẹ nghe là nó không buồn mẹ. Mẹ đừng mang măc cảm tội lỗi đem theo. Các con không trách mẹ, mà còn thương mẹ hơn tất cả những bà mẹ bình thường. Hơn hẳn các bà mẹ giàu sang. Nó chưa học được hoặc chưa hiểu được chữ hiếu là gì, nhưng cảm thấy thương mẹ vô bờ, vì nó từng cảm thấy lòng mẹ cũng “bao la như biển Thái Bình”. Nó chưa đền đáp được chút gì cho mẹ. Nó chợt nghĩ, giả sử nó bị bỏ ở gốc cây lúc mới sanh, thì lớn lên nó cũng thương về mẹ. Hoặc khi nó khôn lớn rồi mẹ bán cho người Đại Hàn hay Đoài Loan thì nó vẫn thương mẹ. Thương một cách tự nhiên, không cần học. Chỉ có xã hội hay hoàn cảnh mới làm cho mất đi tình cảm thiêng liêng đó.

Mẹ đã trông cha về! Mẹ mong ngày sum họp. Mẹ đợi thấy các con khôn lớn. Mẹ trông đợi

suốt đời! Lâu lắm. Không được gì hết! Xã hội ngày càng khắc nghiệt, bi đát hơn. Một đời của mẹ! Nửa đời của con! Con cũng trông đợi như mẹ. Nối tiếp ước mơ của mẹ. Đã hơn 30 năm rồi, mẹ ơi!!

Lâm Thanh, Để nhớ những ngày tháng Tư

Bầy chim bỏ xứ

GẠCH NỐI

Kể thừ thuở đất trời bão tố, Ba mươi năm!? lìa tổ ly hương, Vượt qua mấy bể đoạn trường,

Lối quê xa khép, ngỏ hồn tang hoang!

Cây muốn lặng gió ngàn vẫn gắt, Cánh chim Di lạc mất lối về, Chọn vùng giá lạnh làm quê,

Cũng đành là kẻ bội thề nước non.

Đời lữ thứ: cây con chiết nhánh, Gốc cội còn rễ bám quê cha, Chồi xanh đất lạ đơm hoa.

Ngày mai chẳng biết tìm ta... nơi nào!

Thân gạch nối, như cầu gỗ mục, Vắt mình qua một cuộc bể dâu,

Nối dài hệ lụy thương đau, Một mai cầu gẫy, hận sầu có vơi?

Chiều mỏi bước chân đời phiêu lãng, Đôi tay run sờ soạng vết thương!

Một tay... vói níu thiên đường, Một tay... níu giữ tình thương quê người!!

Lâm Thanh

Page 7: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 67

Phạm Phong Dinh

Người kể cho chúng tôi nghe câu chuyện lạ lùng này là một vị học giả lão thành, khi biết chúng tôi đang tìm kiếm những câu chuyện ma có thật để gởi đến độc giả bốn phương. Nhà học giả kể cho chúng tôi nghe hai chuyện ma, một xảy ra ở Sài Gòn, và một có bối cảnh ở Huế. Chuyện ma Sài Gòn chỉ mới xảy ra trước năm 1975 một ít lâu thôi, trong khi câu chuyện ở Huế phải lùi ngược về những năm 1945. Chúng tôi chọn kể lại với quý độc giả kính mến chuyện người cưới vợ ma trong ngày Tết ở Sài Gòn, bởi chuyện hôn nhân đem đến cho mọi người niềm vui, mà đám cưới lại diễn ra trong ngày đầu năm nữa, thì đó là điều đẹp đẽ may mắn. Một cái kết cuộc đem đến cuộc sống lứa đôi đầy hạnh phúc. Một câu chuyện cảm tác dù dựa trên sự thật chắc chắn phải được đưa thêm vào nhiều sự tưởng tượng, nên nếu có những sự trùng hợp ngẫu nhiên về địa điểm, con người và sự kiện, thì đều ngoài sự tiên liệu của chúng tôi.

Nhân vật chánh là một anh chàng sinh viên dược khoa hào hoa phong nhã nức tiếng trong trường. Con nhà giàu, đẹp trai và học giỏi, Tuấn quá dư thừa điều kiện để làm vỡ nát bao con tim của những cô bạn học cùng lớp, cô nào cô nấy hằng đêm thả hồn đắm mình trong những cơn mộng đẹp, ước ao được Tuấn để mắt xanh đến. Khổ nỗi, Tuấn như một con bướm chỉ thích bay lượn trên những khóm hoa muôn màu, chập chờn vờn quanh chưa muốn đáp xuống những nụ hoa hé mở đầy nhụy ngọt trong mời gọi hiến dâng. Một người bạn trai của Tuấn có biết chút ít về nghệ thuật xem chỉ tay đã quả quyết với Tuấn rằng: - Đường tình ái của mày kéo dài, sâu đậm và chia nhiều nhánh như chân rết, có nghĩa là mày có số đào hoa, con gái chết mê chết mệt vì mày ...

Thói thường, được người ta khen tặng một điều gì đó, dẫu chưa biết có thật không, nhưng người được khen ấy sung sướng phơi phới trong lòng lắm. Tuấn hớn hở vỗ vai bạn: - Chiều nay mày đi ăn phở với tao nhé Lương?

Lương xua tay, chàng chăm chú nhìn vào lòng bàn tay Tuấn: - Đừng vội mừng em ơi. Đường tình đạo của mày lạ lắm, tao chưa từng thấy bao giờ. Ái chà chà, nhiều đào nhưng chẳng có cô nào chịu lấy mày hết, trầy trật lắm mày mới lấy được vợ! Tuấn lạ lùng nhìn bạn từ đầu xuống chân:

- Mày nói cứ y như là thật, chuyện thần thoại. Một anh bạn xen vào: - Có thể nó nói đúng, thằng Lương là đệ tử chân truyền của chiêm tinh gia Hoàng Liên đấy. Thầy Hoàng Liên nức tiếng ở Sài Gòn hoa lệ này, ai mà không biết. Mấy mươi năm qua thầy hành nghề chiêm tinh gia, xem vận mạng bằng tử vi, bói toán, xủ quẻ, xem mu rùa, gieo tiền xu, nhất nhất khoản nào thầy cũng đều xuất chúng, nói đâu trúng đó, thân chủ xin thầy xem số cho đẩy ra không hết. Mỗi sáng sớm, hai cánh cửa sắt cái vi la xinh xắn của thầy vừa mở, là đã thấy một hàng người xếp hàng vào xin lấy số. Cô thư ký trẻ xinh như mộng, một cô cháu gọi Hoàng Liên bằng bác hay chú gì đấy, chỉ phát ra chừng một tá thẻ rồi nhoẻn miệng cười tươi như hoa nở an ủi những người đến muộn: -Mấy cô chú cảm phiền hôm sau đến, thầy chỉ nhận xem chừng này thôi. Nhiều quá thầy mệt, sợ nói sai!

Người dân bình thường đến với thầy Hoàng Liên đã đông, nhưng trong giới thượng lưu quý phái, rất nhiều bà mệnh phụ phu nhân cũng sai người gọi điện thoại xin thầy cái hẹn. Những khi ấy, Hoàng Liên không khỏi không cười phì tự hỏi. Giàu sang nhung gấm như thế, chồng con thành đạt như thế thì còn xem tử vi cái quái gì nữa, chỉ tổ làm giàu cho những gã nói phéc như mình. Khách xem vận mệnh đến văn phòng thầy, đều trông thấy hàng chục cái khung kính treo trên tường, trân trọng lộng những mảnh giấy cảm tạ, khen ngợi của những yếu nhân quốc gia và quân đội đóng mộc đỏ chói, mà chỉ có thượng đế mới có thể kiểm chứng được tính chân thật của chúng.

Page 8: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 68

Đêm ba mươi Tết năm ấy, Tuấn cùng vài ba người bạn thân hẹn nhau đi hái lộc đầu năm và xin xăm, xem coi đường công danh tình duyên như thế nào. Hai ông bà cụ thân sinh của Tuấn là chủ nhân một hãng bào chế và sản xuất dược phẩm, tuy không quy mô bề thế như viện bào chế của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai hay của dược sư La Thành Nghệ chẳng hạn, nhưng cũng làm ăn phát đạt lắm. Nhà giàu, nên Tuấn được cưng chìu, hai ông bà dược sư mua cho một chiếc Citroen nhong nhong đi học, để tương xứng với danh vị của một ông dược sĩ tương lai. Thuở ấy có được bao nhiêu sinh viên lái xe đi học đâu, sang lắm thì cũng chỉ chiếc Honda chín mươi phân khối hay chiếc Vespa. Xoàng hơn nữa thì chịu khó cỡi những chiếc Mobylette cọc cạch của Pháp hay Velosolex mảnh khảnh của Đức. Những anh chàng nghèo kiết nhưng hiếu học thì đành bằng lòng với những chiếc xe đạp cà tàng vậy.

Tuấn lái chiếc Citroen chất thêm vài ba anh bạn đến nhờ Lương xem cho một quẻ hung kiết và hướng xuất hành hái lộc. Lương lấy giấy ra hí hoáy viết. Lẽ ra chàng có thể bấm ngón tay tính quẻ dịch lý, nhưng e kém chính xác, cẩn thận trên giấy vẫn hơn. Lương vẫn luôn ghi nhớ lời thầy dạy: “Chuyện dịch lý không phải bạ đâu nói đấy được. Biết thì nói, không biết thì nói là không biết, đừng nói xàm, có khi hại đến người ta. Thầy thành danh mấy mươi năm nay cũng đều nhờ chân lý ấy”. Tính đi tính lại mấy lần đều thấy trùng khớp, Lương gục gặc đầu nhìn bạn: - Đại cát, đại cát, thằng em mày sẽ gặp người trong mộng đêm nay. Quẻ bảo rằng mày nên đi về hướng Đông Bắc.

Tuấn sờ trán bối rối: - Thường thường người ta đi hái lộc ở Lăng Ông, là ở hướng Tây Bắc, mày bảo tao đi hướng khác thì còn có cái quái gì để gặp đào địch nữa. - Ậy, có tao mới nói chứ. Mày quên Chùa Tôn Nghiêm rồi sao, nó nằm ở hướng Đông Bắc đấy, cứ đến đó thế nào cũng gặp người đẹp của mày.

Bọn sinh viên vỗ tay hân hoan: -Đúng rồi, không đi Lăng Ông, thì bọn mình đi Chùa. Chùa nào cũng được. Quốc Tự, Xá Lợi, Ấn Quang, Vĩnh Nghiêm đều tốt, tha hồ bay bướm với các em Phật tử xinh như mộng nhé. Tuấn kéo vai Lương: -Mày đi hái lộc thì ra xe. Lương gãi đầu, lắc đầu cười: -Đi với bọn mày chán chết, tao đã hẹn với người đẹp của tao cùng nàng đi Lăng Ông rồi.

Từ lâu Tuấn vẫn tự hỏi rằng tại sao một ông thầy đầy huyền thoại và danh giá như vậy lại dễ dàng thu nhận một anh chàng lạ hoắc làm đệ tử chân truyền. Hóa ra, chẳng biết từ lúc nào, Lương đã chiếm được trái tim của cô cháu ông thầy, tỉ tê nhờ nàng nói giúp vào. Nước chảy mãi thì đá cũng mòn, Hoàng Liên nhận Lương làm học trò, sau khi đã khéo léo bói một quẻ thấy mối duyên tình này do thiên định. Con cháu thầy gởi gấm tấm thân ở một chỗ xứng đáng, dẫu gì cũng là một cậu dược sĩ tương lai sáng lạn lắm chứ phải thường sao.

Tuấn cùng bọn bạn kéo nhau đi rồi, Lương từ cổng ngoài bước vào nhà. Đột nhiên một luồng gió lạnh buốt xướng thổi vào. Lương rùng mình, làn da trên cánh tay của chàng rờn rợn nổi gai ốc. Cơn gió vần vũ trong căn phòng nhỏ của Lương, uốn éo, xoắn tít thành một con trốt xoáy đen ngòm thổi tung tờ dịch quẻ Lương đặt trên bàn, Lương vội đưa tay chộp lấy. Đột ngột như lúc nó xuất hiện, con trốt kỳ dị trong hình dáng của một cái bóng mặc áo chùng đen di chuyển ngược ra bên ngoài, rồi tan loãng mất biến dưới những ánh đèn thủy ngân từ trên cao hắt xuống. Linh cảm chuyện chẳng lành, trong lòng xôn xao những con sóng dị thường, Lương ngồi vào bàn viết tính toán. Được một lúc, Lương thảng thốt kêu lên: - Thôi chết rồi!

Ngày Mùng Bốn, bọn sinh viên gặp gỡ nhau trong khuôn viên Trường Dược Khoa. Lương đứng trong một góc hành lang sốt ruột nhìn vào bãi đậu xe tìm kiếm bóng dáng chiếc Citroen. Giờ vào học đã điểm mà chiếc xe Citroen vẫn chưa chịu đến cho. Từ đáy lòng Lương dậy lên một nỗi xốn xang không biết phải định nghĩa là gì. Chẳng lẽ nào cái cơn trốt xoáy dị thường và quẻ dịch lý của chàng đã ứng nghiệm vào Tuấn rồi sao. Suốt buổi học, Lương cứ lơ đễnh cắn bút suy nghĩ vẩn vơ, ý tưởng

Page 9: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 69

của chàng bay bổng lên cõi trời xanh trong ngoài khung cửa. Khi tiếng chuông reo chấm dứt buổi học vang lên, Lương phóng ngay ra bãi đậu, thót lên yên chiếc xe Mobylette cũ kỹ của chàng. Chiếc Mobylette như một con ngựa già còm cõi, cành cạch lăn bánh trên con đường tráng xi măng trong sân trường, uể oải rướn mình chen vào con đường thành phố , hòa cùng giòng xe dài thườn thượt như một con rắn chuyển mình vội vã, phủ lên thành phố Sài Gòn buổi chiều những khối mây khói sương xám xịt.

Lương đứng trước cánh cổng sắt đóng im ỉm căn biệt thự lớn đưa tay nhấn cái nút chuông điện. Khuôn mặt một cô gái trẻ, xinh xắn trong độ tuổi chừng mười lăm, mười sáu hiện ra đằng sau khung cửa kính nhỏ tò mò nhìn ra. Nàng vỗ tay reo lên: - Anh Lương!

Tung tăng như một con chim sẻ nhỏ, thiếu nữ nhảy hai bậc thang một đến bên song cánh cửa nắm lấy bàn tay trắng mềm của chàng trai: - Anh Lương, ba mẹ đi Biên Hòa, chỉ có anh Tuấn với em, anh đến em mừng lắm ...

Vầng trán nhỏ mịn màng của cô gái nhăn tít trong một trạng thái âu lo. Lương ngẩn ngơ hỏi: - Thùy Trang, anh đến em mừng là mừng làm sao?

Cô gái cắn môi: - Anh Tuấn lạ lắm anh à, mấy ngày nay cứ nằm rúc trong phòng chẳng chịu đi đâu hết. Đêm qua tình cờ đi gần phòng anh Hai, dường ... dường như ... em nghe anh Hai nói lảm nhảm ... với ai ... một cô gái thì phải ...

Thùy Trang đưa hai cánh tay lên ngực, đôi mắt to đen nhìn Lương phân bua: - Chẳng lẽ em nghe lầm ... - Em mở cửa cho anh vào gặp Tuấn cái đã, anh em mình đứng mãi như thế này không tiện.

Thùy Trang đỏ hồng đôi má nhoẻn miệng cười, nàng cong ngón tay đưa lên tự cốc vào đầu: - Em quên, cứ mãi lo cho anh Tuấn.

Cô em gái nhỏ hồn nhiên nắm tay Lương kéo đến trước cánh cửa phòng đóng kín gõ nhẹ: - Anh Hai, có anh Lương đến này!

Cánh cửa mở toang, Tuấn hiện ra trong khung cửa nắm lấy ngực áo Lương dằn mạnh, nghiến răng: Lương, mày hại tao rồi, tao giết mày!

Tuấn hùng hổ kéo bạn vào bên trong, Thùy Trang muốn bước theo, nhưng cánh cửa đã đột ngột đóng sầm lại ngay trước chiếc mũi thon nhỏ của nàng. Cô gái rùng vai bĩu môi hứ nhẹ: - Ai thèm vào!

Tuấn ấn bạn ngồi lên chiếc ghế bên chiếc bàn học gỗ vàng bóng loáng, chàng thả người rơi lên chiếc ghế đối diện, hai bàn tay vò đầu rên lên: - Tao nguy rồi Lương ơi, mày giết tao!

Những con tính quẻ dịch lý lởn vởn trong đầu Lương, chẳng lẽ Tuấn nó gặp nạn thật. Lương tần ngần hỏi: - Mày nguy làm sao?

Trong cõi ánh sáng mờ nhat của căn phòng kín, Lương chợt giật mình nhận ra nét mặt tiều tụy của bạn. Cặp mắt tinh anh quyến rũ của Tuấn thụt lõm sâu vào hốc xương, đôi thủy tinh chìm trong một màu tối kỳ dị chằm chằm nhìn chàng. Mái tóc bồng bềnh rất nghệ sĩ của chàng sinh viên giờ đã rối bời như những chùm rễ tre. Chiếc áo sơ mi trắng tinh mới mặc chơi xuân nay đã nhàu nát, xốc xếch nửa trong nửa ngoài chiếc quần tây màu xanh thẫm. Hai bàn tay Tuấn run run nhịp trên mặt bàn trong một trạng thái vô hồn, thiễu não lắc đầu nói bâng quơ: - Tao đã gặp người đẹp trong mộng của tao rồi. - Thế thì mày sướng, việc gì mày phải than khổ?

Tuấn chồm sang nắm lấy cổ áo Lương, đôi mắt chàng lóe lên những tia lửa đỏ giận dữ: - Sướng mà thân thể tao tả tơi như thế này à? Mày phải cứu tao ... nếu không tao chết! Mày... có bị mộng ... mộng ... tinh không?

Tuy bị rơi vào một tình thế rất căng thẳng, Lương không thể không bật cười: - Bọn con trai tụi mình ai mà không bị chuyện ấy. - Nhưng mà tao bốn ngày nay bị cái con ... con... ma của mày làm cho tao bị ... bị ... liên tục, mỗi đêm nhiều lần, tao đã ... cạn vốn!

Lương giật mình đứng lên: - Mày nói gì, ma gì và mày bị gì? - Thì người đẹp trong mộng của tao ở chùa, đêm nào nó cũng đến hành hạ tao ...

Trong căn phòng tối mờ như vậy mà Lương cũng có thể cảm nhận được làn da mặt đỏ bừng của bạn, chàng dìu bạn nằm lên giường an ủi: - Mày nằm nghĩ, hãy kể chuyện người đẹp của mày cho tao nghe trước đã.

Tuấn nhìn trừng trừng lên chiếc quạt máy đang chầm chậm xoay, những làn gió mát dịu dàng mơn man trên mái tóc rối bời của chàng. - Đêm ba mươi tao với mấy thằng đi Chùa Tôn Nghiêm hái lộc theo quẻ dịch lang băm của mày, đời tao tàn từ đấy. Mày biết, đêm giao thừa người ta đi dâng hương, xin xăm, hái lộc đông nghìn nghịt, nam thanh nữ tú đủ cả. Mấy cô, cô nào cô nấy cứ xinh ơi là xinh như tiên giáng trần ấy.

Page 10: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 70

- Rồi mày tán được một cô chứ gì? - Phải và không phải, mày để tao kể tiếp. Lúc mười hai giờ đêm, trong lúc mấy sư cụ gõ chuông gióng trống chào đón năm mới, thiện nam tín nữ người ta sì sụp vái lạy trong chánh điện, thì tao tà tà đi dạo quanh chùa, trong lòng cứ mong mỏi gặp người đẹp trong mộng. Chẳng biết trời đất xui khiến như thế nào mà tao lạc vào một cái phòng mờ ảo và kinh dị lắm, chẳng thấy một bóng người ...

Tuấn ngơ ngác thấy chàng đang đứng giữa một căn phòng hoạnh vắng, mùi hương trầm tỏa ngào ngạt. Chàng sinh viên trẻ xoay người nhìn quanh, nhận thấy những dãy bàn phủ khăn lụa đỏ xếp liền nhau tựa vòng quanh những bức tường sơn vàng. Sự kết hợp giữa hai màu vàng đỏ làm cho căn phòng tối sầm, tạo nên thành một không gian huyền bí, thâm u, làm cho Tuấn lâng lâng một cảm giác như đang lạc vào cõi cực lạc của Phật A Di Đà. Những chiếc bàn nằm lặng lẽ đằng sau những chiếc cột tròn lớn thếp nhũ vàng, bên trên bày la liệt hàng trăm những khung hình với những khuôn mặt u buồn, bất động, chập chờn dưới những chùm ánh sáng vàng nhạt. Tuấn thảng thốt kêu lên trong lòng, một luồng giá lạnh len vào từng sớ thịt. Trời ơi, phòng thờ bài vị, tại sao ta lại vào chốn này. Đây là nơi tôn nghiêm thờ người chết, nồng nặc mùi âm khí. Tín đồ đến chùa chẳng mấy ai muốn vào, trừ khi đến ngày giỗ dâng hương khói, hoa quả cho thân nhân quá cố. Tuấn rờn rợn nhìn quanh, tưởng tượng có hàng trăm ảo tượng ma quái đang ẩn náu từ trong những ngóc ngách bí ẩn kia.

Căn phòng chìm trong cõi tịch mịch lạ thường, chẳng thấy một bóng người. Chỉ có chiếc bóng của Tuấn trải dài ngơ ngác trên nền phòng. Tuấn có cái cảm giác kỳ dị rằng, dường như hàng trăm cặp mắt lạnh giá từ sau những chiếc kinh khung hình kia đang trừng trừng dõi mắt nhìn về phía chàng. Mùi nhang trầm tràn ngập lên những cảm quan của chàng, không khỏi khiến Lương liên tưởng đến những chiếc lư hương nghi ngút khói đặt trước những chiếc quan tài lạnh lẽo. Trong lòng cồn cào một nỗi lo sợ vẫn vơ, Tuấn muốn xoay người chạy nhanh ra khỏi căn phòng âm u này, nhưng kinh hoàng nhận ra rằng đôi chân chàng đột nhiên bị tê cứng không chịu di chuyển theo ý chí của chàng. Một bóng người trong chiếc áo trắng phiêu phưởng đột ngột hiện ra giữa vùng bóng tối nhạt nhòa. Tuấn giật mình định kêu thét lên, trời ơi, ma ..., nhưng bàn tay chàng đã kịp đưa lên che lấy miệng. Tuấn thở ra một hơi dài nhẹ nhõm. Một

cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn trong chiếc áo dài trắng đang đưa hai bàn tay lên ngực thảng thốt trước sự hiện diện của một người đàn ông lạ mặt. Hóa ra nàng cũng đang có cùng một nỗi sợ không tên như Tuấn. Tuấn cười òa lên: - Là cô à? Cô làm tôi sợ muốn đứng tim luôn! Cô gái mĩm cười, dịu dàng ném cho Tuấn một làn sóng ướt át trước đôi mắt ngẩn ngơ của chàng trai: - Ông ..., ơ hơ ... anh cũng làm em muốn xỉu luôn, cứ ngỡ anh là ma!

Cô gái áo trắng có một khuôn mặt hãy còn vướng vất rất nhiều nét ngây thơ trinh trắng, mà Tuấn đoán chỉ trong độ tuổi chưa quá đôi mươi, chắc là nữ sinh Trưng Vương hay Gia Long gì đây, hoặc cao hơn tí xíu nữa, là dân Văn Khoa hay Luật Khoa. Tại sao chàng lại không nghĩ cô gái là dân Khoa Học hay Sư Phạm nhỉ. Bởi lẽ, nhưng cô nữ sinh viên này hẳn do ngày đêm gạo bài từ những chương trình học và thực nghiệm rất nặng nề, nên chẳng bao giờ có được những nét đẹp tươi của những đóa hoa nở buổi sớm mai như dân Khoa khác. - Thế là mày bắt đầu giở trò tán tỉnh nàng? - Còn sao nữa. Cô nàng há chẳng phải người đẹp trong mộng mà mày giới thiệu với tao sao? Tao dại dột trổ tài ngâm hai câu thơ Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không làm em mềm lòng. - Em tên gì vậy, có đẹp không? - Chẳng những đẹp mà nàng có cái tên huyền hoặc như trong truyện Liêu Trai, em nói em tên Vương Giáng Tiên, dân Văn Khoa ban Hán Việt năm thứ nhất. - Ha ha, hóa ra mày là Từ Thức hay Tú Uyên mất rồi. Sướng thế còn than van nỗi gì. Mày hẹn hò tình tự với em phải không? - Tao có hỏi nàng địa chỉ nhà, nhưng nàng thẹn thùng không cho, vì sợ ba mẹ mắng. Tao đành hẹn em mỗi buổi tan trường đến tìm em. Nhưng điều kỳ dị mà tao sắp kể tiếp theo đây hoàn toàn nằm ngoài sự tưởng tượng của tao ...

Lúc Tuấn ngã lên chiếc giường nệm êm ái trong căn phòng ấm cúng của chàng, thì cũng đã hơn hai giờ khuya rồi. Tuấn ấp ủ vào lòng cành hoa mai nhỏ mà Thùy Trang hái tặng chàng trong sân Chùa Tôn Nghiêm, hương hoa mai dịu dàng quấn quít lấy từng hơi thở của chàng, dìu dặt đưa Tuấn vào giấc ngủ đậm sâu. Chẳng biết Tuấn đã chìm vào cõi mộng được bao lâu rồi, đột nhiên một cơn gió nhẹ thoảng vào qua khung cửa sổ mở mơn man lên mái tóc bồng bềnh của chàng trai. Tuấn

Page 11: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 71

giật mình mở mắt ngơ ngác nhìn quanh, để thảng thốt nhìn thấy một cái bóng trắng đứng bất động bên giường đăm đăm nhìn chàng. Trống ngực đánh thình thình, trái tim như muốn vỡ vụn ra hàng trăm mảnh vì nỗi sợ hãi, Tuấn kêu lên: - Ôi trời, ma ...

là em đây mà…

Trong cõi không gian mờ nhạt của đêm giao thừa, cái bóng trắng cúi xuống chạm ngón tay thon nhỏ của nàng lên đôi môi của Tuấn nói khẽ: - Tuấn, là em đây mà ... đừng sợ!

Tuấn ngồi bật dậy, đôi mắt chàng lướt trên khuôn mặt chập chờn, mờ ảo của cái bóng trắng, chàng ôm ngực run rẩy: - Là ... Giáng Tiên có phải không?

Đến lúc này chàng sinh viên đã có thể nhận ra gương mặt xinh đẹp của cô bạn gái mới quen, làn da của nàng hừng lên một màu sáng trắng huyền ảo, Tuấn lắp bắp: - Làm ... làm ... sao em có thể vào đây được?

Giáng Tiên ngồi xuống bên giường đưa tay chạm nhẹ lên bờ vai đầy của Tuấn mĩm cười, đôi má ửng hồng: - Anh không cần biết làm gì, chỉ biết là em đã đến với anh. Anh đã nói với em là chúng mình có duyên nợ trăm năm mà. Anh hãy nằm xuống đây với em ... Em muốn hiến dâng, muốn được làm vợ của anh ... vĩnh viễn.

Lương gật gù:

- Thôi tao biết rồi, mày đã ân ái mặn nồng với Giáng Tiên giống như trong truyện Liêu Trai phải không?

Tuấn nhăn nhó đau khổ: - Gần giống như vậy. Buổi sáng hôm sau tao giật mình thức giấc trong một trạng thái ngầy ngật, Giáng Tiên đã biến đi lúc nào không rõ. Hóa ra chỉ là một giấc mộng tình, nhưng...có điều là chiếc quần ngắn của tao ướt đẫm, tao thấy mỏi mệt lắm vì tao và em quầng nhau suốt đêm, mấy đêm liền như thế. Tao sợ lắm, mày làm sao thì làm, có chết thì tao cũng sẽ làm ma về bóp cổ cho mày chết theo tao.

Lương rùng mình ớn lạnh bối rối không biết phải ứng phó với hoàn cảnh kỳ dị này như thế nào. Đột nhiên một tia sáng lóe lên trong ý nghĩ của chàng, Lương reo lên: - Mày yên chí, để tao cầu cứu với sư phụ xem có cách gì giải nạn cho mày. - Mày phải nhanh lên, tao sợ đêm đến lắm. - Hì hì, nhiều thằng thích được ngủ với ma đẹp và chết vì ma nữ đa tình, còn mày thì chê.

Nói là nói như thế chứ Lương biết rằng đây là một sự việc nghiêm trọng. Tà ma đã vào nhà quấy phá thì cái tỉ lệ phần trăm trục nó đi rất nhỏ, nhiều khi vô vọng. Nạn nhân dần chìm trong trạng thái dở điên dở tỉnh, thân tàn ma dại, gia đình đau khổ. Lương đã từng trong đời chứng kiến nhiều cuộc trừ tà khử ma của những thầy pháp, bà đồng, cốt cô cốt cậu, nhưng chưa từng thấy ai đã được giải tà. Cái kết cuộc bi thảm nhất của nạn nhân thường là một căn phòng nhỏ trong một cái bệnh viện tâm thần nào đó. Những cuộc thăm viếng của gia đình ngày càng phai nhạt dần, rồi những con người khốn khổ ấy sẽ bị bỏ quên theo thời gian, không ai còn biết sự hiện diện của họ trên trần thế này nữa. Lương tự nhận rằng chàng cũng đóng góp một phần trách nhiệm, lòng thầm nuôi hy vọng thầy Hoàng Liên sẽ giúp được bạn chàng.

Chiều ngày Mùng Bốn, ông bà dược sư Lê về đến nhà sau chuyến đi Biên Hòa thăm ông bà bác sĩ Hiền. Ông dược sư Lê và ông bác sĩ Hiền là đôi bạn học chung lớp trong trường ngày xưa, cả hai đều thành đạt, là những người có địa vị và danh vọng trong xã hội. Ông bà bác sĩ Hiền có mấy cô con gái xinh đẹp, nết na, từ lâu hai ông bà vẫn ngắm nghé cậu Tuấn, làm sao giăng lưới bắt cho được con cá to này cho một trong ba cô con gái của ông bà. Biết rằng cậu Tuấn sắp ra trường trở thành một ông dược sĩ với một tương lai rất sáng lạn, ông bà Hiền bàn nhau mời ông bà Lê đến nhà

Page 12: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 72

mừng xuân, rồi nhân đó tìm lời nói khéo kết nối mối duyên lành cho đôi trẻ. Một cuộc trình diện ông bà cha mẹ chồng tương lai của những cô gái đã được ông bà bác sĩ Hiền xếp đặt rất chu đáo và khéo léo. Kết quả thật vượt quá sự mong đợi của ông bà Hiền. Ông bà dược sư Lê rất ưng ý cô con gái lớn của ông bà bác sĩ Hiền, hứa sẽ về dẫn cậu con ra xem mắt chính thức.

Trong buổi cơm tối muộn, gia đình ông dược sư Lê ngồi quanh chiếc bàn ăn. Trong lòng tràn ngập nỗi hân hoan, ông Lê không nhận thấy được nét tiều tụy trên khuôn mặt của người con trai, hào hứng thông báo chuyện vui. Ông muốn ngày cuối tuần Tuấn đi Biên Hòa xem mắt cô vợ tương lai. Thùy Trang vỗ tay reo lên: - Hay quá, từ nay anh Hai đã có người cai quản rồi, không còn ăn hiếp được con nhỏ này nữa nhé. Tuấn cố dấu vẻ rầu rầu, gượng làm vui: - Gì gấp dữ vậy ba, không đợi đến hè được sao? Ông Lê xua tay: - Gấp chứ, ở Biên Hòa có gia đình một ông bác sĩ trẻ gì đó cũng ngấp nghé cô ấy đấy. - Thì cứ để cho ông ấy tiến tới đi. Duyên nợ đâu có xếp đặt được thưa ba. - Bậy nào, con xem hình cô Dung rồi con mới công nhận ba mẹ đã chọn cho con một người vợ tuyệt vời.

Tuấn lơ đãng đón lấy tấm hình của cô Dung xa lạ nào đó đưa lên xem. Một cô gái đẹp có đôi mắt ướt như mặt hồ mùa thu, đôi mày cong nhỏ hình cánh cung kéo dài như vầng trăng sáng trên một cái trán tròn, tất cả ẩn dưới một mái tóc xỏa đến tận vai bóng mướt như những áng mây trên bầu trời trong xanh. Nàng mĩm cười dịu dàng nhìn chàng. Thùy Trang giật lấy tấm hình thun mũi ngắm nghía: - Chị Hai đẹp ơi là đẹp, con thích chị Hai này.

Tuấn cốc lên đầu cô em: - Mày thích thì mày cưới cô ấy đi!

Ông Lê xoa tay hoan hỉ nhìn bà Lê: -Đồng ý như thế nhé, ngày mai tôi gọi điện thoại hẹn với anh chị Hiền.

Trong lòng rối bời như một cuộn tơ bỏ quên trong xó lâu ngày, Tuấn gượng nuốt chút ít, rồi xin phép ba mẹ cho được vào phòng gạo bài. Màn đêm đã buông xuống từ lâu. Tuấn gài chặt chốt cửa sổ, với một niềm hy vọng mỏng manh và điên rồ, rằng sẽ ngăn được con ma. Nhưng đã là ma thì chỗ nào mà nó chẳng chui vào được. Tuấn buồn rầu chờ mong tin của Lương, từng đêm trôi qua là từng phút giây rút ngắn cuộc đời chàng.

Nhớ lại trong những đêm ân ái mặn nồng, Giáng Tiên nhai cắn vành tai người tình, đôi mắt lóng lánh một niềm hạnh phúc mê sảng: - Chúng mình có duyên nợ vợ chồng từ kiếp trước, kiếp này em sẽ đem anh đến một phương trời khoái lạc chỉ có em với anh thôi, mình sẽ là vợ chồng vĩnh viễn nghe anh!

Giáng Tiên càng nói thì Tuấn càng run rẩy trong một nỗi tuyệt vọng hãi hùng, như một con cá đã vào lưới, chỉ còn có thể nằm chờ được dọn lên cho thực khách trong một bữa ăn thịnh soạn. Cái chết chắc chắn phải đến nếu không có phép lạ nào cứu được chàng. Nằm gát đầu lên hai cánh tay bắt chéo, Tuấn trăn trở lắng nghe tiếng dun dế rỉ rả khúc nhạc đêm khuya bên kia khung cửa, chàng cố mở to mắt chống chỏi với cơn buồn ngủ đang rùng rùng cuốn đến như những đợt sóng vỗ vào ghềnh đá. Bởi Tuấn biết, một khi chàng chìm vào giấc ngủ, thì Giáng Tiên sẽ hiện đến hành hạ thân xác đã quá kiệt quệ của chàng. Phải chăng nàng muốn giết chết chàng bằng những cuộc ái ân cuồng loạn càng sớm, để đưa linh hồn chàng đến một nơi mà nàng gọi là miên viễn. Đột nhiên cánh cửa sổ vỡ bùng ra đánh ầm vào hai bên khung gỗ, một cơn gió mạnh thốc vào thổi tung những mảnh giấy rời trên bàn bay tán loạn. Tuấn đang thiu thỉu ngủ, chàng giật mình chỗi dậy, thì một chiếc bóng trắng từ khung cửa tối âm u lao vào, mang theo một mùi tanh tưởi kỳ dị. Tuấn rùng mình nhận ra Giáng Tiên, nhưng nàng đã đến với gương mặt nhăn nhíu xấu xí bừng bừng giận dữ. Tuấn kinh hoàng đứng lên muốn mở cửa chạy ra ngoài, nhưng chiếc bóng trắng của con ma đã chận mất lối. Con ma đưa mười ngón tay khoằm khoằm với những chiếc móng dài nhọn thít chặt lấy cổ Tuấn, giọng rền rền như vọng từ đáy địa ngục: - Anh đừng hòng lấy vợ, anh không là của em thì không là của ai hết, ha ha ha ...

Con ma đẩy Tuấn ngã vào giường, nó cúi khuôn mặt đã tái nhợt vì hờn ghen xuống tận sát mũi Tuấn, từ đôi quầng mắt tím thẫm lóe lên những tia sáng lạnh lẽo: - Em tạm tha cho anh!

Một cơn trốt xoáy cuốn vào bao trùm lấy cái bóng trắng, uốn éo cất lên không trung, rồi mất biến vào trong cõi đêm đen.

Sáng ngày thứ Bảy, gia đình ông bà dược sư Lê đang chuẩn bị ra xe đi Biên Hòa, thì bỗng chị Sáu giúp việc hấp tấp chạy ra gọi theo: - Thưa ông chủ có điện thoại của ông bác sĩ Hiền ở Biên Hòa.

Page 13: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 73

Ông dược sư Lê ngạc nhiên không hiểu ông bạn vàng gọi đến có chuyện gì. Bên kia đầu giây giọng khàn đặc ấp úng của ông bác sĩ: - Anh Lê ơi, anh sắp lên đường chưa?

Ông Lê nhún vai: - Đang ra xe thì anh gọi, có chuyện gì không? - E hèm ... cũng có chút chuyện. Là ... như thế này, chuyện mình hứa với nhau hôm trước ấy mà. Con cháu Dung nó ... hà, xin lỗi anh chị, con cháu nó đã đổi ý, nó từ chối gặp cháu Tuấn.

Ông dược sư hoảng hốt kêu lên: - Anh nói sao? - Chúng tôi thật có lỗi nhiều với anh chị, chúng tôi đành phải hủy bỏ cuộc xem mắt này. Mong anh chị tha thứ và chúc cháu Tuấn sớm tìm được một người hiền thê khác xứng đáng hơn con Dung nhà chúng tôi.

Ông Lê không ghìm được cơn giận dữ: - Anh giỡn chơi à, chỗ người lớn với nhau đã hứa một lời.

Có tiếng thở dài não nuột bên kia đường dây: - Chuyện khó nói lắm anh à, nói ra anh cũng không tin! - Thì anh cứ nói đi xem sao? - Anh có tin chuyện ma quỷ không? Mấy đêm nay, đêm nào cháu Dung cũng bị một con ma xưng tên là Giáng Tiên hiện đến bóp cổ nói Anh Tuấn là chồng tao, mày không được lấy chồng tao. Cháu Dung nó sợ quá đã nằm bệnh mấy ngày nay, nó khóc lóc thảm thiết, nên chúng tôi buộc phải nói lời từ hôn, nếu không thì mạng con Dung khó bảo toàn.

Ông dược sư Lê giận dữ tra hỏi Tuấn, chàng buộc phải thuật lại câu chuyện làm quen với cô sinh viên Giáng Tiên trong phòng thờ bài vị ở Chùa Tôn Nghiêm. Gia đình đang cơn bối rối trong một hoàn cảnh lạ lùng và đầy muộn phiền như thế, thì Lương lộc cộc cỡi xe Mobylette tới. Lương chưa kịp nói gì thì ông Lê đã nắm lấy chàng gầm lên: - Cậu giỏi dữ hả, cậu hại gia đình chúng tôi rồi. Thằng Tuấn có mệnh hệ nào thì tôi sẽ thưa cậu ra tòa.

Lương tái mặt gỡ những ngón tay bụ bẫm của ông già: - Xin bác chớ vội nóng giận, cháu đã có cách giải tà rồi.

Lương đã tìm đến thầy Hoàng Liên nói rõ sự tình xin thầy cứu giúp. Hai thầy trò đến Chùa Tôn Nghiêm tìm ra được cái bài vị có tên Vương

Giáng Tiên. Hóa ra là một cô gái người Tàu sinh trưởng ở Chợ Lớn đã bị tử nạn trong chiến cuộc Mậu Thân, bởi lúc ấy ở khu vực này hai bên đánh nhau lớn lắm. Hoàng Liên bảo Lương: - Hồn oan của Giáng Tiên không được siêu thoát, phải nhờ một vị cao tăng tụng kinh Địa Tạng siêu độ cho cô, nhưng vẫn chưa làm cho vong hồn cô ấy nguôi ngoay mà chịu đi ngay đâu. Cũng tại cậu Tuấn tính trăng hoa, gặp cô nào đẹp cũng tán vào nên mới ra nông nỗi. Từ nay cậu phải tu tỉnh, chỉ yêu một cô thôi chứ không được vờn hoa như bướm vờn nữa. Con bảo gia đình cậu Tuấn phải làm một cái lễ cưới Giáng Tiên hẳn hòi, Tuấn van vái cô Giáng Tiên sẽ thủ tang ba năm mới cưới vợ, hẹn nàng kiếp sau tái hội, họa chăng cô ấy bằng lòng.

Nhà trai xin phép đàng gái rước bài vị Giáng Tiên lên xe hoa đem về nhà làm lễ thành hôn

Ông bà dược sư Lê nghe lời thầy Hoàng Liên, mời được nhiều vị sư đạo cao đức trọng trong chùa Tôn Nghiêm lập đàn tràng siêu độ oan hồn Giáng Tiên. Nhà trai xin phép đàng gái rước bài vị Giáng Tiên lên xe hoa đem về nhà làm lễ thành hôn, Tuấn thành tâm xin được thủ tang ba năm cho trọn tình chồng vợ. Tấm bài vị Giáng Tiên được đem trở vào chùa, gia đình Tuấn vẫn luôn đến nhang khói hương hoa. Từ ngày thành hôn Giáng Tiên không còn đến quấy nhiễu Tuấn nữa. Sau ba năm, ông Lê gọi ông bạn bác sĩ Hiền hỏi thăm Dung, thì đầu dây bên có tiếng cười sảng khoái: - Cháu Dung nó đã về làm dâu nhà ông bà bác sĩ Lộc rồi, vợ chồng nó sinh được cháu đầu lòng kháu khỉnh lắm.

PHẠM PHONG DINH

Page 14: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 74

Tùy bút Diệp Hồng Phương

Hạnh phúc cho những ai đang còn Mẹ Ai còn mẹ

Xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn

Lên mắt mẹ nghe không!

MẸ LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI YÊU NHẤT TRÊN ĐỜI Từ lúc tôi chưa sinh ra, Mẹ đã đặt hết niềm tin và tình thương cho tôi dù chưa biết tôi là trai hay gái, chưa biết tôi có ngoan hay không, có trọn vẹn như suy nghĩ của Mẹ không? Mẹ tin và thương yêu tôi vì tôi là con của Mẹ.

Rồi tôi lớn dần trong sự thương yêu của Mẹ, của cả nhà và trong bụng Mẹ. Tôi cựa quậy, tôi co chân, duỗi tay Mẹ đều biết, đều đón nhận trong tâm trạng vui mừng, thích thú dù cho đôi lúc tôi làm Mẹ khó chịu, mệt mỏi. Mẹ không giận hờn mà chỉ mắng yêu:

- Ôi! Con làm Mẹ mệt quá! Tôi chào đời trong sự vật vã của Mẹ, trong

niềm vui và sự lo lắng của Mẹ; tiếng khóc “Oa, oa” báo hiệu sự có mặt của tôi cùng lúc tạo thành niềm tự hào và tình yêu thương, niềm hạnh phúc vô biên cho Mẹ. Dù mệt mỏi đến đâu, dù đau đớn đến đâu Mẹ cũng cố mở mắt ra mà nhìn tôi, cái nhìn diệu hiền đầy ắp tình thương, rồi mỉm cười sung sướng.

Trải qua bao gian lao vất vả, hôm nay tôi đã truởng thành. Tôi là cậu trai cao ráo, thông minh hay tôi là cô gái xinh xắn, dễ nhìn thì tôi vẫn là đứa con nhỏ bé của Mẹ.

Tôi học được biết bao nhiêu điều hay, lẽ phải ở trường học, ở trường đời nhưng tôi luôn luôn tự hào với bạn là tôi đã học được ở Mẹ sự bao dung, lòng vị tha, tình thương yêu vô bờ bến; tôi có được hình hài từ hình hài của Mẹ, có được trái tim từ trái tim Mẹ.

Không có bữa cơm nào ngon cho bằng bữa cơm với Mẹ, không có bài hát nào hay bằng bài hát về Mẹ, không có giấc ngủ nào yên lành bằng giấc ngủ bên Mẹ. Tôi suy nghĩ về mẹ nhiều nhất, tôi ngợi ca về Mẹ nhiều nhất, tôi nhớ Mẹ nhiều nhất, tôi làm điều gì cũng luôn nghĩ đến Mẹ…

Mẹ là thế giới bao la, tôi chỉ là hạt cát; Mẹ là biển rộng mênh mông, tôi chỉ là giọt nước; Mẹ là vũ trụ vô cùng tôi chỉ là ngôi sao nhỏ bé. Tôi là của Mẹ. Mẹ sinh ra tôi, sống vì tôi.

Mẹ là tất cả… Tôi nên người, yêu ai nhớ ai cũng không

bằng tôi yêu Mẹ. Mẹ là người phụ nữ tôi yêu nhất trên đời.

NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN... Có khi nào Mẹ nói với bạn về cảm xúc của Mẹ khi nhìn bạn bước những bước đi đầu tiên trong đời? Có lẽ Mẹ đã nói với bạn, nhưng với tôi thì không. Mẹ không nói nhưng tôi cảm nhận được điều đó vì tôi là con của Mẹ. Mẹ tập tôi đi bằng sự thương yêu, tin cậy. Mẹ nắm tay tôi, dắt tôi đi rồi nhẹ buông tay ra cho tôi chập chững bước. Lúc đó tâm trạng Mẹ là mừng vui, hồi hộp nhìn tôi rồi nở nụ cười, rồi kêu lên khi tôi ngã. Mẹ đỡ tôi, xuýt xoa, khen ngợi rồi dắt tôi đi, buông tay ra cho tôi tự bước… Cứ vậy mà tôi đi được, ban đầu vài ba bước, rồi bước được nhiều hơn. Lúc đó có lẽ tôi cũng vui mừng, bám vào đâu đó cho vững và day lại nhìn Mẹ, đón nhận được ở Mẹ nụ cười thương yêu. Tôi lớn dần lên, đi xa hơn ngôi nhà nhỏ bé, đi xa hơn xóm nhỏ của tôi để đến trường học, đến với cuộc đời.

Page 15: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 75

Tôi tiếp tục bước đi, bước những bước vũng vàng, dù có lần trượt ngã trên đường đời; nhưng tôi lại đứng lên, tiếp tục đi một cách tự tin vì chỗ dựa vững vàng trong tâm hồn tôi là Mẹ, là sự dìu dắt chỉ bảo, thương yêu tận tình của Mẹ. Có lẽ tính cách đó, lòng tự tin đó đã hình thành và lớn lên trong tâm hồn tôi từ những bước đi đầu tiên trong cuộc đời…

KHÔNG CÒN ÔM HÔN VÚ MẸ Nhờ bú sữa Mẹ mà tôi là đứa bé bụ bẫm,

tròn quay. Quá ngày thôi nôi, tôi đã biết đi, biết chạy; biết nói vài tiếng lấp vấp, nhưng tôi vẫn còn ghiền vú Mẹ. Sau khi nút hả hê nguồn sống diệu kỳ từ hai bầu vú Mẹ, tôi ngủ say mà bàn tay nhỏ bé không rời bầu vú ấy. Giấc ngủ của tôi luôn êm đềm, thẳng giấc.

Nhưng sữa của Mẹ không còn nhiều bổ dưỡng như lúc tôi mới lọt lòng. Mẹ quyết định dứt sữa tôi, cho tôi ăn nhiều hơn chớ không cho bú nữa, mặc kệ tôi có “chịu” hay không?

Tôi chẳng biết gì về quyết định của Mẹ, về nụ cười bí ẩn của Mẹ khi Mẹ xoa một ít dầu cù là lên hai đầu vú. Cứ như thường lệ, tôi ôm Mẹ hồn nhiên, đưa tay vạch áo tìm vú. Và rồi…

Sau này Mẹ kể lại: - Con ngậm vú Mẹ rồi nhả ra, nhăn mặt.

Con chuyển qua vú kia, cũng cay dầu cù là. Vậy là thôi. Bỏ bú luôn! Tôi ngoan đến vậy sao? Tôi chịu “dứt sữa” dễ dàng như vậy sao? Nghe Mẹ nói tôi cười rồi len lén nhìn vú Mẹ sau lớp áo bà ba giờ không còn tròn căng như xưa nữa. Bầu vú kia là nguồn sống của tôi những ngày mới chào đời, cho tôi giấc ngủ êm đềm trong vòng tay Mẹ.

Nhìn Mẹ, tôi tự hỏi: - Mình không được ôm hôn vú Mẹ bao lâu rồi nhỉ?

NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC Với bạn thì có thể ngày đầu tiên đi học Mẹ đã đưa bạn đến trường. Mẹ nắm tay bạn bước đi chầm chậm. Bàn tay nhỏ bé của bạn nằm gọn trong bàn tay Mẹ, trong tình yêu thương của Mẹ. Bạn đến trường với áo quần mới toanh, chiếc cặp trên lưng, đôi giày shandal xinh xắn. Trên đường đi chắc bạn cũng nhìn thấy có nhiều bạn khác cũng được Mẹ đưa đi hoc trong ngày đầu tiên? Mẹ dỗ dành, mua quà bánh để bạn không phải khóc. Bạn sung sướng, tự hào vì được Mẹ thương yêu, đưa đến tận cổng trường. Tôi không được niềm hạnh phúc đó bạn ạ! Ngày đầu tiên tôi đi học, Mẹ vẫn bận rộn với hàng quán ngoài chợ. Ngày nào cũng vậy, hừng đông Mẹ ra chợ, dọn hàng, bán hàng mãi đến chiều. Cho nên... người đánh thức tôi dậy, thay quần áo mới cho tôi, đeo vào vai tôi chiếc cặp mới... là bà ngoại tôi. Bà đưa tôi đi học, một tay tôi nắm tay bà, tay kia tôi cầm củ khoai lang vừa đi vừa ăn. Bà nói: - Con đi học phải ngoan nghen! Không được khóc... Cổng trường chưa mở. Trước cổng trường có nhiều bạn cùng lứa với tôi, chắc cũng là ngày đầu tiên đi học. Nhưng các bạn ấy sung sướng là có Mẹ đưa đi. Bà ngoại cũng cưng tôi, cũng dỗ dành tôi, nhưng không làm sao bằng Mẹ được. Có Mẹ, tôi tự tin hơn, vui hơn. Không có Mẹ cũng không khóc. Nhất định không thèm khóc! Tôi bậm môi cương quyết. Cổng trường mở ra. Đến giờ học trò vào lớp. Có bạn sợ hãi nắm tay Mẹ không buông. Có bạn khóc oà... Có Mẹ đưa đi học mà còn khóc? Có Mẹ mà sợ...?- Tôi nhìn các bạn, tự hỏi rồi buông tay bà ngoại mạnh dạn bước vô sân trường. Nhưng rồi tôi cũng khóc, khóc vì tủi thân, vì không có Mẹ cạnh bên. Giọt nước mắt của ngày đầu tiên đến lớp ứa ra sao lẹ làng quá vậy?

ĐỪNG LÀM MẸ KHÓC!

Page 16: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 76

Bạn có lần nào làm Mẹ khóc vì những lỗi lầm của mình không? Có thể bạn là đứa con ngoan chưa từng làm Mẹ khóc bao giờ. Nhưng với tôi thì đã có lần Mẹ khóc vì sự vụng dại của tôi. Một sự dại khờ rất trẻ con. Nhưng bạn ơi tôi không kể ra đâu! Tôi không nói ra là tôi hư hỏng cỡ nào hay tôi làm việc gì đó đến nỗi Mẹ phải khóc. Làm Mẹ khóc mà còn dám nói ra sao? Tôi chỉ nhớ ngày đó nhìn giọt nước mắt ứa ra trên mắt Mẹ, tự dưng tôi thấy nhói cả lòng, sự hối hận tràn lấp, ánh mắt tôi tối lại và không dám nhìn Mẹ nữa. Tôi biết tôi có lỗi và tự hứa sẽ không làm điều gì để Mẹ phải khóc vì tôi lần nữa. Nói với bạn như vậy nhưng tôi vẫn còn giấu bạn một điều. Đó là tôi chưa nói với Mẹ một lời xin lỗi! Lúc đó tôi vô cùng bối rối nên rất ngại ngùng không nói được hai tiếng xin lỗi, dù là nói với Mẹ! Để Mẹ biết là tôi biết lỗi, tôi làm việc này, việc nọ để Mẹ vui, để Mẹ cười! Tôi học chăm hơn, nói năng lễ độ, giúp Mẹ việc nhà, quý trọng hàng xóm. Tôi đạt điểm cao trong kỳ thi cuối cấp là món quà tôi dành tặng Mẹ! Hiểu được tấm lòng tôi và bằng tình thương yêu vô bờ bến, Mẹ ôm tôi vào lòng, xoa đầu khen ngợi tôi. Một giọt nước ấm áp rơi xuống gò má tôi. Tôi không biết đó là giọt nước mắt hối lỗi của tôi hay giọt nước mắt mừng vui, tha thứ của Mẹ?

BÀI THƠ VU LAN

Tôi được tiếng là cậu học trò có năng khiếu về văn. Năm lớp Nhứt, tức lớp Năm sau này, tôi làm thơ học trò, đăng báo tường và đã có bài được chọn đăng trên báo Thiếu Nhi.

Lớn hơn, học lớp 10, ảnh hưởng phong trào thơ tiền chiến được thầy dạy Văn hướng dẫn, tôi tập tễnh làm thơ về tình yêu dù chưa biết tình yêu là gì.

Tôi làm được vài bài thơ tình, vội chép trong vở học trò...

Mẹ tôi vô tình đọc được. Mẹ khuyên: - Con còn đi học, nên làm thơ về bạn bè

trong trường, trong lớp; về thầy cô, rộng hơn thì làm thơ về quê hương đất nước. Con còn đi học, đừng có “yêu” sớm!

Tôi mắc cở, cảm thấy có lỗi với Mẹ. Mẹ không la rầy thêm, chỉ nhìn tôi với ánh mắt tin cậy, thương yêu. Vậy là tôi quyết định làm thơ về Mẹ.

Rằm tháng bảy, tôi theo Mẹ đi chùa. Chùa gần nhà. Mẹ thường đến chùa làm công quả, cúng bái, lạy Phật. Rồi ăn cơm chay.

Đến chùa, tôi nghe sư cô giảng về sự tích đức Mục Kiền Liên và bà Mẹ tên Thanh Đề; về mùa báo hiếu Vu Lan của những người con hiếu thảo.

Mẹ mua cho tôi quyển “Bông Hồng cài áo” của tác giả Nhất Hạnh. Quyển sách mỏng, in đẹp, giọng văn gần gũi, dễ đọc.

Tôi đọc và cảm nhận được sự thiêng liêng của tình Mẹ, hiểu được rằng ai có Mẹ cũng đều yêu thương Mẹ như mình, nhưng chưa “cụ thể”, chưa nói với Mẹ là con yêu Mẹ để Mẹ vui, để Mẹ mừng và ôm mình vào lòng như ngày còn bé thơ.

“Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng.

Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết, rồi mới nói: “Trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào ‘nhìn kỹ’ được mặt mẹ.”

Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm.

Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải

lo lắng, ốm mòn, thức khuya, dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp.

Và để mình bận rộn suốt đời, lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con.

Page 17: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 77

Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất, mình có cảm nghĩ: thật như là mình chưa bao giờ thật có ý thức rằng mình có mẹ”

Nhất Hạnh (Bông Hồng cài áo)

Tôi yêu Mẹ vô cùng. Và từ tình yêu đó, từ mùa Vu Lan và tiếng chuông chùa công phu năm đó; tôi làm thơ về Mẹ, về bông Hồng... với lời thơ trẻ con, mộc mạc, nghĩ sao, viết vậy!

Bài thơ được đăng trên báo Điện Tín năm 1974, tôi cắt ra giữ cho tới bây giờ, đã 36 năm...

Mời các bạn cùng đọc lại với tôi bài thơ này nhé!

Thơ mùa Vu Lan 2518 VU LAN, CON KẾC BÔNG HỒNG ĐỎ

Kính dâng lên Mẹ bình an Chia xẻ niềm đau với người không còn Mẹ để tôn

thờ, để kính yêu

Văng vẵng tiếng gà nơi cuối xóm Gió lùa qua vách gió mưa Ngâu Đèn khuya mờ ảo lung linh ngọn

“Quệt quoạt” ngoài mương ếch vọng sầu...

Mẹ hiền đã thức trong đêm vắng Dưới ánh đèn Mẹ nhóm bếp lên Ăn sáng no lòng tô cháo trắng

Ngồi nghe chuông đổ công phu rền

Quảy gánh trên vai ra chợ sớm Lúc trời mờ nhạt ánh sao Mai

Hừng đông con thức, đi theo Mẹ Ra chợ, ngồi bên Mẹ ngủ hoài

Gió lạnh tiết trời trong tháng Bảy Mẹ mua bánh trái cúng Vu Lan

Con trông chừng gánh hàng cho Mẹ Phiên chợ hôm nay thật rộn ràng

Xế trưa, theo Mẹ bên đường cũ Nhánh Hồng trong thúng nhỏ đong đưa

Cầm đóa Hồng trên tay Mẹ dặn Coi chừng gai nhọn đó nghe chưa?

Mẹ cắm bông Hồng trong ly nước Cúng rằm tháng Bảy thật nghiêm trang

Chắp tay Mẹ đứng lâm râm vái Thất tổ, cửu huyền trong khói nhang!

Con chưa hiểu được bông Hồng đó Có nghĩa gì khi được Mẹ chưng?

Một đóa Hồng trong rằm tháng Bảy Vu Lan Bồn, lòng cũng lâng lâng!

Bây giờ tóc Mẹ pha màu nắng Con lớn theo thời gian thoáng mau

Mỗi lần xõa tóc cho con nhổ Mấy sợi tóc sương, mấy nghẹn nào

Con lớn, Mẹ càng thêm mỏi mệt Tuổi đời chồng chất những lo âu!

Mẹ ơi! May quá tôi còn Mẹ Còn được gần bên Mẹ mãi lâu.

Bên Mẹ, Mẹ ơi con muốn nói Con còn thơ dại lắm Mẹ ơi!

Con muốn được nghe lời dạy bảo Êm đềm như sóng nhẹ ngoài khơi

Con muốn được làm thằng trẻ nít Đi theo Mẹ nhóm chợ hừng đông

Con muốn được gai đâm chảy máu Máu hồng con nhuộm cánh bông Hồng

Bây giờ con hiểu bông Hồng đó Là tượng trưng tình Mẹ với con Ngày rằm trên áo cài bông đỏ Hãnh diện tôi đây Mẹ vẫn còn

Vu Lan tháng Bảy ngày rằm lớn Yêu Mẹ nên yêu những đóa Hồng Con quỳ lạy Phật Trời ban phước Mẹ sống ngàn năm con cháu đông

Đêm nay còn thức nghe mưa đổ Len lén con nhìn Mẹ ngủ say Mẹ ơi con thấy mình nhỏ dại

Con lớn? Không! Con vẫn nhỏ hoài

Ngày rằm tháng Bảy gần kề đó Mẹ vẫn còn mạnh khỏe, thảnh thơi

Vu Lan con kết bông Hồng đỏ Mừng Mẹ bình an giữa cuộc đời.

Page 18: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 78

Vui sướng trong tình thương của Mẹ Con không quên được kẻ không may

Mất Mẹ, trời ơi đau khổ lắm Như con thuyền giữa gió mưa bay!

Mẹ ơi! Gần mãi bên con nhé?

Để được nhìn vào mắt Mẹ thương Mẹ ơi con nói con thương Mẹ

Mẹ của con ngọn đưốc soi đường

Đêm dứt cơn mưa buồn tháng bảy Ánh trăng len lõi giữa hàng cây Sáng mai theo Mẹ đi chùa sớm

Cầu Phật trời cho Mẹ sống hoài!

Mùa Vu Lan 1974

Bài thơ được đăng báo, tôi mừng đem khoe với Mẹ. Mẹ đọc xong rồi cười, xoa đầu tôi: “Mai đi chùa lạy Phật với Mẹ”. Tôi hiểu đó là phần thưởng Mẹ dành cho tôi.

Sau này sống xa Mẹ, đến mùa Vu Lan là tôi đọc lại bài thơ này, đọc một mình vì không còn được khoe với Mẹ như ngày xưa nữa.

ÁO MỚI – ÁO CŨ. Không nói ra nhưng tôi biết tôi và bạn đều

rất vui khi có được chiếc áo mới mừng đón Tết. Ngày cuối năm, Mẹ đi chợ về, có áo mới cho anh em tôi, mỗi người một áo sơ mi trắng. Sao là áo trắng mà không là áo màu, áo sọc?

Như đoán được suy nghĩ của chúng tôi, Mẹ nói: “ Mặc Tết, rồi mặc đi học luôn”.

À ra vậy! Hồi tựu trường, hai anh em tôi đều mặc áo trắng cũ đến lớp, dù Mẹ có giặt tẩy rồi ngâm giấy phẩm xanh sáng trưng, nó vẫn là áo cũ. Cho nên…

Anh tôi mừng lắm vội xếp áo cất vào tủ, chờ mai mặc đón Tết. Với tôi, niềm vui được nhân đôi: vừa có áo mới mặc Tết, vừa có áo mặc đi học. Nhìn đám bạn hàng xóm gia đình khá hơn, ăn Tết đứa nào cũng áo mới màu sặc sỡ, vui mắt mà thương Mẹ vô cùng. Nhà nghèo phải biết tính.

Chúng tôi có áo mới nhưng Mẹ có gì không? Không, Mẹ vẫn tấm áo mặc thường ngày. Áo túi bên trong, áo bà ba bên ngoài. Tết, có đi thăm viếng bà con, Mẹ mặc áo dài cũ. Chiếc áo dài đó chỉ khi nào đi đám, đi viếng thăm ai, Mẹ mới mặc.

Mười mấy năm rồi vẫn vậy…

Ngày tôi lớn khôn, ra đời đi học, đi làm… tôi mua áo quần mới, đắc tiền để mặc; mua nhiều

loại vải tốt hơn vải “nội hóa” về cho Mẹ may áo…Mẹ mừng lắm, xoa đầu tôi. Nhưng ngày Tết nguyên đán, trong đêm giao thừa, tôi vẫn thấy Mẹ mặc chiếc áo dài xưa, thắp nhang vái ông bà, cúng Cửu huyền Thất tổ rất nghiêm trang.

Tôi biết chiếc áo dài đó được Mẹ giữ gìn và mặc trong những ngày thiêng liêng là Mẹ muốn giữ một nét đẹp trong ngày lễ, tết cổ truyền truớc những đổi thay của cuộc sống bên ngoài…

CÁNH DIỀU NHỎ Tháng ba, đồng ruộng khô chân rạ. Lúc

ngọn gió chiều thổi qua cánh đồng theo con nước ngoài sông, bọn trẻ chúng tôi bắt đầu một trò chơi hào hứng: thả diều.

Nơi chúng tôi tụ tập là khoảng đất trống, sau dãy nhà trong xóm với những con diều làm bằng giấy kiếng màu hay giấy báo, căng trên mấy thanh trúc nhỏ, đuôi là sợi dây bố hay dây nhựa…

Chờ cơn gió mạnh hơn, kéo dài hơn; chúng tôi bắt đầu thả diều bằng những cú chạy dài và mạnh trên đám ruộng, vừa chạy vừa thả dây dài ra cho diều lên theo gió.

Một con, hai con rồi ba con…Những con diều giấy nhiều màu vút lên cao, hai cánh tai lất phất, cái đuôi dài uốn éo lần lượt xuất hiện khắp cả bầu trời căng gió. Tâm hồn bọn trẻ chúng tôi dường như cũng muốn bay lên khoảng trời xanh trong ấy.

Con diều của tôi nhỏ nhứt trong số những con diều có mặt trên bầu trời. Nó làm bằng giấy đôi tập học trò và chiếc đuôi ngắn ngủn. Nhưng nó vẫn bay được dù bay thấp nhất…

Con diều nhỏ bé của tôi là con diều yếu ớt, cho nên chiều hôm đó, trước cơn gió mạnh bất ngờ thổi tít trên cao, nó chao nghiêng, chúi

Page 19: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 79

xuống rồi trôi ra xa. Tôi thấy bàn tay cầm dây bỗng nhẹ đi.

Diều đứt dây! Con diều nhỏ bé của tôi bị cuốn theo chiều

gió trước sự ngẫn ngơ của tôi và tiếng reo của đám bạn “Diều hụp lèo rồi! Ha ha…”

Về nhà, đến tối, tôi vẫn còn buồn và thấy tiếc con diều giấy. Trong giấc ngủ, tôi mơ thấy nó vẫn ở bên tôi, vẫn cùng tôi bay trên bầu trời xanh biên biếc.

Thật bất ngờ, giấc mơ đêm hôm qua được hóa thành sự thật khi Mẹ đánh thức tôi dậy giữa trưa, chỉ cho tôi con diều giấy khác lớn hơn, đẹp hơn và trông vững vàng hơn.

- Diều ở đâu vậy Mẹ? Mẹ tôi cười không nói. Sau đó tôi biết được là Mẹ đã nhờ một đứa trong xóm làm cho tôi con diều giấy, giá vài đồng bạc. Tôi thích lắm, ôm con diều mà quên cám ơn Mẹ. Lúc đó Mẹ mới nói: “Mẹ mừng sinh nhật con đó, chịu chưa?”. Tôi à một tiếng ngạc nhiên. Nhìn tờ lịch trên vách, hôm nay đúng là ngày sinh của tôi, vậy mà tôi quên mất. Chỉ có Mẹ là nhớ đã sinh ra các con vào ngày nào, tháng nào. Chiều hôm đó, cánh diều của tôi bay cao hơn con diều cũ đã mất, nó bay một cách kiêu hãnh, vững vàng trên bầu trời. Niềm tin và tình thương của Mẹ từ tôi đã truyền cho con diều sức sống mạnh mẽ và nó bay rất cao…

Cho đến khi mặt trời lặn khuất sau hàng cây bên sông, các con diều giấy lần lượt đáp xuống.

Con diều của tôi đáp xuống sau cùng trong sự khăm phục của tôi và đám bạn. Nó là con diều vô địch chăng? Không phải. Nó là cả tình thương yêu của Mẹ dành cho tôi, do đó hình như nó có sức sống mà những con diều giấy khác không thể nào có được!

CHUYỆN CỔ TÍCH CỦA MẸ! Hồi nhỏ ở quê, nhà tôi nhìn ra con sông và

cánh đồng nên tôi thấy cả bầu trời trưa hè xanh trong, về đêm nhìn được hàng tỷ ngôi sao nhấp nháy.

Tôi được tận hưởng những nét đẹp đơn sơ nhưng ngộ nghĩnh của thiên nhiên, lớn lên được hiểu thêm về những hiện tượng xảy ra trên bầu trời không giống như chuyện cổ tích của Mẹ.

Ngày xửa ngày xưa …

Mẹ thường kể chuyện cổ tích cho tôi nghe ở khoảng sân trước nhà, lúc xế chiều hay đêm trăng sáng. Kể xong, Mẹ thường nói: “Chỉ là chuyện cổ tích thôi nghen con. Không giống ngoài đời…”

Tôi nhớ mãi chuyện chiếc cầu vồng trên bầu trời và chuyện cổ tích sao Hôm-sao Mai.

Trong chuyện cổ tích, chiếc cầu vồng rực rỡ trên bầu trời là nơi gặp gỡ của các nàng Tiên vui đùa, tắm mát rồi bay về trời lúc hoàng hôn, trước khi chiếc cầu ánh sáng biến mất.

Sao Hôm và sao Mai là đôi vợ chồng người Tiên - kẻ Tục sống xa nhau không thể nào gặp mặt. Một người hiện ra lúc chiều tà, ngưới kia có mặt lúc ban mai. Lại có đứa con trai hóa thân làm chiếc đòn gánh giữa trời (Cầu vồng chăng?) trông cha, ngóng Mẹ.

Hiện tượng thiên nhiên mà tôi quan sát được là sau cơn mưa, nắng ửng lên và trên bầu trời xuất hiện một dãy ánh sáng nhiều màu sặc sỡ, cong cong như chiếc cầu bắc ngang những đám mây còn sủng ướt.

Thầy giáo tôi dạy môn Vật lý giải thích: “Cầu vồng là hiện tượng ánh sáng mặt trời khuếch tán lên bầu trời và chỉ xảy ra ban ngày, sau một cơn mưa”

Xế chiều, lúc mặt trời lặn, tôi thường thấy ở phía Tây một ngôi sao tỏa sáng trên nền trời. Đó là sao Hôm. Lúc hừng đông, ở phía Đông có một ngôi sao giống như vậy rực sáng cho đến lúc mặt trời lên. Đó là sao Mai. Trông hai vì sao ấy giống như hai vợ chồng xa cách không bao giờ gặp lại.

Trong thực tế, hai ngôi sao đó chỉ là một. Sao Hôm, tức là sao Mai. Thầy tôi dạy: “Tên khoa học của sao Hôm- sao Mai là sao Kim, ngôi sao gần mặt trời nhứt so với những hành tinh khác trong hệ mặt trời.

Sau nầy học nhiều hơn, đi đâu, ở đâu, hễ thấy sao Mai ló dạng phía trời Đông, thấy chiếc cầu vồng hiện ra sau cơn mưa là tôi nhớ Mẹ, nhớ

Page 20: vài bạ u trai-sinh khí đọc bài này thì i trua (4).pdf · vài bạn khác là cựu trai-sinh khí đọc bài này thì cũng sẽ nhận ra là h cọũng đã có tham-dự

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 80

quê và không bao giờ quên lời thầy giải thích về các hiện tượng thiên nhiên:

“Sao Mai, sao Hôm chỉ là một và còn có tên là sao Kim. Cầu vồng là hiện tượng ánh sáng mặt trời khuếch tán lên bầu trời, chỉ xảy ra ban ngày, sau một cơn mưa”.

TRỜI MƯA TỪ ĐÂU? Thì mưa từ trên trời mưa xuống. Có cơn

mưa nào không theo quy luật thiên nhiên đó? Bạn có cười tôi vì câu hỏi ngớ ngẩn nầy không?

Trời mưa làm cây cối xanh tươi, làm mọi người thấy khỏe khắn ra. Bọn trẻ tắm mưa, nghịch nước. Người lớn hứng nước đầy lu khạp trong nhà rồi mặc cho nước mưa chảy tràn ra sân, ra rạch.

Nhưng câu nói mà ta thường nghe “Mưa từ trên cao mưa xuống” lại bao hàm ý nghĩa khác. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con, cho cháu như quy luật tự nhiên bất di bất dịch, đời nầy sang đời khác.

Cha mẹ sinh ra ta, dành hết tình thương cho ta, lo từng miếng ăn giấc ngủ, lo cho đến lúc nên người…

Rồi thì ta lập gia đình, có con, mưa vẫn từ trên cao mưa xuống! Cha mẹ ta lại lo cho các cháu hơn cả ta lo cho con…

Bạn là đứa con hiếu thảo. Bạn hết lòng thương yêu cha mẹ. Nhưng sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, cha mẹ không thể nào bằng cha mẹ từng yêu thương, chăm sóc ta, lo lắng cho ta. Tôi đọc được trong sách câu nầy, thấy rất đúng:

Cha mẹ yêu con là vô hạn. Con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo, cha mẹ ốm con

đến hỏi vài câu, mua thuốc hay đưa đi khám bệnh là cảm thấy đủ rồi.

Bạn ơi! Đứng nghĩ như vậy nhé, đừng làm

như vậy nhé! Ngay ngày hôm nay, hãy thương yêu

cha mẹ nhiều hơn, hãy quan tâm đến cha mẹ nhiều hơn ngày hôm qua, ngày hôm kia bạn nhé.

Ngoài trời vẫn còn mưa. Dù cơn mưa lớn hay trận mưa rào thì nước mưa vẫn rơi từ trên trời xanh xuống đất.

Cha mẹ còn đó thì mãi mãi ta vẫn là đứa trẻ trong mắt cha mẹ. Họ luôn thương yêu ta, chăm sóc ta từng miếng ăn, giấc ngủ.

Còn ta, bổn phận là con thì sao?Làm gì để báo đáp tình thương yêu đó? MONG ĐƯỢC VỀ NGỦ BÊN CHÂN MẸ

“Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”…

(Ca dao) Còn tôi, mỗi lần Tết đến Xuân về; lòng tôi

nhớ Mẹ vô cùng. Tôi nhớ Mẹ và những ngày thơ ấu của tôi được bình yên sống vui bên tình thương của Mẹ.

Mẹ ở quê, tôi ở thành thị. Mẹ về quê sống vì Mẹ nhớ quê? Mẹ thích cảnh vật yên tĩnh, không khí trong lành?

Tôi cũng nhớ quê, nhớ con sông, cánh đồng;nhớ những hàng cây sao, cây dầu trong thị xã; nhớ con đường hàng me có lá me non xanh những ngày đầu mùa mưa đến.

Nhưng tôi không về quê được, không sống gần Mẹ được! Cuộc sống, công việc giữ chặt tôi ở thành thị với bao lo toan, cực nhọc, mệt người, mệt cả trí óc.

Tôi không có được cuộc sống thảnh thơi và cũng không nặng niềm nhớ thương như Mẹ.

Ở quê Mẹ nhớ tôi, mong thư tôi, mong tôi về. Ở thành thị, tôi ít khi nhớ Mẹ vì công việc chen ngang nỗi nhớ, lâu lâu tôi thu xếp thời gian về thăm Mẹ đôi ngày, rồi lại hối hả trở về thành thị…

Có lẽ bạn sẽ nói là tôi đang tự biện hộ cho mình về cái “tội” ít về thăm Mẹ? Đúng, mà không đúng. Đúng vì tôi bận rộn, và không đúng vì tôi là con mà không thường xuyên ở gần bên Mẹ, tôi bỏ Mẹ sống một mình!

Ngày Tết, dù rất muốn về với Mẹ để đón Giao thừa, để cùng Mẹ rước ông Bà, để được đón trong đêm trừ tịch làn gió nhẹ, hương hoa mới nở… nhưng tôi cũng không về được!

Giáp Tết tôi về thăm Mẹ, chỉ ở với Mẹ một ngày, rồi lại lên xe về thành phố. Bánh mứt, sữa, đường và cả báo Xuân tôi mang về biếu Mẹ liệu có làm Mẹ vui?