17
1 Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 188/BC-UBND An Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2019 BÁO CÁO SƠ KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT Thực hiện Quyết định số 460/QĐ-BTP ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch sơ kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết thi hành, UBND tỉnh An Giang báo cáo kết quả như sau: I. Tình hình triển khai, thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết 1. Công tác chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Sau khi Lut Hôn nhân và gia đình được ban hành và có hiu lc pháp lut; nhm đảm bo vic trin khai thc hiện đồng b, có hiu quả; đảm bo sphi hp thng nht gia các S, ban, ngành tnh có liên quan và UBND t cp huyện đến cp xã; UBND tnh An Giang ban hành nhiu văn bản chđạo, điều hành có ni dung liên quan (Phlc danh mục văn bản kèm theo). Công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình luôn được Tnh y, Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân tnh quan tâm chđạo trin khai thc hin, tđó đã nâng cao nhn thc và ý thc tuân thpháp lut của người dân trên địa bàn tnh nói chung, pháp lut vhôn nhân và gia đình nói riêng nht là những trường hp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải chấp hành đúng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình, không công nhận quan hệ vợ chồng đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà không tuân thủ quy định của Luật và không công nhn quan hhôn nhân đồng gii; givng bn sc dân t c và truyn thống văn hóa tốt đẹp của gia đình Vit Nam vhôn nhân tnguyn, tiến btrên cơ sở mt v, mt chng; xóa bphong tc, tp quán lc hu vhôn nhân và gia đình, phát huy truyn thng, phong tc, tp quán tốt đẹp ca mi dân tc, đảm bo thc hin ttChiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030trên địa bàn tnh An Giang. 2. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết thi hành Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết thi hành luôn được Hội đồng PBGDPL tỉnh quan tâm chđạo thc hiện thường xuyên. Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung vào các văn bản pháp luật mới, nhất là tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến

Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

1

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 188/BC-UBND

An Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2019

BÁO CÁO

SƠ KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT

Thực hiện Quyết định số 460/QĐ-BTP ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch sơ kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết thi hành, UBND tỉnh An Giang báo cáo kết quả như sau:

I. Tình hình triển khai, thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết

1. Công tác chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Sau khi Luật Hôn nhân và gia đình được ban hành và có hiệu lực pháp

luật; nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả; đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và UBND từ cấp huyện đến cấp xã; UBND tỉnh An Giang ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành có nội dung liên quan (Phụ lục danh mục văn bản kèm theo).

Công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, từ đó đã nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng nhất là những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải chấp hành đúng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình, không công nhận quan hệ vợ chồng đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà không tuân thủ quy định của Luật và không công nhận quan hệ hôn nhân đồng giới; giữ vững bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam về hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trên cơ sở một vợ, một chồng; xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc, đảm bảo thực hiện tốt“Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết thi hành

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết thi hành luôn được Hội đồng PBGDPL tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung vào các văn bản pháp luật mới, nhất là tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến

Page 2: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

2

Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và triển khai thi hành các luật, bộ luật liên quan đến cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.

Về hình thức, Sở Tư pháp đã tổ chức 01 Hội nghị triển khai Luật Hôn nhân và gia đình cho lực lượng báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên thuộc hệ thống công đoàn có 169 người tham dự, đồng thời cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật; Biên soạn, in ấn và cấp phát 4.790 tài liệu, trong đó 500 tờ gấp có nội dung tìm hiểu một số điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành; 3.050 cuốn Sổ tay hoà giải cơ sở; 800 cuốn sổ tay dành cho cán bộ xã và trưởng, phó khóm ấp; 420 cuốn sổ tay pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số; 220 cuốn sổ tay pháp luật cho Hội Nông dân; 300 cuốn Sổ tay pháp luật cho Hội Phụ nữ cấp sơ sở; in ấn, cấp phát 1.047 cuốn tài liệu tập huấn cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở và tài liệu pháp luật dành cho Hội Nông dân. Lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành vào các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hội viên Hội Nông dân, cán bộ xã và Trưởng phó khóm ấp, hội phụ nữ cơ sở, hoà giải viên cơ sở....tổ chức được 40 lớp, có 4.479 lượt người tham dự.

Hàng năm, việc tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành được lồng ghép vào lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cơ sở cho công chức tư pháp hộ tịch cấp huyện, cấp xã và thông qua hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch cho công chức tư pháp hộ tịch các cấp. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức hội thi “Công chức tư pháp – Hộ tịch giỏi” nhằm đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sát với tình hình thực tế; Sở Tư pháp phối hợp với Trường Trung cấp Luật Vị Thanh tổ chức 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về hộ tịch cho 254 lượt công chức tư pháp hộ tịch trên địa bàn tỉnh. Biên soạn 24 tình huống pháp luật mới phát sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang nội dung liên quan đến mang thai hộ, nhận cha mẹ con, thừa kế, ly hôn, con nuôi, quán triệt triển khai toàn bộ các điểm mới liên quan đến vấn đề hộ tịch, về nơi trú của vợ, chồng và con chưa thành niên; quyền đặt họ, tên cho con, quy định về quyền giám hộ giữa vợ, chồng, con chưa thành niên, anh, chị, em trong gia đình; tư cách tham gia giao dịch dân sự của hộ gia đình; quyền yêu cầu ly hôn, quản lý tài sản chung giữa vợ chồng trong trường hợp bị Tòa án tuyên bố người mất tích, chết…. Điểm tăng cường là việc thực hiện chuyên mục phát thanh trực tiếp “Tư vấn pháp luật” trên Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang mỗi tháng/kỳ; tổ chức sinh hoạt “Ngày pháp luật” mỗi tháng/buổi. Nét đổi mới của công tác tuyên truyền là tổ chức tuyên truyền pháp luật trong thanh niên qua các phiên tòa giả định; xây dựng Tủ sách pháp luật điện tử,..

Page 3: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

3

Trong 04 năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã chủ động và phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các buổi truyền thông nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về giới và các chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình,... kết quả, đã tổ chức được 19.634 cuộc, với trên 317.100 lượt phụ nữ tham dự.

Thực hiện tiêu chí “Gia đình không có bạo lực gia đình” (một trong 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”) phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và các luật liên quan đến phụ nữ, trẻ em cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và hội viên, phụ nữ. Xây dựng 252 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng/138 xã, phường, thị trấn các địa chỉ đã phát huy tốt công tác tư vấn, can thiệp, giúp đỡ nhiều trường hợp bị bạo lực gia đình. Thành lập các câu lạc bộ: “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Gia đình hạnh phúc, nói không với bạo lực gia đình”, “Phòng chống bạo lực gia đình … vận động phụ nữ, nam giới và sự chung tay của cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ở cập huyện, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hộ tịch thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, sinh hoạt ngày pháp luật, tài liệu, ấn phẩm báo chí: Tổ chức hội nghị (huyện Tri Tôn), lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình vào các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hội viên Hội Nông dân, tổ chức được 02 lớp, có 176 lượt người tham dự , lồng ghép sinh hoạt “Ngày pháp luật”, các buổi tuyên truyền tại địa phương, các cuộc họp, hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ (109 cuộc, với 3.982 lượt người tham dự); tuyên truyền thông qua Đài truyền thanh (426 lượt, mỗi lượt từ 10 - 15 phút). Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức về hộ tịch, hôn nhân và gia đình cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang.

3. Công tác phối hợp giữa Sở, ngành có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết

Nhìn chung, công tác phối hợp giữa Sở, ngành có liên quan như Sở Tư pháp, Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn... trong việc triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình luôn được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai chặt chẽ, đảm bảo thông suốt và thống nhất trên địa bàn tỉnh, hạn chế tối đa các vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết hồ sơ cho công dân. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp trong phạm vi, nhiệm vụ được giao tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh, đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị phổ biến kịp thời, đầy đủ và xác định rõ trách nhiệm của mình trong triển khai thực hiện kế hoạch. Đồng thời, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong thực hiện công tác phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết.

Tuy nhiên, việc phối hợp cung cấp thông tin (bản án, quyết định có hiệu

Page 4: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

4

lực) giữa cơ quan tư pháp địa phương và Toà án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Hộ tịch: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch” trên thực tế chưa có sự nhịp nhàng, cụ thể là trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Hộ tịch, Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch.

Công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường đôn đốc các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước về việc lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế theo quy định pháp luật về nuôi con nuôi chưa được thực hiện thường xuyên.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã giao Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với Công an tỉnh và các Sở, Ban, ngành có liên quan để hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ hộ tịch để giải quyết kịp thời trên cơ sở quy định của pháp luật đối với các trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ khác cho công dân, đảm bảo đúng theo quy định Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Tuy nhiên, trong hoạt động phối hợp vẫn còn những khó khăn như: giữa cơ quan Tư pháp và Tòa án còn đùn đẩy trách nhiệm trong việc xác định thẩm quyền liên quan đến thủ tục nhận cha, mẹ, con trong thời kỳ hôn nhân, xác định cha, mẹ, con khi một trong các bên đã chết nhưng không có tranh chấp; phối hợp giữa Tư pháp và Y tế còn chưa thống nhất về tiêu chí thống kê trong hoạt động thống kê số liệu hộ tịch về sinh, tử; cơ quan y tế cấp Giấy chứng sinh không chính xác thông tin về người mẹ dẫn đến việc đăng ký khai sinh không chính xác, đã có tình trạng người mẹ mượn giấy tờ của người khác đi sinh để lợi dụng hưởng chế độ bảo hiểm hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký khai tử nhằm hưởng chế độ bảo hiểm.

II. Đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết

1. Tình hình giải quyết các việc hộ tịch Theo số liệu thống kê từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2018, trên địa

bàn tỉnh An Giang đã tiếp nhận và giải quyết, cụ thể như sau: - Năm 2015 + Đăng ký kết hôn: 17.422 trường hợp. Trong đó, UBND cấp tỉnh: 353

trường hợp (Hoa Kỳ 138 trường hợp; Canađa: 14 trường hợp; Trung Quốc (Đại Lục) 08 trường hợp; Trung Quốc (Đài Loan) 130 trường hợp; Hàn Quốc: 04

Page 5: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

5

trường hợp; Quốc gia, vùng lãnh thổ khác: 59 trường hợp); UBND cấp xã: 17.069 trường hợp.

+ Ghi chú việc đăng ký kết hôn: 80 trường hợp. + Ghi chú ly hôn: 85 trường hợp. + Nhận cha mẹ con: 2.212 trường hợp. Trong đó, UBND cấp xã 2.167

trường hợp, UBND cấp tỉnh: 45 trường hợp. - Năm 2016 + Đăng ký kết hôn: 17.477 trường hợp. Trong đó, UBND cấp huyện: 408

trường hợp (Hoa Kỳ: 125 trường hợp; Canađa: 12 trường hợp; Trung Quốc (Đại Lục): 22 trường hợp; Trung Quốc (Đài Loan) 143 trường hợp; Hàn Quốc: 35 trường hợp; Quốc gia, vùng lãnh thổ khác: 71 trường hợp); UBND cấp xã: 17.069 trường hợp.

+ Ghi chú việc đăng ký kết hôn: 99 trường hợp. + Ghi chú ly hôn: 40 trường hợp. + Nhận cha mẹ con: 1.486 trường hợp. Trong đó, UBND cấp xã 1.383

trường hợp, UBND cấp huyện: 103 trường hợp. - Năm 2017 + Đăng ký kết hôn: 18.674 trường hợp. Trong đó, UBND cấp huyện: 220

trường hợp (Hoa Kỳ: 67 trường hợp; Canađa: 10 trường hợp; Trung Quốc (Đại Lục): 03 trường hợp; Trung Quốc (Đài Loan): 85 trường hợp; Hàn Quốc: 12 trường hợp; Quốc gia, vùng lãnh thổ khác: 43 trường hợp); UBND cấp xã: 18.454 trường hợp.

+ Ghi chú việc đăng ký kết hôn: 195 trường hợp. + Ghi chú ly hôn: 55 trường hợp + Nhận cha mẹ con: 1.436 trường hợp. Trong đó, UBND cấp xã 1.398

trường hợp, UBND cấp huyện: 38 trường hợp. - Năm 2018 + Đăng ký kết hôn: 19.528 trường hợp. Trong đó, UBND cấp huyện: 515

trường hợp (Hoa Kỳ: 83 trường hợp; Canađa: 11 trường hợp; Trung Quốc (Đại Lục): 09 trường hợp; Trung Quốc (Đài Loan): 200 trường hợp; Hàn Quốc: 106 trường hợp; Quốc gia, vùng lãnh thổ khác: 106 trường hợp); UBND cấp xã: 19.013 trường hợp.

+ Ghi chú việc đăng ký kết hôn: 99 trường hợp. + Ghi chú ly hôn: 31 trường hợp. + Nhận cha mẹ con: 1.423 trường hợp. Trong đó, UBND cấp xã 1.339

trường hợp, UBND cấp huyện: 84 trường hợp. 2. Tình hình thực hiện kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc hôn nhân

và gia đình

Page 6: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

6

Từ năm 2015 - 2018, Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh An Giang đã kiểm sát và lập phiếu kiểm sát 19.116 thông báo thụ lý vụ án; 15.692 bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa 2.371 vụ/4.226 vụ án hôn nhân và gia đình mà Tòa án đã xét xử (đạt tỷ lệ 56,10%). Qua công tác kiểm sát, đã ban hành nhiều kháng nghị và kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc chấp hành pháp luật tố tụng dân sự trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình.

Phần lớn các tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, phát sinh nhiều ở loại kiện “ly hôn, nuôi con” so với tổng số thụ lý 15.340 vụ/19.822 vụ, chiếm tỷ lệ 77,38%; án kiện ly hôn nhiều nhất là ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi và thời gian kết hôn chung sống không vượt quá 05 năm. Nguyên nhân dẫn đến việc xin ly hôn ngày càng gia tăng là do bất đồng về quan điểm sống chủ yếu là xung đột về tình cảm trong cuộc sống vợ chồng hoặc do yêu nhanh cưới vội; một số trường hợp do hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp khó khăn, vợ hoặc chồng phải đi làm ăn xa hoặc do công việc làm ăn về kinh tế bị thất bại; do xuất phát từ hành vi bạo lực gia đình; do có sự không chung thủy của vợ hoặc chồng….

3. Tình hình thụ lý, giải quyết án hôn nhân gia đình của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn

Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2018, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 21.968 vụ. Trong đó, án theo thủ tục sơ thẩm 21.773 vụ, án theo thủ tục phúc thẩm 195 vụ các tranh chấp chủ yếu liên quan đến yêu cầu ly hôn, nuôi con, chia tài sản ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã giải quyết xong 19.768 vụ, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm (tỉnh) đã giải quyết xong 181 vụ (đạt tỷ lệ 90,80 %) còn 2.019 vụ đang giải quyết. Qua số liệu thống kê cho thấy, các vụ việc về hôn nhân và gia đình do Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý ngày càng tăng về số lượng, cụ thể năm 2015: 3.755 vụ; năm 2016: 4.212 vụ; năm 2017: 4.959 vụ và năm 2018: 6.190 vụ.

4. Xác định những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn hôn nhân và gia đình còn có khoảng trống pháp lý

Thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn còn rất nhiều bất cập giữa quy định của pháp luật và phong tục tập quán về độ tuổi kết hôn, Do địa bàn An Giang có đường biên giới giáp 2 tỉnh Takeo và Kandal thuộc Vương quốc Campuchia, trong đó có 18 xã biên giới thuộc 5 huyện và 38 xã dân tộc có đông đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Khmer) sinh sống, có một số trường hợp tổ chức lễ cưới theo phong tục, tập quán của người dân tộc chưa được pháp luật thừa nhận dẫn tới tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân phải được xác định là con chung của vợ chồng. Nếu thực tế đứa trẻ ấy không phải là con chung của người chồng trong thời kỳ hôn nhân với người mẹ, mà người cha thực tế có nhu cầu nhận con, thì phải đề nghị Toà án có thẩm quyền giải quyết, trong trường hợp này do Luật Hôn nhân và gia đình chưa có quy định thẩm quyền giải quyết yêu

Page 7: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

7

cầu đăng ký nhận cha mẹ còn ở một số địa phương vẫn chưa được thực hiện vì trường hợp này được thực hiện tại UBND hay Toà án nhân dân đang còn có nhiều ý kiến khác nhau chưa thống nhất. Trong thực tiễn, có nhiều Toà án từ chối giải quyết vì cho rằng trường hợp này không có tranh chấp.

Ngoài ra, Luật cũng chưa có quy định nguyên tắc tố tụng, người phụ nữ khi có yêu cầu xác định một người là cha của con mình thì họ phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh. Việc cung cấp chứng cứ, chứng minh (ADN) trong nhiều trường hợp gặp không ít khó khăn nếu người được xác định là cha từ chối việc xác định (ADN), nếu cần thiết có thể yêu cầu giám định (ADN) và họ phải chịu chi phí giám định (ADN).

5. Đánh giá về sự tác động của Luật Hôn nhân và gia đình, các văn bản quy định chi tiết đến các quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung; tác động của phát triển kinh tế xã hội đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình và các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, các văn bản quy định chi tiết

Thứ nhất, về chế độ tài sản của vợ chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ dự liệu một chế độ tài sản pháp định. Theo đó, Luật quy định chung cho tất cả các cặp vợ chồng về căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng, về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng và phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Về nguyên tắc, đây là chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân duy nhất được pháp luật thừa nhận. Việc áp đặt một chế độ tài sản trong hôn như vậy là quá cứng nhắc, không đáp ứng được những nhu cầu khác của các cặp vợ chồng trong việc thực hiện các quan hệ tài sản.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, việc chứng minh tài sản riêng trên thực tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn nếu hai bên không có thỏa thuận trước hoặc không có các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cụ thể.

Thứ hai, về nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là một trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tự nguyện trong hôn nhân bao gồm cả tự nguyện trong kết hôn, tự nguyện trong giải quyết các mẫu thuẫn giữa vợ chồng. Khi có mâu thuẫn trong hôn nhân, vợ chồng có quyền xác định phương thức giải quyết mâu thuẫn tốt nhất, phù hợp với nguyện vọng, hoàn cảnh của chính họ và gia đình họ thông qua biện pháp ly thân hoặc ly hôn.

Ly thân là vợ chồng không sống cùng nhau nhưng hôn nhân của họ vẫn tồn tại, để giảm sự căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng, để các bên có thời gian suy ngẫm, đánh giá về tình cảm của vợ chồng, trách nhiệm với con cái và có thể sửa đổi tính tình để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ thừa nhận hai phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng là thông qua hòa giải và thông qua việc chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn. Chế định ly thân chưa được pháp luật thừa nhận.

Page 8: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

8

Tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết”. Quy định này bảo đảm tính khả thi của việc cấp dưỡng. Tuy việc tạm ngừng cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người được cấp dưỡng nên cần được Tòa án xem xét thận trọng và chỉ nên cho phép tạm ngừng cấp dưỡng khi sự khó khăn về kinh tế là có lý do chính đáng.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực, đã tác động tích cực đến việc đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội đạt, giữ gìn và phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Luật đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, góp phần xóa bỏ tình trạng tảo hôn trên địa bàn. Những văn bản trên đã đóng vai trò tích cực, bảo đảm tính cụ thể và khả thi của các quy định Luật Hôn nhân và gia đình trong cuộc sống, bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, quyền, nghĩa vụ của người dân về hôn nhân và gia đình được thực hiện và bảo vệ tốt hơn. Từ đó, việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình, hộ tịch, dân sự; đảm bảo các thủ tục hành chính không chồng chéo và không trùng lặp với các thủ tục hành chính khác; quy định cụ thể về chi phí tuân thủ của các thủ tục để niêm yết, công khai cho tổ chức, cá nhân được biết khi có yêu cầu lập hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về hôn nhân và gia đình.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tác động đến các quan hệ hôn nhân và gia đình và các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, đặc biệt là hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Vì đây được xem là nguyên nhân làm mai một truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình và gây ra hệ lụy về quyền trẻ em nếu chế độ hôn nhân và gia đình không ổn định cũng như không được bảo đảm lâu dài.

6. Đánh giá ưu điểm, bất cập, hạn chế trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, các văn bản quy định chi tiết về quy định chung; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm dứt quan hệ hôn nhân; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; nguyên nhân của những hạn chế bất cập

a) Ưu điểm trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, các văn bản quy định chi tiết về quy định chung

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rất cụ thể về vấn đề kết hôn, ly hôn, chế độ tài sản của vợ chồng, chấm dứt hôn nhân, quan hệ giữa cha, mẹ và con, xác định cha, mẹ, con và vấn đề về cấp dưỡng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan xét xử áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự,

Page 9: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

9

hôn nhân gia đình trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm tính ổn định của gia đình; duy trì và phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức, vai trò và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 một mặt bảo đảm tính đồng bộ với các quy định khác hiện hành như Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Dân sự…nhất là về độ tuổi thành niên, độ tuổi có đủ năng lực hành vi…, mặt khác thể hiện những quan điểm có tính chiến lược về yêu cầu nâng cao chất lượng, sự bền vững của hôn nhân và gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nhiều điểm tiến bộ hơn như quy định về tăng độ tuổi kết hôn của nam và nữ; không cấm nhưng không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính; quyền thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cũng như yêu cầu về bình đẳng giữa nam và nữ; cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; quy định điều kiện, pháp lý việc mang thai hộ và giải quyết tranh chấp liên quan đến việc mang thai hộ….

Ngoài ra, còn có một số quy định khác cũng thể hiện rõ nét tính nhân văn sâu sắc như thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn như trước đây, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã cho phép cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ theo quy định Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Có thể nói đây là một sự hỗ trợ cần thiết được quy định để “giải thoát” khỏi hôn nhân không hạnh phúc. Hay những quy định về việc áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình, chỉ được áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưng không được trái với các nguyên tắc, vi phạm các điều cấm tại Luật này.

b) Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

- Khó khăn trong công tác kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đối với các tội phạm vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Thứ nhất, việc thụ lý, giải quyết các tranh chấp ly hôn phần lớn các vụ án đưa ra xét xử đều mặt vắng bị đơn tại phiên tòa. Kết quả xác minh địa chỉ cư trú của bị đơn thể hiện, đương sự tuy có đăng ký thường trú tại địa phương, nhưng khi Tòa án thụ lý, giải quyết vụ kiện thì bị đơn đã đi khỏi địa phương từ thời điểm trước hoặc trong thời gian tòa thụ lý giải quyết vụ án; các văn bản tố tụng của Tòa án được tống đạt bằng hình thức niêm yết, đương sự hoàn toàn không biết việc vợ, chồng của mình đang khởi kiện ly hôn tại Tòa án. Tòa án không

Page 10: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

10

hướng dẫn đương sự thực hiện thủ tục giải quyết việc dân sự “Tuyên bố mất tích” hoặc ít nhất cũng giải quyết “Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú” trước khi xem xét giải quyết yêu cầu ly hôn của nguyên đơn là chưa phù hợp với quy định khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đối với quan hệ hôn nhân được pháp luật bảo vệ (nuôi con chung, nghĩa vụ cấp dưỡng, quản lý đối với tài sản chung hoặc nghĩa vụ liên đới đối với các khoản nợ chung….).

Thứ hai, về căn cứ cho ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Thứ ba, việc xem xét nguyện vọng của con theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Thứ tư, về cấp dưỡng nuôi con chung trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn thì vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của con chung sau khi ly hôn. Việc yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn trên thực tế đang còn nhiều khó khăn, bất cập cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà Tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”. Cụ thể theo khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con” và Khoản 1 Điều 116 “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu, nhưng trên thực tế Tòa án áp dụng Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao mức cấp dưỡng nuôi con bằng ½ tháng lương cơ bản theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xét xử sơ thẩm đối với một người con là chưa tương xứng, không phù hợp với chi phí học tập, sinh hoạt của con chung trong điều kiện hiện nay.

Thứ năm, theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này” và Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình quy định “Khi ly hôn nếu

Page 11: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

11

bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực pháp luật, cho đến nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn như thế nào là “khó khăn, túng thiếu” nên gặp khó khăn khi giải quyết đối với loại kiện này.

Thứ sáu, theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình: “Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể thời điểm kết hôn....”. Theo quy định trên thì một người bị Tòa án tuyên bố đã chết trở về thì hôn nhân được khôi phục không phải kết hôn lại, hôn nhân được khôi phục lại kể từ thời điểm đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền; nhưng điểm a khoản 2 Điều 67 lại quy định “Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực đến khi quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó”. Như vậy, tài sản được tạo lập trong khoảng thời gian giữa hai quyết định trên là tài sản riêng, quy định như vậy là mâu thuẫn với Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung vì trước khi có quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực vẫn là trong thời kỳ hôn nhân, mà trong thời kỳ hôn nhân thì là tài sản chung của chồng, vợ.

Thứ bảy, về điều khoản chuyển tiếp tại khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết” trên thực tế vấn đề này, còn có nhiều quan điểm, nhận thức chưa thống nhất với nhau.

- Khó khăn, vướng mắc trong công tác xét xử tại Toà án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh

Thứ nhất, khó khăn trong việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình.

Ví dụ: Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết. Đối với vụ việc về hôn nhân và gia đình do Tòa án thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa giải quyết thì áp dụng thủ tục theo quy định của Luật này”.

Do chưa có hướng dẫn nên việc áp dụng điều khoản chuyển tiếp này trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Theo đó, việc xác định các quy định liên quan đến thủ tục tố tụng và các quy định liên quan đến nội dung của quan hệ hôn nhân gia đình trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa thống nhất. Chẳng hạn,

Page 12: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

12

quan hệ hôn nhân được xác lập trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực và vợ chồng không đăng ký kết hôn. Khi không công nhận vợ chồng thì Tòa án áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải quyết vẫn chưa có cách hiểu thống nhất.

Thứ hai, khó khăn về việc xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng, cụ thể tại khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có trách nhiệm cùng thực hiện nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Do chưa có hướng dẫn cụ thể về căn cứ xác định “đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình” nên gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế. Thông thường, khi có tranh chấp về nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên vợ hoặc chồng xác lập thì bên còn lại hoặc cả hai vợ, chồng đều xác định bên còn lại không biết và xác định đó là nghĩa vụ riêng của bên trược tiếp xác lập giao dịch. Tuy nhiên, trên thực tế bên không xác lập giao dịch hoặc cả hai vợ chồng đều không chứng minh đó là nghĩa vụ riêng.

Thứ ba, khó khăn trong việc thụ lý, giải quyết yêu cầu không công nhận vợ chồng theo khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,“Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 không quy định loại tranh chấp “không công nhận vợ chồng” tại Điều 28 khi quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 29/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (sau đây được viết tắt là Nghị quyết số 326) cũng không quy định nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, chịu án phí đối với yêu cầu không công nhận vợ chồng. Trên thực tế, các Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và áp dụng quy định về án phí ly hôn để giải quyết đối với yêu cầu không công nhận vợ chồng.

Thứ tư, khó khăn về quyền yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình: “Cha, mẹ, người thân thích khác…do bị bệnh tâm thần…”. Tuy nhiên, thực tiễn gặp khó khăn vướng mắc về áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và Bộ luật Dân sự về vấn đề đại diện. Bởi trước khi yêu cầu ly hôn thì cần phải có tuyên bố của Toà án về việc người vợ/chồng bị mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi tắt là NLHVDS). Theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng có quyền đại diện cho nhau nhưng trong trường hợp này vợ chồng không thể thực hiện quyền đại diện cho nhau vì quyền lợi của họ đối lập nhau, tuy nhiên việc cử người thân của người mắc bệnh tâm thần làm đại diện cũng gặp khó khăn vì pháp luật không quy định cụ thể người thân của người mắc bệnh tâm thần làm đại diện hoặc được cử nhưng do không đồng ý, không tham gia tố tụng,…các quy định này vô hình chung dẫn đến khó khăn cho Tòa án trong việc xác định người đại diện, cử người đại diện trong vụ án ly hôn với một bên mắc bệnh tâm thần.

Page 13: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

13

Thứ năm, khó khăn về căn cứ cho ly hôn theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình thì căn cứ cho ly hôn gồm: “1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.

Thứ sáu, khó khăn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình. Theo Khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án”. Do chưa có văn bản hướng dẫn căn cứ xác định “khi xét thấy cần thiết” nên quá trình áp dụng Tòa án gặp không ít khó khăn.

Trong khi đó, theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về gia đình, về bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về gia đình, về bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, khi Tòa án yêu cầu cung cấp thông tin thì đa số các cơ quan này trả lời không biết, không nắm được thông tin hoặc không trả lời. Bởi vì, các cơ quan này ít khi được phản ánh các thông tin liên quan đến mẫu thuẫn vợ chồng, tình hình chăm sóc trẻ em. Việc xác minh tại các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em chỉ mang tính thủ tục, kéo dài thủ tục tố tụng cho Tòa án. Trên thực tế, để thu thập được thông tin về mâu thuẫn vợ chồng, việc chăm sóc trẻ em, thông thường, Tòa án phải đến xác minh đại diện ban khóm, ấp hoặc tổ trưởng tổ dân phố.

Thứ bảy, khó khăn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Page 14: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

14

Quy định về cấp dưỡng này còn chung chung, chưa cụ thể nên gây khó khăn cho Tòa án trong việc xác định mức cấp dưỡng khi các bên không thỏa thuận được mức cấp dưỡng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc xác định mức cấp dưỡng giữa Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm và giữa Tòa án, Viện kiểm sát không thống nhất. Bên cạnh đó, trong trường hợp, các bên tự thỏa thuận mức cấp dưỡng thấp, không đảm bảo được việc nuôi dạy con chung thì Tòa án cũng không có cách thức can thiệp.

Thứ tám, khó khăn trong việc xác định tài sản vợ chồng, chế độ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Hôn và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.

Thực tế giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình đã gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Tài sản riêng được đưa vào sử dụng chung nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản còn có nhiều quan điểm khác nhau.

III. Đề xuất, kiến nghị - Kiến nghị Bộ Tư pháp phối hợp với TAND tối cao có cơ chế phối hợp

trong việc xác định thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hộ tịch, cụ thể như: thẩm quyền xác định cha, mẹ, con; tuyên bố một người đã chết để thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho người chết đã lâu mà không có cơ sở xác minh; giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi người phụ nữ bỏ trốn về Việt Nam, không có giấy tờ để thực hiện việc ghi chú kết hôn đã giải quyết ở nước ngoài.

- Cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp xác định người đại diện, cử người đại diện trong vụ án ly hôn với một bên mắc bệnh tâm thần theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

- Hiện nay có nhiều đơn yêu cầu ly hôn của một bên đối với người đang bị truy nã do vi phạm pháp luật, người bị kiện không có mặt tại địa phương mà không rõ tung tích trong khi hộ khẩu thường trú vẫn còn tại địa phương, đã gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp, căn cứ giải quyết cho ly hôn, nên cần hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này cũng như xác định cụm từ “tình trạng hôn nhân trầm trọng” theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình.

- Việc thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự cần có văn bản hướng dẫn căn cứ xác định “khi xét thấy cần thiết”.

- Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo quy định tại Điều 110 và khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định này còn quá chung chung, chưa cụ thể nên để có cách hiểu, áp dụng thống nhất, kiến nghị có văn bản hướng dẫn căn cứ xác định mức cấp dưỡng và các tài liệu, chứng cứ cần phải thu thập để xác định mức cấp dưỡng có phù hợp với “thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng” hay không. Đồng thời, cần quy định việc Tòa án can

Page 15: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

15

thiệp khi các bên thỏa thuận mức cấp dưỡng thấp, không đảm bảo sự phát triển bình thường của con chung.

- Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn có nhiều quan điểm khác nhau chưa có sự thống nhất nên đề nghị có văn bản hướng dẫn để xác định.

- Kiến nghị có văn bản hướng dẫn những quy định nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là quy định liên quan đến thủ tục tố tụng và những quy định nào là quy định liên quan đến nội dung của quan hệ hôn nhân gia đình.

- Cần có hướng dẫn cụ thể về căn cứ xác định “đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình” theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phù hợp với Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 326 với nội dung như: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và ban hành bản án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Trên đây là Báo cáo sơ kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết của UBND tỉnh An Giang./.

Nơi nhận: - Bộ Tư pháp; - Cục Công tác phía Nam - BTP; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Sở, Ban, ngành tỉnh; - Hội Liên hiệp phụ nữ; - UBND huyện, thị xã, thành phố; - Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Văn Nưng

Page 16: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

16

PHỤ LỤC Danh mục văn bản chỉ đạo, triển khai Luật Hôn nhân và gia đình

STT Danh mục văn bản

1 Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

2 Kế hoạch số 756/KH-UBND ngày 26/11/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện dự án 4 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thanh niên vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người”.

3 Kế hoạch số 11/KH-STP ngày 02/03/2015 của Sở Tư pháp về việc tổ chức hội thi “Công chức tư pháp - Hộ tịch giỏi”.

4 Kế hoạch số 42/KH-STP ngày 18/8/2015 của Sở Tư pháp về việc Đào tạo Trung cấp Luật công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, phường, thị trấn (phối hợp với Trường Trung cấp Luật Vị Thanh theo Hợp đồng số 24/HĐ-TCLVT được ký kết vào tháng 05/2016).

5 Kế hoạch số 1080/KH-STP ngày 20/12/2015 của Sở Tư pháp về việc tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ hộ tịch có yếu tố nước ngoài cho công chức làm công tác hộ tịch cấp huyện được giao phụ trách.

6 Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tập huấn sử dụng, triển khai phần mềm đăng ký hộ tịch dùng chung và hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp.

7 Kế hoạch số 61/KH-STP ngày 25/7/2016 của Sở Tư pháp về việc Bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cơ sở.

8 Kế hoạch số 79/KH-STP ngày 01/9/2016 của Sở Tư pháp về việc đào tạo hệ thống phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung trên địa bàn tỉnh.

9 Kế hoạch số 29/KH-BCĐ ngày 17/5/2018 của Ban chỉ đạo công tác gia đình về việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2018.

10 Kế hoạch số 11/KH-BCĐ ngày 01/4/2019 của Ban chỉ đạo công tác gia đình về việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2019.

Page 17: Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E1361B14D9DAE... · cấp phát 250 cuốn Luật Hôn nhân và gia đình cho

17

11 Kế hoạch số 353/KH-SVHTTDL ngày 14/4/2015 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện các hoạt động năm 2015 thuộc “ Đề án tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020.

12 Kế hoạch số 997/KH-SVHTTDL ngày 24/5/2017 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về tổ chức các hoạt động thực hiện chiến dịch truyền thông hưởng ứng tháng hành động quốc gia về Phòng, chống bạo lực gia đình và kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam năm 2017.