16
Bài soạn minh họa Bài 1- lớp 4 ĐI XE ĐẠP ĐÚNG LÀN ĐƯỜNG, PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được một số quy tắc đối với người đi xe đạp ở đô thị, nông thôn, miền núi. 2. Kĩ năng Biết đi đúng phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ ; biết dừng xe lại khi có đèn tín hiệu giao thông màu đỏ. 3. Thái độ HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định bảo đảm an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường. II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên − Tranh ảnh giấy khổ A0 kẻ các làn đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp.

thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

Bài soạn minh họa

Bài 1- lớp 4ĐI XE ĐẠP ĐÚNG LÀN ĐƯỜNG, PHẦN ĐƯỜNG QUY

ĐỊNHI- MỤC TIÊU

1. Kiến thức Biết được một số quy tắc đối với người đi xe đạp ở đô thị,

nông thôn, miền núi.2. Kĩ năng Biết đi đúng phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ ; biết

dừng xe lại khi có đèn tín hiệu giao thông màu đỏ.3. Thái độ HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng

các quy định bảo đảm an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường.II- CHUẨN BỊ

1. Giáo viên− Tranh ảnh giấy khổ A0 kẻ các làn đường dành cho ô tô, xe

máy, xe đạp.− Tranh ảnh về người đi xe đạp đúng/sai làn đường, phần

đường giao thông đề trình chiếu minh họa (nếu là giáo án điện tử).

− Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về giao thông trong đồ dùng học tập của trường.

Page 2: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

− Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4

− Phấn viết bảng, không gian sân trường và xe máy để thực hiện hoạt động trò chơi đóng vai.

− Nếu học ở sân trường thì cần chuẩn bị:+ Một chiếc xe đạp dành cho trẻ em.+ Kẻ các làn đường dành cho người đi xe đạp, cho ô tô, xe

máy,…2. Học sinh - Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4.- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của

GV.III-MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC

Các phương pháp và kĩ thuật dạy họcCó thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học

như: trải nghiệm, thảo luận nhóm/lớp, đóng vai, tổ chức trò chơi, thi đố,…

1. Tổ chức học trong lớpa) Trải nghiệm- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải

nghiệm của bản thân về đi xe đạp:+ Ở lớp, những bạn nào tự đến trường bằng xe đạp?+ Khi đi xe đạp trên đường phố, đường giao thông trong xã,

huyện các em thường đi như thế nào? Đi vào làn đường nào?− HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó GV mời một số HS

trình bày trước lớp.

Page 3: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

Lưu ý: GV chỉ mời phát biểu khi HS giơ tay hoặc chấp nhận đề nghị một cách thoải mái. Không nên tỏ ý không hài lòng hoặc phê phán khi HS chưa tham gia chia sẻ trải nghiệm, hoặc chia sẻ chưa đúng theo yêu cầu của GV.

b) Hoạt động cơ bản: Đi xe đạp đúng làn đường để đảm bảo an toàn

− GV yêu cầu HS đọc truyện “Đi đúng mới an toàn” (tr. 4, 5) và thảo luận theo các câu hỏi cuối truyện đọc.

− HS trao đổi thảo luận theo nhóm lớn hoặc nhóm đôi.GV có thể cho HS trao đổi trả lời: Làn đường dành cho xe

đạp ở vị trí nào của đường (bên phải, bên trái, ngoài cùng bên phải)?

− GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

− GV nhận xét, chốt ý đúng:+ Làn đường: Là một phần của đường xe chạy được chia

theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. Ở nhưng đường rộng, làn đường thường dược phân chia theo các vạch kẻ đường dành riêng cho từng loại xe từ xe lớn đến xe nhỏ theo thứ tự từ trái qua phải.

+ Hải không đạp xe vào làn đường bên trái vì đó là làn đường dành cho xe máy và ô tô.

+ Nếu đi xe đạp không đúng làn đường quy định thì có thể sẽ bị xe máy va/đâm vào, gây tai nạn, hoặc có thể va/đâm vào người đi bộ.

Để HS hiểu rõ hơn về làn đường dành cho xe đạp, ngoài việc HS quan sát trong sách, GV còn có thể trình chiếu video clip hoặc các tranh ảnh.

Page 4: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành
Page 5: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành
Page 6: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

c) Hoạt động thực hành

- HS quan sát hình trong sách và xác định hành vi đúng, sai của các bạn đi xe đạp.

- GV nêu câu hỏi: Hành vi trong hình nào là đúng, hành vi nào là sai? Vì sao?

- HS trả lời.d) Hoạt động ứng dụng(1) Em sẽ nói gì với các bạn có hành vi sai trong các hình ở

phần thực hành?- HS nói về sự không an toàn của các bạn đi xe đạp: đi sai làn

đường; không ra hiệu xin rẽ; đi xe đạp bằng một tay; vừa đi vừa dắt chó.

- Lời khuyên cho các bạn.(2) HS làm bài tập tình huống theo nhóm.* Kết luận Để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, em cần nhớ :- Đi đùng làn đường dành cho người đi xe đạp; không đi lấn

sang đường của người đi bộ và của xe máy, xe ô tô.- Nếu muốn rẽ, phải dùng tay báo hiệu và quan sát kĩ, khi

thấy thực sự an toàn mới được rẽ.2. Tổ chức học ở sân trường

(GV nên tổ chức dạy ngoại khoá ở sân trường để HS có không gian thực hành đi xe đạp)

Thực hành đi xe đạp

Page 7: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

GV vẽ trên sân trường các làn đường có vạch kẻ chia làn đường dành cho người đi xe máy, đi xe đạp, đi bộ.

HS thực hành xác định làn đường dành cho người đi xe đạp.

Chủ đề 3- lớp 2ĐI BỘ AN TOÀN

I- MỤC TIÊU1. Kiến thứcHS biết một số quy định về đi bộ trên đường và đi bộ qua đường để

đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

2. Kĩ năng− HS xác định được cách đi bộ an toàn trên đường (trên hè phố, dưới

lòng đường ở đô thị, trên đường ở nông thôn); biết cách đi bộ qua đường phố, đường giao thông ở đô thị và ở nông thôn đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

− Biết cách phòng tránh khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố.

− Biết đánh giá hành vi đúng − sai của người khác về thực hiện đi bộ hay qua đường an toàn.

3. Thái độ− HS có ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông dành cho

người đi bộ.

− Ứng xử nhẹ nhàng, hòa nhã khi va chạm với người khác trên đường giao thông.

II- CHUẨN BỊ1. Giáo viên

Page 8: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

− Tranh ảnh về người đi bộ và cách đi bộ an toàn đề trình chiếu minh họa (nếu là giáo án điện tử).

− Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về giao thông trong đồ dùng học tập của trường.

− Các hình ảnh trong sách Văn hòa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

2. Học sinh Sách Văn hòa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾUCác phương pháp và kĩ thuật dạy học

Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm/lớp, đóng vai, tổ chức trò chơi, thi đố,…

1. Tổ chức học trong lớpa) Trải nghiệm- Em có thường đi bộ trên đường giao thông không?

- Em và mọi người đi bộ trên đường như thế nào để đảm bảo an toàn?

b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ai đến trường nhanh hơn?”

- GV cho HS đọc truyện, quan sát hình ảnh trong sách và cho HS thảo luận nhóm đôi hoặc thảo luận cả lớp theo các câu hỏi:

+ Trong truyện đọc, bạn nào đã đến trường trước?

+ Vì sao bạn đến trường trước?

+ Các bạn Hải, An và Minh đi bộ trên vỉa hè như thế nào?

+ Em có đồng ý với cách cư xử của bạn Minh hay bạn Hải khi gặp sự cố trên đường không? Vì sao?

+ Em có đi bộ đến trường như các bạn An, Minh và Hải không? Vì sao?

Page 9: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

- Để HS hiểu rõ hơn về đi bộ an toàn, ngoài việc HS quan sát trong sách, GV còn có thể trình chiếu video clip, các tranh ảnh hoặc chuản bị các tranh ảnh trong khổ giấy A0 về đi bộ an toan và không an toàn.

Page 10: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

Đi bộ sát mép đường ở nơi không có vỉa hè.

c) Hoạt động thực hành

GV nêu câu hỏi theo bài tập thực hành (Bài 2) trong sách:

Page 11: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

1/ Theo em, Nam nói với chị Thanh có đúng không? Vỉa hè (hè phố) là nơi để làm gì?

2/ Vì sao sau khi Nam nói, mọi người lại nhìn Nam?

3/ Nếu là Nam em sẽ ứng xử thế nào để thể hiện là người lịch sự, có văn hóa?

- HS trả lời.

- GV chốt lại các ý đúng:

1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành cho buôn bán hoặc bày đặt các đồ vật gây khó khăn cho người đi bộ.

2/ Câu 2 và 3: HS có thể trả lời theo các ý khác nhau, cần khai thác các suy nghĩ tích cực của HS.

d) Hoạt động ứng dụng

- HS đọc mẩu chuyện ngắn trong sách.

- GV nêu câu hỏi: Nếu em là bạn của Ngọc, em sẽ nói gì với các bạn ấy?

HS cần nêu được: Vỉa hè là lối đi chung dành cho người đi bộ; không phải bày đồ vật, buôn bán; không phải nơi đùa nghịch, đi dàn hàng ngang hoặc tụm lại chiếm hết đường đi của người khác. Mọi người đi bộ trên vỉa hè không làm những điều như trên là thể hiện người có văn hóa khi tham gia giao thông.

2. Tổ chức lớp học ở sân trường hoặc nơi khác: Đóng vai, thảo luận nhóm học cách đi bộ trên đường an toàn

− Tổ chức trò chơi “Đóng vai”:

+ GV chọn vị trí trên sân trường, kẻ một số vạch trên sân, chia thành đường đi và hè phố (vỉa hè), dựng vật cản tượng trưng trên hè phố để gây cản trở việc đi lại của người đi bộ. Tiếp theo, sẽ có 2 HS đóng vai người đi bộ nắm tay nhau đi trên hè phố đã bị cản trở.

Page 12: thtranvandu.pgdcamle.edu.vnthtranvandu.pgdcamle.edu.vn/.../bai-soan-minh-hoa.docx · Web view1/ Nam nói đúng: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ qua lại, không dành

+ GV yêu cầu HS thảo luận (với bạn bên cạnh hoặc 4 − 5 bạn ngồi gần nhau) về việc, làm thế nào để hai người này có thể đi bộ trên hè phố bị lấn chiếm hoặc ở những nơi không có hè phố. Mỗi lần GV chọn 2 HS (hoặc để các em tự xung phong) đóng vai người đi bộ thực hiện phương án xử lí tình huống của mình.

+ HS thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.

+ Sau trò chơi, GV nhận xét, chốt ý đúng về cách đi bộ an toàn trên đường không có hè phố hoặc hè phố có nhiều vật cản. Từ các câu trả lời của từng nhóm, GV nhận xét và đưa ra những chỉ dẫn về đi bộ an toàn.

GV kết luận:

− Nơi không có hè phố hoặc hè phố có nhiều vật cản thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát mép đường và chú ý quan sát để tránh các loại xe.

− Có rất nhiều xe cộ chạy trên đường, vì thế em không được đi giữa lòng đường để tránh gây cản trở giao thông và bị các loại xe va vào.

− Ở nông thôn hoặc ở đường phố nơi không có vỉa hè, các em phải đi bộ sát mép đường và không được dàn hàng ngang gây cản trở giao thông.