Download docx - Bai 14 Bai Thuc Hanh So 2

Transcript

T R Ư Ờ N G T H P T P H A N Đ Ì N H P H Ù N G

Ngày soạn: 28/10/2012

PPCT: 21

BÀI 14. BÀI THỰC HÀNH SỐ 2

TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Củng cố các kiến thức axit nitric, muối nitrat, muối photphat, phân bón hóa học

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiêm với lượng nhỏ hóa chất

II. Chuẩn bị

- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn thủy tinh, cốc 250ml, chậu thủy tinh, bộ giá thí nghiệm đơn giản, đèn cồn, giá để ống nghiệm

- Hóa chất: dung dịch HNO3 68% và 15%, phân KCl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, Cu mảnh, KNO3, AgNO3, NaOH

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp: (2 phút)

Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh

2. Hướng dẫn thực hành (8 phút)

- Nêu mục đích của bài thực hành

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về cách tiến hành thí nghiệm

- Chia lớp thành 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm tiến hành 1 thí nghiệm. Sau đó hoán đổi cho nhau

3. Bài mới

BÀI 14. BÀI THỰC HÀNH SỐ 2

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG THỰC HÀNHHoạt động 1: Tiến hành các thí nghiệm (25 phút)

Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm như sau:- Bước 1: lấy 2 ống nghiệm khô, sạch

Nhóm 1: tiến hành thực hành theo lí thuyết

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành1. Thí nghiệm 1: tính oxi hóa của axit nitricCách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5

GV: ĐINH TH HÀỊ Page 1

T R Ư Ờ N G T H P T P H A N Đ Ì N H P H Ù N G

- Bước 2: Ống nghiệm 1: cho vào 0,5 ml HNO3 đặc; ống nghiệm 2: cho vào 0,5 ml HNO3 loãng. Chú ý, dùng quả bóp cao su để lấy HNO3, và phải cẩn thận với HNO3

- Bước 3: cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh đồng kim loại, đậy nút các ống nghiệm bằng bông tẩm NaOH- Bước 4: đặt ống nghiệm 1 lên giá đỡ, quan sát màu dung dịch và màu khí thoát ra- Bước 5: Kẹp ống nghiệm 2 bằng kẹp gỗ, đun nhẹ trên ngọn lữa đèn cồn. Quan sát màu dung dịch và màu khí thoát ra

ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng (15%). Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai. Quan sát màu của khí bay ra và màu của dung dịch trong ống nghiệm. Giải thích và viêt phương trình hóa học minh họa

Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm như sau:- Bước 1: Đặt 1 ống nghiệm khô lên giá sắt- Bước 2: cho vào ống nghiệm một ít KNO3

- Bước 3: đun nhẹ bằng ngọn lữa đèn cồn, đồng thời dùng kẹp sắt, kẹp một hòn than nhỏ, đốt cho nóng đỏ- Bước 4: Quan sát, để ý lúc KNO3 bắt đầu sôi thì bỏ than nóng đỏ vào, quan sát hiện tượng cháy tiếp của hòn than

Nhóm 2 tiến hành thí nghiệm theo lí thuyết

Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảyCách tiến hành: Lấy một ống nghiệm khô và cặp thẳng đứng trên giá sắt. Bỏ một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm rồi đốt cho muối nóng chảy. Khi muối bắt đầu phân hủy (nhìn thấy các bọt khí xuất hiện) vẫn tiếp tục đun nóng ống nghiệm, đồng thời dùng kẹp sắt bỏ một hòn than nhỏ đã được đốt nóng đỏ vào ống. Quan sát sự cháy tiếp của hòn than. Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học

Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm như sau:- Bước 1: Lấy một ống nghiệm khô và sạch, cho vào một ít tinh thể KNO3

- Bước 2: Cho vào ống nghiệm 5 ml nước cất, lắc đều, quan sát- Bước 3: Lấy 0,5 ml dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm, đồng thời đặt một mẫu giấy quỳ tím ẩm lên miệng ống nghiệm.- Bước 4: Đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, quan sát

Nhóm 3 tiến hành thí nghiệm theo lí thuyết

3. Thí nghiệm 3: Phân biệt phân amoni sunfatCách tiến hành: Cho vào ống nghiệm một ít (khoảng bằng hạt ngô) phân amoni sunfata. Thử tính tanCho vào ống nghiệm 5 ml nước cất, lắc nhẹ một lúc. Quan sát hiện tượngb. Nhận biếtTiếp tục cho vào ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH, đặt một mẫu giấy quỳ tím ẩm lên trên miệng ống nghiệm, đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lữa đèn cồn. Quan sát màu của giấy quỳ. Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa

Sau khi các nhóm thực hiện xong thí nghiệm, yêu cầu các nhóm hoán đổi để làm các thí nghiệm còn lại

Các nhóm lần lượt hoán đổi thí nghiệm

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách viết bài tường trình (5 phút)Hướng dẫn HS cách viết tường trình bài thí nghiệm như sau:- Mục tiêu thí nghiệm- Dụng cụ và hóa chất- Cách tiến hành- Hiện tượngGiải thích và viết phương trình hóa học minh họa

Học sinh về nhà viết bài tường trình theo hướng dẫn của giáo viên

II. Viết tường trìnhHọ và tên:Lớp:

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2I. Thí nghiệm 11. Mục tiêu thí nghiệm2. Chuẩn bị3. Tiến hành thí nghiệm

GV: ĐINH TH HÀỊ Page 2

T R Ư Ờ N G T H P T P H A N Đ Ì N H P H Ù N G

4. Hiện tượng và giải thíchII. Thí nghiệm 2………………………………………….………………………………………….

Hoạt động 3: hoạt động kết thúc buổi thực hành (5 phút)- Cho HS thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm- GV nhận xét buổi thực hành và yêu cầu HS về nhà viết bài tường trình thí nghiệm

IV. Phần rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

GV: ĐINH TH HÀỊ Page 3