247
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................... 1 PHẦN 3: NHÓM CHUYÊN ĐỀ VỀ GIA ĐÌNH, LUẬT PHÁP........2 1. Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”................................................ 3 2. Giáo dục gia đình đối với trẻ vị thành niên, phòng ngừa xâm hại trẻ em.................................. 9 3. Phòng, chống ma túy, tội phạm, tệ nạn xã hội.....16 - Phòng, chống ma túy............................16 - Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội từ gia đình ................................................. 23 4. An toàn giao thông............................... 29 5. Vệ sinh an toàn thực phẩm........................32 6. Biến đổi khí hậu – Biểu hiện, tác động và giải pháp thích ứng........................................... 44 7. Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động.................................. 60 8. Mô hình “Sống xanh”.............................. 86 9. Môi trường với sức khỏe con người.................................................. ................98 10. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em..................................................... ...........104 - Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ có thai & cho con bú...................................... 104 - Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em....107 1

 · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1PHẦN 3: NHÓM CHUYÊN ĐỀ VỀ GIA ĐÌNH, LUẬT PHÁP.......................21. Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”...............................32. Giáo dục gia đình đối với trẻ vị thành niên, phòng ngừa xâm hại trẻ em...........93. Phòng, chống ma túy, tội phạm, tệ nạn xã hội..................................................16

- Phòng, chống ma túy...................................................................................16- Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội từ gia đình...................................23

4. An toàn giao thông............................................................................................295. Vệ sinh an toàn thực phẩm................................................................................326. Biến đổi khí hậu – Biểu hiện, tác động và giải pháp thích ứng.........................447. Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động.................................. 608. Mô hình “Sống xanh”........................................................................................869. Môi trường với sức khỏe con người..................................................................9810. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em................................................................104

- Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ có thai & cho con bú..........104- Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em.........................................107

11. Luật Hôn nhân gia đình.................................................................................11412. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình..............................................................12013. Luật Bình đẳng giới.......................................................................................133

- Giới thiệu chung về Luật Bình đẳng giới..................................................132- Nội dung cơ bản của Luật Bình đẳng giới................................................140

14. Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.................................15215. Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới 2011 - 2020.....................................165

1

Page 2:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

PHẦN THỨ BA

NHÓM CHUYÊN ĐỀVỀ GIA ĐÌNH, LUẬT PHÁP

2

Page 3:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

CHUYÊN ĐỀXây dựng gia đình

“No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” Biên soạn: Lê Thị Mỹ Hạnh

UVBTV - Trưởng ban Tuyên giáo

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIA ĐÌNH1. Khái niệm về Gia đình- Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, Gia đình là tập hợp người cùng sống

chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội gắn bó với nhau bằng quan hệ nhôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.

- Theo Luật Hôn nhân – Gia đình, “gia đình tập hợp người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”.

2. Quan niệm của Đảng, chính sách của Nhà nước và chủ trương công tác gia đình của Hội LHPN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.1. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về Công tác gia đình- Chỉ thị số 49-CT/TW (năm 2005) của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng

gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định mục tiêu chủ yếu của công tác xây dựng gia đình là “ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.”

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữu gìn và phát triển những gí trị truyền thống văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế”.

- Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước đã đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”.

- Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu quan điểm: “Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; đồng thời xác định mục tiêu: “Xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”

3

Page 4:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 xác định “...kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.

- Luật Bình đẳng giới xác định mục tiêu “Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.

- Quyết định số 72/TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v lầy ngày 28/6 hàng năm là “Ngày Gia đình Việt Nam” nhằm xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và các gia đình trong việc xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

II. THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH HIỆN NAY1. Những thành tựuSau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được những

thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình:

- Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở cơ sở phát triển, ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, khu phố văn hoá, làng văn hoá, cụm dân cư văn hoá, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội và gia đình thực hiện và phát huy. Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện để thực hiện hôn nhân bình đẳng và tiến bộ.

- Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định và phát triển.

- Những năm gần đây, việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và việc lấy ngày 28/6  hàng năm là Ngày gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và xã hội đối với gia đình trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước.

2. Những khó khăn, thách thức2.1. Mô hình gia đình truyền thống đang bị thu hẹp dần

4

Page 5:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Ưu điểm: Gia đình truyền thống là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống, có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà - cha mẹ – con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn. Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu hướng quần tụ con cái xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống dưới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị. Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy.

Hạn chế: trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà – các cháu, giữa mẹ chồng – nàng dâu… Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện của xã hội hiện đại loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng. Điều này giải thích tại sao số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia đình ngày nay.

2.2. Giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình bị mai một dần- Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ

chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp.- Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người

cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Nhiều gia đình do quá tập trung làm kinh tế đã xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các thành viên, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.

- Bạo hành trong gia đình, phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức; Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển.

- Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội.

2.3. Một số thách thức khác - Tình hình ma túy, mại dâm, TNXH, tội phạn trong lứa tuổi thanh thiếu niên,

học sinh ngày càng tăng và dịch bệnh HIV/AIDS tiếp tục diễn biến phức tạp, đang thâm nhập vào các gia đình. Tỉ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV vẫn còn cao; Vấn đề chăm sóc người cao tuổi, dinh dưỡng cho người cao tuổi, người bị nhiễm HIV/AIDS đang là gánh nặng trong các gia đình.

5

Page 6:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Nhiều gia đình vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Hàng trăm ngàn trẻ em nạn nhân của chất độc da cam đang là nỗi đau của nhiều gia đình.

- Hàng ngàn gia đình có thân nhân bị chết, bị tàn tật do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Những mất mát, đau thương của hàng triệu gia đình trong chiến tranh sau ba chục năm qua vẫn chưa thể bù đắp.

- Vấn đề làm mẹ an toàn, tỉ lệ phụ nữ nạo phá thai, mang thai thiếu máu, ung thư; Tỷ lệ trẻ vị thành niên nạo phá thai ở mức báo động.

- Những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài đang làm cho xã hội lo lắng.

- Ngoài ra, quá trình CNH - HĐH, đô thị hoá và hội nhập quốc tế tạo nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh. Sự phân hoá giàu nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông các gia đình.

- Nhiều gia đình nếu không được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ sẽ không đủ năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình. Xu thế thu nhỏ gia đình trong xã hội công nghiệp nếu không được định hướng sẽ tiếp tục gây sức ép về nhà ở cũng như đặt việc chăm sóc trẻ em và người cao tuổi vào một thách thức mới.

III. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Theo Điều 49, chương V của Luật Hôn nhân và Gia đình:1. Các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm,

giúp đỡ nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình.

2. Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

a/ Trách nhiệm với nhau giữa ông bà với con cháu - Hiện nay, xu hướng tách ông bà già ra ở riêng, sống cô đơn đang là một nỗi

lo cho các vị cao niên, đồng thời là một gánh nặng cho xã hội, xu hướng này phát triển mạnh ở các nước Châu Âu. Ở Châu Á, nhất là các nước kinh tế còn lạc hậu, tình hình có đỡ hơn, gia đình ba thế hệ còn phổ biến. Nhìn chung truyền thống ông bà ở với các con như ở Việt Nam là một truyền thống tốt đẹp nên gìn giữ và có cải tiến dần theo trình độ phát triển kinh tế văn hóa giữ đúng đạo lý của người Việt Nam: “Trẻ cậy cha, già cậy con”.

Để có được kiểu gia đình lý tưởng, trong ấm ngoài êm, trên kính dưới nhường, mọi người hòa thuận, vui vẻ, các cụ luôn có ý thức trách nhiệm :

6

Page 7:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Là tấm gương sáng cho cả gia đình noi theo, là niềm tự hào của con cháu về sự lao động cần cù, sống hòa thuận với xóm làng, có nhiều việc làm nhân nghĩa với đời, trung thực thật thà, đôn hậu...

- Là những người cố vấn tốt cho con cháu về các mặt đối nhân xử thế, nuôi dạy con, kinh nghiệm làm ăn...

- Là nhân vật trong hòa giải các mâu thuẫn trong gia đình.- Để mối quan hệ ông bà - con cháu tốt đẹp, các cụ cần sống hòa nhập với các

con. Tôn trọng lý tưởng sống của các con không chấp vặt, không bắt các con theo mình.

- Để xây dựng được mối quan hệ này đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình thường xuyên phấn đấu, rèn luyện làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình cùng tự giác ý thức đóng góp xây dựng mục đích chung của gia đình xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Con cháu đối với ông bà phải kính trọng, biết ơn. Con cháu phải biết chăm sóc về vật chất, an ủi về tinh thần đối với ông bà vừa là tình cảm, vừa là nghĩa vụ trách nhiệm của con cháu đối với người có công sinh thành nuôi dưỡng, dạy dỗ mình. Đó là đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

- Hiện nay mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào lớp trẻ, nên còn không ít những đứa con thiếu đạo đức với ông bà, ở nhiều gia đình con cái xem ông bà là vật cản, là gánh nặng, và những người cổ hủ...

- Con cái có biết yêu gia đình mới biết yêu Tổ quốc, biết hiếu thảo, kính trọng với ông bà mới biết hiếu thảo với dân. Có biết tôn kính cha mẹ, thầy cô giáo thì mới tôn kính mọi người.

b/ Trách nhiệm với nhau giữa cha mẹ với con cái:- Cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục con trở thành người tốt vừa là nhu cầu tình

cảm của con người, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội.- Chăm sóc con cái là đạo lý nguyện vọng, tình cảm theo lẽ tự nhiên của

người làm cha, làm mẹ. Nó là niềm vui của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.- Cha mẹ cần chăm sóc cho con phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm để trẻ

phát triển toàn diện sau này trở thành công dân có ích cho xã hội.- Trẻ em phải được nuôi dạy khi còn nhỏ, thường xuyên liên tục. Cha mẹ luôn

là tấm gương sáng cho con cái noi theo và hướng giúp đỡ tạo điều kiện cho con có thói quen, nếp sống giữ gìn kỹ cương thuần phong mỹ tục truyền thống tốt đẹp của gia đình theo chuẩn mực xã hội.

- Cha mẹ cùng nhau bàn bạc thống nhất nuôi dạy con, phân công theo dõi sức khoẻ học tập để dạy con nên người. Cần biết tâm lý, tình cảm của trẻ, cha mẹ dành thời gian cùng các con vui chơi, giải trí tham quan, tâm tình với chúng để nắm bắt diễn biến tình cảm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ, đặc biệt đối với trẻ ở tuổi dậy thì. Kết hợp chặt chẽ nhà trường, xã hội cùng nhau chăm sóc, giáo dục đào tạo mầm non của đất nước.

7

Page 8:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Để thực hiện được tình cảm bổn phận trách nhiệm làm con - Người nối dõi tông đường mang niềm vui hạnh phúc cho gia đình thì con phải đóng đúng vai trò của mình khi ở nhà là con ngoan, đến trường là trò giỏi, ra đường là người lễ độ.

- Bổn phận làm con phải hiếu thảo với ông bà, bố mẹ. Kẻ bất hiếu không có tình thương yêu quý trong cha mẹ thì ra xã hội cũng không biết quý trọng thương yêu mọi người.

- Hiếu thảo là biết vâng lời và giúp đỡ ông bà cha mẹ, không làm phiền lòng cha mẹ, chăm sóc bố mẹ ông bà lúc ốm đau cũng như lúc tuổi già, biết trân trọng và tuân theo nếp sống, thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình. Chăm chỉ làm ăn, chăm lo xây dựng gia đình, anh em đoàn kết thương yêu tôn trọng nhau. Đôn hậu thật thà giúp đỡ người già cô đơn, tàn tật.

- Để trở thành đứa con ngoan hiếu thảo mỗi người phải tự giáo dục, rèn luyện từ khi mình còn nhỏ, không để lớn lên rồi mới học. Học từ lời ăn tiếng nói, dáng đi đứng, ăn mặc, lao động học tập đến chọn bạn, chọn nghề, chọn chỗ ở, chọn vợ, chồng cho bản thân mình. Mọi việc làm này cần có sự kết hợp với nhà trường - gia đình với xu thế của đất nước, biết sàng lọc những nét đẹp nhất phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội.

c/ Trách nhiệm với nhau giữa vợ và chồng- Đây là mối quan hệ cơ bản nhất có tính chất quyết định, chi phối các mối

quan hệ khác trong gia đình. Mối quan hệ vợ chồng biểu hiện ở quan hệ tình cảm, đạo đức; quan hệ kinh tế; quan hệ sinh sản, nuôi dưỡng...

- Quan hệ tình cảm, đạo đức giữa vợ và chồng đem lại giá trị tinh thần, sự quan tâm chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống, sự tôn trọng, tin yêu trong suốt cuộc đời.

Để có được quan hệ tình cảm tốt đẹp đó, vợ chồng phải biết thích nghi với cuộc sống gia đình, mỗi người biết tự điều chỉnh mình để có được sự hoà hợp, không khí đầm ấm. Nhường nhịn, rộng lượng, biết chia sẻ là bí quyết của xây dựng quan hệ vợ chồng.

- Quan hệ vợ chồng còn biểu hiện ở cuộc sống chung về kinh tế. Trong gia đình cả 2 vợ chồng cùng lo tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống chung của các thành viên. Vợ chồng cần bàn bạc kế hoạch làm ăn, chi tiêu, tiết kiệm... người vợ hoặc người chồng có thu nhập cao hơn không được phép coi thường hoặc tỏ thái độ thiếu tôn trọng với người có thu nhập thấp hơn.

Trong gia đình tiến bộ, người chồng cần biết chia sẻ công việc gia đình với vợ để tạo điều kiện cho vợ nghỉ ngơi, học tập, hiểu biết...

CHUYÊN ĐỀ Giáo dục gia đình đối với trẻ vị thành niên,

phòng ngừa xâm hại trẻ em

8

Page 9:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Biên soạn: Hoàng Thị ThùyPhó trưởng ban Tổ chức

I. GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN1. Khái niệm về Gia đình“Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan

hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ”.

2. Qui mô gia đình - Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và

con.- Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà,

cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường. - Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn

thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường. 3. Chức năng cơ bản của gia đìnhTái tạo ra một thế hệ mới bao gồm cả việc sinh đẻ và giáo dục đào tạo: - Chức năng sinh sản – tái sinh sản ra con người về mặt sinh học và hoặc về

mặt xã hội; - Chức năng giáo dục của gia đình. Nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình: - Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình; - Chức năng thoả mãn những nhu cầu tâm sinh lý tình cảm4. Vai trò của cha mẹ đối với con cái- Sinh con- Nuôi con- Giáo dục con- Bảo vệ sự an toàn của con- Xây dựng gia đình thành một tổ ấm đối với con- Khi con lớn giúp con chuẩn bị vào cuộc sống xã hội nên có những định

hướng nghề nghiệp, ý thức lao động, lập thân, lập nghiệp, lập gia đình.5. Mối quan hệ cha mẹ, con cái - Là chỗ dựa tin cậy của con, phải hiểu con .- Dành thời gian cho con

9

Page 10:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Phải hiểu tâm sinh lý của con trẻ ở từng giai đoạn: Thời kỳ tuổi nhà trẻ : ăn ngủ, giao tiếp với đồ vậtThời kỳ tuổi mẫu giáo: chơi với bạn, trò chơi sắm vaiTuổi nhi đồng (tiểu học): học tập, tìm tòi, khám pháTuổi thiếu niên (cấp 2): sự biến đổi về tâm sinh lý; thích độc lập, muốn được

đối xử như người lớn; tự khẳng điịnh mình; có những mối quan hệ bạn bè.6. Một số nguyên tắc trong giáo dục con cái:- Làm gương: Để nhân cách trẻ được hình thành và phát triển tốt, trẻ con cần

thấy được gương sáng nơi người lớn- Tổ chức cuộc sống trong gia đình Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình thương. Xây dựng nếp sống

sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập nhân cách của mình. Tổ chức lối sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng người khác. Dạy con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói.

- Tôn trọng nhân cách:+ Cần lắng nghe, không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc + Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ - Yêu thương + nghiêm khắc: Cha mẹ cần có một tình yêu bao la, vô điều kiện

đối với con cái. Tuy nhiên, nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành thành tính ích kỷ và đòi hỏi. Cha mẹ cần nói “không” khi cần thiết.

- Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng: Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm sinh lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm riêng, để đồng hành với con trong cuộc sống.

7. Phương pháp trong việc dạy con- Thuyết phục: Dùng lời lẽ, thái độ và sự gương mẫu để con vâng lời làm

theo, nêu gương tốt, động viên, khen, khích lệ những việc con làm được, trò chuyện thân mật với con, lắng nghe ý kiến của con.

- Tổ chức hoạt động và đời sống (các kỹ năng sống): Tập cho con có những thói quen ngay từ lúc còn nhỏ như: vệ sinh cá nhân, lao động phụ giúp cha mẹ, tính tự học.

- Khuyến khích sự tiến bộ của con: Khen thưởng thật khách quan, công bằng, tránh “việc trả công” bằng tiền. Xử phạt khi thật cần thiết “tránh giận cá chém thớt” không được nhốt con, đuổi con ra đường.

Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự hy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được con cái đáp đền.

II. PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TRẺ EM

10

Page 11:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

1. Quyền trẻ emNhững quan điểm chính- Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi- Không phân biệt đối xử- Quyền lợi tốt nhất cho trẻ em- Quyền sống còn và phát triển- Tôn trọng quan điểm của trẻ em- Được bảo vệ khỏi bị xâm hại về thể chất và tinh thầnCác dạng xâm hại trẻ em- Xao nhãng- Xâm hại/lạm dụng về thể chất- Xâm hại/lạm dụng về xúc cảm- Xâm hại/lạm dụng về tình dục2. Xâm hại tình dục trẻ emThế nào là xâm hại tình dục trẻ em?Hình thức xâm hại tình dục trẻ em- Lời nói, cử chỉ, cách nhìn, đụng chạm khiến trẻ bối rối, khó chịu, tức giận

hoặc sợ hãi- Đặc biệt những hành vi này liên quan đến các bộ phận nhạy cảm hoặc bộ

phận sinh dục trẻ3. Hình thức xâm hại tình dục trẻ em* Hành vi xâm hại:- Hôn hít, sờ mó, vuốt ve, mơn trớn…- Toan tính quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục- Mại dâm trẻ em* Hành vi quấy rối:- Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo (tắm, thay quần áo)- Dùng lời nói kích thích tình dục- Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, phim ảnh khiêu dâm- Phô bày bộ phận sinh dục* Xâm hại tình dục- Dâm ô- Giao cấu

11

Page 12:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Cưỡng dâm- Hiếp dâm4. Trẻ nào có nguy cơ bị xâm hại - Trẻ nhỏ nói chung (< 16 tuổi, VTN)- Trẻ em bị xao nhãng- Trẻ lang thang/trẻ em đường phố- Trẻ lao động sớm- Trẻ khuyết tật5. Ai có khả năng trở thành người xâm hại tình dục trẻ em- Người có thói quen rượu chè- Thiếu thốn/mất cân bằng trong đời sống tình cảm/tình dục: người xa gia

đình, ly hôn, mới lớn…- Người chăm sóc trẻ nhưng không có mối gắn kết/quan hệ với gia đình:

bạn trai/bạn gái, thầy/cô, hàng xóm, họ hàng, bạn bè của cha mẹ…- Đối tượng khác6. Cách thức nào đối tượng dùng để tiếp cận và xâm hại tình dục trẻ em - Thường chọn trẻ dễ bị tổn thương hoặc yếu thế hoặc không được quan tâm,

gây cảm tình, sự tin cậy nơi trẻ, cho trẻ cảm thấy được quan tâm đặc biệt…- Lợi dụng sự quen biết- Lợi dụng sự ngây thơ hoặc sự tin tưởng của trẻ- Lừa trẻ bằng các thủ đoạn đơn giản: hỏi đường, tặng quà nhân dịp gì đó, cho

kẹo bánh làm quen- Lợi dụng quyền hạn của mình: cha mẹ, người thân, thầy cô, người lớn tuổi

hơn hoặc người mạnh hơn để dụ dỗ hoặc khống chế trẻ- Lợi dụng tính tò mò, hiếu thắng của trẻ- Lợi dụng lối giáo dục hay vâng lời người lớn, tính thíchgiúp đỡ người khác của trẻ- Lợi dụng tình cảm chưa phát triển hoàn chỉnh của trẻ, tính thích làm người

lớn, thích độc lập…- Tấn công trực tiếp khi thấy trẻ một mình7. Các dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục hoặc có nguy cơ

xâm hại tình dục - Dấu hiệu về thể chất - Dấu hiệu về cảm xúc/hành vi * Các dấu hiệu có nguy cơ/bị XH về thể chất

12

Page 13:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Đau, có vết bẩn, chảy máu hoặc có tiết dịch ở vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng

- Đau dai dẳng hoặc đau tái đi tái lại khi đi tiểu hoặc trẻ hay bị đau bụng* Các dấu hiệu có nguy cơ/bị XHTD cảm xúc hành vi- Có tiền/quà/đồ chơi không có lý do chính đáng- Hành vi phục tùng/trìu mến quá mức với người khác- Thường kể hoặc đề cập đến người bạn mới lớn tuổi- Sợ hãi bất thường đối với người nào đó/nơi nào đó- Ác mộng hoặc “rối loạn” giấc ngủ- Có dấu hiệu thần kinh căng thẳng, sợ hãi- Không chịu thay quần áo- Khó ăn, khó ngủ hoặc/và than đau bụng không rõ nguyên- Mối quan hệ với bạn bè đồng lứa không tốt- Trốn học hoặc bỏ nhà đi- Nghiện rượu/thuốc- Nhật ký- Tự hủy hoại bản thân/có ý định tự tử hoặc cố gắng tự tử- Trẻ báo bị XHTD- Sợ về nhà hoặc mong muốn đến sống các trung tâm- Có các hành vi giống người trưởng thành (giống cha mẹ hoặc cặp vợ chồng)* Dấu hiệu khác- Đồ lót ướt hoặc có vết bẩn những không liên quan đến việc đi/làm vệ sinhĐÔI KHI KHÔNG PHÁT HIỆN ĐƯỢC BẤT KỲ DẤU HIỆU TỔN

THƯƠNG NÀO VỀ THỂ CHẤT HOẶC/VÀ TINH THẦN8. Làm gì để ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em - Hãy nói chuyện và dạy bảo trẻ- Lắng nghe- Thể hiện bằng sự thấu cảm, chấp nhận và tôn trọng* Dạy cho con rằng:- Cơ thể của trẻ do trẻ làm chủ, không ai có quyền đụng chạm đến khi không

được cho phép- Có nhiều kiểu đụng chạm mang ý nghĩa khác nhau- Tin tưởng vào cảm giác của mình

13

Page 14:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn tin cậy khi có cảm giác không thoải mái với ai đó/tình huống nào đó

- Phân biệt giữa bí mật và sự ngạc nhiên* Nói gì với trẻ ?- Con có quyền nói KHÔNG với bất kỳ người nào muốn đụng chạm đến các

bộ phận riêng tư đó (ngực, bộ phận sinh dục, mông, …)- Nếu có bất kỳ ai đụng chạm vào các bộ phận riêng tư đó hoặc yêu cầu con

đụng chạm vào các phần riêng tư của họ, ba/mẹ muốn con kể cho ba/mẹ nghe. Ba/mẹ hứa là sẽ tin con

- Nếu một người nào đó đụng chạm vào con theo cách không đúng đó, hãy nhớ là điều đó không phải là lỗi của con

9. Làm gì khi biết trẻ em bị xâm hại tình dục- Báo cáo ngay với cơ quan có trách nhiệm- Nếu có thể: cung cấp bằng chứng- Không nên :

+ Phê phán, đổ lỗi hoặc trừng phạt trẻ+ Dằn vặt, tự trách mình trước mặt trẻ+ Nghĩ đến hoặc nói đến hoặc tiên đoán tương lai tiêu cực của trẻ+ Có hành động quá khích với thủ phạm/gia đình thủ phạm

- Bảo vệ trẻ để giảm tối thiểu stress sau chấn thương, sự sợ hãi, mặc cảm… bằng sự thấu hiểu, chấp nhận và tôn trọng

- Không thỏa hiệp với thủ phạm và hành vi phạm tội- Cho uống thuốc ngừa thai khẩn cấp (nếu cần)- Đưa trẻ đi khám để chữa chấn thương hoặc loại trừ bệnh lây qua đường tình

dục hoặc viêm nhiễm đường sinh dục- Tiếp tục hướng dẫn trẻ tự bảo vệ để tránh những trường hợp tương tự trong

tương lai10. Luật pháp liên quan xâm hại tình dục trẻ em- Bộ luật hình sự- Nghị định 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em11. Tư vấnNếu phát hiện trẻ bị tổn thương về tâm lý nên:- Đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn- Có sự hợp tác của cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ trong quá trình tư vấn

14

Page 15:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Cơ quan tư vấn tham khảo- Hội LH phụ nữ các cấp tại địa phương- Phòng LĐ-TBXH quận/huyện- Cán bộ phụ trách hoặc CTV công tác trẻ em tại xã/phường nơi sinh sống- Phòng bảo vệ, chăm sóc trẻ em -Sở LĐ – TBXH thành phố Đ/c: 342 Phan Châu Trinh, ĐT: 0511-3827407

CHUYÊN ĐỀ Phòng, chống ma túy, tội phạm, tệ nạn xã hội

Biên soạn: Lê Thị Bảo LinhChuyên viên ban Tuyên giáo

15

Page 16:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

A. PHÒNG CHỐNG MA TÚY

Ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Những hậu quả do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước.

Có thể nói, nghiện ma tuý là loại tệ nạn đáng quan tâm nhất hiện nay, vì nó thu hút số thanh thiếu niên sa ngã vào con đường nghiện ngập ngày một tăng. Nghiện ma tuý làm suy kiệt trí tuệ, sức khoẻ, giống nòi. 

Nghiện ma tuý cũng là đồng hành với tội phạm và là một trong những con đường ngắn nhất dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS.

I. TÌNH HÌNH TỆ NẠN MA TÚYTheo thống kê cho thấy, tình hình người nghiện, người sử dụng trái phép chất

ma túy trong năm 2013 tiếp tục có sự gia tăng. Số tái nghiện tăng 21,4%, trong đó số không có nghề nghiệp chiếm 62% và số có việc làm không ổn định chiếm 34%. Người nghiện có độ tuổi trên 35 chiếm 9%, tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 18 – 35 (chiếm 85,8%), đáng chú ý là có 75 trường hợp dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy (chiếm 5,2%), 25 trường hợp là học sinh, sinh viên sử dụng trái phép chất ma túy, 210 trường hợp có tiến án, tiền sự (chiếm 14,4%) trong đó có 22 trường hợp có tiền án về ma túy.

Nổi lên vẫn là tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp chiếm tỷ lệ cao và tiếp tục gia tăng, đặc biệt là xu hướng chuyển từ sử dụng heroin, thuốc lắc sang sử dụng loại ma túy đá. Trong 546 trường hợp tập trung cai nghiện bắt buộc chỉ có 21 trường hợp sử dụng cần sa (chiếm 3,8%), 90 trường hợp sử dụng heroin (chiếm 16,5%) nhưng có 435 trường hợp sử dụng loại ma túy tổng hợp, trong đó số sử dụng thuốc lắc có 43 trường hợp (chiếm 7,9%) nhưng số sử dụng ma túy đá có 392 trường hợp (chiếm 71,8%).

II. KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHẤT MA TÚY1. Ma túy là gì?Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi đưa vào cơ thể

người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh mẽ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

2. Phân loại2.1. Theo nguồn gốc- Ma túy có nguồn gốc thiên nhiên: thuốc phiện, cần sa, cocaine- Ma túy bán tổng hợp: heroin, morphin, cadeine, LSD..- Ma túy tổng hợp: ecstasy (thuốc lắc), amphetamine, methamphetamine

16

Page 17:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

2.2. Theo tác động lên hệ thần kinh- Nhóm các chất gây ức chế thần kinh (trầm cảm)Gồm: thuốc phiện, bạch phiến (heroin), cần sa (bồ đà), tân dược thuộc

nhóm thuốc an thần (valium, seduxen)+ Loại ma túy này gây ra sự trì trệ hệ thống thần kinh TW và sự chuyển dịch

tín hiệu của não bộ người sử dụng. Nhịp tim và hô hấp cũng bị chậm lại+ Tác động nhẹ ban đầu: cảm thấy thư giãn, bình tĩnh, thoải mái, có tác dụng

giảm đau.+ Tác động nghiệm trọng: Nói líu, không kiểm soát được việc đi đứng, ói

mửa, buồn nôn, chán ăn và không chú ý đến chăm sóc cơ thể, bất tỉnh vì hô hấp và nhịp tim bị chậm lại (nghiêm trọng sẽ tử vong).

- Nhóm các chất kích thíchGồm: Cocain, ecstasy (thuốc lắc)+ Làm cho hệ thần kinh TW và sự chuyển nhận tín hiệu của não bộ hoạt động

nhanh hơn, khiến cho nhịp tim, thân nhiệt và huyết áp tăng.+ Tác động nhẹ ban đầu: cảm giác phấn chấn, thoải mái, hăng hái hoạt động.+ Tác động nghiệm trọng: khát nước, biếng ăn và không có nhu cầu nghỉ

ngơi, mất ngủ, giãn đồng tử, bồn chồn, bị kích động.- Nhóm các chất gây ảo giácGồm: Cần sa, bột ketamin (bột K, loại này có rất ít ở Việt Nam)+ Loại ma túy này ảnh hưởng đến nhận thức người sử dụng. Họ nhìn nhận sự

vật một cách lệch lạc. Nhận thức bị rối loạn nhất là về âm thanh, màu sắc, thời gian. Tác hại của loại ma túy này khác nhau nhiều, khó tiên lượng trước

3. Một số loại ma túy được sử dụng phổ biến tại Việt Nam3.1. Heroin- Tên thường gặp: Bạch phiến, hàng trắng, chất trắng được xếp vào các loại

ma túy được gọi là “á phiện”. Á phiện được chiết xuất từ phần nhụy trắng của hoa thuốc phiện có chứa morphine codein.

- Hình dạng: Thường được chế biến thành 2 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là “Heroin 4” (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là “Heroin 3” dùng để hút, hít.

- Heroin là chất gây nghiện nặng, sử dụng liên tục sẽ dấn đến tình trạng lệ thuộc nhanh chóng, theo đó liều sử dụng ngày càng tăng để đạt được cảm giác phê như khi mới sử dụng. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ xốc thuốc rất cao. Khi dùng ở liều cao, trạng thái dịu thần kinh do thuốc gây ra có thể quá tải dẫn đến xốc thuốc với các biểu hiện: bất tỉnh, hôn mê và chết do tắc thở. Triệu chứng đói thuốc xuất hiện khi người sử dụng không sử dụng thuốc theo cữ nữa gồm: mệt mỏi, đau xương, đau cơ, mất ngủ, tiêu chảy, nôn mửa, lạnh nổi da gà.

17

Page 18:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

3.2. Estasy (thuốc lắc)- Tên thường gặp: XTC, X, Adam, Eva, Clarity, Lover's Speed- Thuốc lắc là một loại ma túy tổng hợp được bào chế dưới các dạng viên nén

hoặc viên con nhộng với các loại hàm lượng từ 50 - 120 mg Ecstasy. Cách dùng thuốc lắc thường là uống/nuốt, có tác dụng kéo dài trong vòng 3-6 tiếng và thường sử dụng liều tiếp theo ngay khi liều trước hết công hiệu.

- Thuốc lắc thường được sử dụng trong vũ trường, quán bar; tạo ảo giác trong nhiều giờ liền khiến cho người dùng có trạng thái sung mãnh, hưng phấn, tự tin, nhiệt độ cơ thể tăng tạo cảm giác nóng bỏng, thích thực thiện những hành vi có cảm xúc mạnh, đặc biệt khi đi kèm với âm thanh có cường độ lớn. Khi phê thuốc, con người bị kích động cuồng nhiệt, lắc lư quay cuồng, la hét, đập phá, cởi bỏ quần áo và quan hệ tình dục tập thể...

3.3. Ma túy đá- Hay còn gọi là hàng đá, chấm đá có hình dạng gần giống với mì chính hoặc

giống hạt muối và óng ánh giống đá, là chất methamphetamin được bào chế dưới dạng thức tinh thể, một chất gây nghiện cực mạnh.

- Được sử dụng theo nhiều cách như nuốt, hút, hít, uống hoặc tiêm. Có thể hít trực tiếp qua đường mũi (sau khi nghiền nhỏ) hoặc hút bằng tẩu thủy tinh

- Ma túy đá tác dụng trực tiếp đến não bộ, gây kích thích thần kinh trung ương có thể tạo ảo giác kéo dài đến ngày cho người dùng. Sự hưng phấn, sung mãn, tự tin của những người sử dụng loại ma túy này khiến cho họ làm những điều họ không dám như: chạy xe điên cuồng, tự rạch, cào, cắn chính cơ thể mình, quan hệ tình dục tập thể, nhảy nhót, la hét... Khi dùng ma túy đá có thể thức trắng 3-4 đêm liền, không có cảm giác thèm ăn, không ngủ, luôn trong trạng thái hoạt động với tần suất cao.

4. Nghiện ma túy 4.1. Khái niệmNgười nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc

hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất nàyNhững đặc tính của ma túyGây cho người sử dụng nó có sự ham muốn rất khó có thể kiềm chế được và

buộc phải sử dụng nó bằng bắt cứ giá nào (tức là sự lệ thuộc vào ma túy). Khi thiếu thuốc xuất hiện các triệu chứng: Uể oải, hạ huyết áp, co giật, sùi bọt mép...

Gây cho người sử dụng nó có khuynh hướng tăng liều dùng không ngừng, tức là lần sau phải dùng nhiều hơn lần trước mới thấy thỏa mãn cơn nghiện

4.2. Tiến trình dẫn đến nghiện ma túy

18

Không dùng

Có tiếp xúc

Dùng thử lần đầu

Thỉnh thoảng dùng

Dùng thường xuyên

Nghiện

Page 19:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Những điều cần lưu ý- Người sử dụng am túy chỉ trở thành người nghiện và lệ thuộc vào ma túy

sau một thời gian sử dụng nhất định.- Tác hại của việc sử dụng ma túy lên người dùng có thể xảy ra ngay từ những

lần dùng đầu tiên (ví dụ như sốc thuốc, nhiễm HIV/AIDS...)4.3. Một số đối tượng dễ bị nghiện ma túy (có nguy cơ nghiện cao)Người sống trong môi trường phức tạp liên quan đến ma túy, ví dụ một số

đồng bào dân tộc có tập quán lâu đời trồng cây thuốc phiện; những địa bàn, tuyến giao thông thuận lợi cho việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy; nơi phong trào bảo vệ trật tự an ninh yếu kém; nơi có nhiều đối tượng hình sự, cờ bạc, mại dâm...

Những thanh niên không có việc làm, thất học, bi quan chán nản về tương lai, tiền đồ, những người có hoàn cảnh éo le trong đời sống riêng tư, gia đình tan vỡ, bố mẹ bất hòa.

Những người có cuộc sống buông thả tự do, thích đi tìm cảm giác lạ, tò mò, dễ bị kích động và cả nghe, cả tin...

Những người sống trong môi trường phức tạp không có sự quản lý của Nhà nước, xã hội, dễ bị lôi kéo như ở các bãi khai thác vàng, đá quý; người lao động, kiếm ăn ở miền núi, các thành phố, họ sống xa nhà và thiếu sự kiểm soát và giám sát của người thân.

Nhiều thanh niên sử dụng ma túy xuất thân từ những gia đình có kinh tế khá giả; hoặc số ít có địa vị, nhưng bất ổn về nền tảng đạo đức. Xuất phát từ cách ứng xử hoặc cực đoạn, thiếu tâm lý, hoặc chăm lo không đúng cách của các bậc cha mẹ đã đẩy các em rời xa khỏi mái ấm gia đình tìm đến các quán bar, vũ trường...nơi có nhiều cạm bẫy. Trong lúc ý thức các em chuyển biến theo hướng xấu thì cha mẹ lại không hề biết, dửng dưng, chiều chuộng nên dẫn đến tình trạng sử dụng các chất gây nghiện với bạn bè, bị bọn buôn bán ma túy lợi dụng.

4.4. Những dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túyNhu cầu chi tiêu tăng bất thường

19

Page 20:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Nhu cầu chi tiêu bằng tiền hàng ngày càng tăng và không giải thích được lý do chi tiêu. Một số thanh niên học sinh thường hay nói dối cha mẹ xin tiền đóng học phí, mua sách vở hoặc lấy trộm tiền, ăn cắp đồ đạc trong gia đình đem bán hoặc cầm cố để đi hút hít

Tính tình thay đổi bất thường và theo chiều hướng xấu điHay ngáp vặt, lầm lì ít nói, có biểu hiện xa lánh người thânNgược lại có những lúc nói năng hoạt bát, cười đùa vô cớ, đó là khu cơ thể đủ

chất ma túyHay nói dốiLười lao động, ngại tắm giặt, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sángSức học, sức làm việc giảm nhanh, hay ngủ gậtHay tụ tập, đàn đúm, sinh hoạt buông thảTự tập đàn đúm với những người có sinh hoạt buông thả, bừa bải. Thức

khuya, dậy muộn, người bơ phờ, sút cânĐi khỏe nhà theo một khoảng thời gian nhất định (do thói quen sính lý của

người sử dụng ma túy) bất chấp công việc đang làm hay sự can ngăn của người khác. Học sinh ngồi trong lớp hay xin ra ngoài

5. Tác hại của việc sử dụng ma túy5.1. Về kinh tế100% gia đình có người nghiện ma túy lâm vào cảnh sa sút kinh tế, 12% bị

phá sản. Bên cạnh đó Nhà nước còn phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để cai cho người nghiện, phục hồi sức khỏe, tạo việc làm và chi phí cho lực lượng phòng, chống ma túy.

5.2. Về xã hội- Để có tiền sử dụng ma túy, rất nhiều người nghiện đã phạm tội trộm cắp,

cướp của, giết người, buôn bán ma túy...- Tệ nạn ma túy lan rộng trong thế hệ trẻ, tác động xấu làm suy đồi đạo đức,

lối sống, sức khỏe, trí tuệ của hàng vạn thanh niên, ảnh hưởng tới tương lai tiền đồ dân tộc.

- Tệ nạn ma túy làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS- Ma túy còn làm gia tăng các vụ tai nạn giao thông (do người nghiện dùng

thuốc không làm chủ được bản thân) đồng thời nghiện ma túy cũng làm gia tăng tệ nạn mại dâm.

5.3. Đối với gia đìnhTệ nạn ma túy phá vỡ hạnh phúc gia đình của nhiều gia đình. Nhiều người

nghiện hút ma túy đánh đập vợ con, giết bố mẹ, ông bà đòi tiền hút, chích ma túy; bán hết tài sản, thậm chí cả nhà để có tiền sử dụng ma túy. Nhiều trẻ em phải bỏ học lang thang, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ.

20

Page 21:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

5.4. Đối với bản thân người nghiện ma túy- Người nghiện ma túy sức khỏe giảm sút nhanh chóng: cơ thể bị suy kiệt,

người gầy yếu, mất ngủ thường xuyên, sợ gió, sợ nước, ngại tắm rửa...- Nhiều trường hợp dùng ma túy với liều cao làm tê liệt thần kinh và dẫn đến

tử vong- Rất dễ bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm đến sinh mạng như: Nhiễm trùng máu, trụy tim mạch..., Mất khả năng lao động... - Nhân cách suy thoái: Dần dần người nghiện sẽ trở nên thờ ơ với những hứng

thú, hoài bão ước mơ, học hành, vui chơi, giải trí lành mạnh... Thậm chí do nhu cầu sử dụng ma túy ngày càng gia tăng nhiều người trở nên liều lĩnh, hung hãn mất tính người; để có ma túy họ có thể làm mọi thứ (mà trước đây chưa làm bao giờ) kể cả phạm pháp, trộm cắp, giết người, cướp của...

III. PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN - CÁCH PHÒNG NGỪA TỆ NẠN MA TÚY VÀ TÁI NGHIỆN MA TÚY

1. Các hình thức cai nghiện ma túyCai nghiện tại gia đình: Hình thức này chỉ có tác dụng đối với người nghiện

có quyết tâm cao và hoàn toàn tự giác cai nghiện. Người cai nghiện được gia đình chủ động chăm sóc, nuôi dưỡng theo điều kiện gia đình. Tuy nhiên vẫn có sự tư vấn của thầy thuốc, có sự quản lý giám sát giúp đỡ của chính quyền địa phương và cộng đồng

Cai nghiện ma túy tại cộng đồng: Đây là hình thức cai nghiện do chính quyền phường, xã tổ chức quần chúng, xã hội tổ chức ở địa bàn có số người nghiện ma túy nhiều. Thời gian quant lý tập trung điều trị cắt cơn cho người nghiện từ 7-10 ngày. Sau đó họ được trở về với gia đình để gia đình tiếp tục quản lý, giám sát và chăm sóc

Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đây là hình thức cai nghiện giúp người nghiện có thể tách khỏi môi trường ma túy. Người nghiện ma túy ở tập trung, có điều kiện để tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Tại các Trung tâm cai nghiện sẽ được các thầy thuốc có kinh nghiệm, am hiểu điều trị và giúp đỡ cho việc ổn định tâm lý khi cai nghiện. Các trung tâm cũng có điều kiện để áp dụng các kinh nghiệm và kỹ thuật cai nghiện tiên tiến giúp cho quá trình cai nghiện thành công.

2. Phòng ngừa tệ nạn ma túy- Tăng cường tuyên truyền và giáo dục trong nhân dân các kiến thức pháp luật

về phòng chống xa túy, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh.

21

Page 22:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy cho người nghiện, để họ hiểu rõ chính sách pháp luật của nhà nước về việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về ma túy và hậu quả pháp lý của những hành vi đó.

- Phối hợp với gia đình, nhà trường trong việc tuyên truyền cách phòng, chống ma túy, giáo dục lối sống lành mạnh, không tham gia vào các TNXH.

- Đối với thanh thiếu niên hiện nay, kể cả thành niên rất cần hơi ấm của gia đình và những lời động viên, khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với... Chính vì vậy, gia đình cần hãy luôn giành thời gian quan tâm đến các em nhiều hơn, các em có cơ hội phát triển những suy nghĩ, bộc lộ ước mơ, đề xuất các khó khăn với ba mẹ để rồi chính chúng ta sẽ giúp các em có thêm nhiều niềm tin hơn nữa trong cuộc sống và hướng về một tương lai tốt đẹp

- Sống lành mạnh- Tham gia các hoạt động tuyên tuyền phòng, chống tại gia đình, nhà trường

và xã hội- Phát hiện và thông báo kịp thời hiện tượng liên quan đến ma túy cho các cơ

quan, đơn vị có chức năng3. Biện pháp phòng chống tái nghiện- Trước hết cần làm cho người nghiện thấy được tác hại của việc nghiện ma

túy và hậu quả của việc tái nghiện. Phải phân tích cho họ thấy được cái quý giá nhất của con người là sức khỏe và danh dự. Nghiện ma túy không chỉ làm hao mòn, hủy hoại sức khỏe, bị bệnh tật ốm đau mà còn làm cho con người trở nên lười lao động, sống bê tha trở thành gánh nặng, nỗi bất hạnh cho gia đình. Nghiện ma túy là hành vi VPPL.

- Quản lý chặt chẽ nhất là mối quan hệ của người nghiện ma túy; không để họ tiếp xúc với các đối tượng xấu và tiếp xúc với môi trường có nhiều phức tạp

- Tư vấn giúp đỡ đối tượng vượt qua sự xấu hổ, lấy lại sự tự tin- Tạo điều kiện giải quyết việc làm để có thu nhập chính đáng- Phối hợp giữa cơ quan y tế, công an, gia đình, bạn bè, chính quyền, đoàn thể

theo dõi, giúp đỡ và quản lý sau cai nghiện (xóa bỏ các tụ điểm cung cấp ma túy, giúp những người nghiện khác đi cai nghiện...)

- Hiện tượng tái nghiện thường xuất hiện sau khi cai nghiện hoặc nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào. Vấn đề cơ bản là sự quan tâm chăm sóc thiết thực của gia đình, bạn bè, xã hội đối với người sau sai nghiện; sự vượt qua dằn vặt về tư tưởng, tâm lý thèm muốn về ma túy xuất hiện.

B. PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI TỪ GIA ĐÌNH

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI PHẠM VÀ TNXH.

22

Page 23:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

1. Khái niệm.1.1. Tệ nạn xã hội- TNXH là những hiện tượng, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ

biến, những hành vi sai với nguyên tắc lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và những quy tắc được thể chế hóa bằng pháp luật. Những hành vi đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống KT – XH.

- Các loại TNXH: ma túy, mại dâm, cờ bạc, đồng bóng, mê tín dị đoan, tham nhũng…

1.2. Tội phạm- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình

sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế dộ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.

- Các loại tội phạm: + Tội phạm chính trị: phản bội tổ quốc, gián điệp, bạo loạn.+ Tội phạm kinh tế: buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, trốn thuế, cho

vay lãi nặng…+ Tội phạm về ma túy: Trồng, sản xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất

ma túy.+ Tội chứa, môi giới mại dâm…+ Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: tổ chức đua xe trái

phép, cản trở giao thông đường sắt, thủy, hàng không, phá hủy các công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.

+ Tội gây rối trật tự công cộng.+ Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người,

giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, giao cấu với trẻ em, mua bán phụ nữ, trẻ em. Đánh tráo chiếm đoạt trẻ em…

+ Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy…+ Các tội phạm về chức vụ: tham nhũng, nhận hối lộ, lợi dụng chức quyền để

trục lợi…+ Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính: chống người thi hành công

vụ, giả mạo con dấu, xúc phạm quốc kỳ, quốc huy…Tội phạm và TNXH có mối quan hệ với nhau. Một số TNXH dễ dẫn đến tội

phạm như: tệ mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, tham nhũng…

23

Page 24:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Để phòng tránh tội phạm trước hết cần phòng tránh không để xảy ra các TNXH, tích cực giúp nạn nhân thoát khỏi tệ nạn càng sớm càng tốt.

2. Tác hại của tội phạm và TNXH.Tội phạm và TNXH gây tác hại nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình và XH.2.1. Đối với bản thân người mắc TNXH và tội phạm:- Có tâm lý lo lắng, hoang mang, bi quan chán nản, bị coi thường dẫn đến thái

độ thù ghét tất cả cuộc sống của họ trở nên nặng nề, thiếu tự tin, bế tắc không phát huy được năng lực của bản thân.

- Mắc TNXH và tội phạm làm cho con người có tính ích kỷ, vụ lợi, mất tính trung thực và lòng tự trọng, mất nhân cách làm người.

- Phần lớn không làm ra tiền mà chi tiêu nhiều. Đồng tiền phi pháp làm ra không giữ được lâu bền.

- Bệnh tật do nghiện hút, mại dâm…lo lắng tính toán để lẩn tránh sự kiểm sóat của pháp luật làm cho sức khỏe giảm sút.

2.2. Đối với gia đình:- Gia đình có người mắc TNXH sẽ ảnh hưởng đến năng xuất và hiệu quả lao

động, thiệt hại về kinh tế do đối tượng chi phí vào các TNXH, phải chi phí tốn kém để chữa bệnh do TNXH gây ra.

- Hạnh phúc gia đình tan vỡ hoặc bị đe dọa tan vỡ, gây mất đoàn kết, suy giảm niềm tin giữa các thành viên trong gia đình, không khí gia đình căng thẳng, danh dự gia đình, dòng họ bị tổn thương…

2.3. Đối với xã hội:- Nguồn nhân lực của xã hội bị suy giảm.- Thiệt hại về kinh tế, chi phí xã hội tăng về: chăm sóc sức khỏe, điều tra phát

hiện tội phạm và phòng chống TNXH, xây dựng các trung tâm giam giữ tội phạm, phục hồi nhân phẩm…

- Ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây mâu thuẫn xóm làng. Những vụ việc nghiêm trọng gây thiệt hại tài sản công dân và nguy hại đến tính mạng con người…

- TNXH và tội phạm lan rộng trong thế hệ trẻ, tác động xấu làm đạo đức xã hội suy thoái.

3. Nguyên nhân của TNXH và tội phạm.3.1. Từ gia đình:- Thiếu công ăn việc làm, làm ăn phi pháp, kinh tế khó khăn hoặc quá lo làm

giàu cha mẹ thiếu thời gian quan tâm, kiểm soát lẫn nhau nhất là đối với trẻ em…- Thiếu kiến thức về phòng chống TNXH và tội phạm.

24

Page 25:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, các thành viên thiếu quan tâm chăm sóc lẫn nhau.

- Mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, gia đình không hạnh phúc…-Trẻ em sống trong gia đình có những hoàn cảnh đặc biệt. 3.2. Từ xã hội:- Đô thị hóa phát triển nhanh, phân hóa giàu nghèo.- Quản lý xã hội còn lỏng lẻo, sự tràn lan của các loại xã hội phẩm thiếu lành

mạnh.- Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về tác hại của TNXH, chạy

theo lối sống thực dụng, đua đòi bắt chước, bị lôi kéo…- Công tác tuyên truyền về phòng chống TNXH và tội phạm chưa sâu rộng.- Sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng chưa chặt chẽ.4. Công tác phòng chống TNXH và tội phạm.Nhà nước đã ban hành các chính sách, pháp luật như:- Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN VN.- Luật phòng chống ma túy.- Pháp lệnh phòng chống mại dâm.- Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Thủ tướng chính phủ số

138/1998-TTg.- Chỉ thị 37/2004/CT-TTg ngày 8/11/2004 của Thủ tướng chính phủ V/v tiếp

tục thực hiện NQ 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010.

II. PHÒNG CHÔNG TỘI PHẠM VÀ TNXH TỪ GIA ĐÌNH.1. Gia đình là nơi trực tiếp hướng dẫn, giáo dục, rèn luyện các thành viên

phòng tránh hành vi phạm tội và TNXH.- Gia đình là nơi trao đổi kiến thức pháp luật, cung cấp kiến thức nhận biết

dấu hiệu của TNXH, tác hại của TNXH và thủ đoạn của bọn tội phạm để các thành viên trong gia đình nhất là trẻ em biết tự bảo vệ mình: mua và giới thiệu các sách pháp luật, trong đó có các luật liên quan đến tội phạm và TNXH, tiếp nhận các tài liệu, tờ rơi về cho cả nhà đọc;

- Các thành viên gia đình tích cực tham gia hội họp, nắm các thông tin trong khối phố, thôn xóm về an ninh chính trị, trật tự ATXH… phổ biến và cảnh báo cho mọi người không được chủ quan, nâng cao tinh thần cảnh giác để tội phạm và TNXH không xâm nhập vào gia đình mình.

- Giáo dục về những giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu xã hội. Gia đình thường xuyên nêu các gương tốt trong lao động, học tập của họ hàng, làng xóm và xã hội nhằm định hướng cho mọi thành viên trong gia đình hướng tới. Phê phán lên án

25

Page 26:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

những hành vi phạm tội và mắc TNXH để răn đe. Ông bà, cha mẹ và người lớn phải là tấm gương tốt cho con cháu. Từ đó các thành viên trong gia đình lựa chọn và có những hành vi ứng xử không chỉ hợp đạo lý mà còn hợp với pháp luật.

- Những thông tin, kiến thức mà gia đình truyền thụ cho các thành viên được thực hiện một cách tự nhiên, trao đổi thân tình, giảng giải giản đơn và thường được nhắc lại bằng nhiều cách khác nhau do đó giúp các thành viên tiếp thu sửa đổi lỗi lầm dễ dàng.

- Phương pháp giáo dục gia đình mang tính cá biệt cao, cụ thể, liên tục và lâu dài. Gia đình hiểu sâu sắc tâm tính của từng thành viên nên có sự cư xử khéo léo, chủ động áp dụng những biện pháp riêng với từng cá nhân, đặc biệt là trẻ em.

- Các thành viên trong gia đình chú ý giúp nhau giải quyết những khó khăn, đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cũng góp phần phòng chống tội phạm và TNXH.

2. Gia đình là nơi quản lý các thành viên.- Trong gia đình, các thành viên có thời gian gần gũi nhau hơn, có điều kiện

và cơ hội trực tiếp trao đổi, hướng dẫn, giám sát các hành vi của nhau.- Gia đình cũng phát hiện kịp thời những biểu hiện khác thường và những dấu

hiệu phạm tội, mắc TNXH của người thân sớm đưa ra những biện pháp giáo dục giúp đỡ.

- Biện pháp quản lý:+ Dành thời gian quan tâm đến các thành viên nhất là trẻ vị thành niên về sinh

hoạt, chi tiêu, việc làm, mối quan tâm cuốn hút lớp trẻ…+ Xây dựng tốt mối quan hệ tác động giữa các thành viên trong gia đình. Duy

trì nếp sống sinh hoạt hàng ngày. Chia sẻ trách nhiệm với các thành viên trong công việc gia đình, tổ chức các hoạt động, sinh hoạt chung…không khí ấm cúng của gia đình sẽ hạn chế hành vi phạm tội và TNXH.

+ Phối kết hợp các lực lượng quản lý: Các thành viên gia đình, họ hàng thân tộc, hàng xóm láng giềng, nhà trường và các tổ chức xã hội nhằm ngăn chặn sự nảy sinh các TNXH.

+ Tạo dựng môi trường gia đình văn hóa, gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

3. Gia đình là môi trường tốt nhất cảm hóa, giúp đỡ các thành viên khi lầm lỗi.

- Gia đình là sợi dây tình cảm gắn bó giữa các thành viên thông qua mối quan hệ huyết thống ông bà - cha mẹ - con cái, tình nghĩa vợ chồng… là nơi nuôi dưỡng tân hồn, ý chí, bản lĩnh của các thành viên, là thế mạnh để thuyết phục,cảm hóa những người thân trong gia đình không may phạm tội, xa vào TNXH, giúp họ quay trở lại cuộc sống bình thường.

- Khi phát hiện thành viên trong gia đình có liên quan đến TNXH và tội phạm:

26

Page 27:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Kiên trì thuyết phục, cảm hóa, chỉ ra những sai lầm, tác hại, đồng thời tạo môi trường thuận lợi, hướng rèn luyện phù hợp giúp người thân sửa chữa sai lầm.

+ Khi thuyết phục phải thể hiện tình cảm chân thành và trách nhiệm của những người ruột thịt để cảm hóa. Thể hiện niềm tin vào khả năng, sự quyết tâm để động viên ngưòi thân ý chí muốn thay đổi, sửa chữa sai lầm.

+ Phải dùng mọi biện pháp, sự nghiêm khắc và lòng nhẫn nại, kiên trì giáo dục. Tránh thái độ giận dữ, đánh đập, khinh miệt, kỳ thị, xa lánh, chỉ trích, lên án…

+ Động viên an ủi, gần gũi, chăm sóc chu đáo sau khi đối tượng hoàn lương. Tư vấn giúp đối tượng vượt qua mặc cảm, xấu hổ, lấy lại tự tin, có thêm nghị lực.

+ Hướng họ vào các họat động học tập, lao động, vui chơi bổ ích, lành mạnh. Phân công làm các việc trong gia đình để họ đỡ mặc cảm và thấy rằng mình vẫn còn có ích.

+ Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng XH và cơ quan chức năng để giáo dục, giúp đỡ, quản lý.

III. HỘI LHPN VỚI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ GIA ĐÌNH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TNXH

1. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình hạnh phúc:- Vận động phụ nữ tích cực tham gia thực hiện xây dựng gia đình văn hóa,

nếp sống văn hóa ở khu dân cư,- Tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng mô hình gia đình no ấm,

bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Phát động hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện có theo dõi và bình xét thi đua hàng năm.

2. Tăng cường lồng ghép công tác phòng chống tội phạm và TNXH trong các hoạt động Hội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tội phạm và TNXH, hướng dẫn cho PN biết tổ chức cuộc sống gia đình, giáo dục con cái, giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục quy ước cộng đồng dân cư… để các gia đình không có người vi phạm pháp luật và TNXH.

- Lồng ghép công tác phòng chống tội phạm và TNXH với công tác XĐGN, hoạt động vay vốn phát triển kinh tế, giúp người phạm tội, mắc TNXH và gia đình họ phục hồi kinh tế, có công ăn việc làm, hoàn lương.

- Đối với gia đình có người thân phạm tội và mắc TNXH hay có nguy cơ cao, cán bộ Hội thường xuyên động viên, phối hợp giúp đỡ kịp thời, tạo điều kiện để họ hoàn lương, hòa nhập cộng đồng.

3. Thực hiện tốt các chủ trương các nghị quyết liên tịch của Hội với các ban ngành chức năng:

- Nghị quyết liên tịch 01/2002/NQLT ngày 8/5/2002 giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an về “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH”.

27

Page 28:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Tham gia thực hiện phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”. Phối hợp phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, giúp đỡ ngưòi phạm tội và TNXH ở cộng đồng dân cư…

- Củng cố, xây dựng các mô hình hoạt động: Mô hình phòng chống ma túy từ gia đình; Tổ phụ nữ không có hội viên, chồng con nghiện ma túy, vi phạm pháp luật; tổ phụ nữ vận động chồng con và nguời thân đi cai nghiện và không tái nghiện; CLB gia đình không có người thân vi phạm pháp luật…

CHUYÊN ĐỀAn toàn giao thông

Biên soạn: Mai Thị ThủyChuyên viên ban Gia đình – Xã hội

I. THỰC TRẠNG ATGT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG

Năm 2012 Tính đến 9 tháng đầu năm 2013

28

Page 29:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Xảy ra: 158 vụ giảm 31 vụLàm chết: 109 người giảm 19 ngườiBị thương: 113 người giảm 40 người

Xảy ra: 126 vụ tăng 13 vụLàm chết: 98 người tăng 14 ngườiBị thương: 78 người không tăng, giảm

CHỦ ĐỀ NĂM ATGT 2013: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông

II. CẢNH BÁO VÀ CÁC VI PHẠM THƯỜNG GẶPVề tình trạng xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng do: - Ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành Luật khi tham gia

giao thông - Người dân không nắm được luật khi tham gia giao thông. + Điển hình vụ tai nạn giao thông làm 03 mẹ con tại ngã ba Huế xảy ra vào

ngày 25 /8/2013. Trong đó 2 người chết tại chỗ, 1 người bị thương để lại di chứng suốt đời.

+ Tình hình học sinh vi phạm đáng chú ý và lực lượng chức năng lập biên bản hàng trăm trường hợp và gửi thông báo về nhà trường

Ví dụ: một số vi phạm của học sinh:- Học sinh đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm - Điều khiển xe gắn máy khi tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi - Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm và chưa đủ tuổi theo qui định- Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm - Đi xe máy điện chở ba - Không đội mũ bảo hiểm và kéo đẩy xe khác - Chở quá số người - Đi xe dàn hàng ngang III. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VỀ VIỆC KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM

KHI THAM GIA GIAO THÔNG* Luật giao thông đường bộ quy định:- Xe môtô: + Có dung tích xilanh từ 50 cc trở lên; + Người điều khiển xe môtô đủ 18 tuổi trở lên và phải có Giấy phép lái xe. - Xe gắn máy: + Có dung tích xilanh dưới 50 cc; + Người điều khiển xe gắn máy đủ 16 tuổi và không cần có Giấy phép lái xe.

29

Page 30:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Luật giao đường bộ quy định người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm trên các đoạn đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Đã là quy định của pháp luật thì mỗi công dân phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh.

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm một trong các hành vi sau đây:

- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

* Căn cứ vào Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 10/11/2012) quy định:

- Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h

- Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

- Xử phạt 1.000.000đ đối với hành vi: Giao xe hoặc để xe cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông.

IV. HƯỚNG DẪN ĐỘI MŨ BẢO HIỂM CÀI QUAI ĐÚNG QUY CÁCH1. Một số hành vi đội mũ sai: - Cài quai phía sau- Đội mũ ngược- Một tay chạy xe, tay còn lại giữ để mũ khỏi...bay - Mũ chồng mũ, đội cũng như không2. Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng quy cách 4 bước cài quai đúng cách

30

Page 31:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

V. Lưu ý khi tham gia giao thông- Quan sát tín hiệu đèn giao thông và quan sát xung quanh- Đi đúng làn đường quy định- Đội mũ cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông- ……

CHUYÊN ĐỀ 31

Page 32:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)Biên soạn: Đỗ Thị Ngọc Hoa

Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm phụ nữ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VSATTP1. Thực phẩm (TP): là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi

sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

2. Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.

3. An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: VSATTP là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

II. THỰC TRẠNG VỀ VSATTP HIỆN NAY1. Những thách thức- Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn

uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.

Chẳng hạn như:

H1. Gần 600 công nhân ngộ độc tập thể xảy ra tại Công ty TNHH Một thành

viên Wondo Vina ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày

03/10/2013

H2. Hơn 100 công nhân thuộc công ty Liên Phát (Cty giày da) bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tối của công ty ngày 17/10/2013 được đưa đi cấp cứu tại

bệnh viện Thủ Đức

32

Page 33:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

H3. Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi ý thức kém của nhiều người

H4. Nguy cơ ngộ độc bởi các quán ăn vỉa hè

Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

H5. Môi trường nước ô nhiễm H6. Môi trường không khí ô nhiễm

Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

33

Page 34:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

H7. Sử dụng thuốc trừ sâu cho rau H8. Măng ngâm lưu huỳnh khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng

H9. Gia súc giết mổ tràn lan H10. Giết mổ gia cầm không được kiểm soát

2. Tình hình VSATTP hiện nayCác loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào

Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm, đây cũng là nguyên nhân chính gây các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư (hiện nay rất phổ biến).

34

Page 35:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

H11. Thức ăn nhiều dầu, chất béo, chất gia vị dễ gây ung thư

H12. Thức ăn mốc dễ gây ung thư

H13. Hút thuốc dễ gây ung thư H14. Uống rượu bia nhiều dễ gây ung thư

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

Tất cả những vấn đề nêu trên đã tác động tiêu cực và gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Vậy câu hỏi cần đặt ra, nguyên nhân của thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm là do đâu? Đó là do:

Lực lượng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm quá mỏng, thiếu cập nhật, chưa đủ khả năng kiểm nghiệm chất lượng VSATTP; không theo kịp sự phát triển của kỹ thuật và công  nghệ sản xuất, sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm đặc biệt là thức ăn đường phố; Sự tham gia của các cấp chính quyền, các ngành chức năng có liên quan trong lĩnh vực VSATTP chưa thật sự tích cực và có trách nhiệm, việc quản lý còn phân tán, chồng chéo; sự phối hợp của các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra chưa đồng bộ, thiếu tập trung nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra có hạn nên thực hiện công tác thiếu thường xuyên, liên tục, chỉ thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nguy cơ cao.

- Chế tài xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đủ sức giáo dục, răn đe người vi phạm dẫn đến thi hành pháp luật chưa nghiêm.

35

Page 36:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Trang thiết bị, phương tiện cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm còn thiếu làm cho tính chủ động, kịp thời chưa cao.    

- Cuối cùng và cũng là hệ quả của các nguyên nhân trên là do ý thức của người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm còn yếu, việc chấp hành các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của một bộ phận các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa cao, mặt khác do bị tác động bởi cám dỗ lợi nhuận của nền kinh tế thị trường nên trở nên vô cảm với cộng đồng, do đó các cơ sở vi phạm và cố tình vi phạm còn nhiều.

3. Tầm quan trọng của VSATTP - Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe:Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể,

đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh.

Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

- VSATTP tác động đến kinh tế và xã hội:Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm

là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm… Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo… và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả…

36

Page 37:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

III. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨMCó 3 loại nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm là: nguyên nhân sinh học,

nguyên nhân hóa học và nguyên nhân vật lý.1. Nguyên nhân sinh họcCác mối nguy gây ô nhiễm sinh học bao gồm: vi khuẩn, virus, động vật

nguyên sinh.Các con đường gây ô nhiễm sinh học vào thực phẩm:

H15. Các tác nhân sinh học tác động đến thực phẩm- Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm thực phẩm* Ô nhiễm do vi khuẩnVi khuẩn là mối nguy hay gặp nhất trong các mối nguy gây ô nhiễm thực

phẩm. Theo thống kê 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam là do vi khuẩn gây ra.

Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, đặc biệt phân, nước thải, rác, bụi, thực phẩm tươi sống là ổ chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ngay ở cơ thể người cũng có nhiều loại vi khuẩn, chúng cư trú ở da, bàn tay, ở miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa, bộ phận sinh dục, tiết niệu…

37

Page 38:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

H16. Mối liên quan giữa nhiệt độ - vi khuẩnÔ nhiễm do các siêu vi trùng (virus):Virus còn nhỏ hơn vi khuẩn nhiều lần, phải dùng kính hiển vi điện tử phóng

đại hàng vạn lần mới nhìn thấy chúng. Nói chung virus chịu được lạnh, không chịu được nóng và tia tử ngoại. Virus

gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường có trong ruột người.

Virus có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm, với một lượng rất nhỏ, virus đã gây nhiễm bệnh cho người. Virus nhiễm ở người có thể lây sang thực phẩm hoặc trực tiếp lây sang người khác trước khi phát bệnh.

Các ký sinh trùng:Ký sinh trùng là những vi sinh vật sống nhờ trên các sinh vật khác đang sống,

lấy thức ăn từ các sinh vật đó để tồn tại và phát triển.Các loại ký sinh trùng hay gặp trong thực phẩm là giun, sán. Ví dụ:+ Sán dây: Người ăn thịt có ấu trùng sán dây trong thịt bò (gọi là sán dây bò),

trong thịt lợn (thịt lợn gạo), chưa nấu kỹ, khi vào cơ thể thì ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành và ký sinh ở đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.

+ Sán lá gan: Khi ăn phải cá nước ngọt như cá diếc, cá chép, cá trôi, cá rô… có mang trùng sán lá gan nhỏ chưa được nấu kỹ, nang trùng chuyển lên ống mật, lên gan và phát triển ở gan thành sán trưởng thành gây tổn thương gan, mật.

+ Sán lá phổi: Nếu ăn phải tôm, cua có mang ấu trùng sán lá phổi, chưa được nấu chín kỹ, hoặc uống phải nước không sạch có mang ấu trùng thì chúng sẽ xuyên

38

Page 39:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

qua thành ruột, chui qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng thành gây viêm phế quản, đau ngực, ho, khạc ra máu rất nguy hiểm.

+ Giun xoắn: do tập quán ăn thịt tái, nem bằng thịt sống, ăn tiết canh có ấu trùng gây nhiễm độc, dị ứng sốt cơ, liệt cơ hô hấp có thể dẫn đến tử vong.

2. Nguyên nhân hóa học:Trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể xảy ra ô nhiễm hóa học. Những

chất hoá học hay bị ô nhiễm vào thực phẩm gồm:- Các chất ô nhiễm từ môi trường như chì trong khí thải của các phương tiện

vận tải, lò nung thép, sơn, men gốm, mối hàn hoặc ô nhiễm cadimi do xử lý chất thải, bùn đất, rác, quặng…

- Các chất hóa học trong nông nghiệp sử dụng sai như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, chất tăng trọng, kích thích tăng trưởng…

- Các chất phụ gia thực phẩm (các chất tạo màu, tạo ngọt, hương liệu, chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất tẩy rửa…) sử dụng không đúng quy định như ngoài danh mục cho phép, hoặc sử dụng không đúng quy định của nhà sản xuất.

- Các hợp chất không mong muốn có trong bao bì chứa đựng, đóng gói thực phẩm.

- Các chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như ở mầm khoai tây, sắn, măng, nấm độc, cá nóc, cóc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò, vẹm, nghêu vỏ cứng), nấm mốc sinh độc tố (độc tố vi nấm Aflatoxin trong ngô, lạc, đậu, cùi dừa bị mốc). Ngộ độc do chất độc tự nhiên thường rất cấp tính, rất nặng, tỷ lệ tử vong rất cao (như ngộ độc măng, nấm độc, cá nóc, cóc); hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài.

3. Nguyên nhân do các yếu tố vật lý:Các mảnh thủy tinh, mảnh gỗ, sạn, đất, sỏi, xương, lông, tóc… nếu bị lẫn vào

thực phẩm, có thể làm nguy hại đến sức khỏe con người như làm gãy răng, hóc xương, làm tổn thương niêm mạc mồm, dạ dày, ruột…

IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ NHIỄM ĐỘC THỰC PHẨM

1. Phòng ngừa nhiễm độc thực phẩm1.1. Chọn thực phẩm tươi sạch- Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.- Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.- Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có

dấu hiệu ươn, ôi.- Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo,

phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

- Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.

39

Page 40:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.

- Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

1.2. Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và ăn uống- Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn,

nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.- Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ

gìn sạch sẽ, khô ráo.- Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.- Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế

biến thường xuyên.- Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế

biến thực phẩm.1.3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ- Không để dụng cụ bẩn qua đêm.- Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để

lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.- Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.- Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và

chuyển đi hằng ngày.- Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế

cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.- Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có

màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng…hoặc phụ gia vào thực phẩm.

- Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

1.4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ- Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy

hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.- Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước

khi nấu nướng.

40

Page 41:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …1.5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong- Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và

phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

- Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

1.6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn- Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở

nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

- Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.

- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.- Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức

ăn chín.- Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.- Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở

trong khu chế biến thực phẩm.- Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt

nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.1.7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt- Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho

trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

- Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.- Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.- Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.- Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay

có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.1.8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

41

Page 42:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

- Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.- Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh

hoặc ở đáy, có nắp đậy.- Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.1. 9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn

vệ sinh- Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và

không thấm chất độc vào thực phẩm.- Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản

phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

1.10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột …và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

- Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

2. Triệu chứng nhiễm độc thực phẩm Triệu chứng ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào loại vi khuẩn, chất độc đã ăn

phải. Triệu chứng có thể xuất hiện vài phút sau khi ăn, hoặc vài ngày, vài tuần sau đó. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

+ Buồn nôn+ Ói mửa+ Đau bụng+ Tiêu chảy, phân có thể toàn là nước hoặc có máu+ Sốt

Ngoài ra, bệnh nhân có thể mệt mỏi, chóng mặt, nhìn mờ, nhìn đôi, nhạy cảm với ánh sáng, liệt thần kinh vận nhãn, nói và nuốt khó, liệt lan xuống phía dưới cơ thể, tê tay chân, suy hô hấp, tử vong. 

3. Chẩn đoán nhiễm độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm thường được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và các triệu

chứng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể hoặc cần thiết phải xác định một loại thức ăn hay vi sinh vật đặc biệt gây bệnh nào đó, nhất là khi bệnh chỉ nhẹ và cải thiện trong vòng vài ngày.

Bệnh nhân nên đi khám và điều trị nếu:

42

Page 43:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Các triệu chứng diễn ra liên tục hoặc nghiêm trọng+ Có bệnh khác kèm theo+ Có những triệu chứng hoặc dấu hiệu đáng ngại (nhiệt độ > 38 °C, đau bụng

nhiều, không ăn uống được, phân hoặc chất nôn mửa có máu)- Nên nhanh chóng thăm khám, đánh giá nếu các triệu chứng này xảy ra ở trẻ

nhỏ và người cao tuổi.- Khi nôn mửa hoặc tiêu chảy, trẻ em và người cao tuổi có thể bị mất nước

nhanh chóng.- Thầy thuốc cần hỏi về các triệu chứng, thời gian, và mức độ nghiêm trọng

của bệnh. Đo huyết áp, mạch, trọng lượng, nhiệt độ cơ thể, kết hợp với khám lâm sàng. Trong một số trường hợp, cần xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định xem người bệnh có bị rối loạn nước điện giải hoặc những dấu hiệu của nhiễm trùng toàn thân hay không. Nếu cần thiết, có thể gửi mẫu phân hoặc máu đến phòng xét nghiệm để xác định vi sinh vật gây bệnh. Chọn lựa xét nghiệm tùy theo triệu chứng và bệnh sử. Nếu cô lập được vi khuẩn, cần thông báo ngay với y tế địa phương để xác định xem bệnh có liên quan đến một đợt bùng phát trong cộng đồng hay không.

4. Điều trị nhiễm độc thực phẩm - Điều trị hỗ trợ bao gồm uống nước đầy đủ, nước điện giải để bù nước, ăn ít

chất béo, và nghỉ ngơi.- Kháng sinh chỉ được khuyên dùng cho một số trường hợp nhất định, chứ

không phải là cho tất cả các trường hợp ngộ độc thức ăn.- Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng tự cải thiện nhanh chóng và không

cần đến điều trị đặc biệt.- Đối với những bệnh nhân tiêu chảy và/hoặc nôn liên tục, cần phải truyền

dịch để đề phòng mất nước.- Thường không khuyến nghị dùng các thuốc cầm tiêu chảy (như Imodium ®,

Pepto Bismol ®), vì chúng có thể gây kéo dài thời gian bị bệnh do chậm thải trừ vi trùng.

- Xử trí các trường hợp nặng: Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

CHUYÊN ĐỀ

43

Page 44:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Biến đổi khí hậu Biểu hiện, tác động và các giải pháp thích ứng

Biên soạn: Đỗ Thị Phương DungChuyên viên ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

I. GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN1. Thời tiết: Là trạng thái khí quyển được nhận định bằng các yếu tố: nhiệt

độ, áp suất khí quyển, độ ẩm, tốc độ gió, lượng mưa của một địa điểm nhất định, diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và chỉ có thể dự báo được từ 3-5 ngày

(Ví dụ: dự báo thời tiết trong 3 ngày tới: Hà Nội nhiều mây và có mưa rải rác, nhiệt độ trung bình từ 22-280. Đà Nẵng: nắng nóng, không có mưa, nhiệt độ từ 29-350).

2. Khí hậu: Là trạng thái trung bình của các yếu tố thời tiết trong khoảng thời gian dài (thường là 30 năm) của một nước hay châu lục

(Ví dụ: khí hậu ở châu Âu thì lạnh và khí hậu ở Châu A thì nóng). 3. Hiểm họa tự nhiên: Là hiện tượng tự nhiên không bình thường có thể

xảy ra bất kỳ lúc nào; đe doạ đến tính mạng, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội của con người.

4. Thảm họa thiên tai: Là các hiện tượng thời tiết, khí hậu không bình thường xảy ra, gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, công trình, môi trường và các hoạt động kinh tế, xã hội của con người.

Sự khác nhau giữa Hiểm họa &Thảm họa Hiểm họa là một mối đe dọa nào đó luôn tiềm tàng có thể xảy ra cũng có thể

không xảy ra Thảm họa là hiểm họa đã xảy ra gây các thiệt hại to lớn về môi trường, nhân

lực, vật lực vượt quá khả năng khắc phục của con người bằng chính nguồn lực của bản thân họ.

5. Biến đổi khí hậu : Là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài (thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn). Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong; các tác động bên ngoài hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất

6. Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

7. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

8. Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả

44

Page 45:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

(Ví dụ: thích ứng với thời tiết lạnh thì mang áo ấm, đội mũ khi trời nắng)9. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc

cường độ phát thải khí nhà kính.(Ví dụ: tắt các thiết bị điện khi ra khỏi nhà để tiết kiệm năng lượng…)10. Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về

sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.

11. Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.

II. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM1. Biến đổi khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ XIX. Nhiệt

độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,74oC so với năm 1850. Thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Do nóng lên, băng tuyết ở các Cực của Trái đất, các đỉnh núi cao tan ra cùng với nước trong các đại dương nở ra, làm mực nước biển toàn cầu dâng lên trung bình 0,17m trong thế kỷ XX. Theo đó, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, lốc, nắng nóng, rét hại…) xảy ra nhiều hơn, dị thường và ác liệt hơn. Hiện tượng El Nino xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và mạnh hơn…

- Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên.

- Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225.000 người thuộc 11 quốc gia.

- Cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD

- Siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của.

- Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xãy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất.

45

Page 46:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Gần đây nhất là cơn bão Hải Yến tại Philiphin bị thiệt hại khoảng 10.000 người, có thể nói là san bằng cả tỉnh Leyte, xác nhiều người thiệt mạng vẫn nằm phơi trên tuyến phố, trong lúc cảnh cướp bóc thì đang vì thiếu đói diễn ra.

- Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.

Trong lúc này, khi chúng ta đang trò chuyện, thì các hải đảo cũng đang bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Đảo Tuvalu, Tonga và khoảng 40 quốc đảo khác đang phải lên kế hoạch di tản toàn bộ dân cư trong cả nước. Một báo cáo của Tổ chức Di dân Quốc tế cho biết khả năng sẽ có 200 triệu hoặc thậm chí 1 tỷ dân trở thành người tỵ nạn khí hậu vào năm 2050 hoặc ngay trong thời đại của chúng ta. Những người này phải rời khỏi đảo hoặc nơi cư trú của họ ở vùng ven biển vì mực nước biển dâng cao hay lớp băng vĩnh cửu tan chảy khiến toàn thể cộng đồng hoặc cả quốc gia bị nhấn chìm và sụp đổ.

2. Tình hình BĐKH ở Việt Nam (VN)Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm VN chịu ảnh

hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt. Từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 lạnh và khô. Mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 12. Điển hình như hạn hán xảy ra trong các tháng khác nhau ở các vùng khác nhau: Miền Bắc, cao nguyên Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung Bộ và Trung Bộ từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung Bộ từ tháng 3 đến tháng 8.

- Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam tăng 0,7 độ C, mực nước biển dâng 20 cm. Dự  báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ tăng cao từ 1,2 – 2,5 độ C; mực nước biển dâng tương ứng từ 38 – 55 c

- Các tỉnh đồng bằng Sông Hồng: Nhiều địa phương ven biển đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, trong đó có tỉnh Nam Định. Vài năm về trước nghề bắt thủy hải sản ở Giao Thủy (Nam Định) rất phát triển, nhưng hiện nay BĐKH và ô nhiễm nước biển đã khiến luồng cá gần như biến mất, làm ngành cá suy giảm mạnh.

- Miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Nạn nước biển xâm thực đã gây ra sạt lở đất tại nhiều địa phương. Tại huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) hàng năm, tình trạng sạt nở ở đây rất nghiêm trọng. Rất nhiều diện tích đất sản xuất và đất ở của người dân bị cuốn ra biển.

- Đồng bằng Sông Cửu Long: Mũi Cà Mau là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của BĐKH. Ở đây biển đang lấn dần vào đất liền rất nhanh, theo báo cáo ven bờ biển tỉnh Cà Mau tổng chiều dài bị sạt lở đã lên đến trên 40 km,…

- Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991-2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu

46

Page 47:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.

- Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 30C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta. Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng BĐKH và dâng cao của nước biển. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD.

Kết quả báo cáo Nghiên cứu giám sát tính dễ bị tổng thương do BĐKH năm 2012, trường hợp của Việt Nam cho biết, ước tính mỗi năm, BĐKH đã làm thiệt hại 5% GDP của Việt Nam, tương đương với 15 tỷ USD. Trong đó, nước biển dâng làm Việt Nam thiệt hại khoảng 4 tỷ USD mỗi năm; hàng năm, BĐKH làm chi phí năng suất lao động thiệt hại 8 tỷ USD; ngành ngư nghiệp là 1,5 tỷ USD; ngành nông nghiệp là 0,5 tỷ USD; lũ lụt và lở đất  là 200 triệu USD và 150 triệu USD chi phí hạ nhiệt phát sinh khi nhiệt độ tăng lên;…

III. BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU1. Biểu hiện chính của BĐKH- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống

của con người và các sinh vật trên trái đất.- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng

đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác

nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển

2. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

47

Page 48:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Nhiệt độ không khí: Từ năm 1960, nhiệt độ không khí trung bình năm đã tăng từ 0,5÷0,7°C và tốc độ tăng xảy ra nhanh hơn vào mùa khô (tháng 11÷4) và nhiều hơn ở phía Nam của đất nước. Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh của thập kỷ 1991÷2000 đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931÷1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6°C. Số ngày “nóng” và đêm “nóng” trong mỗi mùa đều đã tăng lên kể từ năm 1960 đến nay, đặc biệt là tăng số ngày “nóng” vào giữa tháng 9 và 11 và tăng số đêm “nóng” trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8. Tần số ngày và đêm “lạnh” trong năm đã giảm đáng kể đặc biệt giảm mạnh nhất trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 2.

Lượng mưa: Trong 9 thập kỷ vừa qua, biến đổi lượng mưa không theo quy luật rõ ràng: lượng mưa tăng giảm khác nhau giữa các mùa mưa trong các năm; lượng mưa năm cũng tăng giảm thất thường giữa các năm trong các thập kỷ. Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng tăng ở các tỉnh phía Bắc và giảm ở các tỉnh phía Nam trong 9 thập kỷ qua; tổng lượng mưa trung bình năm trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%.

Không khí lạnh: Giảm tổng số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới nước ta trong 2 thập kỷ vừa qua nhưng lại xuất hiện một số đợt không khí lạnh kéo dài gây rét đậm, rét hại như đợt không khí lạnh kéo dài 38 ngày trong các tháng 1 và 2 năm 2008.

Bão: Quỹ đạo của bão đang dịch chuyển dần vào phía Nam và xuất hiện nhiều cơn bão dị thường và có cường độ rất mạnh. Tháng cao điểm bão đổ bộ vào đất liền đã thay đổi vào tháng 8 trong những năm 1950 thành tháng 11 trong những năm 1990. Đã quan sát thấy giảm tần số các cơn bão nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông trong vài thập kỷ qua nhưng tần số của các cơn bão nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam đã tăng 0,43 sau mỗi thập kỷ trong suốt 50 năm qua .

Nước biển dâng: Ở nước ta, tốc độ gia tăng mực nước biển ≈ 3 mm/năm trong thời kỳ từ 1993÷2008 và tương đương với tốc độ tăng trung bình của thế giới. Các quan sát cho thấy rằng mực nước biển trung bình đã tăng 0,20 cm/năm (1965÷2006) tại trạm Hòn Dấu, 0,260 cm/năm (1978÷2006) tại trạm Sơn Trà, và 0,398 cm/năm (1981÷2006) tại trạm Vũng Tàu.

3. Nguyên nhân của Biến đổi khí hậuNguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt

động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

IV. TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU1. Tác động sơ cấp: Tác động sơ cấp của BĐKH là làm trầm trọng thêm các loại thiên tai, ảnh

hưởng đến hiện tượng thời tiết cực đoan Hạn hán

48

Page 49:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.

Bão lụtNhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh

cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.

Những đợt nắng nóng gay gắtCác đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4

lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.

Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

Các núi băng và sông băng đang teo nhỏCác núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được

bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm.

Mực nước biển đang dâng lênNhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên.

Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.

2. Tác động thứ cấp:2.1. Đối với sức khỏe:- Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân

tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.49

Page 50:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.

- Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.

- Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật.

- BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.

2.2. Đối với kinh tế- Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH, nhưng những nước bị tác động

đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo nhất, mặc dù họ đóng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết bất thường, bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão tố... cũng đang gia tăng ngay cả ở các nước giàu.

Việt Nam là nước đang phát triển, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ còn thấp, nhưng lại phải hứng chịu nhiều tác động của BĐKH nên Việt Nam là một trong số các nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm nhiều nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25% GDP. Tăng hộ nghèo, hộ nghèo lại tái nghèo ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia.

Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP),các tác động trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỉ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Còn Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường(thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự báo: mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao từ 3- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 - 90 cm vào năm 2070. Các vùng ảnh hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình.

2.3. Đối với an ninh, xã hộiDo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt

các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên dẫn đến tình trạng lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây ra tệ nạn xã hội và xung đột, chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một

50

Page 51:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ càng tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bất thường rất bất ổn về an ninh.

Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

2.4. Đối với tài nguyên môi trườngTài nguyên đất:Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa

trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra. Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất. Nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt.

Tài nguyên nước: Hiện tượng triều cường, mực nước biển dâng cao gây sạc lở bờ biển, bờ sông,

ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam; Nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, nước ngọt sẽ khan hiếm hàng triệu người sẽ có nguy cơ bị mất chỗ ở. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá. Khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai.

Tài nguyên không khí:Môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa các chất độc hại gây nên biếnđổi khí hậu, và chính biến đổi khí hậu sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làmcho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn.

Tài nguyên rừng:Rừng có vai trò rất lớn: Rừng lọc không khí, cải thiện chất lượng nước, giữ

đất, cung cấp cho chúng ta lương thực, sản phẩm của rừng và các loại thuốc, và là nơi cư trú cho nhiều loài động vật đang bị đe dọa nhất trên thế giới.

Rừng còn bảo vệ trái đất khỏi biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ một lượng lớn khí các-bo-nít (CO2), nguồn khí thải chính gây biến đổi khí hậu.

Không may khi rừng đang bị tàn phá ở mức độ đáng báo động qua khai thác, đốt rừng làm rẫy và chăn nuôi. Những hành động này đã làm cho một lượng lớn khí cacbonic và khí nhà kính phát thải vào trong khí quyển.

Những nhà khoa học tính toán rằng có 20% khí thải đến từ việc tàn phá rừng – lớn hơn mức phát thải của cả xe hơi, xe tải và máy bay trên hành tinh. Do đó, rừng

51

Page 52:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

có thể giúp chúng ta giải quyết khủng hoảng về khí hậu, phá rừng chỉ làm cho tình trạng này tệ hơn mà thôi.

Các hệ sinh thái bị phá hủyBiến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách

các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.

Mất đa dạng sinh họcNhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có

nguy cơ tuyệt chủng. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng.

2.4. Đối với các ngànhCác ngành dễ bị tác động nhất do BĐKH gồm: nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm

nghiệp, giao thông thủy lợi, văn hóa, du lịch…Ngành nông nghiệp: BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây

trồng, thời vụ gieo trồng,làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.

Ngành ngư nghiệp: Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau đây:

- Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt.

- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thủy sản.

- Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.

- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.

Ngành lâm nghiệp: Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau:Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh...

Ngành giao thông vận tải: BĐKH có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải KNK không ngừng tăng lên trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ công

52

Page 53:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải KNK đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn.

- Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát, thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành GTVT.

Ngành văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ: Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các sân gôn ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ,... làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng. Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn mùa lạnh làm giảm tính hấp dẫn của các khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên núi cao, trong khi mùa du lịch mùa hè có thể kéo dài thêm

Cơ sở hạ tầng Cơ cở hạ tầng nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, thiệt hại nặng nề hơn. Nước

dâng trong bão sẽ lớn hơn đe doạ các công trình, khu dân cư ven biển tăng chi phí để thích ứng.

V. GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUBiến đổi khí hậu không còn là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là vấn

đề của phát triển bền vững. Vì thế ứng phó với BĐKH ngày càng trở thành vấn đề quan trọng. Ứng phó với BĐKH bao gồm cả thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH. Như vậy, thích ứng với BĐKH cần được bắt đầu với công tác phòng chống thiên tai như bão, lũ, lụt, hạn hán và nước biển dâng.

1. Những nổ lực của Quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu+ Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC). Công ước

được 155 nước trong đó có Việt Nam: Mục tiêu của công ước đưa ra những biện pháp dựa trên nguyên tắc về tính công bằng; trách nhiệm chung nhưng có phân biệt; khả năng tương thích cùng các điều kiện kinh tế và xã hội của các nước phát triển và đang phát triển; nhu cầu về các biện pháp phòng ngừa; sự phát triển và một hệ thống kinh tế mở;

+ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất của LHQ tại Rio de Janeiro (1992). + Nghị định thư Kyoto (KP): Mục tiêu chính của Nghị định thư là hỗ trợ các

nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính định lượng nhằm góp phần đạt được mục tiêu chung của UNFCC.

+ Các hội nghị quốc tế: COP 13, COP 14, COP 15 và COP 16+ Cơ chế cùng thực hiện (JI);+Cơ chế phát triển sạch (CDM);+Buôn bán phát thải quốc tế (IET).

53

Page 54:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Trong đó CDM là cơ chế có liên quan trực tiếp đến các nước đang phát triển và là cơ chế được xếp vào loại ưu tiên.

2.  Những nổ lực của Chính phủ Việt Nam trong ứng phó với BĐKH Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước

Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) (1992), Nghị định thư Kyoto (KP) (1998). Bộ TN&MT được chỉ định là Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện UNFCCC, KP. Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị, Quyết định, Nghị quyết giao Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các cam kết này.     

Trong thời gian qua, theo tinh thần của Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ, Bộ TN&MT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu (CTMT). Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 và trở thành định hướng và chiến lược cơ bản quốc gia để ứng phó với BĐKH. 

Ngày 05/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2193/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trong đó nêu rõ, mục tiêu chung của chiến lược là phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Ngày 30/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1183/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương tình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, Mục tiêu chung của Chương trình là từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, định hướng giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế carbon thấp, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống trái đất.

3. Công tác ứng phó với Biến đổi khí hậu thành phố Đà NẵngNgày 24/8/2012, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số

6901/QĐ-UBND về Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu chính của kế hoạch này là nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho thành phố Đà Nẵng thông qua: (1) đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra cho các ngành, các quận/huyện, tài nguyên thiên thiên, môi trường, sinh thái, xã hội và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; (2) xây dựng, thực hiện các chương trình, đề án, dự án ứng phó với BĐKH đang và sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2020 ở thành phố Đà Nẵng.

Ngày 05/11/2012, UBND thành phố Đà Năng đã ban hành Kế hoạch số 9215/KH-UBND về việc Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012-2015. Trong đó, nội dung nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình được xem là mục tiêu hàng đầu của kế hoạch.

4. Giải pháp ứng phó và thích ứng với BĐKH

54

Page 55:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Đặng Nguyên Anh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện có hai giải pháp quan trọng để ứng phó và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam là:

+ Giảm thiểu lượng khí thải từ những hoạt động của con người nhằm giải quyết tác nhân căn bản gây nên biến đổi khí hậu.

+ Thích ứng, né tránh và lợi dụng các tác động không thể tránh được tác hại của thiên tai và biến đổi khí hậu, để chung sống với tự nhiên một cách hòa bình.

Cả hai giải pháp này cần được kết hợp và thực hiện đồng thời trong các chương trình hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Các giải pháp ứng phó cần gắn với quá trình phát triển bền vững, bởi nó sẽ giúp giảm nhẹ rủi ro cho con người, đồng thời tăng khả năng ứng phó của cộng đồng đối với sự tàn phá của thiên nhiên.

5. Định hướng các hoạt động ứng phó với BĐKH tại TP Đà NẵngThực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chương trình mục

tiêu quốc gia và được sự hỗ trợ từ Chương trình Hỗ trợ Ứng phó với BĐKH của Trung Ương, thành phố Đà Nẵng định hướng các hoạt động ứng phó với BĐKH thông qua các ngành, lĩnh vực và các địa phương như sau:

Khu vực dải ven biển- Xây dựng phương án phòng chống bão, lũ, động đất, sóng thần, cứu hộ, cứu

nạn đảm bảo an toàn cho nhân dân, thực hiện quản lý tổng hợp dải ven biển dựa vào cộng đồng;

- Cải tạo hạ tầng kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập quán sản xuất sinh hoạt của dân cư ven biển để thích ứng với mực nước biển dâng;

- Tính toán chi phí và thí điểm tái định cư, di dời nhà cửa, hạ tầng kỹ thuật ra khỏi những vùng có nguy cơ bị đe dọa cao.

- Quy hoạch xây dựng và nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông và các khu vực cần thiết đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt, thoát lũ, tiêu úng và đảm bảo an toàn cho người dân; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt và thiên tai;

- Tăng cường các nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái ven biển như rạn san hô, cá biển... và những tác động của BĐKH đến khả năng thích ứng của các hệ sinh thái.

- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với BĐKH đối với cộng đồng dân cư ven biển.

Khu vực nông thôn, miền núi- Xây dựng phương án phòng chống bão, lũ, động đất, phòng chống cháy

rừng, cứu hộ cứu nạn đảm bảo an toàn cho nhân dân, thực hiện quản lý tổng hợp dựa vào cộng đồng;

55

Page 56:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Đề xuất các quy hoạch xây dựng và nâng cấp hệ thống đê, kè và các khu vực cần thiết đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt, thoát lũ, tiêu úng và đảm bảo an toàn cho người dân; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt và thiên tai;

- Xây dựng và thực hiện chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học, ngăn ngừa và hạn chế tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan do BĐKH gây ra;

- Bảo vệ, duy trì và phát triển thảm thực vật ở khu vực đầu nguồn, khu vực núi cao, khu vực có tính phòng hộ vùng và cục bộ;

- Tăng cường công tác truyền thông trong cộng đồng, ổn định đời sống của cộng đồng gắn với rừng;

Nông nghiệp- Theo Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, cần thực hiện một số

biện pháp sau đây để thích ứng với BĐKH trong ngành nông nghiệp- Kiểm soát xói mòn, xây dựng hồ chứa nước, chọn mô hình trồng trọt và

phương thức canh tác phù hợp với BĐKH, ứng dụng công nghệ hiện đại trong trồng trọt.

- Quản lý bền vững rừng, mở rộng phạm vi bảo hiểm hạn hán và các loài chịu sâu bệnh và kiểm soát cháy rừng.

- Tăng cường nông học thực hành và đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và giúp nông dân thích nghi tốt hơn.

- Lồng ghép tác động của BĐKH vào chiến lược dài hạn của ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đến nông nghiệp miền núi;

- Thúc đẩy công nghệ hiện đại và đa dạng hóa cây trồng phù hợp điều kiện địa phương;

- Hỗ trợ chính sách địa phương có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu và đạt được an ninh lương thực;

- Đầu tư vào đường giao thông nông thôn mang lại lợi nhuận cao trong xóa đói giảm nghèo thông qua cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ trọng điểm

- Đầu tư trong nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nông nghiệp thích ứng với BĐKH.

Giao thông vận tảiXây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó BĐKH với các hoạt động như: - Lồng ghép vào kế hoạch, chiến lược về năng lượng và giao thông vận tải;- Tăng cường và cải tiến năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng: xem xét

các phương án điều chỉnh các quy hoạch và thiết kế các công trình giao thông vận tải (cảng, cầu đường), nâng cao cơ sở hạ tầng năng lượng và giao thông vận tải tại các khu vực dễ bị tổn thương.

56

Page 57:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Xây dựng kế hoạch và các giải pháp giảm nhẹ phát thải: tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường, xúc tiến giao thông đô thị xanh, sạch.

- Phát triển giao thông công cộng và kiểm soát năng lượng, lưu lượng sử dụng ô tô.

Y tế và chăm sức khoẻ con người- Cải thiện các tiêu chuẩn ô nhiễm và các quy định có tính đến BĐKH;- Xây dựng năng lực của các tổ chức địa phương chăm sóc sức khỏe;- Dự báo thời tiết và nguy hiểm kịp thời, cảnh báo dịch bệnh- Phổ biến thông tin về biến đổi khí hậu, dịch bệnh- Tổ chức kiểm dịch chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm; - Tăng cường áp dụng các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị, hệ thống

kiểm soát bệnh tật phát sinh, phát triển, lây lan trong điều kiện BĐKH, nhất là sau thiên tai.

Xây dựng – Quản lý đô thị- Tổ chức rà soát và xây dựng qui hoạch đô thị có tính đến sự đảm bảo vượt

lũ, quy hoạch thoát lũ, khả năng đảm bảo cấp nước, tiêu nước trong điều kiện BĐKH.

- Xây dựng các quy định và tiêu chí kiến trúc các tòa nhà có xét đến hướng nắng, sự hấp thụ nhiệt, khả năng chịu đựng trong điều kiện gió bão mạnh, tăng diện tích cây xanh trong qui hoạch và kiến trúc đô thị.

- Xây dựng quy định các khu qui hoạch đô thị, khu dân cư có bố trí diện tích các hồ sinh thái, hồ điều hòa nhằm tích trữ nước mưa, giảm áp lực cho các hệ thống tiêu.

Công nghiệp - Năng lượng- Tổ chức nghiên cứu thực hiện sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

trong điều kiện BĐKH; - Tổ chức nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới: năng lượng mặt

trời, năng lượng gió…, xác định các tiêu chuẩn khí thải, đánh giá lợi ích, chi phí môi trường các dự án năng lượng.

- Áp dụng hệ thống kiểm soát điện liên kết (Mạng lưới thông minh).- Tổ chức nghiên cứu các dự án ngầm hóa mạng cáp điện lực, viễn thông.- Tổ chức các hoạt động, chương trình khuyến khích tiết kiệm điện bởi các thiết

bị tiêu thụ ít điện năng và nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm điện.Tài nguyên – Môi trường- Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển đô thị tích hợp môi trường và biến

đổi khí hậu.

57

Page 58:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Tổ chức nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường thích ứng với BĐKH.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch áp dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải để hạn chế những tác động xấu đến môi trường và hạn chế phát thải khí mêtan;

- Xây dựng và thực hiện các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Hoạt động quân sự- Tổ chức đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với hạ tầng quân sự liên

quan (công trình phòng thủ, giao thông quân sự, công tác hậu cần, khu vực đóng quân, công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...)

- Quy hoạch hợp lý công trình quốc phòng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH, quy hoạch và quy định chất lượng các công trình xây dựng doanh trại, kho tàng.

- Quán triệt và triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với BĐKH, xây dựng các phương án đảm bảo nước sạch, sức khỏe và huấn luyện, rèn luyện bộ đội để ứng phó với BĐKH.

- Nghiên cứu các giải pháp khoa học cho việc bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất vũ khí thiết bị kỹ thuật và bảo quản quân trang, quân lương trong bối cảnh BĐKH.

Giáo dục và đào tạo- Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với ngành giáo dục ở những địa

phương trên địa bàn thành phố;- Nâng cao nhận thức, tăng cường kỹ năng, hình thành thái độ - hành vi của

cán bộ, giáo viên và học sinh về BĐKH và ứng phó biến đổi khí hậu;- Lồng ghép được các hoạt động ứng phó BĐKH vào kế hoạch, đề án chương

trình phát triển của ngành, cụ thể như: Đề án “Xây dựng xã hội học tập”; Chương trình “Kiên cố hóa trường học”, “Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”,…

Khoa học và công nghệ- Đẩy mạnh nghiên cứu: (1) những hiện tượng, bản chất khoa học, những điều

chưa biết rõ về BĐKH; (2) các tác động của BĐKH đến kinh tế xã hội, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội (chi phí - lợi ích) của các hoạt động thích ứng với BĐKH; (3) Chương trình nghiên cứu biển có xét tới tác động của BĐKH.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng và tăng cường hệ thống giám sát về khí hậu và BĐKH;

- Nghiên cứu các công nghệ nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các công nghệ thích ứng với BĐKH;

Các ngành, lĩnh vực và các địa phương khác

58

Page 59:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Các Sở, ngành, lĩnh vực và các địa phương khác xây dựng hoạt động của kế hoạch ứng phó với BĐKH, trong đó các nội dung quan trọng gồm:

- Rà soát các hoạt động hiện thời và điều chỉnh hoạt động của ngành phù hợp với điều kiện có BĐKH;

- Xây dựng kế hoạch áp dụng các công nghệ tiên tiến có khả năng thích ứng cao với BĐKH nhằm phát triển an toàn và bền vững của ngành;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH thuộc lĩnh vực quản lý.

VI. KẾT LUẬNTheo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy. Trái Đất là hành tinh duy nhất

trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông êm ả, và những cánh rừng bát ngát, một hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài… tất cả tạo nên một hành tinh xanh… thế nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức những món quà mà thiên nhiên ban tặng, cùng với sự phát triển và tham vọng của loài người, một loạt những hiện tượng thiên tai xảy ra như mưa acid, bão lũ, nạn hồng thủy, cháy rừng, hạn hán… mà chúng ta gọi đó là “ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”. Ngôi nhà chung của mọi loài sinh vật đang bị đe dọa mà trách nhiệm phục hồi nó thuộc về con người chúng ta. Những nỗ lực ngăn chặn các khí thải nhà kính, hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo được, sử dụng những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường, các nước tham gia Hội nghị, cùng bàn bạc về vấn đề biến đổi khí hậu đã cho thấy phần nào sự quyết tâm của chúng ta trong việc khắc phục hậu quả. Song bên cạnh đó, đây không chỉ là vấn đề của những nhà lãnh đạo cấp cao mà ngay đến một Công dân bình thường cũng có thể góp phần vào việc bảo vệ Trái Đất, bảo vệ ngôi nhà chung bằng những hành động đơn giản dễ làm như tiết kiệm điện, tham gia trồng cây xanh, tự tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình trong thời đại “ Biến đổi khí hậu toàn cầu”./.

CHUYÊN ĐỀ Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

và vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động

Biên soạn: Lê Thị Mỹ HạnhUVBTV - Trưởng ban Tuyên giáo

I. BỐI CẢNH PHÁT ĐỘNG CUỘC VẬN ĐỘNG 1. Thực trạng của gia đình Việt Nam hiện nay còn một số tồn tại cần

quan tâm giải quyếtMột số tồn tại của gia đình hiện nay cần quan tâm giải quyết- Kinh tế phát triển xong vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ hộ gia đình còn nghèo.

59

Page 60:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam diễn ra khá phức tạp- Nạn bạo lực gia đình vẫn tồn tại khá phổ biến.- Tư tưởng trọng nam hơn nữ còn tồn tại trong gia đình dẫn đến mất cân bằng

giới tính khi sinh và sinh con thứ ba. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao (khoảng gần 60%)- Tệ nạn xã hội ngày càng thâm nhập nhiều vào các gia đình, - Tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội gia tăng. - Một bộ phận các bậc cha mẹ chỉ lo làm kinh tế mà ít dành thời gian chăm

sóc, dạy dỗ con cái, thường khoán cho nhà trường, ông bà, hoặc người giúp việc; Hậu quả là nhiều trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhiều trẻ em bỏ học giữa chừng.

- Số các trường hợp ly hôn, ly thân, chung sống, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân và phá thai trước hôn nhân đang gia tăng, hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn, miền núi.

2. Thực tiễn hoạt động của Hội phụ nữ các địa phương- Nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo xây dựng các mô hình rất có ý

nghĩa và hiệu quả thiết thực có thể áp dụng nhân rộng phù hợp như: “Gia đình 5 không 3 sạch”, “3 không 3 sạch”, “Di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nơi ở của gia đình”…

- Năm 2009, TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã hướng dẫn các tỉnh/thành Hội xây dựng mô hình gia đình 5 không 3 sạch, mô hình được triển khai bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, phù hợp với thực tiễn, tạo được sự đồng thuận của cán bộ, hội viên phụ nữ.

- Tại Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam khóa X, Ban chấp hành đã thảo luận thống nhất phát động cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” trên phạm vi toàn quốc”.

II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” được triển khai sâu

rộng trên phạm vi cả nước nhằm cụ thể hóa các tiêu chí để hướng dẫn và vận động phụ nữ xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của cán bộ, hội viên, phụ nữ và gia đình thông qua thực hiện cuộc vận động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

III. CÁC TIÊU CHÍ CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG “XÂY DỰNG GIA ĐÌNH 5 KHÔNG, 3 SẠCH”

5 không: Không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học;

60

Page 61:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

3 sạch: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.IV. CÁCH THỨC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC VẬN

ĐỘNG “XÂY DỰNG GIA ĐÌNH 5 KHÔNG, 3 SẠCH” CỦA HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ

- Báo cáo cấp uỷ, chính quyền địa phương về chủ trương thực hiện cuộc vận động “Xây dựng Gia đình 5 không, 3 sạch”, việc lồng ghép thực hiện cuộc vận động với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

- Xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và tổ chức quán triệt đến cán bộ, hội viên phụ nữ mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động, nội dung các tiêu chí của “Gia đình 5 không, 3 sạch”.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi hội phụ nữ tiến hành khảo sát (rà soát) thực trạng tại các gia đình hội viên để nắm bắt tình hình để phân loại những gia đình có nguy cơ cao về đói nghèo, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, con có nguy cơ bỏ học, gia đình chưa có công trình vệ sinh… Trên cơ sở kết quả khảo sát phân loại hộ gia đình để có kế hoạch vận động và giúp đỡ cụ thể.

- Tuyên truyền nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí “5 không 3 sạch” trên đài truyền thanh địa phương.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các chi hội/tổ phụ nữ; các CLB trên địa bàn đưa nội dung cuộc vận động vào sinh hoạt lồng ghép truyền thông cung cấp các kiến thức nhằm giúp chị em phụ nữ thực hiện các tiêu chí của “Gia đình 5 không, 3 sạch”.

- Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện các tiêu chí của “Gia đình 5 không, 3 sạch” và theo dõi kết quả thực hiện các tiêu chí.

- Tùy điều kiện thực tế của địa phương có thể tổ chức phát động một số hoạt động cụ thể thực hiện cuộc vận động tại địa phương như: phong trào “Đoạn đường chi hội phụ nữ tự quản; phong trào dọn vệ sinh môi trường đường/ngõ của phố xóm theo định kỳ; vận động sử dụng nguồn nước sạch, xây dựng các công trình vệ sinh cho gia đình ….

- Tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện cuộc vận động và biểu dương các gương điển hình thực hiện tốt cuộc vận động.

Phần 1GIA ĐÌNH KHÔNG ĐÓI NGHÈO

I. KHÁI NIỆM NGHÈO, CHUẨN NGHÈO VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO Ở VIỆT NAM

1. Khái niệm nghèo: - Theo từ điển Tiếng Việt: Nghèo là tình trạng không có hoặc có rất ít những

gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.

61

Page 62:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập, Theo đó: một người là nghèo khi thu nhập hàng năm của họ ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia.

- Ở Việt Nam, qua nhiều khảo sát, nghiên cứu các nhà quản lý đã đi đến thống nhất khái niệm:

+ Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không có đủ các điều kiện vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ được ngang bằng với mức sống tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng.

+ Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống, hàng năm thiếu ăn một số tháng, phải vay nợ và thiếu khả năng chi trả.

- Theo từ điển Tiếng Việt: Nghèo là tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.

- Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập, Theo đó: một người là nghèo khi thu nhập hàng năm của họ ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia.

- Ở Việt Nam, qua nhiều khảo sát, nghiên cứu các nhà quản lý đã đi đến thống nhất khái niệm:

+ Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không có đủ các điều kiện vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ được ngang bằng với mức sống tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng.

+ Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống, hàng năm thiếu ăn một số tháng, phải vay nợ và thiếu khả năng chi trả.

2. Chuẩn nghèo ở Việt Nam. Theo quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015: - Hộ nghèo ở nông thôn có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng

trở xuống, hộ nghèo ở thành thị có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống.

- Hộ cận nghèo ở nông thôn có thu nhập từ khoảng 401.000 đồng - 520.000 đồng/người/tháng và ở thành thị 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng.

3. Gia đình không đói nghèo Gia đình không đói nghèo: Là gia đình có đủ các điều kiện vật chất và tinh

thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ được ngang bằng với mức sống tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng và không thuộc diện hộ nghèo theo quy định chuẩn nghèo của Chính phủ trong thời điểm hiện tại.

4. Tình hình nghèo ở Việt Nam

62

Page 63:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010, năm 2006 cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 22%.

- Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh -Xã hội: tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ mức 22% năm 2005 xuống 9,45% trong năm 2010.

- Tính theo chuẩn mới hiện cả nước có 3,1 triệu hộ nghèo, chiếm 14,42% và 1,65 triệu hộ cận nghèo, tỷ lệ 7,69%. Các tỉnh có hộ nghèo nhiều nhất là Lào Cai, Điện Biên (trên 50%), Lai Châu, Hà Giang (trên 40%), Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum (trên 30%).

5. Nguyên nhân gây ra đói nghèo5.1. Nguyên nhân chủ quan:

- Do thiếu phương tiện sản xuất: đất đai canh tác hạn chế hoặc không có công cụ lao động.

- Do thiếu vốn, thiếu việc làm. - Một số do không biết tính toán làm ăn hoặc do lười lao động, không biết tiết

kiệm khi chi tiêu, sinh đẻ nhiều, mắc tệ nạn xã hội, ý chí giảm nghèo chưa cao.- Do thiếu kiến thức, kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm làm ăn vì không được

tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất hoặc không chủ động, tích cực tìm hiểu.

- Do ốm đau bệnh tật.- Do sinh đẻ nhiều, đông nhân khẩu, ít người làm, đông người ăn dẫn đến khó

khăn, nghèo đói.5.2. Nguyên nhân khách quan: - Do thiên tai, dịch bệnh, rủi ro trong sản xuất, đời sống.- Không bán được sản phẩm do sống ở vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông

không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đi bán chi phí cao.II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIA ĐÌNH KHÔNG ĐÓI NGHÈO. 1. Hội viên, phụ nữ và các gia đình cần làm gì để thực hiện gia đình

không đói nghèo- Chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất của gia đình. - Tích cực tham dự các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật do Trung Tâm Khuyến

nông, Hợp tác xã, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… tổ chức để tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất kinh doanh của gia đình.

- Tích cực tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ, của địa phương để được chia sẻ kiến thức, thông tin, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tổ chức cuộc sống gia đình.

- Chăm chỉ lao động và động viên các thành viên gia đình tích cực tham gia lao động.

63

Page 64:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Chủ động tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình bằng cách tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn nguyên liệu sẵn tại địa phương để phát triển ngành nghề của gia đình.

- Có kế hoạch chi tiêu và thực hành tiết kiệm trong chi tiêu.2. Hội phụ nữ cần làm gì để giúp đỡ hội viên, phụ nữ xóa đói giảm nghèo,

thực hiện gia đình không đói nghèo- Căn cứ danh sách hộ nghèo của địa phương, phân loại hộ phụ nữ nghèo, hộ

nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Trên cơ sở đó lập kế hoạch giúp phụ nữ nghèo, giúp phụ nữ nghèo chủ hộ và phân công tập thể/cá nhân giúp theo địa chỉ cụ thể theo nhiệm kỳ, theo từng năm.

- Tổ chức các hoạt động giúp phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo chủ hộ. Cụ thể:+ Tín chấp hỗ trợ cho phụ nữ nghèo được vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế

gia đình+ Giúp đỡ thông qua các hình thức: ngày công lao động, giống cây trồng, vật

nuôi, phương tiện sản xuất, mái ấm tình thương, học bổng, quần áo, sách vở…+ Phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật,

chuyển đổi cây trồng vật nuôi; hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả; giúp đỡ tiêu thu sản phẩm;

+ Tuyên truyền vận động, tư vấn, hỗ trợ học nghề, liên kết giới thiệu/tạo việc làm cho phụ nữ.

+ Hướng dẫn phụ nữ quản lý chi tiêu, thực hiện tiết kiệm, tổ chức cuộc sống gia đình.

- Hàng năm rà soát, đánh giá kết quả giúp nghèo và lập danh sách hộ thoát nghèo để tiếp tục hướng dẫn và giúp đỡ để hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

- Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ và cộng đồng về công tác xóa đói giảm nghèo.

Phần 2

GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ THÀNH VIÊNVI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ MẮC TỆ NẠN XÃ HỘI

I. GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ THÀNH VIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT 1. Thế nào là gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật? 1.1. Vi phạm pháp luật là gì? Vi phạm pháp luật Là việc người có năng lực hành vi dân sự không thực

hiện quy định của pháp luật làm tổn hại hoặc đe dọa đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

1.2. Các loại vi phạm pháp luật

64

Page 65:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Vi phạm pháp luật hình sự: là vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ xã hội quan trọng được Luật hình sự bảo vệ và gây nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: việc giết người, cướp của, đánh người bị thương (thương tích nặng đã được giám định, xếp vào vi phạm hình sự).

- Vi phạm pháp luật dân sự: là những vi phạm liên quan tới tài sản và quyền tài sản giữa các cá nhân, tổ chức được Luật dân sự bảo vệ. Ví dụ: xây nhà cố ý lấn chiếm sang đất của nhà khác, làm cho nhà của người khác bị hư hỏng, thiệt hại; vay tiền của người khác không trả….

- Vi phạm hành chính: là những vi phạm liên quan đến quá trình quản lí hành chính nhà nước và được luật bảo vệ nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử lý hành chính. Ví dụ: lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm luật giao thông, gây rối trật tự công cộng…

- Vi phạm kỉ luật: là những vi phạm liên quan tới nội quy, quy định của các cơ quan nhà nước, đơn vị, trường học. Ví dụ: học sinh vi phạm kỉ luật như trốn học, đánh nhau, quay cóp trong kì thi.

1.3. Thế nào là gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật? Gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật là gia đình chấp hành tốt

chính sách pháp luật của Nhà nước, không có thành viên nào có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến bị xử phạt bằng quyết định hành chính, hoặc bản án về hình sự.

2. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật 2.1. Nguyên nhân chủ quan- Do nhận thức pháp luật hạn chế: (không được tuyên truyền, phổ biến pháp

luật, hoặc không tiếp thu, tiếp thu sai lệch dẫn đến không hiểu các quy định của pháp luật nên vi phạm) 

- Do ý thức pháp luật của người vi phạm kém: không tôn trọng các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật (Biết là vi phạm pháp luật vẫn cố tình làm)

2..2 Nguyên nhân khách quan- Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và xã hội: an ninh yếu

kém, có nhiều tệ nạn xã hội, bạn bè xấu rủ rê; kinh tế khó khăn…- Công tác bổ biến, tuyên truyền pháp luật không được sâu rộng và chưa hiệu

quả dẫn đến việc không hiểu biết pháp luật của người dân...3. Hậu quả của việc vi phạm pháp luật - Gây ra những tổn thất, thiệt hại về vật chất và tinh thần cho xã hội và gia đình - Gây hậu quả cho chính bản thân và gia đình người vi phạm pháp luật: Chẳng

hạn xâm phạm, gây hại cho người khác thì phải bồi thường, phải chịu những hình phạt tương ứng của pháp luật. Nếu vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng thì thậm chí phải tù tội, mất quyền công dân; bị mọi người lên án; cha mẹ, người thân lo lắng, liên lụy…

65

Page 66:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

4. Làm thế nào để thực hiện gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật

4.1. Đối với gia đình - Cha mẹ cần tạo điều kiện cho con cái và các thành viên trong gia đình tìm

hiểu để nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, hiểu được những hành vi nào là vi phạm pháp luật; tác hại của vi phạm pháp luật; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật để có định hướng và biện pháp phòng tránh.

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật. - Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các thành viên, tạo điều kiện để mọi

người đều có việc làm, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần để không vi phạm pháp luật, không phạm tội.

4.2. Đối với cá nhân (công dân)- Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật liên quan đến cá nhân,

gia đình để thực hiện đúng pháp luật. - Thực hiện và trao đổi, chia sẻ, hướng dẫn mọi người thực hiện các hành vi

đúng pháp luật. - Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.- Tìm hiểu, ứng dụng các kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng ứng phó,

phòng ngừa và giải quyết tình huống để tránh vi phạm pháp luật. - Quan tâm, chia sẻ các công việc trong gia đình theo nguyên tắc “mình vì

mọi người, mọi người vì mình”; Tích cực lao động, cân đối và hài hòa đời sống vật chất, tinh thần của cá nhân.

4.3. Đối với Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; giáo dục ý thức

tôn trọng pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng, chống vi phạm pháp luật và phòng chống tội phạm.

- Đổi mới phương pháp và hình thức phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân.

- Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết liên tịch với ngành Công an về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”.

II. GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ THÀNH VIÊN MẮC TỆ NẠN XÃ HỘI.1. Khái niệm tệ nạn xã hội, Gia đình không có tệ nạn xã hộiTệ nạn xã hội: là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội,

vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến đời sống xã hội.

Các tệ nạn phổ biến hiện nay là tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, đua xe trái phép…

66

Page 67:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Gia đình không có tệ nạn xã hội: Là gia đình không có thành viên nào mắc phải một trong các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ma tuý…

2. Tình hình các tệ nạn xã hội hiện nay- Tình hình tệ nạn ma túy: Theo báo cáo năm 2009 của cơ quan PCMT và

tội phạm của LHQ: Thế giới có khoảng trên 200 triệu người nghiện ma tuý (xấp xỉ 4,9% dân số thế giới. Riêng ở Việt Nam tính đến ngày 15/12/2009 cả nước có 146.731 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, giảm 26.872 người so với cuối năm 2008.

- Tình hình tệ nạn mại dâm: Theo thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng, hiện cả nước có gần 31.000 đối tượng hoạt động bán dâm, trong đó chỉ có khoảng trên ½ số đó có hồ sơ quản lý. Cùng với đó, cả nước có trên 63.800 cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, quán bar, xông hơi massage - những môi trường thuận lợi cho hoạt động mại dâm phát triển. Hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi, phức tạp hơn khiến các lực lượng chức năng rất khó kiểm soát.

- Tình hình tệ nạn cờ bạc: Theo số liệu thống kê nghiệp vụ mới nhất từ cơ quan điều tra, trung bình mỗi ngày cả nước có tới cả trăm tỉ đồng các con bạc ném vào cá độ bóng đá, casino và các loại hình cờ bạc khác; Thời gian qua, công an các địa phương đã bắt giữ 10.583 vụ, 18.847 đối tượng cờ bạc dưới hình thức lô đề, thu giữ hơn 14 tỉ đồng, 8.555 xe máy, 18 xe ô tô; bắt giữ 495 vụ cá độ với hơn 4.000 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng hơn 10 tỉ đồng, hàng trăm nghìn USD và nhiều ô tô, xe máy, máy vi tính.

II. CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI PHỔ BIẾN HIỆN NAY VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG:

1. Tệ nạn ma tuý1.1. Ma tuý là gì? Ma tuý là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi

đưa vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích …) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể (về sinh lý và tâm lý), làm cho người sử dụng nó có ham muốn không kiềm chế được.

Một số loại ma tuý thường gặp như: thuốc phiện, morphin, Cần Sa, Cocain, hêroin, một số thuốc an thần - thuốc ngủ…

1.2. Tác hại của việc nghiện ma túyĐối với bản thân người nghiện:- Làm cho người nghiện tinh thần luôn căng thẳng, rối loạn tâm thần, gây ảo

giác, rối loạn hô hấp, tim mạch, rối loạn toàn thân, làm cho cơ thể người nghiện suy kiệt dẫn đến mất khả năng lao động, chết đột ngột do quá liều.

- Sử dụng ma tuý gây nghiện và biến người nghiện trở thành nô lệ của ma tuý; làm giảm năng lực học tập, làm việc; nhân cách thay đổi, trở nên nhu nhược, yếu

67

Page 68:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

đuối, ý chí suy sụp, nghị lực kém; dễ dẫn đến trộm cắp, đánh nhau, buôn lậu… trở thành người vô đạo đức.

- Người nghiện chích ma tuý còn dễ bị nhiễm vi rút HIV/AIDS do sử dụng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng.

Đối với gia đình:- Làm tiêu hao tiền bạc, kinh tế của gia đình: Gia đình có người nghiện kinh

tế bị sa sút nghiêm trọng, vì số tiền để chích hút rất đắt, trong khi đó người nghiện lại ngại lao động không làm ra sản phẩm. Gia đình tốn chi phí cai nghiện và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra. (Nhiều gia đình bị phá sản mất hết nhà cửa, tài sản, nợ nần chồng chất, túng thiếu, bần cùng)

- Phá hoại nếp sống tốt đẹp của gia đình Việt Nam do người nghiện lệ thuộc vào đồng tiền bất chấp tất cả, kể cả hành vi trái với lương tâm, đạo đức và tình nghĩa gia đình.

- Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)

Đối với xã hội:- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội khác:

Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm... - Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội, người nghiện ma tuý đa số

trong độ tuổi lao động mất khả năng lao động không còn làm ra của cải vật chất nên đã làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói.

- Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại.

- Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS

1.3. Nguyên nhân của tệ nạn ma tuý-  Do nhận thức chưa đầy đủ về tác hại của ma tuý, bản thân đua đòi bắt

chước, ham vui, thích tò mò tìm tòi, khám phá.- Do sự khích bác, lôi cuốn của bạn bè, thủ đoạn lôi kéo của kẻ xấu, kẻ buôn

ma tuý nên sa vào nghiện hút.- Do những bế tắc, khó khăn trong cuộc sống, môi trường giáo dục bị hụt

hẫng, thiếu sự quan tâm của cha mẹ và gia đình, nên tìm đến ma tuý.- Do sử dụng thuốc vào mục đích chữa bệnh kéo dài.1.4. Phụ nữ và gia đình cần phải làm gì để phòng chống tệ nạn ma tuý - Không nghiện hút và tiêm chích ma tuý- Không buôn bán, tàng trữ, môi giới sử dụng trái phép chất ma tuý

68

Page 69:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Giáo dục các thành viên trong gia đình thấy được tác hại nguy hiểm của Ma túy, tránh xa nguy cơ ma tuý và dứt khoát từ chối trước sự rủ rê, mời mọc, cám dỗ của người khác.

- Cha mẹ gần gũi, quan tâm và giáo dục con cái đúng đắn sao cho con cái tin yêu và sẵn sàng thố lộ tâm sự với cha mẹ những bất trắc, khó khăn trong cuộc sống.

- Người phụ nữ cần quan tâm gần gũi với chồng con để phát hiện sớm những biểu hiện của người nghiện ma tuý. Nếu chẳng may chồng con mắc phải tệ nạn ma tuý thì phải thật bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc phục; Cần gần gũi động viên, giác ngộ cho họ thấy tác hại của ma tuý và giúp họ tự giác cai nghiện.

2. Tệ nạn mại dâm2.1. Khái niệm mại dâm Tại điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm giải thích: + Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền

hoặc lợi ích vật chất khác.+ Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho

người bán dâm để được giao cấu.+ Mại dâm: Là hành vi mua dâm, bán dâm (hoạt động dùng các dịch vụ tình

dục ngoài hôn nhân để trao đổi bằng tiền bạc, vật chất hay quyền lợi).2.2. Tác hại của tệ nạn mại dâm - Tệ nạn mại dâm gây ra mất trật tự an ninh xã hội- Mại dâm là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội khác- Mại dâm là mầm mống lan truyền nhiều bệnh tật như lậu, giang mai, các

bệnh ở đường sinh dục… trong đó một số bệnh hiện coi là vô phương cứu chữa như HIV/AIDS, viêm Gan B.

- Về đạo đức, mại dâm đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

- Vi phạm luật hôn nhân gia đình, cản trở sự tiến bộ của phụ nữ2.3. Nguyên nhân của tệ nạn mại dâm- Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nạn thất nghiệp - Do lười lao động, thích ăn chơi, đua đòi, bị sa đà, bị lôi kéo - Thiếu giáo dục của gia đình, quan niệm: làm gì cũng được miễn có tiền - Một số bị người khác lừa gạt ép buộc, bị buôn bán - Do còn tồn tại một bộ phận nam giới có nhu cầu thõa mãn tình dục ngoài

hôn nhân nên gái mại dâm có điều kiện để tồn tại.2.4. Cách phòng chống mại dâm

69

Page 70:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Mỗi cá nhân: Không tham gia vào các hoạt động mua dâm, bán dâm, tổ chức chứa chấp, môi giới mại dâm, hoặc các hành vi liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định cuat pháp luật

- Cha mẹ: cần quan tâm đến việc giáo dục con và tạo điều kiện cho con học tập; tạo việc làm đầy đủ cho các thành viên; giáo dục các thành viên về thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, hạnh phúc gia đình, danh dự, nhân phẩm con người; Cha mẹ là tấm gương về đạo đức cho con noi gương học tập.

- Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, tác hại của tệ nạn mại dâm cho phụ nữ và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng.

- Nhà nước tăng cường quản lý trên các lĩnh vực phòng chống mại dâm, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cam kết đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm, chấn chỉnh họat động theo định hướng văn hóa lành mạnh. Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

3. Tệ nạn cờ bạc3.1. Cờ bạc là gì? Cờ bạc là chỉ những trò chơi ăn tiền; Một số hình thức cờ bạc: Đỏ đen, sóc đĩa, tá lả, cá độ, lô đề, ….3.2. Nguyên nhân của nạn cờ bạc- Do xuất phát từ lòng tham lam của con người.- Lúc đầu cũng chỉ gọi là chơi thử cho vui, sau dần dần máu ăn thua nổi lên

sinh ra ham cờ bạc.- Có một số người “vì nhàn cư vi bất thiện”, do không có công ăn việc làm

nên bày ra trò cờ bạc để tiêu khiển giết thời giờ.3.3. Hậu quả của cờ bạc- Thiệt hại về kinh tế gia đình - Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; Theo thống kê có tới 38,6 % các vụ ly

hôn là do vợ hay chồng cờ bạc, rượu chè và 39% trẻ em hư phải vào trại giáo dưỡng là do cha mẹ cờ bạc.

- Làm mất an ninh xã hội.3.4. Các thành viên trong gia đình cần làm gì để phòng, chống nạn cờ bạc- Tránh xa cờ bạc, đừng bao giờ ảo tưởng kiếm tiền bằng cờ bạc, lô đề, - Gia đình cần tạo công ăn việc làm cho các thành viên, không để tình trạng

“Nhàn cư vi bất thiện” xảy ra.

Phần 3 GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ BẠO LỰC

70

Page 71:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

I. KHÁI NIỆM BẠO LỰC GIA ĐÌNH (BLGĐ) VÀ CÁC HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1. Khái niệm bạo lực gia đìnhLuật phòng chống bạo lực gia đình định nghĩa: bạo lực gia đình: đó là hành

vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

2. Các hình thức bạo lực gia đình 2.1. Các hành vi bạo lực gia đình: (theo luật phòng chống BLGĐ)a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức

khoẻ, tính mạng;b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng;d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà

và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài

sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với

thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng).

3. Phân loại các hình thức BLGĐ3.1. Nhóm hành vi bạo lực về thể chất: Là những hành vi hành hạ, ngược đãi,

đánh đập gây thương tích, đau đớn trên cơ thể người khác như: - Dùng vũ lực của cơ thể (tát, đấm, đá, xô đẩy, giật tóc ...); dùng hung khí

(như dao, gậy, roi...) làm tổn thương đến các bộ phận của cơ thể của nạn nhân, thậm chí gây chết người.

- Bóc lột sức lao động, hành hạ bắt phải làm việc đến kiệt sức.

71

Page 72:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Không cho ăn uống hoặc bắt ăn uống quá kham khổ, bắt ở khổ, mặc rách, đau ốm không được chữa trị...

3.2. Nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: Là những hành vi làm tổn hại đến tinh thần, tâm lý tình cảm của người khác như:

- La hét, quát tháo, đe doạ, chửi rủa, đay nghiến, xỉ vả và nói những lời xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân.

- Kiểm soát mọi hoạt động như cấm ra khỏi nhà, cấm giao tiếp với người khác. - Chiến tranh lạnh, cô lập, bỏ rơi nạn nhân, ruồng rẫy, xua đuổi, ngoại tình.- Cấm không cho nạn nhân được đi làm, được tham gia hoạt động XH.- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà

và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; - Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở; cưỡng ép tảo

hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.3.3. Nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: Là những hành vi kiểm soát, khống chế

các thành viên khác trong gia đình về kinh tế như:- Kiểm soát thu nhập, tước đoạt quyền chi tiêu của thành viên khác trong gia

đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính, đồng thời tiêu xài một cách hoang phí cho bản thân.

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ.

3.4. Nhóm hành vi bạo lực về tình dục: Là những hành vi gây áp lực trong quan hệ tình dục vợ chồng như:

- Không cho quan hệ tình dục hoặc cưỡng ép bắt buộc phải quan hệ tình dục khi người vợ (hoặc chồng) không muốn.

- Cưỡng ép quan hệ tình dục không an toàn như không sử dụng các biện pháp tránh thai, làm lây các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; cản trở việc thực hiện KHHGĐ.

- Cố ý gây tổn thương bộ phận sinh dục của vợ (chồng) khi quan hệ tình dục.- Loạn dâm, quấy rối tình dục hoặc miệt thị khả năng tình dục của vợ (chồng)4. Thế nào là gia đình không có bạo lực Gia đình không có bạo lực Là gia đình trong đó mọi thành viên trong gia

đình đều yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm; không có tình trạng bạo lực giữa các thành viên (Bạo lực giữa vợ >< chồng; giữa cha, me >< con; giữa ông bà >< cháu; giữa các anh chị em với nhau).

72

Page 73:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

II. TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BLGD HIỆN NAY

1. Tình hình bạo lực gia đình Hiện nay, bạo lực gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng phát triển ở mọi

vùng miền, ở tất cả các đối tượng. Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố: 34% số phụ nữ có gia đình được phỏng vấn cho biết họ đã từng bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục; 58% nói rằng họ đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo lực trong gia đình (thể xác; tinh thần; tình dục); 5% phụ nữ có thai đã từng bị chồng đánh đập. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình.

2. Nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình. - Khó khăn về kinh tế gia đình làm nảy mâu thuẫn, phát sinh bạo lực; người

nọ lệ thuộc người kia về tài chính... không làm chủ được bản thân. - Do gia đình có thành viên sa vào tệ nạn xã hội như: nghiện hút ma tuý, cờ

bạc, rượu chè…Nhiều người uống rượu say quá về đánh vợ, đánh con. - Do gia đình không hoà thuận, sự bất đồng về nhận thức, quan điểm, lối

sống, đời sống vợ chồng không được thoả mãn về tình dục, do vợ hoặc chồng ngoại tình, ghen tuông ...

- Do thiếu hiểu biết về pháp luật, nhiều người cho rằng bạo lực gia đình không vi phạm pháp luật.

- Do sự bất bình đẳng giới và tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ (đây chính là nguồn gốc sâu xa, cốt lõi của bạo lực gia đình.

3. Hậu quả của bạo lực gia đình. 3.1. Đối với người bị bạo lực - Ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất, của nạn nhân như: nạn nhân bị thương

tích, bị truyền bệnh hay làm lây nhiễm HIV, có thai ngoài ý muốn...- Ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần của nạn nhân, khiến nạn nhân không

yên tâm làm việc, hoặc luôn có cảm giác buồn bã, trầm cảm, lo sợ, hoảng loạn thậm trí muốn tự tử.

3.2. Đối với người có hành vi bạo lực: sẽ bị cộng đồng lên án, xa lánh và tùy mức độ mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3.3. Đối với gia đình - Bạo lực gia đình dẫn đến đời sống gia đình không hạnh phúc, gia đình lục

đục, có thể dẫn đến ly thân. BLGD cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng li hôn.

73

Page 74:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình do nạn nhân bị tổn thương về thể xác và tinh thần không tham gia sản xuất được, mặt khác nếu nạn nhân bị thương tích thì phải tốn tiền chữa bệnh.

- Tác động xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em trong gia đình, trẻ em là nạn nhân bị bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực gia đình dễ mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó dễ có hành vi bạo lực, hoặc có những hành vi phạm pháp.

3.4. Đối với xã hội - Gây mất trật tự trong cộng đồng, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của

dân tộc- Thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia do nạn nhân bị bạo lực gia đình

bị thương tích phải cần đến các dịch vụ y tế; gánh nặng an sinh xã hội và sự trợ giúp của cộng đồng đối với các nạn nhân.

Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế do nạn nhân bị chấn thương về thể chất và tinh thần phải nghỉ ốm để điều trị.

4. Cách phòng chống bạo lực gia đình4.1. Phụ nữ và các thành viên trong gia đình cần làm gì để phòng chống bạo

lực gia đình - Cần nâng cao hiểu biết về quyền bình đẳng nam nữ, về các hành vi bạo lực gia

đình, nguyên nhân để biết cách phòng tránh bạo lực trong gia đình của mình.- Ứng xử khéo léo, tế nhị, để không xảy ra mâu thuẫn gia đình dẫn đến bạo

lực. - Có những việc không giải quyết được trong nội bộ gia đình, hoặc khi bị bạo

lực nạn nhân cần phải báo cáo với chính quyền, đoàn thể biết để được bảo vệ, giúp đỡ; Nếu bị bạo lực xảy ra thương tích phải đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

- Cha mẹ cần chủ động tạo công ăn việc làm đầy đủ cho các thành viên, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

- Gia đình cần tạo được khoảng thời gian dành cho nhau để vợ chồng, cha mẹ, con cái có cơ hội nói chuyện, trao đổi và tìm ra tiếng nói chung trong gia đình.

4.2. Hội phụ nữ các cấp làm gì để phòng chống bạo lực gia đình (1) Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên phụ nữ và nhân

dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

(2) Tham gia các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. (Phát hiện kịp thời các vụ bạo lực gia đình xẩy ra để tư vấn, hoà giải; Báo cáo chính quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi bạo lực gia đình; Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, tổ chức cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình…).

74

Page 75:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

(3) Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

(4) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Phần 4GIA ĐÌNH KHÔNG SINH CON THỨ BA TRỞ LÊN

I. TÌNH HÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ HIỆN NAY- Dân số Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh chóng, hiện nay dân số Việt

Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm 1,13 triệu người, tương đương với số dân của một tỉnh.

- Tình trạng mất cân bằng giới tính xuất hiện Cách đây 10 năm tỉ lệ giới tính ở Việt Nam ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới là cứ 100 bé gái thì có 105-107 bé trai, nhưng trong vài năm trở lại đây, số lượng bé trai nhiều hơn bé gái, với tỷ lệ chênh lệch là 112/100.

- Chất lượng dân số nước ta vẫn còn trong tình trạng rất thấp, nhịp độ già hoá ở nước ta nhanh hơn nhịp tăng dân số.

II. KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC SINH ÍT CON

1. Thế nào là kế hoạch hóa gia đình Kế hoạch hóa gia đình: Là việc chủ động sinh con theo kế hoạch, chủ động

quyết định số con, khoảng cách giữa hai lần sinh và thời điểm sinh con bằng cách chủ động lựa chọn một biện pháp tránh thai hiện đại phù hợp.

2. Thế nào là Gia đình không sinh con thứ ba trở lênGia đình không sinh con thứ ba trở lên: Là gia đình thực hiện chính sách

KHHGĐ của Đảng và Nhà nước, chủ động thực hiện kế hoạch hóa gia đình chỉ sinh 01 hoặc 02 con. (Trừ các trường hợp được quy định tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách dân số nhằm hướng dẫn việc thực thi Điều 10 trong Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Dân số năm 2003)

3. Lợi ích của việc sinh ít con3.1. Lợi ích đối với người mẹ- Nâng cao sức khỏe bà mẹ vì tránh được các tai biến sản khoa do mang thai

nhiều, sinh đẻ nhiều, hoặc sinh con khi đã cao tuổi.- Giữ gìn được vẻ đẹp của người phụ nữ và hạnh phúc gia đình, vì sinh ít con

người mẹ có điều kiện chăm sóc bản thân, con cái và các thành viên trong gia đình.

75

Page 76:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

3.2. Lợi ích đối với con trẻ: Gia đình sinh ít con, con cái sẽ được cha mẹ chăm sóc nhiều hơn; được nuôi, dạy, ăn ở và học hành tốt hơn; có tương lai tốt đẹp hơn.

3.3. Lợi ích đối với gia đình- Tăng thu nhập kinh tế cho gia đình: Khi sinh ít con, các thành viên có thêm

thời gian tham gia các hoạt động kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. - Cải thiện chất lượng cuộc sống của gia đình: Sinh ít con sẽ giảm được các

chi phí, gia đình có thể mua sắm được các phương tiện cần thiết phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, sẽ có điều kiện nuôi dạy con cái đàng hoàng hơn, là một điều kiện quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi thành viên trong gia đình.

- Vợ chồng có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, học tập.3.4. Lợi ích đối với cộng đồng- Góp phần ổn định quy mô và chất lượng dân số. - Hạn chế những sức ép của dân số tăng nhanh tới các lĩnh vực của đời sống

kinh tế, xã hội, môi trường; nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt, kinh tế phát triển vững chắc, cộng đồng sẽ phát triển tốt hơn, từ đó giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Giảm sự căng thẳng và tăng cường chất lượng các dịch vụ xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục…

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHHGĐ1. Các cặp vợ chồng cần làm gì để thực hiện không sinh con thứ ba trở

lên?Để thực hiện không sinh con thứ ba trở lên, các cặp vợ chồng cần:(1) Tích cực học tập, tìm hiểu để nắm vững chính sách kế hoạch hóa gia đình

của Nhà nước, biết được lợi ích của việc sinh ít con, cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai và cách áp dụng phù hợp.

(2) Cùng bàn bạc và thống nhất thực hiện kế hoạch hóa gia đình: Chỉ sinh từ một đến hai con.

(3) Đến cơ sở y tế, hoặc gặp cán bộ y tế/tuyên truyền viên dân số để được tư vấn và hướng dẫn

(4) Lựa chọn và áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp để thực hiện KHHGĐHiện nay, có nhiều biện pháp tránh thai hiện đại thông dụng rất đa dạng, sẵn

có và thuận tiện như: Bao cao su; thuốc uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, dụng cụ tránh thai trong tử cung (vòng tránh thai), thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng. Ngoài ra còn có một số biện pháp tránh thai truyền thống như: Tính vòng kinh, theo dõi nhiệt độ cơ thể, xuất tinh ngoài âm đạo, theo dõi chất nhầy cổ tử cung;(tuy nhiên các biện pháp tránh thai truyền thống có hiệu quả tránh thai thấp, dễ thất bại).

76

Page 77:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

2. Hội phụ nữ cần làm gì để góp phần thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ và cộng đồng về lợi ích của việc sinh ít con, sinh đẻ có kế hoạch, vấn đề bình đẳng giới trong KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Vận động, tư vấn và hướng dẫn các cặp vợ chồng lựa chọn và áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp để thực hiện KHHGĐ.

Phần 5GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ TRẺ SUY DINH DƯỠNG

VÀ TRẺ BỎ HỌC

I. GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ TRẺ SUY DINH DƯỠNG 1. Khái niệm suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh

huởng đến quá trình sống và sự tăng trưởng bình thường của cơ thể.2. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡngBiểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng- Trẻ chậm lớn: gầy, xanh, chậm chạp, không đủ cân nặng và chiều cao so với

chuẩn cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi.- Trẻ thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp.3. Các thể suy dinh dưỡng phổ biếnCác thể suy dinh dưỡng phổ biến gồm:- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: là tình trạng cân nặng thấp so với tuổi mà chiều

cao vẫn bình thường. - Suy dinh dưỡng thể thấp còi: là tình trạng cân nặng bình thường và chiều

cao thấp so với lứa tuổi.- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi: là tình trạng cả cân nặng và chiều cao

đều thấp so với tuổi. - Suy dinh dưỡng vi chất: là cơ thể chỉ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất.4. Thế nào là gia đình không có trẻ suy dinh dưỡngGia đình không có trẻ suy dinh dưỡng Là gia đình trong đó trẻ em trong độ

tuổi được chăm sóc đầy đủ, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, không bị tình trạng cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tuổi.

5. Nguyên nhân, cách phát hiện và cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

5.1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng

77

Page 78:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Thể trạng của người mẹ thấp còi, trước và trong khi mang thai gầy yếu. - Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị

suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đứa con nhẹ cân, còi cọc. - người mẹ ăn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc

mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng.- Trẻ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng có thể do thức ăn cho trẻ chế biến

không phù hợp, năng lượng thấp, có khi do cho trẻ ăn kiêng nên không đủ chất dinh dưỡng.

- Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.- Trẻ bị bệnh, nhất là bệnh kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột.- Trẻ bị thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý.5.2. Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng?- Theo dõi cân nặng của trẻ và đánh giá theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo

độ tuổi. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng; Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg

- Theo dõi chiều cao theo tuổi: Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.

- Quan sát bằng mắt thường thấy: Trẻ chậm lớn: gầy, xanh, chậm chạp, hay mắc bệnh.

5.3. Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại mỗi gia đình- Phụ nữ có thai cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo mức tăng cân 10-12 cân trong

thời gian có thai; Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. - Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng. Nếu sữa mẹ không đủ,

cần lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.- Cung ứng lương thực, thực phẩm (dinh dưỡng) đầy đủ cho trẻ bằng bữa ăn

hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 4-6 tháng tuổi; Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, không kiêng khem. Ngoài cơm (cung cấp năng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng, lạc, dầu mỡ... (cung cấp chất béo); tôm, cua, cá, thịt, trứng, sữa... (cung cấp chất đạm).

- Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ăn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt đẻ trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc….

- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.

78

Page 79:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Thực hiện vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. Ðảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tiêm phòng cho trẻ; điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh. Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ trên 2 tuổi.

II. GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ TRẺ BỎ HỌC1. Thế nào là gia đình không có trẻ bỏ học Gia đình không có trẻ bỏ học Là gia đình mà cha mẹ, người lớn luôn quan

tâm, tạo điều kiện đến việc học tập của trẻ em, đưa trẻ em đến trường học theo đúng độ tuổi và không để trẻ em bỏ học giữa chừng.

2. Tình trạng học sinh bỏ học hiện nayTình trạng học sinh bỏ học hiện nay: Thời gian gần đây, tình trạng học sinh

bỏ học đang gia tăng trên các địa phương. Theo thống kê của Bộ GD&ĐTỞ cấp tiểu học năm học 2003 - 2004, số lượng HS bỏ học là 261.405 em,

chiếm tỉ lệ 3,13% so với tổng số HS; năm học 2004 - 2005 các con số tương đương là 174.700 - 2,25%; năm học 2005 - 2006 là 244.065 - 3,33%; năm học 2006 - 2007 là 214.171 - 3,04%; và tính đến hết học kỳ I của năm học 2007 - 2008 là 12.966 - 0,19%.

Ở cấp trung học: Năm học 2002 - 2003 là 558.699 - 6,20%; năm học 2003 - 2004 là 580.511 - 6,29%; năm học 2004 - 2005 là 679.485 - 7,59%; năm học 2005 - 2006 là 625.157 - 6,59%; năm học 2006 - 2007 là 186.660 - 2,07%; và tính đến hết học kỳ I của năm học 2007 - 2008 là 106.228 - 1,2%.

Tình trạng HS bỏ học đã kéo dài trong 5 - 6 năm và tổng số lên đến 3,5 triệu học sinh bỏ học.

Đầu năm học 2009- 2010, cả nước có 26.788 trong số 14.970.481  học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,18%. Trong đó, có hơn 3.000 HS tiểu học, hơn 12.500 HS THCS và hơn 11.000 HS THPT.

3. Nguyên nhân học sinh bỏ học: 3.1. Nguyên nhân xuất phát từ bản thân trẻ: Trước hết là do ý thức tự giác

học tập của các em học sinh còn kém, nhiều em đã không ý thức được việc đến trường học tập là quyền lợi chính đáng của bản thân mà coi là một việc làm bắt buộc. Cũng do không tự ý thức được việc cần thiết phải học tập, nên các em lười học dẫn đến kết quả học tập kém nên không muốn đi học.

3.2. Nguyên nhân từ gia đình:+ Nhiều phụ huynh chưa có ý thức cao về việc chăm lo học tập cho con cái,

không ít các bậc cha mẹ vì mải lo kiếm tiền nên đã bỏ bê việc học hành của con cái, Họ phó mặc việc dạy dỗ, giáo dục con cho nhà trường, vì vậy dẫn đến việc lơ là, không quan tâm đến việc học tập của con.

79

Page 80:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Gia đình hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho con em đi học, một số phải bỏ học sớm để tham gia lao động.

3.2. Nguyên nhân từ phía nhà trường, xã hội, cộng đồng+ Địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, phải đi học xa, đường đi

lại không thuận lợi, tập quán sinh hoạt lạc hậu.+ Một số giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học nên không gây được

hứng thú học tập với học sinh.4. Biện pháp hạn chế tình trạng trẻ bỏ học4.1. Gia đình cần làm gì để hạn chế tình trạng trẻ bỏ học- Cha mẹ cần ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với con trẻ, đối với

gia đình và xã hội để xác định động cơ học tập cho con và trách nhiệm của gia đình đối với việc tạo điều kiện cho con học tập, đầu tư cả về vật chất, tinh thần và thời gian dành cho việc học của con.

- Cha mẹ cần thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con, tạo cho con một môi trường học tập yên tĩnh; hàng ngày dành ít nhất 30 phút cùng con xem lại bài vở, trò chuyện, chia sẻ với con những khó khăn, vướng mắc và động viên con học tập, đặc biệt cương quyết không để con bỏ học.

- Cha mẹ nên chủ động giữ mối liên lạc hai chiều giữa gia đình và nhà trường thông qua họp phụ huynh, trao đổi cá nhân, sổ liên lạc, điện thoại… Mặt khác, thông báo cho nhà trường, giáo viên biết về tình hình phấn đấu, tu dưỡng, của con mình.

4.2. Hội phụ nữ cần làm gì để vận động các gia đình cho trẻ đi học đúng độ tuổi và hạn chế tình trạng trẻ bỏ học

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc học tập của con và trách nhiệm của cha mẹ trong việc tạo điều kiện cho con học tập, không nên để con bỏ học giữa chừng.

- Giúp đỡ các gia đình phụ nữ nghèo về vốn để họ phát triển kinh tế gia đình. - Phối hợp với ngành giáo dục và các ban, ngành liên quan quyên góp sách

giáo khoa, quần áo, tài chính để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tập.- Đề xuất chính quyền địa phương giảm học phí và các khoản đóng góp cho

những học sinh gia đình nghèo- Phối hợp với nhà trường và chính quyền địa phương tìm hiểu hoàn cảnh

từng gia đình học sinh để vận động, giúp đỡ các em, nhất là học sinh thuộc gia đình nghèo, học sinh có nguy cơ bỏ học hoặc đã bỏ học để vận động các em tiếp tục đến lớp và trở lại lớp.

4.3. Nhà trường và cộng đồng cần làm gì để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học- Ngành giáo dục: Cần cải tiến chương trình học, sách giáo khoa, phương

pháp giảng dạy cho phù hợp và hấp dẫn với học sinh.

80

Page 81:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp khang trang.- Có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ học sinh gia đình nghèo đi học miễn giảm học

phí, các khoản đóng góp, trợ cấp khó khăn…

Phần 6GIA ĐÌNH THỰC HIỆN “3 SẠCH, 2T”

I. THỰC HIỆN “SẠCH NHÀ” 1. Thế nào là sạch nhà?Sạch nhà là là nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; môi trường sống xung

quanh nơi ở của gia đình sạch sẽ, vệ sinh và tiện lợi cho sinh hoạt.2. Làm thế nào để thực hiện sạch nhà?- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát; gọn gàng: Thường xuyên quét dọn,

lau nhà, thu xếp đồ đạc của các cá nhân và gia đình gọn gàng, ngăn nắp; làm sạch khu bếp, khu vệ sinh của gia đình …

- Sử dụng nguồn nước sạch:+ Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị, không chứa

các mầm bệnh và các chất độc hại. + Những nguồn nước có thể sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày là: nước mưa,

nước máy, nước sông, hồ, nước giếng đào, giếng khoan. * Để có nguồn nước sạch: + Đối với nước mưa: cần vệ sinh mái nhà vào đầu mùa mưa, không lấy nước

mưa của những trận mưa đầu mùa, bể chứa nước mưa phải sạch, kín. + Đối với nước máy: Cần vệ sinh bồn chứa thường xuyên, chứa nước trong bể

một thời gian để bốc hơi chất khử trùng còn dư thừa trong nước. + Đối với nước sông, hồ: Phải lắng lọc và đun sôi trước khi sử dụng. + Đối với nước giếng đào, giếng khoan: cần dùng các thiết bị như bể lọc, giàn

mưa... để khử sắt, man-gan... trước khi sử dụng; giếng phải xây dựng cách xa khu vệ sinh, chuồng trại gia súc (10-15m).

+ Đối với tất cả các loại nước sạch trước khi uống đều phải đun sôi.- Gia đình có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh: + Nhà tắm: Mỗi gia đình đều cần có nhà tắm để sử dụng, để không phải tắm

ngâm mình tại các ao, hồ, sông, suối hoặc ngại tắm khi không có nhà tắm; nhà tắm cần đảm bảo tiện lợi, an toàn, sạch sẽ.

+ Nhà tiêu: Nhà tiêu cần hợp vệ sinh: Không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước (Cách xa nguồn nước tối thiểu 10 mét); không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không có mùi hôi thối, khó chịu; Các loại nhà tiêu hợp

81

Page 82:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

vệ sinh phổ biến là nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu sinh thái và nhà tiêu đào có ống thông hơi,... (không sử dụng cầu tiêu ao cá)

- Không nhốt gia súc quá gần nơi ở của gia đình: Các gia đình không nên thả rông gia súc và cần nuôi nhốt gia súc, gia cầm ở xa khu nhà ở; đồng thời cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi để tránh ô nhiễm và mùi hôi thối ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mọi người.

II. THỰC HIỆN “SẠCH BẾP”1. Thế nào là sạch bếp? Sạch bếp là: Nơi đun nấu của gia đình luôn sạch sẽ, hợp lý; các dụng cụ nấu

ăn, đồ đựng thức ăn, bát đũa … luôn sạch sẽ, vệ sinh; việc chế biến các bữa ăn của gia đình đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thực hiện sạch bếp như thế nào?2.1. Bố trí bếp ăn sạch sẽ, hợp lý: Bố trí bếp ăn sạch sẽ, hợp lý bằng việc thường xuyên quét dọn nhà bếp, lau

rửa và bảo quản các dụng cụ nấu ăn, đồ đựng thức ăn, bát đũa… luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

2.2. Đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bữa ăn của gia đình

a. Lựa chọn thực phẩm an toàn: Là lựa chọn thực phẩm tươi, sạch từ nguồn tin cậy, không lựa chọn và sử

dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng, mốc, bị nhiễm hóa chất…. Thực phẩm đóng sẵn phải còn nguyên bao bì, không bị thủng rách, nhãn in rõ ràng, còn hạn sử dụng, hộp đựng thực phẩm bằng kim loại không được sét rỉ, phồng, méo.

b. Thực hiện quy trình chế biến, bảo quản thức ăn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý.

- Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ thực phẩm phải đạt tới trên 70°C. Rau quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.

- Ăn thức ăn ngay sau khi nấu: Thức ăn đã chế biến cũng có thể bị ô nhiễm nếu không bảo quản đúng cách. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vừa đảm bảo dinh dưỡng và không bị ngộ độc.

- Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Thức ăn nấu chín chỉ có thể giữ được từ 3-4 giờ ở nhiệt độ trên 60°C hoặc dưới 10°C. Phải có dụng cụ để gắp và đựng thức ăn; không đựng thức ăn nóng vào túi ni lông và các vật dụng làm từ nhựa.

- Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 4 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại từ 5-10 phút trước khi ăn. Chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm 1 lần. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

- Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc

82

Page 83:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

gián tiếp với các bề mặt bẩn. Cần để riêng thực phẩm sống và chín, cũ và mới; sử dụng dụng cụ riêng và sạch để chế biến thực phẩm chín.

- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kì bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa, dao, thớt cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Cần che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn .... Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn để rửa và nấu thức ăn: Nước sạch là nước không có màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch đúng cách trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn; không dùng tay để bốc và chia thức ăn.

c. Thực hiện sản xuất, kinh doanh, chế biến và cung cấp thực phẩm an toàn.- Không sản xuất, đưa bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm - Sản xuất rau an toàn cần: Trồng rau ở những nơi đất không bị ảnh hưởng

trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang; Tưới rau bằng nước giếng, nước từ sông hồ không bị nhiễm hóa chất độc; Không sử dụng nước thải công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư ... chưa qua sử lý để tưới trực tiếp cho rau; Chỉ dùng phân chuồng đã ủ hoại mục, phân hữu cơ vô sinh được phép sử dụng, không được dùng phân tươi và không dùng quá nhiều phân vô cơ; Chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh khi thật cần thiết và phải đảm bảo 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng kỹ thuật; đảm bảo thời gian cách li theo quy định.

- Sản xuất sản phẩm chăn nuôi sạch cần: Vệ sinh chuồng trại, ao hồ nuôi tốt; Không lạm dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi, gây tồn dư và ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm động vật; Cần chủ động phòng chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm; Khi dịch bùng phát, cần tiêu huỷ gia súc, gia cầm mắc bệnh theo đúng quy định; Giết mổ gia súc, gia cầm đúng cách.

- Người bán thức ăn chế biến sẵn: Cần thực hiện quy trình chế biến, bảo quản thức ăn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn thực phẩm đến khâu chế biến và bảo quản thức ăn

III. THỰC HIỆN “SẠCH NGÕ” 1. Thế nào là sạch ngõ? Sạch ngõ: Là việc là việc giữ gìn vệ sinh đường, ngõ của thôn, xóm, phố,

phường và xung quanh nơi ở của gia đình luôn phong quang, sạch sẽ, không để nước thải và rác thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và mất mỹ quan đường làng, đường phố.

2. Thực hiện sạch ngõ như thế nào?

83

Page 84:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Không vứt rác, đổ rác ra đường, không để súc vật thải phân ra đường, mỗi người phải có ý thức bỏ rác vào thùng rác, khi nào đầy thì đổ đúng chỗ.

- Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. (Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng).

- Thường xuyên quét dọn đường/ ngõ; thu gom, xử lý rác thải; nạo vét, khơi thông cống rãnh tiêu thoát nước thải ở khu vực xung quanh nơi ở của gia đình.

- Cần phân loại rác thải, ở nông thôn có thể tận dụng rác hữu cơ để làm phân bón cho nông nghiệp (đào một cái hố rộng vài mét vuông chứa rác, khi nào đầy hố thì lấp đất lại hoặc có thể gom rác khô thành đống để đốt).

- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không để trẻ em, súc vật phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh.

IV. THỰC HIỆN 2T (TẬN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM)Thực hiện khẩu hiệu “2T” theo nguyên tắc “càng ít chất thải ra môi trường

càng tốt”- Thực hiện tiết kiệm trong mua sắm, tiêu dùng; - Thực hành tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng (đèn

compac), hãy tắt đèn và các thiết bị điện khi không cần thiết, tích cực hưởng ứng giờ trái đất;

- Thực hành tiết kiệm nước sạch để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nước, tận dụng nước rửa rau để tưới cây...

- Sử dụng giỏ (làn) nhựa hoặc túi sử dụng được nhiều lần để đi chợ, hạn chế và tiến đến không sử dựng túi nilông, vừa tiết kiệm đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do túi chất dẻo gây nên;

- Đồ dùng trong nhà không sử dụng nữa như áo quần, sách báo, bao bì, chai lọ... thì cho người khác dùng, hoặc thu gom bán phế liệu ...

- Thực hiện việc phân loại rác thải tại gia đình thành 2 loại (rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ), trước khi Công ty môi trường đô thị thu gom đem đi xử lý;

- Tận dụng rác thải có thể tái sử dụng để các tổ PN gây quỹ tương trợ giúp đỡ hộ nghèo tại địa bàn dân cư, hoặc sử dụng quỹ để tiếp tục trang bị vật dụng phục vụ cho việc phân loại rác thải, trồng cây xanh... tại gia đình (mua giỏ, thùng đựng rác, cây xanh...)

84

Page 85:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

CHUYÊN ĐỀMô hình “Sống xanh”

Biên soạn: Lê Thị Mỹ HạnhUVBTV - Trưởng ban Tuyên giáo

Năm 2010, tranh thủ được sự hỗ trợ của Trung tâm Hành động vì sự phát triển Đô thị Việt Nam, Hội LHPN thành phố đã triển khai chương trình thử nghiệm xây dựng nhóm “Sống xanh” tại cơ quan Hội LHPN TP và phường Hòa Khánh Bắc của quận Liên Chiểu. Mô hình Sống xanh được thực hiện với các chủ đề: Rác thải, nước, năng lượng, ngôi nhà an toàn, sức khoẻ, người tiêu dùng thông thái.

I. RÁC THẢI1. Rác hữu cơ: là các loại rác thực phẩm từ nhà bếp như rau, củ, quả... Rác

hữu cơ sau khi được phân loại sẽ được dùng làm nguyên liệu để làm phân ủ hữu cơ tại hộ gia đình hoặc các nhà máy sản xuất, rất tốt cho canh tác và an toàn cho người sử dụng.

2. Rác vô cơ: là các loại rác như sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, xỉ than, đất, cát..Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa, mà chỉ có thể mang đi chôn lấp. Vì vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần hạn chế tối đa lượng rác vô cơ này.

3. Rác tái chế: là các loại rác như giấy, kim loại, vỏ hộp...sẽ được vận chuyển đến các xưởng tái chế để tái chế thành các sản phẩm mới.

TẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG?Mỗi ngày, mỗi người chúng ta thải ra ngoài môi trường khoảng từ 1,2 đến

2kg rác trong đó có khoảng 0,3 kg là rác vô cơ. Nếu như các gia đình đều có ý thức

85

Page 86:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

và thực hiện việc phân loại rác tại hộ gia đình thì sẽ rất thuận tiện cho việc tái chế, tái sử dụng nguồn tài nguyên này.

II. NƯỚC1. Lợi íchNước đem lại sự sống nhưng cũng là nguyên nhân gây bệnh tật cho con

người. Để bảo vệ sức khoẻ của mình, bạn cần biết nguồn nước sinh hoạt của nhà mình bắt nguồn từ đâu và chất lượng của nguồn nước đó.

2. Xử lý nguồn nước sinh hoạtNước được sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày tại mỗi gia đình vì

vậy nếu chất lượng nước sinh hoạt của gia đình bạn không sạch sẽ tích tụ các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình bạn. Thực hiện các biện pháp sử lý nước sẽ giúp đảm bảo chất lượng về nguồn nước sinh hoạt của gia đình bạn.

3. Các bước thực hiện , xử lý rò rỉ trong hệ thống nước sinh hoạt- Kiểm tra các đường ống nước, các thiết bị trong phòng vệ sinh(toalet, vòi

nước, vòi hoa sen…)để tìm ra các chỗ rò rỉ.- Rò rỉ nước ở bồn cầu rất khó nhận biết bằng mắt thường. Có một mẹo nhỏ là

bạn có thể sử dụng màu thực phẩm nhỏ vào trong bình chứa nước của bồn cầu. Để trong vòng nửa tiếng nếu thấy nước trong bồn cầu đổi màu thì bồn cầu nhà bạn đã bị rò rỉ nước.

- Lên kế hoạch sữa chữa hoặc thay thế mới cá thiết bị bị hỏng, rò rỉ.- Gọi thợ sửa chữa hoặc đi mua các thiết bị thay thế trong hệ thống nước.4. Giảm lượng nước xả bồn cầuTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG?Các bình nước ở bồn cầu chứa khoản 6 lít nước nhưng mỗi lần xả chúng ta

chỉ cần xả ½ lượng nước đó. Nếu như chúng ta thực hiện hành động đơn giản dưới đây, mỗi ngày gia đình chúng ta tiết kiệm tối thiểu được 80lit nước.

- Nếu gia đình bạn có điều kiện hãy sử dụng bồn cầu tiết kiệm nước và chỉ xả ở chế độ 6 lít khi cần thiết.

- Nếu bạn có bồn cầu cũ hoặc không có chế đọ tiết kiệm nước, bạn có thể tham khảo các cách sau đây để giảm lượng nước sử dụng:+ Đặt một chai nước khoáng(Lavie, Vital…) 0,5 lít chứa đầy nước hoặc sỏi

cho vào bình chứa nước của bồn cầu.+ Hạ van phao trong bình chứa nước của bồn cầu xuống mức xả phù hợp.5. Giảm lượng nước sử dụng khi vệ sinh cá nhân.TẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG?Trong khi bạn rửa mặt, đánh răng hoặc cạo râu bạn có để nước chảy liên tục

không? Nếu vòi nước chảy liên tục như vậy khi rửa mặt và đánh răng trong 3 phút

86

Page 87:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

buổi sáng và 3 phút buổi tối bạn đã dùng hết 40 lít nước mỗi ngày. Còn nếu cạo râu bạn dùng khoảng 36 lít nước 1 ngày. Bạn có thể để ý hơn đến việc sử dụng nước khi vệ sinh cá nhân và tiết kiệm tài nguyên nước quý giá.

6. Cách thực hiện giảm lượng nước sử dụng khi vệ sinh cá nhân- Khi làm vệ sinh cá nhân(rửa mặt, đánh răng, cạo râu, tắm…)nên tắt nước

khi không cần thiết.- Trang bị các đồ dùng cần thiết trong nhà tắm(chậu nhỏ để rửa mặt, cốc đánh

răng, chậu tắm).7. Tiết kiệm nước khi tưới cây.TẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG?Một khu vườn đẹp cần được sự chăm sóc kỹ của chủ nhân cũng như cần một

lượng nước đủ để cây có thể phát triển tốt. Bạn có thể chăm sóc khu vườn của mình thêm đẹp đồng thời cũng sử dụng hợp lý tài nguyên của Trái Đất.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:- Tưới nước vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh bốc hơi nước vào

những ngày nóng. Đồng thời không nên tưới nước vào những ngày trở gió, vì gió sẽ làm tăng khả năng bốc hơi của nước và làm tạt nước.

- Bạn nên sử dụng bình tưới nước (có thể tận dụng chai đựng nước uống bằng nhựa và đục lỗ trên nắp) hoặc vòi phun tia nước để nước thấm đều vào đất và trên cây, đồng thời giảm lượng nước lãng phí.

- Phủ đất vườn bằng lớp đất phủ hữu cơ như vỏ bào hoặc cỏ để giữ ẩm cho đất.

- Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy trồng những loại cây không ưa nước và không cần chăm sóc nhiều.

- Hứng nước mưa hoặc dùng nước rửa rau, vo gạo để tưới cây. Chú ý: Để tiết kiệm tối đa lượng nước dùng để tưới cây, bạn có thể tích nước

mưa, nước vo gạo vào các chậu thùng.III. NĂNG LƯỢNG1. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụngKhi thực hiện hành động này, bạn sẽ tiết kiệm năng lượng, tiền và giảm ô

nhiễm môi trường do việc giảm sử dụng các năng lượng hóa thạch. CÁC BƯỚC THỰC HIỆNKhi không sử dụng tivi, đầu đĩa, đài nghe nhạc, quạt máy… nên tắt hẳn chứ

không chế độ chờ (stand-by).- Với máy vi tính, nên tắt để chế độ “Hibernate” hoặc tắt hẳn thay vì để

“Stand by”.- Trước khi ra khỏi phòng nhớ tắt các loại đèn trong phòng

87

Page 88:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

LỢI ÍCH- Bạn sẽ tiết kiệm năng lượng và chi phí trả hóa đơn điện hàng tháng. Nếu

nguồn điện của gia đình bạn được sản xuất từ nguyên liệu hóa thạch thì bạn sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường

2. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượngTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGBóng đèn compact tiết kiệm được 80% điện năng sử dụng so với bóng đèn

thường. Khi sử dụng bóng đèn compact tiết kiệm năng lượng, bạn sẽ giảm tiền điện hàng tháng của gia đình. Đồng thời, bạn sẽ góp phần giảm sự ô nhiễm môi trường.

Hàng năm Việt Nam sử dụng 50 triệu bóng đèn. Điện lực Việt Nam (EVN) ước tính trằng nếu chúng ta chuyển sang sử dụng 20 triệu bóng đèn compact thì mỗi năm chúng ta sẽ tiết kiệm được 600 triệu đô la.

3. Sử dụng máy giặt hiệu quảTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGMáy giặt ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình vì đem lại sự thuận tiện, tiết

kiệm thời gian cho mọi người. Việc sử dụng máy giặt hiệu quả sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc hơn nữa, đặc biệt còn giúp tiết kiệm tài nguyên nước và năng lượng.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Chỉ giặt quần áo khi chúng bẩn. ( Với khí hậu của Việt Nam thường từ 1 đến

2 ngày đối với quần áo mặc ra ngoài đường).- Thu gom quần áo của cả gia đình cho đủ một cối mới đem đi giặt.- Để máy giặt ở chế độ phù hợp ( giặt bình thường, giặt đồ len,dạ…) sẽ giúp

giặt đồ hiệu quả và tiết kiệm được điện năng.- Phơi quần áo ra ngoài trời thay vì sử dụng máy sấy khô.LỢI ÍCH- Bạn tiết kiệm được tiền bạc, thời gian (thay vì giặt nhiều cối trong một ngày).- Bạn đã góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên nước và năng lượng hóa thạch

đồng thời bảo vệ môi trường (lượng nước thải ra ngoài môi trường, tăng tuổi thọ của máy giặt….).

4. Sử dụng tủ lạnh hiệu quảTẠI SAO HÀNH ĐỘNG?Tủ lạnh là một trong các thiết bị tiêu thụ nhiều điện nhất trong gia đình của

bạn. Điện năng sử dụng phần lớn được sản xuất từ năng lượng hóa thạch. Bạn càng sử dụng nhiều năng lượng để làm lạnh, bạn càng làm ô nhiễm môi trường. Hành động này sẽ giúp bạn sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và giúp bạn tiết kiệm tiền.

88

Page 89:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Kiểm tra gioăng cao su. Mở cửa tủ lạnh và đặt 1 tờ giấy giữa cửa tủ lạnh và

gioăng cao su, sau đó đóng tủ lạnh.Nếu bạn có thể rút tờ giấy ra một cách dễ dàng thì bạn cần thay gioăng cao su.

- Làm sạch dàn lạnh của tủ lạnh - Cài đặt nhiệt độ tủ lạnh ở chế độ thích hợp theo mùa.- Giảm số lần mở tủ lạnh và không mở tủ quá lâu. - Chỉ cho thức ăn vào tủ lạnh sau khi thức ăn đã được để nguội. - Đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng và tránh để sát tường. Khoảng cách tối thiểu

từ tủ lạnh đến tường hoặc đến sàn là 10 cm. Chú ý không để tủ lạnh ở gần nơi có nhiệt độ cao như bếp nấu.

LỢI ÍCH- Bạn sẽ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường

do việc sử dụng các năng lượng hoá thạch để chạy tủ lạnh5. Sử dụng bếp hiệu quảTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGKhi bạn nấu ăn, bạn cần sử dụng bếp một cách hiệu quả để tránh lãng phí

nguồn nhiên liệu thải ra ngoài môi trường.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Cùng thảo luận trong gia đình về loại bếp phù hợp nhất để sử dụng.- Cùng thảo luận với gia đình các cách thức để đun nấu thức ăn phù hợp nhất

với điều kiện gia đình.- Dù bạn sử dụng loại bếp nào đi nữa, bạn có thể áp dụng những cách sau đây

để tiết kiệm năng lượng khi đun nấu:+ Chuẩn bị tất cả các thức ăn cần nấu nướng trước khi bật bếp+ Đậy vung để ngăn hiện tượng thoát nhiệt.+ Tắt bếp trước khi nấu xong 1 vài phút vì bạn có thể tận dụng lượng nhiệt để

thức ăn chín hoàn toàn.+ Chỉ sử dụng lượng nước và dầu mỡ thật cần thiết. Càng ít nước và dầu mỡ,

bạn càng tiết kiệm thời gian nấu ăn.+ Nếu gia đình bạn có nồi áp suất, hãy sử dụng mỗi khi cần ninh thức ăn. Nồi

suất rất tiết kiệm năng lượng.+ Nếu có thể hãy nấu ăn một lần cho cả hai bữa trong ngày. LỢI ÍCH: Bạn sẽ tiết kiệm năng lượng, tiền và giảm ô nhiễm môi trường6. Sử dụng điều hòa tiết kiệm năng lượngTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG

89

Page 90:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Điều hòa là thiết bị điện tốn nhiều điện năng nhất trong gia đình bạn. Nếu bạn sử dụng điều hòa hiệu quả, bạn sẽ giảm thiểu được ít nhất 20% điện năng tiêu thụ dành cho nhu cầu làm mát trong gia đình bạn .

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Kiểm tra điều hòa nhà bạn (thông số kĩ thuật, nhãn đảm bảo đạt tiêu chuẩn

tiết kiệm năng lượng).- Để nhiệt độ điều hòa cao hơn 25 độ C.- Tắt điều hòa trước khi ra khỏi phòng 1 tiếng.- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh điều hòa sẽ giảm 20% điện năng tiêu thụ.LỢI ÍCH- Giảm thiểu điện năng tiêu thụ cho điều hòa.- Làm mát ngôi nhà bạn một cách hiệu quả đồng thời bảo vệ sức khỏe bạn

(không bị nhiễm lạnh do thay đổi môi trường đột ngột). VI. SỨC KHỎE1. Bữa ăn đủ chất dinh dưỡngTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGThực phẩm cũng như chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn

và gia đình bạn. Trong cuộc sống hiện đại, con người đang dần dần thay thế các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bằng những đồ thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh. Điều này không chỉ gây ra sự khó tiêu và tăng cân mà còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường…

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Tìm hiểu công dụng của các loại thực phẩm và cách kết hợp các loại thực

phẩm đảm bảo chất dinh dưỡng .- Chia sẻ với các thành viên của nhóm Sống Xanh về các công thức nấu ăn

mới đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.- Lên kế hoạch cho các bữa ăn một cách hợp lý: kết hợp đầy đủ tinh bột, rau

xanh, thịt....- Thưởng thức những bữa ăn ngon miệng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất..LỢI ÍCHĂn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho gia đình bạn luôn khỏe mạnh và tươi

trẻ.2. Vận động mỗi ngàyTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGVận động là một phần của cuộc sống. Hoạt động thể chất giúp bạn cải thiện

sự lưu thông máu, tái tạo năng lượng trong cơ thể, đồng thời giúp đốt cháy lượng calo bạn tiêu thụ… Vận động đúng cách sẽ giúp bạn dẻo dai, khỏe mạnh đồng thời

90

Page 91:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

còn giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Ngoài ra, ngồi một chỗ cũng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về tim mạch, béo phì… Vì vậy bạn nên vận động thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Nghiên cứu và lựa chọn các hình thức vận động phù hợp với bản thân: tập

thể dục, đi bộ, chạy, tập dưỡng sinh, tập yoga, bơi lội. - Chia sẻ và mời các thành viên của nhóm Sống Xanh cùng tham gia các hoạt

động vận động hàng ngày.- Dành ít nhất 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tham gia các hoạt động vận

động tại nhà hoặc tại nơi công cộng.LỢI ÍCHVận động thường xuyên sẽ giúp bạn có một cơ thể cân đối, khỏe mạnh, tránh

được các bệnh tật liên quan. Ngoài ra nếu thường xuyên đi bộ, đi xe đạp bạn cũng sẽ giúp giảm được khí thải từ động cơ xe máy và tiết kiệm được nguyên liệu xăng, dầu.

3. Ngồi làm việc đúng tư thếTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGNgồi chiếm từ 70-80% thời gian làm việc của con người ( trừ các trường hợp

lao động chân tay). 20% số người làm việc tại các văn phòng thường mắc các bệnh về đau lưng, đau cột sống, cận thị... và các bệnh khác do ngồi không đúng tư thế và không gian làm việc không hợp lý. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe của bạn, hãy lựa chọn chỗ ngồi làm việc hợp lý và ngồi đúng tư thế.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Tham khảo tài liệu và Internet về cách bố trí nơi làm việc và tư thế ngồi làm

việc đúng.- Bố trí nơi làm việc đủ ánh sáng, thoải mái và trong lành, bàn ghế phù hợp

với vóc dáng của người ngồi làm việc.- Tập thói quen ngồi đúng tư thế khi làm việc tại văn phòng cũng như ở nhà.LỢI ÍCH: Nơi làm việc hợp lý và tư thế ngồi chuẩn xác sẽ giúp bạn làm việc

hiệu quả hơn đồng thời tránh khỏi các bệnh về cột sống và mắt.4. Mùa nào thức ấyTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGMột đặc điểm của rau quả trái mùa là hay bị sâu bệnh do không thuận về thời

tiết. Như vậy, ngoài các phương pháp can thiệp như dùng hóa chất bón kích thích cây, các rau quả trái mùa còn có rất nhiều thuốc trừ sâu. Vì vậy thay vì phải ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe, nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm đặc biệt là hoa quả và rau xanh theo mùa để tận hưởng hương vị thơm ngon và đảm bảo cho sức khỏe của gia đình.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

91

Page 92:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Liệt kê các loại thực phẩm (đặc biệt là rau xanh và hoa quả) theo mùa.- Đi chợ và lựa chọn các loại thực phẩm đúng mùa để chế biến món ăn cho

gia đình.- Chia sẻ với các thành viên của nhóm Sống Xanh về các loại thực phẩm đúng

mùa, cách chế biến món ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng...LỢI ÍCHBạn và gia đình được thưởng thức những loại thực phẩm có hương vị ngon

nhất do thu hoạch đúng mùa, đồng thời bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn tránh ngộ độc hóa chất và thuốc trừ sâu.

5. Cân bằng tâm lýTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGTrong nhịp sống hiện đại, áp lực công việc và mâu thuẫn trong các mối quan

hệ xã hôi tạo ra cho mỗi người sự căng thẳng, lo âu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật như: trầm cảm, tự kỷ thậm chí là tâm thần phân liệt. Bạn cần kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách tập luyện thường xuyên và thay đổi cách sinh hoạt để cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Lên thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.- Tham gia các hoạt động giải trí: tham quan danh lam thắng cảnh, vui chơi và

thư giãn tại các khu công viên, vườn hoa, khu du lịch....- Tham gia các lớp tập thiền, tập yoga giúp cân bằng tâm lý, cân bằng giá trị

cuộc sống.LỢI ÍCHBạn cân bằng cuộc sống của mình và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp bên cạnh

người thân và bạn bè của mình.6. Khám sức khỏe định kỳTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGKhám sức khỏe định kỳ giúp bạn chẩn đoán sớm những bệnh nan y như: tiểu

đường, xơ gan, ung thư, cao huyết áp, suy thận, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết và cả các rối loạn về tâm thần kinh... từ đó có chiến lược điều trị kịp thời.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Xem xét tiểu sử khám bệnh để biết các vấn đề sức khỏe của mình.- Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đăng kí khám sức khỏe định kỳ (thường là

6 tháng 1 lần).- Chia sẻ thông tin về các cơ sở y tế uy tín với các thành viên nhóm Sống Xanh.- Tham gia khám sức khỏe định kì và thường xuyên theo dõi tình trạng sức

khỏe của bản thân.

92

Page 93:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

LỢI ÍCH- Phát hiện bệnh sớm.- Tiết kiệm tiền.- Tiết kiệm thời gian.- Khả năng chữa lành bệnh cao.7. Ngủ đủ giấc, đúng giờTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGNgủ sâu và ngủ đủ giấc sẽ đem lại cho bạn sức khỏe dồi dào và tinh thần sảng

khoái. Những người thường ngủ ít hơn tám tiếng một ngày sẽ uể oải và làm việc không hiệu quả.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Lên thời gian biểu nghỉ ngơi trong ngày (bạn nên có một giấc ngủ trưa ngắn

từ 30 phút đến 1 tiếng để tái tạo năng lượng). - Đảm bảo thời gian ngủ đủ 8 tiếng/ ngày.- Thực hiện các biện pháp phù hợp với bạn để có một giấc ngủ sâu, tạo ra sự

thoải mái và nạp đầy năng lượng sau một ngày làm việc.LỢI ÍCH- Giấc ngủ sâu và đúng giờ giúp bạn tỉnh táo và tái tạo năng lượng giúp bạn

làm việc và hoạt động hiệu quả hơn.- Giấc ngủ sâu giúp bạn thoải mái, thư giãn đảm bảo có một sức khỏe tốt và

giảm thiểu bệnh tật.V. NGÔI NHÀ AN TOÀN1. Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong gia đìnhTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGNhững sản phẩm nước tẩy rửa, hóa mỹ phẩm dùng trong gia đình thường

chứa nhiều hóa chất. Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình bạn.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Lên danh sách những nguyên liệu tẩy rửa tự nhiên thường dùng: chanh,

giấm, cát, bồ kết, bã chè, gừng… và các cách khác nhau để sử dụng chúng.- Thay thế các chất tẩy rửa hoặc mỹ phẩm trong gia đình bằng nguyên liệu

thiên nhiên.LỢI ÍCH- Bạn có thể tránh cho gia đình các tác hại xấu tới sức khỏe khi sử dụng hóa

chất trong gia đình của mình.2. Đảm bảo an toàn điện trong gia đình

93

Page 94:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

TẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG?Bạn có thể bảo vệ gia đình mình tránh chập, giật điện và nguy cơ hoả hoạn

nếu bạn sử dụng các hệ thống điện một cách an toàn và hợp lý.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Kiểm tra vị trí cắm điện trong gia đình và ổ cắm cần gắn chặt vào tường.- Nếu các ổ cắm đặt gần nguồn nước và thấp hơn 1m40 so với mặt đất thì bạn

cần có nắp đậy hoặc che các ổ cắm một cách hợp lý.- Kiểm tra và thay thế các ổ cắm không an toàn (nên sử dụng các loại ổ cắm

có lỗ cắm nhỏ hoặc có nắp trượt, nguyên liệu là nhựa tổng hợp, có khả năng chịu nhiệt cao)

- Sử dụng ổ cắm hợp lý và an toàn: lau tay thật khô trước khi sử dụng phích cắm, sử dụng phích cắm điện phù hợp với cắm điện.

- Nếu trong nhà bạn đã từng bị nổ cầu chì, hãy kiểm tra tải trọng của cầu chì và sử dụng hợp lý các thiết bị điện, không nên sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất cao chung 1 ổ cắm.

- Kiểm tra đường dây điện: không để dây điện bị hở, tốt nhất nên thiết kế dây điện đi ngầm, nếu đi nổi hãy sử dụng các ống bảo vệ an toàn đường dây điện

LỢI ÍCH- Tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện - Chống giật điện.- Tránh những thiệt hại về người trong trường hợp có sự cố xảy ra.3. Trồng cây cảnh trong gia đìnhTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNGTrồng cây cảnh là một trong những cách thức làm giảm bụi bẩn trong gia

đình, tránh được một số vi khuẩn độc hại đồng thời làm mát ngôi nhà của bạn. Trồng cây cảnh còn làm tăng giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà, giúp bạn có một sức khỏe tốt và cảm thấy thoải mái khi ở trong ngôi nhà của mình.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Cùng thảo luận với gia đình về việc trồng cây cảnh: vị trí đặt cây cảnh, loại

cây cảnh phù hợp, cách thức chăm sóc cây cảnh.- Trồng cây tại nhà và thường xuyên chăm sóc cây cảnh.LỢI ÍCHCây cảnh giúp làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà, giúp bảo vệ sức khỏe,

cải thiện không khí và tránh được một số loại côn trùng, vi khuẩn gây bệnh.4. Cất trữ và bảo quản thuốc an toànTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG

94

Page 95:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Mỗi gia đình, nhất là những gia đình có trẻ em, đều cần có một tủ thuốc nhỏ để kịp thời chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Tuy nhiên, do sự bất cẩn các gia đình để lẫn các loại thuốc với nhau hoặc để gần tầm với của trẻ nhỏ rất dễ gây ra các vụ ngộ độc thuốc. Vì vậy bạn hãy trang bị cho gia đình mình một tủ thuốc thuận tiện và an toàn.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN- Thu thập tất cả các loại thuốc trong gia đình và phân loại theo nhóm (thuốc

kháng sinh, thuốc ho, thuốc tiêu hóa, thuốc bổ)- Sắp xếp tủ thuốc gia đình theo các ngăn và các loại thuốc vào các nhóm- Cất trữ thuốc ở vị trí an toàn, cao và tránh xa tầm với cả trẻ nhỏ.LỢI ÍCH- Tiết kiệm tiền bạc, thời gian đi tìm thuốc hoặc mua thuốc mới- Tránh các nguy cơ về ngộ độc thuốc trong gia đìnhVI. NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI1. Mua sắm có kế hoạchTẠI SAO BẠN CẦN HÀNH ĐỘNG?Bạn đã bao giờ mua một vật dụng nào đó rồi sau đó vài tuần bạn tự hỏi mình:

Tại sao mình lại mua nó? Bất cứ khi nào bạn mua hàng bạn đã sử sụng tài nguyên của Trái Đất. Mua sắm hợp lý giúp bạn tiết kiệm tài chính và hạn chế việc thải rác ra môi trường sau này khi bạn không thích sử dụng đồ vật đó nữa.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.- Trước khi đi mua sắm hãy lấy một mẫu giấy nhỏ và ghi lại các sản phẩm

cần mua và ước tính chi phí.- Đi mua hàng và mang theo danh sách đó cùng với một khoản tiền vừa phải.

Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm và quyết định mua sản phẩm đồng thời hạn chế mua những sản phẩm không cần thiết hoặc thừa.

LỢI ÍCH.- Tiết kiệm tiền và hạn chế được sử dụng tài nguyên của Trái Đất.2. Lựa chọn thực phẩm an toànTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG?- Để có được những sản phẩm rau quả có hình thức đẹp mắt người nông dân

ở một số nơi đã sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón có hại. Một số thực phẩm còn có chất nhuộm hoặc được chất bảo quản để giữ được lâu hơn. Lựa chọn thực phẩm an toàn giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và gia đình đồng thời khuyến khích nông dân sản xuất thân thiện hơn với môi trường.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.

95

Page 96:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Cùng với Nhóm Sống Xanh nghiên cứu những nơi bán rau, hoa quả hữu cơ, rau an toàn và thực phẩm sạch.

- Cùng thành viên trong Nhóm Sống Xanh thử mua rau, thực phẩm an toàn tại các địa chỉ tin cậy có chứng nhận cung cấp rau và thực phẩm an toàn.

LỢI ÍCH.- Sức khoẻ cho giai đình bạn.- Ủng hộ, khuyến khích người nông dân sản xuất và kinh doanh tốt.3. Đọc nhãn mác trên sản phẩm để lựa chọn đồ dùng an toànTẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG?- Trên thị truờng, tồn tại song song các sản phẩm tốt xấu, có ảnh hưởng đến

sức khoẻ của bạn và môi trường. Sự khác biệt này có thể rất lớn nhưng không dễ nhận ra. Khi bạn để ý đến các thông tin về sản phẩm và tìm hiểu chúng, bạn sẽ lựa chọn sản phẩm tốt cho bản thân, cộng đồng, môi trường và khuyến khích các nhà sản xuất có lương tâm.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.- Tìm kiếm các thông tin về các sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với

môi trường thông qua báo chí, internet…- Chia sẻ với thành viên Nhóm Sống Xanh về các thông tin sản phẩm.- Khi đi mua hàng, tạo thói quen đọc nhãn mác sản phẩm để biết các thông

tin:+ Xuất xứ của sản phẩm.+ Thành phần có trong sản phẩm.+ Chất liệu để làm bao bì sản phẩm(chất liệu tái chế hoặc có thể tái chế sau

khi sử dụng được không? Có tốt cho sức khoẻ không?..)LỢI ÍCH- An toàn, có lợi cho sức khoẻ của bạn và gia đình.- An toàn và có lợi cho sức khoẻ của cộng đồng.- Thân thiện với môi trường- Khuyến khich, ủng hộ những nhà sản xuất đã làm tốt.4. Tạo nguồn thực phẩm an toàn.TẠI SAO CẦN HÀNH ĐỘNG?Bạn có thể trồng rau tại nhà bằng cách tận dụng diện tích ban công và sân

thượng. Ngoài ý nghĩa tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng bữa ăn, việc trồng rau sẽ mang lại màu xanh tươi mát, giảm stress và có ý nghĩa giáo dục tốt cho con cháu.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.- Nếu trồng rau trong hộp xốp bạn có thể tiến hành các bước sau:

96

Page 97:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Thu dọn lại ban công, sân thượng nhà bạn+ Tìm những vùng có nhiều ánh sáng để thiết kế vườn+ Chuẩn bị các thùng cactong và đất sạch.+ Bàn bạc với gia đình bạn

CHUYÊN ĐỀMôi trường với sức khoẻ con người

Biên soạn: Lê Thị Mỹ HạnhUVBTV - Trưởng ban Tuyên giáo

Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách, là một nhiệm vụ có tính xã hội hoá sâu sắc gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói, giảm nghèo. Vệ sinh môi trường là một bộ phận quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Vệ sinh môi trường tác động hằng ngày đến đời sống, sức khoẻ của mỗi người dân trong cộng đồng. Môi trường ô nhiễm, rác thải không được quản lý tốt, nước thải ứ đọng là nguyên nhân 80% bệnh tật trong nhân dân và làm mất mỹ quan thành phố.

Cùng với tiến trình phát triển của đất nước trong những năm qua, Tp Đà Nẵng đã đạt được những thành quả to lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức và áp lực to lớn mà thách thức lớn nhất là các vấn đề về môi trường sống. Do vậy, việc vận động người dân hành động vì một thành phô môi trường là một việc vô cùng cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

I. MÔI TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường là gì?- Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta (không khí, nước, chất

thải, thực vật …), tác động và chịu ảnh hưởng bởi mọi hoạt động của con người. - Môi trường là một lớp bảo vệ chắc chắn, ngăn ngừa cho con người khỏi mọi

đe doạ về bệnh tật và chất lượng cuộc sống nếu môi trường đó trong lành.- Môi trường cũng là nguồn gây bệnh tật, phá hoại cuộc sống hạnh phúc và

quá trình phát triển của xã hội nếu như môi trường đó bị huỷ hoại. Môi trường quyết định sự sống còn của mọi sinh vật trong đó có con

người, nếu như không có những yếu tố môi trường ở trên thì sự sống trên trái đất sẽ không còn tồn tại. Do vậy nếu môi trường bị nhiễm bẩn (ô nhiễm) thì sẽ tác động vô cùng to lớn đến sức khoẻ con người, thậm chí có thể dấn đến tử vong.

2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường97

Page 98:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học và các chất bẩn khác... được hoà lẫn vào không khí, đất, nước ....gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thường do bụi, cát mang vi khuẩn và trứng giun sán. Bụi than, khí thải nhà máy, xe, các chất phóng xạ nguyên tử, bụi vi sinh, bụi kim loại…

2.1. Các dạng ô nhiễm chính+ Ô nhiễm môi trường đất:Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là

nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.

Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.

+ Ô nhiễm môi trường nước: Nước chiếm 80% trọng lượng cơ thể con người, nước giúp cho các cơ quan

chức năng trong cơ thể hoạt động tốt và thải các chất độc hại qua đường mồ hôi, nước tiểu, nước tiểu và phân. Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần tiêu thụ từ 2,5 - 3 lít nước sạch, chưa kể đến nước dùng cho sinh hoạt như tắm rủa, gặt giũ; nước sạch còn bổ sung cho cơ thể một số vi chất cần thiết cho sự sống như: Sắt, Iốt, Fluor, kẽm, đồng ...Nước sạch là : Nước trong, không màu, không mùi, không có chất độc hại như chì, H2S, NO2, NO3, nước không bị nhiễm E.Coli, coliorm ....

Vì vậy, ô nhiễm nước là sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn…làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước là: từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông, biển mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm đất và nguồn nước ngầm và nước ao hồ; từ phân người, phân động vật không được quản lý, rác thải gia đình , chất thải của các bệnh viện không được xử lý, nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông và tình trạng khai thác gỗ trái phép, đốt phá rừng tự nhiên một cách bừa bãi ngày càng tác động xấu đến môi trường.

+ Ô nhiễm không khí: Không khí cung cấp nhiều dưỡng khí (Oxy) không thể thiếu được cho mọi

quá trình sống của con người và các loài động thực vật. Không khí bị ô nhiễm đồng nghĩa với quá trình sống bị đe doạ

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi), làm tăng đột biến các chất như

98

Page 99:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

CO2, NOX, SOX... Hiện nay, ô nhiễm không khí có rất nhiều nguồn, có thể chia thành hai nguồn tự nhiên và nhân tạo:

Nguồn tự nhiên - Sự hoạt động của núi lửa: núi phun ra những nham thạch nóng và nhiều

khói bụi giàu sunfua, mê tan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.

- Các đám cháy rừng thường lan chuyền rộng, phát thải nhiều bụi vào không khí và gây nên tình trạng đồi hoang núi trọc và gây xa mạc hoá....

- Bão bụi gây nên do gió mạnh và mưa bão gây bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi.

- Quá trình phân huỷ, thối rữa xác động vật, thực vật tự nhiên cùng phát thải nhiều chất khí; các phản ứng hoá học giữa những chất khí tự nhiên sẽ hình thành các chất khí sunfua, natri, các loại muối...các loại bụi khí này đều gây ô nhiễm không khí.

Nguồn nhân tạoNguồn gây ô nhiễm môi trường nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do

hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu và các hoạt động của phương tiện giao thông:

- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của nhà máy hò vào không khí;

- Do bốc hơi, do rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió;

- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt và giấy; luyện kim, thực phẩm, các cơ quan xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nặng, nhẹ, giao thông vận tải ; bên cạnh đó là các hoạt động sinh hoạt của con người hàng ngày. (Mỗi năm trên toàn cầu con người đã khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt..) ;

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ozone. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozon. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ UV-B, làm cho lượng bức xạ UV-B tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn

99

Page 100:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ.

Một số bệnh liên quan đến môi trường: 1. Bệnh đường ruột:- Bệnh tiêu chảy- Bệnh kiết lỵ- Bệnh tả- Bệnh thương hàn- Bệnh viêm gan A- Bệnh giun sán....2. Các bệnh về mắt, da, phụ khoa: - Đau mắt đỏ, mắt hột- Ghe, hắc là, lan ben, chốc lở…- Viêm nhiễm đường sinh dục....3. Các bệnh do muỗi truyền: - Sốt xuất huyết- Sốt rét- Giun chỉIII. 6 NGUYÊN TẮC BẢO VỆ SỨC KHOẺ: 1. Ăn chín uống sôi:- Thức ăn cần được nấu chín, không ăn thức ăn thiu- Hâm kỹ thức ăn trước khi dùng lại- Bảo quản thức ăn tránh ruồi, gián đậu vào- Dụng cụ nấu bếp, khăn lâu cần được giặt rửa sạch sẽ để nơi khô thoáng- Ngâm rửa rau quả bằng nước sạch trước khi ăn và trước khi nấu.- Uống nước đã được đun sôi,tuyệt đối không ướng nước lã.2. Rửa tay bằng xà phòng:- Trước khi chuẩn bị thức ăn.- Trước khi ăn- Sau khi đi vệ sinh và sau khi đi làm về:3. Tắm rửa thường xuyên:- Tắm rửa hằng ngày bằng nước sạch và xà phòng

100

Page 101:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Giặc quần áo, khăn mặt thường xuyên bằng xà phòng, phơi ngoài nắng- Không dùng chung khăn lau mặt4. Sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch:- Dùng nước sạch cho việc nấu nước và ăn uống- Bảo vệ nguồn nước bề mặt, tránh xa nguồn phân, nước thải và rác thải- Dụng cụ chưa nước cần có nắp đậy kín, sạch sẽ, lau rửa thường xuyên- Không thả rông gia súc xung quanh nguồn nước.5. Sử dụng nhà vệ sinh tự hoại:- Đi cầu trong nhà vệ sinh, không phóng uế bừa bãi- Thu gom và đổ phân trẻ em vào nhà vệ sinh- Gĩư vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ, tránh mùi hôi thối.- Không dùng phân tươi để bón rau quả và cây trồng.6. Thu gom rác thải hợp vệ sinh:- Thu gom và đổ rác vào thùng đúng nơi quy định- Nối hệ thống nước thải sinh hoạt gia đình với đường cống chung của Tp.- Xác súc vật chết nên chôn, không vứt bừa bãi, không thả xuống nguồn nước.- Diệt chuột, ruồi, muỗi thường xuyên.IV. VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG:Trong xã hội, đa phần phụ nữ là người tạo nên các mối quan hệ với môi

trường: - Trực tiếp gắn bó với thiên nhiên, môi trường sinh hoạt trong gia đình.- Là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất ô nhiễm trong

sinh hoạt, trong sản xuất của việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng, biển...

- Là người vất vả nhất khi gia đình chịu tác động tiêu cực của môi trường.- Người mẹ bị ốm do ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống gia đình

và thai nhi.- Là người có trách nhiệm về sự hình thành ý thức và tính cách của trẻ em

trong quan hệ với môi trường.- Là nội trợ chính của gia đình, vừa chăm lo về chất lượng của từng bữa ăn,

vừa đảm bảo VSTP và nề nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của gia đình.- Là một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng ở gia đình và xã hội. Do đó,

phụ nữ vừa là đối tượng vừa là chủ thể quan trọng của công tác bảo vệ môi trường.

101

Page 102:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Hiện nay, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; Nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Cộng đồng nên có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường trong sạch, cũng như biết cách tự phòng tránh các bệnh liên quan đến nguồn nước và môi trường. Đặc biệt môi trường sẽ trở nên trong lành hơn khi chúng ta tích cực:

- Giáo dục con cái có ý thức bảo vệ môi trường.- Truyền thông viên tích cực trong gia đình và cộng đồng.- Đảm bảo cuộc sống an lành về môi trường cho gia đình.- Vệ sinh an toàn thực phẩm- Giữ vệ sinh nơi ở, xóm làng, đường phố.- Chăm sóc sức khoẻ gia đình- Chăn nuôi hợp vệ sinh.- Tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

102

Page 103:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

CHUYÊN ĐỀChăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em

Biên soạn: Phạm Thị Kim BảngUVBTV - Trưởng ban Gia đình – Xã hội

A. CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI & ĐANG CHO CON BÚ

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRONG THỜI KỲ MANG THAI:

1. Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai- Giúp bà mẹ có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển khỏe mạnh- Giúp bà mẹ có sức khỏe tốt khi sinh đẻ- Giúp bà mẹ có sức khỏe tốt để nuôi con bằng sữa mẹ thành công Muốn vậy: Bà mẹ mang thai cần Ăn no, Uống đủ & Ngủ tốtĂn no:- Ăn tăng lên về số lượng: ăn thêm 1 đến 2 bát cơm/ngày- Ăn đủ chất (đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn)Uống đủ: 1,5-2 lít nước/ngàyNgủ tốt: Đảm bảo ngủ đủ 8 giờ/ngày trong đó có những quãng nghỉ ngắn vào giữa các buổi sáng, chiều 2. Chăm sóc sức khỏe- Chăm sóc thai nghén+ Khám thai định kỳ: ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng

cuối)… + Tiêm phòng uốn ván: tiểm đủ 2 mũi theo hướng dẫn của cán bộ y tế + Uống viên sắt và axít folic: Uống viên sắt ngay từ khi biết mình có thai cho

đến sau khi sinh 1 tháng ( theo chỉ dẫn của bác sĩ) + Theo dõi cân nặng: từ khi mang thai đến lúc sinh bà mẹ tăng được từ 10-12

kg.+ Tư vấn dinh dưỡng: trong khi mang thai

103

Page 104:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Chăm sóc vú: để đảm bảo sự thông tia sữa sau đẻ.II. DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ ĐANG CHO CON BÚ(1) Ăn uống đầy đủ, ăn nhiều loại thức ăn: bà mẹ đang cho con bú cần ăn

thêm 2-3 bát cơm/ngày với thịt, cá, dầu.(2) Uống nhiều nước - ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.(3) Sau sinh uống Vitamin A, 1 liều duy nhất sau sinh theo hướng dẫn của

CBYT(4) Tiếp tục uống viên sắt đến hết tháng đầu sau sinh(5) Cần được nghỉ ngơi hợp lý và luôn ở gần con để cho bé bú theo nhu cầu (6) Không uống rượu, bia, chè đặc, cà phê. Không hút thuốc(7) Không sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế

Một số điều cần lưu ý: Trong quá trình cho con bú không phải lúc nào cũng suôn sẻ, mẹ có thể bị đau

ở vú do một trong những nguyên nhân thường gặp sau đây:1. Ứ sữa gây căng tức vú: Khi sữa bắt đầu “xuống”, hai bên vú có cảm giác

căng cứng. Đôi khi sữa vẫn thoát ra mà vú vẫn bị đau vì ứ sữa. Vú trông căng bóng vì các mô vú bị ứ sữa. Hiện tượng ứ sữa sẽ ít xảy ra nếu con nằm cạnh mẹ suốt ngày đêm và cho bú thường xuyên, bú sớm ngay sau khi sinh.

- Cách giải quyết khi bị ứ sữa+ Vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ đúng cách.+ Bé bú không được thì vắt sữa mẹ ra cho uống bằng ly và muỗng (vắt nhiều

lần để tránh ứ sữa).+ Chườm ấm lên vú, xoa nhẹ xung quanh bầu vú.+ Nếu vú quá căng sữa: Mẹ có thể bị sốt nhẹ khi căng tức sữa nhiều nhưng

thường khỏi nhanh

104

TÓM LẠIChăm sóc dinh dưỡng bà mẹ mang thai và đang NCBSM

- Đối với bà mẹ mang thai: + Ăn no – Uống đủ – Ngủ tốt + Theo dõi cân nặng từ khi mang thai đến khi đẻ bà mẹ cần tăng được 10 - 12 kg - Đối với bà mẹ đang NCBSM+ Ăn no – Uống đủ – Ngủ tốt + Mẹ luôn được ở gần con trong suốt 6 tháng đầu đảm bảo NCBSM hoàn toàn

Page 105:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Sau khi sữa được lưu thông nhờ chườm ấm, xoa bóp, cho bú và vắt sữa.+ Nếu mẹ làm như trên mà vẫn còn nóng sốt trên hai ngày thì cần đến cơ sở y

tế để trị bệnh.2. Đau núm vú khi cho bú: Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bú không

đúng tư thế, không ngậm đủ quầng vú vào miệng mà chỉ mút ở núm vú. Lúc này, núm vú trông bên ngoài vẫn bình thường.

- Ngăn ngừa và điều trị đau núm vú: + Mẹ không nên rửa núm vú bằng xà bông mỗi lần cho bú.+ Không nên bôi kem, bôi thuốc vào đầu vú,( không có tác dụng những dễ bị

nhiễm bẩn) .+ Không cần thiết phải ngừng cho trẻ bú bên vú bị đau; mẹ cần sửa đổi lại tư

thế bú cho đúng + Khi bú xong, để cho bé tự nhả vú; không nên rứt vú ra đột ngột vì trẻ đang

ngậm chặt sẽ gây trầy xước và nứt núm vú; chỉ cần nhẹ nhàng đưa một ngón tay vào miệng trẻ, trẻ không ngậm chặt vú nữa thì rứt vú ra.

+ Nếu sau khi sửa lại cách cho bú, thay đổi tư thế bú... mà đau núm vú kéo dài cả tuần, nên xem trẻ có bị đẹn (tưa, nấm) ở lưỡi miệng hay không. Nếu có, cần đi khám để được trị bệnh nấm cho cả mẹ và con.

3. Tắc ống dẫn sữaKhi sữa bị nghẽn lại không chảy ra được, tạo thành một khối trong vú đau

nhức và đỏ lên thì có thể là do tắt ống dẫn sữa. Cần điều trị cẩn thận để tránh bị viêm vú và áp xe vú.

- Cách điều trị như sau+ Hãy tiếp tục cho bú thường xuyên, nếu vì lý do nào đó bé không bú được

phải vắt sữa ra cho uống bằng ly (cốc) và muỗng.+ Mẹ cần biết cách cho con bú đúng tư thế, ngậm vú sâu và đầy trong miệng

để lấy được sữa ra.+ Xoa bóp nhẹ nhàng từ trong phần vú bị cứng đi xuống phía núm vú để ống

dẫn sữa được lưu thông.+ Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.III. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI NUÔI CON BẰNG

SỮA MẸ1. Ngậm bắt vú không tốt

Từ phía mẹ:

- Mẹ không đủ sữa- Nứt cổ gà- Căng tức – tắc tia sữa

105

Page 106:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Viêm tuyến vú , áp – xe- Núm vú phẳng, núm vú tụt

Từ phía con

- Trẻ không chịu bú- Đau miệng (tưa miêng)- Ốm, đau, ngạt mũi2. Ngậm bắt vú đúng & sai

Số lượng thức ăn

Nguyên tắc ăn bổ sung: Nhu cầu trẻ = sữa mẹ + ăn bổ sung - Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 6 (180 ngày) vẫn tiếp tục cho trẻ

bú mẹ đến 24 tháng tuổi- Số lượng bữa ăn tăng dần theo tuổi- Ăn đa dạng các loại thực phẩm - Mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm. - Cho ăn thêm các bữa phụ như hoa quả, sữa chua...- Không nên cho trẻ ăn mì chính. - Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn

B. CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM

I. ĐẶC TRƯNG TÂM LÝ CỦA TRẺ EM TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI1. Tâm lý tuổi sơ sinh (0 – 2 tháng)Hoạt động chủ đạo : Ăn - ngủ - Giai đoạn này trẻ sơ sinh tăng trưởng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Phần đầu bao gồm não bộ, xương sọ, mắt, mũi, tai, lưỡi… là phần phát triển nhất. Trọng lượng não và đầu đứa trẻ chiếm một tỷ lệ rất lớn so với cơ thể.

- Sự phát triển của não: phát triển hệ thần kinh và các giác quan diễn ra sớm hơn các bộ phận cơ thể khác

- Sự phát triển của phản xạ: + Những phản xạ điều khiển các hoạt động của các cơ quan nội tạng. + Các phản xạ mút, bú+ Phản xạ tự vệ: hắt hơi, ho, khóc, nhắm mắt trước ánh sáng chói.+ Phản xạ vận động: phản ứng lại tác động bên ngoài như: nắm chặt tay khi

có kích thích vào lòng bàn tay.

106

Page 107:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Tâm lý của trẻ lọt lòng (0 1 tháng): Khủng hoảng tuổi lọt lòngNhững đặc điểm chính+ Chưa phân biệt lúc thức với ngủ, 80% thời ngủ, lúc thức tích cực hơn.+ Nhận và phản ứng lại với một số kích thích bên ngoài bằng các phản xạ

không điều kiện như chạm nhẹ vào má, vào môi bé có động tác mút ở miệng.+ Nhu cầu về nhận thức: Nhu cầu giao lưu của trẻ: Sự phát triển cơ thể của trẻ phụ thuộc hoàn toàn

vào người lớn, người chăm sóc bé đồng thời người lớn là tác nhân gây nên những kích thích thúc đẩy sự phát triển tâm lý cho trẻ. Toàn bộ cuộc sống của trẻ diễn ra bên cạnh sự có mặt của người lớn một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Đặc điểm của sự giao lưu giữa trẻ với người lớn: Trẻ giao lưu với người lớn bằng các giác quan, đặc biệt là xúc giác. Giao lưu ngày càng mang tính chủ động thể hiện nhu cầu tiếp xúc ngày càng cao: khóc đòi bế, hóng chuyện…

Tóm lại: trẻ sơ sinh không thể tự mình phát triển mà không có người lớn bên cạnh cũng như không thể trở thành một con người thực sự nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với người lớn.

2. Tâm lý tuổi hài nhi (2 – 18 tháng) Hoạt động chủ đạo: Giao lưu cảm xúc- Về trí lực: Trẻ tìm hiểu xung quanh hoàn toàn qua các cơ quan cảm giác,

qua bú mẹ và nhìn vào nét mặt mẹ. Dần dần trẻ quan sát - nhìn mọi vật và mọi người xung quanh, giao tiếp - nghe trò chuyện của người lớn với mình. Ngôn ngữ bắt đầu từ những âm thanh đến những từ đơn, từ kép, thành lời.

- Về thể lực: Trẻ hoàn toàn yếu đuối. Phát triển nhanh trong 6 tháng đầu. Đặc biệt là các cơ quan vận động phát triển: 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng đứng, tập tễnh bước...Các giác quan hoàn thiện từ nghe, ngửi, đến nhìn, nắm, cầm những vật được đưa cho.

- Về tình cảm: Do thay đổi môi trường (từ bào thai ...) trẻ lo sợ - Nhu cầu trẻ thể hiện qua tiếng khóc... cần người đáp ứng kịp thời, ổn định, liên tục. Gắn bó với người chăm sóc.

- Về Tâm lý: nếu tạo được sự tin tưởng, trẻ sẽ an tâm, phát triển ổn định về thể lực lẫn nhận thức; nếu không trẻ sẽ rơi vào tâm trạng bất ổn, ảnh hưởng đến sự phát triển

3. Tâm lý tuổi vườn trẻ (18 tháng < 3 tuổi)Hoạt động chủ đạo: Khám phá đồ vật Khám phá thế giới

107

Page 108:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Về trí lực: Biết nói cả câu, hiểu biết được mở rộng. Biết công dụng của các đồ vật và biết cách sử dụng đồ vật. Vẫn tư duy cảm giác, nhưng có khả năng ghi nhận hình ảnh của sự vật, sự việc và sau đó nhớ lại nếu được gọi đúng tên. Cách nhìn nhận còn phiến diện, đơn giản

- Về thể lực: Tăng nhanh về chiều cao, cân nặng. Các cơ quan vận động phát triển nhanh (đi, chạy, nhảy, leo trèo…), Phát triển cảm giác (nóng lạnh, màu sắc, kích thước…)

- Về tình cảm: Tưởng mình đã “lớn”, thử tách ra khỏi người lớn. Muốn tự lập, làm mọi việc (phản ứng bằng cách la hét, khóc lóc …) Cần hướng dẫn vào nề nếp, kỷ luật.

Tâm lý : Tự lập >< Xấu hổ4. Từ 3 tuổi – dưới 6 tuổi: Tuổi mẫu giáo Hoạt động chủ đạo: Chơi đóng vai người lớn- Thể lực: Tiếp tục phát triển nhưng chậm hơn. Mất sự bụ bẫm của trẻ thơ.

Các cơ quan vận động hoàn thiện. - Trí lực: Vỏ não phát triển. Tư duy cụ thể. Chưa biết phân tích về nguyên

nhân, hậu quả theo cách lôgic.Đặc trưng nổi bật ở trẻ. Thường hay hỏi vặn và hỏi tiếp hoài. Trẻ cần hiểu

biết và cha mẹ phải trả lời chính xác cho trẻ hiểu tất cả những câu hỏi.Lứa tuổi mẫu giáo hình thành nhân cách đầu tiên. Đây là giai đoạn làm nền.

Chúng ta đặt một cái nhà, làm nền móng chắc thì sau này ảnh hưởng nhân cách tốt. Trường mẫu giáo là nơi đẹp mắt đối với trẻ, 60% là nền tảng vững chắc cho trẻ. Nhân cách của trẻ mẫu giáo ảnh hưởng người lớn. Ở trường ảnh hưởng cô giáo, về nhà ảnh hưởng cha mẹ. Vì vậy người lớn phải gương mẫu trong ăn, nói.

- Tình cảm: Chơi với bạn bè xung quanh, ở lớp mầm non. Thiết lập mối quan hệ XH ngoài bố mẹ, ông bà. Thích bức tranh đẹp, hình ảnh đẹp, chọn màu sắc, cảm nhận được các đối tượng thẩm mỹ.

Giai đoạn này nếu trẻ không được giao tiếp nhiều với bạn bè, môi trường tự nhiên xung quanh , chỉ chơi 1 mình thì khi lớn lên trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp XH

Tâm lý : Tự tin >< Nghi ngờ vào khả năng của bản thân

II. CÁCH CHẾ BIẾN MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG CHO TRẺ1. Bữa ABS đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ: Cần đảm báo 3 tiêu chí - Đủ về số lượng

108

Page 109:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Đủ về chất lượng- Phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ 2. Lưu ý khi chế biến thức ABS cho trẻ

Khó khăn Giải pháp

Thức ăn quá đặc: Trẻ khó nuốt (đặc biệt đối với trẻ mới tập ăn )

Hóa lỏng bát bột:- Rang ngũ cốc trước khi xay- Nghiền thực phẩm nấu cho trẻ ăn cả cái- Khi bột đã chín, cho 1-2 thìa nước ép từ giá đỗ (hoặc giá đỗ bằm)

Trẻ phải ăn một lượng thức ăn lớn (hơn sức chứa của dạ dày trẻ) mới đủ đáp ứng nhu cầu về năng lượng

Giảm số lượng thức ăn nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng theo nhu cầu của trẻ bằng cách:- Thay một phần nước = sữa, nước cốt dừa- Cho thêm bột lạc hoặc vừng, dầu ăn, bơ hoặc mỡ động vật- Trộn thêm bột đậu vào bột ngũ cốc

Trẻ ngậm thức ăn, không chịu nuốt

Do thức ăn cứng quá so với trẻ nấu nhừ hơn, nghiền nhỏ hơn và hóa lỏng bát bột,Thức ăn không hợp khẩu vị: cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, đổi bữa thường xuyên

3. Cách cho trẻ ăn tích cựcThức ăn : Chú ý đến khẩu vị của trẻ khi chế biến thức ăn- Kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng- Cho trẻ các mẩu thức ăn nhỏ để trẻ tự ănCách cho ăn: Cho trẻ ăn từ từ, kiên nhẫn. Đợi cho trẻ ăn xong mới ăn tiếp- Hạn chế thấp nhất sự sao nhãng và phân tán của trẻ; khuyến khích, hỗ trẻ khi

trẻ muốn tự ăn - Ở bên cạnh và chú ý đến trẻ trong suốt bữa ăn - Tạo không khí ăn vui vẻ ấm cúng

Lưu ý: Thói quen ăn lạt, ăn ngọt hay ăn mặn không phải bẩm sinh: - Nếu trẻ được ăn, uống ngọt nhiều, lớn lên sẽ thích ăn uống đồ ngọt tăng

nguy cơ béo phì , răng miệng, hay viêm hô hấp… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ- Nếu trẻ được tập ăn mặn trong 2 năm đầu đời (theo vị giác của người chế

biến thức ăn) thì trẻ sẽ có thói quen ăn mặn kéo dài đến suốt cả cuộc đời và rất khó thay đổi hậu quả sẽ rất dễ mắc các bệnh mạn tính như: cao huyết áp, tim mạch….

109

Page 110:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Hạn chế hoặc không nên nêm thêm muối hay nước mắm cũng như đường vào thức ăn dặm của trẻ < 1 tuổi

III. NUÔI DƯỠNG TRẺ BỆNH VÀ PHỤC HỒI SỨC KHOẺ SAU BỆNH

1. Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh- Giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh- Phòng chống suy dinh dưỡng- Tăng cường khả năng bảo vệ chống lại nhiễm khuẩn- Trẻ ít bị gầy và chậm lớn,2. Nuôi dưỡng trẻ bệnh- Kiên trì dỗ trẻ ăn, uống - Chia nhỏ bữa và cho trẻ ăn làm nhiều lần hơn - Cho ăn thức ăn trẻ thích- Đa dạng bữa ăn và thức ăn giàu dinh dưỡngLưu ý: + Tiếp tục cho bú mẹ - trẻ bệnh thường thích bú mẹ nhiều hơn+ Khuyến khích trẻ ăn uống khi trẻ bị bệnh, cho trẻ ăn thêm khi khỏi bệnh sẽ

giúp trẻ mau hồi phục3. Nuôi dưỡng khi trẻ bị một số bệnh thông thường như:

Nuôi dưỡng Tiêu chảy Nhiễm khuẩn hô

hấp Sốt

Bú mẹ Cho bú nhiều hơn và lâu hơn

Cho bú nhiều hơn va lâu hơn sau mỗi lần bú

Cho bú nhiều hơn va lâu hơn sau mỗi lần bú

Ăn - Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần- Tăng thêm 1 bữa cho đến khi trẻ tăng cân trở lại- Tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường,

- Chia nhỏ bữa , ăn làm nhiều lần- Ăn tăng thêm 1 bữa đến khi nào trẻ tăng cân trở lại- Lúc ăn nên để trẻ ngồi thẳng để trẻ dễ ăn hơn

- Chia nhỏ bữa, ăn làm nhiều lần .- Ăn tăng thêm 1 bữa đến khi nào trẻ tăng cân trở lại- Ăn thêm hoa quả tươi

110

Page 111:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Nội dung chính cần nhớ- Đối với trẻ bệnh: Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Chia nhỏ bữa , ăn làm nhiều lần. Uống nhiều nước nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy và bổ xung vitamin C- Đối với trẻ đang hồi phục: Tiếp tục cho bú và cho ăn nhiều hơn bình thường 1 bữa/ ngày cho đến khi trẻ tăng cân trở lại- Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm

- Củ, quả hạt ngu cốc có nhiều chất xơ vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

- Cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi

Uống

- Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn. cho uống ORS sau khi bú sữa mẹ- Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn thì cho uống : ORS, nước hoa quả, nước cơm, nước cháo, nước sạch...- Không cho trẻ uống nước có ga

- Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi- Cung cấp thêm Vitamin A,C cho trẻ

- Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi- Cung cấp thêm Vitamin A,C cho trẻ

4. Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục- Tăng cường cho bú mẹ- Tăng thêm bữa (2- 3 lần/ ngày)- Tăng số lượng mỗi bữa- Tăng thêm thức ăn giàu năng lượng- Kiên trì và dành tình cảm yêu thương cho trẻ hơn Nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ và cách xử tríKhi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây cần theo dõi cẩn thận – Nếu

các dấu hiệu này trở nên nặng hơn thì đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay - Trẻ không bú được- Trẻ bị tiêu chảy và rất khát nước- Trẻ nôn nhiều- Trong phân có lẫn máu- Sốt cao (trên 38o)- Trẻ bị co giật- Trẻ ngủ li bì khó đánh thức- Biểu hiện khác thường (Thở nhanh, thở khó, rút lõm lồng ngực)

111

Page 112:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

CHUYÊN ĐỀ Luật hôn nhân và gia đình

Biên soạn: Phạm Thị Kim ThảoChuyên viên ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

BỐ CỤC CỦA LUẬTLuật có 13 chương và 110 điều- Chương I: Những quy định chung

112

Page 113:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Chương II: Kết hôn- Chương III: Quan hệ giữa vợ và chồng- Chương IV: Quan hệ giữa cha mẹ và con- Chương V: Quan hệ gữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em

và giữa các thành viên trong gia đình- Chương VI: Cấp dưỡng- Chương VII: Xác định cha, mẹ, con- Chương VIII: Con nuôi- Chương IX: Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình- Chương X: Ly hôn- Chương XI: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài- Chương XII: Xử lý vi phạm- Chương XIII: Điều khoản thi hành.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT1. Khái niệm ,nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình1.1. Một số khái niệm- Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ trên cơ sở tự

nguyện, bình đẳng và theo qui định của PL, nhằm chung sống với nhau suốt đời để XDGĐ hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận và bền vững.

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Trên cơ sở đó, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

- Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống PLVN. Bao gồm hệ thống các QPPL điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình.

1.2. Nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ (điều 4).- Hôn nhân một vợ một chồng (điều 4). - Bình đẳng giữa vợ và chồng (điều 19). - Đảm bảo quyền lợi cha mẹ và các con (điều 2, điều 35).- Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ, trẻ em (điều 2, 67) - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người

Việt Nam với người nước ngoài được pháp luật bảo vệ (điều 100).2. Nội dung cơ bản của Luật HN&GĐ

113

Page 114:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

2.1. Qui định về kết hôn Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật

về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.a. Điều kiện kết hôn (Điều 9-14 Luật HN&GĐ)- Tuổi kết hôn, nam 20, nữ 18 tuổi trở lên - Có sự tự nguyện của hai bên nam nữ- Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn (DD, Luật HN&GĐ)+ Người đang có vợ hoặc có chồng;+ Người mất năng lực hành vi dân sự;+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong

phạm vi ba đời;+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con

nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Giữa những người cùng giới tính.- Việc kết hôn phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Đ11

12,13,14 Luật HN&GĐ)b. Về đăng ký kết hôn- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

(sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.

- Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.

- Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

- Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.- Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa.c. Về thẩm quyền đăng ký kết hôn- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết

hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ

quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.d.. Giải quyết việc đăng ký kết hôn- Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ

quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn.

114

Page 115:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.

e. Về tổ chức đăng ký kết hônKhi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ

quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

2.2. Qui định về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng a. Quyền và nghĩa vụ nhân thân- Bình đẳng về mọi mặt trong gia đình;- Tôn trọng danh dự, uy tín, tín ngưỡng, tôn giáo- Đại diện cho nhau trong quan hệ pháp luật dân sự;- Có quyền lựa chọn quyết định nơi cư trú - Có nghĩa vụ chung thuỷ, thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;

cùng nhau thực hiện DS/KHHGĐ và nuôi dậy con cái.b. Quyền và nghĩa vụ tài sản - Vợ chồng có quyền có tài sản chung và có tài sản riêng; - Những tài sản chung mà pháp luật qui định phải đăng ký quyền sở hữu,

trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải có tên của cả hai vợ chồng;- Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng

và định đoạt tài sản chung;- Quyền thừa kế tài sản của vợ, chồng + Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo qui định của pháp luật.+ Nếu một bên chết trước, người còn sống quản lý tài sản chung, + Nếu người còn lại có yêu cầu chia tài sản chung thì chia đôi

Phần tài sản của người goá trở thành tài sản riêng của người đó, Phần của người chết được chia theo pháp luật về thừa kế ở hàng thứ nhất

2.3. Qui định về quan hệ giữa cha mẹ và con cáia. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái- Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con,- Không được phân biệt, đối xử, ngược đãi hành hạ, xúc phạm con, - Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. - Đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật và phải chịu trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con gây ra.

115

Page 116:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Hướng dẫn con chọn nghề, tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia các hoạt động xã hội của con.

b. Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha, mẹ.- Các con có nghĩa vụ thương yêu, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ,

đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, bệnh tật.- Con cái có quyền có tài sản riêng, - Con từ 15 tuổi trở lên còn sống với cha mẹ, có nghĩa vụ chăm lo đời sống

chung của gia đình, nếu có thu nhập phải đóng góp cho gia đình. - Giữa cha mẹ và con có quyền thừa kế tài sản của nhau theo qui định của

pháp luật 2.4. Hôn nhân trái pháp luật và qui định về chấm dứt hôn nhân a. Hôn nhân trái pháp luật: Là những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn- Cách xử lý:+ Xử lý tảo hôn+ Xử lý kết hôn do lừ dối, cưỡng ép+ Xử lý kết hôn khi đang có vợ hoặc chồng+ Xử lý kết hôn không đăng ký kết hôn+ Xử lý kết hôn vi phạm thẩm quyền đăng ký kết hôn và tổ chức đăng ký kết

hôn+ Xử lý vi phạm khác (tại K2, 3, 4, 5 Điều 10)- Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:+ Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt

quan hệ như vợ chồng.+ Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.+ Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc

quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

b. Các quy định về chấm dứt hôn nhânViệc chấm dứt hôn nhân sảy ra khi một bên chết trước hoặc ly hôn. Khái niệm Ly hôn: Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công

nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng- Tòa án sẽ xử ly hôn khi cả hai vợ chồng thuận tình hoặc theo yêu cầu của

một bên.- Đối với cả hai trường hợp, Tòa án phải tiến hành điều tra, hoà giải, nếu hoà

giải không thành và xét thấy 2 bên tự nguyện thì toà xử ly hôn.

116

Page 117:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Nếu người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng người chồng không được ly hôn, quyết định này không áp dụng với người vợ

Căn cứ để toàn án giải quyết cho ly hôn:- Tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầm trọng- Đời sống chung không thể kéo dài- Mục đích của hôn nhân không đạt được Việc ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả: chấm dứt quan hệ hôn nhân; chia

tài sản; giải quyết vấn đề con cái.Chia tài sản: - Việc chung do hai bên tự thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì Tòa án

quyết định theo nguyên tắc:- Tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người ấy nhưng phải chứng minh được

đó là tài sản riêng.- Tài sản chung chia đôi + Nhưng phải xem xét tới công sức đóng góp của mỗi bên, + Phải chú ý tới quyền lợi của vợ và các con chưa thành niên,+ Chú ý tới lợi ích nghề nghiệp của mỗi bên, + Chỉ chia những tài sản hiện có trong thực tế. + Có thể chia tài sản bằng hiện vật hoặc bằng tiền. + Trong trường hợp tài sản chung không xác định được thì chia một phần

trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp + Quyền sử dụng đất, nhà được chia như chia tài sản Vấn đề con cái - Tài nguyên tắc con dưới 3 tuổi ở với mẹ, - Con từ 9 tuổi trở lên phải hỏi ý kiến của trẻ. - Ngưòi không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng, trên cơ sở tự

nguyện, nếu trốn tránh, Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế Cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn - Tài ra khi có 2 điều kiện - Một bên mất khả năng lao động, túng thiếu không có khả năng tự nuôi mình - Bên kia có khả năng cấp dưỡng 2.5. Qui định HNGĐ có yếu tố nước ngoàia. Kết hôn có yếu tố nước ngoài - Là việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và những

người nước ngoài với nhau tại Việt Nam.

117

Page 118:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- UBND tỉnh, thành phố, cơ quan đại diện ngoại giao ở Việt Nam và nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn

- TAND quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của công dân Việt Nam huỷ việc kết hôn trái pháp luật, nếu vi phạm các điều kiện kết hôn.

- Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

b. Ly hôn có yếu tố nước ngoài - TAND tỉnh, thành phố giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài- Khu vực biên giới do TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi

cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.c. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài- Đăng ký tại UBND tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện

ngoại giao của Việt Nam và nước ngoài- Công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã được

đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam.

- Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác./.

CHUYÊN ĐỀLuật phòng, chống bạo lực gia đình

Biên soạn: Huỳnh Thị Anh ĐàoChuyên viên ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

I. BẠO LỰC GIA ĐÌNH1. Một số câu hỏi tìm hiểu về Bạo lực gia đình:1.1. Bạo lực gia đình là do đói nghèo và thiếu giáo dục? (KHÔNG ĐÚNG)- Bạo lực xảy ra ở tất cả các kiểu gia đình, không kể đến thu nhập, nghề

nghiệp, tôn giáo, dân tộc, trình độ giáo dục, địa bàn nơi sinh sống

118

Page 119:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Không có bằng chứng ủng hộ quan điểm cho rằng những người thiếu giáo dục hoặc nghèo đói dễ hành hạ vợ và bạn tình hơn là những người có giáo dục và giàu có.

1.2. Tất cả mọi người đều biết một nạn nhân bạo lực gia đình (ĐÚNG)- Trên thế giới, có từ ¼ đến ½ trong số tất cả phụ nữ đã trải qua bạo lực trong

một mối quan hệ hôn nhân. Ở Mỹ, cứ 15 giây lại có 1 người trở thành nạn nhân bạo lực gia đình. Ở Việt Nam, một nghiên cứu được tiến hành bởi Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy 23% các gia đình được phỏng vấn có bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực về tâm lý và 30% các gia đình xuất hiện hiện tượng bạo lực về tình dục.

1.3. Bạo lực gia đình chỉ là hành vi đẩy, tát hoặc đấm – nó không tạo ra các tổn thương nghiêm trọng (KHÔNG ĐÚNG)

- Bạo lực gia đình: bạo lực về thể chất, tâm lý, kinh tế và tình dục, trong đó bạo lực về tâm lý tác động nghiêm trọng hơn bạo lực về thể chất.

- Bạo lực gia đình là một mô hình áp bức và kiểm soát mà một người áp đặt lên một người khác. Nó bao gồm việc sử dụng lặp đi lặp lại một số thủ đoạn, bao gồm cả sự hăm doạ, đe doạ, sự tước đoạt về kinh tế, sự cách ly và lạm dụng về tâm lý và tình dục, nhằm duy trì quyền lực và kiểm soát. Nghiên cứu chỉ ra rằng thủ phạm thường leo thang các hành vi bạo lực. Theo các số liệu của Liên Hiệp quốc, 22-35% trong số những phụ nữ phải vào bệnh viện cấp cứu là do những tổn thương liên quan đến sự hành hạ kéo dài của bạn tình và 30% số ca án mạng của phụ nữ là do chồng hoặc bạn tình giết, trong khi con số này ở nam giới là 6%.

1.3. Bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư của các gia đình? (KHÔNG ĐÚNG)- Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Các hành vi ảnh

hưởng đến một thành viên gia đình là ảnh hưởng đến sự bền vững của xã hội trong tương lai

- Các nạn nhân có xu hướng dấu tình trạng bị bạo lực của mình vì giữ thể hiện, vì con cái hoặc không đủ dũng cảm từ bỏ hôn nhân có bạo lực của mình vì lý do kinh tế. Bạo lực gia đình đã tiêu tốn của nền kinh tế nước Mỹ khoảng 3 đến 5 tỷ đô-la hàng năm do sự vắng mặt của người lao động mà không có lý do chính đáng và 100 triệu đô-la khác cho các chi phí điều trị.

1.4. Người vợ là tài sản của người chồng nên vì thế người chồng có quyền “dạy dỗ” vợ? (KHÔNG ĐÚNG)

- Từ khi có Hiến pháp năm 1946, Việt Nam đã bảo vệ quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Phụ nữ và trẻ em không còn được coi là tài sản của người đàn ông nữa. .

1.5. Một người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình có nhiều lý do chính đáng để ở lại với mối quan hệ bạo lực đó (ĐÚNG)

- Muốn giữ thể diện cho bản thân, gia đình và dòng họ

119

Page 120:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Vì con cái: Không muốn chúng có bố, mất mẹ và ngược lại.Không muốn chúng trở thành mục tiêu để bố hành hạ

- Vì yếu thế về kinh tế - Vì tình yêu và tình nghĩa với chồng- Bảo đảm an toàn cho những người thân khác1.6. Sử dụng rượu và ma tuý là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình?

(KHÔNG ĐÚNG)- Mặc dù rượu và ma tuý thường liên quan đến bạo lực gia đình, chúng không

gây nên bạo lực gia đình. Nhiều người đàn ông không uống rượu cũng đánh vợ. Những người đàn ông uống rượu và đánh vợ thường không đánh người qua đường, cha mẹ hoặc là chủ lao động của họ. Đàn ông đánh vợ thường tiếp tục đánh ngay cả sau khi họ thôi uống. Một thủ phạm có thể dùng rượu để bào chữa cho bạo lực. Rượu có thể ngăn cản họ nhận ra mức độ bạo lực mà họ đã sử dụng, nhưng rượu không phải là nguyên nhân. Bạo lực gia đình và nghiện rượu là 2 vấn đề phải xử lý độc lập.

1.7. Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình vì “lỗi lầm” của họ - nếu cô ấy chỉ cần cư xử tốt hơn thì bạo lực sẽ không xảy ra (KHÔNG ĐÚNG)

Những “Lỗi lầm” của phụ nữ để phải nhận hành vi bạo lực được chính người có hành vi bạo lực xác định theo hướng:

- Không làm tốt vai trò của phụ nữ trong gia đình - Không đáp ứng được những mong đợi, nhu cầu và kỳ vọng mang tính cá

nhân của họ- Không chịu thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi khi đã được họ cảnh báo,

yêu cầu và bắt thay đổi1.8. Đàn ông là nạn nhân của bạo lực thường xuyên hơn phụ nữ? (KHÔNG

ĐÚNG)- Phụ nữ là nạn nhân của 95% các vụ án bạo lực gia đình. Đối với những phụ

nữ dùng bạo lực, thông thường cũng chỉ là tự bảo vệ. Các báo cáo về bạo lực đối với phụ nữ thường phóng đại vì người gây bạo lực thường buộc tội bạn đời của họ sử dụng bạo lực, nhằm lảng tránh hoặc giảm mức trách nhiệm của họ. Ngoài ra, những người đàn ông chịu cảnh bạo lực gia đình sẽ có nhiều cách để tránh khỏi tình trạng bạo lực hơn là phụ nữ.

1.9. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến con cái (ĐÚNG)Trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình bị hoặc có nguy cơ bị:- Chấn thương về tình cảm và tâm lý dẫn đến trầm uất, học hành sa sút, chán

nản, dễ mắc tệ nạn xã hội - Rối loạn hành vi, trở nên bướng bỉnh, thiếu tự trọng- Ảnh hưởng đến nhân cách, tính cách khi lớn lên dễ trở thành người có hành

vi bạo lực

120

Page 121:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

1.10. Đàn ông sử dụng bạo lực vì họ không thể kiểm soát được giận giữ và trầm uất? (KHÔNG ĐÚNG)

- Bạo lực gia đình được thực hiện cố ý và người gây bạo hành không phải là mất kiểm soát. Bạo lực của họ đã nhằm vào một người cụ thể ở một thời gian và địa điểm cụ thể. Họ thường không tấn công chủ lao động hoặc người đi đường, cho dù họ có giận giữ thế nào. Người gây bạo hành thường tuân thủ những quy luật nội tại về các hành vi bạo hành. Họ thường chọn cách chỉ bạo hành bạn tình ở nơi kín đáo, hoặc thực hiện các bước mà cho không để lại bằng chứng có thể nhìn thấy được về bạo hành. Họ sử dụng các hành vi bạo lực và một loạt những hành vi, bao gồm sự đe doạ, hăm doạ, hành hạ về tâm lý, cô lập, v.v… để ép buộc và kiểm soát người khác.

2. Định nghĩa về Bạo lực gia đình:Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có

khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. (Điều 1 Luật PC BLGĐ)

- Tính chất: là hành vi cố ý - Mục đích: là thiết lập và áp dụng quyền lực và sự kiểm soát đối với người

khác - Hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tếCác hành vi bạo lực gia đìnhCác hành vi bạo lực gia đình được chia theo 4 nhóm: thể chất, tinh thần, tình

dục và kinh tế.Có 9 hành vi bạo lực gia đình (Điều 2 – Luật PC BLGĐ)- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,

tính mạng;- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng, - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,

bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;- Cưỡng ép quan hệ tình dục;- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài

sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

121

Page 122:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.3. Hậu quả của Bạo lực gia đình3.1. Hậu quả đối với nạn nhân- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sự tồn tại.- Bạo lực càng tiếp diễn lâu ngày thì càng xảy ra thường xuyên và càng

nghiêm trọng hơn.- Bạo lực có thể dẫn đến cái chết.- Nạn nhân có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra chứng cứ hoặc tố giác kẻ

gây bạo hành vì tính phức tạp của bạo lực.3.2. Hậu quả đối với gia đình- Gánh nặng tài chính cho gia đình.- Tổn hại đến mối quan hệ gia đình.- Làm giảm khả năng lao động của người phụ nữ.- Ảnh hướng đến trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực. - Làm giảm tiêu chuẩn chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em. 3.3. Hậu quả đối với cộng đồng:- Làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội.- Tăng áp lực lên hệ thống y tế.- Nếu thủ phạm không chịu trách nhiệm trước cộng đồng, có nghĩa là hành vi

bạo lực này được chấp nhận và dẫn đến bạo lực càng nghiêm trọng hơn.4. Bạo lực và kiểm soát: có 8 thủ đoạn- Sử dụng sự đe dọa: Làm cho cô ta sợ hãi bằng ánh mắt, hành động, cử chỉ,

đập vỡ đồ vật, phá hủy tài sản, giơ vũ khí.- Sử dụng bạo lực tình cảm: Làm cô ta bẽ mặt, làm cho cô ta tự cảm thấy

xấu xa, chửi mắng, làm cho cô ta nghĩ rằng mình điên rồ, chơi trò tâm lý, làm nhục cô ta, làm cô ta cảm thấy tội lỗi.

- Sử dụng sự cô lập:Kiểm soát những gì cô ta làm, người cô ta gặp gỡ và nói chuyện, cô ta đọc cái gì, cô ta đi đâu, hạn chế sự tham gia xã hội của cô ta, sử dụng sự ghen tuông để bào chữa cho hành động.

- Giảm nhẹ, từ chối và đổ lỗi: Giảm nhẹ sự lạm dụng và không để cho cô ta quan tâm đến một cách nghiêm túc, nói rằng sự lạm dụng không xảy ra, đổ trách nhiệm cho hành vi lạm dụng, nói rằng cô ta gây lên.

- Sử dụng con cái: Làm cho cô ta cảm thấy có lỗi với con cái, sử dụng con cái để gửi thông điệp đe dọa, sử dụng sự thăm non để quấy rầy, đe dọa mang con cái đi.

122

Page 123:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Dùng đặc quyền của nam giới: Đối xử với cô ấy như người hầu, tự ra các quyết định quan trọng, hành động như kiểu “ông chủ gia đình”, là người quyết định vai trò của nam giới và phụ nữ.

- Sử dụng bạo lực kinh tế:Không cho cô ta kiếm việc hoặc đi làm, làm cho cô ta phụ thuộc về kinh tế, đưa cho cô ta tiền trợ cấp, lấy tiền của cô ta, không cho cô ta được biết hoặc được tiếp cận với thu nhập gia đình.

- Sử dụng sự áp bức và đe dọa: đe dọa để làm tổn thương cô ta, đe dọa bỏ cô ta, tự tử, gửi cô ta đến cơ sở trợ giúp xã hội, ép buộc cô ta phải từ chối khai báo, đẩy cô ta đến việc làm sai trái.

5. Vòng tròn bạo lực- Giai đoạn tích lũy căng thẳng bắt đầu với sự giận dữ, la mắng và căng

thẳng gia tăng. Người gây bạo hành trở nên cáu kỉnh, dễ bị kích thích, dễ phản ứng tiêu cực với bất kỳ các lỗi thông thường nào. Nhiều phụ nữ cố gắng kiểm soát giai đoạn này bằng cách trở nên chu đáo và bằng cách cố gắng “giữ hòa bình”. Có thể nổ ra cãi lộn và bạo lực về thể chất. Cũng có thể căng thẳng tiền bạo lực gia tăng nhanh chóng. Người phụ nữ có thể sử dụng hàng loạt biện pháp, ví dụ như rút lui, cố gắng nhường nhịn người gây bạo hành, lánh khỏi gia đình và tránh tranh luận, để tránh căng thẳng quá mức. giai đoạn này không bao giờ được trình báo với cảnh sát, hoặc là nếu có trình báo, vụ việc bị đem ra giễu cợt. Điều này đã khuyến khích người gây bạo hành tiếp tục chuyển sang giai đoạn tiếp theo

- Giai đoạn bạo lực là sự bùng nổ bạo lực của người gây bạo hành. Tuy nhiên, vẫn có thể có sự đe dọa tiếp tục bạo lực, cái tát, cú đấm, và sự đe dọa bằng vũ khí, đe dọa con cái, cưỡng bức tình dục. Bạo lực có thể kết thúc nhanh chóng hoặc kéo dài nhiều phút hoặc nhiều giờ. Có thể có những chấn thương nhìn thấy được, nhưng những người gây bạo hành có kinh nghiệm thường không để lại dấu vết thương tích. Hầu hết phụ nữ sẽ cảm thấy cực kỳ thoải mái khi bạo lực kết thúc. Họ sẽ cảm thấy may mắn vì nó đã không tồi hơn, dù cho họ có bị thương tích đến mức nào. Họ cũng thường phủ nhận mức độ nghiêm trọng của thương tích và từ chối đi khám thương ngay lúc đó.

- Giai đoạn ngọt ngào là giai đoạn ăn năn, hối hận và cảm thấy thương yêu trong vòng tuần hoàn bạo lực. Tiếp theo sự bùng nổ bạo lực có chủ ý, người gây bạo hành sẽ yêu thương và bình tĩnh hơn. Người bạo hành cầu xin tha thứ và hứa sẽ thay đổi. Người bạo hành thuyết phục nạn nhân và tự họ cũng thấy rằng lời hứa là chân thật. Ẩn chứa ở đây là niềm tin cho rằng hành động của mình đã được bào chữa. Nạn nhân mong muốn tin rằng đây là lần cuối cùng. Phụ nữ thỉnh thoảng rút lại yêu cầu truy cứu vì họ đã hy vọng sai lầm rằng người gây bạo hành sẽ không bao giờ làm thế nữa. Cảnh sát nên nhận ra bản chất tạm thời của “sự ngọt ngào” và khuyên nạn nhân nên quyết định sáng suốt hơn. Hầu hết là sự gia tăng căng thẳng lại bắt đầu trở lại.

6. Những lý do nạn nhân không tố giác bạo lực gia đình- Bị người gây bạo hành o bế về tình cảm

123

Page 124:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Có niềm tin mãnh liệt phải giữ gìn gia đình.- Sợ hãi rằng người gây bạo hành sẽ trả thù mình hoặc người thân.- Sợ bị người khác bêu xấu.- Bị phụ thuộc về kinh tế vào người gây bạo hành.- Sống ở khu vực tách biệt. Bị ngăn cách về mặt xã hội.- Có những ngăn cách về sự giao tiếp về chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.- Không muốn người gây bạo hành bỏ nhà đi, bị đưa vào tù, hoặc có tiền án.- Không tin rằng sự giải quyết của Cảnh sát hoặc hệ thống tư pháp hình sự có

thể chấm dứt bạo hành.- Không tin rằng Cảnh sát hoặc hệ thống tư pháp hình sự có thể giúp đỡ hoặc

bảo vệ họ.II. TÌM HIỂU VỀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH1. Sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.1.1. Thực trạng bạo lực gia đình:- Do chưa được sự quan tâm đúng mức và cũng chưa có cơ quan nào của Nhà

nước chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống bạo lực gia đình cho nên hiện nay chưa có số liệu chính thức về tình hình bạo lực gia đình trong cả nước. Tuy nhiên, hàng ngày, trên phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài của trung ương và địa phương chúng ta cũng thấy tình hình bạo lực gia đình đã xảy ra khá nhiều và ngày càng có xu hướng gia tăng. Phổ biến là các tình trạng bạo lực giữa vợ và chồng, sự ngược đãi giữa con cháu với ông bà, sự đối xử tàn tệ giữa cha mẹ với con cái,...

- Có nhiều nguyên nhân dân đến bạo lực gia đình, trong đó 60% nguyên nhân trực tiếp là do say rượu và mượn rượu, bên cạnh đó là nguyên nhân do kinh tế khó khăn, ngoại tình, thiếu hiểu biết pháp luật. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa, gốc rễ của vấn đề là do trong xã hội còn tồn tại tình trạng - nhận thức bất bình đẳng giới và tư tưởng gia trưởng (có quyền “dạy bảo” các thành viên yếu thế trong gia đình bằng vũ lực hoặc nhục mạ).

1.2. Hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình- Bạo lực gia đình đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là

vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

- Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vị bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng đã được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam.

- Ngoài hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình, bạo lực gia đình còn gây ra những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và phục hồi sức

124

Page 125:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

khoẻ nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác liên quan đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân...

1.3. Đã có định hướng chỉ đạo, song còn thiếu quy định pháp lý cụ thể trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Ngày 21/2/2005, Ban bí thư TW Đảng đã có Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đó nêu rõ tình hình bạo lực gia đình gia tăng làm ảnh hướng đến quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta. Ngày 24/5/2005, Bộ chính trị đã có Nghị quyết số 48/NQ-TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về ... dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội.

- Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) đề ra nhiệm vụ “...Đấu tranh phòng, chống bạo lực trong gia đình”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010, trong đó có mục tiêu tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình và giảm tỷ lệ bạo lực gia đình, bình quân hàng năm từ 10-15%.

- Hiện nay việc điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan đến bạo lực gia đình được quy định tại nhiều văn bản pháp luật như Hiến pháp năm 1992, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh người cao tuổi…Tuy nhiên thực tiễn thi hành cho thấy một số bất cập sau đây

1.4. Hiệu quả thực hiện các quy định hiện hành còn hạn chếThực tiễn cho thấy, gia đình là chế định đặc thù mang nặng tình cảm và sự

thân thiết, mang tính huyết thống, có sự ràng buộc rất đặc biệt do đó rất nhiều người, kể cả cán bộ, công chức coi bạo lực gia đình là chuyện nội bộ của gia đình, ít áp dụng những quy định hiện hành có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình để ngăn ngừa từ sớm. Ngay cả nạn nhân bạo lực gia đình do xấu hổ, sợ bị miệt thị, trả thù hoặc vì phụ thuộc về kinh tế nên âm thầm chịu đựng, chỉ khi nào không thể chịu đựng hơn nữa mới dám nói ra hoặc có thể có hành động tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng, lúc đó chính quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật mới vào cuộc và trong nhiều trường hợp thì đã muộn.

- Thiếu những quy định pháp lý đặc thù, cụ thể như sau:+ Chưa có định nghĩa pháp lý về bạo lực gia đình;+ Chưa xác định trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia

đình;+ Chưa có quy định pháp lý về biện pháp đặc thù trong ngăn ngừa bạo lực gia

đình và hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình;- Thiếu các quy định pháp lý mang tính đặc thù để giáo dục, xử lý có hiệu quả

đối với người gây bạo lực để họ thay đổi hành vi theo hướng tích cực.

125

Page 126:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Những lý do nêu trên cho thấy việc xây dựng và ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời thay đổi nhận thức của xã hội đối với hành vi bạo lực gia đình, phòng ngừa, răn đe, tạo dư luận xã hội lên án người có hành vi bạo lực gia đình.

2. Nội dung cơ bản của Luật phòng, chống bạo lực gia đình2.1. Phạm vi điều chỉnh (điều 1)2.2. Các hành vi bạo lực gia đình (điều 2)- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,

tính mạng,- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng;- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà

và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;- Cưỡng ép quan hệ tình dục;- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài

sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.Đặc biệt là những hành vi bạo lực trên được áp dụng cả đối với các thành viên

gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

2.3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình (điều 3)Ở đây xác định việc hành vi bạo lực gia đình phải được phát hiện, ngăn chặn

và xử lý kịp thời; việc giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình phải được kịp thời, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

2.4. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình (điều 4) - Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo

lực.- Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

126

Page 127:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

- Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật

2.5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình (điều 5)(1) Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:a. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính

mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;b. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo

vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;c. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;d. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin

khác theo quy định của Luật này;đ. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.(2) Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến

bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. 2.6. Những hành vi bị nghiêm cấm (điều 8) (1) Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.(2) Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi

bạo lực gia đình.(3) Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực

gia đình.(4) Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người

phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.(5) Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.(6) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực

hiện hoạt động trái pháp luật.(7) Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp

luật đối với hành vi bạo lực gia đình.2.7. Các điều 9,10,11 quy định về nội dung, yêu cầu, hình thức thông tin,

tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm mục đích

thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

Việc thông tin, tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hoá,

127

Page 128:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

bản sắc dân tộc, tôn giáo; không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.

Nội dung thông tin, tuyên truyền tập trung vào: chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; tác hại của bạo lực gia đình; biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình; kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá và các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức: thực hiện trực tiếp; thông qua phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.

2.8. Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình (điều 12)

(1) Kịp thời, chủ động, kiên trì.(2) Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. (3) Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.(4) Khách quan, công minh, có lý, có tình. (5) Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.(6) Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi

ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.(7) Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy

định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:a. Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không

xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; b. Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính. 2.9. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành (điều 13)- Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp

giữa các thành viên gia đình.- Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên

gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

2. 10. Quy định việc tổ chức hòa giải mâu thuẩn, tranh chấp do cơ quan, tổ chức tiến hành (điều 14) và do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành (điều 15).

Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều

128

Page 129:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

kiện cho các tổ chức hoà giải ở cơ sở thực hiện hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

2.11. Điều 16 quy định việc tư vấn về gia đình ở cơ sở Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt

động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư, trong đó tập trung chính vào nạn nhân bạo lực gia đình, người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc và người chuẩn bị kết hôn.

2.12. Điều 17 quy định việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.Quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên mà có hành vi bạo lực gia đình đã được

tổ hòa giải ở trong cơ sở hòa giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

2.13. Quy định việc phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình (điều 18) và các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình (điều 19)

Các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn như phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình; cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình (cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân).

2.14. Điều 20, 21 quy định cấm người có hành vi bạo lực tiếp xúc với nạn nhân

Đối với biện pháp cấm tiếp xúc nạn nhân bạo lực gia đình, đây không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính và chỉ được áp dụng trong trường hợp gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng của nạn nhân nhằm bảo vệ nạn nhân, phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng hơn nữa có thể xảy ra. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và Toà án là những cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc. Tuy nhiên, điều kiện, thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp này giữa Uỷ ban nhân dân và Toà án có những điểm khác nhau. Cụ thể:

Về điều kiện: Có 3 điều kiện sau:- Nạn nhân bị tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng.- Có đơn yêu cầu của nạn nhân, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp,

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình.

- Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

Về thẩm quyền: Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình; Thẩm quyền quyết định cấm tiếp xúc của Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

129

Page 130:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Về thời hạn: tối đa là 3 ngày đối với trường hợp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã áp dụng và không quá 4 tháng đối với trường hợp do Toà án áp dụng.

2.15. Điều 25 quy định trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt

Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình.

2.16. Điều 26,27,28,29 và 30 quy định về cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

- Cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân BLGĐ.

- Cơ sở có trách nhiệm trợ giúp bao gồm: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

2.17. Trách nhiệm của cá nhân (điều 31)- Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn

nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

- Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

2.18. Trách nhiệm của gia đình (điều 32)- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về

phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.

2.19. Các điều 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

Ở đây quy định rất rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngoài các trách nhiệm được quy định chung trong điều 33 thì có thêm một vài quy định cụ thể trong điều 34; trách nhiệm của Bộ

130

Page 131:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Công an, tòa án, Viện kiểm sát...

2.20. Việc xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (điều 42)

Xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó còn áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (điều 43) đối với những người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình mà đã được góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư...

2.21. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được

thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo (điều 44)

CHUYÊN ĐỀLuật Bình đẳng giới

Biên soạn: Thái Thị Thanh LiêmChuyên viên ban Tuyên giáo

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

I. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI1. Những thành tựu về bình đẳng giới- Nhận thức về BĐG được nâng lên: nam giới đối với PN; PN đối với chính

mình (cả trong gia đình và xã hội).- Một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ được xác định là: Tăng

cường BÌNH ĐẲNG GIỚI và tăng cường QUYỀN NĂNG cho PHỤ NỮ- Tỉ lệ cán bộ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý có sự chuyển biến nhất

định: Nữ ĐB Quốc hội, HĐND các cấp trên dưới 25%.Đại biểu HĐND tại TPĐN (nhiệm kỳ 2011-2016):

131

Page 132:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Cấp TP 28% (14/50: tăng 6% so với NK trước)+ Cấp xã TPĐN: 26,4% (86/325)

- Tỉ lệ lao động nữ có chuyên môn kỹ thuật cao: 47%- Tỉ lệ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế tăng từ 83,5% năm 2005 lên 85,3%

năm 2008.- Các văn bản pháp luật bảo đảm cho sự bình đẳng lần lượt ra đời.2. Hạn chế, thách thức - Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của phụ nữ còn thấp so với nam

giới; tỷ lệ PN mù chữ còn cao - so với nam giới.- Phụ nữ hạn chế hơn nam giới về cơ hội việc làm và thu nhập. Thu nhập phụ

nữ bằng 2/3 nam giới – trong khi thời gian lao động của phụ nữ nhiều hơn nam giới.- Tỉ lệ cán bộ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý vẫn chưa cao – nhiều nơi

chưa đạt yêu cầu: + Nữ ĐB Quốc hội khoá XIII: 24,4% (122 là nữ/500 đại biểu).

Khóa XII: 25,76% Khóa XI: 27,31% + Phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo các cấp không được bằng 1/3 nam

giới. - Tỉ lệ phụ nữ nghèo còn cao, phong tục, tập quán còn lạc hậu – nhất là vùng

núi, vùng sâu, vùng xa. - Phụ nữ cao tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật có hoàn cảnh khó khăn

chưa được quan tâm đúng mức.- Tình trạng nạo phá thai trong nữ thanh niên, vị thành niên; lây nhiễm HIV/AIDS

trong phụ nữ, trẻ em còn đáng lo ngại và chưa được quan tâm đúng mức.- Phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái vẫn còn dưới nhiều hình thức.- Tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng nước ngoài vì mục

đích vụ lợi, bạo lực gia đình phức tạp và đang báo động. - Tình trạng môi giới bất hợp pháp; hôn nhân vì mục đích vụ lợi đáng báo động - Bạo lực gia đình phức tạp và đang báo động.3. Nguyên nhân bất bình đẳng giới- Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở nhiều địa phương, đơn vị về

BĐG, về vai trò, năng lực của phụ nữ một số nơi còn hạn chế. - Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do

ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu lâu đời.

132

Page 133:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Một số địa phương, cơ quan, đơn vị thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác phụ nữ; thậm chí xem đó là công tác của Hội Phụ nữ.

- Việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ, cán bộ nữ chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ.

- Chính sách chăm lo, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, xây dựng gia đình còn nhiều bất cập

- Một số nơi chưa giải quyết tốt những vấn đề bức xúc liên quan tới phụ nữ; việc tham mưu, đề xuất về công tác phụ nữ còn hạn chế.

- Một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, chưa chủ động vượt khó vươn lên; có lúc, có nơi vẫn tồn tại tình trạng níu kéo, chưa ủng hộ nhau của chính chị em phụ nữ.

II. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI1. Ban hành Luật Bình đẳng giới để tiếp tục thể chế hoá các chủ trương,

đường lối của Đảng về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.Bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu lớn của

Đảng và Nhà nước ta, luôn được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Quan điểm Nam nữ bình quyền của Đảng và Bác Hồ được xác định ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt đọng của xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.

Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, mục tiêu bình đẳng giới và sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

- Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ và các cơ quan dân cử nhìn chung có tiến bộ;- Tỷ lệ dân số nữ biết chữ cao;- Tỷ lệ nữ tham gia lao động là 83%;Việt Nam được coi là điểm sáng về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; thực

hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc năm 2005. Việt Nam thuộc nhóm nước có thành tựu khá trong khu vực về chỉ số phát triển giới, xếp thứ 87/144 quốc gia trên thế giới.

2. Ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm khắc phục tình trạng phân biệt đối xử về giới và những khoảng cách về giới trong thực tế.

133

Page 134:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Những thành tựu về bình đẳng giới và những tiến bộ của phụ nữ trên đây là rất to lớn nhưng trong thực tế khoảng cách giới và sự phân biệt đối xử về giới vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội:

- Định kiến giới và tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn tồn tại. Tâm lý thích đẻ con trai hơn con gái; cha mẹ muốn để lại tài sản cho con trai nhiều hơn; quan niệm về việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, nội trợ…là của nữ còn khá phổ biến;

- Cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao cũng còn nhiều khó khăn, trở ngại hơn so với trẻ em trai và nam giới ở cùng địa bàn đó; tỷ lệ nữ có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ còn thấp…;

- Một số cán bộ các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vị trí vai trò của phụ nữ, chưa quan tâm bố trí đào tạo và sử dụng cán bộ nữ. Vì vậy, mặc dù tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tăng đáng kể trong nhữnh năm gần đây, song thực tế còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng lực lượng phụ nữ;

- Trong sản xuất nông nghiệp hoặc thương mại dịch vụ, phụ nữ rất ít có cơ hội được tham gia tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề nên phần lớn phụ nữ chỉ được làm những công việc đơn giản, thu nhập thấp thiếu ổn định..;

- Việc chăm sóc sức khoẻ đối với phụ nữ, nhất là sức khoẻ sinh sản cho nữ dân tộc thiểu số còn hạn chế; số ca nạo phá thai trong nữ thanh niên và vị thành niên còn cao; việc lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con vẫn chư giảm;

- Tình trạng bạo lực, ngược đãi phụ nữ trong gia đình vẫn tồn tại ở cả thành thị và nông thôn, trong tất cả các nhóm xã hội. Không ít người quan niện đó là việc riêng, nội bộ của gia đình nên chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm minh;

- Tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em, môi giới kết hôn bất hợp pháp vẫn là những vấn đề bức xúc trong xã hội;

3. Ban hành Luật Bình đẳng giới góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, khắc phục tình trạng quy định về quyền bình đẳng giới của phụ nữ chưa được thực hiện nghiêm túc, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù nước ta được đánh giá có hệ thống pháp luật về bình đẳng giới là tương đối đầy đủ và tiến bộ, tuy nhiên, hệ thống pháp luật về bình đẳng giới còn không ít hạn chế, bất cập. Đó là:

- Quyền bình đẳng nam, nữ được quy định tản mạn, rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư…;

- Quy định đối với quyền của công dân nam, nữ trong một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính còn chưa thống nhất, chưa quán triệt đầy đủ, triệt để nguyên tắc bình đẳng nam, nữ, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ đã được quy định trong Hiến pháp 1992;

134

Page 135:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Hầu hết văn bản quy phạm pháp luật đều xác định đối tượng điều chỉnh chung là “công dân”, “người lao động”, “doanh nghiệp”…, và mặc nhiên được hiểu không có sự phân biệt nam, nử trong các quan hệ xã hội đó, nhưng do thực tế điều kiện, vị trí, vai trò của nam và nữ là hoàn toàn khác nhau nên việc thực hiện các quy định này không còn mang tính bình đẳng nữa;

- Nhiều văn bản tuy có quy định về bình đẳng giới nhưng chỉ lặp lại quy định chung của Hiến pháp năm 1992, chưa cụ thể hoá trong văn bản chuyên ngành;

- Nhiều quy định thiên về “ưu tiên” cho nữ, chưa chú ý đến khía cạnh bình đẳng;

- Hầu hết các văn bản mới quan tâm quy định chế độ, chính sách đối với lao động nữ có quan hệ lao động, được trả tiền lương (theo Bộ Luật Lao động), chưa quan tâm đầy đủ đến cả lao động nam, nữ công nghiệp, nông thôn hoặc lao động tự do ở đô thị;

- Hệ thống pháp luật hiện hành nhìn chung còn thiếu quy định chế tài xử lý các hành vi vi phạm về bình đẳng giới, một số văn bản tuy có quy định nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

- Khoảng cách giữa quy định của pháp luật và thực thi trên thực tế cũng là nguyên nhân hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Khoảng cách đó một phần do các điều khoản chưa được quy định xác với điều kiện xã hội thực tế, do nhận thức giới của mỗi người thực thi pháp luật còn hạn chế và do thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ.

4. Ban hành Luật Bình đẳng giới là sự tiếp tục khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, hội nhập khu vực và quốc tế.

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), công ước Quốc tế về quyền trẻ em (CRC), các mục tiêu Thiên niên kỷ…Ban hành Luật Bình đẳng giới thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đói xử với nam, nữ, là câu trả lời đầy đủ nhất về các khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW với Việt Nam trong thực hiện công ước CEDAW.

Trên thế giới, đến nay đã có rất nhiều nước kể cả các nước phát triển và đang phát triển đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ như: Úc, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đan Mạch, Trung Quốc, Lào,…

III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

- Bộ Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật -1483, Lê Thánh Tông): + Quyền được xin ly hôn: người chồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của

mình như: không quan tâm, bỏ bê vợ trong một thời gian dài (5 tháng hoặc 1 năm nếu đã có con); hoặc người chồng vượt quá quyền của mình, vô phép đối với nhạc

135

Page 136:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

phụ, nhạc mẫu - bất hiếu, bất nghĩa (con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha, mẹ vợ…đem việc thưa quan sẽ cho ly dị) (Điều 333); Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ (Điều 322); Khi đã đính hôn nhưng người con trai phạm tội hay phá sản ó con gái vẫn có quyền trả lại sính lễ, con trai không có quyền đòi lại của…

+ Quyền được hưởng tài sản sau khi ly hôn: Ly hôn không do lỗi của người vợ và hai vợ chồng không có con ócó quyền sở hữu số tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân và 1/2 tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Khi chồng chết: vợ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất và có quyền giữ nguyên quyền sở hữu tài sản riêng và 1/2 tài sản chung.

+ Quyền được chia gia tài của con gái cũng ngang bằng với con trai: Không có con trai cũng không có nghĩa là không có người thừa tự (Điều 388); vì: Trong trường hợp gia đình không có con trai thì con gái cũng có quyền thừa kế hương hoả (Điều 391)

Mục tiêu bình đẳng nam, nữ (nam nữ bình quyền) đã được đưa ra từ Cương lĩnh của của Đảng từ năm 1930 và thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo, định hướng chính trị (Nghị quyết, Chị thị …). Từ 8/1945, vấn đề bình đẳng nam nữ đã được đưa vào luật pháp, chính sách, chương trình hoạt động của Nhà nước một cách có hệ thống và ngày càng hoàn thiện.

- Cương lĩnh Đảng Cổng sản Việt Nam 1930: Nam nữ bình quyền” là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của Cách mạng Việt Nam”

- NQ ĐH Đảng: Thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đắng giới;bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Quan điểm của Đảng được nhắc lại qua các Nghị quyết:+ Nghị quyết số 152 - NQ/TW ngày 10/01/1967 về một số vấn đề tổ chức

lãnh đạo công tác phụ vận.+ Nghị quyết số 04 - NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và

tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.+ Chỉ thị số 37 - CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư TW về một số vấn

đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới. + Chỉ thị 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại

hoá (2005).+ Nghị quyết số 11 - NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác

phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời

xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận

136

Page 137:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng như người da trắng, bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới” (Bác Hồ đã viết vào Sổ lưu niệm khi đến New York chiêm ngưỡng Nữ Thần Tự do -1912)

Ngày 17/01/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật này đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Hồ Chủ tịch đã nói: “Luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phân nửa xã hội…Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng được một nửa loài người”.

- Hệ thống pháp luật về bính đẳng giới:+ Hiến pháp 1946: Nguyên tắc: không phân biệt giống nòi, trai gái: “Tất cả công dân Việt Nam

đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”(Điều 6); “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9)

+ Hiến pháp 1959: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới

về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Công việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn được hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển của các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ, nhà nuôi trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” (Điều 24 Hiến pháp năm 1959)

+ Hiến pháp 1980 :“Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn

hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội. Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã” (Điều 63)

+ Hiến pháp 1992:“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn

hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” (Điều 63)

+ Hiến pháp năm 2013:“Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm

quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26)

- Luật Hôn nhân và Gia đình (1959,1986), 2000:

137

Page 138:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Điều 19: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Điều 20. Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng 1. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự,

nhân phẩm, uy tín của nhau. Điều 23. Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề

nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người.

Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng Điều 85. 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly

hôn.2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi

thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Việt Nam là 1 trong 20 nước đầu tiên ký kết Công ước CEDAW Công ước về

Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Đại hội đồng LHQ phê chuẩn 18/12/1979, có hiệu lực 3/9/1981, đã có 187 quốc gia ký kết (hơn 90% thành viênLHQ); VN tham gia CEDAW 29/7/1980, phê chuẩn 27/11/1981).

- 1995 tại Hội nghị PN quốc tế lần thứ IV của LHQ tổ chức tại Bắc Kinh, Chính phủ nước ta đã công bố “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000”

- 4/10/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 822/TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000”

- Ngày 21/01/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ VN đến năm 2010

- Ngày 24/12/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020

- Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã công bố Nghị định số 19/2003/NĐ-CP nhằm quy định trách nhiệm của các cơ quan NN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho Hội PN tham gia quản lý Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em.

B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

138

Page 139:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

I. XUẤT XỨ VÀ QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT - Tổng thời gian: 3 năm + Chuẩn bị: 12/2003 - 3/2005+ Soạn thảo và hoàn thiện dự thảo: 4/2005 - 4/2006 + Trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua: 5 - 11/2006- Các vấn đề quan tâm nhiều + Tên gọi của Luật + Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới + Tuổi nghỉ hưu của người lao động + Quy định tỉ lệ Luật BĐG được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày

29/11/2006. Được Chủ tịch nước ký Lệnh số 18/2006/L/CTN công bố ngày 12/12/2006.Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. - Mục đích của Luật Bình đẳng giới:+ Bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của nam và nữ

được thực hiện đầy đủ.+ Tạo hành lang pháp lý để các nỗ lực về giới và BĐG ngày càng có hiệu quả

và mục tiêu BĐG sớm đạt được. + Bảo đảm không tồn tại bất cứ sự phân biệt đối xử nào đối với nam hoặc nữ.+ Xoá bỏ khoảng cách giới thực tế; thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế, xã

hội, xoá đói, giảm nghèo. Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và

nguồn nhân lực; tiến tới bình đẳng giới thực chất và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

II. BỐ CỤC CỦA LUẬT :Luật Bình đẳng giới gồm 6 Chương, 44 điều:Chương I : Những quy định chung có 10 điều (từ điều 1 đến điều 10)- Quy định về phạm vi điều chỉnh; - Đối tượng áp dụng; - Áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới;- Mục tiêu bình đẳng giới; - Giải thích từ ngữ; - Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới;

139

Page 140:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới; - Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới; - Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới; - Các hành vi bị nghiêm cấm.Chương II: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

có 8 điều (từ điều 11 đến điều 18) quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao và bình đẳng giới trong gia đình.

Chương III: Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới có 6 điều (từ điều 19 đến điều 24) quy định:

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; - Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ

thống pháp luật; - Lồng ghép với bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; - Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; - Thông tin, giaó dục, tuyên truyền về giới và bình đẳng giới; - Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.Chương IV: Trách nhiệm của cơ quan tổ chức gia đình và các nhân trong

việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới có 10 điều (từ điều 25 đến điều 34). Quy định trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới:

- Chính phủ; - Bộ, cơ quan ngang bộ, - Uỷ ban nhân dân các cấp; - Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; - Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; - Cơ quan nhà nước; - Tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan tổ chức khác; - Trách nhiệm của gia đình, công dân Chương V: Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới

có 8 điều (từ điều 35 đến điều 42) quy định:- Việc thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; - Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; - Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng

giới; - Tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới;

140

Page 141:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; - Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị,

kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoâ thông tin, thể dục, thể thao, y tế; các hành vi vị phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình; các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Chương VI: Điều khoản thi hành có 2 điều ( điều 43 và 44) quy định về hiệu lực thi hành cuat luật bình đẳng giới và hướng dẫn thi hành luật này.

III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT- Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh

vực của đời sống gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, các nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

- Đối tượng áp dụng: là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam; cơ quan và tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam

- Mục tiêu bình đẳng giới: Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, cũng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực đời sỗng xã hôi và gia đình.

Một số thuật ngữ: - Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ

xã hội - Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều

kiện và có cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

- Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ

- Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sỗng xã hội và gia đình.

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

141

Page 142:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Luật bình đẳng giới đã có những quy định sau:

1. Quy định của nhà nước về chính sách bình đẳng giới (điều7)- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội

và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam nữ phát huy khả năng, cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình

- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở mục tiêu bình đẳng giới.

- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bình đẳng giới.

- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kịên cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

2. Quy định cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới (điều 9):- Chính phủ thống nhất quản lý về bình đẳng giới - Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được chính phủ phân công chủ trì chịu trách

nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách

nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của chính phủ.

3. Quy định bình đẳng giới trong các lĩnh vực:3.1. Trong lĩnh vực chính trịNam nữ bình đẳng:Trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hộiTrong tham gia xây dựng và thực hiên hương ước, quy ứơc của cộng đồng

hoặc quy định, quy chế của cơ quan tổ chức.Trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội

đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chình trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

3.2. Trong lĩnh vực kinh tế

142

Page 143:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

3.3. Trong lĩnh vực lao độngNam, nữ bình đẳng:Về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm

việc, về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác.

Về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong cá ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

3.4. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạoNam, nữ bình đẳng:Về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.Trong lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.Trong việc tiếp ận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.Nữ cán bộ, vông chức, viên chức, khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo

con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của chính phủ.3.5. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệNam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ…3.6. Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thaoNam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục,

thể thao; trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin3.7. Trong lĩnh vực y tế Nam, nữ bình đẳng:Trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăn sóc sức khoẻ,

sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.Trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp trnhs thai, biện pháp an toàn

tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/ AIDS và các biện pháp lây truyền qua đường tình dục.

Phụ nữ nghèo cư trú vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của chính phủ.

3.8. Trong gia đìnhVợ, chồng bình đẳng nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên

quan đến hôn nhân và gia đình.

143

Page 144:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, qyuết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

4. Quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm (Điều 11,12,13,14, và 19)

a. Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc đảm bảo tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;

b. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam ;c. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam ;d. Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam ;e. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện,

tiêuc chuẩn như namf. Quy định việc ưu tiên nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ

điều kiện, tiêuc chuẩn như nam5. Quy định thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là

một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới (Điều 23)

Theo đó, việc thông tin giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong cá hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng thông qua các chương trình học tập các ấn phẩm, các chương trình phát thanh truyền hình và các hình thức khác

6. Quy định một số biện pháp chiến lược để đảm bảo bình đẳng giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Điều 21)

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

a. Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản pháp luật quy định;

b. Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm háp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;

144

Page 145:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

v. Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật đièu chỉnh;

7. Xác định nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: (Điều 24)

- Ngân sách Nhà nước- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân- Các nguồn thu hợp pháp khácLuật cũng quy định: Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động

bình đẳng giới phải đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định của pháp luật8. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị xã hội trong bảo đảm bình đẳng giới (điều 25, 26, 27, 28, 29, 30):- Điều 25: Trách nhiệm của chính phủBan hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hàng

năm báo cáo Quốc hội về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Trình Quốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo

thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây

dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyềnTổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức công tác

thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới,quy định chỉ đạo

thực hiện tiêu chí phận loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nướcPhối hợp với Uỷ ban TW mặt trận tổ quốc Việt Nam, TW Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới

- Điều 26: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới (1) Xây dựng và trình chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu

quốc gia về bình đẳng giới (2) Xây dựng và trình chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo

thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật (3) Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng

văn bản quy phạm pháp luật (4) Tổng kết, báo cáo chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình

đẳng giới (5) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình

đẳng giới

145

Page 146:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

(6) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới

- Điều 27: Các bộ, cơ quan ngang bộRà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ,

ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bố sung, huỷ bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực mình quản lý;

Nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;

Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.

- Điều 28: Uỷ ban nhân dân các cấpXây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

tại địa phương;Trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp

luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền;Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phươngThực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại,

tố cáo về bình đẳng giới;Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình

đẳng giới cho nhân dân địa phương.- Điều 29: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viênTham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về

bình đẳng giới theo quy định của pháp luật Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chứcTham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới - Điều 30: Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ, ngoài trách nhiệm như các tổ chức

thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam quy định tại Điều 29 còn có trách nhiệm:Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng

giới;Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan, bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ

tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị;

Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật;

146

Page 147:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;9. Quy định trách nhiệm của gia đình và công dân trong việc thực hiện

bình đẳng giới (điều 33, 34)- Điều 33: Trách nhiệm của gia đìnhTạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết

và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới;Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công

việc gia đình;Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an

toàn;Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập,

lao động và tham gia các hoạt động khác.- Điều 34: Trách nhiệm của nam, nữ công dânHọc tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới, bình đẳng giới;Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình

đẳng giới;Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ

quan, tổ chức và công dân.10. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh

vực và trong gia đình bao gồm 25 hành vi (Điều 41,42):- Trong lĩnh vực chình trị có 3 hành vi vi phạm:+ Cản trở việc nam, nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội,

đại biểu hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp vì định kiến giới;

+ Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vi quản lý, lãnh đạo hoặc chức danh chuyên môn vì định kiến giới;

+ Đặt và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

- Trong lĩnh vực kinh tế có 2 hành vi vi phạm:+ Cản trở nam, nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì

định kiến giới;+ Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp,

thương nhân của một giới nhất định.- Trong lĩnh vực lao động có 4 hành vi vi phạm:

147

Page 148:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao đọng nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau trừ trường hợp áp dung biện pháp bình đẳng giới;

+ Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;

+ Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính;

+ Không thực hiện các quy định của pháp luật, lao động quy định riêng đối với lao động nữ.

- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có 4 hành vi vi phạm:+ Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;+ Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;+ Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khoá đào tạo, bồi

dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;+ Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến

giới- Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có 2 hành vi vi phạm:+ Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ;+ Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và

công nghệ.- Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao có 3 hành vi vi phạm:+ Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biễu diễn và tham

gia các hoạt động văn hoá khác vì định kiến giới;+ Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các sản phẩm dưới bất kỳ thể loại và

hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới;+ Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện

phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.- Trong lĩnh vực y tế có 2 hành vi vi phạm:+ Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động

giáo dục sức khoẻ vì định kiến giới;+ Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người

khác phá thai vì giới tính của thai nhi.--Trong gia đình có 5 hành vi vi phạm:

148

Page 149:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Cản trở các thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

+ Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình về định kiến giới;

+ Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính;+ Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc các thành viên trong gia đình bỏ học vì lý

do giới tính;+ Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt

sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.11. Quy định về khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi

phạm pháp luật về bình đẳng giới (Điều 37,38):- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ

chức, các nhân khác khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

- Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới;- Việc tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình

đẳng giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.12. Quy định các hình thức xử lý hành vi vi phạm bình đẳng giới (Điều

42)- Xử lý kỷ luật- Xử lý hành chính- Truy cứu trách nhiệm hình sựNgoài ra, cơ quan, tổ chức, các nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình

đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật./.

149

Page 150:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

CHUYÊN ĐỀQuyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Biên soạn: Nguyễn Thị Hiền MaiPhó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm phụ nữ

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUYỀN PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP

Trong quá trình phát triển của xã hội, bình đẳng giới được quan tâm như là một trong những mục tiêu phát triển của các quốc gia.

Ở Việt Nam, quyền bình đẳng giới được khẳng định thông qua 4 bản Hiến pháp cụ thể như sau:

1. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9), quy định này đã phá tan tư tưởng trọng nam – khinh nữ của chế độ phong kiến, thực dân.

2. Hiến pháp 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam DCCH có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” (Điều 24), quy định này đã có sự ghi nhận của toàn xã hội đối với vai trò của phụ nữ.

3. Hiến pháp 1980 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” (Đ54), Quy định này đã thể hiện rõ quyền của phụ nữ được lồng ghép với các quyền cơ bản của công dân (lao động, nghỉ ngơi, ứng cử, bầu cử,.. …)

4. Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50). “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật “ (Điều 52). “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình” (Điều 63). Các điều trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền bình đẳng của công dân nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội và gia đình.

150

Page 151:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Ngoài ra, Hiến pháp còn thể hiện rõ chế độ pháp lý đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ với thiên chức của người mẹ “… Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản.., “...tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ” (Điều 63).

Tóm lại, Hiến Pháp Việt Nam đã ghi nhận quyền của phụ nữ trong pháp luật, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới tại Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ được hưởng các quyền lợi bình đẳng với nam giới, đặc biệt trong lao động nghề nghiệp và công tác xã hội, cũng như không khoan nhượng bất cứ hình thức kỳ thị về giới tính.

II. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ QUY ĐịNH TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định trong hơn 20 Bộ luật, Luật và hàng ngìn văn bản dưới luật khác. Tuy nhiên, những quy định có liên quan trực tiếp đến sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ tập trung ở một số văn bản chính như sau:

1. Quyền của phụ nữ quy định trong Luật Bình đẳng giới: Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10

thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2007. Luật gồm IV chương, 43 điều, quy định về nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

1.1. Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Luật Bình đẳng giới - Mục tiêu bình đẳng giới (Điều 4): là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ

hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

- Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới (Điều 6) + Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.+ Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.+ Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.+ Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về

giới. + Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp

luật. + Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá

nhân.- Chính sách nhà nước về bình đẳng giới (Điều 7)+ Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã

hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội

151

Page 152:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

+ Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.

+ Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

+ Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.

+ Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

- Các hành vi bị cấm (Điều 10)+ Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.+ Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.+ Bạo lực trên cơ sở giới.+ Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. 1.2. Quy định bình đẳng giới trong các lĩnh vực - Lĩnh vực chính trị (Điều 11)+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước và hoạt động xã hội.+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy

ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. + Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu

Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

- Lĩnh vực kinh tế (Điều 12)+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động

sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

- Lĩnh vực lao động (Điều 13)+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình

đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

152

Page 153:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Điều 14)+ Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. + Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. + Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo

dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. + Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang

theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.- Lĩnh vực khoa học công nghệ (Điều 15)+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. + Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công

nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.- Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao (Điều 16)+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể

dục, thể thao.+ Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn

thông tin.- Lĩnh vực Y tế (Điều 17)+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về

chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.+ Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai,

biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Lĩnh vực gia đình (Điều 18)+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác

liên quan đến hôn nhân và gia đình. + Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình

đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

+ Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

153

Page 154:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

2. Quyền của phụ nữ quy định trong Luật Hôn nhân và gia đìnhLuật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam thông qua ngày 9/6/2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2001. Luật Hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam

Luật Hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

2.1. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Điều 2)- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa

người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ, con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

* Về kết hôn: Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định. Để đảm bảo việc kết hôn nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc. Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.

Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý

Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.- Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa. 2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ hôn nhânPháp luật Việt Nam bảo vệ quyển bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

nhân thân và tài sản.- Quyền nhân thân: Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền nhân thân

của vợ chồng được thể hiện là việc tự do lựa chọn nơi cư trú, quốc tịch, tôn giáo. Vợ chồng có quyền đại diện cho nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, cũng như quyền bình đẳng không bị phân biệt, thể hiện ở các điều:

154

Page 155:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Điều 20: Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồngNơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi

phong tục, tập quán, địa giới hành chính.+ Điều 22: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồngVợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được

cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào.+ Điều 23: Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặtVợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp;

học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người.

+ Điều 24: Đại diện cho nhau giữa vợ, chồngVợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao

dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó.

+ Điều 25: Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện

Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

- Quyền tài sản: Luật Hôn nhân và gia đình quy định rõ tài sản chung của vợ và chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Quyền tài sản gồm quyền tài sản chung, quyền tài sản riêng và quyền thừa kế tài sản của vợ và chồng, thể hiện ở các điều:

+ Điều 27: Tài sản chung của vợ chồngTài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao

động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy

định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

155

Page 156:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

+ Điều 28: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chungVợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,

định đoạt tài sản chung.Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình,

thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.+ Điều 31: Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về

thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống

quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống bên vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế.

+ Điều 33: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêngVợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ

trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể

tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.

Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.

Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng. 

- Quyền ly hôn:Ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ và chồng. Vợ chồng có quyền ly hôn

khi thấy tình cảm giữa vợ và chồng không còn duy trì, hôn nhân là không cần thiết và không có lợi cho gia đình. Việc ly hôn chỉ bị giới hạn trong trường hợp người chồng yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Mục đích quy định này là gắn trách nhiệm của người chồng trong

156

Page 157:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng người mẹ. Tuy nhiên quy định này chỉ giới hạn quyền ly hôn của người chồng. Nếu người vợ đang trong tình trạng như trên thì tòa án vẫn thụ lý giải quyết như những trường hợp bình thường khác

Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người vợ và con chưa thành niên là nguyên tắc cơ bản trong giải quyết ly hôn nhằm mục đích làm giảm thiểu những tiêu cực của ly hôn đối với các chủ thể này. Theo Điều 92 “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”

+ Điều 95: Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn- Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận

được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

- Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

3. Quyền của phụ nữ quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ ngày 01/7/2008. Luật gồm 6 chương 46 điều quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Căn cứ Điều 2, hành vi bạo lực bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng;- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà

và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;- Cưỡng ép quan hệ tình dục;- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;

157

Page 158:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.- Hành vi bạo lực nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của

vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Nạn nhân bạo lực gia đình phần lớn là phụ nữ, trẻ em. Luật quy định quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình theo Điều 5 như sau:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác

theo quy định của Luật này;- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.- Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo

lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.Luật quy định các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình

theo quy định tại điều 19 gồm: - Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;- Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;- Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành

chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;- Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện

thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

Luật quy định trách nhiệm của các cơ sở đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình như: Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 23);. Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình (Điều 24); Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu (Điều 25); Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình (Điều 26); Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 27); Cơ sở bảo trợ xã hội (Điều 28); Cơ sở hỗ trợ nạn

158

Page 159:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 29). Đặc biệt là xây dựng địa chỉ tin cậy ở cộng đồng (Điều 30).

4. Quyền của phụ nữ quy định trong Bộ luật Lao động:Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3

thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực ngày 01/5/2013, gồm 17 Chương, 242 điều quy định về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động’ quản lý Nhà nước về lao động. Theo luật, lao động nam và lao động nữ đều được hưởng như nhau về các chính sách đối với người lao động.

Kế thừa các quy định của Bộ luật lao động năm 1994, Bộ luật lao động năm 2012 vẫn quy định (chương X) gồm 8 điều từ điều 153 đến điều 160 “những quy định riêng đối với lao động nữ” với những điều khoản ngày càng quan tâm hơn đối với lao động nữ như quy định về chế độ thai sản, nghỉ hưu, nhằm đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ được bình đẳng với nam giới. Khoản 7 Điều 4 thể hiện chính sách của Nhà nước về lao động “Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ…”

4.1. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ (Điều 153)- Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc

làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

- Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

- Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

- Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng, phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý, chức năng làm mẹ của phụ nữ.

- Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ.

4.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ (Điều 154)- Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

- Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

- Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

159

Page 160:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

4.3. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ (Điều 155)- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban

đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:+ Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao,

vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;+ Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.- Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được

chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

- Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

4.4. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai (Điều 156)

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

- Quyền đơn phương chấm dứt HĐ lao động của người lao động (Điều 37)+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp

đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

+ Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

+ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

160

Page 161:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

+ Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

+ Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

- Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 39)

+ Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

+ Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

+ Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.+ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp

luật về bảo hiểm xã hội. - Nghỉ thai sản (Điều 157)+ Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi

con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.+ Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo

quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.+ Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu

cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

+ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

161

Page 162:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản (Điều 158)Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết

thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

- Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai (Điều 159)

Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm

- Công việc không được sử dụng lao động nữ (Điều 160)+ Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh

mục do Bộ Lao động - Thương binh- Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.+ Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.+ Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.Tóm lại, với hệ thống pháp lý ngày càng được hoàn thiện phù hợp với đặc

điểm, tình hình của đất nước, nhận thức xã hội về bình đẳng giới ngày càng được nâng cao, góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong đời sống xã hội cũng như của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có hệ thống chính sách và pháp luật bình đẳng giới khá tiến bộ so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, kể cả với nhiều nước phát triển,

Nâng cao quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của mỗi xã hội, mỗi đất nước. Đây vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia./.

162

Page 163:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

CHUYÊN ĐỀChiến lược quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2020

Biên soạn: Trần Thị Thu HuyềnUVBTV - Trưởng ban Chính sách – Luật pháp

I. GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 2011-2020

Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2006 đã tạo ra những cơ chế mới để thúc đẩy thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.

Một trong những cơ chế đó là Chính phủ đã hình thành cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới từ Trung ương tới địa phương. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên phạm vi toàn quốc. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo phân cấp của Chính phủ.

Để triển khai nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, cũng như để cụ thể hóa các nội dung của Luật Bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chiến lược.

Ngày 24 tháng 12 năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 2351/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020.

Chiến lược quốc gia có 4 điều. Các quan điểm của Chiến lược:1. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng

của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 được ban hành nhằm xác định các vấn đề bất bình đẳng giới cần ưu tiên giải quyết trong vòng 10 năm; đồng thời tiếp tục thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện Công ước CEDAW và các cam kết mà Việt Nam là thành viên. Các mục tiêu đề ra trong Chiến lược sẽ được Chính phủ kiểm điểm và báo cáo Quốc hội hàng năm theo quy định. Trong đó, mục tiêu tổng quát là “đến năm 2020, về cơ bản, bảo

163

Page 164:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

Để đạt được mục tiêu đó, Chiến lược đã đề ra 7 mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể để đạt bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Cụ thể: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin; Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới.

Trong bối cảnh hiện nay, bất bình đẳng giới chủ yếu nghiêng về phía phụ nữ. Do đó, Chiến lược vẫn tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách của phụ nữ, nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

1. Chiến lược có 7 mục tiêu cụ thể, mỗi mục tiêu lại có những chỉ tiêu đo đếm được. Các mục tiêu và các chỉ tiêu được nêu trong chiến lược là:

Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.

- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.

- Chỉ tiêu 1: Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ).

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 25% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

164

Page 165:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.

Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 40% vào năm 2015 và lên 50% vào năm 2020 so với năm 2010.

- Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020.

Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin. - Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm

văn hóa, thông tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

- Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 40% và đến năm 2020 đạt 50% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

165

Page 166:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 có 80% và đến năm 2020 có 100% dự thảo văn

bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới.

- Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

- Chỉ tiêu 4: Đến vào năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần.

2. Để thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, Chiến lược đã đề ra các giải pháp chủ yêu gồm các giải pháp chung và 7 nhóm giải pháp cụ thể để thực hiện 7 mục tiêu cụ thể tương ứng.

2.1. Các giải pháp chung gồm- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính

quyền các cấp đối với công tác bình đẳng giới. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của các Bộ, ngành; trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 nhằm hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương giải quyết những vấn đề trọng tâm của công tác bình đẳng giới.

166

Page 167:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Phát triển các hệ thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ nữ và nam bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động về bình đẳng giới.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác bình đẳng giới; chi ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên nguồn lực cho những ngành, vùng, khu vực có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới, vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng miền núi còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cường công tác nghiên cứu về bình đẳng giới trên các lĩnh vực. Xây dựng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới phục vụ công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách về bình đẳng giới. Xây dựng Bộ chỉ số giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đa phương, song phương về bình đẳng giới.2.2. Các giải pháp cụ thểNhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 1- Rà soát các quy định của Đảng và Nhà nước về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng,

đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ hưu. Xác định những bất hợp lý và bất lợi đối với phụ nữ khi thực hiện những quy định này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Bình đẳng giới.

- Thực hiện công tác quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ với các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ, góp phần xóa bỏ các định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Đa dạng hóa các hình ảnh của nữ giới với các vai trò và nghề nghiệp khác nhau.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, trước hết là quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm.

- Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thí điểm việc thi tuyển các chức danh lãnh đạo; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, sáng kiến liên quan đến việc tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý.

- Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trẻ thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án nâng cao năng lực.

Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 2- Giảm chi phí tiếp cận việc làm và thời gian tìm việc của người lao động

thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, tư vấn về việc làm và về cơ hội đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo

167

Page 168:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

nghề có tách biệt theo giới tính. Có các biện pháp cụ thể để khuyến khích đầu tư vào việc cung cấp thông tin về thị trường lao động, thị trường đầu tư, thị trường tài chính v.v… với giá rẻ, bảo đảm tính trung thực và cập nhật.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, nhất là đối với nhóm lao động mới; thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của nữ giới và nam giới tham gia bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, chú ý nhóm dễ bị tổn thương (như lao động di cư, lao động nghèo ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số).

- Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng giới các nguồn lực kinh tế (như đất canh tác, các nguồn vốn tín dụng, thông tin thị trường, thông tin về luật pháp, chính sách), bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh.

- Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; thu hút nhiều lao động nữ; nâng cao tay nghề, kỹ năng, cách quản lý, kinh doanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng cũng như phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư ở nông thôn. Có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều lao động nữ.

- Bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm sử dụng ngân sách nhà nước thu hút nhiều học viên nữ. Xác định và bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu về nữ trong việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân ở khu vực nông thôn và ven đô, vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ họ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chế biến.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm bảo đảm tính hiệu quả, công bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu.

Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 3- Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc

dân, đặc biệt ở các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Đưa nội dung về giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo về cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.

- Có những chính sách đặc thù cho một số nhóm đối tượng: chính sách, chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và vùng dân tộc thiểu số; chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện khó khăn; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới.

- Rà soát để xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống sách giáo khoa hiện nay.

168

Page 169:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp học, bậc học.

Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 4- Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục

cho phụ nữ và nam giới. Đặc biệt, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản linh hoạt, dễ tiếp cận và miễn phí đối với phụ nữ và nam giới vùng dân tộc thiểu số.

- Mở rộng mạng lưới tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới. Tăng cường đào tạo bác sỹ chuyên khoa nam học tại các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Tăng cường sự tham gia của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Mở rộng các hoạt động truyền thông đối với người chưa thành niên về sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn.

- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế.

Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 5- Nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông

tin. Xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản phẩm văn hóa, thông tin.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin từ góc độ giới.

Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 6- Đẩy mạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, trong đó nhấn mạnh tiêu chí bình

đẳng giới trong gia đình.- Chú trọng xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng

và không có bạo lực, thu hút sự tham gia tích cực của nam giới vào các hoạt động này.

- Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và buôn bán người; nhân rộng các mô hình thành công.

Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 7- Bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp; hình thành đội ngũ

cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư. Xây dựng mạng lưới chuyên gia về giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

169

Page 170:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới cho thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.

3. Chiến lược được thực hiện qua hai giai đoạn: 3.1. Giai đoạn I (2011 - 2015): Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình

đẳng giới; Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến thực hiện lồng ghép giới trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, dự án của các Bộ, ngành và địa phương; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong một số lĩnh vực và vùng có khoảng cách lớn về bình đẳng giới; Xây dựng một số mô hình điểm về bình đẳng giới. Xây dựng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới; xây dựng Bộ chỉ số giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới; Tổ chức sơ kết, đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chiến lược.

3.2. Giai đoạn II (2016 - 2020): Trên cơ sở sơ kết, đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chiến lược trong giai đoạn I (2011 - 2015), điều chỉnh chính sách phù hợp, triển khai toàn diện các giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược. Tập trung nguồn lực cho những hoạt động được xác định là gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Chiến lược ở giai đoạn I; Nhân rộng các mô hình tốt và tiếp tục xây dựng các mô hình mới về bình đẳng giới; Khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới phục vụ công tác hoạch định chính sách; Tăng cường chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm, các sáng kiến hay, mô hình có hiệu quả về bình đẳng giới; Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược.

Chiến lược được thực hiện qua 5 dự án: Dự án truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; Dự án nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quản lý, lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2020, cán bộ nữ thuộc diện quy hoạch; Dự án hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới; Dự án hỗ trợ xây dựng, phát triển dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới.

Theo điều 12 của Chiến lược, "Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

170

Page 171:  · Web viewXây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững là mục tiêu, là động lực của chiến lược phát triển

Chính phủ trong điều 16 của Chiến lược có "Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chiến lược; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; nghiên cứu, bố trí hội viên Hội Phụ nữ làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới ở cơ sở".

II. CÁC VĂN BẢN CỤ THỂ HÓA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 2011-2020

Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 (tháng 7/2011).

Thành Ủy Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị về việc lãnh đạo thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 Số 06- CT/TU ngày 20 tháng 4 năm 2011

Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch thực hiện bình đẳng giới tại thành phố Đà nẵng giai đoạn 2011-2015 số 6892/QĐ-UBND ngày 10/8/2011; Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 trong năm 2012 và giai đoạn 2013 - 2015 tại thành phố Đà Nẵng.

171