26
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: 50/BC-TTNC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016 BÁO CÁO YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMNN CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT 1. Vai trò của ngnh ngân hng trong phát triển kinh tế Trong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập của đất nước (1986 đến nay), Việt Nam đã từ một trong những nước nghèo và khó khăn nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 100 USD, lạm phát phi mã, nền kinh tế bị bao vây cấm vận trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.100 USD vào năm 2015, tăng trưởng GDP thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giờ từ năm 1990 đến nay, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, cơ chế thị trường được vận hành, từng bước áp dụng mô hình quản trị hiện đại, tiệm cận dần với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cân đối vĩ mô được đảm bảo ổn định. Để đạt những thành tựu đó, Việt Nam đã luôn kiên trì đường lối đổi mới đồng bộ và toàn diện trên mọi mặt của nền kinh tế mà trong đó ngành ngân hàng là một trong những ngành tiên phong trong công cuộc đổi mới, thực hiện tốt vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới (2008 đến nay), vai trò ngành ngân hàng trong nền kinh tế đã được khẳng định, nâng tầm và quan trọng hơn ngành ngân hàng đã thực sự trở thành công cụ đắc lực, trọng yếu của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ổn định cân đối vĩ mô nền kinh tế, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể: 1.1. Đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế, tạo việc làm và thu hút lao động: Đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế đó là ngành ngân hàng có tỷ trọng đóng góp lớn vào thu NSNN (khoảng 1

static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Số: 50/BC-TTNC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016

BÁO CÁOYÊU CẦU TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMNN

CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT

1. Vai trò của nganh ngân hang trong phát triển kinh tếTrong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập của đất nước (1986 đến nay), Việt

Nam đã từ một trong những nước nghèo và khó khăn nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 100 USD, lạm phát phi mã, nền kinh tế bị bao vây cấm vận trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.100 USD vào năm 2015, tăng trưởng GDP thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giờ từ năm 1990 đến nay, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, cơ chế thị trường được vận hành, từng bước áp dụng mô hình quản trị hiện đại, tiệm cận dần với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cân đối vĩ mô được đảm bảo ổn định. Để đạt những thành tựu đó, Việt Nam đã luôn kiên trì đường lối đổi mới đồng bộ và toàn diện trên mọi mặt của nền kinh tế mà trong đó ngành ngân hàng là một trong những ngành tiên phong trong công cuộc đổi mới, thực hiện tốt vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng.

Đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới (2008 đến nay), vai trò ngành ngân hàng trong nền kinh tế đã được khẳng định, nâng tầm và quan trọng hơn ngành ngân hàng đã thực sự trở thành công cụ đắc lực, trọng yếu của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ổn định cân đối vĩ mô nền kinh tế, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể:

1.1. Đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế, tạo việc làm và thu hút lao động:

Đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế đó là ngành ngân hàng có tỷ trọng đóng góp lớn vào thu NSNN (khoảng 16.000 tỷ ~ 1,6%), trong đó khối NHTMNN đóng góp khoảng 8.000 tỷ ~ 0,8% thu NSNN (số liệu năm 2015).

Ngành ngân hàng đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững.

- Lực lượng lao động trong ngành ngân hàng rất lớn (tính đến Quý II/2015 lao động trong ngành tài chính ngân hàng là 329.743 người, chiếm 0,6% lực lượng lao động của Việt Nam, riêng khối NHTMNN là gần 100.000 người, chiếm 42,4% ngành ngân hàng (cuối năm 2015: BIDV 23,85 nghìn người; VCB: 14,7 nghìn người, Vietinbank: 20,08 nghìn người, AGB: gần 40 nghìn người)

- Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân

1

Page 2: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tác bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm;

1.2. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thông qua điều hành chính sách tiền tệ

Trong giai đoạn 2009-2010, khi nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra (hoạt động xuất khẩu khó khăn, nguồn vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp sụt giảm, doanh nghiệp hoạt động cầm chừng...), Chính phủ đã triển khai các giải pháp nhằm chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế mà nổi bật là các giải pháp tiền tệ do ngành ngân hàng triển khai.

Trong thời gian này ngành ngân hàng đã áp dụng CSTT linh hoạt theo hướng nới lỏng [giảm các mức lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn 9,5% về 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu 7,5% về 5%/năm), giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 12 tháng từ 6% về 3%, tăng cường cung ứng thanh khoản qua OMO...], áp dụng quy định về trần lãi suất cho vay ở mức 150% lãi suất cơ bản trong khi giảm lãi suấtcơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm, thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn vốn lưu động, các khoản vay trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới mà điển hình là gói kích cầu của ngành ngân hàng trị giá 1 tỷ USD (trong tổng thể gói kích thích kinh tế trị giá 8 tỷ USD của Chính phủ)...Từ đó nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế đã được mở rộng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của nền kinh tế, kết quả đà suy giảm kinh tế đã được ngăn ngừa, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, lạm phát được kiểm soát.

Sang giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức mà điển hình là lạm phát tăng cao, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, dự trữ ngoại hối mỏng, lãi suất cho vay cao (18-21%/năm), thanh khoản trong hệ thống ngân hàng căng thẳng, nợ xấu tăng cao, thị trường vàng bất ổn, tỷ giá biến động… Trước tình hình đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu điều hành nền kinh tế theo mục tiêu ưu tiên là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Phù hợp với định hướng chung, ngành ngân hàng trong giai đoạn này phát triển theo hướng chặt chẽ, thận trọng với những đặc điểm: (i) tăng trưởng tín dụng được kiểm soát ở mức dưới 20%/năm, (ii) vốn tín dụng được tập trung cho phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, hạn chế hơn tín dụng cho khu vực phi sản xuất, (iii) CSTT được thắt chặt với tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%/năm, các loại lãi suất được điều chỉnh để bảo đảm kiềm chế lạm phát; (iv) điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, tăng cường quản lý ngoại hối; (v) kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng.

Giai đoạn từ giữa năm 2012 đến nay, kinh tế vĩ mô dần ổn định với mức tăng CPI giảm dần về mức kiểm soát nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức cầu nền kinh tế giảm sút, hàng tồn kho cao, doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ xác định định hướng điều hành nền

2

Page 3: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

kinh tế theo hướng tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục bám sát định hướng chung, ngành ngân hàng trong giai đoạn này phát triển theo hướng linh hoạt ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng với mục tiêu cụ thể là (i) thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu, đi đôi với đảm bảo chất lượng; (ii) kiểm soát cung tiền ở mức hợp lý đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; (iii) thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; (iv) điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường và cung cầu ngoại tệ...v.v.

Đặc biệt nhất trong giai đoạn này, ngành ngân hàng triển khai mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Điển hình nhất là việc ngành ngân hàng quyết liệt trong thực hiện giảm mặt bằng lãi suất nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể trong giai đoạn 2012-2015, ngành ngân hàng đã 9 lần giảm lãi suất và đến nay mặt bằng lãi suất cho vay chỉ bằng khoảng 40% cuối năm 2011 và thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Lãi suất cho vay hiện nay với kỳ hạn ngắn ở mức 6-9%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 9-11%/năm, các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, có phương án/dự án khả thi thì lãi suất chỉ còn 5-6%/năm là mức rất tích cực; và các mức lãi suất này được đánh giá là phù hợp với diễn biễn vĩ mô (kỳ vọng lạm phát), mức độ rủi ro quốc gia và doanh nghiệp và loại tiền cho vay (VND). Bên cạnh việc thực hiện giảm lãi suất, ngành ngân hàng đã triển khai hàng loạt các chương trình, chính sách tín dụng góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế. Một số chương trình điển hình như: chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (cho vay thu mua lúa gạo, Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ, cho vay phục vụ tái canh cây cà phê, chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, cho vay ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp...); Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình Kết nối ngân hàng-doanh nghiệp; Chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng; Chương trình tín dụng xanh… Các chương trình, chính sách tín dụng đã được triển khai có hiệu quả để hỗ trợ cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế ưu tiên có ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng thực hiện chính sách về miễn giảm lãi, cơ cấu lại nợ cho khách hàng giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn. Đồng thời, các ngân hàng cũng tích cực trong thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư-du lịch, tư vấn doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và phát triển kinh tế địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.

1.3. Hệ thống NHTM là kênh dẫn vốn chủ chốt trong nền kinh tế Việt Nam

Đến nay, hệ thống các NHTM được phát triển ở quy mô lớn, là kênh dẫn vốn chủ chốt trong nền kinh tế. Xet trong tông thể hệ thông tài chính Việt Nam, tính đến hết năm 2015, khu vực ngân hàng đang chiếm tỷ trọng rất lớn với tổng tài sản chiếm tới 75% tổng tài sản hệ thống tài chính, cao hơn nhiều so với mức bình quân ASEAN khoảng 42%. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng hệ thống cung cấp cho

3

Page 4: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

nền kinh tế lên tới 4.656 nghìn tỷ, bằng 111% GDP, cao hơn mức bình quân 70% GDP của ASEAN; trong khi đó, tỷ lệ vốn hóa chứng khoán của Việt Nam bằng khoảng 34% GDP (thấp hơn mức bình quân 66% của ASEAN), và tỷ lệ vốn hóa thị trường trái phiếu của VN bằng 22% GDP (thấp hơn mức bình quân 54% tạiASEAN). Với quy mô lớn như vậy, nguồn tín dụng ngân hàng đang đóng vai trò là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế với tỷ trọng chiếm khoảng 40-45% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đồng thời, hệ số nợ trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ở mức 2,2 lần, trong đó các doanh nghiệp FDI là 2,7 lần, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,9 lần và doanh nghiệp nhà nước lên đến 2,5.

Biểu đô 1. Câu trúc hê thông tai chinh VN 2015 Biểu đô 2. Tin dụng tư nhân/GDP (%, 2014)

75%

9%14%

2%Ngân hàng và phi ngân hàng

TT trái phiếu

TT cổ phiếu

Bảo hiểm

Nguồn: NHNN, Tông cục thông kê

020406080

100120140160 125.4

142.5

106.8

41.4

111

141.9 146.8131.5

120.6

39.2 36.5

Nguồn: WB, riêng VN là 2015, năm 2014 là 100,8%. Đôi với VN, tín dụng tư nhân gồm cả tín dụng đôi với DNNN

Xet trong quan hệ với tăng trưởng kinh tế, từ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cụ thể trong 5 năm đầu từ 2006-2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân lên đến 33,3%/năm. Sang giai đoạn 2011-2015, do những biến động không thuận của nền kinh tế cũng như yêu cầu tái cơ cấu ngành, tăng trưởng tín dụng thấp hơn với mức tăng trưởng trung bình khoảng 13,5%/năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng thấp chỉ rơi vào giai đoạn nửa đầu năm 2012, kể từ giữa năm 2012, tín dụng đã lấy lại đà tăng trưởng trở lại. Tính đến hết năm 2015, tín dụng toàn hệ thống đã đạt 4.656 nghìn tỷ, tăng 17,2% so với năm 2014, cao nhất trong cả giai đoạn 2011-2015. Tăng trưởng tín dụng tích cực đã có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu từ 2000-2013 của 5 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Thailand, Singapore và Việt Nam) cho thấy khi tín dụng tăng thêm 1% sẽ giúp GDP tăng thêm 0,128%; con số này với Việt Nam sẽ còn cao hơn do tỷ trọng ngành ngân hàng trong hệ thống tài chính của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước khác; hệ số tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP sử dụng dữ liệu quý từ năm 2011-2015 của Việt Nam cho kết quả ở mức 0,74 là mức khá cao, thể hiện mối quan hệ khá chặt chẽ và thuận chiều (tối đa là 1 – thể hiện quan hệ hoàn toàn thuận chiều và tối thiểu là -1 – thể hiện quan hệ hoàn toàn ngược chiều).

1.4. Đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững

Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay, các TCTD luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế và các qui định

4

Page 5: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng là 1 trong những ngành tích cực nhất trong thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2013, ngành Ngân hàng đã đóng góp tài trợ an sinh xã hội cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 4.864 tỷ đồng (nguồn: NHNN).

Trong những đóng góp của ngành ngân hàng cho nền kinh tế , khối NHTMNN có vai trò nòng cốt, quyết định.

Trước tiên, khối NHTM Nhà nước cơ bản gồm 4 ngân hàng (Ngân hàng nông nghiệp, BIDV, Vietinbank, Vietcombank), nhưng chiếm tỷ trọng lên đến 45% tổng tài sản toàn hệ thống, 50,2% dư nợ tín dụng và 46,3% huy động vốn toàn hệ thống tính đến cuối năm 2015. Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015, khối các NHTM Nhà nước đã đóng góp chính vào tăng trưởng toàn ngành với mức tăng trưởng tổng tài sản ở mức 13,8%/năm cao hơn mức 10,3%/năm toàn hệ thống và đóng góp đến 57% tăng trưởng; tăng trưởng tín dụng khối này cũng ở mức trung bình 17,1%/năm cao hơn mức tăng trưởng 13,5%/năm toàn ngành. Với quy mô rất lớn của khối, cùng với những hiệu ứng lan truyền, dẫn dắt cũng như uy tín của khối, khối NHTMNN đã có tác động rất mạnh đến toàn bộ ngành ngân hàng Việt Nam, hướng cả hệ thống thành một thể thống nhất, hoạt động phát triển theo chủ trương chính sách của Chính phủ, NHNN.

Đặc biệt, vai trò của các NHTMNN được thể hiện rõ nét trong giai đoạn tái cơ cấu các TCTD vừa qua.Theo đó, các NHTMNN không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân mà còn tích cực tham gia định hướng, dẫn dắt thị trường, đi đầu trong thực hiện các biện pháp chính sách của Chính phủ, NHNN và trợ giúp đắc lực trong thực hiện tái cơ cấu các NHTM yếu kém trong hệ thống. Điển hình nhất có thể kể đến là: (i) tham gia tích cực, hiệu quả trong tái cơ cấu, tiếp quản, nhận sáp nhập các NHTMCP yếu kém; (ii) đề xuất, thực hiện và triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và NHNN như triển khai gói 30.000 tỷ đồng giải cứu thị trường BĐS, chương trình cho vay theo Nghị định 67, chương trình cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn; thậm chí trong quá trình triển khai các NHTMNN còn tư vấn, tham mưu đối với các cơ quan quản lý nhà nước để hiệu quả triển khai tốt hơn; (iii) đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN đặc biệt trong giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay và góp phần quyết định hình thành mặt bằng lãi suất trên thị trường theo đúng định hướng của ngành trong từng thời kỳ; (iv) các NHTMNN đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các cân đối vĩ mô, can thiệp thị trường; và (v) NHTMNN là lực lượng chính trong phát triển các dự án, chương trình kinh tế lớn có vốn lan tỏa của đất nước.

2. Năng lực tai chinh của các NHTMNN đang không tương xứng với vị thế trong toan nganh va những giải pháp tăng vôn theo kinh nghiêm quôc tế

2.1. Thực trạng năng lực tài chính của các NHTMNNTrong giai đoạn 2011-2015, tài sản có rủi ro (TSCRR - phần mẫu số của hệ

số an toàn vốn CAR bao gồm các khoản tín dụng, đầu tư, tài sản có khác… được điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo quy định) của khối tăng trưởng trung bình ở mức 19,4%/năm cao hơn nhiều so mức 13,9%/năm toàn ngành, cao hơn hẳn mức 11,4%/năm của khối NHTM cổ phần, trong khi đó vốn tự có (phần tử số của hệ số CAR bao gồm vốn chủ sở hữu, các khoản dự trữ và loại trừ một khoản vốn khác

5

Page 6: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

theo quy định) của khối tăng trưởng chỉ ở mức 15,43%/năm (chủ yếu do tăng từ vốn điều lệ, phát hành trái phiếu chuyển đổi), dẫn đến CAR của khối liên tục sụt giảm từ mức 10,8% năm 2011 xuống mức 9,4% hiện nay – gần chạm ngưỡng tối thiểu 9% theo quy định của NHNN, và thấp hơn mức bình quân 10,3% của ASEAN.

Biểu đô 4. Năng lực tai chinh các khôi NHTM giai đoạn 2011-2015

2011 2012 2013 2014 2015 -

50

100

150

200

250

8.500%

9.000%

9.500%

10.000%

10.500%

11.000%

11.500%

10,86

10,28

10,91

9,40 9,42

Khôi NHTM nha nước (nghin ty đ, %)

Vốn tự có CAR2011 2012 2013 2014 2015

-

50

100

150

200

250

10.500%

11.000%

11.500%

12.000%

12.500%

13.000%

13.500%

14.000%

14.500%14,2714,01

12,56

12,07

12,74

Khôi NHTM cô phân (nghin ty đ, %)

Vốn tự có CAR

Nguồn: NHNN. Vốn tự có: Cột trái, CAR: Cột phải.Cần nói thêm rằng mặc dù CAR của khối suy giảm và đang ở mức báo động,

tình hình đã có thể còn xấu hơn nếu 3 trong số 4 NHTM Nhà nước không thành công trong các đợt chào bán cổ phần ra thị trường và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong giai đoạn giúp cải thiện CAR ở một số thời điểm.

2.2. Nguyên nhân suy giảm CAR của các NHTMNN(1) Khả năng sinh lơi cua các NHTMNN bi suy giảm do triển khai các

chương trình, chính sách cua Chính Phu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tăng vôn từ nguồn lợi nhuân (các quỹ trích lâp từ lợi nhuân, tăng vôn điều lệ từ nguồn lợi nhuân để lại – trong trương hợp không phải nộp về ngân sách do NSNN khó khăn): lãi cận biên (NIM – sau dự phòng rủi ro) của hệ thống NH Việt Nam hiện nay đang bị suy giảm (từ mức 2,5% năm 2011 giảm còn 2,2% năm 2012 và tiếp tục giảm xuống mức 1,7-1,8% giai đoạn 2013 – 2015). Nguyên nhân tình trạng này chủ yếu do việc các NHTMNN là đơn vị đi đầu, tích cực và chủ động nhất trong triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm của Chính phủ (riêng tại BIDV các lĩnh vực cho vay ưu đãi lãi suất theo các chương trình của Chính Phủ hiện chiếm 40% danh mục tín dụng); trong khi đó phần lớn các chương trình này đều có mức lãi suất cho vay rất ưu đãi (tối đa 7%/năm, thấp hơn lãi suất thông thường 0,5-2,5%/năm) với nguồn vốn các NHTM phải huy động từ thị trường với mức lãi suất đầu vào cao (khoảng 5-6%/năm), tính riêng tại BIDV các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi làm giảm thu lãi của BIDV khoảng 2.500 tỷ đ/năm. NIM thấp dẫn đến hệ quả trực tiếp là ROE và ROA của hệ thống hiện nay mặc dù đang được cải thiện nhưng ở mức thấp (ROA 2015 =0,52%; ROE 2015 = 6,26%), chỉ bằng khoảng ½ so với giai đoạn 2006-2010. Bên cạnh đó, do khó khăn từ NSNN mà nguồn lợi nhuận giữ lại của các NHTMNN cũng không được sử dụng để tăng vốn mà phải nộp toàn bộ về NSNN theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

6

Page 7: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

(2) Trong giai đoạn này các ngân hàng trên thế giới đang hướng đến áp dụng các thông lệ ngày càng chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn trong hoạt động (Basel III), ngành ngân hàng Việt Nam triển khai nhiều biện pháp để áp dụng các chuân mực thông lệ quôc tế theo Basel trong tính toán CAR (như ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN nhằm phản ánh thực chất và rõ ràng hơn, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD; Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các tiêu chuẩn về an toàn hoạt động của hệ thống tiến gần hơn với thông lệ quốc tế…) nên vừa làm giảm Vốn tự và làm tăng TSCRR từ đó tác động tiêu cực đến CAR.

Biểu đô 5. CAR của các NHTM tại 1 sô quôc gia năm 2015 (%)

Thu nhập tr

ung bình cao

Thu nhập tr

ung bình thấp M

y

Indonesi

a

Philippines

Singapore

Thailan

d

Mala

ysia

NHTMNN V

ietnam

0

2

4

6

8

10

12

14

10 10.611.6

12.7

10.6

8.89.5 10

6.8

Ghi chu: CAR xác đinh theo tiêu chuân Việt nam năm 2015 cua khôi NHTMNN là 9,4% thực hiện điều chinh giảm 2,6% (căn cư trên kinh nghiệm thế giới việc áp dụng Basel III làm giảm CAR ít nhất 1,3%, trong khi đó Việt Nam chưa đáp ưng Basel II và hiện nay thế giới đang áp dụng Basel III).

2.3. Kinh nghiêm tăng vôn của các ngân hang trên thế giới- Những giải phải tăng vôn trong điều kiên thông thườngTheo kinh nghiệm tăng vốn của các ngân hàng trên thế giới, trong điều kiện

hoạt động bình thường (năng lực tài chính ổn định, nhu cầu tăng vốn đến từ những thay đổi quy định pháp luật trong tính CAR như áp dụng Basle III hoặc tăng vốn để mở rộng quy mô kinh doanh), có 3 nhóm giải pháp chính để tăng vốn/cải thiện CAR được áp dụng theo thứ tự ưu tiên sau:

(1) Nhóm giải pháp tăng vốn từ lợi nhuận để lại gồm (i) tăng hiệu quả hoạt động bao gồm giảm các khoản chi phí và thưởng; mở rộng NIM và tăng thu phí dịch vụ; (ii) giảm chi trả cổ tức; và (iii) trả cổ tức bằng cổ phiếu;

(2) Nhóm giải pháp giảm tài sản có rủi ro gồm (i) giảm quy mô tín dụng, (ii) thắt chặt các cam kết và điều kiện tín dụng, (iii) giảm kỳ hạn tín dụng, (iv) giảm hay bán các khoản tín dụng, và (v) tái cơ cấu bảng tổng kết tài sản theo hướng giảm tài sản có rủi ro.

(3) Nhóm giải pháp phát hành cổ phần mới gồm (i) phát hành cho cổ đông hiện hữu và tìm kiếm cổ đông mới, (ii) lựa chọn cổ đông chiến lược, và (iii) phát hành trái phiếu tăng vốn. Tại Trung Quốc, các NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước thường sử dụng biện pháp phát hành thêm cổ phần.

7

Page 8: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

Ngoài ra, đối với các quốc gia đang phát triển, một biện pháp tăng vốn khác cũng thường được áp dụng là việc Chính phủ cấp bổ sung vốn cho các NHTM dưới hình thức là phát hành trái phiếu tăng vốn đặc biệt của Chính phủ như Trung Quốc, Ấn Độ là những quốc gia điển hình áp dụng.

Trên thực tế, các ngân hàng trên thế giới thực hiện song song cả 3 nhóm giải pháp tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng ngân hàng, tuy nhiên mức độ ưu tiên sử dụng các giải pháp sẽ khác nhau.

Cụ thể, nghiên cứu quá trình tăng vốn của 82 ngân hàng lớn trên thế giới trong giai đoạn từ 2009-2012, để nâng CAR đáp ứng theo tiêu chuẩn Basel III từ mức 11,6% lên mức 14,2% tương ứng với mức tăng khoảng 2,7-2,8% cho thấy:

(1) Để nâng CAR, các ngân hàng sẽ ưu tiên thực hiện tăng vôn tự có hơn là thực hiện giảm tôc độ tăng trưởng tín dụng/tài sản có. Cụ thể 82 ngân hàng này đã tăng vốn tự có ở mức 34% trong giai đoạn trong khi TTS vẫn tăng ở mức 14%. Tính toán định lượng cho thấy: khoảng 75% mức tăng CAR có được là nhờ tăng vốn tự có và chỉ 25% còn lại là từ giảm tốc độ tăng TSCRR. Trong đó đối với các ngân hàng tại quốc gia đang phát triển, vốn tự có tăng lên trong giai đoạn giúp CAR tăng 5,8% trong khi TSCRR cũng tăng lên làm CAR giảm 4,7%, tính ròng CAR tăng 1,1%.

(2) Trong các giải pháp để tăng vôn, giải pháp tăng vôn từ nguồn lợi nhuân để lại được sư dụng là chính. Cụ thể: nguồn tăng vốn từ lợi nhuận để lại chiếm đến 65% tổng vốn tự có tăng thêm, các giải pháp còn lại chỉ chiếm 35% còn lại. Đối với ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển, giải pháp tăng vốn từ lợi nhuận để lại đóng góp đến 80% mức vốn tự có tăng lên trong giai đoạn. Đồng thời, tốc độ tăng từ lợi nhuận để lại cũng cao gấp 2 lần so mức tăng vốn tự có.

(3) Trong các giải pháp gia tăng nguồn lợi nhuân để lại để tăng vôn, giải pháp tăng khả năng sinh lời đóng vai trò hạn chế. Cụ thể ROA của 82 ngân hàng đã giảm từ mức 0,71% trước khủng hoảng xuống còn 0,52% sau khủng hoảng. Giải pháp cơ bản nhất là giảm chi trả cổ tưc (ty lệ chi trả cô tưc giảm từ mưc trung bình 40% xuông con khoảng 30% lợi nhuân để lại), thực hiện tiết kiệm chi phí quản ly, gia tăng các nguôn thu phi lãi (như hoạt động tư vấn, dich vụ…) và tăng chênh lệch lãi suất (NIM).

- Kinh nghiêm tăng vôn trong điều kiên của Viêt NamÁp lực tăng vốn của các NHTMNN Việt Nam hiện nay có nhiều đặc điểm

giống các NHTM tại Hàn Quốc sau khủng hoảng 1997. Cụ thể, trong giai đoạn này Hàn Quốc hình thành các Chaebol là các doanh nghiệp tư nhân lớn đóng vai trò là đầu tầu cho phát triển kinh tế. Chính phủ và các Chaebol đã thỏa thuận với nhau bằng việc các Chaebol sẽ tập trung phát triển vào các ngành, lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ như hoạt động xuất khẩu, khai khoáng, đóng tầu... Đổi lại, Chính phủ cam kết với các Chaebol sẽ thực hiện các ưu đãi lớn như giảm thuế, cho phép độc quyền, ưu đãi tiếp cận nguồn vốn, đất đai... Trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các NHTM Nhà nước (chiếm lĩnh thị trường khi đó) tập trung vốn cho các Chaebol cùng với nhiều ưu đãi như trần lãi suất rất thấp, ưu tiên tiếp cận vốn...một số NHTM Hàn Quốc đã cho vay với riêng một Chaebol tới 300% vốn tự có. Thực tế này làm cho các NHTM Hàn Quốc rơi vào tình trạng suy giảm năng lực tài chính trầm trọng, ROA chỉ ở mức 0,2% vào năm 1997, NIM rất

8

Page 9: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

thấp thậm chí là âm. Đặc biệt vào năm 1995 khi NHTW Hàn Quốc bắt đầu áp dụng tính chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu CAR, kết quả mức trung bình các NHTM tại Hàn Quốc chỉ đạt 7% thấp hơn mức yêu cầu 8% ngay cả khi tiêu chuẩn tính CAR của Hàn Quốc khi đó thấp hơn nhiều so với Basel.

Khi khủng hoảng tài chính 1997 xẩy ra và qua đi, nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước áp dụng cải tổ mạnh mẽ và trong đó có cả ngành ngân hàng. Để nâng cao năng lực tài chính cho các NHTMNN, Hàn Quôc xác đinh việc tăng vôn cho các ngân hàng từ nguồn ngân sách nhà nước là không thể tránh khỏi do nguyên nhân: (i) bất ôn trong hệ thông tài chính có thể châm ngoi cho một cuộc khung hoảng trong toàn nền kinh tế, và (ii) thực tế là NHTM Hàn quôc khi đó rất khó để có thể tự thực hiện tăng vôn từ phát hành thêm cô phần. Kết quả vào cuối năm 1998, Hàn quốc đã bơm tổng cộng 64 nghìn tỷ Won (tương đương khoảng 15% GDP) để tái cơ cấu hệ thống tài chính, trong đó ½ lượng vốn này dùng để thực hiện tăng vốn cho các ngân hàng. Mục tiêu tăng vốn cho các NHTM Hàn Quốc được xác định là đưa CAR lên mức 10%. Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng năm 1998 của Hàn Quốc được đánh giá đạt được chuyển biến tích cực.

Bên cạnh trường hợp của Hàn Quốc, trường hợp của My trong khủng hoảng 2008-2009 cũng rất đáng xem xét. Cụ thể trong năm 2008-2009, hàng loạt các ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm... của My rơi vào khủng hoảng và đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Khi đó Chính phủ My đã thực hiện các biện pháp để đối phó trong đó có việc giúp các ngân hàng yếu kém tìm kiếm đối tác để thực hiện sáp nhập. Thông thường, Chính phủ phải đứng ra xử lý các khoản nợ xấu và bảo lãnh (nếu có thua lỗ trong tương lai) sau khi các ngân hàng mạnh chịu thực hiện sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Ví như tháng 3/2008, FED đã phải hỗ trợ 30 tỷ USD cho Ngân hàng JP Morgan Chase mua lại Bear Stearns để tránh khỏi phá sản; tương tự vào tháng 9/2008 Fed cũng phải cho AIG vay 85 tỷ USD trong vòng 2 năm để cứu tập đoàn bảo hiểm này khỏi phá sản. Đổi lại Chính phủ My sẽ nắm giữ 79,9% cổ phần của AIG và thay đổi ban lãnh đạo của tập đoàn này.

Năm 2008 Chính phủ My đã đầu tư 45 tỷ USD tiền thuế của dân vào Citigroup bằng việc mua cổ phiếu ưu đãi với mức cổ tức 8%. Mức cổ tức này cao hơn mức cổ tức 5% mà Chính phủ My có được từ các gói đầu tư trong kế hoạch 700 tỷ USD vào các ngân hàng khác cùng thời điểm đó và nhất trí bảo lãnh cho 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng này. Đến năm 2010 Chính phủ My bán lại số cổ phiếu ưu đãi này và thu về khoản lợi nhuận trên 8 tỷ USD. Đó là còn chưa kể tới 8,1 tỷ USD tiền lãi và các khoản phí khác mà Washington đã thu từ việc bơm tiền cho Citigroup để ngân hàng thoát khỏi bờ vực sụp đổ. Với mức lợi nhuận lớn như vậy, vụ cứu Citigroup là một trong những khoản đầu tư có lãi nhất trong chương trình giải cứu tài chính mang tên Giải trừ nợ xấu (TARP) của Chính phủ My.

Trong cả 2 trường hợp này, nguồn vốn để hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM gặp khó khăn đều từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này một mặt giúp các NHTM bị ảnh hưởng nhanh chóng khôi phục lại hoạt động, mặt khác làm nền tảng giúp các NHTM tiếp tục triển khai các biện pháp tăng vốn khác.

2.4. Khó khăn trong áp dụng các biên pháp tăng vôn đôi với các NHTMNN

9

Page 10: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

Hiện nay các NHTMNN Việt Nam đang trong tình trạng nan giải khi thực hiện các giải pháp tăng vốn nhằm đảm bảo năng lực tài chính. Cụ thể:

- Tăng vôn từ giải pháp giảm chi trả cô tưc: Trong giai đoạn 2013 – 2014, theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, toàn bộ cổ tức của NHTMNN không được sử dụng để gia tăng năng lực tài chính của ngân hàng mà phải chuyển nộp về NSNN. Trong điều kiện các giải pháp tăng vốn khác chưa thực hiện được ngay thì việc tăng vốn từ nguồn lợi nhuận tạo ra của năm 2015 và 2016 là giải pháp khả thi nhất cho các ngân hàng, tuy nhiên giải pháp này đang gặp vướng mắc từ cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Tài chính (Thông tư 61/2016/TT-BTC ngày 4/6/2016 yêu cầu phải chuyển toàn bộ cổ tức tiền mặt của cổ đông nhà nước về NSNN).

Bên cạnh đó, điều này dường như đang không thực sự hợp lý so với kinh nghiệm quốc tế (như đã trình bày ở trên) cũng như theo lý thuyết. Theo nguyên lý, cổ đông chỉ thực hiện rút toàn bộ cổ tức về khi doanh nghiệp không còn khả năng phát triển, mở rộng thêm nữa. Trong trường hợp của Việt Nam, các NHTMNN đang có tiềm năng và nhu cầu tăng trưởng, sinh lời rất tốt. Hơn nữa, trong trường hợp này, Bộ Tài chính đang thực hiện vai trò cổ đông không thực sự chuyên nghiệp khi thực hiện rút cổ tức về để cân đối ngân sách; một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ chỉ rút cổ tức về khi có cơ hội đầu tư ở những dự án/doanh nghiệp khác tốt hơn. Ở khía cạnh khác, dường như các NHTMNN ngoài chức năng thực hiện CSTT vốn đã rất năng nề đang phải gánh thêm áp lực từ chính sách tài khóa. Bên cạnh đó, việc rút cổ tức của Bộ Tài chính cũng không phù hợp với định hướng chính sách trong Đề án tái cơ cấu các TCTD 254 của Chính phủ khi xác định mục tiêu tăng cường năng lực tài chính cho các NHTMNN “Tăng vôn để bảo đảm đu mưc vôn tự có theo tiêu chuân an toàn vôn cua Basel II thông qua phát hành cô phiếu bô sung và nguồn vôn từ Chính phu”.

- Tăng vôn từ phát hành thêm cô phần cho nhà đầu tư hiện hữu, thu hut thêm nhà đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: đây là giải pháp không phải thực hiện ngay trong ngắn hạn được và sự thành công của giải pháp còn phụ thuộc vào 2 yếu tố là khả năng sinh lời của việc đầu tư vào cổ phiếu các NHTMNN và điều kiện thị trường. Hiện nay cả 2 yếu tố này đều không thuận lợi cho các NHTMNN. Đối với yếu tố về khả năng sinh lời, hiện nay hầu hết các nhà đầu tư đều đánh giá đầu tư vào các NHTMNN là khá rủi ro với nguyên nhân chính là năng lực tài chính hạn chế. Đối với yếu tố thị trường, hiện nay ngồn vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán chưa thực sự tốt, việc thu hút nguồn vốn từ nước ngoài cũng khó khăn do xu hướng chung dòng vốn đầu tư quốc tế đang trở lại My. Thậm chí ngay cả khi lựa chọn được nhà đầu tư để tăng vốn thì các NHTMNN vẫn còn gặp phải rào cản từ giới hạn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong các NHTMNN và việc xác định giá, các điều kiện hợp đồng cũng phải do các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt. Đánh giá chung, khả năng thành công của các giải pháp này là khó và cũng không thể thực hiện ngay được.

Với trường hợp của BIDV, từ năm 2014 – 2015, sau khi hoàn thành IPO và niêm yết thành công, BIDV đã hết sức nỗ lực trong việc thúc đẩy chào bán cổ phần cho Nhà đầu tư chiến lược, Nhà đầu tư tài chính nước ngoài. Tuy nhiên kết quả thực hiện không như kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu do đối tượng nhà đầu tư mục tiêu của BIDV là các nhà đầu tư đến từ các quốc gia phát triển trong khi đó: (1)

10

Page 11: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

nền kinh tế các quốc gia này đều đang tăng trưởng chậm lại; (2) việc áp dụng các quy định Basel III tại các nền kinh tế phát triển khiến cho các ĐCTC lớn trên thế giới phải xem xét, rà soát tái cơ cấu lại các khoản đầu tư thiểu số không nắm quyền kiểm soát khiến mức độ quan tâm đầu tư vào ngành Ngân hàng nói chung giảm sút.

Trong bối cảnh môi trường đầu tư tồn tại nhiều khó khăn đó, năm 2015 BIDV còn phải tập trung triển khai thành công nhiệm vụ sáp nhập ngân hàng MHB. Điều này cũng khiến cho mặc dù BIDV đã có nỗ lực tiếp xúc, làm việc và đàm phán ở mức sâu sắc với các đối tác đến từ khu vực Châu Á, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, trước giao dịch này, các đối tác cũng thận trọng muốn có thời gian xem xét đánh giá thêm, điều này tác động không nhỏ đến quá trình đàm phán và kết thúc giao dịch bán cổ phần cho NĐTNN của BIDV.

Năm 2016, triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu vẫn ở mức yếu cùng với thị trường vốn toàn cầu cũng suy giảm đáng kể do suy giảm trong dự báo tăng trưởng tại các thị trường phát triển và khối BRICS (trừ Ấn Độ), sự gia tăng các rủi ro địa chính trị, đáng kể đến như xung đột tại Trung Đông, khủng hoảng nhập cư tại Châu Âu, môi trường đầu tư quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện và các NĐTNN vẫn chưa quan tâm nhiều tới đầu tư vào ngành ngân hàng tại Việt Nam.

- Tăng vôn từ giải pháp thực hiện tiết kiệm chi phí quản lý, mở rộng các nguồn thu ngoài lãi: như đã trình bày ở trên, các NHTMNN Việt Nam đã và đang thực hiện rất hiệu quả những giải pháp này trong thời gian qua, tuy nhiên kết quả mang lại dù tích cực nhưng chỉ bù đắp một phần nhỏ nhu cầu tăng vốn.

- Tăng vôn từ nguồn bô sung NSNN: đây là giải pháp lẽ ra đã được NHNN cam kết xem xét để thực hiện và cũng phù hợp với kinh nghiệm các nước trên thế giới (như đã trình bày ở trên). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả. Nguyên nhân cơ bản vẫn là điều kiện ngân sách hiện nay đang eo hẹp và không cho phép thực hiện.

- Tăng vôn từ việc tăng khả năng sinh lơi và thực hiện điều chinh cơ cấu bảng tông kết tài sản giup giảm TSCRR: cả 2 giải pháp này đều không khả thi đối với các NHTMNN hiện nay do phải thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đất nước khiến việc cấu trúc lại TSCRR hay tăng lãi suất là không thực hiện được.

3. Những rủi ro đôi với hê thông ngân hang va nền kinh tế khi tinh trạng suy giảm năng lực tai chinh các NHTMNN không được giải quyết

Như đã phân tích ở trên, cuối năm 2015 CAR của khối NHTMNN đang ở mức 9,4% và chỉ còn lại 0,4% dư địa để tăng trưởng TSCRR trước khi chạm ngưỡng quy định (chuẩn Việt Nam). Theo đó, có thể có các khả năng sau xẩy ra:

Trường hợp 1: vôn tự có cua khôi NHTMNN không được tăng trong năm 2016 những hệ quả sau có thể xây ra:

- Vốn tự có của khối sẽ ở mức bằng năm 2015 là 203 nghìn tỷ đồng và theo đó khả năng tăng trưởng TSCRR còn lại chỉ là 101 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 4,67% so với năm 2015 và tăng trưởng tín dụng ở mức 7-8% năm 2016. Khi đó, dư nợ tín dụng mỗi năm bị thiếu hụt 280 nghìn tỷ đồng.

- Với mức ICOR Việt nam giai đoạn 2016-2020 ước tính ở mức 4,7 (trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH 2016-2020 đã được quôc hội thông qua xác đinh

11

Page 12: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

ty lệ đầu tư/GDP ở mưc 31-32% và tăng trưởng GDP ở mưc 6,5-7%), số vốn tín dụng thiếu hụt sẽ làm giảm GDP trung bình 1 năm trong giai đoạn 2016-2020 ở mức 69,1 nghìn tỷ đồng/năm tương ứng với mức giảm tăng trưởng GDP (theo giá so sánh) là 0,55%-0,6%/năm. Theo đó, dự kiến tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 sẽ chỉ ở mức 6,05-6,4%/năm.

Trường hợp 2: vôn tự có cua khôi NHTMNN tăng lên từ nguồn lợi nhuân giữ lại với ước tính ở mưc 8,34%/năm (căn cư theo mưc tăng vôn tự có cua khôi NHTMCP giai đoạn 2011-2015), không có nguồn tăng vôn bô sung từ bên ngoài. Với cách tính toán tương tự như trường hợp 1, hệ quả có thể như sau:

- Vốn tự có của khối năm 2016 sẽ ở mức 220,3 nghìn tỷ đồng và theo đó khả năng tăng trưởng TSCRR sẽ ở mức 289,2 nghìn tỷ đồng (tương ứng với mức CAR 9%), tương ứng với mức tăng trưởng TSCRR 13,4% và tăng trưởng tín dụng ở mức 15-16% so với năm 2015. Khi đó dư nợ tín dụng mỗi năm bị thiếu hụt mất 108 nghìn đồng.

- Với mức ICOR Việt nam giai đoạn 2016-2020 ước tính ở mức 4,7, số vốn tín dụng thiếu hụt sẽ làm giảm GDP trung bình 1 năm trong giai đoạn 2016-2020 ở mức 23 nghìn tỷ đồng/năm, tương ứng với mức giảm tăng trưởng GDP (theo giá so sánh) là 0,18-0,2%/năm. Theo đó dự kiến tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 sẽ chỉ ở mức 6,3-6,7%/năm.

Bảng ước tinh nhu câu tin dụng va tăng vôn tự có NHTMNN 2016-2020 cân thiết để đảm bảo GDP tăng trưởng 6,5-7%/năm

  2015 2016F 2017F 2018F 2019F 2020FTT GDP giá so sánh (%) 6,68 6,5-7 6,5-7 6,5-7 6,5-7 6,5-7GDP giá thực tế (nghìn tỷ đ) 4.192,9 4.800,8 5.496,9 6.294,0 7.206,6 8.251,6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (nghìn tỷ đ) 1.367,2 1.536,3 1.759,0 1.951,1 2.234,1 2.558,0Vốn đầu tư/GDP (%) 32,6 32,0 32,0 31,0 31,0 31,0Tăng trưởng (%) 12,0 12,4 14,5 10,9 14,5 14,5 Dư nợ tín dụng ngành ngân hàng (nghìn tỷ đ) 4.655,9 5.400,8 6.265,0 7.267,4 8.430,2 9.779,0Dư nợ tín dụng/GDP (%) 111 112 114 115 117 119 Dư nợ tín dụng khối NHTMNN (nghìn tỷ đ) 2.140,0 2.535,9 3.005,0 3.561,0 4.219,8 5.000,4Tỷ trọng trong toàn ngành (%) 46,0 47,0 48,0 49,0 50,1 51,1 Nhu câu vôn tự có khôi NHTMNN (nghin ty đ) 578,0 699,4 846,3 1.024,0 1.239,0 1.499,2

Tăng trưởng tín dụng thấp, từ đó tăng trưởng GDP thấp sẽ kéo theo nhiều vấn đề về kinh tế-xã hội như giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội nhập, nhiều doanh nghiệp phá sản hơn, thất nghiệp gia tăng, giảm thu nhập bình quân đầu người…v.v.

Đôi với các ngân hang, những rủi ro có thể xảy ra khi không được tăng vôn:

12

Page 13: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

- Với quy mô vốn không đảm bảo, các ngân hàng không thể tuân thủ theo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN, dẫn đến phá vỡ nhiều cam kết với đối tác, có thể phát sinh nhiều nghĩa vụ tài chính phải thực hiện như hoàn trả vốn vay của TCTD do không đảm bảo điều kiện tiên quyết, không có khả năng tham gia vào các cam kết vay vốn mới và các giao dịch ngân hàng với các tổ chức trong và ngoài nước.

- Việc không được gia tăng nguồn vốn khiến các ngân hàng khó tìm kiếm đối tác chiến lược, không thể đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II, III; làm tăng nguy cơ giảm định hạng tín nhiệm, mất uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, phá vỡ các cam kết trong hội nhập quốc tế; việc huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế gặp khó khăn, phải chịu lãi suất cao. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sẽ không đạt được mục tiêu tái cơ cấu hệ thống TCTD (trong đó 1 trong các mục tiêu lớn nhất là nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM, trọng tâm là các NHTMNN).

- Bên cạnh đó, việc tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với yêu cầu còn có ảnh hưởng trực tiếp làm thu lãi tín dụng và lợi nhuận của khối NHTMNN, từ đó làm giảm thuế nộp NSNN và giảm thu nhập của người lao động. Cụ thể: như ở trên đã phân tích, việc tăng trưởng tín dụng giảm so với yêu cầu ở mức 5-10% làm giảm tăng trưởng tín dụng ở mức tuyệt đối là 108-280 nghìn tỷ đ/năm trong giai đoạn 2016-2020. Với NIM các NHTMNN hiện nay là 1,7-1,8% (đã trừ dự phòng rủi ro), mức sụt giảm tín dụng trên sẽ tương ứng với mức giảm thu nhập ròng từ lãi của khối NHTMNN ở mức 1.800-5.000 tỷ đ/năm. Nếu bỏ qua chi phí quản lý (do việc có hay không khoản tăng trưởng tín dụng này thì chi phí quản lý của các NHTMNN vẫn không thay đổi) và mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 20% thì mỗi năm NSNN bị giảm thu ở mức 360-1.000 tỷ đ/năm và khối NHTMNN bị giảm lợi nhuận ở mức 1.440-4.000 tỷ đ. Tính chung trong vòng 5 năm (2016-2020), NSNN sẽ không thu được khoản thuế là 1.800 – 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận của khối NHTMNN sẽ bị giảm 7.000-20.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc thu hẹp quy mô, sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động, trước hết là giảm thu nhập (dự kiến giảm khoảng 10 – 15% dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám), sau đó là nguy cơ mất việc làm (đối với những ngân hàng như BIDV việc cắt giảm lao động trong điều kiện thu hẹp quy mô là khó tránh khỏi, bởi BIDV vừa tiếp nhận 3.600 lao động từ Ngân hàng MHB có năng suất, chất lượng lao động còn thấp).

4. Lợi ich của viêc tăng vôn cho các NHTMNNQua phân tích cho thấy vai trò quan trọng của các NHTMNN đối với phát

triển kinh tế đất nước, việc tăng vốn cho các NHTMNN đem đến những lợi ích đối với các ngân hàng được tăng vốn nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Năm 2015, BIDV và CTG không trả cổ tức bằng tiền mặt, tương đương với việc NSNN giảm thu khoảng 4.700 tỷ đồng từ nguồn cổ tức trong năm 2016 - chiếm một phần nhỏ ~ 0,45% tổng thu NSNN (Thủ tướng Chính Phủ đã có Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 3/6/2016 trong đó yêu cầu Bộ Tài chính“quản lý thu đầy đu, kip thơi vào NSNN cô tưc được chia cho phần vôn nhà nước tại các công ty cô phần có vôn góp cua nhà nước do bộ, cơ quan, đia phương đại diện chu sở hữu” và Bộ Tài chính đã có Thông tư 61/2016/TT-BTC yêu cầu 2 ngân hàng thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền

13

Page 14: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

mặt). Tuy nhiên, việc cho phép BIDV và CTG được giữ lại phần lợi nhuận để lại này để tăng vốn đem lại những lợi ích dài hạn hơn, cụ thể:

Thư nhất, giúp các NHTMNN đáp ứng yêu cầu theo thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng, định hạng tín nhiệm, cũng như chấp hành quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo an toàn vốn;

Thư hai, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, phục vụ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tín dụng lớn của các ngành kinh tế, hạ tầng ky thuật, giao thông, viễn thông..., đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền không có hoặc ít có lợi ích kinh tế trực tiếp (những lĩnh vực mà các NHTMCP và NHTMNN không đầu tư hoặc không có điều kiện đầu tư); chỉ tính riêng việc tăng thêm 4.700 tỷ đồng vốn tự có cho BIDV và CTG, khả năng sẽ mở rộng được thêm khoảng 50.000 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nền kinh tế.

Thư ba, lợi ích kinh tế đối với NSNN trong trung hạn và dài hạn: khi Nhà nước đầu tư cho các NHTMNN, số cổ tức hàng năm thu được thêm lớn hơn lãi suất tiết kiệm, cao hơn so với đầu tư vào các ngành khác (cao hơn nhiều lãi suất Chính Phủ đi vay), đặc biệt khi các NHTM bán bớt phần vốn Nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phần còn thu được thặng dư đáng kể.

Thư tư, đảm bảo cho các NHTMNN có đủ nguồn lực để thực hiện vai trò cân đối vĩ mô, can thiệp thị trường, nhất là trong công cuộc tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2 thời gian tới.

Thư năm, (bổ sung lợi ích theo thuyết signalling effect) khi Cổ đông Nhà nước cho phép giữ lại phần cổ tức đó để đầu tư cho tương lai, thể hiện tầm nhìn chiến lược, dài hơi, có tương lai, khi đó thị trường (các nhà đầu tư) đánh giá cao, và giá cổ phiếu của ĐCTC đó tăng lên, nhà đầu tư cam kết lâu dài; đây là lợi ích không hề nhỏ. Đây cũng là điểm tích cực đối với nhà đầu tư tài chính hoặc đầu tư chiến lược, khi cân nhắc đầu tư/mua cổ phần tại các NHTMNN.

Ngoài ra, việc tăng vốn cho các NHTMNN còn đem lại các lợi ích khác như thực hiện các mục tiêu Đề án 254 (trong đề án 254 xác định mục tiêu “ngành ngân hàng sẽ tăng cương áp dụng các chuân mực an toàn hoạt động theo thông lệ quôc tế với mục tiêu các TCTD phải có đu vôn tự có để bù đắp rui ro tín dụng, thi trương và tác nghiệp theo tiêu chuân Basel II đến cuôi năm 2015”); thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ (tại Thông báo số 249/TB-VPCP: “NHNN chu trì, phôi hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cưu, xây dựng phương án tông thể tăng vôn điều lệ cho các NHTMNN, các NHTMNN nắm cô phần chi phôi, đáp ưng yêu cầu phát triển về quy mô, năng lực tài chính và các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, bảo đảm các ngân hàng này là lực lượng chu lực, chu đạo cua hệ thông các TCTD, có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản tri tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quôc tế”); đạt các chuẩn mực thông lệ quốc tế về an toàn vốn, đáp ứng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là theo các cam kết trong khuôn khổ hội nhập ngành ngân hàng ASEAN - ABIF (trong đó đã quy định rõ mục tiêu sẽ từng bước hài hòa hóa các quy định an toàn hoạt động ngân hàng giữa cá nước hướng đến chuẩn mực chung của khối đáp ứng Basel II và hướng đến Basel III sau 2020; đồng thời từng bước hình thành tiêu chuẩn của một ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (qualified asean

14

Page 15: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

bank - QAB) theo các tiêu chí năng lực tài chính mạnh, quản trị tốt, hoạt động hiệu quả và công nghệ tiên tiến).

5. Đề xuât các giải pháp tăng vôn cho khôi NHTM nha nướcTừ kinh nghiệm tăng vốn của các NHTM trên thế giới, các giải pháp được

đề xuất đối với các NHTMNN Việt Nam để thực hiện tăng vốn gồm:- Các giải pháp cân thực hiên ngayThư nhất, Chính phủ chỉ đạo NHNN và Bộ Tài chính chấp thuận cho các

NHTM nhà nước được cân đối và quyết định việc sử dụng nguồn cổ tức các năm để tăng vốn cho năm sau qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tùy thuộc vào năng lực tài chính và điều kiện của ngân hàng

Thư hai, Chính phủ cho phép các NHTMNN sử dụng nguồn thặng dư do giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước từ bán đầu tư tài chính, bán chiến lược để tạm ứng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn,

Ưu điểm của 2 giải pháp trên là giúp các NHTMNN tăng CAR một cách nhanh nhất, đảm bảo điều kiện cho các NHTMNN tăng trưởng và tiếp tục hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng đất nước. Tuy nhiên, nhược điểm của giải pháp là NSNN bị giảm bớt một nguồn thu. Mặc dù vậy, Chính phủ cần nhất quán quan điểm không để ngành ngân hàng gánh quá nhiều trách nhiệm trong đó có cả trách nhiệm của chính sách tài khóa như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó,việc giảm thu chỉ trong ngắn hạn và mức giảm là không đáng kể, sẽ không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Sau năm 2020, khi năng lực tài chính của các NHTMNN đã ổn định, Chính phủ có thể xem xét khả năng yêu cầu các NHTMNN chuyển trả toàn bộ thặng dư có được từ việc thoái vốn của Nhà nước

Thư ba, bản thân các NHTMNN cần tăng cường quản lý rủi ro để giảm được chi phí dự phòng rủi ro là khoản mục chi phí rất lớn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cần thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí quản lý nhất là các khoản chi lễ tân, khánh tiết. Mỗi ngân hàng có thể đặt mục tiêu cắt giảm 3-4% chi phí quản lý so với dự toán ngay trong năm 2016.

Thư tư, các NHTMNN tập trung đẩy mạnh cung cấp sản phẩm-dịch vụ và sáng tạo phát triển dịch vụ mới đã có để gia tăng các nguồn thu phí dịch vụ (ngoài tín dụng) từ đó tạo nguồn tăng trưởng lợi nhuận.

Ưu điểm của 2 giải pháp trên là các NHTMNN chủ động trong việc thực hiện và cũng có tác động nhanh giúp cải thiện CAR. Bên cạnh đó, đây cũng là những biện pháp mang tính dài hạn, bền vững mà các NHTMNN nên chú trọng thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, nhược điểm là việc cắt giảm sẽ rất khó thực hiện trong điều kiện đến 50-60% chi phí quản lý của các NHTMNN là chi lương; đồng thời việc gia tăng nguồn thu từ các hoạt động/dịch vụ mới cũng không phải luôn thành công và cần có thời gian.

Thư năm, đối với các NHTMNN gặp khó khăn về vốn tự có, Chính phủ chỉ đạo NHNN hoàn thiện đề án nâng cao năng lực tài chính tổng thể của khối NHTMNN, qua đó xác định cụ thể kế hoạch, lộ trình tăng vốn đối với khối NHTMNN và đối với từng ngân hàng.

15

Page 16: static.tinnhanhchungkhoan.vnstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2016_06_14/b... · Web viewtừ năm 2005 đến nay, nguồn tín dụng ngân hàng luôn duy trì tốc độ

Thư sáu, Chính phủ xem xét thực hiện các biện pháp giãn/nợ thuế cho các NHTMNN nhằm mở rộng quy mô lợi nhuận để lại để tăng vốn trong năm.

Ưu điểm của 2 giải pháp trên là nếu thực hiện được thì CAR của các NHTMNN sẽ được nâng cao đáng kể từ đó giải quyết dứt điểm khó khăn về năng lực tài chính của các ngân hàng này. Tuy nhiên, nhược điểm là có khả năng sẽ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của Nhà nước.

Thư bảy, Chính Phủ cho phép các NHTMNN được tạm ứng từ quy hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp để tăng vốn trong năm 2016.

Thư tám, Chính phủ đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa và giảm bớt tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các NHTMNN, hiện đang ở mức 65-95%. Giải pháp tăng vốn qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài rất có lợi, do nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm quản lý. Mặc dù vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài còn phụ thuộc vào điều kiện riêng từng ngân hàng, điều kiện thị trường và chính sách của Chính phủ. Do đó giải pháp này cũng khó thực hiện ngay trong điều kiện hiện nay.

Thư chín, các NHTMNN cũng cần thực hiện các chính sách điều chỉnh lại bảng cân đối tài sản nhằm đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho tăng CAR. Ví dụ hạn chế thực hiện các khoản đầu tư bị tính giảm trừ vốn tự có, hoặc quyết liệt giảm đầu tư cho vay vào các ngành có độ rủi ro cao (BĐS, chứng khoán, dự án BOT, BT...).

Thư mươi, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan Nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai phương án phát hành cổ phần ra công chúng, trong đó cổ đông Nhà nước nếu không đủ nguồn lực thì có thể từ chối quyền mua. Khi đó các ngân hàng sẽ chủ động tìm kiếm nhà đầu tư và cổ đông nhỏ le để bán cổ phần, phát hành cổ phần ưu đãi cho người lao động để tăng vốn. Giải pháp này chỉ thuận lợi khi cổ đông hiện hữu có sức mạnh tài chính và không muốn giảm tỷ lệ sở hữu, trong điều kiện thị trường chứng khoán ổn định và phát triển thuận lợi.

- Các giải pháp dai hạnThư nhất, các NHTMNN lên kế hoạch thực hiện phát hành trái phiếu tăng

vốn (tuy nhiên, chỉ được tính vào vốn tự có phần giá trị trái phiếu tối đa bằng 50% vốn cấp 1) và thực hiện đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa hoặc thu hút nhà đầu tư tài chính, đầu tư chiến lược.

Thư hai, Chính phủ giảm sở hữu tại các NHTMNN về ở mức tối đa 51% đến năm 2018 nhằm tạo điều kiện cho các NHTMNN thu hút thêm vốn từ nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực tài chính và tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, trình độ quản trị tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thư ba, cần có chiến lược, giải pháp tổng thể để phát triển thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu là kênh đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho doanh nghiệp, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng dài hạn từ NHTM.

Thư tư, từng bước xây dựng NHNN độc lập nhằm thực hiện CSTT nhất quán, tập trung không bị ảnh hưởng nhiều bởi các mục tiêu chính sách tài khóa.

TRUNG TÂM NGHIÊN CƯU

16