27
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Đổi mới phương pháp dạy và học cần gắn liền với đổi mới về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong đó, đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh nên được chú trọng và phát triển. Đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin; giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập đạt mục tiêu giáo dục. SUMMARY Innovating teaching and learning methods should be linked to innovation in testing and assessing students' learning outcomes. In particular, assessing the capacity development of students should be focused and developed. Assessing learning outcomes towards capacity development is the process of collecting information, analyzing and processing information; explain ing the reality of achieving education goals, understanding causes, making pedagogical decisions to help students achieve their educational goals. 1. Đánh giá theo năng lực Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011). Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh học sinh phát triển được một năng lực nào đó, học sinh không những vận dụng kiến thức trong nhà trường và còn phải vận d ụng các kiến thức thu được của bản thân ở bên ngoài nhà trường để giải một nhiệm vụ có trong thực tế . Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn đánh giá việc hoàn thành bài tập lớn sau một chủ đề ( bài tập có thể xuất

dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Đổi mới phương pháp dạy và học cần gắn liền với đổi mới về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong đó, đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh nên được chú trọng và phát triển. Đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin; giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập đạt mục tiêu giáo dục.SUMMARY Innovating teaching and learning methods should be linked to innovation in testing and assessing students' learning outcomes. In particular, assessing the capacity development of students should be focused and developed. Assessing learning outcomes towards capacity development is the process of collecting information, analyzing and processing information; explaining the reality of achieving education goals, understanding causes, making pedagogical decisions to help students achieve their educational goals.1. Đánh giá theo năng lực

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011).

Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh học sinh phát triển được một năng lực nào đó, học sinh không những vận dụng kiến thức trong nhà trường và còn phải vận dụng các kiến thức thu được của bản thân ở bên ngoài nhà trường để giải một nhiệm vụ có trong thực tế. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn là đánh giá việc hoàn thành bài tập lớn sau một chủ đề (bài tập có thể xuất hiện trong thực tế) mà còn đánh giá sự hình thành năng lực trong quá trình thực hiện.

Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:Tiêu chí so

sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng

1. Mục đích chủ yếu nhất

- Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.- Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.

- Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.

Page 2: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

2. Ngữ cảnh đánh giá

- Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS.

- Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường.

3. Nội dung đánh giá

- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện).- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.

- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học.- Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.

4. Công cụ đánh giá

- Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.

- Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực.

5. Thời điểm đánh giá

- Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.

- Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.

6. Kết quả đánh giá

- Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.

- Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.

2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSĐánh giá kết quả giáo dục cần dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phối

hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV, HS đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của GV được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:

a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của HS với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.

b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập. Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là:

(i) Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); Cần bồi dưỡng cho HS

Page 3: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học.

(ii) Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm – hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành.

(iii) Xác nhận kết quả học tập: xác nhận HS đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể.Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý

cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.3. Biểu hiện phẩm chất của học sinh3.1. Yêu nước: Yêu thương, tự hào, quý trọng những giá trị vật thể, phi vật thể của quê hương, đất nước Việt Nam. Có ý thức và hành động (tích cực, hiệu quả) nhằm xây dựng và bảo vệ sự thiêng liêng, vẹn toàn  những giá trị của đất nước. Tích cực xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Có trách nhiệm lan truyền lòng yêu nước và vận động xung quanh hành động tích cực vì đất nước.3. 2. Nhân ái3. 2.1. Yêu quý mọi người: Đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương con người thể hiện cụ thể bằng lời nói, hành động. Biết thể hiện sự bất bình, biết đấu tranh để bảo vệ người khác khỏi nhữnghành vi xâm hại an toàn và lợi ích chính đáng. Chủ động, tích cực vận động xã hội hướng tới xây dựng một môi trường nhân văn.3.2.2. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người: Tôn trọng sự đa dạng cá tính, sự khác biệt về phẩm chất, năng lực, năng khiếu, sở thích, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống và những sắc thái văn hoá dân tộc của từng cá nhân. Có ý thức giao lưu học hỏi các nền văn hoá khác. Tích cực tác động để các cá nhân khác biệt hoà nhập xã hội, để cộng đồng đón nhận những khác biệt của một cá nhân bất kì.3.3. Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; biết nhận lỗi, sửa sai khi phạm sai lầm. Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt. Có ý thức tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.3.4. Trách nhiệm3.4.1 Có trách nhiệm với bản thân: Tích cực, tự giác chăm sóc, bảo vệ, hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn và thể chất. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói, hành động của bản thân. Tuyên truyền, vận động người xung quanh về trách nhiệm với bản thân3.4.2. Có trách nhiệm với gia đình: Có ý thức làm tròn bổn phận với những người thân trong gia đình. Biết chăm sóc, sẻ chia, bảo vệ gia đình. Tuyên truyền, vận động người xung quanh về trách nhiệm với gia đình.3.4.3. Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Có ý thức và hành động bảo vệ tài sản công, giữ gìn luật lệ của nhà trường và xã hội. Có ý thức học tập, rèn luyện để

Page 4: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

phát huy truyền thống của nhà trường. Tích cực đóng góp cho các hoạt động công ích. Vận động người khác gìn giữ và phát huy truyền thống của nhà trường, bảo vệ của công, chấp hành luật pháp và tham gia vào các hoạt động công ích.3.4.4. Có trách nhiệm với môi trường sống: Trân trọng, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững của môi trường sống. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên; đấu tranh chống lại các hành vi lãng phí tài nguyên, huỷ hoại môi trường sống. Tuyên truyền vận động xã hội bảo vệ tài nguyên và môi trường.3. 5. Tự trọng: Có ý thức coi trọng, giữ gìn giá trị, phẩm chất, danh dự của bản thân trên cơ sở đánh giá đúng các điểm mạnh điểm yếu. Biết bảo vệ, giữ gìn và hoàn thiện bản thân qua việc không ngừng trau dồi tri thức, tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện toàn diện các kĩ năng sống; Biết tránh cho bản thân khỏi những sự xâm hại của tệ nạn, tiêu cực từ môi trường. Luôn đề cao giá trị của những người xung quanh; khích lệ, cổ vũ họ phát huy lòng tự trọng trong học tập và cuộc sống.3.6. Chăm chỉ 3.6.1. Ham học: Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn. Có ý thức học hỏi từ mọi người, từ cuộc sống, không ngừng hoàn thiện bản thân. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Có ý chí vượt khó khăn để học tập hiệu quả. Tích cực chia sẻ kiến thức của bản thân cho xã hội.3.6.2. Chăm làm: Yêu thích, hứng thú, chủ động, sáng tạo trong công việc. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào công việc. Có ý chí vượt khó khăn để làm việc hiệu quả. Có định hướng nghề nghiệp và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đó. Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ người khác trong công việc.3. 7. Kỉ luật3.7.1. Với bản thân: Có ý thức tự hướng định hướng bản thân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kế hoạch học tập và sinh hoạt cá nhân. Nhận thức đúng đắn về hiệu quả của tính kỉ luật trong học tập và cuộc sống; biết cách lập kế hoạch cá nhân khoa học, hiệu quả ; can đảm, kiên trì, quyết tâm vượt mọi khó khăn chủ quan và khách quan để thực hiện các kế hoạch đó. Tôn trọng, đề cao tính tính kỉ luật của người khác ; khuyến khích, cổ vũ họ lập kế hoạch học tập và sinh hoạt và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đó.

3.7.2 Với tập thể: Có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của nhà trường và xã hội. Nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các quy định chung đối với tập thể và cá nhân ; nắm vững các quy định của nhà trường và những vấn đề luật pháp cơ bản của xã hội ; tự giác, kiên trì, can đảm, quyết tâm vượt mọi khó khăn chủ quan và khách quan để thực hiện nghiêm các nội quy, luật lệ chung.4. Biểu hiện năng lực của học sinh4.1. Các năng lực chung4.1.1. Năng lực tự chủ và tự học4.1.1.1. Thấu hiểu bản thân: Là khả năng nắm bắt chính xác những trạng thái cảm xúc, những ước mơ, khát vọng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong tình huống cụ thể thông qua phân tích, tổng hợp, đánh giá các thông tin chủ quan và khách quan. Có thể điều tiết, làm chủ cảm xúc, thái độ; định hướng hành vi theo hướng tích cực; phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân; xác định các mục tiêu học tập và công việc phù hợp, lập kế hoạch và thực hiện hiệu quả… Luôn cầu thị khám phá chính mình ; chủ động phân tích các thay đổi tâm lý, cảm xúc, hành vi của bản thân ; khao khát nhận phản hồi và chủ động điều chỉnh bản thân theo hướng tích cực.

Page 5: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

4.1.1.2. Tự lực: Tự học tập, làm việc, sinh sống bằng chính sức khoẻ, năng lực, phẩm chất của bản thân, không trông chờ, ỷ lại vào các sự hỗ trợ khác. Biết thể hiện thái độ không đồng tình với những người sống ỷ lại, dựa dẫm. Tích cực giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên sống tự lực.4.1.1.3. Tự khẳng định và bảo vệ  quyền, nhu cầu chính đáng: Hiểu, khẳng định, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của bản thân (phù hợp với đạo đức và pháp luật). Biết tỏ thái độ không đồng tình đối với những quyền lợi không chính đáng của người khác; biết thẳng thắn, tự tin khẳng định bản thân. Tích cực tuyên truyền, vận động người khác khẳng định và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân.4.1.1.4. Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Hiểu rõ, đánh giá được những cảm xúc, thái độ, hành vi và mối ảnh hưởng giữa cảm xúc và hành vi. Biết cách điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi theo hướng tích cực: lạc quan, cẩn trọng, điềm tĩnh, thấu đáo,… trong mọi tình huống. Tích cực tác động, giúp đỡ để người xung quanh hiểu bản thân và có thái độ, hành động đúng đắn.4.1.1.5. Tự định hướng nghề nghiệp: Hiểu được sở trường, năng lực, nguyện vọng chọn nghề nghiệp của bản thân. Nắm được các thông tin cần thiết liên quan đến ngành nghề để chủ động định hướng được nghề nghiệp tương lai. Nỗ lực theo đuổi kế hoạch để đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Chia sẻ, hỗ trợ bạn bè định hướng nghề nghiệp.4.1.1.6 Tự học, tự hoàn thiện: Tự xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập để đưa ra kế hoạch học tập phù hợp. Tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp với thực tế. Biết tham khảo ý kiến, học hỏi từ những người xung quanh. Chia sẻ kinh nghiệm, cổ vũ người khác tự học, tự hoàn thiện.4.1.2. Năng lực giao tiếp, hợp tác4.1.2.1. Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp. Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng. Biết sử dụng sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp. Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.4.1.2.2. Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn: Biết thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội dựa trên sự thấu hiểu những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác. Có khả năng nhận biết và hoá giải các mâu thuẫn. Tích cực vận động hướng tới xây dựng một xã hội thân ái, nhân văn.4.1.2.3. Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Biết xác định những vấn đề cần giải quyết bằng hợp tác làm việc theo nhóm. Biết đề xuất vấn đề cần hợp tác theo nhóm và đưa ra phương thức hợp tác phù hợp.4.1.2.4. Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động nhóm. Nỗ lực hoàn thành tốt phần việc của bản thân theo tinh thần xây dựng, học hỏi, hợp tác. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới, khó; sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm.

Page 6: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

4.1.2.5. Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Đánh giá được năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm để phân công công việc hợp lý. Chủ động thay đổi, điều chuyển công việc của các thành viên phù hợp tình hình.Sẵn sàng giúp đỡ thành viên khi gặp khó khăn trong công việc.4.1.2.6. Tổ chức và thuyết phục người khác: Biết phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch và theo dõi, giám sát các hoạt động nhóm. Chủ động lắng nghe, tiếp thu ý kiến để điều chỉnh cách thức tổ chức hoạt động. Tạo không khí làm việc hài hoà, phấn chấn; động viên, thuyết phục các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.4.1.2.7. Đánh giá hoạt động hợp tác: Có khả năng tổng kết, nhận xét các hoạt động của nhóm nói chung và mức độ đóng góp của các thành viên nói riêng dựa trên mục tiêu ban đầu của hoạt động nhóm. Có khả năng rút kinh nghiệm cho bản thân và các thành viên theo tinh thần xây dựng. Biết ưu tiên sự động viên, khích lệ, ghi nhận đóng góp tích cực của các thành viên.4.1.2.8. Hội nhập quốc tế: Có tinh thần hội nhập quốc tế trên cơ sở hiểu biết cơ bản về: các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; về luật pháp quốc tế và mối quan hệ giữa Việt Nam với thế giới. Chủ động phát huy các kiến thức, kĩ năng để học hỏi, giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác với nước ngoài. Có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc trong hội nhập quốc tế.4.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo4.1.3.1. Nhận ra ý tưởng mới: Biết thu thập, phân tích và xử lý thông tin để tìm ra ý tưởng mới. Biết đánh giá độ tin cậy và hiệu quả thực tiến của ý tưởng mới. Có khả năng dự kiến hướng triển khai ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống.4.1.3.2. Phát hiện và làm rõ vấn đề: Biết thu thập, phân tích và xử lý thông tin để tìm ra tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống. Biết nhìn nhận tình huống có vấn đề trong mối quan hệ đa chiều. Tìm được ý nghĩa của tình huống đó trong học tập và thực tiễn.4.1.3.3. Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Biết hình thành, đề xuất và triển khai ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống. Biết linh hoạt điều chỉnh, cập nhật các cách thức triển khai, kết nối các ý tưởng để đạt hiệu quả cao. Có khả năng đánh giá rủi ro, có phương án dự phòng hiệu quả.4.1.3.4. Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến vấn đề để tìm các giải pháp. Biết đề xuất và phân tích được ưu, nhược điểm của một số giải pháp. Có khả năng đánh giá, lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.4.1.3.5. Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Biết áp dụng và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề. Biết phân tích để nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của một giải pháp trong tình huống cụ thể. Có khả năng điều chỉnh, tìm giải pháp phù hợp nhất.4.1.3.6. Tư duy độc lập: Có khả năng suy xét, phân tích vấn đề một cáchđộc lậpvới tư duy đa chiều. Biết đặt nhiều câu hỏi nhằm phát hiện vấn đề mới. Biết quan tâm đến chứng cứ khoa học khi nhìn nhận, đánh giá sự việc. Không cứng nhắc, máy móc trong tiếp cận vấn đề; sẵn sàng tiếp thu, điều chỉnh theo hướng mới mẻ, hợp lý.4.1.3.7. Sáng tạo: Có khả năng hoạt động sôi nổi, tích cực, hiệu quả trong mọi tình huống. Biết trau dồi tri thức, rèn luyện thể lực để có năng lượng toàn diện cho các hoạt động mới ; biết lên kế hoạch công việc theo thứ tự ưu tiên và thực hiện với tinh thần kỉ luật cao ; biết phối hợp với các cá nhân khác tăng hiệu quả công việc. Lan truyền động lực sống và chia sẻ kĩ năng thích ứng trong công việc cho người khác.4.2. Các năng lực chuyên môn

Page 7: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

4.2.1 Năng lực ngôn ngữ4.2.1.1 Sử dụng tiếng Việt: Biết sử dụng tiếng Việt trong các tình huống cuộc sống hàng ngày (chào hỏi, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đối thoại, tranh luận,…) đạt hiệu quả cao; biết trình bày và bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách chặt chẽ, có sức thuyết phục. Biết nghe hiểu và chắt lọc được thông tin quan trọng, bổ ích từ các cuộc đối thoại, thảo luận, tranh luận phức tạp; có phản hồi linh hoạt và phù hợp. Biết đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản ngoài chương trình, các văn bản trong đời sống; Biết phản hồi một cách tích cực và hiệu quả những nội dung đã đọc, luôn có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc, vận dụng ngôn ngữ vào đời sống. Biết viết đúng và sáng tạo các kiểu loại văn bản phức tạp về các chủ đề học tập và đời sống; biết trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân, có tính đến quan điểm của người khác.4.2.1.2. Sử dụng ngoại ngữ: Đạt năng lực bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam về Ngoại ngữ chuyên đối với học sinh thi đầu vào bằng đúng thứ tiếng chuyên theo học; bậc 3 về Ngoại ngữ chuyên đối với những học sinh còn lại. Đạt năng lực bậc 2 về ngoại ngữ 2. Sử dụng thành thạo Ngoại ngữ chuyên với 4 kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết trong học tập,nghiên cứu và trong cuộc sống. Sử dụng được Ngoại ngữ 2 trong giao tiếp.4.2.2. Năng lực tính toán4.2.2.1. Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông, cơ bản: Có những kiến thức cơ bản về số và hệ thống số; biết sử dụng thành thạo các phép tính và các công cụ tính toán. Có những kiến thức cơ bản về đại số. Hiểu một cách có hệ thống các hàm số quen thuộc; biết khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm. Biết sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian. Có những kiến thức cơ bản về hình học và biết sử dụng chúng để mô tả các đối tượng của thế giới xung quanh. Hiểu các phương pháp cơ bản của thống kê và xác suất cổ điển.4.2.2.2 Biết cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận; tính toán, ước lượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo,…; đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học: Biết thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác tư duy. Biết sử dụng các phương pháp lập luận, suy luận hợp lý khi giải quyết các vấn đề; biết rút ra kết luận logic và hệ quả (trong các trường hợp không quá phức tạp). Biết tạo dựng sự kết nối (tạo mối liên kết) giữa các ý tưởng Toán học, giữa toán học với các môn học khác cũng như giữa Toán học với cuộc sống hằng ngày; biết giải thích hoặc điều chỉnh giải pháp một cách hợp lý. Bước đầu hiểu được rằng những ý tưởng và phương pháp của Toán học là ngôn ngữ phổ quát của khoa học và công nghệ, đồng thời cũng là những công cụ mô phỏng các hiện tượng và các quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Biết sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay; biết sử dụng một số phần mềm tính toán và thống kê trong học tập và trong cuộc sống.4.2.3 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội4.2.3.1 Năng lực tìm hiểu tự nhiên4.2.3.1.1 Hiểu biết kiến thức khoa học tự nhiên: Hiểu được kiến thức khoa học tự nhiên trong sách giáo khoa và các tài liệu khoa học tự nhiên khác; lĩnh hội được kiến thức tự nhiên trong thực tiễn cuộc sống. Biết thu thập, lưu trữ, tổ chức, phân tích, xử lý thông tin theo ý tưởng của bản thân để phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và trình bày được ý tưởng bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng, biểu,… Hiểu biết kiến thức phổ thông cốt lõi về ngành, nghề, lĩnh vực khoa học theo thiên hướng

Page 8: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

của bản thân và định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.4.2.3.1.2 Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên: Thực hiện được một số kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống: quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lý số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu,…. Giải thích được một số hiện tượng khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất. Thực hiện được một số kỹ năng tìm tòi, khám phá theo tiến trình: đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; trình bày kết quả nghiên cứu. Thực hiện đươc việc phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Biết cách sử dụng các chứng cứ khoa học, lý giải các chứng cứ để rút ra kết luận.4.2.3.1.3 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường: Vận dụng được kiến thức khoa học vào một số tình huống cụ thể; mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học. Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.4.2.3.2 Năng lực tìm hiểu xã hội4.2.3.2.1 Hiểu biết kiến thức khoa học xã hội: Hiểu được một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng của khoa học xã hội, như: phân hóa xã hội, khác biệt xã hội và xung đột xã hội, chiến tranh, cách mạng, tiến bộ xã hội,… Hiểu được những tri thức cơ bản về một số đối tượng của khoa học xã hội: quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, lịch sử các nền văn minh, giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa và giao lưu văn hóa; quá trình phát triển nhân cách, truyền thông đại chúng, kết nối toàn cầu và toàn cầu hóa; xung đột xã hội, chiến tranh và cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam và công dân toàn cầu,… Hiểu được các xu hướng vận động cơ bản của nhân loại trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, hôn nhân, giới và gia đình,… Hiểu được những quy luật chung của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong mối liên hệ với khu vực và thế giới. Hiểu được một số đặc điểm của dân cư (động lực phát triển dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, các loại hình quần cư) và những vấn đề xã hội có liên quan (lao động – việc làm, thất nghiệp, đô thị hóa…) cũng như các hoạt động sản xuất của xã hội (nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ) ở thế giới và Việt Nam phù hợp với trình độ nhận thức và lứa tuổi của học sinh. Hiểu được mối quan hệ qua lại giữa xã hội với tự nhiên, phát triển bền vững. Hiểu được đặc trưng, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân toàn cầu.4.2.3.2.2 Rèn luyện tư duy và phương pháp nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội: Biết tự nghiên cứu (cá nhân hoặc nhóm) về một vấn đề của xã hội. Biết tham gia tranh luận về một hoặc một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội đương đại, nhất là các vấn đề trực tiếp liên quan đến thế hệ thanh niên hiện nay. Hình thành các phương pháp, kỹ thuật cơ bản thu thập, phân tích và xử lý thông tin. Biết trình bày và phân tích các nhân vật, sự kiện, quá trình xã hội từ những góc độ, chiều cạnh khác nhau. Biết cách trình bày các ý kiến, lập luận, tranh luận về các vấn đề xã hội.4.2.3.2.3 Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống: Có thái độ tích cực với những chính sách của Nhà nước (như chính sách xã hội, chính sách thanh niên, dân số và gia đình…) và bước đầu biết cách tuyên truyền, giải thích cho gia đình, bạn bè, cộng đồng hiểu và tham gia ủng hộ. Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức và những giá trị xã hội tốt đẹp;có trách nhiệm đối với

Page 9: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

bản thân và xã hội; có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động. Có thái độ đúng đắn về phát triển bền vững, bằng những hành động động cụ thể đóng góp vào phát triển bền vững. Biết tự quản lý và làm chủ bản thân, biết hợp tác và sáng tạo, đương đầu với thử thách để giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị-xã hội.4.2.4 Năng lực công nghệ4.2.4.1 Thiết kế: Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thiết kế, các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế, quy trình thiết kế, các nghề nghiệp liên quan tới thiết kế. Sử dụng được một số công cụ trong hỗ trợ thiết kế. Vận dụng được tư duy thiết kế trong tìm tòi, sáng tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống, xã hội.4.2.4.2 Sử dụng: Khái quát hóa được nguyên tắc sử dụng một số sản phẩm kỹ thuật, công nghệ an toàn, hiệu quả. Có thể khám phá được chức năng, cách thức sử dụng của một số thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông qua tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.4.2.4.3 Giao tiếp: Sử dụng được các bản vẽ kỹ thuật trong giao tiếp về sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ. Dùng được các phần mềm đồ họa để biểu diễn, nâng cao tính trực quan cho các ý tưởng thiết kế.4.2.4.4 Đánh giá: Biết lập luận và đưa ra được những đánh giá xác đáng về xu hướng kỹ thuật, công nghệ. Biết đưa ra được những lời khuyên về việc lựa chọn, sử dụng các sản phẩm kỹ thuật, công nghệ.4.2.5 Năng lực tin học4.2.5.1 Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức: Tôn trọng pháp luật, thể hiện được phẩm chất đạo đức và văn hóa Việt Nam trong việc sử dụng các sản phẩm tin học cũng như trong việc tạo ra các sản phẩm nhờ ứng dụng Tin học. Hiểu được những tác động và ảnh hưởng của Tin học đối với nhà trường và xã hội.Sẵn sàng tham gia các hoạt động tin học một cách tự tin, năng động, có trách nhiệm và sáng tạo.4.2.5.2 Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa của côngnghệ thông tin và truyền thông: Sử dụng phối hợp được các thiết bị và phần mềm thông dụng (trong đó có các thiết bị cầm tay thông minh) để phục vụ học tập và đời sống. Có kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng các phần mềm tin học văn phòng thông dụng như MS PowerPoint, MS Word, MS Excel được chứng nhận bởi chứng chỉ quốc tế MOS (hoặc tương đương). Biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn. Biết cách khắc phục các sự cố đơn giản, thường gặp khi làm việc trên máy tính: Mạng, máy tính, màn hình, máy in…4.2.5.3 Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội và nền kinh tế tri thức: Biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin tin cậy, phù hợp với vấn đề cần giải quyết. Biết sử dụng các công cụ để tổ chức và chia sẻ dữ liệu và thông tin. Biết sử dụng hệ thống mạng máy tính giúp giải quyết vấn đề và trải nghiệm sáng tạo. Bước đầu có tư duy điều khiển và tự động hóa thông qua việc chuyển giao một số nhiệm vụ cho máy tính trong quá trình giải quyết vấn đề. Biết và vận dụng các luật cơ bản (Creative Common, End User License Agreement) về tác quyền trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên trên Internet.4.2.5.4 Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ học tập, tự tin và sẵn sàng tìm hiểu những phần mềm tương tự. Sử dụng khá thành thạo môi trường

Page 10: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

mạng máy tính phục vụ cập nhật kiến thức, tìm hiểu tri thức mới; biết tận dụng nguồn tài nguyên số hóa để học tập.4.2.5.5 Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức: Chủ động lựa chọn, sử dụng công cụ, dịch vụ tin học một cách hệ thống, hiệu quả, an toàn trong hợp tác, chia sẻ, trao đổi thông tin, mở mang tri thức và tạo sản phẩm hữu ích. Nhận biết được các rủi ro có thể có khi giao tiếp trong môi trường tin học, biết cách sử dụng biện pháp phòng tránh căn bản, thông dụng. Biết cách phòng tránh các hội chứng chấn thương do quá trình làm việc trên máy tính (hội chứng RSI – Repetitiveve Strain Injury).4.2.6 Năng lực thẩm mỹ4.2.6.1 Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái chân, cái thiện, cái cao cả): Nhận biết được giá trị phổ biến của văn hoá thẩm mỹ Việt Nam, một số giá trị nghệ thuật, nhân văn cơ bản của nhân loại và ảnh hưởng của chúng đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Có cảm xúc và thể hiện thái độ, quan điểm trước các hiện tượng thẩm mỹ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và văn học, nghệ thuật.4.2.6.2 Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ: Trình bày, phân tích, đánh giá được tính thẩm mỹ, phản thẩm    mỹ; giá trị vật liệu, giá trị văn hoá trong nội dung và hình thức của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các sản phẩm trong đời sống xã hội, trong văn học, nghệ thuật. Đánh giá được mức độ thẩm mĩ, biểu hiện của tính thẩm mĩ của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật.4.2.6.3 Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ: Biết đề xuất ý tưởng thẩm mỹ, bước đầu biết cách thể hiện ý tưởng đó một cách sáng tạo, có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh và quan niệm thẩm mỹ tích cực, tạo được dấu ấn cá nhân/nhóm. Đề xuất được ý tưởng và biết sử dụng kết quả học tập/sáng tạo thẩm mỹ vào các hoạt động trong nhà trường, đoàn thể, xã hội; quảng bá giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.4.2.7 Năng lực thể chất4.2.7.1 Sống thích ứng và hài hòa với môi trường: Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ môi trường, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và tập luyện phù hợp với bản thân, thực hành các hoạt động phù hợp thích ứng với các hoạt động xã hội.4.2.7.2 Nhận biết và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống: Đánh giá được thể chất và sức khỏe; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng vận động của cơ thể.4.2.7.3 Nhận biết và hình thành các tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sống: Đánh giá được thể chất và sức khỏe, đọc hiểu các chỉ số cơ bản về sức khỏe và thể chất; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để cải thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản cho bản thân.4.2.7.4 Nhận biết và tham gia hoạt động TDTT: Đánh giá được tác dụng, vẻ đẹp của thể chất và năng khiếu của thể thao; hiểu được các yếu tố cơ bản của môn thể thao lựa chọn; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện thể thao phù hợp để cải thiện và nâng cao thành tích tập luyện thể thao; có nhu cầu hưởng thụ và tập luyện TDTT.4.2.7.5 Đánh giá hoạt động vận động: Biết đánh giá và xử lý các tình huống cụ thể trong cuộc sống một cách hợp lý, có trách nhiệm và hòa đồng môi trường sống xung quanh; yêu thích và đánh giá đúng vai trò của TDTT với cuộc sống xã hội.3. Biểu hiện phẩm chất của học sinh

Page 11: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

4. Biểu hiện năng lực của học sinh5. Các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lựcBước 1. Xác định mục tiêu của chủ đề

Bao gồm:+ Kiến thức và kỹ năng: người học phải biết hoặc có thể làm được một đơn vị

nội dung của một hoạt động hay của một chủ đề.+ Năng lực: những kĩ năng mà học sinh phải rèn luyện trong quá trình học tập -

đó là những kĩ năng có thể áp dụng cho tất cả các môn học.+ Phẩm chất: những phẩm chất mà học sinh cần rèn luyện trong quá trình học

tập.Bước 2. Xác định nhiệm vụ

Bao gồm:+ Câu hỏi - bài tập ngắn được thực hiện trước, trong và sau khi thực hiện các tác

động hay can thiệp vào một tình huống sư phạm.+ Bài tập được thiết kế để giải quyết những vấn đề trong thực tế, báo cáo thí

nghiệm, báo cáo khoa học...+ Hoàn thành bản tiêu chí đánh giá trước, trong, sau khi xong một hoạt động

hay một giai đoạn để xác định các biểu hiện của năng lực và phẩm chất cần phát triển đi đúng hướng, đúng mục đích.

Trong bản tiêu chí để đánh giá gồm: Bản thân người học tự đánh giá; Các thành viên trong nhóm học, lớp học đánh giá lẫn nhau; Giáo viên đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Giáo viên bộ môn khác đánh giá về sự phát triển năng lực của học sinh (Nếu có)Bước 3. Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ

+ Tiêu chí: là những chỉ báo/ chỉ số mô tả những dấu hiệu đặc trưng của việc hoàn thành nhiệm vụ.

Một tiêu chí tốt phải đáp ứng các yêu cầu: Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; Ngắn gọn; Quan sát được; Mô tả hành vi.Bước 4. Xây dựng thang điểm

+ Thang điểm đưa ra các chỉ số thực hiện, chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với các tiêu chí. Trong thang điểm cần xác định các trọng số ở những biểu hiện quan trọng.

+ Có hai loại phiếu đánh giá: Phiếu đánh giá định tính: cho phép đánh giá hành vi và thái độ của người

học trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Phiếu đánh giá định lượng: đánh giá về mặt tái hiện nội dung kiến thức

vừa được học.6. Các bước xây dựng thang đo Likert

Thang đo Likert chính là một loại thang đo đơn hướng. Thang đo này được nhà tâm lý học người Mỹ Likert phát minh ra.

Một thang đo Likert cho phép bạn phát hiện ra những mức độ của ý kiến. Điều này có thể hữu ích cho các chủ đề nhạy cảm hoặc gây khó khăn hay làm chủ vấn đề. Nếu có một phạm vi các phản hồi cũng sẽ giúp các bạn dễ dàng xác định các lĩnh vực mình cần cải thiện cho dù bạn đang gửi một bảng câu hỏi để hiểu được các mức độ hiệu quả của những quá trình mà bạn đang nghiên cứu hoặc đang thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ mình đang làm.

Một số cách thực hành tốt nhất cho thang đo Likert

Page 12: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

Duy trì các nhãn cho nó:Các thang đo được đánh số hoặc đánh dấu từ 1-5. Vô tình cũng tạo khó khăn cho

người trả lời khảo sát. Vì họ không biết điểm nào là tiêu cực hay tích cực. Và mình đang nằm ở vị trí nào (điểm đầu hay điểm cuối). Bạn nên gắn nhãn vào những lựa chọn như: tệ, tạm được, tốt, tuyệt vời.

Duy trì tích đơn cực:Khi có thể bạn hãy duy trì đơn cực để phạm vi từ ” cực kì” đến ” không phải là

tất cả” hơn là từ một cái cực kỳ thành một cái rất cực kỳ khác.Ví dụ như sử dụng một thang đo dao động từ” vô cùng thông minh” đến ” không phải tất cả thông minh”chứ không phải dao động từ ” vô cùng thông minh” đến ” vô cùng ngu dốt”. Vì quy mô đơn cực chỉ là dễ dàng hơn để mọi người có thể suy nghĩ về nó và chắc chắn một đầu là đối diện chính xác của người khác và đầu kia tạo cho nó phương pháp luận hơn là nghe tốt.

Duy trì các số lẻ:Các thang đo với các số lẻ có giá trị như 1-5, 1-7, 1-9 sẽ có một trung điểm. Các

nghiên cứu đã chỉ được người được nhận câu hỏi gặp khó khăn để xác định quan điểm trên một thang đo lớn hơn 7. Điều này có nghĩa là nếu bạn cung cấp hơn 7 thì lựa chọn phản hồi, mọi người sẽ bắt đầu chọn một câu trả lời ngẫu nhiên mà có thể làm cho các dữ liệu của bạn vô nghĩa. Đề xuất cho năm điểm thang đo cực và thang bảy điểm cho thang đo lưỡng cực.

Duy trì tính liên tục:Tùy vào việc tùy chọn tính phản hồi trong một thang đo nên đã được đặt cách

đều nhau.Khoảng cách giữa các điểm thang đo cần được như vậy trong suốt thang đo để làm cho thang đo rõ ràng và ít mơ hồ hơn. Điều này sẽ gây ra khó khăn khi sử dụng từ nhãn thay thế cho số.

Duy trì tính tổng thể:Các thang đo nên trãi liên tục toàn bộ các phản hồi. Nếu một câu hỏi trà của bạn

nóng như thế nào và thang đo trả lời là ” cực nóng” đến ” khá nóng”, những người trả lời nghĩ rằng trà sẽ không nóng và như vậy sẽ không biết câu trả lời để lựa chọn.

Duy trì tính logic:Thêm câu hỏi logic nhằm mục đích tiết kiệm thời gian cho người khảo sát. Ví dụ

như bạn muốn hỏi bao nhiêu người thích nhà hàng của bạn và sau đó sẽ đi vào chi tiết hơn khi họ không hài lòng với một điều nào đó.

Duy trì tính nghi vấn:Bạn sẽ hỏi những câu hỏi bất cứ khi nào có thể thay vì sử dụng sự chấp thuận

dựa vào các đề xuất. Tránh các thang đo đồng ý hoặc không đồng ý bất cứ khi nào cũng có thể vì chúng mà dẫn đến sai số cao.

Hỏi những câu hỏi bất cứ khi nào có thể thay vì sử dụng  việc chấp thuận với các đề xuất. Tránh các thang đo đồng ý / không đồng ý bất cứ khi nào có thể vì chúng dẫn đến sai số cao.

Các bước xây dựng và kiểm tra một thang đo Likert: 1. Xác định các nhân tố muốn đo lường.2. Lên danh sách các câu hỏi cho từng nhân tố. (Khoảng 4-5 câu hỏi/nhân tố).3. Xác định likert : Likert gồm có 2 phần:

Thứ nhất là số lượng. Ta có thể chọn 3,5 hoặc 7. Mục đích là để đưa cho người trả lời các lựa chọn mang tính trung lập. Trong trường hợp chọn Likert có số lựa chọn chẵn thì buộc người trả lời phải có quan điểm rõ ràng.

Page 13: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

Tùy trường hợp và ưu nhược điểm của từng loại mà áp dụng Likert chẵn hay lẻ.

Thứ hai là loại trả lời. Ví dụ: đồng ý - không đồng ý, ủng hộ - phản đối, hữu ích - vô ích…

4. Kiểm tra các câu hỏi để đảm bảo nắm được đầy đủ các khác biệt ở câu trả lời đối với toàn bộ các câu hỏi được đề ra. Thường thì cần ít nhất 100 người để kiểm tra một cách ngẫu nhiên giúp đa dạng hóa tổng thể chung cho bảng câu hỏi và câu trả lời. Đây cũng là mục tiêu muốn đo lường.

5. Lên danh sách các câu hỏi cho thang đo đơn khía cạnh về nhân tố muốn đo lường.

6. Kiểm tra lần nữa trước khi tiến hành khảo sát thực tế....7. Ứng dụng Office 365Microsoft Form để xây dựng thang đo Truy cập vào địa chỉ https://forms.office.com/Pages/DesignPage.aspx?origin=OfficeDotCom&lang=vi-VN để xây dựng thang đo. Chọn biểu mẫu mới.

Tiếp tục nhập tiêu đề và mô tả của nội dung muốn khảo sát. Sau đó chọn thêm mới. Chọn xem thêm và chọn Likert.

Page 14: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

Trong thang đo Likert

- Câu hỏi: ghi nội dung câu hỏi của nhân tố luốn đo lường.- Tùy chọn: Là các lựa chọn câu trả lời.- Câu trình bày: Là các câu hỏi cho từng nhân tố.- Bắt buộc: cho phép chọn loại câu hỏi bắt buộc phải trả lời hay không

8. Xác định độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu thu thập.Các dữ liệu thu thập được thông qua việc kiểm tra kiến thức, đo kỹ năng và đo

thái độ có thể không đáng tin về độ tin cậy và độ giá trị. Dữ liệu không đáng tin cậy không thể được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào trong thực tế.8.1. Độ tin cậy: là tính nhất quán, có sự thống nhất của các dữ liệu giữa các lần đo khác nhau và tính ổn định của dữ liệu thu thập được. Ví dụ: Trong một buổi thực hành của bộ môn toán, giáo viên yêu cầu 3 học sinh lên đo một cây ngay tại sân trường. Kết quả đo liên tiếp của 3 học sinh lần lượt là 3m,

Page 15: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

3.6m, 3.2m. Vậy thang đo về chiều cao là không đáng tin cậy vì cùng một cây không thể có chiều cao khác nhau thế nên không thể sử dụng dữ liệu trên vào bất kỳ mục đích nào trong thực tiễn được.8.2. Độ giá trị: là tính xác thực của dữ liệu thu được, các dữ liệu có giá trị là phản ánh trung thực của nhận thức/thái độ/ hành vi được đo.

Ví dụ: Cũng trong buổi thực hành trên 3 học sinh đo lần lượt là 1.52m, 1.53m, 1.55m. Các số đo này tương đối chấp nhận được nhưng trên thực tế nó cao khoảng gấp đôi học sinh, vì vậy kết quả đo là không chính xác chiều cao của cây. Trong trường hợp này chiều cao là tin cậy nhưng không có giá trị.8.3 Mối quan hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị

Ba mối liên hệ quan trọng giữa độ tin cậy và độ giá trị là: 1. Độ tin cậy và độ giá trị là chất lượng của dữ liệu, không phải là công cụ để

thu thập dữ liệu.2. Độ tin cậy là điều kiện tiên quyết của độ giá trị.3. Độ tin cậy và độ giá trị có liên hệ với nhau.

8.4 Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệuGiáo viên có thể sử dụng một số cách để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu: kiểm

tra nhiều lần, sử dụng các dạng đề tương đương, chia đôi dữ liệu. Trong đó, chia đôi dữ liệu là phương pháp giáo viên nên dùng.8.4.1 Kiểm tra nhiều lần

Trong phương pháp kiểm tra nhiều lần, một nhóm đối tượng sẽ làm một bài kiểm tra hai lần tại hai thời điểm khác nhau. Nếu dữ liệu đáng tin cậy, điểm của hai bài kiểm tra phải tương tự nhau hoặc có độ tương quan cao. 8.4.2 Sử dụng các dạng đề tương đương

Trong phương pháp sử dụng các dạng đề tương đương, cần tạo ra hai dạng đề khác nhau của một bài kiểm tra. Một nhóm đối tượng thực hiện cả hai bài kiểm tra cùng một thời điểm. Tính độ tương quan giữa điểm số của hai bài kiểm tra để kiểm tra tính nhất quán của hai dạng đề kiểm tra.8.4.3 Chia đôi dữ liệu

Phương pháp này chia dữ liệu thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa các điểm số của của 2 phần đó bằng công thức Spearman-Brown:

Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu Chia đôi dữ liệu:• Chia các điểm số của bài kiểm tra thành 2 phần.• Kiểm tra tính nhất quán giữa hai phần đó.• Áp dụng công thức tính độ tin cậy Spearman-Brown: rSB = 2 * rhh / (1 + rhh)Trong đó: rSB: Độ tin cậy Spearman-Brown rhh: Hệ số tương quan chẵn lẻ

Hệ số tương quan (rhh) là giá trị độ tin cậy được tính bằng phương pháp chia đôi dữ liệu. Sau đó, sử dụng công thức Spearman-Brown [rSB = 2 * rhh / (1+ rhh)] để tính độ tin cậy của toàn bộ dữ liệu. Giá trị rSB là kết quả cuối cùng cần tìm vì nó cho biết độ tin cậy của dữ liệu thu thập được (công thức trong phần mềm Excel đã có sẵn chức năng tính độ giá trị rSB một cách dễ dàng. Minh hoạ được trình bày trong phần sau).

Cần đạt được độ tin cậy có giá trị từ 0,7 trở lên.Cách tính độ tin cậy Spearman-BrownVí dụ: Bảng dưới đây là thang đo của 14 học sinh trả lời 10 câu hỏi từ Q1 – Q10

Page 16: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

Kết quả trả lời các câu hỏi được biểu thị bằng các số từ 1 đến 5 (ví dụ: Hoàn toàn không đồng ý = 1, không đồng ý = 2, Chấp nhận = 3, Đồng ý = 4, Hoàn toàn đồng ý = 5).

Sau đây là một ví dụ về tính độ tin cậy Spearman-Brown. Chúng ta đã có điểm của 14 học sinh sử dụng thang đo thái độ gồm 10 câu hỏi (Q1 đến Q10). Mỗi câu hỏi đều có phạm vi điểm từ 1 đến 5. Bảng dữ liệu bên là kết quả khá phổ biến của các dữ liệu chúng ta thu thập được.

ĐỘ TIN CẬY SPEARMAN - BROWN

Tổng điểm của các câu hỏi lẻ và câu hỏi chẵn được tính riêng. Các kết quả được hiển thị lần lượt ở cột Tổng chẵn và Tổng lẻ. Sau đó, chúng ta tính độ tin cậy bằng phương pháp chia đôi dữ liệu (rhh) giữa các điểm số của hai trên bằng cách sử dụng công thức tính hệ số tương quan trong phần mềm Excel:

Công thức tính hệ số tương quan chẵn lẻ: rhh = CORREL(array1, array2)

Giá trị rhh là 0,838, có thể dễ dàng tính được độ tin cậy Spearman-Brown (rSB) bằng công thức:

Công thức tính độ tin cậy Spearman-Brown: rSB = 2 * rhh / (1 + rhh )

Áp vào ví dụ trên ta có: rSB = 2 * 0,838 / (1 +0,838 ) = 0,912 Trong trường hợp này, độ tin cậy có giá trị rất cao vì rSB là 0,912 cao hơn giá trị 0,7. Chúng ta kết luận các dữ liệu thu được là đáng tin cậy.

8.5 Phân tích dữ liệu

Page 17: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

8.5.1 Sử dụng thống kê trong tác động• Thống kê là “ngôn ngữ thứ hai” để truyền đạt thông tin. Nó đảm bảo ý nghĩa phổ

quát và tính khách quan trong việc truyền đạt các kết quả nghiên cứu.• Thống kê giúp đưa ra các kết luận có giá trị về ảnh hưởng của tác động được

thực hiện trong nghiên cứu.8.5.2 Sử dụng thống kê trong kiểm tra – đánh giá8.5.2.1 Mô tả dữ liệu:

Hai cách chính để mô tả dữ liệu là Độ hướng tâm và Độ phân tán. Độ hướng tâm mô tả “trung tâm” của dữ liệu nằm ở đâu. Các tham số thống kê của Độ hướng tâm là Mốt, Trung vị và Giá trị trung bình.

- Mốt (Mode, viết tắt là Mo) là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một dãy điểm số.

- Trung vị (Median) là điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số xếp theo thứ tự.

- Giá trị trung bình (Mean) là điểm trung bình cộng của các điểm số.

Các tham số thống kê của Độ phân tán là Độ lệch chuẩn, cho biết mức độ phân tán của các dữ liệu. Có thể minh hoạ độ lệch chuẩn bằng một ví dụ trong thực tế. Cùng ví dụ đo cây ở trên và cho hai nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh ta thu được kết quả như sau:

Nhóm 1

3.00 m

3.50 m

4.00 m

Nhóm 2

3.51 m

3.50 m

3.49 m

Rõ ràng, dữ liệu về chiều cao trung bình của hai nhóm đã khiến chúng ta hiểu chưa đúng vì nó không đưa ra một bức tranh toàn diện. Cần có thêm một phép đo khác là tính độ lệch chuẩn để có thông tin đầy đủ hơn về kết quả đo chiều cao của hai nhóm. Trong trường hợp này, độ lệch chuẩn của nhóm 1 cao hơn nhóm 2. Đây chính là một trong những tác dụng thực tiễn của việc tính độ lệch chuẩn. Công thức tính các giá trị trong phần mềm Excel:

Công thức tính trong phần mềm ExcelMốt =Mode(number1, number 2, …)Trung vị =Median(number1, number2, …)Giá trị trung bình =Average(number1, number 2, …)Độ lệch chuẩn =Stdev(number1, number 2, …)

8.5.2.2 So sánh dữ liệuChức năng thứ hai của thống kê trong kiểm tra – đánh giá là so sánh dữ liệu, bao gồm hai câu hỏi chính:• Kết quả trước và sau tác động có khác nhau

không?• Mức độ ảnh hưởng của chênh lệch này lớn tới

mức nào?Các phép đo để so sánh dữ liệu bao gồm phép kiểm chứng t-test (sử dụng với dữ liệu liên tục),

Page 18: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

phép kiểm chứng Khi bình phương (sử dụng với dữ liệu rời rạc), và Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (đo mức độ ảnh hưởng). Cả hai phép kiểm chứng t-test và Khi bình phương đều được sử dụng để xác định xem tác động mang lại tiến bộ về điểm số có ý nghĩa (hay chỉ xảy ra ngẫu nhiên). Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là phép đo mức độ ảnh hưởng, cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động.

Dữ liệu liên tục là dữ liệu có giá trị nằm trong một khoảng. Ví dụ, điểm một bài khảo sát học sinh có thể có giá trị nằm trong khoảng thấp nhất (0 điểm) và cao nhất (100 điểm). Dữ liệu rời rạc có giá trị thuộc các hạng mục riêng biệt, ví dụ:

Tôi thích môn ToánĐồng ý Bình

thườngKhông đồng ý

Số học sinh 10 15 5Trong trường hợp này, học sinh có thể lựa chọn câu trả lời nằm trong 3 hạng

mục khác nhau. Một trường hợp phổ biến khác của dữ liệu rời rạc là phân loại học sinh dựa vào điểm kiểm tra trong từng miền riêng biệt ví dụ:

Kết quả kiểm tra môn ToánMiền 1

(70 – 100 điểm)Miền 2

(40 – 69 điểm)Miền 3

(<40 điểm)Số học sinh

10 15 5

8.5.2.2.1 Phép kiểm chứng t-test phụ thuộc hoặc theo cặp được sử dụng để so sánh giá trị trung bình nhằm xác định khả năng chênh lệch điểm số có xảy ra ngẫu nhiên hay không. Khi một nhóm làm một bài kiểm tra 2 lần (kiểm tra trước và sau tác động), việc so sánh giá trị trung bình của bài kiểm tra trước và sau tác động cho biết liệu có sự thay đổi có ý nghĩa (tăng lên hoặc giảm đi) sau khi thực hiện tác động hay không. Các giáo viên thường coi sự thay đổi này đồng nghĩa với sự tiến bộ. 8.5.2.2.2 Mức độ ảnh hưởng thể hiện độ lớn ảnh hưởng của tác động. Sau khi phép kiểm chứng t-test cho thấy chênh lệch có ý nghĩa trong giá trị trung bình, mức độ ảnh hưởng cho biết độ lớn của chênh lệch này.

Ví dụ để hiểu rõ thế nào là mức độ ảnh hưởng. Một công ty quảng cáo chương trình giảm cân có thể giúp bạn giảm 5kg trong 3 tháng. Chỉ số 5 kg biểu thị cho mức độ ảnh hưởng theo quảng cáo chương trình giảm cân công ty này đưa ra. Nó thể hiện độ lớn của ảnh hưởng.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu chú trọng việc báo cáo mức độ ảnh hưởng bên cạnh kết quả của phép kiểm chứng t-test. Nguyên nhân là sau khi phép kiểm chứng t-test khẳng định chênh lệch có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng cho biết độ lớn của chênh lệch đó. Với cách hiểu như vậy, chúng ta cùng xem xét một số ví dụ để thấy rõ việc sử dụng các phép kiểm chứng t-test, Khi bình phương và Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (đo mức độ ảnh hưởng) để phân tích các dữ liệu. * Phép kiểm chứng t-test phụ thuộcT-test phụ thuộc (theo cặp) được sử dụng để kiểm chứng sự khác biệt giá trị trung bình của cùng một đối tượng

Các bước kiểm tra chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra

Page 19: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

1. Tính giá trị trung bình của từng nhóm/2 bài kiểm tra bằng công thức trong phần mềm Excel: =Average (number1, number2, …) 2. Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra:

Lấy điểm trung bình sau tác động trừ đi điểm trung bình trước tác động: (a –b)Lấy điểm trung bình của bài kiểm tra sau TĐ trừ đi điểm trung bình bài kiểm tra

trước TĐ: (b-a)3. Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra có ý nghĩa không.

Sử dụng công thức tính xác suất (giá trị p) của phép kiểm chứng T-test trong phần mềm Excel:

p=ttest(array 1,array 2,tail,type)Trong đó: tail (đuôi), type (dạng) là các tham số

Tail: 1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng): nhập số 1 vào công thức.2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng): nhập số 2 vào công thức.

Type: 1: T-test theo cặp

2: Biến đều (độ lệch chuẩn)3: Biến không đều (lưu ý 90% các trường hợp là biến không đều, nhập số 3

vào công thức)4. Đối chiếu giá trị p với bảng kiểm tra ý nghĩa của chênh lệch giá trị trung bình sau:

Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bìnhp ≤0,05 p >0,05

Có ý nghĩa (chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)KHÔNG có ý nghĩa (chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

5. Kết luận chênh lệch giá trị trung bình là có ý nghĩa hay không.

* Mức độ ảnh hưởng (ES)Mức độ ảnh hưởng (ES) cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động. Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) chính là công cụ đo mức độ ảnh hưởng. Công thức tính mức độ ảnh hưởng sử dụng độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của Cohen (1998) được trình bày trong bảng dưới:

Có thể giải thích mức độ ảnh hưởng bằng cách sử dụng các tiêu chí của Cohen, trong đó phân ra các mức độ ảnh hưởng từ không đáng kể đến rất lớn.

Giá trị mức độ ảnh hưởng (ES)

Ảnh hưởng

> 1,00 Rất lớn0,80 – 1,00 Lớn0,50 – 0,79 Trung bình0,20 – 0,49 Nhỏ< 0,20 Rất nhỏ

* Phép kiểm chứng Khi bình phươngĐối với các dữ liệu rời rạc, chúng ta sử dụng phép kiểm chứng Khi bình phương thay vì phép kiểm chứng t-test. Chúng ta cùng xét ví dụ sau. Có hai hạng mục phân biệt (“Đỗ” và

Page 20: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

“Trượt”) về kết quả kiểm tra. Dựa vào điểm số quy định đỗ và trượt, số học sinh trong mỗi hạng mục được liệt kê vào bảng tương ứng. Sau tác động, số học sinh đỗ (108) nhiều hơn số học sinh trượt (42). Trước tác động, số học sinh đỗ (17) ít hơn số học sinh trượt (38).

Đối với dữ liệu này, câu hỏi đặt ra là liệu có tương quan có ý nghĩa giữa thành phần (trước và sau tác động) và các hạng mục kết quả (đỗ và trượt) hay không. Nói cách khác, hai câu hỏi đặt ra là:

• Học sinh sau tác động có khả năng đỗ cao hơn không?• Học sinh trước tác động có khả năng trượt cao hơn không?

* Phép kiểm chứng Khi bình phương (Chi – Square test)

Để tính giá trị p, có thể sử dụng phần mềm Khi bình phương sẵn có trên mạng internet. Tất cả những gì các bạn cần làm là đưa dữ liệu vào mỗi hạng mục, và phần mềm sẽ tự động tính kết quả. Chúng ta chỉ quan tâm đến giá trị p. Khác với phép kiểm chứng t-test cho biết giá trị p khi so sánh hai giá trị trung bình, phép kiểm chứng Khi bình phương chỉ tính được một giá trị p cho toàn bộ bảng dữ liệu.

Trên cơ sở tính được giá trị p=9x10 -8 , nhỏ hơn 0,001, có thể kết luận rằng có tương quan có ý nghĩa giữa thành phần và kết quả.

Tất cả các dữ liệu trong bảng ma trận này KHÔNG xảy ra ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là học sinh sau tác động có khả năng đỗ nhiều hơn và học sinh trước tác động có khả năng trượt nhiều hơn.

Các bước kiểm chứng ý nghĩa bằng phép kiểm chứng χ2

1. Truy cập vào công cụ tính χ2 test Vào địa chỉ: http://www.quantpsy.org/chisq/chisq.htm trên Internet để sử dụng công

cụ tính χ2

2. Nhập dữ liệu vào bảng theo ví dụ trên:

Page 21: dongdadalat.edu.vn€¦  · Web viewĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. Đổi

3. Kích chuột vào ô “Calculate” kết quả hiện ra.4. Lấy giá trị p (p-value) (trong bảng trên là 9*e-8 - tương đương 0.00000009) so sánh với bảng tham chiếu “Kiểm tra sự tương quan giữa các thành phần nhóm và kết quả” sau:

Khi Tương quan giữa thành phần nhóm và kết quả

p ≤ 0,001 Tương quan CÓ Ý NGHĨA(các dữ liệu KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG xảy ra ngẫu nhiên)

p > 0,001 Tương quan KHÔNG có ý nghĩa(các dữ liệu CÓ KHẢ NĂNG xảy ra ngẫu nhiên)

5. Kết luận kết quả có ý nghĩa hay không.

1. Evaluate according to capacity2. Orientation to check testing innovation and evaluate students' learning results3. Demonstrate students’ qualities4. Demonstrate students' abilities5. Show Steps steps to build a competence assessment test6. Show Steps steps to build Likert scale7. Use Office 365 to build scale8. Determine the reliability and value of collected data