138
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các doanh nghiệp, để tồn tại và ngày càng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến trang thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Muốn sản xuất ra sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp mà quan trọng là giá cả phải chăng để đạt lợi nhận tối đa thì việc quản lý và hạch toán tốt trong công tác nguyên vật liệu là rất quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất cũng như các cấp quản lý. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO - đây là sân chơi mà muốn tồn tại thì phải tự mình tìm cho mình một chỗ đứng vững mạnh trên thị trường. Đế sản phẩm có uy tín trên thị trường thì phải đảm bảo cho các điều kiện về chất lượng, thời gian và giá cả. Mục đích của doanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hơn thế nữa phải là hiệu quả cao, lợi nhuận càng nhiều thì càng tốt. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu của quá trình sản xuất, kinh doanh, vật liệu chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Do đó việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức và dự toán chi phí là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp đồng hời tiết kiệm được lao động cho xã hội. Mặt khác, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là những tài sản dự trữ thường xuyên có biến động, các doanh nghiệp phải thường xuyên mua vật liệu để đáp ứng kịp thời cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cần phải có chính sách quản lý nguyên vật liệu. Bởi quản lý nguyên vật liệu hợp lý, chặt chẽ, sát sao sẽ góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Kế toán nguyên vật liệu phải cung cấp các thông tin cần thiết cho SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 1 - LỚP: KT3-DK3LT

Bản sửa mới nhất

Embed Size (px)

DESCRIPTION

CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG TIẾN

Citation preview

Page 1: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các doanh nghiệp, để tồn tại và ngày càng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến trang thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Muốn sản xuất ra sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp mà quan trọng là giá cả phải chăng để đạt lợi nhận tối đa thì việc quản lý và hạch toán tốt trong công tác nguyên vật liệu là rất quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất cũng như các cấp quản lý. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO - đây là sân chơi mà muốn tồn tại thì phải tự mình tìm cho mình một chỗ đứng vững mạnh trên thị trường. Đế sản phẩm có uy tín trên thị trường thì phải đảm bảo cho các điều kiện về chất lượng, thời gian và giá cả.

Mục đích của doanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hơn thế nữa phải là hiệu quả cao, lợi nhuận càng nhiều thì càng tốt. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu của quá trình sản xuất, kinh doanh, vật liệu chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Do đó việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức và dự toán chi phí là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp đồng hời tiết kiệm được lao động cho xã hội. Mặt khác, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là những tài sản dự trữ thường xuyên có biến động, các doanh nghiệp phải thường xuyên mua vật liệu để đáp ứng kịp thời cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cần phải có chính sách quản lý nguyên vật liệu. Bởi quản lý nguyên vật liệu hợp lý, chặt chẽ, sát sao sẽ góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Kế toán nguyên vật liệu phải cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo để đề ra các biện pháp quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ kịp thời và phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

         Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Hoàng Tiến, nhận thức được sự quan trọng của kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, trước yêu cầu thiết thực của đơn vị em đã chọn đề tài: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần Hoàng Tiến làm khoá luận tốt nghiệp của mình với mục đích vận dụng những kiến thức đã học vào tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở đơn vị từ đó tìm phương hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại..

   2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

-Nhằm tiếp cận với thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL,CCDC nói riêng để từ đó có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tế và đưa ra những nhận xét.

-Tìm hiểu về công tác kế toán NVL, CCDC tai công ty Cổ phần Hoàng Tiến

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 1 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 2: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

- Rút ra những ưu nhược điểm trong công tác kế toán tại công ty.đồng thời đề xuất những ý kiến nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm trong công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần Hoàng Tiến với ky kế toán là tháng 07 năm 2013

-các số liệu liên quan đến kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

            4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Thu thập số liệu ở đơn vị thực tập

- Phân tích các số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán của công ty

- Tìm hiểu thực tế, tham khảo ý kiến của anh chị trong phòng kế toán

- Tham khảo một số sổ sách chuyên nghành kế toán

- Một số văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành

            5. Kết cấu đề tài khóa luận

           Ngoài phần mở đầu vầ kết luận, khoá luận của em được trình bày làm ba chương với những nội dung chính sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ  tại doanh nghiệp sản xuất.

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Hoàng Tiến

Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Hoàng Tiến.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Thị Thu Hằng , người trực tiếp hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán công ty cổ phần Hoàng Tiến đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em thực hiện đề tài này. Với kiến thức đã được tích lũy trong suốt quá trình học tập và tìm thực tế tại công ty,  mặc dù em đã cố gắng nỗ lực tìm hiểu và học hỏi nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong khóa luận của mình. Vậy em kính mong thầy cô đóng góp ý kiến bổ sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.             Em xin chân thành cảm ơn !

.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 2 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 3: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƯƠNG I:TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TAI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp sản xuất

Từ năm 1986, đất nước ta chuyển sang nền cơ chế thị trường và đang dần đi vào quỹ đạo-một quỹ đạo đầy thử thách và cũng đầy chông gai đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ.

Nền kinh tế thị trường với những quy luật đặc trưng của nó như cung, cầu, cạnh tranh đang ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế. Sự cạnh tranh quyết liệt tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là có những doanh nghiệp kinh doanh làm ăn phát đạt, thị trường luôn mở rộng. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thậm chí phải tuyên bố giải thể, phá sản. Do đó, để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh trong tình hình cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh “Lời ăn, lỗ chịu”. Doanh nghiệp nào tổ chức tốt thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Muốn vậy, doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp, trong đó quan trọng hàng đầu không thể thiếu được là quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành. Chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, một trong những yếu tố nhằm đạt lợi nhuận cao là: ổn định nguồn nguyên liệu, tính toán đúng đắn, vừa đủ lượng nguyên liệu cần dùng, tránh lãng phí nguyên vật liệu, không ngừng giảm đơn giá nguyên liệu, vật liệu (giá mua, cước phí vận chuyển, bốc dỡ...), giảm các chi phí để bảo quản sẽ giải phóng được một số vốn lưu động đáng kể. Đó cũng là yêu cầu và mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Kế toán vật liệu có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiệu nói trên. Tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu sẽ giúp cho người quản lý lập dự toán nguyên vật liệu đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ, đúng chất lượng và đúng lúc cho sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch, tránh làm ứ đọng vốn và phát sinh các chi phí không cần thiết, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường... Với ý nghĩa đó, coi trọng cải tiến nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất là một vấn đề hết sức cần thiết, khách quan.

Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số cụ thể dưới hình thức giá trị hiện vật, thời gian lao động để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, giám sát quá trình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước cũng như của từng tổ chức công ty.

- Đối với nhà nước: Kế toán là công cụ để tính toán xây dựng và kiểm tra chấp hành ngân sách nhà nước để điều hành nền kinh tế quốc dân.

- Đối với doanh nghiệp: Kế toán là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của tổ doanh nghiệp. Trong đó kế toán nguyên vật

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 3 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 4: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

liệu đã góp phần đáng kể trong công tác kế toán nói chung và quản lý tình hình về mọi mặt của doanh nghiệp nói riêng.

1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lí doanh nghiệp. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu ky sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong ky. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn.

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn để trở thành tài sản cố định. Công cụ dụng cụ mang đầy đủ đặc điểm như tài sản cố định hữu hình. Công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp được sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động bán hàng, hoạt động quản lí doanh nghiệp.

1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu, công cụ dụng cụ gồm nhiều loại, nhiều thứ có tính năng lý hóa khác nhau, có công dụng và mục đích sử dụng khác nhau nên yêu cầu người quản lý phải biết từng loại, từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ. Vì vậy, để quản lý và hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ được thuận tiện cần phải phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ.

1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu

Tùy theo loại hình sản xuất của từng ngành, nội dung kinh tế, vai trò và công dụng của vật liệu trong công tác sản xuất kinh doanh mà vật liệu có sự phân chia khác nhau. Song, nhìn chung trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu được chia thành các loại như sau:

* Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất, thì vật liệu được chia làm các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua vào).

- Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức.

- Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt …

- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị …

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.

- Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lí tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt…).

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 4 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 5: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

- Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì, vật đóng gói …

* Căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành: Nguyên vật liệu mua ngoài và nguyên vật liệu tự chế biến, gia công.

* Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành:

- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh.

- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp…

1.1.2.2. Phân loại công cụ, dụng cụ

* Theo cách phân bổ vào chi phí thì công cụ, dụng cụ bao gồm:

- Loại phân bổ 100% (1 lần)

- Loại phân bổ nhiều lần

* Theo nội dung công cụ, dụng cụ bao gồm:

- Lán trại tạm thời, đà giáo, cốp pha dùng trong xây dựng cơ bản, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất.

- Bao bì tính giá riêng dùng để đóng gói hàng hóa trong quá trình bảo quản hàng hóa hoặc vận chuyển hàng hóa đi bán…

- Dụng cụ đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ.

- Quần áo bảo hộ lao động.

- Công cụ, dụng cụ khác.

* Theo yêu cầu quản lý và yêu cầu ghi chép kế toán công cụ, dụng cụ bao gồm:

- Công cụ, dụng cụ.

- Bao bì luân chuyển.

- Đồ dùng cho thuê.

* Theo mục đích và nơi sử dụng công cụ, dụng cụ bao gồm:

- Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh.

- Công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý.

- Công cụ, dụng cụ dùng cho các nhu cầu khác.

1.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ là dùng tiền để biểu thị giá trị của vật liệu, công cụ, dụng cụ theo nguyên tắc nhất định. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ phải phản ánh theo giá thực tế. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập xuất vật liệu và công cụ, dụng cụ. Song dù đánh giá theo giá hạch toán, kế toán vẫn phải đảm bảo việc phản ánh tình hình nhập, xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ trên các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo kế toán theo giá thực tế.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 5 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 6: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

@ Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ theo giá thực tế.

Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có để có được loại nguyên liệu, vật liệu hoặc công cụ, dụng cụ đó. Giá thực tế bao gồm bản than của vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí thu mua, chi phí gia công, chi phí chế biến.

* Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho.

Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên giá thực tế của chúng cũng khác nhau. Về nguyên tắc, giá vật liệu nhập kho được xác định theo giá thực tế bao gồm toàn bộ chi phí hình thành vật liệu đó cho đến lúc nhập kho. Tuy theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu được xác định cụ thể như sau:

- Gía thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ mua ngoài bao gồm: Giá mua (ghi trên hóa đơn) bao gồm cả thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) chi phí thu mua trừ (-) giảm giá hàng mua, trị giá hàng mua bị trả lại.

+ Trường hợp vật liệu, công cụ, dụng cụ mua về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì giá mua ghi trên hóa đơn là giá mua chưa có thuế GTGT.

+ Trường hợp vật liệu, công cụ, dụng cụ mua về dùng cho sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT thì giá mua ghi trên hóa đơn là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT.

- Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến bao gồm: Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất gia công chế biến, và tiền thuê ngoài chế biến, chi phí vận chuyển bốc dỡ vật liệu khi giao nhận gia công.

- Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ tự gia công chế biến bao gồm: giá thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất ra tự chế biến và chi phí chế biến.

- Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ nhận góp vốn liên doanh, vốn cổ phần hoặc thu hồi vốn góp liên doanh: Là giá thực tế được các bên tham gia góp vốn thống nhất đánh giá.

- Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ thu nhặt được, phế liệu thu hồi là giá trị thực tế ước tính có thể sử dụng được hoặc giá có thể bán được trên thị trường.

* Giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho.

Để tính trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho, các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp đơn giá bình quân.

Theo phương pháo này giá thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kì theo đơn giá bình quân (Bình quân cả ky dự trữ, bình quân cuối kì trước, bình quân sau mỗi lần nhập).

Giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất

=Số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng

xĐơn giá bình quân

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 6 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 7: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

dùng

. Phương pháp bình quân cả kì dự trữ: Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao, hơn nữa việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 7 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 8: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn giá bình quân cả ky dự trữ (cuối ky)

=

Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho đầu ky

+Trị giá thực tế VL, CCDC nhập kho trong ky

số lượng VL, CCDC tồn kho đầu ky

+ số lượng VL, CCDC nhập kho trong ky

. Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập ta lại tính lại đơn giá bình quân, phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên, vừa chính xác vừa cập nhật nhưng nhược điểm là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều.

Trị giá thực tế NLVL + Trị giá thực tế NLVL nhập

Đơn giá bình quân trước khi nhập kho của từng lần nhập

gia quyền sau mỗi =

lần nhập Số lượng NLVL tồn + Số lượng NLVL nhập kho

kho trước khi nhập của từng lần nhập

. Phương pháp đơn giá bình quân cuối ky trước: Phương pháp này mặc dù tính toán đơn giản tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong ky.

Đơn giá bình quân cuối ky trước

=

Trị giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đầu ky (cuối ky trước)

Số lượng vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu ky (cuối ky trước)

Tùy theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà áp dung phương pháp đơn giá bình quân cho phù hợp.

+ Phương pháp nhập trước, xuất trước:

Giá thực tế của vật liệu nào nhập kho trước thì xuất trước, giá thực tế của vật liệu nào nhập kho sau thì xuất sau, sau khi xuất hết lượng của lần nhập trước đó.

Theo phương pháp này tính giá trị vật liệu xuất kho được đảm bảo chính xác, công tác kế toán không bị dồn nhiều vào cuối tháng nhưng đòi hỏi kế toán phải theo dõi chi tiết, chặt chẽ về số lượng, đơn giá của từng lần nhập.

+ Phương pháp nhập sau, xuất trước:

Theo phương pháp này, người ta giả thiết số hàng nào nhập kho sau thì xuất kho trước, hàng xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua cua lô hàng đó là trị giá hàng xuất kho.

Theo phương pháp này gây nên sự hao hụt hoặc giảm chất lượng nếu bảo quản không hợp lý.

+ Phương pháp tính giá thực tế đích danh:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 8 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 9: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Theo phương pháp này vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo giá mua của lô hàng đó.

Phương pháp này tính giá thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng kịp thời, chính xác nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý theo dõi chặt chẽ từng lô hàng.

@ Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ theo giá hạch toán

Đối với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật liệu, công cụ, dụng cụ việc nhập, xuất diễn ra thường xuyên hàng ngày, gía vật liệu, công cụ, dụng cụ lại luôn biến đông về giá cả, nếu sử dụng giá thực tế để phản ánh chi tiết thường xuyên tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thì công tác kế toán sẽ trở nên phức tạp, tốn sức và có khi không thực hiện được. Vì vậy cần thiết phải sử dụng giá hạch toán để phản ánh chi tiết thường xuyên hàng ngày tình hình nhập, xuất.

Giá hạch toán là giá do kế toán của doanh nghiệp tự xây dựng có thể là giá kế hoạch hoặc giá trị thuần có thể thực hiện trên thị trường. Giá hạch toán được sử dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp và tương đối ổn định lâu dài. Trường hợp có sự biến động lớn về giá cả doanh nghiệp cần xây dựng lại hệ thống giá hạch toán.

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu phải tuân thủ nguyên tắc tính theo giá trị thực tế. Cuối tháng kế toán phải xác định hệ thống số chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị hạch toán để điều chỉnh thành giá trị thực tế.

Trị giá thực tế của hàng xuất trong ky

=Trị giá hạch toán của hàng xuất trong ky

XHệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong ky

Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong ky

=

Trị giá thực tế của hàng còn đầu ky

+Trị giá thực tế của hàng nhập trong ky

Trị giá hạch toán của hàng còn đầu ky

+Trị giá hạch toán của hàng nhập trong ky

Mỗi phương pháp tính giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên từng doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trình độ của cán bộ kế toán, yêu cầu quản lý cũng như trang bị kỹ thuật tính toán xử lý thông tin mà đăng ký phương pháp áp dụng cho phù hợp với doanh nghiệp mình.

1.1.4. Vị trí, vai trò, và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Vị trí:

Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là bộ phận của đối tượng lao động và trải qua lao động của con người được tiếp tục đưa vào chế biến ra những sản phẩm có ích cho xã hội.

Nguyên vật liệu có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất bởi lẽ nó là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Nếu thiếu hụt một trong ba

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 9 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 10: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

yếu tố thì quá trình sản xuất không thành. Với tư cách là một đối tượng lao động thì nguyên vật liệu là nhân tố trực tiếp cấu thành nên thực thể thành phẩm. Nguyên vật liệu là nhân tố quan trọng quyết định nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất. Qua công tác kế toán nguyên vật liệu theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu đó cung cấp đủ về chất lượng vật tư cho quá trình sản xuất, đồng thời kế toán nguyên vật liệu xác định được việc sử dụng vật tư trong thời ky làm căn cứ đánh giá được trong ky doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

- Vai trò:

Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, để sản xuất ra bất ky một sản phẩm nào thì doanh nghiệp cũng cần đến nguyên vật liệu… tức là phải có đầu vào hợp lý. Nhưng chất lượng sản phẩm sản xuất ra còn phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ làm ra.

Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thuộc tài sản lưu động. Nó là một trong ba yếu tố không thể thiếu được khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Vì vậy việc cung cấp nguyên vật liệu có kịp thời hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. Thiếu nguyên vật liệu sản xuất sẽ bị đình trệ, giá trị sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình biến động chi phí nguyên vật liệu vì chúng thường chiếm 60% - 80% giá thành sản phẩm. Từ đó cho thấy chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác kế toán nguyên vật liệu, để sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất sao cho với cùng một khối lượng vật liệu nhất định có thể làm ra được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn….

Điều đó giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay. Muốn vậy doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ vật liệu ở tất cả các khâu: Thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu nhằm hạ thấp chi phí vật liệu, giảm mức tiêu hao vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tăng tích lũy cho doanh nghiệp.

- Nhiêm vụ:

Xuất phát từ vị trí, yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất cũng như vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của vật tư, hàng hóa cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa nhập, xuất kho, trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, nhằm cung cấp thong tin kịp thời, chính xác phuc vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.

+ Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư, hàng hóa, kế hoạch sử dụng vật tư cho sản xuất và kế hoạch bán hàng.

+ Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 10 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 11: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

1.2. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

1.2.1. Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu.

Mọi trường hợp tăng giảm vật tư hàng hóa phải có đầy đủ thủ tục chứng từ để làm cơ sở cho việc ghi tăng vật tư hàng hóa trong sổ kế toán.

Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT)

- Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu 03 - VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối ky (Mẫu 04 - VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu 05 - VT)

- Bảng kê mua hàng (Mẫu 06 – BH)

- Hóa đơn GTGT (Mẫu 01 GTKT3/001)

Các chứng từ phải được lập kịp thời và đầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý khi ghi sổ kế toán. Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo việc ghi chép.

1.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ về tình hình nhập xuất tồn kho vật tư cả về hiện vật, giá trị theo từng nhóm loại ở từng địa điểm bảo quản.

Tuy theo đặc điểm của vật tư, trình độ và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp kế toán chi tiết có thể sử dụng các phương pháp sau:

1.2.2.1. Phương pháp ghi thẻ song song

Nội dung của phương pháp:

* Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho ở từng thứ vật tư hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật tư hàng hoá thủ kho kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ rồi mới tiến hành ghi chép số liệu thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho. Hàng tháng hoặc định ky 3-5 ngày một lần, sau khi ghi xong thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán. Cuối tháng thủ kho tiến hành cộng số nhập, xuất và tính ra số tồn kho của từng danh điểm vật liệu.

* Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập kho cho từng thứ vật hàng hoá theo hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Khi kế toán nhận được các chứng từ nhập xuất của thủ kho gửi lên kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ, căn cứ vào chứng từ nhập xuất kho để ghi vào số ( thẻ ) kế toán chi tiết vật tư hàng hoá, mỗi chứng từ được ghi một dòng.

Cuối tháng kế toán lập bảng kê nhập, xuất, tồn kho sau đó kiểm tra đối chiếu.

- Đối chiếu giữa sổ kế toán chi tiết và thẻ kho

- Đối chiếu dòng tổng cộng của bảng kê nhập xuất, tồn với liệu trên sổ kế toán tổng hợp

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 11 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 12: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Kiểm tra đối chiếu số liệu

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phương pháp thẻ song song.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 12 - LỚP: KT3-DK3LT

Thẻ kho

Sổ ( thẻ ) chi tiết vật liệu công cụ ,dụng cụ

Bảng tổng hợp nhập, xuất tồn kho vật liệu,

công cụ, dụng cụ

Kế toán tổng hợp

Phiếu xuất kho

Phiếu nhập kho

Page 13: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

* Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng:

- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, rõ ràng, dễ dàng kiểm tra đối chiếu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép và quản lý.

- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều.

* Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, việc nhập xuất diễn ra không thường xuyên.

1.2.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

* Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp ghi song song

* Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng đối chiếu luân chuyển để ghi chép từng thứ vật tư hàng hoá theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị sổ này được mở cho cả năm và được ghi vào cuối tháng mỗi thứ vật tư hàng hoá được ghi vào một dòng trong sổ

- Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất kho kế toán tiến hành kiểm tra và hoàn thành chứng từ sau đó tiến hành phân loại chứng từ theo từng thứ vật tư, chứng từ nhập riêng, chứng từ xuất riêng.

- Cuối tháng tổng hợp các chứng từ để ghi vào sổ và tính ra số tồn cuối tháng.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 13 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 14: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng

- Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng.

- Nhược điểm: Phương pháp này vẫn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về số lượng, việc kiểm tra giữa kho và phòng kế toán về số lượng, việc kiểm tra giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành được vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán.

- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có chủng loại vật tư hàng hoá ít, không có điều kiện theo dõi nhập xuất hàng ngày.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 14 - LỚP: KT3-DK3LT

Thẻ kho

Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Sổ đối chiếu luân chuyển

Bảng kê nhập

Kế toán tổng hợp

Bảng kê xuất

Thẻ kho

Page 15: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

1.2.2.3. Phương pháp ghi sổ số dư

Nội dung phương pháp:

* Ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép như hai phương pháp trên. Đồng thời cuối tháng thủ kho còn ghi vào sổ số dư tồn kho cuối tháng của từng thứ vật tư hàng hoá

* Tại phòng kế toán

- Kế toán định ky xuống kho để kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ xuất kho

- Tại phòng kế toán nhân viên kế toán kiểm tra lại chứng từ hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị theo từng nhóm loại vật tư hàng hoá để ghi chép vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, số liệu này được ghi vào bảng luỹ kế nhập và bảng luỹ kế xuất vật tư hàng hoá.

- Cuối tháng căn cứ vào bản luỹ kế nhập, xuất để cộng tổng số tiền theo từng nhóm vật tư để ghi vào bảng kê nhập, xuất, tồn.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 15 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 16: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ phương pháp sổ số dư

* Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng.

- Ưu điểm:

+ Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu số tiền và ghi theo nhóm vật tư hàng hoá

+ Công việc được dàn đều trong tháng

- Nhược điểm:

+ Kế toán chưa theo dõi đến từng thứ vật tư hàng hoá nên để có thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn của thứ vật tư hàng hoá nào thì căn cứ vào số liệu ghi trên thẻ kho.

+ Việc kiểm tra sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán phức tạp

- Điều kiện áp dụng:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 16 - LỚP: KT3-DK3LT

Thẻ kho

Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho

Phiếu giao nhận chứng từ nhập

Bảng lũy kế nhập, xuất tồn kho

Sổ số dư

Phiếu giao nhận chứng từ xuất

Kế toán tổng hợp

Page 17: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

+ Doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư hàng hoá được nhập xuất diễn ra thường xuyên

+ Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán và xây dựng được hệ thống danh điểm vật tư hàng hoá

1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Trong hệ thống kế toán hiện hành, nguyên vật liệu thuộc nhóm hàng tồn kho nên hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu có thể tiến hành theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp kiểm kê định ky.

1.2.3.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:

* Nội dung:

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập-xuất-tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập xuất. Như vậy, việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loại theo đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán. Phương pháp này tuy khá phức tạp, mất nhiều thời gian và ghi chép nhiều sổ sách nhưng lại phản ánh chính xác giá trị vật liệu sau mỗi lần xuất. Hơn nữa, giá trị vật liệu tồn kho trên tài khoản và sổ kế toán có thể xác định được ở bất cứ thời điểm nào trong ky kế toán.

* Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản 151: “ Hàng mua đang đi đường ”

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho.

. Kết cấu của tài khoản 151 như sau:

Bên nợ:

+ Giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường.

+ Kết chuyển trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường cuối tháng từ TK 611 sang (Phương pháp kiểm kê định ky)

Bên có:

+ Giá trị hàng đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng.

+ Kết chuyển giá trị hàng đang đi đường đầu ky sang bên nợ TK 611 (Phương pháp kiểm kê định ky).

Số dư nợ: Phản ánh trị giá vât tư, hàng hóa đang đi đường cuối ky

- Tài khoản 152: “ Nguyên liệu, vật liệu ”

Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp theo trị giá vốn thực tế.

. Kết cấu:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 17 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 18: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Bên nợ:

+ Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập trong ky.

+ Số tiền điều chỉnh tăng giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại.

+ Trị giá nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê.

+ Kết chuyển trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối ky từ TK 611 sang (phương pháp kiểm kê định ky)

Bên có:

+ Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu giảm trong ky do xuất dùng.

+ Số tiền giảm giá, trả lại nguyên vật liệu khi mua.

+ Số tiền điều chỉnh giảm giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại.

+ Trị giá nguyên vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê.

+ Kết chuyển trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu ky sang TK 611 (phương pháp kiểm kê định ky).

Số dư nợ: Phản ánh trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối ky

Tài khoản 152 “ Nguyên liệu vật liệu ” có các tài khoản cấp 2 sau:

TK 1521- Nguyên vật liệu chính

TK 1522- Nguyên vật liệu phụ

TK 1523- Nhiên liệu

TK 1524- Phụ tùng thay thế

TK 1525- Vật liệu và các thiết bị thay thế.

TK 1528- Phế liệu thu hồi

- Tài khoản 153: “công cụ dụng cụ”

Để quản lý, theo dõi và phản ánh tình hình tăng, giảm và tồn kho công cụ dụng cụ, kế toán sử dụng TK 153 “công cụ dụng cụ”

. Kết cấu:

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng gía thực tế của công cụ dụng cụ trong ky.

Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá thực tế của công cụ dụng cụ trong ky.

Tài khoản 153 “công cụ dụng cụ” có các tài khoản cấp 2 sau:

TK 1531: “Công cụ, dụng cụ”

TK 1532: “Bao bì, luân chuyển”

TK 1533: “Đồ dùng cho thuê”

Ngoài các tài khoản trên kế toán tổng hợp nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ các tài khoản liên quan khác. TK 111, TK 331, TK 112, TK 141, TK 128, TK411, TK 621, TK 627, TK 632….

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 18 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 19: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

* Phương pháp hạch toán:

Thể hiện trên sơ đồ sau:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 19 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 20: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

TK 111, 112, TK 621, 623, 627, 151, 331… TK 152, 153 641, 642, 214 …

Nhập kho NVL mua ngoài, bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc xếp … Xuất kho NVL cho sản xuất kinh

doanh theo các mục đíchTK 133

Thuế GTGT TK 154(nếu có)

NVL xuất thuê ngoài gia công

TK 154 TK 111, 112…NVL thuê ngoài gia công chế biến hoặc tự chế Giảm giá NVL mua vào, trả lại

cho người bán, CKTMTK 3333, 3332, 33312 TK 133

Thuế NK, TTDB, GTGT (Nếu có)

TK 632TK 411

Được cấp hoặc nhận VGLD NVL xuất bán, NVL phát hiện bằng NVL thiếu khi kiểm kê thuộc hao hụt

trong định mức

TK 621, 623, 627, TK 142, 242 641, 642, 241 …

Nhập lại kho do NVL sử dụng NVL xuất dùng cho SXKD không hết phải PB dần

TK 222, 223

TK 222, 223 Xuất NVL đầu tư vào Thu hồi vốn góp LD - LK công ty LD, LK bằng NVL

TK 138

TK 338 (3381) NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lýchờ xử lý

(nếu không được khấu trừ)phải nộp ngân sách nhà nước

Sơ đồ 1.4: hạch toán NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 20 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 21: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

1.2.3.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ

* Nội dung:

Phương pháp kiểm kê định ky không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập-xuất kho vật liệu mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị tồn kho đầu ky và cuối ky. Hàng ngày việc nhập xuất vật tư được phản ánh ở TK 611-Mua hàng, cuối ky kiểm kê hàng tồn kho.

Công thức tính trị giá hàng xuất kho:

Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hóa xuất kho

=

Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hóa nhập trong ky

+

Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hóa nhập trong ky

-Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hóa tồn cuối ky

Theo phương pháp này, kế toán sử dụng tài khoản 611 – mua hàng. Tài khoản 611 phản ánh trị giá vốn của hàng luân chuyển trong tháng. Các TK vật tư, hàng hóa (152, 153) chỉ phản ánh trị giá vật tư tồn kho đầu ky và cuối ky.

* Tài khoản sử dụng: TK 611

Tài khoản này dùng để theo dõi tình hình thu mua tăng, giảm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ… theo giá thực tế (giá mua và chi phí thu mua)

Bên nợ:

+ Trị giá vốn thực tế của hàng mua, hàng bán bị trả lại nhập kho.

+ Kết chuyển trị giá vồn của hàng tồn đầu ky từ TK 152, 153 sang.

Bên có:

+ Phản ánh giá thực tế vật liệu, dụng cụ xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt trong ky.

+ Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho cuối ky sang TK 152, 153.

Tài khoản này không có số dư và gồm 2 TK cấp 2.

TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu

TK 6112: Mua hàng hóa

* Phương pháp hạch toán.

Thể hiện trên sơ đồ sau:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 21 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 22: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

cuối ky

đầu vào

TK 627,

TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152

KC giá trị NVL tồn kho đầu ky K/C giá trị NVL tồn kho

TK 111, 112TK 111, 112, 141, 331

Giảm giá hàng mua hoặc trả lại Trị giá NVL mua vào trong ky NVL cho người bán

TK 133TK 133

Thuế GTGT

TK 621TK 333 (1, 2)

Trị giá NVL dùng trực tiếpThuế GTGT hàng nhập khẩu cho sản xuất

641, 642TK 333 ( 3 )

Trị giá NVL xuất dùng cho SX, Thuế nhập khẩu tính vào bán hàng, quản lý giá trị NVL

TK 632TK 411

Xuất bán NVL Nhận vốn góp liên doanh bằng NVL

TK 412TK 412

Chênh lệch giảm do đánh Chênh lệch tăng do đánh giá giá lại NVL lại NVL

Sơ đồ 1.5: kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 22 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 23: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG TIẾN

2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Hoàng Tiến

- Tên công ty: Công ty cổ phần Hoàng Tiến.- Địa chỉ: Thôn Hoàng Gián mới, Xã Hoàng Tiến, Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải

Dương.- Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0403000525 cấp ngày 05 tháng 01 năm 2007.- Lĩnh vực hoạt động: sản xuất kinh doanh các sản phẩm gốm xây dựng từ đất sét

nung.- Mã số thuế: 0800.363.563- Vốn điều lệ : 25.000.000.000đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng./.)- Số lượng CBCNV: Hơn 500 người.- Trình độ: Chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.Công ty cổ phần Hoàng Tiến được cấp giấy phép kinh doanh từ tháng 01 năm

2007, sau gần 2 năm xây dựng đến tháng 10 năm 2008 nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất thử. Đến nay, sau hơn 5 năm chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Hoàng Tiến đã dần dần từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường gốm xây dựng từ đất sét nung. Hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho hơn 500 lao động địa phương và các địa bàn lân cận. Cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Hoàng Tiến phấn đấu xây dựng nhà máy ngày càng lớn mạnh và trở thành một trong những lá cờ đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gốm xây dựng từ đất sét nung.2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của công ty

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 23 - LỚP: KT3-DK3LT

Gi¸m ®èc c«ng ty

PGĐ điều hành sản xuất

Quản đốc PXCĐ- CBTH

Quản đốc PX xếp đốt và

PLSP

Phòng TC - KT Phòng kinh

doanh

Phòng TCHC

LĐTL

PGĐ tài chính

Page 24: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Số cấp quản lý: 2 cấp ( cấp ra lệnh và cấp thực hiện ).Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng

không trực tiếp ra các quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.Ưu điểm: Đạt tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết định quản lý, có thể quy trách nhiệm nếu có sai lầm.Nhược điểm: Quyết định mang tính chủ quan cao.* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.

- Giám đốc công ty: là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo công ty, chỉ đạo, điều hành và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi họat động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phó giám đốc tài chính: Trực tíếp quản lý phòng tài chính – kế toán, phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương.

- Phó giám đốc điều hành sản xuất: Quản lý chung về họat động sản xuất.

- Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý, tuyển dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên,thực hiện định mức khoán chi phí tiền lương, thực hiên công tác đối ngoại.

- Phòng tài chính – kế toán: thực hiện các công việc sau:

+ Xây dựng, triển khai, quản lý, thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán của công ty.+ Tham gia xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh của công ty, các quy chế quản lý sản xuất và phân phối lợi nhuận của công ty.+ Phân tích đánh giá hiệu quả công tác tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính theo quy định.+ Quản lý và sử dụng có hịêu quả, an toàn, đúng quy định nguồn lực con người, tài sản, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị làm việc tại công ty.- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giao dịch bán hàng, tìm nguồn tiêu thụ sản

phẩm, thực hiện công tác maketting nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu và sản phẩm của công ty để mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Kết hợp với phó giám đốc điều hành sản xuất trong việc lên kế hoạch sản xuất những mặt hàng đang có nhu cầu trên thị trường.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 24 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 25: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Sơ đồ :2.2 Quy trình công nghê sản xuất

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 25 - LỚP: KT3-DK3LT

Kho nguyên liệu

Cấp liệu thùng thái đất

Máy ủi

Băng tải một

Máy cán thô

Băng tải hai

Máy nhào hai trục có lưới lọc

Máy nhào đùn liên hợp

Máy cắt gạch tự động

Xe vận chuyển

Sân phơi

Sấy tuynelNung tuynel

Kho thành phẩmPhân lọai sản phẩm

Kho than

Than nghiền

Máy pha than

Nước bổ sung

Than nghiền mịn

Máy cát mịn

Page 26: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Mô tả quy trình công nghệ: Đất sét được khai thác, tập kết trong kho chứa, tại đây đất được ngâm ủ, phong

hoá ít nhất 3 tháng, các hạt sét có điều kiện ngâm nước làm tăng tính dẻo, đồng nhất độ ẩm. Sau đó đất phong hoá được ủi vào kho có mái che rồi tiếp đến được đưa xuống cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt thái, đất được thái nhỏ và làm tơi và rơi xuống băng tải 1. Than cám nghiền mịn được máy pha than tự động rải đều xuống mặt băng tải 1 để trộn với đất tạo thành phối liệu, phối liệu này theo băng tải 1 xuống máy cán thô, tại đây phối liệu được đập nhỏ sơ bộ, tách bỏ các viên đá, sỏi, sạn có kích thước lớn. Sau đó đất được đưa xuống máy nhào hai trục có lưới lọc, tại đây đất được nhào trộn và lọc bỏ các tạp chất: Cỏ, rác, sỏi, sạn ..và phối liệu được bổ sung thêm nước. Qua máy nhào lọc, phối liệu được đưa đến máy cán mịn nhờ băng tải 2, phối liệu lại bị phá vỡ cấu trúc ban đầu 1 lần nữa với kích thước 1 - 3mm và sau đó được đưa vào máy nhào đùn liên hợp hút chân không. Sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu được đưa vào buồng chân không, nhờ hệ thống bơm hút chân không, không khí được hút ra khỏi phối liệu, làm tăng độ đặc chắc của sản phẩm, giúp cho quá trình xếp phơi không bị biến dạng.

Sau khi qua máy đùn ép chân không, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt gạch tự động, các sản phẩm thô được chuyển ra ngoài qua băng tải gạch. Gạch mộc sau khi tạo hình được vận chuyển bằng thủ công ra các sân phơi trong nhà kính. sản phẩm mộc sau khi phơi được vận chuyển tập kết để xếp lên xe goòng chuẩn bị đưa vào sấy Tuynel.

Hầm sấy Tuynel có tác nhân sấy là khí nóng thu hồi từ vùng làm nguội của lò nung. Sau khi qua hầm sấy, gạch mộc được đưa vào lò nung, nhiên liệu nung chín sản phẩm là than cám. Sản phẩm khi qua khỏi vùng nung được làm nguội ở cuối lò nhờ hệ thống thu hồi khí nóng và lượng không khí cấp vào từ cuối lò.

Sản phẩm sau khi ra lò được công nhân bốc dỡ, phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và tập kết về bãi thành phẩm.

Thiết bị công nghệ sản xuất của dây chuyền được lựa chọn đảm bảo tính hiện đại và tiên tiến, có khả năng sản xuất các loại gạch đất sét nung chất lượng cao. Sản phẩm được tạo hình theo phương pháp dẻo, sấy nung trong lò nung, hầm sấy Tuynel liên hợp.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 26 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 27: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Sơ đồ 2.3 Tổ chức phân xưởng sản xuất

- Bộ phận cơ điện: có chức năng sửa chữa bảo dưỡng, đảm bảo thiết bị điện, thiết bị máy móc trong toàn công ty.

- Bộ phận chế biến tạo hình: sản xuất sản phẩm mộc cung cấp cho bộ phận xếp đốt và chế biến tạo hình.

- Bộ phận xếp đốt và phân loại sản phẩm: đưa sản phẩm mộc vào nung đốt và phân loại sản phẩm theo đúng quy cách, phẩm chất để nhập kho cung cấp cho phòng kinh doanh tiêu thụ.

- Hình thức tổ chức sản xuất: chuyên môn hóa kết hợp

+ Khâu chế biến tạo hình: chuyên môn hóa công nghệ.

+ Các khâu còn lại: Chuyên môn hóa theo đối tượng.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 27 - LỚP: KT3-DK3LT

Bộ phận cơ điện và chế biến tạo

hình

Chế biến than

Chế biến tạo hình I

Chế biến tạo hình II

Tổ ngói

Ngậm ủ vận hành máy ủi

Tổ cơ điện

Bô phận xếp đốt và phân lọai sản phẩm

Xếp đốt Phân lọai sản phẩm

Vận chuyể

n I

Vận chuyển II

Xếp goòng I

Xếp goòng II

Đốt lò

Vệ sinh hầm lò

Phơi, đảo, gọt, sửa nem

Sửa goòng

Ra lò I

Ra lò II

Page 28: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống sổ sách.

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

Sơ đồ 2.4 Bộ máy kế toán của công ty- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài

chính kế toán ở phòng kế toán và cung cấp báo cáo tài chính cho lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý nhà nước.

- Kế toán tiền lương: Thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nhà nước. Hàng tháng lập bảng thanh toán tiền lương và phân bổ tiền lương.

- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập vào, xuất ra của các loại NVL trong kì, cuối kì (tháng) lập sổ chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp chi tiết NVL, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp, kế toán trưởng để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật tư.

- Kế toán kho: Tổng hợp chứng từ nhập, xuất NVL, thành phẩm cuối kì lập báo cáo nhập -xuất -tồn.

- Kế toán thanh toán: Tổng hợp chứng từ thanh toán bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt công nợ đối với khách hàng

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm tra xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện bút toán kết chuyển và lập các bút toán khóa sổ cuối kì, kiểm tra số liệu của các bộ phận kế toán chuyển sang để khóa sổ, lập báo cáo chứng từ.

2.2.1.1. Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu.- Tổ chức chứng từ:Công ty Cổ phần Hoàng Tiến sử dụng hầu hết các chứng từ kế toán do Bộ

Tài chính ban hành thống nhất trong cả nước: Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng bộ tài chính. Cách thức ghi vào các chứng từ về cơ bản là giống như chế độ đã ban hành hướng dẫn cho các doanh nghiệp (yếu tố cần thiết). Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán. Công ty Cổ phần Hoàng Tiến các chứng từ được sử dụng về mặt vật tư, hàng hóa bao gồm:+ Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 28 - LỚP: KT3-DK3LT

Kế toán trưởng

Kế toán vật tư

Kế toán thanh toán

Kế toán kho

Kế toán tiền

lương

Kế toán tổng hợp

Page 29: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

+ Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa (mẫu 03-VT)+ Hóa đơn GTGT (Mẫu 02 GTKT3/001)

- Hạch toán ban đầu: Trong ba phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ công ty đã áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để theo dõi chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn được tổ chức ở kho và phòng kế toán.

Trình tự ghi chép tại kho và phòng kế toán như sau: + Tại kho hàng ngày thẻ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất, ghi số lượng

thực nhập, thực xuất vào chứng từ. Cuối ngày thủ kho ghi thẻ kho theo chứng từ, mỗi chứng từ nhập, xuất ghi một dòng và tính ra số tồn kho cuối ngày của từng thứ vật liệu. Sau đó thủ kho sắp xếp phân loại chứng từ lập phiếu giao nhận chứng từ chuyển về phòng kế toán.

+ Tại phòng kế toán: Kế toán vật liệu sử dung sổ chi tiết vât liệu để ghi chép, phản ánh hàng ngày tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho của từng thứ vật liệu theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Sổ chi tiết vật tư được mở tương ứng với từng thẻ kho. Định ky hay cuối tháng kế toán và thủ kho tiến hành kiểm tra đối chiếu tình hình Nhập - Xuất - Tồn của từng thứ vật liệu.Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song được thể hiện như sau:

Sơ đồ 2.5:hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song

Công ty áp dụng phương pháp hạch toán này, ta có thể nhận thấy ưu điểm và nhược điểm:

+ Ưu điểm: trong quá trình thực hiện việc ghi sổ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra được số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép quản lý.

+ Nhược điểm: Do công việc kế toán thường xuyên nên nó làm hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong việc quản lý. Bên cạnh đó ta thấy việc ghi chép còn trùng lặp nhiều chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 29 - LỚP: KT3-DK3LT

Phiếu nhập kho

Thẻ kho Sổ chi tiết

Phiếu xuất kho

Bảng tổng hợp Nhập- xuất-Tồn

Kế toán tổng hợp

Page 30: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

2.2.1.2. Tình hình tổ chức vật liệu tai công ty

- Tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty:

Nguyên liệu, vật liệu trong nhà máy gạch sẽ gồm nhiều loại có tính chất lý, hoá khác nhau, cồng kềnh, khó bảo quản. Tại Công ty Cổ phần Hoàng Tiến để sản xuất một đơn vị sản phẩm công ty sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu như: Đất sét, than cám và một số nguyên vật liệu khác. Việc bảo quản nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm vì vậy mà công ty đã có những biện pháp và bảo quản phù hợp như sau: Xuất phát từ vai trò đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ:

+ Khâu thu mua: Để quá tình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn công ty phải tiến hành chuẩn bị trước vật liệu, do mỗi loại vật liệu có những đặc tính và công dụng khác nhau nên ở khâu thu mua phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách và chủng loại, chi phí thu mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian

+ Khâu bảo quản: các vật liệu nhà máy sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh vô cùng phong phú đa dạng. Mỗi loại vật liệu đều mang tính chất lý hóa khác nhau, cồng kềnh khó bảo quản. Vì thế mà nhà máy đã sử dụng hệ thống kho rộng rãi, các loại vật liệu trong kho đều bố trí một cách hợp lý có trình tự đảm bảo khi xuất kho dễ dàng. Từ đó thuận tiện cho kế toán phân loại.

+ Khâu dự trữ nhà máy xây dựng cho mình được mức dự trữ tối đa, định mức dự trữ tối thiểu cho từng loại vật liệu. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường không bị ngưng trệ, gián đoạn cho việc cung ứng hoặc bị ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.

+ Khâu sử dụng: Nhà máy sử dụng tiết kiệm hợp lý trên cơ sở định mức dự toán chi phí vật liệu, nhằm hạ thấp tiêu hao vật liệu, hạn chế những hao hụt mất mát trong quá trình sản xuất nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập.

2.2.1.3. Phân loại và đánh giá vật liệu.

- Phân loại vật liệu:

Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần Hoàng Tiến nói riêng, để tiến hành sản xuất, công ty cần sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, mỗi loại lại có tính lý hóa khác nhau, có vai trò sử dụng khác nhau, yêu cầu quản lý phải biết rõ từng loại nguyên vật liệu. Vì vậy để cho công tác quản lý hạch toán vật liệu được thuận tiện cần phải phân loại vật liệu. Phân loại vật liệu là sắp xếp vật liệu thành từng loại, từng nhóm ttheo một tiêu thức nhất định. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và công dụng của từng loại vật liệu để phân loại như sau:

+ Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động cấu thành lên thực thể của sản phẩm bao gồm các loại như : Đất sét, đất nung, than cám và các nguyên vật liệu khác.Nguyên vật liệu chính dùng vào công việc sản xuất sản phẩm, hoàn thành nên chi phí Nguyên liệu vật liệu trực tiếp của sản phẩm.

+ Nguyên vật liệu phụ: Là các loại nguyên vật liệu được sử dụng để làm hoàn chỉnh chất lượng sản phẩm, hoặc sử dụng cho việc quản lý sản xuất. Nguyên vật liệu phụ gồm: Khuôn đúc, dầu mỡ, và các thiết bị vận chuyển.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 30 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 31: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

+ Nhiên liệu: Có tác dụng cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất sản phẩm gồm: xăng, dầu…

+ Phụ tùng thay thế: Gồm các loại phụ tùng mà công ty mua về nhằm thay thế cho máy móc như: Vòng bi, vòng đệm và các phụ tùng khác như găng tay cao su, quần áo bảo hộ….

+ Phế liệu thu hồi: Gạch vỡ, sỉ.

Việc phân chia nguyên vật liệu thành các loại như trên giúp cho kế toán tổ chức tài khoản tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho công ty nhận biết rõ nội dung kinh tế vai trò, chức năng của từng loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý có hiệu quả các loại nguyên liệu vật liệu.

- Phương pháp đánh giá vật liệu:

Ớ Công ty Cổ phần Hoàng Tiến kế toán nguyên vật liệu đã áp dụng quy định hiện hành về kế toán nhập - xuất - tồn kho vật liệu, đánh giá vật liệu luôn xác định giá trị theo nguyên tắc nhất định. Đảm bảo yêu cầu chung thực thống nhất trên các sổ sách kế toán. Công ty đã phản ánh vật liệu theo nguyên tắc giá thực tế, cụ thể:

+ Đánh giá vật liệu nhập kho:

Việc cung cấp vật liệu của Công ty Cổ phần Hoàng Tiến chủ yếu là mua ngoài với số lượng lớn. Khi bộ phận cung ứng vật tư thu mua và chuyển vật liệu về doanh nghiệp kế toán ghi giá trị vật liệu nhập kho theo giá thực tế của vật liệu. Vì công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT đầu vào được tính riêng không ghi vào giá thực tế của vật liệu.

Giá thực tế của vật liệu nhập kho

=Giá mua ghi trên hóa đơn (không có thuế GTGT)

+Chi phí thu mua thực tế

-Các khoản giảm gía, chiết khấu được hưởng (nếu có)

Chi phí thu mua như chi phí vận chuyển, bốc xếp…

+ Đánh giá vật liệu xuất kho:

Hiện nay công ty áp dụng phương pháp đơn giá bình quân để tính giá NVL trong đơn vị. Phương pháp này có ý nghĩa về mặt thực tế hơn là cơ sở lý thuyết, chính xác và áp dụng nhất trong thực tiễn.

Hàng ngày khi xuất kho vật liệu kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng, không xác định giá trị vật liệu xuất kho. Cuối ky tổng hợp giá thực tế vật liệu nhập kho trong ky và tồn đầu ky để tính giá thực tế bình quân của từng thứ vật liệu theo công thức sau:

Giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng.

=Số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng

XĐơn giá bình quân

Đơn giá bình quân

=

Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho đầu ky

+Trị giá thực tế VL, CCDC nhập kho trong ky

Số lượng VL, CCDC tồn kho đầu ky

+Số lượng VL, CCDC nhập kho trong ky

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 31 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 32: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Trong phương pháp đánh giá vật liệu, kế toán chỉ sử một giá là giá thực tế của vật liệu. Cách đánh giá này sẽ giảm bớt công việc cho kế toán do kế toán không hạch toán giá vật liệu xuất hàng ngày nên không cần thiết phải sử dụng giá hạch toán.

2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Công ty Cổ phần Hoàng Tiến hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song, việc ghi chép nhập, xuất, tồn kho các loại nguyên vật liệu của công ty tổ chức cả ở kho và ở phòng kế toán vật tư.

2.2.2.1. Thủ tục nhập kho vật liệu.

* Quy định trong việc nhập kho vật liệu: Vật liệu trước khi nhập phải có chứng từ gốc hợp lệ như phải có hợp đồng ký kết giữa các nhà cung ứng, đơn đặt hàng, hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng)

Trước khi nhập kho phải qua khâu kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng như thỏa thuận giữa hai bên thì hàng mới được làm thủ tục nhập kho.

- Phiếu nhập kho được lập làm 03 liên:+01 liên lưu tại phòng kế hoạch sản xuất.

+01 liên thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó thủ kho chuyển lên cho kế toán để vào sổ kế toán.

+01 liên do nhân viên cung ứng vật tư giữ dùng làm chứng từ để thanh toán.

Ghi chu: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng

Sơ đồ 2.6 : trình tự luân chuyển chứng từ nhập vật liệu

Ví dụ 1:

Ngày 02/07/2013, công ty nhập 50 tấn than cám 5MK và 10 tấn than cám 4MK tại Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê. chưa trả tiền theo hóa đơn giá trị gia tăng số 0057229.Đơn giá chưa thuế than cám 5a :1.600.000đ/tấn,than cám 4MK là 1.930.000đ/tấn, thuế GTGT 10%. Vật liệu đã được kiểm nghiệm và nhập kho đầy đủ theo phiếu nhập kho số 176.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 32 - LỚP: KT3-DK3LT

Biên bản kiểm nghiệm vật tư

Phiếu nhập kho

Ghi sổ, thẻ chi tiết liên quan

Hoá đơn GTGT

Page 33: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu 01: Mẫu số: 01-GTKT3/001 HÓA ĐƠN GTGT KH: DK/13P

Liên 2(Giao khách hàng) Số: 0057229Ngày:02/07/2013

Đơn vị bán: Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê.Mã số thuế:5700100754Địa chỉ: Đông Triều - Quảng Ninh.Số tài khoản:012345300121Điện thoại: 0333.256167 Họ và tên người mua hàng: Trần Nam CườngĐơn vị: Công ty cổ phần Hoàng TiếnMã số thuế: 0800363563Địa chỉ: Hoàng Tiến - Chí Linh - Hải Dương.Số tài khoản:011234001123Hình thức thanh toán: chuyển khoản

STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3 = 1 x 2

1 Than cám 5MK Tấn 50 1.600.000 80.000.000

2 Than cám 4MK Tấn 10 1.930.000 19.300.000

Cộng tiền hàng: 99.300.000

Thuế suất GTGT: 10%. Tiền thuế GTGT 9.930.000

Tổng số tiền thanh toán 109.230.000

Số tiền viết bằng chữ: một trăm linh chín triệu hai trăm ba mươi nghìn đồng.

Ngày 02 tháng 07 năm 2013

Người mua hàng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên)

+ Biên bản kiểm nghiệm: Trước khi nhập kho vật liệu, công ty tiến hành thủ tục kiểm nghiệm vật tư để kiểm tra số lượng, phẩm chất, quy cách vật tư.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 33 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 34: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 02:

Đơn vị: Công ty Cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: 03-VT

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM

Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0057229 ngày 02/07/2013 của công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê.

Hôm nay, ngày 02 tháng 07 năm 2013, chúng tôi gồm:

Ông/ bà: Bùi thị Hà Chức vụ: Trưởng ban

Ông/ bà: Nguyễn Văn Khải Chức vụ: ủy viên

Ông/ bà: Đỗ Thị Nhung Chức vụ: ủy viên

Đã kiểm các loại sau

STT

Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư

Mã số

Phương thức kiểm nghiệm

Đơn vị tính

Số lượng theo

Kết quả kiểm nghiệm

Số lượng đúng quy cách, phẩm chất

Số lượng không đúng quy cách phẩm chất

A B C D E 1 2 3

1 Than cám 5MK TC5 Cân Tấn 50 50 0

2 Than cám 4MK TC4 Cân Tấn 10 10 0

Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Lượng hàng hóa mua về đúng quy cách phẩm chất chủng loại và đúng số lượng.

Đại diện kế toán

(ký họ,tên)

Thủ kho

(ký họ, tên)

Trưởng ban

(ký họ, tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 34 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 35: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

+ Phiếu nhập kho:

Biểu số 03:

Đơn vị: Công ty Cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: 01-VT

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ:Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày 02 tháng 07 năm 2013 Nợ TK 152

Số: 176 Có TK 331

Họ tên người giao hàng: Trần Văn Hải

Theo HĐ số 0057229 Ngày 02/07/2013 của Công ty Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê

Nhập tại kho: Công ty.

Stt Tên nhãn hiệu quy cách, vật tư

Mã số ĐVT Số lượng

Đơn giá Thành tiền

1 Than cám 5MK TC5 Tấn 50 1.600.000 80.000.000

2 Than cám 4MK TC4 Tấn 10 1.930.000 19.300.000

Cộng 60 99.300.000

- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): chín mươi chín triệu ba trăm nghìn đồng.

Người lập phiếu

(ký họ, tên)

Người giao hàng

(ký họ, tên)

Thủ kho

(ký họ, tên)

kế toán trưởng

(ký họ, tên)

Ví dụ 2: Ngày 19/07/2013, công ty nhập theo hóa đơn GTGT số 0085182

Của công ty may mặc Thanh Hiếu như sau:Găng tay : 100 đôi, đơn giá chưa có thuế: 8.000 đ/ đôi;Quần áo BHLĐ : 50 bộ, đơn giá chưa có thuế: 150.000 đ/bộKhẩu trang : 100 chiếc, đơn giá chưa có thuế: 5.000 đ/chiếcGiầy bata : 50 đôi, đơn giá chưa có thuế : 21.000 đ/đôi

Tương tự như ví dụ trên, theo thủ tục nhập kho ta có các biểu số sau:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 35 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 36: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 04: Mẫu số: 01-GTKT3/001 HÓA ĐƠN GTGT KH: TH/13P

Liên 2(Giao khách hàng) Số: 0085182 Ngày:19/07/2013

Đơn vị bán: Công ty may mặc Thanh HiếuMã số thuế: 5700102056Địa chỉ: Mạo Khê - Quảng Ninh.Số tài khoản:012346300114Điện thoại: 0333.256186 Họ và tên người mua hàng: Trần Thanh NamĐơn vị: Công ty cổ phần Hoàng TiếnMã số thuế: 0800363563Địa chỉ: Hoàng Tiến - Chí Linh - Hải Dương.Số tài khoản:011234001123Hình thức thanh toán: chuyển khoản

STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3 = 1 x 2

1 Quần áo BHLĐ Bộ 50 150.000 7.500.000

2 Giày bata Đôi 50 21.000 1.050.000

3 Gang tay Đôi 100 8.000 800.000

4 Khẩu trang Chiếc 50 5.000 250.000

Cộng tiền hàng: 9.600.000

Thuế suất GTGT: 10%. Tiền thuế GTGT 960.000

Tổng số tiền thanh toán 10.560.000

Số tiền viết bằng chữ:.mười triệu lăm trăm sáu mươi nghìn đồng.

Ngày 19 tháng 07 năm 2013

Người mua hàng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 36 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 37: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biếu số 05:

Đơn vị: Công ty Cổ Phần Hoàng Tiến Mẫu số: 03-VT

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ:Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM

Căn cứ vào hóa đơn GTGT số: 0085182 ngày 19/07/2013 của công ty may mặc Thanh Hiếu

Hôm nay, ngày 19 tháng 07 năm 2013, chúng tôi gồm:

Ông/ bà: Bùi thị Hà Chức vụ: Trưởng ban

Ông/ bà: Nguyễn Văn Khải Chức vụ: ủy viên

Ông/ bà: Đỗ Thị Nhung Chức vụ: ủy viên

Đã kiểm các loại sau

STT

Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư

Mã số

Phương thức kiểm nghiệm

Đơn vị tính

Số lượng theo

Kết quả kiểm nghiệm

Số lượng đúng quy cách, phẩm chất

Số lượng không đúng quy cách phẩm chất

A B C D E 1 2 3

1 Q.áo BHLĐ ABH Đếm Bộ 50 50 0

2 Giày bata GBT Đếm Đôi 50 50 0

3 Gang tay GT Đếm Đôi 100 100 0

4 Khẩu trang KT Đếm Chiếc 50 50 0

Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Lượng hàng hóa mua về đúng quy cách phẩm chất chủng loại và đúng số lượng.

Đại diện kế toán

(ký họ,tên)

Thủ kho

(ký họ, tên)

Trưởng ban

(ký họ, tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 37 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 38: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 06:

Đơn vị: Công ty Cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: 01-VT

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ:Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày 15 tháng 07 năm 2013 Nợ TK 153

Số:182 Có TK 112

Họ tên người giao hàng: Trần Thanh Hải

Theo HĐ Số 0085182 Ngày 19/07/2013 của Công ty may mặc Thanh Hiếu

Nhập tại kho: Công ty.

Stt Tên nhãn hiệu quy cách, vậ tư

Mã số ĐVT Số lượng

Đơn giá Thành tiền

1 Q.áo BHLĐ ABH Bộ 50 150.000 7.500.000

2 Giày bata G Đôi 50 21.000 1.050.000

3 Gang tay GT Đôi 100 8.000 800.000

4 Khâu trang KT Chiếc 50 5.000 250.000

Cộng 250 9.600.000

- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): chín triệu sáu trăm nghìn đồng.

Người lập phiếu

(ký họ, tên)

Người giao hàng

(ký họ, tên)

Thủ kho

(ký họ, tên)

kế toán trưởng

(ký họ, tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 38 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 39: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Ví dụ 3

Ngày 20/07/2013, mua bộ bàn ghế cho phòng kế toán tại công ty TNHH Minh Trâm đã thanh toán bằng tiền mặt theo hóa đơn giá trị gia tăng số 0067248..Đơn giá chưa thuế 9.800.000đ, thuế GTGT 10%.

Biểu số 07: Mẫu số: 01-GTKT3/001 HÓA ĐƠN GTGT KH: TH/13P

Liên 2(Giao khách hàng) Số: 0067248 Ngày:20/07/2013

Đơn vị bán: công ty TNHH Minh TrâmMã số thuế: 5900102159Địa chỉ: Mạo Khê - Quảng Ninh.Số tài khoản:012346600698Điện thoại: 0333.279106 Họ và tên người mua hàng: Trần Thanh NamĐơn vị: Công ty cổ phần Hoàng TiếnMã số thuế: 0800363563Địa chỉ: Hoàng Tiến - Chí Linh - Hải Dương.Số tài khoản:011234001123Hình thức thanh toán: tiền mặt

STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3 = 1 x 2

1 Quần áo BHLĐ Bộ 1 9.800.000 9.800.000

Cộng tiền hàng: 9.800.000

Thuế suất GTGT: 10%. Tiền thuế GTGT 10.780.000

Tổng số tiền thanh toán 10.780.000

Số tiền viết bằng chữ:.mười triệu bảy trăm tám mươi nghìn đồng.

Ngày 19 tháng 07 năm 2013

Người mua hàng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên)

Căn cứ vào tình hình nhập vật liệu, công cụ dụng cụ trong tháng 7 ta có bảng sau:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 39 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 40: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số: 08

Đơn vị: Công ty Cổ Phần Hoàng Tiến

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ NHẬP VẬT LIỆU

STT

Tên vật liệu SH NT MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

I Nguyên vật liệu 190.946.800

1 Than cám 5MK 176 02/07/2013 TC5 Tấn 50 1.600.000 80.000.000

2 Than cám 4MK 176 02/07/2013 TC4 Tấn 10 1.930.000 19.300.000

3 Dầu Diezen 177 02/07/2013 Ddz Lít 150 22.310 3.346.500

4 Đất NL 178 05/07/2013 ĐNL Khối 150 130.000 19.500.000

5 Đất NL 184 26/07/2013 ĐNL Khối 120 130.000 15.600.000

6 Than cám 5a 187 27/07/2013 TC5 Tấn 20 1.550.000 31.000.000

7 Than cám 4b 180 17/07/2013 TC4 Tấn 10 1.930.000 19.300.000

8 Dầu Diezen 181 17/07/2013 Ddz Lít 130 22.310 2.900.300

II CCDC 28.940.000

9 Xẻng 179 10/07/2013 X Chiếc 50 50.000 2.500.000

10 Q.áo BHLĐ 182 19/07/2013 ABH Bộ 50 150.000 7.500.000

11 Giày bata 182 19/07/2013 GBT Đôi 50 21.000 1.050.000

12 Găng tay 182 19/07/2013 GT Đôi 100 8.000 800.000

13 Khẩu trang 182 19/07/2013 KT Chiếc 50 5.000 250.000

14 Dây buộc 183 25/07/2013 DB Mét 1000 2.000 2.000.000

15 Dao cắt 183 25/07/2013 DC Chiếc 20 80.000 1.600.000

16 Q.ao BHLĐ 185 26/07/2013 ABH Bộ 70 150.000 10.500.000

17 Dây điện 186 26/07/2013 PT Cái 100 25.000 2.500.000

18 Bình oxi 186 26/07/2013 OX Chai 3 80.000 240.000

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 40 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 41: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

2.2.2.2. Thủ tục xuất kho vật liệu Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất, bộ phận sản xuất viết phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên phòng kế hoạch sản xuất. Sau khi được sự phê duyệt của giám đốc, phòng kế hoạch sản xuất lập phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho. Thủ kho xuất vật tư, ghi vào thẻ kho và ký phiếu xuất kho.

- Phiếu xuất kho được lập làm 03 liên:+ 01 liên lưu tại phòng kế hoạch sản xuất.+ 01 liên thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển lên cho kế toán để vào sổ

sách kế toán có liên quan.+ 01 liên giao cho người nhận vật tư để theo dõi ở bộ phận sản xuất

Ghi chu: : Ghi hàng ngày

: Ghi cuối thángSơ đồ 2.7 : trình tự luân chuyển chứng từ xuất vật tư

Tại kho:Từ hóa đơn GTGT kế toán tiến hành vào phiếu nhập kho.Dựa vào phiếu yêu cầu cấp vật tư do bộ phận sản xuất chuyển xuống, kế toán

tiến hành viết phiếu xuất kho, thủ kho ký phiếu xuất kho và giao hàng.Thủ kho ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên thẻ kho theo chỉ

tiêu số lượng. Số liệu được phản ánh vào thẻ kho được lấy từ các phiếu nhập, phiếu xuất hàng ngày. Mỗi chứng từ được ghi trên 1 dòng và được thủ kho sắp xếp theo từng loại vật tư.

Các phiếu nhập kho, xuất kho sau khi được ghi vào thẻ kho được phân loại để định ky (1 tuần) chuyển lên cho phòng kế toán để vào các sổ kế toán có liên quan.

Tại phong kế toán:Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết cho từng loại vật liệu tương ứng với thẻ kho

để theo dõi về mặt số lượng và giá trị.Định ky (1 tuần), sau khi nhận được phiếu nhập, xuất kho do thủ kho chuyển

lên, kế toán tiến hành kiểm tra và phân loại chứng từ, sau đó dựa vào phiếu nhập, xuất ghi vào sổ chi tiết. Sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo chỉ tiêu số lượng và giá trị.

Từ sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành vào bảng tổng hợp nhập - xuất- tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết và đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Số liệu vật tư tồn kho trên sổ kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho Doanh nghiệp xuất kho theo phương pháp bình quân cả ky dự trữ:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 41 - LỚP: KT3-DK3LT

Phiếu xuất kho Ghi sổ thẻ chi tiết liên quan

Phiếu đề nghị xuất vật tư

Page 42: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dung.

=Số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng

XĐơn giá bình quân

Đơn giá bình quân

=

Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho đầu ky

+Trị giá thực tế VL, CCDC nhập kho trong ky

Số lượng VL, CCDC tồn kho đầu ky

+Số lượng VL, CCDC nhập kho trong ky

* Trình tự tính giá NVL, CCDC xuất kho tại Công ty Cổ phần Hòa Sơn

Ví dụ: Ngày 15 tháng 07 năm 2013 công ty xuất 20 tấn than cám 5a cho sản xuất theo phiếu kho số 72 . Ta áp dụng công thức sau:

Than cám 5a =1.500.000 + 80.000.000 + 31.000.000

= 1.584.507 1 + 50 + 20

Vậy giá than cám 5a xuất kho ngày 15 tháng 07 là:

20 tấn x 1.584.507đ/ tấn = 31.690.140 đồng.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 42 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 43: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

BIÊN BÁN KIỂM KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤThời gian kiểm kê 09h ngày 30 tháng 06 năm 2013Biên bản kiểm kê gồm:Ông : Nguyễn Thanh Sơn Trưởng phòng KT Bà : Trần Thị Hoa Thủ khoÔng: H Trí Kiên Kế toán vật tư

STTTên VL, CCDC

Mã số  

ĐVT  

Đ.Giá

Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất

SL TT SL TTThừa Thiếu

Còn tốtKém PC

Mất PCSL TT SL TT

I Nguyên vật liệu         135.340.000   135.340.000              

1 Than cám 5MK TC5 Tấn 1.500.000 1 1.500.000 1 1.500.000         100% 0 0

2 Than cám 4MK TC4 Tấn 1.930.000 3 5.790.000 3 5.790.000         100% 0 0

3 Đất NL ĐNL M3 130.000 900 117.000.000 900 117.000.000         100% 0 0

4 Củi CUI M3 220.000 40 8.800.000 40 8.800.000         100% 0 05 Dầu diezen Ddz Lít 22.500 100 2.250.000 100 2.250.000         100% 0 0II CCDC         9.325.000   9.325.000         100% 0 0

1 Cuốc C Cái 40.000 10 400.000 10 400.000         100% 0 0

3 Xô X Cái 24 000 15 360.000 15 360.000         100% 0 05 Gang tay GT Đôi 8 000 15 120.000 15 120.000         100% 0 06 Khẩu trang KT Cái 4 500 40 180 000 40 180 000         100% 0 07 Q.áo BHLĐ QA Bộ 150.000 50 7.500.000 50 7.500.000         100% 0 08 Giầy bata GBT Đôi 21.000 25 525.000 25 525.000         100% 0 010 Bình oxi OX Chai 80.000 3 240 000 3 240 000         100% 0 0

Biểu số 09:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 43 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 44: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Áp dụng công thức tính giá bình quân hàng xuất kho kế toán tiến hành lập bảng tính giá bình quân các mặt hàng.Biểu số 10:

BẢNG TÍNH GIÁ BÌNH QUÂN CÁC MẶT HÀNGTháng 07 năm 2013

STTTên NVL,

CCDCTồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Đơn giá BQ

xuất kho SL TT SL TT1 Than cám 5MK 1 1.500.000 70 111.000.000 1.584.507

2 Than cám 4MK 3 5.790.000 20 38.600.000 1.930.000

3 Đất NL 900 117.000.000 270 35.100.000 130.000

4 Củi 40 8.800.000 220.000

5 Dầu diezen 100 2.250.000 280 6.246.800 22.360

6 Cuốc 10 400.000 40.0007 Xô 15 360.000 24.0008 Gang tay 15 120.000 100 800.000 8.0009 Khẩu trang 40 180 000 50 250.000 4.77810 Q.áo BHLĐ 50 7.500.000 120 18.000.000 150.00011 Giầy bata 25 525.000 50 1.050.000 21.00012 Bình oxi 3 240.000 3 240.000 80.00013 Dây buộc     1000 2.000.000 2.00014 Dây điện 100 2.500.000 25.00015 Xẻng 50 2.500.000 50.00016 Dao cắt     20 1.600.000 80.000

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 44 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 45: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 11:

Phiếu đề nghị xuất vật tư:

Đơn vị: công ty cổ phần Hoàng Tiến

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương

PHIẾU ĐỀ XUẤT VẬT TƯ

Số: 173

Đơn vị nhận hàng: phân xưởng sản xuất

Ngày xuất hàng: 10/7/2013

Lý do xuất: Xuất cho sản xuất sản phẩm.

STT Tên vật tư Đơn vị Quy cách Mã Số lượng

1 Đất NL Khối ĐNL 200

2 Dầu Điezen Lít Dđz 150

3 Than cám 5MK Tấn TC5 30

4 Than cám 4MK Tấn TC4 10

Ngày 10 tháng 07 năm 2013

Người lập

(ký, họ tên)

Chủ quản bộ

phận bán hàng

(ký, họ tên)

Thẩm duyệt

(ký, họ tên)

Phê chuẩn

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 45 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 46: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

- Phiếu xuất kho

Biểu số 12:

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: 02-VT

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ:Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 10 tháng 07 năm 2013 Nợ TK 621

Số: 173 Có TK 152

Họ tên người nhận: Lê Thị Nhung

Lý do xuất: Xuất cho sản xuất sản phẩm

Xuất tại kho: Công ty

STT Tên Mã số

ĐVT Số Lượng Đơn giá Thành tiền

Yêu cầu Thực xuất

1 Than cám 5MK TC5 Tấn 30 30 1.584.507 47.535.210

2 Đất NL ĐNL Khối 200 200 130.000 26.000.000

3 Dầu Điezen Dđz Lít 150 150 22.360 3.354.000

4 Than cám 4MK TC4 Tấn 10 10 1.930.000 19.300.000

Cộng 96.189.210

Tổng số tiền: chín mươi sáu triệu một trăm tám mươi chín nghìn hai trăm mười đồng.

Ngày 10 tháng 07 năm 2013

Người lập phiếu

(ký họ, tên)

Người nhận hàng

(ký họ, tên)

Thủ kho

(ký họ, tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

Biểu số 13:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 46 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 47: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: công ty cổ phần Hoàng Tiến

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương

PHIẾU ĐỀ XUẤT VẬT TƯ

Số: 176

Đơn vị nhận hàng: phân xưởng sản xuất

Ngày xuất hàng: 26/07/2013

Lý do xuất: Xuất cho phân xưởng sản xuất

STT Tên vật tư đơn vị Quy cách Mã Số lượng

1 Dây buộc Mét DB 1000

1 Dao cắt Chiếc DC 20

Ngày 26 tháng 7 năm 2013

Người lập

(ký, họ tên)

Chủ quản bộ

phận bán hàng

(ký, họ tên)

Thẩm duyệt

(ký, họ tên)

Phê chuẩn

(ký, họ tên)

Biểu số 14:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 47 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 48: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: 02-VT

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ:Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 26 tháng 7 năm 2013 Nợ TK 627

Số: 176 Có TK 153

Họ tên người nhận: Lê Thị Nhung

Lý do xuất: Xuất cho phân xưởng sản xuất

Xuất tại kho: Công cụ dụng cụ.

STT Tên Mã số ĐVT Số Lượng Đơn giá Thành tiền

Yêu cầu Thực xuất

1 Dây buộc DB Mét 1000 1000 2000 2.000.000

2 Dao cắt DC Chiếc 20 20 80.000 1.600.000

Tổng 3.600.000

Tổng số tiền: ba triệu sáu trăm nghìn đồng

Ngày 26 tháng 7 năm 2013

Người lập phiếu

(ký họ, tên)

Người nhận hang

(ký họ, tên)

Thủ kho

(ký họ, tên)

Giám đốc

(ký họ, tên)

Cuối tháng, căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ trong tháng 7 kế toán vào bảng tổng hợp chứng từ xuất vật liệu, công cụ dụng cụ để tiện cho việc theo dõi quản lý:

Biểu số 15:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 48 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 49: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty Cổ Phần Hoàng Tiến

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ XUẤT VẬT LIỆU, CCDC

STT

Tên vật liệu PXK NT MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

I Nguyên vật liệu 159.784.580

1 Đất NL 171 05/07/2013 ĐNL Khối 100 130.000 13.000.000

1 Củi 172 09/07/2013 CUI Khối 30 220.000 6.600.000

2 Than cám 5a 173 10/07/2013 TC5 Tấn 30 1.584.507 47.535.210

3 Dầu Diezen 173 10/07/2013 Ddz Lít 150 22.360 3.354.000

4 Than cám 4b 173 10/07/2013 ĐNL Khối 10 1.930.000 19.300.000

5 Đất NL 173 10/07/2013 ĐNL Khối 200 130.000 26.000.000

6 Than cám 5a 174 20/07/2013 TC5 Tấn 10 1.584.507 15.845.070

7 Than cám 4b 174 20/07/2013 TC4 Tấn 5 1.930.000 9.650.000

8 Dầu Diezen 174 20/07/2013 Ddz Lít 130 22.310 2.900.300

9 Đất NL 174 21/07/2013 ĐNL Khối 120 130.000 15.600.000

II CCDC 25.800.000

10 Q.ao BHLĐ 175 22/07/2013 ABH Bộ 50 150.000 7.500.000

11 Giày bata 175 22/07/2013 GBT Đôi 50 21.000 1.050.000

12 Găng tay 175 22/07/2013 GT Đôi 50 8.000 400.000

13 Khẩu trang 175 22/07/2013 KT Chiếc 50 5.000 250.000

15 Dây buộc 176 26/07/2013 DB Mét 1000 2.000 2.000.000

16 Dao cắt 176 26/07/2013 DC Chiếc 20 80.000 1.600.000

17 Q.ao BHLĐ 177 26/07/2013 ABH Bộ 70 150.000 10.500.000

18 Dây điện 178 27/07/2013 DĐ Mét 100 25.000 250.000

Định ky, căn cứ vào phiếu nhập kho phiếu xuất kho kế toán tiến hành ghi thẻ kho, mỗi loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được lập riêng từng thẻ kho. Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: Tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu sau đó giao cho thủ kho ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

Biểu số 16:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 49 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 50: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số:152

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Than cám 5MK

Đơn vị tính: Tấn

Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán

Ngày tháng

Số hiệu Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 1

02/07 PNK 176 Nhập kho 50 51

10/07 PXK 173 Xuất cho sản xuất sản phẩm 30 21

20/07 PXK 174 Xuất cho sản xuất sản phẩm 10 11

27/07 PNK 186 Nhập kho 20 31

Cộng phát sinh 70 40

Tồn cuối kỳ 31

Ngày 31, tháng 07, năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

Biểu số 17:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 50 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 51: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiế-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số: 153

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Than cám 4MK

Đơn vị tính: Tấn

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toánNgày

thángSố hiệu Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 3

02/07 PNK 176 Nhập kho 10 13

10/07 PXK 173 Xuất cho sản xuất sp. 10 3

17/07 PNK 180 Nhập kho 10 13

20/07 PXK 174 Xuất cho sản xuất sp 5 8

Cộng phát sinh 20 15

Tồn cuối kỳ 8

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

Biểu số 18:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 51 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 52: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ:Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số: 154

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Dầu Diezen

Đơn vị tính: Lít

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toánNgày

thánhSố hiệu Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 100

02/07 PNK 177 Nhập kho 150 250

10/07 PXK 173 Xuất cho sx 150 100

17/07 PNK 181 Nhập kho 130 230

20/07 PXK 174 Xuất cho sx 130 100

Cộng phát sinh 280 280

Tồn cuối kỳ 100

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

Biểu số 19:

Mẫu số: S12-DN

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 52 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 53: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số: 155

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Đất NL

Đơn vị tính: khối

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán

Ngày tháng

Số hiệu Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 900

05/07 PNK 178 Nhập kho 150 1050

05/07 PXK 171 Xuất cho sản xuất sản phẩm 100

10/07 PXK 173 Xuất cho sản xuất sản phẩm 200 750

21/07 PXK 174 Xuất cho sản xuất sản phẩm 120 630

26/07 PNK 184 Nhập kho 120 750

Cộng phát sinh 270 420

Tồn cuối kỳ 750

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

Biểu số: 20:

Mẫu số: S12-DN

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 53 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 54: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số:165

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Củi

Đơn vị tính: khối

Số hiệu chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán

Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 40

PXK 172 Xuất cho sxsp 30 10

Cộng phát sinh 30

Tồn cuối kỳ 10

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

Biểu số 21:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 54 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 55: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số: 157

Ngày lập thẻ: 10/03/2012

- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Xẻng

- Đơn vị tính: Cái

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toánNgày

thángSố hiệu Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ

10/07 PNK 179 Nhập kho 50 50

Cộng phát sinh 50

Tồn cuối kỳ 50

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 55 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 56: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 22:

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến

Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số: 158

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Bình ôxi

Đơn vị tính: bình

Số hiệu chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán

Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 3

26/07 PNK 186 Nhập kho 3 6

Cộng phát sinh 3

Tồn cuối kỳ 6

Ngày 31 Tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 56 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 57: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:23:

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương

THẺ KHO

Mã số: 159

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: khẩu trang

Đơn vị tính: chiếc

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán

Ngày tháng

Số hiệu Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 40

19/07

PNK 182 Nhập kho 50 90

22/07

PXK 175 Xuất cho phân xưởng 50 40

Cộng phát sinh 50 50

Tồn cuối kỳ 40

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 57 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 58: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 24:

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến

Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số: 160

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: giày bata

Đơn vị tính: đôi

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán

Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 25

19/07 PNK 182 Nhập kho 50 75

22/07 PXK 175 Xuất cho phân xưởng 50

Cộng phát sinh 50 50

Tồn cuối kỳ 25

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 58 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 59: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 25:

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến

Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số: 161

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Găng tay

Đơn vị tính: Đôi

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán

Ngày tháng

Số hiệu Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 15

19/07 PNK 182

Nhập kho 50 65

22/07 PXK 175

Xuất cho phân xưởng 50 15

Cộng phát sinh 50 50

Tồn cuối kỳ 15

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 59 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 60: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 26:

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến

Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số :162

Ngày lập thẻ: 25/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Dao cắt

Đơn vị tính: Cái

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán

Ngày tháng

Số hiệu Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ

25/07 PNK 183

Nhập kho 20 20

26/07 PXK 186

Xuất cho phân xưởng 20 0

Cộng phát sinh 20 20

Tồn cuối kỳ 0

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 60 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 61: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số: 27:

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến

Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số :163

Ngày lập thẻ: 26/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Dây điện

Đơn vị tính: mét

chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toánNhập Xuất Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ

26/07 PNK 187

Nhập kho 100 100

27/07 PXK 178

Xuất cho bộ phận QLDN 100 0

Cộng phát sinh 100 100

Tồn cuối kỳ

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 61 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 62: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 28:

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến

Mẫu số: S12-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

THẺ KHO

Mã số: 164

Ngày lập thẻ: 01/07/2013

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Quần áo bảo hộ

Đơn vị tính: Bộ

Số hiệu, chứng từ

Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toánNhập Xuất Nhập Xuất Tồn

Tồn đầu kỳ 50

19/07 PNK 182

Nhập kho 50 100

22/07 PXK 175

Xuất kho cho pxsx 50 50

26/07 PNK 185

Nhập kho 70 120

26/07 PXK 177

Xuất kho cho pxsx 70 50

Cộng phát sinh 120 120

Tồn cuối kỳ 50

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Thủ kho

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

Sổ, thẻ chi tiết vật liệu

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 62 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 63: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Căn cứ vào thẻ kho kế toán lập sổ chi tiết vật liệu để biết được tình hình Nhập- Xuất- Tồn vật liệu trong tháng cả về số lượng, giá trị.

Sổ chi tiết vật liệu được mở cho từng thứ loại vật liệu

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 63 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 64: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:29Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7 năm 2013

Tài khoản: 152. Tên kho: NVL

Tên vật tư: Than cám 5MK. Đơn vị tính: tấn

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng 1.500.000 1 1.500.000

PNK 176 02/07 Nhập kho 112 1.600.000 50 80.000.000 51 81.500.000

PXK 172 10/07 Xuất kho cho sxsp 621 1.584.507 30 47.535.210 21 33.964.790

PXK 174 20/07 Xuất kho cho sxsp 621 1.584.507 10 15.845.070 11 18.119.720

PNK 187 27/07 Nhập kho 112 1.550.000 20 31.000.000 31 49.119.7200

Cộng phát sinh 70 111.000.000 40 63.380.280

Tốn cuối tháng 31 49.119.720

Ngày 31 thang 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 64 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 65: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 30:Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7,Năm 2013

Tài khoản: 152. Kho: NVL

Tên vật tư: Than cám 4MK. Đơn vị tính: tấn

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượng Thành tiền

Tồn đầu tháng 1.930.000 3 5.790.000

PNK 175 02/07 Nhập kho 112 1.930.000 10 19.300.000 13 25.090.000

PXK 173 10/07 Xuất kho cho sxsp 621 1.930.000 10 19.300.000 3 5.790.000

PNK 180 17/07 Nhập kho 112 1.930.000 10 19.300.000 13 25.090.000

PXK 174 20/07 Xuất kho cho sxsp 621 1.930.000 5 9.650.000 8 15.440.000

Cộng phát sinh 20 38.600.000 15 28.950.000

Tốn cuối tháng 8 15.440.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 65 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 66: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:31Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7 Năm 2013

Tài khoản: 152. Tên kho: NVL

Tên vật tư: Đất NL. Đơn vị tính: Khối

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượng Thành tiền

Tồn đầu tháng 130.000 900 117.000.000

PNK 178 05/07 Nhập kho 331 130.000 150 19.500.000 1050 136.500.000

PXK 171 05/07 Xuất sxsp cho sxsp 621 130.000 100 13.000.000 950 123.500.000

PXK 173 10/07 Xuất sxsp cho sxsp 621 130.000 120 15.600.000 830 107.900.000

PXK 174 20/07 Xuất sxsp cho sxsp 621 130.000 200 26.000.000 630 81.900.000

PNK 184 26/07 Nhập kho 331 130.000 120 15.600.000 750 97.500.000

Cộng phát sinh 270 35.100.000 420 54.600.000

Tốn cuối tháng 750 97.500.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 66 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 67: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số 32:Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯTháng 7/2013

Tài khoản: 152. Tên kho: NVL

Tên vật tư: Dầu Diezen. Đơn vị tính: Lít

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú

Số Ngày Số lượng

Thành tiền Số lượng

Thành tiền Số lượng

Thành tiền

Tồn đầu tháng 22.500 100 2.250.000

PNK 177 02/07 Nhập kho 112 22.310 150 3.346.500 250 5.596.500

PXK 173 10/07 Xuất kho cho sxsp 621 22.360 150 3.354.000 100 2.242.500

PNK 181 17/07 Nhập kho 331 22.310 130 2.900.300 230 5.142.800

PXK 174 20/07 Xuất kho cho sxsp 621 22.360 130 2.906.800 100 2.236.000

Cộng phát sinh 280 6.246.800 280 6.260.800

Tốn cuối tháng 100 2.336.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013Người ghi sổ Kế toán trưởng

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 67 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 68: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số:33:Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 152. Tên kho: NVL

Tên vật tư: Củi. Đơn vị tính: khối

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng 220.000 40 8.800.000

PXK 172 09/07 Xuất kho cho sxsp 621 220.000 30 6.600.000 10 2.200.000

Cộng phát sinh 30 6.600.000

Tốn cuối tháng 10 2.200.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên)(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 68 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 69: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:34Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: Găng tay. Đơn vị tính: Đôi

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng 8.000 15 120.000

PNK 182 19/07 Nhập kho 112 8.000 100 800.000 115 920.000

PXK 175 22/07 Xuất kho cho pxsx 627 8.000 50 400.000 55 520.000

Cộng phát sinh 100 800.000 50 400.000

Tốn cuối tháng 55 520.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 69 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 70: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:35Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: Dao cắt. Đơn vị tính: Chiếc

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng 80.000

PNK 183 25/07 Nhập kho 627 80.000 20 1.600.000 20 1.600.000

PXK 176 26/07 Xuất kho cho pxsx 111 80.000 20 1.600.000 0 0

Cộng phát sinh 20 1.600.000 20 1.600.000

Tốn cuối tháng 0 0

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 70 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 71: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:36Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: Quần áo BHLĐ. Đơn vị tính: Bộ

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng 150.000 50 7.500.000

PNK 182 19/07 Nhập kho 112 150.000 50 7.500.000 100 15.000.000

PXK 175 22/07 Xuất kho cho pxsx 627 150.000 50 7.500.000 50 7.500.000

PNK 185 26/07 Nhập kho 331 150.000 70 10.500.000 120 18.000.000

PXK 177 26/07 Xuất kho cho pxsx 627 150.000 70 10.500.000 60 9.000.000

Cộng phát sinh 120 18.000.000 120 18.000.000

Tốn cuối tháng 50 7.500.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 71 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 72: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:37Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: giày bata. Đơn vị tính: đôi

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng 21.000 25 525.000

PNK 182 19/07 Nhập kho 112 21.000 50 1.050.000 75 1.575.000

PXK 175 22/07 Xuất kho cho pxsx 627 21.000 50 1.050.000 25 525.000

Cộng phát sinh 50 1.050.000 50 1.050.000

Tốn cuối tháng 25 525.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số:38

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 72 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 73: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: khẩu trang. Đơn vị tính: Chiếc

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng 4.500 40 180.000

PNK 182 19/07 Nhập kho 112 5.000 50 250.000 90 430.000

PXK 175 22/07 Xuất kho cho pxsx 627 4.778 50 238.900 40 191.100

Cộng phát sinh 50 250.000 50 238.900

Tốn cuối tháng 40 191.100

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số:39Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DN

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 73 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 74: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: Dây buộc. Đơn vị tính: mét

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng

PNK 183 25/07 Nhập kho 111 2.000 1000 2.000.000 1000 2.000.000

PXK 176 26/07 Xuất kho cho pxsx 627 2.000 1000 2.000.000 0 0

Cộng phát sinh 1000 2.000.000 1000 2.000.000

Tốn cuối tháng 0 0

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số:40Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DN

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 74 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 75: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: Xô. Đơn vị tính: Chiếc

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượng Thành tiền

Tồn đầu tháng 24.000 15 360.000

Cộng phát sinh

Tốn cuối tháng 15 360.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số:41Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DN

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 75 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 76: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: Dây điện. Đơn vị tính: mét

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng

PNK 186 26/07 Nhập kho 111 25.000 100 2.500.000 100 2.500.000

PXK 178 27/07 Xuất kho cho bộ phận QLDN

627 25.000 100 2.500.000 100 2.500.000

Cộng phát sinh 100 2.500.000 100 2.500.000

Tốn cuối tháng

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số:42Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 76 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 77: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: Xẻng. Đơn vị tính: chiếc

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng

PNK 179 10/07 Nhập kho 111 50.000 50 2.500.000 50 2.500.000

Cộng phát sinh 50 2.500.000

Tốn cuối tháng 50 2.500.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số:43Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 77 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 78: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: binh Ôxi. Đơn vị tính: bình

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền

Tồn đầu tháng 80.000 3 240.000

PNK 186 26/07 Nhập kho 111 80.000 3 240.000 6 680.000

Cộng phát sinh 3 240.000

Tốn cuối tháng 6 680.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số:44Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S10-DNĐịa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ban hành Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 78 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 79: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Ngày 20/03/2006 BT- BTC

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Tháng 7/2013

Tài khoản: 153. Tên kho: CCDC

Tên vật tư: Cuốc. Đơn vị tính: Chiếc

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chúSố Ngày Số

lượngThành tiền Số

lượngThành tiền Số

lượng Thành tiền

Tồn đầu tháng 40.000 10 400.000

Cộng phát sinh

Tốn cuối tháng 10 400.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu:45

Đơn vị: Công ty Cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: S31 – DN

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 79 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 80: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

TK 331: Công ty Thành Đồng

NTGS Chứng từ Diễn giảiTK ĐƯ

Thời hạn

Số PS Số Dư

  SH NT     CK Nợ Có Nợ Có

A B C D E   2 3 4 5

      Số dư đầu tháng         x  x 

      Số phát sinh trong tháng            

10/11 127 10/11 Mua đất NL 152   26.000.000   26.000.000 

      Thuế GTGT đầu vào 133   2.600.000   28.600.000  26/11 203 26/11 Mua đất NL 152 15.600.000 44.200.000

Thuế GTGT đầu vào 133 1.560.000 45.760.000 

Thanh toán tiền 112 30.000.000 15.760.000

      Cộng phát sinh     30.000.000 45.760.000     

      Số dư cuối tháng       x 15.760.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Biểu: 46Đơn vị: Công ty Cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: S31 – DN

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 80 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 81: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

TK 331: Công ty Thanh Hiếu

NTGS Chứng từ Diễn giảiTK ĐƯ

Thời hạn

Số PS Số Dư

  SH NT     CK Nợ Có Nợ Có

A B C D E   2 3 4 5

      Số dư đầu tháng         x 5.000.000

      Số phát sinh trong tháng            

10/11 127 10/11 Mua đất Q.áo BHLĐ 153   10.500.000   15.500.000 

      Thuế GTGT đầu vào 133   1.500.000   17.000.000   

      Cộng phát sinh     12.000.000     

      Số dư cuối tháng       x 17.000.000 

Ngày 31 tháng 07 năm 2013

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 81 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 82: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn vật liệu

Ở phòng kế toán, kế toán mở sổ chi tiết vật liệu và cuối tháng lập bảng Nhập - Xuất - Tồn vật liệu.

Để lập được bảng Nhập - Xuất - Tồn vật liệu kế toán căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu để ghi số lượng, giá trị của vật liệu Nhập -Xuất -Tồn trong tháng, qua đó biết được các tổng thể về mặt số lượng cũng như giá trị của vật liệu.

Giá trị tồn cuối ky

=Giá trị tồn đầu ky

+Giá trị nhập trong ky

-Giá trị xuất trong ky

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 82 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 83: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:47

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S11-DN

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 BT-BTC

BẢNG TỔNG HỢP NHẬP-XUẤT-TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU

Tháng 07 năm 2013

Stt Tên vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ

SL TT SL TT SL TT SL TT

1 Than cám 5MK Tấn 1 1.500.000 70 111.000.000 40 63.380.280 31 49.119.720

2 Than cám 4MK Tấn 3 5.790.000 20 38.600.000 15 28.950.000 8 15.440.000

3 Đất NL Khối 900 117.000.000 270 35.100.000 420 54.600.000 750 97.500.000

4 Dầu Diêzen Lít 100 2.250.000 250 6.246.800 280 6.260.800 100 2.336.000

5 Củi Khối 40 8.800.000 30 6.600.000 10 2.200.000

I. NVL 135.340.000 190.946.800 159.784.580 166.502.220

Ngày 31 tháng 07 năm2013

Người lập

(ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Biểu số:48

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 83 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 84: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số S11-DN

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 BT-BTC

BẢNG TỔNG HỢP NHẬP-XUẤT-TỒN CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Tháng 07 năm 2013

Stt Tên vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ

SL TT SL TT SL TT SL TT

1 Quốc Chiếc 10 400.000 10 400.000

2 Xô Bộ 15 360.000 15 360.000

3 Gang tay Cái 15 120.000 100 800.000 50 400.000 65 520.000

4 Khẩu trang Đôi 40 180 000 50 250. 000 50 250.000 40 180.000

5 Q.áo BHLĐ Chiếc 50 7.500.000 120 18.000.000 120 18.000.000 50 7.500.000

6 Giày bata Đôi 25 525.000 50 1.050.000 50 1.050.000 25 525.000

7 Bình ôxi Cái 3 240 000 3 240 000 6 480.000

8 Xẻng Cái 50 2.500.000 50 2.500.000

9 Dây điện Mét 100 2.500.000 100 2.500.000

10 Dây buộc Mét 1000 2.000.000 1000 2.000.000

11 Dao cắt Cái 20 1.600.000 20 1.600.000

Tổng 9.325.000 28.940.000 25.800.000 12.465.000

Ngày 31 tháng 07 năm2013

Người lập Kế toán trưởng

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 84 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 85: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

(ký, họ tên) (Ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 85 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 86: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:49Đơn vị : cổ phần Hoàng Tiến

Mâu số : S11-DN(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Địa chỉ : Hoàng Tiến -Chí Linh- Hải Dương Ngày 20/03/2006 cua Bộ Trưởng BTC)

BẢNG PHÂN BỔ NGUYỂN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 7 năm 2013

TTGhi Có TK

Ghi Nợ TK TK 152 TK 153 TK 142 TK 242

A B 1 2 3 4

1 TK 621- Chi phí NVL trực tiếp 146.784.580

Gạch 2 lỗ 73.392.290

Gạch 6 lỗ 58.713.832

Hài+tiểu 14.678.458

2 TK 627- Chi phí sản xuất chung 23.300.000

3 TK 641- Chi phí bán hàng

4 TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp

2.500.000 1.960.000

5 TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn

6 TK 242- Chi phí trả trước dài hạn

Tổng 146.784.580 25.800.000 1.960.000

Người lập(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 86 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 87: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

2.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Thước đo tiền tệ là thước đo kế toán sử dụng chủ yếu. Nói tới Hạch toán kế toán là nói tới sự phản ánh hiện có, tình hình biến động toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo chỉ tiêu giá trị.

Kế toán chi tiết chưa đáp ứng được yều cầu này, chỉ bằng kế toán tổng hợp, ghi chép phản ánh các đối tượng kế toán theo chỉ tiêu giá trị trên các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp mới đáp ứng được yêu cầu đó. Kế toán tổng hợp là việc sử dụng tài khoản kế toán và ghi sổ các đối tượng kế toán có nội dung kế toán ở dạng tổng quát. Đối với công ty cổ phần Hoàng Tiến, kế toán tổng hợp vật liệu sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và việc thực hiện ghi chép tình hình tăng, giảm vật liệu thực hiện tại phòng kế toán do kế toán vật liệu thực hiện. Tại công ty, vật liệu tăng chủ yếu do mua ngoài, có nhiều hình thức hạch toán như: Trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc mua chịu… Thực tế công ty khi mua vật tư sản xuất thì vật liệu được đưa về công ty bao giờ cũng có hóa đơn kèm theo. Không có trường hợp vật tư nào đến công ty mà hóa đơn chưa về hoặc ngược lại.

Kế toán nguyên vật liệu sử dụng một tài khoản chủ yếu: Tài khoản 152 “nguyên liệu, vật liệu”.

- Các nghiệp vụ nhập vật tư kế toán sử dụng các tài khoản:

+Tài khoản 111: “Tiền mặt”

+Tài khoản 112: “Tiền gửi ngân hàng”

+Tài khoản 331: “Phải trả cho người bán”. Sổ chi tiết tài khoản 331 này được mở chi tiết cho từng nhà cung cấp. Có thể gọi là “sổ chi tiết công nợ của một nhà cung cấp”

+Tài khoản 133: “Thuế GTGT đầu vào”

- Các nghiệp vụ xuất vật tư sử dụng các tài khoản:

+ Tài khoản 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

+ Tài khoản 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”

+ Tài khoản 627: “Chi phí sản xuất chung”

+ Tài khoản 641: “Chi phí bán hàng”

+ Tài khoản 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

2.2.3.1. Kế toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Trong tháng, khi vật liệu về nhập kho, kế toán căn cứ vào các chứng từ cần thiết (hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, hợp đồng - nếu có) để hạch toán vật liệu.

+ Trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bên ngoài, trực tiếp trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, kế toán định khoản:

Nợ TK 152, 153

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112

Ví dụ:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 87 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 88: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Căn cứ hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho (biểu số 8) mua than cám 5MK, căn cứ vào phiếu chi ngày 02/07/2013, kế toán hạch toán:

Nợ TK 152: 35.100.000

Nợ TK 1331: 3.510.000

Có TK 111: 38.610.000

+ Trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chưa trả tiền. Kế toán định khoản:

Nợ TK 152, 153

Nợ TK 1331

Có TK 331

Ví dụ:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho của Q.áo BHLĐ kế toán hạch toán:

Nợ TK 152: 19.500.000

Nợ TK 1331: 1.950.000

Có TK 331: 21.450.000

Riêng sổ chi tiết tài khoản 331 được viết riêng cho từng nhà cung cấp gọi là sổ chi tiết công nợ.

2.2.3.2. Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

Quản lý vật liệu không những chỉ quản lý tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ vật liệu mà còn phải quản lý cả việc xuất dùng vật liệu. Đây là khâu quản lý cuối cùng rất quan trọng trước khi vật liệu chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Kế toán vật liệu cần theo dõi được giá trị của từng loại vật liệu xuất dùng là bao nhiêu, sử dụng vào mục đích gì, ở đâu.

Tại công ty, vật liệu xuất kho chủ yếu sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, vật liệu còn được xuất kho cho các yêu cầu khác của doanh nghiệp như : xuất cho quản lý doanh nghiệp, xuất bán, ...

- Xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất:

Nợ TK 621:

Nợ TK 627:

Có TK 152, 153:

+ Xuất đất NL cho sản xuất. Căn cứ vào phiếu xuất kho số 173, ngày 10/07/2013 kế toán định khoản:

Nợ TK 621: 15.600.000

Có TK 152: 15.600.000

- Trường hợp xuất vật tư tồn kho để bán:

Nợ TK 632:

Có TK 152, 153:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 88 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 89: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:49

Đơn vị: Công ty Cổ phần Hoàng Tiến Mâu số : S03a –DN

Địa Chỉ: Hoàng Tiến- Chí Linh-Hải Dương (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 cua Bộ Trưởng BTC)

SỔ NHẬT KÍ CHUNG

Tháng 07 năm 2013

Ngày tháng ghi sổ

Chứng từDiễn giải

Số hiệu TK đối ứng

Số tiền

Số hiệuNgày tháng

Nợ Có

      Số trang trước chuyển sang -

02/07 HĐ0057229 02/07 Mua TC4,TC5 nhập kho 152 112 35.100.000

02/07 HĐ0057229 02/07 Thuế GTGT đầu vào 133 112 3.510.000

02/07 HĐ0031256 02/07 Mua dầu Diezen 152 112 19.300.000

02/07 HĐ0031256 02/07 Thuế GTGT đầu vào 133 112 1.930.000

05/07 HĐ0000285 05/07 Nhập kho đất NL 152 331 19.500.000

05/07 HĐ0000285 05/07 Thuế GTGT đầu vào 133 331 1.950.000

09/07 PXK 172 09/07 Xuất củi cho sx 621 152 6.600.000

10/07 HĐ0010232 10/07 Mua xẻng 153 111 2.500.000

10/07 HĐ0010232 10/07 Thuế GTGT đầu vào 133 112 250.000

10/07 PXK 173 10/12 Xuất kho TC5 cho sx 621 152 47.535.210

10/07 PXK 173 10/12 Xuất kho TC4 cho sx 621 152 19.300.000

10/07 PXK 173 10/12 Xuất kho đất NL cho sx 621 152 15.600.000

10/07 PXK 173 10/12 Xuất kho dầu Diezen 621 152 3.354.000

17/07 HĐ0003568 17/12 Mua TC4 nhập kho 152 112 19.300.000

17/07 HĐ0003568 17/12 Thuế GTGT đầu vào 133 112 19.300.000

    Cộng chuyển trang sau 213.274.210

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 89 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 90: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

      Số trang trước chuyển sang 213.274.210

17/07 HĐ0001189 17/07 Mua dầu Diezen nhập kho 152 331 2.900.300

17/07 HĐ0001189 17/07 Thuế GTGT đầu vào 133 331 290.030

19/07 HĐ0085182 19/07 Mua quần áo BHLĐ 153 112 7.500.000

19/07 HĐ0085182 19/07 Mua gang tay 133 112 800.000

19/07 HĐ0085182 19/07 Mua giày bata 153 112 1.050.000

19/07 HĐ0085182 19/07 Mua khẩu trang 153 112 250.000

19/07 HĐ0085182 19/07 Thuế GTGT đầu vào 133 112 960.000

20/07 PXK 174 20/07 Xuất kho TC5 cho sx 621 152 15.845.070

20/07 PXK 174 20/07 Xuất kho TC4 cho sx 621 152 9.650.000

20/07 PXK 174 20/07 Xuất kho dầu Diezen cho sx 621 152 2.900.300

20/07 PXK 174 20/07 Xuất kho đất NL cho sx 621 152 26.000.000

22/07 PXK 175 22/07 Xuất quần áo BHLĐ cho px 627 153 7.500.000

22/07 PXK 175 22/07 Xuất gang tay cho px 627 153 400.000

22/07 PXK 175 22/07 Xuất giày bata cho px 627 153 1.050.000

22/07 PXK 175 22/07 Xuất khẩu trang cho px 627 153 250.000

25/07 HĐ0042065 25/07 Mua day buộc 153 111 2.000.000

25/07 HĐ0042065 25/07 Mua dao cắt 153 111 1.600.000

25/07 HĐ0042065 25/07 Thuế GTGT đầu vào 133 111 360.000

26/07 HĐ0004317 26/07 Mua đất nguyên liệu 152 331 15.600.000

26/07 HĐ0004317 26/07 Thuế GTGT đầu vào 133 331 1.560.000

26/07 HĐ0011097 26/07 Mua quần áo BHLĐ 153 331 10.500.000

26/07 HĐ0011079 26/07 Thuế GTGT đầu vào 133 331 1.050.000

26/07 HĐ0042965 26/07 Mua dây điện 153 111 2.500.000

26/07 HĐ0042965 26/07 Mua bình ôxi 153 111 240.000

26/07 HĐ0042965 26/07 Thuế GTGT đầu vào 153 111 274.000

26/07 PXK 176 26/07 Xuất dây buộc cho px 627 153 2.000.000

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 90 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 91: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

26/07 PXK 176 26/07 Xuất dao cắt cho px 627 153 1.600.000

Cộng chuyển trang sau

Trang trước chuyển sang

26/07 PXK 177 26/07 Xuất q.áo BHLĐ cho px 627 153 10.500.000

27/07 HĐ0008651 27/07 Mua nhập TC5 nhập kho 152 112 31.000.000

27/07 HĐ0008651 27/07 Thuế GTGT đầu vào 133 112 3.100.000

27/07 PXK 178 27/07 Xuất dây điện 642 153 2.500.000

     Cộng chuyển trang sau

   816.079.775

Ngày 30 tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 91 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 92: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Biểu số:50

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: S03b-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

SỔ CÁITháng 07 năm 2013

Tên tài khoản: Nguyên vật liệuSố hiệu: 152

NT GS

Chứng từ Diễn giải NKC TKĐƯ

Số tiền

SH NT Trang sổ

STT dòng

Nợ Có

Dư đầu tháng 135.340.000PS trong tháng

02/07 PNK 176 02/07 Nhập TC5 112 80.000.000

02/07 PNK 176 02/07 Nhập TC4 112 19.300.00002/07 PNK 177 02/07 Nhập dầu Diezen 112 3.346.50005/07 PNK 178 05/07 Nhập đất NL 331 26.000.00009/07 PXK 172 09/07 Xuất củi cho sx 621 6.600.00010/07 PXK 173 10/07 Xuất TC5 621 47.535.21010/07 PXK 173 10/07 Xuất TC4 621 19.300.00010/07 PXK 173 10/07 Xuất đất NL 621 26.000.000

10/07 PXK 173 20/07 Xuất dầu Diezen 621 3.354.000

17/07 PNK 180 17/07 Nhập TC4 112 19.300.00017/07 PNK 181 17/07 Nhập dầu Diezen 331 2.900.30020/07 PXK 174 20/07 Xuất TC5 621 15.845.07020/07 PXK 174 20/07 Xuất TC4 621 9.650.00020/07 PXK174 20/07 Xuất đất NL 621 15.600.000

20/07 PXK 174 20/07 Xuất dầu Diezen 621 2.900.30026/07 PNK 184 26/07 Nhập đất NL 331 15.600.00027/07 PNK 187 27/07 Nhập TC5 112 31.000.000

Cộng phát sinh 190.946.800 146.784.580Dư cuối tháng 179.502.220

Ngày 31 tháng 07 năm 2013Thủ kho

(ký, họ tên)Kế toán trưởng

(ký, họ tên)Giám đốc

(ký, họ tên)

Biểu số:51

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 92 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 93: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty cổ phần Hoàng Tiến Mẫu số: S03b-DN

Theo QĐ số 15/2006-QĐ-BTC

Địa chỉ: Hoàng Tiến-Chí Linh-Hải Dương Ngày 20/03/2006 của BT-BTC

SỔ CÁITháng 07 năm 2013

Tên tài khoản: Công cụ dụng cụSố hiệu: 153

NTGS Chứng từ Diễn giải NKC TKĐƯ

Số tiềnSH NT Trang

sổSTT dòng

Nợ Có

Dư đầu tháng 9.325.000PS trong tháng

10/07 PNK 179 10/07 Nhập xẻng 111 2.500.00019/07 PNK 182 19/07 Nhập quần áo BHLĐ 112 7.500.00019/07 PNK 182 19/07 Nhập gang tay 112 800.00019/07 PNK 182 19/07 Nhập giày bata 112 1.050.00019/07 PNK 182 19/07 Nhập khẩu trang 112 250.00022/07 PXK 175 22/07 Xuất quần áo BHLĐ 627 7.500.00022/07 PXK175 22/07 Xuất găng tay 627 400.00022/07 PXK 175 22/07 Xuất khẩu trang 627 250.00022/07 PXK 175 22/07 Xuất giày bata 627 1.050.00025/07 PNK 183 25/07 Mua dây buộc 111 2.000.00025/07 PNK 183 25/07 Mua dao cắt 111 1.600.00026/07 PNK 186 26/07 Mua bình oxi 111 240.00026/07 PNK 186 26/07 Mua dây điện 111 2.500.00026/07 PNK 185 26/07 Mua quần áo BHLĐ 331 10.500.00026/07 PXK 177 26/07 Xuất quân áo BHLĐ 627 10.500.00026/07 PXK 176 26/07 Xuất dây buộc 627 2.000.00026/07 PXK 176 26/07 Xuất dao cắt 627 1.600.00027/07 PXK 178 27/07 Xuất dây điện 642 2.500.000

Cộng PS 28.940.000 25.800.000Dư cuối tháng 12.465.000

Ngày 31 tháng 07 năm 2013Thủ kho

(ký, họ tên)Kế toán trưởng

(ký, họ tên)Giám đốc

(ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 93 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 94: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN

VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG TIẾN

3.1. Nhận xét chung

Nhìn chung công tác kế toán của công ty là tương đối tốt. Bộ máy kế toán phân nhiệm rõ ràng. Mỗi kế toán có trách nhiệm làm một phần hành kế toán cụ thể. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên kế toán phát huy tính sáng tạo, chủ động, thành thạo trong công việc. Các phần hành kế toán được phối hợp rất khéo léo tạo điều kiện thúc đẩy quá trình triển khai, khai thác nghiệp vụ đạt hiệu quả đúng chế độ. Các sổ kế toán chi tiết tổng hợp rõ ràng, logic đúng chế độ hiện hành.

3.1.1. Những thành tựu (ưu điểm)Về khâu quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

- Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống kho, có khả năng đáp ứng được phần nào việc bảo quản, dự trữ vật liệu.

Để quản lý chặt chẽ vật liệu, công ty đã chú trọng làm tốt từ các khâu như: thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu.

+ Khâu thu mua: công ty đã thiết lập được đội ngũ chuyên cung ứng và mua vật tư. Do đó, việc quản lý chi tiết rất thuận tiện và hợp lý.

+ Đã chú trọng công tác kiểm tra sản phẩm hàng hóa đúng chất lượng, mẫu mã, phẩm chất và quy cách tránh cho công ty những tổn thất đem lại doanh thu cao

- Việc xác định thường xuyên số lượng tồn kho giúp cho việc cung cấp vật liệu được thường xuyên kịp thời, tránh được tình trạng thiếu hàng cho sản xuất hay thất thoát vật liệu.

- Việc các nguyên liệu hầu hết khi cung cấp cho công ty đều được ký kết hợp đồng nên ít có sự biến động về giá cả và nhà cung cấp, giúp cho việc hạch toán ít có sự biến động.

Về công tác kế toán vật liệu:

- Kế toán có sự kết hợp hữu hiệu trong việc áp dụng phần mềm kế toán trong công tác hạch toán của mình, giúp giảm thiểu khối lượng công việc, giúp cho việc thanh toán và xử lý dữ liệu nhanh chóng kịp thời Bộ phận kế toán vật liệu hoàn thành tốt công việc được giao, các giấy tờ, chứng tờ chứng từ sổ sách luôn được giữ gìn gọn gàng ngăn nắp đảm bảo nguyên tắc và chế độ của nhà nước.

- Kế toán áp dụng phương pháp “ Ghi thẻ song song” để hạch toán Chi tiết vật liệu, đây là phương pháp đơn giản dễ làm, để kế toán điều chỉnh phát hiện sai sót. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục có thể hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên sổ kế toán. Qua đó công ty có thể quản lý chặt chẽ tình hình vật liệu nhập, xuất, tồn kho.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 94 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 95: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

3.1.2. Những hạn chế (nhược điểm)Bên cạnh những ưu điểm đó cũng như tất cả các doanh nghiệp khác công ty

cũng không tránh khỏi những hạn chế cần khắc phục như:

- Công ty chưa xây dựng cho mình mức độ tồn kho theo một hệ thống hợp lý cho từng loại vật liệu. Do đó đôi khi còn xẩy ra tình trạng lượng dự trữ vật liệu còn thiếu hoặc thừa.

Các vật liệu hỏng đều được hạch toán vào chi phí sản xuất mà chưa có quy trách nhiệm đối với từng đối tượng trực tiếp làm hỏng.

- Giữa phòng kế toán và phòng nhân sự chưa phân công công việc rõ ràng nên dẫn đến hiện tượng chồng chéo và nan trải số liệu chứng từ.

- Do nguồn nhập vật liệu, công cụ dụng cụ chủ yếu do mua ngoài nên chi phí cho công tác thu mua vận chuyển tốn kém.

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty.

Ý kiến 1: Trước hết công ty cần phân công rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán và phòng nhân sự như vậy sẽ thuận tiện cho công tác tập hợp, ghi chép sổ sách cũng như rút ngắn các thủ tục trong các khâu nhập xuất vật tư.

Mỗi khi các phân xưởng sản xuất cần vật tư nào đó mà phải trải qua các thủ tục phòng ban như vậy sẽ gây ra tình trạng dán đoạn giảm năng suất lao động và hiệu quả công việc

Ý kiến 2: Công ty xác định kế hoạch tiêu thụ cho từng tháng, từng tuần để có thể xác định được kế hoạch dự trữ vật liệu hợp lý hơn. Phương pháp xây dựng hệ thống định mức dự trữ vật tư hợp lý đảm bảo kịp thời sản xuất và không gây ứ đọng vốn lưu động. Đảm bảo thực hiện được hợp đồng với người bán, đồng thời để có hiệu quả trong việc phát triển nhanh tốc độ chu chuyển với vốn lưu động. Công ty nên tổ chức mua vật tư nhiều lần, mỗi lần mua với số lượng vừa phải làm cho số vật liệu tồn kho giảm đi, có điều kiện để đầu tư vốn vào mục đích khác.

Tổ chức công tác kiểm nhận vật tư tránh số lượng nhập kho và trên hóa đơn khác nhau hoặc chất lượng không đảm bảo yêu cầu. Định ky tiến hành kiểm kê kho, đánh giá toàn bộ lại vật tư, điều chỉnh số liệu của kế toán và thủ kho.

- Cần xử lý nghiêm minh các trường hợp hao hụt ngoài định mức bằng cách quy trách nhiệm cho từng cá nhân liên quan. Đối với vật tư ứ đọng lâu năm, chất lượng kém, công ty phải tiến hành bán ngay, có thể chấp nhận bán với giá thấp để thu hồi vốn và giải thoát kho hàng.

- Công ty cần đề ra quyết định xử phạt với những công nhân không làm đúng trách nhiệm của mình. Vì làm như vậy sẽ gắn trách nhiệm của người công nhân với việc sản xuất sản phẩm. Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định định mức tồn kho cho từng loại sản phẩm.

Ý kiến 3: Do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của doanh nghiệp chủ yếu là mua ngoài mà giá cả thị trường luôn biến động nên việc áp dụng phương pháp bình quân cả ky dự trữ mang lại độ chính xác không cao, hơn nữa công việc dồn vào cuối kì

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 95 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 96: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

vì thế Công ty nên áp dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập để tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho, phương pháp này sẽ phản ánh chính xác hơn.

Trị giá thực tế VL, CCDC xuất kho = Số lượng × Đơn giá BQ

Đơn giá bình Trị giá thực tế NVL,CCDC tồn kho sau mỗi lần nhậpquân sau mỗi = lần nhập Số lượng NVL,CCDC tồn kho sau mỗi lần nhập

Phương pháp này có ưu điểm tính toán chính xác giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho.

Ví dụ: Thay bằng phương pháp đơn giá bình quân cả ky dự trữ ta tính giá xuất kho của than cám trong tháng 3 ở trên theo phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập như sau:

ĐGBQ sau lần nhập ngày 01/03

=100 x 650000 + 200 x 670000

= 663333100 + 200

Giá thực tế hàng xuất kho ngày 15/03 = 250 x 663333 = 165833333

ĐGBQ sau lần nhập ngày 20/03

=50 x 663333 + 100 x 670000

= 66777850 + 100

Tính tương tự với các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khác.

Ý kiến thứ 4:

Công ty nhập kho nhiều loại NVL, CCDC vì vậy để tiện cho việc theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng NVL công ty nên mở “Sổ danh điểm NVL” có sử dụng một hệ thống ký hiệu để thay thế tên gọi NVL “Sổ danh điểm NVL” có chia thành từng loại, từng nhóm, từng thứ NVL trong đó:

- Chữ số đầu: là số hiệu Tài khoản NVL

- Chữ số tiếp theo chỉ loại NVL là NVL chính hay NVL phụ

- Chữ cái in hoa tiếp theo chỉ nhóm NVL

- Những chữ số, chữ cái tiếp theo chỉ rõ từng thứ NVL có kích cỡ phẩm chất như thế nào. Ví dụ bảng dưới:

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 96 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 97: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

Sổ danh điểm vật liệu ở công ty

Kí hiệuTên nhãn hiệu Đơn vị tính

Loại Nhóm Danh điểm

TK 152 NVL

152.0 NVLC

152.0 TC5 Than cám 5MK Tấn

152.0 TC4 Than cám 4MK Tấn

152.0 ĐNL Đất NL Khối

152.1 NVLP

152.1 D Dầu Diezen Lít

……….. …………… …………… …………… ……………

Ý kiến thứ 5: Lập phiếu báo vật tư còn lại cuối ky

Hiện nay công ty chưa lập “Phiếu báo vật tư còn lại cuối ky”, như vậy không theo dõi được số lượng vật tư còn lại cuối ky hạch toán, gây ảnh hưởng tới việc tính giá thành và khó khăn cho việc kiểm tra thực trạng sử dụng định mức tiêu hao vật tư. Do vậy sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty. Công ty nên lập “Phiếu báo cáo vật tư còn lại cuối ky” theo mẫu 04 -VT

Đơn vị : Công ty cổ phần Hoàng Tiến

Địa chỉ : Hoàng Tiến- Chí linh- Hải Dương

Mâu số: S 04 – VT

Theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC

Ngày 20/3.2006 cua Bộ Trưởng BTC

PHIẾU BÁO CÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ

Bộ phận sử dụng - phân xưởng sản xuất

STTTên nhãn hiệu,

quy cách vật tưMã số ĐVT

Số Lượng

Lý do còn sử dụng

hay trả lại

1 Đất nguyên liệu 1521 Khối 1.000 Sử dụng tại PX

2 Than cám 3b 1523 Tấn 100 Sử dụng tại PX

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 97 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 98: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

KẾT LUẬNQua quá trình thực tập tại công ty em đã tiếp thu, học tập được rất nhiều điều.

Em có thể hiểu rõ hơn về thực tế của một công ty, về: Phương pháp quản lý, phương pháp hạch toán, phương pháp điều hành công việc của các thành viên trong công ty. Một phần rõ rệt nhất mà em có thể hiểu được đó là sự áp dụng giữa lý thuyết vào thực tế công việc là cả một quá trình lâu dài, nó đòi hỏi người học phải nắm vững được những trang bị trên ghế nhà trường cộng với sự lỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu trong thực tế làm việc giúp cho công việc được thành công.

Kế toán vật liệu là một phần hành kế toán có tính chất khối lượng công việc nhiều, đòi hỏi nhân viên kế toán có kiến thức vững vàng, việc sắp xếp công việc phải hợp lý thì mới giải quyết được khối lượng công việc lớn phát sinh hàng ngày.

Một lần nữa, ta có thể khẳng định Kế toán vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc hoàn thành kế toán vật liệu giúp cho việc phản ánh thông tin được nhanh chóng, đầy đủ chức năng tư vấn về tổ chức hoạt đọng sản xuất kinh doanh cho mọi đối tượng sử dụng. Bên cạnh đó phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình ghi chép phản ánh từ các phân xưởng cho đến phòng kế toán.

Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế, bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo cô giáo và các anh, chị phòng kế toán trong công ty để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em

xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần Hoàng Tiến đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại công ty.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng.

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 98 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 99: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

BẢNG CHỮ VIẾT TẮTNVL Nguyên vật liệuCCDC Công cụ dụng cụSH Số hiệuNT Ngày thángSTT Số thứ tựĐVT Đơn vị tínhTK Tài khoảnTKĐƯ Tài khoản đối ứngSL Số lượng TSCĐ Tài sản cố địnhĐGBQ Đơn giá bình quânKKTX Kê khai thường xuyên KKĐK Kiểm kê định kyPS Phát sinh

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 99 - LỚP: KT3-DK3LT

Page 100: Bản sửa mới nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ BÁO CÁO THỰC TẬP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪNHọ tên người nhận xét : Đoàn Thị Thu HằngNhận xét chuyên đề thực tập: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụĐối với sinh viên : Nguyễn Thị HồngLớp : KT3-DK3LTNhận xét:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hải Dương, ngày … tháng … năm 2014

Giáo viên hướng dẫn(Ký, họ tên)

SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG - 100 - LỚP: KT3-DK3LT