12
Để Luật Du lịch thực sự đi vào cuộc sống Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 346 - 4832 THỨ BẢY, NGÀY 15/7/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Hội Cựu chiến binh các cấp cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ 8.887 tỷ đồng là tổng mức đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2017, tăng 13% so với cùng kỳ. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Chặng đường 15 năm có một Tây Nguyên phát triển toàn diện 3 CỔ VẬT CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN Ở ĐÀ LẠT Vàng son một thủa 7 Thắp nến tri ân khơi dậy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Ảnh: P.Nhân Ánh sao băng 5 Truyện ngắn: KIM CHUNG H iện Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh có 14 tổ chức Hội CCB trực thuộc, 206 tổ chức cơ sở Hội, 1.491 chi hội với 27.121 hội viên (tăng 13.230 hội viên so với năm 2002). Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm, chỉ đạo đồng bộ các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện; quan tâm, tạo điều kiện cho Hội các cấp hoạt động, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, công tác cựu chiến binh đạt những kết quả toàn diện. Nhiệm vụ của Hội trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh đạt kết quả quan trọng. Công tác ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ từng bước đi vào chiều sâu. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, những biểu hiện tiêu cực khác được đẩy mạnh. Tích cực, chủ động tham gia phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững cho hội viên và nhân dân. Hội quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; vận động, tập hợp, phát huy vai trò của cựu quân nhân, tham gia công tác đối thoại nhân dân. Tập hợp xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng có nề nếp và hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Các cấp Hội luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Tổ chức Hội CCB thực sự là tổ chức có uy tín cao trong các đoàn thể chính trị - xã hội và trong nhân dân... KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017) Có một tượng đài thơ…

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

Để Luật Du lịch thực sự đi vào cuộc sống

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 346 - 4832 THỨ BẢY, NGÀY 15/7/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Hội Cựu chiến binh các cấp cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

8.887 tỷ đồng là tổng mức đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2017, tăng 13% so với cùng kỳ. Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Chặng đường 15 năm có một Tây Nguyên phát triển toàn diện

3

CỔ VẬT CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN Ở ĐÀ LẠTVàng son một thủa

7

Thắp nến tri ân khơi dậy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Ảnh: P.Nhân

Ánh sao băng5Truyện ngắn:

KIM CHUNG

Hiện Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh có 14 tổ chức Hội CCB trực thuộc, 206 tổ chức cơ sở Hội, 1.491 chi hội với 27.121

hội viên (tăng 13.230 hội viên so với năm 2002). Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm, chỉ đạo đồng bộ các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện; quan tâm, tạo điều kiện cho Hội các cấp hoạt động, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, công tác cựu chiến binh đạt những kết quả toàn diện. Nhiệm vụ của Hội trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh đạt kết quả quan trọng. Công tác ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong

nội bộ từng bước đi vào chiều sâu. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, những biểu hiện tiêu cực khác được đẩy mạnh. Tích cực, chủ động tham gia phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững cho hội viên và nhân dân. Hội quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; vận động, tập hợp, phát huy vai trò của cựu quân nhân, tham gia công tác đối thoại nhân dân. Tập hợp xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng có nề nếp và hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Các cấp Hội luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Tổ chức Hội CCB thực sự là tổ chức có uy tín cao trong các đoàn thể chính trị - xã hội và trong nhân dân...

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017)

Có một tượng đài thơ…

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

2 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Lâm Đồng đoạt 2 giải thưởng trong Liên hoan Âm nhạc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

... Bên cạnh những kết quả tích cực, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần sớm tập trung khắc phục. Đó là: Việc tổ chức quán triệt, triển khai nghị quyết ở cơ sở còn chậm, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động có trường hợp chưa cụ thể, biện pháp thực hiện thiếu sát thực, chưa gắn với tình hình địa phương. Sự phối hợp của các ngành, các cấp, các đoàn thể đối với Hội CCB trong thực hiện nghị quyết có lúc, có nơi chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức việc cụ thể hóa những chủ trương, nghị quyết của Đảng đối với công tác CCB; chưa thực sự quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc về cơ chế hoạt động, kinh phí, chế độ chính sách và những yêu cầu chính đáng của CCB. Sự phối hợp hoạt động và ký kết liên ngành nhiều nhưng hiệu quả hoạt động có lúc, có nơi mang tính hình

thức. Phát triển hội viên còn ít, công tác phát triển Đảng từ hội viên hạn chế; công tác vận động cựu quân nhân tham gia câu lạc bộ cựu quân nhân đạt tỷ lệ chưa cao; phong trào hoạt động đôi khi không đều, chưa thực sự hiệu quả. Vai trò chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu cho cấp ủy và vai trò làm nòng cốt trong công tác CCB của Hội ở một số nơi hạn chế, chưa chủ động tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự phối hợp với các đoàn thể để thực hiện công tác Hội. Một vấn đề đáng lưu ý nữa là, còn số ít cán bộ, hội viên thiếu nhiệt tình trách nhiệm với Hội, chưa tích cực rèn luyện, phấn đấu theo tiêu chuẩn CCB gương mẫu, chưa phát huy hết bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, không tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở. Cá biệt có trường hợp lợi dụng chính sách để khai man hưởng chế độ đãi ngộ…

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TW, thời gian tới, Hội CCB các cấp cần đổi mới mạnh mẽ, toàn

diện tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đưa các hoạt động về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp; mở rộng dân chủ và thực hành phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Phát huy vai trò hội viên, nhân dân trong tham gia đấu tranh với 27 biểu hiện được nêu trong Nghị quyết 4-NQ/TW. Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nâng cao vai trò, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, hội viên. Đổi mới công tác dự báo tình hình, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để chủ động đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, phối hợp với chính quyền giải quyết phù hợp. Nâng cao hiệu quả, chất lượng các phong trào, cuộc vận động, phát triển các mô hình, điển hình tiên tiến, nhân rộng các gương “Cựu chiến binh gương mẫu”… LAN HỒ

Hội Cựu chiến binh... TIẾP TRANG 1

Liên hoan Âm nhạc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vừa diễn ra tại Đà Nẵng, do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của gần 400 nghệ sĩ, nhạc sĩ đến từ các chi hội âm nhạc trực thuộc, Hội VHNT, Sở VHTTDL của 13 tỉnh, thành trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và 6 tỉnh, thành kết nghĩa: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang.

Trong 4 ngày, liên hoan đã diễn ra nhiều hoạt động âm nhạc nhằm biểu dương tài năng trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc,

khuyến khích sự sáng tạo vươn lên trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình và đào tạo âm nhạc; là dịp để các nhạc sĩ trong khu vực gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giới thiệu sáng tác mới, quảng bá văn hóa vùng miền khu vực; qua đó, thúc đẩy hoạt động sáng tác, biểu diễn âm nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng. Trong đó, trọng tâm nhất là chương trình biểu diễn giới thiệu các tác giả, tác phẩm mới với chủ đề “Âm nhạc thiếu nhi bồi đắp tâm hồn

và nhân cách trẻ thơ” với 45 tác phẩm âm nhạc được trình diễn. Riêng Chi hội âm nhạc Lâm Đồng tham dự liên hoan 3 ca khúc thì có 2 tác phẩm đoạt giải, 1 giải A và 1 giải B. Cụ thể, tác phẩm “Mẹ Việt Nam ba nghìn con hải đảo (nhạc Đình Nghĩ, phỏng thơ Phạm Quốc Ca) do ca sĩ Vinh Quang cùng 2 nghệ sĩ múa Huyền Trân và M’Bone Nic Sam trình bày đã đoạt giải A; tác phẩm “Chuyện tình cao nguyên” (sáng tác Minh Thu) do Quang Vinh - Thùy Trang song ca, đoạt giải B.

QUỲNH UYỂN

Cấp trên 630 ha đất cho đồng bào thiếu đất sản xuất

Thực hiện các chương trình, dự án và đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số

132/2002/QĐ-TTg, 134/2004/QĐ-TTg và 304/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ, trong những năm qua, UBND huyện Di Linh đã triển khai thực hiện, xây dựng

đề án giải quyết đất sản xuất cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất

tại địa phương. Đến nay, số diện tích đất đã chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất

nông nghiệp là 908,37 ha và đã cấp cho 974 hộ dân ở các xã Gia Bắc, Sơn Điền, Đinh

Trang Thượng, Hòa Bắc, Đinh Lạc, Gia Hiệp, Bảo Thuận và Tân Thượng với diện

tích 571,4 ha. Hiện nay, số diện tích này đã được bà con đưa vào sản xuất ổn định, chủ

yếu trồng cây cà phê và cây hoa màu. Riêng số diện tích còn lại, trong đó

khoảng 60 ha, địa phương cũng đã chia cấp tiếp cho các hộ mới tách; 54,51 ha

thuộc quy hoạch lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3; 11,07 ha thuộc khu vực nghĩa địa;

khoảng 28,24 ha đất dốc, đá không phù hợp với sản xuất nông nghiệp và số còn

lại 152,17 ha bị xâm canh và canh tác trước quy hoạch. LAM PHƯƠNG

ĐỨC TRỌNG: Gặp mặt nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ

Đại biểu phát biểu tại buổi gặp mặt.

Ngày 12/7, Huyện ủy Đức Trọng đã tổ chức gặp mặt các lãnh đạo nguyên Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy các khóa đã nghỉ hưu.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Huyên ủy báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện 6 tháng đầu năm 2017. Đồng thời, các đại biểu đã nêu một số kiến nghị, đề xuất về tình hình kinh tế - xã hội của huyện như: Công tác quy hoạch cán bộ còn nhiều bất cập; bất hợp lý của việc quy hoạch chợ đầu mối huyện; quy hoạch dải cây xanh vòng xoay Liên Khương gần chục năm nay vẫn chưa thực hiện được; đường vào Khu công nghiệp Phú Hội vẫn chưa làm; việc quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn chưa chặt chẽ.

Cũng tại buổi gặp mặt, nhiều đại biểu quan tâm đến tình hình thực hiện quy

hoạch Nam sông Đa Nhim, quy hoạch khu chăn nuôi Phú Hội, dự án sân golf K’Rèn, tổ chức hoạt động bến xe của huyện…

Trước những thắc mắc, kiến nghị của

nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, lãnh đạo Huyện ủy Đức Trọng đã nghiêm túc tiếp thu và giải trình cụ thể từng nội dung, vấn đề. T.VŨ

BẢO LỘC: Công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng trưởng khá

Công ty May Nhà Bè (Cụm Công nghiệp Lộc Phát) hoạt động ổn định.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ của thành phố Bảo Lộc tiếp tục phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá. Theo giá so sánh năm 2010, sản xuất công nghiệp đạt trên 1.400 tỷ đồng, tăng 6,4%; thương mại, dịch vụ đạt gần 500 tỷ đồng, tăng 11% và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 120 triệu USD, tăng 46,7% so cùng kỳ năm 2016.

Trong sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 7,4%; sản xuất và phân phối điện đạt 160 tỷ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ năm 2016.

Một số ngành có sản lượng và giá trị tăng là sản xuất chè (trên 9.800 tấn, tăng 9,4%); sản phẩm lụa tơ tằm (trên 3,2 triệu m2, tăng 41%); may gia công, sản xuất điện…

Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu, khu vực tư nhân đạt trên 43 triệu USD, tăng 22,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 77 triệu USD, tăng 65% so cùng kỳ năm trước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng là nhờ giá trị xuất khẩu các mặt hàng cà phê (tăng 75%), chè (tăng 36,2%), dệt may (tăng 15%), tơ lụa (tăng 23,5%).

XUÂN LONG

ĐAM RÔNG: Hơn 2,8 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

Ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

huyện Đam Rông cho biết, trong 6 tháng đầu năm, UBND huyện đã bố trí 2.850,4

triệu đồng vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất, trong đó: vốn trợ giá giống cây trồng là 300,4

triệu đồng, vốn sự nghiệp nông thôn mới là 1.050 triệu đồng và vốn sự nghiệp nông

nghiệp là 1.500 tỷ đồng. Hiện các đơn vị địa phương được giao làm chủ đầu tư đang

triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện.Đối với nguồn vốn nông thôn mới đã

hỗ trợ 50 triệu đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ 900 triệu đồng cho

xã Đạ Rsal phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, 50 triệu đồng nâng cao năng lực

cán bộ các cấp, 50 triệu đồng hỗ trợ hoạt động cho ban chỉ đạo cấp huyện…

HOÀNG YÊN

LÂM HÀ: Xây dựng nhiều công trình nông thôn mới

Hơn 6 tháng đầu năm 2017, huyện Lâm Hà triển khai xây dựng nhiều công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã

nông thôn mới. Trong đó đã nâng cấp gần 67 km đường

giao thông liên xã, trục thôn, ngõ xóm với tổng mức đầu tư hơn 173 tỷ đồng. Đồng

thời xây dựng 75 ao, hồ nhỏ trên 14 xã với tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng. Về hệ thống điện, huyện Lâm Hà tiếp tục triển khai cải tạo đường dây trung và hạ thế,

lắp đặt khoảng 95 đồng hồ điện cho các hộ dân trên địa bàn. Riêng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Phú Sơn,

huyện Lâm Hà đã tổ chức họp khu dân cư thống nhất nhân dân đóng góp 10% trên

tổng kinh phí dự toán 6,7 tỷ đồng xây dựng hoàn thành. Ngoài ra bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Lâm Hà đã triển

khai nâng cấp, xây dựng mới 32 công trình trường học, kết hợp đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, thư viện… với tổng kinh

phí gần 40,3 tỷ đồng.MẠC KHẢI

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

3 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

NGỌC NGÀ

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017, thay mặt lãnh đạo BCĐTN, đồng

chí Đoàn Văn Tin - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội, BCĐTN đã thông tin cụ thể về sự đổi thay của Tây Nguyên trong suốt chặng đường 15 năm qua. Cụ thể, tăng trưởng GRDP toàn vùng luôn đạt mức cao. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng chung đạt trên 9%; giai đoạn 2006-2010 nổi bật với trên 13% và giai đoạn 2011-2015 đạt trên 7%. Thu nhập bình quân đầu người quy USD của toàn vùng năm 2015 đạt 1.658 USD, bằng 80,8% mức bình quân chung của cả nước. Riêng tỉnh Lâm Đồng có GRDP bình quân đầu người cao nhất, đạt 2.091 USD (tương đương mức bình quân chung của cả nước).

Để phát triển toàn diện, các địa phương vùng Tây Nguyên đã chủ động đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Nếu như năm 2006, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách chiếm 59,23% thì năm 2015 đã giảm xuống 29,48%. Tỷ trọng vốn đầu tư từ các nguồn vốn ngoài nhà nước tăng từ 38,37% năm 2006 lên 69,28% năm 2015.

Để kết nối Tây Nguyên với các khu vực khác, việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông được chú trọng, nhất là trong giai đoạn 2011-2015. Nhiều công trình giao thông trọng yếu đã được đầu tư hoàn thành làm thay đổi bộ mặt của vùng như đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL 14), QL19, QL20, QL28,...

Chặng đường 15 năm có một Tây Nguyên phát triển toàn diệnCách đây 15 năm, ngày 17/7/2002, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (BCĐTN) được thành lập trong bối cảnh cả vùng Tây Nguyên còn nhiều thách thức cần phải thực hiện để phát triển. Trong ngần ấy năm qua, với sự nỗ lực của chính quyền, đồng bào các dân tộc trong vùng và sự góp sức của cả nước, Tây Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và tiếp tục khẳng định vị thế chiến lược trong sự phát triển chung của cả nước.

các cảng hàng không: Buôn Ma Thuột, Liên Khương và Pleiku đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách, hàng hóa trong vùng thông suốt, nhanh chóng. Đến nay, mạng lưới giao thông khu vực Tây Nguyên có tổng chiều dài 39.812 km, chiếm 7,33% của cả nước, với tỷ lệ được cứng hóa đạt 47,72%. Năm 2015, số lượt hành khách vận chuyển toàn vùng, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên nhiều so với thời gian trước.

Đặc biệt, trong thời gian qua, cùng với cả nước đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chung sức thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới và đã đạt được những kết quả khả quan, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đến cuối năm 2016 toàn vùng đã có 1 huyện được Thủ

tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng); toàn vùng có 123 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 20,5% toàn vùng.

Cùng với đó, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế toàn vùng được tăng cường góp phần đảm bảo nhu cầu đời sống của người dân, nhất là bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng chí Điểu K’Ré - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐTN, cho biết: Ban chỉ đạo cùng với các địa phương đã tập trung nghiên cứu, đôn đốc, hỗ trợ cũng như đề xuất với Chính phủ để đầu tư trong vùng, nhất là các vấn đề thiết thực như: Hạ tầng giao thông, nước sạch, thủy lợi, quản

lý, bảo vệ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là những vấn đề liên quan đến bà con vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên như đất ở, đất sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững… đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Nổi bật là công tác giảm nghèo. Trong 15 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng (theo chuẩn nghèo của Chính phủ) bình quân hàng năm giảm khoảng 2,8%. Trong đó, giai đoạn 2001 - 2005 giảm 2,5%, giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2015 giảm 3,5%. Riêng vùng dân tộc thiểu số đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 47,8% (năm 2006) đến nay xuống còn 19,9%, cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu đói trong vùng. Cũng theo kết quả đánh giá của BCĐTN, đến cuối năm 2016, tình hình giảm nghèo của Tây

Nguyên ước còn khoảng 15%. Riêng Lâm Đồng tỷ lệ này chỉ còn trên 5%. Đây là điểm sáng, là cố gắng rất lớn của Lâm Đồng trong việc giảm nghèo bền vững.

Nói về vấn đề giảm nghèo ở Lâm Đồng, ông Ngô Hữu Hay - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng đã có nhiều đổi mới trong việc tổ chức thực hiện giảm nghèo. Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng nghèo, xác định lĩnh vực và địa bàn trọng điểm để chỉ đạo và phân bổ nguồn lực phù hợp. Ưu tiên cân đối nguồn lực, nâng cao điều kiện sống cho các hộ nghèo; đặc biệt về nhà ở, việc làm, phương tiện để sản xuất; chú trọng hơn nữa việc hướng dẫn cách làm ăn, dạy nghề... để hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo, không tái nghèo. Nâng dần mức đối ứng của hộ nghèo so với đầu tư của nhà nước nói chung, đặc biệt trong hỗ trợ sản xuất, cải thiện điều kiện sống. Sau nhiều nỗ lực, đến đầu năm 2017, theo chuẩn nghèo đa chiều, toàn tỉnh còn 15.908 hộ nghèo, chiếm 5,19%. So với đầu năm 2016, thì đầu năm 2017 số xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 7% (chuẩn nông thôn mới), tăng 20 xã. Số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15%, giảm 9 xã.

Cũng theo Phó Trưởng ban Thường trực BCĐTN, thời gian tới BCĐTN phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh lân cận hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng được giao đó là: phấn đấu xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của cả nước.

Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng trò chuyện trong lần tổ chức đối thoại với bà con DTTS. Ảnh: N. Ngà

PHAN NHÂN

Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã đến thăm gia đình

anh Đoàn, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với số lượng chim bồ câu Pháp phủ trắng trang trại nhưng anh Đoàn vẫn đùa rằng đàn chim bồ câu Pháp của anh đang “có biến” bởi cung không đủ cầu. Với hơn 2.000 con chim bồ câu nuôi nhốt trong 3 chuồng được xây dựng kiên cố, theo anh Đoàn, chăm sóc giống chim này không khó, chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên theo dõi để kịp thời

Làm giàu từ bồ câu PhápGia đình anh Mai Đình Đoàn, thôn Thạch Thất 2, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà - người tiên phong nuôi chim bồ câu Pháp trên địa bàn xã gần 15 năm nay và trở thành trang trại bồ câu Pháp phát triển thuộc hàng bậc nhất trên địa bàn huyện.

đối phó với các loại dịch bệnh và có chế độ ăn hợp lý cho chim… Phân chim bồ câu được anh tận dụng vào việc bón cho cây sau thời gian ủ, vừa tránh thải ra môi trường số lượng lớn gây ô nhiễm, vừa tiết kiệm chi phí phân bón cho sản xuất rau, hoa. Chuồng trại chim bồ câu của anh Đoàn được thiết kế rất đơn giản, rộng và có đủ chiều cao để chim bay lượn, có các thanh chắn ngang để chim bay và đậu lại. Trên tường được chia thành từng ô nhỏ, mỗi ô đều được lót ổ rơm để chim đẻ trứng và ấp. Đặc biệt, các chuồng chim bồ câu của anh được căng

lưới mở rộng ra trên mặt hồ nước tưới cà phê, tạo ra một không gian mở ngoài trời thông thoáng của chuồng trại, cho chim bồ câu bay nhảy. Anh Đoàn cho biết, trước đây anh đã từng nuôi rất nhiều loài vật như gà, heo… nhưng đến khi bắt đầu nuôi chim bồ câu Pháp này, gia đình anh mới có “của ăn của để” hơn vì đầu ra của chim bồ câu khá ổn định, lợi nhuận tương đối cao mà theo anh là với 2.000 con chim bồ câu anh không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng.

Chim bồ câu Pháp có đặc tính sinh trưởng nhanh, chỉ từ 23 đến 25 ngày là có thể cung cấp ra thị trường với giá 90.000 đồng/cặp chim...Anh Mai Đình Đoàn đang kiểm tra sức khỏe đàn chim bồ câu Pháp. Ảnh: P.Nhân XEM TIẾP TRANG 11

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

4 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: KIM CHUNG

Bố cho xe dừng lại trên con đường làng đã bê tông hóa, hai bên đường là ruộng lúa

xanh mơn mởn đang thì con gái duyên dáng uốn mình trong những cơn gió mùa xuân mát mẻ. Bước xuống xe, ông đưa hai bàn tay hơi gầy vuốt ngược mái tóc đã điểm hoa râm rối bay trong gió, tâm trạng vui vẻ bố bảo tôi:

- Nào con gái! Xuống xe ta đi thôi. - Bố nhìn tôi và mỉm cười.

- Bố! Đi bộ hả bố? - Leo núi con ạ! Ta phải leo lên

ngọn đồi phía trước, nhanh chân kẻo lúc nữa mặt trời lên cao sẽ nắng gắt đấy. - Bố chỉ tay về phía có đồi núi.

Bước ra khỏi xe tôi đưa mắt nhìn bao quát cảnh vật xung quanh và hồn nhiên xuýt xoa:

- Phong cảnh làng quê đẹp thật đấy bố ạ. Nơi đây có ruộng lúa, bờ tre, giếng nước, có sắc màu của hoa lá cỏ cây, có những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi chen chúc dưới hàng dừa xanh, những đàn bò no cỏ chậm chạp nối nhau đi trên con đường làng quanh co và có cả núi đồi trùng điệp… Thế mà lâu nay con không chịu về thăm quê sớm hơn bố nhỉ?

Bố cười nhưng không trả lời tôi, ông lấy vội túi hành trang từ trong cốp xe mang lên vai và bước đi. Tôi vội vã rảo bước theo trên con đường nhỏ dẫn về hướng chân đồi. Bố ngoảnh lại nhìn tôi và mỉm cười hài lòng. Hôm nay là lần đầu tiên tôi theo bố về thăm quê nội. Tôi đã chuẩn bị cho mình một tác phong gọn gàng của chuyến đi: Quần jean, áo pull, giày bata, mũ lưỡi trai, tóc cột đuôi gà… Nắng bắt đầu gắt hơn trên cánh đồng ngát màu xanh của lúa, đây đó tô điểm những chấm trắng tinh khiết di động của đàn cò. Sóng lúa như tấm thảm xanh mềm mại duyên dáng chao mình theo từng cơn gió nhẹ lướt qua. Đi

hết con đường nhỏ của cánh đồng xanh biếc, bố rẽ lối lên một sườn đồi. Tôi theo sau. Bố quay lại đưa tay tỏ ý giúp đỡ, tôi vui cười lắc đầu. Tôi nghĩ mình là thanh niên, ngọn đồi nhỏ và có ít gai góc này không làm khó được tôi. Mồ hôi bắt đầu rịn ra hai bên thái dương, hai má tôi đỏ hồng vì lần đầu tiên leo lên sườn đồi có nắng và gió. Len lỏi trong khóm rừng thưa, đi ngoằn ngoèo qua dải đồi trọc, đến men một bờ rừng có nhiều cây cối lâu năm, xen lẫn những cây bạch đàn trồng nhiều năm, giờ đây đã tỏa bóng. Trên những ngọn đồi có nhiều ngôi mộ đất, có những ngôi mộ được vun vén cẩn thận, có những ngôi mộ được xây cất, tô điểm hoa văn; cũng có những ngôi mộ bị lãng quên theo năm tháng, cỏ lau mọc phủ… khiến lòng tôi gợi lên một cảm giác xót xa. Giờ đây tôi mới mơ hồ hiểu được làng quê yêu dấu là máu thịt của chính bản thân mình…

Bố dừng lại trước khoảng đất đồi thoai thoải dốc, ven bờ có hàng bông lau trắng đang chao mình trong nắng gió. Ở giữa là hai nấm mộ đất cây cỏ bao phủ hoang vu. Xắn tay áo, ông nhanh tay nhổ sạch cỏ quanh hai ngôi mộ. Tôi cũng hăng hái giúp bố một tay. Dọn sạch cỏ, bố lấy trái cây và nhang giấy ra đặt trước hai ngôi mộ đất. Đốt cây đèn cầy nhỏ cháy sáng nhấp nháy giữa cánh rừng thưa, bố trang nghiêm thành kính khấn vái linh hồn hai người bạn đang nằm dưới lòng đất. Tôi cũng chắp tay vái lạy theo và tôi lắng tai nghe lời thì thầm của bố nói với người đã khuất: “… Hãy thứ lỗi cho tôi nhé em… và cả anh Minh nữa, xin anh hãy tha lỗi cho tôi. Tôi vô cùng biết ơn anh đã cưu mang con của chúng ta… Hôm nay, con gái đã là sinh viên đại học. Nhìn con xinh đẹp, khôn lớn trưởng thành, tôi vô cùng biết ơn anh. Mùa xuân về trên quê hương, tất cả mọi người chuẩn bị đón xuân sang, tôi đưa

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa tổ chức Lễ

vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam. Theo đó, Hoàng cung Huế (Đại Nội) ở tỉnh Thừa Thiên-Huế được đánh giá là một trong 7 điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải cho biết, điểm tham quan Hoàng cung Huế (Đại Nội) do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý đã vinh dự được xếp vị trí thứ 2 trong top 7 điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam. Kết quả này dựa trên cơ sở phiếu thống kê, đánh giá của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa có uy tín trong ngành du lịch. Đây cũng là lần thứ 2 trong hai năm liền 2016, 2017, điểm tham quan Hoàng cung Huế vinh dự nhận giải thưởng này.

Nổi bật, Hoàng cung Huế đang thu hút khách với tour du lịch “Huế - một điểm đến 5 di sản”, gồm

Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Để khai thác tốt lợi thế trên, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chủ động quảng bá thương hiệu “Huế - một điểm đến 5 di sản” để du lịch Huế thực sự mạnh với “di sản trong di sản”, trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách.

Dịp này, ngành du lịch có nhiều hoạt động kích cầu như: xây dựng và triển khai chuỗi sản phẩm du lịch, giải trí của các đơn vị lữ hành và cung cấp dịch vụ điểm đến ở Huế; tham quan Đại Nội về đêm, thưởng thức món ăn Huế và ca Huế trên Ngự thuyền Long Quan (Emperor Dragon Boat), tour khám phá di tích và đồng quê bằng xe vespa cổ hoặc bằng xe đạp, tour du lịch cộng đồng tham quan thượng thành Huế.

Tuyến tham quan Hoàng cung Huế về đêm, bao gồm Ngọ Môn -

Hoàng cung Huế trong tốp 7 điểm tham quan du lịch hàng đầu

NGUYỄN THỊ MỴ

Lâm Đồng hiện có 39.830 đối tượng thuộc diện chính sách, người có công.

Trong đó: 3.973 thương binh, 1.981 bệnh binh, 5.164 gia đình liệt sĩ, 4 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 1.111 người có công với cách mạng, 300 bà mẹ được phong và truy tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng (hiện có 32 mẹ còn sống) đang được các tổ chức, đoàn thể phụng dưỡng, chăm sóc. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 120 cán bộ tiền khởi nghĩa, 94 cán bộ lão thành cách mạng, 2.504 người là nạn nhân chất độc da cam...; toàn tỉnh có hơn 3.000 mộ liệt sĩ ở các nghĩa trang liệt sĩ thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Di Linh và hàng chục nhà bia ghi tên liệt sĩ ở các xã anh hùng trong toàn tỉnh. Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng khang trang, sạch đẹp, là những công trình lịch sử, văn hóa của địa phương.

Mặc dù tình hình kinh tế địa phương còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa. Toàn tỉnh hiện có 10.035 đối tượng được chi trả trợ cấp hàng tháng, kinh phí chi trả 16.231.670.000 đồng/tháng. Với phương châm Nhà nước và xã hội cùng chung tay chăm sóc các đối tượng chính sách và người có công, trong 10 năm qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh đã ủng hộ hơn 34 tỷ đồng; sửa chữa và xây dựng mới hơn 1.000 ngôi nhà tình nghĩa; hàng chục vườn cây, ao cá và trên 200 sổ tiết kiệm tình nghĩa với số tiền gần 1 tỷ đồng được trao tặng cho những người được hưởng chính sách ưu đãi. Toàn tỉnh có gần 4.000 thương binh, bệnh binh được chăm lo, giúp đỡ chu đáo ở gia đình; 32 Mẹ Việt Nam Anh hùng và con liệt sĩ mồ côi được các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp… nhận đỡ đầu, chăm sóc.

Lâm Đồng quan tâm công tác đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện chính sách người có công

Cùng với việc thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng đã trở thành hoạt động thường xuyên và sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Các cấp ủy đảng và chính quyền, cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội và các đơn vị, cá nhân đã tự nguyện vận động, quyên góp, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: tặng nhà tình nghĩa, xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tổ thương binh tình nghĩa”, “Đi tìm đồng đội”, “Xã phường làm tốt công tác chăm sóc người có công”..., đã mang lại những hiệu quả to lớn, thiết thực. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được phát huy và nhân rộng; đã có 100% xã, phường, thị trấn được công nhận thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Do vậy, toàn tỉnh đã có 99,5% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của dân cư địa bàn cư trú. Nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học tài giỏi, những doanh nhân thành đạt...

Với đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh, làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa” đối

với những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Theo đó, thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Một là, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; bồi đắp truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hai là, tiếp tục rà soát các đối tượng chính sách chưa được hưởng chế độ để giải quyết kịp thời, góp phần tri ân, xoa dịu phần nào những mất mát, hy sinh mà họ đã cống hiến cho Tổ quốc.

Ba là, làm tốt công tác xã hội hóa, vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ tốt hơn nữa những đối tượng chính sách, người có công có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

Thứ tư là, triển khai và thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa hoặc xử lý nghiêm những sai sót, tiêu cực trong lĩnh vực này; từ đó củng cố niềm tin, tôn vinh, lòng biết ơn của xã hội đối với người có công.

Năm là, các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Thắp nến tri ân khơi dậy

truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

tốt đẹp của dân tộc.Ảnh: P.Nhân

Đoàn viên Cụm Đảng, đoàn thể - trường học thăm, tặng quà gia đình có công với cách mạng tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương. Ảnh: N.Ngà

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

5 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Ánh sao băng

hai người bạn, vui cười thăm hỏi gia đình chú thím và họ hàng... Nhưng từ trong sâu thẳm cái nhìn xa xăm của bố, tôi nhận ra ông vẫn có nỗi niềm day dứt, thương đau. Bữa cơm gia đình đoàn tụ vui vầy có đủ các món ngon của vùng quê: Cá bống kho tiêu, canh rau tập tàng, thịt gà lá chanh, rau bí luộc… Mọi người trong gia đình gắp bỏ cho tôi những miếng ngon tỏa hương vị ngọt ngào, họ vui vẻ khuyến khích tôi ăn nhiều thêm một chút. Từng cơn gió chiều mát rượi ùa qua khung cửa sổ, tôi cố hít thật sâu không khí trong lành…

* * *Đây đó những ngôi nhà ẩn hiện

trong các vườn cây đã tắt hết các ngọn đèn thắp sáng, chỉ còn lọt qua khe cửa tia sáng nhỏ vàng yếu ớt của những bóng đèn ngủ hay các bóng đèn trái ớt trên bàn thờ tổ tiên. Màn đêm bao phủ không gian rộng lớn, bản hợp tấu của côn trùng ngân nga trong đêm vắng, tiếng gió xào xạc tàu lá chuối bên ngoài khung cửa sổ làm tôi giật

đời với bố, nên mẹ Hương tôi nhờ người bạn học cùng lớp dẫn dắt vào căn cứ - đó là bố Minh. Mẹ lao vào công tác không quản ngại khó khăn, nguy hiểm. Nhưng đêm đêm về cứ, mẹ lại tủi thân khóc một mình. Đồng đội của mẹ động viên, an ủi vì họ nghĩ là mẹ nhớ nhà, nhớ người thân vì mới xa gia đình. Họ đâu biết mẹ đang có tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Đã sắp đến lúc không thể giấu giếm được cái thai trong bụng, nên mẹ tìm bố Minh để nói hết nỗi lòng của riêng mình. Nghe chuyện, bố Minh xót xa thay cho mẹ tôi thân gái mười hai bến nước; đáng trách cho người bạn bạc tình không cùng chung chí hướng kia đã trở thành sĩ quan trong quân đội ngụy. Bố Minh xin cấp trên cho phép bố và mẹ được yêu nhau và bố nhận khuyết điểm về cái thai trong bụng mẹ, họ hẹn ngày chiến thắng sẽ tổ chức hôn lễ. Thời gian thấm thoát trôi nhanh, tôi ra đời và được họ hàng bố Minh đón chào trong yêu thương nồng ấm. Bố Minh và mẹ Hương đã hy sinh trong một trận càn, tôi trở thành trẻ mồ côi…

Trải qua nhiều cấp thăng tiến, bố tôi được điều về Đà Lạt. Ông cũng có một gia đình đuề huề hạnh phúc giàu sang, nhưng vợ ông bị bệnh vô sinh. Theo lệnh của bố, cấp dưới về làng quê tìm xin cho ông một đứa con nuôi. Thấy tôi mồ côi cha mẹ, nên họ đã có lời ướm hỏi, nhưng ông bà tôi không đồng ý. Những người lính muốn lập công nên đã lừa và bắt cóc tôi mang về thành phố cho bố mẹ tôi, lúc bấy giờ tôi chỉ mới chừng ba tuổi…

Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp và giống bố nhiều hơn, họ cũng yêu thương tôi như con ruột của mình. Chiến tranh qua đi trả lại sự yên bình cho quê hương, bản quán. Bố đã trải qua một thời gian cải tạo tốt được trở về nhà. Tóc đã điểm hoa râm, bố tìm về làng quê thăm viếng. Bạn bè, người thân người còn, người mất. Nhưng tất cả đã là dĩ vãng, người làng quê vẫn nồng thắm độ lượng đón nhận bố trở lại viếng thăm. Qua một người bạn cùng thời đã từng chiến đấu chung chiến hào với bố Minh nói cho bố biết được sự thật về tôi đã được giấu kín mười mấy năm qua… Bố trở nên trầm tư nhiều hơn kể từ khi hiểu chuyện, yêu thương tôi nhiều hơn, nhưng tôi cứ ngỡ do mẹ bệnh nặng qua đời nên ông dành trọn tình thương cho tôi. Có nhiều đêm tối trời không có ánh trăng bố hay chỉ cho tôi xem ánh sáng của sao băng, tôi rất thích. Ông còn bảo: Ngày còn trẻ, bố thường cùng người yêu chờ đón xem sao băng đi qua… Tôi đâu biết rằng khi ấy bố đang tự dằn vặt mình vì ông đã đi sai con đường của lý tưởng, tình yêu, tình bạn và đặc biệt là tình thân.

Giờ đây tôi bỗng chợt thấy ánh sao băng vụt qua trên bầu trời, lung linh, huyền ảo. Lòng nhói đau như dao cắt, tôi mường tượng ra hình bóng bố Minh, mẹ Hương thời tuổi trẻ. Có phải họ đang dõi theo tôi, có phải họ khuyên tôi chớ nặng lòng với quá khứ, hãy sống vui vẻ giống như họ - những người có lý tưởng cao đẹp… Tôi mỉm cười trong nước mắt, nghe đâu đây mầm xuân đang trỗi dậy bên mình.

mình thức giấc. Bất chợt nghe tiếng ho khẽ của bố ở đâu đó, tôi chồm dậy và nhẹ bước ra hành lang. Nhìn thấy bố ngồi trên chiếc chõng tre ở góc sân nhà hút thuốc, tôi đến gần và hỏi nhỏ:

- Đêm khuya rồi, sao bố không ngủ? Hình như bố có điều gì không vui?

Xoa đầu tôi, bố cười buồn:- Đúng vậy con gái, bố có một

nỗi niềm riêng không thể nói với ai. Bố đã giấu nỗi lòng này suốt gần hai mươi năm qua. Bây giờ bố muốn nói cho con biết, nhưng bố không biết bắt đầu từ đâu…

- Bố! Bố… nói với con đi?... - Tôi giục.

- Bố rất muốn tâm sự với con, nhưng…

Tôi quả quyết:- Bố nói đi! Con không sao đâu,

và cho dù có chuyện gì con cũng rất yêu bố!

Im lặng một lúc lâu, bố đưa mắt nhìn vào khoảng không vô hình dưới ánh trăng sáng của đêm mười bảy. Bầu trời có các vì sao nhấp

nhánh xa gần, lớn nhỏ như đang chia sẻ cùng nỗi niềm của bố con tôi. Đặt tay trên bờ vai bé nhỏ của tôi, bố nói trong ngập ngừng:

- Hai ngôi mộ mà bố con mình thăm viếng lúc sáng trên đồi bông lau trắng là… là…

- Là ai hả bố? - Tôi nín thở lắng nghe.

- Là mẹ ruột của con và… người… bố nuôi của con…

- Gì vậy bố? Bố nói…Tôi và bố đều lặng thinh trong

đêm vắng, tại sao tôi là con gái của người nằm dưới lòng đất lạnh kia, hoàn cảnh nào đẩy đưa tôi thành con của người mẹ trong hiện tại? Rất nhiều câu hỏi nảy sinh cùng lúc trong khối óc non nớt. Tâm trạng thật sự rơi vào hụt hẫng, tôi ngồi im lặng bên cạnh bố. Ánh sao băng vụt bay vút ngang trên bầu trời đêm huyền ảo, bố ngước nhìn theo vệt sáng của ánh sao băng như nuối tiếc, như ân hận điều gì… Tôi đứng lên rảo bước ra phía cổng nhà, hàng hoa vạn thọ trước sân nhà vướng vào áo tôi thơm phức. Đang miên man suy nghĩ, chợt nghe tiếng gọi: “Con gái…”, tôi ngoảnh lại nhìn bố đang bước lại gần, thổn thức: - Bố ơi, chuyện mẹ con thế nào..?

* * *Tuổi thanh xuân của bố cũng

mộng mơ như bao người thanh niên cùng thời. Xuất thân từ một gia đình tiểu tư sản, học hành đến nơi đến chốn nhưng bố không giác ngộ ý thức cách mạng như bao thanh niên cùng thời. Bố, bố Minh và mẹ Hương là ba người bạn thân học cùng trường. Bố và mẹ Hương yêu nhau, họ thề non hẹn biển sẽ trọn đời bên nhau. Tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp, bố nghe theo sự sắp xếp của gia đình, chia tay mẹ để vào Trường Sĩ quan ngụy ở Thủ Đức. Nơi đây quen biết nhiều tiểu thư nhà giàu, đài các; bố đã lãng quên người bạn gái chân quê ngày đêm nhớ nhung, mong đợi. Kết quả tình yêu của hai người là hình hài bé nhỏ của tôi theo thời gian hình thành trong lòng mẹ. Mẹ đã tìm cách để liên lạc với bố nhưng vô vọng. Chiến tranh đang diễn ra, cuộc sống làng quê yên bình giờ hỗn loạn trong tiếng đì đùng bom đạn. Biết không có hy vọng gì với tình yêu và hạnh phúc đầu

Minh họa: Thanh Toàn

Hoàng cung Huế trong tốp 7 điểm tham quan du lịch hàng đầu

điện Thái Hòa - Thế Miếu - cung Diên Thọ - cung Trường Sanh - lầu Tứ Phương Vô Sự; đồng thời, kết hợp với trục phía đông Duyệt Thị Đường - khu Phủ Nội Vụ.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện nhiều hoạt động thu hút du khách trong Đêm Hoàng cung tại Đại Nội Huế như các chương trình “lễ đổi gác”, hoặc cảnh “đám cưới trong Hoàng cung” và các trò chơi “Xăm hường” hàng

ngày để thu hút khách tham quan. Đặc biệt, nhà hát Duyệt Thị

Đường, vốn là nhà hát trong hoàng cung xưa nay được khôi phục lại và tổ chức 4 suất diễn/ngày phục vụ khách tham quan.

Từ sau khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, đến nay nhà hát Duyệt Thị Đường có trên 40 bài nhạc lễ, nhiều tiết mục múa cung đình đặc sắc được sưu tầm, dàn dựng và

biểu diễn, đưa Nhã nhạc Huế từ chốn cung đình đến với công chúng và du khách.

Mỗi tối, tuyến tham quan Đêm Hoàng cung đón từ 4.000-9.000 khách vào tham quan.

Việc mở cửa Đại Nội vào ban đêm là một sản phẩm du lịch mới, hy vọng “níu chân” khách du lịch ở lại Huế lâu hơn, kéo theo nhiều loại hình dịch vụ khác tăng theo, góp phần kích thích ngành du lịch phát triển.

Năm 2017, tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu thu hút khoảng 3,3-3,5 triệu lượt khách (tăng 8%), lượng khách quốc tế chiếm từ 40-45%; doanh thu du lịch đạt 3.200-3.300 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2016.

Riêng Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đến 10/7/2017, đã đón đạt 1 triệu 650 ngàn lượt khách du lịch; doanh thu từ bán vé tham quan và các hoạt động dịch vụ trong di tích đạt 175,4 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo (TTXVN/VIETNAM+)

Cảnh sắc lung linh của Đại Nội - Hoàng cung Huế về đêm.

con về thăm hai người… Và tôi sẽ nói cho con tất cả những gì tôi giấu kín trong lòng bao năm qua. Hương và anh hãy yên nghỉ, thời gian tới tôi xin phép được đưa hai người về nghĩa trang liệt sĩ thị xã, để hai người được nằm cùng đồng đội của mình. Hằng năm, tôi và con sẽ về thăm… Dù không thể, nhưng tôi muốn chuộc lại phần nào lỗi lầm…”. Bố khấu đầu thành kính, một giọt nước mắt lăn dài trên gò má có nhiều nếp nhăn. Một thoáng khổ đau hằn trên đôi mắt bố như một lời tạ tội. Tôi muốn hỏi bố điều gì đã xảy ra. Hai người trong hai ngôi mộ kia là ai? Tại sao bố tự vấn là mình có lỗi với họ. Bố con tôi và họ - những người quá cố ấy có quan hệ như thế nào… Một sự thương cảm nhói đau trong tim tôi, một cảm giác thân thương, xa cách, một sự mất mát hụt hẫng nào đó thoáng qua trong tâm trí tôi không rõ ràng. Tại sao?... Có lẽ là chuyện gì đó quan trọng mà bố chưa có điều kiện nói cho tôi biết, hoặc những năm tháng qua tôi còn chưa đủ lớn để biết và chia sẻ cùng với bố. Suy nghĩ rối bời, tôi trầm tư…

Mặt trời lên cao, nắng đã gắt hơn nhiều nhưng bố vẫn chần chừ chưa muốn rời xa nơi ấy. Đốt hết nắm hương còn lại, bố đi cắm trước những ngôi mộ nằm quanh quẩn bên cạnh hai người bạn thân tình của bố, lẩn khuất dưới các tán lau lách. Bố lưu luyến cúi lạy vong linh hai người bạn lần cuối và đưa tôi rời khỏi khu đồi. Bố lái xe đưa tôi về nhà nội trong làng, nhưng ngôi nhà giờ đây chỉ còn gia đình chú Út sinh sống, vì ông bà nội của tôi đã qua đời trong chiến tranh. Cả nhà chú thím thấy bố con tôi về thì vui mừng đón tiếp rất ân cần niềm nở. Bố cố giấu nỗi thương tâm lúc đi thăm mộ

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

6 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Đọc lại những bài thơ viết về đề tài thương binh liệt sỹ, tôi rất ngạc nhiên khi bắt gặp

những tứ thơ gần giống nhau trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ nhưng triển khai theo một cách riêng mang dấu ấn của thời đại, của tâm hồn người Việt trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví như bài “Viếng bạn” của Hoàng Lộc và “Mồ anh hoa nở” của nhà thơ Thanh Hải. Cả hai bài thơ đều viết theo thể thơ 5 chữ với lối tự sự, trữ tình. Cũng là nỗi đau nghẹn thắt, nghẹn ngào trước sự hy sinh của đồng đội nhưng “Viếng bạn” là tác giả được chôn cất người đã mất “Hôm nay đã chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ”. Còn ở “Mồ anh hoa nở” thì: “Hôm qua chúng giết anh/ Xác phơi đầu ngõ xóm” và: “Mắt trừng còn dọa dẫm/ Thằng này là cộng sản/ Không được đứa nào chôn”. Nhưng khi chúng quay đi thì bà con làng xóm đã đưa anh về yên nghỉ trên đồi cao bất chấp cả lời đe dọa của lũ giặc. Và trên nấm mộ của người chiến sỹ đó luôn được đắp lên những bó hoa hồng: “Hoa hồng nở và nở/ Hương thơm bay và bay”. Bài thơ của Hoàng Lộc viết trong thời kỳ chống Pháp mộc mạc mà không đơn sơ, lời thơ như chạm khắc ký thác. Còn nhà thơ Thanh Hải viết trong thời kỳ chống Mỹ đã nâng tứ thơ lên trở thành biểu tượng như là một tượng đài có vẻ đẹp bất tử. Gần đây nhất, tôi lại được đọc bài thơ “Mộ gió” của nhà thơ Trịnh Công Lộc viết về sự hy sinh của những người chiến binh giữ biển đảo không về. Không về cả về thể xác và chỉ có cuộc chiến đấu trên biển mới có những ngôi mộ gió - ngôi mộ mà dưới đó hình nhân được làm bằng đất sét: “Mộ gió đây đất thành xương cốt/ Cứ gọi lên là rõ hình hài ” và: “Chạm vào gió như chạm vào da thịt/ Chạm vào nhói buốt Hoàng Sa”. Có những ngôi mộ gió trên biển đảo khơi xa thì lại có hàng ngàn ngôi mộ vô danh trên dãy Trường Sơn trong bài thơ “Khát vọng Trường Sơn” của nhà thơ quân đội Nguyễn Hữu Quý. Với lối cấu trúc điệp chữ và điệp ý như những điểm nhấn là cả một dư ba vang vọng và day dứt, thiết tha và ngưng đọng: “Mười nghìn tiếng chuông ngân trong im lặng/ Mười nghìn trái tim neo ở đầu nguồn”. Có thể nói bài thơ như chạm khắc một tượng đài trùng điệp trải dài ngút ngàn nhưng không vô vọng với: “Mười ngàn đồng đội nằm rải Trường Sơn/ Mười ngàn hài cốt chưa về khói hương/ Mười ngàn khát vọng cùng về bên nhau…”. Các anh khi ngã xuống vẫn ở trong tư thế: “Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng anh vẫn đứng lên tựa vào xác trực thăng/ Và anh chết trong khi đang đứng

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017)

Có một tượng đài thơ…(Đọc một số bài thơ viết về thương binh - liệt sỹ)

bắn/ Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”. Một hình tượng thật đẹp, một vẻ đẹp bi tráng hào hùng của người chiến sĩ trong thời đại Hồ Chí Minh tỏa ra không chỉ là hào quang chiến thắng mà còn là hào quang của vẻ đẹp lý tưởng. Nhà thơ Lê Anh Xuân, tác giả bài thơ nổi tiếng này sau đó cũng đã hy sinh trong một tư thế tiến công như thế. Chính ngọn súng cũng là ngọn bút và máu các anh cũng là mực của những dòng viết này…

Trong các bài thơ viết về thương binh liệt sỹ, những bài hay và thành công nhất có sức lan tỏa rộng nhất, dễ thuộc nhất là những bài có cốt truyện như: “Núi Đôi” của Vũ Cao trong kháng chiến chống Pháp và “Quê hương” của Giang Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Cả hai đều kể về câu chuyện tình yêu thật cảm động với một cô gái cụ thể và sự hy sinh trong những hoàn cảnh cụ thể. Với Vũ Cao: “Mới đến đầu thôn, tin sét đánh/ Giặc giết em rồi dưới gốc thông/ Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa/ Em sống trung thành chết thủy chung” thì ở Giang Nam: “Giặc giết em rồi quăng mất xác/ Chỉ vì em là du kích em ơi!/ Đau đớn lòng anh chết nửa con người”. Giọng thơ Vũ Cao điềm tĩnh, đau đớn tột cùng nghẹn nuốt vào trong, còn Giang Nam là tiếng kêu xé ruột nghẹn thắt. Có một tượng đài bất tử được dựng lên từ sự hy sinh của hai cô gái đó. Một tượng đài thơ và chỉ có thơ mới lưu dấu mãi trong tâm hồn. Đó là: “Em sẽ là hoa trên đỉnh núi/ Bốn mùa xanh ngát cánh hoa thơm” trong “Núi Đôi” và: “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ Có một phần xương thịt của em tôi” trong “Quê hương”. Có một Núi Đôi sừng sững thành địa danh chung trong lòng mỗi người thật ấn tượng thì lại có một Quê hương thật thấm đẫm, trong sự hy sinh hóa thân vào mỗi cành cây, ngọn cỏ cội nguồn đất đai sông núi. Không phải ngẫu nhiên mà có những cặp bài thơ như một cặp bài trùng nổi tiếng của hai thời kỳ kháng chiến.

Có hai bài thơ dài khá thành công của hai nhà thơ nổi tiếng sau này viết khi họ còn là những người lính trực tiếp câm súng đánh

giặc. Và viết về chính sự hy sinh của những người thân của mình đó là bài “Phan Thiết có anh tôi” của nhà thơ Hữu Thỉnh và “Nấm mồ và cây trầm” của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Người anh trai của Hữu Thỉnh hy sinh ở Phan Thiết khi cùng mọi người đi lấy nước cho đồng đội: “Anh tôi mất sau loạt bom tọa độ/ Mặt anh còn cách nước một vài gang”. Cái khoảng cách giữa lấy nước (cho sự sống) và cái chết thật mỏng manh: “Vài bước nữa/ Thế mà không thể khác/ Biển màu gì thăm thẳm lúc anh đi”. Còn người bạn thân đồng đội tên là Hùng của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu thì: “Nhận cái chết cho đồng đội sống/ Ngực chặn lỗ châu mai Hùng đứng thẳng/ Lửa bén vào áo lính tuổi hai mươi”. Cứ ngỡ đây cả hai thi sĩ không làm thơ nữa mà họ chỉ ghi lại, gọi lên những phút giây oanh liệt ấy, những thời khắc lịch sử ấy. Để rồi thăng hoa một chiêm nghiệm sự sống hồi sinh từ cái chết hữu hình. Với Hữu Thỉnh người anh trai vẫn sống trong ký ức của nhà thơ: “Không nằm trong nghĩa trang/ Anh ở với đời anh xanh vào cỏ/ Cỏ ở đây thành nhang khói nhà mình/ Đồi ở đây cũng là con của mẹ”. Ở Nguyễn Đức Mậu có một biểu tượng: “Đất đắp mộ Hùng bom trộn lẫn/ Cây trầm cháy dở thay nén nhang”. Và : “Cây trầm đẹp như cuộc đời chiến sĩ/ Sống tươi tốt bao niềm tin bình dị/ Thân hy sinh thơm đất, thơm trời”. Đó cũng chính là tượng đài bất tử sống mãi với thời gian, sống mãi trong ký ức, sống mãi như là một sự trường tồn trong văn học.

Thơ viết về thương binh, những người “Tàn mà không phế”, những người không chỉ mất một phần máu thịt mà còn mang trong mình những cơn sốt sét rừng âm ỉ, những di chứng của chất độc da cam. Tôi thật ấn tượng khi chọn hai bài thơ viết về những người thương binh cụt chân bắt đầu từ giai điệu thiết tha “Vết chân tròn trên cát” của nhạc sỹ Trần Tiến. Đôi chân đối với mỗi con người thật quan trọng, vì luôn phải hoạt động trong môi trường cuộc sống xã hội thường ngày. Đôi bàn chân đã mất đó từng cùng họ hành quân qua bao chiến trường khói lửa.

Tướng quân Huỳnh Văn Nghệ là một thi sĩ, trong thời kỳ chống Pháp đã viết bài thơ “Tiếng hát giữa rừng” kể về một chiến sĩ bị thương phải cưa chân bằng cưa thợ mộc không thuốc gây mê. Để quên đi nỗi đau đớn tột cùng đó anh đã hát vang bài Quốc ca với một sự chịu đựng phi thường đáng khâm phục: “Cưa cứ cưa, xương cứ đứt/ Máu cứ rơi trong từng vết đỏ bông/ Hai bàn tay xiết chặt đôi hông/ Dồn hết phổi vào trong câu hát/ Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc/ Đã hát đi hát lại bao lần/ Vẫn chưa đứt xương chân/ Vẫn chưa ngừng máu đỏ”. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ “Bàn chân thầy giáo”: “Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh/ Hay Tây Ninh, Đồng Tháp/ Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc/ Cho lẽ sống làm người”. Người thầy giáo thương binh trở về giảng đường với những trang sách và các em thơ với đôi nạng gỗ xếp bên bàn. Chính cái đôi nạng gỗ ấy đã vỡ vạc ra bao điều, đã gieo vào tâm hồn các em những ý nghĩ sâu sắc có sức thuyết phục hơn cả những bài học luân lý mà ở lứa tuổi học trò Trần Đăng Khoa đã nhận ra: “Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo/ Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo/ Như nhận ra cái chưa hoàn hảo/ Của cả cuộc đời mình”. Lại có những “vết thương lòng” chia cắt không chỉ là thể xác mà cả tâm hồn, sự trống vắng cô đơn, sự thiếu hụt tình cảm của bao cô thanh niên xung phong trở về quá tuổi và vào chùa thành sư nữ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trong trường ca “Tiếng bom và tiếng chuông chùa” viết thật xúc động về người nữ thương binh từng bị những mảnh bom xuyên vào đầu đau nhức những khi trái gió trở trời: “Sao sư thầy không gõ mõ/ Lại vừa tụng kinh vừa gõ đầu mình/ Có thể nào những giây phút thời bình/ Còn có thể làm vết thương thủa nào tái phát”.

Chiến tranh đã đi qua nhưng khi trở lại dòng sông Thạch Hãn, người cựu chiến binh Lê Bá Dương đã nức nở, thổn thức: “Đò lên Thạch Hãn xin… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Cũng như năm xưa trong kháng chiến chống Pháp, nhà thơ - Người lính Tây tiến Quang Dũng đã từng độc hành khúc tráng ca lẫm liệt bi thiết: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Vâng, máu xương của các anh hùng liệt sĩ đã hóa thân vào mỗi ngọn núi, dòng sông đất nước, đã hóa thân vào mỗi trang thơ, trang văn cho các thế hệ mai sau. Đó chính là tượng đài được dựng nên bất tử trong trái tim mỗi người…

Ảnh minh họa: Internet

VŨ ĐÌNH ĐÔNG

Sau một thời gian lưu vong ở nước ngoài, năm 1949, cựu hoàng Bảo Đại quay trở lại

Việt Nam. Trước đó, vào tháng 3 năm 1946, trên cương vị cố vấn tối cao, Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại) cùng đoàn ngoại giao của Chính phủ lâm thời Việt Nam sang Trùng Khánh, Trung Quốc nhằm củng cố tình hữu nghị Việt - Trung và thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ như thế nào sau khi ký hiệp ước Hoa - Pháp. Dù đã thoái vị và được chính quyền cách mạng ưu ái nhưng cựu hoàng vẫn không từ bỏ được những ám ảnh về quyền lực. Bởi vậy, nhân chuyến công tác sang Trung Khánh, Vĩnh Thụy đã đào nhiệm, sống lưu vong, rồi sau đó trở về với cương vị là “Quốc trưởng” của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” do người Pháp dựng lên.

Ngày 28/4/1949, chiếc phi cơ chở Bảo Đại từ Singapore đáp xuống Sân bay Liên Khương (Đà Lạt). Được sự nhất trí của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, ngày 15 tháng 4 năm 1950, Bảo Đại ký “Dụ số 6” thành lập “Hoàng triều cương thổ” gồm vùng đất 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay và một số tỉnh miền núi

62 năm trong vòng bí mật, vừa qua, những cổ vật của cung đình triều Nguyễn lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, số 4, Hùng Vương, TP Đà Lạt. Sự kiện này đã gây bất ngờ cho nhiều người bởi ít ai nghĩ rằng, trên thành phố cao nguyên lâu nay tồn tại một phần kho báu của vương triều Nguyễn và nó lại có số phận khá đặc biệt.

Tản văn: NGUYỄN HÀNG TÌNH

Tôi cũng chẳng hiểu sao mà mình lại mừng rơn khi nhìn thấy những cây thông non

trên vỉa hè ở Pleiku, dù nơi mình sống bạt ngàn thông, Đà Lạt.

Buổi đó, những cây thông trên đường Thống Nhất lưa thưa, người ta trồng như trồng cây cảnh quan, nghĩa là có tổ chức đô thị, chăm chút. Ở đỉnh nó những hàng nến trồi lên trắng phau mà ta gọi là đọt, và long lanh trong thứ nắng chiều cố lèn qua bê tông để dọi xuống. Chỗ con dốc cong cong kia cũng mềm ra, duyên dáng, thấy thương, khác hẳn bao con phố khác. Tôi bỏ bàn nhậu và lững thững theo hàng thông. Tôi sờ nhẹ vào nó như chạm vào mỹ nhân. Chợt tôi mơ về những hàng thông cao vút trên đường phố Pleiku. Tôi tưởng tượng về thứ cảm giác bóng mát tinh khiết thường hằng của loài cây lá kim sẽ đổ xuống hàng ngày nơi vỉa hè này. Trong thứ lạnh mềm êm ái đó, cho tôi mường tượng vào cái buổi ban sơ của chốn này khi đô thị chưa “rơi” xuống, bê tông chưa tuôn trào, cả xứ sở không phải hàng cây mà là muôn trùng xanh nguyên bản tự nhiên, không chia cắt, muôn loài đoàn tụ. Rằng Pleiku có lai lịch, căn cước, chân đế, quá khứ, hiện tại, tương lai. Rằng nó không phải thành phố chớp nhoáng, “fast food” đô thị, nhân bản vô tính, mà

HỒN PHỐ THỊ

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

7 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

CỔ VẬT CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN Ở ĐÀ LẠT

Vàng son một thủa62 năm trong vòng bí mật, vừa qua, những cổ vật của cung đình triều Nguyễn lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, số 4, Hùng Vương, TP Đà Lạt. Sự kiện này đã gây bất ngờ cho nhiều người bởi ít ai nghĩ rằng, trên thành phố cao nguyên lâu nay tồn tại một phần kho báu của vương triều Nguyễn và nó lại có số phận khá đặc biệt.

phía Bắc, thủ đô đặt là Đà Lạt. Tại “Hoàng triều cương thổ”, ngoài vai trò “Quốc trưởng” thì Bảo Đại vẫn là “Hoàng đế”. Cùng năm đó, một số chuyến bay từ Huế đưa các cựu thần, hoàng thân, quốc thích cùng nhiều bạc vàng, châu báu chuyển lên Đà Lạt. Trong đợt di chuyển ấy có chàng trai Nguyễn Đức Hòa, sinh năm 1929, quê làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, người hầu của bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) từ năm 13 tuổi. Tới Đà Lạt, Nguyễn Đức Hòa được giao nhiệm vụ quản gia của gia đình Bảo Đại.

Những biến động dồn dập của lịch sử Việt Nam ngay sau đó khiến “Hoàn triều cương thổ” nhanh chóng sụp đổ. Năm 1955, khi đang công du tại Pháp, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm phế truất và phải sống lưu vong cho tới lúc chết. Lúc biến cố chính trị xảy ra, ông Nguyễn Đức Hòa đã gom một số vật dụng có giá trị của gia đình Bảo Đại đưa vào 4 két sắt và giấu tại nhà kho Dinh 3.

Giai đoạn 1955-1975, những người đứng đầu chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam tiếp tục sử dụng các dinh thự của gia đình Bảo Đại tại Đà Lạt để nghỉ dưỡng, làm việc. Ông Nguyễn Đức Hòa vẫn được

trọng dụng giao làm quản gia, phục vụ các đời tổng thống khi họ lên Đà Lạt nghỉ và làm việc trong các dinh thự. Tuy nhiên, bí mật về kho báu của gia đình Bảo Đại đã được ông giấu kín.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Nguyễn Đức Hòa tiếp tục làm việc tại Dinh 3 (Đà Lạt) phụ trách thiết kế, bảo quản, chăm sóc nội thất dinh và hệ thống vườn hoa, cây cảnh. Sau khi ổn định công việc, ông quyết định báo cáo và đề nghị bàn giao toàn bộ kho báu của

triều Nguyễn cho chính quyền cách mạng. Năm 1987, trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, 4 két sắt tại nhà kho Dinh 3 lần đầu được mở. Ngay sau đó, toàn bộ kho báu đã được chuyển tới bảo quản trong kho lưu trữ của Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng.

Tháng 6/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định giao các cổ vật này cho Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng trưng bày phục vụ khách tham quan. “Sau khi tiếp nhận 124 cổ vật cung đình triều Nguyễn, chúng tôi đã mời

các chuyên gia đầu ngành tiến hành kiểm định, chỉnh lý, lập hồ sơ khoa học cho từng hiện vật và chọn ra 36 hiện vật tiêu biểu trưng bày phục vụ công chúng tham quan” - ông Phạm Hữu Thọ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng cho biết.

Các cổ vật cung đình Nguyễn được bố trí tại tầng 3 của Cung Nam Phương, đây là dinh thự tại Đà Lạt do đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào tặng cho con gái là Nguyễn Hữu Thị Lan (tức hoàng hậu Nam Phương sau này) làm của hồi môn khi bà lấy chồng. Sau ngày giải phóng, Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đã bảo tồn và phục dựng toàn bộ nội thất, không gian sinh hoạt của gia đình Bảo Đại tại tầng 1 và tầng 2. Việc trưng bày không gian cổ vật cung đình Nguyễn tại tầng 3 giúp cho cảm xúc du khách được liền mạch và ấn tượng về “không gian hoàng gia” càng trở nên đậm nét.

Cổ vật cung đình Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng có niên đại khoảng thế kỉ XIX-XX, do Ngự xưởng - cơ quan chuyên đảm nhiệm việc sản xuất đồ dùng cho hoàng gia chế tác; hầu hết là đồ ngự dụng, thư phòng; làm bằng các chất liệu quý như bạc, ngọc, vàng, ngà voi, đồng. Trong đó, đáng chú ý là bộ sưu tập bát và cốc nhiều kích cỡ được làm bằng bạch ngọc, ngọc lục bảo, đá mặt trăng, miệng bịt vàng, chạm trổ hoa văn. Bộ lư, đỉnh, lọ hoa, các tượng

quan thế âm, tiên nữ, ngựa mẹ con, hươu... bằng ngọc đủ màu sắc cùng các họa tiết hoa lá, đầu rồng, nghê vô cùng tinh mỹ. Bộ ấm nấu nước, bát, chảo, nồi, bằng đồng, bạc, mạ vàng, có chiếc cán làm bằng ngà voi, hình khối cân đối, đường nét vừa khỏe khoắn vừa thanh thoát, chạm trổ hoa văn tinh xảo; bộ đồ dùng “văn phòng tứ bảo” gồm nghiên, bút, thủy trì, gác bút bằng ngọc; các thẻ bài thể hiện quyền lực của nhà vua và các thành viên trong hoàng tộc, những trấn phong bằng bạc khắc chữ Hán với họa tiết cung đình, cẩn đá ru-bi. “Chưa bàn đến yếu tố thẩm mỹ, chỉ riêng kĩ thuật chế tác đã cho thấy các nghệ nhân của cung đình Nguyễn đã đạt tới trình độ rất cao. Ví như để chế tác ra những chiếc đỉnh ngọc với rất nhiều chi tiết cầu kì, phức tạp như thân, chân đế, các đầu rồng, quai, các khoen tròn lồng trong quai… từ một khối ngọc lớn, rắn và dễ vỡ, trong khi công nghệ chế tác thời ấy chỉ bằng thủ công, đòi hỏi những kĩ thuật cầu kì, phức tạp” - một cán bộ bảo tàng chia sẻ.

Tất cả các cổ vật cung đình triều Nguyễn tại Bảo tàng Lâm Đồng đều là độc bản, có giá trị cao về nghệ thuật và kinh tế. Với những ai yêu mến, nặng lòng di sản văn hóa dân tộc thì không gian trưng bày cổ vật cung đình Nguyễn thực sự là điểm đến không thể bỏ qua đi đến với thành phố Đà Lạt.

Một số cổ vật cung đình triều Nguyễn tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Đ.Đông

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Viếng Côn SơnHạ hồng giấu một gót senChiếu xưa ai bán người quen thuở nàoTrăng tròn vành vạnh ca daoTây Hồ sương phủ lời chào cố nhân

Ai như Nguyễn Trãi hiện dầnHạt sương thiếu nữ trong ngần thi caTrăm năm một bước chân saTrao nhau đôi gánh tài hoa. Thế thì...

Thế thì thôi thế. Là đi,Chiếu gon cuộn lại cái thì chiếu gonGhé vai gánh lấy nước nonSẻ chia thế thái vuông tròn có nơi

Oan khiên lệ đẫm chỗ ngồiÔng như mây dạt cuối trời Côn SơnBút gươm mài đá lệ mònTrăng kia còn tạc nỗi buồn Ức Trai...vật vã để leo trên thời gian, hóa

kiếp, biến đổi, viên thành, trong hơn một trăm năm ấy. Tôi lên dây tình yêu xứ người. Tôi tập đánh vần để thấy Pleiku. Tôi tập phiên dịch để thấy mọi thành phố đều không là chốn xa lạ, gần với cái bên trong của con người là cõi lòng, tâm hồn thiên lương, chạm vào trời đất, chứ không phải chuồng trại bê tông.

Giữa một đô thị phồn hoa bước ra từ rừng như Pleiku nhưng không còn ký ức của rừng, không một chỉ dấu nào của đại ngàn, thì tôi làm sao không thao thức về những cây xanh mang hơi thở của rừng, vượt ra khỏi cây xanh đô thị thông

thường chứ. Giữa một Pleiku thật ít đồi núi chập chùng nhưng theo tôi nhờ bài hát quá tuyệt của Phạm Duy - dù phổ thơ thi sĩ Vũ Hữu Định - mà “PR” hoàn hảo tự nhiên cho một xứ sở, định danh “Phố núi” sang cả thì làm sao tôi không ước những mảnh “rừng thật” cho nó, mà dĩ nhiên không nhất thiết chỉ mỗi loài thông cho đô thị. Giữa một Pleiku ồn ã, sôi động thì làm sao không cần những khoảng lắng. Dù giàu có Pleiku vẫn phải tự tình. Cho dù là thành phố nhưng thành phố nào cũng có cuộc đời sau trước của nó. Xứ lạnh núi cao Đà Lạt dĩ nhiên hội tụ rừng lá kim, đặc trưng

nhưng nghèo về thành phần loài, thì buổi mờ xa kia ban đầu Pleiku càng ý vị hơn thế, khi nó là rừng mưa nhiệt đới thường xanh, với thảo mộc đa dạng, có cả cây N’go (ngo/thông - tiếng người Banah, J’rai bản địa), con vật muôn loài. Ký ức mù xa quá, Pleiku ạ, nên giờ người ta tái kiến tạo chút cây rừng gì cho mi, ta cũng trân thương cả, dù loài thông bình thường này. Những hàng cây xanh lấy hoa, bóng râm thuần túy, son phấn, mỹ miều, dù cần thiết, nhưng hình như cũng chỉ là một thành tố lý trí của sinh thái đô thị hiện đại, nhưng thú thật không gợi được cho nhau về nguồn cội. Tôi không biết đất đai cùng người Pleiku giàu có, tân tiến ngày nay có “nhớ rừng” trên phố xứ mình không.

Là lữ khách lang thang làm sao tôi hiểu cái bên trong, tâm hồn người phố lạ. Tôi chỉ biết rằng trên thân thể Pleiku, đó đây nhiều địa danh ngày nay vẫn còn gắn với chất “rừng” cùng những tổ người sơn nguyên mộc mạc lơ thơ buổi mờ tít qua tên gọi nọ kia, như cái tên plei (làng) ku hóa thành tên phố tỉnh lỵ này.

Bây giờ hàng thông ấy đã lớn đến đâu rồi nhỉ, sau nhiều năm tôi chưa ghé lại. Tám năm, thời gian đủ để một đứa trẻ ra đời và tung bay vào lớp nhì bên hàng phố thì tôi giật mình nhớ về một hàng thông non chơi vơi trên phố người xa lạ.

Nhớ hàng thông trên phố Pleiku

Hàng thông non trên đường Thống Nhất thành phố Pleiku tám năm trước.Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

Khu di tích Côn Sơn. Ảnh: Internet

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

8 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

LÊ HOA

Nhiều điểm mớiphù hợp với thực tiễnVới 438/451 đại biểu (tỷ lệ

89,21%) đồng ý, Luật Du lịch coi như được thông qua, gồm 9 chương, 78 điều. Một trong những điểm đáng chú ý của Luật là khách du lịch là đối tượng được quan tâm, nới tiêu chuẩn công nhận hướng dẫn viên du lịch (HDV) trong các công ty lữ hành và tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Từ thực tế, Luật Du lịch năm 2005 có một số nội dung quy định không còn phù hợp với tình hình hiện nay nên đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Luật Du lịch. Trước khi trình bản dự thảo Luật sửa đổi, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức nhiều cuộc tham vấn ở nhiều địa phương. Riêng tại Lâm Đồng, đã có 3 đợt tham vấn trước khi bản dự thảo Luật được báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Du lịch sửa đổi trước Quốc hội.

Khi tiến hành sửa đổi Luật Du lịch, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017, về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó có thể nhận thấy, nhiều tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết 08 đã được chuyển tải và luật hóa trong Luật Du lịch. Tại Điều 5 - Chính sách phát triển du lịch, quy định: Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

Khách du lịch quan tâm, được bảo đảm lợi ích được quy định trong Luật bằng việc quy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch; trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên, các cơ sở lưu trú du lịch; các cơ sở dịch vụ du lịch khác... Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, trách nhiệm của một số bộ ngành về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch một cách tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Khoản 5, Điều 2, còn quy định: “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch”.

Luật Du lịch đã quy định rõ hơn về tiêu chuẩn hướng dẫn viên về điều kiện để được cấp thẻ hướng

dẫn viên (HDV). Luật xác định HDV du lịch là một nghề, nên chú trọng kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử với khách du lịch, điều kiện hành nghề của HDV du lịch... bên cạnh yêu cầu về chuyên môn. Tại Điều 59, Luật Du lịch mới quy định một trong những điều kiện cấp thẻ HDV du lịch nội địa là “Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khác trở lên phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa”. Và một trong những điều kiện cấp thẻ HDV du lịch quốc tế là “Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế”. Đây chính là một điểm thay đổi tích cực để giải quyết mâu thuẫn thực tế hiện nay là, rất nhiều người có trình độ, có ngoại ngữ tốt, có kiến thức thực tế… nhưng không đúng tiêu chí về bằng cấp nên đã không được cấp thẻ và không thể hành nghề. Cùng với quy định về tiêu chuẩn HDV, thì quy định “Thẻ HDV du lịch quốc tế và thẻ HDV nội địa có thời hạn 5 năm” (điều 58) (thay vì 3 năm) cũng là điểm mới tích cực.

Việc phân cấp thẩm định, công nhận CSLTDL và tự nguyện - không bắt buộc đăng ký thẩm định CSLTDL cũng là một điểm mới, tạo thuận lợi trong quản lý du lịch theo địa bàn. Khi CSLTDL đáp ứng được điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch (Điều 49) thì có thể đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để xếp hạng. CSLTDL được xếp hạng theo chất lượng dịch vụ, khách du lịch nhằm khẳng định chất lượng dịch vụ với khách du lịch.

Luật Du lịch 2017 quy định rõ những vấn đề nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh. Đó là, cấm kinh doanh

không có giấy phép, sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác cho mục đích kinh doanh của mình; thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch, tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ…

Vẫn cần điều chỉnhđể hoàn thiệnTuy có nhiều điểm đổi mới tích

cực, nhưng vẫn còn nhiều điểm quy định của Luật chưa phù hợp với thực tiễn hoặc chưa được thông suốt, như công nhận khu điểm du lịch, quy định về loại hình du lịch, quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch… Đó là, ở phần giải thích từ ngữ không có thuật ngữ “loại hình du lịch”, nhưng lại đưa ra 3 thuật ngữ về loại hình du lịch là “du lịch sinh thái”, “du lịch cộng đồng” và “du lịch văn hóa”, trong khi còn rất nhiều loại hình du lịch khác không được đề cập đến.

Về Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, trong Luật Du lịch năm 2005 đã có quy định, nhưng hơn 10 năm qua không triển khai được vì có những vấn đề vướng mắc về nguồn thu và cách vận hành của Quỹ. Trong quá trình tham

vấn sửa đổi Luật Du lịch, nhiều chuyên gia và địa phương đã đưa ra bàn luận vấn đề quản lý nguồn quỹ này. Luật mới quy định: “Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật”. Luật cũng cho phép Quỹ được hình thành từ rất nhiều nguồn, có cả vốn ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên, mục đích hoạt động của Quỹ lại quy định rất rộng, e là khó có được nguồn quỹ dồi dào, dẫn đến khó vận hành, khó thực hiện được mục tiêu đề ra.

Luật dành một chương (Chương IV) quy định về “Khu, Điểm du lịch” với 7 điều (từ Điều 23 đến Điều 29), nhưng không có quy định nào về “đô thị du lịch”, trong khi thuật ngữ “đô thị du lịch” đã được đề cập ở Việt Nam từ khoảng 9-10 năm trước. Ngoài ra, Luật còn thiếu những quy định về nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng khai thác liên kết, khai thác tính khác biệt hay tính đặc thù của vùng - miền...

Để Luật Du lịch thực sự đi vào cuộc sốngLuật Du lịch (sửa đổi) năm 2017 (Luật) vừa được Quốc hội thông qua ngày 19/6, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 với những thay đổi tích cực và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Luật Du lịch được kỳ vọng rất nhiều, nhưng còn cần nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác để Luật được thực thi (Nghị định hướng dẫn và các Thông tư liên quan); và để Luật thực sự đi vào cuộc sống vẫn cần điều chỉnh, bổ sung thêm...

Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) được kỳ vọng là có nhiều ưu đãi đầu tư. Ảnh: L.Hoa

Nhiều loại hình du lịch chưa được đề cập trong Luật,chẳng hạn loại hình du lịch mạo hiểm đang rất phát triển hiện nay. Ảnh: L.Hoa

Tập huấn công tác tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sởlưu trú du lịch

2 lớp tập huấn do Sở VH-TT&DL tổ chức ngày 11 và 14/7 tại Đà Lạt và Bảo Lộc cho 170 học viên là chuyên viên Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND các huyện, thành phố; tổ thẩm định lưu trú du lịch của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Việc tổ chức tập huấn nhằm bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính đúng thời gian quy định; nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch của cấp huyện; tăng cường công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lưu trú du lịch giữa Sở VH-TT&DL với Phòng Văn hóa - thông tin cấp huyện, thành phố.

Nội dung tập huấn là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch; bộ thủ tục hành chính về thủ tục thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy trình, nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch…

PHẠM LÊ

LÂM ĐỒNG:Phân cấp thẩm định cơ sở lưu trú du lịch

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 1.100 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó, có 1.050 cơ sở đã được thẩm định mới và thẩm định lại, bao gồm: 27 KS từ 3-5 sao, 318 KS 1-2 sao, 309 nhà nghỉ du lịch, 39 biệt thự du lịch, 2 bãi cắm trại du lịch, còn lại là nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

Khi thực hiện phân cấp về thẩm định cơ sở lưu trú du lịch, Phòng Văn hóa - thông tin cấp huyện được Sở VH-TT&DL ủy quyền thẩm định các loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch, gồm: biệt thự du lịch đạt chuẩn kinh doanh, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

Việc ủy quyền phân cấp cho Phòng Văn hóa - thông tin cấp huyện tổ chức thẩm định cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo chủ trương của Công văn số 2745/UBND-VX2 của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 9/5/2017. Do phạm vi địa bàn quản lý của Sở VH-TT&DL quá rộng và số lượng cơ sở lưu trú du lịch ngày càng tăng, nên việc phân cấp này giúp cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch được tốt hơn và cơ sở lưu trú du lịch đỡ tốn thời gian đi lại.

NHẬT QUÂN

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

9 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Sức sống mới phong trào văn nghệ quần chúng

PHONG VÂN

Đến xã Đinh Lạc hôm nay, nhìn buổi tập luyện hăng say của người cao tuổi xã

Đinh Lạc cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của loại hình nghệ thuật quần chúng ở đây. CLB Người cao tuổi xã Đinh Lạc ra đời cách đây 12 năm, là nơi giao lưu văn hóa, văn nghệ của những người cao tuổi. Đội văn nghệ người cao tuổi thường xuyên có chương trình phục vụ nhân dân và sẵn sàng tham gia hội thi cấp xã, huyện, có khi lên tới tỉnh, khu vực...

Ở đây, tập hợp được nhiều giọng hát hay, múa dẻo, làm nòng cốt tích cực tham gia phong trào văn nghệ

Không hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng bằng niềm đam mê ca hát, điệu múa của những người già trong Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa - Văn nghệ người cao tuổi xã Đinh Lạc không những phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn đem lại sức sống mới, góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

quần chúng, phục vụ các hội nghị, thực hiện công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các loại hình nghệ thuật. CLB đã tham gia nhiều hội thi văn nghệ cấp huyện, tỉnh như: Liên hoan tiếng hát đồng quê tỉnh Lâm Đồng, Gala Dưỡng sinh Việt Nam, giao lưu văn nghệ “Hát về người lính”… Vì đam mê nên các thành viên trong CLB đã tự trang bị thiết bị âm thanh, trang phục và nhạc cụ để tập luyện cũng như diễn. Đội ngũ diễn viên, nhạc công quần chúng của CLB vừa có khả năng

tập hợp, tổ chức, phát triển phong trào, vừa sáng tác kịch bản, đạo diễn. Trên cơ sở phát triển sâu rộng phong trào văn nghệ quần chúng, chương trình được chọn lọc với những bài hát cách mạng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu lứa đôi... mà diễn viên lại chính là những cụ ông, cụ bà của mình, vì thế đã tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân tới xem, góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hóa mới và động viên mọi người hăng say lao động sản xuất xây dựng quê hương giàu đẹp.

Hòa mình vào điệu múa, câu hát làm cho những người cao tuổi cảm thấy yêu đời hơn. Ảnh: P.Vân

Xuất thân từ các vùng quê, gắn liền với công việc nhà nông, nhưng với niềm đam mê nghệ thuật, các diễn viên, nhạc công không chuyên trong CLB đã tạo nên bản sắc, bởi nếu không có văn hóa sẽ tự đánh mất chính mình, đấy cũng là góp phần tích cực vào việc duy trì, bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc. Ông Phạm Văn Phượng, Chủ nhiệm CLB Văn hóa - Văn nghệ người cao tuổi chia sẻ: “Với bề bộn cuộc sống, người dân phải lao động để có thể ổn định cuộc sống, khi vật chất đè nặng lên con người, thì tinh thần sẽ không được quan tâm. Đúng là cuộc sống đã thay đổi, nhiều thứ phải thay đổi, nhiều thứ sẽ bị mất đi như một tất yếu. Có điều, sức mạnh của nghệ thuật quần chúng thì không dễ gì bị mất đi, đó là nhu cầu tự thân, tự nhiên và phù hợp với cái có sẵn của đông đảo người dân. Chính vì vậy CLB ra đời thực sự là sân chơi tinh thần, sống vui, sống khỏe cho những người cao tuổi. Ngay cả khi thiếu thốn phương tiện, cơ sở vật chất hoặc khó khăn về điều kiện hoạt động thì CLB vẫn luôn biết cách sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa văn nghệ quần chúng phù hợp nhất để vừa thỏa mãn niềm

say mê ca hát vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân. Tham gia CLB, tôi cảm thấy tâm hồn mình khỏe khoắn, trẻ trung hơn”.

Ông Trương Quốc Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc cho biết, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng được hình thành từ những cụ ông, cụ bà và đã lan truyền sang các lớp kế cận. CLB Văn hóa - Văn nghệ người cao tuổi là nơi để những người đam mê với nghệ thuật quần chúng thể hiện và cũng là một sân chơi thú vị thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng hứng rất nhiệt tình. Vì là những người không chuyên nên mỗi chương trình, tiết mục nghệ thuật quần chúng luôn đậm chất hồn nhiên, trong sáng và chân thật. Bằng những bài ca, điệu múa tự biên, tự diễn, CLB luôn góp mặt trong những ngày lễ kỷ niệm do địa phương tổ chức. Những giây phút thả hồn vào âm nhạc làm cho các thành viên như sống lại với quá khứ hào hùng, hun đúc niềm tự hào dân tộc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, xã Đinh Lạc được đánh giá là xã đi đầu của huyện Di Linh về phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng.

ĐÔNG ANH

Cảnh báo cao độDù diễn đàn được tổ chức với

nhiều nội dung như phổ biến Luật Trẻ em, nghe các chuyên gia trao đổi về giáo dục giới tính và vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em, lắng nghe ý kiến của các em về những vấn đề mà các em quan tâm, nhưng hào hứng nhất có lẽ là phần trao đổi giữa chuyên gia với các em về những câu chuyện xoay quanh chủ đề xâm hại tình dục trẻ em. Người dẫn dắt câu chuyện này là Ths Tăng Thị Nhật Minh, giáo viên Trường chuyên Bảo Lộc, người có nhiều kinh nghiệm về giáo dục giới tính cho trẻ. Diễn đàn thu hút được sự tham gia của 120 trẻ em là học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bảo Lâm. Điều đáng mừng là các em đã rất cởi mở và mạnh dạn khi chia sẻ về những vấn đề bạo lực, xâm hại tình dục vốn dĩ được xem là chuyện nhạy cảm. Nhiều em học tiểu học nhưng đã biết rõ kẻ có ý đồ xấu thường dùng những chiêu thức như cho quà bánh, rủ đi chơi, cho tiền để dụ dỗ các em. Và các em cũng chọn lựa được cách phòng tránh bằng cách nói không với những trò dụ dỗ đó và khi bị đe dọa xâm hại thì sẽ la to, cầu cứu người lớn... Bạn Bảo Khánh, học sinh trung học cơ sở cho biết, em rất vui và háo hức khi được tham gia diễn đàn như thế này. Em

là người rất năng nổ bày tỏ những ý kiến của mình về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Em chia sẻ: “Ngay cả bạn trai cũng cần phải được bảo vệ trước việc bị xâm hại tình dục như các bạn gái. Vì tuổi trẻ như bọn em rất dễ bị dụ dỗ bởi những người xấu và một khi đã bị xâm hại tình dục thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về sau”. Rất nhiều bạn gái khác cũng đồng quan điểm này với bạn Bảo Khánh, một bạn nữ cho rằng bạn nữ cần được bảo vệ nhiều hơn nhưng cũng không thể loại trừ các bạn nam. Trong khi đó, một bạn nam khác lại khẳng định vì là nam giới nên thường mạnh mẽ, thường tự bảo vệ được mình nên không cần được bảo vệ.

Theo Thạc sỹ Nhật Minh, có những con số đáng lưu ý là 47% kẻ xâm hại tình dục trẻ em từng bị xâm hại nên bị ảnh hưởng đến tâm lý, 1% thủ phạm là nữ, 80% kẻ xâm hại nghiện rượu, ma túy, 93% kẻ xâm hại có ý thức về việc làm của mình, 90% trẻ bị xâm hại bởi người quen. Cứ 3 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại, cứ 5 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại. Thế nhưng, chỉ có 1 trong 10 bé nói ra khi bị xâm hại vì tâm lý mắc cỡ. “Từ những con số đó cho thấy cả bé gái lẫn bé trai đều có thể bị xâm hại tình dục. Khi bị xâm hại, đa phần trẻ lại không nói ra nên đây là thiệt thòi lớn cho các em. Đa phần kẻ xâm hại tình dục không có đặc điểm đặc trưng để nhận diện, họ có thể là bất kỳ ai,

nên đây chính là lời cảnh báo cao độ cho các em. Như vậy, để phòng ngừa thì các em phải nhất quyết nói không với những lời dụ dỗ, nói không khi bị người khác đụng chạm vào vùng riêng tư, trừ bố mẹ hoặc bác sỹ khám bệnh có sự giám sát của bố mẹ và nên chọn cách đi khỏi, chia sẻ câu chuyện với bạn bè, người lớn” - Thạc sỹ Nhật Minh chia sẻ.

Khó cũng phải làm Theo chị Võ Thị Viết Kha, để tổ

chức được diễn đàn “Hãy lên tiếng phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” thì Huyện Đoàn và các anh chị phụ trách phải tổ chức rất nhiều nội dung. Đây là hoạt động liên quan đến trẻ em, lại liên quan đến những vấn đề tế nhị, khó nói nên việc tổ

chức rất khó. Tuy nhiên, khó nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm phải làm vì trên địa bàn Bảo Lâm đã từng có vài trẻ em bị xâm hại, do đó, cần phải lên tiếng để bảo vệ trẻ em là việc làm thiết thực cần làm ngay. Cái khó là khi xây dựng chương trình, chúng tôi sợ trẻ không dám chia sẻ những vấn đề của mình nên phải chọn cách phù hợp để các em thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình cũng như bày tỏ những mong muốn đối với vấn nạn bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, bảo vệ các em trong môi trường xã hội, môi trường mạng. Qua diễn đàn này, mong muốn của chúng tôi là trang bị những kiến thức cơ bản để các em tự bảo vệ mình. Những em tham dự diễn đàn hôm nay sẽ trở thành những nhân tố, những người

bạn đồng hành của bạn mình để giúp đỡ bạn bày tỏ, nói ra những vướng mắc của bản thân.

Hiện tại, toàn huyện Bảo Lâm có hơn 20 ngàn thiếu nhi. Trong một lúc, Huyện Đoàn Bảo Lâm không thể tổ chức diễn đàn “Hãy lên tiếng” cho tất cả các em. Theo chị Kha, Huyện Đoàn vừa làm, vừa tìm biện pháp hay hơn, có sức lan tỏa mạnh hơn để triển khai về các xã, thị trấn. Còn theo anh Phan Đăng Thuật, giáo viên Tổng phụ trách Trường Tiểu học Lộc Bắc, từ diễn đàn này, những người tổng phụ trách sẽ triển khai về cho trường, phổ biến đến cho các em những nội dung mà chúng tôi đã được tiếp thu với mong muốn giúp các em nâng cao tính cảnh giác, hiểu rõ quyền của trẻ em để tự bảo vệ mình. Chị Ka Bộ, Bí thư Đoàn xã Lộc Bắc, cho biết: “Điều đáng mừng là thời gian gần đây, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn như Lộc Bắc, Lộc Bảo được quan tâm hơn từ phía các ban, ngành, đoàn thể cũng như từ phía gia đình các em. Nhờ đó, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em cũng được hạn chế rất nhiều. Trước khi có diễn đàn Hãy lên tiếng phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em thì Đoàn xã và nhiều hội đoàn thể đã lồng ghép để tuyên truyền cho phụ huynh và bản thân các em về vấn đề này. Tuy nhiên, cái khó vẫn là chưa thể triển khai sâu rộng và mức độ tiếp thu của người dân còn hạn chế. Sau diễn đàn này, Đoàn xã sẽ tăng cường phổ biến quyền của trẻ em, cách thức để các em tự bảo vệ mình trước bạo lực và xâm hại tình dục”.

Thạc sỹ Tăng Thị Nhật Minh đặt câu hỏi về phòng chống xâm hại tình dụccho một học sinh tiểu học. Ảnh: Đ.Anh

Xâm hại tình dục trẻ em: Cần phải lên tiếngCần phải “lên tiếng là chia sẻ” - đó là suy nghĩ của chị Võ Thị Viết Kha, Bí thư Huyện Đoàn Bảo Lâm, khi nói về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Và, cách đầu tiên mà Huyện Đoàn Bảo Lâm chọn để “lên tiếng” là phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức diễn đàn “Hãy lên tiếng phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” vào sáng 11/7.

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

10 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường

9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383

Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM

ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân

hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank

PHÒNG BẠN ĐỌC

NGUYỆT THU

Thầy Phạm Công Bình, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe, Trường

Cao đẳng Nghề Đà Lạt, người trực tiếp dạy môn đạo đức người lái xe nhiều chục năm qua cho rằng: Đạo đức là vấn đề then chốt trong quá trình đào tạo người lái xe, nó vô cùng cần thiết cho người lái xe trong giai đoạn hiện nay. Bây giờ đường sá tốt, phương tiện tốt, nhận thức con người được nâng lên qua việc nắm bắt thông tin tuyên truyền qua nhiều kênh. Tuy nhiên, mọi người đều biết về luật, đều hiểu về luật nhưng có chấp hành đúng và có ý thức văn hóa, ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông hay không thì lại là chuyện đáng quan tâm. Đâu đó vẫn còn hiện tượng “vô cảm”, thiếu tôn trọng pháp luật, thiếu trách nhiệm với người đi đường. Vì vậy, muốn phát huy đạo đức của người lái xe, trước hết người lái xe ô tô cần nêu cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông trên đường, phải biết chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông và hơn thế cần có “trái tim” biết rung động khi gặp tình huống nguy hiểm trên đường, biết cứu người trên đường khi gặp nạn.

Lâm Đồng được biết đến là một trong những địa phương trong cả nước có chất lượng đào tạo lái xe ô tô khá toàn diện. Những năm 80 - 90, khi nói tấm bằng lái xe được đào tạo cấp phép ở Lâm Đồng thì người lái xe đó rất dễ đi xin được việc làm. Nói như thế để thấy chất lượng đào tạo lái xe của các trung tâm đào tạo sát hạch lái xe Lâm Đồng và trong đó có Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt là tương đối uy tín và chất lượng. Một trong những yếu tố làm nên thương hiệu thì ngoài việc đào tạo về kỹ thuật lái xe ô tô, nghiệp vụ vận tải,

Đạo đức người lái xe và trách nhiệm xã hộiMỗi năm ở Việt Nam có khoảng 11.500 người chết vì tai nạn giao thông, riêng năm 2016 bình quân mỗi ngày có khoảng 24 người tử vong vì tai nạn giao thông khiến chúng ta không khỏi giật mình và đặt ra vấn đề đạo đức, trách nhiệm của người lái xe đang ở đâu .

luật giao thông, cấu tạo ô tô và sửa chữa thông thường... thì môn học về đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông luôn được Trung tâm đào tạo lái xe, Trường Cao đẳng nghề quan tâm, chú trọng. Môn học này không bổ sung kiến thức chuyên môn nhưng lại vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Nó góp phần tạo nên chất lượng toàn diện cho người lái xe. Giúp cho việc ứng xử văn hóa giữa người lái xe với người lái xe, giữa người lái xe với khách trên xe, khách đi đường trở nên văn minh hơn, thân thiện hơn.

Khi người lái xe hội đủ kiến thức về đạo đức nghề nghiệp thì khi đó việc giao tiếp với đồng nghiệp, bạn bè cũng khác, đi theo hướng tích cực, trách nhiệm sẽ được nâng cao, theo đó tư cách nghề nghiệp cũng được nâng lên, lương tâm của người lái xe sẽ được chú trọng, dẫn đến việc ứng xử có văn hóa khi người lái xe tham gia giao thông trên đường.

Để có được đạo đức nghề nghiệp, người lái xe phải qua quá trình rèn luyện, thử thách. Nghề lái xe cũng có những đặc điểm khác biệt so với nhiều nghề khác. Ví dụ như nơi làm việc của người lái xe không cố định, nay đây mai đó. Quá trình làm việc phải luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ, căng thẳng, hệ số rủi ro lớn. Vì vậy, quan niệm “đã lái xe thì phải lái cho giỏi, nếu không giỏi không nên cầm vô lăng” vì là nghề rất nguy hiểm, liên quan đến trách nhiệm trong việc bảo vệ hành khách, trách nhiệm giữ gìn xe an toàn, giữ gìn tính mạng và sức khỏe cho hành khách, cho người đi đường.

Vì vậy, trong giai đoạn xã hội hiện đại và phát triển từng giờ như hiện nay, việc trau dồi, rèn luyện đạo đức người lái xe để phát huy trách nhiệm là vô cùng cần thiết. Mỗi người lái xe cần xác định rõ phương châm, lẽ sống mà mình cần hướng đến. Đó là sự hướng thiện, là cái tâm của mỗi người

lái xe. Muốn vậy, người lái xe nhất thiết phải hướng đến hành động theo chuỗi các hệ thống quy tắc ứng xử nhằm đáp ứng tốt các chuẩn mực xã hội. Đó là hành động, suy nghĩ phải luôn nằm trong phạm trù tốt - xấu, thiện - ác, lương tâm, danh dự, tình yêu - hạnh phúc, nhân cách con người… chỉ khi đặt ra các phạm trù đó người lài xe sẽ hành xử đúng mực, có văn hóa và đảm bảo an toàn cho khách, cho người đi đường.

Thầy Phạm Công Bình chia sẻ với chúng tôi: Thầy chỉ mong muốn ngoài việc nâng cao tay nghề, kiến thức sử dụng xe đời mới, thì trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp là điều mà mỗi người lái xe cần chú ý. Khi ra đường phải nhường nhịn và chấp hành luật giao thông, như thế sẽ góp phần giảm bớt tai nạn giao thông, góp phần nâng cao nét đẹp văn hóa giao thông trong cộng đồng.

Anh Bùi Huy Luân sinh năm 1993, hiện đang sống tại Thôn 4, xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Anh Luân mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, mẹ chết lúc anh mới hai tháng tuổi và 13 năm sau cha anh cũng bỏ anh mà đi. Từ nhỏ anh sống với chú ruột, nhưng chú cũng bệnh tật thường xuyên nên anh chuyển về sống với ông nội. Nay ông nội của anh Luân đã 80 tuổi.

Hàng ngày, Luân đi làm thuê làm mướn, ai thuê mướn gì thì làm việc ấy. Ngày 13/6/2017, trên đường đi làm về anh Luân gặp tai nạn, hôn mê. Bác sĩ chuẩn đoán anh Luân bị chấn thương sọ não, gãy xương vai. Hiện nay, anh Luân đang nằm chờ phẫu thuật tại Bệnh viện Phục hồi Chức năng thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn cảnh gia đình anh Luân hiện rất khó khăn, không có tiền để chữa trị, rất mong các nhà hảo tâm quan tâm, hỗ trợ để anh vượt qua cơn thập tử nhất sinh này.

Anh Bui Huy Luân rât cân sư giup đơ

Anh Bui Huy Luân luc đang câp cứu tại bệnh viện.

Vụ tai nạn giao thông giữa hai xe khách tại huyện Di Linh làm hai người tử vong do lỗi của người điều khiển phương tiện. Ảnh Hữu Sang

Xử lý 950 vụ vi phạm về hàng giả và kém chât lượng

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra khoảng 1.300 vụ trên các lĩnh vực.

Qua công tác kiểm tra, Chi cục Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 950 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đạt gần 4,5 tỷ đồng. Cơ quan chức năng cũng đã tịch thu số hàng hóa trị giá trên 106 triệu đồng và tiêu hủy hàng hóa trị giá là 1,5 triệu đồng. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các loại hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã góp phần hạn chế tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng hàng hóa. Trong thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường.

VĂN BÁU

Thu hồi đât lân chiếm khu tái định canh bô xít

Liên quan đến khu đất tái định canh của Dự án bô xít nhôm rộng 182 ha bị lấn chiếm, UBND huyện Bảo Lâm cho biết, đã nhiều lần làm việc và yêu cầu Ban quản lý Dự án Tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng hoàn tất các thủ tục để giải tỏa diện tích đất bị lấn chiếm trái phép và bàn giao lại cho UBND huyện quản lý theo quy định. Đây cũng là vấn đề đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo cho các sở, ngành liên quan, địa phương và Ban quản lý Dự án bàn phương án giải quyết. Tuy nhiên, đến nay, Ban quản lý Dự án vẫn chưa tổ chức thực hiện được.

Khu tái định canh Dự án Tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng có diện tích 182 ha; trong đó, có 107 ha đất có rừng, hơn 46 ha đất không có rừng và còn lại là đất dân đang sản xuất nông nghiệp. Diện tích này nằm tại tiểu khu 438B, thị trấn Lộc Thắng do Ban quản lý Dự án Tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng quản lý. Tuy nhiên, đến nay, diện tích đã bị lấn chiếm toàn bộ, chỉ trừ diện tích đất nông nghiệp người dân đã canh tác trước thời điểm quy hoạch. Theo khảo sát của Ban Quản lý Dự án Tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng, đến nay đã xác định được 122 hộ dân lấn chiếm gần 125 ha, số còn lại người dân chưa đến kê khai.

ĐÔNG ANH

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

11 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Ngoài việc bán chim bồ câu thịt, anh còn cung cấp bồ câu giống với giá 150.000 đồng/cặp chim cho những ai có nhu cầu muốn nuôi hoặc phát triển thành mô hình trang trại như gia đình anh. Theo ông Doãn Xuân Tưởng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hà, huyện Lâm Hà cho biết: “Mô hình

nuôi chim bồ câu Pháp này đã có một vài hộ nông dân trong xã thực hiện, tuy nhiên, là người tiên phong, gia đình anh Đoàn có sự phát triển vượt trội về số lượng chim bồ câu cũng như chất lượng cuộc sống được cải thiện. Hiện tại, chim bồ câu Pháp của gia đình anh Đoàn ngoài bán lấy thịt

và làm giống cho bà con trên địa bàn còn được cung cấp cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh nên nguồn thu nhập của gia đình rất phát triển, đây sẽ là mô hình để bà con nuôi chim bồ câu Pháp trong xã học tập và nhân rộng”.

Nuôi thời gian ngắn nhưng giá thành khá

cao và ổn định, đó cũng là lý do mà anh Đoàn muốn gắn bó với những trang trại chim bồ câu Pháp này. Và với dự định sắp tới, gia đình anh Đoàn sẽ mở rộng quy mô chuồng trại, đồng thời tăng số lượng đàn chim bồ câu Pháp lên để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài huyện Lâm Hà.

Làm giàu... TIẾP TRANG 3

Bút ký: MINH ĐẠO

Tên Bát Tràng hình thành từ thời Lê, thế kỷ XVI, bằng sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ

Bát xứ Thanh: Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm. Họ dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long và dừng chân tại vùng 72 gò đất sét trắng làng Minh Tràng lập nghiệp. Địa danh Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng) có từ đó để nghề gốm phát triển thành Bát Tràng về sau.

Thổi hồn cho đất thăng hoa Cũng như nghề khác, gốm Bát Tràng

qua nhiều thăng trầm hưng suy, nhưng rồi giữ được là một trong 10 làng nghề truyền thống kết tinh những giá trị văn hóa - nghệ thuật của vùng địa linh nhân kiệt Tràng An: lụa Vạn Phúc, hoa Tây Lựu, quạt Chàng Sơn, đúc đồng Ngũ Xá... Hơn thế, Làng gốm Bát Tràng là 10 làng nghề nổi bật nhất ở Việt Nam, cùng với Làng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh); Làng Lụa Hà Đông (Hà Nội); Làng trống Đọi Tam (Hà Nam); Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng); Làng thúng chai Phú Yên (Phú Yên); Làng nghề làm muối Tuyết Diêm (Phú Yên); Làng cói Kim Sơn (Ninh Bình); Làng nghề Sơn Đồng và Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (Hà Nội).

Những sản phẩm gốm cao cấp của Bát Tràng phải kỳ công qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ chọn đất sét, xử lý đất, phơi sấy để có xương chuẩn nhất, đến trang trí và vẽ hoa văn, tạo công thức men, tráng men, sửa hàng men, rồi vào khuôn mộc, cuối cùng là công đoạn nung... “Nhất xương, nhì da thứ ba đến lửa”, đó là đúc kết của nghệ nhân gốm Bát Tràng. Tôi đến với Làng gốm Bát Tràng đã nhiều lần, lần nào cũng cảm nhận sự mới mẻ tiềm ẩn trong những con ngõ rất hẹp, đượm rêu phong và cổ kính. Cơ man loại hình và sắc màu sản phẩm gốm được sắp xếp khắp nơi, tầng tầng lớp lớp. Những cặp lộc bình to bằng thân người; những chum, chóe, thạp, “củ tỏi”, “củ kiệu” cao thấp, to nhỏ; những ấm chén, bát, đĩa, bình hoa, chân đèn, lư hương, con vật, đồ lưu niệm... Những men ngọc, men hoa lan, men rạn, men chảy, men rau, men đá... với các sắc màu trắng, lam, nâu, xanh, tím, vàng, đỏ, đen... Gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp... Cách tạo hình, bố cục nhẹ nhàng, nét vẽ phóng khoáng; những đường nét, hoa văn dung dị và thanh thoát. Vật phẩm nào cũng có hồn vía của cơ thể sống, tồn tại trong luật tương sinh ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trần Văn Sáu - anh thợ của cơ sở gốm Trần Độ vừa chăm chú tỉ mẩn tỉa tót hoa văn những con chim Lạc như mặt trống

Bát Tràng - lấp lánh hồn quê làng nghềGốm Bát Tràng hình thành làng nghề khoảng 500 năm nay, nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 10 km. Với hàng ngàn gian hàng, xưởng sản xuất, Làng gốm Bát Tràng thu hút và hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế bởi sự phong phú, nổi tiếng của sản phẩm, bởi chính văn hóa kinh doanh nội tại.

đồng Ngọc Lũ vừa nói với tôi: “Để đạt cái hài hòa của bố cục và gam màu thanh nhã cần phải đặt được sự tinh tế của hồn người vào đây chú ạ”. Vâng, thổi hồn cho đất bằng kỳ công những bàn tay hoa!

Gốm sứ Bát Tràng trở thành sản phẩm đặc biệt không chỉ của mọi nhà người Việt mà còn “cất cánh” đến nhiều quốc gia châu Âu, châu Á, châu Mỹ... Người ta sắm một món đồ gốm Bát Tràng không chỉ là một đồ dùng, đồ trưng mà còn gửi gắm vào đó như là một kỷ vật quý, chất chứa và đậm dấu ấn của một vùng văn hóa thẳm sâu... Gốm Bát Tràng hội đủ cả hai yếu tố về văn hóa: vật thể và phi vật thể.

Ngược dòng sử với gốm Trần Độ Lần nào đến Bát Tràng tôi cũng bước vào

gian hàng và xưởng của nghệ nhân Trần Độ. Năm nay anh tròn 60 tuổi, xưởng gốm của anh tròn 30 năm. Năm 1987, lập gia đình, Trần Độ quyết định không làm công cho xí nghiệp nữa mà mở lò sản xuất gốm. Nhưng tiếng tăm trở thành “vua men gốm Bát Tràng” như hôm nay anh mất gần 20 năm mày mò. Đó là quá trình “ngược dòng” tìm công thức men cổ của những thế kỷ trước. Bây giờ, trong tay Trần Độ đã tạo được hơn 70 loại men quý, trong đó anh phục chế thành công bóng dáng gốm men ngọc thế kỷ XI, gốm hoa nâu thời Lý, gốm hoa lam thời Mạc, gốm men nhiều màu thời Hậu Lê, thời Nguyễn… Riêng dòng men ngọc, anh tạo được 12 công thức pha chế để có 12 biến tấu vừa cổ vừa tân. Gam men nâu trầm bóng của Trần Độ chưa từng có ở Bát Tràng. Men với anh là ngôn ngữ vừa thực tại đời thường vừa thoát tục bay bổng như anh tâm sự. Sản phẩm gốm Trần Độ ngày càng đạt độ tinh xảo và hội đủ bốn yếu tố: nhất dáng, nhì men, tam tích, tứ họa. Anh giảng giải: “Một sản phẩm đầu tiên phải dựng được dáng, sau

đó mới tính chuyện phủ men bên ngoài cho phù hợp. Nhưng sản phẩm đó cũng cần gắn với một tích chuyện và những họa tiết minh họa thì mới có giá trị lâu bền”. Đúng như cô gái giao dịch Nguyễn Thị Hằng khẳng định với tôi: “Anh cứ ra ngoài tìm mà xem, em chắc chắn không có sản phẩm nào giống của gốm Trần Độ cả!”.

Không phụ lòng đam mê, năm 2004, sản phẩm gốm Trần Độ được Chính phủ đặt chế tác bình rượu giả cổ triều Lê-Mạc để làm quà tặng cho các đại biểu dự Hội nghị cấp cao ASEM 5. Một năm sau, anh lại được Văn phòng Chính phủ đặt 219 món với gần 10 loại sản phẩm phục chế theo nguyên mẫu còn lưu giữ trong sách cổ và mẫu lưu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Nghệ thuật. Những sản phẩm này được Thủ tướng Phan Văn Khải mang sang Mỹ và Canada làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia và các chính khách. Tài năng của anh còn được tỏa sáng thông qua việc phục dựng hơn 50 hiện vật cổ khác để cung tiến cho đền Vua Lê, đền Đô, đền Hùng, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cố đô Huế… Đó là ý thức “uống nước nhớ nguồn” như anh chia sẻ.

Trần Độ xứng đáng được Nhà nước phong tặng Nghệ nhân nhân dân duy nhất của làng gốm Bát Tràng cùng với nhiều giải thưởng như Huy chương “Bàn tay vàng” do Liên hiệp HTX Thủ công nghiệp Trung ương tặng, “Đôi bàn tay vàng” của Hội Mỹ thuật Đông Dương, “Ngôi sao Việt Nam của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2016, anh còn là một trong chín công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.

Ngọt ngào lời mời gọi Tôi ấn tượng một nét văn hóa kinh

doanh của người Làng gốm Bát Tràng là bất kỳ khách nào đến với các gian hàng đều được chủ nhân đon đả mời: “Mời

(bác, cô, anh, chị, cháu...) vào ngắm hàng đi ạ!”. Ngắm thỏa thuê, mua hay không thì tùy, khách chẳng bị những cái nhìn hay lời nói khó chịu. Du khách không chỉ hỏi về các sản phẩm mà còn hỏi địa chỉ gian hàng, đường đi lối lại... đều được tận tình hướng dẫn cụ thể. Tôi còn nhớ, sau khi mua một chiếc bình và đã rời khỏi khu chợ thì gặp lại chị Ngọc Xuân, chủ gian hàng Ngọc Xuân đi lấy hàng cho nhóm người từ Quảng Ngãi ra nhận để mở đại lý, chị xởi lởi ngọt ngào với tôi: “Hôm nào bác lại đến chỗ em mua hàng nữa nhé”. Cái tinh tế của gốm luôn phả vào mọi người phục vụ. Nếp ứng xử giao tiếp ấy càng tôn thêm những nét đa sắc đa thanh lung linh từ Làng gốm Bát Tràng cuốn hút mỗi du khách.

Làng Bát Tràng ngày nay được mở rộng và chia làm hai khu, làng mới và làng cổ. Tháng 10/2004 chợ gốm Bát Tràng được khai trương với gần 1.000 hộ tham gia các gian hàng trên diện tích hơn 5.000 m². Nó là nơi giao thương của làng, vừa là điểm tham quan nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Sản phẩm gốm sứ cũng nhờ đó lan tỏa theo “tiếng lành” đến khắp nơi trên thế giới. Một vùng nghề lấp lánh và sống động, tiềm tàng và gợi mở nhiều lý thú từ những nắm đất quê hương nước Việt!

Để ủng hộ sự “cất cánh” của một làng nghề nổi tiếng, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án quy hoạch phát triển Làng gốm Bát Tràng. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 116 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2015 - 2018. Bước đi này nhằm cụ thể hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch đi đôi với phát triển làng nghề truyền thống. Chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, tích cực khai thác và mở rộng thị trường; đăng ký, xây dựng thương hiệu sản phẩm; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, xây dựng văn minh thương mại, tạo nét đẹp văn hóa riêng…

Trở về Đà Lạt - Lâm Đồng, tôi nghĩ, vùng đất này cũng có ba làng nghề trồng hoa và những nghề truyền thống khác. Ưu thế của Đà Lạt còn là điểm du lịch nổi tiếng với “chứng chỉ” xanh-sạch-đẹp, hiền hòa mến khách. Định hướng của Đà Lạt là phát triển theo một đô thị đặc thù của một vùng ưu thế về khí hậu, sinh thái, kiến trúc, địa hình... Mũi nhọn kinh tế của vùng đất này là du lịch - dịch vụ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...Để những lĩnh vực này trở thành kinh tế động lực của địa phương, cần đặc biệt quan tâm đến nhiều vấn đề, từ đa dạng phong phú về sản phẩm du lịch, tính bài bản quy củ của làng nghề đến văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử... Có như thế Đà Lạt mới trở thành bức tranh hấp dẫn và nhiều thiện cảm đối với du khách trong nước và quốc tế. Thương hiệu Đà Lạt phải được kết tinh chính từ văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của một vùng có thế mạnh về địa kinh tế và chủ nhân của nó.

Những người thợ gốm tỉ mẩn thổi hồn vào sản phẩm. Ảnh: M.Đạo

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201707/24893_BLD_cuoi_tuan_ngay_15.7.pdf · sống vật chất và tinh thần, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền

12 THỨ BẢY 15 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

KCS lụa tơ tằm. Ảnh: Nguyễn Văn Thương

GIA KHÁNH

“Vươn lên cùng nhau”Theo lịch trình, Đại hội Thể

thao Đông Nam Á (Sea Games) lần thứ 29 năm 2017 tại Kuala Lumpur - Malaysia sẽ khai mạc vào đêm 19/8 và bế mạc vào 30/8. Đồng thời trong dịp này, Malaysia cũng sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm Quốc khánh (1957- 2017) trên khắp đất nước mình.

Với khẩu hiệu “Vươn lên cùng nhau” (Rising Together), theo Ban tổ chức, đây là một sự kiện lớn, là cột mốc quan trọng để đánh dấu sự hình thành của cộng đồng chung ASEAN tính từ năm 2015. Thể thao không chỉ giữ một vai trò lớn trong việc đưa mọi người trong khắp vùng Đông Nam Á gắn kết với nhau mà còn là dịp để các quốc gia thể hiện tinh thần đoàn kết cùng hướng đến mục tiêu xây dựng một cộng đồng chung vững mạnh, thịnh vượng. Riêng với Malaysia, Sea Games lần này chính là dịp để quốc gia này đưa hình ảnh thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước mình ra với cộng đồng ASEAN và thế giới.

Cho đến thời điểm này, theo Ban tổ chức Sea Games 29, có tổng cộng 4.888 vận động viên của 11 quốc gia Đông Nam Á đăng ký đến tranh tài trong 38 bộ môn, 404 nội dung. Nhiều nhất trong đó chính là đội chủ nhà với 874 VĐV, kế đến là Thái Lan với 858, Indonesia: 629, Singapore: 582, Philippines: 497, Myanmar: 457 rồi mới đến Việt Nam với

Chỉ còn hơn tháng nữa Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 29 (Sea Games 29 năm 2017 ) sẽ khởi tranh tại Malaysia và chủ nhà dường như đang làm mọi cách để nước mình có được huy chương nhiều nhất!

455 VĐV. Sau Việt Nam là đoàn Lào với 201 VĐV, Cambodia: 178, Brunei Darussalam: 109, cử VĐV ít nhất trong các quốc gia Đông Nam Á chính là Đông Timor (Timor Leste)với 48 người.

Đây đã là lần thứ 6 Sea Games được tổ chức tại Malaysia (Malaysia từng đăng cai Sea Games ở các năm 1965, 1971, 1977, 1989 và 2001) nên quốc gia này đủ kinh nghiệm để tổ chức cho một kỳ đại hội thành công. Đến nay, nước này đã chi khá nhiều tiền để sửa sang, nâng cấp và xây mới thêm nhiều công trình phục vụ cho Sea Games 29 với các địa điểm thi đấu không chỉ bó gọn tại thủ đô Kualar Lumpur mà vươn rộng ra các bang kế cận.

Để hỗ trợ cho các hoạt động tại Sea Games 29, Malaysia đã lên kế hoạch chọn khoảng 20 nghìn tình nguyện viên trong khắp cả nước. Các tình nguyện viên được Ban tổ chức chọn lựa kỹ thông qua các vòng tuyển chọn, sau đó được huấn luyện cho các việc cụ thể như ghi điểm, chỉ đường, bán vé,

trợ giúp ngôn ngữ, hướng dẫn viên cho các đoàn vận động viên… Đặc biệt, trong đó sẽ có khoảng 2 nghìn tình nguyện viên được chọn riêng để tập luyện cho lễ khai mạc và đêm bế mạc Đại hội.

Bắt đầu từ ngày 4/7, vé vào cửa để xem thi đấu các bộ môn tại Đại hội bắt đầu được Ban tổ chức Sea Games 29 mở bán qua mạng cũng như tại các địa điểm thi đấu. Việc bán vé sẽ kéo dài cho đến khi Đại hội kết thúc hoặc khi vé… bán hết!

Điều ngạc nhiên là giá vé cho tất cả 19 nội dung thi đấu được công bố trong đợt này đều có giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 20 Ringit Malaysia, tức khoảng trên 50 nghìn - trên 100 nghìn đồng Việt, mục tiêu nhằm khuyến khích mọi người dân nhất là lớp trẻ có cơ hội đến xem, vận động mọi người yêu và cùng rèn luyện thể thao.

Theo Ban tổ chức, vé vào cửa sẽ được bán cho các môn đấu chính tại Đại hội lần này như bơi, lặn, bơi nghệ thuật, pôlô dưới nước, cầu lông, thể dục dụng cụ, đua xe đạp lòng chảo, bóng rổ,

Sea Games 29 đang đến

billard, bóng đá trong nhà, bóng đá trên sân cùng các môn võ như Karate, Taekwondo, Pencat Silat, Sepak Takraw…

Trong khi đó, cũng có đến 16 bộ môn với rất nhiều nội dung thi đấu lại được mở cửa cho mọi người đến xem tự do như bơi, bắn cung, đấu kiếm, golf, nhu đạo (Judo), bóng ném, đua thuyền… Tương tự, tất cả 16 bộ môn với các nội dung thi đấu tại Đại hội Thể thao Khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 9 được tổ chức từ 17 đến 23/9 liền ngay sau Sea Games 29 lần này cũng tại Kualar Lumpur đều mở cửa tự do cho mọi người vào xem.

Cho đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin cụ thể nào về lễ khai mạc và lễ bế mạc của Sea Games 29 ngoài một điều chung chung rằng cả lễ khai mạc và bế mạc đều rất hoành tráng (vì đúng vào dịp 60 năm Quốc khánh). Lễ khai mạc diễn ra tại sân vận động quốc gia Bukit Jalil được tập trung vào các chủ đề chính là lịch sử và văn hóa độc đáo của quốc gia này

Những quan ngạiQuan ngại lớn nhất là an ninh

của Đại hội khi diễn ra trong bối cảnh khu vực có những biến động, tiêu điểm là phong trào Hồi giáo nổi dậy tại Philippines.

Cảnh sát Hoàng gia Malaysia đầu tháng này đã lên tiếng đảm bảo an ninh và an toàn cho Đại hội trong suốt thời gian diễn ra. Tổng cộng cảnh sát sẽ có 6 cuộc diễn tập tại các địa điểm diễn ra thi đấu chính.

Tuy nhiên, còn một mối lo khác mà rất nhiều quốc gia trong vùng đã lên tiếng chính là việc chủ nhà Malaysia dường như đang làm mọi cách để chiếm được ưu thế trong các bộ môn có VĐV chủ nhà thi đấu, chẳng hạn như cách họ đang làm với bóng đá và bóng chuyền. Thậm chí họ có thể cắt bớt hoặc bỏ hẳn những nội dung mà họ cảm thấy yếu thế, đến khi bị phản đối mới đưa thêm vào một số nội dung nhưng có giới hạn. Ngay cả với những bộ môn thi đấu đã được thống nhất thì Malaysia với vai trò chủ nhà của mình cũng … không khó lắm để có những tác động đến kết quả, chẳng hạn “nhường” lịch thi đấu bất thuận lợi cho đối thủ, tác động để trọng tài có điểm thiên vị...

Thật ra, những lo ngại trên, nhất là chuyện kết quả thiên vị chẳng có gì mới nhưng không hiểu vì sao lại cứ lặp đi lặp lại mỗi khi Sea Games diễn ra tại một quốc gia nào đó tại khu vực này. Hành động “phi thể thao” này đã và đang góp phần không nhỏ giết chết thể thao chân chính, đưa nỗ lực của VĐV đến chỗ phí hoài, biến Sea Games thành cái “ao làng” như cách gọi lâu nay của giới thể thao.

Cảnh sát Malaysia đang trấn an công tác an ninh cho mọi người (ảnh www. kualalumpur 2017.com)

Góc ảnh đẹpGiành thêm 1 HCB, điền kinh Việt Nam đứng thứ 5 giải châu Á

Điền kinh Việt Nam đã khép lại Giải vô địch châu Á 2017 bằng tấm HCB nội dung 4x400 m nữ với thành tích 3 phút 33 giây 22, qua đó, kết thúc giải với vị trí thứ 5 toàn đoàn.

Theo đó, trong hai lượt chạy đầu tiên, Nguyễn Thị Oanh và Quách Thị Lan đã hoàn thành tốt phần thi của mình khi duy trì được thế bám đuổi với đội nữ Ấn Độ. Nhưng sang lượt chạy thứ ba, VĐV trẻ Hoàng Thị Ngọc đã tỏ ra đuối hơn đối thủ. Ở lượt chạy cuối, Nguyễn Thị Huyền đã rất cố gắng nhưng cũng chỉ có thể giúp điền kinh Việt Nam về đích ở vị trí thứ hai.

Với thành tích 3 phút 33 giây 22, đội nữ Việt Nam đã vượt qua thành tích của đội Trung Quốc vô địch nội dung này hồi năm 2015 (3 phút 33 giây 44).

Nhưng chừng đó là chưa đủ để các cô gái của chúng ta đánh bại đội Ấn Độ. HCV được trao cho đội chủ nhà với thời gian 3 phút 31 giây 34.

Kết thúc giải vô địch điền kinh châu Á, đội tuyển Việt Nam giành 2 HCV của Nguyễn Thị Huyền (400 m rào nữ) và Bùi Thị Thu Thảo (nhảy xa), 2 HCB của Quách Thị Lan (400 m) và đội 4x400 m nữ.

Thành tích này giúp đội tuyển điền kinh Việt Nam bảo vệ được một vị trí trong tốp 5, xếp sau các đoàn Ấn Độ, Trung Quốc, Iran và Kazakhstan. Đây cũng là thành tích tốt nhất của một đội tuyển Đông Nam Á. Nó sẽ đem tới sự tự tin lớn cho điền kinh Việt Nam ở đấu trường SEA Games.

Theo Thethao24h