134
Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ LÊ THỊ THANH NGA ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 60.62.16 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THU HÀ i

webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

LÊ THỊ THANH NGA

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI

PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU

TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số: 60.62.16

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. TRẦN THỊ THU HÀ

HUẾ - 2011

i

Page 2: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài được thực hiện là kết quả nghiên cứu của tác giả. Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích là trung thực, chưa từng được công bố. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú nguồn gốc.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã công bố của người khác.

Tác giả Luận văn

Lê Thị Thanh Nga

ii

Page 3: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý Thầy - Cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tài nguyên đất và môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, xin gửi tới quý Thầy - Cô giáo lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo TS. Trần Thị Thu Hà, người hướng dẫn khoa học, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể và cá nhân các Phòng, Ban thuộc UBND huyện Hải Lăng, UBND các xã trong vùng nghiên cứu đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này.

Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Huế, ngày 01 tháng 8 năm 2011

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Nga

iii

Page 4: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT CHỮ VIẾT TẮT CÓ NGHĨA LÀ

1 FAO Tổ chức lương nông thế giới

2 UBND Ủy ban nhân dân

iv

Page 5: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 3.1. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 .. 24

BẢNG 3.2. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 .. 25

BẢNG 3.3. HỆ THỐNG GIAO THÔNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 ....................................................................................................................................... 26

BẢNG 3.4. HỆ THỐNG THỦY LỢI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 VỚI CÁC VÙNG KHÁC ............................................................................................ 29

BẢNG 3.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHĂN NUÔI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM .......................................................................................................... 30

BẢNG 3.6. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 ............................................................................................................................... 35

BẢNG 3.7. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM ............................................................................... 37

BẢNG 3.8. DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH HÀNG NĂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM SO VỚI TOÀN HUYỆN NĂM 2010 . . . 41

BẢNG 3.9. DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG LÂU NĂM CHỦ YẾU CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM. ................................................................ 42

BẢNG 3.10. PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU ......................................... 44

BẢNG 3.11. PHÂN CẤP ĐỘ DỐC VÀ ĐỊA HÌNH ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU47

BẢNG 3.12. PHÂN CẤP TẦNG DÀY ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU ..................... 48

BẢNG 3.13. PHÂN CẤP THÀNH PHẦN CƠ GIỚI VÙNG NGHIÊN CỨU ........ 49

BẢNG 3.14. PHÂN CẤP HÀM LƯỢNG MÙN VÙNG NGHIÊN CỨU ................ 50

BẢNG 3.15. PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐÁ LẪN, ĐÁ LỘ ĐẦU VÙNG NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 51

BẢNG 3.16. TỔNG HỢP CHỈ TIÊU PHÂN CẤP DÙNG ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI ................................................................................................ 52

BẢNG 3.17. MÔ TẢ ĐẶC TÍNH CÁC ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 54

BẢNG 3.18. SỐ LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI THEO CÁC CHỈ TIÊU PHÂN CẤP ..................................................................................... 56

v

Page 6: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

BẢNG 3.19. PHÂN BỐ CÁC ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ ............................................................................................ 57

BẢNG 3.20. YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU ........................................................................................................ 59

BẢNG 3.21. XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN ĐỐI VỚI YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU .................................................................................. 61

BẢNG 3.22. KẾT QUẢ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI HIỆN TẠI CỦA LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU ............................................................. 64

BẢNG 3.23. TỔNG HỢP MỨC ĐỘ THÍCH NGHI HIỆN TẠI CỦA LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU .................................................................................... 66

BẢNG 3.24. PHÂN BỐ DIỆN TÍCH MỨC ĐỘ THÍCH HỢP THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ ............................................................................................ 67

BẢNG 3.25. TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN HẢI LĂNG ........................................................................................... 69

BẢNG 3.26. PHÂN BỐ DIỆN TÍCH ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ ......................................................................................... 69

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ 3.1. TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ NĂM 2010 .................................................................................................................... 27

BIỂU ĐỒ 3.2. NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM .......................................................................................................... 28

BIỂU ĐỒ 3.3. SO SÁNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 ......................................................................................... 29

BIỂU ĐỒ 3.4. BIẾN ĐỘNG GIA SÚC CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM ............................................................................................................................. 30

BIỂU ĐỒ 3.5. TỶ LỆ GIA SÚC CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU SO VỚI TOÀN HUYỆN NĂM 2010 ..................................................................................................... 30

BIỂU ĐỒ 3.6. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 ....................................................................................................................................... 36

BIỂU ĐỒ 3.7. BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM ............................................................................... 38

vi

Page 7: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

BIỂU ĐỒ 3.8. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 .......................................................................................................... 39

BIỂU ĐỒ 3.9. DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM ............................................................................... 41

BIỂU ĐỒ 3.10. TỶ LỆ DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 41

vii

Page 8: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

DANH MỤC HÌNH

HÌNH 1.1. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO ........................... 10

HÌNH 1.2. MÔ HÌNH CHỒNG GHÉP BẢN ĐỒ ..................................................... 12

HÌNH 3.1. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN HẢI LĂNG ...................................................... 21

HÌNH 3.2. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ 7 XÃ VÙNG NGHIÊN CỨU ......................................... 23

HÌNH 3.3. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ LOẠI ĐẤT ..... Error: Reference source not found

HÌNH 3.4. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ ĐỘ DỐC ......... Error: Reference source not found

HÌNH 3.5. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ TẦNG DÀY ĐẤT .... Error: Reference source not found

HÌNH 3.6. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ........ Error: Reference source not found

HÌNH 3.7. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ HÀM LƯỢNG MÙN ..... Error: Reference source not found

HÌNH 3.8. SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ ĐÁ LẪN, ĐÁ LỘ ĐẦU .. Error: Reference source not found

HÌNH 3.9. SƠ ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI .................... Error: Reference source not found

HÌNH 3.10. SƠ ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI HIỆN TẠI CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU ................................................................................... 66

viii

Page 9: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................1

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................2

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN..........................................................2

3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC.................................................................................2

3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN.................................................................................2

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT.....................3

1.1.1. ĐẤT VÀ ĐẤT ĐAI......................................................................................3

1.1.2. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ ĐẤT.................................................................3

1.1.3. LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT....................................................................3

1.1.4. ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI......................................................................3

1.1.5. HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT...................................................................4

1.1.6. MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT.........................................................4

1.2. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI..........................................4

1.2.1. CÁC LUẬN ĐIỂM VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT................................................4

1.2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI.................6

1.3. LỊCH SỬ ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM.....................................................8

1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT........................................................................9

1.4.1. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO...........................................9

1.4.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM......................................................................................................10

1.5. BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI, BẢN ĐỒ THÍCH NGHI VÀ CẤU TRÚC PHÂN HẠNG THÍCH NGHI THEO FAO......................................................11

1.5.1. BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI....................................................................11

ix

Page 10: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

1.5.2. CẤU TRÚC PHÂN HẠNG THÍCH NGHI THEO FAO......................12

1.6. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU................................................13

1.6.1. NHIỆT ĐỘ.................................................................................................13

1.6.2. LƯỢNG MƯA...........................................................................................13

1.6.3. GIÓ.............................................................................................................14

1.6.4. GIỜ CHIẾU SÁNG, SƯƠNG MÙ..........................................................14

1.6.5. ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI..............................................................................14

1.7. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA ĐẤT ĐAI CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU............................................................................14

1.8. CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM......15

1.9. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT TẠI MIỀN TRUNG VIỆT NAM...............19

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................20

2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................20

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................20

2.2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN, SỐ LIỆU...20

2.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ, XỬ LÝ SỐ LIỆU.........20

2.2.3. PHƯƠNG PHÁP KẾ THỪA SỐ LIỆU..................................................20

2.2.4. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ................................................................20

2.2.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA..................................................................20

2.2.6. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA............................................................20

2.2.7. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT.....................20

2.3.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT..................................................20

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................21

3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ, NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI...............................................................................................................................21

3.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU..................................................................................................................22

3.1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU................................................................................................32

x

Page 11: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nhận thêm tài liệu miễn phí tại webthuthuat.net

3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP..................34

3.2.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU.............34

3.2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU....................................................................................36

3.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ......................................................................................42

3.3.1. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN TÍNH.........................................................42

3.3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI..........................57

3.4. PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI........................................................63

3.4.1. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN.............................................63

3.4.2. XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN............................................64

4.4.3. PHÂN HẠNG THÍCH NGHI HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI................66

4.4.4. ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU......................................................................72

4.4.5. Đề xuất các giải pháp để phát triển cây cao su tại vùng nghiên cứu.........74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................76

1. KẾT LUẬN..........................................................................................................76

1.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU................................76

1.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI VÀ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU............................................................................................................76

2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................77

TÀI LIỆU TAM KHẢO.............................................................................................78

PHỤ LỤC......................................................................................................................81

xi

Page 12: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng bình quân diện tích đất canh tác/người thuộc nhóm thấp nhất thế giới (634,55m2/người) [46]. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vì vậy là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho công tác điều tra phân loại, lập bản đồ đất, đánh giá thích hợp đất đai ở phạm vi cấp tỉnh. Điều đó đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tổng hợp, xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Thực tế sản xuất ở các địa phương hiện nay cho thấy, việc thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nếu được dựa trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai ở phạm vi cấp huyện hoặc một khu vực sản xuất thì thường có tính khả thi cao.

Là một huyện đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị với diện tích tự nhiên là 426,935km2, Hải Lăng có tiềm năng đất đai đa dạng vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi và vùng cát ven biển. Tiềm năng đất chưa sử dụng còn khá lớn, đặc biệt là vùng núi phía Tây. Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, huyện Hải Lăng có đa số dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó trồng trọt được xác định là ngành then chốt. Tuy nhiên, do chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung rõ nét, thiếu sự đầu tư hợp lý nên hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất đai.

Định hướng phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Hải Lăng trong những năm tới là chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh phát triển chiều sâu để tăng hiệu quả sử dụng đất,... Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng đến năm 2020 chỉ rõ: “....Việc đưa vào trồng thử nghiệm và phát triển diện tích cây cao su trên vùng gò đồi của huyện là định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày trong giai đoạn tới. Định hướng phát triển mạnh cây cao su thành cây công nghiệp lâu năm mũi nhọn của huyện, mở rộng diện tích từ 500 ha năm 2010 lên 1.800-2000 ha vào năm 2020....” [36].

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý vì vậy càng cần thiết hơn bao giờ hết và đánh giá thích nghi đất đai là hoạt động có ý nghĩa quan trọng là cơ sở đảm bảo tính khả thi cao của phương án quy hoạch sử dụng đất.

1

Page 13: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Vùng gò đồi của huyện Hải Lăng được xem là vùng có tiềm năng để phát triển cây cao su nhờ có tiềm năng đất chưa sử dụng khá lớn (1.274,51 ha) [33]. Tuy nhiên, diện tích đó là bao nhiêu ha? phân bố cụ thể ở đâu? lợi thế? hạn chế của vùng đất này nếu được đưa vào để trồng cây cao su là gì? Cho đến thời điểm hiện tại, những câu hỏi này vẫn chưa được trả lời một cách thỏa đáng.

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” để thực hiện trong thời gian từ ngày 15 tháng 11 năm 2010 đến 25 tháng 5 năm 2011.

2. Mục đích của đề tài

- Đánh giá thực trạng đất đai và khả năng thích nghi của đất đai vùng gò đồi huyện Hải Lăng đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su.

- Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su tại vùng gò đồi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài được kỳ vọng sẽ góp phần cụ thể hóa các bước trong quy trình đánh giá thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất lựa chọn của FAO trong điều kiện cụ thể của địa phương, nhằm cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về quy hoạch sử dụng đất.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp các thông tin cơ bản và khả năng thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su trên địa bàn huyện nhằm giúp nhân dân, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hiểu rõ tiềm năng đất đai để lựa chọn cơ hội đầu tư phát triển sản xuất.

- Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cho loại hình sử dụng đất này.

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học giúp cho chính quyền huyện Hải Lăng đề ra các chủ trương, chính sách và các giải pháp sử dụng đất hiệu quả trong giai đoạn tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng của 7 xã vùng gò đồi huyện Hải Lăng.

- Cây cao su và các yêu cầu sinh thái của cây trồng này.

2

Page 14: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đánh giá đất

1.1.1. Đất và đất đai

Khái niệm: Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976), trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Vậy đất được hiểu như là một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm khí hậu, địa hình địa mạo, đất, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do con người tác động. [9]

1.1.2. Khái niệm đánh giá đất

- Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.

- Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên,…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.

- Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế - xã hội như nhau.

- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu. [9]

1.1.3. Loại hình sử dụng đất

Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất được hiểu là một hình thức sử dụng đất đai để sản xuất một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ nhiều năm.

1.1.4. Đơn vị bản đồ đất đai

Đơn vị bản đồ đất đai là những khoanh đất/vạt đất được xác định trên bản đồ với những đặc tính và tính chất riêng biệt, thích nghi đồng nhất cho một loại hình sử dụng đất nhất định. Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực nghiên cứu được thể hiện trên bản đồ đơn vị đất đai. [9]

3

Page 15: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

1.1.5. Hệ thống sử dụng đất

Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng đất (hiện tại và tương lai). Như vậy, một hệ thống sử dụng đất sẽ bao gồm một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai.

Trong sản suất nông nghiệp, hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các đặc tính đất đai như thời vụ cây trồng, độ dốc, thành phần cơ giới đất. Hợp phần sử dụng đất là sự mô tả loại hình sử dụng đất với các thuộc tính của nó. [9]

1.1.6. Mục đích của đánh giá đất

Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai theo FAO là:

- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và quy trình đánh giá đất đai cho sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.

- Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa phương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.

- Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, những chiều hướng về kinh tế - xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện pháp kỹ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho quy hoạch sử dụng đất đai.

Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả:

- Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt.

- Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới. [9]

1.2. Công tác đánh giá đất trên thế giới

1.2.1. Các luận điểm về đánh giá đất

1.2.1.1. Luận điểm đánh giá đất của Docutraiev

- Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau thì khác nhau.

- Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm.

+ Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là:

Loại đất theo phát sinh.

4

Page 16: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và các dấu hiệu khác).

- Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. [9]

1.2.1.2. Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự

- Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và có các yếu tố đánh giá đất khác nhau.

- Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng.

- Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.

- Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.

- Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng. [9]

1.2.1.3. Luận điểm đánh giá đất của Pháp

Theo Đôlômông “khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính dinh dưỡng của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suất của cây trồng đã thể hiện được tính chất đất”. Theo luận điểm này có thể lập được một thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ với đặc tính đất đai và với đánh giá đất theo độ phì đất dựa trên nguyên tắc thống kê năng suất cây trồng nhiều năm. [9]

1.2.1.4. Luận điểm đánh giá đất của Anh

Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo năng suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu biết của người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau”. [9]

1.2.1.5. Luận điểm đánh giá đất của FAO

Năm 1970, nhiều nhà khoa học đất trên thế giới đã cùng nhau nghiên cứu để đưa ra một phương pháp đánh giá đất có tính khoa học và thống nhất các phương pháp hiện tại. Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “Đề cương đánh giá

đất” và công bố năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự thảo đề

cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học hàng đầu bổ sung và công bố năm 1976 (Khung đánh giá đất đai - Frameword for land evaluation). Tài liệu này đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay.

Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì vậy, khi đánh giá, đất được nhìn nhận như là "một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện

5

Page 17: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai".

Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu. [9]

1.2.2. Các phương pháp đánh giá đất trên thế giới

1.2.2.1. Phương pháp đánh giá đất ở Liên Xô cũ

Đây là trường phái theo quan điểm phát sinh, phát triển của Docutraiep. Trường phái này cho rằng đánh giá đất trước hết phải đề cập đến thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất, là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Ông đã đề ra các nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và nhận biết được rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một cách khách quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất. Phải có sự đánh giá kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu. [9]

1.2.2.2. Phương pháp đánh giá đất ở Mỹ

Đánh giá đất đai theo phân loại định lượng (Soil Taxonomy) của Hoa Kỳ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp

Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm là tiêu chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính.

Trong khi tiến hành đánh giá đất đai, các nhà nông học đã chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa mì được trồng trên đó để đề ra những biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất.

- Phương pháp yếu tố

Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất đai và các phương pháp cải tạo. Đánh giá phân hạng đất đai dựa trên cơ sở thống kê các đặc tính tự nhiên, độ dày thuộc tính tầng canh tác, thành phần cơ giới, độ thấm nước, độ lẫn đá sỏi, hàm lượng muối đọng trong đất, địa hình tương đối, mức độ xói mòn và yếu tố khí hậu khác. [9]

6

Page 18: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

1.2.2.3. Phương pháp đánh giá đất ở các nước Châu Âu

Đánh giá đất ở các nước Châu Âu thì đi theo hai hướng đó là nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng). Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính phần trăm. [9]

1.2.2.4. Phương pháp đánh giá đất của tổ chức FAO

Đánh giá đất của FAO đã kết hợp và kế thừa phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ thiên về yếu tố chất lượng đất và phương pháp đánh giá đất của Hoa Kỳ thiên về yếu tố cây trồng, trên cơ sở đó phát triển hoàn chỉnh và đưa ra đánh giá thích hợp cho từng mục đích sử dụng, đây là những phương pháp được sử dụng khá phổ biến.

- Đánh giá tiềm năng đất đai

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hạng đất đai thành nhiều nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ dốc, tầng dày đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng, khô hạn, mặn hoá,… Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên quy mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm năng đất đai được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu như không thể thay đổi được như độ dốc, tầng dày đất, khí hậu.

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất là phương pháp đánh giá đất đai tổng quát với mục tiêu sử dụng đất lớn như nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc các mục tiêu khác không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp không đi sâu đánh giá chi tiết cho từng thành phần của mỗi kiểu sử dụng đất tổng quát.

- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai.

Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai.

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể sử dụng cho một kiểu sử dụng đất nhất định, ví dụ một loài cây trồng nông nghiệp như ngô, lúa,… hoặc cho nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn. Ngoài ra còn phân biệt đánh giá mức độ thích hợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá mức độ thích hợp trong tương lai khi mà có những yếu tố tác động lớn vào đất đai như đầu tư cao, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. [9]

7

Page 19: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

1.3. Lịch sử đánh giá đất ở Việt Nam

Các nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam xuất hiện từ rất lâu. Người ta tìm thấy các kiến thức về đất liên quan đến cây trồng trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Từ thời xa xưa, nông dân ta dựa vào kinh nghiệm sản xuất đã đánh giá đất với hình thức rất đơn giản như đất tốt, đất xấu. “Lịch hiến chương” thời phong kiến đã biết đánh giá phân hạng đất “Tứ đăng điền, lục hạng thổ”, địa chủ dựa vào đó để đánh thuế dưới dạng địa tô với các mức độ khác nhau.

Thời kỳ Pháp thuộc, cách phân hạng được thực hiện đối với một số đồn điền nhằm đánh thuế. Vào năm 1886, Pavie và cộng sự đã tiến hành khảo sát đất vùng Trung Lào, Trung bộ và Đông Nam bộ Việt Nam. Cuối cùng, năm 1890 kết quả này được xem là tài liệu nghiên cứu về đất đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương. Trong thời gian này có một số công trình nghiên cứu về đất như Báo cáo kết quả của phòng nghiên cứu Nam Bộ do P.Morange (1898 - 1901), Bei (1902) và một số nhận xét về thành phần lý hóa học của đất lúa Nam Bộ được công bố và thực hiện.

Năm 1954, đất nước chia cắt hai miền: ở miền Bắc cùng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc đánh giá đất đai bắt đầu được nghiên cứu, chủ yếu là việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ theo trường phái của Docutraiev.

Ở thập kỷ 70, Nguyễn Văn Thân (Viện nông hóa thổ nhưỡng) đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất với một số cây trồng trên một số loại đất. Sau đó những tiêu chuẩn xếp hạng ruộng đất được xây dựng và thực hiện ở Thái Bình năm 1980 - 1982.

Vào đầu những năm 1990, nước ta tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO trong dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long năm 1990 của Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.

Từ năm 1992 đến nay, phương pháp đánh giá đất của FAO bắt đầu được thực hiện nhiều ở nước ta. Đánh giá đất theo FAO được triển khai rộng khắp ở nhiều mức độ chi tiết và tỷ lệ bản đồ khác nhau. Từ việc đánh giá đất đai cho 9 vùng sinh thái Việt Nam của Phạm Dương Ưng, Nguyễn Công Pho, Bùi Thị Ngọc Duy, ở bản đồ tỷ lệ 1/250.000, tới đánh giá đất cấp tỉnh ở bản đồ tỷ lệ 1:100.000, 1:50.000, cấp huyện ở bản đồ tỷ lệ 1:25.000 và một số dự án nhỏ ở bản đồ tỷ lệ 1:10.000.

Đến nay nước ta phân toàn bộ đất đai thành 6 hạng từ hạng I đến hạng VI, với 4 cấp độ thích nghi. Thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2), ít thích hợp (S3), không thích hợp (N). Trong đó chia đất không thích hợp hiện tại (N1) và đất không thích hợp vĩnh viển (N2). [9]

8

Page 20: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

1.4. Quy trình đánh giá đất

1.4.1. Quy trình đánh giá đất theo FAO

Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai lân cận.

- Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng với các nhà quy hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế - xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện.

- Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.

- Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở chất lượng của đất đai.

- Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.

- Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị vả bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế - xã hội. Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng. [9]

Các bước thực hiện trong quy trình đánh giá đất đai được trình bày một cách hệ thống trong sơ đồ tại hình 1.1

9

Page 21: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Dæî liãûuvãö kinh

tãú, xaî häüi

Læûa choün loaûi sæíduûng âáút cho

âaïnh giaï âáút (LE)

Caïc vuìng sinh thaïinäng nghiãûp hoàûc khêtæåüng näng nghiãûp

Mä taí loaûi hçnh sæíduûng âáút: kyî thuáût,

kinh tãú, xaî häüi

Nghiãn cæïu hãû thäúngnäng nghiãûp vaì

canh taïc

Caïc âån vë baín âäö âáútCaïc âàûc tênh cuía âån

vë baín âäö âáút âai

Yãu cáöu sinh lyï cuíaloaûi hçnh sæí duûng âáút

âæåüc læûa choün

Caïc âàûc tênh cuía âáútâæåüc læûa choün

(Yãúu täú chuáøn âoaïn)

So saïnh (âäúi chiãúu)

Thêch nghi âáút âai theo sinh hoüc

Thêch nghi âáút âai theo kinh tãú

Âaïnh giaï taïc âäüng mäi træåìng

Quy hoaûch sæí duûng âáút

Nghiãn cæïu tiãúp hoàûc quyãút âënh

Muûc tiãu cuía âaïnh giaï âáút (LE)

Sæí duûng âáút hiãûn taûi:Chuáøn âoaïn váún âãö,

tçm giaíi phaïp

HÄÜP B

HÄÜP A

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đánh giá đất theo FAO

Nguồn. [9]

1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp ở Việt Nam

Theo quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành thì quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp được mang mã số 10 TCN-343-98. Nội dung của quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp gồm các nội dung và phương pháp sau:

10

Page 22: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

1.4.2.1. Nội dung đánh giá đất đai

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

- Đánh giá đặc tính thổ nhưỡng, nông hoá đất.

- Đánh giá tài nguyên khí hậu, thuỷ văn và sử dụng nước trong nông nghiệp.

- Đánh giá môi trường tự nhiên khác.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội quan hệ sử dụng đất.

- Đề xuất sử dụng đất phục vụ các dự án quy hoạch và sản xuất nông nghiệp.

1.4.2.2. Phương pháp đánh giá đất

Phương pháp bản đồ: Ứng dụng các phương pháp chồng xếp bản đồ để xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá đất.

Phương pháp phân tích các yếu tố hạn chế: Để xác định các yếu tố và phân cấp các chỉ tiêu lựa chọn, phục vụ đánh giá khả năng thích nghi cho loại hình sử dụng đất và đề xuất sản xuất sử dụng hợp lý. [9]

1.5. Bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ thích nghi và cấu trúc phân hạng thích nghi theo FAO

1.5.1. Bản đồ đơn vị đất đai

1.5.1.1. Đơn vị bản đồ đất đai

Đơn vị bản đồ đất đai là một tập hợp của hệ thống sử dụng đất trong đánh giá đất. Đơn vị bản đồ đất đai là một khoanh đất/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất có cùng một điều kiện quản lý đất, khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai có chất lượng riêng và thích hợp với một loại hình sử dụng đất nhất định.

Bản đồ đơn vị đất đai là tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.

1.5.1.2. Nguyên tắc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước quyết định trong công tác đánh giá đất, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân hạng thích nghi hiện tại cũng như tương lai. Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng phương pháp chồng ghép các bản đồ đơn tính là sự tổng hợp thông qua quá trình chồng ghép không gian và thuộc tính từ các bản đồ chuyên đề. Các bản đồ chuyên đề thường được sử dụng đó là: Nhóm đất, tầng dày, độ dốc, lượng mưa, thuỷ văn, tưới tiêu, tổng tích ôn, địa mạo,… tuỳ vào yêu cầu mục đích và quy mô đánh giá mà sử dụng hợp lý các loại bản đồ. Như vậy, sau khi chồng ghép,

11

Page 23: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

mỗi đơn vị bản đồ đất đai được xác định có những đặc điểm đồng nhất về các yếu tố liên quan đến sử dụng đất được thể hiện trong bản đồ đơn tính.

- Đơn vị bản đồ đất đai cần đảm bảo tính đồng nhất tối đa về các chỉ tiêu phân cấp dùng xác định chúng. Nếu đơn vị bản đồ đất đai không thể hiện được lên bản đồ thì cũng phải mô tả chi tiết.

- Các đơn vị bản đồ đất đai phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại hình sử dụng đất sẽ được đề xuất lựa chọn trong đánh giá.

- Các đơn vị bản đồ đất đai phải vẽ được trên bản đồ.

- Các đơn vị bản đồ đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay, viễn thám.

- Các đặc tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là đặc tính và tính chất khá ổn định vì chúng là cơ sở để xác định nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại hình sử dụng đất trong đánh giá. [9]

Baín âäö âån tênh 1

Baín âäö âån tênh 2

Baín âäö âån tênh 3

Baín âäö âån vë âáút âai

Hình 1.2. Mô hình chồng ghép bản đồ

1.5.2. Cấu trúc phân hạng thích nghi theo FAO

Khi đánh giá đất riêng biệt từng đặc tính của đất đai thì sẽ cho các mức độ thích hợp từng đặc tích của các đơn vị bản đồ đất đai của loại hình sử dụng đất. Để phân hạng thích hợp chung, các mức độ thích hợp từng phần này phải được tổ hợp lại thành

12

Page 24: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

khả năng thích hợp chung về tất cả yêu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất đối với mỗi đơn vị bản đồ đất đai. [9]

Như vậy, phân hạng thích hợp đất đai chính là mục tiêu cuối cùng trong công tác đánh giá đất, mà dựa vào kết quả đó người sử dụng đất có thể đưa ra những giải pháp sử dụng đất tối ưu đối với tiềm năng đất đai cũng như giảm thiểu được những tác động xấu mà quá trình sử dụng đất có thể mang lại, việc cân nhắc các mục đích sử dụng đất của mình sao cho phù hợp để tránh làm suy thoái đất và ảnh hưởng tới môi trường.

Việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán là sự tập hợp các giá trị đó cho biết yêu cầu sử dụng đất như thế nào thì sẽ thoả mãn điều kiện để tương xứng với đặc tính đất đai của một loại hình sử dụng đất. Sự sắp xếp này được biểu thị như sau:

- S1: Thích hợp cao

- S2: Thích hợp trung bình

- S3: Ít thích hợp

- N: Không thích hợp

Phân hạng thích hợp đất đai là sản phẩm cuối cùng của nội dung đánh giá đất theo FAO. Dựa vào kết quả đó các nhà quy hoạch có thể đưa ra những phương án quy hoạch cho một khu vực cụ thể nào đó. Chính vì vậy, kết quả phân hạng thích hợp đất đai không phải chỉ áp dụng trong phạm vi hiện tại (phân hạng thích nghi hiện tại) mà còn đề ra những giải pháp sử dụng đất trong tương lai (phân hạng thích nghi tương lai) nhằm tăng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đồng thời đề ra các biện pháp cải tạo đất.

1.6. Yêu cầu sinh thái của cây cao su

1.6.1. Nhiệt độ

Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, thích hợp nhất với nhiệt độ từ 25 - 300C. Nhiệt độ trên 400C cây khô héo, nhiệt độ dưới 100C cây có thể chịu đựng được trong một thời gian ngắn nếu kéo dài lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngưng tăng trưởng, thân cây cao su bị nứt nẻ, xì mủ. Nhiệt độ thấp 50C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây. [11]

1.6.2. Lượng mưa

Lượng mưa cần thiết cho cây cao su trung bình từ 1500 - 2000mm/năm. Tuy nhiên đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1500mm nước/năm thì phải được phân bố đều trong năm và đất có khả năng giữ nước tốt (thành phần sét 25%). Ở những nơi không có điều kiện đất đai thuận lợi, cây sao su cần lượng mưa 1800 - 2000mm nước/năm. [11]

13

Page 25: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

1.6.3. Gió

Gió nhẹ với tốc độ 1 - 2m/giây là thích hợp đối với cây cao su vì nó giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau mưa. Gió có tốc độ 8-13,8m/giây làm lá cao su non bị xoắn lại, lá bị rách, phiến lá dầy nên nhỏ lại, có ảnh hưởng làm chậm tăng trưởng. Ở những nơi có tốc độ gió mạnh thường xuyên (>17,2m/giây), gió lốc gây nên hiện tượng gãy cành, thân (do gỗ cây cao su dòn và dễ gãy), trốc gốc và đỗ cây nhất là những vùng đất cạn, rễ cao su không phát triển sâu và rộng được. [11]

1.6.4. Giờ chiếu sáng, sương mù

Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp và ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của cây cao su. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng thích hợp nhất cho cây cao su trung bình từ 1800 -2800 giờ/năm. Giờ chiếu sáng trên 2800 giờ/năm và dưới 1800 giờ/năm đều không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cao su. [11]

1.6.5. Điều kiện đất đai

Cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có độ dốc từ 2 - 90; chịu được pH = 3,5 - 7,0, thích hợp nhất với pH = 4,5 - 5,5; độ dày tầng đất 100 - 200cm, thích hợp nhất ở độ dày 200cm; thành phần cơ giới tối thiểu 20% sét ở lớp đất mặt (0 - 30m), tối thiểu 25% sét ở lớp đất sâu hơn (>30m). Nơi có mùa khô kéo dài, đất phải có thành

phần sét 30 - 40% mới thích hợp cho cây cao su. Chất dinh dưỡng không ảnh hưởng

nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su, hàm lượng dinh dưỡng N,P,K yêu cầu ở mức trung bình. [11]

1.7. Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su.

Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất đạt được hiệu quả cao và bền vững. Mỗi loại hình sử dụng đất đai có những yêu cầu cơ bản khác nhau. Để việc phân hạng mức độ thích hợp được chính xác, cần phải cân nhắc, xem xét thận trọng cho phù hợp với thực tế, dựa trên 3 nhóm yêu cầu sử dụng đất sau:

- Các yêu cầu về sinh trưởng, sinh thái của cây trồng: Mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng, phát triển riêng. Do đó mỗi loại cây có những yêu cầu riêng khác nhau để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển. Những yếu tố cây trồng yêu cầu gồm loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì đất, điều kiện tưới. Để xác

định yêu cầu sử dụng đất đối với từng loại cây trồng, phải dựa vào các nghiên cứu và

tài liệu về yêu cầu của cây kết hợp tham khảo các ý kiến chuyên gia.

- Các yêu cầu về quản lý: Đây là các yêu cầu có liên quan đến các thuộc tính kỹ thuật của các loại hình sử dụng đất gồm các điều kiện làm đất, các điều kiện về thị

14

Page 26: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

trường liên quan đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, trình độ canh tác,... Các yêu cầu này đối với từng loại hình sử dụng đất khác nhau cũng sẽ có những mức độ yêu cầu khác nhau.

- Các yêu cầu bảo vệ: Nhằm đảm bảo cho các loại hình sử dụng đất có thể phát triển bền vững dựa trên cơ sở các yếu tố đầu tư để duy trì nâng cao độ phì đất đồng thời không gây tác động xấu đến môi trường đất sản xuất nông nghiệp.

1.8. Các nghiên cứu và kết quả đánh giá đất ở Việt Nam

Các nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam xuất hiện từ rất lâu. Từ thời xa xưa nông dân ta dựa vào kinh nghiệm sản xuất đã đánh giá đất với hình thức rất đơn giản như đất tốt, đất xấu. Đến nay phương pháp đánh giá đất theo FAO được thực hiện phổ biến ở nước ta. Trong thời gian qua việc đánh giá đất đã được tiến hành ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước.

- Tác giả Lê Quang Vịnh với kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho đất nông nghiệp huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã xác định được 33 đơn vị bản đồ đất đai trên cơ sở 6 chỉ tiêu phân cấp là loại đất, thành phần cơ giới, độ phì đất, địa hình, khả năng tưới và nhiễm mặn. [43]

- Tác giả Đỗ Văn Phú và cộng sự sở địa chính Sóc Trăng (1998) [18] bằng những tư liệu hiện có của ngành địa chính đã tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho một số chỉ tiêu nhất định. Từ 7 bản đồ đơn tính như bản đồ thổ nhưỡng, địa hình, thành phần cơ giới, thời gian có nước để canh tác trong năm, độ sâu ngập nước, thời gian ngập nước, thời gian canh tác nhờ mưa đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất

đai của tỉnh. Toàn tỉnh có 62 đơn vị bản đồ đất đai trong đó 11 đơn vị bản đồ đất đai

thuộc vùng đất phù sa, 29 đơn vị bản đồ đất đai thuộc vùng đất mặn, 25 đơn vị bản đồ đất đai thuộc vùng đất phèn, 3 đơn vị bản đồ đất đai thuộc vùng đất cát và 4 đơn vị bản đồ đất đai thuộc vùng đất xáo trộn.

- Nghiên cứu đánh giá đất tại huyện Yên Định, Thanh Hóa, Đỗ Ánh và cộng sự (1999) [1] rút ra kết luận như sau:

Huyện Yên Định có 4 nhóm và 10 loại đất chính. Trong đó nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất, tiếp đến là đất xám và đất tầng mỏng, thấp nhất là đất đỏ vàng. Đất phù sa của huyện chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng phù sa sông Mã và sông Cầu Chày. Toàn huyện có 37 đơn vị đất đai, chất lượng đất khá phức tạp và không đều. Các nhóm đất xám và đất đỏ vàng phân hóa tính chất đất phức tạp hơn nhóm đất phù sa.

Trong 37 đơn vị đất đai có 32 đơn vị là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với diện tích là 12.861 ha và 5 đơn vị thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp là 1.112 ha.

15

Page 27: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

- Kết quả nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO của các tác giả Phạm Thế Thuận và cộng sự (2002) [24] trên địa bàn huyện Ninh Hòa cho thấy:

Trên tổng diện tích điều tra là 36.229,70 ha chủ yếu là đất chưa sử dụng có 54 đơn vị đất đai, trong đó chủ yếu là đất đồi núi.

Các tác giả này cũng đã xác định được 34 đơn vị đất đai trên vùng đất chưa sử dụng của huyện Ninh Hòa có thể khai thác sử dụng cho 8 loại hình sử dụng đất được chọn trong đó mức độ thích hợp S1 đối với loại hình sử dụng đất nông lâm kết hợp chiếm tỷ lệ diện tích cao nhất.

- Lê Quang Trí và cộng sự (2003) [26] khi áp dụng quy trình đánh giá đất đai của FAO đã phân lập được 85 đơn vị bản đồ đất đai để đánh giá khả năng thích nghi cho 6 kiểu sử dụng đất đai có triển vọng trên địa bàn xã Trung Hiếu, huyện Vĩnh Liêm, tỉnh Vĩnh Long và trên cơ sở đánh giá thích nghi 4 vùng thích nghi đã được phân lập. Đánh giá đa mục tiêu các kiểu sử dụng đất đai được thực hiện bằng cách xác định các tiêu chuẩn đánh giá, điểm đánh giá thể hiện mức độ đáp ứng của kiểu sử dụng đất đai đối với từng tiêu chuẩn đánh giá và xác định thứ tự ưu tiên của các tiêu chuẩn. Kiểu sử dụng được chọn trong tiến trình đánh giá theo các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường là kiểu sử dụng có điểm đánh giá chung cao nhất.

- Kết quả nghiên cứu của Đào Châu Thu và cộng sự (2004) [23], chỉ ra rằng huyện Mỹ Hào là huyện thuần nông thuộc vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng. Trên tổng diện tích 5.172,33 ha đất canh tác có 19 đơn vị đất đai với 5 loại hình sử dụng đất thích hợp. Loại hình sử dụng đất 3 vụ: 2 lúa - màu vụ đông (LUT1) trên 4 đơn vị đất đai đứng thứ 2 về diện tích với 1.410,57 ha. Loại hình sử dụng đất 2 lúa (LUT2) trên 8 đơn vị đất đai có diện tích lớn nhất 2.066,48 ha. Loại hình sử dụng đất chuyên màu (LUT3) và loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả (LUT4) trên 4 đơn vị đất đai với diện tích là 1.225,6 ha. Loại hình sử dụng đất lúa - cá (LUT5) trên 3 đơn vị đất đai chiếm diện tích là 469,68 ha.

Theo kết quả nghiên cứu loại hình sử dụng đất thích hợp hiện tại:

+ Mức độ thích hợp cao (S1): Có ở 3 loại hình sử dụng đất LUT1, LUT2, LUT3 với diện tích là 1.578,03 ha chiếm 30,51% diện tích đất canh tác.

+ Mức độ thích hợp trung bình (S2): Có ở 2 loại hình sử dụng đất LUT2, LUT3 với diện tích là 1.863,96 ha chiếm 36,01% diện tích đất canh tác.

+ Mức độ ít thích hợp (S3): Có ở nhiều loại hình sử dụng đất nhất, đồng thời cũng có nhiều đơn vị đất đai nhất với diện tích là 1.730,34 ha chiếm 33,45% diện tích đất canh tác.

16

Page 28: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

- Hồ Quang Đức và cộng sự (2005) [8] khi tiến hành điều tra, khảo sát 600 phẩu diện đất; phân tích 5.334 chỉ tiêu mẫu mặt về các tính chất lý, hóa học của đất trên địa bàn huyện Văn Chấn, Yên Bái đã kết luận như sau:

Đất nông nghiệp của huyện được chia thành 7 nhóm đất chính, 14 đơn vị đất, 24 đơn vị đất phụ, 30 đơn vị dưới đơn vị đất phụ. Nhìn chung đất khá tốt và có khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Trên cơ sở kết quả xây dựng các bản đồ đơn tính, chồng xếp bản đồ bằng kỹ thuật GIS, đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ 1:25.000, gồm 48 đơn vị bản đồ đất đai thể hiện trên bản đồ. Mỗi đơn vị đất đai đã thể hiện chất lượng đất và khả năng sử dụng đất. Từ bản đồ đơn vị đất đai, đã tiến hành đánh giá mức độ thích hợp đất đai chi tiết cho 16 loại cây trồng, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp đất đai và tổng hợp được 26 kiểu thích hợp đất đai.

- Áp dụng quy trình đánh giá đất của FAO, Lê Quang Trí và Văn Phạm Đăng Trí (2005) [28] đã phân lập ra 24 đơn vị bản đồ đất đai để đánh giá khả năng thích nghi cho 6 kiểu sử dụng đất có triển vọng và đã phân ra được 3 vùng thích nghi cho xã Song Phú. Trong đó, vùng 1 thích nghi được 6 kiểu sử dụng đất đai, vùng 2 thích nghi 4 kiểu sử dụng đất đai. Riêng vùng 3 thích nghi cho các cơ cấu 3 vụ hoặc chuyên canh cây ăn quả khi có đê bao.

- Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây lúa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của Nguyễn Văn Toàn (2005) [25] cho thấy:

Trong số 26.621 ha đất canh tác lúa của tỉnh có 12.488,1 ha rất thích hợp, chiếm 47%; thích hợp trung bình có 7.927,6 ha, chiếm 29,8% và đất ít thích hợp có 6.205,8 ha, chiếm 23,2% (trong đó 1.747 ha là đất chuyên lúa, còn lại là đất đang trồng màu).

Diện tích đất chuyên trồng lúa ít thích hợp 1.747 ha do các hạn chế: thành phần cơ giới cát, địa hình cao, không có nước tưới (919,8 ha); đất mặn, phèn hoặc cả mặn cả phèn và phân bố ở địa hình trũng, khó thoát nước (364,2 ha); địa hình trũng (385,2 ha); địa hình cao không có nguồn nước tưới hoặc tưới không chủ động (78,1 ha).

Diện tích đất lúa - màu ít thích hợp 4.458,5 ha do các hạn chế: địa hình cao, thành phần cơ giới cát (1.225,5 ha); đất mặn nhiều và địa hình thấp (76,8 ha); loại đất và địa hình vàn thấp (3.117,8 ha); diện tích còn lại do các hạn chế về khả năng tưới hoặc tiêu.

- Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ích Tân và Hà Anh Tuấn (2006) [22] cho thấy:

Huyện Võ Nhai có diện tích đất chưa sử dụng lớn với 22.541,78 ha, chiếm 26,27% diện tích đất tự nhiên. Dựa vào các chỉ tiêu phân cấp, các nhà nghiên cứu đã xác định được 17.225,29 ha, chiếm 76,42% diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng đưa vào định hướng cho sản xuất nông lâm nghiệp.

17

Page 29: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Dựa trên kết quả nghiên cứu đã có 5 loại hình sử dụng đất thích hợp được lựa chọn:

Trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày (1.292,26 ha).

Cây công nghiệp lâu năm (2.761,08 ha).

Cây ăn quả (2.617,99 ha).

Cây lâm nghiệp (10.540,26 ha).

Nuôi trồng thủy sản (13,70 ha).

- Các tác giả Nguyễn Thị Vọng và cộng sự (2006) [44] khi tiến hành đánh giá đất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa đã có kết luận như sau:

Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang có diện tích nông nghiệp bình quân trên đầu người tương đối thấp. Hiện tại huyện có 6 loại hình sử dụng đất nhưng mức độ thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất còn chiếm tỷ lệ thấp.

Kết quả lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo các vùng địa hình: vùng địa hình gò đồi tập trung phát triển các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, na dai; vùng đất bằng (đất ruộng) chọn loại hình sử dụng đất 3 vụ (dưa hấu xuân - lúa mùa - khoai tây,

lúa xuân - lúa mùa - dưa hấu đông, ngô xuân - đậu tương hè - rau vụ đông, lúa xuân -

lúa mùa - khoai tây), loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (ngô, đậu tương, lạc, cà chua); vùng đất trũng ngập nước chọn loại hình sử dụng đất lúa - cá.

- Kết quả nghiên cứu về đánh giá đất của Đỗ Nguyên Hải và cộng sự (2006) [10] cho thấy: trên diện tích 8.305,67 ha đất canh tác nông nghiệp trồng cây hàng năm của huyện Phổ Yên đã xác định được 36 LMU với 503 khoanh đất. Các kiểu sử dụng đất: lúa xuân - lúa mùa - khoai tây; lúa xuân - lúa mùa - rau; lạc xuân - lúa mùa - khoai tây; lạc xuân - đậu tương hè thu - rau; đậu tương xuân - lúa mùa - rau là những kiểu sử dụng đất có triển vọng cho sử dụng đất bền vững trong vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được việc làm ở nông thôn.

- Trần An Phong và cộng sự (2006) [15] cho biết:

Huyện Cư Jút có diện tích tự nhiên là 71.889 ha, với khả năng đất nông nghiệp là 24.076 ha. Bản đồ các đơn vị đất đai được xây dựng trên 15 tính chất đất đai từ việc chồng xếp các bản đồ đơn tính như bản đồ đất, phân vùng khí hậu, kết quả có 31 đơn vị đất đai.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 11 loại hình sử dụng đất được lựa chọn để đánh giá có 6 loại hình sử dụng đất nhiều triển vọng nhất là:

Loại hình sử dụng đất 2 vụ.

18

Page 30: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Loại hình sử dụng đất chuyên trồng cây điều.

Loại hình sử dụng đất trồng chuyên canh mía.

Loại hình sử dụng đất trồng cây cà phê và cao su.

Loại hình sử dụng đất trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Loại hình sử dụng đất trồng cây lúa nước 2 vụ.

Tóm lại những công trình nghiên cứu trên đây đã phản ánh được phần nào công tác đánh giá đất tại Việt Nam và giúp mở ra cho các nhà khoa học đất những hướng nghiên cứu mới nhằm đánh giá đất ở các cấp chi tiết hơn như cấp xã, trang trại trong điều kiện nước ta hiện nay.

1.9. Công tác đánh giá đất tại miền Trung Việt Nam

Các nghiên cứu về đánh giá đất cho các loại hình sử dụng đất và cho các cây trồng nông nghiệp chưa được nghiên cứu nhiều. Các công trình nghiên cứu về đất ở miền Trung mới dừng lại ở việc lập và xây dựng bản đồ đất theo hệ thống phân loại đất của FAO mà chưa đi sâu nghiên cứu về sự thích hợp đất cho các cây trồng. Một vài công trình về đánh giá đất ở miền Trung đã được thực hiện trong vài năm trở lại đây cũng chỉ mới dừng lại ở việc ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO, chưa đi sâu phân tích hệ thống canh tác cũng như ứng dụng đánh giá đất đa tiêu chuẩn như một vài

công trình ở miền Nam và miền Bắc. Một vài công trình nghiên cứu điển hình đánh

giá sự thích hợp đất cho một số cây trồng chính tại tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, các kết quả này có ý nghĩa trong việc hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp ở tầm vĩ mô, nhưng lại rất khó tham khảo trong quá trình quy hoạch chi tiết đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã và cấp huyện. [7]

19

Page 31: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của vùng gò đồi, huyện Hải Lăng.

- Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai.

- Đánh giá mức độ thích nghi hiện tại và tương lai của loại hình sử dụng đất trồng cây cao su. Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai của vùng nghiên cứu đối với loại hình sử dụng đất này.

- Đề xuất định hướng phát triển loại hình sử dụng đất trồng cao su và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan hữu quan như Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị, UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê, UBND các xã,... bằng cách phỏng vấn và thu thập số liệu trong phòng.

2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu

Số liệu thứ cấp sau khi thu thập được tổng hợp, phản ánh thông qua bảng, biểu đồ, đồ thị,... bằng các phần mềm chuyên dụng, phần mềm Microsoft Exel.

2.2.3. Phương pháp kế thừa số liệu

2.2.4. Phương pháp thống kê

2.2.5. Phương pháp thực địa

2.2.6. Phương pháp chuyên gia

2.2.7. Phương pháp áp dụng trong đánh giá đất

- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng theo phương pháp chồng ghép các bản đồ đơn tính (loại đất, thành phần cơ giới, tầng dày đất, độ dốc, ...) bằng phần mềm Mapinfo 9.0.

- Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất với đặc tính của từng bản đồ đơn vị đất đai theo phương pháp của FAO dựa vào các yếu tố trội và các yếu tố bình thường trong đánh giá.

2.3.7. Phương pháp phân tích SWOT

20

Page 32: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thông tin chung về điều kiện tự, nhiên kinh tế - xã hội

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Hải Lăng

Hải Lăng là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý từ 16o33’40’’ đến 16o48’00’’ vĩ độ Bắc và 107o04’10’’ đến 108o23’30’’ kinh độ Đông, có vị trí tương đối thuận lợi, với lợi thế nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt Bắc Nam, có cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của tỉnh và giao lưu hàng hóa giữa các huyện, thị xã trong và ngoài tỉnh.

Địa hình Hải Lăng thấp từ Tây sang Đông, bị chia cắt bởi các sông, suối, đồi núi và các cồn cát, bãi cát với 3 dạng địa hình: Gò đồi và núi, đồng bằng, cồn cát và bãi

21

Page 33: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

cát ven biển. Tổng diện tích tự nhiên là 42.513,43 ha; đất nông nghiệp là 34.970,40 ha, chiếm 82,26% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Trên địa bàn huyện Hải Lăng hiện diện 3 tiểu vùng sinh thái.

+ Tiểu vùng gò đồi, bao gồm các xã: Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Thượng, Hải Thọ và Hải Phú.

+ Tiểu vùng đồng bằng, bao gồm các xã: Hải Thiện, Hải Thành, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Dương, Hải Ba, Hải Quế, Hải Hòa, Hải Tân và Thị trấn Hải Lăng.

+ Tiểu vùng cát ven biển, bao gồm các xã Hải An và Hải Khê.

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên địa bàn 7 xã vùng gò đồi của huyện Hải Lăng với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội sẽ được trình bày ở các mục dưới đây.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu

3.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

22

Page 34: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Hình 3.2. Sơ đồ vị trí 7 xã vùng nghiên cứu

b. Địa hình, địa mạo

- Địa hình 7 xã vùng gò đồi huyện Hải Lăng thấp từ Tây sang Đông, bị chia cắt bởi các sông, suối, đồi, núi và các cồn cát, bãi cát với 3 kiểu địa hình: Núi, đồi và đồng bằng.

- Vùng núi: Đặc điểm địa hình bao gồm các núi thấp có độ cao > 300m.

- Vùng đồi: Chiếm diện tích lớn và trải dài từ Bắc xuống Nam. Đặc điểm địa hình bao gồm các đồi bát úp và các dải đồi thoải, có độ cao phổ biến từ 20-300m so với mực nước biển, độ dốc từ 8-250.

- Vùng đồng bằng: Đây là vùng tiếp giáp với vùng đồi, được chia thành 2 dạng địa hình:

+ Đồng bằng phù sa nội đồng: Địa hình phân bố dọc ven theo các sông suối lớn, nằm giữa vùng đồi gò phía Tây và biển phía Đông, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 4-6m.

+ Đồng bằng cát ven biển: Nằm sâu trong nội địa có địa hình khá bằng phăng.

c. Đá mẹ và mẫu chất tạo đất

Huyện Hải Lăng nói chung và vùng gò đồi nói riêng có cấu trúc địa chất cổ khá phức tạp, đất đai được hình thành trên các loại đá mẹ sau:

- Đá phiến sét là loại đá phổ biến nhất trong vùng gò đồi của huyện, đá có nhiều màu sắc khác nhau, hạt tương đối mịn. Khi phong hóa tạo nên đất có màu đỏ vàng chủ đạo, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình.

- Đá cát chiếm diện tích nhỏ, xuất hiện ở các xã Hải Chánh, Hải Phú. Đá có kiến trúc hạt thô, chủ yếu do các hạt cát được gắn kết lại với nhau. Khi phong hóa tạo nên đất có màu vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ.

- Trầm tích bở rời bao gồm phù sa sông và phù sa biển, hình thành ven các sông và cửa sông đổ ra biển. Vật liệu của phù sa sông suối chủ yếu là cát với các cấp hạt có kích thước khác nhau, từ thô đến mịn và một lượng limon nhất định. Ngoài ra còn có các cồn cát biển hiện đại được hình thành do tác động phối hợp của sóng biển và của gió. Các cồn cát này hầu hết là cát thạch anh, có hình dạng như những gò đồi kéo dài ở các xã Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thọ, Hải Thượng và Hải Trường. [31]

d. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Vùng gò đồi huyện Hải Lăng có đặc điểm chung và cơ bản của của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè có gió Phơn Tây Nam khô nóng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, gió làm ẩm độ thường xuyên xuống dưới 50% vào mùa khô. Mùa mưa có gió Đông

23

Page 35: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Bắc ẩm ướt kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, loại gió này kèm theo mưa phùn và làm cho nhiệt độ không khí thấp.

Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu của vùng nghiên cứu năm 2010

Các chỉ tiêu Giá trị Đơn vị

Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình 24 - 25 oC

Nhiệt độ trung bình mùa nắng >25 oC

Nhiệt độ trung bình mùa lạnh 17 - 22 oC

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40 oC

Nhiệt độ thấp nhất (tháng 1, 2) 12 - 13 oC

Tổng nhiệt hàng năm 9000 - 9200 oC

Số giờ nắng trung bình 5 - 6 giờ/ngày

Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm 7 - 9 oC

Chế độ mưa ẩm

Lượng mưa trung bình hàng năm 2500 - 2700 Mm

Lượng mưa lớn nhất trong năm (tháng 9, 10 và 11) chiếm:

75 - 80% tổng lượng mưa cả năm

Độ ẩm không khí trung bình 84 %

Độ ẩm cao nhất trong mùa mưa 81 - 93 %

Độ ẩm cao nhất trong mùa hè 70 - 80 %

Chế độ gió Tốc độ gió lớn nhất ngày trung bình năm 4,5 m/giây

Nguồn. [30]

e. Thủy văn, nguồn nước

Do đặc điểm địa hình 7 xã vùng gò đồi có dãy Trường Sơn ở phía Tây nên hệ thống thủy văn của vùng rất phong phú và đa dạng, có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Thác Ma, sông Ô Lâu, sông Ô Giang, sông Nhùng, sông Câu Nhi và nhiều khe suối. Hàng năm lưu lượng nước đổ về các sông rất lớn, đặc biệt là mùa mưa.

24

Page 36: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Ngoài các hệ thống sông trên, trong vùng còn có nhiều hồ đập lớn nhỏ như Trấm, Phước Môn, Khe Chanh, Hồ Lầy,... Đây là các công trình thủy lợi phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh đồng thời góp phần cải tạo môi trường.

f. Các nguồn tài nguyên tự nhiên

- Tài nguyên đất của vùng khá đa dạng với tổng điện tích đất tự nhiên là 27.618,61 ha, chiếm 64,96% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Theo kết quả điều tra và xây dựng bản đồ thì đất đai vùng nghiên cứu hình thành chủ yếu trên đá phiến sét, quá trình bồi đắp phù sa và một phần diện tích đất được hình thành trên đá cát. Bao gồm 11 loại đất trong đó đất đỏ vàng trên đá sét có diện tích lớn nhất 14.837 ha, chiếm 53,72% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng.

- Thực vật rừng tự nhiên của vùng mang nét đặc trưng của thực vật rừng Quảng Trị là khá đa dạng về thành phần loài, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nguồn ghen quý hiếm và là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật với các họ tiêu biểu: Họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc Lan (Mangnoliaceae),... Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng với các loài lớp thú, lớp chim và lớp lưỡng cư bò sát.

- Tài nguyên khoáng sản của vùng nghèo nàn và phần lớn thuộc nhóm không kim loại như: Than bùn phân bố ở Trằm Hải Thọ và Hải Quế; Silicát phân bố dọc bờ biển phía Đông của huyện; đất sét phân bố dọc 2 bên bờ sông Nhùng (xã Hải Thượng).

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống

- Dân số và lao động, việc làm

Bảng 3.2. Dân số và lao động của vùng nghiên cứu năm 2010

TT Chỉ tiêu Số lượng% so với tổng số

của huyện

1 Dân số (người) 36.682 42,49

2 Tổng số lao động (người) 15.013 37

Trong đóNông nghiệp (người) 8.631 38,23

Phi nông nghiệp (người) 5.482 34,27

Lao động khác (người) 900 45

3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 0,67 -

4 Mật độ dân số (người/km2 ) 194 -

Nguồn. [17], [40]

25

Page 37: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Từ số liệu ở bảng 3.2 cho thấy: Dân số 7 xã chiếm tỷ lệ khá cao so với toàn huyện, mật độ dân số 194 người/km2, thấp hơn mức toàn huyện (202 người/km2). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 40,92% tổng dân số trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (57,49%), chiếm 38,23% tổng số lao động nông nghiệp toàn huyện. Lao động nông nghiệp chủ yếu sản xuất theo mùa vụ, thường tập trung vào tháng 1 đến tháng 8.

- Thu nhập và mức sống

Thu nhập bình quân đầu người của các xã trong vùng năm 2010 là 13,9 triệu/người/năm, cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người toàn huyện (12,81 triệu/người/năm). Nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Một số hộ có thu nhập thêm từ lâm nghiệp, thủy sản,...

b. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Bảng 3.3. Hệ thống giao thông của vùng nghiên cứu năm 2010

STT Loại đường Chiều dài (km) % so với toàn huyện

1 Đường sắt Thống nhất 15 100

2 Quốc lộ 1A 20,2 100

3 Đường tỉnh 17,5 34,25

4 Đường huyện 48,1 26,08

5 Đường xã 26,3 75,57

6 Đường thôn, xóm 209,33 42,91

7 Đường thôn xóm kiên cố hoá 91,84 52,45

Nguồn. [37 ]

Phần lớn các xã trong vùng đều có đường quốc lộ 1A và đường sắt đi qua. Đường tỉnh 584 (Hải thượng - Hải Sơn) và các tuyến đường huyện đều đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Hệ thống đường huyện hầu hết được kết nối với Quốc lộ 1A và các tuyến đường tỉnh tạo thành 1 hệ thống mạng lưới đường liên hoàn. Toàn vùng có 209,33km đường thôn xóm, chiếm 42,91% tổng số toàn huyện (487,82km), trong đó có 91,84km đường đã được kiên cố hoá chiếm 47,87% toàn vùng.

26

Page 38: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

- Thủy lợi

Bảng 3.4. Hệ thống thủy lợi của vùng nghiên cứu năm 2010

STT Chỉ tiêu 7 xã % so với toàn huyện

1 Số trạm bơm (trạm) 26 46,43

2 Tổng số kênh mương (km) 103,55 34,04

3 Kênh mương được kiên cố hóa (km) 30,921 42,09

Nguồn. [16]

c. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế của các xã vùng gò đồi đã phát triển tương đối nhanh và ổn định. Mức tăng trưởng bình quân 5 năm (từ năm 2005 - 2010) đạt 11,06%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn huyện (10,74%) và tương đương với mức tăng trưởng bình quân của cả tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các xã vùng gò đồi đạt 14%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn huyện (13,5%); tổng giá trị sản xuất đạt 538,42 tỷ đồng, chiếm 52,63% tổng giá trị sản xuất toàn huyện.

Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm 2010

Nguồn. [34]

27

Page 39: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

- Nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp đã chú trọng tập trung đầu tư chiều sâu, tạo bước chuyển biến về chất, phát triển mạnh kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa; lồng ghép các chương trình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; cải tạo nâng cấp và đưa giống mới vào sản xuất, các mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 234,71 tỷ đồng, chiếm 50,37% tổng giá trị sản xuất toàn huyện (466 tỷ đồng).

+ Trồng trọt

Năm 2010, tổng giá trị sản xuất trồng trọt đạt 115,99 tỷ đồng, chiếm 49,41% tổng giá trị sản xuất toàn ngành và chiếm 38,23% tổng giá trị sản xuất trồng trọt toàn huyện. Một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung đã, đang hình thành và phát triển ngày càng rõ nét như vùng sắn nguyên liệu với diện tích gần 1.500 ha; cây cao su đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở địa bàn tất cả các xã vùng gò đồi phía Tây.

Biểu đồ 3.2. Năng suất cây trồng chính của vùng nghiên cứu qua các năm

Nguồn. [17],[38],[39],[40]

28

Page 40: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Biểu đồ 3.3. So sánh năng suất cây trồng chính của vùng nghiên cứu năm 2010

với các vùng khác

Nguồn. [17],[38],[39],[40],[42]

Từ số liệu ở biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.3 có thể thấy bình quân năng suất lúa, ngô, lạc, sắn, khoai lang có sự biến động qua các năm song vẫn đạt ở mức khá cao so với bình quân năng suất toàn huyện và tỉnh. Nguyên nhân theo chúng tôi do điều kiện đất đai khá phù hợp, các giống mới có tiềm năng năng suất cao được đưa vào sử dụng trên diện tích lớn, trình độ thâm canh của người dân ở mức khá.

Bình quân năng suất tiêu giảm qua các năm, đạt cao hơn bình quân năng suất toàn huyện nhưng vẫn đạt mức thấp so với bình quân năng suất toàn tỉnh do người dân thường sử dụng giống địa phương, năng suất thấp. Đầu tư cho cây trồng này chưa được chú trọng do diện tích sản xuất không lớn và sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa mang tính hàng hóa cũng là một trong những nguyên nhân của việc năng suất tiêu trong vùng đạt thấp hơn các địa phương khác trong tỉnh Quảng Trị.

+ Chăn nuôi

Tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 76,98 tỷ đồng, chiếm 32,79% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành và chiếm 66,61% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi toàn huyện. Gần đây ngành chăn nuôi phát triển tương đối nhanh theo hướng sản xuất hàng hoá với các mô hình chăn nuôi trang trại, phương thức nuôi công nghiệp, các tiến bộ về giống được ứng dụng đã nâng cao chất lượng sản phẩm. Người dân địa phương bước đầu đã mạnh dạn tìm tòi đầu tư nuôi các loại gia súc có giá trị kinh tế cao như hươu, đà điểu.

29

Page 41: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Bảng 3.5. Tình hình sản xuất chăn nuôi của vùng nghiên cứu qua các năm

STTGia súc

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

7 Xã (con)

Huyện (con)

Tỷ lệ (%)

7 Xã (con)

Huyện (con)

Tỷ lệ (%)

7 Xã (con)

Huyện (con)

Tỷ lệ (%)

1 Trâu 3.423 5.018 68,21 2.300 3.703 62,11 1.845 3.200 57,66

2 Bò 2.584 5.586 46,26 1.984 4.707 42,15 2.019 4.400 45,89

3 Lợn 15.739 42.117 37,37 21.647 53.364 40,56 33.262 50.000 66,52

Nguồn. [17]

Biểu đồ 3.4. Biến động gia súc của vùng nghiên cứu qua các năm

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ gia súc của vùng nghiên cứu so với toàn huyện năm 2010

30

Page 42: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Từ số liệu ở bảng 3.5, biểu đồ 3.4 và biểu đồ 3.5 có thể thấy: tổng số đàn trâu, bò tuy có giảm mạnh trong những năm gần đây nhưng vẫn đạt tỷ lệ khá cao so với tổng số đàn trâu, bò toàn huyện. Nguyên nhân do một phần ảnh hưởng của dịch bệnh, một phần do sự phát triển của quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong khâu làm đất và sự thu hẹp của diện tích đồng cỏ.

Đàn lợn tăng mạnh qua các năm và đạt tỷ lệ cao so với tổng số đàn lợn toàn huyện, nguyên nhân do chính quyền địa phương có các chính sách hỗ trợ kỹ thuật, vay vốn ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa với các mô hình trang trại tập trung.

Nhìn chung chăn nuôi của vùng có bước phát triển nhưng quy mô còn nhỏ, phân tán và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như đầu ra chưa ổn định, dịch bệnh luôn đe dọa,...

+ Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh qua các thời kỳ, đạt từ 17,45 tỷ đồng năm 2005 lên 34,22 tỷ đồng năm 2010. Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010 toàn vùng đã trồng mới được 2.559 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng được 500 ha rừng sản xuất. Trên địa bàn chỉ có sản phẩm gỗ khai thác từ rừng trồng tăng qua các năm. Gỗ khai thác chủ yếu là các loài Keo bán làm nguyên liệu giấy. Việc khai thác và sử dụng gỗ từ rừng trồng trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế của hộ gia đình dân cư, giải quyết được nguồn năng lượng từ gỗ củi cho đời sống nhân dân trong vùng.

+ Thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản đạt 4,52 tỷ đồng chiếm 1,92% tổng giá trị sản xuất toàn ngành và chiếm 52,93% so với tổng giá trị sản xuất thủy sản toàn huyện. Phát huy lợi thế ven sông, nhiều nơi trong vùng đã chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và tận dụng diện tích mặt nước hiện có để khai thác nuôi trồng thủy sản. Trên địa bàn vùng chủ yếu phát triển các mô hình lúa - cá, sen - cá, cá lồng, cá trong bể,...

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn vừa qua liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khá cao, cụ thể giai đoạn 2006 - 2010 tăng 17,15%. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất ngành đạt 131,68 chiếm 68,58% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn huyện. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp của vùng đã và đang được triển khai xây dựng khá tích cực, đặc biệt là cơ sở hạ tầng của các khu, cụm công nghiệp, các dự án công nghiệp có quy mô lớn tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư. Trên địa bàn vùng có tập trung các cụm công nghiệp - thương mại, dịch vụ: Hải Trường, Hải Thượng; cụm công nghiệp Làng nghề

31

Page 43: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Diên Sanh với các nhà máy như: chế biến phân phức hợp hữu cơ vi sinh đa vi lượng, chế biến tinh bột sắn, sản xuất giấy, sản xuất gạch Tuynel,...

32

Page 44: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

- Thương mại, dịch vụ

Giá trị sản xuất từ thương mại, dịch vụ đạt 171,03 tỷ đồng chiếm 46,86% tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ toàn huyện. Hoạt động thương mại phát triển với tốc độ khá nhờ có các chính sách mở và thông thoáng, cùng với công tác chỉnh trang, quy hoạch xây dựng các trung tâm xã, thị trấn, trung tâm tiểu vùng được đẩy mạnh, các chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đến nay, toàn vùng có 3,63 ha đất chợ trong đó phần lớn các chợ xã đều có quy mô nhỏ, tạm bợ chỉ có chợ Trung tâm Diên Sanh mới được xây dựng, phần nào đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động kinh doanh.

3.1.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Thuận lợi

- 7 xã vùng gò đồi đều có lợi thế nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt Bắc Nam nên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và các hoạt động thương mại dịch vụ khác.

- Nguồn tài nguyên đất đai nhìn chung khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng nông nghiệp nói chung, cây cao su nói riêng, đa dạng hóa cây trồng và cải thiện thu nhập cho người dân với các đặc điểm sau:

+ Đất đỏ vàng trên đá sét là loại đất có nhiều tính chất lý hóa học thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như tầng đất dày, độ phì khá, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của vùng (53,72%).

+ Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

- Điều kiện khí hậu thời tiết khá phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng nhiệt đới nói chung và cây sao su nói riêng.

b. Khó khăn

- Một phần diện tích đất vùng gò đồi có độ dày tầng đất thấp, trong khi vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, phân hóa theo mùa, lụt bão thường xuyên xảy ra đã đẩy nhanh quá trình xói mòn trên diện tích có độ dốc cao, ngập úng ở vùng trũng là yếu tố góp phần đẩy nhanh sự suy thoái chất lượng đất. Phần lớn diện tích đất có độ chua cao, ít thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của đại đa số cây trồng.

- Vùng gò đồi có sông suối ngắn và dốc nên khả năng điều tiết, lưu trữ nguồn nước bị hạn chế, dẫn đến hiện tượng thiếu nước, gây hạn hán về mùa khô, ngập

33

Page 45: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

úng, xói lở đất vào mùa mưa, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Các nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế đặc biệt các tài nguyên để phát triển các ngành công nghiệp.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Thuận lợi

- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, lao động nông nghiệp có thời gian nhàn rỗi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động.

- Hệ thống giao thông khá phát triển là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi vật tư, sản phẩm nông nghiệp và tiếp cận thị trường (đường sắt, đường bộ,...).

- Hệ thống kênh mương thuỷ lợi thường xuyên được đầu tư tu bổ, nâng cấp đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chế độ tưới, tiêu cho phát triển nông nghiệp.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp được nâng cao nhờ được chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chăn nuôi phát triển mạnh với tỷ lệ đàn gia súc lớn tạo ra lượng phân bón hữu cơ tại chỗ để cung cấp cho sản xuất trồng trọt.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại các xã vùng nghiên cứu phát triển khá mạnh so với các tiểu vùng khác trong huyện tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

b. Khó khăn

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn lớn so với tổng số lao động của toàn vùng. Phần lớn nông dân sản xuất trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

- Phần lớn các hộ nông dân thiếu vốn sản xuất theo hướng quy mô lớn, chưa được tham gia nhiều các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Diện tích sản xuất của các hộ nông dân còn manh mún, chưa tập trung là một nguyên nhân gây nhiều khó khăn cho việc mở rộng sản xuất hoặc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích đất vườn của các hộ nông dân đa số là vườn tạp, chưa có sự đầu tư để trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

- Sản xuất trồng trọt còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản xuất chăn nuôi luôn đối mặt với dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hạn chế việc đầu tư vào sản xuất của người dân.

34

Page 46: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu

Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu năm 2010

STT Mục đích sử dụng

Diện tích Tỷ lệ % so với toàn huyện

Toàn huyện

Vùng nghiên cứu

  TỔNG DT TỰ NHIÊN 42.513,43 27.618,61 64,96

1 Đất nông nghiệp 34.970,40 23.393,62 66,90

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.798,89 5.035,18 42,68

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 11.114,04 4.427,20 39,83

1.1.1.1 Đất trồng lúa 7.406,50 2.520,54 34,03

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 3.707,54 1.906,66 51,43

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 684,85 607,98 88,78

1.2 Đất lâm nghiệp 22.754,56 18.196,66 79,97

1.2.1 Đất rừng sản xuất 15.868,14 13.575,56 85,55

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 6.886,42 4.621,10 67,10

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 416,53 162,64 39,05

1.4 Đất nông nghiệp khác 0,42 0,14 33,33

2 Đất phi nông nghiệp 5.467,09 2.950,48 53,97

2.1 Đất ở 751,33 484,63 64,50

2.1.1 Đất ở nông thôn 728,84 484,63 66,49

2.1.2 Đất ở tại đô thị 22,49 0 0

2.2 Đất chuyên dùng 2.355,46 1231,59 52,29

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 30,64 2,46 8,03

2.2.2 Đất quốc phòng 88,26 78,85 89,34

2.2.3 Đất an ninh 1,09 0,41 37,61

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN 113,59 90,95 80,07

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2.121,88 1058,92 49,9

2.3 Đất sông suối mặt nước 1.186,14 756,19 63,75

2.4 Đất tín ngưỡng tôn giáo 156,55 64,92 41,47

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.007,79 407,95 40,48

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 9,82 5,09 51,83

3 Đất chưa sử dụng 2.075,94 1.274,51 61,39

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 1.373,20 571,77 41,64

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 702,74 702,74 100,00

[Nguồn: 33]

35

Page 47: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Từ số liệu ở bảng tổng hợp về hiện trạng sử dụng đất 7 xã vùng gò đồi huyện Hải Lăng năm 2010 có thể đưa ra những nhận xét như sau: Trong cơ cấu sử dụng đất của vùng thì diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (nông nghiệp chiếm 84,70%, phi nông nghiệp chiếm 10,68%). Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 4,61% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất lâm nghiệp có diện tích lớn chiếm 77,78% tổng diện tích đất nông nghiệp, chiếm 79,97% diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện, trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất (74,60%). Đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 18,23% tổng diện tích đất tự nhiên lại phân bố manh mún. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho việc áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất và phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá. Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa phân bố rộng khắp trên địa bàn các xã. Ở các thôn đều có rải rác các khu đất nghĩa địa nằm xen lẫn trong khu dân cư và vùng sản xuất nên đã ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan và làm giảm đi khả năng khai thác cơ giới hóa sử dụng đất.

Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 61,39 % tổng số đất chưa sử dụng toàn huyện, phân bố tập trung ở các xã Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn và Hải Chánh. Trong đó đất đồi chưa sử dụng đạt tỷ lệ khá cao chiếm hơn 56,33% và giảm chậm qua các năm. Chứng tỏ việc khai thác đất đồi núi chưa sử dụng của các xã còn ở mức thấp.

Diện tích đất nông nghiệp giảm đi trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên (chủ yếu là diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và diện tích đất ở nông thôn). Mức chuyển dịch này theo chúng tôi là khá phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và của vùng nghiên cứu nói riêng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này lại kéo theo sự suy giảm của diện tích canh tác trên đầu người. Diện tích đất chưa sử dụng giảm nhanh trong thời gian qua đã phần nào phản ảnh được tốc độ phát triển và nhu cầu về sử dụng đất của nhân dân trong vùng.

Biểu đồ 3.6. Cơ cấu sử dụng đất của vùng nghiên cứu năm 2010

36

Page 48: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

3.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu

Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu

qua các năm

Loại đấtDiện tích (ha)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng diện tích đất nông nghiệp 21.251,79 23.554,54 23.393,62

1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.949,34 5.011,73 5.035,18

1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.350,70 4.415,64 4.427,20

1.1.1 Đất trồng lúa 2.538,07 2.533,81 2.520,54

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.812,63 1.881,83 1.906,66

1.2 Đất trồng cây lâu năm 598,64 596,09 607,98

2 Đất lâm nghiệp 16.067,17 18.309,13 18.196,66

2.1 Đất rừng sản xuất 8.913,17 12.810,37 13.575,56

2.2 Đất rừng phòng hộ 7.154,00 5.498,76 4.621.10

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 235,14 233,54 162,64

4 Đất nông nghiệp khác 0,14 0,14 0,14

Nguồn. [32],[33]

(Xin xem hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp chi tiết của 7 xã tại phụ lục 2)

37

Page 49: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Biểu đồ 3.7. Biến động diện tích đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu qua các năm

Số liệu ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.7 cho thấy quỹ đất nông nghiệp của vùng năm 2010 chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng diện tích tự nhiên toàn vùng (84,70 %). Tuy nhiên, diện tích đất này có thay đổi qua các năm. Năm 2009 đất nông nghiệp tăng 2.302,75 ha so với năm 2008, nguyên nhân do người dân tiến hành khai hoang diện tích đất chưa sử dụng và một phần do việc đo đạc địa chính theo công nghệ mới. Năm 2010, diện tích này có xu hướng giảm xuống (150,92 ha) do một phần đất nông nghiệp được chuyển qua các mục đích phi nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo các mục đích khác nhau của vùng có sự biến động qua các năm nguyên nhân do quá trình sử dụng đất và một phần do đo đạc theo công nghệ mới nhưng nhìn chung phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện nói chung và các xã vùng gò đồi nói riêng.

38

Page 50: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Biểu đồ 3.8. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu năm 2010

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp là rất cao 18.196,66 ha, chiếm 77,78 % tổng diện tích đất nông nghiệp và chiếm 65,88% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng, phân bố ở tất cả các xã. Xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất là Hải Lâm (6,521,9 ha), xã có diện tích thấp nhất là Hải Thượng (450,58 ha). Trong đó, tỷ trọng diện tích đất rừng sản xuất lớn nhất chiếm 74,60% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 58,03% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố nhiều nhất ở xã Hải Sơn.

Năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp các xã vùng gò đồi giảm 112,47 ha so với năm 2009 nguyên nhân do chuyển sang mục đích sản xuất nông nghiệp.

Với hơn 70% diện tích đất tự nhiên là đồi núi và đất cát ven biển nhưng chủ yếu chỉ mới được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng chưa phong phú và đa dạng nên tiềm năng đất đai hiện có chưa được phát huy một cách triệt để.

3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 21,52%, chủ yếu đất trồng cây hàng năm. Diện tích đất trồng lúa chiếm 56,93% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giảm 13,27 ha so với năm 2009. Nguyên nhân do vùng có điều kiện địa hình hẹp, dốc, khả năng cung cấp nước tưới bị hạn chế nên một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang mục đích khác.

Tỷ lệ đất trồng cây lâu năm thấp, chỉ chiếm 12,07% tổng số đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 2,60% so với diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất này tăng 11,89 ha so với năm 2009 do chính quyền địa phương đã hỗ trợ giống, kỹ thuật để nhân rộng mô hình trồng cây cao su trên đất đỏ vàng trên đá sét đồng thời cho vay ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư nhằm khuyến khích các hộ nông dân xây dựng trang trại, mô hình VAC trên đất cát nội đồng với việc phát triển diện tích trồng các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, cam, chanh v.v...

39

Page 51: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Đất sản xuất nông nghiệp của các xã chủ yếu được sử dụng để trồng cây hàng năm, nhưng cơ cấu cây trồng không đa dạng mà chủ yếu là lúa, lạc, sắn, ngô. Trong điều kiện vốn và kỹ thuật của nông dân còn hạn chế thì việc trồng cây hàng năm là một hướng đi đúng vì người dân có kinh nghiệm sản xuất, chi phí đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, một cơ cấu cây trồng nghèo nàn sẽ làm gia tăng rủi ro trong thu nhập của người dân khi xảy ra thiên tai như hạn hán và lũ lụt. Để sản xuất nông nghiệp tương xứng với tiềm năng đất đai, đưa vào trồng thử nghiệm và nhân rộng các loại giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao có thể rất cần phải được xem xét.

Bảng 3.8. Diện tích một số cây trồng chính hàng năm của vùng nghiên cứu

qua các năm

Đơn vị tính: ha

STT

Loại cây

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

7 Xã Huyện Tỷ lệ (%)

7 Xã Huyệ

n

Tỷ lệ (%)

7 Xã Huyện

Tỷ lệ

(%)

1 Lúa4.200,

512.85

232,68 4.366,8 12.894 33,87

4.453,8

13.08134,05

2 Lạc 428,6 747 57,38 433,5 708 61,24 455,9 62473,06

3 Ngô 215,1 566 38,00 124,0 532 23,31 188 65128,88

4 Sắn1.050,

01.630 64,42 784,0 1.505 52,09 739,7 1.334

55,45

5 Khoai lang 264,1 941 28,07 307,5 933,0 32,96 330 84938,87

6 Ớt 32,2 120 26,79 32,6 110,3 29,56 33,9 108,931,13

Nguồn. [17],[38],[39],[40]

40

Page 52: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Biểu đồ 3.9. Diện tích một số cây trồng chính của vùng nghiên cứu qua các năm

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ diện tích một số cây trồng chính của vùng nghiên cứu

so với toàn huyện năm 2010

Số liệu ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.9, biểu đồ 3.10 cho thấy: Diện tích đất trồng lúa, khoai lang tăng đều qua các năm và ở mức trung bình so với tổng diện tích gieo trồng toàn huyện. Diện tích đất trồng ngô có sự biến động qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp so với tổng diện tích gieo trồng toàn huyện. Diện tích đất trồng lạc tăng qua các năm đạt mức rất cao so với tổng diện tích gieo trồng toàn huyện nguyên nhân do năng suất và giá nông sản tăng qua các năm. Diện tích đất trồng sắn giảm qua các năm do một phần diện tích được chuyển sang trồng cây cao su.

41

Page 53: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Bảng 3.9. Diện tích một số cây trồng lâu năm chủ yếu của vùng nghiên cứu

qua các năm.

Đơn vị tính: ha

STT

Đơn vịNăm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Cao su Tiêu Cao su Tiêu Cao su Tiêu

Toàn huyện 41,5 63 196,2 72 348,8 62

Toàn vùng 41,5 56,7 196,2 69 348,8 59

1 Hải Phú 23 4,50 29,2 4,50 48,5 4,5

2 Hải Thượng - 6 8,5 9,5 13,5 5

3 Hải Thọ 11 9 16 12 25 12

4 Hải Lâm 6 7,7 6 8,7 26,6 8

5 Hải Trường - 3,5 - 6 34,5 6,5

6 Hải Sơn - 8 85 9,3 105,7 7

7 Hải Chánh 1,5 18 51,5 19 95 16

Nguồn. [30],[41],[42],[43]

Hải Lăng là huyện đồng bằng thấp trũng (12/20 xã thuộc vùng trũng) nên các loại cây lâu năm chủ yếu được trồng ở tiểu vùng gò đồi. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất trồng cây lâu năm của vùng nghiên cứu chiếm 88,78% tổng diện tích cây lâu năm toàn huyện, chủ yếu trồng các loại cây địa phương theo kinh nghiệm như: cây ăn quả, tiêu, chè,... với quy mô vườn nhà của hộ gia đình nên sản phẩm thường phục vụ tiêu dùng, chưa hình thành sản phẩm hàng hóa, mặt khác năng suất đạt thấp nên hiệu quả sử dụng đất không cao. Việc đưa cây cao su vào trồng thử nghiệm ở một số xã vùng gò đồi được xem là bước chuyển biến trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâu năm. Hiện nay, người nông dân đang dần chuyển diện tích các loại cây trồng hàng năm, đất trồng rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây cao su để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản chiếm một diện tích rất nhỏ 162,64 ha, chiếm 0,70% so với tổng diện tích đất nông nghiệp và có xu hướng giảm mạnh, giảm 70,9 ha so với năm 2009, nguyên nhân do chuyển sang các mục đích sử dụng khác.

42

Page 54: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

3.3. Xây dựng bản đồ

3.3.1. Xây dựng bản đồ đơn tính

Dựa trên kết quả phỏng vấn, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và điều tra thực địa, các thông tin liên quan đến nhu cầu sinh thái của cây cao su, chúng tôi tiến hành lựa chọn các yêu cầu sử dụng đất của cây trồng này, làm cơ sở cho việc lựa chọn bản đồ đơn tính, xây dựng bản đồ đất đai và bản đồ thích nghi đất đai. Đây là các yếu tố được xem là có ảnh hưởng quan trọng/quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su cũng như khả năng thích nghi của vùng đất nghiên cứu đối với cây trồng này. Các yếu tố được lựa chọn bao gồm: Loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, hàm lượng mùn, đá lẫn, đá lộ đầu, thành phần cơ giới, tốc độ gió và lượng mưa.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 thì 7 xã vùng nghiên cứu có diện tích tự nhiên là 27.618,61 ha, chiếm 64,96% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Bình quân diện tích đất tự nhiên là 0,68 ha/người, cao hơn mức bình quân chung của huyện (0,49 ha/người). Trong đó có 26.344,1 ha đất đang được sử dụng theo các mục đích khác nhau, chiếm 95,17% tổng diện tích. Số diện tích đất còn lại là 1.274,51 ha đất chưa sử dụng, chiếm 4,83% tổng diện tích.

Theo kết quả điều tra của chúng tôi thì trong vùng nghiên cứu có 2.950,48 ha đất phi nông nghiệp, 162,64 ha đất nuôi trồng thủy sản, 4.043,59 ha rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn, chiếm 25,01% tổng diện tích tự nhiên. Đây là các loại đất không đủ điều kiện để chuyển đổi thành đất trồng cây nông, lâm nghiệp do vậy không được đưa vào đánh giá. Trên cơ sở chồng ghép bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của vùng nghiên cứu, chúng tôi đã tách phần diện tích các loại đất trên nên trong phần xây dựng các bản đồ đơn tính với tổng diện tích nghiên cứu là 20.461,9 ha. Các bản đồ đơn tính được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, dựa trên các yêu cầu sử dụng đất của cây cao su bao gồm: Bản đồ loại đất; độ dốc; độ dày tầng đất; thành phần cơ giới; hàm lượng mùn và đá lẫn, đá lộ đầu.

Nội dung các bản đồ đơn tính được mô tả dưới đây:

43

Page 55: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

3.3.1.1. Bản đồ loại đất (G)

Bảng 3.10. Phân loại đất vùng nghiên cứu

STTTên đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Việt nam- Ký hiệu FAO/UNESCO      

1 Cồn cát trắng (G1)Albi Luvic Arenosols

Cc 1.017,6 3,68

2 Đất cát biển (G2)Hapli Dystric Arenosols

C 735,3 2,66

3 Đất cát glây (G3) Glayic Arenosols Cg 377,9 1,37

4 Đất phù sa được bồi (G4) Dystric Fluvisols Pb 154,9 0,56

5 Đất phù sa ít được bồi (G5) Dystric Fluvisols Pi 272,7 0,99

6 Đất phù sa không được bồi (G6) Dystric Fluvisols P 401,4 1,45

7 Đất phù sa glây (G7) Glayic Fluvisols Pg 2.164,9 7,84

8 Đất đỏ vàng trên đá sét (G8) FerralicAcrisols Fs 14.837,3 53,72

9 Đất vàng nhạt trên đá cát (G9) HaplicAcrisols Fq 173,8 0,63

10Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (G10)

Plinthic Acrisols Fl 65,5 0,24

11Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (G11)

Dystric Regosols D 260,6 0,94

Tổng cộng 20.461,90 74,09

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 162,64 0,59

Diện tích đất phi nông nghiệp 2.950,48 10,68

Diện tích đất rừng phòng hộ 4.043,59 14,64

Tổng diện tích đất tự nhiên 27.618,61 100,00

44

Page 56: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

- Đất cồn cát trắng (Cc): Diện tích 1.017,6 ha, chiếm 3,68% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu. Loại đất này phân bố ở các xã Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thọ, Hải Thượng và Hải Trường.

- Đất cát biển (C): Diện tích 735,3 ha, chiếm 2,66% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu, được hình thành dải rộng khá bằng phăng bởi sự bồi lắng của sông và biển. Loại đất này phân bố dọc theo quốc lộ 1A thuộc phạm vi các xã Hải Thượng, Hải Phú, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Chánh và Hải Lâm.

- Đất cát glây (Cg): Diện tích 377,9 ha, chiếm 1,37% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu. Bản chất loại đất này thuộc đất cát biển nhưng do thuận lợi nguồn nước tưới nên được sử dụng để trồng lúa nước, sau một thời gian canh tác biến đổi thành đất cát glây. Loại đất này thường gặp ở các xã Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thượng, Hải Trường, Hải Sơn và Hải Thọ.

- Đất phù sa được bồi (Pb): Diện tích 154,9 ha, chiếm 0,56% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu. Loại đất này thường thấy ở các xã Hải Chánh, Hải Phú, Hải Sơn, Hải Lâm và Hải Trường.

- Đất phù sa ít được bồi (Pi): Diện tích 272,7 ha, chiếm 0,99% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu. Loại đất này phân bố trên địa hình cao nên có một số thời gian trong năm bị ngập lụt bởi các trận lũ lớn của các sông. Loại đất này phân bố dọc theo các con sông lớn trong huyện, trên địa bàn các xã Hải Chánh, Hải Lâm, Hải Sơn và Hải Trường.

- Đất phù sa không được bồi (P): Diện tích 401,4 ha chiếm 1,45% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu. Loại đất này phân bố ở các bậc thềm cao hơn so với loại đất phù sa được bồi, ít chịu ảnh hưởng bồi tụ của phù sa hàng năm, chịu chi phối của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là quá trình canh tác. Loại đất này có ở trên địa bàn của cả 7 xã trong vùng nghiên cứu.

- Đất phù sa glây (Pg): Diện tích 2.164,9 ha, chiếm 7,84% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu. Loại đất này phân bố ở cả 7 xã trong vùng nghiên cứu.

- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 14.837,3 ha, chiếm 53,72% tổng diện tích đất tự nhiên vùng nghiên cứu, phân bố ở tất cả các xã trong vùng nghiên cứu.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 173,8 ha, chiếm 0,63% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng. Đây là khu vực tiếp giáp giữa vùng đồi và vùng đồng bằng, thuộc địa bàn các xã Hải Phú và Hải Chánh.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 65,5 ha, chiếm 0,24% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu. Đặc điểm đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đất được khai thác để canh tác. Đất có sự thay đổi về chế độ nhiệt, chế độ không khí, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng và hàng loạt đặc tính sinh học khác so với

45

Page 57: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

các nhóm đất tự nhiên khác. Tuy nhiên, ở các tầng đất sâu lớn hơn 50 cm thường chưa hoặc ít bị xáo trộn, nên còn giữ được đặc trưng của loại đất ban đầu. Đây là loại đất tốt ở địa hình bằng thoải, hầu hết có độ phì khá, thành phần cơ giới trung bình, gần nguồn nước, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phân bố tập trung ở xã Hải Phú.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 260,6 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích đất tự nhiên vùng nghiên cứu. Loại đất này phân bố ở xã Hải Sơn, Hải Chánh và Hải Trường, có thể sử dụng để trồng lúa nước, khi có biện pháp thủy lợi tưới tiêu kết hợp.

46

Page 58: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

3.3.1.2. Bản đồ độ dốc (SL)

Độ dốc là yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong việc lựa chọn và phân bố loại hình sử dụng đất, đặc biệt trên vùng đất dốc, có nguy cơ rửa trôi và xói mòn đất cao. Địa hình các xã vùng gò đồi huyện Hải Lăng nghiêng dần từ Tây sang Đông nên có sự chênh lệch lớn về độ dốc giữa các vùng trong từng xã. Độ dốc vùng nghiên cứu có 4 cấp độ, được phân cấp như sau.

Bảng 3.11. Phân cấp độ dốc và địa hình đất vùng nghiên cứu

STT Độ dốc Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 00 - 80 SL1 2.143,9 10,48

2 80 - 150 SL2 2.902,5 14,18

3 150 - 250 SL3 6.449,7 31,52

4 > 250 SL4 3.580,5 17,50

Địa hình tương đối

1 Cao, vàn cao E1 2.563,4 12,53

2 Bằng, thấp E2 2.821,9 13,79

Tổng diện tích 20.461,9 100,00

Độ dốc 00 - 80 có diện tích 2.143,9 ha, chiếm 10,48% tổng diện tích vùng nghiên cứu, chủ yếu gặp ở các loại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát, phân bố ở tất cả các xã trong vùng nghiên cứu.

Độ dốc 80 - 150 có diện tích 2.902,5 ha, chiếm 14,18% tổng diện tích vùng nghiên cứu, thường gặp ở các loại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát, phân bố ở tất cả các xã trong vùng nghiên cứu.

Độ dốc 150 - 250 có diện tích 6.449,7 ha, chiếm 31,52% tổng diện tích vùng nghiên cứu, thường thấy nhiều ở các loại đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát, phân bố ở tất cả các xã trong vùng nghiên cứu.

Độ dốc >250 có diện tích 3.580,5 ha, chiếm 17,50% tổng diện tích vùng nghiên cứu, chủ yếu được phát hiện ở các loại đất đỏ vàng trên đá sét và một phần nhỏ trên đất vàng nhạt trên đá cát, trên địa bàn các xã Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn và Hải Chánh.

47

Page 59: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Đất có địa hình cao, vàn cao, bằng và thấp có diện tích 5.385,3 ha, chiếm 26,32% tổng diện tích vùng nghiên cứu, chủ yếu là nhóm đất cát, cồn cát, đất phù sa và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, phân bố ở tất cả các xã trong vùng nghiên cứu.

3.3.1.3. Bản đồ độ dày tầng đất (D)

Độ dày tầng đất có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt đối với các loại cây lâu năm. Đối với cây cao su, đặc điểm của độ dày tầng đất sẽ góp phần quyết định mức độ thích nghi của loại đất được lựa chọn. Độ dày tầng đất trong vùng nghiên cứu được chia thành 4 cấp.

Bảng 3.12. Phân cấp tầng dày đất vùng nghiên cứu

STT Tầng dày (cm) Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ(%)

1 >100 D1 5.723,1 27,97

2 50 - 100 D2 3.834,8 18,74

3 30 - 50 D3 9.915,7 48,46

4 <30 D4 988,3 4,83

Tổng diện tích 20.461,9 100,00

ơ

Số liệu mô tả bản đồ độ dày tầng đất ở bảng 3.12 cho thấy:

Độ dày tầng đất >100cm gặp ở tất cả các loại đất của vùng nghiên cứu, trong đó đất phù sa glây chiếm diện tích lớn nhất (2.164,9 ha), phân bố nhiều nhất ở xã Hải Trường, Hải Thọ và Hải Thượng.

Độ dày tầng đất từ 50 - 100cm có ở các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng và đất lung lũng do sản phẩm dốc tụ, phân bố nhiều nhất ở xã Hải Trường (1.088,16 ha). Số diện tích đất có độ dày từ 100 - 50cm của các xã Hải Chánh và Hải Thượng không lớn (Hải Chánh 181,78 ha; Hải Thượng 168,36 ha). Các xã còn lại có diện tích đất với độ dày ở mức này không đáng kể.

Độ dày tầng đất từ 30 - 50cm có diện tích khá lớn, chiếm 48,46% tổng diện tích vùng nghiên cứu, gặp nhiều nhất ở nhóm đất đỏ vàng, trong đó đất đỏ vàng trên đá sét chiếm diện tích lớn nhất (9.857,8 ha), phân bố nhiều nhất ở xã Hải Sơn (4.056,38 ha), ít nhất ở xã Hải Thượng (10,48 ha).

48

Page 60: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Độ dày tầng đất <30cm chiếm diện tích thấp nhất, chiếm 4,92% tổng diện tích vùng nghiên cứu, được phát hiện chủ yếu ở đất đỏ vàng trên đá sét, phân bố ở xã Hải Lâm, Hải Chánh và một diện tích nhỏ ở xã Hải Phú.

3.3.1.4. Bản đồ thành phần cơ giới (T)

Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giữ nước và thoát nước của đất. Thành phần cơ giới có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn sâu của rễ cây, điều kiện và khả năng canh tác. Thành phần cơ giới có ảnh hưởng quyết định đến rất nhiều tính chất lý hoá học của đất, vì vậy, là một trong những yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng thích nghi của đất đối với cây trồng nông nghiệp và việc sử dụng đất. Về thành phần cơ giới, đất đai vùng nghiên cứu được chia làm 4 loại.

Bảng 3.13. Phân cấp thành phần cơ giới vùng nghiên cứu

STT Thành phần cơ giới Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Cát, cát pha T1 1.948,5 9,52

2 Thịt nhẹ T2 14.175,9 69,28

3 Thịt trung bình T3 4.337,5 21,20

Tổng diện tích 20.461,9 100,00

Đất có thành phần cơ giới cát, cát pha có diện tích nhỏ, chiếm 9,52% tổng diện tích vùng nghiên cứu, chủ yếu gặp trên địa bàn các xã Hải Lâm, Hải Thượng, Hải Thọ, Hải Trường.

Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ có diện tích lớn nhất 14.175,9 ha, chiếm 69,28% tổng diện tích vùng nghiên cứu. Loại đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, phân bố ở tất cả các xã trong vùng, tập trung nhiều nhất ở 2 xã Hải Trường (3.336,33 ha) và Hải Sơn (4.557,71 ha).

Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình có diện tích 4.337,5 ha, chiếm 21,20%. Thành phần cơ giới thịt trung bình thường gặp ở các loại đất được phân bố ở các xã Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thượng, Hải Trường, Hải Sơn, tập trung nhiều nhất ở xã Hải Lâm (2.067,87 ha).

49

Page 61: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

3.3.1.5. Bản đồ hàm lượng mùn (M)

Trong vùng nghiên cứu, hàm lượng mùn thường gặp ở các mức sau: hàm lượng mùn thấp (<1%); hàm lượng mùn trung bình (1 - 2%); hàm lượng mùn khá (> 2%).

Bảng 3.14. Phân cấp hàm lượng mùn vùng nghiên cứu

STT Hàm lượng mùn Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Cao (hàm lượng mùn >2%) M1 5.207,2 25,45

2 Trung bình (hàm lượng mùn 1 - 2%) M2 13.494,9 65,95

3 Thấp (hàm lượng mùn <1%) M3 1.759,8 8,60

Tổng diện tích 20.461,9 100,00

Hàm lượng mùn cao thường gặp ở các loại đất thuộc nhóm đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng, có diện tích 5.207,2 ha, trên địa bàn của tất cả các xã trong vùng nghiên cứu.

Hàm lượng mùn trung bình có diện tích lớn nhất 13.494,9 ha, chiếm 65,59% tổng diện tích vùng nghiên cứu, gặp ở đất cát glây, đất đỏ vàng trên đá sét và đất vàng nhạt trên đá cát, trên địa bàn của tất cả các xã trong vùng nghiên cứu.

Hàm lượng mùn thấp có diện tích thấp nhất 1.759,8 ha, chiếm 8,06% tổng diện tích vùng nghiên cứu, thường thấy trên đất cát biển, đất cồn cát trắng, một phần trên đất phù sa glây và đất vàng nhạt trên đá cát, trên địa bàn của tất cả các xã trong vùng nghiên cứu.

50

Page 62: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

3.3.1.6. Bản đồ đá lẫn, đá lộ đầu (K)

Dựa trên chỉ tiêu mức độ đá lẫn, đá lộ đầu, đất đai toàn vùng được phân thành 3 cấp: đá lẫn, đá lộ đầu <10%; 10 - 30% và >30%. Xét về mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu này đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cao su, chúng tôi phân chia mức độ đá lẫn, đá lộ đầu thành 3 mức được thể hiện ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Phân cấp mức độ đá lẫn, đá lộ đầu vùng nghiên cứu

STT Mức độ (%) Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 <10 K1 5.419,1 26,48

2 10 - 30 K2 300,2 1,47

3 >30 K3 14.742,6 72,05

Tổng diện tích 20.461,9 100,00

Đá lẫn, đá lộ đầu ở mức <10% có diện tích khá lớn 5.419,1 ha, hiện diện ở hầu hết các loại đất trừ đất đỏ vàng trên đá sét và trên địa bàn của tất cả các xã vùng nghiên cứu.

Đá lẫn, đá lộ đầu ở mức 10 - 30% có diện tích nhỏ nhất 300,2 ha, chiếm 1,47% tổng diện tích vùng nghiên cứu, gặp nhiều nhất trên đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ và đất đỏ vàng trên đá sét, thuộc địa bàn các xã Hải Trường, Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Thọ và Hải Phú.

51

Page 63: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Đá lẫn, đá lộ đầu ở mức >30% có diện tích lớn nhất 14.742,6 ha chiếm 72,05% tổng diện tích đất vùng nghiên cứu, chủ yếu gặp trên đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát và một phần đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, trên địa bàn của tất cả các xã vùng nghiên cứu.

3.3.1.7. Lượng mưa (R)

Lượng mưa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, phản ánh khả năng cung cấp ẩm cho đất và cho cây. Về lượng mưa tất cả 7 xã vùng nghiên cứu đều đồng nhất lượng mưa >2000mm/năm.

3.3.1.8. Tốc độ gió (V)

Tốc độ gió là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây cao su, đặc biệt trong thời kỳ kinh doanh. Tốc độ gió là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thích nghi của đơn vị bản đồ đất đai đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su. Tất cả 7 xã vùng nghiên cứu đều đồng nhất về chỉ tiêu này với giá trị tốc độ gió trung bình là 4,5m/giây.

Bảng 3.16. Tổng hợp chỉ tiêu phân cấp dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Chỉ tiêu Phân cấpKí

hiệuDiện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Loại đất Cồn cát trắng G1 1.017,6 4,97

Đất cát biển G2 735,3 3,59

Đất cát glây G3 377,9 1,85

Đất phù sa được bồi G4 154,9 0,76

Đất phù sa ít được bồi G5 272,7 1,33

Đất phù sa không được bồi G6 401,4 1,96

Đất phù sa glây G7 2.164,9 10,58

Đất đỏ vàng trên đá sét G8 14.837,3 72,51

Đất vàng nhạt trên đá cát G9 173,8 0,85

52

Page 64: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước G10 65,5 0,32

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ G11 260,6 1,27

Độ dốc,

Địa hình

00 - 80 SL1 2.143,9 10,48

80 - 150 SL2 2.902,5 14,18

150 - 250 SL3 6.449,7 31,52

> 250 SL4 3.580,5 17,5

Cao, vàn cao E1 2.563,4 12,53

Bằng, thấp E2 2.821,9 13,79

Tầng dày

> 100cm D1 5.723,1 27,97

50 - 100cm D2 3.834,8 18,74

30 - 50cm D3 9.915,7 48,46

<30cm D4 988,3 4,83

Thành phần cơ

giới

Cát, cát pha T1 1.948,5 9,52

Thịt nhẹ T2 14.175,9 69,28

Thịt trung bình T3 4.337,5 21,2

Hàm lượng mùn

Cao (hàm lượng mùn >2%) M1 5.207,2 25,45

Trung bình (hàm lượng mùn 1 - 2%) M2 13.494,9 65,95

Thấp (hàm lượng mùn <1%) M3 1.759,8 8,6

Đá lẫn, đá lộ đầu

<10% K1 5.419,1 26,48

10 - 30% K2 300,2 1,47

>30% K3 14.742,6 72,05

3.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Dựa vào các đặc tính của chỉ tiêu phân cấp, tiến hành chồng ghép các bản đồ đơn tính về loại đất, độ dốc, địa hình tương đối, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ phì đất, mức độ đá lẫn, đá lộ đầu bằng phần mềm Mapinfo 9.0, chúng tôi đã thành lập được bản đồ đơn vị đất đai của vùng nghiên cứu với 67 đơn vị bản đồ đất đai.

53

Page 65: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Bảng 3.17. Mô tả đặc tính các đơn vị bản đồ đất đai vùng nghiên cứu

Đơn vị đất đai

Đặc tính đất đai Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)G SL E D T M K

1 10 1 1 3 1 1 55,8 0,20

2 10 1 2 3 1 1 8,1 0,03

3 10 1 3 3 1 3 0,8 0,00

4 10 2 3 3 1 3 0,8 0,00

5 11 1 1 2 1 1 75,7 0,27

6 1 1 1 1 3 1 757,7 2,74

7 11 1 2 2 1 2 9,9 0,04

8 1 1 1 2 3 1 90,0 0,33

9 11 2 1 2 1 1 126,9 0,46

10 11 2 2 2 1 2 48,1 0,17

11 1 2 1 2 3 1 169,9 0,62

12 2 1 1 1 3 1 731,1 2,65

13 2 2 1 1 3 1 4,2 0,02

14 3 1 1 2 2 1 223,5 0,81

15 3 2 1 2 2 1 154,4 0,56

16 4 1 1 1 1 1 18,5 0,07

17 4 1 1 2 1 1 1,7 0,01

18 4 2 1 1 1 1 129,7 0,47

19 4 2 1 2 1 1 5,0 0,02

20 5 1 1 1 1 1 26,7 0,10

21 5 1 1 2 1 1 227,9 0,83

22 5 2 1 2 1 1 18,1 0,07

23 6 1 1 1 1 1 6,5 0,02

24 6 1 1 2 1 1 205,0 0,74

25 6 1 1 3 1 1 102,6 0,37

26 6 2 1 1 1 1 1,3 0,00

27 6 2 1 2 1 1 49,7 0,18

28 6 2 1 3 1 1 36,3 0,13

29 7 1 1 1 3 1 0,9 0,00

30 7 1 1 2 1 1 85,7 0,31

31 7 2 1 1 1 1 97,2 0,35

32 7 2 1 1 3 1 0,9 0,00

33 7 2 1 2 1 1 1832,5 6,64

34 7 2 1 3 1 1 147,7 0,53

35 8 1 1 2 1 2 194,6 0,70

54

Page 66: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

36 8 1 1 2 2 2 1,2 0,00

37 8 1 1 3 1 2 46,4 0,17

38 8 1 1 3 1 3 17,3 0,06

39 8 1 2 2 1 3 666,1 2,41

40 8 1 2 3 1 3 243,3 0,88

41 8 1 2 3 2 3 11,7 0,04

42 8 1 3 2 1 3 679,1 2,46

43 8 1 3 2 2 3 20,0 0,07

44 8 1 3 3 1 3 34,1 0,12

45 8 2 2 2 2 3 806,5 2,92

46 8 2 2 3 2 3 834,6 3,02

47 8 2 3 2 2 3 867,1 3,14

48 8 2 3 3 2 3 331,8 1,20

49 8 2 4 2 2 3 47,9 0,17

50 8 2 4 3 2 3 10,5 0,04

51 8 3 1 3 2 3 44,5 0,16

52 8 3 2 2 2 3 795,6 2,88

53 8 3 2 3 2 3 329,4 1,19

54 8 3 3 2 2 3 3699,5 13,39

55 8 3 3 3 2 3 795,0 2,88

56 8 3 4 2 2 3 609,4 2,21

57 8 3 4 3 2 3 171,2 0,62

58 8 4 3 2 2 3 2447,6 8,86

59 8 4 3 3 2 3 983,6 3,56

60 8 4 4 2 2 3 17,3 0,06

61 8 4 4 3 2 3 132,0 0,48

62 9 1 1 1 1 3 8,1 0,03

63 9 1 1 1 2 1 27,9 0,10

64 9 1 2 1 2 3 81,5 0,30

65 9 1 3 1 2 3 47,9 0,17

66 9 2 3 1 2 3 3,3 0,01

67 9 3 3 1 3 3 5,1 0,02

Tổng cộng 20.461,90 74,09

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 162,64 0,59

Diện tích đất phi nông nghiệp 2.950,48 10,68

Diện tích đất không đánh giá 4.043,59 14,64

Tổng diện tích đất tự nhiên 27.618,61 100,00

55

Page 67: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Từ bản đồ đơn tính và bản đồ đơn vị đất đai chúng tôi đã tổng hợp được các đơn vị bản đồ đất đai trên theo các chỉ tiêu phân cấp và sự phân bố của chúng theo từng đơn vị hành chính, được thể hiện ở bảng 3.18 và bảng 3.19.

Bảng 3.18. Số lượng và diện tích đơn vị bản đồ đất đai theo các chỉ tiêu phân cấp

Chỉ tiêu Phân cấpKí

hiệu

Số lượng đơn vị đất đai

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Loại đất

Cồn cát trắng G1 3 1017,6 4,97

Đất cát biển G2 2 735,3 3,59

Đất cát glây G3 2 377,9 1,85

Đất phù sa được bồi G4 4 154,9 0,76

Đất phù sa ít được bồi G5 3 272,7 1,33

Đất phù sa không được bồi G6 6 401,4 1,96

Đất phù sa glây G7 6 2164,9 10,58

Đất đỏ vàng trên đá sét G8 27 14837,3 72,51

Đất vàng nhạt trên đá cát G9 6 173,8 0,85

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước G10 4 65,5 0,32

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ G11 4 260,6 1,27

Độ dốc Địa hình

00 - 80 SL1 17 2143,9 10,48

80 - 150 SL2 8 2902,5 14,18

150 - 250 SL3 8 6449,7 31,52

> 250 SL4 4 3580,5 17,50

Cao, vàn cao E1 15 2563,4 12,53

Bằng, thấp E2 15 2821,9 13,79

Tầng dày

> 100cm D1 36 5723,1 27,97

50 - 100cm D2 11 3834,8 18,74

30 - 50cm D3 14 9915,7 48,46

<30cm D4 6 988,3 4,83

Thành phần cơ

giới

Cát, cát pha T1 17 1948,5 9,52

Thịt nhẹ T2 29 14175,9 69,28

Thịt trung bình T3 21 4337,5 21,20

Hàm lượng mùn

Cao (hàm lượng mùn >2%) M1 33 5207,2 25,45

Trung bình (hàm lượng mùn 1 - 2%) M2 26 13494,9 65,95

Thấp (hàm lượng mùn <1%) M3 8 1759,8 8,60

Đá lẫn, đá lộ đầu

<10% K1 31 5419,1 26,48

10 - 30% K2 5 300,2 1,47

56

Page 68: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

30 - 50% K3 31 14742,6 72,05

Bảng 3.19. Phân bố các đơn vị bản đồ đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã

Đơn vị đất đai

Hải Chánh

Hải Lâm

Hải Phú

Hải Sơn

Hải Thọ

Hải Thượng

Hải Trường

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1     55,8         55,8 0,20

2     8,1         8,1 0,03

3     0,8         0,8 0,00

4     0,8         0,8 0,00

5 75,7             75,7 0,27

6   85 14,9   237,2 314,5 106,1 757,7 2,74

7             9,9 9,9 0,04

8     48,6     30,8 10,6 90,0 0,33

9 23,1     46,1     57,7 126,9 0,46

10 4,3     15,2     28,6 48,1 0,17

11         169,9     169,9 0,62

12   54,1 27,4 39,8 221,6 48,1 340,1 731,1 2,65

13           4,2   4,2 0,02

14   23,3   35,0   8,1 157,1 223,5 0,81

15   1,7 85,1   31,7 19,4 16,5 154,4 0,56

16 10,4 8,1           18,5 0,07

17 1,7             1,7 0,01

18 24,3 79,9   18,2     7,3 129,7 0,47

19     5,0         5,0 0,02

20 25,4     1,3       26,7 0,10

21 106,1 80,4   41,4       227,9 0,83

22 16,3           1,8 18,1 0,07

23       6,5       6,5 0,02

24 67,1 45,1   14,3 2,9 52,0 23,6 205,0 0,74

25     84,2     18,4   102,6 0,37

26 1,3             1,3 0,00

27 18,0         31,7   49,7 0,18

28     5,7     30,6   36,3 0,13

29           0,9   0,9 0,00

30 2,3       13,8 57,3 12,3 85,7 0,31

31         97,2     97,2 0,35

32           0,9   0,9 0,00

33 66,0 232,6 61,2 261,9 320,3 204,7 685,8 1832,5 6,64

57

Page 69: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

34     9,5     138,2   147,7 0,53

35 31,1       19,1   144,4 194,6 0,70

36             1,2 1,2 0,00

37     46,4         46,4 0,17

38     17,3         17,3 0,06

39 47,1 62,3   48,6 249,5   258,6 666,1 2,41

40   141,5 69,4     32,4   243,3 0,88

41   11,7           11,7 0,04

42 163,5 137,1   31,7 109,9   236,9 679,1 2,46

43 20,0             20,0 0,07

44     34,1         34,1 0,12

45 102,2 7,3   230,5 73,8   392,7 806,5 2,92

46   363,6 353,6     117,4   834,6 3,02

47 87,9 72,5   420,5 88,8   197,4 867,1 3,14

48   212,7 119,1         331,8 1,20

49 47,9             47,9 0,17

50           10,5   10,5 0,04

51     12,6     31,9   44,5 0,16

52       204,7 194,5   396,4 795,6 2,88

53   157,9 153,5     18,0   329,4 1,19

54 1056,6 477,8   1540,3 110,2   514,6 3699,5 13,39

55   615,0   55,3     124,7 795,0 2,88

56 609,4             609,4 2,21

57   163,7 7,5         171,2 0,62

58 359,9 74,1   1666,1     347,5 2447,6 8,86

59   493,6   341,6     148,4 983,6 3,56

60 17,3             17,3 0,06

61   132           132,0 0,48

62 2,5   5,6         8,1 0,03

63 11,0   16,9         27,9 0,10

64 27,8   53,7         81,5 0,30

65 47,9             47,9 0,17

66 3,3             3,3 0,01

67 5,1             5,1 0,02

Diện tích các đơn vị đất đai 20.461,90 74,09

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 162,64 0,59

Diện tích đất phi nông nghiệp 2.950,48 10,68

Diện tích đất không đánh giá 4.043,59 14,64

58

Page 70: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Tổng diện tích đất tự nhiên 27.618,61 100,00

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.19 cho thấy: Hải Chánh là xã có số đơn vị bản đồ đất đai nhiều nhất (28), các xã Hải Lâm và Hải Phú có cùng số đơn vị bản đồ đất đai là 24, tiếp đến là xã Hải Trường có 22 đơn vị bản đồ đất đai. Xã Hải Thượng có 19 đơn vị bản đồ đất đai. Các xã Hải Sơn và Hải Thọ cùng có 18 đơn vị bản đồ đất đai.

Như vậy, mặc dù đều nằm trong vùng gò đồi của huyện Hải Lăng nhưng do mức độ đa dạng về loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, độ phì đất v.v... mà các xã có số lượng đơn vị bản đồ đất đai rất khác nhau.

3.4. Phân hạng thích nghi đất đai

3.4.1. Xác định các yếu tố chẩn đoán

Đánh giá mức độ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su được tiến hành dựa trên cơ sở phân tích một số yếu tố chuẩn đoán cho loại hình sử dụng đất này và được thể hiện ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Yếu tố chẩn đoán cho loại hình sử dụng đất trồng cao su

STT Yếu tố chẩn đoán Yếu tố trội

1 Loại đất (G*) x

2 Độ dốc (SL*) x

3 Địa hình tương đối (E*) x

4 Tầng dày đất (D*) x

5 Thành phần cơ giới (T*) x

6 Hàm lượng mùn (M)

7 Đá lẫn, đá lộ đầu (K*) x

8 Lượng mưa (R*) x

9 Tốc độ gió (V*) x

10 Định hướng thị trường (TT)

11 Trình độ kỹ thuật (KT)

59

Page 71: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

60

Page 72: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

3.4.2. Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán

3.4.2.1. Yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên được chọn để xếp hạng thích nghi của các đơn vị bản đồ đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su: Loại đất, độ dốc, tầng dày đất, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, đá lẫn, đá lộ đầu, lượng mưa và tốc độ gió.

Từ điều kiện thực tế của vùng nghiên cứu, các phân cấp cho yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất này được xác định như sau.

Bảng 3.21. Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán đối với yêu cầu sử dụng đất trồng cao su

STT Yếu tố chẩn đoánXếp hạng yếu tố

S1 S2 S3 N

1 Loại đất Fs Fq - Còn lại

2 Độ dốc 0 - 80 8 - 150 15 - 250 >250

3 Địa hình tương đối - - Cao, vàn cao Bằng, thấp

4 Tầng dày đất (cm) >100 50 - 100 30 - 50 <30

5 Thành phần cơ giới Trung bình Nhẹ - Còn lại

6 Hàm lượng mùnCao

>2%

Trung bình

1 - 2%

Thấp

<1%-

7 Đá lẫn, đá lộ đầu <10% 10 - 30% 30 - 50% -

8 Lượng mưa(mm/năm) >2000 <2000 <2000 -

9 Tốc độ gió (m/giây) 1 - 2 2 - 5 5 - 8 >8

Kết quả từ bảng 3.21 cho thấy:

- Các đơn vị bản đồ đất đai có các đặc tính sau: Đất đỏ vàng trên đá sét, có độ dốc <80, tầng dày >100cm, thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng mùn >2%, đá lẫn đá lộ đầu <10%, tốc độ gió trung bình từ 1 - 2m/giây và lượng mưa >2000mm/năm có khả năng thích nghi cao đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su.

61

Page 73: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

- Các đơn vị bản đồ đất đai có các đặc tính như: Đất vàng nhạt trên đá cát, có độ dốc 8-150, tầng dày đất 100 - 50cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, hàm lượng mùn 1 - 2%, đá lẫn đá lộ đầu 10 - 30%, tốc độ gió trung bình từ 2 - 5m/giây và lượng mưa <2000mm/năm có khả năng thích nghi với loại hình sử dụng đất trồng cao su ở mức trung bình.

- Các đơn vị bản đồ đất đai có các đặc tính như: Địa hình tương đối cao hoặc có độ dốc 15 - 250, tầng dày đất 50 - 30cm, hàm lượng mùn <1%, đá lẫn đá lộ đầu 30 -50%, tốc độ gió trung bình từ 5 - 8m/giây và lượng mưa <2000mm/năm ít thích hợp đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su.

- Cây cao su không thích hợp phát triển trên các loại đất còn lại có địa hình thấp, trũng hoặc có độ dốc >250, tốc độ gió trung bình >8m/giây, độ dày tầng đất <30cm, thành phần cơ giới cát, cát pha.

3.4.2.2. Yếu tố xã hội

Các yếu tố xã hội được chọn để xếp hạng thích nghi cho loại hình sử dụng đất trồng cao su là định hướng thị trường tiêu thụ và trình độ kỹ thuật của người sản xuất. Ở huyện Hải Lăng, các yếu tố này được xác định như sau:

- Định hướng thị trường tiêu thụ (TT)

Trong sản xuất nông nghiệp thì tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch là vấn đề được người nông dân quan tâm nhất. Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh,... là nguyên nhân làm cho người nông dân không mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới được dự báo tăng liên tục theo nhịp độ phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới, sản phẩm của ngành sản xuất này có mặt tại 40 nước trên thế giới. Trong những năm gần đây mô hình sản xuất cao su được phát triển và nhân rộng ở các tỉnh Tây nguyên, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ như Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây cao su được đánh giá là khá ổn định và thuận lợi. Vì vậy, yếu tố này trong thời điểm hiện tại được chúng tôi xếp ở mức S2.

- Trình độ kỹ thuật của người sản xuất (KT)

Cây cao su được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn các xã vùng gò đồi huyện Hải Lăng từ năm 2008. Thời gian đầu người dân chỉ trồng theo hình thức tự phát, chủ yếu học hỏi kinh nghiệm từ nông dân các huyện lân cận đã phát triển loại cây trồng này như Vĩnh Linh, Gio Linh. Đến năm 2009 chính quyền địa phương có định hướng tập trung đầu tư phát triển cây trồng này nên đã rất chú trọng đến hoạt động tập huấn kỹ thuật thâm canh và tổ chức các đợt tham quan cho nông dân tại các vườn cây cao su phát triển tốt ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh. Tuy nhiên, vì mới tham gia sản xuất

62

Page 74: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

chưa lâu, kiến thức và kỹ năng sản xuất của các hộ nông dân chưa cao nên hiện tại, yếu tố này được chúng tôi xếp ở mức S3.

4.4.3. Phân hạng thích nghi hiện tại và tương lai

Để xác định khả năng thích nghi của các đơn vị bản đồ đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các yếu tố hạn chế của FAO dựa theo tính thích nghi của các yếu tố trội và các yếu tố bình thường đã được lựa chọn. Các yếu tố trội là các yếu tố có ý nghĩa quyết định tới mức phân hạng thích nghi, không/ít thay đổi như loại đất, độ dốc, cấp địa hình, thành phần cơ giới, tầng dày, đá lẫn đá lộ đầu, tốc độ gió. Các yếu tố ít ảnh hưởng đến loại hình sử dụng đất gọi là các yếu tố bình thường như hàm lượng mùn, định hướng thị trường tiêu thụ, trình độ kỹ thuật của người sản xuất v.v...

Tiêu chuẩn phân hạng như sau:

- Nếu yếu tố trội có mức hạn chế lớn nhất thì xếp hạng chung của đơn vị bản đồ đất đai đối với loại hình sử dụng đất đánh giá theo mức của các yếu tố hạn chế đó.

- Nếu có một yếu tố bình thường ở mức hạn chế cao nhất, trong khi các yếu tố hạn chế trội và các yếu tố bình thường khác ở mức thấp hơn thì xếp hạng tăng lên một cấp. Ví dụ: có một yếu tố bình thường ở giới hạn S3, các yếu tố khác ở mức S1, S2 thì đơn vị bản đồ đất đai được xếp lên hạng S2 (hoặc từ N lên S3, hoặc từ S2 lên S1).

- Nếu hai yếu tố bình thường ở mức độ S3, nhưng tất cả các yếu tố trội khác ở mức độ S1 thì đơn vị bản đồ đất đai cũng được xếp lên hạng S2 (hoặc từ N lên S3, hoặc từ S2 lên S1).

- Nếu có từ ba yếu tố bình thường trở lên ở giới hạn cao thì khả năng thích hợp của đơn vị bản đồ đất đai được xếp hạng theo yếu tố này.

4.4.3.1. Phân hạng thích nghi hiện tại

Dựa vào kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, yêu cầu điều kiện của loại hình sử dụng đất trồng cao su, căn cứ vào việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán, chúng tôi tiến hành phân hạng thích nghi hiện tại cho các đơn vị bản đồ đất đai vùng nghiên cứu và kết quả phân hạng được thể hiện ở bảng 3.22.

63

Page 75: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Bảng 3.22. Kết quả phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử dụng đất trồng cao su

ĐVĐĐ

Đặc tính đất đaiXếp hạng

Diện tích (ha)

G*SL* E* D* T* M K* R* V* TT KT

1 N S1   S1 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 55,82 N S1   S2 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 8,13 N S1   S3 S1 S1 S3 S1 S2 S2 S3 Ng 0,84 N S2   S3 S1 S1 S3 S1 S2 S2 S3 Ng 0,85 N   S3 S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 75,76 N   S3 S1 N S3 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,t 757,77 N   S3 S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 S3 Ng 9,98 N   S3 S1 S2 S3 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 90,0

9 N   N S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 126,910 N   N S2 S2 S1 S2 S1 S2 S2 S3 Ng,e 48,111 N   N S1 S2 S3 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 169,912 N   S3 S1 N S3 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,t 731,113 N   N S1 N S3 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e,t 4,214 N   S3 S1 S2 S2 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 223,515 N   N S1 S2 S2 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 154,416 N   S3 S1 N S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,t 18,517 N   S3 S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 1,718 N   N S1 N S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e,t 129,719 N   N S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 5,0

20 N   S3 S1 N S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,t 26,721 N   S3 S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 227,922 N   N S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 18,123 N   S3 S1 N S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,t 6,524 N   S3 S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 205,0

25 N   S3 S1 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 102,626 N   N S1 N S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e,t 1,327 N   N S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 49,728 N   N S1 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 36,329 N   S3 S1 N S3 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,t 0,930 N   S3 S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng 85,731 N   N S1 N S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e,t 97,232 N   N S1 N S3 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e,t 0,933 N   N S1 S2 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 1.832,5

34 N   N S1 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S3 Ng,e 147,7

64

Page 76: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

35 S1 S1   S1 S2 S1 S2 S1 S2 S2 S3 S2t,k,v 194,636 S1 S1   S1 S2 S2 S2 S1 S2 S2 S3 S2t,k,v 1,237 S1 S1   S1 S1 S1 S2 S1 S2 S2 S3 S2k,v 46,438 S1 S1   S1 S1 S1 S3 S1 S2 S2 S3 S3k 17,339 S1 S1   S2 S2 S1 S3 S1 S2 S2 S3 S3k 666,140 S1 S1   S2 S1 S1 S3 S1 S2 S2 S3 S3k 243,341 S1 S1   S2 S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3k 11,742 S1 S1   S3 S2 S1 S3 S1 S2 S2 S3 S3d,k 679,143 S1 S1   S3 S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3d,k 20,044 S1 S1   S3 S1 S1 S3 S1 S2 S2 S3 S3d,k 34,145 S1 S2   S2 S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3k 806,546 S1 S2   S2 S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3k 834,647 S1 S2   S3 S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3d,k 867,148 S1 S2   S3 S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3d,k 331,849 S1 S2   N S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nd 47,950 S1 S2   N S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nd 10,551 S1 S3   S1 S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3sl,k 44,552 S1 S3   S2 S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3sl,k 795,653 S1 S3   S2 S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3sl,k 329,454 S1 S3   S3 S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3sl,d,k 3.699,555 S1 S3   S3 S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 S3sl,d,k 795,056 S1 S3   N S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nd 609,457 S1 S3   N S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nd 171,258 S1 N   S3 S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nsl 2.447,659 S1 N   S3 S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nsl 983,660 S1 N   N S2 S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nsl,d 17,361 S1 N   N S1 S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nsl,d 132,062 S2 S1   S1 N S1 S3 S1 S2 S2 S3 Nt 8,163 S2 S1   S1 N S2 S1 S1 S2 S2 S3 Nt 27,964 S2 S1   S2 N S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nt 81,565 S2 S1   S3 N S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nt 47,966 S2 S2   S3 N S2 S3 S1 S2 S2 S3 Nt 3,367 S2 S3   S3 N S3 S3 S1 S2 S2 S3 Nt 5,1

Tổng cộng 20.461,90Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 162,64Diện tích đất phi nông nghiệp 2.950,48Diện tích đất không đánh giá 4.043,59Tổng diện tích đất tự nhiên 27.618,61

65

Page 77: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

+ Ghi chú: g, sl, e, d, t, v, k là yếu tố hạn chế về loại đất; độ dốc; cấp địa hình; độ dày tầng đất; thành phần cơ giới; tốc độ gió và đá lẫn, đá lộ đầu

Hình 3.10. Sơ đồ thích nghi đất đai hiện tại cho loại hình sử dụng đất

trồng cao su

Bảng 3.23. Tổng hợp mức độ thích nghi hiện tại của loại hình sử dụng đất

trồng cao su

Mức độ thích hợpSố

đơn vị

Đơn vị bản đồ

đất đai

Diện tích (ha)

Tổng diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Thích hợp trung bình

(S2)

S2k,v 1 37 46,4242,2 0,88

S2t,k,v 2 35; 36 195,8

Ít thích hợp (S3)

S3k 5 42; 43; 44; 47; 48 1.932,1

10.175,6 36,84S3d,k 6 38; 39; 40; 41; 45; 46 2.579,5

S3sl,k 2 54; 55 4.494,5

S3sl,d,k 3 51; 52;53 1.169,5

Không thích hợp (N)

Nd 4 49; 50; 56; 57 839,0

10.044,1 36,37

Ng 131; 2; 3; 4; 5; 7; 8; 14;

17; 21; 24; 25; 301.087,5

Ng,e 129; 10; 11; 15; 19; 22;

27; 28; 33; 342.588,6

Ng,e,t 3 13; 18; 26; 31; 32 233,3

Ng,t 6 6; 12; 16; 20; 23; 29 1.541,4

Nsl 2 58; 59 3.431,2

Nsl,d 2 60; 61 149,3

Nt 6 62; 63; 64; 65; 66; 67 173,8

Tổng cộng 20.461,90 74,09

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 162,64 0,59

66

Page 78: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Diện tích đất phi nông nghiệp 2.950,48 10,68

Diện tích đất không đánh giá 4.043,59 14,64

Tổng diện tích đất tự nhiên 27.618,61 100,00

+ Ghi chú: g, sl, e, d, t,v,k là yếu tố hạn chế về loại đất, độ dốc, cấp địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới; tốc độ gió và đá lẫn, đá lộ đầu.

Đánh giá phân hạng đất thích hợp hiện tại cho loại hình sử dụng đất trồng cao su được thể hiện qua bảng 3.23. Kết quả cho thấy: Trong tổng số 20.461,9 ha đất đánh giá có 10.417,8 ha có khả năng thích hợp cho loại hình sử dụng đất này, chiếm 50,91%, trong đó:

- Thích hợp cao (S1) không có đơn vị bản đồ đất đai nào.

- Thích hợp trung bình (S2) có 03 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 242,2 ha chiếm 0,88% tổng diện tích đất đánh giá và chiếm 1,18% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Các yếu tố hạn chế mức độ thích hợp đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su của các đơn vị bản đồ đất này là thành phần cơ giới, đá lẫn, đá lộ đầu và tốc độ gió.

- Ít thích hợp (S3) có 16 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 10.175,6 ha chiếm 49,72 % tổng diện tích đánh giá và chiếm 36,84 tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Các yếu tố hạn chế mức độ thích hợp đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su của các đơn vị bản đồ đất này là thành phần cơ giới, đá lẫn, đá lộ đầu, tầng dày và độ dốc.

- Không thích hợp có 48 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 10.044,1 ha chiếm 49,09% tổng diện tích đánh giá và chiếm 36,37% tổng diện tích đất tự nhiên. Các yếu tố hạn chế mức độ thích hợp đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su của các đơn vị bản đồ đất này là loại đất, độ dốc, cấp địa hình, thành phần cơ giới và tầng dày.

Bảng 3.24. Phân bố diện tích mức độ thích hợp theo đơn vị hành chính cấp xã

Đơn vị tính: ha

Mức độ thích hợp

Phân theo các xã

Hải Chánh

Hải Lâm

Hải Phú

Hải Sơn Hải ThọHải

ThượngHải

Trường

Thích hợp trung bình

(S2)

S2k,v - - 46,40 - - - -

S2t,k,v 31,10 - - - 19,10 - 145,60

Ít thích hợp (S3)

S3k 271,40 422,30 153,20 452,20 198,70 - 434,30

S3d,k 149,30 586,40 440,30 279,10 323,30 149,80 651,30

67

Page 79: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

S3sl,k 1.056,60 1.092,80 - 1.595,60 110,20 - 639,30

S3sl,d,k - 157,90 166,10 204,70 194,50 49,90 396,40

Tổng diện tích thích nghi (ha)

10.417,80 1.508,40 2.259,40 806,00 2.531,60 845,80 199,70 2.266,90

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

27.618,61 35.96,22 8.274,67 1.736,78 5.679,31 2.188,76 1.679,73 4.463,14

4.4.3.2. Phân hạng thích nghi tương lai

Từ kết quả đánh giá phân hạng thích nghi hiện tại cho loại hình sử dụng đất trồng cao su có thể thấy: Các yếu tố hạn chế khả năng thích nghi đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su là các yếu tố trội, không khắc phục được hoặc khó khắc phục trong tương lai như loại đất, độ dốc, cấp địa hình, tầng dày, thành phần cơ giới, đá lẫn, đá lộ đầu và tốc độ gió. Các yếu tố bình thường như hàm lượng mùn, định hướng thị trường, trình độ kỹ thuật mặc dù có ảnh hưởng đến mức độ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất này nhưng dễ dàng thay đổi do nhu cầu của người sử dụng (thị trường) hoặc có thể khắc phục bằng cách tác động các biện pháp kỹ thuật (đối với yếu tố hàm lượng mùn) hoặc hoạt động tập huấn, đào tạo (đối với yếu tố trình độ kỹ thuật của người sản xuất). Do vậy trong tương lai dù các yếu tố này có được cải thiện đến mức tốt nhất thì hạng thích nghi của các đơn vị bản đồ đất đai cho loại hình sử dụng đất cao su cũng không thay đổi so với hiện tại.

4.4.4. Đề xuất phát triển loại hình sử dụng đất trồng cao su tại vùng nghiên cứu

Qua kết quả đánh giá phân hạng thích nghi hiện tại và tương lai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su trên địa bàn vùng gò đồi huyện Hải Lăng, để có thể sử dụng một cách hiệu quả tiềm năng đất đai của vùng, chúng tôi xin đề xuất như sau:

4.4.4.1. Mức thích hợp trung bình (S2)

Mức thích hợp trung bình (S2) gồm các đơn vị bản đồ đất đai 35; 36; 37 chiếm diện tích 242,2 ha: Ưu tiên phát triển diện tích trồng cao su trên các đơn vị bản đồ đất đai thích hợp ở mức này. Tuy nhiên, để đạt được năng suất và lợi nhuận cao/đơn vị diện tích đất, các biện pháp sau đây cần được áp dụng:

- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật (lựa chọn giống, quy trình phân bón và chăm sóc, khai thác) phù hợp với tình hình cụ thể về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện.

- Nghiên cứu quy hoạch vùng sản xuất đồng thời với định hướng thị trường.

- Chú trọng xây dựng các hoạt động chế biến sản phẩm sau thu hoạch, giảm thiểu tối đa việc bán sản phẩm thô ra thị trường.

68

Page 80: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

4.4.4.2. Mức ít thích hợp (S3)

- Mức ít thích hợp S3k (yếu tố hạn chế là đá lẫn, đá lộ đầu) gồm các đơn vị bản đồ đất đai 42; 43; 47; 48 chiếm diện tích 1.932,1 ha: Có thể phát triển diện tích trồng cao su trên các đơn vị bản đồ đất đai ở mức ít thích hợp này kết hợp với việc đầu tư các biện pháp khắc phục, cải tạo yếu tố hạn chế trong tương lai như:

+ Tăng cường đầu tư phân hữu cơ, đặc biệt nguồn hữu cơ tại chỗ như thân lá các loại cây trồng xen (đậu đỗ) trong những năm đầu khi cao su chưa kép tán.

+ Quy hoạch các mô hình sản xuất cao su đồng thời với việc triển khai mô hình VACR (vườn, ao, chuồng và rừng/ruộng) để cung cấp nguồn phân hữu cơ tại chỗ, góp phần cải tạo đất.

- Mức ít thích hợp S3d,k ,S3sl,k S3d,sl,k chiếm diện tích 8.244,5 ha, bao gồm các đơn vị bản đồ đất đai có hai hoặc hơn hai yếu tố trội hạn chế mức độ thích hợp. Theo chúng tôi không nên phát triển cây cao su trên diện tích này vì các đơn vị bản đồ đất đai này có nhiều yếu tố hạn chế khó/không khắc phục và cải tạo được. Phát triển sản xuất cây cao su trên diện tích này có tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều khó đạt được hoặc đạt thấp.

Bảng 3.25. Tổng hợp đề xuất diện tích phát triển cây cao su tại huyện Hải Lăng

Mức độ thích hợpSố

đơn vị

Đơn vị bản đồ

đất đai

Diện tích (ha)

Tổng diện tích (ha)

Thích hợp trung bình (S2)

S2k,v 1 37 46,4242,20

S2t,k,v 2 35; 36 195,8

Ít thích hợp (S3) S3k 5 42; 43; 44; 47; 48 1.932,10 1.932,10

Bảng 3.26. Phân bố diện tích đề xuất phát triển cao su theo đơn vị

hành chính cấp xã

Đơn vị tính: ha

Mức độ thích hợp

Phân theo các xã

Hải Chánh

Hải Lâm

Hải Phú

Hải Sơn

Hải Thọ

Hải Thượng

Hải Trường

69

Page 81: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

S2k,v - - 46,4 - - - -

S2t,k,v 31,1 - - - 19,1 - 145,6

S3k 271,4 422,3 153,2 452,2 198,7 - 434,3

70

Page 82: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

4.4.5. Đề xuất các giải pháp để phát triển cây cao su tại vùng nghiên cứu

4.4.5.1. Giải pháp về chính sách

Một trong những khó khăn chính trong sản xuất nông nghiệp của cả huyện nói chung và trên địa bàn 7 xã vùng nghiên cứu nói riêng là tình trạng thiếu vốn. Thực trạng ở đây phần lớn nông dân thiếu vốn để đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất. Nhóm này có các giải pháp sau:

- Hỗ trợ vốn cho người có nhu cầu trồng cao su thông qua các kênh tín dụng như: Hợp tác xã nông nghiệp, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,... Ưu tiên phân bố cho các đối tượng có khả năng về đất, trình độ sản xuất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển cây trồng này.

- Các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức cho vay như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,... nên tổ chức các buổi tuyên truyền về chính sách cho vay, thủ tục vay, hình thức vay,... vào buổi tối tạo điều kiện cho nông dân tham gia, tìm hiểu, có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn. Cần đơn giản hoá các thủ tục vay, lãi suất ưu đãi. Đồng thời, hướng dẫn nông dân sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, đúng mục đích vay thông qua việc thành lập các tổ, nhóm tín dụng.

- Phát huy hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp: Cung cấp vật tư, dịch vụ làm đất v.v... với hình thức trả chậm tạo điều kiện cho các xã viên yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

4.4.5.2. Giải pháp về thị trường, tiêu thụ sản phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tính bền vững của loại hình sử dụng đất chính là yếu tố thị trường. Thị trường có vai trò quan trọng, đó là nơi người nông dân tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch. Nhóm này gồm các giải pháp sau:

- Hình thành vùng nguyên liệu tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc bao tiêu sản phẩm.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thị trường cấp huyện. Tiến hành thành lập nhóm xúc tiến thị trường cấp xã và có một cơ chế hợp tác hoạt động xúc tiến thị trường với Phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện; Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh.

4.4.5.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Việc phát triển sản xuất hàng hóa luôn gắn liền với hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong những năm qua với các chương trình kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa giao thông nông thôn có thể nói hệ thống giao thông nông thôn vùng có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển vật tư,

71

Page 83: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

nông sản phẩm nhỏ lẻ mà không đáp ứng nhu cầu của việc sản xuất và vận chuyển vật tư, hàng hóa lớn. Vì vậy:

- Nâng cấp các tuyến đường hiện đang xuống cấp, xây dựng các tuyến đường mới (đường liên thôn, giao thông nội đồng,...), đặc biệt trên các vùng gò đồi cao và vùng có khả năng về đất để phát triển cây cao su tạo nên mạch giao thông khép kín thuận lợi cho việc phát triển sản xuất.

- Đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, trạm bơm, công trình tiêu nước chủ động để đảm bảo không thiếu nước vào mùa khô và thoát nước tốt vào mùa mưa.

- Xây dựng các cơ sở chế biến và thu mua sản phẩm sau thu hoạch tại chỗ.

4.4.5.4. Giải pháp về kỹ thuật

- Lựa chọn các giống cao su thích nghi với điều kiện của địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chọn giống, nhân giống, trồng và chăm sóc vườn cao su; tập huấn hướng dẫn quy trình sử dụng phân bón.

- Tổ chức cho người dân tham quan, có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật tại các địa phương đã phát triển loại cây trồng này để học tập kinh nghiệm.

- Xây dựng các mô hình trình diễn.

72

Page 84: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu

1.1.1. Thuận lợi

7 xã vùng nghiên cứu đều có lợi thế nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt Bắc Nam. Tiềm năng đất đai khá đa dạng, diện tích đất đồi núi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp lâu năm.

Sản xuất nông nghiệp khá phát triển, năng suất cây trồng đạt tương đối cao. Trong những năm gần đây huyện đã tăng cường áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư các loại cây, con giống mới có năng suất và chất lượng tốt áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

1.1.2. Khó khăn

Vùng nghiên cứu chịu khí hậu khắc nghiệt chung của huyện Hải Lăng với 2 mùa mưa nắng rõ rệt, thời tiết diễn biến thất thường và phức tạp. Mùa mưa kéo dài, lượng mưa lớn gây ngập úng, còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Hàng năm phải hứng chịu hậu quả của các cơn bão gây lũ lụt ở vùng đồng bằng, lũ quét và sạt lở đất ở vùng đồi núi làm mất sức sản xuất của đất, gây bất lợi cho sản xuất.

Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thiếu nên khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra không được chế biến chỉ bán thô nên giá thành không cao. Tính đa dạng trong cơ cấu cây trồng chưa cao. Tỷ trọng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao còn thấp so với tổng diện tích canh tác.

1.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mức độ thích hợp đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su

Kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng nghiên cứu dựa trên các bản đồ đơn tính về loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, đá lẫn, đá lộ đầu và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 đã xác định được 67 đơn vị bản đồ đất đai thuộc đất nông nghiệp với tổng diện tích là 20.461,9 ha (được thể hiện trên bản đồ đơn vị đất đai).

Kết quả đánh giá phân hạng đất thích hợp hiện tại và tương lai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su cho thấy: trong tổng số 20.461,9 ha đất đánh giá có 10.417,8 ha

73

Page 85: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

có khả năng thích hợp cho loại hình sử dụng đất này, chiếm 50,91% (được thể hiện trên bản đồ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su), trong đó:

- Thích hợp cao (S1) không có đơn vị bản đồ đất đai nào.

- Thích hợp trung bình (S2) có 03 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 242,2 ha chiếm 0,88% tổng diện tích đất đánh giá và chiếm 1,18% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Ít thích hợp (S3) có 16 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 10.175,6 ha chiếm 49,72 % tổng diện tích đánh giá và chiếm 36,84 tổng diện tích đất tự nhiên.

- Không thích hợp có 48 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 10.044,1 ha chiếm 49,09 % tổng diện tích đánh giá và chiếm 36,37% tổng diện tích đất tự nhiên.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở đánh giá khách quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai của vùng nghiên cứu; đánh giá mức độ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Duy trì diện tích cao su đã trồng và có các biện pháp chăm sóc phù hợp, đúng kỹ thuật.

- Ưu tiên phát triển diện tích trồng cao su trên các các đơn vị bản đồ đất đai có mức thích nghi trung bình.

- Có thể phát triển diện tích trồng cao su trên các đơn vị bản đồ đất đai ở mức ít thích hợp do yếu tố hạn chế đá lẫn, đá lộ đầu kết hợp với việc đầu tư các biện pháp khắc phục, cải tạo yếu tố hạn chế này trong tương lai.

- Không nên phát triển trồng cao su trên diện tích đất ít thích hợp do có nhiều yếu tố hạn chế khó khắc phục và cải tạo như loại đất, độ dốc, tầng dày vì yêu cầu đầu tư ban đầu lớn sẻ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

- Để đảm bảo phát triển cây cao su trên địa bàn các xã vùng nghiên cứu một cách bền vững và có hiệu quả, các giải pháp về chính sách, tín dụng, thị trường, kỹ thuật và giải pháp về cơ sở hạ tầng cần được triển khai thực hiện một cách kịp thời và đồng bộ.

74

Page 86: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

TÀI LIỆU TAM KHẢO

1. Đỗ Ánh, Trịnh Văn Chiến (1999), “Đánh giá tài nguyên đất ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học đất, (11), trang 25.

2. Nguyễn Văn Bình (2008), Bài giảng Mapinfo, Đại học Nông lâm Huế.

3. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình thổ nhưỡng, Đại học Nông lâm Huế.

4. Huỳnh Văn Chương (2009), “Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình”, Tạp chí khoa học - ĐHH, (50).

5. Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Thế Lân (2009), “Xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất tại xã Phú Sơn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học - ĐHH, (57), trang 15-26.

6. Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Thế Lân (2009), “Xây dựng bản đồ thích nghi đất cho cây keo lai áp dụng phương pháp đánh giá đất đa tiêu chí tại 02 xã Phú Sơn và Bình Thành, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Kinh tế sinh thái, (33), trang 34-40.

7. Huỳnh Văn Chương (2011), Giáo trình Đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

8. Hồ Quang Đức, Trần Minh Tiến, Bùi Tân Yên, Nguyễn Văn Ga (2005), “Đánh giá đặc điểm đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Khoa học đất, (21), trang 26.

9. Trần Thị Thu Hà (2008), Bài giảng Đánh giá đất, Đại học Nông lâm Huế.

10.Đỗ Nguyên Hải, Phan Thị Thanh Huyền, Nguyễn Tiến Sỹ (2006), “Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất các loại hình sử dụng đất phù hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học đất, (23), trang 92.

11.Nguyễn Thị Huệ (1997), Cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ.

12.Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung (2006), Bài giảng về quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

13.Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung (2008), Báo cáo điều tra đất và đánh giá thích nghi đất đai đối với cây cao su tại tiểu khu 737, tiểu khu 736 xã Mo Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

14.Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung (2008), Báo cáo điều tra đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

15.Trần An Phong, Nguyễn Văn Lạng (2006), “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông”, Tạp chí Khoa học đất, (23), trang 79.

75

Page 87: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

16.Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hải Lăng (2010), Báo cáo số liệu về hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Hải Lăng.

17. Phòng Thống kê huyện Hải Lăng (2010), Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2009.

18.Đỗ Văn Phú (1998), “Xây dựng bản đồ các đơn vị đất đai phục vụ cho một số chỉ tiêu nhất định ở tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Địa chính, (2).

19.Trần Thị Phượng (2008), Bài giảng GIS, Trường Đại học Nông lâm Huế.

20.Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị (2004), Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Quảng Trị.

21.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2007), Báo cáo kết quả kiểm kê 3 loại rừng.

22.Nguyễn Ích Tân, Hà Anh Tuấn (2006), “Thực trạng và định hướng sử dụng đất ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học đất, (24), trang 136.

23.Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004), “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học đất, (20), trang 82.

24.Phạm Thế Thuận, Vũ Thị Bình (2002), “Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất chưa sử dụng huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học đất, (16), trang 27.

25.Nguyễn Văn Toàn (2005), “Kết quả phân hạng độ thích nghi của đất đai đối với cây lúa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học đất, (21), trang 74

26.Lê Quang Trí, Văn Phạm Đăng Trí (2003), “Chọn lọc phương pháp đa mục tiêu cho đánh giá đất đai ở xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”, Tạp chí Khoa học đất, (17), trang 56.

27.Lê Quang Trí (2004), Giáo trình đánh giá đất, Khoa nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

28.Lê Quang Trí, Văn Phạm Đăng Trí (2005), “Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác kết hợp với các kỹ thuật đánh giá mục tiêu làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”, Tạp chí Khoa học đất, (21), trang 84.

29.Lê Quang Trí (2005), Bài giảng thực hành đánh giá đất, Khoa nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

30.Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị (2011), Số liệu về yếu tố khí hậu các huyện vùng đồng bằng tỉnh Quảng Trị năm 2010.

31.UBND huyện Hải Lăng (2005), Quy hoạch sử dụng đất huyện Hải Lăng đến năm 2015.

32.UBND huyện Hải Lăng, Số liệu thống kê đất đai năm 2008, 2009.

76

Page 88: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

33.UBND huyện Hải Lăng (năm 2010), Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

34.UBND huyện Hải Lăng (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

35.UBND huyện Hải Lăng (2011), Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

36.UBND huyện Hải Lăng (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng đến năm 2020.

37.UBND huyện Hải Lăng (2011), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Hải Lăng đến năm 2020.

38.UBND các xã: Hải Phú, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường (2009), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.

39.UBND các xã: Hải Phú, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.

40.UBND các xã: Hải Phú, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

41.UBND các xã: Hải Phú, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Số liệu thống kê đất đai năm 2008, 2009.

42.UBND tỉnh Quảng Trị (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

43.Lê Quang Vịnh, Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho đất nông nghiệp huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Hà Nội.

44.Nguyễn Thị Vọng, Nguyễn Văn Ba (2006), “Các loại hình sử dụng đất và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học đất, (25), trang 58.

45.Website của Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn

46.Website http://vi.wikipedia.org/wiki/dialyvietnam

47.FAO (1976), A Framework for Land Evaluation, Soil Bul, No32, Rome.

48.FAO (1992), Land evaluation and farming system analysis for land use planning, FAO-Rome.

77

Page 89: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Diện tích và năng suất một số loại cây trồng chính qua các năm

của huyện Hải Lăng

STT Loại cây

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

1 Lúa 13.418 51,5 13.426 45,18 13.081 50,9

2 Lạc 747 19,30 707,9 23,00 624 17

3 Sắn 1.630 170,00 1.505,1 205,00 1.334,4 160

4 Ngô 566 46,9 532 46,31 651 50,64

5Khoai lang

941 84 933,2 71,52 849 93,6

6 Ớt 120 10 110,3 14 108,9 14,2

7Đậu đỗ các loại

341 8,6 328,8 7,97 338,8 10,1

8 Rau 352 85 347,4 63,25 646,4 95

9 Hồ tiêu 63 5 72 4,5 62 3,5

Nguồn. [17], [34]

78

Page 90: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Phụ lục 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 của 7 xã

Mục đích sử dụngHải

ChánhHải Lâm

Hải Phú

Hải Sơn

Hải Thọ

Hải Thượng

Hải Trường

TỔNG DT TỰ NHIÊN

3596,22 8274,67 1736,78 5679,31 2188,76 1679,73 4463,14

Đất nông nghiệp 3030,44 7136,72 1401,27 5031,86 1768,1 1165,18 3860,05

1Đất sản xuất nông nghiệp

737,83 585,1 570,81 603,41 676,9 653,85 1207,28

1.1Đất trồng cây hàng năm

477,98 566,87 541,07 414,39 664,8 596,59 1165,5

1.1.1

Đất trồng lúa 182,29 248,7 246,38 279,35 451,66 457,14 655,02

1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

295,69 318,17 294,69 135,04 213,14 139,45 510,48

1.2Đất trồng cây lâu năm

259,85 18,23 29,74 189,02 12,1 57,26 41,78

2Đất lâm nghiệp

2291,1 6521,9 776,61 4423,14 1080,96 450,58 2652,37

2.1Đất rừng sản xuất

2291,1 2708,8 776,61 3732,14 988,96 445,58 2632,37

2.2Đất rừng phòng hộ

3814,1 690 92 5 20

3Đất nuôi trồng thuỷ sản

1,51 29,72 53,85 6,31 10,1 60,75 0,4

4Đất nông nghiệp khác

0,14

79

Page 91: webthuthuat.net -Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su

Nguồn. [33]

Phụ lục 3. Diện tích một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu của huyện Hải Lăng định hướng đến năm 2020

STT Các loại cây trồngDiện tích (ha)

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Lúa 12.850 12.850 12.900

2 Ngô 600 800 850

3 Sắn 1.500 1.500 1.500

4 Lạc 800 1000 1000

5 Khoai các loại 970 960 900

6 Ớt 110 110 100

7 Rau các loại 350 350 250

8 Đậu các loại 330 400 400

9 Tiêu 74 74 75

10 Chè 20 20 20

11 Cao su 500 1.500 2.000

12 Cây ăn quả 110 100 100

Nguồn. [36]

80