78
PHAN MINH TÂN Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com AUTOCAD 2D CHO KTHIT K_ GIC MNG KHIÊU VŨ _

AUTOCAD 2D chuyên sâu cho Kỹ sư Thiết kế - GIẤC MỘNG KHIÊU VŨ - Phan Minh Tân

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Giấc Mộng Khiêu Vũ là cuốn sách viết dành riêng cho các anh em làm thiết kế sản phẩm, thiết kế cơ khí. Cuốn sách là một sản phẩm vô cùng tâm huyết của tác giả Phan Minh Tân. Không chỉ bởi kiến thức chuyên sâu (bởi chính tác giả cũng đã làm công việc thiết kế sản phẩm trong một thời gian dài) mà nó còn độc đáo, mới lạ bởi phong cách, văn phong vô cùng lôi cuốn. Bạn sẽ đến với AutoCAD không phải bằng lệnh mà bằng sự tư duy, tư duy gốc, và bản chất vấn đề. Cùng với kiến thức là những chia sẻ, trải nghiệm của tác giả, một cuốn sách phát triển bản thân tích cực. Cuốn sách là món quà đầu năm 2021 Tân muốn gửi đến anh em và Quý đồng nghiệp. Trân Trọng!

Citation preview

PHAN MINH TÂN

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com

AUTOCAD

2D CHO

KỸ SƯ

THIẾT KẾ

_ GIẤC MỘNG KHIÊU VŨ _

Phan Minh Tân

GIẤC MỘNG KHIÊU VŨ

_ AUTOCAD 2D CHO KỸ SƯ THIẾT KẾ _

<bản đọc thử>

GIẤC MỘNG KHIÊU VŨ

Tác giả: Phan Minh Tân

Bản quyền: Phan Minh Tân

Thông điệp hướng tới: Hơn một cuốn sách kĩ thuật!

Giấc mộng khiêu vũ

Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?

Bởi vì:

- Giấc mộng khiêu vũ có những ứng dụng thực tiễn được đúc kết từ quá trình làm việc

thực chiến trong nghề thiết kế cơ khí của các tác giả trên phần mềm AutoCAD 2D. Hoàn

toàn không có trong trường lớp hay bất kì một cuốn sách AutoCAD cơ khí nào khác.

- Giấc mộng khiêu vũ không phải là một cuốn sách kĩ thuật đơn thuần, nó không hề tập

trung vào hướng dẫn sử dụng lệnh trên AutoCAD như cách bạn nghĩ. Nó tạo ra một quy

chuẩn làm việc rất thực tế cho những ai đang làm thiết kế cơ khí và lập bản vẽ với

AutoCAD. Đây là một cuốn sách thực chiến, không hàn lâm.

- Những nguyên lí nền tảng trong cuốn sách này áp dụng cho mọi đối tượng làm thiết kế

và bạn nên học nó càng sớm càng tốt ngay sau khi ra trường, dù làm thiết kế cơ khí hay

xây dựng. Nó đều thiết thực!

Giấc mộng khiêu vũ

Lời Tựa Ngày nay, AutoCAD 2D là bộ môn kĩ thuật phổ biến và không thể thiếu đối với những

người làm công việc thiết kế và gia công cơ khí. AutoCAD không chỉ là một công cụ đọc

hiểu, phác họa ý tưởng, mà nó còn là giải pháp tuyệt vời để tính toán, trình bày bản vẽ và

phục vụ in ấn.

Cuốn sách Giấc mộng khiêu vũ sẽ cầm tay chỉ cho bạn cách thức làm việc của một kĩ sư

thiết kế cơ khí với AutoCAD là như thế nào? Bỏ qua tất cả những nội dung không quan

trọng hoặc ít quan trọng của phần mềm, cuốn sách chỉ tập trung vào các bước, thao tác và

quy trình tinh gọn để tối đa hóa hiệu suất làm việc của bạn, nhưng cũng không quên chỉ

rõ cặn kẽ từng bước, và giải thích lí do làm vậy để bạn hiểu rõ bản chất, hướng tới làm

chủ công cụ, làm chủ phần mềm.

Giấc mộng khiêu vũ sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn theo cách chuyên nghiệp nhất, giúp

bạn xây dựng và quản lí bản vẽ một cách khoa học, thể hiện các bản vẽ có nhiều tỉ lệ

khác nhau cũng rất nhanh chóng và chuẩn chỉ, việc in ấn bản vẽ hàng loạt sẽ trở nên cực

kì dễ dàng.

Đặc biệt, không chỉ trang bị tư duy, kĩ năng và quy trình, cuốn sách còn có phần thực

hành với một sản phẩm thực tế, để từ đó bạn hiểu am tường và có thể áp dụng ngay vào

chính công việc thiết kế hiện tại của bạn.

Tôi chắc chắn rằng, sau khi thực hành xong với Giấc mộng khiêu vũ, từ nay về sau bạn

sẽ từ bỏ hẳn những thói quen cũ để chuyển sang dùng AutoCAD theo phương pháp mới

Giấc mộng khiêu vũ

của tôi vì những lợi ích và kết quả tuyệt vời mà nó mang lại. Hãy bắt tay ngay vào thực

hành với cuốn sách của tôi. Giá trị của cuốn sách chính là thành quả công việc của bạn!

Nhưng nếu bạn nghĩ đây chỉ là một cuốn sách kĩ thuật thông thường, thì bạn đã lầm!

Với ngòi bút thẳng thắn, phóng khoáng, và có phần hoang dại, Giấc mộng khiêu vũ

không nhằm mục đích biến bạn thành một giáo sư kính cận, không hề bó buộc tư tưởng

như chính tên gọi của nó, cuốn sách như một làn gió mới kích thích sự hứng thú của bạn

với AutoCAD và mở ra những tư duy phát triển bản thân tích cực.

Bạn sẽ dễ dàng tiếp thu cuốn sách một cách tự nhiên bởi nó không được viết bằng bút mà

được viết bằng cảm xúc và trải nghiệm cá nhân, khác xa với các cuốn sách kĩ thuật khô

khan khác. Nó hiện đại, chân thành, và rất ngọt bởi chính tác giả cũng đã chán ngấy lối

diễn đạt hàn lâm thông thường.

Đừng chỉ nghe những gì tôi nói, hãy tự mình trải nghiệm!

Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng hay phê phán xin gửi về địa chỉ:

Mail: [email protected]

Facebook: Facebook.com/Minhtan.cad

Chân thành!

Phan Minh Tân

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

MỤC LỤC

Các cấp độ nhận thức Bloom

Vũ điệu Tango của cuộc sống

Bạn ở đâu trong sở đồ ngành?

Hãy chuẩn bị một lưỡi rìu sắc!

Phần 1: Đừng tin những gì bạn chỉ “thấy”!

Chương 1: Bản vẽ kĩ thuật và phương pháp chiếu

Chương 2: Những con số cũng biết nói dối

Chương 3: Khung tên và nguyên tắc làm tỉ lệ bản vẽ

Chương 4: Bí mật ảo thuật gia

Phần 2: Tư duy ngược dòng nước. Tìm điểm AHA

Tại sao đừng chỉ là thợ vẽ?

Chương 5: Muốn khiêu vũ, bạn cần một sân khấu lớn

Chuyên nghiệp từ những điều nhỏ bé

Chương 6: Có một quy tắc 80/20

Chương 7: Làm thế nào để khiêu vũ trên bàn phím?

Chương 8: Quản lí Layer tinh gọn

Chương 9: Chèn nội dung ghi chú và quản lí Textstyle

Chương 10: Có cách nào chọn nhanh hơn không?

Chương 11: Tôi muốn nhanh hơn nữa!

Chương 12: Quản lí Dimstyle - Phương pháp ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật

Chương 13: Bí mật chưa tiết lộ

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Hãy cẩn thận khi băng qua hàng rào

Chương 14: Kẻ đứng sau cánh gà

Chương 15: Tạo một đường ghi chú

Chương 16: Làm thế nào để đồng bộ tỉ lệ giữa các đường nét đứt?

Hãy trao giá trị! Đừng cho rác thải

Chương 17: Những tay chuyên nghiệp làm như thế nào?

Phần 3: Bạn đã có bộ đồ nghề tinh xảo chưa?

Phần 4: Bước ra sân khấu

Mọi đồng tiền đều có hai mặt

Phần 5: Thực hành với một dự án cụ thể

Phần 6: Học làm chuyên gia

Lời kết!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

CÁC CẤP ĐỘ

NHẬN THỨC BLOOM

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Đây là một đề tài được nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu trong khoảng nửa thế kỷ nay. Có

thể bạn đã từng nghe về nó ở đâu đó hoặc đây cũng có thể là một thông tin hoàn toàn mới

đối với bạn. Nhưng không sao! Việc bạn hiểu và vận dụng thang nhận thức này đến đâu sẽ

giúp bạn hấp thụ kiến thức nhanh hơn. Không có một trường đào tạo nào ở Việt Nam dạy

học sinh, sinh viên về điều này.

Khi tôi còn là kĩ sư cho Tập đoàn Tecomen, là lính của anh Trưởng bộ phận thiết kế - người

phụ trách toàn bộ mảng máy lọc nước KAROFI. Anh ấy là người giàu kinh nghiệm nhất tại

Tecomen, một trong những người có chuyên môn uyên bác nhất. Thực sự anh đã dạy tôi

nhiều thứ không chỉ là chuyên môn. Có lần anh đã chia sẻ với tôi về các cấp độ nhận thức,

đó là lần đầu tiên tôi được nghe về nó. Anh nói với tôi về các cấp độ là: Biết - Hiểu - Làm -

Sáng tạo. Và dạy tôi luôn phải khiêm tốn thì mới có thể học hỏi được. Hãy như một ly nước

luôn vơi.

Đó là bài học sâu sắc mà đến giờ tôi vẫn ghi nhớ.

Khoảng một năm sau, khi đọc cuốn “Bí quyết đọc sách 2000 từ/ phút” của Aloha Tuấn, thì

tình cờ “những dấu chấm được kết nối”. Tôi bắt đầu tìm thấy mối liên hệ và hiểu ra hơn.

Nếu bạn có thể thấm nhuần được 6 cấp độ nhận thức này thì sẽ rất quan trọng, nó sẽ giúp

bạn khiêm tốn hơn để từ đó có cái nhìn luôn mới mẻ cho những kiến thức mà bạn gặp trong

cuộc sống.

Bạn có thể cười nếu thích. Nên nhớ, nhận thức Bloom đã trải qua hơn nửa thế kỉ được

nghiên cứu một cách nghiêm túc và tiếp tục hoàn thiện. Ngày nay nó được đưa vào giảng

dạy trong các trường học và các trường huấn luyện quân sự của Hoa Kỳ để giúp học sinh,

sinh viên, sĩ quan của họ nhận ra họ đang ở nấc thang nào trong cấp độ nhận thức. Rõ ràng

đây không phải là một lí thuyết sáo rỗng và những sỹ quan kia không phải là những kẻ ngốc.

Vậy 6 cấp độ nhận thức Bloom bao gồm những gì?

Theo lí thuyết cổ điển của Benjamin Bloom, nhà tâm lý học người Mỹ và cũng chính là cha

đẻ của thuyết, thang nhận thức được chia ra làm 6 cấp độ:

Biết - Hiểu - Vận dụng - Phân tích - Đánh giá - Sáng tạo.

Nếu bạn nào đang đọc cuốn sách đến đây hoặc chỉ xem qua tiêu đề và nói “À, những gì ông

này viết tôi đã biết cả rồi!” thì tôi thấy thật đáng tiếc cho người đó. Bởi vì họ chỉ đạt được

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

cấp độ thấp nhất của nhận thức, đó là “Biết”. Vậy thì khó mà có thể đạt được thành tựu nào

trong lĩnh vực mà họ “đang biết” đó cả.

Vì vậy, bạn đừng bao giờ nói “ Tôi biết rồi” khi nghe về một chủ đề nào đó, bởi vì nó chỉ là

cấp độ thấp nhất của nhận thức mà thôi. Thay vào đó hãy tự đặt câu hỏi “Tôi đã thực sự hiểu

nó chưa?”, “Tôi đã vận dụng được nó như thế nào?”, “ Tôi đã sáng tạo hay phát huy kiến

thức ấy như thế nào?”.

Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về thang nhận thức Bloom thì có thể tìm trên Internet hoặc tìm

đọc cuốn “Bí quyết đọc sách 2000 từ/ phút” - tôi đánh giá đây là một cuốn sách rất hay về

phát triển bản thân do người Việt viết mà tôi đọc được.

Nhận thức Bloom áp dụng với mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chúng ta không thành công vì

chúng ta mãi chỉ loanh quanh ở 1, 2, 3 cấp độ đầu tiên và không thể tiến thêm được. Bởi

càng lên cao đòi hỏi sự trải nghiệm càng nhiều, óc tư duy càng cao, nó còn đòi hỏi một nghị

lực lớn và kiến thức đa lĩnh vực. Điều đó lí giải vì sao phần lớn những giải Nobel lại xuất

hiện ở Mỹ, và các tỉ phú thế giới hầu hết đi lên từ công nghệ.

Nghe có vẻ hơi hàn lâm, nhưng bản thân tên của 6 cấp độ đã nói lên nhiệm vụ ở mỗi giai

đoạn của nó là gì và quan trọng là nó đáng giá để ta học và vận dụng vào cuộc sống của mỗi

người. Bản thân tôi khi tham chiếu quy trình trên với quá trình nhận thức của tôi với phần

mềm AutoCAD thì thấy rất đúng. Tôi cũng trải qua nhiều cấp độ. Tất nhiên đây chỉ là một

lĩnh vực quá bé nhỏ nhưng ta cứ làm cho tốt với những cái nhỏ đi đã phải không nào.

Hãy thử nghĩ xem, với các công việc của bạn liên quan đến AutoCAD, bạn có thể sáng tạo

được gì để công việc trở nên dễ dàng hơn hay không? Tôi tin rằng, trong bất kì kĩnh vực

nào, nếu có tâm huyết và quyết tâm bạn đều có khả năng sáng tạo và hiện thực hóa nó. Với

các lĩnh vực khác, để hiện thực hóa bạn có thể phải tốn rất nhiều tiền, nhưng với AutoCAD,

bạn đơn giản chỉ cần có một chiếc laptop và một trái tim nhiệt huyết là đủ rồi.

Nếu đã được học về Bloom, thì từ nay bạn đừng bao giờ nói “Tôi biết rồi” nữa nhé!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

HÃY CHUẨN BỊ MỘT LƯỠI RÌU SẮC!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Cuốn sách này không đi sâu vào hướng dẫn bạn cách dựng hình chiếu, cũng không hướng

dẫn cách sử dụng lệnh. Đã có quá nhiều sách kĩ thuật chuyên sâu nói về quy tắc thể hiện bản

vẽ hay quy tắc dựng hình chiếu rồi. Hơn nữa ngày nay việc xây dựng hình chiếu phần lớn

người ta không còn làm trên AutoCAD nữa mà chuyển qua xuất 2D từ phần mềm vẽ 3D.

Nhiệm vụ của bạn là xuất 2D sang AutoCAD và ghi kích thước, ghi yêu cầu kĩ thuật, trình

bày và quản lí chúng sao cho khoa học. Thì cuốn sách này sẽ giúp bạn việc đó! Bởi vì tôi

chưa thấy có cuốn sách nào trên thị trường viết về chủ đề đó cả, trong khi nó lại rất thực tế

và cần thiết. Một người đi làm lâu năm, thậm chí hơn chục năm cũng chưa chắc biết cách

quản lí sao cho tinh gọn và thuận lợi cho việc in ấn về sau.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe ai đó nói đại loại thế này: “Quan trọng là tư duy, phần mềm chỉ

là công cụ”. Nghe rất uyên bác và đầy triết lí phải không?

Bạn hiểu thế nào về câu nói đó?

Theo bạn thì công cụ có quan trọng hay không?

Với tôi, nó chỉ đúng một nửa. Câu đó nhắc tôi rằng cần phải thành thạo công cụ.

Ở đâu đó ngoài kia tôi biết và từng tận mắt chứng kiến có những nhười không bao giờ chia

sẻ công cụ của mình, họ khăng khăng bảo vệ vốn liếng đó, coi đó là chén cơm, là máu của

mình vậy. Nhưng chính tư duy ấy lại khiến họ chết mòn trong cái giếng của chính họ. Đau

khổ thật! Tư duy thì có thể cho là khó truyền đạt và thay thế, nhưng công cụ thì tại sao

không?

Có những kẻ chuyên đi lợi dụng niềm tin của mọi người, mà chính tôi là một nhân chứng

của nhiều vụ. Tôi từng nhiều lần không tiếc tay trả tiền cho một số người (có lần tới 1000$

cho một khóa học offline trong vòng 8 tiếng, tôi trả cho một tay người Singapore) nhưng cái

họ đưa cho tôi chỉ toàn là rác. Việc đó làm cho tôi ngại chi tiền ra để học tập hơn, tôi e rè

hơn với những người tôi không chắc. Nhưng thú thật sau đó tôi vẫn có thêm vài lần vung tay

tới trán. Và tôi vẫn sẵn sàng chi tiền nếu tôi thích và hi vọng. Nhưng may mắn là đến giờ tôi

vẫn gặp được nhiều người tốt.

Có một sự thật là ai cũng thích được nhận quà miễn phí. Nhưng tâm lí học chứng minh

người ta thường không coi trọng những thứ mà họ dễ dàng có được, hay không phải dùng

một thứ có giá trị khác để trao đổi. Ông chủ của bạn không bán thứ gì miễn phí cho khách

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

hàng. Và bạn cũng không đi làm không công? Không có bữa ăn nào là miễn phí cả. Đôi khi

bạn trả phí mà vẫn thu về tay trắng.

Trở lại với câu hỏi, công cụ có quan trọng hay không?

Abraham Lincoln* - một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ có một câu

nói như này: “Nếu cho tôi 6 giờ để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 giờ đầu để mài sắc

lưỡi rìu”. Hành động dành hẳn ra 4 giờ đầu để mài rìu là một tư duy khôn ngoan hơn người,

nhưng một chiếc rìu được mài sắc rõ ràng là một công cụ tốt.

Thực lòng, tôi chỉ đang muốn chia sẻ công cụ, cách làm của tôi với mọi người thông qua

cuốn sách này. Đó là những trải nghiệm cá nhân của tôi và hoàn toàn không áp đặt. Không

có đúng sai, chỉ có phù hợp với bạn hay không. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm và lòng

nhiệt huyết của mình, tôi chắc chắn rằng phương pháp của tôi là một lưỡi rìu cực bén. Nó

sáng loáng như thanh gươm của một võ sĩ đấu bò. Dĩ nhiên, kiến thức của tôi là có hạn

nhưng tôi luôn cố gắng tạo ra sản phẩm tốt nhất dành cho bạn.

Nội dung chủ đạo của cuốn sách sẽ hướng đến đối tượng là những người đang làm công

việc thiết kế trong ngành cơ khí, giúp họ quản lí bản vẽ 2D trên phần mềm AutoCAD, quản

lí cách trình bày bản vẽ theo một quy trình thống nhất, chuyên nghiệp với các công cụ hữu

hiệu để giúp làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, in ấn dễ dàng, đẹp đẽ và hạn chế tối

đa các lỗi phát sinh gây mất hoặc sai khác dữ liệu gốc.

Đây không đơn thuần chỉ là một cuốn sách kĩ thuật, bạn đừng hiểu nhầm, nó là trải nghiệm.

Và tôi còn muốn truyền tải nhiều hơn thế!

Hãy thưởng thức nó như một ly rượu vang!

*Abraham Lincoln: Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, người đưa “Đồng bạc xanh” để giải

cứu nước Mỹ khỏi các trùm tài phiệt tài chính Quốc tế. Ông bị ám sát ngay sau khi đắc cứ

Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 (Tham khảo “Chiến tranh Tiền tệ” để rõ thêm về lịch sử của vị

Tổng thống vĩ đại này)

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

PHẦN 1:

ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ

BẠN CHỈ “THẤY”!

CHƯƠNG 1:

BẢN VẼ KĨ THUẬT

VÀ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

1. Bản vẽ kĩ thuật

Nhắc đến bản vẽ có thể trong đầu bạn đã hình dung ra hình ảnh về các hình chiếu được đặt

ngay ngắn trên một nền giấy trắng, với khung tên cùng với các con số kích thước và một vài

nội dung ghi chú bằng chữ.

Có thể hiểu, bản vẽ là một loại ngôn ngữ dùng để giao tiếp và truyền đạt thông tin giữa

những người làm kĩ thuật.

Bản vẽ vật thể được trình bày dưới dạng các hình chiếu 2D theo các hướng chiếu theo một

quy tắc chung. Để từ đó, người đọc hình dung ra hình dạng, cấu trúc và kích thước của vật

thể.

Phân loại bản vẽ:

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Trong kĩ thuật có 2 loại bản vẽ quan trọng nhất là:

- Bản vẽ cơ khí: liên quan đến thiết kế, chế tạo lắp ráp,sử dụng các máy và thiết bị

- Bản vẽ xây dựng: liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng các công trình kiến trúc và xây

dựng.

2. Phương pháp chiếu là gì?

Bản vẽ là ngôn ngữ kĩ thuật, còn phương pháp chiếu là quy tắc thể hiện thứ ngôn ngữ đó.

Phương pháp chiếu quy định thứ tự sắp đặt các hình chiếu 2D của vật thể thể hiện trên bản

vẽ.

Hiện nay, trên thế giới có 2 phương pháp chiếu:

2.1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt giữa người quan sát mặt phẳng toạ

độ là mặt phẳng hình chiếu mà vật thể được chiếu vuông góc lên đó. Phương pháp chiếu góc

thứ nhất theo dựa theo tiêu chuẩn ISO.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Đặc điểm phương pháp chiếu góc thứ nhất: mắt người đặt ở đâu thì hình chiếu đặt ở phía

bên kia của vật thể.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Kí hiệu đặc trưng của phương pháp chiếu góc thứ nhất:

2.2. Phương pháp chiếu góc thứ ba

Phương pháp chiếu góc thứ ba dựa theo tiêu chuẩn ANSI của Mỹ (tiêu chuẩn JIS của Nhật

cũng sử dụng phương pháp chiếu góc thứ ba)

Trong phương pháp chiếu góc thứ ba: các mặt phẳng toạ độ được đặt giữa người quan sát và

vật thể, vật thể được chiếu vuông góc lên các mật phẳng đó. Trên mỗi mặt phẳng, hình chiếu

của vật thể giống như hình mà người quan sát thấy được khi nhìn thẳng góc từ xa vào mặt

phẳng chiếu trong suốt.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Đặc điểm phương pháp chiếu góc thứ ba: hình chiếu được đặt ở giữa mắt người và vật thể.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Kí hiệu đặc trưng của phương pháp chiếu thứ ba :

Đối với bản vẽ TCVN, mặc định dùng phương pháp chiếu thứ nhất (vì hệ thống TCVN theo

ISO). Nếu dùng phương pháp chiếu thứ 3 cần ghi rõ kí hiệu của phương pháp chiếu thứ 3

trên bản vẽ.

So sánh 2 phương pháp chiếu:

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

3. Bản vẽ kĩ thuật trong ngành cơ khí

Đối với AutoCAD cơ khí, thường có các loại bản vẽ gồm:

- Bản vẽ chi tiết (bản vẽ chế tạo) (part drawing): bản vẽ chi tiết đơn, thể hiện đầy đủ đặc

tính của vật thể

- Bản vẽ lắp ráp (assy drawing): bản vẽ các cụm chi tiết lắp ghép với nhau và đảm bảo yêu

cầu kĩ thuật, đặc tính của cụm lắp ráp, kèm theo bảng kê các chi tiết tham gia cụm lắp ráp

- Bản vẽ phân rã (explosive drawing): bản vẽ của 1 cụm chi tiết ở trạng thái tháo rời, sẵn

sàng lắp ráp, kèm theo bảng kê các chi tiết tham gia cụm lắp ráp.

Thông thường, để làm đủ một bộ hồ sơ thiết kế, bạn sẽ phải làm qua tất cả các loại bản vẽ

trên.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

CHƯƠNG 2:

NHỮNG CON SỐ

CŨNG BIẾT NÓI DỐI

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

CÁC LOẠI TỈ LỆ TRÊN MỘT BẢN VẼ KĨ THUẬT

Đã có bao giờ bạn tự hỏi: “Trên bản vẽ có bao nhiêu loại tỉ lệ ?” chưa.

Thì đây là đáp án!

Trên một bản vẽ, tồn tại các loại tỉ lệ sau:

- Tỉ lệ vẽ

- Tỉ lệ bản vẽ

- Tỉ lệ trích (tỉ lệ vẽ của trình trích_nếu có)

Tôi thấy nhiều người còn chưa thật sự hiểu rõ về các khái niệm này. Đó là lí do tôi phải đưa

nó lên ngay phần đầu của cuốn sách. Một nội dung quan trọng!

1. Tỉ lệ vẽ

Bạn đã bao giờ nghe thấy ai nói về Tỉ lệ vẽ (TLV) chưa? Nói thật đi nào!

Rất có thể là chưa! Tôi chưa thấy có một tài liệu hay video nào của bất kì ai nói về tỉ lệ vẽ

cả. Không một cuốn sách nào nói. Nên nhiều khả năng bạn tra Google cũng không ra.

Bởi không nhiều người để ý và thực sự hiểu về nó. Những cuốn sách kĩ thuật thì update quá

chậm so với công nghệ phần mềm hiện nay. Nhưng thực sự nó tồn tại, nó tồn tại song song

với phần mềm AutoCAD. Bạn có thể xem đây là một khái niệm mới cũng được.

TLV chỉ có ý nghĩa trên không gian Model, nó không có ý nghĩa sau khi đã in ra giấy.

Người ta thường bỏ qua TLV bởi vị họ đang được cho vẽ đúng, tức là luôn vẽ trên Model

của AutoCAD với kích thước thật là 1:1. Quy tắc thể hiện vật thể bằng kích thước thật (TLV

= 1:1) cũng là quy tắc bắt buộc khi thể hiện bản vẽ trên không gian Model.

Ví dụ: 1 đoạn thẳng ngoài đời có kích thước 100mm thì trên Model bạn vẽ 1 đoạn đó có

“kích thước thật” đúng bằng 100mm và bạn ghi kích thước đó ra là 100mm. Khi đó TLV là

1:1.

Đừng vội tin vào những con số nếu bạn chỉ đang “thấy”!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Hãy cảnh giác nhé bạn của tôi!

1 đoạn thẳng ngoài đời thực dài 100mm, trên không gian Model được ghi kích thước hiển

thị (D-Display) là 100mm, nhưng chưa chắc kích thước thật (R- Reality) của nó trên

Model đã bằng 100mm. Và khi đó họ đang vẽ với TLV không phải là 1:1 và theo nguyên

tắc thì như vậy là sai.

Để kiểm tra đoạn vừa rồi có đúng bằng 100 hay không?

Bạn dùng lệnh DI ↙ (DIST)

Kích vào 2 đầu mút của đoạn thẳng

Kiểm tra giá trị Distance hiện ra trên màn hình bằng bao nhiêu.

Nếu Distance = 100 thì họ đang vẽ đúng kích thước thật (với TLV=1:1).

Trường hợp 1: Người vẽ đang vẽ đúng, với TLV = 1:1

Giá trị thực tế R = Distance = giá trị kích thước hiển thị (D) = 100

Trường hợp 2: Người vẽ đang vẽ với TLV = 2:1 = 2

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Giá trị thực tế Distance = 200, nhưng họ ghi kích thước hiển thị bằng 100.

Cách thể hiện này bạn sẽ luôn thấy ở các hình trích.

Trường hợp 3: Người vẽ đang vẽ với TLV = 1:2 = 0.5

Giá trị thực tế Distance = 50, nhưng họ ghi kích thước hiển thị bằng 100.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

(Trường hợp số 3 này thực tế sẽ rất ít gặp)

Các trường hợp vẽ sai khác so với TLV 1:1, thường người ta cố tình làm cho nó sai khác đi

để làm tỉ lệ cho bản vẽ sau khi in ra (họ dùng cách chỉnh sửa hệ số Scale factor), nhưng đây

không phải là một cách làm đúng đắn và bạn cũng không cần phải quan tâm đến cách làm

đó; nguyên nhân thứ 2 là có thể do họ cố tình EDIT kích thước, và tôi càng không khuyến

khích việc này!

Ta có công thức:

(*)

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

TLV = 1: Ta nói vẽ đúng với kích thước thật

TLV > 1: Tỉ lệ vẽ phóng to hay vẽ phóng to

TLV <1: Tỉ lệ vẽ thu nhỏ hay vẽ thu nhỏ (không dùng vì thiếu thực tế)

Nguyên tắc bản vẽ trên không gian Model luôn phải để TLV = 1:1.

TLV phóng to: sử dụng ở các hình trích để phóng to cục bộ tại một số vị trí nào đó của vật

thể. Do đó ta thường thấy ghi tỉ lệ hình trích là 2:1, 4:1, 10: 1,… Tỉ lệ của hình trích cũng

chính là tỉ lệ vẽ của các đối tượng nằm bên trong hình trích đó.

Quay lại ví dụ cho 3 trường hợp trên:

Trường hợp 1: R = D = 100 => TLV = 1:1

Trường hợp 2: R = 200, D = 100 => TLV = 2:1 = 2

Trường hợp 3: R = 50, D = 100 => TLV = 1:2 = 0.5

Như vậy, việc hiểu TLV giúp bạn đánh giá bản vẽ của một người khác mà bạn đang xem có

được vẽ đúng với tỉ lệ thật 1:1 hay không? Nếu không phải là TLV 1:1 hãy kiểm tra một

cách nghiêm túc để tránh sai sót với vật thể thực.

Do đó, tôi khuyến nghị bạn trên không gian Model:

Luôn luôn phải vẽ mọi thứ với TLV = 1:1

Luôn phải vẽ với TLV = 1:1.

Luôn phải vẽ với TLV = 1:1

(ngoại trừ với hình trích phóng to)

Mà bạn đã nhớ cách kiểm tra kích thước thật của 1 đoạn thẳng rồi chứ, cứ dùng lệnh DIST

nhé!

Yên tâm là DIST luôn cho kết quả đúng dù bạn có chỉnh hệ số Scale factor bằng bao nhiêu

đi chăng nữa. Nên nó đáng tin!

Bây giờ thì bạn biết thêm một công cụ giúp bạn trở nên không ngoan hơn rồi đấy.

Hỏi: Có cách nào để chắc chắn bạn luôn vẽ với tỉ lệ vẽ 1:1 không?

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Thực tế thì AutoCAD đã luôn để mặc định cho bạn vẽ với TLV = 1:1 rồi nên bạn không

nhận ra. Để chắc chắn bạn luôn vẽ với TLV = 1:1 bạn làm như sau:

- Trước khi tiến hành vẽ bất cứ cái gì, hãy gõ lênh D ↙ (↙ là dấu Enter nhé)

- Chọn kiểu Dimstyle mà bạn dự định sẽ dùng để ghi kích thước, kích vào Modify

- Chọn tab Primary Units

- Nhìn hệ số Scale factor. Mặc định nó luôn bằng 1 để bạn vẽ đúng TLV = 1:1

Sau khi kiểm tra hệ số Scale factor đúng bằng 1 rồi, bạn có thể yên tâm bắt đầu vẽ.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Nếu nó không bằng 1, hãy kiểm tra lại một lượt trước khi trả nó về bằng 1.

Cách hiện nay tôi đang làm là đưa cài đặt này vào 1 file Template cố định và không phải

nghĩ ngợi gì nữa. Mặc định lúc nào tôi cũng vẽ với TLV = 1:1.

Hỏi:

Có cách nào để biết ai đó đang vẽ với TLV bằng bao nhiêu không? Tôi nghi ngờ họ

không vẽ theo TLV 1:1.

Có cách chứ!

- Cách thứ nhất là kiểm tra hệ số Scale factor trong tab Primary Units như tôi đã diễn giải ở

trên.

(**)

- Cách thứ 2 là bạn gõ lệnh DIMLFAC↙.

Giá trị DIMLFAC (mặc định nó cũng luôn bằng 1) hiện ra bằng bao nhiêu thì đó cũng chính

bằng hệ số Scale factor của Dimstyle hiện hành. Tất nhiên, 2 hệ số này (Dimlfac và Scale

factor) luôn đi theo cặp trùng giá trị với cùng 1 kiểu Dimstyle hiện hành.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

2. Tỉ lệ bản vẽ

Tỉ lệ bản vẽ (TLBV) là một khái niệm rất cơ bản trong bản vẽ kĩ thuật (BVKT), nhưng

không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của nó. Theo tôi một phần nguyên nhân dẫn đến lí do

này là do ngày nay các công nghệ gia công càng tiên tiến, nên giảm thiểu sức lực, sự can

thiệp của con người.

Ngày xưa, người thợ đứng máy gia công nếu muốn đo 1 cạnh nào đó trên bản vẽ giấy (khi

cạnh đó đang thiếu kích thước), người ta cần phải đo trên giấy rồi dựa theo TLBV rồi nhẩm

tính ra kích thước thật của cạnh đó.

Nhưng thời thế thay đổi, bây giờ họ có thể đo trực tiếp từ dữ liệu là bản vẽ lưu trên máy

tính, có thể là file .dwg, hoặc file dữ liệu 3D trên các phần mềm vẽ 3D cơ khí. Cần gì nhân

chia cộng trừ nữa đâu. Nên họ cũng không còn chú ý đến ô TLBV nữa. Họ không quan tâm

dẫn đến người thiết kế cũng rất nhanh chóng quên nó theo.

Tôi đã từng thấy những bạn đi làm vài 3 năm rồi nhưng nhìn tập bản vẽ in ra giấy A4, tờ

nào ô TLBV cũng ghi là 1:1 (mặc dù cái chi tiết thực ở ngoài đời nó rộng đến cả mét), vậy

nhưng người check bản vẽ vẫn cứ ký duyệt. Trên nguyên tắc thiết kế, như vậy liệu có đúng?

Xin khẳng định, TLBV chỉ có ý nghĩa khi bản vẽ được in ra giấy. Không có khái niệm

TLBV trên không gian mô hình (Model), bởi vì trên Model là không gian vô hạn, mặc định

nó phải được vẽ theo “tỉ lệ vẽ” 1:1 (trừ hình trích sẽ có tỉ lệ phóng to).

Do đó, để sau khi in bản vẽ ra giấy, nó đúng tỉ lệ thì trên phần khung tên của bản vẽ trên

Model (hoặc Layout) bạn phải ghi ra con số TLBV mà bạn dự định sẽ in ra dựa theo khổ

giấy mà bạn đã chọn.

Lưu ý rằng nếu trên khung tên bản vẽ không ghi “Tỉ lệ bản vẽ” mà chỉ ghi “Tỉ lệ” thì bạn

cũng hiểu đó là TLBV nhé. Nhớ là một khi đã in ra giấy thì đó là TLBV, không quan tâm

TLV nữa.

Vậy tóm lại TLBV nó là cái cái quái gì?

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Ví dụ bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của khái niệm “Tỉ lệ bản vẽ”

và tại sao lại có nó?

Bài toán đặt ra là người ta cần thể hiện mặt chiếu đứng của một ngôi nhà lên tờ giấy A3.

Để thể hiện mặt chiếu đứng của ngôi nhà đó, họ cần cầm tờ giấy A3 (420x297mm) ra đứng

trước mặt ngôi nhà và Scale tờ giấy đó lên cho đến khi nào nó đủ bao trọn được mặt đứng

của ngôi nhà thì dừng lại. Giả sử con số Scale là 50 lần.

Chiếu mặt đứng của ngôi nhà lên tờ giấy khổng lồ đó. Ta được một bản vẽ cũng khổng lồ.

Tuy nhiên, thực tế là không có khổ giấy và máy in nào có kích cỡ khổng lồ như thế cả. Ta sẽ

in mặt đứng ngôi nhà bằng cách thu trọn bản vẽ trên tờ giấy khổng lồ đó vào kích thước chỉ

trên 1 tờ giấy A3 (420x297mm). Trên tờ giấy A3 đó, kích thước thật của ngôi nhà được nhu

nhỏ lại 50 lần, nhưng kích thước thể hiện không thay đổi. Nghĩa là cái mặt tiền 10m, thì

đoạn đó trên giấy A3 cũng ghi 10m. Nhưng thực tế nếu bạn dùng thước đo đoạn 10m ấy trên

giấy và 10m ngoài đời nó khác nhau hoàn hoàn, kích thước 10m ngoài đời được thu nhỏ lại

50 lần so với khi đo trên giấy (dùng thước đo trên giấy chỉ còn 10000/50 = 200mm thôi). Và

khi đó, ta nói bản vẽ này có tỉ lệ là 1:50 (hoặc viết 1/50).

Từ đó, ra đời khái niệm “Tỉ lệ bản vẽ”. Trong trường hợp này, 1:50 là TLBV thu nhỏ.

Thế còn trên Model thì sao?

Nên nhớ, khái niệm “Tỉ lệ bản vẽ” ra đời trước khi con người phát minh ra các phần mềm

đồ họa.

Trong ví dụ trên, tờ giấy A3 cùng với khung tên ngoài đời thực đã được tưởng tượng cho

Scale phóng to lên 100 lần. Ở ngoài đời làm như nào thì trên phần mềm cũng làm y như vậy.

Trên không gian Model, mặt chiếu đứng của ngôi nhà được giữ nguyên kích thước thật với

TLV 1:1, khung tên A3 (420x297mm) được Scale phóng to lên 50 lần trở thành khung A3’

(A3’ = A3 x hệ số scale 50). Khi in ra giấy, khung A3’ lại bị Scale thu nhỏ xuống 50 lần

thành tờ giấy A3 ngoài đời thực và ta có được bản vẽ có tỉ lệ 1:50.

Cách hiểu tương tự đối với tỉ lệ bản vẽ phóng to (làm ngược lại).

Và tương tự cho mọi loại khổ giấy khác, từ A0 -> A4.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Có một định nghĩa theo sách giáo khoa về TLBV thì là như sau:

Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ sau khi in ra giấy và kích thước

tương ứng đo được trên thực tế.

Ví dụ:

Trên bản đồ ghi tỷ lệ 1/1000 thì ta hiểu: cứ 1 đơn vị trên bản đồ tương ứng với 1000 đơn vị

ngoài thực tế.

Bản vẽ kiến trúc tỷ lệ 1/50 thì 1 mm trên bản vẽ đó sau khi in ra giấy tương ứng với 50 mm

ngoài thực tế.

OK! Bây giờ bạn đã hiểu rõ về khái niệm TLBV rồi chứ?

Lưu ý về lệnh Scale:

- Lệnh Scale với hệ số n là lệnh làm thu phóng kích thước của đối tượng gốc, tạo ra một đối

tượng mới đồng dạng với đối tượng gốc, trong đó mỗi kích thước của đối tượng mới dài gấp

n lần kích thước tương ứng ở đối tượng gốc.

- Nếu đối tượng gốc có diện tích S, đối tượng mới diện tích S’. Tỉ số diện tích giữa 2 đối

tượng sẽ mới và gốc sẽ bằng “bình phương của hệ số Scale”

Tỉ số diện tích =

= (hệ số scale)

2 = n

2

Ví dụ: S = a x b. Hệ số Scale n = 2 thì:

S’ = (2a) x (2b) = 4ab. S’/S = 4 = 2

2

Trở lại ví dụ về tờ giấy A3’ = A3 x hệ số scale 100 => S’/S = 502 = 2500

Nói cách khác: diện tích A3’ gấp 2500 lần diện tích của tờ giấy A3(420x297mm) hay xếp

2500 tờ giấy A3 dạng dãy hình chữ nhật, trong đó mỗi dãy 50 tờ thì mới được tờ giấy A3’.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Các loại tỉ lệ bản vẽ:

Có 3 loại tỉ lệ bản vẽ: nguyên dạng, phóng to và thu nhỏ

- Tỉ lệ nguyên dạng: 1:1

(có nghĩa là kích thước của vật thể khi đo trên giấy (sau khi đã in bản vẽ ra) đúng bằng kích

thước thật khi đo trên chính vật thể đó ở ngoài đời thực, không quan tâm đó là khổ giấy loại

nào)

- Tỉ lệ thu nhỏ: bao gồm 1:2,1:2.5, 1:4, 1:5, 1:10, 1:15, 1:20, 1:25, 1:40, 1:50, 1:75, 1:100,

1:200,1:400, 1:500, 1:800, 1:1000

(áp dụng với các chi tiết, vật thể có kích thước lớn; gần như tất cả các bản vẽ xây dựng đều

dùng bản vẽ với tỉ lệ thu nhỏ)

- Tỉ lệ phóng to: 2:1, 2.5:1, 4:1, 5:1, 10:1, 20:1, 40:1, 50:1, 100:1

(Áp dụng với các chi tiết, vật thể có kích thước nhỏ, hoặc là tỉ lệ của hình trích. Bản vẽ tỉ lệ

phóng to thường dùng trong bản vẽ cơ khí)

Tuy nhiên, cũng còn tùy vào điều kiện bố trí trang in, mắt thẩm mĩ, sự cân đối của tổng thể

bản vẽ mà có thể chọn một tỉ lệ theo một con số khác, điều này không sai nhưng nên hạn

chế.

Tỉ lệ bản vẽ 1:2, 1:10, 5:1 là gì?

1:2 là tỉ lệ thu nhỏ. Kích thước thật to gấp đôi kích thước đo được trên giấy.

1:10 là tỉ lệ thu nhỏ. Kích thước thật to gấp 10 lần kích thước đo được trên giấy.

5:1 là tỉ lệ phóng to. Kích thước đo được trên giấy lớn gấp 5 lần kích thước thật

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

3. Tỉ lệ trích (tỉ lệ vẽ của trình trích)

Hình trích là hình phóng to cục bộ một vị trí nào đó của vật thể để làm rõ hình dạng, cấu

trúc tại vị trí đó.

Tỉ lệ trích là tỉ lệ phóng to của hình trích so với hình gốc, cũng chính là tỉ lệ vẽ cục bộ tại

vị trí đó. Ví dụ: 2:1, 4:1, 5:1, 10:1

Tỉ lệ trích được ghi ngay bên dưới hình trích.

Ghi tỉ lệ trích sao cho đúng?

Giả sử tôi có một bản vẽ có TLBV là 1:100. Tại một vị trí A, tôi phóng to cục bộ chỗ đó lên

2 lần. Câu hỏi là: ghi tỉ lệ trích tại vị trí hình trích đó là 1:50 hay 2:1?

Chỉ việc chọn đáp án và không yêu cầu giải thích.

Tôi đã từng thử “làm gà mờ” đặt đúng câu hỏi này trên một group facebook rất lớn của Việt

Nam, nơi trao đổi các vấn đề về AutoCAD.

Hơn 80% lượng người tham gia bình luận đều trả lời sai. Thậm chí không ít người dè bỉu,

để lại một tràng giảng giải để đấy với đầy ẩn ý, nhưng không thèm đưa ra đáp án vì cho là

quá dễ, nhưng dựa theo luận điểm của họ, tôi biết thừa họ đang sai bét nhưng lại cứ nghĩ là

mình đúng. Họ giữ chặt tâm lí “Tôi biết rồi”. Một điều chắc chắn là tôi không thể thay đổi

được quan điểm trong đầu họ.

Còn nhiều bình luận phía sau, có thể họ sẽ không biết chính xác 100% đáp án nếu tự trả lời,

nhưng lại tin vào những bình luận trước, nên họ cũng hào hứng tin theo cái sai 100%, không

quên buông vài câu châm chọc về một câu hỏi ngốc nghếch. Có thể ảnh hưởng của Nho giáo

xưa kia vẫn còn quá lớn nên kĩ sư Việt Nam không thích nói thẳng, trả lời thẳng, gọn gàng

mà lại cứ thích đi vòng vèo như hồi đi học.

Không thể đánh đồng cả group lớn đó với hàng chục nghìn người đều sai được. Vì vẫn có

những người trả lời đúng và tự đưa ra lí do của họ, và cũng bởi lượng người tham gia bình

luận chưa thực sự đủ lớn. Nhưng đây là một khảo sát có thực do chính tôi thực hiện đầu năm

2020.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Qua khảo sát trên phản ánh điều gì?

Thứ nhất: Tất cả chúng ta đều đã từng rất tự tin với cái sai của mình, cứ nghĩ là “mình biết

rồi”. Nhưng quan trọng là ta có nhận ra được sai ở đâu và tự mình thay đổi hay không. Thú

thật, với AutoCAD, tôi cũng đã từng sai lè cả năm trời ở một vấn đề về dim, nhưng khi nhận

ra sự sai thì tôi đã lập tức thay đổi.

Thứ 2: Chúng ta rất dễ bị chi phối bởi “Hiệu ứng chuột Lemming”, một dạng tâm lí ùa theo

đám đông. Nên nhớ, đám đông chưa chắc đã đúng. Bất kì thông tin nào nhận được bạn đều

nên kiểm chứng, kể cả những gì tôi viết trong cuốn sách này thì bạn vẫn có quyền kiểm

chứng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tôi luôn luôn đưa những trải nghiệm cá nhân tốt

nhất của tôi dành cho bạn!

Hiệu ứng chuột Lemming

(Tham khảo cuốn Dạy con làm giàu Tập 7 để hiểu thêm về Hiệu ứng chuột Lemming)

Quay trở lại với câu hỏi ban đầu, tôi có thể thông cảm với những kĩ sư xây dựng nếu họ trả

lời sai vì bản vẽ bên ngành xây dựng hầu hết đều là bản vẽ với tỉ lệ thu nhỏ và ít khi va

chạm với hình trích. Họ không quen làm việc với các tỉ lệ phóng to đâu.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Theo định nghĩa “Tỉ lệ trích là tỉ lệ phóng to của hình trích so với hình gốc”. Như vậy hình

gốc phóng to lên bao nhiêu lần thì TLT sẽ ghi đúng theo giá trị của tỉ lệ phóng đó.

Trong trường hợp này, ta ghi tỉ lệ trích là 2:1. Nói cách khác, TLV là 2:1 tại vị trí được trích

ra đó.

Một ví dụ về hình trích:

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

CHƯƠNG 3:

KHUNG TÊN VÀ

NGUYÊN TẮC LÀM

TỈ LỆ BẢN VẼ

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

1. Các yêu cầu cơ bản của một Khung tên

Chúng ta cùng thống nhất khái niệm “Khung tên, Khung bản vẽ hay Khung tên bản vẽ” đều

là một. Ta có thể gọi là chung là Khung tên.

Ở môi trường làm việc, khung tên bản vẽ cơ khí thường dùng (cũng tương ứng với kích

thước khổ giấy) là A3 hoặc A4.

Kích thước khung tên (với TLV 1:1): A3 - 420x297mm, A4 – 297x210mm

Đối với khung tên bản vẽ, thường mỗi công ty/đơn vị sẽ có 1 quy cách trình bày riêng, kèm

theo tên thương hiệu/ logo của công ty. Theo tôi dù quy cách nào thì khung tên bản vẽ cơ

khí cũng sẽ gồm 4 phần chính sau đây:

Phần khung bao bản vẽ

Phần nội dung khung tên (ghi tên chi tiết, vật liệu, người thiết kế, …)

Phần lịch sử thay đổi bản vẽ (Revision)

Phần bảng tra dung sai (không bắt buộc)

Tuy nhiên, một số nơi in khổ A4 nên để tiết kiệm không gian cho trình bày bản vẽ, họ có thể

lược bỏ phần bảng tra dung sai. Bảng tra dung sai được ban hành riêng và người đọc tham

chiếu theo bảng rời đó. Đây là một ví dụ điển hình của khung tên:

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

2.3. Các nguyên tắc cơ bản làm tỉ lệ bản vẽ

Nguyên tắc 1:

Trên không gian Model , “kích thước hiển thị” luôn phải được

ghi chú đúng bằng “kích thước thật” của vật thể, với tỉ lệ vẽ 1:1

Điều này có nghĩa là dù là bạn tự mình vẽ, tự mình thiết kế 2D trên AutoCAD hay dữ liệu là

là hình chiếu được xuất ra từ một phần mềm 3D khác thì kích thước của vật thể trên không

gian Model luôn là kích thước thật ứng với TLV bằng 1:1.

Ví dụ một cái bút chì ở ngoài đời dài 150mm thì trên Model nó cũng phải đồng thời thỏa

mãn 2 điều kiện:

Giá trị kích thước hiển thị đúng bằng kích thước thật, bằng 150mm

Đảm bảo TLV = 1:1 (khi đo trên Model bằng lệnh DIST được kết quả đúng 150mm)

Hệ quả:

Khi kích thước vật thể quá lớn (một ngôi nhà, một chiếc xe hơi, …) không thể nào đặt lên

một tờ giấy A3, A4 hay A0 được. Họ buộc phải thu nhỏ lại sao cho vẫn thể hiện đầy đủ

được trên một tờ giấy. Chính điều này làm phát sinh khái niệm về TLBV.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Hệ quả của nguyên tắc 1: cho ra đời khái niệm “Tỉ lệ bản vẽ”.

Từ thực tế đó có thể suy ngược lại rằng:

Nếu TLBV bằng 1:n thì tức là khung tên đã được Scale phóng to lên n lần

Nếu TLBV bằng m:1 thì khung tên đã được Scale thu nhỏ đi m lần (hệ số Scale bằng

1/m)

Nguyên tắc 2:

Trên không gian Model, dù với bất kì TLBV nào,

hãy giữ nguyên hình và scale khung tên.

Đối với dữ liệu là hình chiếu của bạn, do bạn tự vẽ trên AutoCAD hay được xuất từ phần

mềm 3D sang, hãy giữ nguyên nó với đúng TLV 1:1. Bạn sẽ scale khung tên lên theo một

hệ số α nào đó.

Nếu 0 < α < 1: bạn có bản vẽ với TLBV phóng to

Nếu α > 1: bạn có bản vẽ với TLBV thu nhỏ

Nếu α = 1: bạn có bản vẽ nguyên dạng, TLBV = 1:1

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Nguyên tắc 3:

Trên cùng một khổ giấy, mọi bản vẽ dù được in ra với tỉ lệ nào

thì chiều cao cơ bản của chữ cũng phải đồng nhất.

Chiều cao cơ bản là chiều cao của phần lớn chữ trên bản vẽ, gồm YCKT, chữ số kích

thước, nội dung ghi chú, nội dung khung tên. Trong khung tên, ngoại trừ một vài nội dung

(ví dụ: tên Công ty) có thể cho phép ghi chữ với chiều cao lớn hơn chiều cao cơ bản.

Chiều cao cơ bản của chữ trên khổ A4 thường là 2.5mm (có nơi dùng 2mm)

Chiều cao cơ bản của chữ trên khổ A3 thường là 3.5mm

Tham khảo bảng quy định về kiểu cách chữ sử dụng trên bản vẽ dưới đây.

Hệ quả của nguyên tắc số 3?

Tất cả các text (chữ) hiển thị trên bản vẽ trên không gian Model, bao gồm text ghi chú, text

giá trị kích thước cũng sẽ phải thu phóng theo tỉ lệ để phù hợp với TLBV đó. Để đảm bảo

rằng, dù với tỉ lệ nào thì sau khi in ra giấy, tất cả các chữ sẽ luôn có chiều cao đồng nhất.

TLBV 1:n thì chiều cao của text trong khung bản vẽ trên Model cần Scale n lần

(phóng to chiều cao chữ lên n lần)

TLBV m:1 thì thì chiều cao của text trong khung bản vẽ trên Model cần Scale 1/m

lần (thu nhỏ chiều cao chữ xuống m lần)

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Cụ thể:

Với bản vẽ trên khổ A4, giả sử quy định chiều cao cơ bản của chữ sau khi in ra là 2.5mm thì

chiều cao của chữ (H) ở trên Model sẽ là:

TLBV 1:1 thì H = 2.5 mm

TLBV 1:2 thì H = 5 mm

TLBV 1:10 thì H = 35 mm

TLBV 2:1 thì H = 1.25 mm

TLBV 4:1 thì H = 0.625 mm

Với bản vẽ trên khổ A3, nếu quy định chiều cao cỏ bản của chữ sau khi in ra là 3.5mm, thì

chiều cao chữ (H) trên Model sẽ là:

TLBV 1:1 thì H = 3.5 mm

TLBV 1:2 thì H = 7 mm

TLBV 1:10 thì H = 35 mm

TLBV 2:1 thì H = 1.75 mm

TLBV 4:1 thì H = 0.875 mm

Như vậy, với chiều cao chữ trên bản vẽ, ta có công thức:

Chiều cao chữ trên bản vẽ (trên Model) = Chiều cao chữ cơ bản của khổ giấy x TLBV -1

Bạn đã hiểu rồi chứ!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

PHẦN 2:

TƯ DUY

NGƯỢC DÒNG NƯỚC.

TÌM ĐIỂM AHA

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Trong hầu như tất cả các thử thách của mình, dù bị bỏ lại ở mọi nơi trên Trái Đất với những

điều kiện khắc nghiệt nhất, nhưng Bear Grylls* luôn giữ một tư duy cốt yếu để có thể được

cứu sống đó là tìm ra nguồn nước và đi xuôi theo dòng nước đó. Bởi từ cách đây hàng triệu

năm và cho đến tận bây giờ, loài người vẫn thích sinh sống bên cạnh những nguồn nước và

vùng hạ lưu sông, nơi đó giàu thức ăn và nước uống.

Do đó, khi bạn bị lạc ở một nơi xa lạ không có dấu vết của sự sống con người, hãy nghe

theo lời khuyên của Bear: đi xuôi theo dòng nước.

Nhưng đó là trong một cuộc chiến sinh tồn với thiên nhiên hoang dã, khi mà ranh giới giữa

sự sống và cái chết là rất mong manh. Có một cuộc chiến khác không kém phần khốc liệt

mà ai cũng đang tham gia, bất kể bạn là ai, già hay trẻ, nam hay nữ, đó là cuộc chiến của

học tập, lĩnh hội kiến thức và phát triển bản thân. Đó cũng là một cuộc chiến sinh tồn mà

mỗi chúng ta là một Bear Grylls. Chạy đua để không bị bỏ lại, chạy đua để kiếm tiền và

mưu sinh.

Trong cái sự học, thật khó để chúng ta đi xuôi dòng mà bắt buộc phải học từ thấp lên cao.

AutoCAD hay bất kì một phần mềm nào khác cũng vậy. Và tôi nghĩ nó đúng với mọi lĩnh

vực của cuộc sống.

Bạn nên bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, từ dễ đến khó, từ nhỏ cho đến lớn. Rất nhiều

người không làm chủ được AutoCAD bởi vì họ thiếu căn cơ, thiếu cái nền móng, dẫn đến

việc xây nhà từ nóc. Nhưng cái khó là chẳng có một lộ trình cụ thể nào để cho người ta biết

định hướng nên học từ đâu, học những cái gì. Họ không tìm thấy con đường đến nơi có

nguồn nước. Họ thiếu là những điểm AHA. Nhưng để tìm ra được AHA, bạn phải thật sự nỗ

lực đi ngược dòng.

AHA là gì?

AHA là điểm nhảy vọt mà từ đó những bế tắc của bạn được giải quyết và tư duy của bạn

được khai sáng. AHA là điểm khởi đầu cho một bước tiến lớn. AHA của Bear chính là

những điểm trên hành trình đi tìm kiếm nguồn nước, anh ta cần những điểm cao và thoáng

đãng để xác định được phương hướng, nếu không anh ấy rất dễ đi sai hướng và cơ hội được

giải cứu sẽ gần như bằng không. Để lên được những điểm cao này, nhiều khi Bear phải leo

lên những vách đá dựng đứng lởm chởm. Rất mạo hiểm nhưng anh ta nói đáng để đánh đổi.

* Bear Grylls: nhà thám hiểm người Anh, nhân vật trong loạt series phim Man vs. Wild

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Lịch sử loài người luôn có những điểm AHA như việc tìm ra lửa, phát minh ra động cơ hơi

nước, chế tạo ra máy bay, phát triển Internet, … hay gần đây nhất là trí thông minh nhân tạo

(AI). Đó là những điểm nhảy vọt, tạo tiền đề cho bước nhảy vọt lớn.

Học AutoCAD cũng cần AHA. Cuốn Giấc mộng khiêu vũ này thực sự là một chuỗi nhiều

AHA của tôi trước đây, và cũng có thể là cả của bạn bây giờ nữa.

Cả tôi và bạn đều cần những điểm AHA như vậy, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: từ tiền

bạc, sức khỏe, cho đến mối quan hệ,…

Để làm gì?

Để tự giải cứu mình!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

TẠI SAO ĐỪNG CHỈ LÀ THỢ VẼ?

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Khi tôi còn làm R&D trong Vingroup, anh Trưởng phòng thường hay nói với lính tráng

chúng tôi rằng “Tất cả chúng ta đừng chỉ là thợ vẽ”.

Bạn hiểu thế nào về câu nói này?

Phải chăng anh ấy chê những người kĩ sư chỉ biết vẽ, vẽ như một cái máy. Hay ý anh ấy bảo

rằng chúng tôi không cần phải giỏi phần mềm đâu?

Ở vị trí của một người quản lí trong Vingroup, lại là vị trí đứng mũi chịu sào, chịu toàn bộ

trách nhiệm về chất lượng sản phẩm ra thị trường, họ luôn yêu cầu cao hơn ở người nhân

viên cấp dưới. Đó là một trưởng phòng quyết liệt nhất mà tôi từng thấy. Một mãnh tướng

thực sự. Làm việc với anh, tôi hiểu thêm được rằng thiết kế sản phẩm không đơn thuần chỉ

là thiết kế sản phẩm. Thiết kế không chỉ đơn giản chỉ có vẽ (theo đúng nghĩa đen).

Một sản phẩm để bán ra được thị trường, có thể cạnh tranh được với các đối thủ sừng sỏ, nơi

mà đại dương đã ngập tràn màu đỏ (tham khảo cuốn “Chiến lược đại dương xanh”) thì việc

marketing, bán hàng, chiếm thị phần mới là chủ đạo. Nhưng marketing làm sao được nếu

sản phẩm của bạn chẳng hơn gì đối thủ, không có những USP chiến lược, những cú đấm

quyết định đánh vào cảm xúc và túi tiền của khách hàng. Thất bại sẽ là tất yếu nếu bạn cũng

chỉ làng nhàng như đối thủ mà thôi. Bạn chết chắc!

Ẩn ý của câu nói đó muốn nói rằng: Thiết kế phải đi liền với những đột phá, sáng tạo cho

sản phẩm, phải nâng chất lượng sản phẩm lên, có nhiều thứ để dễ marketing vượt xa so với

đối thủ thì mới có thể dễ bán hàng.

Ở Vingroup mọi thứ đều yêu cầu phải nhanh. Nhanh để sớm ra thị trường, nhanh để sớm

chiếm thị phần, nhanh để sớm thu hồi vốn, nhanh để sớm có lời. Vậy nếu đội ngũ thiết kế

không nhanh thì làm sao có thể đáp ứng được tốc độ quay vòng của Vin. Bật bãi chỉ là

chuyện sáng hay chiều mà thôi. Thế nên phải làm chủ phần mềm, phải sáng tạo tính năng

cho marketing đột phá.

Thế nên câu “quan trọng là tư duy, phần mềm chỉ là công cụ” muốn đề cao tư duy tạo ra cái

mới lạ cho sản phẩm để nâng mức độ cạnh tranh, còn phần mềm dĩ nhiên là phải ngon

nhưng nó xếp sau tư duy về chiến lược bán hàng. Điều đó, không có nghĩa là bảo bạn “đừng

giỏi phần mềm”, mà chính xác phải là bạn “đừng chỉ giỏi mỗi phần mềm”. Một chiếc rìu sắc

mới có thể tạo ra năng suất cao được.

Bạn không muốn chiếc rìu của mình bị han gỉ đấy chứ?

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Ghi những ý tưởng bạn nghĩ có thể làm cho sản phẩm của bạn trở nên tốt hơn xuống đây:

……………..……………..

……………..……………..

……………..……………..

Nào, bây giờ thì bạn đã sẵn sàng tiếp thu bài học tiếp theo của tôi chưa?

Học lại cách sử dụng phần mềm AutoCAD theo phương pháp của tôi, tập trung và tinh

nhuệ, cái gì không cần thiết: Bỏ!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

CHUYÊN NGHIỆP TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ

RẤT NHIỀU NGƯỜI KHÔNG BIẾT LƯU BẢN VẼ?

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Có những thứ tưởng chừng như rất đơn giản nhưng ta lại không để ý. Dẫn tới mất rất nhiều

thời gian và phiền toái không mong muốn cho một thứ chẳng đáng.

Ngay như việc lưu bản vẽ.

Rất nhiều người đang không biết cách lưu bản vẽ!

Và tôi cực kì, cực kì ghét, tôi ghét cay ghét đắng, tôi ghét chua ghét chát, ghét đến độ tôi

cũng chẳng còn từ nào để nói về độ ghét đó cả. Tôi rất kị điều này! Phải nói tôi rất bực mỗi

lần nhắc đến nó!

Ai cũng sẽ phát bực như tôi nếu bạn vẫn cứ lưu bản vẽ sai như thế!

Có một điều ai cũng biết là AutoCAD chỉ mở được bản vẽ ở phiên bản bằng hoặc thấp hơn

nó. Bạn chẳng biết người nhận bản vẽ của bạn đang dùng CAD bao nhiêu? Và tôi không

biết bao nhiêu lần đã phải nhận được những bản vẽ kiểu như này. Click vào mở thì nó lại

hiện lên một bảng đáng ghét!

Kể cả từ những ông đi làm 6-7 năm rồi vẫn cứ mắc phải lỗi đại kị như vậy. Tức hơn tra tấn!

Vậy nên quy tắc tối thiểu là hãy lưu về version mà bạn nghĩ chắc chắn người ta sẽ đọc được.

Nó chỉ có đúng 1 click chuột. Nó quá đơn giản nhưng khối người không làm nổi. Cẩu thả vô

cùng!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Mỗi lần bạn lưu bản vẽ (Ctrl S) hoặc lưu thành 1 file mới (Shift Ctrl S), hãy làm ơn nhìn vào

cái dòng Files of type. Bạn kích vào đó, và tốt nhất hãy chọn phiên bản lưu về là AutoCAD

2004 để bất cứ ai cũng đọc được. Người ta dùng CAD 2004 cũng đọc được. Nó đây này:

AutoCAD 2004/LT 2004 Drawing (*.dwg)

Một click là xong. Đừng cẩu thả nữa! Hãy chuyên nghiệp hơn đi!

Nhưng tôi có cách để bạn mặc định sẽ luôn lưu về CAD2004, để những con lười kia khỏi

phải nghĩ. Tôi đã nhắc đến một lần rồi đó, có thể bạn chưa để ý thôi. Tất cả những điều tôi

bảo bạn làm đều có lí do của nó. Nó tốt cho bạn và cả cho tôi.

Ở tab Open and Save trong cài đặt Options. Ở mục Save as bạn hãy chọn định dạng

AutoCAD 2004/LT 2004 Drawing (*.dwg).

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Sau khi thiết đặt ở đây rồi, thì từ lần sau, khi bạn lưu bản vẽ lần đầu hoặc lưu sang tên khác

nó sẽ mặc định nó sẽ đưa luôn về định dạng CAD2004, bạn không cần kích chọn lại tùy

chọn nữa. Bạn hiểu ý tôi chứ? Nó quá dễ phải không.

Xin hãy làm như vậy.

Thể hiện sự chuyên nghiệp từ những điều nhỏ bé!

Nào, thoát ra khỏi đây nào. Tôi không thích phải nói về những điều mình ghét.

Hãy mở ra!

Cùng chào đón những điều tươi mới và tốt đẹp ở chương tiếp theo nhé!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

CHƯƠNG 6:

CÓ MỘT QUY TẮC 80/20

CÁC LỆNH HAY ĐƯỢC SỬ DỤNG NHẤT

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

LUẬT PARETO

Có một thực tế là mỗi công việc có một đặc thù riêng, và hầu như chỉ sử một nhóm lệnh cơ

bản để phục vụ nhu cầu của công việc đó. Ở đây tôi muốn đề cập đến nhóm đối tượng là kĩ

sư thiết kế sản phẩm – công việc tôi đã làm trước đây, thì họ sẽ hay dùng những lệnh cơ bản

nào?

Trong cuốn sách “AutoCAD cơ bản cho người mới bắt đầu” của anh Nguyễn Hoành, anh

có viết một câu rất hay rằng “80% tình huống trong thực tế được giải quyết chỉ bởi 20% các

tính năng, điểm mấu chốt là biết được 20% đó là những lệnh nào”. Đúng vậy!

Luật Pareto xuất phát từ Vilfredo Pareto, một chuyên gia kinh tế người Ý, ông cho rằng

80% của cải và đất đai nước Ý được nắm giữ bởi 20% dân số. Định luật này dần được mở

rộng ra các lĩnh vực khác. Ví dụ: 80% chi phí đến từ 20% nguồn lực, 80% lợi nhuận đến từ

20% khách hàng, hay 80% hạnh phúc đến từ 20% những người xung quanh.

Quy tắc Pareto với AutoCAD cũng chỉ ra rằng, thực tế bạn không cần phải biết quá nhiều

lệnh, chỉ cần biết 20% là những lệnh thiết thực nhất thì bạn đã xử lí được đến 80% công việc

rồi. Thế mới có câu “Nỗ lực không bằng lựa chọn”. Nên bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu tôi

trả lời rằng “Tôi không biết” nếu như một ngày đẹp trời tôi bất ngờ nhận được một yêu cầu

giải đáp từ phía bạn.

AutoCAD cơ khí không cần sử dụng qúa nhiều lệnh. Chỉ với khoảng 20 câu lệnh mà bạn sử

dụng thành thạo, linh hoạt là đã có thể khiêu vũ thả ga được rồi.

Các lệnh phổ biến: LINE, MOVE, COPY, SCALE, TRIM, DIMLINEAR,

DIMRADIUS, DIMDIAMETER, MATCHPROP, MTEXT, REGEN, EARSE.

Các lệnh ít phổ biến hơn: EXTEND, BLOCK, EXPLODE, MLEADER,

OVERKILL, EXTRIM, PURGE, …

Nhìn chung, các câu lệnh ở mức độ đơn giản, không phức tạp.

Và cuốn sách này dĩ nhiên không có mục đích hướng dẫn bạn sử dụng lệnh.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

CHƯƠNG 7:

LÀM THẾ NÀO ĐỂ

KHIÊU VŨ TRÊN BÀN PHÍM?

ĐỔI VÀ THÊM LỆNH TẮT CHO AUTOCAD

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Tôi chuẩn bị tiết lộ với bạn một bí mật!

Tôi thực sự trở nên thích thú và đam mê AutoCAD kể từ khi biết được bí mật này.

Nếu công việc của bạn thường xuyên dùng đến AutoCAD, thì đây thực sự là một vũ khí

vượt trội.

Nó giúp bạn làm việc với phần mềm nhanh như chớp!

Người xem sẽ chỉ mắt tròn mắt dẹp, bởi thao tác của bạn chẳng khác nào “chim sẻ”.

Bạn sẽ múa và lướt trên bàn phím giống như đang chìm đắm trong một vũ điệu Ballet của

chính mình.

Quan trọng nhất, nó giúp bạn tăng hiệu suất làm việc lên gấp 3 lần.

Tiết kiệm thời gian và tăng cảm hứng làm việc

Đơn giản và rất dễ thực hiện.

Tôi cá là như thế!

Bạn có muốn biết bí mật đó là gì không?

Hãy thêm lệnh và kết hợp với đổi lệnh!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Ví dụ 1:

Lệnh Line có lệnh tắt là L. Nhưng vì phím L ở quá xa, tôi thêm lệnh Z = L = Line. Khi đó,

bấm Z hoặc bấm L đều là gọi lệnh Line.

Vấn đề phát sinh: Khi đó, lệnh Z sẽ không gọi lệnh Zoom nữa. Tuy nhiên, xét về mức độ ưu

tiên lệnh Line sử dụng nhiều hơn lệnh Zoom bởi vì tôi chủ yếu zoom bằng chuột là chính.

Tôi vẫn sẽ thêm 1 lệnh tắt để gọi được lệnh Zoom là A.

Như vậy: Lệnh Line được thêm lệnh tắt là Z. Còn lệnh Zoom được đổi lệnh tắt từ Z -> A.

Ví dụ 2:

Lệnh Copy có lệnh tắt là CO hoặc CP, trong khi tôi phải sử dụng rất nhiều đến lệnh này. Gõ

CO/CP đều mất thời gian vì chữ O và chữ P ở qua xa, tôi thêm lệnh Q = CO = CP = Copy.

Khi cần dùng, tôi gọi Q để copy. Khi người khác dùng, họ gõ CO/CP để copy. Theo bạn, ai

nhanh hơn ai?

Tôi đã sử dụng nhiều năm bằng cách này và có thể khẳng định, thêm lệnh tắt và đổi lệnh tắt

“một cách phù hợp” chính là một trong số ít những thuật quan trọng nhất để vẽ AutoCAD

nhanh hoặc trình bày bản vẽ AutoCAD nhanh nhất.

Mỗi thao tác lệnh của bạn đều sẽ được thực hiện nhanh như cú đớp của rắn chuông.

Và kể từ giây phút này, bí mật đó chính thức thuộc về bạn!

Nguyên tắc thêm lệnh và đổi lệnh rất đơn giản: “Luôn đưa các lệnh hay dùng nhất về

phía bên tay trái của bàn phím và ghi nhớ chúng”. Chỉ có vậy thôi!

Bạn có thể đổi đến nỗi mà chỉ bạn là người duy nhất có thể sử dụng được trên chiếc máy

tính của bạn. Tuy nhiên, tôi không khuyến khích điều này, nên hạn chế, thay vì đổi lệnh hãy

thêm lệnh để ai đó vẫn có thể dùng máy của bạn được. Trừ khi bắt buộc.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Vậy cách sửa lệnh AutoCAD như thế nào, tôi xin giới thiệu cách làm đơn giản nhất như sau.

Vẫn còn cách khác nhưng đây là cách nhanh và dễ quản lí nhất. Cách khác bạn khỏi cần

quan tâm, bởi vì nó đã không còn trong bộ nhớ của tôi rồi (80/20).

- Bạn vào Tools/ Customize/ Edit Program Parameters (acad.pgp)

(lệnh tắt là tổ hợp liên hoàn phím: Alt T C P P)

AutoCAD sẽ mở ra cho ta file acad.pgp

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

File này nằm ở đâu?

Với AutoCAD 2020 trên máy của tôi, nó nằm theo đường dẫn là:

(bạn chọn chế độ hiện file ẩn lên mới thấy được thư mục AppData nhé)

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

*Cú pháp đổi lệnh:

- Di chuyển con trỏ xuống vùng trống dưới cùng của file acad.pgp

- Nhập nội dung đổi lệnh là:

<Lệnh tắt mới> <dấu phẩy> <dấu Tab> <dấu sao > <tên đầy đủ của lệnh muốn thay đổi>

Ví dụ: Tôi muốn lệnh Q thêm cho lệnh COPY (lệnh cũ của nó là: CO, CP, COPY), tôi nhập

vào nội dung cho file acad.pgp là:

Q, *COPY

Chú ý: Nếu lệnh được thêm mà trùng với 1 lệnh khác có sẵn của AutoCAD, thì bạn chuyển

lệnh bị trùng sang 1 lệnh khác thay thế nhé.

- Sau khi đổi lệnh/ chọn Close để file acad.pgp lại/ Chọn Save để lưu lại

- Quay lại AutoCAD, gõ lệnh REINIT↙

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

- Tích vào ô vuông trước dòng “PGP File”

- OK để thay đổi có hiệu lực.

Bây giờ ta đã đổi lệnh thành công. Bạn hãy làm theo để tự kiểm chứng nhé. Đừng chỉ nghe

những gì tôi nói. Hãy thực hành ngay để đẩy hiệu suất học tập lên cao hơn!

Đây là bảng thêm và đổi lệnh của tôi, bảng này vẫn còn rất dài ở phía dưới.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Vì việc thêm-đổi lệnh này là theo gu cá nhân và đặc thù công việc mỗi người nên tôi không

áp đặt bạn phải theo một bộ lệnh tắt nào cả. Miễn sao bạn thấy khiêu vũ thoải mái nhất là

được, đừng bị áp đặt bởi bất cứ ai, hãy cứ là chính bạn. Nếu bạn muốn tham khảo bảng lệnh

tắt của tôi, vui lòng liên lạc trực tiếp với tôi qua địa chỉ Facebook.com/Minhtan.Cad nhé.

Nó không có gì bí mật cả, nhưng lại đáng giá với tôi giống như đã qua chọn lọc tự nhiên vậy

và điều kiện cần chỉ là một câu mở lòng của bạn với tôi thôi: “Ê Tân, tôi muốn chơi với

cậu một ván!”, “Ê anh, em muốn chơi một ván với anh”.

Thoải mái thôi!

Bạn thắng bạn sẽ lấy quà.

Tôi sẽ có 2 bài tập dành cho bạn, 1- tưởng khó mà dễ, 2- tưởng dễ mà khó. Tôi nghĩ rằng

bẳng lệnh tắt đó chẳng quan trọng bằng việc bạn sẵn sàng chơi và giao lưu cùng với tôi. Đây

chỉ là một trò chơi thôi. Nhưng chỉ làm một bài tập nhỏ này thôi thì bạn cũng sẽ tự mở mang

ra được rất nhiều kiến thức AutoCAD. Cái gì bạn tự tìm ra thì bạn sẽ nhớ mãi, và tự bạn

nhận được một khích lệ lớn “ Tôi đã làm được, tôi đã từng làm được”. Tôi hi vọng bạn sẽ

không mất quá 10 phút cho mỗi bài tập này. Nhưng cũng chớ vội tưởng dễ xơi!

Bạn không cần phải sở hữu trọn bộ cuốn sách này thì bạn vẫn chơi được cơ mà.

Chơi không?

Dám chơi không chàng trai!

Hãy cứ giao kèo như thế nhé!

Đó là luật!

Giờ thì, hãy tập khiêu vũ nào!

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

PHẦN 6:

HỌC LÀM CHUYÊN GIA

MỘT SỐ THỦ THUẬT VÀ XỬ LÍ

NHANH NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

“Học từ sai lầm của bản thân là rất quan trọng, nhưng TỐT HƠN là học từ sai lầm

của người khác” - Jim Rohn.

Trong tháp học tập (Learning Pyramid hay Cone of Learning) của Viện nghiên cứu Giáo

dục Hoa Kỳ, phương pháp học hiệu quả nhất chính là dạy lại cho người khác.

- Bạn chỉ ghi nhớ được 5% những gì được thông qua giảng dạy (như cách dạy và học ở các

trường Đại học hiện nay).

- Ghi nhớ được 10% những gì đọc được từ văn bản (chẳng hạn đọc sách, báo) và kết hợp

ghi chép

- 20% thông qua những hình ảnh và video

Nhưng có thể ghi nhớ đến 90% nếu bạn có thể dạy lại người khác ngay sau khi bạn học

được.

Nếu tôi muốn nhận được nhiều hơn, tôi phải cho đi nhiều hơn. Nếu tôi không đi gỡ rối và xử

lí sự cố trên hàng trăm bản vẽ cho nhiều người, tôi đã không thể rút ra được những bài học

cho mình. Nó là cách giúp tôi học hỏi và ghi nhớ lâu hơn.

Có những ca tư vấn ngốn của tôi cả ngày ròng để tìm giải pháp. Bù lại, tôi tích lũy thêm

kinh nghiệm. Học là và dạy lại cho người khác, giúp họ khắc phục các vấn đề là cách đã

giúp tôi tiến bộ với AutoCAD, tôi tránh được sai phạm cho mình. Viết cuốn sách này cũng

là một cách giúp tôi ghi nhớ và củng cố lại vốn kiến thức của tôi.

Nhưng đừng quên rằng, bạn chỉ nhớ được 10% những gì đọc được từ văn bản. Do đó, với

mỗi bài học trong cuốn sách này, tôi muốn bạn hãy thực hành ngay vào chính công việc

hiện tại của bạn. Có thể lần đầu tiên bạn đọc hời hợt, nhưng hãy đọc nó lần thứ 2 và thực

hành một cách nghiêm túc. Nếu không, tôi không có cách nào giúp bạn tiến bộ. Tất cả công

sức của tôi sẽ chỉ như nước đổ lá khoai.

Dưới đây, tôi chỉ liệt kê nhanh một vài thủ thuật nhỏ, mốt số có thể gọi là khắc phục lỗi,

những lỗi hay gặp hoặc ít gặp nhưng lại khá xương xẩu. Lỗi trên AutoCAD thì muôn hình

vạn trạng, tôi không kể ra được, nhưng tôi vẫn sẽ thành thật nói là “Tôi không biết” nếu tôi

thật sự không biết.

Bởi tôi đã qua cái giai đoạn đi nghiên cứu phần mềm. Là một người đi làm thực tế trong môi

trường doanh nghiệp nên tôi cũng không mở lớp dạy AutoCAD mặc dù thật sự CAD như

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

ngấm vào máu thịt, hơi thở của mình vậy. Tôi không còn đọc vanh vách về cách xử lí kể cả

những lỗi dời ơi đất hỡi như mấy năm về trước. Khi con người ta lớn thêm, cuộc sống có

nhiều thứ cần quan tâm hơn. Quỹ thời gian phần lớn sẽ dành cho công việc, phần còn lại là

cho gia đình. Nhưng tôi đã cố gắng dành ra một khoảng thời gian cho bạn.

1. Cách khởi động nhanh phần mềm AutoCAD

Click chuột phải vào icon của phần mềm AutoCAD trên destop

Chọn thẻ Propertise

Trong tab Shortcut, chọn dòng Target.

Ở dòng Target, ta click chuột vào cuối dòng, ngay sát bên cạnh dấu đóng nháy kép,

viết với cú pháp như sau: dấu cách Space/nologo

(trước “/nologo” là 1 khoảng trắng)

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Click chọn thẻ Apply và chọn OK

Kết hợp với việc đưa file Template của bạn thành file mặc định khi khởi động (bạn tự

xem lại phần này nhé)

2. Làm sạch bản vẽ

Một bản vẽ chỉ được coi là hoàn thiện sau khi bạn đã làm sạch nó, tức là loại bỏ đi tất cả

những phần thừa (rác bản vẽ). Việc này sẽ giúp tối ưu về dung lượng bản vẽ và giúp bản vẽ

mượt mà hơn. Đối với những máy tính có cấu hình vừa phải, việc giảm dung lượng sẽ làm

thay đổi rõ rệt về tốc độ zoom pan đấy.

Cách tôi thường làm sạch bản vẽ theo các bước lần lượt như sau:

- Gõ lệnh PU↙ (Purge) để loại bỏ sơ bộ đối tượng thừa. Đối tượng thừa là đối tượng có dấu

(+) ở đầu dòng

- Gõ lệnh OVERKILL ↙

Tại dòng nhắc Select Objects: bạn quét qua toàn bộ các bản vẽ, đối tượng hiện có

trên không gian Model ↙

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Click OK để loại bỏ đi các đối tượng trùng nhau

- Gõ lệnh AU↙ (AUDIT)

Tại dòng nhắc Fix any errors detected, bạn chọn Y↙ (Yes) để sửa lỗi tiềm ẩn trên

bản vẽ nếu có

- Gõ lệnh PU↙ lần thứ 2 để chắc chắn sẽ xóa sạch hết rác.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

3. Cách lưu bản vẽ an toàn khi có chèn đối tượng là hình ảnh.

Đối với một số trường hợp file dwg có chèn hình ảnh bên trong, khi gửi đi qua email hay

copy ra USB thì phần hình ảnh có thể bị mất. Do đó, để an toàn tuyệt đối khi gửi bản vẽ có

hình ảnh thì ta nên nèn chúng vào một file zip. Khi gửi bản vẽ thi sẽ gửi file zip đó.

Bạn gõ lệnh: ETRANSMIT↙

Các hình ảnh và file nét in được đi cùng

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

- Kích vào OK để đặt tên cho file .zip và lưu lại.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Khi cần gửi đi, bạn hãy gửi file zip này.

4. Lỗi bị mất dữ liệu trên file

Đây là 1 lỗi tuy ít gặp nhưng không hiếm, đây lại là lỗi cực kì nghiêm trọng. Bởi dữ liệu của

bạn rất quan trọng, nhiều khi đó là thành quả sau nhiều tháng làm việc. Nếu bao công sức

của mình mà tự nhiên mất trắng thì thực sự là quá đen và chán nản. Chẳng ai muốn mình trở

thành dã tràng cả.

Hiện tượng lỗi: File kiểm tra vẫn có dung lượng lớn nhưng mở ra trống trơn không có gì

mặc dù đã làm đủ các lệnh về hiển thị layer đều không thay đổi được kết quả.

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Cách xử lí:

- Mở chính file đó ra hoặc có thể mở 1 file mới bất kì

- Gõ lệnh RECOVER↙

- Ở hôp thoại Slect File, bạn tìm đường dẫn đến chính file đó trên ổ đĩa/ Chọn Open

- AutoCAD sẽ hỏi: “Would you like to open the file read-only?”, bạn chọn “Yes”

=> Lúc này file của bạn được khôi phục lại dữ liệu, bạn sẽ thấy dữ liệu được khôi phục trên

màn hình.

- Chọn File/ Save As để lưu lại nó với tên khác.

5. Tôi muốn xóa hoàn toàn 1 layer nhưng không xóa được, dù đã Purge nhiều lần và vào

bảng quản lí layer chọn Delete nhưng vẫn không xóa được?

Trả lời: Bạn dùng lệnh LAYDEL và chọn 1 đối tượng thuộc layer đó để xóa hoàn toàn

layer.

6. Thêm font chữ cho AutoCAD kiểu gì? (khắc phục lỗi hiển thị tiếng Việt do thiếu font)

Chữ được sử dụng trên bản vẽ AutoCAD thường được sử dụng bởi 2 loại font:

- Truefont: font của hệ điều hành Window, nằm ở thư mục Fonts trong Windows

Bạn nhìn vào định dạng Type để biết nó là dạng Truefont

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Bạn chỉ việc Copy và Paste truefont của bạn vào thư mục này thì nó sẽ tự động được cài vào

Windows. AutoCAD sẽ sử dụng chung Truefont với Windows tại đây.

- Font SHX: là định dạng font dành riêng cho AutoCAD. Với những font loại này, chỉ cần

sao chép tất cả chúng và dán vào thư mục Fonts trong thư mục cài đặt của phần mềm là

được.

Cách tìm nhanh đến thư mục cài đặt của phần mềm:

Chuột phải vào icon AutCAD trên Destop/ Open file location/ Fonts/ Bạn Paste các font

.shx bạn cần thêm vào thư mục này.

7. Tôi gõ lệnh H để tiến hành Hatch nhưng không hiện ra bảng Hatch and Gradient

như mọi khi? Làm sao để bảng đó hiện ra?

Trả lời:

Bạn gõ lệnh HPDLGMODE, đặt giá trị bằng 1 hoặc 2, sau đó gõ lại lệnh H là sẽ thấy bảng

Hatch and Gradient

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

8. Sau khi mở file AutoCAD, màn hình hiển thị chằng chịt như chăng dây. Cùng file đó

nhưng tôi mở trên máy tính khác thì lại không bị. Làm sao để khắc phục?

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Đó là lỗi do Card màn hình không tương thích.

Cách khắc phục:

- Vào Option/ System/ Graphics Performance/ ở tùy chọn Hardware Acceleration, bạn

chuyển từ trạng thái từ ON sang OFF

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

9. Tôi muốn sửa nội dung text, nhưng khi kích đúp vào text để sửa thì không thể sửa

được. Cách khắc phục như thế nào?

Bạn vào Options/ Selection/ đánh dấu tích vào ô Noun/verb selection là sửa được

10. Tại sao khi tôi sử dụng lệnh DLI để ghi kích thước, phải mất thêm một bước nhấn

Enter để đồng ý. Đồng thời đường kích thước sau khi ghi ra ngoài màn hình bị phân rã

thành các đối tượng rời rạc.

Lí do: bạn đã vô tình cài đặt biến hệ thống DIMASSOC = 0

Cách khắc phục:

Gõ lệnh DIMASSOC ↙ và nhập giá trị bằng 1 hoặc 2.

Tốt hơn là hãy nhập bằng 2 để đường kích thước luôn giữ được liên kết với đối tượng.

11. Bình thường tôi chỉ cần kích đúp vào Block là sẽ vào môi trường Block Editor để sửa

được. Nhưng có một số Block tôi cũng kích đúp vào nhưng không sửa được mà nó lại

yêu cầu tôi nhập nội dung. Tôi phải làm như thế nào để sửa được các Block kiểu này?

Block có nhiều loại. Block mà bạn đang mô tả đã được gắn thuộc tính Attribute nên bạn

không thể kích đúp chuột vào để sửa như các Block thông thường được. Tuy nhiên, dù là

Block loại nào, bạn đều có thể hiệu chỉnh nó bằng lệnh BEDIT.

<Còn tiếp>

Giấc mộng khiêu vũ

Autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com Facebook.com/Minhtan.cad

Bạn cảm thấy thế nào?

…………………………………………..

…………………………………………..

Bạn lại vừa được trang bị thêm một vài vũ khí mới phải không?

Có thể chia sẻ một chút cảm nhận của bạn về cuốn sách Giấc mộng khiêu vũ được không,

để tôi có thêm động lực sẵn sàng cho đi tiếp?

Hãy truy cập vào link bên dưới để cho đi cảm nhận của mình:

http://bit.do/giacmongkhieuvu

Hoặc đơn giản chỉ cần quét QR code để truy cập vào link và để lại cảm nhận

thật sự của bạn.

Bạn biết không? Chính sự động viên của bạn mới là nguồn động lực quý giá nhất đối với

tôi.

Tôi thực sự rất trân trọng mỗi ghi nhận đó của bạn!

Bản đầy đủ của cuốn sách “Giấc mộng khiêu vũ” sẽ có thể đến được với tận tay bạn đọc

thông qua trang web: https://autocad-giacmongkhieuvu.blogspot.com/

Hãy nhớ ghé thăm!