60

5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu
Page 2: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

Nguyễn Gia Phương

Trịnh Minh Anh

TỔ CHỨC BIÊN SOẠN VÀ TỔ CHỨC BẢN THẢO

Nguyễn Thị Mai Anh

Lâm Thị Quỳnh Anh

BIÊN SOẠN

Phòng Hội nhập Kinh tế Quốc tế trong nước (Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - Bộ Công Thương)

Phòng Thông tin - Truyền thông (HPA)

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DOHIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DOVIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂUVIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

Page 3: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1

LỜI NÓI ĐẦUThực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh

tế quốc tế theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại với các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với các đối tác lớn trên thế giới.

Bên cạnh Liên minh Châu Âu (EU) và các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương - khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới, Việt Nam đã cùng các nước Liên minh Kinh tế Á Âu (trước đó là Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan) đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do. Hiệp định này không chỉ mở ra cánh cửa mới cho quan hệ kinh tế chính trị giữa Việt Nam với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ mà còn nâng cao một bước quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa các thị trường đông dân trên thế giới. Đây là một FTA toàn diện, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khai thác tiềm năng và thế mạnh của thị trường Việt Nam với hơn 90 triệu người dân và thị trường các nước Liên minh Kinh tế Á Âu với hơn 180 triệu người tiêu dùng.

Sau hơn 2 năm đàm phán và nỗ lực thúc đẩy để ký kết hiệp định, ngày 29 tháng 5 năm 2015, tại Burabay (Kazakhstan), Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Nguyên thủ của 5 nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu đã ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu. Đến ngày

Page 4: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ2

05 tháng 10 năm 2016, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực sau khi các nước hoàn tất các thủ tục phê chuẩn nội bộ.

Để cung cấp các thông tin cơ bản và toàn diện về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu cũng như thị trường các nước Liên minh kinh tế Á Âu nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội và khai thác hiệu quả lợi ích từ cam kết của Hiệp định, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội đã phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế biên soạn cuốn CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU.

Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả./.

NGUYỄN GIA PHƯƠNGGiám đốc Trung tâm Xúc tiến

Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội

Page 5: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTKý hiệu viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt

C/O Certifi cate of Origin Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

EAEU Eurasian Economic Union

Liên minh Kinh tế Á Âu

EOCVS Electric Origin Certifi cation and Verifi cation System

Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử

FOB Free On Board Trị giá hàng hóa tính tại thời điểm giao hàng qua phương tiện vận chuyển (đối với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy)

FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do GATS General Agreement on

Trade in Services Hiệp định Chung về Thương mại dịch vụ

HS Harmonized Commodity Description and Coding System

Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành

MFN Most Favored Nation Đối xử tối huệ quốcNT Nation Treatment Đối xử quốc giaTPP Trans Pacifi c

Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

VAC Value Added Content Hàm lượng giá trị gia tăngWTO World Trade

Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Page 6: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆỆP ĐP ĐP ĐPP ỊNHỊNHỊNH THTHTHTT ƯƠNƯƠNƯƠNG MG MMẠI ẠI ẠI TỰ TỰ Ự DODOOVIỆVIỆT NT NAMAM L– LLIÊNIÊNI MMINH KINKINH TH TẾ ÁẾ Á ÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ4

Câu 1. Liên minh Kinh tế Á Âu là gì?Liên minh Kinh tế Á Âu gồm 5 quốc gia thành viên (Nga,

Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) được thành lập trên cơ sở nâng cấp Liên minh Hải quan giữa Nga, Belarus và Kazakhstan thông qua việc ký kết Hiệp ước thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu hiện nay, với các mốc thời gian như sau:

• Ngày 01/01/2010: Thành lập Liên minh Hải quan giữa Nga, Belarus và Kazakhstan.

• Ngày 01/7/2011: Thực hiện xóa bỏ biên giới hải quan giữa các nước thành viên của Liên minh Hải quan.

• Ngày 01/01/2012: Thành lập Không gian kinh tế thống nhất.

• Ngày 29/5/2014: Nga, Belarus và Kazakhstan đã ký kết Hiệp ước thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu theo khuôn mẫu của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm mở rộng quan hệ kinh tế giữa ba nước.

• Ngày 01/01/2015: Liên minh Kinh tế Á Âu chính thức được thành lập. Sau đó Armenia đã tham gia Liên minh vào tháng 10 năm 2014 và Kyrgyzstan tham gia Liên minh vào tháng 5 năm 2015.

Câu 2. Mục tiêu hình thành Liên minh Kinh tế Á Âu là gì?

Liên minh Kinh tế Á Âu được hình thành với những mục tiêu cụ thể được thực hiện theo lộ trình như sau:

• Năm 2007: Bắt đầu tiến trình thống nhất kinh tế khu vực.• Ngày 01/01/2015: Hiệp ước thành lập Liên minh có hiệu

lực, bắt đầu thực hiện trao đổi hàng hóa, dòng vốn, dịch vụ và lao động. Theo đó, có sự tự do lựa chọn đào tạo và nơi làm

Page 7: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

việc, triển khai điều phối chung trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải.

• Ngày 01/01/2016: Thị trường chung mở cửa cho dược phẩm và thiết bị y tế.

• Năm 2019: Thống nhất thị trường năng lượng thông thường.

• Năm 2025: Thống nhất thị trường dầu mỏ và khí đốt, hoàn thành việc kiến tạo các điều kiện cho thị trường tài chính duy nhất; thiết lập liên minh tiền tệ và thực hiện đồng tiền chung.

Câu 3. Đặc điểm của Liên minh Kinh tế Á Âu? Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu km2

(chiếm 14% diện tích đất đai của thế giới); dân số khoảng 182,7 triệu người; tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 2,2 nghìn tỷ USD; sản lượng công nghiệp đạt 1,3 nghìn tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 580 tỷ USD1.

Về tổ chức, Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) là cơ quan thường trực của Liên minh Kinh tế Á Âu, bắt đầu hoạt động từ tháng 02 năm 2012. Chức năng của EEC là đảm bảo sự phát triển của Liên minh Kinh tế Á Âu và triển khai các đề xuất, kế hoạch hội nhập khu vực. EEC là cơ quan siêu quốc gia và hoạt động trên cơ sở lợi ích của các nước tham gia Liên minh chứ không vì lợi ích của bất kỳ chính phủ quốc gia nào. Quyết định của EEC mang tính bắt buộc với các nước thành viên Liên minh.

EEC ra quyết định trên cơ sở tham vấn 5 nước thành viên, nhằm giảm thiểu các tác động bất ổn toàn cầu và nâng cao vị thế của Liên minh trên thị trường quốc tế. EEC gồm 10 thành

1 Số liệu năm 2015

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5

Page 8: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆHIỆHI P ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHNỊNH THTHTTHTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƠƯƠNG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰTỰ Ự DODODODOVIỆVIỆVIỆỆT NT NT NAMAMAM L– LLLIÊIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁÁ ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ6

viên cấp Bộ trưởng là đại diện của 5 nước trong đó có một người được bổ nhiệm là Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Á Âu. Nhiệm kỳ Chủ tịch EEC là 4 năm, do Hội đồng Nguyên thủ các nước thành viên bổ nhiệm và gia hạn (nếu có). Các thành viên của Ủy ban ra quyết định bằng hình thức bỏ phiếu.

Nguyên tắc chính trong các hoạt động của EEC là không chính trị hóa, cân bằng lợi ích, hiệu quả và minh bạch. EEC hoạt động tích cực trong diễn đàn quốc tế với mục tiêu thu hút các đối tác quan trọng từ Châu Âu và khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia tiến trình hội nhập của Liên minh này.

Câu 4. Việt Nam có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư như thế nào với Liên minh Kinh tế Á Âu?

Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) năm 2015, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á Âu đạt 4,27 tỷ USD, tăng nhẹ (khoảng 6%) so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh đạt 2,3 tỷ USD, giảm gần 13% và nhập khẩu gần 2 tỷ USD, tăng 25,8%. Tính về tỷ trọng, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1,1% tổng nhập khẩu của Liên minh và giá trị hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Liên minh chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng xuất khẩu của Liên minh.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Liên minh là điện thoại và linh kiện, máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, rau quả, cà phê, hạt điều, thủy sản.

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Liên minh là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị.

Page 9: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7

Nguồn: Báo cáo của Cục Xuất Nhập khẩu, năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu

Câu 5. Quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam và Nga như thế nào?

Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,2 tỷ USD (giảm 14,4% so với năm 2014), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,44 tỷ USD (giảm 16,7% so với năm 2014), nhập khẩu đạt 745,8 triệu USD (giảm 9% so với năm 2014). Riêng trong 8 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,78 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Nga đạt 1,045 tỷ USD, tăng 12,47% và nhập khẩu từ Nga đạt 730 triệu USD tăng 48%.

Mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga: Xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga: Điện thoại và linh kiện,

Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước đối tác năm 2015

Page 10: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆHIỆHI P ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHNỊNH THTHTTHTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƠƯƠNG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰTỰ Ự DODODODOVIỆVIỆVIỆỆT NT NT NAMAMAM L– LLLIÊIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁÁ ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ8

máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản , cà phê, hạt điều, gạo, rau quả.

Về đầu tư, tính đến cuối tháng 9 năm 2015, Việt Nam có 18 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 2,4 tỷ USD. Tính đến tháng 6 năm 2016, Nga có 113 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,081 tỷ USD, xếp thứ 23 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Câu 6. Quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam và Belarus như thế nào?

Quan hệ thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng khá trong thời gian qua nhưng được đánh giá vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của mỗi nước. Hiện nay, Việt Nam đang nhập siêu từ Belarus.

Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 124,7 triệu USD (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó nhập khẩu từ Belarus đạt 120 triệu USD (tăng 29%), xuất khẩu sang Belarus đạt 4,6 triệu USD (giảm 67% so với năm 2014). Cũng theo Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 40,7 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 1,7 triệu USD, nhập khẩu đạt 39 triệu USD.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Belarus có tính bổ sung cho nhau. Belarus xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là phân kali, phụ tùng ô tô, động cơ, máy kéo, sắt thép, săm lốp, thiết bị thu phát, vòng bi, sơn-matit, ốc vít thép, ô tô tải, hóa chất, máy bơm, thiết bị đánh lửa, sợi hóa học. Việt Nam xuất khẩu sang Belarus bao gồm: Thủy hải sản, đồ gỗ máy in, gạo, hàng dệt may, cao su tự nhiên, giày dép, rau quả hộp, hạt điều, hạt lạc, hạt tiêu, gia vị, chè, dược phẩm, máy

Page 11: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 9

tính,… Belarus rất quan tâm đến hàng nông sản Việt Nam như cao su tự nhiên, hải sản, gạo, chè, cà phê, gia vị, rau quả đóng hộp và sấy khô.

Hai nước đang phát triển hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, cơ khí, chế tạo và sản xuất ô tô thông qua các dự án đầu tư.

Câu 7. Quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam và Kazakhstan như thế nào?

Năm 2015, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan chỉ đạt 162,1 triệu USD; giảm 29,18% so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu đạt 153 triệu USD (giảm 29,9%) và nhập khẩu đạt 9,1 triệu USD (giảm 13,1%). Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 79 triệu USD, trong đó, xuất khẩu đạt 62 triệu USD, nhập khẩu đạt 17 triệu USD.

Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm điện thoại và linh kiện, vi tính và linh kiện, hàng nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu), hàng thủy sản, máy móc phụ tùng và sắt thép các loại. Mặt hàng nhập khẩu chính từ Kazakhstan các sản phẩm: Kim loại, quặng và khoáng sản.

Hiện nay, hợp tác trong lĩnh vực đầu tư - công nghiệp giữa Việt Nam và Kazakhstan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí, giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Kazakhstan KazMunaiGaz.

Câu 8. Quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam và Acmenia như thế nào?

Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 6 triệu USD, giảm 47% so với năm 2014. Trong đó xuất khẩu

Page 12: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆHIỆHI P ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHNỊNH THTHTTHTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƠƯƠNG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰTỰ Ự DODODODOVIỆVIỆVIỆỆT NT NT NAMAMAM L– LLLIÊIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁÁ ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ10

đạt 5,9 triệu USD (giảm 48,5%), nhập khẩu đạt 200 nghìn USD (tăng 66,7%). Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch song phương Việt Nam và Acmenia đạt 2,069 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 2 triệu USD, còn nhập khẩu đạt 51 nghìn USD.

Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là điện thoại và linh kiện, cà phê, hàng nông sản, thủy sản, sản phẩm dệt may. Mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam là máy móc, thiết bị và phụ tùng, bông, gỗ và sản phẩm gỗ, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may da giày.

Câu 9. Quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam và Kyrgyzstan như thế nào?

Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,777 triệu USD. Trong đó xuất khẩu đạt 1,7 triệu USD, nhập khẩu đạt 77 nghìn USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 859 ngàn USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam 470 ngàn USD; nhập khẩu từ Kyrgyzstan 389 ngàn USD.

Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm: Chè, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam là máy móc, thiết bị và phụ tùng, bông.

Câu 10. Việc ký FTA với EAEU có đồng nghĩa với việc Việt Nam gia nhập EAEU không?

Ký FTA với Liên minh Kinh tế Á Âu không có nghĩa là Việt Nam trở thành thành viên của Liên minh. Hiệp định này chỉ quy định các quy tắc thương mại giữa các nước thuộc Liên minh và Việt Nam.

Page 13: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11

EAEU là một liên minh với mức độ liên kết chặt chẽ. Ngoài việc miễn thuế quan trong trao đổi thương mại, trong khuôn khổ Liên minh áp dụng biểu thuế thống nhất trong quan hệ thương mại với nước thứ ba, có thị trường hàng hóa chung, xây dựng thị trường dịch vụ và tài chính chung.

Câu 11. Liên minh Kinh tế Á Âu ký FTA với Việt Nam nhằm mục đích gì?

Các nước EAEU đặt kỳ vọng vào lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa nhằm gia nhập vào các chuỗi cung ứng sản xuất khu vực và toàn cầu. Việc ký các FTA là một công cụ hữu hiệu nhằm mở rộng và đơn giản hóa việc hàng hóa nội địa được lưu chuyển tại các thị trường nước ngoài. Hiện nay, các nước EAEU đang tụt hậu khá xa so với các nước phát triển về cả số lượng các FTA và các khu vực địa lý có quan hệ hợp tác kinh tế.

Việc ký FTA với Việt Nam sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp các nước EAEU được tham gia vào thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam, đồng thời, khi phát triển sản xuất tại Việt Nam, các doanh nghiệp EAEU có thể vươn đến thị trường các nước ASEAN và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Câu 12. Tại sao Việt Nam được chọn là nước đầu tiên ký FTA với EAEU?

Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng với dân số khá đông. Trong đó, đặc điểm của hàng hóa Việt Nam và của các nước EAEU có tính bổ sung cho nhau, sự cạnh tranh khốc liệt chỉ diễn ra trong một số ngành riêng biệt được chính phủ mỗi nước bảo hộ.

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực phát triển các chuỗi

Page 14: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNG MG MG MẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ Ự DODODOVIỆVIỆỆT NT NAMAM L– LLIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ12

cung ứng hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vì vậy, tăng cường các hoạt động kinh tế, thương mại với Việt Nam theo chiều sâu sẽ cho phép các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm của các nước EAEU có cơ hội tham gia vào các dây chuyền cung ứng sản phẩm tại Châu Á Thái Bình Dương đã được hình thành. Ngoài ra, việc miễn giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam sẽ tạo tiền đề phát triển xuất khẩu các mặt hàng mà từ trước tới nay không thể xuất khẩu được vì mức giá quá cao.

Việc tự do hóa thương mại với các nước EAEU cũng sẽ giúp nâng lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này lên mức 1% tổng khối lượng nhập khẩu của EAEU từ các nước thứ ba.

Câu 13. Tiến trình đàm phán FTA giữa Việt Nam và EAEU được diễn ra như thế nào?

Ngày 28 tháng 3 năm 2013, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (khi đó là Liên minh Hải quan) đã chính thức khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do.

Tháng 6 năm 2013, Phiên đàm phán thứ hai

được tổ chức tại Thủ đô Matxcova, Liên bang Nga.

Tháng 9 năm 2013, Phiên đàm phán thứ ba được tổ chức tại Thủ đô Minks, Cộng hòa Belarus.

Tháng 02 năm 2014, Phiên đàm phán thứ tư được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Page 15: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 13

Tháng 4 năm 2014, Phiên đàm phán thứ năm được tổ chức tại Thành phố Almaty, Cộng hòa Kazakhstan.

Tháng 6 năm 2014, Phiên đàm phán thứ sáu được tổ chức tại Thành phố Sochi, Liên bang Nga.

Tháng 9 năm 2014, Phiên đàm phán thứ bảy được tổ chức tại Thành phố Xanh Petecbua, Liên bang Nga.

Tháng 12 năm 2014, Phiên đàm phán thứ tám được tổ chức tại Phú Quốc, Kiên Giang, Việt Nam.

Ngày 15 tháng 12 năm 2014, hai bên đã ký Tuyên bố chung cơ bản kết thúc đàm phán Hiệp định.

Ngày 29 tháng 5 năm 2015, Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (gồm 5 nước thành viên) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do.

Câu 14. Việt Nam và EAEU đã đạt được kết quả đàm phán như thế nào?

Hiệp định này có ý nghĩa chiến lược và mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á Âu nói chung và với từng nước thành viên nói riêng. Các bên đã ký kết Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao, đảm bảo cân bằng lợi ích và có tính đến điều kiện cụ thể của từng bên.

Hiệp định gồm 16 chương (gồm 15 chương chính và chương 8bis) với 216 điều và 12 phụ lục. Các chương bao gồm: Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thuận lợi hóa và hải quan, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở

Page 16: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNG MG MG MẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ Ự DODODOVIỆVIỆỆT NT NAMAM L– LLIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ14

hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế. Ngoài ra, còn có các phụ lục hiệp định về mở cửa thị trường, thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ…

Phía Liên minh Kinh tế Á Âu đã dành cho Việt Nam ưu đãi, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản (bao gồm tất cả các mặt hàng thủy sản) và hàng công nghiệp như dệt, may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.

Phía Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh Kinh tế Á Âu đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Các mặt hàng này đa phần đều không cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam mà ngược lại góp phần đa dạng hóa thị trường trong nước.

Về tổng thể, hai bên dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa, chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương. Theo đánh giá bước đầu của Liên minh, sau khi hiệp định có hiệu lực thì kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều sẽ đạt 10-12 tỷ USD vào năm 2020. Còn Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh sẽ tăng 18-20% hàng năm.

Các cam kết khác về dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp, SPS, TBT,... đều được thống nhất trên cơ sở các quy định của WTO, bảo đảm cân bằng lợi ích, phù hợp với quy định pháp luật trong nước tại lĩnh vực liên quan và không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán khác của Việt Nam hiện nay.

Ngày 05 tháng 10 năm 2016, FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu chính thức có hiệu lực sau khi Bộ Ngoại

Page 17: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 15

giao Việt Nam đã có văn bản thông báo việc hai bên đã hoàn tất các thủ tục phê chuẩn nội bộ.

Câu 15. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những cơ hội nào từ FTA với EAEU?

Việt Nam đang cùng lúc đàm phán và ký kết nhiều FTA với các đối tác lớn. Mỗi FTA đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội khác nhau. Riêng đối với FTA VN - EAEU, doanh nghiệp rất kỳ vọng vào FTA này bởi các lý do như sau:

Thứ nhất, EAEU trong đó đặc biệt là Nga là một thị trường rộng lớn hiện vẫn tương đối “đóng” với hàng hóa nước ngoài. Dù đã gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình vào Nga vẫn còn khá cao, nhất là các sản phẩm nông nghiệp. FTA có thể giúp khai thông hàng rào thuế quan cao này.

Thứ hai, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEU - khu vực này đã từng đàm phán FTA với một số nước nhưng không đạt được tiến triển và bị đình trệ hoặc hủy bỏ. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế đặc biệt để thâm nhập thị trường khối EAEU.

Thứ ba, cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và EAEU là tương đối bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp, nên những tác động bất lợi truyền thống của việc mở cửa thị trường Việt Nam cho đối tác qua FTA sẽ được giảm bớt nhiều.

Câu 16. Sau Việt Nam sẽ có những nước nào tham gia FTA với EAEU?

Hiện có hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đề xuất ký kết FTA với EAEU. Các nhóm làm việc của EAEU đang xúc tiến đàm phán với Israel, Ấn Độ và Hy Lạp.

Page 18: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆHIỆỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPPPP ỊNHỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTTHTHTTT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ TỰ ỰỰ DODODODOOVIỆVIỆVIỆIỆỆT NT NAMAM M L– L– LLLIÊNIÊNIÊNII MIMIMINHNHNH KINKINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ16

Câu 17. Hiệp định có điều khoản đặc biệt không?Ngoài các điều khoản mang tính tiêu chuẩn của một hiệp

định thương mại tự do, FTA VN - EAEU còn bao gồm nhiều điều khoản đặc biệt nhằm đảm bảo bảo hộ doanh nghiệp của các nước tham gia tránh khỏi cạnh tranh không lành mạnh. Để đảm bảo kiểm soát thuế quan hiệu quả và tránh nhập khẩu hàng hóa thiếu tin cậy, Hiệp định có đề xuất áp dụng hệ thống trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan hải quan của các nước EAEU và Việt Nam. Trong trường hợp các quy định về chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa bị vi phạm có hệ thống, Hiệp định quy định xử phạt nghiêm khắc có thể tới mức tạm thời đình chỉ miễn giảm thuế hoặc áp dụng mức thuế chung đối với một số mặt hàng.

Câu 18. Liên minh Kinh tế Á Âu cam kết thuế quan như thế nào đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam2?

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (thông qua cắt giảm và loại bỏ thuế quan) của EAEU dành cho Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:

2 Câu 18 và 19. Chi tiết cam kết biểu thuế quan tham khảo tại: http://hoinhapkinhte.gov.vn/vi/hoi-nhap-quoc-te/cac-hiep-dinh-kinh-te-thuong-mai/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-lien-minh-kinh-te-a-au/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-lien-minh-kinh-te-a-au-814.372793.aspx

Page 19: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 17

• Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực (EIF): Gồm 6718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế.

• Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến năm 2025): Gồm 2876 dòng thuế, chiếm khoảng 25% biểu thuế.

• Nhóm giảm ngay sau khi hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên: Bao gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế.

• Nhóm không cam kết (N/U): Bao gồm 1453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế (nhóm này được hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan, nhưng có thể đơn phương loại bỏ/ giảm thuế nếu muốn).

• Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (trigger): Gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1,58% biểu thuế: đây là biện pháp vừa giống hạn ngạch thuế quan (có ngưỡng giới hạn về số lượng), vừa giống phòng vệ (có thủ tục tham vấn đánh giá về khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nơi nhập khẩu).

+ Sản phẩm áp dụng: Một số sản phẩm trong nhóm dệt may, da giầy và đồ gỗ được quy định trong Phụ lục về các sản phẩm áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng của hiệp định.

+ Quy tắc áp dụng: Đối với mỗi sản phẩm, mỗi năm sẽ áp dụng một ngưỡng mà nếu khối lượng nhập khẩu sản phẩm đó vào EAEU vượt quá ngưỡng quy định cho năm đó thì phía EAEU sẽ ngay lập tức thông báo bằng văn bản cho phía Việt Nam.

Page 20: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆHIỆỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPPPP ỊNHỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTTHTHTTT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ TỰ ỰỰ DODODODOOVIỆVIỆVIỆIỆỆT NT NAMAM M L– L– LLLIÊNIÊNIÊNII MIMIMINHNHNH KINKINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ18

Nếu quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, EAEU phải thông báo cho Việt Nam ít nhất là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định, và biện pháp phòng vệ ngưỡng sẽ chỉ có hiệu lực ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng được đưa ra.

Nếu bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, các sản phẩm liên quan sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định nữa mà sẽ bị áp thuế MFN trong thời hạn hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng.

Lưu ý: Một trong hai bên (Việt Nam hoặc EAEU) có thể yêu cầu bên kia tham vấn và/ hoặc cung cấp các thông tin yêu cầu nhằm làm rõ các điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ này.

+ Thời gian áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng: Thông thường quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng có hiệu lực (được áp dụng) trong 6 tháng; nhưng nếu khối lượng nhập khẩu sản phẩm bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng vượt quá 150% mức ngưỡng theo quy định vào ngày bắt đầu áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, thì thời gian áp dụng biện pháp này có thể được kéo dài thêm 3 tháng.

• Nhóm hạn ngạch thuế quan: Chỉ bao gồm 2 sản phẩm là gạo và lá thuốc lá chưa chế biến.

Lưu ý: Biểu thuế được đàm phán bao gồm 11.360 dòng thuế.

Page 21: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 19

Câu 19. Việt Nam cam kết như thế nào về mở cửa thị trường cho hàng hóa của EAEU?

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam dành cho EAEU được chia làm 4 nhóm:

• Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF): Chiếm khoảng 53% biểu thuế.

• Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến năm 2026): Chiếm khoảng 35% tổng số dòng thuế, cụ thể:

+ Nhóm đến năm 2018 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: Chiếm 1,5% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (chế phẩm từ thịt, cá, rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đá quý…).

+ Nhóm đến năm 2020 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: Chiếm 22,1% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (giấy, thủy sản, đồ nội thất, máy móc thiết bị điện, rau quả, sản phẩm sắt thép…).

+ Nhóm đến năm 2022 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: Chiếm 1% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (bộ phận phụ tùng ô tô, một số loại động cơ ô tô, xe máy, sắt thép…)

+ Nhóm đến năm 2026 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: Chiếm 10% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (rượu bia, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, ô tô nguyên chiếc như xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô trên 10 chỗ…).

Page 22: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆHIỆỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPPPP ỊNHỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTTHTHTTT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ TỰ ỰỰ DODODODOOVIỆVIỆVIỆIỆỆT NT NAMAM M L– L– LLLIÊNIÊNIÊNII MIMIMINHNHNH KINKINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ20

• Nhóm không cam kết (U): Chiếm khoảng 11% tổng số dòng thuế trong biểu thuế.

• Nhóm cam kết khác (Q): Các sản phẩm áp dụng hạn ngạch thuế quan…

Lưu ý: đối với mỗi sản phẩm cụ thể, cần kiểm tra theo mã HS trong Biểu cam kết thuế của Việt Nam.

Bảng 1. Cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số sản phẩm chủ lực của Liên minh kinh tế Á Âu

STT Sản phẩm Cam kết

1 Xăng dầu - Xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm 2027.

2 Sắt thép

- Xóa bỏ ngay: Nguyên liệu thô, một số ống thép hàn, ống thép không hàn, thép cuộn cán nóng, thép đặc biệt và thép hợp kim chế tạo cơ khí...

- Lộ trình 5 năm: Một số loại thép không gỉ, sản phẩm sắt thép...

- Lộ trình 7-10 năm: Phôi thép, thép cán nguôi, thép mạ kim loại và phủ màu, thép xây dựng...

3 Phân bón- Xóa bỏ ngay: Phân DAP, Ure, một số loại

khác.- Lộ trình 10 năm: Phân NPK.- Loại trừ: Phân SA.

4 Rượu bia- Xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 10

năm đối với bia, đồ uống có cồn (vodka, rượu mạnh khác), rượu vang.

Page 23: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 21

5 Máy móc thiết bị

- Xóa bỏ ngay: Một số dụng cụ, thiết bị quang học, sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao, hàng gia dụng, sản phẩm điện tử và linh kiện...

- Lộ trình 3 năm: Máy kéo, động cơ điện...- Lộ trình 5 năm: Dụng cụ từ kim loại cơ

bản, ắc quy điện...- Lộ trình 10 năm: Pin, quạt, máy biến

thế...

6 Phương tiện vận tải và phụ tùng

- Lộ trình 10 năm: Xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô dưới 10 chỗ, ô tô trên 10 chỗ, xe rơ-mooc, một số loại xe chuyên dụng thuộc danh mục ưu tiên.

- Lộ trình 5-7 năm: Phụ tùng (bộ phận và phụ kiện của thân xe, phanh và trợ lực của phanh, cầu chủ động, cụm bánh xe, túi khí, thùng nhiên liệu...).

7 Nông sản- Xóa bỏ ngay: Thịt bò, sản phẩm sữa, bột

mì.- Lộ trình 3-5 năm: Thịt, cá đóng hộp và đã

chế biến.- Lộ trình 5 năm: Thịt gà, thịt lợn.

8 Thủy sản- Xóa bỏ ngay: Tôm, cua, hàu, mực...- Lộ trình 5 năm: Cá tươi hoặc ướp lạnh

(0302),...- Lộ trình 10 năm: Cá đông lạnh (0303),...

Page 24: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆHIỆỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPPPP ỊNHỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTTHTHTTT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ TỰ ỰỰ DODODODOOVIỆVIỆVIỆIỆỆT NT NAMAM M L– L– LLLIÊNIÊNIÊNII MIMIMINHNHNH KINKINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ22

Bảng 2. Cam kết của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm của Liên minh Kinh tế Á Âu

Mặt hàng Trứng gia cầm Lá thuốc lá chưa chế biến

Lượng hạn ngạch ban đầu

8.000 tá 500 tấn

Tăng trưởng hạn ngạch

5%/ năm Không tăng

Thuế suất trong hạn ngạch

Cắt giảm đều về 0% đến năm 2018

Cắt giảm đều về 0% đến năm 2020

Thuế suất ngoài hạn ngạch

Theo quy định hiện hành

Theo quy định hiện hành

Câu 20. Vấn đề quy tắc xuất xứ hàng hóa được cam kết như thế nào?

Cam kết về xuất xứ luôn là một nội dung cốt lõi trong các hiệp định thương mại tự do nhằm xác định một hàng hóa có thể hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu sang nước đối tác trong FTA.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của hiệp định. Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc EAEU) nếu:

• Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một bên, hoặc

• Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất xứ từ một hay hai bên, hoặc

Page 25: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 23

• Được sản xuất tại một bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng được quy định trong Hiệp định.

Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong FTA VN-EAEU khá đơn giản, thông thường hàng hóa chỉ cần có hàm lượng giá trị gia tăng (VAC) lớn hơn hoặc bằng 40% (một số có yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2,4,6 chữ số là được hưởng ưu đãi thuế quan.

Lưu ý: VAC được tính theo công thức: (Trị giá FOB – Trị giá nguyên vật liệu không có xuất xứ)/ Trị giá FOB x 100%.

Ngoài ra, Hiệp định có quy định về Tỷ lệ không đáng kể (De minimis) cho phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi mã HS vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% giá FOB của hàng hóa. Hiệp định cho phép áp dụng nguyên tắc linh hoạt 15% tính theo giá FOB đối với đơn vị sản phẩm hoặc bộ sản phẩm. Ví dụ, một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm đơn lẻ vẫn được coi là có xuất xứ khi 15% trị giá tổng sản phẩm không đạt xuất xứ. Mức linh hoạt này là 15% tính theo giá xuất xưởng trong khuôn khổ GSP và 10% theo giá FOB tại các FTA Việt Nam đã tham gia.

Câu 21. Hàng hóa vận chuyển qua nước thứ ba có được hưởng ưu đãi thuế quan không?

Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này nếu được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu đều là thành viên của Hiệp định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ ba nhưng phải thỏa mãn các điều kiện:

Page 26: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆHIỆỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPPPP ỊNHỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTTHTHTTT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ TỰ ỰỰ DODODODOOVIỆVIỆVIỆIỆỆT NT NAMAM M L– L– LLLIÊNIÊNIÊNII MIMIMINHNHNH KINKINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ24

• Quá cảnh qua lãnh thổ của một nước thứ ba là cần thiết vì lý do địa lý hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan.

• Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó; và

• Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.

Câu 22. Hàng hóa được mua bán trực tiếp hoặc không trực tiếp thì được quy định như thế nào?

Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một bên thứ ba (pháp nhân có đăng ký tại một nước thứ ba không phải thành viên của Hiệp định), nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợp nước thứ ba đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong Hiệp định. Do chính sách thuế của các quốc đảo này (thuế nhập khẩu 0%), hàng hóa tăng khả năng gian lận thuế khi có sự tham gia phát hành hóa đơn của công ty trung gian đặt trụ sở tại các quốc đảo đó. Các cơ quan có thẩm quyền của hai bên đã đàm phán, xây dựng danh mục 30 quốc đảo không được áp dụng hóa đơn nước thứ ba khi hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

Câu 23. Thủ tục chứng nhận xuất xứ được quy định như thế nào?

Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ mới như TPP, FTA VN - EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ thì FTA VN - EAEU vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định như

Page 27: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 25

trong các FTA đã ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện.

Theo Hiệp định, Việt Nam và EAEU đã cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2 năm, kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền, và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ nào đã được cấp.

Câu 24. Vấn đề tạm ngừng ưu đãi khi phát hiện gian lận xuất xứ được quy định như thế nào?

Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống, hoặc bên xuất khẩu từ chối không chính đáng và có hệ thống việc xác minh (bằng văn bản hoặc thực tế) của bên nhập khẩu về tình trạng gian lận, thì bên nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa và nhà xuất khẩu có liên quan.

Nếu tình trạng gian lận có hệ thống trên không chấm dứt, nước nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp 8-10 chữ số (giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng và danh tiếng).

Tạm ngừng ưu đãi có thể được áp dụng đến khi bên xuất khẩu cung cấp các chứng từ thuyết phục, nhưng thời hạn

Page 28: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆHIỆỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPPPP ỊNHỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTTHTHTTT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ TỰ ỰỰ DODODODOOVIỆVIỆVIỆIỆỆT NT NAMAM M L– L– LLLIÊNIÊNIÊNII MIMIMINHNHNH KINKINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ26

không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn tối đa 3 tháng.

Doanh nghiệp cần phân biệt Điều khoản Tạm ngừng cho hưởng ưu đãi nêu trên và Điều khoản Từ chối cho hưởng ưu đãi. Điều khoản Từ chối cho hưởng ưu đãi chỉ áp dụng đối với lô hàng có nghi ngờ gian lận xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu. Quy định này không áp dụng đối với hàng hóa liên quan hoặc doanh nghiệp liên quan. Lô hàng sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi sau khi có kết quả xác minh đạt xuất xứ theo FTA VN - EAEU.

Câu 25. Việt Nam đã có quy định hướng dẫn thực hiện cam kết xuất xứ hàng hóa chưa?

Nhằm hướng dẫn việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu. Thông tư ban hành kèm theo các Phụ lục về: Quy tắc xuất xứ; Quy tắc cụ thể mặt hàng; Danh sách quốc đảo; Mẫu C/O và hướng dẫn kê khai C/O; và Danh sách Tổ chức cấp C/O.

Hiệp định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hai bên thông báo mẫu con dấu của tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định FTA VN- EAEU (C/O EAV). Đây là một bước tiến hơn hẳn so với nhiều FTA Việt Nam đã ký khi các FTA yêu cầu thông báo mẫu con dấu và mẫu chữ ký của cán bộ cấp C/O. Quy định mới trong Hiệp định FTA VN- EAEU tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thông quan hàng hóa khi khác biệt về mẫu chữ ký không còn là nguyên nhân khiến C/O bị nghi ngờ tính xác thực.

Page 29: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 27

Bảng 3. Quy tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm

TT Sản phẩm Quy tắc xuất xứ

1 Dệt mayĐa số là chuyển đổi mã HS cấp độ 2 chữ số, một số trường hợp là chuyển đổi mã HS cấp độ 4 chữ số (một công đoạn).

2 Giày dép

Mũ giày phải có xuất xứ tại các nước thành viên của Hiệp định. Các nguyên phụ liệu không bị hạn chế bởi nguồn gốc xuất xứ (có thể nhập khẩu từ các nước ngoài thành viên của Hiệp định).

3 Đồ gỗ nội, ngoại thất

Được phép sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước thứ ba nhưng không được nhập khẩu bán thành phẩm hoặc bộ phận về lắp ráp, có nghĩa là tất cả các vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa cuối cùng đã trải qua một số thay đổi trong việc phân loại mã số thuế hàng hóa ở HS cấp độ 4 chữ số (thay đổi trong Nhóm).

4Một số thủy sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm…

Hàm lượng giá trị gia tăng lớn hơn hoặc bằng 40%.

5 ChèChuyển đổi mã HS cấp độ 2 chữ số.Một số sản phẩm cho phép chuyển đổi mã HS cấp độ 2 chữ số hoặc hàm lượng giá trị gia tăng lớn hơn hoặc bằng 40%.

6 Các sản phẩm nông nghiệp

Đa số có yêu cầu xuất xứ nội khối.

7Các sản phẩm máy móc thiết bị, điện tử, điện gia dụng

Đa số có yêu cầu hàm lượng giá trị gia tăng cao (lớn hơn hoặc bằng 50-60%).

Nguồn: Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015.

Page 30: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆHIỆỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPPPP ỊNHỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTTHTHTTT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ TỰ ỰỰ DODODODOOVIỆVIỆVIỆIỆỆT NT NAMAM M L– L– LLLIÊNIÊNIÊNII MIMIMINHNHNH KINKINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ28

Câu 26. Các thủ tục hải quan ảnh hưởng đến thương mại có được đơn giản hóa không?

Hiệp định quy định xây dựng hệ thống trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan hải quan của các nước thành viên, là một trong những biện pháp chống cạnh tranh và chống các hoạt động phi pháp.

Các thủ tục hải quan vẫn sẽ được áp dụng như trước theo quy định luật pháp hiện hành của mỗi nước.

Câu 27. Hiệp định có bao gồm dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan trong thương mại không?

Các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EAEU vẫn được duy trì như cũ. Đối với các quy định kỹ thuật, vệ sinh và kiểm dịch, các nước EAEU không cam kết thực hiện các yêu cầu bổ sung so với quy định hiện hành, được thể hiện trong cam kết của Nga khi gia nhập WTO.

Trong khi đó, Việt Nam cam kết thực hiện các yêu cầu bổ sung trong lĩnh vực kỹ thuật, vệ sinh và kiểm dịch, ví dụ như cam kết nâng cao khả năng dự báo trước và tính minh bạch của các quy chuẩn kỹ thuật hiệu lực. Các điều khoản này không được đề cập đến trong các hiệp định thông thường, nhưng lại là một phần trong cam kết của Nga khi gia nhập WTO, và là các điều khoản hoạt động của EAEU mà các nước

Page 31: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 29

thành viên phải chấp hành. Vì vậy, trong lĩnh vực này, các nước thành viên EAEU mà chưa phải thành viên WTO có được nhiều quyền bổ sung hơn so với Việt Nam.

Câu 28. Hiệp định có cam kết như thế nào về dịch vụ, đầu tư và di chuyển thể nhân?

Đây là nội dung được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga nên chỉ áp dụng giữa hai nước. Bao gồm 5 phần chính là (i) Quy định chung; (ii) Thương mại dịch vụ (cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ); (iii) Hiện diện thương mại (thành lập); (iv) Di chuyển thể nhân; và (v) Đầu tư.

Lời văn và các nghĩa vụ chính khá tương đồng với cam kết trong GATS/WTO, bao gồm các nghĩa vụ: (i) Mở cửa thị trường; (ii) đối xử quốc gia (NT); (iii) đối xử tối huệ quốc (MFN); (iv) và bổ sung đối xử quốc gia với Nhân sự quản lý cấp cao (SMBD). Các nghĩa vụ này áp dụng chung cho cả các ngành dịch vụ và phi dịch vụ. Chương này không có các nghĩa vụ như “chỉ tiến không lùi” (ratchet), “giữ nguyên hiện trạng” như trong một số FTA khác, gồm cả TPP.

Nội dung về Đầu tư bao gồm các Điều khoản thông thường của một Hiệp định Đầu tư như đối xử với các nhà đầu tư, bồi thường thiệt hại, trưng thu, trưng dụng, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Về các biểu cam kết:

Đối với Thương mại dịch vụ qua biên giới và di chuyển thể nhân: Bản chào của hai Bên cơ bản tương đương cam kết trong WTO, sử dụng phương pháp chọn cho.

Page 32: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆHIỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTHTTT ƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MMẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ ỰỰ DODODOOVIỆVIỆVIỆT NT NT NAMAMAM LL– LLIÊIÊNIÊNII MMINH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ30

Đối với Hiện diện thương mại: Với cách tiếp cận chọn bỏ, bản chào của ta về Hiện diện thương mại trong đàm phán với Nga được xây dựng khá tương đồng với cách xây dựng bản chào ban đầu trong đàm phán Hiệp định TPP.

Việt Nam và Nga có 3 phụ lục: Phụ lục về các biểu cam kết về dịch vụ, đầu tư, di chuyển thể nhân và loại trừ MFN; Phụ lục về cam kết trong WTO và Thư trao đổi.

Câu 29. Kim ngạch thương mại hai chiều sẽ tăng như thế nào khi Hiệp định có hiệu lực?

Nhìn chung, nhờ thành lập khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu nên kim ngạch thương mại hai chiều có thể tăng từ 4 tỷ USD hiện nay lên mức 8-10 tỷ USD trong vài năm tới, khi Hiệp định chính thức có hiệu lực.

Câu 30. Hiệp định có tác động như thế nào đối với Việt Nam?

Về chính trị, việc ký kết và thực thi Hiệp định đã tiếp tục khẳng định sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc củng cố quan hệ hợp tác toàn diện với Liên minh Kinh tế Á Âu, đặc biệt trong việc thực hiện quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga - nước có vai trò dẫn dắt trong Liên minh. Đối với EAEU, Việt Nam là nước có vị thế quan trọng trong ASEAN và là nước đầu tiên ký FTA với Liên minh. Hiệp định này là một trong những ưu tiên hàng đầu của EAEU về hội nhập kinh tế với thế giới trong giai đoạn hiện nay, qua đó Liên minh kỳ vọng sẽ mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với khu vực Đông Nam Á trong chiến lược tăng cường quan hệ với khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Page 33: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 31

Về kinh tế, việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo cam kết của Hiệp định sẽ có tác động giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, góp phần tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế như tăng thu ngân sách, tạo việc làm và tăng tính chủ động của nền kinh tế. Việt Nam hiện nhập khẩu không nhiều từ Liên minh, chủ yếu tập trung vào xăng dầu, sắt thép và Việt Nam đang xuất siêu sang thị trường này. Cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai bên mang tính bổ sung hỗ trợ và không cạnh tranh nhau, nên Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu sang các nước Liên minh, từ đó thâm nhập sang các nước thuộc Liên Xô cũ; cùng với đó là thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà Liên minh có thế mạnh như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất…

Câu 31. Hiệp định có tác động như thế nào đối với một số ngành hàng của Việt Nam?

Theo dự đoán của các chuyên gia, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Đây là hiệp định mang tính lịch sử, không chỉ vì Việt Nam là đối tác đầu tiên ký kết hiệp định này với Liên minh kinh tế Á Âu mà còn đem đến cơ hội vàng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may, da giầy, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.

Một nội dung quan trọng của Hiệp định là các nước thành viên sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Liên

Page 34: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆHIỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTHTTT ƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MMẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ ỰỰ DODODOOVIỆVIỆVIỆT NT NT NAMAMAM LL– LLIÊIÊNIÊNII MMINH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ32

quan đến các mức thuế khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam có nhiều thuận lợi vì các nước thuộc Liên minh này đều đã có quan hệ thương mại với Việt Nam. Các ngành có lợi thế nhất khi tham gia hiệp định này bao gồm thủy sản, dệt may, và da giầy. Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, ngay sau Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD (năm 2015) lên 1 tỷ USD trong 1- 2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.

Đối với mặt hàng thủy sản và thủy sản chế biến, EAEU mở cửa có lộ trình với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực, tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm từ 2010 - 2012 của Việt Nam vào EAEU), 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Thị trường EAEU từ trước đã nhập khẩu nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi có FTA thì mức thuế của mặt hàng này vào khoảng 35%, nay về bằng 0%. Tất cả những mặt hàng được cắt, giảm thuế ở mức cao đều là những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao và có bề dày xuất khẩu. Với những ưu đãi đó, đây là cơ hội vàng cho Doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường EAEU.

Nhìn chung, Liên minh Kinh tế Á Âu bảo hộ chủ yếu đối với các mặt hàng có chất liệu từ len, bông và các sản phẩm cao cấp; đồng thời mở cửa cho các mặt hàng thuộc phân khúc trung bình và giá bình dân.

Page 35: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 33

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Dệt may: 82% tổng số dòng thuế cam kết cắt giảm;42% tổng số dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn, có lộ trình, tối đa 10 năm;36% số dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay khi hiệp định có hiệu lực;Việt Nam mỗi năm xuất khẩu khoảng 24 tỷ USD, Liên minh Kinh tế Á Âu mỗi năm nhập khẩu 17 tỷ USD nhưng thị phần của Việt Nam tại thị trường Liên minh còn rất nhỏ;Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 136 triệu USD hàng dệt may sang Nga, trong tổng kim ngạch xuất khẩu 1,9 tỷ USD sang nước này.

Giày dép, túi xách:77% số dòng thuế được cắt giảm;73% số dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn, lộ trình tối đa 5 năm (tương đương 99% tổng kim ngạch xuất khẩu);Điều kiện là phải đáp ứng yêu cầu về mô tả hàng hóa trên Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);Riêng với túi xách: 100% số dòng thuế được cam kết xóa bỏ thuế hoàn toàn, phần lớn là ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Thủy sản:Mở cửa có lộ trình đối với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm.71% số dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 100% kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á Âu;5% số dòng thuế còn lại là các mặt hàng mà Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu.

Page 36: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆHIỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTHTTT ƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MMẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ ỰỰ DODODOOVIỆVIỆVIỆT NT NT NAMAMAM LL– LLIÊIÊNIÊNII MMINH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ34

Chè, cà phê:Giảm thuế về 0% ngay đối với chè nguyên liệu (cả chè xanh và chè đen), cà phê nguyên liệu (chưa rang) khi Hiệp định có hiệu lực;Liên minh Kinh tế Á Âu không cam kết giảm thuế với chè xanh đóng gói dưới 3kg (090210, 090230), cà phê rang (090121).

Một số mặt hàng khác:- Đồ gỗ: cắt giảm đối với 76% tổng số dòng thuế, 65% được xóa bỏ hoàn toàn thuế quan tối đa trong 10 năm; - Nhựa, cao su: 100% số dòng thuế được cắt giảm, chủ yếu xóa bỏ hoàn toàn đối với 97%.

Câu 32. Xuất nhập khẩu những mặt hàng nào sẽ tăng trong khuôn khổ FTA?

• Khi thuế suất được cắt giảm, EAEU có thể tăng khối lượng xuất khẩu vào Việt Nam các nhóm hàng sau đây:

- Nhóm sản phẩm nông nghiệp: Sản phẩm thịt (thịt gia cầm, xúc xích), sản phẩm sữa (pho mát, bơ), lúa mì, bột mì, hạt ngũ cốc; thuốc lá.

- Nhóm sản phẩm công nghiệp: Phân bón, dầu mỏ và các sản phẩm dầu, ống thép và thép cán, lốp ô tô, ô tô (xe tải, xe buýt).

• Ngược lại, khi Hiệp định có hiệu lực có thể giúp tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước EAEU với các nhóm hàng sau:

- Nhóm sản phẩm nông nghiệp: Cá, gạo, hoa quả, rau, các loại hạt, hoa quả và rau đóng hộp.

- Nhóm sản phẩm công nghiệp: Sản phẩm công nghiệp nhẹ (áo khoác, quần áo thể thao, quần dài, chân váy, giày thể thao, giày dép đi trong nhà), thiết bị điện tử (máy in, máy khâu), đồ da (túi du lịch), đồ dùng sinh hoạt (bàn chải đánh răng, chổi…).

Page 37: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 35

Câu 33. Các công ty xuất khẩu của hai bên được lợi về thuế hải quan như thế nào?

Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, các nhà xuất khẩu hàng hóa của các nước EAEU có thể tiết kiệm được khoảng 40 triệu USD tiền thuế trong năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. Kết thúc giai đoạn chuyển đổi, con số này có thể lên tới 55-60 triệu USD/ năm (đối với các nước EAEU).

Đối với các công ty xuất khẩu của Việt Nam, tổng số tiền thuế tiết kiệm được mỗi năm nhờ vào Hiệp định này có thể lên tới 5-10 triệu USD.

Giá trị chênh lệch ước tính các công ty xuất nhập khẩu của hai bên được lợi tương đối lớn trên là do: Phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU là hàng nông nghiệp giá trị thấp mặc dù khối lượng lớn nên các mặt hàng nông sản chủ lực thường được quy định ngặt nghèo (ví dụ về hạn ngạch hay hạn ngạch thuế quan). Trong khi đó, EAEU xuất khẩu sang ta thường là hàng công nghiệp có giá trị cao. Cách tính toán mà các chuyên gia kinh tế lựa chọn có thể giống như sử dụng mô hình cân bằng tổng thể để ước lượng sự thay đổi, giá trị thu được từ thay đổi thuế quan đối với Việt Nam sẽ thấp hơn so với EAEU.

Câu 34. Khi nào các loại thuế nhập khẩu giữa Việt Nam và EAEU được giảm?

Lần giảm thuế đầu tiên sẽ diễn ra ngay sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực (từ 05/10/2016). Các lần giảm thuế tiếp theo sẽ được tiến hành từ ngày 01/01 các năm kế tiếp theo lộ trình đã cam kết. Theo đó, từ nay đến năm 2025, bên cạnh các mặt hàng sẽ được miễn thuế, các mặt hàng khác sẽ được giảm thuế suất từ 10% xuống 1%.

Page 38: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆHIỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTHTTT ƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MMẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ ỰỰ DODODOOVIỆVIỆVIỆT NT NT NAMAMAM LL– LLIÊIÊNIÊNII MMINH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ36

Câu 35. Các nhà sản xuất của Việt Nam có được lợi thế gì?

Theo Hiệp định này, hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận với thị trường các nước EAEU với nhiều lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa cùng chủng loại nhập khẩu từ các nước khác. Bên cạnh các mặt hàng được miễn thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng khác sẽ được giảm thuế từ 9,7% xuống 2% đến năm 2025.

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu các mặt hàng hướng tới người tiêu dùng cuối cùng như áo khoác, áo gió, giày thể thao… với ưu đãi về thuế. Ngoài ra, Hiệp định cũng mở ra khả năng cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các dự án đầu tư liên doanh trên lãnh thổ các nước EAEU cũng như tại Việt Nam.

Câu 36. Khi tham gia FTA với EAEU, ngành nào của Việt Nam có lợi nhất?

Việt Nam sẽ được ưu đãi xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như nông sản, dệt may, thủy sản, da giày, đồ gỗ. Trong đó, thuế xuất khẩu thủy sản sẽ được giảm về 0% từ mức 5,63% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Theo các chuyên gia kinh tế, ngành có lợi thế nhất của Việt Nam khi tham gia FTA này bao gồm thủy sản, dệt may và da giày. Thủy sản và chế biến giảm thuế 0% ngay khi hiệp định có

Page 39: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 37

hiệu lực. Ngành da giày cũng hưởng thuế suất 0%. Dệt may có một số nhóm hàng cũng giảm về 0%, còn một số khác thì sẽ giảm thuế theo lộ trình 3, 5, 10 năm.

Câu 37. FTA sẽ làm thay đổi xuất nhập khẩu của các nước như thế nào?

Khi tiến hành đàm phán Hiệp định, các chuyên gia kinh tế của Việt Nam và các nước Liên minh đã phân tích về tác động của giảm thuế quan đối với xuất nhập khẩu của các nước thông qua tính toán mô hình cân bằng tổng thể. Mô hình này có cơ sở dữ liệu riêng, trong đó có các lưu chuyển trong cùng lĩnh vực, dòng thương mại, các thương mại, thông số và biến số về chính sách, ví dụ như mức thuế suất. Năm cơ sở của các dữ liệu phân tích là năm 2004 (do kinh tế Việt Nam và các nước khác đã có tăng trưởng từ năm 2004).

Kết quả phân tích cho thấy các nước Liên minh hiện đóng vai trò khá khiêm tốn trong xuất khẩu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sang Nga chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu sang Belarus và Kazakhstan còn chiếm tỷ trọng ít hơn nhiều. Tỷ trọng xuất khẩu từ các nước thành viên Liên minh sang Việt Nam còn khiêm tốn hơn nữa, chỉ chiếm ít hơn 0,4% tổng xuất khẩu của họ. Việt Nam sẽ chịu thâm hụt thương mại trong cán cân thương mại song phương với những nước này.

Hơn nữa, mức độ bổ sung thương mại giữa Việt Nam và các thành viên Liên minh không cao. Do thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh vốn rất nhỏ nên sẽ có khoảng không gian lớn cho tăng cường thương mại giữa hai bên khi hình thành FTA giữa Việt Nam với Liên minh. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khác với cơ cấu xuất khẩu của các nước thành viên Liên minh và sự khác biệt này dường như

Page 40: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆHIỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTHTTT ƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MMẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ ỰỰ DODODOOVIỆVIỆVIỆT NT NT NAMAMAM LL– LLIÊIÊNIÊNII MMINH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ38

sẽ ngày càng lớn. Điều này nói lên rằng các nước Liên minh không phải là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa và do đó Việt Nam có thể thu lợi từ FTA. Lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước Liên minh nói chung bổ sung cho nhau. Điều này sẽ dẫn đến những tác động tích cực khi FTA được thực hiện.

Câu 38. FTA có tác động thay đổi xuất khẩu như thế nào?

Sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (thay tỷ lệ phần trăm) cho thấy tác động đối với xuất khẩu hàng hóa không lớn. Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất (0,3%), mặc dù không phải lớn lắm, nhưng so với các nước Liên minh thì vẫn là mức tăng trưởng cao, trong khi xuất khẩu của Nga chỉ tăng khoảng 0,01%, xuất khẩu của Belarus và Kazakhstan có giảm nhẹ.

Thay đổi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tính theo %)

Nguồn: Báo cáo Tác động của việc xóa bỏ thuế quan đối với các thành viên của Khu vực Mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Cadacxtan, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương

Page 41: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 39

Xuất khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng nhiều nhất là vào các nước Liên minh, đối với những sản phẩm Việt Nam trước đó phải chịu mức thuế suất cao nhất và nằm trong danh sách cắt giảm thuế quan, ví dụ như sản phẩm lâm sản, đồ da, đồ gỗ, quần áo, nông sản chế biến.

Câu 39. FTA có tác động thay đổi nhập khẩu như thế nào?

Sự thay đổi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (theo tỷ lệ phần trăm) cho thấy tác động đối với nhập khẩu sẽ lớn nhất đối với Việt Nam, sau đó là Nga. Kazakhstan dường như không chịu tác động xấu lên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.

Thay đổi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (tính theo %)

Nguồn: Báo cáo Tác động của việc xóa bỏ thuế quan đối với các thành viên của Khu vực Mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Cadacxtan, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương

Về giá trị nhập khẩu, các mặt hàng có tăng trưởng nhập khẩu cao nhất của Việt Nam sẽ là đường (1,9%), dầu mỏ (1,8%), và may mặc (1,0%). Nhập khẩu của 2 nhóm (gas và vận tải) sẽ giảm nhẹ.

Page 42: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆHIỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTHTTT ƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MMẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ ỰỰ DODODOOVIỆVIỆVIỆT NT NT NAMAMAM LL– LLIÊIÊNIÊNII MMINH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ40

Câu 40. FTA có tác động thay đổi thâm hụt thương mại như thế nào?

Tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng tăng luôn là mối quan tâm của các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách. Dự đoán, thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng 129,7 triệu USD so với năm cơ sở (năm 2004) và con số này không lớn. Liên quan đến số liệu cơ sở, thay đổi đối với thâm hụt thương mại bằng khoảng 3,2%, thể hiện xu hướng không tốt của thâm hụt thương mại Việt Nam. Thay đổi tuyệt đối tính theo giá trị trong cán cân thương mại của tất cả các thành viên Liên minh khá khả quan, trong đó Nga tuy có giá trị lớn nhất nhưng vẫn không đáng kể.

Thâm hụt thương mại song phương của Việt Nam với Nga và Belarus sẽ tăng lên, nhưng với Kazakhstan thì không tăng. Phần lớn thâm hụt thương mại với Nga là do nhập khẩu dầu mỏ (khoảng 308,5 triệu USD) và các sản phẩm công nghiệp khác (khoảng 138,6 triệu USD). Trong khi đó, cán cân thương mại của Việt Nam với Nga sẽ được cải thiện đối với các mặt hàng đồ da, quần áo và nông sản chế biến. Thâm hụt thương mại song phương của Việt Nam với Belarus ít hơn nhiều, chủ yếu là do các sản phẩm công nghiệp khác.

Câu 41. FTA có tác động thay đổi phúc lợi như thế nào?Khi thực hiện cắt giảm thuế quan trong FTA VN - EAEU, các

chuyên gia nghiên cứu đã khẳng định tác động đối với GDP

Page 43: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 41

thực tế không lớn và Việt Nam là nước thu nhiều lợi ích hơn cả (0,087% tăng trưởng GDP thực tế). Belarus và Kazakhstan cũng nhận được tác động tích cực lên GDP, tuy không nhiều. Chỉ có Nga là có thể sẽ có tác động không được tốt với mức GDP giảm khoảng 0,005%.

Tác động đối với phúc lợi hàng năm, trong đó thay đổi về phúc lợi được tính theo cơ sở hàng năm khi những thay đổi về chính sách được thực thi. Hiệp định này mang lại những lợi ích tiềm năng lớn nhất về giá trị tuyệt đối cho Nga (58,1 triệu USD). Việt Nam cũng thu được 38,4 triệu USD. Những lợi ích mà Belarus và Kazakhstan thu được khá nhỏ (tương ứng là 3,3 và 3,2 triệu USD). Tuy nhiên, tính theo % thì Việt Nam có thể thu được lợi ích nhiều hơn cả với mức tăng của phúc lợi dự kiến vào khoảng 0,09 %. Giá trị tính theo % đối với Nga, Belarus và Kazakhstan tương ứng là 0,01%, 0,015% và 0,007%.

Thay đổi về phúc lợi (tính theo %)

Nguồn: Báo cáo Tác động của việc xóa bỏ thuế quan đối với các thành viên của Khu vực Mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Cadacxtan, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương

Page 44: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆHIỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTHTTT ƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MMẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ ỰỰ DODODOOVIỆVIỆVIỆT NT NT NAMAMAM LL– LLIÊIÊNIÊNII MMINH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ42

Câu 42. Những khu vực kinh tế nào của EAEU có thể bị ảnh hưởng tiêu cực khi thực thi FTA?

Đối với các nước EAEU, các lĩnh vực nhạy cảm nhất khi tham gia tự do hóa thương mại là công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, vì vậy, các nước này đã áp dụng các biện pháp bảo hộ tích cực đối với thị trường trong nước trước khi Hiệp định có hiệu lực.

Đối với hàng hóa công nghiệp nhẹ (quần áo, chăn gối, giày dép), kim ngạch nhập khẩu của các nước EAEU trong ngành này đạt 12 tỷ USD, nhưng chỉ có 4% từ tổng số này được nhập khẩu từ Việt Nam (tương đương 500 triệu USD). EAEU duy trì thuế nhập khẩu như cũ đối với các mặt hàng may mặc sản xuất được trong nước như áo bành tô, đồng phục, áo vét, comle, áo cộc tay. Các mặt hàng ít nhạy cảm hơn như áo sơ mi, áo cánh, váy, quần dài, chân váy, đồ lót, áo len, đồ lót trẻ em… được áp dụng cơ chế phòng vệ thương mại đặc biệt,

Page 45: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 43

theo đó, khi xuất hiện nguy cơ đối với thị trường thì EAEU sẽ áp dụng biểu thuế thống nhất của Liên minh. Cơ chế phòng vệ này cũng áp dụng đối với mặt hàng đồ gỗ.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước EAEU coi các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước này. Các yêu cầu kiểm dịch của EAEU không cho phép tăng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này nếu chất lượng sản phẩm thấp.

Đối với gạo, Việt Nam được cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo miễn thuế vào EAEU ở mức 10 nghìn tấn/ năm, mức hạn ngạch này không vượt quá 5% tổng số lượng gạo mà EAEU nhập khẩu từ các nước thứ ba, và không được vượt quá 20% lượng gạo xuất khẩu trung bình hàng năm từ Việt Nam vào EAEU. Hạn ngạch được áp dụng đối với gạo hạt dài - loại không sản xuất tại các nước EAEU.

Câu 43. EAEU sẽ áp dụng biện pháp gì nếu khối lượng nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ Việt Nam tăng đột biến?

Theo các chuyên gia kinh tế EAEU, hiện lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% tổng lượng hàng nhập khẩu của EAEU từ các nước bên ngoài, hơn nữa, tính đến sức sản xuất của Việt Nam, có thể thấy khả năng khối lượng nhập khẩu một số mặt hàng nào đó từ Việt Nam vào EAEU tăng đột biến gây ảnh hưởng đến nền kinh tế EAEU là không đáng kể.

Hiệp định còn cho phép áp dụng các biện pháp bảo hộ thị trường trong trường hợp bán phá giá hoặc nhập khẩu tăng đột biến.

Page 46: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆHIỆỆỆỆP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHỊNH THTHTHTHTTT ƯƠNƯƠNƯƠNƯƠNG MG MG MMẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰ ỰỰ DODODOOVIỆVIỆVIỆT NT NT NAMAMAM LL– LLIÊIÊNIÊNII MMINH KINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ Á ÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ44

Câu 44. EAEU sẽ áp dụng biện pháp gì nếu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc từ nước khác?

Hiệp định dành riêng một phụ lục để quy định rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Theo đó, các bên phải cam kết kiểm soát và quy trách nhiệm đối với các doanh nghiệp vi phạm. Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định nếu có yêu cầu của bên kia, thì bên còn lại phải cam kết tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp có nghi vấn, cũng như các cơ quan kiểm tra sẽ đến tận cơ sở của doanh nghiệp xuất khẩu để thanh tra.

Nếu có vi phạm lớn về xuất xứ hàng hóa, Hiệp định cho phép tạm thời chấm dứt chế độ thương mại tự do, nâng thuế lên mức chung của biểu thuế thống nhất trong Liên minh.

Câu 45. Quyền thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ như thế nào?

Để ngăn chặn việc cung cấp hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, Hiệp định yêu cầu các bên cam kết xây dựng quy chế cho phép các doanh nghiệp khiếu nại lên cơ quan hải quan các nước EAEU và Việt Nam yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo hộ hải quan đối với quyền sở hữu trí tuệ của mình. Trường hợp nếu khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, doanh nghiệp có quyền gửi khiếu nại lên cơ quan quản lý Hiệp định, và cao hơn nữa là khởi động cơ chế giải quyết tranh chấp, theo đó, biện pháp cao nhất có thể áp dụng là đình chỉ hoạt động của Hiệp định do các cam kết không được thực thi.

Page 47: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 45

Câu 46. EAEU có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ và ngăn chặn không?

Hiệp định quy định khả năng sử dụng các biện pháp mạnh để bảo hộ thị trường nội địa như biện pháp đối kháng, chống bán phá giá và các biện pháp bảo hộ song phương, phòng vệ thương mại.

Về các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá, Hiệp định sử dụng các điều khoản quy định theo Hiệp định WTO. Trong đó, khi áp dụng các biện pháp bảo hộ, Việt Nam phải coi EAEU là các thực thể riêng lẻ gồm nhiều thành viên và không thể áp dụng biện pháp bảo hộ đối với EAEU nói chung, mà chỉ có thể áp dụng đối với từng nước cụ thể.

Mô hình bảo hộ song phương theo hiệp định được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa từ một bên, ví dụ như từ Việt Nam vào EAEU, gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho thị trường nội địa của EAEU, thì EAEU có thể áp dụng biện pháp bảo vệ song phương trong thời hạn nhất định, chẳng hạn như tạm thời đình chỉ việc miễn giảm thuế hoặc tăng mức thuế hải quan theo mức trong biểu thuế thống nhất.

Câu 47. Các điều khoản của Hiệp định có thể thay đổi không?

Hiệp định có thể được thay đổi nếu có sự đồng ý của cả hai bên. Quy trình để những thay đổi có hiệu lực cũng là sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chính thức bằng văn bản của mỗi bên về việc hoàn tất các thủ tục phê chuẩn cần thiết trong các nước EAEU và Việt Nam.

Page 48: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆHIỆỆỆP ĐĐĐP ĐP ĐP ỊNHỊỊNH THTHTTTT ƯƠNƯƠNNG MG MG MẠI ẠI ẠI TỰTỰ Ự DODODOVIỆVIỆT NT NAMAM L– LL ÊIÊNI MINH KINKINH TH TẾ ÁẾ Á ÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ46

Câu 48. Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý điều gì khi giao dịch với thị trường các nước EAEU?

1. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đặc điểm thị trường và tập quán kinh doanh ở các nước thành viên Liên minh khi tiến hành các hoạt động giao thương, ví dụ về một số lưu ý như sau:

(i) Fax và email là phương tiện giao tiếp tốt nhất được ưa chuộng. Trong mọi giao dịch công việc, giấy bút, văn bản là phần tối quan trọng, đặc biệt là những văn bản phải có chữ ký.

(ii) Danh thiếp rất quan trọng. Việc sử dụng danh thiếp khi giao dịch rất phổ biến nên doanh nghiệp đi giao dịch nên mang theo đủ danh thiếp. Danh thiếp nên in cả bằng tiếng Nga (theo chữ viết Cyrilic) và tiếng Anh ở mặt sau. Ngoài tên đầy đủ và chức danh, cũng nên in bất kỳ bằng cấp nào bạn có trên danh thiếp. Địa chỉ ở các nước Liên minh Kinh tế Á Âu thường được viết theo thứ tự như sau: (1) nước, (2) thành phố, (3) đường phố, và (4) cuối cùng là tên họ của cá nhân.

(iii) Nên chuẩn bị một món quà để thể hiện sự phát triển của công ty bạn và tầm quan trọng của thương vụ sắp tới, thường là vật phẩm mang đặc trưng của vùng/đất nước bạn hoặc vật phẩm có logo của công ty bạn…

2. Tìm hiểu nhóm các mặt hàng mà EAEU quan tâm:

• Nhóm mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của EAEU: Sắt thép, xăng dầu, phân bón và hóa chất, quặng và khoáng sản, phương tiện vận tải và phụ tùng, giấy,...

• Nhóm mặt hàng EAEU muốn xuất khẩu sang Việt Nam: Sản phẩm chăn nuôi (cá nước lạnh, thực phẩm ôn đới qua chế biến, thịt, sữa và sản phẩm từ sữa), thuốc lá, đồ uống có cồn,

Page 49: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 47

xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị, phụ tùng ô tô và một số loại ô tô (xe tải, xe buýt).

3. Bên cạnh biểu thuế, cần lưu ý tìm hiểu quy định về quy tắc xuất xứ - một hàng rào kỹ thuật kiểu mới có thể hạn chế hoặc vô hiệu hóa ưu đãi về thuế.

4. Tìm hiểu các nội dung cam kết liên quan đến mặt hàng của mình về tất cả các khía cạnh: Thuế quan, quy tắc xuất xứ, biện pháp kỹ thuật, biện pháp phòng vệ… để đánh giá tác động đối với hoạt động kinh doanh của mình cũng như các đối tác và đối thủ cạnh tranh.

5. Liên hệ thường xuyên với các Bộ, ngành trong nước và các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại thị trường các nước EAEU để tìm hiểu nhu cầu và nắm bắt thông tin của đối tác.

6. Doanh nghiệp có thể gặp phải các rào cản phi thuế khác như: Yêu cầu về chất lượng sản phẩm tương đối cao; quy trình thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong nội khối 5 nước của Liên minh, gây rất nhiều trở ngại cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này; ngôn ngữ tiếng Nga không thông dụng hay thiếu thông tin về đối tác bạn hàng hay cơ chế thanh toán không thuận tiện… là các vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam thực tế đã gặp phải rất nhiều khi xuất khẩu sang khu vực thị trường này.

Page 50: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆHIỆHI P ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHNỊNH THTHTTHTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƠƯƠNG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰTỰ Ự DODODODOVIỆVIỆVIỆỆT NT NT NAMAMAM L– LLLIÊIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁÁ ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ48

Thị trường Liên bang Nga

- Diện tích: 17.098.200 km2 (01/01/2010), diện tích của Khu vực Crưm là 28.100 km2 và Sevastopol là 884 km2.

- Tài nguyên thiên nhiên: Có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất giàu có, phong phú về khoáng sản, lâm sản và hải sản.

- Dân số: 142,42 triệu người (07/2015).

- Tổng GDP (PPP): 3.493 tỷ USD (1/2016).

- GDP (PPP) bình quân: 23.875 USD (1/2016).

- Sản phẩm nông nghiệp chính: Ngũ cốc, thịt, sữa, rau củ quả.

- Sản phẩm công nghiệp chính: Dầu, sản phẩm dầu và khí, sản phẩm luyện kim đen và luyện kim màu, phân bón, sản phẩm công nghiệp hóa chất, sản phẩm cơ khí,…

- Sản phẩm xuất khẩu chính: Nhiên liệu, năng lượng, kim loại đen, gỗ và sản phẩm gỗ, xe và thiết bị, than, phân bón các loại. Thị trường xuất khẩu chính: EU, các nước Châu Á Thái Bình Dương, các nước SNG và các nước Liên minh kinh tế Á – Âu.

- Sản phẩm nhập khẩu chính: Máy, ô tô các loại, kim loại đen, thực phẩm các loại, dệt may, sản phẩm hóa dầu, đồ gỗ và giầy dép. Thị trường nhập khẩu chính: Trung quốc, Đức, Hoa Kỳ…

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

Page 51: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 49

Những rào cản chủ yếu khi xuất khẩu vào thị trường Nga:

- Về tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Các rào cản kỹ thuật, thuế suất cao:

Về các rào cản kỹ thuật, đặc biệt đối với các mặt hàng thủy sản;

Về thuế nhập khẩu.

- Chi phí vận tải do địa lý xa xôi nên chi phí vận tải còn cao và thời gian vận tải hiện vẫn còn nhiều.

- Khả năng thanh toán của thị trường Nga:

Tập quán thanh toán T/T hoặc D/P trả chậm;

Ảnh hưởng của cấm vận từ phía Hoa Kỳ và các nước phương Tây thanh toán qua ngân hàng hạn chế, tính thanh khoản của đồng rúp yếu.

Gợi ý thúc đẩy xuất khẩu vào Nga:

Tận dụng hiệu quả cam kết trong FTA.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hàng Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.

Sớm triển khai hệ thống thanh toán bằng đồng nội tệ giữa hai nước.

Sớm tìm hướng khai thông kênh vận tải, logistics để tìm hướng giảm thiểu thời gian vận tải đường biển cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh; hợp tác với Kazakhstan triển khai dự án đường sắt nối với Liên minh qua Trung Quốc để vận tải hàng hóa đến các nước thành viên Liên minh.

Page 52: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆHIỆHI P ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHNỊNH THTHTTHTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƠƯƠNG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰTỰ Ự DODODODOVIỆVIỆVIỆỆT NT NT NAMAMAM L– LLLIÊIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁÁ ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ50

Thị trường Belarus- Diện tích: 207.600 km2 - Dân số: (01/2016):

9,498 triệu người. - Tài nguyên thiên

nhiên: Rừng, than bùn, dầu mỏ và hơi đốt (trữ lượng không nhiều).

- Tổng GDP (PPP): 167,7 tỷ USD (2015). - GDP bình quân (PPP): 17.700 USD (2015). - Kim ngạch xuất nhập khẩu: 28,63 tỷ USD (2015). Mặt hàng

xuất khẩu chính: Dầu mỏ, phân bón, máy móc thiết bị, hoá chất, thực phẩm kim loại, dệt may. Thị trường xuất khẩu chính: Nga, Anh, Hà Lan, Ukraine, Đức. Kim ngạch nhập khẩu 29,72 tỷ USD (2015), mặt hàng chủ yếu là khoáng chất, máy móc thiết bị, kim loại, dầu thô và khí ga tự nhiên, hoá chất, thực phẩm. Thị trường nhập khẩu chính: Nga, Đức, Trung Quốc.

Page 53: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 51

Thị trường Kazakhstan

- Diện tích: 2.724.900 km2.- Dân số: 18,157 triệu

người.- Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu khí, than, uran, các loại quặng kim loại.

- GDP: 184,4 tỷ USD (2015); GDP bình quân: 10.548 USD/người. - Kim ngạch xuất nhập khẩu 75,911 triệu USD, trong đó xuất

khẩu 45,725 triệu USD, nhập khẩu 30,186 triệu USD.

- Thị trường nhập khẩu chính: Trung Quốc, Phần Lan, Nga, Đức, Pháp, Ý, Mỹ.

- Thị trường xuất khẩu chính: Nga, Pháp, Ý, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ.

- Mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị và máy móc, sản phẩm hóa học liên quan tới các lĩnh vực sản xuất (cao su, đệm), kim loại và các sản phẩm từ kim loại, các sản phẩm có nguồn gốc động, thực vật, thực phẩm chế biến sẵn.

- Mặt hàng xuất khẩu chính: Dầu mỏ và khí ga (thứ 10 TG), khoáng sản, kim loại và các sản phẩm từ kim loại, các sản phẩm có nguồn gốc động, thực vật.

Page 54: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆHIỆHI P ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHNỊNH THTHTTHTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƠƯƠNG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰTỰ Ự DODODODOVIỆVIỆVIỆỆT NT NT NAMAMAM L– LLLIÊIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁÁ ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ52

Thị trường Acmenia- Diện tích: 29.743 km2. - Dân số: 3,056 triệu người. - Tổng sản phẩm thu nhập quốc

dân: Theo sức mua 25,32 tỉ USD năm 2015. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người năm 2015 đạt 8.500 USD.

- Đặc thù là một nước công - nông nghiệp. Trong đó công nghiệp khai thác tập trung chủ yếu vào việc khai thác các khoáng sản kim loại mầu như đồng, molib, boxit, kim loại quý hiếm và đá quý. Ngành công nghiệp chính là hoá chất, sản xuất cao su nhân tạo, công nghiệp dệt, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế tạo máy, chế biến thực phẩm, rượu mạnh. Nông nghiệp chủ yếu là trồng rau - quả và chăn nuôi.

- Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 đạt khoảng 4 tỷ USD hàng năm. Sản phẩm nhập khẩu chính là dầu, khí tự nhiên, sản phẩm thuốc lá, thực phẩm, kim cương, dược phẩm, ô tô. Thị trường nhập khẩu chính là Nga, Trung Quốc, Đức, Iran, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD/năm. Sản phẩm xuất khẩu chính là kim loại đen, kim loại màu, vàng, kim cương, khoáng sản, thực phẩm, năng lượng. Thị trường xuất khẩu chính là Nga, Trung Quốc, Đức, Iraq, Georgia, Canada, Bulgaria, Iran.

Page 55: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 53

Thị trường Kyrgyzstan- Diện tích: 199.951 km2. - Dân số: 5,664 triệu người (xếp

thứ 115 trên thế giới (2015)). - GDP (PPP): 20,1 tỉ USD năm 2015.- GDP tính theo đầu người năm 2015 đạt 3.400 USD.- Đặc thù là nước nông công nghiệp, nông nghiệp là nền kinh

tế chủ đạo chiếm 45% GDP; Đa số dân cư làm nông nghiệp chia ra 3 hướng chủ yếu: trồng trọt, chăn nuôi và quản lý nguồn nước. Chăn nuôi là ngành truyền thống và có hiệu quả

nhất tại Kyrgyzstan. Đây là một ngành có hiệu quả nhất tại nước này.- Các ngành công

nghiệp chính là năng lượng, khai thác kim loại quý, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Kim ngạch khẩu nhập đạt 4,3 tỷ USD năm 2015. Sản phẩm nhập khẩu chính là dầu, khí tự nhiên, máy móc thiết bị, hóa chất và thực phẩm. Thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Nga, Kazakhstan.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD/năm. Sản phẩm xuất khẩu chính là vàng, bông, len, hàng may mặc, thịt, thủy ngân, uranium, điện máy móc, giày. Thị trường xuất khẩu chính: Thụy Sĩ, Uzbekistan, Kazakhstan, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Nga.

Page 56: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

HIỆỆHIỆỆỆHIỆHI P ĐP ĐP ĐP ĐP ĐPPP ỊNHỊNHỊNHNỊNH THTHTTHTHT ƯƠNƯƯƠNƯƠNƠƯƠNG MG MG MG MẠI ẠI ẠI ẠI TỰTỰ TỰTỰ Ự DODODODOVIỆVIỆVIỆỆT NT NT NAMAMAM L– LLLIÊIÊNIÊNI MIMINHNH KINKINKINKINH TH TẾ ÁẾ ÁẾ ÁÁ ÂÂUÂUÂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ54

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Vụ Thị trường Châu Âu và Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

(2016), Tài liệu tập huấn.

2. Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2015), Tài liệu tóm tắt về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á Âu.

3. Cassing, J., Trewin, R,. Vanzetti, D., Truong Dinh Tuyen, Pham Lan Huong, Nguyen Anh Duong, Le Quang Lan, and Le Trieu Dzung, 2010, Đánh giá tác động của các Hiệp định FTA đối với kinh tế Việt Nam, Báo cáo thực hiện cho MUTRAP III, Hà Nội.

4. COMTRADE database Online, Available at: http://comtrade.un.org.

5. GTAP Website http://www.gtap.agecon.purdue.edu/.

6. Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Van Chinh, Lê Triều Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sỹ An và Nguyễn Đức Thành, 2011. Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương giai đoạn 2011- 2015, Báo cáo thực hiện cho MUTRAP III, Hà Nội.

7. Thông tin tham khảo* Bộ Công Thương: Vụ Thị trường Châu Âu, Cục Xuất nhập khẩu* Website của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn* Website của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn* Website của VCCI: www.trungtamwto.vn* Website của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế:

www.hoinhapkinhte.gov.vn* Website của Ủy ban Kinh tế Á Âu: www.eurasiancommission.org* Toàn văn lời văn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với

Liên minh Kinh tế Á Âu và các phụ lục liên quan.

Page 57: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Danh mục từ viết tắt 3

I. Tổng quan về Liên minh Kinh tế Á Âu (Câu 1-3) 4-6

II. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á Âu (Câu 4-9) 6-10

III. Đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (Câu 10-16) 10-15

IV. Nội dung cam kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (Câu 17-28) 16-30

V. Ý nghĩa và tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (Câu 29-47) 30-45

VI. Lưu ý đối với doanh nghiệp (Câu 48) 46-47

Thông tin thị trường các nước thành viên Liên minh kinh tế Á Âu 48-53

Tài liệu tham khảo 54

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 55

Page 58: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

In 1.000 cuốn, khổ 10,5 x 14,8 cm, tại Công ty CP in Sao ViệtSố xác nhận đăng ký xuất bản: 4860-2016/CXBIPH/01-111/HĐSố QĐ xuất bản: 268/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 30 tháng 12 năm 2016Mã số ISBN: 978-604-951-171-4In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2016 SÁCH KHÔNG BÁN

Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DOHIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DOVIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂUVIỆT NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:BÙI VIỆT BẮC

Biên tập: Nguyễn Khắc Oánh

Chế bản: Vũ Như

Trình bày bìa: Trần Trung

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCĐịa chỉ: A2, 261 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3728 1306 Fax: (84-4) 3728 1306

Web: nxbhongduc.vn Email: [email protected]

Sản phẩm thuộc sở hữu của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội. Việc sử dụng sản phẩm dưới mọi hình thức phải ghi rõ nguồn và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành

Page 59: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hà Nội; có chức năng tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp và dịch vụ đối ngoại của Thành phố; hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam và nước ngoài.

Page 60: 5 Lien minh kinh te A Au - hpa.hanoi.gov.vnhpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117185. HPA - FTA... · Liên minh Kinh tế Á Âu có tổng diện tích 20,2 triệu