63
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG SẮN NGẮN NGÀY VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH RÃI VỤ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY SẮN BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ YÊN Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng Phú Yên 2017

2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên

Embed Size (px)

Citation preview

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG SẮN NGẮN NGÀY VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH RÃI VỤ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN

CÂY SẮN BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ YÊN

Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng

Phú Yên 2017

Nội dung MỞ ĐẦU• Tính cấp thiết của đề tài• Mục tiêu đề tài• Ý nghĩa khoa học và thực tiễn• Đóng góp mới TỔNG QUAN • Sắn Việt Nam cây xuất khẩu triển vọng• Chọn giống sắn trên nền tảng khoa học• Tổng quan kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắnNỘI DUNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP• Nội dung• Phương pháp nghiên cứu• Tình hình triển khai thực hiện đề tài • Vật liệu, điều kiện thí nghiệm• Quy trình kỹ thuật áp dụng và chỉ tiêu theo dõi• Phương pháp tính hiệu quả kinh tế, xử lý và

thống kê số liệu2

Nội dung KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Sắn Phú Yên hiện trạng sản xuất và định

hướng nghiên cứu phát triển2. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống sắn

KM419 đạt năng suất cao cho tỉnh Phú Yên3. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm

canh sắn tại tỉnh Phú Yên (phân bón NPK + PC hoặc HCVS, mật độ trồng thích hợp, thời điểm thu hoạch hợp lý, )

4. Xây dựng mô hình trình diễn giống sắn và kỹ thuật thâm canh. Tập huấn nông hộ, xâydựng mạng lưới nông dân giỏi và khuyếnnông viên, bảo tồn phát triển sắn bền vững.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊDANH MỤC CÔNG TRÌNHTÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC (hình ảnh, thống kê, tài liệu quy trình,QĐ của CT Tỉnh, Thuyết minh Đề tài, Giấy nhậnxét của Sở NNPTNT, UBND ĐX & SH)

3

MỞ ĐẦU

• Sắn Việt Nam hiện là mặt hàng xuất khẩu chính và đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Diện tích sắn toàn Việt Nam năm 2013 khoảng 544,30 ngàn ha, năng suất bình quân 17,9 tấn/ha, sản lượng 9,74 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2014).

4

Tính cấp thiết của đề tài

Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây công nghiệp triển vọng đang chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây 4F (fuel, flour, food, feed) tiềm năng của thế kỷ 21 (FAO 2013a). Tổng diện tích sắn thế giới năm 2013 đạt 20,73 triệu ha, năng suất củ tươi 13,3 tấn/ ha, sản lượng 276,70 triệu tấn. Việt Nam là một trong mười nước trồng nhiều sắn của thế giới (Hoang Kim et.al. 2014 trích dẫn FAO, 2014)

• Cách mạng sắn ở Việt Nam là điểm sáng sắn toàn cầu đã đưa năng suất sắn từ 8,5 tấn/ ha, sản lượng 1,8 triệu tấn năm 2000 lên năng suất gấp đôi và sản lượng tăng gấp năm lần trên phạm vi toàn quốc năm 2013. Tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã đạt 36,0 - 60,0 tấn / ha năng suất tăng hơn 400 phần trăm (FAO 2013b, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai 2015).

5

Năm 2015 diện tích sắn Việt Nam khoảng 560 nghìn ha, năng suất bình quân 19 tấn/ ha, sản lượng 10,5 triệu tấn sắn củ tươi. Diện tích và sản lượng sắn Việt Nam năm 2015 đứng thứ ba sau lúa và ngô, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ đô la Mỹ xếp thứ ba sau lúa và cà phê.

• Thách thức lớn nhất của ngành sắn Việt Nam là giá mua bán sắn không ổn định và lệ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Việt Nam mỗi năm xuất khẩu trên 3,4 triệu tấn sản phẩm sắn, 90% xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc. Nhiễu loạn thời tiết khí hậu nắng hạn toàn cầu đang ảnh hưởng trầm trọng tới Việt Nam.

6

chú trọng nâng cao năng suất, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế sản xuất tiêu thụ sắn bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Năng suất sắn Việt Nam hiện đạt 19 tấn/ ha (cao hơn năng suất sắn của châu Phi, châu Mỹ và bình quân chung của toàn thế giới, nhưng vẫn còn thấp hơn năng suất sắn Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và năng suất bình quân của sắn châu Á), thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất sắn và nhiều rủi ro trong sản xuất tiêu thụ sắn.

Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững

• Giống sắn đã phổ biến ở Phú Yên KM94, KM98-5, KM140,

• Bộ giống sắn khảo nghiệm quốc gia KM419, KM444, KM440, KM397, KM414, KM325

Lựa chọn giải pháp ưu tiên canh tác sắn bền vững Giống sắn Rãi vụ Phân bón Mật độ Sâu bệnh Trồng xen Chống xói mòn Cơ giới hóa Tưới tiêu Sản xuất gắn tiêu thụ

Thực hiện đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn Ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên”

SẮN PHÚ YÊNsự cần thiết nghiên cứu

- Tuyển chọn được 1 - 2 giống sắn mới đạt năng suất trên 27tấn/ha, (so với năng suất sắn tại địa phương đạt 16-20 tấn/ ha,hàm lượng tinh bột trên 27%, thích nghi với điều kiện sinh thái ởPhú Yên.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp trênđất Đồng Xuân và Sông Hinh (thời điểm thu hoạch, phân bón,mật độ trồng) nhằm đạt năng suất sắn trên 27 tấn/ha, hàm lượngtinh bột trên 27% và duy trì độ phì nhiêu của đất.

- Xây dựng mô hình trình diễn giống sắn mới và quy trình thâmcanh sắn đạt năng suất, lợi nhuận cao. Tập huấn nông hộ, đào tạoxây dựng mạng lưới nông dân giỏi và khuyến nông viên, bảo tồnvà phát triển sắn thích hợp bền vững.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Chương 2. TỔNG QUAN

2.1. Sắn Việt Nam cây xuất khẩu triển vọng 2.2.1 Phân loại, nguồn gốc, vùng phân bố, lịch sử phát triển. 2.2.2 Sản xuất tiêu thụ trên Thế Giới và Việt Nam. 2.2.3 Thách thức, định hướng phát triển. 2.2.4 Kết luận. 2.2. Chọn giống sắn trên nền tảng khoa học 2.2.1 Nguồn gen và tiến bộ mới chọn giống sắn trên thế giới 2.2.2 Nguồn gen và tiến bộ mới giống sắn Việt Nam 2.2.3. Cơ sở khoa học thực tiễn tuyển chọn bộ giống sắn thí nghiệm2.3. Tổng quan kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn 2.2.1 Tiến bộ mới kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn trên thế giới 2.2.2 Kết quả mới kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn Việt Nam 2.2.3. Cơ sở khoa học thực tiễn lựa chọn kỹ thuật ưu tiên

Chương 3. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu- Địa điểm tại huyện Đồng Xuân và Sông Hinh.- Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2014 đến tháng 12/2016.Đối tượng nghiên cứu- 8 giống sắn KM419, KM397, KM414, KM440, KM444,

KM325, KM98-5, KM94 (đối chứng). - Đất thực hiện đề tài là đất vàng nâu bạc màu trên phù sa cổ

(Đồng Xuân) và đất đỏ vàng (Sông Hinh) - Phân bón: Phân đạm Urê có hàm lượng đạm nguyên chất là

46%. Phân Super lân có hàm lượng P2O5 là 16%; Phân Kali Clorua có hàm lượng K2O là 50%.

3.2 Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất và định hướng nghiên

cứu phát triển sắn Phú Yên Nội dung 2:Tuyển chọn giống sắn năng suất bột cao, thích hợp

sinh thái (khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất). Nội dung 3: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn

(Xác định thời điểm thu hoạch thích hợp, công thức phân bónNPK+ PC/ HCVS , mật độ trồng cho giống sắn KM419).

Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn giống sắn KM419 và quy trình thâm canh sắn đạt năng suất, lợi nhuận cao. Tập huấnnông hộ, xây dựng mạng lưới nông dân giỏi và khuyến nông viên, bảo tồn phát triển sắn.

Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất sắn và định hướng nghiên cứu phát triển sắn Phú Yên- Quy mô điều tra: 2 huyện x 3 xã/ huyện x 30 phiếu / xã = 180 phiếu.- Địa điểm điều tra: huyện Sông Hinh và huyện Đồng Xuân là hai huyện trồng nhiều sắn của tỉnh Phú Yên, chiếm 65% và 62% sản lượng sắn của toàn tỉnh. Tại hai huyện này, tỉnh đã có hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn. - Nội dung điều tra: Khái quát đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của hai huyện và các xã vùng đề tài; Đánh giá hiện trạng cơ cấu giống sắn, kỹ thuật canh tác sắn, tình hình tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trồng sắn tại địa phương; Phân tích SWOT thuận lợi khó khăn, tiềm năng thách thức và lựa chọn những giải pháp chính nghiên cứu phát triển sắn Phú Yên.

Nội dung nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm

Nội dung 2: Tuyển chọn giống sắn ngắn ngày năng suất tinh bột cao thích hợp sinh thái tỉnh Phú Yên.* Khảo nghiệm cơ bản 8 giống sắn - Giống: 8 giống KM419, KM397, KM414, KM440, KM444, KM325, KM98-5, KM94 - Kiểu bố trí thí nghiệm: QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT, ô thí nghiệm 32 m2 (4 hàng x

8 gốc), đơn yếu tố, khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD, 3 lần lặp lại.- Quy trình: nền phân bón: 100 kg N + 80 kg P2O5+ 120 kg K2O/ha và nền mật độ:

14.000 cây/ha tương ứng khoảng cách trồng 1,0m x 0,70m.- Quy mô diện tích mỗi thí nghiệm 1.000 m2 x 2 điểm x 2 năm = 4.000 m2 kể cả bảo vệ

và lối đi.- Địa điểm: đất vàng nâu bạc màu phù sa cổ (Đồng Xuân) và đất đỏ vàng (Sông Hinh).*Khảo nghiệm sản xuất 5 giống sắn mới - Giống: 5 giống sắn mới KM419, KM397, KM444, KM440, KM414 (và KM94 đối

chứng).- Kiểu khảo nghiệm sản xuất: QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT 1000m2/giống/điểm. - Quy trình: Nền phân bón: 100 kg N + 80 kg P2O5+ 120 kg K2O/ha và nền mật độ

14.000 cây/ha tương ứng khoảng cách trồng 1,0m x 0,70m.- Quy mô: 24.000 m2 (6 giống x 1.000m2/giống/điểm x 2 điểm/2 huyện x 2 năm)- Địa điểm: đất vàng nâu bạc màu phù sa cổ (Đồng Xuân) và đất đỏ vàng (Sông Hinh).

* Nghiên cứu về phân bón cho giống sắn ưu tú KM419 của kết quả tuyển chọn10 công thức phân bón:+ CT1: 100 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O (Đối chứng 1)+ CT2: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O (Đối chứng 2)+ CT3: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 0 kg K2O + 10 tấn P/C hoai /ha+ CT4: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 90 kg K2O + 10 tấn P/C hoai /ha+ CT5: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O + 10 tấn P/C hoai /ha+ CT6: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 150 kg K2O + 10 tấn P/C hoai /ha+ CT7: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 0 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ VS /ha+ CT8: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 90 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ VS /ha+ CT9: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ VS /ha+ CT10: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 150 kg K2O + 1.000 kg phân HCVS /ha- Kiểu bố trí thí nghiệm: QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT, ô thí nghiệm 32 m2 (4 hàng x

8 gốc), đơn yếu tố, khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD, 3 lần lặp lại.- Quy trình: nền mật độ: 14.500 cây/ha tương ứng khoảng cách trồng 1,0m x 0,70m.- Quy mô diện tích mỗi thí nghiệm 1.000 m2 x 2 điểm x 2 năm = 4.000 m2.- Địa điểm: đất vàng nâu bạc màu phù sa cổ (Đồng Xuân) và đất đỏ vàng (Sông Hinh).

Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh, rãi vụ sắn Phú Yên

Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh, rãi vụ sắn Phú Yên * Nghiên cứu thời điểm thu hoạch hợp lý nhằm rãi vụ của giống sắn tốtNghiên cứu thời điểm thu hoạch hợp lý của giống sắn tuyển chọn tốt nhất, xác định năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột và chất khô 8 thời điểm thu hoạch. Vụ Hè + Công thức 1: T6 – T11 6 tháng sau trồng. Vụ Xuân T1 – T11 11 tháng sau trồng. + Công thức 2: T6 – T12 7 tháng sau trồng. T1 – T12 12 tháng sau trồng. + Công thức 3: T6 – T1 8 tháng sau trồng. T1 – T1 13 tháng sau trồng. + Công thức 4: T6 – T2 9 tháng sau trồng. T1 – T2 14 tháng sau trồng. + Công thức 5: T6 – T3 10 tháng sau trồng. T1 – T3 15 tháng sau trồng. + Công thức 6: T6 – T4 11 tháng sau trồng. T1 – T4 16 tháng sau trồng. + Công thức 7: T6 – T5 12 tháng sau trồng. T1 – T5 17 tháng sau trồng. + Công thức 8: T6 – T6 13 tháng sau trồng. T1 – T6 18 tháng sau trồng. - Kiểu bố trí thí nghiệm: QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT, ô thí nghiệm 32 m2 (4 hàng x 8

gốc), đơn yếu tố, khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD, 3 lần lặp lại.- Quy trình: nền phân bón: 100kgN + 80kgP2O5 + 150kgK2O+ 10 tấn phân chuồng /ha và

nền mật độ: 14.500 cây/ha tương ứng khoảng cách trồng 1,0m x 0,70m.- Quy mô diện tích mỗi thí nghiệm 1.000 m2 x 2 điểm x 2 năm = 4.000 m2.- Địa điểm: đất vàng nâu bạc màu phù sa cổ (Đồng Xuân) và đất đỏ vàng (Sông Hinh).

* Nghiên cứu về mật độ trồng5 công thức thí nghiệm:+ Công thức 1 đối chứng: 15.600 cây/ha (0,8 m x 0,8m).+ Công thức 2: 8.300 cây/ ha (1,0m x 1,2m).+ Công thức 3: 10.000 cây/ha (1,0m x 1,0 m).+ Công thức 4: 12.500 cây/ha (1,0m x 0,8m).+ Công thức 5: 14.000 cây/ha (1,0m x 0,7m)- Kiểu bố trí thí nghiệm: QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT, ô thí nghiệm 32 m2 (4 hàng

x 8 gốc), đơn yếu tố, khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD, 3 lần lặp lại.- Quy trình: giống sắn KM419, nền phân bón: 100kgN + 80kgP2O5 + 150kgK2O+ 10

tấn phân chuồng /ha.- Quy mô diện tích mỗi thí nghiệm 500 m2 x 2 điểm x 2 năm = 4.000 m2.- Địa điểm: đất vàng nâu bạc màu phù sa cổ (Đồng Xuân) và đất đỏ vàng (Sông Hinh).* Nghiên cứu sắn trồng thuần và trồng xen lạc. Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh sắn

Nội dung sắn xen lạc là không thích hợp trong vụ sắn gieo trồng Đông Xuân. Hiện tại đây là vụ sắn chuyển đổi làm vụ chính tại Phú Yên. Sắn chịu hạn tốt trồng thời vụ cuối mùa khô và thu hoạch rãi vụ 10 đến 16 tháng sau trồng là giải pháp chính để tăng năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế trồng sắn. Đây là kết luận của bài báo thời vụ trồng và thời điểm thu hoạch của năm thứ nhất (bài báo kèm theo). Nội dung Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh sắn lồng ghép trong xây dựng mô hình thâm canh không bố trívốn vì thực tế ruộng thí nghiệm và trình diễn không xẫy sâu bệnh

Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn giống sắn tốt và kỹ thuật thâm canh tổng hợp. Tập huấn nông hộ, xây dựng mạng lưới nôngdân giỏi và khuyến nông viên, bảo tồn phát triển sắn bền vững.- Trình diễn giống sắn mới ưu tú và mô hình thâm canh tổng hợp thích

hợp điều kiện kinh tế hộ tại địa phương. - Nội dung thí nghiệm hợp phần kỹ thuật trình diễn trên ruộng nông dân

về thử nghiệm giống mới, liều lượng và kỹ thuật bón phân, mật độ trồng, nghiên cứu thời điểm thu hoạch, trình diễn kỹ thuật thâm canh sắn tổng hợp (kết quả nội dung 1 và nội dung 2) do hộ nông dân lựa chọn và tự nguyện thực hiện theo sự bàn bạc thỏa thuận của cán bộ kỹ thuật.

- Diện tích mô hình 4 ha/huyện x 2 huyện = 8 ha.- Kết hợp xây dựng mô hình trình diễn giống sắn mới và quy trình thâm

canh sắn đạt năng suất, lợi nhuận cao với tập huấn nông hộ, đào tạo xây dựng mạng lưới nông dân giỏi và khuyến nông viên, bảo tồn và phát triển sắn thích hợp bền vững.

3.3 Phương pháp nghiên cứu• Các nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 đến 2016. • Điều tra nông hộ sử dụng phương pháp điều tra xã hội học kết hợp đánh

giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng và phỏng vấn bán cấu trúc có sử dụng phiếu câu hỏi.

• Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bằng phương pháp nông dân tham gia nghiên cứu (FPR).

• Tất cả các thí nghiệm đều được bố trí chính quy trên đồng ruộng theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn, ký hiệu QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT

• Các khảo nghiệm cơ bản và các thí nghiệm kỹ thuật canh tác sắn về thời điểm thu hoạch, phân bón, mật độ trồng kiểu bố trí thí nghiệm đơn yếu tố, khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Random Complete Block Dezign – RCBD), ô thí nghiệm 32 m2, ba lần nhắc lại. Khảo nghiệm sản xuất mỗi giống 1000 m2 , 5 giống sắn mới và KM94 (đ/c) thực hiện hai năm ở hai huyện.

• Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm Excel, SAS 9.1 để xử lý anova và phân hạng các số liệu thống kê theo Duncan ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5%, dựa trên kết quả xử lý để đánh giá các giống sắn trong thí nghiệm, đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng phân bón và đưa ra kết luận.

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Sắn Phú Yên hiện trạng sản xuất và định hướng nghiên cứu phát triển

2. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống sắn KM419 đạt năng suất cao cho tỉnh Phú Yên

3. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn tại tỉnh Phú Yên (phân bón, mật độ trồng, thời điểm thu hoạch hợp lý cho giống sắn tốt nhất tuyển chọn)

4. Xây dựng mô hình trình diễn giống sắn và kỹ thuật thâm canh. Tập huấn nông hộ, xây dựng mạng lưới nông dân giỏi và khuyến nông viên, bảo tồn phát triển sắn bền vững.

19

Tóm tắt điều tra hiện trạng kỹ thuật canh tác sắn• Tỉnh Phú Yên có lúa, mía, sắn là ba cây trồng chính.

Năm 2013, diện tích sắn Phú Yên đạt 22,30 nghìn ha, sản lượng 379,90 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê 2014). Cây sắn là sự lựa chọn của các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vì lợi thế chịu được đất nghèo, dễ trồng, ít chăm sóc, chi phí thấp, dễ thu hoạch, dễ chế biến. Sắn Phú Yên được trồng tập trung tại huyện Sông Hinh và huyện Đồng Xuân, với diện tích sắn năm 2013 là 9.987 ha và 4.300 ha, sản lượng tương ứng 194.746,5 tấn và 83.850 tấn, chiếm 65% diện tích và 62% sản lượng sắn của toàn tỉnh.

Nội dung 1: Sắn Phú Yên hiện trạng sản xuất và định hướng nghiên cứu phát triển

Tại hai huyện này, tỉnh đã có hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn với tổng công suất 270 tấn nguyên liệu /ngày (Công ty cổ phần Tinh bột sắn Phú Yên FOCOCEV có công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày (nay nâng cấp 200 tấn nguyên liệu/ ngày) ; Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân có công suất 120 tấn nguyên liệu/ ngày). Ngoài ra, tỉnh còn có 60 cơ sở chế biến tinh bột sắn thủ công với công suất 0,5 – 1,0 tấn/ngày/cơ sở, chủ yếu ở huyện Tây Hòa và thị xã Sông Cầu. Việc ứng dụng giống sắn mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ, bền vững kèm theo là yêu cầu cấp thiết của sản xuất.

Hiện trạng sản xuất sắn tại Đồng Xuân

• Sắn Đồng Xuân được trồng trên đất đỏ vàng 68,05%, đất xám bạc màu 17,50%, đất phù sa 8,89% và trên đất mùn vàng đỏ 5,56 %. Diện tích đất sắn mỗi nông hộ biến động 0,2 – 1,8 ha, bình quân là 1,20 ha, 75,3% diện tích sắn trồng thuần, 14,6% diện tích sắn trồng xen lạc, 10,1% diện tích sắn trồng xen đậu và các cây khác. Đất được cày bằng máy, sau đó bừa hoặc phay để làm sạch cỏ dại. Rạch hàng để đặt hom. Giống sắn KM94 (59,86%), KM98-5, KM140 lẫn giống nhiều. Khoảng cách trồng phổ biến là 1m x 0,8m, trồng sắn theo cách rãi hom giống theo hàng. Phân bón cho cây sắn ở Đồng Xuân ít được sử dụng. Làm cỏ 2 lần kết hợp vun luống vào 2 thời kỳ bón phân. Vụ Hè là chính. Thu hoạch sắn khoảng 9 - 12 tháng sau trồng tùy thời vụ trồng và thời điểm thu hoạch. Chủ yếu dùng sức người trong khâu thu hoạch.

Phân tích SWOT lựa chọn ưu tiên nghiên cứu: Lựa chọn giống tốt thích hợp; xác định lượng phân bón, mật độ trồng, thời vụ và rải vụ để kéo dài thời gian thu hoạch giống sắn KM419. Xây dựng mô hình và quy trình thâm canh sắn áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về giống mới, bón phân, mật độ; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật tổng hợp thâm canh sắn và rãi vụ. Tập huấn nông hộ, bảo tồn và phát triển sắn thích hợp bền vững.

Hiện trạng sản xuất sắn tại sông Hinh

• Đất trồng chủ yếu là đất đồi núi có độ dốc cao. Đất được cày bằng máy, sau đó bừa để làm sạch cỏ dại. Rạch hàng để đặt hom. Giống sắn KM94, KM98-5, KM140 lẫn giống nhiều. Khoảng cách trồng phổ biến là 1m x 0,8m, trồng sắn theo cách cuốc hốc. Phân bón cho cây sắn ở Sông Hinh ít được sử dụng, nhất là đồng bào thiểu số. Làm cỏ 2 lần kết hợp vun luống vào 2 thời kỳ bón phân. Vụ Hè là chính. Thu hoạch sắn khoảng 9 - 12 tháng sau trồng tùy thời vụ trồng và thời điểm thu hoạch. Chủ yếu dùng sức người trong khâu thu hoạch.

Những năm gần đây tình trạng nông dân ở Sông Hinh ồ ạt chuyển đổi các loại cây trồng sang trồng sắn do giá sắn cao, cây sắn đầu tư ít và hiệu quả cao, dẫn đến nạn phá rừng trồng sắn trên đất dốc nhiều và nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu mía. Mặt khác dân trồng sắn quảng canh ít đầu tư hoặc đầu tư không đúng mức, không áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp nên đất sắn nguy cơ bị suy kiệt và xói mòn nghiêm trọng.

• Sắn Phú Yên hiện trạng sản xuất và định hướng phát triển: Sắn Phú Yên trong vùng sắn duyên hải Nam Trung Bộ là cây trồng chủ lực của tỉnh để phát triển kinh tế hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Cây sắn có lợi thế so sánh cao về hiệu quả kinh tế sản xuất chế biến kinh doanh khép kín, đặc biệt tại hai huyện Sông Hinh và Đồng Xuân nơi nguồn tài nguyên đất, khí hậu, lao động thuận lợi phát triển sắn và cơ sở chế biến sắn đã có, sắn thành nguồn thu nhập và sinh kế thích hợp bền vững tại địa phương.

Kết quả điều tra nông hộ, phân tích SWOT cho thấy:

• Hạn chế chính trong sản xuất sắn ở hai huyện Sông Hinh và Đồng Xuân là nông hộ sản xuất thiếu nguồn vốn để đầu tư thâm canh, thiếu thông tin kỹ thuật để canh tác sắn hiệu quả, đạt năng suất và lợi nhuận cao, thiếu giống sắn gốc chất lượng cao và hom giống sắn tiêu chuẩn sạch bệnh, thiếu hệ thống sản xuất cung ứng giống sắn chất lượng có thương hiệu để phục vụ sản xuất; đây là những huyện vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng nông thôn và đời sống, sinh kế người dân còn nhiều khó khăn, tình hình khí hậu thời tiết ngày càng diễn biến khó lường làm cho việc sản xuất sắn của bà con gặp nhiều khó khăn.

• Ba nội dung chính ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu phát triển sắn Phú Yên qua sự thảo luận cùng nông dân đã xác định : 1) Tuyển chọn giống sắn tốt ngắn ngày, năng suất bột cao, thích hợp sinh thái; 2) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rãi vụ ( phân bón, mật độ và thời điểm thu hoạch); 3) Xây dựng mô hình trình diễn giống sắn và quy trình kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn. Tập huấn nông hộ, xây dựng mạng lưới nông dân giỏi và khuyến nông viên, bảo tồn phát triển sắn bền vững. Đó là ba giải pháp nông học căn bản nâng cao năng suất, lợi nhuận canh tác sắn được lựa chọn.

Nội dung 2: Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống sắn KM419 đạt năng suất cao cho tỉnh Phú Yên

Video: Cassava in Vietnam: Save and Grow, PhuYenhttps://youtu.be/XDM6i8vLHcI

Ghi chú: các số trong cùng một cột tận cùng bằng chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức P <0,05.

Bảng 4.8. Kết quả khảo nghiệm cơ bản 8 giống sắn tại đất xám bạc màu Đồng Xuân và đất đỏ Sông Hinh tỉnh Phú Yên vụ cuối mùa mưa (vụ Xuân).

Ghi chú: các số trong cùng một cột tận cùng bằng chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức P <0,05.

Bảng 4.9. Kết quả khảo nghiệm cơ bản 8 giống sắn tại đất xám bạc màu Đồng Xuân và đất đỏ Sông Hinh tỉnh Phú Yên vụ đầu mùa mưa (vụ Hè).

Ghi chú: các số trong cùng một cột tận cùng bằng chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức P <0,05.

Bảng 4.11. Kết quả khảo nghiệm sản xuất 6 giống sắn tại đất xám bạc màu Đồng Xuân và đất đỏ Sông Hinh tỉnh Phú Yên vụ đầu mùa mưa (vụ Hè).

Ghi chú: các số trong cùng một cột tận cùng bằng chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức P <0,05.

Bảng 4.12. Kết quả khảo nghiệm sản xuất 6 giống sắn tại đất xám bạc màu Đồng Xuân và đất đỏ Sông Hinh tỉnh Phú Yên vụ cuối mùa mưa (vụ Xuân).

Nguồn gốc: KM419 được chọn tạo theo phương pháp phả hệ từ tổ hợp lai BKA900 x KM98-5 năm 2005, do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu. (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai và tập thể 2014) Giống sắn lai KM419 kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm. Giống sắn mẹ BKA900 hạt đầu dòng có nguồn gốc EMBRAPA, Brazil nhập nội từ CIAT (Colombia). Giấy phép nhập khẩu giống sắn của Bộ Nông nghiệp & PTNT số 991/CV-NN-TT, Phiếu nhập khẩu số No 298491,số lượng 12.034 hạt sắn (gồm nhiều giống). Giống sắn bố KM98-5 do Viện KHKTNN Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ và tập thể 2007).

Giống sắn KM419

34

Nội dung 3: Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn tại tỉnh Phú Yên

• Công thức phân bón thâm canh tối ưu cho sắn tại tỉnh Phú Yên đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là 100 kg N + 80 kg P2O5 + 150 kg K2O + 10 tấn phân chuồng /ha và 100 kg N + 80 kg P2O5 + 150 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh /ha đối với giống sắn KM419;

• Mật độ trồng thích hợp đối với giống sắn mới KM19 trên đất xám và đất đỏ ở tỉnh Phú Yên là 14.500 gốc/ ha tương ứng khoảng cách trồng 1,0m x 0,70m;

• Thời điểm thu hoạch rãi vụ đối với sắn trồng vụ Xuân ở tỉnh Phú Yên có thể bắt đầu từ sau khi trồng 11 tháng và kéo dài đến 16 tháng, năng suất củ tươi, độ bột đạt được cao nhất sau 15 tháng (trồng tháng 1 thu tháng 4); đối với sắn trồng vụ Hè bắt đầu từ sau khi trồng 7 tháng và kéo dài đến 10 tháng, năng suất củ tươi, độ bột đạt được cao nhất sau 10 tháng (trồng tháng 6 thu tháng 4); Cơ cấu giống sắn vụ Xuận vụ Hè hợp lý giúp rãi vụ sắn liên tục 7-16 tháng

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê theo trắc nghiệm Duncan ở mức 0,05. Giá sắn 1600đ/kg, giá KCl 10.000đ/kg.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên năng suất củ tươi, năng suất tinh bột, năng suất sắn lát khô và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM419 tạị đất đỏ Sông Hinh Phú Yên

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê theo trắc nghiệm Duncan ở mức 0,05. Giá sắn 1600đ/kg, giá KCl 10.000đ/kg.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên năng suất củ tươi, năng suất tinh bột, năng suất sắn lát khô và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM419 tạị đất xám Đồng Xuân Phú Yên

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê theo trắc nghiệm Duncan ở mức 0,05.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến năng suất sắn củ tươi, năng suất tinh bột, năng suất sắn lát khô của giống sắn KM419 trồng vụ Xuân và vụ Hè tại Đồng Xuân và Sông Hinh

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê theo trắc nghiệm Duncan ở mức 0,05. Giá sắn 1600đ/kg, giá KCl 10.000đ/kg.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến năng suất sắn củ tươi, năng suất tinh bột, năng suất sắn lát khô của giống sắn KM419 trồng vụ Xuân và vụ Hè tại Đồng Xuân và Sông Hinh

Ghi chú: Giống sắn KM419 có khoảng cách trồng 1,00 m x 0,70m, mật độ 14.500 cây/ ha, và mức phân bón: 100kgN + 80kgP2O5 + 150kgK2O+ 10 tấn phân chuồng /ha

Bảng 4.17. Năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột sắn KM419 ở đất đỏ Sông Hinh và đất xám Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tại hai thời vụ trồng và các thời điểm thu hoạch

Nội dung 4: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn và quy trình thâm canh sắn đạt năng suất, lợi nhuận cao

• Mô hình trình diễn sắn KM419 trên quy mô diện tích 4 ha tại huyện Đồng Xuân và 4 ha ở huyện Sông Hinh đã đạt được năng suất và lợi nhuận cao. Giống sắn KM419 trồng ở mức đầu tư thâm canh 100 N+ 80 P2O5 + 150 K2O +10 tấn phân chuồng /ha đã đạt năng suất củ tươi tương ứng 51,3 - 54,9 tấn /ha so với mức đầu tư thông thường 100N+ 80 P2O5 + 120 K2O đạt năng suất củ tươi tương ứng 34,6- 37,5 tấn/ ha và vượt trội hơn hẵn so với giống sắn KM94 trồng theo cách trồng truyền thống đạt 26,0 -28,5 tấn/ ha. Lợi nhuận sắn KM419 trồng quy trình thâm canh đạt 44,61-48,04 triệu đồng/ ha và tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 0,99 – 1,13.

Ghi chú: Giống sắn KM419 có khoảng cách trồng 1,00 m x 0,70m, mật độ 14.500 cây/ ha, trồng vụ Xuân đầu tháng 1 năm 2015, thu tháng 2 năm 2016

Bảng 4.18. Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế 01ha sắn KM419 trồng vụ Xuân ở đất xám Đồng Xuân ở mức bón trung bình 100N+ 80 P2O5 + 120K2O (ĐC) và mức bón thâm canh 100N+ 80 P2O5 + 150K2O +10 tấn PC/ha,

Ghi chú: Giống sắn KM419 có khoảng cách trồng 1,00 m x 0,70m, mật độ 14.500 cây/ ha, trồng vụ Xuân đầu tháng 1 năm 2015, thu tháng 2 năm 2016

Bảng 4.19. Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế 01ha sắn KM419 trồng vụ Xuân ở đất đỏ Sông Hinh ở mức bón trung bình 100N+ 80 P2O5 + 120K2O (ĐC) và mức bón thâm canh 100N+ 80 P2O5 + 150K2O +10 tấn PC/ha,

• “Quy trình kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn thích hợp bền vững tại tỉnh Phú Yên” đã được xây dựng.

• Đề tài đã tổ chức được 8 lớp tập huấn với 240 lượt người, 4 hội nghị đầu bờ với trên 120 lượt người; 1 hội nghị chuyên đề với 30 lượt người.

• Đề tài đã được thực hiện tốt, đầy đủ nội dung, chất lượng tốt, đúng tiến độ.

• Đề tài đạt hiệu qủa tốt về khoa học -kinh tế - xã hội, là điểm sáng đưa tiến bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp - nông thôn - nông dân ở vùng sâu vùng xa.

• Sắn Phú Yên hiện trạng sản xuất và định hướng phát triển: Sắn Phú Yên trong vùng sắn duyên hải Nam Trung Bộ là cây trồng chủ lực của tỉnh để phát triển kinh tế hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Cây sắn có lợi thế so sánh cao về hiệu quả kinh tế sản xuất chế biến kinh doanh khép kín, đặc biệt tại hai huyện Sông Hinh và Đồng Xuân nơi nguồn tài nguyên đất, khí hậu, lao động thuận lợi phát triển sắn và cơ sở chế biến sắn đã có, sắn thành nguồn thu nhập và sinh kế thích hợp bền vững tại địa phương.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

• Hạn chế chính trong sản xuất sắn ở hai huyện Sông Hinh và Đồng Xuân là nông hộ sản xuất thiếu nguồn vốn để đầu tư thâm canh, thiếu thông tin kỹ thuật để canh tác sắn hiệu quả, đạt năng suất và lợi nhuận cao, thiếu giống sắn gốc chất lượng cao và hom giống sắn tiêu chuẩn sạch bệnh, thiếu hệ thống sản xuất cung ứng giống sắn chất lượng có thương hiệu để phục vụ sản xuất; đây là những huyện vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng nông thôn và đời sống, sinh kế người dân còn nhiều khó khăn, tình hình khí hậu thời tiết ngày càng diễn biến khó lường làm cho việc sản xuất sắn của bà con gặp nhiều khó khăn.

• Ba nội dung chính ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu phát triển sắn Phú Yên qua sự thảo luận cùng nông dân đã xác định : 1) Tuyển chọn giống sắn tốt ngắn ngày, năng suất bột cao, thích hợp sinh thái; 2) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rãi vụ ( phân bón, mật độ và thời điểm thu hoạch); 3) Xây dựng mô hình trình diễn giống sắn và quy trình kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn. Tập huấn nông hộ, xây dựng mạng lưới nông dân giỏi và khuyến nông viên, bảo tồn phát triển sắn bền vững. Đó là ba giải pháp nông học căn bản nâng cao năng suất, lợi nhuận canh tác sắn.

Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống sắn KM419 đạt năng suất tinh bột cao cho tỉnh Phú Yên đã chọn

• Giống sắn KM419 nguồn gốc được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Đặc tính giống: thời gian sinh trưởng 7-15 tháng, năng suất củ tươi 34,9-54,9 tấn/ha (vượt 27,7- 29,6% so với KM94), dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh cháy lá, hàm lượng tinh bột 27,8 - 30,7%, năng suất tinh bột 10,1 -15,8 tấn /ha, năng suất sắn lát khô 15,6-21,6 tấn/ha từ 9-15 tháng sau trồng. Giống sắn KM419 hiện là giống sắn chủ lực của tỉnh Phú Yên, đạt năng suất 36,9- 49,6 tấn /ha trong khảo nghiệm sản xuất trên đất xám Đồng Xuân và 44,7 – 49,6 tấn /ha trên đất đỏ Sông Hinh.

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn tại tỉnh Phú Yên đã xác định được • Công thức phân bón thâm canh tối ưu cho sắn tại tỉnh Phú Yên đạt

năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là 100 kg N + 80 kg P2O5 + 150 kg K2O + 10 tấn phân chuồng /ha và 100 kg N + 80 kg P2O5 + 150 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh /ha đối với giống sắn KM419;

• Mật độ trồng thích hợp đối với giống sắn mới KM19 trên đất xám và đất đỏ ở tỉnh Phú Yên là 14.500 gốc/ ha tương ứng khoảng cách trồng 1,0m x 0,70m;

• Thời điểm thu hoạch rãi vụ đối với sắn trồng vụ Xuân ở tỉnh Phú Yên có thể bắt đầu từ sau khi trồng 11 tháng và kéo dài đến 16 tháng, năng suất củ tươi, độ bột đạt được cao nhất sau 15 tháng (trồng tháng 1 thu tháng 4); đối với sắn trồng vụ Hè bắt đầu từ sau khi trồng 7 tháng và kéo dài đến 10 tháng, năng suất củ tươi, độ bột đạt được cao nhất sau 10 tháng (trồng tháng 6 thu tháng 4); Cơ cấu giống sắn vụ Xuận vụ Hè hợp lý giúp rãi vụ sắn liên tục 7-16 tháng

Kết quả xây dựng mô hình trình diễn và quy trình thâm canh sắn đạt năng suất và lợi nhuận cao

• Mô hình trình diễn sắn KM419 trên quy mô diện tích 4 ha tại huyện Đồng Xuân và 4 ha ở huyện Sông Hinh đã đạt được năng suất và lợi nhuận cao. Giống sắn KM419 trồng ở mức đầu tư thâm canh 100 N+ 80 P2O5 + 150 K2O +10 tấn phân chuồng /ha đã đạt năng suất củ tươi tương ứng 51,3 - 54,9 tấn /ha so với mức đầu tư thông thường 100N+ 80 P2O5 + 120 K2O đạt năng suất củ tươi tương ứng 34,6- 37,5 tấn/ ha và vượt trội hơn hẵn so với giống sắn KM94 trồng theo cách trồng truyền thống đạt 26,0 -28,5 tấn/ ha. Lợi nhuận sắn KM419 trồng quy trình thâm canh đạt 44,61-48,04 triệu đồng/ ha và tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 0,99 – 1,13.

• “Quy trình kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn thích hợp bền vững tại tỉnh Phú Yên” được xây dựng.

• Đề tài đã tổ chức được 8 lớp tập huấn với 240 lượt người, 4 hội nghị đầu bờ với trên 120 lượt người; 1 hội nghị chuyên đề với 30 lượt người.

• Đề tài đã được thực hiện tốt, đầy đủ nội dung, chất lượng tốt, đúng tiến độ.

• Đề tài đạt hiệu qủa tốt về khoa học - kinh tế - xã hội, là điểm sáng đưa tiến bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp - nông thôn - nông dân ở vùng sâu vùng xa.

• Kính đề nghị Hội đồng cơ sở Trường Đại Học Nông Lâm Huế nghiệm thu và công nhận kết quả nghiên cứu của “Quy trình kỹ thuật thâm canh, rãi vụ sắn thích hợp bền vững tại tỉnh Phú Yên” đã được xây dựng để bổ sung hồ sơ Báo cáo Tổng kết đề tài theo quy định của Hợp đồng;

• Kính đề nghị Hội đồng cơ sở Trường Đại Học Nông Lâm Huế nghiệm thu và công nhận kết quả nghiên cứu của đề tài để đảm bảo cơ sở pháp lý và căn cứ khuyến cáo nông dân khi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại tỉnh Phú Yên.

5.2. Đề nghị

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI

1. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim 2014. Nghiên cứu biệnpháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây sắn tại huyện Đồng Xuân, tỉnhPhú Yên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn số 3+4/2014, trang 76-84.

2. Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Long, Tran NgocNgoan, Le Huy Ham, Reinhardt Howeler, IshitaniMalabu 2014. Cassava inVietnam: save and grow. Recent progress of sustainable cultivation techniques forcassava in Vietnam. International Symposium. “Collaboration between Japan andVietnam for the sustainable future – Plant Science, Agriculture and Biorefinery-”.Date December 8, 2014. Venue: Agricultural Genetics Institute (AGI), Hanoi,Vietnam.

3. Hoàng Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Kim, M. Ishitaniand R. Howeler. 2014. Cassava in Vietnam: production and research: an overview;Pedigree of cassava varieties released in Vietnam; Paper presented at Asia CassavaResearch Workshop, hosted by ILCMB- CIAT-VAAS/ AGI, in Hanoi, Vietnam.Nov 3, 2014. 15 p.

4. Howeler, R.H. and T.M. Aye. 2015. Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015. Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam. 148 p. (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia − From Research to Practice. CIAT, Cali, Colombia. 147 p

5. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng 2015. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, kỳ 1 – tháng 6/2015, trang 22-29

6. Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler 2015. Cassava Conservation and Sustainable Development in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. 9th Regional Workshop, held in Quangxi, China, 2014. pp. 35-56.

7. Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2014. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419. Báo cáo công nhận giống sắn mới KM419, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng Giống Quốc gia, Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2014. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số: 85 / QĐ-BNN-TT, ngày 13 tháng 1 năm 2016.

4. 2015. 5. 2015.

6. 20157. 2016 (tiếp theo trang trước).8. Le Huy Ham, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Reinhardt

Howeler 2016. The cassava revolution in Vietnam (Power point and Abstract). In: GXAS- GSCRI-GCRI-CAS- CATAS- GCP 21-III Third Scientific Conference of the Global Cassava Partnership for the 21 Century- ISTRC 17 th Symposium of the International Society for Tropical Root Crops: “Adding value to Root and Tuber Crops” Proc. WORLD CONGRESS on Root and Tuber Crops, held in NanNinh city, Quangxi, China, Jan. 18-22, 2016.

9. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng 2016. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống sắn KM419 đạt năng suất tinh bột cao cho tỉnh Phú Yên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, kỳ 2– tháng 12./2016, đang in.

10. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng 2016. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống sắn KM419 đạt năng suất tinh bột cao cho tỉnh Phú Yên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, kỳ 2– tháng 12./2016, đang in.

SẮN PHÚ YÊN BÀI HỌC KINH NGHIỆM

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG SẮN NGẮN NGÀY VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH RÃI VỤ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN

CÂY SẮN BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ YÊN

Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng

HUẾ 2016

Chọn điểm

Tồn tại và giải phápLiên kết 4 nhà

Phổ biến Nghiên cứu

Thí nghiệm

Chọn điểm thích hợp nhất

Phân tích các vấn đề cùng nông dân

Thiết lập các thử nghiệm trên ruộng nông dân

Tổ chức ngày thăm đồng

Khuyến khích áp dụng và phổ biến

Bài học sắn Việt Nam: 6M, 10T, bảo tồn và phát triển sắn bền vững

Đánh giá

Chọn điểm

Phân tích thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hộiĐánh giá

Liên kết bốn nhà: nhà nông, khoa học, doanh nhân, quản lý

9) Chăm sóc sắn tốt và làm cỏ kịp thời

Thí nghiệm

3) Vụ Xuân là vụ sắn chính, vụ Hè Thu là vụ phụ, thời vụ trồng và thời điểm thu hoạch

2) Hom giống sắn tốt, sạch bệnh, bảo quản hom giống tốt,

1) Sử dụng giống sắn tốt năng suất bột cao

7) Sắn Hè trồng xen hai hàng đậu phộng giữa hàng sắn

5) Bón phân 100 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O + 1.000 kg HCVS /ha (hoặc 6- 10 tấn phân chuồng)

8) Phòng trừ tốt sâu bệnh hại sắn

10) Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín

Bài học sắn Phú Yên: Giống sắn tốt và Quy trình 10T, thâm canh

rãi vụ, liên kết phát triển sắn bền vững

4) Đất sắn, kỹ thuật làm đất, cách đặt hom

6) Mật độ trồng KM419 ở đất xám Phú Yên là 14.500 gốc/ ha tương ứng khoảng cách trồng 1,00 m x 0,70 m

Phổ biến

Sắn Phú Yên điểm sáng sắn Việt Nam

Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành (sắn mới tiếng Anh và tiếng Việt).

“Thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”

Howeler, R.H. and T.M. Aye. 2015. Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015. Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bảnThông tấn, Hà Nội, Việt Nam. 148 p. (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia − From Research to Practice. CIAT, Cali, Colombia. 147 p

Giống sắn mới và Quy trình 10T trong tầm nhìn châu Á