114
Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1 4A-k47 Lời Tựa Những năm trước đây, Trường Việt Ngữ Về Nguồn có soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn Người Việt Còn", từ Lớp Vỡ Lòng A cho đến Lớp 5B, để dùng trong việc giảng dạy Việt ngữ cho các em học sinh; tuy nhiên qua quá trình xử dụng bộ sách này, chúng tôi nhận thấy còn nhiều khiếm khuyết về hình thức cũng như nội dung. Bởi thế, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn cố gắng tu bổ lại bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn", với hy vọng các Thầy, Cô giáo có phương tiện hướng dẫn học sinh và ngược lại các em cũng có phương tiện ôn lại những điều đã học trong lớp dễ dàng hơn. Các đoạn văn, hình vẽ dùng làm tài liệu giảng dạy trong bộ sách này, một phần do chúng tôi soạn thảo, một phần khác chúng tôi trích từ những tác phẩm của các Nhà giáo, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo - mà vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể trực tiếp xin phép các tác giả được. Chúng tôi xin quý vị vì bổn phận bảo tồn và phát huy tiếng Việt, đồng thời cũng vì lợi ích của các em học sinh, mà cho phép chúng tôi làm công việc này. Với thiện tâm, thiện chí, Ban Biên Tập chúng tôi đã nỗ lực soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn" này nhưng chắc chắn không thể nào tránh được những lỗi lầm của kỹ thuật ấn loát. Chúng tôi ước mong các bậc trưởng thượng, các vị chuyên soạn sách giáo khoa, những Nhà giáo lão thành và toàn thể các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến để bộ sách được hoàn hảo hơn trong tương lai. Trân trọng, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Việt Văn - 4A

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1 4A-k47

Lời

Tựa

Những năm trước đây, Trường Việt Ngữ Về Nguồn có soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt

Còn Người Việt Còn", từ Lớp Vỡ Lòng A cho đến Lớp 5B, để dùng trong việc giảng dạy Việt

ngữ cho các em học sinh; tuy nhiên qua quá trình xử dụng bộ sách này, chúng tôi nhận thấy còn

nhiều khiếm khuyết về hình thức cũng như nội dung. Bởi thế, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ

Về Nguồn cố gắng tu bổ lại bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn", với hy vọng các Thầy,

Cô giáo có phương tiện hướng dẫn học sinh và ngược lại các em cũng có phương tiện ôn lại

những điều đã học trong lớp dễ dàng hơn.

Các đoạn văn, hình vẽ dùng làm tài liệu giảng dạy trong bộ sách này, một phần do chúng

tôi soạn thảo, một phần khác chúng tôi trích từ những tác phẩm của các Nhà giáo, Nhà văn, Nhà

thơ, Nhà báo - mà vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể trực tiếp xin phép các tác giả được. Chúng

tôi xin quý vị vì bổn phận bảo tồn và phát huy tiếng Việt, đồng thời cũng vì lợi ích của các em

học sinh, mà cho phép chúng tôi làm công việc này.

Với thiện tâm, thiện chí, Ban Biên Tập chúng tôi đã nỗ lực soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt

Còn, Người Việt Còn" này nhưng chắc chắn không thể nào tránh được những lỗi lầm của kỹ

thuật ấn loát. Chúng tôi ước mong các bậc trưởng thượng, các vị chuyên soạn sách giáo khoa,

những Nhà giáo lão thành và toàn thể các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến để bộ sách được hoàn

hảo hơn trong tương lai.

Trân trọng,

Ban Biên Tập

Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2 4A-k47

Nội Quy

1. Học sinh đến trường phải đồng phục áo trắng, quần dài. Đi học liên tục và đúng giờ. Nếu

học sinh đi trễ quá 10 phút các em phải có phụ huynh trực tiếp dẫn tới lớp học và trình với

Thầy, Cô phụ trách. Nếu không, sẽ không được phép vào lớp.

2. Mọi sự vắng mặt của học sinh đều phải được phụ huynh thông báo trước với Thầy, Cô phụ

trách lớp bằng điện thoại, hoặc có giấy phép của phụ huynh trong buổi học kế tiếp. Học

sinh nào vắng mặt liên tiếp 3 buổi học mà không có lý do chính đáng sẽ không được tiếp

tục theo học khoá hiện tại.

3. Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện

riêng hay đùa nghịch. Phải thương mến và giúp đỡ bạn bè. Học sinh phải tham dự đầy đủ

các kỳ thi trong khoá học, phải làm đầy đủ bài tập trong lớp cũng như làm bài tập ở nhà.

4. Học sinh phải giữ gìn vệ sinh chung trong lớp học và trong phạm vi khuôn viên nhà trường.

Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của Thầy, Cô phụ trách. Học sinh nào vi phạm kỷ luật,

làm hư hại đến tài sản của nhà trường sẽ phải bồi thường theo đúng với vật giá hiện thời.

5. Học sinh tuyệt đối không được ăn, uống trong lớp học hoặc di chuyển các đồ vật như sách

vở, tranh ảnh treo trên tường, cũng như các vật dụng khác.

6. Học sinh khi vắng mặt trong 5 buổi học, dù có lý do chính đáng cũng sẽ không được lên

lớp trong khoá tới.

7. Học sinh phải tham dự và nghe theo sự hướng dẫn của các Thầy, Cô hoặc của Ban Điều

Hành trường trong các buổi sinh hoạt. Tuyệt đối cấm mang theo các vật bén nhọn, chất nổ,

các loại hoá chất, cũng như vũ khí.

8. Để tránh tình trạng mất mát, học sinh không được phép mang theo các đồ vật quý giá, các

loại đồ chơi cá nhân vào trường trong giờ học cũng như giờ chơi. Nhà trường sẽ hoàn toàn

không chịu trách nhiệm nếu có vấn đề hư hỏng hoặc mất mát xẩy ra.

9. Trong giờ ra chơi học sinh chỉ được phép chơi trong khuôn viên của nhà trường đã ấn định

và phải vào lớp đúng giờ khi nghe chuông báo hiệu vào lớp.

10. Học sinh nào vi phạm một trong 9 điều lệ khể trên (ngoại trừ Điều 6) sẽ do Thầy, Cô phụ

trách lớp khuyến cáo. Nếu học sinh bị cảnh cáo 3 lần vì vi phạm kỷ luật mà còn tỏ ra thiếu

lễ độ và tái phạm nữa, sẽ bị đưa lên Ban Điều Hành quyết định.

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Trường Việt Ngữ Về Nguồn Ve Nguon Vietnamese Language School

P. O. Box 730282, San Jose, CA 95122-1412

E-mail: [email protected]

Telephone: (408) 987-5253

Website: www.vietnguvenguon.org

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 3 4A-k47

Trường Việt Ngữ Về Nguồn Giáo Viên Chính: ___________________________

Khóa: _______, N/k: ________ Giáo Viên Phụ: _____________________________

Lớp: _______ Phòng: _______

Học sinh đi học đều đặn, đúng giờ, mặc áo mầu trắng và quần dài.

Không nên nghỉ học quá 3 buổi. Phụ huynh liên lạc với giáo viên phụ trách lớp khi con em

nghỉ học để hướng dẫn các em hoàn tất những bài tập bị thiếu.

Phụ huynh giúp con em tiến bộ trong việc học tiếng Việt bằng cách duy trì nói tiếng Việt với

con em ở nhà, và cho các em tập đọc bài học trước khi tới trường.

Đến trường học sinh cần phải có và mang theo: sách giáo khoa, quyển vở, giấy viết, bút mực

hoặc bút chì, cục gôm (đồ tẩy).

Hàng tuần có bài tập về nhà. Học sinh cần làm bài tập đầy đủ và đưa phụ huynh kiểm nhận.

Bài tập trong lớp bao gồm: tập đọc, tập nói chuyện, tập bỏ dấu, điền vào chỗ trống, tập làm

văn, văn phạm, chính tả. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Bài tập về nhà bao gồm: tập đọc, tập nói chuyện, tập bỏ dấu, điền vào chỗ trống, tập làm

văn, văn phạm và chính tả. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Mỗi khóa học sẽ có 4 bài thi. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Điểm trung bình cuối khóa để được lên lớp là 80%, gồm có: 40% điểm bài tập lớp, 10% điểm

bài tập nhà, và 50% điểm bài thi.

Học sinh xuất sắc mỗi tháng và cuối khóa cần có số điểm trung bình 85% trở lên.

Phụ huynh đồng ý & Ký tên __________________________________ Ngày _______________

Điện thoại liên lạc: __________________________________________________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 4 4A-k47

Phương pháp ráp vần tiếng Việt

Mẫu tự:

a b c d đ e (bê) (xê) (dê) (đê)

g h i k l m (giê) (hát) (ca) (e-lờ) (em-mờ)

n o p q r s (en-nờ) (pê) (cu) (e-rờ) (ét-sờ)

t u v x y (tê) (vê) (ích-xờ) (i-cờ-rét)

Nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

Phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr.

Các dấu: Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng

Ráp vần: Công cha nghĩa mẹ ơn thầy.

Công - xê ô cô en-nờ giê công

Cha - xê hát a cha

Nghĩa - en-nờ giê hát i nghi a nghia ngã nghĩa

Mẹ - em-mờ e me nặng mẹ

Ơn - ơ en-nờ ơn

Thầy - tê hát â thớ i-cờ-rét thây huyền thầy

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 5 4A-k47

Nguyên tắc đánh dấu tiếng Việt

● Nếu một chữ có phụ âm đơn hay phụ âm kép ghép với một nguyên âm, thì các

dấu phải đánh vào nguyên âm đó: bé, tá, phò mã, khỉ, xạ thủ, v.v.

● Nguyên âm "u" và "i" trong phụ âm kép "qu" và "gi" đã cùng với phụ âm "q" và

"g" để biến thành phụ âm kép chứ không còn là một nguyên âm nữa. Chính vì thế

mà hai phụ âm kép này ghép với 1 hay 2 nguyên âm thì các dấu phải đánh vào

nguyên âm ở ngay sau phụ âm kép này: quí, quá, quà, quả, quạ, quắc, quế, quý,

quỹ, quỳ, già, giá, giữa, giác, giải, giả, v.v.

● Nếu trước 2 nguyên âm mà có phụ âm đơn hay kép và sau 2 nguyên âm này lại

không có phụ âm nào thì các dấu phải đánh vào nguyên âm thứ nhất như: chùa,

chúa, thúy, thùy, thúi, lũy, gào, góa, bùa, của, bùi, chúa, khói, khảo, khóa, lìa, trào,

tráo, khéo, khỏe, khóe, chúi, thủy, và trụy, v.v.

● Trong một chữ có 2 hay 3 nguyên âm mà 1 nguyên âm đã có dấu sẵn như: ă, â, ê,

ô, ơ, ư, v.v. thì các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng phải đánh vào nguyên âm đó:

thuế, thuấn, thuyền, thuở, uyển chuyển, chữa, suyễn, diễm, truyện, diệu, v.v. Nếu

2 nguyên âm đều có dấu cả như "ư và ơ" thì các dấu phải đánh lên nguyên âm thứ

hai: tướng lãnh, thường lệ, thưởng phạt, dưỡng khí, thượng lộ, v.v.

● Nếu trong một chữ chỉ có 2 nguyên âm mà trước và sau 2 nguyên âm này đều có

phụ âm đơn hay kép thì các dấu phải đánh vào nguyên âm thứ hai: đoán, khoáng,

khoát, khoét, toàn, khoảng, loãng, loạng choạng, v.v.

● Khi một chữ tận cùng bằng 3 nguyên âm, thì các dấu phải đánh lên nguyên âm ở

giữa như: thoái thác, ngoéo cổ, cười, bải hoải, khúc khuỷu, choãi chân, hải ngoại,

v.v.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 6 4A-k47

Dấu "Hỏi , Ngã"

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba quy luật căn bản: luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các

quy luật ngoại lệ.

A. Luật bằng trắc

Quy luật bằng trắc phải được hiểu theo ba quy ước sau.

1. Luật lập láy: Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia

không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa; chữ mạnh

mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết; hoặc chữ lặng

lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc: Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi

(ngang sắc hỏi). Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.

Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...

3. Luật bằng: Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu

ngã (huyền nặng ngã). Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. Chữ Hán Việt

Văn chương Việt Nam xử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày

nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn

xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được xử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi

ngã được quy định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu

ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi. Thí

dụ:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 7 4A-k47

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là Hán tự mà còn bắt đầu

bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.

Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này: "Dân

Là Vận Mệnh Nước" để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng quy luật Hán tự nói trên.

C. Các qui ước khác

1. Trạng từ (adverb): Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã. Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.

Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.

Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia: Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường

được viết bằng dấu ngã. Thí dụ:

Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...

Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

Nước Mỹ, A-Phú-Hãn,...

Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ: Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật

lập láy và bằng trắc nói trên. Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu

nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh. Chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra,

khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc

cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác

cũng như các việc trọng đại.

Phỏng theo Khải Chính Phạm Kim Thư

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 8 4A-k47

Việt Văn 4A

Bài 1 Thỏ và Rùa

Phân Biệt Từ Ngữ: cai, cay, cây; khoan, khoang

Bài 2 Hướng Dẫn Về Cách Đi Bộ

Phân Biệt Từ Ngữ: chước, trước; phồng, phòng; dốc, dóc

Bài 3 Một Trận Túc Cầu

Phân Biệt Từ Ngữ: nổi, nỗi; sôi, xôi; chọc, chọt

Bài 4 Thượng Đài

Phân Biệt Từ Ngữ: giơ, dơ; ắp, ấp; góc, gốc

Bài 5 Lòng Yêu Nước

Phân Biệt Từ Ngữ: mạnh, mặn; tát, tác; xót, sót

Bài 6 Lê Long Đĩnh

Phân Biệt Từ Ngữ: róc, rót; ác, át; sắc, sắt

Bài 7 Lý Công Uẩn

Phân Biệt Từ Ngữ: thành, thần; triều, chiều; chặt, chật

Bài 8 Nhà Trần – Thời Hưng Thịnh

Phân Biệt Từ Ngữ: sát, xát; mông, mong; sứ, xứ

Bài 9 Hội Nghị Diên Hồng

Phân Biệt Từ Ngữ: quyết, quết; cúi, cuối; cứu, cú

Bài 10 Lê Lợi Khởi Nghĩa Chống Quân Minh

Phân Biệt Từ Ngữ: vươn, vương, vai, vay, đúc, đút

Bài 11 Tính Đãng Trí Của Ampére

Phân Biệt Từ Ngữ: chung, trung, sông, xông, mãi, mải

Bài 12 Pasteur và Bệnh Chó Dại

Phân Biệt Từ Ngữ: đóng, đống, dục, giục, kiên, kiêng

Bài 13 Phòng Thí Nghiệm của Edison

Phân Biệt Từ Ngữ: đặt, đặc; sách, xách; máy, mái

Bài 14 Những Phát Minh Đầu Tiên

Phân Biệt Từ Ngữ: biến, biếng; phát, phác; đã, đả

Bài 15 Siêng Năng Là Một Kho Tàng

Phân Biệt Từ Ngữ: giấu, dấu; công, cong; hoạch, hoặc

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 9 4A-k47

Bài 1 Tập đọc và Chính tả

THỎ VÀ RÙA

Một hôm khi Thỏ và Rùa đang nói chuyện với nhau, Thỏ khoe khoang về mình: “Tôi có thể phóng nhanh như gió. Thật tội nghiệp cho bạn. Bạn quá chậm! Tôi chưa thấy ai chậm như bạn.”

Rùa mỉm cười trả lời: “Anh nghĩ vậy sao? Tôi sẽ chạy đua với anh tới cây cổ thụ bên kia cánh đồng.”

Rùa từ từ nhấc từng chân lên xoay mình về hướng cây cổ thụ. Thỏ cười chế nhạo: “Bạn thật biết giỡn chơi! Chắc chắn bạn sẽ thua, nhưng nếu bạn muốn thì tôi sẽ chạy đua với bạn.”

Rùa gật đầu lịch sự: “Tôi bắt đầu chạy đây.” Rùa bước xuống cánh đồng một cách chậm rãi và đều đặn.

Thỏ nhìn Rùa cười lớn: “Chạy như vậy mà đòi đua với tôi. Thật là nực cười!” Thỏ ưỡn ngực ra hãnh diện nghĩ: “Mình sẽ nằm đây ngủ một giấc chờ con rùa tội nghiệp kia lết qua cánh đồng. Khi hắn tới giữa cánh đồng thì mình thức dậy cũng không muộn.”

Rùa cứ từng bước chậm rãi đi tới cây cổ thụ. Khoảng lúc sau, Thỏ giật mình tỉnh giấc thì thấy Rùa đã tới gốc cây cổ thụ. Rùa đã thắng.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 10 4A-k47

Ngữ vựng:

- khoe khoang (đ.t): cố ý làm cho người ta biết, thấy được cái hay, cái tốt đẹp của mình. - phóng (đ.t): dùng sức chạy, nhẩy thật nhanh. - tội nghiệp (t.t): đáng thương. - cây cổ thụ (d.t): cây lâu đời. - nhấc (đ.t): nâng lên, giơ lên cao hơn một tí. - chế nhạo (đ.t): coi thường đem ra chọc ghẹo làm trò cười. - nực cười (t.t): không thể nhịn cười, đáng chê bai. - ưỡn ngực (đ.t): làm điệu bộ đưa ngực nhô ra phía trước. - lết (đ.t): kéo lê chân mà đi.

Câu hỏi:

1. Thỏ khoe khoang về mình thế nào?

2. Rùa muốn thi đua với Thỏ thế nào?

3. Thỏ làm gì khi Rùa bắt đầu đi qua cánh đồng?

4. Ai đã thắng cuộc thi chạy đua?

5. Câu truyện dạy cho chúng ta bài học thế nào?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 11 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Lết A

cố ý làm cho người ta biết, thấy được cái hay, cái tốt đẹp của mình.

2 Ưỡn ngực B dùng sức chạy, nhẩy thật nhanh.

3 Nhấc C đáng thương.

4 Cây cổ thụ D coi thường đem ra chọc ghẹo làm trò cười.

5 Chế nhạo Đ một loại cây lâu đời

6 Khoe khoang E làm điệu bộ đưa ngực nhô ra phía trước.

7 Tội nghiệp G kéo lê chân mà đi.

8 Phóng H

nâng lên, giơ lên cao hơn một tí.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Lết: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) Ưỡn ngực: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Nhấc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Cây cổ thụ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Chế nhạo: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Khoe khoang: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Tội nghiệp: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) Phóng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Châm ngôn:

Chữ Quốc ngữ, tiếng nước ta Con cái nhà đều phải học

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 12 4A-k47

Bài 1 Phân Biệt Từ Ngữ CAI, CAY, CÂY

KHOANG, KHOAN

-cai:

1- chừa bỏ 2- một chức vụ nhỏ có nhiệm vụ trông coi việc gì Từ ngữ thường dùng:. cai rượu; cai thuốc; cai trị; cai quản; ông cai trường; chú cai xếp.

-cay: - vị hăng nồng làm nóng, tê đầu lưỡi. Từ ngữ thường dùng: cay cú; cay chua: cay nghiệt; cay đắng; cay độc; ớt cay; gừng cay.

-cây: - tiếng gọi chung cho loài thực vật. Từ ngữ thường dùng: cây cỏ; cây cảnh; cây cối; trái cây; cây to bóng mát; hàng cây thẳng tắp; cây bút.

-khoang:

1- vòng trắng hoặc đen ở quanh cổ, quanh thân thể thú vật 2- vòng Từ ngữ thường dùng: khoang thuyền; chân đeo khoang; chim khoang cổ.

-khoan:

1- dụng cụ bằng thép có mũi nhọn có cạnh để xoáy thành lỗ thủng. 2- vui, vô tâm 3- hiền hòa, có bụng tốt. 4- khuyên đừng vội. Từ ngữ thường dùng: mũi khoan; khoan dung; khoan hồng; khoan thai;

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) cai: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) cay: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ __

3) cây: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) khoang: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ __

5) khoan: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 13 4A-k47

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. 1- Ớt nào là ớt chẳng _________,

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.

2- Bác sĩ khuyên anh Năm phải _________ thuốc lá, nếu không sẽ bị ung thư phổi.

3- Tay bưng đĩa muối bát gừng, Gừng _______ muối mặn xin đừng bỏ nhau.

4- Trong chính thể dân chủ, người dân trực tiếp bầu lên người ______ ______ quốc gia.

5- Một _______ làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

6- Ăn _______ nào, rào cây nấy, _______ có cội, nước có nguồn. 7- Trên cành cây cam có con chim ___________ cổ đang tỉa lông cánh; Tí ơi! Hãy ____________ chạy ra ngoài sân chơi.

chim khoang cổ trái ớt cay quá!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 14 4A-k47

Bài 1 Văn Phạm

Dấu Phảy, Dấu Chấm Câu, Dấu Chấm Hỏi.

Những dấu câu rất quan trọng trong khi viết văn, làm bài. Muốn cho thầy cô hiểu bài văn, bài làm một cách rõ ràng thì học sinh phải biết dùng tường tận các dấu phảy (,), dấu chấm câu (.), dấu chấm hỏi (?).

I- Dấu phảy ( , ) còn gọi là dấu phết: Dấu phảy được sử dụng trong những trường hợp dưới đây: Để ngắt đoạn giữa câu chính với câu phụ hoặc những câu ghép.

1- Thí dụ: - Thầy giảng bài, học trò chăm chú nghe. (câu chính, câu phụ). - Mùa nắng, chúng tôi đi cắm trại. (câu ghép). Để tách phần phụ ở đầu câu với phần chính của câu.

2- Thí dụ : - Hôm nay, trời nắng đẹp.

- Theo lời cha mẹ, chúng em chăm chỉ học hành. Để phân cách những từ (danh từ, động từ, tính từ...) đi liền nhau.

3- Thí dụ : - Ông, bà, chú, bác tôi đều ở Việt Nam.

- Học sinh chạy, nhảy, reo hò thật vui vẻ.

- Cái áo da này mịn màng, mềm mại, bóng láng như gương.

II- Dấu chấm câu ( . ) : Dấu chấm câu luôn luôn đặt ở cuối câu, coi như câu đã đủ ý. Chữ đầu câu phải được viết hoa.

Thí dụ : -Gia đình em gồm có ông bà ngoại, ba má, và ba chị em.

-Năm nay ông bà em đã già. Mọi người sống chung hòa thuận, hạnh phúc.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 15 4A-k47

III- Dấu chấm hỏi ( ? ) : Dấu chấm hỏi luôn luôn đặt ở cuối câu dùng để hỏi. Sau dấu chấm hỏi, chữ đầu câu phải viết hoa.

Thí dụ: - Tên em là gì?

- Khóa này, em học tiếng Việt ở trường nào vậy? Em học cấp mấy?

o0o

Bài tập.

Sau đây là một đoạn văn không có dấu phảy, dấu chấm câu, dấu chấm hỏi. Em viết lại và thêm dấu câu cho thành đoạn văn rõ ràng, dễ hiểu.

Giờ Tan Học

một hồi chuông reng học sinh vui vẻ xếp hàng ra về Tâm và Oanh nắm tay nhau cùng rảo bước đi ra khỏi lớp mẹ Oanh đứng chờ ở trước sân trường Oanh chạy lại ôm chầm lấy mẹ khoe tíu tít: "Mẹ ơi hôm nay con viết chính tả được điểm A" mẹ xoa đầu con khen ngợi: "Con mẹ ngoan lắm mẹ sẽ thưởng các con li kem thật ngon hai con bằng lòng không "

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

__ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

__ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

__ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 16 4A-k47

Bài 1 Luận Văn

TẢ CẢNH

Tả cảnh là cách diễn tả về quang cảnh của một nơi, một vùng ở vào thời điểm nhất định ... Thí dụ như tả cảnh chùa trong ngày rằm, hay là tả cảnh nhà thờ vào chiều Chủ Nhật v.v... Cảnh có nhiều loại: -Cảnh gia đình thân mật -Cảnh bạn bè sum họp -Cảnh tôn nghiêm thanh vắng -Cảnh sinh hoạt náo nhiệt như khu chợ, hội chợ, đá banh, phố thị -Cảnh thiên nhiên: rừng núi, sông biển, đồng quê ... Mỗi quang cảnh đều có lối tả riêng. Tuy nhiên ta có thể làm một dàn bài chung cho các loại tả cảnh. DÀN BÀI 1. Mở bài: (Ở phần này, học sinh cần phải giới thiệu cảnh sắp tả (Cái gì?); được thấy cảnh ấy (Khi nào?); cảnh ấy (Ở đâu?) 2. Thân bài: (Ở phần này các em sẽ phải tả từng chi tiết (từ xa đến gần, từ trước ra sau, từ trái sang phải và tất cả màu sắc, âm thanh, hình dáng và hương vị nếu có) của cảnh ấy. Em tả chi tiết càng tỉ mỉ bao nhiêu, bài luận văn mới dễ lôi cuốn người đọc . 3. Kết luận: Nhận xét của em khi đến thăm viếng cảnh đó; gồm có vui, buồn, thích thú và gợi cho em nhớ những gì? Thêm vào là lời hứa của em với cảnh trí ấy.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 17 4A-k47

Luận Văn 1

Đề tài: Tả cảnh khu phố nhà em.

o0o

Dàn bài gợi ý

I) Mở bài: Vị trí của nhà em . Con đường vào nhà em ngoằn ngoèo, thẳng, dài, ngắn, rộng, hẹp như thế nào?

II) Thân bài: - Mặt đường có rộng rãi trải nhựa và sạch sẽ. - Hai bên vỉa hè trồng cây cách quãng đều đặn, nhiều bóng mát. - Nhà hàng xóm, cửa hàng, ... - Sự di chuyển của xe cộ và người đi bộ; tiếng ồn ào

- So sánh cảnh sinh hoạt của khu phố vào buổi sáng sớm, ban trưa và ban đêm

III) Kết luận: Cảm tưởng của em

cảnh khu phố nhà em

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 18 4A-k47

Bài 2 Tập đọc và Chính tả

HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH ĐI BỘ

Tập thể dục giúp cho thân thể khỏe mạnh. Nhưng không phải ai cũng muốn chơi bóng rổ hay tập võ. May thay có một cách tập thể dục mà không cần dụng cụ hoặc học hỏi nhiều. Đó là đi bộ đường

dài. Đi bộ đường dài là cuộc đi bộ xa và lên xuống những ngọn đồi

hay con dốc. Nhiều người đi bộ trong những khu đồi núi, nhưng

đa số chúng ta đi bộ vòng quanh khu phố của mình. Đi bộ không

cần dụng cụ nhiều ngoài một ít đồ ăn khô, một chai nước và một

đôi giầy êm ái.

Đôi giầy là vật rất quan trọng. Đôi giầy không vừa sẽ làm phồng

da chân; và ta sẽ không thể đi xa được. Nước uống và đồ ăn khô

cũng quan trọng không kém. Đi bộ lâu sẽ mất nhiều sức lực và

nước trong người. Chúng ta cần bồi bổ sức lực và uống nước

trên đường đi để có thể trèo qua những ngọn đồi cao.

Ngữ vựng:

- hướng dẫn (đ.t): chỉ bảo cho biết phương cách. - thân thể (d.t): phần xác thịt của một động vật. - dụng cụ (d.t): đồ dùng để làm việc. - dốc (d.t): đường lên, xuống đầu cao đầu thấp. - êm ái (t.t): êm, nhẹ, gây cảm giác dễ chịu. - phồng da (d.t): chỗ da bị phồng lên vì cọ xát hoặc bị phỏng. - bồi bổ (đ.t): làm cho tăng sức của cơ thể bằng chất bổ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 19 4A-k47

Câu hỏi:

1. Tập thể dục giúp gì cho ta?

2. Đi bộ đường dài có nghĩa là gì?

3. Vật gì cần nhất cho đi bộ đường dài? Tại sao?

4. Sự quan trọng của đồ ăn khô và nước uống cho đi bộ đường

dài thế nào?

đôi giầy nước uống thức ăn khô (kẹo, bánh…)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 20 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Hướng dẫn A Làm cho tăng sức của cơ thể bằng chất bổ.

2 Thân thể B Chỗ da bị phồng lên vì cọ xát hoặc bị phỏng.

3 Phồng da C Êm, nhẹ, gây cảm giác dễ chịu.

4 Dụng cụ D Đường lên, xuống đầu cao đầu thấp.

5 Bồi bổ Đ Đồ dùng để làm việc gì.

6 Êm ái E Phần xác thịt của một động vật.

7 Dốc G Chỉ bảo cho biết phương cách.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Hướng dẫn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

2) Thân thể: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Phồng da: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _

4) Dụng cụ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

5) Bồi bổ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

6) Êm ái: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Dốc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Tục ngữ:

Có công mài sắt có ngày nên kim. (việc làm dù khó khăn đến bao nhiêu mà chúng ta biết cố gắng thì sẽ có ngày thành công).

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 21 4A-k47

Bài 2 Phân Biệt Từ Ngữ CHƯỚC, TRƯỚC PHỒNG, PHÒNG

DỐC, DÓC - chước:

Từ ngữ thường dùng: bắt chước; mưu chước; châm chước.

- trước: Từ ngữ thường dùng: trước sau; trước tiên; trước hết; đi trước; trước kia.

- phồng: 1- nổi, cương lên 2- nhô lên và bên trong có nước , cảm giác rát khó chịu. Từ ngữ thường dùng: phồng má trợn mắt; bánh tráng phồng; phồng da; phồng mũi.

- phòng: 1- buồng, nơi dùng để ngủ, làm việc, hoặc ăn uống. 2- ngăn ngừa Từ ngữ thường dùng: phòng ngủ; văn phòng; phòng ăn; phòng bệnh; đề phòng; canh phòng; phòng lụt; phòng ngừa.

- dốc: 1) đường lên xuống đầu cao đầu thấp 2) trút ra cho hết 3) quyết chí, hết lòng Từ ngữ thường dùng: dốc chí; dốc lòng; dốc túi; dốc bụng.

- dóc: - nói không đúng sự thật; nói láo. Từ ngữ thường dùng: dóc tổ; nói dóc;

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) chước: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) trước: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ __

3) phồng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) phòng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) dốc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) dóc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 22 4A-k47

Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. 1) Con khỉ bắt _____________ người ta đánh trống.

2) Khi xếp hàng vào lớp em luôn luôn đứng đằng ____________.

3) Ông Ba đã trả tiền _____________ tháng này .

4) Ăn cỗ đi ___________, lội nước đi sau .

5) Bà Tám đặt điều nói __________ để hại người khác, thật là độc ác.

6) Căn nhà của em có 4 ___________ ngủ, 2 _________ tắm; Ai đến chơi

đều khen đẹp, làm em ____________ cả mũi.

7) Hùng thường hay nói ___________ với bạn rằng, mỗi ngày

anh ta chạy lên ___________ 100 lần.

chạy lên dốc thằng nói dóc

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 23 4A-k47

Luận Văn 2:

Đề tài: Tả buổi cơm chiều của gia đình em.

Dàn bài gợi ý Mở bài: Buổi cơm chiều của gia đình em bắt đầu vào lúc mấy giờ? Gia

đình em ăn cơm chiều ở chỗ nào? Tất cả mọi người trong gia đình đều có

mặt đầy đủ hay thiếu vắng ai? Thân bài: a) Ai là người chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình? Thức ăn gồm các

món ăn gì? bắt đầu nấu các món ăn lúc mấy giở Cách làm các món ăn như thế nào?

b) Em có phụ giúp làm những công việc gì? Trong lúc phụ giúp em học hỏi

được điều gì? c) Nấu xong, khi nào thì các món ăn được bầy trên bàn và cách thức bầy

các món ăn như thế nào? Mùi của thức ăn ra sao?

d) Bắt đầu bữa cơm chiều, gia đình em cầu nguyện trước bữa ăn? Các

con nói lời gì với cha mẹ? Trong bữa ăn, gia đình em kể chuyện gì cho nhau nghe? Xong buổi cơm chiều lúc nào? Kết luận: Cảm tưởng của em về buổi cơm chiều của gia đình.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 24 4A-k47

Bài 2 Văn Phạm

Dấu than ( ! ) Dấu hai chấm ( : )

Dấu ngoặc kép ( " " )

I. Dấu than ( ! ) Dấu than hay tán thán ( ! ) được đặt ở sau những từ dùng để than thở như: A! Ô! Ôi! Ái Chà ! . . .

Hoặc dấu than ở cuối những câu thương cảm, sai khiến, thỉnh cầu, vui mừng, lạ lùng, ngạc nhiên . . . Thí dụ: - A! ba má đã về. - Ồ! bông hồng này đẹp quá! - Trời ơi ! nó làm sao thế kia ! (thương cảm) - Hãy làm việc này ngay đi! (sai khiến) - Không ai ngờ Tâm học giỏi nhất lớp trong hai khóa liền! (ngạc nhiên). *Ghi nhớ: Sau dấu chấm than (!) đặt sau tán thán từ, không viết hoa, nhưng sau dấu chấm than (!) ở cuối câu thì phải viết hoa.

II. Dấu hai chấm ( : ) Dấu hai chấm thường được đặt ở giữa câu. Ta dùng hai chấm ( : ) khi sắp

kể ra những vật, những sự hay những điều gì.

Thí dụ:

- Mẹ tôi đi chợ mua thực phẩm đủ loại như: gạo, thịt, cá, nước mắm, trái

cây và rau thơm.

- Chúng em học các môn tiếng Việt : chính tả, tập đọc, học thuộc lòng, tập

làm văn, sử kí và địa lý.

Thí dụ:

- Cô giáo hỏi em: “Khóa này, em học cấp mấy?”

- Em trả lời: “Thưa cô, em học cấp 12.”

III- Dấu ngoặc kép ( “. . . ” ) Dấu ngoặc kép dùng để:

1- Cho biết lời người khác nói. Thí dụ:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 25 4A-k47

- Ba tôi thường khuyên nhủ các con: “Hãy cố gắng học thành tài để sau

này trở nên những công dân tốt và hữu ích.” Má tôi nhắc nhở thêm: “Các con chăm học thì má rất vui lòng nhưng nhớ phải giữ sức khỏe

nữa.”

2- Cho biết tên riêng của một cuốn sách, một bài văn, thơ hay một bản nhạc. Thí dụ: - Em học bài thơ “Lời Mẹ Dặn” là của thi sĩ Phùng Quán. - Chúng ta hãy cùng hát: "Quốc Ca Việt Nam Cộng Hoà".

o0o

Bài tập Chép lại và thêm dấu chấm câu ( . ), dấu than ( ! ), dấu hai chấm ( : ), dấu ngoặc kép ( "..." ) của đoạn văn dưới đây:

Quý Mến Ông Bà

Ông bà em đã già lắm em thường giúp ông đứng dậy hoặc dìu

ông ngồi xuống lúc này mắt bà rất kém không thể đọc được sách

bà than thở cháu ơi bà muốn đọc sách mà không thấy rõ mặt chữ

cháu đọc cho bà nghe nhé thấy thế ba má em thường bảo con

ngoan lắm con quý mến ông bà tức là quý mến ba má đấy nếu

không có ông bà thì làm sao có ba má của con chứ.

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

__ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

__ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

__ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 26 4A-k47

Bài 3

Tập đọc và Chính tả

MỘT TRẬN TÚC CẦU

Hai đội banh đã dàn ra sân. Trọng tài thổi

còi. Một cầu thủ trao banh cho đồng đội. Mấy

cầu thủ bên địch ùa tới. Trận đấu sôi nổi ngay từ

đầu. Khán giả reo hò cổ võ, trọng tài chạy tới

chạy lui, mấy giám biên làm việc không ngừng.

Mỗi khi một bên tràn xuống hãm thành bên

kia thì cầu trường càng thêm náo nhiệt. Một bên cố gắng làm bàn, một

bên cương quyết giải vây. Trong khung gỗ, thủ môn vẫn bình tĩnh như tin

tưởng rằng địch sẽ không tài nào chọc thủng màng lưới của mình được.

Ngữ vựng

-Túc cầu (d.t): môn đá banh.

-Cầu thủ (d.t): người chơi cầu, chơi banh.

-Thủ môn (d.t): cầu thủ giữ thành.

-Trọng tài (d.t): người phân xử thắng thua trong cuộc giao đấu.

-Giám biên (d.t): người phụ giúp trọng tài, phất cờ khi banh ra ngoài.

-Khán giả (d.t): người đến xem trận đấu.

-Cầu trường (d.t): nơi diễn ra trận đấu banh giữa hai đội.

-Sôi nổi (t.t): náo động.

-Bình tĩnh (t.t): không rối trí.

-Hãm thành (đ.t): đem banh xuống thành địch và tìm cách đá vào lưới.

-Làm bàn (đ.t): thắng được một trái.

-Chọc thủng lưới (th.ng): đá banh vào lưới địch.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 27 4A-k47

Câu hỏi

1) Ai có quyền thổi còi?

2) Khi trận đấu sôi nổi thì việc gì xẩy ra?

3) Một bên cố gắng làm bàn, một bên kia đối phó thế nào?

4) Vị trí của thủ môn ở đâu? Thủ môn tỏ vẻ thế nào?

cầu thủ trọng tài giám biên thủ môn

khán giả chọc thủng lưới (goal, score)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 28 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Làm bàn A Môn đá banh.

2 Khán giả B Người chơi cầu, chơi banh.

3 Túc cầu C Cầu thủ giữ thành.

4 Giám biên D Người phân xử thắng thua trong cuộc giao đấu.

5 Hãm thành Đ Người giúp trọng tài phất cờ mỗi khi banh ra ngoài.

6 Cầu thủ E Người đến xem trận đấu.

7 Bình tĩnh G Nơi diễn ra trận đấu giữa hai đội.

8 Trọng tài H Náo động

9 Sôi nổi I Không rối trí

10 Choc thủng lưới K Đem banh xuống thành địch và tìm cách đá vào lưới.

11 Cầu trường L Thắng được một trái

12 Thủ môn M Đá banh vào lưới địch

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Làm bàn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _

2) Khán giả: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Túc cầu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ __

4) Giám biên: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _

5) Hãm thành: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _

6) Cầu thủ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Bình tĩnh: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

8) Trọng tài: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) Sôi nổi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

10) Thủ môn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

11) Chọc thủng lưới: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

12) Cầu trường: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 29 4A-k47

Bài 3 Phân Biệt Từ Ngữ

NỔI, NỖI

SÔI, XÔI

CHỌC, CHỌT

- nổi:

1- lềnh bềnh trên mặt nước, không

chìm

2- dậy lên.

3- trồi lên quá mặt phẳng khác

4- trội hơn

Từ ngữ thường dùng: nổi bật; nổi

cáu; nổi giận; nổi danh; nổi dậy; nổi

điên; nổi ghen; nổi loạn; nổi tiếng.

- nỗi:

- tình cảm trong lòng

Từ ngữ thường dùng: nỗi buồn; nỗi

lòng; nồi vui; nỗi mừng; nỗi niềm

- sôi:

1- nói chất lỏng đun nóng nổi bọt

2- nói bụng đầy hơi chuyển động

thành tiếng

Từ ngữ thường dùng: nước sôi; sôi

gan; sôi nổi; sôi bụng.

- xôi:

- thức ăn bằng nếp nấu chin thành

cơm nếp.

Từ ngữ thường dùng: xôi vò; xôi nếp

- chọc:

1- ghẹo phá

2- khều cái gì ở trên cao với cây

sào

Từ ngữ thường dùng: chọc gái; chọc

tổ ong; chọc gan; chọc ghẹo; chọc

giận; chọc tức.

- chọt:

1- đánh cắp

2- thọc vào một cái

Từ ngữ thường dùng: bị chọt mất cái

đồng hồ; chọt một cái vào bẹ sườn.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 30 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) nổi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) nỗi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) sôi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) xôi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) chọc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) chọt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

1) Chiếc thuyền __________trên mặt nước.

2) Buổi tranh luận của hai Ứng Cử Viên rất sôi________.

3) Nước ________ đang ở nhiệt độ 100 .

4) Mẹ tôi thường hay nấu_________ gà .

5) Mẹ già như chuối ba hương

Như _________ nếp một như đường mía lau.

6) Tôi luôn nhớ lời ba dặn: “ không nên __________ phá tổ ong”;

7) Minh chơi ác quá, anh ấy cứ _________ vào bụng tôi!

Tục ngữ:

Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. (Muốn ăn một món ăn dĩ nhiên ta phải nhai, thì trước khi nói điều gì, ta cũng phải biết suy nghĩ).

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 31 4A-k47

Luận Văn 3:

Đề tài: Em đã trông thấy một con gà mẹ dẫn con đi kiếm mồi;

hãy tả lại cảnh ấy.

DÀN BÀI

I. MỞ BÀI: Em trông thấy gà mẹ và đàn gà con lúc nào? Ở đâu?

II. THÂN BÀI:

1) Hình dáng: tả gà mẹ, tả đàn gà con (chỉ nêu lên những điểm đặc biệt).

2) Hoạt động: a- Gà mẹ: dẫn con bới đất tìm mồi, gọi con, nghe ngóng động tĩnh. b- Gà con: kêu chiêm chiếp luôn mồm, chạy lăng xăng, xô nhau chạy lại bên mẹ khi nghe gà mẹ gọi, tranh mồi với nhau…

III. KẾT LUẬN: Cảm tưởng của em trước tình thương yêu của gà mẹ đối với đàn con.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 32 4A-k47

Bài 3 Văn Phạm

DANH TỪ

Danh từ là tiếng dùng để gọi người, loài vật, đồ vật hay sự việc…

Thí dụ: học sinh, sư tử, bảng, sự tự do…

Danh từ chung dùng để gọi những người, những con vật, những đồ vật

cùng một loại.

Thí dụ: nông phu, trâu, sách…

Danh từ riêng để gọi riêng một người, một con vật hay một trái núi, một

con sông, một thành phố, một quốc gia…

Thí dụ: Nguyễn Bá, Lu-lu, Hoàng-liên-sơn, sông Hồng, Trung-hoa…

Bài tập

Em hãy đọc đoạn văn sau đây và ghi ra những danh từ chung và những

danh từ riêng.

Ludwig van Beethoven sinh tại thành phố Bonn, nước

Đức. Beethoven là người con thứ hai của một nhạc sĩ

nhà nghề nên ông đã bắt đầu chơi đàn dương cầm

trước công chúng khi mới 8 tuổi. Năm 1787 ông qua

Vienna, Áo quốc để học nhạc của Mozart, nhưng phải

trở về Bonn ngay vì mẹ mất để lo chuyện gia đình.

Danh từ chung Danh từ riêng

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 33 4A-k47

Bài 4 Tập đọc và Chính tả

THƯỢNG ĐÀI

Trận chính đêm nay là cuộc đấu lấy chức vô địch hạng gà. Người ta chờ đợi rất nhiều ở Hùng, một tài năng đang lên.

Hùng giơ hai bàn tay nắm lại lên khỏi đầu để chào khán giả. Nghe các tiếng vỗ tay nổ ran, làm cho anh muốn hít mạnh tất cả những sự khuyến khích đó, vào đầy ắp lồng ngực của mình. Anh bỏ áo choàng xuống, để lộ ra những bắp thịt cuồn cuộn, rồi trở về góc đài, cho những người săn sóc đeo găng. Anh liếc mắt

nhìn về góc đối diện, ngó địch thủ của mình. Mặt hắn lầm lì, bắp thịt như chìm đi, che đậy một sự nguy hiểm ngầm độc. Nhưng đôi mắt kia thì không giấu được ai. Nó dò xét, lục lạo, và nếu Hùng có một sơ hở gì, chắc chắn nó sẽ biết dùng cơ hội đó.

Tuy nhiên, Hùng rất tự tin, đưa mắt nhìn quanh một vòng. Anh sung sướng nhận những cái vẫy tay thân mật, những lời khích lệ của một số bạn bè.

Phan vănTạo

Ngữ Vựng

-Đài (d.t): nơi võ sĩ thi đấu, thường được dựng cao để khán giả coi.

-Khán giả (d.t): người đến xem một bộ môn nghệ thuật.

-Thượng đài (đ.t): lên đài.

-Hạng gà (d.t): một trong những hạng của môn quyền Anh (boxing), môn

này có những hạng: hạng nặng, hạng bán nặng, hạng gà, hạng lông, hạng

ruồi.

-Khuyến khích (đ.t): khuyên nên gắng sức.

-Găng (d.t): cái bao tay bằng da mà võ sĩ quyền Anh đeo mỗi khi giao đấu.

-Lục lạo (đ.t): tìm tòi, moi móc.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 34 4A-k47

Câu hỏi

1) Trong trận đấu đêm nay khán giả trông chờ ai?

2) Khán giả làm gì để khuyến khích Hùng khi anh chào họ?

3) Địch thủ của Hùng có những nét gì đặc biệt?

4) Trước địch thủ, Hùng có thái độ như thế nào?

Địch thủ bị một cú đấm trúng mặt khán giả vỗ tay khuyến khích

Găng tay của võ sĩ một góc võ đài

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 35 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Hạng gà A

Nơi võ sĩ thi đấu, thường được dựng cao để khán giả coi.

2 Khán giả B Lên đài.

3 Đài C Một trong những hạng của môn quyền Anh.

4 Khuyến khích D Khuyên nên gắng sức.

5 Lục lạo Đ

Cái bao tay bằng da mà võ sĩ quyền Anh đeo mỗi khi giao đấu.

6 Thượng đài E Tìm tòi, moi móc

7 Găng G Người đến xem một bộ môn nghệ thuật.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Hạng gà: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ __

2) Khán giả: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Đài: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _

4) Khuyến khích: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ __

5) Lục lạo: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

6) Thượng đài: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

7) Găng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Ca dao:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. (Anh em không thể tách rời chia rẽ; cho nên anh em phải hòa thuận thương yêu nhau).

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 36 4A-k47

Bài 4 Phân Biệt Từ Ngữ

GIƠ, DƠ ẮP, ẤP

GÓC, GỐC

- Giơ:

1- đưa ra, đưa lên 2- bày ra Từ ngữ thường dùng: giơ tay ra; giơ tay lên; giơ bụng; giơ ngực.

- Dơ:

- bẩn, nhớp Từ ngữ thường dùng: dơ dáy; dơ bẩn; dơ mắt; dơ duốc.

- Ắp: - đầy phủ lên trên Từ ngữ thường dùng: đầy ắp

- Ấp:

1- phủ cho có hơi nóng 2- phủ cho trứng nở Từ ngữ thường dùng: ấp ủ; gà ấp trứng; ấp úng (nói không rõ ràng);

- Góc:

1- chỗ hai đường thẳng hay hai mặt phẳng gập lại 2- một phía, một nơi nào Từ ngữ thường dùng: góc sân; góc nhà; góc bàn; góc vuông; góc nhọn; góc biển chân trời.

- Gốc: 1- phần cuối của thân cây gần đất 2- phần cốt yếu của mọi vật (nguồn gốc) Từ ngữ thường dùng: gốc cây; gốc rễ; nguồn gốc; gốc gác; gốc tích.

Góc độ gốc cây

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 37 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) giơ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) dơ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) ắp: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) ấp: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) góc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) gốc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

1) Hoa _________ tay lên để xin trả lời câu hỏi của thày.

2) Tay ________ không được dụi lên mắt.

3) Con gà mái đang ________ 20 quả trứng .

4) Bé tham ăn nên lấy đầy ________ thức ăn .

5) Minh không làm bài ở nhà nên bị mẹ phạt ngồi một ________.

6) Giờ ra chơi, học sinh chơi đùa quanh _________ cây đa.

Bé giơ tay ra khoe, tay bé dơ. gà mái ấp trứng. chén cơm đầy ắp.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 38 4A-k47

Luận Văn 4:

Đề tài: Tả cảnh hội chợ Tết

Dàn bài gợi ý

Mở bài: Trước ngày hội chợ, em đã được biết đến nhờ:

- Quảng cáo trên các chương trình phát thanh, truyền hình Việt ngữ hoặc đọc báo hoặc nhìn thấy những tấm bích chương (posters) ...

Thân bài:

a- Vị trí, khung cảnh ngày hội chợ b- Trong khu vực hội chợ có các quán hàng ăn, hàng bánh mứt, hàng hoa, xin xâm, coi bói v.v... c- Các trò chơi giải trí, văn nghệ, làm xiệc, múa lân ... Sinh hoạt như thế nào ? kẻ mua, người bán, người đi xem ...

Kết luận: Cảm tưởng của em về buổi hội chợ ấy.

Ca dao:

Thời giờ thấm thoát thoi đưa, Nó đi đi mãi không chờ đợi ai.

(Ta không nên bỏ phí thời giờ, vì thời giờ trôi qua rất nhanh).

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 39 4A-k47

Bài 4 Văn Phạm

Loại Từ

Loại từ là tiếng đứng trước danh từ để chỉ danh từ ấy thuộc về loại nào.

Có hai thứ loại từ: loại từ chung vào loại từ riêng.

1- Loại từ chung, chỉ chung các đồ vật và các con vật, gồm có hai tiếng:

con và cái.

Thí dụ: con trâu, con chó, cái bảng, cái bàn…

2- Loại từ riêng, chỉ riêng từng loài.

Thí dụ: cây cau, cây trứng cá, cây bưởi… cá sấu, cá rô, cá trê… hoa lan,

hoa hồng, hoa huệ…

♦ Loại từ riêng là danh từ biến thành.

Bài Tập

Tìm loại từ chung , loại từ riêng trong đoạn văn sau đây:

“Trong tủ kính của tiệm bán đồ chơi, bày đủ thứ: con chó, cây thông, xe ô-

tô, cả những con búp bê ngộ nghĩnh nữa”.

Loại từ chung Loại từ riêng

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 40 4A-k47

Bài 5 Tập đọc và Chính tả

LÒNG YÊU NƯỚC

Bây giờ con còn bé, con chưa hiểu rõ được thế nào là lòng yêu nước. Rồi con sẽ biết. Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi con ở nước ngoài, chợt nghe một người nói tiếng nước con. Tự nhiên con đến hỏi chuyện người không quen ấy.

Con sẽ cảm thấy tình yêu nước mạnh mẽ hơn nữa, nếu một ngày kia, một nước địch vô cớ dày xéo đất nước ta. Lúc ấy, con sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu “dũng cảm”, nào mẹ tiễn con hẹn lúc “khải hoàn”. Con ơi! bấy giờ con mới hiểu thế nào là lòng ái quốc. Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. Và một ngày kia cha sẽ vui mừng vì thấy con đi trận về

an toàn. Nhưng nếu cha biết được tin con đã lẩn lút trốn chạy, để tránh

cái chết. Thì lúc trước khi đã đón con đi học về, bằng những tiếng cười vui vẻ, bấy giờ sẽ đón con bằng những tiếng khóc xót xa. Cha sẽ cảm thấy xấu hổ và sẽ đâm tim mà thác cho rồi.

Theo Hà Mai Anh

Ngữ vựng

-Vô cớ (t.t): không có lý do.

-Dũng cảm (t.t): mạnh dạn và can đảm.

-Khải hoàn (đ.t): trở về sau khi thắng trận.

-An toàn (t.t): bình yên, không thiệt hại gì.

-Thác (đ.t): chết.

-Lẩn lút (đ.t): trốn tránh.

-Xót xa (t.t): đau đớn và buồn tủi trong lòng rất nhiều.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 41 4A-k47

Câu hỏi

1) Tại sao người cha bảo “bây giờ con chưa hiểu rõ được thế nào là lòng

yêu nước”?

2) Ở nước ngoài, nghe một người không quen biết nói tiếng nước mình, tự

nhiên con làm gì?

3) Con sẽ cảm thấy tình yêu nước mạnh mẽ hơn nữa trong trường hợp

nào?

4) Người cha nói khi nào thì đón con mình bằng những tiếng khóc xót xa?

Mẹ vẫn chờ con về bảo vệ tổ quốc người cha đau khổ trong ngày khải hoàn là yêu nước nếu biết con mình hèn nhát

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 42 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Lẩn lút A Đau đớn và buồn tủi trong lòng rất nhiều.

2 Khải hoàn B Trốn tránh

3 Vô cớ C Chết.

4 An toàn D Bình yên không thiệt hại gì.

5 Dũng cảm Đ Trở về sau khi thắng trận.

6 Xót xa E Mạnh dạn và can đảm.

7 Thác G Không có lý do.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Lẩn lút: __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) Khải hoàn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Vô cớ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _

4) An toàn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Dũng cảm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Xót xa: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

7) Thác: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Tục ngữ:

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh (khi đất nước bị giặc xâm chiếm, mọi người:

không phân biệt nam, nữ đều phải chống giặc)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 43 4A-k47

Bài 5 Phân Biệt Từ Ngữ

MẠNH, MẶN TÁT, TÁC XÓT, SÓT

- mạnh:

1- không đau ốm. 2- có quyền, có thế, có quân đội Từ ngữ thường dùng: mạnh mẽ; mạnh khỏe; mạnh bạo; mạnh dạn; mạnh giỏi; hùng mạnh.

- mặn:

1- có nhiều chất muối 2- có duyên Từ ngữ thường dùng: mặn đắng; mặn mòi (có duyên); mặn nồng.

- tát: 1- đánh bằng tay xòe ra. 2- làm cho cạn, cho khô hết Từ ngữ thường dùng: tát vào mặt; đánh vài cái tát; tát cho cạn nước.

- tác:

1- tuổi 2- làm gây ra Từ ngữ thường dùng: tác chiến; tác dụng; tác động; tác giả; tác hại; tác hợp; tác phẩm; tác phong; tác quái; các thành.

- xót: 1- đau rát, nóng rát 2- thương hại nhiều Từ ngữ thường dùng: xót dạ; xót ruột; xót thương; xót xa; xót mắt.

- sót: - bỏ quên, không ghi vào. Từ ngữ thường dùng: thiếu sót; còn sót lại; sót tên.

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) mạnh: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) mặn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) tát: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) tác: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) xót: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) sót: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 44 4A-k47

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. 1) Năm mới, cháu chúc bà _________ khỏe.

2) Hôm nay chị Tuyết kho cá ________ quá!.

3) “Hôm qua ________ nước đầu đình,

Bỏ quên chiếc áo trên cành hòa sen…”

4) Rượu sẽ ________ hại đến sức khỏe .

5) Không biết tại sao mắt của tôi ________ quá!.

6) Thày gọi tên tất cả học sinh, nhưng lại _________ tên tôi.

Lễ hội tát nước ở Lào và Thái-lan người nông dân đang tát nước vào ruộng

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 45 4A-k47

Luận Văn 5:

Đề tài:

Hãy tả lại cảnh múa lân mà em đã có dịp xem qua.

Dàn bài gợi ý

Mở bài: Em thấy đoàn múa lân vào dịp nào? ở đâu?

Thân bài: a- Đoàn múa lân gồm có bao nhiêu người? Dụng cụ của đoàn lân có

những gì?. b- Mỗi người có nhiệm vụ gì? c- Đầu lân to, nhỏ và hình dáng của lân, và người biểu diễn múa lân

mặc y phục như thế nào? Hình dáng và y phục của ông địa? d- Tiếng trống dồn dập khi nhanh khi chậm hòa với tiếng chiêng, tiếng

kẻng làm cho em có cảm giác ra sao? Và người đứng xem có đông không? Họ đứng theo hình gì? Khi nào người xem vỗ tay, la hét cổ võ? Người xem có tặng tiền thưởng cho con lân và ông địa không?

Kết luận: Cảm tưởng của em về buổi xem múa lân ấy.

Con lân và ông địa trống chiêng

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 46 4A-k47

Bài 5 Văn Phạm

Mạo Từ

Có 3 mạo từ: cái, các, những. Mạo từ cái đặt trước một danh từ có loại từ để nhấn mạnh vào danh từ ấy. Thí dụ: cái con dao này sắc quá! Mạo từ các và những: đặt trước danh dừ để chỉ số nhiều. Thí dụ: - Các ngày nghỉ đã được định trước cả. - Những người chăm chỉ đều thành công. ♦ Chú ý: phải phân biệt cái mạo từ và cái loại từ. Cái mạo từ, đứng trước một danh từ có loại từ; cái loại từ đứng liền trước danh từ. Thí dụ: - Cái con dao này sắc quá! (Cái: mạo từ; con: loại từ; dao: danh từ). - Cái bàn kia đẹp. (Cái: loại từ; bàn: danh từ).

Bài Tập:

Em hãy đọc những câu sau đây và cho biết tiếng cái nào là mạo từ? Tiếng cái nào là loại từ? 1) Cái con chó này hỗn quá! Cái trứng vừa để đây, nó đã ăn mất rồi!

2) Cái xe đạp của tôi đã cũ kỹ, chẳng khác gì cái con ngựa già bị đau yếu!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 47 4A-k47

Bài 6 Tập đọc và Chính tả

LÊ LONG ĐĨNH (1005-1009)

Lê Long Đĩnh là người bạo-ngược, tính hay

chém giết, ác bằng các vua Kiệt, Trụ ngày xưa. Khi đã giết anh rồi, ông lên làm vua, thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi. Có khi những tù phạm phải hình, thì bắt lấy rơm tẩm dầu, quấn vào

người rồi đốt sống. Có khi bắt tù trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc cho cây đổ

xuống. Có khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông cho chết. Làm những điều ác như thế thì lấy làm thích chí. Một hôm lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh-thoảng giả bộ lỡ tay bổ dao vào đầu nhà sư, chảy máu ra. Ông trông thấy thế làm vui cười.

Còn khi ra buổi chầu, có ai tấu sớ điều gì thì cho những thằng hề nói khôi hài hay là nhại tiếng làm trò.

Vì lúc sống ham mê rượu chè, nữ sắc quá độ, mắc bệnh không ngồi được. Khi đến buổi chầu thì ông cứ nằm mà họp, cho nên có tên gọi là Ngọa-triều.

Lê Long Đĩnh làm vua được 2 năm đổi niên-hiệu là Cảnh-thụy (1008-1009). Sang năm sau là năm Kỷ-Dậu (1009) thì mất. Ông làm vua được 4 năm, thọ được 24 tuổi. Lê Long Đĩnh mất rồi, con thì còn bé, các quan trong triều nhân dịp này tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, khai sáng nên cơ-nghiệp nhà Lý.

Nhà Tiền-Lê làm vua được 3 đời, cả thảy được 29 năm.

(Trích Viet Nam Lược Su cua Tran Trong Kim)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 48 4A-k47

Ngữ vựng

-Bạo ngược (t.t): tàn ác và ngược ngạo.

-Tù phạm phải hình (d.t): người bị phạm tội hình sự (criminal).

-Sọt (d.t): giỏ nhỏ đan bằng tre hoặc dây mây.

-Mía (d.t): một loại cây thân nhỏ, có đốt dài, đặc ruột và có nhiều chất ngọt.

-Nhà sư (d.t): người tu theo Phật giáo.

-Róc vỏ (đ.t): vạt hết lớp vỏ bên ngoài.

-Buổi chầu (d.t): buổi họp của vua, các quan đến để nghe lời vua dạy.

-Tấu sớ (đ.t): tấu là báo cáo cho vua biết việc gì xẩy ra; sớ là nói (đề nghị) với

vua điều mình mong muốn.

-Rơm (d.t): thân cây lúa sau khi đã đập hết hạt.

-Thằng hề (d.t): người làm trò vui cười cho người ta xem.

-Nữ sắc (d.t): sắc đẹp của đàn bà.

-Niên hiệu (d.t): tên hiệu của ông vua đặt ra khi lên ngôi để tính năm.

-Khai sáng (đ.t): mở ra, lập ra.

Câu hỏi

1) Tính tình vua Lê Long Đĩnh như thế nào?

2) Trò chơi của vua Lê Long Đĩnh là gì? Hãy kể một vài trò chơi ấy.

3) Khi ra buổi chầu, có ai báo cáo hoặc đề nghị điều gì thì vua làm thế nào?

4) Vua Lê Long Đĩnh mất rồi, các quan trong triều đã làm gì?

5) Nhà Tiền Lê làm vua được mấy đời? Cả thảy được bao nhiêu năm?

Những cái sọt đan bằng tre rơm thằng hề

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 49 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Bạo ngược A Sắc đẹp của đàn bà.

2 Tù phạm phải hình B Người làm trò vui cười cho người ta xem

3 Sọt C Mở ra, lập ra

4 Mía D Người bị phạm tội hình sự.

5 Nhà sư Đ Thân cây lúa sau khi đã đập hết hạt.

6 Róc vỏ E Tấu là báo cáo cho vua biết việc gì xẩy ra; sớ là nói với vua điều mình mong muốn.

7 Buổi chầu G Buổi họp của vua, các quan đến để nghe lời vua dạy.

8 Tấu sớ H Vạt hết vỏ bên ngoài.

9 Rơm K Người tu theo Phật giáo.

10 Thằng hề I Một loại cây thân nhỏ, có đốt dài, đặc ruột và có nhiều chất ngọt.

11 Nữ sắc L Giỏ nhỏ đan bằng tre hoặc dây mây.

12 Khai sáng M Tàn ác và bạo ngược.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Bạo ngược: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _

2) Tù phạm phải hình: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Sọt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Mía: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Nhà sư: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Róc vỏ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Buổi chầu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

8) Tấu sớ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

9) Rơm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

10) Thằng hề: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

11) Nữ sắc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

12) Khai sáng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 50 4A-k47

Bài 6 Phân Biệt Từ Ngữ

RÓC, RÓT ÁC, ÁT

SẮC, SẮT

- róc:

1- vạt hết vỏ bên ngoài 2- hết sạch, không còn 3- ốm gầy Từ ngữ thường dùng: róc mía; róc rách (tiếng nước chảy).

- rót: - trút nước trong chai, trong bình ra. Từ ngữ thường dùng: rót nước, rót rượu

- ác:

- hung dữ, làm hại người khác Từ ngữ thường dùng: ác báo; ác độc; ác đức; ác hại; ác mộng; ác nhân; ác ôn; ác thú..

- át: - ngăn, che lấp Từ ngữ thường dùng: át trở (ngăn trở); át ức (ngăn giữ và ức chế); át chế (ngăn giữ và chế ngự)

- sắc:

1- bén, cắt dễ dàng 2- vẻ đẹp của đàn bà 3- dấu sắc Từ ngữ thường dùng: dao sắc; sắc đẹp; nhan sắc

- sắt: - kim loại mầu xám, cứng chắc, rất ích lợi trong việc chế tạo ra đồ dùng. Từ ngữ thường dùng: nón sắt; tủ sắt; sắt đá; sắt son.

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) róc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) rót: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) ác: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) át: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) sắc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) sắt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 51 4A-k47

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. 1) Khách đến nhà thăm ba mẹ, chị Hoa _________ nước mời khách.

2) Trước khi ăn mía, ta cần phải ________ hết vỏ.

3) Trong truyện “Bạch Tuyết”, bà phù thủy rất độc _________.

4) Tí hét thật to để ________ tiếng nói của chị .

5) Con dao này ________ lắm, cầm dao phải cẩn thận.

6) Mỗi người con gái có _________ đẹp khác nhau.

Tục ngữ:

Chim có tổ, người có tông (chim có tổ để quây quần; con người thì có gia đình, dòng tộc để sum họp)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 52 4A-k47

Luận Văn 6:

Thuật Chuyện

Thuật chuyện tức là kể lại một câu chuyện mà mình đã đọc, đã chứng kiến,

hoặc đã được nghe người khác kể .

Bài luận văn Thuật chuyện cũng được phân chia thành 3 phần: Phần đầu

tiên là mở bài, nghĩa là giới thiệu câu chuyện mà em muốn thuật lại . Tại

sao em biết được câu chuyện này? Em biết câu chuyện này khi nào? ...

Phần kế tiếp là phần thân bài . Ở phần thân bài, em cần kể theo đầu đuôi

câu chuyện: bắt đầu câu chuyện như thế nào? Tất cả diễn biến của câu

chuyện liên quan các nhân vật trong chuyện ra sao? Rồi đến kết cục của

câu chuyện và nhận xét của em dành cho mỗi nhân vật, để chuyển tiếp

đến phần cuối cùng, là phần kết luận .

Phần kết luận, em cho biết ích lợi của câu chuyện này là gì? Và em sẽ áp

dụng trong đời sống hàng ngày ra sao?

Dàn bài tổng quát

1- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em muốn kể; tại sao em biết được

câu chuyện này? Em biết vào lúc nào?

2- Thân bài: - Bắt đầu câu chuyện

- Mọi diễn biến câu chuyện xẩy ra từ đầu đến cuối và các nhân vật liên quan với nhau như thế nào?

- Kết cục câu chuyện ra sao?

- Nhận xét của em dành cho mỗi nhân vật trong chuyện .

3- Kết luận: Câu chuyện có ích lợi gì? Em sẽ áp dụng vào đời sống

hàng ngày như thế nào?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 53 4A-k47

Bài 6 Văn Phạm

ĐẠI DANH TỪ Đại danh từ là tiếng dùng thay cho danh từ. Thí dụ: - Ba chăm học. Anh được thày khen luôn. (Anh: thay cho Ba). - Em tôi học lớp Năm. Nó ngoan lắm (Nó: thay cho em tôi).

Nhân Vật Đại Danh Từ

Nhân vật đại danh từ dùng thay thế cho người, con vật, đồ vật. Thí dụ: - Tôi đã nói với anh rằng hắn rất tốt. - Con chó của tôi rất lớn. Nó tên là Ki-ki. Nhân vật đại danh từ gồm có:

NGÔI THỨ 1 NGÔI THỨ 2 NGÔI THỨ 3

SỐ ÍT ta, tôi, tao tớ,

qua…

mày, mi, anh, ngươi..

Nó, hắn, y, gã…

SỐ NHIỀU

chúng ta, chúng tôi, chúng tao,

tụi tôi…

chúng mày, chúng bay, các anh…

họ, chúng nó, tụi nó, bọn hắn

♦ Chú ý: Những tiếng để xưng hô với người trong họ hàng cũng có thể biến thành đại danh từ như: ông, bà, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị…

Bài Tập:

Tìm những nhân vật đại danh từ trong câu sau đây và nói rõ ngôi thứ: “Anh hãy cho tôi biết tại sao chúng nó nghỉ”.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 54 4A-k47

Bài 7 Tập đọc và Chính tả

LÝ CÔNG UẨN

Tục truyền rằng Công Uẩn không có cha. Mẹ là Phạm-thị đi lễ chùa Tiêu sơn (làng Tiêu-sơn, phủ Từ-sơn). Khi về, nằm mộng thấy đi lại với thần nhân rồi có thai, sanh ra đứa con trai. Khi người con lên ba tuổi, bà đem cho người sư ở chùa Cổ Pháp, tên là Lý khánh Văn, làm con nuôi. Ông mới đặt tên người con của bà là Lý công Uẩn. Lý Công Uẩn lớn lên vào Hoa-lư làm quan nhà Tiền-Lê, đến chức Tả Thân Vệ Điện-Tiền Chỉ-huy-sứ.

Khi Vua Lê Long Đĩnh chết, con trai của Lê Long

Đĩnh còn bé nhỏ. Các quan trong triều sợ Hoàng

tử sau này sẽ ác độc như vua cha, nên các quan

trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, lấy hiệu là Lý Thái Tổ. Lúc ấy, vua Lý Thái Tổ đã 36 tuổi, và bắt đầu Nhà Hậu Lý.

Vua Lý Thái Tổ thấy đất Hoa-lư chật hẹp,

bèn dời đô về thành Đại La. Tháng 7 năm Thuận-Thiên nguyên niên (1010), thì khởi sự dời đô. Khi ra đến thành Đại La, Lý Thái-tổ lấy cớ trông thấy rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại La thành là Thăng Long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ. Việc Đối Ngoại: Lúc bấy giờ, ở bên nhà Tống có nhiều việc, cho nên cũng không sinh sự lôi thôi gì với nước ta. Bởi vậy, khi vua Thái Tổ lên làm vua, sai sứ sang cầu phong. Vua nhà Tống liền phong cho làm Giao-chỉ Quận-vương. Sau lại tấn phong là Nam-Bình-Vương. Nước Chiêm-thành và nước Chân-lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang-giao thời bấy giờ đều yên-trị. Việc Nội Trị: Ở trong nước, cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn. Như là ở Diễn-châu (thuộc Nghệ-an) và ở mạn Thượng-du hay có sự phản nghịch. Nhà vua phải thân chinh đi đánh-dẹp mới yên được. Thời bấy giờ các hoàng-

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 55 4A-k47

tử đều phong tước vương và phải cầm quân đi đánh giặc. Bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh. Lý Thái Tổ lưu tâm về việc sửa-sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền-Lê. Vua định ra 6 hạng thuế là:

thuế ruộng, đầm, ao

thuế đất trồng dâu và bãi phù-sa

thuế sản-vật ở núi

thuế mắm-muối đi qua Ải-quan

thuế sừng tê, ngà voi và trầm hương ở trên mạn núi xuống

thuế tre, gỗ, hoa quả Vua cho các Công-chúa coi việc trưng-thu các thứ thuế ấy. Lý Thái Tổ trị-vì được 19 năm thì mất, hưởng thọ được 55 tuổi.

Ngữ vựng

-Tục truyền (đ.t): theo như lời người xưa truyền lại.

-Nằm mộng (đ.t): ngủ mơ thấy.

-Thần nhân (d.t): người ở cõi tiên.

-Hoàng tử (d.t): con trai của vua.

-Sinh sự (đ.t): kiếm chuyện, gây ra chuyện.

-Tấn phong (đ.t): tăng chức lên.

-Triều cống (đ.t): dâng lễ vật lên vua.

-Bang giao (đ.t): liên hệ giữa nước này với nước kia.

-Yên trị (t.t): bình yên và phát triển.

-Thân chinh (đ.t): tự mình.

-Phản nghịch (đ.t): làm phản, chống lại nhà vua (chính phủ).

-Lưu tâm (đ.t): chú ý đến.

-Công chúa (d.t): con gái của nhà vua.

-Trưng thu (đ.t): lấy, thu để đưa vào công quỹ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 56 4A-k47

Câu hỏi 1) Khi vua Lê Long Đĩnh chết, tại sao các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua? 2) Lên ngôi vua, Lý Công Uẩn lấy hiệu là gì? Năm đó ông bao nhiêu tuổi?

3) Tại sao vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La?

4) Vua Lý Thái Tổ lấy cớ gì để đổi tên Đại La thành là Thăng Long thành?

5) Vua Lý Thái Tổ định ra mấy hạng thuế? Kể các thứ thuế ấy.

6) Ai coi việc trưng thu thuế?

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Sinh sự A Theo như lời người xua truyền lại.

2 Tấn phong B Ngủ mơ thấy.

3 Trưng thu C Người ở cõi tiên.

4 Triều cống D Con trai của vua.

5 Lưu tâm Đ Kiếm chuyện, gây chuyện.

6 Nằm mộng E Tăng chức lên

7 Bang giao G Liên hệ giữa nước này với nước kia

8 Phản nghịch H Dâng lễ vật lên vua.

9 Thần nhân K Bình yên

10 Yên trị I Tự minh

11 Hoàng tử L Làm phản, chống lại nhà vua (chính phủ)

12 Thân chinh M Chú ý đến

13 Công chúa N Con gái của nhà vua.

14 Tục truyền O Lấy, thu để đưa vào công quỹ.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

Em hãy đặt 1 câu với mỗi từ ngữ đã học trong phần Ngữ vựng.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 57 4A-k47

Bài 7 Phân Biệt Từ Ngữ THÀNH, THẦN

TRIỀU, CHIỀU CHẬT, CHẶT

- thành:

1- tường xây cao bao bọc 4 phía để che chở 1 khu vực. 2- nơi có phố xá, đông đúc người. 3- chân thực, thiết tha 4- nên, được kết quả Từ ngữ thường dùng: tường thành; thành phố; thành thực; lòng thành; thành công; thành hình; thành lập; thành hôn.

- thần:

1- phần vô hình trong người hiểu biết được sự việc. 2- bậc vô hình có phép tắc nhiệm màu. 3- linh diệu Từ ngữ thường dùng: thần hỏa; thần bí; thần linh; thần diệu; thần thánh; thần dược; thần chú;

- triều:

1- chỗ vua ngự để các quan vào chầu. 2- nước biển lên xuống. Từ ngữ thường dùng: triều bái; triều cống; triều đại; thủy triều; triều kiến.

- chiều:

1- khoảng thời gian từ quá trưa đến gần tối. 2- bề, hướng. 3- theo ý muốn của người khác. Từ ngữ thường dùng: buổi chiều; chiều nay; gió chiều nào che chiều ấy; chiều chuộng

- chật: 1- nhỏ hẹp 2- đầy, đông đầy sát với nhau. Từ ngữ thường dùng: chật chội; chật hẹp; chật ních; chật vật;

- chặt: 1- chém mạnh cho đứt. 2- vững chắc, không lung lay được. Từ ngữ thường dùng: chặt chẽ; chặt cây; thắt chặt; nắm cho chặt.

con trăn quấn chặt cành cây khô chắp tay khấn vái thần linh

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 58 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) thành: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) thần: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) triều: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) chiều: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) chật: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) chặt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. 1) Trong ___________ phố đông người, lái xe phải cẩn thận.

2) Bạn không tin có ___________ thánh nhưng bạn cũng nên kính nể.

3) Các quan trong ___________ đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua .

4) Bé kia rất hư vì nó được mẹ __________ ________ .

5) Phòng ngủ của em ___________ nhưng gọn gàng và sạch sẽ.

6) Con trăn quấn _________ cành cây khô.

Ca dao:

Trên trời có bấy nhiêu sao Công ơn cha mẹ cũng bao nhiêu lần

(công ơn của cha mẹ không thể kể cho hết được)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 59 4A-k47

Luận Văn 7: Đề tài:

Trong tuần học đầu tiên, em đã được đọc bài Thỏ và Rùa . Em hãy thuật lại truyện Thỏ và Rùa.

DÀN BÀI

I. Mở Bài: Giới thiệu truyện mà đề tài muốn em thuật lại.

II. Thân Bài: 1. Giải thích vài điểm đặc biệt của thỏ và rùa. 2. Lý do nào có cuộc thi giữa thỏ và rùa? 3. Luật lệ thi như thế nào? 4. Trong cuộc thi thỏ đã làm gì và rùa làm những gì? 5. Kết quả cuộc thi.

III. Kết Luận: Truyện có ý dạy ta điều gì? Cảm nghĩ của em ra sao?

Thỏ thách đố rùa rùa đồng ý thi tài với thỏ thỏ ỷ tài nên coi thường rùa

cuối cùng rùa đã thắng cuộc thi

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 60 4A-k47

Bài 7 Văn Phạm

ĐẠI DANH TỪ (tiếp theo)

Ngoài nhân vật đại danh từ, còn có:

1- Chỉ định đại danh từ, chỉ người hay vật nào mà ta chỉ vào hoặc trông

vào mà nói, như: kia, đó, nọ, đây, này…

Thí dụ: Đây là bạn tôi, kia là em tôi.

2- Nghi vấn đại danh từ, để hỏi cho biết người nào hay vật gì, như: ai, gì,

chỉ…

Thí dụ: Ai trả lời được? Anh nói gì?

3- Phiếm chỉ đại danh từ, để chỉ trống không, như: ai, ai nấy, người ta.

Thí dụ: Ở đời, ai cũng phải làm việc.

♦ Chú ý: Đừng lầm chỉ định đại danh từ với chỉ định từ.

Bài Tập:

Tìm một phiến chỉ đại danh từ trong câu sau đây:

“Nghe tiếng gọi, ai nấy đều quay ra”

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 61 4A-k47

Bài 8 Tập đọc và Chính tả

NHÀ TRẦN – THỜI HƯNG THỊNH

Chiến Thắng Quân Mông Cổ Lần I

Mông Cổ là một dân tộc ở phía Bắc nước Tàu

(Trung Hoa ngày nay), tính tình hung hăng. Khi

nhà Trần dựng nghiệp ở nước ta thì tướng

Mông Cổ là Hốt Tất Liệt đánh chiếm được nước

Tàu, lập ra nhà Nguyên và có ý định thôn tính

nước ta (bấy giờ là Đại Việt).

Năm 1257, nhà Nguyên (Mông Cổ) sai Sứ sang bảo Vua Trần Thái Tôn

phải sang triều cống. Vua Trần Thái Tôn không chịu nghe, còn bắt giam

Sứ giả Mông Cổ. Lấy cớ ấy, chúng rầm rộ kéo quân tràn sang nước ta.

Đi đến đâu chúng tàn sát, đốt phá đến đó. Trước sự hung hăng tàn bạo

của giặc Mông Cổ, nhà Vua phải cho rút binh về cố thủ ở Hưng Yên.

Thấy tình thế nguy ngập, Vua Trần Thái Tôn cho hỏi ý Trần Thủ Độ. Thủ

Độ tâu rằng: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ Hạ đừng lo.”

Vì thế Vua Thái Tôn vững lòng, tiếp tục chiến

đấu theo lối đánh du kích, gây xáo trộn, hoang

mang trong hàng ngũ địch. Đến lúc thấy giặc

Mông Cổ đã mệt mỏi, lại thêm đau ốm vì không

hợp khí hậu ở nước ta, nhà Vua vận dụng toàn

quân đánh một trận quyết liệt, đẩy bật quân

xâm lăng ra khỏi bờ cõi.

Nhờ sự quyết tâm và lòng kiên trì, quả cảm, quân ta đã ngăn chận được

sức tiến quân mạnh như vũ bão của đại binh Mông Cổ và đã chiến thắng

vẻ vang.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 62 4A-k47

Ngữ vựng

-Thôn tính (đ.t): chiếm lấy.

-Triều cống (đ.t): dâng lễ vật cho vua.

-Sứ giả (d.t): người đại diện của vua để liên lạc với nước khác.

-Tàn sát (đ.t): giết hết không chừa một ai.

-Tâu (đ.t): trình báo với vua điều gì.

-Du kích (d.t): dùng toán quân nhỏ dễ di chuyển để đánh quân địch đông

và nhiều khí giới hơn.

-Tình thế (d.t): tình trạng xẩy ra.

-Vận dụng (đ.t): xoay sở mọi cách sử dụng.

-Kiên trì (đ.t): giữ vững.

Câu hỏi

1) Lấy cớ gì quân Mông Cổ rầm rộ kéo sang đánh phá nước ta?

2) Trước sự hung hăng tàn bạo của giặc Mông Cổ, Vua Trần Thái Tôn phải

làm gì?

3) Thấy tình thế nguy ngập, Vua Trần Thái Tôn cho hỏi ý Trần Thủ Độ.

Trần Thủ Độ đã tâu với vua điều gì?

4) Lối đánh du kích có lợi gì?

5) Nhờ vào đâu mà quân ta đã chiến thắng giặc Mông Cổ một cách vẻ

vang?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 63 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Tàn sát A Chiếm lấy

2 Du kích B Dâng lễ vật cho vua

3 Kiên trì C người đại diện của vua để liên lạc với nước khác.

4 Triều cống D Giết chết không chừa một ai

5 Tình thế Đ Trình báo với vua điều gì.

6 Sứ giả E

dùng toán quân nhỏ dễ di chuyển

để đánh quân địch đông và nhiều

khí giới hơn.

7 Vận dụng G Tình trạng xẩy ra

8 Tâu H Xoay sở mọi cách sử dụng.

9 Thôn tính K Giữ vững

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Tàn sát: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

2) Du kích: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Kiên trì: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Triều cống: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Tình thế: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

6) Sứ giả: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Vận dụng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

8) Tâu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) Thôn tính: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 64 4A-k47

Bài 8 Phân Biệt Từ Ngữ

SÁT, XÁT MÔNG, MONG

SỨ, XỨ

- sát:

1- gần nhau 2- đúng hợp 3- xem xét, tra hỏi 4- giết Từ ngữ thường dùng: quan sát; sát bên; sát cánh; sát hại; sát nhân; sát nghĩa; sát sinh…

- xát: - cọ, chà Từ ngữ thường dùng: xát xà bông; xát dầu vào lưng.

- mông:

1- hai bàn thịt sau đít. 2- mờ, xa Từ ngữ thường dùng: mông lung; mông mênh; tê mông.

- mong:

- chờ, đợi, hy vọng Từ ngữ thường dùng: mong chờ; mong đợi; mong ước; mong mỏi; mong manh.

- sứ:

1- đồ gốm làm bằng đất dẻo. 2- một loại cây có hoa thơm. 3- người của nhà vua sai đi liên lạc các nơi. Từ ngữ thường dùng: Hoa sứ; đồ sứ; sứ giả; sứ mệnh.

- xứ:

1- vùng, miền, nước (quốc gia) 2- vùng theo Thiên Chúa Giáo. Từ ngữ thường dùng: giáo xứ; chánh xứ; xứ sở.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 65 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) sát: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) xát: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) mong: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) mông: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) sứ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) xứ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

1) Thảo học cùng lớp và ngồi _________ cạnh với tôi nhưng tôi không

thân với bạn ấy.

2) Tèo ________ xà-phòng khắp thân rồi sau đó mới xối nước lên người.

3) Mẹ đi lâu quá, chưa về! Con ______________ mẹ lắm mẹ ơi!.

4) Thu nhẩy cao nên bị té ngã, bầm tím cả ______________ .

5) Chiều chiều đứng trước sân nhà,

Thoảng mùi hoa __________ nao nao nhớ người.

6) Gia đình tôi xa ________ đã 20 năm rồi.

Ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 66 4A-k47

Luận Văn 8:

Đề tài: Em đã đọc hoặc được nghe kể “truyện ăn khế trả vàng”. Hãy kể lại truyện ấy.

DÀN BÀI

I. Mở Bài: Giới thiệu truyện mà đề tài muốn em thuật lại.

II. Thân Bài: 1. Phân chia gia tài bất công. 2. Chim thần xuất hiện. 3. Người em được thưởng vì bản tính thật thà. 4. Người anh bị phạt vì tính gian tham.

III. Kết Luận: Truyện có ý dạy ta điều gì? Tục ngữ có câu: “Tham thì

thâm”. Cảm nghĩ của em ra sao?

Vợ chồng người anh Cây khế đã có trái ngọt Chim Phượng Hoàng Tham lam đến ăn khế ngọt

Chim chở người em Khi giầu có người em Người anh tham lam đến kho tàng giúp đỡ kẻ nghèo bị rơi xuống biển chết.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 67 4A-k47

Bài 8 Văn Phạm

CHỈ ĐỊNH TỪ

Chỉ định từ là tiếng đặt sau hay trước danh từ để nói rõ về danh từ đó hơn. Chỉ định từ gồm có: ♦ Chỉ thị chỉ định từ: những tiếng cho ta biết người, con vật hay đồ vật nào, như: này, ấy, nọ, kia, đó. Thí dụ: Cây viết này của tôi. ♦ Số lượng chỉ định từ: - những số đếm: một, hai, ba… ♦ Thứ tự chỉ định từ : - những tiếng chỉ hạng, thứ bậc: nhất, nhì, ba, tư… ♦ Nghi vấn chỉ định từ: - những tiếng dùng để hỏi: gì, chi, nào. Thí dụ: Anh học lớp nào? ♦ Phiếm chỉ định từ: - những tiếng dùng để nói trống không: nào, gì, chi… Thí dụ: Bài nào tôi cũng thuộc.

Bài Tập

Tìm chỉ định từ trong mỗi câu sau đây và nói rõ tiếng đó thuộc loại chỉ định từ nào? 1) Loại sơn này có đủ màu.

2) Ba cây bút chì trong hộp là của tôi.

3) Tôi là người khách thứ tư bước vào trong tiệm Wal-mart.

4) Món đồ chơi nào Tí cũng thích.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 68 4A-k47

Bài 9 Tập đọc và Chính tả

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

Năm 1282, Thượng Hoàng Trần Thánh Tôn đã

triệu tập đội ngũ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp

đến tham dự hội nghị Bình Than. Cuộc họp này

dùng để bàn định chiến lược và những kế

sách cụ thể trong cuộc đọ sức không thể nào

tránh khỏi với kẻ thù.

Cuối năm 1284, vua muốn thống nhất ý chí và tập hợp sức mạnh của toàn dân. Vua Trần Nhân Tôn đã trân trọng mời các vị bô lão đại diện cho nhân dân các làng xã về dự một cuộc hội nghị đặc biệt. Buổi họp này đã được tổ chức tại kinh thành Thăng Long. Địa điểm hội nghị là cung điện Diên Hồng. Vì thế, sách sử thường gọi đây là Hội nghị Diên Hồng. Thượng Hoàng Trần Thánh Tôn và Hoàng Đế Trần Nhân Tôn đích thân chủ trì hội nghị. Tại hội nghị Diên Hồng, các vị bô lão đã được nghe thông báo về việc quân giặc đã áp sát biên giới phía bắc nước ta. Và cũng được cho biết sự lựa chọn:

Nếu chấp nhận hòa với quân giặc nghĩa là mất tất cả. Còn như nếu toàn dân đồng lòng liều chết để đánh, thì có thể giữ được tất cả.

Vậy, toàn dân Đại Việt nên hòa hay nên đánh? Và tiếng hô quyết

đánh đã rung chuyển cả điện Diên Hồng. Hiểu được lòng dân, nhà Trần đã tự tin vạch ra được những kế sách chống xâm lăng. Sự thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh chống quân Mông Cổ lần thứ II là do sự đoàn kết của toàn dân qua cuộc hội nghị Diên Hồng.

Hội nghị Diên Hồng là một sáng tạo rất độc đáo của nhà Trần. Đó là

sự biểu hiện của ý thức tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Nhiều nhà sử học đã trân trọng gọi đây là điển hình của tinh thần dân chủ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 69 4A-k47

Ngữ vựng

- dã tâm: dt. Lòng dạ hiểm độc mưu việc lợi mình hại người.

- xâm lược: đg. Xâm chiếm lãnh thổ, cướp đoạt chủ quyền của nước

khác bằng vũ lực.

- chiến lược: dt. biện pháp quân sự được áp dụng trong suốt cuộc chiến

tranh.

- kế sách: dt. những việc dự định làm, được sắp xếp có hệ thống.

- kinh thành: dt. Kinh đô (nơi ở và làm việc của vua).

- chủ trì: đt. Chịu trách nhiệm chính, điều khiển.

- nhà sử học: dt. Người chuyên nghiên cứu và viết lịch sử.

- thống nhất: tt. Hợp lại thành một khối, có chung một cơ cấu tổ chức

Câu hỏi

1) Để đối phó với dã tâm xâm lược của quân Nguyên (Mông Cổ) lần thứ

II, Thượng Hoàng Trần Thánh Tôn đã quyết định điều gì?

2) Kế tiếp, để thống nhất ý chí và cũng là để tập hợp sức mạnh của toàn

dân, Vua Trần Nhân Tôn đã làm gì?

3) Địa điểm hội nghị ở đâu?

4) Tại hội nghị Diên Hồng, các vị bô lão đã được chính thức nghe thông

báo gì?

5) Khi được hỏi: "Đại Việt nên hoà hay nên đánh" thì tiếng hô vang như

thế nào?

6) Hội nghị Diên Hồng là một sáng tạo độc đáo vào đời vua nào? và biểu

hiệu điều gì?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 70 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 dã tâm A Người chuyên nghiên cứu và viết lịch sử.

2 kế sách B Chịu trách nhiệm chính, điều khiển.

3 chiến lược C Kinh đô (nơi ở và làm việc của vua).

4 chủ trì D những việc dự định làm, được sắp xếp có hệ thống.

5 xâm lược Đ Lòng dạ hiểm độc mưu việc lợi mình hại người.

6 kinh thành E Hợp lại thành một khối, có chung một cơ cấu tổ chức

7 nhà sử học G biện pháp quân sự được áp dụng trong suốt cuộc chiến tranh.

8 thống nhất H Xâm chiếm lãnh thổ, cướp đoạt chủ quyền

của nước khác bằng vũ lực.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) dã tâm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) kế sách: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) chiến lược: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) chủ trì: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) xâm lược: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) kinh thành: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) nhà sử học: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) thống nhất: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 71 4A-k47

Bài 9 Phân Biệt Từ Ngữ

QUYẾT, QUẾT CÚI, CUỐI CỨU, CÚ

- Quyết: 1) nhất định, lấy làm chắc 2) đoán, định, xét Từ ngữ thường dùng: quyết chí; quyết định; quyết tâm; quyết chiến; quyết thắng

- quết: - đâm cho nát, giã cho nhuyễn - phết vào cho dính trên bề mặt

Từ ngữ thường dùng: - quết thịt; quết trầu - quết sơn lên vải

- Cúi: - khom xuống Từ ngữ thường dùng: cúi luồn (luồn cúi); cúi đầu; cúi lưng; cúi xin

- Cuối: - cùng hết, sau cùng Từ ngữ thường dùng: cuối cùng; cuối năm; cuối mùa; cuối khóa; cuối ngày; cuối tuần; từ đầu đến cuối.

- Cứu:

1) giúp để tránh nạn 2) tra xét Từ ngữ thường dùng: cứu giúp; cứu mạng; cứu bần;

- Cú: 1) một loại chim cú 2) đánh với ngón tay cong lại. 3) câu Từ ngữ thường dùng: chim cú; cú đầu; cú pháp; xấu như cú; cú vọ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 72 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ:

1) Quyết: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ __

2) Quết: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Cúi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Cuối: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

5) Cứu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

6) Cú: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

1) Toàn dân cùng một lòng __________ chiến chống giặc Tàu.

2) Bà ngoại _________ một miếng vôi lên lá trầu tươi.

3) Trong ______ đình của tôi không ai thích ăn _______ heo, _____ gà.

4) Tâm đánh rơi cây bút, nó phải ________ xuống nhặt cây bút lên.

5) Ở __________ ngã tư kia có một tiệm bán phở ngon lắm.

6) Tự nhiên sao anh lại _________ đầu tôi?

7) Con mèo rớt xuống ống cống, chú cảnh sát đang tìm cách _______ nó.

.

Ca dao:

Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn có mắt ông cha không thờ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 73 4A-k47

Luận Văn 9:

Đề tài: Em đã đọc hoặc được nghe kể “Truyện Con Công và Con Quạ”. Hãy kể lại truyện ấy.

DÀN BÀI

I. Mở Bài: Giới thiệu truyện mà đề tài muốn em thuật lại.

II. Thân Bài: 1. Công và Quạ phân công việc cho nhau 2. Qụa bắt đầu trang điểm cho Công 3. Đến lượt Công trang điểm cho Quạ thì có việc xẩy ra 4. Quạ không đủ kiên nhẫn để chờ Quạ. 5. Các chim khác thấy hình dáng của Quạ chế diễu

III. Kết Luận: Truyện có ý dạy ta điều gì? Tục ngữ có câu: “Có hối cũng

muộn”. Cảm nghĩ của em ra sao?

quạ công

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 74 4A-k47

Bài 9 Văn Phạm

TÍNH TỪ

Tính từ là tiếng thường đi liền với tiếng danh từ hay đại danh từ để chỉ cái

tính, cái chất, cái thể, cái dáng… của danh từ hay đại danh từ đó.

Thí dụ:

- Anh Ba ngoan.

- Đất sét mềm.

- Tháp chuông cao.

Tính từ đơn chỉ có một tiếng

Thí dụ: hoa thơm – cam ngọt – dao sắc…

Tính từ ghép có 2 hay nhiều tiếng.

Thí dụ: thày giáo tận tâm – Học trò chăm chỉ – Cô kia xinh đẹp…

Tính từ cũng thường dùng như động từ.

Thí dụ: Cái hoa này thơm lắm.

Bài Tập

Tìm những tính từ trong những câu sau đây:

1) “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

2) “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 75 4A-k47

Bài 10 Tập đọc và Chính tả

LÊ LỢI KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH

♦ Lê Lợi người làng Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, là một nông dân giầu có.

Ông hay giúp đỡ người nghèo và có chí khí. Quân Minh nghe tiếng mời

ông ra làm quan nhưng ông một mực từ chối: "Đại trượng phu phải giúp

nước lúc gặp nạn, lập nên công lớn, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại

bo bo chịu làm đày tớ cho người ngoài ư?”.

♦ Năm 1418, ông phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định

Vương, quyết đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất

nước. Lúc đầu vì yếu thế, Bình Định Vương ba lần

rút về núi Chí Linh. Một lần bỏ cả vợ con để giặc bắt

được. Một lần nhờ Lê Lai hy sinh, mặc áo cẩm bào

giả làm Lê Lợi, xông ra trận cho giặc bắt, để ông

chạy thoát. Một lần cuối cùng phải tạm xin hòa với

giặc.

♦ Năm 1426, Bình Định Vương tiến quân ra Bắc, đại

phá Vương Thông ở Tuy Động rồi vây chặt thành

Đông Đô. Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 10 vạn binh

sang tiếp cứu. Bình Định vương sai tướng dùng mưu

chém Liễu Thăng ở ải Chi Lăng. Mộc Thạnh sợ hãi bỏ

chạy về nước, còn Vương Thông thì đầu hàng. Nước

ta dành lại được độc lập tự chủ.

♦ Năm 1428, sau khi dẹp tan giặc Minh, Bình Định

Vương Lê Lợi cho Nguyễn Trãi soạn bài Bình Ngô Đại Cáo. Muc đích của

bài này là để báo cho dân chúng biết được sự chiến thắng vẻ vang của

quân dân ta. Lê Lợi lên ngôi vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, lập nên nhà Hậu

Lê; đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.

♦ Cuộc chiến đấu 10 năm chống quân Minh thật là vô cùng khó khăn và vất

vả. Vua Lê Lợi đã có một tấm lòng kiên nhẫn lạ thường. Bình Định

Vương Lê Lợi đã bẻ cùm tháo xích cho giống nòi. Ông xứng đáng là một

bậc anh hùng dân tộc.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 76 4A-k47

Ngữ vựng

-Đại trượng phu (d.t): người có chí khí lớn.

-Bo bo (đ.t): giữ chặt, khăng khăng giữ cho riêng mình.

-Khởi nghĩa (đ.t): nổi dậy vì đại nghĩa để giải phóng dân tộc.

-Áo cẩm bào (d.t): Áo khoác bên ngoài của vua chúa.

-Đại phá (đ.t): đánh thắng một trận chiến lớn.

-10 vạn (d.t): (1 vạn = 10 ngàn); 10 vạn = 100 ngàn.

-Kiên nhẫn (t.t): bền chí và nhẫn nại.

-Cùm (d.t): vật làm bằng hai tấm gỗ ghép lại có khoét lỗ vừa để khóa

chân tội nhân.

Câu hỏi

1) Lê Lợi là người như thế nào?

2) Quân Minh nghe tiếng mời ông ra làm quan nhưng ông từ chối ra sao?

3) Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở đâu? Và tự xưng là gì?

4) Vì lý do gì Bình Định Vương 3 lần rút về núi Chí Linh? Hãy kể 3 lần xẩy

ra trên đường rút lui.

5) Lê Lai là ai?

6) Sau khi dẹp tan được giặc Minh, Bình Định Vương đã làm điều gì?

7) Vì sao Bình Định Vương Lê Lợi xứng đáng là một bậc anh hùng của dân

tộc Việt Nam?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 77 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Khởi nghĩa A đánh thắng một trận chiến lớn

2 Đại phá B

vật làm bằng hai tấm gỗ ghép lại có

khóet lỗ vừa để khóa chân tội nhân.

3 Kiên nhẫn C nổi dậy vì đại nghĩa để giải phóng dân tộc

4 Đại trượng phu D Áo khoác bên ngoài của vua chúa

5 Áo cẩm bào Đ giữ chặt, khăn khăn giữ cho riêng mình

6 10 vạn E người có chí khí lớn

7 Bo bo G bền chí và nhẫn nại

8 Cùm H 100 ngàn

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Khởi nghĩa: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

2) Đại phá: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Cùm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

4) Kiên nhẫn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Đại trượng phu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Áo cẩm bào: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) 10 vạn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) Bo bo: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 78 4A-k47

Bài 10 Phân Biệt Từ Ngữ

VƯƠN, VƯƠNG VAY, VAI

ĐÚT, ĐÚC

- vươn:

- giương thẳng, cố đưa dài, rộng ra Từ ngữ thường dùng: vươn vai; vươn mình; vươn lên.

- vương: 1- một chức vị như vua 2- mắc víu Từ ngữ thường dùng: vương gia; vương phi; vương quốc; vương vấn; vương vãi

- vay:

- mượn tiền hoặc vật gì dùng rồi trả lại sau. Từ ngữ thường dùng: vay mượn; vay tiền; vay trước trả sạu

- vai: - phần nối liền thân mình với cánh tay - giữ một chức vụ gì trong chính phủ hay trong vở kịch. Từ ngữ thường dùng: vai trò quan trọng; vai tuồng; vai lệch.

- đút: - cho vào giữa, vào trong một cái gì. Từ ngữ thường dùng: đút tay vào túi quần; đút lót; mẹ đút cho con ăn.

- đúc:

- nấu kim loại cho chảy rồi đổ vào khuôn làm thành đồ dùng - rèn luyện Từ ngữ thường dùng: bánh đúc; đúc kết.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 79 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) vươn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

2) vương: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

3) vay: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ __

4) vai: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) đút: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) đúc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

1) Bình cố __________ tay dài ra để hái trái táo trên cành.

2) Bé Hoa ăn cơm để ____________ vãi ra cả nhà.

3) Tháng này chưa trả tiền điện nên cô Năm phải sang nhà tôi _________ .

4) Hôm qua chơi đánh vật nên ________ của Tâm bị đau.

5) Hùng có thói quen: thích__________ tay vào túi quần.

6) Mấy đời bánh _________ có xương

Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng.

.

Tục ngữ:

Bán anh em xa, mua láng giềng gần (Anh em dù thân thiết nhưng ở xa nên không thể giúp đỡ ta như người láng giềng tốt cạnh nhà)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 80 4A-k47

Luận Văn 10:

Đề tài:

Em nằm mơ thấy cây bút tâm sự với em. Hãy thuật lại lời tâm sự của cây bút.

DÀN BÀI

I. Mở Bài: Trường hợp được nghe chuyện (mơ thấy cây bút kể chuyện). II. Thân Bài: 1 – Cây bút ra đời (lúc được làm ra). 2 – Thời gian nằm trong tủ kính của hiệu sách. 3 – Nỗi lòng cây bút từ khi vào tay em đến nay. III. Kết Luận: Em thức dậy và cảm nghĩ của em.

Cây bút Cẩn thận giữ cây bút trong hộp

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 81 4A-k47

Bài 10 Văn Phạm

CHỦ TỪ CỦA ĐỘNG TỪ

Chủ từ của động từ là tiếng làm chủ công việc mà động từ diễn ra.

Thí dụ: - Chiếc cần- trục quay đều đều

- Người lên tàu, kẻ xuống biển.

Những câu nói trống không, hoặc để sai khiến, thì không có chủ từ.

Thí dụ: - Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

- Nói to lên.

Một động từ có thể có nhiều chủ từ.

Thí dụ: - Ruồi, muỗi, chuột… truyền bệnh nơi này qua nơi khác.

Nhiều động từ có thể có chung một chủ từ.

Thí dụ: - Giờ chơi, chúng tôi chạy, nhẩy, la hét, nô đùa.

Bài Tập

Tìm động từ và chủ từ của động từ ấy trong mỗi câu sau đây:

1) “Còi tàu rúc lên inh ỏi”.

2) “Chúng ta cùng hát và vỗ tay cho đều nhé”.

3) “Con vua thì được làm vua,

Con sãi ở chùa thì quét lá đa”.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 82 4A-k47

Bài 11 Tập đọc và Chính tả

TÍNH ĐÃNG TRÍ CỦA AMPÉRE

Ampére là một nhà bác học người Pháp. Ông có tính

đãng trí lạ lùng.

Lúc dạy học , ông thường lấy khăn quàng cổ lau bảng rồi

lau lên mặt, khiến học trò phải bật cười.

Một hôm, trên đường đi dự một buổi họp, ông nhặt được

hòn sỏi có vẻ lạ và đi chầm chậm để quan sát. Nhưng rồi e trễ giờ, ông

móc túi lấy đồng hồ ra coi. Liền đó, thấy hòn sỏi chẳng có giá trị gì, ông

quăng xuống sông. Đang buổi họp, người bạn ngồi cạnh hỏi giờ, ông móc

túi giơ hòn sỏi cho xem. Thì ra ông đã ném đồng hồ xuống sông và bỏ hòn

sỏi vào túi.

Có lần đi dạo phố, óc bận suy nghĩ về một bài toán, ông sung sướng

thấy trước mắt hiện ra một tấm bảng đen. Ông bước tới, lấy phấn ra làm

toán trên bảng. Bỗng cái bảng chạy. Ông cứ chạy theo mà làm toán. Tới

khi nhọc quá, dừng lại thở, ông mới nhận ra tấm bảng chỉ là lưng một cái

xe ngựa!

Các em buồn cười, phải không? Nhưng chẳng có gì lạ đâu: các nhà

bác học, trí óc của họ luôn luôn bị căng thẳng vì những vấn đề khoa học

nên thường ít để ý tới những chuyện lặt vặt.

Thiện Chí

Ngữ vựng

-Đãng trí (t.t): hay quên.

-Hòn sỏi (d.t): viên đá tròn nhỏ.

-Chầm chậm (t.t): rất chậm

-Nhọc (t.t): mệt.

-Nhà bác học (d.t): (nhà: chỉ về người; bác học: học vấn rộng, thông hiểu

rộng); Nhà bác học: người thông hiểu rộng.

-Căng thẳng (t.t): giãn mạnh, dễ đứt, dễ hỏng.

-Lặt vặt (t.t): nhỏ nhoi, nhỏ nhặt.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 83 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Hòn sỏi A hay quên.

2 Nhọc B

viên đá tròn nhỏ.

3 Căng thẳng C

rất chậm

4 Đãng trí D

mêt.

5 Nhà bác học Đ giãn mạnh, dễ đứt, dễ hỏng.

6 Chầm chậm E

nhỏ nhoi, nhỏ nhặt.

7 Lặt vặt G

(nhà: chỉ về người; bác học: học vấn rộng, thông hiểu rộng); Nhà bác học: người thông hiểu rộng.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Hòn sỏi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

2) Nhọc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Căng thẳng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Đãng trí: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Nhà bác học: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Chầm chậm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Lặt vặt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 84 4A-k47

Bài 11 Phân Biệt Từ Ngữ

CHUNG, TRUNG SÔNG, XÔNG

MÃI, MẢI

- chung: 1) cùng, không của riêng ai 2) trả tiền (tiếng dùng trong sòng bài)

Từ ngữ thường dùng: chung tình; góp chung; chung kết; chung lưng; chung quanh; chung sống; chung sức; chung thủy; chung dạ chung lòng.

- trung: 1- thành tâm, hết lòng 2- ở giữa Từ ngữ thường dùng: trung thành; trung tâm; trung cấp; miền trung; trung gian; trung học; trung lập; trung niên; trung ngôn; trung cuộc.

- sông:

- dòng nước lớn lấy nguồn từ núi chảy ra biển Từ ngữ thường dùng: sông núi; sông ngòi.

- xông: 1- xấn vào 2- để cho bốc hơi, bốc khói nhiều Từ ngữ thường dùng: xông pha; xông xáo; xông đất

- mãi: 1- luôn luôn 2- mua Từ ngữ thường dùng: nhớ mãi; mãi lực; mãi chủ; mãi danh; mãi lộ

- mải: - mê mệt, mê mải Từ ngữ thường dùng: mải miết; mải làm; mải suy nghĩ; mải học; mải chơi.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 85 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) chung: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

2) trung: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) sông: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) xông: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) mãi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) mải: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

1) _____________ sức lại để xây dựng Việt Nam.

2) Điểm ____________ bình của em là 3.80.

3) _________ Nhà Bè nước chảy chia hai.

4) Hôm qua chơi đánh vật nên ________ của Tâm bị đau.

5) Người lính chiến _____________ pha nơi lửa đạn.

6) Mặc dầu tôi được sinh ra ở Mỹ nhưng tôi __________là người Việt Nam

.

Tục ngữ:

Sai một li, đi một dặm (Lỗi lầm dù nhỏ nhưng cũng gây tác hại lớn)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 86 4A-k47

Luận Văn 11:

Đề tài: Trong những anh hùng lịch sử, em khâm phục vị nào nhất? Hãy thuật lại tiểu sử và công nghiệp của vị đó.

DÀN BÀI

I. Mở Bài: Giới thiệu vị anh hùng mà em khâm phục nhất.

II. Thân bài:

1- Tiểu sử

2- Sự nghiệp:

a) Những chiến công mà vị anh hùng ấy đạt được.

b) Khả năng điều hành và có những cải cách cho đất nước.

III. Kết Luận: Ý nghĩ của em.

Hai Bà Trưng Bà Triệu Vua Quang Trung (Nhụy Kiều Tướng Quân)

Lý Thường Kiệt Trần Hưng Đạo Lê Lợi trả lại gươm …

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 87 4A-k47

Bài 11 Văn Phạm

TÚC TỪ CỦA ĐỘNG TỪ

Túc từ của động từ là tiếng làm trọn nghĩa cho tiếng động từ. Thí du: Tôi tôn kính thày giáo - (thày giáo làm túc từ cho động từ “tôn kính”). Gián tiếp túc từ có giới từ đứng trước (những giới từ như: của, bằng, với…) Thí dụ: Tôi đi học với anh Ba. Trực tiếp túc từ không có giới từ đứng trước. Thí dụ: Tôi học bài. Có những động từ không cần túc từ. Thí dụ: Tôi hát. Nó vẽ.

Bài Tập:

Tìm trực tiếp túc từ và gián tiếp túc từ của đồng từ “ăn”, trong những câu sau đây: 1) “Ta ăn cơm với rau, cá, thịt”.

2) “Mỗi ngày tôi đi đến trường bằng xe đạp”.

3) Nam học chăm chỉ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 88 4A-k47

Bài 12 Tập đọc và Chính tả

PASTEUR VÀ BỆNH CHÓ DẠI

Ngày xưa, ai bị chó dại cắn tất phải chết. Ông Pasteur mới

cố công tìm cách trị bệnh dại. Sau một thời gian nghiên

cứu, ông thấy rằng vi trùng bệnh dại hoành hành trong óc

và tủy chó. Rồi ông dùng tủy chó dại mà chế ra thuốc

chích ngừa cho chó khỏi ra dại. Nhưng ông tự hỏi rằng liệu

có thể dùng thuốc này chữa cho người bị chó dại cắn được

chăng.

Một dịp tốt đã cho phép ông thí nghiệm: người ta mang tới ông một

cậu bé bị chó dại cắn. Ông chích thuốc cho cậu ta. Bốn tháng sau, cậu bé

vẫn sống khỏe mạnh, chứng tỏ rằng, thuốc có công hiệu.

Nhờ ông Pasteur, nhân loại tránh được một tai ương kinh khủng là

bệnh dại.

Thiện Chí

Ngữ vựng

-Chó dại (d.t): chó mắc bệnh điên.

-Tất (tr.t): biết rõ.

-Nghiên cứu (đ.t): tìm tòi, cứu xét đầu đuôi.

-Hoành hành (đ.t): làm hung dữ khắp nơi.

-Tủy (d.t): chất mềm nằm trong ống xương.

-Thí nghiệm (đ.t): thử để cho biết kết quả

-Công hiệu (t.t): kết quả đem đến một cách tốt đẹp.

-Tai ương (d.t) việc tai hại lớn lao.

Câu hỏi

1) Pasteur thấy rằng vi trùng bệnh chó dại hoành hành ở phần nào

trong cơ thể con chó?

2) Ông dùng gì để chế thuốc chích ngừa cho chó khỏi ra dại?

3) Khi ông chích thuốc ngườ cho một cậu bé bị chó dại cắn, kết

quả ra sao?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 89 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Tai ương A Chó mắc bệnh điên

2 Công hiệu B Biết rõ

3 Thí nghiệm C Tìm tòi, cứu xét đầu đuôi

4 Tủy D Làm hung dữ khắp nơi

5 Hoành hành Đ Chất mềm nằm trong ống xương

6 Nghiên cứu E Thử để cho biết kết quả

7 Tất G Kết quả đem đến một cách tốt đẹp

8 Chó dại H Việc tai hại lớn lao

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Tai ương: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

2) Công hiệu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Thí nghiệm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Tủy: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Hoành hành: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Nghiên cứu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Tất: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) Chó dại: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 90 4A-k47

Bài 12 Phân Biệt Từ Ngữ

ĐÓNG, ĐỐNG DỤC, GIỤC

KIÊN, KIÊNG

- đóng: 1- khép lại 2- dùng sức để ấn một vật vào một vật khác Từ ngữ thường dùng: đóng cửa; đóng đinh; đóng dấu; đóng giầy; đóng cọc.

- đống: 1- mô đất 2- chồng cao, chất cao lên Từ ngữ thường dùng: đống rác; đống cỏ; đống thịt…

- dục:

1- nuôi nấng, dạy bảo 2- ham muốn Từ ngữ thường dùng: công ơn dưỡng dục; giáo dục; dục vọng; đức dục.

- giục: 1- thúc cho mau 2- xúi biểu Từ ngữ thường dùng: xúi giục; thúc giục

- kiên: - bền, mạnh, chắc Từ ngữ thường dùng: kiên cố; kiên tâm; kiên gan; kiên nhẫn; kiên quyết; kiên trì; kiên định.

- kiêng:

1- tránh không phạm đến Từ ngữ thường dùng: kiêng cữ; kiêng kỵ; kiêng nể

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 91 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) đóng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

2) đống: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

3) dục: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) giục: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) kiên: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) kiêng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. 1) _____________ sức lại để xây dựng Việt Nam.

2) Điểm ____________ bình của em là 3.80.

3) _________ Nhà Bè nước chảy chia hai.

4) Hôm qua chơi đánh vật nên ________ của Tâm bị đau.

5) Người lính chiến _____________ pha nơi lửa đạn.

6) Mặc dầu tôi được sinh ra ở Mỹ nhưng tôi __________là người Việt Nam

.

Ca dao:

Ở sao cho vừa lòng người, Ở rộng người cười, ở chật người chê.

(Ở đời sống cư xử với nhau cho tử tế; tuy nhiên không thể làm mọi người vui lòng được)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 92 4A-k47

Luận Văn 12:

VIẾT THƯ

Viết thư là mượn giấy bút để nói chuyện với người ở xa. Khi viết thư phải để ý đến hai điều: hình thức và nội dung.

A. Hình thức: Tờ giấy viết thư phải sạch, không nhàu nát, góc phải vuông vắn. Cố gắng viết chữ cho dễ coi.

B. Nội dung: Lời lẽ trong thư phải gọn gàng, đầy đủ. Viết cho

người trên phải lễ phép, viết cho bạn bè phải thân mật, vui vẻ. Ý tưởng trong thư cần được xếp đặt có mạch lạc.

♦ Chú ý: Nếu làm bài thi, cuối thư không được ký tên.

DÀN BÀI CHUNG

I. ĐẦU THƯ: Nơi viết, ngày… tháng… năm… Lời xưng hô.

II. LÒNG THƯ: Các điều muốn nói.

III. CUỐI THƯ: Lời chào chúc. Lời xưng hô cuối thư.

Ký tên.

Ca dao:

Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 93 4A-k47

Bài 12 Văn Phạm

CHỈ ĐỊNH TÚC TỪ

Chỉ định túc từ là túc từ của danh từ, dùng để định rõ nghĩa của danh từ. 1- Có khi chỉ định túc từ đứng liền sau danh từ

Thí dụ: Bãi biển Nha Trang đẹp.

2- Có khi chỉ định túc từ cách danh từ bởi một giới từ.

Thí dụ: Quyển sách của tôi.

3- Chỉ định túc từ có thể là danh từ, đại danh từ, động từ hay tính từ.

Thí dụ:

- Kỹ nghệ Việt Nam đang phát triển (danh từ).

- Cái nón của nó đẹp (đại danh từ).

- Đó là chuyện bịa (động từ).

- Bãi biển đẹp (tính từ).

Bài Tập

Tìm 3 chỉ định túc từ trong câu: “Làng tôi học được nghề của làng anh”.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 94 4A-k47

Bài 13 Tập đọc và Chính tả

PHÒNG THÍ NGHIỆM CỦA EDISON

Mới 11 tuổi, cậu Edison đã lập ra một phòng thí nghiệm

nhỏ ở hầm nhà. Năm sau, cậu xin được bán báo và bán

kẹo trên xe lửa, lại được viên trưởng xa cho phép đặt

phòng thí nghiệm trong toa chở thư. Nhờ vậy, những lúc

rảnh rỗi, cậu có chỗ đọc sách, hay làm vài thí nghiệm.

Chính từ cái phòng thí nghiệm thô sơ ấy mà cậu trở nên

một nhà phát minh đại tài với rất nhiều bằng sáng chế.

Mỗi khi bật đèn điện, vặn máy hát, mở máy thâu thanh, chúng ta hãy

nhớ tới và suy ngẫm về những bước đầu khiêm tốn của vị thần đồng

ấy.

Thiện Chí

Ngữ vựng

-Hầm nhà (d.t): khoảng trống bên dưới căn nhà.

-Viên trưởng xa (d.t): người chỉ huy đoàn xe.

-Toa (d.t): một đoạn xe trong đoàn xe lửa.

-Nhà phát minh (d.t): người đầu tiên khám phá ra điều ích lợi.

-Đại tài (t.t): rất tài giỏi.

-Sáng chế (đ.t): chế ra đầu tiên.

-Máy thâu thanh (d.t): máy ghi lại tiếng động, tiếng nói.

-Suy ngẫm (đ.t): nghĩ ngợi.

-Khiêm tốn (t.t): không khoe khoang.

-Thần đồng (d.t): trẻ còn nhỏ mà đã có khiếu thông minh hơn người.

Câu hỏi

1) Lúc còn nhỏ, Edison đặt phòng thí nghiệm ở những nơi nào?

2) Những phòng thí nghiệm ấy đã giúp gì cho Edison?

3) Kể vài phát minh của Edison.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 95 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Suy ngẫm A Khoảng trống bên dưới căn nhà.

2 Sáng chế B Người chỉ huy đoàn xe.

3 Nhà phát minh C Một đoạn xe trong đoàn xe lửa.

4 Toa D Người đầu tiên khám phá ra điều lợi ích.

5 Thần đồng Đ Rất tài giỏi.

6 Máy thâu thanh E Chế ra đầu tiên.

7 Viên trưởng xa G Máy ghi lại tiếng động, tiếng nói

8 Khiêm tốn H Nghĩ ngợi.

9 Đại tài K Không khoe khoang.

10 Hầm nhà I Trẻ còn nhỏ mà đã có khiếu thông minh hơn người.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Suy ngẫm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

2) Sáng chế: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Cơ mưu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Nhà phát minh: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Toa: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

6) Thần đồng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Máy thâu thanh: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) Viên trưởng xa: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) Khiêm tốn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

10) Đại tài: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 96 4A-k47

Bài 13 Phân Biệt Từ Ngữ

ĐẶT, ĐẶC SÁCH, XÁCH

MÁY, MÁI

- đặt:

1- để vào chỗ nào 2- bịa ra 3- đưa ra ít tiền trước để làm tin Từ ngữ thường dùng: đặt bày; đặt để; đặt hàng; đặt tên; đặt tiền; đặt cọc; đặt điều; đặt chuyện (nói xấu).

- đặc:

1- trái với lỏng 2- đóng cứng lại 3- riêng biệt Từ ngữ thường dùng: đặc ân; đặc biệt; đặc quyền; đặc lợi; đặc sệt; đặc xá.

- sách:

1- giấy có chữ đem đóng thành tập 2- kế hoạch, mưu chước Từ ngữ thường dùng: sách báo; sách học; đọc sách; sách truyện; sách lược; chính sách; sạch sẽ; sạch trơn.

- xách:

1- cầm lòng thong, nhấc lên hoặc mang đi 2- cầm mà kéo 3- giỏ đựng Từ ngữ thường dùng: xách tai (véo tai); (đựng đầy) một xách; xách giỏ; xách nặng.

- máy:

1- đồ phát ra động lực để thay thế sức người. 2- nhúc nhích, động đạy Từ ngữ thường dùng: máy may; máy mắt; tay chân táy máy; máy móc; máy quạt…

- mái: 1- phần che phủ trên nhà 2- động vật có lông vũ (chim, gà, vịt) đẻ trứng. Gà mái, chim mái… Từ ngữ thường dùng: mái hiên; mái nhà; mái ngói; mái tóc; mái chèo.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 97 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) đặt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) đặc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) sách: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) xách: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) máy: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) mái: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

1) Mẹ tôi ___________ một đĩa trái cây trên bàn thờ ông bà nội.

2) Bố tôi dặn: đi chợ mua cho bố một hộp sữa ___________.

3) Một khóa học tôi cần mua bốn quyền _________ .

4) Khi đi chợ, nhớ đem theo giỏ ___________ để đựng.

5) _________ lạnh rất cần thiết cho mọi gia đình trong mùa hè.

6) Bỗng nhiên trời đổ cơn mưa, hai chị em vội chạy vào một __________

hiên nhà gần đó.

.

Tục ngữ:

Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 98 4A-k47

Luận Văn 13: Đề tài:

Trò có một đứa em ham chơi hơn thích học.

Trò hãy viết thư khuyên nó.

DÀN BÀI

I. ĐẦU THƯ: Nơi viết, ngày… tháng… năm… Câu xưng hô: Em thân mến,

II. LÒNG THƯ: 1) Lý do làm cho mình phải viết thư.

Tin tức nhận được về sự học hành và sự ham chơi của em.

2) Ngỏ lời khuyên em (nhắc tới công ơn của cha mẹ và thày giáo. 3) Nêu vài gương siêng năng học tập đã cho kết quả tốt đẹp.

III. CUỐI THƯ: Hy vọng đứa em sẽ đổi tính nết.

Câu thân ái cuối thư. Ký tên.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 99 4A-k47

Bài 13 Văn Phạm

TRẠNG TỪ

Trạng từ là tiếng phụ nghĩa cho động từ, tính từ hay một trạng từ khác.

Thí du:

- Phi cơ bay cao.

- Hoa sen thơm lắm.

- Thời gian trôi nhanh quá!

♦ Chú ý: Động từ đặt sau động từ, khác, tính từ đặt sau động từ hay tính

từ khác thường biến thành trạng từ. Thí dụ:

- Bùn bắn tung lên - Tôi đi nhanh (tính từ đặt sau động từ)

- Màu lá cây xanh đậm Bài Tập: Tìm những trạng từ trong hai câu thơ:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 100 4A-k47

Bài 14 Tập đọc và Chính tả NHỮNG PHÁT MINH ĐẦU TIÊN

Những cuộc khám phá và sáng chế quan hệ nhất đã xẩy ra trong

thời tiền sử.

Người đầu tiên đã tìm cách tạo ra lửa, cái bánh xe, cái

thuyền, con dao, cái khung cửi, thực sự đã làm biến đổi

hẳn đời sống của nhân loại. Những sự phát minh đó,

ngày nay ta coi là tầm thường, nhưng vào thời tiền sử đã

có tính cách vô cùng quan trọng.

Những nhà phát minh đầu tiên này đâu có được hấp thụ

một nền giáo dục khoa học? Rất có thể những phát minh

của họ chỉ là ngẫu nhiên mà thôi.

Xét kỹ thân thế các nhà phát minh, ta thấy rằng đa số không phải là những

người ở trong nghề. Người chế ra máy kéo sợi chẳng hạn, chỉ là một bác

thợ cạo thất học. Người chế ra máy dệt là một tu sĩ kiêm thi sĩ. Chính vì

vậy mà có nhiều nhà kinh tế học chủ trương rằng có một linh tính sáng tạo

đã giúp một số cá nhân khám phá hoặc sáng chế những cái mới lạ.

Theo Vũ Quốc Thúc

Ngữ vựng

-Thời tiền sử (d.t): thời trước khi có lịch sử.

-Khung cửi (d.t): dụng cụ dùng để kéo bông thành sợi chỉ.

-Hấp thụ (đ.t): tiếp nhận, chịu ảnh hưởng.

-Ngẫu nhiên (t.t): một sự tự nhiên xẩy đến không chuẩn bị trước.

-Thân thế (d.t): đời của mỗi người.

-Thợ cạo (d.t): thợ hớt tóc.

-Thất học (t.t): không có học vấn.

-Linh tính (d.t): cảm giác tự nhiên như biết trước

-Sáng tạo (đ.t): làm ra, tạo ra những cái mới lạ.

Câu hỏi

1) Hãy kể một vài phát minh quan trọng trong thời tiền sử?

2) Đa số các nhà phát minh đầu tiên có phải là người trong nghề

không? Cho thí dụ

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 101 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Thợ cạo A Thời trước khi có lịch sử

2 Khung cửi B Dụng cụ dùng để kéo bông thành sợi chỉ

3 Hấp thụ C Một sự tự nhiên xẩy đến không chuẩn bị trước

4 Ngẫu nhiên D Tiếp nhận, chịu ảnh hưởng

5 Thân thế Đ Làm ra, tạo ra những cái mới lạ

6 Thất học E Cảm giác tự nhiên như biết trước

7 Linh tính G Không có học vấn

8 Sáng tạo H Thợ cắt tóc

9 Thời tiền sử K Đời của mỗi người

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Thợ cạo: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

2) Khung cửi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Hấp thụ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Ngẫu nhiên: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Thân thế: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Thất học: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Linh tinh: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) Sáng tạo: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) Thời tiền sử: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 102 4A-k47

Bài 14 Phân Biệt Từ Ngữ

BIẾN, BIẾNG PHÁT, PHÁC

ĐÃ, ĐẢ

- biến:

1- mất, vụt không thấy nữa 2- tai họa 3- thay đổi Từ ngữ thường dùng: biến mất; biến cố (30-4); biến đổi; biến chất; biến hóa; nguy biến.

- biếng:

1- lười, không chịu làm việc 2- khó chịu trong mình (nói trẻ em) Từ ngữ thường dùng: biếng lười; biếng nhác; biếng ăn; làm biếng; biếng học.

- phát: 1- đưa bàn tay ra mà đánh (phát vào mông; phát vào lưng) 2- hiện ra 3- tiếng bắn, tiếng nổ Từ ngữ thường dùng: phát âm; phát bệnh; phát biểu; phát lương; phát thưởng; phát giấy quảng cáo; phát giác; phát hiện; phát súng.

- phác:

1- sơ qua chưa chính thức 2- thật thà (như: chất phác) Từ ngữ thường dùng: phác họa; chất phác; phác qua.

- đã:

1- tiếng thường đứng trước động từ chỉ hành động qua rồi. 2- no nê, đầy đủ Từ ngữ thường dùng: ăn cho đã; ngủ đã quá; đã làm bài; đã đi làm; đã quá là đã!

- đả:

- đánh Từ ngữ thường dùng: đả thương; đả hổ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 103 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) biến: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) biếng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) phát: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) phác: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) đã: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) đả: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.

1) Tôi vừa mới để quyển sách ở đây, nó ___________ đi chỗ nào rồi?.

2) Văn ___________ học; cha mẹ nó buồn lắm!.

3) Thày Hiệu trưởng _________ phần thưởng cho các em học sinh xuất

sắc.

4) Bức tranh này chỉ mới ___________ họa, chưa xong .

5) Trời hè nóng bức, uống một ly nước đá lạnh thật ________ khát.

6) Tên cướp hung dữ__________ thương ông cảnh sát, trước khi nó bị

bắn gục .

.

Tục ngữ:

Có đi mới đến, có học mới hay. (Phải bỏ công sức học hỏi thì mới có được kết quả mong muốn )

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 104 4A-k47

Luận Văn 14:

Đề tài:

Sau khi được nhận vào học một trường nổi tiếng, em viết thư báo tin mừng cho cha mẹ hay ông bà hoặc bạn hữu

DÀN BÀI

I. ĐẦU THƯ: Nơi viết, ngày… tháng… năm… Lời xưng hô: Kính thưa… II. LÒNG THƯ: Báo tin mừng trường nổi tiếng đã nhận. Nhắc lại những cố gắng trước khi nộp đơn. Cảm tưởng khi nhận được giấy chấp nhận của trường; sự hồi hộp khi mở thư ra xem. Sung sướng vì đã không phụ công ơn của cha mẹ, thày cô giáo. Hứa cố gắng để xứng đáng hơn nữa. III. CUỐI THƯ: Lời hỏi thăm và chào chúc. Câu xưng hô cuối thư. Ký tên.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 105 4A-k47

Bài 14 Văn Phạm

VỊ TRÍ TRẠNG TỪ và LƯỢNG SỐ TRẠNG TỪ

A) Vị trí trạng từ phụ nghĩa cho động từ hoặc tính từ để định rõ một nơi

xa hay gần, như: đây, đấy, kia, đó, khắp, đằng này, đằng kia…

Thí dụ: Đứng yên đó.

Tiếng tăm lừng lẫy khắp nơi.

B) Lượng số trạng từ phụ nghĩa cho động từ hoặc tính từ để chỉ một

lượng nhiều hay ít. Không biết rõ hoặc không hạn định, như: ít,

nhiều, rất, quá, chừng, toàn…

Thí dụ: Chúng ta nên nói ít nghe nhiều.

Diện tích nước Việt nam rộng chừng 330.000 km2.

Hôm nay tôi ăn toàn trái cây.

Bài Tập:

Tìm một vị trí trạng từ trong hai câu thơ:

“Không đi khắp bốn phương trời,

Vùi đầu ăn sách uổng đời làm trai “

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 106 4A-k47

Bài 15 Tập đọc và Chính tả

SIÊNG NĂNG LÀ MỘT KHO TÀNG

Phú nông biết sắp chầu tiên tổ

Gọi các con dặn nhỏ đôi lời:

“Ruộng nhà chớ bán con ơi,

Cụ xưa chôn giấu vàng mười ở trong.

Chỗ chôn vàng ta không nhớ rõ,

Nhưng gắng công chẳng khó tìm đâu;

Xong mùa tháng Tám bắt vào,

Xới cày, đừng mẫu đất nào bỏ quên”.

Người cha chết, con liền đào xới,

Khắp ruộng nhà đào, bới lung tung.

Cuối năm lúa tốt ùn ùn,

Số thu hoạch được, tăng hơn mọi mùa.

Vàng chôn giấu chẳng qua là kế,

Người cha khôn dùng để tỏ rằng:

Siêng năng là một kho tàng.

Viên Hàm (dịch thơ Pháp)

Ngữ vựng

-Phú nông (d.t): người làm ruộng giầu có.

-Sắp (đ.t): gần tới.

-Chầu tiên tổ: (chầu tổ tiên): chết.

-Vàng mười (d.t): vàng nguyên chất.

-Số thu hoạch (d.t): số lượng gặt hái đem về.

-Kho tàng (d.t): nơi cất giữ những vật quí báu.

Câu hỏi

1) Tác giả dùng từ ngữ nào để nói rằng phú nông sắp chết?

2) Trong bài này có những từ ngữ nào liên quan đến nhà nông?

3) Tại sao tác giả cho rằng siêng năng là một kho tàng?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 107 4A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Vàng mười A Người làm ruộng giầu có

2 Kho tàng B Gần tới

3 Phú nông C (chầu tổ tiên): chết

4 Số thu hoạch D Vàng nguyên chất

5 Sắp Đ Số lượng gặt hái đem về

6 Chầu tiên tổ E Nơi cất giữ những vật quí báu

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Vàng mười: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

2) Kho tàng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Phú nông: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Số thu hoạch: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Sắp: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Chầu tiên tổ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 108 4A-k47

Bài 15 Phân Biệt Từ Ngữ

GIẤU, DẤU

CÔNG, CONG HOẠCH, HOẶC

- giấu:

- cất kín, giữ kín Từ ngữ thường dùng: giấu giếm; chôn giấu; cất giấu.

- dấu:

- hình vết ghi để nhớ, để làm hiệu. - vết hiệu ghi để câu văn có mạch lạc ( chấm, phết, chấm than…) - các vết hiệu ghi trong toán học (cộng, trừ, nhân, chia…) Từ ngữ thường dùng: dấu hiệu; dấu vết; dấu tích; dấu tay.

- công:

1- loại chim có đuôi dài nhiều màu sắc sống trong rừng. 2- chung không riêng của ai. 3- thợ, người làm Từ ngữ thường dùng: công cộng; con công; công nhân viên chức; công an; công bằng; công minh; công cụ; công cuộc; công việc; công chức; công dân; công danh..

- cong:

- không thẳng; uốn khum Từ ngữ thường dùng: cong cong; cong đuôi; cong cớn (người đàn bà không đứng đắn, không tốt); cong lưng; cong queo; cong vòng.

- hoạch:

1- chia ra, vạch ra 2- mưu mô, tính toán 3- bắt, tóm, được Từ ngữ thường dùng: hoạch định; kế hoạch; thu hoạch.

- hoặc:

- hay - có lẽ chăng - làm mờ, mê mẩn Từ ngữ thường dùng: (tôi làm) hoặc (anh làm cũng được); mê hoặc; hoặc giả.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 109 4A-k47

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) giấu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) dấu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) công: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) cong: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) hoạch: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) hoặc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

• Điền vào chỗ trống. Chọn những từ trong phần phân biệt ở trên để

điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. 1) Theo ___________ vết còn để lại trên đường, cảnh sát đã tìm ra kẻ giết

người.

2) Tên cướp đã ___________ một hộp nữ trang trong hốc núi kia.

3) Con ____________ hay múa, nó xòe cánh ra, đẹp ơi là đẹp!.

4) Cái đinh___________ queo không thể đóng lên tường.

5) Mùa này các bác nông dân thu ____________ bắp nhiều hơn năm

ngoái .

6) Anh dẫn em đi xem chiếu bóng ____________nghe nhạc cũng được .

.

Tục ngữ:

Có đi mới đến, có học mới hay. (Phải bỏ công sức học hỏi thì mới có được kết quả mong muốn )

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 110 4A-k47

Luận Văn 15:

Đề Tài:

Một hôm em đi ngang qua lớp học cũ nhưng không thấy thày, cô

giáo đã dạy em trước kia. Em hãy viết thư thăm hỏi thày, cô giáo

ấy.

DÀN BÀI

I. ĐẦU THƯ: Nơi viết, ngày… tháng… năm… Lời xưng hô: Kính thưa…

II. LÒNG THƯ: Nói lý do nào em viết thư thăm thày, cô. Nhắc lại những kỷ niệm mà em không quên. Nhắc lại những điều mà thày, cô dạy mà em vẫn thực hành trong lớp học hiện tại. Nói cho thày, co biết sự học của em. Hứa cố gắng để xứng đáng hơn nữa. Câu tục ngữ mà em luôn nhớ: “Không thày đố mày làm nên “.

III. CUỐI THƯ: Lời hỏi thăm và chào chúc. Câu xưng hô cuối thư. Ký tên.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 111 4A-k47

Bài 15 Văn Phạm

NGHI VẤN TRẠNG TỪ

Nghi vấn trạng từ là trạng từ dùng để hỏi.

1- Hỏi về vị trí, như: đâu, bao xa.

Thí dụ: Nhà anh ở đâu?

2- Hỏi về duyên cớ, như: sao, làm sao, tại sao.

Thí dụ: Tại sao ta phải làm việc?

3- Hỏi về cách thức, như: sao, làm sao, thế nào.

Thí dụ: Muốn trở thành học sinh giỏi, phải làm thế nào?

4- Hỏi về lượng số, như: mấy, bao nhiêu.

Thí dụ: Cái áo này giá bao nhiêu?

5- Chỉ về thời gian, như: bao giờ , bao lâu.

Thí dụ: Bao giờ anh đi Vũng Tầu?

Bài Tập:

Dùng 3 nghi vấn trạng từ sau đây để tự đặt 3 câu hỏi: đâu, tại sao,

bao nhiêu.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 112 4A-k47

Nhạc sinh hoạt Con Tim Việt Nam - Hồng Trang

Điệp Khúc: Trong con tim em, Việt Nam đầy tràn.

Trên đôi môi em, Việt Nam rộn ràng.

Trên đôi tay này, Việt Nam vẹn toàn.

Em muốn Việt Nam là chính con người em.

1. Hằng tuần cắp sách đến trường, học tiếng giống nòi.

Để cho, để cho em biết, đâu là Văn Hóa Việt Nam.

2. Hằng ngày nói với bạn bè, tiếng nước non nhà.

Để cho, để cho em biết, đâu là Tiếng Nói Việt Nam.

3. Chiều chiều dưới ánh trăng vàng, em viết tiếng Việt.

Để cho, để cho em biết, đâu là Chữ Nghĩa Việt Nam.

4. Ngày ngày kính mến ông bà, yêu quý cha mẹ.

Để cho, để cho em biết, đâu là Lễ Nghĩa Việt Nam.

5. Từng ngày sống với gia đình, thương mến anh chị.

Để cho, để cho em biết, đâu là Tình Nghĩa Việt Nam.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 113 4A-k47

Học Sinh Hành Khúc - Lê Thương

Điệp khúc:

Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.

Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.

Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.

Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.

Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!

1. Học Sinh là mầm sống của ngày mai.

Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.

Theo các thanh niên sống vì giống nòi.

Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.

2. Học Sinh là người mới của Việt Nam.

Đã thoát ra một thời xưa tối ám.

Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn

Học Sinh làm sáng đời dân Việt Nam.

3. Học sinh vào đời chiến thủ ngày nay,

Nung đúc can tràng để binh lý chí.

Trong lúc nước Nam ước mộ anh tài,

Học sinh bền chí lập công từ đây.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 114 4A-k47

Việt Nam! Việt Nam! - Phạm Duy

Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời.

Việt Nam hai câu nói bên vành nôi.

Việt Nam nước tôi.

Việt Nam Việt Nam tên gọi là người.

Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời.

Việt Nam đây miền xinh tươi.

Việt Nam đem vào sông núi.

Tự do công bình bác ái muôn đời.

Việt Nam không đòi xương máu.

Việt Nam kêu gọi thương nhau.

Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu.

Việt Nam trên đường tương lai,

Lửa thiêng soi toàn thế giới.

Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời.

Tình yêu đây là khí giới,

Tình thương đem về muôn nơi.

Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người.

Việt Nam! Việt Nam!

Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời.

Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời.