50
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRUNG TÂM GDTX TỈNH ---------------------- THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ LỚP 11 (BAN CƠ BẢN) THEO CÔNG THỨC GIPO Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Hải Tổ bộ môn: Địa lý Mã: 86 Số điện thoại: 01678375197 Địa chỉ email: [email protected] VĨNH PHÚC - 2014 1

Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚCTRUNG TÂM GDTX TỈNH

----------------------

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ LỚP 11(BAN CƠ BẢN) THEO CÔNG THỨC GIPO

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh HảiTổ bộ môn: Địa lýMã: 86Số điện thoại: 01678375197Địa chỉ email: [email protected]

VĨNH PHÚC - 2014

1

Page 2: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

PHẦN MỞ ĐẦUI. Lí do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại đang diễn ra hai cuộc cách mạng lớn, đó là cuộc cách mạng xã hội (CMXH) và cách mạng khoa học - kĩ thuật - công nghệ (CMKH - CN). Trong điều kiện đó đòi hỏi trung tâm GDTX phải hoàn thiện quá trình dạy học, phải góp phần đào tạo ra những “con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế”. Hay nói một cách khác thời đại ngày nay đòi hỏi giáo dục phải đảm bảo công bằng, dân chủ; chất lượng và hiệu quả.

Hiện nay, trong lí luận dạy học nói nhiều đến vấn đề đổi mới toàn diện và đồng bộ trong giáo dục, đổi mới từ khâu thiết kế bài học đến tổ chức bài học và đến đổi mới kiểm tra, đánh giá. Nhất là vấn đề đổi mới thiết kế bài học (TKBH) Địa lý - Đây là khâu khởi đầu quan trọng của quá trình dạy học Địa lý. Đặc biệt hiện nay khi chương trình và sách giáo khoa (SGK) được đổi mới thì việc đổi mới TKBH là một tất yếu, nó tạo cở vững chắc cho sự thành công của việc đổi mới quá trình dạy học Địa lý ở các trung tâm GDTX. Hiện nay, có rất nhiều cách thiết kế bài học Địa lý khác nhau, mỗi cách thiết kế lại có những ưu, nhược điểm riêng, xong trong thời đại ngày nay việc TKBH theo quan điểm công nghệ dạy học (CNDH) mà đặc biệt là theo công thức GIPO là kiểu thiết kế tối ưu nhất với nhiều nét nổi trội hơn so với các kiểu thiết kế khác. Đây cũng là một xu hướng, một tiếp cận và một công cụ quan trọng để đổi mới quá trình dạy học Địa lý. GIPO là công thức thiết kế bài giảng theo quan điểm công nghệ dạy học, nghĩa là coi dạy học như một quá trình công nghệ để thiết kế những bài giảng sao cho hiệu quả, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, trình độ của giáo viên và phù hợp với cả điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trường, lớp học. Khi thiết kế bài giảng theo công thức GIPO thì không chỉ mục tiêu của các hoạt động của thầy và trò được đặt ra mà còn xác định rõ đầu vào cho những hoạt động đó là gì?, sản phẩm đạt được là gì? (đầu ra), và những quá trình tương tác nào giữa Thày – Trò và giữa Trò - Trò cần được diễn ra để biến đầu vào thành đầu ra. Đổi mới thiết kế bài giảng theo công thức GIPO nhằm tạo ra một chương trình phối hợp hoạt động dạy của Thày và học của Trò sao cho mối liên hệ giữa Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp và điều kiện học tập được thể hiện một cách sinh động. Thiết kế bài giảng theo công thức GIPO đảm bảo tính khoa học và khuyến khích sử dụng nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại, nhiều phương pháp mới vào trong giảng dạy nên TKBG theo công thức GIPO còn có tính hiện đại, làm mới và “trẻ hoá” cho môn học.

Như vậy, TKBG theo công thức GIPO có ưu điểm hơn hẳn cách thiết kế truyền thống, đó là việc quy trình hoá hoạt động dạy học một cách cụ thể và khoa học, xác định cụ thể, chính xác mục tiêu dạy học, dự kiến sản phẩm đạt được, xác định điều kiện dạy học cụ thể và cách kiểm tra đánh giá.

Tuy nhiên, có một điều phải nhận thấy rằng, trong các trung tâm GDTX hiện nay việc đổi mới dạy học khó khăn hơn nhiều so với THPT, thiết kế bài giảng theo

2

Page 3: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

công thức GIPO chưa nhiều và chưa phát huy được tính hiệu quả, tiện ích mà những phương tiện này có thể mang lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: sự thiếu thốn về cơ sở vật chất như phòng học chức năng, phương tiện...Song điều đáng quan tâm là sự chuyển biến về nhận thức cũng như hành động của đội ngũ giáo viên trong việc thiết kế bài giảng theo quan điểm công nghệ dạy học. Đây là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Địa lí ở trung tâm GDTX, nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục, đào tạo.

Trong hệ thống chương trình Địa lí phổ thông nói chung, nội dung chương trình Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) nói riêng rất phong phú, đa dạng. Đó là những điều kiện thuận lợi để thiết kế bài giảng theo quan điểm công nghệ dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Với mong muốn tìm ra con đường TKBG một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học ở trung tâm GDTX , tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO”. II. Mục đích của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài “Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO ” là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học ở các trung tâm GDTX.III. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:- Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế bài giảng

Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO. - Nghiên cứu qui trình và kĩ thuật thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ

bản) theo công thức GIPO. Thiết kế minh hoạ một số bài giảng tiêu biểu trong chương trình Địa lí 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO.

- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng hiệu quả và tác dụng của việc đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO.IV. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào việc thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO.V. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Nghiên cứu, kế thừa các công trình lý luận có liên quan đến đề tài+ Phương pháp phân tích hệ thống

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tế+ Phương pháp điều tra thực tế+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3

Page 4: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

VI. Những đóng góp của đề tài- Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công

thức GIPO.- Đã tổ chức thực nghiệm để minh chứng tính khả thi và hiệu quả của việc

thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO ở trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc.VII. Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần mở bài, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,... đề tài bao gồm các phần chính sau đây:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO.

Chương II: Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO.

Chương III: Thực nghiệm sư phạm

4

Page 5: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA THIẾT KẾ BÀI

GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 11 (BAN CƠ BẢN) THEO CÔNG THỨC GIPO 1. Một số khái niệm có liên quan đến thiết kế bài giảng 1.1. Bài học Địa lí

Bài học là một đơn vị của nội dung dạy học, có vị trí xác định trong hệ thống một giáo trình (hay một cuốn sách giáo khoa) và có liên quan chặt chẽ với các bài học khác trong toàn bộ giáo trình (sách giáo khoa).1.2. Tiết học Địa lí

Tiết học của các môn học trong đó có môn Địa lí là hình thức cơ bản của hình thức tổ chức dạy học theo trường, theo lớp như hiện nay. Cũng trong tiết học, các nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường phổ thông đều được thực hiện.1.3. Giáo án là bản thiết kế bài giảng

Bản thiết kế bài giảng tức là giáo án mà trong đó nêu rõ kế hoạch làm việc của thầy và trò trong suốt tiết học như: các bước chủ yếu, các hoạt động của giáo viên, các hoạt động của học sinh, đồng thời cũng nêu lên được những điểm cơ bản về nội dung và phương pháp của giáo viên, học sinh nhằm đạt được mục đích cụ thể mà người giáo viên đã xác định theo yêu cầu của chương trình học.1.4. Khái niệm bài giảng

Bài giảng là bản thiết kế (giáo án) đã được người giáo viên thực hiện trên lớp. Bài giảng là nơi thể hiện một cách tập trung và sinh động nhất những quan điểm, những xu hướng khác nhau - nơi đối lập những quan điểm cũ và mới, quan điểm truyền thống và hiện đại, giữa sự rập khuôn và sáng tạo của người giáo viên.2. Quan niệm về công nghệ dạy học

Vào khoảng cuối những năm 60 của thế kỷ XX thuật ngữ "Công nghệ dạy học", trong đó TKBG theo công thức GIPO là một cách tiếp cận để TKBG theo quan điểm công nghệ dạy học. Từ đó đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm và bàn đến vấn đề này.

Tổ chức giáo dục của Unesco ở Hội thảo Giơ-ne-vơ từ ngày 10 đến 16 tháng 5 năm 1970 đã đưa ra định nghĩa: "CNDH là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lí của công tác dạy học và những điều kiện thuận nhất để tiến hành quá trình dạy học, cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt được mục đích đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò".

Theo Jankieviz (Ba Lan 1971): "CNDH là hệ thống các chỉ dẫn sử dụng các phương pháp, phương tiện hoạt động mà kết quả là phải đào tạo được những người tốt nghiệp theo mong muốn trong thời gian ngắn nhất có thể được với sự chi phí phương tiện một cách tối ưu nhất".

Theo quan điểm của công nghệ dạy học, trong quá trình thiết kế bài học không chỉ mục tiêu của các hoạt động của thầy và trò được quan tâm mà điều rất

5

Page 6: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

quan trọng là phải định rõ đầu vào cho những hoạt động đó là gì?, sản phẩm đạt được là gì? (đầu ra) và những quá trình tương tác nào giữa Thầy – Trò và giữa Trò – Trò cần được diễn ra để biến đầu vào thành đầu ra. Cách thiết kế bài giảng như vậy được các nhà nghiên cứu nước ngoài về lí luận dạy học gọi là thiết kế bài giảng theo công thức GIPO. GIPO là chữ viết tắt gồm 4 chữ cái đầu của tiếng Anh (Goal, Input, Process và Output).3. Đặc điểm chương trình, nội dung Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) ở hệ BTVH Theo thiết kế chung, có hai chương trình Địa lí 11: chương trình cơ bản và nâng cao. Chương trình Địa lí 11 (Ban cơ bản) bao gồm hai phần:

* Phần I: Khái quát chung về nền KT - XH thế giới- Về mặt lí thuyết, phần này gồm có 4 nội dung:+ Sự tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm nước trên thế

giới+ Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá+ Một số vấn đề mang tính toàn cầu+ Một số vấn đề kinh tế của châu lục và khu vực- Về mặt thực hành: do thời lượng hạn chế nên chỉ tập trung vào việc thảo

luận nhóm, kĩ năng chủ yếu là phân tích tư liệu và viết báo cáo ngắn.* Phần II: Địa lí khu vực và quốc gia- Về mặt lí thuyết, Chương trình Địa lí đã lựa chọn một số khu vực và quốc

gia tiêu biểu trên thế giới. Đối với khu vực (Liên minh Châu Âu, Đông Nam Á), các nội dung chính

được trình bày bao gồm quá trình hình thành, mục tiêu, hoạt động và một số thành tựu cụ thể.

Trên nền tảng đó, đối với mỗi khu vực hoặc quốc gia được lựa chọn, chương trình chỉ nhấn mạnh đến một vài khía cạnh đặc thù, cụ thể như sau:

+ Hoa Kì: + Liên minh châu Âu:+ Liên Bang Nga+ Nhật Bản + Trung Quốc+ Khu vực Đông Nam Á:+ Ôxtrâylia - Về mặt thực hành: Nội dung của phần này tiếp tục tập trung vào việc luyện

kĩ năng phân tích số liệu thống kê, xây dựng biểu đồ, nhận xét, giải thích một hiện tượng địa lí KT - XH trên bản đồ (lược đồ) cũng như việc tập viết báo cáo và trình bày một vấn đề liên quan đến một quốc gia cụ thể trên cơ sở tư liệu cho trước.

6

Page 7: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

4. Đặc điểm về điều kiện giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên BTVH4.1. Giáo viên- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề.- Có các phương tiện phục vụ cho việc dạy học: SGK, SGV, phương tiện trực quan, máy chiếu,...tuy nhiên chưa có các phòng học bộ môn.4.2. Học sinh- HV BTVH đã có sự trưởng thành về mặt nhận thức, tư duy, tình cảm, giao tiếp. - HV có động cơ và thái độ học tập rõ ràng, có khuynh hướng học tập phù hợp với mục đích lựa chọn nghề nghiệp.- Có các HV lớn tuổi, lỗ hổng iến thức lớn. HV vừa học vừa làm nên thời gian cho học tập hạn chế. Một số HV ý thức học tập, tổ chức kỉ luật chưa cao. - Trong lớp học, HV ở các độ tuổi khác nhau, trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi khác nhau khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

Điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH, TKBG nói riêng để thực hiện được nhiệm vụ tối thiểu đó mà TKBG theo công thức GIPO sẽ giải quyết được khó khăn trên.5. Thực trạng việc TKBG theo công thức GIPO ở các trung tâm GDTX.

Khi chương trình sách giáo khoa được đổi mới, Nhà nước đã có kế hoạch bồi dưỡng các giáo viên thực hiện chương trình trong đó có đề cập đến định hướng đổi mới thiết kế bài giảng theo quan điểm công nghệ dạy học đặc biệt là thiết kế bài giảng Địa lí theo công thức GIPO. Tuy nhiên, trên thực tế dạy học hiện nay, tôi nhận thấy việc ứng dụng cách thiết kế bài giảng mới theo công thức GIPO chưa nhiều và chưa phát huy hết được tính hiệu quả, tiện ích mà những phương tiện này có thể mang lại.

7

Page 8: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 11 (BAN CƠ BẢN) THEO CÔNG THỨC GIPO

I. Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO 1. GIPO - Một cách tiếp cận TKBG theo quan điểm công nghệ dạy học.

Theo quan điểm của CNDH, khi TKBG không chỉ quan tâm mục tiêu của các hoạt động của thầy và trò được quan tâm mà còn phải định rõ đầu vào cho những hoạt động đó là gì?, sản phẩm đạt được là gì? và những quá trình tương tác nào giữa Thầy – Trò và giữa Trò – Trò cần được diễn ra để biến đầu vào thành đầu ra. Cách TKBG như vậy được các nhà nghiên cứu về LLDH gọi là TKBG theo công thức GIPO. GIPO là chữ viết tắt gồm 4 chữ cái đầu của tiếng Anh, cụ thể là:* G (Goal): được hiểu là mục tiêu của bài học (mục tiêu hoạt động của thầy trò).* I (Input): đầu vào bao gồm các yếu tố sau HV (trình độ, khả năng, nhận thức…), phương tiện như các loại thiết bị, máy móc (phần cứng) và SGK, tài liệu in ấn (phần mềm), thời gian dạy học.* P (Process): quy trình tác động: tương tác Thầy - Trò, Trò - Trò đạt mục tiêu.* O (Output - đầu ra): Sản phẩm cuối cùng của bài học. Đó có thể là sơ đồ, biểu đồ, lời giải của một bài tập nhận thức…Sản phẩm có thể được thể hiện bằng bài viết, có thể là lời của các thao tác tư duy hành động, có thể là thao tác tư duy hành động hoặc cả hai. 2. Quy trình TKBG Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPOVề tổng thể, TKBG Địa lí 11 theo công thức GIPO được tiến hành theo 4 bước:

QUY TRÌNH TKBG ĐỊA LÍ 11

THEO CÔNG THỨC GIPO

B1: Xác định mục tiêu (sản phẩm) bài học

B2: Lựa chọn và xác định đầu vào (Input)

B3: Thiết kế quy trình các quá trình các hoạt động dạy học

của thầy và trò

B4: Xác định cách thức kiểm tra và đánh giá sản phẩm

8

Page 9: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

3. Yêu cầu thiết kế bài giảng Địa lí 11 Ban cơ bản theo công thức GIPO3.1. Xác định và biểu đạt một cách chính xác, tường minh, khả thi và có thể đo lường được các mục tiêu cụ thể của bài học

Nhằm mục đích này người giáo viên cần:* Chỉ ra chính xác và cụ thể những gì HV cần phải làm được. * Mục tiêu đưa ra cần phải cụ thể để có thể kiểm chứng được và phù hợp với

điều kiện nguồn lực, giáo viên và trình độ HV. Bảng phân loại dưới đây của Bloom về các mức độ khó dễ của mục tiêu sẽ giúp giáo viên có thể biểu đạt chính xác và cụ thể các mục tiêu của bài học.

BẢNG PHÂN LOẠI CÁC MỤC TIÊU THEO BLOOM1. Lĩnh vực nhận thứcBiết. Có khả năng:Trình bày, nhớ lại, lập danh sách, nhận dạng, lựa chọn, làm lại...Ví dụ: Trình bày những đặc trưng của nền kinh tế tri thức.Hiểu. Có khả năng:Giải thích, nêu lí do, xác định nguyên nhân, chứng minh, minh hoạ...Ví dụ: Giải thích hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển.Áp dụng. Có khả năng:Sử dụng, áp dụng, giải quyết, lựa chọn...Ví dụ: Sử dụng các chỉ số về GDP, GDP/người, cơ cấu các ngành kinh tế, trình độ phát triển KH - KT để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước.Tổng hợp. Có khả năng:Tóm tắt, khái quát hoá, lập luận, sắp xếp, giải thích lí do.Ví dụ: Vì sao nói phát triển bền vững là mục tiêu tối cao của thế giới hiện đại.Phân tích. Có khả năng:Phân chia, so sánh, đối chiếu, tìm sự khác nhau giữa các đối tượng.Ví dụ: Phân biệt các quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá.Đánh giá. Có khả năng: Phân xử, đánh giá, phê bình.Ví dụ: Phê phán sự sai lầm của thuyết Mantuyt về dân số.2. Lĩnh vực cảm xúc: Lĩnh vực này chủ yếu liên quan đến sự chú ý, mối quan tâm, sự nhận biết, đánh giá về thẩm mĩ, đạo đức, cảm nhận hoặc các giá trị.Ví dụ: Có khả năng lắng nghe, đánh giá hết tầm quan trọng của..., ý thức được về..., cam kết với...,đánh giá giá trị về...3. Lĩnh vực tâm vận: Lĩnh vực này bao gồm các kĩ năng vận động. Có khả năng quan sát, vẽ...Ví dụ: Có khả năng vẽ biểu đồ về năng suất lúa, sản lượng lúa...

9

Page 10: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

Ví dụ: Tiết 1. Sự tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm nước. Cuộc cách mạng KH và công nghệ hiện đại.

Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:- Nêu sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước: phát

triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới (NIC).- Trình bày được đặc điểm nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế.2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu3. Thái độ: Có ý thức học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và

công nghệ hiện đại. 3.2. Xác định đầu vào - điều kiện dạy học

Đầu vào (điều kiện dạy học) của quá trình công nghệ (quá trình dạy học) bao gồm trình độ ban đầu và đặc điểm tâm sinh lý của HV, các phương tiện, kỹ thuật dạy học và nội dung kiến thức bài học.

Việc xác định đầu vào một cách chính xác, cụ thể so với đầu ra là một yêu cầu quan trọng, đảm bảo thành công cho quá trình dạy học Địa lý theo quan điểm CNDH.

* Xác định trình độ ban đầu và đặc điểm tâm sinh lý của HV. GV cần tìm hiểu HV một cách tổng thể các đặc điểm tâm, sinh lý và trình độ của HV. Một điều lưu ý là trong quá trình dạy học, GVcần giúp HV biết rõ mục tiêu họ cần đạt được và giúp họ tự so sánh trình độ của họ so với đầu ra của bài học, môn học. Từ đó giúp HV tự lực và chủ động tiến hành các mối liên hệ ngược trong, qua đó vạch ra kế hoạch cụ thể cho mình để phấn đấu, điều chỉnh quá trình học tập. Để có thể làm được điều đó, GV có thể tìm hiểu HV qua trò chuyện trực tiếp, qua lý lịch, qua tiến hành kiểm tra đầu vào. Đồng thời nó cũng đòi hỏi GV phải có năng lực chuyên môn, phải sáng tạo, nhạy bén, linh động và hết sức nhiệt tình trong quá trình giảng dạy.

* Xác định các phương tiện kĩ thuật dạy học. Để xác định các phương tiện kĩ thuật phù hợp với bài học Địa lý, người giáo viên cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:

+ Nội dung kiến thức bài học + Phương pháp dạy học+ Đặc điểm tâm, sinh lý và trình độ nhận thức của HV + Điều kiện thực tế+ Thái độ và kỹ năng của giáo viên

10

Page 11: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

+ Các yếu tố ảnh hưởng khác như: không gian, ánh sáng hay cơ sở vật chất của lớp học.

Để giúp giáo viên có cơ sở trong việc sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học sau khi đã lựa chọn được hệ thống các phương tiện phù hợp nhất, đề tài xin đưa ra ba nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học như sau:

Sử dụng phương tiện dạy học đúng lúc. Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ.Sử dụng phương tiện dạy học đúng cường độ. * Xác định nội dung kiến thức cơ bảnĐể xác định nội dung kiến thức cơ bản cho bài học, người giáo viên phải căn

cứ vào các yếu tố sau: + Chương trình và nội dung SGK+ Điều kiện dạy học cụ thể

Ví dụ về xác định đầu vào (Nguồn) cho những hoạt động dạy học của bài học Liên minh Châu Âu (tiết 1) . Trong bài học này, GV thiết kế 3 hoạt động dạy học - Đầu vào cho mỗi hoạt động không giống nhau. Nhiệm vụ của người GV khi thiết kế hoạt động dạy học là phải xác định những đầu vào cần thiết để các hoạt động diễn ra có kết quả.

Mục tiêu Đầu vàoHoạt động 1 Xác định các đặc điểm cơ bản

về quá trình hình thành và phát triển của EU

- Phương tiện: SGK, bản đồ chính trị Châu Âu- Thời gian: 10 phút

Hoạt động 2 Tìm hiểu về mục tiêu và một số cơ quan đầu não của EU

- Phương tiện: SGK, sơ đồ- Thời gian: 10 phút

Hoạt động 3 Tìm hiểu vị thế của EU trên Thế giới

- Phương tiện: SGK, tư liệu, ảnh, báo chí.- Thời gian: 10 phút

3.3. Qui trình hoá các hoạt động dạy - học của thầy và tròTheo quan điểm này chúng ta chúng ta có thể thiết kế bài giảng và thiết kế

các hoạt động của thầy và trò theo công thức GIPO. Dưới đây là những yêu cầu của việc thiết kế bài giảng, thiết kế các hoạt động dạy học theo công thức GIPO.

* Xác định và biểu đạt một cách chính xác các mục tiêu cụ thể của từng hoạt động (Goal). Mỗi một hoạt động dạy học của thày và trò đều có một mục tiêu cụ thể và tương ứng với một đơn vị kiến thức nào đó của bài học mà học sinh cần phải tiếp thu và lĩnh hội. Vì vậy, khi thiết kế các hoạt động dạy học, GV cần thể hiện rõ các mục tiêu này. Mục tiêu của hoạt động dạy học nên biểu thị thành tiêu đề của mỗi hoạt động dạy học.

11

Page 12: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

* Xác định một cách chính xác các “nguyên, vật liệu” (đầu vào - input) cần thiết cho bài học, tức là xác định rõ với những phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học nào thì có thể đạt được các mục tiêu đặt ra.

* Xác định rõ các quá trình, các hoạt động dạy học cần phải diễn ra để có thể đạt được mục tiêu đề ra (Process). Đây là bước chủ chốt có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của bản thiết kế bài giảng. Theo tinh thần đổi mới, giờ học được thiết kế thành một chuỗi các hoạt động phối hợp của Thày và Trò (thông thường một tiết học có từ 3 - 5 hoạt động). Mỗi hoạt động đều nhằm đạt một một mục tiêu nhất định, được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định và được thực hiện thông qua các tác động của thày (hướng dẫn, chỉ đạo) và các thao tác trí tuệ (quan sát, phân tích, so sánh, phán đoán, khái quát hoá, hệ thống hoá...), thao tác thực hành (vẽ biểu đồ, xử lí văn bản, số liệu, tranh ảnh...) của học sinh. 3.4. Xác định rõ cách thức kiểm tra, đánh giá sản phẩm đạt được sau giờ học (Output)

Trong trường hợp mục tiêu đề ra thể hiện rõ được các sản phẩm mà HV cần phải tạo ra trong một giờ học. Với một giờ học thực hành thì việc hình dung và xác định sản phẩm mà HV phải tạo ra thường không phức tạp và khá rõ ràng. Nhưng đối với các giờ học tiếp thu kiến thức mới thì việc xác định rõ sản phẩm mà học sinh phải tạo ra trong một giờ học thường không đơn giản. 4. Kĩ thuật thực hiện các bước TKBG địa lí 11 Ban cơ bản theo công thức GIPO4.1. Kĩ thuật xác định mục tiêu (Goal)

Kĩ thuật biểu đạt mục tiêu theo hướng lấy HV làm trung tâm: Không nên biểu đạt mục tiêu bài học theo hướng lấy GV làm trung tâm, chỉ nhấn mạnh đến nhiệm vụ mà giáo viên cần thực hiện. Theo thiết kế bài giảng theo công thức GIPO, sự biểu đạt mục tiêu bài học cần phải thể hiện rõ nhiệm vụ mà HV phải hoàn thành và sản phẩm của hoạt động đó.

Kĩ thuật động từ hoá các mục tiêu cần biểu đạt: Kĩ thuật động từ hoá các mục tiêu bài học sẽ giúp GV biểu đạt chính xác và tường minh các mục tiêu của bài học.

Kĩ thuật phân hoá, cụ thể hoá mục tiêu: Mục tiêu đưa ra cần phải cụ thể để có thể kiểm chứng được và phù hợp với điều kiện nguồn lực, giáo viên và trình độ HV. 4.2. Kĩ thuật xác định đầu vào (Input)

Input (đầu vào) của các hoạt động bao gồm thời gian, công cụ (phương tiện), phương pháp và hình thức tương tác giữa Thày - Trò và Trò - Trò. Vì vậy, khi thiết kế GV cần lựa chọn các phương tiện dạy học cần thiết cho từng hoạt động (bản đồ, quả địa cầu, băng hình, tranh ảnh, bảng số liệu...), đồng thời dự kiến các phương pháp và quy trình hướng dẫn học sinh khai thác các phương tiện học tập đã lựa chọn kĩ lưỡng.

12

Page 13: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

4.3. Kĩ thuật thiết kế hoạt động dạy - học của thầy và trò* Kĩ thuật tạo nhu cầu hứng thú nhận thức cho học sinh

Để tạo hứng thú học tập cho HV trong một tiết học trên lớp. Khi thiết kế bài học GV phải chú ý đến cách mở bài. Cần lựa chọn cách mở bài sao cho phù hợp với nội dung cơ bản của bài.

Mở bài bằng cách tạo biểu tượng: Có thể dùng tranh ảnh, bản đồ, hoặc lời nói mô tả, kể chuyện để tạo ra biểu tượng về những sự vật, hiện tượng có liên quan đến bài học để thu hút sự chú ý của HV.

Mở bài bằng cách nêu vấn đề: GV đặt ra trước HV một vấn đề ngay từ đầu tiết học bằng câu hỏi có vấn đề bao trùm toàn bộ hay một mục đầu của bài. Các câu hỏi thường bắt đầu bằng các từ: Vì sao? Tại sao? Thế nào? Nguyên nhân nào?

Mở bài bằng cách đặt giả thuyết: Dựa vào nội dung cơ bản của bài, GV đặt ra 2 giả thuyết trái ngược nhau đối với một vấn đề, mà việc khẳng định giả thuyết đúng đòi hỏi HV phải có nhu cầu đi ngay vào nội dung của bài.

Ví dụ: Bài Trung Quốc (tiết 1) - GV trình chiếu một số hình ảnh nổi bật về đất nước Trung Quốc, cho HV khái quát những nét chung về đất nước này. Sau đó GV nêu mục tiêu bài học: Qua bài học các em phải trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội Trung Quốc và những đặc điểm đó có thuận lợi, khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế.* Kĩ thuật thiết kế các hoạt động dạy học nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ

- Xác định và biểu đạt một cách chính xác các mục tiêu (Goal) cụ thể của từng hoạt động (mỗi hoạt động dạy học của Thầy và Trò đều có một mục tiêu cụ thể và tương ứng với một đơn vị kiến thức nào đó của bài học mà HV cần phải tiếp thu và lĩnh hội). Vì vậy, khi thiết kế các hoạt động dạy học, GV cần thể hiện rõ các mục tiêu của các hoạt động cũng chính là tên của mỗi hoạt động.

- Xác định một cách chính xác các “Nguyên liệu, vật liệu” (đầu vào - Input) cần thiết cho bài học, tức là xác định rõ với những phương tiện, công cụ dạy học cần thiết cho bài học, tức là xác định rõ những phương tiện, công cụ dạy học cần thiết mà trước hết là SGK, bản đồ giáo khoa treo tường. Thời lượng dành cho hoạt động dạy học cũng là một Input quan trọng, không thể bỏ qua để có thể đạt được các mục tiêu đặt ra.

- Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức không những được thực hiện ngay lúc vào bài, mà còn phải kéo dài trong suốt cả tiết học. GV cần có sự định hướng nội dung học tập cho HV. Việc định hướng sẽ có hiệu quả cao hơn, nếu như tạo được hứng thú học tập cho HV. Có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để mở bài.

Ngoài ra cách định hướng và tạo nhu cầu học tập trước mỗi mục của bài cũng tương tự như trên. Do các mục kế tiếp nhau, nên GV vừa tiểu kết mục trước, vừa đồng thời chuyển tiếp sang mục sau một cách thích hợp.

13

Page 14: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

- Xác định rõ các quá trình (Process), các hoạt động dạy học cần phải diễn ra để có thể đạt được mục tiêu bài học. Đây là bước chủ chốt có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của bản TKBG. Theo tinh thần đổi mới, giờ học được thiết kế thành một chuỗi các hoạt động phối hợp của Thầy và Trò (thông thường một tiết học có từ 3 - 5 hoạt động). Mỗi hoạt động đều nhằm đạt được một mục tiêu nhất định, được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định và được thông qua các hành động của Thầy (hướng dẫn, chỉ đạo) và các thao tác trí tuệ (quan sát, phân tích, so sánh, phán đoán, khái quát hoá, hệ thống hoá) cũng như thao tác thực hành (vẽ biểu đồ, xử lí văn bản, số liệu, tranh ảnh) của HV theo một trình tự nhất định. Mỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác hành động của Thầy và Trò.

GV cần xác định rõ các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cần biểu đạt một cách ngắn gọn trên giáo án. Trong bản thiết kế cần sử dụng các kí hiệu ngắn gọn để thể hiện sự đa dạng của các loại hình việc làm của Thầy và Trò. Cụ thể như sau:

GV: GV thực hiện việc làmGV - HS: GV làm việc (hướng dẫn) một HS.GV - Lớp: GV làm việc với tập thể lớp.HS: Cá nhân HS làm việc độc lập.Nhóm HS: HS làm việc theo nhómHS - HS: HS làm việc theo cặp đôi.Lớp: Cả lớp cùng làm việc.

4.4. Kĩ thuật xác định cách củng cố, kiểm tra, đánh giá sản phẩmTrên lớp, GV là người duy nhất có quyền củng cố đánh giá kết quả học tập

của HV. Không nên củng cố theo kiểu nhắc lại ý chính của bài học và kiểm tra chỉ đòi hỏi HV tái hiện. 5. Mẫu giáo án theo thiết kế mới:Theo quy trình các bước ở trên ta cần TKBG theo công thức GIPO cụ thể như sau:

MẪU GIÁO ÁNTrung tâm GDTX:.............Tiết ......Bài....................Ngày ......tháng.........năm...........Người soạn:................... Lớp:........I. Mục tiêu: Chỉ rõ sau khi học xong bài, HS cần phải đạt cái gì về các mặt:

1. Kiến thức2. Kĩ năng3. Thái độ

II. Phương pháp - Phương tiện dạy học1. Phương pháp chủ yếu

14

Page 15: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

2. Phương tiện dạy học III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ2. Định hướng bài học, tạo nhu cầu học tập cho HS3. Bài mới: Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức đã họcHoạt động 1. (Thời gian)

Hành động 1.1.2.3.

Hành động 2.1.2.3.

Hoạt động 2. (Thời gian)Hành động 1.

1.2.

Hành động 2.1.2.

I. Kiến thức cơ bản 11.

2.

I. Kiến thức cơ bản 21.

2.

4. Củng cố, kiểm tra, đánh giáSơ đồ hoá tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học theo công thức GIPO như sau:

15

Tiến trình tổ chức các hoạt động

GOAL INPUT OUTPUTPROCESS

Hoạt động 1

Hoạt động 2

- Mục tiêu theo hướng lấy HS làm trung tâm- Biểu đạt chính xác, tường minh- Có thể kiểm chứng được

- Thờigian- Công cụ- Phương pháp, hình thức hoạt động

- Quá trình tương tác giữa Thầy-Trò, Trò-Trò để đạt được mục tiêu- Cụ thể:GV GV - HS GV - Lớp HSNhóm HS HS - HSLớp

- Xác định cách thức kiểm tra, đánh giá.- Sản phẩm cuối cùng của bài học. Đó là: sơ đồ, biểu đồ, lời giải của BTNT, bài viết,...

Page 16: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

6. Điểm mới và khó của thiết kế bài giảng theo công thức GIPO Cách thiết kế bài giảng thông thường:- Thiết kế theo kiểu đường thẳng.- Không chú ý đến sản phẩm cần đạt đến, không chú ý đến trình độ HV.Cách thiết kế bài giảng theo công thức GIPO:Chúng tôi sẽ thiết kế theo các môđun: mỗi đơn vị kiến thức thể hiện trên một

môđun. Mỗi môđun sẽ có: + Mục tiêu của từng hoạt động + Đầu vào: thời gian thực hiện, trình độ học sinh, phương tiện.Trong phần hướng dẫn dạy học sẽ có các phương án dạy khác nhau tuỳ vào

trình độ HV.+ Quá trình tác động: theo các phương án đó, GV sẽs lựa chọn quá trình

tương tác giữa Thày - Trò, Trò – Trò.+ Đầu ra: sản phẩm cuối cùng của bài học.Như vậy, việc xây dựng giáo án theo công thức GIPO có 2 ưu điểm nổi bật

đó là chú ý đến trình độ HV để có phương án thiết kế khác nhau, chú ý đến việc đo lường sản phẩm đạt tới, thiết kế lôgic khoa học, có cấu trúc nhất định.II. Thiết kế giáo án Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO 1. Mục đích:

* Tạo ra một sản phẩm thiết kế theo công thức GIPO có khả năng cho phép giáo viên sử dụng trực tiếp trên lớp để dạy học.

* Xác định cách thức thiết kế (phương pháp, qui trình thiết kế, kĩ thuật thiết kế) và công cụ cần thiết để thiết kế giáo án theo công thức GIPO.2. Tổ chức thiết kế thử nghiệm giáo án Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO 2.1. Thiết kế bài giảng kiến thức mới trong chương trình Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO

Bản thiết kế bài giảng tức là trong đó nêu rõ kế hoạch làm việc thầy và trò trong suốt tiết học như: Các bước chủ yếu, các hoạt động của GV, HV đồng thời nêu lên được những đặc điểm cơ bản về nội dung và phương pháp của GV, HV nhằm đạt được mục đích cụ thể mà người GV đã xác định theo yêu cầu của chương trình học.

Từ đó ta có thể thấy được bản thiết kế bài giảng kiến thức mới sẽ thể hiện tất cả những vấn đề trên, nhưng nội dung chuyển tải đến HV là các kiến thức lí thuyết mới cùng với các kĩ năng kèm theo.

Có thể nói do đặc trưng của bài giảng kiến thức mới là cung cấp lượng kiến thức quan trọng và phong phú nhất, cần thiết nhất trong chương trình học tập Địa lí, nên bài giảng kiến thức mới quan trọng nhất. Do đó, bài giảng kiến thức mới cũng

16

Page 17: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

được đầu tư nghiên cứu sâu hơn sao cho phù hợp với mục tiêu đặt ra cũng như năng lực của HS.

Đây là loại bài nhằm mục đích tổ chức, điều chỉnh HV lĩnh hội tri thức mới. Cấu trúc vĩ mô của nó được thể hiện như sau:

- Tổ chức lớp- Tích cực hoá tri thức nhằm làm chỗ dựa cho việc nắm tri thức mới nhờ các

phương pháp đàm thoại, kiểm tra miệng, ra bài tập…giúp HV tái hiện các tri thức cần làm chỗ dựa cho việc tiếp thu tri thức mới.

- Thông báo đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ của bài học, trên cơ sở tri thức đã học, nhất là các tri tri thức vừa được huy động, bằng nhiều hình thức sinh động, kể cả hình thức đưa HV vào tình huống có vấn đề, nhằm thu hút HV vào bài mới một cách tự nhiên.

- Giảng bài mới: Vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp để tổ chức, điều chỉnh HV tích cực, độc lập nắm tri thức mới.

- Củng cố tri thức mới: Bằng đàm thoại, ra bài tập, GV trình bày giúp HV củng cố tri thức vừa học, gắn tri thức với vốn kinh nghiệm đã có.

- Tổng kết bài học: GV thông báo ngắn ngọn, xúc tích những vấn đề vừa học mà HV cần khắc sâu vào ký ức, nhận xét tinh thần, thái độ học tập.

- Ra bài tập về nhà: Ra các bài tập, câu hỏi và hướng dẫn HV tự học.Bài giảng kiến thức mới thuận lợi nhất khi thiết kế theo công thức GIPO. GV

phải chú ý đến soạn giáo án theo công thức GIPO trước, sau đó mi thiết kế.2.2. Thiết kế bài giảng thực hành trong chương trình Địa lí lớp 11(Ban cơ bản) theo công thức GIPO

Loại bài thực hành (Hay còn gọi bài vận dụng tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo) nhằm mục đích tổ chức cho HV vận dụng kiến thức đã học vào để làm những công việc cụ thể, như: vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích các hiện tượng địa lí kinh tế – xã hội, thông qua đó khắc sâu kiến thức trọng tâm, rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo.

Cấu trúc:- Tổ chức lớp- Thông báo đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ của bài học. Tích cực hoá tri thức đã

học và những kinh nghiệm của HV. Tái hiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho việc ứng dụng vào thực tiễn. Khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức và cách thức hoạt động.

- Luyện tập theo mẫu trong những điều kiện quen thuộc, nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức một cách đúng đắn, rồi luyện tập, ứng dụng kiến thức vào những tình huống mới.

- Tổng kết bài học

17

Page 18: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

Hiện nay trong chương trình Địa lí nói chung và chương trình Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) nói riêng số lượng các bài thực hành khá lớn góp phần củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS. Trong chương trình Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) có 8 bài thực hành với nội dung đa dạng khác nhau như các bài thực hành làm việc với bản đồ, xây dựng biểu đồ, viết báo cáo, nhận định và phân tích về một vấn đề địa lí...2.3. Thiết kế bài giảng bài ôn tập trong chương trình Địa lí 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO

Mục đích của loại bài này nhằm tổ chức cho HV tiến hành hệ thống hoá và khái quát hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, sau khi học xong một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học. Nó mang tính chất của hoạt động ôn tập, củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo làm cho HV nắm được những tri thức đã học một cách sâu sắc, chắc chắn và có hệ thống. Có thể tiến hành theo con đường quy nạp hoặc diễn dịch, song hiệu quả là đưa được những tri thức kỹ năng bộ phận về cái toàn vẹn.

Cấu trúc của loại bài này như sau:- Tổ chức lớp- Thông báo đề tài, mục đích, nhiệm vụ của bài học- Tổ chức cho HV hệ thống hoá, khái quát hoá trên cơ sở đã được chuẩn bị ở

nhà theo sự hướng dẫn của GV. Cần có sự trao đổi hai chiều giúp HV xây dựng những bản tổng kết, thiết lập sơ đồ, biểu đồ…

- Tổng kết bài học: GV đánh giá và nhận xét tinh thần, thái độ làm việc.- Giao nhiệm vụ ở nhà cho HV.Trong chương trình Địa lý lớp 11 (Ban cơ bản) số lượng các bài ôn tập

không nhiều song rất quan trọng. Gồm các dạng bài ôn tập giữa học kỳ, bài ôn tập cuối học kỳ, bài ôn tập cuối năm.3. Thiết kế mẫu một bài học theo công thức GIPO

Tiết 14. Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu. Thời lượng: Dạy trong 1 tiết (45 phút).3.1. Lí do lựa chọn:

SGK Địa lí lớp 11 cũ không đề cập đến Liên minh Châu Âu với tư cách là một liên minh khu vực trên thế giới. Khác với SGK cũ, SGK Địa lí lớp 11 mới (Ban cơ bản) đã dành ra 2 tiết giới thiệu khái quát về Liên minh Châu Âu (EU), và một tiết thực hành tìm hiểu về ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất và vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.

Mặc dù trong những năm gần đây, các phương tiện đại chúng ở Việt Nam đã đề cập khá nhiều đến EU, nhưng đối với nhiều HV BTVH, thì những kiến thức cơ bản về EU được trình bày trong SGK như quá trình hình thành và phát triển của EU, vị thế của EU trên thế giới, những thành tựu của EU trong quá trình liên kết và nhất thể hoá là những kiến thức mới. Không phải tất cả những nội dung mới đều là

18

Page 19: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

những nội dung khó vì nhiều điểm mới được SGK Địa lí 11 trình bày khá đầy đủ và nội dung cũng không quá phức tạp.

Những điểm mới cũng đồng thời là những điểm khó của bài học về Thực hành: Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu có thể là: Từ kiến thức đã học và thông tin, HV cần khái quát những thuận lợi và khó khăn của việc hình thành một thị trường chung Châu Âu và việc sử dụng chung đồng Euro, đưa ra những chứng cứ xác đáng có tính thuyết phục nhận xét vị thế của EU trên trường quốc tế.3.2. Mục đích và nội dung cơ bản của bài học

Mục đích: Mục đích của giờ học là tạo cho HV sau giờ học có khả năng: Về kiến thức: Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một thị trường

chung Châu Âu, chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.Về kĩ năng: Vẽ, phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê có trong bài học và

biết cách trình bày một vấn đề.Kiến thức cơ bản của bài học: Bài học có 2 mảng kiến thức cơ bản, đó là:* Mảng kiến thức cơ bản liên quan đến ý nghĩa của việc hình thành một thị

trường chung Châu Âu.* Mảng kiến thức cơ bản liên quan đến vai trò của EU trong nền kinh tế thế

giới.3.3. Thiết kế giáo án Tiết 14. Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu theo công thức GIPO 3.3.1. Sơ đồ hoá thiết kế bài " Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu" theo công thức GIPO

19

Page 20: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

3.3.2. Giáo án: Tiết 14. Bài. Tìm hiểu về Liên minh Châu ÂuTrung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc. Tiết 14. Bài. Tìm hiểu về Liên minh Châu ÂuNgày ……..tháng.........năm...........Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hải. Lớp: 11

I. Mục tiêuSau bài học, HV cần:

* Về kiến thức: Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất và vai trò của

EU trong nền kinh tế thế giới.* Về kĩ năng:

Vẽ và phân tích được biểu đồ, bảng số liệu thống kê có trong bài học và biết cách trình bày một vấn đề.

II. Phương pháp - Phương tiện dạy học1. Phương pháp chủ yếu: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình giảng giải2. Phương tiện dạy học - Bản đồ các nước Châu Âu- Biểu đồ vẽ theo bảng số liệu- Công cụ: Máy chiếu, máy tínhIII. Tiến trình dạy học1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

KIỂM TRA BÀI CŨ

Câu 3: Thế nào là liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ,

em hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong liên minh Châu Âu?

CÂU 1. EU thiết lập thi trường chung nhằm mục đích gì? Việc hình thành thị trường chung Châu Âu và đưa vào sử dụng

Đồng tiền chung Ơrô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?

Câu 2. EU đã thành công như thế nào trong hợp tácphát triển lĩnh vực giao thông vận tải?

20

Page 21: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

2. Định hướng bài học, tạo nhu cầu học tập cho HV* Khởi động:

GV khởi động giờ học bằng cách chiếu hình ảnh

BÀI 7Thực hành:LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU )

1

GV: Sự hợp tác giữa các nước thành viên EU đã đưa EU lên một vị thế mới, quan trọng trên trường quốc tế. Trong bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất và vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.3. Bài mớiHoạt động 1: 1. GV – Lớp: GV đưa ra các tư liệu, thông tin, yêu cầu HV làm bài tập nhận thức: Cho biết việc hình thành thị trường chung Châu Âu và việc sử dụng chung đồng Euro đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho các nước thành viên EU.2. Nhóm HS: Các nhóm thảo luận để tìm ý trả lời sau đó đại diện nhóm trình bày, cả lớp góp ý kiến 3. GV – Lớp: GV chuẩn xác kiến thức.

21

Page 22: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT

Khi hình thành một EU thống nhất: Các xe tải vượt chặng đường 1200km qua các biên giới giảm từ 58h xuống còn 36h. Các hãng bưu chính viễn thông của Anh và Đứccó thể tự do kinh doanh ở Brúc-xen (Bỉ) Một luật sư người I-ta-li-a có thể làm việc ở Béc-lin như một luật sư Đức. Một sinh viên kiến thức Hi Lạp có thểheo học một khoá đào tạo về thiết kế nhà gỗở Hen-xinh-ki như một sinh viên người Phần Lan

Thuận lợi

Khó khăn

Tăng cư ờng tự do lưu thông , hoá, tiền tệ, dịch vụ (Các xe tải…..)

Thúc đẩy và tăng cư ờng nhất thể hoá ở EU về các mặt kinh tế - xã hội.

Tăng thêm ti ềm lực và khả năng c ạnh tranh kinh tế của toàn khối.

LỢI ÍCH: Việc đưa vào sử dụng một đồng tiền chung, thống nhất:

- Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa.- Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.- Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn.- Đơn giản hoá công việc kế toán của các công ty đa quốc gia.

Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô nếu không quản lí, kiểm soát tốt có thể gây nên tình trạng lạm phát đẩy giá hàng tiêu dùng tăng cao.

Hoạt động 2: HV chứng minh vai trò của EU trên trường quốc tế1. GV – Lớp: GV đưa ra bảng số liệu, hướng dẫn HV cách vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới.

II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

49,023,5Các nước còn lại17,01,7Ấn Độ20,34,0Trung Quốc2,011,3Nhật Bản4,628,5Hoa Kì7,131,0EU

Dân sốGDPChỉ sốCác nước, khu vực

Bảng 9.2. Tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới – năm 2004 (Đơn vị: %)

a. Dựa vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số quốc gia trên thế giới.

22

Page 23: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

2. HS: làm việc cá nhân: HV vẽ biểu đồ vào vở theo 1 trong 2 cách vẽ hoặc vẽ trên máy bằng phần mềm Powerpoint hoặc Excel tuỳ điều kiện.3. GV – lớp: GV yêu cầu HV đối chiếu với bản đồ GV chuẩn bị trước.

Cách 1Theo hình thức biểu đồ tròn

GDP

EUHoa Kì

Nhật Bản

Trung Quốc

Ấn Độ

Các nước còn lại

Dân số

EU

Hoa Kì

Nhật Bản

Trung Quốc

Ấn Độ

Các nước còn lại

Cách 1Theo hình thức biểu đồ cột

a. GDP b. Dân số

100

%

50

Chú giải

Các nước còn lại

Ấn Độ

Trung Quốc

Nhật Bản

Hoa Kỳ

EU

23

Page 24: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

Cách 2Vẽ biểu đồ dạng hệ trục toạ độ

10

20

30

40

50

% so với TG

EU Hoa Kì NhậtBản

Ấn Độ Các nước còn lại

Trung Quốc

Nước, khu vực

31

7,1

28,5

4,6

11,3

2 4

20,3

1,7

17

23,5

49

4. GV – lớp: GV yêu cầu HV dựa vào biểu đồ đã hoàn thành và những hiểu biết của bản thân, đặc biệt lưu ý HV xem lại các kiến thức đã học ở Bài 7. Liên minh Châu Âu (tiết 1 và 2), hãy nhận xét về vị thế kinh tế của EU trên trường quốc tế.5. HS: Đưa ra các lập luận và dẫn chứng6. GV: Chuẩn xác kiến thức:

II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1

Năm 2004, Châu Âu chỉ chiếm 7,1% dân số TG, 2,2% diện tích phần đất nổi trên TĐ nhưng chiếm tới: 19% trong tiêu thụ năng lư ợng của TG 26% trong sản xuất ô tô của TG. 31% GDP của TG 37,7% trong xuất khẩu của TG 59% trong viện trợ phát triển TG

2

So sánh với Hoa Kì và Nhật Bản là những trung tâm kinh tế hàng đầu TG (bảng 9.3) thì năm 2004 EU có: GDP lớn gấp 1,09 lần của Hoa Kì, gấp 2,74 lần của Nhật Bản. EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản về : Số dânTrị giá xuất khẩu so với GDPTỉ lệ % trong xuất khẩu của TGGiá trị FDI đầu tư ra nước ngoài.

3

Xét về nhiều chỉ số kinh tế thìEU là một trung tâm kinh tế lớn thứ 2 TG sau Hoa Kì và đứng trên Nhật BảnSố công ti hành đầu TG của EU vượt Nhật Bản và gần ngang với Hoa Kì.Cụ thể: Trong 10 công ti hàng đầu TG thì EU có 3, Hoa Kì có 5 vàNhật Bản có 2 công ti. Trong 25 công ti hàng đầu TG thì EU có 9, Hoa Kì và Nhật Bản có 8 công ti.

24

Page 25: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

4. Củng cố và kiểm traHV hoàn thành bài tập nhận thức (phụ lục)

Sau khi hoàn thành, tôi đã đưa sản phẩm của mình cho giáo viên và học sinh ở một số trường sử dụng, lấy ý kiến đánh giá và đóng góp và trên cơ sở đó tiến hành một số điều chỉnh, bổ sung cần thiết. Sau đó, mới tiến hành thực nghiệm ở trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc.

25

Page 26: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠMI. Mục đích thực nghiệm

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm vận dụng vấn đề nghiên cứu vào thực tiễn, nhằm thử nghiệm và kiểm tra đáng giá tính đúng đắn, tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế bài giảng theo công thức GIPO. Đồng thời làm cở sở cho những nhận định và đề xuất ý kiến.

- Kết quả từ thực tế dạy thực nghiệm ở TT GDTX sẽ chứng minh giá trị thực tiễn, khách quan, khoa học của phương pháp giảng dạy được đề cập trong đề tài.II. Nội dung thực nghiệm

Chọn ra 1 mẫu TKBG Địa lí lớp 11 theo công thức GIPO để tiến hành dạy học thực nghiệm, cụ thể là: Tiết 14. Tìm hiểu về Liên minh Châu ÂuIII. Tổ chức thực nghiệm1. Chọn trường tham gia thực nghiệm: TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc2. Thời gian thực nghiệm: được tiến hành vào học kỳ I năm học 2013-2014.3. Phương pháp thực nghiệm3.1. Dạy thực nghiệm với mẫu giáo án thiết kế theo công thức

GV dạy với 2 giáo án khác nhau ở hai nhóm HV lớp 11 (mỗi nhóm 14 HV) có trình độ tương đương nhau: ở nhóm thực nghiệm giáo viên dạy theo giáo án được thiết kế theo công thức GIPO, còn ở nhóm đối chứng giáo viên dạy theo mẫu thiết kế từ trước đến nay vẫn sử dụng. Sau khi dạy xong ở hai nhóm đều tiến hành làm bài kiểm tra với đề giống nhau. Kết quả kiểm tra ở hai nhóm sẽ được so sánh, phân tích để rút ra những nhận xét cần thiết.

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứngDạy theo mẫu thiết kế bài giảng theo

công thức GIPO Dạy theo mẫu thiết kế bình thường

Kết quả đánh giá cuối bài (X1) Kết quả đánh giá cuối bài (X2)

3.2. Quy trình thực nghiệm Bước 1: Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11- THPT (Ban cơ bản) theo công thức GIPO.Bước 2: Hướng dẫn giáo viên sử dụng giáo án. Bước 3: Triển khai thực nghiệm

Lựa chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng theo nguyên tắc số lượng và trình độ học sinh của 2 nhóm tương đương nhau.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra học sinh cả 2 nhóm. Để đánh giá khách quan, tôi đã thiết kế bài kiểm tra như sau:

- Nội dung kiểm tra gồm cả kiến thức và kỹ năng của bài học. Học sinh khi trả lời phải đạt được ba yêu cầu là:

+ Trình bày đúng kiến thức bài học

26

Page 27: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

+ Biết khai thác tri thức trên một số tư liệu, số liệu hay lược đồ…+ Biết phân tích, chứng minh, giải thích và vận dụng được kiến thức- Thang điểm đánh giá được sử dụng theo thang điểm 10 và phân chia làm

bốn loại: + Loại giỏi (điểm 9 - 10)+ Loại khá (điểm 7 - 8)+ Loại trung bình (điểm 5 - 6)+ Loại yếu kém (điểm dưới 5)Căn cứ vào mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của HV trong quá trình học

tập, tôi xác định năm mức độ đánh giá từ thấp đến cao là:

Mức 1 Học sinh ghi nhớ và hiểu kiến thức

Mức 2 Học sinh chỉ ghi nhớ kiến thức

Mức 3 Học sinh hiểu được kiến thức

Mức 4 Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức

Mức 5 Học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo

Ngoài ra, để bổ sung những thông tin cần thiết khẳng định kết quả thực nghiệm, tôi đưa ra một số chỉ tiêu bổ trợ sau:

+ Hứng thú của học sinh trong giờ học thực nghiệm và đối chứng. + Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học.+ Mức độ tập trung chú ý của học sinh trong tiến trình trình bày bài học.

Bước 4: Xử lý kết quả thực nghiệm Bước này tạo cơ sở để rút ra những kết luận cần thiết:+ Xử lý về mặt định lượng: sử dụng phương pháp thống kê toán học. + Đánh giá về mặt định tính: Thông qua dự giờ, trao đổi, lấy ý kiến GV.

IV. Kết quả thực nghiệmKhi thực hiện giảng dạy trên lớp, nhóm 1 sử dụng giáo án thiết kế thông

thường, còn nhóm 2 sử dụng giáo án thiết kế theo công thức GIPO. Kết quả có sự chênh lệch đáng kể, thể hiện qua kết quả chấm bài tập nhận thức của HV ở bảng sau: Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra của học viên

Nhóm lớp Tổngsố

Yếu Trung bình Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL %Đối chứng 14 3 21,4 7 50,0 3 21,4 1 7,2

Thực nghiệm 14 0 0 7 50,0 5 35,7 2 14,3

27

Page 28: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

- So sánh kết quả, nhận xét: Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:Lớp đối chứng: Tỉ lệ HV có điểm yếu chiếm tới 21,4%; tỉ lệ HV đạt điểm

trung bình trở lên là 78,6 % nhưng điểm khá và giỏi lại thấp, chỉ đạt 28,6% trong đó học sinh đạt điểm giỏi chỉ chiếm 7,2%.

Lớp thực nghiệm: tỉ lệ HV có điểm yếu giảm còn 0 % (nhóm đối chứng là 21,4%); ngược lại, tỉ lệ HV đạt điểm trung bình trở lên đạt 100 % (nhóm đối chứng là 29,0). Trong đó tỉ lệ điểm khá, giỏi đạt tới 50% (tỉ lệ này ở nhóm đối chứng 28,6%).

Từ kết quả so sánh trên cho thấy việc thiết kế bài giảng theo công thức GIPO đem lại hiệu quả rất cao trong dạy học địa lý, chất lượng ở nhóm thực nghiệm rất khả quan, đặc biệt HV đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ khá cao chiếm tới 14,3%.V. Nhận xét chung sau thực nghiệm

Qua quá trình thực nghiệm TKBG Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản) theo công thức GIPO ở TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi rút ra một số nhận xét như sau:

* Về mức độ tập trung chú ý của học sinh: Ở nhóm thực nghiệm HV chú ý theo dõi, quan sát, luôn bị cuốn hút và lôi cuốn vào bài dạy của giáo viên và tích cực suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết các tình huống học tập. Các em tích cực, chủ động và tự lực làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó rút ra những kiến thức cần thiết cho mình, đồng thời rèn luyện được những kĩ năng cũng như phát triển được tư duy địa lí. Còn ở nhóm đối chứng các em cũng tập trung, chú ý lắng nghe bài giảng của giáo viên nhưng chủ yếu thụ động lĩnh hội kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Trong nhóm lớp chỉ có một số học sinh khá giỏi tích cực tham gia xây dựng bài.

* Về khả năng ghi nhớ kiến thức: Với phương pháp học và lĩnh hội kiến thức như trên, HV nhóm thực nghiệm sẽ ghi nhớ kiến thức chắc chắn và bền vững hơn HV nhóm đối chứng. Việc ghi nhớ của các em không phải ghi nhớ máy móc mà dựa trên hiểu biết và đi sâu tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật, hiện tượng trên cơ sở tư duy liên hệ, so sánh và phân tích, tổng hợp.

* Về hứng thú học tập: Qua quan sát các giờ dạy cũng như kết quả điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến của giáo viên cho thấy HV nhóm thực nghiệm học tập sôi nổi hơn, rất hăng hái và có nhu cầu phát biểu ý kiến tham gia xây dựng bài, các em tìm kiếm kiến thức mới qua trao đổi, thảo luận, hợp tác, có sự cộng tác, tư vấn của giáo viên trong quá trình học tập.

* Về kết quả học tập: Sau quá trình dạy học, HV nhóm thực nghiệm đề đảm bảo lĩnh hội được kiến thức phổ thông cơ bản, ngoài ra còn có nhiều HV có khả năng giải thích, chứng minh, biết liên hệ, so sánh cũng như áp dụng vào các vấn đề thực tiễn.

* Về hiệu quả dạy học: + Với kiểu thiết kế bài giảng theo công thức GIPO có quy trình chặt chẽ,

lôgic, khoa học như trên, quá trình dạy học đảm bảo vừa đạt được mục tiêu bài học, 28

Page 29: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức của thầy và trò. Giáo viên tinh giản được nhiều khâu trong quá trình dạy học, giúp giờ học diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi, không đơn điệu.

+ Nhờ quá trình thiết kế rất coi trọng tính khả thi mà bài học diễn ra vừa sức, các mục tiêu đặt ra đều được giáo viên giải quyết triệt để, rõ ràng.

+ Bài học thu hút được sự chú ý và phân hoá được HV. Cấu trúc bài học rõ ràng giúp HV dễ dàng lĩnh hội kiến thức.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy thiết kế bài giảng theo công thức GIPO là một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học Địa lí ở trung tâm GDTX. Để có thể thiết kế bài giảng theo công thức GIPO, người GV cần phải được trang bị những hiểu biết về lý luận cũng như thực tế các kỹ năng để có thể ứng dụng linh hoạt trong việc dạy học của mình, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại, vừ đáp ứng được yếu cầu mới của đất nước.

29

Page 30: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

KẾT LUẬNKhi tiến hành cải cách giáo dục trong môn Địa lý, chúng ta cần phải đổi mới

toàn diện, đồng bộ các mặt và các khâu trong quá trình dạy học. Chúng ta đã tiến hành đổi mới có kết quả về mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học. Điều đáng quan tâm hiện nay là việc đổi mới PPDH còn khá khiêm tốn nhất là khâu TKBH. Với nhận thức đó, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề TKBH Địa lý theo quan điểm CNDH cụ thể là theo công thức GIPO nhằm thiết lập một định hướng, một tiếp cận và một công cụ hữu hiệu cho sự đổi mới PPDH ở các trung tâm GDTX.

Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy:- Đổi mới TKBG là một nhiệm vụ rất quan trọng và không thể trì hoãn được.- Việc TKBG Địa lý theo công thức GIPO mang lại nhiều ưu điểm nổi trội: có

tính khả thi cao, khoa học, GV chủ động trong quá trình dạy học. - TKBG Địa lý theo công thức GIPO - một mô hình tiêu biểu của CNDH là

một xu hướng mới phù hợp với sự phát triển của thời đại.- Tuy nhiên việc TKBG Địa lý theo công thức GIPO tốn khá nhiều thời gian

và công sức, đòi hỏi người GV phải có khả năng sử dụng ICT thành thạo, phải nắm rõ các quy trình chế biến và thứ tự xắp xếp các hoạt động dạy học của Thầy và Trò, xác định rõ mục tiêu, đầu vào và mối quan hệ giữa chúng.

- Cần bồi dưỡng cho GV khả năng sử dụng ICT hiện đại vào quá trình dạy học, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ quá trình dạy học.

Bản thân tôi là một GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý ở trung tâm GDTX trong nhiều năm qua, khi được tiếp cận với kiểu TKBG theo công thức GIPO tôi thấy rất tâm đắc và mong muốn rằng mình sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu về vấn đề này. Trước tiên là góp phần đổi mới PPDH tại môi trường nơi tôi đang công tác và góp phần giúp các đồng nghiệp có thể ứng dụng để thiết kế được một bài giảng khoa học phát huy khả năng tư duy độc lập của HV. Mặc dù đã làm sáng tỏ được một số vấn đề và đã đúc rút ra một số kinh nghiệm trong việc TKBG Địa lý theo công thức GIPO, xong do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, tài liệu nghiên cứu không nhiều và đây là vấn đề khá mới mẻ nên trong quá trình nghiên cứu không sao tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các đồng nghiệp.

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 4 năm 2014 Người thực hiện:

Nguyễn Thị Thanh Hải

Nhận xét của tổ bộ môn Nhận xét của Hội đồng nhà trường

30

Page 31: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

PHỤ LỤC

BÀI TẬP NHẬN THỨC

(Tiết 14. Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu)

I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT

Khi hình thành một EU thống nhất: Các xe tải vượt chặng đường 1200km qua các biên giới giảm từ 58h xuống còn 36h. Các hãng bưu chính viễn thông của Anh và Đứccó thể tự do kinh doanh ở Brúc-xen (Bỉ) Một luật sư người I-ta-li-a có thể làm việcở Béc-lin như một luật sư Đức. Một sinh viên kiến thức Hi Lạp có thểheo học một khoá đào tạo về thiết kế nhà gỗở Hen-xinh-ki như một sinh viên người Phần Lan.

Thuận lợi

Khó khăn

Dựa vào thông tin dưới đây và sự hiểu biết của bản thân, hãy cho biết việc hình thành thị trường chung Châu Âu

và việc sử dụng chung đồng Euro đã tạo ra những thuận lợigì cho các nước thành viên EU

31

Page 32: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

49,023,5Các nước còn lại17,01,7Ấn Độ20,34,0Trung Quốc2,011,3Nhật Bản4,628,5Hoa Kì7,131,0EU

Dân sốGDPChỉ sốCác nước, khu vực

Bảng 9.2. Tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới – năm 2004 (Đơn vị: %)

a. Dựa vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số quốc gia trên thế giới.

II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Khi vẽ biểu đồ có thể vẽ theo 2 cách:

Cách 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo hình thức biểu đồ tròn hoặc cột

Cách 2: Vẽ hệ trục toạ độ trục tung thể hiện chỉ số %, trụchoành thể hiện các nước, khu vực rồi thể hiện trên biểu đồ trị giá% GDP và trị giá % dân số của các nước và khu vực theo bảng sốliệu.

32

Page 33: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

28

58

39

Số các công ti hàng đầu thế giới (năm 2004)-10 công ti hàng đầu- 15 công ti hàng đầu

6,259,037,7Tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới (% – năm 2004)

12,27,026,5Xuất khẩu/GDP (% – năm 2004)

4623,411667,512690,5GDP (tỉ USD – năm 2004)

127,7296,5459,7Dân số (tr.người – năm 2005)

Nhật BảnHoa KìEUCác chỉ số

Bảng 9.3. Một số chỉ số của EU và các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

b. Dựa vào biểu đồ đã hoàn thành, bảng 9.3 và những hiểu biết của mình,

hãy nhận xét về vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế

33

Page 34: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Baranxki.N.N: Phương giảng dạy địa lí KTXH. NXBGD 1983.2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt: Khái niệm công nghệ thông tin.3. Lê Khánh Bằng: Công nghệ dạy học với vấn đề tổ chức quá trình dạy học ở phổ

thông trung học, năm 1995.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Địa lí cơ bản lớp 11. NXB Giáo dục tháng 7/2007.5. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen (chủ biên): Giới thiệu giáo án Địa lí lớp 11 cơ

bản. NXB Hà Nội, 2007.6. Công ty Cổ phần Bạch Kim: Phần mềm Violet.7. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc: Lý luận dạy học Địa lí. NXB GD, 2004.8. Nguyễn Dược: Phần mềm PC Fact với bài giảng Địa lí. Hội bản đồ. Trung tâm

bản đồ và tranh giáo dục. NXB GD, 1998.9. Hồ Ngọc Đại: Giải pháp giáo dục. NXBGD, 1991.10. Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng: Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng

tích cực. NXB ĐHSP Hà Nội, 2004.11. Exipôp. B.P: Những cơ sở lí luận dạy học. NXB Giáo dục, 1997.12. Tô Xuân Giáp: Phương tiện dạy học. NXB Giáo dục, 1997.13. Trần Bá Hoành: Đổi mới PPDH Địa lí và chương trình SGK. NXB ĐHSP,

2007.14. Lê Hồng, Lê Ngọc Nam, Nguyễn Văn Thành: Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học

sư phạm. NXB ĐHQG Hà Nội, 1997.15. Vũ Quốc Lịch: Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 Cơ bản (tập 1 và tập 2). NXB

Hà Nội, 2007.16. Nguyễn Trọng Phúc: Phương tiện thiết bị kỹ thuật trong dạy học Địa lí. NXB

ĐHQG Hà Nội, 2001.17. Nguyễn Trọng Phúc: Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông (Tài liệu bồi

dưỡng giáo viên). NXB ĐHSP, 2003.18. Nguyễn Trọng Phúc: Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông

(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên). NXB ĐHQG Hà Nội, 2004.19. Tài liệu Hội thảo công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học

tháng 4/2002. ĐHSP Hà Nội.20. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp 11

môn Địa lí. NXB Giáo dục, tháng 7/2007.21. Ông Thị Đan Thanh: Địa lí kinh tế – Xã hội thế giới, NXB ĐHSP, 2006.22. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên): Windows, MS Office, Internet dùng trong giảng

dạy và dạy học Địa lí. NXB ĐHSP, 2005.

34

Page 35: Isogddt.vinhphuc.gov.vn/SiteAssets/Lists/NewsList/NewForm... · Web viewMỗi một quá trình dạy học cũng có thể thể hiện bằng một hoặc một vài tương tác

23. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên): Giáo án và tư liệu điện tử. NXB ĐHSP, 2007.24. Trần Đức Tuấn: Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí 11. NXB Giáo dục,

tháng 8/2007.25. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp trường: Trần Đức

Tuấn: Thiết kế bài học Địa lí lớp 10 - THPT theo quan điểm công nghệ dạy học. Mã số: SP - 05 - 186. Thời gian thực hiện: 24 tháng (2005 - 2006).

26. Trần Đức Tuấn: Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí 11. NXB giáo dục, tháng 8/2007.

27. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên): Kiến thức cơ bản Địa lí 11. NXB ĐHQG TPHCM, 2007.

28. Ứng dụng công nghệ thông tin vào truyền thông trong giáo dục phổ thông - Công nghệ giáo dục (ICT in Education and Educational Technology) Hội thảo Khoa học - Công nghệ. Bộ GD - ĐT, 2001.

29. Nguyễn Đức Vũ: Kỹ thuật dạy học Địa lí ở trường phổ thông. NXB Giáo dục, 2007.

30. Nguyễn Đức Vũ, Phí Công Việt: Bài tập Địa lí 11. NXB Giáo dục, tháng 7/2007.

35