19
CHƢƠNG TRÌNH LUYN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 VI VÀNG (XUÂN DIU) Chuyên đề: LUYN THI THPT QG MÔN NGVĂN 2017 VIDEO và LI GII CHI TIT chcó ti website MOON.VN [Truy cp tab: NgVăn Khoá hc: LUYN THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN] I. ĐỌC HIU ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cầu bên dƣới: Tôi mun tt nắng đi Cho màu đừng nht mt; Tôi mun buc gió li Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mt; Này đây hoa của đồng ni xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Ca yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chp hàng mi, Mi bui sm, thn Vui hng gõ ca; Tháng giêng ngon như một cp môi gn; (Ngvăn 11, Tp hai, NXB Giáo dc, 2007, tr.22) Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích ttác phm nào? Ca ai? Gii thiu vài nét vtác giđó. Câu 2. Phân tích hiu qunghthut ca các bin pháp tu tđƣợc sdng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vt trtình li mun tt nng, buc gió? Câu 3. Sthay đổi stiếng trong câu thơ từ năm tiếng (bốn dòng đầu) sang tám tiếng (by dòng sau) có ý nghĩa gì? Câu 4. Phân tích tác dng của điệp ngnày đây. Câu 5. Tcác hình nh ong bướm, tun tháng mt, hoa của đồng ni, lá của cành tơ, yến anh, khúc tình si, nêu cm nhn vvđẹp ca bc tranh thiên nhiên mùa xuân. Câu 6. Theo nhà thơ, chuẩn mc ca mi vđẹp là gì? Quan niệm đó đƣợc thhin nhng câu thơ nào trong đoạn trích? Phân tích những câu thơ đó để thấy đƣợc quan nim ca tác gi. Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn (khong 10 - 12 câu), nêu cm nhn ca anh/chvxúc cm ca thi nhân khi phát hin ra mt thiên đƣờng ngay trên mặt đất.

VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

  • Upload
    others

  • View
    225

  • Download
    16

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

VỘI VÀNG

(XUÂN DIỆU)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó.

Câu 2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ

đầu. Vì sao nhân vật trữ tình lại muốn tắt nắng, buộc gió?

Câu 3. Sự thay đổi số tiếng trong câu thơ từ năm tiếng (bốn dòng đầu) sang tám tiếng (bảy

dòng sau) có ý nghĩa gì?

Câu 4. Phân tích tác dụng của điệp ngữ này đây.

Câu 5. Từ các hình ảnh ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội, lá của cành tơ, yến anh,

khúc tình si, nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân.

Câu 6. Theo nhà thơ, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là gì? Quan niệm đó đƣợc thể hiện ở những

câu thơ nào trong đoạn trích? Phân tích những câu thơ đó để thấy đƣợc quan niệm của tác giả.

Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về xúc cảm

của thi nhân khi phát hiện ra một thiên đƣờng ngay trên mặt đất.

Page 2: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.23)

Câu 1. Nêu đại ý của đoạn trích.

Câu 2. Điệp ngữ ta muốn lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

Câu 3. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các động từ: riết, say, thâu và các tính từ - từ láy mơn

mởn, chếnh choáng, đã đầy, no nê.

Câu 4. Phân tích nhịp điệu của lời thơ.

Câu 5. Vì sao tác giả lại viết xuân hồng mà không phải xuân xanh (nhƣ Nguyễn Bính) hay

xuân chín (nhƣ Hàn Mặc Tử)?

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về quan niệm

sống của Xuân Diệu đƣợc thể hiện trong đoạn trích.

ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

(Xuân Diệu, Thơ duyên)

Câu 1. Nêu chủ đề của đoạn trích. Sƣu tầm trọn vẹn bài thơ Thơ duyên của Xuân Diệu.

Câu 2. Những cặp hình ảnh trong mỗi dòng thơ: chiều mộng – nhánh duyên, cây me – cặp

chim, trời – muôn lá, thu – tiếng huyền cùng các từ ngữ hòa, duyên, ríu rít, cặp, đổ nói lên đặc

điểm gì trong bức tranh thiên nhiên buổi chiều thu?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ đƣợc tác giả thể hiện trong các từ ngữ nhánh duyên,

tiếng huyền.

Page 3: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 4. Màu xanh ngọc trong câu thơ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá của Xuân Diệu khiến ta

liên tƣởng đến sắc xanh nào trong một câu thơ ở bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử? Phân

tích sự sáng tạo của mỗi thi nhân trong từng cách diễn đạt.

Câu 5. Đoạn trích đƣợc trích từ tác phẩm Thơ duyên (Xuân Diệu). Viết một đoạn văn ngắn

(khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về cái duyên đƣợc thể hiện trong đoạn trích.

ĐỀ 4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:

Đây mùa thu tới – mùa thu tới,

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)

Câu 1. Nêu đề tài, chủ đề của đoạn trích. Sƣu tầm trọn vẹn bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân

Diệu.

Câu 2. Tìm các chi tiết miêu tả mùa thu trong đoạn trích. So sánh những hình ảnh viết về mùa

thu của Xuân Diệu với những hình ảnh mùa thu trong thơ cổ.

Câu 3. Tìm và phân tích giá trị thẩm mĩ của các hình ảnh nhân hóa đƣợc sử dụng trong đoạn

thơ.

Câu 4. Cách tạo vần và nhịp của Xuân Diệu trong đoạn trích có gì đặc biệt?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh

áo mơ phai dệt lá vàng.

ĐỀ 5. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi, tình non đã già rồi.

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới:

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết.

Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn...

Page 4: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

(Xuân Diệu, Giục giã)

Câu 1. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2. Câu thơ Em, em ơi, tình non đã già rồi. khiến anh/chị liên tƣởng đến câu thơ nào trong

bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu? Lí giải những suy tƣởng đó của Xuân Diệu.

Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của điệp khúc Mau với chứ..., Gấp đi em...

Câu 4. Vì sao Xuân Diệu lại giục giã, vội vàng, cuống quýt?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm

hồn thi sĩ họ Ngô.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1. Nêu cảm nhận của anh/chị về quan niệm thời gian của Xuân Diệu trong bài thơ Vội

vàng.

ĐỀ 2. Có ý kiến cho rằng: “Vội vàng” thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời mãnh liệt của

Xuân Diệu. Ý kiến khác khẳng định: Bài thơ cho thấy quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của

thi nhân.

Bằng cảm nhận của anh/chị về tác phẩm, hãy trình bày suy nghĩ về các ý kiến trên.

ĐỀ 3. Xuân Diệu giãi bày về tập Thơ thơ: Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân; đây là lòng tôi

đương thời sôi nổi; đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa.

Theo anh/chị, những ý tƣởng thi ca đó in dấu ấn nhƣ thế nào trong bài thơ Vội vàng?

ĐỀ 4. Nhận xét về bài thơ Vội vàng, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa

mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc.

Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên? Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của

anh/chị.

ĐỀ 5. Trong Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá: Xuân Diệu là

nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

ĐỀ 6. Từ các bài thơ Vội vàng, Đây mùa thu tới, Thơ duyên, nêu cảm nhận của anh/chị về

thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu.

ĐỀ 7. Bàn về tác gia Xuân Diệu, nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh có viết: Nhìn một

cách tổng quát, toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu thấy một tư tưởng chi phối tất cả ấy là

niềm khát khao giao cảm với đời, cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất.

Anh/chị hiểu ý kiến trên nhƣ thế nào? Dùng một số bài thơ của Xuân Diệu đã học và đọc để

chứng minh.

ĐỀ 8. Từ thái độ sống vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên, hãy viết bài văn nghị

luận (khoảng 400 – 600 từ) bàn về thái độ sống của giới trẻ hiện nay.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn

Page 5: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

VỘI VÀNG

(XUÂN DIỆU)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1

Câu 1

- Đoạn trích đƣợc trích từ tác phẩm Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

- Xuân Diệu (1916 - 1985) là nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và

sự nghiệp văn học phong phú.

Câu 2

- Biện pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu: điệp ngữ (tôi muốn), ẩn dụ

chuyển đổi cảm giác (tắt nắng, buộc gió), điệp từ cho, đừng.

Hiệu quả nghệ thuật:

+ Điệp ngữ tôi muốn nhấn mạnh “cái tôi” chủ quan, “cái tôi” ƣớc muốn, khao khát rất đặc

trƣng cho ý thức cá nhân không chỉ của Xuân Diệu mà còn của văn học hiện đại Việt Nam giai

đoạn 1930 – 1945.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tắt nắng, buộc gió thể hiện ƣớc muốn phi lí của “cái tôi” chủ

quan: ƣớc muốn chế ngự, chi phối hiện tƣợng thiên nhiên khách quan, vĩnh hằng, bất biến.

+ Điệp từ cho, đừng mang đến sắc thái van nài, khẩn khoản, cho thấy mục đích tắt nắng, buộc

gió không phải vì ghét nắng, gió mà vì một nguyên cớ rất nhân văn: muốn níu giữ lại vẻ đẹp,

những “màu”, những “hƣơng” của cuộc đời và muốn nâng niu nó, muốn trân trọng, gìn giữ những

vẻ đẹp đó trong lòng.

- Sở dĩ tác giả muốn tắt nắng, buộc gió là để nắng đừng làm phai màu, gió đừng thổi cho

hƣơng đời bay xa. Cách nói rất thơ, rất lãng mạn của thi nhân thể hiện niềm yêu, niềm say đắm vô

cùng của thi nhân. Xuân Diệu quá đắm say với hƣơng sắc của cuộc đời nên luôn luôn muốn nâng

niu, trân trọng, giữ gìn nó, luôn muốn ấp iu trong lòng, trong tâm hồn tha thiết yêu của mình.

Câu 3

Từ những câu thơ năm chữ, Xuân Diệu chuyển sang những câu thơ tám chữ nhƣ để nói cho

đủ, cho thỏa niềm say đắm thiên nhiên, say đắm cuộc đời trong lòng thi nhân.

Câu 4

Tác dụng của điệp ngữ này đây:

Page 6: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

- Gợi cảm xúc chủ quan của nhân vật trữ tình: cảm giác hân hoan, sung sƣớng, nhƣ reo lên của

thi nhân.

- Gợi sự giàu có, phong phú đến mức thừa thãi, tuyệt vời, say đắm của hƣơng sắc cuộc đời.

- Thể hiện cảm quan về cuộc sống của Xuân Diệu: sự hiện hữu của hƣơng sắc cuộc đời, của

thiên nhiên, cuộc sống nơi trần thế, không phải ở nơi xa xôi mà gần gũi ngay trƣớc mắt, không

phải ở tƣơng lai hay quá khứ mà ngay trong lúc này.

Câu 5

Các hình ảnh ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội, lá của cành tơ, yến anh, khúc tình

si đƣợc Xuân Diệu nhìn qua lăng kính của tình yêu, bằng ánh mắt chiêm ngƣỡng yêu đƣơng, đƣợc

cảm nhận bằng trái tim mê đắm và nhất là bằng khát khao đƣợc sở hữu, chiêm ngƣỡng, tận hƣởng,

chiếm lĩnh.

Với các hình ảnh đó, Xuân Diệu dẫn ngƣời đọc vào một khu vƣờn mùa xuân không chỉ chan

chứa xuân sắc mà còn phơi phới xuân tình.

Câu 6

Theo Xuân Diệu, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là con ngƣời, thiên nhiên muốn đẹp phải so sánh

với con ngƣời:

- Và này đây ánh sáng chớp hàng mi: Ánh sáng của buổi sớm không phải tỏa ra từ mặt trời.

Ánh dƣơng buổi bình minh tuyệt vời ấy nhƣ tỏa ra sau cái chớp mắt của hàng mi thiếu nữ. Sau cái

chớp mắt, ánh sáng tỏa ra muôn nơi, chan chứa khắp thế gian, đem đến sự sống, đem đến niềm yêu

say đắm cho khắp thế gian.

- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: Vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân đƣợc cảm nhận

thông qua nụ hôn mê đắm, quyến rũ, tình tứ, ngọt ngào, hạnh phúc của lứa đôi trai gái.

Câu 7

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Xuyên suốt đoạn trích là cảm xúc hân hoan, sung sƣớng, mê đắm trƣớc vẻ đẹp giao hòa, tình

tứ của thiên nhiên mùa xuân.

+ Xúc cảm đó đƣợc thể hiện bằng một giọng thơ sôi nổi, hào hứng, si mê cùng những hình ảnh

thơ mĩ lệ, thấm đẫm cảm xúc yêu đƣơng mãnh liệt…

+ Bày tỏ niềm thích thú, trân trọng… xúc cảm của thi nhân.

ĐỀ 2

Câu 1

Đại ý của đoạn trích: cách thực hành lối sống “vội vàng” của thi nhân.

Page 7: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 2

Điệp ngữ ta muốn nhấn mạnh khát vọng chủ quan của thi sĩ. Tác giả chuyển từ tôi ở đoạn đầu

sang ta - vẫn là con ngƣời cá nhân – nhƣ để căng mình ra ôm cho trọn, cho đủ.

Câu 3

Ý nghĩa biểu đạt của:

- Các động từ mạnh (loại động từ tác động) ôm, riết, say, thâu chỉ hành động chiếm lĩnh, theo

mức độ tăng dần, vội vàng, cuống quýt, thể hiện khát vọng giao cảm, hoà nhập với thiên nhiên, với

cuộc đời đến tận độ của thi nhân.

Các tính từ - từ láy chếnh choáng, đã đầy, no nê chỉ mức độ tràn trề, thừa thãi, thể hiện xúc

cảm cuồng nhiệt, ào ạt và sự giao cảm đã đạt đến tận độ.

Câu 4

Lời thơ có nhịp nhanh, gấp gáp. Điệp từ ta muốn cùng lối vắt dòng (Và non nước, và cây, và

cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi)

khiến lời thơ nhƣ hối hả tuôn trào mà vẫn chƣa kịp với xúc cảm say mê, dạt dào trong tâm hồn thi

sĩ. Nhịp thơ góp phần thể hiện rõ sự vội vàng, cuống quýt, nhƣ chạy đua với thời gian để tận

hƣởng cuộc sống xanh non, biếc rờn của “cái tôi” đầy ham muốn.

Câu 5

Xuân Diệu viết là xuân hồng chứ không phải xuân xanh (nhƣ Nguyễn Bính) hay xuân chín

(nhƣ Hàn Mặc Tử) vì xuân hồng là mùa xuân đƣơng độ đẹp nhất, “ngon” nhất, căng tràn sức sống

nhất, nó đã qua cái thì xanh và còn chƣa đến mức chín. Câu thơ là đỉnh điểm của cảm xúc thác lũ,

vừa đầy cảm giác mê đắm vừa đảm bảo sự trong sáng, thanh sạch, rất phù hợp với quan niệm sống

của thi sĩ họ Ngô.

Câu 6

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Đoạn trích thể hiện quan niệm sống của thi sĩ Xuân Diệu: sống vội vàng, cuống quýt để tận

hƣởng những gì tƣơi đẹp nhất của cuộc đời. Đây là quan niệm sống tích cực của con ngƣời có nhận

thức đúng đắn về thời gian, tình yêu, tuổi trẻ. Quan niệm này khác biệt với quan niệm sống gấp,

sống chỉ để hƣởng thụ thác loạn của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

+ Bày tỏ thái độ đồng tình, trân trọng với quan niệm sống tích cực của Xuân Diệu.

ĐỀ 3

Câu 1

Page 8: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

- Chủ đề: mối giao cảm giữa thiên nhiên với thiên nhiên, một cuộc hòa thơ huyền diệu của

thiên nhiên.

- Sƣu tầm bài thơ Thơ duyên:

Thơ duyên

(Xuân Diệu)

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững đững chẳng theo gần.

Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần.

Mây biếc về đây bay gấp gấp,

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

Ai hay tuy lặng bước thu êm,

Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

(Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2000, tr. 129)

Câu 2

Những cặp hình ảnh trong mỗi dòng thơ: chiều mộng – nhánh duyên, cây me – cặp chim, trời

– muôn lá, thu – tiếng huyền cùng các từ ngữ hòa, duyên, ríu rít, cặp, đổ thể hiện sự sóng đôi hòa

Page 9: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98

hợp, sự tƣơng giao rất tinh tế của thiên nhiên chiều thu. Thiên nhiên dƣờng nhƣ cũng có đôi, có

lứa, cũng giao hòa, quấn quýt yêu đƣơng.

Câu 3

- Nhánh duyên, tiếng huyền là những từ ngữ đƣợc sáng tạo theo cơ chế ẩn dụ chuyển đổi cảm

giác.

- Xuân Diệu đã hữu hình hóa những cái vô hình. Hình ảnh, âm thanh, những biến thái tinh vi

đƣợc cảm nhận một cách tinh tế thông qua hình khối cụ thể. Đây cũng chính là một trong những

biểu hiện của phép tƣơng giao mà Xuân Diệu chịu ảnh hƣởng từ trƣờng thơ tƣợng trƣng ở Pháp.

Câu 4

- Màu xanh ngọc trong câu thơ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá của Xuân Diệu khiến ta liên

tƣởng đến sắc xanh như ngọc trong câu thơ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc ở bài thơ Đây thôn

Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

- Cùng là xanh ngọc nhƣng mỗi nhà thơ có cách cảm nhận và thể hiện riêng:

+ Màu xanh ngọc trong câu thơ của Xuân Diệu gợi sắc xanh trong trẻo, có sự đồng nhất giữa

màu sắc bầu trời với lá cây, thể hiện sự tƣơng giao hòa hợp giữa ánh sáng của bầu trời với muôn

ngàn kẽ lá.

+ Với phép so sánh cách điệu hóa xanh như ngọc, Hàn Mặc Tử một mặt miêu tả màu sắc tƣơi

sáng của cây lá mặt khác còn gợi lên vẻ đẹp tràn đầy sức sống trong sáng và có phần thanh quí của

nhà vƣờn xứ Huế.

Mỗi nhà thơ đều có cách cảm nhận và thể hiện tinh tế, tài hoa.

Câu 5

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Duyên trong nhan đề Thơ duyên có thể hiểu là quan hệ hòa hợp, tƣơng giao và hài hòa với

nhau.

+ Cái duyên trong đoạn trích đƣợc toát lên từ sự tƣơng giao hòa hợp của cảnh vật thiên nhiên.

Mọi sự vật thiên nhiên đều có đôi có lứa, quấn quýt, đều tƣơng tác, hài hòa với nhau, làm nên vẻ

đẹp trong trẻo nhƣng cũng hết sức tình tứ, lãng mạn, duyên dáng của bức tranh thiên nhiên mùa

thu.

ĐỀ 4

Câu 1

- Đề tài: mùa thu, một đề tài quen thuộc trong thi ca.

- Chủ đề: mùa thu ở thời điểm giao mùa, hành trình của mùa thu.

Page 10: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98

- Sƣu tầm bài thơ Đây mùa thu tới:

Đây mùa thu tới

(Xuân Diệu)

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:

Đây mùa thu tới – mùa thu tới,

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành,

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

Đã nghe rét mướt luồn trong gió…

Đã vắng người sang những chuyến đò…

Mây vẩn từng không, chim bay đi,

Khí trời u uất hận chia li.

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

Câu 2

- Chi tiết miêu tả mùa thu: dáng liễu – khi rặng liễu bắt đầu mang dáng đứng chịu tang – thu đã

hiện diện ở xứ sở này.

- Mùa thu trong thơ cổ thƣờng xuất hiện bằng những tín hiệu quen thuộc nhƣ một chiếc lá ngô

đồng (Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ cộng tri thu), rừng phong lá đỏ (Rừng phong thu đã

nhuốm màu quan san), dáng trúc (Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu), hoa cúc vàng (Mấy chùm trước

giậu hoa năm ngoái)… Riêng Xuân Diệu lại nhận ra thu về bằng một tín hiệu rất riêng, rất độc

đáo: dáng đứng chịu tang của rặng liễu.

Câu 3

Liễu là một hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển (Lơ thơ tơ liễu buông mành; Bên cầu tơ liễu

bóng chiều thướt tha…). Nhƣng phải đợi đến Xuân Diệu, liễu mới bƣớc vào trong thi ca nhƣ một

nhân vật tâm trạng: Rặng liễu […] đứng chịu tang, tóc buồn buông, lệ ngàn hàng. Liễu không chỉ

đẹp vẻ “liễu yếu đào tơ” nhƣ nó vốn có mà hiện lên bằng vẻ đẹp của con ngƣời, dáng liễu là dáng

Page 11: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98

ngƣời, từng hàng lá liễu rủ xuống nhƣ những dòng tóc đang buông và nhƣ trăm ngàn dòng lệ đang

tuôn chảy. Dáng liễu nhƣ dáng giai nhân đài các, kiêu sa mà sầu vƣơng buồn bã, đẹp đến nao lòng.

Câu 4

- Trong đoạn trích, tác giả đã khéo léo phối hợp ba chuỗi vần iu (đìu, hiu, chịu), an-ang (tang,

ngàn, hàng, vàng), uôn-uông (buồn, buông, xuống) với nhau tạo nên những chuỗi âm liên tiếp, nối

dài, đan xen vào nhau, gợi những dòng lá liễu đang buông rủ, kéo chùng thân liễu xuống bởi nỗi

buồn trĩu nặng.

- Nhịp 4/3 quen thuộc trong thể thơ bảy chữ đã phát huy tác dụng mô phỏng nhịp đi theo một

vũ điệu của mùa thu.

Câu 5

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Màu sắc đặc trƣng của mùa thu là màu vàng, đoạn thơ của Xuân Diệu cũng có sắc vàng.

Nhƣng mới là Đây mùa thu tới, mới ở thời điểm thu sang nên sắc vàng đó chƣa nhuộm thành cây

lá vàng (Nguyễn Bính), chƣa phổ thành rừng phong lá đỏ (Rừng phong thu đã nhuốm màu quan

san). Đó mới chỉ là sắc vàng mơ phai.

+ Chiếc áo mơ phai khiến cho mùa thu vốn vô hình trở nên hữu hình. Kì diệu hơn, mùa thu

khoác chiếc áo với sắc màu hƣ ảo đƣợc dệt bằng sắc lá và nắng vàng hanh hao tựa nhƣ một giai

nhân yêu kiều, tha thƣớt đang lƣớt bay trong vũ điệu nhẹ, khẽ, khoan thai của trời đất lúc sang

mùa.

ĐỀ 5

Câu 1

Chủ đề: lời giục giã sống vội vàng, gấp gáp của thi sĩ Xuân Diệu.

Câu 2

- Câu thơ Em, em ơi, tình non đã già rồi. khiến chúng ta liên tƣởng đến hai câu thơ trong bài

Vội vàng (Xuân Diệu):

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

- Những dòng thơ trên thể hiện rất rõ quan niệm về thời gian, về tình yêu – tuổi trẻ của Xuân

Diệu: thời gian tuyến tính luôn trôi chảy rất nhanh, phút giây hiện tại (đương tới) ngay lập tức sẽ

trở thành quá khứ (đương qua); tuổi xuân – tuổi trẻ – thời gian đẹp đẽ nhất của đời ngƣời cũng sẽ

nhanh chóng qua đi; tình yêu – niềm hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ – cũng sẽ phôi pha chóng

vánh. Với nhận thức đó, trong nhiều bài thơ của mình, Xuân Diệu luôn thể hiện một cách suy

tƣởng đặc biệt: nhà thơ thƣờng đồng nhất các đối tƣợng (đương tới (...) nghĩa là (...) đương qua;

Page 12: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98

còn non (...) nghĩa là (...) sẽ già; non đã già) để gây ấn tƣợng về một diễn biến nhanh chóng, vội

vàng, gấp gáp.

Câu 3

Điệp khúc Mau với chứ..., Gấp đi em... mang lại cho lời thơ hơi thơ gấp gáp, vội vàng, biến

tiếng thơ trở thành tiếng thúc giục, giục giã, khẩn cầu tha thiết.

Câu 4

Xuân Diệu lúc nào cũng giục giã, vội vàng, cuống quýt bởi thi sĩ ý thức rất rõ sự hữu hạn của

thời gian – đời ngƣời trong dòng trôi chảy gấp gáp của thời gian – vũ trụ: Thời gian không đứng

đợi.; Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn... Nhận thức đó khiến con ngƣời luôn khát khao giao

cảm với đời nhƣ Xuân Diệu phải sống nhanh, sống gấp, cuống quýt để tận hƣởng tình yêu, tuổi trẻ

ngay lúc nó đƣơng độ đẹp nhất: Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới.

Câu 5

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Những dòng thơ của Xuân Diệu luôn mang đến cảm nhận về một tâm hồn yêu đời mãnh liệt,

khát khao giao cảm với cuộc đời tƣơi đẹp: cuộc đời của tuổi trẻ, của tình yêu.

+ Bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, thích thú, say mê... với “nhân ảnh” Xuân Diệu trong lời

thơ.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về quan niệm thời gian của Xuân Diệu trong Vội vàng

- Tuyên ngôn về thời gian của Xuân Diệu trong Vội vàng:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

- Quan niệm thời gian của Xuân Diệu:

+ Nhà thơ nhận thức rất rõ sự đối lập giữa thời gian của đời ngƣời với thời gian của vũ trụ:

thời gian của vũ trụ vô thủy vô chung nhƣng thời gian của đời ngƣời trôi theo dòng tuyến tính; con

ngƣời sinh ra, lớn lên, già đi và chết chỉ trong một quĩ thời gian ngắn ngủi giữa dòng thời gian vô

thủy vô chung của vũ trụ.

Page 13: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 13 Hotline: 0432 99 98 98

So sánh với quan niệm về thời gian của các nhà thơ trung đại: Các nhà thơ trung đại cho rằng

con ngƣời tồn tại trong vòng luân hồi cùng vũ trụ mà vũ trụ lại tuần hoàn, vĩnh cửu nên con ngƣời

không sợ tuổi già, cái chết mà luôn ung dung, tự tại, bình thản:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua, một cành mai trƣớc sân.)

+ Giữa dòng thời gian của vũ trụ, cuộc đời của con ngƣời chỉ là một quĩ thời gian nhỏ hẹp,

ngắn ngủi và trôi chảy rất nhanh. Mỗi giây phút, mỗi năm tháng, mỗi một mùa vừa đến trong hiện

tại lập tức bị đẩy vào quá khứ và vĩnh viễn không bao giờ lấy lại đƣợc. Xuân tới lập tức qua đi,

tuổi trẻ tới lập tức qua đi, mỗi giây phút tuyệt vời nhất trong cuộc đời vừa mới đến lập tức bị đẩy

vào quá khứ.

+ Thời gian trong quan niệm của Xuân Diệu luôn đƣợc đặt trong mối quan hệ với tuổi trẻ.

Với nhà thơ luôn luôn đồng nghĩa cuộc đời mình với những năm tháng tƣơi đẹp nhất, tuyệt vời

nhất, sôi nổi, nồng nàn, say đắm nhất của tuổi trẻ thì khi tuổi trẻ đi qua, khi mùa xuân già nua, héo

úa thì cũng là lúc cuộc đời không còn nữa (xuân hết nghĩa là tôi cũng mất).

Tuổi trẻ đƣơng tới nghĩa là tuổi trẻ đƣơng qua, từng giây phút đƣơng qua và không thể lấy lại

đƣợc nữa nên nhà thơ cuống quýt, vội vàng, xót xa cho từng giây từng phút trong tuổi trẻ của cuộc

đời mình.

+ Thời gian trong cảm nhận của Xuân Diệu đầy tính mất mát, và thƣờng gắn với nỗi tiếc nuối, lo

âu.

Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, chia lìa (Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt… Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi

phải bay đi?).

Tiếc nuối trƣớc bƣớc đi của thời gian khi nó tới và qua.

Lo âu trƣớc sự phai tàn, già nua, khô héo của vạn vật trong không gian, thậm chí cả khi nó

chƣa hề hiện hữu mà mới chỉ sẽ thôi (Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già).

* Đánh giá

- Cách cảm nhận về thời gian hết sức biện chứng, biện chứng đến cao độ của một niềm yêu,

một khát khao sống đến tận độ trong từng giây phút, từng khoảnh khắc đến của cuộc đời.

- Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu xuất phát từ sự thức tỉnh sâu sắc về “cái tôi” cá nhân,

về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu, trân trọng từng giây từng phút của

cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ.

- Cảm nhận đó sẽ dẫn đến quan niệm và thái độ sống tích cực, đáng trân trọng nhà thơ.

ĐỀ 2

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về bài thơ Vội vàng

Page 14: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 14 Hotline: 0432 99 98 98

- Mƣời một câu thơ đầu là niềm say đắm với cuộc sống tƣơi đẹp nơi trần thế:

+ Bốn câu đầu thể hiện ƣớc muốn phi lí của một niềm yêu, ƣớc muốn phi lí của một nhà thơ

quá đắm say với những hƣơng sắc của cuộc đời, luôn luôn muốn nâng niu, trân trọng, giữ gìn nó,

luôn luôn muốn ấp iu trong lòng, trong tâm hồn tha thiết yêu của mình.

+ Bảy câu sau là bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống nơi trần thế: Tác giả đã lấy con ngƣời làm

chuẩn mực để qui chiếu mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến bức tranh đời hiện lên sinh động, chan

chứa xuân sắc và phơi phới xuân tình.

- Mƣời một câu thơ giữa thể hiện quan niệm tích cực về thời gian – tuổi trẻ:

+ Xuân Diệu nhận thức rất rõ sự đối lập của đời ngƣời hữu hạn với thời gian vũ trụ vô thủy vô

chung; nhận thức rõ thời gian của con ngƣời là tuyến tính, một đi không trở lại; là trôi chảy rất

nhanh; và quãng thời gian đẹp nhất trong đời ngƣời là tuổi trẻ.

+ Từ đó, tác giả thể hiện nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối trƣớc sự phai tàn của vạn vật trong

không gian.

+ Đề ra giải pháp: cuống quýt, vội vã, gấp gáp tận hƣởng cuộc đời khi màu chƣa kịp tắt, hƣơng

chƣa kịp phai (Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm).

- Chín câu thơ cuối là niềm khát khao tận hƣởng cuộc đời:

+ “cái tôi” cá nhân đã căng rộng ra, mở rộng hơn thành cái “ta” lớn lao để đƣợc ôm trọn cả sự

sống đƣơng lúc “xanh non, biếc rờn” vào lòng một cách ham hố, tham lam (Ta muốn ôm, Cả sự

sống mới bắt đầu mơn mởn).

+ Cái ôm của thi nhân bao trọn cả sự sống gồm mọi thứ cụ thể, hữu hình (mây) – vô hình

(gió), xinh xắn, nhỏ bé (cánh bướm), mênh mang (non nước), có cái bình dị (cỏ cây) – có cái xa

xôi, trừu tƣợng, lớn lao (non nước), có cái trong tầm tay (cây cỏ) – có cái ngoài tầm tay (mây

gió)…; và tất thảy vạn vật sống đó phải đƣơng độ mơn mởn non tơ, tràn đầy ánh sáng, phải rạo rực

(mây đưa), tình tứ (gió lượn), phải tƣơi tắn trong ánh nắng (cỏ rạng), phải đắm say (say cánh

bướm với tình yêu)…

* Bình luận các ý kiến

- Hai ý kiến đều xác đáng, thể hiện cảm nhận sâu sắc về những đặc điểm nổi bật trong hồn thơ

Xuân Diệu nói chung và trong bài thơ Vội vàng nói riêng:

+ Khát khao giao cảm với đời nên Xuân Diệu mới say đắm cuộc sống tƣơi đẹp nơi trần gian;

mới nuối tiếc, âu lo trƣớc sự chảy trôi không ngừng của quĩ đời ngắn ngủi; mới muốn ôm trọn sự

sống vào lòng nhƣ để thỏa cơn khát thèm sự sống.

+ Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ:

Nhận thức biện chứng về thời gian cuộc đời, coi quãng đời đẹp nhất của đời ngƣời là tuổi trẻ,

gắn thời gian của đời ngƣời với tuổi trẻ. Từ đó, tác giả đề ra lối sống cuống quýt, vội vàng, gấp

gáp để tận hƣởng cuộc đời giữa lúc đƣơng độ tƣơi đẹp nhất (Xuân đương tới, nghĩa là … cũng

mất).

Coi con ngƣời là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp, thiên nhiên muốn đẹp phải sánh với vẻ đẹp của

con ngƣời (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần, Và này đây ánh sáng chớp hàng mi).

Page 15: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 15 Hotline: 0432 99 98 98

- Hai ý kiến không mâu thuẫn, đối lập nhau mà đƣợc đan xen thể hiện trong sự kết hợp giữa

mạch cảm xúc và mạch luận lí của bài thơ; đƣợc thể hiện thành công qua cách nhìn, cách cảm mới

và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ và cách sử dụng ngôn từ; nhịp điệu dồn dập, sôi nổi,

hối hả, cuồng nhiệt.

ĐỀ 3

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, ý kiến

* Giải thích ý kiến về tập Thơ thơ

- Thơ thơ là tiếng lòng của nhà thơ Xuân Diệu, lúc vừa vang ngân – buổi ban đầu, đương thời

sôi nổi – khi nhà thơ còn trẻ, đang sống trong tình yêu, hạnh phúc, và đây là sự sống của tôi – tập

thơ thể hiện lẽ sống, quan điểm sống, lối sống của thi nhân.

* Chứng minh nhận định của Xuân Diệu về tập Thơ thơ

- Vội vàng là bài thơ nằm trong tập Thơ thơ (1938) nên chắc chắn sẽ thực thi ý tƣởng trên của

Xuân Diệu.

- Dấu ấn ý tƣởng thi ca đƣợcthể hiện trong bài thơ Vội vàng:

+ Vội vàng là bài thơ viết về mùa xuân, vẽ ra một bức tranh mùa xuân – một “thiên đƣờng trên

mặt đất” cực kì tƣơi đẹp.

+ Từ bức tranh thiên nhiên mùa xuân, nhà thơ thể hiện quan niệm mới mẻ: trong thế giới này,

đẹp nhất, quyến rũ nhất là con ngƣời giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quí nhất của mỗi đời

ngƣời là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của đời ngƣời là tình yêu.

+ Nhà thơ quan điểm sống “vội vàng”, gấp gáp để kịp với sự trôi chảy của thời gian, để tận

hƣởng cho hết, cho đủ cuộc sống “xanh non, biếc rờn” này…

ĐỀ 4

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, ý kiến

* Cảm nhận về bài thơ Vội vàng

- Ý kiến hoàn toàn chính xác, thể hiện cảm nhận sâu sắc về bài thơ Vội vàng.

- Giải thích và chứng minh

+ Bài thơ Vội vàng đƣợc xây dựng dựa trên một mạch kết cấu cảm xúc dào dạt, nồng nàn:

Mƣời một câu đầu là niềm say đắm của thi nhân với cuộc sống tƣơi đẹp nơi trần thế.

Mƣời một câu giữa là nỗi lo âu vì quĩ đời quá ngắn ngủi

Chín câu cuối là niềm khát khao đƣợc tận hƣởng cuộc đời.

+ Vội vàng cũng là một áng văn chính luận trữ tình với những suy tƣ, chiêm nghiệm sâu sắc:

Đoạn một và đoạn hai (hai mƣơi hai câu đầu) trả lời cho câu hỏi “Vì sao phải sống vội

vàng?”

Đoạn ba (chín câu cuối) trả lời cho câu hỏi “Sống vội vàng là sống nhƣ thế nào?”

Page 16: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 16 Hotline: 0432 99 98 98

+ Mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc không tách rời nhau mà quyện hòa dọc

suốt bài thơ. (Học sinh phân tích bài thơ để thấy đƣợc sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch triết

luận trong tác phẩm.)

* Đánh giá

- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch triết luận khiến bài thơ Vội vàng dễ dàng đi vào lòng

ngƣời và gây ấn tƣợng sâu sắc về một lòng yêu đời, lòng khát sống cuồng nhiệt, đầy mê đắm

nhƣng cũng rất tỉnh táo của thi nhân.

- Chính sự kết hợp đó làm nên vẻ đẹp của bài thơ, đƣa Vội vàng trở thành thi phẩm xuất sắc

nhất đời thơ Xuân Diệu.

ĐỀ 5

* Giới thiệu vài nét về tác giả, ý kiến

* Giải thích ý kiến của Hoài Thanh về nhà thơ Xuân Diệu

- Thơ mới là một hiện tƣợng văn học, là kết quả của một cuộc cách mạng thơ ca, đổi mới văn

học theo xu hƣớng hiện đại hoá.

- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới: Xuân Diệu đến với Thơ mới và làm

thay đổi diện mạo thơ ca Việt Nam. Chính ông là ngƣời đƣa Thơ mới đạt đến đỉnh cao nhất.

* Bình luận ý kiến của Hoài Thanh về nhà thơ Xuân Diệu

- Khẳng định: Hoài Thanh đã nêu đƣợc vị trí, vai trò rất quan trọng của Xuân Diệu trong

phong trào Thơ mới.

- Chứng minh:

+ Thơ Xuân Diệu có sự đổi mới căn bản về mặt nội dung: đem đến ngƣời đọc cái nhìn mới về

thiên nhiên, về tình yêu, về thời gian.

+ Đổi mới về mặt nghệ thuật: lối diễn đạt rất “Tây”; sự sáng tạo về mặt hình ảnh; cách dùng

từ, đặt câu mới mẻ.

- Bàn bạc, mở rộng:

+ Xuân Diệu đã tạo đƣợc một phong cách nghệ thuật riêng, một vị trí không thể thay thế trong

phong trào Thơ mới.

+ Đối với bạn đọc, thơ Xuân Diệu lúc đầu “xa lạ”, nhƣng càng đọc càng thấy sự gặp gỡ, đồng

điệu. Thơ Xuân Diệu không bao giờ cũ với bạn đọc muôn thế hệ.

+ Xuân Diệu thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá thơ ca một cách nhanh chóng.

+ Lí do: Xuân Diệu tuy sáng tạo những cái mới nhƣng không hề đối lập với thơ ca truyền

thống. Nhà thơ biết tiếp thu những tinh hoa của thơ ca truyền thống và thơ tƣợng trƣng Pháp để

làm giàu cho thơ ca mình.

ĐỀ 6

* Giới thiệu vài nét về tác giả, các tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

Page 17: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 17 Hotline: 0432 99 98 98

* Nêu cảm nhận về thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu qua ba bài thơ Vội vàng, Thơ duyên,

Đây mùa thu tới

+ Cảnh vật thiên nhiên hiện lên trong cái thời tươi của nó ở ngay trên trần gian: Một khu vƣờn

xuân tràn đầy sức sống, một khoảnh khắc sang thu tinh tế khôn cùng, một chiều thu cực kì thơ

mộng. Thiên nhiên không chỉ đẹp bởi chính sức sống của nó mà còn đẹp bởi nó mang dáng dấp

của con ngƣời, cũng yêu, cũng giao duyên tình tứ, cũng đồng điệu, giao hòa mãnh liệt (Vội vàng,

Thơ duyên).

+ Cảnh sắc thiên nhiên cũng hiện ra trong cái độ phai tàn, chia li, buồn bã, sầu lụy (Vội vàng,

Đây mùa thu tới)

* Đánh giá

- Thiên nhiên chính là nguồn động lực để con ngƣời gắn bó với trần gian: Xuân Diệu luôn gắn

thiên nhiên với tuổi trẻ của con ngƣời bởi thiên nhiên cũng có những thời khắc tƣơi đẹp nhất giống

nhƣ con ngƣời cũng có thời khắc trẻ trung, đẹp đẽ nhất - ấy là tuổi trẻ: thời gian đẹp nhất của đời

ngƣời là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu (theo nghĩa rộng nhất của từ

này). Vậy nên, con ngƣời phải gắn bó với trần gian để chiếm lĩnh lấy vẻ đẹp của nó, để tận hƣởng

cho thật nhiều, thật đã đầy những hƣơng sắc trần thế.

- Các hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ trong thơ Xuân Diệu thể hiện niềm khát khao giao cảm với

đời mãnh liệt ở thi nhân.

ĐỀ 7

* Giới thiệu vài nét về tác giả, ý kiến

* Giải thích ý kiến

- Tư tưởng nghệ thuật là tƣ tƣởng thấm nhuần tình cảm thẩm mĩ của nhà văn.

Mỗi tác gia văn học lớn bao giờ cũng có một tƣ tƣởng nghệ thuật chi phối. Tƣ tƣởng bao trùm,

chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu: niềm khát khao giao cảm với đời.

- Niềm khát khao giao cảm với đời: Khát khao đƣợc hoà nhập với cuộc đời và đƣợc cuộc đời

chia sẻ. Lời thơ là phƣơng tiện để con ngƣời hoà nhập với cuộc đời.

Ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định tƣ tƣởng nghệ thuật xuyên suốt toàn bộ sự

nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm với đời.

* Chứng minh tư tưởng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu

- Xuân Diệu là nhà thơ có ý thức sâu sắc về “cái tôi” nhƣng đó là “cái tôi” hòa nhập với cuộc

đời.

- Niềm khát khao giao cảm với đời trong thơ Xuân Diệu đƣợc thể hiện ở lòng yêu cuộc sống

mà biểu hiện cao độ nhất là tình yêu.

+ Vì tình yêu là hình thức giao cảm với đời kì diệu nhất. Xuân Diệu trải lòng trong tình yêu

bằng mọi cung bậc cảm xúc.

+ Xuân Diệu phát huy mọi giác quan của mình để giao cảm với đời, để hiện một năng lực nhạy

cảm, khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi của hồn ngƣời.

Page 18: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 18 Hotline: 0432 99 98 98

+ Xuân Diệu rất sợ sự cô độc và luôn thèm khát sự hoà nhập.

- Niềm khát khao giao cảm với đời đã chi phối mạnh mẽ đến những sáng tác của Xuân Diệu:

cách tổ chức lời thơ, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu và cấu trúc lời thơ (sơ lƣợc).

* Đánh giá

- Lí do Xuân Diệu luôn khát khao giao cảm với đời

+ Hoàn cảnh xã hội: Đất nƣớc chìm đắm trong vòng nô lệ, cuộc sống của ngƣời trí thức chật

vật, tù túng muốn đƣợc sống cuộc đời có ý nghĩa.

+ Gia đình: Xuân Diệu là con vợ lẽ, từ nhỏ sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm luôn thèm

khát tình cảm.

+ Con ngƣời: “Cái tôi” vừa đƣợc đánh thức, vừa đƣợc giải phóng khỏi vỏ bọc phi ngã, sùng cổ

khiến Xuân Diệu nhìn cuộc sống mới lạ và say sƣa tận hƣởng; Xuân Diệu có trái tim nhạy cảm với

cuộc sống; cá tính của tác giả: đòi hỏi sự hoàn mĩ, vô biên tuyệt đích, tình yêu chung thuỷ đến

cùng, muốn tuổi xuân dài...

- Niềm khát khao giao cảm với đời trong Xuân Diệu: thể hiện “cái tôi” cá tính; làm nên phong

cách nghệ thuật riêng biệt của thi nhân; đƣa Xuân Diệu trở thành nhà thơ mới nhất trong các nhà

thơ mới.

ĐỀ 8

* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

Thái độ sống của giới trẻ hiện nay.

* Thái độ sống vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng

- Thái độ sống vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên: sống mạnh mẽ, tích cực, đam

mê, không bàng bạc, không hời hợt, không nhạt nhẽo, sống với tất cả những nồng nhiệt của trái

tim mình để tận hƣởng cuộc đời tƣơi đẹp. Đó là cách sống tích cực nhất để mỗi giây phút đến có

thể đi nhƣng con ngƣời đã đƣợc sống một cách tận độ trong từng giây phút ấy.

- Quan niệm sống đó bắt nguồn từ quan niệm biện chứng của Xuân Diệu về thời gian:

+ Mỗi ngƣời sinh ra chỉ đƣợc cho một quĩ đời eo hẹp mà dòng thời gian lại chảy trôi rất nhanh,

một đi không trở lại; mỗi khoảnh khắc trôi qua là ngay lập tức một phần đời của con ngƣời bị đẩy

vào quá khứ.

+ Tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất, đáng sống nhất của con ngƣời. Quãng đời này lại vô cùng

ngắn ngủi so với quĩ đời vốn eo hẹp kia. Vậy nên, con ngƣời, ngay khi còn trẻ, phải vội vàng,

cuống quýt chạy đua với thời gian, phải sống trọn từng giây để không hoài phí tuổi trẻ của mình.

* Bình luận về thái độ sống của giới trẻ hiện nay

- Thái độ sống của giới trẻ hiện nay:

+ Rất nhiều bạn trẻ biết trân trọng thời gian, sức trẻ nên đã không ngừng phấn đấu học tập, rèn

luyện, trải nghiệm cuộc sống để tận hƣởng niềm vui của cuộc đời ý nghĩa.

+ Ngƣợc lại, không ít thanh niên không ý thức đƣợc sự quí giá của thời gian, sức trẻ mà lựa

chọn lối sống buông thả, vô trách nhiệm, sống gấp, sống vội để hƣởng thụ, thác loạn, thay vì cống

Page 19: VỘI VÀNG - moon.vn · Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 19 Hotline: 0432 99 98 98

hiến, trải nghiệm; một bộ phận khác thì thờ ơ, vô trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, để

cuộc sống của mình cứ lặng lẽ trôi theo mỗi ngày dài một cách vô nghĩa.

- Bƣớc vào thế kỉ mới, với tất cả những ngƣời trẻ, tƣơng lai đang mở ra trƣớc mắt với bao cơ

hội và thách thức. Nếu không nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, chạy đua với thời gian để thể hiện bản

thân, cống hiến cho công việc, trải nghiệm những điều lí thú trong cuộc sống, chúng ta sẽ bỏ qua

những cơ hội để phát triển và cũng sẽ không thắng nổi những trở lực mà cuộc sống mang đến.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn