2
Ln kếth Bn tin quý 2/2014 DÁN GIM NGHÈO CÁC TNH MIN NÚI PHÍA BC GIAI ĐON II Con s n tượng 72,4% là tỉ lệ giải ngân toàn dự án tính đến hết tháng 8/2014 (tương đương 107,75 triệu USD) 75% phụ nữ dân tộc thiểu số hài lòng về các dịch vụ công được cung cấp với hỗ trợ của dự án 100% các xã dự án lồng ghép kế hoạch dự án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mình 88% số người hưởng lợi cho rằng họ đã giảm được thời gian, chi phí và sức lao động nhờ có công trình cải tạo/xây dựng đường giao thông của dự án tại thôn/xã 65% số người trả lời cho rằng, các công trình cơ sở hạ tầng của dự án đã giúp tăng số lượng tiểu thương đến mua/ bán sản phẩm nông sản, giúp cho các hộ hưởng lợi có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường bán sản phẩm nông nghiệp 2.015 hoạt động tập huấn/hội thảo với hơn 75.700 lượt người tham gia đã được tổ chức tính đến hết quý II/2014 Thông tin liên h: Ban Điều phối dự án trung ương Địa chỉ: 4A Láng Hạ, Hà Nội ĐT: 043 772 7628 Website: giamngheo.mpi.gov.vn Đến tháng 5/2014 tại 6 tỉnh, trên 59% số nhóm đồng sở thích (CIG) đã kết thúc chu kỳ sản xuất chăn nuôi thứ nhất và chuyển sang chu kỳ 2, nhiều nhóm đã sang chu kỳ thứ 3 và thứ 4. Có tới 64% số nhóm đã có sản phẩm từ hoạt động sản xuất bán ra thị trường. Tính bình quân trong các nhóm sinh kế chính bán sản phẩm, thu nhập từ bán sản phẩm của mỗi hộ gia đình thành viên của nhóm dao động thấp nhất là từ 2,9 triệu đồng và cao nhất tới 5,4 triệu đồng cho một chu kỳ sản xuất Kết quDán Đến nay, đã có gần 800 công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ do huyện làm chủ đầu tư đã và đang được thực hiện, bao gồm 263 đường giao thông nông thôn với hơn 400km, 270 công trình thủy lợi cung cấp nước tưới cho 8.200ha, 163 công trình cấp nước sinh hoạt cho 11.400 hộ hưởng lợi Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Dự án đã hình thành 60 liên kết sản xuất giữa người dân và các doanh nghiệp, HTX… với tổng vốn đầu tư là 87,5 tỷ đồng, quy mô: hơn 3.000 ha, số nhóm CIG: 849 nhóm với 15.500 thành viên. Một số liên kết đối tác sản xuất đã tạo thành vùng sản xuất hàng hóa như các Liên kết mía đường, sản xuất ngô và dong riềng. Đồng thời, một số liên kết lại đầu tư vào sản phẩm truyền thống có thế mạnh của địa phương như nếp tan, khoai sọ, mật ong, gừng,…

DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA …giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/Tin tuc hoat...Ln kếth Bản tin quý 2/2014 DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA …giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/Tin tuc hoat...Ln kếth Bản tin quý 2/2014 DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH

Ln kếth

Bản tin quý 2/2014 DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN II

Con số ấn tượng 72,4% là tỉ lệ giải ngân toàn

dự án tính đến hết tháng 8/2014 (tương đương 107,75 triệu USD)

75% phụ nữ dân tộc thiểu số

hài lòng về các dịch vụ công được cung cấp với hỗ trợ của dự án

100% các xã dự án lồng ghép

kế hoạch dự án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mình

88% số người hưởng lợi cho

rằng họ đã giảm được thời gian, chi phí và sức lao động nhờ có công trình cải tạo/xây dựng đường giao thông của dự án tại thôn/xã

65% số người trả lời cho rằng,

các công trình cơ sở hạ tầng của dự án đã giúp tăng số lượng tiểu thương đến mua/ bán sản phẩm nông sản, giúp cho các hộ hưởng lợi có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường bán sản phẩm nông nghiệp

2.015 hoạt động tập

huấn/hội thảo với hơn 75.700 lượt người tham gia đã được tổ chức tính đến hết quý II/2014

Thông tin liên hệ: Ban Điều phối dự án trung ương Địa chỉ: 4A Láng Hạ, Hà Nội ĐT: 043 772 7628 Website: giamngheo.mpi.gov.vn

Đến tháng 5/2014 tại 6 tỉnh, trên 59% số nhóm đồng sở thích (CIG) đã kết thúc chu kỳ sản xuất chăn nuôi thứ nhất và chuyển sang chu kỳ 2, nhiều nhóm đã sang chu kỳ thứ 3 và thứ 4. Có tới 64% số nhóm đã có sản phẩm từ hoạt động sản xuất bán ra thị trường. Tính bình quân trong các nhóm sinh kế chính có bán sản phẩm, thu nhập từ bán sản phẩm của mỗi hộ gia đình thành viên của nhóm dao động thấp nhất là từ 2,9 triệu đồng và cao nhất tới 5,4 triệu đồng cho một chu kỳ sản xuất

Kết quả Dự án

Đến nay, đã có gần 800 công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ do huyện làm chủ đầu tư đã và đang được thực hiện, bao gồm 263 đường giao thông nông thôn với hơn 400km, 270 công trình thủy lợi cung cấp nước tưới cho 8.200ha, 163 công trình cấp nước sinh hoạt cho 11.400 hộ hưởng lợi

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Dự án đã hình thành 60 liên kết sản xuất giữa người dân và các doanh nghiệp, HTX… với tổng vốn đầu tư là 87,5 tỷ đồng, quy mô: hơn 3.000 ha, số nhóm CIG: 849 nhóm với 15.500 thành viên. Một số liên kết đối tác sản xuất đã tạo thành vùng sản xuất hàng hóa như các Liên kết mía đường, sản xuất ngô và dong riềng. Đồng thời, một số liên kết lại đầu tư vào sản phẩm truyền thống có thế mạnh của địa phương như nếp tan, khoai sọ, mật ong, gừng,…

Page 2: DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA …giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/Tin tuc hoat...Ln kếth Bản tin quý 2/2014 DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH

Được thành lập từ tháng 5/2014, nhóm đồng sở thích nuôi gà thịt “Như Ý” ở bản Ao Sen, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, Yên Bái gồm 15 thành viên, trong đó có 11 hộ nghèo. Từ tháng 8/2014 đã có một số hộ bán gà thương phẩm với mức giá 80.000đ/kg. Nhóm đã thống nhất gây quĩ chu kỳ đầu là 50.000đ/hộ, để chi phí cho các hoạt động chung của cả nhóm.

Ban đầu nhóm được dự án hỗ trợ 50con gà/1 hộ, một phần cám, thuốc thú y, thuốc khử trùng và tập huấn kỹ thuật… Sau 3 tháng tỷ lệ gà sống của cả nhóm đạt trên 90%, trọng lượng đạt từ 1,8 – 2,2kg/con.

Anh Nguyễn Thế Lực trưởng nhóm Như Ý, vui mừng cho biết: “Từ khi có dự án đầu tư cho nhóm, bà con được cán bộ hướng dẫn cách chăn nuôi khoa học, không như trước đây bà con không biết cách phòng dịch bệnh nên nuôi gà bị chết nhiều, dù có nhiều hộ cũng chăn nuôi gà mong thoát nghèo nhưng rất khó thành công.”

Mỗi tháng nhóm gặp nhau ít nhất một lần để trao đổi về cách chăm sóc và chăn nuôi gà. Sang chu kỳ 2, các hộ đều đăng ký nuôi từ 50 con trở lên và kết nạp thêm 5 thành viên mới cho nhóm thêm vững mạnh, lâu bền và hiệu quả. Anh Nguyễn Thế Lực mong muốn kiến thức chăn nuôi được truyền đạt không chỉ cho thành viên nhóm, trưởng thôn và trưởng nhóm mà còn cho toàn bộ bà con trong thôn để giúp cả thôn phát triển kinh tế.

Các hoạt động thuộc Hợp phần Ngân sách phát triển xã luôn là hoạt động “xương sống” của dự án. Thông qua những hoạt động này, năng lực của cấp xã đã tăng lên rõ rệt nhờ cách tiếp cận chủ đạo là tăng cường phân cấp và hỗ trợ năng lực cho cấp xã làm chủ đầu tư, phát triển hướng vào cộng đồng. Từ đầu dự án đến hết quý II/2014, toàn Dự án đã giao kế hoạch thực hiện hợp phần ngân sách xã là 18.170 tiểu dự án (TDA), bình quân của mỗi thôn bản có kế hoạch thực hiện 7,4TDA, bảo đảm mục tiêu tất cả các thôn bản trong vùng dự án đều được tham gia tất cả các hoạt động dự án. Trong đó, số TDA đã được triển khai thực hiện là 14.799 TDA (chiếm 81%), sô TDA đã hoàn thành là 11.283 TDA (đạt 62%); từ đó hơn 3.600TDA cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cấp thôn bản đã được bàn giao đưa vào sử dụng, hơn 6.700 nhóm CIG được thành lập để triển khai các hoạt động sinh kế.

Hơn 90.000 lượt hộ nghèo tham gia hưởng lợi từ các tiểu dự án sinh kê thuộc THP 2.2 và 2.3. Qua 4 năm triển khai thực hiện, các địa phương đều đánh giá cao cách can thiệp phát triển sinh kế của Dự án thông qua các nhóm đồng sở thích (CIG) mà không hỗ trợ theo từng hộ cá nhân đơn lẻ.

Câu chuyện thực tế

NIỀM VUI NHƯ Ý