Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    1/45

     

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM KHOA CNSH- KTMT 

    BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC 

    BÀI GIẢNG THỰC HÀNH 

    CÔNG NGHỆ ENZYME 

    Hệ đại học 

    TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014

    Lưu hành nội bộ

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    2/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  1 

    MỤC LỤC 

    BÀI MỞ ĐẦU  ..................................................................................................................... 3 

    1. MỤC ĐÍCH MÔN HỌC ...................................................................................................... 3 

    2. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG .................................................................................................... 3 

    3. CÁCH PHA VÀ SỬ DỤNG DUNG DỊCH ĐỆM .................................................................. 4 

    4. MỘT SỐ BƢỚC CƠ BẢN TRONG THU NHẬN VÀ TÁCH CHIẾT ENZYME ................. 8 

    BÀI 1. ĐỘNG HỌC VÀ BỂ PHẢN ỨNG CỦA ENZYME ........................................................... 11 

     XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC ENZYME SAVINASE ....................................................... 11 

    1. MỤC ĐÍCH ....................................................................................................................... 11 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT ............................................................ 11 

    3. NỘI DUNG ........................................................................................................................ 12 

    4. BÁO CÁO ......................................................................................................................... 14 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 14 

    BÀI 2. TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH BROMELINE ................................................. 15 

    1. MỤC ĐÍCH ....................................................................................................................... 15 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT ............................................................ 15 

    3. NỘI DUNG ........................................................................................................................ 17 

    4. BÁO CÁO ......................................................................................................................... 21 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 21 

    BÀI 3. TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ PEPSIN ........................................................... 22 

    BẰNG PHƯƠNG PHÁP ANSSON ....................................................................................... 22 

    1. MỤC ĐÍCH ....................................................................................................................... 22 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT ............................................................ 22 

    3. NỘI DUNG ........................................................................................................................ 23 

    4. BÁO CÁO ......................................................................................................................... 26 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 26 

    BÀI 4. NHÂN SINH KHỐI SACCHAROMYCES CEREVISIAE .................................................... 27  

    ĐỂ THU NHẬN ENZYME INVERTASE .................................................................................. 27  

    1. MỤC ĐÍCH ....................................................................................................................... 27 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ - HA CHẤT- MẪU VẬT ............................................................ 27 

    3. NỘI DUNG ........................................................................................................................ 28 

    4. BÁO CÁO ......................................................................................................................... 30 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 30 

    BÀI 5. TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH ENZYME INVERTASE TÁCH TỪ

    SACCHAROMYCES CEREVISIAE ......................................................................................... 31 

    1. MỤC ĐÍCH ....................................................................................................................... 31 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    3/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  2 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT ............................................................ 31 

    3. NỘI DUNG ........................................................................................................................ 32 

    4. BÁO CÁO ......................................................................................................................... 35 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 35 

    BÀI 6. SO SÁNH ĐỘNG HỌC ENZYME CỐ ĐỊNH VÀ ENZYME TỰ DO ................................... 36 

    1. MỤC ĐÍCH ....................................................................................................................... 36 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT ............................................................ 36 

    3. NỘI DUNG ........................................................................................................................ 37 

    4. BÁO CÁO ......................................................................................................................... 41 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 42 

    TÀI LIỆU MÔN HỌC .......................................................................................................... 43 

    PHỤ LỤC PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ THỰC HÀNH .................................................................. 44 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    4/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  3 

    BÀI MỞ ĐẦU 

    1. MỤC ĐÍCH MÔN HỌC 

    Sau khi học xong môn học sinh viên có khả năng: 

    -  Chứng minh, củng cố lý thuyết, áp dụng kiến thức vào thực tế.

    Có kỹ năng thao tác, sử dụng các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.

    -  Thực hiện nghiêm túc nội quy phòng thí nghiệm. 

    -  Hoàn thành bài thực hành theo thời gian quy định. 

    2. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG

    1. Sinh viên đọc và tóm tắt bài trước khi đến lớp. Tự soạn bài để tham khảo

    trong lúc làm thí nghiệm. Không được đem bài giảng vào (  PTN.

    2. Có phiếu điểm danh theo buổi quên, không mang bị trừ điểm và phải viết đơn để

    giáo viên xác nhận có đi buổi học đó. 

    3.  Nghỉ phải có đơn xin phép GV dạy và xác nhận của GV dạy học bù. Phải viết bài

     báo cáo riêng buổi bù nộp cho GV mà sinh viên đó đăng ký môn học. 

    4. Viết báo cáo theo tổ, nộp file word cho nhóm trưởng. GV nhận được bài báo cáo

    sau 1 tuần của buổi học từ nhóm trưởng qua mail trước 0h của buổi kế tiếp.

    5. Kết thúc môn học 1 tuần các nhóm gộp 6 bài lại thành 1 file gửi lại cho giáo viên.

    Sau đó in toàn bộ bài trên giấy A4 nộp lại. (SV có thể cập nhật lại bài nếu phát  hiện

    ra lỗi so với bài đã gửi cho GV) 6. Địa chỉ mail: [email protected][email protected][email protected]

    7. SV phải xem k ỹ  bài thực hành tr ướ c khi vào PTN. Đầu buổi có kiểm tra bài trắc

    nghiệm, điền khuyết, câu hỏi nhỏ....(Lớp bỏ quỹ trả tiền photo đề trong các buổi

    kiểm tra). Nếu kiểm tra đầu giờ không đạt sẽ phải ra về ngay. Sau đó xin giấy vào

    lớp của phòng Công tác học sinh –  Sinh viên với lý do không chuẩn bị bài. Rồi bố

    trí đi bù buổi thực hành khác. Phải có đơn đồng ý của GV dạy chính và GV dạy bù.

    8. SV phải chịu trách nhiệm về: tr ật tự, an toàn, dụng cụ, hóa chất và k ết quả  thí

    nghiệm cho bài thực tậ p của mình.9. SV phải có mặt ở  phòng thí nghiệm (PTN) đúng giờ  qui định: Sáng 7h, chiều 12h30

    và phải có mặt tại PTN suốt thờ i gian thực hành. Đến tr ễ 10 phút không đượ c vào

    lớp. Mặc áo blouse khi vào phòng thí nghiệm. 

    10. Mỗi nhóm cử  một đại diện ký nhận mượ n dụng cụ: kiểm tra tình hình dụng cụ 

    (thiếu, hỏng, bể) báo cáo ngay cho GVHD. SV phải r ử a d ụng c ụ s ạch s ẽ  tr ướ c và 

    sau khi t hí nghiệm. K ết thúc buổi thực tậ p mỗi nhóm phải lau dọn, làm sạch chỗ 

    nhóm làm thí nghiệm, nếu dụng cụ bị mất mát, hư hỏng phải báo ngay GVHD và

    mua đền vào buổi học tuần kế tiếp. 

    mailto:[email protected]:[email protected]:[email protected]:[email protected]:[email protected]:[email protected]:[email protected]

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    5/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  4 

    11. Mỗi buổi thực hành, các nhóm làm theo phân công trong bảng. Nhóm trực nhật có

    nhiệm vụ: dọn vệ  sinh, kiểm tra điện, nướ c và cửa tr ướ c khi ra về. Không hoàn

    thành nhiệm vụ kết quả bài thực hành đó đạt điểm 0  

    Công việc  Buổi 1 Buổi 2  Buổi 3  Buổi 4  Buổi 4  Buổi 6 

    Dụng cụ  1 5 9 3 7 1,2Hóa chất  2 6 10 4 8 3,4

    Thiết bị  3 7 1 5 9 5,6

    Vệ sinh  4 8 2 6 10 7,8,9,10

    12.  Nhóm sinh viên làm phúc trình theo yêu cầu của từng bài, nộp cho giáo viên vào buổi

    thực hành kế tiếp. Kết thúc môn có thi kiểm tra theo yêu cầu giáo viên.

    13.  Tiêu chuẩn đánh giá bài tập –  thí nghiệm thực hành 

    - Điểm môn học là điểm trung bình cộng của 6 bài - Nhóm trưởng sẽ được cộng 0,3 điểm thưởng/ điểm tổng kết môn học. 

    STT Tiêu chí đánh giá  Điểm tối đa 

    1  Nội dung 

     Nguyên tắc  0.5 điểm 

    Tiến trình thí nghiệm  2 điểm 

    Giải thích thí nghiệm  2 điểm 

    Kết quả  1 điểm 

    Kết luận - Kiến nghị  0.5 điểm Trả lời câu hỏi cuối bài  1 điểm 

    2 An toàn, tổ chức 1 điểm 

    3 Thời gian  1 điểm 

    4 Kỹ năng thao tác  1 điểm 

    3. CÁCH PHA VÀ SỬ DỤNG DUNG DỊCH ĐỆM 

    Enzyme là một phân tử sinh học rất nhạy với sự thay đổi pH của môi trường,

    nên vấn đề pha và sử dụng dung dịch đệm trong chiết tách Enzyme là rất quantrọng. Vì giới hạn chương trình, nên chỉ trình bày cách pha và sử dụng những dung

    dịch đệm cần thiết. 

    3.1 Định nghĩa pH 

    Giá trị của pH của một dung dịch được tính theo công thức: 

     pH = - log aH+ 

    Trong đó:

    -  a H+  biểu thị hoạt động của ion có trong dung dịch và được tính theo biểu thức: 

    aH = f. CH+

    -  Với: 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    6/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  5 

      CH+ là nồng độ H+ trong dung dịch được tính theo đơn vị ion gam /l. 

      f là hoạt độ H+, f ≥ 1.

    Khi nồng độ H+ trong dung dịch tăng thì f giảm và ngược lại khi nồng độ của H+ rất

    nhỏ (dung dịch loãng) thì f = 1, lúc đó ta sẽ có: 

    CH+

     = aH+

     Vì thế, trong các dung dịch loãng có thể tính pH gần đúng theo công thức: 

     pH = -log CH+ 

    Sự phát triển, diễn tiến của nhiều quá trình hóa học, sinh học, sinh hóa…. đòi

    hỏi phải ở những giá trị pH nhất định không đổi hoặc có thay đổi chỉ là trong mức độ

    rất nhỏ không đáng kể. Vì thế cần phải có các dung dịch đệm cho pH. 

    3.2. Định nghĩa dung dịch đệm 

    Dung dịch đệm pH là dung dịch chứa các chất có tác dụng giữ giá trị pH trong

    giới hạn nhất định khi thêm acid mạnh hay kiềm mạnh vào dung dịch đó.Các dung dịch có tính chất này thường là dung dịch hỗn hợp của một cặp acid

    và base liên hợp, ví dụ: CH3COOH và CH3COONa, NH4+  và NH3, H2PO4

    -  và

    HPO42-…. Nhưng phổ biến là các dung dịch hỗn hợp của acid yếu và base liên hợp với

    nó hay ngược lại.

    Vì thế tác dụng đệm chỉ có hiệu lực lớn hơn trong một phạm vi nhất định tùy

    thuộc vào bản chất của từng acid yếu và vùng đệm hiệu lực.

    Tính theo công thức: pH = pK a  1.

    Trong đó: pK a = - logK a với K a là hằng số phân ly H+ của acid trong nước. 

    Vì thế mỗi một hỗn hợp đệm chỉ có tác dụng trên từng thang đo pH. Do đó

    muốn đệm cho vùng pH rộng phải có dung dịch đệm của hỗn hợp nhiều hệ acid và

     base liên hợp. Ví dụ, dung dịch đệm gồm CH3COOH và CH3COONa có tác dụng tốt

    trong khoảng pH = 3,7  5,7. Trong khi đó dung dịch đệm gồm NH4+ và NH3 lại có tác

    dụng đệm tốt trong vùng pH = 8  11. Với hỗn hợp đệm gồm acid H3PO4 và muối của

    nó thường có tác dụng đệm tốt trong hai vùng pH, tương ứng với hai hằng số phân ly

    acid Ka1 và Ka2 vùng I có pH = 1  3,6 và vùng II pH = 6  8,3.3.3. Hiệu ứng pha loãng dung dịch đệm 

    Theo công thức pH của dung dịch đệm :  

     pH = pK a  –  log (Ca/C b)

    Ca: là nồng độ acid 

    C b: là nồng độ của base liên hợp 

    Khi pha loãng, số lần pha loãng nồng độ Ca và C b là như nhau nên tỷ số Ca/C b 

    không thay đổi, nhưng hằng số điện ly ra H+ của acid và hoạt độ của các ion trong

    dung dịch thay đổi. Vì thế khi pha loãng sẽ làm thay đổi một ít pH của dung dịch đệm.

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    7/45

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    8/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  7 

    Để pha chế dung dịch đệm này ta cần dung dịch K 2HPO4 0,1 M (20,42 g/l)và

    dung dịch HCl 0,1 M (9 ml HCl đặc 36%). Hỗn  hợp đệm này chứa 50 ml dd K 2HPO4 

    0,1 M và X ml HCl 0,1 M theo bảng sau: 

    pH ở 25

    o

    C X ml HCl 0.1 M pH1/2 2,20

    2,30

    2,40

    2,50

    2,60

    2,70

    2,80

    2,903,00

    3,10

    3,20

    3,30

    3,40

    3,50

    3,60

    3,70

    3,80

    3,90

    4,00

    49,50

    45,80

    42,20

    38,80

    35,40

    32,10

    28,90

    25,7022,30

    18,80

    15,70

    12,90

    10,40

    8,20

    6,30

    4,50

    2,90

    1,40

    1,10

    +0,14

    +0,08

    +0,09

    +0,04

    3.4.3. Hỗn hợp đệm K 2HPO4- NaOH

    Để pha chế dung dịch đệm này ta cần dung dịch K 2HPO4 0,1 M (20,42 g/l) và

    dung dịch NaOH 0,1M (4 gam NaOH/lít). Hỗn hợp đệm này chứa 50 ml dd K 2HPO4 0,1 M và X ml NaOH 0,1 M theo bảng sau: 

    pH ở 25oC X ml NaOH 0,1 M  pH1/2 

    4.10

    4.20

    4.30

    4.40

    4.50

    4.60

    1.30

    3.00

    4.70

    6.60

    8.70

    11.10

    + 0.05

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    9/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  8 

    4.70

    4.80

    4.90

    5.00

    5.105.20

    5.30

    5.40

    5.50

    5.60

    5.70

    5.80

    5.90

    13.60

    16.50

    19.40

    22.60

    25.5028.80

    31.60

    34.10

    36.60

    38.80

    40.60

    42.30

    43.70

    + 0.06

    + 0.06

    + 0.14

    3.4.4. Hỗn hợp đệm KH2PO4  –  NaOH

    Để pha chế dung dịch đệm này ta cần dung dịch KH2PO4 0,1 M (12,61 g/l) và

    dung dịch NaOH 0,1 M (4.00 g/ lít). Hỗn hợp đệm này chứa 50 ml dd KH2PO4 0,1 M

    và X ml NaOH 0,1 M theo bảng sau: 

    4. MỘT SỐ BƢỚC CƠ BẢN TRONG THU NHẬN VÀ TÁCH CHIẾT ENZYME 

    Tùy theo những đặc tính riêng biệt của từng loại enzyme mà lựa chọn phương  

     pháp làm sạch cho thích hợp. Trong quá trình tinh chế enzyme, mặc dù trình tự và cácthủ thuật ở các bước có thể thay đổi, song vẫn có những nguyên tắc chung. 

    pH ở 25oC X ml NaOH

    0.1 M

    pH1/2  pH ở 25oC X ml NaOH

    0.1 M

    pH1/2 

    5,80

    5,90

    6,00

    6,10

    6,20

    6,30

    6,40

    6,506,60

    6,70

    6,80

    6,90

    3,60

    4,60

    5,60

    6,80

    8,10

    9,70

    11,60

    13,9016,40

    19,30

    22,40

    25,90

    +0,07

    +0,05

    7,00

    7,10

    7,20

    7,30

    7,40

    7,50

    7,60

    7,707,80

    7,90

    8,00

    29,10

    32,10

    34,70

    37,00

    39,10

    40,90

    42,40

    43,5044,50

    45,30

    46,10

    +0,08

    +0,06

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    10/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  9 

      Phá vỡ tế bào 

    Enzyme có trong tế  bào chất của sinh vật và các cấu tử (nhân, lạp thể, ty thể,

    lysosome...) của tế bào.  Nhưng các phân tử enzyme không có khả năng đi qua màng

    của tế bào và màng của các cấu tử. Do đó để có thể chiết rút các enzyme nội  bào, bước

    đầu tiên là phải phá vỡ cấu trúc của các tế bào có chứa enzyme và chuyển chúng vàodung dịch. 

      Tác nhân cơ học 

    Có thể phá vỡ cấu trúc của các tế bào bằng các biện pháp cơ học như nghiền với

     bột thủy tinh hoặc cát thạch anh, đồng hóa bằng thiết  bị đồng hóa (homogenizator). Để

    việc phá vỡ có hiệu quả ở  mô thực vật, trước khi nghiền người ta thường thái nhỏ mẫu

    để vào ngăn đá hoặc cho trương nước (ví dụ như đối với mẫu hạt khô). Còn ở các mô  

    của động vật như gan hoặc thận, khi chiết enzyme người ta cần cắt bỏ các mô liên kết. 

     

    Tác nhân vật lý, hóa học Muốn tách được các enzyme trong các cấu tử của tế bào, người ta  còn phải dùng

    các yếu tố vật lý và hóa học khác nhau như sóng siêu âm, dung môi hữu cơ (butanol,

    aceton, glycerin, ethyl acetate..) và chất detergent (chất tẩy). Các hóa chất có tác dụng

    tốt cho việc phá vỡ các cấu tử của tế bào vì trong các cơ quan này thường chứa mỡ.  

      Chiết 

    Sau khi đã phá vỡ các cấu trúc của tế bào, enzyme được chiết  bằng nước cất,

     bằng các dung dịch đệm thích hợp hoặc các dung dịch muối trung tính. 

    Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết rút:

    -   Nhiệt độ: Để tránh mất hoạt tính hoặc thậm chí vô hoạt, cần chiết rút và tiến

    hành kết tủa enzyme ở nhiệt độ thấp (30C ÷ 50C). Các thao tác phải nhanh. 

    -  Một số chất điện ly làm tăng quá trình chiết rút   enzyme như NaCl, ZnCl2,

    CaCl2. Tác dụng của chúng còn phụ thuộc vào   phương pháp dùng khi chiết rút.

    -  Khử màu: Trong quá trình chiết rút enzyme ở các đối tượng động, thực vật, có

    trường hợp còn có mặt chất màu làm ảnh hưởng đến việc làm sạch hoặc  xác định hoạt

    độ enzyme. Trong trường hợp này người ta còn cho thêm vào chất khử  để loại màu. Ởcác mẫu từ động vật có sắc tố melanin  màu nâu. Người ta thường loại màu trên cột

    nhựa trao đổi ion bằng cách cho dịch enzyme qua cột hoặc lắc. Khi qua cột, chất màu

     bị giữ lại và enzyme không bị giữ. Trong quá trình này  phải chú ý kiểm tra pH. Sau

    khi loại màu cần kiểm tra lại hoạt độ của  enzyme. 

    Trong dịch chiết, ngoài enzyme còn có các protein cấu trúc, các chất cao phân tử

    khác nhau như polysaccharid, nucleic acid, các chất có  phân tử nhỏ như đường

    monose, các chất lipid, muối khoáng...Để loại chúng phải sử dụng phối hợp nhiều biện

     pháp khác nhau. 

      Kết tủa 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    11/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  10 

    Cồn nồng độ cao (960  –  980 ) với tỉ lệ về thể tích 1 E : 3 cồn hay 1 E : 4 cồn. 

    Các dung môi như isopropanol, aceton với tỉ lệ dung dịch Enzyme : dung môi

    là 1:1,5 hay 1: 2. Chú ý khi tủa E bằng các dung môi trên tốt nhất là nên ở nhiệt độ

    thấp từ 30C ÷ 50C, khuấy đều khi cho dung môi từ từ vào. 

    Các dung dịch muối trung tính như NaCl, (NH4)2SO4, Na2SO4, MgSO4…là tác nhân tủa tích cực. Thông thường hay dùng dung dịch (NH4)2SO4 vì độ hòa tan muối

    này cao (chiếm từ 50 –  60 % so với dịch enzyme) không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ,

    không làm biến tính enzyme. Với pepsin người ta hay dùng NaCl (20 –  25%) vì muối

    này rẻ, dễ tìm, không ảnh hưởng đến hoạt tính của E…. 

      Tinh sạch 

    Sau khi kết tủa E, ly tâm, phần E tủa lúc này còn chứa nhiều tạp chất như protein,

    muối, các chất có trọng lượng phân tử thấp khác, chất màu…. Nên ta cần tiến hành

    tinh sạch theo các biện pháp sau: -  Tách chất có trọng lượng phân tử thấp (như muối..) bằng phương pháp thẩm tích

    qua màng bán thấm. 

    -  Tách một phần các chất tạp  bằng nồng độ rượu thấp (40 –  45%) khi đó E chủ yếu

    nằm trong dung dịch. 

    -  Có thể hòa tan E bằng lượng nước tối thiểu, lọc bỏ chất không tan, rồi kết tủa lại

     bằng rượu cao độ. 

    -  Hiện nay việc chiết tách, tinh sạch E đã được tiến hành với hiệu suất tương đối cao

     bằng các kỹ thuật hiện đại như lọc gel, hấp phụ chọn lọc, sắc ký trao đổi ion…. 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    12/45

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    13/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  12 

    10 Phễu Ф 60 cái 3

    11 Bình định mức 250  Cái 1

    C.THIẾT BỊ: 

    STT TÊN THIẾT BỊ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Máy đo quang phổ  Cái 2

    Cả lớp 2 Cân 2 số  Cái 2

    3 Máy ổn nhiệt  Cái 1

    4 Máy khuấy từ  Cái 1

    5 Máy Votex Cái 2

    Tổ 1: Pha dung dịch casein 12 mM: Cân 2g casein vào cốc pha, thêm vào khoảng

    20-30 ml dung dịch NaOH 0,5N, đặt lên máy khuấy từ ở 50-600C khuấy cho casein

    tan hết, vẫn để dung dịch trên máy khuấy từ, tiếp tục khuấy nhưng không gia nhiệtnữa; dùng HCl có nồng độ tương ứng nhỏ vào từ từ đến khi pH đạt từ 7,5 -8 (nhớ

    nhỏ HCl vào từ từ để tránh casein bị tủa và pH tăng quá nhanh), dùng đệm

     phosphate pH = 8 định mức đến 200 ml.

    Tổ 2: Pha dung dịch đệm phosphate:

    -  Dung dịch Na2HPO4 1/15M: hòa tan 23,9 g Na2HPO4.12H2O trong nước vừa đủ

    1000 ml.

    Dung dịch KH2PO4 1/15M : hòa tan 9,07 g KH2PO4 trong nước vừa đủ 1000ml. 

    Trộn 969 ml Na2HPO4 1/15M với 31 ml KH2PO4 1/15M thu được 1000 ml dung

    dịch đệm phosphate pH = 8 

    Tổ 3: Pha dung dịch chuẩn Tyrosine (1mM): 181,19 mg Tyrosine hòa tan trong

    HCl 0,2N đủ 1 lít. 

    Tổ 4: Pha dung dịch savinase 2%: Hút 8 ml enzyme Savinase thương mại hòa tan

    trong 392 ml nước cất.

    3. NỘI DUNG

    Thông số động học của enzyme là tốc độ phản ứng Vmax và hằng số Michaelis

    Km. Tốc độ của phản ứng trong một giới hạn nào đó phụ thuộc vào nồng độ cơ chất có

    trong môi trường. Khi enzyme chưa bị bão hòa bởi cơ chất thì tốc độ phản ứng vẫn tỷ

    lệ thuận với nồng độ cơ chất. 

    Do đó chúng tôi khảo sát biến thiên vận tốc phản ứng thuỷ phân casein của

    savinase  bằng cách thay đổi nồng độ casein từ 2.4  –  12 mM để tìm khoảng nồng độ

    casein mà trong đó enzym chưa bị bão hoà bởi cơ chất.  

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    14/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  13 

    Xây dựng đường thẳng tương quan giữa vận tốc thuỷ phân của enzym và nồng

    độ cơ chất theo phương trình Lineweaver –  Burk

    Enzyme Savinase được sản xuất bởi quá trình lên men của các vi sinh vật biếnđổi gen ( Bacillus amyloliquefaciens). Sau khi kết thúc quá trình lên men,  savinase 

    được tách chiết và tinh sạch từ các sản phẩm lên men. Enzyme này được ứng dụng

    trong việc sản xuất bột giặt, nước rửa chén vì chúng giúp tẩy sạch các vết bẩn trên

    quần áo có nguồn gốc từ thức ăn: trứng, thịt...hoặc vết máu, bùn...Savinase  có tác

    dụng thủy phân protein thành các peptide ngắn, tan trong nước.

    Enzyme Savinase hoạt động trong môi trường kiềm cao, pH dao động từ 8 –  12

    (tối ưu pH = 10), nhiệt độ hoạt động của nó từ 20 -600C (tối ưu ở 550C), được  bảo

    quản ở nhiệt độ từ 3 –  50C.

    3.1. Lập đƣờng chuẩn Tyrosine

     Nhóm cử 1 tổ chẵn, 1 tổ lẻ làm đường chuẩn 

    Ống nghiệm  0 1 2 3 4 5

    Dd tyrosine chuẩn (ml)  0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

    Tyrosine tương ứng (µmol)  0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

    HCl 0.2N (ml) 5 4.8 4.6 4.4 4.2 4

     NaOH 0.5N 10Folin pha loãng 3 lần 1

    Lắc mạnh, để yên trong 10 phút

    Đo OD (Abs) tại λ =660 nm 0 ? ? ? ? ?

    Dựng đường chuẩn tyrosine biểu diễn sự tương quan giữa lượng tyrosine và OD.

    Ống 0 là ống mẫu, các ống khác là ống thí nghiệm. 

    3.2. Xác định thông số động học của enzyme savinase Tiến hành thí nghiệm 

    Ống nghiệm  0 1 2 3 4 5

    Casein 12 mM (ml) 0 1 2 3 4 5

    Đệm phosphate (ml)  5 4 3 2 1 0

     Nồng độ Casein (mM)  0 2.4 4.8 7.2 9.6 12

    Savinase 2% (ml) 5 

    Để yên ở 50-55 C trong 2 phút

    TCA 5% (ml) 5 Để yên 15 phút, lọc lấy dịch bên dưới 

    S

    1.

    v

    v

    1

    v

    1

    max

    M

    max

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    15/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  14 

    Ống nghiệm  0 1 2 3 4 5

    Dịch lọc  5

     NaOH 0.5N (ml) 10 

    Folin pha loãng 3 lần 

    (ml)

    1

    Lắc mạnh, sau đó để yên trong 10 phút 

    Đo OD (Abs) 

    tại λ =660 nm 0 ? ? ? ? ?

    Dựa vào đồ thị chuẩn ta suy ra lượng Tyrosine tương ứng. 

    Ống nghiệm  1 2 3 4 5

    OD (y)Lượng tyrosine (x)

    Tính vận tốc phản ứng (V) ở các nồng độ cơ chất tương ứng:  

    V = d(P)/dt = Lượng tyrosine/thời gian.

    Lập đồ thị thể hiện mối tương quan giữa 1/S và 1/V dựa vào bản sau: 

    Ống nghiệm  1 2 3 4 5

    Lƣợng casein (S) 

    1/S

    V

    1/V

    Sử dụng phần mềm Excel hoặc áp dụng phương pháp bình phương cực tiểu để

    xây dựng đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ cơ chất tới tốc độ phản ứng.

    Tham khảo bài 10 trang 66 sách Thí nghiệm hóa sinh thực phẩm Trần Bích

    Lam NXB ĐHQG TP HCM 

    4. BÁO CÁO

    1. Vẽ đồ thị tương quan giữa 1/S và 1/V dựa trên kết quả thực nghiệm. 

    2. Xác định thông số động học Km và Vmax.

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ 

    Theo yêu cầu chung môn học.

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    16/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  15 

    BÀI 2. TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH BROMELINE 

    1. MỤC ĐÍCH 

    Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng: 

    Viết quy trình tách chiết, thu nhận dung dịch enzyme bromeline thô. -  Xác định hoạt tính enzyme bromeline.

    -  Viết quy trình thu nhận enzyme bromeline ở dạng paste .

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT 

     ảng 2.1. Các hóa chất dụng cụ thiết bị sử dụng trong bài thực hành 

    (cho nhóm gm sinh viên 

    A. HÓA CHẤT 

    STT TÊN HÓA CHẤT  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ1 (NH4)2SO4  gam 100 PTN

    2 Cồn 90o  lit 3

    3 Thơm (dứa) xanh trái 5 HS mua

    4 Vải lọc  m 1

    5 DD NaOH 0.5 N ml 250

    6 DD NaOH 1.0 N ml 100

    7 DD HCl 0.2 N ml 300

    8 DD HCl 2 N ml 100

    9 Folin Ciocaltue ml 80

    10

    Acid tricloacetic TCA

    (Cl3COOH) 5% ml 200

    11 KH2PO4  1M ml 100

    12 Hemoglobin gam 5,0

    13 Tyrosine gam 3

    14 Urê gam 80

    15

    Túi colodion hoặc

    cellophane túi 10

    16

    Đệm phosphate có pH = 7,

    nồng độ 0,01M  lit 3

    17  Nước cất 2 lần  lit 3

    18 Giấy lọc  Hộp  1

    B. DỤNG CỤ 

    STT TÊN DỤNG CỤ  QUY CÁCH SL/ĐVT GHI CHÚ

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    17/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  16 

    1 Ống đong 50ml  Cái 1

    1 tổ 

    2 Ống nghiệm phi 18  Cái 10

    3 Giá ống nghiệm  Cái 1

    4 Pipep man 100 -1000µl Cái 1

    5 Pipep 1ml Cái 16 Pipep 2ml Cái 1

    7 Pipep 5ml Cái 1

    8 Phễu thủy tinh  Cái 1

    9 Bình tia nước cất  Cái 1

    10 Dao inox Cái 1

    11 Quả bóp  Cái 1

    12 Bình định mức 100  Cái 1

    13 Cốc 100  cái 3

    14 Bình tam giác nút mài 100 cái 1

    15 Đũa thủy tinh  cái 10

    cả lớp 16 Cốc thủy tinh 500ml  Cái 2

    17 Cồn kế 50-100 Cái 1

    18 Cốc thủy tinh 1000ml  Cái 10

    C.THIẾT BỊ

    STT TÊN THIẾT BỊ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ1 Máy đo quang phổ  Cái 2

    cả lớp 

    2 Cân 2 số  Cái 1

    3 Máy ly tâm 6000v/p Cái 1

    4 Máy xay sinh tố  Cái 1

    5 Máy khấy từ  Cái 2

    Chuẩn bị hóa chất:

     

    Tổ 5: Pha dung dịch acid Trichloroacetic 5%: Cân 5 g pha với nước cất thành 100ml.

      Tổ 6: Pha Dung dịch đệm KH2PO4  1M: Cân 13.6 g pha với nước cất thành

    100ml.

      Tổ  7: Pha dung dịch Tyrosine 1/400N mẫu: Cân 45 mg Tyrosine pha trong

    100ml HCl 0.2N.

      Tổ 8: Pha dung dịch Hemoglobin 2%: Cân 2g Hb + 36g Ure + 8 ml dung dịch  

     NaOH 1N hòa trong 40 ml nước cất. Để ở 25o

    C trong 60 phút. Thêm 10 ml dung dịch

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    18/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  17 

    đệm KH2PO4 1M, điều chỉnh lại pH =6 với dung dịch HCl 2N. Thêm nước đầy tới

    vạch mức 100ml. Bảo quản trong tủ lạnh.

    3. NỘI DUNG 

    3.1. Nguyên tắc 

    Bromeline là một enzyme thuộc nhóm protease có nhiều trong trái thơm. Chúng tatiến hành khảo sát bromeline qua khả năng thủy phân các cơ chất protein

    (Hemoglobin, Casein, Albumin….) tạo ra các sản phẩm tan trong dung dịch TCA là

    các peptide có chứa Tyrosine. Việc định lượng Tyrosine bằng phản ứng màu với thuốc

    thử Folin –  Ciocalteu cho biết hoạt động thủy phân của enzyme. 

    3.2. Chiết dịch thơm có chứa Enzyme 

     Nguyên liệu: ngọn (đỉnh sinh trưởng), vỏ quả, thịt và lõi thơm. 

    Tổ 3:  Dứa gọt vỏ, bỏ lõi, cân khối lượng m (g), xay nhỏ  bằng máy xay sinh tố  lọc qua vải màn 2 lớp 1 lần, qua bông 1 lần, bỏ cặn, thu dịch  ly tâm 4500 vòng /10

     phút  thu V ml dịch lọc thô có chứa bromeline. Chia về các tổ, mỗi tổ 50 ml thực

    hiện thí nghiệm: 10ml dành cho thử hoạt tính, 20ml dành cho tủa bằng Ethanol, 20ml

    dành cho tủa bằng muối (NH4)2SO4.

    Quy trình trích ly và thu nhận bromeline dạng thô 

    3.3. Phƣơng pháp tủa bromelinea.  Phƣơng pháp tủa bằng dung môi hữu cơ (Ethanol 80%, Aceton) 

    Làm sạch 

     Nghiền ép, xay nhuyễn 

    Lọc 

    Ly tâm 4500 v/ 10ph

    Dứa 

    Dịch enzyme thô 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    19/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  18 

    Cơ sở: độ hòa tan của  protein phụ thuộc vào sự tương tác của các nhóm tích

    điện trong phân tử  protein với các phân tử nước.  Sự tương tác đó (còn gọi là sự

    hydrate hóa) sẽ bị giảm xuống khi thêm vào dung dịch enzyme các dung môi hữu cơ  

    (ethanol, isopropanol, acetone hoặc hỗn hợp các loại rượu). Tiến hành ở nhiệt độ thấp

    (≤ 5

    0

    C), có tác dụng tốt đến độ ổn định của enzyme. Khi kết tủa, chú ý lấy nhanh kếttủa ra khỏi dung môi bằng cách dùng máy li tâm. Phương pháp này  lợi thế là không

    cần loại muối, nhưng nhược điểm là hay có màu. 

    Độ hòa tan của protein trong dung dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong

    số đó là hằng số điện môi của dung dịch. Nhìn chung, những phân tử dung môi có

    hằng số điện môi lớn (như nước, dimethylsulphoxid) có thể ổn định tương tác giữa

    chúng với các phân tử protein và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa tan của protein

    trong dung dịch.  Ngược lại, các dung môi với hằng số điện môi nhỏ (aceton, ethanol)

    ngăn cản sự phân tán của các phân tử protein trong môi trường. Do đó, độ hòa tan củanhững phân tử protein giảm và xảy ra kết tủa do sự làm giảm hằng số điện môi hiện

    hữu của môi trường. Điều này có được bằng cách thêm một dung môi hòa tan trong

    nước như aceton vào dung dịch chứa protein. Sự tủa bằng aceton hoặc ethanol 80% có

    nhiều thuận lợi hơn vì nó tương đối rẻ, có sẵn ở dạng tinh khiết với  ít chất tạp nhiễm

    gây độc hay ức chế đối với enzym, do nhiệt độ bay hơi của dung môi thấp nên dễ tách

     bỏ dung môi khỏi chế phẩm enzym bằng phương pháp sấy nhẹ bằng quạt gió. 

    Quy trình kết tủa enzym Bromeline bằng cồn 80% 

    Tủa cồn 4oC / 1 giờ

    Ly tâm 4500 v/p10 hút

    Thu tủa 

    Sấy khô 

    Bỏ dịchtrong

    Cồn 80%, 40C Dịch enzyme thô 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    20/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  19 

    Lưu ý: Phối trộn cồn với dịch dứa theo tỉ lệ 4:1 (1 dứa : 4 cồn).

    Phƣơng pháp tủa bằng muối:

     Người ta có thể dùng muối (NH4)2SO4, NaCl… để tủa protein vì các muối này

    vừa làm trung hòa điện (do các ion tác động tương hỗ với các nhóm tích điện trái dấu),vừa loại bỏ lớp vỏ hydrat của phân tử protein. Các protein khác nhau có thể bị kết tủa

    với nồng độ muối khác nhau, vì vậy có thể dùng muối để tách riêng các protein ra khỏi

    hỗn hợp của chúng.

    Quy trình thu nhận enzym Bromeline bằng muối (NH4)2SO4

     Lưu ý : Để có  muối  (NH4)2SO4  bão hòa 70%, ta phối trộn với tỷ lệ 47,2g muối

    trong 100ml nước thơm. 

    Kết quả: Hãy tính hàm lượng protein có trong 100g nguyên liệu ban đầu. 

    Phƣơng pháp thẩm tích 

    Để loại bỏ muối khoáng và các loại đường... là các tạp chất có   phân tử lượng

    thấp, người ta thường dùng phương pháp thẩm tích   (dialysis) đối nước hay đối các

    dung dịch đệm loãng hoặc bằng cách lọc qua gel sephadex.

    Cách làm thẩm tích như sau: cho dung dịch enzyme vào   túi colodion hoặccellophane (thông thường  người ta dùng cellophane tốt  hơn), sau đó đặt cả túi vào

    Để yên, ở nhiệt độ

     phòng 30 phút

    Ly tâm 4500 v/p, trong10 hút

    Thu tủa  Bỏ dịchtrong

    Thẩm tích 

    Bromeline

    Sấy khô

    Dịch enzyme thô Ammonium sulfate70% bão hòa

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    21/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  20 

    nước cất hoặc dung dịch đệm pha loãng (như   đệm phosphate có pH = 7, nồng độ

    0,01M chẳng hạn). Màng cellophane là màng bán thấm, có kích thước lỗ cho các chất

    có phân tử nhỏ xuyên và đi qua vào các dung dịch đệm loãng theo định luật khuếch

    tán. Còn lại trong màng là các chất protein có phân tử lớn.

    Có thể tăng tốc độ thẩm tích khi khuấy dung dịch rửa bằng máy trộn cơ học haymáy trộn từ hoặc là quay chậm túi nhờ động cơ không lớn. Khi thẩm tích các p rotein

    thường người ta tiến hành tất cả các thao tác ở môi trường lạnh. 

    Hình 1. Thẩm tích để loại muối (NH 4 )2SO4 trong kết tủa protein 

    3.3. Khảo sát hoạt tính enzyme Thực hiện 3 ống nghiệm theo như bảng sau: 

    Dung dịch  Ống Tyrosin

    (ml)

    Ống mẫu

    (ml)

    Ống không

    (ml)

    Dung dịch Hb 2% trong đệm

     phosphate

    2.5 2.5 2.5

    Để yên ở 35,5

    0

    C trong 5 phútAcid Trichlororacetic 5% 5 0 5

    Dung dịch HCl 0.2N  0 0.5 0.5

    Dung dịch Tyrosine 1/400N 0.5 0 0

    Dịch thơm có chứa enzyme

    Bromeline

    0 0.5 0

    Lắc đều. Để yên ở 35o5C trong 10 phút

    Dd Acid Trichlororacetic 5% 0 5 0

    Dịch thơm có chứa Enzyme 0.5 0 0.5

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    22/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  21 

    Bromeline

    Lắc đều, để yên 10 phút ở 250C,

    Lọc 

    Dịch lọc (ml)  2.5 2.5 2.5

     NaOH 0.5N (ml) 5Folin (ml) 1

    Lắc đều, để yên 15 phút 

    Đo OD (λ=578 hoặc 660nm)  ODT =? ODM=? ODC=?

    3.3 Kết quả

    Hoạt tính  enzyme Bromeline được biểu thị là số g Tyrosine sinh ra do sự thủy

     phân Hb của enzym có trong 1 ml dung dịch hay 1 mg hỗn hợp chứa Bromeline trong

    1 phút.Hoạt tính này đựơc tính theo công thức : 

    X = 450 ODM  1 X1 (UI/ ml).

    OD T  10 X2Với :  X1: ml dung dịch Tyrosine chuẩn 

    X2: ml dung dịch chứa enzyme 

    OD T = OD T - ODC

    OD M = ODM - ODC

    (Tham khảo trang 63 Thực tập lớn sinh hóa  –  Lâm Thị Kim Châu) 

    4. BÁO CÁO

    1.  Nêu nguyên tắc khảo sát hoạt tính Bromeline dựa vào mật độ quang? 

    2. Giải thích các bước tiến hành thí nghiệm trong bài ?

    3. Xây dựng công thức tính và giải thích ý nghĩa của các đơn vị  ?

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ 

    Theo yêu cầu chung môn học 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    23/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  22 

    BÀI 3. TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ PEPSIN

    BẰNG PHƢƠNG PHÁP ANSSON 

    1. MỤC ĐÍCH 

    - Tách enzyme pepsin từ dạ dày heo.

    - Xác định hoạt độ enzyme thô.

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT 

     ảng  3.1. Các hóa chất dụng cụ thiết bị sử dụng trong bài thực hành 

    (cho nhóm gm sinh viên 

    A. HÓA CHẤT 

    STT TÊN HÓA CHẤT  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 HCl 0,5% Lít 1

    2 Acetone Lít 1

    3 NaCl 25% Lít 1

    4 Thuốc thử Folin  ml 100

    5 TCA 5% ml 200

    6

    Hemoglobin 2% trong HCl

    0.06N

    ml 200

    7 Dung dịch chuẩn tyrosine  ml 50

    8 Dd NaOH 0,5 N ml 5009 HCl 0,2N ml 500

    10 Vải lọc  m 1

    HS mua11 Dạ dày heo (bò)  Kg 1

    12 Sữa đặc ông thọ vỉ  Vỉ  1

    13  Nước cất 2 lần  Lít 4

    Cả lớp 

    14 Giấy lọc  Hộp  1

    15 Giấy nhôm  Quận  1

    16 CaCl2 0,01M ml 150

    B. DỤNG CỤ 

    STT TÊN DỤNG CỤ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Dao inox + thớt  Cái 1 Mượn trước 24h 

    2 Kéo Cái 1

    3 Tam giác 250 nút mài cái 1

    4 Ống đong 25ml  Cái 1 1 tổ 

    5 Cốc thủy tinh 100ml  Cái 26 Ống nghiệm Ф18 Cái 12

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    24/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  23 

    7 Phễu thủy tinh  Cái 1

    8 Pipet 1ml Cái 1

    9 Pipet 2ml Cái 1

    10 Pipet 5ml Cái 1

    11 Pipet 10ml Cái 112 Giá ống nghiệm  Cái 1

    13 Quả bóp cao su  Cái 1

    14 Kẹp ống nghiệm  Cái 1

    15 Bình tia Cái 1

    16 Đũa thuỷ tinh  Cái 1

    17 Cốc thủy tinh 500ml  Cái 1

    18 Cốc thủy tinh 1000ml  Cái 2

    Cả lớp 19 Bình định mức 100ml  Cái 1

    20 Chậu thủy tinh Cái 1 Mượn trước 2 ngày 

    C.THIẾT BỊ

    STT TÊN THIẾT BỊ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Máy đo quang phổ  cái 2

    2 Cân 2 số  cái 1 Mượn trước 2 ngày 

    3 Tủ ấm  cái 1

    4 Máy xay sinh tố có cối xaythịt  cái 1

      Tổ 9: Pha thuốc thử Folin:  pha loãng 3 lần bằng nước. 

      Tổ 10: Dung dịch chuẩn Tyrosine 1mM: 181,19mg Tyrosine hòa tan / HCl 0,2N đủ

    1 lít.

    3. NỘI DUNG 

    3.1. Nguyên tắc:Pepsin được giải phóng từ màng nhầy dạ dày động vật do sự tự phân trong môi

    trường acid loãng. Dung dịch sau tự phân có chứa pepsin dạng hòa tan và các thành

     phần protein khác. Sự tinh sạch enzyme có thể thực hiện sau khi đã thu nhận đựơc chế

     phẩm enzyme thô nhờ vào các tác nhân gây tủa. 

    Trong môi trường acid, pepsin  (pepsin A, EC 3.4.23.1) phân giải được

    Hemoglobin thành Tyrosine và Tryptophane hòa tan trong TCA. Xác định hàm lượng

    tryosine và triptophane nhờ vào thuốc thử Folin –  Ciocalteu.

    3.2. Thu nhận dung dịch enzyme + Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    25/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  24 

    Dạ dày bò (hoặc heo) mới giết mổ, xử lý thô sau đó được bảo quản trong điều kiện

    nhiệt độ thấp với sự có mặt chloroform 5%. Thời gian tối đa cho quá trình bảo quản là

    48 giờ. Cân khối lượng niêm mạc m1 (g). 

    + Tự phân enzyme:

    Tách lớp niêm mạc thô từ dạ dày, xay nhỏ với máy xay sinh tố trong dung dịchHCl 0.5% (tỉ lệ 1:2 theo khối lượng). Sau đó cho vào chậu thuỷ tinh lớn, đậy kín, để

    yên ở nhiệt độ 40 –  420C trong bể ổn nhiệt với thời gian 24 - 28 giờ.

    Tiến hành lọc dung dịch qua vải lọc (từ 2- 4 lần), loại bỏ tạp chất  bằng cách lọc

    qua bông. Thu được dung dịch có enzyme thô được dùng tiến hành thử hoạt tính.

    + Thu chế phẩm pepsin thô:

    Tiến hành thu kết tủa pepsin bằng dung dịch muối NaCl 25% (hoặc dung môi

    aceton lạnh) với tỷ lệ 1:4, cho từ từ dung dịch muối vào kết hợp với khuấy đảo liên tục

    để tránh sinh nhiệt trong hỗn hợp. Thời gian từ 5 –  10 phút, nhiệt độ khoảng 50C.Tiến hành ly tâm với tốc độ 6000/phút trong 15 phút. 

    Với tác nhân tủa là muối trung tính cần qua thẩm tích để giải phóng bớt lượng

    muối trong hỗn hợp. Sau đó tiến hành sấy khô bằng máy sấy không khí, nhiệt độ 30 –  

    400C khoảng 1 –2 giờ. Đối với tác nhân tủa là aceton thì để khô tự nhiên dưới quạt gió

    từ 3-4 giờ. Cân khối lượng chế phẩm m2 (g).

    Chế phẩm tự nhiên có dạng bột màu trắng hay hơi vàng, vô định hình và có mùi

    nước thịt, vị hơi chua. Người ta có thể thêm vào chế phẩm chất nền như tinh bột hay

    dextrin để bảo quản. Điều kiện giữ chế phẩm cần khô, kín (trong lọ màu) và ở nhiệt độ

    50C.

    + Hiệu suất chiết tách đựơc tính bằng công thức: 

    Khối lượng chế phẩm (m2) . 100%

    K hối lượng niêm mạc thu nhận (m1)

    3.3. Lập đƣờng chuẩn Tyrosine 

    Lập 6 ống nghiệm theo tuần tự sau: 

    (1mol =103mmol = 106  mol) 

    Ống  0 1 2 3 4 5

    Tyrosine chuẩn 1mM (ml) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1

    HCl 0,2 N (ml) 5 4,8 4,6 4,4 4,2 4

     NaOH 0,5 N (ml) 10

    Folin pha loãng 3 lần (ml) 3

    Lượng tyrosine (mol ) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1

    Lắc mạnh sau 5-10 phút

    OD660nm  0 ? ? ? ? ?

    =

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    26/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  25 

    Dựng đường chuẩn Tyrosine biểu diễn sự tương quan giữa lượng Tyrosine và OD

    (Ống 0 là ống kiểm chứng (KC) . Các ống khác là ống thí nghiệm (TN) ).

    3.4. Xác định hoạt tính Pepsin (hoạt tính chung) trong mẫu chế phẩm

    Enzyme.

    Lấy 2 ống nghiệm dán nhãn và làm theo thứ tự như bảng sau:Chất dùng  Ống 1 (mẫu thí nghiệm)  Ống 2 (mẫu kiểm chứng) 

    Hb 2% ở 25oC (ml) 5

    TCA 5% (ml) 0 10

    Enzyme pepsin (ml) 0,1

     Nước (ml) 0,9

    Thời gian  Giữ 10 phút ở 35,5oC Không cần giữ 10 phút

    TCA 5% (ml) 10 0Sau 30 phút đem lọc lấy dung dịch  

    Hút 5ml dung dịch lọc từ hai ống nghiệm 

    chuyển sang ống nghiệm mới 

    Ống nghiệm  1 2

     NaOH 0,5 N (ml) 10

    Lắc mạnh 

    Folin pha loãng 3lần (ml) 

    3

    Lắc đều, để yên sau 5-10phút

    OD ở  = 660 nm ODTN = ? ODKC = ?

    Tính OD = ODTN  –  ODKC. Dựa vào đồ thị chuẩn ta suy ra lượng Tyrosine .

    4.4. Tính toán

    a. Định nghĩa đơn vị Ansson (trang 116 Mục 6, TN CNSH tập 1-  Nguyễn

    Đức Lượng chủ biên).Lượng Enzyme tối thiểu trong điều kiện chuẩn (6 ml dịch ủ, 100mg

    hemoglobin, nhiệt độ 35.5oC) thuỷ phân  hemoglobin trong một phút tạo thành sản

     phẩm hòa tan trong TCA, phản ứng với thuốc thử Folin tạo dung dịch màu có OD

    tương ứng 1 mol Tyrosin.

    b. Công thức tính

    Hoạt tính pepsin được tính theo phương pháp Ansson biểu thị bằng số đơn vị Ansson.  

    mol Tyrosin *3,2 * 1,82

    Số đơn vị hoạt độ Ansson =t*v 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    27/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  26 

    a: Tỉ lệ thể tích mẫu thí nghiệm (16/5) 

    v: Thể tích dung dịch đem xác định (0,1ml) 

    t : Thời gian thuỷ phân 10 phút 

    1,82: hằng số giá trị cường độ màu ở 25OC.

    3.5. Xác định hoạt độ đông tụ sữa a. Nguyên tắc: 

    Xác định hoạt độ đông tụ sữa của pepsin dựa vào thời gian cần thiết để làm

    đông tụ dung dịch sữa đã loại béo có nồng độ xác định. Công thức tính: 

    F = 1/(E.t)

    Trong đó, F là hoạt độ đông tụ sữa; E là lượng enzyme tham gia (mg); t là thời

    gian (phút hoặc giây). 

    b.Tiến hành: 

    Cân 5g sữa đặc hòa tan trong 100 ml dung dịch CaCl2 0,01N. Hút 5 ml dungdịch cho vào một ống nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch enzyme pepsin, lắc nhẹ, để ở

    nhiệt độ phòng. Ghi nhận thời gian từ khi cho enzyme vào đến khi sự kết tủa protein

    của sữa xuất hiện. 

    4. BÁO CÁO

    1. Giải thích tại sao phải chiết pepsin trong môi trường acid ? 

    2. Tính hiệu suất thu nhận chế phẩm? 

    3. Mô tả chế phẩm thu được. 4. Xác định hoạt tính pepsin theo Ansson?

    5. Xây dựng đường chuẩn tyrosine? 

    6. Xác định hoạt độ đông tụ sữa F?  

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ 

    Theo yêu cầu chung môn học 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    28/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  27 

    BÀI 4. NHÂN SINH KHỐI SACCHAROMYCES CEREVI SIAE  

    ĐỂ THU NHẬN ENZYME INVERTASE

    1. MỤC ĐÍCH 

    - Pha môi trường Han sen nuôi cấy Saccharomyces cerevisiae.

    - Thực hiện giữ giống Saccharomyces cerevisiae. 

    - Nhân giống cấp 1 - cấp 2 Saccharomyces cerevisiae. 

    - Thu nhận sinh khối Saccharomyces cerevisiae.

    - Quan sát hình thái của tế bào Saccharomyces cerevisiae. 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ - HA CHẤT- MẪU VẬT 

     ảng 4.1. Các hóa chất dụng cụ thiết bị sử dụng trong bài thực hành 

    (cho nhóm gm sinh viên 

    A. HÓA CHẤT 

    STT TÊN HA CHẤT  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ 

    1  Nước cất 2 lần  Lít 3 Pha MT

    2 NaOH 10% Ml 10Chỉnh pH 

    3 HCl 10% Ml 10

    4 Cồn 700 Lít 1 Khử trùng 

    5 Cồn 900

    Lít 16 Agar Gam 30

    7 Bông thấm  Gam 500

    8 Bông không thấm  Gam 500

    9 Giấy pH Thếp  4

    10 Glucose Gam 75

    11 Tripton Gam 15

    12 KH2PO4  Gam 5

    13 MgSO4.7H2O Gam 3

    14 NaCl Gam 20

    15

    Thuốc nhuộm xanh

    methylen 0,1% Ml 20

    Giấy báo 1kg, tick dán 100 cái, khăn tay 2 cái, kéo 1 cái sinh viên chuẩn bị  

    B.  DỤNG CỤ STT TÊN DỤNG CỤ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Ống nghiệm Ф 18 nút vặn  Cái 4/ tổ  Lưu lại 1 tuần 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    29/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  28 

    2 Tam giác 250 Cái 1/tổ 

    3 Tam giác 500 Cái 8 cả lớp 

    4 Cốc thủy tinh 100ml  Cái 1

    1 tổ 

    Sau 48h mượnque cấy và đèn

    cồn 

    5 Cốc thủy tinh 250ml Cái 1

    6 Ông đong 25ml  Cái 17 Phễu thủy tinh  Cái 1

    8 Pipet 10ml Cái 1

    9 Pipet 1ml Cái 1

    10 Pipet 5ml Cái 1

    11 Bình tia Cái 1

    12 Đũa thủy tinh  Cái 1

    13 Que cấy  Cái 2

    14 Đèn cồn  Cái 2

    15 Quả bóp  Cái 1

    16 Lam-lamen Cái 1

    17 Cốc 1000ml  Cái 3 Cả lớp 

    C . THIẾT BỊ 

    STT TÊN THIẾT BỊ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Tủ cấy  Cái 1 Cả lớp 

    Tủ ấm, máy lắcsử dụng lưu

    trong 1 tuần 

    2  Nồi hấp  Cái 13 Cân phân tích Cái 1

    4 Tủ ấm  Cái 1

    5 Lò vi ba Cái 1

    6 Máy lắc  Cái 1

    7 Kính hiển vi  Cái 1 1 tổ 

     Dung dịch xanh methylen (methylene blue) 0,1%

     

    -  Xanh methylen: 1g

    -   Nước cất: 1000ml

    (Có thể pha thành dung dịch 1% sau đó lọc rồi  pha loãng thêm 10 lần  bằng nước cất).

    3. NỘI DUNG

    Sinh khối nấm men Saccharomyces cerevisiae là những tế bào sống được ứng dụng

    trong: sản xuất đồ uống lên men, sản xuất bánh mì, sữa chua...và trong y học như sản

    xuất thuốc hỗ trợ tiêu hóa biolactovin... Ngoài ra Saccharomyces cerevisiae còn được

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    30/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  29 

    quan tâm nhiều  trong lĩnh vực thu nhận  enzyme invertase để  thủy phân đường

    sacchrose thành đường nghịch đảo.

    3.1 Chuẩn bị pha môi trƣờng 

    Thành phần môi trƣờng Hansen (g/l): Glucose 50 Tryptone 10 g

    MgSO4.7H2O 2 g  Nước  1000 ml

    KH2PO4 3 g Agar 20 g

     pH 5-6

    Môi trường lỏng Hansen không cho agar trong thành phần môi trường. Phân phối môi

    trường vào dụng cụ chứa, dán nhãn, ghi ngày giờ tên người pha chế. Hấp khử trùng

    môi trường ở nhiệt độ 1210 C, 15 phút.

    C huẩn bị: 

    Tổ 1: Pha môi trƣờng giữ giống nấm men: cân pha 200 ml môi trường Hansen đặc 

    (pha vào cốc 250 ml, đun sôi để tan hết agar ), sau đó phân phối cho mỗi tổ 20 ml chứa

    trong 2 ống nghiệm (10 ml/ống). 

    Tổ 2: Pha môi trƣờng nhân giống cấp 1 Hansen lỏng: cân pha 200 ml môi trường

    Hansen lỏng (cân các thành phần hóa chất trừ Agar vào cốc 250 ml, bổ sung nước cho

    đủ 200 ml, khuấy tan, không đun), sau đó phân phối cho mỗi tổ 20 ml chứa trong 2

    ống nghiệm (10 ml/ống). 

    Tổ 3: Pha môi trƣờng nhân sinh khối - Hansen lỏng: cân pha 1000 ml môi trường

    Hansen lỏng (cân các thành phần hóa chất trừ Agar vào cốc 1000 ml, bổ sung nước

    cho đủ 1000 ml, khuấy tan, không đun), sau đó phân phối cho mỗi tổ  100 ml chứa

    trong bình tam giác 250 ml.

    Tổ 4: chuẩn bị 4 bình tam giác 500 ml có chứa 400 ml nước cất, đậy nút bông, bao

    gói.

    Tổ 5: chuẩn bị 4 bình tam giác 500 ml có chứa 400 ml nước muối NaCl 0,85% (0,85 g

    trong 100 ml), đậy nút bông, bao gói.Tổ 6: Đem toàn bộ phần chuẩn bị hấp khử trùng ở nhiệt độ 1210 C, 15 phút.

    Sau khi hấp xong lấy môi trường ra khỏi nồi hấp, tổ 6 đem môi trường nhân

    sinh khối, NaCl 0,85% và nước cất để nguội, bảo quản trong nhiệt độ phòng, để sử

    dụng sau 48h.

    Các tổ chỉ sử dụng môi trường giữ giống làm 2 ống thạch nghiêng và 2 ống môi

    trường nhân giống cấp 1 để cấy trong buổi thực hành này.

    3.2. Cấy truyền giữ giống

    Vệ sinh khu vực tổ bằng cồn 70%, chuẩn bị cấy truyền.  

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    31/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  30 

    -  Tất cả các tổ sử dụng ống giống nấm men Saccharomyces cerevisiae giáo viên

    cung cấp cấy truyền vào 2 ống thạch nghiêng đã chuẩn bị.

    -  Lấy một vòng que cấy sinh khối nấm men, cấy zic zac trên ống thạch nghiêng. 

    -  Ghi tên tổ/nhóm lớn/ngày cấy vào 2 ống nghiệm, sau đó đem cất lưu ở nhiệt độ

     phòng trong 24 giờ. 

      Tiêu chí đánh giá kết quả của tổ (chụp hình báo cáo):

      Số ống nhiễm trên tổng số ống. Đường cấy đẹp. 

    3.3. Nhân giống cấp 1 

    Các tổ sử dụng ống giống nấm men Saccharomyces cerevisiae (GV cung cấ p),

    lấy 2 vòng que cấy cho vào mỗi ống nghiệm chứa 10 ml môi trường Hansen lỏng (môi

    trường nhân giống cấp 1), khuấy nhẹ. Sau đó nuôi cấy 48 giờ ở  điều kiện phòng.

    3.4. Nhân sinh khối 

    Các nhóm đi theo lịch phân công ở phần phụ lục Lấy giống cấp 1 đưa toàn bộ sinh khối sang bình tam giác 250 chứa 100 ml môi

    trường Hansen lỏng. Sau đó nuôi cấy lắc 150 vòng/1 phút ở 300C trong 72 giờ. 

    3.5 Quan sát hình thái nấm men 

    Quan sát vật kính 40:

    -  Lấy một phiến kính sạch nhỏ lên đó một giọt thuốc nhuộm (xanh methylen).

    Giọt thuốc nhuộm không nên to quá (về sau sẽ tràn khỏi lamelle), cũng không nên

    nhỏ quá (tạo thành nhiều bọt khí khi đậy lamelle).

    Lấy một  vòng sinh khối nấm men (từ ống giống GV cung cấp)  hòa vào giọt

    thuốc nhuộm. Đặt một cạnh của lamelle sát vào phía ngoài giọt mẫu rồi hạ từ từ

    lamelle xuống cho giọt mẫu tràn đều khắp lamelle. Nếu tràn ra ngoài thì dùng giấy lọc

    thấm bớt.

    -  Quan sát ở vật kính 40 và ghi nhận kết quả.  Có thể căn cứ vào mức độ bắt màu

    đậm nhạt để phân biệt được tế bào sống và tế bào chết.

    Quan sát vật kính 100:

    Dùng que cấy, phết dịch nấm men thành một lớp mỏng trên phiến kính.-  Làm khô, cố định và nhuộm đơn bằng xanh methylen như khi nhuộm vi khuẩn.

    -  Quan sát ở vật kính 100 và ghi nhận kết quả. 

    4. BÁO CÁO

    1. Giữ, nhân giống cấp 1, nhân sinh khối có bị nhiễm hay không? (ảnh chụp) 

    2. Hình thái tế bào nấm men quan sát trên vật kính 40, 100? (ảnh chụp) 

    3. Tìm hiểu quy trình rửa tế bào nấm men? 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ 

    Theo yêu cầu chung môn học 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    32/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  31 

    BÀI 5. TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH ENZYME

    INVERTASE TÁCH TỪ  SACCHAROMYCES CEREVI SIAE  

    1. MỤC ĐÍCH 

    -  Tách chiết và thu nhận invertase từ sinh khối Saccharomyces cerevisiae.

    -  Xác định hoạt tính của invertase thô bằng phương pháp đường khử DNS. 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT 

     ảng 5.1. Các hóa chất dụng cụ thiết bị sử dụng trong bài thực hành 

    (cho nhóm gm sinh viên 

    A. HÓA CHẤT 

    STT TÊN HÓA CHẤT  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Saccharose 20g/lit Ml 100 PTN

    2 HCl 0,1N Ml 100

    3 Phenolphtalein 1% Ml 10

    4 Glucose chuẩn 10mg/ml  Ml 40

    5 Thuốc thử DNS  Ml 300

    6  Nước cất 2 lần  lit 4

    7 Giấy nhôm cuộn  Cuộn  1

    8 Đệm acetate 0.1M

     pH=4.5

    ml 600 Lấy trước 48h 

    9 Sinh khối nấm men  g 10 SV chuẩn bị 

    B. DỤNG CỤ 

    STT TÊN DỤNG CỤ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Cốc thủy tinh 1000ml Cái 1 cả lớp 

    2 Bình định mức 100 Cái 1

    3 Ống nghiệm phi 18 Cái 131 tổ 

    4 Giá ống nghiệm  Cái 1

    5 Phễu thủy tinh  Cái 1

    6 Pipet 5ml Cái 1

    7 Pipet 10ml Cái 2

    8 Pipet 1ml Cái 1

    9 Cốc thủy tinh 100ml Cái 2

    10 Bình tia Cái 1

    11 Đũa thuỷ tinh  Cái 1

    12 Quả bóp  Cái 1

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    33/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  32 

    13 Tam giác 100 Cái 1

    14 Bình tam giác 100ml nút

    mài

    Cái 1 Mượn trước 48h 

    C. THIẾT BỊ STT TÊN THIẾT BỊ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Máy Votex Cái 2 Cả lớp 

    2 Bếp điện  Cái 10

    3 Máy phá tế bào bằng

    sóng siêu âm

    Cái 1

    4 Máy đo OD  Cái 2

    5 Xoong nhôm Cái 5

    6 Kính hiển vi  Cái 1 1 tổ 7 Tủ ấm đức  Cái 1 Mượn trước 48h 

    8 Máy ly tâm Cái 2

    9 Cân phân tích 2 số  Cái 1

    Phòng thí nghiệm chuẩn bị: Cân 5g DNS vào 300 ml nước cất vào cốc, hòa

    tan ở 500C, sau đó thêm 5ml dung dịch NaOH 4M. Cuối cùng cho thêm 150g muối 

    tartrat kép hòa tan hoàn toàn rồi cho vào bình định mức bằng nước cất cho đủ 500ml,chứa trong bình thủy tinh sẫm màu.

    Chuẩn 3 ml thuốc thử DNS bằng HCl 0.1N với thuốc thử là phenolphtalein, nếu

    hết 5 - 6 ml HCl là được. 

    3. NỘI DUNG 

    Invertase tên khoa học là β-D-fructofuranoside fructohydrolase (EC 3.2.1.26) là

    một loại enzym thủy phân saccharose thành glucose và fructose (tỉ lệ mol 1:1) còn

    được gọi là đường nghịch đảo. Đường nghịch đảo được sử dụng khá phổ biến trong

    công nghiệp nước giải khát và bánh ngọt.

    Invertase có trong động thực vật, vi sinh vật (đặc biệt là nấm men có khả năng tổng

    hợp invertase cao). Saccharomyces hiện là vi sinh vật được quan tâm nhiều nhất trong

    lĩnh vực lên men tạo invertase.

    Invertase của Saccharomyces gồm hai loại như sau: invertase nội bào có trọng 

    lượng phân tử vào khoảng 135000Da và invertase ngoại bào có trọng   lượng phân tử

    vào khoảng 270000Da.

    Phản ứng thủy phân saccharose do invertase xúc tác như sau:  

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    34/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  33 

    Invertase

    Saccharose (đường không khử)    Glucose + Fructose (đường khử)

    O

    H

    OH

    OH

    H

    OH

    H

    C HOH

    O

    O

    HOH C

    C HOH

    OHHOH

    HOH

    O

    H

    OH

    OH

    H

    OH

    H

    C HOH

    OH

    H

    ++

    OC HOH

    OHHO

    H

    HOH

    HO

    HOH C

     Lượng glucose tạo thành sẽ phụ thuộc vào khả năng phân cắt của enzyme. Người ta

    tiến hành định lượng glucose sinh ra sau thủy phân theo  nhiều phương pháp khác nhau

    như phương pháp Willsteate Schudel để biết được hoạt độ của enzyme (Trang 49-

    T hực tập  sinh hóa lớn - Lâm Thị Kim Châu, Trang 30- T hực tập  sinh hóa cơ sở - Trần

     Mỹ Quan).

    3.1. Thu sinh khối nấm men (Tổ 1: Làm trước 48 giờ theo phân công ở phụ lục)  - Dịch nấm men nhân sinh khối đem đi ly tâm lần 1 (4500 vòng/phút) trong 10

     phút, loại dịch trong, thu hồi sinh khối nấm men.

    - Tiếp tục phối trộn sinh khối nấm men với dung dịch nước muối NaCl (0,85%)

    theo tỉ lệ 1/3 (w/w). Sau đó, tiến hành ly tâm (4500 vòng/phút) trong 10 phút để thu

    nhận sinh khối nấm men Rửa bằng nước cất vô trùng theo tỉ lệ 1/3 (w/w) và giữ lại

    sinh khối nấm men.

    Bảo quản sinh khối nấm men ở 16-200C (ngăn mát của tủ lạnh). 

    3.2. Phá tế bào thu dịch enzyme thô 

    3.2.1. Phƣơng pháp tự phân (Tổ 1: Làm trước 48 giờ theo phân công ở phụ lục) 

    Trong quá trình tự phân nấm men, hệ enzyme tự phân có sẵn trong tế bào nấm

    men được hoạt hóa. Chúng xúc tác phản ứng phân giải các chất có trong  thành tế bào

    nấm men và giải phóng enzyme invertase ra ngoài tế bào. 

    Cân 1g sinh k hối nấm men cho vào dung dịch đệm acetate pH = 5.5 theo tỷ lệ

    1/6 (w/w) để thực hiện quá trình tự phân. Để trong tủ ấm 450C trong 50 giờ. Sau quá

    trình tự phân, mẫu được ly tâm (5000 vòng/phút) trong 10 phút để tách bỏ phần khôngtan, phần dịch lỏng thu được là chế phẩm invertase thô. Sử dụng dịch enzyme này để

    xác định hoạt tính. 

    3.2.2. Phƣơng pháp phá bằng sóng siêu âm 

    Tổ 2: Cân 1g sinh khối nấm men cho vào cốc 100 có chứa nước cất vô trùng theo tỷ lệ

    1/6 (w/w). Dùng sóng siêu âm (tần số ?, thời gian ?) phá vỡ tế bào. Sau quá trình phá

    tế bào, mẫu được ly tâm (5000 vòng/phút) trong 10 phút để tách bỏ phần không tan,

     phần dịch lỏng thu được là chế phẩm invertase thô. Sử dụng dịch enzyme này để xác

    định hoạt tính. 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    35/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  34 

    3.3. Xác định hoạt tính enzyme invertase

     Nhóm chẵn xác định hoạt tính dịch enzyme tự phân 

     Nhóm lẻ xác định hoạt tính dịch enzyme phá sóng  

    -  Hút 4ml dung dịch đệm acetate pH = 4,5; 4,6 ml nước cất và 0,4ml dịch chứa 

    enzyme cho vào bình tam giác 100ml.-  Thêm vào 1ml dung dịch đường Sacchar ose nồng độ 2%.

    -  Lắc đều, để yên cho phản ứng xảy ra ở điều kiện phòng trong 15 phút.

    -  Đun cách thủy trong 2  phút và làm lạnh dưới vòi nước →  mẫu thủy phân

    dùng để xác định hàm lƣợng đƣờng glucose  bằng  phương pháp DNS, từ đó suy ra

    số mol Saccharose đã bị thủy phân.

    3.3.1. Định lƣợng đƣờng khử bằng phƣơng pháp acid dinitrosalicylic (DNS)

    a.  Nguyên tắc:  Đường khử là các đường chứa nhóm aldehyde (-CHO) hoặc

    ketone (-CO) như  glucose, fructose, arabinose, maltose, lactose; trong khi đósaccharose, trehalose không phải đường khử. 

    Phương pháp này dựa trên cơ sở phản ứng tạo màu giữa đường khử với thuốc 

    thử acid dinitrosalicylic (DNS). Cường độ màu của hỗn hợp phản ứng tỉ lệ thuận với 

    nồng độ đường khử trong một phạm vi nhất định. So màu tiến hành ở bước sóng  

    540nm. Dựa theo đồ thị đường chuẩn của glucose tinh khiết với thuốc thử DNS sẽ tính 

    được hàm lượng đường khử của mẫu nghiên cứu. 

    Phương trình phản ứng tạo màu giữa đường khử và DNS acid: 

    b. Dựng đƣờng chuẩn và xác định hàm lƣợng đƣờng 

    - Cho vào 6 ống nghiệm sạch với các chất có thể tích như bảng sau: 

    Hóa chất  Ống 1  Ống 2  Ống 3  Ống 4  Ống 5  Ống 6  Ống mẫu 

    Glucose 1% 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 0

     Nước cất  10 9,8 9,6 9,4 9,2 9 0

    Mẫu thủy phân  0 1

     Nồng độ (%) ? ? ? ? ? ?

    Hút 1ml từ ống 1 đến ống 6 vào 6 ống nghiệm tương ứng khác,

    ống mẫu giữ nguyênThuốc thử DNS (ml)  3

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    36/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  35 

    Dùng giấy nhôm bịt kín đầu các ống nghiệm 

    Đặt vào nồi nước đang sôi trong 5 phút 

    Làm lạnh đến nhiệt độ phòng 

    OD ( = 540 nm) ? ? ? ? ? ? ?

    Đo mật độ quang ở bước sóng 540 nm với ống 1 để chỉnh OD = 0.

    Vẽ đường chuẩn glucose với trục tung là mật độ quang (OD540nm), trục hoành là

    nồng độ glucose.

    Tìm phương trình biểu diễn đường chuẩn dạng y = ax + b với y =  OD540nm; x =

    [glucose] (%) và hệ số tương quan R 2 nhờ phần mềm Excel. 

    Chú ý: tiến hành các mẫu dựng đường chuẩn và mẫu thí nghiệm đồng thời. 

    c. Tính kết quả 

    - Từ  phương trình đồ thị đường chuẩn tính được X (mg/ml) đường khử trongdung dịch đường pha lõang. 

    - Nhân với hệ số pha lõang n để được lượng đường trong 1 ml dung dịch gốc. 

    Chọn hệ số pha lõang n sao cho OD nằm trong giới hạn đường chuẩn.  

    - Tính hàm lượng đường trong nguyên liệu (mg/g) = X *n* V/m

    V = thể tích dịch đường gốc (ml) 

    m = khối lượng mẫu cân (g) 

     Một đơn vị hoạt tính invertase là lượng enzyme cần thiết để thủy phân

    micromol đường Saccharose trong phút ở điều kiện pH 45 và nhiệt độ 0oC.

    Tính hoạt tính enzyme invertase. 

    4. BÁO CÁO

    1. Nêu các bước thu nhận dung dịch invertase ? 

    2. Vẽ đường chuẩn glucose.

    3. Tính hoạt tính của Invertase? 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Theo yêu cầu chung môn học 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    37/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  36 

    BÀI 6. SO SÁNH ĐỘNG HỌC ENZYME CỐ ĐỊNH VÀ ENZYME TỰ DO 

    1. MỤC ĐÍCH 

    Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng: 

    - Xác định thông số động học của enzyme GOD tự do, cố định.

    So sánh giá trị Vmax, Km của E tự do và cố định.-  Nêu ưu, nhược điểm phương  pháp sử dụng enzyme cố định và tự do. 

    2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- HA CHẤT- MẪU VẬT 

    Dụng cụ, hóa chất, thiết bị sử dụng cho bài thực hành được kê theo bảng 6.1.

     ảng 6.1. Các hóa chất dụng cụ thiết bị sử dụng trong bài thực hành

    (cho nhóm gm sinh viên 

    A. HÓA CHẤT 

    STT TÊN HÓA CHẤT  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ1  Nước cất 2 lần  lit 3

    2

    Đệm acetate 

     pH =5.6

    Ml 200

    3 β-D-Glucose G 50

    4 DNS Ml 650

    5 NaOH 0,1N Ml 600

    6 HCl 0,1N Ml 4007 Alginate G 100

    8 CaCl2 2% Ml 3000

    9 Bông thấm  G 500

    10 Bông không thấm G 500

    11 Giấy pH  Thếp  2

    12 (NH4)2HPO4  g 0,4

    Môi trường nuôi cấy 

    13 MgSO4.7H2O g 0,2

    14 Peptone g 1015 Saccharose g 80

    16 KH2PO4  g 0,2

    17  NaOH rắn  g 40

    B. DỤNG CỤ 

    STT TÊN DỤNG CỤ  QUY CÁCH SL/ĐVT GHI CHÚ

    1 Phễu thủy tinh  Cái 1

    1 tổ 2 Pipet 5ml Cái 1

    3 Cốc 100  Cái 2

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    38/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  37 

    4 Bình tia Cái 1

    5 Quả bóp  Cái 1

    6 Đũa thủy tinh  Cái 1

    7 Bơm kim tiêm 1 cc  Cái 2

    8 Muỗn thủy tinh xúc hóachất 

    Cái 1

    9 Panh kẹp  Cái 1

    10 Ống nghiệm  cái 14

    11 Ống đong 100 Cái 3 Cả nhóm 

    12 Pipet 5 Cái 12

    13 Bình tam giác 100ml Cái 30

    C.THIẾT BỊ

    STT TÊN THIẾT BỊ  QUY CÁCH SL/ĐVT  GHI CHÚ

    1 Máy quang phổ  Cái 2

    2 Cân 2 số  Cái 1

    3 Máy ổn nhiệt  Cái 1

    4 Máy khuấy từ  Cái 4

    5 Máy siêu âm Cái 1

    6 Máy ly tâm Cái 1

    7  Nồi hấp  Cái 18 Máy lắc  Cái 2

    Cách pha dung dịch đệm acetate pH 5.6 Pha dung dịch A: Acetatic 0,2M: 11,55 ml CH3COOH đặc định mức tới 1000ml 

    Pha dung dịch B: Natri acetate 0,2M: 16,4g CH3COONa (27,2g CH3COONa.3H2O)

    hòa tan định mức tới 1000ml

    Trộn 4,8ml dung dịch A và 45,2 ml dung dịch B được 50ml đệm acetate pH =5,6

    3. NỘI DUNG 

    Glucose oxidase (GOD, β-D-glucose: oxygen, 1-oxidoreductase, EC 1.1.3.4) là

    enzym xúc tác quá trình oxi hóa β-D-glucose thành acid gluconic với oxi là chất nhận

    điện tử và tạo ra hydro peroxide (H2O2). Là enzym đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên

    gần đây GOD đã thu hút được nhiều quan tâm và nghiên cứu trên thế giới bởi những

    ứng dụng quan trọng trong thực phẩm và các lĩnh vực khác như y dược, hóa học lâm

    sàng, công nghệ sinh học và trong công nghiệp dệt. Enzym được sử dụng trong sản

    xuất chất tạo chua trong thực phẩm, làm trắng bột lòng trắng trứng, bảo quản thực phẩm, làm cảm biến sinh học để xác định hàm lượng đường glucose. Enzym được thu

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    39/45

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    40/45

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    41/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  40 

    Dựa vào đồ thị đường chuẩn với glucose tinh khiết, ta tính được hàm lượng glucose có

    trong mẫu phân tích. Cường độ màu đo trên máy quang phổ tại bước sóng 540 nm. 

    Tiến hành 

    Ống nghiệm  Đối chứng  Enzyme tự do  Enzyme/ nƣớc rửa 

    Glucose 1% (ml) 1 1 1

    Đệm acetate pH= 5.6 (ml) 4 4 4

    [glucose] (%)  0.2 0.2 0.2

    GOD (ml)  0 1 1

     Nước cất (ml)  1 0 0

    Để yên trong 30 phút ở 30oC

    Dừng phản ứng  bằng cách đun cách thủy trong 3 phút 

    Chuyển sang các ống nghiệm tương ứng 

    Ống nghiệm  Đối chứng  Enzyme tự do  Enzyme/ nước rửa 

    Dung dịch (ml)  1 1 1

    DNS (ml) 3 3 3

    Đun sôi trong 5 phút

    Làm lạnh đến nhiệt độ phòng 

    OD 540nm ? ? ?

    ∆OD=ODM-ODKC 

    Lượng glucose (y) 

    Xác định hoạt tính 

    Một đơn vị hoạt độ của glucose oxidase là lượng enzyme dùng để chuyển hóa 1

    µmol của glucose trong thời gian 1 phút ở điều kiện 30 oC và pH là 5.6.

    3.7. Xác định thông số động học

    3.7.1. Xác định thông số động học của enzyme tự doTiến hành thí nghiệm 

    Ống nghiệm  0 1 2 3 4 5

    Glucose 1% (ml) 0 1 2 3 4 5

    Đệm acetate pH= 5.6 5 4 3 2 1 0

    [glucose] (%)  0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

    GOD 1%(ml) 1ml

    Để yên trong 5 phút/37 C

    Dừng phản ứng  Đun cách thủy trong 3 phút 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    42/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  41 

    Chuyển sang các ống nghiệm tương ứng 

    Ống nghiệm  0 1 2 3 4 5

    Dung dịch (ml)  1

    DNS (ml) 3 

    Đun sôi  5 phút

    Làm lạnh   Nhiệt độ phòng 

    OD 540nm ? ? ? ? ? ?

    ∆OD=ODM-ODKC 

    Lượng glucose (y) 

    Tính vận tốc phản ứng

    Qua đó tính được 1/S và 1/V.

    Tính Vmax và Km của enzyme tự do 3.7.1. Xác định thông số động học của enzyme cố định

    Tiến hành thí nghiệm 

    Ống nghiệm  0 1 2 3 4 5

    Glucose 1% (ml) 0 1 2 3 4 5

    Đệm acetate pH= 5.6 5 4 3 2 1 0

    [glucose] (%)  0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

    GOD cố định (g) 1

    Để yên trong 5 phút/37 C

    Dừng phản ứng  Đun cách thủy trong 3 phút 

    Chuyển sang các ống nghiệm tương ứng 

    Ống nghiệm  0 1 2 3 4 5

    Dung dịch (ml)  1

    DNS (ml) 3 

    Đun sôi  5 phút

    Làm lạnh  Nhiệt độ phòng OD 540nm ? ? ? ? ? ?

    ∆OD=ODM-ODKC 

    Lượng glucose (y) 

    4. BÁO CÁO

    1. Tính giá trị Vmax, Km của GOD tự do và cố định2. So sánh, kết luận về thông số động học của enzyme tự do và cố định  

    3. Sinh viên tự xây dựng phương pháp xác định hoạt độ của GOD 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    43/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  42 

    5. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ 

    Theo yêu cầu chung môn học 

    Đổi đơn vị: 1mg = 3UI, 1ml=103 µg =106 ng

    Bố trí thí nghiệm bài 6 

    STT Công việc  Thời gian  Nhiệm vụ 1 Hoạt hóa nấm mốc  Chuẩn bị trước

     buổi thực hành 

    Tổ 10

    2  Nuôi cấy sinh tổng hợp GOD  Tổ 9 

    3 Siêu âm trích ly e nội bào  Làm trong buổi

    thực hành 

    Tổ 8

    4 Lập đường chuẩn Glucose Tổ 1, tổ 2 

    5 Xác định hoạt độ dịch e thô và nước rửa  Các tổ làm 

    6 Tạo thể gel alginate  Tổ 7

    7 Cố định e Các tổ làm 

    8 XĐ thông số động học E cố định  Các tổ chẵn 

    9 XĐ thông số động học E tự do  Các tổ lẻ 

    Các nhóm lấy số liệu chéo của nhau để có đủ 9 phần việc của bài 6 để báo cáo. 

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    44/45

     Bộ môn Công nghệ sinh học  43 

    TÀI LIỆU MÔN HỌC 

    Sách, giáo trình chính

    [1] Bộ môn CNSH,  Bài giảng thực hành công nghệ enzyme, Trường ĐH CNTP TP

    HCM, 2014. 

    [2] Nguyễn Đức Lượng (chủ biên), Công nghệ enyme, Nhà xuất bản Đại học quốc gia

    TP.HCM, 2003.

    Tài liệu tham khảo 

    [3] Lâm Thị Kim Châu, Nguyễn Thượng Lệnh, Văn Đức Chính, Thực tập lớn sinh

    hóa, Tủ sách Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, 1997 . 

    [4] Phạm Thị Ánh Hồng, 2006, Kỹ thuật hóa sinh, NXB ĐHQGTP HCM.

    [5] Nguyễn Văn Mùi, 1999, Thí nghiệm hóa sinh  NXB ĐHQGTP HCM.

    [6] Trần Bích Lam, 2004, Thí nghiệm hóa sinh thực phẩm  NXB ĐHQG TP HCM.[7]  Nguyễn Đức Lượng, 2003, Thí nghiệm CNSH tập , NXB ĐHQGTP HCM.

    [8] Trần Mỹ Quan, 2003, Thực tập hóa sinh cơ sở , NXB ĐHQGTP HCM.

  • 8/18/2019 Bai Giang Thuc Hanh Enzyme -2014

    45/45

    PHỤ LỤC PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ THỰC HÀNH NHÓM CÔ LINH