18
1 Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Viêt Nam GS. Lâm Quang Thiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội Bài viết lấy từ Kỉ yếu HT: "Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet" ngày 26/05/2006 do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức. 1. Vài nét lịch sử về học chế tín chỉ 1.1. Thế giới Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên (SV) có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, vào năm 1872 Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi SV có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh học chế tín chỉ. (1)(3)(4) Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ (TC) được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học Hoa Kỳ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống TC trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của mình: các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda, Camơrun... Tại Trung Quốc từ cuối thập niên 80 đến nay hệ thống TC cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học (3) . Vào năm 1999, 29 bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong Liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian Giáo dục đại học Châu Âu (European Higher Education Area) thống nhất vào năm 2010, một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là triển khai áp dụng học chế TC (European Credit Transfer System -ECTS) (5) trong toàn hệ thống GDĐH để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên thông hoạt động học tập của SV trong khu vực châu Âu và trên thế giới. 1.2. Việt Nam Trước năm 1975 một số trường đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại Miền Nam Việt Nam đã áp dụng học chế TC: Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức ...

Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

1

Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Viêt Nam

GS. Lâm Quang Thiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài viết lấy từ Kỉ yếu HT: "Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet" ngày

26/05/2006 do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức.

1. Vài nét lịch sử về học chế tín chỉ

1.1. Thế giới

Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên (SV) có thể tìm được cách học

thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những

nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, vào năm 1872 Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống

chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các

môđun mà mỗi SV có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh học

chế tín chỉ.(1)(3)(4)

Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ (TC) được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học Hoa

Kỳ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống TC trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường

đại học của mình: các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia,

Indonesia, ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda, Camơrun... Tại Trung Quốc từ cuối thập niên 80

đến nay hệ thống TC cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học (3). Vào năm 1999, 29 bộ

trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong Liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm

hình thành Không gian Giáo dục đại học Châu Âu (European Higher Education Area) thống nhất vào năm

2010, một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là triển khai áp dụng học chế TC (European

Credit Transfer System -ECTS) (5) trong toàn hệ thống GDĐH để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên

thông hoạt động học tập của SV trong khu vực châu Âu và trên thế giới.

1.2. Việt Nam

Trước năm 1975 một số trường đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại Miền Nam Việt Nam đã áp dụng học

chế TC: Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức ...

Trong quá trình "Đổi mới" ở nước ta từ cuối năm 1986 chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang

nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, GDĐH ở nước ta cũng có nhiều thay đổi. Hội

nghị Hiệu trưởng đại học tại Nha Trang hè 1987 đã đưa ra nhiều chủ trương đổi mới GDĐH, trong đó có

chủ trương triển khai trong các trường đại học qui trình đào tạo 2 giai đoạn và môdun-hoá kiến thức.

Theo chủ trương đó, học chế "học phần" đã ra đời và được triển khai trong toàn bộ hệ thống các trường

đại học và cao đẳng nước ta từ năm 1988 đến nay.  Học chế học phần được xây dựng trên tinh thần tích

lũy dần kiến thức theo các môđun trong quá trình học tập, tức là cùng theo ý tưởng của học chế TC xuất

phát từ Mỹ. Tuy nhiên, về một số phương diện, học chế học phần chưa thật sự mềm dẻo như học chế

TC của Mỹ (chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở mục 3), do đó nó được gọi là "sự kết hợp niên chế với TC",

tuy nhiên những khó khăn về đời sống trong xã hội nói chung và trong các trường đại học nói riêng lúc đó

chưa cho phép đặt vấn đề thực hiện học chế môđun hóa triệt để. Vào năm 1993, khi những khó khăn

chung của đất nước và của các trường đại học dịu bớt, Bộ GD&ĐT chủ trương tiến thêm một bước, thực

hiện học chế học phần triệt để hơn, theo mô hình học chế TC của Mỹ. Trường Đại học Bách khoa tp.

Page 2: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

2

HCM là nơi đầu tiên áp dụng học chế TC từ năm 1993, rồi các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ,

Đại học Thủy sản Nha Trang v..v.. và một số trường đại học khác áp dụng từ năm 1994 và các năm sau

đó. Hiện nay có gần 10 ntrường trong cả nước áp dụng học chế TC với các sắc thái và mức độ khác

nhau.(2)

2. Đặc điểm của học chế tín chỉ

2.1. Đặc điểm chung

- Hệ thống TC cho phép SV đạt được văn bằng đại học qua việc tích luỹ các loại tri thức giáo dục

khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xác định, căn cứ trên khối lượng lao động học tập trung bình

của một sinh viên, gọi là tín chỉ (credit). Định nghĩa chính thức về TC phổ biến ở Mỹ và một số nước như

sau: Khối lượng học tập gồm 1 tiết học lý thuyết (50 phút) trong một tuần lễ và kéo dài 1 học kỳ (15 - 18

tuần) thì được tính 1 TC. Các tiết học loại khác như: thực tập thí nghiệm, đi thực địa, vẽ, nhạc, thực hành

nghệ thuật, thể dục v.v... thì thường cứ 3 tiết trong một tuần kéo dài một học kỳ được tính một TC.. Ngoài

định nghĩa nói trên, người ta còn quy định: để chuẩn bị cho 1 tiết lên lớp, SV phải bỏ ra ít nhất 2 giờ làm

việc ở ngoài lớp.

TC theo định nghĩa nói trên gắn với học kỳ 4 tháng (semester) được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ. Ngoài

ra còn có định nghĩa tương tự cho TC theo học kỳ 10 tuần  (quarter) được sử dụng ở một số ít trường đại

học. Tỷ lệ khối lượng lao động học tập của hai loại TC này là 3/2.

- Để đạt bằng cử nhân (Bachelor) SV thường phải tích luỹ đủ 120 - 136 TC (Hoa Kỳ), 120 - 135

TC (Nhật Bản), 120 - 150 TC (Thái Lan), v.v... Để đạt bằng thạc sĩ (master) SV phải tích luỹ 30 - 36 TC

(Mỹ), 30 TC (Nhật Bản), 36 TC (Thái Lan) ...

Theo ECTS của EU người ta quy ước khối lượng lao động học tập ước chừng của một SV chính quy

trung bình trong một năm học được tính bằng 60 TC.(5)

- Khi tổ chức giảng dạy theo TC, đầu mỗi học kỳ, SV được đăng ký các môn học thích hợp với

năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một chuyên

môn chính (major) nào đó. Sự lựa chọn các môn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các môn liên

ngành nếu họ thích. SV không chỉ giới hạn học các môn chuyên môn của mình mà còn cần học các môn

học khác lĩnh vực, chẳng hạn SV các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật vẫn cần phải học một ít môn

khoa học xã hội, nhân văn và ngược lại.

- Về việc đánh giá kết quả học tập, hệ thống TC dùng cách đánh giá thường xuyên, và dựa vào

sự đánh giá đó đối với các môn học tích luỹ được để cấp bằng cử nhân. Đối với các chương trình đào

tạo sau đại học (cao học và đào tạo tiến sỹ) ngoài các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi

tổng hợp và các luận văn.

2.2.  Các ưu điểm của học chế tín chỉ

Học chế TC được truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều ưu điểm. Có thể tóm tắt các

ưu điểm chính của nó như sau:

a.Có hiệu quả đào tạo cao:

Page 3: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

3

Học chế TC cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích luỹ kiến thức và kỹ năng của SV để dẫn đến văn

bằng. Với học chế này, SV được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình, được quyền lựa chọn cho

mình tiến độ học tập thích hợp với khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo

cho quá trình đào tạo trong các trường đại học trở nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho

việc thiết kế chương trình liên thông giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau.

Học chế TC cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích luỹ được ngoài trường lớp để dẫn

tới văn bằng, khuyến khích SV từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách

thuận lợi. Về phương diện này có thể nói học chế TC là một trong những công cụ quan trọng để chuyển

từ nền đại học mang tính tinh hoa (elitist) thành nền đại học mang tính đại chúng (mass).

b.Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao:

Với học chế TC, SV có thể chủ động ghi tên học các học phần khác nhau dựa theo những quy định

chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Nó cho phép SV dễ dàng thay đổi ngành

chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.

Với học chế TC, các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận được tín

hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Học chế TC cung cấp cho các trường đại học một ngôn ngữ chung, tạo thuận lợi cho SV khi cần chuyển

trường cả trong nước cũng như ngoài nước.

c.Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:

Với học chế TC, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do

đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, SV không bị buộc phải quay lại

học từ đầu. Chính vì vậy giá thành đào tạo theo học chế TC thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.

Nếu triển khai học chế TC các trường đại học lớn đa lĩnh vực có thể tổ chức những môn học chung cho

SV nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra SV có thể học những

môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau. Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng

viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn học. Kết hợp với học chế TC, nếu trường đại học tổ

chức thêm những kỳ thi đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học tích luỹ được bên ngoài nhà

trường hoặc bằng con đường tự học để cấp cho họ một TC tương đương, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho họ

đạt văn bằng đại học. ở Mỹ trên một nghìn trường đại học chấp nhận cung cấp TC cho những kiến thức

và kỹ năng mà người học đã tích luỹ được ngoài nhà trường.

2.3. Các nhược điểm của học chế tín chỉ và cách khắc phục

Người ta thường nhắc đến hai nhược điểm quan trọng sau đây của học chế TC:

a. Cắt vụ kiến thức: Phần lớn các môđun trong học chế TC được quy định tương đối nhỏ, cỡ 3

hoặc 4 TC, do đó không đủ thời gian để trình bày kiến thức thật sự có đầu, có đuôi, theo một trình tự diễn

biến liên tục, từ đó gây ấn tượng kiến thức bị cắt vụn. Đây thật sự là một nhược điểm, và người ta

thường khắc phục nhược điểm này bằng cách không thiết kế các môđun quá nhỏ dưới 3 TC, và trong

những năm cuối người ta thường thiết kế các môn học hoặc tổ chức các kỳ thi có tính tổng hợp để SV có

cơ hội liên kết, tổng hợp các kiến thức đã học.

Page 4: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

4

b. Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên: Vì các lớp học theo môđun không ổn định, khó xây

dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học nên việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể của

SV có thể gặp khó khăn. Chính vì nhược điểm này mà có người nói học chế TC "khuyến khích chủ nghĩa

cá nhân, không coi trọng tính cộng đồng". Khó khăn này là một nhược điểm thực sự của học chế TC, tuy

nhiên người ta thường khắc phục bằng cách xây dựng các tập thể tương đối ổn định qua các lớp khóa

học trong năm thứ nhất, khi SV phải học chung phần lớn các môđun kiến thức, và đảm bảo sắp xếp một

số buổi xác định không bố trí thời khoa biểu để SV có thể cùng tham gia các sinh hoạt đoàn thể chung...

3. Hiện trạng áp dụng học chế tín chỉ ở Việt Nam

3.1. Vài nét về hệ thống "niên chế" áp dụng trong giáo dục đại học nước ta trước năm 1988

Muốn hiểu quy trình đào tạo hiện nay trong GDĐH nước ta, cần nhắc lại vài nét về quy trình đào tạo

trước khi có đổi mới GDĐH, tức là từ năm 1987 về trước.

Sau năm 1975 hệ thống GDĐH thống nhất của nước ta được xây dựng theo mô hình chung của Miền

Bắc, tức là mô hình Liên Xô cũ. Đó là hệ thống áp dụng quy trình đào tạo theo "niên chế" với các đặc

điểm như sau (2):

- Các lớp học được xếp theo khóa tuyển sinh, chương trình học được thiết kế chung cho mọi SV

cùng một khóa;

- Đơn vị học vụ được tính theo năm học, cuối mỗi năm học những SV nào đạt kết quả học tập

theo quy định thì được lên lớp, SV không đạt thì bị ở lại lớp (lưu ban) học cùng SV khóa sau, tức là phải

học lại thêm một năm học.

- Tùy mức quan trọng của môn học việc đánh giá kết quả học tập thường theo hai cách: thi có

cho điểm, và kiểm tra chỉ xác định đạt hay không đạt, không đạt phải kiểm tra lại. Không tính điểm trung

bình chung, trong học bạ chỉ liệt kê điểm của các môn thi (được cho theo 5 bậc).

3.2. Về việc triển khai học chế học phần trong toàn bộ hệ thống đại học và cao đẳng nước ta

a. Bản chất của học chế học phần:

Phù hợp với công cuộc "đổi mới" kinh tế xã hội ở Việt Nam từ năm 1986, trong hệ thống GDĐH cũng

triển khai nhiều đổi mới. Việc đưa học chế "học phần" vào toàn bộ hệ thống GDĐH Việt Nam từ 1988 đến

nay là một trong các đổi mới đó. Học chế học phần có các đặc điểm cơ bản như sau (2):

- Bản chất của học chế này sự tích lũy dần (accumulation) kiến thức.

- Kiến thức được môđun hóa thành các học phần. Học phần là một môđun kiến thức tương đối

trọn vẹn và không quá lớn (thực chất học phần là một môn học nhỏ, tương ứng với thuật ngữ subject của

Mỹ) có thể lắp ghép với nhau để tạo nên một chương trình đào tạo dẫn đến một văn bằng, người học có

thể luỹ dần trong quá trình học tập.

- Để đo lường kiến thức theo khối lượng lao động học tập của người học, khái niệm đơn vị học

trình (ĐVHT) đã được đưa vào, đơn vị này về bản chất đồng nhất với khái niệm credit của hệ thống

GDĐH Mỹ.

Page 5: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

5

- Để làm cho các chương trình đào tạo mềm dẻo, có 3 loại học phần được quy định: học phần

bắt buộc phải học, học phần lựa chọn theo hướng dẫn của nhà trường và học phần tự chọn tuỳ ý. Ngoài

ra cũng có quy định về việc việc được học thêm ngành đào tạo chính (major), ngành đào tạo phụ (minor)

hoặc thêm văn bằng thứ hai.

- Với tinh thần tích lũy kiến thức, mỗi học phần được đánh giá bằng một điểm (theo thang mười

bậc) là kết quả tổng hợp của các đánh giá bộ phận và của một kỳ thi kết thúc. Có quy định điểm tối thiểu

cần đạt được (thường là điểm 5) để xem như học phần được tích lũy. Kết quả học tập chung của học kỳ,

năm học hoặc khóa học được đánh giá bằng điểm trung bình chung: đó là điểm trung bình của các học

phần đã tích lũy với trọng số là số đơn vị học trình của từng học phần.

b. Việc triển khai học chế học phần:

Cùng với học chế học phần, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định 2677/GD-ĐT ngày 3/12/1993 ban hành khung

chương trình đào tạo, trong đó quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và phân bố các thành phần kiến

thức cho các văn bằng đại học. Cũng trong văn bản nêu trên có đưa ra định lượng cho đơn vị học trình

cơ bản (=15 tiết giảng lý thuyết hoặc thảo luận = 30-> 45 giờ thực hành thí nghiệm = 45->90 giờ thực tập

tại cơ sở = 45->80 giờ chuẩn bị tiểu luận hoặc luân văn). Theo quy định đó một chương trình dẫn đến

bằng cử nhân 4 năm phải có khối lượng 210 ĐVHT.

Để đảm bảo sự thống nhất chung của quy trình đào tạo trong toàn bộ hệ thống GDĐH, Bộ GD&ĐT ban

hành các Quy chế khung về đánh giá kết quả học tập, xét lên lớp, tốt nghiệp, để căn cứ vào đó từng

trường đại học, cao đẳng xây dựng quy chế đánh giá kết quả học tập riêng của mình. Do sự vận dụng

khác nhau tùy theo điều kiện và trình độ của từng trường, học chế học phần được thực hiện ở mỗi

trường có các sắc thái khác nhau: khác nhau về mức độ thông tin cung cấp trước cho SV về chương

trình đào tạo, khác nhau về mức độ có sẵn các học phần để lựa chọn ở các trường, để học thêm các

ngành đào tạo chính, ngành đào tạo phụ hoặc văn bằng thứ hai...

Trong quá trình triển khai học chế học phần, có nhiều Quy chế về đào tạo và một số quy định khác có

liên quan đến quy trình đào tạo đã lần lượt được Bộ GD&ĐT ban hành. Quy chế đào tạo theo học phần

chính thức đầu tiên QC2238/QĐĐH được ban hành vào tháng 12 năm 1990 và quy chế QC2679/GD-ĐT

được ban hành tháng 12 năm 1993  bổ sung hoàn chỉnh Quy chế trước. Ngày 11/12/1999 một quy chế

mới, Quy chế 04/1999/QĐ-BGD-ĐT được ban hành, sau đó ra đời một vài quy định về các môn thi tốt

nghiệp ở các trường đại học và cao đẳng. Rất đáng tiếc là các quy chế và quy định từ năm 1999 có một

số điểm mâu thuẫn với bản chất của học chế học phần; buộc SV phải thi tốt nghiệp các học phần mà họ

đã tích lũy.

c. So sánh các học chế học phần được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và học chế tín chỉ ở Mỹ:

Để hiểu rõ học chế học phần hiện nay ở Việt Nam và học chế TC ở ngay tại Mỹ, chiếc nôi của học chế

TC, dưới đây sẽ nêu những điểm giống nhau và khác nhau về bản chất và về việc thực hiện các học chế

đó.

Giống nhau:

-  Bản chất của cả hai học chế là sự tích lũy dần các môđun kiến thức để đạt được văn bằng;

-  SV được lựa chọn một số môđun cho chương trình học của mình;

Page 6: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

6

-  Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện nhờ điểm trung bình chung với  trọng số là số lượng

TC của các môđun.

Khác nhau:

      -     Các môđun kiến thức trong học chế TC của các trường đại học Mỹ được thiết kế theo trình độ

năm học của sinh viên, tạo thuận lợi cho lựa chọn và  lắp ghép, và nói chung mỗi môđun bao gồm 3 hoặc

4 TC; các học phần trong các chương trình học ở các trường đại học nước ta đôi khi được thiết kế theo

kiểu chia cắt cơ giới, có một số học phần quá dài (hơn 4 ĐVHT) hoặc quá ngắn (1->2 ĐVHT).

      -    Đối với các chương trình đào tạo của Mỹ có nhiều môđun khác nhau được đưa ra để SV lựa chọn

nên mức độ tự do lựa chọn cao hơn; trong các chương trình đào tạo của các trường đại học nước ta

thường có rất ít môđun để lựa chọn. 

      -    Lớp học theo học chế TC ở Mỹ thường được sắp xếp theo môđun, còn lớp học trong học chế học

phần ở Việt Nam vẫn sắp xếp theo khóa học;

      -    Ở các trường đại học Mỹ có một hệ thống CVHT đầy đủ để tư vấn cho SV lựa chọn môđun và

thiết kế quy trình học tập, mỗi SV vào trường được gắn với một CVHT; đối với học chế học phần ở nước

ta chưa có hệ thống CVHT này;

      -     TC ở Mỹ được quy định theo số giờ học mỗi tuần kéo dài trong một học kỳ, tùy theo học kỳ ngắn

hay dài mà TC lớn hay nhỏ (ví dụ semester credit bằng cỡ 1,5 quarter credit vì semester kéo dài khoảng

15 tuần, quarter kéo dài khoảng 10 tuần); ĐVHT của ta được quy định bằng tổng số 15 tiết học lý thuyết

ở lớp mà không nói rõ số giờ học trong tuần (xem 3.2.a).

      -     Trong học chế TC ở Mỹ có quy định số giờ lao động học tập tối thiểu cần thiết của SV cho một

giờ lên lớp (thường là 2/1). Để quy định này thực sự được thực hiện, ở các trường đại học Mỹ áp dụng

rộng rải phương pháp dạy và học đảm bảo tính chủ động tích cực của SV, do trình độ giáo chức và điều

kiện vật chất để áp dụng phương pháp dạy và học đó cũng được đảm bảo đầy đủ (tài liệu học tập, thư

viện, phòng thí nghiệm cần cho SV làm việc...). Việc quy định khối lượng tài liệu học tập và tham khảo

mà SV phải đọc đối với một môđun và cách ra đề thi cho môdun đó dựa vào yêu cầu của môn học và

khối lượng tài liệu quy định (chứ không phải dựa vào những điều mà giảng viên đã trình bày ở lớp) cũng

cho phép kiểm tra việc chuẩn bị ngoài giờ học. ở Việt Nam chưa có quy định nói trên đối với học chế học

phần và cũng chưa đủ các điều kiện để thực hiện quy định như vậy. Vì khối lượng lên lớp mỗi tuần khá

lớn (thường >30 tiết/tuần) nên ở Việt Nam thực chất thời gian chuẩn bị của SV cho mỗi tiết học ở lớp

thường không quá 1/1. Như vậy, tính theo khối lượng lao động học tập của SV 1 TC của Mỹ bằng cỡ 1,5

ĐVHT của ta.  

      -     Ở các trường đại học Mỹ việc cung cấp thông tin về chương trình và lịch trình giảng dạy, thi, kiểm

tra cho SV rất đầy đủ, đặc biệt thể hiện ở niên lịch giảng dạy được công bố chính thức trước mỗi năm

học. Thời gian biểu học và thi đã công bố được thực hiện nghiêm chỉnh. ở Việt Nam khi thực hiện học

chế học phần điều này nói chung chưa được nhiều trường thực hiện.

      -     Việc đánh giá kết quả học tập của SV đối với mỗi môdun ở các trường đại học Mỹ được thực

hiện liên tục trong cả quá trình giảng dạy môdun đó, do đó thời gian dành để thi học kỳ cho các môn học

thường chỉ có một tuần; ở các trường đại học nước ta việc học cẩn thận và đánh giá từng phần môn học

Page 7: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

7

ít diễn ra thường xuyên trong quá trình giảng dạy mà chủ yếu được thực hiện sau khi kết thúc việc dạy

môđun, do đó cuối mỗi học kỳ thời gian dành cho việc thi các học phần thường diễn ra khoảng 4 tuần.     

Như vậy, qua các so sánh nêu trên, có thể thấy rõ học chế học phần ở Việt Nam cũng có cùng bản chất

như học chế TC của  Mỹ, đó là tích lũy dần kiến thức được môđun hóa, nói cách khác, học chế học

phần ở nước ta đã chứa một số yếu tố của học chế TC của Mỹ. Tuy nhiên tính mềm dẻo của học

chế học phần ở nước ta chưa cao như học chế TC của Mỹ , nói cách khác chúng ta chưa tận dụng

triệt để các ý tưởng làm mềm dẻo quy trình đào tạo của học chế TC của Mỹ.

3.3. Việc triển khai học chế học phần triệt để (học chế tín chỉ) ở một số trường đại học nước ta.

Như đã phân tích ở trên, căn cứ vào các quy chế đào tạo đã ban hành và việc thực hiện học chế học

phần, có thể thấy học chế học phần ở nước ta chưa đạt được độ mềm dẻo cao, vì nó chưa thể hiện các

ý tưởng của học chế TC một cách triệt để. Bởi vậy học chế học phần chỉ có thể xem như một bước đệm

trong quá trình chuyển từ học chế niên chế sang học chế TC. Bước đệm này là cần thiết khi điều kiện vật

chất và trình độ đội ngũ giáo chức chưa hội đủ để thực hiện học chế TC thực sự. 

Từ niên khoá 1993-1994 Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường đại học cải tiến học chế học phần để có

học chế học phần triệt để hơn, hoặc nói cách khác là áp dụng học chế TC kiểu Mỹ cho quy trình đào tạo

đại học nước ta. Nơi đầu tiên thực hiện quá trình chuyển đổi này là trường Đại học Bách khoa thành phố

Hồ Chí Minh (niên khóa 1993-94), sau đó là các trường Đại học Đà Lạt, Cần Thơ, Thuỷ sản Nha Trang

(niên khóa 1994-95), một khoa của trường Đại học Xây dựng Hà Nội, trường Đại học Dân lập Thăng

Long ...Cần lưu ý là việc chuyển từ học chế học phần sang học chế TC thực chất là cải tiến và tăng sự

mềm dẻo của học chế học phần hiện có, đo đó đây là một quá trình liên tục, không phải đột biến. Cũng

không phải hễ sử dụng thuật ngữ TC thay cho ĐVHT để đo lường khối lượng lao động học tập thì được

gọi là áp dụng học chế TC. Một ví dụ về hiện tượng này là trường hợp Đại học mở Bán công tp. HCM:

trong "Sổ tay SV năm 2003" (10) có ghi là nhà trường áp dụng học chế TC, nhưng trong "Sổ tay SV năm

2004" (11) lại tuyên bố là áp dụng học chế niên chế kết hợp với học phần.  Vì vậy, trong bài này, nơi nào

cải tiến học chế học phần theo hướng làm cho nó mềm dẽo gần như học chế TC ở Mỹ thì sẽ được qui

ước gọi là đã áp dụng học chế TC. Theo tinh thần đó, cho đến nay có khoảng mười trường đại học công

lập và dân lập ở nước ta có thể xem như đã áp dụng học chế TC.

Qua việc tìm hiểu tình hình triển khai học chế TC ở một số cơ sở (Đại học Quốc gia tp. HCM, Trường Đại

học Cần Thơ và Trường Đại học Dân Lập Thăng Long) có thể nêu một số nhận xét sau đây về hiện trạng

áp dụng học chế TC ở nước ta.

a. Về đơn vị đo lường: Tuy tất cả các trường nói trên đều gọi đơn vị đo lường khối lượng lao

động học tập của SV là TC, nhưng định mức của đơn vị không thống nhất. Các trường ĐH Cần thơ, ĐH

KHTN thuộc ĐHQG tp. HCM định nghĩa TC giống như định nghĩa ĐVHT trong Quyết định 2677/GD-ĐT

của Bộ GD&ĐT, và cũng quy định văn bằng cử nhân ứng với khối lượng học tập là 210 TC (6). Riêng

ĐHBK tp. HCM định nghĩa TC giống như định nghĩa của hệ thống TC của Mỹ, và quy định văn bằng kỹ

sư thiết kế cho 4,5 năm ứng với khối lượng 155 TC (9).  Các trường nói trên đều có tổ chức thêm học kỳ

hè 7->8 tuần. Đại học Dân lập Thăng Long thiết kế học chế TC theo học kỳ khoảng 10 tuần (quarter), mỗi

năm học có 3 học kỳ, văn bằng cử nhân có khối lượng 210->224 TC (12).

b. Về thông tin cho sinh viên: Các trường đã khảo sát đều có Sổ tay SV để giới thiệu quy trình

đào tạo và các quy định về thủ tục đăng ký học phần, thi kiểm tra... Tuy nhiên chỉ có ĐHBK tp HCM có

Page 8: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

8

công bố Niên giám giới thiệu chương trình tóm tắt các môn học gần tương tự như các niên lịch giảng dạy

ở các trường đại học Mỹ.

c. Về cách thiết kế các học phần: ở ĐH KHTN thuộc ĐHQG tp HCM mỗi HP được thiết kế có từ 1

đến 6 TC, thậm chí có học phần chứa số bán nguyên 1,5 TC (8); ở  ĐHBK thuộc ĐHQG tp HCM một học

phần chứa từ 1 đến 4 TC, tại đây có một số trường hợp số giờ lên lớp hàng tuần nhiều hơn số TC (10) .

Như vậy là ngay trong ĐHQG tp HCM cách định nghĩa TC và cách thiết kế môn học cũng không giống

nhau.

d. Về điều kiện dạy và học, phương pháp dạy và học: ĐHBK tp. HCM là nơi đảm bảo tài liệu học

tập tương đối tốt: mỗi môn học được quy định phải có ít nhất 1 tài liệu tiếng Việt, 1 tài liệu tiếng Anh và

một tài liệu tham khảo khác. ở các trường khác việc đảm bảo tài liệu có yếu hơn. Về điều kiện giảng dạy,

ĐHBK tp HCM có trang bị máy chiếu hắt ở mọi phòng học và máy chiếu đa phương tiện cho 17 giảng

đường, các trường khác cũng có nhiều cố gắng về phương diện này. Tuy nhiên, phương pháp dạy và

học mới nhằm dạy cách học, đảm bảo tính chủ động của SV và tận dụng công nghệ mới được sử dụng

chỉ ở một bộ phận giáo chức và học phần, chưa trở thành phổ biến trong các trường áp dụng học chế

TC. Như vậy vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học chủ yếu không phải ở phương tiện, trang bị mà là

ở con người. 

đ. Về tổ chức đăng ký học phần: Các trường đều tổ chức đăng ký học phần vào đầu học kỳ, xử lý

sơ bộ kết quả đăng ký và cho đăng ký lại nếu một số môn học không đủ chỗ hoặc thiếu số SV tối thiểu

được quy định (ĐHBK tp HCM quy định tối thiểu 80 SV  đối với các môn học cơ sở, 40 SV  đối với các

môn học của nhóm ngành đào tạo, 20 SV  đối với các môn học của ngành đào tạo) (9). Đối với SV chính

quy, các trường có quy định số TC tối thiểu và tối đa được phép đăng ký học trong một học kỳ (14-> 20

TC ở ĐHBK tp HCM; 18->35 TC ở ĐH KHTN tp. HCM; ĐH Cần Thơ -> 40 TC) (7)(8)(10). Đối với SV học kỳ 1

hoặc cả năm thứ nhất hầu như không tổ chức đăng ký, vì chương trình đào tạo bao gồm hầu hết các

môn bắt buộc. Cần lưu ý là việc đăng ký học phần cho một học kỳ sắp tới đòi hỏi phải có kịp thời kết quả

đánh giá các học phần của học kỳ trước, do đó để triển khai học chế TC được trơn tru, cần tổ chức thúc

đẩy tốc độ chấm bài của giáo chức. Đối với các môn học đông SV nếu dùng phương pháp thi tự luận thì

công đoạn này thường bị kéo daì. Việc không tổ chức đăng ký cho SV năm thứ nhất cũng tạo nên các

lớp khóa học ổn định trong năm đầu, thuận lợi cho các tổ chức hoạt động khác của SV (sẽ nói dưới đây).

Về công nghệ đăng ký học phần, một số trường sử dụng máy quét chuyên dụng để nạp dữ liệu, một vài

trường đã và đang thử nghiệm đăng ký trực tuyến (ĐHDL Thăng Long, ĐH Cần Thơ). Theo ĐHBK tp

HCM, chưa thể triển khai đăng ký trực tuyến  hoàn toàn tự động như một số trường đại học nước ngoài

(SV đăng ký, máy chấp nhận hoặc từ chối ngay) vì nhà trường chưa đủ nguồn lực để thỏa mãn  mọi

nguyện vọng của sinh viên mà cần phải nhiều lần điều chỉnh các lớp học phần.    

e. Về tổ chức thu học phí: Học phí được thu theo số lượng học phần mà sinh viên đăng ký, giá

mỗi học phần được tính tùy theo số giờ lý thuyết, bài tập, thực tập ...ĐHBK tp HCM quy đổi ra TC học phí

đối với mỗi học phần để định giá học phần. ĐH Cần Thơ có sáng kiến hợp đồng vớn Ngân Hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn để Ngân hàng giúp thu học phí và chuyển về tài khoản nhà trường, sáng

kiến này tăng tính chuyên môn hóa và đảm bảo sự trong sáng của khâu thu học phí.

f. Về các tổ chức sinh hoạt tập thể trong cộng đồng sinh viên: Đây là vấn đề nhiều người quan

tâm, vì nó liên quan đến một nhược điểm của học chế TC. Các trường áp dụng học chế TC đều tổ chức

hai loại lớp học: lớp khóa học gồm các SV đăng ký vào học cùng ngành đào tạo ở năm đầu tiên, lớp học

Page 9: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

9

phần  gồm các SV cùng học một học phần. Lớp khóa học giữ cố định trong cả khóa học, nơi hình thành

các tổ chức đoàn thể của sinh viên. Lớp học phần thường là tạm thời, nơi thông báo các thông tin về học

tập và tổ chức các sinh hoạt học tập liên quan đến học phần. Để các sinh hoạt của lớp khóa học và các

đoàn thể không vướng thời gian học ở lớp của SV, mọi sinh hoạt của lớp khóa học đều tổ chức vào thứ 7

và chủ nhật. ĐHBK Tp. HCM tổ chức tốt các hoạt động "mùa hè xanh", vận động quyên góp ximăng xây

hàng trăm "cầu Bách khoa" cho các vùng nông thôn Đồng bàng Sông Cửu Long. Các sinh hoạt theo chủ

đề tỏ ra hấp dẫn đối với SV và rất có hiệu quả: SV tham gia các sinh hoạt tăng cường kỹ năng giao tiếp,

hoặc tổ chức đi phỏng vấn người nước ngoài ở các cơ sở du lịch và về trình bày lại trong các hội thảo

nhằm tăng cường năng lực ngoại ngữ. Đối với các lớp học phần, do sức ép của khối lượng học tập lớn

nên SV cũng tự động tổ chức các hình thức trao đổi học tập theo nhóm để hỗ trợ nhau trong việc chuẩn

bị bài tập...Nói chung tuy việc tổ chức lớp theo khóa học hoàn toàn cố định bị phá vỡ, "lớp khóa học"

tương đối ổn định trong một vài năm đầu vẫn được duy trì để tổ chức mọi sinh hoạt đoàn thể của SV, kết

hợp với các "lớp học phần" tạm thời. Hơn nữa, với sự sáng tạo của SV trong hoàn cảnh mới, với sức ép

mạnh mẽ của khối lượng học tập đòi hỏi tính chủ động cao của SV, nhược điểm liên quan của học chế

TC có thể được khắc phục tốt. Thành tích hoạt động SV và Đoàn TNCS của ĐHBK tp. HCM trong phong

trào SV  tp HCM chứng tỏ điều đó.

g.  Về hệ thống cố vấn học tập (CVHT):  Hệ thống CVHT thường được tổ chức ở các trường gắn

với các lớp khóa học, đôi khi CVHT được gọi là chủ nhiệm lớp khóa học. Các phiếu đăng ký học phần

phải được thông qua và có chữ ký của CVHT (ĐHBK tp HCM). Tuy nhiên, vì hoạt động của giáo chức nói

chung ở mọi trường đại học đều quá tải, số lượng CVHT tương đối ít (tỷ lệ 1 CVHT/60 SV ở ĐHBK

tp.HCM) nên việc giúp đỡ của CVHT đối với SV là có giới hạn. Các trường phải theo phương châm là

CVHT tập trung chú ý các đối tượng SV ở hai đầu: SV học tập xuất sắc cần bồi dưỡng tài năng và SV

gặp nhiều khó khăn.

h. Về việc chuyển tiếp tín chỉ: Học chế TC đã thực hiện ở một số trường đại học trong hơn một

thập niên nhưng việc phát huy một trong các ưu điểm lớn của nó là chuyển tiếp TC chưa được triển khai

phổ biến. Lý do là phạm vi áp dụng học chế TC còn hẹp, và chưa có các định mức thống nhất, thiết kế

thống nhất trong cả nước (thậm chí ngay trong một nhà trường như ĐHQG tp HCM)(*) và cũng chưa có

các hoạt động điều phối để liên kết các trường tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp TC đó.  Đặc biệt hệ

thống cao đẳng cộng đồng được thành lập nhưng không tạo được mối liên thông với các trường đại học

có chuyên nghiệp để có thể đào tạo chuyển tiếp.     

Qua việc triển khai học chế TC ở một số trường đại học nước ta, có thể thấy rõ học chế này mang lại

nhiều lợi ích trong công tác giáo dục đào tạo ở trường đại học: nó làm cho SV chủ động hơn trong hoạt

động học tập, đặc biệt nó tạo một tác phong công nghiệp  đối với mọi hoạt động của nhà trường, kể cả

trong SV và trong giáo chức, vì mọi hoạt động đào tạo trong trường phải được khớp nối đúng thời gian

và địa điểm. Với học chế TC việc hỗ trợ sinh viên thuộc diện chính sách hoặc diện học yếu phải kéo dài

thời gian học tập thuận lợi hơn nhiều so với kiểu học theo niên chế.

Tuy nhiên, việc triển khai học chế TC cũng gặp rất nhiều khó khăn về phía những người trực tiếp thực

hiện: trước hết, đối với SV, những người đã được "chăn dắt" từ trường phổ thông khi bước vào trường

đại học hết sức ngỡ ngàng về mọi mặt, học chế TC tạo nên bước chuyển khá đột ngột, họ phải mất một

thời gian để làm quen. Đối với giáo chức, khó khăn lớn nhất  là tình trạng quá tải hiện nay của hoạt động

giảng dạy ở tất cả mọi trường đại học làm họ không còn đủ thời gian để đầu tư vào việc cải tiến phương

pháp giảng dạy và các hoạt động khác mà học chế TC đòi hỏi. Hơn nữa, học chế TC làm cho mức độ tự

Page 10: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

10

do của giáo chức giảm nhiều vì họ phải được gắn với các giờ học và lớp học xác định phân bố trong suốt

cả học kỳ, rất khó bố trí tập trung thời gian cho các hoạt động khác ở ngoài trường. Từ đó cần có những

vận động để hoạt hóa sinh viên và nâng cao trách nhiệm của giáo chức thì việc triển khai học chế TC

mới thuận lợi.

4. Về phương hướng mở rộng và cải tiến học chế tín chỉ ở nước ta.

4.1. Chủ trương về việc mở rộng và cải tiến học chế tín chỉ ở nước ta.

Nhằm tăng tính liên thông của hệ thống GDĐH nước ta và hội nhập với GDĐH thế giới, trong mấy năm

gần đây Nhà nước đã đưa ra chủ trương mở rộng áp dụng học chế TC trong hệ thống GDĐH nước ta.

Trong "Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010" được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt theo Quyết định 47/2001/QĐ-TTg có nêu: các trường cần "thực hiện quy trình đào tạo linh

hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế TC." Trong "Báo cáo

về Tình hình Giáo dục" của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2004 lại khẳng định mạnh

mẽ hơn: "Chỉ đạo đẩy nhanh việc mở rộng học chế TC ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên

nghiệp và dạy nghề ngay từ năm học 2005-2006, phấn đấu để đến năm 2010 hầu hết các trường đại

học, cao đẳng đều áp dụng hình thức tổ chức đào tạo này".

Như vậy để thực hiện được các chủ trương của Nhà nước về mở rộng học chế TC, cần khẩn trương xây

dựng một lộ trình chuyển đổi từ học chế học phần hiện nay sang học chế TC trong toàn hệ thống GDĐH.

4.2. Về mục tiêu và một số quan niệm về chuyển đổi

a. Việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ nhằm mục tiêu gì? 

Chúng ta đã áp dụng học chế học phần, trong đó có chứa đựng một số yếu tố của học chế TC từ khi bắt

đầu đổi mới GDĐH cách đây gần hai thập niên, lúc hoàn cảnh kinh tế xã hội và điều kiện dạy và học ở

đại học hết sức khó khăn. Và khi điều kiện dạy và học được cải thiện một số trường đại học đã cải tiến,

làm mềm dẻo triệt để học chế học phần, tức là chuyển đổi sang học chế TC. Tuy nhiên chỉ vài ba năm

gần đây Nhà nước mới đưa ra chủ trương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi này trong toàn bộ hệ

thống GDĐH. Vậy sự chuyển đổi này nhằm mục tiêu gì?

- Trước hết là tạo một học chế mềm dẻo hướng về SV để tăng cường tính chủ động và khả năng

cơ động của SV, để đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá trình học tập và tạo ra những sản phẩm có

tính thích ứng cao với thị trường sức lao động trong nước;

-  Đồng thời, trong xu thế toàn cầu hóa, làm cho hệ thống GDĐH nước ta hội nhập với khu vực

và thế giới.

b. Quan niệm về việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ ở nước ta

- Như đã phân tích trên đây học chế học phần được áp dụng hiện tại trong toàn bộ hệ thống

GDĐH nước ta đã mang một số yếu tố của học chế TC, nhưng chưa đủ mềm dẻo vì chưa tận dụng hết

các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó. Vì vậy việc chuyển đổi sang học chế TC có nghĩa là cải tiến học

chế học phần, tăng cường áp dụng các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó. Quá trình chuyển đổi không

có nghĩa là xóa bỏ học chế này để chuyển sang học chế khác, mà là cải tiến học chế đang sử dụng để

tăng mức độ mềm dẻo, cơ động của nó.

Page 11: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

11

-  Việc chuyển đổi sang học chế TC, tạo nên sự mềm dẻo của quy trình đào tạo cần phải được

kết hợp một cách logic với việc phát triển và hiện đại hóa chương trình đào tạo, bao gồm việc đổi mới

mục tiêu, nội dung đào tạo và đặc biệt là phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học

tập của sinh viên.

4.3. Về lộ trình chuyển đổi

Chúng tôi xin đề xuất một số bước của lộ trình chuyển đổi sang học chế TC cho toàn bộ hệ thống GDĐH

nước ta.

a. Rút kinh nghiệm về việc thực hiện học chế học phần hiện tại, và đặc biệt là học chế TC ở một

số trường đại học để nêu ra những yếu kém cần khắc phục và phương hướng phát triển;

b. Chuẩn bị đầy đủ các văn bản khung cho toàn bộ hệ thống về học chế TC.  Điều chỉnh những

quy định trong các văn bản đã có trái với bản chất của học chế TC. Tổ chức tập huấn cho giáo chức và

cán bộ quản lý các trường đại học về học chế TC.

c. Các trường tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo các ngành học, phân chia

và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần học chế TC và kiến thức cập nhật, hiện

đại. Bộ điều phối xây dựng chương trình mẫu của một số học phần thuộc khu vực giáo dục đại cương để

các trường tham khảo nhằm tăng mức độ thống nhất tạo cơ hội để chuyển tiếp TC. Các khối ngành và

ngành đào tạo triển khai áp dụng thành quả của quá trình xây dựng chương trình khung vừa qua.

d. Bộ và các trường tìm biện pháp tăng số lượng đội ngũ giáo chức để giảm một cách đáng kể

tải trọng giảng dạy, đồng thời tạo cơ chế nâng cao thu nhập của giáo chức, xem đây là khâu quan

trọng nhất để triển khai thành công việc chuyển đổi sang học chế TC.

đ. Triển khai một cuộc vận động đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, phương

pháp đánh giá kết quả học tập trong hệ thống GDĐH.

e. Chuẩn bị nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT. Nghiên cứu các hình thức thích hợp cho việc tổ chức

và hoạt động của các đoàn thể sinh viên.

f.  Xây dựng các công cụ phổ biến cho SV về chương trình và quy trình học tập, phục vụ học chế

TC, đặc biệt là niên lịch giảng dạy.

g. Xây dựng hệ thống tài liệu học tập cho mọi học phần bằng cách: (1) qua mạng liên kết thư

viện thông báo các tài liệu liên quan đến học phần đã có trong các trường đại học; (2) Tổ chức liên kết

các trường đại học khai thác các nguồn tư liệu mở trên mạng (tổ chức biên dịch, phổ biến); (3) Tổ chức

phối hợp biên soạn các tài liệu phục vụ các học phần không đủ tài liệu.

h. Dựa vào các trung tâm học liệu nòng cốt và các trường đại học mạnh xây dựng các bộ công

cụ phục vụ giảng dạy và đánh giá học phần, trước hết là các học phần giáo dục đại cương, các học phần

các môn cơ sở cho nhóm ngành. Tổ chức trao đổi và chuyển giao các công cụ này.

i. Liên kết xây dựng và phổ biến, chuyển giao các công nghệ điều hành đào tạo theo học chế TC:

các phần mềm quản lý đào tạo, các công cụ chuyên dụng để đăng ký học phần, các phần mềm tiếp cận

trực tuyến...

Page 12: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

12

k. Với sự khuyến khích và điều phối của Bộ, các trường có khả năng có nhiều SV chuyển đổi tổ

thức trao đổi ký kết công nhận lẫn nhau về học phần TC, đặc biệt là các trường cao đẳng cộng đồng và

các trường đại học có chuyên ngành liên quan.

l. Quan hệ với các trường đại học và các tổ chức điều phối GDĐH trong khu vực và trên thế giới

để thỏa thuận về việc công nhận văn bằng và TC của nhau.

Trên đây mới là các ý kiến phác thảo về lộ trình chuyển đổi từ học chế học phần hiện tại sang

học chế TC. Với kinh nghiệm điều hành việc dạy và học theo học chế học phần nhiều năm qua, chắc

chắc các trường đại học sẽ có nhiều sáng kiến đóng góp để bổ sung cho lộ trình đã nêu.

Trước thánh thức của GDĐH nước ta trong thời kỳ mới, thời kỳ phát triển GDĐH  thích ứng với kinh tế thị

trường và hội nhập quốc tế, với sự quyết tâm của Nhà nước, hy vọng việc chuyển đổi mạnh mẽ sang học

chế TC sẽ tìm được sự đồng thuận trong cộng đồng đại học nước ta và trong xã hội, và hệ thống GDĐH

Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng và ổn định.

Tài liệu tham khảo

1. The History of Higher Education, ASHE Reader Series, Simon & Schuster Custom Publishing, 1997. 

2. Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến: Chương trình và quy trình đào tạo đại học. trích: "Một số vấn đề

về Giáơ dục đại học", NXB ĐHQG Hà Nội, 2004.

3. Arthur Levine - Handbook on Undergraduate Curriculum. San Francissco: Jossey Bass, 1978.

4. Omporn Regel - The Academic Credit System in Higher Education: Effectivness and Relevance in Developing

Country - The World Bank (Bản dịch: "Về hệ thống tín chỉ học tập" - Bộ Giáo dục và Đào tạo - 1994)

5. European Credit Transfer System - An Outline. Source: European University Association webpage,

http://www.unige.ch/eua/En/Activities/ECTS/welcome.html

6. Bộ GD&ĐT: Quyết định 2677/GD-ĐT ngày 3/12/1993 ban hành khung chương trình đào tạo.

7. Quy định về công tác học vụ áp dụng từ năm học 2004-2005. Trường ĐH Cần Thơ

8. Sổ tay sinh viên: Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ. Trường ĐH KHTN, ĐHQG tp. HCM. 2004.

9. Niên giám. Trường ĐH BK, ĐHQG tp. HCM, 2002.

10. Sổ tay Sinh viên: dùng cho Học kỳ 1 năm học 2005-2006. ĐHBK tp HCM

11. Sổ tay Sinh viên: dùng cho SV hệ chính quy tập trung. Đại học mở bán công tp. HCM. 2003.

12. Sổ tay Sinh viên: dùng cho SV hệ chính quy tập trung. Đại học mở bán công tp. HCM. 2003.

12. Quy chế học vụ. Đại học Dân lập Thăng Long.  

*

 

Page 13: Ap dung hoc tin chi tren the gioi va viet nam

13

 

(*) Khi được hỏi ĐHQG Tp HCM có dự định thiết kế thống nhất học chế tín chỉ cho đơn vị mình hay không thì các đồng chí có trách nhiệm của ĐHQG trả lời: chờ thiết kế chung của Bộ để thống nhất một thể, các trường thành viên khỏi phải nhiều lần thay đổi. Như vậy, thiết kế khung thống nhất của Bộ là rất quan trọng.