61
y ban Dân tc UNDP DÁN VIE02/001 SEDEMA & EMPCD “Tăng cường Năng lực cho y ban Dân tc Xây dng Thc hin và Giám sát Chính sách Dân tộc” Nghiên cu thc trng ngun nhân lc vùng dân tc thiu s(DTTS) và đề xut các gii pháp phát trin ngun nhân lc vùng DT& MNNhóm nghiên cu: Trn ThHnh Phạm Văn Hùng Nguyn Cao Thnh Hà Quang Khuê Lò Giàng Páo Đặng Văn Thun Trn Trung Hiếu Hà Ni, tháng 11/ 2010

y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Ủy ban Dân tộc UNDP

DỰ ÁN VIE02/001 – SEDEMA & EMPCD

“Tăng cường Năng lực cho Ủy ban Dân tộc Xây dựng Thực

hiện và Giám sát Chính sách Dân tộc”

“Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực

vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và đề xuất

các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

vùng DT& MN”

Nhóm nghiên cứu: Trần Thị Hạnh

Phạm Văn Hùng

Nguyễn Cao Thịnh

Hà Quang Khuê

Lò Giàng Páo

Đặng Văn Thuận

Trần Trung Hiếu

Hà Nội, tháng 11/ 2010

Page 2: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

I. Lời mở đầu .............................................................................................. 5

II. Bối cảnh chung và sự cần thiết phải nghiên cứu thực trạng nguồn

nhân lực vùng dân tộc và miền núi ............................................................. 6

III. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7

IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 8

4.1. Cách tiếp cận .................................................................................................................. 8

4.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 9

5.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực ................................................................................ 10

5.2.1. Số lượng nguồn nhân lực vùng DT& MN: ............................................................. 10

5.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi ................................................. 12

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi .......................................................................... 12

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới ............................................................................... 12

- Cơ cấu nguồn nhân lực (lao động) theo các ngành nghề sản xuất ............................. 12

5.3.1. Thực trạng về thể lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi ................... 13

5.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thể lực nguồn nhân lực DTTS ................................. 15

- Tỷ lệ nghèo đói cao: .................................................................................................. 15

- Phụ nữ ít được quan tâm, kể cả trong thời kỳ mang thai: .......................................... 15

- Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ: .................................................. 15

- Tập quán của một số nhóm DTTS ............................................................................. 16

- Nước sạch và vệ sinh môi trường: ............................................................................. 17

5.4. Thực trạng về trí lực ..................................................................................................... 17

5.4.1. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ............................. 17

- Về trình độ học vấn: .................................................................................................. 18

- Thực trạng chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực vùng DT& MN: .................... 21

5.4.2. Một số yếu tố chính có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng DT& MN

......................................................................................................................................... 21

- Tỷ lệ nghèo đói cao: .................................................................................................. 21

- Rào cản về ngôn ngữ: ................................................................................................ 21

- Phương pháp giảng dạy chưa lấy học sinh làm trung tâm: ........................................ 22

- Chương trình học chưa thực sự phù hợp với học sinh nhiều nhóm DTTS: ............... 23

- Quan hệ giữa giáo viên và học sinh: .......................................................................... 23

- Điều kiện đi lại và cơ sở vật chất của nhà trường: ..................................................... 24

5.5. Tâm lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi ............................................... 25

5.5.1. Thực trạng về tâm lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi .................. 25

- Về nhận thức, hiểu biết xã hội và kỹ năng sống: ....................................................... 25

- Tính năng động và thích ứng trong môi trường làm việc mới: .................................. 25

Page 3: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

- Tác phong và kỷ luật lao động:................................................................................. 25

5.5.2. Hoạt động nâng cao tâm lực cho nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi ........ 26

- Về các hoạt động văn hóa: ......................................................................................... 26

- Hoạt động thể thao phong trào và giáo dục thể chất, kỹ năng sống: ......................... 26

VI. Phân tích và đánh giá các chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng

DTMN hiện nay ........................................................................................ 26

6.1. Các chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân cho vùng dân tộc và miền núi ............... 26

6.1.1. Phát triển cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ

nhân dân: ......................................................................................................................... 27

6.1.2. Bảo hiểm y tế dành cho các hộ nghèo, hộ DTTS: .................................................. 27

6.1.3. Chính sách phòng chống các bệnh phổ biến và tiêm chủng mở rộng: .................. 29

- Chương trình phòng chống sốt rét: ............................................................................ 29

- Chương trình phòng, chống bướu cổ ......................................................................... 30

- Chương trình tiêm chủng mở rộng ............................................................................ 30

- Chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em .................................................... 31

6.1.4. Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường: ............................ 31

6.2. Các chính sách giáo dục, đào tạo ................................................................................. 32

6.2.1. Tăng cường cơ hội học tập cho học sinh DTTS vùng DT& MN thông qua hệ thống

các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và các điểm trường ................................. 32

6.2.2. Chính sách cử tuyển cho học sinh DTTS họăc ưu tiên điểm theo vùng ................. 35

6.2.3.Chính sách hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn ............. 37

6.3.4. Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS thông qua chính sách ưu tiên

dạy và học bằng tiếng dân tộc: ........................................................................................ 38

6.3.5. Chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc và giáo viên vùng núi, hải đảo, vùng

khó khăn, xa xôi, hẻo lánh ............................................................................................... 39

6.3.6. Chính sách đào tạo nghề ........................................................................................ 39

6.4. Các chính sách liên quan đến phát triển tâm lực..................................................... 41

6.5. Một số chính sách có liên quan gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực vùng DT&

MN 42

6.5.1. Các chính sách giảm nghèo: ............................................................................ 42

6.5.2. Chính sách phát triển vùng .............................................................................. 43

6.6. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống chính sách phát triển NNL vùng DT& MN

hiện nay ................................................................................................................................ 44

VII. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực DTMN giai đoạn 2011- 2015 và

đến năm 2020 ............................................................................................ 45

7.1 Quan điểm phát triển KTXH đến năm 2020 .................................................................. 45

7.2 Mục tiêu phát triển KTXH 2011- 2015 .......................................................................... 45

Page 4: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

7.3 Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN giai đoạn 2011- 2015 và đến năm

2020 ..................................................................................................................................... 46

7.3.1. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN có tay nghề cao .................................. 46

7.3.2. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN biết ngoại ngữ và có kiến thức về công

nghệ thông tin .................................................................................................................. 47

7.3.3. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN nhanh nhạy, linh hoạt, dễ dàng chuyển

đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường. .......................................................................... 47

7.3.4. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN có sức khoẻ tốt.................................... 48

VIII. Một số giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc

thiếu số giai đoạn 2011 – 2020. ................................................................ 49

8.1. Các chính sách còn hiệu lực cần điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi .................................... 49

8.1.1. Các chính sách dân số và y tế: ............................................................................... 49

8.1.2. Các chính sách giáo dục và đào tạo ................................................................ 49

8.1.3. Các chính sách cán bộ ..................................................................................... 50

8.1.4. Các chính sách cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển CSHT nông

thôn ......................................................................................................................... 50

8.2. Xây dựng các chính sách mới (đặc thù) ........................................................................ 51

8.2.1. Xây dựng chương trình cải thiện và nâng cao tầm vóc, thể trạng cho người dân

vùng dân tộc và miền núi, trong đó ưu tiên các đối tượng là dân tộc thiểu số, bao gồm:51

8.2.2. Xây dựng chương trình tuyên truyền vận động thực hiện chính sách, thay đổi

một số tập quán không phù hợp với cuộc sống hiện đại, bao gồm: ................................. 51

8.2.3. Một số chính sách nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo: ........................ 52

8.2.4. Các chính sách cán bộ ..................................................................................... 53

8.2.5. Các chính sách cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển CSHT nông

thôn ......................................................................................................................... 53

IX. Phụ lục và số liệu liên quan ................................................................ 54

Page 5: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

Bộ GD-ĐT Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt Nam)

Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam)

Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ TC Bộ Tài chính

CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Việt Nam)

CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo

CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện

nghèo nhất trên toàn quốc để thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP

của Chính phủ, ban hành ngày 27/12/2008

CTMTQG-GN Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo

DTTS Dân tộc thiểu số

JICA Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

MDGs Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NGO Tổ chức phi Chính phủ

NHTG Ngân hàng Thế Giới

P134 Hỗ trợ tiếp cận với đất đai, nhà ở và nước sạch (CT134) (Quyết định số

134/2004/QĐ-TTG ngày 20/7/2004)

P135-II Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng

bào dân tộc và miền núi (CT135-II) (Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày

10/1/2006)

PTKTXH Phát triển Kinh tế - Xã hội

SIDA Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển

Sở NNPTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TCTK Tổng cục Thống kê

UBDT Ủy ban Dân tộc

UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc

UNFPA Tổ chức Dân số và Gia đình Liên hiệp quốc

UNICEF Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

VBSP Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

VHLSS Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Page 6: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Báo cáo 3

“Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(DTMN) và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng DTMN”

I. Lời mở đầu

Dự án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng, thực hiện và giám sát các chính

sách DTTS” (VIE02/001 – SEDEMA & EMPCD) do Chương trình phát triển Liên

Hợp quốc (UNDP) tài trợ cho UBDT thực hiện trong giai đoạn 2008-2012 nhằm nâng

cao năng lực cho UBDT và Ban Dân tộc của ba tỉnh Lai Châu, Quảng Nam và Bình

Phước, trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách dân tộc. Dự án tập

trung vào ba mảng vấn đề liên quan đến năng lực là phát triển thể chế, tăng cường

năng lực lãnh đạo và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ. Dự án hỗ trợ UBDT trong

việc tăng cường năng lực lập chính sách dân tộc thiểu số với các công cụ hoạch định

chính sách dựa trên các nghiên cứu và bằng chứng.

Mục tiêu của Báo cáo “Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền

núi và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi”

nhằm phân tích thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi

và các chính sách đang thực hiện của nhà nước về phát triển nguồn nhân lực vùng

Dân tộc và miền núi. Những phát hiện và kiến nghị của báo cáo nghiên cứu này dự

kiến sẽ hỗ trợ UBDT “Nghiên cứu và xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng

dân tộc và miền núi đến năm 2015 định hướng đến năm 2020”.

TS. Trần Thị Hạnh là trưởng nhóm tư vấn cùng các thành viên khác trong nhóm như

TS. Phạm Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Cao Thịnh, ThS. Hà Quang Khuê, TS. Lò Giàng

Páo, TS. Đặng Văn Thuận và ThS. Trần Trung Hiếu đã thực hiện “Nghiên cứu thực

trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và đề xuất các giải pháp phát

triển nguồn nhân lực vùng DT& MN”. Nhóm nghiên cứu đã nhận được sự chỉ đạo của

Vụ Chính sách Dân tộc, các thành viên của Hội đồng Dân tộc và đặc biệt là Ông

Trịnh Công Khanh, Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu

cũng nhận được sự hỗ trợ của Bà Võ Hoàng Nga và ông Peter Chauldry đại diện

UNDP, Ông Trần Văn Đoài, Bà Trần Đông Phương, các ôngLê Minh Tuấn, Lã

Quang Trung, Peter Chauldry đại diện của Ban Quản lý dự án SEDEMA & EMPCD.

Nhóm tư vấn xin gửi lời cảm ơn đến UNDP, Uỷ ban Dân tộc, Uỷ Ban Nhân Dân và

Ban Dân tộc các tỉnh, Uỷ Ban nhân Dân các huyện và xã, các sở ban ngành tại các cấp

tỉnh và huyện đã có những đóng góp tích cực cho nghiên cứu đánh giá này.

Page 7: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

II. Bối cảnh chung và sự cần thiết phải nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực

vùng dân tộc và miền núi

Trong thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích cả trong tăng trưởng kinh tế

và xoá đói giảm nghèo. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2000- 2010 là 7,2%,

mặc dù trong 2 năm 2008, 2009, tăng trưởng kinh tế có bị giảm mạnh do tác động của

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ USD 402

năm 2000 lên USD 1064 năm 2009. Việt Nam đang chuẩn bị bước sang giai đoạn là

một nước có thu nhập trung bình.1

Thành tích giảm nghèo cũng rất ấn tượng, với tốc độ giảm nghèo từ 58,1% năm 1993

xuống còn 28,9% vào năm 2002, và 14,5% năm 20082. Trong cùng thời gian này tỷ lệ

đói nghèo lương thực giảm từ 24% xuống còn 6,9%. Mức chênh lệch đói nghèo giữa

các nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất giảm từ 18,4% xuống còn 3,5%.3 Tỷ lệ

người có mức sống dưới 1 đô la Mỹ giảm từ mức 39,9% năm 1993 xuống còn dưới

5% năm 2006 và 4,1% năm 2008. Theo tiêu chí của Bộ Lao động- Thương binh và Xã

hội tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,2% năm 2005 xuống còn 9,5% ước tính sẽ đạt được

vào năm 20104. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo của nhóm DTTS thấp hơn nhiều so với

của dân tộc Kinh và Hoa kiều (từ 86,4% năm 1993 xuống còn 50,3% năm 2008 so

với 53,9% năm 1993 xuống còn 8,9% năm 2008). Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã rất

nỗ lực và quyết tâm giảm nghèo ở các vùng DT& MN và hỗ trợ các nhóm DTTS

thông qua các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG), như CTMTQG về Giảm

nghèo, CTMTQG 135, các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo cho 62 huyện khó khăn nhất

theo Nghị quyết 30a…, tỷ lệ nghèo của các nhóm DTTS vẫn còn cao (53,9% năm

2008) và chênh lệch giữa tỷ lệ nghèo trong các nhóm DTTS và các nhóm dân tộc

Kinh và Hoa kiều còn lớn (gần gấp 6 lần).

Mặc dù chênh lệch giữa tỷ lệ nghèo trong các nhóm DTTS và các nhóm dân tộc Kinh

và Hoa kiều còn lớn và giảm chậm nhưng tốc độ tăng mức chi tiêu bình quân của cả

hai nhóm lại khá đồng đều (đều khoảng 2 lần trong giai đoạn 1993- 2008) và chênh

lệch về mức chi tiêu bình quân giữa hai nhóm là khoảng 2 lần.5

Chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt giữa vùng khó khăn

và vùng thuận lợi là khá cao. Giữa nông thôn và thành thị tỷ lệ nghèo là gần gấp 6 lần

vào năm 2008, còn giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Nam bộ là gần 15 lần. Đặc biệt,

Chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa các vùng ngày lớn. Nếu năm 1993 chênh lệch về tỷ lệ

nghèo giữa thành thị và nông thôn và giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Nam bộ là

khoảng hơn 2 lần và gần 2 lần, thì đến năm 2008, các con số này là 6 và 15 lần. Trong

khi đó phần lớn đồng bào DTTS sống ở vùng nông thôn và núi cao và tỷ lệ người

DTTS ở vùng Tây Bắc là cao nhất trong cả nước. Điều này cho thấy những cải thiện

1 Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch 2006- 2010, Bộ KHĐT, 2010 2 TCTK, 2010, Kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình 2008 3 Báo cáo Thiên niên kỷ 2010, Bộ KHĐT 4 Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 2006- 2010 của Bộ LĐ-TB-XH, Dự thảo Kế hoạch 2011- 2015,

7/2010 5 Báo cáo Thiên niên kỷ 2010, Bộ KHĐT

Page 8: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

về điều kiện sống và giảm nghèo ở những vùng nông thôn và vùng khó khăn nhất sẽ

giúp cải thiện về điều kiện sống và giảm nghèo cho đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia “nguyên nhân đói nghèo của đồng

bào DTTS không thể chỉ giải thích bằng các yếu tố địa lý”6, mà cả các khía cạnh khác

nữa như nguồn nhân lực. Điều này thể hiện khá rõ thông qua sự chênh lệch về mức độ

nghèo đói giữa các nhóm DTTS ở một số vùng khó khăn nhất, như Tây Bắc và Tây

Nguyên. Chẳng hạn, ở Hà Giang tỷ lệ nghèo trong nhóm người H’Mông là 42% trong

khi đó người Tày là 19%. Còn ở Tây Nguyên tỷ lệ nghèo trong nhóm người Ê đê, Gia

ra, Banar cao hơn trong số các nhóm DTTS khác (Bault, Pham, và Reilly, 2008b).

Chỉ tính riêng vấn đề năng lực sử dụng ngôn ngữ phổ thông cũng cho thấy vai trò của

nguồn nhân lực đối với việc nâng cao mức sống cho đồng bào DTTS. Theo Bob Bault

và nhóm đồng tác giả (Bob Bault và các tác giả, 2009) các hộ gia đình DTTS ở nông

thôn không nói được tiếng Việt (phải qua phiên dịch) có khả năng nghèo hơn 1,9 lần

so với các hộ biết tiếng Việt và 7,9 lần so với các hộ người Kinh và người Hoa sống ở

nông thôn.7

Phát triển nguồn nhân lực DTTS sẽ là một trong những định hướng chính sách đúng

đắn nhằm giúp cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS. Với vai trò là cơ quan tư vấn

cho Chính phủ trong việc xây dựng, thực hiện và theo dõi- đánh giá thực hiện các

chính sách liên quan đến DTTS, Uỷ ban Dân tộc đã được UNDP hỗ trợ thực hiện Dự

án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách

DTTS”. Trong khuôn khổ dự án này, “Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng

dân tộc thiểu số (DTTS) và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng

DT& MN” đã được thực hiện nhằm giúp UBDT xây dựng Đề án phát triển nguồn

nhân lực vùng DT& MN” với các đề xuất chính sách liên quan đến DTTS trình Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt.

III. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là:

- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện nay vùng dân tộc và miền núi

- Xác định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi đến năm

2015 và 2020

- Đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

Phạm vi của nghiên cứu là toàn vùng dân tộc và miền núi, gồm 51/63 tỉnh thành phố

trực thuộc trung ương (gồm các tỉnh miền núi và các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số

sinh sống), có tính đến việc xem xét, nghiên cứu theo các vùng kinh tế xã hội của cả

nước.

6 Ethnics and Development in Vietnam”, Báo cáo Phân tích quốc gia của NHTG, 2009

7 Bob Baulch và các tác giả (2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Page 9: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực hay chính là yếu tố con người của vùng dân

tộc và miền núi, trong đó chủ yếu tập trung ưu tiên vào đối tượng nguồn nhân lực dân

tộc thiểu số trong cả nước.

IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

Để đạt mục tiêu đặt ra nhóm tư vấn đã tiến hành đánh giá thực trạng nguồn nhân lực

dân tộc thiểu số trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố quốc tế, trong nước và địa

phương có liên quan. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố văn hóa, kinh tế, địa lý và

dân số- xã hội (xem Hình 1).

Hình 1: Khung khái niệm về nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

Áp dụng định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực nêu trên, các hoạt động phát triển

nguồn nhân lực đã được xem xét như một chuỗi các quá trình tạo ra nguồn lao động

khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần, đạt trình độ giáo dục cao, được đào tạo nghề

nghiệp, có lối sống và tác phong phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong

giai đoạn mới. Do đó, trong phạm vi Nghiên cứu này, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

đã được đánh giá, phân tích từ các góc độ có liên quan mật thiết với nhau, như sau:

- Số lượng nguồn nhân lực: bao gồm việc nghiên cứu quy mô dân số, cơ cấu dân số,

phân bổ dân số theo vùng, xu hướng di cư, sở thích của người dân vùng DT& MN

về môi trường sinh sống và các chính sách có ảnh hưởng, như chính sách dân số,

chính sách phát triển miền núi và vùng dân tộc thiểu số…

- Thực trạng thể chất và các chính sách giúp phát triển thể chất: bao gồm việc đánh

giá tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ và các yếu tố có ảnh hưởng đến tình

trạng thể chất như tỷ lệ đói nghèo, khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, nước

sạch, môi trường, giao thông, truyền thông…, các chính sách và hoạt động can

thiệp của nhà nước về dân số, y tế, giáo dục, truyền thông và phát triển nông thôn

nói chung.

- Thực trạng về tinh thần, lối sống, tác phong làm việc…

Page 10: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

- Trình độ học vấn và chuyên môn, nghề nghiệp: bao gồm việc đánh giá thực trạng

về trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng đáp ứng yêu cầu làm việc

trong một môi trường công nghiệp và các chính sách có tác động nhằm nâng cao

khả năng làm việc, như các chính sách quốc gia và địa phương về giáo dục, đào

tạo, tuyên truyền, chính sách lao động và việc làm…

Để có được các minh chứng về thực trạng nguồn nhân lực DTTS, tác dụng của các

chính sách DTTS đã ban hành và mong muốn của người dân cũng như cán bộ chính

quyền vùng DT& MN, nhóm nghiên cứu đã đi thực tế tại 6 tỉnh (ở cả 3 cấp tỉnh,

huyện và xã), ở mỗi tỉnh đánh giá 2 xã – là các địa phương thuộc vùng DT& MN, bao

gồm các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Nam, ĐắkLắk và An Giang.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm nghiên cứu đã áp dụng một số

phương pháp nghiên cứu như sau:

Rà soát, tổng hợp các tài liệu hiện có, bao gồm:

- Các báo cáo nghiên cứu, đánh giá về năng lực, báo cáo tiến độ được soạn thảo

trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng, thực

hiện và giám sát các chính sách DTTS”.

- Các báo cáo nghiên cứu trong và ngoài nước

- Báo cáo kết quả điều tra dân số 2009 và điều tra mức sống hộ gia đình 2008;

- Các báo cáo đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ việc thực hiện các Chương trình, dự án

lớn có liên quan;

- Các tài liệu của Nhà nước và chính quyền các cấp có liên quan đến chiến lược,

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho các vùng DT& MN;

Điều tra và khảo sát thực địa tại 6 tỉnh là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam,

Nghệ An, Đăk Lăk và An Giang.

Hội thảo tham vấn và/hoặc các cuộc họp với các cán bộ UBND, HĐND và đại

diện một số tổ chức quần chúng cấp xã, huyện và cấp tỉnh đã được tổ chức

trong quá trình đi nghiên cứu thực tế tại 6 tình.

Phỏng vấn có định hướng (Guided interview): nhóm nghiên cứu đã thảo luận

với các cán bộ của một số các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền trung ương

và địa phương, các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ … và đã thu

nhận được nhiều ý kiến đánh giá và phản hồi.

V. Thực trạng nguồn nhân lực vùng DTMN

5.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và

miền núi

Page 11: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

5.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân đảm

bảo nguồn sáng tạo, cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu

của tổ chức (Milkovich T. George và Boudreau John, 1996). Nguồn nhân lực còn có

thể được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả

năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995). Ở đây cần

phân biệt khái niệm nguồn nhân lực và lực lượng lao động. Lực lượng lao động được

xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu

nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Nguồn nhân lực là những người đã,

đang và sẽ bổ sung vào lực lượng lao động.

Khi nói đến nguồn nhân lực, tức là nói đến vốn con người. Các yếu tố phản ánh nguồn

nhân lực được thể hiện gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó số lượng thể

hiện ở quy mô; chất lượng thể hiện ở sức khoẻ, thể lực, trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết,

đạo đức, kỹ năng, thẩm mỹ... và thể lực, trí lực, tâm lực là ba yếu tố quan trọng nhất.

5.1.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực

Từ khái niệm về nguồn nhân lực nói chung, chúng ta có thể hiểu nguồn nhân lực vùng

dân tộc và miền núi bao gồm nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và nguồn nhân lực dân

tộc đa số (dân tộc Kinh) hiện đang có tại vùng dân tộc và miền núi nước ta (gồm 51

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Theo định nghĩa của Ủy ban Dân tộc “Phát triền nguồn nhân lực là quá trình tạo ra

nguồn lao động khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần, đạt trình độ giáo dục cao,

được đào tạo nghề nghiệp, có lối sống và tác phong phù hợp với yêu cầu phát triển

kinh tế xã hội trong giai đoạn mới (hội nhập quốc tế, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa) (UBDT, 2009).” Phát triền nguồn nhân lực đòi hỏi phải có sự phối

hợp liên ngành vì đó là quá trình kết hợp giữa giáo dục và đào tạo trong một bối cảnh

có các chính sách y tế và lao động đầy đủ và phù hợp, đảm bảo liên tục hoàn thiện và

phát triển nguồn lực của cá nhân, tổ chức và quốc gia.

5.2. Số lượng, cơ cấu và sự phân bổ nguồn nhân lực của toàn vùng dân tộc và

miền núi

5.2.1. Số lượng nguồn nhân lực vùng DT& MN:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009 cả nước có 51 tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương có dân tộc và miền núi với tổng số 68.194.369 người sinh sống,

chiếm tỷ lệ 79,43% so với tổng dân số cả nước, trong đó số dân là DTTS chiếm

17,96% (xem Bảng 1- Phần Phụ lục). Hiện tại, có 53 thành phân dân tộc thiểu số sinh

sống trên địa bàn cả nước. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tổng

số dân tộc thiểu số là 12.251.436 người, chiếm tỷ lệ 14,27% dân số cả nước và chiếm

gần 18% dân số các tỉnh có dân tộc và miền núi.

Gần một nửa dân số DTTS (48,6%) sống tại vùng trung du miền núi phía Bắc.

Khoảng 30% (29,3%) sống tại các vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung và Tây

Nguyên. Như vậy, có đến gần 80% dân số DTTS sống tại 3 vùng khó khăn nhất trong

Page 12: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

cả nước. Hầu hết các tỉnh trong ba vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và

Duyên hải miền trung và Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hơn (núi non

hiểm trở, xa xôi hẻo lánh, hoặc là vùng chịu nhiều thiên tai như bão, lũ). Các điều

kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh như đường xá, các công t nh thuỷ lợi, điện, cấp

nước sạch... cũng kém hơn ở các tỉnh hai vùng đồng bằng và vùng Đông Nam bộ. Ví

dụ như ở Lai Châu, chỉ có 53% hộ gia đình sử dụng điện nối mạng quốc gia, trong khi

tỷ lệ này lên đến 100% ở một số tỉnh, như Vĩnh Phúc, Hải Phòng8... Cơ sở hạ tầng

kém, điều kiện sinh hoạt khó khăn và địa hình hiểm trở đã làm hạn chế điều kiện và

khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức

khoẻ và môi trường... của người dân vùng DT& MN. Điều này không chỉ ảnh hưởng

đến chất lượng, mà cả số lượng dân số vùng DT& MN.

Mười tỉnh có tỷ lệ dân số là DTTS cao nhất nước là Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn,

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, đều thuộc vùng

trung du miền núi phía Bắc. Mười hai tỉnh có trên 50% dân số là DTTS. Hầu hết các

tỉnh có tỷ trọng cao về dân số là DTTS đều là các tỉnh nghèo.

Năm nhóm dân tộc thiểu số có số dân khá lớn (trên 1 triệu người) là Tày, Thái,

Mường, Khmer và H’Mông (xem bảng 2- Phần Phụ lục). Các nhóm dân tộc này đều

có chữ viết riêng. Nhóm người Tày, Thái, Mường có mức sống, trình độ văn hoá...

không thua kém so với mức trung bình trong cả nước. Mặc dù người Hoa chỉ chiếm

chưa đến 1% dân số, nhưng trong số liệu thống kê về thu nhập bình quân đầu người,

tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ tiếp cận các điều kiện dịch vụ xã hội... nhóm người Hoa và

người Kinh được xếp chung vào một nhóm lớn vì có mức thu nhập và trình độ phát

triển tương đồng với người Kinh, còn lại 52 nhóm DTTS khác được gộp vào một

nhóm lớn.

Năm nhóm dân tộc (Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu, Brâu) có số dân rất ít (dưới 1.000

người) đã được đưa vào danh sách cần quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn 2006- 2010

Chính phủ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số Si La, Pu

Peo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu bên cạnh các chương trình hỗ trợ giảm nghèo toàn quốc

khác.

Sáu nhóm dân tộc (Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Ngái) có số dân từ 1.000 đến

dưới 5.000 người tuy chưa được quan tâm đặc biệt như năm nhóm dân tộc ít người

nhất, nhưng cũng rất đáng lo lắng bởi tốc độ tăng dân số của các nhóm này có xu

hướng chậm hơn, cá biệt một số dân tộc có dân số trong tình trạng tăng rất chậm như:

Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y.... Số dân thuộc một số nhóm dân tộc rất ít người đã giảm

đi đáng kể trong 10 năm qua, như nhóm dân tộc Pu péo (18 người hay gần 3% tổng số

dân Pu Péo) và nhóm dân tộc Si La (131 người hay 18,5%) .

8 Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, TCTK, 2008

Page 13: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

5.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Giống như cơ cấu nguồn nhân lực của cả nước nói chung, nguồn nhân lực toàn vùng

DT& MN và miền núi cũng đang ở trong giai đọan “cơ cấu dân số vàng” (xem Bảng

3- Phần Phụ lục) với 31,03% dân số ở độ tuổi từ 15 trở xuống, trong đó 25,38% dân

số có độ tuổi từ 12 đến 15 (độ tuổi đi học trung học cơ sở). Trong số 8.452.266 người

từ 15 tuổi trở lên gần 10% (4.305.552 người) ở độ tuổi đi học trung học phổ thông

(16-18 tuổi).9

Đối với nguồn nhân lực DTTS, cơ cấu này có khác đôi chút, với 25,55% dân số ở độ

tuổi từ 15 trở xuống, trong đó 28,84% dân số có độ tuổi từ 12 đến 15 (độ tuổi đi học

trung học cơ sở). Trong số 50.769.895 người từ 15 tuổi trở lên (74,45% tổng dân số)

gần 10% ở độ tuổi đi học trung học phổ thông (16-18 tuổi). Cơ cấu này cho thấy

không nằm trong thực trạng “Cơ cấu dân số vàng” như của vùng dân tộc và miền núi

cũng như của cả nước.

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới

Nguồn nhân lực dân tộc thiểu số có cơ cấu mất cân bằng về giới, với tỷ lệ nam giới rất

thấp, chỉ chiếm 42,8%, trong khi đó tỷ lệ nữ chiếm 57,2%. Kết quả này cho thấy cơ

cấu giữa nữ - nam trong dân tộc thiểu số chênh lệch rất lớn (14,4%) so với chênh lệch

chung giữa nữ - nam của cả nước (1,18%) và của các tỉnh vùng dân tộc và miền núi

(0,7%). Một số dân tộc có độ chênh lệch giữa nam và nữ cao và rất cao như: Xtiêng

16,88%, Mnông 16,42%, Chu Ru, Tà Ôi, Lô Lô trên 16%, Khmer - 15,88%, Raglay

- 15,72%.10

Một số dân tộc có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, như: Ơ Đu (nam -

58,2%, nữ - 41,8%), Si La (nam - 52,3%, nữ - 47,7%) ... Điều này đã và đang tác

động không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số hiện nay. Nguyên

nhân mất cân bằng về giới trong các nhóm DTTS là do đàn ông của các nhóm DTTS,

đặc biệt là các nhóm theo chế độ mẫu hệ ít phải làm nương rẫy và việc nhà. Cơ hội để

họ được làm việc và giao tiếp xã hội thấp dẫn đến tình trạng tinh thần trì trệ, dễ mắc

bệnh nghiện rượu đối với đàn ông trong các nhóm DTTS.

- Cơ cấu nguồn nhân lực (lao động) theo các ngành nghề sản xuất

Lao động trong vùng dân tộc và miền núi chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông

nghiệp, đặc biệt là 2 vùng có số lượng và tỷ lệ dân tộc thiểu số cao nhất cả nước là

Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với trên 70% lao động nông nghiệp,

trong khi trên cả nước là 51,9% (Bảng 4- Phần Phụ lục).

Chỉ riêng đối với đội ngũ cán bộ (lao động làmcông tác lãnh đạo, quản lý) tỷ lệ này ở

vùng dân tộc và miền núi chiếm tỷ lệ không thấp hơn so với các vùng khác (0,92% so

với 0,92% trong cả nước) phần nào nhờ chính sách ưu tiên DTTS trong công tác cán

bộ. Các tỉnh đông người dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ lao động

9 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 10 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Page 14: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

làm công tác lãnh đạo, quản lý thấp nhất (tỷ lệ 0,56%), tiếp đến là các tỉnh vùng Tây

Nguyên (tỷ lệ 0,76%) và trung du và miền núi phía Bắc (tỷ lệ 0,85%).

Chính sách ưu tiên DTTS cũng được thực hiện trong việc tuyên truyền bầu cử đại

biểu quốc hội và HĐND các cấp. Trong tổng số các đại biểu Quốc hội khóa XII (493

người), có 87 đại biểu là người dân tộc thiểu số (tỷ lệ 17,7%), thuộc 32/53 thành phần

dân tộc. Ở cấp địa phương, tỷ lệ dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân các cấp

còn cao hơn. Tại nhiệm kỳ 2004 - 2009 tỷ lệ này là 20,53% ở cấp tỉnh, 20,18% ở cấp

huyện và 24,4% ở cấp xã.

Tỷ lệ thành viên ủy ban nhân dân các cấp là người dân tộc thiểu số thấp hơn, tương

ứng bằng: 10,9% (cấp tỉnh), 11,32% (cấp huyện), 17,9% (cấp xã). Điển hình có tỉnh

như Cao Bằng tỷ lệ thành viên là dân tộc thiểu số tham gia ủy ban nhân nhân đạt gần

100%. Thực tế này cho thấy tỷ lệ người dân tộc tham gia hội đồng nhân dân các cấp

(tính cơ cấu được ưu tiên) cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào ủy ban

nhân dân (trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý được ưu tiên).

Hình 2: Cơ cấu ngành nghề làm việc theo vùng

5.3. Thể lực nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

5.3.1. Thực trạng về thể lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

Thể lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi được đánh giá dựa vào một số

chỉ báo chính như tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ suất chết trẻ em, tình trạng bệnh tật và tuổi

thọ bình quân. Về tỷ lệ suy dinh dưỡng, khi xem xét ở 3 tiêu thức đo lường là suy

dinh dưỡng cân nặng/độ tuổi, suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi và suy dinh dưỡng cân

nặng/chiều cao thì tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em vùng dân tộc và miền núi hàng

năm có giảm đi nhưng vẫn cao so với mức trung bình trong cả nước (Bảng 5- Phần

Phụ lục).

Đối với một số nhóm dân tộc thiểu số rất ít người tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao

hơn rất nhiều như dân tộc Mảng- 40,03%, La Hủ- 44%, Cờ Lao- 47,37%... Tỷ lệ suy

dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 24 tháng trong các nhóm DTTS có giảm đôi

Page 15: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

chút, từ 35% năm 1998 xuống còn 33% năm 2006, nhưng lại tăng lên đối với nhóm

trẻ em từ 24 tháng trở lên, từ 54% năm 1998 lên 57% năm 2006. Ngược lại, tỷ lệ suy

dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ em dưới 24 tháng trong các nhóm DTTS tăng lên, từ

13% năm 1998 lên 18% năm 2006, và giảm đi đối với nhóm trẻ em từ 24 tháng trở

lên, từ 11% năm 1998 xuống còn 10% năm 2006.11

Các tỷ lệ này cao hơn khá nhiều

so với tỷ lệ của trẻ em người Kinh và Hoa, cao nhất là tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp

còi của trẻ em dưới 24 tháng năm 1998 với mức chênh là 6% . Đây là một trong

những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ… của

nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi và của dân tộc thiểu số rất ít người.

Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cũng ở mức cao, trong đó một số tỉnh tại 2 vùng miền

núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cao hơn gấp đôi, thậm

chí gần gấp ba mức trung bình trong cả nước, như Lai Châu (47,7%), Điện Biên

(39,7%), Hà Giang (37,5%), Kon Tum (38,2%)… (Bảng 5- Phần Phụ lục)

Tuổi thọ của người DTTS cũng thấp hơn so với tuổi thọ bình quân chung cả nước.

Mức độ chênh lệch giữa tuổi thọ của nam giới và nữ giới cũng cao hơn so với mặt

bằng chung. Nhiều địa phương đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có tuổi thọ

bình quân rất thấp như: Lai Châu - 63,8 tuổi, Lào Cai - 65,8 tuổi, Hà Giang - 66,3

tuổi,… Đối với một số dân tộc ít người, đang cư trú trong các địa bàn khó khăn như

Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, Pu Péo, Rơmăm, Ơ Đu… tuổi thọ bình quân thấp tới

mức báo động (thường chỉ khoảng 50 - 55 tuổi, trong đó tuổi thọ của nam giới thấp

hơn nữ giới rất nhiều).12

Tuổi thọ của dân tộc thiểu số thấp, trong khi tình trạng sinh đẻ chưa được kiểm soát là

một trong những nguyên nhân làm cho cơ cấu dân số ở độ tuổi dưới 15 cao và trên 15

tuổi thấp hơn so với cả nước như đã nêu trong mục 5.2.2.

Mô hình bệnh tật phổ biến của vùng dân tộc và miền núi bao gồm các loại bệnh như

lao, sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, giun ký sinh, trùng

đường ruột, bướu cổ, phong, phụ khoa, bệnh dạ dày, viêm ruột thừa, ngộ độc (thức ăn,

thuốc trừ sâu, củ ấu tầu...), uốn ván, suy dinh dưỡng... Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc

bệnh ở những vùng DT& MN cao hơn so với các vùng khác là: do nhà ở chật trội, tạm

bợ, ẩm thấp, những hạn chế về điều kiện vệ sinh môi trường và tiếp cận nước sạch, tệ

nạn nghiện hút, uống rượu, ngại sử dụng dịch vụ y tế hiện đại… Hơn nữa, phần lớn

các hộ gia đình DTTS là hộ nghèo, thẻ bảo hiểm y tế không đủ trang trải mọi chi phí

cho người bệnh khi phải vào bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện cấp cao. Theo thống kê

của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa ốm không được khám chữa

bệnh cao gấp 4-5 lần miền xuôi13

. Ngoài các bệnh nói trên, gần đây, tại các vùng

DT& MN đã xuất hiện mô hình bệnh tật của các nước phát triển như suy tim, cao

huyết áp, phù phế quản, tắc nghẽn phế quản, đái tháo đường, nhiễm HIV...

Chiều cao trung bình của thanh niên độ tuổi 18-22 ở các vùng miền núi và DTTS

cũng thấp hơn ở một số vùng khác. Ví dụ như theo thống kê về chiều cao năm 2003,

11 Bob Baulch và các tác giả (2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

12 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

13 Bộ Y tế (2008) , Báo cáo chung tổng quan ngành y tế

Page 16: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

chiều cao trung bình của thanh niên độ tuổi 18-22 ở đồng bằng sông Hồng là 164,3

cm (nam) và 153,2 cm (nữ), trong khi đó ở vùng Tây Bắc chiều cao trung bình của

nam thanh niên là 161,8 cm và của nữ thanh niên ở vùng Đông Bắc là 151,7 cm. Theo

Giáo sư tiến sĩ khoa học Hà Huy Khôi, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng VN, yếu tố môi

trường (vệ sinh, dinh dưỡng), chứ không phải yếu tố di truyền ảnh hưởng nhiều đến

sự cải thiện của chiều cao.14

5.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thể lực nguồn nhân lực DTTS

- Tỷ lệ nghèo đói cao:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ em DTTS suy dinh dưỡng và tỷ suất

chết trẻ em dưới 1 và 5 tuổi cao, tuổi thọ trung bình thấp... là do nghèo đói. Mặc dù

Việt Nam đã đạt được thành tích giảm nghèo gây ấn tượng đối với thế giới và tỷ lệ

nghèo đói, kể cả trong các nhóm DTTS, đã giảm mạnh trong gần hai thập kỷ qua, trên

50% dân số thuộc các nhóm DTTS vẫn sống dưới ngưỡng nghèo đói15

. Nghèo đói làm

cho nhiều trẻ em không được chăm sóc đầy đủ ngay từ khi còn là thai nhi. Nghèo đói

làm cho người dân, kể cả trẻ em không được ăn uống đầy đủ, thiếu dưỡng chất, vì

vậy, nhiều người DTTS gầy, yếu, rất dễ mắc các bệnh do sức đề kháng kém. Nghèo

đói dẫn đến bệnh nặng hơn, khó cứu chữa, do không được phòng bệnh và chữa bệnh

kịp thời, đầy đủ. Sức khoẻ kém do nghèo đói càng làm cho người dân trở nên nghèo

đói hơn do không có sức lao động tốt và tốn chi phí cho khám chữa bệnh.

- Phụ nữ ít được quan tâm, kể cả trong thời kỳ mang thai:

Ngoài nguyên nhân nghèo đói các chỉ số dinh dưỡng thấp đối với trẻ dân tộc thiểu số

có thể xuất phát một số yếu tố khác như chiều cao của bố mẹ, tình trạng dinh dưỡng

của người mẹ khi mang thai và suốt 3 tháng đầu của thai kỳ, trình độ học vấn của

người mẹ, môi trường sống,... Nhiều bà mẹ DTTS không được chăm sóc, ăn uống đầy

đủ và phải làm các công việc nặng nề. Mới có khoảng 53% bà mẹ có đi khám thai

trong quá trình mang thai16

. Một số nhóm DTTS theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ

phải cáng đáng hầu hết các công việc nội trợ gia đình và làm nương. Do phải đi làm

nương xa, nhiều phụ nữ mang thai không có thời gian để đi khám thai.

- Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ:

Mặc dù ở hầu hết cả xã vùng DT& MN, kể cả các xã vùng cao, hiểm trở đều đã có

trạm xá xã, người dân trong vùng DT& MN, đặc biệt là sống ở trên núi cao, ít có điều

kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Đường xá xa xôi gây trở ngại lớn cho người

DTTS đi khám, chữa bệnh tại trạm xá xã, nhất là đi chữa bệnh tại các bệnh viện

huyện, tỉnh và trung ương. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của trạm

xá xã cũng còn hạn chế, mặc dù Chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ tăng cường chất lượng

dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ sở thông qua chính sách bố trí bác sỹ về làm việc tại

các trạm xá xã. Tuy nhiên, nhiều xã vùng cao vẫn chưa có bác sỹ vì khó thu hút được

cán bộ y tế từ miền xuôi lên. Chính sách cử tuyển cũng giúp các địa phương vùng

14 Điều tra y tế quốc gia 2003 - Bộ Y tế

15 TCTK, 2010, Báo cáo Điều tra Mức sống hộ gia đình

16 Bộ Y tế (2008) , Báo cáo chung tổng quan ngành y tế

Page 17: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

DT& MN giải quyết một số khó khăn về thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ đạt

chuẩn làm việc cho cấp xã, nhưng vẫn chưa đủ hiệu lực vì một số sinh viên cử tuyển

sau khi tốt nghiệp không muốn về làm việc ở cấp xã.

- Tập quán của một số nhóm DTTS

Nghèo đói cùng với điều kiện tự nhiên khó khăn (xa xôi, đường xá đi lại khó khăn)

càng làm cho nhiều nhóm DTTS duy trì tập quán chữa bệnh không sử dụng dịch vụ y

tế hiện đại. Khoảng gần 40% đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và

khoảng 20% đồng bào các tỉnh Tây Nguyên tự chữa bệnh, mà không đến cơ sở y tế17

.

Tình trạng tự sinh con tại nhà thiếu sự giúp đỡ của các nhân viên y tế vẫn xảy ra, đặc

biệt vùng sâu, vùng xa và một số dân tộc thiểu số, ví dụ như người Mơ Nông, Cờ Ho

ở Quảng Nam. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ suất chết trẻ dưới 1

tuổi và tỷ suất chết mẹ cao trong các nhóm DTTS. Khoảng cách đến trạm y tế xã xa

chỉ là nguyên nhân thứ yếu, mà chủ yếu do phong tục tập quán. Ở Tahbin hay Cà Di,

huyện Nam Giang, Quảng Nam, nhiều phụ nữ sinh con tại nhà mặc dù nhà chỉ cách

trạm xá xã 1-2 km.

Tình trạng tảo hôn chưa được kiểm soát thể hiện ở tỷ lệ kết hôn trước 19 tuổi còn cao:

15% đối với nam, 36,8% đối với nữ ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và 10%

đối với nam, 31,8% đối với nữ ở Tây Nguyên...18

Có một số trường hợp kết hôn ở độ

tuổi 13-14 (Hộp 1). Tình trạng tảo hôn tồn tại là do nhiều nhóm dân tộc thiểu số có

tập tục bắt vợ từ sớm và do nhận thức, hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn

chế…. Vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp hôn nhân cận huyết thống trong một số

nhóm dân nhóm rất ít người (dưới 10 nghìn người như Mảng, La Hủ, Cờ Lao, Kháng,

Mông, Dao, Xinh Mun Gia Rai, Ê Đê, Lô Lô…) dẫn đến tình trạng giảm dân số của

các nhóm DTTS này.

Hộp 1: Tảo hôn ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu)

Bản Hua Bon, xã Phúc Khoa, tỉnh Lai Châu là nơi có 100% người Mông sinh sống.

Hầu hết phụ nữ đã kết hôn trước 16 tuổi, có trường hợp kết hôn từ năm 13 tuổi. Số

con bình quân của một phụ nữ ở bản là 5 đến 6 con. Ở xã Hố Mít, huyện Tân Uyên,

nơi đồng bào dân tộc Mông sinh sống tình trạng tảo hôn cũng xảy ra phổ biến, hầu

hết nữ giới kết hôn trước 16 tuổi, thậm chí con của các đồng chí lãnh đạo cũng tảo

hôn. Trên địa bàn vùng cao, đồng bào dân tộc không làm giấy khai sinh, vì thế

chính quyền không có cơ sở để xử lý các cặp vợ chồng tảo hôn.

(Nguồn: Phỏng vấn các cán bộ huyện Tân Uyên)

Đông con cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nghèo đói, tăng tỷ lệ

suy dinh dưỡng trẻ em. Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc quy mô bình quân một

17 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

18 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo Kết quả thực hiện chiến lược xây dựng gia đình

Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010

Page 18: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

hộ là 4 người, với 31,4 % số hộ có từ 5 con trở lên, còn ở Tây Nguyên quy mô bình

quân một hộ là 4,1 người, với 35,9 % số hộ có từ 5 con trở lên.19

Phần lớn thanh niên

vùng dân tộc và miền núi nhất là vùng sâu vùng xa, khó khăn về hạ tầng cở sở chưa

được tiếp cận các kiến thức trước hôn nhân, nhất là kiến thức về sức khỏe sinh sản và

kỹ năng làm mẹ cho nữ thanh niên chưa lập gia đình. Học sinh trong các trường phổ

thông cũng ít được giáo dục về sức khỏe sinh sản và các kiến thức có liên quan.

Ở một số nơi, các tệ nạn nghiện hút, nghiện rượu vẫn tái diễn làm huỷ hoại sức khoẻ

của nhiều người, đặc biệt làm nam giới DTTS. Đàn ông trong một số dân tộc theo

truyền thống mẫu hệ rất ngại làm nương và việc nhà, vì theo truyền thống họ phải

chịu trách nhiệm đi săn, đi rừng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn diện tích rừng đã được

giao khoán trực tiếp và ngày càng bị thu hẹp làm cho họ trở nên thất nghiệp. Một số

cùng vợ đi làm nương, một số ngồi nhà chờ được thuê việc. Vì vậy, rất nhiều người

trong số họ đã lấy rượu giải khuây. Đây cũng là một trong những nguyên dẫn đến

chênh lệch lớn về tuổi thọ bình quân giữa nam và nữ DTTS và tỷ lệ nam giới trong

tổng dân số DTTS thấp hơn nữ giới nhiều.

- Nước sạch và vệ sinh môi trường:

Tình trạng ăn ở và thói quen sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, cùng với tình trạng thiếu

nước sạch đã dẫn đến các loại bệnh như lao, sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất

huyết, tả, lỵ, thương hàn, giun ký sinh, trùng đường ruột, bướu cổ, phong, phụ khoa,

bệnh dạ dày, viêm ruột thừa, ngộ độc, uốn ván, suy dinh dưỡng... trở thành mô hình

bệnh tật phổ biến của vùng dân tộc và miền núi. Tại các vùng miền núi cao, vùng sâu

vùng xa, trung bình mỗi hộ thiếu nước 2 tháng/năm. Phần lớn các hộ gia đình sử dụng

nước mưa và nước suối cho ăn uống sinh hoạt. Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước hợp

vệ sinh và tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh là rất thấp so với tỷ lệ hộ có nguồn

nước hợp vệ sinh (86,7%) và tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh (54%) bình quân toàn quốc,

ví dụ như ở tỉnh Lai Châu tương ứng là 17,2% và 14,3%; ở tỉnh Điện Biên là 29,9%

và 17,8%; Sơn La là 29,7% và 22,1%; Hà Giang là 32,2% và 22,0%....20

Về mùa khô

nhiều bản làng ở vùng cao phải đi xa từ 5 đến 10 km mới lấy được nước sinh hoạt.

Hầu như tất cả các bản làng vùng cao, nơi đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống

không gia đình nào có công trình vệ sinh. Vừa qua Chương trình 135 đã hỗ trợ mỗi hộ

gia đình 1 triệu đồng, để làm nhà vệ sinh, nhưng phần lớn các hộ dân nghèo nên

không có tiền góp thêm.

5.4. Thực trạng về trí lực

5.4.1. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trí lực là thành tố quan trọng trong việc hình thành và quyết định chất lượng nguồn

nhân lực. Để đánh giá về trí lực, cần xem xét dưới nhiều góc độ, trong đó vấn đề trình

độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật được xem như là 2 tiêu chí cơ bản để nghiên cứu,

phân tích.

19 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

20 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Page 19: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

- Về trình độ học vấn:

Việt Nam đã đạt thành tích to lớn trong việc giải quyết nạn mù chữ. Tỷ lệ biết chữ của

số dân từ 15 tuổi trở lên tăng liên tục qua 3 cuộc tổng điều tra (năm 1989 là 88%, năm

1999 là 90%, và 93,5% vào năm 2009, trong đó vùng nông thôn là 92,0%). Tỷ lệ biết

chữ theo nhóm tuổi đã được cải thiện một cách đáng kể. Tỷ lệ biết chữ của nhóm 50

tuổi vào năm 2009 trở lên là 87,2%, trong khi đó tỷ lệ biết chữ của nhóm tuổi từ 15 –

17 tuổi là 98% đối với cả nam và nữ. Sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của nông thôn và

thành thị cũng không cao (97% ở thành thị và 92% ở nông thôn)21

.

Mặc dù có những thành tích như vậy trên toàn quốc, tỷ lệ dân số không biết chữ tại

các vùng DT& MN vẫn còn khá cao. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, với tỷ lệ

dân số là DTTS cao nhất, cũng là vùng đứng đầu về tỷ lệ dân số trên 15 tuổi không

biết chữ (12,7%). Vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ ba

và thứ tư trong cả nước về tỷ lệ dân số là người DTTS, nhưng có tỷ lệ dân số không

biết chữ cao thứ hai và thứ ba, tương ứng là 11,73% và 8,4%. Đối tượng không biết

chữ chủ yếu rơi vào những người có độ tuổi cao (trên 40 tuổi), một số địa phương có

tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (từ 15 trở lên) không biết chữ cao như: Lai Châu-

42,6%, Hà Giang- 34,5%, Điện Biên- 32,4%, ... (Bảng 6- Phần Phụ lục).

Tỷ lệ không biết chữ ở các vùng DT& MN cao chủ yếu là do nhiều người trong các

nhóm DTTS không đi học, hoặc có đi học, nhưng thời gian đi học ít và chất lượng học

tập không cao do những khó khăn về ngôn ngữ, điều kiện học tập (trường lớp tồi tàn,

thiếu đồ dùng học tập), điều kiện sống (đường xá xa xôi, cách trở, nghèo đói) và cách

truyền đạt của thày cô giáo và chương trình học chưa phù hợp.

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên

chưa từng đi học trong một số nhóm DTTS cao, như H’Mông (61,4%), Khmer

(23,9%) và một số dân tộc khác (23,3%).22

Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình

trạng biết chữ của các nhóm DTTS này. Nếu tính theo vùng, vùng Trung du và miền

núi phía Bắc, Vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng chiếm vị trí

nhất, nhì, ba về tỷ lệ dân số trên 15 tuổi chưa đi học tại thời điểm điều tra dân số

2009. Tỷ lệ không biết chữ cao tại ba vùng này vào năm 2009 chủ yếu là do tỷ lệ

không đi học cao của nhiều năm trước đây. Chẳng hạn như, tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở

lên chưa từng đi học năm 1999 của dân tộc La Hủ là 90,5%, Mảng: 71%, H’Mông:

69%, Hà Nhì: 67%, Lô lô: 66,3%. Điều này có nghĩa là gần như hầu hết người La Hủ

không đến trường. Một điều rất đáng suy nghĩ là bốn trong số 5 nhóm dân tộc ít người

nhất là Sila, Ơ đu, Pu péo và Rơ Măm có tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi

học vào năm 1999 không hề cao, thậm chí tỷ lệ này của người Ơ đu cao hơn không

nhiều so với mức bình quân trong cả nước (14% so với 9,8%)23

.

Tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số vùng

DT& MN, như vùng trung du miền núi phía bắc, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng

21 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

22 TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

23 TCTK, 2000, Tổng điều tra dân số 1999

Page 20: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

bằng sông Cửu long, thấp hơn mức trung bình trong cả nước. Chênh lệch giữa ba

vùng này với mức bình quân cả nước về tỷ lệ trẻ em đi học tăng dần từ cấp tiểu học,

lên THCS và THPT. Tỷ lệ trẻ em đi học cấp tiểu học của ba vùng này tương ứng là

92%, 93% và 93% so với mức bình quân trên cả nước là 94%. Mức chênh lệch so với

tỷ lệ trung bình cả nước đối với cấp tiểu học tăng từ 1-2% tăng lên 4% (vùng Tây

Nguyên) và gần 14% (vùng Đồng bằng sông Cửu long) đối với cấp THCS và gần 9%

(vùng trung du miền núi phía bắc), 12,4% (vùng Tây Nguyên) và gần 19% (vùng

Đồng bằng sông Cửu long) đối với cấp THPT. Qua hình 3 có thể thấy mức chênh lệch

giữa tỷ lệ đi học cấp tiểu học với cấp THPT cao nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu

Long, còn nếu tính theo tỉnh thì cao nhất là ở Lạng Sơn và Hà Giang.

Hình 3: Tỷ lệ đi học các cấp phổ thông, theo vùng, năm 2009

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010

Mức chênh lệch so với tỷ lệ đi học trung bình toàn quốc tăng dần theo cấp học cùng

đồng hành với mức chênh lệch về tỷ lệ bỏ học, không hoàn thành cấp học ở các vùng

dân tộc và miền núi so với tỷ lệ trung bình toàn quốc. Theo Bob Baulch phần lớn học

sinh từ nhóm dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc bỏ học trong giai đoạn giữa lớp 2 và

3, tức là vào độ tuổi mà trẻ phải di chuyển từ lớp học ở làng (lớp cắm bản) sang trụ sở

chính của trường tiểu học. Ở vùng núi phía Bắc, do địa hình hiểm trở và xa xôi, trẻ em

học ở trường tiểu học thường phải đi bộ khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để đến trường.

Đối với học sinh từ Nhóm Tây Nguyên, tỉ lệ bỏ học cao nhất là từ lớp 6 lên lớp 7, đặc

biệt là nữ. Ở nhóm Khmer-Chăm bỏ học nhiều nhất là giữa lớp 4 và lớp 6. Do đã bỏ

học nhiều ở lớp dưới, tỷ lệ bỏ học ở cấp THPT của học sinh người Khmer và Chăm

trở nên khá thấp.24

Một điều thú vị là, tỷ lệ bỏ học cao không phải ở các tỉnh có điều kiện tự nhiên khó

khăn, hiểm trở, như Hà Giang, Sơn La, Lai Châu (tất nhiên là có cao hơn mức bình

quân toàn quốc- xem Bảng 8, Phần phụ lục), mặc dù cho đến nay đường xa thường

24 Bob Baulch và các tác giả (2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Page 21: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ em

tiểu học. Rõ ràng các lớp cắm bản phát triển tại các tỉnh miền núi phía Bắc rất khó

khăn này nhằm tạo điều kiện cho học sinh bớt phải đi học xa đã có tác dụng giảm tỷ lệ

bỏ học cấp tiểu học ở những tỉnh miền núi cao này. Hiện tại (2009), tỷ lệ bỏ học ở cấp

tiểu học cao nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, như Sóc Trăng (15,4%), Cà

Mau (7%), Kiên Giang (5,7%) và Bạc Liêu (5,5%) và Tây Nguyên như Đắc Nông

(6,1%) và các vùng khác, như Tây Ninh (6,6%). Chuyển sang cấp THCS, tỷ lệ bỏ học

tăng cao, nhất là ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, như Sóc Trăng (28,3%),

Cà Mau (23%), Trà Vinh (18,5%), Bạc Liêu (17,2%), An Giang (16,3), Kiên Giang

(16,1%)... Tỷ lệ bỏ học cao và có tỷ lệ người Khmer sinh sống đông ở vùng Sóc

Trăng, Trà Vinh cho thấy có thể chương trình học chưa phù hợp với văn hoá và tập

quán của học sinh Khmer.

Tỷ lệ đi học các cấp thấp ở một số vùng dân tộc và miền núi đã dẫn đến tỷ lệ dân số từ

5 tuổi trở lên tốt nghiệp các cấp học thấp. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học vùng dân

tộc thiểu số thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước. Năm học 2005-2006, ở các vùng Tây

Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ hoàn thành cấp THCS chỉ đạt

khoảng 58%, trong khi mức bình quân cả nước là 78%. Số năm trung bình để hoàn

thành một cấp học của học sinh dân tộc thiểu số cao hơn mức chung của cả nước, ví

dụ như số năm trung bình để hoàn thành cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

bình quân cả nước tương ứng là 4,92 và 3,71 năm, trong khi đó ở vùng Tây Bắc là

6,57 và 4,12 năm, Tây Nguyên là 7,1 và 4,1 năm, Đồng bằng sông Cửu Long là 6,6 và

4,9 năm.25

Mặc dù tỷ lệ đi học cấp tiểu học ở hầu hết các tỉnh, kể cả tỉnh đông người DTTS liên

tục tăng và đã đạt mức khá cao, chất lượng giáo dục ở một số vùng dân tộc và miền

núi vẫn kém hơn so với mức bình quân cả nước. Kết quả khảo sát cuối năm học 2006

- 2007 ở 6 tỉnh có đông học sinh dân tộc là Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum,

Đăk Nông, Trà Vinh cho thấy: môn Toán đạt chuẩn 56,54% (cả nước 70,80%), dưới

chuẩn 25,1% (cả nước 14,25%); môn Tiếng Việt đạt chuẩn 53,68% (cả nước 71,07%),

dưới chuẩn 28,57% (cả nước 18,03%).26

Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học - Chống mù chữ (PCGDTH - CMC) được triển

khai rộng khắp trên cả địa bàn vùng dân tộc và miền núi, kết quả của chương trình

đem lại là rất khả quan. Tính đến thời điểm năm 2009 có 71% xã đặc biệt khó khăn đã

hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Trong khi tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT trong cả nước tương ứng là 28,9% và

12,1%, thì tỷ lệ này ở ba vùng DT& MN (là vùng trung du miền núi phía bắc, vùng

Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu long) tương ứng là 28,7%; 27,6%; 17,4%

và 9,5%; 8,4% và 6,4%. Các tỷ lệ này của một số nhóm DTTS, ví dụ như H’Mông,

KhMer, Thái và các nhóm DTTS khác thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong cả

nước (Bảng 9). Trình độ học vấn tốt nghiệp THCS và THPT chính là nền tảng để tiếp

25 Ủy ban Dân tộc, 2010, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và

chính sách đại đoàn kết dân tộc

26 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008, Báo cáo đánh giá kết quả tiểu học

Page 22: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

tục vào học các trường kỹ thuật nghề, cao đẳng và đại học. Như vậy, cơ hội để theo

học các trường kỹ thuật nghề, cao đẳng và đại học của nhiều nhóm dân tộc, đặc biệt là

các nhóm DTTS trong ba vùng nói trên bị hạn chế hơn ở các vùng khác.

- Thực trạng chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực vùng DT& MN:

Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong độ tuổi ở một số vùng DT& MN

cũng đáng lo ngại. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo ở các vùng

DT& MN cao hơn nhiều so với mức trung bình. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và

Tây Nguyên là 2 vùng có tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa qua đào tạo cao nhất trong

cả nước (trên 90%), trong đó 17 tỉnh có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lên đến trên

90%, thậm chí trên 94% như Trà Vinh, Sóc Trăng ... (Bảng 10). Tỷ lệ lao động chưa

qua đào tạo ở một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng rất cao là hoàn toàn nhất quán với

thực trạng tỷ lệ bỏ học cao ở cấp tiểu học và THCS tại các tỉnh này cao. Tỷ trọng dân

số đã qua đào tạo của các nhóm DTTS ở các bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại

học thấp, trong đó tốt nghiệp cao đẳng, đại học rất thấp: Thái - 1,6%; Mường 2,0%,

Khmer 1,0%; Mông - 0,3%, các dân tộc thiểu số khác cũng chỉ đạt 1,5%.

5.4.2. Một số yếu tố chính có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng

DT& MN

- Tỷ lệ nghèo đói cao:

Giống như phần thể lực, tỷ lệ đói nghèo cao trong nhiều nhóm DTTS và trong một số

vùng DT& MN là một trong những nguyên nhân đã dẫn đến những khó khăn cho việc

học tập của trẻ em DTTS. Nghèo đói được coi là một trong 5 nhóm nguyên nhân

chính dẫn đến bỏ học, nhất là đối với học sinh nữ, thậm chí còn là nguyên nhân hàng

đầu theo các học sinh H’Mông, J’rai và Khmer trả lời phỏng vấn.27

Đối với các em

gái người dân tộc H’Mông, J’rai và Khmer thì bỏ học để ở nhà làm việc giúp đỡ gia

đình là nguyên nhân quan trọng thứ hai28

.

Nghèo đói có thể dẫn đến sức khoẻ kém, hạn chế khả năng tiếp thu bài giảng của các

học sinh vùng DT& MN. Cảm giác đói bụng và sự lo lắng cho gia đình có thể làm cho

một số học sinh, nhất là các học sinh lớp lớn mất tập trung tư tưởng khi nghe giảng,

làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

- Rào cản về ngôn ngữ:

Phần lớn học sinh DTTS gặp khó khăn về ngôn ngữ khi tới lớp. Đánh giá xã hội quốc

gia (CSA) cho thấy phần lớn con em đồng bào dân tộc thiểu số nói tiếng dân tộc mình

ở nhà và chứng tỏ rằng “Nhiều trẻ em dân tộc thiểu số từ ngày đầu tiên đi học đã

không được dạy bằng tiếng Việt”.29

Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn

về ngôn ngữ trước khi đi học mà nhiều học sinh DTTS gặp phải là do các em thiếu

được chuẩn bị trong giai đoạn ở lứa tuổi mầm non. Trong thời gian vừa qua giáo dục

27 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS

28 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS

29 Bob Baulch và các tác giả (2009), Nghèo ở các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Page 23: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

mầm non chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ phòng học mầm non kiên cố chỉ đạt

30,30%, còn lại là phòng học bán kiên cố (52,57%) và phòng học tạm (11,87%).

Thậm chí 17,13% tổng số các phòng học cho giáo dục mầm non là đi mượn của các

cấp học khác, hoặc sử dụng tạm nhà kho HTX cũ, hoặc phòng của trụ sở UBND xã.

Vùng có phòng học tạm nhiều nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ 26,41%

phòng học tạm, đặc biệt là Điện Biên - 53,35%, Sơn La - 46,55%, Lai Châu - 46,36%

and Hà Giang - 23,68%.30

Đội ngũ giáo viên mầm non vùng DT& MN thiếu cả về số lượng và chất lượng. Theo

đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009 hiện còn thiếu có 12.279 giáo viên

mầm non so với nhu cầu của các địa phương. Về trình độ chuyên môn, vẫn còn 8.210

giáo viên chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 5,7%. Tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn cao nhất

là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (9,2%), tiếp đến Tây Nguyên (gần 8%), rồi đến

vùng miền núi phía Bắc là (7,5%)... Với những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ

giáo viên và điều kiện kinh tế của các gia đình, tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo, đặc biệt

là trẻ các nhóm từ 3 đến 5 tuổi, chưa cao.

- Phương pháp giảng dạy chưa lấy học sinh làm trung tâm:

Mặc dù phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm đã được tuyên

truyền áp dụng, nhất là trong 5 năm qua khi 14 tỉnh miền núi phía Bắc được hỗ trợ thí

điểm áp dụng cách tiếp cận này trong khuôn khổ dự án “Đào tạo giáo viên Việt- Bỉ”

vừa mới kết thúc năm 2010, ở phần lớn các trường, phương pháp dạy học chính vẫn là

đọc chép. Do thời gian trên lớp ngắn, chương trình học nặng, các giáo viên thường ít

dành thời gian cho các học sinh chậm tiếp thu, nhút nhát. Trong khi đó, do rào cản về

ngôn ngữ, khi mới đến trường, hầu hết các học sinh dân tộc đều gặp khó khăn về tiếp

thu bài mới và vì vậy, thường nhút nhát, ít dám phát biểu trên lớp. “Chỉ một số học

sinh ngồi các bàn đầu được thày cô giáo hỏi bài, còn lại gần 2/3 lớp không được tham

gia trong suốt tiết học”.31

Điều đó đã làm giảm cơ hội tham gia trên lớp của các học

sinh DTTS, nhất là học sinh kém. Khó khăn trong tiếp thu bài vào những năm đầu đi

học lại tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em trong những năm tiếp

theo. Với cách dạy học không lấy học sinh làm trung tâm, các học sinh học kém luôn

luôn ít có cơ hội tham gia để hiểu bài, và lỗ hổng kiến thức ngày một rộng.

Để áp dụng phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi đội ngũ giáo

viên phải được đào tạo về phương pháp này và dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị

bài giảng. Vì vậy, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và tâm

huyết với học sinh. Hiện tại, vẫn còn tỷ lệ khá cao giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn

(phải được đào tạo thấp nhất là theo hệ Cao đẳng). Ở các điểm trường chính tỷ lệ giáo

viên có trình độ 9 + 3 hoặc thấp hơn là 37%, còn các điểm trường lẻ tỷ lệ này là 78%.

Tại nhiều tỉnh tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo dưới chuẩn còn cao: Kon Tum

15,72%, Đăk Lăk 13,98%, Đăk Nông 7,37%, Trà Vinh 7,23%... Tỷ lệ giáo viên đạt

yêu cầu về năng lực chuyên môn ở cấp trung học cơ sở là 66,48% và trung học phổ

30 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Báo cáo tình hình cơ sở vật chất trong giáo dục

31 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS

Page 24: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

thông là 59,80%; và yêu cầu về năng lực sư phạm là gần 90% đối với trung học cơ sở

và 85% đối với trung học phổ thông.32

- Chương trình học chưa thực sự phù hợp với học sinh nhiều nhóm DTTS:

Cho đến nay, một chương trình học khung duy nhất vẫn được áp dụng cho toàn quốc,

không phân biệt thành thị, nông thôn, học sinh là người Kinh hay DTTS. Mặc dù gần

đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dành 30% chương trình học phổ thông cho phép các

địa phương điều chỉnh chương trình cho phù hợp với nhu cầu và ðiều kiện thực tế của

ðịa phýõng, chýõng trình học vẫn chưa thực sự phù hợp với học sinh nhiều nhóm

DTTS. Một số môn học khó tiếp thu, nhưng lại không thực sự hữu ích cho học sinh

nông thôn vùng núi cao, vì vậy, dễ gây chán nản cho học sinh.

Đối với một số nhóm DTTS có chữ viết, sống tách biệt với người Kinh, dạy học bằng

tiếng dân tộc có thể thuận lợi hơn đối với trẻ em DTTS để tiếp thu bài giảng.

Bài giảng về hướng nghiệp đã được đưa vào chương trình học từ lớp 9 (cấp THCS)

với một tiết trong cả tháng và ở cấp THPT, cũng với một tiết trong cả tháng. Bài

giảng về hướng nghiệp thường do hiệu trưởng hoặc một giáo viên bất kỳ theo sự phân

công của Lãnh đạo nhà trường thực hiện. Các giáo viên này hầu như không được đào

tạo về hướng nghiệp, trừ các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Phòng GD-ĐT huyện tổ

chức để giới thiệu về định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong huyện, trong tỉnh. Vì

vậy, học sinh phổ thông hầu như chưa được hướng nghiệp thực sự. Hầu hết các em tốt

nghiệp THCS, nếu muốn tiếp tục học, thì chỉ biết một con đường là học THPT, còn

đối với các em tốt nghiệp THPT- là phải thi đại học hoặc đi học cử tuyển. Do vậy,

một số học sinh không đủ năng lực vẫn thi đại học gây tốn kém sức lực và tiền của

cho bản thân, gia đình và xã hội. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao

đẳng của các tỉnh miền núi rất thấp. Theo báo cáo của tỉnh Lai Châu, năm học 2009 -

2010 cả tỉnh chỉ có 6 em thi đỗ vào các trường đại học.

- Quan hệ giữa giáo viên và học sinh:

Mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán và văn hoá riêng làm cho các thày cô giáo có

thể không hiểu được học sinh thuộc nhóm DTTS khác của mình. Tại 6 tỉnh khảo sát là

Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Lắc và An Giang, khoảng 50% giáo

viên không phải người dân tộc. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều tại Hà Giang và Lai Châu,

với 85,7% và 61,1% giáo viên tại các trường trong xã là người Kinh. “Một số học sinh

DTTS cho biết không muốn đi học vì ngại thày cô mắng khi không hiểu bài”33

. Ngay

cả khi giáo viên là người DTTS, học sinh thuộc một số nhóm DTTS vẫn gặp khó khăn

khi giao tiếp với thày, cô vì thông thường trong một lớp ở vùng DT& MN có vài đến

nhiều nhóm DTTS cùng học.

Trong 5 năm gần đây, đội ngũ giáo viên tiểu học vùng dân tộc và miền núi từng bước

được chuẩn hoá và ổn định. Theo báo cáo đầu năm học 2007-2008, đội ngũ giáo viên

32 Ủy ban Dân tộc, 2010, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và

chính sách đại đoàn kết dân tộc” 33 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS

Page 25: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

tiểu học là người dân tộc thiểu số có 39.865 người (năm 2008 là 38.763 người), chiếm

tỷ lệ 10,86% so với tổng số giáo viên tiểu học cả nước. Đối với đội ngũ giáo viên là

người dân tộc thiểu số, năm 2009 có 29.631 người, chiếm tỷ lệ 6,48% giáo viên trung

học của cả nước năm 2009, trong đó giáo viên trung học cơ sở là 22.852 người, chiếm

tỷ lệ 7,2% và giáo viên trung học phổ thông là 6.779 người, chiếm tỷ lệ 4,84% so với

tổng số giáo viên cùng cấp của cả nước. Như vậy, có thể thấy rằng so với cả nước,

đội ngũ giáo viên vùng dân tộc và miền núi nói chung và giáo viên dân tộc thiểu số

nói riêng còn ít về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn.

- Điều kiện đi lại và cơ sở vật chất của nhà trường:

Đi học xa là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở học sinh vùng DT&

MN đến trường. Mặc dù hiện nay ở cấp tiểu học, nhiều xã xa xôi, hẻo lánh đã thành

lập các điểm trường lẻ tại các thôn bản để giúp các em đi học dễ dàng hơn, tỷ lệ bỏ

học ở cấp tiểu học ở một số tỉnh đông DTTS vẫn cao như phân tích ở phần 5.4.1.

Đối với cấp THCS và THPT, hiện nay, hầu hết các xã đã có trường trung học cơ sở

hoàn chỉnh, các huyện đã có trường trung học phổ thông, nhiều huyện có thêm trường

trung học phổ thông cụm xã... Ngoài ra, hệ thống giáo dục chuyên biệt (dành cho đối

tượng con em của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn) đã

được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ, góp phần đắc lực cho việc phát

triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi trong nhiều năm qua. Số lượng các

trường chuyên biệt (trường nội trú, bán trú) đã tăng nhanh, từ 81 vào năm 1989 –

1990, lên 284 trường phổ thông dân tộc nội trú năm 2009-2010. Hầu hết các trường

đều được đầu tư, xây dựng kiên cố, bán kiên cố, trang bị phương tiện dạy, học và ở

nội trú, cơ bản đáp ứng yêu cầu cho giáo viên và học sinh 2 cấp: trung học cơ sở và

trung học phổ thông. Tuy nhiên, do nhu cầu học tập ngày càng tăng tại các địa

phương có đông người dân tộc thiểu số sinh sống; do nhiều trường DTNT tuyển sinh

vượt quy mô... đã dẫn đến hiện tượng quá tải ở một số trường DTNT (thiếu cơ sở vật

chất, giáo viên, công trình phụ trợ...). Một số địa phương (Bạc Liêu, Cà Mau) do tỷ lệ

người dân tộc thiểu số ít, chỉ có 1 trường PTDTNT, nên đa số học sinh phải đi học rất

xa, do vậy không thu hút được học sinh trong diện đối tượng ưu tiên.

Để khắc phục tình trạng quá tải của các trường dân tộc nội trú, các tỉnh vùng DT&

MN đã áp dụng mô hình trường “bán trú dân nuôi”. Tuy nhiên, mô hình này đang gặp

một số khó khăn như: nơi ăn, ở của học sinh bán trú còn thiếu thốn, chưa đảm bảo an

toàn. 82,81% trường chưa có giường chắc chắn cho học sinh bán trú; 92,19% trường

chưa có chỗ ở bán trú đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu; nhiều khu bán trú

không có hoặc thiếu nhà vệ sinh, nhà tắm, 16,92% trường chưa có nhà vệ sinh;

84,38% trường chưa có nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, do tỷ lệ hộ nghèo

ở vùng dân tộc và miền núi hiện nay còn cao nên khả năng cung cấp lương thực của

gia đình cho con em thường không liên tục, khiến các em có thể bị đứt bữa, đặc biệt

vào những kì giáp hạt. Sự quyên góp, ủng hộ của cộng đồng và các tổ chức xã hội cho

học sinh bán trú chưa thường xuyên.

Page 26: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

5.5. Tâm lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

5.5.1. Thực trạng về tâm lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

Tâm lực là một yếu tố quan trọng hình thành nên chất lượng của nguồn nhân lực.

Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ giới hạn khi xem xét yếu tố tâm lực ở các khía

cạnh cụ thể về nhận thức, hiểu biết xã hội và kỹ năng sống, tính năng động và thích

ứng trong môi trường mới, tác phong và kỷ luật lao động của nguồn nhân lực vùng

dân tộc và miền núi.

- Về nhận thức, hiểu biết xã hội và kỹ năng sống:

Số lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số khá dồi dào, nhận thức, hiểu biết xã

hội và kỹ năng sống của phần lớn nguồn nhân lực được hình thành chủ yếu qua tích

lũy kinh nghiệm từ các họat động sản xuất, đời sống và được truyền từ đời này sang

đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác trong phạm vi một dòng họ, một cộng đồng,

một dân tộc cụ thể. Tuy nhiên, khả năng hội nhập quốc tế và trong nước còn rất hạn

chế, kỹ năng sống chưa được hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển chung của xã

hội, gây rào cản về phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi nói chung và

của một số nhóm dân tộc thiểu số nói riêng. Nguyên nhân của vấn đề này là do điều

kiện địa bàn cư trú khó khăn, phức tạp, nhiều vùng dân cư sống khá biệt lập với bên

ngoài, ít có cơ hội giao lưu trong khi hạ tầng cở sở và các dịch vụ xã hội chưa phát

triển, các rào cản về ngôn ngữ, trình độ học vấn thấp, khó khăn trong việc tự điều

chỉnh để phù hợp với môi trường mới luôn thay đổi.

- Tính năng động và thích ứng trong môi trường làm việc mới:

Như đã phân tích, thực trạng ngành nghề sản xuất của vùng dân tộc và miền núi chủ

yếu là nông nghiệp truyền thống với ruộng đất manh mún, tư liệu giản đơn, sản xuất

mang tự tính tự nhiên. Nền kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp đã làm cho người dân

sống ít hướng ngoại. Cùng với các rào cản về thể chế, điều này đã làm giảm cơ hội

trong việc tiếp cận và hòa nhập với kinh tế thị trường đầy tính năng động. Những yếu

tố này đã làm hạn chế đến tính chủ động, sáng tạo, cũng như khả năng thích ứng của

nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi.

- Tác phong và kỷ luật lao động:

Nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi thường có tố chất cần cù chịu khó, nhưng

tính thời vụ và tự do được thể hiện rất rõ nét trong các hoạt động sản xuất, đời sống

với tác phong, kỹ năng và kỷ luật lao động không cao. Bên cạnh đó, vùng dân tộc và

miền núi với đặc trưng là nơi tập trung sinh sống của các thành phần dân tộc thiểu số.

Mỗi dân tộc có những đặc điểm về văn hóa, lễ hội truyền thống và tín ngưỡng tôn

giáo khác biệt, như Tết Chôl Chnam Thmây, Lễ Sên Đôn - Ta, hội đua Ghe Ngo của

người Khơ me, Tết Ka Tê, Ramưwan của người Chăm, Tết Mông, Lễ hội sải sán,

Gầu Tào… của người H’Mong. Việc tham gia các sinh hoạt cộng đồng là một nhu cầu

về đời sống tinh thần không thể thiếu của đồng bào. Kèm theo đó là các vấn đề kiêng

kị theo quy định của các tín ngưỡng, tôn giáo của từng dân tộc… vấn đề này sẽ trở

thành một trở ngại khi lao động dân tộc thiểu số tham gia làm việc trong các môi

Page 27: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

trường nghề nghiệp công nghiệp, các vị trí công việc đòi hỏi tính liên tục về thời gian

với yêu cầu về ý thức kỷ luật lao động cao và rất cao.

5.5.2. Hoạt động nâng cao tâm lực cho nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền

núi

- Về các hoạt động văn hóa:

Hiện nay hầu hết các xã vùng dân tộc và miền núi có nhà văn hóa, hoặc bưu điện văn

hóa xã. Nhiều thôn, bản đã có nhà sinh hoạt cộng đồng… phục vụ các hoạt động văn

hóa ở cơ sở. Có gần 100% khu dân cư của 51 tỉnh, thành phố vùng dân tộc và miền

núi triển khai thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

ở khu dân cư". Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống

thông qua tổ chức các lễ hội, phát huy nhà sinh hoạt cộng đồng, sử dụng tiếng dân

tộc...

- Hoạt động thể thao phong trào và giáo dục thể chất, kỹ năng sống:

Các hoạt động thể thao phong trào được tổ chức ở các cấp độ và quy mô khác nhau

dưới các hình thức như lễ hội giao lưu, hội thi văn hóa - thể thao… Nhiều môn thể

thao truyền thống bao gồm vật dân gian, đẩy gậy, bắn nỏ, đua thuyền, kéo co, … đã

được tổ chức, thu hút được sự tham gia tích cực của nhiều đồng bào ở vùng DT&

MN.

Đối với giáo dục thể chất, những khó khăn, trở ngại mà giáo dục thể chất và rèn luyện

kỹ năng cho học sinh, sinh viên vùng dân tộc và miền núi hiện nay đang gặp phải đó

là hầu hết các trường đều thiếu sân bãi, thiếu dụng cụ tập luyện, thậm chí thiếu giáo

viên dạy thể dục. Hơn nữa, nhiều lãnh đạo nhà trường và giáo viên chưa nhận thức hết

tầm quan trọng của giáo dục thể chất trong nhà trường… Điều này dẫn đến chất lượng

giáo dục thể chất và kỹ năng sống chưa đạt yêu cầu.

VI. Phân tích và đánh giá các chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng DTMN

hiện nay

6.1. Các chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân cho vùng dân tộc và miền núi

Tình hình sức khoẻ chưa tốt của nhiều người DTTS, thể hiện ở tỷ lệ suy dinh dưỡng

và tỷ suất chết trẻ em dưới 1 và 5 tuổi cao, tuổi thọ trung bình thấp và tình hình bệnh

tật của người dân... cho thấy các chính sách chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân của nhà

nước chưa đạt hiệu quả cao ở các vùng dân tộc và miền núi. Trong những năm qua,

Chính phủ đã dành nhiều nỗ lực cho việc cải thiện điều kiện tiếp cận các dịch vụ

chăm sóc sức khoẻ, nhất là sức khoẻ ban đầu cho người dân, trong đó có ưu tiên

người nghèo, đồng bào DTTS và người dân vùng DT& MN. Các chính sách chăm sóc

sức khỏe được đưa ra khá đồng bộ, bao gồm từ các chính sách về phát triển cơ sở vật

chất, như xây dựng trạm xá, bệnh viện, cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tuyên truyền nâng cao nhận

thức cho người dân về phòng bệnh và chữa bệnh, hỗ trợ người nghèo và đồng bào

DTTS thẻ bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm

sóc sức khoẻ cơ bản...

Page 28: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

6.1.1. Phát triển cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ công tác chăm sóc

sức khoẻ nhân dân:

Về cơ sở vật chất, tính đến thời điểm năm 2009, 100% các huyện vùng dân tộc và

miền núi đã có trung tâm y tế với cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu

khám chữa bệnh cho đồng bào. Hầu hết các xã đặc biệt khó khăn của vùng đã có trạm

y tế. Tỷ lệ xã có trạm y tế được đầu tư xây dựng kiên cố đạt 52,86% với 41,2%34

số trạm

y tế đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh việc xây dựng và nâng cấp trạm y tế xã các bệnh

viện tuyến huyện, tuyến tỉnh ở các vùng DT& MN cũng được ưu tiên đầu tư.

Ở một số tỉnh thuộc vùng DT& MN đã thành lập các đội y tế lưu động để thường

khám bệnh cho người dân. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế và điều kiện đi lại khó

khăn các đội y tế lưu động không hoạt động được thường xuyên, trong khi đó y tế

thôn, bản chưa được quan tâm đầu tư.

Nhà nước đã có chính sách tăng cường cán bộ y tế cho cấp cơ sở. 40% trạm y tế xã có

bác sỹ, còn lại là y sỹ. Tại nhiều địa phương đã bố trí cán bộ (thường là cán bộ nghỉ

hưu, bộ đội biên phòng, giáo viên cắm bản kiêm nhiệm) làm cộng tác viên chăm sóc

sức khoẻ ban đầu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhân lực y tế vẫn phổ biến ở nhiều địa

phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất là ở Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng

bằng sông Cửu Long.

Thiếu cán bộ y tế có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở, địa bàn vùng sâu,

vùng xa ở các vùng DT& MN làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ y tế

cơ sở vùng dân tộc và miền núi hiện nay. Số lượng bác sĩ là người DTTS hoặc từ các

vùng DT& MN được đào tạo theo chính sách cử tuyển tăng liên tục, nhưng ít sinh

viên tốt nghiệp y khoa muốn về công tác tại y tế cơ sở, địa bàn vùng sâu, vùng xa,

trong khi đó nhiều cán bộ y tế công tác lâu năm từ tuyến dưới muốn chuyển về tuyến

trên, từ các vùng khó khăn ra vùng kinh tế - xã hội phát triển.

6.1.2. Bảo hiểm y tế dành cho các hộ nghèo, hộ DTTS:

Để tạo điều kiện cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiếp cận các

dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

139/2002/TTg về Chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và người dân tộc

thiểu số. Để thực hiện chính sách này, Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các địa

phương và giao cho Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh người nghèo của địa phương

quản lý. Theo Quyết định này người nghèo và các hộ DTTS được cấp thẻ bảo hiểm y

tế với mức phí là 130.000đ/người/ năm. Cho đến nay số đối tượng được cấp thẻ bảo

hiểm y tế đã lên đến 18 triệu người. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động này hàng

năm tăng liên tục, từ 520 tỷ đồng năm 2003 lên 751 tỷ đồng năm 2005 và 10.000 tỷ

đồng năm 2008.35

Bảo hiểm y tế miễn phí đã giúp cho người nghèo và người DTTS có thể tiếp cận được

một số dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, trước hết là từ các trung tâm y tế xã. Khoảng 55%

34 Bộ Y tế (2008) , Báo cáo chung tổng quan ngành y tế

35 Bộ Y tế, năm 2008, Kết quả điều tra dịch vụ CSSK người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

Page 29: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

những người trả lời phỏng vấn ở vùng miền núi được thụ hưởng Chương trình 135-II

cho biết đã được điều trị miễn phí khi ốm đau và gần một nửa trong số đó đã sử dụng

dịch vụ khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế xã.36

Tương tự như vậy, kết quả điều

tra trong nhóm nghiên cứu tại 6 tỉnh cũng cho thấy chỉ có 15% người trả lời phỏng

vấn không sử dụng thẻ bảo hiểm để khám chữa bệnh, thậm chí 45% cho biết họ đã

dùng để khám chữa bệnh trên 3 lần. 87,5% người trả lời phỏng vấn cho rằng thẻ bảo

hiểm y tế đã đủ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của họ. Tất nhiên là đối với bệnh

nặng, phải đi bệnh viện thì bảo hiểm y tế không đáp ứng đủ (với trên 50% người đồng

tình). Tiền phải chi trả thêm chủ yếu là tiền đi lại và mua thuốc. Điều này cho thấy

việc cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế xã là rất quan

trọng đối với người nghèo và đồng bào dân tộc.

Mặc dù chính sách cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân tộc

thiểu số có tác động rất tích cực góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của

người nghèo và người dân tộc thiểu số, cải thiện sức khoẻ cho nhân dân, việc quản lý

quỹ bảo hiểm y tế và cấp thẻ còn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định đối tượng thuộc

hộ nghèo đôi chỗ còn chưa đầy đủ và chính xác, dẫn đến tình trạng một số hộ thuộc

diện nghèo nhưng chưa được hưởng lợi từ chính sách cấp thẻ bỏ hiểm y tế cho người

nghèo. Việc lập danh sách người nghèo được ghi chép bằng tay. Chưa xây dựng được

cơ chế để kiểm tra và kiểm tra chéo danh sách hộ nghèo. Quy trình xác định hộ nghèo

được tiến hành rất chậm xuất phát từ những khó khăn trong việc viết tên của người

dân tộc, đặc biệt là người các dân tộc ở Tây Nguyên. Qua điều tra thực tế cho thấy

78% người nghèo đã được cấp, 20% người chưa được cấp thẻ, trong khi đó 17% được

cấp thẻ bảo hiểm y tế nhưng không thuộc diện hộ nghèo.37

Điều kiện đi lại khó khăn, khoảng cách đến trạm y tế xã, nhất là các bệnh viện tuyến

trên xa cũng là một trong số những rào cản đối với việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y

tế của người nghèo. Theo đánh giá trong Chương trình 135-II, khoảng cách từ nhà

đến cơ sở khám chữa bệnh khoảng gần 4 km, còn từ nhà đến bệnh viện huyện trung

bình là 40 km trong điều kiện núi non hiểm trở là một quãng đường khá dài đối với

bệnh nhân. Và theo như thông tin thu thập được qua điều tra 6 tỉnh trong nghiên cứu

này 41% người trả lời phỏng vấn cho biết phải trả thêm cho tiền đi lại ăn ở ngoài tiền

được hỗ trợ từ thẻ bảo hiểm y tế khi phải nằm viện.

Sự hiểu biết về CSSK của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở các khu vực vùng sâu,

vùng xa cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế

chữa bệnh và phòng bệnh của người dân.

Một số đối tượng hưởng lợi còn gặp khó khăn về kinh tế trong khám chữa bệnh do

phải trả thêm chi phí cho thuốc hoặc các chi phí gián tiếp khác khi đi khám chữa bệnh

như chi phí cho ăn uống và đi lại… Thủ tục hành chính rườm rà cũng là một rào cản

trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyến trên.

36 Uỷ ban Dân tộc (2009), Báo cáo Điều tra hiện trạng thực hiện Chương trình 135

37 Bộ Y tế (2008), “Đánh giá việc thực hiện Quyết định 139 tại 3 tỉnh Yên Bái, Ninh Thuận, Đồng

Tháp và thực tế chi tiêu của bệnh nhân tại ba bệnh viện tuyến Trung ương: Ung bướu, Nhi, và Phụ sản”

Page 30: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

6.1.3. Chính sách phòng chống các bệnh phổ biến và tiêm chủng mở rộng:

- Chương trình phòng chống sốt rét:

Nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong việc phòng chống sốt rét, tình hình sốt rét ở

Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, mỗi năm chỉ xảy ra 1 vụ dịch nhỏ từ năm 2007.

Số người bệnh chết do sốt rét năm 2008 giảm 86,5% so với năm 2007, còn tỷ lệ chết

giảm 89,5% trong cùng kỳ. Đến năm 2008 cả nước có 60.426 bệnh nhân sốt rét (giảm

14,8%); 11.355 ký sinh trùng sốt rét dương tính (giảm 30,7%); 141 trường hợp sốt rét

ác tính (giảm 10,7%).38

Để đạt được những kết quả như trên, từ năm 2000 đến nay Chương trình phòng,

chống sốt rét đã cung cấp thuốc để điều trị sốt rét, uống thuốc phòng sốt rét hoặc cấp

thuốc để bệnh nhân tự điều trị khi mắc sốt rét (các đối tượng người dân tộc thiểu số

làm nương ngủ rẫy, ngủ rừng và dân từ vùng không có sốt rét đi làm ăn tại vùng sốt

rét lưu hành nặng...). Ngoài ra, vùng sốt rét lưu hành nặng còn được bảo vệ bằng hoá

chất diệt muỗi hàng năm. Cán bộ y tế, trong số đó 60% là cán bộ y tế xã, thường

xuyên được tập huấn cập nhật về phòng chống sốt rét (khoảng 70- 80.000 lượt

người/năm). Các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình trung ương, đài

tiếng nói VN và báo đài địa phương cũng vào cuộc tuyên truyền cho chương trình

phòng chống sốt rét. Nhiều tỉnh đã kết hợp chặt chẽ với lực lượng quân y, y tế bộ đội

biên phòng giám sát sốt rét ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đạt hiệu quả rất tốt.

Ngoài kinh phí từ ngân sách nhà nước chương trình phòng chống sốt rét còn nhận

được sự giúp đỡ to lớn về tiền của, vật tư, hoá chất, thuốc men, trang thiết bị, phương

tiện PCSR cũng như hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ của các tổ chức

quốc tế và các nước tài trợ ODA.

Tuy nhiên, các thành quả nêu trên chưa thực sự tính bền vững do mạng lưới y tế các

tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở chưa kiểm soát được bệnh nhân và người dân chưa có ý

thức tự bảo vệ khi sống trong vùng sốt rét, hoặc vào vùng sốt rét. Sốt rét kháng thuốc

tồn tại và lan rộng ở nhiều khu vực kể cả về diện kháng và mức độ kháng thuốc.

Vùng sốt rét lưu hành còn rộng, trên 27,4 triệu dân sống trong vùng sốt rét (hơn 32%

dân số toàn quốc) bao gồm các trọng điểm phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng,

vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng biên giới, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.

Mạng lưới y tế cơ sở đã được phát triển, củng cố nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu

phòng chống sốt rét, chưa bao phủ 100% thôn, bản. Trình độ nhân viên y tế còn yếu,

thiếu biên chế và không ổn định và thiếu kinh phí hoạt động. Nguồn lực cho phòng

chống sốt rét không ổn định. Kinh phí Nhà nước cấp không đủ nhu cầu, địa phương

không có kinh phí hỗ trợ cho phòng chống sốt rét. Các nhà tài trợ quốc tế cũng rút

dần không hỗ trợ cho phòng chống sốt rét.

Công tác truyền thông còn rất khó khăn vì chưa có biện pháp bảo vệ khả thi cho các

nhóm dân di cư biến động như dân ngủ rẫy dài ngày, dân di cư tự do, dân từ các tỉnh

38 Bộ Y tế, (2009), báo cáo công tác thực hiện chương trình phòng chống sốt rét

Page 31: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

đồng bằng vào làm ăn theo mùa vụ và dân giao lưu qua các vùng biên giới Việt- Lào,

Việt Nam- Cambodia.

- Chương trình phòng, chống bướu cổ

Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bướu cổ bắt đầu được thực hiện từ năm

1994 theo Quyết định số 481/TTg của TTCP. Nhờ thực hiện chương trình này tỷ lệ

trẻ em mắc bệnh bướu cổ từ 8-10 tuổi trên cả nước giảm từ 22,4% năm 1993 xuống

6% năm 2003 và 3,6% năm 2005. Độ phủ muối Iốt tăng từ 82,5% vào năm 2003 lên

93,2% năm 2005, nhưng lại giảm xuống còn 88,6% vào năm 2008 (trong đó thấp nhất

là ở Tây Nam bộ, chỉ đạt 74,8%). Năm 2008 có tới 44,6% thai phụ ở 3 khu vực Tây

Nam bộ, Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh bị thiếu iốt ở thể trung bình đến

nặng.39

Một trong những nguyên nhân dẫn đến độ phủ muối iốt giảm mạnh năm 2008 so với

năm 2006 là từ năm 2006 chương trình PCBC bắt đầu chuyển sang giai đoạn duy trì

bền vững với nguồn kinh phí hàng năm cho các địa phương khoảng 10- 20 triệu đồng.

Ban chỉ đạo của trung ương đã bị giải thể, và các Ban quản lý của một số địa phương

cũngbị giải thể hoặc chuyển sang làm công tác khác hoặc chỉ có cán bộ kiêm nghiệm.

Tình hình giảm độ phủ muối iốt còn đáng lo ngại hơn tại vùng đồng bào dân tộc và

miền núi: từ 88,8% năm 2006 xuống còn 70,8% năm 2008 với 67 trong số 90 xã

(74,5% tổng số xã điều tra) chưa đạt độ bao phủ muối iốt tối thiểu đạt là trên 90%.40

Sở dĩ công tác phòng, chống bướu cổ hiện nay đang gặp những vấn đề như nêu trên là

do một số nguyên như (i) Công tác phòng chống bướu cổ còn thiếu sự quản lý, chỉ

đạo chặt chẽ của lãnh đạo địa phương; (ii) thiếu coi trọng công tác truyền thông giáo

dục về phòng chống bệnh bướu cổ; (iii) thiếu nguồn lực không còn nguồn hỗ trợ từ

bên ngoài.

- Chương trình tiêm chủng mở rộng

Ngay từ những năm 1985 nước ta đã đưa chương trình tiêm chủng mở rộng vào

chương trình mục tiêu quốc gia, một số vacxin Việt Nam đã tự sản xuất được như

vacxin phòng, chống bệnh bại liệt. Nhờ tiêm chủng cho trẻ em và các biện pháp can

thiệp khác, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và bệnh uốn ván ở bà

mẹ và trẻ sơ sinh vào năm 2005. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 95% kể từ năm

1990 đến nay. Tỷ lệ trẻ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiêm chủng đầy đủ

không thấp hơn tỷ lệ trung bình trong cả nước (theo kết quả điều tra y tế quốc gia

năm 2001-2002, cho thấy 89% hộ gia đình thiểu số biết rõ chương trình tiêm chủng,

trong đó vùng miền núi Đông Bắc đạt 92,7%, vùng miền núi Tây Bắc đạt 89,5%, tỷ lệ

này trong cả nước là 89,7%). Có được những thành quả này là nhờ vào mạng lưới y tế

xã và y tế thôn bản ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có dân tộc thiểu số

sinh sống. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình này vẫn gặp khó khăn tại một số

vùng do trở ngại trong việc tiếp cận các thông tin đặc biệt là thông tin về tuyên truyền

giáo dục sức khỏe cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới hiệu quả của một số chương trình

39 Bộ Y tế (2008), Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình phòng chống bệnh bướu cổ 40

UNICEF (2008), Đánh giá tỷ lệ sử dụng muối iốt và thu nhận iốt

Page 32: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

phòng bệnh. Vẫn còn một tỷ lệ tương đối lớn các bà mẹ không có kiến thức về phòng

bệnh cho trẻ em. Đặc biệt ở vùng miền Trung và Tây Nguyên, 61,3% các bà mẹ dân

tộc có con dưới 5 tuổi trả lời không biết một bệnh nào có thể phòng ngừa được bằng

tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 5 tuổi41

. Việc hạn chế trong tiếp cận nguồn thông tin

tuyên truyền của đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy cần phải đẩy mạnh công tác

tuyên truyền cho các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trong đó bao gồm cả các

hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cũng như tuyên truyền các chính sách về

chăm sóc sức khoẻ để người dân tộc thiểu số biết được quyền lợi trong chăm sóc sức

khoẻ, tăng cường khả năng tiếp cận của họ tới cơ sở y tế.

- Chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em

Chương trình sức khoẻ sinh sản đã được đã được thực hiện với sự hỗ trợ của nhiều

nhà tài trợ quốc tế, trong đó có UNFPA, UNICEF, ... Vùng miền núi phía Bắc, Tây

Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long được đặc biệt ưu tiên. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ

chết mẹ đã giảm liên tục trong những năm qua, tỷ lệ này vẫn còn cao tại các vùng

DT& MN. Điều kiện đi lại khó khăn, trình độ học vấn thấp và phong tục tập quán là

những yếu tố cản trở việc tiếp cận dịch vụ sức khoẻ sinh sản của nhiều phụ nữ người

DTTS và vùng DT& MN. Mạng lưới dịch vụ sức khoẻ sinh sản cũng như đội ngũ cán

bộ y tế tại các vùng DT& MN cũng rất hạn chế. Thanh niên và phụ nữ DTTS gặp

nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về các dịch vụ sức khoẻ sinh sản do điều

kiện sống xa xôi và rào cản về ngôn ngữ.

Trong hệ thống nhà trường việc đưa các kiến thức về sức khoẻ sinh sản vào chương

trình giảng dạy cũng chýa ðýợc chú trọng, ðặc biệt là những kiến thức và kinh

nghiệm ðể giúp thanh niên và phụ nữ DTTS tìm được các biện pháp tăng cường sức

khoẻ sinh sản phù hợp với điều kiện địa phương và truyền thống, văn hoá của địa

phương. Để giúp giảm bớt tình trạng đẻ tại nhà hoặc ngoài rẫy không có sự chăm sóc

của cán bộ y tế, ngoài việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân

về sức khoẻ sinh sản, Bộ Y tế đã tổ chức các chương trình đào tạo 18 tháng cho các

cô đỡ thôn bản dân tộc thiểu số về phục vụ đồng bào.

6.1.4. Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường:

Như phần trên đã nói, điều kiện sống khó khăn, thiếu nước sạch và các phương tiện về

vệ sinh môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

vùng DTTS, đặc biệt là đồng bào DTTS. Ngoài chương trình mục tiêu quốc gia Nước

sạch và vệ sinh môi trường 2006- 2010 nhằm hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận dịch

vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trên toàn quốc nói chung, người dân tại một

số vùng DTTS còn được hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ cấp nước sạch và

vệ sinh môi trường từ một số CTMTQG khác như từ CTMTQG về Giảm nghèo,

CTMTQG 135- II, CT- 134 và the program 30a.

4.500 tỷ đồng dự kiến được phân bổ từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2006-

2010 để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, ngân sách địa phương cũng phải đóng góp khoảng 2.300 tỷ đồng. 70% nhu

41 Bộ Y tế (2008), Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng

Page 33: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

cầu kinh phí còn lại (khoảng 15.800 tỷ đồng) dự kiến được huy động từ các nhà tài trợ

ODA, từ cộng đồng và tín dụng ưu đãi.

6.2. Các chính sách giáo dục, đào tạo

6.2.1. Tăng cường cơ hội học tập cho học sinh DTTS vùng DT& MN thông qua

hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và các điểm trường

Vùng dân tộc thiểu số là vùng nghèo, khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, vì thế trẻ

em ít đến trường. Để tăng cường cơ hội học tập cho học sinh DTTS vùng DT& MN,

một loại hình giáo dục chuyên biệt dành cho đối tượng con em của đồng bào dân tộc

thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn đã được hình thành, đó là các trường phổ

thông dân tộc nội trú, bắt đầu từ năm 1985 theo Quyết định số 661/GD, của Bộ Giáo

dục và Đào tạo ra ĐT ban hành về Quy định tổ chức và hoạt động các trường phổ

thông dân tộc nội trú. Mục đích mở trường phổ thông dân tộc nội trú là tạo nguồn cho

các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, để đào tạo cán bộ cho các

dân tộc trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ

chuyên môn khoa học kỹ thuật. Sau khi được điều chỉnh bằng Quyết định số

2590/GDĐT, ngày 14/8/1997, đến năm 1998 tổ chức và hoạt động của hệ thống

trường PTDTNT đã được Luật hóa, với các quy định tại Điều 56 Luật Giáo dục (và

Điều 61 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005).

Đối với bậc trung học cơ sở các trường phổ thông dân tộc nội trú đã được thành lập ở

cấp huyện. Đối với cấp xã, tại những vùng phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn,

trình độ dân trí thấp, chưa phổ cập giáo dục tiểu học thì trường phổ thông dân tộc nội

trú được mở dưới hình thức bán trú ở cụm xã cho các học sinh ở 2 năm cuối của bậc

tiểu học. Nếu huyện không có trường bán trú ở cụm xã thì trường phổ thông dân tộc

nội trú huyện được mở thêm lớp 4 và lớp 5. Trường huyện thường có từ 150 đến 250

học sinh, trường tỉnh có qui mô từ 300 - 400 học sinh.

Nguyên tắc tuyển sinh vào học tại các trường PTDTNT là học sinh DTTS, hoặc ít

nhất là học sinh dân tộc Kinh từ các vùng DT& MN, xa xôi, hẻo lánh. Để tạo điều

kiện cho học sinh DTTS, số lượng học sinh dân tộc Kinh được phép tuyển sinh vào

các trường PTDTNT không được vượt quá 5% tổng số học sinh được phép tuyển sinh.

Có 2 hình thức tuyển sinh là thông qua xét tuyển và thi tuyển. Nguyên tắc xét tuyển

giúp hạn chế khả năng học sinh dân tộc Kinh chiếm chỗ của học sinh DTTS và học

sinh DTTS ở một số vùng có thể vào các trường PTDTNT mà không cần thi tuyển.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không hạn chế được tình trạng học sinh DTTS ở những

vùng khá hơn hoặc con cán bộ chiếm chỗ của học sinh DTTS nghèo, từ những vùng

rất xa xôi hẻo lánh do chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường PTDTNT ở nhiều vùng thấp

hơn so với nhu cầu.

Các trường phổ thông dân tộc nội trú vẫn giảng dạy theo chương trình khung chung

toàn quốc, có điều chỉnh và bổ sung thêm một số kiến thức về địa phương và về các

dân tộc thiểu số trong cả nước trong các môn Lịch sử, Văn học, Địa lý và Công nghệ.

Trường được phép sử dụng một phần thời gian ngoài giờ lên lớp để củng cố, bổ sung,

mở rộng kiết thức, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém.

Page 34: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Từ năm 1991 đến nay Nhà nước đã đầu tư trên 500 tỷ đồng để xây dựng hệ thống

trường dân tộc nội trú. Đã hình thành hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các

cấp như sau: 06 trường trực thuộc Bộ, 47 trường thuộc các tỉnh và 231 trường thuộc

huyện. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia quản lý, giảng dạy và thực hiện các công

tác nghiệp vụ chuyên môn khác là khoảng 8.500 cán bộ, trong đó có 4.900 giáo viên

trực tiếp. Phần lớn đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, đảm bảo về số lượng và chất lượng phù hợp với quy mô hiện tại. Tuy

nhiên, tỷ lệ giáo viên là người dân tộc thiểu số thấp chỉ chiếm khoảng 23% so với

tổng giáo viên dạy trong các trường PTDTNT, đặc biệt một số tỉnh rất thấp như Vĩnh

Phúc, Quảng Ninh (khoảng 5-6%), Khánh Hòa (7,59%), Thừa Thiên Huế (8,3%), Kon

Tum (14,4%)... Giáo viên dạy nghề chủ yếu được bố trí tạm thời, dạy kiêm nhiệm

nên chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Học sinh các trường dân tộc nội trú được nhận nhiều hỗ trợ của nhà nước, như không

phải đóng học phí, được nhà trường bố trí chỗ ở, được Nhà nước cấp kinh phí nuôi

dưỡng, cung cấp sách vở, đồ dùng học tập, sinh hoạt… Học sinh học tại các trường

phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc được hưởng học bổng

chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước. Nếu học tập tốt, học sinh,

sinh viên còn được nhà trường thưởng một lần/năm theo các mức 400.000 đồng (đạt

loại khá), 600.000 đồng (giỏi), 800.000 đồng (xuất sắc). Khi nhập trường, sinh viên

được trang bị đồ dùng cá nhân, đồng phục và được cấp tiền tàu, xe mỗi năm để thăm

gia đình vào dịp Tết hoặc dịp nghỉ hè...

Nhờ chính sách hỗ trợ toàn diện cho các học sinh học tại trường dân tộc nội trú số

lượng học sinh DTTS theo học tại các trường này liên tục tăng. Nếu năm 1990, cả

nước chỉ có 1.094.153 học sinh học trong hệ thống trường PTDTNT thì đến năm 2009

đã tăng lên đến 84.677 em, chiếm tỷ lệ 7,74% tổng số học sinh người dân tộc thiểu số

của cả nước đang đi học trung học cơ sở và trung học phổ thông, trong đó trung học

cơ sở có 50.818 em (chiếm tỷ lệ 6,34% tổng số học sinh dân tộc thiểu số học trung

học cơ sở), trung học phổ thông có 33.859 em (chiếm tỷ lệ 12,22% tổng số học sinh

dân tộc thiểu số học trung học phổ thông). Như vậy, có thể thấy rằng tỷ lệ học sinh

được học trong các trường PTDTNT có xu hướng tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ rất

thấp. Số học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo học các trường PTDTNT rất ít.

Năm học 2008 - 2009 chỉ xét tuyển được 32 học sinh thuộc 9 dân tộc thiểu số rất ít

người: Lự, Ngái, Mảng, Si La, La Hủ, Pu Péo… vào học tại Trường phổ thông vùng

cao Việt Bắc

Kết quả học tập tại các trường PTDTNT khá khả quan. Đối với hệ trung học cơ sở, tỷ

lệ học sinh có học lực giỏi đạt khoảng 6,4%, khá - 37%. Đối với hệ phổ thông trung

học, tỷ lệ học sinh có học giỏi đạt gần 3,1%, khá - 34,5%. Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH lần

1 đạt trên 77%. Ngoài học kiến thức, học sinh các trường PTDTNT còn được tham

gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, được tiếp cận các kiến thức về

dân tộc, khoa học kỹ thuật, được quan tâm tu dưỡng rèn luyện nhân cách sống, do đó

đa số (trên 90%) học sinh đều có hạnh kiểm từ khá trở lên.

Mặc dù có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục cho học sinh DTTS, còn

khá nhiều vấn đề tồn tại trong hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú. Trước

Page 35: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

hết, nhu cầu và khả năng học sinh DTTS nhập học các trường PTDT nội trú chưa

được đánh giá thường xuyên để phát triển cơ sở vật chất và bố trí đội ngũ giáo viên

cho phù hợp với yêu cầu. Vì vậy, ở nhiều tỉnh xảy ra tình trạng quá tải (quá đông học

sinh nội trú so với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường), ví dụ như năm

học 2006-2007, khoảng 39% trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh vượt quy mô tối

đa42

và khoảng 25% trường phổ thông dân tộc nội trú huyện vượt mức quy mô tối đa.

Ngược lại, tại nhiều trường số học sinh nhập học quá thấp so với mức quy mô tối

thiểu43

.

Một số học sinh DTTS ngại đi học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú vì tiền hỗ

trợ học phẩm, tiền ăn còn thấp so với thời giá hiện tại. Hơn nữa, dù mức hỗ trợ theo

quy định chính thức thấp, một số trường phổ thông dân tộc nội trú cũng không thực

hiện hỗ trợ đúng theo quy định. Ví dụ, các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Gò

Quao và Châu Thành, thị xã Hà Tiên không thực hiện chi trả học bổng với mức

360.000 đồng/tháng theo như quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, vẫn giữ mức

học bổng 280.000 đồng/tháng.44

Công tác hướng nghiệp tại các trường này chưa được chú trọng. Trong năm học 2008-

2009, chỉ có 10,18% trong tổng số 4.231 học sinh tốt nghiệp THCS đi học các trường

trung học chuyên nghiệp, trong khi đó 35,5% chuyển tiếp lên học trung học phổ thông

tại các trường PTDTNT của Bộ và của tỉnh, huyện và 45%- vào học tại các trường

trung học phổ thông tại địa phương. Ở cấp trung học phổ thông, số học sinh tốt nghiệp

THPT đi học trung học chuyên nghiệp còn ít hơn (6,3% trong tổng số 2.478 em).

Phần đông các em học sinh tốt nghiệp THPT vào học đại học hoặc cao đẳng, hoặc dự

bị đại học (chiếm 48,42%) với số lượng cử tuyển cũng không nhỏ (6,37%) hoặc quay

về làm ruộng (khoảng 40%).45

Do số lượng tuyển sinh vào các trường PTDTNT có hạn, nhiều gia đình phải cho con

ở lại trường hoặc trọ ở nhà dân gần trường để giảm bớt khó khăn cho các em đi học

do nhà xa. Từ hiện tượng “bán trú dân nuôi” tự phát, nhiều trường đã tổ chức cho học

sinh ở bán trú tại trường. Một số địa phương có đông học sinh bán trú đã ban hành

chính sách riêng và xây dựng đề án hỗ trợ cho học sinh bán trú và trường phổ thông

có học sinh bán trú như Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk...

Một số tỉnh đã được hỗ trợ xây dựng phòng ở bán trú cho học sinh THCS từ dự án

“Phát triển THCS vùng khó khăn nhất” do ADB tài trợ.

Cho đến nay đã có 1.657 trường (tiểu học - 37,96%, trung học cơ sở - 55,33%, trung

học phổ thông - 8,03%) thuộc 24 tỉnh (Sơn La: 334 trường, Lào Cai: 222 trường, Hà

Giang: 214 trường, Điện Biên: 183 trường...) tổ chức học bán trú cho khoảng 144.124

học sinh, trong đó học sinh người dân tộc thiểu số ở bán trú chiếm tới 96,12%, học

sinh nữ chiếm tỷ lệ đáng kể (40,68%). Do học bán trú là xuất phát từ nhu cầu của học

sinh, mô hình này đã phát triển rất nhanh với số học sinh bán trú tăng hơn gấp đôi

42 Ví dụ trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh An Giang có 686 học sinh, Nghệ An có 557 học sinh, Hoà Bình có

532 học sinh, trong khi mức quy định tối đa là 400 học sinh/trường 43 Ví dụ trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hậu Giang có 176 học sinh, Bà Rịa-Vũng Tàu có 188 học sinh… 44 Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, năm 2009, Báo cáo kết quả kiểm tra chính sách giáo dục dân tộc 45

Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2010, Báo cáo thực hiện chính sách dân tộc

Page 36: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

trong vòng 8 năm (tăng từ 60.695 học sinh, năm học 2000 - 2001 lên 144.124 học

sinh năm 2008- 2009). Ở Hà Giang, 100% các xã, huyện vùng cao đều có trường phổ

thông dân tộc bán trú.46

Đối với lớp 1 đến lớp 3, để tạo cơ hội cho các trẻ em ở những xa xôi, hẻo lánh có thể

đi học, nhiều tỉnh vùng cao, ví dụ như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai... đã phát triển

các điểm trường (lớp cắm bản) tại các thôn/bản xa xôi. Cũng chính nhờ phát triển tốt

các điểm trường và trường bán trú ở một số tỉnh miền núi, khó khăn nhất như Hà

Giang, Sơn La, Lai Châu tỷ lệ bỏ học năm 2009 khá thấp ở cấp tiểu học (Hà Giang:

3,9%, Sơn La: 3,5 và Lai Châu: 3,1%), trong khi mức bình quân toàn quốc là 2,8%, tỷ

lệ bỏ học ở tỉnh cao nhất là Sóc Trăng: 15,4% và THCS (Hà Giang: 11,7%, Sơn La:

10,1 và Lai Châu: 11,9%), trong khi mức bình quân toàn quốc là 10,6%, tỷ lệ bỏ học

ở tỉnh cao nhất là Sóc Trăng: 28,3%.47

Đề hỗ trợ các tỉnh vùng khó xây dựng các điểm trường và hỗ trợ nâng cao chất lượng

tiểu học, Chính phủ đã vay Ngân hàng Thế giới để thực hiện dự án “Phát triển Tiểu

học”. Cho đến cuối năm 2009, cả nước đã có thêm gần 3000 điểm trường được xây

dựng tại 40 tỉnh với trên 8000 phòng học48

. Ngoài việc hỗ trợ xây dựng điểm trường,

một số trường vùng khó còn được hỗ trợ đội ngũ trợ giảng là người DTTS để giúp các

em học sinh DTTS. Chắng hạn, tỉnh Quảng Ngãi có 210 nhân viên hỗ trợ giáo viên

người dân tộc Hre, CaDong, Cor tại 5 huyện miền núi. Mỗi người được nhận khoảng

432 nghìn đồng/tháng. Đây là những người bản địa, am hiểu tiếng dân tộc. Sự có mặt

của họ đã mang lại hiệu quả thiết thực, cùng với giáo viên thực hiện chương trình

chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 trong 2 tháng hè, giúp các em hòa nhập

tốt hơn

6.2.2. Chính sách cử tuyển cho học sinh DTTS họăc ưu tiên điểm theo vùng

Do điều kiện khó khăn, chất lượng giảng dạy ở các vùng DT& MN thấp hơn mức

trung bình toàn quốc, kết quả học tập của học sinh DTTS nhìn chung còn chưa cao

như đã phân tích ở phần 5.4.1. Để tạo điều kiện cho học sinh DTTS có thể vào học

các trường đại học và cao đẳng, chính phủ đã thực hiện chính sách cử tuyển cho học

sinh DTTS họăc ưu tiên điểm theo vùng cho các học sinh vào học đại học hoặc cao

đẳng.

Cử tuyển là tuyển sinh không qua kỳ thi tuyển (đại học, cao đẳng, trung cấp) để đào

tạo cán bộ, trí thức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và

các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung

cấp. Cử tuyển được thực hiện từ năm 1990, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết

22/NQ-TW ngày 27/11/1989 và Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 72/HĐBT

ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội

miền núi.

46 Ủy ban Dân tộc (2010) Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và

chính sách đại đoàn kết dân tộc” 47

TCTK, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 48

Bộ GD-DDT (2010), Báo cáo kết quả thực hiện dự án Phát triển Tiểu học vùng khó do NHTG tài trợ

Page 37: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Từ năm 1999 đến năm 2009, Nhà nước đã giao 22.084 chỉ tiêu cử tuyển vào các

trường đại học, cao đẳng. Các địa phương đã xét duyệt được 19.720 học sinh dân tộc

thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn vào học tại 79 trường đại học, cao đẳng trung

ương và 30 trường cao đẳng địa phương, trung bình mỗi năm cử tuyển được 1.793

học sinh là con em các dân tộc thiểu số vào học trong các trường đại học, cao đẳng,

đạt tỷ lệ trung bình 89,3% so với kế hoạch tuyển sinh cử tuyển. Nguyên nhân phần

lớn là do học sinh diện cử tuyển ít hơn mức được phép cử tuyển, vì tại các vùng đặc

biệt khó khăn, số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông rất ít.

Theo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội, sau khi tốt nghiệp, có trên

80% học sinh, sinh viên trở về quê hương công tác theo sự điều động và phân công

của địa phương49

. Tuy nhiên, khá nhiều học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung

học chuyên nghiệp chậm tìm được việc làm tại địa phương, mặc dù nhiều huyện, xã

rất thiếu cán bộ có đủ trình độ chuẩn theo yêu cầu công việc (xem Hộp 2) do hầu hết

biên chế tại cơ quan chính quyền các cấp đã có cán bộ, không thể tăng thêm. Từ năm

1999 đến 2009, Quảng Nam cử 976 học sinh dân tộc thiểu số, miền núi đi học cử

tuyển, có 293 người trở về địa phương, trong số đó chỉ có 85 người được bố trí công

việc, Thừa Thiên - Huế, từ năm 2007 - 2009, có 37 người tốt nghiệp cử tuyển nhưng

chỉ có ba người được tuyển dụng50

Hộp 2: Học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

diện cử tuyển và việc làm

Năm 2009 huyện Nam Giang đã nhận 46 học sinh tốt nghiệp đại học, cao

đẳng và trung cấp chuyên nghiệp vào làm việc tại các cơ quan trong huyện.

Đến thời điểm cuối năm 2009, trong huyện vẫn còn 109 em đã nộp hồ sơ xin

việc đang chờ việc làm, trong đó có 8 em tốt nghiệp đại học, 19 cao đẳng, còn

lại là học sinh tốt nghiệp các trường trung cấp chuyên nghiệp. Trong số 19 em

tốt nghiệp cao đẳng có 18 em tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Các ngành nghề

trung cấp chuyên nghiệp của các học sinh đã tốt nghiệp rất đa dạng, bao gồm sư

phạm, y tá kỹ thuật, kế toán, kỹ thuật lâm nghiệp, luật, quản lý đất đai, thuỷ lợi,

tin học, thú y, văn hoá quần chúng, quản trị mạng, điện và quản trị kinh doanh,

trong đó số học sinh tốt nghiệp các lớp trung cấp y là nhiều nhất 29/74 em.

Trong số 74 em tốt nghiệp các trường trung cấp chuyên nghiệp có đến 13 nhập

học trên cơ sở tự thi tuyển, vì vậy, phải tự lo công việc.

Nguồn: Thông tin từ cuộc làm việc của Nhóm nghiên cứu với huyện Nam

Giang, ngày 17/7/2010

Một trong những nguyên nhân là do chính sách cử tuyển chưa gắn với quy hoạch cán

bộ. Đối với các nhóm DTTS ít người số học sinh được cử tuyển rất ít do thiếu nguồn,

và vì vậy, ở những vùng có nhiều nhóm DTTS ít người rất thiếu cán bộ. Trong khi đó,

ở một số vùng có các nhóm DTTS đông dân sinh sống, như người Tày, Nùng… nhiều

49 Hội đồng Dân tộc Quốc hội (20008), Báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI 50

Hồng Sơn – Nguyễn Phương (2010), Lãng phí đào tạo cử tuyển

Page 38: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

học sinh đi học cử tuyển, số vị trí công chức, viên chức trống không đủ để bố trí công

việc cho các học sinh tốt nghiệp hệ cử tuyển về địa phương công tác.

Trước năm 2008, chỉ tiêu học cử tuyển (phân bổ theo ngành và điạ phương) do Bộ

Giáo dục quyết định. Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp với Bộ

Giáo dục và Đào tạo cơ cấu ngành nghề được đào tạo cử tuyển chưa phù hợp với nhu

cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Một số ngành nghề địa phương rất cần

được cử tuyển như: Y tế, giao thông, thủy lợi, lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…

nhưng lại được giao chỉ tiêu ít. Lãnh đạo tại một số huyện ở Quảng Nam cho biết học

sinh DTTS diện cử tuyển thường thích học các ngành xã hội, như Văn, Nhạc, Hoạ,

trong khi đó các trường THPT và THCS ở các huyện miền núi lại thiếu giáo viên

toán, vật lý, hoá học...

Mặc dù chính sách cử tuyển đã giúp các nhiều địa phương đào tạo được các cán bộ

người bản địa có trình độ đại học hoặc cao đẳng về làm việc tại địa phương, ở những

vùng thuộc diện được hưởng chính sách, nhưng thuận lợi hơn các vùng rất khó khăn,

có thể gây ra hiện tượng bất bình đẳng giữa học sinh cử tuyển và học sinh đỗ đại học,

cao đẳng do tự thi. Học sinh đỗ đại học, cao đẳng do tự thi không được hưởng chế độ

trợ cấp như các học sinh cử tuyển cho dù cũng là học sinh DTTS, trong các vùng

DT& MN. Dù năng lực tốt hơn và có nguyện vọng về địa phương công tác, cơ hội để

các học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng diện tự thi được về địa phương công tác tại

các cơ quan chính quyền nhà nước vẫn thấp hơn rất nhiều so với các học sinh tốt

nghiệp đại học, cao đẳng diện cử tuyển. Một số hộ gia đình còn thay đổi địa chỉ cư trú

từ thị trấn, thị xã thành vùng cao, từ hộ dân tộc Kinh thành dân tộc thiểu số để con cái

họ được hưởng chính sách cử tuyển. Một số học sinh tốt nghiệp cử tuyển sai đối

tượng này không trở về địa phương công tác theo cam kết, không thực hiện bồi hoàn

kinh phí đào tạo.

Ngoài chính sách cử tuyến đối với học sinh DTTS, học sinh DTTS và học sinh các

vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn được hưởng chế độ ưu tiên điểm khi thi vào

các trường đại học, cao đẳng. Theo chính sách ưu tiên điểm đối với học sinh thi đại

học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp, học sinh là công dân Việt Nam có cha hoặc

mẹ là người dân tộc thiểu số được cộng 1 điểm ưu tiên vào điểm thi đại học, cao đẳng

trung học chuyên nghiệp.

Chính sách ưu tiên điểm theo vùng trong thi đầu vào các trường đại học, cao đẳng đã

tạo điều kiện cho các học sinh vùng khó khăn bớt căng thẳng trong cạnh tranh với học

sinh vùng thuận lợi. Tuy nhiên, chính sách này cũng có thể bị lợi dụng, ví dụ như

trong thực tế đã nảy sinh nhiều trường hợp học sinh đã "chạy" hộ khẩu để được hưởng

chính sách ưu tiên.

6.2.3.Chính sách hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn

Theo Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 về hướng dẫn thực hiện Quyết

định 112/2007/QĐ-TTg, các học sinh là con hộ nghèo đi học được hỗ trợ cụ thể như

sau:

Page 39: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

- 70.000đồng/tháng x 9 tháng/năm cho một học sinh tại các lớp mẫu giáo thôn,

bản là con hộ nghèo dưới hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc ăn tại lớp tuỳ thuộc vào

quyết định của hội phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu trường.

- 140.000 đồng/tháng x 9 tháng/năm cho một học sinh tiểu học, THCS hoặc

THPT là con hộ nghèo dưới hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật tuỳ thuộc

vào quyết định của hội phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu trường trên cơ sở cân

nhắc điều kiện cụ thể và nguyện vọng của học sinh.

Ngoài những hỗ trợ mang tính chất quốc gia này, một số tỉnh đã dành thêm nguồn lực

của tỉnh để hỗ trợ cho học sinh nghèo, ví dụ như Quảng Nam có chính sách hỗ trợ tất

cả các học sinh THCS 100.000 đồng/tháng/1 học sinh, góp phần thu hút trẻ em đến

trường nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập THCS trong tỉnh.

6.3.4. Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS thông qua chính sách

ưu tiên dạy và học bằng tiếng dân tộc:

Để khắc phục tình trạng học sinh một số nhóm DTTS khó tiếp thu bài do phải học

bằng tiếng Kinh, trong những năm qua một số tại một số địa phương đã thực hiện dạy

bằng tiếng DTTS cho học sinh DTTS. Cho đến nay đã có hơn 10 loại chữ dân tộc

thiểu số được dạy trong trường học. Các địa phương đã triển khai dạy tiếng dân tộc

cho các em học sinh theo chương trình và sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào

tạo ban hành 4 thứ tiếng gồm: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mông được bố trí ở 3 trình độ

được triển khai từ lớp 3 đến lớp 5. Đối với chương trình tiếng Chăm hiện nay đã xây

dựng ở mức 5 trình độ và tiếng Khmer là 7 trình độ, tiếng Hoa là 9 trình độ , việc dạy

được triển khai ngay từ lớp 1 hoặc lớp 2 và dạy đến hết cấp tiểu học, hoặc cấp trung

học cơ sở. Một số tiếng, chữ dân tộc thiểu số được sử dụng trên các phương tiện

thông tin đại chúng như: Hmông, Thái, Jrai, Êđê, Bana, Chăm, Khơme.

Năm học 2008-2009, cả nước có 17 tỉnh, thành phố thực hiện việc dạy học tiếng dân

tộc thiểu số trong trường phổ thông như: Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Cà Mau,

Cần Thơ, Đắc Lắc, Gia Lai, Lào Cai, Yên Bái... Việc dạy tiếng dân tộc thiểu số được

triển khai ở 646 trường, 4.518 lớp với 105.638 học sinh. Trong năm học này, cả nước

có 1.223 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, hầu hết đều là người dân tộc thiểu số.

Có 2 hình thức dạy học tiếng dân tộc đã được triển khai: (i) theo lớp có sẵn (đối với

các lớp có tính đồng nhất cao về dân tộc), theo đó môn học tiếng dân tộc là môn tự

chọn, thời gian phân phối từ 2 - 4 tiết/tuần và (ii) học xen với các tiết học khác của

cấp học. Đối với trường hợp số học sinh dân tộc/lớp ít, hình thức tổ chức dạy là hình

thành các lớp ghép (trong phạm vi cùng cấp với các lớp trong 1 trường, với quy mô

khoảng 25 em/lớp). Các lớp học này thường được bố trí học vào cuối buổi học hoặc

học vào các buổi chiều.

Về chất lượng học tập môn tiếng dân tộc, cho thấy ở cấp tiểu học chỉ có 46,9% học

sinh đạt khá giỏi, tỷ lệ học sinh đạt loại trung bình và yếu lên đến đến 53,1%; đối với

cấp trung học cơ sở tỷ lệ tương ứng là 42,1% và 57,9%; cấp trung học phổ thông là

59,8% và 40,2%.

Page 40: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các tỉnh vùng DT& MN đểu nhận thức được là dạy

và học bằng tiếng dân tộc là vấn đề hết sức cần thiết góp phần nâng đáng kể trong

việc hoàn thiện chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc dạy tiếng

dân tộc và học bằng tiếng dân tộc còn gặp nhiều trở ngại do chất lượng giáo trình

chưa cao, tính đồng nhất về dân tộc ở các lớp học không cao do học sinh trong một

lớp vùng cao thường thuộc nhiều nhóm dân tộc khác nhau, chất lượng giáo viên dạy

lớp ghép chưa đạt yêu cầu, thiếu sự hỗ trợ và khuyến khích đối với giáo viên dạy

tiếng dân tộc...

Để tăng cường dạy tiếng dân tộc và học bằng tiếng dân tộc, mới đây, Nghị định

82/2010/NĐ-CP, Quy định về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số

trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, đã được ban

hành ngày 15 tháng 7 năm 2010. Nghị định này quy định việc dạy và học tiếng nói,

chữ viết của dân tộc thiểu số, bao gồm: điều kiện, nội dung, phương pháp và hình

thức tổ chức dạy học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chế độ, chính sách đối với người

dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số. Việc đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học

được quyết định trên cơ sở nguyện vọng của người dân tộc thiểu số và điều kiện tổ

chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số của địa phương. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm

đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn.

6.3.5. Chính sách hỗ trợ giáo viên dạy tiếng dân tộc và giáo viên vùng núi, hải

đảo, vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh

Để thu hút được giáo viên, sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm về dạy tại các khu

vực miền núi, hải đảo, vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh, một số chính sách khuyến

khích đã được ban hành, ví dụ như chính sách lương, chính sách nhà ở, chính sách hỗ

trợ trực tiếp ngoài lương... Cán bộ quản lý và giáo viên làm việc tại các vùng núi cao,

hải đảo, vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh được hưởng phụ cấp lương theo vùng ngoài

phụ cấp đứng lớp51

.

Trong mấy năm gần đây, các tỉnh miền núi, hải đảo đã được hỗ trợ một phần cho việc

xây nhà ở cho giáo viên. Ngoài ra, chính phủ đã ban hành các nguyên tắc sử dụng

kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và hỗ trợ phát triển

kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (CT135II)

cho các hoạt động hỗ trợ giáo viên vùng khó khăn nhất.52

Theo Nghị định

82/2010/NĐ-CP mới ban hành, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ

cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

6.3.6. Chính sách đào tạo nghề

Như đã phân tích ở phần 5.4.1. tỷ lệ hoàn thành các cấp học ở các tỉnh vùng DT&

MN, đặc biệt là của học sinh một số nhóm DTTS thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc

cơ hội vào học các trường đại học và cao đẳng của học sinh DTTS cũng bị hạn chế.

51 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà

giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn 52

Xem Thông tư số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007

Page 41: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Tỷ lệ chưa được đào tạo của một số nhóm DTTS cao, như đối với nhóm dân tộc Thái

là 94,6%, Khmer: 97,8%, H’Mông: 98,7%, các dân tộc khác: 96%, trong khi đó tỷ lệ

chưa được đào tạo nghề của toàn quốc là 86,7% (xem Bảng 10, Phần Phụ lục). Như

vậy, đào tạo nghề càng quan trọng đối với thanh niên DTTS. Ngoài các chính sách hỗ

trợ đào tạo nghề chung cho toàn quốc và các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông

thôn, thanh niên DTTS thiểu số đã được ưu tiên đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Để khuyến khích học nghề, học sinh tốt nghiệp các trường trung học cơ sở dân tộc nội

trú, trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi; học sinh tốt nghiệp

trung học cơ sở dân tộc nội trú và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc

văn hóa được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu tiên các đối tượng thuộc dân tộc

thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách theo quy định tại

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ học bổng

(280.000đ/người/tháng;), được thưởng một lần/năm theo kết quả học tập, được hỗ trợ

mua đồ dùng cá nhân, hỗ trợ tiền tàu, xe mỗi năm 01 lần, được hỗ trợ tiền mua học

phẩm dùng cho học tập, sách giáo khoa, tài liệu học tập và tiền lễ tết nguyên đán, tết

dân tộc nếu học sinh ở lại trường không về nhà.53

Trong các đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 2008-2015 theo

Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 và đề án về Dạy nghề cho lao động

nông thôn đến năm 2020, thanh niên DTTS cũng được coi là đối tượng ưu tiên cao.

Mặc dù học sinh học nghề nói chung và học sinh học nghề là người DTTS nói riêng

được hưởng một số chính sách hỗ trợ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT đi học

nghề vẫn rất thấp. Một trong những lý do khiến học sinh tốt nghiệp THCS và THPT

ngại đi học nghề là khả năng tìm việc làm hạn chế. Trình độ học vấn và kết quả học

tập của một số nhóm DTTS thấp hơn mức bình quân toàn quốc là một trở ngại cho

các học sinh DTTS tốt nghiệp các trường sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề trong

quá trình cạnh tranh tìm việc làm tại các thành phố lớn hoặc khu công nghiệp tập

trung. Tập quán sinh hoạt tự do không theo tác phong công nghiệp của một số thanh

niên DTTS cũng làm cho các chủ doanh nghiệp ngại tuyển nhân viên là người DTTS.

Hơn nữa, bản thân một số nhóm DTTS cũng ngại làm việc xa nhà, đặc biệt là những

người đã có gia đình.

Để khắc phục tình trạng này, trong Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn,

các cơ sở dạy nghề chỉ được hỗ trợ (do học viên học nghề không phải đóng học phí)

khi có được cam kết từ các doanh nghiệp là sẽ nhận các học viên tốt nghiệp các khoá

học nghề vào làm việc. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ khuyến khích được các cơ

sở dạy các nghề ngắn hạn, không đòi hỏi chi phí cao cho việc tổ chức dạy nghề tham

gia. Việc làm cho học viên tốt nghiệp các khoá học nghề ngắn hạn không bền vững.

Hiện tại, do nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc từ các nước EU đang cao, nhiều cơ sở

dạy nghề may tư nhân được thành lập trong năm 2009 và 2010 để được hưởng lợi từ

chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn. Tuy nhiên, nếu các nước EU ngừng hoặc

53 Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề

đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú

Page 42: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

giảm nhập khẩu hàng may mặc, có thể các cơ sở dạy nghề này sẽ phải ngừng hoạt

động và các học viên tốt nghiệp các khoá học nghề may sẽ bị mất việc.

Đào tạo nghề dài hạn chưa được chú trọng đúng mức. Trước hết, nhận thức về tầm

quan trọng của đào tạo nghề dài hạn đối với phát triển kỹ năng nghề trong học sinh

THCS và THPT chưa cao, kể cả học sinh DTTS. Vì vậy, nhiều học sinh THPT vùng

DT& MN chỉ thích thi đại học dù năng lực hạn chế cũng giống như các học sinh

THPT khác trong cả nước, gây lãng phí nguồn lực. Công tác hướng nghiệp cho học

sinh THCS và THPT, kể cả tại các trường PTDTNT chưa được quan tâm đúng mức.

Số giờ dành cho hướng nghiệp quá ít. Hơn nữa, giáo viên dạy hướng nghiệp thường

kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về hướng nghiệp và thiếu thông tin và kỹ năng cần

thiết.

6.4. Các chính sách liên quan đến phát triển tâm lực

Tập quán và văn hoá của một số nhóm DTTS đã gây trở ngại cho việc phát triển

nguồn nhân lực DTTS. Như đã phân tích ở phần 5.3.1. do tập quán, phụ nữ nhiều

nhóm DTTS ngại đi khám thai và thường sinh đẻ tại nhà, thậm chí ngoài nương rẫy,

không có sự chăm sóc của cán bộ y tế, dẫn đến tỷ suất chết mẹ cao. Phụ nữ DTTS ít

được chăm sóc tốt sau khi sinh, phải đi làm nương xa nhà sớm, đã dẫn đến tỷ lệ trẻ em

suy dinh dưỡng cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Chương trình sức khoẻ

sinh sản do Bộ Y tế thực hiện đã tập trung ưu tiên các tỉnh vùng DT& MN nhưng

chưa hỗ trợ được nhiều do thiếu những biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của

từng địa phương và nhóm dân tộc.

Một số dân tộc như Mông, Dao, Kháng, Giáy,... ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn

kết hôn trong phạm vi 3 đời, dẫn đến nguy cơ hôn nhân cận huyết cao nhất, làm ảnh

hưởng lâu dài đến tầm vóc, thể trạng, sức khỏe thể chất và tinh thần, trí tuệ các thế hệ.

Để giải quyết vấn đề này, Tổng cục Dân số đã thực hiện một số dự án thí điểm truyền

thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tại một số huyện như: Sìn Hồ, Mường Tè,

Phong Thổ (tỉnh Lai Châu); Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ (tỉnh Hà Giang). Tuy

nhiên, các dự án còn ở qui mô nhỏ, chưa đồng bộ, chưa bao phủ hết các dân tộc thiểu

số trên phạm vi cả nước.

Tình trạng tảo hôn còn khá phổ biến trong nhiều nhóm dân tộc thiểu số, trong đó rõ

nhất là trong các dân tộc Mông, Dao, Khơ mú,... Nhiều cặp vợ chồng không áp dụng

các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch, dẫn đến đông con, nghèo đói. Trừ một số nhóm

DTTS rất ít người, chính sách kế hoạch hoá gia đình cũng được tuyên truyền và áp

dụng đối với các gia đình DTTS. Tuy nhiên, việc tuyên truyền và vận động sinh đẻ có

kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn tại các vùng núi xa xôi, hẻo lánh.

Do điều kiện sống biệt lập, thưa dân, người dân thuộc nhiều nhóm DTTS thường gặp

khó khăn khi làm việc trong môi trường công nghiệp, đông người, học sinh đi học

thiếu tự tin nếu không được giáo viên quan tâm đúng mức. Tập quán lễ hội đã gây trở

ngại cho người dân tộc thiểu số kiếm việc làm ở các doanh nghiệp lớn, có dây chuyền

sản xuất công nghiệp.

Page 43: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Nhiều hoạt động văn hoá, bảo tồn thiên nhiên đã được thực hiện nhằm bảo vệ và phát

huy các truyển thống, văn hoá tốt đẹp của các nhóm DTTS. Tuy nhiên, nạn phá rừng,

huỷ hoại môi trường đã làm cho cuộc sống của nhiều nhóm DTTS, nhất là các nhóm

DTTS quen sống ở núi cao, vùng sâu gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống của họ trở nên

khó duy trì với các tập quán truyền thống và văn hoá vốn có.

Việc xây dựng các chính sách vừa bảo tồn được những nét đẹp trong truyền thống,

văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, vừa giúp bà con khắc phục những trở ngại do

tập quán và văn hoá gây ra để hoà nhập vào cuộc sống chung của đa số mọi người đòi

hỏi Đảng và Chính phủ phải dành nhiều tâm huyết và nguồn lực cho việc tham vấn

cộng đồng DTTS trong xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực DTTS nói

riêng và phát triển đất nước nói chung.

6.5. Một số chính sách có liên quan gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực

vùng DT& MN

Có khá nhiều chính sách liên quan gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực vùng DT&

MN nhưng lại có ảnh hưởng khá mạnh, bao gồm chính sách giảm nghèo thông qua hỗ

trợ sản xuất, phát triển CSHTNT, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ trực tiếp đột xuất và chính sách

phát triển vùng...

6.5.1. Các chính sách giảm nghèo:

Như đã phân tích ở phần 5.3 và 5.4 nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính

dẫn đến khó khăn trong phát triển thể lực và trí lực của các nhóm DTTS. Thậm chí

theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số học sinh nữ dân tộc H’ Mông, J’rai

và Khmer còn cho nghèo đói là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bỏ học, sau đó đến

phải ở nhà giúp bố mẹ làm nương54

.

Trong 5 năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, thực hiện nhiều chương

trình, dự án nhằm mục đích giảm nghèo, đặc biệt là đối với các tỉnh khó khăn trong

vùng DT& MN. Nghiên cứu “Tổng quan về các chính sách và dự án giảm nghèo hiện

hành của Chính phủ Việt Nam”55

đã chỉ ra 41 dự án và chính sách định hướng vào

việc giảm nghèo được thực hiện trên toàn quốc tại thời điểm năm 2009, trong đó có

ba chương trình mục tiêu quốc gia lớn nhất, đó là i) chương trình kinh tế - xã hội cho

các xã đặc biệt khó khăn tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-

2010 (CT135II); ii) chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-

2010 (CTMTQG-GN) và chương trình vừa mới được bắt đầu iii) Nghị quyết 30a về

giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo. Cả ba chương trình này đều tập

trung vào các tỉnh, huyện nghèo, vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có

nhiều đồng bào DTTS sinh sống.

Ngân sách phân bổ cho các chương trình giảm nghèo là 46.311 tỷ VNĐ, hay 2,6 tỷ

USD cho giai đoạn 2006-2020. Tuy nhiên, do số liệu báo cáo có trùng lắp, ví dụ như

54 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Học sinh nữ DTTS chuyển từ cấp tiểu học sang THCS

55 Richard Jones và đồng nghiệp (2009), Tổng quan về các chính sách và dự án giảm nghèo hiện hành

của Chính phủ Việt Nam

Page 44: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

giữa CTMTQG-NSVSNT với CT134 và CT135 cũng như giữa CTMTQG-GN với tất

cả các chương trình giảm nghèo khác nên con số thực tế là thấp hơn. CTMTQG-

135II, CTMTQG-GN, CTMTQG-NSVSNT và chương trình 62 huyện nghèo bao

trùm phần lớn các hỗ trợ giảm nghèo. Vì vậy, số liệu hiện có cho thấy giải ngân cho

các hoạt động giảm nghèo thấp hơn nhiều so với kế hoạch ngân sách với 19.911 tỷ

VNĐ đã được giải ngân trong giai đoạn 2006-2009. Trong năm 2008, tỷ lệ nghèo của

Việt Nam là 12.1% hay trên 10 triệu người nghèo. Điều này có nghĩa là ngân sách hỗ

trợ được phân bổ chỉ khoảng 2 triệu VNĐ/người trong vòng 3 năm qua.56

Các chương trình giảm nghèo bao trùm các hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, từ phát

triển CSHTNT, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ nhà ở, nước sạch, hỗ trợ trong lĩnh vực giáo

dục và đào tạo, y tế, ... cho đến các hỗ trợ trực tiếp đột xuất cho người nghèo.

CSHTNT, đặc biệt là đường nông thôn, được xây dựng đã giúp cho người dân vùng

DT& MN tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục và y tế.

Hỗ trợ về nhà ở, cấp nước sạch cho người nghèo các vùng DT& MN cũng giúp cải

thiện sức khoẻ cho người DTTS.

Trong số 41 chương trình/dự án liên quan đến giảm nghèo, có một số chương trình

dành riêng cho đồng bào DTTS, bao gồm: Vốn vay ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu

số đặc biệt khó khăn57

, Một số chính sách hỗ trợ người thiểu số, các hộ chính sách xã

hội, các hộ nghèo và cận nghèo và ngư dân, Trợ giá và cước giao thông cho vùng núi

và vùng dân tộc thiểu số58

, Hỗ trợ cho các nhu cầu cơ bản của đồng bào dân tộc thiểu

số thuộc các vùng khó khăn59

và các chương trình phát triển dân tộc thiểu số Si La, Pu

Péo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu.60

Các chương trình/dự án liên quan đến giảm nghèo này

đã có tác dụng nhất định đối với việc giảm nghèo trong các vùng DT& MN. Tuy

nhiên, đối với một số nhóm DTTS, các hỗ trợ giảm nghèo chưa có tác động lớn thể

hiện ở tỷ lệ nghèo đói cao và tốc độ giảm nghèo chậm của các nhóm DTTS này, như

đã phân tích ở trên. Một số nguyên nhân dẫn đến các chương trình hỗ trợ giảm nghèo

chưa có hiệu quả cao là do sự chồng chéo, phân tán và thiếu sự tham gia của người

hưởng lợi trong quá trình thiết kế các chương trình. Nhu cầu của người nghèo, các đặc

điểm truyền thống, văn hoá của các nhóm DTTS chưa được thể hiện trong thiết kế

chương trình/dự án.

6.5.2. Chính sách phát triển vùng

Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực vùng DT& MN nói riêng chịu ảnh

hưởng khá lớn từ trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các vùng. Thông thường,

chính sách phát triển vùng phù hợp sẽ giúp phát huy được các ưu thế về vị trí địa lý,

văn hoá và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, miền trong phát triển kinh tế- xã hội. Tuy

nhiên, ở Việt Nam, chính sách phát triển vùng chưa được quan tâm đúng mức.

56 Richard Jones và đồng nghiệp (2009), Tổng quan về các chính sách và dự án giảm nghèo hiện hành

của Chính phủ Việt Nam 57

Quyết định 32/2007/QĐ-TTG ngày 5/3/2007 58 Công văn số 20/UBDT-CSDT ngày 10/1/2008 59

Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 và nghị định 02/2002/NĐ-CP ngày 3/1/2002 60 Các Quyết định số 236, 237, 238, 292, 304 và 255 do UBDT ban hành năm 2005

Page 45: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Các bản quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010, rồi 2020 của các vùng

đều được xây dựng. Tuy nhiên, phần lớn các bản quy hoạch này đều thiếu hệ thống

giải pháp chính sách toàn diện, đồng bộ và phù hợp. Trong 5 năm qua Ban Chấp hành

Trung ương Đảng đã ban hành 6 nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 6 vùng, bao

gồm Nghị quyết số 54/NQ-TW về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông

Hồng, Nghị quyết số 37/NQ-TW về phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi phía

Bắc, Nghị quyết số 39/NQ-TW về phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên Hải miền

Trung, Nghị quyết số 10/NQ-TW về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên,

Nghị quyết số 21/NQ-TW về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu

Long Nghị quyết số 55/NQ-TW về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên, các Nghị quyết này chỉ nêu ra định hướng phát triển kinh tế- xã hội các

vùng, chứ chưa đi kèm các giải pháp chính sách và nguồn lực thực hiện. Chỉ có 4

vùng là miền núi phía Bắc, Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, và đồng bằng sông

Cửu Long là được hưởng hỗ trợ từ ngân sách bổ sung năm 2009 và 2010 nhờ các

quyết định 24, 25, 26, 27 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2008. Với nguồn

ngân sách hạn hẹp nguồn ngân sách được bổ sung thêm nhờ thực hiện các quyết định

trên cũng không có tác dụng đối với việc phát triển kinh tế xã hội các vùng DT& MN.

6.6. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống chính sách phát triển NNL vùng DT&

MN hiện nay

Có thể nói trong những năm qua, rất nhiều chính sách đã được ban hành có liên quan

đến phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN. Mặc dù số lượng và chất lượng nguồn

nhân lực vùng DT& MN có tăng lên liên tục, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để

giúp cải thiện đời sống cho đồng bào vùng DT& MN và chất lượng nguồn lực DTTS.

Trước hết, là tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong việc ban hành chính sách phát

triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN nói riêng.

Có quá nhiều các chính sách được ban hành và thực hiện chồng chéo, trùng lắp, thiếu

sự phối hợp, đã làm giảm hiệu quả và hiệu lực thực hiện chính sách. Với nguồn lực

công hạn chế như hiện nay, sự chồng chéo, trùng lắp trong việc ban hành chính sách

đã dẫn đến nhiều chính sách chỉ tồn tại trên giấy, mà không có hiệu lực trên thực tiễn.

Sự bất bình đằng cũng đã xảy ra do sự chồng chéo và trùng lắp, do có đối tượng cần

được hỗ trợ thì bị bỏ qua, trong khi đó có đối tượng được hưởng lợi cùng một lúc từ

nhiều chính sách.

Nhiều chính sách, chương trình/dự án đầu tư công hỗ trợ vùng DT& MN được xây

dựng chưa trên cơ sở nhu cầu thực tế của người dân, đặc biệt là của các đối tượng cần

được hỗ trợ. Vì vậy, nhiều hoạt động hỗ trợ được thực hiện không đạt mục tiêu đặt ra.

Ví dụ như, tại một số địa phương, người dân nông thôn dự các lớp học nghề không

phải để học nghề mà phần nhiều để lĩnh tiền phụ cấp. Khi tiền phụ cấp quá thấp so với

mức tiền công họ có thể nhận được khi đi làm thuê ở ngoài thì việc tham gia học nghề

không còn hấp dẫn đối với họ nữa.

Các chính sách liên quan đến đồng bào DTTS thường áp dụng chung cho tất cả các

nhóm DTTS chưa có sự phân nhóm cho phù hợp với trình độ học vấn, chuyên môn,

tập quán, truyền thống của từng nhóm DTTS, trong khi một số nhóm DTTS có các

Page 46: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

thành tích và mức sống gần tương đương với người Kinh và người Hoa, còn nhiều

nhóm DTTS có điều kiện sống rất khó khăn, ít được tiếp cận với những hỗ trợ của

Chính phủ.

VII. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực DTMN giai đoạn 2011- 2015 và đến năm

2020

7.1 Quan điểm phát triển KTXH đến năm 2020

Trong Chiến lược phát triển Kinh tế- Xã hội 2011- 2020, năm quan điểm phát triển đã

được đưa ra, bao gồm:

- Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững;

- Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế, chính trị vè mục tiêu xây dựng Việt

Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

- Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ

thế, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển

- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuât với trình độ khoa học công nghệ ngày

càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường

định hướng XHCN

- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập

quốc tế ngày càng sâu rộng

7.2 Mục tiêu phát triển KTXH 2011- 2015

Mục tiêu chiến lược phát triển KTXH 2011- 2020 là phấn đấu trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại, với một nền chính trị ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ

cương, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ

quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên

trường quốc tế tiếp tục được nâng cao tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn

trong giai đoạn sau.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, ba mũi đột phá chiến lược đã được xác định,

một trong ba mũi đột phá đó là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân

lực chất lượng cao”.

Thực hiện mũi đột phá “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất

lượng cao”, một số mục tiêu cụ thể đã được xác định trong chiến lược phát triển

KTXH 2011- 2020, bao gồm: (i) Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài

hoà với phát triển kinh tế; (ii) Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng

công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; (iii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi

mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo; và (iv) bảo vệ và cải thiện chất

lượng môi trường, chủ động ứng phó với hậu quả biến đổi khí hậu.

Chiến lược phát triển KTXH 2011- 2020 đã nhấn mạnh định hướng “tạo cơ hội bình

đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi

Page 47: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

xã hội” và “đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền

vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn khác”. “Nâng

cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc” được coi là định

hướng ưu tiên phát triển.

7.3 Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN giai đoạn 2011- 2015 và

đến năm 2020

Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KTXH 2011- 2020 với khẩu đột phá là

phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, chỉ tiêu cụ

thể về tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2015 trong kế hoạch phát triển KTXH 5

năm 2011- 2015 được xác định là 55% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh

tế. Việc thực hiện chỉ tiêu này dẫn đến nhu cầu rất cao về phát triển nguồn nhân lực

vùng DT& MN vì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở nhiều vùng DT& MN đặc biệt là

nhiều nhóm DTTS, như người H’Mông, Kh’mer rất cao, khoảng trên dưới 98% (xem

Bảng 10). Để có thể nâng tỷ lệ lao động được đào tạo của một số nhóm DTTS từ 2%

trong tổng số lao động đang làm việc lên mức bằng nửa chỉ tiêu đặt ra cho bình quân

cả nước (27,5%) trong vòng 5 năm đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía Nhà nứơc, doanh

nghiệp và cộng đồng dành cho phát triển nguồn nhân lực DTTS và vùng DT& MN.

Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN trong giai đoạn 2011- 2015 dự

kiến như sau:

7.3.1. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN có tay nghề cao

Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn là một nước có thu nhập trung bình. Rất nhiều

nước đang phát triển trên thế giới đã mắc phải “Bẫy thu nhập trung bình”. Thông

thường những nước mắc phải bẫy thu nhập trung bình là những nước có tỷ lệ lao động

có tay nghề thấp. Khi chuyển sang một nước có thu nhập trung bình nguồn nhân lực

rẻ tiền không còn là ưu thế để thu hút đầu tư nữa. Nhu cầu về nguồn nhân lực có trình

độ tay nghề sẽ dần thay thế cho nhu cầu về nguồn nhân lực rẻ tiền. Nếu Việt Nam

không có chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN, đặc biệt là nguồn

nhân lực cho một số nhóm DTTS đặc biệt khó khăn, chắc chắn phần lớn người lao

động DTTS sẽ không kiếm được việc làm và sẽ bị gạt ra khỏi nền kinh tế. Lúc đó mục

tiêu giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân đặt ra trong kế hoạch phát triển KTXH

2011-2020 và Chiến lược phát triển KTXH sẽ khó lòng đạt được.

74,45% dân số hay 50.769.895 người vùng DT& MN ở độ tuổi lao động vào năm

2009. Nếu tạm lấy tỷ lệ dân số chưa qua đào tạo trung bình toàn quốc để tính thì số

dân trong vùng DT& MN chưa qua đào tạo cũng đã rất lớn, trên 44 triệu người. Vấn

đề đào tạo nghề là đặc biệt cần thiết đối với đồng bào DTTS, do tỷ lệ dân số chưa qua

đào tạo của một số nhóm DTTS, thậm chí là nhóm DTTS đông người, như dân tộc

Thái (94,6%), Kh’mer (97,7%) và H’Mông (98,7) rất cao.61

Chỉ tính riêng số dân ở độ tuổi đi học trung học phổ thông (16-18 tuổi) nhưng không

đến trường thì cũng đã có trên 2 triệu người không có tay nghề cần được đào tạo trong

61 TCTK 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Page 48: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

các vùng DT& MN. Việc đào tạo nghề trung và dài hạn nhằm tạo việc làm bền vững

sẽ cực kỳ khó khăn đối với đồng bào DTTS vì tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa từng

đi học của nhiều nhóm DTTS rất cao, như H’Mông: 61,4%, Kh’mer: 23,9%, Thái:

17,8% và các nhóm DTTS khác: 23,3%. Vì vậy, để đào tạo nghề cho đồng bào DTTS

và vùng DT& MN nhu cầu phát triển giáo dục, tạo cơ hội thuận lợi hơn và nâng cao

chất lượng giáo dục cho phù hợp với điều kiện, truyền thống văn hoá của nhiều nhóm

DTTS ngày càng lớn. Chính sách cử tuyển hay thành lập các trường dạy nghề ở các

vùng DT& MN sẽ không phát huy tác dụng nếu thiếu nguồn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là

phải làm thế nào để tăng tỷ lệ nhập học, hoàn thành cấp học đối với các nhóm DTTS

có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa từng đi học cao.

Muốn nâng tỷ lệ lao động có tay nghề trong vùng DT& MN và các nhóm DTTS, tỷ lệ

học sinh hoàn thành các cấp học cũng phải được nâng cao. Như đã phân tích ở trên, tỷ

lệ nhập học và hoàn thành các cấp học của nhiều nhóm DTTS, cũng như vùng DT&

MN còn thấp. Như vậy, nhu cầu về giáo dục, đặc biệt là giáo dục phù hợp với đặc

điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội của đồng bào DTTS và vùng DT& MN là cực kỳ cao.

Nghị định 82/2010/NĐ-CP, Quy định về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu

số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, vừa được ban

hành, hy vọng sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tại các vùng DT& MN.

7.3.2. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN biết ngoại ngữ và có kiến thức

về công nghệ thông tin

Ngày càng có nhiều việc làm mới được tạo ra từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài, cũng như từ thị trường việc làm ngoài nước. Như vậy, có thể đòi hỏi

người lao động phải biết ngoại ngữ và sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin.

Trong những năm qua trong chính sách xuất khẩu lao động đã dành ưu tiên cao cho

người lao động DTTS và các vùng DT& MN. Từ kinh nghiệm về lao động xuất khẩu

trong những năm qua cho thấy, người lao động DTTS đi lao động ở nước ngoài cũng

đạt được những thành tích không kém gì người lao động người Kinh.

7.3.3. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN nhanh nhạy, linh hoạt, dễ

dàng chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007. Tất cả những cam kết chưa hoàn tất khi gia

nhập WTO sẽ phải được thực hiện vào năm 2014. Như vậy, đến năm 2020, Việt Nam

sẽ phải hoàn thiện thể chế để vận hành nền kinh tế theo nguyên tắc của một nền kinh

tế thị trường. Giai đoạn 2011- 2020 cũng là lúc Việt Nam từng bước trở thành một

nước có thu nhập trung bình. Tất cả những hỗ trợ ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại

từ cộng đồng quốc tế sẽ chấm dứt. Hiệu quả đầu tư sẽ phải được quan tâm nhiều hơn.

Dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá, không những lực lượng lao động cần có

tay nghề cao, mà phải nhanh nhạy, linh hoạt, liên tục hoàn thiện và chuyển đổi cho

phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong bối cảnh như vậy, lực lượng lao động vùng

DT& MN cũng phải trở nên linh hoạt liên tục hoàn thiện và chuyển đổi cho phù hợp

với nhu cầu của thị trường.

Hiện tại, ở nhiều vùng DT& MN, phần lớn lực lượng lao động làm nghề nông và các

nghề đơn giản (Vùng Trung du& miền núi BB: 78,44%; Duyên hải miền Trung:

Page 49: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

64,8% và Tây nguyên: 76,33%). Trong xu thế phát triển hiện nay, với diện tích đất

nông nghiệp và đất rừng ngày càng bị thu hẹp, năng suất cây trồng ngày càng tăng,

việc làm trong nông nghiệp sẽ bị thu hẹp. Nếu không có tay nghề và đặc biệt không

đủ nhanh nhạy, linh hoạt, dễ dàng chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường thì

nhiều người lao động vùng DT& MN sẽ bị mất việc và mất nguồn kiếm sống.

Như đã phân tích ở phần trên, nhiều người DTTS ngại xa nhà, khó làm quen với môi

trường làm việc công nghiệp, kém tự tin… đã cản trở khả năng kiếm việc làm và tăng

thu nhập, trong khi đó các vùng nơi phần lớn người DTTS sinh sống thường là miền

núi, vùng sâu điều kiện đi lại khó khăn, không đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư, phát triển

kinh tế để tạo việc làm mới.

Các dạy học không lấy học sinh làm trung tâm và áp dụng một khung chương trình,

một bộ sách giáo khoa cho tất cả các vùng càng làm giảm tính tự tin của học sinh

DTTS. Trình độ văn hoá thấp, môi trường sống biệt lập đã tạo nên thói quen của

nhiều nhóm DTTS ngại thay đổi, khó thích nghi với môi trường mới. Người lao động

DTTS càng kém tự tin hơn do bị giới hạn về tiếp cận thông tin.

Để phát triển nguồn nhân lực DTTS đòi hỏi phải thay đổi cách dạy học trong các

trường phổ thông các cấp. Các thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước và

về việc làm cần được cung cấp thường xuyên, đầy đủ, kịp thời cho người dân các

vùng DT& MN, đặc biệt là các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa.

7.3.4. Phát triển nguồn nhân lực vùng DT& MN có sức khoẻ tốt

Việt Nam được đánh giá là một trong mười nước sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất

từ biến đổi khí hậu, trong đó vùng ven biển miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu

Long là bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt liên quan đến phát triển nông nghiệp và

việc làm trong nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều nông dân tại các vùng

này phải đi tìm việc làm phi nông nghiệp, trong khi đó vùng đồng bằng sông Cửu

Long là vùng có tỷ lệ dân số trên 5 tuổi chưa từng đi học cao nhất trong cả nước. Điều

này có nghĩa là đối với nhiều thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long, song song

với việc học nghề để kiếm việc làm phi nông nghiệp, còn phải học phổ thông để có

thể có đủ nền tảng giáo dục tiếp thu kiến thức từ các chương trình dạy nghề trung hạn

và dài hạn.

Quá trình toàn cầu hoá làm cho xã hội, kể cả yêu cầu công việc, kỹ năng, có nhiều

biến đổi nhanh chóng. Vì vậy, thay đổi thường xuyên sẽ trở thành một hiện tượng phổ

biến hơn so với trước đây. Như vậy, áp lực công việc, áp lực học hành và áp lực phải

tìm việc làm mới đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ tốt, tâm lý ổn định và ý chí

kiên định. Đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại ngày nay đòi hỏi không chỉ đào tạo

nghề, mà còn phải đạo tạo về tinh thần, tâm lý và giáo dục về thể chất.

Page 50: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

VIII. Một số giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiếu

số giai đoạn 2011 – 2020.

8.1. Các chính sách còn hiệu lực cần điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi

8.1.1. Các chính sách dân số và y tế:

Một số chính sách liên quan đến chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào DTTS và

người dân vùng miền núi, hải đảo và vùng nghèo nhằm tạo cơ hội cho họ được tiếp

cận với các dịch vụ dân số và y tế đã phát huy tác dụng tốt, cần được tiếp tục duy trì.

Ví dụ như, cần duy trì và ưu tiên cao hơn nữa cho việc thực hiện chính sách đầu tư

xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho

các trung y tế xã và tăng cường cán bộ y tế cho cấp cơ sở vì phần lớn người dân vùng

DT& MN đã sử dụng dịch vụ y tế từ trung y tế xã là chủ yếu. Tỷ lệ xã có trạm y tế

được đầu tư xây dựng kiên cố mới đạt 52,86% và mới có 40% trạm y tế xã có bác sỹ.

Như vậy, để tạo nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến xã cần đầu tư hơn nữa về cả

cơ sở vật chất và đội ngũ bác sỹ cho y tế tuyến xã.

Đối với cả xã vùng sâu, vùng xa, cần duy trì chính sách y tế lưu động và tăng cường

y tế thôn, bản để tạo điều kiện cho những người dân vùng sâu, nhất là những hộ gia

đình còn duy trì tập quán di canh được hưởng dịch vụ y tế thôn bản.

Chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế với miễn phí cho người nghèo và người DTTS đã tỏ

ra có tác dụng nâng cao tỷ lệ người nghèo, nhất là người DTTS tiếp cận các dịch vụ y

tế. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu, đánh giá sâu hơn nữa để đưa ra các giải pháp hoàn

thiện chính sách này nhằm khắc phục tình trạng cấp nhầm, cấp sót thẻ bảo hiểm cho

người nghèo và nâng cao hiệu quả của chính sách này.

Đối với những núi cao, vùng sâu, vùng xa, cần tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo cho người

dân các vùng này được hưởng các dịch vụ phòng chống một số bệnh thường gặp ở các

vùng DT& MN, như sốt rét, bướu cố, thương hàn, ỉa chảy...

Cần điều chỉnh chính sách thông tin tuyên truyền về bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt là sức

khoẻ sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao nhận thức cho thấy đồng bào

DTTS hiểu rõ về tầm quan trọng cũng như cách thức chăm sóc sức khoẻ.

8.1.2. Các chính sách giáo dục và đào tạo

Những hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để phát triển hệ thống các

trường PTDTNT, bán trú và các điểm trường lẻ ở vùng núi cao, xa xôi hẻo lánh đã

thực sự có tác dụng nâng cao tỷ lệ đi học cũng như hoàn thành các cấp học của con

em đồng bào DTTS, nhất là những vùng núi cao hiểm trở, xa xôi hẻo lánh như Hà

Giang, Lai Châu, Cao Bằng... Các chính sách hỗ trợ này cần được duy trì. Ngoài ra,

cần ưu tiên hơn nữa để hỗ trợ phát triển các trường bán trú, các điểm trường để giúp

các học sinh không được vào học các trường PTDTNT có thể tiếp tục đến lớp.

Chính sách hỗ trợ dạy tiếng dân tộc trong các trường phổ thông cần được tiếp tục thực

hiện. Cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường năng lực xây dựng

chương trình học phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của học sinh.

Page 51: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Giáo dục mầm non đã bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Cần có chính sách hỗ trợ

phù hợp cho giáo viên mầm non vùng DT& MN, đặc biệt là giáo viên ở những vùng

đặc biệt khó khăn, nơi nhiều cha mẹ phụ huynh không biết tiếng Kinh. Bộ Giáo dục

và Đào tạo cần có cơ chế để giám sát các tỉnh trong việc tăng cường đầu tư cho giáo

dục mầm non vùng DT& MN.

Chính sách cử tuyển cũng cần được tiếp tục thực hiện, nhưng cần tập trung ưu tiên

cho các dân tộc có dân số ít. Để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực như sinh viên tốt

nghiệp vùng DT& MN về địa phương không tìm được việc làm, cần bổ sung các giải

pháp nhằm gắn trách nhiệm của địa phương trong việc lựa chọn đối tượng và ngành

học cử tuyển với việc bố trí sử dụng sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp về công tác

tại địa phương sau này.

Chính phủ đã có chính sách đào tạo nghề nông thôn và đào tạo nghề cho thanh niên

DTTS. Một số mô hình đào tạo nghề mới đã được tìm tòi, áp dụng, như dạy nghề gắn

với việc làm thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp tạo việc làm mới, dạy nghề di động,

dạy nghề trên cơ sở cộng đồng (có sự tham gia và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của cả hộ

nghèo và hộ khá trong cùng một cộng đồng)… Tuy nhiên, các chính sách này tỏ ra

chưa thực sự thu hút được sự tham gia của người lao động DTTS.

Một trong những lý do là các hỗ trợ dạy nghề nông thôn thường chỉ tập trung vào đào

tạo nghề ngắn hạn, vì vậy, việc làm sau đào tạo thường không bền vững hoặc thu

nhập quá thấp so với công sức, thời gian và nỗ lực mà người lao động DTTS phải bỏ

ra (thông thường để làm việc, người lao động DTTS phải đi xa quê, hoặc hàng ngày

phải đi về một quãng đường rất xa, trong khi thu nhập quá thấp để có thể trang trải

cho tiền thuê nhà, tiền đi lại, tiền ăn và tiền dành để nuôi con). Tuy nhiên, muốn đào

tạo nghề trung hạn, hoặc dài hạn cho người DTTS và người nghèo vùng DT& MN,

cần hỗ trợ đào tạo nghề đi kèm với hỗ trợ nâng cao trình độ học vấn vì như đã phân

tích ở trên tỷ lệ hoàn thành cấp học, nhất là cấp THPT ở các vùng DT& MN và đặc

biệt là của một số nhóm DTTS rất thấp. Vì vậy, cần sửa đổi chính sách đào tạo nghề

cho thanh niên dân tộc thiểu số theo hướng chuyển trọng tâm từ đào tạo nghề ngắn

hạn sang hỗ trợ đào tạo nghề kết hợp với đào tạo văn hóa trước khi đào tạo nghề. Cần

tăng cường hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong các trường THCS và THPT

để nâng cao tỷ lệ học sinh hoàn thành các cấp học này tham gia học nghề trung và dài

hạn. Cần ưu tiên hỗ trợ cử tuyển cho học sinh học nghề.

8.1.3. Các chính sách cán bộ

Các chính sách hỗ trợ thông qua hệ số phụ cấp vùng trong lương cho cán bộ, công

chức vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa cần tiếp tục được duy trì để thu hút

cán bộ đến làm việc ở những vùng khó khăn này. Bên cạnh đó, cần tăng cường hỗ trợ

về nhà ở cho các bác sỹ, giáo viên vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

8.1.4. Các chính sách cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển CSHT nông

thôn

Có khá nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, dự án được thực hiện ở các vùng DT&

MN giúp cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển CSHT nông thôn cho

đồng bào DTTS và người dân vùng DT& MN, như chương trình mục tiêu quốc gia về

Page 52: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

giảm nghèo, chương trình 135 giai đoạn 2006- 2010, chương trình nước sạch và vệ

sinh môi trường nông thôn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự chồng chéo giữa nhiều

chương trình và tính hiệu quả kém do đầu tư phân tán, quyết định đầu tư thiếu cơ sở

khoa học. Trong tương lai cần đánh giá hiệu quả và tác động của các chương trình

này. Tất cả các hỗ trợ cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển CSHT nông

thôn cho đồng bào DTTS và người dân vùng DT& MN nên được tiếp tục, nhưng gộp

lại trong một hoặc một số chương trình mang tính tổng hợp, linh hoạt.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chương trình 135 giai đoạn 2011-

2015, chương trình xây dựng nông thôn mới… nên được thiết kế theo hướng tăng

cường tính tự chủ của cấp cơ sở để các hoạt động hỗ trợ được đưa ra xuất phát từ nhu

cầu thực tế của người hưởng lợi vùng DT& MN, lồng ghép các chương trình, tránh

chồng chéo, trùng lặp, ưu tiên các nhóm DTTS rất ít người và những vùng khó khăn

nhất.

8.2. Xây dựng các chính sách mới (đặc thù)

8.2.1. Xây dựng chương trình cải thiện và nâng cao tầm vóc, thể trạng cho người dân

vùng dân tộc và miền núi, trong đó ưu tiên các đối tượng là dân tộc thiểu số,

bao gồm:

+ Các chính sách tăng cường sức khoẻ sinh sản nhằm khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ

vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đến khám thai định kỳ và sinh đẻ tại các

cơ sở y tế thông qua hỗ trợ kinh phí đi lại, khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho

sản phụ, hỗ trợ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, trợ cấp kinh phí khi đẻ tại cơ sở y

tế; hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khi đến tiêm chủng các mũi theo quy định, tăng

cường đào tạo cô đỡ thôn bản;

+ Các chính sách cải thiện nâng cao thể trạng kết hợp với khuyến khích trẻ em đến

trường, thông qua việc cấp khẩu phần dinh dưỡng “bữa ăn học đường” và “uống sữa

miễn phí” cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với ưu tiên cao dành

cho học sinh từ bậc học mầm non đến hết tiểu học.

+ Tăng cường hiệu quả khám, chữa bệnh của các đội y tế di động đối với các thôn,

bản vùng dân tộc và miền núi đặc biệt khó khăn, có khoảng cách quá xa trung tâm xã

và có mật độ dân số đông;

+ Đẩy mạnh giáo dục thể chất trong các trường dân tộc nội trú, tăng đủ cơ số giáo viên,

phương tiện dạy học, giúp định hướng tốt ý thức chăm sóc phát triển thể chất của học sinh

ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

8.2.2. Xây dựng chương trình tuyên truyền vận động thực hiện chính sách, thay đổi

một số tập quán không phù hợp với cuộc sống hiện đại, bao gồm:

+ Đưa ra các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ nam nữ thanh niên vùng dân tộc và

miền núi ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thực hiện kết hôn đúng độ tuổi

quy định (ví dụ như cấp chăn, màn nếu các đôi vợ chồng mới đi đăng ký tại trụ sở

UBND xã);

Page 53: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

+ Tư vấn cho thanh niên DTTS về kiến thức hôn nhân, đời sống vợ chồng và kiến

thức làm cha mẹ (chính sách này có thể tách riêng hoặc lồng vào chương trình cải

thiện và nâng cao tầm vóc thể trạng đã nêu trên);

+ Nâng cao nhận thức về những hậu quả có thể xảy ra liên quan đến tập quán, tập tục

hôn nhân cận huyết (chính sách này có thể tách riêng hoặc lồng vào chương trình cải

thiện và nâng cao tầm vóc, thể trạng đã nêu trên).

8.2.3. Một số chính sách nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo:

+ Khuyến khích dạy bằng tiếng dân tộc cho học sinh ở những vùng DT& MN tương

đối đồng nhất về các nhóm dân tộc cùng sinh sống trong vùng. Ưu tiên phân bổ ngân

sách để thực hiện Nghị định 82/2010/NĐ-CP, Quy định về việc dạy và học tiếng nói, chữ

viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường

xuyên, vừa được ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2010;

+ Ban hành chính sách ưu đãi (cấp phí học tập sinh hoạt…) cho các đối tượng học

sinh là người dân tộc thiểu số vùng đặc biêt khó khăn đỗ thẳng vào các trường đại học

công lập của cả nước;

+ Chủ động phát hiện và lựa chọn trong đội ngũ cán bộ trí thức tiêu biểu hiện có, các

học sinh sinh viên tài năng là người dân tộc thiểu số (ngay từ bậc tiểu học ở địa

phương), có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho đi đào tạo bồi dưỡng trong nước và

nước ngoài.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Khuyến khích các giáo viên học tiếng dân

tộc, văn hoá dân tộc. Nếu theo như phát hiện ở phần 5.4.1, một trong những nguyên

nhân làm cho học sinh DTTS bỏ học là do các em không hài lòng với cách đối xử của

giáo viên, một phần xuất phát từ sự khác nhau về văn hoá và tập quán, thì nâng tỷ lệ

giáo viên là người DTTS có thể giúp cải thiện phần nào quan hệ giáo viên- học sinh

và nhờ đó giám bớt tình trạng bỏ học.

+ Ưu tiên nguồn lực để thực hiện tốt Đề án “Tăng cường Giáo dục Mầm non” ở các

vùng DT& MN đặc biêt khó khăn để tạo điều kiện cho trẻ em DTTS được đi học mẫu

giáo, chuẩn bị tốt về ngôn ngữ trước khi vào lớp 1.

+ Sửa đổi chính sách đào tạo nghề cho nông dân là người dân tộc thiểu số: đối với lao

động chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở được miễn phí đào tạo văn hóa trước khi đào

tạo nghề; thực hiện miễn học phí, chi phí mua sách vở tài liệu, hỗ trợ sinh hoạt phí

cho người theo học vì hầu hết họ là lao động chính, việc đi học ảnh hưởng rất lớn đến

kinh tế, thu nhập của gia đình;

+ Đổi mới công tác hướng nghiệp cho học sinh trong các trường THCS, THPT, trước

hết là trong các trường PTDTNT. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục- đào

tạo và các ngành khác theo hướng cung cấp thông tin về thị trường lao động, định

hướng phát triển kinh tế- xã hội quốc gia và địa phương, tư vấn cho học sinh để giúp

học sinh tự đánh giá được năng lực của mình và lựa chọn ngành nghề, định hướng

nghề cho phù hợp;

Page 54: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

+ Thành lập trường đại học dân tộc để thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng đa

ngành, đa lĩnh vực, đa loại hình (từ đào tạo nghề, đến trung cấp chuyên nghiệp, cao

đẳng, đại học và sau đại học…) dành chủ yếu cho các đối tượng là người dân tộc thiểu

số (có tỷ lệ nhất định học sinh dân tộc Kinh).

8.2.4. Các chính sách cán bộ

+ Cần sửa đổi chính sách thi, tuyển dụng công chức tại vùng dân tộc và miền núi, đặc

biệt là các tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, thay thế môn thi ngoại ngữ

bằng môn tiếng dân tộc để tạo cơ hội nhiều hơn cho các sinh viên DTTS tốt nghiệp

các ngành và cấp học phù hợp với yêu cầu công việc trong bộ máy hành chính cấp cơ

sở.

+ Ban hành chính sách luân chuyển và thu hút cán bộ vùng dân tộc và miền núi, có

quy định thời hạn luân chuyển cán bộ (luân chuyển trong nội bộ địa phương và luân

chuyển giữa các tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển với các tỉnh vùng dân tộc và miền

núi kém phát triển) coi đây là tiêu chí để bổ nhiệm, đề bạt sau này; quy định về tỷ lệ,

cơ cấu và chế độ tuyển dụng cán bộ dân tộc thiểu số tại các địa phương có đông đồng

bào dân tộc)…

8.2.5. Các chính sách cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển CSHT nông

thôn

Các hỗ trợ của Chính phủ nên đưa trực tiếp tới người dân, nhưng có điều kiện (ví dụ

chỉ hỗ trợ người đi học, người đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế…).

Page 55: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

IX. Phụ lục và số liệu liên quan

Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ dân tộc thiểu số các tỉnh năm 2009

TT Các vùng kinh tế xã hội Tổng dân số Dân số

DTTS

Tỷ lệ

(%)

Toàn vùng dân tộc và miền núi 68.194.369 12.251.436 100%

I Vùng trung du miền núi phía Bắc (14) 11.064.449 5.949.346 0.486

II Đồng bằng sông Hồng (4) 9.492.515 250.401 0.020

III Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung (14) 18.835.485 1.850.776 0.151

IV Tây Nguyên (5) 5.107.437 1.738.216 0.142

V Đông Nam Bộ (5) 12.542.751 1.100.398 0.090

VI Đồng bằng sông Cửu Long (9) 11.151.732 1.362.299

0.111

Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Bảng 2: Số lượng và cơ cấu dân số của các dân tộc thiểu số Việt Nam, năm 2009

TT Vùng, dân

tộc

Dân số

(người)

Tỷ lệ so

với tổng

dân số (%)

Nam Nữ

Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng

Tỷ lệ

(%)

I Dân số cả

nước 85.846.997 100.00 42.413.143 49,41 43.433.854 50,59

II Vùng DTMN 68.194.369 79,43 33861459 49,65 34.332.910 50,35

III Dân số DTTS 12.251.436 14,27120 6.108.298 42,80 6.143.138 57,20

1 Tày 1.626.392 1,89452 808.579 42,68 817.813 57,32

2 Thái 1.550.423 1,80603 772.605 42,78 777.818 57,22

3 Mường 1.268.963 1,47817 630.983 42,69 637.980 57,31

4 Khmer 1.260.640 1,46847 617.650 42,06 642.990 57,94

5 Mông 1.068.189 1,24429 537.423 43,19 530.766 56,81

6 Nùng 968.800 1,12852 485.579 43,03 483.221 56,97

7 Hoa 823.071 0,95877 421.883 44,00 401.188 56,00

8-

42

35 nhóm DTTS có số dân từ 5.000 đến 800.000 người, bao gồm Dao, Gia Rai, Êđê, Banar, Sán

Chay, Cơ Ho….

43 Lô Lô 4.541 0,00529 2.218 41,93 2.323 58,07

44 Mảng 3.700 0,00431 1.868 43,34 1.832 56,66

45 Cơ Lao 2.636 0,00307 1.344 43,78 1.292 56,22

46 Bố Y 2.273 0,00265 1.170 44,15 1.103 55,85

Page 56: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

47 Cống 2.029 0,00236 1.009 42,75 1.020 57,25

48 Ngái 1.035 0,00121 557 46,03 478 53,97

49 Si La 709 0,00083 371 44,70 338 55,30

50 Pu Péo 687 0,00080 352 44,00 335 56,00

51 Rơ Măm 436 0,00051 227 44,51 209 55,49

52 Brâu 397 0,00046 196 42,61 201 57,39

53 Ơ Đu 376 0,00044 219 49,77 157 50,23

Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Bảng 3: Cơ cấu dân số DTTS theo độ tuổi

ĐVT: Người

Nhóm dân số theo độ tuối Vùng dân tộc và miền núi DTTS

Tổng số 68194369 100% 12.251.436 100%

Trong đó: Nam 49,65% 42,8%,

Nữ 50,35% 57,2%

Trên 15 tuổi 50769895 74,45% 8.452.266 68,97%

Trong đó 15- 18 tuổi 4305552 8,48%

Từ 15 tuổi trở xuống 17424474 25,55% 3799170 31,03%

12- 15 tuổi 5025803 28,84% 25,38%

7- 11tuổi 5375091 30,85% 31,16%

Dưới 7 tuổi 7.023.580 40,31% 43,46 %

Nguồn: TCTK, 2009, Tổng điều tra dân số và nhà ở

Bảng 4: Cơ cấu dân số DTTS theo ngành nghề làm việc

ĐVT: % Nhóm dân số Cả nước Vùng Trung du&

miền núi BB

Duyên hải

miền Trung

Tây

nguyên

Theo ngành

Nông nghiệp 51,9 75,0 58,5 73,4

Công nghiệp 21,5 9,9 17,5 7,9

Dịch vụ 26,5 15,1 24,0 18,6

Theo nghề

Nghề nông& nghề đơn giản 78,44 64,81 76,33

Ngành nghề có chuyên môn kỹ

thuật cao và trung bình

22,37% lao

động có CMKT

6,26 7,31 5,93

Lao động quản lý 0,85 0,56(ĐBSCL) 0,76

Page 57: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Bảng 5: Một số chỉ số về thể lực nguồn nhân lực vùng DT& MN

Đơn vị: %

Nhóm dân số Tỷ lệ SDD cân

nặng trẻ <5T

Tỷ suất chết

trẻ em < 1 tuổi

Tuổi thọ bình quân (tuổi)

Cả nước 19,9 16 72,8 (nam: 70,2, nữ: 75,6)

Trung du và miền núi phía Bắc 25,9 24,5 70 (nam: 67,2, nữ: 73)

Tây Nguyên 27,4 27,3 69,1 (nam: 66,3; nữ: 72,2)

DT Mảng 40,03 73,0 53,6

La Hủ 44,0 85 51,0

Cờ Lao 47,37 68 54,0

Tày 23,3 70,3

Thái 27,1 69,2

Mường 22,2 68

Khmer 18 69,5

H’Mông 45,5 61,3

Các dân tộc thiểu số khác 32,0 64,9

Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009; Dự án bảo tồn và phát triển kinh tế xã

hội các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống -Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu năm 2010; Dự án bảo

tồn và phát triển kinh tế xã hội các dân tộc Cờ Lao -Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm

2010

Bảng 6: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên tại một số tỉnh miền núi,

đông dân tộc sinh sống

ĐVT:%

TT Khu vực, đơn vị hành chính Chung Nam Nữ Chênh lệch

Chung toàn quốc 93,5 95,8 91,4 4,4

Ba vùng có tỷ lệ biết chữ thấp nhất

I Vùng miền núi phía Bắc 87,3

II Vùng Tây nguyên 88,27

III Vùng ĐB sông Cửu Long 91,6

10 tỉnh có tỷ lệ biết chữ thấp nhất

1 Lai Châu 57,4 71,9 42,7 29,2

2 Hà Giang 65,5 76,1 55,1 21,0

3 Điện Biên 67,6 80,7 54,8 25,9

4 Sơn La 75,2 86,7 63,8 22,9

5 Lào Cai 77,5 84,7 70,6 14,1

6 Gia Lai 80,5 86,6 74,5 12,1

7 Cao Bằng 82,2 87,2 77,4 9,8

8 Kon Tum 84,5 90,1 79,0 11,1

9 Trà Vinh 86,4 90,5 82,6 7,9

10 Sóc Trăng 86,5 89,5 83,7 5,8

Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Page 58: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Bảng 7: Dân số trong độ tuổi và số học sinh học và tỷ lệ đi học đúng tuổi, không đúng tuổi bậc

tiểu học các tỉnh vùng dân tộc và miền núi, năm 2009

TT

Các vùng KT-XH

Tiểu học THCS THPT

Tỷ lệ đi

học

Tỷ lệ ngoài

độ tuổi

Tỷ lệ đi

học

Tỷ lệ

ngoài độ

tuổi

Tỷ lệ

đi học

Tỷ lệ

ngoài độ

tuổi

Bình quân toàn vùng 94,18 8,70 87,60 9,52 60,34 13,82

I Vùng Trung du

MNPB

92,01 10,66 88,06 12,29 57,25 15,13

1 Hà Giang 83,99 19,06 67,11 22,92 34,51 25,49

3 Bắc Cạn 89,33 10,67 83,92 13,59 44,21 19,22

11 Thái Nguyên 82,82 16,38 76,25 21,26 47,35 29,74

12 Lạng Sơn 81,68 16,91 67,16 24,15 29,38 32,08

13 Bắc Giang 85,98 18,87 82,20 24,34 45,65 27,12

II Đồng bằng SH 97,28 5,61 96,20 6,30 77,54 9,28

III Bắc TB & DHMT 95,82 7,05 95,09 8,39 69,03 10,61

20 Ninh Thuận 91,58 10,01 74,89 9,46 53,12 14,64

IV Tây Nguyên 93,13 10,50 83,74 10,59 57,95 15,96

21 Kon Tum 94,02 9,03 84,50 12,70 43,59 13,15

22 Gia Lai 87,47 12,93 71,08 11,61 45,56 14,53

V Đông Nam Bộ 97,10 4,76 90,96 6,45 64,96 13,56

VI Đồng bằng SCL 92,26 11,57 71,30 10,34 41,22 20,21

32 Sóc Trăng 90,61 14,87 67,45 14,69 38,50 27,07

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Page 59: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Bảng 8: Tỷ lệ bỏ học, lưu ban cấp tiểu học và THCS theo vùng, tỉnh

Đơn vị tính: %

Tỉnh/thành phố

Tiểu học THCS

Tỷ lệ bỏ

học

Tỷ lệ

lưu ban

Tỷ lệ

không đi

học

Tỷ lệ

bỏ học

Tỷ lệ

lưu ban

Tỷ lệ

không đi

học

2.8% 2.15% 1.74% 10.6% 2.16% 1.36%

Đông Bắc 2.1% 2.60% 0.63% 12.2% 1.57% 0.58%

11 Hà Giang 3.9% 3.26% 2.69% 11.7% 3.74% 2.44%

12 Cao Bằng 4.9% 2.19% 2.95% 15.9% 1.31% 0.00%

21 Quảng Ninh 5.1% 1.74% 0.15% 13.0% 1.10% 0.63%

Tây Bắc 4.1% 1.54% 1.30% 10.9% 3.17% 0.56%

22 Lai Châu 3.1% 0.67% 0.62% 11.9% 9.95% 0.82%

24 Sơn La 3.5% 1.43% 2.26% 10.1% 2.39% 0.78%

Bắc trung bộ 2.5% 1.90% 0.15% 11.3% 1.03% 0.13%

27 Nghệ An 2.3% 1.94% 0.14% 11.2% 1.13% 0.22%

28 Hà Tĩnh 2.5% 0.93% 0.15% 11.1% 0.49% 0.13%

Nam trung bộ 1.6% 2.02% 0.15% 10.3% 1.75% 0.32%

33 Quảng Nam 4.4% 2.02% 0.06% 13.3% 2.10% 0.06%

36 Phú Yên 1.0% 1.01% 0.27% 12.9% 0.63% 0.29%

Tây nguyên 4.1% 3.34% 1.41% 7.3% 4.54% 0.99%

38 Kon Tum 3.4% 0.70% 0.93% 10.9% 3.37% 0.18%

39 Gia Lai 4.3% 2.39% 2.67% 9.2% 4.01% 3.35%

41 Đac Nông 6.1% 5.35% 1.53% -4.3% 5.65% 1.03%

Đông Nam Bộ 2.6% 2.60% 0.34% 9.1% 3.23% 0.39%

44 Ninh Thuận 2.6% 3.16% 1.60% 13.1% 3.48% 1.99%

46 Tây Ninh 6.6% 1.24% 0.14% 16.4% 2.96% 0.08%

ĐBSCL 4.4% 1.96% 7.56% 15.4% 3.67% 5.19%

52 Đồng Tháp 2.6% 2.99% 0.14% 15.2% 1.43% 0.00%

53 An Giang 2.9% 1.04% 0.64% 16.3% 1.42% 0.87%

57 Kiên Giang 5.7% 1.99% 0.80% 16.1% 5.13% 0.60%

59 Hậu Giang 3.5% 3.18% 0.09% 14.9% 5.90% 0.00%

60 Trà Vinh 3.2% 2.08% 0.50% 17.2% 4.33% 0.25%

61 Sóc Trăng 15.4% 1.56% 0.52% 28.3% 4.99% 0.00%

62 Bạc Liêu 5.5% 2.23% 0.67% 18.5% 2.81% 0.88%

63 Cà Mau 7.0% 2.04% 0.65% 23.0% 3.74% 0.00%

Nguồn: tự tính từ một số báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Page 60: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Bảng 9: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên theo tỉnh hình đi học, 2009

Đơn vị tính: %

Chưa từng

đi học

Chưa tốt

nghiệp TH

Tốt nghiệp

TH

Tốt nghiệp

THCS

Tốt nghiệp

THPT

Cả nước 5,5 14,5 25,7 28,9 12,1

Thành thị 2,5 8, 8 20,4 24,1 18,9

Nông thôn 6,8 17,1 28 31 9,1

Miền núi phía Bắc 11,6 13,4 23,5 28,7 9,5

ĐB sông Hồng 2,3 7,5 15 39,3 16,5

BTB& DH miền Trung 4,7 13,6 25,7 32,1 11,6

Vùng Tây nguyên 10,3 13,7 30,3 27,6 8,4

Đông Nam bộ 3 12,1 28 24,8 16,5

Vùng ĐB sông Cửu Long 6,9 26,7 36,1 17,4 6,4

Thái 17,8 20,7 29,3 21,5 5,3

KhMer 23,9 30 30,6 10,5 2,5

H’Mong 61,4 14,3 13,8 7,9 1,4

Các DTTS khác 23 22,9 27,3 16,7 5,3

Nguồn: TCTK, 2010, Kết quả điều tra dân số và nhà ở 2009

Bảng 10: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên theo trình độ đào tạo, 2009

Đơn vị tính: %

Chưa được

đào tạo

Tốt nghiệp

sơ cấp

Tốt nghiệp

trung cấp

Tốt nghiệp

cao đẳng

Tốt nghiệp đại

học trở lên

Cả nước 86,7 2,6 4,7 1,6 4,4

Thành thị 34,7 4,4 47,6 2,5 10,8

Nông thôn 91,9 1,8 3,5 1,2 1,6

Miền núi phía Bắc 86,6 2,4 6,4 1,8 2,8

BTB& DH miền Trung 84,4 2,1 4,8 1,7 3,6

Vùng Tây nguyên 90,6 1,9 3,8 1,3 2,8

Đông Nam bộ 84,4 3,6 3,8 1,6 6,6

Vùng ĐB sông Cửu Long 93,4 1,4 2,2 0,9 2,1

Thái 94,6 3,8 1,6

KhMer 97,7 1,3 1

H’Mong 98,7 1 0,3

Các DTTS khác 96 2,5 1,5

Nguồn: TCTK,2010, Kết quả điều tra dân số 2009

Bảng 11: Tỷ lệ trẻ đến trường của một số tỉnh vùng dân tộc miền núi, năm 2009

Đơn vị tính: %

Khu vực và đơn vị hành chính Trẻ 0-2 tuổi Trẻ 3-5 tuổi Mẫu giáo 5 tuổi

Đi học Tỷ lệ Đi học Tỷ lệ Đi học Tỷ lệ

I, Các tỉnh vùng dân tộc miền núi

1. Cao Bằng 2.027 8,2 17.425 69,1 8.238 95,8

2. Điện Biên 2.290 9,9 24.270 71,4 10.595 94,2

3. Quảng Ngãi 4.083 10,3 38.187 70,5 18.685 99,8

4. Bình Thuận 4.901 6,8 39.070 56,5 19.516 83,7

5. Đắk Lắk 3.912 5,4 60.442 70,5 33.509 97,7

6. Đắk Nông 1.748 9,4 19.497 67,9 10.218 93,8

7. Sóc Trăng 1.148 2,3 34.185 71,1 17.932 99,9

8. Trà Vinh 890 1,6 27.821 63,8 14.538 98,2

Nguồn: TCTK, 2010, Kết quả điều tra dân số và nhà ở 2009

Page 61: y ban Dân tộc UNDP HRD... · CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo CT 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

Tài liệu tham khảo

1. Bộ GD-ĐT (2010), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự án Phát triển Tiểu

học vùng khó do NHTG tài trợ

2. Bộ GD-ĐT (2009), Học sinh nữ DTTS trong quá trình chuyển từ tiều học sang

THCS

3. Bộ Y tế (2008), Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình phòng chống bướu

cổ

4. Bộ Y tế (2008), Báo cáo đánh giá thực hiện Quyết định 139/2002/QĐ-TTg, tại

Yên Bái, Ninh Thuận, Đồng Tháp và tình hình chi tiêu của các bệnh viện Bà

mẹ, Trẻ em và u bướu tỉnh”

5. Nghị định No- 20/1998/NĐ-CP, hỗ trợ phát triển thương mại vùng miền núi,

hải đảo và vùng DTTS và nghị định 02/2002/ND-CP, sửa dổi một số điều

trong nghị định 20/1998/ND-CP

6. Nghị định 61/2006/ND-CP, ban hành ngày 20/6/2006 về Chinh sách đối với

giáo viên và cán bộ quản lý làm việc tại các trường chuyên biệt vùng DTTS và

miền núi

7. Quyết định 32/2007/QĐ-TTg, ban hành ngày 5/3/2007, Chính sách cho vay ưu

đãi để phát triển sản xuất đối với đồng bào DTTS

8. Quyết định 267/2005/QĐ-TTg ban hành ngày 31/10/2005 về các chính sách

hỗ trợ học nghề đối với học sinh dân tộc nội trú

9. Quyết định 139/2002/QD-TTg, Chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo,

2002

10. Richard Jones và đồng nghiệp (2009), Tổng quan các chương trình/chính sách

giảm nghèo

11. TCTK, 2010, 2009, Tổng điều tra dân số và nhà ở

12. Thông tư 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, hướng dẫn thực hiện Nghị định

61/2006/ND-CP, Chinh sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý làm việc tại

các trường chuyên biệt vùng DTTS và miền núi

13. UBDT (2010) Báo cáo Hội nghị quốc gia về “Cộng đồng các dân tộc thiểu số

Việt Nam và chính sách đoàn kết dân tộc”

14. UBDT, công văn số 20/UBDT-CSDT ban hành ngày 10/1/2008

15. UNICEF (2008), Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình sử dụng muối i ốt