36
1. 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài? Khái niệm: Theo IMF: đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà doanh nghiệp ở nước chủ đầu tư có quyền kiểm soát hoặc quản lý một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó Đặc điểm: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân, một số ít trường hợp là nhà nước với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ. 1. 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài? (đầu tư chứng khoán nước ngoài) Khái niệm: Đầu tư chứng khoán nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán. Đặc điểm: Chủ đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán ð đầu tư gián tiếp. Bên tiếp nhận vốn có toàn quyền chủ động trong kinh doanh Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng loại chứng khoán và từng nước; thường là < 10%. Không nhằm mục đích quản lý doanh nghiệp được đầu tư, mà chỉ kỳ vọng về một khoảng lợi nhuận tương lai dưới dạng cổ tức, trái tức hoặc phần chênh lệch giá. Ngoài mục đích đầu cơ tài chính, các chủ đầu tư còn đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán để quản trị rủi ro. Các nhà đầu tư chứng khoán các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư cá nhân. Trong khi các nhà đầu tư trực tiếp thường là các nhà sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ Thu nhập của chủ đầu tư gồm 2 phần: thu nhập từ chênh lệch giá bán và mua chứng khoán; thu nhập từ cổ tức, trái tức. 1. 1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng quốc tế (vay thương mại nước ngoài)? Khái niệm: Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư ở một nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước khácvay vốn trong một khoảng thời gian nhất định vàthu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay. Đặc điểm: Chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu của đối tượng tiếp nhận đầu tư. Các khoản tín dụng tư nhân thường áp dụng lãi suất thị trường – lấy làm cơ sở để tính lãi suất cho vay, thường là lãi suất liên ngân hàng tại Luân Đôn. Quan hệ giữa chủ đầu tư và đối tượng đầu tư là quan hệ vay nợ. Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay. Các khoản cho vay thường bằng tiền nên dễ dàng chuyển thành các phương tiện đầu tư khác.

Cau hoi dau tu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cau hoi dau tu

1. 1.   Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài? Khái niệm:

Theo IMF: đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà doanh nghiệp ở nước chủ đầu tư có quyền kiểm soát hoặc quản lý một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó

Đặc điểm: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân, một số ít trường hợp là nhà nước với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo

quy định của pháp luật từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này

mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ.

1. 1.   Khái niệm và đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài? (đầu tư chứng khoán nước ngoài) Khái niệm:Đầu tư chứng khoán nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán.

Đặc điểm: Chủ đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành

chứng khoán ð đầu tư gián tiếp. Bên tiếp nhận vốn có toàn quyền chủ động trong kinh doanh Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo

từng loại chứng khoán và từng nước; thường là < 10%. Không nhằm mục đích quản lý doanh nghiệp được đầu tư, mà chỉ kỳ vọng về một khoảng lợi nhuận tương lai dưới

dạng cổ tức, trái tức hoặc phần chênh lệch giá. Ngoài mục đích đầu cơ tài chính, các chủ đầu tư còn đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán để quản trị rủi ro.

Các nhà đầu tư chứng khoán các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư cá nhân. Trong khi các nhà đầu tư trực tiếp thường là các nhà sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ

Thu nhập của chủ đầu tư gồm 2 phần: thu nhập từ chênh lệch giá bán và mua chứng khoán; thu nhập từ cổ tức, trái tức.

1. 1.        Khái niệm và đặc điểm của tín dụng quốc tế (vay thương mại nước ngoài)? Khái niệm:Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư ở một nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước khácvay vốn trong một khoảng thời gian nhất định vàthu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay. Đặc điểm:

Chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu của đối tượng tiếp nhận đầu tư. Các khoản tín dụng tư nhân thường áp dụng lãi suất thị trường – lấy làm cơ sở để tính lãi suất cho vay, thường là

lãi suất liên ngân hàng tại Luân Đôn. Quan hệ giữa chủ đầu tư và đối tượng đầu tư là quan hệ vay nợ. Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

vay. Các khoản cho vay thường bằng tiền nên dễ dàng chuyển thành các phương tiện đầu tư khác. Đơn vị cấp vốn trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư qua hồ sơ đi vay, nếu đối tượng

tiếp nhận đầu tư sử dụng vốn không hiệu quả và đúng theo hồ sơ đi vay thì chũ đầu tư có quyền đòi tiền trước.1. 1.        Khái niệm và đặc điểm của ODA? OA khác ODA ở điểm nào? Khái niệm:  Theo DAC: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm những khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho

vay ưu đãi của các cơ quan chính thức (các chính phủ trung ương hoặc địa phương, hoặc các cơ quan hành pháp của chính phủ) dành cho các nước đang phát triển. Các khoản viện trợ hoặc cho vay này phải thỏa mãn 2 điều kiện: Tài trợ cho mục tiêu phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước đang phát triển. Có yếu tố viện trợ chiếm ít nhất 25% khoản vay. Đặc điểm của ODA

Tính ưu đãi thể hiện ở: thời gian cho vay dài, lãi suất thấp, có thể có khoản không hoàn lại, có thời gian ân hạn. Ví dụ vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm….

Tính ràng buộc: nước đi vay phải mua hàng hoá dịch vụ hay các ràng buộc chính trị khác từ nước cho vay. Ví dụ: Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước mình

ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ:-         Thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở những nước đang phát triển.

Page 2: Cau hoi dau tu

-         Tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ.

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Nhiều nước nghèo hơn còn có mức nợ nước ngoài lớn hơn GNP. VD: trong năm 1996, GNP của Nigeria là 27,6 tỷ USD nhưng nợ nước ngoài là 31,4 tỷ USD

OA (Official Aid) khác ODA ở điểm: đích đến của nguồn vốn. OA dành cho các nước có nền kinh tế chuyển đổi, chủ yếu là các nước Liên Xô và Đông Âu cũ. DAC ngừng cung cấp OA từ 2005.

1. 1.      Nêu những điều kiện để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA? GDP bình quân đầu người thấp:-         Theo báo cáo mới nhất của OECD, trong số 163 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn ODA thì Afganistan là nước nhận được nhiều ODA nhất, thứ 2 là Ethiopia, tiếp theo là Việt Nam.-         Trong top 20 nước nhận ODA nhiều nhất thế giới có tới hơn ½ trong số này là các nước đến từ châu Phi, mục đích chính của các nước nhận ODA là tập trung vào chương trình xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu sử dụng vốn ODA của nước nhận phải phù hợp với chính sách ưu tiên cấp ODA của nhà tài trợ. Mục tiêu và

yêu cầu của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể, tuy nhiên, ngày càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về một số mục tiêu:

-         Tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế.-         Xóa đói giảm nghèo.-         Bảo vệ môi trường.-         Hỗ trợ khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng.

1. 1.      Tính ưu đãi của ODA thể hiện qua những yếu tố nào? Các khoản viện trợ không hoàn lại có thành tố ưu đãi là bao nhiêu?

Tính ưu đãi của ODA thể hiện ở: thời gian cho vay dài (nếu thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng cao), lãi suất thấp, có thể có khoản không hoàn lại, có thời gian ân hạn.

- Cụ thể, thời hạn cho vay dài thường là 10 – 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm, riêng với ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm…. ðthúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo.

Từ các ưu đãi trên nên trong ODA luôn có một tỉ lệ không hoàn lại nào đó. Theo quy định của DAC, tỉ lệ không hoàn lại hay thành tố ưu đãi (grant element) phải ≥ 25% thì mới được coi là khoản vốn ODA. Thành tố ưu đãi được tính theo công thức sau:

1. 1.      So sánh điểm giống và khác nhau giữa FDI và FPI? Giống nhau: là các hình thức đầu tư tư nhân quốc tế với việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá

nhân) đưa vốn hoặc bất kì hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội,đều chịu những rủi ro chính trị và rủi ro tỉ giá hối đoái.

Khác nhau:

  FDI FPI

Hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Quyền kiểm soát

Nắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp

Mua chứng khoán và không nắm quyền kiểm soát trực tiếp

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi.

Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có toàn quyền chủ động trong kinh doanh 

Phương tiện đầu tư

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước

Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng nước; thường là < 10% 

Mức rủi ro Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư Rủi ro ít

Page 3: Cau hoi dau tu

Lợi nhuận

Thu được theo lợi nhuận của công ty và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.

Thu được chia theo cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch.

Mục đích 

Lợi nhuận và quyền quản lý hoặc kiểm soát 

Lợi nhuận, chỉ kỳ vọng về một khoảng lợi nhuận tương lai dưới dạng cổ tức, trái tức hoặc phần chênh lệch giá.

Hình thức biều hiện

Vốn đi kèm với hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di chuyển sức lao động quốc tế.

Chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ trực tiếp sang nước tiếp nhận đầu tư.

Xu hướng luân chuyển

Từ nước phát triển sang nước đang phát triển.

Từ các nước phát triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển các nước kém phát triển.

1. 1.      So sánh sự giống và khác nhau giữa FDI và ODA?  Ø Giống nhau:là các hình thức đầu tư quốc tế với việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa

vốn hoặc bất kì hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội, gắn với rủi ro thông thường và rủi ro hối đoái.

  Ø Khác nhau: 

  FDI ODA

Hình thức Đầu tư tư nhân Đầu tư phi tư nhân

Chủ đầu tư Tư nhân nước ngoài

Các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các NGO

Nhận đầu tư

Các nước phát triển và các nước đang phát triển

Các nước đang và kém phát triển, có GDP đầu người thấp

Mục đích Lợi nhuận

Phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước đang phát triển

Tính gây nợ Không có tính gây nợ

Có tính gây nợ. 

Tính ràng buộc

Tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị.

Mua hàng hóa và dịch vụ của nước cho vay hoặc chịu ràng buộc chính trị.

Trách nhiệm

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi.

Nước nhận ODA trực tiếp quản lý và sử dụng, nếu sử dụng không hiệu qủa thì khả năng gây nợ rât cao.

Tính ưu đãi

Tính ưu đãi ít hơn so với ODA

Tính ưu đãi cao hơn: thời gian cho vay dài, lãi suất thấp, có thể có khoản không hoàn lại, có thời gian ân hạn.

Hình thức tồn tại chủ yếu

FDI thường đi kèm chuyển giao công nghệ

Thường tồn tại dưới dạng các dòng vốn hỗ trợ (viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi)

Page 4: Cau hoi dau tu

1. 1.      Nêu, phân tích và cho ví dụ về 3 tác động tích cực của FDI đối với nước chủ đầu tư?1.1      FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển trong nước.-         Đây là một cú huých để các nước đang và kém phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói: năng suất thấp à thu nhập thấp à tiết kiệm ít à khả năng tích lũy vốn kém ànăng  suất thấp.

-         Loại hình FDI không qui định mức đầu tư vốn tối đa mà chỉ qui định mức tối thiểu do vậy cho phép các nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguốn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế

-         Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, do các nhà đầu tư nước ngoài “tự làm, tự chịu”, nên có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế bền vững.

1.2      Tăng năng lực công nghệ quốc gia, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Đối với các nước phát triển thì FDI góp phần bổ sung và hoàn thiện công nghệ vốn có của mình, còn đối với các nước đang phát triển trình độ công nghệ lạc hậu, thấp kém thì FDI được coi là phương tiện hữu hiệu để nhập công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài vào bằng các con đường khác nhau. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.

Ví dụ: trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt Nam, hầu hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài1.3      FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Bằng sự chuyển giao công nghệ và lĩnh vực sản xuất đã mất sức cạnh tranh ở chính quốc nhưng còn mới và khá hiện đại đối với nước tiếp nhận đầu tư, FDI góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế nước tiếp nhận đầu tư theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và quốc tế hóa. Ở những nền KT mới công nghiệp hóa, đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tập trung vào lĩnh vực chế tạo.

Ví dụ: ở Thái Lan năm 1988 FDI vào nông nghiệp, khai thác mỏ, thăm dò dầu khí chiếm 12,2% còn gần 90% tập trung vào công nghiệp. Điều này giải thích tại sao FDI đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tại Thái Lan.1. 1.      Nêu, phân tích và cho ví dụ về 3 tác động tiêu cực của FDI đối với nước chủ đầu tư? 1.1      Nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư. Các nhà đầu tư tư bản đầu tư ra nước ngoài nhằm sử dụng lao động không lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển, cho nên nó làm tăng thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề ở nước đầu tư. Thêm vào đó nước chủ nhà lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư càng làm cho nguy cơ thất nghiệp thêm trầm trọng.1.2      Việc đầu tư ra nước ngoài ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước đầu tư.Do việc chuyển một phần lợi nhuận về nước nên có ảnh hưởng tích cực, do lưu động vốn ra bên ngoài nên có ảnh hưởng tiêu cực, tạm thời. Trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán. Vì vậy nó khiến cho một số ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ.1.3      Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư. Nếu không nắm vững và xử lý tốt các thông tin thị trường và luật pháp của nước sở tại, thì chủ đầu tư có thể gặp rủi ro trong quá trình đầu tư với mức độ lớn.1. 1.      Nêu, phân tích và cho ví dụ về 3 tác động tích cực của FDI đối với nước nhận đầu tư?  Ø FDI giúp tăng năng lực công nghệ quốc gia và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến Thu hút FDI sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh đã được tích lũy và phát

triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn từ những quốc gia khác hoặc từ những công ty đa quốc gia. Với các nước phát triển, đầu tư quốc tế là phương tiện để nâng cao trình độ công nghệ của quốc gia, tiếp cận công

nghệ tiên tiến và tri thức quản lý sẵn có trên thế giới, đồng thời tiết kiệm được chi phí nghiên cứu, thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế.

Ví dụ:ü  Công ty  Lenovo (Trung Quốc) mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty IBM (Mỹ)  là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM.

ü  Công tyTCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs.

Ø FDI giúp tăng ngân sách nhà nước

Page 5: Cau hoi dau tu

Mở rộng các nguồn thu thuế và trở thành nguồn thu ngân sách quan trọng của chính phủ và địa phương ở các nước nhận đầu tư: ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.

Nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân vì FDI tạo các việc làm mới, tạo nguồn thu ngoại tệ. So với các nước phát triển thì tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển cao hơn rất nhiều nhờ vốn đầu tư

nước ngoài: từ năm 2000-2009 GDP Trung Quốc tăng 77%,Việt Nam tăng 62%. 

Ø Tạo công ăn việc làm mới, giúp phục hồi nền kinh tế. Mỹ là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới: Tại Mỹ, FDI đã tạo ra khoảng 30% việc làm trong lĩnh vực chế tạo, chiếm khoảng 12% trong tổng số công việc thuộc

ngành chế tạo. Các công ty nước ngoài còn tạo ra hơn 630000 công việc mới, với số tiền lương được trả cao hơn cả những tập đoàn

của Mĩ.ð Chính phủ Mỹ đã không ngừng thực hiện chính sách “mở cửa đầu tư” và ngăn chặn xu hướng rút vốn đầu tư ra khỏi nước Mỹ.

19. Nêu, phân tích và cho ví dụ về 3 tác động tiêu cực của FDI đối với nước nhận đầu tư?  Tiếp thu công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường-         Hơn 70% thiết bị của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu.

-         Do lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra và định giá chính xác những máy móc được chuyển giao nên các nước ASEAN gặp khó khăn trong việc tính tỷ lệ góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh và chịu nhiều thiệt thòi.

-         Ngoài ra, công nghệ lạc hậu còn gây thiệt hại đến môi trường sinh thái của nước tiếp nhận, biến các nước này thành bãi rác thải công nghệ.

 

Hoạt động chuyển giá:-         Thường nảy sinh giữa các doanh nghiệp có mối liên kết, gây ra sự cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp khác và làm giảm nguồn thu thuế của Nhà Nước.

-         Ví dụ minh hoạ:

ü  Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty mẹ tại Nhật và công ty con tại Việt Nam lần lượt là 35% và 28%.

ü  Khi giao dịch với công ty con, công ty mẹ sẽ tính giá hàng hoá thấp hơn giá thực tế.

ü  Doanh thu và lợi nhuận thu từgiao dịch này sẽ thấp và thuế thu nhập phải nộp của công ty mẹ sẽ ít hơn so với mức giá thực.

ü  Ngược lại, công ty con sẽ có chí phí đầu vào thấp, phần lợi nhuận và thu nhập chịu thuế tăng lên.

ü  Tuy nhiên, phần thu nhập này cũng phải chịu mức thuế 28%, thấp hơn so với mức 35% tại Nhật Bản.

ð Khi hợp nhất báo cáo giữ công ty mẹ và công ty con, tổng lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn so với giao dịch bằng mức giá thực tế.

 

Trở thành nước phụ thuộc về kinh tế, chịu ảnh hưởng về chính trị, văn hóa, xã hội từ các nước chủ đầu tư:-         Sự phụ thuộc nhiều FDIlàm tăng sự phụ thuộc về vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa… vào các nước công nghiệp phát triển.

Page 6: Cau hoi dau tu

-         Có thể bị ràng buộc về mặt chính trị như phải cải tổ chính sách, điều chỉnh cơ cấu, tư nhân hóa … do những điều kiện đi kèm với các khoản đầu tư.

-         Tạo nên bong bóng bất động sản và làm nền kinh tế mất ổn định, như cuộc khủng hoảng châu Á 1997.

19. Tại sao nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ vai trò quan trọng trong số các nguồn vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển?   Liên hệ Việt Nam Nguyên nhân:-         Vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọnggiúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói:ü  Hiện nay, nhiều nước đang nắm giữ nguồn vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài.

ü  Các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn này nhằm khai thác tiềm năng về lao động và tài nguyên thiên nhiên của mình, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

-         Vốn FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ:ü  Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển giao công nghệlà con đường nhanh nhất cho các nước này tiếp cận công nghệ hiện đại, phát triển năng lực sản xuất của mình, nhất là khi việc nghiên cứu và phát triển khoa học vô cùng khó khăn và tốn kém.

-         Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển:ü  Do tiếp cận được nguồn vốn lớn và khoa học công nghệ hiện đại, thông số lao động được sử dụng, năng suất lao động ở các nước này tăng lên, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

ü  Đây là điểm nút giúp các nước ĐPT thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

(Theo ADB, 1% đầu tư tư nhân nước ngoài tăng lên sẽ kéo nhịp độ tăng trưởng tăng lên 0,12% và tỉ lệ tiết kiệm tăng 0,03%.)

-         Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua hoạt động FDI:ü  Tạo ra nhiều ngành và lĩnh vực mới ở nước nhận đầu tư.

ü  Thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của nhiều ngành kinh tế, tăng năng suất lao động ở những ngành này.

ü  Một số ngành được đầu tư sẽ phát triển, nhưng sẽ có một số ngành khác bị mai một đề phù hợp với sự phát triển chung của thế giới và qúa trì hội nhập kinh tế quốc tế.

-         Một số tác động khác của FDI:

ü  Đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua thuế và tiền thuê đất …

ü  Góp phần cải thiện cán cân thanh toán của nước tiếp nhận thông qua đẩy mạnh xuất khẩu.

ü  Tạo ra nhiều việc làm mới, làm giảm bớt nạn thất nghiệp.

 

Liên hệ Việt Nam:ü  Việt Nam có tỷ lệ FDI/GNP là 8.5% năm 1991 và 10% vào năm 1994, chứng tỏ Việt Nam đã khá thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI.

ü  Hằng năm, khu vực FDI đóng góp vào ngân sách trung bình là 7% và bình quân giai đoạn 1995-2002, khu vực này đã đóng góp vào GDP một khoản là 9,71%.

Page 7: Cau hoi dau tu

ü  Ngoài ra, khu vực FDI còn giải quyết việc làm cho 645000 lao động trực tiếp và 1,3 triệu lao động gián tiếp, nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam.

19. Nêu những xu thế vận động của FDI trên thế giới những năm gần đây?1. Quy mô dòng vốn đầu tư liên tục biến động qua các năm và dần có xu hướng phục hồi: ü  1990-2000:tăng.

ü  2000-2004: giảm do khủng hoảng đất công, dịch bệnh,…;

ü  2004-2007: tăng mạnh,nền kinh tế hồi phục;

ü  2008-2010: giảm do khủng hoảng

ü  2010-nay: phục hồi.

1. Ngày nay, dòng chảy của vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển ü  Đầu thế kỉ 20, trên 70% vốn đầu tư đổ vào các nước chậm và đang phát triển để khai thác tài nguyên của thuộc địa.

ü  Sau Thế chiến II, Tây Âu trở thành nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nhất.

ü  Năm 2010, các nước công nghiệp phát triển chiếm 63,45% vốn đầu tư FDI dù chỉ chiếm ¼ dân số.

ü  Trong những năm tới đây, tỷ trọng vốn đầu tư FDI vào các nước công nghiệp phát triển được dự báo vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao.

Nguyên nhân: -         Làn sóng hợp nhất, thôn tính các công ty quốc tế diễn ra chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển.

-         Cuộc các mạng khoa học kĩ thuật: các ngành công nghiệp mũi nhọn tập trung ở các nước tư bản phát triển, tạo ra lợi nhuận siêu ngạch hấp dẫn dòng vốn đầu tư quốc tế.

-         Có thị trường, khả năng tiêu thụ và thanh toán lớn

-         Môi trường đầu tư ở các nước này ổn định do chế độ chính trị ổn định, hệ thống phát luật hoàn chỉnh, hạ tầng cơ sở hiện đại, lao động có trình độ cao,…hơn hẳn các nước đang phát triển.

-         Chính sách bảo hộ ngày càng chặt chẽ, tinh vi ở các nước phát triển, buộc các nước tư bản phát triển khác phải xây dựng các “căn cứ” nằm trong lòng các nước này để tránh hang rào bảo hộ mậu dịch.

1. Các quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong dòng vốn FDI: ü Các quốc gia có quỹ lợi ích quốc gia (SWF – Sovereign Wealth Fund) lớn nhất là UAE, Singapore, Nauy, Trung Quốc, Nga…như CIC – China Investment Company Ltd, Temasek Holding…

1. Ngày càng nhiều hịep định đầu tư được ký kết => Xu hướng tự do hoá đầu tư diễn ra mạnh mẽ 2. Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng các chủ đầu tư ü  Đầu thế kỉ 20, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan là những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu vốn ra nước ngoài.

ü  Đến giữa thế kỉ 20, Mỹ nhảy lên đứng đầu thế giới về khối lượng tư bản đầu tư ra nước ngoài.

ü  Từ thập niên 70 trở về đây, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài của Chính phủ. Đầu tư trực tiếp Nhật Bản bắt đầu tăng trong khu vực Châu Á cũng như thế giới.

Page 8: Cau hoi dau tu

ü  Các nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển như Nga, Trung Quốc… ngày càng củng cố mạnh mẽ hơn vị thế của họ trên thế giới như là những nguồn đầu tư mới cho FDI.

ü  Khu vực Đông Nam Á, Nam Âu, Đông Âu, Mỹ La Tinh đang là những khu vực trỗi dậy mạnh mẽ, thu hút ½ FDI  và đầu tư ¼ FDI toàn cầu năm 2009.

ü  Ngoài ra, các nước công nghiệp mới (NICs) ở Châu Á Thái Bình Dương đang vươn lên trở thành các thế lực đầu tư mạnh, đặc biệt các nước Singapore, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc.

1. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư Đầu thế kỷ 20, các nước thường đầu tư ra nước ngoài hướng vào các lĩnh vực truyền thống như khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ và lao động rẻ mạt ở các nước nhận đầu tư.

Ngày nay, lĩnh vực đầu tư đã thay đổi theo các hướng:

Tỷ trọng vốn đầu tư trong những ngành truyền thống như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp giảm.

(Do xu hướng giá cánh kéo và việc các nước dần dần tự túc được lương thực làm cho việc đầu tư vào các ngành này mang lại ít lợi nhuận hơn trước đây è các nhà đầu tư có khuynh hướng giảm đầu tư vào các ngành này.)

Tỷ trọng vốn đầu tư những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và các ngành dịch vụ tăng: chiếm 60%, tập trung vào các ngành kinh tế mới như tin học, sinh học, công nghệ thông tin…

(Vòng đời của sản phẩm công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, ngày càng rút ngắn lại, đòi hỏi các nhà đầu tư phải phát triển sản phẩm của họ không ngừng và liên tục. Ngoài ra việc phân công và chuyên môn hóa lao động cao giúp cho việc đầu tư vào các ngành này mang lại lợi nhuận khổng lồ, là một miếng mồi béo bở cho các nhà đầu tư.)

Tuy nhiên vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp khai thác các loại nguyên, nhiên liệu chiến lược và quý hiếm, nhóm hàng nguyên liệu đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt… đang có chiều hướng gia tăng.

(Đây là các nguyên, nhiên vật liệu rất cần cho các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp then chốt, đặc biệt là năng lượng è vốn đầu tư vào các ngành này vẫn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu liên tục tăng của xã hội.

Nguyên nhân: sự kham hiếm nguyên liệu, sự phát triển KHCN khai thác, sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển)

1. Vốn FDI đổ vào các nước có thị trường mới nổi chiếm tỷ trọng lớn ü  Sau cuộc khủng hoảng 2008, các nước NICS vẫn giữ được mức tăng trưởng tương đối cao (trên 5%) và có bước phục hồi mạnh mẽ sau đó.

ü  Các nước này trở thành địa điểm hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

(Dự báo năm 2040, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành nước lớn kinh tế hàng đầu thế giới; trong năm 2033, Ấn Độ có thểtrở thành nước lớn kinh tế thứ ba trên thế giới.)

1. Biến động của hai hình thức đầu tư chủ yếu M&A và GI: ü  Giai đoạn trước năm 2008, M&A chiếm ưu thế.

ü  Từ năm 2008 đến nay, GI có sự tăng lên về số thương vụ lẫn giá trị thương vụ được thực hiện.

(do M&A chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực tài chính, vốn rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế nên đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng năm 2008, làm giảm đi số thương vụ lẫn giá trị các thương vụ M&A).

ü  Năm 2010, GI đã có sự sụt giảm về giá trị thương vụ trong khi giá trị các thương vụ M&A đã tăng trở lại với mức tăng 36%, lên 339 tỉ USD.

1. Các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong hoạt động FDI

Page 9: Cau hoi dau tu

ü  Khoảng 63.000 công ty xuyên quốc gia với 700.000 công ty con.

ü  Chi phối trên 80% hoạt động thương mại, 4/5 vốn FDI.

ü  Chiếm 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên toàn thế giới.

19. Nêu những xu hướng mới của dòng ODA trên thế giới? Quá trình phát triển ODA trên thế giới hiện có các xu hướng chủ yếu sau đây:           Tỷ trọng ODA song phương có xu hướng tăng lên, ODA đa phương có xu hướng giảm đi bởi 2 nhân tố chủ yếu:

ü  Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho quan hệ ODA trực tiếp giữa các quốc gia

ü  Hoạt động của một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này.

       Mức độ cạnh tranh thu hút ODA đang tăng lên giữa các nước đang phát triển.

ü  Theo WB, trong giai đoạn 1995-2004, các nước đang phát triển ở Châu Á cần tới 1400 tỉ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

ü  Trong khi đó, thị trường vốn vay dài hạn từ 20-30 năm cho cơ sở vật chất ở Châu Á vẫn chưa hình thành.

     Phân phối ODA của các nước nhận tài trợ không đồng đều và mất cân đối trầm trọng theo khu vực và lãnh thổ.

     Ngày càng có nhiều cam kết quan trọng trong quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức.

     Bảo vệ môi trường và sinh thái đang là trọng tâm của các nhà tài trợ.

     ODA ngày càng tập trung nhiều vào các lĩnh vực y tế, vận tải, viễn thông, bảo vệ môi trường sinh thái.

     Gần đây, vấn đề phụ nữ trong phát triển thường xuyên được đề cập tới trong chính sách ODA của nhiều nhà tài trợ (tạo điều kiện cho nữ giới tiếp cận giáo dục cao và điều kiện sống tốt nhất để phát huy hết khả năng của họ).

     Cung ODA tăng chậm so với cầu. Hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA.

     Mục tiêu và yêu cầu của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể, tuy nhiên, ngày càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về một số mục tiêu:

ü  Tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế.

ü  Xoá đói giảm nghèo.

ü  Bảo vệ môi trường.

ü  Hỗ trợ khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng.

     Xu hướng của dòng ODA tương lai: chủ yếu đầu tư vào các dựán lớn, giảm tính ràng buộc.

19. Nêu những xu hướng mới của dòng ODA trên thế giới? Quá trình phát triển ODA trên thế giới hiện có các xu hướng chủ yếu sau đây:           Tỷ trọng ODA song phương có xu hướng tăng lên, ODA đa phương có xu hướng giảm đi bởi 2 nhân tố chủ yếu:

Page 10: Cau hoi dau tu

ü  Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho quan hệ ODA trực tiếp giữa các quốc gia

ü  Hoạt động của một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này.

       Mức độ cạnh tranh thu hút ODA đang tăng lên giữa các nước đang phát triển.

ü  Theo WB, trong giai đoạn 1995-2004, các nước đang phát triển ở Châu Á cần tới 1400 tỉ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

ü  Trong khi đó, thị trường vốn vay dài hạn từ 20-30 năm cho cơ sở vật chất ở Châu Á vẫn chưa hình thành.

     Phân phối ODA của các nước nhận tài trợ không đồng đều và mất cân đối trầm trọng theo khu vực và lãnh thổ.

     Ngày càng có nhiều cam kết quan trọng trong quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức.

     Bảo vệ môi trường và sinh thái đang là trọng tâm của các nhà tài trợ.

     ODA ngày càng tập trung nhiều vào các lĩnh vực y tế, vận tải, viễn thông, bảo vệ môi trường sinh thái.

     Gần đây, vấn đề phụ nữ trong phát triển thường xuyên được đề cập tới trong chính sách ODA của nhiều nhà tài trợ (tạo điều kiện cho nữ giới tiếp cận giáo dục cao và điều kiện sống tốt nhất để phát huy hết khả năng của họ).

     Cung ODA tăng chậm so với cầu. Hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA.

     Mục tiêu và yêu cầu của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể, tuy nhiên, ngày càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về một số mục tiêu:

ü  Tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế.

ü  Xoá đói giảm nghèo.

ü  Bảo vệ môi trường.

ü  Hỗ trợ khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng.

     Xu hướng của dòng ODA tương lai: chủ yếu đầu tư vào các dựán lớn, giảm tính ràng buộc.

19. Phân biệt ODA song phương và ODA đa phương? Cho ví dụ cụ thể? ODA song phương:-         Nguồn vốn hỗ trợ được cấp chủ yếu bởi chính phủ các nước phát triển hoặc tương đối phát triển.

-         Thông thường được tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nước cung cấp vốn ODA được thỏa mãn.

-         Ví dụ:Nhật Bản, Pháp, Đan Mạch là những nhà tài trợ ODA cho VN. ODA đa phương:-         Nguồn vốn hỗ trợ mà nhà tài trợ không phải là các chính phủ mà xuất phát từ các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ nước tiếp nhận.

-         So với vốn ODA song phương thì vốn ODA đa phương ít chịu ảnh hưởng bởi các áp lực thương mại, nhưng đôi khi lại chịu những áp lực mạnh hơn về chính trị.

Page 11: Cau hoi dau tu

-         Ví dụ:WB và ADB là hai nhà tài trợ đa phương lớn nhất của VN.

19. Phân loại ODA theo tính chất tài trợ, mục đích sử dụng, điều kiện và nhà cung cấp? Theo tính chất tài trợ: -         Viện trợ khẩn cấp: giải quyết nhu cầu vốn lớn và cấp thiết như dùng để khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh … gây ra.

-         Hỗ trợ thông thường: tài trợ cho việc phát triển kinh tế, thực hiện phúc lợi xã hội ở các nước đang / kém phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế …

Hay:

-         ODA hoàn lại: phát triển giáo dục, y tế…

-         ODA không hoàn lại: dự án có khả năngthu hồi vốn, phát triển hạ tầng kinh tế.

-         ODA hỗn hợp.

Theo hình thức thực hiện: Hỗ trợ dự án:ü  Hình thức đầu tư chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể.

ü  Có thể là hỗ trợ cơ bản hay hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi.

ü  Ví dụ: dự án cung cấp nước sạch 112 triệu USD của WB cho Hà Nội.

Hỗ trợ phi dự án: Viện trợ chương trình:

ü  Khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.

ü  Thường là những khoản ODA không hoàn lại.

ü  Ví dụ: chương trình phát triển tổng thể thành phố Hà Nội (không hoàn lại).

Hỗ trợ cán cân thanh toán:ü  Thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu

ü  Giúp các nước đang / kém phát triển bù đắp thâm hụt trong cán cân thanh toán.

ü  Ví dụ: năm 1999 JBIC (Japan Bank for International Cooperation) cho VN vay 20.000 yên để hỗ trợ thanh toán hàng nhập khẩu. Hỗ trợ trả nợ: vốn ODA nhằm giúp các nước đang / kém phát triển trả các khoản nợ đáo hạn. Theo điều kiện ràng buộc: ODA không ràng buộc: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. (Các

nước nhận vốn ODA không phải đáp ứng điều kiện ràng buộc nào từ phía nước tài trợ). ODA ràng buộc (về mục đích sử dụng hoặc nguồn sử dụng):

Nguồn sử dụng: việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho:ü   Đối với viện trợ song phương: công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát.

ü   Đối với viện trợ đa phương: công ty của các nước thành viên.

Mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định hay một số dự án cụ thể.

Page 12: Cau hoi dau tu

ODA ràng buộc 1 phần: quy định vốn ODA phải chi một phần ở nước cấp viện trợ (chi cho việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước viện trợ), một phần chi ở bất cứ nơi đâu. Theo nhà cung cấp: ODA song phương:

ü  Nguồn vốn ODA của chính phủ một nước cung cấp cho chính phủ nước tiếp nhận.

ü  Thông thường vốn ODA song phương được tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nước cung cấp vốn ODA được thỏa mãn.

ü  Ví dụ: Nhật Bản, Pháp, Đan Mạch là các nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam.

ODA đa phương:ü  Nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ nước tiếp nhận.

ü  So với vốn ODA song phương thì vốn ODA đa phương ít chịu ảnh hưởng bởi các áp lực thương mại, nhưng đôi khi lại chịu những áp lực mạnh hơn về chính trị.

ü  Ví dụ: WB và ADB là hai nhà tài trợ đa phương lớn nhất của Việt Nam.

Theo mục đích: -         Hỗ trợ cơ bản:phát trở cơ sở hạ tầng, kinh tế, môi trường….

-         Hỗ trợ kỹ thuật: đào tạo, nghiên cứu….là các khoản ODA không hoàn lại.

19. Trình bày vai trò của ODA đối với nước nhận tài trợ? ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách

nhà nước.-         ODA với nguồn vốn lớn, thời hạn cho vay dài (10 – 30 năm), lãi suất thấp (khoảng 0,25%- 2%/năm)

-         Tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế (đường sá, điện, thuỷ lợi) và hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế).

-         Giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng chỉ số phát triển con người của các nước này. (Theo tính toán WB, khi ODA tăng lên một lượng bằng 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.)

ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo.-         Nếu sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh.

-         Nếu như các nước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển.-         Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán của mình.

-         ODA có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận.

ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ giúp thu hút vốn đầu tư tư nhân.-         Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân (theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD đầu tư trên 1 USD viện trợ).

-         Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ.

Page 13: Cau hoi dau tu

ODA giúp tăng cường năng lực và thể chế, cải thiện chính sách của các nước tiếp nhậnthông qua:-         Các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính.

-         Xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

 

Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước tiếp nhận nếu ODA không được sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ,….

19. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Phân biệt FDI theo phương thức thâm nhập thị trường.   Cho ví dụ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):ü  Hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hoặc phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác

ü  Nhằm giành quyền kiểm soát hay tham gia kiểm soát dự án đó.

Theo phương thức thâm nhập thị trường, có thể phân loại FDI thành 2 hình thức:

-         Mua lại và sáp nhập (M&A):ü  Phổ biến các nước đang phát triển.

ü  Hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có.

ü  Mục tiêu kiểm soát công ty đó hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành công ty mới.

ü  Ví dụ: ngân hàng Bank of America mua lại ngân hàng Merrill Lynch vào năm 2008 với giá 50 tỷ USD.

-         Đầu tư mới GI:ü  Phổ biến các nước phát triển.

ü  Hoạt động đầu tư trực tiếp và các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại.

ü  Ví dụ: Intel mở nhà máy sản xuất ở Việt Nam; tập đoàn Nissan mở rộng dây chuyền lắp ráp ô tô tại Nga …

-         Đầu tư BI (Brownfield investment):ü  Sự kết hợp giữa GI và M&A: một công ty tiến hành mua lại và sáp nhập qua biên giới, sau đó đầu tư vôn lớn để thay đổi nhà máy và thiết bị kỹ thuật tại đối tượng đã mua lại/ sáp nhập.

Phân biệt FDI chiều dọc, chiều ngang và hỗn hợp? Cho vd? Theo quan hệ ngành nghề giữa chủđầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư:

FDI theo chiều dọc: Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư nằm trong 1 chuỗi cung ứng đầu vào- sản xuất-phân phối sản phẩm.

Mục tiêu: khai thác nguyên, nhiên liệu; tiếp cận người tiêu dùng, đảm bảo đầu vào đầu ra.

Có 2 dạng sáp nhập theo chiều dọc là:

-      Backward: liên kết lùi (liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất): hoạt động đầu tư vào một ngành ở nước ngoài, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quy trình sản xuất nội địa.

-      Fordward (liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối): hoạt động đầu tư vào một ngành ở nước ngoài, giúp tiêu thụ các đầu ra của quy trình sản xuất trong nước.

Page 14: Cau hoi dau tu

 

Ví dụ: Honda sản xuất chi tiết ở Nhật, đồng thời xây dựng nhà máy lắp ráp ở VN, sản phẩm đầu ra được tiêu thụ ngay tại thị trường Việt Nam.  FDI theo chiều ngang: FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như

nước đầu tư đã sản xuất ở nước chủ đầu tư. Mục đích: khai thác lợi thế độc quyền, chiếm lĩnh thị trường.Ví dụ: P&G mua lại 23% trong tổng số 30% cổ phần của công ty Phương Đông.Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S. FDI hỗn hợp: là chủ đầu tư & đối tượng tiếp nhận hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu: đa

dạng hóa ngành kinh doanh nhằm phân tn rủi ro, xâm nhập ngành có tỷ suất lợi nhuận cao 

Ví dụ: Công ty General Electric của Mỹ (năng lượng, phân phối và máy biến thể đặc biệt) mua lại công ty Amersham Plc của Anh (sản phẩm sinh học, sản phẩm chẩn đoán loại trừ) với giá 9.6 tỷ USD, thương vụ này kết thúc vào 8/4/2004.

1. 30.   Phân loại FDI theo định hướng nước nhận đầu tư? Cho ví dụ. FDI thay thế nhập khẩu:

Chủ đạo tại nước đang và kém phát triển: giai đoạn 60s-70s. Nhân tố ảnh hưởng:

-  Dung lượng thị trường nội địa.

-  Nguồn nguyên liệu, nhân công có sẵn.

-  Rào cản thương mại về xuất nhập khẩu.

-  Chi phí vận tải, bảo hiểm.

Ví dụ:-   Dù có một số mỏ dầu khí trữ lượng cao tại Biển Đông,Việt Nam thường phải nhập khẩu dầu khí từ nước ngoài để đáp ứng sản xuất do không đủ trình độ, kĩ thuật, máy móc thiết bị để khai thác.

-   Trước tình hình đó. Tập đoàn dầu khí của Nga đã hợp tác với công ty dầu khí Petrolimex (Việt Nam) và tiến hành đầu tư khai thác dầu khí tại Biển Đông giúp Việt Nam hạn chế nhập khẩu dầu khí từ nước ngoài.

FDI định hướng xuất khẩu: Lý do: tự nhận biết lợi thế so sánh về nguyên liệu, nhân công: mong muốn thu hút luồng ngoại tệ, cải thiện cán

cân thanh toán. Kết quả: hàng loạt khu công nghiệp, khu chế xuất ở châu Á giai đoạn 90s. Biểu hiện: thuế suất ưu đãi, quy định tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc. Nhân tố ảnh hưởng:

-  Lợi thế về chi phí đầu vào.

-  Không có hạn chế xuất khẩu và nhiều ưu đãi trong sản xuất.

-  Mục tiêu nước tiếp nhận là cải thiện cán cân thanh toán.

-  Thị trường khu vực lân cận, các hiệp định, cam kết thương mại tự do đã ký kết.

Ví dụ: các công ty có vốn liên doanh trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore ( Dĩ An – Bình Dương) sản xuất sản phẩm đáp ứng thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang các nước trong khu vựv.

FDI theo các định hướng khác của chính phủ: phát triển các ngành sản xuất còn yếu kém, các ngành kinh tế còn khó khăn và cải thiện cán cân thanh toán.

Page 15: Cau hoi dau tu

VD:Chính phủ Đức đến Việt Nam, đầu tư thành lập trường đại học Việt Đức nhằm thu hút đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật có tay nghề cao.1. 30.   Nêu những hình thức FDI tại Việt Nam (phân loại theo hình thức pháp lý)? Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật ĐT năm 2005 của Việt Nam, có các hình thức FDI tại Việt Nam

như sau (Điều 21):1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.4. Đầu tư phát triển kinh doanh.5. Mua cổ phần hoặc góp vấn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

1. 30.   Trình bày những lợi ích & hạn chế của đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với nhà đầu tư? Lợi ích:

Chứng khoán có thề có tính sinh lợi rất cao. Cổ phiếu có thể giúp đỡ nhà đầu tư dễ dàng đầu tư vào nhiều lĩnh vực, không cần thiết phải có sự hiểu biết về kỹ

thuật, công nghệ của lĩnh vực đó à dễ dàng đa dạng hóa & tối ưu hóa danh mục đầu tư. Tính thanh khoản cao. Chứng khoán là công cụ giúp nhà đầu tư dễ dàng tiến hành đầu tư vào các công ty nước ngoài, không vướng vào

các thủ tục pháp lý rườm rà. Hạn chế

FDI là hình thức đầu tư có rủi ro cao. Có thể là:-         Rủi ro kinh doanh: phụ thuộc tình hình tài chính của tổ chức phát hành chứng khoán

-         Rủi ro đầu cơ.

-         Rùi ro thông tin nội gián.

-         Rủi ro lãi suất: lãi suất có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá chứng khoán (lãi suất biến động trên thị trường).

-         Rủi ro tỷ giá (tỷ giá hối đoái biến động).

1. 30.   Trình bày lợi ích và hạn chế của đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với người sử dụng vốn? Lợi ích

Thu hút được lượng vốn lớn của nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Giúp các doanh nghiệp trong nước hoạt động hiệu quả hơn và nâng cao giá trị của mình. Giúp các nền kinh tế mới nổi nhanh chóng chuyển đổi và mở của, tham gia hội nhập vào thị trường vốn quốc tế. Có toàn quyền chủ động trong kinh doanh. Hạn chế

Nước nhận đầu tư bị phụ thuộc vào thị trường vốn quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài.ð Một phần thu nhập ròng bị chuyển ra nước ngoài, làm giảm khả năng tích luỹ, đầu tư phát triển trung và dài hạn .

Nguồn vốn này là thường chảy vào rất nhanh và cũng tháo chạy rất nhanh, nên có thể gây tổn thất nặng nề đối với kinh tế các nước sở tại .

1. 30.   Môi trường đầu tư quốc tế là gì? Sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường đầu tư đối với doanh nghiệp và đối với chính phủ? Những yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia?

Khái niệmMôi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường đầu tư:

Page 16: Cau hoi dau tu

Đối với doanh nghiệp:-         Để thu được lợi nhuận, nhà đầu tư cần ra các quyết định có đầu tư hay không, đầu tư cái gì, lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô dự án ra sao

à Phải nghiên cứu các nhân tố của môi trường đầu tư quốc tế như: điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị, chính sách & luật pháp. Các yếu tố xã hội như: truyền thống, văn hóa, tập quán và tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng

Đối với chính phủ:-      Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia mình trong việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt.

-      Có chính sách, biện pháp thích hợp nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

-      Tăng cường các dòng vốn đầu tư quốc tế.

-      Tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả

Những yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia:ð Môi trường đầu tư cứng: các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật

ð Môi trường đầu tư mềm: hệ thống các dịch vụ hành chính công, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt các vấn đề liên quan đến chế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại), hệ thống các dịch vụ tài chính-ngân hàng, kế toán và kiểm toán…

ð Theo UNCTAD (WIR 1998, p.91), môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (của nước tiếp nhận đầu tư) gồm 3 nhóm nhân tố: khunh chính sách, các yếu tố kinh tế, và các nhân tố tạo thuận lợi cho kinh doanh.

ü  Bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất các vấn đề:

-            Qui định về FDI: đăng ký & thực hiện.

-            Tiêu chuẩn đối xử với các công ty nước ngoài.

-            Luật cạnh tranh và M&A.

-            Chính sách cổ phần hóa.

-            Chính sách thương mại.

-            Chính sách tiền tệ và chính sách thuế.

-            Các Hiệp định quốc tế về đầu tư đã kí kết.

ü  Các yếu tố kinh tế: là tổng thể các nhân tố hữu hình và vô hình cấu thành một nền kinh tế gồm:

Tính sẵn có của nguồn nguyên liệu. FDI định hướng thị trường:-         Dung lượng thị trường và tăng trưởng của thị trường.

-         Lao động sẵn có giá rẻ & có tay nghề.

-         Cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc,…).

Page 17: Cau hoi dau tu

FDI định hướng tài sản chiến lược:-         Tài sản đặc biệt (công nghệ, phát minh, thương hiệu,…).

-         Hiệp định khu vực cho phép tiếp cận mạng lưới thị trường khu vực.

ü  Các nhân tố tạo thuận lợi cho kinh doanh: là các biện pháp mà chính phủ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài gồm:

Hoạt động xúc tiến đầu tư, dịch vụ tư vấn đầu tư. Các biện pháp khuyến khích đầu tư (miễn giảm thuế, thuế ưu đãi, ưu đãi thuế mặt bằng…). Các biện pháp nhằm giảm tiêu cực phí (minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng hiệu quả công tác quản lý,

giảm & loại trừ tham nhũng). Các dịch vụ sau đầu tư. Các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích, công cộng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của

công nhân.

1. 30.   Trình bày các thế mạnh của môi trường đầu tư của VN? Vị trí địa lý:  có thế mạnh về vị trí địa lý do nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động ASEAN, có đường

hàng không và đường biển quốc tế. là cửa ngõ giao lưu với các vùng lân cận… Tài nguyên thiên nhiên:  nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, trữ lượng lớn là một trong những nhân tố

quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư khai khoáng, công nghiệp nặng… Mạng lưới điện:  không ngừng mở rộng, vươn xa đáp ứng như cầu sinh hoạt, sản xuất trong nước. Thị trường điện: một thị trường tiềm năng và đang thu hút đầu tư hấp dẫn nhất khu vực vì tỷ suất hoàn vốn, mức độ

đa dạng hóa đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng của Việt Nam đang tăng cao. Cơ sở vật chất hạ tầng  đựoc quan tâm và đầu tư phát triển đáng kể. Nguồn lao động  trẻ, chất lượng ngày càng được cải thiện, giá cả sức lao động rẻ hơn so với nhiều nước trên thế giới,

có khả năng tiếp thu công nghệ mới phục vụ nâng cao hiểu quả sản xuất. Môi trường chính trị  ổn định, an ninh được đảm bảo bên cạnh quá trình đổi mới diễn ra một cách toàn diện và đồng

bộ cùng với tiến trình cải cách thủ tục hành chính. Môi trường kinh tế  mặc dù còn thấp nhưng vẫn tăng trưởng khá ổn định, thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn

thiện và thúc đẩy theo hướng tự do hoá thương mại, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng. Đời sống nhân dân  không ngừng được năng cao, môi trường sinh hoạt văn hóa   thân thiện tạo điều kiện cho các

chuyên gia nước ngoài dễ hòa nhập với cuộc sống tại Việt Nam. Công tác xúc tiến đầu tư  ngày càng được triển khai chuyên nghiệp, chủ động hơn ở cả cấp địa phương và quốc gia:-         Những ưu đãi của nhà nước dành cho nhà đầu tư nước ngòai ngày càng nhiều.

-         Nhiều chính sách của Nhà nước nhằm cải thiện môi trường đầu tư được ban hành.

-         Tổ chức các đoàn công tác, các hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tư tại nước ngoài.

-         Mở rộng các chương trình hợp tác song phương.

-         Hoàn thiện việc ký kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nhiều nước.

-         Đến nay, đã ký kết 51 hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trên 40 hiệp định tránh đánh thuế trùng và tham gia vào nhiều công ước, hiệp định đầu tư khu vực khác.

1. 30.   Các hạn chế của môi trường đầu tư của VN.-            Về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp và trình độ kỹ thuật còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, hiệu quả chưa cao. Kết cấu kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Các chi phí dịch vụ về cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh doanh , chi phí trung gian, chi phí gia nhập thị trường của các nhà

đầu tư còn lớn so với các nước trong khu vực. Hệ thống   thị trường các yếu tố sản xuất  như thị trường vốn, lao động, bất động sản, khoa học công nghệ…còn

chưa đống bộ và kém phát triển so với các nước trong khu vực.

Page 18: Cau hoi dau tu

Hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng  dễ bị tổn thuơng do tỉ lệ nợ xấu cao, rủi ro lãi suất và tỷ giá lớn, hệ số tín nhiệm đối với hệ thống tài chính ngân hàng rất thấp.

Hệ thống pháp luật kinh tế chưa hoàn thiện,  chưa đảm bảo tính bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thiếu tính ổn định và minh bạch, rủi ro pháp luật còn lớn, hệ thống văn bản lut còn nhiều bất cập.

Thủ tục hành chính  rườm rà, phức tạp, mất thời gian dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình đầu tư và giải ngân. Quá trình cải cách thủ tục hành chính còn chậm.

1. 39.   Nêu khái niệm, nội dung cơ bản của tự do hóa đầu tư?ð Khái niệm: tự do hóa đầu tư là việc các rào cản với hoạt động đầu tư, các phân biệt đối xử trong đầu tư từng bước được dỡ bỏ, các tiêu chuần đối xử dần được thiết lập vào các yếu tố để đảm bảo sự hoạt động đúng đắn của thị trường được hình thành.ð Nội dung cơ bản: Loại bỏ rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trong đầu tư Thiết lập đối xử tiến bộ với hoạt động đầu tư. Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường để đảm bảo sự vận hành đúng đắn của thị trường.

1. 39.   Trình bày nội dung “ Không phân biệt đối xử” trong nội dung “Thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư”?

Nội dung và nguyên tắc MFN: Nội dung: các bên kí cam kết dành cho nhau những thuận lợi và ưu đãi không kém hơn những thuận lợi và ưu đãi một

bên đang và sẽ dành cho bất cứ một nước thứ ba nào. Bên cạnh đó, theo cách tiếp cận của WTO : những lợi ích, ưu đãi và đặc quyền mà các thành viên áp dụng với hàng hóa xuất/nhập khẩu từ các nước khác phải được áp dụng vô điều kiện và ngay lập tức đối với các nước thành viên

Mục đích: xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong quan hệ buôn bán, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng để thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển

 

Nội dung và nguyên tắc NT: Nội dung: các bên tham gia quan hệ kinh tế thương mại cam kết dành cho hàng hóa, công dân hoặc công ty nước kia

những ưu đãi trên thị trường nội địa giống như những ưu đãi dành cho hàng hóa, công dân hoặc công ty nước mình Mục đích: tạo sự cạnh tranh bình đẵng giữa hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa trong và ngoài nước.

9. Nêu những xu hướng tự do hóa đầu tư cơ bản trên thế giới? Trước1990:

Từthếkỷ18, các qui định đầu tiên vềFDIđược  đềcập đến trong luật pháp  quốc tế. Giữa TK 19, FDI không bị kiểm soát một cách có hệ thống. Cuối  thế  kỷ   19,   các nước bắt đầu quan tâm đến kiểm soát và điều tiết FDI, chú  trọng  tới    việc  đối  xử  với

các  nhà  đầu  tư  nước  ngoài như  với  công  dân  nước  mình  theo  luật  quốc  gia,    không  phân  biệt  đối  xửð Bước tiến trong các  quy  định  quốc  tế  theo  hướng  tự  do    hoá  FDI

Sau  WWII,  các  nước  tăng  cường  kiểm  soát  đối  với  FDI    với  hàng  loạt  các  qui  định  mang  tính  kiểm  soát và  hạn  chế  đối  với  việc  thành  lập  và  hoạt  động  của  các  doanh  nghiệp  FDI. Đầu những  năm 1960,  các  nước  phát  triển  bắt  đầu  tiến  hành  tự  do    hóa FDI. Sau 1990 :

Các quốc gia nỗ lực cải cách luật pháp và chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước theo xu hướng tự do hóa : Đối với việc tiếp nhận và thành lập

-         Các hạn chế về quyền sở hữu và quản lý giảm xuống hoặc được xóa bỏ hoàn toàn.

-         Các quy định về hoạt động của các công ty nước ngoài được tự do hóa mạnh mẽ.

-         Một số biện pháp khuyến khích, ưu đão được áp dụng chung cho mọi hoạt động đầu tư.

Page 19: Cau hoi dau tu

-         Các chuẩn mực đối xử như NT, MFN,… sử dụng trong các dự án FDI

-         Các quy tắc cơ chế nhằm giám sát thị trường cũng được đề cập.

Tuy nhiên cũng có một số nước đi ngược lại với xu hướng tự do hóa. Các hiệp định đầu tư ngày càng phổ biến:-         Hiệp định song phương được kí kết ngày càng nhiều.

-         Khuôn khổ pháp lý quốc tế chung về FDI dần hình thành dưới hình thức các hiệp định đầu tư quốc tế.

Trình bày nội dung liên quan đến tự do hóa đầu tư trong GATS, TRIMS, TRIPS và ASCM?

Trả lời:-     GATS (General Agreement on Trade in services) nhằm tự do hoá việc trao đổi dịch vụ quốc tế. Đưa ra qui định nhằm đảm bảo MNF và tính minh bạch đối với các dịch vụ được cun ứng thông qua “sự hiện diên thương mại” ở nước ngoài. Trên thực tế có nhiều loại dịch vụ chỉ có thể cung ứng ở thị trường nước ngoài bằng cách thiết lập các chi nhánh ở nước đó thông qua FDI. FDI là 1 trong 4 hình thức xuất khẩu dịch vụ theo qui định của GATS. Trong các ngành mà 1 nước thành viên thực hiện các cam kết tiếp cận thị trường, nước đó bị cấp áp đặt các hạn chế nhất định đối với việc cung cấp dịch vụ, trừ khi nước đó có qui định bảo lưu. Mỗi nước thành viên phải đưa ra các cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường theo qui định  tại điều 20 của GATS. Sau đó, các thành viên sẽ tham gia vòng đàm phán để đạt được mức độ tự do hoá cao hơn theo lộ trình.-     TRIMS (Trade Related Investment Measures) đề cập trực tiếp đến đầu tư, xoá bỏ các hạn chế đối với hoạt động thương mại hàng hoá của dự àn đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế. Các yêu cầu sau đối với DN có vốn FDI bị cấm: (1) phải mua hoặc sử dụng 1 tỉ kệ nhất định hàng hoá có xuất xứ trong nước hoặc từ nguồn cung cấp trong nước. (2) chỉ được mua và sử dụng hàng hoá nhập khẩu với số lượng/giá trị ngang bằng số lượng/giá trị hàng hoá DN đó đã xuất. (3) thu ngoại tệ từ nguồn XK để đáp ứng nhu cầu NK của mình. (4) XK hoặc bán 1 mặt hàng XK nhất định, hoặc chỉ được XK hàng hoá tương ứng với số lượng và giá trị hàng hoá sản xuất trong nước của DN.-     TRIPS (Trade Related aspects of Intellectual Property rights) đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn đối xử và các qui định thủ tục quốc tế liên quan đến vấn đề này. TRIPS có phạm vi áp dụng cả đối với FDI. Tuy nhiên tác động của TRIPS đối với dòng vốn FDI chưa rõ ràng.-     ASCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures) cấm một số các biện pháp đầu tư được coi là biện pháp hỗ trợ theo đúng định nghĩa trong hiệp định này. Tuy nhiên các qui định liên quan đến đầu tư trong ASCM chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nước thành viên. Trong chương trình đàm phán về đầu tư theo Tuyên bố Doha không đề cập đến vấn đề đầu tư trong ASCM.

Nêu lý do thành lập, mục tiêu và nguyên tắc quan trọng nhất của AIA?

Trả lời:-     Lý do thành lập:

Từ những năm 70, ASEAN đã quan tâm đến việc hợp tác khu vực nhằm khuyến khích hỗ trợ cho đầu tư. Từ nửa cuối những năm 80, FDI các nước ASEAN tăng mạnh và hình thành ngày càng rõ nét xu hướng chuyển vốn

đầu tư từ những nước có trình độ phát triển công nghiệp cao sang các nước có trình độ phát triển thấp hơn trong khu vực.

Sức ép cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt từ 2 đối thủ mạnh trong khu vực : Trung Quốc và Ấn Độ.=> Hội nhị cấp cao ASEAN lần 5 (15/12/1995) Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được thành lập.-     Mục tiêu:

Xây dựng AIA có môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn giữa các quốc gua thành viên nhằm: (1) đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ các nguồn cả trong và ngoài ASEAN (2) cùng thúc đẩy ASEAN thành khu vực đầu tư hấp dẫn nhất (3) củng cố và tăng cường tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế của ASEAN (4) giảm dần hoặc loại bỏ những qui định và điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN.

Page 20: Cau hoi dau tu

Đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu trên sẽ góp phần hướng tới tự do lưu chuyển đầu tư vào năm 2020.-     Nguyên tắc quan trọng nhất: thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia (NT) và mở cửa các ngành nghề cho các nhà đầu tư: Khi hiệp định khung về AIA có hiệu lực, tất cả các nước thành viên ASEAN sẽ dành chế độ đối xử cho nhau không kém thuận lợi hơn so với các nhà đầu tư trong nước và mở cửa tất cả các ngành nghề cho các nhà đầu tư ASEAN.

Nguyên tắc dành MFM: Mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư ASEAN khác sự đối xử khác không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư cảu bất kì nước thứ ba nào.

Các nguyên tắc khác: đề cập đến việc thực hiện nghĩa vụ chung, đảm bảo tính minh bạch, cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp,…

1. 49.   Hãy nêu bản chất và mục đích chính của IIAs? Ø Bản chất:-       Hiệp định đầu tư quốc tế là các thoả thuận giữa các nước đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh hoạt động này, trong đó có FDI.-       IIAs thường được áp dụng đối với hoạt động đầu tư trên lãnh thổ của một quốc giado các nhà đầu tư quốc gia khác tiến hành.-       Các quy định mà chúng thiết lập có ảnh hưởng đến nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại quốc gia khác, nước chủ đầu tư và nước chủ nhà – nợi hoạt động đầu tư diễn ra. Ø Mục đích chính:-       Giúp cho các nước tiếp nhận đầu tư có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ thức đẩy đầu tư, cụ thể:-       Tạo khung pháp lý liên quan đến hoạt động FDI hoàn thiện hơn, từ đó tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đối với các chủ đầu tư nước ngoài, IIAs chủ ýeu tạo ra những quy định minh bạch, ổn định và an toàn hơn đối với hoạt động FDI tại nước nhận đầu tư, giảm sự cản trở đối với dòng vốn FDI trong tương lai.-       Tạo lập sự tin tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại nước tiếp nhận, đây chính là yếu tố tâm lý quan trọng đối với những quyết định đầu tư.-       Hỗ trợ hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài thông qua những khuyến khích hay ưu đãi đầu tư.Mở rộng: VN đã tham gia hiệp định TRIMs, AIA 1998, Hiệp định thưong mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản 2003.

1. 49.   Hãy trình bày những nội dung cơ bản của IIAs?v Về nội dung, các điều khoản của IIAs phải được soạn thảo phù hợp với chính sách và pháp luật của các nước ký kết. Những điều khoản của IIAs tập trung vào hai vấn đề cơ bản sau đây:

-         Một là, những điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư.-         Hai là, những điều khoản nhằm mục đích bảo hộ các nhà đầu tư nước ngoàiv  Hiệp định đầu tư quốc tế thông thường bao gồm những nội dung cơ bản cụ thể sau đây:

Định nghĩa đầu tư và nhà đầu tư. Các điều khoản nhằm mục đích tự do hoá đầu tư, quy định áp dụng MFN và NT, đối xử công bằng  và thoả đáng

đôi với hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài. Các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ đầu tư:

Quốc hữu hoá và trưng thu tài sản: bằng cách thiếp lập một số tiêu chuẩn, điều khoản này giới hạn quyền lực của nhà nước trong việc tước đoạt quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều kiện để một hành vi tước đoạt quyền sở hữu được coi là hợp pháp theo luật pháp quốc tế phải thoả mãn 4 điều kiện sau:

ü Vì mục đích công cộng.

ü Không phân biệt đối xử.

ü Có bồi thường.

Page 21: Cau hoi dau tu

ü Tuân theo “thủ tục hợp lệ”.

Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài: đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi nhuận từ thành công của hoạt động đầu tư.

Điều khoản về giải quyết tranh chấp: hiện nay, hầu hết IIAs đều ghi nhận các đìêu khoản cho phép giải quyết tranh chấp theo cơ chế trọng tài quốc tế (không còn thông qua toà án và luật pháp nước tiếp nhận đầu tư như trước đây). Có một số loại tranh chấp như sau:

ü Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và một bên tư nhân khác: thường được giải quyết tại cơ quan tài phán của nước tiếp nhận đầu tư hoặc cơ quan trọng tài do các bên thoả thuận (trọng tài thương mại).ü Tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng IIAs: được giải quyết theo cơ chế tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế.ü Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư: rất phức tạp. Trước đây, luôn được giải quyết tại tòa án của nước tiếp nhận đầu tư và theo luật của nước tiếp nhận đầu tư. Hiện nay, hầu hết IIAs đều ghi nhận các điều khoản cho phép giải quyết tranh chấp theo cơ chế trọng tài quốc tế.

1. 49.   Hiện nay trên thế giới có những loại hình IIA nào?A. Hiệp định dành cho đầu tư:Hiệp định đầu tư đa phương: hiệp định được ký kết giữa các chính phủ của một nhóm nước với nhau. Không giới hạn chọ các nước hay khu vực cụ thể nào và có thể kết nạp tất cả các bên với điều kiện chấp nhân các quy

định của thoả thuận. Vì phải đạt đựoc sự nhất trí giữa các quốc gia và lợi ích – chính sách khác nhau về FDI, các hiệp định đầu tư FDI khó

được thông qua và không hiệu lực. Hiện nay, không có thoả thuận có giá trị nào chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư. VD: thoả thuận đa phương về đầu tư MAI của OECD.

Hiệp định đầu tư khu vực: thường gắn với tiến trình hội nhập kinh tế ở các khu vực, do đó thừong đạt được sự thống nhất – hợp tác rất cao của các thành viên. Nội dung thường được gắn kết với các chương trình liên kết khu vực như chương trình liên kết của EU, hiệp định đầu

tư giữa các quốc gia thuộc EU. Ngoài ra, còn có những hiệp định về đầu tư riêng như Hiệp định chung về thiết lập Khu vực đầu tư chung ASEAN, chương trình thuận lợi hoá đầu tư trong khuôn khổ APEC.

Xu hướng hiện nay hướng tới hiệp định khu vực toàn diện bao gồm các điều khoản liên quan đến thuơng mại và đầu tư, thậm chí mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh.

Phần lớn các hiệp định thuơng mại tự do khu vực cũng là các hiệp định đầu tư tự do. Mục tiêu chung là tạo ra khuôn khổ thương mại và đầu tư thuận lợi hơn.

Hiệp định đầu tư song phương(Bilateral Investment Treaties): thoả thuận được ký kết giữa 2 quốc gia: nước đầu tư – nước nhận đầu tư, nhằm khuyến khích, xúc tiến và bảm hộ đầu tư trên lãnh thổ của nhau. Phạm vi và nội dung của BITs được tiêu chuẩn hoá. Đặc điểm nổi bật của BITs hiện đại hướng tới giải quyết các vấn

đề liên quan đến chấp thuận, đối xử và bảo hộ đầu tư nước ngoài. Nhữngưuđãiđiển hìnhtrongđầutưsongphươngliênquanđếnlĩnhvựcưutiênđầutư,cấpgiấyphépvàthànhlập,đối

xửquốcgia,đốixửtốihuệquốc,bồithường,bảohiểmđầutư… Là loại hiệp định được ký nhiều nhất. Hiệnnay,gầnnhưtấtcảcácquốcgia đãkýkết cáchiệp định đầu tư loại này.Số lượng

BITs được ký kết tăng nhanh: từ 1990 -2005, tăng 7 lần. Đa số BITs được ký kết giữa các nước phát triển/nước có nền kinh tế chuyển đổi – nước đang phát triển, nước phát

triển – nước có nền kinh tê chuyển đổi và lẫn nhau. Hiếm khi đươc kí kết giữa nước phát triển.B. Hiệp định liên quan tới đầu tư:Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần(Double TaxationTreaties): được ký kết giữa hai quốc gia với mục đích xoá bỏ việc đánh thuế trùng lên thu nhập hoặc phần tiền phát sinh ở một nước và do người dân nước khác trả. Mặc dù hiệp định này không tập trung vào đầu tư mà tập trung vào thuế, nó vẫn được đưa vào trong các hiệp định liên

quan tới đầu tư và có vai trò quan trọng đối với việc tạo điều kiện cho các dòng đầu tư.Các thoả thuậnvềhội nhậpkinhtế (Economic IntegrationAgreements–EIAs)Dùkhôngđềcậptrựctiếptớiđầutư,vẫncótác độngtớihoạtđộngnày.Cácloại hiệp định hội nhập kinh tếhiện đại hơn bao gồmcácloại sau:

 

-   Khuvựctựdothươngmại(FTA).-   Liên minh thuếquan(CU).

Page 22: Cau hoi dau tu

-   Thịtrườngchung.-   Liên minh kinh tế.-   Liên minh tiền tệ. 

EIAs có thểlà:

 

-   Hiệpđịnhkhuvực.-   Hiệpđịnhliênkhuvực

Các thỏa thuận đa phương về cáclĩnhvực cụthểCácthỏathuậnnàycũngđiềuchỉnhđầutư,vídụnhưhiệpđịnhchungvềthươngmạidịchvụ (GATS) củaWTO hayHiến chươngNănglượng.

1. 49.   Trình bày những xu hướng phát triển gần đây của IIAs? Số lượng IIAs đang có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu là giữa các quốc gia trình độ tương đương. Gần

đây lại có xu hướng gia tăng ký kết hiệp định giữa các nước đang phát triển với nhau: IIA toàn cần đã đạt 6092 thỏa thuận vào cuối năm 2010 và không ngừng gia tăng. IIAs ngày càng đa dạng hơn về quy mô, cách tiếp cận và nội dung. Hơn thế, IIAs ngày càng điều chỉnh nhiều

giao dịch kinh tế hơn, bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và dòng chảy vốn, cũng như sự dịch chuyển của lao động…

Càng điều chỉnh nhiều vấn đề, các thỏa thuận càng phức tạp và càng có nhiều nguy cơ chồng chéo và không thống nhất giữa các điều khoản. Ngoài ra, sự đa dạng của các thỏa thuận này thể hiện cơ hội thực hiện chúng bằng những phương pháp khác nhau nhằm tăng cường các dòng chảy đầu tư quốc tế.

Số lượng các hiệp định đầu tư song phương (BITs) cũng như hiệp định tránh đánh thuế trùng (DTTs) tiếp tục được mở rộng. Đối viết BITs:

ü  Được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.ü  Giải quyết các vấn đề liên quan đến chấp thuận, đối xử và bảo hộ đầu tư nước ngoài.

ü  Trong vòng 20 năm từ 1990 đến 2010, số lượng BITs đã tăng hơn 7 lần.ü  Số lượng BITs tăng nhanh nhất thuộc về các hiệp định có sự tham gia của các nước đang phát triển, các nước đang phát triển và giữa các nước đang phát triển với các nền kinh tế chuyển đổi.

ü  BITs hiếm khi được ký kết giữa các nước phát triển.. Đối với DTT: số lượng không ngừng gia tăng: trong năm 2010, có 113 DTT mới được ký kết, nâng tổng số DTT đã ký

kết qua các năm tăng lên 2976 Bên cạnh đó, các quy định đầu tư quốc tế đang ngày càng được thể hiện như một phần của các thỏa thuận điều chỉnh

các vấn đề rộng hơn (bao gồm thương mại hàng hóa dịch vụ và các nhân tố sản xuất khác). Việc tái đàm phán và ký kết các IIA nói chung và BIT nói riêng là khá phổ biến.ð Khung quốc tế về các quy định đầu tư tiếp tục mở rộng trên các mức độ song phương, tiểu khu vực, khu vực và nội khu vựcð Hệ thống các thỏa thuận đầu tư hiện nay sẽ trở nên phức tạp hơn trong tương lai, làm gia tăng khả năng xung đột các quy định và tranh chấp đầu tư, đồng thời, tăng chi phí tuân thủ theo các quy định của cả chính phủ và doanh nghiệp của các bên tham gia thỏa thuận.

1. 49.   Những xu hướng chính liên quan đến số lượng, đặc điểm của BITs từ năm 1990 đến nay, từ đó nêu lý do lựa chọn lý kết BITs ngày càng nhiều của các quốc gia trên thế giới?

Số lượng BITs được ký kết tăng nhanh. Năm 1990, số lượng BITs được ký kết mới có 385, thì năm 2000 đã đạt tới con số 1.939 hiệp định và đến cuối năm 2005 là 2.498 => trong vòng 15 năm 1990 đến 2000, số lượng BITs đã tăng gấp 7 lần.

Page 23: Cau hoi dau tu

Đặc điểm nổi bật của BITs hiện đại là chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến chấp thuận, đối xử và bảo hộ đầu tư nước ngoài.

Đa số BITs đã được ký kết giữa: nước phát triển và nước đang phát triển/ nền kinh tế chuyển đổi; hoặc giữa các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi với nhau. BITs hiếm khi được ký kết giữa các nước phát triển. Lý do lựa chọn lý kết BITs ngày càng nhiều của các quốc gia trên thế giới:

-         Ký kết các hiệp định đầu tư đa phương rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Trong khi đó, việc ký kết các BITs tạo lập khung pháp lý chặt chẽ và tiết kiệm thời gian.

-         Trong xu hướng tự do hoá đầu tư, môi trường đầu tư tại các quốc gia thường thay đổi.

-         BITs có vai trò thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào quốc gia nước nhận đầu  tư tăng lên và môi trường đầu tư đuợc cải thiện.

-         BITs là một nội dung trong khuôn khổ quy định đầu tư thuận lợi.

-         BITs là cơ sở  pháp lý quan trọng hàng đầu để đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi họ đầu tư ở nước ngoài, có vai trò khuyến khích và bảo hộ đầu tư chủ yếu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

-         Thúc đẩy dòng vốn đầu tư của các nước phát triển vào các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bởi vì đây là các đối tác chính thường xuyên tham gia đàm phám và ký kết các BITs.

1. 49.   BIT là gì? Hãy liệt kê những điều khoản chủ yếu trong BIT?Hiệp định đầu tư song phương: thoả thuận được ký kết giữa 2 quốc gia: nước đầu tư và nước nhận đầu tư, nhằm khuyến khích, xúc tiến và bảo hộ đầu tư trên lãnh thổ của nhau.Những điều khoản chủ yếu trong BIT:Phạm vi và nội dung của BITs được tiêu chuẩn hóa, gồm các nội dung cơ bản sau: Xác định đối tượng đầu tư: tài sản hữu hình – vô hình đang tồn tại hoặc có thể đựoc tạo ra trong tương lai. Khái niệm

“đầu tư” đươc định nghĩa rất rộng và để mở để có thể đưa vào những hình thức đầu tư nước ngoài mới. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc không phận biệt đối xử (MFN, NT). Vịêc quy định chế độ “đối xử công bằng và

thoả đáng” thường đựoc xác định bởi các chuẩn mực cụ thể hơn, quy định trách nhiệm tuân thủ các cam kết đối với đầu tư.

Khi có nhiều các hiệp định, chính sách, luật pháp liên quan đén đầu tư nước ngoài thì sẽưu tiên áp dụng những điều khoản có lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Không tịch thu, quốc hữu hoá tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài. Quy định quyền của nước tiếp nhận đầu tư được quốc hữu hoá hoặc trưng thu tài sản đầu tư của nàh đầu tư nước ngoài, với điều kịên việc quốc hữu hoá hoặc trưng thu vì lợi ích công cộng, không  phân biệt đối xử, phải được bồi thường và theo “ thủ tục hợp lệ”.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển vốn, tài sản hợp pháp của mình về nước. Đảm bảo quyền của nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tiền ra nước ngoài. Tuy nhiên, ngoại lệ được áp dụng trong các giai đoạn mà dự trữ ngoại tệ của nước tiếp nhận đầu tư ở mức thấp.

Giải quyết tranh chấp phát sinh phù hợp vói luật pháp của hai nước. Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI.

Ngoài ra, tuỳ theo từng đối tác ký kết mà BITs còn có thêm một hoặc một số quy định khác như:ü  Nước chủ nhà phải cung cấp đầy đủ các thông tin về luật pháp cho nhà đầu tư.

ü  Các quy định về tiêu thụ sản phẩm, lao động, cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động xuất nhập cảnh.

1. 49.   BIT là gì? Hãy liệt kê những điều khoản chủ yếu trong BIT?Hiệp định đầu tư song phương: thoả thuận được ký kết giữa 2 quốc gia: nước đầu tư và nước nhận đầu tư, nhằm khuyến khích, xúc tiến và bảo hộ đầu tư trên lãnh thổ của nhau.Những điều khoản chủ yếu trong BIT:

Page 24: Cau hoi dau tu

Phạm vi và nội dung của BITs được tiêu chuẩn hóa, gồm các nội dung cơ bản sau: Xác định đối tượng đầu tư: tài sản hữu hình – vô hình đang tồn tại hoặc có thể đựoc tạo ra trong tương lai. Khái niệm

“đầu tư” đươc định nghĩa rất rộng và để mở để có thể đưa vào những hình thức đầu tư nước ngoài mới. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc không phận biệt đối xử (MFN, NT). Vịêc quy định chế độ “đối xử công bằng và

thoả đáng” thường đựoc xác định bởi các chuẩn mực cụ thể hơn, quy định trách nhiệm tuân thủ các cam kết đối với đầu tư.

Khi có nhiều các hiệp định, chính sách, luật pháp liên quan đén đầu tư nước ngoài thì sẽưu tiên áp dụng những điều khoản có lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Không tịch thu, quốc hữu hoá tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài. Quy định quyền của nước tiếp nhận đầu tư được quốc hữu hoá hoặc trưng thu tài sản đầu tư của nàh đầu tư nước ngoài, với điều kịên việc quốc hữu hoá hoặc trưng thu vì lợi ích công cộng, không  phân biệt đối xử, phải được bồi thường và theo “ thủ tục hợp lệ”.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển vốn, tài sản hợp pháp của mình về nước. Đảm bảo quyền của nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tiền ra nước ngoài. Tuy nhiên, ngoại lệ được áp dụng trong các giai đoạn mà dự trữ ngoại tệ của nước tiếp nhận đầu tư ở mức thấp.

Giải quyết tranh chấp phát sinh phù hợp vói luật pháp của hai nước. Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI.

Ngoài ra, tuỳ theo từng đối tác ký kết mà BITs còn có thêm một hoặc một số quy định khác như:ü  Nước chủ nhà phải cung cấp đầy đủ các thông tin về luật pháp cho nhà đầu tư.

ü  Các quy định về tiêu thụ sản phẩm, lao động, cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động xuất nhập cảnh.

1. 49.   Theo quan điểm của UNCTAD hãy phân tích định nghĩa TNC. Theo định nghĩa này, đâu là điểm khác biệt giữa các dạng chính của công ty con ở nước ngoài?

v Định nghĩa:

Các TNC là các doanh nghiệp có/ không có tư cách pháp nhân gồm các công ty mẹ và các công ty con nước ngoài của chúng.

Công ty mẹ: công ty kiểm soát tài sản của những thực thể kinh tế khác nhau ở nước ngoài, thường được thực hiện thông qua sở hữu một tỉ lệ góp vốn nhất định (≥10%).

TNC là một công ty tiến hành FDI, gồm công ty mẹ mang một quốc tịch nhất định với các công ty con thuộc sở hữu một phần/ toàn bộ hoạt động trong các dự án FDI tại nhiều quốc gia, trong đó công ty này có quyền quản lý hoặc kiếm soát đáng kể.

v Điểm khác biệt giữa các dạng chính của công ty con ở nước ngoài là tỉ lệ góp vốn ( tỉ lệ vốn sở hữu của công ty mẹ) và tư cách pháp nhân.

Công ty con (subsidiary enterprise)

- Có tư cách pháp nhân.T5- Công ty mẹ sở hữu 50%.

Công ty liên kết (associate enterprise)

- Có tư cách pháp nhân.- Công ty mẹ sở hữu 10% – 50%.

Chi nhánh (branches)- Không có tư cách pháp nhân.- Công ty mẹ sở hữu 10% trở xuống.

1. 49.   Trình bày tóm tắt các chiến lược hoạt động của TNC theo   phân loại mức độ hội nhập các chức năng của sản xuất quốc tế? Cho ví dụ? Một TNC tham gia vào sản xuất quốc tế thông qua chiến lược tìm kiếm nguồn lực bên ngoài (outsourcing) thì TNC này đang sử dụng chiến lược gì?

Các chiến lược hoạt động của TNC theo phân loại mức độ hội nhập các chức năng của sản suất quốc tế: (vẽ hình và trình bày theo hình) Chiến lược thành lập các công ty con tự chủ:

Page 25: Cau hoi dau tu

-         Các công ty con ở quốc gia nhận đầu tư là hình thức thu nhỏ của công ty mẹ, đồng thời là nhà cung cấp sản phẩm cuối cùng cho nước chủ đầu tư và các nước khác, mỗi công ty con phục vụ thị trường nước nhận đầu tư, mức độ hội nhập thấp.

-         TNC thành lập các công ty con chủ yếu hoạt động tự chủ trong nền kinh tế nước chủ nhà  à công ty con tự chủ tự chịu trách nhiệm về phần lớn chuỗi giá trị của sản phẩm mà công ty phụ trách.

-         Phổ biến ở các ngành thực phẩm, dịch vụ…

-         VD: Công ty Honda có nhiều công ty con ở các nước khác nhau như Honda VN, Honda Trung Quốc… để sản xuất và bán ra các sản phẩm phù hợp với quốc gia đó.

Chiến lược hội nhập đơn giản:-         Công ty mẹ nước chủ đầu tư cung cấp vốn, công nghệ cho công ty con ở nước nhận đầu tư, sau đó, với lợi thế so sánh về nhân công, nguyên vật liệu, công ty con sẽ sản xuất vá xuất khẩu thành phẩm sang nước chủ đầu tư, thể hiện qua các hình thức khác của sản xuất quốc tế (gia công, nhượng quyền, cấp phép…).

-         Khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia trong cùng một chuỗi giá trị.

-         Việc tham gia vào sản xuất quốc tế được thực hiện chủ yếu thông qua chiến lược tìm kiếm nguồn lực bên ngoài.

-         VD: Công ty máy tính Dell USA giao cho công ty con Dell Malaysia sản xuất laptop sau đó nhập khẩu  trở lại Mỹ để bán ở thị trường Mỹ

 

Chiến lược hội nhập phức hợp:-         Các công ty mẹ tìm cách tổ chức và điều hành một số lựong lớn các tài sản do họ sở hữu ở các nước nhạn đầu tư, sản xuất công đoạn tại các công ty con khác nhau nhằm sinh lợi nhuận cao nhất, mối quan hệ giữa con ty mẹ – công ty con là rất chặt chẽ.

-         Dựa trên cơ sở khả năng của công ty trong việc chuyển dịch sản xuất và cung cấp tới những địa điểm sinh lời nhất

-         Thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực như R&D (IBM Thụy Sĩ), Mua sắm, Sản xuất ( Toyota), kế toán, tài chính, đào tạo…

-         VD: Nokia đào tạo và training ở Phần Lan…

 

Một TNC tham gia vào sản xuất quốc tế thông qua chiến lược tìm kiếm nguồn lực bên ngoài thì TNC này đang sử dụng chiến lượchội nhập đơn giản.

1. 49.   Trình bày tóm tắt các chiến lược hoạt động của TNC theo Phân loại phạm vi địa lý của chiến lược sản xuất quốc tế? Cho ví dụ? Trong các ngành bán lẻ và thực phẩm, TNCs thường sử dụng chiến lược nào? Tại sao?

v Các chiến lược hoạt động của TNC theo phân loại phạm vi địa lý của chiến lược sản xuất quốc tế:

Chiến lược đa thị trường nội địa:Đề cập tới con đường để cạnh tranh khi những thị trường địa phương tương phản với một thị trường khác trong giới hạn sở thích của khách hàng và thị hiếu cùng với những điều kiện cạnh tranh. Công ty con sản xuất phục vụ thị trường nước chủ nhà, áp lực chi phí chưa cao. Thay đổi sản phẩm cho phù hợp với từng thi trường riêng rẽ. Tiến hành các hoạt động gia tăng giá trị cục bộ cho sản phẩm. Phối hợp marketing và tiêu thụ trong mỗi thị trường. Xây dựng thương hiệu toàn cầu để cạnh tranh.

Page 26: Cau hoi dau tu

Sản phẩm đặc trựng: xây dựng trên cơ sở phù hợp nhất với thị trường mục tiêu như lương thực, hàng hóa bán lẻ , dịch vụ ngân hàng, quần áo…

Ví dụ :  Hệ thống nhà hàng Mc Donal trên toàn thế giới có sự khác biệt giữa cung cách phục vụ ỡ các nước khác nhau như phục vụ bia và bánh sandwich tại Đức, các loại bánh sandwich cá và rau tại Nhật, nhưng đó lại là những thứ không được áp dụng tại MỹChiến lược toàn cầu:là một chiến lược theo đuổi để có được các sản phẩm, quá trình, hoạt động với một mức độ thống nhất và tiêu chuẩn hóa cao trên toàn thế giới,  đồng thời phối hợp các công ty con của doanh nghiệp vừa hoạt động độc lập vừa tương trợ lẫn nhau. Thể hiện mức độ liên kết các chức năng hoạt động kinh tế quốc tế. Nhấn mạnh đến hoạt động kinh doanh trong môi trường tiêu chuẩn hóa và thống nhất trên thế giới với mức chi phí

tương quan thấp. Xem tất cả thị trường và các công ty con như là những thực thể độc lập và tương trợ lẫn nhau trong việc giành được

sự thống nhất và liên kết nội bộ ở mức cao dưới sự kiểm soát của trụ sở chính. Áp lực giảm chi phí cao, đáp ứng nhu cầu địa phương không cao. Quy mô hệ thống rộng lớn để cạnh tranh  trên thế giới. Sản phẩm đặc trưng: sản phẩm công nghệ cao được tiêu chuẩn hóa truyền đạt đến khách hàng thông điệp về  hình

ảnh, chất lượng tầm cỡ thế giới như TV Sony; đồng hồ Citizens; điện thoại Nokia, Motorola, ô tô Toyota, Ford …Ví dụ:Công ty Honda của Nhật có khả năng tạo ra công nghệ khác biệt trong việc thiết kế và sản xuất động cơ đốt cháy cỡ nhỏ, vì vậy , đưa ra thị trường các loại động cơ tàu thủy, máy phát điện, xe máy, xe ủi tuyết và tất nhiên là ô tô- dòng sản phẩm bán chạy nhất ở Mỹ và Nhật.Chiến lược khu vực: tập hợp các công ty con tại nhiều nước chủ nhà trong 1 khu vực duy nhất, mang đặc tính kết hợp giữa chiến lược đa thị trường nội địa và chiến lược toàn cầu.ü Các công ty con đặt tại nhiều nước nhận đầu tư trong một khu vực duy nhất cùng với nhiều công ty khác hoạt động như nhà cung cấp và các nhà thầu phụ

ü Việc lắp ráp tiến hành ở bất kì quốc gia nào trong một khu vực và thị trường chủ yếu là trong khu vực.

ü Tận dụng nét tương đồng giữa văn hoá khu vực và lợi thế sản xuất giữa các quốc gia, áp lực chi phí sản xuất cao.

Ví dụ: General Motor đạt được thành công lớn bởi sản phẩm ô tô sang trọng, chất lượng cao tại thị trường  Bắc Mỹ và Châu Âu. Trong các ngành bán lẻ và thực phẩm, TNCs thường sử dụng chiến lược đa thị trường nội địa (giải thích như trên).

1. 49.   Chiến lược toàn cầu là gì? Chiến lược toàn cầu phổ biến ở ngành nào? Cho ví dụ Khái niệm:

Chiến lược toàn cầu là chiến lược trong đó các hoạt động trong chuỗi giá trị của các công ty con có thể phối hợp, liên kết với nhau trên phạm vi toàn cầu

Chiến lược toàn cầu:là một chiến lược theo đuổi để có được các sản phẩm, quá trình, hoạt động với một mức độ thống nhất và tiêu chuẩn hóa cao trên toàn thế giới,  đồng thời phối hợp các công ty con của doanh nghiệp vừa hoạt động độc lập vừa tương trợ lẫn nhau. Thể hiện mức độ liên kết các chức năng hoạt động kinh tế quốc tế. Nhấn mạnh đến hoạt động kinh doanh trong môi trường tiêu chuẩn hóa và thống nhất trên thế giới với mức chi phí

tương quan thấp. Xem tất cả thị trường và các công ty con như là những thực thể độc lập và tương trợ lẫn nhau trong việc giành được

sự thống nhất và liên kết nội bộ ở mức cao dưới sự kiểm soát của trụ sở chính. Quy mô hệ thống rộng lớn để cạnh tranh  trên thế giới. Phổ biến ở những ngành sản xuất, marketing, R&D, tài chính, kế toán… Sản phẩm đặc trưng: sản phẩm công nghệ cao được tiêu chuẩn hóa truyền đạt đến khách hàng thông điệp về  hình

ảnh, chất lượng tầm cỡ thế giới như TV Sony; đồng hồ Citizens; điện thoại Nokia, Motorola, ô tô Toyota, Ford …Ví dụ:  công ty Honda của Nhật có khả năng tạo ra công nghệ khác biệt trong việc thiết kế và sản xuất động cơ đốt cháy cỡ nhỏ, vì vậy , đưa ra thị trường các loại động cơ tàu thủy, máy phát điện, xe máy, xe ủi tuyết và tất nhiên là ô tô- dòng sản phẩm bán chạy nhất ở Mỹ và Nhật.

1. 49.   Trình bày ngắn gọn vai trò của TNC trong nền kinh tế toàn cầu?

Page 27: Cau hoi dau tu

Mạng lưới các TNC ngày càng mở rộng và lớn mạnh-         Với mạng lưới nội bộ được thiết lập do quan hệ FDI + các chiến lược hội nhập đa dạng à TNC là những nhân tố chính của toàn cầu hóa-         Các TNCs tạo ra 16 nghìn tỉ USD năm 2010, chiếm 25% GDP toàn cầu.-         Xuất khẩu của các chi nhánh cty con nước ngoài đã chiếm >1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu  toàn cầu.-         Sản xuất quốc tế của các TNC chiếm 40% tổng giá trị gia tăng của các TNC năm 2010.-         Tổng nhân viên của các chi nhánh nước ngoài của TNC năm 2010 là >68 triệu người.-         Vai trò của các TNC thuộc sở hữu nhà nước ngày càng tăng.-         Theo Dicken, TNC chính là  “những người di chuyển và định dạng”   nền kinh tế toàn cầu.+ Phối hợp và kiểm soát nhiều công đoạn của các chuỗi sản xuất riêng lẻ trong và giữa nhiều quốc gia khác nhau.

+ khai thác, tận dung những khác biệt về mặt địa lý trong việc phân phối các nhân tố sản xuất.

+ Có độ linh hoạt về mặt địa lý.

TNC thúc đẩy hội nhập quốc tế và chuyển giao công nghệ.-         TNC kiếm soát và chi phối 90% tổng FDI toàn thế giới.-         4/5 dòng công nghệ được nội bộ hóa trong các TNC.-         TNC là chủ thể của nhiều dự án R&D của thế giới, có tiềm lực tài chính hùng mạnh.-         Phối hợp với chính phủ các nước đầu tư vào những ngành kĩ thuật mũi nhọn, có hàm lượng khoa học cao à bước nhảy vọt trong nền công nghệ thế giới.TNC đóng vai trò chủ đạo chi phối thương mại quốc tế.-         Với 3 dòng lưu thông hàng hóa cơ bản: hàng hóa xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hóa bán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hóa trao đổi nội bộ, TNC đã:

ü  Chi phối hầu hết các chu trình chuyển hàng hóa giữa các quốc gia,ü  Thu hút phần lớn các sản phẩm vào các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình.-         Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong TNC ngày càng chiếm tỉ trọng lớn và trở thành 1 bộ phận quan trọng của thương mại thế giới.-         Năm 2010, chỉ riêng xuất khẩu của các chi nhánh TNC đã chiếm hơn 1/3 tổng xuất khẩu của thế giới.

1. 63.   Mua lại và sáp nhập là gì ? cho ví dụ cụ thể về họat động mua lại và sáp nhập. Mua lại và sáp nhập là một hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ lớn tài sản của một

cơ sở sản xuất kinh doanh sẳn có với  mục tiêu kiểm soát công ty đó hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành công ty mới

M&A qua biên giới là hoạt động mua lại và sáp nhập được tiến hành giữa các chủ thể ở ít nhất 2 quốc gia khác nhau. Các lĩnh vực: sản xuất ô tô, đặc biệt dịch vụ: tài chính ngân hàng, viễn thông, truyền thông, vận tải, …Ví dụ: Bảo hiểm AXA(Pháp) mua lại 16,6% cổ phần của Bảo Minh trị giá 50 triệu Euro, Qantas mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines trị giá 50 triệu USD…

1. 63.   Nêu 2 lý do có thể khiến M&A là phương thức thâm nhập phổ biến hơn tại các nước phát triển so với các nước đang phát triển?

M&A lại chủ yếu mạnh ở các nước phát triển vì: Môi trường pháp lý tốt, thị trường vốn, tài chính được tự do hóa: thuận lợi trong việc tiếp cận – sử dụng nguồn vốn

và hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ thống pháp luật và  chính sách minh bạch nên ít chịu rủi ro về kinh doanh… Doanh nghiệp ở các nước này có tiềm lực mạnh, có tiếng tăm: tận dụng được các lợi thế sẵn có như hình ảnh

doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng – chính quyền sở tại – đối tác kinh doanh, năng lực kỹ thuật, hệ thống phân phối sẵn có …

1. 63.   Lấy ví dụ về hoạt động M&A theo chiều dọc, chiều ngang và tổ hợp trên thế giới và tại Việt Nam? Cho biết mục tiêu của các công ty trong các thương vụ cụ thể này?

M&A theo chiều dọclà hình thức M &Acủa các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập theo chiều dọc là:

Page 28: Cau hoi dau tu

ü  Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất.

ü  Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối.

Ví dụ:ü  Công ty Exxol Mobile Coporation là công ty sáp nhập giữa 2 công ty dầu mỏ Exxol và Mobile. Thương vụ hoàn thành năm 1991.

ü  Công ty UCB SA (Bỉ) hoạt động trong lĩnh vực hoá dược và sản phẩm thực vật mua lại công ty Celltech Group Plc nghiên cứu thương mại vật lý và sinh học với giá 2.7 tỷ USD.

M&A theo chiều nganglà hình thức M&A diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh(hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh)cùng chia sẻ 1 dây chuyền sản xuất và thị trường như nhau. Ví dụ:ü  Procter & Gamble là công ty lớn nhất thế giới sản xuất sản phẩm tiêu dùng chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ và trẻ em.

ü  Gillette là công ty của Mỹ đứng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho nam.

ü  Tháng 01/2005, công ty Procter & Gamble đã mua lại Gillette với giá 57 tỷ USD.

ü  Mục đích của M&As: P&G từ lâu đã hướng về đối tượng khách hàng là phụ nữ và trẻ em sơ sinh giờ muốn mở rộng sang đối tượng là nam giới ð mua lại Gillette.

ü  Kết quả: P&G trở thành tập đoàn số 1 thế giới vượt cả Unilever. Hoạt động M&As đã đem lại sức tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất và sự bao trùm về địa lý cho công ty.

M&A tổ hợp:là hình thức M&A giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền mặt lớn. Ví dụ:ð Trên thế giới:

ü  Công ty General Electric (năng lượng, phân phối) mua lại công ty Amersham Plc (sản phẩm sinh học, chẩn đoán) với giá 9.6 tỷ USD, thương vụ này kết thúc vào 8/4/2004.

ð Ở Việt Nam:

ü  P&G mua lại 23% trong tổng số 30% cổ phần công ty Phương Đông.

ü  Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S.

ü  Kinh Đô mua lại nhãn hiệu kem WALL’s trên thị trường Việt Nam của Unilever.

Câu 65: Có các cách tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào trong hoạt động M&A? Các cách thức này phù hợp với những doanh nghiệp có đặc điểm như thế nào? Cho ví dụ?Trả lời:-     Bán công ty con (sell-off): hình thức này được biết đến như 1 hình thức chia tách doanh nghiệp, là 1 hình thức bán toàn bộ 1 công ty con.Thông thường, sell-off được thực hiện vì công ty con không phù hợp với chiến lược của công ty mẹ.-     Chào bán cổ phần ra công chúng (Equity-carve-out): một công ty mẹ đưa 1 công ty con ra công chúng bằng cách chào bán cổ phần lần đầu (IPO), phần nào tương tự như bán công ty con, nhưng công ty mẹ vẫn giữ 1 phần kiểm soát khi công ty con đã được bán.

Page 29: Cau hoi dau tu

Đây là chiến lược áp dụng khi 1 trong các công ty con tăng trưởng nhanh và nhiều giá trị hơn các công ty con khác mà công ty mẹ sở hữu. Chào bán cổ phần  ra công chúng mang lại tiền mặt cho công ty.

Ví dụ: Nhà đầu tư tài chính như Blackstone hoặc KKR nhằm mục đích mua các công ty giá rẻ và khi đạt được lợi nhuận mong muốn thì bán lại cho các nhà đầu tư công nghiệp của thị trường chứng khoán sau này.

-     Phân bổ cổ phiểu của công ty con (spinoffs): hoạt động này diễn ra khi công ty con đã là 1 thực thể độc lập với bộ máy quản lý và quản trị riêng.Công ty mẹ phân bổ cổ phần của công ty con cho các cổ đông thông qua cổ phiếu. vì giao dịch này là hoạt động phân chia cổ phiếu nên sẽ không thu được tiền mặt. Vì thế, spinoffs không được khuyến khích khi công ty cần thêm vốn.

-     Phát hành cổ phiểu theo lĩnh vực (Tracking stock): đây là 1 loại cổ phiếu đặc biệt được phát hành bởi 1 công ty đại chúng để định giá 1 lĩnh vực hoạt động của công ty. Cổ phiểu này cho phép những lĩnh vực khác nhau của công ty có thể được định giá khác nhau thông qua các nhà đầu tư.Khi 1 công ty có tốc độ tăng trưởng chậm đang giao dịch ở tỷ lệ P/E thấp ( giá cổ phiếu/thu nhập cổ phiếu đó) bỗng nhiên trở thành 1 công ty tăng trưởng nhanh. Công ty có thể phát hành cổ phiếu theo lĩnh vực và thị trường có thể định giá hoạt động kinh doanh mới tăng trưởng này tại mức P/E cao hơn nhiều.

1. Trình bày các lợi ích đối với doanh nghiệp khi thực hiện M&A? Cho ví dụ? Lợi ích đối với doanh nghiệp:

Kế hoạch đầu tư được tiến hành nhanh chóng.Ví dụ: khi công ty ôtô Daimler – Benz của Đức quyết định cần có hiện diện lớn hơn ở thị trường ôtô Mỹ, nó đã không mở rộng bằng cách xây dựng các nhà máy ở đó vì việc này có thể mất hàng năm. Thay vào đó, Daimler _ Benz chọn cách sáp nhập với 1 công ty ô tô đứng thứ 3 của Mỹ – Chryster, hình thành nên công ty DaimlerChrysler.

Loại bỏ được đối thủ cạnh tranh.ví dụ thương vụ Vodafone (Anh) mua lại Air Touch Communications (Mỹ) với giá 60 tỷ USD – 1 trong những thương vụ mua lại lớn nhất từ trước tới nay.

Ít rủi ro hơn đầu tư mới.

Mang lại xung lực mới cho nhà đầu tư. Sự kết hợp của 2 doanh nghiệp sẽ mang lại giá trị kết hợp cho cổ đông lớn hơn tổng giá trị hiện có của chúng.ü  Tinh giảm nhân sự.

ü  Lợi thế kinh tế theo quy mô.

ü  Gia tăng năng lực công nghệ.

ü  Nhanh chóng tiếp cận thị trưởng  mới và khẳng định vị thế trong ngành.

Ví dụ: Sau khi Google mua lại mảng di động của Motorola với giá 12,5 tỷ đô đã mang lại lợi ích cho Google trong việc sử dụng các phát minh, sáng chế của Motorola.

1. 63.   Trình bày một số nguyên nhân thất bại trong hoạt động M&A? cho ví dụ?a)     Kỳ vọng không có thực: nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đặt ra những mục tiêu quá cao cho thương vụ M&A.

b)     Độ phức tạp và khó khăn của các giai đoạn khác nhau trong một thương vụ M&A. Tính phức tạp của mỗi giai đoạn có xu hướng tăng.

c)     Chọn sai đối tác.

d)     Các nhà quản lý thường dựa vào sự khởi xướng từ những chuyên gia bên ngoài để xác định, thực thi các thương vụ M&A. Tuy nhiên, không phải thương vụ nào khi thực hiện cũng suôn sẻ và đem lại giá trị gia tăng cao.

e)     Quá trình mua bán không được tổ chức tốt.

f)      Các lợi ích chiến lược dài hạn không được làm rõ.

g)     Doanh nghiệp mua lại trả giá quá cao.

h)     Xung đột văn hoá.

i)       Định giá tài sản mua lại quá cao( do thông tin bất cân xứng).

j)       Gặp nhiều trở ngại và thời gian để liên kết hoạt động của 2 công ty bị kéo dài.

Page 30: Cau hoi dau tu

k)     Do chưa tính toán kỹ trước khi quyết định M & A.

Ví dụ:ð Tình huống:

-         AT&T là tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ điện thoại và cáp truyền hình lớn nhất nước Mỹ.

-         NCR là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật và thông tin chuyên cung cấp các sản phẩm máy quét, thiết bị vi tính, dịch vụ công nghệ thông tin.

-         Năm 1991, NCR chính thức mua AT&T với giá 7.4 tỷ USD.

-         Trải qua hai năm hoạt động, năm 1993, NCR thông báo lỗ 1.287 tỷ USD và lỗ vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 1994, 1995.

ð Nguyên nhân thất bại:

-         Tác động bên ngoài làm hoạt động kinh doanh bị thay đổi:công nghệ phát triển làm cho cạnh tranh về công nghệ, giá cả khốc liệt hơn, khủng hoảng tài chính 1991.

-         Thương vụ phức tạp với mục đích chiến lựoc chưa rõ ràng.

-         Ban lãnh đạo AT&T thiếu nhạy bén và linh hoạt, quá sa lầy vào lĩnh vực máy tính.

-         Năng lực và văn hoá doanh nghiệp của NCR bị hủy hoại sau khi mua lại AT&T.

-         AT&T quá chủ quan do đưa ra những quyết định thiếu cơ sở.

Ví dụ 2: KPMG nghiên cứu trên 700 vụ mua lại lớn từ năm 1996 đến 1998: 30% số vụ mua lại thực sự tạo ra giá trị cho công ty mua lại, thì 31% lại làm cho các công ty đó mất đi giá trịVí dụ 3:Mckenzie&Co: khoảng 70% những vụ mua lại và sáp nhập đã bị thất bị trong việc đạt được doanh thu kỳ vọng cho cả hai bên