56
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội MỤC LỤC MỤC LỤC......................................................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1 NĂM 2012......................................................................................................................................................8 SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K16

Ke toan ban hang va xac dinh ket qua ban hang

Embed Size (px)

Citation preview

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................1

NĂM 2012......................................................................................................................................................8

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K16

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là

tối đa hoá lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. để đạt được điều đó đòi

hỏi các nhà quản lý phải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh

doanh của mình. một trong những chiến lược mũi nhọn của các doanh nghiệp là

tập trung vào khâu bán hàng. đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân

chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nguồn thu bù đắp

những chi phí bỏ ra, từ đó tạo ra lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản xuất

kinh doanh. vấn đề đặt ra là làm sao tổ chức tốt khâu bán hàng, rút ngắn được

quá trình luân chuyển hàng hoá, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

trong đó biện pháp quan trọng nhất, hiệu quả nhất phải kể đến là thực hiện tốt

công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Kế toán bán hàng và xác

định kết quả bán hàng giữ vai trò hết sức quan trọng, là phần hành kế toán chủ

yếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp. góp phần phục vụ đắc lực hoạt

động bán hàng của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng nhanh khả năng

thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanh tiếp theo, cung cấp thông tin

nhanh chóng để từ đó doanh nghiệp phân tích, đánh giá lựa chọn các phương án

đầu tư có hiệu quả.

Chính vì những lý do trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty Giấy và

Bao bì Phú Giang nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán bán

hàng và xác định kết quả bán hàng đối với sự hoạt động và phát triển của doanh

nghiệp. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán

hàng tại Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang" làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp

của mình.

Với mục đích có những kiến thức thực tế về phần hành công tác kế toán

trên thực tế, có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Từ đó, em có những nhận

xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán bán hàng

và xác định kết quả bán hàng tại Công ty.

Kết cấu của Khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về Công ty giấy và bao bì Phú Giang

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K161

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán

hàng tại Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Chương 3: Một số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác bán hàng và

xác định kết qủa bán hàng tại Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Cùng với sự cố gắng của bản thân, đồng thời được sự hướng dẫn nhiệt

tình của giảng viên em đã hoàn thành khóa luận này. Nhưng do thời gian và trình

độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. em rất mong nhận

được sự góp ý bổ sung để củng cố kiến thức của bản thân và để luận văn của em

hoàn thiện hơn.

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K162

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

CHƯƠNG 1KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG

1.1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

1.1.1 Một số thông tin chung về Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang.

- Tên gọi chính thức: Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

- Tên giao dịch: Phugiang Paper And Packing Company

- Tên tài khoản: 02010000.087 Fax: 0241.3838.270

- Mã số thuế: 2300183340

- Địa chỉ: Thôn Tam Tảo – Xã Phú Lâm – Huyện Tiên Du – Tỉnh Bắc

Ninh

1.1.2 Cơ sở pháp lý:

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con

dấu riêng, hạch toán độc lập, có tài khoản tại Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh

1.1.3 Loại hình doanh nghiệp:

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang là một công ty TNHH Do ông Nguyễn

Nhân Phượng làm tổng giám đốc, đứng ra bỏ vốn và thành lập

1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Trong hai năm đầu thành lập Công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn và

tìm kiếm khách hàng, nhưng cùng với sự nổ lực của ban lãnh đạo đã đưa Công ty

ngày càng phát triển, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại đã có nhiều khách

hàng chủ chốt, với diện tích gần 5.000 m2 đã dần dần đáp ứng được nhu cầu sản

xuất của doanh nghiệp

Với địa thế thuận lợi về giao thong công ty giấy và bao bì Phú Giang cách

quốc lộ 1A chưa đầy 1km về phía đông cách Hà Nội 26km về phía Nam. Đây

cũng chính là một lợi thế của công ty

Trong bảy năm hoạt động vừa qua Công ty đã đạt được những thành tựu

đáng kể trong sản xuất kinh doanh, doanh số ngày càng tăng, cơ sở vật chất kỹ

thuật ngày càng nâng cao, nguồn vốn lưu động luôn được bảo toàn, đội ngũ cán

bộ công nhân viên là người có tinh thần trách nhiệm, đáp ứng năng lực ma công

ty yêu cầu trong làm việc cũng như quản lý. Tổng số cán bộ công nhân viên trong

công ty tính đến 10 năm 2013 là 260 người

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K163

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

1.1.5.1 Chức năng

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang đi sâu vào sản xuất các ngành nghề chính là:

- Sản xuất bao bì các loại

- Tạo mẫu và thiết kế in, in gia công nhãn mác bao bì, buôn bán vật tư

thiết bị ngành in, bán hàng văn phòng phẩm.

- Các ngành liên quan đến hoạt động đo đạc, thành lập các loại bản đồ.

Do vậy với thị trường trong nước đầy tiềm năng cũng như sự cạnh tranh

gay gắt trên thị trường của các Công ty sản xuất bao bì lớn trong nước như Công

ty TNHH Tân Thành Đồng, Công ty Cổ phần HT Vina, Công ty TNHH SX bao

bì Quang Minh….công ty luôn tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

chất lượng nhãn mác trên bao bì phải rõ nét, chính xác đúng yêu cầu maket khách

hàng, giao hàng đúng thời hẹn. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước cũng như

xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó Công ty còn đi sâu khai thác ngành nghề

chủ chốt là khảo sát, thành lập các loại bản đồ cung cấp sản phẩm cho các tổ

chức, cá nhân,cũng như các công trình trọng quan trọng của nhà nước.

1.1.5.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện tốt các chức năng của mình Công ty luôn tìm kiếm khách

hàng chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế ,

do vậy nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch trong sản xuất kinh doanh

luôn đạt kết quả cao.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có đồng thời phải tăng

thêm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất về

chiều rộng cũng như chiều sâu, luôn làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Sản phẩm phải phản ánh được đúng các ý đồ của người sáng tạo, của nhà

sản xuất về các mặt.

Với các nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang đó

có một vị trí vững vàng trên thị thường trong nước, hàng năm có thêm nhiều bạn

hàng then chốt cụ thể như Công ty Masan Việt Nam, Công ty Viglacera Thanh

Trì, Công ty PLT Việt Nam,…

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K164

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Giấy và Bao bì Phú

Giang

1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Giấy

và Bao bì Phú giang với các ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất bao bì các loại

- Tạo mẫu và thiết kế in;

- Dịch vụ sữa chữa, bảo hành thiết bị ngành in;

- In và gia công nhãn mác, bao bì;

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực in, điện tử, tin học;

- Sản xuất phần mềm tin học trong lĩnh vực đo đạc Bản đồ;

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ ăn uống giải khát

(không bao gồm quán Bar, phòng hát Karaoke, vũ trường)

- Khảo sát, lập dự án thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình đo đạc bản đồ;

- Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000;

- Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ.

Với sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh do thời gian hoạt động chưa lâu

nên Công ty đi vào sản xuất các ngành nghề chính là Tạo mẫu và thiết kế in, in

gia công nhãn mác bao bì, buôn bán vật tư thiết bị ngành in, bán hàng văn phòng

phẩm, và các ngành liên quan đến hoạt động đo đạc bản đồ.

1.2.2 Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty

a/ Quy trình sản xuất bằng tre, nứa, luồng.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất bằng tre, nứa, luồng.

b/ Quy trình Sản xuất sản phẩm bằng Lề các loại:

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ qui trình sản xuất bằng lề các loại.

c/ Quá trình sản xuất 1 loại sản phẩm chính:

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K16

Bộ phận máy

chặt nứa

Nồi nấu hình cầu

Nghiền đĩa φ 350

Sàng bột tinh

Xeo giấy

Cắt cuộn

Nhập kho

Nghiền thủy lực

Nghiền đĩa

Sàng bột tinh

Xeo giấy Cắt cuộn

Nhập kho

5

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ Công nghệ quy trình sản xuất giấy Carton lớp mặt:

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu nứa, tre, luồng đã được xử lý đưa vào Máy chặt mảnh sau đó

được chuyển lên bằng băng tải, đưa vào nồi nấu hình cầu (ở đó nguyên liệu được

nấu với xút, nước, và hơi áp suất), bột nứa nấu chín sau khi hạ áp được đổ xuống

bề chứa khuếch tán, rồi cho qua vít tải (dạng nghiền thô) và được chuyển qua bộ

phận nghiền ép vắt khi bột nguyên liệu đã đạt nồng độ quy định thì được chuyển

sang nghiền đĩa Φ 350, khi bột đã đạt được độ mịn quy định thì được bơm qua

sàng lọc (Phần bột được qua sàng lọc thì được dùng để sản xuất lớp mặt của tờ

giấy, phần không qua sàng lọc thì được chuyển sang sản xuất lớp lót của tờ giấy).

Hai phần bột này được đưa vào 2 bể chứa rồi được bơm lên thùng điều tiết bột

(phân biệt bột lớp mặt, giữa, đáy). Sau đó từ các thùng điều tiết này bột được thả

xuống 3 thùng lưới chứa lớp bột trên và chuyển sang công đoạn xeo giấy, giấy

xeo ra được cắt cuộn lại theo khổ, chủng loại giấy mà khách hàng đã đặt theo đơn

đặt hàng và được nhập kho thành phẩm.

1.2.3 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giấy và

bao bì phú giang

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang sản xuất kinh doanh chủ yếu theo hợp

đồng kinh tế và đa dạng về sản phẩm nên Công ty áp dụng tổ chức kinh doanh

theo từng lô hàng cụ thể để luôn đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Do đó

Doanh thu của Công ty không ngừng được tăng lên được thể hiện qua các số liệu

báo cáo kết quả kinh doanh ở các năm 2012 và 2013 như sau:

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K16

Máy chặt nứa

Nghiền ép vắt

Nấu nứa bằng nồi hình cầu

Bột nấu nứa qua vít

tải

Nghiền đĩa

Xeo giấy

Sang tinh bột

Cắt cuộn lại

Thành phẩm nhập kho

6

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kinh tế của Công ty qua 2 năm 2012-2013

Đơn vị: 1000 đ

Stt Chỉ tiêuNăm Chênh lệch

2012 2013 (+ -) (%)

1 Tổng doanh thu 20.530.240 31.250.000 10.719.760 52,22 Lợi nhuận trước thuế 290.200 380.520 90.320 31.13 Thuế TNDN 81.256 106.546 25.290 31.14 Lợi nhuận sau thuế 208.944 273.974 65.030 31.1

5 Vốn chủ sở hữu 9.000.000 9.300.000 300.000 3.1

6Tổng số lao động

(người)256 260 4 15.4

7Thu nhập bình quân

đầu người3.400 3.700 300 12.5

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Từ các số liệu trên đây chúng ta có thể thấy được sự phát triển của công ty

qua 2 năm gần đây nhất, năm 2013 công ty đó cú bước tăng trưởng đáng kể đặc

biệt tổng doanh thu tăng thêm hơn 10,7 tỷ đồng tương ứng tăng 52,2% doanh thu.

Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đã mở rộng và uy tín của công ty với

các khách hàng ngày càng tăng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng thêm

65.030.000 đồng (31.1%).

Trong năm 2013 số lượng lao động của công ty tăng thêm 4 người để đáp

ứng nhu cầu mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Đời sống vật chất của cán bộ

công nhân viên ngày càng nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ

2.400.000/ người năm 2012 lên 2.700.000/người năm 2013 đây là một sự động

viên khích lệ đối với người lao động và làm cho người lao động gắn bó hơn với

công ty. Tuy nhiên khi xem xét kỹ hơn các chỉ tiêu trên thì chúng ta thấy rằng lợi

nhuận của công ty còn thấp so với tổng doanh thu:

Năm 2012: Lợi nhuận trước thuế/ Tổng doanh thu = 208.944/20.530.240=

0.014= 1,4%

Năm 2013: Lợi nhuận trước thuế/ Tổng doanh thu =380.520/ 31.250.000=

0.012= 1,2%

Chỉ tiêu này cho ta biết 1đồng doanh thu thì được bao nhiêu đồng lợi

nhuận trước thuế. Năm 2012 cứ 1 đồng doanh thu thì được 0.014 đồng lợi nhuận.

Năm 2013 cứ 1 đồng doanh thu thì được 0.012 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ lệ

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K167

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

này còn rất thấp, năm 2013 mặc dù doanh thu tăng lên đáng kể nhưng tỷ lệ này

lại giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn và chi phí quản lý, chi phí bán hàng

của công ty còn rất lớn dẫn đến lợi nhuận chưa cao. Công tác quản lý chi phí của

công ty còn chưa tốt công ty cần có biện pháp khắc phục sử dụng chi phí hiệu

quả hơn. Để thấy rõ hơn về sự phát triển của Công ty ta nghiên cứu qua một số

chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Bảng 1.2: Trích Bảng cân đối kế toán

ĐVT: Việt nam đồng

Chỉ tiêuSố tiền Chêch lệch

Năm 2012 Năm 2013 Số tiềnTỷ lệ

%Tài sảnA. Tài sản ngắn hạnI. Tiền và khoản tương

đương tiền 713.289.417 837.842.447 124.553.030 17.46

3.Phải thu khách hàng 389.236.456 556.798.486 167.562.030 43.05II. Tài sản dài hạn1.Tài sản cố định hữu

hình4.568.159.558 5.018.159.558 450.000.000 9.85

Nguồn vốn1. Nợ phải trả 758.559.286 863.559.286 105.000.000 13.842. Vốn chủ sở Hữu 9.000.000.000 9.300.000.000 300.000.000 3.33

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty

- Qua bản trên ta thấy:

+ Tài sản ngắn hạn: chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền trong

năm 2013 tăng 124.553.030 đồng với tỷ lệ tăng 17.46% so với năm 2012, trong

đó chỉ tiêu phải thu khách hàng tăng 167.562.030 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng

43.05 % đây là một khoản tiền lớn vì vậy Công ty cấn có kế hoạch thu hồi vốn

nhanh hơn để phục vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả.

+ Bên cạnh đó chỉ tiêu Tài sản dài hạn: trong năm 2013 tăng lên

450.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9.85% sở dĩ có mức tăng này là trong

năm qua Công ty đầu tư thêm máy vào keo gáy cho phòng gia công , máy phơi

bản kẽm.

- Chỉ tiêu nguồn vốn:

+ Nợ phải trả: Năm 2013 do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng không

nhỏ đến nguồn vốn lưu động của Doanh nghiệp do đó nợ phải trả tăng hơn so với

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K168

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

năm 2012 số tiền là 105.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13.84% do vậy

sang năm tới khi Công ty phải có kế hoạch để thanh toán cho khách hàng các

khoản vay đến hạn một cách hợp lý nhằm giảm chi phí tài chính cho Công ty.

+ Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu: Trong năm 2013 vốn kinh doanh của Công ty

tăng 300.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3.33%, sở dỉ có khoản tăng này

là do cuối năm Công ty đó trích một phần số lợi nhuận tu được vào nguồn vốn để

tăng nguồn vốn kinh doanh của mình.

1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán của công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

1.3.1 Bộ máy tổ chức của công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Là một doanh nghiệp tư nhân nên bộ máy hoạt động của công ty khá đơn

giản, gọn nhẹ.

- Giám Đốc: Là người đứng đầu, có trách nhiệm tổ chức quản lý, điều

hành hoạt động, ra quyết định của Công ty và là người đại diện cho Công ty

trước cơ quan pháp luật và tài phán. Giúp việc cho giám đốc là Phó Giám đốc và

Kế toán trưởng

- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, có quyền điều hành

những hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động

được Giám đốc uỷ quyền, Phó giám đốc có quyền đại diện cho Công ty trước cơ

quan nhà nước và tài phán khi được uỷ quyền. Phó giám đốc chịu trách nhiệm về

hoạt động của mình trước giám đốc Công ty

Các phòng chức năng là: bộ phận điều hành, phòng kế tóan, và phòng kỹ

thuật, phòng kế hoạch

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K169

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Sơ đồ 1.4: Bộ máy tổ chức của công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và tình hình lao động

- Phòng kế toán tài chính: Gồm có 5 người chiếm 8.33% tổng số lao động

toàn Công ty trong đó có 1 Kế toán trưởng, 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ, trình độ

đại học là 3 người, cao đẳng 2 người. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc

Công ty, lập Báo cáo tài chính cuối năm trình cho Giám đốc, quản lý các hoạt

động kinh tế tài chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản

xuất kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ với cơ quan nhà nước.

- Phòng kế hoạch thị trường: Gồm có 5 người chiếm 7.7% trong tổng số

lao động toàn Công ty về tỷ lệ trình độ đại học là 3. Với các nhiệm vụ cụ thể là:

+ Lập các kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn cụ thể về quá trình sản xuất của

Công ty.

+ Nghiên cứu thị trường và tạo mẫu sản phẩm, khai thác các nguồn việc

về in ấn quảng cáo trong nước và quốc tế.

+ Xây dựng mạng lưới cộng tác viên bán hàng cho khách hàng trong nước

và quốc tế.

- Phòng Bình bản: Có 7 người chiếm 10.77 % trong tổng số lao động toàn

Công ty, tỷ lệ trình độ đại học là 3, cao đẳng là 2, còn lại là trung cấp. Thực hiện

các nhiệm vụ:

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K16

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế hoạch thị trường

Phòng biên tập bình

bản

Phòng kế toán tài chính

Phòng kỹ thuật

Xưởng in 1 Xưởng in 2 Xưởng biên tập thành lập bản đồ

10

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

+ Nhận và sữa chữa lại maket của khách hàng công việc đòi hỏi độ chính

xác cao đây là giai đoạn đầu tiên của một thành phẩm.

+ Tính toán kích thước của sản phẩm để ra tấm phim phù hợp với bản kẽm

và sản phẩm cần in.

+ Luôn phải tìm hiểu tác dụng của Công nghệ hoá học để phục vụ cho quá

trình phơi bản.

+ Lập các dự toán về dự án của Bản đồ

- Phòng kỹ thuật: Gồm có 7 người chiếm 10.77% số lao động toàn Công

ty trong đó Đại học chiếm 5, Cao đẳng là 2 người. với các nhiệm vụ cụ thể:

+ Kiểm tra quá trình ra phim và quá trình hiện bản, duyệt màu trong quá

trình in.

+ Chịu trách nhiệm sau khi sản phẩm hoàn thành phải đúng mẫu khách

hàng, chất lượng in tốt, màu đẹp

+ Khi các loại máy có vấn đề, phải báo cáo với giám đốc và tìm biện pháp

xử lý.

- Các phân xưởng in số 1, và số 2: Thực hiện công tác cuối cùng là làm ra

sản phẩm đúng như mẫu đã được duyệt.

- Tổ Công tác bản đồ: Gồm có 10 người chiếm 16.67% trong tổng lao

động Công ty, trong đú trình độ Đại học chiếm 4 người, trung cấp 6 người, Thực

hiện các công trình về đo đạc, xây dựng số liệu trên phần mềm để thành lập các

loại bản đồ theo yêu cầu khách hàng.

Qua các kết quả đó ta thấy được tình hình lao động của Công ty có năng

lực và bố trí các phòng ban hợp lý với tình hình sản xuất của Công ty

1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty

1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Căn cứ vào quy mô của công ty, bộ máy của công ty cũng đơn giản, chỉ

bao gồm một kế toán trưởng và bốn kế toán viên.

- Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo trực tiếp trong phòng kế toán, chịu

trách nhiệm về toàn bộ báo cáo hoạt động kinh tế tài chính kế toán của Công ty

trước giám đốc và trước pháp luật.

- Kế toán các khoản tiền: Đảm nhận việc thu chi hàng ngày, giao dịch với

ngân hàng. Cuối ngày phải đối chiếu số tiền trên chứng từ với số tiền trong quỹ

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K1611

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

và báo cáo với kế toán trưởng. Đối với các chứng từ thu, chi đối chiếu sổ chi tiết

tiền mặt, đối với các báo có, báo nợ ghi vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, định

kỳ báo cáo với kế toán trưởng.

Các hoá đơn chứng từ công nợ kiểm tra đối chiếu trên sổ công nợ, thúc

giục thanh toán những khoản nợ quá hạn.

Sơ đồ 1.5: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty

- Kế toán TSCĐ và vật tư, CCDC: Nắm rõ tình hình tăng, giảm của TSCĐ

phát sinh trong năm tài chính, nhập vật liệu, CCDC vào kho khi có phiếu nhập

kho, căn cứ vào phiếu giao việc xuất kho vật liệu, CCDC, từ đó ghi vào sổ tổng

hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, đối chiếu với số chi tiết vật liệu. Định kỳ

cuối ngày báo cáo với kế toán trưởng.

- Kế toán Công nợ và tiền lương: Hàng tháng phát sinh quá trình bán hang

kế toán tổng hợp công nợ khách hàng, báo cáo với kế toán trưởng để có kế hoạch

thu nợ một cách nhanh nhất, cuối ngày đối chiếu trên số công nợ bán hàng với

số dư nợ thực tế phát sinh. Đồng thời cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công,

phiếu giao việc kế toán tính lương cho cán bộ công nhân viên Công ty.

- Thủ quỹ: Là người trực tiếp chi các khoản tiền phát sinh trong ngày tại

Công ty, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi do kế toán tiền mặt và kế toán trưởng

thong qua thủ quỹ tiến hành nhập tiền, cũng như chi trả tiền. Cuối ngày căn cứ

vào số tiền trong quỹ đối chiếu với sổ quỹ và báo cáo với kế toán trưởng.

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K16

Kế toán trưởng

Thủ quỹ Kế toán các khoản tiền

Kế toán TSCĐ, vật tư, CCDC

Kế toán Công nợ, Tiền Lương

tư, CCDC

12

Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNGSổ nhật ký đặc biệt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

1.4.2 Đặc điểm tổ chức áp dụng bộ sổ kế toán tại Công ty

- Kế toán áp dụng: Theo hình thức Nhật ký chung Hình thức này hoàn

toàn phù hợp với các đặc điểm tổ chức quy mô sản xuất kinh doanh của công ty

thuận tiện cho việc hạch toán kế toán

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tổ chức hệ thống ghi sổ kế toán tại Công ty

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ kiểm tra đối chiếu

- Cách ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng

làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký chung. Sau đó

ghi vào sổ cỏi các tài khoản kế toán phù hợp.Nếu công ty có mở sổ, thẻ kế toán

chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được

ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở bảng, ở sổ chi tiết lập bảng chi tiết số phát

sinh, căn cứ vào số liệu ở sổ cái lập bảng đối chiếu số phát sinh và đối chiếu với

nhật ký quỹ. Căn cứ ở bảng đối chiếu số phát sinh và bảng chi tiết số phát sinh để

lập bảng cân đối kế toán

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K1613

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

1.4.3 Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty

- Niên độ kế toán: Theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày

31/12 hàng năm

- Kỳ kế toán: Quý

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán theo phương pháp kê

khai thường xuyên

- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao đường

thẳng

- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung.

- Chế độ kế toán áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày

20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K1614

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN

HÀNG TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG

2.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng của công ty giấy và bao bì Phú Giang

2.1.1. Danh mục hàng bán của Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Nhìn trên phạm vi Doanh nghiệp, bán hàng là nhân tố quyết định đến sự

thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Tiêu thụ thể hiện sức cạnh tranh và uy

tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nó là cơ sở để đánh giá trình độ tổ chức

quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác nó cũng gián

tiếp phản ánh trình độ tổ chức các khâu cung ứng, sản xuất cũng như công tác dự

trữ. Bảo quản thành phẩm.

Và với hoạt động bán hàng làm nền tảng thì việc lựa chọn các mặt hàng

phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty là quan trọng. Trong tình hình đó,

công ty đã tìm kiếm và quyết định lựa chọn các chủng loại hàng:

+ Hộp carton.

+ Hộp Duplex.

+ Hộp bồi

Mỗi chủng loại hàng lại có rất nhiều loại sản phẩm tuỳ theo nhu cầu sử

dụng của từng khách hàng:

Bảng 2.1. Danh mục hàng hoá của Công ty

TÊN HÀNG ĐVT MÃ HÀNG1. Hộp Carton + Hộp đựng thuốc y tế Cái CT001 + Hộp đựng mỳ tôm Cái CT002 + Hộp đựng bia Cái CT003+ Hộp đựng gạch Cái CT004 ……………… … …2. Hộp Duplex + Hộp đựng bóng đèn Cái DL001 + Hộp bánh kẹo Cái DL002 + Hộp linh kiện điện tử Cái DL003 ……………… … …3. Hộp bồi + Hộp đựng nồi inox Cái HB001 + Hộp phụ kiện phòng tắm Cái HB002 + Hộp bình bơm Cái HB003 ……………… … …

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K1615

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

(Nguồn: Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang)

2.1.2 Phương thức bán hàng của Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Có thị trường rộng lớn nhưng phương thức bán hàng không phù hợp,

không đáp ứng yêu cầu khách hàng thì kết quả tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng không

nhỏ. Cùng với những phương thức bán hàng truyền thống thì Công ty Giấy và

Bao bì Phú Giang tổ chức bán hàng theo một số phương thức sau:

Bán hàng trực tiếp:

Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của doanh

nghiệp. Khi giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua, doanh nghiệp đã

nhận được tiền hoặc có quyền thu tiền của người mua, giá trị hàng hóa đã hình

thành, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi nhận.

Tại Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang thì các cá nhân hoặc các tổ chức có

thể đến Phòng Kinh doanh tại Công ty để làm thủ tục và kí hợp đồng mua trực

tiếp. Tại Phòng Kinh doanh sau khi làm xong hợp đồng khách hàng nhận hàng tại

kho của Công ty hay yêu cầu nhân viên của Công ty giao hàng đến tận nơi. Khi

đó người mua hàng thanh toán tiền hàng trực tiếp tại Công ty.

Bán hàng theo phương thức trả chậm: Phương thức bán hàng này chủ yếu

được áp dụng thực hiện đối với những khách hàng truyền thống của Công ty và

mua hàng với số lượng lớn.

Khi Phòng kinh doanh nhận được đơn hàng, sau đó căn cứ vào đơn hàng

được chuyển đến phòng sản xuất và tiến hành sản xuất. Khi hàng hoá được sản

xuất theo đúng đơn hàng và được vận chuyển đến tận kho Công ty mua hàng.

Giao hàng xong, đại diện bên mua hàng sẽ ký vào “Hóa đơn bán hàng” để làm

căn cứ cho việc thực hiện thanh toán sau này.

Tuỳ thuộc vào từng khách hàng mà tiền hàng có thể được thu sau mười

lăm ngày, ba mươi ngày hay thu theo công nợ từng tháng.

Để hoạt động mua hàng và bán hàng diễn ra ổn định, liên tục và có hiệu

quả, Công ty không những có những chính sách về kinh doanh như: tìm nhà cung

cấp, tiếp cận khách hàng….mà còn luôn luôn giữ chữ tín trong nâng cao chất

lượng cung cấp, và luôn đề cao lợi ích của khách hàng. Đây là một trong những

mục tiêu lớn của công ty.

2.2. Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K1616

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Tại Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang giá vốn hàng bán chính là giá

thành xuất kho thực tế của hàng hoá xuất kho để bán. Để tính được trị giá vốn

thực tế hàng xuất bán, kế toán áp dụng phương pháp đơn nhập trước xuất trước.

Kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hoá, bảng kê hàng bán để

xác định số hàng hoá bán ra.

Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng các chứng từ sau:

- Hợp đồng kinh tế kí với người mua.

- Phiếu xuất kho (Mẫu số 01 – VT)

- Biên bản giao nhận hàng hoá (Mẫu số 03 – VT)

- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn.

Các chứng từ này là căn cứ để kế toán ghi nhận vào Nhật ký chung, Sổ cái

tài khoản 632, Sổ chi tiết tài khoản 632 và Sổ theo dõi kho hàng.

2.2.2 Quy trình ghi sổ kế toán

Do Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh

doanh thương mại. Do đó, thành phẩm của Công ty được nhập kho rồi mới xuất

bán nên số liệu trên Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn luôn phản ánh đúng số

lượng thành phẩm nhập, xuất và tồn trong kho hàng hoá. Điều này rất thuận lợi

cho kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu về hàng hoá.

Ví dụ: Ngày 1/11/2013 Công ty kí Hợp đồng bán hàng hoá cho Công ty

TNHH Thanh Bình. Sau khi thoả thuận với khách hàng, Phòng Kinh doanh lập

hợp đồng. Căn cứ vào Hợp đồng đó ký kết trên ngày 01/11/2013 Công ty xuất

hàng hoá bán cho Công ty TNHH Thanh Bình theo Phiếu xuất kho số 205 theo

mẫu như sau:

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K1617

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.2: Phiếu Xuất kho

PHIẾU XUẤT KHONgày 06/11/2013 Nợ: TK 632

Số: 205 Có: TK155Họ tên người nhận: Công ty TNHH Thanh Bình

Địa chỉ: Số 13, Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

Lý do xuất: Xuất bán theo Hợp đồng 208/HĐMB - VH - KB

Xuất tại kho: kho Công ty

SốTT

Tên hàng hoá Mã sốĐơn

vị tính

Số lượngĐơn giá Thành tiềnYêu

cầuThực xuất

A B C D 1 2 3 4

1Hộp Bồi nồi

Happytime”HB004 Chiếc 800 800 13.500 10.800.000

Cộng 800 800 13.500 10.800.000Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười triệu tám trăm nghìn đồng chẵn

Xuất, ngày 06 tháng 11 năm 2013

Người lập phiếu

(Ký, họ tên)

Người nhận

hàng

(Ký, họ tên)

Thủ kho

(Ký, họ

tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên)

Căn cứ vào Phiếu Xuất kho lập ở trên Thủ kho tiến hành xuất kho giao

cho khách hàng. Khi khách hàng nhận đủ hàng, kí vào Biên bản giao nhận hàng

hoá và chấp nhận thanh toán Kế toán bán hàng lập Hoá đơn GTGT đồng thời thủ

kho và Kế toán bán hàng tiến hành hạch toán. Do Công ty áp dụng kế toán máy

nên việc hạch toán rất đơn giản: kế toán cập nhật các chứng từ này vào máy và

chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ tổng hợp, chi tiết và lờn các

Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn

SVTH: Phạm Thị Thực Lớp: Kế toán – K1618

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: Th.S Phạm Thị Minh Tuệ

Ví dụ: Trích số liệu quý IV năm 2013 của Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang.

Biểu 2.3: Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho sản phẩm

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỔN

Từ ngày 1/10/2013 đến ngày 31/12/2013

TT Tên, quy cách vật liệuTồn ĐK Nhập TK Xuất TK Tồn CK

Số lượng

TTSố

lượngTT

Số lượng

TTSố

lượngTT

1Hộp Bồi nồi Happytime (HB004)

10,000

13,500,00022,00

029,700,000

22,000

29,700,00010,00

013,500,000

2Hộp Duplex - linh kiện điện tử (DL003)

3,000 36,000,000 3,000 36,000,000 5,000 60,000,000 1,000 50,400,000

3Hộp Duplex - bánh kẹo HN (DL002)

50,000

50,000,00060,00

060,000,000

56,000

56,000,00054,00

054,000,000

4Hộp Carton CT003 10,00

042,000,000 6,000 25,200,000

12,000

50,400,000 4,000 16,800,000

5Hộp Carton CT002

2,500 11,500,00045,00

0207,000,000

43,500

200,100,000 4,000 18,400,000

… …, …, …, …, …,

Tổng cộng

512,391,920

7,785,680,00

0

6,873,645,005

1,424,509,315

SVTH: Nguyễn Thị HuyềnLớp: K2 - KT3

19

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 632 (chi tiết theo sản phẩm)

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 632 – Giá vốn hàng bán

Sản phẩm: Hộp Bồi nồi Happytime”

Mã sản phẩm: HB004

Từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/12/2013

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối

ứng

Số phát sinh

Số hiệu

Ngày

thán

g

Nợ Có

…, …, …, … …006110 1/11 Công ty TNHH Thanh

Bình

- Hộp Bồi nồi Happytime”

155 10,800,000

004710

9

7/8 Công ty TNHH Thanh

Bình

155 6,750,000

…,, ,,,, …,, …, …, …,,004717

3

30/9 Công ty TNHH Thanh

Bình

155 5,400,000 …,,

PKT 27 30/9 Kết chuyển xác định kết

quả quý IV/2013

911 29,700,000

Cộng phát sinh 29,700,000 29,700,000 Ngày 31 tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B20

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 632 (tổng hợp)

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 632 – Giá vốn hàng bán

Từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/12/2013

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối

ứng

Số phát sinh

Số hiệu

Ngày

thán

g

Nợ Có

004710

0

1/11 Cty PNS Việt Nam 155 16,792,480

- hộp đựng linh kiện

điện tử006110 3/11 Công ty TNHH Thanh

Bình

- Hộp Bồi nồi

Happytime”

155 10,800,000

… … … … … …004718

9

31/12 Cty kỹ thuật ATG 155 26,210,520

PKT

037

31/12 Kết chuyển xác định

kết quả Quý IV/2013

911 6,873,645,005

Cộng phát sinh 6,873,645,00

5

6,873,645,005

Ngày 31 tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Biểu 2.6: Sổ Nhật ký chung

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ NHẬT KÍ CHUNG

Từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/12/2013

Chứng từ

Diễn giảiTK đối ứng

Số phát sinh

Số hiệuNgày thán

gNợ Có

006110 01/11 Công ty TNHH Thanh

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B21

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Bình- Giá vốn hàng bán 632 10,800,000- Thành phẩm 155 10,800,000- Phải thu khách hàng 131 12,824,000- Doanh thu bán hàng 511 12,824,000- Phải thu khách hàng 131 641,200

- Thuế GTGT đầu ra333

1641,200

PC 230 10/11 Thanh toán công nợ cho

Cty giấy 10.5Phải trả người bán 331 29,127,000Tiền mặt VND 111 29,127,000

PT 105 11/11 Cty miuon Việt Nam

thanh toán tiền hàngTiền mặt VND 111 6,336,000Phải thu khách hang 131 6,336,000

… … … … … …

PC 235 15/11

Thanh toán tiền mực máy

inChi phí quản lý DN 642

2

1,020,000

Tiền mặt 111 1,020,000Thuế VAT đầu vào 133

1

102,000

Tiền mặt 111 102,000004718

9

31/12 Cty CP Kỹ thuật

SIGMA- Giá vốn hàng bán 632 26,210,520- Thành phẩm 155 26,210,520- Phải thu khách hàng 131 33,000,500- Doanh thu bán hàng 511 33,000,500- Phải thu khách hàng 131 1,650,025

- Thuế GTGT đầu ra333

11,650,025

PC 401 1/12

Thanh toán tiền xăng

BPBHChi phí bán hang 642

1

555,000

Tiền mặt VND 111 555,000Thuế VAT đầu vào 133

1

52,500

Tiền mặt VND 111 52,500PKT 31/12 Doanh thu bán hàng và 511

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B22

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

035 cung cấp dịch vụ

Xác định kết quả911

8,118,606,02

9

8,118,606,029

PKT

036

31/12 Doanh thu tài chính

Xác định kết quả

515

911

6,684,800

6,684,800PKT

037

31/12 Xác định kết quả

Giá vốn hàng bán

911

632

6,873,645,00

5 6,873,645,005PKT

038

31/12 Xác định kết quả

Chi phí tài chính

911

635

6,050,230

6,050,230PKT

039

31/12 Xác định kết quả

Chi phí bán hàng

911

642

1

575,161,900

575,161,900

PKT

040

31/12 Xác định kết quả

Chi phí quản lý DN

911

642

2

550,124,000

550,124,000

PKT

041

31/12 Xác định kết quả

Lợi nhuận

911

421

120,309,694

120,309,694... … …

Ngày 31 Tháng 12 năm 2013Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)Người ghi sổ( Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

Cuối kì, số liệu trên Nhật kí chung được chuyển vào Sổ cái Tài khoản 632

Biểu 2.7: Sổ cái tài khoản 632

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ CÁI

Tài khoản: 632

Từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/12/2013

Số dư đầu kì: 0

Chứng từDiễn giải

TK đối ứng

Số phát sinh

Số hiệuNgày tháng

Nợ Có

006109 1/11 Cty PNS Việt Nam 155 16,792,480006110 01/11 Công ty TNHH Thanh

Bình155 10,800,000

…, … … …,,006131 1/12 Công ty TNHH mực

in Long Thành155 97,027,345

006132 2/12 Cty Viglacera Thanh Trì

155 139,201,516

006133 2/12 Cty TNHH Việt Nhật 155 87,566,900006189 31/12 Cty kỹ thuật SIGMA 155 26,210,520….. …… ……

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B23

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

PKT 037

31/12 Kết chuyển xác định kết quả

911 6,873,645,005

Cộng số phát sinh …,, ……Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

2.3. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty Giấy và

Bao bì Phú Giang

2.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản doanh thu chủ yếu của

Công ty, các doanh thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu, Do đó

kế toán doanh thu bán hàng là một hoạt động rất quan trọng. Để hạch toán doanh

thu bán hàng kế toán sử dụng các chứng từ sau:

- Hợp đồng bán hàng,

- Hoá đơn GTGT

- Biên bản giao nhận hàng hoá

- Bảng kê hóa đơn bán hàng,

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang tính thuế GTGT theo phương pháp

khấu trừ do đó Công ty sử dụng Hoá đơn GTGT theo mẫu số 01/GTKT3/001

theo quy định của Bộ Tài Chính, Hoá đơn này được lập thành 3 liên:

- Một liên lưu tại quyển,

- Một liên giao cho khách hàng,

- Một liên lưu hành nội bộ dùng để ghi sổ kế toán,

Để theo dõi doanh thu bán hàng kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau:

- Nhật ký chung

- Sổ cái Tài khoản 511

- Sổ chi tiết bán hàng (mở chi tiết cho từng sản phẩm)

- Bảng tổng hợp chi tiết Doanh thu bán hàng

Ví dụ: Căn cứ Hợp đồng kinh tế kí ngày 1/11/2013 và Phiếu xuất kho xuất

bán cho Công ty TNHH Thanh Bình ngày 01/11/2013 Công ty Giấy và Bao bì

Phú Giang viết Hoá đơn bán hàng theo mẫu sau:

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B24

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.8: Hoá đơn GTGT

HOÁ ĐƠN GTGT

Liên 1(lưu tại quyển)

Ngày 01/11/2013

Mẫu số: 01GTKT3/001

Ký hiệu: BK/13B

Số: 006110Đơn vị bán hàng: Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Địa chỉ: Thôn Tam Tảo - Xã Phú Lâm - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại: 02413839839

Mã số thuế: 2300183340Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Thanh Bình

Địa chỉ: Số 13, Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 04,37151556

Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: 0100516045St

t

Tên hàng hoá

dịch vụ

Đơnvị

tính

Số

lượngĐơn giá Thành tìên

A B C 1 2 3=1x2

1Hộp Bồi nồi

Happytime”Chiếc 800 16,030 12,824,000

Cộng tiền hàng: 12,824,000Thuế suất: 5% Tiền thuế GTGT: 641,200Tổng cộng tiền thanh toán: 13,465,200Số viết bằng chữ: Mười ba triệu bốn trăm sáu mươi lăm nghìn đồng chẵn,

Người mua hàng

( kí, ghi rõ họ, tên)

Người bán hàng

(kí, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị

(kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B25

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.9: Biểu kê hóa đơn bán hàng

BIỂU KÊ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG

Từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/12/2013

Chứng từDiễn giải

Mã kho

Mã NX

Số

lượngGiá bán Doanh thu

Ngày Số

01/11 006109 Công ty HAL Việt

Nam

-Hộp linh kiện điện

tử DL003

KCT

1311 400 64,810 25,924,000

Tiền hàng: 25,924,124

Thuế GTGT: 1,296,200

Tổng cộng: 27,220,20003/11 006110 Công ty TNHH

Thanh Bình

- Hộp Bồi nồi

Happytime”

KCT

1311 800 16,030 12,824,000

Tiền hàng: 12,824,000

Thuế GTGT: 641,200

Tổng cộng: 13,465,200……, ……, …,, …… …, …… ……31/12 006289 Cty CP Kỹ thuật

SIGMA

- Hộp linhk kiện

điện tử DL004

KCT

1311 200 165,572 33,000,500

Tiền hàng: 33,114,400

Thuế GTGT: 1,655,720

Tổng cộng: 34,770,120Tổng tiền hàng: 8,118,606,029

Thuế GTGT: 405,930,301

Tổng cộng: 8,524,536,330

Ngày 31 tháng 12 năm 2013

Căn cứ vào Phiếu xuất kho và Hoá đơn bán hàng kế toán ghi Sổ chi tiết

Doanh thu bán hàng. Sổ này mở chi tiết theo dõi tình hình tiêu thụ của từng sản

phẩm, Ví dụ căn cứ vào hoá đơn số 006110 ngày 01/11/2013 đã lập ở trên kế

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B26

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

toán ghi vào sổ chi tiết Doanh thu bán hàng như sau:

Biểu 2.10: Sổ chi tiết bán hàngCông ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNGTên sản phẩm: Hộp Bồi nồi Happytime”

Mã sản phẩm HB004Quý IV/2013

Chứng từ

Diễn giải TK đối

ứng

Doanh thu

Số

hiệu

Ngày

thán

g

Số lượng Đơn giáThành

tìên

… … … … … … …00611

0

01/11 Công ty TNHH

Thanh Bình

111 800 16,030 12,824,000

00612

5

07/11 Công ty TNHH

Thanh Bình

111 500 16,030 8,015,000

,,, , ,, ,,, ,,,, ,,, ,,,, ,,,,00621

8

31/12 Công ty TNHH

Thanh Bình

111 400 16,030 6,412,000

Cộng số phát sinh 2200 16,030 35,266,000

Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ

( Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

( Ký, họ tên)

Cuối kì căn cứ vào các sổ chi tiết Doanh thu bán hàng kế toán lập Biểu

tổng hợp chi tiết Doanh thu bán hàng. Ví dụ số liệu Quý IV/2013 của Công ty

Giấy và Bao bì Phú Giang như sau:

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B27

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.11: Biểu tổng hợp chi tiết Doanh thu bán hàng

Biểu tổng hợp chi tiết Doanh thu bán hàng

Quý IV năm 2013

SttTên sản phẩm

tiêu thụĐơn vị

Số

lượngĐơn giá Thành tiền

1Hộp Bồi nồi

Happytime (HB004)Chiếc 22,000 16,030 352,660,000

2Hộp Duplex - linh

kiện điện tử (DL003)Chiếc 5,000 15,320 76,600,000

3Hộp Duplex - bánh

kẹo HN (DL002)Chiếc 56,000 1,350 75,600,000

4 Hộp Carton CT003 Chiếc 12,000 5,490 65,880,0005 Hộp Carton CT002 Chiếc 43,500 16,030 697,305,0006 Nhãn hộp CT004 Chiếc 9,000 21,800 196,200,000… …,, … … … …

Tổng cộng 8,118,606,029Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ

( Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

( Ký, họ tên)

Hạch toán tổng hợp: Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi vào Nhật kí

chung:

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B28

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.12: Sổ cái Tài khoản 511

Sau đó từ nhật kí chung kế toán ghi vào sổ cái TK 511:

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ CÁI

Tài khoản: 511

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối

ứng

Số phát sinh

Số hiệuNgày

thángNợ Có

004710

0

01/11 Công ty HAL Việt

Nam

111 25,924,124

006110 001/11 Công ty TNHH Thanh

Bình

111 12,824,000

………, …, ……, …,, ……… …,,004718

9

31/12 Công ty CP kỹ thuật

SIGMA

111 33,000,500

PKT

035

31/12 Kết chuyển xác định

kết quả

911 8,118,606,02

9Cộng số phát sinh 8,118,606,02

9

8,118,606,029

Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ

( Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên)2.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán và hàng bán bị trả lại. Hiện nay Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

chưa thực hiện chính sách chiết khấu thương mại cho khách hàng. Khoản giảm

trừ doanh thu của Công ty chỉ bao gồm hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán,

Tuy nhiên các khoản giảm trừ doanh thu này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh

thu của Công ty vì trước khi kí kết hợp đồng và giao hàng hai bên đó cú sự kiểm

tra chất lượng và quy cách hàng hoá theo đúng yêu cầu của bên mua.

- Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại là số hàng đã coi là tiêu thụ, chuyển giao quyền sở hữu,

được người mua chấp nhận, nhưng bị người mua từ chối trả lại cho người bán do

không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết như không phù hợp yêu cầu, tiêu

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B29

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

chuẩn, quy cách, không đúng chủng loại. Kế toán sử dụng các chứng từ và sổ

sách:

+ Sổ cái khoản 5212,

+ Phiếu nhập kho hàng bị trả lại.

+ Hoá đơn hàng bán bị trả lại.

Trong Quý IV năm 2013 tại Công ty không có trường hợp hàng bán bị trả lại.

- Kế toán giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ doanh thu khi hàng đó bán nhưng

chất lượng không tốt Công ty sẽ giảm giá cho khách hàng. Kế toán sử dụng tài

khoản 5213 để hạch toán các sổ kế toán sử dụng:

Nhật kí chung

Sổ cái tài khoản 5213

Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán kế toán căn cứ vào chứng từ

ghi vào Nhật ký chung, số liệu được chuyển đến sổ cái tài khoản 5213 và cuối kỳ

số liệu này được kết chuyển vào tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần trong

kỳ. Tuy nhiên trong Quý IV năm 2013 Công ty không xảy ra trường hợp nào

giảm giá hàng bán

2.4 Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang là một doanh nghiệp sản xuất - thương

mại, hoạt động bán hàng là một hoạt động thường xuyên và rất quan trọng trong

Công ty. Do đó chi phí bán hàng cũng là chi phí phát sinh thường xuyên trong

Công ty. Mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí như Giá vốn hàng

bán nhưng Chi phí bán hàng gồm nhiều khoản mục chi phí và có vai trò duy trì

hoạt động của bộ phận bán hàng do đó cũng cần được hạch toán và theo dõi

thường xuyên.

Công ty là một doanh nghiệp nhỏ và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán

theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC do đó kế toán sử dụng TK 6421- Chi phí bán

hàng để hạch toán, Tài khoản này cũng được mở chi tiết thành thành các tài

khoản cấp 3 để theo dõi từng khoản mục chi phí khác nhau:

- TK 64211: Chi phí nhân viên bán hàng,

- TK 64212: Chi phí vật liệu bao bì,

- TK 64213: Chi phí dụng cụ đồ dùng,

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B30

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

- TK 64214: Chi phí khấu hao TSCĐ,

- TK 64215: Chi phí bảo hành,

- TK 64217: Chi phí dịch vụ mua ngoài,

- TK 64218: Chi phí bằng tiền khác,

Việc mở chi tiết tài khoản này giúp cho Công ty dễ dàng theo dõi các

khoản chi phí từ đó sẽ có biện pháp điều chỉnh các chi phí phù hợp với hoạt động

kinh doanh của Công ty. Do đặc điểm của Chi phí bán hàng bao gồm nhiều

khoản mục nên các chứng từ dùng hạch toán cũng rất đa dạng gồm:

- Phiếu chi tiền mặt,

- Hoá đơn dịch vụ,

- Giấy báo Nợ của ngân hàng,

- Biểu tính và thanh toán tiền lương, thưởng của nhân viên bán hàng,

- Biểu tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,

- Phiếu bảo hành…

Ví dụ: Ngày 01/12/2013 Công ty thanh toán tiền Xăng A92 tháng 11 cho

Công ty TNHH Hà Anh, Tiền xăng này dùng cho việc vận chuyển của các nhân

viên bán hàng theo Hoá đơn số 003289 với số tiền là:

- Xăng A92: 525,000

- Thuế GTGT 10%: 52,500

- Phí xăng dầu: 30,000

Tổng tiền thanh toán là: 607,500

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B31

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.13: Trích hóa đơn GTGT mua xăng dầu

HOÁ ĐƠN GTGT

Liên 1(lưu tại quyển)

Ngày 01/12/2013

Mẫu số: 01GTKT3/001

Ký hiệu: BK/13B

Số: 003289Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hà Anh

Địa chỉ: 25 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 04,36649386

Mã số thuế: 010136532Họ tên người mua hàng: Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Địa chỉ: Thôn Tam Tảo - Xã Phú Lâm - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại: 02413839839

Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: 2300183340St

t

Tên hàng hoá

dịch vụ

Đơnvị

tính

Số

lượngĐơn giá Thành tìên

A B C 1 2 3=1x2

1 Xăng A92 Lít 25 21,000 525,000

Cộng tiền hàng: 525,000Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 52,500

Phí xăng dầu: 30,000

Tổng cộng tiền thanh toán: 607,500

Số viết bằng chữ: Sáu trăm linh bảy nghìn, năm trăm đồng,

Người mua hàng

( kí, ghi rõ họ, tên)

Người bán hàng

(kí, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị

(kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Sau khi mua xăng, nhận được hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán tiến hành lập

phiếu chi tiền mặt để thực hiện chi tiền

Kế toán lập Phiếu chi tiền mặt theo mẫu sau.

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B32

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.14: Phiếu chi tiền mặt

Đơn vị: Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

PHIẾU CHI Số: 401Ngày 01/12/2013 Nợ: 6421

Có: 111Họ và tên người nhận tiền: Công ty TNHH Hà Anh

Địa chỉ: 25 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội

Lý do chi: Thanh toán tiền xăng A92 và phí xăng dầu,

Số tiền: 607,500

Viết bằng chữ: Năm trăm bẩy mươi nghìn đồng chẵn,

Kèm theo Hoá đơn GTGT số 003289,

Ngày 01 tháng 12 năm 2013

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng

dấu)

Kế toán trưởng

( ký, họ tên)

Người nhận

tiền

(Ký, họ tên)

Người lập

phiếu

( Ký, họ tên)

Thủ quỹ

(Ký, họ

tên)

Hiện nay, ở Công ty các khoản chi phí phát sinh liên quan tới quá trình

bán hàng như: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho bộ phận bán hàng

(khoản chi phí này được tổng hợp trên Biểu phân bổ nguyên vật liệu); chi phí

lương của bộ phận bán hàng (được tập hợp theo dõi trên Biểu tính và phân bổ

lương và BHXH); Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình sử dụng cho bộ

phận bán hàng (chi phí này được tập hợp trên Biểu tính và phân bổ khấu hao

TSCĐ),… Từ các sổ, kế toán lập Biểu kê chi tiết trên là cơ sở để kế toán vào sổ

tổng hợp chi tiết tài khoản 6421

SVTH: Lớp: Kế toán – K16B33

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.15. Trích biểu phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Tháng 12 năm 2013

STT

Ghi Có TKGhi Nợ TK

TK 334 TK 338TK 335

TổngLương

Phụ cấp

Khoản khác

Cộng Có TK 334

TK 3383(17%)

TK 3384(3%)

TK 3389(1%)

Cộng Có TK 338

1 TK154-CNTT

2 TK154-SXC

3 TK 642140,906,250 6,954,063 1,227,188 409,063 8,590,313 49,496,563

4 TK 642252,330,000 8,896,100 1,569,900 523,300 10,989,300 63,319,300

Cộng:

SVTH:Lớp: Kế toán – K16

34

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện ĐH Mở Hà Nội

Căn cứ vào Biểu phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế

toán tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết TK6421, sổ nhật ký chung và sổ cái TK642

theo định khoản:

Nợ TK 64211: 49,496,563

Có TK 334: 40,906,250

Có TK 338: 8,590,313

Chi phí nguyên vật liệu: dùng cho nhu cầu bán hàng ở Công ty Giấy và

Bao bì Phú Giang bao gồm các loại xăng dầu dùng cho xe tải vận chuyển các loại

sản phẩm hàng hoá đi bán, Căn cứ vào các phiếu xuất kho và Biểu phân bổ

nguyên vật liệu, kế toán tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết, sổ nhật ký chung và sổ

cái tài khoản 6421 theo định khoản:

Nợ TK 64212: 37,500,000

Có TK 152: 37,500,000

Biểu 2.16: Biểu phân bổ CP NVL tháng 12/2013

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Stt

Ghi có TK

Ghi nợ các đtg sd

TK152 TK153 TK142 TK242

A B 1 2 3 4

1 6421-CPBH 37,500,000 0

2 6422-CPQLDN 28,110,000

3 142-CPtrả trước ngắn hạn

4 242-CP trả trước dài hạn

Cộng

Chi phí khấu hao TSCĐ: là phần khấu hao của các tài sản có liên quan đến

quá trình bán hàng như: Khấu hao của gian nhà bán hàng, các ô tô tải chở sản

phẩm đi bán, các thiết bị như máy tính phục vụ công tác bán hàng…Căn cứ vào

Biểu tính và Biểu phân bổ khấu hao, kế toán tiến hành ghi:

SVTH: Lớp: Kế toán – K1635

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.17: Trích Biểu tính phân bổ khấu hao TSCĐ

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

BẢNG TÍNH PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng 12/2013

S

TTChỉ tiêu

Nơi sử dụng TK 627

TK6421 TK 6422TK1

42

TK2

42

TK3

35Nguyên giá

TSCĐ

Số

KH

PX lắp

ráp

PX

LR

..

.A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1

I - Số khấu hao trích

tháng trước

50,400,000 77,016,000

2

II- Số KH tăng trong

tháng 0 0

3

III- Số khấu hao giảm

trong tháng 0 0

4

IV-số KH trích tháng

này

50,400,000 77,016,000 Cộng 50,400,000 77,016,000

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

SVTH:Lớp: Kế toán – K16

36

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Nợ TK 64214: 50,400,000

Có TK 214: 50,400,000

Chi phí dịch vụ mua ngoài: các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho

công tác bán hàng như: tiền điện thoại, tiền thuê thợ bốc dỡ hàng, tiền bồi dưỡng

nhân viên làm đêm, làm thêm giờ, trả cho bộ phận bán hàng thì sẽ căn cứ vào các

chứng từ phát sinh tháng 12/2013 để kế toán ghi:

Nợ TK 64217: 47,611,200

Có TK 111: 47,611,200

Đến cuối quý tổng hợp chi phí bán hàng theo các nội dung và kết chuyển

chi phí bán hàng để xác định được kết quả tiêu thụ trong quý.

Nợ TK 911: 575,161,900

Có TK 6421: 575,161,900

Từ sổ Nhật ký chung, kế toán tiến hành vào sổ cái TK 6421 với các

nghiệp vụ liên quan.

Biểu 2.18: Biểu tổng hợp chi phí bán hàng

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ BÁN HÀNG

Nội dungTháng

10/2013

Tháng

11/2013

Tháng

12/2013

Tổng quý

4/2013Chi phí nhân viên 62,832,000 58,905,000 68,722,500 Chi phí vật liệu 28,750,000 26,250,000 37,500,000 Chi phí dụng cụ, đồ

dung Chi phí khấu hao

TSCĐ 50,400,000 50,400,000 50,400,000 Chi phí bảo hành Chi phí hao hụt Chi phí dịch vụ mua

ngoài 47,611,200 45,780,000 47,611,200 Chi phí bằng tiền khác Tổng Cộng 189,593,200 181,335,000 204,233,700 575,161,900

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

37

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.19: Trích sổ nhật ký chungCông ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ NHẬT KÝ CHUNGTrích: quý 4 năm 2013

(Trích phần liên quan đến chi phí bán hàng)

Chứng từDiễn giải TK PS Nợ PS Có

Ngày Số... ... ... ... ... ...1/9 HĐ3289 Mua xăng A92-BP

bán hàng152 555,000

VAT 133 52,500Tiền mặt 111 607,500

03/9 09 Cước vận chuyển Nhãn hộp JS113

6421 1,522,000

Tiền mặt 111VP 1,522,00015/9 11 Thanh toán tiền cước

v/c MH TK 7108H6421 395,235

Tiền mặt 111 395,235

18/9 PX235 Xuất xăng chạy ôtô BP bán hàng

6421 2,233,147

NVL-xăng A92 152 2,233,147... ... ... ... ...30/9 PKT75 Chi phí lương BPBH

T12/20136421 40,906,250

Phải trả cnv T12/2013 334 40,906,25030/9 PKT76 Chi phí BHXH

BHYT; BHTN T12/2013

6421 8,590,313

Các khoản phải trích theo lương BPBH T12/2013

338 8,590,313

……..Cộng chuyển trang sau

……… ……….

Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên)

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

38

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.20: Sổ cái TK642TRÍCH PHẦN SỔ CÁI TỔNG HỢP 6421 – CHI PHÍ BÁN HÀNG

Quý 4/2013Đơn vị: VNĐ

Chứng từDiễn giải

TK

ĐƯPS Nợ PS Có

Ngày Số

03/9 09 Thanh toán tiền cước vận

chuyển DL001

111VP 1,522,000

... ... ... ... ...

15/9 11 Thanh toán tiền cước vận

chuyển CT001

111VP 395,235

... ... ... ... ...30/9 PKT69 Chi phí khấu hao TSCĐ

T12/2013

214 50,400,000

... ... ... ... ...25/9 25 Chi tiền tiếp khách 111 1,970,954... ... ... ... ..30/9 PKT75 Tiền lương bộ phận bán hàng 334 40,906,25030/9 PKT76 Trích 17% BHXH T12/13 338,3 6,954,063

30/9 PKT77 Trích 3% BHYT T12/13 338,4 1,227,18830/9 PKT78 Trích 1% BHTN T12/13 338,9 409,06330/9 PKT79 Kết chuyển CPBH TK6421

sang TK 911 quý 4/2013

911 575,161,900

Cộng 575,161,900 575,161,900

Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên)

2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty Giấy và Bao bì Phú

Giang

Cũng giống như chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 1

tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với Giá vốn hàng bán trong tổng chi phí nhưng đây là

một khoản mục chi phí quan trọng trong doanh nghiệp góp phần duy trì hoạt

động của bộ máy quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao

gồm nhiều khoản mục phí như: lương và phụ cấp cho nhân viên quản lý, khấu

hao TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý, dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng

tiền khác như điện thoại, nước, điện, đồ dùng văn phòng…

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

39

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Công ty sử dụng tài khoản 6422- chi phí quản lý doanh nghiệp để hạch

toán và tài khoản này cũng được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 như sau:

- TK 64221: Chi phí nhân viên quản lý.

- TK 64222: Chi phí vật liệu quản lý.

- TK 64223: Chi phí đồ dùng văn phòng.

- TK 64224: Chi phí khấu hao TSCĐ

- TK 64225: Thuế, phí, lệ phí.

- TK 64227: Chi phí dịch vụ mua ngoài.

- TK 64228: Chi phí bằng tiền khác.

Ví dụ: Ngày 15/11/2013 Công ty chi tiền mặt mua mực cho máy in dùng

cho văn phòng, Kế toán lập phiếu chi số 235 theo số tiền trên hoá đơn:

+ Tiền mực: 1,020,000

+ Thuế GTGT 10%: 102,000

+ Tổng tiền: 1,122,000

Căn cứ vào Hoá đơn GTGT của Công ty TNHH mực in Long Thành và

Phiếu chi tiền mặt số 235 trên kế toán ghi vào Nhật ký chung, cuối kì số liệu

chuyển lên Sổ cái tài khoản 6422.

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

40

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.21: Trích hóa đơn GTGT mua mực in

Hoá đơn GTGT

Liên 1(lưu tại quyển)

Ngày 15/11/2013

Mẫu số: 01GTKT3/001

Ký hiệu: BK/13B

Số: 0012857Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH mực in Long Thành

Địa chỉ: 39 Lương Định Của – Hà Nội

Điện thoại: 0433 564 290

Mã số thuế: 010250532Họ tên người mua hàng: Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

Địa chỉ: Thôn Tam Tảo - Xã Phú Lâm - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại: 02413839839

Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: 2300183340St

t

Tên hàng hoá

dịch vụ

Đơnvị

tính

Số

lượngĐơn giá Thành tìên

A B C 1 2 3=1x2

1 Mực in 1,020,000 1,020,000

Cộng tiền hàng: 1,020,000Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 102,000

Tổng cộng tiền thanh toán: 1,122,000

Số viết bằng chữ: Một triệu một trăm hai mươi hai nghìn đồng,

Người mua hàng( kí, ghi rõ họ, tên)

Người bán hàng(kí, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị(kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Căn cứ hóa đơn mua hàng, kế toán tiến hành lập phiếu chi để tiến hành chi tiền

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

41

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.22: Phiếu chi

Đơn vị: Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

PHIẾU CHI Số: 235Ngày 15/11/2013 Nợ: 6422

Có: 111Họ và tên người nhận tiền: Công ty TNHH mực in Long Thành

Địa chỉ: 39 Lương Định Của – Hà Nội

Lý do chi: Thanh toán tiền mua mực cho máy in,

Số tiền: 1,122,000

Viết bằng chữ: Một triệu một trăm hai mươi hai nghìn đồng,

Ngày 15 tháng 11 năm 2013

Giám đốc(Ký, họ tên, đóng

dấu)

Kế toán trưởng( ký, họ tên)

Người nhận tiền

(Ký, họ tên)

Người lập phiếu

( Ký, họ tên)

Thủ quỹ(Ký, họ

tên)Biểu 2.23: Biểu tổng hợp chi phí QLDN quý 4/2013

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ QUẢN LÝ

(Quý 4/2013)

STT

Nội dungTháng 10/2013

Tháng 11/2013

Tháng 12/2013

Tổng quý 4/2013

1 Chi phí nhân viên 56,516,400 50,236,800 63,319,300 2 Chi phí vật liệu 23,750,000 26,250,000 28,110,000

3

Chi phí dụng cụ, đồ

dung

4

Chi phí khấu hao

TSCĐ 77,016,000 77,016,000 77,016,000 5 Chi phí bảo hành 6 Chi phí hao hụt

7

Chi phí dịch vụ mua

ngoài 27,468,000 18,312,000 25,636,800

8

Chi phí bằng tiền

khác Tổng Cộng 184,750,400 171,814,800 193,558,800 550,124,000

Từ các chứng từ gốc, các Biểu kê chi tiết, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết

tài khoản 6422 như sau:

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

42

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.24: Sổ cái tài khoản 6422

Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ CÁI

Từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/12/2013

Tài khoản: 6422

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối

ứng

Số phát sinh

Số hiệuNgày

thángNợ Có

…,, …… …,, …, …, ……235 15/11 Thanh toán tiền mực

máy in

111 1,020,000

236 16/11 Thanh toán tiền điện văn

phòng Tháng 11

111 1,230,000

…, …, …, …, …, …PKT75 30/9 Chi phí lương NVQLDN

T12/2013

334 52,330,000

PKT76 30/9 Chi phí các khoản trích

theo lương T12/2013 BP,

QLDN

338 10,989,300

PKT69 30/9 Chi phí KHTSCĐ

T12/2013 BP, QLDN

214 77,016,000

PKT 80 31/12 Kết chuyển xác định kết

quả

911 550,124,000

Cộng số phát sinh 550,124,000 550,124,000Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ( Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

43

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.25: Trích sổ cái TK 642Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ CÁITừ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/12/2013

Tài khoản: 642Chứng từ

Diễn giảiTK đối ứng

Số phát sinh

Số hiệuNgàytháng

Nợ Có

235 15/11 Thanh toán tiền mực máy in 111 1,020,000236 16/11 Thanh toán tiền điện VP T09 111 1,230,000 300 31/11 Chi phí đồ dùng 111 1,540,000 301 1/12 Thanh toán tiền Xăng 111 555,000 ... ... ... ... ... ...

356 31/12Thanh toán lương nhân viên bán hàng Tháng 12

111 47,429,219

357 3/9/2013Cước điện thoại bộ phận bán hàng

111 2,450,000

... ... ... ... ... ...

30/9 PKT69Chi phí khấu hao TSCĐ T12/2013 BPBH

214 50,400,000

30/9 PKT69Chi phí KHTSCĐ T12/2013 BP,QLDN

214 77,016,000

30/9 PKT75 Tiền lương bộ phận bán hàng 334 40,906,250

30/9 PKT75Chi phí lương NVQLDN T12/2013

334 52,330,000

30/9 PKT76Trích 17% BHXH T12/13 BPBH

3383 6,954,063

30/9 PKT76Chi phí các khoản trích theo lương T12/2013 BP,QLDN

338 10,989,300

30/9 PKT77Trích 3% BHYT T12/13 BPBH

3384 8,590,313

30/9 PKT78Trích 1% BHTN T12/13 BPBH

3389 6,954,063

PKT 79 31/12 Kết chuyển xác định kết quả 911 575,161,900

PKT 80 31/12Kết chuyển xác định KQ - CPQL

911 550,124,000

Cộng số phát sinh 1,125,285,900 1,125,285,900Dư cuối kỳ 0

Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

2.6 Kết toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu kinh tế tổng

hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong

doanh nghiệp, Đó là cơ sở đánh giá những thành tựu và yếu kém trong một kì

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

44

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

hoạt động kinh doanh, Đồng thời cũng là cơ sở để lập ra các báo cáo kế toán, báo

cáo thuế phục vụ quản lý và các đối tượng quan tâm như: ngân hàng, các đối tác,

cơ quan thuế…Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả

hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và kết quả của các

hoạt động khác. Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang là doanh nghiệp kinh doanh

thương mại hoạt động bán hàng là chủ yếu nên kết quả hoạt động bán hàng đóng

góp phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán sử

dụng tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để hạch toán. Do sử dụng

phần mềm kế toán Cbook nên việc kết chuyển số liệu và xác định kết quả của

Công ty đã giảm bớt và đơn giản rất nhiều. Cuối kì hoạt động kinh doanh kế toán

căn cứ vào số liệu trên các tài khoản doanh thu và chi phí để thực hiện các bút

toán kết chuyển bao gồm:

+ Kết chuyển các tài khoản doanh thu,

+ Kết chuyển các tài khoản chi phí,

+ Kết chuyển xác định lợi nhuận

Đồng thời các số liệu này cũng được tổng hợp lờn các báo cáo tài chính

của doanh nghiệp. Kế toán sử dụng các chứng từ và sổ kế toán sau:

- Phiếu kế toán (do phần mềm kế toán lập),

- Sổ Nhật ký chung,

- Sổ Cái tài khoản 911,

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

45

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Biểu 2.26: Sổ cái tài khoản 911Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

SỔ CÁITừ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/12/2013

Tài khoản: 911Chứng từ

Diễn giải

TK

đối

ứng

Số phát sinh

Số hiệuNgày

thángNợ Có

PKT 035 31/12 Kết chuyển doanh thu

bán hàng và cung cấp

dịch vụ

511

8,118,606,029

PKT 036 31/12 Kết chuyển doanh thu

tài chính515

6,684,800

PKT 037 31/12 Kết chuyển giá vốn 632 6,873,645,005

PKT 038 31/12 Kết chuyển chi phí tài

chính635

6,050,230

PKT 039 31/12 Kết chuyển CP bán

hàng6421

575,161,900

PKT 040 31/12 Kết chuyển CP quản lý

DN6422

550,124,000

PKT 041 31/12 Kết chuyển lợi nhuận 421 120,309,694 Cộng số phát sinh 8,125,290,82

9

8,125,290,829

Ngày 31 Tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ( Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Giám đốc(Ký, họ tên)

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

46

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

CHƯƠNG 3MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN

HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG

3.1 Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí kinh doanh, doanh thu và xác

định kết quả tiêu thụ tại Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang

3.1.1 Những ưu điểm

Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về công tác kế toán tại Công ty Giấy

và Bao bì Phú Giang, em nhận thấy tình hình tổ chức bộ máy kế toán và hạch

toán kế toán của Công ty có những ưu điểm sau:

Bộ máy kế toán của Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang tương đối gọn

nhẹ, được bố trí, phân công công việc một cách rất hợp lý, phù hợp với trình độ

năng lực của từng người đối với công việc được giao. Nhân viên kế toán của

công ty được làm việc trong điều kiện thuận lợi với đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Phòng kế toán của Công ty được trang bị 06 máy vi tính, 02 máy in, 01 máy fax,

01 máy photocopy để phục vụ cho công tác hạch toán, quản lý và bán hàng của

công ty.

Công ty có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình có trình độ Đại học,

Cao đẳng được đào tạo chuyên môn. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần cho

sự thành công trong công tác kế toán nói riêng và sự phát triển của Công ty nói

chung. Công tác hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp tương đối chặt chẽ theo

đúng chế độ kế toán mới, các chế độ ghi chép, sử dụng chứng từ, sổ sách đã quy

định của BTC phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty.

Các nhân viên kinh tế ở phân xưởng sản xuất thực hiện tốt công tác thu

thập thông tin, ghi chép phản ánh cung cấp đầy đủ chứng từ gốc để hạch toán kịp

thời với kỳ báo cáo kế toán công ty. Các phòng ban, phân xưởng phối hợp chặt

chẽ với phòng kế toán đảm bảo công tác hạch toán diễn ra kịp thời, chính xác.

Công tác hạch toán kế toán bán hàng đã được nhập dự liệu theo từng phiếu

nhập kho, xuất kho và theo từng hóa đơn bán hàng nên đó phản ánh 1 cách chính

xác tình hình và kết quả kinh doanh của công ty theo các định kỳ tháng, quý, năm.

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

47

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Do việc hạch toán, ghi chép cụ thể từng chứng từ như đã nêu trên và hạch

toán theo từng đối tượng khách hàng nên đó phản ánh được chính xác tình hình

công nợ đối với từng khách hàng qua từng thời kỳ.

Công ty cũng đã áp dụng các hình thức thanh toán rất tiện ích như: Thu

bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng với các

khoản tiền lớn; thu bằng tiền mặt với các khoản tiền nhỏ nên cũng đã tránh được

những nhầm lẫn, thất thoát xảy ra. Tóm lại tổ chức bộ máy kế toán và công tác

hạch toán kế toán của Công ty được thực hiện một cách tương đối khoa học và có

những thuận lợi nhất định để thực hiện công tác quản lý, hạch toán kế toán nói

chung và hạch toán kế toán về tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh

của toàn bộ đơn vị một cách kịp thời, chính xác, hợp lý và có hiệu quả cao.

3.1.2 Những tồn tại, nguyên nhân

Nhìn chung công tác kế toán bán hàng của Công ty Giấy và Bao bì Phú

Giang được thực hiện khá tốt đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành phù hợp

với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên trong công tác “Kế

toán bán hàng” tại công ty vẫn còn tồn tại một số điểm như sau:

Về các khoản dự phòng:

Với đặc điểm của công ty là vừa sản xuất, vừa kinh doanh thương mại,

chủng loại hàng hóa, vật liệu của Công ty nhiều, giá cả thường xuyên biến động.

Hiện nay Công ty chưa áp dụng phương pháp lập dự phòng đối với hàng tồn kho

=> Kết quả kế toán sẽ phản ánh chưa hợp lý về giá thành thành phẩm, giá vốn

hàng bán tại Công ty

+ Các khoản phải thu: Số lượng khách hàng mua chịu của Công ty với số

tiền lớn rất nhiều do đó rất có thể phát sinh các khoản phải thu khó đòi, Trong

điều kiện kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì các khách hàng của Công ty cũng

chịu tác động không nhỏ, trong trường hợp các công ty này lâm vào tình trạng

khó khăn và không trả được nợ thì đây sẽ là một tổn thất mà Công ty phải gánh

chịu. Do đó lập dự phòng khoản phải thu chính là một biện pháp nhằm xác định

trước các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai và có được cái nhìn đúng đắn,

chính xác hơn về tình hình tài chính,

- Về hình thức bán hàng:

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

48

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Hiện nay hình thức bán hàng của Công ty còn chưa đa dạng chủ yếu là

bán hàng qua điện thoại và bán hàng trực tiếp. Do đó chưa thể tận dụng hết khả

năng tiêu thụ các mặt hàng trên thị trường. Công ty cần đa dạng hơn nữa các hình

thức bán hàng để mở rộng mạng lưới phân phối, giúp cho khách hàng biết đến

sản phẩm, dịch vụ của Công ty hơn do đó việc tiêu thụ đạt hiệu quả cao hơn và

nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định

kết quả bán hàng tại Công ty giấy và bao bì Phú Giang

3.2.1 Giải pháp về các khoản dự phòng

Lập dự phòng là một nguyên tắc thận trọng trong kế toán, dự phòng là

việc trích trước một khoản chi phí để bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong

tương lai, Việc lập dự phòng giúp cho các nhà quản lý có được sự nhìn nhận

chính xác hơn về thực trạng tài chính của công ty và đưa ra các quyết định đúng

đắn,

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do

giảm giá hàng tồn kho có thể xảy ra, Đối tượng lập dự phòng là hàng tồn kho

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà giá trị thuần có thể thực hiện được <

giá gốc trên sổ kế toán, Các hàng tồn kho này phải đảm bảo điều kiện là phải cú

hoá đơn, chứng từ hợp pháp hoặc bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn

kho, Mức trích lập dự phòng được xác định như sau:

Mức lập dự phòng giảm

giá HTK=

Số lượng hàng hoá bị giảm giá tại thời điểm lập

* (Giá gốc đơn vị

của HTK-

Giá trị thuần có thể thực

hiện)

Trong đó:

- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi

phí liên quan trực tiếp khác theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng

tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001

của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu

hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và

chi phí tiêu thụ (ước tính),

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

49

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn

kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào Biểu kê chi tiết, Biểu kê là căn cứ để

hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ

trong kỳ) của doanh nghiệp,

* Tài khoản: Công ty sử dụng tài khoản 1593 – Dự phòng giảm giá hàng

tồn kho để hạch toán, Tài khoản này là tài khoản điều chỉnh của Tài khoản 155

nên có kết cấu ngược với tài khoản 155, cuối niên độ kế toán hoặc cuối quý kế

toán xác định mức dự phòng cần lập về giảm giá hàng tồn kho ghi:

Nợ Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán

Có Tài khoản 1593: Mức dự phòng cần lập

Trong niên độ kế toán nếu xảy ra giảm giá hàng tồn kho thì kế toán lấy số

dự phòng đã lập để bù đắp, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn

hàng bán của doanh nghiệp, Nếu hàng tồn kho không bị giảm giá thì kế toán sẽ

hoàn nhập số dự phòng đã lập, cuối năm sau khi xác định mức trích lập dự phòng

giảm giá hàng tồn kho Công ty dựa vào số dự phòng còn lại chưa sử dụng hết để

trích lập như sau:

- Nếu số dự phòng kỳ này > mức dự phòng kỳ trước còn lại chưa sử dụng

thì Công ty trích lập bổ sung số còn thiếu,

- Nếu số dự phòng kỳ này < mức dự phòng kỳ trước còn lại chưa sử dụng

thì Công ty hoàn nhập dự phòng.

* Về kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Nội dung kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản thu mà con

nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ. Các khoản nợ của những khách hàng này

gọi là nợ phải thu khó đòi. Để đề phòng rủi ro hạn chế những đột biến về kết quả

kinh doanh trong kỳ kế toán, cuối mỗi niên độ, kế toán phải tính toán số nợ phải

thu số nợ phải thu khó đòi do con nợ không còn khả năng thanh toán có xảy ra

trong năm kế hoạch để tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh. Gọi là lập dự

phòng các khoản phải thu khó đòi. Theo quy định hiện hành việc lập dự phòng

được tiến hành vào thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm và

phải có đủ các điều kiện sau:

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

50

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

- Số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp.

- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi cần lập dự phòng phải có chứng

từ gốc hợp lệ ghi rõ tên địa chỉ người nợ, nội dung khoản nợ, số tiền phải thu, số

đã thu, số còn nợ chưa trả.

- Các khoản nợ phải thu được ghi nhận là nợ khó đòi nếu nợ phải thu đã

quá hạn 2 năm trở lên kể từ ngày đến hạn thu nợ ghi trong hợp đồng (khế ước

vay). Trừ trường hợp đặc biệt trong thời gian quá hạn chưa quá 2 năm nhưng con

nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác như: bỏ

trốn, bị bắt giữ... thì cũng được ghi nhận là nợ khó đòi.

- Doanh nghiệp phải lập hội đồng thẩm định xác định các khoản nợ phải

thu khó đòi và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.

- Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa không vượt quá

20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm.

Tài khoản sử dụng

Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi được phản ánh ở tài khoản

1592 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Nội dung kết cấu của tài khoản 1592 như sau:

Bên nợ: Hoàn nhập số dự phòng các khoản phải thu khó đòi đó lập cuối

năm trước

Bên có: Số trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi cuối niên độ

Số dư bên có: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ

Trình tự kế toán:

Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào khoản nợ phải thu, xác

định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập. Nếu số dự phòng nợ

phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay > số dự phòng nợ phải thu khó đòi đó

trớch lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay < số dự

phòng nợ phải thu khó đòi đó trớch lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì

số chênh lệch ghi:

Nợ TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

51

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Trong niên độ tiếp theo khi thu hồi các khoản nợ phải thu của niên độ

trước, ghi:

Nợ TK111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK138 - Phải thu khác

Những khoản nợ phải thu của niên độ trước, nay thực sự không thu hồi nợ

được, sau khi đó cú quyết định cho phép xử lý xoá sổ khoản công nợ này, kế toán

ghi:

Nợ TK 1592: Dùng dự phòng để xoá nợ

Nợ TK 6422: Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoỏ sổ > số lập

dự phòng

Có TK131 - Phải thu của khách hàng

Có TK138 - Phải thu khác

Đồng thời phải theo dõi khoản công nợ đã xử lý: Nợ TK 004 - Nợ khó đòi

đó xử lý, các khoản nợ phải thu khó đòi đó xử lý xoá sổ nếu thu hồi được, kế toán

ghi:

Nợ TK111, 112

Có TK 711 - Thu nhập khác

Đồng thời: Có TK 004 - Nợ khó đòi đó xử lý

Các khoản nợ khó đòi đó xử lý xoá sổ nếu sau 10 đến 15 năm không thu

hồi được, ghi:

Có TK 004 - Nợ khó đòi đó xử lý

3.2.2 Giải pháp về kế toán chi phí

Công ty cần phân loại và quản lý đúng các tài sản và việc sử dụng các tài

sản này, Nếu các thiết bị không dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì

không được tính vào chi phí trong kì, Công cụ dụng cụ cần phải được phân bổ

chi phí theo đúng số năm sử dụng hữu ích của nó tránh việc phân bổ chi phí sai

làm sai kết quả lợi nhuận trong kì,

3.2.3 Về công tác quản lý bán hàng

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

52

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

Vì DN kinh doanh các mặt hàng khá đa dạng về chủng loại vì thế việc

quản lý bán hàng gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian đầu do không được đánh mã

sản phẩm nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm kê và quản lý, dễ gây ra

nhầm lẫn mất mát trong công tác quản lý hàng tồn kho. Cần nâng cao công tác

quản lý bán hàng hơn nữa. Công ty cần có các biện pháp để mở rộng thêm thị

trường tiêu thụ để khối lượng sản phẩm ngày một tăng thêm vì khi khối lượng

sản phẩm tiêu thụ tăng đồng nghĩa với thu nhập của Công ty tăng lên.

Công ty cần có chế độ cụ thể về khuyến mại, chiết khấu hàng bán và chăm

sóc khách hàng tốt hơn nữa và hạch toán rõ ràng các chi phí này khi xác định kết

quả kinh doanh. Công ty cần phải nhạy bén với giá cả trên thị trường để xác định

giá bán trong từng thời điểm cho phù hợp, nhằm nâng cao thu nhập cho Công ty.

Công tác hạch toán của khâu này cần cập nhập kịp thời hàng ngày và theo

từng lô hàng xuất bán để nhanh chóng xác định kết quả kinh doanh tạm thời,

cung cấp thông tin cho lãnh đạo công ty và các phòng ban quản lý có định hướng

cho kỳ sản xuất tiếp theo với mục đích đem lại thu nhập cao, Công ty ngày càng

phát triển bền vững.

Hiện nay trên thị trường chưa có nhiều sản phẩm, mà người tiêu dùng thì

luôn đòi hỏi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Vì vậy công ty nên co chính sách giá

bán cho từng đối tượng khách hàng, những khách hàng lâu năm sẽ cần được

giảm giá ưu tiên hơn, những khách hàng mua với số lượng nhiều, thường xuyên

điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh.

Quan tâm đến chế độ thi đua khen thưởng không những phải được thực

hiện đối với các cán bộ quản lý mà còn phải chú trọng đến các cá nhân, tổ sản

xuất có đóng góp lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, những nhân viên bán hàng

có doanh thu lớn nhiệt tình với công việc của mình. Nhưng trên thực tế công tác

này tại Công ty chưa được mở rộng. Công ty chưa thực sự quan tâm đến đời sống

của cán bộ nhân viên mà mới chỉ đảm bảo cho họ mức lương tối thiểu.

Doanh thu bán hàng phải được theo dõi một cách chặt chẽ ở bộ phận kế

toán. Các lô hàng bán chịu được kế toán theo dõi riêng, chi tiết từng đối tượng để

tránh nhầm lẫn hay bỏ sót các khoản nợ nào.

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

53

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

KẾT LUẬN

Có thể nói công tác hạch toán kế toán là hết sức quan trọng đối với tất cả

các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. trong đó công

tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là bộ phận không thể thiếu

được trong toàn bộ công tác kế toán, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân

tích tình hình hoạt động bán hàng, phản ánh một cách chính xác đầy đủ kết quả

cuối cùng của quá trình bán hàng, cung cấp các thông tin cần thiết cho ban giám

đốc để hoạch định những chiến lược kinh doanh mới.

Đối với công ty giấy và bao bì Phú Giang thì công tác kế toán thành phẩm,

tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ về cơ bản đã đáp ứng được

những yêu cầu về quản lý trong điều kiện mới. bộ phận kế toán đã nhanh chóng

nắm bắt được những chế độ quy định về công tác kế toán của nhà nước, vận dụng

chúng một cách hợp lý với điều kiện thực tế tại công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng

viên và các cán bộ phòng kế toán của Công ty giấy và bao bì phú giang đã tạo

điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài khóa văn này.

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16

54

Báo cáo thực tập tốt nghiệpViện ĐH Mở Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế toán đại cương, kế toán tài chính, tổ chức công tác kế toán, bài

giảng kế toán tài chính.

2. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực kế toán số 02, 14 thông tư

89/2002/TT-BTC, thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ tài chính

3. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC

và quyết định số 48/2006/QĐ-BTC

4. Các tài liệu tham khảo hướng dẫn thực hành kế toán tài chính

5. Các tạp chí tài chính, tạp chí kế toán, tạp chí kinh tế phát triển, tạo chí thuế

Nhà Nước

6. Các website của Bộ tài chính (http://www.mof.gov.vn) tạp chí thuế

(http://www.gdt.gov.vn)

7. Các tài liệu kế toán và tài liệu quản lý khác của Công ty giấy và bao bì Phú

Giang

SVTH: Phạm Thị ThựcLớp: Kế toán – K16