31
Trường THCS Phan Đình Phùng Tổ Ngữ Văn I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN : Các em đọc kĩ các văn bản sau và dựa vào hệ thống câu hỏi ở phần đọc- hiểu để soạn vào vở nhé. a. TỨC CẢNH PÁC BÓ b. NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG c. CÁC THỂ HỊCH, CHIẾU, CÁO. 2. PHẦN TIẾNG VIỆT : Tìm hiểu ví dụ và rút ra nội dung kiến thức của bài: a. Các kiểu câu: Câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định. - Cho ví dụ minh họa về các kiểu câu trên. - Làm hệ thống bài tập ở SGK - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các kiểu câu trên. 3. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Ôn tập kiến thức về văn thuyết minh. a. Ôn lại khái niệm về văn thuyết minh. b. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm). Tìm hiểu ví dụ ở SGK để rút ra: - Khái niệm - Yêu cầu: Hình thức và cách làm của một bài văn thuyết minh về một phương pháp ( Cách làm). - Làm phần luyện tập ở SGK ( T26,27). c. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Tìm hiểu ví dụ ở SGK để rút ra: - Khái niệm - Yêu cầu: Hình thức và cách làm của một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. - Làm phần luyện tập ở SGK ( T34,35). d. Bài tập: 1. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của Quảng Trị. ( HS có thể chọn các địa danh, danh lam thắng cảnh sau: Biển Cửa Tùng, Biển Cửa Việt, Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải, Thành Cổ Quảng Trị, Nhà đày Lao Bảo...Chú ý để cuối HKII làm trải nghiệm sáng tạo) 2. Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam. ( Áo dài, Thả diều, Bài chòi...). II. TÀI LIỆU THAM KHẢO HS học thuộc các bài thơ, tóm tắt được truyện, nắm nội dung cơ bản trong tài liệu hướng dẫn dưới đây:

Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Trường THCS Phan Đình Phùng

Tổ Ngữ Văn

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-20201. PHẦN VĂN BẢN :Các em đọc kĩ các văn bản sau và dựa vào hệ thống câu hỏi ở phần đọc- hiểu để soạn vào vở nhé. a. TỨC CẢNH PÁC BÓ b. NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNGc. CÁC THỂ HỊCH, CHIẾU, CÁO. 2. PHẦN TIẾNG VIỆT :Tìm hiểu ví dụ và rút ra nội dung kiến thức của bài: a. Các kiểu câu: Câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định.- Cho ví dụ minh họa về các kiểu câu trên.- Làm hệ thống bài tập ở SGK - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các kiểu câu trên.3. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Ôn tập kiến thức về văn thuyết minh. a. Ôn lại khái niệm về văn thuyết minh.b. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).Tìm hiểu ví dụ ở SGK để rút ra: - Khái niệm - Yêu cầu: Hình thức và cách làm của một bài văn thuyết minh về một phương pháp ( Cách làm).- Làm phần luyện tập ở SGK ( T26,27).c. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.Tìm hiểu ví dụ ở SGK để rút ra: - Khái niệm - Yêu cầu: Hình thức và cách làm của một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.- Làm phần luyện tập ở SGK ( T34,35).d. Bài tập:1. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của Quảng Trị. ( HS có thể chọn các địa danh, danh lam thắng cảnh sau: Biển Cửa Tùng, Biển Cửa Việt, Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải, Thành Cổ Quảng Trị, Nhà đày Lao Bảo...Chú ý để cuối HKII làm trải nghiệm sáng tạo)2. Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam. ( Áo dài, Thả diều, Bài chòi...).II. TÀI LIỆU THAM KHẢO HS học thuộc các bài thơ, tóm tắt được truyện, nắm nội dung cơ bản trong tài liệu hướng dẫn dưới đây:

TT Tên văn bản

Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật

1 Nhớ rừng(Thơ mới)

Thế Lữ (1907-1989)

Thơ tám chữ

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.

2 Quê hươg(Thơ mới)

Tế Hanh(sinh 1921)

Thơ tám chữ

Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe

Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng(cánh buồm-hồn làng, thân

Page 2: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.

hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ,…)

3 Khi con tu hú(Thơ Cáchmạng)

Tố Hữu (1920-2002)

Thơ lục bát

Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.

Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.

4 Tức cảch Pác Bó(Thơ

cách mạng)

Hồ Chí Minh

(1890-1969)

Đường luật thất ngôn tứ

tuyệt

Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui, (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh); vừa cổ điển vừa hiện đại.

5 Ngắm trăng (Vọng

Nguyệt; trích Nhật kí trong

tù)

Hồ Chí Minh

Thất ngôn tứ

tuyệt(chữ Hán)

Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.

Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.

6 Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong

tù)

Hồ Chí Minh

Thất ngôn tứ

tuyệt chữ Hán (dịch lục

bát)

Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.

7 Chiếu dời đô (Thiên đô

chiếu) (1010)

Lí Công Uẩn

(Lí Thái Tổ)

(974-1028)

Chiếu- Chữ Hán

Nghị luận trung đại

Phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Kết câu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình - lí: trên vâng mệnh trời- dưới theo ý dân

1/ Văn bản thơ:

- Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.

- Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.2/ Văn bản nghị luận:

a. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu

- Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu. - Khác về mục đích: + Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh. + Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.

+ Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

Page 3: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

+ Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa. - Khác về đối tượng sử dụng: + Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo. + Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu. b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.

- Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi,… đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.

- Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo,… cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)

c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” - Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn và “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.

- Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đựơm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng. - Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng : + Ở “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh. - Ở “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược. - Ở “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.d. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn ban nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).II/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:

1.Thuyết minh: Giới thiệu một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh lam thắng cảnh.

Danh lam thắng cảnh:a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.b/ Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó). c/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai…

Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làmb/ Thân bài:

- Nguyên liệu - Cách làm - Yêu cầu thành phẩmc/ Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.

CÁC BÀI THAM KHẢO:

Thuyết minh về chiếc kính

Page 4: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Mỗi người chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng đeo mắt kính ít nhất một lần trong đời. Đó có thể là chiếc kính cận thị, kính mát, hay chỉ là một chiếc kính 0 độ mang vào để nhìn mình "trí thức" hơn một chút. Vì vậy, có thể nói chiếc kính đeo mắt là một vật dụng vô cùng quen thuộc với bất cứ người nào. Chiếc kính đeo mắt đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920 nhưnq chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một sợi dây đè lên đầu mũi. Năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn. Cấu tạo của chiếc kính đeo mắt gồm hai bộ phận chính là gọnq kính và trònq kính. Gọnq thườnq được làm bằnq nhựa cứnq hoặc dẻo , kim loại . Mỗi loại gọnq thì có một ưu điểm riênq , gọnq kim loại được làm bằnq một loại sắt , giúp nq đeo cảm thấy cứnq cáp và chắc chắn . Gọnq nhựa dẻo và bền thì có thể chịu được áp lực lớn mà k bị conq hoặc biến dạnq . Còn một loại gọnq được làm bằnq ti tan rất nhẹ có thể bẻ conq mà k gãy . Và dĩ nhiên là giá của các loại gọnq đó sẽ chênh lệch nhau k ít. Phần cuối gọnq kính được bẻ conq để nq sử dụnq có thể gác lên vành tai . Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọnq đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dánq khác nhau tạo vẻ đẹp riênq cho kính , như màu đỏ , tím , vànq , xanh ,… và còn tranq trí nhữnq hình ảnh ngộ nghĩnh như thỏ, mèo,… Gọnq kính có một khớp độnq để mở ra và gập lại dễ dànq . Nhưnq quan trọnq nhất của chiếc kính đeo mắt là trònq kính . Trònq kính được làm bằnq thuỷ tinh tronq suốt hoặc nhựa cao cấp , ban đầu có hình tròn , vuônq và sẽ được mài , cắt sao cho vừa khít với gọnq mà nq dùnq lựa chọn. Đối với trònq kính bằnq thuỷ tinh , tuy tronq suốt nhưnq dễ vỡ còn trònq kính bằnq nhựa tuy nhẹ nhưnq dễ bị xước nên cần phải lựa chọn loại kính phù hợp với nhu cầu sử dụnq và tài chính của mình. Trònq kính còn có các loại chốnq tia cực tím(tia UV) , loại chốnq chầy xước và loại có cả hai đặc tính trên. Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được xiết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai con đinh vít. Gần hai trònq còn có hai miếnq đệm cao su hoặc nhựa dùnq để gác lên hai sốnq mũi. Kính đeo mắt thì có nhiều loại : kính thuốc , kính thời tranq , kính râm ,… tuỳ mỗi loại sẽ có nhữnq cônq dụnq riênq khác nhau . Kính thuốc là kính dùnq cho nhữnq nq bị bệnh về mắt như cận thị , loạn thị ,… Muốn sử dụnq , người có bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có thể chọn kính chính xác, khônq gây ra các tác dụnq phụ như nhức đầu , buồn nôn , chónq mặt… Kính thời tranq là vật tranq điểm , tạo dánq cho mắt và khuôn mặt. Còn kính râm là kính để bảo vệ mắt khi đi ngoài trời. Nhưnq nhìn chunq , các loại kính đều giúp hỗ trợ cho mắt tốt hơn, làm đẹp cho mắt , đối với học sinh thì giúp đỡ học tập tốt hơn… Lúc sử dụnq kính , nên nhẹ nhànq mở bằnq hai tay. Dùnq xonq nên lau sạch trònq kính bằnq khan lau mềm , mịn. Cất kính vào hộp để ở nơi cố định dễ tìm như tronq ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn… tránh các vật nặnq đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính. Thườnq xuyên rửa kính bằnq nước , lau sạch trònq kính bằnq khăn chuyên dùnq . Để mắt kính khônq biến dạnq , khi đeo và tháo kính nên dùnq hai tay cầm gọnq kính. Đối với gọnq kính kim loại, nên thườnq xuyên kiểm tra , vặn chặt các ốc vít để giữ chặt trònq kính. Phải dùnq kính đúnq độ thì thị lực đỡ suy giảm. Chiếc kính đeo mắt rất có ích, nó giúp ta nhìn sự vật chính xác , tạo điều kiện để mọi ngừi học tập và lao độnq tốt hơn.Việc giữ gìn để có đôi mắt tronq sánq và tinh tườnq đồnq nghĩa với bảo vệ cuộc sốnq của chính mình. Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn.

Thuyết minh về cây bút bi Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó. Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên. Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Page 5: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút. Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng. Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay. Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Bài 2 :Từ thời xa xưa, con người đã cần đến dụng cụ để viết. Cây bút của người cổ đại rất thô sơ bằng tre, đá và cả bằng lông chim, lông ngỗng. Nhưng để thuận tiện hơn trong việc viết lách, người ta đã phát minh ra bút bi. Cây bút bi tưởng chừng như bé nhỏ nhưng lại là phát minh đóng góp to lớn cho sự hình thành và cách mạng hóa việc viết chữ.Nguồn gốc của cây bút bi là do một người thợ Tây phương sáng chế ra nhưng không được khai thác thương mại. Mãi đến những năm cuối thế kỉ XIX, một nhà báo người Hungary tên là Lazso Biro đã nhận thấy sự bất tiện trong việc viết bằng bút chấm mực. Loại bút mới phát minh này rất lâu khô, dễ lem, rất nặng và đầu bút nhọn. Sau đó, Lazso Biro đã cải tiến cây bút này thành một loại bút có một ống mực và đầu viết có một viên bi lăn. Nhờ sự ma sát giữa viên bi và giấy mà mực được viết ra. Thế nhưng lại một vấn đề mới được đặt ra, loại mực của chiếc bút bi này rất lâu khô và không thích hợp cho nghề báo của ông đặc biệt là phải đi nhiều nơi lấy thông tin và ghi tốc kí. Và Lazso Biro lại cặm cụi tìm cách giải quyết. Ông để ý thấy loại mực dùng để in báo rất mau khô. Ông đã vận dụng sự phát hiện này để hoàn thiện cây bút của mình. Với sự giúp đỡ của anh họ là một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã giải quyết được tình trạng của cây bút. Cây bút của ông viết mau khô hơn. Năm 1887, ông nhận bằng sáng chế Anh quốc và từ đó bút bi được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.Bút bi chúng ta dùng hiện nay có hai loại: bút dùng một lần và bút dùng để bơm mực nhiều lần để dùng lại. Nhưng phần lớn chúng ta hay dùng loại bút dùng một lần, khi dùng hết mực rồi bỏ. Loại bút này có hai phần: ruột bút và vỏ bút. Phần ruột bút là ống nhựa mềm hoặc cứng chứa mực đặc. Lớp trên của mực trong ống được bơm thêm một loại chất trong suốt (hay có màu) để mực không tràn ra ngoài. Một đầu của ống mực gắn ngòi bút. Ngòi bút bi thường làm bằng kim loại có đầu nhọn hở một lỗ nhỏ có gắn viên bi đường kính từ 0,7 – 1mm. Nhờ sự ma sát của viên bi mực bám trên viên bi mà chúng ta có thể viết được. Phần vỏ bút thường làm bằng nhựa cứng hay kim loại quý (tùy theo mẫu mã và thị hiếu của người tiêu dùng). Có loại vỏ bút thiết kế thêm nắp đậy. Trong nắp có một miếng đệm cao su để mực không bị khô và viên bi không bị trầy khi va chạm nhỏ. Có loại vỏ được thiết kế với phần đầu có cái núm bấm lên xuống (đối với loại này thì bút được gắn thêm lò xo). Khi cần dùng, ta chỉ cần bấm ở đầu ngòi bút, ngòi bút sẽ lộ ra để viết, khi không viết nữa, ta chỉ cần bấm thêm lần nữa, ngòi bút lại thụt vào, tránh hư ngòi viết thật tiện dụng. Còn loại bút có thể bơm mực dùng lại thì phức tạp hơn một chút. Ruột của loại bút này làm bằng nhựa hay kim loại. Ở phần đầu ruột bút có một cái nút bằng nhựa gắn chặt vào thành ruột bút. Mỗi khi dùng hết mực ta có thể mua mực bơm thêm (loại mực đặc biệt dành cho bút bi) hay thay ruột bút. Về cấu tạo vỏ thì không khác loại bút dùng một lần ta vừa nêu trên.Trên thị trường hiện nay, có vô số chủng loại bút bi, mẫu mã, màu sắc khá đa dạng. Có loại bút bi đậy nắp, có loại bấm ở đầu bút để ngòi lộ ra, có loại xoay thân bút,có loại trượt,… tùy vào sở thích của người sử dụng. Ở

Page 6: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu bút bi, trong đó bút của các hãng Thiên Long, Bến Nghé khá uy tín. Giá một cây bút bi khá rẻ, dao động từ 1500 – 4000 đồng một cây. Một số loại bút trang trí hoặc để làm quà tặng thì có giá khá cao, từ mười mấy nghìn đến vài chục nghìn. Riêng bút bi dành cho doanh nhân, vỏ làm bằng kim loại quí thì có giá khá cao từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một cây. Nói chung, bút bi hợp túi tiền với tất cả mọi người, từ học sinh – sinh viên ít tiền đến các doanh nhân thành đạt. Bút bi là loại bút rất hữu ích cho đời sống con người. Bút bi giúp cho công việc học tập, viết lách trở nên hiệu quả hơn, tiện lợi hơn. Bút bi còn có thể sáng tạo nghệ thuật, Từ chiếc bút bi, người ta có thể vẽ được bức tranh đẹp hay xăm hình nghệ thuật bằng bút bi. Và bút bi còn có thể là một món quà ý nghĩa cho người thân yêu của bạn. hẳn rằng nếu thiếu bút bi thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn trong việc viết. Bút bi có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết. Bút bi đã thay đổi lịch sử về việc viết chữ của loài người.Để bảo quản một cây bút bi không khó khăn lắm. Mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút thụt vào để tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống đất thì không bị bể bi không dùng được. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy về phía đầu ngòi bút thì bút sẽ viết được trở lại. Thường khi để lâu ngày, bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ 15 phút hoặc hơn thì bút sẽ hết khô mực và viết được. Tóm lại, bút có viết được lâu bền hay không là do cách bảo quản của người sử dụng: “Của bền tại người”.Cây bút bi – một phát minh đóng góp to lớn cho nhân loại, một đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Bút bi là người bạn đồng hành của mọi người, đặc biệt là với học sinh. Bút bi vẫn mãi gắn bó với tuổi học trò đầy thơ mộng và đầy ắp trong những trang nhật kí thơm mùi mực viết. Dù thời gian có đổi thay qua những thăng trầm của cuộc sống, cây bút bi tuy được cải tiến về nhiều mặt và có thêm nhiều công dụng khác nhưng bút bi vẫn làm công việc mà nó vẫn thường làm tô điểm cho đời và hữu ích cho con người

Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến Dép lốp là dép của quân giải phóng trong thời kỳ chiến tranh việt nam , do miền bắc việt lúc này kinh tế khó khăn ko đủ nguyên liệu để sản xuất giày dép cho quân đội nên đã sử dụng lốp xe tải xe hơi các loại cắt ra làm thành dép cho binh sĩ mang hành quân nên gọi là dép lốp vừa rẻ vừa hợp với cách chiến đấu của quân đội du kích gọn nhẹ là chínhdép lốp xuất hiện từ những năm 50 hình dạng đôi dép cong làm từ vỏ lốp ô tô, còn quai là những dây cao su được xỏ qua các khe hẹp trên đế dép. Bốn cái quai cao su, hai cái chéo bên trên, hai cái song song bên dưới ,đủ chưa đó là dép lốp đó .Xuất hiện từ những năm 80 xin lỗi ai nói cho bạn biết vậy hay bạn đoán đối với cựu binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thì dép lốp với cây gậy trường sơn là biểu tượng những năm chiến đấu của họ Đôi dép lốp là hình tượng gắn với ký ức tuổi thơ của các chàng trai cô gái thế hệ 5x, 6x, 7x chúng tôi. Những đôi dép cong làm từ vỏ lốp ô tô, còn quai là những dây cao su được xỏ qua các khe hẹp trên đế dép. Bốn cái quai cao su, hai cái chéo bên trên, hai cái song song bên dưới, đơn giản! thế mà bền chắc ra phết. Đã đi dép lốp trong túi thế nào chả găm sẵn cái rút dép – làm bằng một miếng sắt dẹt hình chữ I dài gập đôi lại. Mỗi khi dép tụt quai là mắm môi mắm lợi mà rút.Cái dép cô bạn cùng trường tụt quai … cũng là một cơ hôi là một cơ hội làm quen thật tuyệt. Dép lốp cùng chúng tôi đi học, đi làm, thậm chí đi chơi cũng vẫn là dép lốp. Cái dép tụt ra cho bạn một cái, mình một cái cùng kê dưới đít ngồi xem phim chiếu giữa trời.Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng dài cuộc sống vất vả mà tươi đẹp bởi đầy tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sống để làm việc. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường. Những kỷ niệm hãi hùng của chiến tranh…với đôi dép lốp ở chiến trường.Giờ đây chiến tranh đã qua đi, chúng tôi và con cháu chúng tôi không còn phải đi những đôi dép lốp. Mong sao những ngày tháng gian khổ qua đi vĩnh viễn và chiến tranh không bao giờ trở lại trên đất nước này, để những đôi dép lốp chỉ còn là những kỷ niệm về quá khứ, cho ta thêm yêu quý cuộc sống hôm nay.

Page 7: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Bài 2 : ( Dép lốp)Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Narn mới có. Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đố quốc Mĩ xâm lăng. Đôi dép có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp (vỏ) xe ôtô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn. Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi đường sẽ không bị mỏi. Người đi đường xa mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm, đề phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. Đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gặp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt rừng chuyên hút máu. Dẫu biết có vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn phải cắn răng chịu đựng, không dám dừng lại để bắt nó ra vì sợ lạc đội ngũ. Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, gặp đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn là tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuống nhặt, vứt sang lề đường, chẳng mất thời gian. Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về. Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi! Dép này Bác trải đường dài. Đã cùng Bác vượt chông gai, xây non nước nhà. Đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép Cha già dẫn lối con đi… Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hãy trân trọng thành quả và vinh quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Giới thiệu chiếc áo dài VNMỗi  nước trên thế giới đều có những bản sắc , văn hoá dân tộc biểu tượng của đất nước , rõ hơn nữa thể hiện qua trang phục truyền thống riêng.Việt Nam cũng vậy, tự bao giờ các chị em phụ nữ Việt Nam đã coi chiếc áo dài là trang phục truyền thống cần giữ gìn.          Không ai biết áo dài được ra đời từ khi nào và hình dáng ban đầu ra sao vì rất ít người nghiên cứu về đề tài này.Nhưng trên mặt chiếc ''trống đồng Ngọc Lữ '' cách nay khoảng vài nghìn năm đã cho ta thấy được vẻ đẹp dịu dàng thướt tha của phụ nữ xưa mặc trang phục với hai tà áo xẻ.Nhà sử học Đào DUY Anh đã viết ''Theo sách sử kí chép thì người Văn Lang xưa đã mặc áo gài về bên trái ''.Nhưng có sử lại chép rằng :''Ở thế kỉ thứ nhất , Nhâm Diêm đã dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo người tàu. Như vậy có thể thấy rằng trước thời Bắc thuộc thì người Việt gài áo bên trái , nhưng sau đó bắt trước người Tàu mới gài áo bên phải.Do chịu ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa, cho đến thế kỉ 16 lối ăn mặc của người Việt vẫn bắt trước phương bắc.Áo dài đã từ đó mà du nhập vào nước ta tạo ra làn sóng mới.Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát còn cho ban hành ''sắc dụ ''về ăn mặc cho toàn thể dân chúng Đàng Trong để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc riêng Vũ Vương đã giao cho triều thần pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm và áo dài của phụ nữ Thượng Hải để ra đời áo dài phụ nữ Việt Nam.            Vào những năm thập niên 1930 đã có 1 nhân vật xuất hiện đó là một hoạ sĩ tên Cát Tường đã ''cải tiến '' chiếc áo tứ thân chỉ còn hai vạt trước và sau mà thôi nên gọi là ''le mur'' cũng chính là tên hoạ sĩ được dịch sang tiếng Pháp . Vạt trước được hoạ sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm vẻ uyển chuyển trong bước đi, đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất

Page 8: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

độc đáo.Để tăng vẻ nữ tính , hàng nút phía dưới được dịch sang một chỗ mở dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn.Tuy có nét độc đáo nhưng vẫn còn khuyế điểm như áo may ráp vai , ráp tay phồng , cổ bồng hoặc cổ hở .               Đến năm 1934 , một hoạ sĩ khác tên Lê Phổ đã bỏ bớt những khuyết điểm của áo dài ''le mur'' và đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân , áo ngũ thân, tạo ra kiểu vạt dài , cổ kín , ôm sát người,2 tag vạt dưới được tự do uốn lượn .Sụ thay đổi này quá vẹn toàn, nó hài hoà giữa cái cũ và cái mới , được phái nữ thời đó rất ưa chuộng.                   Vào thập niên 60 , nhà may Dung ở Dakao , Sài Gòn đưa ra kiểu áo ráp tay hay còn gọi là ''rag lan''.Cách ráp này đã giải quyết được vấn đè khó khăn nhất khi may áo dài, với cách này ''rag lan'' đã được đánh giá cao về thẩm mĩ theo một số nhà thiết kế. Áo dài ''rag lan'' được sử dụng rôgj dãi cho nữ sinh .Áo có tà chỉ dài tới gối nhưng ống quần rộng loà xoà phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm trên đã làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên , đễ thương .               Cuối năm 1958, bà Trần Lê Xuân còn ở tại vị Đệ Nhất Phu Nhân đã sáng tạo ra chiếc áo dài cách tân bỏ toàn phần cổ áo ,cổ hở, cổ khoét gọi là áo Trần Lê Xuân hay áo bà Nhu . Một số nhà phê bình phương Tây đã đánh giá cao nhưng các nhà cổ học lại tức giận và cho rằng nó ko hợp vs '' thuần phong mĩ tục ''.Nhưng hiện nay ,loại áo này vẫn phổ biến và phần cổ đuợc khoét sâu cho tròn . Đã qua thăng trầm , lịch sử , nhưng áo dài vẫn giữ nguyên vị trí là bộ trang phục truyền thống phụ nữ Việt , tạo cho họ vẻ đẹp duyên dáng, giản dị.           Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok Hàn Quốc , chiếu áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa có phong cách hiện đại hại điện .Ngoài ra, áo dài Việt còn được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể , là biểu tượng cho người phụ nữ Việt.Chất liệu làm ra chiếc áo dài thường là lụa , gấm ,the,...may chỉ một màu vải.Thường người chọn may chọn áo dài phù hợp với độ tuổi của họ như: Người trẻ mặc màu sáng còn các bà các bác mặc màu trầm hơn .Trang phục truyền thống này có thể mặc được mọi nơi như công sở , đồng phục , đi chơi , tiếp khách , ngày lễ hoặc được mọi người mua làm quà , làm kỉ niệm .Cách mặc cũng rất đơn giản chứ ko khó khăn , cầu kì như trang phục một số nước.Khi xưa áo dài được mặc chung với nón quai thao , nón lá hay đóng khăn .Nhưng ngày nay các chị em có thể mặc kèm như quần lụa hay vải mềm, chân đi guốc hoặc giày gì đều được còn có thể thêm một vài trang sức.Đây chính là điểm đặc biệt của trang phục này Chiếc áo dài như có cách riêng để tôn vẻ đẹp của mọi thân hình .Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng .Hai tà áo xẻ trên vọng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái,tạo dáng thướt tha , tôn lên vẻ nữ tính, kín đáo bởi toàn thân được che phủ bởi lụa mềm nhưng cũng quyến rũ vì lộ ra sống eo.Mỗi bộ chỉ làm riêng cho một người chứ ko sản xuất đại trà , hàng loạt mà phải may đo kĩ rồi thử xem vừa ko còn sửa lại thì mới  hoàn thiện .          Hình ảnh phụ nữ Việt trong tà áo dài truyền thống đã được nhiều nghệ sĩ ghi lại ,nổi bật nhất là trong thơ ca và nhạc.Trong nhạc Trịnh Công Sơn có khá nhiều bài về áo dài. Áo dài ko chỉ được đưa vào thơ ca mà còn được biết đến qua các tác phẩm hội hoạ rất nhiều chứng tỏ cho một truyền thống rất lâu đời của nhân dân ta.           Tuy ngày nay đã có nhiều kiểu áo dài từ nước ngoài du nhập nhưng chúng ta ko được quên trách nhiệm của người Việt đó là giữ gìn coi trọng chiếc áo dài Việt Nam -Niềm tự hào của dân tộc.

Thuyết minh xe đạpCó một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người.Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn 2 lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn 2 vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ  líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy se xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững

Page 9: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, giây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và giàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.     Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể  như một hoạt động thể thao.Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.

Giới thiệu một gương mặt của thể thao VN Nếu ở hai kỳ SEA Games trước, người vinh dự mở "mỏ vàng" cho đoàn Việt Nam là võ sĩ taekwondo Khúc Liễu Châu, thì tới SEA Games 21, người tiên phong là nữ võ sĩ Nguyễn Thúy Hiền của môn wushu, một cái tên đã trở nên quá quen thuộc với giới hâm mộ.Nhờ cái duyên võ thuật bẩm sinh cộng với sự miệt mài khổ luyện, cô gái sinh năm 1979, người Hà Nội này đã liên tục ghi danh vào bảng thành tích thể thao nước nhà với các HC vàng thế giới, châu lục và khu vực.Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau những danh hiệu đó là sự nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống riêng tư. Hiền không có sức khỏe như các võ sĩ khác. Cơn đau dạ dày, đau thần kinh tọa luôn hành hạ cô, một phần do hậu quả của việc thoái hoá đốt sống cổ, đốt sống lưng do luyện tập liên miên. Vì thế, Hiền xinh đẹp nhưng xanh xao, chỉ còn lại 40 kg sau mỗi đợt uống thuốc giảm đau, nhưng vẫn gồng mình bước ra thảm đấu. Hiền tâm sự: "Mọi người thường gọi em là con mèo hen ốm yếu, nhưng lúc vào thảm, em là con mèo hoang đấy".Năm ngoái, vì bệnh, Hiền đã có ý định từ giã wushu để ra nước ngoài với mẹ, nhưng rồi lại ở lại tham gia hết giải này đến giải khác.Cho đến ngày 10/9, một mình Thúy Hiền đã đem về cho tổ quốc 3 HC vàng tại SEA Games 21: đao thuật, thương thuật và trường quyền với số điểm vượt trội. Chưa có đối thủ nào đạt số điểm ở một nội dung thi môn wushu cao như Hiền trong kỳ SEA Games này (9,38 điểm - thương thuật). Cô biểu diễn cả 3 bài thi đều hoàn hảo, đẹp, không phạm một sai sót nhỏ. Tất cả VĐV wushu các nước đều ồ lên mỗi khi Hiền bước ra thảm và chào tạm biệt khi kết thúc bài thi đấu.Phát biểu sau khi giành 2 chiếc HC vàng đầu tiên, Hiền nói: "Em căng thẳng lắm vì kỳ này trừ em ra, tất cả các VĐV Việt Nam khác đều gặp phải vấn đề trọng tài. Thật may mắn là em vẫn hoàn thành được chỉ tiêu. Có nhiều lúc, em cảm thấy muốn phát điên".Sau SEA Games 21, Thúy Hiền sẽ sang Armenia, tiếp tục xuất hiện ở sàn đấu thế giới. Hy vọng những tấm HC vàng ở SEA Games sẽ là bước đệm để Thúy Hiền tiếp tục những cuộc chinh phục đỉnh cao mới.

Thuyết minh chiếc áo dài VN Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt.  Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang

Page 10: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt, khoảng những năm 1932 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn. Cho đến cuối thập niên 50, trong một buổi lễ khai mạc, phu nhân ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân đã xuất hiện với kiểu áo dài không cổ và tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Khoảng đầu những năm 1960, áo dài tay raglan với chiếc quần xéo ống rộng trở nên phổ biến…Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, tại miền Nam, nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hóa phương Tây tác động mạnh mẽ, tuy không tồn tại lâu nhưng phong trào áo dài hippy cũng đã xuất hiện. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại thời kỳ này. Qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử, áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

Bài 2 : (Áo dài)Trong cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt… Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.  Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này. “Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đấy có áo dài Việt”. Áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống, mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt

Thuyết minh chiếc nón lá Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã

Page 11: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam? Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ... Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che...". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước

Giới thiệu một tập truyện Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tấm Cám có thể xem là truyện cổ tích thần kì điển hình nhất với đầy đủ những đặc điểm thi pháp của thể loại cũng như ý nghĩa sâu sắc và sức sống lâu bền trong nhân dân. Truyện kể về cuộc đời và số phận của Tấm, một cô gái xinh đẹp, dịu hiền, nết na nhưng gặp nhiều bất hạnh. Tấm mồ côi mẹ và sau đó là cha ngay từ khi còn rất bé. Tấm phải sống với dì ghẻ hết sức cay nghiệt và Cám ư đứa em cùng cha khác mẹ vốn rất xấu tính, xấu nết. Tấm không chỉ phải vất vả làm lụng mà còn bị mẹ con Cám hành hạ, đoạ đầy. Mẹ con Cám từng lập mưu lấy đi phần thưởng là chiếc yếm đó của Tấm,ăn thịt cá Bống của Tấm. Mụ dì ghẻ còn ác độc bắt Tấm nhặt riêng thóc và gạo để không cho Tấm đi hội. Nhưng mỗi lần như vậy Tấm đều được Bụt hiện lên giúp đỡ và cuối cùng trở thành hoàng hậu.Nhưng sự hóm hại của hai mẹ con Cám chưa phải đến đó đó hết. Nhân lần Tấm về làm giỗ bố, mẹ con Cám lừa giết chết Tấm rồi đưa Cám vào cung. Tấm không chết hẳn mà biến hoá qua nhiều dạng: vàng anh ư> xoan đào ư> khung cửi ư> quả thị, cuối cùng Tấm trở lại thành người, được vua nhận ra qua miếng trầu têm cánh phượng. Tấm trở về cung lừa dội nước sôi cho Cám chết. ít lâu sau mụ dì ghẻ cũng chết theo. Truyện Tấm Cám trước hết phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ. Đó là mâu thuẫn mẹ ghẻ và con chồng. Nhưng bao quát hơn là xung đột giữa cái Thiện và cái ác mà kết cục bao giờ cái

Page 12: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Thiện thắng cái ác dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn, nhiều thử thách bằng cái chết. Điều đó phản ánh ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về một tương lai tươi đẹp cho những con người nghèo khổ bất hạnh. Nói cách khác, đó chính là triết lí dân gian: "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo", "thiện giả thiện báo", là ước mơ công lý nhân dân. Trong truyện Tấm Cám, vai trò của các yếu tố thần kỳ (Bụt, con gà, đàn sẻ, sự biến hoá của Tấm...) là rất quan trọng. Nó chính là phương tiện để thực hiện ước mơ đổi đời mà nhân dân gửi gắm trong đó. Tuy nhiên, ở mỗi chặng đời, yếu tố thần kì cónhững vai trò khác nhau. Nếu ở phần đầu, khi Tấm còn thiếu nữ, Bụt trực tiếp giúp đỡ mỗi khi khó khăn thì đến phần sau, tấm đó trưởng thành (làm hoàng hậu) ta không còn thấy Bụt xuất hiện. Sự biến hoá của Tấm như là minh chứng cho sự chủ động, sự lớn lên, cho sức mạnh của khát vọng sống trong Tấm, trong nhân dân. Đó cũng chính là cái nhìn hết sức lạc quan của nhân dân lao động trước thực tại đầy đau khổ bất công. Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu, mang ý nghĩa xó hội sâu sắc thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật độc đáo. Chính vì vậy, nó có một sức hấp dẫn đặc biệt và trường tồn trong cuộc sống người Việt.

Thuyết minh xe đạpChiếc xe đạp được phát minh ra ở Châu Âu và được nhập vào nước ta khoảng đầu thế kỉ XX. Xe đạp là phương tiện giao thông chuyển động bằng sức người, cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển… rất thuận lợi cho việc đi lại. Cấu tạo của xe đạp gồm hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước, sau. Khi đi, người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích (sên), làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp. Như vậy, ổ líp quay một vòng thì bánh xe lăn được một quãng dài. Ổ líp quay sẽ làm cho xe chạy nhanh về phía trước. Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay qua phải, qua trái dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi, nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý muốn. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh (thắng) gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe đạp có thể chạy nhanh hay chậm tùy ý. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng (gác-ba-ga) lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được hàng tạ. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh trước. Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có bộ phận chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước (gác-đờ-bu), có bộ phận chắn xích che phía trên sợi dây xích, có đèn lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở phía sau xe, có chuông lắp gần chỗ tay cầm để xin đường lúc cần thiết. Vào cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất xóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp, một hộc sinh nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong có lực đàn hồi, xe chạy êm hẳn. Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trên quãng đường ngắn từ dăm cây số đến vài chục cây số như đi trong làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ nhưng đi được một đoạn dường dài. Đi xe đạp cũng là một cách vận động cơ thể có ích như hoạt động thể thao, thể dục.

Page 13: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

 Trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, chiếc xe đạp đã cùng dân công thồ hàng phục vụ cho bộ đội đánh thắng trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong kháng chiến chống Mĩ, chiếc xe đạp lại cùng lực lượng thanh niên xung phong vận chuyển lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần quét sạch quân xâm lược Mĩ ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, chiếc xe đạp là phương tiện đi lại rất thuận lợi cho nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là các bạn học sinh ngày ngày đến trường học tập. Hiện nay, ở các thành phố lớn, số lượng xe máy quá nhiều, vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, khi phương tiện giao thông công cộng phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.

Thuyết minh về cái phích nước Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80 đến 90 độ trong khoảng một ngày…… Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem). Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu. Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách :- Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp.- Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồiđể khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.- Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.- Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.- Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng.Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.

Thuyết minh về hoa ngày Tết ở VN

Page 14: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Hằng năm khi sắc vàng tươi của hoa mai đó rực rỡ khắp Nam Bộ, trong tiết trời se lạnh của mùa xuân những cành hoa đào cũng bắt đầu nở rộ. hoa đào từ lâu đó trở thành loài hoa không thể thiếu với mùa xuân ở Bắc Bộ.Hoa đào có nhiều ở vùng ôn đới khí hậu ôn hoà. Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. mùa xuân khi đến thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hoà ở Hà Nội…bạn sẽ thấy ngút ngàn những hàng đào nở rộ. ở nhiều vùng núi phía bắc có những rừng đào mọc tự nhiên với những gốc đào nở rộ.Tên khoa học của đào là Prunus Persica. Có bốn giống đào chính. Giống đẹp nhất có lẽ là bích đào. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm. Bích đào được trồng để lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng. Đào phai sai hoa sai quả được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc.Hoa đào nở vào cuối mùa đông, đầu xuân khi cái rét mướt đó nhường chỗ cho tiết trời ấm áp. Trong làn mưa phùn lất phất, hoa đào xoè cánh đón lấy cái tinh tuý của trời đất. Cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Hao đào rất đẹp nhưng để có được cành đào đẹp trong ngày tết thì không phải dễ dàng. Đào trồng lấy quả thì ít chăm sóc nhưng đào lấy cành thì bón phải chăm rất công phu. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Phải trồng trước tết khoảng 15 ngày để đào sai hoa vào đúng dịp Tết. Hoa đào góp phần tôn lên vẻ đẹp của khu vườn núi rừng và căn nhà nhỏ của bạn trong dịp tết đến xuân về. Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ đem lại sự ấm cúng cho mỗi gia đình. Đào cũng đem lại thu nhập cao trong ngày tết cho người trồng cành đào thường có giá từ 30-45 nghìn đồng, còn ở các làng hoa mỗi cây có khoảng từ một trăm nghìn đến một triệu đồng tuỳ từng loại. Hoa đào cũng gắn với thú chơi đào ngày tết của những người chuộng cây cảnh. họ tự tay uốn tỉa cành theo óc thẩm mĩ của riêng mình. Đào là loài hoa thiêng liêng cùng với bánh chưng xanh không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam thường chọn cành đào về làm quà. Những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương của mình.Từ xa xưa, đào đó được coi như một thi đề quen thuộc trong thơ ca. những tác phẩm tiêu biểu như truyện Kiều của nguyễn Du, Ông Đồ của Vũ Đình Liên….đều có sắc thắm đào đỏNgoài ra, đào được sử dụng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. cùng với một số dược liệu khác, đào chế thành thuốc chữa bệnh và bí đại tiện rất hiệu quả. Danh y Tuệ tĩnh đó nhắc nhiều về cụng dụng của hoa đào trong cuốn sách y học nổi tiếng của mình. Mùa xuân tiếp nối mùa xuân,thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, cuộc sống có vô vàn sự thay đổi nhưng hoa đào vẫn là loài hoa không thể thiếu trong mỗi dịp tết cổ truyền của dân tộc ta.

Thuyết minh trò chơi dân gian Trong số các trò chơi dân gian, có lẽ tò he vẫn là một trong những trò chơi còn được hiện hữu đến nay. Mới đây thôi, tò he còn được chọn là một trong những mặt hàng nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam tham gia trong Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Mỹ.  Tò he, thứ đồ chơi hút hồn trẻ em bao thế hệ đang dần chìm khuất giữa những đổi thay của cuộc sống hiện đại. Tò he đươc lam bởi tay nhưng người dân Xuân La (Phú Xuyên - Hà Nội). Chỉ với vài cục bột màu, mấy thứ đồ nghề đơn sơ như que tre, chiếc lược nhựa nhỏ xíu, qua bàn tay của nghệ nhân thoáng chốc biến thành hình cô tiên, ông lão ngồi câu cá, bông hoa hay những con vật đáng yêu…đã góp phần làm nên đời sống tinh thần Việt suốt bao đời nay...Nhưng khi hỏi ho ve nguồn gốc tò he thi mỗi người nói một khác. Có ý kiến cho rằng từ trò chơi nặn tượng bằng đất sét, nặn pháo đất... của trẻ em; nhưng có người lại nói: Ban đầu gọi là nghề nặn tiến sĩ (nghĩa là nặn người nói chung), về sau người dân có thêm sáng kiến gắn thêm chiếc kèn phía dưới nữa để thu hút trẻ em, lúc con nít thổi kêu “tò te”, lâu dần gọi chệch đi nên có tên là tò he. Dù có xuất xứ thế nào đi nữa thì tò he Xuân La cũng là món ăn tinh thần của người dân từ cách đây mấy trăm năm.Tò he đã đi vào tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em Việt Nam như thế, đã mở ra một thế giới cổ tích với những ông Bụt bà Tiên, chàng Thạch Sanh, cô công chúa..., làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân mỗi dịp lễ tết, hội hè. Câu đồng dao gợi lại cho tôi kí ức ngày còn bé, khi lần đầu tiên nhìn thấy tò he, những đứa trẻ con thành phố chúng tôi đã xúm xít quanh một ông cụ râu tóc bạc phơ, đội chiếc nón lá, đồ nghề vỏn vẹn chiếc hộp gỗ với mấy cái que tre, vài cục bột màu; háo hức chờ đợi từng đường nét lần lượt hiện ra trên đôi tay thoăn thoắt của ông. Ông nặn luôn tay mà vẫn không xuể, bởi tụi con nít chen nhau chờ đến lượt mình. Bây giờ, hình ảnh ấy khó lòng còn gặp lại. 

Page 15: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Ngày xưa hễ có lễ hội gì hay đến Tết Nguyên đán, người dân Xuân La lại khăn gói khắp bốn phương để hành nghề thì nay cũng không còn thấy hào hứng như trước nữa. Gánh nặng mưu sinh đè lên đôi vai của người dân nơi đây, nghề nặn tò he không đủ giúp họ thoát được nỗi lo cơm áo. Một số người trong làng lên thành phố mưu sinh bằng nghề truyền thống nhưng lại bị đuổi và cấm, bởi tò he chỉ có thể bán dong. Khó khăn là thế, nhưng vẫn còn đó những người con Xuân La luôn đau đáu muốn giữ gìn nghề tổ tiên truyền dạy. Đấy quả thất là những con người yêu quê hươngGiờ đây có thể tò he không còn được ưa chuông như xưa nhưng nó vẫn là một món đồ chơi truyền thông tương trưng cho sự sáng tạo của người dân Việt Nam ta Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Nó có tầm quan trọng trong cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em. Những người tạo tác ra nó mặc dù chưa đủ nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ (vì sản phẩm chỉ sử dụng trong khoảng từ 10 đến 30 ngày) nhưng các sản phẩm ấy đã để lại cho người xem những tình cảm thắm đượm. Ngôn ngữ khối trong tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ. Nó giản dị như ca dao, là tích tụ của trí tuệ nhân dân qua nhiều đời. Tò he thực sự là món ăn tinh thần rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Danh lam thắng cảnh Hồ Gưom (Hoàn Kiếm) được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố", nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử) Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng- ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương

Page 16: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.Đối với người Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, một nơi dùng để chơi thuyền mà còn gắn liền với đời sống về nhiều phương diện: đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận. Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ Gươm chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng. Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, cơm nguội chín vàng, những tàng cây ngả xuống, vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không những chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, nắng vàng lấp lánh trên mặt nước mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9. Những di tích lịch sử độc đáo: tháp Rùa, tượng vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá... và những công trình kiến trúc hiện đại, mới được xây dựng hoặc tu tạo nhưng luôn đảm bảo kết hợp hài hoà với cảnh quan vốn có quanh hồ. Hồ Gươm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam.

Thuyết minh về một giống vật nuôi có íchChó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có

thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”. Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.

Page 17: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

Thuyết minh vè một món ăn dân tộcánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.

Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ “ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.

Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.

Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá

Page 18: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …

Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.

---------------------------

Giới thiệu Tết Trung ThuTheo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm Rằm Tháng Tám (âm lịch). Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Hoa.Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.Đường Minh Hoàng cho xây dựng ngay “Vọng Nguyệt đài”-Đài ngắm trăng. Khi trăng giữa tháng-đêm rằm, nhà vua lên Vọng Nguyệt đài thích thú ngắm trăng, có cảm giác là ngày đêm đẹp nhất, như ngày vui, ngày hội. Thế là, nhà vua liền đặt ra Tết Trung thu khi rằm tháng 8 đến. Từ đó, Tết Trung thu trở thành tục lễ hàng năm, khi trăng tròn, tỏa sáng, là có vũ-nhạc “Khúc nghê thường” vang trong Cung đường.Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.Theo lệ đó, từ đó đến nay, khi đón trăng-đón Tết Trung Thu, khắp nơi, mọi nhà, mọi người, nhất là các em nhỏ, được người lớn chuẩn bị cho tết, hướng dẫn trẻ em ngắm trăng vui chơi, múa hát, đánh trống, rước đèn ông sao và các hình con vật, cùng nhiều đồ chơi thích thú. Người lớn không chỉ mua sắm, tổ chức, hướng dẫn cho con trẻ, mà cũng cùng các em vui chơi thoả chí và thích thú đón trăng, phá cỗ dưới trăng làm nên sự thăng

Page 19: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

hoa tình cảm, trí tuệ, trước thiên nhiên, cuộc sống, khi mùa thu êm ả, mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, hứng khởi đi tới tương lai của cộng đồng và mỗi người.

Về phá cỗ Trông Trăng, ngoài vũ nhạc, thời nhà Đường, người ta còn làm bánh “trông trăng”-có hình mặt trăng để liên hoan khi Tết Trung thu về. Tục lệ đó, đã có ở nước ta từ lâu đến nay. Nên dịp Tết Trung thu, khắp nơi trong nước sản xuất nhiều loại đồ chơi, làm nhiều loại bánh, kẹo trung thu nhiều hình nhiều vẻ, nhiều màu sắc, nhiều hương vị, bày bán khắp nơi để phục vụ Tết Trung thu.Rước đèn đêm Trung thu, đã là tục lệ và nguồn vui của mọi người, nhất là thiếu nhi. Tục lệ này có từ Trung Hoa cổ xưa. Thời nhà Tống (960-1269), chuyền lan một huyền thoại là: có con cá chép vàng, tu luyện thành tinh, thường hóa phép thành người, để trêu và lừa phụ nữ. Thấy thế, ông Bao Công bày cho mọi nhà mang đèn Cá Chép và nhiều loại hình con gia súc, gia cầm khác, treo trước cửa nhà, để cá quỷ không dám đến nhũng nhiễu, làm hại. Từ đó, trung thu đến, nhà nhà thả cá chép xuống ao hồ và treo nhiều loại đèn, có đèn hình cá chép và cho trẻ rước đèn Ông Sao vui chơi dưới vầng trăng toả sáng tươi đẹp.Tết Trung thu và các tục lệ trong tết này, được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống… khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em. Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi. Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu thấu tình của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc-người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước./.. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

----------------------------

Page 20: Ithcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn/upload/21536/... · Web view2020/02/19  · I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 1. PHẦN VĂN BẢN:

Đông Hà ngày 17/02/2020Giáo viên

Nguyễn Thị Hải Linh – Nguyễn Thị Thùy Linh