193
Mục lục CHƢƠNG I: TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ ..............................4 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ. ......................................................................... 4 1.1. Khái quát sự ra đời của tiền tệ ....................................................................................... 4 1.2. Các hình thái của tiền tệ ................................................................................................. 5 1.2.1. Hoá tệ. ..................................................................................................................... 5 1.2.2.Tín tệ ........................................................................................................................ 6 1.2.3. Bút tệ (Tiền ghi sổ) .................................................................................................. 8 1.2.4. Tiền điện tử ............................................................................................................. 8 1.3. Bản chất, chức năng của tiền tệ .................................................................................... 11 1.3.1. Bản chất của tiền tệ............................................................................................... 11 1.3.2. Chức năng ............................................................................................................ 12 1.4. Cung - cầu tiền tệ ......................................................................................................... 15 1.4.1. Cầu tiền tệ và các qui luật lưu thông tiền tệ ......................................................... 15 1.4.2. Cung tiền tệ ........................................................................................................... 17 1.5. Chế độ lƣu thông tiền tệ ............................................................................................... 18 1.5.1. Nhng ni ung c ản của ch đ tiền tệ ............................................................ 18 1.5.2. Các ch đ tiền tệ.................................................................................................. 21 2. TỔNG QUAN VỀ TI CHNH ......................................................................................... 26 2.1. Khái niệm..................................................................................................................... 26 2.2. Chức năng của Tài chính. ............................................................................................ 28 2.2.1 Chức năng huy đng nguồn tài chính .................................................................... 28 2.2.2 Phân ổ nguồn tài chính ........................................................................................ 29 2.2.3 Kiểm tra tài chính .................................................................................................. 30 2.3.3. Công ty ảo hiểm, công ty tài chính, các nhà đầu tư: .......................................... 32 2.3.4. Ngân hàng thưng mại .......................................................................................... 33 2.3.5. Các định ch tài chính trung gian đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ nâng cao mức tín nhiệm ............................................................................................................................... 33 2.3.6. Các định ch tài chính trung gian đóng vai trò là ên thứ a trong quá trình chứng khoán hoá............................................................................................................. 33 2.4. Thị trƣờng tài chính .................................................................................................... 34 2.4.1. Khái niệm .............................................................................................................. 34 2.4.2. Phân loại thị trường tài chính............................................................................... 35 2.4.3. Các công cụ của thị trường tài chính.................................................................... 39 2.4.4. Vai trò của thị trường tài chính ............................................................................ 49 CHƢƠNG II: LẠM PHÁT VÀ ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ..............................52 2.1. KHÁI NIỆM .................................................................................................................... 52 2.2. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT ............................................................................................... 52 2.3. NGUYÊN NHÂN ............................................................................................................ 56 2.3.1. Lạm phát cầu kéo ...................................................................................................... 56 2.3.2. Lạm phát chi phí đẩy................................................................................................. 57 2.3.3. Lạm phát o thiu hụt mức cung............................................................................... 58 2.3.4. Hệ thống chính trị không ổn định. ............................................................................ 58 2.4. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ ................................................... 58 2.4.1. Tác đng tích cực ...................................................................................................... 58 2.4.2. Tác đng tiêu cực ...................................................................................................... 59 2.5. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT........................................................................ 59 CHƢƠNG III: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT .............................................65 3.1. TN DỤNG ...................................................................................................................... 65 3.1.1. Khái niệm và ản chất của tín ụng ......................................................................... 65

Financial Basic in Vietnamese

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Financial Basic in Vietnamese

Citation preview

Page 1: Financial Basic in Vietnamese

Mục lục

CHƢƠNG I: TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ ..............................4

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ. ......................................................................... 4 1.1. Khái quát sự ra đời của tiền tệ ....................................................................................... 4

1.2. Các hình thái của tiền tệ ................................................................................................. 5 1.2.1. Hoá tệ. ..................................................................................................................... 5

1.2.2.Tín tệ ........................................................................................................................ 6 1.2.3. Bút tệ (Tiền ghi sổ).................................................................................................. 8 1.2.4. Tiền điện tử ............................................................................................................. 8

1.3. Bản chất, chức năng của tiền tệ .................................................................................... 11 1.3.1. Bản chất của tiền tệ............................................................................................... 11

1.3.2. Chức năng ............................................................................................................ 12 1.4. Cung - cầu tiền tệ ......................................................................................................... 15 1.4.1. Cầu tiền tệ và các qui luật lưu thông tiền tệ ......................................................... 15

1.4.2. Cung tiền tệ ........................................................................................................... 17 1.5. Chế độ lƣu thông tiền tệ ............................................................................................... 18

1.5.1. Nh ng n i ung c ản của ch đ tiền tệ............................................................ 18 1.5.2. Các ch đ tiền tệ.................................................................................................. 21

2. TỔNG QUAN VỀ T I CH NH ......................................................................................... 26

2.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 26 2.2. Chức năng của Tài chính. ............................................................................................ 28

2.2.1 Chức năng huy đ ng nguồn tài chính .................................................................... 28 2.2.2 Phân ổ nguồn tài chính ........................................................................................ 29 2.2.3 Kiểm tra tài chính .................................................................................................. 30

2.3.3. Công ty ảo hiểm, công ty tài chính, các nhà đầu tư: .......................................... 32 2.3.4. Ngân hàng thư ng mại.......................................................................................... 33

2.3.5. Các định ch tài chính trung gian đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ nâng cao mức tín nhiệm ............................................................................................................................... 33 2.3.6. Các định ch tài chính trung gian đóng vai trò là ên thứ a trong quá trình

chứng khoán hoá. ............................................................................................................ 33 2.4. Thị trƣờng tài chính .................................................................................................... 34

2.4.1. Khái niệm .............................................................................................................. 34 2.4.2. Phân loại thị trường tài chính............................................................................... 35 2.4.3. Các công cụ của thị trường tài chính.................................................................... 39

2.4.4. Vai trò của thị trường tài chính ............................................................................ 49

CHƢƠNG II: LẠM PHÁT VÀ ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ..............................52

2.1. KHÁI NIỆM .................................................................................................................... 52

2.2. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT ............................................................................................... 52 2.3. NGUYÊN NHÂN ............................................................................................................ 56 2.3.1. Lạm phát cầu kéo ...................................................................................................... 56

2.3.2. Lạm phát chi phí đẩy................................................................................................. 57 2.3.3. Lạm phát o thi u hụt mức cung............................................................................... 58

2.3.4. Hệ thống chính trị không ổn định. ............................................................................ 58 2.4. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ ................................................... 58 2.4.1. Tác đ ng tích cực ...................................................................................................... 58

2.4.2. Tác đ ng tiêu cực ...................................................................................................... 59 2.5. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT........................................................................ 59

CHƢƠNG III: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT .............................................65

3.1. T N DỤNG ...................................................................................................................... 65 3.1.1. Khái niệm và ản chất của tín ụng ......................................................................... 65

Page 2: Financial Basic in Vietnamese

3.1.2. Chức năng, vai trò của tín ụng ............................................................................... 67 3.1.3. Các hình thức của tín ụng ....................................................................................... 70

3.2. LÃI SUẤT T N DỤNG ................................................................................................... 76

3.2.1. Các vấn đề c ản về lãi suất ................................................................................... 76 3.2.2. Phư ng pháp tính lãi ................................................................................................ 83

CHƢƠNG IV: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƢỜNG ............................................................................................86

4.1. QUÁ TRÌNH HÌNH TH NH V PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN H NG ............ 86 4.1.1. Lịch sử hình thành ngân hàng................................................................................... 86 4.1.2. Các giai đoạn phát triển của ngân hàng .................................................................. 86

4.1.3. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh t thị trường ................................................. 88 4.2. NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG V CH NH SÁCH TIỀN TỆ ...................................... 88

4.2.1. Ngân hàng Trung ư ng ............................................................................................. 88 4.2.2. Chính sách tiền tệ...................................................................................................... 95

4.3. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..................................................................................... 102

4.3.1. Định nghĩa............................................................................................................... 102 4.3.2. Các chức năng của ngân hàng thư ng mại (NHT M) .............................................. 102

4.3.3 Các nghiệ p vụ của ngân hàng thư ng mại:.............................................................. 104 4.3.4. Khả năng thanh toán của ngân hàng thư ng mại ................................................... 107

CHƢƠNG V: NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .............................................108

5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NH NƢỚC ..................................... 108

5.1.1. Khái niệm NSNN ..................................................................................................... 108 5.1.2. Bản chất của NSNN ................................................................................................ 108

5.1.3. Vai trò của NSNN trong nền kinh t thị trường ...................................................... 108 5.2. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NH NƢỚC ..................................................................... 111 5.2.1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ................................................................... 111

5.2.2. Nguyên tắc quản lý hệ thống NSNN....................................................................... 112 5.2.3. Phân cấp quản lý NSNN ......................................................................................... 112

5.2.5 N i ung chi của ngân sách nhà nước..................................................................... 122 5.3. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH, BỘI CHI NGÂN SÁCH V PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH ............................................................................................................... 125

5.3.1. Nguyên tắc cân đối ngân sách ................................................................................ 125 5.3.2. B i chi ngân sách .................................................................................................... 126

5.3.3. Xử lý i chi ngân sách nhà nước ........................................................................... 126

CHƢƠNG VI: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM .....................................128

6.1. SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI V PHÁT TRIỂN CỦA B O HIỂM ..................................... 128 6.1.1. Sự cần thi t của ảo hiểm. ...................................................................................... 128

6.1.2. Khái niệm ảo hiểm. ............................................................................................... 129 6.1.3. Lịch sử ra đời và phát triển của ảo hiểm .............................................................. 129

6.1.4. Vai trò của ảo hiểm ............................................................................................... 131 6.2. BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI (BHTM) .......................................................................... 131 6.2.1. Khái niệm:.............................................................................................................. 131

6.2.2. Đặc điểm BHTM .................................................................................................... 132 6.2.3. Phân loại BHTM .................................................................................................... 132

6.2.4. M t số khái niệm c ản trong ảo hiểm thư ng mại ............................................ 133 6.2.5. Doanh thu, chi phí của oanh nghiệp ảo hiểm thư ng mại................................. 141

6.3. BẢO HIỂM XÃ HỘI ( BHXH) ..................................................................................... 142

6.3.1. Khái niệm:............................................................................................................... 142 6.3.2. Đối tượng tham gia BHXH. ................................................................................... 143

6.3.3. Đặc điểm hoạt đ ng của BHXH.............................................................................. 144 6.3.4. Hoạt đ ng thu, chi của BHXH ................................................................................ 145

Page 3: Financial Basic in Vietnamese

6.3.5. Vai trò của ảo hiểm xã h i .................................................................................... 146

CHƢƠNG VII: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................................148

7.1. BẢN CHẤT V CHỨC NĂNG CỦA T I CH NH DOANH NGHIỆP. ..................... 148 7.1.1. Bản chất của tài chính oanh nghiệp: .................................................................... 148

7.1.2. Vai trò của TCDN ................................................................................................... 148 7.2. VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................ 149

7.3. T I SẢN CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 150 7.3.1. Tài sản cố định. ....................................................................................................... 150 7.3.2. Tài sản lưu đ ng và vốn lưu đ ng........................................................................... 155

7.4. CHI PH V GIÁ TH NH SẢN PHẨM ..................................................................... 164 7.4.1. Khái niệm và n i ung chi phí ................................................................................ 164

7.4.2. Khái niệm, phân loại và k t cấu giá thành sản phẩm ............................................. 170 7.5. DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP ......................................... 172 7.5.1. Khái niệm và n i ung của oanh thu .................................................................... 172

7.5.2. Lợi nhuận và ý nghĩa của lợi nhuận trong oanh nghiệp ....................................... 174

CHƢƠNG VIII: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ .............................178

8.1. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) .......................................................... 178

8.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 178 8.1.2. Các khoản mục chính của cán cân TTQT ............................................................... 178

8.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (TGHĐ) ........................................................................................ 180

8.2.1 Các khái niệm c ản về tỷ giá hối đoái .................................................................. 180 8.2.2. C sở hình thành tỷ giá hối đoái. ............................................................................ 182

8.2.3. Phân loại tỷ giá hối đoái......................................................................................... 182 8.2.4. Các phư ng pháp niêm y t tỷ giá hối đoái. ............................................................ 184 8.2.5. Phư ng pháp xác định tỷ giá chéo.......................................................................... 185

8.2.6. Vai trò của tỷ giá hối đoái. ..................................................................................... 185 8.2.7. Các nhân tố tác đ ng đ n tỷ giá hối đoái. .............................................................. 187

8.2.8. Các iện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái ............................................................... 189

Bài tập luyện tập lãi đơn - lãi kép ...........................................................191

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................193

Page 4: Financial Basic in Vietnamese

CHƢƠNG I: TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ.

1.1. Khái quát sự ra đời của tiền tệ

Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, với công cụ lao động thô sơ, cuộc

sống của con ngƣời chủ yếu là tự cung tự cấp. Khi sản xuất phát triển, ý thức phân công

lao động đƣợc hình thành, xã hội có ngƣời chuyên trồng lúa, một số ngƣời khác chuyên

săn bắn, dệt vải, số khác là nhiệm vụ bảo vệ xã hội… Năng suất lao động tăng, sản

phẩm làm ra nhiều hơn, mặt khác mỗi ngƣời không thể tồn tại đƣợc với một loại sản

phẩm duy nhất do mình làm ra nên mọi ngƣời cần trao đổi với nhau để cùng tồn tại một

cách đầy đủ hơn và tốt hơn. Trong gian đoạn này, hình thức trao đổi mang tính ngẫu

nhiên và đƣợc thực hiện bằng cách trao đổi trực tiếp H - H‟. Đây là bƣớc tiến lớn để xã

hội công xã nguyên thuỷ thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Tuy nhiên hình thức trao

đổi này bộc lộ nhiều sự bất tiện và tốn kém nhƣ ngƣời trao đổi cần phải tìm ngƣời có

nhu cầu phù hợp về hàng hoá, tốn chi phí tìm kiếm và chờ đợi. Mặt khác, hàng hoá trên

thị trƣờng đã phong phú và đa dạng hơn đòi hỏi phạm vi trao đổi phải đƣợc mở rộng

hơn. Chính vì thế ngƣời ta đặt ra vật trung gian làm phƣơng tiện trao đổi nghĩa là đã

tách biệt hai giai đoạn mua - bán thành hai quá trình độc lập:

H - vật trung gian - H’

VD: Một ngƣời có sản phẩm là vải muốn đổi lấy gạo để ăn, anh ta sẽ mang vải của

mình tìm đến ngƣời sản xuất lúa để tiến hành trao đổi. Nhƣng ngƣời có gạo lại không

muốn đổi lấy vải, anh ta muồn đổi lấy cừu, nhƣ vậy là quá trình trao đổi sẽ không thể

diễn ra vì có sự khác biệt về nhu cầu giữa hai ngƣời. Nếu ngƣời có vải vẫn muốn đổi lấy

gạo thì anh ta sẽ có hai lựa chọn. Một là tìm đến ngƣời khác có gạo hoặc là đi tìm ngƣời

có cừu, đổi vải lấy cừu rồi mang cừu tới đổi lấy gạo. Giả sử anh ta tìm đƣợc ngƣời có

cừu, nhƣng ngƣời này lại không muốn đổi cừu lấy vải mà muốn đổi lấy rìu nhƣ vậy,

ngƣời có vải lại phải tìm ngƣời có rìu và nếu vận may mỉn cƣời với anh ta, ngƣời có rìu

chấp nhận đổi lấy vải thì anh ta phải cầm rìu đến đổi lấy cừu, sau đó mang cừu đổi lấy

gạo và quá trình trao đổi đƣợc hoàn thành.

Quá trình phức tạp và tốn kém trên sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi có một vật trung gian

trao đổi đƣợc mọi ngƣời chấp nhận nhƣ là vật ngang giá chung. Trong trƣờng hợp của

Giai đoạn bán Giai đoạn mua

Page 5: Financial Basic in Vietnamese

ngƣời có vải nhƣ ví dụ trên, anh ta có thể mang bán vải cho ngƣời có nhu cầu, sau đó

mang vật trung gian trao đổi này tới ngƣời có gạo để mua theo giá thoả thuận nhƣ vậy

sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí thời gian.

KL: Sự ra đời của vật trung gian trao đổi đánh dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện

của tiền tệ, đồng thời là bƣớc chuyển hoá từ nền kinh tế đổi chác sang nền kinh tế tiền

tệ. Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dƣới nhiều hình thức để đáp ứng nhu

cầu ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế.

1.2. Các hình thái của tiền tệ

1.2.1. Hoá tệ.

Hóa tệ là hình thái cổ xƣa và sơ khai nhất của tiền tệ theo đó một loại hàng hóa nào đó

do đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa nói chung để

thực hiện các chức năng của tiền tệ, tức là thực hiện các chức năng mà các hàng hóa

thông thƣờng khác không có đƣợc. Hàng hóa đặc biệt này đóng vai trò vật ngang giá

chung và đƣợc sử dụng thƣờng xuyên để trao đổi với những hàng hóa khác

Hóa tệ có thể chia thành 2 loại: hóa tệ phi kim loại và hóa tệ kim loại

Hoá tệ phi kim loại.

Trong thời kỳ đầu khoảng 2.000 năm trƣớc công nguyên, vật trung gian trao đổi thƣờng

đƣợc chọn từ một loại hàng hoá có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều ngƣời, có

thể bảo tồn lâu ngày đồng thời mang tính chất phổ biến, đặc trƣng cho từng địa phƣơng,

nơi diễn ra quan hệ trao đổi.

VD: Thời cổ đại, Trung Quốc đã từng dùng da, vỏ trai, gạo, vải làm vật ngang giá. Hy

Lạp, La Mã dùng súc vật, Tây Tạng, Mông Cổ, Indonexia dùng chè, Bắc Mỹ dùng

thuốc lá. Và cho đến nay, một số bộ lạc thổ dân ở Châu Phi, Châu Úc còn dùng cá khô,

thuốc lá làm vật trung gian trao đổi..

Việc sử dụng hàng hoá làm tiền tệ gây nhiều khó khăn, bất lợi. Đó là khó bảo quản,

thƣờng cồng kềnh, tốn kém chi phí vận chuyển và đặc biệt là không thể chia nhỏ theo

những tỷ lệ nhất định khi trao đổi. Mặt khác phạm vi trao đổi chỉ hạn chế trong một

vùng, một địa phƣơng nhất định vì mỗi vùng chọn một vật trung gian riêng, điều đó

không khuyến khích giao thƣơng và sản xuất hàng hoá phát triển. Chính điều này đã

khiến cho hoá tệ không kim loại dần bị đào thải và thay thế vào đó là thời kỳ sử dụng

hoá tệ kim loại.

Hoá tệ kim loại.

Page 6: Financial Basic in Vietnamese

Khi phát hiện ra kim loại, ngƣời ta nhận thấy kim loại có thể khắc phục đƣợc những

nhƣợc điểm của hóa tệ phi kim loại, chẳng hạn nhƣ bền hơn, dễ bảo quản hơn, dễ vận

chuyển hơn, có thể chia nhỏ. Với những thuộc tính ƣu việt này, ngƣời ta có khuynh

hƣớng nhanh chóng chuyển sang sử dụng kim loại làm tiền tệ.

Lúc đầu là những kim loại rẻ nhƣ đồng, kẽm, chì đƣợc sử dụng làm tiền tệ, về sau ngƣời

ta nhận thấy trong số những loại kim loại tìm thấy có bạc và vàng là hai thứ kim loại ƣu

việt hơn hết nếu sử dụng làm tiền tệ. Ngoài tính chất bền, dễ bảo quản, dễ vận chuyển,

dễ chia nhỏ, vàng và bạc là những kim loại quý nên chỉ cần một lƣợng nhỏ cũng đủ đại

diện cho một hàng hóa có giá trị tƣơng đối lớn. Do vậy nếu dùng chúng làm tiền tệ thì

rất tiện lợi cho lƣu thông, không cần khối lƣợng lớn nhƣng có thể trao đổi đƣợc với

những hàng hóa có giá trị cao. Ngoài ra việc chia nhỏ thành đơn vị và nhập những đơn

vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn rất dễ dàng và hầu nhƣ vẫn bảo tồn đƣợc giá trị của chúng.

Từ đó, bạc và sau này là vàng độc chiếm ngôi vị tiền tệ lâu dài cho

đến khi nhân loại phát minh ra tiền giấy.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng

tăng đòi hỏi cần thêm nhiều tiền hơn thì tiền vàng và bạc không đáp ứng đƣợc nhu cầu

của nền kinh tế. Nếu trao đổi với một lƣợng hàng hoá lớn, giữa các vùng, quốc gia với

nhau thì tiền vàng tỏ ra cồng kềnh, khó vận chuyển và dễ bị cƣớp bóc. Khối lƣợng kim

loại vàng chỉ có hạn, không chỉ dùng để làm tiền, vàng còn đƣợc sử dụng trong một số

lĩnh vực sản xuất hàng hoá khác và dùng dự trữ. Mặt khác, trong quá trình lƣu thông,

tiền vàng dần bị hao mòn tự nhiên, hàm lƣợng vàng pháp định trong đồng tiền bị giảm

đi nhƣng khi thực hiện chức năng phƣơng tiện thanh toán ngƣời dân vẫn chấp nhận

những đồng tiền này nhƣ những đồng tiền mới đúc. Phát hiện ra điều này, sở đúc tiền

của các quốc gia đã chủ động giảm bớt hàm lƣợng vàng trong các đồng tiền này. Dần

dần, ngƣời ta không dùng vàng để làm tiền nữa mà dùng các kim loại rẻ tiền nhƣ sắt,

đồng hoặc hợp kim làm tiền. Xã hội chuyển sang sử dụng một loại tiền mới đó là tín tệ.

1.2.2.Tín tệ

Tín tệ là loại tiền tệ đƣợc đƣa vào lƣu thông nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng, chứ

bản thân nó không có hoặc có giá trị không đáng kể. Nó đƣợc sử dụng thay thế cho tiền

vàng và tiền bạc (là những loại tiền thực). Tín tệ có hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy

Tín tệ kim loại

Page 7: Financial Basic in Vietnamese

Là loại tín tệ đƣợc đúc bằng kim loại. Đặc điểm của tín tệ kim loại là giá trị của kim

loại đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, tức

là giá trị danh nghĩa cao hơn giá trị thực tế.

Tín tệ kim loại ra đời giúp sản xuất và trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn, nhu cầu

tiền không còn phải phụ thuộc vào khối lƣợng vàng nữa. Tuy nhiên, với sự nền kinh tế

ngày càng phát triển thì tín tệ kim loại lại bộc lộ những nhƣợc điểm vốn có của kim

loại. Nếu trao đổi với khối lƣợng hàng hoá lớn, chủ thể trao đổi cách xa nhau về địa lý

thì việc thanh toán rất bất tiện, nặng nề, tốn kém chi phí lƣu thông. Vòng quay của tiền

dài nên cần nhiều tiền hơn nhu cầu thực tế. Để giải quyết nhƣợc điểm này, xã hội

chuyển sang sử dụng một loại tiền mới có nhiều ƣu điểm hơn đó là tiền giấy.

Tiền giấy

Từ khi ra đời cho đến nay, tiền giấy nói chung có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền

giấy bất khả hoán.

Tiền giấy khả hoán

Là thứ tiền giấy đƣợc lƣu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng. Bất

cứ lúc nào mọi ngƣời cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hoặc bạc có

giá trị tƣơng đƣơng với giá trị đƣợc ghi trên tiền giấy khả hoán đó.

Nhƣ vậy, tiền giấy khả hoán thực chất là loại tiền thay mặt vàng trong lƣu thông. Sau

khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, nguồn dự trữ vàng của các nƣớc giảm sút, cơ

sở đảm bảo cho tiền giấy phát hành không chỉ đƣợc đảm bảo bằng vàng mà còn đƣợc

đảm bảo bằng đồng tiền của các cƣờng quốc kinh tế bấy giờ nhƣ đồng bảng Anh, đồng

USD. Chế độ tiền giấy khả hoán chỉ tồn tại ở một số quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh

nhƣ Anh, Pháp, Mỹ ở thời điểm trƣớc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

Tiền giấy bất khả hoán

Là thứ tiền giấy đƣợc lƣu hành nhƣng khi cần vàng hoặc bạc ngƣời ta không thể chuyển

đổi nó ra vàng hay bạc theo hàm lƣợng đã quy định mà phải mua vàng hay bạc theo giá

thị trƣờng.

Ngày nay, việc sử dụng tiền giấy đã trở thành phổ biến, do tính thuận lợi của nó trong

việc làm phƣơng tiện trao đổi hàng hóa. Đó là:

Dễ mang theo để làm phƣơng tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ

Thuận lợi khi thực hiện chức năng dự trữ giá trị

Page 8: Financial Basic in Vietnamese

Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lƣợng giá trị lớn hay nhỏ đƣợc

biểu hiện

1.2.3. Bút tệ (Tiền ghi sổ)

Bút tệ ra đời vào giữa thế kỷ 19 khi các ngân hàng ở Anh tìm cách né tránh các thể lệ

phát hành tiền giấy quá cứng nhắc nên đã sáng chế ra hệ thống thanh toán bằng cách ghi

trên sổ sách ngân hàng. Đó là những khoản tiền do hệ thống NHTM tạo ra trong quá

trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Việc sử dụng bút tệ đƣợc thực hiện bằng các bút

toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng.

Ngày nay bút tệ đƣợc sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nƣớc, nhƣng ở các nƣớc phát triển

dân chúng có thói quen sử dụng bút tệ hơn ở các nƣớc kém phát triển.

Cùng với trình độ ngân hàng ngày càng hiện đại, bút tệ đã giữ vị trí chủ yếu trong tổng

mức cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế.

Trong nền kinh tế hiện đại, bút tệ (tiền ghi sổ) ngày càng phát triển bởi nó có những ƣu

việt vốn có:

Giảm bớt một cách đáng kể các chi phí về lƣu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận

chuyển, đếm, đóng gói,…

Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ thể tham gia thanh toán qua ngân hàng.

Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền, hạn chế đƣợc những hiện tƣợng tiêu cực

nhƣ hối lộ, tham nhũng, hoạt động rửa tiền…

Bút tệ tạo ra điều kiện thuận lợi cho NHTW trong việc quản lý và điều tiết lƣợng tiền

cung ứng

1.2.4. Tiền điện tử

Tiền điện tử là tiền tồn tại dƣới hình thức dữ liệu điện tử đƣợc số hoá. Việc sử dụng tiền

điện tử giúp tốc độ chuyển tiền tăng lên rất nhanh, giảm bớt đƣợc chi phí về giấy tờ so

với lƣu thông tiền mặt và séc.

Ngoài dùng trong các hoạt động chuyển khoản, tiền điện tử còn đƣợc sử dụng trực tiếp

trong các giao dịch dƣới các hình thức sau:

Các thẻ thanh toán: là các tấm thẻ do ngân hàng hoặc các công ty tài chính phát hành

mà nhờ đó ngƣời ta có thể lƣu thông những khoản tiền điện tử. Thẻ thanh toán có một

số dạng sau:

Thẻ rút tiền tự động ATM (ATM card - bank card).

Page 9: Financial Basic in Vietnamese

Thẻ ATM đƣợc dùng để rút tiền hoặc chuyển khoản thông qua máy rút tiền tự động

ATM (Automated teller machine). Việc sử dụng thẻ chỉ đơn giản là nhét thẻ vào máy,

nhập mã số, màn hình ATM sẽ xin lệnh. Chỉ trong khoảng thời gian 30 giây, mọi hoạt

động thanh toán hoặc rút tiền ngay tại máy đƣợc hoàn thành.

Thẻ tín dụng (credit card)

Khi sử dụng thẻ tín dụng, thực chất là ta đi vay của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng

đó. Khi thanh toán tiền mua hàng hoá và dịch vụ, ngân hàng sẽ đứng ra trả thay cho

ngƣời sử dụng, sau đó ngƣời sử dụng thẻ có trách nhiệm thanh toán tiền cho ngân hàng

cộng với tiền lãi và phí thanh toán hộ sau một thời gian nhất định. Ngoài ra, ngƣời sử

dụng thẻ cũng có thể rút tiền tại ngân hàng hoặc trong hạn mức cho phép.

Thẻ tín dụng ngày nay đƣợc sử dụng ở các nƣớc phát triển cũng phổ biến không kém

séc. Nó có rất nhiều loại, chỉ riêng ở Mỹ đã có trên 3 .000 loại khác nhau lƣu hành. Phổ

biến nhất trên thế giới hiện nay là các thẻ Master card, Visa card và AMEX.

Thẻ ghi nợ (debit card).

Về hình thức thẻ ghi nợ tƣơng tự nhƣ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, khác với thẻ tín dụng, thẻ

ghi nợ không phải là công cụ để vay tiền mà để tiêu tiền trong tài khoản. Khi thanh

toán, ngƣời thu tiền sẽ quẹt thẻ qua một máy đọc thẻ (card reader), sau đó yêu cầu chủ

thẻ ký xác nhận vào hoá đơn mua hàng. Sau đó một số ngày nhất định (thƣờng là 2

ngày) tiền sẽ đƣợc chuyển từ tài khoản chủ thẻ sang tài khoản ngƣời bán hàng.

Thẻ thông minh (smart card).

Thẻ thông minh thực chất chính là dạng thẻ ghi nợ, chỉ có khác là trên thẻ còn gắn thêm

một bộ mạch xử lý cho phép lƣu trữ ngay trên thẻ một lƣợng tiền số (digital cash). Tiền

số này có thể nạp từ tài khoản ở ngân hàng vào thẻ thông qua các máy ATM, máy tính

cá nhân hoặc các điện thoại có trang bị bộ phận nạp tiền. Các thẻ thông minh cao cấp

hơn gọi là Super smart card còn cho phép ghi lại các giao dịch của ngƣời sử dụng thẻ và

có màn hình hiển thị, thậm chí cả bàn phím. Các thẻ thông minh còn tiến xa hơn, gần

giống với những cái ví điện tử nhờ khả năng có thể chuyển tiền trực tiếp từ thẻ thông

minh này sang thẻ thông minh khác qua một thiết bị không dây cầm tay. Ngoài tính

năng dùng làm phƣơng tiện thanh toán, có thể dùng nó nhƣ thẻ gọi điện thoại, thẻ căn

cƣớc trong đó lƣu trữ các thông tin về ngƣời dùng thẻ, thậm chí cả nhóm máu của ngƣời

đó.

Tiền mặt điện tử (E-cash):

Page 10: Financial Basic in Vietnamese

Đây là một dạng tiền điện tử đƣợc sử dụng để mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ trên

Internet. Những ngƣời sử dụng loại tiền này có thể tải tiền từ tài khoản của mình ở ngân

hàng về máy tính cá nhân, rồi khi duyệt Web mua sắm có thể chuyển tiền từ máy mình

đến máy tính ngƣời bán để thanh toán.

Séc điện tử (E-check)

Séc điện tử cho phép những ngƣời sử dụng Internet có thể thanh toán các hoá đơn qua

Internet mà không cần phải gửi những tờ séc bằng giấy (paper check) nhƣ trƣớc nữa.

Những ngƣời này có thể viết một tờ séc điện tử hợp pháp trên máy tính của mình rồi gửi

cho ngƣời đƣợc thanh toán. Ngƣời này sẽ chuyển tờ séc điện tửđó tới ngân hàng của

mình. Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc sẽ thực hiện việc chuyển tiền từ

tài khoản của ngƣời viết séc sang ngƣời đƣợc thanh toán. Bởi vì toàn bộ việc thanh toán

này đƣợc thực hiện dƣới hình thức điện tử nên rẻ và tiện hơn nhiều so với sử dụng các

tờ séc bằng giấy. Các chuyên gia dự tính rằng, chi phí cho lƣu thông séc điện tử sẽ chỉ

bằng 1/3 chi phí lƣu thông séc giấy.

Những lợi thế về tiền điện tử nêu trên khiến chúng ta có thể nghĩ rằng nền kinh tế sẽ

mau chóng tiến tới không dùng đến tiền giấy hoặc séc. Tuy nhiên có nhiều lý do khiến

cho điều này không thể diễn ra trong ngày một ngày hai.

Thứ nhất: việc thiết lập một hệ thống các máy tính, các máy đọc thẻ, mạng truyền

thông cần thiết cho phƣơng thức thanh toán điện tử là rất tốn kém.

Thứ hai: việc sử dụng các tờ séc bằng giấy có lợi thế là chúng cung cấp các chứng từ

xác nhận việc thanh toán, trong khi tiền điện tử không có đƣợc điều này.

Thứ ba: việc sử dụng séc bằng giấy để thanh toán luôn mất một khoảng thời gian xử lý

từ lúc ký séc đến lúc ngƣời nhận séc rút tiền. Ngƣời chủ tài khoản séc rất thích điều này

vì họ vẫn đƣợc hƣởng lãi đối với số tiền mà mình đã thanh toán nhƣng chƣa bị trừ khỏi

tài khoản. Với tiền điện tử, họ không có đƣợc khoảng thời gian này.

Thứ tƣ: việc sử dụng tiền điện tử gặp phải nguy cơ đe doạ tính an toàn do các hoạt

động tin tặc, đánh cắp mật khẩu hoặc gian lận trong thanh toán. Đối phó đối với điều

này không phải là một công việc dễ dàng và mất khá nhiều thời gian.

Tóm lại: Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ luôn mang dấu ấn của nền văn minh

nhân loại. Điều này đã đƣợc minh chứng qua quá trình hoàn thiện các hình thức tiền tệ,

từ hình thức sơ khai ban đầu là hoá tệ phi kim loại cho đến tiền điện tử ngày nay. Ngoài

ra, quá trình phát triển của tiền tệ còn biểu hiện cho sự chuyển biến sâu sắc về quan

Page 11: Financial Basic in Vietnamese

niệm tiền tệ của con ngƣời, đó là quan điểm tiền tệ không chỉ là phƣơng tiện trao đổi mà

còn phải đƣợc thừa nhận là biểu trƣng cho của cải xã hội (hoá tệ, kim tệ) cho đến tính

phi vật chất hoá tiền tệ (bút tệ, tiền giấy, tiền điện tử) đã ngày càng đƣợc xem là nét đặc

trƣng cơ bản của quan niệm tiền tệ hiện đại.

1.3. Bản chất, chức năng của tiền tệ

1.3.1. Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ là một khái niệm rất quen thuộc với tất cả mọi ngƣời. Có nhiều quan điểm khác

nhau khi nghiên cứu thực chất của tiền tệ.

Học thuyết tiền tệ kim loại ra đời từ thế kỷ 16 với đại diện là Thomas-Mun (1576-1641)

đã cho rằng:” Vàng bạc tự nhiên là tiền tệ, vàng bạc là của cải chính tông”. Với sự đề

cao quá mức tiền kim loại, trƣờng phái này đã nhận định sai lầm rằng chỉ có kim loại

quý mới thực hiện đƣợc các chức năng của tiền tệ.

Đầu thế kỷ 18, khi các loại tiền dấu hiệu nhƣ tiền giấy, tiền tín dụng ra đời nhƣng vẫn

phục vụ cho trao đổi thì trƣờng phái tiền duy danh lại quá đề cao tiền dấu hiệu. Họ cho

rằng tiền giấy và tiền kim loại là nhƣ nhau, chỉ là dấu hiệu thanh toán hay nhãn hiệu mà

nhờ đó hàng hoá đƣợc lƣu thông. Từ đó họ kết luận: tiền tệ chỉ là một công cụ kỹ thuật

tiện cho việc trao đổi hàng hoá, chỉ là đơn vị tính toán trừu tƣợng nên bản thân tiền tệ

không cần có giá trị nội tại và nhà nƣớc hoàn toàn có thể phát hành tiền giấy với những

dấu hiệu quy ƣớc là có thể phục vụ cho trao đổi hàng hoá.

Theo quan điểm của K.Marx (1818-1883), xuất phát từ cơ sở nghiên cứu nguồn gốc ra

đời của tiền tệ ông cho rằng: tiền tệ có nguồn gốc từ hàng hoá, từ thế giới hàng hoá tách

ra. Ông chỉ ra rằng vàng chỉ trở thành tiền tệ trong những điều kiện lịch sử nhất định

trƣớc khi là tiền tệ và sau khi đƣợc thừa nhận đóng vai trò là tiền tệ thì vàng vẫn giữ

nguyên bản chất là hàng hoá. Nhƣ vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt đóng vai trò là vật

trung gian trao đổi với các hàng hoá khác.

Theo quan điểm của P.A. Samuelson:” Bản chất của tiền tệ ngày nay đã đƣợc phơi bày

rõ ràng, ngƣời ta muốn có tiền tệ với danh nghĩa là tiền chứ không phải là hàng hoá,

không phải vì bản thân nó mà vì những thứ mà dùng nó sẽ mua đƣợc”, “bản chất của

tiền tệ là để dùng làm phƣơng tiện trao đổi”

KL: “Tiền tệ là một phƣơng tiện trao đổi đƣợc pháp luật thừa nhận và ngƣời sở

hữu nó sử dụng để phục vụ cho những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội”

Page 12: Financial Basic in Vietnamese

Quan điểm về tiền tệ theo nghĩa rộng hay hẹp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát

triển kinh tế ở mỗi quốc gia, và để đi đến một khái niệm thống nhất về tiền tệ là một

điều không hề đơn giản. Song một thuộc tính vốn có đặc trƣng của tiền tệ là bất cứ một

vật gì đƣợc xã hội chấp nhận trong việc thanh toán cho hàng hoá dịch vụ hoặc hoàn trả

các món nợ đều đƣợc coi là: TIỀN

1.3.2. Chức năng

Chức năng phƣơng tiện trao đổi

Thực hiện chức năng này, các hàng hóa, dịch vụ đầu tiên đƣợc đổi ra tiền rồi sau đó

chúng ta dùng tiền để mua các hàng hóa và dịch vụ khác theo nhu cầu. Nhƣ vậy, tiền

không phải là mục đích cuối cùng của con ngƣời, tức là “ngƣời ta đổi lấy tiền không

phải vì bản thân nói mà vì những thứ mà dùng nó sẽ mua đƣợc” (P.A. Samuelson). Do

vậy, tiền tệ đƣợc xem là phƣơng tiện để trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế.

Cần lƣu ý khi thực hiện chức năng phƣơng tiện trao đổi, tiền chỉ xuất hiện thoáng qua

với vai trò là môi giới hay “bôi trơn” giúp tách biệt hai quá trình mua và bán. Trong trao

đổi hàng hóa, chúng ta chỉ cần bán hàng hoá của mình lấy tiền rồi sau đó có thể mua

những hàng hoá mà mình muốn bất cứ lúc nào và ở đâu mà mình muốn. Nhờ đó, việc

lƣu thông hàng hoá có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng đƣợc thuận lợi, tránh đƣợc

ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển.Vì thế, khi tiền thực hiện chức năng này, nó

không cần thiết phải là tiền đủ giá, chỉ cần dấu hiệu giá trị của tiền tệ đƣợc xã hội thừa

nhận (nhƣ tiền giấy), tiền tệ vẫn có thể phát huy đƣợc chức năng phƣơng tiện trao đổi.

Để thực hiện chức năng phƣơng tiện trao đổi, tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định:

Đƣợc chấp nhận rộng rãi

Dễ nhận biết

Có thể chia nhỏ đƣợc

Dễ vận chuyển

Không bị hƣ hỏng một cách nhanh chóng

Đƣợc tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng

Có tính đồng nhất

Rõ ràng, đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang giá trị trao

đổi, nhƣng xét trên phƣơng diện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ không có giá trị gì cả. Sự

giàu có của một quốc gia đƣợc đo lƣờng bằng tổng số sản phẩm mà nó sản xuất ra chứ

không phải là số tiền tệ mà nó nắm giữ. Lý do là vì, xét trên phƣơng diện đó, tiền tệ chỉ

Page 13: Financial Basic in Vietnamese

xuất hiện trong nền kinh tế để thực hiện chức năng môi giới, giúp cho trao đổi dễ dàng

hơn chứ không tạo thêm một giá trị vật chất nào cho xã hội. Nó đóng vai trò bôi trơn

cho guồng máy kinh tế chứ không phải là yếu tố đầu vào của guồng máy đó.

Chức năng thƣớc đo giá trị.

Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, để thuận tiện cho việc tính toán hay so sánh giá trị

các hàng hoá với nhau ngƣời ta qui giá trị của các hàng hoá ra tiền, tức là tính xem một

đơn vị hàng hoá đổi đƣợc bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Khi đó tiền tệ đã trở thành phƣơng

tiện để biểu hiện, đo lƣờng giá trị của các hàng hoá đem ra trao đổi. Biểu hiện bằng tiền

của giá trị hàng hoá gọi là giá cả hàng hoá.

Để thực hiện đƣợc chức năng thƣớc đo giá trị, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Giá trị của

tiền tệ đƣợc đặc trƣng bởi sức mua tiền tệ tức là khả năng đổi đƣợc nhiều hay ít hàng

hoá khác trong trao đổi. Khi xã hội chuyển sang sử dụng tiền tệ dƣới dạng dấu hiệu giá

trị (tiền giấy, tiền tín dụng...) thì giá trị của tiền tệ không còn đƣợc đảm bảo bằng giá trị

của nguyên liệu dùng để tạo ra nó mà phụ thuộc vào tình hình cung cầu tiền tệ trên thị

trƣờng, mức độ lạm phát, vào tình trạng hƣng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế và cả

niềm tin của ngƣời sử dụng vào đồng tiền đó.

Việc đƣa tiền tệ vào để đo giá trị của hàng hoá làm cho việc tính toán giá hàng hoá

trong trao đổi trở nên đơn giản hơn nhiều so với khi chƣa có tiền. Để thấy rõ đƣợc điều

này, hãy thử hình dung một nền kinh tế không dùng tiền tệ: Giả định nền kinh tế chỉ có

3 hàng hóa, dịch vụ cần trao đổi là bánh mì, cắt tóc , và vải. Nhƣ vậy, chúng ta chỉ cần

biết 3 giá để để tiến hành trao đổi là: giá của bánh mì tính bằng vải, giá của bánh mì tính

bằng lần cắt tóc và giá của lần cắt tóc tính bằng vải. Song nếu có 10 mặt hàng cần trao

đổi thay vì chỉ có 3 nhƣ trên thì chúng ta sẽ cần biết 45 giá để trao đổi một thứ hàng này

với một thứ hàng khác; với 100 mặt hàng, chúng ta cần tới 4950 giá; và với 1.000 mặt

hàng cần 499.500 giá !!. Sẽ thật khó khăn và tốn kém khi bạn muốn bán một mặt hàng

vì bạn sẽ phải niêm yết giá của mặt hàng này với tất cả các hàng hóa còn lại. Và chúng

ta chẳng còn thời gian đâu để mua bán nữa vì thời gian đã dành hết cho việc đọc và ghi

nhớ giá của các mặt hàng với nhau. Nhƣng khi đƣa tiền vào, chúng ta có thể định giá

các mặt hàng bằng đơn vị tiền. Giờ thì với 10 mặt hàng chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt

hàng thì 100 giá...và tại siêu thị có 1.000 mặt hàng nay chỉ cần 1.000 giá để xem chứ

không cần 499.500!

Page 14: Financial Basic in Vietnamese

Thêm nữa, nhờ có chức năng này, mọi hình thức giá trị dù tồn tại dƣới dạng nào đi nữa

cũng có thể dùng tiền tệ để định lƣợng một cách cụ thể. Chẳng hạn để tính tổng giá trị

tài sản của một cá nhân, ta phải cộng giá trị của cái nhà anh ta đang ở, giá trị các trong

thiết bị trong nhà, các đồ vật quý... Sẽ không thể có đƣợc kết quả nếu không có sự tham

gia của tiền tệ vì không có cách nào để cộng giá trị của các tài sản đó (có bản chất tự

nhiên khác nhau) với nhau đƣợc. Nhƣng một khi qui tất cả các giá trị đó ra tiền tệ thì

công việc thật đơn giản. Chính vì vậy mà ngày nay việc định lƣợng và đánh giá, từ

GDP, thu nhập, thuế khoá, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ, giá trị hàng hoá, dịch vụ cho

đến sở hữu... đều có thể thực hiện đƣợc dễ dàng.

Chức năng dự trữ giá trị

Khi tạm thời chƣa có nhu cầu sử dụng tiền tệ làm phƣơng tiện trao đổi và thanh toán, nó

đƣợc cất trữ lại để dành cho những nhu cầu giao dịch trong tƣơng lai. Khi đó, tiền có tác

dụng nhƣ một nơi chứa giá trị, nơi chứa sức mua hàng qua thời gian.

Đây là một chức năng rất hữu ích. Bởi sẽ là bất tiện và tốn kém nếu ta phải bán hàng

hoá của mình mỗi khi cần tiền để mua hàng hoá khác. Mà ngay cả khi đó, chúng ta vẫn

cầm tiền nhƣ là phƣơng tiện để cất trữ giá trị trong suốt khoảng thời gian từ lúc bán đến

lúc mua cái khác.

Khi cất trữ, điều đặc biệt quan trọng là tiền tệ phải giữ nguyên giá trị hay sức mua hàng

qua thời gian. Vì vậy, đồng tiền đem cất trữ phải đảm bảo yêu cầu: Giá trị của nó phải

ổn định. Sẽ không ai dự trữ tiền khi biết rằng đồng tiền mà mình cầm hôm nay sẽ bị

giảm giá trị hoặc mất giá trị trong tƣơng lai, khi cần đến cho các nhu cầu trao đổi, thanh

toán. Chính vì vậy mà trƣớc đây để làm phƣơng tiện dự trữ giá trị, tiền phải là vàng hay

tiền giấy tự do đổi ra vàng. Còn ngày nay, đó là các đồng tiền có sức mua ổn định.

Tiền không phải là nơi cất trữ giá trị duy nhất. Một tài sản bất kỳ nhƣ cổ phiếu, trái

phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quí cũng đều là phƣơng tiện cất trữ giá trị. Nhiều thứ

trong số những tài sản đó lại xét thấy có lợi hơn so với tiền về mặt chứa giá trị, chúng

có thể đem lại cho ngƣời chủ sở hữu một khoản lãi suất hoặc thu nhập (cổ phiếu, trái

phiếu) hoặc một giá trị sử dụng khác (nhà cửa). Trong khi đó, tiền mặt có thể sẽ trở

thành nơi cất trữ giá trị tồi nếu giá cả hàng hoá tăng nhanh. Song một câu hỏi đặt ra ở

đây là tại sao ngƣời ta vẫn giữ tiền nếu nó không phải là nơi cất trữ giá trị tốt nhất.

Điều này liên quan đến một khái niệm gọi là tính lỏng, tức là khả năng chuyển một cách

dễ dàng và nhanh chóng của một loại tài sản thành tiền mặt.

Page 15: Financial Basic in Vietnamese

Khi xét dƣới góc độ nhƣ vậy thì tiền sẽ là một tài sản lỏng nhất. Khi có nhu cầu trao

đổi, các tài sản khác sẽ đòi hỏi chi phí để chuyển thành tiền. Chẳng hạn, khi bạn bán

một căn biệt thự, xe hơi nhiều khi bạn phải trả một khoản phí cho ngƣời môi giới, và

nếu cần tiền ngay bạn còn phải bán rẻ. Chính vì vậy, với mục đích cất trữ giá trị cho

những nhu cầu trong tƣơng lai gần, ngƣời ta có xu hƣớng cất trữ giá trị dƣới dạng tiền.

Bởi vì tiền có tính chất đặc biệt là có thể đổi lấy một lƣợng giá trị hàng hoá hay dịch vụ.

Do vậy việc cất trữ tiền cũng tƣơng tự nhƣ cất trữ một lƣợng giá trị hàng hoá hay dịch

vụ mà nó có thể đổi đƣợc.

1.4. Cung - cầu tiền tệ

1.4.1. Cầu tiền tệ và các qui luật lƣu thông tiền tệ

Cầu tiền tệ

Cầu tiền tệ là tổng khối lƣợng tiền mà các tổ chức và cá nhân cần có để thỏa mãn các

nhu cầu.

Nhu cầu tiền tệ không trực tiếp quyết định mức tiền tệ cung ứng vì mức tiền cung ứng

nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của NHTW, mà nó chỉ có tác động gián tiếp đến

mức cung tiền thông qua sự biến động về giá cả trên thị trƣờng, lãi suất…

Nhìn chung, trong nền kinh tế có hai nhu cầu lớn chi phối nhu cầu tiền đó là nhu cầu

đầu tƣ và nhu cầu tiêu dùng. Rõ ràng, nền kinh tế muốn phát triển đƣợc đòi hỏi các chủ

thể cần gia tăng đầu tƣ, tạo thêm nhiều của cải vật chất. Khi nhu cầu đầu tƣ càng tăng

thì đòi hỏi nhu cầu tiền dành cho đầu tƣ càng lớn. Nhu cầu tiền dành cho đầu tƣ phụ

thuộc chủ yếu vào lãi suất tín dụng và tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu tƣ và chính sách

điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nƣớc. Đặc biệt, Nhà nƣớc có thể khuyến khích các

chủ thể gia tăng đầu tƣ bằng việc sử dụng công cụ lãi suất và chính sách thuế, chính

sách chi tiêu công cộng. Việc Nhà nƣớc khuyến khích hay hạn chế nhu cầu đầu tƣ còn

tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển quá “nóng” hoặc khi

đang lạm phát cao thì cần hạn chế khối lƣợng tiền trong lƣu thông, vì thế có thể làm

giảm nhu cầu đầu tƣ của các chủ thể.

Nhu cầu tiêu dùng tăng hay giảm cũng phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập và lãi suất.

Nhìn chung, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu đầu tƣ gia tăng sẽ làm thu nhập của

các chủ thể tăng lên. Điều đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế, làm gia tăng

nhu cầu tiền cho tiêu dùng. Mặt khác, lãi suất cũng là một trong những yếu tố tác động

Page 16: Financial Basic in Vietnamese

tới nhu cầu tiêu dùng. Nếu lãi suất cho vay tiêu dùng càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng có

xu hƣớng giảm và ngƣợc lại.

Các qui luật lƣu thông tiền tệ

Qui luật lƣu thông tiền tệ của K.Marx

Khối lƣợng tiền tệ cần thiết trong lƣu thông sẽ bằng thƣơng số của tổng giá cả hàng hoá

cần thiết và tốc độ luân chuyển tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là

1 năm.

Nhƣ vậy, lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông phụ thuộc vào hai yếu tố:

Tổng giá trị của hàng hóa lƣu thông.

Tốc độ trung bình của lƣu thông tiền tệ.

Ông đã đƣa ra công thức xác định lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông nhƣ sau:

Trong đó: Kct: Khối lƣợng tiền cần thiết trong lƣu thông

H : Tổng số giá cả hàng hóa cần lƣu thông

V : Tốc độ lƣu thông tiền tệ.

Gọi Kt t là khối lƣợng tiền thực tế trong lƣu thông. Ta có:

Nếu Kct = Kt t: Khối lƣợng tiền và hàng tƣơng đƣơng nhau.

Nếu Kct > Kt t: Khối lƣợng tiền tệ lƣu thông trên thị trƣờng bị thiếu, do đó sản xuất lƣu

thông hàng hoá bị đình trệ. Lúc này cần có chính sách tăng thu nhập cho ngƣời dân,

giảm giá cả hàng hoá, giảm thuế, tăng xuất khẩu...

Nếu Kct < Kt t: Khối lƣợng tiền tệ đang lƣu thông trên thị trƣờng lớn hớn khả năng cung

cấp hàng hoá, hay nói cách khác là lƣợng tiền lƣu thông trên thị trƣờng bị dƣ thừa. Vì

vậy phải có biện pháp rút bớt tiền thừa trong lƣu thông, đồng thời kích thích sản xuất

kinh doanh...

Qui luật lƣu thông tiền tệ của Irving Fisher

Ông đƣa ra phƣơng trình trao đổi nhƣ sau:

M x V = P x Q (I)

Trong đó: M: tổng khối lƣợng tiền mặt trong chu chuyển

V: tốc độ lƣu thông của tiền tệ

H Kct =

V

Page 17: Financial Basic in Vietnamese

P: giá cả hàng hóa cá biệt

Q: số lƣợng hàng hóa

Trong phƣơng trình (I), vế phải (P*Q) là tổng giá cả hàng hóa tham gia giao dịch và vế

trái (M*V) là tổng lƣợng chi trả

Từ phƣơng trình (I), ta có

Từ đó I.Fisher rút ra 3 kết luận:

Mức giá thay đổi tỷ lệ thuận với số lƣợng tiền có trong lƣu thông. Đây là tƣ tƣởng trung

tâm của học thuyết của ông.

Mức giá thay đổi tỷ lệ nghịch với khối lƣợng buôn bán đƣợc thực hiện bằng tiền.

Mức giá thay đổi tỷ lệ thuận với tốc độ lƣu thông của tiền tệ.

1.4.2. Cung tiền tệ

Khái niệm: Cung tiền tệ là khối lƣợng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo đáp ứng

nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế.

Nói cách khác, mức cung tiền tệ là toàn thể khối tiền đã đƣợc cung cấp cho nền kinh tế

trong một thời kỳ nhất định. Mức cung tiền tạo thành khối tiền tệ (Monetary Block) và

bao gồm các thành phần sau:

Tiền giao dịch (M1): Là khối tiền có tính “lỏng” cao nhất trong các khối tiền, nó bao

gồm:

Tiền mặt (Tiền pháp định/giấy bạc ngân hàng trung ƣơng): có tính lỏng cao nhất. Tiền

mặt do Ngân hàng trung ƣơng (ở Việt Nam gọi là NHNN) phát hành. Các chi tiết về

mệnh giá, tên gọi, quy ƣớc giá trị của đồng tiền đều đƣợc quy định bằng luật.

Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

Các thẻ thanh toán

Ngoại tệ tự do chuyển đổi

Vàng

Séc các loại

Các chứng từ có giá có khả năng thanh toán

Khối M2: Gồm những phƣơng tiện có tính “lỏng” thấp hơn khối M1, nó bao gồm:

M1

M = Q x P

V

P = M x V

Q

Page 18: Financial Basic in Vietnamese

Tiền gửi có kỳ hạn

Khối M3: Có tính lỏng thấp nhất. Nó bao gồm:

M2

Thƣơng phiếu

Tín phiếu

Cổ phiếu

Khối lƣợng tiền trong lƣu thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan

trọng nhất là:

Số lƣợng các phƣơng tiện thanh toán đƣợc phát hành từ ngân hàng

Các phƣơng tiện thanh toán đƣợc phát hành từ doanh nghiệp

Các phƣơng tiện thanh toán đƣợc phát hành từ chính phủ

Các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế

Ngân hàng trung ƣơng (NHTW)

NHTW là cơ quan độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng cho nền kinh tế.

Cơ sở để NHTW quyết định việc cung ứng tiền.

Tốc độ phát triển kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát.

Tình trạng của cán cân ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế.

Chính sách động viên và phân phối các nguồn lực tài chính của nhà nƣớc.

Ngân hàng trung gian (chủ yếu là NHTM): cung ứng cho nền kinh tế loại bút tệ thông

qua cơ chế tín dụng tạo tiền.

Các chủ thể khác.

Ngoài NHTW và các NHTM các chủ thể khác nhƣ nhà nƣớc, doanh nghiệp có thể cung

ứng cho nền kinh tế những phƣơng tiện chuyển tải giá trị có thể thay thế cho tiền trong

một số chức năng

Tóm lại: NHTW là chủ thể quan trọng nhất. Tuy giấy bạc không phải là thành phần duy nhất

trong khối tiền tệ nhƣng giấy bạc là thành phần chi phối quyết định các thành phần khác của

khối tiền. Đồng thời NHTW nắm trong tay các công cụ thực thi chính sách tiền tệ, do đó có thể

tác động đến việc cung ứng tiền của các chủ thể khác.

1.5. Chế độ lƣu thông tiền tệ

1.5.1. Những nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ

Định ngh a về chế độ lƣu thông tiền tệ

Page 19: Financial Basic in Vietnamese

Tiền là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa. Nhƣng chế độ lƣu thông tiền tệ lại do nhà

nƣớc quy định. Sự phát triển của chế độ lƣu thông tiền tệ không những tùy thuộc vào sự phát

triển của nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức của nhà nƣớc. Trong quá trình phát

triển, chế độ lƣu thông tiền tệ ở mỗi quốc gia đƣợc hoàn thiện, dần phù hợp với trình độ phát

triển kinh tế trong nƣớc và quốc tế.

Hiện nay, bên cạnh những đồng tiền quốc gia đã xuất hiện một số đồng tiền quốc tế của các

liên minh kinh tế khu vực. Những đồng tiền này dù xuất hiện dƣới dạng nào cũng đều đƣợc

điều chỉnh nghiêm ngặt bởi chế độ lƣu thông tiền tệ.

Vậy chế độ lƣu thông tiền tệ là tập hợp các quy định pháp luật của quốc gia hoặc tổ chức quốc

tế về quản lý và lƣu thông tiền trong phạm vi không gian và thời gian.

Các yếu tố cơ bản của chế độ lƣu thông tiền tệ

Trong chế độ công xã nguyên thủy, trao đổi diễn ra tự phát, dƣới hình thái giá trị giản

đơn là những vật ngang giá chung nên chế độ lƣu thông tiền tệ chƣa xuất hiện. Khi nhà

nƣớc xuất hiện, cùng với sự xuất hiện của tiền kim loại thì chế độ lƣu thông tiền tệ mới

hình thành. Trƣớc chủ nghĩa tƣ bản, các nƣớc đang trong thời kỳ thực hiện chế độ lƣu

thông tiền đúc với các đặc điểm :

Tiền bạc chiếm vị trí vật ngang giá chung, tiền vàng cũng tồn tại nhƣng chỉ là thứ yếu

Nhà nƣớc nắm độc quyền đúc tiền nhƣng việc tổ chức đúc tiền và lƣu thông tiền đúc lại

phân tán tản mạn

Tiền đúc ngày càng bị biến chât, mất giá giảm uy tín trong dân cƣ và từ đó làm cho lƣu

thông tiền đúc bị bấp bênh, kém ổn định và rối loạn

Khi Chủ nghĩa tƣ bản ra đời, chế độ lƣu thông tiền tệ không ngừng đƣợc sửa đổi cho

phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Xét một cách khái quát, chế độ

lƣu thông tiền tệ của các nƣớc bao gồm các nội dung chủ yếu sau :

Kim loại tiền tệ

Đây là nhân tố cơ bản của chế độ lƣu thông tiền tệ một quốc gia, việc lựa chọn kim loại

đóng vai trò vật ngang giá chung không phải là ngẫu nhiên mà tùy thuộc vào điều kiện

khách quan về kinh tế chính trị và địa vị của quốc gia đó trên thế giới trong từng giai

đoạn lịch sử nhất định. Trong thời kỳ đầu của chế độ tƣ bản chủ nghĩa, bạc vẫn tiếp tục

đƣợc thừa nhận là kim loại tiền tệ, nhƣng từ cuối thế kỷ 19, vàng đã bắt đầu chiếm lĩnh

vai trò này của bạc.

Đơn vị tiền tệ

Page 20: Financial Basic in Vietnamese

Nếu nhân tố kim loại tiền tệ đƣợc quy định tƣơng đối thống nhất giữa các quốc gia thì

nhân tố đơn vị tiền tệ lại tùy thuộc vào đặc điểm riêng biệt ở mỗi quốc gia đó

Đơn vị tiền tệ bao gồm : Tên gọi của đồng tiền và quy định tiêu chuẩn giá cả của đồng

tiền. Đồng tiền của mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau nhƣ đồng Việt Nam (VND),

Dollar Mỹ (USD), đồng Sterling của Anh (GBP). Tiêu chuẩn giá cả là trọng lƣợng kim

loại đƣợc quy định cho mỗi đơn vị tiền tệ. Nó không đƣợc quy định cố định mà tùy

thuộc vào điều kiện kinh tế khách quan trong từng thời kỳ của từng quốc gia.

Ví dụ : Trƣớc năm 1930, Mỹ quy định 1USD = 1,540 gr vàng. Sau năm 1945 thì chỉ

còn 1USD = 0,888671 gr vàng

Từ tiền tệ đơn vị, nhà nƣớc sẽ phát hành tiền ƣớc số và tiền bội số của đồng tiền nhằm

tạo điều kiện dễ dàng trong giao dịch.

Ví dụ : Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là Đồng (ký hiệu là VND). Nƣớc ta quy định 1

đồng =10 hào, 1 hào = 10 xu. Ngoài ra, tiền bội số là 100 đ, 200 đ, 500 đồng, 1000

đồng, 2000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng,

200.000 đồng và 500.000 đồng.

Quy định chế độ đúc và lƣu thông tiền đúc

Các quốc gia trên thế giới đều có những quy định riêng về việc đúc tiền và thiết kế họa

tiết, hoa văn trên đồng tiền để dễ nhận biết và phân biệt với tiền của các quốc gia khác.

Các nƣớc còn quy định chế độ đúc tiền nhằm đảm bảo quyền lực kinh tế đƣợc tập trung

vào nhà nƣớc. Thông thƣờng, các nƣớc thƣờng quy định hai chế độ đúc tiền sau:

Đối với tiền đúc bằng kim loại quý, nhà nƣớc cho phép ngƣời dân mang vàng, bạc tới

sở đúc tiền đổi lấy những đồng tiền đúc (đủ giá) mà không phải chịu bất kỳ một khoản

chi phí nào. Đối với loại tiền đúc bằng kim loại thƣờng (là loại tiền mà giá trị danh

nghĩa lớn hơn giá trị thực) thì nhà nƣớc nắm độc quyền phát hành để ngăn chặn việc

lạm phát tiền và có thêm thu nhập.

Quy định về phát hành và tổ chức lƣu thông tiền dấu hiệu

Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu tiền càng tăng, trong khi hàm lƣợng vàng

không đủ đáp ứng nhu cầu tiền, vì vậy các nƣớc phải chuyển sang sử dụng tín tệ. Tuy

nhiên, vì tín tệ không có giá trị thực nên nếu phát hành nhiều sẽ gây tình trạng lạm phát

nên nhà nƣớc phải quy định việc phát hành tiền và tổ chức lƣu thông đồng tiền hợp lý.

Trƣớc đây, khi các nƣớc áp dụng chế độ bản vị vàng, thì mỗi nƣớc đều quy định chế độ

Page 21: Financial Basic in Vietnamese

tổ chức phát hành và lƣu thông tiền dấu hiệu bằng các đạo luật ngân hàng, đặc biệt là

các nƣớc công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Ở Mỹ, đạo luật ngân hàng (cơ sở cho sự ra đời của FED) năm 1913 quy định :

Tổng số kỳ phiếu ngân hàng phát hành phải có ít nhất 40 vàng đảm bảo, còn lại phải

đƣợc đảm bảo bằng thƣơng phiếu.

Nếu không đủ 40 thì phải nộp thuế lũy tiến cho số phát hành vƣợt này (từ 32,5 đến

40 nộp 1 số phát hành, từ 25 đến 32,59 là 2 ...)

Ở Anh, đạo luật ngân hàng năm 1844 quy định :

Hạn mức cao nhất của số kỳ phiếu ngân hàng phát hành không có vàng đảm bảo là 14

triệu Bảng, đến năm 1929 nâng lên là 260 triệu Bảng.

Nếu vƣợt quá mức này thì phải đảm bảo 100 bằng vàng

1.5.2. Các chế độ tiền tệ

a) Chế độ lƣu thông tiền kim loại

*Chế độ đơn bản vị

Đơn bản vị là chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung. Trong đơn

bản vị, vật ngang giá là vật liệu đúc tiền có thể là kẽm, đồng, bạc hoặc vàng. Nếu là chế

độ đơn bản vị với kẽm hoặc đồng làm bản vị và trở thành tiền đúc, ngƣời ta gọi đó là hệ

thống tiền kém giá. Hệ thống tiền kém giá phản ánh đặc trƣng của nền kinh tế hàng hóa

kém phát triển đến phƣơng thức sản xuất phong kiến. Sau khi vàng, bạc xuất hiện, xã

hội dần dần chuyển sang sử dụng vàng và bạc đúc tiền, đặc biệt là vàng, chế độ dùng

vàng, bạc làm vật ngang giá và đúc tiền gọi là hệ thống tiền đủ giá.

*Chế độ song bản vị

Là chế độ tiền tệ trong đó hai thứ kim loại quý là vàng và bạc đều đƣợc chọn làm vật

ngang giá chung. Sự tồn tại cả vàng và bạc trong các giao dịch đã đƣợc áp dụng phổ

biến trong những năm đầu thế kỷ XIX tại Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Mỹ, Ý. Tình hình này dẫn

đến việc trong lƣu thông tồn tại hai hệ thống giá cả khiến nhà nƣớc đã phải ấn định một

tỷ lệ chuyển đổi chính thức giữa vàng và bạc. Chẳng hạn, ở Mỹ cuối thế kỷ XVIII, tỷ

giá pháp định vàng/bạc là 1/15 và ở Châu Âu những năm cuối thế kỷ XIX là 1/15,5.

Việc quy định tỷ giá pháp định giữa vàng và bạc đƣợc nhà nƣớc cố định trong một

khoảng thời gian dài nhƣng trên thị trƣờng thì quan hệ tỷ lệ giữa vàng và bạc tuân theo

quy luật cung cầu hàng hóa. Đặc biệt vào cuối thế kỷ XIX, hàng loạt mỏ bạc đƣợc phát

hiện và khai thác ở Mexico đã làm cho giá trị của bạc giảm xuống đáng kể. Hệ quả tất

Page 22: Financial Basic in Vietnamese

yếu là xảy ra việc đầu cơ đổi tiền để kiếm lời. hiện tƣợng tiền vàng bị rút ra khỏi lƣu

thông còn tiền bạc tràn ngập trong lƣu thông còn gọi là hiện tƣợng "đồng tiền xấu đuổi

đồng tiền tốt" hay "quy luật Gresham". Kết quả là tiền vàng biến ra khỏi lƣu thông và

trở thành thƣớc đo giá trị, còn tiền bạc thì tràn ngập trong lƣu thông. Dần dần, chế độ

song bản vị chuyển thành chế độ bản vị vàng.

* Chế độ bản vị vàng

Bản vị vàng là chế độ tiền tệ điển hình của Chủ nghĩa tƣ bản. Trong chế độ này nhà

nƣớc quy định một trọng lƣợng vàng nhất định làm tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Ra

đời đầu tiên ở nƣớc Anh năm 1816, sau đó là Đức năm 1872, Mỹ và các nƣớc Bắc Âu

năm 1873 kế tiếp là Hà Lan 1875, Pháp, Úc, Ý, Thụy Sỹ 1876 và Nga, Nhật 1897... Đến

cuối thế kỷ XX hầu hết các nƣớc tƣ bản đều áp dụng chế độ này. Mỗi quốc gia đều ban

hành các quy định về tiêu chuẩn giá cả của các đồng tiền theo hàm lƣợng vàng nhƣ:

Anh 1GPB = 7,3224 gram vàng

Mỹ 1USD = 1,5042 gram vàng

Pháp 1FRF = 0,3206 gram vàng

Đức 1DM = 0,3600 gram vàng

Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm nổi bật :

Thứ nhất : Tiền vàng đƣợc đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà nhà nƣớc quy định và

đƣợc thanh toán không hạn chế.

Thứ hai: Tiền giấy (Kỳ phiếu ngân hàng) đƣợc tự do đổi lấy tiền vàng theo giá trị danh

nghĩa (mệnh giá) của tiền giấy, nghĩa là đổi ngang giá. Tức là “tiền giấy khả hoán”, tiền

giấy lƣu hành thay mặt vàng trong lƣu thông. Chính vì vậy, giá trị sức mua của tiền giấy

rất ổn định và chỉ chịu ảnh hƣởng bởi sự biến động của giá trị vàng trong lƣu thông.

Thứ ba: Vàng đƣợc tự do luân chuyển giữa các nƣớc, mọi ngƣời đƣợc tự do nhập khẩu

vàng. Nhà nƣớc không thực hiện việc quản chế vàng và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ

ngoại thƣơng, xuất nhập khẩu và đầu tƣ phát triển.

Có thể nói, chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ ổn định nhất và mang nét đặc trƣng của

nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong thời kỳ tự do cạnh tranh. Với sự phát triển nhanh

chóng của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa thì nhu cầu tiền ngày càng tăng lên trong

khi khối lƣợng vàng lại không đáp ứng đƣợc nhu cầu làm tiền. Mặt khác, các nƣớc tƣ

bản phát triển xảy ra mâu thuẫn tranh giành quyền lợi kinh tế và chính trị đã dẫn tới

Page 23: Financial Basic in Vietnamese

cuộc đại chiến thế giới lần I. Các nƣớc từ chỗ dùng vàng đúc tiền đã chuyển sang việc

tích trữ vàng dùng cho chiến tranh. Trong khoảng thời gian từ 1900 đến 1913, 2/3 dự

trữ vàng của thế giới đã tập trung vào tay 5 đế quốc lớn là Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga

với hơn 7.500 tấn vàng (hơn 7 tỷ dollar vàng). Mặt khác, NHTW các nuớc cũng hạn

chế và tiến tới đình chỉ chuyển đổi tiền giấy ra vàng (trở thành tiền giấy bất khả hoán),

tiền giấy đƣợc phát hành ngày càng nhiều và không còn đƣợc đảm bảo bằng vàng nữa.

Điều này làm cho tính chất ổn định của tiền mất dần dẫn tới lạm phát tiền dấu hiệu,

Chiến tranh thế giới lần I bùng nổ cũng là lúc chế độ bản vị vàng sụp đổ.

b) Chế độ lƣu thông tiền giấy

* Chế độ lƣu thông tiền giấy khả hoán.

Chế độ bản vị Bảng Anh

Sau khi chiến tranh thế giới lần I kết thúc, các nƣớc tƣ bản bắt tay vào khôi phục kinh

tế. Bảy năm sau các nƣớc đã bắt đầu đi vào ổn định. Trong điều kiện đó, để xây dựng

một chế độ tiền tệ quốc tế làm cơ sở cho sự phát triển về mậu dịch, tín dụng và thanh

toán của hệ thống TBCN, hội nghị thanh toán quốc tế đƣợc tổ chức tại Gie -nơ (Ý) dƣới

sự chủ trì của Anh-nƣớc đứng đầu hệ thống tƣ bản bấy giờ. Xuất phát từ tình hình thực

tế các nƣớc đều bị giảm dự trữ vàng vì đã chi dùng cho chiến tranh nên đều không có

khả năng duy trì chế độ bản vị vàng, hôi nghị tiền tệ lần này đã đề ra phƣơng án xây

dựng chế độ bản vị ngoại tệ dựa trên đồng Bảng Anh

Theo chế độ tiền tệ này, các nƣớc tƣ bản sẽ thừa nhận đồng Bảng Anh là đồng tiền dự

trữ chính thức và thanh toán quốc tế. Đồng tiền nƣớc khác mang tính chất phụ thuộc,

nghĩa là việc phát hành tiền và lƣu thông ngoài cơ sở bằng vàng có thể dựa trên cơ sở

đảm bảo bằng đồng Bảng Anh. Nhƣ vậy, đồng Bảng Anh đã trở thành đồng tiền chủ

chốt của hệ thống tƣ bản. Ngoài ra, đồng USD cũng đƣợc thừa nhận là đồng tiền chủ

thứ hai của chế độ tiền tệ này.

Chế độ bản vị đồng Bảng Anh đƣợc xem là chế độ bản vị vàng cắt xén vì vàng không

đƣợc tự do lƣu thông và việc chuyển đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng đã có những hạn

chế nhất định. Cụ thể là:

Các nƣớc tƣ bản có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ áp dụng chế độ vàng thoi.

Ví dụ

Page 24: Financial Basic in Vietnamese

Nƣớc Anh năm 1925 quy định chuyển đổi 1.700 bảng lấy thoi vàng nặng 12,444kg

(khoảng 400 ounce). Pháp năm 1928 thì quy định chuyển đổi 215.000 FrF lấy thoi vàng

nặng 12,7kg (khoảng 450 ounce)

Riêng các nƣớc tƣ bản còn lại do tiềm lực kinh tế yếu thì phải áp dụng chế độ

bản vị hối đoái vàng, nghĩa là phải thông qua một ngoại tệ làm trung gian mới đổi đƣợc

vàng.

Qua đó ta thấy mối dây liên hệ giữa tiền giấy và vàng đã có một khoảng cách

nhất định và tính bấp bênh, kém ổn định của chế độ tiền tệ này. Chế độ bản vị đồng

bảng Anh đã đặt nƣớc Anh vào vị trí thuận lợi và phát hành đồng bảng dùng chung cho

cả thế giới tƣ bản. Anh đã mặc sức phát hành cho các mục đích dự trữ, trả nợ, viện

trợ...đến khi trong kho dự trữ của các nƣớc tƣ bản tràn ngập đồng bảng Anh thì cũng là

lúc Anh rơi vào tình trạng chảy máu vàng vì phải đảm bảo một tỷ lệ chuyển đổi theo

quy định của chế độ vàng thoi, đặc biệt là khi đại khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ

(1929-1933). Pháp thời kỳ này rất tích cực trong việc “săn vàng” của nƣớc Anh. Chỉ sau

4 năm dự trữ vàng của Pháp đã tăng 3 lần, năm 1932 đạt mức gần 5.000 tấn vàng chiếm

25 dự trữ của thế giới tƣ bản. Đến ngày 21/9/1931, Anh buộc phải tuyên bố phá giá

33 đồng Bảng so với đồng USD và đình chỉ chuyển đổi bảng Anh ra vàng. Điều này

khiến các nƣớc đổ xô sang Mỹ săn vàng, khiến Mỹ ngày 6/3/1933 cũng phải tuyên bố

đình chỉ đổi USD ra vàng đồng thời ra lệnh quốc hữu hóa toàn bộ nguồn dự trữ vàng

của các doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân trên toàn quốc. Ngày 31/1/1934 Mỹ tuyên bố

phá giá 41 giá trị đồng USD.

Chế độ bản vị đồng USD

Sau chiến tranh thế giới lần II, Mỹ là nƣớc hƣởng lợi nhiều nhất vì không bị tàn phá bởi

chiến tranh và bán vũ khí làm giàu. Mỹ trở thành nƣớc chủ nợ lớn nhất của thế giới tƣ

bản. Mỹ muốn nắm lấy sự lãnh đạo về lĩnh vực tài chính-tiền tệ nhằm thực hiện mong

muốn làm bá chủ thế giới. Năm 1944 Mỹ tiến hành tổ chức hội nghị tiền tệ quốc tế tại

Bretton-Woods năm 1944. Hội nghị diễn ra từ ngày 1/7/1944 tới ngày 22/7/1944 với sự

tham gia của 44 nƣớc tƣ bản. Tại hội nghị này, các nƣớc đã thảo luận và đi đến thống

nhất các nội dung cơ bản sau:

Thành lập quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng quốc tế khôi phục và phát triển (BIRD-

Bank for International Reconstruction and Development) với mục đích giúp các quốc

gia đang gặp khó khăn về tài chính.

Page 25: Financial Basic in Vietnamese

Xây dựng chế độ tỷ giá cố định

Xóa bỏ cơ chế quản chế ngoại hối

Hội nghị cũng đã thống nhất xây dựng chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế giới dựa trên

bản vị đồng USD với quy ƣớc giá cả 1USD = 0,888671 gram vàng sẽ đƣợc công nhận

là phƣơng tiện cất trữ và thanh toán quốc tế.

Với tiêu chuẩn giá cả này, các nƣớc sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền nƣớc

mình để xác định tỷ giá cố định làm cơ sở cho quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế.

Ngân hàng trung ƣơng của các nƣớc phải can thiệp vào thị trƣờng hối đoái để giá USD

không biến động quá biên độ +/-1%. Mỹ và các nƣớc thành viên IMF có trách nhiệm

đổi tiền nƣớc họ ra vàng cho NHTW các nƣớc khác nếu đó là tiền trong quan hệ ngoại

thƣơng. Trên thị trƣờng Mỹ không trực tiếp đổi USD ra vàng nhƣng đảm bảo sẽ bán

vàng ra thị trƣờng với giá 35USD/ounce để giữ giá vàng biến động không lớn hơn

20cent.

Cũng giống nhƣ nƣớc Anh, Mỹ đã mặc sức phát hành USD để viện trợ, cho vay, để

thành lập các căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới. Lƣợng USD đƣợc phát hành ngày

càng nhiều hơn số lƣợng vàng mà Mỹ có đã đẩy đồng USD ngày càng mất giá và các

quốc gia lao vào cuộc chạy đua săn lùng vàng của Mỹ. Năm 1970, khi dự trữ vàng của

Mỹ chỉ còn 14 tỷ USD thì lƣợng USD đƣợc lƣu hành ở nƣớc ngoài đã lên tới 44 tỷ,

đồng USD mất giá ngiêm trọng. Năm 1968, Mỹ đã phải hủy bỏ đạo luật dùng vàng đảm

bảo cho 25% tiền giấy lƣu thông và chỉ đổi USD ra vàng cho tƣ nhân nƣớc ngoài. Ngày

18/02/1971 Mỹ buộc phải phá giá đồng USD 7,89 , và ngày 12/02/1973 tiếp tục phá

giá thêm 10 nữa. Chế độ bản vị USD hoàn toàn sụp đổ và chấm dứt thời kỳ các nƣớc

áp dụng chế độ bản vị ngoại tệ và cơ chế tiền giấy bất khả hoán.

Chế độ lƣu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng

Sau khi chế độ bản vị đồng USD sụp đổ, cơ chế phát hành tiền giấy khả hoán kết thúc.

Các nƣớc chuyển sang thời kỳ áp dụng chế độ lƣu thông tiền giấy bất khả hoán

Khi đó, NHTW các nƣớc là cơ quan đại diện hợp pháp của nhà nƣớc để phát hành tiền

đƣa vào lƣu thông. Tiền giấy do NHTW phát hành là đồng tiền pháp định thực hiện

chức năng là trung gian trao đổi với số lƣợng không hạn chế trong nƣớc.

Tuy không còn đƣợc chuyển đổi trực tiếp ra vàng nhƣng ngƣời dân vẫn có thể dùng tiền

này để mua vàng trên thị trƣờng và NHTW các nƣớc vẫn phải dựa trên một tỷ lệ dự trữ

vàng cần thiết để đảm bảo sự ổn định và sức mạnh của đồng tiền nƣớc mình. Sức mạnh

Page 26: Financial Basic in Vietnamese

đồng tiền quốc gia đƣợc đánh giá qua sức mạnh của nền kinh tế và sự đảm bảo của khối

lƣợng vàng dự trữ của quốc gia đó. Mặc dù vàng không còn đƣợc chính thức thừa nhận

là tiền trong lƣu thông nhƣng nó vẫn là một dạng của cải đƣợc ngƣời dân và chính phủ

các quốc gia dự trữ làm của cải.

Việc phát hành tiền giấy không đuợc đảm bảo bằng vàng sẽ làm cho nền kinh tế rơi vào

tình trạng lạm phát. Vì suy cho cùng, tiền giấy bất khả hoán không có giá trị thực, nền

phát hành càng nhiều, vƣợt quá so với tỷ lệ hàng hóa tƣơng ứng sẽ làm cho giá cả hàng

hóa tăng. Vì vậy, NHTW các nƣớc phải sử dụng các công cụ kiểm soát lƣợng tiền cung

ứng, kịp thời điều chỉnh cung cầu tiền cho phù hợp với nhu cầu tiền của nền kinh tế.

Trong chế độ lƣu thông tiền giấy hiện nay, thì vai trò của NHTW trong quá trình xây

dựng và thực thi chính sách tiền tệ là rất quan trọng để tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh

tế phát triển ổn định và bền vững.

2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH

Khái niệm, bản chất của tài chính

2.1. Khái niệm

Mọi quá trình hoạt động trong nền kinh tế đều bao gồm các khâu sản xuất - phân phối -

tiêu dùng. Trong khâu phân phối, giá trị sản phẩm sản xuất ra đƣợc phân chia cho các

chủ thể đóng góp vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm đó. Về cơ bản, giá trị các sản

phẩm sản xuất ra đƣợc chia thành:

Phần bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhƣ chi

phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL đầu vào, chi phí nhân công, chi phí mua ngoài khác…

Phần còn lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc là lợi nhuận của

doanh nghiệp.

Các sản phẩm sản xuất ra phải đƣợc thực hiện giá trị trên thị trƣờng, tức là đƣợc

thị trƣờng chấp nhận, ngƣời tiêu dùng chấp nhận trả tiền để có đƣợc sản phẩm dịch vụ

thỏa mãn nhu cầu của mình. Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá trị của sản phẩm sản xuất

ra sau khi đƣợc thực hiện sẽ đƣợc tồn tại dƣới hình thái tiền tệ. Vì thế quá trình phân

phối đƣợc thực hiện dƣới dạng phân chia các khoản thu bằng tiền sau khi bán sản phẩm.

Kết quả của quá trình phân phối này là sự hình thành các quỹ tiền tệ trong xã hội, bao

gồm quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp và quỹ tiền tệ của dân cƣ. Đây chính là quá trình

phân phối lần đầu.

Page 27: Financial Basic in Vietnamese

Để đáp ứng nhu cầu của mình, các chủ thể trong nền kinh tế lại tiếp tục sử dụng

các quỹ tiền tệ của mình, dẫn tới việc hình thành các quỹ tiền tệ mới. Các quá trình

phân phối này gọi là phân phối lại hay tái phân phối.

Đặc biệt với sự ra đời của nhà nƣớc, một quỹ tiền tệ tập trung khổng lồ đã đƣợc

hình thành trên cơ sở đóng góp của các chủ thể trong xã hội để tài trợ cho các hoạt động

của Nhà nƣớc. Quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ này làm hình thành nên các

quan hệ phân phối diễn ra giữa Nhà nƣớc và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội. Ví

dụ quan hệ nộp thuế của các doanh nghiệp và dân cƣ cho nhà nƣớc, hoặc quan hệ tài

trợ, trợ cấp của nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp, dân cƣ…

Sự vận động của các luồng giá trị dƣới hình thái tiền tệ giữa các quỹ t iền tệ do kết

quả của việc tạo lập và sử dụng các quỹ này nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc

tích lũy của các chủ thể là biểu hiện bề ngoài của phạm trù tài chính.

Các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế có thể chia thành 5 nhóm chính:

Qũy tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đây là quỹ

tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh.

Qũy tiền tệ của các tổ chức trung gian tài chính

Qũy tiền tệ của nhà nƣớc, trong đó quỹ ngân sách nhà nƣớc là quỹ tiền tệ lớn nhất và

quan trọng nhất của nhà nƣớc. Đây là quỹ tiền tệ mà nhà nƣớc sử dụng một cách tập

trung để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội.

Qũy tiền tệ của khu vực dân cƣ

Qũy tiền tệ của các tổ chức chính trị-xã hội

Các quỹ tiền tệ không chỉ hình thành từ việc thực hiện giá trị sản phẩm đƣợc sản xuất

mà còn có thể đƣợc tạo ra từ các tài sản dƣới dạng hiện vật có thể chuyển hóa thành

tiền. Xét trên phạm vi quốc gia, các quỹ tiền tệ có thể hình thành không chỉ từ các luồng

tiền tệ trong nƣớc mà còn tƣ các luồng tiền tệ huy động đƣợc từ nƣớc ngoài. Tổng hợp

tất cả các quỹ tiền tệ và các tài sản hiện vật có khả năng chuyển hóa thành tiền đƣợc gọi

là nguồn tài chính. Các nguồn tài chính là cơ sở và đối tƣợng của hoạt động phân phối

nhằm đáp ứng các nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế.

Nhƣ vậy: „„Tài chính là quá trình phân phối các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng

nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động

độc lập tƣơng đối của các luồng giá trị dƣới hình thái tiền tệ thông qua việc hì nh

thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế”

Page 28: Financial Basic in Vietnamese

Bản chất của tài chính

Bản chất của tài chính phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau

trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. Cụ thể là:

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh,

các doanh nghiệp cung cấp cho nhau nguồn tài chính thông qua các quan hệ mua bán,

quan hệ tín dụng thƣơng mại…

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nƣớc chủ yếu thông qua việc các doanh nghiệp

nộp thuế vào NSNN

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và dân cƣ thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa.

Doanh nghiệp cung cấp các loại hàng hóa tiêu dùng cho dân cƣ. Suy cho cùng các

doanh nghiệp dù sản xuất hàng hóa tiêu dùng hay sản xuất máy móc thiết bị thì mục tiêu

cuối cùng là để phục vụ nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời dân trong xã hội. Vì

vậy, dân cƣ đóng vai trò là cầu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ tạo nên sự phát

triển của doanh nghiệp và là động lực hƣớng tới cho sự thành công của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và dân cƣ chủ yếu thông qua các mối quan hệ dân cƣ nộp

thuế cho nhà nƣớc và nhà nƣớc vay nợ từ dân cƣ để bù đắp thâm hụt NSNN.

Do có sự giới hạn về nguồn tài chính trong khi nhu cầu là vô hạn nên đòi hỏi các chủ

thể luôn phải chọn lựa trong số các nhu cầu thực tế nhằm tối đa hoá lợi ích và giảm

thiểu các chi phí tới mức thấp nhất. Việc tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ phản ánh

kết quả của một quá trính cân đối giữa quy mô nguồn tài chính và nhu cầu thông qua

phân tích lợi ích và chi phí. Theo đó, đối với các chủ thể tham gia giao dịch tài chính

hay phân phối tài chính thì chỉ khi nào lợi ích lớn hơn chi phí thì mới có thể đi đến

quyết định thực hiện các giao dịch đó.

Từ những phân tích ở trên cho ta thấy: Bản chất tài chính phản ánh sự ràng buộc về

quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau trong quá trình phân phối các nguồn lực

tài chính.

2.2. Chức năng của Tài chính.

2.2.1 Chức năng huy động nguồn tài chính

Trong nền kinh tế thị trƣờng, để tồn tại và phát triển các chủ thể cần phải có nguồn lực

tài chính nhất định. Chức năng huy động nguồn tài chính, hay còn gọi là chức năng huy

động vốn, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu

Page 29: Financial Basic in Vietnamese

cầu phát triển của nền kinh tế. Chức năng huy động vốn đƣợc thực hiện trên cơ sở

tƣơng tác giữa các yếu tố:

Chủ thể cần vốn

Các nhà đầu tƣ

Thị trƣờng tài chính và các định chế tài chính

Môi trƣờng tài chính và kinh tế

Khi các chủ thể tiến hành huy động nguồn tài chính họ phải tuân thủ cơ chế thị trƣờng,

quan hệ cung cầu và giá cả của vốn. Các chủ thể cần tiến hành xây dựng, thiết lập các

chính sách huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất với chi phí nhỏ nhất.

Các yêu cầu đặt ra cho chính sách huy động vốn là:

Về thời gian: Đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn để giảm thiểu chi phí

Về kinh tế: Chi phí thấp nhất

Về mặt pháp lý: Sử dụng các phƣơng pháp huy động vốn tuân thủ các quy định của

pháp luật

Để huy động vốn hiệu quả phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của hệ thống tài chính và

khuôn khổ pháp lý ràng buộc sự vận hành của hệ thống tài chính.

2.2.2 Phân bổ nguồn tài chính

Qua chức năng này, các nguồn lực, các quỹ tiền tệ chuyên dùng đƣợc hình thành với

những quy mô nhất định tƣơng ứng với nhu cầu chi tiêu của các chủ thể.

Vấn đề trọng tâm của chiến lƣợc phân bổ nguồn lực tài chính là làm sao đạt hiệu quả

cao nhất khi nhu cầu vốn là vô hạn trong khi nguồn lực bị giới hạn, về mặt kỹ thuật

phân bổ nguồn lực tài chính phải dựa trên nền tảng của chiến lƣợc quản lý theo mục

tiêu. Khi lập một chiến lƣợc phân bổ tài chính trƣớc hết chủ thể cần xem xét và đánh giá

thực trạng nguồn lực sẵn có, môi trƣờng kinh doanh, pháp luật, điểm mạnh và yếu, cơ

hội cũng nhƣ thách thức đặt ra cho đơn vị. Ta có thể tóm tắt quy trình chiến lƣợc nhƣ

sau:

Page 30: Financial Basic in Vietnamese

Quy trình chi n lược phân ổ nguồn lực tài chính

Sau khi đánh giá, chúng ta sẽ nhận thức đƣợc thực trạng nguồn lực hiện tại và thiết lập

các mục tiêu chiến lƣợc phát triển. Bƣớc đánh giá ban đầu rất quan trọng đƣợc coi nhƣ

là nền móng cơ bản cho chiến lƣợc sau này. Nếu chúng ta đánh giá sai hoặc không

chính xác sẽ rất khó khăn trong việc xác định mục tiêu chiến lƣợc.

Việc thiết lập các mục tiêu chiến lƣợc phát triển cần tính đến các khía cạnh: quản lý tốt,

thể chế lành mạnh, tăng trƣởng bền vững, nguồn nhân lực… Tuy vậy cần xác định cho

đƣợc mục tiêu chiến lƣợc ƣu tiên, vì nhƣ trên chúng ta đã phân tích, nhu cầu của doanh

nghiệp là vô hạn trong khi nguồn lực có giới hạn, nếu ta dàn trải nhiều mục tiêu nhƣng

không xác định đƣợc mục tiêu quan trọng nhất sẽ dẫn đến việc phân bổ nguồn tài chính

không hiệu quả. Nên thực hiện việc lựa chọn và đánh đổi các mục tiêu trong sự so sánh

với các nguồn lực sẵn có.

Khi đã thiết lập đƣợc mục tiêu chiến lƣợc, chúng ta cần xác định đƣợc các phƣơng tiện

để đạt đƣợc mục tiêu đề ra tức là chúng ta cần chuyển mục tiêu thành chiến lƣợc hành

động, lập và tổ chức thực hiện chiến lƣợc nhằm đạt mục tiêu đề ra. Một chiến lƣợc phân

bổ tài chính đƣợc cho là thành công khi nó sau một quy trình phân bổ vị trí của chủ thể

thực hiện chiến lƣợc đó đƣợc nâng cao và đạt đƣợc hiệu quả mong muốn.

2.2.3 Kiểm tra tài chính

Kiểm tra tài chính bắt nguồn từ một chức năng, thuộc tính vốn có của tài chính và có

quan hệ biện chứng với chức năng huy động và phân bổ nguồn lực tài chính. Kiểm tra

Chiến lƣợc quản lý theo

mục tiêu

Vị trí hiện tại

Cách thức đạt

đƣợc mục tiêu

Mục tiêu

phát triển

Tổ chức

thực hiện

Page 31: Financial Basic in Vietnamese

tài chính phản ánh hoạt động thu thập và đánh giá những bằng chứng về thông tin liên

quan đến quá trình huy động và phân bổ nguồn tài chính với mục đích đảm bảo tính

hiệu quả và đúng đắn cũng nhƣ hiệu lực của việc lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Tính đúng đắn: Kiểm tra việc lập và sử dụng các quỹ tiền tệ có cần thiết và hợp pháp

hay không?

Tính hiệu quả: Việc sử dụng các quỹ tiền tệ có tiết kiệm và sinh lời không?

Tính hiệu lực: Kiểm tra việc sử dụng các quỹ tiền tệ có đạt đƣợc các mục tiêu dự kiến

hay không?

Qua việc kiểm tra tài chính đã giải quyết đƣợc mâu thuẫn trong sự phát triển giữa sự

giới hạn nguồn lực tài chính và nhu cầu vô hạn của sự phát triển, góp phần cân bằng lợi

ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

Tóm lại: Các chức năng tài chính có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, làm tiền đề

và bổ sung cho nhau. Trong đó, chức năng tổ chức vốn làm cơ sở để thực hiện các chức

năng phân phối, chức năng phân phối và chức năng tổ chức vốn sẽ tạo ra nhu cầu kiểm

tra, giám sát bằng đồng tiền để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng phân phối phù

hợp với các qui luật kinh tế khách quan, nâng cao tính hiệu quả trong phân phối các

nguồn tài chính trong xã hội.

Hệ thống tài chính

Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính

Trong nền kinh tế thị trƣờng, các hoạt động chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các

chủ thể diễn ra rất đa dạng, phong phú, đan xem tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ

thống nhất, đó là hệ thống tài chính.

Có thể hiểu hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trƣờng tài chính và các chủ

thể tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung - cầu về vốn lại với nhau.

Chức năng cơ bản của hệ thống tài chính là tạo kênh phân phối vốn từ ngƣời thừa vốn

đến ngƣời có nhu cầu về vốn. Qua hệ thống tài chính, ngƣời thừa vốn có cơ hội để đầu

tƣ và gia tăng lợi nhuận từ đồng vốn nhàn rỗi, còn những chủ thể thiếu vốn có cơ hội

tiếp cận các nguồn vốn để thoả mãn nhu cầu của mình. Ngoài ra, hệ thống tài chính còn

cung cấp các dịch vụ tài chính nhƣ: chia sẻ rủi ro, tính lỏng và thông tin các dịch vụ tài

chính.

Page 32: Financial Basic in Vietnamese

Cấu trúc hệ thống tài chính

Mối quan hệ giữa các định chế tài chính và thị trƣờng tài chính

Các định chế tài chính và thị trƣờng tài chính có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Theo mô

hình kinh doanh đa năng, hoạt động của các định chế tài chính không chỉ nằm ở một

lĩnh vực nhất định mà trải rộng trên nhiều lĩnh vực thuộc thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng

vốn, nghiệp vụ này bổ sung cho nghiệp vụ kia, tác động qua lại và bù trừ về rủi ro, lợi

ích, giúp cho các định chế tài chính và thị trƣờng tài chính cùng tồn tại và phát triển.

2.3.3. Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các nhà đầu tƣ:

Công ty tài chính, công ty bảo hiểm tham gia thị trƣờng chứng khoán với tƣ cách vừa

là ngƣời mua vừa là ngƣời bán để tìm kiếm lợi nhuận thông qua hình thức nhận cổ tức,

lãi trái phiếu, hay tìm kiếm giá trị thặng dƣ hoặc tìm kiếm thanh khoản. Vai trò của các

tổ chức này ở những nƣớc có nền kinh tế phát triển ngày càng trở nên quan trọng trong

việc tăng quy mô, tạo sự sôi động cho thị trƣờng. Mặt khác, các chủ thể này có thể tham

gia thị trƣờng với tƣ cách là nhà huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán trên

thị trƣờng sơ cấp. Đây là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả và đang đƣợc

các công ty sử dụng nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh, tạo thêm sự linh hoạt trong

việc huy động vốn.

Các nhà đầu tƣ là chủ thể rất quan trọng của thị trƣờng tài chính. Suy cho cùng, các nhà

đầu tƣ tham gia thị trƣờng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tƣ đồng vốn đầu tƣ của

mình. Khi thị trƣờng phát triển lành mạnh, lợi nhuận từ hoạt động đầu tƣ gia tăng sẽ

khuyến khích các nhà đầu tƣ chủ động cung ứng thêm vốn cho thị trƣờng tài chính đồng

thời sẽ thu hút thêm đƣợc các nhà đầu tƣ mới. Qua đó càng làm cho thị trƣờng phát

triển đa dạng, hoàn thiện hơn, mang lại lợi ích cho nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, khi đồng vốn

Vốn Thị trƣờng

tài chính Vốn

Vốn

Vốn

Những trung

gian tài chính Vốn

Chủ thể cho vay

1. Hộ gia đình

2. Doanh nghiệp

3. Chính phủ

4. Nƣớc ngoài

Chủ thể đi vay

1. Hộ gia đình

2. Doanh nghiệp

3. Chính phủ

4. Nƣớc ngoài

Page 33: Financial Basic in Vietnamese

đầu tƣ không mang lại hiệu quả, đặc biệt là khi xẩy ra khủng hoảng tài chính-tiền tệ,

tâm lý “bầy đàn” tháo chạy khỏi thị trƣờng tài chính có thể ngay lập tức làm sụp đổ thị

trƣờng, gây những tác hại không thể lƣờng hết đƣợc cho sự phát triển của thị trƣờng tài

chính và của nền kinh tế.

2.3.4. Ngân hàng thƣơng mại

Trên thị trƣờng sơ cấp, các NHTM tham gia thị trƣờng chứng khoán với tƣ cách là nhà

phát hành cổ phiếu để tạo vốn khi mới thành lập, hoặc tăng vốn bổ sung, cũng nhƣ phát

hành trái phiếu để huy động vốn. NHTM còn thực hiện các dịch vụ trên thị trƣờng

chứng khoán nhƣ tƣ vấn về phát hành, làm đại lý phát hành để hƣởng hoa hồng, hoặc

bảo lãnh phát hành toàn bộ để hƣởng phí bảo lãnh.

Trên thị trƣờng thứ cấp các NHTM còn thực hiện các dịch vụ khác với tƣ cách là

nhà trung gian môi giới chứng khoán để hƣởng phí hoa hồng, lƣu giữ chứng khoán,

nhận và trả cổ tức cho khách hàng, làm dịch vụ thanh toán chứng khoán, thực hiện các

sản phẩm phái sinh (hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tƣơng lai đối với trái

phiếu, cổ phiếu), cho vay chứng khoán. Các ngân hàng lớn còn thành lập công ty chứng

khoán. Các công ty chứng khoán này sẽ tham gia thị trƣờng chứng khoán thông qua các

nghiệp vụ đƣợc cấp phép.

2.3.5. Các định chế tài chính trung gian đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ nâng cao

mức tín nhiệm

Trong các quá trình hoạt động các định chế tài chính trung gian có thể dùng uy tín của

mình để đánh giá và hỗ trợ đảm bảo một phần nghĩa vụ thanh toán cho các tổ chức phát

hành mất khả năng chi trả, qua đó góp phần nâng cao mức tín nhiệm cho các tổ chức

phát hành chứng khoán. Các định chế tài chính thực hiện việc hỗ trợ nâng cao mức tín

nhiệm thƣờng là các định chế có tiềm lực mạnh về tài chính, có uy tín cao trong thanh

toán và có khả năng đánh giá rủi ro liên quan đến dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

2.3.6. Các định chế tài chính trung gian đóng vai trò là bên thứ ba trong quá trình

chứng khoán hoá.

Chứng khoán hoá là một quá trình kết hợp lại các công cụ giống nhƣ các khoản nợ, các

khoản vay cầm cố hay thế chấp có tính lỏng thấp thành chứng khoán có tính lỏng cao,

có thể chuyển nhƣợng trên thị trƣờng tài chính. Quá trình chứng khoán hoá các khoản

vốn có tính thanh khoản thấp luôn phải có một bên thứ ba đứng giữa làm trung gian.

Bên thứ ba này là các định chế tài chính chuyên nghiệp trong định giá chứng khoán, có

Page 34: Financial Basic in Vietnamese

uy tín và tiềm lực tài chính, đồng thời có khả năng bảo lãnh phát hành và tạo dựng thị

trƣờng cho các công cụ tài chính mới.

2.4. Thị trƣờng tài chính

2.4.1. Khái niệm

Thị trƣờng tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhƣợng quyền sử

dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định.

Các công cụ tài chính còn đƣợc gọi là các chứng khoán. Chứng khoán có hai loại:

Chứng khoán nợ: là những chứng khoán xác nhận quyền đƣợc nhận lại khoản vốn đã

ứng trƣớc (cho vay) cho nhà phát hành khi chúng đáo hạn cũng nhƣ quyền đƣợc hƣởng

những khoản lãi theo thỏa thuận từ việc cho vay. Chứng khoán nợ đƣợc xem là những

công cụ tài chính có thu nhập cố định do nó cam kết trả cho ngƣời sở hữu chúng những

khoản tiền cố định trong tƣơng lai.

Chứng khoán vốn: là những chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần thu nhập

và tài sản của công ty phát hành. Khi nhà đầu tƣ nắm giữ chứng khoán nợ, họ đã trở

thành ngƣời chủ của một phần hoặc toàn bộ công ty phát hành.

Những ngƣời cần vốn (thƣờng là các công ty hay chính phủ) thông qua việc phát hành

(bán) các chứng khoán để huy động vốn từ thị trƣờng tài chính. Còn những ngƣời có

tiền (các nhà đầu tƣ) bằng cách mua các chứng khoán đã cung cấp các khoản vốn cho

các nhà phát hành. Nhƣ vậy đối với những ngƣời cần vốn, chứng khoán là một phƣơng

tiện tài chính để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn hoặc dài hạn, còn đối với

những ngƣời thừa tiền, chứng khoán là một phƣơng tiện đầu tƣ để hƣởng những thu

nhập nhất định. Cùng với sự phát triển của hoạt động tài chính, ngoài chức năng lƣu

chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, thị trƣờng tài chính còn cung cấp các phƣơng tiện

để quản lý những rủi ro liên quan đến các hoạt động lƣu chuyển vốn này. Chính vì vậy,

bên cạnh hai loại cơ bản là chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, trên thị trƣờng tài

chính còn lƣu thông các công cụ tài chính đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý các

rủi ro liên quan đến không chỉ các tài sản sản tài chính mà cả hàng hoá và tiền tệ. Các

công cụ tài chính đặc biệt này đƣợc gọi là các công cụ phái sinh hay chứng khoán phái

sinh (derivaties). Chứng khoán phái sinh có đặc điểm là giá trị của nó phụ thuộc vào

mức độ biến động giá cả của các hàng hoá trên thị trƣờng (bao gồm không chỉ chứng

khoán nợ, chứng khoán vốn, mà cả ngoại hối và hàng hoá thông thƣờng).

Page 35: Financial Basic in Vietnamese

2.4.2. Phân loại thị trƣờng tài chính

a) Căn cứ vào kỳ hạn của chứng khoán mua bán trên thị trƣờng

* Thị trƣờng tiền tệ (Money market)

Thị trƣờng tiền tệ là thị trƣờng mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn – short-term debt

securities (có thời hạn đáo hạn từ một năm trở xuống).

Những ngƣời đi vay/phát hành trên thị trƣờng này là những ngƣời đang thiếu hụt tạm

thời về tiền tệ để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. Thông qua các giao dịch mua bán

quyền sử dụng vốn vay ngắn hạn, thị trƣờng tiền tệ đã cung ứng một lƣợng tiền tệ cho

họ để thoả mãn nhu cầu thanh toán. Cũng vì thế mà nó đƣợc gọi là “thị trƣờng tiền tệ”.

Những ngƣời mua/cho vay trên thị trƣờng tiền tệ là những ngƣời có vốn tạm thời nhàn

rỗi, chƣa muốn đầu tƣ hoặc đang tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ, do vậy họ chuyển nhƣợng

quyền sử dụng vốn của mình trong thời hạn ngắn để tranh thủ hƣởng lãi. Đối với họ,

việc đầu tƣ vào thị trƣờng tiền tệ chỉ mang tính nhất thời, họ không quan tâm nhiều tới

mức sinh lợi mà chủ yếu là vấn đề an toàn và tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay

khi cần.

Trên thị trƣờng tiền tệ, do khối lƣợng giao dịch chứng khoán thƣờng có qui mô lớn nên

các nhà đầu tƣ (cho vay) thƣờng là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty tài chính

hoặc phi tài chính, còn những ngƣời vay vốn thƣờng là chính phủ, các công ty và ngân

hàng.

Tuỳ theo phạm vi các chủ thể đƣợc tham gia giao dịch trên thị trƣờng mà thị trƣờng tiền

tệ còn đƣợc chia thành

Thị trƣờng liên ngân hàng (Interbank Market) – là thị trƣờng tiền tệ mà các giao dịch về

vốn chỉ diễn ra giữa các ngân hàng (kể cả NHTW)

Thị trƣờng mở (Open Market) – là thị trƣờng tiền tệ mà ngoài các ngân hàng ra còn có

các tổ chức phi ngân hàng tham gia.

Ngoài ra trong thị trƣờng tiền tệ còn có một thị trƣờng bộ phận chuyên giao dịch các

chứng khoán ngắn hạn đƣợc ghi bằng ngoại tệ, thị trƣờng này đƣợc gọi là thị trƣờng hối

đoái (Foreign Exchange Market). Thị trƣờng hối đoái ngoài các chứng khoán còn mua

bán cả ngoại tệ tiền mặt và các phƣơng tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ nhƣ séc ngoại

tệ. Ở Việt nam, thị trƣờng tiền tệ đƣợc tổ chức dƣới các hình thức: thị trƣờng nội tệ liên

ngân hàng (đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1993) và thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng

(đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1994).

Page 36: Financial Basic in Vietnamese

* Thị trƣờng vốn (Capital market)

Thị trƣờng vốn là thị trƣờng mua bán các chứng khoán nợ dài hạn (có thời hạn đáo hạn

trên một năm) và các chứng khoán vốn.

Do các chứng khoán mua bán trên thị trƣờng vốn có thời hạn dài nên các nhà phát hành

có thể sử dụng vốn thu đƣợc để đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy thị trƣờng vốn

đƣợc coi là thị trƣờng cung ứng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế.

b) Căn cứ vào mục đích hoạt động của thị trƣờng

* Thị trƣờng sơ cấp (Primary market)

Thị trƣờng sơ cấp là thị trƣờng trong đó các chứng khoán mới đƣợc các nhà phát hành

bán cho các khách hàng đầu tiên, và do vậy còn đƣợc gọi là thị trƣờng phát hành. Thị

trƣờng này cho phép các chủ thể kinh tế nhƣ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính,

chính phủ... huy động vốn từ nền kinh tế bằng việc phát hành các chứng khoán mới.

Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán tại thị trƣờng này chủ yếu diễn ra giữa các

nhà phát hành và các nhà đầu tƣ lớn nhƣ các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tƣ

hay công ty bảo hiểm... theo hình thức bán buôn. Các nhà đầu tƣ này khi đó đóng vai trò

nhƣ nhà bảo lãnh cho đợt phát hành chứng khoán (underwriting securities), họ sẽ mua

lại toàn bộ số chứng khoán phát hành ra theo mức giá thoả thuận (thƣờng là thấp hơn

mức giá công bố) để sau này bán lẻ ra thị trƣờng cho các nhà đầu tƣ khác. Vì các thoả

thuận về bảo lãnh chứng khoán thƣờng đƣợc tổ chức riêng giữa các nhà bảo lãnh và nhà

phát hành nên hoạt động giao dịch cụ thể tại thị trƣờng này không đƣợc công khai cho

mọi ngƣời.

* Thị trƣờng thứ cấp (Secondary market)

Thị trƣờng thứ cấp là thị trƣờng trong đó các chứng khoán đã đƣợc phát hành trên thị

trƣờng sơ cấp đƣợc mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Nó đƣợc

xem nhƣ thị trƣờng bán lẻ các chứng khoán để phân biệt với thị trƣờng sơ cấp là thị

trƣờng bán buôn các chứng khoán.

Thị trƣờng thứ cấp đảm bảo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, cho phép

những ngƣời giữ chứng khoán có thể rút ra khỏi sự đầu tƣ tại thời điểm nào mà họ

mong muốn hoặc có thể thực hiện việc di chuyển đầu tƣ từ khu vực này sang khu vực

khác. Sự khác nhau chủ yếu giữa thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp là ở chỗ hoạt

động của thị trƣờng sơ cấp làm gia tăng thêm vốn cho nền kinh tế còn hoạt động của thị

Page 37: Financial Basic in Vietnamese

trƣờng thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không

làm tăng thêm lƣợng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế.

Giữa thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Thị trƣờng sơ cấp đóng vai trò tạo cơ sở cho những hoạt động của thị trƣờng thứ cấp vì

nó là nơi tạo ra hàng hoá để mua bán trên thị trƣờng thứ cấp. Thị trƣờng thứ cấp cũng

có tác dụng trở lại đối với thị trƣờng sơ cấp, đóng vai trò tạo động lực cho sự phát triển

của thị trƣờng này. Tác dụng của thị trƣờng thứ cấp tới thị trƣờng sơ cấp đƣợc thể hiện

ở hai chức năng của nó:

Thứ nhất: thị trƣờng thứ cấp tạo ra tính lỏng cho các chứng khoán đƣợc phát hành ra

trên thị trƣờng sơ cấp, nhờ vậy sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho các chứng khoán, giúp cho

việc phát hành chúng tại thị trƣờng sơ cấp đƣợc thuận lợi;

Thứ hai: thị trƣờng thứ cấp đóng vai trò xác định giá của các chứng khoán sẽ đƣợc phát

hành trên thị trƣờng sơ cấp. Các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng sơ cấp sẽ không thể mua các

chứng khoán phát hành mới tại thị trƣờng này với giá cao hơn giá mà họ nghĩ sẽ có thể

bán đƣợc tại thị trƣờng thứ cấp. Nếu chứng khoán của một nhà phát hành đƣợc mua bán

với giá cao tại thị trƣờng thứ cấp thì nhà phát hành càng có cơ hội thu đƣợc nhiều vốn

nhờ việc phát hành các chứng khoán mới tại thị trƣờng sơ cấp.

Chính vì những đặc điểm này mà các tổ chức phát hành cũng nhƣ các nhà đầu tƣ quan

tâm nhiều tới thị trƣờng thứ cấp hơn là thị trƣờng sơ cấp.

c) Căn cứ vào phƣơng thức tổ chức và giao dịch của thị trƣờng

Thị trƣờng thứ cấp hoạt động dƣới hai hình thức: thị trƣờng tập trung và thị trƣờng phi

tập trung.

* Thị trƣờng tập trung (Exchanges)

Thị trƣờng tập trung là thị trƣờng mà việc giao dịch mua bán chứng khoán đƣợc thực

hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định. Thị trƣờng tập trung là các Sở giao

dịch chứng khoán nhƣ Sở giao dịch chứng khoán New York, Sở giao dịch chứng khoán

Tokyo, Sở giao dịch chứng khoán London, Sở giao dịch chứng khoán Paris...Sở giao

dịch đƣợc tổ chức dƣới hình thức một công ty cổ phần. Sở giao dịch cung cấp cho

những ngƣời mua bán chứng khoán các phƣơng tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành

giao dịch nhƣ: dịch vụ thanh toán, lƣu ký chứng khoán, hệ thống máy tính nối mạng, hệ

thống bảng giá điện tử để yết giá chứng khoán, hệ thống ghép lệnh mua và bán chứng

khoán....

Page 38: Financial Basic in Vietnamese

Hoạt động mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch bắt buộc phải thông qua các trung

gian môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán (brokers). Các nhà môi giới muốn

hoạt động tại Sở giao dịch phải làm thủ tục đăng ký với Sở giao dịch chứng khoán.

Những ngƣời mua và bán chứng khoán sẽ thông qua những đại diện giao dịch của các

công ty chứng khoán để đƣa ra các lệnh mua và bán chứng khoán. Sau đó, các lệnh mua

và bán của nhà đầu tƣ sẽ đƣợc nhập vào hệ thống giao dịch chung của Sở giao dịch

thông qua hệ thống máy tính để tự động khớp giá giữa các lệnh mua và bán phù hợp.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ có thể sử dụng hình thức đàm phán trực tiếp tại nhiều Sở

giao dịch, ngƣời ta gọi là giao dịch thỏa thuận. Không phải tất cả các loại chứng khoán

đều đƣợc mua bán tại Sở giao dịch, mà chỉ những chứng khoán đã đƣợc đăng ký yết

giá. Để chứng khoán do một công ty phát hành đƣợc đăng ký yết giá, công ty đó phải

thoả mãn các điều kiện cần thiết về qui mô vốn, về số lƣợng chứng khoán đã phát hành,

về hiệu quả kinh doanh trong thời gian gần đây…Sau khi đƣợc Sở giao dịch chấp nhận,

chứng khoán đƣợc đăng ký vào danh bạ của Sở giao dịch chứng khoán và thƣờng xuyên

đƣợc niêm yết giá trên Sở giao dịch.

* Thị trƣờng phi tập trung (OTC markets or Off-exchange markets)

Thị trƣờng OTC là thị trƣờng mà các hoạt động mua bán chứng khoán đƣợc thực hiện

phân tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định.

Trên thế giới, thị trƣờng phi tập trung đƣợc tổ chức dƣới hình thức một thị trƣờng giao

dịch “qua quầy” – OTC Market (Over-the-counter Market). Đó là hình thức giao dịch

mà những nhà buôn chứng khoán (dealer) tại các địa điểm khác nhau công bố một danh

mục chứng khoán với giá mua và bán đƣợc yết sẵn, và họ sẽ sẵn sàng mua hoặc bán

chứng khoán thẳng cho những ai chấp nhận giá của họ

Do hoạt động mua bán chứng khoán tại thị trƣờng OTC đều đƣợc thực hiện qua mạng

máy tính nên các nhà buôn chứng khoán cũng nhƣ khách hàng có điều kiện biết rõ các

mức giá mà các nhà buôn chứng khoán khác chào bán, vì vậy tính chất cạnh tranh của

thị trƣờng này rất cao, không kém gì Sở giao dịch.

Nhƣ vậy thị trƣờng OTC không phải là một thị trƣờng hiện hữu, nó không có địa điểm

tập trung nhất định mà thay vào đó là một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại mà các

bên tham gia thị trƣờng sử dụng để thƣơng lƣợng việc mua bán chứng khoán. Do hình

thức tổ chức nhƣ vậy nên các chứng khoán mua bán tại thị trƣờng OTC rất đông đảo và

đa dạng, nó bao gồm chứng khoán của cả những công ty chƣa đủ điều kiện yết giá tại

Page 39: Financial Basic in Vietnamese

Sở giao dịch lẫn những công ty chƣa muốn yết giá tại Sở giao dịch. Theo các số liệu

thống kê thì ở các nƣớc phát triển giá trị các chứng khoán đƣợc mua bán qua thị trƣờng

OTC lớn hơn rất nhiều so với mua bán tại Sở giao dịch.

Ngoài hai hình thức giao dịch mua bán chứng khoán đã nêu trên: giao dịch tại Sở giao

dịch và giao dịch tại thị trƣờng OTC, trên thị trƣờng tài chính thực tế còn tồn tại một bộ

phận các giao dịch mua bán trực tiếp giữa những ngƣời sở hữu chứng khoán. Thị trƣờng

các giao dịch chứng khoán này có thể gọi là thị trƣờng tự do hay thị trƣờng chợ đen.

Các thị trƣờng này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển của thị trƣờng tài chính,

khi mà những ngƣời nắm giữ chứng khoán có nhu cầu bán lại những chứng khoán của

mình.

Ngay cả ngày nay, mặc dù đã xuất hiện những thị trƣờng tiên tiến hơn nhƣ Sở giao dịch

hay thị trƣờng OTC, loại thị trƣờng tự do này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên quy mô của

chúng không lớn lắm, độ rủi ro lại cao, và chỉ có ý nghĩa tại các nƣớc mới hình thành

thị trƣờng tài chính.

2.4.3. Các công cụ của thị trƣờng tài chính

Để hiểu rõ hơn cách thức thị trƣờng tài chính lƣu chuyển vốn từ ngƣời dƣ thừa vốn sang

ngƣời cần vốn, trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu các phƣơng tiện giúp thị trƣờng

tài chính lƣu chuyển các khoản vốn, đó chính là các công cụ tài chính hay các chứng

khoán.

a) Các công cụ lƣu thông trên thị trƣờng tiền tệ.

Các công cụ lƣu thông trên thị trƣờng tiền tệ có đặc điểm chung là kỳ hạn thanh toán

ngắn, tính thanh khoản cao và độ rủi ro thấp. Chúng bao gồm các loại chủ yếu sau:

* Tín phiếu kho bạc (Treasury bill)

Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc phát hành để

bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của NSNN. Nó thuộc loại chứng khoán chiết khấu.

Đó là loại chứng khoán không đƣợc nhà phát hành trả lãi song lại đƣợc bán với giá chiết

khấu tức là giá thấp hơn mệnh giá. Khi đến hạn, nhà đầu tƣ đƣợc nhận lại đủ mệnh giá,

vì vậy phần chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán và giá mua chứng khoán chính là lãi

của nhà đầu tƣ. Tín phiếu kho bạc có các kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng.

Tín phiếu kho bạc đƣợc xem là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trƣờng

tiền tệ bởi vì hầu nhƣ không có khả năng vỡ nợ từ ngƣời phát hành, tức là không thể có

chuyện chính phủ mất khả năng thanh toán khoản nợ khi đến kỳ hạn thanh toán, chính

Page 40: Financial Basic in Vietnamese

phủ lúc nào cũng có thể tăng thuế hoặc in tiền để trả nợ. Tuy nhiên mức lãi suất của nó

thƣờng thấp hơn các công cụ khác lƣu thông trên thị trƣờng tiền tệ.

Tín phiếu kho bạc thƣờng đƣợc phát hành theo từng lô bằng phƣơng pháp đấu giá.

Ngƣời mua chủ yếu là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty và các trung gian tài

chính khác.

Tín phiếu kho bạc đƣợc xem là công cụ có tính lỏng cao nhất trên thị trƣờng tiền tệ do

nó đƣợc mua bán nhiều nhất. Tín phiếu kho bạc thƣờng đƣợc Ngân hàng trung ƣơng các

nƣớc sử dụng nhƣ một công cụ để điều hành chính sách tiền tệ thông qua thị trƣờng mở.

* Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhƣợng đƣợc (NCDs)

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một công cụ nợ (debt instrument) do các

ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc

(đƣợc gọi là mệnh giá của chứng chỉ) cho ngƣời gửi tiền khi đến ngày đáo hạn. Lúc đầu,

các chứng chỉ tiền gửi không đƣợc phép bán lại và nếu ngƣời gửi tiền rút vốn trƣớc hạn

thì sẽ phải chịu phạt. Nhƣng về sau để tăng tính hấp dẫn của các chứng chỉ tiền gửi này,

các ngân hàng bắt đầu cho phép các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn (ví dụ ở Mỹ là

trên 100.000 USD) đƣợc phép bán lại trƣớc hạn (với một mức giá khấu trừ), thậm chí

có thể bán cho chính ngân hàng phát hành. Khi đó chúng đƣợc gọi là các chứng chỉ tiền

gửi có thể chuyển nhƣợng (NCDs).

NCDs thƣờng đƣợc các ngân hàng dùng để huy động các nguồn vốn lớn từ các công ty,

các quỹ tƣơng hỗ thị trƣờng tiền tệ, các tổ chức của chính phủ... Tại Mỹ, tổng dƣ nợ từ

phát hành các NCDs của các ngân hàng gần đây đã vƣợt quá tổng số dƣ nợ của tín phiếu

kho bạcMỹ.

* Thƣơng phiếu (Commercial paper)

Thƣơng phiếu là những giấy nhận nợ do các công ty có uy tín phát hành để vay vốn

ngắn hạn từ thị trƣờng tài chính. Chúng đƣợc phát hành theo hình thức chiết khấu, tức

là đƣợc bán với giá thấp hơn mệnh giá. Chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá thƣơng

phiếu chính là thu nhập của ngƣời sở hữu thƣơng phiếu.

Những thƣơng phiếu nguyên thuỷ (commercial bill) chỉ xuất hiện trong các hoạt động

mua bán chịu hàng giữa các công ty kinh doanh với nhau. Nó có thể do ngƣời bán chịu

hay ngƣời mua chịu hàng hoá phát hành nhƣng bản chất vẫn là giấy xác nhận quyền đòi

tiền khi đến hạn của ngƣời sở hữu thƣơng phiếu. Ngày nay, thƣơng phiếu xuất hiện

Page 41: Financial Basic in Vietnamese

mang tính đa dạng hơn. Thƣơng phiếu đƣợc phát hành không chỉ trong quan hệ mua

bán chịu hàng hoá mà còn đƣợc phát hành để vay vốn trên thị trƣờng tiền tệ.

Các công ty danh tiếng khi có nhu cầu vốn có thể phát hành thƣơng phiếu bán trực tiếp

cho ngƣời mua theo mức giá chiết khấu. Những ngƣời đầu tƣ thƣơng phiếu ngoài các

ngân hàng còn có các trung gian tài chính và công ty khác. Các thƣơng phiếu có mức độ

rủi ro cao hơn tín phiếu kho bạc nhƣng mức lãi suất chiết khấu cũng cao hơn. Thị

trƣờng thƣơng phiếu ngày nay rất sôi động và phát triển với tốc độ rất nhanh. Việc

chuyển nhƣợng thƣơng phiếu đƣợc thực hiện bằng hình thức ký hậu.

* Chấp phiếu ngân hàng (Banker‟s acceptance)

Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và đƣợc ngân

hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu.Trong

các giao dịch mua bán chịu, khi ngƣời bán không tin vào khả năng thanh toán của ngƣời

mua, họ sẽ yêu cầu ngƣời mua phải có sự bảo đảm thanh toán từ một ngân hàng có uy

tín. Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khoản thanh toán, nó cho phép ngƣời bán ký

phát hối phiếu đòi tiền thẳng ngân hàng và ngân hàng sẽđóng dấu chấp nhận trả tiền lên

tờ hối phiếu đó. Nhƣ vậy, ngƣời trả tiền hối phiếu bây giờ không phải là ngƣời mua nữa

mà là ngân hàng, do vậy ngƣời bán đƣợc đảm bảo khá chắc chắn về khả năng thanh

toán của tờ hối phiếu. Để đƣợc ngân hàng ký chấp nhận vào tờ hối phiếu, ngƣời mua

chịu phải ký quỹ gửi vào ngân hàng một phần hoặc toàn bộ số tiền của tờ hối phiếu

hoặc đƣợc ngân hàng đồng ý cho vay để thanh toán hối phiếu. Ngân hàng sẽ thu từ

ngƣời mua chịu một khoản phí bảo đảm thanh toán. Các chấp phiếu ngân hàng này

đƣợc sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Do đƣợc ngân hàng chấp nhận thanh toán nên các chấp phiếu ngân hàng là một công cụ

nợ có độ an toàn khá cao, nhất là khi ngân hàng chấp nhận là các ngân hàng lớn, có uy

tín. Những ngƣời sở hữu chấp phiếu có thểđem bán chúng trên thị trƣờng tiền tệ với giá

chiết khấu để thu tiền mặt ngay khi cần vốn gấp.

* Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement - Repo)

Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó ngân hàng bán một số lƣợng tín phiếu kho

bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày

hay một vài tuần với mức giá cao hơn. Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn

hạn (thƣờng không quá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc

làm vật thế chấp.

Page 42: Financial Basic in Vietnamese

VD: Một công ty lớn của Mỹ là General Motors (GM), có một số vốn nhàn rỗi trong tài

khoản là 1 triệu USD. Công ty muốn tranh thủ cho vay ngắn hạn khoản tiền này. Ngân

hàng Citibank khi đó đang có nhu cầu vay 1 triệu USD trong 1 tuần. Ngân hàng quyết

định sử dụng một “Repo” để vay của GM bằng cách ký hợp đồng bán cho GM 1 triệu

USD tín phiếu kho bạc mà ngân hàng đang nắm giữ với cam kết sẽ mua lại số tín phiếu

này với giá cao hơn sau đó 1 tuần. Nhƣ vậy, thông qua hợp đồng mua lại – “Repo” nói

trên, công ty GM đã cung cấp cho Citibank một khoản vay ngắn hạn, lãi trả cho GM

chính là khoản chênh lệch giữa giá bán lại tín phiếu cho ngân hàng sau đó 1 tuần và giá

mua tín phiếu lúc đầu. Trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro Citibank không thanh toán đƣợc

nợ cho GM khi đến hạn, 1 triệu USD tín phiếu kho bạc vẫn thuộc sở hữu của GM và

công ty có thể bán trên thị trƣờng tiền tệ để thu hồi vốn về. Nhƣ vậy 1 triệu USD tín

phiếu kho bạc (một công cụ có tính lỏng cao nhất và an toàn nhất trên thị trƣờng tiền tệ)

đã đƣợc sử dụng làm vật thế chấp trong “Repo” để đảm bảo khả năng thanh toán nợ của

Citibank và đã làm cho GM yên tâm khi cho vay.

Ngoài các công cụ phổ biến trên, ở các nƣớc có thị trƣờng tiền tệ phát triển (ví dụ nhƣ

Mỹ) còn có thêm một số công cụ khác nhƣ:

* Qu liên bang (Fed Funds)

Quỹ liên bang là những khoản vay nợ ngắn hạn (thƣờng chỉ qua một đêm) điển hình

giữa các ngân hàng Mỹ. Đối tƣợng vay ở đây là những món tiền gửi của các ngân hàng

tại Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)

Khi tiền gửi của một ngân hàng tại Fed không đạt đến tổng số mà Fed qui định phải có,

nó sẽ tiến hành vay từ những ngân hàng nào có khoản tiền gửi tại Fed vƣợt quá qui định

để bù đắp cho khoản thiếu hụt của mình.

Thị trƣờng vay quỹ liên bang rất nhạy cảm đối với các nhu cầu tín dụng của ngân hàng

khiến cho lãi suất của các khoản vay này (gọi là lãi suất quĩ liên bang) đƣợc xem là một

phong vũ biểu để đo mức độ căng thẳng của thị trƣờng tín dụng trong hệ thống ngân

hàng. Khi lãi suất cao là lúc các ngân hàng đang bị sức ép về vốn, khi lãi suất thấp là

nhu cầu tín dụng của các ngân hàng thấp.

* Đô la châu Âu (Euro dollars)

Những đồng đô la Mỹ do các ngân hàng ngoại quốc ở bên ngoài nƣớc Mỹ hoặc những

chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở ngoại quốc nắm giữ đƣợc gọi là đô la châu Âu. Các

ngân hàng Mỹ có thể vay những món tiền này từ các ngân hàng nƣớc ngoài hoặc từ các

Page 43: Financial Basic in Vietnamese

chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở nƣớc ngoài khi họ cần vốn. Đồng đô la châu Âu ngày

nay đã trở thành một nguồn vốn ngắn hạn quan trọng đối với các ngân hàng Mỹ (năm

1998 là trên 100 tỷ USD).

b) Các công cụ lƣu thông trên thị trƣờng vốn

Các công cụ lƣu thông trên thị trƣờng vốn có độ rủi ro cao hơn so với các công cụ trên

thị trƣờng tiền tệ do giá cả biến động nhiều hơn, tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán

nhƣng mức sinh lợi cao hơn vì các chứng khoán dài hạn thƣờng đem lại lợi tức lớn hơn.

Sau đây là một số công cụ điển hình:

* Trái phiếu (Bond)

Trái phiếu là một chứng thƣ xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định kỳ và vốn

gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành.

Nhƣ vậy, trái phiếu có bản chất là một công cụ nợ (debt instrument). Nó có những đặc

điểm cơ bản sau:

Mệnh giá của trái phiếu (Face value): Là số tiền ghi trên bề mặt của tờ trái phiếu. Mệnh

giá của trái phiếu thƣờng chính là giá bán của trái phiếu khi phát hành, và đây cũng là

số tiền mà nhà phát hành phải hoàn trả lại cho ngƣời sở hữu trái phiếu khi trái phiếu đáo

hạn. Luật các nƣớc có thể qui định mệnh giá tối thiểu của trái phiếu.

VD: Nghị định 144/CP qui định mệnh giá tối thiểu của các trái phiếu phát hành ra công

chúng tại Việt nam là 100.000đ và bội số của 100.000đ.

Thời hạn của trái phiếu (Maturity): Là thời hạn vay vốn của tổ chức phát hành, nó đƣợc

ghi rõ trên tờ trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu thƣờng từ 2 năm trở lên, có thể tới hơn

10 năm.

Lãi trả cho trái phiếu (Interest): Lãi trả cho trái phiếu thƣờng đƣợc qui định theo tỷ lệ

phần trăm trên mệnh giá. Lãi suất trái phiếu có thể đƣợc qui định cố định hoặc thả nổi

lên xuống theo lãi suất thị trƣờng. Lãi thƣờng đƣợc trả định kỳ hàng năm hoặc một năm

hai lần. Kỳ hạn trả lãi cũng nhƣ lãi suất trái phiếu đều đƣợc qui định rất cụ thể trên tờ

trái phiếu.

Ngƣời sở hữu trái phiếu (Bondholder): Bằng việc mua trái phiếu, ngƣời sở hữu trái

phiếu đã cung cấp cho nhà phát hành một khoản vay ứng trƣớc. Tên của ngƣời sở hữu

trái phiếu có thể đƣợc ghi trên tờ trái phiếu (nếu là trái phiếu đích danh) hoặc không

đƣợc ghi (nếu là trái phiếu vô danh). Ngƣời sở hữu trái phiếu ngoài quyền đƣợc đòi lãi

Page 44: Financial Basic in Vietnamese

và vốn khi đến hạn còn có quyền chuyển nhƣợng trái phiếu cho ngƣời khác khi trái

phiếu chƣa hết hạn.

Khả năng thanh toán gốc và lãi của trái phiếu phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của tổ chức

phát hành, do vậy khi phân loại trái phiếu, ngƣời ta thƣờng căn cứ vào ai là nhà phát

hành. Với căn cứ phân chia nhƣ vậy, trái phiếu có hai loại chủ yếu sau:

Trái phiếu chính phủ (Government bond) Trái phiếu chính phủ thƣờng dƣới dạng trái

phiếu kho bạc. Đây là các trái phiếu do Kho bạc phát hành để bù đắp thâm hụt ngân

sách quốc gia hàng năm. Trái phiếu kho bạc trung hạn (Treasury note) có thời hạn dƣới

10 năm, còn trái phiếu kho bạc dài hạn (Treasury bond) có thời hạn trên 10 năm.

Các trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu mua bán mạnh nhất trên thị trƣờng vốn các

nƣớc nên đƣợc xem là công cụ nợ lỏng nhất trên thị trƣờng vốn.

Các nhà đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ bao gồm các ngân hàng (kể cả NHTW), các cá

nhân và một số tổ chức tài chính khác. Ngoài trái phiếu chính phủ, còn có các trái phiếu

do các cơ quan trực thuộc chính phủ phát hành (Government agency bonds) và trái

phiếu của chính quyền địa phƣơng (Local government bonds hoặc Municipal bonds).

Một ví dụ về trái phiếu do các cơ quan trực thuộc chính phủ phát hành là các trái phiếu

bảo đảm bằng khoản cho vay thế chấp do GNMA – một tổ chức trực thuộc chính phủ

Mỹ – phát hành. Các chính quyền địa phƣơng cũng có thể phát hành trái phiếu để vay

vốn cho chi tiêu ngân sách địa phƣơng hoặc để đầu tƣ cho từng công trình cụ thể theo

kế hoạch, ví dụ để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công

cộng. Loại trái phiếu này thƣờng có những ƣu đãi đặc biệt nhƣ tiền lãi không phải chịu

thuế. Tính chất của các loại trái phiếu này cũng gần tƣơng tự trái phiếu chính phủ.

Những nhà đầu tƣ chính là các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các cá nhân.

Tại Việt nam, ngoài trái phiếu kho bạc (thƣờng có thời hạn 5 năm), chính phủ còn phát

hành công trái quốc gia. Các công trái này thƣờng có mức sinh lời kém, chủ yếu mang

tính chất động viên ngƣời dân giúp đỡ nhà nƣớc bằng cách cho vay vốn. Ngoài ra, các

ngành lớn của Việt nam cũng phát hành trái phiếu công trình để tài trợ cho hoạt động

đầu tƣ của mình.

Trái phiếu công ty (Corporate bond)

Trái phiếu công ty thƣờng do các công ty có uy tín lớn phát hành. Những ngƣời nắm

giữ trái phiếu trở thành chủ nợ của công ty và có quyền yêu cầu thanh toán lãi và vốn

khi đến hạn. Khác với các cổ đông, thu nhập của những ngƣời nắm giữ trái phiếu công

Page 45: Financial Basic in Vietnamese

ty không phụ thuộc vào tình hình lợi nhuận của công ty và họ luôn đƣợc ƣu tiên thanh

toán lãi trƣớc các cổ đông, kể cả cổ đông cổ phiếu ƣu đãi.

Các trái phiếu công ty nhìn chung có qui mô giao dịch nhỏ hơn so với các trái phiếu

chính phủ, do vậy mà chúng kém lỏng hơn. Tại các nƣớc phát triển, thị trƣờng trái phiếu

công ty cũng có qui mô nhỏ hơn thị trƣờng cổ phiếu công ty (tại Mỹ thị trƣờng trái

phiếu công ty chỉ bằng gần 1/5 thị trƣờng cổ phiếu công ty) tuy nhiên tốc độ phát triển

của nó lại nhanh hơn thị trƣờng cổ phiếu công ty nhiều nên trong tƣơng lai trái phiếu

công ty có thể sẽ là một nguồn tài chính quan trọng hơn so với các cổ phiếu công ty.

Nắm giữ trái phiếu công ty thƣờng là các công ty bảo hiểm (đặc biệt là công ty bảo

hiểm nhân thọ), các quỹ hƣu trí, các công ty chứng khoán và cả các cá nhân. Việc phát

hành trái phiếu công ty chƣa phổ biến ở Việt nam. Chủ yếu mới chỉ có các ngân hàng

phát hành trái phiếu ngân hàng để vay vốn từ dân.

* Cổ phiếu (StockUS

/ShareUK

Certificate)

Cổ phiếu là một chứng thƣ hay bút toán ghi sổ xác nhận trái quyền (quyền hƣởng lợi)

về vốn đối với thu nhập và tài sản ròng của một công ty cổ phần.

Cổ phiếu có bản chất là một công cụ góp vốn và chỉ do các công ty cổ phần phát hành.

Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần chia số vốn cần huy động thành nhiều phần nhỏ

bằng nhau, gọi là các cổ phần. Ngƣời mua những cổ phần này đƣợc gọi là cổ đông. Với

số cổ phần đã mua, các cổ đông đƣợc cấp một giấy chứng nhận sở hữu, giấy này gọi là

cổ phiếu. Vốn mà công ty cổ phần huy động đƣợc từ việc phát hành cổ phiếu đƣợc xem

là vốn thuộc sở hữu của công ty. Những cổ đông khi mua các cổ phần của công ty đã

thực hiện việc góp vốn để công ty kinh doanh và do vậy trở thành những ngƣời đồng sở

hữu công ty. Tỷ lệ sở hữu công ty phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Do cổ

phiếu đƣợc xem là giấy xác nhận quyền sở hữu của các cổ đông đối với những cổ phần

này nên có thể coi cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu về số

vốn mà một cổ đông góp vào công ty cổ phần.

Là ngƣời chủ sở hữu công ty, các cổ đông có những quyền cơ bản sau đây:

Quyền tham gia quản lý công ty.

Quyền này đƣợc thực hiện bằng cách các cổ đông bầu ra một Hội đồng quản trị để thay

mặt mình quản lý, điều hành công ty. Các cổ đông không chỉ có quyền bầu ra Hội đồng

quản trị (Board of Directors) mà còn có thể tham gia ứng cử làm thành viên của Hội

đồng quản trị. Số lƣợng phiếu bầu tỷ lệ với số lƣợng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Do

Page 46: Financial Basic in Vietnamese

vậy những ngƣời nắm giữ càng nhiều cổ phần của công ty thì càng có nhiều khả năng

trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Ngoài ra, hàng năm công ty còn tổ chức Đại

hội cổ đông (Annual shareholder meetings) để họp các cổ đông lại, bàn về các chiến

lƣợc hoặc kế hoạch kinh doanh lớn của công ty Quyền sở hữu tài sản ròng của công ty.

Các cổ đông sở hữu công ty theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ. Do vậy, khi tài sản ròng của

công ty tăng lên do làm ăn có lãi, giá trị các cổ phần mà cổ đông nắm giữ cũng tăng lên

theo. Khi công ty cổ phần ngừng hoạt động, cổ đông đƣợc tham gia phân chia tài sản

còn lại của công ty.

VD: Tổng tài sản ban đầu của một công ty cổ phần là 20 tỷ đồng. Một cổ đông nắm

20 cổ phần của công ty cho nên tổng giá trị tài sản công ty mà anh sở hữu theo cổ

phần là 4 tỷ đồng. Sau 5 năm làm ăn có lãi, tổng tài sản ròng của công ty tăng lên 24 tỷ

đồng, khi đó tổng giá trị cổ phần mà anh ta sở hữu lên tới 4,8 tỷ đồng.

Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng.

Cổ đông đƣợc quyền hƣởng một phần lợi nhuận ròng của công ty tỷ lệ với số cổ phần

anh ta sở hữu. Phần lãi trả cho mỗi cổ phần đƣợc gọi là cổ tức (Dividend). Quyền này

chỉ đƣợc thực hiện khi công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên, không phải lúc nào tất cả lợi

nhuận thu đƣợc đều đƣợc đem chia cho các cổ đông, cũng có trƣờng hợp nhằm tăng vốn

kinh doanh cho công ty, Hội đồng quản trị quyết định giữ lại phần lớn lợi nhuận. Điều

này nói chung là đƣợc các cổ đông chấp nhận vì tuy không nhận đƣợc cổ tức nhƣng giá

trị cổ phần của họ trong công ty lại tăng lên, hơn thế việc tăng vốn có thể đảm bảo cho

khả năng tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian tới.

Ngoài đặc trƣng cơ bản nói trên, cổ phiếu còn có một số đặc điểm đáng chú ý sau:

Thời hạn của cổ phiếu:

Bằng cách mua cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành, các nhà đầu tƣ đã cung cấp vốn

cho công ty hoạt động. Tuy nhiên các cổ đông lại không đƣợc phép rút khoản vốn này

về trừ trƣờng hợp công ty ngừng hoạt động hoặc có qui định đặc biệt cho phép đƣợc rút

vốn. Chính vì lý do nhƣ vậy nên có thể coi cổ phiếu có thời hạn thanh toán vốn bằng

thời gian hoạt động của công ty. Trên thực tế, trừ trƣờng hợp phá sản hoặc kết quả kinh

doanh quá tồi tệ, còn nói chung thì các công ty sẽ vẫn cứ duy trì hoạt động mãi mãi, cho

nên có thể nói thời hạn của cổ phiếu là vô hạn. Mặc dù vậy, các cổ đông đƣợc phép

chuyển nhƣợng cổ phần mà mình nắm giữ cho ngƣời khác và bằng cách đó có thể rút lại

khoản vốn mà mình đã đầu tƣ vào công ty cổ phần.

Page 47: Financial Basic in Vietnamese

Giá trị của cổ phiếu

Giá trị của cổ phiếu đƣợc thể hiện trên 3 phƣơng diện sau:

Mệnh giá (Face value): là số tiền ghi trên bề mặt cổ phiếu

Mệnh giá thƣờng đƣợc ghi bằng nội tệ. Mệnh giá bằng bao nhiêu là do luật chứng

khoán hoặc điều lệ của công ty cổ phần qui định.

VD Ở Việt nam theo NĐ144/CP, mệnh giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt nam

thống nhất là 10.000 VNĐ.

Giá trị ghi sổ (Book value):

Là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài sản ròng của công ty trên bảng tổng kết

tài sản.

VD: Một công ty có 50.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Sau 5 năm hoạt

động, giá trị tài sản ròng của công ty theo sổ sách kế toán là 1 tỷ đ. Khi đó giá trị của

mỗi cổ phần theo sổ sách sẽ là 20.000 đ, ta nói giá trị ghi sổ của cổ phiếu công ty bây

giờ là 20.000 đ/cổ phiếu.

Giá trị thị trƣờng (Market value):

Là giá cả của cổ phiếu khi mua bán trên thị trƣờng.

VD: Phiên giao dịch ngày 26/9/2008 trên Sở giao dịch chứng khoán HoSE, giá chứng

khoán STB khớp lệnh là 26.200 đ/cp, đây chính là giá trị thị trƣờng của STB đƣợc mua

bán trong phiên giao dịch.

Cổ phiếu có hai loại cơ bản sau:

Cổ phiếu thƣờng hay cổ phiếu phổ thông (Common stock) : Là loại cổ phiếu có đầy

đủ các đặc trƣng đã nêu trên của cổ phiếu. Đó là:

Không qui định trƣớc số cổ tức cổ đông sẽ nhận đƣợc. Giá trị cổ tức nhiều hay ít còn

tuỳ vào tình hình lợi nhuận của công ty và kế hoạch chia lợi nhuận của Hội đồng quản

trị. Trong trƣờng hợp công ty làm ăn thua lỗ thì chẳng những cổ tức không đƣợc chia

mà cổ đông còn bị hao hụt về vốn góp. Nguyên tắc của các cổ đông cổ phiếu thƣờng là

“lời ăn, lỗ chịu”.

Chỉ đƣợc chia lãi sau khi công ty đã thanh toán lãi trả cho những ngƣời nắm trái phiếu

và cổ phiếu ƣu đãi.

Thời hạn cổ phiếu là vô hạn.

Page 48: Financial Basic in Vietnamese

Đƣợc hƣởng quyền tham gia quản lý công ty cùng các quyền khác nhằm duy trì quyền

quản lý công ty, nhƣ: quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Hội đồng quản trị, quyền ƣu tiên

mua trƣớc với giá ƣu đãi các cổ phiếu mới phát hành.

Những cổ đông có nhiều cổ phần hoặc nhiều uy tín có thể nắm quyền điều hành công

ty. Còn nói chung đa số những ngƣời đầu tƣ chỉ mua cổ phiếu thƣờng để hƣởng cổ tức

hoặc bán đi khi cổ phiếu lên giá nhằm hƣởng chênh lệch giá.

Cổ phiếu ƣu đãi (Preferred Stock): Là loại cổ phiếu cho phép ngƣời nắm giữ cổ phiếu

đƣợc hƣởng một số ƣu đãi hơn so với cổ đông cổ phiếu thƣờng. Đó là:

Đƣợc hƣởng một mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm dù công ty làm ăn có

lãi hay không.

Đƣợc ƣu tiên chia lãi cổ phần trƣớc cổ phiếu thƣờng. Đƣợc ƣu tiên phân chia tài sản

còn lại của công ty khi thanh lý, giải thể. Khác với cổ phiếu thƣờng, cổ phiếu ƣu đãi có

thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá.

VD: Một cổ phiếu ƣu đãi có mệnh giá 100 USD, tỷ suất cổ tức là 4,5 sẽ đƣợc hƣởng

một khoản cổ tức cố định là 4,5 USD. Còn nếu cổ phiếu ƣu đãi không có mệnh giá thì

cổ tức sẽ đƣợc công ty công bố đơn giản là 5 USD/cổ phiếu.

Hạn chế của cổ phiếu ƣu đãi so với cổ phiếu thƣờng là:

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc tham gia bầu cử, ứng cử vào hội đồng

quản trị, tức là không đƣợc quyền tham gia quản lý công ty.

Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức cổ phiếu ƣu đãi không vì thế mà đƣợc tăng

lên theo.

Vì cổ tức của cổ phiếu ƣu đãi không tăng, nên giá cả của cổ phiếu ƣu đãi trên thị trƣờng

cũng ít biến động. Do vậy, cổ phiếu ƣu đãi thƣờng kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ

hơn so với cổ phiếu thƣờng. Những ngƣời đầu tƣ vào cổ phiếu ƣu đãi thƣờng là những

ngƣời muốn có thu nhập ổn định, đều đặn và không thích mạo hiểm.

* Các khoản vay thế chấp (Mortgages)

Vay thế chấp là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tƣ (mua hoặc xây

dựng) vào nhà, đất, hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và đất đó sau đó lại

trở thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay.

Ở các nƣớc phát triển, thị trƣờng các khoản vay thế chấp có qui mô rất lớn, đặc biệt là

thị trƣờng các khoản vay thế chấp để mua nhà ở. Tại Mỹ, thị trƣờng các khoản vay thế

Page 49: Financial Basic in Vietnamese

chấp là thị trƣờng nợ lớn nhất, trong đó các khoản vay thế chấp để mua nhà ở gấp bốn

lần các khoản vay thế chấp thƣơng mại và nông trại.

Các ngân hàng thƣơng mại và các công ty bảo hiểm nhân thọ là những tổ chức cung cấp

các khoản vay thế chấp thƣơng mại và nông trại chủ yếu. Còn các khoản vay thế chấp

nhà ở thì thƣờng do các hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Savings and Loan Associations -

S&Ls) và các ngân hàng tiết kiệm tƣơng trợ (Mutual savings banks) cung cấp. Ngoài ra,

chính phủ các quốc gia cũng hình thành nhiều tổ chức chuyên hỗ trợ cho thị trƣờng các

khoản vay thế chấp này.

VD: ở Mỹ có 3 cơ quan chính phủ là Hiệp hội vay thế chấp quốc gia thuộc liên bang

(Federal National Mortgage Association – FNMA), Hiệp hội vay thế chấp quốc gia

thuộc chính phủ (Government National Mortgage Association –GNMA) và Công ty cho

vay thế chấp nhà ở thuộc liên bang (Federal Home Loan Mortgage Corporation –

FHLMC) đang cung cấp vốn cho thị trƣờng này bằng cách phát hành các trái phiếu để

huy động vốn rồi dùng vốn đó để cho vay thế chấp. Ngoài ra, thị trƣờng vay thế chấp

nhà ở ngày nay còn đƣợc hỗ trợ phát triển hơn nữa nhờ công nghệ chứng khoán hoá. Đó

là hình thức mà một cơ quan trực thuộc chính phủ nhƣ GNMA phát hành các chứng

khoán thanh toán vốn và lãi bằng các khoản thu từ hoạt động cho vay thế chấp nhà ở,

tức là các khoản thanh toán của các cá nhân vay thế chấp nhà ở sẽ thông qua GNMA

chuyển đến cho các nhà đầu tƣ vào các loại chứng khoán bảo đảm bằng các khoản cho

vay thế chấp (Mortgage-Backed Securities). Nhờ sự phát triển của công nghệ này mà

đến nay 2/3 các khoản cho vay thế chấp nhà ở của Mỹ đã đƣợc chứng khoán hoá, do đó

đã tạo đƣợc thị trƣờng thứ cấp cho các khoản vay thế chấp nhà ở, giúp cho thị trƣờng

này thêm hấp dẫn và sôi động.

* Các khoản vay thƣơng mại và tiêu dùng

Đây là các món vay dành cho những công ty kinh doanh và ngƣời tiêu dùng, chủ yếu là

do các ngân hàng cung cấp. Riêng các khoản cho vay tiêu dùng cũng có thể do các công

ty tài chính cung cấp.

Các khoản vay này thƣờng không chuyển nhƣợng đƣợc nên chúng có tính lỏng kém nhất trong

các công cụ của thị trƣờng vốn.

2.4.4. Vai trò của thị trƣờng tài chính

Với hai bộ phận cấu thành chủ yếu là thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn, thị trƣờng tài

chính đã thật sự đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng.

Page 50: Financial Basic in Vietnamese

Thị trƣờng tài chính là trung tâm điều tiết cung nguồn vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi

thiếu : từ phạm vi điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn thông qua hoạt động của thị trƣờng

tiền tệ đến việc cung ứng kịp thời những nhu cầu vốn trung và dài hạn cho những doanh

nghiệp và cho những dự án phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt động của thị trƣờng

vốn. Thể hiện vai trò này thị trƣờng tài chính là nơi đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ, là nơi

dừng của những nguồn vốn nhàn rỗi. Nói cách khác, thị trƣờng tài chính đã tạo ra môi

trƣờng thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau : ngƣời đi vay có điều kiện

thu hút đƣợc vốn và ngƣời cho vay có thể sinh lời cho lƣợng tiền tiết kiệm. Mặt khác,

cùng với xu hƣớng quốc tế hóa hoạt động của thị trƣờng nên thị trƣờng tài chính ngày

nay không chỉ dừng lại ở phạm vi điều tiết vốn trong nƣớc mà còn tham gia vào sự vận

động vốn với nƣớc ngoài. Từ đó quy mô hoạt động của thị trƣờng tài chính đƣợc mở

rộng về phạm vi hoạt động, đa dạng về các nghiệp vụ hoạt động và phong phú với các

chủ thể tham gia.

Xuất phát từ chỗ thị trƣờng tài chính là nơi diễn ra quan hệ mua bán, chuyển nhƣợng

các loại chứng khoán, nhƣ vậy, sự có mặt của thị trƣờng tài chính đã tạo điều kiện thuận

lợi cho quá trình chuyển nhƣợng sỡ hữu vốn, tù đó góp phần tăng thêm sự mời gọi đối

với giới đầu tƣ, bởi lẽ ngƣời ta cảm thấy không bị bó buộc trong một phạm vi may rủi

hạn hẹp mà có thể dễ dàng chuyển vốn đầu tƣ trên thị trƣờng tài chính so với những

hình thức đầu tƣ khác.

Trong những thập niên gần đây sự phát triển của thị trƣờng tài chính đã góp phần không

nhỏ trong chức năng điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc đối với quá trình điều hòa cung cầu

về tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. Trên cơ sở thu hút những nguồn bốn nhàn rỗi trong xã

hội vào những mục tiêu đầu tƣ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sự hoạt động của thị

trƣờng tài chính đã giảm khối lƣợng tiền dƣ thừa trong lƣu thông đồng thời góp phần

tăng vòng quay đồng vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ƣơng còn thông qua thị trƣờng

tài chính đặc biệt là thị trƣờng tiền tệ để vận dụng linh hoạt những công cụ điều tiết vĩ

mô nhƣ lãi suất thị trƣờng, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trƣờng mở…. Để thực

thu chính sách tiền tệ nhằm mục đích kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ. Nhƣ vậy,

với vai trò này thị trƣờng tài chính đã tạo khả năng thuận lợi cho ngânhàng trung ƣơng

điều chỉnh và giám sát số cung về tiền tệ, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở.

Với những vai trò quan trọng nêu trên trong xu thế chuyển sang nền kinh tế thị truờng,

chủ trƣơng hình thành thị trƣờng tài chính ở Việt Nam của nhà nƣớc là đúng đắn. Nhìn

Page 51: Financial Basic in Vietnamese

ra thế giới sự phát triển của các cƣờng quốc kinh tế nhƣ Mỹ, Nhật, khối EC và mới đây

là các nƣớc khối NIE vùng Châu Á không thể bỏ qua sự đóng góp của một thị trƣờng tài

chính phát triển. Ở nƣớc ta, trong giai đoạn hiện nay việc giải quyết nhu cầu về vốn cho

các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đang là một vấn đề bức bách đƣợc đặt ra. Hiện

nay số lƣợng tiền tệ nhàn rỗi ở các tổ chức kinh tế – xã hội và dân cƣ còn khá lớn, do đó

phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian cùng với sự hình thành các thị

trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn đã trở thành yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ cho công

cuộc đa dạng hóa các phƣơng thức đầu tƣ, tăng cƣờng sự hấp dẫn đối với các nguồn vốn

trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trƣờng tài chính là yếu tố quan

trọng biểu hiện tính hiệu quả và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính, tạo điều

kiện cho ngƣời đi vay và ngƣời cho vay lựa chọn phƣơng án đầu tƣ sử dụng vốn tiền tệ

có hiệu quả nhất.

Page 52: Financial Basic in Vietnamese

CHƢƠNG II: LẠM PHÁT VÀ ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ

2.1. KHÁI NIỆM

Lạm phát là một hiện tƣợng đi liền với nền kinh tế thị trƣờng. Có nhiều nhà kinh tế đã

đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ này nhƣng nói chung chƣa có sự thống nhất

hoàn toàn. Trong khi đó lạm phát luôn diễn ra và tác động đến nhiều mặt đối với nền

kinh tế các nƣớc bao gồm các nƣớc phát triển và đang phát triển. Không chỉ dừng lại ở

việc không thống nhất đƣợc với nhau một định nghĩa đúng về lạm phát mà còn không

thống nhất đƣợc với nhau những tác động do lạm phát mang lại.

Có quan điểm cho rằng “lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả - nói cách khác

đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục‟‟

Có quan điểm cho rằng: “lạm phát là việc phát hành tiền giấy vƣợt quá mức đảm

bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ… của quốc gia vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy

làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao‟‟.

Có quan điểm cho rằng “lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng

trong nền kinh tế, sự mất cân đối tiền lớn hơn vàng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi

lúc mọi nơi‟‟. Việc nhìn nhận lạm phát bằng định nghĩa này hay định nghĩa khác khó đi

đến thống nhất.

Tuy nhiên dù sao lạm phát thể hiện qua những đặc trƣng cơ bản nhƣ sau:

Cung tiền tệ tăng quá mức

Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy

Sự phân phối lại qua giá cả

Sự bất ổn về kinh tế - xã hội

2.2. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT

Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế chia lạm phát thành 3 loại khác nhau: lạm

phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

Lạm phát vừa phải

Lạm phát vừa phải là loại lạm phát một con số, biểu hiện mức tăng giá ở tỷ lệ thấp, dƣới

10 trong một năm. Chính phủ các nƣớc luôn mong muốn duy trì một tỷ lệ lạm phát

nhất định ở mức độ vừa phải (lạm phát mục tiêu) vì nó mang lại tác dụng tốt cho nền

kinh tế. Thông thƣờng, mức lạm phát mục tiêu nằm trong giới hạn của mức lạm phát

vừa phải. Với mức lạm phát này, giá cả tăng chậm đến nỗi ngƣời ta không cảm nhận là

Page 53: Financial Basic in Vietnamese

đang có lạm phát và do đó đƣợc coi nhƣ là giá cả tƣơng đối ổn định. Trong trƣờng hợp

này, dân chúng vẫn còn tin vào giá trị đồng tiền.

Lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã là loại lạm phát hai hay ba con số trong vòng một năm (từ trên 10 -

dƣới 100 ). Với mức lạm phát này, mức độ tăng giá gây tác hại nghiêm trọng đối với

nền kinh tế, thể hiện bằng đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng. Trong trƣờng hợp

này ngƣời dân tránh giữ tiền mặt mà muốn bảo tồn của cải dƣới dạng phi tiền tệ. Việt

Nam trong những năm của thập niên 80 rơi vào tình trạng lạm phát này. Giá cả luôn

luôn tăng ở mức 3 con số.

Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là loại lạm phát với tốc độ tăng giá trên ba con số trong vòng một năm.

Đồng tiền bị mất giá đến mức chóng mặt. Dân chúng chìm ngập trong khối tiền để tìm

kiếm một chút ít hàng hóa vì hàng hóa đều hết sức khan hiếm. Trong trƣờng hợp này,

chức năng quan trọng đầu tiên của tiền là làm phƣơng tiện trao đổi bị triệt tiêu. Tiền có

sẵn nhƣng không mua đƣợc hàng hóa vì không ai muốn bán hàng hóa để đổi lấy những

đồng tiền bị mất giá quá mức.

Trong lịch sử lƣu thông tiền tệ, siêu lạm phát đã từng xảy ra ở một số quốc gia. Nƣớc

Đức năm 1913 giấy bạc lƣu thông trên thị trƣờng là 2.900.000.000 Mác. Năm 1923 đã

lên đến con số khổng lồ là 496.000.000.000.000.000.000.000.000.000 Mác, tăng so với

năm 1913 là 7 tỷ lần. Giá một quả trứng tại thị trƣờng Berlin lúc ấy là 1 triệu Mác, giá

cả tăng 191.891.890 lần. Một cốc nƣớc giải khát có giá 192 triệu Mác Đức. Liên bang

Nam Tƣ vào thời kỳ 1990-1994 cũng ở trong vòng xoáy lạm phát siêu tốc. Tháng 12

năm 1993 mức lạm phát ở mức 569.000 , lạm phát cả năm ƣớc tính 1.000.000.000 .

Nhà nƣớc đã phải phát hành đồng bạc có giá 50.000.000.000 Đina. Giá hàng tiêu dùng

tại một số thành phố lớn (Bengrat, Prixtina, Pororica...) tăng chóng mặt, 1 kg thịt bò có

giá 10 tỷ Đina, 1 tem thƣ có giá 1 triệu Đina. Năm 2008, thế giới biết đến một “quán

quân lạm phát siêu tốc” đó là Zimbabue. Các nhà kinh tế ƣớc tính mức lạm phát của

quốc gia châu phi này “chỉ có” trên 200.000.000 trong năm 2008. Chính phủ

Zimbabue đã cho phát hành đồng bạc có mệnh giá 100.000.000.000.000 Dollar

Zimbabue, nhƣng với đồng tiền này, ngƣời dân không mua nổi đƣợc 4 trái cà chua.

Zimbabue đƣợc cả thế giới biết đến với một danh hiệu chẳng lấy gì làm tự hào “Đất

nƣớc của những tỷ phú chân đất”.

Page 54: Financial Basic in Vietnamese

Đo lƣờng lạm phát

Để xác định đƣợc tốc độ lạm phát, chúng ta phải đo lƣờng đƣợc sự thay đổi của giá cả

hàng hóa. Nhƣng trong nền kinh tế, có vô số các mặt hàng đƣợc sản xuất và trao đổi,

không thể đo lƣờng hết đƣợc vừa tốn kém thời gian và chi phí. Chính vì thế, ngƣời ta

thƣờng chỉ tính sự thay đổi giá cả bình quân của một “rổ” hàng hóa nhất định chiếm tỷ

trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu các mặt hàng đƣợc lƣu thông. Tùy thuộc vào mỗi quốc

gia có những điều kiện khác nhau mà lựa chọn số hàng hóa trong “rổ” nhiều hay ít. Nếu

“rổ” càng nhiều thì việc xác định chỉ số giá càng chính xác, qua đó cho ra tỷ lệ lạm phát

đáng tin cậy hơn. Tất nhiên điều này đòi hỏi chi phí theo dõi và tính toán cao hơn. Tại

Mỹ, cơ quan theo dõi lạm phát đã chọn ra 256 nhóm hàng tiêu dùng thƣờng xuyên ở 85

thành phố để tính chỉ số giá (CPI). Trong số các nhóm hàng hóa nêu trên, chủ yếu là

hàng công nghiệp và dịch vụ. Tại Việt Nam, theo công bố của Tổng cục thống kê

(GSO-General Statistics Office), “rổ” hàng hóa của Việt Nam gồm 494 mặt hàng thiết

yếu, chia ra làm 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ. Tỷ trọng của các nhóm mặt hàng trong

“rổ” hàng hóa đƣợc mô tả trong biểu đồ dƣới đây. Rõ ràng, tỷ trọng nhóm hàng lƣơng

thực thực phẩm là lớn nhất trong số 10 nhóm mặt hàng. Điều này cho thấy sự biến động

của chỉ số giá cả CPI trong nƣớc chịu tác động rất lớn bởi sự biến động giá của lƣơng

thực, thực phẩm và đồ uống. Tham khảo ở một số nƣớc trong khu vực Châu Á nhƣ Ấn

Độ 48,47 (áp dụng từ năm 2000 đến nay); Philippines 46,58 (áp dụng từ năm 2000),

Thái Lan 36,06 (áp dụng từ năm 2002); Mông Cổ 42,2 (áp dụng từ năm 2004);

Singapore 23 (áp dụng từ năm 2004). Nhƣ vậy là nhiều nƣớc vẫn đang sử dụng quyền

số từ năm 2000 - 2004, trong khi nƣớc ta sử dụng quyền số từ năm 2005 và có cập nhật

vào tháng 5.2006. Cơ cấu "rổ" hàng hóa trên đây cho thấy trong tổng chi tiêu dùng của

các gia đình Việt Nam, ăn uống vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, lớn gần bằng tổng các nhu

cầu khác cộng lại. Nguyên nhân chủ yếu là dân Việt Nam ta còn nghèo, 70% sống ở

nông thôn, cái ăn vẫn là cái quan trọng nhất.

Page 55: Financial Basic in Vietnamese

Để xác định chỉ số giá tại thời điểm nghiên cứu, ta có thể sử dụng công thức

Pt =

n

i

kiPi1

*

Trong đó:

Pt: là chỉ số giá cả của “rổ” hàng hóa tại thời điểm t

i: là loại hàng hóa trong rổ

Pi: là giá của hàng hóa i

Ki: là tỷ trọng của hàng hóa i trong rổ

Nếu lấy thời điểm nào đó trƣớc năm t làm gốc gọi là t0 thì ta sẽ xác định đƣợc tỷ

lệ lạm phát theo công thức:

GPt = ( Pt

- 1 ) * 100 Pt0

Tỷ trọng nhóm hàng hóa trong "rổ" hàng

tính CPI tại Việt Nam

42.85

4.567.21

9.99

8.62

5.42

9.04

5.41

3.59

3.31

1 Löông thöïc, thöïc phaåm(42,85%)

2 Ñoà uoáng vaø thuoác laù (4,56%)

3 May maëc, muõ noùn, giaøy deùp (7,21%)

4 Nhaø ôû vaø vaät lieäu xaây döïng (9,99%)

5 Thieát bò ñoà duøng gia ñình (8,62%)

6 Döôïc phaåm, y teá (5,42%)

7 Giao thoâng, böu ñieän (9,04%)

8 giaùo duïc, ñaøo taïo (5,41%)

9 Vaên hoùa, theå thao, giaûi trí (3,59%)

10 Haøng hoùa, dòch vuï khaùc (3,31%)

Page 56: Financial Basic in Vietnamese

Trong đó:

GPt: là tỷ lệ lạm phát thời điểm t

Pt: là chỉ số giá cả của rổ hàng hóa tại thời điểm t

Pt0là chỉ số giá cả của rổ hàng hóa tại thời điểm gốc

Có 3 trƣờng hợp có thể xảy ra với GPt

Nếu GPt = 0: Không có lạm phát, chỉ số giá cả không thay đổi so với kỳ so sánh

Nếu GPt > 1: Có lạm phát

Nếu GPt < 1: Xảy ra giảm phát, tức là giá cả có xu hƣớng giảm

Từ những phân tích trên, ta thấy việc xác định chỉ số CPI để tính toán đo lƣờng lạm

phát bằng việc sử dụng “rổ” hàng hóa có một số nhƣợc điểm sau:

CPI không phản ánh đƣợc độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Khi giá

cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì ngƣời tiêu dùng sẽ có

xu hƣớng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những

hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.

CPI không phản ánh đƣợc sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng

hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua

đƣợc các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh đƣợc sự gia tăng sức mua này của

đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.

Không phản ánh đƣợc sự thay đổi của chất lƣợng hàng hoá vì nếu mức giá của một

hàng hoá cụ nào đó tăng nhƣng chất lƣợng cũng tăng tƣơng ứng thậm chí tăng hơn thì

trên thực tế mức giá không tăng. Chất lƣợng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu

hƣớng đƣợc nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

2.3. NGUYÊN NHÂN

2.3.1. Lạm phát cầu kéo

Các hiện tƣợng kinh tế làm tổng cầu tiền, dẫn đến tăng tổng cung tiền, trong điều kiện

tăng trƣởng kinh tế không tƣơng ứng dẫn đến lạm phát. Đó là lạm phát do nhu cầu, hay

còn gọi là lạm phát cầu-kéo

Lạm phát nhu cầu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:

Tăng cầu tiền do thâm hụt ngân sách.

Thâm hụt ngân sách lại do những nguyên nhân buộc chính phủ phát hành để chi, trong

trƣờng hợp dự trữ nhà nƣớc có hạn, nguồn thu không tăng tƣơng ứng, nhƣ:

Chi cho y tế, giáo dục, quốc phòng…

Page 57: Financial Basic in Vietnamese

Khắc phục các hậu quả thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh…

Chính phủ giảm thuế làm cho nguồn thu bị giảm

Chi mua ngoại tệ trong trƣờng hợp cán cân vãng lai bị thâm hụt, hoặc nhập khẩu hàng

hóa khẩn cấp cho nhu cầu quốc gia

Tăng trợ cấp và phúc lợi xã hội…

Tăng cầu tiền bắt nguồn từ nhu cầu về hàng hóa

Do tổng cung của một số hàng hóa chủ yếu, hoặc đại bộ phận các hàng hóa trên thị

trƣờng không thay đổi hoặc giảm, trong khi đó nhu cầu về những hàng hóa này lại tăng

lên hoặc không đổi làm cho giá cả tăng lên. Hiện tƣợng này cũng dẫn đến lạm phát.

Mặc dù giá cả tăng nhƣng dân cƣ không thể ngừng tiêu dùng, họ bắt buộc phải tăng

cung tiền, để đảm bảo nhu cầu hàng hóa dịch vụ nhƣ trƣớc, hoặc những hàng hóa mới

theo sở thích. Đối với dân cƣ để đảm bảo cho nhu cầu tiền tăng lên, chỉ có cách duy

nhất là huy động dự trữ hiện có để đƣa ra tiêu dùng. Còn đối với chính phủ thì ngoài sử

dụng ngân sách dự phòng là phát hành thêm tiền.

Nhƣ vậy nhu cầu về hàng hóa, đã dẫn đến tăng cầu tiền, do đó buộc phải tăng cung tiền.

Vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

2.3.2. Lạm phát chi phí đẩy.

Chi phí tăng lên dẫn đến mức cung tiền vƣợt quá nhu cầu, đã dẫn đến lạm phát gọi là

lạm phát chi phí đẩy. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát chi phí đẩy, đó là:

Tăng lƣơng vƣợt quá mức tăng năng suất lao động xã hội

Đầu tƣ cơ bản kém hiệu quả. Đầu tƣ này bao gồm hai nguồn quan trọng nhất là từ

NSNN và tín dụng. Những khoản đầu tƣ này rất lớn, nhƣng nếu bị thất thoát, lãng phí

hoặc công trình không phát huy tác dụng, cũng có thể chƣa phát huy tác dụng, đã dẫn

đến một bộ phận tiền tạm thời “thừa”. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến lạm

phát

Thấu chi qua hệ thống ngân hàng. Đây thuộc về quy chế tài chính của quốc gia, hoặc

quy định của NHNN, cho phép chủ tài khoản đƣợc ghi “có” trƣớc ghi “nợ” sau, khi xử

lý chứng từ thanh toán. Hiện tƣợng này xảy ra ít hay nhiều đều dẫn đến mất cân đối về

cung tiền

Chiết khấu và tái chiết khấu các thƣơng phiếu nhận vốn (tức là các thƣơng phiếu không

có hàng hóa đảm bảo). Thực chất đây là một khoản chi khống góp phần tăng cung tiền

ra thị trƣờng, mà không có hàng hóa đối ứng.

Page 58: Financial Basic in Vietnamese

Nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm tăng lên. Chủ yếu là những nguyên vật liệu

nhập từ nƣớc ngoài, Chính phủ không thể điều tiết đƣợc mức giá này. Do giá nguyên

liệu đầu vào tăng, làm cho giá bán của hàng hóa tăng. Đó cũng là một trong những

nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Sự lãng phí quá mức trong tiêu dùng xã hội

2.3.3. Lạm phát do thiếu hụt mức cung

Khi nền kinh tế đạt tới mức toàn dụng (mức sản lƣợng tối đa) do đã tận dụng hết các

yếu tố đầu vào thì mức cung hàng hóa có xu hƣớng giảm. Đôi khi, tổng thể trong quốc

gia hàng hóa vẫn có khả năng đáp ứng nhu cầu nhƣng do sự yếu kém trong việc phân

phối nên dẫn tới tình trạng thiếu hụt cục bộ làm lạm phát gia tăng trong phạm vi hẹp.

Mặt khác, nếu cơ cấu kinh tế bất hợp lý cũng làm cho mức cung không đáp ứng đƣợc

nhu cầu cho dù nền kinh tế chƣa đạt tới mức sản lƣợng tiềm năng cũng làm gia tăng lạm

phát.

2.3.4. Hệ thống chính trị không ổn định.

Hệ thống chính trị bị khủng hoảng do những tác động bên trong và bên ngoài làm cho

lòng tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ của Nhà nƣớc giảm dần, từ đó làm cho uy

tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút.

Lạm phát còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, đó là việc nhà nƣớc chủ động sử

dụng lạm phát nhƣ là một công cụ để thực thi chính sách kinh tế.

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ

2.4.1. Tác động tích cực

Lạm phát vừa phải tạo nên một sự chênh lệch giá hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng làm

cho thƣơng mại năng động hơn. Các doanh nghiệp vì thế sẽ gia tăng sản xuất, đẩy mạnh

cạnh tranh, đƣa ra thị trƣờng nhiều sản phẩm hơn với chất lƣợng cao hơn. Lạm phát vừa

phải làm cho nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ, đây là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy

mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế, khuyến khích sản xuất trong nƣớc

phát triển. Lạm phát vừa phải thƣờng tƣơng đồng với một tỷ lệ thất nghiệp nhất định.

Đó là yếu tố buộc ngƣời lao động phải nâng cao trình độ chuyên môn, cạnh tranh chỗ

làm việc. Nhìn chung lạm phát vừa phải có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển kinh

tế-xã hội. Tuy nhiên, để duy trì một tỷ lệ lạm phát thích hợp đòi hỏi chính phủ phải tổ

chứ và quản lý kinh tế vĩ mô năng động và hiệu quả.

Page 59: Financial Basic in Vietnamese

2.4.2. Tác động tiêu cực

Lạm phát phi mã và siêu lạm phát có ảnh hƣởng xấu và rất xấu đến tất cả các lĩnh vực

trong nền kinh tế quốc dân.

- Trong l nh vực sản xuất kinh doanh

Khi có lạm phát, giá cả vật tƣ hàng hóa, nguyên liệu tăng làm cho việc sản xuất kinh

doanh giảm sút, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng tình

trạng phát triển không đều, mất cân đối giữa các ngành.

- Trong l nh vực lƣu thông buôn bán

Giá cả hàng hóa tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa, làm cho quan hệ cung

- cầu hàng hóa bị mất cân đối giả tạo, lĩnh vực lƣu thông bị rối loạn.

- Trong l nh vực tiền tệ tín dụng

Lạm phát làm cho sức mua đồng tiền giảm, lƣu thông tiền tệ diễn biến khác thƣờng.

Hoạt động của ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội

bị giảm sút nghiêm trọng làm nhiều ngân hàng bị mất khả năng thanh toán và thua lỗ

trong kinh doanh. Điều này làm cho hệ thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm soát

đƣợc.

- Trong l nh vực tài chính nhà nƣớc

Mặc dù lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) qua cơ

chế phân phối lại và cơ chế phát hành, nhƣng do ảnh hƣởng nặng nề của lạm phát,

những nguồn thu của NSNN mà chủ yếu là thuế ngày càng giảm (do hiệu quả kinh

doanh bị giảm sút).

Có thể nói, hậu quả của lạm phát là rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây hậu quả

đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Lạm phát dẫn đến việc phân phối lại sản phẩm và

thu nhập quốc dân, khiến quá trình phân hóa giàu nghèo càng nghiêm trọng hơn. Bên

cạnh đó, lạm phát làm cho một nhóm ngƣời này thu đƣợc lợi lớn còn nhóm khác bị thiệt

hại nặng nề. Suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai ngƣời lao động.

2.5. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT

Lạm phát tăng cao và kéo dài gây ra những hậu quả lớn trong đời sống dân cƣ và tăng

trƣởng kinh tế. Trong từng trƣờng hợp cụ thể, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp

tình thế và biện pháp mang tính chiến lƣợc sau:

Biện pháp tình thế

Page 60: Financial Basic in Vietnamese

Những biện pháp này đƣợc áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, trên

cơ sở đó sẽ áp dụng biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Đây đƣợc coi là biện pháp “chữa

cháy” khi “đám cháy” lạm phát xảy ra và đang bùng phát dữ dội. Các biện pháp tình thế

thƣờng đƣợc Chính phủ các nƣớc áp dụng, trƣớc hết phải giảm cung tiền giấy trong nền

kinh tế. Tỷ lệ lạm phát tăng cao ngay lập tức buộc NHTW phải áp dụng một chính sách

tiền tệ “thắt chặt” bằng việc ngăn sự tăng lên của cung tiền đồng thời tìm cách “hút”

tiền từ trong lƣu thông về. Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong thời gian ngắn có

thể giảm bớt khối lƣợng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, làm giảm sức ép lên giá cả hàng

hóa trên thị trƣờng. Việt Nam đã áp dụng rất thành công các biện pháp này vào cuối

những năm 80, đầu những năm 90 và trong những năm 2007-2008 vừa qua.

Page 61: Financial Basic in Vietnamese

Tăng trƣởng GDP thực tế và Lạm phát 1990-2008 (đơn vị: %)

Nguồn: Số liệu thống kê IMF, www.asset.vn

Nhóm biện pháp liên quan đến việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ của

NHTW

Lãi suất:

Tăng lãi suất tái chiết khấu đối với các NHTM:

Khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu làm cho các NHTM và TCTD hạn chế xin tái

chiết khấu, giảm việc cung ứng tiền vào lƣu thông. Mặt khác, việc tăng lãi suất tái chiết

khấu buộc các NHTM và TCTD phải tăng lãi suất chiết khấu, hạn chế việc các chủ thể

trong nền kinh tế xin chiết khấu, giảm lƣợng tiền “bơm” vào lƣu thông.

Tăng lãi suất cơ bản đồng nội tệ:

Lãi suất cơ bản là mức lãi suất do NHTW công bố làm căn cứ cho các NHTM và TCTD

ấn định mức lãi suất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định. Đây là công cụ mang tính chất

bắt buộc, do đó khi LSCB tăng sẽ kéo theo lãi suất huy động vốn của NHTM tăng, làm

giảm lƣợng tiền mặt trong lƣu thông. Đồng thời lãi suất huy động tăng sẽ làm tăng lãi

suất cho vay, khiến nhu cầu đầu tƣ và tiêu dùng giảm, hạn chế “bơm” tiền vào lƣu

thông.

Page 62: Financial Basic in Vietnamese

Hạn mức tín dụng (HMTD)

Hạn mức tín dụng đƣợc hiểu là khối lƣợng vốn tối đa mà các NHTM và TCTD đƣợc

phép cung cấp cho nền kinh tế theo quy định của NHTW. Đây là công cụ mang tính

chất bắt buộc, do đó khi lạm phát xảy ra, NHTW sẽ yêu cầu các NHTM và TCTD giảm

HMTD xuống nhằm hạn chế việc “bơm” tiền vào lƣu thông.

Kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng: Khi ấn định một mức hạn mức tín dụng nhỏ nhằm

kiềm chế lạm phát, khi đó cung vốn giảm trong khi nhu cầu có thể không đổi hoặc tăng.

Việc cung vốn cho nền kinh tế phải hết sức cân nhắc, chỉ cho vay các dự án mang lại

hiệu quả tức thời cho nền kinh tế, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp tín dụng

nhằm đảm bảo vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích, tránh gây lãng phí.

Thị trƣờng mở

Thị trƣờng mở (TTM) đƣợc hiểu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán giấy tờ có giá

(GTCG) có thời gian ngắn giữa NHTW và các trung gian tài chính (chủ yếu là các

NHTM và TCTD). NHTW tham gia thị trƣờng mở với ba tƣ cách: Là ngƣời tổ chức thị

trƣờng, có thể là ngƣời mua hoặc ngƣời bán các GTCG. Khi lạm phát tăng bởi yếu tố

cung tiền tăng, NHTW sẽ phải thực hiện các hoạt động sau:

Ngừng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu đối với các NHTM và các tổ chức

tín dụng khác

Ngừng việc mua các chứng khoán ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ

NHTW bán các chứng khoán ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ, bán vàng và ngoại tệ, phát

hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế nhằm bù đắp bội chi

NSNN

Page 63: Financial Basic in Vietnamese

Dự trữ bắt buộc (DTBB)

DTBB đƣợc hiểu là phần tiền gửi mà các NHTM và TCTD phải gửi vào tài khoản tiền

gửi DTBB mở tại NHTW theo quy định. Đây là công cụ mang tính chất bắt buộc. Khi

lạm phát xảy ra, NHTW sẽ buộc các NHTM phải:

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm tăng tiền gửi DTBB, trực tiếp làm giảm lƣợng tiền

bơm vào lƣu thông.

DTBB tăng sẽ làm giảm hệ số nhân tiền (1/d – d : tỷ lệ DTBB) qua đó giảm khối lƣợng

tiền có thể cho vay tối đa của hệ thống NHTM. Giảm khối lƣợng tiền đƣa vào lƣu thông

Mở rộng đối tƣợng và thời hạn các khoản tiền gửi phải tiến hành dự trữ bắt buộc.

Nhóm biện pháp liên quan đến NSNN

Cắt giảm chi tiêu đến mức có thể

Không phát hành tiền bù đắp bội chi NSNN

Tạm hoãn các khoản chi chƣa cần thiết

Áp dụng các biện pháp cân đối lại thu chi NSNN, tăng thu NSNN chống thất thu thuế

và nuôi dƣỡng nguồn thu.

Nhóm biện pháp tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lƣợng tiền có trong lƣu

thông bằng cách

Giảm thuế quan kích thích sản xuất

Khuyến khích tự do mậu dịch

Biện pháp thu hút hàng hóa từ nƣớc ngoài vào

Thi hành các biện pháp nhằm ổn định giá cả

Nhà nƣớc cần thực hiện việc kiểm soát giá cả, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu

nhƣ lƣơng thực, điện, nƣớc nhằm giảm bớt gánh nặng tăng giá và chống hoạt động đầu

cơ trục lợi khi lạm phát tăng.

Vay, xin viện trợ từ nƣớc ngoài.

Cải cách tiền tệ: Nhà nƣớc chỉ sử dụng biện pháp này khi đã sử dụng các biện pháp ở

trên mà vẫn không kiềm chế đƣợc hoặc có tác dụng không đáng kể. Sử dụng biện pháp

này, Nhà nƣớc chủ động tuyên bố hạ thấp giá trị đồng tiền nhằm gia tăng xuất khẩu qua

đó tạo động lực khuyến khích sản xuất trong nƣớc. Sản xuất trong nƣớc phát triển làm

tăng cung hàng hóa góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm hàng hóa làm giá cả hàng

hóa giảm. Mặt khác xuất khẩu tăng làm tăng thu ngoại tệ cho NSNN, nhà nƣớc có thể

Page 64: Financial Basic in Vietnamese

bán ngoại tệ trên thị trƣờng mở thu bớt lƣợng tiền dƣ thừa trong lƣu thông góp phần

kiềm chế lạm phát.

Biện pháp chiến lƣợc

Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Thúc đẩy phát triển

sản xuất hàng hóa và mở rộng lƣu thông hàng hóa

Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính nhằm giảm chi

thƣờng xuyên của NSNN, góp phần hạn chế tình trạng bội NSNN.

Tăng cƣờng quản lý công tác điều hành NSNN nhằm tăng thu, hạn chế thất thu, nâng

cao hiệu quả các khoản chi NSNN.

Lạm phát để chống lạm phát.

Page 65: Financial Basic in Vietnamese

CHƢƠNG III: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, quan hệ tín dụng ngày càng đa dạng

và phong phú, và đƣợc con ngƣời vận dụng nó phục vụ cho các hoạt động trong đời

sống kinh tế xã hội. Khâu tín dụng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài

chính, dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế để thúc đẩy nhanh quá trình phân phối của tài chính

đạt hiệu quả. Đề cập đến vấn đề tín dụng không thể không nói đến lãi suất tín dụng, đây

là một phạm trù kinh tế tổng hợp và là công cụ điều tiết vĩ mô hàng đầu của nhà nƣớc.

Nội dung của chƣơng này đề cập đến hai vấn đề cơ bản là tín dụng và lãi suất, và là nền

tảng lý luận để nghiên cứu các chƣơng nhƣ định chế tài chính trung gian, ngân hàng

trung ƣơng…

3.1. TÍN DỤNG

3.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng

3.1.1.1. Cơ sở ra đời và khái niệm của tín dụng

a) Cơ sở ra đời của tín dụng.

Phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của quan hệ sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản

xuất là cơ sở ra đời quan hệ tín dụng.

+ Thời kỳ công xã nguyên thuỷ, cùng với sự thay đổi trong các quan hệ kinh tế

xã hội đã dẫn đến sự ra đời của chế độ tƣ hữu.

+ Chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất là cơ sở hình thành nên quá trình phân hoá

xã hội, của cải xã hội có xu hƣớng tập trung vào một nhóm ngƣời, những ngƣời này trở

nên giàu có và chiếm giữ những đặc quyền đặc lợi của xã hội.

+ Số đông còn lại, đặc biệt là những ngƣời trực tiếp lao động lại nhận đƣợc rất ít

của cải, thu nhập thấp hoặc không đủ trang trải cuộc sống.

+ Thời kỳ này, sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dễ gặp rủi ro, thất

bại trong lao động sản xuất và cuộc sống.

Để duy trì cuộc sống và hoạt động sản xuất đòi hỏi tất yếu sự ra đời của quan hệ

tín dụng để giải quyết các nhu cầu thực tế phát sinh.

b). Khái niệm tín dụng.

- Từ “tín dụng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Creditium có nghĩa là sự tin tƣởng, tín

nhiệm, dựa trên sự tin tƣởng, tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vay mƣợn một

lƣợng giá trị biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hoặc vật chất, phi vật chất trong một

khoảng thời gian nhất định

Page 66: Financial Basic in Vietnamese

- Nhƣ vậy, xét trên giác độ kinh tế vi mô, tín dụng là sự vay mƣợn giữa hai chủ thể

ngƣời đi vay và ngƣời cho vay trên cơ sở thoả thuận về thời hạn nợ, mức lãi suất cụ thể.

Trên giác độ kinh tế vĩ mô thì tín dụng là sự vận động vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu. Sự

vận động này biểu hiện qua sơ đồ sau:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng nhƣ

- Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (ngƣời cho vay) chu cấp tiền

hay hàng hóa dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tƣơng lai của bên kia (ngƣời đi vay)

- Tín dụng là sự chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng một lƣợng giá trị dƣới hình

thức tiền tệ hay hiện vật từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng, sau một thời gian nhất

định hoàn trả lại với một giá trị lớn hơn.

- Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và bên đi

vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay sử dụng trong một thời gian

nhất định, theo thỏa thuận bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và

lãi cho bên cho vay khi đáo hạn.

Từ những phân tích nêu trên, ta có thể rút ra định nghĩa khái quát về tín dụn nhƣ sau:

”Tín dụng là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mƣợn dựa trên nguyên tắc có

hoàn trả cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định.”

3.1.1.2. Bản chất của tín dụng

Từ khái niệm trên cho thấy trong quan hệ tín dụng ngƣời cho vay chỉ chuyển giao

quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định cho ngƣời đi vay chứ không

chuyển giao quyền sở hữu vốn vay. Hay nói cách khác, ngƣời đi vay chỉ nhận đƣợc

quyền sử dụng vốn vay chứ không nhận đƣợc quyền sở hữu vốn vay. Do vậy họ phải có

trách nhiệm hoàn trả vốn vay khi đến hạn nhƣ đã thỏa thuận. Lƣợng giá trị hoàn trả bao

gồm vốn gốc và một phần giá trị tăng thêm dƣới dạng lợi tức tín dụng. Do đó, tín dụng

cũng đƣợc hiểu là sự vận động độc lập tƣơng đối của các luồng giá trị từ chủ thể cho

vay sang chủ thể đi vay và sẽ quay về ngƣời cho vay cả vốn lẫn lãi sau một thời gian

nhất định. Điều này cho thấy sự vận động các luồng giá trị trong quan hệ tín dụng khác

Ngƣời cho vay

Ngƣời đi vay

Giá trị (hàng hoá, tiền tệ)- T

Giá trị (hàng hoá, tiền tệ)-T’

Sau m t thời gian cụ thể

Page 67: Financial Basic in Vietnamese

với sự vận động trong các quan hệ phân phối khác nhƣ phân phối NSNN, hoặc bảo

hiểm mang tính chất không hoàn trả hay hoàn trả có điều kiện

Mặc dù mối quan hệ tín dụng đƣợc biểu hiện qua các phƣơng thức rất đa dạng và phong

phú, nhƣng nó vẫn mang ba đặc điểm cơ bản sau:

Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn

Thời hạn tín dụng đƣợc xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ

tín dụng

Chủ sở hữu vốn nhận lại một phần thu nhập dƣới dạng lợi tức tín dụng

3.1.2. Chức năng, vai trò của tín dụng

3.1.2.1. Chức năng của tín dụng

Trong nền kinh tế thị trƣờng, tín dụng thực hiện hai chức năng sau đây:

a) Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả

Đặc điểm tuần hoàn vốn luôn dẫn đến tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời. Thừa vốn

khi các tác nhân, thể nhân có thu nhập nhƣng chƣa cần chi tiêu và thiếu vốn khi họ cần

chi tiêu mà không có thu nhập. Hai thái cực này đƣợc giải quyết bằng hoạt động của tín

dụng. Chức năng của tín dụng thể hiện ở chỗ:

Tập trung vốn: Tín dụng thông qua các cơ quan chức năng của mình là Ngân hàng

thƣơng mại, ngân hàng chuyên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng…tiến hành huy

động, tập trung mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội để hình thành quỹ cho vay.

Nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội tồn tại dƣới dạng tiền hay hiện vật với thời gian khác

nhau. Để tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi này, cần có những chính sách và

giải pháp thích hợp cho từng thời kỳ.

Phân phối lại vốn: Trên cơ sở quỹ cho vay đã có, tín dụng tiến hành phân phối cho các

doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu cần bổ sung vốn và đủ điều kiện vay vốn. Quá trình

này không những đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc tín dụng, mà còn phải chấp

hành đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về tín dụng

Cả hai nội dung trên của tín dụng đều phải thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vốn gốc

và lãi sau một thời gian nhất định. Bởi lẽ xét tính chất sở hữu vốn thì vốn đó vẫn thuộc

quyền sở hữu của ngƣời cho vay. Mặt khác, nguồn vốn cho vay là tạm thời nhàn rỗi và

ngƣời đi vay chỉ tạm thời thiếu. Thực hiện nguyên tắc này mới đảm bảo hiệu quả sử

dụng và tiết kiệm vốn. Chính vì vậy, nguyên tắc hoàn trả là một tất yếu của tín dụng.

Page 68: Financial Basic in Vietnamese

- Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi là chức năng cơ bản của tín dụng. Tín dụng

góp phần điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ đó giảm tới mức thấp nhất vốn nhàn

rỗi không có ích để đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu vốn cho các

doanh nghiệp và cá nhân

- Quá trình tập trung và phân phối lại vốn của tín dụng đã giúp cho các doanh nghiệp

chuyển hƣớng sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện mới trong môi trƣờng cạnh

tranh. Do đó chức năng này đã góp phần vào việc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận trong

nền kinh tế quốc dân.

b). Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền

Phần lớn các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng đƣợc thực hiện thông qua

các tổ chức tín dụng. Trong quá trình tập trung và phân phối lại vốn các chủ thể tham

gia trong quan hệ tín dụng kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình và tác động

tích cực đến quá trình lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế xã hội.

Trọng tâm của chức năng này là kiểm soát đối với ngƣời đi vay. Việc kiểm soát phải

đƣợc tiến hành trong cả quá trình cho vay, tức là kiểm soát trƣớc khi cho vay, trong khi

phát tiền vay và sau khi cho vay tới khi ngƣời vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Thực hiện chức năng này có ý nghĩa:

Đảm bảo cho các tổ chức tín dụng thu hồi vốn cho vay đúng thời hạn, nâng cao khả

năng thanh toán. Đó là yếu tố để các tổ chức tín dụng duy trì hoạt động bình thƣờng và

phát triển

Nhờ sự kiểm soát này mà các đơn vị vay vốn quan tâm đến việc sử dụng vốn tiết kiệm

và có hiệu quả hơn

Các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng chấp hành tốt kỷ luật và nguyên tắc tín dụng,

tránh tình trạng nợ nần dây dƣa. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn bộ nền

kinh tế.

3.1.2.2. Vai trò của tín dụng

a) Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lƣu thông hàng hóa phát triển

Nhờ nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh không những

đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thƣờng mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến

kỹ thuật đổi mới công nghệ, đảm bảo sự phát triển liên tục của sản xuất và lƣu thông

hàng hóa

Page 69: Financial Basic in Vietnamese

Trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế, tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá

trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện duy trì mối liên hệ giữa sản xuất, lƣu

thông hàng hóa và tiêu dùng xã hội. Chính vì vậy, tín dụng đã làm cho lƣu thông hàng

hóa không những đƣợc mở rộng ở trong nƣớc mà còn ra thị trƣờng quốc tế

Tín dụng góp phần điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại kinh tế của các

doanh nghiệp, vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ đó sẽ phát huy đƣợc năng lực

sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất.

Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong từng chủ thể sản

xuất kinh doanh, trong từng ngành…từ đó tạo ra những tập đoàn lớn làm nòng cốt cho

sự phát triển kinh tế.

Tín dụng quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nƣớc thực hiện

nhanh hơn. Điều đó góp phần cho các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển trong

một thời gian ngắn có thể có đƣợc một nền sản xuất với công nghệ cao mà các nƣớc

phát triển trƣớc đây có đƣợc nhƣ thế đã phải mất tới hàng trăm năm.

b) Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc

Vai trò này đƣợc thực hiện trên các phƣơng diện:

Nhà nƣớc thƣờng xuyên sử dụng tín dụng làm phƣơng tiện cân đối thu chi ngân sách

nhà nƣớc, góp phần đảm bảo các nguồn lực tài chính để thực thi các chính sách kinh tế -

xã hội

Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện và lãi suất tín dụng, nhà nƣớc có

thể thay đổi đƣợc quy mô tín dụng hoặc chuyển hƣớng vận động của nguồn vốn tín

dụng. Nhờ đó có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của một số ngành, phù hợp với

định hƣớng phát triển kinh tế của Nhà nƣớc

Nhà nƣớc sử dụng tín dụng để điều tiết lƣu thông tiền tệ, đảm bảo sự cân đối tiền hàng,

ổn định giá cả hàng hóa. Nhƣ vậy, tín dụng vừa là nội dung vừa là công cụ để thực thi

chính sách tiền tệ quốc gia

Nhà nƣớc sử dụng tín dụng làm công cụ để thực thi các quan hệ hợp tác quốc tế, tranh

thủ các nguồn lực tài chính từ bên ngoài để đầu tƣ phát triển kinh tế trong nƣớc.

Đối với chính sách xã hội của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện từ hai nguồn tài trợ: ngân sách

nhà nƣớc và tín dụng. Phƣơng thức tài trợ không hoàn lại thƣờng bị hạn chế về quy mô

Page 70: Financial Basic in Vietnamese

và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, Nhà nƣớc đã sử dụng phƣơng thức tài trợ

có hoàn trả của tín dụng.

Thông qua việc cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo, tổ chức kinh tế-xã hội, làm cho họ

đƣợc đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất và tiêu dùng

Các hộ nông dân, cá nhân sử dụng tín dụng nhƣ là một phƣơng tiện để cải thiện và nâng

cao mức sống của mình. Thông qua việc vay vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất, nâng cao

lợi nhuận và phân chia tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng hợp lý nhất.

c) Tín dụng góp phần quan trọng vào việc giảm chi phí sản xuất và lƣu thông.

Thông qua hoạt động tín dụng, vốn trong nền kinh tế đƣợc luân chuyển nhanh, tức là

làm tăng nhanh tốc độ lƣu thông tiền tệ. Từ đó giảm khối lƣợng phát hành vào lƣu

thông đồng nghĩa với việc giảm chi phí lƣu thông tiền tệ.

Vốn tín dụng đƣợc cung cấp đầy đủ kịp thời cho các doanh nghiệp, làm cho quá trình

sản xuất kinh doanh tiền hành liên tục, chu kỳ sản xuất đƣợc rút ngắn lại. Đây là một

yếu tố góp phần làm giảm tổn thất khi doanh nghiệp thiếu vốn liên quan đến cơ hội kinh

doanh

Giảm chi phí sản xuất, lƣu thông của chính doanh nghiệp nhận vốn vay. Nguyên tắc của

tín dụng buộc trách nhiệm hoàn trả, thúc đẩy ngƣời sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu

quả hơn

Bản thân chủ thể các quan hệ tín dụng phải tính toán cụ thể hoạt động tín dụng đem lại

lợi ích cao nhất và an toàn nhất. Động lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng thúc

đẩy họ giảm đến mức thấp nhất chi phí kinh doanh, kể cả chi phí xử lý rủi ro.

3.1.3. Các hình thức của tín dụng

3.1.3.1. Tín dụng thƣơng mại

a) Khái niệm: Tín dụng thƣơng mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh

nghiệp do bán chịu hàng hóa

- Trong hình thức bán chịu hàng hóa, ngƣời bán chịu là ngƣời cho vay chuyển nhƣợng

tạm thời quyền sử dụng lƣợng giá trị hàng hóa cho ngƣời mua chịu - ngƣời đi vay.

Ngƣời mua chịu đƣợc phép sử dụng số vốn đó, sau một thời gian mới hoàn trả cho

ngƣời bán chịu.

Tín dụng thƣơng mại ra đời và phát triển là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hàng

hóa, xuất phát từ nhu cầu vốn tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh

Page 71: Financial Basic in Vietnamese

Đối với hàng hóa, ngƣời bán có hàng cần bán ngƣời mua chƣa có tiền hoặc chƣa đủ

tiền, cho nên họ cần thực hiện tín dụng thƣơng mại.

Tín dụng thƣơng mại có lợi cho cả ngƣời mua và ngƣời bán. Ngƣời bán có thể đẩy

nhanh tiêu thụ hàng hóa, thu lợi tức tiền vay, chuyển nhƣợng thƣơng phiếu để thu hồi

vốn về trƣớc hạn, trong khi ngƣời mua có đƣợc hàng hóa để đáp ứng nhu cầu sản xuất

kinh doanh, đảm bảo cho chu trình sản xuất đƣợc liên tục.

b) Nội dung hoạt động tín dụng thƣơng mại có những đặc điểm sau:

Tín dụng thƣơng mại cho vay bằng hàng hóa. Hàng hóa cho vay là một bộ phận của vốn

sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền.

Ngƣời cho vay và ngƣời đi vay đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá

trình sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Trong quan hệ này, ngƣời cho vay là ngƣời bán

chịu, ngƣời đi vay là ngƣời mua chịu.

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng thƣơng mại gắn liền với sự vận động của

tái sản xuất xã hội. Bởi lẽ, vốn cho vay là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh.

Cho nên trong thời kỳ hƣng thịnh của chu kỳ sản xuất kinh doanh khối lƣợng tín dụng

thƣơng mại tăng, còn trong thời kỳ suy thoái khối lƣợng tín dụng thƣơng mại giảm.

c) Công cụ lƣu thông của tín dụng thƣơng mại:

Đối với hình thức bán chịu hàng hóa, công cụ lƣu thông là thƣơng phiếu. Thƣơng phiếu

là một loại giấy nhận nợ xác định quyền đòi nợ của ngƣời sở hữu thƣơng phiếu và nghĩa

vụ phải hoàn trả của ngƣời mua khi đến hạn.

Đặc điểm của thƣơng phiếu:

Tính trừu tƣợng: Trên thƣơng phiếu không ghi rõ nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà

chỉ nêu số tiền nợ, tên ngƣời nhận nợ, kỳ hạn nợ và địa điểm thanh toán nợ

Tính bắt buộc: Đến hạn thanh toán, ngƣời mắc nợ phải hoàn trả đầy đủ số tiền nợ ghi

trên thƣơng phiếu cho chủ nợ mà không đƣợc từ chối hoặc trì hoãn với bất kỳ lý do nào.

Điều này đƣợc pháp luật bảo hộ

Tính lƣu thông: Trong phạm vi thời hạn hiệu lực, thƣơng phiếu đƣợc sử dụng nhƣ là

phƣơng tiện thanh toán. Chúng đƣợc chuyển nhƣợng từ ngƣời này sang ngƣời khác,

giữa những ngƣời có quan hệ tín dụng thƣơng mại với nhau hoặc đƣa lên ngân hàng

chiết khấu cầm cố để thu hồi vốn trƣớc thời hạn.

Phân loại thƣơng phiếu:

Page 72: Financial Basic in Vietnamese

Căn cứ vào yếu tố ngƣời thụ hƣởng và phƣơng thức ký chuyển nhƣợng, kỳ phiếu

thƣơng mại có 3 loại

- Kỳ phiếu vô danh: là kỳ phiếu không ghi tên ngƣời thụ hƣởng. Loại này khi

chuyển nhƣợng không cần phải làm thủ tục ký hậu chuyển nhƣợng. Ai cầm hối phiếu

một cách hợp pháp là ngƣời thụ hƣởng

Kỳ phiếu ký danh: là loại kỳ phiếu có ghi tên ngƣời thụ hƣởng. Là ngƣời sở hữu kỳ

phiếu, ngƣời thụ hƣởng có thể chuyển nhƣợng cho ngƣời khác nhƣng phải làm thủ tục

ký hậu khi chuyển nhƣợng.

Kỳ phiếu đích danh: là loại kỳ phiếu có ghi tên ngƣời thụ hƣởng. Đối với loại kỳ phiếu

này không đƣợc phép chuyển nhƣợng vì ngƣời mua chỉ đồng ý thanh toán cho chính

ngƣời có tên trên kỳ phiếu

Căn cứ vào yếu tố ngƣời lập:

Thƣơng phiếu do ngƣời mua chịu hàng hóa lập ra gọi là kỳ phiếu thƣơng mại, cam kết

sau một thời gian ghi trên thƣơng phiếu sẽ thanh toán toàn bộ số nợ cho ngƣời bán chịu

hay ngƣời cầm nợ

Thƣơng phiếu do ngƣời bán chịu lập ra gọi là hối phiếu, yêu cầu ngƣời mua chịu khi

đến hạn phải thanh toán tiền ngay cho ngƣời bán chịu hay ngƣời xuất trình hối phiếu

d) Ƣu, nhƣợc điểm của tín dụng thƣơng mại

Ƣu điểm của tín dụng thƣơng mại:

Tín dụng thƣơng mại góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp,

đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc thực hiện liên tục, chu kỳ sản xuất

đƣợc rút ngắn và do đó tăng nhanh vòng quay vốn của doanh nghiệp cũng nhƣ toàn xã

hội

Thông qua tín dụng thƣơng mại để điều tiết vốn một cách trực tiếp giữa các doanh

nghiệp, do đó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn, giảm nhẹ sự lệ thuộc vào các tổ

chức tín dụng

Làm giảm lƣợng tiền mặt trong lƣu thông.

Tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu và

cầm cố thƣơng phiếu. Đồng thời thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cầm cố thƣơng

phiếu để Ngân hàng Trung ƣơng điều hành chính sách tiền tệ.

Hạn chế của tín dụng thƣơng mại:

Page 73: Financial Basic in Vietnamese

Về quy mô tín dụng: Tín dụng thƣơng mại do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh

doanh cung cấp do đó giá trị của khối tín dụng phụ thuộc vào khả năng về vốn và giá trị

hàng hóa dƣ thừa . Khả năng cho vay thể hiện ở tổng giá trị hàng hóa sản xuất đƣợc và

chờ tiêu thụ tại một thời điểm nhất định và yêu cầu mua chịu của bên đi vay cũng tại

thời điểm ấy. Hạn chế này có thể phát sinh từ một trong hai phía làm cho nhu cầu của

các bên không đƣợc thỏa mãn ở mức cao nhất

Về thời hạn cho vay của tín dụng thƣơng mại chỉ là ngắn hạn. Bởi vì, vốn cho vay là giá

trị hàng hóa bán chịu đang chờ tiêu thụ, chƣa rút khỏi chu kỳ sản xuất để chuyển hóa

thành tiền. Cho nên số vốn này chƣa phải là tiền nhàn rỗi. Do đó, doanh nghiệp bán

chịu cũng chỉ có thể bán chịu trong thời gian ngắn, sau đó phải thu hồi vốn để tiến hành

quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Tín dụng thƣơng mại chỉ đầu tƣ một chiều chứ không thể có quan hệ cho vay ngƣợc lại.

Bởi lẽ, cho vay bằng hàng hóa mà hƣớng sử dụng khoản vay bị bó hẹp theo công dụng

của một loại hàng hóa nhất định. Hàng hóa của doanh nghiệp bán chịu có thể là nguyên

liệu, bán thành phẩm của doanh nghiệp mua chịu, hoặc doanh nghiệp mua chịu tiếp tục

quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp bán chịu. Chính vì vậy, tín dụng thƣơng mại không

thể mở rộng đầu tƣ vào mọi ngành trong nền kinh tế quôc dân.

3.1.3.2. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là Ngân hàng và bên kia là các tác

nhân (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội…) trong nền kinh tế quốc dân.

Tín dụng Ngân hàng có những đặc điểm sau:

Huy động vốn và cho vay đƣợc thực hiện chủ yếu dƣới hình thức tiền tệ

Tất cả những nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân đƣợc ngân hàng huy

động để hình thành nguồn vốn cho vay. Trên cơ sở nguồn vốn đã có, ngân hàng cho vay

đối với các tác nhân cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Cả hai mặt hoạt

động huy động vốn và cho vay đều đƣợc thực hiện chủ yếu dƣới hình thức tiền tệ. Đây

là loại hình tín dụng tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng nhu cầu tín dụng cho mọi

khách hàng.

Các ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian tín dụng

Khi huy động vốn cho nền kinh tế, ngân hàng sử dụng nhiều hình thức huy động tiền

gửi với các kỳ hạn khác nhau, phát hành các loại giấy nhận nợ (kỳ phiếu, trái phiếu,

Page 74: Financial Basic in Vietnamese

chứng chỉ…) ngắn hạn cũng nhƣ trung và dài hạn, vay trên thị trƣờng liên ngân hàng,

ký các hiệp định vay nợ…

Khi cho vay, Ngân hàng chủ yếu sử dụng các hình thức cấp tín dụng theo tài khoản cho

vay, gửi vốn tại các Ngân hàng khác, đầu tƣ…để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách

hàng

Nhƣ vậy, ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gi an: đi vay và cho vay

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tƣơng đối với sự vận

động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội

Vốn tín dụng ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu đƣợc của quá trình tái sản xuất

xã hội. Khối lƣợng hàng hóa sản xuất và lƣu thông tăng lên thì nhu cầu vốn tín dụng

ngân hàng cũng tăng lên. Trƣờng hợp này, vốn tín dụng ngân hàng vận động phù hợp

với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Trƣờng hợp khác, trong

thời kỳ hƣng thịnh các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, khối lƣợng hàng hóa

sản xuất và luân chuyển lớn nhƣng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Những

mâu thuẫn này thƣờng xuyên xảy ra và đó là hiện tƣợng tất yếu của nền kinh tế thị

trƣờng.

Huy động vốn và cho vay của tín dụng ngân hàng chủ yếu đƣợc thực hiện bằng một số

tiền nhất định. Có nghĩa là tiền ở đây là công cụ thực hiện quan hệ tín dụng, đó là tiền

tín dụng hay còn gọi là công cụ lƣu thông tín dụng.

So với hình thức tín dụng thƣơng mại và các hình thức tín dụng khác, tín dụng ngân

hàng có những đặc điểm nổi bật sau:

Khối lƣợng tín dụng lớn: Cả hai mặt huy động vốn và cho vay đều có thể đạt đƣợc với

một khối lƣợng vốn lớn. Do đó, tín dụng ngân hàng có thể thỏa mãn một cách tối đa

nhu cầu vốn của các tác nhân trong nền kinh tế. Khác với tín dụng thƣơng mại, nguồn

vốn cho vay bằng hàng hóa bán chịu chỉ bó hẹp trong số lƣợng hàng hóa mà doanh

nghiệp sản xuất ra. Do vậy không thể thỏa mãn nhu cầu của ngƣời đi vay

Thời hạn tín dụng đa dạng: Tín dụng ngân hàng huy động các nguồn vốn và thực hiện

các khoản vay có thời hạn phong phú, đa dạng. Có nghĩa là có thể huy động các nguồn

vốn và cho vay trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thời hạn của một khoản vay tín

dụng Ngân hàng tùy thuộc vào thời hạn nhàn rỗi của các nguồn vốn và nhu cầu xin vay

của khách hàng. So với tín dụng thƣơng mại chỉ bán chịu trong một khoảng thời gian

ngắn.

Page 75: Financial Basic in Vietnamese

Phạm vi hoạt động rộng: Tín dụng ngân hàng huy động và cho vay vốn đối với mọi

pháp nhân và thể nhân. Nhƣ vậy, tín dụng ngân hàng không chỉ bó hẹp giao dịch với

các doanh nghiệp, mà còn với các tác nhân khác thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh

vực trong nền kinh tế quốc dân.

Tín dụng ngân hàng có những ƣu điểm trên và đƣợc coi là hình thức tín dụng cơ bản và

quan trọng nhất. Bởi lẽ, huy động vốn và cho vay bằng tiền dƣới nhiều hình thức khác

nhau nên đảm bảo tính linh hoạt. Ngân hàng có chức năng “tạo tiền” để bổ sung nguồn

vốn cho vay. Hệ thống ngân hàng có mạng lƣới chi nhánh rộng khắp lãnh thổ thậm chí

trên phạm vi toàn thế giới nên có thể huy động và đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho

mọi khách hàng.

3.1.3. 3. Tín dụng nhà nƣớc

a) Khái niệm và bản chất của tín dụng nhà nƣớc

Tín dụng nhà nƣớc là quan hệ tín dụng giữa nhà nƣớc và các chủ thể trong và ngoài

nƣớc. Tín dụng nhà nƣớc thể hiện bằng việc vay nợ của chính phủ dƣới các hình thức

nhà nƣớc phát hành các giấy tờ có giá (công trái, trái phiếu, tín phiếu) hoặc qua các hiệp

định, hiệp ƣớc vay nợ với chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới theo

nguyên tắc có hoàn trả trong một thời gian nhất định.

Hoạt động của tín dụng nhà nƣớc gắn liền với hoạt động của NSNN. Tín dụng nhà nƣớc

là một giải pháp thực hiện cân đối NSNN, nguồn vốn huy động từ tín dụng đƣợc sử

dụng cho các khoản chi đầu tƣ phát triển nhƣ các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, các dự

án kinh tế hoặc cho các hoạt động sự nghiệp phát triển lâu dài mang tính chất chiến lƣợc

quốc gia nhƣ khoa học công nghệ, giáo dục, y tế.

Trong tín dụng nhà nƣớc, nhà nƣớc vừa là chủ thể đi vay, vừa là chủ thể cho vay nhằm

mục đích thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội của nhà nƣớc. Tín

dụng nhà nƣớc do chính phủ giao cho ngành tài chính hoặc kết hợp giữa các ngành tài

chính, ngân hàng tổ chức thực hiện. Có thể phân loại tài chính nhà nƣớc theo nhiều tiêu

thức khác nhau:

Căn cứ vào yếu tố thời gian, tín dụng nhà nƣớc đƣợc chia làm hai loại:

Tín dụng ngắn hạn: Là khoản vay ngắn hạn của nhà nƣớc để giải quyết tình trạng mất

cân đối tạm thời khi thu chƣa kịp đáp ứng nhu cầu chi của NSNN. Các khoản tín dụng

này đƣợc thực hiện dƣới hình thức phát hành tín phiếu kho bạc bằng cách:

Phát hành để vay vốn NHTW

Page 76: Financial Basic in Vietnamese

Phát hành vay vốn các cá nhân, doanh nghiệp, chủ yếu là các tổ chức tài chính trung

gian nhƣ NHTM, công ty tài chính, công ty bảo hiểm qua thị trƣờng tiền tệ

Tín dụng trung và dài hạn: các khoản vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát

triển của NSNN. Hiện nay, tín dụng đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng pháp chủ yếu để

giải quyết bội chi NSNN cho đầu tƣ phát triển. Nhà nƣớc thực hiện huy động vốn dƣới

hình thức phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, vay qua các hiệp định vay nợ giữa

chính phủ với chính phủ nƣớc khác hoặc với các tổ chức tiền tệ trên thế giới nhƣ WB,

IMF, ADB…

Căn cứ vào hình thức huy động vốn, tín dụng nhà nƣớc đƣợc thực hiện qua hai hình

thức:

Huy động vốn qua việc phát hành chứng từ có giá

Huy động vốn qua các hiệp định vay nợ

Căn cứ vào phạm vi huy động vốn:

Tín dụng trong nƣớc.

Tín dụng nƣớc ngoài.

Đặc điểm của tín dụng nhà nƣớc

Tín dụng nhà nƣớc có các đặc điểm nổi bật:

Thể hiện lợi ích kinh tế mang tính tự nguyện, cƣỡng chế và tính chính trị-xã hội

Hình thức tín dụng đa dạng, phạm vi huy động vốn rộng

Việc huy động vốn và sử dụng vốn có sự kết hợp giữa các nguyên tắc tín dụng và các

chính sách tài chính-tiền tệ của nhà nƣớc. Tín dụng nhà nƣớc đƣợc sử dụng nhƣ là một

công cụ tài chính để thực hiện mục tiêu phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội. Tác

dụng của nó đƣợc thể hiện trên các mặt

Đòn bẩy kinh tế quan trọng để nhà nƣớc điều tiết giữa tích lũy và tiêu dùng

Điều tiết lƣu thông tiền tệ trên thị trƣờng

Kiểm soát quy mô đầu tƣ, điều tiết cơ cấu đầu tƣ, bố trí hợp lý cơ cấu ngành nghề, tạo

nên một cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các vùng lãnh thổ

Thay đổi một cách thỏa đáng sự phân bổ nguồn lực tài chính trong quá trình điều tiết

việc phân phối thu nhập của xã hội

3.2. LÃI SUẤT TÍN DỤNG

3.2.1. Các vấn đề cơ bản về lãi suất

3.2.1.1. Khái niệm lãi suất

Page 77: Financial Basic in Vietnamese

Nếu một ngƣời vay vốn để sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu về tất yếu đƣợc phân chia

theo một tỷ lệ thỏa đáng giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay, tƣơng ứng với nguồn vốn

bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu vay tiêu dùng thì ngƣời đi vay cũng phải

trích ra một phần thu nhập có đƣợc sau khi vay để trả cho ngƣời cho vay. Phần lợi

nhuận hoặc phần thu nhập trả cho ngƣời cho vay đƣợc gọi là lợi tức

Lợi tức là khoản tiền mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay ngoài phần vốn

gốc vay ban đầu, sau một thời gian sử dụng vốn vay.

Trên thực tế, nếu chỉ xem xét về số lƣợng thì lợi tức chƣa phản ánh đƣợc hiệu quả của

vốn cho vay. Vì vậy, trong kinh doanh tiền tệ, lợi tức luôn đƣợc so sánh với vốn vay, để

xác định khả năng sinh lời của từng loại vốn cho vay trên thị trƣờng. Chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả này chính là lãi suất tín dụng.

Vậy lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức thu đƣợc và tổng số tiền cho

vay trong một khoảng thời gian nhất định

Công thức tính:

Lãi suất tín dụng

trong kỳ =

Lợi tức thu đƣơc x 100%

Tổng số tiền vay

Ví dụ: Ông A gửi tiết kiệm thời hạn 1 năm tại ngân hàng B với số tiền 100.000.000 đ,

sau khi đáo hạn ông A nhận đƣợc lợi tức là 12.000.000 đ.

Vậy lãi suất năm là:

= 12.000.000

x 100% = 12% 100.000.000

Ở một cách tiếp cận khác, lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn mà ngƣời đi vay phải

trả cho ngƣời cho vay. Nói khác đi, lãi suất là số tiền phải trả để thuê mƣợn vốn trong

một khoảng thời gian nhất định. Nếu gọi số tiền vay ban đầu là tiền gốc thì tỷ lệ phần

trăm giữa số tiền phải trả thêm ngoài tiền gốc trên số vốn gốc ban đầu đƣợc gọi là lãi

suất. Khi vay mƣợn vốn trong thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, lãi suất luôn phản ánh sự

biến động của cung cầu vốn trên thị trƣờng. Lãi suất đƣợc xem là loại giá cơ bản của thị

trƣờng tài chính và có ảnh hƣởng tới hầu hết các hoạt động kinh tế, tài chính của các

quốc gia.

Chúng ta có hai cách giải thích cho sự tồn tại của lãi suất, đó là:

Page 78: Financial Basic in Vietnamese

Giá trị thời gian của tiền tệ: khi lựa chọn, hầu hết mọi ngƣời đều thích có tiền trong hiện

tại hơn là trong tƣơng lai. Khi đƣợc yêu cầu để cho vay số tiền hiện tại của họ để đổi lại

một lời hứa trả lại số tiền đó trong tƣơng lai thì ngƣời cho vay chỉ đồng ý với điều kiện

họ đƣợc trả cao hơn số tiền gốc mà họ đã cho vay. Vì vậy có thể nói, lãi suất là sự thanh

toán cho việc sử dụng tiền theo thời gian

Chi phí cơ hội: thay vì cho vay, thì ngƣời có tiền nhàn rỗi có thể sử dụng số tiền nhàn

rỗi vào mục đích sinh lời khác. Trên cơ sở so sánh mức sinh lời của các hoạt động đầu

tƣ thì ngƣời cho vay sẽ quyết định có cho vay hay không cho vay. Nhƣ vậy, lãi suất có

thể xem là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời gian.

3.2.1.2. Các loại lãi suất tín dụng

Trong các giao dịch tín dụng, chúng ta thƣờng quan tâm tới các loại lãi suất sau:

Lãi suất sàn và lãi suất trần là lãi suất thấp nhất và lãi suất cao nhất do NHTW ấn định

cho các NHTM hoặc do NHTM quy định trong hệ thống của nó trong hoạt động huy

động vốn và cho vay. Lãi suất sàn và lãi suất trần hình thành khung lãi suất, các NHTM

xây dựng khung lãi suất kinh doanh trong phạm vi của khung này

Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho các NHTM và tổ chức tín

dụng khác ấn định lãi suất kinh doanh.

Tác động của lãi suất quản lý vĩ mô là điều chỉnh và thống nhất các hoạt động tín dụng

trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Lãi suất tiền gửi là lãi suất huy động vốn, dùng để tính lãi phải trả cho ngƣời gửi tiền.

Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn tiền gửi. Sự biến động

của lãi suất tiền gửi không chỉ ảnh hƣởng đến quy mô nguồn vốn của các ngân hàng mà

còn ảnh hƣởng mạnh tới khối tiền và qua đó tới lạm phát. Chính vì vậy, việc áp dụng

chính sách tăng lãi suất tiền gửi có hiệu quả cao trong việc kiềm chế đẩy lùi lạm phát.

Lãi suất cho vay đƣợc áp dụng để tính lãi tiền vay mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời

cho vay. Về nguyên tắc mức lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn mức lãi suất tiền

gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn cho vay và mức độ

rủi ro. Sự thay đổi lãi suất cho vay có ảnh hƣởng đến quy mô cho vay và khả năng cung

ứng tiền vào lƣu thông.

Lãi suất chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTM đối với khách hàng dƣới

hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chƣa đến thời hạn thanh toán.

Page 79: Financial Basic in Vietnamese

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM và tổ

chức tín dụng khác dƣới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chƣa đến hạn thanh

toán.

Lãi suất tái chiết khấu do NHTW ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính

sách tiền tệ thắt chặt hay thả lỏng. Lãi suất này dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến

động lãi suất trên thị trƣờng. Đối với NHTM, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc, làm

căn cứ ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác.

Lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau

vay vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng. Lãi suất này đƣợc ấn định vào mỗi buổi sáng, nó

đƣợc hình thành bởi quan hệ cung cầu vốn của các NHTM và tổ chức tín dụng khác và

chịu sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất chƣa loại trừ tỷ lệ lạm phát.

VD: Ngày 09/06/2008, Ngân hàng Đông Á công bố mức lãi suất huy động vốn tiết

kiệm có kỳ hạn 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ là 15,66 . Đây chính là mức lãi suất danh

nghĩa.

Lãi suất thực là loại lãi suất đo lƣờng sức mua của tiền lãi nhận đƣợc. Lãi suất thực

đƣợc tính toán bằng việc điều chỉnh lãi suất danh nghĩa có tính đến tỷ lệ lạm phát tƣơng

ứng.

Nếu gọi ir là lãi suất thực, in là lãi suất danh nghĩa và p là tỷ lệ lạm phát thì lãi suất thực

đƣợc tính nhƣ sau: ir= in - p

Đối với những ngƣời cho vay, điều cần quan tâm nhất là lãi suất thực chứ không phải là

lãi suất danh nghĩa. Bởi lẽ, khi cho vay họ cần tính toán là sau một thời gian cho vay có

lãi hay thua lỗ.

VD: Theo dự báo của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tốc độ tăng giá tiêu dùng cả

năm 2008 thấp nhất là 22 , với mức lãi suất tính theo năm vào khoảng 15 /năm thì lãi

suất tiết kiệm vẫn bị thực âm khoảng 6,1 . Gửi 100 triệu đồng vào tháng 12-2007 đến

cuối tháng 12-2008 khi rút ra đƣợc 115 triệu đồng, nhƣng tính lại theo giá tháng 12 -

2007 thì sức mua chỉ còn 94,3 triệu đồng, bị lỗ thực 5,7 triệu đồng.

Lãi suất thị trƣờng

Trong nền kinh tế thị trƣờng, mọi giao dịch tín dụng đều gắn liền với thị trƣờng tài

chính. Vì vậy, lãi suất thị trƣờng đƣợc xác định dựa vào:

Page 80: Financial Basic in Vietnamese

Chi phí vốn không rủi ro: phản ánh mức tiền lời thực đối với khoản vay không có rủi

ro. Khi không có bất kỳ khoản nợ vay nào thì hoàn toàn không có rủi ro. Theo xếp hạng

tín nhiệm quốc tế, trái phiếu kho bạc do chính phủ Mỹ đƣợc xem là trái phiếu chuẩn

không rủi ro.

Lạm phát kỳ vọng: Dựa vào l‎ý thuyết kỳ vọng hợp lý, các nhà đầu tƣ thiết lập cơ sở

lạm phát kỳ sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Sau đó, họ đƣa ra lãi suất danh nghĩa mà nó thích

hợp với lãi suất thực cho hoạt động đầu tƣ của họ. Lãi suất thực đƣợc xác định theo

công thức

ir= in – pe

Với ir là lãi suất thực, in là lãi suất danh nghĩa và pe là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.

Mức độ rủi ro trong đầu tƣ: Công cụ tài chính nợ nào có độ rủi ro càng cao thì ngƣời

cho vay càng đòi hỏi mức lãi suất lớn, đó là phần bù rủi ro vỡ nợ mà ngƣời cho vay có

thể gặp phải đối với ngƣời đi vay. Ngƣợc lại, nếu công cụ nợ có độ an toàn càng cao thì

lãi suất đƣợc hƣởng càng thấp. Từ đó có thể giải thích tại sao trái phiếu chính phủ lại có

mức sinh lời thấp hơn các công cụ nợ khác.

Tính lỏng: là khả năng chuyển đổi một công cụ tài chính ra tiền mặt nhanh hay chậm,

tốn ít hay nhiều chi phí? Nếu công cụ tài chính nào chuyển ra tiền mặt nhanh, tốn ít chi

phí thì công cụ đó có tính lỏng càng cao, và ngƣợc lại. Vậy nếu công cụ tài chính có

tính lỏng kém thì nhà đầu tƣ đòi hỏi một mức lãi suất cao hơn là công cụ có tính lỏng

cao, vì họ còn phải tốn chi phí chuyển nó ra tiền mặt để chi tiêu. Có thể nói, thời gian

đáo hạn càng dài thì tính lỏng của công cụ tài chính càng thấp, công cụ tài chính có độ

an toàn càng cao thì tính lỏng càng lớn và ngƣợc lại.

Từ các yếu tố trên, ta có thể xác định lãi suất thị trƣờng theo công thức sau

in= ir + pe + rp + lp

Nếu thông tin thị trƣờng là hoàn hảo, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng là nhƣ nhau với mọi nhà

đầu tƣ, khi đó công thức xác định lãi suất thị trƣờng nhƣ sau:

in= i*

n + rp + lp

Trong đó:

in là lãi suất thị trƣờng.

ir: lãi suất không có rủi ro

i*

n: lãi suất đối với trái phiếu ngắn hạn có tính lỏng cao và không rủi ro,

rp: phần bù rủi ro (phản ánh độ dài của thời hạn đầu tƣ và khả năng ngƣời đi vay vỡ nợ

Page 81: Financial Basic in Vietnamese

lp: phần bù tính lỏng (tức mức độ khó khăn của việc chuyển công cụ tài chính ra tiền

mặt)

Ngoài các tiêu thức trên, ngƣời ta còn có thể căn cứ vào các tiêu thức khác để phân loại

lãi suất cụ thể hơn nhƣ thời hạn tín dụng, loại tiền cho vay, mức độ ƣu đãi đối với ngƣời

vay…

3.2.1.3. Các cơ sở hình thành lãi suất

a) . Cung cầu tín dụng

Cung tín dụng là lƣợng nguồn vốn đƣợc dùng để cho vay. Cầu tín dụng là lƣợng vốn mà

nền kinh tế cần vay. Tƣơng quan cung cầu tín dụng trong một thời kỳ nhất định là nhân

tố quan trọng quyết định đến mức lãi suất. Nếu cung tín dụng lớn hơn cầu tín dụng thì

mức lãi suất tín dụng sẽ hạ xuống, và ngƣợc lại nếu cầu tín dụng lớn hơn cung tín dụng

thì lãi suất tín dụng sẽ tăng lên.

Quan hệ cung cầu tín dụng tác động và làm thay đổi lãi suất tín dụng trên từng loại thị

trƣờng tín dụng: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, loại tiền cho vay, khu vực và trong toàn

bộ nền kinh tế quốc dân.

Để ổn định lãi suất và lãi suất giảm dần theo xu hƣớng tích cực trong nền kinh tế thị

trƣờng cần có các giải pháp thích hợp điều chỉnh tƣơng quan cung cầu tín dụng nhƣ

tăng lƣợng tiền cung ứng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện bảo hiểm

tiền gửi…

b). Tỷ lệ lạm phát

Nhân tố này có ảnh hƣởng rất lớn đến sự biến động của lãi suất tín dụng. Bởi lẽ, sự tăng

hay giảm của tỷ lệ lạm phát kéo theo sự biến động của giá trị tiền tệ, từ đó ảnh hƣởng

đến lợi ích kinh tế của ngƣời cho vay.

Nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất tín dụng phải tăng theo để các tổ chức tín dụng có

thể thu hút đƣợc nguồn tiền gửi, và ngƣợc lại Khi tỷ lệ lạm phát giảm lãi suất tín dụng

cũng giảm theo.

Ngƣợc lại, lãi suất tín dụng là một trong những công cụ hữu hiệu của nhà nƣớc nhằm

kiềm chế lạm phát. Khi lãi suất tăng cao, nhà nƣớc điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi dẫn

đến lãi suất cho vay tăng, hạn chế bơm thêm tiền vào lƣu thông để hạ cơn sốt lạm phát.

VD: Từ đầu năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng tăng mức hai con số, điều đó buộc ngân

hàng nhà nƣớc phải dỡ bỏ trần lãi suất cho vay 12 , điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên

14 từ ngày 15/6/2006, cho phép các ngân hàng thƣơng mại đƣợc áp dụng mức lãi suất

Page 82: Financial Basic in Vietnamese

huy động và cho vay không vƣợt quá 150 lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nƣớc quy

định. Đồng thời ngân hàng nhà nƣớc cũng tăng mức lãi suất tái cấp vốn lên 15 và lãi

suất tái chiết khấu lên 13 thể hiện quyết tâm chống lạm phát của CP.

Loại lãi suất Giá trị Ngày áp dụng Giá trị Ngày áp dụng

Lãi suất cơ bản 12,00% 01/06/2008 14,00% 15/06/2008

Lãi suất tái cấp vốn 13,00% 19/05/2008 15,00% 15/06/2008

Lãi suất chiết khấu 11,00% 19/05/2008 13,00% 15/06/2008

c). Chính sách kinh tế của nhà nƣớc

Bằng các chính sách kinh tế, nhà nƣớc can thiệp vào thị trƣờng tín dụng nhằm duy trì sự

vận động của lãi suất tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Các chính

sách ƣu đãi cho vay tác động trực tiếp đến lãi suất chính là chính sách thuế, ƣu đãi đầu

tƣ, cho vay trọng điểm.

Những động lực khuyến khích đầu tƣ từ chính sách ƣu đãi về thuế có tác động đến lợi

nhuận kỳ vọng và gia tăng tính sẵn lòng của công ty trong việc phát hành trái phiếu huy

động vốn tức là làm gia tăng nhu cầu vay mƣợn vốn của các công ty làm lãi suất tăng.

Ngƣợc lại, một gánh nặng thuế làm giảm đi nhu cầu vay vốn của các công ty. Cầu quỹ

cho vay giảm và lãi suất giảm.

3.2.1.4. Vai trò của lãi suất

Có thể nói lãi suất tín dụng là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh

tế thị trƣờng. Nó tác động đến tất cả các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay nói riêng và

từ đó tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế nói chung. Tác dụng của lãi suất tín

dụng đƣợc thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

a). Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế v mô

Trên tầm vĩ mô, lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực

hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Ý nghĩa này đƣợc thể hiện trên các mặt:

Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, nhà nƣớc có thể tăng lãi suất tiền gửi để rút bớt

tiền từ lƣu thông về làm giảm tỷ lệ lạm phát tạo điều kiện ổn định sức mua của đồng nội

tệ, đảm bảo cho sản xuất và lƣu thông hàng hóa phát triển

Thông qua lãi suất chiết khấu để điều chỉnh khối lƣợng cho vay đối với các ngân hàng

thƣơng mại, nghĩa là điều chỉnh khối lƣợng tiền cung ứng vào lƣu thông. Từ đó mở

rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm công việc làm. Nhƣ vậy, lãi suất tín dụng có

ảnh hƣởng trực tiếp đến giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội

Page 83: Financial Basic in Vietnamese

Tăng hay giảm lãi suất tín dụng sẽ ảnh hƣởng đến sự tăng hay giảm số lƣợng ngoại tệ

trong nƣớc. Vì vậy sẽ ảnh hƣởng đến quan hệ cung cầu tiền tệ, dẫn đến sự thay đổi tỷ

giá do đó ảnh hƣởng đến xuất nhập khẩu hàng hóa trong từng thời kỳ.

Lãi suất tín dụng còn đƣợc dùng để điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành

phần…nhằm đảm bảo sự thích ứng của sản xuất hàng hóa dịch vụ với nhu cầu thị

trƣờng trong và ngoài nƣớc.

b) Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vi mô

Ý nghĩa này đƣợc thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Lãi suất tín dụng tăng hay giảm ảnh hƣởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp.

Từ đó quyết định đến việc thu hẹp hay mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp đó

Lãi suất tín dụng là căn cứ để các chủ thể lựa chọn cơ hội đầu tƣ, làm thay đổi tỷ lệ giữa

tích lũy và tiêu dùng của từng doanh nghiệp, từng chủ thể trong nền kinh tế. Điều này

đồng nghĩa với việc thu hẹp hay mở rộng đầu tƣ.

Lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện hoạt động của các tổ chức tín dụng, là điều kiện

tồn tại và phát triển của các tổ chức này

3.2.2. Phƣơng pháp tính lãi

3.2.2.1. Lãi đơn

a) Khái niệm: Lãi đơn là lãi chỉ đƣợc tính trên phần vốn đầu tƣ ban đầu (Vốn gốc).

b) Phƣơng pháp xác định:

*. Tính tiền lãi thu đƣợc sau n kỳ đầu tƣ:

Gọi P: Vốn đầu tƣ ban đầu (vốn gốc).

I: Số tiền lãi thu đƣợc sau n kỳ đầu tƣ.

i: Lãi suất tính theo năm.

n: Số kỳ hạn đầu tƣ

- Nếu n tính theo năm:

Ta có: I = P x n x in

- Nếu n tính theo tháng:

Ta có: I = P x n x i/12

- Nếu n tính theo ngày:

Ta có: I = P x n x i/360

Page 84: Financial Basic in Vietnamese

Ví dụ: Hãy tính tổng số tiền lãi của 3 khoản tiền gửi sau với lãi suất tiền gửi lần lƣợt là

9 /năm và 12 /năm. Biết lãi đƣợc tính bằng lãi đơn.

Số tiền gửi (Ngđ) Thời hạn đầu tƣ Số ngày gởi

5.500 1/3/03 –31/7/03 30 +30 +… +31 = 152

2.625 2/3/03 – 1/9/03 29 + 30 + … + 1 = 183

870 3/3/03 – 1/10/03 28 + 30 + … + 1 = 213

Giải:

Số tiền lãi từ 3 khoản tiền đầu tƣ trên:

- Với lãi suất 9 /năm:

I = (5.500 x152 + 2.625 x183 +870 x 213 ) 9%

= 375,42 (ngđ) 360

- Với lãi suất 12 /năm:

I = 375,42 x 12%

= 500,56 (ngđ) 9%

* Xác định tổng số tiền thu đƣợc sau n kỳ đầu tƣ:

Gọi: F là tổng số tiền thu đƣợc (gốc và lãi) sau n kỳ đầu tƣ.

Ta có: F = P + I

= P + P x n x i

= P (1 + i)

Ví dụ 1: Nếu gởi tiền vào ngân hàng là 1.000 với lãi suất 10 /năm thì sau 72 ngày nhà

đầu tƣ thu đƣợc tổng số tiền là bao nhiêu?

Giải:

Ta có I = 1.000 x 72 x 10%/360

= 20

Vậy, tổng số tiền thu đƣợc

F = 1.000 + 72

= 1.072

Ví dụ 2: Một ngƣời cho vay với khoản tiền là 7.200 vào ngày 8/6/03 với lãi suất

8 /năm. Tổng số tiền thu đƣợc khi đến hạn trả là 7.288. Hãy xác định thời điểm hoàn

trả món nợ vay trên?

Giải:

Ta có: I = F - P = 7.288 - 7.200 = 88

Mặt khác, ta có I = P x n x i /360

Page 85: Financial Basic in Vietnamese

Suy ra n = 360 x I / P x i

= 360 x 88 / 7.200 x 8%

= 55 ngày

Nhƣ vậy, thời điểm hoàn trả món nợ vay trên sẽ là ngày 2/8/03 vì từ ngày 8/6/03 đến

ngày 2/8/03 là 55 ngày.

3.2.2.2. Lãi kép

a) Khái niệm: Lãi kép (lãi gộp) là lãi đƣợc tính không những trên phần vốn đầu

tƣ ban đầu mà còn tính trên phần lãi vừa mới tạo ra.

b) Phƣơng pháp xác định:

* Xác định tổng số tiền thu đƣợc trong tƣơng lai:

Gọi PV: Giá trị hiện tại của tiền tệ (Vốn đầu tƣ ban đầu – Vốn gốc)

FVn : Giá trị tiền thu đƣợc trong tƣơng lai (gốc và lãi)

i : Lãi suất tiền gởi mỗi kỳ

n : Số kỳ hạn đầu tƣ

Ta có:

Sau 1 kỳ đầu tƣ: FV1 = PV + PV x i = PV ( 1 + i )

Sau 2 kỳ đầu tƣ: FV2 = FV1+ FV1 x i = FV1 ( 1 + i ) = PV (1 + i)2

Vậy, sau n kỳ đầu tƣ: FVn = PV ( 1 + i )n (1)

Đặt ( 1 + i )n

= FVF (i,n) : Thừa số giá trị tƣơng lai của tiền tệ. Thừa số này đƣợc tra ở

bảng tài chính số 1. Do đó, công thức (1) đƣợc viết lại nhƣ sau.

FVn = PV x FVF (i , n )

* Xác định tổng số tiền lãi thu đƣợc sau n kỳ đầu tƣ:

Gọi I : Tổng số tiền lãi thu đƣợc sau n kỳ đầu tƣ.

Ta có I = FVn - PV = PV [ (1 + i )n - 1]

* Phƣơng pháp xác định giá trị hiện tại của tiền tệ:

Từ công thức (1) ta suy ra:

PV = FVn

(2) (1 + i )

n

Đặt 1/ (1 + i )n = PVF (i, n): Thừa số giá trị hiện tại của tiền tệ và nó đƣợc tra ở bảng tài

chính số (2). Do đó, công thức (2) đƣợc viết lại nhƣ sau.

PV = FVn x PVF (i , n)

Page 86: Financial Basic in Vietnamese

CHƢƠNG IV: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

4.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

4.1.1. Lịch sử hình thành ngân hàng

Ngân hàng đƣợc hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài, trải qua nhiều hình thái

kinh tế xã hội trong lịch sử xã hội loài ngƣời

Mầm mống của ngân hàng đã xuất hiện từ thời kỳ trung cổ. Trong thời kỳ này, mỗi quốc gia,

thậm chí mỗi địa phƣơng có một loại tiền tệ riêng và chỉ sử dụng nó trong phạm vi của địa

phƣơng mình. Tình hình này đã gây trở ngại và khó khăn cho việc trao đổi và lƣu thông hàng

hoá. Để thoát khỏi bế tắc trên đây, một tầng lớp trung gian đã xuất hiện - đó là tầng lớp thƣơng

nhân chuyên làm nghề đổi tiền đúc. Do buôn bán phát triển, những ngƣời này có trong tay tiền

của nhiều địa phƣơng thậm chí nhiều quốc gia. Nhờ đó mà các thƣơng nhân có thể dùng tiền

của địa phƣơng mình hoặc quốc gia mình đổi lấy tiền của địa phƣơng hoặc quốc gia khác nếu

họ cần miễn là họ phải trả phí tổn. Dần dần, hoạt động này không còn dừng ở việc đổi tiền mà

họ còn kiêm thêm các hoạt động khác nhƣ bảo quản tiền, vận chuyển tiền, thanh toán qua lại

giữa các thƣơng nhân...

Nhƣ vậy, do sự phân công tự phát của xã hội, bên cạnh tầng lớp thƣơng nhân thông thƣờng còn

xuất hiện một tầng lớp thƣơng nhân đặc biệt chuyên lấy tiền tệ làm đối tƣợng, phƣơng tiện,

mục đích trong hoạt động kinh doanh của mình. Họ dần thoát khỏi vị trí ban đầu của mình và

bƣớc sang lĩnh vực làm trung gian hoạt động về tiền tệ. Họ trở thành những ngƣời thực sự làm

về ngân hàng

4.1.2. Các giai đoạn phát triển của ngân hàng

a) Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

Hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này mang những nét đặc trƣng sau:

- Các ngân hàng hoạt động độc lập chƣa tạo ra một hệ thống, chƣa có sự ràng buộc và có quan

hệ mật thiết với nhau

- Hoạt động của các ngân hàng đều nhƣ nhau bao gồm: thực hiện các dịch vụ tiền tệ nhƣ: đổi

tiền, vận chuyển tiền, bảo quản tiền, các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay, chiết khấu, phát

hành giấy bạc ngân hàng...

b) Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX

- Bƣớc sang thế kỷ XVIII hoạt động lƣu thông hàng hoá đƣợc mở rộng và phát triển. Nếu các

ngân hàng khác nhau phát hành nhiều loại giấy bạc khác nhau dễ làm cho lƣu thông tiền tệ hỗn

loạn, cản trở quá trình phát triển của sản xuất và lƣu thông hàng hoá, (VD:ở Mỹ năm 1861 có

Page 87: Financial Basic in Vietnamese

tất cả gần 7.000 loại tiền ngân hàng khác nhau cùng lƣu thông). Lúc này, Nhà nƣớc của các

quốc gia bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật chỉ cho

phép một số ngân hàng thoả mãn đƣợc những tiêu chuẩn quy đinh đƣợc phát hành tiền vào lƣu

thông, lúc này hệ thống ngân hàng đƣợc chia thành 2 loại:

* Loại 1: Ngân hàng phát hành: Đây là những ngân hàng lớn, có uy tín, tài chính vững mạnh,

đƣợc phép phát hành giấy bạc ngân hàng vào lƣu thông. Ngân hàng phát hành giảm dần và đi

đến không thực hiện những chức năng vốn có của ngân hàng thƣơng mại, tức là không giao

dịch với công chúng, mà chỉ giao dịch với các ngân hàng trung gian

VD:

- Năm 1826 ngân hàng CP tƣ nhân Anh Quốc đƣợc phép độc quyền phát hành giấy bạc ngân

hàng trong phạm vi London với bán kính 65 dặm. Năm 1833, ngân hàng Anh Quốc đƣợc độc

quyền phát hành giấy bạc ngân hàng trên toàn xứ Anh (England), và năm 1844 là trên toàn

Vƣơng quốc Anh

- Tại Pháp năm 1848, với việc rút quyền phát hành của 9 ngân hàng tƣ nhân lớn khác về các chi

nhánh của ngân hàng Pháp, ngân hàng này đƣợc độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng trên

toàn cõi Pháp

- Năm 1864, Mỹ áp dụng chế độ đánh thuế lên các loại giấy bạc ngân hàng do ngân hàng phát

hành ra mức đầu tiên là 1 rồi tăng lên 2 và năm 1865 là 10 . Năm 1914, quốc hội Mỹ

nhập 12 ngân hàng lớn nhất nƣớc Mỹ thành hệ thống dự trữ liên bang Mỹ(FED)

* Loại 2: Ngân hàng trung gian:Là loại ngân hàng không đƣợc phép phát hành giấy bạc ngân

hàng, mà chỉ đƣợc phép giao dịch với công chúng, thực hiện kinh doanh tiền tệ thuần tuý.

c) Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay: Giai đoạn ngân hàng phát hành độc quyền phát triển

thành ngân hàng trung ƣơng

Sang đầu thế kỷ XX, hầu hết các nƣớc phát triển đều thực hiện cơ chế một ngân hàng duy nhất

phát hành tiền. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng này đều thuộc sở hữu nhà nƣớc mà

vẫn còn có ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tƣ nhân. Điều này thật nguy hiểm vì không có gì

đảm bảo rằng những tƣ nhân này không đƣa ra các chính sách có hại cho quốc gia khi mà lợi

ích cá nhân của họ bị ảnh hƣởng hoặc là bị mâu thuẫn với quốc gia. Chỉ sau cuộc đại khủng

hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933, các nƣớc mới thấy sự cần thiết phải tăng cƣờng hơn nữa

việc can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế. Do đó, nhà nƣớc đã nhanh chóng quốc hữu hoá

các ngân hàng phát hành tƣ nhân hoặc thiết lập ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nƣớc.

(VD: Canada quốc hữu hoá ngân hàng phát hành năm 1938, Đức năm 1939, Pháp 1946, Anh

1946).

Trong thời kỳ này, khái niệm “Ngân hàng trung ƣơng” đã ra đời thay thế cho khái niệm “Ngân

hàng phát hành độc quyền”. Đây không chỉ thuần tuý thay đổi về tên gọi mà còn bao hàm cả sự

Page 88: Financial Basic in Vietnamese

thay đổi về chức năng hoạt động. Ngân hàng TW không những có chức năng độc quyền phát

hành tiền vào lƣu thông mà còn có chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động tiền tệ-tín dụng-

ngân hàng.

4.1.3. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng

Trong nền kinh tế thi trƣờng, mọi hoạt động kinh tế đều đƣợc tiền tệ hoá, ở đây ngân hàng

đóng vai trò rất quan trọng đó là:

- Ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ

- Ngân hàng là nơi tập trung các khoản tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và cung ứng tiền vốn

qua các kênh lƣu thông tiền tệ cho quá trình sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tiêu dùng cá nhân

- Ngân hàng là trung gian trong quá trình thanh toán, góp phần đẩy nhanh tốc độ lƣu chuyển

hàng hoá

- Ngân hàng tạo ra bút tệ theo cấp số nhân cho nền kinh tế

- Ngân hàng góp phần điều tiết và kiểm soát hoạt động của thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn

- Ngân hàng góp phần thu hút, mở rộng đầu tƣ trong nƣớc, ngoài nƣớc và cung cấp các dịch vụ

tài chính khác.

4.2. NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

4.2.1. Ngân hàng Trung ƣơng

4.2.1.1. Mô hình tổ chức của NHTW

Trên thế giới, các NHTW ở các nƣớc thƣờng đƣợc tổ chức theo hai mô hình:

a) Mô hình NHTW độc lập với chính phủ

Theo mô hình này, chính phủ không có quyền can thiệp vào các hoạt động của NHTW đặc biệt

là trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Mô hình này đƣợc xây dựng trên quan

điểm cho rằng, nếu để NHTW trực thuộc chính phủ sẽ bị chính phủ lợi dụng công cụ phát hành

để bù đắp bội chi NSNN, từ đó gây ra lạm phát, mặt khác làm cho NHTW mất hẳn tính độc lập

và chủ động trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.

VD: Tại Mỹ Cục dự trữ liên bang (FED) hoàn toàn độc lập với chính phủ. Đứng đầu FED là

hội đồng thống đốc gồm 7 ngƣời có nhiệm kỳ 14 năm. Trong nhiệm kỳ tổng thống có quyền

chỉ định 2 thành viên hội đồng thống đốc để thƣợng viện bỏ phiếu bổ nhiệm và thành viên hội

đồng thống đốc không đƣợc tái nhiệm.. Với cơ chế này, chính phủ khó có thể can thiệp và chi

phối hoạt động của FED. Tại Đức NHTW “Duetsche Bundesbank ” có trách nhiệm ủng hộ

chính sách kinh tế chung của CP. Nhƣng khi thực thi các nghiệp vụ của mình ngân hàng này

không trực thuộc chính phủ. Nhà chức trách chính phủ có thể tham gia những cuộc họp của

NHTW Đức nhƣng họ không có quyền bỏ phiếu. Quyền lực duy nhất của chính phủ là có

quyền trì hoãn sự thực hiện quyết định của NHTW 2 tuần. Tại Thuỵ Sĩ, NHTW phải tham vấn

Page 89: Financial Basic in Vietnamese

cho chính phủ về các vấn đề chính sách, nhƣng nó có thể thực hiện các chƣơng trình hành động

bấp chấp có sự tán thành hay không tán thành của chính phủ

Hình 1: Mô hình tổ chức NHTW độc lập với chính phủ

b) NHTW trực thuộc chính phủ

Theo mô hình này, Chính phủ có ảnh hƣởng rất lớn đối với NHTW thông quan việc bổ nhiệm

các thành viên của bộ máy quản trị và điều hành NHTW, thậm chí chính phủ còn can thiệp trực

tiếp vào việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Mô hình này dựa trên quan điểm, chính

phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ phải

nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng và phối hợp một cách đồng bộ, hiệu quả

các công cụ đó. Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách kinh tế

vĩ mô, việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ của NHTW, cho nên NHTW

phải trực thuộc chính phủ. Mô hình tổ chức này đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc nhƣ: Nhật, Anh,

Việt Nam...

QUỐC HỘI

NHTW CH NH PHỦ

Page 90: Financial Basic in Vietnamese

Hình 2: Mô hình tổ chức NHTW trực thuộc chính phủ

4.2.1.2. Chức năng của NHTW

a)Trung tâm phát hành tiền và điều tiết lƣu thông tiền tệ

Tiền tệ trong lƣu thông bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ giấy bạc ngân hàng, tiền đúc bằng

kim loại, bút tệ.. Giấy bạc ngân hàng do NHTW độc quyền phát hành. Tiền đúc có thể do

NHTW phát hành cũng có thể do kho bạc phát hành. Bút tệ thì đƣợc tạo ra bởi các ngân hàng

trung gian. Nhƣ vậy NHTW là cơ quan độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lƣu thông.

Tuy giấy bạc ngân hàng không phải là thành phần duy nhất, cũng không chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong khối tiền cung ứng nhƣng lại là yếu tố chi phối quyết định các thành phần khác của

khối tiền. Các NHTM không thể tạo ra tiền bút tệ nếu nhƣ không có giấy bạc ngân hàng từ

NHTW. Bởi thế hoạt động cung ứng tiền của NHTW tác động một cách trực tiếp đến độ tăng,

giảm của tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó ảnh hƣởng đến cả sản xuất và tiêu dùng

Trong điều kiện lƣu thông tiền vàng hoặc giấy bạc tự do chuyển đổi ra vàng, thì khối lƣợng tiền

tệ thực tế sẽ phù hợp với nhu cầu của lƣu thông hàng hoá một cách tự phát thông qua cơ chế

đúc và đổi tiền tự do. Nhƣng ngày nay, thời đại của chế độ lƣu thông tiền giấy bất khả hoán,

bản thân tiền giấy không thể tự điều tiết đƣợc giữa chức năng phƣơng tiện lƣu thông, phƣơng

tiện thanh toán với chức năng cất trữ. Do vậy, việc phát hành giấy bạc ngân hàng của NHTW

phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế cả về số lƣợng lẫn cơ cấu cũng nhƣ yêu cầu

quản lý vĩ mô. Đồng thời NHTW cần phải kiểm soát toàn bộ khối tiền cung ứng, tổ chức công

tác điều hoà lƣu thông tiền tệ, kiểm soát quá trình tạo tiền của ngân hàng trung gian, nhằm vừa

đảm bảo đủ phƣơng tiện trao đổi, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát.

Các kênh phát hành tiền của NHTW:

** Phát hành qua kênh NSNN

Chính phủ

Hội đồng tƣ vấn các vấn đề chính sách và tiền tệ

quốc gia

NHTW

Page 91: Financial Basic in Vietnamese

Khi NSNN rơi vào trạng thái bội chi, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình buộc chính phủ

phải tiến hành các biện pháp:

* Giải pháp tăng thuế. Tuy nhiên giải pháp này về mặt chính trị là không hợp lòng dân

và đòi hỏi nhiều thời gian để thực hiện, mặt khác về lâu dài nó ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế

xã hội

* Giải pháp Chính phủ đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách.

+ Vay của công chúng thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, công

trái nhà nƣớc.

+ Vay của nƣớc ngoài

+ Vay của NHTW

Nếu vay của dân cƣ bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ thì sẽ không ảnh hƣởng đến mức

cung tiền tệ của ngân hàng trung ƣơng. Bởi vì khi chính phủ phát hành các công cụ nợ, công

chúng bỏ tiền ra mua các công cụ nợ đó tức là đã cho chính phủ vay. Chính phủ lại dùng số tiền

đó để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của mình và thế là tiền lại ra thị trƣờng. Đến khi đáo hạn,

chính phủ thu đƣợc thuế, có tiền chi trả lại cho công chúng và thu hồi các công cụ nợ về, nhƣ

vậy, NHTW không phải phát hành thêm tiền

Nếu vay của nƣớc ngoài, lƣợng tiền vay đƣợc thông thƣờng là hàng hoá, vàng hoặc

ngoại tệ mạnh. Những loại tài sản này đem về nƣớc thƣờng phải ký quỹ tại NHTW để chuyển

đổi thành tiền mặt, NHTW sẽ phát hành thêm tiền nhƣng lƣợng tiền này đƣợc đảm bảo bằng

lƣợng hàng hoá, vàng hay ngoại tệ đã ký quỹ.

Khi chính phủ vay của NHTW. Lúc này lƣợng tiền mặt trong lƣu thông sẽ tăng lên

thông qua chi tiêu của chính phủ. Chính phủ vay trực tiếp của NHTW có 3 dạng:

@ Vay ứng trƣớc tạm thời: Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra do số thu ngân sách vào

chậm không đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tài khoá

@ Vay ứng trƣớc có kỳ hạn, trƣờng hợp này thƣờng xảy ra khi chính phủ đã có những

dự kiến trƣớc vì những mục tiêu nhất định

@ Vay ứng trƣớc vĩnh viễn: Xảy ra khi sự thâm hụt không lƣờng trƣớc đƣợc diễn ra

trong năm ngân sách. Nếu số ứng trƣớc bất thƣờng trở thành món nợ không hoàn trả đƣợc

** Phát hành qua kênh tín dụng

Một trong các ngõ để NHTW đƣa tiền vào lƣu thông là cho ngân hàng trung gian vay thông

qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng thƣ có giá của các ngân hàng trung gian.

Hoạt động của ngân hàng trung gian đặc biệt là các NHTM chủ yếu nhận tiền gửi của công

chúng và cho vay. Phần lớn số tiền cho vay của ngân hàng lấy từ tiền gửi huy động của dân

chúng. Bản thân NHTM chỉ đƣợc vay tới hạn mức tín dụng đã đƣợc NHTW quy định. Tuy

nhiên không phải lúc nào hoạt động của NHTM đều diễn ra thuận lợi. Có những lúc ngƣời gửi

Page 92: Financial Basic in Vietnamese

đến đòi rút tiền quá nhiều trong khi những khoản cho vay chƣa đến thời kỳ đáo hạn khiến cho

NHTM lâm vào tình trạng thiếu vốn. Trong tình huống này, buộc các NHTM phải vay tiền của

NHTW. NHTW đƣợc xem là chỗ dựa vững chắc, là cứu cánh cuối cùng cho các ngân hàng

trung gian.

Khi NHTW cho ngân hàng trung gian vay tiền, tiền mặt sẽ thông qua ngân hàng trung gian tới

tay công chúng. Rõ ràng đây cũng là một cách phát hành của NHTW, và là một hình thức phát

hành tiền lành mạnh, vì nó gắn việc phát hành với lƣu thông hàng hoá, đảm bảo tiền trở về nơi

ban đầu sau một thời gian nhất định

** Phát hành qua kênh thị trƣờng mở.

Thị trƣờng mở là nơi bất kỳ ai cũng có thể tham gia buôn bán, không giới hạn vào một tầng lớp

nào. NHTW thông qua thị trƣờng mở mua bán các trái phiếu ngắn hạn.Việc phát hành tiền qua

ngõ thị trƣờng mở thể hiện những ƣu điểm vƣợt trội so với việc phát hành tiền qua kênh tín

dụng.

Với việc phát hành tiền qua kênh tín dụng, NHTW muốn phát hành thêm tiền phải đợi cho

NHTM có nhu cầu thì chủ động tới vay lại mình, bằng cách đem hồ sơ tín dụng, thƣơng

phiếu... đến xin tái chiết khấu việc này thƣờng kéo theo các thủ tục rƣờm rà cho NHTM. Trong

khi đó, nếu tham gia thị trƣờng mở, NHTM có thể tìm cho mình nguồn tài trợ cần thiết với các

thủ tục nhanh gọn.

NHTW điều chỉnh lƣu thông tiền tệ trên thị trƣờng mở tăng hoặc giảm bằng việc mua, bán các

chứng khoán ngắn hạn. Nếu muốn thu hẹp lƣợng cung tiền tệ trong lƣu thông, NHTW sử dụng

nghiệp vụ bán, ngƣợc lại NHTW “bơm” tiền vào lƣu thông bằng nghiệp vụ mua làm cho lƣu

thông tiền tệ tăng lên. Hiện nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thực hiện phƣơng thức phát

hành tiền này.

** Phát hành tiền qua kênh thị trƣờng hối đoái

NHTW tham gia thị trƣờng hối đoái với 2 tƣ cách: Một là mua và bán ngoại tệ phục vụ cho nhu

cầu của các cơ quan chính phủ, hai là tham gia thị trƣờng hối đoái để góp phần quản lý thị

trƣờng

Việc quản lý thị trƣờng hối đoái, với vai trò của NHTW chủ yếu bằng cách tung tiền

mặt ra thị trƣờng vàng và ngoại tệ để mua ngoại tệ mạnh và vàng nhằm tăng dự trữ ngoại tệ của

quốc gia mặt khác làm tăng lƣợng tiền mặt trong lƣu thông một khoản tƣơng ứng.

Tuy nhiên biện pháp này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Về lâu dài, với

một chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp là cách can thiệp tốt nhất vào thị trƣờng hối đoái và

chủ yếu bằng công cụ lãi suất. Tại các nƣớc phát triển, khi giá trị đồng nội tệ giảm sút, NHTW

thƣờng tăng lãi suất tái chiết khấu, làm tăng lãi suất cho vay. Bằng biện pháp này, NHTW đã

Page 93: Financial Basic in Vietnamese

thực tế góp phần tạo một kênh dẫn ngoại tệ chảy vào nƣớc đó, làm giảm bớt căng thẳng về nhu

cầu ngoại tệ của quốc gia.

b) NHTW là ngân hàng của các ngân hàng.

NHTW khi thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ-tín dụng-ngân hàng đã

từ bỏ các mối quan hệ tiền tệ-tín dụng-thanh toán, nó chỉ thực hiện chức năng này đối với các

NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Chức năng này của NHTW thể hiện trên các khía cạnh:

* NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTM

NHTW thực hiện chức năng này vì hai lý do. Thứ nhất là do pháp luật quy định tất cả các

NHTM đều phải mở tài khoản tại NHTW để đảm bảo sự quản lý và thứ hai nó cũng mang lại

một phần lợi ích cho các NHTM. Tiền gửi vào NHTW bao gồm:

- Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Đây là mức tỷ lệ mà các NHTM cần phải gửi vào NHTW

để giới hạn mức tín dụng tối đa mà NHTM có thể cung cấp, tránh tình trạng các NHTM huy

động đƣợc bao nhiêu cho vay bấy nhiêu dẫn đến mất khả năng thanh toán gây phƣơng hại đến

nền kinh tế. Mặt khác, việc tập trung dự trữ vốn của NHTM tại NHTW còn là một phƣơng tiện

để NHTW có thêm quyền lực để điều khiển hệ thống ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ

- Tiền gửi thanh toán: Ngoài tiền gửi dự trữ bắt buộc, các NHTM còn gởi thêm một

khoản tiền gởi thanh toán tại NHTW, mục đích là để đáp ứng nhu cầu thanh toán thƣờng xuyên

giữa các NHTM với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần. Mặt khác việc các

NHTM mở tài khoản tại NHTW còn giúp NHTW tận dụng đƣợc nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

của các NHTM để thực thi các chức năng của mình

* NHTW là “cứu cánh cuối cùng” cho NHTM

Trong chức năng thứ nhất khi đề cập đến các con đƣờng mà NHTW đƣa tiền vào lƣu

thông, chúng ta đã biết hoạt động cho vay từ NHTW đối với các NHTM là một nghiệp vụ phát

hành. Xét trên góc độ đó chúng ta đã đặt NHTW vào vai trò chủ động trong vấn đề cho vay.

Tuy nhiên không phải lúc nào NHTW cũng có thể chủ động đƣợc mà có những trƣờng hợp

NHTW bị động trong việc cho vay, đó là khi cần phải cứu các NHTM thoát khỏi bờ vực phá

sản. Vì hoạt động của NHTM là đi vay để cho vay, nếu vì một lý do nào đó (lãi suất trở lên quá

thấp so với tốc độ lạm phát hay sự khủng hoảng mất lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân

hàng..) mà lƣợng ngƣời gửi tiền tại NHTM cùng một lúc đến rút tiền ồ ạt trong khi lƣợng tiền

mà NHTM cho vay chƣa thể thu hồi kịp dễ làm cho NHTM sụp đổ, mất khả năng thanh toán.

Trong trƣờng hợp này, NHTM không còn cách nào khác là tìm đến NHTW tái chiết khấu, tái

cầm cố các chứng từ có giá nhƣ là một phƣơng cách cuối cùng.

Tuy nhiên điều này cũng có mặt không tốt nếu NHTW không có các biện pháp quản lý

hữu hiệu nhƣ quy định mức dự trữ tối thiểu của các NHTM hợp lý, và chỉ cho các NHTM vay

khi thực sự thấy cần thiết, sẽ dẫn tới trƣờng hợp các NHTM vì hám lợi và ỷ lại vào NHTW mà

Page 94: Financial Basic in Vietnamese

cho vay hết nguồn vốn huy động đƣợc. Đặc biệt là các ngân hàng lớn, có ảnh hƣởng đến nền

kinh tế, vì sự phá sản của nó có thể gây ra sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế

của một quốc gia. Bởi vậy, khi NHTW sử dụng công cụ tái cấp vốn cho các NHTM để ngăn

chặn những cơn sụp đổ ngân hàng, phải cân nhắc những mặt bất lợi nhƣ trên. Và chính điều

này giải thích tại sao các NHTW rất thận trọng, không sử dụng thƣờng xuyên vai trò là ngƣời

cho vay cuối cùng của mình.

VD:

- Sau khi có hàng loạt ngƣời gửi tiền đến ngân hàng ACB-Chi nhánh TP. HCM rút tiền vì có

tin đồn ngân hàng sắp phá sản điều này làm cho ngân hàng ACB gặp rất nhiều khó khăn. Đích

thân Thống đốc NHNN VN Ông Lê Đức Thuý đã phải lên truyền hình và cam kết Ngân hàng

Nhà nƣớc sẽ đứng ra bảo lãnh thanh toán cho ngân hàng ACB, điều này làm yên lòng ngƣời

gửi tiền, giúp cho ngân hàng ACB thoát khỏi bờ vực phá sản.

- Tại Mỹ ngày 19 tháng 10 năm 1987, đứng trƣớc nguy cơ sự chảy tan của tài chính do

sự sụt giảm giá cả trên sở giao dịch chứng khoán New York (mức giảm 20 -lớn nhất chƣa

từng có trong lịch sử), ngày 20/10/1987 FED đã thông báo ngân hàng trung ƣơng sẽ đảm bảo

cung cấp khả năng thanh toán tiền mặt cần thiết để đảm bảo giữ cho thị trƣờng tài chính hoạt

động sôi nổi. Nhƣ vậy, FED đã thực hiện vai trò của nó nhƣ là “ngƣời cho vay cuối cùng”.

*NHTW thực hiện việc quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống NHTM

Với chức năng quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, NHTW là

cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng, cụ thể là:

- Thẩm định và cấp giấy phép hoạt động cho các NHTM

- Điều tiết hoạt động của các NHTM bằng các biện pháp kinh tế và hành chính, nhƣ quy

định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, ban hành chính sách lãi suất cũng nhƣ tỷ lệ hoa

hồng và mức phí...

- Thanh tra và kiểm soát một cách thƣờng xuyên và toàn diện mọi mặt hoạt động của

NHTM, có quyền giải thể hoặc đình chỉ hoạt động khi các ngân hàng này vi phạm nghiêm

trọng luật pháp hoặc mất khả năng thanh toán

c) NHTW là Ngân hàng của nhà nƣớc

Ngay từ khi mới ra đời, NHTW đã đƣợc xác định là ngân hàng của Nhà nƣớc. Chức

năng này của NHTW đƣợc thể hiện qua các mặt sau:

- NHTW thuộc sở hữu Nhà nƣớc

- NHTW nhận tiền gửi của kho bạc nhà nƣớc, tổ chức thanh toán giữa kho bạc và các ngân

hàng trung gian, làm đại lý phát hành các loại trái phiếu nhà nƣớc, quản lý dự trữ quốc gia và

cho chính phủ vay để cân đối thu-chi trong trƣờng hợp cần thiết

Page 95: Financial Basic in Vietnamese

- NHTW thay mặt nhà nƣớc để quản lý các hoạt động tiền tệ-tín dụng và thanh toán đối nội

cũng nhƣ đối ngoại của Nhà nƣớc

- NHTW thay mặt chính phủ ký kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng và thanh toán với nƣớc

ngoài và tham gia với cƣơng vị là thành viên của một số tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tế.

4.2.1.3. Vai trò quản lý v mô của NHTW

Mọi hoạt động của NHTW đều ảnh hƣơng mật thiết đến mức cung ứng tiền trong nền

kinh tế. Cung ứng tiền thay đổi làm biến động tiêu dùng và đầu tƣ, sản lƣợng quốc gia và giá

cả. Một cách gián tiếp, mọi hoạt động của NHTW ảnh hƣởng sâu sắc đến nền kinh tế quốc gia.

Để điều tiết hoạt động kinh tế có hiệu quả, NHTW không chỉ làm nhiệm vụ phát hành

tiền không thôi, mà bên cạnh đó, nó phải thực hiện vai trò quản lý vĩ mô của mình. Vai trò này

của NHTW đƣợc thể hiện trên các khía cạnh sau :

- Thứ nhất, NHTW tham gia xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội, soạn

thảo CSTT.

Với ƣu thế nắm giữ nhiều lƣợng thông tin kinh tế, NHTW có khả năng dự đoán và đề xuất các

biện pháp quan trọng góp phần vào việc thiết lập một chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội tối

ƣu. Với việc tham gia xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội, cho phép NHTW có thể

soạn thảo đƣợc một CSTT khả thi, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa CSTT với các chính sách kinh

tế, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mà chiến lƣợc kinh tế – xã hội đã đề ra.

- Thứ hai, NHTW kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện CSTT.

Với tƣ cách là một cơ quan quản lý Nhà nƣớc về các mặt tiền tệ – tín dụng – ngân hàng,

NHTW có quyền kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nội dung của CSTT, mà chủ yếu là

thông qua việc thực hiện vai trò chỉ huy của mình đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của quốc

gia. Ở đây, điều quan trọng nhất là NHTW phải kiểm soát đƣợc mọi hoạt động về cung ứng tín

dụng của các NHTM, khối lƣợng tín dụng đã, đang và sẽ cung cấp cho mỗi ngành kinh tế, để

có biện pháp điều chỉnh thích hợp, thiết lập cơ cấu kinh tế theo mục tiêu định trƣớc. Bên cạnh

đó, NHTW phải có những biện pháp hƣớng các hoạt động của các NHTM vận hành một cách

lành mạnh, có hiệu quả, góp phần ổn định tình hình lƣu thông tiền tệ, tạo công ăn việc làm và

thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng nhanh và bền vững.

Trong quan hệ quốc tế, NHTW đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, chỉ đạo và tạo điều kiện cho

các NHTM mở rộng quan hệ kinh doanh ngân hàng trên thị trƣờng quốc tế, phát triển các dịch

vụ thanh toán .... nhằm phục vụ đắc lực cho tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu một cách thành

công.

4.2.2. Chính sách tiền tệ

4.2.2.1. Khái niệm về chính sách tiền tệ (CSTT)

Page 96: Financial Basic in Vietnamese

Nhƣ chúng ta đã biết, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu khối lƣợng tiền tệ

trong lƣu thông thay đổi, thì giá trị đại diện của một đơn vị tiền tệ thay đổi. Từ đó giá cả hàng

hoá, giá trị tài sản và thu nhập của nhân dân, cũng nhƣ thu nhập quốc dân thay đổi. Do vậy,

bằng cách tạo ra các biến động về tiền tệ, NHTW có thể hƣớng dẫn những biến động nhất định

trong đời sống và hoạt động kinh tế của quốc gia, của cộng đồng. Tổng hợp những phƣơng

thức mà qua đó NHTW tạo ra các biến động về tiền tệ nói trên hợp thành CSTT.

Nhƣ vậy, chúng ta có hiểu chính sách tiền tệ là “tổng hoà những phƣơng thức mà ngân hàng

trung ƣơng thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lƣợng tiền trong lƣu thông,

nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nƣớc trong một thời kỳ

nhất định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế-tài chính vĩ mô

của Chính phủ.”

4.2.2.2. Mục tiêu của CSTT

Mục tiêu cuối cùng của CSTT là tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và kiểm soát lạm

phát

a. Phát triển kinh tế

Một quốc gia, muốn kinh tế tăng trƣởng thì nhất thiết phải thực hiện tái sản xuất mở rộng trên

cơ sở khai thác triệt để nguồn vốn tiềm năng trong và ngoài nƣớc. Với chức năng là trung tâm

tín dụng, dƣới sự chỉ đạo của NHTW thông qua CSTT, các ngân hàng sẽ huy động một cách

triệt để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, trên cơ sở đó phân phối lại cho các đơn vị

kinh tế sử dụng vào phát triển kinh tế.

b. Tạo công ăn việc làm

Trong nền kinh tế thị trƣờng khi sức lao động trở thành hàng hoá thì hiện tƣợng thất nghiệp là

một hiện tƣợng tất yếu xảy ra. Do vậy tạo công ăn việc làm là một yêu cầu bức thiết và thƣờng

trực của các quốc gia

Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm nói chung chủ yếu phụ thuộc vào tình hình tăng trƣởng

kinh tế. Khi nền kinh tế đƣợc mở rộng và phát triển thì việc làm đƣợc tạo ra nhiều hơn, thất

nghiệp giảm, và ngƣợc lại, khi nền kinh tế trì trệ thì công ăn việc làm giảm, thất nghiệp tăng.

Tuy nhiên, khi tăng trƣởng kinh tế đạt đƣợc do kết quả của cải tiến kỹ thuật thì việc làm có thể

không tăng mà còn giảm. Mặt khác theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì mức thất nghiệp tăng

1 khi GNP thực tế giảm 2 so với GNP tiềm năng, hay nói cách khác hiện tƣợng suy thoái

kinh tế theo chu kỳ sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Với những phân tích trên cho thấy vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này là phải vận

dụng các công cụ của mình góp phần tăng cƣờng đầu tƣ mở rộng sản xuất-kinh doanh. Mặt

khác phải tích cực tham gia chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tạo ra sự tăng trƣởng kinh tế

Page 97: Financial Basic in Vietnamese

ổn định vững chắc, nhằm mục tiêu khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vƣợt quá tỷ lệ thất nghiệp

tự nhiên, tạo ra nhiều hơn công ăn việc làm.

c. Kiểm soát lạm phát

Trong điều kiện lƣu thông tiền vàng hoặc tiền giấy tự do chuyển đổi ra vàng thì khối lƣợng tiền

thực tế sẽ phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế một cách tự phát thông qua cơ chế đúc và đổi

tiền tự do. Nhƣng ngày nay, thời đại của lƣu thông tiền giấy bất khả hoán, hiện tƣợng lạm phát

là một hiện tƣợng tất yếu xảy ra. Trong điều kiện đó, NHTW phải luôn coi kiểm soát lạm phát

là một trong những mục tiêu của CSTT.

Tuy nhiên, với một tỷ lệ lạm phát vừa phải lại là mục tiêu phấn đấu của ngân hàng trung ƣơng

trong việc kiểm soát lạm phát. Vì theo kết quả nghiên cứu của nhà kinh tế học ngƣời Mỹ A.W.

Philips công bố năm 1960 thì lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau. Cứ giảm 1 tỷ lệ

lạm phát thì tỷ lệ thất nghiệp lại tăng 2 , mặt khác với một mức lạm phát quá thấp, nền kinh tế

dễ rơi vào tình trạng suy thoái

Rõ ràng, sự phối hợp của 3 mục tiêu: tăng trƣởng kinh tế-tạo công ăn việc làm và kiểm soát

lạm phát là rất quan trọng. Không phải cùng một lúc cả 3 mục tiêu này cùng có thể thực hiện

đƣợc và mang lại kết quả mong muốn mà không có sự mâu thuẫn nhau. Vai trò của NHTW là

phải có sự dung hoà các mục tiêu này khi thực thi CSTT. Cụ thể là phải tuỳ điều kiện, thời

điểm mà sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên, NHTW phải luôn nắm bắt đƣợc thực tế diễn biến của quá

trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều chỉnh chúng khi cần thiết, có sự thay đổi với những

giải pháp phù hợ

4.2.2.3. Các công cụ để thực thi CSTT của NHTW

a. Dự trữ bắt buộc (DTBB)

DTBB là phần tiền gửi mà các tổ chức tín dụng phải đƣa vào dự trữ theo luật định. Mức dự trữ

cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ DTBB do NHTW quy định cao hay thấp. Các tổ chức tín dụng

chỉ đƣợc cho vay tối đa số tiền huy động đƣợc sau khi trừ đi phần tiền DTBB. Do đó với việc

tăng hay giảm tỷ lệ DTBB, NHTW có thể tăng hoặc giảm lƣợng tiền đƣa vào lƣu thông.

Nhìn chung, tỷ lệ DTBB là công cụ mang nhiều tính hành chính của NHTW. Việc sử dụng

công cụ này cũng có những mặt trái của nó. NHTW khó có thể sử dụng công cụ này khi muốn

thay đổi tỷ lệ DTBB với biên độ nhỏ. Việc thay đổi tỷ lệ DTBB thƣờng xuyên sẽ gây ra tình

trạng không ổn định cho các NHTM và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của các

ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó khi NHTW quyết định sử dụng công cụ này phải nghiên

cứu trƣớc mức độ tác động đến các NHTM và phải có một thời gian đủ dài để các này tăng

khoản DTBB lên mức mới.

b. Lãi suất

Page 98: Financial Basic in Vietnamese

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sự thu hẹp hay mở

rộng khối lƣợng tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu

của CSTT. Tùy theo điều kiện thực tế và trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính, NHTW có

thể sử dụng công cụ lãi suất để điều hành CSTT theo các cách sau :

- NHTW kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trƣờng bằng cách quy định các loại lãi suất nhƣ :

+ Lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn; hoặc

+ Sàn lãi suất tiền gởi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất giới hạn

+ Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch...

Dựa vào các loại lãi suất đã đƣợc ấn định, NHTM áp dụng để giao dịch kinh doanh với khách

hàng. Cơ chế này đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ áp dụng nền kinh tế kế hoạch hóa tập

trung bao cấp, cũng nhƣ ở các nƣớc đang phát triển khác trƣớc đây. Một trong những lý do

chính để giải thích tại sao NHTW không để thị trƣờng quyết định lãi suất mà phải quy định

chặt chẽ lãi suất nhƣ vậy là vì trình độ phát triển thị trƣờng tiền tệ còn thấp, năng lực cạnh

tranh các NHTM còn yếu kém.

- NHTW áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trƣờng. Và để

can thiệp vào lãi suất thị trƣờng, NHTW có thể gián tiếp can thiệp thông qua các chính sách :

+ Công bố lãi suất cơ bản để hƣớng dẫn lãi suất thị trƣờng.

+ Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trƣờng mở để can thiệp và

điều chỉnh lãi suất thị trƣờng.

Tái cấp vốn là một phƣơng pháp mà qua đó NHTW sẽ cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua

việc cấp tín dụng cho các NHTM trên cơ sở nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá

của các NHTM.

Nếu chính sách của NHTW muốn mở rộng mức cung tiền cho nền kinh tế bằng cách khuyến

kích các NHTM đi vay. NHTW sẽ hạ thấp lãi suất tái chiết khấu và những điều kiện tái chiết

khấu cũng đƣợc dễ dãi.

Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, NHTW muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối tiền tệ, sẽ thực hiện

nâng lãi suất tái chiết khấu, thay đổi điều kiện tái chiết khấu theo hƣớng khó khăn hơn. Điều

này sẽ hạn chế nhu cầu đi vay của các NHTM, và gián tiếp gây ra áp lực buộc các NHTM nâng

lãi suất cho vay.

Ngoài việc gián tiếp làm thay đổi lãi suất, chính sách tái chiết khấu của NHTW còn có vai trò

quan trọng khi nó giúp các NHTM khai thông năng lực thanh toán, nhờ đó có thể cứu vãn đƣợc

những cơn sụp đổ tài chính – ngân hàng. Cụ thể, khi các NHTM bị đe dọa phá sản, NHTW sẽ

cấp dự trữ cho chúng thông qua tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá, từ đó khôi phục

đƣợc khả năng thanh toán của những ngân hàng này.

Tuy nhiên chính sách tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định :

Page 99: Financial Basic in Vietnamese

- Thứ nhất, có thể tạo cho các NHTM tính ỷ lại khi NHTW đóng vai trò là ngƣời cho vay cuối

cùng, là cứu cánh duy nhất của các NHTM.

- Thứ hai, NHTW có thể thay đổi lãi suất tái chiết khấu, nhƣng không thể bắt buộc các NHTM

phải đi vay. Nghĩa là NHTW bị lệ thuộc vào nhu cầu của các NHTM khi sử dụng dụng công cụ

này.

Để giải quyết những hạn chế trên đây, NHTW cần gắn lãi suất tái chiết khấu với một lãi suất

thị trƣờng vì:

- Thứ nhất, hầu hết những biến động trong khoảng cách giữa lãi xuất thị trƣờng với lãi suất tái

chiết khấu sẽ bị loại trừ, điều này sẽ xóa bỏ đƣợc một số nguyên ngân chính gây ra các biến

động trong khối lƣợng các khoản xin tái chiết khấu.

- Thứ hai, NHTW vẫn có thể tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp vốn để thực hiện vai trò ngƣời

cho vay cuối cùng, mà không sợ bị các NHTM lợi dụng. Bởi vì lúc này các NHTM sẽ không

còn đi vay từ cửa sổ chiết khấu để sinh lợi đƣợc nữa, bắt buộc nó phải cân nhắc kỹ trƣớc khi

dấn thân vào một cuộc mạo hiểm trong kinh doanh

Có thể nói, lãi suất vừa là đối tƣợng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng của chính sách tiền

tệ. Lãi suất nếu đƣợc sử dụng đúng đắn và phù hợp với những điều kiện, tình hình kinh tế trong

thời kỳ nhất định, sẽ có tác dụng trực tiếp đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm và đầu

tƣ phát triển, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ

với cán cân thanh toán quốc tế. Ngƣợc lại, nếu sử dụng nó cứng nhắc, không phù hợp với điều

kiện thực tế của nền kinh tế, lãi suất lại trở thành vật cản kìm hãm, trói buộc nền kinh tế.

c. Thị trƣờng mở

Công cụ thị trƣờng mở phản ánh việc NHTW mua hoặc bán chứng từ có giá trên thị trƣờng tài

chính công cộng, nhằm đạt đến mục tiêu điều chỉnh lƣợng tiền trong lƣu thông. Các chứng từ

có giá mà các NHTW thƣờng sử dụng để tiến hành nghiệp vụ thị trƣờng mở là các chứng

khoán kho bạc, bởi vì thị trƣờng của những chứng khoán này rất ”lỏng” và có dung lƣợng kinh

doanh lớn.

Khi NHTW đem chứng khoán ra thị trƣờng mở bán nó sẽ thu đƣợc tiền mặt, séc về. Điều này

có nghĩa là khối lƣợng tiền mặt cung ứng cho lƣu thông giảm, dự trữ của các NHTM giảm, làm

giảm khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM, và nhƣ thế, cung ứng tiền trong nền kinh tế

bị thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, việc NHTW bán chứng khoán ra thị trƣờng mở sẽ làm tăng cung

chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán này sẽ hạ, và do

vậy, lãi suất của chứng khoán tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng buộc các NHTM phải tăng

lãi suất ngân hàng lên theo để tránh tình trạng công chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu

tƣ vào chứng khoán, nghĩa là gián tiếp thắt chặt thêm khối tiền tệ.

Page 100: Financial Basic in Vietnamese

Ngƣợc lại, khi NHTW đem tiền mặt hoặc séc mua chứng khoán trên thị trƣờng mở, thì lƣợng

tiền mặt trong lƣu thông sẽ tăng lên, dự trữ của các NHTM tăng lên. Mặt khác, việc NHTW

mua chứng khoán sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,

giá chứng khoán sẽ tăng, dẫn đến lãi suất chứng khoán giảm, và đến lƣợt lãi suát ngân hàng

giảm, kích thích doanh nghiệp đi vay, nghĩa là một cách bành trƣớng khối tiền tệ.

Với cách vận hành nhƣ trên, nghiệp vụ thị trƣờng mở có một số ƣu điểm hơn so với các công

cụ khác của CSTT. Cụ thể :

- NHTW có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu của các NHTM.

- Nghiệp vụ này tƣơng đối linh hoạt và chính xác, có thể đƣợc sử dụng ở bất kỳ mức độ nào.

Nếu mong muốn của NHTW là thay đổi dự trữ của các NHTM ở biên độ lớn, nó sẽ mua hoặc

bán nhiều chứng khoán. Và ngƣợc lại, muốn thay đổi dự trữ của các NHTM ở biên độ nhỏ,

NHTW sẽ thực hiện việc mua và bán một lƣợng chứng khoán vừa phải.

- Nghiệp vụ thị trƣờng mở dễ dàng đƣợc đảo ngƣợc lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến

hành. Giả sử NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị trƣờng mở

quá nhiều, thì nó có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị

trƣờng mở và ngƣợc lại.

- Nghiệp vụ thị trƣờng mở có thể đƣợc hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm

trễ về mặt hành chính.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của công cụ này, đòi hỏi hầu hết tiền trong lƣu thông phải nằm

ở tài khoản của ngân hàng, nghĩa là phải có sự phát triển cao của cơ chế thanh toán không dùng

tiền mặt. Mặt khác, phải có một thị trƣờng tài chính phát triển. Vì vậy, công cụ này đƣợc sử

dụng thƣờng xuyên nhất, hiệu quả nhất đối với NHTW của các nƣớc công nghiệp phát triển-

nơi có công nghệ ngân hàng tiên tiến và thị trƣờng tài chính hoàn chỉnh. Còn đối với các nƣớc

đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng công cụ này chƣa mang lại hiệu quả cao.

d. Tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là đại lƣợng biểu thị mối tƣơng quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền. Nói cách

khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nƣớc này đƣợc biểu hiện bằng một số

lƣợng đơn vị tiền tệ nƣớc khác.

Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, từ hoạt động

xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nƣớc qua biến đổi của giá cả hàng

hóa. Do vậy, tỷ giá hối đoái là một công cụ để NHTW thực thi CSTT của mình. Tuy nhiên, khi

vận dụng công cụ này, không phải là việc NHTW đẩy tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp,

mà ổn định tỷ giá ở một mức độ nào đó đƣợc coi là hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện

thực tế của đất nƣớc trong từng giai đoạn, để tác động chung cuộc của nó đối với kinh tế là tốt

nhất.

Page 101: Financial Basic in Vietnamese

Khi vận hành công cụ tỷ giá hối đoái, NHTW có thể ấn định tỷ giá cố định, hoặc thả nổi tỷ giá

theo quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Giữa hai thái cực : tỷ giá cố định và

tỷ giá thả nổi hoàn toàn, còn có nhiều tỷ giá khác nhƣ : tỷ giá cố định nhƣng di động, khi cần

thiết, tỷ giá thả nổi có quản lý.

Tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi hoàn toàn đều có những nhƣợc điểm cơ bản. Cụ thể, cung cầu

ngoại hối biến đổi không ngừng, do vậy, nếu NHTW ấn định một mức tỷ giá cố định, thì có

nghĩa là NHTW đã vi phạm một trong những quy luật kinh tế khách quan (quy luật cung –

cầu). Còn nếu nhƣ thả nổi tỷ giá cho quan hệ cung – cầu ngoại hối quyết định, thì tình trạng

thăng trầm của tỷ giá hối đoái là tất yếu xảy ra, và kéo theo nó là sự thăng trầm của nền kinh tế.

Tỷ giá cố định nhƣng di động cần thiết là tỷ giá do NHTW ấn định, nhƣng tùy theo tình hình,

tỷ giá đó có thể đƣợc ấn định lại cho gần sát với tỷ giá thực tế. Cách vận hành này chỉ có hiệu

quả khi tình hình ngoại hối biến đổi chậm. Còn trƣờng hợp tình hình ngoại hối biến đổi thƣờng

xuyên một sự chậm trễ trong sự thay đổi tỷ giá ấn định thƣờng gây thiệt hại cho các ngành hoạt

động kinh tế trong nƣớc.

Tỷ giá thả nổi có quản lý là tỷ giá đƣợc hình thành trên cơ sở quan hệ cung – cầu ngoại hối,

nhƣng khi cần thiết, NHTW có thể can thiệp bằng những biện pháp thích hợp, một cách trực

tiếp hoặc gián tiếp tác động vào quan hệ cung – cầu ngoại tệ, từ đó có thể ổn định đƣợc tỷ giá.

Biện pháp chủ yếu mà NHTW thƣờng dùng để can thiệp vào cung – cầu ngoại tệ là sử dụng dự

trữ ngoại hối và quỹ bình ổn hối đoái. Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái tăng cao, NHTW tung ngoại

tệ bán, làm cho khả năng cung ngoại lệ trên thị trƣờng tăng lên, trong điều kiện các nhân tố

khác không đổi, tỷ giá sẽ từ từ giảm xuống. Ngƣợc lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, NHTW sẽ mua

vào ngoại tệ, làm cho cầu ngoại tệ tăng lên, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá

hối đối sẽ từ từ tăng lên. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý là, việc NHTW bán hoặc mua ngoại tệ sẽ

có ảnh hƣởng làm cho khối tiền tệ giảm hoặc tăng. Do đó, nếu NHTW không muốn điều này

xảy ra, thì nó có thể thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng mở để trung hoà ảnh hƣởng nói trên, nhất là

trong trƣờng hợp ảnh hƣớng đó là trầm trọng thêm áp lực lạm phát. Mặt khác, để áp dụng đƣợc

biện pháp này hiệu quả, đòi hỏi khối lƣợng dự trữ ngoại hối phải đủ lớn. Do đó, đối với các

nƣớc đang phát triển, việc áp dụng biện pháp này có những hạn chế.

e. Hạn mức tín dụng

Bằng công cụ hạn mức tín dụng, NHTW quy định cho các NHTM một hạn mức tăng tín dụng

tối đa. Nhƣ vậy, biện pháp này cho phép NHTW ấn định trƣớc khối lƣợng tín dụng phải cung

cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Đây là biện pháp mạnh, có hiệu lực đáng kể.

Hạn mức tín dụng là công cụ can thiệp trực tiếp mang tính chất hành chính của NHTW nhằm

khống chế mức tăng khối lƣợng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế, nhằm đảm bảo mức tăng

trƣởng khối lƣợng tiền tín dụng theo mục tiêu đề ra.

Page 102: Financial Basic in Vietnamese

Công cụ này kém hiệu quả điều tiết, thiếu linh hoạt, không thể thay đổi thƣờng xuyên vì sẽ ảnh

hƣởng trực tiếp tới quá trình kinh doanh của các NHTM. Việc xác định hạn mức tín dụng cho

các NHTM rất khó khăn, nhiều khi thiếu chính xác. Khi nó lớn hơn nhu cầu tín dụng thì công

cụ này không có ý nghĩa. Ngƣợc lại nếu hạn mức tín dụng quá nhỏ, nó có thể làm tăng lãi suất

tín dụng, thúc đẩy “thị trƣờng vốn ngầm” ra đời và phát triển.

4.3. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

4.3.1. Định ngh a

Ngân hàng thƣơng mại (ngân hàng trung gian) là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt

động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gởi của khách hàng với trách nhiệm

hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm

phƣơng tiện thanh toán.

Hệ thống ngân hàng nƣớc ta là hệ thống ngân hàng 2 cấp, trong đó NH nhà nƣớc làm

nhiệm vụ của NHTW, còn các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác

hoạt động nhƣ là các ngân hàng trung gian thực hiện chức năng kinh doanh.

4.3.2. Các chức năng của ngân hàng thƣơng mại (NHTM )

4.3.2.1. Ngân hàng thƣơng mại là trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trƣng của ngân hàng thƣơng mại, nó có ý nghĩa quan trọng

trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, NHTM

đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể,

tiền tiết kiệm của dân cƣ,…và sử dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vốn

của nền kinh tế.

Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã tiến hành điều hoà vốn

từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc

đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.

4.3.2.2. NHTM làm trung gian thanh toán và quản lý các phƣơng tiện thanh toán

NHTM với tƣ cách là thủ quỹ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để ngân hàng thực

hiện các dịch vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng. Trong quá trình thanh

toán ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho vàng, sau đó sử dụng các công

cụ lƣu thông tín dụng thay cho giấy bạc ngân hàng (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh

toán,…).

Khi khách hàng gởi tiền vào trong ngân hàng, họ sẽ đƣợc ngân hàng đảm bảo an toàn

trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối

với các khoản thanh toán có giá trị lớn, cùng khắp địa phƣơng, mà nếu tự khách hàng

Page 103: Financial Basic in Vietnamese

thực hiện sẽ tốn kém và khó khăn, vì thế đã tiết kiệm đƣợc cho xã hội rất nhiều về chi

phí lƣu thông.

4.3.2.3. NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ ngân hàng có điều kiện

thuận lợi về kho qũy, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thể thực

hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo nhƣ: tƣ vấn tài chính, đầu tƣ, giữ hội giấy

tờ, chứng khoám, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp,…

để đƣợc hƣởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm đƣợc chi phí, vừa đạt hiệu quả cao.

4.3.2.4. NHTM “tạo ra tiền”

Quá trình tạo ra tiền của ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện nhờ vào hoạt động tín

dụng và nhờ vào việc các ngân hàng thƣơng mại hoạt động trong cùng một hệ thống.

Tiền ở đây chính là bút tệ. Bút tệ chỉ đƣợc tạo ra thông qua hoạt động tín dụng giữa

các ngân hàng.

VD: NHTW đƣa ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, NHTM A nhận đƣợc 100 triệu

đồng từ một khách hàng.

Bảng cân đối kế toán của NHTM A

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

-Thiết lập dự trữ: 10

- Tín dụng: 90

- Tiền gửi của khách hàng: 100

NHTM A cho NHTM B vay hết 90 triệu đồng

Bảng cân đối kế toán của NHTM B

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

-Thiết lập dự trữ: 9

- Tín dụng: 81

- Tiền gửi của khách hàng: 90

NHTM B cho NHTM C vay hết 81 triệu đồng Bảng cân đối kế toán của NHTM C

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

-Thiết lập dự trữ: 8,1

- Tín dụng: 72,9

- Tiền gửi của khách hàng: 81

Tổng số bút tệ đƣợc tạo ra = Tiền gửi ban đầu của khách hàng/tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Page 104: Financial Basic in Vietnamese

4.3.3 Các nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại:

4.3.3.1. Nghiệp vụ tạo vốn

Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nằm bên Nguồn

vốn trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thƣơng mại. Các nguồn vốn của ngân

hàng bao gồm:

- Vốn tự có và quỹ ngân hàng: Vốn tự có là vốn điều lệ của ngân hàng, khi mới thành

lập, mức vốn này phải lớn hơn mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) do NHTM qui định.

Quỹ ngân hàng là các quỹ đƣợc trích lập từ lợi nhuận ròng của ngân hàng. Ngoài các

quỹ đƣợc thành lập từ lợi nhuận thì ngân hàng còn có những quỹ khác nhƣ: quỹ

khấu hao tài sản cố định, quỹ khấu hao sữa chữa lớn,…. Nguồn vốn tự có của ngân

hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nhƣng nó

đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh doanh, tiến hành thu hút

những nguồn vốn khác.

- Tiền gởi của khách hàng: Trƣớc đây, ngƣời ta đem tiền, vàng vào ngân hàng gởi

nhờ bảo quản dùm và yêu cầu phải đƣợc hoàn trả đủ và đúng những gì đã gởi vào. Về

sau, họ không đòi hỏi phải đƣợc hoàn trả đúng nữa (chỉ cần đủ) và thời hạn gởi dài

hơn, nên ngân hàng có thể đem lƣợng tiền, vàng gởi này đem cho vay

để kiếm lời; những ngƣời gởi tiền bây giờ không những không phải trả tiền thuê giữ

tiền mà còn đƣợc trả lãi từ số tiền gởi đó. Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn

tiền gởi là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nó chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng

nguồn vốn của NHTM.

- Nguồn vốn đi vay:

+ Vốn vay bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi,…

nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có và vốn tiền gởi chƣa

đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh.

+ Vốn vay của NHNN: khi NHNN cho vay, nhận chiết khấu, tái chiết khấu các giấy

tờ có giá của NHTM.

+ Vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: nhằm giải quyết vấn đề thiếu khả

năng thanh toán tiền mặt tạm thời.

+ Vốn vay của các ngân hàng nƣớc ngoài

- Nguồn vốn ti p nhận: đây là những nguồn vốn mà NHTM đƣợc các tổ chức trong và

ngoài nƣớc, ngân sách NN uỷ thác cho vay trung trung và dài hạn thuộc kế hoạch xây

Page 105: Financial Basic in Vietnamese

dựng cơ bản, các chƣơng trình và các dự án có mục tiêu định hƣớng trƣớc trong

sản xuất kinh doanh.

- Các nguồn vốn khác: các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân

hàng nhƣ: làm đại lý, dịch vụ thanh toán, làm trung gian thanh toán,….

4.3.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:

Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn đã hình thành của ngân hàng, chúng thuộc bên

Tài sản của bảng tổng kết tài sản của NHTM. Bao gồm:

- Thi t lập dự tr : dự trữ nhằm duy trì khả năng thanh toán thƣờng xuyên của khách

hàng và bản thân ngân hàng. Trong nghiệp vụ này ngân hàng phải duy trì các khoản

sau:

+ Tiền mặt tại quỹ: ngân hàng phải để tại quỹ của mình một số tiền theo một tỷ lệ nhất

định trên tiền gởi của khách hàng đế đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt của

khách hàng.

+ Tiền gởi tại NHNN: bao gồm 2 phần:

Phần dự trữ bắt buộc theo qui định của NHNN để bảo đảm hoàn trả tiền gởi

của khách hàng khi ngân hàng bị phá sản. NHTW thực thi chính sách giới hạn khối

lƣợng tiền lƣu hành trong thời kỳ lạm phát hoặc tăng thêm khối lƣợng tiền vào lƣu

thông, mở rộng mức cho vay của NHTM. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay qui định từ

0 – 15%

Phần còn lại dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ với các tổ chức tín dụng

và NHTM khác.

+ Tiền gởi của NHTM tại các tổ chức tín dụng và các NHTM khác: đế đáp ứng nhu

cầu thanh toán, chuyển tiền khác địa phƣơng của khách hàng.

+ Tiền đầu tƣ vào các chứng phiếu có giá.

- Nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ này của NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn hoạt động

của NH. Nghiệp vụ tín dụng bao gồm:

+ Chiết khấu thƣơng phiếu và các chứng từ có giá khác: đây là việc ngân hàng sẽ

mua lại những thƣơng phiếu còn trong thời hạn của khách hàng.

+ Nghiệp vụ tín dụng thế chấp: đây là hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế

chấp của khách hàng.

+ Nghiệp vụ tín dụng ứng trƣớc vào tài khoản: đây là thể thức cấp tín dụn mà ngân

hàng đồng ý cho khách hàng sử dụng một mức tín dụng nhất định trong một khoản

Page 106: Financial Basic in Vietnamese

thời gian nhất định. Đƣợc thực hiện dƣới 2 hình thức: chuyển tất cả khoản vay vào

tài khoản vãng lai của khách hàng, hoặc khách hàng sử dụng dần khoản vay bằng

hình thức phát hành séc hoặc các công cụ thanh toán khác ngay trên tài khoản vãng

lai.

+ Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tƣ:

Tín dụng thuê mua: là hình thức ngân hàng mua tài sản để cho thuê đối với

ngƣời có nhu cầu sử dụng. Hết thời hạn của hợp đồng, ngƣời thuê có thể gia hạn thuê

tiếp hoặc có thể mua lại theo giá thoả thuận với ngân hàng.

Tín dụng đầu tƣ: thực chất đây là những khoản vay trung và dài hạn, ngân

hàng tài trợ cho các doanh nghiệp, các dự án xây dựng cơ bản mới, cải tạo và mở rộng

qui mô sản xuất kinh doanh,…

- Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng: đây là hình thức cho vay để mua hàng tiêu

dùng.

- Nghiệp vụ đầu tƣ: trong nghiệp vụ này, ngân hàng thực hiện kinh doanh

kiếm lãi nhƣ các doanh nghiệp nhƣ:

+ Đầu tƣ chứng khoán

+ Hùn vốn liên doanh.

Theo qui định, NHTM chỉ đƣợc phép sử dụng nguồn vốn tự có để thực hiện nghiệp vụ

đầu tƣ.

4.3.3.3. Nghiệp vụ trung gian – nghiệp vụ kinh doanh:

Đây là những nghiệp vụ mà NHTM thực hiện theo sự uỷ nhiệm của khách hàng

đƣợc hƣởng hoa hồng nhƣ:

- Chuyển tiền.

- Thu hộ: ngân hàng đứng ra thay mặt ngân hàng để thu các khoản kỳ phiếu đến hạn,

chứng khoán, tiền bán hàng hoá,….

- Uỷ thác: là nghiệp vụ ngân hàng thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng để quản lý

hộ tài sản, chuyển gia tài, bảo quản chứng khoán, vật có giá trị, thực hiện thanh lý tài

sản của các doanh nghiệp bị phá sản.

- Mua bán hộ: theo sự uỷ nhiệm, ngân hàng đứng ra phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho

công ty, cho Nhà nƣớc, hoặc mua ngoại tệ, đá quý,… cho khách hàng.

- Kinh doanh vàng, bạc đá quý để kiếm lời.

Page 107: Financial Basic in Vietnamese

- Làm tƣ vấn về tiền tệ, tài chính nhƣ: cung cấp thông tin, hƣớng dẫn chính sách tài

chính tiền tệ, thƣơng mại, lập dự án đầu tƣ tín dụng, uỷ thác đầu tƣ

4.3.4. Khả năng thanh toán của ngân hàng thƣơn g mại

Khả năng này đƣợc hiểu nhƣ là năng lực trả tiền kịp thời đối với các khách hàng của

mình. Bao gồm 2 khoản chính sau đây:

- Tiền mặt tại quỹ và tiền gởi tại tài khoản vãng lai của ngân hàng tại NHTW.

Đây là năng lực thanh toán thƣờng trực và nhanh nhất của ngân hàng để đáp ứng yêu

cầu rút tiền của khách hàng

- Các khoản cho vay dƣới hình thức tín dụng không kỳ hạn, chiết khấu những loại

giấy tờ có giá,… mà ngân hàng có thể thu nợ nhanh hoặc mang tái chiết khấu tại

NHTW/

Khả năng thanh toán của ngân hàng thƣơng mại chịu ảnh hƣởng của nhiều

nhân tố nhƣ: tính chất của khoản tiền gởi (tiền gởi không kỳ hạn thì ngân hàng phải đảm

bảo năng lực thanh toán thƣờng trực hơn so với khoản tiền gởi có kỳ hạn), tình trạng bất

ổn của nền kinh tế làm ảnh đến lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng thƣơng mại.

Do đó, ngân hàng cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu duy trì khả năng thanh

toán và khả năng sinh lời của tiền vốn.

Page 108: Financial Basic in Vietnamese

CHƢƠNG V: NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

5.1.1. Khái niệm NSNN

NSNN đã có quá trình ra đời và phát triển từ thế kỷ XII đến nay. Thế nhƣng hiện nay

vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN, phổ biến là:

Thứ nhất: NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà nƣớc trong một khoảng

thời gian nhất định, thƣờng là một năm.

Thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc, là kế hoạch tài chính cơ bản của

Nhà nƣớc.

Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng

các nguồn tài chính khác nhau.

Ngoài ra, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật NSNN đƣợc Quốc hội thông

qua ngày 20/5/1998 thì:

NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện

các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc.

5.1.2. Bản chất của NSNN

Một trong những nguồn tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính đó là NSNN.

NSNN khi vận động luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của

nhà nƣớc. Trong quá trình vận động đó, xuất hiện hàng loạt các quan hệ tài chính, đó là

quan hệ giữa NSNN với doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, tầng lớp dân

cƣ và với thị trƣờng.

Các mối quan hệ trên phản ánh sự liên hệ phân phối và các lợi ích kinh tế gắn với một

chủ thể đặc biệt đó là nhà nƣớc nhằm tạo lập và sử dụng nguồn tài chính của quốc gia

để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế-xã hội

Từ các quan điểm trên, ta có thể xác định bản chất của NSNN:

NSNN là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và

sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc khi Nhà nƣớc tham gia phân phối các

nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc trên cơ sở

luật định.

5.1.3. Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trƣờng

5.1.3.1 Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc

Page 109: Financial Basic in Vietnamese

Mọi hoạt động của nhà nƣớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi

phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích đã đƣợc xác định. Các nhu cầu

chi tiêu của nhà nƣớc phải đƣợc thỏa mãn từ các nguồn thu bằng các hình thức thu thuế

và phi thuế. Hay nói cách khác, vai trò của NSNN trong việc huy động nguồn tài chính

để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho Nhà nƣớc là vai trò mang tính lịch sử, xuất phát từ nội

tại của tài chính. Để phát huy tốt vai trò này, cần thiết phải xác định:

Mức huy động vào NSNN đối với các chủ thể trong xã hội qua thuế và các khoản thu

khác phải hợp lý

Tỷ lệ huy động từ GDP phải phù hợp với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế trong từng

thời kỳ, đồng thời đảm bảo các doanh nghiệp có điều kiện tích tụ và tập trung vốn để tái

sản xuất mở rộng

Sử dụng đồng bộ các công cụ tài chính trong việc thực hiện chi tiêu NSNN

5.1.3.2 Vai trò điều tiết v mô trong nền kinh tế

Về mặt kinh tế

NSNN là công cụ chủ yếu phân bổ các nguồn tài chính quốc gia, kích thích phát

triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, định hƣớng hình thành cơ cấu kinh

tế mới, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ổn định và bền vững.

- NSNN cung cấp nguồn kinh phí để Nhà nƣớc đầu tƣ cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình

thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trƣờng và điều

kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần

kinh tế khác, đây cũng là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền.

- Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo vai trò định hƣớng đầu tƣ,

kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ƣu

đãi, các quy định miễn thuế, giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các

doanh nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút đƣợc doanh nghiệp bỏ vốn đầu tƣ

vào nơi cần thiết; ngƣợc lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển

vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh.

Về mặt xã hội

NSNN là công cụ có hiệu lực của Nhà nƣớc để điều chỉnh trong l nh vực thu nhập,

góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Thông qua các khoản chi của NSNN nhằm thực hiện các chính sách xã hội: chi hoạt

động bộ máy nhà nƣớc, lực lƣợng quân đội, công an, chi giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá,

thể thao... Bên cạnh đó, hàng năm Chính phủ vẫn có sự chú ý đặc biệt đối với tầng lớp

dân cƣ có thu nhập thấp thông qua các loại trợ giúp trực tiếp đƣợc dành cho những

Page 110: Financial Basic in Vietnamese

ngƣời có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt nhƣ chi trợ cấp xã hội, các loại trợ

giúp gián tiếp dƣới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu (lƣơng thực, xăng dầu,

điện, nƣớc...), các khoản chi phí thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, các

chƣơng trình quốc gia lớn về chống mù chữ, chống dịch bệnh, các chi phí cho việc cung

cấp các hàng hoá công cộng...

Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN nhằm điều tiết những đối tƣợng có thu

nhập cao để phân phối lại cho những đối tƣợng có thu nhập thấp, hạn chế sự phân hoá

giàu nghèo, tiến tới đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập.

Đối với các loại thuế gián thu (nhƣ thuế TTĐB, thuế GTGT...), Nhà nƣớc áp dụng mức

thuế suất thấp đối với những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và mức thuế suất cao đối với

những mặt hàng xa xỉ, các loại dịch vụ cao cấp nhằm phân phối lại một bộ phận thu

nhập của ngƣời giàu trong xã hội.

Về mặt thị trƣờng

NSNN là công cụ để điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.

Qua thu (đặc biệt là thuế), chi tiêu, dự trữ nhà nƣớc có tác động rất lớn đến quan hệ

cung cầu và bình ổn giá cả trên thị trƣờng.

Đối với thị trƣờng hàng hoá.

Hoạt động điều tiết của Chính phủ đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự

trữ nhà nƣớc (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hoá, vật tƣ chiến lƣợc,...) đƣợc

hình thành từ nguồn thu ngân sách.

Đối với thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn, thị trƣờng sức lao động...

Hoạt động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các

công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả... trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp nhƣ

phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội,

đào tạo... NSNN đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ có hiệu lực để kiềm chế và đẩy lùi lạm

phát. Khi xảy ra lạm phát, giá cả tăng lên do cung cầu mất cân đối (cung nhỏ hơn cầu),

Chính phủ có thể sử dụng biện pháp nhƣ tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đối với đầu tƣ

và thắt chặt chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản chi cho tiêu dùng. Ngoài ra, để kiềm

chế lạm phát, nhà nƣớc có thể tăng cƣờng các khoản vay trong dân góp phần làm giảm

lƣợng tiền mặt trong nền kinh tế; triệt để không phát hành tiền tệ để bù đắp thiếu hụt

ngân sách.

Ngoài ba vai trò trên, NSNN còn có vai trò củng cố, tăng cƣờng sức mạnh bộ máy nhà

nƣớc, bảo vệ đất nƣớc, giữ gìn an ninh; vai trò kiểm tra các hoạt động tài chính khác

Page 111: Financial Basic in Vietnamese

nhƣ nghĩa vụ nộp thuế, các khoản phải nộp, trong việc sử dụng các tài sản quốc gia và

thực hiện chính sách về ngân sách và pháp luật, chính sách khác có liên quan.

5.2. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

5.2.1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nƣớc

Hệ thống NSNN Việt Nam hiện nay đƣợc tổ chức theo sơ đồ sau:

Quan hệ giữa các cấp ngân sách: Đƣợc thực hiện theo nguyên tắc:

- Ngân sách mỗi cấp đƣợc phân định nhiệm vụ chi và nguồn thu cụ thể.

- Thực hiện cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới để đảm bảo

công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phƣơng. Số bổ sung này là khoản

thu của ngân sách cấp dƣới.

- Trƣờng hợp cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà

nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh

phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ đó.

- Ngoài cơ chế bổ sung nguồn thu và cơ chế ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không

đƣợc dùng ngân sách của cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác, trừ trƣờng hợp

đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NH NƢỚC

Ngân sách trung ƣơng Ngân sách địa phƣơng

Ngân sách cấp tỉnh

(Ngân sách thành phố thuộc trung ƣơng)

Ngân sách cấp huyện

(Ngân sách thành phố thuộc tỉnh- Ngân sách thị xã)

Ngân sách cấp xã (phƣờng)

(Ngân sách thị trấn)

Page 112: Financial Basic in Vietnamese

5.2.2. Nguyên tắc quản lý hệ thống NSNN

- NSNN đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh

bạch, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành,

các cấp.

- NSNN phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát theo một cơ chế đƣợc tổ chức chặt chẽ, thông

qua việc sử dụng có hiệu quả các công cụ kế toán, kiểm toán, thanh tra tài chính. Các cơ

chế, chính sách thu chi và phƣơng thức quản lý NSNN phải đƣợc thực hiện thống nhất

do Quốc hội và Chính phủ quy định.

5.2.3. Phân cấp quản lý NSNN

Nội dung phân cấp NSNN bao gồm:

- Phân cấp về mặt chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính

- Phân cấp về vật chất (xác định các khoản thu, chi cho các cấp ngân sách)

- Phân cấp về chu trình ngân sách (quan hệ về lập dự toán, chấp hành ngân sách và kế

toán, quyết toán ngân sách)

Nội dung của phân cấp về vật chất:

Thu ngân sách:

Các khoản thu 100 : Ngân sách trung ƣơng và các cấp ngân sách địa phƣơng đều có

các khoản thu đƣợc hƣởng trọn 100 . Đó là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, các

khoản viện trợ và vay nợ xác định.

Các khoản thu ngân sách trung ƣơng hƣởng 100 là:

Thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thuế TTĐB hàng hóa nhập khẩu

Thuế TNDN của các đơn vị hạch toán toàn ngành (Tập đoàn điện lực VN, Các NHTM

cổ phần quốc doanh, TCT hàng không Việt Nam, Tập đoàn viễn thông Việt Nam, TCT

đƣờng sắt Việt Nam…)

Các khoản thuế từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí…

Các khoản thu ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng 100

Thuế nhà đất.

Thuế tài nguyên (không kể dầu khí)\

Thuế môn bài

Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền sử dụng đất.

Lệ phí trƣớc bạ, và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Các khoản thu đƣợc phân chia theo tỷ lệ :

Page 113: Financial Basic in Vietnamese

Thuế GTGT, thuế TNDN không kể các khoản thu thuộc 100 quản lý của trung

ƣơng

Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao.

Thuế TTĐB từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nƣớc, không kể thuế tiêu thụ đặc

biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết

Phí xăng, dầu

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Tùy theo tình hình kinh tế xã hội và nhiệm vụ chi

trên từng địa bàn mà có một phần đƣợc bổ sung từ ngân sách cấp trên trực tiếp.

Chi của NSNN: Nhiệm vụ chi của NSNN bao gồm chi thƣờng xuyên; chi đầu tƣ phát

triển; chi trả nợ gốc tiền vay; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; chi bổ sung ngân sách

cấp dƣới, chi viện trợ cho các chính phủ và tổ chức nƣớc ngoài, chi chuyển nguồn từ

ngân sách năm trƣớc sang ngân sách năm sau và các khoản chi khác theo quy định của

pháp luật.

5.2.4. Nội dung thu của ngân sách nhà nƣớc

5.2.4.1. Bản chất của việc thu NSNN

Thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nƣớc huy

động các nguồn tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm thỏa

mãn nhu cầu chi tiêu cho Nhà nƣớc.

Để thực hiện các chức năng của mình nhà nƣớc phải huy động một bộ phận nguồn tài

chính của xã hội tập trung vào NSNN. Nguồn tài chính này đƣợc tập trung vào quỹ tiền

tệ của nhà nƣớc bằng những phƣơng thức và hình thức khác nhau, trong đó hình thức

huy động chủ yếu cho NSNN là thu thuế.

5.2.4.2. Thu thuế

Khái niệm về thuế

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nƣớc do luật định đối với các pháp nhân

và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Thuế là một hình thức phân

phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho

ngƣời nộp. Nộp thuế cho Nhà nƣớc đƣợc coi là nghĩa vụ, trách nhiệm của các pháp

nhân và thể nhân trong xã hội đối với nhà nƣớc nhằm tạo ra nguồn thu lớn ổn định cho

NSNN để nhà nƣớc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc.

VD: Theo dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2007 thì nguồn thu từ thuế chiếm 89,11

tổng nguồn thu của NSNN.

Page 114: Financial Basic in Vietnamese

Về bản chất: Thuế là hình thức tái phân phối thu nhập xã hội do các pháp nhân (doanh

nghiệp) và thể nhân (dân chúng) đóng góp để hình thành nên NSNN, nhằm đáp ứng cho

các nhu cầu chi tiêu cho xã hội.

Về hiện tƣợng: Thuế là quá trình chuyển dịch một chiều thu nhập xã hội từ khu vực tƣ

vào khu vực công. Nhƣ vậy, nộp thuế thực chất là quá trình chuyển chi tiêu riêng tƣ

thành chi tiêu vì lợi ích chung.

Phân loại thuế

* Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế

Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào ngƣời tiêu dùng thông qua hoạt động tiêu thụ

hàng hóa, dịch vụ và đƣợc ấn định trong giá cả hàng hóa hay dịch vụ.

Trong thuế gián thu, ngƣời nộp thuế và ngƣời chịu thuế độc lập nhau. Thông qua cơ chế

giá cả, thuế gián thu đƣợc chuyển cho ngƣời tiêu dùng gánh chịu, ngƣời sản xuất, kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ thu hộ thuế cho nhà nƣớc.

Ở nƣớc ta, thuế gián thu đƣợc chia làm hai loại:

+ Loại thuế đƣợc hạch toán vào chi phí: Thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất,

thuế nhập khẩu.

+ Lọai thuế cộng thêm vào giá bán: Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và thuế GTGT.

Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào các thể nhân và pháp nhân khi có thu

nhập hoặc tài sản đƣợc quy định nộp thuế. Trong thuế trực thu, ngƣời nộp thuế chính là

ngƣời chịu thuế.

Cơ sở của thuế trực thu là thu nhập và giá trị tài sản đƣợc qui định chịu thuế, do đó thuế

trực thu thƣờng đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của ngƣời nộp thuế, dễ gây ra

tâm lý bất bình trong xã hội. Vì vậy, nhà nƣớc phải xác định mức thu hợp lý, phù hợp

với khả năng đóng góp của ngƣời nộp thuế.

Về mặt xã hội, nó thực hiện việc phân phối và điều tiết thu nhập của ngƣời nộp thuế vào

lúc phát sinh thu nhập.

Ở Việt Nam, các loại thuế trực thu chủ yếu:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp (vừa có tính gián thu)

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập ngƣời có thu nhập cao.

So sánh thuế trực thu và thuế gián thu

Tiêu thức Thuế trực thu Thuế gián thu

- Đối tƣợng chịu thuế Thu nhập hoặc tài sản Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

Page 115: Financial Basic in Vietnamese

đƣợc qui định nộp thuế

- Quan hệ giữa ngƣời nộp

thuế với NSNN Trực tiếp Gián tiếp

- Quan hệ giữa ngƣời nộp

thuế với ngƣời chịu thuế

Ngƣời nộp thuế chính là

ngƣời chịu thuế

Khác nhau (ngƣời chịu thuế

là ngƣời tiêu dùng, ngƣời

nộp thuế là doanh nghiệp)

*Phân loại theo đối tƣợng đánh thuế:

Thuế đánh vào hoạt đông sản xuất kinh doanh: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế

môn bài.

Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ: Thuế GTGT, thuế XNK, thuế TTĐB.

Thuế đánh vào thu nhập: Thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân.

Thuế đánh vào tài sản tƣ (bao gồm động sản và bất động sản): Thuế nhà, đất, thuế tài

sản ở các nƣớc khác.

Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu công cộng: Thuế tài nguyên.

Cách phân loại này cho thấy hệ thống thuế bao gồm nhiều loại thuế để vừa phát huy tác

dụng riêng của từng sắc thuế, vừa hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện một cách

tổng hợp các chức năng của hệ thống thuế.

Các yếu tố cơ bản cấu thành luật thuế:

+ Tên gọi của thuế: Tên gọi của thuế xác định nội dung kinh tế của thuế. Thông thƣờng ngƣời

ta dựa vào đối tƣợng đánh thuế để đặt tên cho một loại thuế. Khi đặt tên cho thuế cần ngắn,

gọn, dễ hiểu, từ dùng mang tính phổ thông.

+ Đối tƣợng nộp thuế (ngƣời nộp thuế):Là những pháp nhân, thể nhân có các hoạt động, tài

sản hay thu nhập thuộc phạm vi điều tiết của thuế.

Theo Khoản 1, Điều 2, Luật Quản lý thuế đƣơc QH khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua

ngày 29 tháng 11 năm 2006 thì ngƣời nộp thuế bao gồm:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nƣớc (sau

đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;

Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay ngƣời nộp

thuế.

+ Đối tƣợng chịu thuế: Là mục tiêu tác động của thuế. Xác định đối tƣợng chịu thuế là xác

định nguồn vật chất mà ngƣời ta tính toán trên đó số tiền thuế phải nộp.

VD: Đối tƣợng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh

doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức,

Page 116: Financial Basic in Vietnamese

cá nhân ở nƣớc ngoài), trừ các đối tƣợng không chịu thuế GTGT theo quy định

của pháp luật.

+ Đơn vị tính thuế: Là đơn vị đo lƣờng đối tƣợng chịu thuế đƣợc luật thuế quy định. Đơn vị

tính thuế có thể là hiện vật (kg) hay giá trị (đồng)

+ Thuế suất: Là mức thuế đƣợc ấn định trên mỗi đơn vị của đối tƣợng chịu thuế. Thuế suất có

4 loại:

Thuế suất bằng số tuyệt đối cố định: Là mức thuế đƣợc ấn định bằng con số tuyệt đối.

VD: Theo thông tƣ 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 hƣớng dẫn thực hiện nghị định

75/2002/NĐ - CP ngày 30/8/2002, mức thuế môn bài đƣợc qui định nhƣ sau:

STT Tổ chức kinh doanh Mức thuế

cả năm 1 Các cơ sở kinh doanh hạch toán độc lập nhƣ DNNN, Công ty ... 3.000.000đ

2 Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu hạch toán

phụ thuộc hoặc báo sổ và các tổ hợp sản xuất kinh doanh

2.000.000đ

3 Hợp tác xã 1.500.000đ

4 - Các HTX hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp, HTX làm muối, đánh bắt hải sản, tín dụng.

- Các cơ sở kinh doanh, HTX có chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu...

ở các địa điểm khác không cùng địa điểm của cơ sở.

1.000.000đ

Thuế suất bằng số tuyệt đối lũy tiến: là mức thuế đƣợc tính bằng số tuyệt đối tăng dần

lên theo mức tăng lên của đối tƣợng tính thuế.

VD: Theo thông tƣ 96/2002/TC-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ tài chính, hộ kinh doanh

cá thể nộp thuế môn bài theo 6 mức sau:

ĐVT: Đồng

Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm

1 Trên 1.500.000 1.000.000

2 Trên 1.000.000 1.500.000 750.000

3 Trên 750.000 1.000.000 500.000

4 Trên 500.000 750.000 300.000

5 Trên 300.000 500.000 100.000

6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000

Thuế suất có tỷ lệ cố định: là mức thuế đƣợc tính bằng tỷ lệ quy định cho mỗi đơn vị

của đối tƣợng chịu thuế nhất định. Nhƣ thuế TTĐB, GTGT, XNK, Thu nhập doanh

nghiệp…

Page 117: Financial Basic in Vietnamese

Thuế suất bằng số tƣơng đối lũy tiến từng phần: Là mức thuế đƣợc tính từng phần theo

từng bậc thuế với thuế suất tƣơng ứng.

+ Giá tính thuế: là giá cả của đối tƣợng chịu thuế (hàng hóa, tài sản) làm căn cứ tính thuế (Yếu

tố này không áp dụng đối với đối tƣợng chịu thuế là thu nhập)

+ Chế độ miễn, giảm thuế: là chế độ nhà nƣớc cho phép đƣợc miễn, giảm thuế trong những

điều kiện nhất định.

VD: Luật thuế thu nhập cá nhân đƣợc Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày

21 tháng 11 năm 2007

+ Đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế: là quy định về trách nhiệm và cách thức đăng

ký, kê khai nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế của đối tƣợng nộp thuế. Nó bao gồm:

Đăng ký thuế

Kê khai thuế

Nộp thuế

Quyết toán thuế.

+ Xử lý vi phạm, khen thƣởng, khiếu nại.

+ Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

5.2.4.3. Hệ thống thuế ở Việt Nam.

Thuế xuất nhập khẩu (XNK): là loại thuế gián thu, nó đánh vào các mặt hàng đƣợc

phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Thuế TTĐB: là loại thuế gián thu, nó đánh vào các sản phẩm, dịch vụ ảnh hƣởng xấu

đến sức khỏe, chƣa thực sự cần thiết đến đời sống của ngƣời dân và mang lại thu nhập

cao.

Bậc

thuế

Phần thu nhập tính

thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập

tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế

suất (%)

1 đến 60 đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10

3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

Page 118: Financial Basic in Vietnamese

Thuế GTGT: là loại thuế gián thu, thu trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát

sinh trong quá trình sản xuất, lƣu thông, tiêu thụ.

Thuế TNDN: Là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp

hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thuế thu nhập cá nhân: Là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập cá nhân của cá nhân

có thu nhập cao.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Là loại thuế thu trên việc sử dụng đất đai vào sản xuất

nông nghiệp.

Thuế tài nguyên: Là loại thuế gián thu đánh vào các hoạt động khai thác tài nguyên

thiên nhiên của quốc gia.

Thuế nhà, đất: Là thuế thu đối với nhà và đất ở, đất xây dựng công trình. (Hiện nay

nhà nƣớc tạm thời chƣa thu thuế nhà) – (Pháp lệnh 5/94).

Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài .

e.Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng

+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN

Huy động nguồn thu quan trọng cho NSNN là vai trò chủ yếu của chính sách

thuế. Sở dĩ ở bất kỳ Nhà nƣớc nào cũng phải thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của

mình và xem thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN là do:

Thuế là khoản đóng góp mang tính chất pháp lệnh của nhà nƣớc đối với các thể nhân và

pháp nhân trong xã hội.

Là khoản thu mang tính ổn định tƣơng đối.

Không hoàn trả trực tiếp cho ngƣời nộp.

Không có đối phần cụ thể.

Hình thức thu bao quát đƣợc hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu

nhập và mọi tiêu dùng xã hội.

Đảm bảo đƣợc tính tự chủ trong cân đối ngân sách.

Thể hiện một nền tài chính lành mạnh.

+ Thuế là công cụ quản lý và điều tiết v mô nền kinh tế

Ngoài việc huy động nguồn thu cho NSNN, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc

điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách thuế có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ

cung cầu, đến cơ cấu đầu tƣ và sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Căn cứ vào

tình hình cụ thể, Nhà nƣớc có thể chủ động điều hành về thuế sao cho có lợi cho nền

kinh tế theo hƣớng:

Page 119: Financial Basic in Vietnamese

Khi nền kinh tế phát triển “quá nóng”, Nhà nƣớc tăng thuế sẽ có tác dụng kìm chế sự

tăng trƣởng của tổng cầu, do đó làm giảm bớt sự tăng trƣởng quá mức của nền kinh tế.

Khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất sa sút thì việc giảm thuế có tác dụng nâng cao nhu

cầu tổng thể, từ đó kích thích tiêu dùng, gia tăng sản xuất và do đó góp phần làm tăng

trƣởng kinh tế trở lại.

Nhƣ vậy, thông qua cơ chế vận động của thuế, Nhà nƣớc có thể chủ động phát huy tác

dụng điều hành nền kinh tế, “hạ nhiệt” khi nền kinh tế phát triển “quá nóng” và ngƣợc

lại.

Ngoài ra, thuế có tác dụng trực tiếp đến giá cả, đến thu nhập, vì vậy dựa vào công cụ

thuế Nhà nƣớc có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích luỹ và đầu tƣ .

+ Thuế là công cụ góp phần điều hoà thu nhập và thực hiện bình đẳng và công bằng xã

hội

Trong nền kinh tế thị trƣờng, nếu không có sự can thiệp của Nhà nƣớc mà để tự thị

trƣờng điều chỉnh thì việc phân phối của cải và thu nhập sẽ càng tập trung một số ngƣời,

làm cho số ngƣời này ngày càng giàu thêm và đa số ngƣời nghèo ngày càng nghèo đi.

Vì vậy, để điều tiết và tạo công bằng trong xã hội, Nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế để

điều tiết thu nhập, tạo thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ công cộng, góp phần giảm khoảng

cách giữa ngƣời giàu và nghèo, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.

5.2.4.3. Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc:

Thu về từ hoạt động đầu tƣ cho các DNNN, góp vốn của nhà nƣớc (góp vốn liên doanh,

mua cổ phần) thông qua tỷ lệ chia lãi cho nhà nƣớc và lợi tức cổ phần.

Thu về từ bán tài sản của Nhà nƣớc trong quá trình thực hiện cổ phần hóa DNNN, thực

hiện việc phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp.

Thu hồi tiền từ đầu tƣ tài chính nhƣ từ cho vay, cho thuê tài chính, mua bán chứng

khoán...

Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên.

5.2.4.4. Thu phí và lệ phí

Phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân có yêu cầu đƣợc cung cấp dịch vụ phải trả khi

đƣợc một tổ chức hay cá nhân cung cấp dịch vụ theo qui định của pháp luật.

VD: Phí giao thông, phụ phí xăng dầu (hàng không), học phí, viện phí, thuỷ lợi phí...

Phí là khoản thu mang tính bù đắp một phần chi phí thƣờng xuyên và bất thƣờng về các

dịch vụ công cộng hoặc bù đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, bảo dƣỡng các công

trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phục vụ cho ngƣời nộp phí.

Page 120: Financial Basic in Vietnamese

Lệ phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nƣớc khi đƣợc cơ quan

Nhà nƣớc xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

VD: Lệ phí trƣớc bạ, lệ phí công chứng, lệ phí cấp bằng lái, biển số xe, lệ phí địa chính,

lệ phí hải quan, lệ phí thẩm định, kiểm định, lệ phí thắng cảnh và bảo tồn di tích...

Phí và lệ phí mang tính chất pháp lý, thƣờng do các cơ quan hành chính, các ban ngành,

địa phƣơng ban hành theo sự phân cấp của nhà nƣớc. Các khoản thu này gắn liền với

việc Nhà nƣớc cung cấp lợi ích hoặc dịch vụ chuyên dùng nào đó, vì vậy nó mang tính

chất hoàn trả trực tiếp và có đối khoản rõ ràng đƣợc thể hiện qua tên gọi của phí và lệ

phí.

Sự giống nhau và khác nhau của thuế, phí và lệ phí

Giống nhau

Là khoản đóng góp của pháp nhân và các thể nhân vào NSNN

Mang tính chất bắt buộc, gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nƣớc.

Mang tính ổn định tƣơng đối.

Đều đƣợc lƣợng hóa thông qua tiền tệ

Khác nhau

Thu Phí và lệ phí

+ Do cơ quan lập pháp (Quốc hội) ban hành

dƣới hình thức luật hoặc pháp lệnh

+ Do cơ quan hành pháp ban hành dƣới

hình thức quyết định

+ Là nguồn thu chủ yếu của NSNN và là

công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế cũng

nhƣ phân phối lại thu nhập trong xã hội.

+ Làm giảm nhẹ việc chi NSNN, bù đắp

một phần chi phí đầu tƣ vào các dịch vụ

công cộng.

+ Không mang tính hoàn trả trực tiếp. + Mang tính hoàn trả trực tiếp

+ Mang tính nghĩa vụ đóng góp + Đóng góp khi sử dụng DV công cộng.

+ Mức thu đƣợc quy định bằng thuế suất và

các căn cứ tính thuế.

+ Mức thu đƣợc đặt ra trên cơ sở bù đắp

chi phí cho các dịch vụ công cộng.

+ Không có đối khoản cụ thể (nguồn thu

đối với mọi loại thuế không đƣợc quy định

gắn với một mục đích chi nhất định)

+ Có đối khoản rõ ràng và thƣờng thể

hiện ngay ở tên gọi của một loại phí hay

lệ phí.

5.2.4.5. Vay nợ và nhận viện trợ của Chính phủ.

a) Vay nợ của Chính phủ: là các khoản vay của Chính Phủ để bù đắp thiếu hụt của

NSNN và đáp ứng yêu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế.

Page 121: Financial Basic in Vietnamese

* Căn cứ vào thời gian vay vốn:

Vay vốn ngắn hạn: nhằm bù đắp các khoản bội chi tạm thời của NSNN. Thời hạn vay

thƣờng dƣới 1 năm. Nguồn trả nợ vay ngắn hạn là các khoản thu của NSNN đƣợc thực

hiện trong tƣơng lai.

Vay vốn trung hạn và dài hạn: Nhằm đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng mà hiệu qủa

mang lại sau một thời gian khá dài. Thời hạn vay từ một đến 10 năm đối với vay dài

hạn. Nguồn trả nợ đƣợc thu từ phí và từ nguồn thu của NSNN.

*- Căn cứ vào phạm vi (không gian) vay vốn:

Vay nợ trong nƣớc: Đó là các khoản vay mà Nhà nƣớc đi vay thông qua hình thức phát

hành các loại công trái, trái phiếu, tín phiếu … nhằm bù đắp thiếu hụt của NSNN xuất

phát từ yêu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế. Cơ sở để trả nợ khoản vay này lấy từ thu nhập

do sự đầu tƣ của nó mang lại.Vay trong nƣớc dƣới 3 hình thức:

Tín phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ ngắn hạn, thời hạn dƣới 1 năm, đƣợc phát

hành để huy động vốn cho việc bù đắp sự mất cân đối tạm thời của NSNN trong năm tài

chính.

Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn có thời hạn lớn hơn một

năm nhằm giải quyết bội chi ngân sách xuất phát từ yêu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế.

Trái phiếu công trình: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, thời hạn lớn hơn một

năm nhằm huy động vốn cho các công trình đã đƣợc duyệt và ghi trong kế hoạch đầu tƣ

của nhà nƣớc.

Sự thiếu hụt của NSNN cũng có thể bù đắp bằng hình thức vay từ NHTW dƣới hình

thức ngân hàng đại lý mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc hoặc ngân hàng có thể ứng

trƣớc tiền cho Nhà nƣớc và đƣợc đảm bảo bằng các trái phiếu kho bạc do Bộ Tài chính

giao cho NHTW.

Vay nợ nƣớc ngoài: Là những khoản vay từ nƣớc ngoài theo điều kiện thƣơng mại với

lãi suất thị trƣờng.

Đối tƣợng đƣợc vay nợ nƣớc ngoài: Nhà nƣớc, các doanh nghiệp.

Hình thức vay: Phát hành trái phiếu, tín dụng nhập khẩu hoặc vay trực tiếp từ các chính

phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới theo điều kiện thƣơng mại với lãi suất thị

trƣờng (thông thƣờng lãi suất vay rất cao).

b.Viện trợ quốc tế

Khái niệm: Là các khoản trợ cấp hoặc các khoản cho vay mềm với lãi suất thấp hơn và

thời hạn trả nợ dài hơn so với các khoản vay trên thị trƣờng vốn quốc tế.

Phân loại:

Page 122: Financial Basic in Vietnamese

Căn cứ vào đối tác tham gia viện trợ:

Viện trợ song phƣơng: Là khoản viện trợ mà chính phủ một nƣớc viện trợ trực tiếp cho

chính phủ nƣớc khác.

Viện trợ đa phƣơng: Là khoản viện trợ của các nƣớc thông qua hoạt động của các tổ

chức quốc tế để trợ cấp hay cho một nƣớc nào đó vay.

Căn cứ vào tính chất hoàn vốn:

Viện trợ có hoàn lại: Thông thƣờng hiệp định vay nợ gắn liền trong các hiệp định về

hợp tác kinh tế, thƣơng mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… trên cơ sở đôi bên

cùng có lợi.

Viện trợ không hoàn lại: có thể song phƣơng hay đa phƣơng do các chính phủ hoặc các

tổ chức cấp. Thông thƣờng viện trợ không hoàn lại tập trung vào các tổ chức quốc tế

lớn nhƣ UNDP,UNICEF, UNFPA, PAM…

Những nƣớc cấp viện trợ cả song phƣơng lẫn đa phƣơng đều sử dụng viện trợ nhƣ là

công cụ buộc các nƣớc nhận viện trợ phải thay đổi chính sách phát triển phù hợp với

bên cấp viện trợ, cho nên đối với các nƣớc khi nhận viện trợ đều phải có sự trả giá. Tuy

nhiên qua viện trợ, nó cũng tạo nguồn thu quan trọng để bổ sung nguồn vốn đang thiếu

hụt trong nƣớc nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Điều quan trọng ở đây là các nƣớc

nhận viện trợ phải biết sử dụng vốn viện trợ sao cho có hiệu quả.

5.2.4.6 Các khoản thu khác

Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng

Khoản di sản nhà nƣớc đƣợc hƣởng.

Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc

Khoản tiền phạt, tịch thu.

Các khoản thu khác.

5.2.5 N i ung chi của ngân sách nhà nước

5.2.5.1 Bản chất của chi NSNN: là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc và

xã hội thông qua quá trình phân phối lại có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc

nhằm thực hiện tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy nhà

nƣớc, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển quan hệ quốc tế.

5.2.5.2 Điều kiện để chi NSNN: Khi thoả mãn các điều kiện sau:

a. Đã có trong dự toán ngân sách đƣợc duyệt, trừ trƣờng hợp đặc biệt theo qui định của

Chính phủ.

b. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền qui định.

c. Đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền chuẩn chi.

Page 123: Financial Basic in Vietnamese

5.2.5.3 Nội dung chi NSNN, bao gồm:

Chi thƣờng xuyên: Là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội và gắn liền với chức năng

quản lý xã hội của nhà nƣớc. Chi thƣờng xuyên bao gồm:

+ Chi sự nghiệp: Là những khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ nhu

cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí của dân cƣ.

Chi sự nghiệp kinh tế

Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ

Chi về sự nghiệp giáo dục, đào tạo

Chi sự nghiêp y tế

Chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao

Chi sự nghiệp xã hội

+ Chi quản lý Nhà nƣớc

Chi quản lý Nhà nƣớc nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý

nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và cơ sở, hoạt động của Đảng CSVN và hoạt

động của các tổ chức chính trị xã hội. Khoản chi này bao gồm:

Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực của Nhà nƣớc nhƣ Quốc hội, Hội đồng

nhân dân các cấp.

Chi về hoạt động của hệ thống các cơ quan pháp luật nhƣ ngành tƣ pháp, hệ thống tòa

án nhân dân và viện kiểm soát nhân dân.

Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội cho hệ thống các cơ quan quản lý

kinh tế xã hội nhƣ Chính phủ, các bộ ngành thuôc chính phủ và chính quyền các cấp.

Chi về hoạt động của các cơ quan thuộc Đảng CSVN ở các cấp.

Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội.

+ Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

Là các khoản chi cho quân đội nhƣ mua sắm khí tài, trang bị quân đội, cũng nhƣ các

khoản chi cần thiết khác cho lực lƣợng an ninh. Hiện nay, tình hình an ninh chính trị

trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều tổ chức khủng bố quốc tế

cũng nhƣ các thế lực thù địch chống phá cách mạng nƣớc ta. Đảng và Nhà nƣớc ta xác

định nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân “chính quy - tinh nhuệ - từng bƣớc hiện

đại’’. Điều đó đòi hỏi nhà nƣớc cần chú trọng nâng cao tính chiến đấu của quân đội và

các lực lƣợng an ninh nhằm sẵn sàng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đây

là một trong những khoản chi không thể thiếu đƣợc của mỗi Nhà nƣớc, nhằm duy trì sự

ổn định xã hội nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ giai cấp lãnh đạo.

+ Các khoản chi thƣờng xuyên khác

Page 124: Financial Basic in Vietnamese

Các khoản chi này bao gồm: trợ giá theo chính sách của nhà nƣớc, trả tiền lãi do nhà

nƣớc vay, viện trợ cho chính phủ và các tổ chức nƣớc ngoài và các khoản chi thƣờng

xuyên khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, khoản chi trả lãi vay là một trong

những khoản chi lớn. Hiện nay, tỷ lệ nợ nƣớc ngoài trên GDP của Việt Nam vẫn ở mức

an toàn cho phép khoảng dƣới 30 GDP (2007), đây là một nỗ lực đáng kể của Chính

phủ trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn vay phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội.

Chi đầu tƣ phát triển

Để thực hiện các chức năng tổ chức kinh tế của nhà nƣớc trong việc điều tiết vĩ mô nền

kinh tế thông qua hệ thống luật kinh tế, chính sách kinh tế, kế hoạch, các công cụ kinh

tế và cơ chế, nhà nƣớc sử dụng công cụ tài chính vĩ mô quan trọng là NSNN để phân

phối các nguồn tài chính cho sự phát triển của lĩnh vực sản xuất và các ngành kinh tế

quốc dân. Mặt khác, chi cho đầu tƣ phát triển sẽ làm tăng thêm sức mạnh nội lực của

nền kinh tế, là một lực đẩy quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tƣ của các chủ thể trong

nền kinh tế.

+ Chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

Đây là khoản chi cho các chƣơng trình phát triển kinh tế có tính chất hình thành thế cân

đối của nền kinh tế, tạo tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của các doanh nghiệp

nhằm mục đích tăng trƣởng kinh tế. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản bao gồm:

Chi củng cố và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nhƣ chi đầu tƣ cầu,

cống, đƣờng giao thông, bến cảng, sân bay, hệ thống thủy lợi, năng lƣợng, vận tải, viễn

thông…

Chi cho các ngành công nghiệp cơ bản (điện, xi măng, sắt, thép, cấp thoát nƣớc…)

Chi cho các công trình kinh tế có tính chất chiến lƣợc, các công trình trọng điểm phục

vụ phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng nhƣ khu công nghiệp, khu chế

xuất.

+ Chi đầu tƣ và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nƣớc

Đây là khoản chi gắn liền với sự can thiệp của nhà nƣớc vào lĩnh vực kinh tế. Nhà nƣớc

chỉ đầu tƣ vào các ngành, các lĩnh vực then chốt nhƣ khai thác tài nguyên thiên nhiên,

năng lƣợng, các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, an ninh

quốc phòng, các ngành dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng (chiếu sáng đô thị, vệ sinh

công cộng…)

Khoản chi này hình thành vốn cố định, vốn lƣu động của doanh nghiệp và là bộ phận

vốn kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nƣớc.

Page 125: Financial Basic in Vietnamese

+ Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp

Để thực hiện vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhà nƣớc phải tham gia vào

hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần, công ty liên doanh bằng cách

góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết

có sự tham gia của nhà nƣớc nhằm thực hiện việc hƣớng dẫn, kiểm soát hoặc khống chế

các hoạt động của những doanh nghiệp này theo hƣớng có lợi cho nền kinh tế quốc dân.

+ Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển

Quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển là những tổ chức tài chính có tƣ

cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nƣớc và tiếp nhận các nguồn vốn của nhà nƣớc để cho vay đối với các dự án đầu

tƣ phát triển các ngành nghề thuộc diện ƣu đãi, các vùng khó khăn theo quy định của

Chính phủ.

+ Chi dự trữ (Quỹ dự trữ tài chính) của Nhà nƣớc

Hình thành khoản dự trữ quốc gia và sử dụng khoản dự trữ này là một trong những cơ

sở bảo đảm sự vận hành có hiệu quả của nền kinh tế. Dự trữ quốc gia cho phép sự duy

trì cân đối và ổn định trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh

trong quá trình vận động của nền kinh tế và trong các trƣờng hợp nhất định cho phép

ngăn chặn, bù đắp các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế xã hội.

Chi trả nợ gốc tiền do Nhà nƣớc vay:

+ Trả nợ trong nƣớc: trong trƣờng hợp nhà nƣớc phát hành công trái quốc gia, tín phiếu,

trái phiếu kho bạc nhà nƣớc.

+ Trả nợ nƣớc ngoài: trong trƣờng hợp nhà nƣớc vay của chính phủ các nƣớc, các

doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế.

5.3. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH, BỘI CHI NGÂN SÁCH VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ

LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH

5.3.1. Nguyên tắc cân đối ngân sách

Cân đối ngân sách là một nguyên lý xuyên suốt trong quá trình quản lý và điều hành

NSNN. Cân đối ngân sách theo nguyên tắc “Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn

hơn tổng số chi thƣờng xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tƣ

phát triển; trƣờng hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tƣ phát

triển, tiến tới cân bằng trong thu chi ngân sách”

Nhƣ vậy, cân đối NSNN xảy ra khi tổng thu từ thuế, phí và lệ phí bằng với tổng chi

thƣờng xuyên. Đây là yêu cầu mang tính lý tƣởng thƣờng ít khi xảy ra.

Page 126: Financial Basic in Vietnamese

5.3.2. Bội chi ngân sách

Trong thực tế nhu cầu chi NSNN ngày càng tăng nhanh, nhất là đối với các nƣớc đang phát

triển. Điều này làm cho khả năng thu NSNN không đủ bảo đảm nhu cầu chi ngân sách, dẫn đến

tình trạng bội chi ngân sách.

Nhƣ vậy, bội chi ngân sách là số chênh lệch chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.

Bội chi ngân sách có hai loại:

- Bội chi cơ cấu: do thay đổi chính sách thu, chi NSNN.

- Bội chi chu kỳ: do thay đổi của chu kỳ kinh tế.

5.3.3. Xử lý bội chi ngân sách nhà nƣớc

Phát hành tiền

Đây là biện pháp bù đắp bội chi Ngân sách đƣợc chính phủ nhiều nƣớc sử dụng

Ƣu điểm của biện pháp này là:

Đáp ứng đƣợc nhu cầu thiếu hụt NSNN

Dễ thực hiện, không có trách nhiệm hoàn trả

Trƣờng hợp lƣợng tiền tệ phát hành tƣơng ứng với nhu cầu tăng thêm tiền tệ do sự tăng

trƣởng kinh tế mang lại thì việc phát hành tiền có tác dụng tốt với sự tăng trƣởng. Nếu

số tiền phát hành nhiều hơn nhu cầu vốn cần thiết sẽ dẫn đến lạm phát..

Nhƣợc điểm của biện pháp này là:

Nhà nƣớc là ngƣời hƣởng lợi còn phần thiệt hại sẽ là các nhà đầu tƣ tƣ nhân và những

ngƣời có vốn. Vì khi phát hành thêm tiền, nền kinh tế sẽ bị ảnh hƣởng, lạm phát gia

tăng.

Trên thực tế, hình thức này là một loại ’’thuế vô hình’’ đánh vào nguồn thu nhập của

dân cƣ, làm bùng nổ lạm phát và thu nhập thực của ngƣời lao động sẽ bị giảm trong khi

tiền lƣơng tăng chậm hoặc không tăng.

Biện pháp đi vay

Đi vay là biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách đƣợc sử dụng ở hầu hết các quốc gia

trên thế giới.

Ƣu điểm của biện pháp này là:

Đáp ứng đƣợc nhu cầu thiếu hụt của NSNN

Góp phần rút bớt lƣợng tiền thừa trong lƣu thông, trƣớc mắt không có tác dụng làm

bùng nổ lạm phát

Nhƣợc điểm của biện pháp này là:

Có trách nhiệm hoàn trả vốn, lãi khi đến hạn

Page 127: Financial Basic in Vietnamese

Khi vay ngắn hạn trong nƣớc để bù đắp thiếu hụt trong chi thƣờng xuyên của chính phủ

sẽ phải trả lãi cao dẫn đến nguy cơ lạm phát của chu kỳ sau. Đối với trƣờng hợp vay

nƣớc ngoài thì gánh nặng nợ lãi đối với nƣớc ngoài cũng nặng nề không kém, nhất là

khi sử dụng vốn vay kém hiệu quả. Đôi khi chính sách tiền tệ, kinh tế còn bị phụ thuộc

hoặc ảnh hƣởng do yêu cầu của các chủ nợ nƣớc ngoài.

Đối với biện pháp này, nó chỉ có tác dụng tích cực khi nguồn vốn vay đƣợc sử dụng có

hiệu quả cho mục đích đầu tƣ phát triển kinh tế. Ngƣợc lại, việc sử dụng vốn vay không

hiệu quả, không tạo ra đƣợc các kết quả kinh tế xã hội cụ thể sẽ tạo thành gánh nặng

cho nền kinh tế và một món nợ khổng lồ cho thế hệ mai sau.

Các biện pháp khác

Ngoài các biện pháp nêu trên, để xử lý bội chi NSNN, chính phủ các nƣớc còn có thể sử

dụng các biện pháp nhƣ:

Tăng thu thuế, chống thất thu thuế, nuôi dƣỡng nguồn thu

Giảm chi thƣờng xuyên, tiết kiệm trong chi tiêu.

Xin viện trợ từ nƣớc ngoài hoặc các tổ chức tài chính quốc tế khác.

Page 128: Financial Basic in Vietnamese

CHƢƠNG VI: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM

6.1. SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÀO HIỂM

6.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm.

Trong cuộc sống sinh hoạt cũng nhƣ trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù

đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhƣng con ngƣời vẫn có nguy cơ gặp phải những

rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân gây ra.

- Các rủi ro do thiên nhiên gây ra nhƣ bão, lụt, hạn hán, động đất, sét đánh, lốc, sƣơng

muối, dịch bệnh…làm ảnh hƣởng đến sản xuất, đời sống và sức khoẻ con ngƣời

- Các rủi ro do biến động của khoa học và công nghệ. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

phát triển làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện

thuận lợi cho cuộc sống của con ngƣời; nhƣng mặt khác cũng gây nhiều bất ngờ nhƣ tai

nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tan nạn giao thông… và làm tăng nguy cơ mất việc

làm của ngƣời lao động.

- Các rủi ro do môi trƣờng xã hội. Những rủi ro này chịu tác động của nhiều yếu tố và

ảnh hƣởng trực tiếp đến mọi thành viên trong xã hội nhƣ ốm đau, dịch bệnh, mất việc

làm, trộm cắp, hoả hoạn…

Để đối phó với các rủi ro con ngƣời đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát

cũng nhƣ khắc phục hậu quả của rủi ro gây ra. Có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro

và hậu quả rủi ro gây ra – đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm các biện

pháp tài trợ rủi ro.

Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp:

+ Tránh né rủi ro: Đây là biện pháp thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong cuộc sống nhƣng

có rất nhiều rủi ro mà chúng ta không thể tránh né đƣợc.

+ Ngăn ngừa tổn thất: Đƣa ra các hành động nhằm làm giảm tổn thất hoặc giảm thiểu

mức độ thiệt hại do tổn thất gây ra.

+ Giảm thiểu tổn thất: thực hiện các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tổn thất đã

xảy ra.

Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro:

+ Chấp nhận rủi ro: Ngƣời gặp phải tổn thất tự chấp nhận và tài trợ cho khoản

tổn thất đó. Việc chấp nhận rủi ro có thể bị động, tức là ngƣời gặp tổn thất không có sự

chuẩn bị trƣớc và có thể vay mƣợn để khắc phục hậu quả tổn thất, hoặc chấp nhận rủi ro

chủ động, tức là ngƣời gặp phải tổn thất đã lập ra quỹ dự phòng tổn thất và chỉ sử dụng

quỹ này cho mục đích khắc phục hậu quả tổn thất gây ra.

Page 129: Financial Basic in Vietnamese

+ Bảo hiểm: Thông qua hoạt động bảo hiểm, con ngƣời có thể phòng ngừa và

giảm thiểu tổn thất một cách hiệu quả, thông qua nguyên tắc lấy số đông không gặp rủi

ro bù đắp hậu quả tổn thất cho số ít gặp rủi ro tổn thất qua các quỹ bảo hiểm. Nhƣ vậy,

bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh

doanh.

6.1.2. Khái niệm bảo hiểm.

“Bảo hiểm là một hoạt động bảo đảm các tổn thất của các chủ thể tham gia bảo

hiểm đƣợc bù đắp dựa trên nguyên tắc tƣơng hỗ”

Hay nói cách khác, để nhận đƣợc sự bảo đảm bù đắp những tổn thất từ nhà bảo hiểm,

các chủ thể tham gia bảo hiểm phải trả một khoản phí nhất định. Khi tổn thất xảy ra liên

quan đến đối tƣợng bảo hiểm, nhà bảo hiểm có trách nhiệm bồi thƣờng hoặc trợ cấp một

số tiền theo thoả thuận cho các chủ thể tham gia bảo hiểm để khắc phục những hậu quả

do rủi ro gây ra.

Nhƣ vậy bản chất của bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá

trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái

sản xuất kinh doanh và đời sống của con ngƣời trong xã hội đƣợc phát triển ổn định.

Về mặt pháp lý: Bảo hiểm đƣợc xem là một cam kết đảm bảo có điều kiện của một

doanh nghiệp bảo hiểm đối với ngƣời tham gia bảo hiểm. Sự cam kết này đƣợc thực

hiện thông qua một cơ chế nhằm phân tán rủi ro tổn thất trên nguyên tắc tƣơng hỗ.

Nguyên tắc này thể hiện rủi ro tổn thất của một ngƣời hay số ít ngƣời sẽ đƣợc cả cộng

đồng cùng tham gia chia sẻ.

Về mặt tài chính: Hoạt động bảo hiểm thƣơng mại là các quan hệ kinh tế xảy ra trong

quá trình huy động nguồn lực tài chính xã hội dƣới hình thức phí bảo hiểm của từng cá

nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm. Qua đó tạo lập quỹ dự phòng để chủ động bồi thƣờng

cho những ngƣời tham gia khi gặp rủi ro tổn thất.

6.1.3. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm

Bảo hiểm xuất hiện nhƣ là một phƣơng cách xử lý các rủi ro tổn thất mà con ngƣời phải

đối phó hàng ngày trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của mình. Chính vì vậy mà ngay

từ rất xa xƣa các nhu cầu bảo hiểm đã đƣợc hình thành và hoạt động bảo hiểm đã xuất

hiện trong đời sống kinh tế, xã hội.

Chúng ta có thể chia quá trình phát triển của bảo hiểm ra làm hai giai đoạn:

* Giai đoạn trƣớc thế kỷ 18: Hoạt động bảo hiểm vẫn còn ở dƣới các hình thức rất thô

Page 130: Financial Basic in Vietnamese

- Vùng Hạ Ai Cập (4.500 năm tr.CN)-Các văn bản tìm thấy cho biết những

ngƣời thợ đẽo đá đã biết thành lập “quỹ tƣơng trợ” để giúp đỡ các nạn nhân của các vụ

tai nạn

- Ở Sumer (Hoa Kỳ) khoảng 2.500 năm tr.CN các nhà buôn có thể đảm bảo đƣợc

sự mất mát hàng hoá khi chuyên chở nhờ vào một quỹ chung do cộng đồng các nhà

buôn lập ra.

- Babylone-1.700 tr.CN và Athenes-500 tr.CN đã xuất hiện một hệ thống cho vay

với lãi suất rất cao để mua và vận chuyển hàng hoá. Nếu hàng hoá bị mất mát, hƣ hỏng

(do bất khả kháng), ngƣời vay không phải hoàn trả tiền đã vay. Hệ thống này sau này

còn đƣợc gọi là “cho vay mạo hiểm lớn”

- Một hệ thống cho vay đối với các thƣơng nhân để mua, vận chuyển hàng hoá.

Nếu hàng hoá không đến đƣợc nơi quy định, ngƣời vay không phải trả số tiền đã vay.

Ngƣợc lại ngƣời đi vay phải trả số tiền đã vay cùng với lãi suất có thể lên đến 40 .

Trong hoạt động này có sự pha trộn giữa cho vay và bảo hiểm song với lãi suất quá cao

nên đã bị các tổ chức đƣơng thời nhất là giáo hội phản đối. Do vậy, cần một phƣơng

thức mới cho phép các “ngân hàng” có thể chắc chắn thu lại số tiền, bằng cách chủ

“ngân hàng” chấp nhận đảm bảo về những rủi ro về những hàng hoá tài sản với việc yêu

cầu thƣơng nhân đóng trƣớc một số tiền để nhận lấy sự đảm bảo từ phía “ngân hàng”.

Do đó có thể thấy đƣợc loại hình bảo hiểm tài sản đã ra đời sớm nhất.

* Giai đoạn từ sau thế kỷ 18: Khi nhà toán học Pascal tìm đƣợc phép tính xác suất

(1762) hoạt động bảo hiểm con ngƣời mới ra đời. Nhờ vào lý thuyết xác suất thống kê

cho phép thực hiện và phát triển nhiều loại hình bảo hiểm. Từ đầu thế kỷ 19 trở về sau,

cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng,

phong phú nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất cho sản xuất và đời sống của ngƣời lao

động khi gặp rủi ro bất ngờ dẫn đến sự ra đời và phát triển các loại hình bảo hiểm cũng

nhƣ việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.

Ngày nay, bảo hiểm trở thành một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế-xã hội,

hơn nữa là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ. Bảo hiểm với

nhiều loại hình đa dạng, phong phú đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, trở

thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc của xã hội loài ngƣời.

Ở Việt Nam dƣới thời thuộc địa đã có một số chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân. Sau

cách mạng tháng 8/1945 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh bảo hiểm xã hội. Ngày 17-12-1964 Thủ

tƣớng Chính phủ ban hành quyết định thành lập công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) hoạt

động theo phƣơng thức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. (Từ khi thành lập đến năm 1975, do điều

Page 131: Financial Basic in Vietnamese

kiện chiến tranh, Bảo Việt thực hiện chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển). Sau

khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc (1975), các công ty bảo hiểm hoạt động ở miền

Nam (trƣớc giải phóng) đã đƣợc quốc hữu hóa và chuyển thành chi nhánh của công ty Bảo

hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từ 1975 đến 1993, Bảo Việt là công ty bảo hiểm duy nhất của Nhà nƣớc hoạt động kinh doanh

bảo hiểm ở Việt Nam. Ngày 18-12-1993, trƣớc nhu cầu cần thiết phải đổi mới nhằm đáp ứng

yêu cầu của một nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trƣờng, Chính phủ đã ban hành Nghị

định 100/CP cho phép hình thành các tổ chức bảo hiểm theo nhiều hình thức pháp lý khác nhau

thuộc nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm ở Việt Nam,

chính thức phá vỡ thế độc quyền Nhà nƣớc của Bảo Việt. Từ đó đến nay, số lƣợng các tổ chức

kinh doanh bảo hiểm và các nghiệp vụ bảo hiểm ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

6.1.4. Vai trò của bảo hiểm

Bảo hiểm có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Nó đƣợc biểu hiện qua

các vai trò sau:

- Bảo hiểm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho sản xuất kinh doanh và đời sống

kinh tế xã hội:

Hoạt động của bảo hiểm dựa trên nguyên tắc tƣơng hỗ, tức là dựa vào tập hợp số đông ngƣời

tham gia trong cùng một loại hình bảo hiểm, trong đó có số ít ngƣời tham gia gặp rủi ro gây tổn

thất, những ngƣời này đƣợc số đông ngƣời tham gia gánh, tức là rủi ro đƣợc phân tán rộng rãi,

giảm nhẹ đƣợc hậu qủa rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn, ổn định cho hoạt động sản xuất kinh

doanh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời dân và giúp tăng trƣởng kinh tế đƣợc ổn

định và phát triển.

- Bảo hiểm góp phần phân phối lại vốn tiền tệ cũng nhƣ làm trung gian tài chính trong hệ thống

tài chính quốc gia:

Vì bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc cộng đồng nên thu hút đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi

trong dân cƣ để hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung. Từ số vốn đƣợc tạo lập, hoạt động

bảo hiểm sẽ phân phối lƣợng tiền tệ đó để bù đáp các khoản tổn thất cho các chủ thể tham gia

bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra, số còn lại sẽ đƣợc đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, cho vay,

đầu tƣ chứng khoán… để bảo toàn đƣợc vốn, tăng đƣợc hiệu quả sử dụng vốn đƣợc huy động

trong xã hội. Và chính hoạt động phân phối, sử dụng quỹ bảo hiểm này mà bảo hiểm đóng vai

trò là khâu trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia.

6.2. BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI (BHTM)

6.2.1. Khái niệm:

BHTM là một hoạt động kinh doanh, thông qua các hợp đồng bảo hiểm công ty bảo

hiểm thực hiện một bảo đảm cho ngƣời tham gia bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách

Page 132: Financial Basic in Vietnamese

nhiệm của bảo hiểm trên cơ sở ngƣời tham gia bảo hiểm phải trả một khoản tiền gọi là

phí bảo hiểm.

6.2.2. Đặc điểm BHTM

- Hoạt động kinh doanh nên phải xác định đƣợc doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

- Hoạt động BHTM là một hoạt động thỏa thuận (nên còn gọi là bảo hiểm tự nguyện):

Có sự bàn bạc, thỏa thuận và nhất trí giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời tham gia bảo hiểm

về các điều kiện bảo hiểm đƣợc thể hiện qua hợp đồng bảo hiểm.

- Dựa trên tính chất tƣơng hỗ trong một cộng đồng có giới hạn, một nhóm đóng. Thể p

thời nhƣng chỉ phải đóng một khoản phí nhất định.

- Hàng hóa của BHTM là một sản phẩm đặc biệt - đó chính là rủi ro. Đặc biệt vì rủi ro

là loại hàng hóa mà ngƣời mua bảo hiểm mong muốn không bao giờ có nhu cầu, tức là

không mong muốn có tổn thất để đƣợc đền bù.

- BHTM vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn. Trong thời gian bảo hiểm,

ngƣời tham gia bảo hiểm không bị tổn thất thì không đƣợc bồi hoàn số tiền đã đóng phí bảo

hiểm. Khi rủi ro đƣợc bảo hiểm bất ngờ xảy ra, đối tƣợng bảo hiểm bị tổn thất thì ngƣời tham

gia bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng.

6.2.3. Phân loại BHTM

a- Căn cứ theo đối tƣợng bảo hiểm: Bảo hiểm thƣơng mại đƣợc chia làm ba loại.

- Bảo hiểm tài sản:

+ Đối tƣợng bảo hiểm: là giá trị tài sản

+ Mục đích: Đáp ứng các nhu cầu về vật chất cho ngƣời tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro bảo

hiểm nhƣ thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp… làm cho tài sản của họ bị thiệt hại một phần hay toàn

bộ.

Ngƣời tham gia bảo hiểm có thể mua bảo hiểm một phần giá trị hoặc toàn bộ giá trị của tài sản

cho từng loại rủi ro khác nhau. Vì vậy khi rủi ro xảy ra mức tiền bồi thƣờng cho ngƣời tham gia

bảo hiểm cũng khác nhau; nó tùy thuộc vào giá trị bảo hiểm, phƣơng thức bảo hiểm và mức độ

thiệt hại thực tế.

VD: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm tàu

thủy…

- Bảo hiểm con ngƣời:

+ Đối tƣợng bảo hiểm: là đời sống sức khỏe, tính mạng, khả năng lao động của con ngƣời.

+ Mục đích: nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất khi gặp những sự cố bất ngờ (do chủ quan hoặc

khách quan) làm mất khả năng lao động, thiệt hại về sức khỏe hoặc chết,…

VD: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trẻ em, bảo hiểm hành khách…

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

+ Đối tƣợng bảo hiểm: là trách nhiệm dân sự.

Page 133: Financial Basic in Vietnamese

+ Mục đích: Thay mặt cho ngƣời tham gia bảo hiểm bồi thƣờng tổn thất cho ngƣời khác do

những hành vi hoạt động của chính ngƣời tham gia bảo hiểm đó gây nên.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, chủ xe cơ giới…

b- Căn cứ theo tính chất bảo hiểm: Hoạt động bảo hiểm phân làm hai loại:

- Bảo hiểm tự nguyện: là loại bảo hiểm theo ý muốn của ngƣời tham gia bảo hiểm (có nhu cầu

và đủ khả năng tài chính) đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết tự nguyện giữa hai bên

(bên tham gia bảo hiểm với bên bảo hiểm).

Ngƣời tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn loại hình bảo hiểm, nhà bảo hiểm hoặc không

tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm tự nguyện có hiệu lực trong phạm vi và thời gian theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết,

sau khi đã đóng phí bảo hiểm.

- Bảo hiểm bắt buộc: Là loại bảo hiểm do pháp luật qui định tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo

hiểm, điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua bảo hiểm và doanh

nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Ngƣời mua bảo hiểm có thể tham gia ở mức cao hơn

theo khả năng của mình, có thể lựa chọn nhà bảo hiểm nào đáp ứng đƣợc dịch vụ tốt nhất để

tham gia. Chính vì vậy quyền lợi của ngƣời mua không ảnh hƣởng bởi sự bắt buộc xuất phát từ

lợi ích của từng cá nhân và của cả cộng đồng xã hội.

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và

an toàn xã hội nhƣ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm nghề

nghiệp của tổ chức luật sƣ, của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm…Tùy thuộc vào từng thời kỳ,

căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội mà pháp luật có thể qui định các hình thức bảo

hiểm bắt buộc khác nhau.

c- Căn cứ theo kỹ thuật bảo hiểm

- Loại bảo hiểm có số tiền trả theo nguyên tắc bình thƣờng: tức là số tiền mà ngƣời bảo hiểm

trả cho ngƣời đƣợc bảo hiểm không bao giờ vƣợt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã gánh

chịu gồm có bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

- Loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán tức là ngƣời đƣợc bảo hiểm sẽ

nhận đƣợc số tiền bồi thƣờng khoán theo mức mà họ đã thỏa thuận trƣớc trên hợp đồng bảo

hiểm.

6.2.4. M t số khái niệm c ản trong ảo hiểm thư ng mại

6.2.4.1. Hợp đồng bảo hiểm

- Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa hai bên theo đó bên nhận bảo

hiểm có nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại cho bên đƣợc bảo hiểm khi có sự cố bảo hiểm xảy

ra. Còn bên đƣợc bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo mức đã thỏa thuận.

- Tính chất của hợp đồng bảo hiểm:

Page 134: Financial Basic in Vietnamese

Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những qui định của luật

pháp về hợp đồng, ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trƣng

kinh tế- kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ thể nhƣ sau:

+ Mang tính tƣơng thuận: Hợp đồng bảo hiểm chỉ đƣợc thiết lập khi có sự thỏa thuận

giữa hai bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp

luật và đạo đức xã hội.

+ Mang tính song vụ: Các bên ký kết đều có nghĩa vụ và quyền lợi. Ngƣời bảo hiểm

phải đảm bảo cho các rủi ro, bồi thƣờng thiệt hại còn ngƣời đƣợc bảo hiểm phải đóng

phí bảo hiểm.

+ Mang tính may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro thì không có việc giao kết cũng nhƣ tồn

tại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

+ Mang tính tin tƣởng tuyệt đối:

Mối quan hệ giữa ngƣời đƣợc bảo hiểm và ngƣời bảo hiểm đƣợc thiết lập trong tình

trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự

tin tƣởng và trung thực với nhau.

+ Có tính chất phải trả tiền : Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối

quan hệ tiền tệ. Ngƣời đƣợc bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, ngƣời bảo hiểm

có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm (bồi thƣờng) khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra.

+ Có tính gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Các qui tắc bảo

hiểm (nội dung chính của hợp đồng do ngƣời bảo hiểm soạn thảo trƣớc, ngƣời đƣợc bảo

hiểm sau khi đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào.

+ Tính dân sự – thƣơng mại hỗn hợp: ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm có thể là

một pháp nhân (tổ chức) dân sự hay thƣơng mại. Do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có

tính dân sự hay thƣơng mại thuần túy hoặc dân sự – thƣơng mại hỗn hợp.

6.2.4.2. Ngƣời bảo hiểm (nhà bảo hiểm)

- Khái niệm: Ngƣời bảo hiểm là những tổ chức có tƣ cách pháp nhân kinh doanh trong lĩnh vực

bảo hiểm, đứng ra tạo lập và điều hành quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm.

- Thành phần tham gia ngƣời BH: có thể là một công ty cổ phần, DNNN, công ty có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài.

- Nhiệm vụ của ngƣời bảo hiểm:

+ Tổ chức thu phí bảo hiểm và triển khai các loại hình bảo hiểm.

+ Chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời tham gia BH.

+ Tham gia hạn chế ngăn ngừa những tai nạn xảy ra.

6.2.4.3 Ngƣời tham gia bảo hiểm

Page 135: Financial Basic in Vietnamese

- Khái niệm: Ngƣời tham gia bảo hiểm là ngƣời trực tiếp ký kết hợp đồng bảo hiểm, là

ngƣời duy nhất có quan hệ về mặt pháp luật với ngƣời bảo hiểm.

- Nhiệm vụ:

+ Đóng phí bảo hiểm.

+ Khai báo rủi ro tổn thất.

+ Chịu trách nhiệm trong việc đề phòng, ngăn ngừa tổn thất.

Thông thƣờng ngƣời tham gia bảo hiểm là ngƣời đƣợc nhận tiền bồi thƣờng khi rủi ro bảo hiểm

xảy ra, trừ khi luật pháp hoặc điều kiện bảo hiểm quy định tiền bòi thƣờng phải thanh toán cho

ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc một ngƣời thứ ba nào đó do ngƣời tham gia bảo hiểm chỉ định.

6.2.4.4 Ngƣời đƣợc bảo hiểm: là ngƣời vì tài sản, trách nhiệm hoặc vì tính mạng và

sức khỏe của ngƣời đó khiến ngƣời tham gia bảo hiểm đi đến ký kết hợp đồng bảo

hiểm.

VD: Trong bảo hiểm tai nạn lao động, vì tính mạng và sức khỏe của ngƣời lao động mà những

đơn vị có sử dụng lao động đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm. Trong ví dụ này ngƣời đƣợc bảo

hiểm là ngƣời lao động, ngƣời tham gia bảo hiểm là ngƣời sử dụng lao động.

- Thƣờng ngƣời tham gia bảo hiểm đồng thời là ngƣời đƣợc bảo hiểm.

- Nếu trƣờng hợp ngƣời đƣợc bảo hiểm và ngƣời tham gia bảo hiểm là 2 chủ thể khác nhau thì

trong trƣờng hợp này ngƣời đƣợc bảo hiểm không có quan hệ về mặt hợp đồng bảo hiểm

(không phải là ngƣời ký kết hợp đồng bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm) nên không có quyền

thiết lập hoặc sửa đổi hợp đồng. Chỉ có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung hợp đồng thông qua ngƣời

tham gia bảo hiểm.

6.2.4.5. Ngƣời thụ hƣởng: là ngƣời đƣợc hƣởng tiền bảo hiểm trả hay bồi thƣờng trong

trƣờng hợp có sự cố bảo hiểm xảy ra hoặc khi ngƣời đƣợc bảo hiểm bị chết.

- Ngƣời tham gia bảo hiểm có thể chỉ định hoặc thay thế ngƣời thụ hƣởng khi ký kết hợp đồng

hoặc bất kỳ lúc nào trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và khi sự cố bảo hiểm chƣa

xảy ra.

- Ngƣời thụ hƣởng không có quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ gì kể từ khi hợp đồng bảo hiểm có

hiệu lực đến khi sự cố bảo hiểm xảy ra và đƣợc nhận bồi thƣờng của bảo hiểm.

- Trong đa số trƣờng hợp, ngƣời tham gia bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo hiểm, ngƣời thụ hƣởng

chính là một.

-Khái niệm ngƣời thụ hƣởng chỉ đƣợc sử dụng trong loại bảo hiểm con ngƣời.

6.2.4.6. Đối tƣợng bảo hiểm: là những đối tƣợng mà vì sự an toàn của nó chủ sở hữu

phải tham gia vào một loại hình bảo hiểm nào đó nhằm giảm thiểu rủi ro và phân tán

tổn thất.

Page 136: Financial Basic in Vietnamese

Đối tƣợng bảo hiểm có thể là tài sản, tính mạng thân thể, sức khoẻ con ngƣời hay trách nhiệm

dân sự về những hành vi con ngƣời.

Đối tƣợng bảo hiểm khác nhau hình thành ra nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau.

6.2.4.7. Rủi ro bảo hiểm

- Rủi ro là tình trạng có thể đƣa đến những tổn thất ngoài ý muốn.

- Rủi ro bảo hiểm là mức độ hay khả năng xảy ra sự cố bảo hiểm.

Rủi ro bảo hiểm là căn cứ để xây dựng tỷ lệ phí bảo hiểm, xác định mức độ quỹ bảo hiểm cần

thiết để thực hiện nghĩa vụ tài chính khi các sự cố bảo hiểm xảy ra.

Phân loại rủi ro bảo hiểm:

- Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro.

+ Rủi ro có nguồn gốc tự nhiên: đó là những rủi ro có nguồn gốc từ các yếu tố thiên nhiên, có

tính khách quan nhƣ các rủi ro do thiên tai hạn hán, lũ lụt, giông bão hoặc các rủi ro có nguồn

gốc từ tính chất tự nhiêncủa sự vật nhƣ rủi ro cháy nổ từ xăng dầu, điện.

+ Rủi ro có nguồn gốc từ các hoạt động kinh tế - xã hội mang lại: các rủi ro tai nạn giao thông,

trộm cắp, thất nghiệp, đình công, chiến tranh…rủi ro này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của

con ngƣời và vào điều kiện môi trƣờng kinh tế – xã hội.

- Căn cứ vào nguyên nhân làm xuất hiện rủi ro.

+ Rủi ro có tính khách quan: các rủi ro này khi xảy ra độc lập với suy nghĩ mong muốn của con

ngƣời nhƣ các rủi ro có nguồn gốc tự nhiên: động đất, núi lửa, giông bão hoặc những rủi ro từ

hoạt động của con ngƣời – gây ra tai nạn máy bay, hỏa hoạn, tai nạn giao thông.

+ Rủi ro có tính chủ quan: các rủi ro do con ngƣời gây ra, nguyên nhân các rủi ro phụ thuộc

vào ý thức của con ngƣời, hậu quả các rủi ro này phụ thuộc vào mức độ lỗi của con ngƣời nhƣ:

Lỗi nhẹ – do sơ ý, bất cẩn tha thứ đƣợc.

Lỗi nặng – ngƣời gây ra tổn thất không ý thức đƣợc hậu quả của nó, có thể tha thứ đƣợc.

Lỗi trầm trọng, ngƣời gây ra tổn thất ý thức đƣợc hành động của mình với hậu quả của nó, lỗi

này không đƣợc tha thứ.

6.2.4.8. Tổn thất bảo hiểm

Tổn thất là những hậu quả do các rủi ro gây ra, hay nói cách khác tổn thất là tình trạng, hoàn

cảnh thực tế đƣa đến sự giảm bớt về giá trị và giá trị sử dụng của vật sở hữu, thiệt hại về sức

khỏe và tính mạng cho con ngƣời.

Khi tổn thất xảy ra chắc chắn đối tƣợng bảo hiểm bị thiệt hại. Tuy nhiên không phải tổn thất

nào cũng đƣợc ngƣời bảo hểm bồi thƣờng. Chỉ những tổn thất do những rủi ro nằm trong phạm

vi đƣợc bảo hiểm mới đƣợc xem là tổn thất bảo hiểm.

6.2.4.9. Giá trị bảo hiểm: Là giá trị thực tế của tài sản đƣợc bảo hiểm tại thời điểm ký

kết hợp đồng bảo hiểm.

Page 137: Financial Basic in Vietnamese

Khái niệm giá trị bảo hiểm chỉ đƣợc dùng để phản ánh cho các đối tƣợng bảo hiểm là tài sản

của cải. Đối với đối tƣợng bảo hiểm là con ngƣời thì khái niệm giá trị bảo hiểm không đƣợc

dùng.

6.2.4.10. Số tiền bảo hiểm: là số tiền tính cho từng đối tƣợng đƣợc bảo hiểm mà trong

giới hạn ấy ngƣời bảo hiểm phải trả tiền bồi thƣờng tổn thất khi rủi ro bảo hiểm xảy ra.

Đối với bảo hiểm tài sản, số tiền bảo hiểm chỉ có thể thấp hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Đối

với bảo hiểm con ngƣời và bảo hiểm trách nhiệm dân sự số tiền bảo hiểm đƣợc hiểu là hạn mức

trách nhiệm của bảo hiểm, dựa trên sự thỏa thuận giữa ngƣời tham gia với ngƣời bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm là cơ sở quan trọng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng và là căn cứ

xác định phí bảo hiểm và số tiền bồi thƣờng.

Mối quan hệ giữa giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm: mối quan hệ của chúng có thể có ở

những trƣờng hợp sau

- Bảo hiểm đúng giá: khi số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm. Đây là trƣờng hợp lý tƣởng

nhất.

- Bảo hiểm trên giá: số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm.

- Bảo hiểm dƣới giá: số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm.

- Bảo hiểm trùng giá: khi tài sản đƣợc bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểmvà tổng số tiền

bảo hiểm trên các hợp đồng đó lớn hơn nhiều lần so với giá trị bảo hiểm.

Về nguyên tắc ngƣời đƣợc bảo hiểm không thể kiếm lời trên hợp đồng bảo hiểm, do đó, bảo

hiểm trên giá hoặc bảo hiểm trùng cố ý đều bị cấm bởi luật pháp về bảo hiểm ở các nƣớc.

6.2.4.11. Số tiền bồi thƣờng: Là số tiền thực tế mà nhà bảo hiểm phải bồi thƣờng cho

đối tƣợng bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra.

- Trong trƣờng hợp tổn thất bộ phận: Số tiền bồi thƣờng sẽ bằng với giá trị tổn thất

- Trong trƣờng hợp tổn thất toàn bộ: Số tiền bồi thƣờng sẽ bằng với số tiền bảo hiểm.

62.4.12. Phạm vi bảo hiểm

Là những giới hạn về các rủi ro mà khi rủi ro xảy ra nằm trong phạm vi gây tổn thất cho đối

tƣợng đƣợc bảo hiểm, ngƣời bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thƣờng.

Trên các đơn bảo hiểm (hoặc quy tắc chung bảo hiểm), các trƣờng hợp đƣợc bảo hiểm đƣợc

trình bày trong điều khoản “Phạm vi bảo hiểm” và điều khoản “Loại trừ” và thông thƣờng rủi

ro đƣợc bảo hiểm đƣợc trình bày dƣới góc độ nguyên nhân phát sinh, còn góc độ thời gian và

không gian xảy ra rủi ro thƣờng đƣợc diễn đạt ở các điều khoản khác.

6.2.4.13. Phí bảo hiểm: Là khoản tiền mà phía ngƣời đƣợc bảo hiểm phải trả cho ngƣời

bảo hiểm để ngƣời bảo hiểm đảm bảo cho rủi ro của mình.

- Phí bảo hiểm có thể đƣợc xác định theo hai phƣơng pháp:

Page 138: Financial Basic in Vietnamese

+ Phí bảo hiểm đƣợc xác định theo phƣơng pháp thống kê: căn cứ vào tình hình tai nạn, tổn

thất xảy ra trong vòng 5 năm trƣớc đó để tính ra mức độ tổn thất bình quân trên một đơn vị bảo

hiểm, từ đó định ra mức phí bảo hiểm.

+ Phí bảo hiểm đƣợc xác định sau thời hạn bảo hiểm: Khi năm nghiệp vụ kết thúc, nhà bảo

hiểm căn cứ vào tình hình tai nạn, tổn thất thực tế và những chi phí khác phát sinh trong năm

nghiệp vụ để phân bổ đều cho tổng giá trị các đối tƣợng bảo hiểm và trên cơ sở đó xác định phí

bảo hiểm.

Phƣơng pháp này đảm bảo cho các cơ quan bảo hiểm không bao giờ bị lỗ trong hoạt động kinh

doanh nhƣng lại phức tạp, khó khăn trong việc thanh toán phí bảo hiểm. Đồng thời cũng đòi

hỏi ngân hàng có chế độ ƣu đãi riêng đối với hoạt động bảo hiểm trong việc cho vay để giải

quyết bồi thƣờng và chi tiêu trong việc triển khai nghiệp vụ.

- Nội dung của phí bảo hiểm bao gồm các khoản sau:

+ Phí thuần túy: Phản ánh giá trị của rủi ro, nhờ khoản phí này cho phép ngƣời bảo hiểm thanh

toán các tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm của mình.

+ Phí quản lý của ngƣời bảo hiểm: Gồm những chi phí cho việc ký kết hợp đồng, quản lý, thuế,

hoa hồng…

+ Dự phòng cho tổn thất lớn :

Tần suất xảy ra biến cố tổn thất trong thực tế có thể chênh lệch so với xác suất lý thuyết của

biến cố đó đã đƣợc xác định. Sẽ không có vấn đề gì nếu sự chênh lệch đó là giảm, nhà bảo

hiểm chỉ quan tâm khi có chênh lệch tăng. Trong trƣờng hợp đó, nếu chỉ thu phí theo hai khoản

giá trị nói trên (giá trị của rủi ro và các chi phí quản lý kinh doanh) thì quĩ bảo hiểm sẽ không

đủ trang trải cho việc bồi thƣờng và chi trả. Chính vì lẽ đó, theo nguyên tắc thận trọng, ngƣời

bảo hiểm còn thu thêm một khoản nhằm dự phòng cho trƣờng hợp này.

- Mức phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm qui định và đƣợc xác định dựa trên yếu tố:

+ Bảo đảm bảo toàn sự tác động của lạm phát và lãi suất..

+ Xác định dựa trên mức cạnh tranh của công ty bảo hiểm.

6.2.4.14. Chế độ bảo đảm bảo hiểm: Là phƣơng pháp tính toán bồi thƣờng bảo hiểm.

Chế độ này xác định và ràng buộc trách nhiệm giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời tham gia

bảo hiểm trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Chế độ bảo đảm bảo

hiểm buộc cho ngƣời đƣợc bảo hiểm không đƣợc ỷ lại vào ngƣời bảo hiểm mà họ phải

có trách nhiệm đối với các đối tƣợng đã đƣợc bảo hiểm nhƣ đối với những đối tƣợng

không đƣợc bảo hiểm. Vì khi áp dụng chế độ bảo hiểm, mặc dù đối tƣợng đã đƣợc bảo

hiểm nhƣng không đƣợc bảo hiểm 100 , nên ngƣời bảo hiểm vẫn có một phần trách

nhiệm đối với đối tƣợng đó.

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm

Page 139: Financial Basic in Vietnamese

Thông thƣờng trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm thƣờng áp dụng 2 trong 3 chế độ bảo hiểm

sau:

+ Bảo đảm bảo hiểm theo nguyên tắc trách nhiệm vƣợt quá giới hạn.

+ Bảo đảm bảo hiểm theo tỷ lệ.

+ Bảo đảm bảo hiểm theo rủi ro đẩu tiên.

* Chế độ bảo hiểm theo nguyên tắc trách nhiệm vƣợt quá giới hạn quy định bảo hiểm chỉ chịu

trách nhiệm bồi thƣờng cho những tai nạn tổn thất vƣợt quá mức hai bên (ngƣời bảo hiểm và

ngƣời đƣợc bảo hiểm) đã thỏa thuận đƣợc miễn bồi thƣờng. Ngƣời bảo hiểm tuyệt đối không

bồi thƣờng cho những tổn thất mà thiệt hại thực tế nhỏ hơn mức thỏa thuận.

Ở Việt Nam, chế độ bảo đảm bảo hiểm theo nguyên tắc trách nhiệm vƣợt quá giới hạn đƣợc áp

dụng rộng rãi với hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm.

* Theo chế độ bảo hiểm theo tỉ lệ, số tiền bồi thƣờng bảo hiểm luôn luôn đƣợc xác định bằng

một tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm và trên cơ sở mức độ tổn thất thực tế.

Áp dụng chế độ này khi rủi ro bảo hiểm xảy ra cả ngƣời bảo hiểm và ngƣời tham gia bảo hiểm

đều phải gánh chịu một mức tổn thất nhất định.

Chế độ bảo đảm bảo hiểm theo tỷ lệ đƣợc áp dụng trong bảo hiểm tài sản, không áp dụng trong

bảo hiểm con ngƣời và bảo hiểm trách nhiệm.

* Theo chế độ bảo đảm bảo hiểm theo rủi ro đầu tiên, mỗi đối tƣợng bảo hiểm đƣợc phân thành

hai phần:

+ Từ một đến số tiền bảo hiểm là rủi ro đầu tiên hay còn gọi là rủi ro ban đầu.

+ Từ số tiền bảo hiểm đến giá trị bảo hiểm đƣợc gọi là rủi ro thứ hai.

Khi áp dụng chế độ này, ngƣời bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại tổn thất

xảy ra trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Nếu tổn thất bằng hoặc nhỏ hơn số tiền bảo hiểm thì

ngƣời bảo hiểm sẽ bồi thƣờng toàn bộ tổn thất thực tế. Nếu tổn thất thực tế vƣợt quá số tiền bảo

hiểm thì ngƣời bảo hiểm chỉ bồi thƣờng tối đa bằng số tiền bảo hiểm. Phần vƣợt quá ngƣời

đƣợc bảo hiểm phải gánh chịu.

6.2.4.15. Đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngƣời bảo hiểm đứng ra thu phí bảo hiểm và tiến hành

chi tiêu để ngăn ngừa, hạn chế hoặc bù đắp những tổn thất cho những ngƣời tham gia bảo hiểm

để khi họ gặp những rủi ro bảo hiểm, để bảo đảm duy trì, ổn định quá trình họat động sản xuất

kinh doanh và đời sống của ngƣời tham gia bảo hiểm cũng có thể gặp những rủi ro trong kinh

doanh, những rủi ro này có thể ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tài chính của đơn vị bảo hiểm,

Số tiền bồi thƣờng = Mức độ tổn thất thực tế x

Số tiền bảo hiểm Giá trị bảo hiểm

Mức tổn thất ngƣời đƣợc

bảo hiểm phải chịu = Mức độ tổn thất thực tế - Số tiền bồi thƣờng

Page 140: Financial Basic in Vietnamese

thậm chí có thể dẫn đơn vị đó đi đến phá sản khi các đối tƣợng bảo hiểm liên tiếp gặp rủi ro và

tổn thất bảo hiểm lớn trong một thời gian ngắn làm cho đơn vị bảo hiểm không có khả năng chi

trả. Để khắc phục điều đó, trong họat động bảo hiểm, căn cứ tình hình và khả năng tài chính

của mình, các đơn vị bảo hiểm đã tìm cách hạn chế bớt rủi ro bằng phƣơng pháp tái bảo hiểm

hoặc phƣơng pháp cùng bảo hiểm.

a- Đồng bảo hiểm: Là sự phân chia theo tỉ lệ cùng một rủi ro giữa nhiều ngƣời bảo hiểm với

nhau (nhiều đơn vị cùng đảm nhận bảo hiểm cho một đối tƣợng nhất định). Mối quan hệ trong

đồng bảo hiểm:

Ngƣời đƣợc bảo hiểm : - Ngƣời bảo hiểm A ( 25 )

- Ngƣời bảo hiểm B ( 35 )

- Ngƣời bảo hiểm C ( 40 )

Nhƣ vậy, mỗi nhà đồng bảo hiểm chấp nhận một phần trăm nào đó của rủi ro bảo hiểm đổi lại

cũng chỉ nhận đƣợc một tỷ lệ tƣơng ứng về phí và cũng chỉ phải trả một tỉ lệ bồi thƣờng nhƣ

thế.

Mức chấp nhận của mỗi nhà bảo hiểm (Là số tiền tối đa mà nhà bảo hiểm có thể chấp nhận

đảm bảo đối với một rủi ro nhất định) phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi ngƣời và đƣợc

xác định theo loại và bản chất của rủi ro.

Về mặt pháp lý, ngƣời tham gia bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm để khi có tổn

thất xảy ra, anh ta thực hiện việc đòi bồi thƣờng đối với mỗi ngƣời bảo hiểm. Mỗi ngƣời đồng

bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho phần của mình và không chịu trách nhiệm cho nhau.

Trong thực tế nếu đồng bảo hiểm đƣợc thể hiện bằng hàng loạt các hợp đồng riêng lẻ thì rất bất

lợi vì quá phức tạp cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, do đó, chỉ có một hợp đồng duy nhất đƣợc thiết

lập mang tên của tất cả các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận bảo đảm.

Bản hợp đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận đảm bảo. Bản hợp đồng này sẽ do

một trong các đồng bảo hiểm đứng ra đại diện, quản lý trong mối quan hệ với khách hàng.

Ngƣời này đƣợc gọi là là ngƣời bảo hiểm chủ trì hay công ty chủ trì.

b-Tái bảo hiểm: Là một nghiệp vụ qua đó một công ty bảo hiểm (ngƣời nhƣợng) chuyển cho

một công ty bảo hiểm khác (Ngƣời nhận tái) một phần hoặc toàn bộ rủi ro mà anh ta đã chấp

nhận đảm bảo. Đây thực chất là hình thức bảo hiểm cho ngƣời bảo hiểm.

Về mặt pháp lý ngƣời đƣợc bảo hiểm chỉ cần biết ngƣời bảo hiểm gốc là nƣời duy nhất chịu

trách nhiệm đảm bảo cho rủi ro của mình chứ không cần biết ngƣời nhận tái bảo hiểm.

Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ trong tái bảo hiểm

Page 141: Financial Basic in Vietnamese

* Ý ngh a của đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.

- Thực hiện việc phân tán và chuyển tải rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm góp phần ổn định

họat động bảo hiểm.

- Góp phần hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các công ty bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả họat

động kinh doanh bảo hiểm.

- Giúp các công ty bảo hiểm mở rộng đƣợc thị trƣờng và phát triển các nghiệp vụ.

- Đảm bảo sự ổn định cho ngƣời tham gia bảo hiểm

6.2.5. Doanh thu, chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm thƣơng mại.

a) Doanh thu bảo hiểm

Doanh thu hoạt động bảo hiểm là nguồn thu nhập cơ bản của doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực bảo hiểm. Bao gồm:

- Doanh thu phí bảo hiểm gốc là khoản thu nhập cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trực

tiếp cho khách hàng

- Doanh thu do nhận tái bảo hiểm là khoản thu nhập của một công ty bảo hiểm (công ty

tái bảo hiểm) khi cung ứng dịch vụ tái bảo hiểm cho một công ty kinh doanh bảo hiểm

khác (công ty nhƣợng tài bảo hiểm)

- Doanh thu từ hoạt động tài chính là khoản thu nhập phát sinh do hoạt động đầu tƣ tài

chính từ nguồn vốn nhàn rỗi của công ty bảo hiểm. Thu nhập này bao gồm:

+ Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ chứng khoán

+ Thu nhập từ hoạt động cho vay

+ Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ, liên doanh

+ Từ hoạt động cho thuê văn phòng, cho thuê bất động sản, thuê tài chính…

- Thu nhập từ các hoạt động khác gồm thu nhƣợng bán tài sản, thu tiền vi phạm hợp

đồng…

b) Chi phí hoạt động bảo hiểm

Chi phí trực tiếp thực hiệm bảo hiểm

HĐBH Ngƣời đƣợc BH Ngƣời BH gốc (ngƣời nhƣợng)

Ngƣời tái BH (ngƣời nhận tái BH)

Hợp đồng tái BH

Ngƣời tái BH (ngƣời nhận chuyển

nhƣợng tái BH)

Hợp đồng chuyển nhƣợng tái BH

Page 142: Financial Basic in Vietnamese

Chi nhƣợng tái bảo hiểm là khoản chi mà doanh nghiệp nhƣợng tái bảo hiểm phải thanh

toán cho công ty tái bảo hiểm khi chuyển giao phần rủi ro cho công ty tái bảo hiểm đảm

nhận

Chi bồi thƣờng cho ngƣời tham gia bảo hiểm bị rủi ro tổn thất trong năm

Các khoản thu giảm chi, do đặc trƣng hoạt động bảo hiểm phát sinh một số khoản thu

nhƣng không đƣợc coi là doanh thu mà đƣợc coi là những khoản thu làm giảm chi phí

đã bồi thƣờng. Bao gồm:

Thu bồi thƣờng do nhƣợng tái bảo hiểm. Đây là khoản thu từ tái bảo hiểm bồi thƣờng

khi phát sinh ra những rủi ro hay tổn thất thuộc trách nhiệm của công ty tái bảo hiểm

Thu đòi ngƣời thứ ba bồi thƣờng, trong các sản phẩm bảo hiểm tài sản, khi xảy ra thiệt

hại từ hành vi của ngƣời khác gây ra cho những tài sản đƣợc bảo hiểm, doanh nghiệp

bảo hiểm có trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời tham gia bảo hiểm tài sản. Sau đó thay

mặt ngƣời bị thiệt hại đòi ngƣời gây ra thiệt hại, qua đó làm giảm chi phí để bồi thƣờng

Thu từ những tài sản, vật tƣ đã bồi thƣờng toàn bộ. Khoản thu này phát sinh từ việc đem

tài sản vật tƣ của ngƣời tham gia bảo hiểm đã đƣợc đền bù toàn bộ đi thanh lý.

Chi quản lý, giám định tổn thất, hoa hồng đại lý, ngƣời môi giới, chi phí tòa án…

Chi phí cho hoạt động đầu tƣ tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động:

Chi phí kinh doanh bất động sản, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu

Cho thuê tài sản

Chi phí hoạt động cho vay, đầu tƣ, góp vốn liên doanh…

6.3. BẢO HIỂM XÃ HỘI ( BHXH)

6.3.1. Khái niệm:

BHXH là loại hình do Nhà nƣớc tổ chức và quản lý nhằm bảo đảm lợi ích vật chất, góp phần

ổn định đời sống cho bản thân ngƣời tham gia bảo hiểm và gia đình của họ khi gặp những rủi

ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động.

- BHXH đƣợc xem là một chế độ đảm bảo của Nhà nƣớc đối với ngƣời lao động và gia đình

của họ đƣợc nhận khoản trợ cấp ở mức trung bình tối thiểu trong từng trƣờng hợp. Điều này

xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội và là yêu cầu của một xã hội văn minh tiến bộ.

- Họat động BHXH thể hiện các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối các nguồn tài chính

giữa những chủ thể tham gia tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.

- BHXH là nhu cầu khách quan của ngƣời lao động, đã trở thành một trong những quyền con

ngƣời và đƣợc Đại hội đồng liên hiệp quốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày

10 tháng 12 năm 1948 nhƣ sau: “Tất cả mọi ngƣời với tƣ cách là thành viên của xã hội có

quyền đƣợc hƣởng BHXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội

và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con ngƣời”

Page 143: Financial Basic in Vietnamese

- BHXH đã phát triển từ lâu trong lịch sử. Từ năm 1883, ở nƣớc Phổ (Áo) ban hành Luật bảo

hiểm y tế; ở Pháp năm 1848 đã ban hành Luật về tai nạn lao động, đó là văn bản đầu tiên về

BHXH bắt buộc đối với ngƣời làm công ăn lƣơng. Một số nƣớc Châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến

cuối năm 1920 mới có các đạo luật về BHXH. Hiện nay trên Thế giới đã có hơn 180 nƣớc thực

hiện chế độ BHXH để bảo vệ ngƣời lao động gồm 9 chế độ:

+ Chăm sóc y tế.

+ Trợ cấp ốm đau.

+ Trợ cấp thất nghiệp.

+ Trợ cấp tuổi già.

+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

+ Trợ cấp gia đình.

+ Trợ cấp thai sản.

+ Trợ cấp khi tàn phế.

+ Trợ cấp cho ngƣời còn sống( trợ cấp mất ngƣời nuôi dƣỡng)

Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội ở từng quốc gia khác nhau mà mỗi nƣớc tham gia công ƣớc

Gieneve (1952) thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau.

Ở Việt nam, chƣơng XII Bộ luật lao động ở Việt nam qui định BHXH bao gồm 5 chế độ sau:

+ Chế độ trợ cấp ốm đau.

+ Chế độ trợ cấp thai sản.

+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Chế độ hƣu trí.

+ Chế độ tử tuất.

6.3.2. Đối tƣợng tham gia BHXH.

- Hiện nay việc xác định phạm vi đối tƣợng BHXH của các nƣớc theo một trong hai khuynh

hƣớng sau:

+ Đối tƣợng BHXH là tất cả mọi ngƣời lao động.

+ Đối tƣợng BHXH chỉ có công chức viên chức Nhà nƣớc, ngƣời làm công hƣởng lƣơng…

Ở các nƣớc phát triển, phạm vi đối tƣợng BHXH chủ yếu theo khuynh hƣớng thứ hai.

- Ở nƣớc ta, đối tƣợng tham gia BHXH đƣợc qui định cụ thể nhƣ sau:

+ Ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc.

+ Ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao

động trở lên.

+ Ngƣời lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, khu

chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt

Nam, trừ trƣờng hợp Điều ƣớc Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc

tham gia có qui định khác.

Page 144: Financial Basic in Vietnamese

+ Ngƣời lao động làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị lực lƣợng vũ

trang, Đảng, đoàn thể.

Các đối tƣợng trên đi học, thực tập, công tác, điều dƣỡng trong và ngoài nƣớc mà vẫn hƣởng

tiền lƣơng hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội (bắt buộc)

Trƣờng hợp một ngƣời lao động ký kết hợp đồng lao động ở nhiều nơi với nhiều chủ sử dụng

lao động khác nhau thì chỉ đóng BHXH ở một nơi nào; nơi nào quản lý lao động chính thì phải

đóng BHXH và đăng ký cấp sổ BHXH cho ngƣời đó; hoặc do ngƣời lao động chọn đơn vị

đóng BHXH cho mình thông qua hợp đồng lao động khi ký kết.

- Các đối tƣợng chƣa hoặc không thu BHXH:

+ Những ngƣời lao động làm việc theo hình thức hợp đồng theo vụ, việc có thời hạn dƣới ba

tháng sau đó kết thúc không ký lại hợp đồng hoặc làm những công việc có tính chất tạm thời

khác đã đƣợc tính gộp tiền BHXH trong tiền lƣơng, tiền công.

+ Lao động tự do, ngƣời sử dụng lao động không quản lý về mặt nhân sự, điều kiện và phƣơng

tiện làm việc.

+ Ngƣời lao động đang nghỉ hƣởng chế độ BHXH nhƣ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

+ Ngƣời lao động đã nghỉ hƣu, mất sức lao động, nghỉ hƣởng trợ cấp một lần đã quá độ tuổi lao

động nhƣng vẫn tiếp tục hợp đồng lao động.

- Trƣờng hợp BHXH tỉnh mở rộng đối tƣợng thu BHXH tự nguyện đối với các doanh nghiệp

sử dụng dƣới 10 lao động phải lập danh sách báo cáo BHXH Việt Nam trình hội đồng quản lý

xem xét quyết định.

Nhìn chung ở Việt Nam hiện nay hoạt động BHXH chƣa bao trùm lên toàn bộ ngƣời lao động

trong tất cả các thành phần kinh tế, chủ yếu BHXH chỉ mới áp dụng đối với những ngƣời lao

động trong các cơ quan Nhà Nƣớc. Song xu hƣớng BHXH sẽ đƣợc áp dụng phổ biến cho mọi

ngƣời lao động mà không có sự phân biệt giữa ngƣời làm việc cho cơ quan Nhà nƣớc với

những ngƣời lao động khác.

6.3.3. Đặc điểm hoạt động của BHXH

- BHXH là loại hình bắt buộc ở các quốc gia, do Nhà nƣớc thống nhất và quản lý:

Trong bất kỳ nền sản xuất nào, nguồn lực lao động trở thành tài sản quốc gia, nhân tố quan

trọng cần thiết cho việc tạo ra của cải vật chất. Mục tiêu “bảo vệ ngƣời lao động” đã trở thành

ích lợi chung của toàn xã hội, trong đó có quyền lợi của cá nhân ngƣời lao động. Tính chất bắt

buộc còn đòi hỏi tổ chức sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập để hình

thành quỹ bảo hiểm xã hội.

- Hoạt động bảo hiểm xã hội đặt mục tiêu an toàn xã hội trên hết, không vì mục tiêu lợi nhuận:

Mục đích hoạt động của quỹ BHXH là nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động, bảo đảm an

toàn xã hội. Tuy nhiên để tăng khả năng thanh toán của quỹ BHXH thì các tổ chức BHXH có

thể đầu tƣ quỹ BHXH tạm thời chƣa sử dụng vào thị trƣờng tài chính với mục đích sinh lợi.

- Quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động phải tƣơng xứng với nhau:

Page 145: Financial Basic in Vietnamese

Thể hiện ngƣời lao động phải có nghĩa vụ đóng phí BHXH thƣờng xuyên, liên tục trong những

năm tháng còn lao động. Đồng thời, ngƣời lao động cũng đƣợc hƣởng quyền lợi BHXH theo

pháp luật qui định. Vì vậy, để tạo nguồn tài chính ổn định cho quỹ BHXH, ngoài sự đóng góp

của ngƣời lao động đòi hỏi phải có sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, trợ cấp của Nhà

nƣớc để hình thành quĩ BHXH.

- Hoạt động bảo hiểm xã hội vừa sử dụng kỹ thuật phân chia và kỹ thuật tồn tích trong cùng

một hoạt động bảo hiểm.

Phí bảo hiểm xã hội thu đƣợc đƣợc sử dụng để trợ cấp cho ngƣời lao động gặp rủi ro do tai nạn

lao động, ốm đau tử vong, v.v…Một phần phí còn lại đƣợc coi là những khoản tiết kiệm đem

đầu tƣ để thực hiện một cam kết dài hạn, khi ngƣời lao động không còn đóng phí nữa là lúc

ngƣời lao động hƣu trí, mất khả năng lao động hoặc tử vong.

6.3.4. Hoạt động thu, chi của BHXH

a. Thu của BHXH

Quĩ BHXH đƣợc hình thành từ các nguồn thu bảo hiểm và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Theo chế

độ hiện hành, thu của BHXH đƣợc hình thành từ các nguồn sau:

Ngƣời sử dụng LĐ đóng bằng 16 so với tổng quĩ tiền lƣơng của những ngƣời tham gia bảo

hiểm trong đơn vị; trong đó 11 để chi cho chế độ hƣu trí, tử tuất, 2 để chi các chế độ ốm

đau, thai sản và 3 chi các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

NLĐ đóng bằng 6 tiền lƣơng hàng tháng để chi các chế độ hƣu trí và tử tuất.

Nhà nƣớc đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ.

Các nguồn khác.

b. Chi của BHXH:

Theo chế độ hiện hành, nội dung chi BHXH nhằm thực hiện những chế độ sau:

+ Chế độ trợ cấp ốm đau:

Ngƣời lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ y tế

qui định đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp đau ốm.

Ngƣời lao động nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rƣợu hoặc dùng chất kích thích bị

cấm thì không đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp ốm đau.

Quy định về thời gian tối đa và mức trợ cấp đối với ngƣời lao động hƣởng trợ cấp ốm đau đƣợc

phân biệt theo từng đối tƣợng cụ thể. Mức trợ cấp ốm đau cho ngƣời lao động phụ thuộc vào

thời gian đóng BHXH và điều kiện làm việc của ngƣời lao động. Chẳng hạn theo quy định của

BHXH hiện nay mức trợ cấp cho ngƣời lao động làm việc trong điều kiện bình thƣờng: 30

ngày trong một năm, nếu đã đóng BHXH dƣới 15 năm; 40 ngày trong một năm, nếu đã đóng

BHXH từ 15 năm đến dƣới 30 năm…

Đối với ngƣời lao động làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại làm việc ở những nơi

có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên: 40 ngày trong một năm, nếu đã đóng bảo hiểm dƣới 15

năm; 50 ngày trong một năm, nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dƣới 30 năm…

Page 146: Financial Basic in Vietnamese

+ Chế độ trợ cấp thai sản:

Lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai sau khi nghỉ việc theo qui định của Điều lệ

BHXH này đƣợc hƣởng trợ cấp thai sản. Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ theo qui

định bằng 100 mức tiền lƣơng đóng bảo hiểm xã hội trƣớc khi nghỉ việc. Ngoài ra sinh con

đƣợc trợ cấp một lần bằng một tháng tiền lƣơng đóng BHXH.

+ Chế độ trợ cấp tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp:

Ngƣời lao động bị tai nạn trong các trƣờng hợp theo quy định đƣợc hƣởng trợ cấp tai nạn lao

động. Ngƣời bị tai nạn lao động đƣợc hƣởng trợ cấp tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng

lao động và đƣợc tính theo mức tiền lƣơng tối thiểu chung do Chính phủ công bố (dƣới đây gọi

là mức tiền lƣơng tối thiểu). Ngƣời hƣởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, nếu nghỉ việc

thì đƣợc bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội trả.

Ngƣời bị tai nạn lao động đƣợc hƣởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.

+ Chế độ hƣu trí:

Ngƣời lao động đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí hàng tháng khi nghỉ việc đƣợc quy định cho từng

độ tuổi phân biệt đối với Nam và đối với nữ, tùy thuộc vào điều kiện làm việc cũng nhƣ mức

suy giảm khả năng lao động của từng ngƣời. Mức tiền lƣơng hƣu hàng tháng tính theo số năm

đóng BHXH và mức bình quân của tiền lƣơng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Ngƣời

lao động hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng đƣợc hƣởng bảo hiểm y tế do quỹ BHXH trả.

+ Chế độ tử tuất:

Ngƣời lao động đang làm việc, ngƣời lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hƣu trí, ngƣời

lao động đang hƣởng lƣơng hƣu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng

khi chết thì ngƣời lo mai táng đƣợc nhận tiền mai táng. Theo điều lệ BHXH hiện nay thì mức

trợ cấp bằng 8 tháng tiền lƣơng tối thiểu. Mức tiền tuất một lần đối với gia đình ngƣời lao động

đang làm việc hoặc ngƣời lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hƣu trí chết, tính theo thời

gian đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng ½ tháng mức bình quân của tiền lƣơng tháng làm

căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo qui định của điều lệ BHXH nhƣng tối đa không quá 12

tháng.

Mức tiền mất một lần đối với gia đình ngƣời lao động đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp tai nạn

lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết thì tính theo thời gian đã hƣởng lƣơng hƣu hoặc

trợ cấp, nếu chết trong năm thứ nhất thì tính bằng 12 tháng lƣơng hƣu hoặc trợ cấp đang

hƣởng, nếu chết từ năm thứ hai trở đi thì mỗi năm giảm đi một tháng nhƣng tối thiểu bằng 3

tháng lƣơng hƣu hoặc trợ cấp.

6.3.5. Vai trò của bảo hiểm xã hội

- Về mặt xã hội

+ BHXH góp phần hình thành hệ thống an toàn xã hội đảm bảo lợi ích, hạnh phúc nhân dân.

Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách xã hội, phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.

Page 147: Financial Basic in Vietnamese

+ BHXH mang lại sự cải thiện phúc lợi, tạo ra lợi ích thiết thực cho con ngƣời một cách tƣơng

đối ổn định, trong trƣờng hợp hoàn cảnh gặp rủi ro làm giảm hợc mất thu nhập, tránh đƣợc tình

trạng khó khăn. Trong trƣờng hợp thu nhập lao động còn thấp chế độ bảo hiểm xã hội là phao

cứu cánh cho ngƣời lao động.

+ Đảm bảo sự công bằng xã hội, thể hiện m

ọi ngƣời lao động, tổ chức sử dụng lao động phải có trách nhiệm với chính mình và với toàn xã

hội. Trong việc đóng phí bảo hiểm xã hội không phân biệt nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, chức

vụ, thu nhập.

+ Góp phần thực hiện cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện ngƣời phụ nữ tham gia

các họat động kinh tế xã hội bảo vệ đƣợc quyền bình đẳng phụ nữ với nam giới.

- Về mặt kinh tế

+ Thực hiện việc phân phối lại thu nhập do tập hợp đƣợc số đông ngƣời tham gia, trong đó có

số ít ngƣời gặp rủi ro ốm đau, tai nạn nghề nghiệp, tử vong. Ngƣời lao động nhận đƣợc khoản

trợ cấp của số đông ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội.

+ BHXH còn là khoản đầu tƣ lâu dài của ngƣời tham gia. Ngƣời lao động sẽ lần lƣợt thay nhau

nhận đƣợc khoản trợ cấp sau một thời gian nhất định, khi mà ngƣời lao động không nộp phí

bảo hiểm, đến tuổi hƣu trí.

Page 148: Financial Basic in Vietnamese

CHƢƠNG VII: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

7.1. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

7.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp:

Theo luật Doanh nghiệp đƣợc QH khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 thì

“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch

ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp l uật nhằm mục đích

thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh‟‟

“Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu

tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục

đích sinh lời’’

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có những yếu tố cần thiết nhƣ tƣ

liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một

lƣợng vốn tiền tệ nhất định. Muốn vậy doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các

quỹ tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình

thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Đằng sau đó chính là các

quan hệ kinh tế nhƣ:

- Quan hệ kinh tế với Nhà nƣớc.

- Quan hệ kinh tế với thị trƣờng

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

Nhƣ vậy có thể hiểu:

TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn

liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất -

kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.

7.1.2. Vai trò của TCDN

Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả.

Doanh nghiệp phải chủ động xác định nhu cầu về vốn cần huy động, từ đó có kế hoạch

hình thành cơ cấu nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả.

Song song với quá trình huy động vốn, đảm bảo vốn tài chính doanh nghiệp còn có vai

trò tổ chức phân phối sử dụng vốn để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tính hiệu quả

trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở hai mặt:

Về mặt kinh tế: Lợi nhuận tăng, vốn kinh doanh không ngừng đƣợc bảo toàn và phát

triển

Về mặt xã hội: Không ngừng nâng cao mức thu nhập của ngƣời lao động.

Page 149: Financial Basic in Vietnamese

Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt tín hiệu của thị

trƣờng, lựa chọn phƣơng án kinh doanh tối ƣu. Trên cơ sở phƣơng án đƣợc chọn, doanh

nghiệp tổ chức bố trí sử dụng vốn theo phƣơng châm tiết kiệm, nâng cao vòng quay và

khả năng sinh lời của đồng vốn.

Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong

doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều

ngƣời, nhiều bộ phận với nhau, đặt trong các mối quan hệ kinh tế. Vì vậy, nếu sử dụng

linh hoạt, sáng tạo các quan hệ phân phối của tài chính để tác động đến các chính sách

tiền lƣơng, tiền thƣởng, và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động

tích cực đến việc nâng cao năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng quay vốn và cuối

cùng là tăng đƣợc lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, việc sử dụng các đòn bẩy tài

chính kém hiệu quả có thể trở thành rào cản gây kìm hãm hoạt động kinh doanh.

Kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khi đầu tƣ vốn kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đồng

vốn của mình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, do đó với tƣ cách là một công cụ quản

lý hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp nhất thiết phải có vai trò kiểm tra để

nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của đồng vốn. Thông qua các chỉ tiêu tài chính, các

nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh

nghiệp, để từ đó có thể đánh giá khái quát và kiểm soát đƣợc các mặt hoạt động của

doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vƣớng mắc, tồn tại để từ đó đƣa ra các quyết

định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

7.2. VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Khái niệm

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các loại tài sản mà doanh nghiệp

đã bỏ ra nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh

lời.

Phân loại vốn.

Căn cứ vào hình thái biểu hiện.

Vốn hữu hình: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản có hình thái vật chất. Nó bao

gồm tiền, các giấy tờ có giá và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác nhƣ đất đai,

nhà xƣởng, máy móc thiết bị …

Page 150: Financial Basic in Vietnamese

Vốn vô hình: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản không có hình thái vật chất

gồm những chi phí có đƣợc quyền sử dụng đất, chi phí mua bằng phát minh sáng chế,

bản quyền tác giả...

Căn cứ vào phƣơng thức luân chuyển.

Vốn cố định: là số vốn ứng trƣớc về tài sản cố định và các khoản đầu tƣ tài chính dài

hạn.

Vốn lƣu động: là giá trị tài sản lƣu động và đầu tƣ tài chính ngắn hạn dùng vào mục

đích kinh doanh .

Căn cứ vào nguồn hình thành vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu: Thể hiện quyền sở hữu của ngƣời chủ về các tài sản của doanh

nghiệp.Vốn chủ sở hữu đƣợc tạo nên bởi các nguồn sau:

Từ khoản tiền đóng góp của ngƣời chủ sở hữu doanh nghiệp, cụ thể:

- DNNN: Do Nhà nƣớc cấp phát nên đƣợc gọi là vốn NSNN

- Doanh nghiệp tƣ nhân: do chủ doanh nghiệp bỏ ra.

- Doanh nghiệp liên doanh: do sự đóng góp của các chủ đầu tƣ để hình thành doanh

nghiệp

- Công ty cổ phần: do các cổ đông đóng góp.

- Công ty TNHH: Vốn do các thành viên đóng góp.

- Hợp tác xã: Vốn do các xã viên đóng góp.

Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: lợi nhuận chƣa phân phối

Các khoản chênh lệch do đánh giá tài sản, tỷ giá, các quỹ…

Nguồn vốn vay: Đƣợc thực hiện dƣới các phƣơng thức sau:

Tín dụng ngân hàng: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp vay của ngân hàng thƣơng mại hay

các tổ chức tín dụng khác. Tín dụng ngân hàng có nhiều loại:

Tín dụng thƣơng mại: Là hình thức mua bán chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau.

Phát hành trái phiếu:vay vốn trên thị trƣờng bằng cách bán trái phiếu

7.3. TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

7.3.1. Tài sản cố định.

7.3.1.1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ.

Khái niệm TSCĐ

Tài sản cố định là những tƣ liệu lao động chủ yếu trong doanh nghiệp mà đặc điểm của

chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài đƣợc sử dụng trong quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: nhà cửa, máy móc thiết bị, vật kiến trúc…

Đặc điểm TSCĐ:

Page 151: Financial Basic in Vietnamese

TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Đối với TSCĐ hữu hình khi tham gia vào quá trình SXKD hình thái vật chất ban đầu

vẫn giữ nguyên.

Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của

nó đƣợc chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ mới tạo ra.

7.3.1.2. Phân loại TSCĐ

Thông thƣờng, TSCĐ trong doanh nghiệp đƣợc chia thành:

Tài sản cố định hữu hình:

Khái niệm: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng

cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn chung ghi nhận TSCĐ hữu

hình

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: các tài sản đƣợc ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải

thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn chung ghi nhận sau:

Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó

Nguyên giá của tài sản phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy

Thời gian sử dụng tài sản ƣớc tính trên một năm

Đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Phân loại TSCĐ hữu hình: việc phân loại TSCĐ hữu hình tiến hành theo những tài sản

có chung tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp gồm:

Nhà cửa, vật kiến trúc: là những tài sản cố định đƣợc hình thành sau quá trình thi công

xây dựng nhƣ trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nƣớc, sân bãi, các công trình

trang trí nhà cửa, đƣờng sá, cầu cống…

Máy móc, thiết bị: là toàn bộ máy móc, thiết bị đƣợc sử dụng trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ thiết bị công tác, dây truyền công nghệ…

Phƣơng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: phƣơng tiện vận tải đƣờng sắt, đƣờng thủy,

đƣờng bộ, hàng không, đƣờng ống và các thiết bị truyền dẫn nhƣ hệ thóng thông tin, hệ

thống điện, đƣờng ống nƣớc

Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ quản lý dùng trong công tác quản lý

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ máy tính, thiết bị điện tử, dụng cụ

đo lƣờng…

Vƣờn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm

TSCĐ khác: tranh ảnh nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật…

Ngoài ra, TSCĐ hữu hình còn có thể phân loại thành:

Page 152: Financial Basic in Vietnamese

Tài sản cố định đang dùng cho sản xuất kinh doanh

Tài sản cố định chờ đƣa vào sử dụng nhƣ công trình xây dựng đã nghiệm thu chờ đƣa

vào sử dụng.

Tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý, chuyển nhƣợng hoặc cho thuê.

Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết đƣợc 1 cách tổng quát tình hình tài sản cố định

đang đƣợc dùng cho sản xuất kinh doanh, còn tiềm tàng hoặc ứ đọng để đƣa ra các biện

pháp khai thác.

Tài sản cố định vô hình:

Khái niệm: Là tài sản không có hình thái vật chất nhƣng xác định đƣợc giá trị và do

doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho

đối tƣợng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn chung ghi nhận tài sản cố định vô hình

Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình

Để đƣợc ghi nhận là TSCĐ vô hình thì tài sản đó phải thỏa mãn các điều kiện:

Định nghĩa về tài sản cố định vô hình

Bốn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định:

Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó

Nguyên giá của tài sản phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy

Thời gian sử dụng tài sản ƣớc tính trên một năm

Đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Phân loại:

Quyền sử dụng đất có thời hạn.

Nhãn hiệu hàng hóa.

Quyền phát hành.

Phần mềm máy vi tính.

Giấy phép nhƣợng quyền.

Bản quyền, bằng sáng chế.

Công thức, cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu.

TSCĐ vô hình đang triển khai.

Tài sản cố định thuê tài chính

Khái niệm: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài

chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê đƣợc quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê

hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng

số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tƣơng

đƣơng với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Page 153: Financial Basic in Vietnamese

Đặc điểm: Thuê tài chính có thời hạn dài nên tuy không thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp, nhƣng doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý khấu hao, bảo dƣỡng, giữ gìn và sử

dụng nhƣ tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần quản lý tài sản cố

định thuê tài chính nhƣ các tài sản cố định hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Hơn nữa thời hạn thuê rất dài nên có thể coi nó nhƣ khoản tín dụng trung, dài hạn. Vì lý

do trên nên cần đƣa tài sản cố định thuê tài chính vào bảng tổng kết tài sản để theo dõi

tình hình khấu hao và tình hình trả nợ thuê.

Tiêu chuẩn ghi nhận một giao dịch thuê tài sản là giao dịch thuê tài chính:

Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên đi thuê đƣợc chuyển quyền sở hữu hoặc đƣợc tiếp

tục thuê hoặc đƣợc mua theo giá thấp hơn giá trị thực tế.

Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60 thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.

Tổng số tiền thuê ít nhất phải tƣơng đƣơng 90 giá trị tài sản đó vào thời điểm ký hợp

đồng.

Giao dịch thuê TSCĐ không thoả mãn một trong các điều kiện trên đƣợc coi là thuê

hoạt động (thuê vận hành). Do thời hạn thuê ngắn nên tài sản thuê vận hành theo dõi

ngoài bảng tổng kết tài sản.

7.3.1.3. Khấu hao tài sản cố định:

Khấu hao: là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định

hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính

trừ giá trị thanh lý ƣớc tính của tài sản đó

Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy đƣợc tác dụng

cho sản xuất, kinh doanh đƣợc tính bằng:

Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:

Số lƣợng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tƣơng tự mà doanh nghiệp dự tính thu đƣợc từ

việc sử dụng tài sản

Có 3 phƣơng pháp tính khấu cơ bản bao gồm:

Phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng.

Số tiền khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài

sản.

Công thức tính:

Trong đó:

Giá trị phải khấu hao

KH =

Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ

Page 154: Financial Basic in Vietnamese

- KH: Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ

* Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền khấu hao hàng

năm so với nguyên giá TSCĐ

Công thức tính:

Do vậy:

Khi đó mức trích khấu hao mỗi năm: KH = Gi¸ trÞ ph¶i khÊu hao x KH%

Phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần: Số tiền khấu hao hàng năm giảm dần trong

suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản;

Nội dung phƣơng pháp:

Xác định tỷ lệ khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng (KH )

Xác định tỷ lệ khấu hao theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần (KHgd ) bằng công thức:

KHgd = KH x Hệ số điều chỉnh

Quy định hệ số điều chỉnh căn cứ vào thời gian sử dụng TSCĐ:

Thời gian sử dụng

TSCĐ

Hệ số điều chỉnh theo phƣơng pháp

khấu hao số dƣ giảm dần Từ 3- 4 năm 1,5

Từ 5 -6 năm 2,0

Trên 6 năm 2.5

Số tiền khấu hao hàng năm đƣợc xác định theo công thức:

Phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng sản phẩm: phƣơng pháp dựa trên tổng số đơn vị

sản phẩm ƣớc tính tài sản có thể tạo ra.

Xác định sản lƣợng theo thiết kế.

Sản lƣợng theo

thiết kế

= Công suất thiết

kế cho mỗi n¨m

x Thời gian sử dụng hữu

ích của TSCĐ

- Xác định mức khấu hao cho một đơn vị sản lƣợng sản xuất theo thiết kế ( )

Soá tieàn khaáu hao moãi naêm(KH)

KH% = *100%

Gi¸ trÞ ph¶i khÊu hao

Gi¸ trÞ ph¶i khÊu hao

KH =

Thêi gian sö dông h÷u Ých cña TSC§

1

KH% = * 100%

Thêi gian sö dông h÷u Ých cña TSC§

KHi = Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i x KHgd%

Page 155: Financial Basic in Vietnamese

Mức khấu hao thực tế trong kỳ (KH):

KH = MKHTK x Sản lƣợng sản xuất thực tế trong kỳ

Phƣơng pháp khấu hao do doanh nghiệp tự xác định để áp dụng cho từng TSCĐ nhƣng

phải đƣợc thực hiện nhất quán, trƣớc khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản

đó. Doanh nghiệp không đƣợc tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã

khấu hao hết giá trị nhƣng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

7.3.2. Tài sản lƣu động và vốn lƣu động.

7.3.2.1. Khái niệm.

Khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tƣ liệu lao động còn có đối

tƣợng lao động và sức lao động. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải dùng tiền

để mua sắm đối tƣợng lao động và trả lƣơng cho công nhân viên, do đó phải ứng trƣớc

tiền vốn cho mục đích này.

Đối tƣợng lao động phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp đƣợc biểu hiện thành 2 bộ

phận chính:

- Vật tƣ dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất đƣợc liên tục nhƣ nguyên liệu, vật

liệu, nhiên liệu, năng lƣợng, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế,…

- Vật tƣ nằm trong quá trình chế biến nhƣ sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…

Hai bộ phận này biểu hiện dƣới hình thái vật chất gọi là tài sản lƣu động

Mặt khác, sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp khi hoàn thành không phải đến ngay

ngƣời tiêu dùng mà phải thông qua quá trình lƣu thông, trong quá trình lƣu thông,

doanh nghiệp phải tiến hành một số công việc chọn lọc, đóng gói, thanh toán với khách

hàng,… do đó cũng hình thành nên một số khoản hàng hoá và tiền tệ. Những loại hàng

hoá và tiền tệ phát sinh trong quá trình lƣu thông biểu hiện dƣới hình thái vật chất cũng

đƣợc gọi là tài sản lƣu động.

Doanh nghiệp cần có một số vốn để đầu tƣ vào những tài sản ấy, số tiền ứng trƣớc về

những tài sản đó gọi là vốn lƣu động

Vậy vốn lƣu động trong doanh nghiệp là lƣợng giá trị ứng trƣớc về tài sản lƣu động

hiện có và đầu tƣ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình tái

sản xuất của doanh nghiệp đƣợc thƣờng xuyên liên tục.

7.3.2.2. Đặc điểm tài sản lƣu động:

- Tham gia vào một chu kỳ sản xuất

Mức khấu hao cho một đơn vị

sản lượng thiết kế (MKHTK)

Giá trị phải khấu hao

Sản lượng theo thiết kế

=

Page 156: Financial Basic in Vietnamese

- Hình thái vật chất thay đổi sau mỗi chu kỳ

- Giá trị đƣợc chuyển dịch toàn bộ vào giá thành sản phẩm

7.3.2.3. Các loại tài sản lƣu động (current assets)

Tài sản lƣu động là tài sản chỉ tham gia 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhƣ nguyên vật

liệu... Tức là đến chu kỳ sản xuất kinh doanh sau lại phải dùng tài sản lƣu động mới. Do

đặc điểm này nên toàn bộ giá trị của tài sản lƣu động đƣợc chuyển dịch 1 lần vào sản

phẩm và đƣợc bù đắp toàn bộ khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ.

Tài sản lƣu động (trừ dụng cụ lao động) qua quá trình sản xuất hợp thành thực thể của

sản phẩm nên mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh luôn thay đổi hình thái biểu hiện

theo 1 vòng khép kín

Xét về mặt giá trị thì doanh nghiệp thu đƣợc một số tiền lớn hơn tiền mua nguyên vật

liệu do chi phí nhân công, chi phí khấu hao, lãi kinh doanh... cũng đƣợc tính vào giá trị

sản phẩm tiêu thụ.

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục thì luôn cần dự trữ tài sản

lƣu động ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất: dự trữ nguyên vật liệu, dự trữ bán

thành phẩm, thành phẩm, dự trữ tài sản dƣới dạng các khoản phải thu, dự trữ tiền.

Vậy tại mỗi thời điểm, tài sản lƣu động của doanh nghiệp luôn tồn tại dƣới các hình thái

ở trên. Với doanh nghiệp thƣơng mại, vòng luân chuyển của tài sản lƣu động đơn giản

hơn, tồn tại dƣới dạng tiền, hàng hoá và các khoản phải thu.

Căn cứ vào vòng tuần hoàn của tài sản lƣu động, có thể chia thành 4 loại là: tiền, các

khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lƣu động khác.

Tiền (Cash and equivalents) tồn tại dƣới 3 hình thức:

+ Tiền mặt tại quỹ hình thành do doanh nghiệp sử dụng phƣơng thức thanh toán bằng

tiền mặt.

+Tiền gửi ngân hàng là tiền gửi không kỳ hạn tại các tài khoản thanh toán ở ngân hàng

dùng cho mục đích thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Tiền đang chuyển: Quá trình chuyển tiền cần có thời gian nhất định chờ làm thủ tục

nên tồn tại hình thức này. Chẳng hạn doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển một khoản

tiền từ tài khoản thanh toán tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhƣng chƣa nhận đƣợc

giấy báo nợ hay bản sao kê của ngân hàng nên vẫn coi là tiền của doanh nghiệp.

Tài sản bằng tiền có thể tồn tại dƣới dạng nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá

quý. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo

cáo, qua đó giúp cho việc đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp và có

Page 157: Financial Basic in Vietnamese

kế hoạch trả nợ kịp thời, đồng thời có kế hoạch đầu tƣ tài chính vốn tiền tệ tạm thời

nhàn rỗi để tránh ứ đọng vốn.

Các khoản phải thu (Accounts receivable) gồm có:

+ Phải thu của khách hàng: Là tiền bán hàng hoá, dịch vụ chƣa thu đƣợc, nhƣng đã

đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán và tính vào doanh thu bán hàng trong kỳ, kể cả

trƣờng hợp cấp tín dụng thƣơng mại ngắn và dài hạn.

+ Trả trƣớc cho ngƣời bán: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trƣớc cho ngƣời bán mà

chƣa nhận đƣợc sản phẩm tại thời điểm báo cáo. Thƣờng doanh nghiệp ứng trƣớc trong

2 trƣờng hợp:

Cần ổn định nguồn nguyên vật liệu, hàng hoá.

Doanh nghiệp đặt mua máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh. Số tiền trả trƣớc để đảm

bảo thực hiện hợp đồng của bên mua.

+ Phải thu nội bộ: Xét từ góc độ hạch toán kinh tế có 2 dạng doanh nghiệp là doanh

nghiệp độc lập và doanh nghiệp liên hợp gồmtổng công ty, tập đoàn, liên hiệp (gọi

chung là tổng công ty). Trừ các doanh nghiệp nhỏ, mỗi doanh nghiệp này đều có 2 bộ

phận là đơn vị (hay doanh nghiệp) cấp trên và đơn vị (hay doanh nghiệp) cấp dƣới. Đơn

vị cấp dƣới còn gọi là đơn vị thành viên gồm các đơn vị trực thuộc hoặc phụ thuộc có tổ

chức kế toán riêng. Đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dƣới gọi là các đơn vị nội bộ

trong doanh nghiệp độc lập, tổng công ty. Các khoản phải thu nội bộ hình thành do cấp

dƣới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dƣới hoặc do các đơn

vị nội bộ đã thu hộ chi hộ cho nhau hoặc giữa các đơn vị cấp dƣới với nhau về bán hàng

nội bộ. Các khoản phải thu nội bộ thƣờng là: Đơn vị cấp dƣới phải thu về số lỗ hoạt

động sản xuất kinh doanh đã đƣợc cấp trên chấp nhận cấp bù, phải thu bổ sung các quỹ

từ cấp trên (ở đơn vị phụ thuộc nhƣ viện nghiên cứu), đơn vị cấp trên phải thu của các

đơn vị cấp dƣới để lập các quỹ là quỹ quản lý của cấp trên (chỉ có ở cấp trên và đƣợc

tính vào chi phí của doanh nghiệp cấp dƣới), quỹ phát triển kinh doanh dự trữ, khen

thƣởng, phúc lợi, thu một phần lãi kinh doanh và thu hồi vốn kinh doanh đã giao.

+ Các khoản phải thu khác

Đó là các khoản phải thu về bồi thƣờng vật chất đã có quyết định bồi thƣờng, các khoản

phải thu về lãi đầu tƣ tài chính...

+ Dự phòng các khoản phải thu khó đòi:

Là khoản dự kiến bị tổn thất của các khoản phải thu sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp

theo do con nợ không có khả năng thanh toán. Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh

doanh có những khoản thu mà ngƣời nợ khó có khả năng trả do bị thiệt hại lớn về tài

Page 158: Financial Basic in Vietnamese

sản. Các khoản tiền nợ của những ngƣời này gọi là các khoản phải thu khó đòi. Để đề

phòng những tổn thất do các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra gây đột biến về kết

quả kinh doanh trong kỳ hạch toán tiếp theo và tạo điều kiện cho việc bảo toàn vốn thì

cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải dự kiến số nợ có khả năng khó đòi, tính trƣớc

vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. Số tính trƣớc này đƣợc gọi là dự

phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng nhằm phản ánh đúng giá trị thực

tế thuần tuý các khoản phải thu của doanh nghiệp để đƣa ra một hình ảnh trung thực về

tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài sản. Giá trị của các khoản phải thu đƣợc

xác định trên báo cáo tổng kết tài sản là giá trị toàn bộ các khoản phải thu sau khi đã trừ

đi dự phòng phải thu khó đòi tại thời điểm báo cáo.

Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ

phải thu khó đòi nhƣ là đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần nhƣng vẫn không có kết quả.

Nếu sau đó, việc đòi nợ kéo dài trong nhiều năm mà vẫn không thu đƣợc thì doanh

nghiệp xoá nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán và chuyển ra theo dõi riêng ngoài bảng

dƣới dạng nợ khó đòi đã xử lý và ghi giảm vốn kinh doanh. Nhƣng nếu thu đƣợc thì ghi

vào kết quả kinh doanh trong kỳ.

Hàng tồn kho (Inventories) đƣợc chia thành 3 loại:

+ Tài sản lƣu động nằm trong quá trình dự trữ (chuẩn bị) sản xuất, gồm:

Hàng mua đang đi trên đƣờng là hàng hoá doanh nghiệp đã thanh toán hoặc đã chấp

nhận thanh toán nhƣng chƣa nhập kho.

Nguyên vật liệu tồn kho (đã nhập kho).

Dụng cụ trong kho: Loại tài sản không thể dùng đến đâu mua sắm đến đó mà phải luôn

có một số lƣợng dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất đƣợc liên tục.

Các chỉ tiêu này trong bảng tổng kết tài sản thể hiện giá trị các tài sản đó tại thời điểm

báo cáo. Giá trị hàng mua đang đi trên đƣờng tính theo giá mua. Nhƣng giá trị nguyên

vật liệu, dụng cụ tính theo giá trị thực tế. Giá trị thực tế gồm giá mua theo hoá đơn cộng

với các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng nhƣ:

Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển,

bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, thuê kho bãi... khi các chi phí này chƣa tính vào giá

mua.

Chi phí thu mua (nếu có).

Việc tính theo giá trị thực tế tạo điều kiện cho việc hạch toán chi phí thuận lợi. Trong

lĩnh vực tài chính khái niệm giá mua, giá trị đƣợc hiểu là tổng giá chứ không phải là giá

đơn vị hàng hoá, hay đơn giá, giá cả.

Page 159: Financial Basic in Vietnamese

+ Tài sản lƣu động đang trong quá trình trực tiếp sản xuất: Tồn tại dƣới dạng chi phí

sản xuất kinh doanh dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm. Có loại tài sản này là do

quy trình công nghệ sản xuất không thể cho ra thành phẩm ngay đƣợc. Chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang không chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu đƣợc sử dụng vào sản

xuất kinh doanh mà còn bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

(chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm nhƣ chi

phí nhân viên phân xƣởng, khấu hao tài sản cố định của phân xƣởng...)

+ Tài sản lƣu động nằm trong quá trình dự trữ tiêu thụ, gồm:

Thành phẩm tồn kho là thành phẩm do doanh nghiệp chế tạo còn chƣa tiêu thụ. Loại tài

sản này chỉ có ở doanh nghiệp sản xuất. Giá trị thành phẩm tồn kho đƣợc đánh giá theo

giá thành công xƣởng,bao gồm các loại chi phí chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

chuyển vào thành phẩm.

Hàng hoá tồn kho là hàng hóa còn tồn trong kho hàng, quầy bán hàng ở các doanh

nghiệp thƣơng mại. Giá trị hàng hoá tồn kho tính theo giá thực tế.

Hàng gửi đi bán là thành phẩm, hàng hoá đang gửi đi bán dƣới dạng ký gửi, đại lý hoặc

dịch vụ đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc chấp nhận thanh toán. Những tài sản này vẫn

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên chƣa đƣợc tính vào doanh thu bán hàng trong

kỳ hay chƣa đƣợc tính vào các khoản phải thu trong kỳ.

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Là khoản giảm giá nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xảy ra

trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Chủ yếu xảy ra đối với thành phẩm, hàng hoá và hàng

gửi đi bán. Khi thấy hàng tồn kho bị giảm giá liên tục cần lập ngay dự phòng giảm giá.

Trong doanh nghiệp có 3 loại tài sản có khả năng bị giảm giá trị thực tế so với giá trị

ghi trên sổ sách nên cần phải lập dự phòng, đó là dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng

giảm giá hàng tồn kho và dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính. Ý nghĩa của việc lập dự

phòng giảm giá giống nhƣ dự phòng phải thu khó đòi.

Chỉ tiêu hàng tồn kho là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại hàng tồn kho dự trữ

cho quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi đã trừ dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại

thời điểm báo cáo. Trên bảng tổng kết tài sản, các tài sản lƣu động thƣờng đƣợc sắp xếp

theo tính lỏng. Tính lỏng (tính thanh khoản) của tài sản là khả năng nó có thể chuyển

sang tiền mặt nhanh đến mức nào mà không chịu nhiều phí tổn (mất giá của tài sản).

Nhƣ vậy có 2 tiêu chuẩn để đánh giá mức độ lỏng của từng tài sản là: Thời gian chuyển

thành tiền nhanh hay chậm và độ rủi ro mất giá của tài sản. Tài sản của doanh nghiệp có

tính lỏng đƣợc xắp xếp theo mức độ giảm dần nhƣ sau: Tiền, đầu tƣ tài chính ngắn hạn

Page 160: Financial Basic in Vietnamese

(chủ yếu là các giầy tờ có giá), các khoản phải thu (trong đó có các thƣơng phiếu) và

hàng tồn kho. Việc nghiên cứu tính lỏng của tài sản giúp cho nhà quản lý bố trí cơ cấu

tài sản có tính lỏng 1 cách hợp lý để đáp ứng yêu cầu trả nợ kịp thời và nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn thông qua việc không cần dự trữ tài sản bằng tiền nhiều mà dự trữ 1

phần dƣới dạng đầu tƣ tài chính ngắn hạn nhất là các chứng khoán và dƣới dạng thƣơng

phiếu. Ngƣời cho vay cũng quan tâm đến tính lỏng của tài sản để quy định và đánh giá

khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Tài sản lƣu động khác

Ngoài 3 loại tài sản lƣu động luôn luôn tồn tại kể trên, tuỳ doanh nghiệp và tuỳ từng

thời kỳ có thể có các loại tài sản lƣu động khác, trong đó có 3 dạng điển hình là:

+ Tạm ứng cho ngƣời lao động:

Là khoản tiền hoặc vật tƣ do doanh nghiệp giao cho ngƣời lao động để thực hiện nhiệm

vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết công việc nào đó đƣợc phê duyệt.

+ Chi phí trả trƣớc (chi phí đợi phân bổ):

Là chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

nhiều kỳ hạch toán nên chƣa thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát

sinh mà đƣợc tính cho cả hai hay nhiều kỳ tiếp theo nhƣ chi phí mua các loại bảo hiểm,

các loại lệ phí trả một lần trong năm, chi phí sửa chữa lớn tài sản cốđịnh... Chỉ tiêu này

trong bảng tổng kết tài sản phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí

nhƣng đến cuối kỳ hạch toán chƣa đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ báo

cáo.

+ Các khoản cầm cố, ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn:

Các tài sản đem cầm cố, ký cƣợc, ký quỹ vẫn thuộc tài sản doanh nghiệp nhƣng doanh

nghiệp không có quyền sử dụng và cũng không giữ tài sản này vì vậy cần tách ra khỏi

khối tài sản doanh nghiệp đang giữ để đánh giá đúng khả năng thanh toán của doanh

nghiệp và theo dõi thu hồi. Các loại tài sản đem cầm cố, ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn có

tính thanh khoản cao, nếu để chung với các tài sản cùng loại đang thuộc quyền sử dụng

của doanh nghiệp thì không thể đánh giá đúng khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Ngƣời cho vay yêu cầu doanh nghiệp giao cho họ cầm giữ tài sản là vàng, bạc, đá quý,

các giấy tờ có giá và vật có giá trị khác để đảm bảo trả nợ. Còn những tài sản cầm cố,

thế chấp bằng giấy tờ sở hữu nhƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải...

thì doanh nghiệp không thể chuyển nhƣợng cho ngƣời khác nên vẫn đƣợc sử dụng và

không cần tách riêng thành một loại tài sản.

Page 161: Financial Basic in Vietnamese

Ký cƣợc là việc bên thuê, mƣợn tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản

tiền hoặc kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá hoặc các vật có giá trị khác nhằm ràng

buộc ngƣời đi thuê sử dụng tốt tài sản và hoàn trả tài sản thuê đúng thời hạn. Tiền đặt

cƣợc do bên có tài sản cho thuê quy định, có thể bằng hoặc lớn hơn trị giá của tài sản

cho thuê. Ví dụ: cửa hàng đặt cược tiền vỏ chai với nhà máy bia.

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ giao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các

giấy tờ có giá cho bên nhận ký quỹ giữ hoặc gửi tiền vào tài khoản phong toả tại một

ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng trong quan hệ mua bán, đại lý bán hàng, đấu

thầu, mở thƣ tín dụng... Tiền ký quỹ thông thƣờng do ngƣời bán hàng hoá, dịch vụ yêu

cầu. Khác với hợp đồng vay, thuê, mƣợn tài sản, trong các hợp đồng cần ký quỹ các bên

không giao tài sản cho nhau nên tiền ký quỹ không cao so với giá trị hợp đồng, thƣờng

5 - 7 . Riêng mở thƣ tín dụng mang tính chất vay nợ nên có thể phải ký quỹ 100 nếu

ngân hàng không tin tƣởng vào ngƣời mở L/C.

Chỉ tiêu các khoản cầm cố, ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn phản ánh giá trị tài sản còn đang

cầm cố, ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn. Trƣờng hợp đặt cọc giống nhƣ ký quỹ, chỉ khác là

tài sản đặt cọc không gửi ngân hàng mà giao cho bên kia cầm giữ, thƣờng chỉ áp dụng

trong các hợp đồng dân sự.

Các loại tài sản lƣu động kể trên (trừ loại tài sản lƣu động khác) là những mắt xích

trong vòng tuần hoàn của tài sản lƣu động nên thƣờng khi tài sản lƣu động này tăng kéo

theo tài sản lƣu động khác giảm. Sự biến động của mỗi loại tài sản đƣợc doanh nghiệp

theo dõi bằng cách mở cho nó một tài khoản. Chẳng hạn khi thu đƣợc tiền của khách

hàng bằng chuyển khoản thì khoản phải thu cụ thể là phải thu của khách hàng giảm,

đồng thời tài sản dạng tiền và cụ thể là tiền gửi ngân hàng tăng lên; khi hàng mua đƣợc

nhập kho thì tài sản là hàng mua đang đi trên đƣờng giảm, đồng thời nguyên vật liệu tồn

kho tăng; xuất tiền mua nguyên vật liệu thì tài sản là tiền giảm, hàng mua đang đi trên

đƣờng tăng. Cách phân loại tài sản lƣu động nhƣ trên có ý nghĩa trong việc xác định cơ

cấu dự trữ các tài sản lƣu động (kể cả dự trữ bằng tiền và dƣới các khoản phải thu) hợp

lý để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra liên tục, đồng thời không để

tài sản lƣu động dự trữ quá mức gây lãng phí vốn và giúp đƣa ra biện pháp quản lý phù

hợp với từng loại.

Chẳng hạn thành phẩm ứ đọng nhiều do tiêu thụ chậm, doanh nghiệp cần đƣa ra biện

pháp nhƣ hạ giá, khuyến mại... với khoản phải thu thì đôn đốc khách hàng trả nợ kịp

thời.

Vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiết

Page 162: Financial Basic in Vietnamese

Trong phần nghiên cứu nội dung của tài sản lƣu động chúng ta đã đƣợc biết: Để sản

xuất kinh doanh diễn ra liên tục, doanh nghiệp luôn có 1 lƣợng tài sản lƣu động dự trữ

thuờng xuyên. Vốn lƣu động đầu tƣ vào tài sản lƣu động dự trữ thƣờng xuyên gọi là

vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiết.

Vốn này cần đƣợc đầu tƣ từ nguồn vốn dài hạn, từ nguồn vốn tự có, vay dài hạn ngân

hàng hoặc từ nguồn vốn tín dụng thƣơng mại thƣờng xuyên của ngƣời cung cấp. Nếu

dùng nguồn vốn vay ngắn hạn dễ dẫn đến tình trạng bịđộng. Hậu quả là gây chậm trễ

thanh toán làm mất uy tín doanh nghiệp, thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất, thiếu hàng

bán, có khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh...

Với tài sản lƣu động không thƣờng xuyên cần thiết, thƣờng có nhiều ở các doanh

nghiệp hoạt động thời vụ thì chỉ cần nguồn vốn đầu tƣ ngắn hạn là vay ngắn hạn ngân

hàng hoặc bạn hàng. Doanh nghiệp sẽ bịđọng vốn khi hết thời vụ.

Qua phân tích trên ta thấy xác định vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiết và lựa chọn

nguồn vốn đầu tƣ phù hợp là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Khối

lƣợng vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiết đƣợc tổng hợp từ 3 loại vốn lƣu động

thƣờng xuyên cần thiết trong các khâu dự trữ sản xuất, tiêu thụ và dự trữ trong thanh

toán. Nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến khối lƣợng vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiết là

quy mô sản xuất kinh doanh, công nghệ chế biến, chu kỳ cung cấp nguyên vật liệu, chu

kỳ cung cấp thành phẩm, hàng hoá...

7.3.2.4. Phân loại vốn lƣu động:

Căn cứ vào vai trò của vốn lƣu động trong quá trình sản xuất

Vốn lƣu động trong khâu dự trữ:

Vốn nguyên liệu chính (bao gồm bán thành phẩm mua ngoài): là giá trị các loại nguyên

liệu, bán thành phẩm dự trữ cho sản xuất mà khi chúng tham gia vào sản xuất chúng

hợp thành thực thể chính của sản phẩm, nhƣ: trong ngành xây dựng nguyên liệu chính

là xi măng, sắt, thép, gạch…bán thành phẩm mua ngoài nhƣ khung cửa, song cửa, bông

gió…

Vốn vật liệu phụ: là giá trị của những vật tƣ dự trữ cho sản xuất, có tác dụng giúp cho

việc hình thành sản phẩm hoặc làm cho sản phẩm bền đẹp hơn nhƣng không hợp thành

thực thể chủ yếu của sản phẩm nhƣ: thuốc tẩy, sơn, vôi,…

Vốn nhiên liệu: giá trị của những loại nhiên liệu dùng trong sản xuất nhƣ: than củi,

xăng,…

Vốn phụ tùng thay thế: giá trị của những phu tùng linh kiện dự trữ để thay thế, sửa chữa

máy móc thiết bị sản xuất, phƣơng tiện vận tải…

Page 163: Financial Basic in Vietnamese

Vốn vật tƣ đóng gói: bao gồm giá trị những vật liệu, bao bì để đóng gói trong quá trình

sản xuất sản phẩm nhƣ giấy, hộp nhựa…

Vốn công cụ lao động nhỏ: giá trị của những vật rẻ tiền, mau hỏng và có thời gian sử

dụng ngắn.

Vốn lƣu động trong quá trình sản xuất

Vốn sản phẩm đang chế tạo: giá trị của những sản phẩm dở dang đang trong quá trình

chế tạo hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp.

Vốn bán thành phẩm tự chế: là giá trị của những sản phẩm dở dang nhƣng khác với sản

phẩm đang chế tạo ở chỗ nó đã hoàn thành những giai đoạn chế biến nhất định.

Vốn chi phí chờ phân bổ: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhƣng vì chi phí

này tƣơng đối lớn nên phải phân bổ dần dần vào giá thành qua các kỳ nhằm làm cho giá

thành đƣợc ổn định. Ví dụ: chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí chế thử sản

phẩm mới, giá trị công cụ nhỏ xuất dùng…

Vốn lƣu động trong quá trình lƣu thông:

Vốn thành phẩm: là giá trị của những thành phẩm nhập kho chuẩn bị tiêu thụ.

Vốn hàng hoá mua ngoài: giá trị của những sản phẩm mà do yêu cầu tiêu thụ của doanh

nghiệp phải mua từ bên ngoài.

Vốn hàng hoá xuất ra nhờ ngân hàng thu hộ (vốn hàng gửi bán): giá trị của những hàng

hoá đã xuất ra nhƣng chƣa đƣợc tiêu thụ.

Vốn tiền tệ: quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

Vốn trong thanh toán; khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán hàng

hoá hoặc thanh toán nội bộ.

Phân theo hình thái biểu hiện

Vốn vật tƣ hàng hoá: vốn nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vốn sản phẩm

đang chế tạo, bán thành phẩm, vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài…

Vốn tiền tệ: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán và tiền đang

chuyển.

Vốn phí tổn đợi phân bổ (Vốn về chi phí trả trƣớc): là những khoản chi phí lớn thực tế

đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên đƣợc phân bổ và

giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhƣ chi phí sửa chữa lớn

TSCĐ, chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi về công cụ, dụng cụ…

Theo cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở tính toán và kiểm tra kết cấu tối ƣu

của vốn lƣu động nhằm đƣa ra quyết định tối ƣu về tận dụng vốn lƣu động đã bỏ ra.

Phân loại theo nguồn hình thành, vốn lƣu động gồm:

Page 164: Financial Basic in Vietnamese

Vốn lƣu động đƣợc hình thành từ vốn chủ sở hữu: Bao gồm vốn lƣu động đƣợc ngân

sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhƣ chênh lệch giá, các khoản phải nộp ngân

sách nhƣng đƣợc để lại doanh nghiệp…, vốn do cổ đông đóng góp, vốn do chủ doanh

nghiệp bỏ ra, vốn đƣợc bổ sung từ lợi nhuận, vốn góp liên doanh, vốn thu hút đƣợc

thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu..

Vốn lƣu động đƣợc hình thành tƣ việc đi vay: bao gồm vốn vay ngắn hạn, các khoản

chiếm dụng tạm thời nhƣ nợ thuế, nợ cán bộ công nhân viên, nợ nhà cung cấp..

Việc phân loại này tạo điều kiện cho doanh nghiệp lựa chọn đối tƣơng huy động vốn tối

ƣu để luôn có đƣợc một số vốn ổn định, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Sự

biến động của nguồn vốn vay so với tổng nguồn hoặc nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng

nguồn vốn là căn cứ để nhà quản lý có thể lựa chọn và quyết định phƣơng án đầu tƣ

Căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền, vốn lƣu động bao gồm:

Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng và tiền đang chuyển

Vốn đầu tƣ tài chính ngắn hạn: là vốn đầu tƣ vào các loại chứng khoán có giá trị, hoặc

góp vốn liên doanh bằng tiền mặt, hiện vật hoặc các loại đầu tƣ tài chính khác có thể thu

hồi trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong thời hạn không quá một năm

Vốn các khoản phải thu: bao gồm phải thu khách hàng về tiền bán sản phẩm, cung cấp

dịch vụ, lao vụ chƣa thu đƣợc tiền, phải thu nội bộ hoặc trả trƣớc cho ngƣời bán…

Vốn hàng tồn kho: là vốn đầu tƣ cho những tài sản dùng để dự trữ, sản xuất hoặc sản

phẩm hàng hóa để bán nhƣ vốn nguyên liệu, vật liệu, hàng gửi bán, hàng đi đƣờng, sản

phẩm dở dang, bán thành phẩm, công cụ, dụng cụ, hàng hóa mua ngoài..

Vốn tài sản lƣu động khác:

Các khoản tạm ứng: là khoản tiền tạm ứng cho cán bộ, công nhân viên, cho các bộ phận

khác trong doanh nghiệp

Chi phí trả trƣớc: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhƣng có tác dụng đến kết

quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán, cho nên chƣa thể tính hết vào chi phí sản xuất

kinh doanh trong kỳ mà đƣợc phân bổ cho nhiều chu kỳ hạch toán

Các khoản thế chấp, ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn..

7.4. CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

7.4.1. Khái niệm và nội dung chi phí

7.4.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chi phí

Chi phí của doanh nghiệp là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế

toán, làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ

sở hữu.

Page 165: Financial Basic in Vietnamese

* Đặc điểm của chi phí

Khi doanh nghiệp phát sinh các khoản chi phí, chắc chắn làm giảm lợi ích kinh tế trong

tƣơng lai.

Chúng đƣợc đo lƣờng và tính toán bằng tiền. Khoản chi này có thể chi trả ngay bằng

tiền mặt, hoặc có thể khấu trừ bằng tài sản kể cả các khoản mua chịu hàng hoá.

Các khoản chi phí phải đƣợc tính trong 1 kỳ kế toán nhất định, có thể là năm - kỳ kế

toán cơ bản; tháng, quí, 6 tháng - kỳ kế toán tạm thời.

Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào:

+ Quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

+ Khối lƣợng lao động, tƣ liệu sản xuất và dịch vụ đã tiêu hao trong kỳ.

+ Giá cả tƣ liệu sản xuất, dịch vụ đã tiêu hao và tiền lƣơng đã hao phí.

7.4.1.2 Nội dung của chi phí:

Có 2 nội dung của chi phí tƣơng ứng với 2 hoạt động:

►Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh:

+ Chi phí hoạt động kinh doanh doanh thông thƣờng: GVHB, CPBH, CPQLDN

+ Chi phí tài chính: Bao gồm các khoản chi phí từ hoạt động tài chính kể cả những

khoản lỗ từ hoạt động tài chính tạo ra. VD: CP liên quan đến hoạt động đi vay, cho vay,

góp vốn, đầu tƣ chứng khoán, mua bán ngoại tệ, cho thuê tài chính…

VD: Mua CP M Giá P0 = 50.000đ

Bán CP với giá P1 = 45.000đ

Chi phí giao dịch theo quy định là 0,04 /giá trị giao dịch.

=> CP tài chính = Lỗ + Chi phí giao dịch = 5.000 + 95.000 x 0,04 = 5.038đ

Chi phí tài chính bao gồm: Chi phí cho vay và đi vay vốn; chi phí góp vốn liên doanh;

lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn hạn; chi phí giao dịch bán chứng khoán, dự phòng

giảm giá đầu tƣ chứng khoán; lỗ về chênh lệch tỷ giá mua và bán ngoại tệ; chi phí đất

chuyển nhƣợng, cho thuê cơ sở hạ tầng đƣợc xác định là tiêu thụ...

►Chi phí khác: Là tất cả các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động khác

+ Hoạt động khác: Là các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp.

+ Chi phí khác: Là những khoản lỗ do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt

động thông thƣờng của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ

sót từ những năm trƣớc. Nó bao gồm: Chi phí thanh lý nhƣợng bán TSCĐ và giá trị còn

lại của TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ (nếu có); tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;

bị phạt thuế, truy nộp thuế; các khoản chi phí khác do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi

ghi sổ kế toán và các khoản chi phí khác.

Page 166: Financial Basic in Vietnamese

VD: Một TS có NG là 100trđ, KH lũy kế là 95trđ, DN bán tài sản phát sinh chi phí

10 triệu đồng => Chi phí khác = 5 + 10 = 15trđ.

7.4.1.3 Phân loại chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thƣờng trong

doanh nghiệp

Mục đích phân loại là để quản lý, kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình

thành giá thành sản phẩm nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng để hạ

giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau mà chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp có các cách phân loại sau đây:

a. Nội dung kinh tế của chi phí (Phân loại theo yếu tố chi phí): 5 yếu tố chi phí, bao

gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu

+ Chi phí nhân công: Chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ cấp

Chi phí các khoản trích theo lƣơng: BHXH,

BHYT, KPCĐ

+ Chi phí khấu hao TSCĐ.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí khác bằng tiền.

- Chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, năng lƣợng, động lực (gọi tắt là chi phí

vật tƣ – chi phí nguyên vật liệu): Là giá trị tất cả các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,

nhiên liệu, động lực mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là số tiền khấu hao TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất,

kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí nhân công: bao gồm

+ Chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ cấp có tính chất lƣơng: bao gồm tiền lƣơng, tiền

công và các khoản phụ cấp có tính chất lƣơng phải trả cho ngƣời lao động tham gia vào

hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí tiền ăn giữa ca phải chi cho

ngƣời lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Chi phí bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn

(KPCĐ): Là các khoản đƣợc tính trên cơ sở quỹ tiền lƣơng của doanh nghiệp theo các

chế độ hiện hành của Nhà nƣớc.

Page 167: Financial Basic in Vietnamese

BHXH: Tính bằng 22 trên tổng quỹ lƣơng, trong đó ngƣời sử dụng lao động

phải nộp 16 và đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 6 ngƣời lao động

phải nộp bằng cách trừ vào thu nhập của họ.

BHYT: Tính bằng 3 trên tổng quỹ lƣơng, trong đó ngƣời sử dụng lao động

phải nộp 2 và đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn ngƣời lao động phải nộp

1 bằng cách trừ vào thu nhập của họ. Quỹ này phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.

KPCĐ: Tính bằng 2 số thu nhập của ngƣời lao động và đƣợc tính hết vào chi phí

sản xuất kinh doanh. Thông thƣờng doanh nghiệp phải nộp 1 cho công đoàn cấp trên,

phần còn lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

BH thất nghiệp: ngƣời lao động đóng bằng 1 tiền lƣơng, tiền công tháng; ngƣời sử

dụng lao động đóng bằng 1 quỹ tiền lƣơng, tiền công tháng

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là các khoản chi mà doanh nghiệp thuê, mua từ bên

ngoài doanh nghiệp nhƣ chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện, nƣớc, điện

thoại, tiền bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá, trả tiền hoa hồng đại lý, môi giới,

uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, tiền thuê kiểm toán, tƣ vấn và các dịch vụ mua ngoài

khác.

- Các chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí ngoài các chi phí đã quy định ở

trên, nhƣ thuế môn bài, phí, lệ phí...; Chi phí tiếp tân, quảng cáo, tiếp thị, chi phí hội

nghị, chi phí tuyển dụng; Chi phí bảo hành sản phẩm, các khoản thiệt hại đƣợc phép

hạch toán vào chi phí, trợ cấp thôi việc cho ngƣời lao động; Chi thƣởng tăng năng suất

lao động, thƣởng sáng kiến, cải tiến, thƣởng tiết kiệm vật tƣ; Chi phí nghiên cứu khoa

học, chế thử sản phẩm mới; Chi đào tạo bồi dƣỡng nâng cao tay nghề, năng lực quản lý,

chi cho cơ sở y tế, các khoản hổ trợ giáo dục, chi bảo vệ môi trƣờng và các khoản chi

khác bằng tiền.)

Đặc điểm của các phân loại này là không cần biết nguồn gốc phát sinh của chi phí

là ở đâu mà chỉ cần tập hợp những loại chi phí giống nhau vào cùng một yếu tố.

Cách phân loại này nhằm xác định trọng điểm quản lý và cân đối giữa các kế hoạch

khác nhƣ kế hoạch cung cấp vật tƣ, kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch giá thành...

nhằm giúp doanh nghiệp lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh cho các lần sản xuất,

kinh doanh tiếp theo.

b. Căn cứ vào khoản mục tính giá thành): Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động

sản xuất, kinh doanh đƣợc chia thành 5 khoản mục:

Page 168: Financial Basic in Vietnamese

+ CP NVLTT

+ CP NCTT

+ CP SXC

+ CPBH

+ CP QLDN

- Chi phí vật tƣ trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động

lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với giá trị

của những nguyên liệu chính dùng vào sản xuất sản phẩm, không bao gồm giá trị vật

liệu hỏng và phế liệu do sản xuất loại ra đã đƣợc thu hồi.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho ngƣời lao động trực tiếp sản

xuất nhƣ tiền lƣơng, tiền công, chi ăn giữa ca và các khoản phụ cấp có tính chất lƣơng,

chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản

xuất.

- Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh ở các phân xƣởng, bộ phận kinh

doanh của doanh nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ nhƣ tiền lƣơng, phụ cấp

trả cho nhân viên phân xƣởng, chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản

cố định thuộc phân xƣởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phát

sinh ở phân xƣởng. Chi phí sản xuất chung đƣợc chia làm hai loại:

+ Chi phí sản xuất chung cố định: Là những chi phí sản xuất gián tiếp, thƣờng

không thay đổi theo số lƣợng sản phẩm sản xuất nhƣ chi phí khấu hao, chi phí bảo

dƣỡng máy móc thiết bị, nhà xƣởng... và các chi phí quản lý hành chính ở các phân

xƣởng sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung biến đổi: Là những chi phí sản xuất gián tiếp, thƣờng

thay đổi trực tiếp hoặc gần nhƣ trực tiếp theo số lƣợng sản phẩm sản xuất nhƣ chi phí

nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.

Cộng 3 khoản mục trên gọi là tổng chi phí sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.

- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí có liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm hàng

hoá hay dịch vụ, bao gồm:

+ Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm: nhƣ tiền lƣơng, các khoản phụ cấp phải trả

cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói sản phẩm, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng,

hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, chi phí vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố

định, chi phí bốc dỡ ở ga, bến tàu, tiền thuê kho, bãi, chi phí dịch vụ mua ngoài và các

chi phí khác bằng tiền.

∑CPSX

∑CP toàn bộ

Page 169: Financial Basic in Vietnamese

+ Chi phí tiếp thị: bao gồm chi phí về điều tra nghiên cứu thị trƣờng, chi phí

quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm, chi phí bảo hành sản phẩm nhằm tạo

ra sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp...

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý

hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp nhƣ tiền lƣơng và các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng nhƣ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho nhân viên quản lý; Chi ăn giữa ca, chi phí

về vật liệu, khấu hao TSCĐ phục vụ bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp; các

khoản thuế nhƣ thuế môn bài, thuế nhà, đất, phí, lệ phí...; Các chi phí khác bằng tiền

phát sinh ở doanh nghiệp nhƣ chi phí tiếp tân, giao dịch, khoản trợ cấp thôi việc cho

ngƣời lao động, chi nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi phí đào

tạo nâng cao tay nghề, thƣởng tăng năng suất lao động, dự phòng nợ phải thu khó đòi,

chi bảo vệ môi trƣờng và các khoản chi phí khác.

Chi phí sản xuất của sản phẩm đƣợc tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp trong kỳ gọi là chi phí toàn bộ cho quá trình sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp tính đƣợc giá thành các loại sản phẩm, đồng thời

giúp phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng

tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ thấp giá thành.

c. Căn cứ vào quan hệ tính chi phí vào giá thành sản phẩm: Chi phí hoạt động sản

xuất, kinh doanh đƣợc phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ mật thiết đến việc sản xuất sản

phẩm hay dịch vụ và có thể tính thẳng vào giá thành đƣợc. Thuộc loại chi phí này bao

gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực dùng trong sản

xuất, tiền lƣơng công nhân sản xuất.

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc chế tạo

từng loại sản phẩm cá biệt mà có quan hệ đến hoạt động sản xuất chung của phân

xƣởng, của doanh nghiệp và đƣợc tính vào giá thành một cách gián tiếp. Thông thƣờng

phải lựa chọn tiêu chuẩn nhất định để phân bổ các chi phí này vào giá thành sản phẩm.

Thuộc loại chi phí này bao gồm chi phí quản lý phân xƣởng, chi phí quản lý doanh

nghiệp và chi phí bán hàng.

Cách phân loại này có tác dụng trực tiếp cho công tác hạch toán nhằm tính đƣợc giá

thành đơn vị sản phẩm và giá thành sản lƣợng hàng hoá.

Page 170: Financial Basic in Vietnamese

d. Căn cứ vào mức độ phụ thuộc của chi phí kinh doanh vào sản lƣợng: Chi phí sản

xuất kinh doanh đƣợc phân thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Chi phí cố định (Chi phí bất biến - Định phí): Là những chi phí không bị biến

động trực tiếp theo sự thay đổi của sản lƣợng. Thuộc loại chi phí này gồm khấu hao tài

sản cố định, tiền thuê đất, lƣơng cán bộ phục vụ và quản lý sản xuất, chi phí quảng cáo,

chi phí lãi vay, thuế nhƣ thuế môn bài, thuê tài chính hoặc thuê bất động sản, chi phí

bảo hiểm ...

- Chi phí biến đổi (Chi phí khả biến - Biến phí): Là những chi phí phụ thuộc vào

sự thay đổi của sản lƣợng. Những chi phí này tăng giảm theo cùng một tỷ lệ với sản

lƣợng. Thuộc loại chi phí này bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng

lƣợng dùng vào sản xuất, tiền lƣơng của công nhân sản xuất...

Việc phân loại chi phí theo phƣơng pháp này giúp cho nhà quản lý căn cứ vào những

điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà vạch ra các biện pháp giảm từng loại chi phí để

hạ giá thành sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp phân tích đƣợc điểm hoà vốn và ra

các quyết định trong kinh doanh để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao.

7.4.2. Khái niệm, phân loại và kết cấu giá thành sản phẩm

7.4.2.1. Khái niệm

K/n: Giá thành là chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành.

Đặc điểm: + Giá thành thực chất là chi phí

+ Giá thành tính trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành.

=> Đây là 2 đặc điểm để phân biệt giá thành và chi phí.

Nội dung của giá thành sản xuất là chi phí sản xuất, nhƣng không phải mọi chi phí

sản xuất phát sinh trong kỳ đều tính vào giá thành sản xuất.

Giá thành sản xuất Chi phí sản xuất

- Giá thành sản xuất nói đến lƣợng chi phí

để hoàn thành việc sản xuất một đơn vị

hay một khối lƣợng sản phẩm nhất định.

- Chi phí sản xuất thể hiện số chi phí mà

doanh nghiệp bỏ ra để sản trong một thời

kỳ nhất định.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi quyết định lựa chọn một phƣơng án sản xuất

kinh doanh nào đó, doanh nghiệp cần phải tính đến lƣợng chi phí bỏ ra để sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm đó. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định đƣợc giá thành

sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là giá trị toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn

thành việc sản xuất hay tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

Page 171: Financial Basic in Vietnamese

Nói nhƣ vậy thì chi phí sản xuất luôn lớn hơn hoặc bằng giá thành sản xuất đúng

hay sai?

VD:

▪ ▪ ▪ ▪

+ Nếu AB: CPSX dở dang đầu kỳ

+ Nếu CD: CPSX dở dang cuối kỳ

+ AC: Giá thành sản xuất sản phẩm

+ BD: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

=> GTSX = CPSX: Không có CPSX dở dang ĐK và CK hoặc CPDD ĐK = CPDD

CK

=> GTSX > CPSX: CPDD ĐK > CPDD CK

=> GTSX < CPSX: CP DD ĐK < CPDD CK

7.4.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

a. Căn cứ vào phạm vi tính toán và nơi phát sinh chi phí : Giá thành sản phẩm đƣợc

chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ:

- Giá thành sản xuất là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành sản

xuất sản phẩm hay dịch vụ. Nó đƣợc tính toán trên cơ sở các chi phí sản xuất phát sinh

trong phạm vi phân xƣởng bao gồm chi phí vật tƣ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

và chi phí sản xuất chung.

Giữa giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất có sự giống và khác nhau

biểu hiện ở mức độ và phạm vi chi phí. Nội dung của giá thành sản xuất sản phẩm là chi

phí sản xuất, nhƣng không phải mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều đƣợc tính

vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản xuất sản phẩm biểu hiện lƣợng chi phí

để hoàn thành việc sản xuất một đơn vị hay một khối lƣợng sản phẩm nhất định, còn chi

phí sản xuất thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản trong một thời kỳ nhất

định.

- Giá thành tiêu thụ hay giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá bao gồm toàn

bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ sản

phẩm. Giá thành tiêu thụ đƣợc tính bằng cách lấy giá vốn của sản phẩm, hàng hoá hay

dịch vụ đã tiêu thụ cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Giá thành tiêu thụ = Giá vốn sp tiêu thụ trong kỳ + CPBH + CPQLDN

b. Căn cứ vào cơ sở số liệu để tính giá thành: Giá thành sản phẩm đƣợc chia thành 3

loại, đó là giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:

A B C D

Page 172: Financial Basic in Vietnamese

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh

doanh của kỳ kế hoạch và đƣợc xây dựng dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật trung

bình tiên tiến và dự toán chi phí sản xuất của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: Là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh doanh và

đƣợc xây dựng trên cơ sở các định mức tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.

Do vây, giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi

phí trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Giá thành thực tế: Là tổng chi phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp bỏ ra để

hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.

7.5. DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP

7.5.1. Khái niệm và nội dung của doanh thu

7.5.1.1. Khái niệm

Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ

đƣợc sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đƣa các

loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất ra vào lĩnh vực lƣu thông để thực hiện giá

trị của nó thông qua các phƣơng thức bán hàng. Sản phẩm mà doanh nghiệp bán cho

ngƣời mua có thể là thành phẩm, bán thành phẩm hay lao vụ đã hoàn thành của bộ phận

sản xuất chính hay bộ phận sản xuất phụ của doanh nghiệp. Kết quả mà doanh nghiệp

thu đƣợc từ các hoạt động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu đƣợc, và

nó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đƣợc

hoặc sẽ thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh

doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Đặc điểm cuả doanh thu:

Làm tăng các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp: tăng tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền,

các khoản phải thu.

Doanh thu phải đƣợc tính trong một kỳ kế toán nhất định.

Chỉ phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp

Làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đƣợc

hoặc sẽ thu đƣợc. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,

không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không đƣợc coi là doanh thu (Ví

dụ: Khi ngƣời nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của

Page 173: Financial Basic in Vietnamese

ngƣời nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng đƣợc hƣởng). Các khoản góp vốn của cổ đông

hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhƣng không là doanh thu.

Doanh thu đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu đƣợc.

(Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ đƣợc thanh toán

một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá).

Đối với các khoản tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền không đƣợc nhận ngay thì doanh thu

đƣợc xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đƣợc trong

tƣơng lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.

Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu

đƣợc trong tƣơng lai.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không

tƣơng tự thì việc trao đổi đó đƣợc coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tƣơng tự về bản

chất và giá trị thì việc trao đổi đó không đƣợc coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

Trƣờng hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì

phải đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao

dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt

Nam công bố tại tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

7.5.1.2. Nội dung của doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp: Bao gồm

doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng và thu nhập khác.

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng : Bao gồm

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu đƣợc hoặc sẽ thu

đƣợc từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhƣ bán sản phẩm, hàng

hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm

ngoài giá bán (nếu có). Nó bao gồm các nghiệp vụ sau:

(a). Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc bán hàng hóa mua vào;

(b). Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc

nhiều kỳ kế toán;

+ Doanh thu tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận đƣợc

chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

(a). Tiền lãi: Là số tiền thu đƣợc phát sinh từ việc cho ngƣời khác sử dụng tiền, các

khoản tƣơng đƣơng tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, nhƣ: Lãi cho vay, lãi tiền

gửi, lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán...;

Page 174: Financial Basic in Vietnamese

(b). Tiền bản quyền: Là số tiền thu đƣợc phát sinh từ việc cho ngƣời khác sử dụng tài

sản nhƣ: Bằng sáng chế, nhãn hiệu thƣơng mại, bản quyền tác giả, phần mềm in áy vi

tính ... ;

(c). Cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia: Là số tiền lợi nhuận đƣợc chia từ việc nắm giữ cổ

phiếu hoặc góp vốn.

- Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động

ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:

+ Thu về thanh lý TSCĐ, nhƣợng bán TSCĐ; Thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng;

+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;

+ Thu đƣợc các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trƣớc;

+ Khoản nợ phải trả nay mất chủ đƣợc ghi tăng thu nhập; Các khoản thu khác.

7.5.1.3. Ý ngh a của chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản

ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản

chi phí về tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh

doanh, để trả lƣơng trả thƣởng cho ngƣời lao động, nộp các khoản thuế theo luật định.

Thực hiện đƣợc doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân

chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy việc thực hiện chỉ

tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.

7.5.2. Lợi nhuận và ý ngh a của lợi nhuận trong doanh nghiệp

7.5.2.1. Nội dung của lợi nhuận

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng là khoản chênh lệch

giữa tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng và chi phí hoạt

động sản xuất, kinh doanh thông thƣờng phát sinh trong kỳ kế toán đó.

Lợi nhuận khác: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Lợi nhuận

khác bao gồm lợi nhuận từ hoạt động thanh lý, nhƣợng bán tài sản, thu hồi lại các khoản

nợ khó đòi đã đƣợc duyệt bỏ, tiền phạt hợp đồng, khoản thu vật tƣ, tài sản thừa sau khi

đã bù trừ hao hụt, mất mát, lợi nhuận trong các năm trƣớc phát hiện trong năm nay...

7.5.2.2 Ý ngh a của chỉ tiêu lợi nhuận

- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng

của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 175: Financial Basic in Vietnamese

- Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tƣ trong phạm vi doanh nghiệp và

trong nền kinh tế quốc dân.

- Lợi nhuận là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

7.5.2.3 Phân phối lợi nhuận

Các nguyên tắc phân chia lợi nhuận

Sau khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu đƣợc lợi nhuận. Lúc

này nhà quản trị phải đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng phân chia số lợi

nhuận đó. Để đảm bảo công bằng hợp lý trong phân chia lợi nhuận các doanh nghiệp

phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao

động, trƣớc hết cần phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc (nộp thuế TNDN)

một cách đầy đủ, kịp thời, tránh việc trốn thuế hoặc lậu thuế.

- Doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận thích đáng để giải quyết các nhu cầu SXKD,

đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong DN; đảm bảo hài hoà giữa

lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài.

Trình tự phân phối lợi nhuận trong Công ty nhà nƣớc

Đối với các công ty nhà nƣớc: Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm

trƣớc theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh

nghiệp đƣợc phân phối nhƣ sau:

Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên doanh liên kết theo quy định của hợp đồng

(nếu có);

Bù đắp khoản lỗ của các năm trƣớc đã hết thời hạn đƣợc trừ vào lợi nhuận trƣớc thuế;

Trích 10 vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dƣ quỹ bằng 25 vốn điều lệ thì không

trích nữa;

Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã đƣợc nhà nƣớc quy định

đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích ập;

Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại các điểm nêu trên khoản này đƣợc phân phối

theo tỷ lệ giữa vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân

trong năm.

Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín

phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc trên cơ sở công ty tự chịu trách

nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho ngƣời cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo

lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay đƣợc hỗ trợ lãi suất.

Page 176: Financial Basic in Vietnamese

Phần lợi nhuận đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc đầu tƣ đƣợc dùng để tái đầu tƣ bổ sung

vốn nhà nƣớc tại công ty nhà nƣớc chƣa đƣợc đầu tƣ đủ vốn điều lệ. Hàng năm, căn cứ

vào kết quả hoạt động SXKD và nhu cầu bố sung vốn điều lệ của công ty nhà nƣớc, Bộ

Tài chính xem xét chấp thuận cho công ty nhà nƣớc đƣợc sử dụng phần lợi nhuận đƣợc

chia bổ sung vốn điều lệ hoặc điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng

công ty đầu tƣ kinh doanh vốn nàh nƣớc để tập trung đầu tƣ vốn cho các doanh nghiệp,

cho các dự án đầu tƣ và cấp bù hai quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi của những công ty

nhà nƣớc thƣờng xuyên hoạt động và cung ứng các dịch vụ công ích thuộc diện trợ cấp.

Lợi nhuận đƣợc chia theo vốn tự huy động đƣợc phân phối nhƣ sau:

Trích tối thiểu 30 vào quỹ đầu tƣ phát triển của công ty;

Trích tối đa 5 lập quỹ thƣởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm

không vƣợt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 t riệu đồng

(đối với công ty không có Hội đồng quản trị) theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của

Ban quản lý điều hành công ty và kết quả xếp loại doanh nghiệp.

Số lợi nhuận còn lại đƣợc phân phối vào quĩ khen thƣởng, phúc lợi theo kết quả phân

loại doanh nghiệp, trong đó:

Công ty nhà nƣớc xếp loại A đƣợc trích tối đa không quá 3 tháng lƣơng thực hiện cho

cả 2 quỹ.

Công ty nhà nƣớc xếp loại B đƣợc trích tối đa không quá 1,5 tháng lƣơng thực hiện cho

cả 2 quỹ.

Công ty nhà nƣớc xếp loại C đƣợc trích tối đa không quá 1 tháng lƣơng thực hiện cho

cả 2 quỹ.

Công ty nhà nƣớc không thực hiện xếp loại theo quy định thì không đƣợc trích lập cho

cả 2 quỹ.

Mức trích vào mỗi quỹ do HĐQT hoặc Giám đốc công ty không có HĐQT quyết định

sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp Công đoàn công ty.

Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thƣởng, phúc lợi đƣợc bổ sung vào quỹ đầu

tƣ phát triển của công ty.

Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể quỹ khen thƣởng Ban quản lý điều

hành trên cơ sở hiệu quả hoạt động và kết quả phân loại A, B của công ty nhà nƣớc.

Đối với những công ty nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực độc quyền đƣợc trích tối đa

không quá 3 tháng lƣơng thực hiện cho 2 quỹ khen thƣởng và phúc lợi.

Đối với công ty đầu tƣ thành lập mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu phân phối lợi

nhuận nhƣ trên mà 2 quỹ khen thƣởng, phúc lợi không đạt 2 tháng lƣơng thực hiện thì

Page 177: Financial Basic in Vietnamese

công ty đƣợc giảm phần trích quỹ đầu tƣ phát triển để đảm bảo đủ 2 tháng lƣơng thực

hiện cho 2 quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích quỹ đầu tƣ phát triển trong

kỳ phân phối lợi nhuận năm đó.

Đối với Công ty nhà nƣớc đƣợc thiết kế và thực tế thƣờng xuyên, ổn định cung cấp sản

phẩm, dịch vụ công ích do nhà nƣớc đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi thực hiện phân

phối lợi nhuận nhƣ trên mà không đủ trích quỹ khen thƣởng và phúc lợi theo quy định

tại khoản 3 thì đƣợc giảm trích quỹ đầu tƣ phát triển, giảm phần lợi nhuận đƣợc chia

theo vốn nhà nƣớc để trích đủ hai quỹ khen thƣởng, phúc lợi theo quy định. Nếu giảm

toàn bộ số tiền trên mà vẫn chƣa đủ thì sẽ đƣợc nhà nƣớc xem xét, hỗ trợ.

- 100 mức trích quỹ còn thiếu nếu công ty xếp loại A và có tỷ trọng doanh thu cung

cấp sản phẩm, dịch vụ công ích đạt từ 50 tổng doanh thu.

- 50 mức trích quỹ còn thiếu nếu công ty đƣợc xếp loại A nhƣng có tỷ trọng doanh

thu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích đạt dƣới 50 tổng doanh thu hoặc xếp

loại B.

Page 178: Financial Basic in Vietnamese

CHƢƠNG VIII: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ

8.1. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT)

8.1.1. Khái niệm

Tất cả những giao dịch giữa một quốc gia với quốc gia còn lại trên thế giới đƣợc thể

hiện thông qua sự chuyển dịch hàng hóa, di chuyển của thu nhập, những luồng vốn đầu

tƣ đƣợc ghi trong một bảng cân đối kế toán gọi là cán cân TTQT. Nhƣ vậy, có thể đƣa

ra khái niệm cán cân TTQT là : bảng cân đối kế toán ghi chép toàn bộ các giao dịch

dƣới hình thức giá trị giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một

khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm.

Nếu cán cân TTQT phản ánh tình hình thực thu và thực chi của một nƣớc với thế giới

bên ngoài trong một thời gian nhất định nào đó thì đƣợc gọi là cán cân thanh toán quốc

tế thời kỳ, còn nếu nó phản ánh những khoản tiền sẽ thu và chi vào một thời điểm nào

đó thì gọi là cán cân TTQT thời điểm.

Cán cân TTQT có thể đƣợc lập riêng biệt theo từng nƣớc, khi đó gọi là cán cân riêng lẻ,

còn nếu đƣợc lập chung cho tất cả các nƣớc có quan hệ thƣơng mại thì gọi đó là cán cân

tổng hợp.

Cán cân thanh toán quốc tế của một nƣớc thƣờng do NHTW lập và công bố. Khi lập cán

cân TTQT, các nƣớc thƣờng dựa trên mẫu thiết kế thống nhất do các chuyên gia tiền tệ

của IMF thiết kế.

Tùy theo yêu cầu của công tác quản lý, có thể lập cán cân TTQT :

- Cán cân thanh toán song phƣơng

- Cán cân thanh toán đa phƣơng

- Cán cân thanh toán khu vực

8.1.2. Các khoản mục chính của cán cân TTQT

Theo mẫu của IMF thì cán cân TTQT gồm các nội dung sau đây:

8.1.2.1. Cán cân vãng lai

Cán cân vãng lai tập hợp tất cả các giao dịch thƣờng xuyên gọi là hàng mục thƣờng

xuyên của cán cân thanh toán. Nó phản ánh các nghiệp vụ trao đổi về xuất nhập khẩu

hàng hóa, cung ứng và nhận các loại dịch vụ đối ngoại, các nghiệp vụ chuyển nhƣợng

một chiều giữa một nƣớc với nƣớc khác. Cụ thể, cán cân vãng lai gồm:

Cán cân thƣơng mại (cán cân hữu hình)

Page 179: Financial Basic in Vietnamese

Cán cân này phản ánh mối tƣơng quan giữa thu về xuất khẩu và chi về nhập khẩu hàng

hóa của một nƣớc với nƣớc ngoài trong một thời kỳ nhất định. Cán cân thƣơng mại có

tác động lớn đến cán cân TTQT tổng hợp.

VD: Thâm hụt thƣơng mại giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2006 lên tới hơn 232 tỷ USD

là khoản mất cân đối lớn nhất giữa Hoa Kỳ với một quốc gia khác từ trƣớc tới nay. Điều này

là một trong những nguyên nhân làm cho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt trên

1.000 tỷ USD, đứng đầu thế giới hiện nay.

Cán cân dịch vụ (cán cân vô hình)

Khoản mục thu chi về các hoạt động dịch vụ đối ngoại (mang tính chất vô hình) phản

ánh toàn bộ số thu và chi về các hoạt động dịch vụ đối ngoại của một nƣớc với nƣớc

ngoài (nhƣ dịch vụ vận tải, bảo hiểm, bƣu điện, tài chính, ngân hàng, dịch vụ thuê mƣớn

chuyên gia…)

Cán cân dịch vụ cũng có một vị trí nhất định trong cán cân vãng lai nói riêng và trong

cán cân TTQT tổng hợp nói chung.

Chuyển nhƣợng một chiều

Khoản mục này phản ánh các nghiệp vụ chuyển giao hàng hóa, dịch vụ ra nƣớc ngoài

mà không có sự bù đắp, bồi thƣờng một cách tƣơng ứng, đó là các khoản chuyển

nhƣợng đơn phƣơng nhƣ các khoản viện trợ, bồi thƣờng, biếu tặng, từ thiện, kiều hối...

8.1.2.2. Cán cân nguồn vốn

Cán cân nguồn vốn phản ánh sự dịch chuyển các nguồn vốn nhƣ :

+ Nguồn vốn FDI

+ Nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp (Portfolio Investment) ;

+ Nguồn vốn tín dụng

Nếu căn cứ vào thời gian có thể chia các nguồn vốn trên thành :

+ Nguồn vốn ngắn hạn (thời gian luân chuyển dƣới 1 năm)

+ Nguồn vốn dài hạn (thời gian luân chuyển trên 1 năm)

Trong cán cân nguồn vốn còn có bộ phận quan trọng đó là nguồn dự trữ vàng và ngoại

tệ đƣợc NHTW thiết lập để can thiệp vào thị trƣờng hối đoái nhằm ổn định tỷ giá đồng

tiền trong nƣớc. Thật vậy, nếu cán cân bị thâm hụt thì số thâm hụt đƣợc bù đắp bằng

cách giảm bớt một số vàng và ngoại tệ tƣơng đƣơng; ngƣợc lại số dƣ thừa trong cán cân

thì sẽ gia tăng vàng và ngoại tệ trong quỹ dự trữ.

Do cán cân thanh toán cân bằng về tổng thể, nên nó có thể đƣợc phân khúc thành :

- Số dƣ các tác nghiệp về tiền tệ: bao gồm số dƣ của các nghiệp vụ về thƣơng mại, dịch

vụ, chuyển tiền đơn phƣơng, hay còn gọi là số dƣ vãng lai.

Page 180: Financial Basic in Vietnamese

- Số dƣ cơ bản: bao gồm số dƣ các tác nghiệp về tiền tệ và luân chuyển vốn dài hạn. Số

dƣ này, tổng hợp tất cả các tác nghiệp ảnh hƣởng đến nền kinh tế nói chung và đến tình

hình đầu tƣ nói riêng.

- Số dƣ chung: bao gồm số dƣ cơ bản và luân chuyển vốn ngắn hạn nằm ngoài khu vực

ngân hàng. Số dƣ chung cung cấp những thông tin quan trọng về sự cân bằng tài chính

ngắn hạn và giúp cho nhà nƣớc có thể kiểm soát tình hình tiền tệ ở khu vực ngân hàng

và khu vực nhà nƣớc.

- Số dƣ thanh toán chính thức: bao gồm tất cả số dƣ chung và các luồng vốn ngắn hạn ở

khu vực ngân hàng và khu vực nhà nƣớc. Số dƣ thanh toán chính thức sẽ quyết định

tình hình dự trữ ngoại tệ của quốc gia cũng nhƣ quy mô và chiều hƣớng vay nợ nƣớc

ngoài của chính phủ.

8.1.2.3. Nhầm lẫn và bỏ sót

Trong khi tập hợp số liệu, hoặc quá trình tính toán, phản ánh các số liệu trong các khoản

mục của cán cân có thể bị nhầm lẫn hoặc bỏ sót nên cần ghi chép điều chỉnh cho hợp lý

8.1.2.4. Cán cân tổng thể

Nếu công tác thống kê là hoàn toàn chính xác thì cán cân tổng thể đƣợc xác định bằng

cán cân vãng lai cộng với cán cân vốn. Nếu có sự sai sót và nhầm lẫn thì cán cân tổng

thể sẽ gồm cán cân vãng lai cộng với cán cân vốn và phần nhầm lẫn, bỏ sót

8.1.2.5. Khoản mục bù đắp chính thức

Khoản mục này còn đƣợc gọi là khoản mục tài trợ chính thức, nó phản ánh sự biến động

(tăng, giảm) của dự trữ ngoại hối quốc gia (bao gồm vàng tiêu chuẩn quốc tế, SDR,

EURO, ngoại tệ tự do chuyển đổi…) Với mục đích để điều chỉnh cán cân TTQT.

Nếu cán cân quốc tế thăng bằng thì khoản mục này bằng không. Nếu cán cân bội chi thì

khoản mục này làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia (vì tính chất cân bằng của cán cân

nên biểu thị bằng dấu dƣơng (+), còn nếu cán cân bội thu thì sẽ làm tăng dự trữ ngoại

hối quốc gia và mang dấu âm (-).

8.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (TGHĐ)

8.2.1 Các khái niệm cơ bản về tỷ giá hối đoái

8.2.1.1 Ngoại tệ và ngoại hối

Quá trình thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế cần thiết phải sử dụng những

công cụ chứa đựng giá trị. Tất nhiên, khi đƣợc sử dụng để chuyển dịch các luồng tài

chính ở phạm vi quốc tế, thì khi và chỉ khi các công cụ tài chính đƣợc chấp nhận ở

phạm vi quốc tế và gần nhƣ là toàn cầu. Các công cụ tài chính quốc tế tồn tại dƣớc các

dạng nhƣ ngoại tệ, vàng, séc, hồi phiếu, các giấy tờ có giá…

Page 181: Financial Basic in Vietnamese

Khi tiếp cận công cụ tài chính quốc tế, chúng ta nên phân biệt khái niệm ngoại tệ

và ngoại hối.

- Ngoại tệ:

Ngoại tệ là đồng tiền do quốc gia nƣớc ngoài phát hành nhƣng lại đƣợc lƣu hành

trên thị trƣờng ở một quốc gia khác.

Mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới đều có một đồng tiền riêng lƣu hành theo

luật pháp riêng của nó. Theo đó, các đồng tiền không phải do NHTW của quốc gia đó

phát hành thì đƣợc xem là ngoại tệ. Chẳng hạn, trên thị trƣờng Việt Nam, có các ngoại

tệ lƣu hành nhƣ đồng USD, EUR, JPY…

Tuy nhiên, cần thấy rằng trong các giao dịch thanh toán và đầu tƣ quốc tế không

phải tất cả các đồng ngoại tệ đều đƣợc các nƣớc chấp nhận, mà các ngoại tệ mạnh, tức

là đồng tiền dễ chuyển đổi ra nội tệ của các nƣớc khác. Một ngoại tệ đƣợc coi là loại

ngoại tệ mạnh thƣờng đƣợc căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:

+ Khả năng chấp nhận của quốc tế đối với đồng tiền đó

+ Nhu cầu thƣơng mại của quốc gia phát hành ra đồng tiền đó.

+ Tiềm năng cung ứng hàng hóa trên thị trƣờng thế giới của quốc gia đó.

Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ Thế giới (International Monetary Fund: IMF), thì đồng

USD và đồng tiền của nƣớc công nghiệp phát triển (Organiation For Econonic Co -

operation and Development: OECD) là những đồng tiền mạnh trên thị trƣờng thế giới

ngày nay.

- Ngoại hối:

Trên các gốc độ khác nhau, ngƣời ta hiểu ngoại hối cũng khác nhau. Những

ngƣời kinh doanh thƣờng hiểu ngoại hối là những phƣơng tiện thanh toán thể hiện dƣới

dạng ngoại tệ, nhƣ ngoại tệ tiền mặt, hối phiếu, séc, …. Trên góc độ hoạch định chính

sách và quản lý của nhà nƣớc, ngoại hối đƣợc hiểu là toàn bộ các loại tiền nƣớc ngoài,

các phƣơng tiện chi trả có giá trị bằng tiền nƣớc ngoài, các chứng từ, chứng khoán có

giá trị, có khả năng mang lại ngoại tệ.

Trên góc độ nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu ngoại hối bao hàm các công cụ tài

chính quốc tế tồn tại dƣới các hình thái sau:

+ Ngoại tệ tiền mặt

+ Các đồng tiền tập thể (SDR, ECU);

+ Các công cụ tính dụng có ghi bằng ngoại tệ dùng để thanh toán quốc tế, gồm thẻ tín

dụng, séc, giấy chuyển tiền, thƣơng phiếu.

Page 182: Financial Basic in Vietnamese

+ Các công cụ tài chính ghi bằng ngoại tệ dùng để đầu tƣ quốc tế, gồm tín phiếu, trái

phiếu, cổ phiếu..

8.2.1.2. Khái niệm tỷ giá hối đoái

Trong các giao dịch tài chính quốc tế, việc thực hiện mua và bán các ngoại hối

trên thị trƣờng đòi hỏi phải có sự chuyển đổi đồng tiền nƣớc này sang nƣớc khác. Do

mỗi đồng tiền chịu ảnh hƣởng nhiều nhân tố khác nhau nên có sức mua khác nhau, vì

thế trên thị trƣờng cần phải có quy định tỷ lệ làm cơ sở chuyển đổi giữa 2 đồng tiền, tỷ

lệ này đƣợc gọi là tỷ giá hối đoái.

Nhƣ vậy, tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nƣớc này sang đồng

tiền khác. Hay tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nƣớc đƣợc biểu hiện bằng

khối lƣợng các đơn vị tiền tệ nƣớc ngoài.

Ví dụ: VND

USD= 16.640 hay 1 USD = 16.640VND

8.2.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái.

Lịch sử tiền tệ thế giới đã trải qua các chế độ tiền tệ khác nhau và do đó trong các chế

độ khác nhau của lƣu thông tiền tệ, TGHĐ đƣợc hình thành trên các cơ sở khác nhau:

Trong chế độ bản vị vàng thì TGHĐ của các đồng tiền các nƣớc đƣợc xác định trên cơ

sở đồng giá vàng, nghĩa là thông qua việc so sánh nội dung vàng pháp định của các

đồng tiền đó với nhau. Nếu không có những tác động của yếu tố thị trƣờng thì TGHĐ

bằng với đồng giá vàng

Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ rất ổn định, cho nên TGHĐ của tiền tệ ít biến động.

Tỷ giá dao động xung quang đồng giá vàng.

Trong chế độ lƣu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng thì TGHĐ giữa các đồng

tiền các nƣớc đƣợc dựa trên tƣơng quan đồng giá sức mua của chúng (Purchasing

Power Parity-viết tắt là PPP), nghĩa là dựa trên chỉ số giá cả bình quân của “rổ” hàng

hóa và dịch vụ nhất định tính bằng đồng tiền của 2 nƣớc thực hiện trao đổi trên những

thị trƣờng lựa chọn.

Trong điều kiện lƣu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng thì lạm phát tiền tệ là

điều không tránh khỏi. Do đó sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền của các nƣớc

bị lạm phát đều bị suy giảm nên TGHĐ cũng luôn biến động, điều đó thể hiện sự khác

biệt của TGHĐ trong điều kiện tồn tại chế độ bản vị vàng.

8.2.3. Phân loại tỷ giá hối đoái

Trên thị trƣờng ngoại hối, thông thƣờng chúng ta tiếp cận các loại TGHĐ sau

đây trong giao dịch ngoại hối:

Page 183: Financial Basic in Vietnamese

- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, TGHĐ đƣợc chia ra thành tỷ giá

mua vào và tỷ giá bán ra.

Đây là những loại tỷ giá đƣợc niêm yết tại các NHTM. Các loại tỷ giá này đƣợc

dùng để giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và khách hàng. Tỷ giá mua vào

bao giờ cũng thấp hơn giá bán ra, phần chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối

của ngân hàng.

- Căn cứ vào phƣơng diện thanh toán quốc tế, TGHĐ đƣợc chia ra thành tỷ giá

tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản.

Tỷ giá tiền mặt là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, thẻ tín dụng. Tỷ

giá chuyển khoản áp dụng cho các trƣờng hợp giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Loại

tỷ giá này thƣờng thấp hơn tỷ giá tiền mặt.

- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, TGHĐ đƣợc chia ra thành:

+ Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa: Trong giao dịch ngoại thƣơng, thông

thƣờng các ngân hàng không thông báo tất cả tỷ giá của các hợp đồng ký trong ngày mà

chỉ công bố tỷ giá mở cửa áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên và tỷ giá đóng cửa

áp dụng cho hợp đồng giao dịch lúc cuối ngày.

- Căn cứ vào phƣơng thức mua bán, giao nhận ngoại tệ

+ Tỷ giá giao ngay (spot) và tỷ giá kỳ hạn (forwards): Tỷ giá giao ngay là tỷ

giá đƣợc áp dụng khi bán ngoại hối thì nhận đƣợc thanh toán tiền mặt ngay hoặc tối đa

sau đó 2 ngày, còn tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá đƣợc áp dụng khi bán ngoại hối ngày hôm nay

nhƣng sau đó từ 3 ngày trở nên mới thanh toán.

- Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, TGHĐ đƣợc chia ra thành tỷ giá cố định và

tỷ giá thả nổi .

Tỷ giá cố định là tỷ giá do NHTW công bố và không thay đổi trong một khoảng

thời gian dài. Tỷ giá thả nổi là tỷ giá đƣợc hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại hối.

Tỷ giá này biến động thƣờng xuyên tùy theo tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng

ngoại hối.

- Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái đƣợc chia ra

thành tỷ giá danh ngh a và tỷ giá thực.

Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trƣờng

ngoại hối. Tỷ giá thực là tỷ giá phản ánh mối tƣơng quan về sức mua của các đồng tiền

có tính đến yếu tố lạm phát.

Page 184: Financial Basic in Vietnamese

8.2.4. Các phƣơng pháp niêm yết tỷ giá hối đoái.

Vì có liên quan đến 2 đồng tiền, nên khi niêm yết một tỷ giá bao giờ cũng có 2

đồng tiền tham gia: một đồng tiền đóng vai trò yết giá, đồng tiền còn loại đóng vai trò

định giá.

Ví dụ: 1 USD = 0.6758 EURO

1GBP = 2.5 SGD

1 USD = 16564 VND

Trong đó, đồng thứ nhất (USD, GBP) là đồng tiền yết giá, có đặc điểm là một đơn vị cố

định. Đồng tiền thứ hai (EURO, SBD, VND) là đồng tiền định giá, có đặc điểm là một

lƣợng tiền tệ biến đổi.

Theo tập quán của các ngân hàng Châu Âu, Anh, Mỹ thƣờng niêm yết tỷ giá theo cách

sau:

16564

5.2

6758.0

VND

USD

SGD

GBP

EUR

USD

Xuất phát từ góc độ phạm vi quốc gia, có 2 phƣơng pháp niêm yết tỷ giá hối

đoái, phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp gián tiếp.

- Phƣơng pháp trực tiếp là phƣơng pháp yết giá đồng ngoại tệ bằng khối lƣợng

nội tệ. Thông qua phƣơng pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ đƣợc biểu hiện

trực tiếp ra ngoài.

VD: trên thị trƣờng hối đoái của Việt Nam, tỷ giá đồng USD đƣợc niêm yết trực tiếp

nhƣ sau: 1 USD = 19.100 VND

- Phƣơng pháp gián tiếp là phƣơng pháp yết giá đồng nội tệ bằng khối lƣợng đồng

ngoại tệ. Thông qua phƣơng pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ chƣa đƣợc biểu

hiện trực tiếp. Để muốn biết giá cả đó là bao nhiêu thì chúng ta cần phải tiến hành thực

hiện phép tính chuyển đổi.

VD: Trên thị trƣờng hối đoái của Việt Nam, tỷ giá đồng USD đƣợc niêm yết gián tiếp

nhƣ sau: 1VND = 0.00006034 USD

Suy ra 1USD = 1/0.00006034VND = 16.574 VND

Do vai trò nổi bật của đồng USD và đồng GBP, từng là đồng tiền chủ yếu trong

thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối của các quốc gia cũng nhƣ tập quán trong quá

khứ, nên ngày nay hầu hết trên các thị trƣờng ngoại hối đều sử dụng đồng USD và đồng

Page 185: Financial Basic in Vietnamese

GBP làm đồng tiền yết giá trong các giao dịch ngoại tệ. Thêm vào đó, nếu xét từ góc độ

thị trƣờng ngoại hối quốc tế, thì đồng SDR hoàn toàn đƣợc niêm yết theo phƣơng pháp

trực tiếp, vì nó đóng vai trò là ngoại tệ của tất cả các đồng tiền.

8.2.5. Phƣơng pháp xác định tỷ giá chéo

Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền đƣợc tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba.

Đồng tiền thứ ba này thông thƣờng là đồng USD. Các xác định tỷ giá chéo phụ thuộc

vào cách yết giá gián tiếp hay trực tiếp. Căn cứ vào từng trƣờng hợp mà chúng ta có thể

xác định tỷ giá cho giữa các đồng tiền căn cứ vào các trƣờng hợp sau:

Trƣờng hợp 1: Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền đƣợc yết giá trực tiếp.

VD : Ta có các tỷ giá sau :

USD/VND = 18000 và USD/JPY = 120,05

Tỷ giá chéo JPY/VND = USD/VND

=

18.000 = 149,937

USD/JPY 120,05

Trƣờng hợp 2: tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền đƣợc niêm yết gián tiếp

VD: Ta có các tỷ giá sau:

GBP/USD = 1,5475 và AUD/USD = 0,9786

Tỷ giá chéo GBP/AUD = GBP/USD

=

1,5475 = 1,5813

AUD/USD 0,9786

Trƣờng hợp 3: tỷ giá chéo giữa một đồng tiền yết giá trực tiếp và một đồng tiền

yết giá gián tiếp

VD: Ta có các tỷ giá sau:

USD/VND = 18.000 và GBP/USD = 1,5475

GBP/VND = (GBP/USD)*(USD/VND) = 1,5475 *18.000 = 27.855

8.2.6. Vai trò của tỷ giá hối đoái.

Trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng rất lớn đối với hoạt động

thƣơng mại quốc tế, trạng thái cán cân thanh toán, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, việc làm

và lạm phát.

- Tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu

Là một phạm trù kinh tế liên quan việc tính toán và so sánh giá trị giữa 2 đồng

tiền, cho nên một sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi sức mua của 2 đồng

tiền và do vậy làm cho giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của 2 quốc gia trong quan hệ tỷ

giá trên thị trƣờng quốc tế cũng thay đổi, từ đó ảnh hƣởng đến quy mô thƣơng mại quốc

tế.

Page 186: Financial Basic in Vietnamese

Chẳng hạn, khi đồng tiền nội tệ mất giá, đồng nghĩa là đồng tiền ngoại tệ lên giá

thì giá cả hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó trên thị trƣờng quốc tế trở nên rẻ hơn.Ví

dụ, 1 lô hàng xuất khẩu có trị giá là 15.000 triệu VND. Vào thời điểm (t), tỷ giá hối đoái

trên thị trƣờng hối đoái của Việt Nam là 1 USD = 15.000VND, thì lô hàng này bán trên

thị trƣờng quốc tế bán với giá 1 triệu USD (15.000 triệu VND/15.000VND). Nếu nhƣ

vào thời điểm (t+1), tỷ giá hối đoái là 1 USD = 15.500 VND, thì giá bán của lô hàng

này giảm xuống còn 0.967 triệu USD. Một khi giá cả hàng hóa trở nên rẻ hơn, thì sức

cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng quốc tế sẽ đƣợc nâng cao, mức cầu mở rộng và

khối lƣợng hàng hóa xuất khẩu sẽ gia tăng. Nền kinh tế thu đƣợc nhiều ngoại tệ và cán

cân thanh toán đƣợc cải thiện.

Ngƣợc lại, một khi đồng nội tệ lên giá trong sự tƣơng quan với sự mất giá của

đồng ngoại tệ sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhƣng nhập khẩu thì lại tăng lên, cán cân

thanh toán trở nên xấu đi.

Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thƣơng mại

quốc tế và cán cân thanh toán cần lƣu ý rằng hiệu ứng này không thể xảy ra ngay mà

phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác khi đồng tiền nội tệ

mất giá thì cán cân thanh toán không thể cải thiện ngay mà còn phụ thuộc vào thời gian

thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hóa của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và ngoài

nƣớc

- Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trƣởng kinh tế và việc làm.

Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến trạng thái kinh tế trong nƣớc: lạm phát,

tăng trƣởng kinh tế và việc làm. Thật vậy, khi đồng nội tệ mất giá sẽ khích gia tăng xuất

khẩu, từ đó gây tác động thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển và tạo việc làm ổn định

cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tƣ liệu

sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó giá thành sản phẩm sản xuất trong nƣớc cũng tăng.

Điều này làm cho mặt bằng giá cả trong nƣớc tăng và sức ép lạm phát cao trong nƣớc

trở nên mạnh mẽ hơn.

Ngƣợc lại, khi đồng nội tệ lên giá thì hàng hóa nhập từ nƣớc ngoài trở nên rẻ

hơn, từ đó lạm phát trong nƣớc giảm vì những hàng hóa đó đều đƣợc tính vào trong chỉ

số giá cả trong nƣớc. Thế nhƣng, đồng nội tệ lên giá sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu,

làm thu hẹp sản xuất trong nƣớc và thất nghiệp gia tăng.

Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế

đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trƣởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp.

Điều chỉnh tỷ giá theo hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán, thì

Page 187: Financial Basic in Vietnamese

trong nó lại chứa đựng nguy cơ lạm phát vì làm cho đồng tiền nội tệ lên giá quá cao, có

nguy cơ không khuyến khích xuất khẩu mà trái lại khuyến khích nhập khẩu, làm cho

cán cân thanh toán bị thâm hụt, dự trữ ngoại tế quốc gia giảm. Không phải ngẫu nhiên

mà giáo sƣ Cao Hy Quân đã khắc họa đƣợc điều cốt lõi nhất về tỷ giá “… Trên bàn cờ

kinh tế nƣớc cờ về ngoại hối là nƣớc cờ kỳ diệu nhất…”. Để có đƣợc thành công về

kinh tế đòi hỏi chính phủ phải là tay cờ lão luyện trong việc lựa chọn chính sách và cơ

chế điều hành tỷ giá thích hợp. Nếu không thảm họa là điều không thể tránh khỏi.

8.2.7. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái.

Là một phạm trù kinh tế phức tạp và nhạy cảm, tỷ giá hối đoái thƣờng xuyên biến động.

Sự biến động đó do tác động của những nhân tố sau:

8.2.7.1. Sự tăng trƣởng hay suy thoái kinh tế

Mức độ tăng giảm GDP thực tế sẽ làm tăng giảm cung cầu ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá

đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm đi hoặc tăng lên (thực tế gần đây cho thấy kinh tế cộng

đồng chung EU tăng lên khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu nguội lạnh thì đồng EURO

luôn đƣợc giá so với USD, hơn thế USD còn bị mất giá so với nhiều đồng tiền khác trên

thế giới)

8.2.7.2. Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát làm giảm sức mua đối ngoại của đồng tiền trong nƣớc so với ngoại tệ và làm

cho tỷ giá hối đoái của tiền trong nƣớc biến động. Nếu mức lạm phát của một nƣớc mà

cao hơn so với một nƣớc khác thì đồng tiền nƣớc đó sẽ có sức mua yếu hơn và do đó tỷ

giá hối đoái của đồng tiền đó so với đồng tiền nƣớc ngoài sẽ giảm (hay tỷ giá ngoại tệ

sẽ tăng lên). Nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao và kéo dài thì đồng tiền càng mất giá mạnh và

tỷ giá hối đoái của nó sẽ giảm nhiều.

8.2.7.3. Các cân thanh toán quốc tế

Nhân tố này, tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác

động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán quốc tệ bội thu, theo tác động của quy luật cung

cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá. Ngƣợc lại, khi cán

cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá.

8.2.7.4. Lãi suất

- Ở thị trƣờng nào mà mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn

ngoại tệ ngắn hạn có xu hƣớng đổ về thị trƣờng đó để tìm kiếm lợi nhuận, do đó làm

cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm dần đi, làm cho tỷ giá ngoại tệ đi

theo xu hƣớng giảm

Page 188: Financial Basic in Vietnamese

- Sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ tác động đến xu hƣớng đầu tƣ

và ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội tệ thì có xu

hƣớng chuyển sang đầu tƣ vào đồng ngoại tệ, cầu về ngoại tệ sẽ tăng dẫn đến tỷ giá

ngoại tệ tăng và ngƣợc lại.

8.2.7.5. Hoạt động đầu cơ ngoại tệ

Hoạt động này trực tiếp tác động đến cung cầu ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá hối đoái

biến động. Khi một nhà đầu cơ dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó trong thời gian

tới sẽ tăng, họ sẽ dùng nội tệ mua ồ ạt số lƣợng ngoại tệ trên thị trƣờng làm cho ngoại tệ

này trở lên khan hiếm dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng. Ngƣợc lại, nếu anh ta dự đoán ngoại

tệ nào đó sẽ sụt giá thì sẽ bán mạnh số ngoại tệ đó ra thị trƣờng làm cung vƣợt cầu, do

đó tỷ giá ngoại tệ sẽ giảm

8.2.7.6. Các yếu tố khác

Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ:

Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hƣởng

đến các chỉ số về tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách… Tất cả đ iều

gây ảnh hƣởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

Yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý đƣợc thể hiện bằng sự phán đoán của thị trƣờng về các sự kiện kinh tế,

chính trị… từ những sự kiện này, ngƣời ta dự đoán chiều hƣớng phát triển của thị

trƣờng và thực hiện những hành động đầu tƣ về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột

biến tăng, giảm trên thị trƣờng.

Nói tóm lại, tỷ giá ở tại một thời điểm là tổng hợp sự tác động của nhiều nhân tố, nhƣ

sức mua của các đồng tiền và tốc độ lạm phát ở các nƣớc có liên quan, trạng thái cung

cầu ngoại tệ, chênh lệch mức lãi suất giữa các nƣớc có liên quan, thực trạng của hoạt

động thị trƣờng tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ… Các nhân tố này

vừa phụ thuộc lẫn nhau, vừa là kết quả của nhiều biến kinh tế khác. Vai trò và cƣờng độ

tác động của từng nhân tố đối với tỷ giá hối đoái lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế - tài

chính của mỗi nƣớc trong từng thời kỳ phát triển. Hơn thế nữa, trong số các nhân tố đó

có những nhân tố bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát của một quốc gia. Chính vì vậy,

trong quá trình vận hành của tỷ giá của một quốc gia sẽ luôn xuất hiện tƣợng có sự tách

rời giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá danh nghĩa. Có thể xem tỷ giá danh nghĩa là loại tỷ giá

đƣợc niêm yết trên thị trƣờng, còn tỷ giá thực tế đƣợc xác định công thức sau:

Page 189: Financial Basic in Vietnamese

Tỷ giá hối đoái

thực tế =

Tỷ giá hối đoái

danh nghĩa x

Chỉ số giá nƣớc ngoài

Chỉ số giá trong nƣớc

Đây chính là tỷ giá phản ứng những biến đổi thực tế trong khả năng cạnh tranh

của hàng hóa xuất nhập khẩu của một quốc gia. Đối với một quốc gia, nếu chính phủ

duy trì tỷ giá danh nghĩa cố định quá lâu thì làm cho giá trị thực tế của đồng tiền nội tệ

bị đánh giá quá cao, nền kinh tế có nguy cơ không khuyến khích xuất khẩu, mà trái lại

khuyến khích nhập khẩu, làm cho cán cân thanh toán bị thâm hụt.

8.2.8. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái từ phía

chính phủ thƣờng thể hiện tập trung vào việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài

chính.

8.2.8.1. Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu

Thực tế cho thấy, khi các yếu tố khác không đổi, nếu NHTW tăng mức lãi suất tái chiết

khấu sẽ làm cho mặt bằng lãi suất thị trƣờng cũng tăng lên, lãi suất thị trƣờng tăng lên

là lực hút các luồng vốn ngoại tệ trên thị trƣờng khu vực và quốc tế đổ về nƣớc, dần dần

làm cho đồng nội tệ sẽ lên giá dẫn tới tỷ giá ngoại tệ giảm và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, nếu tỷ

giá đồng nội tệ sụt giảm thấp hơn so với mức tỷ giá hợp lý thì bằng cách nâng lãi suất

tái chiết khấu sẽ tạo ra hiệu ứng kích thích cầu về nội tệ, đồng nội tệ sẽ dần dần tăng giá

và biện pháp này đƣợc duy trì đến khi mức tỷ giá thị trƣờng đã trở về mức hợp lý.

Trƣờng hợp ngƣợc lại, nếu tỷ giá đồng nội tệ tăng quá cao so với mức tỷ giá hợp lý thì

NHTW sẽ hạ thấp mức lãi suất tái chiết khấu để tác động đến cầu về ngoại tệ, gây hiệu

ứng giảm tỷ giá đồng nội tệ để trở về mức tỷ giá hợp lý.

8.2.8.2. Can thiệp ngoại hối

Khi sử dụng biện pháp này, NHTW là ngƣời trực tiếp tham gia hoạt động mua bán trên

thị trƣờng ngoại hối để điều chỉnh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trƣờng, từ đó tỷ

giá hối đoái sẽ đƣợc điều chỉnh.

Nếu tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm quá mức tỷ giá hợp lý thì biện pháp can

thiệp của NHTW trên thị trƣờng ngoại hối sẽ là tăng cƣờng bán ngoại tệ ra thị trƣờng và

kết quả là đồng nội tệ dần lên giá. Ngƣợc lại, nếu tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ tăng

quá cao so với mức tỷ giá hợp lý thì NHTW sẽ tăng mua ngoại tệ vào để gây nên hiệu

ứng giảm giá đồng nội tệ.

Việc can thiệp ngoại hối phải đƣợc cân nhắc cẩn thận, đặc biệt khi NHTW can thiệp

bằng cách mua ngoại tệ trên thị trƣờng thì phải ngay lập tức có chính sách thu hút tiền

nội tệ trong lƣu thông nếu không sẽ gây ra tình trạng lạm phát.

Page 190: Financial Basic in Vietnamese

VD: Khi NHNN tung 112.000 tỷ đồng vào thị trƣờng để mua 7 tỷ USD lập tức đã làm

cho lạm phát tăng mặc dù sau đó NHNN đã tìm cách hút bớt lƣợng tiền khổng lồ trên ra

khỏi lƣu thông. Nếu NHNN tìm cách hút bớt tiền mặt trong lƣu thông trƣớc rồi sau đó

mới mua USD vào thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn

8.2.8.3. Các biện pháp khác

Bên cạnh các biện pháp trên còn có các biện pháp sau mà ngân hàng trung ƣơng sử

dụng để điều chỉnh tỷ giá:

Phá giá tiền tệ

Phá giá tiền tệ là việc Nhà nƣớc chính thức hạ thấp sức mua của đồng nội tệ so với

ngoại tệ với kỳ vọng tăng tỷ giá hối đoái đồng nội tệ trong tƣơng lai. Việc thực hiện phá

giá tiền tệ phải đặc biệt thận trọng. Và chỉ áp dụng biện pháp này khi các biện pháp

khác không phát huy hiệu quả.

Tác dụng của biện pháp phá giá tiền tệ:

Kích thích các hoạt động xuất khẩu cùng các hoạt động kinh tế, dịch vụ đối ngoại khác

có thu ngoại tệ, đồng thời hạn chế nhập khẩu hàng hóa và các hoạt động dịch vụ đối

ngoại khác có chi ngoại tệ

Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn cũng nhƣ các hoạt động

chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài để tăng cung ngoại tệ, tạo áp lực làm cho tỷ giá đồng

ngoại tệ tăng lên

VD: Mỹ cho rằng, chính sách khống chế tỷ giá hối đoái đồng NDT hiện nay thấp hơn

giá trị thực tế tới 40 đã mang lại ƣu thế cho hàng hoá Trung Quốc, nhất là về giá cả

trong việc cạnh tranh với hàng hoá Mỹ và nhiều nƣớc khác. Năm 2007 kim ngạch xuất

khẩu của TQ đạt 1221 tỷ USD, đứng thứ 4 trên thế giới, và cán cân thanh toán thặng dƣ

363,3 tỷ USD, đứng đầu thế giới.

Nâng giá tiền tệ

Nâng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ để có một tỷ giá mới cao hơn là biện pháp điều

chỉnh tỷ giá hôi đoái khi những cƣờng quốc kinh tế muốn sử dụng công cụ này để

chiếm lĩnh thị trƣờng, hoặc khi nền kinh tế phát triển quá “nóng”.

Điều chỉnh biên độ giao dịch tỷ giá

Đối với các nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch, thì ngân hàng

trung ƣơng thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm biên độ giao động theo một tỷ lệ nhất

định so với tỷ giá chính thức.

Page 191: Financial Basic in Vietnamese

Lưu hành n i

Tài chính tiền tệ Monetary finance

191

Bài tập luyện tập lãi đơn - lãi kép

Bài 1: Ông A gửi ngân hàng số tiền 70 triệu đồng, lãi suất 8 mỗi 6 tháng, lãi gộp vốn

3 tháng một lần. Xác định:

Số tiền lãi và tổng số tiền ông A thu đƣợc sau khi gửi 2 năm

Giả sử ông A muốn thu đƣợc số tiền lãi giống nhƣ trong trƣờng hợp a nhƣng chỉ muốn

đầu tƣ trong 18 tháng, ghép lãi 1 tháng 1 lần. Hỏi ông A cần đầu tƣ một khoản vốn ban

đầu là bao nhiêu, biết rằng lãi suất vẫn giữ nguyên?

Bài 2: Công ty TNHH ABC muốn thu đƣợc một khoản tiền 480 triệu đồng bằng cách

đầu tƣ 350 triệu ở hiện tại trong thời gian 6 năm, lãi ghép theo năm. Mức lãi suất cần

thiết cho công ty ABC phải là bao nhiêu?

Bài 3: Một doanh nghiệp đầu tƣ 1.800 triệu đồng trong 8 năm. Giá trị đạt đƣợc sẽ tăng

gấp 2,5 lần số vốn đầu tƣ ban đầu. Tính mức lãi suất mà doanh nghiệp này đƣợc hƣởng

theo lãi đơn và lãi kép, biết lãi ghép theo năm.

Bài 4: Một doanh nghiệp đầu tƣ số vốn 2.000 triệu đồng, lãi suất 12 /năm. Tính giá trị

mà doanh nghiệp đó thu đƣợc với:

Thời gian đầu tƣ là 3 năm, ghép lãi theo năm

Thời gian đầu tƣ là 2 năm 3 tháng, ghép lãi 3 tháng 1 lần

Thời gian đầu tƣ là 18 tháng, ghép lãi 6 tháng 1 lần

Thời gian đầu tƣ là 9 tháng, ghép lãi 1 tháng 1 lần.

Bài 5: Ông A đầu tƣ số tiền 1.200 triệu đồng trong thời gian từ ngày 1/3 đến 12/12 với

các mức lãi suất thay đổi nhƣ sau:

15 /năm từ ngày 1/3 đến ngày 3/5

2 /2 tháng từ ngày 4/5 đến ngày 7/8

0,04%/ngày từ ngày 8/8 đến 12/10

9 /6 tháng từ ngày 13/10 đến ngày đáo hạn.

Tính tổng lợi tức mà ông A thu đƣợc trong các trƣờng hợp sau:

Đầu tƣ theo lãi đơn

Đầu tƣ theo lãi kép, biết lãi đƣợc ghép theo ngày

Nếu Ông A chỉ đầu tƣ khoản vốn trên từ ngày 1/3 đến 17/10 theo lãi kép, ghép lãi theo

Page 192: Financial Basic in Vietnamese

Lưu hành n i

Tài chính tiền tệ Monetary finance

192

ngày nhƣng lại muốn thu đƣợc số tiền lãi bằng trƣờng hợp (b) thì mức lãi suất cần thiết

phải là bao nhiêu?

Bài 6: Nhà đầu tƣ A có các khoản đầu tƣ sau:

Vốn đầu tƣ (triệu đồng) Thời gian Lãi suất

400 3/2 đến 6/5 12 /năm

1200 4/3 đến 17/9 0,05%/ngày

300 1/1 đến 19/9 3%/2 tháng

450 7/8 đến 31/12 4%/quý

a) Tính tổng số tiền mà nhà đầu tƣ thu đƣợc theo lãi đơn

b) Tổng số tiền thu đƣợc theo lãi kép, biết rằng lãi đƣợc ghép theo ngày

c) Giả sử Nhà đầu tƣ muốn thu đƣợc số tiền lãi giống trƣờng hợp (b) khi đầu tƣ theo lãi

kép số tiền 1700 triệu đồng trong thời gian 3 năm 6 tháng, ghép lãi theo tháng thì mức

lãi suất phải là bao nhiêu?

Bài 7: NH cho vay 3000 triệu đồng với các mức lãi suất nhƣ sau:

12 trong 10 tháng đầu tiên

15% trong 12 tháng tiếp theo

4 trong 3 tháng cuối cùng

Yêu cầu:

Tính tổng số tiền mà NH thu đƣợc theo lãi đơn

Tổng số tiền NH thu đƣợc theo lãi kép, biết lãi ghép theo tháng.

Page 193: Financial Basic in Vietnamese

Lưu hành n i

Tài chính tiền tệ Monetary finance

193

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) “ Lý thuyết tài chính tiền tệ” - NXB đại

học quốc gia TP. HCM – 2009

GS.TS. Vũ Văn Hóa – PGS.TS. Đinh Xuân Hạng “giáo trình lý thuyết tiền tệ” –

NXB Tài chính – 2007

PGS.TS. Sử Đình Thành – TS. Vũ Minh Hằng (chủ biên): “Nhập môn tài chính -

tiền tệ” – NXB đại học quốc gia TP. HCM – 2006

Website:

Bộ tài chính: mof.gov.vn

Ngân hàng nhà nƣớc: sbv.gov.vn

Tổng cục Thuế: gdt.gov.vn

Google.com.vn

Saga.vn