318
TỪ VỰNG GỐC HÁN TRONG TIẾNG VIỆT (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa và bổ sung) Nhà xuất bản Đà Nẵng MỤC LỤC TỪ VỰNG GỐC HÁN TRONG TIẾNG VIỆT.....................................1 Lời nhà xuât bản....................................................1 Lời giới thiệu......................................................1 Mở đầu..............................................................3 0.1. vấn đề từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt......................3 0.2. Việc nghiên cứu từ vựng gốc Hán từ truóc đến nay.............5 0.3. về nội dung, yêu cầu và cách trình bày......................10 CHƯƠNG I:........................................................... 14 Vấn đề tiếp xúc Ngôn ngữ Việt Hán...................................14 1.1. Tiếp xúcngôn ngữ..............................................14 1.2. Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán, nguyên nhân và hậu quả................................................................16 1.2.1. Chính sách xâm lược của ngườiHán..........................16 1.2 2Sự chung sống của người Hán trên đất Giao Châu..............17 1.2.3. Sự truyền bá chữ Hán. tiếng và văn hoá học thuật Hán......18 1.2.4. Tỉnh thuyết phục của tiếngHán, chữ Hán....................20 1.3 Từ vựng ngoại lai và những hình thức vai mượn..................32 1.3.1. Từ vựng ngoạilai và từ vựng ngoại gốc Hán trongtiếng Việt. 32 1.3.2. Từ gốcHán trong Việt, từ góc lịchsử.......................38 1.4. Nhận diện các đơn vị gốc Hán trọng tiếng Việt.................42 1. 4.1. Hai nẻo đường du nhập....................................42 1.4.2.Tiêu chí nhận diện đơn vị gốc Hán..........................44 Tiểu kết chương 1..................................................45 Chương 2............................................................ 48

Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

TỪ VỰNG GỐC HÁN TRONG TIẾNG VIỆT(tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa và bổ sung)

Nhà xuất bản Đà Nẵng

MỤC LỤCTỪ VỰNG GỐC HÁN TRONG TIẾNG VIỆT...............................................................1

Lời nhà xuât bản......................................................................................................1Lời giới thiệu.........................................................................................................1Mở đầu................................................................................................................... 3

0.1. vấn đề từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt..............................................30.2. Việc nghiên cứu từ vựng gốc Hán từ truóc đến nay............................50.3. về nội dung, yêu cầu và cách trình bày..............................................10

CHƯƠNG I:..............................................................................................................14Vấn đề tiếp xúc Ngôn ngữ Việt Hán...................................................................14

1.1. Tiếp xúcngôn ngữ.......................................................................................141.2. Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán, nguyên nhân và hậu quả....................................................................................................................... 16

1.2.1. Chính sách xâm lược của ngườiHán..................................................161.2 2Sự chung sống của người Hán trên đất Giao Châu...........................171.2.3. Sự truyền bá chữ Hán. tiếng và văn hoá học thuật Hán...............181.2.4. Tỉnh thuyết phục của tiếngHán, chữ Hán........................................20

1.3 Từ vựng ngoại lai và những hình thức vai mượn....................................321.3.1. Từ vựng ngoạilai và từ vựng ngoại gốc Hán trongtiếng Việt........321.3.2. Từ gốcHán trong Việt, từ góc lịchsử.................................................38

1.4. Nhận diện các đơn vị gốc Hán trọng tiếng Việt....................................421. 4.1. Hai nẻo đường du nhập.....................................................................421.4.2.Tiêu chí nhận diện đơn vị gốc Hán.....................................................44

Tiểu kết chương 1..............................................................................................45Chương 2................................................................................................................ 48Tiếng và từ đơn gốc Hán cách thức Việt hóa....................................................48

2.1. Tiếng và tiếng gốc Hán.............................................................................482.2. Từ đơn gốc Hán, những cách thức Việt hóa...........................................54

2.2.1. Phân loại từ đơn gốc Hán theo tiêu ngữ âm....................................54

Page 2: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

2.2.2 về những cách thức Việt hóa từ đơn Hán..........................................723.1.2.Từ ghép phi Hán Việt...........................................................................883.1.3.Từ ghép hỗn hợp gốc Hán...................................................................88

3.2. Từ ghép gốc Hán nhìn từ góc độ từ vựng - ngũ- pháp..........................923.2.1. Từ ghép đẳng lập gốc Hán.................................................................923.2.2. Từ ghép phụ nghĩa gốc Hán...............................................................963.3. Những cách thức Việt hóa ở cấp độ từ ghép....................................1013.3.1.Đồng hóa các đơn vị ngoại là quy luật chung................................1013.3.2. Việt hóa từ ghép về mặt ngữ âm....................................................1033.3.3. Việt hóa từ ghép về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp.........................1063.3.4. Việt hóa từ ghép về mặt tu từ.........................................................1163.3.5. Thảo luận về việc dùng ẵm Hán Việt dịch nhân danh, địa danh118

Tiểu kết chương 3............................................................................................123Chương 4..............................................................................................................124Ngữ cố định gốc Hán và cách thức Việt hóa...................................................124

4.1. Các loại chuyên xưng gốc Hán...............................................................1244.1.1. Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Hán............1244.1.2. Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Việt...........125

4.2. Thành ngữ gốc Hán..................................................................................1264.2.1. Thành ngữ...........................................................................................1264.2.2, Tiêu chí nhận diện thành ngữ..........................................................1274.3.2. Loại thành ngữ có tần số xuất hiện cao.........................................127

4.4. Phân loại thành ngữ gốc Hán dựa vào đặc điểm ngữ âm.....................1284.4.1. Thành ngữ Hán Việt..........................................................................1294.4.2. Thành ngữ cải biên............................................................................1294.4.3. Thành ngữ sao phỏng.......................................................................132

4.5. Vấn đề nghĩa của thành ngữ gốc Hán...................................................1334.5.1. Loại A:.................................................................................................1344.5.2. Loại B:.................................................................................................136

4.6. Về cấu trúc nội bộ của thành ngữ gốc Hán..........................................1424.6.1. Đối và điệp.........................................................................................142

4.7. Thành ngữ gốc Hán, xét về phương diện ngữ pháp...........................1434.7.1. Thành ngữ có quan hệ hạn định, chi phối.....................................1434 7.2. Thành ngữ có quan hệ đẳng lập......................................................144

Page 3: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

4.7.3. Thành ngữ có cấu trúc tương đương câp độ câu đơn..................1454.7.4. Thành ngữ có cấu trúc tương đương câu ghép.............................145Tiểu kết chương 4.........................................................................................145

chương 5...............................................................................................................147Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa...............................................................147

5.1. Hư từ..........................................................................................................1475 2. Tiêu chí nhận diện....................................................................................1485.3. Vấn đề ranh giới giữa thực từ và hư từ.................................................149

5.4. Hư từ gốc Hán, các tiểu loại................................................................1505.5.1. Hiện tượng chuyển loại.....................................................................159Tiểu kết chương 5.........................................................................................164

Phần đọc thêm 1.................................................................................................177Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ Nôm............177

2. Cấu tạo của chữ Nôm..................................................................................1773. Vai trò của chữ Hán đối với việc hình thành và phát triển của chữ Nôm............................................................................................................................ 184

Phần đọc thêm 2....................................................................................................187Chữ Hán, từ Hán với tiếng Nhật........................................................................187

1. Vài nét về sự- truyền bá và cải tạo chữ Hán ở- Nhật Bản.....................1872. Hiện tượng “giả danh”...............................................................................1893. Tình hình nghiên cứu chữ Hán ở Nhật Bản..............................................192

Phần đọc thêm 3....................................................................................................197Chữ Hán và các đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều Tiên.................................197Phần đọc thêm 4.................................................................................................223TỪ VỰNG GỐC NHẬT TRONG TIẾNG VIỆT.........................................................223

1. Tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Nhật:.................................................................223Phụ lục 1: TỪ TIỀN HÁN VIỆT (ĐỐI CHIẾU)......................................................228Phụ lục 3:.............................................................................................................233TỪ ĐỊA PHƯƠNG..................................................................................................233(Quảng Đông – Triều Châu …)................................................................................233Phụ lục 4:.............................................................................................................235MẪU BÀI TẬP NHẬN DIỆN TỪ GỐC HÁN TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT........235Phụ lục 5:................................................................................................................237BẢNG Từ VỰNG ĐỒI CHIẾU HÁN-VIỆT,..............................................................237Phụ lục 6:.............................................................................................................244

Page 4: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

BẢNG Từ VỰNG ĐỐI CHIẾU HÁN-VIỆT,..............................................................244Phụ lục 7:.............................................................................................................254Bảng liệt kê hư từ Hán xuất hiện trong tiếng Việt........................................254với hình thức giữ nguyên hoặc đã chuyển loại...............................................254(Theo vần phiên âm tiếng Hán hiện đại).........................................................254Phụ lục 8:................................................................................................................260Những khả năng xẩy ra “lặp nghĩa” do tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt.......................260

Lời nhà xuât bảnTừvựng gốc Hán trong tiếngxuất bản lần đầu vàonăm 2002. Từ đó đển nay nó đã có những đóng góp nhất định.

Trước tiên nó được dùng làm tài liệu giảng dạy và học tận cho sinh viên và học viên cao học, ngành Đông phương học, ngành Trims Quốc học, ngành ngữ văn Việt Nam V.V., trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia tpHCM.

Nó cũng là một chuyên luận được các nhà Việt ngữ học, cũng như các độc giả trong ngoài nước có quan tâm đến tiếng Việt đón nhận.

Với tư cách vừa là một nhà nghiên cứu, vừa là một giảng viên trực tiêp đứng lớp, tác giả của cuốn sách, TS.Lê Đình Khẩn đã luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của người đọc, để kịp thời có sự hiệu đính và bổ sung cần thiết, mong làm cho cuốn sách trờ nên hoàn thiện hơn .

Để đáp ứng nhu cầu của độc giả gần xa, chúng tôi cho tái bản cuốn sách này. Hy vọng, nó sẽ tiếp tục góp phần giúp quý độc giả càng am hiểu và chủ động hơn trong quá trình học tập nghiên cứu và sử dụng tiếng Việt.

Mong nhận được ý kiến đóng góp .

Xin cảm ơn!

Nhà xuất bản

Page 5: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Lời giới thiệuDo hoàn cảnh địa lý và điều kiện lịch sử, người Việt và người Hán, tiếng Việt và tiếng Hán đã có quan hệ giao lưụ vãn hoá và tiếp xúc ngôn ngữ từ lâu đời. Một trong những kết quả của sự giao lưu và tiếp xúc đó là trong suốt cả quá trình phát triển lịch sử, tiếng Việt đã tiếp nhận và Việt hoả một số lượng lớn các từ ngữ gốc Hán để làm giàu them tiếng nói của mình. Bởi vậy, việc nghiên cứu vốn từ vựng này là vô cùng cần thiết cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn.

Từ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn từ điển tiếng Việt và sách dạy tiếng Việt đã .phải đối mặt với việc xừ lý vốn từ vựng này. Đến năm 1912, H. Maspéro là người đầu tiên đã tiến hành thống kê và ông đã ngạc nhiên thấy rằng cỏ đến 60% vốn từ tiếng Việt là từ gốc Hán. Từ đó đến nay, nhiều nhà nghiên cứu như: Vương Lực, Đào Duy Anh, Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Tài cẩn, Hồ Lê, PHán Ngọc, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn KHáng, v.v. đã nối tiếp nhau đóng góp cho việc tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của vốn từ Hán Việt.

Từ nay, “Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt" của TS. Lê Đình Khẩn chắc chẳn không chỉ trở thành một tài liệu tham khảo không thể thiếư cho những ai muốn đi sâu vào tim hiểu ảnh hường của tiếng Hán đối với tiếng Việt, mà còn có thể được sừ đụng làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh các chuyên ngành ngữ văn và một số bộ môn khoa học xã hội khác.

Hơn thế nữa, về mặt lý luận, nó còn góp phần quan trọng trong việc bổ sung tư liệu và hoàn thiện hoá lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ học nói chung và tiếp xúc Việt Hán nói riêng. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang có thêm được những cơ sờ khoa học tin cậy, ít nhất là những quan điểm và cách lý giải của tác giả cuốn sách này.

Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn ấy, vựng gốc Hán trong tiếng Việt”chắc chắn sẽ có đóng'góp quan trọng trong quá trình giữ gìn và chuẩn hoá ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dần tộc.

Page 6: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả gần xa.

THáng hai, 2002

GS. VS. TRẦN NGỌC THÊM

Đại học Quốc gia Tp. HCM 

Mở đầu0.1. vấn đề từ vựng gốc Hán trong tiếng ViệtỞ Việt Nam trong suốt quá trinh lịch sử hàng ngàn năm, chữ Hán, tiếng Hán (đặc biệt là “văn ngôn”) đã được đặt vào vị trí chính thống và được sử dụng có hệ thống vào việc giảng dạy, thi cừ, hành cHánh, ngoại giao, sáng tác văn chương, ghi chép lịch sử, V.V.. Nói chung là trên hầu hết mọi lãnh vực tinh thần của hoạt động xã hội. Cũng trong suốt thòi kỳ lich sử lâu dài ấy dã xảy ra quá trinh tiêp xúc giữa tiêng Hán và tiêng Việt. Kêt quả của quá trình tiêp xúc ấy là, tiếng Viet dã chịu ảnh hường của tiếng Hán một cách sâu sac. Dễ thấy nhất là tiếng Viêt đã dung nạp một số lượng lởn những từ ngữ mucm của tiếng Hán. Các nhà Việt ngừ học quen gọi chúng là từ ngữ gốc Hán.

Thực ra, từ ngữ gốcHán chi mới bao gồm từ vàngữ gốc Hán chứ chưa bao gồm tqầii-bộ ttomng gốc Hán trong tiếng Viêt. Bời vì trong từ vựng còn cỏ cà'những.yếu tố mang nghĩa nhưng không có khả năng dùng độc lập như từ. Ví dụ: ải quốc (nước), sơn (núi),thụ (cây), v.. V. chỉ là những yếu tố tạo từ

mà thôi. Chúng tôi dùng đơn vị gôc Hán để chỉ chung cá lẫn yếu tố tạo từ gốc Hán trong tiêng Việt. Đơn vị góc Hán chẳng những có số lượng lớn. mà phạm vi hoạt động của chủng cũng rất rộng. Chúng baọ gồm hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, triết học. tâm lý học, y học cho đến các ngành khoa học kỷ thuật, V.V.. Có thể nói, đó là một thành phần quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống lừ vựng tiếng Việt. Hội nhập vào tiếng Việt, với tư cách là một thành viên, dơn vị gốc Hán dã cỏ những dóng góp tích cực trong việc hình thảnh ngôn ngữ văn hỏa cho liếng Việt. Nói chung dưới con mát người Việt xưa nay chúng vẫn luôn được xem như đọàn quân chi viện cho loại ngôn ngữ bác học.

Page 7: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tuy nhiên, đến với tiếng Việt, đơn vị gốc Hán còn đồng thời mang theo cà những hạn chế của ngôn ngữ Hán. Chảng hạn trong tiếng Hán số lượng từ đồng ám khá lớn. và rồi, chủng đã làm gia tăng số lượng từ đồng âm trong tiếng Việt. Chữ Hán là loại chữ biểu ý nên trong tiếng Mẩn, "mặt chữ” cũng góp phần giải quyết khó khăn do hiện tượng đồng âm gây nên. Điều dó dã không cỏ được ở đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt, vì ngày nay tiếng Việt đã được La tinh hóa. Tiếng Hán là ngôn ngữ có rấl nhiều phương ngừ, sự thu nhận các yếu tố địa phương vào ngôn ngữ toàn dân trong suốt liến trình chuân hóa đă làm tăng so lượng từ đồng nghĩa lên. Ở tinh thế khó khăn này, người Hán cũng lại phải nhò cậy vào chữ viết "tượng hình” của mình để khu biệt nghĩa. Những từ đồng nghĩa Hán. khi vào tiếng Việt dã cùng với từ Việt tạo ra loạt từ đồng nghĩa Việt Hán (tạjn gọi như vậy), mà có những trường hợp quá dư thừa, nếu không muốn gọi đó là sự khùng hoảng, chẳng hạn, một khái niệm mà người Anh gọi là Chinese,người Pháp gọi là Chimois và ngườiNga gọi là Kumanckuũ ,ạzbỉk. thì người Việt lại rất lúng túng với trên vài chục tên gọi, đại khái như: Hánngữ, Hánvăn, Hoa văn, Trung văn, quan thoại, tiếng Hán. tiếng Hoa, tiếng Trung, tiếngTrung Quốc, tiếng quan thoại, tiếng phổ

thông, tiếng Hán hiện đại,tiếng Tàu. ….

Trong việc học tập, giảng dạy và sử dụng tiếng Việt, hầu như ở đâu chúng ta cũng bắt gặp những vấn đề cần lý giải do đơn vị gốc Hán gây ra, như vấn đề tạo từ mới; vấn đề giải thích nhũng hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm, điệp nghĩa; vẩn đề kết cấu ngữ pháp Hán xuất hiện có điều kiện trong tiếng việt, V.V.. Đổ tiến tới một thứ tiếng Việt chuẩn mực, bên cạnh những hưởng nghiên cửu khác, một công trình chuyên về các đơn vị ngoại lai đặc biệt này là rất cần thiết.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế nói trên, chúng tôi đã quyết định công bố công trinh này sau nhiều năm nghiên cứu và đã được tập thể các chuyên gia thẩm định vồ chất lượng chuyên môn. Trước tiên là dể có một tài liệu mang tính hệ thống, trình bày dựa trên cơ sờ khoa học phục vụ việc giảng dạy và học tập

Page 8: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

tiếng Việt. Đồng thời,’ chúng tôi muốn đóng góp phần nhô bẻ của mình vào việc khảo sát, kiểm nghiệm và bổ sung lý thuyết về tiếp xúc ngôn ngữ qua những trường họp đặc biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hán.

Đơn vị gốc Hán vấo tiếng Việt phải được Việt hóa, đó là điều tất nhiên. Trong lịch sử tiêp xúc Hán Việt đã từng có nhiêu cách thức Việt hóa. Ở đâỷ chúng tôi chi nêu ra một số cách thức - có thể là chù yếu - trong 'số các cách thức Việt hóa ấy. mạo cácđơn vị gốc Hán đã tạo thành diện mạo vựng gốcHán trongtiếng Việt.

0.2. Việc nghiên cứu từ vựng gốc Hán từ truóc đến nayDo chỗ các đơn vị gốc Hán có một vị trí rất quan trọng trong tiếng Việt, cho nên, hầu hết các công trình nghiên cứu về tiếng Việt đều ít nhiều có đề cập đến. Nhưng thái độ của các nhà nghiên cứu đối- với thành viên đặc biệt này như thế nào, quan tâm nhiều hay ít, quan tâm về mật nào, và với mục đích gì, v.v. thì không giống nhau. Chúng ta tạm lấy Maspéro (1912) làm cột mốc lịch sử cho vân đê này, rôi cứ đi ngược dòng thời gian, sẽ gặp các nhà biên Soạn sách day tiếng Việt thực hành, các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt, thế kỷ XIX, như Trương Vĩnh Ký (1889), Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) và một số học già khác. Đi xa thêm vài ba thế kỷ nữa sẽ gặp A. de Rhodes (1651), V.V..

Trong khi biên soạn Đạinam quốc âm tự vị [26], có mộtviệc mà soạn giả Huỳnh Tịnh Paulus Của đặc biệt quan tâm ngay từ đầu là, “tự nào trong tiếng “Đại Nam” có thổ viết ra bằng “chữ Nho” (chữ Hán), “tự” nào thì viết ra bằng chừ Nôm, trường họp nào thì “chừ Nho mà có dùng Nôm”, V.V.. Còn vào thời A. de Rhodes cùng một số học giả phương Tây khác, thì chi mới dừng ở mức phát hiện một số ít đơn vị gốc Hán trong bảng thống kê hệ thống từ vựng tiêng Việt. Trở lại với Maspéro [149], chúng ta thấy, có lẽ ông là người đầu tiên tiến hành thống kê và công bố số lượng từ Hán trong,tiếng Việt. Với tỉ lệ 60% từ Hán trong tiếng Việt, ông đã tưởng tiếng Việt là môt nHánh của cái gốc Hán Tạng. Tuy bị con sổ đẤnh lạc hướng, ông đã nhầm khi kết luận về nguồn gốc tiếng Việt, nhưng những ngữ liệu mà ông để lại đã giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu tiếng Việt sau này. Xuôi dòng thời gian chúng

Page 9: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

ta đến với nhà nghiên cứu nước ngoài khác - Vương Lực (Ông vốn là một nhà Hán ngữ học người Trung Quốc, trên con đường truy tìm lịch sử tiếng Hán ông đã gặp tiếng Việt, rồi bị những từ Hán có trong tiếng Việt thu hút (kiểu như: tượng - vi-voi, nHán - nhạn - ngan, V.V.) ông đầ đến với tiếng Việt, và miệt mài nghiên cứu tiếng Việt trong thời gian một năm từ mùa thu 1939 - 1940, tại Hà Nội [29]. Với vốn kiến thức uyên thâm về tiếng Hán cổ và kim, cùng với những ngữ liệu sau một năm trời thu thập, kế thừạ được thành tựu của Maspéro, ông đã viết “Hán Việt ngữ nghiên cứu”, một công trình rất có giá trị, sau này đăng chung với một số công trình khác trong sách “Hán ngữ sử luận văn tập” xuất bản tại Bắc Kinh, 1958 [190]. Kết hợp các cứ liệu lịch sử với các ngữ liệu về tiếng Hán, tiếng Việt, Vương Lưc đãchia từ Hán (từ đơn) trong tiếng Việt ra thành ha loại gọi là Hán Việt cổ- Hán Việt, và Hán Viêt Việt hóa. Đồng thời cũng đưa ra được những quy luật chuyển hoá ngữ âm giữa các loại, về phầnngữâm, ông đã kế thừa tác giả đi trước, ông Maspéro. Có thể nói, trong lãnh vực nghiên cứu lớp từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Mảspéro và Vương Lực là những người xứng đáng được ghi công đầu. Kêt quả nghiên cứu của hai ông đã tạo cơ sò' cho các nhà Việt ngữ học Việt Nam sau này.

Vào những năm dầu thập ni ôn ba mươi của thế kỷ XX, Vệ Thạch Đảo Duv Anh đỗ cho ra mắt công chúng một công trình biên khảo khá nổi tiếng, cuốnHán Việt từ điền. Trong suốtthời gian dài, nó là một cuốn sách công cụ không thể thiếu được trong quá trình học tập, nghiên cứu, và sử dụng quốc văn Việt Nam. Điều đó rất phù hợp với những suy nghĩ của tác giả khi biên soạn, ông viết: “... phần nhiều những chữ nhũng lời mà ta đã mượn trong Hán văn là bộ phận khỏ nhất của Quốc văn. Bì nhân đem bộ sách này cống hiến cho đồng bào, chỉ hi vọng có thể giúp cho sự nhu yếu hiện thời của học giới ta một phần trong muôn phần vậy.” [1.7]. Mục đích biên soạn của tác giả không phải phục vụ cho người Việt học tiếng Hán, mà là cho người Việt học tiếng Việt. Trong thực tế, một thời gian dài người ta đã xem nỏ như một loại từ điển tiếng Việt, bời vì các từ Hán đã bi Việt hóa dưới hỉnh thức âm đọc

Page 10: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Hán Viết, về cách biên soạn, nó la một loại từ điển không hẳn thuộc về loại từ điển giải thích, mà cũng không hẳn là từ điển đổi chiếu, Trong phần “phàm lệ”, tác giả viết: “sách này sưu tập phần nhiều các từ ngữ và thành ngữ mà Quốc văn đã mượn trong Hán văn, và những từ ngừ trong Hánvănmà Quốc văn có thể mượn thêm nữa để dùng cho rộng, cộng tất cả chừng 4 vạn điều. Ngoài ra lại có hơn 5 nghìn chữ một, là những chữ thiết dụng nhất trong Hán văn ngày nay.” [Sđd.3]. Đóng góp của "Hán Việt từ điển trong việc giải quyết những khó khăn do từ ngoại lai gốc Hán đem đến cho tiếng Việt là điều đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, sau gần ba phần tư thếkỳ cống hiến, ngày nay nó đã bộc lộ tinh bất hợp lý của một loại từ điển không thuộc vào loại hình nào cả. Bảng từ điều, từ mục dựa vào từ điển tiếng Hán để xác lập (chứ không phái đi từ việc thống kê trong tiếng Việt), nên tác giả đã đưa vào từ điển cả những từ Hán (đọc theo âm Hán Việt), chứ không phải lả từ Hán Việt. Theo chúng tôi, trong số “4 vạn điều” chi có nhiều nhất là một nừa có mặt trong tiếng Việt; trong sổ “5 nghìn chữ một” thi cũng chi có khoảng độ hơn một nữa số ấy có mặt trong tiếng Việt. Điều này đã được xác minh qua một công trình công bố năm 1991 của nhóm tác giả Hoàng Văn Hành - Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng [38]. Trước đây, một số nhà nghiên cứu cũng tường rằng tất cả những gì có trong đều là từ Hán Việt, nên có người đã viết: “Con sổ từ Hán Việt trong Hán Việt từđiển của Đào Duy Anh là bốn vạn, nhưng con số ấy là vào năm 1931, ngày nay với đà phát triển của khoa học, nhất là của các khoa học xã hội, con số ấy còn tăng lên rất nhiều. Số âm tiết tạo nên các từ này là 5000, chính vi vậy mới có những âm tiết Hán Việt không hoạt động độc lập chỉ dùng để cấu tạo những từ Hán Việt mà thôi” [83.153]. Thực ra, số lượng từ gổc Hán tăng lên trong tiếng Việt hiện đại, chủ yếu, lại nằm vào loại từ Hán Việt không mượn trực tiếp, hoặc loại gốc Hán có cải biên [Xm: 3.1.1.(2)]. Hán từ cũng không thể dùng để tra cứu một bộ phận rất quan trọng, rất đáng được chú ý trong lớp từ gốc Hán là từ phi Hán Việt [Xm: 3.1.2]. Ngoài "Hán Việt từ điển" ra, học giả Đào Duy Anh cũng đã cho xuất bản cuốn"Từ điển truyện Kiểu”[2]; ít nhiều cũng có liên quanđến đề tài chúng ta đang nghiên cứu.

Page 11: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Vào những thập niên thuộc nữa sau thế kỷ XX, Việt Nam đã có vị trí nhất định trên trường quốc tế, nhiều nước biết .đến Việt Nam, Việt Nam cũng không ngừng mở rộng giao lưu với thế giới, nhu Cầu học tập tiếng Việt tăng, do đó việc nghiên cứu tiếng Việt cũng đã phát triển mạnh mẽ cả trong và ngoài nước so với trước kia.

Vấn đề từ gốc Hán trong tiếng Việt cũng được đề cập đến, có thể kể một số trường hợp sau: Lê Ngọc Trụ (1961, 1964) lẩn lượt cho đăng lôi mượn tiêng Việt Nam [126], và xuât bảnViệt ngữ cHánh tả tự vị[125], nội dung đi vào nghiên cứu vềmặt ngữ âm của từ gốc Hán, chủ yếu là về sự chuyển hóa ngữ âm giữa từ Hán Việt và hậu Hán Việt (cách gọi của chúng tôi - LĐKh).

Nguyễn Tài Cẩn (1977, 1978, 1979, 1981, 1983, 1991,...) đã có nhiêu công trình về từ gốc Hán, trong đó cuốn Nguồn gốc vàquá trình hình thành cách đọc Hán Việt [9], với nội dung như tựa đề của cuốn sách đã nêu rõ, là một công trình đi sâu nghiên cứu vấn dề ngữ âm của từ gốc Hán, đó là một cuốn sách quý đối với giới nghiên cứu [6]. Trong cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt” [7], tác giả Nguyễn Tài cẩn cũng đã dành nhiều ý kiến cho lớp từ gốc Hán về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp. Ngoài ra, những chuyên luận, những bài viết của ông trên các báo, tạp chí đều đã đưa ra được những gợi ý cho thế hệ nghiên cứu lớp sau.

Tác giả Hồ Lê trong cuốn vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đai [71], đã đưa ra nhiều ý kiến trình bày về loại ‘‘nguyên vị tiềm tàng” (những tiếng, những yếu tố Hán Việt không độc lập) trong hoạt động cấu tạo từ tiếng Việt. Trong nhiều cuốn sách và bài viết khác, ông cũng có đề cập đến lớp từ ngoại lai này nhưng với tính chất gợi mở cho thế hệ nghiên cứu đi sau. Nguyễn Văn Tu (1978) trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt hiệnđại[132] đã dành gần một chương cho từ gốc Hán vàđã giới thiệu được những nét cơ bản thuộc về từ vựng ngữ nghĩa của loại từ này.

Nguyễn Thiện Giáp (1998) trong từ vựng học tiếng Việt [35], có giới thiệu sơ lược về từ gốc Hán. Một sổ tác giả khác cũng đã nghiên cứu từ gốc Hán theo

Page 12: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

những khía cạnh khác nhau, như: Hoàng Văn Hành (1991),PHánNgọc(1983. 1985, 1991), Nguyễn Văn KHáng (1986, 1991, 1994), Đặng Đức Siêu (1986, 1989, 1991), Đinh Trọng Lạc (1964, 1997), Củ Đình Tú (1983), Nguyễn Lân (1989) Nguyễn Như Ý (1991, 19.94), PHán Văn Các (1991), Lê Xuân Thai (1991), Nguyễn Ngọc San (1993), Xtankêvich (1991),. Trương Chính (1956, 1989), Vương Lộc (1985), Võ NhưNguyện (1972), Ngô Thanh Nhàn (1986), Nguyễn Văn Thạc (1963, 1970), Nhữ Thành (1977), Mă Kè Chẻng (1996) [177]. Cũng phải kể đến hàng loạt các bài viết trên các báo, tạp chí của các tác giả chuyên hoặc không chuyên theo xu hướng nghiên cứu ứng dụng, chẳng hạn những lỗi dùng sai vài từ Hán Việt nào đó về ngữ âm, vềngữ nghĩa, V.V..

Tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lấy lừ gốc Hán làm đối tượng như vậy, nhưng các công trinh ấy đều thiên về một mặt nào đó của từ gốc Hán, ngay xu hướng nghiên cứu cũng vậy, hoặc là nghiêng về lý thuyết hoặc nghiêng về phần ứng dụng. Chúng ta đang thiếu một công trình khảo sát toàn diện hoạt động của các đon vị gốc Hán trong tiếng Việt, và là một công trình kết hợp được cả hai xu hướng nghiên cứu, lý thuyết và ứng dụng, nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của tiếng Việt hiện đại. Hy vọng, quyển sách này có thể đỏng góp được ít nhiều vào việc thực hiện một công trình như vậy.

0.3. về nội dung, yêu cầu và cách trình bàyĐể thực hiện được mục đích như trên, trước hết cần nhận diện được các đơn vị gốc Hán. cần mô tả chứng từ đơn vị nhỏ nhất là tiếng (kể cà những tiếng tuy có nghĩa nhưng không dùng dộc lập được) đến đơn vị cố định lớn nhất dưới câu là thành ngữ, về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa,'ngữ pháp và chừng mực nào đó về tu từ. Nhàm chi ra xu hướng Việt hỏa tích cực, những hạn chế mang tính tiêu cực do những đơn vị gốc Hán gây ra, đồng thời cũng dựa trên cơ sở lý luận nêu ra một sổ kiến nghị về mặt ứng dụng, quyển sách đã đặt ra các yêu cầu như sau:

Page 13: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(1)Nó có thể dùng làm giáo trình giảng dạy cho các ngành học liên quan đến ngữ văn ở bậc đại học.

(2)Có thể chọn từng vấn đề nHánh để làm đề tài khóa luận cho sinhviên các ngành ngữ văn.

(3)Có thể dùng làm tài liệu tham khảo để biên soạn sách giáo khoa phổ thông (phần tiếng Việt)

(4)Có thể dùng làm tài liệutham khảo cho các nhà nghiên cứu tiếng Việt khi muốn tìm hiểu một cách toàn diện lớp từ vay mượn đặc biệt này.

(5)Cung cấp những gợi ý bổ sung thông tin trong các từ mục từ điển tiếng Việt, hoặc từ điển từ ngữ gổc Hán trong tiếng Việt.

(6)Tài liệu có thể giúp người Việt học tiếng Hán hiện đại (ngoại ngữ) trẤnh được lỗi.do lầm lẫn giữa một bôn là từ Hán trong tiếng Việt (từ gốc Hán) với một bên là từ Hán trong tiếng Hán; hoặc lầm lẫn giữa một bên là cách nói, cách viết trong tiếng Hán với một bên là cách nói cách viết do hiện tượng Hán. hóa về ngữ pháp sinh ra và đang bị xu hướng phảh Hán hóa thu hẹp dần phạm vi sử dụng.

(7)Góp phần giải quyết những khó khăn những mặt tiêu cực do đơn vị gốc Hán đem đến, để .từ đó có một cách nhìn tổng quát, toàn diện, chủ động sử dụng nó làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng và phong phú.

(8)Nội dung sách phải góp phần minh họa cho tính đadạng của lý luận tiếp xúc ngôn ngữ.

(9)Từ thực tiễn nghiên cứu quá trinh tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán góp phần làm sảng tỏ mội dụng hàm chứatrong khái niệm vay mượn Trong trường hợp này, thuật ngữ vaymượn bao hàm hai nội dung: một là, dưa vào những từ ngữmà ngôn ngữ dân tộc còn “ô trống ngữ nghĩa”, hai là trong hoàn cảnh bị ngôn ngữ ngoại bang lấn át thì biết tìm cách cải tạo và tiếp nhận cả những đơn vị đồng nghĩa để làm phong phú cho. ngôn ngữ dân tộc mình.

Page 14: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(10)Nâng cao thêm ý thức ngôn ngữ dân tộc: Có thể rút ra được một quy luật xã hội là, một dân tộc dù nhỏ bé với một ngôn ngữ phát hiển chưa đến mức hoàn thiện lắm, nhưng nếu có quyết tâm cao và luôn luôn có ý thức gìn giữ tiếng nói dân tộc mình, thì chẳng những không bị thế lực ngoại bang đồng hóa về mặt ngôn ngữ, mà còn có thê làm điêu ngược lại; cách thức Việt hóa các đon vị gốc Hán trong tiếng Việt là những bằng chứng cho nhận định ấy.

(11)Ngoài ra cũng phải nói đến sự đóng góp của nó đối với việc cải tiến chưomg trình giáo dục quốc văn trong tương lai.

Với phạm vi có diện rộng như vậy, quyển sách sẽ không dàn trài theo kiểu bình quân chù nghĩa, mà kế thừa một cách triệt để những thành tựu có sẵn đã dược thừa nhận, trên cơ sở đó tập trung khảo sát, mô tả những vần đề có nội dung phục vụ cho chiến lược của đề tài. về phương pháp luận khoa học chung, tác giả đã vận dụng kết hợp cả hai phương pháp nhằm bổ sung cho nhau: phương pháp mô hình hóa để lập nên những mô hình, biểu bảng, trên cơ sờ quy nạp thực' tế sinh động của tư liệu, và phương.pháp-phân tích mò hình để đi sâu lý giải một cách nhất quẤn các diễn biến của mô hình. Trong khi tiến hành phưcmg pháp này, tất yếu phải sử dụng phưorng pháp sánh đối kết hợp thống kê phân loại.

Công trình này đã sử dụng nguồn ngữ liệu thành vân trong các loại từ điển, tự điển, sách báo, tạp chí tiếng Hán và tiếng Việt. Ngoài ra cũng đã có sử dụng một ít cứ liệu ngoài phạm vi đã nêu.

Nội dung sách được trình bày theo bổ cục sau:

Chương 1.Vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán

Chương 2: Tiếng và từ đơn gốc Hán, cách thức Việt hóa

Chương 3: Từ ghép gốc Hán và cách thức Việt hóa

Chương 4: Ngữ cố định gốc Hán và cách thức Việt hóa

Chương 5: Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa

Page 15: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Một số quy ước về viết tắt và dùng ký hiệu trong sáchnày:

[ 1 ]: số thứ tự 1 ở thư mục

[ 1.22 ]: số thứ tự 1 ở thư mục, trang 22

[ Xm : 1.2.2 ] : Xem mục 1 .2.2.

[Sđd]: sách đã dẫn 

[BB- 1.2 ]: bảng (biểu) 2. thuộc chương 1

[PL: 1]: phụ lục 1

>:chuyển thành

<: chuyển từ

->: rút ra, dẫn đến, trở thành

=: như, tương đương, là, đồng nghĩa

-: biểụ cảm âm tính

+: biểu cảm dương tính

(0): sắc thái trung hòa

Bn: bút ngữ

Kn: khấu ngữ

0: không có chữ Hán

chữ Hán đọc theo âm phi Hán Việt

c: chủ ngữ

B: bổ ngữ (tân ngữ)

V: vị ngữ

Page 16: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

B A: B hạn định A

B A: B và A đẳng lập

(H): tiếng Hán

(V): tiếng Việt

PN: phương ngữ Nam bộ

PB: phương ngữ Bắc bộ

TĐH: từ điển tiếng Hán

TĐV: từ điển tiếng Việt

TĐHV: từ điển Hán Việt

TĐY: từ điến yếu tố Hán Việt

danh: danh từ

tính: tính từ

động:động từ

sách: sách vở, gọt giũa

Sơ đồ vị trí của từ vựng gốc Hán (hoặc: đơn Vị gốc Hán) trong hệ thống từ vựng tiếng Việt [BB.-O.1 Ị.

. [BB - D.1] Vị trí cỏa từ vựng gôc Hán (đơn vị gốc Hán) trong hệ thông từ vựng tiếng Việt

Page 17: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

CHƯƠNG I:

Vấn đề tiếp xúc Ngôn ngữ Việt Hán1.1. Tiếp xúcngôn ngữTheo các nhà nghiên cứu thì tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng phổ biến cho ngôn ngữ trên thế giới. Nó xuấthiện khi cóhiện tượng song ngữ hay đa ngữ do nguyên nhân địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự, hay văn hóa … Chẳng hạn:

a). Hai dân tộc với hai ngôn ngữ khác nhau, có chung biên giới, có quá trình giao lưu lâu dài trong hoạt động kinh tế (như buôn bán hao đổi hàng hóa).

b). Sự đan xen do di trú của kiều dân.

c). Sự chiếm đóng lâu dài của quân đội và các lực lượng quân sự của nước này đổi với nước kia, nhàm áp đặt một chế độ chính trị, và nhằm đồng hóa nước kia.

d). Một nước có nền văn hóa khoa học kỷ thuật sớm phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến nước chậm phát triển bằng con đường ngôn ngữ. [30. 287]

Trong bộ sách nghiên cứu gồm nhiều tập có tựa đề “Quy luật ngôn ngữ”, tác giả Hồ Lê đã viết về tiếp xúc ngôn ngữ như sau: “Tiếp xúc ngôn ngữ là tổng thể các mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ trong suốt một tiến trình lịch sử nhất định, thông qua vai trò của người song ngữ (người lưỡng ngữ), bao gồm tử các quan hệ so sánh - đối chiếu trong giai đoạn “nhận thức - tiếp xúc” đến các quan hệ tác động - chịu tác động hoặc các quan hệ tương tác giữa hai ngôn ngữ trong giai đoạn “thực hành tiếp xúc” [72. Quyển 3. 261],

Nhà nghiên cứu PHán Ngọc viết: “Sự tiếp xúc ngôn ngữ lả hiện tượng một ngôn ngữ A thay đổi cấu trúc vì tiếp xúc với ngôn ngữ B” [30.12]

Một số nhà nghiên cứu Trung Ouôc và phương Táy cho rằng cóhai kiểu tiếp xúc ngôn ngữ, gọi là: tiếp xúc tự nhiên và tiếp xúc phi tự nhiên. Tiếp xúc tựnhiên là sự tiếp xúc giữa những ngôn ngữ khác nhau xảy ra trong cùng một vùng không gian(nguyên nhân địa lý). Còn tiếp xúc phi tự nhiên là sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ khác nhau không cùng một vùng không gian(nguyên

Page 18: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

nhân văn hóa). Chẳng hạn-, ở Trung Quốc, có nơi dân tộc Hán sống xen lẫn vào vùng dân cư các dân tộc thiểu số (Người thiểu số nói tiếng Hán theo kiểu tiếng mẹ đè của mình, còn người Hán nói tiếng Hán thinh thoảng cũng chen vào những từ ngữ: trong tiếng dân tộc), và ở đó đã xảy ra hiện tượng tiếp xúc tự nhiên giữa ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Còn như trường hợp tiếp xúc của tiếng Nhật và tiếng Hán miền Bắc vào thời Tùy Đường, hoặc sự tiếp xúc giữa tiếng Nhật và tiếng Hán miền Nam vào thời Lục Triều là tiếp xúc phi tự nhiên. Vì sự tiếp xúc này không xảy ra trong cùng một không gian (không do nguyên nhân địa lý), mà xảy ra do quá trình truyền bá văn tự Hán, hoặc do việc phiên dịch thư tịch văn hiến (tức donguyên nhân văn hóa) [152. 8].

Chúng tôi tạm đưa ra ý kiến của mình như sau: Tiếp xúc ngôn ngữ là môt khái niệm dùng để chỉ sự ảnh hưởng qua lại hoặc ành hưởng một chiều giữa các ngôn ngữ mà chủ yếu là do nguyên nhân địa lý hoặc nguyên nhân văn hóa đem đến.

Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra vô cùng phức tạp trong một quãng thời gian rât dài, và vẫn còn đang tiếp diễn. Nó xảy ra hầu như do tất cả các nguyên nhân nêu trên. Tuy nhiên đứng về phía tiếng Việt, chúng ta có thể thấy có hai xu hướng chính: tiếp xúc tự giác và tiếp xúc cưỡng bức. Xu hướng thứ nhất có tính tích cực và rất phổ biến; xu hướng thứ hai có tính tiêu cực và tính cá biệt.

1.2. Vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán, nguyên nhân và hậu quả1.2.1. Chính sách xâm lược của ngườiHánDo đặc điểm về địa lý, có thể trong một chừng mực nào đó, sự giao lưu và những quan hệ hạn chế giữa cư dân Việt và Hán đã có từ thời thượngcổ. Có thể sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt bắt đầu từ thời kỳ tiền sử xa xưa ấy. Đó là nhũng ước đoẤn về những khả năng có thể xảy ra. Nhà Tần gọi vùng đất phía Nam Ngũ lĩnh đến Trung bộ Việt Nam ngày nay là “Nam Việt”. Dân cư ở đây là một bộ phận người Bách Việt lúc bấy giờ hãy còn trong trạng thái nguyên

Page 19: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

thủy, lạc hậu [158.392]. Ngay từ sau khi thống nhất giang sơn, nhà Tần luôn luôn nhòm ngó vùng đất Nam Việt. Sử sách nước ta còn ghi lại cuộc “Nam xâm” của Tần Thủy Hoàng và cái chết của tên xâm lược Đồ Thư trên đất Âu Lạc vào thời gian từ năm 207 đến 204 trước công nguyên, có thể xem đây là lần tiếp xúc lớn đầu tiên giữa người Hán và người Bách Việt. Tiếp theo đó là những đạt tiếp xúc quy mô, kéo dài ngót hàng chục thể kỷ và để lại ảnh hưởng sâu, sắc: các cuộc xâm lược và chiếm đóng liên tiếp của các triều đại phong kiến phương Bắc. Mờ đầu cho giai đoạn lịch sử đầy đau xót ấy là cuộc tấn công và thôn tính nước Au Lạc của Triệu Đà (-179). Chính quyền phong kiến xâm lược được thiết lập. Tiếp theo là chính sách thống trị khắc nghiệt của . Mã Viện, một tên trùm xâm lược xuất hiện sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Đó là chính sách thắt chặt chế độ quận huyện, chúng ra sức khai thác và vơ vét tài nguyên của thuộc địa. Một chặng đường thứ ba đáng chú ý là giai đoạn thống trị của Tùy Đường, sau khi nhà nước Vạn Xuân do Lý Bí thành lập bị thất bại. Dù ở thời điểm nào, thì bộ máy chính quyền nhà Hán ở Việt Nam vẫn là một bộ máy thống trị ngoại lai luôn luôn phục vụ cho quyền lợi kẻ xâm lược, luôn luôn tìm cách vơ vét, đàn áp bóp nghẹt tình thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Một đường lối nhất quẤncủa chúng là biến Việt Nam thành một địa phương của chúng. Do đó, việc đồng hóa dân tộc Việt Nam về văn hóa, ngôn ngữ là điều mà lúc nào chúng cũng chú ý đến [104].

1.2 2Sự chung sống của người Hán trên đất Giao ChâuNói đến chiên tranh phải nói đến những người cẩm vũ khí. Để xâm lược Việt Nam, đàn áp các phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, bọn xâm lược đã phải huy động hàng chục vạn binh lính đủ loại đến đồn trú, tuần ưa khắp nơi trên vùng đất Trấn Nam, Giao Châu thời ẩy. Có thể xem đó là số lượng đông đúc những người Hán đầu tiên sống ưên đất nước Việt Nam. Tiếp theo đó là hàng vạn người Hántràn qua biên giới theo đoàn quân xâm lược Hán, bao gồm đủ mọi tầng lớp, đến với nhiều nguyên nhân: là người nhà của bọn binh lính, bọn thương nhân, nhưng người tị nạn chính trị, những người muốn tìm đến một quê hương mới với hy vọng một sự đổi đời, V.V.. Họ được bộ máy chính quyền đô hộ hết sức khuyến khích, Vì di dân vốn

Page 20: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

là một thủ đoạn trong chính sách đô hộ lâu dài -của chúng. Những người Hán di cư cứ hết đợt này đến đợt khác thâm nhập vào các mặt hoạt động quan trọng của xã hội Việt Nam. Họ kiều trú hết đời này đến đời khác. Không thiếu những trường hợp có sự pha ưộn giữa dòng máu Hán và Việt để tạo ra một thế hệ mói, thế hệ ấy được xem là người Việt. Tình hình đan xen dân cư ưên một địa bàn cư trú như trện tất yếu có sự tiếp xúc chặt chẽ, lâu dài giữa tiếng Hán và tiếng Việt. [67] 

1.2.3. Sự truyền bá chữ Hán. tiếng và văn hoá học thuật HánNói đến văn hóa và ngôn ngữ Hán, trước tiên phải nói đến chữ Hán (iH ^). Đó là loặị văn tự (5t ?) do người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng trên 3000 năm (cũng có ý kiến nói là 5000 năm), là một trong những văn tự sớm nhất của loài người, đồng thời cũng là một trong những văn tự có số người sừ dụng đông nhất cho đến ngày nay. Nếu gạt ra ngoài những đặc điểm có tính chất tiêu cực của nó, thỉ có thể nói cống hiến của chữ Hán đối với nền vãn hiến Trung Hoa nói riêng, và vàn hoá nhân loại nói chung thật là to lớn. Ngay từ thời tiền sử, nó đã là một thứ vũ khí lợi hại trong công cuộc bành trướng thế lực về mọi phương diện của người Hán.

Chữ Hán đã giúp người Hán ghi chép được thành văn những điều mất thấy tai nghe liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc mình, ghi lại những kinh nghiệm, những phát minh, những sáng tác, V.V.. Nhờ có chữ Hán mà ngày nay người Trung Hoa có trong tay những tác phẩm có giá trị của người xưa như: Kinh thư, Kinh thi, Luận ngữ, Tả truyện, .Đường thi, Sở từ V.V.. Cũng nhờ có chữ Hán mà người Trung Hoa sớm có điều kiện góp nhặt, ghi chép được những điều liên quan đến văn họá các dân tộc khác, mỗi khi có điều kiện tiếp xúc, để làm giàu và nâng cao nền văn hoá của mình. Nhờ đo, văn hoá Hán có điều kiện sớm phát triển so với văn hoá các nước lân cận. Người Hán ngay từ thời tiền sử đã luôn luôn mở rộng bờ cõi. Địa bàn cư trú ngày càng bành trượng ra các vùng lân cận. Chữ Hán đã tạo một lợi thế lớn để người Hán chuvển tải nền văn hoá dân tộc mình đến các nước khác trong vùng, đặc biệt là các nước ờ phía Đông Bắc, Đông và phía Nam như Việt

Page 21: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Chữ Hán đển với các nước ấy vào những thời điểm khác nhau, với những lý do không hoàn toàn giống nhau, nhưng dần dần nó trở thành văn tự chính thức của nhiều dân tộc, trở thành văn tự của một vùng văn hoá-“vùng văn họá chữ Hán” [212]. Ở Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam trong nhiều thế kỷ, chữ Hán được xem là văn tự chính thống, dùng để ghi lại những văn bản thành văn, được giảng dạy trong trường học, dùng để thi cử, dùng trong đối ngoại, trong hành chính, trong sáng tác văn chưorng, V.V.. Do chỗ địa bàn sử dụng ngày càng mở rộng, trong khi chữ Hán vốn là loại văn tự được tạo ra dựa trên cơ sở chủ yếu là biểu ý chứ không phải là phiên âm, nên về sau nó trở thành loại văn tự có nhiều âm đọc. Chẳng hạn, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam, ở Nhật Bản, ở Triều Tiên không giống nhau; cách đọc chữ Hán ở những miền đất mới này cũng không còn giống cách đọc ở nơi đã sản sinh ra nó. Thậm chí ở những địa phương khác nhau trong nội bộ Trung Hoa cũng có những cách đọc khác nhau. Tình hình ấy rất đáng lưu ý trong quá trinh nghiên cứu các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại. Theo cách gọi của các nhà nghiên cứu thì ở Việt Nam có “cách đọc Hán Việt”.- Đó là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán vầ nền văn tự Hán. Người Việt Nam trước đây, trong nhiều thế hệ, qua nhiều thế kỷ đã sử dụng chữ Hán và thể “văn ngôn” (tiếng Hán cổ) như một công cụ văn hoá dân tộc. Chữ Hán dùng để ghi chép, viết lách, vì vậy những tác ;phẩm lưu lại đều bằng chữ Hán. Ngày nay, khi cần tìm hiểu các tác phẩm ấy cũng thông qua cách đọc Hán Việt. Trong kho từ vựng tiếng Việt hiện có một số lượng lớn đon vị gốc Hán, trong đó phần lớn là loại từ mà lâu nay quen gọi là từ Hán Việt. Đây là bộ phận rất quan trọng cà về sổ lượng lẫn vai trò trong vốn từ tiếng Việt.

[9]

Tiếng Việt chịu ảnh hưởng ngôn ngữ của một dân tộc có nền văn hoá phát triển hơn. Nếu trong giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán diễn ra trên đất nước Việt Nam từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt là mang tính cưỡng chế, áp đặt (dưới nhiều hình thức tinh vi

Page 22: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

khác nhau), nằm trong âm mưu đồng hoá toàn diện của bọn xâm lược Hán, thì ở giai đoạn sau từ thế kỷ X đến khoảng thế kỷ XIX tình hình có khác: Đó là giai đoạn mà trên đại thể có thể nói Việt Nam đã có độc lập tự chủ. Các triều đại phong kiến Việt Nam đang trên đường xây dựng quốc gia Đại Việt theo mô hình chế độ phong kiến Trung Quốc. Vì 'vậy, chế độ phong kiến thống trị Việt Nam nhận thấy có nhiều điều cỏ thể rút tia .được từ trong tư tưởng văn hoá học thuật Trung Hoa. Việc học tập ngôn ngữ văn tự Hán, cũng như cả nền văn chương học thuật của Trung Hoa, cỏ phần chủ động hơn, có tổ chức, có hệ thống, và có quy củ. Ngôn ngữ văn tự Hán vào tiếng Việt được chọn lọc và đi theo khuynh hướng Việt hóa trong mọi phương diện như âm, nghĩa và phạm vi sử dụng. Ở giai đoạn này, tiếng Hán được người Việt tiếp thu ở dạng ngôn ngữ viết, ở lối sách vở từ chương cổ điển. Chẳng hạn, nó chỉ dùng trong sáng tác vặn thơ, trong các văn bản có tính hành cHánh, hoặc để truyền bá học thuật, v.vv. Vì vậy, nó không xô bồ má ngược lạí đã trẤnh bớt được xu hướng lấn át và Hán hoá. Nhưng đồng thời vẫn tiếp tục tạo ra những khả năng làm tiếng Việt thêm giàu có, văn hoá Việt thêm phong phú đa dạng.

Thực ra, từ thế kỷ X, sau khi Việt Nam đã giành được độc lập thì vẫn còn những đợt tiếp xúc khác, tuy không dai dẳng như giai đoạn trước. Theo các tài liệu lịch sử thì dưới đời Lý, đời Trần và ngay cả đến cuối đời Hậu Lê vẫn có những đạt quân đội phong kiến phương Bắc ồ ạt kéo vào xâm chiếm nước ta. Dân tộc Việt Nam phải mất nhiều năm chiến đấu gian khổ hy sinh mới đuổi được chúng ra khỏi bờ cõi. Chẳng hạn bọn giặc Minh, vào khoảng đầu thế kỷ XV đã kéo sang xâm chiếm nước ta và thiết lập nên bộ mảy thống trị cực kỳ gắt gao và tàn bạo trong ngót hai chục năm trời. Trong những hoàn cảnh lịch sử như thế, chắc chắn đã có những ảnh hưởng nhất định về mặt ngôn ngữ.

1.2.4. Tỉnh thuyết phục của tiếngHán, chữ HánĐể giải thích tại sao tiếng .Hán, chữ Háh đã xâm nhập vào tiếng Việt một cách tuơng đối dễ dàng như vậy, chúng ta thử đi tim cội nguồn của chúng.

(1)Tiếng Hán, vài nét khải quát

Page 23: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tiếng Hán thuộc họ Hán Tạng. Đó là một ngôn ngữ có thanh điệu, ranh giới giữa âm tiết và hình vị thường trùng nhau. Quan hệ ngữ pháp giữa các từ được biểu thị chủ yếu bằng ừật tự ngữ pháp và những hư từ. Người ta cho ràng tiếng Hán cũng đã trải qua thời kỳ không có thanh điệu. Sự tiếp xúc giữa tiếng Hán với tiếng các dân tộc trong nước và các nước láng giềng đã đưa vào tiếng Hán nhiều từ vay mượn gốc Nam Á (trong đỏ có tiếng Việt), Tày Thái, Ấn Độ, Ba Tư, Mông cổ, Nhật Bản, v.v. Tiếng Hán có khá nhiều phtrong Hgữ. Các phưomg ngữ có sự cách biệt rất lớn về mặt ngữ âm. Vì vậy, việc giao tiếp bằng khẩu ngữ giữa các vùng phương ngữ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không tiến hành nổi. Còn về ngôn ngữ viết thì được thống nhất từ rất sớm. về sau loại này được gọi là “văn ngôn”. Nó cách biệt vởi ngôn ngữ nói, nên khoảng thế kỷ XII - XIII thể “bạch thoại” ra đời. Bạch thoại vừa là thứ ngôn ngữ văn học, lại vừa gần gũi với tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Nó được hình thành 'dựa' trên cơ sở phương ngữ Bắc. Khoảng thế kỷ XIII trở đi ngoài việc sử dụng để viết lách, ghi chép, sáng tác văn học, bạch thoại còn được dùng dưới hình thức khẩu ngữ. Dần dần được sử dụng không chỉ ở vùng phương ngữ Băc mà cả các phương ngữ khác nữa. Loại “văn nói” này được thông dụng trong giới trí thức, quan lại. Là một .thứ công cụ giao tiếp nơi công cộng, là loại ngôn ngữ được các quan sử dụng nhiều trong nói năng giao tiếp, nên nó dược người ta gọi là “quan thoại”. Quan thoại ngày càng ưở nên phổ biến được nhiều tầng lớp trong xã hội sử dụng. Đến sau cách mạng Tân Hợi thì nó thực sự đã trờ thành một thứ “tiếng phổ thông”, chính vì thế nó được xem là ngôn ngữ chính của người Trung Quốc: quốc ngữ [112.34],

Các nhà Hán ngữ học trước đây đã chia lịch sử phát triển của tiếng Hán ra thành bốn thời kỳ:

-Thời kỳ thượng cổ: từ thế kỷ III trở về trước.

-Thời kỳ trung cổ: từ thế kỷ IV đến XII (thời NamTống).

-Thời kỳ cận đại: từ thế kỷ XII đến 1840 (chiến tranh thuốc phiện).

-Thời kỳ hiện đại: thế kỷ XX, từ 1919 (phong trào NgũTứ).

Page 24: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Do những đặc điểm trên, tiếng Hán được xếpchung cùng loại hình với tiếng Việt. Và cũng chính vì thế mà tiếng Hán đã tạo được ảnh hưởng sâu sắc đối với tiếng Việt.[143]

(2)Chữ Hán, vài nét về đặc điểm và cấu tạo

Chữ Hán làloại chữ viết có nguồn gốc tượng hình duy nhất trên thể giới còn được sử dụng và phát triển cho đến ngày nay. Với tư cách là bộ phận hợp thành ngôn ngữ Hán, chữ Hán đã có những đóng góp đáng kể trong lịch sử phát triển của tiếng Hán và dân tộc Hán. Nó đã lưu giữ được những sản phẩm văn hóa, tinh thần quý giá của dân tộc Hán và các dân tộc sống lân cận trước đây nhiều chục thế kỷ cho đến tận ngày hay. Điều đó rất dễ thấy và hầu như không ai nghi ngờ gì cả.

Tuy nhiên, trên con đường hành chức của minh, chữ Hán không trẤnh khỏi những bước thăng trầm. Đặc biệt, trong vài ba thể kỷ trở lại đây, khi làn sóng văn hóa phưomg Tây tràn sang phía Đông một cách mạnh mẽ, ồ ạt, người ta có dịp sosánh chữHán với hệ thống chữ viết phiên âm đơn giản, thuận tiện và có vẻ đầy uyển chuyển của ngôn ngữ Ấn Âu, và thấy rằng, chữ Hán đã gây nhiều phiền toái cho người sử dụng nó. Điều đó, không phải chỉ dưới con mắt của người phương Tây, mà chính ngay một số người Trung Hoa cũng thấy như vậy. Có một thời, người ta đã đổ tội cho chữ Hán rằng, chính nó đã làm cho nước Trung Quốc rộng lớn phải trì trệ so với thế giới trong thời đại ngày nay, cũng giống như Nho giáo đã khiến chế độ phong kiến kéo dài dai dẳng ở Trung Hoa vậy. Vì thế, đã nhiều lần người ta muốn thay nó bằng hệ thống chữ phiên âm (như Việt Nam chúng ta đã làm đối với chữ Nôm và cả với chữ Hán). Nhưng rồi, trên con đường tìm kiếm một chân trời mới cho chữ viết của ngôn ngữ dân tộc, người Trung Hoa đã kịp phát hiện ra một vấn đề thật nan giải: xử lý như thế nào đối với kho di sản khổng lồ hiện diện khắp mọi noi, được lưu giữ bằng chữ Hán suốt từ thời thượng cổ đến nay? Không có chữ Hán, nhữngthế hệ người Trung Hoa trong tương lai sẽ bằng cách nào ‘tiếp cận và kế thừa di sản quý báu ấy? [63.93]. Cho đến nay, chữ Hán trên cơ bản vẫn tồn tại và phát triển (trừ những cải cách nhỏ, như việc giản hóa nét chữ,

Page 25: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

với tỉ lệ nhò bé so với kho chữ Hán đồ sộ). Vậy thì sức mạnh nào đã kéo dài tuổi thọ của chữ Hán? số phận của chữ Hán trong tương lai sẽ ra sao? Những câu hỏi đại loại như vậy ngày nay không phải chi dành riêng cho các nhà Hán ngữ học nói riêng, các nhà ngôn ngữ học nói chung, mà còn là những đề tài hấp dẫn của nhiều ngành khoa học khác như: khảo cổ học, xã hội học, dân tộc học, nhân loại học, mỹ học; triết học, V.V.. Đâu đó trên những giá sách người ta đã nhìn thấy những cái tựa thật ngạo nghễ, kiểu như ngạo nghễ, kiểu như (thế kỷ XXI - Thời đại chữ Hán phát huy uy lực) [212]. Có thể nói, chữ Hán không đơn thuần chỉ ià một thứ công cụ ghi chép tiếng nói như những, loại văn tự thông thường khác. Bên trong nó còn những bí mật. Nếu vén được bức màn bí mật lên, chúng ta sẽ tìm thấy những nét sâu kín của tâm hồn và trí tuệ người xưa đang ẩn nấu ở trong đó [58.24-31]. Phải chăng đó cũng là nguyên nhân tạo nên sự thu hút, tạo nên duyên nợ cho không riêng người Hán mà cho cả các dân tộc lân cận trong trường kỳ lịch sử. Điển hình, phải kể đến người Nhật, họ tình nguyện sử dụng chữ Hán sớm nhất, và cũng phản kHáng mạnh mẽ nhất, việc phế bỏ chữ Hán sau này. Nếu hiểu rõ về chữ Hán, chúng ta sẽ dễ dàng giải thích lý do tồn tại một khối lượng lớn từ gỗc Hán trong tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, V.V..

a. Khởi thủy và phái sinh

Người Hán gọi chữ viết của minh là văn tự

Văn là những chữ khởi thủy. là những chữ phái sinh. Tự được cấu tạo dựa trên cơ sở văn. Tự như là “hậu duệ” của văn. Trong “Thuyết văn giải tự”, một cuốn tựđiển cổ xưa nhất, cũng là tài liệu về văn tự học cổ xưa nhất Trung Quốc, biên soạn đầu thế kỷ II sau công nguyên, những chữ khởi thủy thống kê được là 489 và phái sinh là 7701. Những chữ khởi thủy là những chữ hình vẽ thuần túy. Hai loại của những chữ hình vẽ này là, thứ nhất, loại miêu tà trực tiếp bằng những vật thể cụ thể như mặt trời , mặt trăng, con người , cây , V.V., và thứ hai, loại của những miêu tả tưởng tượng biểu thị lối ẩn dụ những cái được biểu đạt phi vật chất như trên, dưới,.. Các chữ khởi thủy có thể nhân lên để cho ra đời các chừ phái sinh. Chữ phái sinh cũng gồm hai

Page 26: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

loại; loại thứ nhất là những tập hợp logic, tạo thành nhờ sự chắp dính nhiều cách viết khởi thủy và ý nghĩa kết họp của chúng dẫn đến ý nghĩa của tổng thể, như các chữ tín , kHán. Loại thứ hai là loại kết hợp hình thành, tạo thành nhờ cách chắp dính một chữ khởi thủy chỉ nghĩa và một cách viết khác thuần túy chỉ cách phát âm của kết hẹp. Trong những kết hợp này, cách viết chỉ ỷ nghĩa cấp cho chữ phái sinh “hình thái” theo quan điểm phân loại ngữ ngôn học của nó; người ta gọi nó là bộ thủ của chữ phái sinh; cách viết thứ hai trong cấu tạo được chì định với tư cách ngữ âm của chữ. Một số nhà Hán tự học gọi văn lã chữ độc thể, gọi tự là chữ hợp thể.

Các nhà Hán học Việt Nam, nói chung thường nhìn nhận và phân tích cấutrúc chữ Hán theo kiểu truyền thống, đi sâu vào chi tiết hơn, theo kiểu “lục thư” (A Ho : sáu cách cấu tạo, sáu phép tạo chữ Hán của Hứa Thận (tí tít) trong “Thuyết văn giải tự”, gồm :

1)Tượng hình : vẽ mô phòng các vật cụ thể:

2)Chỉ sự: ĐẤnh dẩu chỉ một khái niệm trừu tượng:

3) Hội ý : ghép những thành tố có ý nghĩa lại:

4)Hình : một thành tố chi ý với một thành tố

5)Chuyển chú: từ nghĩa chính của một chữ suy ra nghĩa tương quan:

mặt trời->ngày

mặt trăng ->tHáng

trên->lên

6)Giả tá : mượn một chữ có sẵn để thay cho từ mới xuất hiện sau:

(trường)->(trưởng)

(hảo)->(hiếu)

(hòa) -> (họa)

Page 27: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

b. Nghĩa tố trong chữ Hán

Nghĩa tố là thuật ngữ mà ở đây chúng tôi muốn chỉ thành tổ có nghĩa, thành tố mang nghĩa trong chữ Hán. Vì vậy, nó chỉ được nhắc đến khi nói về chữ phái sinh (chữ hợp thể, tự). Như đã thấy ờ trên, số lượng chữ khởi thủy rất hạn chế, trong khi nhu cầu ghi chép, nhu cầu biểu đạt của ngôn ngữ lại vô cùng lớn. Vỉ vậy, chúng phải đóng vai trò hạt nhân ngữ nghĩa để tạo ra hàng loạt chữ phái sinh. Có thể chúng kết hợp với nhau, cũng có thể thêm vào chữ khởi thủy những đồ hình' đon sơ khác, gọi là nét, theo sáu phép tạo chữ kê trên đẻ có hàng loạt chữ phái sinh. Có bảy hay tám nét cơ bản, được đặt tên theo chiều triển khai hay theo hình dẤng, bao gồm:

Chấm , ngang , sổ , phẩy , mác , hất, móc, gập . Chẳng hạn, người Hán cổ xưa đã có được một hình vẽ (mộc: cầy). Từ chữ khởi thủy ấy sẽ có được những chữ phái sinh với nghĩa liên quan đến “cây”:

□ (khẩu : miệng, mồm) là một chữ khởi thủy, nó có thể đóng vai trò bộ thủ để tạo ra loạt chữ phái sinh chỉ những hoạt động của “miệng”: (gọi), (ói), ãn), (uống), (hát), (ngậm), (nuốt), (hôn), (cắn), (chửi), V.V..

Trong hai hường hợp trên, và đã trở thành nghĩa tố của các chữ phát sinh mà chúng là thành viên. Những dân tộc có truyền thống học loại ngôn ngữ văn tự như tiếng Hán cổ thường có thói quen làm điều ngược lại với quá trình tạo chữ. Trước một chữ Hán, họ cần phân tích xem gồm bộ gì tạo nên, và cũng từ đó suy ra nghĩa của nó trước khi biết âm đọc. Hình, nghĩa, âm là ba yếu tố không thể thiếu khi cần học một chữ Hán. Nếu xếp theo thứ tự thời gian thì trình tự học một chữ Hán sẽ là học viết, học nghĩa và học phát âm.

Trong một báo cáo khoa học ở hội nghị quốc tế “Tiếng Việt cho người nước ngoài ”tổ chức tại Trường đại học tổng hợp Thành phổ Hồ Chí Minh, năm 1994, một người Nhật Bản đã viết’ “Nền giáo đục Nhật Bán rất coi trọng mặt thị -giác. Trong giáo trình môn vàn ờ cấp 1 (từ lớp 1 đến lớp 6), học sinh phải hoc và nhớ 1006 chữ Hán. So với chữ La tinh thì chữ Hánrất phức tạp. Tôi lấy ví dụ: 3 chữ X, X có nghĩa khác nhau, 3 chữ n, cũng vậy. Tôi nghĩ trong quá

Page 28: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

trình học tập 1006 chữ Hán, thị giác của học sinh Nhật được phát triển ( .). So với người Việt Nam học qua đường thính giác, người Nhật học qua đường thị giác, do đó khi nhó từ tiếng Việt, sinh viên Nhật nhớ từng đơn vị chữ viết, chứ không phải nhớ từng đơn vị ngữ âm. Theo tôi điều tra, sinh viên Nhật nhớ từqua là q-u-a-hòi, hoặc“hỏitrên a, q-u-a’’.Như vậy khi học tiếng Việt,

sinh viên Nhật suy nghĩ là từ đó có những chữ gì, có ký hiệu gì. Họ để ý “phải viết như thế nào”. (...) Hồi mới qua, tôi chưa phân biệt được e và é, nên thường bị người nghe cười: “Anh quen khí hậu Việt Nam chưa?”, tôi trả lời: “Quên rồi!”. Nhưng khi viết thì tôi vẫn có thể phân biệt được” [103.165],

Còn đây là cảm nghĩ của một nhà Đông phương học người phương Tây: “Cái quyến rũ trong một văn bản chữ Hán là những hình ảnh ngữ nghĩa thực sự, mạnh mẽ hơn rất nhiều so với bất kỳ một ngôn ngữ nào khác vì liên hệ ý nghĩa các từ - các cách viêt đã được xây dựng trong một sự minh triết toàn hảo.” [137.291].

Hình ảnh của nêu ở trên đã tạo một sự quy chiểu với thế giới hiện thực, rất có lợi cho việc nhớ nghĩa chữ. Giá trị đó nói chung cũng sẽ không mất đi khi chúng tham gia tạo chữ phái sinh.

Những chữ Hán sau đây có chung cách phát âm. nhưng nghĩa khác nhau, thậm chí có trường hợp trái nghĩa: Nếu cảm nhận chúng một cách cô lập bằng âm thanhmíng (minh) thi khó lòng phân biệt nghĩa. Nhưng nếu cảmnhận bằng thị giác thì cầc nghĩa tố ,sẽ giúp ta được nhiều hơn. Các bộ thủ sẽ gợi ý về mặt nghĩa. Chính vì vậy, khi nói năng nếu gặp trường hợp đồng âm ấy, giữa người nói và người nghe thường phải chêm vào những câu hỏi lời đáp phụ ngoài nội dung cuộc thoại. Những câu hỏi đáp chêm vào nhằm mục đích xác định nghĩa. Đại khái như: “minh bộ khẩu hay minh bộ kim?" hoặc "’mình bộ nhật hay bộ mậtV.V..

Điều gì sẽ xảy ra cho tiếng Hán khi thay bốn chữ Hán trên bằng một ký hiệu phiên âm /mỉng/? Điều gì sẽ xảy ra cho tiếng Việt, khi những từ Hán ấy có trong danh sách những từ đơn Hán Việt?

Page 29: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Giới Hán ngữ học Trung quốc, hầu hết đều xem “tự”:, tức chữ Hán, nới chung, như. một đơn vị khởi đầu, như là xuất phát điềm để từ đó tìm hiểu về ngữ nghĩa, về ngữ âm, về ngữ pháp, về phong cách, V.V.. Không hiểu về chữ Hán, thì cũng chẳng bao giờ có thể mờ được cẤnh cửa để đi vào vói tiếng Hán, văn hoá Hán. Không hiểu về chữ Hán thì cũng chẳng bao giờ hiểu được sâu sẳc những gì có liên quan đến tiếng Hán. Muốn biết tại sao hàng loạt từ Hán cắm sâu rễ vào trong tiếng Việt, phải bắt đầu từ chữ Hán vì chúng là những người lính tiền tiêu đi đến đâu thì đóng cột mốc đến đố. Chúng là những công cụ hữu dụng để truyền bá tiếng Hán, đặc biệt là ngôn ngữ văn tự Hán.

Khi tìm hiểu về lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt, chúng tôi cũng phải đi ngược dòngthời gian cùng với chữ Hán, phải tìm được đáp Ấn cho những câu hỏi như: chữ Hán truyền vào Việt Nam từ lúc nào? Truyền như thể nào? Nguyên nhân nào đã dẫn đến các đợt truyền bá chữ Hán ấy? Sự bắt đầu, quá trình phát triển, và sự kết thúc như thế nào ? Đặc điểm nào đem đến sự trường thọ và sức lan tỏa cho chữ Hán?, V.V..

Dựa vào thành tựu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng như quá trình tìm tòi của bản thân, chúng tôi muốn hệ thống hóa các bước xâm nhập của chữ Hán vào tiếng Việt, những đặc điểm cấu tạo của chúng để làm cơ ;SỚ cho việc tìm hiểu lớp từ ngoại lai gốc Hán trong tiếng Việt sau này.

(3) Những chặng đường xăm nhập của chữ Hán vào Việt Nam

Qua những thư tịch cổ, những truyền thuyết, cỏ thể đoẤn biết là vào thòi Xuân Thu, Chiến Quốc, Tây Chu, và có thể còn cổ xưa hơn nữa, vùng Trung Nguyên Trung Quốc đã có quan hệ trực tiếp hoặc giẤn tiếp với vùng đất, con người Giao Chỉ Slh ) ở phía Nam. Những di chì khảo cổ cung chứng minh răng tổ tiên người Hán và người Việt đã có sự tiếp xúc rấi sớm. Sau khi đế quốc Tần Hán bành trưởng đến vùng “Nam Việt” cách gọi trong các sách viết bằng chữ Hán của người Trung Quốc), thì chữ Hán cùng với kỹ thuật sận xuất và lễ nghi văn

Page 30: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

hóa của vùng Trung Nguyên - bắt đầu truyền bá vào vùng lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Theo ghi chép của Sử ký Việt liệt truyện thì, năm 213 trước công nguyên sau khi bình định vả thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đã chú ý đến dải đất phía Nam với các địa danh như Quế Lâm Nam Hải , Tượng Quận . Cuối Tần, Triệu Đà thừa cơ thiên hạ đại loạn đà xưng vương và cai trị vùng đất này. Theo ghi chép trong cuốn "Việt giám thông khảo tổng luận” thì Triệu

Đà được mô tả như một nhân vật tài ba xuất chúng, văn võ kiêm toàn biết “dùng thi thư dể làm thay đổi tập tục trong nước, dùng nhân nghĩa để thu phục lòng người”- Năm 112 trước công nguyên, Hán Vũ Đếđã thiết lập 9 quận ở “Nam Việt” trực thuộc chính phù trung ương. Ba trong số chín quận ấy là Giao Chiỉ, Cửu Chân và Nhật Nam thuộc vùng đất miền Bắc và miền Trung Việt Nam hiện nay [67.47], Trong Hậu Hán thư in (trích lại [158.292]) những dòng lịch sử ghi lại bằng chữ Hán ấy đã cung cấp cho chúng ta các thông tin sau: Từ trước công nguyên đã có người Hán (“Trung Quốc tội nhân”) sống xen lẫn vào trong cư dân vùng Giao Chỉ (tức tổ tiên người Việt Nam ngày nay). Các ngôn ngữ (ít nhất cũng phải có tiếng Hán cổ, tiếng Việt cổ) bất đồng, phải dịch thì mới hiểu. Mục đích của việc cho ngựời Hán sống xen lẫn với “người Giao Chi” là làm thay đổi dần ngôn ngữ và những tập tục văn hóa của người địa phương. Trong một số sách sử khác do người Hán ghi lại hay người “An Nam” thời ấy ghi lại, chẳng hạn ký Nam (An Nam chí lược) của , đều đã phản Ấnh một nội dung óc công hoạt động của các quan cai trị trên đất Giao Chỉ, Cửu Chân, đại Thủyloai như là: phổ biến canh tác, cách làm giày, làm mũ, phổ biểncác địacác tục lệ hôn nhân, mớ trường dạy chữ, hướng dẫn các lễ nghi,V.V..

Mối liên hệ giữa vùng Trung Nguyên với vùng Giao Chỉ, " Cừu Chân từ đó ngày càng chặt chẽ. Dân di cư đến vùng đất võ kê phía Nam ngày càng đông. Đó là nguyên nhân tạo nên giai đoạn tiếp xúc sơ kỳ giữa ngôn ngữ và văn hóa Hán cô với ngôn ngữ và văn hóa Việt cổ. Trong mối quan hệ này có một điểm cần được lưu ý là: vào thời ấy tiếng Việt cổ có lẽ chưa có chữ viết hoặc đang trong thời kì “tiền văn tự”, còn tiếng Hán đã có một hệ thống văn

Page 31: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

tự khá hoàn chỉnh và phong phú đủ để làm công cụ ghi chép ngôn ngữ Hán. Một chứng cứ cho giai đoạn tiếp xúc sơ kỳ ấy là trong tiếng Việt còn giữ lại một số từ mượn trong tiếng Hán cổ (còn giữ được âm đọc Hán cổ). Tuy số lượng ít ỏi, không thành hệ thống, nhưng cũng nhờ đó chúng ta biêt được ghi lại truyên bá chữ Hán, tiêng Hán ở thời kỳ này chỉ là bước sơ khởi, rời rạc, ảnh hường đối với xã hội Việt Nam còn hạn chế. Những từ vay mượn này được giới Việt ngữ học gọi là từ Cổ Hán ngữ tá dụng, cổ Hán Việt hoặc tiền Hán Việt

Vào thời Đông Hán một viên quan người Hán có tên là Sĩ Nhiếpđược phái đến làm. chức thái thú) cai trị vùng Giao Chỉ. Theo sử sách của người Hán ghi lại, thì Nhiếp là một người có học vấn uyên thâm và giỏi việc cai trị, và

(trích lại [158]), đại ý: “trong hơn hai mươi năm, có lúc đại loạn, vẫn giữ gìn bờ cõi bình an, dân không bị thất nghiệp...”. Và còn nữa, Nhiêp đã làm những việc như mớ trường học nơi bàn xứ, phát triển giáo dục, dạy “Tử thư”, “Ngũ kinh”, “Bách gia chư tử”, dạy chính trị, y học; dạy kinh truyện, phiên dịch âm nghĩa, V.V.. Cũng theo sử sách ghi lại thì Sĩ Nhiếp được người bản xử phong danh hiệu "Nam giao học nhờ có công mở mang việc truyền bá văn hóa Hán. Loại bỏ ý đồ chính trị ra một bên, qua đây chúng ta có thê thấy ờ thời kỳ này tiếng Hán và chữ Hán đã được ứng dụng tương đối rộng so với thời kỳ trước.

Theo sử sách, cuối đời Đông Hán, vùng Trung Nguyên loạn lạc, còn ở vùng Giao Châu thì vẫn yên ổn, vì vậy người Hán, từ thường dân cho đến quan lớn, lũ lượt kéo nhau sang tị nạn. Trong số ẩy có rẩt nhiều sĩ phu và học giả nổi tiếng. Nhiều người đã định cư tại miền đất mới này. Rồi mờ trường dạy học, truyền thụ kinh thư, viết sách lập thuyết, truyền bá rộng rãi nền văn hóa Trung Nguyên, đề xướng lễ nghi phong tục Trung Nguyên. Nội dung giảng dạy là “Lão tử”, “Luận ngữ”, “Quốc ngữ” V.V..

Vào triều đại Tùy Đường (khoảng 581 - 907) , vương triều phong kiến Trung Quốc thực hành chế độ khoa cử ở vùng Giao Chỉ, nhằm tuyển chọn và đào tạo lớp Nho sinh quan lại. Vua Đường cho mờ trường học ở “An Nam” để

Page 32: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

truyền bá Nho giáo, Đạo giáo, thông qua các kỳ thi tuyển tiến sĩ để chọn nhân tài. Hàng năm, các sĩ tử vùng “An Nam” cũng giống như Lĩnh Nam, Quế Phủ, Phúc Kiến đều phải về kinh đô Trường An để ứng thí- Đôi khi có đạt tuyển (An nam nhân) vào cung làm quan, hoặc làm quan bản xứ. Chế độ khoa cử ẩy đã kích thích sự học hành dồi mài kinh sử của nhiều thế hệ trong thời đại ấy. Có nhiều người Việt tinh thông chữ Hán trờ thanh Nho sĩ. có người làm đến chức quan tể tướng .Nho sĩ, Nho sinh là lực lượng truyền bá chữ Hán tích cực nhất, do nhu cầu tiếp thu văn hỏa Hán, chù yếu là Nho học. Do chế độ khoa cử như vừa nêu ừên, việc học và dạy chữ Hán đã trở thành nhu cầu thực sự trên vùng đất Giao Chỉ. Chữ Hán từ chỗ chi bó hẹp trong phạm vi sử dụng của tầng lớp sĩ đại phu và quan trường, đã dần dần mở rộng ra tro.ng dân gian. Cũng bẳt đầu từ đây chữ Hán cùng với Nho giáo đã cắm rễ xuống vùng đất phía Nam này. Nó trở thành chữ viết chính thức của toàn bộ cư dân sống trên đất Giao Chi. Trên đất Giao Chỉ thời kỳ này đã có hiện tượng song ngữ, vừa sử dụng tiếng Việt,vừa sử dụng tiếng Hán. Nhưng chì có chừ Hán là chữ viết được sử dụng chính thức. Vì vậy, đứng về mặt lý luận tiếp xúc ngôn ngữ mà nói, thì đây là đợt tiếp xúc quan trọng nhất giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Nó tạo một dấu ấn sâu sắc nhất trong suốt quá trình lịch sử phát triển của tiếng Việt cho đến tận ngày nay. Kết quả của đợt tiếp xúc này là tiếng Việt đã thu nhận vào hệ thống từ vựng của mình một loạt lừ chữ Hán (tạm gọi như vậy) có số lượng lớn, có phạm vi và nội dung tưcmg đối toàn diện, và có hệ thống, về âm đọc thì các từ chữ Hán này cho đến nay vẫn có quan hệ đối ứng chặt chẽ và có tính hệ thống so với âm hệ “thiết vận” thời Tùy. Các nhà Việt ngữ học gọi lớp từ này là từ HánViệt.

Từ sau năm 939, Việt Nam về cơ bản đã thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Điều kiện tiếp xúc tự nhiên giữa người Việt và người Hán đã không còn như trước đó nữa. Tuy nhiên, không vì thế mà ảnh hưởng văn hóa Hán giàm đi. Trái lại, vai trò của ngôn ngừ văn tự Hán, của chữ Hán ngày càng được củng cố và phát triển.. Bắt đầu từ năm 1075, vua triều Lý mở khoa thi tuyển người vào triều làm quan. Nội đung thi cử vẫn là Hán học, Nho

Page 33: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

học. Vì thế chữHán luôn luôn được coi trọng. Nền giáo dục lấy Hán học làm chính ngày càng được chú ý. Năm 1253, vua Trần Thái Tông lập ra Quốc học viện tôn thờ Khổng Tử và các bậc hiền nhân Trung Quốc, chiêu tập Nho sĩ, giảng “Tứ thư”, “Ngũ kinh”, V.V.. Năm 1397, vua Trần Thuận Tông ban bốnhiều chính sách chiêu hiền đãi sĩ và khuyến khích việc học, có chế độ ưu đãi đối với Nho sĩ. Vì vậy vào thời kỳ cuối triều Trần, Nho sinh trở thành tầng lớp có the lực trọng xã hội. Giai cấp phong kiến thống trị người Việt luôn luôn coi trọng văn hóa Hán. Ngồn ngữ văn tự Hán luôn luôn dược xem là ngộn ngữ quan phương. Chữ Hán như là một công cụ cực kỳ- quan trọng để ban bố sắc lệnh, truyền bá tư tường, truyền đạt tin tức. Trí thức dùng chữ Hán để làm thơ, viết sách. Ở nông thôn thì mở trường tư thục dạy chữ Hán. Vào đời Lý, ngựời ta chế ra được bản khắc gỗ, việc truyền bá chữ Hán càng trở nên thuận tiện. Phạm ví sử dụng chữ Hán ngày càng được mở rộng: Chữ Hán đã thúc đẩy nềnvăn học cổ điển Việt Nam phát triển và đạt được thành tựu to lớn.

1.3 Từ vựng ngoại lai và những hình thức vai mượn1.3.1. Từ vựng ngoạilai và từ vựng ngoại gốc Hán trongtiếng ViệtTừ vựng ngoại lai là lớp từ vựng vạy mượn từ một ngôn ngữ khác để bổ sung và làm phong phú thêm cho ngôn ngữ dân tộc. Khái niệm từ ngoại lai đối lập vớicó,từ hàn ngữ. Từ vốn có là từ có sẵn trong ngồn ngữ của một dân tộc trong quá trình sử dụng ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, suốt cả một thời gian dài trong lịch sử nhân loại trước đây khi chưa có ngôn ngữ học, khi chưa có từ nguyên học, thì việc chỉ ra những từ hảo là từ vốn có trong một ngôn ngữ là việc rất khó khăn. Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu thì việc nghiên cửu từ vốn có và từ ngoại lai trong một sổ ngôn ngữ Ấn Âu tuông đối tốt, tiếng Anh chẳng hạn. Còn các ngôn ngừ phương Đông, kể cả những ngôn ngữ lởn như tiếng Hán, thì vấn đề nảy vẫn chưa được nghiên cứu một cách thích đáng, Trong một ngôn ngữ, rút cuộc nào Là từ vốn có, từ nào là từ ngoại lai, không phải đã được nghiên cứu đúng mực. vấn đề đặt ra là tiêu chuẩn xác định thể nào ỉầ từ vốn có, thể nào là từ ngoại lai? Quả thật không mấy đơn giản.- Một số nhà ngôn ngữ cho rằng cần có một giới thuyêt cho từ ngoại lai, và như thế khi đã nhận ra tử ngoại lai thì tất nhiên sẽ nhận ra từ vốn có. Nghĩạ là cần

Page 34: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

phải có một ranh giới cho từ ngoại lai và từ vốn có. Thực ra, cho dử có một tiêu chuẩn nào đó thi trong nhiều trường hợp cũng khó phân biệt rạch ròi. Ví dụ như từ lại an (cách mạng) trong tiếng Hán là từ mượn; từ tiếng Nhật, nhưng lại là những từ mà trước đây tiếng Nhật mượn từ tiếng Hán, có điều là người Nhật đã biết dùng từ cũ để dịch nghĩa mới, người ta đùng nó để dịch trực tiếp từ “revolution”trong tiếng Anh. Vả lại, và op là những từ cổ trong tiếng Hán, là những ngữ tố'(từ tố, hình vị) trong tiếng Hán hiện đại. kết hợp lại mà có. Vậy, đối với tiếng Hán có xem là từ ngoại lai hay không? Hay là từ vốn có? Tiếng Nhật dùng chữ Hán để tự tạo ra hoặc dịch những từ ngữ Ẩn Âu (chủ yểu là tiếng Anh), sau đó tiếng Hản mượn trở lại, số lượng cũng rất lớn. Nếu không phải trong thời hiện đại (khi mà ngành ngôn ngữ học đã phát triển, các nhà ngôn ngữ học đã chú ý nghiên cứu) thì khó có ai lại nghĩ rằng đó là từ vay mượn từ tiếng Nhật. Trong hệ thống từ vựng tịểng Việt cũng có trường họfp một từ Việt cổ được tiếng Hán vay mượn và Hán hóa, định hình hóa (ghi lại bằng chữ Hán), sau đó lại vào tiếng Việt với âm Hán Việt. Ví dụ:

Vậy thì khương,nỗ, giang có phải là từ vay mượn không, có phải là từ ngoại lai hay không, đó là vấp đề cần được xem xét lại.

Từ, nếu đùng văn tự để ghi. lại thì sẽ gồm ba phương diện: âm, nghĩa và hình. Những từ vay mượn hình thức trong các ngôn ngữẤn Âu lại thêm một cảnh tượng nữa: vì vốn dùng những chữ khác nhau, hoặc chữ cái giống nhau nhưng phát âm khác nhau, nên tạo ra cho từ vay mượn hình thức khác xa từ vốn có trong ngôn ngữ dân tộc. và có thổ nhận ra ngay đó là từ ngoại lai, ví dụ như, tiếng Anh đã mượn nguyên xi của tiếng Pháp cách viết của từ “ballet” (vũ ba lê), “resume” (trích yếu), coup détat (vũ trang đảo chính) V.V..

Mặt khác, cho ràng, chi có từ mượn âm mới là từ ngoại lai thì lại nảy sinh ra vấn đề lớn khác, chẳng hạn như tiếng Hán khi mượn theo lối dịch âm của một từ ngoại quôc thì phải ghi lại bằng chữ Hán, mà chữ Hán thì bản thân đều hàm nghĩa của từ Hán, nên người ta vẫn nghĩ đến nghĩa Hán trong những từ chỉ đơn thuần mượn theo lối. dịch âm. Ví dụ, chữ trong từ là dịch

Page 35: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

âm từ tiếng Anh “tire” (hoặc tyre) /taio/, chi vỏ xe hoặc ruột xe (săm, lốp), không liên quan gì đến chữ nghĩa là‘ắbào thai”trong tiếng Hán. Nhưng yì dùng chữ Hán đểghi lại từ dịch âm nên khiến người -ta bối rối khó nhận ra. Trường hợp này, nếu không phải là nhà ngôn ngữ chuyên nghiên cứu về vấn đề này, hoặc vào một thòi kỳ xa xưa nào dó khi mà ngôn ngữ học chưa phát triển, thì khó mà biết được đâu là từ vốn có, đâu là tử ngoại lai.

Việc mượn từ theo lối dịch âm giữa các ngôn ngữ Ấn Ẳu lại có tình hình như sau. Vì trong các ngôn ngữ Ấn Âu có rất nhiều từ hoặc từ tổ mang tính quốc tế, nên việc dịch âm hay vay mượn hình thức không có gì khác nhau lắm giữa ngôn ngừ di mượn và ngôn ngữ cho mượn, Rất khó nhận ra. Ví dụ các từ 

tiếng Anh. như: drama (hý kịch), democracy (dân chù), philosophy (triết học), civil (dân sự), pedagogy (giáo học pháp), v.v. đều là dịch âm từ hoặc từ căn mang tính quốc tế trong ngôn ngữ Hy Lạp hoặc Latinh.

Một số nhà ngôn ngữ học đề nghị nên có một tiêu chuẩn và sự phân loại tương đổi “mem” cho từ ngoại lai. Điều cơ bản cần đến sự có mặt của từ ngoại lai trong tiếng mẹ đẻ là “nghĩa”. Cái thứ “nghĩa” mà tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc chưa có ờ dạng tù vựng hoá (hoặc có nhưng mơ hồ, không rõ ràng) nhằm làm phong phú khả năng diễn đạt của ngôn ngữ dân tộc, thúc đẩy xã hội phát triển. Thu nạp từ ngoại lai có nghĩa là hấp thu bản chẩt của nó. Chỉ cần tứ ngoại quốc có cái “nghĩa” mà từ dân tộc chưa có, thì lập tức đón nhận và sử dụng chúng , và đó là từ ngoại lai. Thông thường, người ta tiếp nhận từ ngoại lai theo những phương thức sau (cũng có thể gọi là những loại, nếu cần phân loại) mượn âm và mượn hình, mượn âm không mượn hình, mượn hình không mượn âm, không mượn âm không mượn hình.

(1) Mượn âm và mượn hình. Đây là phương thức phổ biến, từ ngoại lai mượn theo phương thức này cũng rất điển hình. Thử xem lại vài ví dụ quen thuộc mà tiếng Anh mượn từ tiếng Pháp sau đây: ballet (vũ bale), bouquet (bó hoa), chaufeur (tài xế), regime (chế độ), (dĩ nhiên là từ ngoại lai bao giờ cũng có xu hướng bị đồng hóa, bàn ngữ hóa)

Page 36: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Có một số từ vừa mựợn âm vừa mượn hình, nhưng ậm thì giống với cách phát âm của tiếng mẹ đẻ, còn hình thi có sửa đôi một chút, làm cho người ta cảm thấy giống với hình thức của tiếng mẹ đẻ. Trước kia, khi chưa có chữ quốc ngữ, thì hầu hểt từ vay mượn Hán trong tiếng Việt đều thuộc loại này.

(2) Mượn âm khống mượn hình. Loại từ ngoại lai này cũng tương đối điển hình. Nó nảy sinh giữa các ngôn ngữ mà một bên thì sử dụng văn tự biểu âm, một bên thì dùng văn tự biểu ý, hoặc cùng loại hỉnh vàn tự nhưng hình thể chữ viết thì khác nhau xa. Đó là trường hợp tiếng Anh vay mượn từ trong ngôn ngữ Hy Lạp, Nga, Ả Rập, v.v.. Ví dụ từ "tea"trong tiếng Anh là mượn âm của từ trong tiếng Hán (đọc theo âm Phúc Kiến, Quảng Đông), mà không mượn hình thể chữ; còn từhoặc(sahoàng) của tiếng Anh phiên âm từ lừ "trong tiếngNga, mà không mượn hình thể chữ viết của nó. Phương thức mượn ẫm không mượn hình này thể hiện rõ nhất khi có tiếp xúc giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ “phi Hán tự” khác. Lối mượn từ theo kiểu phiên âm này rẩt bất tiện đối với tiếng Hán [61], bởi vì chữ Hán là văn tự biểu ý, văn tự ghi âm tiết. Tuy nhiên, trên đại thể, vẫn có thể chia thành loại biểu đạt ý nghĩa và loại không như thế. Lại có một loại trung gian nữa, cũng khó bề nẳm bắt. Loại không biểu đạt ý nghĩa thì dịch những chữ mà theo đặc điểm của chữ Hán, khó có khả năng kết hợp thành một ý nghĩa nào đó. Ví dụ dùng để dịch âm gas trong tiếng Anh, hoặcđể dịch coffee của tiếng Anh, thì dịch từ guitar. Loại có khả năng biểu đạt ý nghĩa, dùng để dịch những từ mà theo đặc điểm tiếng Hán dễ kết hợp thành một ý nghĩa gì đó. Loại ý nghĩa này đôi khi có chút liên quan đến nghĩa của từ ngoại lai đang cần vay mượn, cũng có thể chăng hề có liên quan gì về ý nghĩa cả. Trường hợp thứ nhất người ta thường gọi là dịch kiêm ý”. Trường hợp thứ h*ai là một kiểu chơi chữ, ví dụ như từ “vertus” (thần tình yêu) trong tiếng Anh được dịch ra tiếng Hán lànà Có khi trong lúc dịch,

người ta cũng lợi dụng để thể hiện một chút sắc thái tình cảm. Phần lớn có biểu cảm dương tính. Ví dụ như:

Page 37: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Coca-cola trong tiếng Anh, dịch là (ngon miệng vui vẻ). Pepsỉ-cola trong tiếng Anh, dịch là (trăm sự vui vẻ). Trong khi cả hai loại nhãn hiệu không hề có

Những từ mượn của tiếng Hán trong tiếng Việt hiện nay đều không mượn hình, chỉ mượn âm nhưng mức độ có khác nhau; chẳng hạn trong .tiếng Hán giống cung trong tiếng Việt, trong tiếng Hán, gần giống chú ý trong tiếng Việt; tiếng hán gần giống khổ trong tiếng Việt, V.V..

Ở Việt Nam, trong vài ba thập niên trờ lại đây, khi nghiên cứu về quá trình tiếp xúc Việt Hán, người ta cũng đã. phát hiện ra một số từ Hán mượn tiếng Việt theo kiểu này. Trần Quốc Vượng gọi là từ Việt Hán, [142.481]. Từ những từ Hán Việt ông đã phục nguyên từ Việt mà vào thời xa xưa tiếng Hán đã mượn rồi đem “chữ nghĩa hóa” (cách nói của Trần Quốc Vượng), sau đó tiếng Việt lại sử dụng như một loại từ vay mượn. Tác giả Nguyễn Tài cẩn [9.26] cũng đưa ra một số ví dụ có tính gợi ý, như muốn vạch một hướng nghiên cứu. Chẳng hạn;

Một số từ ngữ về lịch sử, được nhà sử học Trần Quốc Vượng quan tâm, theo ông thì:

(3)Mượn hình không mượn âm. Phương thức vay mượn này khá phổ biến, và là điển hình ở “vùng văn hóa chữ Hán”, “vùng Hán hóa”. Đáng chú ý là hiện tượng tiếng Hán vay mượn lớp “từ Hán Nhật” (các nhà Nhật Bản học của Trung Quốc gọi là Nhật ngữ Hán tự từ) trong tiếng Nhật. Tiếng Nhật xưa nay rất nhạy bén, rất khéo léo trong việc tiếp thu từ ngừ nước ngoài, về hình thức viết, tiếng Nhật đă chọn chữ Hán làm nền tảng. Vì thế trong tiếng Nhật có rất nhiều từ ngữ dùng chữ Hán hoặc tổ hợp chữ Hán để dịch các từ ngữ ngoại quốc. Người Nhật đã tỏ ra rất nHánh nhạy trong việc tịếp thu tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến trong đủ mọi lĩnh vực của người phương Tây, họ sử dụng chữ Hán để dịch hàng loạt các từ ngữ trong ngôn ngữ Ấn Âu sang tiếng Nhật, về việc này thì chính người Trung Quốc, cha đẻ của chữ Hán cũng phải đứng lùi ra phía sau. Và rồi, tiếng Hán đã phải vay mượn trực tiếp nhũng từ đó qua con đường chữ Hán. Đáng ngạc nhiên là, lóp từ ngoại lai Nhật Hán ấy

Page 38: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

lại có đến hàng ngàn hàng vạn, chứ không phải chì có vài ba trăm từ [162.358].

Nói chung, khi đă hòa nhập vào tiếng Hán, rất khó nhận "biết đó là những từ Nhật, về mặt ngữ âm thì những từ Hán Nhật này hầu hết cỏ cách đọc khác hẳn với cách đọc chữ Hán trong tiếng Hán. Nhưng khi đã trở thành từ ngoại lai Nhật Hán thì chúng hoàn toàn-tuân theo cách đọc chữ Hán trong tiếng Hán. Lớp từ Nhật Hán này dã xâm nhập vào trong lời ăn tiếng nói của người Trung Quốc, trên đủ mọi lãnh vực của cuộc sống và sinh hoạt xã hội, chủng đã trở thành thành tố rất quan trọng không thể nào thiếu được trong kho từ .vựng tiếng Hán ngày nay. Kiểu vay mượn mày dường như không xảy ra trong quá trình tiếng Việt vay mượn từ Hán.

(4)Không mượn âm không mượn hình.

Phương thức này chỉ mượn nghĩa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, không nên xem trường hợp này là từ ngoại lai. Kiểu dịch từ ngữ nước ngoài như thế này gọi là cách “dịch nghĩa”. Lối dịch nghĩa này tiếng Hán thường hay sử dụng khi tiếp xúc với những ngôn ngữ “phi Hán tự”.

Trước đây có rất nhiều từ phiên âm, sau này biến thành tii dịch nghĩa. Ví dụ:

Phương thức dịch nghĩa còn cỏ thể có hai cách, một là dịch trực tiếp, hai là dịch giẤn tiếp, phải suy luận.

Hình thức vay mượn từ ngữ Hán theo kiểu đổi dịch như trên cũng rất phổ biển trong tiếng Việt. Ví dụ:

(5) Hỗn hợp. Ngoài bốn phương thức trên còn một cách dịch hỗn hợp, vừa phiên âm, vừa dịch nghĩa. Có khi vừa dịch âm vừa thêm phần giải thích. Đó là trường họp tiếng Hán dịch những từ ngữ trong ngôn ngữ Ẩn Âu. Ví dụ cụm từ “chủ nghĩa lãng mạn” có nguồn gốc từ “”trongđó phiên âm “ romantic”, ít là dịch nghĩa của ”. Còn từ “beer” (bia) trong tiếng Anh được phiên âm là và thêm phần chú thích nghĩa phía sau tửu: rượu, thành

Page 39: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Phương thức này cũng được sử dụng rộng rãi trong quá trình vay mượn của tiếng Việt, bất kể ngôn ngữ cho mượn thuộc loại hình nào. Những từ như quán bar, xe ca, nhà ga, sa hoàng, v.v. lả sản phẩm của quá trình vay mượn ngôn ngữ phương Tây,

mượn từ bar, car (tiếng Anh), gare(tiếng Pháp), (từ này mượn qua tiếng Hán, nhưng tiếng Hán cũng mưọn theo phương thức ấy). Đối với các từ ngữ mượn từ tiếng Hán thihình thức này đã thể hiện một xu hướng Việt hóa tích cực. Nó mượn từ xuất phát từ nhu cầu bổ sung nghĩa cho từ mượn, góp phần giãi kéo dài tr quyết hiện tượng tối nghĩa đã và đang tồn tại trong lớp từ Hán điếm dìm; Việt. Vì thế phạm vi của chủng ngày càng mờ rộng, số lượng sức đa dại ngày càng gia tăng. Ví dụ:

từ gốc Hán trong tiếng Việt là từ ngoại lai vay mượn từ tiếng Hán, có số lượng rất lớn. Quá trinh vay mượn này, góp phần giàị kéo dài trong suốt trên hai mươi thế kỷ và hầu như không có trong lớp từ Hái điểm dừng lại. Nó diễn ra trong những hoàn cảnh tiếp xúc hết rộng, số lượng sức đa dạng và phức tạp.

1.3.2. Từ gốcHán trong Việt, từ góc lịchsửTừ gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại, theo diễn biến thời gian được chia thành ba loại: Từ tiền Hán Việt (cũng gọi là cổ Hán Việt, hay Hán Việt cổ), Từ Hán Việt , Từ hậu Hán Việt (cũng gọi là từ Hán Việt Việt hoá). Các nhà nghiên cứu lấy thời kỳ xuất hiện cách đọc Hán Việt làm chuẩn, vì đó là cái mốc quan trọng nhất, có tính quyết định-mức độ ảnh hưởng của tiếng Hán đối với tiếng Việt. Qua cách đọc ấy hàng loạt từ Hán đi vào tiếng Việt một cách dễ dàng. Đó'là những từ văn ngôn thường dùng trong khoa cử.

Trong một văn bản viết bằng tiếng Việt, lớp từ này thường chiếm ưu thế về nghĩa, đồng thời nó còn có sắc thái “trang trọng”, “nghiêm túc” (sẽ phân tích kỹ hơn vào một mục khác). Đặc điểm nổi bật của từ Hán Việt là có dồi dào khả năng tham gia tạo từ mới. Hầu như tiếng Việt rất ít mượn từ khẩu ngừ loại này. Từ tiền Hán Việt là.từ Hán cổ mà tiếng Việt mượn vào trước đời

Page 40: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Đường. Từ hậu Hán Việt là từ Hán Việt có sự biến đồi về mặt ngữ âm cho phù hợp với đặc điểm ngữ âm tiếng Việt.

Hai loại này rất giống với từ thuần Việt về ngữ âm cũng như về khả năng hoạt động. Đây là hai loại từ gổc Hán rất khó phân biệt, nhất là về âm đọc.

Một chữ Hán nhiều khi có hai, ba âm đọc. Chữ Bệ: đọc mùi,đọc vị, rồi đọc mì, có ba âm đọc. Còn hai âm đọc thì không thiếu gì ví dụ:

Từ tiền Hán Việt thìmô phỏnghệ thống âm đọc ấy của tiếng Hán,còn tiếng Hán mô phỏng âm đọc đời Đường. Nếu so sánh hai hệ thống âm đọc ấy của tiếng Hán, thì cũng có thể nhận ra được chỗ khác nhau hoặc đặc điểm của từ cổ Hán Việt và từ Hán Việt. Tuy nhiên, việc đó, trên thực tế, cũng không đơn giản chút nào. Chẳng hạn, ta nói âm đời Đường, nhưng đầu đời 

Từ tiền Hán Việt thì mô phỏng hệ thống âm đọc đời Hán, còn từ Hán Việt thì mô phỏng âm đọc đời Đường. Nếu so sánh hai hệ thống âm đọc ấy của tiếng Hán, thì cũng có thể nhận ra được chỗ khác nhau hoặc đặc điểm của từ cổ Hán Việt và từ Hán Việt. Tuy nhiên, việc Bó, trên thực tế, cũng không đon giản chút nào. Chẳng hạn, ta nói âm đời Đường, nhưng đầu đời Đường và cuối đời Đường âm đọc đã không giống nhau rồi. Thực ra, chúng ta cũng không cần phải quá băn khoăn về hiện tượng này.

Từ tiền Hán Việt là từ mượn trong tiếng Hán cổ trước đời Đường, có thê vào thời Tây Hán, hoặc trước đó nữa. về mặt nghĩa, hầu hết còn giữ được nghĩa của từ Hán thượng cổ. về mặt phong cách thì ngay từ đầu chúng đã là từ khẩu ngữ trong tiếng Việt cổ và có trong danh sách những từ cơ bản của tiếng Việt thời đó, chúng thực sự hòa nhập vào trong số những từ Việt vốn có (từ “thuần Việt”), như những thành viên thực thụ. Vương Lực nhà ngữ học Trung Quốc, trong công trình“Hán Việt ngữ nghiên cứu ”('M ồl nẩ ĩiĩ %) của mình, đã chỉ

Page 41: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

ra một số từ tiền Hán Việt, hay cũngcó thể nói là, dựa vào tiếng Việt ông đã phát hiện ra cách đọc thời thượng cổ của một số chừ Hán, ông cho rằng (chúng tôi lấy ý, không trích nguyên văn - LĐKh):

Từ NGAN (con vịt xiêm, con ngan), chừ Nôm viết là , dùng để dịch nghĩa từ trong cuốn từ vựng đối chiếu E. " (Tam thiên tự). Mà li thì trong cuốn (Thuyết văn) lại giải thích đồng nghĩa với NHẠN (cũng viết là). Vậy thì NGAN trong tiếng Việt hẳn là NHẠN trong tiếng Hán thượng cô rồi

Từ VOI (con voi), chữ Nôm viết là Trong cố văn tự học Trung Quốc, người ta cho rằng chữ (Vỉ) là chữ (TƯỢNG), có điều không chắc là thượng cố thì âm đọc theo ch&l I nào trong hai chữ. đồng nghĩa ấy. Đối chiếu với trong tiếng Việt, ông cho rằng âm Hán cổ nên đọc theo

Từ TƯƠI trong tiếng Việt có nghĩa là, mà âm Hán Việt là TIÊN,ông cho rằng TƯƠI cũng là âm tiền Hán Việt [158.396].

Cũng theo kết quả nghiên cứu của các nhà ngữ học Trung Quốc, thì trong tiếng Hán thượng cổ có phụ âm kêu, tiếng Việt cổ thì không. Nên hễ một từ Việt nào đó có phụ âm kêu thì biết đó là từ mượn tiếng Hán cổ, là từ tiền Hán Việt (xung quanh vấn đề này còn có những ý kiến thảo luận khác, chúng ta sẽ chờ dịp lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về ngữ âm học lịch sử trong những công trình khác, để được thỏa mãn hơn)

Từ Hán Việt là lớp từ Hán mà tiếng Việt vay mượn từ đời Đường và dựa trên cơ sở âm đọc của Trường An là âm đọc chính thức thời bấy giờ, một số học giả cho rằng có thể âm đọc Hán Việt là sự phản ánh ngữ âm đời Đường được dùng để dạy chữ Hán trên địa bàn Giao Châu vào khoảng thế kỉ VIII – IX. Cách đọc Đường âm này trong quá trình triển khai đã bị âm hệ và quy luật phát âm của tiếng Việt làm ảnh hưởng và dần dần có sự biến đổi, nhất là từ người Việt có thể đọc được hầu hết các chữ Hán. Điều đó cho thấy rằng, âm đọc Hán Việt là một hệ thống ngữ âm có quy luật phát triển và diễn biến riêng biệt, đồng thời cũng có những chức năng và công dụng riêng. So với các loại từ gốc Hán khác thì từ Hán Việt hoàn toàn chiếm ưu thế, chúng có số

Page 42: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

lượng lớn. Theo thống kê của Maspero thì chúng chiếm 60% tổng số từ vựng tiếng Việt (nhưng đó là số liệu đầu thé kỉ XX). Có một điều cần lưu ý là đại bộ phận từ Hán vào Tiếng Việt đều thông qua cách đọc Hán Việt, nhất là lớp từ Hán Việt Việt hóa ( hậu Hán Việt). mặt khác, từ đầu thế kỷ X cho đến nay, mỗi khi tiếng Việt cần vay mượn từ Hán, hay dùng “ yếu tố Hán” để tạo từ mới thi đều sử dụng cách đọc Hán Việt này. Quá nửa số từ đa tiết ( chủ yếu là song tiết) trong tiếng Việt hiện nay có âm đọc Hán Việt, và hầu hết theo cách cấu tạo từ tiếng Hán. Thực ra trong số những từ vừa nói thì phần lớn là do tiếng việt mượn trực tiếp các từ đa tiết ( song tiết) Hán theo âm đọc Hán Việt. ảnh hưởng sự tác động của cách đọc từ Hán Việt đối với sự hình thành và phát triển của tiếng Việt là hết sức to lớn. Hệ thống phụ âm và nguyên âm của cách đọc Hán Việt đã hòa vào trong tiếng Việt trở thành bộ phận tạo thành của hệ thống ngữ âm tiếng việt, nhưng đồng thời nó cũng giữ lại được nét đặc sắc của âm vận và cách luật cổ. chính vì thế mà việc nghiên cứu âm đọc Hán Việt tức là nghiên cứu một mặt quan trọng quá trình diễn biến và phát triển của ngữ âm tiếng việt. vấn đề đọc ngữ Nôm cũng cần dựa trên cơ sở âm Hán Việt. cách đọc Hán Việt còn có đóng góp lớn trong quá trình nghiên cứu tiếng Hán trung cổ và thượng cổ. tuy nhiên, mặt tiêu cực của cách đọc này cũng không nhỏ, hậu quả mà nó gây ra cho tiếng việt về sau này rất khó khắc phục. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong những mục sau

Từ hậu Hán Việt, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì đó là những từ Hán việt, do sử dụng trong khẩu ngữ tiếng Việt, nên có sự thay đổi về hình thức ngữ âm, khiến chúng gần giống với các từ thuần việt. và chính vì thế nên cũng gọi chúng là từ “ Hán việt việt hóa”. Như thế có nghĩa là nó xuất hiện sau từ Hán Việt, do từ Hán việt sản sinh ra. Tuy nhiên, việc phân định từ tiền Hán Việt và hậu hán việt vãn còn những chỗ chưa hoàn toàn nhất trí giữa các học giả người nước ngoài, đặc biệt là những người sớm đưa ra vấn đề này. Điển hình là Maspero, nhà Đông phương học người Pháp (149) và Wangli (190) nhà ngữ học người Trung Quốc. cả hai ông ngây từ những thập niên đầu thế kỷ XX đã có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu lịch

Page 43: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

sử phát triển của tiếng Hán và tiếng Việt. về vấn đề chúng ta đang bàn ở đây thì hai ông vẫn có những điểm bất đồng. sau đây là một ví dụ:

Trong tiếng Việt có từ CHUÔNG ( cái chuông), là từ vay mượn từ “từ chữ Hán”, âm đọc Hán việt của chữ này là CHUNG. Câu hỏi đặt ra là hai âm độc chữ Hán ấy, âm nào có mặt tiếng Việt trước? Nói cách khác CHUÔNG là từ tiền Hán Việt hay là từ hậu Hán Việt? Maspero cho rằng, vần UÔNG trong tiếng Việt có sau khi có âm đọc Hán Việt, vì vậy CHUÔNG là từ hậu Hán Việt, còn Wang Li thì lại cho rằng UÔNG là vần Hán cổ, CHUÔNG là âm đọc cổ của CHUÔNG là từ tiền Hán Việt. Ý kiến của một học giả Trung Quốc khác, ông Make Cheng thì tán thành quan điểm thứ hai, vì cho rằng, sự khác nhau giữa từ tiền Hán Việt và từ hậu Hán Việt không chỉ ở chỗ là do thời gian thời gian du nhập khác nhau. Từ tiền Hán Việt vào tiếng Việt cổ hơn, việc so sánh ngữ âm cũng khác nhau. Từ tiền Hán việt thì lấy âm Hán cổ làm chuẩn, tức nó phải có quy luật đối ứng nhất định so với thanh, vận, điệu từ Hán Việt [177.397]. Còn trong các công trình nghiên cứu của một số một số học giả Việt Nam thì không thấy bàn đến trường hợp nêu ở ví dụ trên [96], [132], [9],.. chúng tôi thấy rằng nếu đã đưa BUÔNG BUÔNG vào danh sách từ tiền Hán Việt thì cũng có thể công nhận CHUÔNG, nếu như chỉ dựa vào tiêu chuẩn vần

1.4. Nhận diện các đơn vị gốc Hán trọng tiếng Việt1. 4.1. Hai nẻo đường du nhậpAi cũng thấy được rằng quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán là một quá trịnh lâu dài và rất phức tạp, Ảnh hường của tiếng Hán đối với tiếng Việt, nói chung rất to lớn. Từ ngữ Hán hầu hết đều có sự biện đổi ở những mức độ khác nhau sau khi du nhập vào; tiếng Việt. Với nhiều dáng vẻ, chúng đã xen lẫn vào trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, rất nhiều trường hợp khó cộ thể phân định ranh giới giữa từ ngoại lai và từ vốn có. Sở dĩ xảy ra hiện tương ấy là vì, một mặt do cấu trúc các đơn vị cơ bản trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Hán cỏ những nét tương đồng, mặt khác do xu hướng đồng hóa mạnh mẽ và toàn diện của tiếng Việt tạo nên.

Page 44: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Nhận diện các đơn vị gốc Hán là thao tác đầu tiên không thể thiếu trước khi muốn biết thêm điều gì ở các đơn vị ấy. Trong các công trình nghiên cứu trước đây, các tác giả đều có chung một nhận định là tiếng Việt đã vay mượn các đơn vị gốc Hán qua hai cọn đường [65], [9], [83], v.v.:

(I) Con đường truyền khấu. Đó là con đường không chính thức qua giáo dục mà chỉ do tịếp xúc với người Hán, phần lớn là cư dân phía Nam Trung Quốc (ở đây chỉ xét về mặt đương đại, còn nếu đi ngược đòng lịch sử xa xôi hơn thì ngay cả hình thức khẩụ ngữ, du nhập theo cách truyền khẩu, dần dần cũng bị vặn tự hóa). Từ Hán vào tiếng Việt bằng con đường này số lượng không đảng kể, không tạo ra một ảnh hường nào đáng kể đối với tiếng Việt. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thường chỉ nhắc đến nó như một kiểu “điểm diện”, mà không ai lấy làm đối tượng. Thực ra thì màng tử này chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp, thường là tên gọi vài thứ thức ăn vật dụng, hoặc một số tập tục của Hoa kiều ở Việt Nam, chủ yếu phát âm theo phương ngữ Quảng Đông hoặc Triều Châu. Lòại này nói chung chi ảnh hưởng tới những phương ngữ tiếng Việt. Mức độ ảnh hường tùy theo địa bắn cứ trú của Hoa kiều ờ Việt Nam. Một sổ từ thường gặp: [BB-1.1 

Các nhà nghiên cứu gọi con đường này là con đường không chính thức, con đường vay mượn của bình dân. [126]

(2 ) Con đường văn tự, chính thức, qua giáo dục

Từ Hán xâm nhập vào tiếng Việt bằng con đường này có số lượng lớn. Và điều đáng lưu ý là chúng được ghi lại bằng chữ Hán, một thứ chữ biểu ý hết sức hấp dẫn trong trường kỳ lịch sử.

Trên cơ bản có thể nói rằng, tiếng Việt vay mượn từ Hán thông qua chữ Hán. Tức là vay mượn cả ba ngôi trong một hình, nghĩa và âm. Sự vay mượn này xảy ra có hệ thống, có quy luật và mạnh mẽ nhất, từ sau thời kỳ có cách đọc Hán Việt.

Page 45: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

1.4.2.Tiêu chí nhận diện đơn vị gốc HánKhi nghiên cứu về lớp từ gốc Hán, người ta thường xem chữ Hán và âm đọc Hán Việt như là điều xuất phát. Xem đó như một tiêu chí không thể thiếu để nhận diện từ gốc Hán trong một văn bản tiếng Việt, kể cả văn bản việt bằng chữ Nôm lẫn văn bẳn đã Latinh hóa. Đối với văn bản viết bằng chữ Nôm thì thao tác này, nói chung, tương đối thuận lợi. Còn đổi với loại văn bản đã Latinh hóa, tức là văn bản chữ quốc ngữ, thì còn phải thêm một bước, khác, bước “phục nguyên”, bước “quy đổi” các âm tịết, các “tiếng” ra dạng viết ban đầu của nò, đạng vịết má chủ yếu qua đó tiếng Việt đã vay mượn được từ Hán: chữ Hán. Nói cách khác âm đọc Hán Việt và chữ Hán có thể xem là dẩu

hiệu ban đầu để nhận biết phần lớn từ gổc Hán. Nhưng đó là nói về mặt lý thuyết, còn trên thực tế thì sự thể lại không phải lúc nào cũng hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Nhiều trường hợp những dấu hiệu nhận biết ấy đã mờ nhạt, thậm chí dị dạng, rất khó phát hiện. Là vì cái cấu trúc một thể ba ngôi: hình, âm, nghĩa của hàng loạt từ đơn tiết Hán, tức là (tự), đã bị tiếng Việt thanh lọc, cải hóa một cách hết sức kỹ càng trong quá trình vay mượn. “Nghĩa” vốn là mục đích của việc vay mượn từ, nhưng ở tiếng Việt thì ngay cả nghĩa của từ Hán trong nhiều trường họp vẫn không thoát ra khỏi quy luật cải hóa ấy.

Dầu sao thì cũng không có gi cản trở chúng ta khi xác định một phương pháp nhận diện từ gốc Hán đi theo trình tự âm - hình - nghĩa, và từ mức độ dễ nhận, không dễ nhận đến khó nhận.

Một đơn vị B trong tiếng Việt được xem là đã vay mượn từ một đơn vị A trong tiếng Hán, khi giữa B và A có những mối quan hệ sau:

1. B trên cơ bản giống A, gần giống A, hoặc có phần giống A về mặt ngữ-nghĩa.

2) B có khả năng viết thành chữ Hán giống như A.

3) B trên cơ bản giống A, gần giống A hoặc có phần giống A về mặt ngữ âm.

Page 46: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Đó là cách nói theo kiểu “bình dân”, “nôm na”, còn theo cách diễn đạt của ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu thì phải ra được, chỉ ra được quy luật đối ứng ngữ âm đồng nào đó về mặt ngữ nghĩa của các đối tượng cần xem xét (đơn vị gốc Hán với đơn vị trong tiếng Hán).

Tiểu kết chương 1Tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra vô cùng phức tạp, trong một quãng thời gian dài, và vẫn còn đang tiếp diễn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tiếp xúc ấy. Nhưng nói chung, có thể xem đó là một hiện tượng tiếp xúc không bình thường, vừa mang tính tự giác, vừa mang tính cưỡng bức. Kết quả của quá trình tiếp xúc ấy là hàng loạt từ Hán (ban đầu chủ yếu là từ đon) du nhập vào tiếng Việt, phần lớn thông qua chữ Hán. Căn cứ theo âm đọc vả thời gian du nhập người ta đã chia thành ba loại lớn: từ tiền Hán (hay cổ Hán Việt, Hán Việt cổ), từ Hán Việt, và từ hậu Hán (hay Hán Việt Việt hóa). Trong đó loại từ Hán Việt chiếm tuyệt đại đa số và giữ vai trò quan trọng nhất, đáng được lưu ý trong quá trình nghiên cứu. Hai loại kia có sổ lượng không nhiều, có diện mạo hầu như không khác gì từ thuần Việt, có thể gộp thành một loại gọi là từ phi âm Hán Việt, hay nói gọn hơn là từ phi Hán Việt (sẽ thào luận trong Chương 2). Cách thức tiếp thu từ Hán của tiếng Việt cũng rất đa dạng, sự đa dạng ấy phát sinh do tính phức tạp trong các nguyên nhân tạo ra tiếp xúc.

Còn nhiều vấn đề đặt ra cho các cách thức vay mượn đơn vị gốc Hán (sẽ thảo luận ở các chương sau). Để có một cái nhìn khái quát về hiện tượng tiếp xúc Việt Hán, xin xem [BB-1.2] sau đây.

[BB – 1.2 ] Tổng quan về tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán (tóm lược)

NGUYÊN NHÂN

KHÁCH QUAN

Điều kiện địa lý tạo ra sự tiếp xúc giữa người Việt và người Hán:-Giao lưu buôn bổn, trao đổi hàng hóa ơễ dàng-Cư trú đan xen (kiều dân, quân xâm lược chiếm đóng...)

Page 47: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Người Hán từ xưa luôn có dã tâm đồng hóa người Việt, và mờ rộng lãnh thổ.Xu hướng di dân về phía nam của ngưởi Hán đã có từ xưa.Quan hệ lệ thuộc của người Việt với người Hán diễn ra lâu đời.Nền văn tự Trung Hoa sớm hoàn thiện.Trung Hoa sớm có nền văn hóa phát triển, có nhiều nhà lập thuyết với nhiều học thuyết nổi tiểng.Nền văn chương học thuật Trung Hoa ưu việt và được ghi lại đầy đủ.Y học. lý học và các ngành khoa học kỹ thuật khác sớm có nhiều thành tựu,so với các nước lân cận.

CHỦ QUAN Người Việt cỏ nhu càu bồ sung tri thức về mọi mặt.Tiếng Việt có nhu cầu hoàn thiện.Tiếng Việt và tiếng Hán cùng chung loại hình, điều kiện vay mượn dễ dàngChữ Hán được sử dụng có tính quan phương trong thời gian dài ở Việt Nam.

Người Việt trong thời gian dài. tiếp nhận tri thức của thế giới thông qua người Hán và ngôn ngữ Hán (chữ Hán).

PHƯƠNG THỨC

TỰ GIÁC Tiếp nhận với tinh thần vay mượn chủ độngSư vay mượn vẫn tiếp diễn, vô thời hạn.

KHÔNG TỰ Tiếp nhận qua sách vở, giáo dục cưỡng chế, hoặc

Page 48: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

GIÁC bằng khẩu ngữ qua con đường thương mại.Chọn lọc, tìm cách tiếp nhận (nảy sinh các cách Việt hóa mạnh mẽ)Xảy ra có thời hạn và giảm dần mức độ tiếp nhận.

KẾT QUẢ TÍCH CỰC Từ Hán đã bổ sung, làm phong phú hệ thống từ vựng tiếng ViệtLàm cho tiếng Việt đủ khả năng diễn đạt những khái niệm trừu tượng phức tạp.

TIÊU CỰC Nhiều trường hợp dư thừa không cần thiết, có tinh chất “lũng đoạn". ,Một sổ thói quen xấu trong tiếp nhận từ ngữ Hán, đã gây tinh trang lộn xộn trong hoạt dộng tiếng Việt

Chương 2

Tiếng và từ đơn gốc Hán cách thức Việt hóa2.1. Tiếng và tiếng gốc Hán2.1.1.TiếngTrong khi tiến hành nghiên cứu cấu trúc của tiếng Việt, về mặt từ vựng và ngữ pháp, các học giả thường bắt đầu từ một loại đơn vị Cơ bản, đơn vị gốc, đơn vị tế bào, và là đơn vị khởi đầu để cấu tạo nên các đơn vị ở cấp độ cao hơn trong tiếng Việt. Đơn vị ấy được gọi bằng những thuật ngữ như là: từ tố [132.35], [15.21], [111.66], [127.50],. [34.15],[70.86]; hình vị [93.6],[95.6],

Page 49: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

[119.54], [89.7}, [35.13]; nguyên vị [71.74], tiếng [7.9- 12], [136.49]; âm tiết [83.139], V.V..

Tuy cách cắt nghĩa các thuật ngữ ấy của họ có chỗ khác nhau, nhưng cái cốt lõi, thực chất, ý nghĩa hàm chứa tròng các cách gọi ấy lại tương đối thống nhất với nhau. Khi bàn về đơn vị tiếng trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Tài cẩn đã viết: “Đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của tiếng Việt, vừa là hlnh vị, vừa là âm tiết, có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái; còn gọi là tiếng một, chữ, hình vị, từ tố. Ăn, học, đẹp, cao, thức là những tiếng trong tiếng Việt, ông còn viết: “KỈểu đem vị đó, trong là thuật ngữ ngôn ngữ học thường được gọi là hình vị, moocphem hay từ tố.”[sđd.9]. Ông giải thích: “Gọi loại đơn vị này là tiếng, trong tiêng một tức là căn cứ vào ngữ âm; gọi là chữ tức là căn cứ vào phối văn tự. Trong tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một ngữ hơi, nghe thành một tiếng, và có mang một thanh điệu nhất định. Trong chữ viết, từ chữ Nôm trước kia cho đến chữ viết quốc ngữ nét hiện nay, mỗi tiếng bao giờ cũng viết rời ra thành một chữ, (...) tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng “đơn giản về tổ chức” và “có giá trị về ngữ pháp”, [sđd. 12-13]. Tác giả Nguyễn Tài cẩn vưa cũng đã tiến hành phân loại TIẾNG thành: tiếng tự thân có nghĩa, tiếng tự thân vô nghĩa, tiếng độc lập và tiếng không độc lập

2.1.2. Tiếng gốc Hán Kê thừa thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tôi tiếp cận đơn vị này (tiếng) theo một hướng khác, hướng lịch đại, hướng tầm nguyên. Tách riêng những tiếng gốc đời Hán ra để tìm hiểu diện mạo, đặc điểm và nhất là cách thức hoạt đười động của chúng trong tiếng Việt. Chỉ ra những đóng góp cũng định tthư những hạn chế của chúng trong những bước phát triển và hoàn thiện của tiếng Việt là điều rất cần thiết. Nó vừa mang tính khoa học, vừa có tính thực dụng. Có thể nói tiếng gốc Hán là những tiếng có nguồn gốc từ tiếng Hán, do tiếng Việt mượn từ tiếng Hán. Mỗi tiếng gốc "Hán đều có thể viết ra thành một chữ Hán. Hầu hết trong số chúng có âm đọc Hán Việt. Như đã trình bày ờ Chương I, quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt là một quá trình tiếp xúc lâu dài, diễn ra trong trường kỳ lịch sử,

Page 50: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

với những diễn biển hết sức phức tạp. Vì vậy các nhà ngôn ngữ, trong trường hợp này, buộc phải cầu viện đến ngành sử học, phối hợp với ngành lịch sử để giải thích các hiện tượng ngôn ngữ Việt Nam. Bằng cách phổi hợp ấy, nói chung các nhà nghiên cứu bước đầu đã tương đối nhất trí với nhau trên những nét cơ bản như sau:

(1) Tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán là hiện tượng tiếp xúc vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính cưỡng chế. Trong đó tính cưỡng chế là mạnh mẽ, quyết định; vì nó nằm trong chính sách đồng hóa của kẻ xâm lựợc, nhằm bành hướng, nô dịch dân tộc bị đô hộ. (Cũng có ý kiến trải lại cho rằng: vào thời kỳ độc lập tự chủ ta mới thực sự vay mượn tiếng Hán một cách hoàn toàn tự nguyện và chính ý thức tự nguyện vì lợi ích dân tộc này mới là mạnh mẽ, mới là quyết định).

(2) Các đơn vị gốc Hán vào tiếng Việt bằng hai con đường: sách vở giáo dục và khẩu ngữ tự nhiên, trong đó con đường sách. vở qua chữ Hán là quan trọng, là chủ yếu, là quyết định.

(3) Trong quá trình tiếp xúc lâu dài gần hai thiên niên kỷ, thì cột mốc quan trọng đánh dấu sự ảnh hường sâu sắc nhất, có tính quyết định đối với vận mệnh của tiếng Việt là thời kỳ chế độ phong kiến nhà Đường Trung Quốc thực thi chính sách ngôn ngữ tại “An Nam”.

Với dã tâm đồng hóa, triệt tiêu tiếng Việt, tháy vào đó là teír tiếng Hán, chữ Hán, chính quyền phong kiến đô hộ Đường đẩy manh việc truyền bá chữ Hán, tiếng Hán, văn hóa Hán. Thêm vào đó, Đường đại lạ thời đại phồn thịnh, mọi mặt đềụ phát triện, nhất là về văn hóa giáo dục. Nó thu hút các dân tộc lân cận, trong đó có Việt Nam. Dấu vểt của hiện tương Hán hóa và phản Hán hóa còn lưu lại trong tiếng Việt là hàng loạt chữ Hán được đọc theo cách riêng của người Việt. Cách đọc ấy có hệ thống, đối ứng với hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Đó là âm đọc Hán Việt.

Âm đọc Hán Việt đựợc xem như một trong những tiêu chí quan trọng để nhận diện tiếng gốc Hán trong tiếng Việt.

Page 51: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

2.1.3. Phân loại tiếng gốc Hán Có thể có nhiều cách phân loại tiếng gốc Hán, tùy theo mục đích mà dựa vào những tiêu chí nhât định đê phân loại và sẽ có những kết qúả khác nhau. Ở đây, đo nhu cầu tìm hiểu tínhị chất đặc điểm và hoạt động của đem vị này, chúng tôi dựa vào ba tiêu chí để phân lọại, Một là tiêu chí về ngữ âm, hai là tiêu chí về ý nghĩa, ba là tiêu chí về khả năng hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của chúng. Có một điều cần lưu ý ngay từ đầu là, những đơn vị Hán khi vào hoạt động trong tiếng Việt hầu hết đều có sự biến đổi ở những mức độ nhiều ít khác nhau, vì thế những đơn vị này được nhắc đến với tư cách là thành viên đang hoạt động trong tiếng Việt chứ không còn là thành viên trong tiếng Hán nữa, không thể lấy tiếng Hán đế làm chuẩn mực. Chẳng hạn một tiếng nào đó, khi ở trong tiếng Hán thì có nghĩa, có thể hoạt động tự do, nhưng trong môi trường tiếng Việt, nó trở thành mờ nghĩa, mất nghĩa, mất khả nặng hoạt động tự do. Hoặc có thể ngược lại điều đó

(1) Phân loại theo tiêu chí ngữ âm. Có thể chia thành hại loại lớn.

(1a) Tiếng Hán Việt là những tiếng vay mượn tiếng Hán theo ậm đọc Hán Việt. Loại này chiếm tuyệt đại đa số tiếng gốc Hán trong tiếng Việt. Ví dụ: phòng, kính, họạ, quán, V.V..

(1b) Tiếng phi Hán Việt là loại tiếng vay mượn tiếng Hán nhưng không theo cách đọc Hán Việt

Vd: buồng, gương, vẽ, quen,…

(vòng tròn chỉ chữ Hán đọc theo âm phi Hán Việt)

(2) Phân loại theo ý nghĩa. có ba mức độ như sau:

(2a) Tiếng rõ nghĩa, tức loại tiếng “tự thân có nghĩa”, có khả năng tạo mối liên hệ, hay sự quy chiếu với hiện thực khách quan; và có khả năng đảm nhiệm chức năng của một từ đơn.

(2b) Tiếng mờ nghĩa, tức loại tiếng không rõ nghĩa, ít có khả năng tạo mối liên hệ, hay sự quy chiếu với hiện thực khách quan, và không có khả năng

Page 52: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

đảm nhiệm chức năng của một từ đơn. Chúng luôn luôn là những tiếng đọc theo âm Hán Việt

Nghĩa của loại tiếng này nói chung, được bộc lộ khi chúng kết hợp lại với nhau hoặc kết hợp với loại tiếng khác để tạo đơn vị lớn hơn. Có thê tìm thấy nghĩa của chúng qua việc đối chiếu các tổ hợp mà chúng tham gia. Chẳng hạn, có thể rút ra nghĩa của cải qua các tổ hợp: ái quốc, cứu quốc, phản quốc, kiến quốc, tổ quốc; quốc bảo, quốc gia, quốc kì, quốc huy, quốc tế …

Có trường hợp tiếng gốc Hán bị mờ nghĩa sau khi trở thành thành viên của tiếng Việt, và chì mờ nghĩa trong tiếng Việt; còn trước đó, khi còn là thành viên của tiếng Hán thì hoàn toàn không phải thế. Nhưng cũng có những tiếng mà ngay trong tiếng Hán chúng đã mang nghĩa không rõ ràng, không đủ để thể hiện nghĩa như một từ; chúng luôn có nhu cầu phối hợp với tiếng khác để tạo nghĩa hoàn chỉnh. Chẳng hạn tiếng thề chỉ có thể thực sự biểu thị nghĩa của nó khi đứng trong các từ: thể dục, thề thao, thể lực, thể hiện; thân thể, tập thể, Đối với người Hán, tiếng di phảng phất có một chút nghĩa nào đó mơ hồ, và nghĩa ấy được phát huy khi di là từ tố của các từ như: di truyền , di sản , di chúc ...

(2c) Tiếng mất nghĩa, cũng có thể gọi là tiếng vô nghĩa, là loại tiếng hoàn toàn không cổ khả năng tạo mối liên hệ, hay sự quy chiếu với hiện thực khách quan, và hoàn toàn không có khả năng đảm nhiệm chức năng của một từ đơn. Chúng luôn luôn là những tiếng đọc theo âm Hán Việt. Loại tiếng này có số lượng ít ỏi, tỉ lệ thấp so với các loại khác và giữ vai trò không quan trọng. Chúng là thành viên của hai loại từ sau:

1.Từ láy trong tiếng Hán cổ còn lưu lại như:

Linh lợi, tì bà, mông lung

Tiêu dao, khảng khái, phảng phất

Hồ đồ, linh tinh,…

Page 53: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

2/ Từ ngoại lai của tiếng Hán mượn theo cách dịch âm (tiếng Việt mượn lại) như:

lạc đà , bồ đào , tinh tinh

hồ phách , pha lẽ , bồ tát

la Hán, diêm la , cà sa V.V..

(3) Phân loại theo khả năng hoạt động (theo tiêu chí ngữ pháp)

(3a) Tiếng tự do. Là loại tiếng mà bản thân có thể độc lập làm từ đơn, hoặc có thể tham gia hoạt động trực tiếp trong việc tạo ra những đơn vị cao hơn. Bao gồm tất cả những tiếng có ý nghĩa. Ví dụ:

Học, truyền, chỉ, chem.

Thù, khó, oán, vuông

Thơ, tù, phúc, nguồn

(3b) Tiếng nửa tự do. Là loại tiếng mà bản thân không thể độc lập làm từ đơn, khi với tư cách là từ tố nó có thể đúng trước hoặc sau thảnh tố kia, vị trí tương đối tự do, không cố định (bât định vị). Bao gồm tất cả những tiếng mờ nghĩa.

Ví dụ: ái ít, quốc, sơn, V.V.. 

(3c) Tiếng không tự do. Là loại tiếng mà bản thân hoài toàn không thể độc lập làm từ đơn, khi với tư cách là từ tố, vị trí của nó tương đổi cố định (tiếng định vị). Có những tiếng chuyên đứng trước tổ hợp, cũng có những tiếng chuyên đứng sau. Ví dụ

Giả, tối, đệ

độc giả, tác giả, học giả

tối hậu, tối ưu, tối thiểu

đệ nhất, đệ nhị, đệ tam

Page 54: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Có những trường hợp, vị trí cố định của tiếng trong tiếng Hán đã bị đảo ngược khi vào tiếng Việt, do nhu cầu Việt hóa Đôi khi tồn tại song song cả hai vị trí.

Có những tiếng chỉ dùng trong một vài từ, và chi có trong trường hợp đó chúng mới có khả năng biểu đạt ý nghĩa củí từ. Nhìn vào bảng [BB-2.1] có thể thấy: Gạch đậm cho biế những tiếng hoàn toàn có khả năng đứng độc lập tạo từ đơn gốc Hán; gạch đậm đứt đoạn (chấm chấm) chi loại trong đó có một số có thể đứng độc lập tạo từ đơn gốc Hán, còn một số khác thì không thể; gạch mảnh chi tất cả các tiếng có khả năng tham gia tạo từ ghép gổ€ Hán.

2.2. Từ đơn gốc Hán, những cách thức Việt hóa 2.2.1. Phân loại từ đơn gốc Hán theo tiêu ngữ âmNếu lấy âm Hán Việt làm chuẩn thì chúng ta có thể chia từ đơn gốc Hán trong tiếng Việt ra thành hai loại lớn:

từ đơn HánViệt, từ đơn phi Hán gọi gọn là từ đơn phi Hán Việt.Trong loại lại có thể chia thành bốn tiểu loại: a) từ đơn tiền Hán b) từ đơn hậu Hán Việt, c) từ đơn truyền khẩu, d) từ đơn phỏng gốc Hán.

(1) Từ đơn Hán Việt

Nhũng tiếng Hán Việt cố ý nghĩa rõ ràng, có khả năng hoạt động tự do đều được gọi là từ đơn Hán Việt. Trong tiếng Việt hiện đại có hàng ngàn từ đơn Hán Việt cùng hoạt động bên cạnh những từ “thuần Việt” (từ vốn có, trước khi xuất hiện từ tính Hán). Chúng đã hòa lẫn vào nhau như một khối thống nhất, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong mảng từ vựng cơ bản của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Từ đơn Hán Việt từ rất sớm đã cò mặt trên khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu dựa vào trường nghĩa và theo chức năng, chúng ta có thể tìm thấy chúng trong trên bốn chục nhóm sau:

1). Những từ chỉ số và đơn vị đo lường, diện tích, độ dài, V.V..

Page 55: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

vạn , ức , triệu, lượng

cân ,tấn , li , phân

li, đấu , hộc , thăng

đoạn , hàng , hạng ,V.V..

2). Những từ chi phương hướng, nơi chốn

Đông, tây, nam, bắc

Tiền, hậu, nội, ngoại

Phương, hướng,…

3). Những từ chỉ quan hệ bạn bè, thân thuộc, giới tính

ông ,bà ,cô ,chủ ,

khách, y , bạn , nam

nữ, phi , thê, thiếp,

trưởng, thứ, V.V..

4). Những từ chỉ vải vóc, trang phục hoặc liên quan

áo, quần, khố , mão ,

nhung , đoạn , bố , thảm

bao , đai , V.V..

5) Từ chi các loại thực phẩm quen thuộc hoặc liên quan

canh , hồ , miến , đường , tương , dầu , V.V.,

6). Những vũ khí chiến tranh thông dụng xưa và nay

súng , đạn, pháo, cung,

kiếm , đao, mâu, thuẫn,…

Page 56: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

7). Những đỗ dùng hàng ngày,- các công cụ lao động, đồ chơi, văn phòng phẩm

Âu, bát , bình , chung

thư , ách , bàn , bài

bảng , bào , bệ , biển

báo , bút, sách , thiếp

khuyên), kiệu , kính , quan

thuyền , tiền , tường , xa

xí (hố) , đinh , hương

phiếu ,tiêu , trục , bằng

côn , đỉnh , đơn ,V.V..

8). Những động tác, những hoạt động thông thường, những biến đổi

báo , bình , châm , chế

chưng, dẫn, đạp , đính

hiện , hoãn , hội , kế .

kêt , khai , khám , khắc

kích , khứ , kiêm , kiểm

nạp , niêm , lập , lưu

Phán , phát , phân , phất

Page 57: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

phô , phụ , phục , quỵ

quyên , sao , sinh , ,tán

tạo, tắc, tăng, tầm

tẩy, thải, thành, thế

thiêu, thông, thu, thủ

thuật, tiêu, tốn, trích

trình, trú, trúng, truyền

trữ, tụ, tuyền, ưng

ương, xuyên, xử, xưng

bác, biến, bồi, chỉ

chiếu, chuyển, dịch, đảo

đạt, điền, định, giải

giảm, giảng, giáng, hàn

hao, hóa, khiển, …

9.Các trạng thái tâm lý, tình cảm, tinh thần

Kinh, hãi, hốt, hoảng

Khiếp, hận, thù, sầu

Thảm, khổ, oán, muộn

Phiền, não, cuồng, ngại

Hối, quẫn, hứng, mê

Si, khoái,…

10). Các tổ chức, tập hợp, phe phái

Page 58: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

tổ, hội ,đội , đoàn

đảng , cục , vụ , viện

khoa , ban ,nha , sở ,…

11). Khí hậu, thời tiết, các mùa trong năm, các hiện tượng thiên nhiên, những phân đoạn thời gian

xuân ,hạ , thu , đông

quý , tiết , lịch , băng

tuyết, hạn , kỳ

tuần , canh , thời ,V.V..

12). Các đơn vị hành chánh, quốc gia

ấp , thôn , xã , huyện

hương ,lý , tổng ,trấn

phường , quận , tỉnh, khu

kinh , đô , kỳ , xứ

bang V.V..

13). Các giai cấp, các hạng người, và chức vị trong xã hội.

chức, quan , tướng , khánh

tướng ,soái , sứ , chủ

đinh, lệ , dân , tốt

sư , đồ , nho V.V..

14). Những từ cỏ tính chất hoạt động hành chính thời phong kiến.

chiểu , chỉ , dụ , sắc

hịch , lệnh , khế , trầm , …

Page 59: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

15), Nơi ở, thống trị.làm việc, nghỉ ngơi giải trí của tầng lớp thống trị

cung , điện , dinh , triều

phủ , đình , lầu V.V..

16), Liên quan âến việc duy trì an ninh.

đồn , canh , tuần , địch

phạm , truy , hàng , kiểm

phòng , quản , trị , xử

trú ( V.V..

17). Những phương thức,công cụ chuvên chính của thống trị.

tù , ngục ,lao , giam

cấm , khảm , phạt , tra

khảo, diệt,..V.V..

18). Mối quan hệ trong hoạt động kinh tể tài chính.

tiền ,lợi ,ích ,tô

tức , thuế , thế …

19). Những phạm trù, khái niệm triết lý đạo đức, những quan niệm sống của người phương Đông có nguồn gốc từ Trung Quốc

Trung, hiếu,tiết , nghĩa

công , dung , ngôn , hạnh

phúc, lộc, thọ, lễ

Page 60: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

nhân, trí , tín , văn

đạo , nho , V.V..

20). Thiên văn, địa lý, kinh dịch

âm , dương , càn, khôn

giáp , ất , bính , đinh

Á , Ầu , Mỹ , Phi

V.V..

21). Những từ ngữ trong tôn giáo

kinh , kệ , miếu , tự

từ ,không , thiền V.V..

22). Những hoạt động có tính chất tín ngưỡng, mê tín, nghi lễ

cầu , nguyện , cúng , bái

tụng , niệm , phúng , tế

điếu , kị (B),v.v..

23). Những khái niệm siêu hình thần bí

thanh , thần ,tiên , phật

hồn , phách , ma , quỷ

yêu, quái , linh , sẩm

sớ , mệnh , phận …

24). Bệnh tật và liên quan đến sức khỏe

bệnh , tật, chứng , dịch

tễ , ban , đậu , điên

Page 61: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

lao , lị, tả , viêm

phong , tê,trĩ,ung

kiệt , khát, yểu , mê

tỉnh , dược , y , trị

cứu V.V..

25). Thuộc về văn học, nghệ thuật, âm nhạc, ngôi

văn , nhạc , họa , kịch

âm ,thanh ,điệu , từ

phú, đề ,phách , ca

ngâm ,diễn ,vịnh , tẩu

tiêu , hề V.V..

26). Một số loại cây cỏ hoa lá và những từ liên quan

quả , hoa , đỏa , nhụy

lê, lựu , đào , thị

cam , chanh ,táo , trúc

hòe , quể , hồi ,tùng

bách , dương , liễu

cúc , mai , lan , đậu

ngải , cần , sam , sâm

tần , trà ,chi V.V..

27). Chủng loại động vật (có thật và trong truyền thuyết, huyền thoại, thần thoại)

hỗ, báo , ưng , hạc

Page 62: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

nhạn, quyên , oanh , trĩ

phượng , hồng , lân , ly

quy , kình , nghê , thú ( K )

V.V..

28). Những từ chỉ màu sắc

sắc , lục , lam , hồng

bạch V.V..

29). Khoáng sản và một sổ kim loại

khoáng , thán , đồng , dầu

30). Tên gọi các vật chất cơ bàn theo quan niệm người phương Đông cổ đạị:

kim , hỏa , mộc , thô , thủy

31). Cách thức và thái độ đối xử trong giao tiếp:

tôn , kính , trọng , khinh

quý , khi, đãi, vu

V.V.. 

32). Phẩm chất, sự đánh giá về tình cảm và trí tuệ con người

Ác , gian , hiền , hung

kiêu , ngoa , tham,thâm

thân , thiện ,thực , trinh (^.),

trực , xảo , xuẩn , nịnh

ngu V.V..

33). Những đơn vị từ hoặc danh từ tập hợp

Page 63: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

loại , chủng , điều , khoản

hạng , mục , tiết , khoá

canh , gian , hệ, bản

kỳ, môn , phần , phiên

phiến , chương , khẩu , đoạn

V.V..

34). Khu vực chuyên biệt về địa lý, địa hình hay vật kiến trúc

trại , ấp, am ,cảng

đài, động, hồ, huyệt

lộ , mộ , quán , thành

tháp , trạm , điếm , đô

lăng, cử,…

35). Những từ công cụ (hư từ)

tuy , nhưng , hoặc , chỉ

như , mỗi,tất , thường

tức , tại , tự ,do

bị , bác V.V..

36). Những từ chỉ mứcđộ, trạng thái, tính chất nói chung

yên , bại , cao ,chính

cô , cổ , cương , dâm

giả , hậu , hiểm , hòa

hỗn , Khô , khổ, khôn

Page 64: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

nghiêm , nguy , nhàn , nhục

oại , oan, ồn, phì

phi , phúc , sướng, thịnh

thọ , thô , thú , thuần

thuận , tiệp , trầm , tục

tuyệt , vinh V.V..

37). Danh từ trừu tượng, tng loại khác khái quát, và những danh từ chủng loại khác

cách , cảnh . cao , chất

chuẩn , công ,công , dạng

dịch , diện ,duyên,điểm

điện , đỉnh ,giá , hạn

hệ, hiệu , không ,khuyên

hoang,luật , lệ , lý

phó , sử , tang , thời

tính toán, tộc , trí

triều , từ ,vận , vật

vị , viên ,viên , viện

vụ , xác , ý V.V..

38) các dong họ phổ biến

Page 65: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Cao, chu , trương, lâm

Luuw, lê, ngô, đỗ

Vương, lý, quách, lương

Viên, ngụy, đảo, từ

Khổng, tống, ….

39) Người và những bộ phận thân thể

Đầu, não, thai, thân

Thận, ức, chi, cơ

Huyết, huyệt, cốt, mạch

Mi,…

40. Hoạt động có tính chất quân sự

Chiếm, dụ, diệt, trừ

Đấu, tranh, duyệt, hạ

Hàng, phá, phái, phản

Phòng, tiến, triệt, truy

Tước, sung, tập, ,,,

41. Hoạt động giao tiếp trong quan hệ người và ngừoi

Biểu, chúc, đáp, hiền

Hộ, hứa, khao, miễn

Nịnh, phê, phong, sai

Tán, thỉnh, thường, thưởng

Tiễn, tiếp, trách, triệu

Page 66: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ban, cử, cưỡng, đãi

Giao, hại, hiếp, hoàn

Phái, nghi,…

42. những hoạt động nhận thức, ý chí, trí tuệ

Học , ôn, hiểu, ký

Nguyện, nhận, sao, soạn

Tích, suy, thuật, trích

Dịch, đạt, điền, giải

Giảng, giáo,,…

(2)Từ đơn phi Hán Việt

Đây là những từ dơn tạo thành bởi những tiếng gốc Hán phi Hán Việt có ý nghĩa rõ ràng, có khả năng hoạt động tự do trong cả hai cấp độ từ pháp lẫn cú pháp. Từ đơn phi Hán Việt có hình thức ngữ âm rất giống với từ đơn thuần Việt, do đó rất dễ hòa lẫn vào trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và cũng rất khó nhận ra nguồn gốc ngoại lai của chúng. Có thể chia thành bốn tiểu loại sau: a) từ đơn tiền Hán Việt, b) tù đơn hậu Hán Việt, c) từ đơn trúyền khẩu gốc Hán (từ gốc phương ngữ Hán), d) từ dơn suy phỏng gổc Hán.

(2a) Từ đơn tiền Hán Việt

Đây là loại từ đơn mượn từ tiếng Hán qua cách phát âm thuộc thời kỳ trước khi có âm đọc Hán Việt. Đó là cách phát âm gần với âm Hán thời cổ, nên các nhà nghiên cứũ còn gọi là từ cổ Hán Việt [35] hoặc từ Hán cổ [132]. Do được người Việt sử dụng qua rất nhiều thế hệ, đồng thời do cấu'trúc ngữ âm giữa tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều nét tương đồng, nên mảng từ ngoại lai này đã trở nên nhuần nhuyễn, gần gũi, thực sự bản ngữ hóa. Phạm vi .sử dụng của chủng ngày càng được mở rộng. Vì thế đối với một người Việt bình thường, chúng là những từ tiếng Việt, của người Việt, hoàn toàn không có cản

Page 67: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

trở gì trong quá trình sử dụng. Cũng chính vi thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề nghị xếp mảng từ này vào danh sách những từ thuần Việt. Từ tiền Hán Việt như một nhân chứng lịch sử, ghi lại quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt từ thời thượng cổ. Đặt bên cạnh con số hàng vạn thì con số hàng trăm từ tiền Hán Việt quả thật ít ỏi, nhưng công lao của chúng là đã cùng với “từ thuần Việt cổ” (tạm gọi như vậy) đặt những viên gạch đầu tiên cho từ vựng tiếng Việt. Nhờ được Việt hóa triệt để nên chúng đã Sớm khẳng định vị trí của mình trong tiếng Việt. Điều đó thể hiện rõ khi sau này xảy ra đợt tiếp xúc lâu dài với hàng loạt từ Hán Việt tràn vào, chúng đã xử lý với tư cách là từ Việt. Một vài dụ sau đây giúp chúng ta thấy hiện tượng một từ Hán được tiếng Việt vay mượn hai lần [BB-2.2].

Một chữ Hán (từ đơn Hán) ở cột (I) vào tiếng Việt thứ nhất với âm đọc tiền Hán Việt ở cột (II), lần thứ hai với đọc Hán Việt ở cột (III). Cột (IV) là âm đọc trong tiếng Hán hiện đại. Quan sát bảng theo hàng ngang ta sẽ được những tin như sau. Chẳng hạn, trong tiếng Việt hiện đạị buồng phòng là hai từ đơn tiết đồng nghĩa, cùng gốc vay mượn từ hai thời kỳ khác nhau; chúng cũng có nghĩa tương đương “fảng” trong tiếng Hán hiện đại. Chúa với chủ

cũng đều là từ đồng nghĩa. Còn những trường hợp khác buồm với phàm, múa với vũ, muộn với vãn, quen với quân từ nghĩa tương đương nhưng không cùng cấp độ. Một bên! đơn, còn một bên chỉ là những “tiếng bán tự do”, những từ thôi

[BB-2.2]

(I)Từ chữ Hán(tự)

(II)Tiền Hán Việt(phiên âm quốc ngữ)

(III)Hán Việt(phiên âm quốc ngữ)

(IV)Hán hiện đại(phiên âm Bắc Kinh)

Buồng phòng FángBuồm phàm fanmúa vũ Wũ

Page 68: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Muộn vãn Wănquen quán guànchúa Chủ ZhũNgờ nghi yí

Trong tiếng Việt hiện đại, phàm, vũ, vãn, quán là những tiếng gốc Hán đã mất khả năng hoạt động tự do hoặc cũng cỏ khả năng ấy nhưng rất hạn chế, nghĩa không rò ràng; chúng bị giáng cấp cú pháp [59], giáng cấp ngừ nghĩa [54], Đó là kết quả của một cuộc cạnh tranh trong quá trình tiếp xúc theo xu hướng Việt hóa. Từ đơn tiền Hán Việt có giá trị đối với việc tìm hiểu auá trình phát triển và biến hóa của ngữ âm tiếng Hán. Còn đối với tiếng Việt, nó giúp chúng ta tìm hiểu nghĩa gốc của từ và một phần về sự biến đổi ngữ âm, đặc biệt là từ vay mượn tiếng Hán. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến mảng từ này. Nguyễn Ngọc San trong một công trình nghiên cứu tiếng Viêt lịch Sử [96.68], đã đưa ra một đanh sách từ tiền Hán Việt, dựa trên Cở sở kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước trước đây. Chúng tôi xin bổ sung phần chữ Hán và âm Bắc Kinh làm tài liệu tham khảo [PL: I]

(2b) Từ đơn hậu Hán Việt

Nếu tiền Hán Việt là âm đọc chữ Hán trước lúc có âm đọc Hán việt, thì hậu Hán Việt là cách đọc xuất hiện sau khi có cách đọc Hán Việt. Hậu Hán Việt không phải là cách mô phỏng ngữ âm tiếng Hán, mà ngược lại trong số các từ Hán Việt có một số do chịu ảnh hưởng quy luật ngữ âm tiếng Việt nên xảy ra: hiện tượng chuyển đổi ngữ âm. Chúng dần dần khẩu ngữ hóa vị Jự do ho mang dẤng vẻ của từ thuân Việt. Vì thê người ta cũng gọi loại Jjj chia , này là từ Hán Việt Việt hoả. Tác giả Lê Ngọc Trụ trong mộ| thông ki chuyên luận của mình, đã viết: “(...) phân lớn dân chúng đã biết gián tiếp đôi tiếng Hán Việt trở thành tiếng Nôm, âm thinh trại khác nghĩa mà nghĩa không thay đổi, hoặc đã đổi nghĩa đôi chút, nhưng vãn có quan hệ với ý chính. Sự biến trại nầy không theo một lối nhất định [126.68]

Page 69: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ông đã đưa ra một bảng danh sách trên 300 trường hợp chuyển đổi từ âm Hán Viêt sang âm Nôm. Nhưng lai không phân biệt từ tiền Hán Việt và hậu Hán Việt, vì cho rằng cả hai đều là từ Nôm. Để làm rõ, chúng ta có thể lập bảng sau [B8 -2.3]ư

Những lừ chữ Hán ở cột (I) đã đi vào tiếng Việt vói hai âm đọc ở cột (II) và (III). Theo kết quả nghiên cứu trước đây của các học giả trong và ngoài nước như: Maspero (1912) , Wảngli (1958), Măkèchéng (1996), Nguyễn Tài cẩn (1977, 1979, 1981, 1991...), Nguyễn Văn Tu (1978), Nguyễn Ngọc San (1993), Hồ Lê (1976), Nguyễn Thiện Giáp (1998), v.v. thì âm ờ (III) là kết quả của quá trình biến đổi từ (II). Những đơn vị liệt kê ở cột (III) Là những từ đơn trong tiếng Việt (chúng tôi gọi là lừ đơn hậu Hán Việt). Những đơn vị liệt kê ở cột (II) mượn trực tiếp các từ đơn Hán ở cột (I). Từ (I) chuyển : sang (II) đã có những biến đổi, trước hết là về mặt ngữ âm sau đó là ngữ pháp và ngữ nghĩa.- Chẳng hạn với âm đọc ở (II) phần lớn các từ Hán đã rơi xuống vị thế hoặc mất khả năng hoạt động tự đo hoàn toàn hoặc bị hạn chế. về ngữ nghĩa đã bị mờ đi hoặc bị chia sẽ với các từ ở cột (III). Ví dụ, trong tiếng Việt phổ thông , kính vậ gương mặc dù đều vay mượn hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp từ, nhưng lại có chỗ khác nhau. Người Việt nói:

Anh ẩy nêu tấm gương tốt. Mà không nói: Anh ấy nêu tấm Kính tốt . Đao và dao cũng đều từ mà ra. Nhưng đao Là “dao to dùng làm binh khí thời xưa”. Còn dao là dụng cụ thông dụng. Trong tiếng Hán hiện đại “dào” (cột (IV)) cũng không hề có nghĩa "binh khí thời xưa ”. Với cung cách phân tích như trên chúng ta có thể chỉ ra điểm khác biệt giữa các đơn vị ở (II) và (III), cũng như giữa (II) (III) và (I) (IV). Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy rằng lối Việt họa cách phát âm dựa trên cơ sở cách dọc Hán Việt, đồng thời cùng đem theo những thay đối về ngữ nghĩa, ngữ pháp hoặc tu từ khi thu nhận từ đơn Hán vào Tiếng Việt.

[BB-2.3]

Page 70: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(I)Từ chữ Hán(tự)

(II)Hán việt(phiên âm quốc ngữ)

(III)Hậu Hán Việt(phiên âm quốc ngữ)

(IV)Hán hiện đại(phiên âm Bắc Kinh)

can gan Gânkinh gương Jingkí ghi Jicân Gần Jinđao dao Doogia nhà JiaThệ Thề shìtâm tim xin

về loại từ đơn hậu Hán Việt này, trên cơ sở những nghiên cứu của các học già nước ngoài, các tác giả tron: nước đã đưa ra được hảng đối ứng của một số từ thôn!1 dụng. Chẳng hạn bane của Lê Ngọc Trụ [Sđd] có khoản

trên 300 từ, Nguyễn Ngọc San [Sđd] có khoảng trên 80 từ [PL:II].

(2c) Từ đơn truyền khẩu Hán gốc phương ngữ Hán)

Có một loại từ đơn gốc Hán du nhập vào tiếng Việt bằng con đường khẩu ngữ qua việc tiếp xúc với Hoa kiều tại Việt Nam. Những từ này được phát âm theo giọng các địa phương phía Nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Triều Châu, Phúc Kiến, V.V.. Loại này có số lượng ít, không thành hệ thống, không mang tính phổ thông. Ví dụ: quấy (cháo quẩy), (cải) quầy, (số) dách, (căn) tiệm thầu, phà, (nhà) pha, V.V.. Vì thường là truyền khẩu không thông qua chữ Hán, ảnh hường của chủng mang tính địa phương, cục bộ.

(2d) Từ đơn suy phỏng gốc Hán

Lớp từ đơn hậu Hán Việt vừa nêu ờ phần trên cũng có thể xem là từ kiểu suy phỏng. Bời vì chúng được tạo thành trên cơ sở những từ (hoặc tiếng) gốc. Ví

Page 71: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

dụ: gương chuvển từ kính, kính chuyển từ Theo kiểu dây chuyền: > kính > gương. Tương tự như vậy ta có > kí > ghi, > cận > gần, V.V.. (Cũng có ý kiến không tán thành, chúng tôi nêu lên để cùng thảo luận - LĐKh)

Còn có một loại suy phỏng diễn ra phong phú hơn nhiều, có thể do các nguyên nhân khách quan khác nhau tạo nên. Đó là loại suy phỏng được khôi nguyên từ một từ Hán theo cách phát âm Hán Việt. ví dụ

Loạn > loàn, lộn, rộn, xộn, trộn,…

Thôi> hối, xui, xủi

Tán> tan, tản, tán

Nghi> ngờ, ngỡ, ngợ

Đỉnh> đừng, đửng, dừng

Dái> đai, dải, đeo

Mô> mò, mó

Hoạch> vạch, gạch, gạc, kẻ\

Quyển> cuộn, cuốn, uốn, vấn, quấn, xoắn

Khai> khui, khơi, khởi

Biên> bên, bẹn, ven, vẻn, men

Loại này nói chung có tính cách suy luận, ước đoán dựa trên cơ sở những nét tương đồng về ngữ âm. Chúng là những gợi ý để đi tìm từ nguyên trong quá trình nghiên cứu và học tập tiếng Việt

ở đây cũng cần lưu ý thêm hiện tượng cùng một chữ Hán là từ đơn được đọc khác nhau ở các địa phương Trung Hoa, rồi từ các địa phương ấy theo chân các Hoa kiều đến Việt Nam, từ đó tạo nên tình trạng phức tạp về ngữ âm của từ gôc Hán

Page 72: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

2.2.2 về những cách thức Việt hóa từ đơn HánBất luận do nguyên nhân bị cưỡng bức hay tự nguyện, khi có một từ Hán muốn du nhập vào tiếng Việt thì việc trước tiên là nó phải được cải tạo cho phù hợp với môi trường tiếng Việt. việc cải tạo ấy xảy ra trên tất cả các mặt, từ ngữ âm, ngữ nghĩa cho đến ngữ pháp hay phong cách. Việc uốn nắn, sửa đổi như vậy gọi là Việt Hóa

(1)Về mặt ngữ âm. Trong các hình thức Việt Hóa từ Hán, thì hình thức Việt Hóa về mặt ngữ âm xảy ra rõ nhất, sớm nhất, có hệ thống nhất, và là bước khởi đầu cho quá trình Việt Hóa. Để có thể được hòa nhập vào trong hệ thống ngữ âm Tiếng Việt, các thành tố tạo nên âm tiết Hán thường phải chuyển đổi, thay thế, hoặc lược bỏ cho phù hợp với cấu trúc ấm tiếng tiếng việt. hàng loạt từ Hán đi vào tiếng Việt theo một hệ thống gọi là “ âm đọc Hán Việt”, thời trung cổ, có thể xem là đợt Việt Hóa về ngữ âm mạnh mẽ nhất, quy mô lớn nhất, và có hệ thống nhất trong suốt quá trình tiếp xúc Việt Hán. Kết quả của đợt Việt hóa rầm rộ ấy là hàng loạt chữ Hán (hầu hết là từ đơn Hán) được khoác lên những cái vỏ ngữ âm giống hoặc gần giống với âm tiết tiếng Việt. có thể nói, âm đọc Hán việt đã trở thành một thứ “ hộ chiếu” cho từ Hán khi muốn vào tiếng Việt

Từ Hán việt vào tiếng Việt qua sách vở, và bằng chữ Hán, vì vậy chúng tôi luôn mang phong cách sách vở, “but ngữ”. ít tính khẩu ngữ, xa rời với quần chúng đông đảo. để có thể đi vào dân dã, các từ Hán lại phải trãi qua một bước Việt Hóa khác về ngữ âm. Đó là bước Việt hóa lấy âm Hán Việt làm xuất phát điểm

Các thành tốt cấu tạo âm tiết Hán Việt thay đổi

Phụ âm đầu

>các> gác ; > can > gan

> cấp > gấp; > đao > dao

> hoàng > vàng ; > hoạch > vạch

Page 73: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Vần âm cuối

>cát> cắt ; > cập > kịp

> hạn > hẹn ; > niên > năm

> nhiên > nhen; > tích> tiếc

Thanh điệu

>Dụng> dùng ; > liên > liền

> khuyến > khuyên; > lãnh > lạnh

> lợi> lời; > thệ> thề

Phụ âm đầu, vần

>cuồng> khùng ; > đình> dừng

> phật> bụt ; > trầm> chìm

> trọc > đục ; > triều > chầu

Phụ âm đầu, thanh điệu

>Bản> ván ; > bổn > vốn

> cầm> gấm ; > ký> ghi

> điếm> tiệm; > tự> chư

Vần, thanh điệu

>Bỉnh> bánh ; > cựu> cũ

> chủ > chùa; > di > dời

> dụ > dỗ ; > thế> thay

Phụ âm đầu, vần, thanh điệu

>Bổ> vá; > họa> vẽ

Page 74: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

> kiếm> gươm’ > chủng> giống

> vị > mùi

(2) về mặt ngữ nghĩa

Hễ nói đến việc vay mượn từ là người ta nghĩ ngay đến vấn đề ngữ nghĩa. Một ngôn ngữ A có nhu cầu vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ B khi trong hệ thống từ vựng của A có những “ô trống ngữ nghĩa”. Nghĩa như là mục đích của việc vay mượn từ. chẳng hạn, vào giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, người Nhật đã phát minh ra một thiết bị đặc biệt với chức năng thay thế một dàn nhạc đệm để người ta có thể “ làm ca sĩ”, hoặc nghe nhạc. và thế là từ “karaoke” đã nhanh chóng được nhiều ngôn ngữ (trong đó có cả tiếng Việt, tiếng Hán) thu nhận một cách tự nguyện - vay mượn tự nguyện

Kiểu vay mượn từ Hán của tiếng Việt lại không hẳn như nguyên lý trên. Trong số hàng vạn từ Hán du nhập vào tiếng Việt, có một số đến theo nhu cầu bù đắp ô trống ngữ nghĩa. Đó là trường hợp những từ kiểu như: tuyển, băng, âm, dương, càn, khôn,… một số khác đã đến với tư cách “những vị khách không được mời”. ở trường hợp thứ hai, từ Hán đã tạo dự chồng chéo, lúc đầu là dư thừa, mang tính tiêu cực trong hệ thống từ vựng tiếng việt. để không bị lấn át và vãn thu nạp từ ngoại lai vào làm phong phú cho mình, tiếng việt đã cải biển nghĩa từ Hán cho phù hợp. có thể có nhiều cách cải biến nghĩa từ Hán, giáng cấp ngữ nghĩa (thuật ngữ chúng tôi đề nghị- LĐKH) là một trong số những phương thức ấy. đây cũng là phương thức khá thông dụng trong quá trình Việt Hóa từ Hán về mặt ngữ nghĩa. Thử nêu một vài trường hợp làm ví dụ như sau:

(2a) TRÚC “tân hoa tự điển” [ 224] giải thích: “(Đó là danh từ gọi tên loại) thực vật sống lưu niên, thân cứng, rỗng, chia đốt, có thể dùng làm đồ dùng hoặc vật liệu xây dựng.” “Từ Hải” [199] viết “(…) có thể dùng để chế tạo ra giấy, dùng đan lát, mầm non của cây (tức là măng) có thể dùng làm thức ăn, có loại dùng để làm cây cảnh (…) ở Trung Quốc có khoảng 300 loại (…) những loại thường thất như: mao trúc, cương trúc, từ trúc, nhược trúc….”

Page 75: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Như vậy, trúc trong tiếng Hán là từ chỉ tổng loại có tính khái quát. Muốn định danh cho các tiểu loại, trúc phải có những định tố đứng kèm trước nó: ngọc trúc, hậu trúc, bạc trúc, thực tâm trúc, đại trúc,…

Trong tiếng việt những thuộc họ tre, chủng loại cũng khá nhiều, phần lớn có tên gọi bằng một âm tiết: tre, nứa, mai, hóp, giang, vau, hương,… trúc vào tiếng Việt chỉ còn là tên gọi của một loại cây học tre như vừa nêu. Người Việt nói: sáo, trúc, chông tre. Vì chông thì làm bằng tre, còn sáo thì phải làm bằng ống trúc. Không có chông trúc cũng như không có sáo tre. Người Hán nói: trúc thạp, trúc địch. Chông cũng làm bằng trúc, mà sáo cũng là trúc. Trúc trong tiếng Việt không còn nghĩa của trúc trong tiếng Hán nữa. Nó đã bị Việt hóa theo cách thức giáng cấp ngữ nghĩa. Có thể hình dung như sau [BB-2.4]

(2b) TÂY trong tiếng Hán với nghĩa chính là làm sạch bằng nước. ví dụ tẩy y phục, tẩy đẩu,… [224]. Cấu tạo của chữ Hán, với bộ chấm thùy nhằm nói lên ý nghĩa đó. Trong tiếng Việt, hành động “làm sạch bằng nước” như vậy có đến hàng chục từ đơn khác nhau. “ làm sạch đầu bằng nước”: gội, “làm sạch mặt bằng nước”: rửa, “làm sạch toàn bộ thân thể bằng nước”: tắm, “làm sạch quần áo bằng nước”: giặt,.. vì vậy, muốn trở thành thành viên của từ vựng tiếng việt, tẩy phải chấp nhận mang nét ý nghĩa “làm sạch” bằng vật lý, chẳng hạn: tẩy nét chữ viết sai trên trang giấy, bằng hóa học, chẳng hạn: tẩy chết mực trên túi áo.

(2c) HỒNG trong tiếng Hán là màu “giống màu máu tươi” [224], tức là đỏ trong tiếng Việt. nhưng tiếng Việt đã có đỏ, nên hồng đã được người việt sử dụng với nghĩa đỏ nhạt, một tiểu loại của đỏ

(2d) BỐ trong tiếng Hán và từ bố Hán Việt cũng tương tự như ba trường hợp trên. Bố trong tiếng Hán là “loại vật liệu được dệt nên bởi các loại sợi bông, đay,.. dùng để may quần áo và các đồ dùng khác” [224]. Bố trong tiếng Việt là “vải dày, dệt bằng sợi đay khô” [90], là “vải thô” [82]. Cũng có ý kiến cho rằng vải và bố là hai âm độc của cùng môt chữ Hán ở hai thời kỳ tiếp xúc

Page 76: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

khác nhau. Dãu như thế, thì dưới con mắt của người Việt vải luôn được xem là từ bản ngữ, từ vốn có cua tiếng Việt

Trúc, tẩy, hồng, bố,… vốn là những từ đơn tiết trong tiếng Hán. Chúng cũng giống như hàng ngàn, hàng vạn từ đơn khác của tiếng Hán, khi vào tiếng Việt, buộc phải chấp nhận những điều kiện do nhu cầu của tiếng việt đặt ra về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và cả phong cách nữa. hiện tượng thay đổi nghĩa của các trường hợp trúc, tẩy, hồng, bố chính là hiện tượng giáng cấp ngữ nghĩa. Nghĩa là chúng phải chuyển từ nghĩa rộng đến nghĩa hẹp, từ khái quát, trừu tượng đến cụ thể, từ nghĩa chỉ tổng loại thành nghĩa chỉ tiểu loại,…

(2e) Khi có một từ đơn Hán xuất hiện trong tiếng Việt với hai cái vỏ ngữ âm khác nhau, và đều có thể hoạt động tự do, thì nhất định sẽ xảy ra hiện tượng phân bố nghĩa. Thử so sánh nghĩa từ của một số trường hợp trong từ điển Hán (TĐH) và trong từ điển tiếng việt (TĐV). [BB-2.5]

[BB-2.5]

(H) TĐH (V) TĐVwei Cảm giác nhận

được từ mũi và lưỡi

MÙI Hơi tỏa ra từ vật, có thể nhận biết bằng mũi

VỊ Thuộc tính của sự vật nhận biết được bằng lưỡi

zhù Cắt, chứa, trữ CHỨA Giữ, tích ở bên trong

TRỮ Cắt, chứa vào một chỗ để dành sẵn cho lúc cần

fáng Nhà, phòng, buồng

PHÒNG “phòng khách”, “phòng họp” (trang trọng)

Page 77: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

BUÔNG “buồng ngủ”, “buồng lái” (thông dụng)

méi Đám lông ở phía dưới trán, phía trên mắt

MÀY Đám lông mọc dày thành hàng dài ở phía trên mắt người

MI Lông mọc trên mí mắt

Phân bố nghĩa cũng là một cách việt hóa từ Hán

(3) về mặt ngữ pháp

Con số thống kê của chúng tôi, hiện có khoảng 1200 từ đơn tiết Hán từ lâu đã có mặt trong tiếng Việt với âm đọc Hán Việt, và hoạt động tự do như những từ Việt thực thụ [Xm: 2.2.1. (1)]. Do có đặc điểm đơn tiết và hoạt động tự do, nên nhiều khi người ta không để ý đến lai lịch của chúng nữa và xem như đó là những từ vốn có ( từ bản ngữ, từ thuần việt). tuy nhiên, để có thể trở thành thành viên của hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ Hán buộc phải có sự “ trả giá” nhất định, chúng phải chấp nhận sự biến đổi nào đó, hoặc nhiều hoặc ít, để phù hợp với hoàn cảnh tiếng việt. những thay đổi ấy có thể thuộc các phương diện như là ngữ âm, ngữ nghĩa ( như đã trình bày ở trên) hoặc tu từ

Trong tiếng việt, đồng thời cũng có khoảng 3500 âm tiếng ( tiếng) Hán Việt, vốn hầu hết là từ đơn trong tiếng Hán, đã du nhập vào tiếng Việt với tư cách là những thành tố của từ đa tiết Hán Việt. từ chỗ là từ đơn, độc lập, có khả năng hoạt động tự do để dặt câu, đến chỗ chỉ là yếu tố tạo từ, hoạt động hạn chế, những từ Hán đã trải qua quá trình giáng cấp cú pháp (tạm gọi như vậy) để vào tiếng việt. hiện tượng này có gầy cản trở gì cho quá trình hoạt động của tiếng việt không? Chúng đã diễn ra như thế nào? Chúng ta hãy thử tìm

Page 78: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

hiểu qua vài ví dụ lấy cứ liệu trong các từ điển tiếng Hán và tiếng Việt sau đây:

Hiện đại Hán ngữ từ điền (viết tắt là TĐH) [220]

Hán Việt từ điển (TĐHV) [160]

Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng (TĐY) [38]

Từ điển tiếng Việt (TĐV) [90]

ÁI, trong TĐH giải thích có bốn nghĩa. TĐHV cũng đối chiếu với tiếng việt theo bốn nghĩa ấy như sau

(1)có cảm tình sâu sắc đối với ngừoi hoặc sự vật: yêu, thương, mến ( trong các tổ hợp từ như: yêu nước, thương dân, mến trẻ, anh A yêu cô B)

(2) Thích (trong các tổ hợp: thích bơi, thích xem phim, thích đánh bóng)

(3) Qúy, trọng ( quý của công, trọng danh dự)

(4) ưa, hay dễ (hay khóc, ưa nói đùa, dễ nổi cáu)

Ái trong tiếng Hán, tương đương với một loạt động từ hoạt động tâm lý trong tiếng việt: yêu, thương, mến, thích, quý, ưa,… Hầu như không còn ô trống ngữ nghĩa trong tiếng việt cho ái nữa. Nó cũng không thể làm theo kiểu trúc đã làm trong trường nghĩa: tre, nứa, mai, trúc, vàu, hóp, bương hoặc tẩy đã làm trong trường nghĩa: giặt, rửa, gội, tắm,… [Xm: 2.2.2 (2)] ÁI phải đi bằng con đường khác: Nó vào tiếng việt trong những từ ghép Hán mà nó là thành viene, các tác giả của TĐY đã thống kê được mười một từ song tiét Hán Việt có ái đứng trưỡc: ái ân, ái hộ, ái hữu, ái thanh, ái khí, ái lực, ái mộ, ái nữ, ái quần, ái quốc, ái tình. Và mười sáu từ có ái đứng sau: ân ái, bác ái, hòa ái, khả ái, sủng ái, khả ái, thân ái, tình ái, từ ái, tự ải, ưu ái. Trong tiếng Hán, khi ái liên kết với một yếu tố nào đó để tạo từ ghép song tiết thì, vị trí của nó đứng trước hay sau yếu tố ấy, có liên quan đến việc biểu đạt ngữ nghĩa. Điều đó khi vào tiếng việt thì hầu như không còn nghĩa

Page 79: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Thử so sánh cách giải nghĩa của một cặp từ có vị trí khác nhau của ái trong hai quyển từ điển sau

TĐH

Ái tình: tình yêu nam nữ

Tình ái: như ái tình tình cảm yêu quý giữa con ngừoi với nhau

TĐV

Ái tình: tình yêu nam nữ

Tình ái: như ái tình

QUỐC là danh từ đơn âm tiết. trong tiếng Hán nó có đầy đủ khả năng hoạt động như những danh từ khác (có thể) làm định ngữ, bổ ngữ trực tiếp, hoặc làm trung tâm ngữ,… trong quá trình đặt câu. Ví dụ: ngày mai nó về nước. trung quốc là một nước lớn. quốc còn có khả năng kết hợp với các âm tiết khác để tạo nên những đơn vị đa tiết khác để tạp nên những loại này. Và, trong TĐY thì có gần một nửa số lượng ấy, cũng giống như ái, khi vào tiếng việt, quốc không còn khả năng hoạt động cú pháp nữa. nó không còn là quốc trong tiếng Hán, nhưng cũng không thể thay thế nước trong các câu như là: “ ngày mai nó về nước”, “ trung quốc là một nước lớn”. trong các từ điền nối chiếu tiếng Hán với tiếng Việt thì, là yêu, là nước. trong các bảng học từ vựng tiếng Hán dùng cho ngừoi việt trước đây cũng thế, người ta đọc là nhà, là nước, trước, sau

Đó là sự tương đương với nhau về nghĩa của từ giữa hai ngôn ngữ khác nhau. Còn khi đã là ái Hán Việt, quốc hán Việt thì tình hình không còn như thế nữa. so sánh

(a)Anh Ba rất yêu nước

(b) Anh Ba rất ái quốc

(C) anh Ba rất yêu quốc

Page 80: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(d) anh Ba rất ái nước

Bốn câu trên cùng chung một mô hình cấu trúc; nhưng (b),(c) và (d) là những câu không thể có trong tiếng việt. chỉ vì ái, quốc và ái quốc không thể nào thay thế vào vị trí yêu, nước và yêu nước của (a). cả ái lẫn quốc chỉ tồn tại trong khuôn khổ của tổ hợp ái quốc. và ngay cả tổ hợp ái quốc cũng chi có một phạm vi hoạt động rất hẹp, kiểu như: nhà ái quốc, tinh thần ái quốc (TĐV). Từ chỗ bị hạn chế trong hoạt động cú pháp, nghĩa của những tiếng Hán Việt kiểu như ái và quốc ngày càng mờ đi. Bởi vì trong tiếng Hán nghĩa của ái kết hợp với nghĩa của quốc tạo thành nghĩa của ái quốc. còn trong tiếng Việt thì, nghĩa của ái và nghĩa của quốc chỉ được tìm thấy bằng cách rút ra từ nghĩa của ái quốc. kết quả của quá trình phân tích ấy là những nét nghĩa không rõ ràng, mơ hồ chung chung

Thường thì người Việt tiếp nhận nghĩa của ái quốc trong nguyên khối. người ta hát

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Thái Sơn là núi thái, một quả núi có tên là Thái. Bất kỳ một người Hán nào cũng đều hiểu được như vậy. vì đối với họ sơn là một dạng địa hình có hình dáng rõ ràng, nhìn thấy được, đứng gần được, và cũng có thể leo lên được. nhưng đối với một người việt bình thường thì sơn là một cái gì đó không cụ thể, phi hiện thực, “không gợi lên được hình ảnh trực tiếp của vật quy chiếu” [83.134]. người ta không thể tách ra để hiểu nó là núi. Vì vậy trong dân gian, người Việt đã gọi núi Thái Sơn cũng như sông Hoàng Hà, dự chi trước, du nhập vào, cây đại thụ, đường xích đạo, đường kinh tuyến, gia công thêm,… một cách rất tự nhiên, không biết hoặc cần biết sơn, hà, dự, nhập, thụ, đạo, tuyển, gia là gì. Cái kiểu “ dùng từ thừa ” ấy [132.312] quả có lý do xác đáng

Page 81: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

của nó. Và cũng không chắc là có ảnh hưởng đến quá trình làm trong sáng tiếng việt. trái lại, chúng tôi cho rằng đó cũng là một kiểu Việt hóa ( nếu hiểu theo nghĩa rộng), nhằm khắc phục trở ngại trong quá trình sử dụng tiếng việt do hiện tượng giáng cấp cú pháp đem đến. một từ Hán trong khi đi vào tiếng Việt nếu đã bị giáng cấp cú pháp thì thường thường cũng sẽ giáng cấp ngữ nghĩa, và ngược lại. cái này kéo theo cái kia, cái này ảnh hưởng trực tiếp đến cái kia. Chẳn hạn, các tiếng Hán Việt như: sơn, hà, thụ, đạo,… do mất khả năng hoạt động tự do nên nghĩa mờ đi. Hay cũng có thể nói ngược lại là, do trong tiêng Việt sử dụng ở dạng tự do.

4)về mặt tu từ

Còn một lối nhỏ cho các từ đơn Hán đi vào hoạt động tự do trong tiếng Việt, đó là việc thay đổi về mặt tu từ. Một số từ Hán khi vào tiếng Việt đã thay đổi phong cách chức năng, hoặc mang thêm một nét nghĩa biểu cảm nào đó. Chỉ có như thế thì chúng mới có lý do trở thành từ đơn của tiếng Việt, mặc dầu đó là những từ đơn có tần số xuất hiện rất hạn chế. Xin nêu một số ví dụ về cách thức Việt hóa rất tinh tế này [Xm: BB-2.6].

Ở trường hợp (1) thuyết tiếng Hán gặp phải tiếng Việt đồng nghĩa. Chúng không thể song song tồn tại trong tiếng Việt khi chúng giống nhau hoàn toàn. Vì thế tiếng Việt đã cấp cho thuyết một nét nghĩa mà nói chưa có, đó là: “ nghĩa tu từ”, “nghĩa biểu cảm”, “nghĩa phong cách”

Nhóm động từ đơn tiết đưa, tiễn, tống là nhóm động từ đồng nghĩa. Trong đó đưa là từ thuần việt, còn tiễn, tống là những từ hán việt. chúng cùng chung vị trí trong mô hình câu: A đưa B + y. ví dụ:

(4a) Tôi đưa nó ra cổng

(4b) tôi tiễn nó ra cổng

(4c) tôi tống nó ra cổng

Đó là ba câu đồng nghĩa, cùng thông báo về một hành động. nhưng một người việt có trình độ văn hóa trung bình cũng có thể nhận ra chỗ khác nhau

Page 82: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

về thái dộ của A với B ( tức của tôi đối với nó, trong ví dụ). mà cái giúp chúng ta nhận ra sự khác nhau về thái độ ấy lại chính là các động từ: đưa, tiễn, tống. đưa ( trong câu 4a) chỉ mô tả hành động một cách khách quan. Nguyễn Du viết: “ Đưa người của trước rước người của sau”. Còn tiễn (4b) thì có nghĩa là “tỏ tình lưu luyến chia tay với người ra đi” [90]. Nếu chịu khó tầm nguyên, trở ngược về nơi xuất xứ của tiễn, thì thấy nó thể hiện bằng một chữ Hán với bộ thủ thực, là ăn, là đồ để ăn: tiễn có nghĩa là “chủ bày tiệc đãi khách trước khi chia tay” [220]. Tiễn của tiếng Hán trở thành từ đơn của tiếng Việt là nhờ vào nét nghĩa mà đưa chưa có được ấy. còn tống (4c) thì lại “dùng quyền lực đưa đi, bằng hành động mạnh mẽ, dứt khoát” [90]. Khi còn là thành viên của tiếng Hán, tống hoàn toàn không có nét nghĩa ấy. Nó cũng giống như đưa trong tiếng Việt. Người Hán có thể nói, đại khái là: tống con đến trường. Tống khách ra ngõ. Tổng bố ra sân bay, I V.V.. Nghĩa mới của từ tổng Hán Việt là do nhu cầu của tiếng Việt mà có . Tống tiễn Hán Việt đã cùng với thuần Việt tạo nên sắc thái biểu cảm khác nhau của nhóm đồng nghĩa từ vựng Việt Hán trong tiếng Việt.

Trong mô hình câu: A cho B + x, cho là một từ đơn thuần Việt, ngoài chức năng mô tả khách quan một hành động ra, hầu như nó không thể hiện gì thêm về mức độ quan hệ giữa A và B. Có thể nói những câu như: Bố cho con cặp sách. Cháu cho ông tiền, V.V.. Nhưng nếu thay vào vị trí của cho những từ gốc Hán đồng nghĩa như: biếu, tặng , thí, ban (và cả phân, phát, thưởng, hiến , cấp nữa), v.v. thì lập tức nảy sinh ra nhu cầu lựa chọn để cho A phù hợp với B. Vì, chẳng hạn không thể nói: Bố hiến con cặp sách. Cháu thí ông tiền, V.V..

Thu nhận từ Hán bằng cách gán nghĩa tu từ cho chúng là một thù pháp tinh vi và tế nhị. Trong trường hợp này từ Hán thực sự có đóng góp lớn cho việc làm phong phú cách diễn đạt của tiếng Việt, đặc biệt là về mặt sắc thái biểu cảm. Cách thức Việt hóa nay đang, tiến triển theo

tập đoàn ,giáo dưỡng , bối cảnh

Page 83: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

tham quan , thành viên , sáng tác

điện thoại ,pháp luật , phục vụ

quan hệ , hoàn cảnh (, kế hoạch

giao hoán , tiến triển , bản chất

thường thức , thừa nhận , đại biểu

điện tử , phản đối , cán bộ

quảng cáo , cơ quan, kỷ lục

giao tế , kinh phí , tất yếu

trường sở , trừu tượng , đơn vị

đối tượng , phân phối , công nghiệp

quy tắc , tích cực , kiên trì

giao thông , kinh tể, kinh nghiệm

lao động , mục đích , xí nghiệp

thời gian , tư tưởng , vệ sinh

hiện tượng, tuyên truyền, nghĩa vụ

vận động, chất lượng, cảnh sát

lý tưởng, nội dung, thủ tiêu

thế kỷ, tốc độ, văn hóa

tiêu hóa, tuyển cử, ý nghĩa

chi bộ, chủ động, cụ thể

mỹ thuật, năng lực, nhân quyền

thị trường, thể dục, văn minh

Page 84: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

hiệp hội, diễn xuất, ngân hàng

trực tiếp, tư liệu, khoa học

dân chủ, phê bình, xã hội

thủ tục, điều kiện, văn học

tân văn, nghiệp vụ, dinh dưỡng

chỉ đạo, tác phẩm, …

[Xm: đọc thêm 4]

Việc chỉ ra đâu là từ ghép thuần Hán, đâu là từ ghép Nhật Hán quả là một việc hết sức khó khăn, ngay trong tiếng Hán, chứ đừng nói gì sau khi chúng đã vào tiếng Việt. Tiếng Hán mượn từ ghép Nhật trong nguyên khối, có sẵn, đã từ vựng hóa cao độ theo kiểu Nhật.,vì thế người Hán không thể chi lãnh hội nghĩa từ ghép bằng cách phân tích, đi tìm nghĩa các thành viên (chữ Hán) theo cách truyền thống mà họ đã xử lý với từ ghép thuần Hán. Chẳng hạn, không thể đi tìm nghĩa của từ trừu tượng bằng cách đi tìm nghĩa của trừu và nghĩa của tượng. Người Việt cũng không thể có cách xử lý nào hay hơn, chẳng hạn không thể đặt câu hỏi cái là gì, bộ là gì, để biết cán bộ là gì. Bời vì nếu làm thế thì hoặc là không thể tìm ra đáp án,: hoặc chi tìm ra đáp án không chính xác. Tiếp nhận các đơn vị ngoại lai song tiết (hoặc đa tiết) loại ấy cũng có nghĩa là; tiếp nhận những tiếng mờ nghĩa hoặc vô nghĩa vào từ vựng dân tộc. Thực ra loại vừa nêu cũng không hơn loại “câu lạc bộ” hay “gia tô cơ đốc” là mấy [50].

(2) Từ ghép Hán Việt không mượn trực tiếp

Đó là những từ ghép mà các thành viên đều có âm đọc Hán Việt, nhưng không phải là từ ghép mượn trực tiếp trong tiếng Hán. Chúng là những từ ghép thuộc các kiểu; sau:

(2a) Từ cải biên dựa trên cơ sờ từ ghép Hán

Page 85: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Từ ghép Hán sau khi được tiếng Việt mượn trực tiếp đã đương nhiên trở thành từ ghép Hán Việt (tạm gọi loại này là từ ghép Hán Việt 1, viết tắt HV1). Trải qua quá trình hoạt động trong tiếng Việt, đo nhu cầu nảy sinh trên con đường Việt hóa, một số HV1 đã được cải biên thành HV2 [BB-3.1]. Và rồi, cả HV1 lẫn HV2 đều đang được sử dụng song song trong tiếng Việt. Tuy nhiên phần ưu tiên cỏa người sử dụng luôn thuộc về HV2.

[BB-3.1]

HV1 HV2 Cách thức và mục đích Việt hóa

Khẩo trao Khẩu trang Thay thành tố trang (trong các từ hóa trang, trang sức,…) để khắc phục tình trạng mờ nghĩa của trao

Tình giản Tỉnh giảm Thay giản băng giảm và mục đích ngữ nghĩa

Thôn trưởng Trưởng thôn Đảo trật tự chính phụ chủ thuận với ngữ pháp tiếng Việt

Loại này nói chung là dựa vào những từ ghép có sẵn trong tiếng Hán rồi thay đổi trật tự, hoặc thay đổi thành tố mờ nghĩa bằng thành tố rõ nghĩa, với điều kiện thành tố mới cũng là tiếng Hán như những ví dụ nêu trên.

Cũng có trường hợp thì thêm vào từ ghép Hán, như: tổng cộng > tổng tiến công; hoặc bớt, rút gọn: thực tế thu nhập >thực thu (V).

(2b) Dùng tiếng Hán Việ để cấu tạo (tự tạo) - Theo trật tự ngữ pháp tiếng Hán, ví dụ:

kHán giả, nhạc , ca sĩ

Page 86: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cầu kỳ , chi tiêu, chính hiệu

chủ tọa , công giáo , đơn ca

cao học

Theo trật tự ngữ pháp tiếng Việt, ví dụ:

dẫn điện , di tan , bàchủ

súng trường , trường khoa

phát thanh , chất bổ

cô giáo , ích kỷ , nhập tâm

Mức độ Việt hóa của loại (2b) cao hơn loại (2a). Và dĩ nhiên chúng là từ Việt nên không thể gặp chúng trong tiếng Hán [BB-3.2]

Cách vay mượn theo phương thức (2b) rất giống với cách thức mà người Nhật đã làm để tạo ra loại “từ ghép Nhật-Hán”[Xm 3.1.1.(2b)]. Đó là một phương thức có tính mở giúp chủ động và sáng tạo trong vay mượn, tạo khả năng đồng hóa cao độ trong tiếng Việt.

Với cách thức ấy, người Việt có thể đến với vãn minh nhân loại mà không phải đi đường vòng qua Trung Quốc như xưa kia vẫn làm. Chẳng hạn với kỹ thuật truyền thống mà phương Tây gọi là television thì người Trung Quốc dịch ra là điện thị , ở trường hợp này người Viêt xử lý theo hai cách, hoặc gọi trực tiếp theo kiểu tây hoặc dùng tiếng Hán Việt để diễn tả: vô tuyến truyền hình (hoặc truyền hình), chứ không nói “điện thị” theo kiểu Trung Quốc nữa.

Ngay cả khi vay mượn trực tiếp từ ghép hoặc tổ hợp từ tiếng Hán cũng thế, hễ có cơ hội là người Việt chọn cách “tự tạo” thay cho từ có sẵn (nếu thấy phù hợp). Ví dụ, khi nói về phong cách trong ngôn ngữ, tiếng Hán dùng thuật ngữ khẩu ngữ (văn nói) và thư diện ngữ (UM văn viết). Thế nhưng người Việt chỉ chọn mượn khẩu ngữ rồi “tự tạo” ra bút ngữ thay cho thư diện ngữ. Cặp thuật ngữ này trờ nên rất xứng với nhau. Vì thế ai dám chắc rằng loại từ

Page 87: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

ghép kiểu như bút ngữ lại không có dịp du nhập vào tiếng Hán, tiếng Nhật, hay tiếng Triều Tiên- những ngôn ngữ vốn dĩ lạy từ chữ Hán làm cơ sở?

Có thể nói, trong thời kỳ cận và hiện đại, việc vay mượn từ ngữ nước ngoài chủ yếu đi theo hướng này. Nếu nói từ ngữ gốc Hán trong tiếng Việt ngày càng tăng, thì đó là do sự đóng góp của phương thức vay mượn này.

Đối với những người Việt học tiếng Trung Quốc, thì loại từ này thực sự là những cái bẫy không dễ tránh chút nào.

3.1.2.Từ ghép phi Hán ViệtĐó là loại từ ghép được tạo thành bởi các thành tố không đọc theo âm Hán Việt. Gồm những tiếng thuần Việt hoặc tiếng gốc Hán đã Việt hóa sâu sắc về mặt ngữ âm. Loại từ ghép nẩy thường được dùng để “dịch” các khái niệm mới thông qua từ Hán. Ví dụ:lửa, tàu hỏa được “dịch” từ từ hỏa xa trong tiếng Hán. Trong đó xe vốn có liên hệ với xa [xm:2.2.1.(2).]; biển đen được “dịch” từ từ hắc hải .

Tương tự như vậy, ta có:

đồng bằng< bình nguyên

nguồn gốc< căn nguyên

gió bụi< phong trần

lầu xanh< thanh lâu

ngàn dặm< thiên lý

nhà trang<bạch ốc

trăm họ .< bách tính

tên lửa< hỏa tiễn

trái đất< địa cầu

cờ đỏ< hồng ki

Page 88: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

v.v.

3.1.3.Từ ghép hỗn hợp gốc HánĐó là loại từ ghép được tạo thành bởi ít nhất là một thành tố đọc theo âm Hán Việt, các thành tố còn lại có thể là tiếng thuần Việt hoặc các tiếng ngoại lai đã được Việt hóa cao độ. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự hiện diện của loại từ ghép này trong tiếng Việt. Một là hiện tượng Việt hóa ngữ âm cục bộ đối với từ ghép vay mượn Hán (tạm gọi nhóm những từ này là nhóm A). Hai là, sự vận dụng các tiếng Hán Việt trong quá trình cấu tạo từ ghép của tiếng Việt (tạm gọi nhóm B).

Nhóm A. Ví dụ: tiêu dùng là kết quả Việt hóa của tiêu dụng (ỷH . Gọi là Việt hóa ngữ âm cục bộ vì nỏ xảy ra ở một bộ phận của âm tiết làm thành tố từ ghép. Trong ví dụ trên biển đổi.-ngữ âm xảy ra ờ thanh điệu của âm tiết dụng. Còn những ví dụ sau, sự Việt hóa về ngữ âm khi thì xảy ra ở âm đầu, khi thì xảy ra ở vần, khi thì ở thanh điệu:

đề kHáng< để kHáng

thống kê< thống kế

bất kể< bất kế

phụ họa< phụ hòa

sai khiến< sai khiến

phong pHánh < phong thanh

thù hằn< thù hận

tựa hồ<tựhồ

châu báu< châu bảo

phép tắc< pháp tắc

thời cuộc< thời cục

vô cớ< vô cổ

Page 89: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

an< an ủy

đại bằng< đại bằng

thông qua < thông quá

V.V..

Nhóm này có sổ lượng rất ít. Trước đây một sổ nhà nghiên cứu đã xem chúng như một hiện tượng “đùng sai về âm” [132.312], Cũng có người có thái độ đối xử khác, rằng: “Tất nhiên không loại trừ trường hợp phát âm sai, nhưng toàn dân đều nói như vậy, thì phải thừa nhận là đúng. Đó là hiện tượng có thấy trong nhiều ngữ ngôn” [68.49].

Chúng tôi cho ràng âm đọc Hán Việt chỉ mới là bước sơ khởi trong quá trình đông hóa về mặt ngữ âm của tiếng Việt đối với từ ngữ Hán, vì thế có thể có những bước thay đổi tiếp theo. Sự thay đổi ấy là phù hợp quy luật phổ biến khi xảy ra hiện tượng vay mượn, Sự sai lệch về ngữ âm khi từ của ngôn ngữ này du nhập 'vào hệ thống từ vựng của ngôn ngữ khác là điều không có gì phải băn khoăn. Vả lại, vấn đề “đúng”, “sai” còn tùy thuộc lập trương, tức là phải xác định góc nhìn sự vật trước khi đưa ra lời nhận xét. Ờ trường hợp trên, nếu cho rằng đề kHáng là sai, để kHáng mới đúng, có nghĩa là người nhận xét đã lấy tiếng Hán làm chuẩn, hoặc ít ra cũng bắt buộc theo một kiểu phát âm cách đây hàng chục thế kỷ, âm Hán Việt, như chúng ta đã biết. Người Việt, kể cả những người có học vấn(và nắm vững tiếng Hán, chữ Hán), vẫn thích nói đọc giả hơn là độc giả, chi vì người nói cảm thấy rằng nói đọc

giả thì dễ hiểu hơn, nhờ động từ đọc trong đọc sách, đọc báo rất thông dụng. (Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở mục 3.3.)

Nhóm B. ít nhất cũng c*ó thể thấy gồm ba kiểu cấu tạo sau:

Kiểu B1. Gồm những từ ghép cấu tạo bởi một tiếng Hán Việt định vị,với tiếng thuần Việt, hoặc tiếng ngoại lai đã Việt hỏa hoàn toàn. Ở tiếng Hán, vị trí của tiếng định vị tương đổi ổn định. Khi trở thành tiếng Hán Việt thì tính chất ấy

Page 90: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cỏ phần thay đổi do áp lực của trật tự ngữ pháp tiếng Việt. Nhiều trường hợp đang tồn tại thế giằng co giữa vị trí đứng trước và đứng sau từ ghép. Ví dụ:

Hóa : xanh hóa, mũi hóa, vôi hóa, bê tông hóa, ngói hóa, ximăng hóa, nhà nước hóa, axít hóa, V.V..

kế : ẩm kế, oát kế, ôm kế, ampe kế, nhớt kế, V.V..

chủ nghĩa : chủ nghĩa apacthai, chủ nghĩa bônsêvích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa xét lại, V.V..

viên : nhóm viên, cụm viên, hụi viên, kế toán viên, V.V..

trưởng: ga trưởng, lớp trưởng, nhóm trưởng, tàu trưởng, toán trưởng, kíp trưởng, nhà trưởng, ca trưởng

trưởng ga, trưởng lớp, trưởng nhóm, trưởng tàu, V.V..

tái: tái đói, tá mù (chữ), nghiện, V.V..

KiểuB2. Gồm những từ ghép cấu tạo bời một tiếng Hán Việt với một tiếng thuần Việt, hoặc tiếng gốc Hán đã Việt hóa, đồng nghĩa. Ví dụ:

quê hương,băng giá, ngôi vị

tiễn đưa ,hiếu thảo ,giảm bớt

in ấn,câu cú ,kiện tụng

thì giờ ,linh thiêng ,thờ phụng

nghi ngờ, tùy theo, phụ giúp

kì lạ , phòng ngừa , phá vỡ

sức lục , dối trá ,thơm phức

thay thế ,lí lẽ, kính nể

rèn luyện , xâm lấn rv.v... [51]

Page 91: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Kiểu B3. Gồm những từ ghép cấu tạo bởi một tiếng Hán Việt với những tiếng thuần Việt, hoặc nhũng^ tiếng ngoại lai đã Việt hóa hoàn toàn, nhưng không giống BI và B2. Ví dụ:

Ngựa bạch, thầy giáo, của khẩu

Cửa hậu, thợ mộc, sân thượng

Tàu thủy, nhà thương, chuột xạ

Ban sơ, hội chợ, hối lỗi

thủ kho , vô ơn V.V.. [BB-3.3]

(trong những ví dụ trên cũng có thể tiến xa hơn một bước để chỉ ra những tiếng vốn cũng có gốc Hán, như: thiêng < thanh, thờ < sự, ngừa < ngự, rèn luyện, thầy sư, vẹn < vãn, V.V..)

3.2. Từ ghép gốc Hán nhìn từ góc độ từ vựng - ngũ- pháp3.2.1. Từ ghép đẳng lập gốc HánTừ ghép đẳng lập [132.52] còn được gọi Là từ ghép láy nghĩa, từ ghép nghĩa [7.87-92], từ ghép song song [71.300], từ ghép hợp nghĩa [16.55], từ ghép kết hợp [35.73], từ ghép nghĩa liên hợp [95.17], V.V.. Đó là loại tù ghép được tạo thành bởi các thành té đồng loại, theo quan hệ bình đẳng, để biểu thị ý nghĩa khái quát, tổng hợp và trừu tượng; trật tự của các thành tố không chặt chẽ lắm. Cũng có thể nói, chủng là những từ tổ (ngữ) đã được tù vựng hóa.

Từ ghép đẳng lập gốc Hán trong tiếng Việt tương đối phong phú về sổ lượng và tương đối đa dạng về tổ chức. Một từ ghép đẳng lập gốc Hán trong tiếng Việt có thể được hình thành bởi nhữn-g thành tố gốc Hán hoặc bời thành tổ gốc Hán với thành tố Việt. Sự hỉnh thành ấy có thể xảy ra trong quá trình hoạt động và phát triển của tiếng Việt; nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra ngay trong tiếng Hán trước lúc chúng vào tiếng Việt. Đó là trường hợp tiếng Việt vay mượn những từ ghép có sẵn từ tiếng Hán. Chính vì thế việc tìm

Page 92: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

hiểu ngữ nghĩa của từ ghép đẳng lập gốc Hán nói riêng và từ ghép gốc Hán nói chung là một công việc không mấy dễ dàng.

(1) phân loại dựa theo ý nghĩa thành tố (1a) Nghĩa lương đồng. ví dụ

hư vô , minh bạch ,chu đáo

vĩ đại ,cùng khả , băng giá

linh thiêng ,kỳ lạ , dối trá

khi dễ ,kính nề,thơm phức

phân tích, hoạt động , phân tán

cư trú,sinh sản,đưa tiễn

giảm bớt , in ấn, kiện tụng

thờ phụng ,nghi ngờ , tuỳ theo

đo đạc , phòng ngừa,phá vỡ

thay thế ,xâm lấn , rèn luyện ,

dung đúc,thoát khỏi o, phân chia

phế bỏ , say mê , tội lỗi

toàn vẹn,trợ giúp,V.V..

Hai thành tố tạo nên loại từ ghép này có nghĩa. tưang tụ, nghĩa giống nhau, có thể dùng cái này để giải nghĩa cái kia hoặc gợi ý nghĩa cho cái kia. Chẳng hạn: cùng là khổ, hư là vô, kính là nể, nghi là ngờ, V.V..

Trong tiếng Việt có một số từ ghép được hình thành do kết quả việc học từ vựng đối chiếu Hán - Việt trong thời gian dài, qua các sách như “Nhất thiên tự”, “Tam thiên tự”, v.v. [25].

Page 93: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(1b) Nghĩa tương quan

vĩnh viễn, cốt nhục, khẩu thiệt

quốc gia, sơn thủy, phụ mẫu.

huynh đệ, giang sơn, lãnh tụ

phân giải ,đà kích, khen thưởng

học hỏi , kiểm soát , nghề nghiệp

nghiêm ngặt, phân bua , thấu suốt

thúc đẩy, tranh giành, tù đày

V.V…

Các thành tố đứng cạnh nhau chi những sự vật, hiện tượng gần gũi nhau có quan hệ với nhau, nhắc đến cái này là có thể nghĩ ngay đển cái kia.

(1c) Nghĩa tương phản

Thị phi, mâu thuẫn , thủy chung

chất lượng , trầm bổng, thường phạt

thắng bại , cao thấp .

lợi hại. đầu đuôi,….

Các thành tố có ý nghĩa khác nhau, trái ngược nhau.

(2) Phân loại dựa theo khả nàng hoạt động cú pháp

Cũng có thể chia từ ghép đẳng lập gốc Hán theo từ loại. Chúng ta thừ tìm hiểu ba loại chính: danh từ (A), động từ (B), và tính từ (C).

(A) Từ ghép đẳng lập gốc Hán là danh từ

Page 94: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Kiểu A1 .Gồm những danh từ cấu tạo bởi các thành tố vốn là danh từ đơn tiết trong tiếng Hán, hoặc sự kết hợp giữa danh từ đơn tiết tiếng Hán với danh từ đơn tiết tiếng Việt. Ví dụ: 

(1) nhân dân, quốc gia, quân sĩ ,pháp luật

(2) nhân nghĩa, âm nhạc, lãnh tụ, mâu thuẫn

(3) gia đình, nhân vật , trí tuệ ,đề họa

(4)câu cú , đầu đuôi , lý lẽ ,chi nhánh

Từ ghép ở hàng (1) (2) (3) là từ ghép Hán Việt mượn trực tiếp [xm:3.1.1], từ ghép ờ hàng (4) thuộc loại hỗn hợp gốc Hán [xm:3.1.2.B2]

Kiểu A2. Gồm những danh từ được cấu tạo bởi hai thành tố vốn là tính từ đơn tiết trong tiếng Hán, hoặc có thành tố Việt tham gia.

bình minh , dị đồng, thị phi

bình quân, thiện ác, trầm bổng

V.V..

Kiểu A3. Gồm những danh từ được cấu tạo bởi hai thành tổ vốn là động từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

Học vấn, hy vọng

Ngôn ngữ, cáo thị,…

(B) Từ ghép đẳng lập gốc Hán là động từ

Gồm nhưng động từ được câu tạo bởi hai thành tố vốn là động từ đơn tiêt trong tiếng Hán và tiếng Việt. Ví dụ:

đấu tranh, phẫn nộ, sinh sản

chiến đấu, điều tra, học tập

tiêu diệt , chế tạo , tiễn đưa

Page 95: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

giảm bớt, kiện tụng , thờ phụng

thay thế, rèn luyện, xâm lấn

kính nể V.V..

(C) Từ ghép đẳng lập gốc Hán là tính

Gồm những tính từ được cấu tạo bời hai thành tố vốn là tính từ đơn tiết trong tiếng Hán và trong tiếng Việt. Ví dụ:

vĩ đại, cùng khổ, phong phủ

thành thực, bình ổn , quang minh

đặc thù , kỳ quái, dũng mãnh

thấu triệt, lương thiện, hiếu thảo

linh thiêng , kỳ lạ, dối trá

thơm phức , xấu xí , nghèo khổ V.V..[BB-3.4]

3.2.2. Từ ghép phụ nghĩa gốc HánĐó là kiểu từ ghép gốc Hán được cấu tạo bởi một thành tổ chính và một thành tố phụ. Thành tố chính đứng làm nòng cốt, là trung tâm; còn thành tổ phụ thì đóng vai trò hạn định, bổ sung, trần thuật, hoặc chi phối, V.V..

(1)Từ ghép phụ nghĩa gốc Hán theo quan hệ hạn định

Đó là kiểu từ ghép gồm một thành tố hạn định và một thành tố bị hạn định. Thành tố đứng sau là chủ thể, thành tổ đứng trước hạn định thành tố đứng sau. Kiểu từ ghép này còn được gọi là từ ghép chính phụ. Chúng có thể là đanh từ (A), động từ (B) hoặc tính từ (C).

(A) Từ ghép phụ nghĩa gốc Hán là danh từ

A1l. Thành tố phụ vốn là danh từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

hỏa xa , hải sâm, Hà mã

Page 96: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

sơn dương, nội bộ, hải quân

thực vật, thạch bàn,V.V..

A2. Thành tổ phụ vốn là tính từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

ưu điểm, lương tâm, tốc độ

tân văn , hồng kỳ , cao điểm

nhiệt độ , thực lực V.V..

A3. Thành tố phụ vốn là động từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

chi phiếu , phi cơ , phi trường

tác phẩm V.V..

A4. Thành tố phụ là số từ trong tiếng Hán. Ví dụ:

tam giác, thập phân ,tứ chi

V.V..

(B) Từ ghép phụ nghĩa gốc Hán là động từ

B1. Thành tố phụ vốn là động từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

hợp tác, hợp tấu , hồi ức

truy vấn, mộng du, bộ hành

hồi tường V.V..

B2. Thành tố phụ vốn là tính từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

khỉnh thị , cận thị , tiên tri

trung lập, công bố, thục luyện

thường thức , kiên tri v.v…

B3. Thành tố phụ là một tiếng định vị. Ví dụ:

Page 97: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

tự động, tự sát , tự trị

tái lập, tái thiết V.V..

(C) Từ ghép phụ nghĩa gốc Hán là tính từ

Thành tố phụ là tính từ đơn tiết trong tiếng Hán, ví dụ:

tuyệt diệu, thành thực, gian nan

gian giảo , thống khổ V.V..

Loại này có số lượng rất ít.

(2)Từ ghép phụ nghĩa gấc Hán theo quan hệ bổ sung

Đó là loại từ ghép mà thành tố đứng trựớc thì chỉ hành động, còn thành tố đứng sau thì bổ sung nghĩa, nó chỉ kết quả của hành động. Thành tổ đứng sau có thể là một động từ hoặc một tính từ đơn tiết trong tiếng Hán đảm nhiệm.

(A) Thành tổ đứng sau vổn là động từ.

Ví dụ: thuyết phụ, đả đảo , cải tiến

đả phá , rung động , lay động

rung chuyển V.V..

(B) Thành tố đứng sau vốn là tính từ. Ví dụ:

cách tân , cải lương , chứng minh

khuếch đại , đề cao,cài chính

đánh bại,xua tan,thu hẹp

V.V..

(3) Từ ghép phụ nghĩa gổe Hán theo quan hệ trần thuật

Page 98: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Đó là loại từ ghép mà thành tố đứng trước là sự vật được trận thuật, là đối tượng trần thuật; còn thành tố đứng sau là nội dung trần thuật. Kiểu kết cấu này hầu như không cỏ trong từ ghép thuần Việt. Ngáy trong tiếng Hán thì số lượng loại này cũng không nhiềú. Có thể có cả từ ghép danh từ (A), động từ (B) hoặc tính từ (C).

(A)Từ ghép là danh từ. Ví dụ:

nhật thực , nguyệt thực , địa chấn

sương giáng, đồng chí, thu phân

V.V..

(B)Từ ghép Là động từ. Ví dụ:

tâm phục, khẩu phục, mục kích

V.V..

(C) Từ ghép là tính từ. Ví dụ:

tâm đắc , dân chủ , phong lưu

V.V..

Loại từ ghép này còn được gọi là từ ghép chủ vị.

(4) Từ ghép phụ nghĩa gổc Hán theo quan hệ chi phổi

Đó là loại từ ghép mà thành tố đứng trước biểu thị hành động, thàrih tổ đứng sau chỉ đối tương bị chi phối. Loại này còn được gọi là từ ghép động tân (hay động bổ). Gồm các loại danh, từ (A)ỹ động từ (B) và tính từ (C).

(A)Từ ghép là danh từ

A1. Đối tượng bị chi phối vốn là danh từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

quản gia , chủ tịch,tướng quân

đương cục , cán sự , hành chính

Page 99: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

đương thời , bình phong , đề cương

hóa thạch ,V.V..

A2. Đối tượng bị chi phối vốn là động từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

cách mạng , tu hành, hữu hạn

tư lệnh V.V…

(B). Từ ghép là động từ

B1. Đối tượng bị chi phối vốn là danh từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

quan tâm , chú ý , từ chức

trực ban , đắc tội, điểm tâm

xuất bản , tốt nghiệp , lưu tâm

phụ trách , phòng bệnh V.V.. .

B2. Đối tượng bị chi phối vốn là động từ đơn tiết trong tiếng Hán. Ví dụ:

hoài nghi , cáo bịệt, chia ly

V.V..

(C) Từ ghép là tính từ

Đối tượng bị chi phối vốn là tính từ đơn tiết, danh từ đơn tiết trong tiếng Hán.

Ví dụ:

đắc ý , xuất sắc , tiến bộ

thương tâm , tong trọng V.V..

[BB-3.5]

TỪ GHÉP PHỤ NGHĨA GỐc HÁN

Page 100: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

TỪ LOẠI/ QUAN HỆ

HẠN ĐỊNH(định danh)

BỔ SUNG(động bổ)

TRÂN THUẬT(Chủ vị)

CHI PHỐI(động tân)

ĐỘNG TỪ Hợp tácHồi tưởngTự sát

Thuyết phụcCải tiếnĐánh bạiLay động

Mục đíchKhẩu phụcTâm phục

Quan tâmChú ýTừ chức

DANH TỪ Sơn dươngLương tâmChi phiếuTứ chi

Sương giángĐông chiNhật thực

Quản giaChủ tịchBách phong

TÍNH TỪ Tuyệt diệuThành thực

Tâm đắcPhong lưu

Đắc ýTiến bộ

3.3. Những cách thức Việt hóa ở cấp độ từ ghép3.3.1.Đồng hóa các đơn vị ngoại là quy luật chungcủa mọi ngôn ngữ, không phải chi xảy ra ở tiếng Việt Chẳng hạn sự thay đổi ngô âm của yếu tố ngoại lai khi gia nhập vào bản ngữ là một yêu cầu tối thiểu. Sau đó là những thay đổi về ngữ nghĩa, ngữ pháp, tu từ, v.v. cho phù hợp với môi trường mới. Đó là nói về trường hợp vay mượn thông thường, nảy sinh do nhu cầu của bàn ngữ, sự vay mượn mang tính tự giác. Còn trường hợp vay mượn không tự nguyện, có tính cưỡng chế, áp đặt từ phía tiếng Hán đối với tiếng Việt thì tình hình khá phức tạp. Hàng loạt từ Hán vào tiếng Việt tạo nên hiện tượng đồng nghĩa từ vựng Việt-Hản. Loạt từ đồng nghĩa này có số lượng lớn nhất trong các kiểu đồng nghĩa vốn có, và chúng cũng luôn luôn là điểm nóng trong các cuộc tranh luận về việc chuẩn hóa và làm trong sáng tiếng Việt. Cuộc cạnh tranh để chiếm vị trí độc tôn về nghĩa giữa từ Việt và từ Hán thường dẫn đến những kết cục sau:

(1) Từ Hán thắng thế hoàn toàn, trở thành thành viên chính thức của từ vựng tiếng Việt, có đủ mọi phẩm chất của-từ tiếng Việt (thường được gọi là từ hóa

Page 101: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

hoàn toàn), hoạt độnrg ổn định trong tiếng Việt, ví dụ: học ,tập, đông tây, phong kiến, tự chủ, độc lậpV.V..

(2) Từ Hán thỏa hiệp để cùng tồn tại trong những tồ bợp láy nghĩa, những từ ghép đẳng lập, như:

mộ = mến -> mến mộ

phụng= thờ -> thờ phụng (phượng)

thì (thời) = giờ -> thì giờ (thời giờ)

trá= dối -> dối trá [xm:3.2.ỉ.(Ia)j

Trong một tài liệu dạy tiếng Hán cho người Việt trước đây, người ta đã dùng từ mến trong tiếng Việt để giải thích nghĩa từ mộ trong tiếng Hán, dùng từ thờ để giải thích từ phụng, dùng từ dối để giải thích dùng để giải thích trá v.v. và rồi những từ ghép mến mộ, thờ phụng, thì giớ, dối trá, v.v. ra đời [25].

(3)Từ Hán chấp nhận sự giảng cấp ngữ nghĩa để được trở thành thành viên trong biên chế từ vựng tiếng Việt, kiểu như: trúc, bỔ , tẩy, hồng đã làm đối với tre, vải, giặt, đỏ. [xm:2.2.2.(2a). Hoặc chấp nhận Sự phân bố nghĩa như vị và mùi (V) được phân ra từ [Xm:2.2.2(2e)]

(4)Từ Hán châp nhận sự giáng cáp cú pháp

Đó là trường hợp những từ đơn tiết vốn có thể hoạt động tự do, và độc lập đảm nhiệm những thành phần khác nhau trong câu tiếng Hán, nhưng khi xung đột với các từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, thì chúng đành rơi xuống vị thế những từ tố, trong những hình vị (những tiếng chưa đủ tư cách làm từ). Đó là những trường hợp kiểu như ái quổc, sơn thủy, thảo, V.V.. [Xm:2.2.2.(3)]

(5) Từ Hán đảm nhiệm thêm một loại nghĩa mới, tạm gọi là nghĩa tu từ, mà trong tiếng Hán chúng không hề có; chẳng hạn tiễn và tống . trong tiếng Hán, đã hợp tác với đưa trong tiếng Việt, tạo thành những thang độ khác, nhau trong hệ thống từ đồng nghĩa không cùng sắc thái biểu cảm của tiếng

Page 102: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Việt. Trong khi đưa có sắc thái biểu cảm trung hoà, thì tiễn được đảm nhận chức năng biểu cảm dương, còn tổng thì biểu cảm âm. [Xm:2.2.2.(4)]

(6) Từ Hán vẫn tồn tại song song với từ Việt, cuộc tranh chấp vẫn còn đang tiếp diễn [xm:3.3.3.(3)].

3.3.2. Việt hóa từ ghép về mặt ngữ âmTrong phần tìm hiểu về từ đơn (chương 2), chúng ta đã thấy trường hợp hàng loạt từ đơn tiết Hán ^ được “các nhà trí thức ta đọc trại theo tiếng Việt” và “sự đọc trại của nhà trí thức đã theo một lề lối nhứt định. Đó là lối phiên thiểt dùng trong các tự điển Trung Hoa để chỉ rõ cách đọc mỗi chữ.” “Nhờ cách phiên thiết ta có thể đọc được tất cả các chữ Trung Hoa, nghĩa là có thể Việt hóa tất cả những tiếng Hán”. [124.5]. Rồi từ âm đọc Hán Việt, các từ đơn Hán Việt tiếp tục những bước biền đổi ngữ âm khác .để có thể dễ dàng hoà nhập vào hệ thống ngữ âm tiếng Việt.

Đổi với từ ghép Hán thì có mấy hình thức Việt hóa về ngữ âm như sau:

(1)Thay đổi ngữ âm cục bộ trong các thành tố tạo thành từ ghép, sự thay đổi này xảy ra rời rạc, không có tính hệ thống, và số lượng cũng không nhiều [xm:3.1.3.].

(2 ) Đơn tiết hóa từ ghép Hán. Ví dụ:

Tiêu < hồ tiêu , nhãn < long nhãn

giáo < giáo viên ; cử < cử nhân

tú < tủ tài ; lý < lý trường

nhạc <âm nhạc ….

(3) Thêm yếu tố nghĩa (âm tiết) vào từ ghép Hán. Những thành tố mới bổ sung này thường là những từ đơn tiết thuần Việt hoặc ít ra cũng là những từ ngoại lai đã Việt hóa hoàn toàn. Việc bổ sung này thường xuất phát từ nhu cầu ngữ nghĩa. Ví dụ:

đường giới tuyến< giới tuyến

Page 103: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

đường bán kính< bán kính

đường xích đạo< xích đạo

núi Thái Sơn< Thái sơn

sông Hoàng Hà< Hoàng hà

sông Trường Giang< trường giang

gia nhập vào< gia nhập

bổ sung thêm< bổ sung

cây đại thụ < đại thụ

ngày sinh nhật< sinh nhật

đặc thù riêng< đặc thù

thời cổ đại< cổ đại

chuyện hôn sự<hônsự

biển Hẳc hải< hắc hải

tái hiện lại < tái hiện

V.V….

Có thể xem đây như một cách thức đang thử nghiệm, vì trong tiếng Việt vẫn song song sử dụng cả hai 4 hình thức.[Xm: PL.8]

(4) Thay đổi trật tự các thành tố trong từ ghép Hán. I Ví dụ: 'í

Sắc phục< phục sắc

triệu chứng< chứng triệu

trọng tài< tải trọng

Page 104: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

thủy triều< triều thủy

thịnh vượng< vượng thịnh

vận mệnh < mệnh vận

bí ẩn< ẩn bí

chứng kiến < kiến chứng

náo nhiệt < nhiệt náo

ngoại lệ < lệ ngoại

phóng thích< thích phóng

bình phẩm<phẩmbình

căn bệnh< bệnh căn

chủ hộ< hộ chủ

chứng bệnh < bệnh chứng

chú dẫn< dẫn chú

chức thanh <thanh chức

hài hòa < hòa hài

V.V..

Trong những ví dụ trên, sự thay đổi về ngữ âm, cụ thể là sự đảo trật tự các âm tiết, thực tế đã cho thấy,... không dẫn đến sự thay đổi về nghĩa, mà chỉ là một sự thay đổi ngữ âm đơn thuần vì mục đích tự thân. Nghĩa là, ờ trường hợp này tiếng Việt đã tạo ra những từ ghép Hán Việt đồng nghĩa với những từ Hán mà nó đã mượn nhưng có chút khác biệt về ngữ âm. Hay nói gọn hơn, đó chi là sự tạodẤng vẻ mới về ngữ âm cho từ mượn.

Page 105: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ở đây chúng ta không bàn đến trường hợp từ ghép Hán tồn tại dưới hai dạng thức, và tiêng Việt mượn một trong hai dạng thức ấy, hoặc mượn cả hai. Ví dụ:

thích hợp và hợp thíc

gia tăng và tăng gia

quang vinh và vinh quang

quyết nghị và nghị quyết V.V..

Vấn đề này thuộc về nội bộ tiếng Hán, chúng ta sẽ không bàn thêm trong công trình này.

3.3.3. Việt hóa từ ghép về mặt ngữ nghĩa và ngữ phápTiếng Việt trong quá trình tiếp nhận những từ ghép tiếng Hán, cũng như quá trình tạo từ ghép gốc Hán, đã đi theo xu hướng Việt hóa bằng những cách thức như sau:

(1)Thêm thành tố rõ nghĩa vào trước hoặc sau từ ghép Hán

Trở lại những ví dụ nêu ở mục 3.3.2.(3), chúng ta thấy những từ Hán như: giới tuyến, bán kính, xích đạo, Thái sơn, Hoàng hà, Trường giang, gia nhập, bổ sung, sinh nhật, v.v. là những từ có sẵn trong tiếng Hán. Nghĩa của chúng có được là do sự tổng hợp nghĩa các thành viên, vốn phần lớn là những từ đơn. Chẳng hạn nghĩa của xích đạo được tạo thành bởi nghĩa của xích và nghĩa của đạo. Vì vậy đối với người Hán khi muốn nhận thức nghĩa của xích đạo phải bắt đầu bằng cách tổng hợp nghĩa của xích với nghĩa của đạo. Trong khi đó, đối với người Việt thì phải làm ngược lại. Để hiểu được nghĩa của xích đạo, phải bắt đầu 'từ việc phân tích để tìm ra nghĩa của xích và nghĩa của đạo, kết quả của quá trình phân tích ấy là những nét nghĩa không rõ ràng, mơ hồ, chung chung, cỏ phần trừu tượng. Và vì thế nghĩa của xích đạo cũng sẽ không rõ ràng, nó cần bổ sung nghĩa [Xm:2.2.2.(3)]. Tiếng Việt đã biến xích đạo trong tiếng Hán thành đường xích đạo trong tiếng Việt, giới tuyến >đường giới tuyến, bán kính > đường bán kính, xâm nhập > xâm nhập

Page 106: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

vào, Thái sơn > núi Thái sơn, gia nhập >gia nhập vào, bổ sung bổ sung thêm, V.V..

Từ ghép Hán vừa bị giáng cấp về từ pháp vừa bị giáng cấp về ngữ nghĩa. Đó là điều kiện, là cách thức, cải tạo diện mạo từ ghép Hán, giúp chúng có cơ hội hòa vào trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, cách Việt hóa này, đôi khi cũng gặp những ý kiến không tẤn thành, vì cho rằng nói như thế là “thừa” mà nguyên nhân chính là do người nói không biết chữ Hán!) Vỉ thế đã có nhiều trường hợp được chnyển theo hướng triệt để hơn mỗi khi có điều kiện. Chẳng hạn:

Hồng Hà > sông Hồng Hà > sông Hồng

sinh nhật > ngày sinh nhật> ngày sinh (sinh nhật)

(2) Dung nạp các từ đơn Hán vào làm thành tổ cẩu tạo từ ghép

Trong quá trình thâm nhập vào tiếng Việt, rất nhiều từ đơn Hán đã mất khả năng hoạt động cú pháp, chỉ có thể làm thành viên của từ ghép hoặc ngữ cố định. Thậm chí, về mặt ngữ nghĩa, trong nhiều trường hợp chúng chỉ còn giữ vai trò phụ họa, giải thích. Điều này thấy rẩt rõ trong loại từ ghép đẳng lập [Xm:3.2.1.].

Để hiểu thêm về nghĩa của loại từ ghép này, chúng ta thử xem xét ba nhóm từ sau đây:

2a. rừng ú xe cộ,chằm vá

2b. tiêu xài, tìm kiếm, kêu gọi

2c. mến mộ, thờ phụng, thơm phức

Trong nhóm 2a, rừng, vá vốn là những từ đơn cơ bàn trong tiếng Việt, chúng có khả năng hoạt động tự do. Cònrú,cộ,chằm là những đơn vị ít hoặc không gặp với tư cách độc lập trong ngôn ngữ toàn dân, bời vì chúng là những từ địa phương. Hiện nay, trong khẩu ngữ hàng ngày của người bình dần vùng Hương Sơn, Hương Khê, Hà Tĩnh (và một số địa phương khác ờ Bắc Trung bộ),

Page 107: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

rú là từ thông dụng, được dùng để đại diện cho khái niệm rừng, núi trong ngôn ngữ toàn dân. Vào rừng để khai thác lâm sản thi người ta nói là đi Cũng tại địa phương này chằm được dùng với nghĩa khâu, may những vật bằng lá. Chẳng hạn nói chằm nón, chằm tơi (dùng dây lạt khâu các mảnh lá cọ lại với nhau để làm “áó” khoác sau lưng, che mưa nắng gió lúc làm việc ngoài <ỉồng). Chằm cũng dùng để chi cách khâu vá sơ sài. Cộ là tên gọi của một loại công cụ giao thông quen thuộc của nông dân vùng sâu miền Tây Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long). Cộ vừa giống như một cái thuyền ngắn, vủfa giống như một cáỉ xe bò nhưng không có bánh xe. Người ta dùng trâu bò để kéo cộ. Cộ trượt dễ dàng trên địa hình sình lầy hoặc đường đất hẹp ở nông thôn để chở nông sản hoặc phân bón. Có thể xem cộ như một loại xe, xe trượt, không có bánh. Rú, cộ, chằm, rừng là những từ “thuần Việt”. Còn xe và vá là những từ gốc Hán biến âm của Xớ và bổ

Như vậy, từ ghép đẳng lập trong nhóm 2a được cấu tạo bởi một yếu tố vốn là từ đơn trong ngôn ngữ toàn dân, và một yếu tố vốn là từ đơn trong một phương ngữ vùng (hoặc thổ ngữ). Từ góc độ ngôn ngữ toàn dân mà xét thì yếu tố phương ngữ (thổ ngữ) bị xem Là yếu tố hầu như mất nghĩa. [7]

Phần lớn những thành tố tạo nên từ ghép đẳng lập ở nhóm 2b là những từ đơn cùng gốc. Tiêu trong tiêu tìm trong tìm kiếm, gọi trong kêu gọi, là những từ đơn được quen dùng và dùng nhiều trong tiếng nói người miền Bắc hiện nay. Còn xài, kiếm, kêu là những từ đơn trong tiếng nói người miền Nam. Ở đây, trên quan điềm đồng đại, phải thừa nhận sự tồn tại song song của lớp từ đồng nghĩa phương ngữ, giữa phương ngữ Bắc bộ (PB) và phương ngữ Nam bộ (PN).

Hết tiền tiêu rồi (PB). Hết tiền xài rồi (PN).

Đi tìm trẻ lạc (PB). Đi kiếm trẻ lạc (PN).

Gọi nó về ăn cớm (PB). Kêu nó về ăn cơm (PN).

Page 108: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tiêu là tiếng Hán Việt, kêu cũng là từ khiếu chuyển qua, chúng đều có thể hoạt động tự do trong các tình huống giạo tiếp, từ lâu đã được xem như những đơn vị thuần Việt (cỏ thể gặp loại tương tự kiểu như: sắc bén, roi vọt, đánh đập, mau lẹ, vui nhộn, khô khén, té ngã V.V..)

Từ ghép đẳng lập ở nhóm 2b được tạo thành bởi một từ đơn trong PB và một từ đơn trong PN. Nhận thức về nghĩá của mỗi thành tố ờ nhốm này cũng có chỗ khác nhóm 2a. Rủ, cộ,chằm, khi đặt vào bối cảnh ngôn ngữ toàn dân thì chứng hầu như đã mất nghĩa. Mà lý do dẫn đến sự mất nghĩa ấy là số nạười sử dụng càng ngày càng quá ít ỏi. Còn ờ nhóm 2b tình hình lại không đơn giản như thế. Mờ nghĩa hay rõ nghĩa là tuỳ ở chủ thể nhận thức. Chẳng hạn lẹ trong mau lẹ, đối với người sử dụng PB là một cái gì đó mơ hồ. Và những ai chưa từng chung sống với nhân dân Nam bộ thì khó hình dung nổi, trong giao tế, đặc biệt trong khẩu ngữ lẹ đã đẩy lùi tất cả những nhanh, chóng, mau, V.V.. Vì thế đối với người sử dụng PN thì lẹ mới là yếu tố thực sự rõ nghĩa. Sự cạnh tranh về nghĩa giữa tiêu và xài,tìm và kiếm, gọi và kêu trong các từ tiêu xài, tìm kiếm, kêu gọi có thể xem như là một cuộc cạnh tranh giữa hai thế lực tương đương, nếu xét đơn thuần về số lượng người sử dụng ngôn ngữ.

Từ ghép đẳng lập ờ nhóm 2c không phải là kết quả của sự kêt hợp giữa các phương ngữ, hoặc phương ngữ với thổ ngữ trong nội bộ tiếng Việt như ở 2a và 2b. Mối quẤn hệ giữa các thành tố có phạm vi rộng lớn hơn. Đỏ là mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ của hai quốc gia: tiếng Hán và tiếng Việt. Các thành tố quê, thờ, thơm vốn là những từ đơn thông dụng trong tiếng Việt, có thể xem chúng là những yếu tố bản ngữ, từ vốn có, vì chúng vừa hoạt động tự do vừa có ý nghĩa rõ ràng. Còn hương, phụng, phức là những tiếng Hán Việt. Trong tiếng Việt chúng đã mất khả năng hoat động cú pháp, và đã ở vào tình trạng mờ nghĩa hoặc mất nghĩa.

Đặc điểm của loại từ ghép này là thành tổ Việt đứng trước giữ ưu thế về nghĩa, thành tổ Hán đứng sau và thường đã mờ nghĩa. Sự mờ nghĩa ấy có khi khiến người ta khó nhận ra nguyên dạng của từ ghép đẳng lập gốc Hán.

Page 109: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Chẳng hạn phức trong thơm phức đã mờ nghĩa, nên người ta cho rằng thơm phức chỉ mức độ cao của thơm [82].

(3)Thay thế thành tổ Việt và đổi trật tự từ ghép Hán

Do hoàn cảnh đặc biệt mà ngày nay quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán vẫn còn đang tiếp diễn. Trong tiếng Việt vẫn luôn xảy ra hiện tượng đồng nghĩa Việt- Hán [55] tức là hiện tượng đồng nghĩa giừa từ Việt và từ Hán Việt. Nhiều trường hợp đã gây ra tình hình “quá tải”, một kiểu “khủng hoảng thừa”, khiến người ta bối rối trong thao tác lựa chọn từ ngữ lúc sử dụng. Đáng được lưu ý nhất là trường hợp loạt đồng nghĩa trong tiếng Hán với sự phân biệt nghĩa phong cách không rõ ràng, khi vào tiếng Việt với tư cách từ ngoại lai, chúng đã gặp phải xu hướng Việt hóa cố hữu và mãnh liệt của tiếng Việt, thế là loạt đồng nghĩa được nhân lên gấp đôi. Xin đơn cử một trường hợp. Người Trung Quốc gọi công cụ giao tế, cái hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người trong các hình thức thể hiện khác nhau là: ngữ , thoại, hoặc là văn. Chúng được cụ thể hoá bằng cách thêm vào trước các yếu tố ấy tên nước, tên địạ phương, tên dân tộc, V.V.. Với nguyên tắc cấu tạo ấy, từ trước đến nay người Trung Quốc đã gọi ngôn ngữ cộng đồng dân tộc mình là:

quốc ngữ , Hán ngữ , Hoa ngữ

Trung văn , Hán văn , Hoa văn 3t),

Trung quốc thoại , quan thoại , phổ thông thoại , Bác Kinh thoại

Vậy là, ít nhất cũng có mười cái vỏ ngữ âm cho một khái niệm. Tất nhiên, giữa các thành viên của loạt đồng nghĩa này có những nét không hoàn toàn giống nhau. Chúng có thể được giải thích theo những cách khác nhau từ góc độ từ nguyên học. Chẳng hạn, người ta giải thích, gọi Hán ngữ vi đó là ngôn ngữ của dân tộc Hán, một dân tộc chiếm 90% dân số của nước Trung Hoa rộng lớn. Gọi quan thoại là vì đó là những nóì (choại) của các vị quan lọi,vốn trước khi đi Ịàm quan cai trị khắp nơi đã được học hành thi cử ở kinh thành trung tâm phía Bắc, đã quen tiếng nói sử dụng ở vùng đó. Gọi phổ thông

Page 110: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

thoại vì đó là những lời nói thông dụng phổ biến khắp nơi, nhiều người sử dụng được, nhiều người hiểu được, V.V.. Loạt từ đồng nghĩa có vẻ phong phú, nhưng cũng rất rắc rối, phức tạp ấy của nội bộ tiếng Hán, hầu như đã bị đơn; giản hóa đi khi chúng cần đi đến với một thứ ngôn ngữ An Ẩu xa lạ nào đó (vốn ít cỏ liên hệ với tiếng Hán). Đại khái chúng sẽ được gọi là Chinese trong tiếng Anh, Ghinois trong tiếng Pháp, hoặc trong tiếng Nga, V.V.. Việc nhập tịch của chúng không hề tạo ra một sự cạnh tranh nào trong các ngôn ngữ phương tây ấy.

Còn đối với tiếng Việt thì tình hình hoàn toàn trái lại. Loạt đồng nghĩa ấy của tiếng Hán có thể được chuyển trực tiếp vào tiếng Việt thành:ngữ, Hoa ngữ, Hán văn, Hoa văn, Trung văn, quan thoại, V.V.. Đồng thời tiếng Việt đã dùng yếu tố tiếng để thay thế các yếu tổ ngữ, văn, thoại trong tiếng Hán, và sắp xếp theo trật tự cấu trúc tiếng Việt để tạo ra các tổ hợp đồng nghĩa đã được Việt hóa như: tiếng Hán, tiếng Hoa, tiếng Trung (tiếng Trung Quổc), tiếng quan thoại, tiếng phổ thông, tiếng Bắc Kinh, tiếng Tàu (từ này không chính thức vì có sắc thái biểu cảm âm tính). Như vậy lả một loạt từ đồng nghĩa Việt-Hán xuất hiện trong tiếng Việt với khoảng 18 thành viên. Mười tám cái vỏ ngữ âm cho một nội dung khái niệm. Quả thật là không tiết kiệm một chút nào. Chọn từ nào trong số đó để làm từ chuẩn đưa vào tiếng Việt? Chi có thời gian mới có khả năng cho chúng ta câu trả lời đúng. Bời vì có những khó khăn mà chúng ta rất dễ thấy như sau:

(3a) Quan hệ giữa ngôn ngữ cho mượn (tiếng Hán) và ngôn ngữ đi mượn (tiếng Việt) là một mối quan hệ lâu đời, sâu sắc, phức tạp và đang tiếp diễn. Những chuyển biến về mặt từ ngữ của tiếng Hán đều có thể có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Chẳng hạn, khi mà tiếng Hán chưa có sự chuân hóa đúng mực, thì việc đó khó có thể có được ở tiếng Việt (chỉ nói riêng về lớp từ gốc Hán), như trường hợp nêu làm ví dụ ở trên. Mặt khác, chúng ta đều biết lu ring âm đọc Hán Việt là hình thức Việt hóa về ngữ âm để có thể đưa hàng vạn từ Hán vàb tiếng Việt ngay từ thời xa xưa. Cách đọc ấy đã tạo ra một cánh cửa luôn bỏ ngỏ để bất kỳ từ Hán nào cũng có thể đi vào tiếng Việt một

Page 111: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cách dễ dàng. Hiện tượng khủng hoảng thừa ờ loạt từ đồng nghĩa Việt Hán (tạm gọi như vậy) trong tiếng Việt bắt nguồn từ đó. Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt-Hán ; chúng ta thấy có những thực tế rất phũ phàng. Đôi khi, trong lúc dịch một văn bản tiếng Hán sang tiếng Việt, nếu gặp phải một khái niệm mới không hiểu, hay một nhân danh, địa danh lạ, thì người dịch lập tức đưa âm Hán Việt ra để làm “bùa hộ mệnh”, thế là tiếng Việt phải đón nhận những thành viên tối nghĩa hoặc vô nghĩa. Trong một thời gian dài, những người lãnh đạo quốc gia cũng như những học giả quan tâm đến tiếng Việt luôn khuyển cáo mọi người về việc nên vay mượn những từ nào và không nên vay mượn những từ nào. Hầu hết các ý kiến đó lại nhằm vào hệ thống từ ngữ tiếng Hán, mà rất ít nhắc đến từ ngữ - của những ngôn ngữ Ấn Âu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, V.V.. vấn đề này xuất phát từ tình hình thực tế mà chúng ta đều đã biết, đó là vì từ trong các ngôn ngữ khác loại hình ấy bản thân rất khỏ hoà nhập vào hệ thống từ tiếng Việt. Trước tiên là do cái dáng vẻ xa lạ của chúng về mặt cấu trúc (phần lớn là đa tiết, âm tiết có mô hình Ị khác mô hình âm tiết tiếng Việt, V.V.). Trong khi đó, từ

Hán thì ngược lại, âm đọc Hán Việt như là một thứ “hộ chiếu” cho phép mọi từ Hán đều có thể vào tiếng Việt môt cách đễ dàng, bất kể tiếng Việt có cần đến chúng hay không. Với âm đọc Hán Việt, từ Hán trên thực tế đã chấp nhận bước đầu tiên troílg quá trình Việt hỏa (Việt hóa hình thức). Vì thế sự lẫn lộn giữa từ tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt với từ Hán Việt là điều rất dễ xảy ra.

Có thể nói, mặt tiêu cực của. âm đọc Hán Việt là tạo ra cơ hội để người sừ dụng tiếng Việt dễ phạm lỗi Hán hóa từ vựng và Hán hóa từ vựng hình thức [53], tức là hiện tượng lạm dụng từ Hán, đưa vào tiếng Việt những tiếng vô nghĩa hoặc những từ thừa mà tiếng Việt hoàn toàn không có nhu cầu. Liệu có thể tìm được một giải pháp để khắc phục dần nhược điểm này không? [Xm:3.3.5]

(3b) Chúng ta đều biết, ngôn ngữ luôn mang tính xã hội, nên quyền lựa chọn và quyết định sử dụng từ ngữ nào lại chính là đại đa sổ thành, viên của cộng

Page 112: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

đồng sử dụng ngôn ngữ chứ không phải ở một tổ chức hay cá nhân cỏ quyền lực nào. Điều đó trong vài trường hợp của tiếng Việt đã được thực tế chứng minh.

Hình thức thay hoặc thêm thành tố thuần Việt vào từ ghép Hán chỉ giải quyểt được tình trạng mờ nghĩa của từ Hán, chứ không có khả năng làm giảm sổ lượng từ đồng nghĩa Việt-Hán. Tuy nhiên, đó là một xu hướng đúng, mang tính tích cực. Từ ghép Hán khi được thay hoặc thêm thành tố Việt vào, thì nghĩa trở nên rõ hơn, vì vậy quần chúng đông đảo dễ nhận. Trong số 18 từ đồng nghĩa ở ví dụ trên, theo khảo sát của chúng tôi trên phương tiện thông tin đại chúng, trên sách báo cũng như trong khẩu ngữ giao tiếp, thì trong khoảng 10 năm trờ lại đây, người ta nghiêng về mảng từ ghép đã Việt hóa, người ta gọi: tiếng Trung Quốc (tiếng Trung), tiếng Hán, tiếng Hoa, tiếng Trung Quốc, tiếng Hán được dùng nhiểu ở các tỉnh phía Bắc. Tử tiếng Hoa thông dụng ở các tỉnh phía Nam: Các trung tâm ngoại ngữ dạy tiếng , các công ty thông báo tuyển người nói thạo tiếng Hoa, hiệu sách bán các loại gịáo trình tiếng Hoa; sách học phát âm tiếng Hoa, sách bài tập luyện dịch tiếng Hoa, V.V.. Còn khi cần nói về phương ngữ Hán thì người ta nói cụ thể hơn, ví dụ: tiếng Quảng Đông (tiếng Quảng), tiếng Triều Châu (tiếng Tiều), v.v.., mà không sợ lẫn lộn. Rất nhiều tài liệu dạy tiếng do người Trung Quốc biên soạn đã được người biên dịch dùng từ liếng Hoa thay cho từ Hán ngữ trong nguyên bản. Chẳng hạn “ Hán ngữ trung cấp giảo trình” dịch là “Giáo trình :tiếng Hoa trung cấp”, “ Hán ngữ hội thoại 301 cú” dịch là “301 câu đàm thoại tiếng Hoa", V.V..

(4) Đảo trật tự trong loại từ ghép theo quan hệ hạn định

Trật tự các thành tổ trong từ ghép hạn định tiếng Hán và trong từ ghép hạn định tiếng Việt hoàn toàn trái ngược nhau. Trong tiếng Hán thành tổ hạn định đứng trước, thành tố bị hạn định đứng sau, còn trong tiểng Việt thì ngược lại. Vì thế những từ ghép loại này khi vào tiếng Việt bao giờ cũng chịu sức ép của trật tự cú pháp tiếng Việt, nên có xu hướng đào trật tự các thành tổ. Ví dụ:

Page 113: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

đoàn trưởng > trưởng đoàn

thôn trường > trưởng thôn

đàng tính > tỉnh đảng

giai cấp tính > tính giai cấp

lãng mạn chủ nghĩa > chù nghĩa lãng mạn

cao điểm > điểm cao,

v.v...

Trong trường hợp này từ Hán Việt hóa có hình thức cú pháp thuận của tiếng Việt, do đó về nghĩa cũng có phần rõ ràng hơn. Nhưng do mức độ Việt hóa chưa cao nên trong thực tiễn vận dụng tiếng Việt thỉnh thoảng vẫn thấy lãhg mạn chủ nghĩa xuất hiện bên cạnh chủ nghĩa lãng mạn, thôn trưởng bên cạnh trưởng thôn, V.V.. Tuy chưa hoàn toàn áp đảo từ Hán nhưng loại từ Hán Việt này hiện đang đi theo một chiều hướng khả quan.

(5) Đảo trật tự và thay thế thành tố trong từ ghép theo quan hệ hạn định

Đây là trường hợp Việt hóa ở mức độ cao hơn hiện tượng nêu trong mục (4) ở trên. Ví dụ:

Bạch mã > ngựa bạch

Sinh nhật > ngày sinh

Mộc tượng > thợ mộc

Thấp độ > độ ẩm

Lục đậu > đậu xanh

Hóa xa > tàu hỏa

Song sinh > sinh đôi

Giáo sư > thầy giáo

Page 114: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Trường độ > độ dài

….

Do các thành tố được sắp xếp theo ngữ pháp thuận của tiếng việt, lại thay một thành tố Việt vào nên nghĩa của từ ghép trở nên cụ thể, dễ hiểu

Một số ví dụ khác:

ngoại quốc > nước ngoài

hồng kỳ > cờ đỏ

lãnh thủy > nưỡc lạnh

hỏa xa > xe lửa

thanh lâu > lầu xanh

nhân loại > loài người

V.V..

3.3.4. Việt hóa từ ghép về mặt tu từKhái niệm tu từ có hàm nghĩa rất rộng. Ở đây chỉ xin xoay quanh hại phương diện: màu sắc phong cách và sắc thái biểu cãm của từ Hán trong tiếng Hán và trong: tiếng Việt. Trong các công trình nghiên cứu từ vựng hoặc các loại từ điển tiếng Hán, ngoài những thông tin về ngữ ; nghĩa về khả năng hoạt động, về tính thuật ngữ của từ còn có những thông tin thuộc về lãnh, vực tu từ. Chẳng hạn, nó cho biết một từ Hán nào đó được dùng trong khẩu ngữ hay trong bút ngữ (văn viết), hoặc một từ Hán nào đó được dùng với ý ca ngợi hay chê bai, V.V.. Điều đó sẽ rất có lợi cho chúng ta khi tìm hiểu từ Hán với tư cách là từ bản ngữ.

Những từ ghép tiếng Hán như: mô phỏng, kết hôn, hư cấu, nhận thức,v.v., sở dĩ có thể thành từ Hán Việt, và hoạt động song song với những từ đồng nghĩa thuần Việt, là vì chúng cũng giống như hàng loạt từ đơn đã chia sẻ và phối hợp với từ 'Việt tao ra hệ thống nghĩa tu từ mà trước đó bản thân từ thuần

Page 115: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Việt chưa có [Xm:2.2.2.(4).]. Thậm chí, khi hoạt động trong tiếng Hán, chính từ Hán cũng không có loại nghĩa này

a) Người Hán nói: “Anh tôi hôn rồi. Chị tôi kết hôn rồi. Anh chị tôi đều đã kết hôn rồi. Họ phải làm thủ tục kếthôn, phải đăng ký kết hôn.". Người Việt nói: “Anh tôi cưới vợ (lấy vợ) rồi. Chị tôi lẩy chồng rồi. Anh chị tôi đều đã có gia đình (lập gia đình) rồi. Họ đều phải làm thủ tục kết hôn, phải đăng ký kết hôn". Phải chăng ở đây tiếng Việt muốn tách ra thành hai hình thức diễn đat: khẩu ngữ (văn nói) và bút ngữ (văn viết), tạo thành cái mà các nhà nghiên cứu gọi là phong cách - phong cách viết (thư diện ngữ) và phong cách nói (khẩu ngữ ) Phong cách viết thì dành cho từ Hán Việt, còn phong cách nói thì dành cho từ thuận Việt.

b). Người Hán nói: “Tôi nhận thức cô ấy. Tôi không nhận thức loại cây thuốc bắc này. Chúng ta phải nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác”. Những trường hợp này người Việt sẽ nói: “Tôi quen cô ấy. Tôi không biết loại cây thuốc bắc này. Chủng ta phải nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác”. Từ nhận thức (Hán Việt) và từ quen biết (thuần Việt) vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Chúng giống nhau về ngữ nghĩa, nhưng khác nhau về phong cách. Trong khi đó, từ nhận thức trong tiếng Hán thực sự không có sự tách biệt ấy. Có .thể nói từ thức của tiếng Hán đã bị Việt hóa về mặt tu từ khi nó trở thành từ Hán Việt.

c). Người Hán nói: “Nội dung tác phẩm mô phỏng truyện cổ tích. Trẻ con mô phỏng động tác người lớn”. Người Việt nói: “Nội dung tác phẩm mô phỏng truyện cổ tích. Trẻ con bắt chước động tác người lớn”. Từ mô phỏng trong tiếng Hán có nghĩa là “học theo một cái gì đó có sẵn” [220]. Khi vào tiếng Việt, nó chỉ được gọi là mô phong khi việc “học theo” ấy không máy móc. Còn nếu như “làm theo kiểu người khác một cách máy móc” thì gọi là bắt chước. [90]

d). Người Việt rất thích đọc những bộ tiểu thuyết với nhiều tình tiết hư cấu, với nhiều nhân vật hư Nhưng rất ghét nghe chuyện bnhững nhân vật mà

Page 116: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

người ta bịa ra. Sự phân biệt đối xử ấy đã bất nguồn từ sự phân biệt nghĩa của từ hư cẩu (Hán Việt) vả từ bịa (thuần Việt). Trong tiếng Việt, hư cẩu là “tạo ra theo tưởrrg tượng nhằm mục đích phục vụ nghệ thuật của tác phẩm” [90]. Còn bịa là “nghĩ ra và nói như có thật đỉều không có trong thực tế” [90]. Trong tiếng Hán, hư cấu là “tạo ra bằng tưởng tượng” [220], nó không phân biệt việc tạo ra ấy là vì mục đíọh tích cực hay tiêu cực. Nó không hàm nghĩa chê bai (biếm nghĩa) cũng không hàm nghĩa khen ngợi (bao nghĩa). Từ hư, cấu tiếng Hán đã được “thăng cấp” khi nó trờ thành từ Hán việt, vì bên cạnh nó có một từ bịa có sắc thái biếm nghĩa (mà trước đó chưa có).

Trong phần trước đây chún£ tôi đã bàn đến hiện tượng đồng nghĩa Việt Hán. Tức là hiện tượng cùng một khái niệm mà được thể hiện bởi hai hay nhiều từ Hán Việt và thuần Việt hầu như hoàn toàn đồng nghĩa [Xm:3.3.3.(3).j. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu cực này là sự tràn vào ồ ạt thiếu chọn lọc của từ Hán qua âm đọc Hán Việt, do điều kiện lịch sử đem đến. Còn kiểu đồng nghĩa Việt Hán trong những ví dụ nêu trên là một dạng phát triển theo chiều hướng tích cực. Từ chỗ đồng nghĩa hoàn toàn đến chỗ chuyển đổi, rồi .phối hợp tạo ra hệ thống nghĩa mới, nghĩa tu từ. Trong trường hợp này, từ Hán thực sự có giá trị trong việc làm phong phú cách diễn đạt chính xác của tiếng Việt. [BB - 3.6]

3.3.5. Thảo luận về việc dùng ẵm Hán Việt dịch nhân danh, địa danhTrải qua một thời gian rất dài trong lịch sử, cách đọc Hán Việt như là một công cụ tiện lợi để tiếng Việt vay mượn từ ngữ Hán cũng như từ ngữ của các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán, chữ Hán. Và ngày nay như chúng ta đã thấy, mặt trái của thứ công cụ tiện lợi ấy là sự dễ dãi, tuỳ tiện. Nó tạo cơ hội cho xu hướng Hán hỏa từ vựng tiểng Việt [53]. Vì vậy bàn đến chuyện chọn lọc khi vay mượn từ ngừ Hán, trước tiên nên đặt vấn đề hạn chế phiên âm Hán Việt trong quá trình dịch thuật. Chúng tôi nghĩ rằng, nên bắt đầu từ việc dịch nhân danh, địa danh. Tuy chiếm một ti lệ thấp trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, nhưng vai trò của nhân danh, địa danh lại rất to lớn vì nó gắn

Page 117: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

liền với lịch sử tồn tại và phát triển của một dân tộc, một quốc gia và đặc biệt là với ngôn ngữ của dân tộc và quốc gia đó.

Tên gọi của một người nào đó (nhân danh), một nơi nào đó (địa danh) chủ yếu là quy ước về mặt âm thanh để phân biệt người (cá thể) ấy với những người hoặc (cá thể) khác; phân biệt khu vực ấy với khu vực khác. Vì vậy, tên người, tên đất mang tính cụ thể và tính chỉ định tuyệt đối. Nỏi đến tên gọi, “tên riêng”, người ta chú trọng đến yếu tổ âm thanh, vì “tên” sinh ra là để “gọi”. Sử dụng sai lệch về mặt ngữ âm khi gọi tên, tức là vi phạm nguyên tắc tạo thành và tôn chi của tên gọi.

Nhân danh, địa danh khi chuyển từ một ngôn ngữ A sang một ngôn ngữ B, xu hướng chung là B đồng hóa A về mặt ngữ âm. Mức độ đồng hóa tuỳ thuộc vào sự khác nhau nhiều hay ít giữa hai hệ thống ngữ âm của A và của B. Do đó sự sai lệch méo mó về mặt âm thanh khi chuyển dịch từ A sang B là hiện tượng có tính phổ biến. Chẳng hạn, một người Việt không học tiếng Pháp có thể phát âm sai địa danh Paris, thủ đô nước Pháp, vì trong hệ thống phụ âm tiếng Việt không hề có âm r trong từ ấy. Cũng tưomg tự như vậy, một người Nga có thể phát âm sai nhân danh Hồ Chí Minh, vì trong tiéng Nga không có những âm như h-,ch-, -nh, V.V.. Nhưng đó là sự sai lệnh ngữ âm cho phép, nghĩa là người bản ngữ khi nghe người ngoại quốc gọi những nhân danh, địa danh ấy vẫn hiểu được. Khi tiếng Hán là B, còn ngôn ngữ khác là A thì xu hướng Hán hóa bao trùm là âm tiết hóa. Mỗi âm tiết được ghi lại bằng một chữ Hán. Như thế sẽ xảy ra tình trạng sau:

1) Dù ngôn ngữ A có thanh điệu hay không thì khi sang B (tiếng Hán) cũng buộc phải mang thanh điệu.

2) Khi gặp nhóm phụ âm kép, thì vào tiếng Hán sẽ bị lược bỏ bớt hoặc âm tiết hóa các phụ âm ấy.

3) Những chữ Hán dùng để làm âm tiết đại diện lúc chuyển dịch, thường được chú ý cả hai mặt, trước hết là ăm (gần với âm cằn dịch), sau độ là nghĩa (những chữ Hán chi dòng họ; người Hán thì dùng để dịch họ tên người; những

Page 118: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

chữ Hán chỉ sông, núi, cảng v.v. của Trung Quốc thì đùng để dịch địa danh). Ví dụ, người Trung Quốc đã dịch như sau:

London

Cuba

Berlin

French

Brazil

Australia

Dumas

Gauss

Robinson

Trong các trường hợp trên, người Hán đã cố gắng tìm những chữ Hán có âm đọc gần với các âm tiết cần dịch. Một số tên quốc gia, châu lục thường được gọi theo cách tỉnh lược, đơn tiết hóa, chẳng hạn B rút thành Pháp. Và tương tự như vậy người Trung Quốc có Anh Bước Hán hóa này đã phản ánh sai lệch hình thức ngữ âm của các địa danh ngoại quốc. Khi chúng vảo tiếng Việt với âm Hán Việt thì những địa danh áy đã hoàn toàn khác với dẤng vẻ vốn có của chúng, vượt cả mức sai lệch cho phép về mặt ngữ âm. Những nhân danh như Gauss, Robinson khi đọc theo âm Hán Việt, người ta tưởng đâu đó là những người Hán họ Cao tên Tư, hay họ Lỗ tên Tân Tôn vậy. Những địa danh, nhân danh nổi tiếng thế giới khi qua âm Hán Việt vào tiếng Việt đều trờ nên xa lạ, lạc lõng, khó hòa nhập, vẩ dường như một thời đã tách tiếng Việt người Việt ra khỏi cộng đồng nhân loại: Gia tô Cơ đốc (Jesus Christ), Mạnh đốc Tư cưu (Montesquieu), Hoa Thịnh Đốn (Washington), Gia Nã Đại (Canada), Tân Gia Ba (Singapore), Phi Luật Tân (Philippine), Nã Phá Luân (Napoléon), Hồ Li Vọng (Hollywood), V.V.. Rẩt nhiều trường hợp có hai hay nhiều tên gọi cho

Page 119: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cùng một nhân vật hay một địa điểm trên thế giới, mà nguyên nhân gây ra cũng chỉnh là do thỏi quen dùng âm Hán Việt.

Khi cần chuyển một nhân danh địa danh Việt Nam sang tiếng Hán, người Trung Quốc cũng tiến hành công việc giống như vừa nêu ờ trên nhưng dễ dàng hơn rất nhiều vì những lí do sau:

a) Số lượng ấm tiết Hán “trùng” vợi âm tiết Việt chiếm tỉ lệ khá lớn.

b) Đại đa số các địa danh Việt Nam từ xa xưa đã được cấu tạo bằng các tiếng Hán Việt.

c) số lượng người Việt đặt “tên chữ” (chữ Hán, viết ra được bằng chữ Hán) nhiều hơn tên Nôm.

d) Trừ dân tộc ít người ra, còn hầu hết họ của người Kinh không nằm ngoài “trăm, họ” của người Hán (hiện nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam không có cái gọi là “họ”). Ngoài ra, người Hán còn chuyển địa danh nhân danh Việt Nam sang tiếng Hán theo một kiểu khác nữa: gẤn nghĩa một cách võ đoẤn, thậm chí cũng không cần để ý đến yếu tố ngữ âm. Không biết có phải do kiểu Hán hóa nói trên, hay do ngẫu nhiên mà rất nhiều địa danh Trung Quốc đã trùng với địa danh Việt Nam. Trung Quốc có thi Việt Nam cũng có Hà Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Tây Ninh, Thái Nguyên, Trường Sa, V.V.. Nếu quà thật những địa danh Việt Nam mang đậm màu sắc Hán ấy là kết quả của một quá trình Hán hóa lâu đời, trải qua hàng chục thế hệ, thì các bước diễn biến trên con đường ấy có thể sẽ như sau: nhân danh địa danh Nôm -> ghi âm hoặc gán nghĩa bằng chữ Hán ->Hán hóa hoàn toàn (do thời gian, cộng với ý thức sùng bái chữ Hán của chính người Việt).

Thử tìm hiểu vài trường hợp chuyển địa danh Nôm sang tiếng Hán gần đây nhất [113]:

Buôn Ma Thuột

Cà Mau

Page 120: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Kontum

Nhà Bè

Vũng Tàu

Đà Nẵng

Đắc Lắc

Sông Bé

Sài Gòn

Trong những ví dụ này người ta đã sử dụng nhiều biện pháp như dịch âm, dịch ý và phỏng dịch. Lại có cả hiện tượng dùng một số chữ Hán ghi địa danh Trung Quốc để ghi địa danh Việt Nam như: (tên vùng Ôn Châu thuộc Triết Giang), (tên.núi Côn Lôn), (tên núi lớn vùng Tây Tạng), (tên núi lớn ở Hồ Bắc), V.V.. liệu có gì bất tiện không? Phải chăng hiện tượng trùng lặp địa danh như nêu ở trên cũng bắt nguồn từ hiện tượng này từ hàng ngàn năm trước đây? Có chuyện những địa danh Nôm mất dần do tệ sùng bái chữ Hán của những hủ nho Việt Nam trước đây không? Dầu sao cũng nên xem đây là một khâu trong quá trình Hán hóa: Hán tự hóa địa danh nhân danh Việt Nam.

Vì thế, cần giới thiệu cho người Hán biết là ở Việt Nam cóVùng Tàu, có Đà Nang, chứ không cớ chỗ nào gọi là . “Chữ nghĩa hóa” ( theo cách nói của nhà sử học Trần Quốc Vượng [142]) các nhân danh địa danh đồng nghĩa với sự thừa nhận xu hướng Hán hóa, và là hành vi xóa nhòa lịch sử dân tộc, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tiến trình làm trong sáng tiếng Việt.

Việc chuyển nhân danh địa danh Hán (hoặc nhân danh địa danh ngoại quốc qua tiếng Hán) vào tiếng Việt thế nào cho thuận tiện, nhất quán mà không phạm vào nguyên tắc gọi tên cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu kỹ. Cách phiên theo âm đọc Hán Việt đã được sử dụng lâu đời, vì nó đơn giản, dễ dàng, đã thành “thói quen”. Nhưng rõ ràng “thói quen” ấy cũng đã đem đến

Page 121: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cho tiếng Việt những hậu quả bất lợi mà chúng ta phải nhanh chóng khắc phục. Đó là hàng loạt nhân danh địa danh ngoại quốc trong tiếng Việt có khoảng cách ngữ âm khá xa so với âm gốc, do việc chuyển âm Hán Việt tạo ra. Ví dụ: dịch là Thâm Quyển (Thẩm Quyến) trong khi địa danh ấy được người Trung Quốc gọi là /shẽnzhèn/ gần như là “sân trân” trong tiếng Việt. Hoặc dịch là Trương Minh Quý vốn là, gần như “Trang Minh Quây”. Vấn đề đặt ra là, tại sao không chọn cách dịch Trân và Trang Minh Quây hoặc shễn zhèn và zHáng míng guỉ, mà lại phải Thấm Quyến và Trương Minh? Ngoài việc vi phạm quy tắc gọi tên ra, phiên âm Hán Việt còn thêm một nhược điểm nữa: đó là người ta có một cảm giác mập mờ giữa đất đai người Hán và đất đai người Việt, giữa tên họ người Hán và tên họ người Việt. ít sử dụng âm Hán Việt khi dịch nhân danh địa danh từ tiếng Hán sang tiếng Việt là bước đầu hạn chế việc lạm dụng từ Hán.

Tiểu kết chương 3về cấu tạo:

-Căn cứ vào đặc điểm ngữ âm của các yếu tố tạc thành, cỏ thể thấy từ ghép gốc Hán có hai loại lớn: Từ ghép Hán Việt [BB-3.2J và Từ ghép phi Hán Việt [BB-3.3].

-Căn cứ vào ý nghĩa và khả năng hoạt động ngữ pháp của các thành tố, có thể chia từ ghép gốc Hán ra thành từ ghép đẳng lạp gốc Hán [BB- 3.4] và từ ghép phụ nghĩa gốc Hán [BB-3.5]

về những hình thức Việt hóa ở cẩp độ từ ghép

-về mặt ngữ âm:

Thay đổi ngữ âm cục bộ

Đơn tiết hóa từ ghép

Thêm âm tiết

Đổi trật tự các thành tố

Page 122: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

-về ngữ nghĩa - ngữ pháp

Thêm thành tố rõ nghĩa

Dung nạp thành tố Hán

Thay thế thành tố Việt và đổi trật tự

Đảo trật tự trong loại từ ghép có quan hệ hạn định

Đảo trật tự và thay thế thành tố

vể tu từ

Thêm nghĩa phong cách cho loại từ đồng nghĩa Việt Hán [BB-3.6]

* Thào luận về việc dùng âm Hán Việt dịch nhân danh địa danh: không nên lạm dụng âm Hán Việt lúc dịch thuật các văn bản từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

Chương 4

Ngữ cố định gốc Hán và cách thức Việt hóaNgữ cố định bao gồm nhiều loại, ở đây chúng tôi chỉ nhắc đến hai loại mà tiếng Việt đã chịu ảnh hường của tiếng Hán là: chuyền xưng và thành ngữ Trong đó đặc biệt đi sâu phần thành ngữ. Ở chương này chúng tôi sẽ không tách phần “cách thức Việt hóa” ra thành một mục riêng như ở các chương khác, mà sẽ trình bày vấn đề ấy trong khi phân loại.

4.1. Các loại chuyên xưng gốc HánCó thể hiểu một cách nôm na, đó là loại cụm từ chuyên dùng để gọi tên- một quốc gia, một tổ chức đoàn thể xã hội, một trường học, nhà máy, cơ quan, … Chúng có tổ chức khá chặt chẽ và có tính cố định, không thể tuỳ tiện thay đổi trât tự các thành tố; cũng không thể thay thế hoặc thêm bớt thành tố. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, có thể chia thành hai loại, một loại tổ chức các thành tố theo trật tự cú pháp tiếng Hán; còn một loại thì theo trật tự cú pháp tiếng Việt.

Page 123: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

4.1.1. Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Hán. Ví dụ:

Đông Dương Cộng sản Đảng

An Nam Cộng sản Đảng

Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Loại chuyên xưng này chỉ xuất hiện vào thời kỳ đầu của cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam trong một thời gian ngắn. Đây là dấu ấn sự ảnh hưởng nặng nề của Cộng sản Trung Quốc đối với Cộng sản Việt Nam ờ thời kỳ trứng nước. Sau này xu hướng Việt hỏa về ngữ pháp đă có phẩn thẳng thế nên rất ít gặp trong tiếng Việt. Tại miền Nam Việt Nam trước 1975, rải rác vẫn còn những chuyên xưng như:

Việt Nam công thương ngân hàng

Y khoa đại học đường

Còn bây giờ, đâu đó bên các góc phố vẫn thấy những tấm biển như:

Trường sơn quân

Lâm viên đại tửu lâu

Những trường hợp này tuy lẻ tẻ, không phổ biến, nhưng nó đã phản ánh sự tiếp diễn của Biện tượng giao thoa giữa ngữ pháp tiếng Hán và ngữ pháp tiếng Việt. Điều này ta còn thấy trong một số trường hợp không phải gốc Hán, chẳng hạn giày (là chuyên xưng của công ty Giày Việt Nam).

4.1.2. Loại chuyên xưng gốc Hán có trật tự cú pháp tiếng Việt. Ví dụ:

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Hội liên hiệp phụ nữ Vịệt Nam

Bộ lao động thương binh xã hội

Page 124: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội

Hội văn học nghệ thuật tinh Vĩnh Long

Loại chuyên xưng này chiếm ưu thế trong tiếng Việt hiện đại. Tuy toàn bộ các thành viên đều là tiếng hoặc từ Hán Việt, nhưng nhờ sắp xểp theo trật tự thuận của củ pháp tiếng Việt nên ý nghĩa vẫn tương đối rõ ràng. Trật tự sắp xếp này như là một nguyên tắc có tính bắt buộc khi có một chuyên xưng mới xuất hiện trong tiếng Việt, chẳng hạn: Công ty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí (danh từ trung tâm đứng trước, định ngữ đứng sau). Có nhiều chuyên xưng huy động số tiếng tham gia cấu tạo rất lớn, ví dụ: Trường đại học Khoa học xã hội Nhân Đại học quốc gia Hà Nội (16 tiếng, trong đó có 15 tiếng Hán Việt và 01 tiếng phi Hán Việt). Có một điều khiến nhiều người băn khoăn là, những chuyên xưng đài đó lại không có quy định về cách nói hoặc viết rút gọn. Như thế sẽ tạo ra trở ngại trong vận dụng, vi phạm quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ. Hoặc có dạng nói và viết tắt nhưng lại không phù hợp, ví dụ: Trường đại học dân lập ngoại ngữ tin học Thành phố Hồ Chỉ Minh (14 tiếng Hán Việt) viết và đọc tắt là Huflit. Ở đây, dạng đầy đủ của chuyên xưng bằng tiếng Việt, nhưng dạng rút gọn thì lại dùng tiếng Anh (Ho Chi Minh City University of Foreign Languages Information Technology). Hoặc, như Ngần hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có dạng viết và nói tát là BIDV, cũng thế. Nhưng dầu sao có thì vẫn hon không. Chuyên xưng trong tiếng Việt nói chung và chuyên xưng gốc Hán nói riêng còn nhiều vấn đề cần thảo luận. Chẳng hạn, không biết do nguyên nhân nào mà người ta có xu hướng tạo những chuyên xưng dài, có phần rối răm, khó nhớ, rất bất tiện trong giao dịch! Nhưng nó không phải là trọng tâm của đề tài này, nên xin gác lại, chờ một dịp khác. [64]

4.2. Thành ngữ gốc Hán4.2.1. Thành ngữTừ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học đã giải thích thành ngữ là “cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung, khác tổng sổ ý nghĩa của các thành tố Cấu

Page 125: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

thành nó, tức là không nghĩa của nhũng từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học.” [132.187]

Từ hải giải thích ỉhành ngữ là “từ tổ cố định quen dùng. (Thành ngữ ) trong tiếng Hán phần lớn có cấu tạo bốn chữ (tứ tự). Tổ chức đa dạng, nguồn gốc bất nhất. Đại bộ phận đều đã chuyển nghĩa, có một số có thể hiểu qua mặt chữ (...), có một số phải biết nguồn gốc mới hiểu được ...” [199. 1864]

4.2.2, Tiêu chí nhận diện thành ngữTừ những quan niệm nêu trên, chúng ta có thể xác định một sổ đặc trưng cơ bản của thành ngữ, để dựa vào đó có thể phân biệt với các đơn vị khác trong khi nghiên cứu:

1) Thành ngữ lả tổ hợp gồm hai từ trở lên luôn luôn tồn tại trong đầu óc người sử dụng dưới dạng có khi cần đến là có ngay.

2) Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bỏng, ẩn dụ, quy ước, có tính võ đoẤn, không phải chi là phép cộng của nghĩa các thành viên cẩu tạo nên nó. Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa thành ngữ với những tổ hợp tự do.

3) Thành ngữ có cấu trúc định, nói chung không thể đảo lộn vị trí các thành tố, không thể tuỳ tiện thay đổi các thành tố, cũng không thể chêm xen các yếu tổ khác vào giữa các thành tố. Tuy nhiến cũng có thể có biến thể.

4.3.2. Loại thành ngữ có tần số xuất hiện cao.Một số thành ngữ Hán thực sự hoà vào trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt, được sử dụng song song với thành ngữ thuần Việt. Số thành ngữ Hán này hoạt động trong tiếng Việt dưới hai dạng. Một là, giữ nguyên cấu trúc, cả về hình thức lẫn ngữ nghĩa, và theo âm đọc Hán Việt. Hai là, có cải biện theo xu hướng Việt hóa ở các mức độ khác nhau [BB-4.1]. Những thành ngữ gốc Hán này ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong mọi hình thức hoạt động ngôn ngữ của người Việt.

[BB-4.1]. Một số hình thức vạy mượn thành ngữ Hán

Page 126: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Thành ngữ Hán Thành ngữ gốc Hán Cách thức Việt hóaHữu hầu hữu vị Có đầu có đuôi Thay đổi hầu hết các

thành tố (tiếng việt)Binh cường tướng dũng Binh hùng tướng mạnh Thay thành tố đồng

nghĩa (Hán, Việt)Tân binh bại tướng Binh tàn tướng bại Đảo trật tự các thành tốThất hồn lạc phách Hồn xiêu phách lạc Vừa đảo trật tự vừa thay

thành tốTham sinh phạ tử Ham sống sợ chết Đối địch các thành tố

tương ứng 1-1Thượng lộ bình an Thượng lộ bình an Giữ nguyên cấu trúc đọc

theo âm Hán ViệtKhẩu phật tâm xà Đảo trật tự cú pháp

Tiếng Hán hiện đại nói không thấy nói thượng lộ bình an.

Loại thành ngữ nêu ở mục 4.3.1 có số lựợng ít, lại hầu như mất khả năng hoạt động trong tiếng Việt hiện đại, nên sẽ tạm thời không bàn đến ở đây. Loại thành ngữ gốc Hán nêu ở mục 4.3.2 có số lượng lớn, có vai trò nhất định trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung, và trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt nói riêng, nên cần tìm hiểu kỹ hơn trong các mục sau.

4.4. Phân loại thành ngữ gốc Hán dựa vào đặc điểm ngữ âmTrong kho thành ngữ phong phú đa dạng của tiếng Việt, có một số mượn từ các ngôn ngữ ngoại quốc. Trong số thành ngữ ngoại lai ấy, thành ngữ gốc Hán chiếm sổ lượng lớn nhất, trên 90% tổng số thành ngữ mượn. Do tiếp xúc lâu đời nên diện mạo của thành ngữ Hán trong tiếng Việt không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Dựa vào tiêu chuẩn ngữ âm, cụ thể ỉậ dựa vào âm đọc Hán Việt, chúng ta tạm chia thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt thành ba loại chính là:

Page 127: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

1) Thành ngữ Hán Việt,

2) Thành ngữ cải biên,

3) Thành ngữ sao phỏng.

4.4.1. Thành ngữ Hán Việt. Đây là loại dễ nhận diện nhất, vì chúng vào tiếng Việt với tư thế giữ nguyên hình thái - ngữ nghĩa, và đọc theo âm Hán Việt. Hầu hết thành ngữ loại này đều đến bằng con đường văn tự, sách vờ, và cỏ số lượng lớn nhất so với các ỉoại khác. Ví dụ:

An cư lạc nghiệp

Hào hoa phong nhã

Ích kỳ hại nhân

Nhân tâm tuỳ thích

Phàm phu tục từ

Quyết chiến quyết thắng

….

4.4.2. Thành ngữ cải biên Đó là loại thành ngữ có một số thành tố không đọc theo âm Hán Việt mà đọc theo âm thuần, tiền Hán Việt, hoặc hậu Hán Việt. Tức là loại thành ngữ đã được Việt hoá cục bộ về ngữ âm và từ pháp.

[BB-4.2] Việt hóa thành ngữ Hán theo cách thức cải biên

Thành ngữ Việt loại cải biên

Thành ngữ HánÂm Hán Việt Dạng chữ Hán

Page 128: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(1) Giá áo túi cơm Y giá phạn nang(2) Nghiêng nước

nghiêng thànhKhuynh quốc khuynh thành

(3) Bán nước cầu vinh Mại quốc cầu vinh(4) Gạo châu cùi quế Mễ châu tân quế(5) Một vốn bốn lời Nhất bản vạn lợi(6) Rồng bay phượng

múaLong phi phượng vũ

(7) Nhả ngọc phun châu

Thổ ngọc phún châu

(8) Áo gắm đi đêm Cẩm y dạ hành(9) Vẽ rắn thêm chân Họa xả thiêm túc(10) Mặt người dạ thú Nhân diện thú tâm(11) Thề non hẹn biển Thệ hải minh sơn(12) Trời cao đất dày Thiên cao địa hậu

Nếu ở loại thành ngữ Hán Việt, tiếng Việt đã tiếp, nhận thành ngữ Hán trong nguyên khối (giữ nguyên cấu trúc) kèm theo sự chuyển đổi ngữ âm có tính chất đại trà (âm đọc Hán Việt), thì ở loại thành ngữ cải biên, sự tiếp nhận ấy đã được đẩy cao lên một mức. Mức độ Việt hóa vể ngừ âm cao hơn. Điều đó thể hiện ở chỗ, nhiều thành tố Việt đã vào thay vị trí thành tố Hán. Trong số những thành tố thay thế ấy có thành tố thuần Việt, nhưng cũng có cả những thành tố Hán đã Việt hóa cao độ. Chẳng hạn, áo trong ví dụ (1) và (8) nguyên là một yếu tố Hán, nhưng đã Việt hóa về ngữ nghĩa, nên nó được dùng để thay thế cho y trong các thành ngữ Hán. Sự thay thế của áo vào y không đơn thuần là vấn đề ngữ âm, mà cái chính vẫn là nghĩa, số thành tố được thay.thế càng nhiều thì nghĩa của thành ngữ càng rõ, càng dễ hiểu, càng có khả năng đi sâu vào quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.

Trong ví dụ (2): nghiêng thay khuynh, nước thay quốc.

Page 129: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ví dụ (3): bán / mại. Ví dụ (4): gạo/ mễ, cũi / tân. Ví dụ (5) một / nhất, vốn / bản, lời / lợi. Ví dụ (6): rồng / long, bay / phi, múa / vũ. Ví dụ (7): nhà / thổ, phun / phún. Ví dụ (8): gấm / cẩm, đêm / dạ, đi / hành. Ví dụ (9): vẽ / họa, rắn / xà, thêm / thiêm, chân / túc. Ví dụ (10): mặt / diện, người / nhăn, dạ / tâm. Ví dụ (11): thể / thệ, non / sơn, biển / hải, hẹn / thệ. Ví dụ (12): trời / thiên, đẩt / địa, dày / hậu. Trong các cặp đồng nghĩa trên, đơn vị đứng trước là những từ đơn trong tiếng Việt; đơn vị đứng sau hầu hết là từ đơn trong tiếng Hán nhưng vào tiếng Việt thì chúng chỉ là những từ tố, không có khả năng hoạt động độc lập và nghĩa đã mờ đi. Cùng với sự thay đổi về ngữ âm, ngữ nghĩa, nhiêu thành ngữ Hán đã thay đổi cả cấu trúc cục bộ hoặc cấu trúc tổng thể Ví dụ, thành ngữ y giá phạn nang, khi vào tiếng Việt đã xảy ra sự thay đổi cấu trúc cục bộ như sau:

y giá -> giá áo, phạn nang ->túi cơm

Sự thay đổi này xuất phát từ một nguyên nhân rất cơ bản về quan hệ ngữ pháp. Trong tiếng Hán định tố danh từ đứng trước từ trung tâm, còn trong tiếng Việt thì nói chung là ngược lai Vì vậy việc thay đổi cấu trúc cũng không năm ngoài mục đích ngữ nghĩa. Y giả và phạn nang trong thành ngữ có quan hệ liên hợp. Loại quan hệ này dù trong tiếng Hán hay trong tiếng Viêt, nói chung, đều có thể thay đổi trật tự. Y giá phạn nang trong tiếng Hán có thể vào tiếng Việt với hai cấu trúc tổng thể: túi cơm giá áo, hoặc giả ảo túi cơm. .Tuy nhiên, việc thay đổi cấu trúc tổng thể này ít xảy ra, vì nó hầu như ít chịu sức ép ngữ nghĩa so với kiểu cấu trúc cục bộ.

4.4.3. Thành ngữ sao phỏngĐó là loại thành ngữ được Việt hóa một cách triệt để nhất, đến mức, nếu đặt chúng cạnh những thành ngữ thuần Việt thì cũng khó lòng phân biệt.

[BB-4.3]

Thành ngữ Việt loại sao phỏng Thành ngữ HánÂm hán Việt Dạng chữ

Hán

Page 130: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(1) ếch ngồi đáy giếng Tỉnh đề chi oa(2) Chim sa cá lặn Trầm ngư lạc nhạn(3) Bới lông tìm vết Xuy mao cầu tì(4) Bịt mắt bắt chim Yềm mục bồ tước(5) Nồi da xáo thịt Bị oa chử nhục(6) Tai vách mạch rừng Bích trung hữu nhĩ(7) Đổi trắng thay đen Điên đảo hắc bạch(8) Mò kim đáy bể Hái để lao châm(9) Ngậm máu phun người Hàm huyết phún nhân(10) Anh lùn xe hội Nuy nhân khán trường(11) Trăm tay ngàn mắt Thiên thủ thiên nhãn(12) Thuốc đắng dã tật Lương dược khổ tật

Nhận xét

Vê mặt ngữ âm, hầu hêt các thành tố tạo nên thành ngữ đều không theo âm đọc Hán Việt. Nếu có thành tố nào, đó đọc theo âm Hán Việt, kiểu như trong anh xem hội, ví dụ (10), thì trong thực tế hoạt động ngôn ngữ nó đã có đủ phẩm chất của một từ thuần Việt, do đó không còn khả năng cản trở việc lãnh hội và biểu thị ý nghĩa

Về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, các cách thức Việt hóa ở đây đã diễn ra theo một số trường hợp như: sửa đổi trật tự cú pháp tổng thể và cục bộ. Chẳng hạn, thành ngữ Hán tinh để chi oa là một danh ngữ, oa là trung tâm ngữ

tỉnh đều định tố, chi là trợ từ. Định tố đứng trước, trung tâm ngữ đứng sau. Trật tự ấy phải đào lại theo “ngữ pháp thuận” để cỏ ếch ngồi đáy giểng trong tiếng Việt với là trung tâm ngự đứng trước, đáy giêng là định tố đứng sau.

Trong thành ngữ Hán hải để lao châm (ở ví dụ (8)) hải để là trạng ngữ chi địa điểm cho hành động lao châm. Trạng ngữ đứng trước, hành động đứng sau. Trật tự ấy không phổ hiến trong tiếng Việt. Vì vậy, khi vào tiếng Việt, nó có trật tự là mò kim đáy Hành động đứng trước địa điểm đứng sau.

Page 131: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Có khi trong thành ngữ xảy ra hiện tượng sửa đổi trật tự cú pháp cục bộ, chẳng hạn bì oa đổi thành da

(ví dụ (5)), lương dược đổi thành thuốc đắng (ví dụ (12)) hài để đổi thành đáy bể (ví dụ (8)), tỉnh để đổi thành đáy giếng (ví dụ (1)).

4.5. Vấn đề nghĩa của thành ngữ gốc HánNghĩa của thành ngữ, nói chung là một vấn đề mà tính thống nhất về quan niệm giữa các nhà nghiên cửu chưa cao. Điều đó thể hiện rất rõ khi nêu ra tiêu chí xác định thành ngữ.

Một số quan niệm hẹp, cho rằng, ngoài tiêu chí về cấu trúc ra, thì tính chất ẩn dụ, tính chất bóng nghĩa như là một tiêu chí không thể thiếu được của thành ngữ. Nhờ vào tiêu chí ấy để phân biệt thành ngữ và quẤn ngữ, vốn đều là tổ hợp cố định.

Một số nhà nghiên cứu theo quan niệm rộng, lại chú trọng về mặt cấu trúc, tức là tính cỏ sẵn của loại đơn vị này. Vì thế, ranh giới giữa thành ngữ và quán ngữ không phải xác định bằng nghĩa mà là bằng mức độ cấu kết chặt chẽ hay' không chặt chẽ giữa các thành tố tạo nên tổ hợp.

Thành ngữ trong tiếng Hán được xác định theo quan niệm rộng, nên hàng loạt thành ngữ Hán xâm nhập vào tiếng Việt đã góp phần nới lỏng tiêu chí nghĩa của thành ngữ Việt. Những tổ hợp như, đồng tâm hiệp lực, thượng lộ bình an, vạn sự như ý.

trong tiếng Hán được xem là thành ngữ và chúng cũng nàm trong danh sách thành ngữ gốc Hán. Ở đây nghĩa của thành ngữ là một thứ nghĩa đen bợp lại từ nghĩa gốc của các thành tố. Do đó, việc lãnh hội nghĩa thành ngữ không gặp phải cản trờ nào đáng kể.

Lại có những thành ngữ Hán kiểu như triêu mộ tứ , bôi cung xà ảnh, tái ông thất mã, Ngu công di sơn, V. V. thì tình hình ngược lại, nghĩa của thành ngữ được rút ra từ một câu chuyện, một điển tích lưu truyền trong dân gian

Page 132: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Không thể căn cứ vào nghĩa các thành tố để biết nghĩa của thành ngữ.[Xm: 4.5.2.B2]

Căn cứ vào nghĩa từng thành tố và nghĩa của cả thành ngữ có thể tạm thời chia thành các loại sau:

4.5.1. Loại A:Loại này gồm các thành ngữ mà nghĩa của cà tổ họp được tạo thành trực tiếp từ nghĩa các thành viên. Do vậy khi đã có nghĩa của tổ hợp thì cũng có thể biết đưọc nghĩa các thành viên. Và ngược lại, từ nghĩa các thành viên cỏ thề hiểu nghĩa cả tồ hợp về mặt nghĩa, loại thành ngữ này giống với cụm từ tự do (tức tổng hợp nghĩa các thành tố) chỉ khác ở chỗ, đây là những tổ hợp từ cố định, tái diễn trong lời nói với dạng có sẵn. Nghĩa của chúng là nghĩa đen, nghĩa khởi thủy, chứ không phải là nghĩa bóng, nghĩa phái sinh. Ví dụ:

vào trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt. Trở thành một thành viên không thể thiếu trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt bình thường.

Người ta tìm nghĩa thành ngữ qua việc tìm hiểu nghĩa từng thành tố, chẳng hạn trong thượng lộ bình an, thì thượng là lên (đi),lộ là đường, bình là yên ổn, an là an toàn-> lên đường bình an. Thao tác phân tích để truy tìm nghĩa này, đã dẫn đến những gợi ý về việc thay thế những bộ phận có thể thay thế được trong thành ngữ Hán. Khiển chúng gần gũi và dễ hiểu hơn đối với người Việt. Số lượng những thành tố được thay thế cỏ khi nhiều có khi ít, mức độ không giống nhau. Có thể chia thành bốn loại nhỏ, bốn “kiểu”. 

Kiểu AI. Thay thế một thành tố. Ví dụ:

lễ bạc tâm thành > lễ bạc thành

sinh vô gia cư > sống vô gia cư

tử vô địa tắng > chết vô địa táng

Đó là những thành tố đồng nghĩa 1-1 giữa tiếng Hán và tiếng Việt, như: tâm = lòng, tử = chết, sinh = sống.

Page 133: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Kiểu A2. Thay thế hai thành tố. Ví dụ:

Thượng lộ bình an > lên đường binh an

Mại quốc cầu vinh > bán nước cầu vinh

hữu tình hữu lí > có tình có lý

thiên phương bách kế > trăm phương ngàn kế

cẩn tắc vô ưu> cẩn tẳc vô náy

Các thành tố thay thế hầu hết là đối ứng 1-1 cả về nghĩa lẫn sổ lượng âm tiết, nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp không hoàn toàn đối ứng về ngữ âm: thượng = lẽn, lộ = đường, mại - bản, quốc = nước, hữu = có, bách = trăm, thiên = ngàn, ưu = áy náy.

Kiểu A3. Thay thế ba hoặc bốn thành tố. Ví dụ:

nhất bản vạn lợi > một vốn bốn lời

nhân diện thú tâm > mặt người dạ thú

bán tín bản nghi > nửa tin nửa ngờ

ân thâm nghĩa trọng > ơn sâu nghĩa nặng

Trong số những thành tố thay thế ấy, ngoài những thành tố thuần Việt ra còn có cả những thành tổ gốc Hán đã trài quà một bước Việt hóa về ngữ âm hoặc theo lối phát âm tiền Hán Việt, chẳng hạn: bàn >vốn, lợi > lời, tín > tin, nghi > ngờ, tham > ham.

Kiểu A4. Thay thế toàn bộ. Ví dụ:

tri nhân tri kỷ> biết người biết ta

tứ hải nhất gia> bốn bể là nhà

úy tử tham sinh> ham sống sợ chết

phong y túc thực > ăn no mặc đẹp

Page 134: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

đồng tâm hiệp ỉực > chung sức chung lòng

Cùng với việc thay thế toàn bộ các thành tố là sự điều chinh về trật tự các nhóm, thành tố, thường lả các nhóm có quan hệ liên hợp. Chẳng hạn, trong thành ngữ

Hán úy tử tham sinh, nhóm thành tố ủy tử đứng trước, tham sinh đứng sau, sang tiếng Việt thì ngược lại. Tuy nhiên sự thay đổi trật tự này không hẳn là vì mục đích ngữ nghĩa, nhất Là đối với loại thành ngữ có cấu trúc theo quan hệ liên hợp.

Trong bổn trường hợp vừa nêu thì đây là trường hợp Việt hóa thành ngữ Hán ở mức độ cao nhất, triệt để nhấtị ít ra cũng là xét về mặt ngữ nghĩa.

4.5.2. Loại B:Loại này gồm các thành ngữ mà nghĩa của cả tổ hợp không phải được tạo thảnh trực tiếp từ nghĩa các thành viên. Nghĩa của tổ hợp có được do liên tưởng mà rút ra từ nghĩa kết hợp của các thành viên. Đó là loại nghĩa bóng, một trong những loại nghía đặc trưng của thành ngữ. Những khái niệm trừu tượng thượng được hình tượng hóa bằng cách diễn đạt cụ thể. Chúng thể hiện nghĩa bằng phương thức so sánh (tỉ dụ) và so sánh ngầm (ẩn dụ).

Kiểu B1 gồm những thành ngữ mả muốn hiểu nghĩa của chúng phải qua một quá trình so sánh ngầm. Đối tượng được nêu làm mốc để so sánh có thể là:

a. Một hiện tượng trong giới tự nhiên, chẳng hạn, hình ảnh con “ếch ngồi đáy giếng” (tỉnh để chi oa) chỉ thây được một phârì vô cùng nhỏ bé của bầu trời

bao la qua miệng giếng. Một người riào đó nhận thức thế giới khách quan một cách phiến diện, và có vốn kiến thức ít ỏi, sẽ được ví như con ếch đáy giếng.

b. Mô tả một hiện tượng để suy ra bản chất, chẳng hạn: bới lông tìm vết< xuy mao cầu tì, đồng nghĩa với xoi mói.

Da ngựa bọc thây <mã cách quả , chỉ sự chiến đấu hi sinh, hoặc:

Page 135: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

đứng ngồi không yên < toạ lập bất an lo lẳng

tứ cố vô thân< đơn độc

không đội trời chung < bất cộng đái thiêng =thâm thù

túi không đáy< vô đê chi nang = tham lam vô độ V.V..

Kiểu B2 gồm những thành ngữ có nguồn gốc từ các truyện ngụ ngôn cổ đại, các truyền thuyết, chuyện lịch sử, thơ văn cổ điển, … Hầu hết là tựa đề của những câu chuyện, vì vậy muốn hiểu sâu sắc nghĩa của thành ngữ, buộc phải biết nội dung và diễn biến của câu chuyện. Thông qua cọt chuyện để rút ra được một điểu gì đấy. Cái điều rút ra ẩy, chính là nghĩa của thành ngữ.

Ngu công dời núi< Ngu công di sơn là tựa đề của một .câu chuyện ngụ ngôn cổ đại Trung Quốc. Chuyện kể về nhân vật Ngu công già chín mươi tuổi vẫn quyết tâm di chuyển hai quả núi lớn vốn chắn mất lối đi phía trước nhà. Dù thiên hạ cười chê, ông vẫn không thay đổi ý định. Thượng đế cảm kích trước việc làm của Ngu công, nên đã sai thần tiên xuống giúp chuyển núi đi nơi khác. Thành ngữ này trong tiếng Hán dùng với nghĩa “có chí thì nên” và “nhân định thắng thiên” [168]. Trong tiếng Việt cũng dùng để nói về ý chí và lòng quyết tâm.

Tái ông thất mã > ngựa Tái ông, là câu chuyện kể về sự được mất ngựa của “Tái ông” (ông già vùng biên giới), qua đó nói về điều phúc họa trên đời. Đó cũng là câu chuyện minh hoạ cho triết lý âm dương: trong cái dương luôn tiềm ẩn cái âm, và trong ăm bao giờ cũng có mầm mống cải dương. Ý nghĩa hàm chứa trong đó là hãy giống như “Tái ông”, bình thản trước số phận. Trong tiếng Việt thường được dùng để an ủi xoa dịu trước một sự mất mát của ai đỏ. Người ta thường nói ông thất mã mà, biết đâu ...” Ở đời này được mất hơn thua là chuyện thường tình, được đó rồi lại mất đó, mất rồi lại được, không mất hết cũng không được hết! Có khi tường là được nhưng đang mất đấy, “được 'cái này mất cái kia”.

Page 136: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Các thành ngữ như trìêu tam mộ tứ , bôi cung xả ảnh , tuy cùng kiểu loại với các thành ngữ trên, nhưng mức độ ẩn dụ cao hơn nhiều. Nghĩa của chúng cũng phải được rút tỉa ra thông qua những câu chuyện cổ mà phần lớn có tính sách vở, ít người biết đến. Trong tiếng Hán chúng được ghép vào loại thành ngữ “chữ nghĩa” khó hiểu, không thông đụng lấm. Vào tiếng Việt phạm vi hoạt động của chúng cũng rất hạn hẹp, hầu như chỉ xuất hiện trên văn bản viết, nhưng cũng với tần số thấp. Nguyên nhân chính vẫn là vấn đề nghĩa.

Chẳng hạn, thành, ngữ triêu mộ tứ cỏ nguồn gốc từ cấu chuyện giữa người chủ vấ những con khi mà ông ta nuôi như sau: khĩ vốn rất thích ăii hạt đẻ, ăn bao nhiêu cũng không đủ, mỗi làn cho ăn chúng đều tranh giành cắn xé ầm ĩ. Để đõ tốn, người chủ nghĩ ra cách chia phần cho chúng, mỗi con một ngày được bảy hạt dẻ. Ông nói với chúng là, buổi sáng cho ba hạt (triêu tam), buổi chiều cho bốn hạt (mộ tứ), chúng phản đổi. Ông liền đổi lại, buổi sáng cho bốn hạt (triều tứ), buổi chiều cho ba hạt (mộ tam), chúng đồng ý ngay và rất thích thú. Nghĩa của thành ngữ này đã được hiểu là:

Thủ đoạn, lừa đảo [57],

Bản chất không đổi, dùng thủ pháp thay đổi danh mục để người khác mắc lừa [168],

người thông minh thì khéo dùng thủ đoạn, kẻ ngu dốt thì không phân biệt được phải trái [220].

Trong tiếng Hán hiện đại, người ta dùng thành ngữ này để chì người tráo trở, lật lọng, lá mặt lá trái

Còn “Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán”, thì giải thích là: kém cỏi không có khả năng xem xét nên dễ tin theo trá thuật, dễ bị người khác đánh lừa [146].

Rõ ràng cùng một sự kiện có thể rút ra những nhận xét khác nhau, những bài học khác nhau, tùy theo góc độ quan sát và cộng thêm một chút cảm thụ chủ quan nữa.

Page 137: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Kiểu B3 gồm những thành ngữ so sánh, với xu hướng chính là dùng sự vật hiện tượng cụ thể để giải thích những khái niệm trừu tượng, tức hình tượng hóa các khái niệm. Nghĩa của thành ngữ được rút ra từ các thuộc tính của ỵếu tố dùng để so sánh. Chẳng hạn A. là khái niệm hoặc sự vật, B là sự vật hiện tượng dùng để so sánh:

Nghĩa cúa tổ hợp A như B được rút ra từ thuộc tính của B. Trong những ví đụ trên có thể lần lượt hiểu là:

đao cát (dao cắt) = rất đau;

phản chưởng (trở bàn tay) = dễ dàng;

thủ túc (tay chân) = gần gũi, gắn bó, chưng máu

điền (chữ điền) - vuông (kiểu chữ điền);

hổ (hổ thực) = ăn nhanh, nhiều (khỏe).

Mô hình cấu trúc kiểu thành ngữ này còn có các biển thể như sau: (A) như B và A(như) B.

Nghĩa của tổ hợp được quy chiếu từ hình ảnh của B.

Hổ nghiêm dực (hổ thêm cánh) = mạnh mẽ, hung dữ hơn

ngư đắc thủy (cá gặp nước) = tự do phóng túng

ảnh tùy hình (hình với bóng)= gần gũi không rời

đao phả thạch (dao chém đá)= đanh chắc, dứt khoát

Cũng tương tự như các trường hợp trên, ở đây nghĩa của tổ hợp được suy ra từ các thuộc tính của B. Chẳng hạn: phù vân (mây nổi) = cái không lâu bền, vừa nổi lên đã có thể tan ngay trước một trận giò; phú (giàu có và sáng trọng), cụng giống như đám mây trôi nổi, vừa có được lại mất ngay.

Page 138: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tam thu (ba mùa thu, ba năm) = lâu, thời gian dài. Nhất nhật (một ngày) tại sao lại như tam thui Đó là cách nói để phản ảnh về cảm giác, về tâm lý con người chứ không phải là kiểu so sánh trong toán học.

Quân thần (vua tôi), thủ túc (tay chân), quan hệ giữa vua và bề tôi phải gần gũi, gắn bó như ruột rà.

Vì thế, tuy cấu tạo của thành ngữ có hình thức rõ ràng nhưng nếu không có thêm một bước suy luận thì cũng không dễ gì nắm được nghĩa của chúng.

Nhận xét:

Các kiểu thành ngữ so sánh Hán Việt (gồm tỉ dụ và ẩn dụ) có số lượng ít so với các loại khác (chiếm khoảng g-10% tổng sổ), song vế mặt nghĩa, loại này tỏ ra phức tạp nhất cách diễn đạt của chúng vừa sinh động bóng bây lại vừa súc tích. Do không phải nhìn chữ để biết nghĩa, mà phải suy luận, nên rất khó hiểu hoặc dễ bị hiểu lầm. Tuy nhiên có thể xem đây là loại thực sự có đặc trưng của thành ngữ nếu theo quan niệm hẹp (nghĩa bóng bây).

Hầu hết các thành ngữ Hán Việt loại B đều có dạng cài biên tức Việt hóa về hình thức, và trong nhiều trường hợp chúng được dùng song song:

Tái ông thất mã = ngựa Tái ông

Ngu công di sơn = Ngu công dời núi

bất cộng đái thiên = không đội trời chung

Riêng loại thành ngữ so sánh kiểu B3 (có thành tố như tham gia hoặc không có như) gần giống với hàng loạt thành ngừ Việt có cấu trúc theo mô hình tương tự: xẩu như ma đẹp như tiên, nhanh như sóc, chậm như rùa, ngu như bò, trắng như vôi,đỏ như gấc, V.V.. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ nghĩ

Page 139: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

rằng chúng cũng là thành ngữ vay mượn từ tiếng.Hán. Vì không hề cỏ cơ sở nào để đi đến kết luận ấy. Ngay cả những thành ngữ cấu tạo hoàn toàn bằng các yếu tổ gốc Hán như xấu như ma, cũng không hề thấy trong tiếng Hán. Vả lại, còn có một điều rất cần lưu ý, đó là vân đề hàm nghĩa văn hóa thể hiện thông qua ngôn ngữ. Chẳng hạn, “trong tiếng Hán, lão hoàng ngưu 41 : con bò vàng già) là một từ tượng trưng chỉ những người luôn luôn làm việc cần cù, chịu khó, có đỏng góp lớn lao và không bao giờ khoe khoang thành tích, đó là một danh hiệu rất quý, cũng là một sự đánh giá rất cao đối với con người” [92.19]. Vậy thì, không lý gì lại có thành ngữ ngu như bò trong tiếng Hán. Người Hán ví màu trắng với tuyết, màu đỏ với máu, chứ không có trắng như vôi, đỏ như gấc, v.vv Nhưng, sự xuất hiện của yếu tố như trong thành ngữ Việt khiến người ta nghĩ đến ảnh hưởng của thành ngữ Hán đổi với thành ngữ Việt về thủ pháp cấu thành.

4.6. Về cấu trúc nội bộ của thành ngữ gốc HánNhư chúng ta đã biết, thành ngữ gốc Hán có nguồn gốc phức tạp, có cấu trúc đa dạng, khó mô tả được, hết tất cả. Tuy nhiên trên tổng thể cũng có thể nhận thấy một số nét cơ bản rút ra từ những góc độ khác nhau. Chẳng hạn, đại đa số thành ngữ gốc Hán đều có cấu tạo bốn tiếng (bốn âm tiết, bốn chữ). về quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các thành tố trong nội bộ thành ngữ cũng có thể rút ra một số đặc điểm sau.

4.6.1. Đối và điệp. Có một số thành ngừ, các thành viên được láy lại về âm hay về nghĩa gọi là điệp âm, điệp nghĩa, hoặc trái ngược nhau về nghĩa gọi là đổi.

•Điệp

bách phái bách trúng (điệp: bách)

ác giả ác báo (điệp: ác)

đa ngôn đa quá (điệp: đa)

Page 140: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

bất di bất dịch (điệp âm: điệp nghĩa: di = dịch)

•Đối

đồng sàng dị mộng (đối: đồng/dị)

khai thiên lập địa (đối: thiên/địa; điệp nghĩa:= lập)

•Vừa điệp vừa đổi

bán tín bán nghi (điệp: bản, đối: lin/nghi)

•Cũng có thể phân tích thành ngữ theo cụm thành viên, mỗi cụm thành một thành ngữ sẽ được đọc theo nhịp hai:

mưu ma/chước quỷ (hai vế điệp nghĩa)

hiểu trọng/tình thâm (hai vế điệp nghĩa) 

khai thiên/lập địa (hai vế điệp nghĩa)

bán tín/bán nghi (hai vế đối nghĩa) nam tôn/nữ ti (hai vế đối nghĩa)

4.6.2 Có một loại thành ngữ mà hai vế nối với nhau bằng từ công cụ so sánh như, theo công thức A như B, ví dụ: lương y như từ mẫu, cứu bệnh như cứu hỏa. A và B trong hai thành ngữ này đồng loại, là kiểu so sánh đúng chuẩn. A và B trong thành ngữ: đa nghi như Tào tháo, dụng binh như thần, không đồng loại, không chuẩn, có thể xem là biến thể. Nghĩa của A được suy ra từ nghĩa của B. [Xm: 4.5.2.B3]

4.7. Thành ngữ gốc Hán, xét về phương diện ngữ pháp.Căn cứ theo mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố, giữa các vế trong thành ngữ, có thể tìm hiểu theo các hướng sau.

4.7.1. Thành ngữ có quan hệ hạn định, chi phối.(1) Thành ngữ có cấu trúc tương đương cụm động từ (động ngữ)

(a) dương dương tự đắc

(b) thực sự cầu thi

Page 141: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(c) tuần tự nhi tiền

(d) bất phân thắng bại

(e) an phận thù thường

(f) cưỡi trên lưng cọp

(g) bịt mắt bắt chim

(h) bới lông tìm vết

Nếu căn cứ vào hình thức đơn thuần thỉ cũng có thể xem thành ngữ loại (g) và (h) tương đương câu ghép liên hợp; bịt mắt bắt chim. Nhưng như vậy thì sẽ mất ý nghĩa của thành ngữ.

(2) Thành ngữ có cấu trúc tương đương cụm tính từ (tính ngữ), hoặc mang tính chất của tính từ. Ví dụ:

loan xi bát nháo

(3) Thành ngữ có cấu trúc tương đilơng cụm danl từ (danh ngữ), ví dụ:

Bạch diên thư sinh

tuyết sắc giai nhân

đằng đằng sát khí

4 7.2. Thành ngữ có quan hệ đẳng lập.Đó là loại thành ngữ mà các yếu tổ tạo thành nó độc lập, bình đẳng, không lệ thuộc vào nhau, vị trí của các thành tố, các vế tương đối tự do.

(1)Ở cấp độ từ đơn

Cầm kì thỉ hoa

phong hoa tuyết nguyệt

Cần kiệm liêm chính

(2) Ở cấp độ từ ghép

Page 142: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Thanh thiên bạch nhật

Trọng nghĩa khinh tài

Trọng nam khinh nữ

4.7.3. Thành ngữ có cấu trúc tương đương câp độ câu đơn Tái ông (C) thất mã (V)

người (C) chết để tiếng (V)

Trứng (C) chọi với đá(V)

4.7.4. Thành ngữ có cấu trúc tương đương câu ghép. Ví dụ:

Rồng (C1) bay (V1) phượng (C2) múa (V2)

Nước ( C1) mất (V1) nhà (C2) tan (V2)

Việc phân tích cấu tạp của thành ngữ gốc Hán từ nhiều phía, là nhằm mục đích tìm jra bản chất của chúng cả về nghĩa lẫn tính năng, và có như thế mới có thể chi phối

chúng trong khi chúng hoạt động. Khi dùng từ để tạo ra những đởn vị lớn hơn chúng, như đoản ngữ hoặc câu chẳng hạn, điều kiện tối thiểu là phải biết nghĩa và khả năng hoạt động của những từ ấy, tức phải biết chúng thụộc từ loại gì, có thể đứng vị trí nào trong cụm từ hoặc trong câu. Đối với một ngữ cổ định cũng vậy, nếu không biết nghĩa cợ bản, chức năng cơ bản của nó khi kết hợp hay khi thay thế thì không thể nào vận dụng được, nhất là đối với các ngữ cổ định ngoại lai.

Page 143: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tiểu kết chương 4Trong các loại ngữ cố định gốc Hán có mặt trong tiếng Việt như chuyên xưng, thành ngữ, v.v. thì thảnh ngữ là loại cần được lưu ý nhất, vì cả hai phương diện sổ lượng và chất lượng chúng đều có vai trò quan trọng. Thành ngừ Hán khi vảo tiếng Việt, cũng giống như các đơn vị khác, phải tuân theo quy luật Việt hóa. Kết quả, thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, tồn tại dưới ba dạng chính sau: thành ngữ Hán Việt, thành ngữ cải biên, thành ngữ sao phỏng.

về mặt hình, thức, phần lớn-thành ngữ gốc Hán có cấu trúc bốn âm tiết (bốn tiếng), một số thành viên đối và điệp theo cặp ( bán tínbán nghi), đối theo vế (nữ

ti), hoặc điệp nghĩa (hiếutrọng = tình thâm). Một số thành ngữ có cấu trúc so sánh với như (cứu bệnh như cửu hỏa).

về tổ chức ngữ pháp chúng tồn tại dưới dạng một động ngữ, tức mang tính chất của một động từ (tuần tự nhi tiến), một tính ngữ (loạn xị bát nháo), và một danh ngữ (bạch' diện thư-sinh).Một số khác, ?các thành viên cua thành ngữ có quan hệ độc lập với nhau (cầm / kì / thi / hoạ), đẳng lập giữa hai vế ( nghĩa / khinh Có những thành ngữ tồn tại như một câu đơn Tải ông thất mã), hay một câu ghép {rồng bay, phượng múa). về nghĩa của thành ngữ gốc Hán, có thể đi tìm theo hai hưởng, mà truyền thống vẫn quen gọi là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đổi với loại thành ngữ biểu thị nghĩa đen, thì việc truy tìm nghĩa của thành ngữ bắt đầu từ việc tìm nghĩa của từng thành tố. Nghĩa thành ngữ sẽ là tổng hợp nghía của các thành viên. Vì thế trước một thành ngữ gốc Hán, nhất là loại thành ngữ Hán Việt, người ta thường có thói quen phân tích nghĩa của từng thânh viên. Vỉ dụ, với thành ngữ tôn sư trọng đạo, người ta sẽ hỏi tôn là gì, sư là gì, trọng là gì và đạo là gì, rồi ghép các kểt quà lại để có nghĩa của chỉnh thể. Đối với loại thành ngữ thể hiện nghĩa bằng phương thức so sánh (ti dụ) và so sánh ngầm (ẩn dụ) thỉ việc tìm nghĩa khó khăn hơn, nghĩa của cả tổ hợp có được là do liên tưởng mà rút ra, suy ra từ nghĩa kết hợp của các thành viên, ví dụ: tứ cổ vó thân = đơn độc; tọa lập bất an (đứng ngồi không yên) = lo lắng. Thành ngữ Ngu Công dời núi sẽ vô

Page 144: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

nghĩa nểu không biết nội dung câu chuyện ngụ ngôn Ngu công di sơn Có những thành ngữ bao gồm cả đối tượng sọ sánh và cái được so sánh A như B, nghĩa của A được thông qua B, ví dụ: nam thực như hổ, phải biết hổ (thực) thỉ mới biết nam thực. Ở thành ngữ, có thể thấy có ba cách thức Việt hóa chính [BB-4.4].

Trong công trình nghiên cứu này, chủng tôi mới dừng lại ờ việc tìm hiểu những cách thức Việt hóa thành ngữ nhìn từ góc độ ngôn ngữ đơn thuần, mà chưa có dịp đi sâu vào phân tích những nguyên nhân khác (chẳng hạn yếu tố văn hóa dân tộc) dẫn đến nhu cầu cần Việt hóa thành ngữ Hán. Xin được gác lại để chờ một dịp khác.

Nhận xét:

-Trong ba cách thức Việt hoá thì cách 3 là triệt để nhất.

-Trong ba loại thành ngữ Việt gốc Hán thì loại 3 là hoàn hảo nhất, có đầy đủ phẩm chất của thành ngữ thuần Việt. 

chương 5

Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa5.1. Hư từ Là thuật ngữ vay mượn trong tiếng Hán (cũng có người gọi theo kiểu Việt hóa là “từ hư”). Nó được cắt nghĩa như sau:

Là những từ có ý nghĩa trừu tượng không thể đứng một mình để thành câu mà chi có giá trị phụ trợ [220].

Là những từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, được dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ [90.4,72],

Là những từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa - cú pháp khác nhau giữa các thực từ.

Page 145: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Là những từ dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và không có ý nghĩa từ vị [130.196]…

Là những từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không có khả nàng một minh làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu, dồng thời không có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính của sự vật, nhưng lại có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, một tình cảm hoặc một thái độ nào đó [27.66],

Là những từ dùng để biểu thị một sổ những quan hệ cú pháp nhất định [136.29].

Là những tiếng độc lập, hư, phần lớn là những yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là hư từ (hay từ công cụ) [7.33].

Là những từ không tồn tại độc lập nếu không cỏ những thực từ. Tuy vậy chúng vẫn khác với các từ tố (moóc phem) ở chỗ không gắn chặt với thực từ chúng vẫn có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề nữa. Hư từ vẫn biểu thị khái niệm: đó là khái niệm về sự tương quan giữa các sự vật. Bời vậy hư từ - là nhũng từ - quan hệ - tuy không làm thành phần của câu nhưng rất cần thiết trong việc xây dựng câu [15.20],

Là những từ nói chung không mang nghĩa thực tại, nó chi có vai trò biểu thị mối quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp trong đoản ngữ hoặc trong câu [1720.40]

5 2. Tiêu chí nhận diệnTuy cách diễn đạt có khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều có chung phần cốt lõi của vấn đề. Qua đó chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí cho việc nhận diện hư từ nói chung và ỉu/từ gổc Hán trong tiếng Việt nói riêng, như sau:

(1) Các hư từ không mang ý nghĩa từ vựng (ý nghĩa chân thực, ý nghĩa định danh), mà mang ý nghĩa về ngữ pháp, về tình thái.

Page 146: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(2) Hư từ không thể đảm nhiệm thành phần chính trong những tồ hợp có quan hệ chính phụ, quan- hệ chi phối; không thể đàm nhiệm thành phần chính trong câu.

(3) Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, hư từ nói chung không thể dùng độc lập để đật câu, để trả lời câu hỏi.

(4) Hư từ bao gồm các loại như: phó từ (phụ từ), giới từ, liên từ (kết từ), trợ từ, tHán từ, từ tượng thanh.

5.3. Vấn đề ranh giới giữa thực từ và hư từTrong quá trinh nghiên cứy tiếng Hán (và cả tiếng Việt nữa), theo truyền thống, các học giả đã dựa vào ý nghĩa từ vựng và khả năng hoạt động (chủ yếu là hoạt động cú pháp), để chia toàn bộ hệ thống từ ra thành hai loại lớn: thực từ hư tù Chúng được phân biệt theo'những tính chất và đặc điểm sau:

Thực từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc tân ngữ (bổ ngữ); còn hư từ thì không thể đảm nhiệm các thành, phần ấy.

Thực từ biểu thị ý nghĩa về sự vật, động tác, hành vị biến hóa, tính chất, trạng thái, thòi gian, nơi chốn, v.v. trong khi hư từ thì bàn thân không có chút ỷ nghĩa cụ'thể nào cả. Ngoài vai trò vê ngừ pháp hoặc biểu thị nhũng khái niệm logic.

Hầu hết thực từ đều cố khả năng hoạt động tự do (tức có thể độc lập tạo câu); hư từ thì phụ thuộc, không tự do (hầu hết không có khả năng độc lập trong câu).

Vị trí của thực từ trong các. Kết cấu cú pháp không cổ định, có thể đứng trước hoặc đứng sau những thành tố khác tuỳ theo nhu cầu cụ thể; còn hư từ thì tuyệt đại bộ phận đều có vị trí cố định trong kết cấu cú pháp.

Căn cứ vào số lượng, trong khi nghiên cứu hư từ tiếng Hán, (Chu Đức Hi) còn gọi thực từ là loại từ “mở”, còn hư từ là loại từ “đóng”. Vì cho rằng trong sách ngừ pháp khó có thể kể ra hết những thành viên của thực từ; còn đôi với hư từ thì lại có thể làm được. [221.40]. Ở đây ông muốn nói về mặt số lượng.

Page 147: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Một số nhà Việt ngữ học như Nguyễn Tài Cẩn [7], Nguyễn Anh Quế [94] đã xác đính ranh giới thực từ và hư từ qua cấu trúc. Chẳng hạn dựa vào tô chức đoản ngừ đề vạch ra sự đổi lập giữa thực từ và hư từ: Thực từ là những từ có thể làm thành tố trung tâm của đoản ngữ, và có thể làm thành phần câu; còn hư từ thì không thể làm trung tâm đoản ngữ, cũng không thể làm thành phần câu. Một số nhà nghiên cứu khác như Đỗ Hữu Châu [16], [17], Đinh Văn Đức [32], v.v. đã dựa vào chức năng của từ để phân định ranh giới giữa thực từ và hư từ. Hư từ là những từ chuyên dùng kèm với thực từ và chuyên dùng biểu thị các quan hệ tình thái; còn thực từ thì có chức năng ngược lại.

Có thể nói khái quát là, thực từ nói chung mang ý nghĩa từ vựng, còn hư từ thì chủ yếu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Nói đến hư từ tức là nói đến những vấn đề của ngữ pháp.

Tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ cùng loại hình đơn lập [143]. Phưomg thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu dựa vào việc sẳp xếp thứ tự trước sau của từ và việc sử dụng các hư từ làm công cụ [154]. Hư từ có số lượng rất ít so với thực từ, nhưng có tần sổ xuất hiện lớn, có vai trò quan trọng trong hoạt động cú pháp. Theo N. V. Stankêvich thì trong tiếng Hán, hư từ có số lượng nhiều hơn, và có chức năng đa dạng hơn. Nhiều trường hợp tiếng Việt không có từ tương đương [144, 390]. Hư từ tiếng Hán vào tiếng việt với những cái vỏ ngữ âm khác nhau, theo âm Hán Việt, tiền Hán Việt, hoặc hậu Hán Việt. Phần lớn theo âm Hán Việt. Việc nghiên cứu hư từ gốc Hán sẽ giúp chúng ta tìm hiểu hiện tượng giao thoa giữa ngữ pháp tiếng Hán với ngữ pháp tiếng Việt cung như xu hướng Việt hóa về mặt ngữ pháp của tiếng Việt đối với ành hưởng to lớn của tiếng Hán.

5.4. Hư từ gốc Hán, các tiểu loạiTrong tiếng Hán, việc, chia loại hư từ, hiện vẫn chưa hoàn toàn thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Có người chia thành năm loại, gồm: giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, từ tượng thanh [170.193-198]. Có người chia thành: giới từ, liên từ, trợ từ, ngữ khi từ và phó từ [1720.454-458], [221.40]. Có người chia

Page 148: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

thành sáu loại: phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, tHán từ, từ tượng thanh [192.40-53], V.V..

Trong tiếng Việt, hư từ được chia thành: phụ từ (còn gọi là định từ, hay phó từ), kết từ (liên từ), tình thái từ (tHán từ), trợ từ [3.22]. Cũng có tác giả chia thành: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, tHán từ [4.23]. Hư từ gổc Hán trong tiếng Việt hầu hết thuộc vảo các tiếu loại mả chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây - cũng là những tiểu loại đã được đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận - phó từ, giới từ và liên từ.

5.4.1. Phó từ

Là những từ đi kèm trước (hoặc sau) động từ, tính từ để biểu thị mức độ, tính chất, trạng thái, phạm vi, thời gian, v.v. của hành động hoặc tính chất. Phó từ gốc Hán trong tiếng Việt có thể chia thành những tiểu loại sau:

(1) Loại phó từ biểu thị mức độ cao của một trạng thái hoặc tính chẩt nào đỏ của sự vật. Vì thế loại này chủ "yếu giữ vai trò hạn định cho tính từ. Gồm những từ như:

TỐI <

-điều kiện tối cẩn thiết

-việc tối quan trọng

-công văn tối khẩn

CỰC<

-hàng hoá cực rẻ

-món ăn cực ngon

-thời kỳ cực thịnh

Hiện nay trong khẩu ngữ còn có cả loại câu cảm thán có cực đặt ở sau tính từ. Vi dụ: Ở Lạng Sơn hàng Trung Quốc rẻ cực!

Page 149: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

CỰC KÌ <

-những ngôi biệt thự cực uy nghi

-tình hình cực kì nghiêm trọng

-địa thế cực ki nguy hiểm

QUÁ<

-quá say mê, quá vui quên về 

QUÁ ư<

- quá ư cẩu thả

CÀNG < CÁNH <

- gió thổi, lứa càng bốc to - nó không đến, càng tốt

(2) Loại phó từ biểu thị thời gian, tần số, sự tiếp diễn hoặc sự lap lại của một hành vi động tác hay quá trình phát triển, biến đổi của sự vật. Loại này thưòng xuyên xuất hiện ở vị trí phía trước động từ. Gồm các từ như sau:

TỪNG < TẰNG <

-tôi đã từng đến đấy

-một qui mô chưa từng thấy

ĐANG <ĐƯƠNG <

- đang bận, đang mùa thi cử

TÁI <

-khu rừng đã tái sinh

-vận động đồng bào Dao tái định cư 

-một số hộ ở Củ Chi đà tái đói, tải mù

LẬP TỨC <

Page 150: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

-nhận được điện báo đi ngay

-mệnh lệnh lặp lức truyền đến

Có một Số phó từ loại này, vị trí ttrong đổi tự đo, có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ, và cũng không nhất định đứng sát động từ:

TỨC KHẮC <

- đi ngay tức khắc

-tức khắc có phản ứng

THƯỜNG THƯỜNG <

-thường thường thức dậy lúc bốn giờ

-chủ nhật thường thường ít người đến

LIÊN < LIÊN <

nghe xong đi liền

liền hỏi ngay

(3) Loại phó từ biểu thị phạm vi quan hệ của sự vật hoặc hành động, tính chất. Gồm các từ như:

CHỈ<

-chỉ lo làm không xong việc

-tình chi đẹp khi còn dang dở

NHẤT LUẬT<

Sĩ quan và lính nhẳt luật đội mũ sắt tránh đạn

-mọi người nhẩt luật mua vé vào rạp

THUẦN <

-làm thuần bằng máy

Page 151: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

-thuần một màu xanh biếc

CƠ HỒ<

-chân bủn rủn, cơ hồ không đứng vững

-cuộc toan tính ấy cơ hồ thất bại

TỰA HỒ < TỰ HỒ <

-mệt quá, hai chân tựa hồ muốn khuỵu xuống

(4)Loại phó từ dùng biểu thị ngữ khí nghi vấn, ước lượng, đoán định hoặc nhấn mạnh về tính chất hoặc hành động. Loại này thường đi kèm trước tính từ, động từ. Gồm các từ như:

KHẢ <

-kế hoạch khả thi

-khuôn mặt bầu bĩnh khả ái

-một người khá kính

HÁ <

-Ta há chịu bó tay ư?

(5) Có một số phó từ biểu thị sự phủ định, khẳng định, hả nâng, hoặc biếu thị một tinh thái nào đó. Vị trí của chúng lường đứng kề sát trước động từ, tính từ, cũng có thể có thành hần khác chen vào giữa. Chẳng hạn:

BẮT<

-Được hay không, tôi bẩt cần

-Không thể chấp nhận chế độ bắt bình đẳng

-Bất kề ai cũng phải xuất trinh giấy tờ

TẮT<

Page 152: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

-Có Làm tắt có hưởng

-Chuyện gì phải đến tắt sẽ đến

Người là niềm tin tắt thắng”

BẤT TẮT<

-Việc ấy bất tắt phả? Nói nhiều

-Bất tất anh phải lo về việc ấy.

VỊ TẮT<

-Làm như vậy vị tắt đã hay

-Giàu sang vị tắt có hạnh phúc

QUYẾT<

-Quyết không lùi bước

-Quyết chiến thắng mọi kẻ thù

5.4.2. Giới từ gốc Hán

Có một số hư từ luôn đi kèm với danh từ, đại từ tạo thành một tổ hợp biểu thị thời gian, địa điểm, đổi tượng, phương hướng, … Những tổ hợp này có khả năng, làm thành phần hạn định cho từ loại tính từ, động từ trong các tổ chức cao hơn. Những hư từ có vai trò như vừa nêu, trong ngữ pháp tiếng Hán người ta gọi là giới từ Khi vào tiếng Việt chúng có những tên gọi khác nhau, như kết từ [3.22], quan hệ từ [4.23], V.V.. Ở đây do nhu cầu truy nguyên từ gốc nên chúng tôi tạm thời sử dụng thuật ngữ mà ngữ pháp tiếng Hán quen dùng: giới từ. Giới từ và những tổ hợp do chúng tạo thành có khi biểu thị thời gian, nơi chốn, như:

TẠI <

-Cuộc hội thảo tổ chức Tp. HCM.

- Hiện ông làm việc tại văn phòng đại sứ quán.

Page 153: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tự<

-Tường như quen nhau bao giờ.

-Chẳng biết chúng đến tự nới nao.

Cũng có khi biểu thị mối quan hệ giữa đối tượng và hành động; hoặc biểu thị mục đích, phương thức, phương pháp, v.v. như:

VÌ<VỊ< ,

-Vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

-Chiền đấu vì độc lập cúa Tồ quốc, vì tư do của dân tộc.

ĐỐI (VỚI) <

-Việc này rất quan trọng đối với tôi.

-Đối với cha mẹ phải biết kính trọng.

Vị trí của đoản ngừ do giới từ tạo thành có thể đứng ở vị trí trước hoặc sau động từ mà nó cần bổ sung, hạn định nghĩa.

5.4.3. Liên từ gốc Hán

Có một loại hư từ chuyên dùng để liên kết, để nổi tiếp các từ, các đoản ngữ,-các câu lại vớỉ nhau gọi là liên từ. Liên từ là một thuật ngữ thông dụng trong ngành ngữ pháp học tiếng Hán, được đặt tên theo chức năng là kết, là nối liền lại, vào tiếng Việt chúng được xem như là một tiểu loại của kết từ hoặc quan hệ từ [Xm: 5 J.2], Chúng tôi tạm gọi thuật ngừ này như nó vốn có trong tiếng Hán. Những liên từ gốc Hán thường gặp trong tiếng Việt như:

VÀ< HÓA <

-Chúng tôi học tiếng Hoa và tiếng Anh.

-Nói và làm cần đi đối với nhau.

- Lan đẹp và thông minh.

Page 154: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

HOẶC<

-Buổi tối Ba thường đọc sách hoặc viết chuyện.

-Chiều nay hoặc sáng mai họ sẽ tới.

HOẶC GIÀ <

-Ở đây không ai biết tiếng Nhật, hoặc già cỏ biết thì cung chì bập bõm.

-Nó đến trường, đi thư viện, hoặc giá đi chơi, không chừng.

TUY<

-Tuy mệt nhưng vui.

-vẫn làm hết sức mình, tuy khôrig thích.

TUY NHIÊN <

-Em học giỏi đẩy, tuy nhiên đừng vì thế mà kiêu căng.

-Thu nhập của gia đình như thế là cao, tuy nhiên vẫn phải chú ý tiết kiệm trong chi tiêu.

SỞ DĨ<

-Sở dĩ sức khỏe suy sụp là vì hút thuốc nhiều quá.

- Hùng sớ dĩ biêt rât rõ vê cô âv, là vì họ đa từng chung sống với nhau hơn hai mươi năm.

GIÁ NHƯ < GIẢ NHƯ <

-Giá như không bận thi tôi đi liền.

-Giá như có ngưòi hỏi thì anh sẽ trả lời sao.

GIẢ SỬ<

-Già sử có trong tay một triệu đô La, anh sẽ Làm gì?

-Giả sử không có bạn bè giúp đỡ, thì tôi làm sao có được cơ ngơi này.

Page 155: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

TRỪ PHI <

-Tôi nhất định đến đúng giờ, trừ phi xe hỏng dọc đường.

-Họ nói họ cưới nhau bằng được, trừ phi trời sập.

VÔ LUẬN <

Vô luận nhiệm vụ khỏ khăn thế nào, chúng tôi cung quyết tâm hoàn thành.

-Công việc gỉ anh Ba cũng hăng hái làm, vỏ luận đó là lao động trí óc hay lao động chân tay.

5.5 Một số cách thức Việt hóa của hư từ gốc Hán

Theo số liệu công bố trong cuốn “Hiện đại Hán ngữ thường dùng hư từ từ điển”, xuất bản năm 1992, ở Trung Quốc [216], thì trong tiếng Hán hiện đại có 1176 hư từ các loại. Con số chắc cHán còn lớn hơn như thế, vì ở đây chi là những từ “thường dùng” mà thôi. Hơn nữa, hư từ tiếng Hán vẫn còn là một đề tài đang được giới học thuật Trung Quốc lưu ỷ nghiên cứu. Khi tiến hành đối chiếu, chúng tôi phát hiện ra 139 từ trong sổ hư từ tiếng I iẤn nói trên cỏ mặt trong tiếng Việt hiện đại. Tức chiếm tỉ lệ khoảng 11 %, số hư từ Hán này hầu hết khi vảo tiếng Việt đã cỏ thay đổi ở những mức độ khác nhau. Ngoài việc thay đổi về hình thức ngữ âm như là hiện tựợng đương nhiên không cần bàn thêm nữa, chúng ta có thể thấy một số thay đổi về mặt ngữ pháp - lĩnh vực mà loại từ này đảm nhiệm chức năng chính. Sau dây là một số cách thức Việt hóa các hư từ gốc Hán.

5.5.1. Hiện tượng chuyển loạiHư từ trong tiếng Hán vốn có nguồn gốc từ việc hư hỏa các thực từ. Quá trình hư hóa ấy diễn ra một cách đa dạng và không đồng đều. Mức độ hư hóa ờ các từ không giống nhau. Có nhừng từ việc hư hóa xảy ra tương đối triệt để, nhưng cũng có những từ quá trinh hư hóa chưa kết thúc, chưa hoàn toàn, đang trong tình trạng nửa vời. Chính vì thế mà có rất nhiều từ vừa nằm trong danh sách từ loại thực từ, lại vừa có trong danh sách từ loại hư từ. Trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt, hiện tượng một từ (nhất là từ đơn) thuộc

Page 156: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

nhiều từ -loại khác nhau là chuyện không hiếm. Việc xếp một từ vào loại nào là tuv theo ngữ cảnh mà nó xuất hiện. Cụ thể là nó đứng trước hay sau từ’ nào, cung cách mà nó tham gia hoạt động ra sao, V.V.. Sự chuyên môn hóa về mặt chức năng đã dẫn đến sự phân hóa loại biệt ở từ. Thử tìm hiểu một số từ “đa loại” trong tiếng Hán (qua cuốn “Hiện dại Hán ngữ quy phạm tự điển” [169]), và sự “đơn loại” hóa khi vào tiếng Việt như thế nào (qua hai cuốn từ điển tiếng Việt [90] và [82]). Hiện tượng chuyển loại ấy có ảnh hưởng gì đến ngữ pháp tiếng Việt không, và tiếng Việt đã khắc phục như thế nào?

(1) > DỤNG > DÙNG: (trong tiếng Hán và trong tiếng Việt)

* Tiếng Hán

(1a) (động từ)

Mời dùng trà (uống)!

(động từ)

Chúng tôi đều dùng máy tính (sử dụng).

(1 b) (danh từ)

Báo cũ còn có ích (hữu dụng).

(1c) (giới từ)

Dùng nước sôi pha trà.

(giới từ)

Dùng máu và sinh mạng bảo vệ Tổ quốc.

Dụng là một động từ đơn tiết, chỉ hành động tác động đến một sự vật nào đó, khi đứng trong câu nó giữ vai ưò trung tâm, làm vị ngữ (1a). Nó bị chuyên loại thành danh từ khi đánh mất vai trò chủ chốt trong câu vị ngữ động từ, và đứng phụ sau một động từ khác (1b). Nó cũng không còn là động từ nữa khi nó bị một động từ khác đúng ở phía sau làm lu mờ hình ảnh nghĩa của nó và chiếm mất vai trò nòng cốt trong thành phần vị ngũ của nó (1c). Trường hợp

Page 157: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

này nó đã chuyên thành một loại khác: giới từ, từ động từ chuyển thành giới dụng đã trãi qua một bước thay đổi lớn về chất, nó chuyển từ động đến tĩnh, từ chính đến phụ, từ đối tượng đến công cụ, nó đã bị hư hóa. Nhưng, động từ hay giới từ, thực từ hay .hư từ, không phải là một kiêu an bài có tính định mệnh, không đổi. Chỉ cần một cơ hội nhỏ là từ thực trở thành hư và hư lại hóa thực ngay. Ví dụ (vẫn trong tiếng Hán):

(1d) (Ngã dụng mao bút: tôi dùng (sử dụng) bút lông)

(1c) (Ngã dụng mao bút họa họa nhi: tôi dùng (sử dụng) bút lông để vẽ tranh)

Dụng (1d) là động từ chuyển sang dụng giới từ (1e) khi sau nó xuất hiện động từ họa chiếm ưu thế về nghĩa "Tiếng Hán đã xếp chức danh chò dụng theo vị trí của nó trong dòng ngôn

Sự nhầm lẫn giữa câu đơn và câu ghép là việc khó xảy ra, câu (1e) không thể hiểu là: (ngã dụng mao bút, (ngã) họa họa nhi)

vào tiếng Việt theo con đường ngữ âm là > dụng > dùng. Tức là cả dụng lẫn dùng đều có gốc từ từ chữ Hán. Trong tiếng Việt, dụng xũất hiện ít, còn dùng thì hoạt động như một từ đon thực thụ. Chúng đều được xếp vào loại động trong cả hai cuốn từ điển tiêng Việt mà chúng tôi sử dụng [90] và [82]. Cách nói sau đây, chắc chắn lả kết quà của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán về mặt ngữ pháp:

(1i) Ba dùng gỗ đóng bàn ghế.

Do chỗ dùng được xếp vào từ loại động từ nên chẳng cỏ gì cản trở trong việc lĩnh hội, ít ra là về mặt hình thức, câu (1i) là: “Ba dùng gỗ, (Ba) đóng bàn ghế”. Cũng không có lí do gì để hiểu (1i) là câu mở rộng thành phần của nòng cốt “Ba đóng bàn ghế” hoặc “Ba đóng”, khi mà dùng chưa bị hư hóa. Câu (1i) nhất định phải hiểu là:

(1 k) Ba đóng bàn ghế bằng gỗ.

Page 158: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tiếng Việt vẫn thông dụng những kết hợp như: dùng rượu, dùng bữa sáng, V. V. trong đó dùng ià nhũng động từ thực sự. Nhưng dùng ở (1i) thì phải xem là hư từ như tiếng Hán vẫn “cư xử” với nó và như thế mới tránh được mơ hồ. Dùng trong trường họp này thường được Việt hóa bằng cách thêm vào sau nó một hư từ, chẳng hạn:

(11)Ba dùng gỗ đế đóng bán ghế.

(1m)Loại xe này dùng đẻ chở khách.

Thêm “để” vào thực ra cũng là với mục đích hư hóa. Khi cỏ một câu tiếng Hán như ờ (le), người ta chấp nhận nó vào tiếng Việt với hai dạng:

(lel) Tôi dùng bút lông vẽ tranh.

(1e2) Tôi vẽ tranh bằng bút lông.

Trong đó dạng (1e2) dồi dào màu sắc Việt Nam hon. Còn ờ dạng (1e1) thì phải xem dùng là hư từ, chứ không thể là thực từ.

(2) So sánh một số trường hợp khác

Rất nhiều hư từ trong tiếng Hán đã trở thành thực từ khi vào hoạt động trong tiếng Việt. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số trường hợp [BB-5.1]

[BB-5.1] Chuyển loại

Hư từ Hán Tiếng Hán Tiếng ViệtTiểu loại Ví dụ Tiểu loại Ví dụ

Cứu cánh phó danh Nghệ thuật không phải là cứu cánh

Quả nhiên phó tính Sự đã quả nhiênThực tại phó danh Quay lưng lại thực tạiĐáo để phó Tính

phó

Thằng bé đáo để không chịu nhường aiNgon đáo để, vui đáo để

Tất nhiên phó tính Tất nhiên ai cũng có sai

Page 159: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

lầmĐích thực phó tính Tín đích xác, biết đích xácTổng cộng phó Động Tổng cộng tất cảCăn cứ Giới Động Căn cứ điều ba của hiệp

địnhThế Giới Động Thay (< thế) mẹ chăm sóc

em

Một vài hư từ khác được đưa vào tiếng Việt dưới dạng cái biên, thêm thành tố hoặc dịch bộ phận. Ví dụ:

> phàm thị> phàm là

> chỉ thị> chỉ là

> đối vu> đối với

5.5.2. Đổi vị trí

Giới từ trong tiếng Hán là loại từ không bao giờ đứng độc lập, nó luôn kết hợp với danh từ hoặc đại từ để có một tổ hợp mà nó giữ vai trò quan ừọng nhất, đứng trước động từ, tính từ làm trạng ngữ. Vài ví dụ [BB-5.2]

Vị trí kết cấu giới từ trong tiếng Hán nói chung đứng trước động từ, còn trong tiếng Việt thi phần lớn đứng sau động từ.

5.5.3. Thay đổi sắc thái

Một vài hư từ Hán vào tiếng Việt được gán thêm sắc thái biểu cảm (mà vốn trước đó trong tiếng Hán không có). [BB-5.3]

[BB-5.2]

Hư từ Tiếng Hán Tiếng việtVí dụ Vị trí Ví dụ Vị trí

Trước động từ Công tác tại bắc kinh Sau động từ

Page 160: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Trước động từ Vị (<vị) nhân dân phục vụ nhân dân

Trước động từ không dùng “vị”

Trước động từ Tôi mừng thay (<thế) cho anh

Sao động từ

Sau động từ Đến từ (< tự) nông thôn từ nông thôn đến

Sau động từTrước động từ

[BB-5.3] Thay đổi sắc thái

Hư từ Tiếng Hán Tiếng việtVí dụ Biểu cảm Ví dụ Biểu cảm

Bị (0) Được kính trọng +(0) Nó được bầu làm

đại biểu+

(0) Bị phê bình -(0) Bị áp bức -

Trong tiếng Hán (bị) chỉ đơn thuần làm công cụ ngữ pháp, biểu thị dạng bị động. Nhưng vào tiếng Việt ngoài chức năng ấy, nó còn đóng góp vào việc biểu thị thái độ tình cảm người nói. Tuy nhiên điều này không phải dễ dàng xác định, có khi dựa vào chuẩn chung để đánh giá, nhưng cũng có lúc tùy thuộc vào sự cân nhắc chủ quan của người nói.

Page 161: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tiểu kết chương 5Có khoảng trên 100 hư từ gốc Hán thường dùng trong tiếng Việt, chiếm khoảng 11 % tổng số hư từ tiếng Hán. Những hư từ này cũng giống như tất cả những đơn vị Hán khác đã có những thay đổi theo hướng Việt hóa. Phó từ, liên từ, giới từ là ba tiểu loại có số lượng lớn, hầu hết chúng đã hòa nhập vào tiếng Việt một cách dễ dàng. Có một số thay'đổi từ loại khỉ vào tiếng Việt. Một số khác có sự thay đổi vị trí, đặc biệt là giới từ. Cũng có trường hợp ngoài chức năng làm công cụ ngữ pháp, còn mang thêm nghĩa biểu cảm mà trước đó trong tiếng Hán không có. Hư từ gốc Hán cũng tạo ảnh hường nhất định đến cú pháp tiếng Việt [pcm: PL.7]

Kết luận

6.1.Để giải quyết những vấn đề về hoạt động của các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt, phát huy mặt tích cực và tránh được những tiêu cực do chúng đem đén, cần hiểu rõ bản chất và những đặc điểm của các đơn vị ấy. Bất đầu từ việc tìm hiểu nguyên nhân, thời, điểm và phương thức xuất hiện của chúng trong tiếng Việt, sau đỏ phác thảo diện mạo của chúng trong toàn bộ bối cảnh tiếng Việt.

6.2.Dân tộc Hán và dân tộc Việt từ cách đây trên hai ngàn năm đã cỏ sự tiếp xúc ngôn ngữ và sự tiếp xúc ấy kéo dài cho đến ngày nay. Nó được bắt đẩu từ sự có mặt của người Hán trên lãnh thổ người Việt. .Có thể hình dung'ra một cục diện thời bấy giờ, người Hán đến cùng giáo mác vũ khí, chính quyền đô hộ và một hệ thống văn tự đủ để chuyển tài nền văn hóa tinh thần Hán và có thể dùng làm công cụ cho hoạt động chính trị xã hội. Trong khi đó, người Việt trong tư thế của người bị cai trị, chậm phát triển hơn, có thể chưa có công cụ để ghi lại lời nói của dân tộc minh, hoặc có nhưng đang ở thời kỳ tiền văn tự, chưa đủ sức cạnh tranh với chữ Hán (hiện chưa đủ chứng cứ để khẳng định điều này). Thế là, trên cùng một địa bàn, song song sử dụng hai ngôn ngữ, tiếng Hán và tiếng Việt, nhưng chỉ có một hệ thống văn tự, chữ Hán. Vỉ thế chữ Hán dần dần trở thành công cụ phục yụ đắc lực cho chính sách bành trướng và thôn tính của người Hán. Những người học chữ Hán đẩu tiên phải

Page 162: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

kể đến đám thư lại người Việt, ho xuất phát từ mục đích thực dụng làm tay sai một cách vô ỷ thức cho bọn thống trị ngoại bang, về sau chữ Hán luôn gắn với quyền lợi, với sự thăng quan tiến chức, vi thế số người tự nguyện đến với chữ Hán tăng, lên dần. Bên kia biên giới, xã hội người Hán luôn chia thành hai hạng, một hạng chuyên “độc thư” “dồi mài kinh sử” để ừở thành “quân tử”, một hạng nữa bao gồm dại đa số nhân dân lao động luôn luôn là những kẻ “tiểu nhân” thất học hoặc ít học, chịu sự sai khiến của người quân tử. Khi người Hán mờ rộng biên giới đến lãnh thổ người Việt, thì nói chung, họ vẫn mang theo ý thức hệ phong kiến truyền kiếp ấy. Những người Việt theo học chữ Hán trước đây được gọi chung là tầng lớp đồ nho. ĐÒ thường dùng để chỉ những người cồ trình độ thấp, thuần tuý chữ nghĩa (chữ Hán), nho thường chỉ những người có trình độ cao hơn, có thể thông qua chữ Hán 'để tiếp thu ỳăn chương và triết lý, chủ yếu là Nho giáo, Trong xã hội phong kiến tầng lớp này rất được xem trọng, ca dao Việt Nam có cầu:

Chẳng tham ruộng cả ao liền

Tham về cái bút, cái nghiên anh đồ

Đứng về phương diện tiếp xúc ngôn ngữ mà xét, chúng ta có thể xem họ như những nhịp cầu, là người quyết định ban đầu đưa vào tiếng Việt những gì/m phía tiếng Hán. Họ vay mượn từ tiếng'Hán .qua hình thể (tức qua sách vở, từ điển, cụ thể là qua “thiết vận” của từ điển tiếng Hán) còn quần chúng nhân dân lao động thi tiếp thu từ Hán qua âm thanh. Hai phương thức vay mượn khác nhau, rất có thể chính là nguyên nhân tạo ra hiện tượng cùng một từ Hán, cỏ hai, ba cách phát âm trong tiếng Việt. Chẳng hạn xe (trong tiếng Việt hiện đại) là mượn từ Xứ (Hán Việt) hay từ xế (trong phương ngữ phía Nam Trung Quốc); sen (tiếng Việt hiện đại) là từ liên (Hán Việt) hay mượn trực tiếp từ sen (trong phương ngữ phía Nam Trung Quốc). Đó là những vấn đề vẫn còn phải nghiên cứu thêm.

6.3. Nếu cho rằng người Việt học chữ Hán chỉ vì thực dụng, và từ Hán du nhập vào tiếng Việt với số lượng lớn như vậy chỉ vi chính sách đồng hóa của

Page 163: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

người Hán, là không đủ sức thuyết phục. Bởi vì, nếu vậy thì chúng ta làm sao giải thích đựực sự xuất hiện hàng loạt từ gốc Hán trong tiếng Nhật Bản [Xm:3.1.1], khi mà trong lịch sử chưa bao giờ xuất hiện một tên xâm lược Hán trên lãnh thổ Nhật, cũng chưa hề có chuyện người Nhật phải học chữ Hán để đi làm tay sai cho bọn xầm lược Hán. Mà sử sách còn ghi lại rằng trong các thời đại thịnh vượng ờ Trung Quốc, đặc biệt vào thời nhà Đường, vua Nhật bản đã cử hết phái đoàn nàỹ đến phắi đoàn khấc đến Trường An để học hỏi, còn gửi rất nhiều học sinh ỏ lại đó học tập dài hạn, ngày nay trong tiếng Hán chính là từ Nhật Hán ( người Nhật dùng chữ Hán đặt ra rồi mượn lại). phải chấp nhận một thực tế như sau: (1) những từ đơn ban đầu của tiếng Hán được ghi lại bằng những chữ Hán (vốn là loại chữ tượng hình hội ý, nghĩa từ có thể nhận ra qua “hình vẽ”) đã có sức thu hút đáng kể, nhất là đối với loại hình ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt. (2) Nhiều thế hệ người Việt say mê học chữ Hán để có thể khám phá kho tàng trí tuệ phong phú và đầy bí ẩn của người Hán, tàng trữ trong các thư tịch Hán qua nhiều thế hệ; để rồi học hỏi những điều khôn ngoan ở đó, áp dụng vào thực tế cuộc sống người Việt. Và thế là, những từ ngữ Hán đã có cơ hội lớn đề vào tiếng Việt theo con đường chân chính và hợp thức này, với số lượng không hạn chế, cũng không hề có cột mốc dừng lại về mặt thời gian. Sự vay mượn này hoàn toàn phụ thuộc vào nhãn quan của giới trí thức người Việt, các thế hệ Nho sĩ.

6.4. Nói đúng ra, những'hiện tượng tiêu cực do từ Hán đem đến cho tiếng Việt, chỉ xuất hiện ồ ạt sau khi có âm đọc Hán Việt. Cách đọc ấy như một thứ “hộ chiếu” vô thời hạn để cho bất kỳ chữ Hán nào cũng cỏ thể “nhập cư” vào tiếng Việt. Những từ ngữ gốc Hán khó hiểu, khó sử dụng, nghĩa không rỗ ràng hoặc dư thừa trong tiếng Việt hầu hết đều vào bằng con đường này, con đường phiên âm Hán Việt (tạm gọi như vậy). Nó như một thứ “vi rút” rất khó trừ khử.

6.5. Xét về mặt văn tự, thì ngày nay tiếng Hán và tiếng Việt đã khác nhau rất xa, một bên là tượng hình ghi ý, một bên thì ghi âm. Cho nên có thể nói tiếng Việt mượn từ Hán theo cách mượn âm không mượn hình. Và việc vay

Page 164: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

mượn ấy lại xảy ra ở những thời kỳ khác nhau trong trường kỳ lịch sử, nên trong tiếng Việt có hiện tượng nhiều từ đơn đồng nghĩa cùng gốc phần nào gây cản trở trong học tập và vận dụng. (Tuy nhiên, cũng cỏ một 270 số sau khi được Việt hóa, đã trở thành nhân tố tích cực trong việc làm phong phú vốn từ tiếng Việt. [Xm:2.2.2.(2e)])

6.6. Cũng giống như nhung trường hợp vay mượn khác, từ đơn Hán khi vào tiếng Việt phải trải qua quá trình Việt hóa về hình thức hoặc nội dung. Bước khởi đầu là Việt hóa về ngữ âm: các thành tố tạo nên âm tiết Hán thường phải chuyển đổi, thay thế, hoặc lược bỏ cho phù hợp với cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Hệ thống âm đọc Hán Việt, Là sự Việt hóa ngữ âm có tính quy luật, và quy mô lớn nhất. Nhưng các, niên, dụng, ký dường như vẫn còn chưa được gần gũi với âm tiết tiếng Việt, nên chúng lại xuất phát từ âm Hán Việt và Việt hóa tiếp: các > gác, niên > năm, dụng >dùng, ký > ghi ,V.V..

6.7. Trong trường hợp sự vay mượn không xuất phát từ nhu cầu về nghĩa, mà do một sức ép nào đó thì sự Việt hóa xảy ra dưới hình thức giáng cấp ngữ nghĩa [Xm: 2.2.2], nghĩa là biến một từ đon Hán mang nghĩa tổng loại thành từ mang nghĩa chì tiểu loại trong tiếng Việt.

6.8.Việt hóa dưới hình thức giáng cấp cú pháp, [Xm: 2.2.2] là trường hợp những từ đơn Hán gặp phải những từ đồng nghĩa có sẵn trong tiếng Việt, để có thể tồn tại, chúng chấp nhận từ bỏ khả năng hoạt động độc lập như vốn có trong tiếng Háncủa minh. Một từ Hán trong khi đi vào tiếng Việt, nếu đã bị giáng cấp cú pháp thì thường cũng sẽ giáng cấp ngữ nghĩa, và ngược lại.

6.9. Để trờ thành từ đơn tiếng Việt, khi trong tiếng Việt đã có từ đồng nghĩa, một từ đơn Hán có thể bị Việt hóa dưới" hình thức thay, đồi phong cách chức năng hoặc mang thêm một nét nghĩa biểu cảm nào đó. Tạm gọi là nghĩa tu từ (hay nghĩa phong cách) [Xm: 2.2.2]

6.10. Đơn vị cơ bản của hệ thống các đơn vị gốc Hán là tiếng gốc Hán. Căn cứ vào hình thức ngữ ầm, vào ý nghĩa và vào. khả năng hoạt động của chúng, có thể chia thành các loại sau: tiếng Hán Việt, tiếng phi Hán Việt,

Page 165: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

tiếng rõ nghĩa, tiếng mờ nghĩa, tiếng mất nghĩa, tiếng tự do, tiếng nửa tự do, tiếng khòng tự do. Tất cả những tiếng phi Hán Việt đều rõ nghĩa, đều tự do, chúng là những từ đơn phi Hán Việt. Một số tiếng Hán Việt rõ nghĩa, tự do, đó là những từ đơn Hán Việt [Xm: 2.1, 2.2].

6.11. Lấy âm Hán Việt làm chuẩn để phân loại từ ghép gôc Hán, chúng ta có hai loại lớn: (1) từ ghép Hán Việt và (2) từ ghép phi Hán Việt. Loại (1) gồm có (1a), (1b) và (1c).

(1a)Tạo ra trong tiếng Hán: quốc kỳ, nhân vật, sương giáng

(1b)Tạo ra trong tiếng Nhật: cụ thể, cán bộ, đối tượng

(1c)Tạo ra trong tiếng Việt: tinh giảm, trưởng thôn, khẩu trang, súng trường [Xm: 3.1.V]

Thành tố tạo nên (1a) và (1b) là những tiếng Hán Việt mờ nghĩa, nửa tự do. Vì vậy, đối với người Việt, chúng là loại từ ghép không phải hiểu nghĩa qua việc phân tích thành tổ. Loại (1c) đã kinh qua những bước Việt hóa về nghĩa hoặc về ngữ pháp nên mặc dầu do các tiếng Hán Việt tạo nên, nhưng từ ghép rất gần với từ ghép thuần Việt. Loại (2) gồm những từ ghép Việt hóa đạt đến mức tiếp cận từ ghép thuần Việt. Thành viên tạo nên loại từ ghép này tối thiểu phải có một tiếng rõ nghĩa và có khả năng hoạt động tự do.

6.12. Xét theo mối quan hệ giữa các thành tố, chúng ta có loại từ ghép đẳng lập gốc Hán. Đặc tính của loại từ ghép này là hai thành tố bình đẳng với nhau, và việc thay đổi trật tự thành tố ít hoặc không ảnh hưởng đến nghĩa của từ. Quan hệ về nghĩa giữa các thành tố có thể là tương đồng, ví dụ: hư vô, kỳ lạ, kiện tụng, tương quan, ví dụ: cốt nhục, học hỏi, khen thưởng; hoặc thị phi, trầm bổng, thấp cao. Các thành tố cũng có thể bình đẳng về mặt từ loại, chẳng hạn đều là danh từ, ví dụ: quốc gia, câu cú, đầu đuôi, đều là động từ, ví dụ: chiến đậu, tiễn đưa, thay thế , hiếu thảo, dối trá. Có một điểm cần chú ý ở đây là, nhiều khi hai thành viên cùng từ loại kết hợp với nhau lại cho một từ ghép khác loại với chúng, ví dụ: thiện (tinh từ) kết hợp

Page 166: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

với ác (tính từ) thành thiện ác (danh từ); học (động từ) kết hợp với vấn (động từ) cho ra từ ghép học vấn (danh từ). Từ ghép đẳng lập Hán rất dễ hòa nhập vào tiếng Việt, vì chúng không có gì khác lạ về tính chất cũng như nguyên tắc cấu tạo. Cũng chính vỉ thế chúng ta thầy trong tiếng Việt xuất hiện rất nhiều từ ghép đảng lập theo kiểu nửa Hán nửa Việt. [Xm: 3.2.1.(1)]

6.13. Cũng xét theo mối quan hệ giữa các thành tố, chúng ta còn có loại từ ghép phụ nghĩa gốc Hán. Đó là loại từ ghép được cẩu tạo bời một thành tố chính làm nòng cốt, làm trung tâm; với một thành tổ phụ đóng vai trò hạn định, bổ sung, trần thuật hoặc chi phổi. Trong tiếng Hán, thành tố hạn định đứng phía trước, thành tố trung tâm đứng sau. Thành tố trung tâm có thể là danh từ, ví dụ: lương tâm, sơn dương, yếu điểm, có thể là động từ, ví dụ: hợp tác, tự sát, hồi tưởng có thể là tính từ, ví dụ: thành thực. Trật tự này nói chung trái ngựơc với trật tự ngữ pháp tiếng Việt, nên tiếng Việt đã mượn nguyên khối đối với những trường hợp đã dùng quá quen, nhưng luôn có xu hướng Việt hóa đổi với trường hợp có thể được: hoả xa -> xe lửa, xe hỏa, tàu hỏa. Tuy nhiên, trên con đường Việt hóa hay không phải lúc nào cũng suôn sẻ, ví dụ: yếu điểm khi Việt hóa về ngữ pháp thành điểm yếu, rồi yếu (V) trong nét nghĩa yếu kém, đã đụng đầu với yếu (H) trong nét nghĩa trọng hiện tượng chuyển nghĩa đã xảy ra. Loại từ ghép theo quan hệ bổ sung do động từ làm trung tâm đứng phía trước, thành tổ giữ vai trò bổ sung đứng sau, ví dụ: cải tiến, lay động, đánh bại, - Loại cẩu trúc theo quan hệ trần thuật (chủ vị) có thể là danh từ, ví dụ: sương giáng, người học, máy bào; có thể là động từ, ví dụ: mục kích; có thể là tính từ, ví dụ: tâm đắc, phong lưu, Từ ghép gốc Hán kiểu quan hệ chi phối (động tân) có thể là danh từ, ví dụ:

Quản gia, là động từ, ví dụ: quan tâm, từ chức; là tính từ, ví dụ: đẳc ý, tiến bộ, Loại này cũng xuất hiện trong tiếng Việt trong nguyên khối, người ta không lĩnh hội nghĩa của chúng theo cách phân tích ra thành tố.

6.14. Như chúng ta đã thấy từ đầu, tiếp xúc ngôn ngữ Việt Hán là một qúa trình tiếp xúc không bình thường, nó xẩy ra do nhiều nguyên nhân, và bằng nhiều hình thức khác nhau; nhưng'cục diện bao trùm là, một bên là xu hướng

Page 167: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Hán hóa mạnh mẽ và dai dẳng, còn một bên là xu hướng phản Hán hóa bền bỉ và không kém phần tinh tế. Cuộc cạnh tranh để chiếm vị trí độc tôn về nghĩa giữa từ Hán và từ Việt đã dẫn đến những kết cục như sau:

(1)Từ Hán thẳng thế hoàn toàn, và hoạt động ổn định trong tiếng Việt [Xm: 2.2.1-.(l)]

(2)Từ Hán thỏa hiệp để cùng tồn tại trong những tô họp láy nghĩa, những từ ghép đẳng lập [Xm: 3.2.1.(la)]

(3) Từ Hán chấp nhận sự giáng cấp ngữ nghĩa để trở thành thành viên của tiếng Việt [Xm: 2.2.2.(2a)]

(4) Từ Hán chấp nhận sự giáng cấp cú pháp, tức từ bỏ khả năng hoạt động tự do trong tiêng Việt (mà trước đó trong tiếng Hán nó có khả năng ấy) [Xm: 2.2.2.(2a)]

(5) Từ Hán đảm nhiệm thêm một loại nghĩa mới, tạm gọi là nghĩa tu từ (hay nghĩa phong cách) [Xra: 2.2.2.(4)].

(6)Từ Hán vẫn tồn tại song song với từ Việt, cuộc tranh chấp vẫn còn đang tiếp diễn [Xm: 3.3.3.(3)]

6.15. Trong suốt quá trình phát triển của tiếng Việt, xu hướng Việt hóa xảy ra trong mọi cấp độ, và trên mọi lãnh vực, từ ghép là đơn vị giúp chúng ta thấy được nhiều biểu hiện của xu hirớng ấy.

(1) về mặt ngữ âm có thể thấy mấy trường hợp sau: (1a) Thay đổi ngữ âm cục bộ; (1b) Đơn tiết hóa từ ghép; (1c) Thêm âm tiết vào từ ghép; (1d) Thay đổi trật tự thành tố [Xm: 3.3.2]

(2) về ngừ nghĩa, cú pháp, Việt hóa xảy ra theo mấy hình thức sau: (2a) Khi gặp những từ ghép Hán vào tiếng Việt với nghĩa không rõ ràng' thì người Việt thường thêm vào đó nhũng yếu tố rõ nghĩa, thường là tiếng thuần Việt hoặc phi Hán Việt, ví dụ: bán kính >đường bán kính, giới tuyển > đường giới

Page 168: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

tuyến, Hoàng Hà >sông Hoàng Hà, Thái Sơn >Thái Sơn, đại thụ > cây đại thụ, (2b) Tạo từ ghép bằng sự kết hợp giữa thành tọ Hán với thành tố Việt [Xm: 3.3.3.(2)]. (2c) Vừa thay thế thành tố Việt vừa đổi trật tự kết hợp, ví dụ: Hoa ngữ, Hoa văn > tiếng Hoa; Hán ngữ >tiếng Hán [Xm: 3.3.3.(3)]. (2d) Đổi vị trí của thành tố hạn định cho phù hợp ngữ pháp tiểng Việt, ví dụ: đảng tính >tính đảng, đoàn trưởng > trưởng đoàn.

(2e) Đảo trật tự và thay toàn bộ thành tổ Hán Việt, ví dụ: ngoại quốc > nước ngoài, hồng kỳ > cờ đỏ

(3) về mặt tu từ, thì hình thức Việt hóa thường thấy là trong trường hợp có hiện tượng dồng nghĩa Việt Hán [Xm: 3.3.3 (3)], tiếng Việt thường gán cho từ Hán một loại nghĩa mới, quen gọi là nghĩa tu từ (nghĩa phong cách), để tạo điều kiện cho từ Hán tồn tại song song với từ Việt đồng nghĩa (về mặt từ vựng) [Xm: 3.3.4]

6.16. Ngữ cố định tiếng Hán cũng đã có mặt trong tiếng Việt với nhiều dáng vè, cũng giống như những đơn vị cấp dưới, chúng đều mang dấu ấn của quá trình Việt hóa. Ảnh hưởng của các loại chuyên xưng, thành ngữ Hán đổi với tiếng Việt cũng tương đối lớn, thậm chí cá biệt có trường hợp không biết nó là đơn vị thuộc tiếng Hán hay thuộc tiếng Việt, ví dụ: Thanh niên cách mạng đồng Đông Dương cộng sản Đảng [Xm:4.1] . Trong các loại ngữ cố định gốc Hán, thành ngữ là loại đáng được chú ý nhất, đặc biệt là loại mà người Hán gọi là tứ tự thành ngữ 29 lễ. Chúng tạ chú ý tìm hiểu chứng, trước tiên vì chúng có số lượng đáng kể, hơn nữa đây là loại đơn vị đặc biệt, nếu biết sự dụng thì nỏ trợ thành công cụ có giá trị trong các tinh huống giao tiếp, còn nếu hiểu sai thì chúng sẽ có tác dụng ngược lại. Muốn tìm hiểu được thành ngữ, cần phải phân tích để hiểu chúng về cấu trúc [Xm: 4.7], và điều quan trọng nhất vẫn là vấn đề cách thể hiện nghĩa của chúng [Xm: 4.6]. Trông ba hình thức Việt hóa thành ngữ Hán [BB-4.4] thì hình thức sao phỏng đạt trình độ cao nhất, triệt để nhất.

Page 169: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

6.17. Sự hiện diện của hàng trăm hư từ Hán trong tiếng Việt với âm đọc Hán Viẹt hoặc phi Hán Việt đã ghi nhận những ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Hán đối với ngữ pháp tiếng Việt. Những ảnh hưởng ấy đang ngày càng nghiêng về hướng Việt hóa. Ví dụ:

Tuy nhiên việc truy nguyên hư từ Hán vẫn là điều rất cần thiết và bổ ích cho việc nghiên cứu cú pháp tiếng Việt [Xm: 5.5]

6.18. Các đơn vị gốc Hán (từ vựng gốc Hán) là bộ phận quan trọng của tiếng Việt, hoạt động của chúng khá phức tạp, bên cạnh những đóng góp tích cực, chúng vẫn luôn tiêm tàng I những-nhân tố tiêu cực có khả năng cản trở bước phát triển của tiếng Việt. Để có một thứ tiếng Việt chuẩn mực trong tưomg lai, phản Ấnh đúng bản chất ngôn ngữ dân tộc mà tổ tiên chúng ta đã hết thế hệ này đến thế hệ khác dày công gìn giữ, chúng ta nhất định phải tìm những giải pháp hữu hiệu để hạn chế những tiêu cực do các yếu tố ngoại lai gậy nên, và hướng chủng đi theo con đường phát triển có lợi cho tiếng Việt Xin kiến nghị về những giải pháp như sau:

(1) Nên đành cho phần này một lượng thời gian thích đáng trong chuông trình giảng dạy ngữ văn ở các trường Đại học, các trường sư phạm.

(2)Từ điển tiếng Việt nên đưa thêm phần chữ Hán vào sau các từ Hán Việt và từ gốc Hán phi Hán Việt

(3) Chọn khoảng từ 1500 đến 2000 chữ Hán trong số 3500 chữ Hán trong “Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng” [38] đưa vào chưomg trình tiếng Việt ờ bậc trung học cơ sở như thế vừa có lợi cho việc giữ gìn di sản văn hỏa dân tộc vừa dễ hội nhập vào “khu Vực văn hóa chữ Hận”. Tác dụng chủ yểu của việc này là chủ động sử dụng lớp từ ngữ gôc Hán trong tiếng Việt.

(4) Như chúng tôi đã phân tích về những quy luật Việt hóa các đơn vị Hán, nhữiíg hiện tượng xảy ra sau đây trong tiếng Việt đều nên xem là đúng, không có gì phài tranh luận cả:

Page 170: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(4a) Những thay đổi về ngữ âm ờ các mức độ so với âm đọc Hán Việt vốn có, ví dụ:

Đệ kHáng (Hán Việt) > đề kháng ( việt hóa)

thời cục> thời cuộc

vô cổ> vô cớ

sáp nhập > sát nhập

(4b) Những trường họp thêm rõ nghĩa vào từ ghép, ví dụ:

bán kính > đường bán kính

gia nhập > gia nhập vào

Thái sơn > núi Thái Sơn

đại thụ > cây đại thụ

Hoàng hà > sông Hoàng Hà

dẫn chứng > đưa dẫn chứng

dự chi > dự chi trước

tận thu > tận thu hết

gia công > gia công thêm

(4c) Những trường hợp sư dụng các định vị Hán để tạo từ mới

bê tông hóa, ngói hóa tái mù, tải đói, nhóm pho, cục trưởng, V.V..

(Không nhất thiết phải kết hợp tiếng Hán Việt với tiếng Hán Việt) [124]

(4d) Những trường hợp đảo trật tự từ ghép Hán

khoa trưởng > trưởng khoa

lãng mạn chủ nghĩa >lãng mạn

đảng tỉnh > tính đảng

Page 171: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(Nếu gặp trường hợp đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt, kiểu như yếu điểm, có thể khấc phục bằng cách thêm thành tố phụ vào: yếu điểm > điểm trọng yếu, điểm điểm chủ yếu, V.V..

(4e) Một số từ Hán Việt đã được người Việt dùng theo nghĩa mới, nghĩa được nó tạo ra trong quá trình hoạt động của tiếng Việt, dù do bất cứ nguyên nhân nàó, thì vẫn không thể đối chiếu với từ điển tiếng Hán để xem là sai. Vì chứng đã là những từ Việt được tạo thành trên chất liệu Hán. Và hiện tượng này vẫn không nàm ngoài xu hướng Việt hóa chung, Việt hóa về mặt ý nghĩa.

[BB-6.1] Việt hóa vê mặt ý nghĩa

Từ Hán Nghĩa trong tiếng Hán Nghĩa trong tiếng ViệtCông phu Thời gian, công sức Công sứcThủ đoạn Cách thức để đạt mục

đích, cách đối xử không chính đáng

Cách thức xảo trá để đạt mục đích

Cường điệu Nhấn mạnh Nhấn mạnh quá đángĐinh ninh Dặn dò Nhớ kỹ lời dặn dòHủ hóa Sa ngã, hư hỏng Sa ngã trong quan hệ

nam nữBác sĩ Người học rộng Người học rộng về

ngành yVĩ đại To lớn Rất to lớn

(5)Chúng tôi cho rằng nguyên nhân gia tăng các tiếng vô nghĩa gốc Hán trong tiếng Việt là sự lạm dụng âm Hán Việt khi đưa các từ Hán vào tiếng Việt bằng cách phiên âm Hán Việt. Cần có biện pháp hạn chế dần, chẳng hạn khuyến cáo mọi người nhất là những người làm công tác văn hóa giáo dục, không phiên âm Hán Việt các nhân danh địa danh, v.v. qua tiếng Hán.

Page 172: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(6) Ngành chuyên môn nên có sự can thiệp, hướng công chúng đi theo hướng mà nhà chuyên môn đã lựa chọn và khuyến cáo đăng trên báo chí chuyên-'ngành .hoặc phát trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(7) Ngoài ra một cuốn Từ điển lừ gốc Hán soạn theo kiểu tầm nguyên có đủ các thông tin như: chữ Hán, âm đọc, từ loại, nghĩa tu từ, nghĩa phái sinh trong tiếng Việt, v.v. là cái cần có sớm để phục vụ công chúng và đặc biệt là học sinh sinh viên, giáo viên các cấp.

6.19. Trong bộ giáo trinh dạy tiếng Hán hiện đại cấp cơ sở cho người nước ngoài do các học giả Trung Quốc biên soạn, có tất cả 3018 từ. Khi dịch bảng từ vựng ra tiếng Việt cho sinh viên Việt Nam (ngành ngữ văn Trung Quốc) làm giáo trình, chúng tôi nhận thấy như sau. Trong số 3018 từ Hán (từ đơn và từ ghép) có 675 từ đã có mặt trong tiếng Việt (từ gốc Hán) chiếm 25% từ Hán. Trong số 675 từ ấy lại cớ hai nhóm:

Nhóm I: Phiên âm Hán Việt là cách duy nhất [PL-5]

Nhóm II: Ngoài cách phiên âm Hán Việt ra, còn cỏ thể có dạng thuần Việt, phi Hán Việt hoặc Hán Việt đồng nghĩa song song tồn tại [PL-6]. Ví dụ:

Trong tiếng Hán hiện đại ứng với các đơn vị trong tiếng Việt như: kểt hôn, lấy vợ, lấy chồng, lập gia đình, thành gia thất, ra riêng, … Trong trường hợp này cần lưu ý hiện tượng đồng nghĩa Việt Hán khác phong cách, nghĩa là không thể dung kết hôn để thay thế lấy vợ,lấy chồng, … trong tiếng Việt. Nếu không nhận ra điều đó, thì tức là đã lầm vào tìrih thế bị Hán hóa.

6.20. Phần bài tập nhận diện các từ gốc Hán trong các văn bàn Việt, là một cách rèq luyện để tăng hiểu biết cho học sinh các cấp trong chương trình Việt vãn, là rất cần thiết và bổ ích [PL-4]

Page 173: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Phần đọc thêm 1

Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ Nôm Khi bàn về các đon vị gốc Hán trong tiếng Việt, không thể chông nhắc đến chữ Hán. Bởi vì, chữ Hán thực sự đóng vai trò quan lọng trong việc tạo môi giới tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và iếng Hán. Hàng loạt tiếng, từ ngữ trong tiếng Hán đã thông qua chữ lẤn tạo thành hệ thống các đơn vị gốc Hán vàỏ hoạt động trong tiếng Việt.

Xét về mặt văn tự học, chữ Hán cũng đã tạo ảnh hưởng rât to ớn đối với quá trinh hình thành và phát triển của chữ Nôm, Có thể khẳng định rằng, chữ Nôm đã được tạo thành trên cơ sờ chất liệu và hương thức cấu thảnh của chữ Hán

1. Chữ Nôm, là cách gọi để chỉ chữ viết của người Việt Nam ước đây. Nôm vốn dĩ được Việt hóa từ chữ Nam tức phương am, Việt Nam. Chữ viết thêm bộ khẩu hoặc bộ ngôn đứng trước với hàm ý là lời ăn tiếng nói “nôm na” hàng ngày (người Việt) không mang tính chất “chữ nghĩa” kiểu như chữ Hán. Vì thế khi cần chuyển dịch một văn bản chữ Hán sang tiếng Việt, để người đọc dễ hiểu, trước đây người ta«hay gọi Là “diễn Nôm”.

Chữ Nôm là một sáng tạo lớn của tầng lớp trí thức Việt Nam thời phong kiến, qua nhiều thế hệ. Đó là một biểu hiện về tinh thần dân tộc, về sự trân trọng tiếng nói dân tộc. Sau khi được sáng tạo ra, chữ Nôm đã có đóng góp lớn vào việc hình thành nên ngôn ngữ văn hóa dân tộc. Theo các chuyên gia Hán Nôm thì loại chữ này đã được sử dụng từ khoảng thế kỷ XII, XIII [97]. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chữ Nôm cũng chính là biểu hiện của xu hướng phản Hán hóa mạnh mẽ của tiếng Việt, đặc biệt là về mặt từ vựng.

2. Cấu tạo của chữ NômNói chung, các nhà Nho của chúng ta trước đây, cũng như các nhà nghiên cứu Hán Nôm về sau, cả trong nước lẫn ngoài nước, đều thừa nhận rằng chữ Nôm được tạo thành dựa theo “lục thư” (sáu cách tạo chữ Hán) của Trung

Page 174: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Quốc. Nhưng chỉ sử dụng ba cách trong sổ sáu cách ấy, đó là: giả tá, hình thanh và hội ý.

2.1 Giả tá, là cách mượn trực tiếp chữ Hán để ghi tiếng Việt. Hay nói cách khác, đó là phương pháp lấy chừ Hán làm chữ Nôm. Bỏi vì dùng những chữ Hán đồng âm hoặc có âm gần giống với từ đơn tiếng Việt để làm công cụ ghi chép là cách giản tiện nhất, dễ làm nhất, cho nên có thể cũng có cách “tạo chữ Nôm” được tổ tiên chúng ta sử dụng sÓTri nhất. Có năm hình thức vay mượn theo cách giả tấ này

(1) Mượn chữ Hán đọc theo âm tiên Hán [Xm: 2.2.1(2a)]

Chữ Hán (dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc (tiền Hán Việt) Trong tổ hợp

BAY Bay lượnBỐ Bố mẹBUÀ Bùa phépBUỒM Thuậm buồn suôi gióBUỒN Buồn phiềnBỤT Hiền như bụtCẢ Giá cảCHÈ Nước chè xanhĐỦ Đầy đủĐŨA So đũaĐUỐC Bó đuốcHẸN Hẹn hòKHÉO Khôn khéoNÔM Nôm naNGỬA Nằm ngửaTIỆC Tiệc rượuTHƯA Thưa thớt

Page 175: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

VUA Vua chúaXƯA Xưa nay

BUỒNG Buồng the

(2)Mượn chữ Hán đọc theo âm hậu[Xm: 2.2.1.(2b)]

Chữ Hán (dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc ( hậu Hán Việt) Trong tổ hợp

BÁU Kho báuCẮT Cắt xénDỜI Di dờiĐỢIGÁC Lầu son gác tíaGAN Tim ganGẤM Áo gấm đi đêmGẦN Gần gũiLO Lo bò trắng răngSEN Hoa senTÊN Tên lửaTRẺ Trẻ conTRỌ ở trọ

(3)Mượn chữ Hán đọc theo âm Hán [Xm: 2.2.1.(1)]

Chữ Hán (dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc (âm Hán Việt)

Trong tổ hợp

THÀNH Thành phốÂN ở ẩnĐÀO Hoa đào nỏ

Page 176: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

LIỄU Liễu yếu đào tơHẠ Hạ thấp xuốngPHỤC Phục sát đấtKIM Sao kimTHANH Bậc thanh nhânQUỶ Ma quỷ cám dỗTINH Tai thính mắt tinhTRỌNG Coi trọng việc họcXA Xa kéo sợi

(4)Mượn chữ Hán đọc theo âm Hán Việt nhưng không mượn nghĩa

Chữ Hán (dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc (âm Hán việt) Trong tổ hợp

BÁN Buôn bánCHI Không có chi (gì)HÁT Ca hátKHÁC Khác nhauKIA Chỗ này chỗ kiaTHÌ Tham thì thâmTỐT Tốt đẹpYẾU Yêu đương

Loại này còn gồm cả những chữ Hán có âm đọc gần giống.

Chữ Hán ( dùng làm chữ Nôm)

Âm đọc (âm Hán Việt đọc trệch)

Trong tổ hợp

Page 177: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

BIẾT < BIỆT Biết người biết củaCÓ < CÓ Có tình có lýCÒN < QUẦN Còn nước còn tátĐƯỢC < ĐẶC Được voi đòi tiênMỚI < MÃI Mới làmNỮA < NỮ Còn nữaVỀ < VỀ Về thăm quê

(5) Mượn chữ Hán (với nghĩa Hán) đọc theo âm Nôm (Việt)

> LÀM

2.2 Hình thanh, là kiểu chữ Nôm cấu tạo gồm hai bộ phận một bộ phận biểu ý (gọi là hình),một bộ phận biểu âm (gọi là thanh). Loại chữ cấu tạo theo kiểu thanh chiếm tỉ lệ rất lớn. Chữ Nôm hình thanh đã mô phỏng chữ Hán hình thanh, nó dùng những bộ thủ của chữ Hán để làm phần hình ( phù), còn phần thanh (thanh phù) thì sử dụng chữ Hán hoặc một số ít chữ Nôm. Có ba tiểu loại:

(1) Loại chữ Nôm có phần hình do các bộ thủ trong “thuyết văn giải tự” đảm nhiệm, và phần thanh do chữ Hán đảm nhiệm. Trong số 214 bộ thù của chữ Hán, thì chữ Nôm đã sử dụng đến trên 60 bộ, còn thêm bộ Ẽ (cự) và bộ p] (tư, ty). Phân tích một số ví dụ sau:

Chữ Nôm

hình thanh

Âm đọc Trong tổ hợp

BẠN Bạn bèCHẺ Tiền như chẻ treMÁI Mái hiênBÊ Của bể chiều hômBUỒN Buồn bựcONG Con ong cái kiến

Page 178: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

TÔM Cái tôm cái tépGIÀU Giàu nghèoTỚ Tôi tớCHÉM Chém to kho mặnBẮT Bắt bớBÁO Bảo banNÚI Núi nonCON Con cáiDA Da thịtNGHE Tấm cámTẤM Tấm cámBÚA Búa rìuCƠM Cơm nước

(2) Hình và thanh đều do chữ Hán đảm nhiệm

Chữ Nôm

hình thanh Âm đọc Trong tổ hợp

CONG Cong queoCHỊU Đành chịuCHỢ Chợ búaDÀI Dài ngắnDẠI Khôn dạiDỄ Khó dễDƯỚI Trên dướiĐÊM Ngày đêmĐẾN Đến nơi đến chốnĐI Đi lạiBA Ba chân bốn cẳngCỎ Đồng cỏ

Page 179: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

GIÀ Già cảMẶT Mặt mũiRA Vào raTAY Chân tayVUA Vua chúa

 (3)Chữ Nôm đảm nhiệm phần thanh

Chữ Nôm

hình thanh Âm đọc Trong tổ hợp

LỜI Lời nóiNGÓN Ngón tayCHÙM Chùm khếCAY, GAI gai góc

2.3 Hội ý, là loại chữ mà nghĩa được tổng hợp từ nghĩa của các thành viên. Ở đây, thành viên là những chữ Hán. Số lượng chữ hội ỷ trong kho chữ Nôm không nhiều. Sau đây là một sổ chữ nêu làm ví đụ:

TRỜI, gồm hai chữ Hán thiên và thượng kết hợp lại. Thiên là đấng tối cao, là tạo vật, cũng là nơi thần tiên trú ngụ. Thượng là trên, bên trên, phía trên. Người Việt xưa muốn thể hiện khái niệm trời với hàm nghĩa tổng hợp giữa thiên và thượng.

TRÙM, gồm nhân (người) kết hợp thượng (trên) để có nghĩa “người bề trên, người đứng đầu, trên những người khác”

SEO, lại chỉ một loại người khác, người ở tầng lớp dưới đáy xã hội (hạ: dưới, phía dưới)

Chữ SÁNH với nghĩa so sánh, được tạo thành bởi chữ bính (cạnh nhau, sát nhau) và chữ đa (nhiều): đặt kề nhau để xem hơn kém nhau bao nhiêu.

Page 180: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Chữ RẰM, có nghĩa là ngày 15, được ghép bởi hai chữ Hán: vọng và ngũ, trong tiếng Hán, vọng đã hàm nghĩa là “ngày 15 âm lịch” rồi, thêm ngũ (số 5), có lẽ muốn nhấn mạnh.

3. Vai trò của chữ Hán đối với việc hình thành và phát triển của chữ NômTừ khi chỉ mới có một số ít chữ Nôm xuất hiện rời rạc cho đén khi nó trở thành hệ thống văn tự có thể ghi chép về mọi mặt của tiêng Việt kể cả việc sáng tác văn chương, là một quá trình lâu dài và phức tạp. Rất khó phân định rạch ròi các bước phát triển, tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì ít nhất có thể thấy được ba thời kỳ chính sau đây. Khoảng đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, tức từ triều Lý đến triều Trần, có thể xem là thời kỳ mờ đầu, thời kỳ chữ Nôm hình thành. Khoảng thế kỷ XV - XVI, thời đại nhà Lê, là thời kỳ chữ Nôm được củng cố và phát triển. Khoảng thế kỷ XVIII trở đi, tức khoảng cuối Lê đầu Nguyễn là thời kỳ chữ Nôm phát triển tương đối nhuần nhuyễn.

Trong kho tư liệu của chúng ta, số lượng tác phẩm viết bằng chữ Nôm không phải là ít. Nhưng, những tác phẩm có thể dùng làm cứ liệu để nghiên cứu thì cũng không nhiều, chỉ vì chúng đã bị sao chép sửa đổi làm sai lệch qua những lần in ấn lưu truyền. Nên việc thẩm định, lựa chọn tác phẩm đáng tin cậy làm đối tượng khảo sát luôn được xem là bước khởi đầu quan trọng nhất. Qua những con số thống kê phân loại có được về các loại chữ Nôm từ các tấm văn bia, các tác phẩm cổ, người ta có thể đưa ra được những nhận định về quá trinh phát triền.của chữ Nôm ở từng giai đoạn. Và cũng qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng khác nhau của chữ Hán đối với chữ Nôm trong từng giai đoạn.

Vào giai đoạn đầu, có thể nói hình thức cấu tạo của chữ Nôm cũng chính là hình thức cấu tạo của chữ Hán. Lầ vì, chữ Hán được mượn trực tiếp để làm “chữ Nôm”. Tuy ở một sổ tác phẩm rải rác cũng có cả loại chữ hình thanh, hội nhưng giả tậ vẫn chiếm tuyệt đại đa sổ. Trên một tấm bia khắc vào thời Lý cỏ tất cả 24 chữ, trong đó chi có 6 chữ thuộc loại hình thanh, những chữ

Page 181: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

còn lại đều là tá. Trong một bài phú nổi tiếng của.Trần Nhân Tông (1279-1293) có tất cả 1482 chữ chỉ có 367 chừ hình thanh, còn lại đều là chữ tá. “Chữ Nôm chân chính” chi chiẹm chưa đến 25%.

Đến thời kỳ đầu triều Lê, người ta thấy trong 10 bấi đầu của tập Quốc âm thi tập có 538 chữ thì trong đó đã có 381 chữ giả tá, 121 chữ hình thành và 5 chữ hội ý. Mức độ Việt hóa chữ Hán đã được nâng cao, thể hiện ở chỗ: số lượng chữ Hán mượn theo âm Hán Việt tăng lên, đạt tỉ lệ xấp xỉ 80% (thời kỳ trước đó, loại chữ mượng nguyên âm nguyên nghĩa chiếm số lượng lớn). Trong Quốc ăm thi tập còn có hiện tượng “giận hóa” chữ Nôm. Chẳng hạn một chữ hình thanh được cấu tạo .bởi hai chữ Hán (xuất hiện thời Trần), thì trong “Quốc âm”, lại được viết lược bỏ đi một bộ phận để trở thành loại giả tá, ví dụ:

> CON ; > ĐÊM

> VUI ; > CHỮ

> GIÀ ; > TRÒN

Cuối Lê đầu Nguyễn là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chữ Nôm. Chẳng Hạn số lượng chữ hình thành tăng vọt, mà tính chính xác trong biểu đạt của chúng cũng được nâng cao. Hàng loạt chữ mới thay thế cho chữ cũ thiếu chính xác

Do đặc điểm ngữ âm và đặc điểm loại hình giữa hai ngôn ngữ có những nét tương đồng, nên chữ Nôm đã thừa hưởng một cách triệt để những thành quả của chữ Hán. Mới đầu lắ sự vay mượn nguyên khối, lẩy nguyên xi chữ Hán để làm chữ Nôm, quen gọi là già tả. Tiếp thep là những bước Việt hóa, nói đúng hơn là “Nôm hóa”:

(1) Dùng hai hay nhiều chữ Hán ghép lại theo tư duy người Việt (người trí thức Việt) để tạo chữ Nôm.

Page 182: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(2) Dùng bộ chữ (Hán) ghép với chữ Hán, hoặc chữ Nôm để tạo ra chữ Nôm.

(3) Dùng các nét chữ Hán (có cải biên hoặc không) làm các phù hiệu đánh dấu để tạo chữ Nôm.

Ảnh hưởng lớn nhất của chữ Hán đối với chữ Nôm là phương pháp tạo chữ. Chữ Nôm không vượt ra ngoài ‘lục thư’ mà chữ Hán đã từng sử dụng. Những nhược điểm có trong hệ thong văn tự Hán đều có trong chữ Nôm. Chẳng hạn, hiện tượng mà ngành văn tự học tiếng Hán gọi là “dị thể tự”, trong hệ thống chữ Nôm cũng không thiếu: một từ, một chữ có nhiều cách viết khác nhau. Đấy là chưa kể hiện tượng tùy tiện tạo chữ ở các vùng phương ngữ (do lạm dụng các nguyên tắc của lục thư). Do ảnh hưởng của chữ Hán đối với chừ Nôm lớn lao như vậy, cho nên, có không ít người căn cứ vào hình thức để đưa ra kết lùận là chi cần biết chữ Hán là biết được chữ Nôm. Thực ra, không phải thế, khi vay mượn các đơn vị văn tự Hán, người Việt cũng đã thực hiện những bước cải hóa ờ những mức độ khác nhau để chúng có thể trở thành công cụ ghi chép tiếng Việt (chứ không còn là công cụ ghi chép tiếng Hán nữa). Chữ Nôm là chữ Nôm. Tuy nhiên, nếu biết chữ Hán, thì việc, học chữ Nôm trở nên thuận tiện hơn.

Phần đọc thêm 2

Chữ Hán, từ Hán với tiếng Nhật Cho đến nay người ta vẫn chưa thể đưa ra được lời kết luận chính xác về thời điểm bắt đầu của quá trình giao lưu văn hóa Trung - Nhật. Nhưng những nhận xét sau đây là có thể chấp nhận: Một là, trong mối quan hệ văn hóa buổi sơ kỳ, Trung Quốc ở địa vị “xuất khẩu văn hóa” còn Nhật Bản thì ờ địa vị “nhập khẩu văn hóa” với phương châm là cần cái gì thì nhập cái ây. Hai là, người Nhật Bản thời xưa chẳng những tiếp nhận từ người Hán kỹ thuật trồng

Page 183: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

lúa nước, những công cụ sàn xuất tiên tiến làm bằng sắt, mà còn “nhập” cả những “thư tịch cổ” của người Hán. Ba là, cùng với thư tịch cổ là công cụ ghi chép chúng - chữ Hán - đã được nhập vào Nhật Bản và được phát triển hoàn thiện để trở thành hệ thống văn tự đặc thù,

1. Vài nét về sự- truyền bá và cải tạo chữ Hán ở- Nhật BảnNhư vậy Là, chữ Hán đã vào Nhật Bản một cách ồ ạt qua các thư tịch viết bằng Hán văn. Tác phẩm xuất hiện sớm nhất ờ Nhật là cuốn “Luận Ngữ”, vào thế kỷ III, thời đại Jimmu teno (Thần Thiên Hoàng). Theo ghi chép trong một tài liệu cổ xưa nhất còn lưu giữ được ở Nhật Bản - cuốn “Cổ sự ký” - thì vương thất Packche (Bách Tế Quốc, tức Triều Tiên) phái hiền nhân Hòa Nhĩ Cát Sư sang Nhật và tặng một số sách “Luận Ngữ” và một số thư tịch Hán văn cổ. Cuốn “Cổ sự ký” viết năm 712, một cuốn sách lịch sử Nhật Bản viết sau đó 8 hăm (720) - cuốn “” (Nhật Bản thư kỷ) - cũng viết bằng Hán văn. Sách có đoạn viết: “...Tháng 2 năm 285, tiến sĩ Vương Nhân dạy thái tử đọc sách Hán văn”. Nhiều ngưòi cho rằng, có lẽ tiến sĩ Vương Nhân cũng chính là Hòa Nhĩ Cát Sư.

Người Nhật có một đặc điểm rất đáng nể phục là, họ có tinh thần học tập và tiếp thu rất nHánh những tiến bộ và phát minh của nước ngoài. Mới đầu họ bê nguyên xi, sau đó cải tạo sửa đổi, chọn ỉọc, tinh giản và biến các yếu tố ngoại lai thành yếu tố bản địa. Sau khi nhập tịch, chữ Hán đã được “Nhật Bản hóa” rất nHánh. Bởi vì người Nhật đã sớm nhận ra rằng, chữ Hán có thể dùng để ghi chép tiếng Nhật. Năm 478, vua Nhật Bàn phái sứ giả sang Trung Quốc trinh một bản quốc thư viết bằng Hán văn, và vặn thể rất họp thời. Qua đó có thể thấy vào thời kỳ này người Nhật đã nắm vững những quy tắc về sử đụng chữ Hán cũng như tiếng Hán cổ.

Qua một sổ tài liệu còn lưu lại, có thể biết vào thời kỳ này người Nhật đã bắt đầu sử dụng chữ Hán như một công cụ ghi âm một số từ ngữ trong tiếng Nhật.

Page 184: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Người ta lợi dụng hình thể và âm đọc chữ Hán để ghi những đơn vị (từ, ngữ...) giống hoặc gần giổng trong tiếng Nhật. Cách vay mượn chữ Hán như thể gọi là “âm độc”. Trong tiếng Nhật loại onyomi cỏ hai trường hợp sau: loại 1, nghĩa từ trong tiếng Hán và trong tiếng Nhật giống nhau. Người ta gọi tiểu loại này là “từ dịch âm”. Loại 2, nghĩa từ trong tiếng Hán và trong tiếng Nhật khác nhau. Bản chất “một thể ba ngôi” hình - âm - nghĩa của chữ Hán đã thay đổi, trở thành công cụ ghi âm đơn thuần trong tiếng Nhật.

Tiếng Nhật và tiếng Hán vốn khác nhau về loại hình. Khi người Nhật từ chỗ tiếp thu chữ Hán trong cả ba mặt hình âm nghĩa đến chỗ chỉ mượn hình và âm, cho thấy chữ Hán đang đến với tiếng Nhật bằng con đường bằng phẳng. Tuy nhiên, người Nhật vẫn cảm thấy trong một số trường hợp, sử dụng “âm độc” chưa được thuận tiện lắm, nên đã tìm ra một cách khác để cải tạo chữ Hán, gọi là “huấn độc”. Kunyomi là cách mượn hình và nghĩa, mà không mượn âm (chữ Hán đọc theo âm Nhật). Năm 1873 người ta khai quật được một cây đại đao trong một ngôi mộ cổ. Hơn 70 chừ Hán khắc trên đại đao, có nhiều chữ thuộc loại kunyomi Đao được rèn vào năm 430.

Như vậy, sau hon một trăm năm kể từ khi chữ Hán xuất hiện trên đất Nhật cùng với thư tịch Hán cổ, thì người Nhật đã chủ động cải tạo chữ Hán và sử đụng chúng theo cách riêng của mình để ghi chép tiếng Nhật. Sau đây là một vài ví dụ về loại chữ “huấn độc”:

Nghĩa củá loại chữ Hán onyomi thường bị thay đổi ờ một mức độ nhất định. Âm của loại chữ Hán kunyomi thì bị thay đổi toàn diện.

Như vậy là, ba yếu tố trong một chữ Hán là hình, nghĩa, đã có hai yếu tố bị Nhật Bản hóa. Vậy, hình là yếu tổ cơ bàn làm nên chữ Hán, khi dùng để ghi chép tiếng Nhật. - một loại ngôn ngữ chẳng liên quan gì đến tiếng Hán - liệu có gì xảy ra không? Xin tìm hiểu mục sau đây.

2. Hiện tượng “giả danh” Như đã thấy, tiếng Hán và tiếng Nhật khác nhau rất xa. Khi dùng hệ thống văn tự Hán đề ghi chép tiếng Nhật, tất nhiên sẽ có nhiều chồ không phù hợp,

Page 185: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

do đó cần phải sửa đổi. chính là việc cài tạo hình thể chữ Hán cho phù hợp việc ghi chép tiếng Nhật. Có thể xem kana là một sáng tạo lớn của người Nhật khi sử dụng chữ Hán để làm cơ sở cho hệ thống văn tự Nhật. Ka ở đây có nghĩa là mượn dùng hay dụng; na nghĩa là danh hiệu (ờ đây chi chữ Hán). Cũng có thể nói, kana là hệ thống văn tự vay mượn những bộ phận hoặc các nét của chữ Hán làm ký hiệu để ghi bộ phận âm tiết tiếng Nhật. Loại kana đầu tiên là loại mượn những chữ Hán đơn thể để làm ký hiệu, được gọi là vạn diệp giả danh. Gọi như vậy là vì loại này được sử dụng rất nhiều trong tập hòa ca cổ xưa nhất của Nhật Bản có tựa là Vạn diệp. Manyokana gồm hai tiểu loại:

Âm giả danh (onkana) là loại mà phần lớn là dùng một chữ Hán ghi một âm tiết tiếng Nhật. Ví dụ:

Biến tiếng Nhật phát âm là UMI, hai âm tiết. Nếu ghi theo kiểu kunyomi thì vẫn viết là M, dùng manyokana thì viết là

Núi tiếng Nhật đọc là YAMA, kunyomi viết là , manyokana viết là .

Mưa tiếng Nhật đọc là AME, kunyomi viết Là, mayokana viết là.

Huấn giả danh (kunkanà) tương đối phức tạp, có khi một chữ Hán ghi rhột âm tiết, hai ấm tiết, hoặc ba âm tiết, nhưng lại cũng có khi hai chữ Hán ghi một âm tiết, V.V..

Manyokana thiếu tính khoa học và không có hệ thống, nó không phải là hệ thống văn tự mang ý nghĩa thực sự, mà là tùy tiện, thậm chí nó giống như một kiểu trò chơi chữ nghĩa. Thế mà, hiện nay nó là ngọn nguồn của hai loại kana phổ biến ở Nhật Bản - bình giả danh và phiến giả danh. Có thể xem nó như nhịp cầu nối giữa chữ Hán vầ hệ thống chữ giả danh hiện đại Nhật Bản; nó là sản phẩm quan trọng của lịch sử quan hệ văn tự Trung - Nhật. Hỉragana là lọại chữ” giả danh” do giản hóa chữ thảo của kiểu chữ manyokana mà ra. Loại này hình thành vào cuối thế kỷ VIII, cùng thời gian với manyoshu. Hiragana mới đầu chỉ lun hành trong phái nữ. Họ dùng nó để ghi chép bài

Page 186: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

hát, viết nhật kỷ, viết chuyện, … Vì thế, loại chữ Hán này còn được gọi là nữ. Vào thời bấy giờ, chữ Hán tiếng Hán chỉ dành riêng cho nam giới, vì thế chữ Hán được gọi là nam thủ. Đển năm 905, sau khi cuốn cổ kim ca tập ra đời theo sắc lệnh của nhà vua, kiểu chữ mới được xã hội thừa nhận và phổ biến rộng rãi.

Vào, thời kỳ gọi là nữ thủ, vẫn có không ít nam giới sử dụng hiragana, có điều họ không dùng dể viết các văn bản chính thức, mà dùng để viết thư cho phụ nữ, hay viết bài ca chẳng hạn.

Hiragana là một hình thức văn tự tương đối thông tục và tiện lợi (bình, nghĩa là thông tục và bình dị). Hơn nữa, nó vốn là kiểu viết thảo của loại manyokana, nên về phương diện nghệ thuật thư pháp nó có giá trị thể hiện đặc biệt. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến loại chữ này có rất nhiều dị thể. Hiragana với tỉnh trạng đầy rẫy chữ dị thể kéo dài suốt hơn một ngàn năm sau, ngày 21 tháng 8 năm 1900 (năm Minh Trị 33) một văn bản mang tính pháp quy về vấn đề này được chính phủ thông qua và ban bố rộng rãi. Từ đó về sau dần dần được quy: phạm hóa và thống nhất trong sử dụng.

Như đã thấy, ngoài hiragana, còn có katakana, cả hai loại đều rất thông dụng ờ Nhật Bản hiện nay. Cơ sở hình thành của katakana là hiện tượng kunyomi chữ Hán trong tiếng Nhật, nỏ được sinh ra từ bàn tay của các thầy tu, các phần tử trí thức những người luôn luôn có nhu cẩu đọc và nghiền ngẫm thư tịch Hán văn cổ.

Trong số 17 điều của hiến pháp Nhật, ban bố năm 604, có đến 13 điều 21 khoản lấy từ các tài liệu lịch sử và sách cổ điển của Trung Quốc. Ví dụ những nội dung như là: hòa quý, thượng hòa hạ mục, … Thập thất điều hiến pháp có liên quan đến các thư tịch cổ Trung Quốc như: Chu Dịch, Thượng Thư, Thi Kinh, Luận Ngữ , Tà Truyện , Lễ Ký , Hiếu Kinh , Trang Từ off Hàn Phi Từ , Sử Ký ,Chiêu Minh văn tuyển , V.V.. Năm 718, vua Nhật Bản đặt ra quy định bắt buộc học sinh ở bậc học cao phải đọc hàng loạt sách kinh điển Nho gia, chủ yếu gồm các quyển: Lễ Ký, Xuân Thu Tả Thị Truyện, Mao Thi, Chu Lễ, Nghi

Page 187: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Lễ, Chu Dịch, Thượng Thư. Đù thấy rằng ngay từ thế kỳ VII đến thế kỳ VIII, người Nhật đã phổ biển được nội Hung các sách kinh điển Hán vào ửong cuộc sống xã hội Nhật.

Loại katakana được hình thành vào khoảng thế kỷ X. Theo một số chuyên gia thi ở then kỳ này có trên 1500 loại sách kinh điển Trung Quốc, gồm khoảng 17 ngàn quyển, đã truyền vảo đất Nhật, quá nửa số lượng chủng loại thư tịch vốn có của Trung Quốc trong cả hai triều đại Tùy - Đường gộp lại. Đấy là chưa kể hơn 1000 cuốn kinh Phật do các nhà sư Nhật Bản mang về sau những chuyến tham quan Trung Quốc. Chính do việc đọc hàng loạt thư tịch phong phú đa dạng ấy mà cuối cùng chữ katakana đã hình thành.

Người Nhật trước đây thường đọc thư tịch Hán văn bằng tiếng Nhật chứ không phải bằng tiếng Hán. Có những chữ Hán người ta phát âm theo lối âm độc, có chữ theo lối huấn Để cho dễ đọc, bên cạnh những chữ Hán cần phát âm theo huấn độc, người ta viết tắt kiểu chữ vạngiả danh để chú âm.

Hệ thống kana được hình thành trên cơ sở mượn những nét chữ Hán (mấy nét mở đầu hoặc kết thúc chữ Hán đơn thể) gọi là katakana. Chữ kata ờ đây có nghĩa là không hoàn chỉnh, không chín chắn.

Tóm lại, chữ Hán được dùng để ghi chép tiếng Nhật dưới năm hình thức sau:

(1) Dùng ghi từ ngữ ngoại lai gốc Hán trong tiếng Nhật, thông thường sử dụng phương thức ám độc (onyomi).

(2) Dùng chữ Hán để ghi từ tiếng Nhật, và dùng cách đọc từ Nhật để đọc chữ Hán; đó là chữ huấn độc (kunyomi). Trường hợp này nghĩa của từ trong tiếng Hán và trong tiếng Nhật thông thường giống nhau.

(3) Dùng chữ Hán làm công cụ ghi âm từ Nhật, nghĩa đã hoàn toàn thay đổi, loại này được gọi là vạn diệp giả danh (mayokana).

(4) Dùng hình thức giản lược của kiểu chừ Hán viết thảo để ghi âm tiếng Nhật, gọi là danh (hiragana )

Page 188: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(5) Dùng hình thức giản lược của kiểu chữ khải để ghi âm tiếng Nhật, gọi là phiến giả danh (katakana )

Trong tiếng Nhật hiện đại, loại vạn diệp giả danh (manyokana ) không còn thông dụng nữa, còn bốn loại kia vẫn lựu hành rộng rãi.

3. Tình hình nghiên cứu chữ Hán ở Nhật BảnNgười Nhật nói chung ttrong đối coi trọng việc nghiên cứu chữ Hán. Có thể tìm hiểu sơ lược vấn đề này từ bốn phương diện sau: a) Việc biên soạn sách công cụ chữ Hán như thế nào, b) Tình hình giản hóa chữ Hán ờ Nhật, c) Việc giảng dạy và học tập chữ Hán ờ Nhật, d) Việc nghiên cứu chữ Hán cổ ở Nhật.

Từ cứ liệu lịch sử có thể biết, năm 875 một trận hỏa hoạn đã xảy ra ở khu tàng thư của cung đình Nhật Bản, hàng loạt sách và tài liệu lưu trữ bị cháy. Sau lần đó, một vị đại thần phụng mệnh nhà vua đã lập tức biên soạn tập tài liệu thống kê phân loại thư tịch trong tàng thư quốc gia, đặt tên là Nhật Bản quốc kiến tại thư mục). Trong thư mục này, riêng bộ phận sách “tiểu học” đã có đến 58 loại, gồm 598 quyển, hầu hểt là thư tịch Hán văn, như: Bác nhã , Tam thương , Bì thương , cấp tựu thiênThuyết văn giải, Ngọc, Thanh loại Tự lâm vận (mm), kinh tự dạng , Cán lộc tự thư V.V.. Còn bộ phận sách “kinh học” thì liệt kê 22 loại, gồm 190 quyển thuộc thư mục sách công cụ Hán văn có quan hệ với bộ phận “tiểu học”, như: Nhĩ nhã , nhĩ nhã , Phương

Ngôn Thích danh , Kinh điền thích vổn V.V.. Qua đó đủ thấy, ngay từ thời ấy đã có rất nhiều thư tịch Hán văn của Trung Quốc được người Nhật đem về lưu trữ trong tàng thư quốc gia.

Các học giả Nhật Bản bắt tay vào việc biên soạn sách công cụ tương đối sớm. Theo ghi chép trong cuốn Nhật Bản thư ký ( thì khoảng năm 683 đã có 44 quyển Tăn tự , đến thế kỷ VIII có Dưcmg thị Hán ngữ sao. Đảng tiếc là những sách này đểu đã thất lạc. Hiện tại, tài liệu được xem là cổ nhất ở Nhật Bản là bộ Triện lệ vạn tượng danh nghĩa gồm 30 quyển do một nhà sư biên soạn, hoàn thành sau năm 830. Cách thức biên soạn cũng tương tự như bộ

Page 189: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ngọc thiên, cũng xếp theo bộ thủ, chú âm theo lối phản thiết, giải nghĩa bằng Hán văn.

Cuối thế kỷ IX, đầu thể kỷ X bộ Tân soạn tự kính do một nhà sư biên soạn cõng đã hoàn thành. Ở bộ sách này chữ Hán cũng được sắp xếp theo bộ thủ, bên dưới phần chú âm còn đánh dấu thanh điệu. Ở bộ sách này cỏ những bàn mà bên dưới các chữ đơn chua thêm loại huấn) xuất phảt từ mayokana - tức là kiểu dùng tiếng Nhật để giải nghĩa. Vì vậy, có thể xem đây ià loại sách công cụ sớm nhất có sử dụng lối Wakun.

Thời kỳ nậy, vương tiều nhà Đường sắp diệt vong, văn hóa cũng không còn phát triển nữa; còn Nhật Bản, sau hơn 300 năm học tập và tích lũy, đã đặt cơ sở vãn hóa vững chắc, hệ thống kana hình thành, có nền sử học và văn học độc lập, ngay cả ngành nghiên cứu ngôn ngữ học Nhật Bản cũng đã mờ ra một kỷ nguyên mới với việc ra đời của bộ loại sao năm 938.

Trong khoảng hơn 1000 năm sau đó, các loại sách công cụ liên quan đến chữ Hán khá nhiều. Đáng được chú ý nhất là cuốn Đại Hán Hoà từ điển, xuất bản vào thập niên 50 của thế kỷ XX. Đó là cuốn từ điển có tầm cỡ lớn nhất so với bất kỳ cuốn nào đồng thời (kể cả ở Trung Quốc lẫn Nhật Bản). Việc, giản hóa chữ Hán ở Nhật Bản được triển khai vào thời kỳ Minh trị duy tân. Cuối thời đại Mạc phủ, người ta đề nghị bò chữ Hán và dùng chữ kana. Năm Minh trị thứ 6, cuốn Văn tự chi giáo xuẩt bản, chủ trương giảm số lượng chữ Hán, chi dùng khoảng 2000 đến 3000 chữ.

Chụ trương phế bỏ chữ Hán thì cho đến nay vẫn chưa thực hiện được, nhưng chủ trương dùng hạn chế về số lượng chữ Hán thì đã thực hiện có tinh pháp lệnh. Năm 1919, với danh sách 2600 chữ Hán trong Hán tự chỉnh lý tập, người Nhật đã chính thức mờ đẩu việc triển khai hạn chể sử dụng chữ Hán trong tiếng Nhật. Năm 1946, công bố Toyo Kanji hyo: Bảng chữ Hán thông dụng) với 1850 chữ. Đây cũng là số luợng chữ Hán bất buộc dùng trong các công văn chính thức, trong các xuất bản phẩm.

Page 190: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Hơn 30 năm sau, tháng giêng, năm 1977 công bố Kanjihyoshian gồm 1900 chữ, có thể xem đây là bàn kiến nghị sửa đổi Đương dụng Hán biểu đầu tiên. THáng 3 năm 1979, ban bổ Thường dùng Hán tự biểu gồm 1926 chữ, THáng 3 năm 1981, Thường dùng Hán tự biểu ra đời với 1945 chữ, và chính thức công bố vào tháng 10 cùng năm. Lâu nay, trong sách giáo khoa phổ thông và trong các xuất bản phẩm ở Nhật đều dùng 1945 chữ Hán quy định ẩy. Việc giản hóa chữ Hán ở Nhật được tiến hành trong phạm vi gần 2000 chữ ấy. Cớ thể thấy đó là sự giản hóa trong một phạm vi rất hẹp. Và đó cũng chính là chỗ khác nhau giữa việc giản hóa chữ Hán ở Nhật Bản và ở Trung Quốc.

Việc giản hóa có mấy điểm sau: Không thấy có hình thức giản hóa các bộ thủ chuyên dùng; tổng số chữ giản thể ứong Thường dùng Hán tự biểu là 798 chữ. về hình thể chữ, một mặt, dùng kiểu giản hóa trong tiếng Hán cổ ờ Trung Quốc, mặt khác cũng chiếu cố thói quen viết liền mạch của người Nhật, nhập các nét rời lại. Có khi bỏ hẳn những nét mà khi viết dễ sót, dễ quên có khi thêm hẳn vào những nét vốn lúc viết thường hay thêm lầm vào. Tóm lại, việc giản hóa chữ Hán ở Nhật chủ yếu ưu tiên quyền lợi người viết chữ, chứ không phải theo nguyên tắc cấu tạo của “lục thư”.

Nội dung giảng dạy và học tập chữ Hán ở Nhật gồm học chữ và viết chữ. Hơn 1000 năm trước thời Minh Trị Duy Tân- người Nhật cũng học các sách kinh điển Hán cổ giống như người Hán, vì thế số lượng chữ Hán học được cũng chẳng kẻm gỉ người Trung Quốc.

Từ sau Minh Trị, phong trào bài trừ và hạn chế chữ Hán trong xã hội đã cỏ ảnh hưởng lớn đến việc giảng dạy và học tập chừ Hán, Năm Minh Trị thứ 16 tức vào khoảng năm 1883, tổ chức những người chủ trương chuyên dùng kana đã đặt tên hoàn toàn bằng chữ kana. Năm 1920, thành lập Giả danh văn tự hiệp hội: kana monjokyokai hội này chủ trương dùng katakana; còn La mã tự hội thì chủ trương dùng chữ La mã.

Thời kỳ này, sự ra đời của tùng học xá chính lả sự thể hiện nguyện vọng của những người bảo vệ nền giáo dục Hán học truyền thông. Trường học này do

Page 191: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

một vị tiến sĩ văn học sáng lập vảo tháng 10 năm 1877 (năm Minh Trị thứ 10). Chỉ trong phần khóa trình của khoa phổ thông trường này đã có cả Hiếu kinh, Luận Ngữ, Mạnh Từ, Sử Ký Liệt Truyện, Thập Bát Sử lược, v.v. cỏ Hên quan đến trên 4000 chữ Hán.

Từ đó về sau, các bảng chữ Hán do chính phủ công bố đều có quan hệ chặt chẽ với việc dạy và học chừ Hán. Năm 1942, người ta tiến hành sửa đổi và bổ sung trên cơ sở tiếu chuẩn Hán tự biểu án (gồm 2528 chữ), và đã công bố 2669 chữ chuẩn dùng trong giảng dạy và học tập. Tháng 2 năm 1948, trên cơ sở Đương dụng Hán tự biểu đã công bố bằng Đương dụng Hán tự biệt biểu gồm 881 chữ. Năm 1958, người ta đã đưa 881 chữ Hán này vào trong chương trình 6 năm của cấp tiểu học, xác lập một bản phân phối chương trình gọi là Học niên biệt Hán tự phối đương biểu Năm 1968 (năm Chiêu hoà thứ 43), người ta đưa thêm vào 115 chữ làm phụ lục tham khảo. Năm 1977 (năm Chiêu hoà thứ 52) thi 115 chữ này cũng được chính thức bổ sung vào danh sách trên, và hình thành bảng chữ chuẩn lưu hành đến tận hôm nay.

Thư pháp (nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông) từ xa xưa vốn là một môn học quan trọng nhất, cơ bàn nhất, không thể thiếu đối với tầng lớp quý tộc, tăng lữ, võ sĩ Nhật Băn. Họ chợ rằng thư pháp là một kiểu hội họa của tâm lỉnh, nên cũng được gọi là tâm họa, đó là cách tự soi sáng tự thể hiện thể giói nội tâm. Cũng chính vì thế, thư pháp tồn tại trong xã hội thượng lưu, trong tầng lớp trí thức như một lối bồi dưỡng và hun đúc tinh thần.

Vào những năm đầu thời Minh trị, ba môn học trọng điểm được đặt ngang hàng ở bậc đại học là: tập viết chữ, tập đọc và toán. Nhưng rồi sau đó không lâu, chương trình các môn khoa học tự nhiên tăng vọt, môn tập viết tuy vẫn được xếp vào vị trí thứ hai, nhưng trước đó một tuần học 30 tiểt thì nay chi còn 6 tiết.

Năm 1900, sau trận hải chiến Trung - Nhật năm Giáp Ngọ, Trung Quốc không còn là tấm gương đáng được noi theo đối với người Nhật nữa. Môn luyện viết chữ Hán cũng mất đi địa vị một môn học cơ sở mang tính độc lập. Nó được

Page 192: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

nhập chung vào môn quốc ngữ kokugo, và chữ Hán chỉ được xem là công cụ để ghi chép ngôn ngữ.

Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, bẳt đầu có chủ trương sử dụng ngòi bút cứng thay cho bút lông. Tù đó phát sinh những cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh vấn để bỏ bộ môn luyện viết chữ hay là vẫn tiếp tục bảo lưu. Đến năm 1941, người ta đi đến quyết định phục hồi môn học ấy, và xếp vào loại nghệ năng khoa. Giá trị bồi dưỡng tinh thần của bộ môn thư pháp lại một lần nữa được thừa nhận.

Ở đây cũng cần bàn thêm đôi chút về việc nghiên cứu cổ Hán tự của Nhật Bản. Đây muốn 'nói về giáp cốt văn. Cuối thế kỷ XIX người ta phát hiện ra giáp cốt văn (chữ Hán ghi trên xương thú và mai rùa), đó là hệ thống văn tự cổ xưa nhất mà hiện nay Trung Quốc biết được. Người Nhật là người ngoại quốc được trực tiếp nhìn thấy các- mành giáp cốt văn sớm nhất. THáng 10 năm 1902 có một nhà báo Nhật đến Trung Quốc, và được xem những chữ Hán trên giáp cốt. Trờ về ông đã đổi nghề, về sau trở thành một chuyên gia Trụng Quốc học nổi tiếng. Nhiều học .giả Nhật Bản mới đầu có thái độ hoài nghi về nguồn tin Trung Quốc phát hiện ra giáp cốt văn. Nhưng có một vị giáo sư, vào khoảng năm 1905, sau khi mua được 10 miếng giáp cốt văn, ông đã tò ra rất đắc chí. Và, vào năm 1909 ông đã đăng một bài nghiên cứu về vấn đề này. Bài nghiên cứu của ông được các học già cỏ uy tín đương thời ờ Trụng Quốc đánh giá cao.

Tóm lại, thái độ của nguời Nhật đối với chữ Hán là từ chỗ vay muợn toàn bộ đến vay mượn hạn chế, việc nghiên cứu chữ Hán cũng từ chỗ thực dụng đến chỗ thuần túy học thuật. Trong hệ thống chữ Hán hoàn chỉnh thì phần lớn đã rút ra khỏi vũ đài hiện thực của Nhật Bản. Nhưng ảnh hường của chữ Hán thi trái lại đã thông qua nhiều nguồn mạch ngấm sâu vào trong lịch sử Nhật Bản, ngấm sâu vào xã hội Nhật Bản, ngấm sâu vào tinh thần ý thức và cuộc sống hàng ngày của người Nhật.

Page 193: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Phần đọc thêm 3

Chữ Hán và các đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều Tiên Cũng tưcmg tự như tiếng Việt và tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên (bao gồm Đại Hán) cũng đã thu nhận một khối lượng lớn các đơn vị gốc Hán, tạo nên hệ thống các đơn vị gốc Hán trong ngôn ngữ dân tộc mình. Các đơn vị từ vựng Hán du nhập vào hệ thống từ vựng Triều Tiên chủ yếu bằng con đường văn tự (chữ Hán). Chúng chiếm ti lệ khá lớn, và giữ một địa vị quan trọng, chúng có mặt trên khắp mọi lãnh vực: chính trị, quân sự, ngôn ngữ, vãn học, khoa học kỹ thuật, kinh tế, vãn nghệ, thể dục thể thao, … Diện mạo của những đơn vị ngoại lai này cũng rất phức tạp, đa dạng. Một số đơn vị có thời gian du nhập lâu đời đã bị Triều Tiên hóa. Một số khác kết hợp chặt chẽ với các đơn vị ngoại lai khác (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật..,) hoặc với các đơn vị bản ngữ tạo nên đơn vị mới hòa nhập vào tiếng Triều liên, đển mức khó nhận ra đâu là đơn vị gốc Hán, đâu là đơn vị cố hữu trong tiếng Triều Tiên. Trước đây, người ta cũng đã tiến hành công việc thống kê và thấy rằng có trên 60% “từ chữ Hán” trong tiếng Triều Tiên. Việc truy tìm nguồn gốc ấy cần phải dựa vào chữ Hán để làm căn cứ.

Quá trình truyền bá chữ Hán trên bán đảo Triều Tiên

Chữ Hán có mặt ở Triều Tiên lúc nào, hay nói cách khác là người Triều Tiên đã sử dụng chữ Hán từ bao giờ? Việc này, cho đến nay vẫn chưa có được ý kiến thống nhất trong giới nghiên cứu. Có người cho rằng chữ Hán xuất hiện ở Triều Tiên vào năm 103 trước Công nguyên, có người cho rằng năm 17 trước Công nguyên, cũng có người cho rằng đến năm 285 sau Công nguyên chữ Hán mới được sử dụng ở Triều Tiên. Ý kiến này dựa trên cơ sờ những ghi chép lịch sử, cho rằng thời gian ấy có một người Triều Tiên tên là đã đem cuốn “Luận Ngữ” đi giảng ờ Nhật Bản. Do đó suy ra rằng trước đó có thể chữ Hán đã được sử dụng ờ Triều Tiên. Nhưng lại có ý kiến cho rằng, thực ra việc đó chi là hành vi cá biệt có tính cá nhân, không thể dựa vào đó để nói rang

Page 194: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

thời, điểm ấy đã cỏ nhiều người Triều Tiên sử dụng chữ Hán. Hiện nay, ý kiến được nhiều người công nhận là đến đầu thế kỷ V sau công nguyên chữ Hán mới được sử dụng ờ Triều Tiên. Ở thời kỳ này, việc học chữ Hán ờ các tiểu vương quốc Triều Tiên được xem như hành vi thời thượng mong hoạt động xã hội. Có những chứng cử rất rõ, ràng, ừên các tấm bia đá lập vào những năm 551, 568 sau Công nguyên tại một số nơi ở Triều Tiên đều khắc bằng chữ Hán. Căn cứ vào nội dung trên các tấm bia ấy, có thể thấy được tính phổ cập chữ Hán ở then kỳ này đã "đạt đến một mức độ .tương đối khá. Vào thế kỷ I sau công nguyên người Triều Tiên đã sử dụng chữ Hán để ghi địa danh (tên dịa phương) và quốc danh (tên nước). Chẳng hạn đã dùng các chữ Hán M để ghi hai âm tiết KAMA của tiếng Triều Tiêh trong từ, tên một vùng rừng núi, KAMA có nghĩa là cái nồi, vùng rừng núi này âm u đen tối, chẳng khác gì nhọ ở đáy nồi nên mới được gọi là. Trong lịch sử Triều Tiên có thời kỳ gọi là” (Tam Hàn) gồm ba nước đó là lối dùng chữ Hán ghi âm tiết tiếng Triều Tiên. có nghĩa là phía nam, ” nghĩa là sáng ngời, nghĩa là phía đông, còn có nghĩa là lớn, là “nước lớn phía nam”, là “nước sáng ngời”, còn “nước lớn phía đông”. Chữ trong “Đại Hàn Dân Quốc” nguyên có hàm nghĩa ấy, nhưng ngày nay nói chung người ta quen hiểu nó với nghĩa là quốc danh của bán đảo Triều Tiên.

Vào khoảng thế kỷ IV sau Công nguyên, tức thời kỳ “Tam quốc” người ta đã đặt ra những qui tắc dùng chữ Hán để ghi tiếng Triều Tiên, gọi Là sẽ (cũng viết là), ít hay đều dùng để thể hiệu trợ từ THO trong tiếng Triều Tiên; đây là một cách sử dụng chữ Hán có tính quan phương (chính thức). Nó dùng chữ Hán để ghi quốc danh, thôn danh, nhân danh, quan danh và một số từ ngữ thông dụng khác. Nó sử dụng theo bốn phương pháp chính như sau:

(1) Chuyển dịch theo âm:

Ví dụ, người ta đã dùng hai chữ Hán để ghi địa danh KORI trong tiếng Triều Tiên (trong đó KORI có nghĩa là thung lũng, khe núi; còn yếu tố phụ gia cuối từ). Hoặc, ví dụ, đã dùng hai chữ để ghi từ NULI (cỏ nghĩa là thế giới).

(2)Dịch nghĩa

Page 195: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ví dụ một địa danh Triều Tiên nhu PURKUNAE đã được ghi lại bằng chữ Hán là với cách đối dịch theo nghĩa từng thành tố: (màu đỏ, hồng), (sông, suối, khe...). Tương tự như vậy: KOMNAE.

(3)Đồng âm khác nghĩa

Ví dụ, ở Seoul (thuộc nam Triều Tiên - Hàn Quốc) có một địa danh viết là (trong đó ípl là đường phố, là hẻm, còn là tên riêng), dùng để ghi từ (Tam giác), đồng âm với ,đồng âm với .chỉnh là. Hoặc trong địa danh, chữ Hán phát âm gần gỉống như chữ SIR trong tiếng Triều Tiên (có nghĩa là thung lũng).

(4) Vừa âm vừa nghĩa

Ví dụ, chữ trong địa danh vốn dùng để ghi yếu tố đồng nghĩa trong tiếng Triều Tiên, mà chữ lại dùng để ghi âm (tạo thành do hậu tố A nối âm với âm tố K trong MALK đứng phía trước), vì KA gần giống GIA (âm cổ của).

Một ví dụ khác về cách Sử dụng vừa âm vừa nghĩa, đó là từ. Từ NUTRI trong tiếng Triều Tiên có nghĩa là “thế giới”, người ta đã dùng chữ để biểu nghĩa, rồi thêm để ghi âm tiết RI.

Ngoài bốn cách chính đã hình bày ở trên, còn có một số phương pháp khác nữa. Việc dùng chữ Hán để ghi lại các đơn vị từ vựng trong tiếng Triều Tiên nhiều trường hợp tỏ ra tùy tiện, tính quy phạm không cao. Đôi khi chi một âm tiết hoặc một từ đơn trong tiếng Triều Tiên lại được dùng nhiều chữ Hán khác nhau để ghi, hoặc cùng một địa danh, quan danh, … có đến mấy cách ghi chép. Ví dụ, để ghi khái niệm “quốc gia” NA người ta đã từng phải dùng đến 9 chữ Hán như:… Để ghi khái niệm “lửa” PURI đã phải dùng đến 3 hình thức.

Thử xem một đoạn văn bia khắc vào then kỳ này như sau:

Là tên một bộ lạc, chức danh. Ý nghĩa của toàn “văn bản” là: tiểu sứ giả và đại sử giả xuất thân ở bộ lạc Tiền Bộ vào tháng 8 năm Ất Hợi, cai trị tại vùng Cửu Lâu.

Page 196: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Để việc dùng chữ Hán ghi chép tiếng Triều Tiên được dễ dàng hơn, người ta đã tạo ra những “chữ Hán” chỉ có ở Triều Tiên ( giống như kiểu chữ Nôm ở Việt Nam). Loại chữ này chủ yếu dùng để ghi các trợ từ và một số từ ngữ mà chữ Hán thực sự đã tỏ ra bất lực. Một số thí dụ:

Từ ngữ Triều Tiên (Hàn)

“Chữ Hán” tự tạo

Ý NghĩaHán Việt

MYEO Trợ tư chỉ quan hệ liên hợpHAN “thuộc về”, “của”TOL đáKOS Địa phương, nơi, chốnPHAS Đậu đỏ (loại nhỏ)NATURI Lưng đấu (chưa đầy)NON Ruộng (nuớc)SATARI Cái thangHƠN Cái máng (nuôi súc vật)NUPIOS Khâu lượcILTHA Mất, thất lạcCHANGKO Kho, nhà khoTHAL Trách mócANHAE Vợ

Có một số chữ Hán được gán thêm nghĩa mới theo nhu cầu ghi chép tiếng Triều Tiên.

Chữ Hán Nghĩa mói (tiếng Triều Tiên)nhân viên văn phòng chính phủchức quan (tưcmg đưcmg hàng bộ trưởng)đơn vị đo lường đất đaianh emtừ tôn kính (để sau danh từ)

Page 197: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

doi, bán đảomang, gánh václúc, khi, thời gian

Ngoài ra, cũng có -những trường hợp gộp hai chữ Hán thành một chữ hợp thể, ví dụ:.

(lương thực cứu tế)

(tên chức quan)

Trong tiếng Triều Tiên ngoài những thực từ biểu thị ý nghĩa hiện thực ra, còn có rất nhiều trợ từ không mang ý nghĩa thực tại. Trong tiếng Hán ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu thể hiện bằng trật tự từ, còn trong tiếng. Triều Tiên thì. chủ yếu dựa vào hư từ. Vì thế trong một văn bản ngoài các chữ Hán biểu thị ý nghĩa thực tại ra còn có khá nhiều chữ Hán biểu thị hư từ (chủ yếu là trợ từ). Ví dụ:

Dùng để biểu thị chủ cách

Dùng để biểu thị tân cách

Dùng để biểu thị thuộc cách

Dùng để biểu thị đề thị cách (gợi ý)

Dùng để biểu thị tạo cách (giống trong tiếng Hán)

Biểu thị vị cách (giống các từ chỉ nơi chốn trong tiếng Hán)

dùng làm liên từ (giống như trong tiếng Hán).

Vào thời kỳ đầu, người ta thường dùng làm trợ từ đặt cuối câu. Người ta cũng dùng các từ như: để ở cuối câu trần thuật. Dùng làm trợ từ đặt cuối câu nghi vấn, V.V..

Liên từ trong tiếng Triều Tiên rất phong phú, căn cứ vào tính chất, vai trò của liên từ, người ta đã dùng khoảng trên mười chữ Hán để biểu thị

Page 198: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ngoài ra còn sử dụng các chữ Hán như, để chỉ phần cuối của tính từ trong câu. Dùng làm trợ từ thời thái, dùng chỉ sự tôn xưng, V.V..

* Lối sử dụng trực tiếp từ vựng Hán

Khoảng từ giữa thế kỷ VIII, cách sử dụng chữ Hán theo lối giả tá dần dần chuyển sang lối sử dụng trực tiếp từ vựng Hán, khuynh hướng này biểu hiện rõ nhất ở bộ phận từ ngừ chỉ địa danh, quan danh, ví dụ 9 đơn vị hành chính lúc bấy giờ (thời kỳ Tân La) đã chuyển đổi như sau:

Cách gọi các chức danh quan lại cũng có xu hướng thay bằng kiểu đặt tên trong tiếng Hán:

Ở thời kỳ này có thể thấy một hiện tượng như sau: Trong khi Hán tự hỏa về mặt từ vựng, thì trái lại hiện tượng Triều Tiên hóa về mặt ngữ âm cũng đã xảy ra. Nhiều trường hợp hầu như chữ Hán đã trờ thành những công cụ để ghi lại ngữ âm Triều Tiên, chứ không còn liên quan gì đến âm đọc của nó trong tiếng Hán nữa. Trường hợp này cũng giống như hiện tượng danh ( kana) trong quá trình mượn chữ Hán của tiếng Nhật. Ví dụ, từ $4 7E lúc mới đẩu đọc là nhưng đến thế kỷ VII sau công nguyên thì nó được phát âm là SASI. Cùng tương tự như vậy, từ mới đầu đọc là, đến thế kỷ VII đọc thanh SANGHANA.

Một số địa danh mới xuất hiện ở thời kỳ này được ghi lại bằng chữ Hán, và theo kiểu cấu tạo của địa danh Hán. Các chữ Hán dùng ghi địa danh thường chỉ mượn nghĩa còn cách phát âm thì theo ngữ âm Triều Tiên.

Về nhân danh ở thời kỳ này cũng đã có những thay đổi. Trước đó, tên người được đặt bằng từ cố hữu trong tiếng Triều Tiên, tuy về sau khi ghi bằng chữ Hán, thì những chữ Hán đó vẫn được đọc theo âm Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ VII, xuất hiện hiện tượng đặt tên theo chữ Hán (tên chữ), song song với kiểu đặt tên theo tiếng Triều Tiên.

Người Triều Tiên trong quá trình vay mượn chữ Hán cũng đã sáng tạo ra những chữ, những từ cho ngôn ngữ dân tộc mình, nghĩa là đánh dấu chéo và

Page 199: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

khoanh tròn. Vì khi phê duyệt văn bài, chỗ sai thì phải đánh chéo X, chỗ đúng thì khoanh tròn 0. Chữ có thể xem là được tạo thành bởi hai dấu chéo X còn .chữ có nghĩa là vòng ừòn, vì thế mới tạo ra từ. Từ cũng tươmg tự như vậy: thời xưa, người nông dân Triều Tiên trong canh tác nảy ra nhu cầu đo đạc ruộng đất, họ đã tạo ra một đơn vị đo lường gọi là tức là diện tích đủ gieo (vãi) hết một đấu hạt giống.

Đến thế kỷ XII, ở Triều Tiên đã xuất hiện loại sách công cụ dùng chữ Hán để làm phương tiện ghi tiếng Triều Tiên. Cuốn là một trong số những cuốn sách thuộc loại nêu trên. Nó tập hợp khoảng 350 từ ngữ, trong đó có khoảng 10% từ chữ Hán. Đến thế kỳ XIV trong cuốn thu thập khoảng 600 từ trong đó từ chữ Hán đã lên đển 30%. Điều đó chứng tỏ tỉ lệ từ chữ Hán đã được nâng cao. Trong cuốn này còn có cả những từ kiểu như đó là cách mượn theo lối phiên âm trực tiếp những từ Hán. Hai từ này trong tiếng Triều Tiên đều đã có từ đối ứng, nhưng thời bấy giờ người ta vẫn mượn cả cách phát âm để sử dụng. Điều đó chứng tỏ sự xâm nhập của từ chữ Hán đến thòi điểm này đã khá sâu rộng.

* Cách dùng đan xen

Theo một số cứ liệu lịch sử thì vào khoảng năm 1444 người Triều Tiên đã sáng chế ra văn tự cho ngôn ngữ dân tộc mình, gọi là. Hệ thống mẫu tự này mô phỏng theo các nét chữ Hán, và dựa trên nguyên lý tam tài (thiên), (địa), (nhân) để sáng tạo ra. Vì thể, chữ viết của Triều Tiên, trên thực tế là kiểu chữ vuông phiên âm. Quy tắc viết chữ cũng tương tự như quy tắc viết chữ Hán, có thể viết dọc, viết ngang, viết nghiêng, về nghệ thuật thư pháp, nó cũng chú trọng kiểu khải thư, hành thư và thảo thư. Sau khi sáng tạo ra chữ viết, người Triều Tiên đã đồng thời dùng cà hai loại chữ viết (chữ Triều Tiên và chữ Hán) để ghi chép văn bản và sảng tác văn chương. Bài (Thái bình từ) sau đây là một trong những tác phẩm thời đó:

Page 200: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(đại ý: nước tuy không lớn nhưng xem “Hải đông quốc” của ta cũng là chốn thịnh vượng, hai trăm năm nay luôn coi trọng lễ nghi, trang phục di sản văn hóa dân tộc)

Chữ Triều Tiên cũng dùng để chú giải các văn bản chữ Hán, điển hình là V.V..

Sau khi đã có chữ viết Triều Tiên rồi, mỗi lần cần đặt địa danh hay nhân danh, người ta vẫn thích dùng chữ Hán.

Để phù hợp với nhu cầu viết phiên âm tiếng Triều Tiên, ngoài những “chữ Hán” do người Triều Tiên sáng tạo ra mấy trăm năm trước như:

Sau khi chữ viết Triều Tiên đã được phổ biến ưên toàn bán đảo, thì hiện tượng các vẩn nhân hoàn toàn dùng chữ Hán để sáng tác văn trong thơ phú vẫn còn thịnh hành. Có thể kể tên những cuốn truyện điển hình thời đó như: … Hầu như toàn bộ tác phẩm không cỏ lấy một câu nào viết bằng tiếng Triều Tiên. Một số thơ chữ Hán của Triều Tiên lưu hành đến thòfi kỳ cận đại cho thấy hình thức và cách gieo vần không khác gì thơ Trung Quốc.

Hiện nay ờ Bắc Triều Tiên hầu như không còn ai làm thơ chữ Hán nữa, còn ờ Nam Triều Tiên (Đại Hàn Dân quốc) vẫn có một số ít người mô phỏng thơ chữ Hán.

Khi tiếng Hán phát triển theo chiều hướng bạch thoại hóa và khẩu ngữ hóa, thì chữ Hán và từ chữ Hán trong tiếng Triều Tiên cũng có sự thay đổi. Điêu đó chứng tỏ quá trình phát triển của chữ Hán ở Trung Quốc đã ảnh huởng rất lớn đến chữ Hán ở Triều Tiên.

* Tình hình sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên trong thời hiện đại

Năm 1945 phát xít Nhật đầu hàng phe đồng minh, bán đảo Triều Tiên được giải phóng và sau đó một thời gian thì nội chiến, rồi chia thành hai miền, miền Nam gọi là Đại Hàn Dân quốc, cồn miền Bắc thì gọi là Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Do chế độ xã hội hai miền Nam Bắc khác nhau, tình hình phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa không giống nhau, cho nên, cách sử dụng những đơn vị ngôn ngữ gốc Hán cũng không giống nhau. Ví dụ:

Page 201: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

….

Ở Hàn Quốc chữ Hán vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Tuy Hội văn tự Hàn Quốc và một sổ tạ chức khác luôn cổ vũ và khuyến khích sử dụng quốc văn, kêu gọi mọi người nên dùng chữ Hàn, nhưng hiệu quả không cao, chữ Hán vẫn được dùng một cách phổ biến.

Chỉ có tiểu thuyết và một số thể loại tác phẩm văn học khác là có khả năng dùng thuần tiếng Triều Tiên, còn trên báo chí và những thể loại văn bản khác vẫn dùng kết hợp giữa các đon vị bản ngữ với các đon vị gổc Hán, vì người ta cho ràng các đon vị gốc Hán sẽ tạo cho văn bản sắc thái trang trọng và vẻ uyên bác.

Trung Quốc và Hàn Quốc do khác nhau về chế độ chính trị, ngót nửa thế kỷ qua không hề có giao lưu. Trong khi đó, mối quan hệ qua lại giữa Hàn Quốc với Hoa Kỳ, với Nhật Bản trên nhiều lãnh vực trở nên thường xuyên hon. Anh hưởng của tiếng Anh, tiếng Nhật đối với tiếng Hàn Quốc có thể nhận ra được: hàng ỉoạf*thuật ngữ khoa học kỹ thuật, kinh tế, thtrong mại và nhiều lãnh vực khác trong tiếng Hàn Quốc được du nhập từ tiếng Nhật, tiếng Anh. Và như thế thì' ảnh hường của tiếng Hán đối với tiếng Hàn Quốc không còn lớn lao như trước nữa.

Kể từ khi Trung Quốc đại lục tiến hành cải cách mở cửa, cùng với sự giao lưu Hán Hàn là sự hâm nóng quá trình tiếp xúc ngôn ngữ đã xảy ra lâu đời. Đối với người Hàn Quốc nói riêng và người Triều Tiên nói chung việc vay mượn những đơn vị gốc Hán bao giờ cũng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn só với việc vay mượn từ tiếng Anh, tiếng Nhật. Chữ Hán, từ ngữ Hán như những nhân tọ quan trọng trong truyền thống ngữ văn Hàn Quốc. Hễ cớ một khẳi niệm mỡi xuất hiện, cần có một từ ngữ để biểu đạt thì lập tức người ta nghĩ ngay đến chữ Hán. Điều này cũng dễ hiểu vì chữ Hán quen thuộc hơn, có mặt trong tiếng Hàn Quốc sớm hơn, nên khi dùng nó như những công cụ để cấu tạo từ ngữ mới thì mức độ xã hội hóẳ cao hơn và nHánh chóng hơn. Đặc biệt trong tình hình trình độ tiếng Anh và tiếng Nhật ở Hàn Quốc nói chung còn thấp, sổ

Page 202: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

người biết sử dụng những ngôn ngữ ấy còn ít, thì việc tạo từ, vay mượn từ qua chữ Hán hoặc yếu tố Hán là có lợi.

Miền Bắc bán đảo Triều Tiên (nước Cộng hòa dân chù nhân cfân Triều Tiên) bắt đầu từ năm 1948 đã tuyên bố bãi bỏ chữ Hán. Chính quyền cũng đặt ra yêu cầu là, trừ những văn bản liên quan đến cổ văn, tất cả các loại văn bản khác đều phải viết bằng chữ Triều Tiên. Tuy chữ Hán bị phế bỏ nhưng lớp từ vay mượn tiếng Hán (từ Hán Triều) thì chưa làm thế nào phế bỏ được, chủng vẫn tiếp tục tồn tại trong tiếng Triều Tiên với dạng viết theo tự mẫu Triều Tiên mà thôi. Hiện tượng này rẩt giống với cách dùng chữ “giả danh” thay thế chữ Hán trong chữ viết của Nhật Bản.

Sau khi bãi bỏ chữ Hán, Triều Tiên đã từng bước tiến hành cải tiến hệ thống từ vựng, dự định dùng từ ngữ Triều Tiên thay thế toàn bộ lớp từ ngữ đã vay mượn từ tiếng Hán (từ chữ Hán). Một số ví dụ:

So với từ ngữ Hán Triều, cách diễn đạt bản ngữ (“thuần Triều”) cần dùng nhiều âm tiết hơn mà đọc lên nghe không thuận, hàm nghĩa không rõ ràng, mơ hồ, dễ xảy ra hiểu lầm. Ví dụ:

(Hán Triều) -> (Triều)

Trong tiếng Triều Tiên chữ chỉ có nghĩa là sừng (sừng dê, sừng bò) mà không có nghĩa là “góc”, “giác” (lục giác, ngũ giác, v.v..), vì vậy khi dùng cách diễn đạt thuần Triều người ta dễ hiểu thành “3 cái sừng” chứ không còn là một khái niệm toán học đã định hình - “hình tam giác”.

Vì thế, rất nhiều từ ngữ thuần Triều qua một thời gian sử dụng đã không thể hoàn thành sứ mệnh thay thế từ Hán. Chúng bị đào thái, vì không được xã hội thừa nhận. Với tình hình ấy, Triều Tiên đã buộc phải đưa ra những quy định có tính cách bổ sung, mà nội dung là nới lỏng tiêu chí cho những từ ngữ Hán cần thay thế. Cụ thể như sau: những từ ngữ Hán có tần số xuất hiện cao, đã được nhiều người trong xã hội quen dùng, thì được xem như từ ngữ thuần Triều, không cần thay thế nữa. Có thể nói, trong tiếng Triều Tiên, những tư

Page 203: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

ngữ Hán dù tồn tại ở dạng nậo thì vẫn là một bộ phận hết sức quan trọng không thể nào loại bỏ được.

Địa danh trên bán đảo Triều Tiên, nhìn chung đều dùng chữ Hán để đặt. Những chữ không thể trực tiếp dùng chữ Hán thì người ta cũng tìm đủ mọi cách để khiên cưỡng sử dụng chữ Hán. Chỉ có tên của thủ đô Hàn Quốc là ngoại lệ, người Triều Tiên, cả hai miền Nam – Bắc đều gọi địa danh này là SEOUL, nghĩa là “kinh đô”, nơi luôn luôn là thủ đô của Triều Tiên trong trường kỳ lịch sử. Trong khi ở mọi nơi mọi lúc người Hán gọi đó là (Hán Thành).

Về nhân danh (tên người) thi có tình hình như sau:

Tiểu danh (tên gọi không chính thức), có khi dùng chữ Hán cũng có khi dùng chữ Triều Tiên. Còn đại danh (tên chính thức) thì nói chung là dùng chữ Hán để đặt. Tất cả các họ đều lấy chữ Hán. Người Triều Tiên còn có tập quán ghép vào chữ cuối của tên gội những chữ số Hán (nhất, nhị, tam...) để phân biệt thứ hạng trong anh em. Mặc dầu bắc Triều Tiên nhiều lần kêu gọi dùng từ thuần Triều để đặt tên, nhưng người ta, có lẽ cảm thấy chi có “tên chữ” (chữ Hán) mới không quê mùa nên đa số đều có tên chữ. Ở Hàn Quốc, trong vài ba thập kỷ trở lại đây người ta đặt tên theo hai xu hướng sáu. Một là, lẩy họ Triều Tiên lấy tên theo tiếng Anh hoặc tiếng Nga. Hai là, hiện tượng phục cố, mượn tên họ của những nhân vật nôi tiêng thời xưa trong lịch sử. Kiểu thứ nhất là nửa Tây, nửa Tàu, kiểu thứ hai thì hoàn toàn Hán.

về lớp từ vựng gốc Hán trong tiếng Triều Tiên

Từ vựng gốc Hán trong tiếng Triều Tiên, nói chung có hai hình thức sau:

Những từ ngữ phát âm theo tiếng Hán, hình thức này có số lượng ít

Một số từ ngữ dùng trong khi chơi các loại bài

Những từ ngữ Hán phát âm theo tiếng Triều Tiên, hình thức này có số lượng lớn tuyệt đối, gần như toàn bộ. Gồm 3 tiểu loại:

a. Loại đồng nghĩa hoặc cận nghĩa với nghĩa gốc trong tiếng Hán

Page 204: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ví dụ, các từ như: giống nghĩa gốc trong tiếng Hán. (xấu hổ), (khách du lịch), (phòng nghiên cứu sinh) gần giống nghĩa gốc trong tiếng Hán.

b. Loại khác hẳn với nghĩa gốc, ví dụ: (yên tĩnh), (người đa tài); hoặc không thổ hiểu được qua mặt chữ, ví dụ:(người già), (thông gia, xui gia).

c. Những từ tự tạo (không hề cỏ trong tiếng Hán), tuy nhiên nhìn chung qua chữ Hán cũng có thể đoán ra phần nào nghĩa của chúng, ví dụ: (tiền nhuận bút), (tiền lương), (vợ, chồng).

Ở loại a, còn có một số từ cổ như, (thư trả lời, hồi âm), (bàn làm theo kiểu Trung Quốc), (người độc thân).

Về thành ngữ, cũng có tình hình tương tự, một số thành ngữ Hán được cải biên về hình thức cẩu tạo hoặc vẹ nghĩa.

(Hán) -> (Triều) 

Trong quá trình sử dụng chữ Hán, do nhiều nguyên nhân khác nhau, người Triều Tiên đã có sự thay đổi về mặt nghĩa từ, có trường hợp mở rộng nghĩa, có trường hợp thu hẹp nghĩa, cũng có trường hợp chuyển đối nghĩa (Triều Tiên hóa về mặt ngữ nghĩa).

Mỡ rộng nghĩa, ví dụ, trong tiếng Hán chi nhưng trong tiếng Triều Tiên còn dùng để chỉ em dâu. Để dễ phân biệt người ta thường dùng để chỉ dâu, để chi em dâu. Chữ trong tiếng Hán có nghĩa là em gái, và là em rể, nhưng trong tiếng Triều Tiên còn có nghĩa là anh rể.

Thu hẹp nghĩa, ví dụ, từ trong tiếng Hán cổ dùng để chi người vị thành niên, cả nam lẫn nữ, -nhưng trong tiếng Triều Tiên thì chi dùng để chì nam giới. Trong tiếng Hán hiện đại từ dùng để chỉ vợ, chồng hòặc người nhưng trong tiếng Triều Tiên thi chi có nghĩa thứ ba: người yêu (bạn trai hoặc bạn gái).

Từ trong tiếng Hán cổ có nghĩa là quy y hoặc hồi hương nhưng vào tiếng Triều Tiên nó đã hoàn toàn chuyển đổi, nó được dùng với nghĩa là đi đày.

Page 205: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Từ trong tiếng Hán hiện đại dùng để chỉ người đảm nhận công tác chỉ đạo hoặc cán bộ chính trị trong quân đội; trong tiếng Triều Tiên nó có nghĩa lànhà nước hoặc chỉ huấn luyện viên thể thao.

Một số hiện tượng biến âm

Hiện tượng biến âm của từ ngữ Hán trong tiếng Triều Tiên là hiện tượng thường gặp, có khoảng mười trường hợp như sau.

1. Biến đổi phụ âm đầu R

(1) Rơi rụng âm R

RYURI > YURI

RYURI > YOKI

RYONGSUCEOL> YOUNGSUCEOL

(2) Âm đầu R >N

RAPHAL>NAPHAL

RASA>NASA

RAP> NAP

2. Rơi rụng phụ âm

(1) Rơi rụng phụ âm K

SAENGKANG> SAENG’ANG

TONGKWA > TONG’A

SUKYUK>SUYUK

(2)Rơi rụng âm NG

HWANG’YANG MOK >HOEY ANGMOK

CONG’YONG > COYONG

Page 206: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(3)Rơi rụng âm H

KWIHYANG > KWIYANG

SEOLHAP> SEOLAP

KWANHYEOK > KWANYEOK

3. Rút gọn âm tiêt

MIEUM > MIM

KUKHWA > KU’A

4. Âm ngạc hóa

HYEONPAN> SEONPAN

HACHEO > SACHEO

TIMCHAE > KIMCHI

5. Hiện tượng đồng hóa phụ âm

CAKRAN > CANGNAN

SUKAENG> SUNGNYUNG

SUNYEONG > SUREONG

6. Hiện tượng điều hòa nguyên âm

KAMCEO > KAMCA

MANSEOK > MEONGSEOK

CUCHO > CUCHU

7. Hiện tượng thay thế phụ âm

(1) PH > p

RPOPHAE > POPAE

Page 207: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

ROKPHI > ROKPI

PHACA > PACA

(2) CH > C, C > CH

CHANGPHO > CANGPHO

PANGCHUK > PANGCUK

CHUNGSIL > CUNGSIL

TAECANG > TAECHANG

CEOL > CHEOL

(3) T > R

CHATE > CHARE

MOTAN > MORAN

POTESU > PORISU

7. Hiện tượng “âm lỏng” (K, s, c, p, T) chuyển thành “âm chặt” (KK, ss, cc, pp, TT) (theo thuật ngữ trong tiếng TriềuTiên)

SEOLMA > SSEOLMAE

WEONSU > WEONSSU

8. Hiện tượng biến đổi nguyên âm

(1) 0>U.

KOCO > KOCU

HOTO > HOTU

(2) A > AE, AE > A

SEOLMA > SSEOLMAE

Page 208: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

NAECONG > NACONG

(3) Thay đổi nguyên âm

MYO > MO

INCEONG> YANCEONG (YAENCEONG)

RYEOMCHI > YAMCHI

9. Rơi rụng âm cuối và một số hiện tượng khác

CHOK > CHO

SIPWEOL > SIWEOL

RYUKWEOL > YUWEOL

Ngoài những hiện tượng kể trên còn có một số trường hợp đặc biệt khác, ví dụ, từ (cá chép) ban đầu theo cách phát âm Hán Triều (mô phỏng âm đọc chữ Hán trong tiếng Hán), phiên âm là RI’EO, về sau để cho tiện phát âm trong quá trình sử dụng, người ta đã thêm âm mũi NG vào sau RI, đọc thành RING’Eo, về sau R rơi rụng theo quy luật biến âm trờ thành ING’EO.

Từ lúc đầu phát âm là HOYANG, về sau theo quy luật thay thế phụ âm đọc thành KOYANG, KOYANG lại được thêm phụ tố kiểu từ thuần Triều, nên nó được đọc là KOYANG’I, nó Là từ chuẩn. Từ này về sau được phát âm biến dạng đi theo các phương ngữ Triều Tiên: KOENG’I, KWANG’I, v.v. (tiếng Triều Tiên có khoảng 40 phương ngữ) đến mức khó mà nhận ra cái gốc HOYANG ban đầu của nó.

Từ nguyên được phát âm là SEOKRYUHWANG > SEONGNYUHWANG (do phụ âm đồng hóa) > SEONGNYANG (do rút ngắn các âm tiết) > SEONGNANG, SEONGNA... (theo khoảng 10 phương ngữ)

Trong tiếng Hàn Quốc hiện đại hễ phụ âm R kết hợp với I, YEO, YA thì R sẽ rơi rụng, còn R kết hợp với những nguyên âm khác thì R sẽ biến thành N, còn N đứng đầu kết hợp với YEO thì N thường rơi rụng.

Page 209: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

RIHAE > IHAE

RYEDHAENG > YEOHAENG

RIAKEO > IAKEO

RAKIN > NAKIN

ROTONG > NOTONG

NYEOSEONG > YEOSEONG

Những hiện tượng biến âm như vừa nêu trên chỉ xảy ra ờ lớp từ ngữ gốc Hán trong tiếng Triều Tiên, còn đối với loại từ ngữ thuần Triều không bàn ở đây. cấu tạo của từ Hán trong tiếng Triều Tiên

Trong tiếng Triều Tiên, từ chữ Hán là lớp từ có vị trí rất quan trọng. Vì thế trong suốt quá trình hoạt động, chúng đã phối hợp chặt chẽ với từ bản ngữ, và có chức năng cấu tạo từ tương đương, thậm chí trong nhiều trường hợp khả năng tạo từ của từ Hán còn mạnh mẽ hơn các yếu tố bản ngữ.

Các yếu tổ Hán vừa có thể kết hợp với các “phụ tố sau” thuần Triều để tạo thành động từ, tính từ, danh từ, vừa có thể kểt hợp với các yếu tố khác để tạo ra phó từ. Trong quá trình tham gia cấu tạo từ, các yếu tổ Hán vừa có khả năng đứng ở vị trí đầu từ vừa cỏ khả năng đứng ở vị trí cuối từ. Sau đây chúng ta thử quan sát một số trường hợp điển hình.

1. Động từ tạo thành do yếu tố Hán làm thân từ (từ căn), yếu tổ bản ngữ làm phần cuối từ (từ vĩ), gồm có:

(1)Động từ cập vật (ngoại động) tạo thành bởi yếu tố Hán và phần từ vĩ HATA, ví dụ:

KONGPU + HATA > KONGPUHATA

ZOSA + HATA > ZOSAHATA

KAM’AN + HATA > KAM’ANHATA

Page 210: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(2)Động từ bất cập vật (nội động) tạo thành bởi yếu tố Hán và phần từ vĩ TOETA, ví dụ:

SICAK + TOETA > SICAKTOETA

SEONGKONG + TOETA > SEONGKONG TOETA

PANGHAE + TOETA > PANGHAE TOETA

(3)Động từ sai khiến tạo thành bời yếu tố Hán và phần từ vĩ SIKHITA, ví dụ:

THONGKWA + SIKHITA > THONGKWASIKHITA

PALCEON + SIKHITA > PALCEONSIKHITA

CHAMKA + SIKHITA > CHAMKASIKHITA

(4)Động từ tạo thành bời yếu tố Hán và những từ vĩ khác, ví dụ:

HAP + CHITA > HAPCHITA

HEUNGSEONG + KE0RITA > HEUNGSEONGKEORITA

CHUNGTONG + ITA > CHUNGTONG’ITA

2. Tính từ tạo thành do yếu tố Hán làm thân từ, yếu tố bản ngữ làm phần cuổi từ.

(1) Tính từ tạo thành bởi yểu tố Hán và từ vĩ HATA

PHIKON + HATA > PHIKONHATA

SAIPI + HATA > SAIPI HATA

ULUL + HATA > ULULHATA

(2) Tính từ tạo thành bởi yếu tố Hán và vĩ tố YEOPTA

KWI + YEOPTA > KWIYEOPTA

NO + YEOPTA > NOYEOPTA

(3) Tính từ tạo thành bời yếu tố Hán và từ vĩ ROPTA

Page 211: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

HAE + ROPTA > HAEROPTA

RI + ROPTA > RIROPTA

YEONG’YE + ROPTA > YEONG’YEROPTA

(4) Tính từ tạo thành bởi yếu tố Hán và từ vĩ SEUROPTA

PYEON + SEUROPTA -> PYEONSEUROPTA

CAP + SEUROPTA -> CAPSEUROPTA

TACEONG + SEUROPTA -> TACEONGSEUROPTA

3. Danh từ tạo thành bởi yếu tố Hán và yểu tố bản ngữ khác

(1) Danh từ tạo thành bởi yếu tố Hán với yếu tố bàn ngữ.

KANG + MUL > KANGMUL

REON + MOT > REONMOT

THONG + CORIM > THONGCORIM

KKOT + PEONG > KKOTPEONG

TWI + SAN > TWISAN

NEOL + PANGSEOK > NEOLPANGSEOK

(2)Danh từ tạo thành bải yếu tổ tượng thanh, tượng hình bản ngữ với yếu tổ Hán.

TTOKTTAK + SEON > TTOKTTAKSEON

KKOPPAK + YEON > KKOPPAKYEON

KKAMKKAM + PUCI >

(3) Danh từ tạo thành bởi sự lặp lại của yếu tố Hán.

PANGKOK > PANGPANGKOKKOK

MYEONGPAEK > MYEONGMYEONG PAEKPAEK

Page 212: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

(4)Danh từ tạo thành bởi yểu tố Hán và yếu tố Triều

HANG + ARI > HANG’ARI

CANG + ACI > CANG’ACI

CIKAK + SANI > CIKAKSANI

PHUT + KWASIL > PHUTKWASIL

MAT + TONGSEO > MATTONGSEO

5. Cấu tạo một số phó từ

(1)Phó từ tạo thành bởi yếu tố Hán và trợ từ tiếng Triều Tiên

MYEON + PARO > MYEONPARO

SIL + RO > SILRO

KI’EO +I > KIEOI

(2)Phó từ tạo thành bởi sự lặp lại các yểu tố Hán

CHEOP + CHEOP > CHEOPCHEOP

COSIM + COSIM > COSIMCOSIM

PITEUNG + PITEUNG > PITEUNGPITEUNG

Đơn vị Hán trong tiếng Triều Tiên rất phong phú, nó tham gia hoạt động ở đủ các từ loại (trừ từ cảm thản và hô ngữ), ở cấp độ từ tố có khi nó đứng ở đầu từ, có khi đứng ở vị trí cuối từ. Có thể nói yểu tố Hán hầu như có mặt khắp mọi nơi.

_ Từ chữ Hán, nói chung có cấu trúc nghĩa khá đặc biệt, tương đối hàm súc, vì vậy trong tiếng Triều Tiên chúng thường được chọn dùng để cấu tạo dạng rút gọn (viết tắt, nói tắt), ví dụ:

CICHEOL <

CENKYEONGRYEON <

Page 213: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

PHOCHEOL OM <

Tình hình học tập và giảng dạy chữ Hán ở Triều Tiên và Hàn Quốc

Từ năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc với chế độ chính trị không giống nhau, tuy nhiên họ đều có xu hướng giống nhau là “Hàn hóa”, “Triều Tiên hóa” chữ viết củạ mình. Do số lượng các đơn vị vay mượn tiếng Hán trong tiếng Triều Tiên rất lớn, nên họ không thể không đặt vấn đề cần học chữ Hán một khi muốn nẳm vững ngôn ngữ dân tộc trong quá khứ, hiện tại và: cho cả trong tương lai.

Hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) đã đặt ra yêu cầu cho học sinh các cấp như sau: học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phải biết khoảng 1800 chữ Hán, sinh viên tổt nghiệp đại học phải có vốn hiểu biết khoảng 3000 chữ Hán. Ngoài việc giảng dạy có tính quy định trong trường trung học, đại học, còn có những hoạt động dạy chữ Hán mang tính nghiệp dư rải rác trong xã hội. Chẳng ĩiạn, một “ông đồ” nào đó, tìm một địa điểm rồi chiêu tập vài ba chục học trò là có thể mở được một “trường tư thục” dạy Hán văn. Người ta thấy chi riêng ờ Seoul đã có hàng trăm trường Hán văn kiểu như vậy. Có những cơ sờ chuyên dạy tiếng Hán hiện đại, cả kỹ năng đàm thoại lẫn năng lực nghe, lại có những cơ sờ chuyên dạy cổ Hán văn.

Kể từ tháng 8 năm 1992 trở đi, sau khi Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, phong trào dạy và học Hán văn trở nên rất sôi nổi ở Hàn Quốc, thu hút số lượng lớn thanh niên Hàn Quốc. Chẳng những thế, số thanh niên đến Trung Quốc du học cũng ngày càng đông. Để duy trì và phát triển trào lưu ấy theo hướng lành mạnh, cơ quan lãnh đạo giáo dục Hàn Quốc đã quyết định cho phép các trường đưa học sinh sang Trung Quốc thực tập Hán ngữ trong thời gian nghi hè hoặc nghi đông. Đối với những trường hợp muốn được lựa. chọn đi Trung Quốc du học thì phải trải qua kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Hán (gọi tất là HSK), thi đậu thì mới được chấp nhận.

Người Hàn Quốc nói chung rất coi trọng việc học Hán ngừ, và cũng rất hứng thú đối với việc này. Thường thì họ chi biết nhận ra chữ Hán mà không đọc

Page 214: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

lên được, hay nói đủng hơn là chỉ đọc theo âm Hán Hàn và cũng không hiểu được hết nghĩa của chúng; nhưng họ rẩt nhiệt tình đổi với việc học tập và nghiên cứu Hán ngữ. Điều này có thể liên quan đến những gì đã chiếm cứ vị trí quan trọng trong đầu óc họ về tư tường Khổng Tử, về học thuyết Nho' gia, V.V..

Hiện nay người Hàn Quốc cũng đã làm quen ỵới chữ giản thể, ví dụ như Với đà phát triển trong quan hệ bang giao giữa hai nước Trung - Hàn, có thể trong tưcmg lai chữ Hán giản thể cũng sẽ được phổ biển ở Hàn Quốc.

Bắc Triều Tiên (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên) kể từ năm 1948 trở đi tuy bắt đầu có chủ trương phế bỏ chữ Hán, nhưng hoạt động giảng dạy và học tập chữ Hán vẫn được tiến hành rải rác khắp nơi trong cả nước. Học sinh từ cấp phổ thông cơ sở đến phổ thông trung học đều phải học và biết khoảng 2000 chữ Hán. Một số trường đại học dạy bộ môn Hán cổ. Các trường đại học ngoại ngữ, đại học tổng hợp đều có mở ngành Hán ngữ hiện đại.

Do không được khuyến khích nên tinh thần học chữ Hán trong xã hội ngày càng giảm, sổ người Triều Tiên biết chừ Hán ngày càng ít đi. Trên các xuất bản phẩm, báo chí văn kiện đều vắng mặt chữ Hán, trong khi các đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều Tiên lại vẫn chiếm một tỉ lệ rất lớn.

Do đó, hiện tượng đông âm dị nghĩa dã có cơ hội gây cản trở trong sử dụng (vì bỏ chữ Hán đi tức là bò mất một công cụ khu biệt nghĩa qua thị giác có hiệu lực). Để khắc phục tình trạng này, ngưòi ta đã phải chua chữ Hán vào sau các từ phiên âm chữ Triều Tiên. Ví dụ, từ CHEONCIK trong tiếng Triều Tiên có ba nghĩa: thiên chức (trách nhiệm thiêng liêng), thiên chức (thay đổi chức vụ, chuyển công tác), tiện chức (chức vụ thấp kém). Trong một số trường hợp nếu không có chú thích bằng chữ Hán để phân biệt nghĩa qua “mặt chữ” thì người đọc sẽ rất dễ hiểu lầm. Trong trường hợp ấy buộc phải thêm các chữ Hán vào phía sau và để trong ngoặc, chẳng hạn, sẽ viết là CHEONCIK v.v...

Page 215: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Có thể nói, xu thế phát triển của chữ Hán ở Triều Tiên trong ttrong lai sẽ dần dần yếu đi, song sẽ không bao giờ có khả năng tiêu vong. Bởi vì, tất cả thư tịch cổ đại của Triều Tiên trên cơ bản đều viết bằng chữ Hán, cho nên để nghiên cứu lịch sử, tỉm hiểu quá khứ ít nhất cũng phải đào tạo một đội ngũ chuyên gia tinh thông về Hán tự. Trong nhiều thập niên qua và hiện nay Triều Tiên đang làm công việc đó. Tuy nhiên ở Triều Tiên hiện ccrmột vấn đề thực tế là đội ngũ những người học và dạy cổ Hán ngữ ngày càng ít, càng thiếu. Bởi vì chữ Hán khó học, học xong lại không phát huy được tác dụng, cho nên nhìn chung lớp trè không thích theo học ngành này, ĩại càng không thích giảng dạy hoặc nghiên cứu lĩnh vực này.

Trên bán đảo Triều Tiên, tuy giữa hai miền Nam Bắc cỏ cách nhìn không hoàn- toàn giống nhau'về chữ Hán, về việc sử dụng và phổ cập chữ Hán, nhưng vai ừò của chữ Hán đối với tiếng Triều Tiên thì không thể nào không khẳng định.

Do được sử dụng lâu đời ờ Triều Tiên, chữ Hán đã có vai trò to Ịớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển văn hóa Triều Tiên. Có thể thấy vai trò ấy thể hiện trong các mặt sau:

(1) Nền văn hiển cổ xưa nói chung và các tư liệu lịch sù nói riêng của Triều Tiên đều được bảo tồn và lưu truyền bằng chữ Hán. Những tác phẩm nổi tiếng như: (Tam quốc di sự), (Tam quốc sử ký), (Lý triều thực lục), v.v. đều viết bằng chữ Hán.

(2)Sự tiến bộ và phát triển của văn học nghệ thuật Triều Tiên có quan hệ rất gắn bó với chữ Hán. Tác phẩm thi ca có sớm nhất ở Triều Tiên là (Công vô độ hà ca) đã viết bằng chữ Hán. Truyện (Lưỡng ban truyện) và những truyện khác cũng đều viết bằng chữ Hán. Bộ toàn thư ghi chép âm nhạc và vũ đạo của Triều Tiên thời cổ đại có tựa đề là (Nhạc học quỹ phạm) cũng đã sử dụng chữ Hán ở một trình độ cao để lưu giữ.

(3)Sự du nhập của chữ Hán cũng có tác dụng thúc đẩy qụá trình truyền bá văn hỏa, khoa học kỹ thuật Trung Hoa cổ đại vào bán đào Triều Tiễn. Chữ

Page 216: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Hán đã đến Triều Tiên cùng với phương pháp sáng tác văn học và Hán thi, phương pháp biên soạn sách lịch sử, phương pháp chẩn đoẤn và trị liệu trong y học, phương pháp làm lịch, v.v.., và cùng với các ngành thiên văn khí tượng quan trắc học, quân sự hộc, V.V.. Chữ Hán đã góp phần làm phong phú kho tàng văn học, khoa học kỹ thuật của Triều Tiên. Những phát minh lớn của Trung Hoa cũng đã nHánh chóng đến với Triều Tiên qua con đường chữ Hán, và được người Triều Tiên ứng dụng kịp thời.

Những hình thái ý thức, những quan niệm triết học theo học thuyết Khổng Mạnh, hệ thống tư tưởng Nho gia, lý học Trình Chu, v.v. sở dĩ được truyền bá rộng rãi, và suọt trong trường kỳ lịch sử, các triều đại phong kiến Triều Tiên, chi phối toàn bộ hệ thống tư tưởng và trở thành chỗ dựa tinh thần của

người Triều Tiên, chính là nhờ vào chữ Hán.

Chữ Hán cũng đã đưa vào Triều Tiên những ngày lễ tết, phong tục, truyền thuyết, nông lịch, thời vụ của Trung Hoa, ví dụ như Tết âm lịch, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, V.V.. Ở Triều Tiên hầu như ai cũng biết những chuyện như: “Ngưu Lang Chức Nữ”, “Từ Hy Thái Hậu”, “Dương Quí Phi”, … Người Triều Tiên cũng luyện khí công, tập thái cực quyền như người Trung Quốc. Chẳng lẽ những việc đó lại không phải tiếp thu qua chữ Hán.

(4) Chữ Hán và từ ngữ gốc Hán đã làm phong phú thêm khả năng diễn đạt của tiếng Triều Tiên. Những đơn vị có khả năng diễn đạt mạnh mẽ nhưng lại ngắn gọn, súc tích, cô đọng trong tiếng Triều Tiên, thường thuộc về các đơn vị gốc Hán, chẳng hạn như (nhất cử lưỡng đắc), (vô cùng vô tận), (mông lung), (hoảng hốt), (nhất luật bối phản), V.V.. Phần lớn các thuật ngữ chuyên môn khoa học kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lý học, v.v. đều là đơn vị gốc Hán. Ví dụ: (hóa hợp), (tích phân), (điện tử kế toán cơ), (tố tụng), (biện chứng pháp), (tâm lý chủ nghĩa), V.V..

Hình thể và các nét chữ Hán cũng là những gợi ý lớn đối với việc sáng tạo ra chữ viết Triều Tiên. Loại chữ viết này vừa có đặc trưng của loại chừ Hán ãộc thể vừa mang đặc trưng của loại chữ vuông.

Page 217: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Sự xuất hiện của chữ Hán ở Triều Tiên, phần nào tạo sự hướng ngoại trong tư tưởng người Triều Tiên, giúp họ học tập tri thức văn hóa khoa học kỳ thuật ngoại quốc, góp phần xóa bỏ chính sách bế quan tỏa cảng của chế độ phong kiến, và đó cũng chính là sự cống hiến đối với tiến trình phát triển văn hóa Đông phương.

(5) Sự truyền bá chữ Hán cũng góp phần củng cố mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung - Triều. Chữ Hán cùng với những đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều'Tiên đã tạo cầu nổi về tư tường tình cảm giữa nhân dân hai nước, nó góp phần nâng cao tính cộng đồng ngôn ngữ. Điều đó cũng giúp chúng ta dễ dàng giải thích tại sao Trung - Triều giữ được mối quan hệ hòa mục lâu đời.

Có thể nói, chữ Hán chẳng những là tài sản quý báu của Trung Quốc mà còn là tài sàn quý báu của Triều Tiên. Tuy ở Bắc Triều Tiên không có chủ trương sử dụng chữ Hán, nhưng không vì thế mà hạn chế được số lượng các đơn vị gốc Hán ngày càng tăng trong tiếng Triều Tiên, bờí vì việc sử dụng chẩt liệu Hán để tạo từ ngữ Triều vổn đã thành thói quen lâu đời. Ở Hàn Quốc cũng vậy, sự phát triển từ ngữ gốc Hán là một xu thế khó bề ngăn cản. Cũng cần thấy rằng, ngày nay sự phát ừiển của ngôn ngữ Hán, chữ Hán ở Trung Quốc vẫn tạo được ảnh hưởng cho ngôn ngữ láng giềng này.

Phần đọc thêm 4

TỪ VỰNG GỐC NHẬT TRONG TIẾNG VIỆT 0. Dẫn ngôn:

Trong tiếng việt hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều từ ngữ đến từ tiếng Nhật. Lớp từ ngữ ngoại lai ấy chẳng những phong phú về số lượng mà còn đa dạng vồ hình thức. Chủng phản ảnh đủ mọi mặt trong cuộc sống xã hội. Hiện tượng đó cho thấy sự tăng tiến trong quan hệ tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, cũng chính là sự tăng tiến trong mối bang giao giữa các chù thể của hai ngôn ngữ ấy: người Việt Nam và người Nhật Bản.

Page 218: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Trong bài viết này, chủng tôi muốn trình bày một số hiểu biết nông cạn ban đầu về “Từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt” theo các hướng tiếp cận vừa lịch đại vừa đồng đại. Lấy cột mổc thời gian một thế kỷ trở lại đây. Gồm các nội dung chủ yếu sau.

1. Tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Nhật:1.1 Nguyên nhân:

Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Nhật, nhưng mấy nguyên nhân tự nhiên và phi tự nhiên, những nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản sau đây là đáng được kể ra:

(1)Sự có mặt một số lượng lớn người Nhật tại Việt Nam trong những thời kỳ nhất định là cơ hội lớn để xảy ra tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Nhật.

(2) Một số lượng đáng kể người Việt Nam tham gia làm việc ương các công sờ, công ty Nhật, trước đây và ngày nay.

(3) Một số lượng đáng kể người Việt Nam theo học tiếng Nhật trong các cơ sở đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam và ờ Nhật Bản, xưa và nay.

(4)Tiếng Nhật, công sở Nhật, công ty Nhật luôn luôn hấp dẫn đối với người Việt binh dân, vì những thứ đó gắn liền với ưu đãi về thu nhập.

(5) Chính sách ngôn ngữ của chính phủ Nhật Bản là một chính sách đúng đắn, có tính hướng ngoại, việc giảng dạy tiếng Nhật ở nước ngoài trong đỏ có Việt Nam rất được chủ ý. Có rất nhiều học bổng thu hút người Việt theo học tiếng Nhật.

(6) Nhật Bản và Việt Nam đều nằm ừong “vùng văn hóa chữ Hán” nên trong lĩnh vực văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng có những nét tương đồng, rất dễ hiểu nhau.

(7)Nhật Bản Là một nước có nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân rất cao, do đó nhiều lĩnh vực khác như văn hóa khoa học kĩ thuật cũng đạt

Page 219: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

trình độ tiên tiến. Dưới con mat người Việt, Nhật Bản thật sự là một tấm gương để noi theo, một cái đích đổ pHán đấu vươn tới.

(8) Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành điểm đến lý tường của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Vì thế người Nhật cảm thấy việc tự thể hiện mình ờ Việt Nam là điều cần làm (xưa hay vốn thế).

(9) Dân tộc Nhật Bản là một dân tộc siêng năng, chịu khó, thông minh, tràn đầy nghị lực và có tinh thần trách nhiệm. Mọi sản phẩm hàng hóa xuất khẩu xưa nay đều có chất lượng rất cao. Vì thế chẳng những các sản phẩm dễ dàng vượt biên giới Nhật Bản để đến với các quổc gia khác, mậ tên gọi của chúng cũng rất dễ dàng hội nhập vào các ngôn ngữ của các quốc gia mà chúng đến.

Trên đây là những nguyên nhân mà chúng tôi nghĩ là cơ bản nhất dẫn đến hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Nhật.-Tức là nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của tiếng Nhật đối với tiếng Việt (ở đây chúng tôi không bàn đến chiều ảnh hưởng ngược lại).

1.2 Kết quả của quá trình tiếp xúc:

Trong vòng khoảng một thế kỳ (chứng tôi nghĩ như vậy), tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Nhật một lượng từ ngữ khá lớn, không chỉ hàng trăm mà là hàng ngàn

SốTT

Tiếng Nhật(phiên âm La Tinh)

Tiếng Hán(phiên âm Bắc Kinh)

Tiếng Việt(phiên âm Quốc Ngữ)

Chữ Hán(phồn thê)

1 HONSHITSU BEN ZHI BẢN CHẤT2 SHITSURYOO ZHI LIANG CHẤT LƯỢNG3 KOOGYOO GONG YE CÔNG NGHIỆP4 MINSHU MIN ZHU DÂN CHỦ5 DAIHYOO DAI BIAO ĐẠI BIỂU6 DENWA DIAN HUA ĐIỆN THỌAI

Page 220: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

7 JOOKEN TIAO JIAN ĐIỀU KIỆN8 GENSHOO XIAN XIANG HIỆN TƯỢNG9 KAGAKU KE XUA KHOA HỌC10 RISOO LI XIANG LÝ TƯỞNG11 MOKUTEKI MUDI MỤC ĐÍCH12 NOORYOKU NENG LI NĂNG

LƯỢNG13 GINKOO YIN HANG NGĂN HÀNG14 NAIYOO NEI RONG NỘI DUNG15 HOORITSU FA LU PHÁP LUẬT16 KANKEI GUA XI QUAN HỆ17 SAKUSHA ZUO ZHE TÁC GIẢ18 SAKUHIN ZUO PIN TÁC PHẨM19 SEIIN CHENG YUAN THÀNH VIÊN20 SEIKI SHI JI THẾ KỶ21 JIKAN SHI JIAN THỜI GIAN22 SOKUDO SU DU TỐC ĐỘ23 CHOKUSETSU ZHI JIE TRỰC TIẾP24 SEN KYO XUAN JU TUYỂN CỬ25 SHISOO SI XIANG TƯ TƯỞNG26 BUNKA WEN HUA VĂN HÓA27 BUNGAKU WEN XUE VĂN HỌC28 SHAKAI SHE HUI XÃ HỘI29 BUNMEI WEN MING VĂN MINH30 KIGYOO QI YE XÍ NGHIỆP

2.2. Từ gốc Nhật vay mượn theo ngữ âm tiếng Nhật:

Đây là loại từ vay mượn trực tiếp, không thông qưa một hình thức trung gian nào cả. Đặc biệt về mặt ngữ âm, chúng hoàn toàn mô phỏng theo ngữ âm tiếng Nhật. Vì thế loại từ gốc Nhật này rất dễ nhận diện. Sự xuất hiện của

Page 221: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

chúng đẤnh dấu một bước chuyển biến mới trong phương thức thu nhận từ ngoại lai của tiếng Việt. Đặc biệt Là đối vợi những từ ngoại lai đến từ những ngôn ngữ có sử dụng chữ Hán như Nhật Bàn, Trung Quốc. Nói chung, thoát ly âm đọc Hán Việt là một xu hướng mang tính tích cực, tiến bộ về vẩn đề này chúng tôi đã trình bày và phân tích kỹ trong những công trinh đã công bổ trước đây, ở đây xin không bàn thêm nữa. Thử xem xét sự lựa chọn trong vài ví dụ sau:

Từ tiếng Nhật Khả năng lựa chọn (1) Khả năng lựa chọn (2)BONSAI BỐN TÀIKIMONO TRƯỚC MẶTFUJISAN PHÚ SĨ SƠNKARA TEDO KHÔNG THỦ ĐẠOKENDO KIẾM ĐẠOAIKIDOU HỢP KHÍ ĐẠO

Trong thực tế hoạt động của tiếng Việt lâu nay cho thấy người Việt đã lựa chọn khả năng (1).

Trong 9 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Nhật, cụ thể là dẫn đến sự xuất hiện nhiều từ ngữ tiếng Nhật trong tiếng Việt, 'thì chúng ta lưu ý đến nguyên nhân thứ 9.

Sự vay mượn từ ngữ trong trường họp này là hoàn toàn tự giác, dung nạp một cách tự nhiên. Nó mang nặng yếu tố tâm lý: từ chỗ sùng bái, yêu chuộng, quý mến, đến chỗ muôn chiếm hữu. Sự vay mượn này hoàn toàn mang yếu tố tích cực.

Có lẽ rất ít người Việt cảm thấy xa lạ khi gặp những từ sau đây lẫn vào trong tiếng mẹ đẻ của minh:

-Karaoke, Doraemon, Manga, Oshin

-Honda, Suzuki, yamaha, Toyota, matsuda

Page 222: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

-Mitsubishi

-Hitachi, Sony, Sanyo

-Cannon, Nikkon. ..

Kết luận:

Trong hai loại từ vay mượn từ tiếng Nhật thì:

1> Loại một khó nhận diện, do chúng có vỏ ngữ âm tiếng Hán, nên người ta thường nghĩ ràng đó là những từ gốc Hán.

Loại này có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Hầu hết là những từ cơ bản, có tần số xuất hiện lớn. Thường có cấu tạo hai âm tiết. Đặc điểm của loại này là: hình thức rất giống từ Hán, nhưng về mặt kết cấu thi các thành tố gắn bó với nhau chặt chẽ, khó phục nguyên các giá trị ban đầu của chúng, về số lượng dường như đã ổn định, rất ít tăng lên.

2> Loại hai rất dễ nhận diện nhơ cái vỏ ngữ âm đơn giản, rõ ràng mà tiếng Việt mượn trực tiếp (dường như không hề thay đổi). Loại này số lượng tăng nhanh, đánh dấu sự phát triển về mọi mặt trong quan hệ giữa hai nước Việt - Nhật.

Phụ lục 1: TỪ TIỀN HÁN VIỆT (ĐỐI CHIẾU)Hán cổ

IHán Việt

IIHậu Hán Việt

IIIHán hiện đại

IVcan gan Gãnkính gương JìngKiếm gươm jìancân gân JìnCận Gần JinCẩm Gấm Jĩnkí ghi jìKí Gửi jì

Page 223: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cang gang gãngQuả góa guaCưỡng Gượng qiangcác gác gé

Hán cổI

Hán ViệtII

Hậu Hán ViệtIII

Hán hiện đạiIV

các gác géKỉ Ghế JĩCấp Gấp jíkiêm Gồm jianCấp góp jíKế Ghẻ jìđình Dừng tíngđao dao dãoĐốc Dốc dũđái Dải dàiBản Vốn BẽnBản ván bănbích vách BìBổ vá Bũbái vái Bàibiên bên Bĩanbút Viết BĩĐộc Đọc Dúbàn mâm Pángia Nhà jĩaDiệu Mầu mìaoLiên sen lían

Page 224: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tiến Tấn jìnHọa Vẽ hùahoàn Vẹn wánHồi Về húihòa và hésái tươi săSở Thửa sũo

Hán cổI

Hán ViệtII

Hậu Hán ViệtIII

Hán hiện đạiIV

sư Thày shĩtúc thóc sùtú thùa xìucân khăn JĩnThiết Sắt Tĩethanh xanh Qĩnglí Lẽ Lĩtrĩ Trẻ zhiDị Dễ YĩTiễn tên Jìanthiên thêm Tianbiên bên Bianmiêu mèo Mãokhê khe XĩLệ Lề Lìsơ xưa chũSự Thờ shĩlô lò LúKhố kho Kù

Page 225: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Khổ khó Kùhô hò HũCộng cùng GòngThống thùng Tônglư Lừa LứBảo báu Bãocát Cắt géHộ Họ Hùlư lo LừTiện bèn Bìanphù bù FúNhục Nhạc Rũtrai chay ZhãiĐắc Được DéHợp Họp HéLượng Lạng Liangnương nàng Níangđãi Đợi DàiÂn ơn ẽnuy oai wei

Hán cổI

Hán ViệtII

Hậu Hán ViệtIII

Hán hiện đạiIV

Tổ Giỗ Zunguyên Nguồn Yuántrào Chèo, trêu CháoThuyết Thốt Shuotâm tim XĩnTầm tìm xúm

Page 226: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

linh lành Língviên Vườn YánNhiễm Nhuộm rănKiều Cầu qíaoDạng dáng YàngNguyện Nguyền YuànLoại loài LèiNiệm Niềm Nìantán tan Sàncung cúng GòngNgạn ngàn Ànlâu Lầu Loúnan Nạn NánThệ Thề ShìĐẳng Đấng DẽngKế Kề JìDi Dời Yícác gác GéKhỉ Khởi Qĩtrĩ Trẻ zhìtrú Trọ zhù

Page 227: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Phụ lục 3:

TỪ ĐỊA PHƯƠNG

(Quảng Đông – Triều Châu …)Từ ngữ Việt phát âm theo

phương ngôn Hán(I)

Nghĩa hoặc cách gọi khác(II)

Ghi bằng chữ Hán (không chính xác)

(III)Tài xỉu Dùng lúc đánh bàiHầm bằng làng Cộng hết tất cảLọt Xuống, rơi, “lọt”Dách (số dách) Nhất, số mộtDách lầu mụ pho “tốt nhất”Phì lũ Lão mập, ông mập, cha

mậpCúng phi Chúc mừngXầm Bà xầm, thímdùng Sử dụng, dùngTả pín lù “đủ thử”Xùi quẩy Xui xẻoMậu luối Hết sạch tiềnMại (dô) Mua, mua điThùng phá sảnh Dùng lúc đánh “sập sám”Lì xì Cho tiền lấy may, “lì xì”Thèo lèo Kẹo mè thập cẩm, trà liệuLạp xưởng Thịt nhồi ruột heo, lạp

xưởngChí mà phù Chè mè đenSâm bổ lượng Một loại chè thập cẩmHỏi tai “phổi tai”

Page 228: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Xì dầu Nước tươngQuanh thánh, huằn thắn (món ăn) “hoành thánh”Tẩy Ly (nước) đá khôngXá xíu Thịt heo (nạc) quay (ngọt)Xíu mại Thịt ba rọi viên (chưng)Chập cầm Thập cẩmBát bửu Một loại xúp (hoặc chè)Tầu xì Hạt đậu muối ( dùng xào

đồ ăn, khổ qua, đậu hủ)Pó sôi 1 loại cảiXí quách Món xương heoNạm (thịt bụng heo) thịt nạmBạc xỉu Cà phê cho ít sửaHá cảo Món “há cảo”, bánh tômLục tàu xá Chè đậu xanhSườn xám Áo dài Trung HoaSủi cảo Món ănGiò cháo quẩy QuẩyNgầu pín “gân bò”

Phụ lục 4:

MẪU BÀI TẬP NHẬN DIỆN TỪ GỐC HÁN TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Page 229: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Bài 1: THU ĐIẾU (Nguyễn Khuyến)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trưởc gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vẳng teo

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Tiếng Hán Việt

thu < ,điếu<, Nguyễn <

Khuyến < ,ao < ,thuyền <

câu < ,trúc < ,khách <

động <

Tiếng phi Hán Việt

Lạnh< lãnh < ; chiếc< chích <

Biếc < bích< ; vàng < hoàng <

Tầng < tằng< ; mây < vân <

Xanh < thanh< ; buông < phóng <

Cần < cản ; được < đắc <

Page 230: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Bèo < phiêu <

60 tiếng

21 tiếng gốc Hán

10 tiếng Hán Việt

11 tiếng phi Hán Việt

Bài 2: LỠ LÀNG (ca dao)

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân,

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay!

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không, 

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu.

Cá căn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Tiếng Hán Việt:

ca <, dao <, hoa <

tầm <, xuân <, đồng <

không <, như < , câu <

Tiếng phi Hán Việt:

hái < thái < , vườn < viên <

Page 231: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cà < gia < , xanh < thanh < ,

biếc < bích < , thay < tai <

75 tiếng

17 tiếng gốc Hán

9 tiếng Hán Việt

8 tiếng phi Hán Việt

Phụ lục 5:BẢNG Từ VỰNG ĐỒI CHIẾU HÁN-VIỆT,NHÓM I: Từ Hán chỉ có một cách dịch duy nhất sang tiếng Việt

(Trong “Giáo trình tiếng Hoa cơ sở”,

xếp theo thứ tự xuất hiện trong sách)

Hán hiện đại(I)

Việt hiện đại(II)

Hán hiện đại(I)

Việt hiện đại(II)

Vị Chúcbáo ĐảoVạn Thuếcao thápTiền TầngTuyết Nhậnxuân Đàithành TỉnhĐồng LoạiLục NôngHồng CứuHuyện Taiquan Khát

Page 232: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Thuộc VịĐộng BộBắc Mênam PhạmHuớng Tộitra Thầnmôn PhúcChỉ Nông dânmai Giá trịKết Thế giớiTruyền Chiến tranhTrận Điều kiệncân Tự doĐoạn Giới thiệuNgân hàng Đại sứ quánQuốc tế Thủ tụcQuốc tế Thủ tụcLịch sử Địa chỉThủ đô Diễn viênÂm nhạc Xuất phátChủ nhiệm Chú ýCông ty Tự sátĐặc sắc Thế kỷGiải quyết Thái cực quyềnThanh niên Thường thườngHọat động Phương hướngĐồng chí Xuất hiệnĐiện báo Tác phẩmVăn hóa Truyền thốngPhong cảnh Nguy hiểm

Page 233: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Quyết định Tuân thủHọc kỳ Giao thôngTiểu học Tình huốngTrung học Đặc điểmĐại học Văn họcPhát âm Tiểu thuyếtNgữ âm Tự điển

Ngữ pháp Từ điềnTự nhiên Thỉnh giáoThực hiện Khẩu ngữLý tưởng Bộ thủQuảng cáo Động tácChuyên nghiệp Tiết mụcPhiên dịch Xã hộiTính cách Phổ thôngCông nghiệp Học vấnKế hoạch Lưu niệmThương nghiệp Mục đíchPhồn vinh Thực tếHành lý Kinh tếTrung tâm Quản lýQuảng trường Phục vụKỷ niệm Chất lượngXuất bản Cống hiếnCông nhân Chuyên mônCán bộ Phát triểnCơ quan Đương nhiên

Page 234: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Thiên đường Tất nhiênTruyền thuyết Thực phẩmThần tiên Biểu hiệnNghệ thuật Phi phápDanh ngôn Diễn xuấtSự nghiệp Học phíSản phẩm Độc lậpThất vọng Tốc độKhống chế Sự vậtĐịa vị Cảm độngYêu cầu Lãng phíGiáo dục Khuyết điểmKhí hậu ảnh hưởngÔ nhiễm Kiên quyếtAn toàn Thuyết phụcCông cụ Trình độTrọng điểm Cơ bảnNhân vật Kiến nghịChủ yếu Thạc sỹNội dung Ưu túTin tức Thương lượngKinh ngạc Tiếp đãiNhiệt tình Dân tộcBảo thủ Thống kêHiếu khách Nghiêm trọngTinh thần Trách nhiệmĐồng ý Chức vụKinh nghiệm Chính phủBiểu diễn Nhật kýHình tượng Tuyệt vọng

Page 235: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Chính thức Thành ngữTư thế Thủ đoạnThực hành Tư duyChính trị Trực tiếpXã hội chủ nghĩa ảo tưởngĐầu tư Hư cấuSáng tạo Phản ánhấn tượng Tạp chíChính sách Mậu dịchKhoa học Đạo sỹSứ giả Giải thíchPhỏng vấn Lương tâmTinh tế Mâu thuẫnTác giả Tình cảmLiên hiệp Nghiêm túcHàng không Khẳng địnhThư pháp Bài vịNghệ nhân Quả nhiênThu thập Dân gianThái độ Thời kìTrung niên Hình thànhDũng khí Thể hiệnDũng cảm Định cưMỹ mãn Kiểm traQuyền lợi Trinh thámAnh hùng Phê bìnhảnh hưởng Ý nghĩaTạm thời Quân tử

Page 236: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Trực ban Tiểu nhânPhong cách Tương truyềnCung điện Đệ tửChủ động Thành lậpHộ khẩu Tổ chứcHợp đồng Trình tựPhát minh Hòa bìnhHọc vị Mỹ họcChủng loại Thành côngKỹ thuật Tổng thốngNguyên nhân Hội kiếnNăng lực Kết hợpKỳ diệu Cải tiếnXử lý Tham khảoLưu truyền Giải tiệnHọc thuật Tiến thủBáo cáo Khái quátHội trường Tự hàoMê tín Công nhậnĐơn vị Nhân đứcPhát huy Thiên thầnQuy mô An ủiDanh dự Thiên cung

Thiên hạ Đoàn viênHưởng thụ Chiến quốcTu từ Bức hạiSắc thái Diệt vọngKhẳng định Quần chúng

Page 237: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Phủ định Cung ứngNghi vấn Cung nữKhôi hài Cố ýPhức tạp Quá trìnhCảm thán Tiến bộKết luận Sinh độngSinh lý Phân tánHiện tượng Bồi dưỡngKhảo sát Tồn tạiLý do Tổ tôngChân thành Gia giáo

Phụ lục 6:

BẢNG Từ VỰNG ĐỐI CHIẾU HÁN-VIỆT,NHÓM II: Từ Hán có nhiều cách dịch sang tiếng Việt

(Trong “Giáo trình tiếng Hoa cơ sở, xếp theo thứ tự xuất hiện trong sách) [57]

Hán hiện đại(H)

Việt hiện đại(V)

Phong, lá, bức (thư)Tưởng, muốn, nhớNam, đàn ông, con traiCầu, bóng, banhHọa, vẽQuỷ, maVương, vuaNữ, đàn bà, con gáiCấp, choPhiếu, vé

Page 238: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Nhượng, để, cho phépLầu, nhà tầngTrú, ở, sống ởTrạm, ga, bếnQuý, mùaCổ, xưaKính, gươngSát, lau, chùiSắc, màuBạch, trắng, bạcGiảng, kể, nóiCùng, nghèoBệnh, ốm, đauTừ, bỏĐơn, một, lẻĐiền, viết vàoDo, bởi, vì, nhờĐộc, đầu, mău độcLộ, đường, phốQuý, đắt, mắcTrú, đóngThông, được, thông suốtCác, những, từngMiếu, chùaThành, nên, raChiếu, rọi, soiThiên, cuốn, quyểnTuyển, lựa, chọn, bầuTổ, nhóm, cụmLuyện, tập, rèn

Page 239: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Gian, căn (phòng)Dưỡng, môiChuyên, đặc biệt, riêngKhí, hơi, không khíHổ, cọp, hùmChỉ, trọQuyên, gópTrị, chữaKhuyết, thiếuTẩy, rửa, tắm, giặt, gộiBình, chai, lọXưng, gọiLuyện, tập, rènDiện, phạm vi, lĩnh vựcHận, thù, ghét, giậnPhát, nổi cáuTranh, giànhÁnh, chiếuMộng, mê, mơ,Ác, dữ, xấuKinh, sợ, hãi, khiếpThân, ruột rà, ruột thịtTế, thờ cúngPhương, thơmĐề, viết raKhổ, cực, vất vả, nhọc nhằnBì, vỏ, daHoa, bôngTại, ởBút, viết

Page 240: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Mỗi, hàng (ngày)Trà, chèLam, xanh dươngĐầu, trốcTường, váchHoan nghênh, chào mừngThời giam, thì giờHiện tại, bây giờ, hiện nayĐối diện, trước mặt, phía trướcHỏa xa, xe lửa, tàu hỏaNhất định, chắc chắnTập quán, thói quen, thích nghiNhân khẩu, dân sốNgoại quốc, nước ngoàiThái dương, mặt trờiCông tác, làm việc, công việcHy vọng, mong muốnThông minh, sáng suốtNgoại ngữ, tiếg nước ngoàiKết thúc, chấm dứtBảo hộ, giữ gìnHoàng đế, vuaSinh nhật, ngày sinhChủ nhân, người chủPhu nhân, vợNông thôn, thôn quêKết hôn, cưới vợ, lấy chồng, lập gia đìnhThành gia lập thất, thành vợ chồngĐịa đồ, bản đồTrung gian, giữa

Page 241: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Ngoại hối, ngoại tệGiá tiền, giá cảVũ hội, buổi khiên vũTriển lãm, trưng bàyQuốc gia, nướcSinh hoạt, sống, đời sống, cuộc sốngTham gia, thăm (cảnh vật)Chuyên tâm, dốc lòngChính xác, đúngVĩ đại, to lớn, lớn laoTương lai, sau nàyĐông phương, phương đôngPhương pháp, cách thứcThanh điệu, dấu giọngHội thoại, đàm thoạiNỗ lực, cố gắngTiến hành, làmTrứ danh, nổi tiếngBiện pháp, cáchHoàn toàn, trọn vẹn, đầy đủHạnh phúc, sung sướngsong sinh, sinh đôi hoàn thành, xong xuôi vĩnh viễn, mãi mãitương đồng, giống nhaubộ phận, phần quan hệ, liên quan đàm thoại, chuyện trò gia đình, nhà nghiên cứu, tìm tòi

Page 242: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

đồng thời, cùng lúc công xưởng, nhà máythất bại, thua nhân sinh, đời ngườiyêu cầu, đòi hỏiẩm thực, ăn uống ôn hòa, ấm áp ngôn ngữ, tiếng (nói) bảo mẫu, cô nuôi dạy trẻphản đổi, chổng lại phụ nữ, đàn bà tọa đàm, trao đổi, giao lưu, thảo luận phong phú, giàu có, dồi dàođa số, phần lớn trường thọ, sống lâu bí mật, dấu kín lao động, làm, làm việc chiêu đãi, (đẵi, tiếp) ưu điểm, điểm tốt, chỗ tốt thậm chí, đến nỗi, đến mức kiêu ngạo, kiêu căng ly hôn, bỏ nhau, chia tay, ly dịcô độc, lẻ loi, trơ trọi tái hôn, đi bước nừa, tái giáxưng hô, gọi trợ lý, người giúp việc phát sinh, nảy sinhtín nhiệm, tin vàocảm tạ, cám ơn thị dân, dân thành phổ

Page 243: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

tuyển cừ, bình chọn, tuyển chọn đảm nhiệm, giữ chức, làm vinh hạnh, vinh dự trọng đại, nặng nềkiến thiết, xây dựng toàn thể, tất cảkiên cường, bền bỉ, vừng mạnhcải cách, làm thay đổi, thay đồivăn tự, chữ viếttân niên, năm mớikết cẩu, cấu tạođột nhiên, bỗng dưngmô phỏng, làm theo, bắt chướcchân thực, giốngkỹ nghệ, công nghệphạm vi, giới hạnhữu nghị, tình bạntùy tiện, tự nhiên, tự do, xuê xoabao dung, bao gồm, chứakinh thành, đô thị, kinh đô, thủ đô, thủ phùthân thích, bà con, họ hàngcáo biệt, từ biệt, chào tạm biệtcẩn thận, thận trọngchính trực, ngay thẳngxác thực, đích xác, thật sự, quả thậtcao thượng, cao cả, cao quýhồ lô, quả bầuthần kỳ, kỳ lạtỷ dụ, ví dụ, ví von., so sánhkỳ ngộ, gặp tình cờ

Page 244: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

hoài niệm, tưởng nhớ, nhớ nhunghiện thực, thức tế, thực tạitương phản, trái lại, ngược lạihiển nhiên, rõ rệtcăn cứ, dựa vào, dựa theotất nhiên, hẳn thế, dĩ nhiên.danh tác, tác phẩm nổi tiếngtác gia, nhà vănphát biểu, nói, đăng, ra (tác phẩm)độc giả, bạn đọc.hồi ức, hồi tưởng, nhớ lạitiêu đề, tựa đề, đề mụcca khúc, bài háthoài nghi, nghi ngờtướng quân, người chỉ huy, người cầm binhsử dụng, dùngniên đại, thời đại, thời kỳ, những năm thángbất hủ, bất diệt, còn mãingẫu nhiên, tình cờ, bất ngờhội họa, vẽ tranhkỹ xảo, sự thành thạomỹ nữ, gái đẹp, người đẹptân kỳ, mới lạtư tưởng, ý nghĩ, cách nghĩkiến thiết, xây dựngđối phương, phíạ bên kiahấp dẫn, thu hút, lôi cuốngiao lưu, mao đổicảnh sắc, phong cảnh, cảnh vậtnhiệt đới, xứ nóng

Page 245: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cảm thụ, cảm nhậntrang sức, tô điểm, trang điểm, làm đẹpduy trì, giữphân biệt, khác nhau, riêng biệtquy định, ấiĩ định, quy chếđơn điệu, tẻ nhạtkhẩn trương, căng thẳng, hồi hộphữu hảo, hữu nghịcông thương, công thương nghiệpchế tạo, sản xuất, chế ra, làm ratrường kỳ, lâu dàitrọng lượng, sức nặnglai lịch, nguồn gốc, gốc gácphương vị, phương hướng và vị tríbần cùng, nghèo khócổ vũ, động viên, khuyến khích, khích lệtâm tình, tâm trạng, nỗi lòngtrình tự, thứ tựtín nhiệm, tín cậyđắc ý, hả hê, hài lòng, hả dạcự ly, khoảng cáchphụ cận, gần đây, lân cậnnhất thời, tạm thời, bỗng chốclễ nghi, tập tục, nghi thức, nghi lễthân phận, địa vị, tư cáchtrà đạo, nghi thức uống hàliên lạc, liên hệ, giao tiếptính tình, tính nếtlưu truyền, truyền lạithanh khiết, sạch sẽ

Page 246: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

cổ ý, cố tìnhbảo bối, của quý

lâm thời, tạm thờitân khách, kháchthực dụng, thực tếtiên nữ, cô tiên, nàng tiênlộ thiên, ngoài trờivận dụng, áp dụngtngữ nghĩa, nghĩa từ vựngkhổ công, chịu khóhợp cách, đúng điệuphúc âm, tin mừngcự tuyệt, từ chổihóa trang, cải trang, giả dạnglưu luyến, luyến tiếcthời đại, thờithống khổ, đau đớn, đau khổđàm luận, trao đổi, bàn tántinh lực, tinh thầnthi thể, xác chết.

Page 247: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Phụ lục 7:

Bảng liệt kê hư từ Hán xuất hiện trong tiếng Việt

với hình thức giữ nguyên hoặc đã chuyển loại

(Theo vần phiên âm tiếng Hán hiện đại)(H) (V)

bèi BịBẽn Bảnbì TátBì rán Tất nhiênbian Tiện > bènbù BấtBù bì Bát tátBù chéng Bát thànhBù dìng Bất địnhBù gùo Bất quảBù hăo Bất hảoBù lùn Bất luậnCéng Từng > tầngcháng ThườngCháng cháng Thường thườngchéng Thừachóng Trùngchũ Sơchú TrừChú fei Trừ phi

Page 248: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

chú qu Trừ khứchún ThuầnChún cùi Thuần túycóng Tông > tùng > tửDã dĩ Đại đềDà gài Đại kháiDà lùe Đại lượcDà tì Đại thếDân dú Đơn độcdãng Đang, đươngDãng rán Đương nhiênDào dĩ Đáo đểdé ĐắcDẽng ĐằngDí què Đích xácdú Độcdùi ĐốiDùi yú Đối (với)fán PhẩmFán shì Phẩm (là)Fă ng fú Phảng phấtfei PhiFei cháng Phi thườngFe bie Phân biệtFen míng Phân minhgè CácGẽn bẽn Căn bảnGẽn jù Căn cứgèng Cánh – càngGõng rán Công nhiên

Page 249: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Gòng tóng Cộng đồngGù rán Cổ nhiêngũi QuyGuo rán Quả nhiêngùo QuáGuo yú Quá (ư)Hé bì Hà tấthé Hòa > vàHũ rán Hốt nhiênhùo HoặcHùo zhẽ Hoặc giảJĩ hũ Cơ hồJĩ bẽn Cơ bảnjí Cặp > kịpjí CựcJí dù Cực độJí duãn Cực đoanJí lì Cực lựcJí qí Cực kìJí kè Từng khắcJí shì Tức thị > tức thìJi xù Kế tục > tiếp tụcJia rú Giả như > nếu nhưJia rú Giả sửJia shĩ Giả sửJie lian Tiếp liên> liên tiếpJie li Kiệt lựcjin Tặn

Page 250: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Jin li Tận lựcJin qing Tận tìnhJing guo Kinh quá > kinh quaju Cứjue QuyếtJue TuyệtJue ding Tuyệt đỉnhJue dui Tuyệt đốiKẻ KhảLì ji Lập tứclían Liên > liênLian xù Liên tụclín LâmLín shi Lâm thờiLù xù Lục tụclùe LượcMò rán Mặc nhiênOu rán Ngẫu nhiênpian ThiênQi chũ Khởi sơqiong Cùngquán ToànQuè shi Xác thực

réng Nhưngrú Nhưrùo NhượcShèn zhi Thâm chíShí zài Thực tại

Page 251: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Shĩ zhõng Thủy chungSì hũ Tự hồ > tựa hồsui TuySũi rán Tuy nhiênsui TùySui bìan Tùy tiệnSui shí Tùy thờiSuo yĩ Sở dĩTài TháiTè bíe Đặc biệtTì ThếTõng cháng Thông thườngTõng gùo Thông quá > thông quaTóng shí Đồng thờitoù Thấuweí duy

Wẻi DuyWẻi Vị > vìWẻi bi Vị tấtWú gù Vô có > vô cớWú lùn Vô luậnXiang dăng Tương đươngxìang HướngYĩ ding Nhất địnhYi lù Nhất luật Yĩ shí Nhất thờiYĩ cháng Dị thườngYõng yuan Vĩnh viễn

Page 252: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

yong Dụng > dùngYuan lái Nguyên laiYue lue Ước lượcYún yún Vân vân (v..v)zài Táizài TạiZàn TạmZàn shí Tạm thờizé Tắc > tức

Zhào lì Chiếu lệZhèn zhèng Chân chínhZhèng ChínhZhèng dàng Chính đảngZhí jĩe Trực tiếpZhõng gũi Chung quyZhuan mén Chuyên mônzì TựZì rán Tự nhiênZòng gòng Tổng cộngzui Tối

Phụ lục 8:Những khả năng xẩy ra “lặp nghĩa” do tiếp xúc ngôn ngữ Hán ViệtTừ Hán Việt Thói quen sử dụng trong Tiếng ViệtÁm chỉ Ngầm ám chỉẩn tình ẩn tình bên trongBa đào Sóng ba đào

Page 253: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Bán kính Đường bán kínhBảo trọng Bảo trọng sức khỏe (cho tốt)Bình kiều Cầu Bình KiềuSung thêm Bổ sung thêmCa từ Ca từ của bài hátCăn nguyên (làm rõ) căn nguyên nguồn gốcChi tiết Chi tiết nhỏChiến sĩ Người chiến sĩChính sự Việc chính sựChính trị gia Nhà chính trị giaChuyên cần Siêng năng và chuyên cầnCổ đại Thời cổ đạiCô đơn Cô đơn một mìnhCổ tự Chùa cổ tựCông bố Công bố công khaiCông nhân Người công nhânĐặc sắc Đặc sắc riêngĐặc thù Đặc thù riêngĐặc trưng Đặc trưng riêngĐại sảnh Đại sảnh lớnĐại thụ Cây đại thụDâm thư Sách dâm thưĐế quốc Nước đế quốcĐề xuất Đề xuất raĐịa danh Tên địa danhĐiểm tâm Ăn điểm tâmĐoàn viên Người đoàn viênĐộc đạo Đường độc đạoĐơn độc Đơn độc một mìnhDuy nhất (có) một lần duy nhấtGiám hiệu (ban ) giám hiệu nhà trường

Page 254: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Giám khảo Giám khải chấm thiGiám thị Giám thị coi thiGiảm thiểu Giảm thiểu bớtGiảng viên Người giảng viênGiáo sư Người giáo sưGiáo trình Sách giáo trìnhHắc hải Biển hắc hảiHán học Nghiên cứu hán họcHán vũ đế Vua Hán Vũ đếHiện đại Xã hội hiện đại ngày nayHiện hữu (khu phố) hiện hữu hiện nayHiện tại Xã hội hiện đại ngày nayHiện hữu (khu phố) hiện hữu hiện nayHiện tại Hiện tại bây giờHọa sĩ Nhà họa sĩ

Hoạn lộ Con đường hoạn lộHoàn thành Hoàn thành xong (công việc)Hoàng gia Gia đình hoàng giaHoàng hà Sông Hoàng HàHoàng tử Hoàng tử con vuaHoàng tuyền Suối hoàng tuyềnHọc giả Nhà học giảHồi sinh Hồi sinh trở lại

Hôn sự Chuyện hôn sựKhái quát Khái quát chungKiến trúc sư Nhà kiến trúc sưKinh tuyền Đường kinh tuyếnKỹ sư Người kỹ sư

Page 255: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Linh dược Thuốc linh dượcLộ trình Lộ trình đường điMưu sinh Mưu sinh kiếm sốngNạn nhân Người nạn nhânNgoạn mục Ngoạn mục và đẹp mắtNgư dân Người ngư dânNguyệt san (ra) nguyệt san hàng thángNhân chứng Nhân chứng sốngNhật ký Nhật ký hàng ngàyNhiếp ảnh gia Nhà nhiếp ảnh giaNhu yếu phẩm Nhu yếu phẩm cần thiếtNội bộ Trong nội bộNội dung Nội dung bên trongNội hàm Nội hàm chứa bên trongNội lực Nội lực bên trongNội nhật Nội nhật trong ngày (hôm nay)Ôn tập Ôn tập lạiPhạm nhân Người phạm nhânPhong trào ngũ tứ Phong trào ngũ tứ vận độngPhú quý Giàu sang phú quýPhúc khảo (chấm) phúc khảo lạiQuốc danh Tên quốc danhQuốc lộ Đường quốc lộQuyết tâm Lòng quyết tâmSơ khai Sơ khai ban đầuSử học (nhà) nghiên cứu sử họcSử học gia Nhà sư học giaTái bản Tái bản lạiTái giá Tái giá một lần nữaTái hiện Tái hiện lạiTái phát (bệnh) tái phát trở lại

Page 256: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn

Tâm sự Nói chuyện tâm sựTận dụng Tận dụng hếtTân trang Tân trang mớiTăng gia Tăng gia thêmTất niên Tất niên cuối năm

Thạch lâm Rừng đá thạch lâmThái bình dương Biển thái bình dươngThái sơn Núi thái sơn Thâm cốc Hang thâm cốcThâm nhập Thâm nhập vàoThanh khê Suối thanh khêThảo dược Thuốc thảo dượcThi sĩ Nhà thi sĩ (trứ danh một thời)Thỉnh giảng Mời giáo viên thỉnh giảngThỉnh giáo Xin thỉnh giáoThủ công Làm thủ công bằng tayThường niên (tổ chức thi) thường niên hàng nămThủy triều Nước thủy triềuTiều phu Người tiều phuTiểu thư Cô tiểu thưTối kỵ (điều đó) rất là tối kỵTối thiểu Tối thiếu nhấtTrù phú Trù phú và giàu cóTrung Quốc Nước Trung QuốcTrường Giang Sông Trường GiangTrường tồn Mãi mãi trường tồnTự vẫn Cắt cổ tự vẫnTương lai Tương lai sau nàyXạ thủ Người xạ thủ

Page 257: Từ Vựng Gốc Hán Trong Tiếng Việt (Word)saomaidata.org/library/765.TuVungGocHanTrongTiengViet…  · Web viewTừ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn