152
LỜI NÓI ĐẦU Thực tập là một trong những học phần quan trọng của ngành CTXH và PTCĐ. Lý thuyết và thực hành là hai yếu tố luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời và là hai yếu tố quyết định thành công cho mỗi công việc. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì làm việc gì cũng khó thành công. Chỉ học lý thuyết trên giảng đường và chỉ nghe lời thầy cô giảng thì chưa hiểu hết vấn đề mình cần học. Chính vì vậy mà trong mỗi năm học của ngành CTXH và PTCĐ đều có một học phần thực hành trên địa bàn thực tế. Địa bàn thực tập là nơi cung cấp cho sinh viên những cơ hội để ứng dụng hệ thống khái niệm, nguyên tắc, phương pháp và các kỹ năng đã học vào thực tiễn. Thông qua thực hành sinh viên sẽ được học tập và có những kinh nghiệm thực tế với tư cách là tác viên phát triển cộng đồng thực tập Cũng như những năm trước trường Đại học Đà Lạt và khoa Xã hội học – Công tác Xã hội đã tổ chức cho sinh viên đi thực tập phát triển cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Năm học 2010 – 2011sinh viên lớp CPK32 được chia làm 6 đoàn với mỗi đoàn gồm 18 – 19 thành viên, thời gian thực tập từ ngày 14/04/2011 đến 15/05/2011. Mỗi đoàn được chia làm 3 nhóm nhỏ tương ứng với 3 thôn của xã mà đoàn nhận thực tập. Nhóm chúng tôi gồm 7 thành viên với sự hướng dẫn của giáo viên đã thực tập tại thôn P’Róh Ngó xã P’Róh huyện Đơn Dương với những mục đích như sau: Thiết lập mối quan hệ tin cậy với chính quyền ban ngành, cán bộ và người dân địa phương.

Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

LỜI NÓI  ĐẦU

 Thực tập là một trong những học phần quan trọng của ngành CTXH và PTCĐ. Lý thuyết

và thực hành là hai yếu tố luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời và là hai yếu tố quyết

định thành công cho mỗi công việc. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì làm việc gì cũng

khó thành công. Chỉ học lý thuyết trên giảng đường và chỉ nghe lời thầy cô giảng thì

chưa hiểu hết vấn đề mình cần học. Chính vì vậy mà trong mỗi năm học của ngành

CTXH và PTCĐ đều có một học phần thực hành trên địa bàn thực tế. Địa bàn thực tập là

nơi cung cấp cho sinh viên những cơ hội để ứng dụng hệ thống khái niệm, nguyên tắc,

phương pháp và các kỹ năng đã học vào thực tiễn. Thông qua thực hành sinh viên sẽ

được học tập và có những kinh nghiệm thực tế với tư cách là tác viên phát triển cộng

đồng thực tập

Cũng như những năm trước trường Đại học Đà Lạt và khoa Xã hội học – Công tác Xã hội

đã tổ chức cho sinh viên đi thực tập phát triển cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Năm học 2010 – 2011sinh viên lớp CPK32 được chia làm 6 đoàn với mỗi đoàn gồm 18 –

19 thành viên, thời gian thực tập từ ngày 14/04/2011 đến 15/05/2011. Mỗi đoàn được

chia làm 3 nhóm nhỏ tương ứng với 3 thôn của xã mà đoàn nhận thực tập. Nhóm chúng

tôi gồm 7 thành viên với sự hướng dẫn của giáo viên đã thực tập tại thôn P’Róh Ngó xã

P’Róh huyện Đơn Dương với những mục đích như sau:

Thiết lập mối quan hệ tin cậy với chính quyền ban ngành, cán bộ và người dân địa

phương.

Xây dựng hồ sơ cộng đồng.

Nhận diện vấn đề và đánh giá nhu cầu từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp.

 Bước đầu có nhiều bỡ ngỡ và khó khăn nhưng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên

và sự giúp đỡ của cán bộ và nhân dân trong thôn, nhóm đã có điều kiện tìm hiểu, thu thập

số liệu để hoàn thành bài báo cáo với những nội dung và mục đích trên. Chắc hẳn trong

bài báo cáo có nhiều thiếu sót và hạn chế nhóm chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến

của quý thầy cô cùng các bạn để báo cáo hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.

   Xin chân thành cảm ơn!                                  

Nhóm thực hiện. 

     Nhóm 2

Page 2: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

DANH SÁCH NHÓM II ĐOÀN THỰC TẬP SỐ 01

HỌ VÀ TÊN MSSV

VƯƠNG VĂN KỊ 0812219

VÕ XUÂN LÀNH 0812223

NGUYỄN THỊ HẠNH 0812202

NGUYỄN THỊ THU HÀ 0814067

BÙI THỊ HUỆ 0812211

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG 0812217

LÊ THỊ HẰNG 0814305

Page 3: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

NỘI DUNG BÁO CÁO

Phần 1:       KẾT QUẢ THỰC TẬP CỦA NHÓM 

A. Giới thiệu quá trình thực tập.

1. Mục  đích thực tập:

Thiết lập mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi địa bàn thực tập.

Áp dụng những kiến thức lý thuyết của ngành học Công tác xã hội và Phát triển cộng

đồng vào thực tế.

Nhận diện nhu cầu và đánh giá vấn đề của người dân.

Đưa lại những kinh nghiệm học hỏi, những kỹ năng , nền tảng vững chắc để phục vụ cho

công việc sau này.

Phát huy kỹ năng làm việc nhóm cũng như làm việc với cộng đồng dân cư tại địa bàn

thực tập.

2. Mục tiêu cụ thể:

Thiết lập mối quan hệ theo từng cấp bậc từ trên xuống dưới.

Tìm hiểu các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng,…của địa

bàn thực tập (thôn P’Róh Ngó).

Đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa người dân với cán bộ địa phương cũng như mối quan

hệ giữa các tổ chức, các cấp chính quyền với nhau.

Tạo mối quan hệ tốt đẹp với người dân trong cộng đồng.

Xác định nhu cầu từng gia đình cũng như của cộng đồng nói chung.

Xây dựng một chương trình hành động cụ thể trong tất cả các nhu cầu mà cộng đồng

đang có.

3. Phương pháp làm việc:

Quan sát

Lắng nghe

Ghi chép

Ghi âm

Page 4: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Phỏng vấn theo bảng hỏi

Đọc tài liệu

Trao đổi thông tin

Phân tích và tổng hợp ý kiến

Thảo luận nhóm

Xử lý và phân tích số liệu

Đối chiếu so sánh giữa các tài liệu thu thập được

Sử dụng kỹ năng thiết kế bảng vẽ, sơ đồ

Lân la dò xét với người dân

Sử dụng phương pháp 3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người dân.

3. Kết quả tổng quát đạt được:

      Kết thúc đợt thực tập nhóm Sinh Viên chúng tôi xây dựng tổng quan về hồ sơ cộng

đồng nơi mà chúng tôi thực tập. Nhận diện, xá định nhu cầu và tham gia vào xây dựng

chương trình hành động cụ thể về phát triển cộng đồng dựa trên lý thuyết mà chúng tôi đã

được học. Qua đó chúng tôi có thể lượng giá lại quá trình làm việc một cách xác thực

nhất. 

B. Quá trình thiết lập mối quan hệ của nhóm:

1. Với chính quyền địa phương:

Đoàn thực tập chúng tôi đặt chân tại xã P’Róh vào lúc 9h00 sáng ngày 14/04/2011 công

việc chúng tôi làm đầu tiên đó là gặp gỡ với chính quyền địa phương; chúng tôi được tiếp

đón tại hội trường ủy ban nhân dân xã P’Róh. Tại đây, đoàn sinh viên tự giới thiệu về

mình với chính quyền, và chúng tôi được Chủ tịch Xã giới thiệu sơ qua về xã P’Róh, về

người dân và các tài nguyên ở đây.

Khi về với địa phương, tại gia đình mà chúng tôi cư trú nhóm đã tập trung và Cô trưởng

đoàn trình bày một số mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của đợt thực tập cho chị Sương -

chủ gia đình mà chúng tôi ở biết để nhận được sự giúp đỡ từ phía phía gia đình anh chị

trong đợt thực tập.

Trong quá trình làm việc với bác trưởng thôn nhóm sinh viên chúng tôi chủ động xin

danh sách cán bộ và địa chỉ liên hệ để dễ dàng trong quá trình làm việc.

Nhóm chủ động điện thoại, nêu mục đích gặp mặt và hẹn thời gian gặp với từng cán

bộ trong thôn.

Lên lịch hẹn vào kế hoạch của nhóm và đi gặp đúng thời gian.

Page 5: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Trong khi làm việc với cán bộ, thái độ của các thành viên phải nghiêm túc, biết lắng

nghe, tôn trọng ý kiến của họ và mạnh dạn trong việc trao đổi thông tin cũng như phỏng

vấn họ.

Hạn chế tiếng địa phương, tế nhị trong cách giao tiếp với cán bộ để nhận được sự tôn

trọng, tin tưởng và yêu mến của họ giành cho nhóm.

Luôn cởi mở và vui vẻ khi gặp cán bộ bất cứ ở nơi nào. 

2. Đối với người dân:

Trước khi mới xuống cộng đồng các nhóm trưởng đã cùng trưởng đoàn, phó đoàn đã đi

tiền trạm để liên hệ chổ ở và thiết lập trước mối quan hệ với chủ nhà và chính quyền để

thuận lợi hơn khi đoàn sinh viên xuống thực tập

Chủ động vào xin chỗ ở tại nhà chị Sương – anh Long theo lời giới thiệu của một người

bạn trong đoàn và trưởng đoàn.

Nhóm tự hòa nhập vào cuộc sống gia đình nhà chị Sương – anh Long, Mỗi các nhân tự ý

thức thay đổi cuộc sống sao cho tốt để phù hợp với cuộc sống của nhà dân theo phương

châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”.

Nhóm tự ý thức về vấn đề vệ sinh cá nhân cũng như vấn đề nấu ăn trong sinh hoạt hàng

ngày để tránh những điều không hay xảy ra với chủ nhà.

Nhóm đã xin phép và cùng nấu chung với gia đình chủ để xây dựng mối quan hệ thân

mật, tạo khoảng cách gần hơn giữa sinh viên với gia đình chủ.

Khi có mối quan hệ tốt với gia đình chủ thì nhóm chúng tôi lân la, thăm hỏi và tìm hiểu

một số thông tin từ gia đình chủ, hàng xóm cũng như người dân trong thôn.

Nhờ gia đình anh chị hướng dẫn một số cách tiếp xúc cũng như thái độ cư xử với người

dân trong thôn như thế nào cho đúng. Nếu có thắc mắc gì trong quá trình làm việc chúng

tôi đều nhờ anh chị giải thích để nắm rõ hơn trong quá trình thực tập.

Các thành viên nhóm có thái độ cởi mở và tôn trọng đối với thanh niên trong thôn, và

những người dân trong thôn.

Tạo mối quan hệ mật thiết với một số thanh niên trong thôn để nhờ sự hướng dẫn và đưa

đón trong quá trình làm việc của nhóm.

Khi đi vãng gia điều trước tiên chúng tôi đều giwosi thiệu về mình, trình bày nhiệm vụ

của mình cho họ biết và có thái độ vui vẻ, cởi mở để nhận được sự hợp tác từ họ.

Khéo léo trong quá trình đặt câu hỏi để tránh va chạm, đặt các câu hỏi trọng tâm để nhận

được câu trả lời chính xác theo ý mình.

Page 6: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Tranh thủ thời gian nghĩ của người dân để tìm hiểu và trao đổi một số thông tin liên

quan. 

TỔNG QUAN VỀ XÃ PRÓ’H

I. Điều kiện tự nhiên

1/ Vị trí địa lý

Xã Pró’h nằm về phía Đông của huyện Đơn Dương, cách trung tâm huyện 7km, được

hình thành từ những năm đầu giải phóng 1977 theo chương trình giãn dân kinh tế mới

định canh định cư.

Phí Bắc giáp với xã Quảng Lập và xã KaĐô.

Phía Động giáp xã Ma Nới huyện Ninh Sơn.

Phía Tây giáp Xã Ka Đơn.

Phía Nam giáp Đa Quyn huyện Đức Trọng.

Tổng diện tích tự nhiên: 8795,14 ha.

Đất nông nghiệp: 1684,55 ha

Trong đó:

Đất trồng lúa : 674,30 ha

Đất rau màu : 250,00 ha

Đất cây lâu năm: 760,00 ha

Đất lâm nghiệp : 6791,63 ha

Trong đó:

Đất rừng tự nhiên: 1184,03 ha

Đất có rừng trồng: 346,62 ha

Đất rừng sản xuất: 760,20 ha

Đất chuyên dùng: 69,6272 ha

Đất ở: 35,4778

Đất chưa sử dụng: 71,0611ha

2/ Địa hình

Xã thuộc núi cao nguyên, độ cao so với mặt nước biển 800-1000m. Địa hình xã được

chia thành 3 dạng chính:

Địa hình núi cao: Tập trung ở phía Đông và Đông Nam.

Địa hình đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc.

Địa hình bằng trũng: Có diện tích 674,30 chủ yếu trồng lúa nước.

Page 7: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Xã có công trình hồ thủy lợi Próh với 75 ha diện tích mặt nước và có các công trình thủy

lợi nhỏ chứa nước phục vụ công tác tưới tiêu chăm sóc cây trồng thuận lợi, kết hợp với

chăn nuôi cá cũng như trồng cây lúa nước.

3/ Khí hậu thời tiết

Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình 21-340C, nhiệt độ tối đa

27,70C, nhiệt độ tối thiểu 17,50C, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch khá lớn 8-100C.

Độ ẩm trung bình 80%, cao nhất 86-87% vào tháng 7-9 và 70-73% vào tháng 1-3.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.400 mm, phân bố không đều tạo nên hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa nắng từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Số giờ nắng trung bình năm là trên 6 giờ/ngày, các tháng mùa mưa số giờ nắng trung

bình là 5,2-5,6 giờ/ngày.

Hàng năm có hai mùa gió chính là gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Tây

Nam từ tháng 5 đến tháng 10. Gió nhẹ ít có gió lốc lớn, nhiệt độ tương đối mát.

Yếu tố khí hậu trên rất phù hợp cho cây công nghiệp dài ngày sinh trưởng và phát triển,

đặc biệt là cây cà phê.

4/ Đất đai

Có 4 nhóm đất chính:

Đất phù sa ven suối.

Đất dốc tụ.

Đất xám.

Đất đỏ bazan.

Tính chất lý tính của đất là: Chủ yếu là đất đỏ bazan có độ dài của tầng canh tác lớn hơn

70cm, mực nước ngầm có độ sâu lớn hơn 1m, hàm lượng mùn lớn, độ phì nhiêu cao, cấu

trúc đất với đường kình 0,25mm đạt 61%. Độ pH từ 4,5-6.

Tính chất hóa tính: Trong đất có đầy đủ các thành phần hóa học như đạm, lân, kali và các

yếu tố vi lượng như Ca, Mg, Zn, Cu…Là các nguyên tố mà cây dài ngày, đặc biệt là cây

cà phê rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển. Mặt khác ở địa phương các hộ nông dân

đã biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào trong công việc bón phân hóa học chuyên dùng

cho cây cà phê từ nhiều năm nay.

II/ Điều kiện kinh tế-xã hội xã pró’h.

1/ Dân số:

Page 8: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Cơ cấu gồm nhiều dân tộc anh em đi xây dựng vùng kinh tế mới từ những năm 1977-

1979 với người đồng bào gốc địa phương.

Số hộ là: 1154 hộ trong đó hộ đồng bào dân tộc chiếm 62% chủ yếu là đồng bào dân tộc

Tây Nguyên.

Số khẩu là: 5448 khẩu trong đó có 2687 nam và 2761 nữ.

Số lao động là: 2922 người.

2/ Đời sống:

Đa số đời sống bà con con gặp nhiều khó khăn tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu nhập bình

quân đầu người dưới 5 triệu đồng/năm.

3/ Cơ cấu phát triển kinh tế xã hội.

Kết hợp chăn nuôi và trồng trọt, trong đó lấy trồng trọt là chủ yếu, với các cây trồng

chính là: Cây lúa nươc, cây cà phê và một số cây rau màu khác.

Vì chăn nuôi gồm có: Trâu, bò, gà, lợn và nuôi cá nước ngọt. Ngoài ra còn có thêm các

nghề phụ khác khi thời vụ nông nhàn.

4/ Cơ cấu sử dụng đất.

Đất nông nghiệp: 1684,5522 ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp dài ngày là 760 ha,

chiếm 40,2% đất nông nghiệp. Cây cà phê 320 ha chiếm 42,1% diện tích đất công

nghiệp.

5/ Văn hóa xã hội.

Có nhà văn hóa trung tâm xã và các thôn đều có nhà văn hóa thuận lợi trong việc sinh

hoạt cộng đồng cũng như tập huấn chuyền giao khoa học kỹ thuật.

6/ Giáo dục.

Hệ thống trường lớp về cơ sở vật chất đầy đủ, việc đi lại học tập của học sinh được thuận

lợi tỷ lệ học sinh bỏ học ít, duy trì phổ cập THCS.

Toàn xã có 4 cấp học với: 2220 học sinh.

Trong đó:

Một trường mẫu giáo với 198 học sinh.

Một trường tiểu học với 534 học sinh.

Một trường THCS với 392 học sinh.

Một trường PTTH với 1096 học sinh.

7/ Y tế

Cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh còn thiếu thốn về trang thiết bị.

Page 9: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn yếu.

Xã có một trạm y tế với 7 nhân viên.

Mạng lưới y tế thôn bản có 7 nhân viên/7 thôn, đã được tập huấn cơ bản về nghiệp vụ y

tế thôn bản.

III. Đánh giá chung về tình hình cơ bản.

1/ Mặt thuận lợi.

Xã nằm trên hai trục đường giao thông chính, diện tích đất nông nghiệp, độ phì nhiêu

trong đất lớn thích hợp cho việc đầu tư trồng cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cà

phê catimor.

Nhân dân cần cù chịu khó, lao động địa phương dồi dào, nông dân tích cực áp dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng như chăn nuôi.

Đảng ủy-Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân hàng năm đều có các nghị quyết để chỉ

đạo và điều hành trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Địa phương luôn được cấp trên đánh giá cao trong việc phát triển kinh tế xã hội, giữ vững

an ninh trật tự xã hội, ổn định chính trị.

Thường xuyên được sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên trong việc phát triển kinh tế ( nông

dân, nông nghiệp, nông thôn) từng bước xây dựng nông thôn mới. Trung tâm nông

nghiệp huyện đã triển khai các mô hình và đang mở nhiều lớp tập huấn khuyến nông về

kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

2/ Mặt khó khăn.

Là một xã đặc biệt khó khăn, vốn đầu tư sản xuất và tái sản xuất trong dân còn hạn chế,

chủ yếu dựa vào vay vốn ngân hàng, sản phẩm làm ra phụ thuộc vào thị trương giá cả

không ổn định sản xuất bấp bênh.

Trình độ học vấn, nhận thức về khoa học kỹ thuật trong nhân dân còn thấp và không

đồng đều, chủ yếu dựa vào kinh nghiêm và thực tế là chính.

Đội ngũ cán bộ địa phương đa số chưa qua trường lớp đào tạo chính quy và thiếu cán bộ

chuyên ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa hợp lý hiệu quả kinh tế còn

thấp.

TỔNG QUAN THÔN PRO NGÓ

Thôn P’Róh Ngó là một trong 8 thôn của xã P’Róh Ngó, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm

Đồng. P’Róh Ngó là thôn mà được xã đánh giá là nghèo một trong hai nhất trong xã

P’Róh. Thôn này nằm gân trung tâm xã, có điều kiện để phát triển về các mặt: kinh tế, xã

Page 10: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

hội, dịch vụ; nhưng do thiếu thốn về cơ sở vật chất và người dân chưa tận dụng hết nguồn

tài nguyên nơi đây nên kinh tế thôn này vẫn chưa phát triển.

I. KHÍA CẠNH LỊCH SỬ

1. Lịch sử hình thành: trước kia chủ yếu người dân trong thôn sống chủ yếu tập trung ở

khu vực thôn Pro’h Ngó cũ. Về những năm sau này, họ bắt đầu di dân dần ra ngoài vùng

trung tâm của xã để làm ăn sinh sống, từ đó dần hình thành khu vực mới của thôn. Vì

vậy, hiện nay thôn chia làm hai khu vực thường được gọi là Pro’h Ngó cũ và Pro’ Ngó

mới.

II. KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG

Vị trí địa lý

Thôn P’Róh Ngó là một thôn có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm gần trung tâm xã có điều

kiện để phát triển nhiều mặt.

Phía Đông tiếp giáp: Thôn kinh Tế.

Phía Tây tiếp giáp: P’Róh Trông

Phía Nam tiếp giáp: Cánh đồng

Phía Bắc tiếp giáp: xã Quảng Lập

Với vị trí địa lý như thế này thì P’Róh Ngó có điều kiện học hỏi kinh nghiệm sản xuất

của các thôn gần kề phát triển hơn, để áp dụng vào thôn mình. Trong các thôn tiếp giáp

thì có thôn Kinh Tế và xã Quảng Lập là vùng có kinh tế khá phát triển, việc đầu tư kĩ

thuật khá hiện đại, đó sẽ là điều kiện tốt cho thôn P’Róh Ngó học hỏi và tiếp thu các kĩ

thuật nuôi trồng tiên tiến mang lại năng suất cao áp dụng vào thôn mình nhằm cải thiện

cuộc sống của bà con nơi đây.

Địa hình

Xã P’Róh là vùng nằm trong thung lũng của huyện Đơn Dương nên thôn P’Róh cũng

vậy, với địa hình tuy có đồi dốc nhưng nhìn chung khá bằng phẳng, đa phần là đất đai

dùng trong nông nghiệp. Nên cũng khá thuận lợi trong nông nghiệp của người dân nơi

đây.

Thôn được chia làm 2 phần, theo chiều từ ủy ban xã vào thì phần đầu tiên là phần làn mới

được thành lập sau này, đi sâu vào sau cánh đồng của thôn Kinh Tế là làng cũ của thôn.

Nên với địa hình bị chia cắt như vầy thì trong việc sinh hoạt thôn của người dân nơi đây

còn gặp nhiều khó khăn.

3. Tài nguyên thiên nhiên

Page 11: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

a. Tài nguyên đất:

Thôn p’Róh Ngó với tổng diện tích là 225ha, trong đó đa phần là đất dùng trong nông

nghiệp, diện tích đất thổ cư chiếm tỉ lệ khá ít.

Tính bình quân mỗi hộ gia đình trong thôn đều có trên 5 sào đất nông nghiệp, nhưng đa

phần là trồng lúa chiếm khoảng 175 ha và các loại rau màu chiếm khoảng 26ha, diện tích

ao hồ chiếm khoảng 10ha, còn lại là diện tích trồng cây công nghiệp và đất thổ cư.

Diện tích đất nông nghiệp của thôn được mở rộng nhanh nhờ người dân tận dụng đất để

canh tác và khai hoang để phát triển sản xuất.

Diên tích đất lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng nhân tạo bao phủ đồi trọc, và rừng thứ

sinh đã có từ lâu. , diện tích đất lâm nghiệp càng được mở rộng trong việc trồng cây gây

rừng để bao phủ số đồi trọc còn lại. Giáp ranh đất rừng là đất rẫy khai hoang của người

dân trong thôn chủ yếu là trồng hoa màu.

Đất đai của thôn gồm các thành phần khá phức tạp: chủ yếu là đất hỗn tạp, đất đỏ bazan,

đất đỏ pha cát, đất thịt pha cát, đất núi…Với những loại đất này phù hợp để bà con trồng

lúa, bắp, các loại cây rau, cây ăn quả, hoa màu, và một số ít trong đó là cây công nghiệp

(cà phê, tiêu, mít…).

Đất thổ cư chiếm diên tích ít trong đó.

b. Tài nguyên khí hậu:

Thôn P’Róh là một thôn của huyện Đơn Dương nằm ở vùng thung lũng, nhiệt độ trung

bình từ 22-23 độ, lượng mưa trung bình hằng năm từ 1200 đến 2000 mm, độ ẩm khoảng

80%; tuy nhiên lượng mưa còn phụ thuộc theo mùa, và có một đặc điểm là xã P’Róh là

một trong các xã có lượng mưa ít nhất trong các xã còn lại của huyện Đơn Dương.

Thôn có khí hậu ảnh hưởng bởi tính chất khí hậu của vùng Nam Tây Nguyên, nên khí

hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt; mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo từ tháng 5 đến

tháng 10, mùa khô thì dài hơn từ tháng 11 đến tháng đến tháng 5 năm sau, nhiều năm thì

từ tháng 3 đã có mưa.

Vùng này mùa khô kéo dài thì thuận lợi trong việc trừ sâu bệnh dễ dàng hơn, việc phơi

sấy nông sản của bà con được đảm; bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn điều đầu tiên

người dân nơi đây chủ yếu là trồng hoa màu nên gây khó khăn trong việc nước tưới tiêu

cho cây trồng và nguồn nước sinh hoạt của bà con trong thôn cụng bị thiếu thốn. Nắng

hạn kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc điều tiết khí hậu trong thôn, tạo ra không khí oi

bức vào mùa khô.

Page 12: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Vào mùa mưa thì thuận lợi cho việc trồng các loại hoa màu vào đầu mùa mưa, đủ nước

tưới tiêu và sinh hoạt cho người dân. Nhưng cũng gặp khó khăn, mưa lũ kéo dài khó khăn

trong việc đi lại vì đa số các con đường trong thôn chủ yếu là đường đất vào mùa mưa

gây ra sình lầy, hư hỏng nặng, việc vận chuyển nong sản để buôn bán cũng gặp nhiều khó

khăn.

c. Tài nguyên nước:

- Tài nguyên nước mặt:Trong thôn có 1 đập nước đó là một công trình thủy lợi nhỏ có tên

là suôi ông Tùy khoảng hơn 1ha, đảm bảo nước tưới tiêu cho người dân tại thôn mình

vào 2 mùa.

Địa hình trong thôn dể rút nước và có diên tích ao hồ để giữ nên ít xảy ra sạt lở đất,

nhưng mùa khô kéo dài diện tích ao hồ không chứa đủ nước để phục vụ tưới tiêu.

- Tài nguyên nước ngầm: Địa bàn thôn P’Róh Ngó chủ yếu là đất bazan, đất thịt pha cát

nên không có tài nguyên nước ngầm, ở đây người dân vẫn đào giếng để có nước sinh

hoạt, nhưng chủ yếu là giếng khoan thì mới đủ nước trong năm, còn lại chủ yếu dùng

nước máy. Tuy đã có nước máy để sinh hoạt nhưng vẫn thiếu vì hau bị cát nước. Không

có ngồn nước ngầm nên việc thiếu nước tưới tiêu của bà con vẫn là vấn đề cần quan tâm.

d. Tài nguyên rừng:

diện tích rừng của toàn xã chiếm 70% độ che phủ diện tích đất tự nhiên, diện tích rừng

của thôn được xã quản lý, nên tại thôn diện tích rừng là nguồn tài nguyên khs phong phú;

tuy nhiên trong đó vẫn có một số diện tích là rừng mới tái tạo chỉ mang tính chất phòng

hộ, chưa thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, và hiện tượng đốt rừng làm

nương rẫy của người dân trong thôn vẫn xảy ra nhưng chưa nhiều chỉ với phạm vi nhỏ.

4. Môi trường    

Thôn P’Róh Ngó có vườn đồi bao quanh khu dân cư, người dân  sống chủ yếu bằng trồng

trọt và chăn nuôi nhỏ

Bầu không khí trong thôn tương đối trong lành, mát mẻ, tuy nhiên hệ thống đường giao

thông chủ yếu là đường đất chưa được rải nhựa. Nên trong những ngày nắng gió làm cho

thôn bị ô nhiễm nhiều bụi bẩn, hoặc trời mưa thì sình lầy gây khó khăn trong việc đi lại

Trong thôn có nhiều hộ gia đình chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt như: tắm,

giặt, rửa đồ dùng hàng ngày,…mà phần lớn để chảy tràn lan ra một góc vườn gần nhà.

Điều này gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường sống gia đình cũng như láng giềng xung

quanh.

Page 13: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Thêm vào đó một số hộ gia đình vẫn chưa có  nhà vệ sinh kiên cố hợp vệ sinh, đa số dùng

nhà vệ sinh tạm bợ ở ngoài trời không có nắp đậy, nên đã bốc lên những mùi hôi thối gây

ô nhiễm lớn đến môi trường sống, thậm chí có một số gia đình  không có nhà vệ sinh

thường đi tự do ngoài vườn gần nhà cũng gây nên tình trạng ô nhiễm lớn đến môi trường.

Với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ  yếu cùng với mức tiêu thụ của người dân

tương đối thấp; do đó lượng rác thải trong thôn chủ yếu là rác thải sinh hoạt với số lượng

tương đối ít. Các gia đình đã tự thu gom vào túi ni lông xử lý bằng hình thức đốt đối với

rác khô, còn lại những loại rác khác mang ra sông vứt làm gây ô nhiễm đến nguồn nước,

những rác dễ phân hủy và tự phân hủy người dân thường vứt bừa bãi ngoài vườn, điều đó

cũng gây nên tình trạng ô nhiễm  môi trường sống của từng gia đình nói riêng và toàn dân

cư trong thôn nói chung. Nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng hố rác lớn nhưng chưa đốt, hoặc

vứt rác ngay các con mương, gây ra tình trạng ô nhiễm.

II. Khía cạnh dân cư:

Dân số:

Toàn thôn Pro’h Ngó có 228 hộ với tổng số khẩu là 1085 khẩu.

Tổng số hộ nghèo là 114 hộ, hộ cận nghèo 32 hộ.

Nhìn chung tỷ lệ nam và nữ trong thôn tương đương nhau.

    Cơ  cấu độ tuổi của số hộ thường trú  được chia thành 3 cấp độ:

Tuổi dưới lao động( 0-15 tuổi) chiếm khoảng 26 %

Tuổi lao động( 16-55 tuổi đối với nữ và từ 16-59 đối với nam) chiếm khoảng 58 %

Tuổi già( Từ 60 tuổi trở lên) chiếm khoảng 16 %

    Dân số trong thôn thưa thớt với mật độ dân số  thấp so với các thôn khác trong toàn xã.

    Dân cư ở đây khá biến động, hàng năm đều có người dân chuyển đến cũng như chuyển

đi. So với năm 2009, thôn có 202 hộ với 982 khẩu, sang năm 2011 đã lên đến 228 hộ với

1085 khẩu.

    Diện tích đất của thôn khá lớn với 225 ha mà dân số lại ít nên việc sở hữu tư nhân

về vốn đất khá lớn đối với từng hộ gia đình, kể cả đất thổ cư  cũng như đất nông nghiệp.

 Thôn được chia làm 2 khu vực: Pro’h Ngó mới và Pro’h Ngó cũ.   

Dân số trong thôn chủ yếu tập trung ở thôn Pro’h Ngó mới, người dân sống khá thưa

thớt. 

    Tỷ  lệ gia tăng tự nhiên của thôn Pro’h Ngó tăng khá nhanh khoảng từ 1,4-1,7%.

Page 14: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Số phụ nữ dưới 15 tuổi sinh con và số phụ nữ từ 35 tuổi trở lên sinh con từ thứ 3 trở lên

chiếm khá nhiều.

      Tích cực:

Cung cấp nguồn lao động trẻ cho thôn, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã

hội,…

Là thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội.

Cung cấp những tri thức trẻ áp dụng tốt khoa học-kỹ thuật trong tương lai cho thôn.

      Hạn chế:

Ảnh hưởng đến môi trường sống

Khó khăn về phát triển kinh tế gia đình và địa phương

Làm giảm chất lượng cuộc sống của mỗi hộ gia đình

Chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt và cơ sở hạ tầng cho người dân.

Tóm lại: Qua khảo sát của nhóm, chúng tôi nhận thấy mật độ dân cư của thôn Pro’h Ngó

vẫn còn thưa thớt, người dân ở đây sinh sống tập trung theo từng cụm dân cư có mối

quan hệ mật thiết, đoàn kết nhau. Có những hộ con cái lớn lên lập gia đình thường sống

gần nhà bố mẹ nhất là con gái sau khi lấy chồng. Còn có môt số gia đình thì sinh sống rải

rác ở ven rừng núi.

2. Thành phần dân tộc.

 Trong thôn Pro’h Ngó chủ yếu là dân tộc Churu sinh sống. Ngoài ra còn có 9 hộ dân tộc

kinh và số ít người K’Ho

3. Lực lượng lao động.

a. Số  lượng lao động.

      Thôn Pro’Ngó có 285 người ở lứa tuổi lao động, trong đó gồm:

Tuổi từ 16-17 chiếm 15%

Tuổi từ 18-59 chiếm 85%

      Đây chính là tiềm năng và nguồn lực lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát

triển nông nghiệp của người dân, đặc biệt là phát triển cây cà phê. Vì việc phát triển cây

cà phê đòi hỏi tốn nhiều nhân công và  lao động chủ yếu bằng chân tay.

      Tỷ  lệ nam nữ của thôn tương đương nhau cho nên lao động phân theo giới cũng

chiếm tỷ lệ tương đương nhau.

b. Chất lượng lao động.

      Lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động chân tay nên không đòi hỏi trình độ cao.

Page 15: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

      Người dân ở đây phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vốn có của họ, chưa

có kiến thức và kỹ thuật canh tác cây trồng. Đa số người dân trồng rau và hoa màu trong

năm.

      Tỷ  lệ lao động trong lĩnh vực nhà nước ở đây rất ít chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, đây cũng là

tình trạng của toàn xã Pro’h Ngó nói chung.

  Khía cạnh kinh tế.

Cơ  cấu kinh tế:

Nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp chiếm khoảng 85% cơ cấu kinh thôn, còn lại

là các ngành dịch vụ như trao đổi và mua bán hàng hóa, tiểu thương, chưa có các điểm

vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên.

Nông nghiệp chủ yếu trồng lúa nước và rau màu. Trồng các loại cây như: bí đỏ, bắp cải,

mác mác, cà chua,…

Áp dụng đưa các khoa học kỹ thuật mới, các giống cây trồng vật nuôi mới, máy móc

trang thiết bị vào sản xuất.

Giá cả thị trường cao trong khi đó giá các mặt hàng nông phẩm bán ra lại thấp: giá lúa

người dân bán ra chỉ 4000VNĐ/ 1kg, giá mác mác người dân bán ra cũng chỉ giao động

từ 3000 đến 4000VNĐ/ 1kg.

Thôn thuộc diện chính sách 135 của chính phủ. Số hộ nghèo trong thôn là 114 hộ và hộ

cận nghèo là 32 hộ. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm ổn định dao động khoảng từ 35% -

40% những người trong độ tuổi lao động.

Có các chương trình, dự án đầu tư giúp người dân phát triển kinh tế như: các chương

trình 135, 167, 170,112, chương trình 30a của nhà nước; dự án Heifer của tổ chức phi

chính phủ ở nước ngoài đầu đầu tư vốn và giống vật nuôi (giống bò lai sind).

Chương trình 30a của nhà nước đầu tư cho mỗi thôn 200 triệu đồng/năm, mỗi hộ 30 triệu

đồng/năm để phát triển chăn nuôi bò:

Năm 2009, cho thôn Pro’h Ngó 23 con bò đến năm 2010 là 26 con.

Tuy nhiên, chương trình 30a đầu tư trong phát triển chăn nuôi của nhà nước không đạt

hiệu quả, vì vậy hiện nay đang chuyển hướng sang đầu tư phát triển trồng trọt.

Dự án Heifer của tổ chức phi chính phủ đầu tư vào Việt Nam: cho thôn Pro’h Ngó 84 con

bò lai sind. Quỹ của dự án do Hội phụ nữ giữ.

Nhìn chung, chăn nuôi ít phát triển.

Page 16: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Tiềm năng phát triển kinh tế của thôn:

Thôn có nguồn tài nguyên đất khá phong phú với các loại như đất đỏ, đất xám, đất cát

pha thích hợp cho trồng các loại cây rau màu, hơn nữa địa với địa hình chia thành vùng

rừng núi, vùng thung lũng và vùng đồi thấp phù hợp cho phát triển lâm nghiệp ở vùng đồi

núi, trồng lúa và các loại rau màu ở vùng thung lũng.

Thích hợp trồng trọt và phát triển các loại rau sạch, rau an toàn.

Có nguồn nhân lực khá dồi dào, giá nhân công rẻ. Có thể tận dụng lao động này để đưa đi

xuất khẩu lao động, hoặc xây dựng các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã,

… để đưa họ vào làm, qua đó giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân.

Thôn nằm gần trung tâm xã, gần con đường giao thông với các thôn khác và với xã

Quảng Lập, có khu chợ phục vụ nhu cầu mua bán của người dân, vì vậy thuận lợi cho

giao lưu trao đổi mua bán giữa thôn với các khu khác, phát triển thương nghiệp.

III. Hạ tầng cơ sở:

Trong thôn có đầy đủ các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm để phục vụ cho

nhu cầu người dân:

Có hệ thống các tuyến đường lưu thông từ thôn lên xã lên huyện, tỉnh được rải bằng bê

tông, nhựa. còn các tuyến đường lưu thông giữa các thôn thì đa phần là các con đường

nhỏ đất đá, khó khăn cho đi lại, mùa mưa thì lầy lội, ghập ghềnh, còn về mùa hè thì nhiều

bụi.

Hệ thống cơ sở hạ tầng như trường mẫu giáo xã, trường cấp 2, và nhà trẻ của nhà thờ,

trạm y tế xã, chợ, nhà văn hóa xã đều thuộc địa bàn thôn, riêng trường cấp 2 thuộc cả 2

thôn Pro’h Ngó và Pro’h Trông.

Công một công trình tôn giáo: có một nhà thờ tin lành mới được xây dựng trong địa bàn

của thôn.

Công trình thủy lợi: có một hệ thống kênh mương chạy dọc theo cánh đồng lúa và nơi sản

xuất của người dân, có một hồ chứa nước và một đập thủy lợi để phục vụ cho nhu cầu sản

xuất, tưới tiêu cho người dân trong vùng.

Có hệ thống nước sạch cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng của người dân, người dân

được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch. Tuy nhiên, nguồn nước sạch vẫn không đủ để

cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân, thường xuyên bị cúp nước.

Nhà ở: thực hiện chương trình xóa nhà tạm trong dân của nhà nước, đa số người dân đều

được ở nhà xây.

Page 17: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Điện: thực hiện đưa điện đến người dân, đến tận thôn bản, cho đến nay hầu hết người dân

đều đã tiếp cận với điện, có điện thắp sáng và sử dụng vào trong sản xuất.

IV. Văn hóa – giáo dục – y tế:

1. Văn hóa

a. Văn hóa vật chất:

Tổng số dân 228 hộ thì trong đó có 40 theo đạo Tin Lành, số còn lại là theo đạo Thiên

Chúa; Trong thôn có nhà thờ Tin Lành nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của

người dân.

b. Văn hóa tinh thần

- Tôn giáo: Thôn P’Róh ngó có 2 loại tôn giáo điển hình: Đạo Tin Lành và đạo Thiên

Chúa.

+ Số người theo đạo Tin Lành 40 hộ gia đình.

+ Theo Thiên Chúa 188 hộ gia đình.

Vào những ngày thứ 7 và chủ nhật các hộ gia đình thường đến nhà thờ Tin Lành nằm

ngay trong thôn, và nhà thờ Thiên Chúa nằm bên thôn Kinh Tế để sinh hoạt tôn giáo.

Nhìn chung tinh thần đoàn kết của các tín đồ phật giáo cũng như người dân trong thôn rất

cao, tạo nên mối quan hệ giao lưu văn hóa lớn, làm động lực thúc đẩy phát triển nền văn

hóa - kinh tế - xã hội,…của thôn nói riêng và toàn xã P’Róh nói chung. Tuy nhiên nếu

không làm tốt công tác tư tưởng an ninh dẫn đến những tiêu cực về trật tự xã hội giữa các

tôn giáo, cản trở đến việc phát triển văn hóa xã hội.

- Lễ hội truyền thống: Các ngày lễ hội trong năm đã bị mai mọt dần, các vật dụng cồng

chiêng, đàn, trống dùng trong lễ hội chủ yếu là được mua ở các tỉnh khác: ĐăkLắc, Kom

Tum, Gia Lai…Nhưng theo thời gian do không bảo quản thì cũng bị hư hỏng và mất dần;

hiện tại chỉ còn một bộ cồng chiêng tại nhà bác Ma Pech.

+ Từ năm 1968 trở đi do dân làng trong thôn theo đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, nên

hầu như các ngày lễ hội truyền thống đăc trưng cho vùng bị bãi bỏ và mất dần theo thời

gian; việc thờ cúng tổ tiên cũng không còn.

- Phong tục tập quán: Văn hóa là một bộ phận lịch sử của dân tộc, thể hiên sức mạnh

cộng đồng giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Văn hóa

gắn liền với các tục lệ, tín ngưỡng, thói quen; chúng ăn sâu trong đời sống con người, tuy

nhiên tùy theo từng hộ gia đình tín ngưỡng một tôn giaos nào đó nên các phong tục tập

quán trong thôn P’Róh Ngó cũng khác nhau.

Page 18: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

- Phong tục cưới hỏi:

Cưới xin cũng là một trong những nét văn hóa liên quan đến từng các nhân của mỗi

người; trong thôn P’Róh Ngó đa số người dân ở đây là dân tộc Chu Ru nên theo chế độ

mẫu hệ. Trong gia đình thì người vợ làm chủ gia đình, và trong chuyện cưới xin thì người

con gái là người quyết định lấy chồng. Tục cưới hỏi ngày xưa của người Chu Ru cũng

khá đơn giản, người con gái khi đến tuổi lấy chồng khi đã thích một ai đó thì cha mẹ đem

sính lễ tới dặm hỏi và sau đó nhà gái sẽ tổ chức lễ cưới thay cho nhà trai. Nhưng nhẵng

năm gần đây, do cuộc sống hòa lẫn với người Kinh, điều kiện kinh tế của người dân cũng

thay đổi đã xuất hiện tình trạng thách cưới: Theo phong tục cưới hỏi thời xưa thì trong lễ

cưới chỉ có trầu cau, xôi, gà, sính lễ đưa chỉ là vòng cổ, nhẫn, khăn…Nhưng ngày nay

theo văn hóa người kinh hòa lẫn thì tục thách cưới khá cao, đòi hỏi trong lễ cưới phải có

vàng; nên làm cho nhiều gia đình có con cái lập gia đình phải vay mượn, làm kinh tế sút

đi sau một lần cưới hỏi. Nhà nước và chính quyền tại đây vẫn chưa thể can thiệp vào việc

này, nên việc thách cưới vẫn tiếp tục tiếp diễn, tùy theo từng gia đình mà họ đòi hỏi.

- Phong tục ma chay:

Trước kia khi nhà nào có tang gia thì theo phuong tục là của người Chu Ru là trong buổi

lễ có thổi kèn, trống, ăn lễ tang cả tuần thì mới đưa đi chôn. Nhưng dần khi người dân

theo đạo thì đã thay đổ hẵn. hiện nay, thôn P’Róh Ngó làm lễ ma chay cũng tuân theo qui

luật vốn có của dân tộc ta, nếu người chết là người bệnh thì không để quá 48 giờ đồng hồ.

Lễ tang cũng được tiến hành theo 3 bước: Liệm, Cúng tiễn đi, cúng hạ huyệt.

Tùy vào từng hộ gia đình mà lễ tang được tổ chức nhỏ hay lớn, và tùy theo tôn giáo mà

nghi lễ đượ tiến hành khác nhau. Nhưng theo 2 đạo Tin Lành và Thiên Chúa thì không

thờ hình và không cúng giỗ mà chỉ nhớ ngày.

- Phong tục xây mộ:

Người Chu Ru Tại thôn từ lâu đã có tục xây mộ, đây là một lễ lớn được tổ chức theo từng

gia đình khi có người mất, tùy vào điều kiện kinh tế gia đình đó như thế nào mà tổ chức

làm và cúng mộ khác nhau.

2. Giáo dục:

Giáo dục là một trong những vấn đề mà ủy ban nhân dân xã P’Róh và ngành giáo dục

quan tâm, chú trọng đặt lên hàng đầu. Với sự quan tâm của nhà nước nói chung và các

ban ngành đoàn thể nói riêng, ngành giáo dục của xã nói chung và của thôn P’Róh nói

riêng đã có những bước tiến đáng kể về mọi mặt về: số lượng học sinh, xóa mù chữ, mức

Page 19: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

độ phổ cập… Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy ở các cấp học

đã có nhiều chuyển biến trong chất lương giáo dục.

Trong thôn Pro’H Ngó có nhà trẻ giáo dục trẻ từ độ tuổi 3-5 tuổi; có trường trung học cơ

sở.

+ Chất lượng giáo dục:

Nhìn chung chất lượng giáo dục của thôn Pro’H Ngó phát triển còn nhiều yếu kém, các

em không thể theo kịp chương trình phổ thông ở xã do chênh lệch về kiến thức từ đầu.

Nên trình độ tiếp thu bài học của các em rất thấp, không đảm bảo tốt cho việc tiếp thu

môn học của trường đề ra. Trẻ trong thôn chủ yếu học đến cấp I và cấp II, còn học phổ

thông và các bậc đại học thì chiếm tỉ lệ khá ít.

Học sinh ở đây do thói quen hay ở nhà phụ  giúp công việc gia đình nên phần nào ảnh

hưởng lớn  đến chất lượng học tập và nhận thức của các em.

Hơn nữa đội ngũ giáo viên ở trong thôn chưa  đủ, kinh nghiệm dạy học chưa cao. Cho

nên việc truyền  đạt bài giảng cho học sinh có phần hạn chế, học sinh khó hiểu, thậm

chí có em học kém không thể theo kịp chương trình học.

Đường sá vào mùa mưa lầy lội, dơ bẩn cũng tác động lớn đến vấn đề học tập của các em

cũng như việc giảng dạy của giáo viên.

Ánh sáng trong phòng học rát kém, chập chờn lúc sáng lúc tối đã làm hạn chế quá trình

theo dõi bài học của học sinh nơi đây.

Điều kiện vật chất, đồ dùng thí nghiệm của trường chưa được trang bị, do đó việc truyền

đạt kiến thức cho học sinh hiểu được là rất khó.

Tóm lại: Qua tìm hiểu và khảo sát nhóm chúng tôi nhận thấy được chất lượng giáo dục

của thôn Pro’H Ngó phát triển còn nhiều yếu kém. Học sinh học yếu, tỷ lệ học sinh học

khá giỏi rất ít, đội ngũ giáo viên chưa đủ kinh nghi

 + Chính sách giáo dục.

Tại thôn P’Róh Ngó học sinh của thôn đều được hưởng chính sách của các chương trình,

dự án 135, học sinh đi học  được miễn giảm 100% học phí, được cấp sách vở  đồ dùng

học tập. Đối với những em có thành tích cao trong học tập được nhà trường tặng quà và

khen thưởng.

Chính vì lý do đó đã có nhiều em phải bỏ học vì gia đình không đủ điều kiện cho các em

tiếp tục đi học.

Page 20: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Trong thôn thành lập quỹ khuyến học hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh thuộc

diện chính sách thương bệnh binh.

 Ngoài ra hàng năm các em trong thôn đi học còn được  ủng hộ tiền, sách vở từ các ban

ngành đoàn thể như: hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ,…

+ Giải pháp:

Điều khó khăn nhất trong thôn là nhận thức của người dân, những bậc phụ huynh là

người quyết định việc học tập của con em.

Chúng ta cần sử dụng phương pháp tuyên truyền ở trường học, ở thôn để bà con nhân dân

hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục học tập con em.

Cần khuyến khích hơn nữa đối với học sinh có thành tích cao trong học tập, học sinh

nghèo vượt khó học giỏi.

Vận  động người dân cho con em mình đi học đúng độ tuổi qui định

Phối hợp với ban ngành địa phương  vận động những học sinh bỏ học tiếp tục đi học để

cải thiện tình hình giáo dục của địa phương.

3. y tế:

Đa phần người dân tại thôn đều có thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh, mấy năm trở lại đây

trong thôn đã đảm bảo không còn dịch bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết nữa. Nhưng bên

cạnh đó có trường hợp nỗi cộm đó là số người chết vì bênh ung thư khá cao.

Ví dụ: một năm cho khoảng 100 người chết thì trong đó có 3/4 số người trong đó chết vì

bệnh ung thư.

Nguyên nhân mà họ đoán đó là do thời kháng chiến chống Mỹ thì giặc Mỹ đã rãi

Uradium ( viết tắt Uru 444) xuống vùng này, sau nhiều năm phát tán ra và làm cho người

dân tại đây bị nhiễm.

Trong thôn có một trạm y tế khám chữa bệnh tại Pro’h Ngó mới, Ngay trung tâm có tiệm

bán thuốc tây do tư nhân mở. Sự kết hợp giữa ngành y tế và công tác dân số , gia đình, trẻ

em trên địa bàn bước đầu đạt hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, đảm bảo

đọ an toàn cho trẻ sống sót sau khi sinh. Đặc biệt là dịch tiêu chảy đã được khắc phục

hoàn toàn trong mấy năm trở lại đây, đây là điều đáng khen ngợi cho ngành y tế kết hợp

với người dân thôn P’Róh Ngó.

V. Xã Hội:

1 chính sách xã hội:

Page 21: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Xã P’Róh là một trong những xã nghèo trong huyện Đơn Dương nói chung và thôn

P’Róh Ngó là một trong hai thôn nghèo nhất xã cùng với thôn Ham Ma Nhai. Nên thôn

P’Róh Ngó được hưởng nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ từ nhà nước cũng như

các tổ chức phi chính phủ.

- Chương trình 134: Cấp đất cho người dân sản xuất và sinh sống.

- Chương trình 135: Xóa đói giảm nghèo; nâng cấp cơ sơ hạ tầng và đầu tư mạng lưới

điện, đường, trường, trạm cho người dân.

- chính sách 138: Miễn đóng góp tiền nghĩa vụ quân sự cho người dân, khuyến khích

người dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự thôn xóm; răn đe những trường hợp vi phạm

trật tự an ninh.

- Chính sách 139: cấp thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho

người dân.

- Dự án 30A: Đầu tư vốn trong việc nuôi bò ở từng hộ gia đình nghèo, trồng rau sạch

bằng nhà lồng.

- Dự án Heifer: dự án hỗ trợ nông hộ tăng gia lợi tức thông qua sản xuất nông nghiệp

tổng hợp.

+ Chính sách 134:

Kể  từ khi thành lập thôn đến nay người dân mọi miền đất nước vào đây làm kinh tế, cư 

trú, đăng ký thường trú, tạm trú. Căn cứ vào chính sách phát triển kinh tế mới, cán bộ xã,

thôn cấp đất cho nhân dân sản xuất, từ đó xây dựng cuộc sống mới và cùng phát triển

kinh tế.

+Chính sách 135:

Đây là chính sách xoá đói giảm nghèo cho những thôn thuộc vùng 3. Chính sách này giúp

đỡ người dân trên các lĩnh vực:

Về giáo dục:

Miễn học phí cho học sinh các cấp.

Hỗ trợ sách vở và dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Về y tế: người dân nơi đây được khám chữa bệnh miễn phí.

Về vay vốn:

Hàng năm các ngân hàng chính sách giải ngân đưa vốn về địa phương, cho địa phương

vay với lãi suất thấp 0,65%.

Page 22: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Quá  trình cho vay vốn được chính quyền xã xem xét kỹ: hộ nghèo, hộ có con em đi

học đại học có hoàn cảnh khó khăn để cho vay. Những người làm công tác đoàn

thể mà khó khăn, cũng được vay; đây gọi là chính sách chia sẽ nguồn vốn. Hàng năm

có 4-5 đợt hỗ trợ từ  thiện và được hội Chữ Thập Đỏ phân  đều theo tình hình của người

dân.

+ Chính sách 139: Người dân ở đây, hầu như hộ nào cũng được cấp thẻ khám chữa bệnh

miễn phí để bà con tận dụng trong các đợt kiểm tra sức khoẻ. Nếu những gia đình nào có

nhu cầu sử dụng thuốc tránh thai thì đựơc cấp miễn phí, hàng năm cũng được tuyên

truyền về cách sử dụng bao cao su và biện pháp tránh thai tự nhiên cũng như nhân tạo.

+ Dự án 30A: Là dự án do nhà nước đầu tư vào những vùng có điều kiện khó khăn để

phát triển kinh tế; dự án này đầu tư cả về vốn và vật chất (nuôi bò); Vào năm 2009 dự án

này đã cho thôn P’Róh Ngó là 23 con bò lai sim, đến năm 2010 là 26 con.

Về kinh phí dự án đã cấp cho mỗi thôn là 200 triệu/ 1 năm, chia cho từng hộ tham gia

trong dự án là 30 triệu/1 năm để làm vốn đầu tư cho sản xuất và chăn nuôi.

+ Dự án Heifer: Là dự án của một tổ chức phi chính phủ đầu tư vào Việt Nam; là một dự

án hỗ trợ nông hộ tăng gia lợi tức thông qua sản xuất nông nghiệp tổng hợp.

Hiện nay tại Đơn Dương có xã P’Róh được hưởng nguồn trợ cấp từ dự án, trong đó có

hai thôn nằm trong dự án là: P’Róh Ngó, P’Róh Trông. Với tổng kinh phí đầu tư

777.200.000 đồng, thực hiện trong vòng 3 năm từ năm 2007 đến 2010; nhưng do tiến độ

chuyển giao chậm nên dự án kéo dài tới nay vẫn chưa hoàn thành.

Người thực hiện hội phụ nữ xã, thôn; người thụ hưởng 44 hộ gia đình tại 2 thôn, dự án

cung cấp 84 con (80 con bò cái và 4 con bò đực). Số vốn cho mượn đối với những hộ

chăn nuôi bò cái thì sẽ được dự án cho vay không có lãi suất, để mua cỏ giống. làm

chuồng trại, bình bơm…Nếu hộ nào muốn vay thêm thì được vay với lãi suất thấp khoản

tín dụng: 1.500.000 đồng/ hộ với lãi suất 0,5%/ tháng; trong sự án còn thành lập nhóm

tương trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống.

2. Các tổ chức, đoàn thể:

Thôn P’Róh Ngó cũng như các thôn khác trong xã P’Róh, đây là vùng dân tộc nằm ở

phía nam Tây Nguyên, là một vùng nhạy cảm về tôn giáo nên bộ máy đoàn thể ở đây

tương đối đầy đủ : Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi,

hội nông dân, hội chữ thập đỏ, mặt trận. Tuy nhiên, các đoàn thể này hoạt động trong thời

gian gần đây không mạnh; do nghị 92 của Nhà nước đã cắt giảm nguồn trợ cấp kinh phí

Page 23: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

hoạt động cho các trưởng ban ngành của thôn, nên các phong trào hoạt động yếu dần. Do

đó, để tiếp cận và tìm hiểu người dân tương đối khó khăn, trong các đoàn thể, tổ chức thì

hội phụ nữ, thanh niên là phát triển nhất.

a. Hội phụ nữ:

Thành phần:

Hội trưởng: Ma Xuân – 34 tuổi.

Hội có 114 thành viên (2010), đến nay là 144 thành viên

Lịch sử thành lập:

Hội đã thành lập được khá lâu, là trực thuộc của thôn P’Róh Ngó.

Hoạt động:

- Mỗi năm mỗi hội viên nộp 6.000 làm hội phí cho các hoạt động.

- Tuyên truyền, hướng dẫn cho các hội viên cách nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây

dựng gia đình hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình, giữ gìn nếp sống văn hoá, truyền đạt

những kinh nghiệm trong sản xuất.

Thành tích:

Tham gia và thực hiện tốt phong trào nuôi heo đất trong hội, góp phần tự tạo ra nguồn

vốn và ủng hộ chương trình xóa nhà tạm trong toàn xã.

Thực hiện tốt nghĩa vụ.

Hàng năm hội tổ chức khen thưởng cho các chị em làm kinh tế giỏi, nuôi con khoẻ, dạy

con ngoan.

Hàng năm hội có tổ chức thành công các buổi giao văn nghệ trong ngày: 8/3, 20/10…Và

có tổ chức giao lưu văn nghệ tại nhà thờ của 2 đạo vào những ngày lễ: Phục sinh, dâng

hoa Đức Mẹ.

Thuận lợi:

- Các chị em có tinh thần tự giác trong hoạt động, trợ giúp lẫn nhau trong sản xuất, đời

sống.

- Hội nắm giữ và thực hiện dự án Heifer nên giúp các chị em trong trồng trọt và chăn

nuôi.

 Khó khăn:

- Vẫn có một vài chị em chưa có ý thức tốt trong thi đua, ý thức trong kế hoạch hóa gia

đình

Page 24: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

- Chị em chỉ chú trọng làm kinh tế, ít tham gia sinh hoạt, không có ý thức tiếp thu thông

tin của hội.

Nội dung tuyên truyền

- Mỗi gia đình nên sinh 2 con để đảm bảo chất lượng cuộc sống, và nâng cao nhận thức

trình độ của các thành viên trong gia đình.

- Trong những năm qua, hội đã giúp các chị em có hoàn cảnh khó khăn cải thiện cuộc

sống và nâng cao năng lực và quyền tự quyết trong gia đình.

- Khuyến khích chị em tăng gia sản xuất, đẩy lùi nghèo đói.

b. Đoàn thanh niên:

TRưởng hội: Ma P’Lim

Được sự hỗ trợ từ đoàn thanh niên xã, và sự xúc tiến trong hoạt động của anh Chung (bí

thư đoàn xã).

Hoạt động định kỳ: Trước đây đoàn sinh hoạt thường kỳ hàng tháng nhưng thời gian gần

đây sinh hoạt thưa dần vì đa số thanh niên đoàn viên đều lo làm kinh tế, do cắt nguồn trợ

cấp sinh hoạt cho trưởng hội nên hoạt động kém dần đi.

Một số hoạt động tích cực :

Các hoạt động dân vận.

Làm đường trong thôn.

Ủng hộ ngày công cho các gia đình chính sách.

Tổ chức giao lưu bóng đá, bóng chuyền, văn hoá nghệ thuật với các chi đoàn khác như

thôn Kinh Tế, K’Răng Ngọ, và các thôn khác trong xã.

Khuyến khích các thanh niên đoàn viên tham gia sinh hoạt và kết nạp đoàn viên mới

trước ngày 10/8 hàng năm, bằng cách theo dõi các hoạt động của các thanh niên có khả

năng và giới thiệu lên đoàn cơ sở để có thời gian kết nạp hợp lý.

Đoàn làm theo các chỉ thị của chi Bộ đưa ra hàng tháng.

Thuận lợi và khó khăn của chi đoàn :

Thuận lợi :

Có sự giúp đỡ và tạo điều kiện của ban nhân dân thôn và người dân trong thôn.

Có sự chỉ đạo quan tâm của chi bộ và mặt trận.

Kết nghĩa và có sự đi đầu của chi đoàn quân sự huyện Đơn Dương.

Khó khăn :

- Vốn quỹ ít nên kinh phí hoạt động không có.

Page 25: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

- Thanh niên ở thôn do chú tâm làm kinh tế nên tham gia gia hoạt động không đều.

- Cơ sở hạ tầng thiếu thốn ảnh hưởng một phần tới sinh hoạt của thanh niên.

- Đoàn không có kỷ luật, không có nguyên tắc bắt buộc nên người lãnh đạo buộc phải có

nghệ thuật và khả năng quản lý tốt.

Thành tựu :

Tham gia đầy đủ các phong trào do đoàn xã tổ chức như bóng đá mini, bóng chuyền

Tổ chức giao lưu tiếng hát trong nhà thờ.

Vào ngày 27 -7 thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công với cách mạng.

Phòng chống thiên tai, hiểm hoạ.

Tham gia tốt phong trào làm công tác dân vận tại từng thôn, xóm.

Đạt được chi đoàn vững mạnh mặc dù số đoàn viên không nhiều nhưng các phong trào

tham gia đều đạt được các thành tích đáng kể.

Chỉ tiêu hoạt động trong 1 năm :

Xoá nhà tạm theo cấp chỉ tiêu của đoàn xã.

Nộp đoàn phí hàng tháng.

Một số mặt tồn tại:

Không sinh hoạt định kì hàng tháng nên không phổ biến được công việc nhiệm vụ cho

từng thanh niên.

Cơ hội : kết nạp Đảng của đoàn viên còn hạn chế.

Các hội khác trong thôn do không nguồn kinh phí hoạt động nên tạm ngừng, hoạt động

yếu.

3. Các mối

quan hệ:

+ Sơ đồ

venn: thể

hiện mối

quan hệ

giữa các

ban ngành

đoàn thể,

hội ở thôn:

Page 26: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

VI. Sự thay đổi của cộng đồng:

Các yếu tố Trước kia Hiện nay Nguyên nhân

Vị trí địa lý Thôn Pro’h Ngó cũ

có vị trí nằm gần

vùng núi. Dân cư

thưa thớt.

Khoảng từ 7 năm,

thôn đã được mở

rộng ra phía ngoài

thành Pro’h Ngó

mới gần vùng trung

tâm xã. Hiện nay

thôn được chia làm

2 khu vực với 6 tổ.

Chính sách giãn dân

của địa phương.

Người dân khi lập

gia đình nên di cư ra

phía ngoài gần trung

tâm xã ở, dần dần

hình thành nên thôn

mới.

Địa hình Thôn có nhiều núi

cao, và vùng thung

lũng cánh đồng lúa.

Diện tích 221 ha

(2007).

Thôn có 3 vùng địa

hình: núi cao, thung

lũng thấp, đồi thấp

gần trung tâm xã.

Diện tích thôn: 225

ha.

Người dân di cư

khai phá để canh tác

phát triển sản xuất

và xây dựng nhà ở.

Sự phối hợp của các

tổ chức đoàn thể,

người dân xây dựng

và mở rộng diện tích

thôn.

Hội cựu chiến binh

Mặt trận thôn

Hội phụ nữ

thônHội thanh niên thôn

Hội chữ thập đỏ

Hội khuyến nông

Hội người cao tuổiDân

quân tự vệ

Page 27: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Nước Người dân sử dụng

nước giếng đào và

nước suối là chính.

Có thêm giếng

khoan, đập thủy lợi,

hệ thống kênh

mương phục vụ tưới

tiêu.

Nhận thức người

dân ngày càng cao.

Có chính sách hỗ trợ

phát triển.

Đất Diện tích đất bỏ

hoang còn nhiều,

diện tích đất trồng

hoa màu chưa được

mở rộng.

Diện tích đất được

mở rộng, đất trồng

lúa chiếm khoảng

175 ha và các loại

rau màu chiếm

khoảng 26ha, diện

tích ao hồ chiếm

khoảng 10ha, còn lại

là diện tích trồng

cây công nghiệp và

đất thổ cư.

Dân số tăng, di cư.

Người dân biết tận

dụng nguồn tài

nguyên đất để sản

xuất.

Chương trình 134:

Cấp đất cho người

dân sản xuất và sinh

sống.

Cơ sở hạ tầng. + điện: Chưa có

điện thắp sáng.

+ đường: chủ yếu là

các con đường đất

chưa được quy

hoạch, gồ ghề, khó

đi.

+ trường: chưa có

trường mầm non,

trường cấp 2.

+ Trạm: đã có trạm

y tế nhưng chưa

được đầy đủ về các

trang thiết bị.

+ Đã có điện thắp

sáng tới các hộ gia

đình.

+Năm 2009, làm

thêm 500m đường

liên thôn, 1 con

đường nội đồng.

+ đã xây dựng thêm

1 trường mầm non,

1 trường cấp 2.

+ Xây được trạm y

tế mới khang trang

hơn; trang thiết bị

được chu cấp khá

đầy đủ.

Chương trình 135:

Xóa đói giảm

nghèo; nâng cấp cơ

sơ hạ tầng và đầu tư

mạng lưới điện,

đường, trường, trạm

cho người dân.

Ý thức của người

dân được nâng cao.

Sự quan tâm, chỉ

đạo thực hiện khá

tốt của chính quyền

địa phương.

Page 28: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Y tế Xảy ra nhiều dịch

bệnh trong thôn:

Tiêu chảy, sốt rét.

Ngăn chặn được các

dịch bệnh, người

dân được cấp thẻ

bảo hiểm, thuốc

miễn phí.

Tuy nhiên trong

thôn lại xuất hiện

thêm số người chết

vì ung thư khá cao.

Ý thức về vệ sinh

thực phẩm, ăn uống

của người dân được

nâng cao. Cuộc sống

ngày càng được cải

thiện.

Công tác tuyên

truyền phòng chống

dịch bệnh trong thôn

tốt.

Giáo dục Trẻ chưa được đi

học, bỏ học giữa

chừng ở thôn khá

nhiều.

Tỉ lệ trẻ đi học đúng

tuổi chưa đều

Khắc phục được tình

trạng trẻ bỏ học,

Phương tiện giảng

dạy, đội ngũ giáo

viên, chất lượng

giáo dục tăng lên.

Do nhà nước đầu tư

về giáo dục hơn, có

nhiều chương trình

giúp trẻ em nghèo

được đi học

Thông tin liên lạc và

phương tiện truyền

thông

Chưa có điện thoại

và phương tiện

truyền thông.

Trong thôn được cấp

125 chiếc tivi, nhiều

hộ sử dụng điện

thoại không dây.

Tại thôn đã có loa

phóng thanh không

dây

Nhu cầu đời sống

tinh thần của người

dân gia tăng.

Xu hướng phát triển

của ngành công

nghệ thông tin.

Được sự hỗ trợ của

Nhà nước.

Cơ cấu cây trồng,

vật nuôi.

Chủ yếu trồng các

loại cây hoa màu thu

nhập không cao, lúa

địa phương. Kĩ thuật

chăm sóc chưa có,

chủ yếu dựa vào tự

nhiên.

Chăn nuôi chủ yếu

Đã trồng các loại

cây có thu nhập cao,

các giống lúa mới

cho năng suất cao;

áp dụng kĩ thuật

canh tác hiện đại.

Phát triển hơn, đã áp

dụng nuôi các giống

Do chương trình hỗ

trợ của nhà nước.

Người dân đã áp

dụng các kĩ thuật

nuôi trồng mới cho

năng suất cao.

Page 29: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

thả rong, không quy

hoạch chuồng trại.

bò lai sind.

Chợ Trước kia chỉ là chổ

tụ tập buôn bán nhỏ,

lẻ, trao đổi hàng hóa

Đã Quy hoạch lại

chợ, có mở thêm các

cửa hàng buôn bán

nhỏ. Nhưng chợ ở

đây vẫn chưa phát

triển, các mặt hàng

chưa đa dạng.

Nhu cầu tiêu dùng

của người dân ngày

càng gia tăng, nhưng

do điều kiện kinh tế

chưa phát triển nên

chợ vẫn chưa hoạt

động nhiều.

Dân cư Sống thưa thớt, có

chia thành từng

vùng. Với 202 hộ và

982 khẩu (năm

2009)

Sống có quy hoạch

thành xóm hơn. Cho

đến nay số dân tăng

lên là 228 hộ và

1085 khẩu (Năm

2010)

Gia tăng dân số cao,

tỉ lệ phụ nữ trong độ

tuổi sinh đẻ nhiều,

tình trạng sinh con

thứ 3 trở lên cao.

Nhà ở Chủ yếu là nhà

tranh, gỗ nhỏ hẹp,

tạm bợ, không gian

sinh hoạt nhỏ hẹp.

Chưa có các tiện

nghi.

Nhiều nhà đã xây

dựng nhà ở khang

trang hiện đại.

Tiện nghi trong đình

đầy đủ hơn

Chương trình 135

hỗ trợ.

Đời sống kinh tế của

người dân gia tăng.

Page 30: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

I. CÁC VẤN ĐỀ, NHU CẦU CỦA CỘNG ĐỒNG

Đường giao thông:

Con đường này nối khu vực ngoài thôn

P’roh Ngó, đi qua thôn P’roh Kinh Tế và

thôn Hamanhai I vào khu làng trong của

thôn P’roh Ngó, cánh đồng lúa và khu đất

trồng màu gần bìa rừng.

Đây là con đường cấp phối, được nhà nước

làm để phục vụ cho bà con đi lại. Hiện tại

con đường bị xuống cấp nặng, có nhiều ổ

voi, ổ gà lớn, mặt đường nhiều đất đá lổng

chổng rất dễ gây tai nạn và làm cho việc vận

chuyển nông phẩm của bà con gặp nhiều khó

khăn.

Con đường này không chỉ phục vụ việc đi lại

của bà con thôn P’roh Ngó mà còn phục vụ

bà con trong thôn P’roh Kinh Tế, Hamanhai

I, Hamanhai II, Đông Hồ.

Nếu như trời nắng ráo, các phương tiện lưu

thông trên tuyến đường tạo ra một lượng bụi

lớn làm cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Trời mưa thì rất dễ trơn trượt, mưa lớn

sẽ có những đoạn ngập nước vì chưa có hệ thống mương thoát nước.

Xuất phát từ hiện trạng trên của con đường bà con trong thôn mong muốn con đường

sớm được nâng cấp để việc đi lại của bà con được thuận tiện hơn.

“Con đường là huyết mạch chính trong một thôn bản, phục vụ cho bà con đi lại, chuyên

chở nông sản và những thứ khác. Mấy năm trước được nhà nước làm cho con đường cấp

phối đi lại dễ dàng lắm nhưng bây giờ nó xuống cấp, hư hỏng nặng quá, bà con đi lại vất

vả lắm các cháu ạ…Do đường khó đi, mà thường họp vào buổi tối nên nhiều hộ gia đình

ở làng trong cũng không ra họp…” (Người dân, nam, 67 tuổi)

Hiện trạng kênh mương thủy lợi:

Hiện tại xã P’roh có một hồ chưa nước lớn với một trạm bơm và một đập thủy lợi.

Tuy nhiên trong thôn cũng đã đạt được một số thành công trong việc làm đường. Cứ vào hàng năm thì bà con nhân dân thôn Pro Ngó thường tổ chức đóng góp công và tiền để tu sửa con đường liên thôn với Pro Trông. Đây là một hoạt động mang tính cộng đồng rất cao. Người dân đã biết tự huy động sức mình để làm các công trình công cộng phục vụ cho việc đi lại và phát triển sản xuất của mình.

Page 31: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

2. Nước phục vụ sản xuất:

Hiện trạng kênh mương thủy lợi:

Hiện tại xã P’roh có một hồ chưa nước lớn với một trạm bơm và một đập thủy lợi, hệ

thống mương dẫn nước phục vụ việc trồng lúa cho bà con.

Hệ thống mưa chưa trải rộng ra khắp cánh đồng mà kéo dài đi sang các cánh đồng khác.

(“xã xây dựng hệ thống mương để dẫn nước phục vụ bà con, nhưng bác thấy mương này

cứ kéo dài xuống mãi Ka Đơn chứ phục vụ cho bà con không được mấy”.

Cánh đồng lúa của bà con đang lúc đơm đòng nhưng không có đủ nước nên rất nhiều

diện tích bị hư hỏng.

Việc trồng hoa màu của bà con cần nước tười hàng ngày, có những thửa ruộng ở xa

nguồn nước chính, nên bà con phải đào giếng cạnh thửa hoặc dẫn nước thừ trên suối

chính nhưng lượng nước ngầm mùa khô hạ thấp không phục vụ đủ nguồn nước tưới cho

hoa màu.

Nhu cầu vốn

Page 32: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Tiền vốn ở nông thôn chính là một vấn đề nan giải và việc tìm câu trả lời cho vấn đề vốn

là cả một quá trình và cần sự nỗ lực của nhiều người, nhiều ban ngành, đoàn thể với

nhiều cách thức khác nhau. Khi trả lời cho câu hỏi : “ Những khó khăn nào trong thôn

khiến cho bà con ở đây chưa đạt được sự phát triển như những thôn khác?” thì hầu hết

các câu trả lời của bà con thôn Pró đều chứa đựng nội dung là thiếu vốn để sản xuất kinh

doanh. Thôn Pró Ngó là một thôn nghèo nhất xã Pró nên vấn đề vốn luôn làm lãnh đạo và

Vấn đề thiếu vốn

Hậu quả

Vấn đề

Nguyên nhân

CÂY VẤN ĐỀ: VẤN ĐỀ THIẾU VỐN Ở THÔN PRÓ NGÓ- XÃ P RÓ- HUYỆN ĐƠN DƯƠNG- TỈNH LÂM ĐỒNG

Xuất phát điểm thấp Sản xuất

kinh doanh không hiệu quả

Ngân hàng cho vay vốn ít

Vay nóng và chịu lãi suất cao

Nhiều kế hoạch sản xuất, kinh doanh không thực hiện được

Vay nợ từ các tư thương và bị ép giá Kinh tế

kém phát triển, nguy cơ nghèo và tái nghèo cao

Page 33: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

người dân quan tâm . Qua quá trình tiếp xúc, trò chuyện với người dân ở đây thì chúng

tôi đã biết một số thực trạng về nguồn vốn ở đây.

Pró Ngó là thôn có “truyền thống” nghèo của xã. Trong rất nhiều năm qua mặc dù luôn

phấn đấu để nâng cao sản xuất, cải thiện đời sống của bà con nhưng có một nguyên nhân

khiến bà con vẫn còn nghèo đó là do xuất phát điểm thấp. Xuất phát điểm thấp có nghĩa

là bà con thiếu tiền vốn và yếu về việc sử dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Chúng ta có thể thấy được điều nay qua vòng luẩn quẩn của nghèo đói sau đây:

Khi chúng ta có vốn ít thì việc đầu tư vào sản xuất thấp, không có vốn đồng nghĩa với

việc không có tiền để nâng cấp nhà xưởng, cơ sở vật chất để sản xuất do đó sẽ dẫn tới sản

xuất thấp. Việc sản xuất thấp làm cho số lượng sản phẩm ít, chất lượng không cao nên

người dân sẽ có thu nhập thấp và tiền tiết kiệm để dự trữ làm vốn lại ít. Và như vậy cái

vòng luẩn quẩn cứ mãi đeo bám người dân ở đây.

Bà con trong thôn được vay vốn để sản xuất kinh doanh từ một số ngân hàng như: Ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn AGRIBANK, Ngân hàng Chính sách Xã hội

VBSP…Những nguồn vốn được vay từ các ngân hàng khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu cho

mỗi hộ trong một lần vay. Vì hộ nghèo ở thôn rất nhiều (114 hộ) nên có rất nhiều đợt vay

vốn từ ngân hàng. Nguồn vốn thường được triển khai ở hội nông dân hoặc là hội phụ nữ

trong thôn.

ĐẦU TƯ THẤP

TIẾT KIỆM THẤP

THU NHẬP THẤP

SẢN XUẤT THẤP

Page 34: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Những hộ gia đình không thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo trong thôn thường ít được

vay vốn của các ngân hàng trong các đợt cho vay vốn với lãi suất thấp ở thôn. Điều này

làm cho họ phải ra tận các ngân hàng để vay. Họ gặp không ít khó khăn trong việc ra

ngân hàng vay vốn. Khi vay vốn phụ thuộc nhiều vào tài sản thế chấp hoặc số tiền vay

mỗi lần ít không đáp ứng được kế hoạch của họ. Theo một người dân chia sẻ rằng: “ Gia

đình bác cần khoảng 30 triệu để kè lại cái hồ nhưng khi lên ngân hàng mặc dù đã thế

chấp nhà đất nhưng họ chỉ cho vay có 20 triệu thôi. Cháu thấy đấy được gần cả nửa năm

nhưng do không đủ tiền nên cái hồ của bác vẫn chưa kè xong, đợt nào mưa là phải mua

rất nhiều mét lưới để vây lại ngăn cá ra”. Vì số tiền vay không đủ để xây dựng nên một

số gia đình cũng rơi vào tình trạng không phát huy được hiệu quả của vốn. Người dân lý

giải cho việc vay ở ngân hàng được ít là do “ Bọn cô là người dân tộc nên họ sợ mình

không biết làm ăn, không trả được tiền cho họ. Người Kinh thì có thể vay vốn được nhiều

hơn. Cũng thế chấp tài sản là nhà đất nhưng người kinh có thể vay được 200 triệu đến

300 triệu nhưng người dân tộc thì chỉ vay được 20 triệu đên 30 triệu là cao lắm”.

Người dân ở trong thôn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng vốn. Khi vay vốn từ ngân

hàng họ không được hướng dẫn cách sử dụng vốn nguồn vốn hiệu quả, vì vậy hiệu lực

của nguồn vốn chưa được phát huy. Có nhiều hộ gia đình sử dụng sai mục đích khi vay

vốn. Khi vay vốn, mục đích chính khi khai vào giấy tờ là sử dụng cho mục đích phát triển

sản xuất hoặc kinh doanh, nhưng khi có vốn họ lại sử dụng để mua sắm một số thứ như

bàn ghế, tủ, tivi, đầu máy…

Thời gian vay vốn ở ngân hàng ngắn hạn nên nhiều khi các nguồn vốn vay chưa kịp thu

được nguồn lợi từ đầu tư thì đã đến thời hạn trả cả vốn lẫn lãi. Điều này làm cho người

dân nơi đây có suy nghĩ rằng vay vốn chỉ giải quyết vấn đề được tạm thời mà không thực

sự giúp người dân thoát nghèo. Người dân gặp khó khăn trong việc hoàn vốn cho ngân

hàng và đầu tư tái sản xuất. Một thực trạng nảy sinh ở đây đó là tình trạng “vay nóng”

với lãi suất cao. Những hộ gia đình sau khi trả vốn cho ngân hàng lại không có tiền để

đầu tư vào sản xuất nên đã tìm đến các gia đình có kinh tế khá giả và chuyên cho “vay

nóng” để vay. Lãi suất vay đó là từ 5 ngàn đồng đến 10 ngàn đồng một ngày. Như vậy

người dân gặp từ khó khăn này chồng lên khó khăn khác. Một người dân trong thôn nói

rằng : “Vay nóng cũng chết mà không vay lại càng chết hơn. Nhà cô cách đây 2 tháng

cũng phải vay nóng sắp đến kỳ hạn phải trả nhưng vẫn chưa gom đủ tiền. Khổ lắm cháu

à”.

Page 35: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Một số hộ dân do không được vay vốn của ngân hàng nên khi sản xuất họ phải mua nợ

phân bón, giống cây trồng, lúa giống của tư thương với giá cao. Đến mùa thu hoạch

những tư thương đó lại lấy nợ bằng sản phẩm của người dân như lúa, hoa màu với giá

thấp hơn thị trường bên ngoài. Khi được hỏi tại sao lại có tình trạng như vậy thì người

dân nói rằng: “ Những người cho vay đó họ đưa ra nhiều lý do lắm. Họ bảo rằng nếu

không có họ cho mua nợ thì liệu có được như ngày hôm nay không, rồi là họ bảo lấy giá

thấp hơn coi như là thu tiền lãi.” Tình trạng này diễn ra rất nhiều ở trong thôn.

Như vậy tiền vốn của người dân ở đây thiếu lại càng khổ hơn khi đi vay ở các điểm cho

vay tiền. Với số vốn hạn hẹp người dân luôn rơi vào tình trạng “trăm dâu đổ đầu tằm”. Vì

vậy đây là một vấn đề rất cần được giải quyết.Từ vấn đề thiếu vốn như trên thì người dân

trong thôn luôn có nhu cầu đó là làm thế nào để tăng nguồn vốn phục vụ cho sản xuất

kinh doanh hiệu quả.

Page 36: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

GIẢI QUYẾT NHU CẦU, LẬP KẾ HOẠCH

Vào buổi họp dân ngày 05/05/2011, tại nhà Văn hóa xã Pro, nhóm sinh viên đã tổ chức

cho nhân dân thảo luận về những nhu cầu trong thôn và đánh giá nhu cầu cấp thiết cần

giải quyết nhất hiện nay. Kết quả cuộc họp cho thấy nhân dân đánh giá cao về việc giải

quyết nhu cầu về vốn hiện nay. Sau khi đã xác định được nhu cầu về vốn, nhóm sinh viên

cùng người dân thảo luận cách giải quyết vấn đề vốn. Cuối cùng cả cuộc họp nhất trí giải

quyết vốn bằng cách là lập quỹ tín dụng tiết kiệm trong thôn. Đây là dự án mà nhóm sinh

viên lập ra nhờ vào việc tham khảo ý kiến của người dân.

THÔNG TIN DỰ ÁN

TÊN DỰ ÁN: THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG TIẾT KIỆM

MỤC TIÊU

Xây dựng một tổ chức kinh tế bền vững nhằm giải quyết nguồn vốn cho người dân, phát

triển kinh tế vùng.

Tăng năng lực cho người dân trong việc quản lý, sử dụng vốn hiệu quả.

Tăng quyền cho người dân:được nói lên tiếng nói, được làm chủ cuộc sống của mình.

Tăng tình đoàn kết trong cộng đồng, phát huy tinh thần tương thân tương ái.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân dựa vào sức dân.

THỜI GIAN:

Đây là một dự án hoạt động dài hạn qua nhiều năm. Thời gian hoạt động do tổ chức đó

quy định. Tuy nhiên Quỹ tín dụng nên hoạt động ít nhất là một năm để thấy được sự hiệu

quả của mô hình này.

HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

Thành lập cơ cấu tổ chức của dự án.

Huy động nguồn vốn trong nhân dân bằng hình thức tiết kiệm theo ngày.

Cho các thành viên trong nhóm tiết kiệm vay số vốn của quỹ.

Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn hiệu quả.

NGƯỜI THỰC HIỆN DỰ ÁN

Trong dự án này người dân vừa là người thực hiện vừa là người thụ hưởng dự án này.

CÁC BÊN ĐỐI TÁC

Đây là một dự án dựa vào sức dân là chính. Tuy nhiên vừa phát huy nội lực bên trong

nhưng dự án cũng quan tâm tới việc tận dụng các nguồn lực bên ngoài. Các đối tác ở

Page 37: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

trong dự án này có thể là các ngân hàng, chính quyền xã. Các ngân hàng có thể hỗ trợ

một số lượng vốn cho quỹ trong quá trình hoạt động ban đầu. Chính quyền xã cũng có thể

dùng một phần nguồn ngân sách của xã góp vào quỹ để tạo điều kiện hoạt động ban đầu.

CÁCH THỨC THỰC HIỆN.

THÀNH LẬP TỔ CHỨC

Thành lập Ban Quản lý

Ban quản lý đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động của quỹ. Ban

quản lý gồm: Hội trưởng quỹ tín dụng, kế toán, thủ quỹ, các tổ trưởng các tổ tín dụng.

Ban quản lý và điều kiện để trở thành người trong Ban quản lý là do các thành viên thống

nhất và sau đó bình bầu. Nhiệm kỳ của Ban quản lý tốt nhất là từ 3 đến 5 năm.

Nhiệm vụ của ban quản lý là xem xét kết nạp hoặc khai trừ thành viên của hội, tham gia

bình xét thành viên vay vốn, giám sát hoạt động của các tổ vay vốn, chiiuj trách nhiệm tổ

chức các cuộc tập huấn, hội thảo hàng quý và khi cần.

Kế toán chịu trách nhiệm ghi chép tình hình thu tiền gốc, tiền lãi, đóng góp của các thành

viên, hoàn thành báo cáo tài chính cuối quý hoặc cuối khóa để thông báo cho các thành

viên trong hội.

Thũ quỹ có trách nhiệm quản lý tiền mặt, xuất và thu quỹ khi có đủ giấy tờ hợp lệ.

Các tổ trưởng theo dõi tình hình hoạt động của tổ, thu tiền gốc, tiền lãi để nạp tiền lên

cho kế toán.

Ban giám sát: chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý tình hình hoạt động chung của quỹ.

Thường thì ban giám sát gồm 3 thành viên. Tùy theo thống nhất mà Ban giám sát có thể

hoạt động có lương hoặc không lương.

Thành viên tham gia quỹ phải đầy đủ các tiêu chí mà quỹ đã đưa vào quy chế hoạt động.

HUY ĐỘNG VỐN

Nguồn vốn hoạt động có thể được hình thành từ bốn nguồn vốn sau đây.

Nguồn vốn định mức là nguồn vốn được đóng góp từ nhân dân hàng tháng.Nó có tính

chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia vào quỹ. Tùy theo quy định mỗi ngày đóng

góp bao nhiêu mà thu 1 tháng 1 lần. Số tiền tiết kiệm định mức của mỗi thành viên không

được tự động rút ra trừ khi có việc vô cùng cấp bách và được sự cho phép của tổ

chức.Đối với thôn Pro Ngó mỗi ngày có thể đóng góp 3 ngàn đến 5 ngàn đồng. Ví dụ mỗi

thành viên tiết kiệm 3 ngàn đồng một ngày thì một tháng một thành viên đó phải đóng là

3 x 30 ngày = 90 ngàn 1 tháng. Số tiền này sẽ góp vào quỹ chung để lấy vốn hoạt

Page 38: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

động.Số tiền tiết kiệm định mức có thể tăng lên nếu như quỹ đó cảm thấy có thể thực

hiện được. Ví dụ trong những năm đầu số tiền tiết kiệm định mức là 3 ngàn đồng nhưng

sang năm thứ hai hoạt động số tiền có thể tăng lên là 5 ngàn đồng một ngày.

Nguồn vốn thứ hai là nguồn vốn tiết kiệm tự nguyện. Đây là nguồn vốn Ban quản lý

khuyến khích thành viên đóng góp thêm ngoài tiết kiệm định mức để tăng thêm nguồn

vốn cho quỹ. Có hai hình thức tiết kiệm tự nguyện là có kỳ hạn và không kỳ hạn, thông

thường đối với các quỹ này là không kỳ hạn. Tuy nhiên vốn do tiết kiệm tự nguyện

thường là rất thấp đối với những quỹ tín dụng nhỏ. Để huy động được nguồn vốn tiết

kiệm tự nguyện thì Ban quản lý và các thành viên phải thống nhất mức lãi suất cho vốn

tiết kiệm tự nguyện và đương nhiên mức lãi suất này phải thấp hơn mức lãi suất cho vay

vốn của Quỹ để số tiền của quỹ ngày càng tăng lên.

Nguồn vốn thứ ba là một nguồn vốn do nhà tài trợ. Nhà tài trợ ở đây có thể là quỹ Xã,

nguồn vốn của một số ngân hàng. Thông thường nguồn vốn này thường được rót vào lúc

quỹ mới thành lập để nhằm tăng tính tin cậy vào hoạt động tín dụng ở địa phương. Tuy

nhiên đây chỉ có thể coi là nguồn vốn bổ sung. Thành viên của quỹ không được phụ

thuộc vào nó quá nhiều. Điều quan trọng của quỹ tín dụng vẫn là nguồn vốn tiết kiệm

định mức.

Nguồn vốn thứ tư có thể có là nguồn vốn của quỹ xã hoặc là quỹ Hội. Các hội nông dân,

hội phụ nữ…thường thu quỹ hội hàng tháng hoặc hàng quý để lấy kinh phí hoạt động nên

có thể sử dụng quỹ này vào thời gian đầu để tăng nguồn vốn ban đầu.

HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN

Vốn cho vay không đòi hỏi thế chấp. Mục đích của việc này là tạo điều kiện cho những

người không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đã thế chấp ở ngân hàng được vay vốn, được

tập dượt kỹ năng sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả- một công việc mà rất ít khi họ làm

được từ trước tới giờ.

Các thành viên có nhu cầu vay vốn phải gửi đơn xin vay vốn lên các tổ trưởng. Sau khi

các tổ trưởng và các thành viên trong tổ bình xét rồi đưa lên Ban quản lý. Ban quản lý là

người bình xét cuối cùng và quyết định có giải quyết vay vốn hay không. Nếu Ban quản

lý không giải quyết vay vốn phải trình bày lý do tại sao thành viên đó không được vay.

Đối với các thành viên vay vốn phải gửi đơn xin vay vốn và trình bày rõ ràng kế hoạch

vay vốn và sử dụng nguồn vốn như thế nào để mang tính thuyết phục cho tổ và Ban quản

lý. Việc này ngoài mục đích giúp cho thành viên vay vốn hợp lệ theo quy định của Quỹ

Page 39: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

tín dụng còn giúp cho các thành viên cách lên kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn vốn

được vay. Đây là một hoạt động nhằm tăng năng lực cho người dân.

Thời gian cho vay vốn tùy thuộc vào số vốn cần vay và mục đích sử dụng. Tuy nhiên do

kinh phí hoạt động của quỹ còn ít nên chỉ có thể giải quyết vay ngắn hạn và trung hạn, ít

giải quyết vay dài hạn bởi nếu vay dài hạn trong khi tiền vốn của quỹ cũng ít sẽ dẫn tới

sự thiếu hụt vốn để cho các thành viên khác vay. Điều này dễ gây mất lòng tin vì cảm

thấy sự không công bằng trong tổ chức.

Vốn cho vay có thể thu tiền lãi với mức lãi suất thấp và theo thỏa thuận của các thành

viên trong quỹ tín dụng. Nếu có sự tham gia của số vốn ngân hàng thì mức lãi suất phải

theo mức lãi suất của ngân hàng đề ra.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TĂNG NĂNG LỰC CHO THÀNH VIÊN TRONG TỔ CHỨC

Mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, giới thiệu các giống cây trồng năng suất cao

phù hợp với khí hậu, đất đai ở đây. Các lớp có thể mời các cán bộ khuyến nông của

Huyện, Tỉnh hoặc một số cán bộ ở các hội có liên quan tới giống cây trồng, vật nuôi về

giảng dạy. Chi phí cho các buổi học, các buổi tập huấn này được trích từ quỹ hoạt động.

Tất cả đều phải được thông qua các buổi họp thành viên.

Tổ chức tham quan một số nơi có mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả như một số mô

hình ở Đà Lạt, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tổ chức tham quan thực tế nhằm tăng sự quan

sát, sự học hỏi kinh nghiệm từ những người khác cho các thành viên.

Trong mỗi lần họp thường kỳ, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, sản xuất cho

các thành viên khác học hỏi. Tổ chức thảo luận nhóm tập trung về một số vấn đề, cách

thức làm việc có hiệu quả.

TỔ CHỨC LƯỢNG GIÁ

Trong điều lệ thành lập quỹ cần nhất trí họp thường kỳ vào ngày bao nhiêu và quy định tổ

chức cuộc họp. Ví dụ: Ban quản lý cùng các thành viên thống nhất tổ chức họp đầu tháng

vào ngày 1 hàng tháng. Cũng có một số trường hợp ngoại lệ thì cần thông báo và tổ chức

họp. Ví dụ như có một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó cung cấp vốn cho quỹ hoặc có

thành viên muốn rút ra khỏi tổ chức…

Trong các buổi họp lượng giá kết quả thực hiện cần lượng giá một số hoạt động như:

Điểm qua các hoạt động đã thực hiện trong tháng vừa qua và đánh giá các hoạt động đó

hiệu quả và thiếu sót ở điểm nào để rút kinh nghiệm.

Page 40: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Các thành viên báo cáo tình hình thực hiện việc sử dụng vốn. Các thành viên có thể nêu

một số khó khăn gặp phải để được các thành viên khác góp ý, giúp đỡ.

Ban quản lý công khai các hoạt động. Thủ quỹ và kế toán công khai việc thu chi, sử dụng

nguồn vốn của quỹ để có tính minh bạch, dân chủ trong việc tham gia của các thành viên,

củng cố niềm tin vào Quỹ tín dụng tiết kiệm.

Các thành viên góp ý lẫn nhau về hoạt động, tổ chức, cách sử dụng vốn…để đạt được sự

tiến bộ cho tất cả thành viên.

TRIỂN KHAI Ở THÔN P’ROH NGÓ

Dự án thành lập và hoạt động quỹ tín dụng tiết kiệm khá mới mẻ đối với bà con nới đây.

Vì vậy những thành viên được bầu trong Ban quản lý dự án phải thật sự chú ý trong công

tác triển khai hoạt động. Trong phần triển khai dự án này chúng tôi lấy một mô hình làm

mẫu là Hội phụ nữ. Các hội khác có thể dùng mô hình này để thực hiện.

THÀNH LẬP TỔ CHỨC

Dự án này sẽ được thông qua các cấp chính quyền từ xã xuống thôn nên đây sẽ là một dự

án hợp lệ và được tiến hành tổ chức, thực hiện.

Vận động hội viên tham gia

Hội phụ nữ cần tổ chức một cuộc họp để triệu tập hội viên của mình tham gia, giới thiệu

dự án cho các hội viên được rõ và khuyến khích chị em tham gia vào dự án này. Đây là

một công việc khó khăn đòi hỏi nhiều ở người tuyên truyền, giới thiệu dự án. Công việc

này cũng có thể do hội trưởng hội phụ nữ, trưởng thôn, phó thôn hoặc già làng đảm nhận.

Kỹ năng cần thiết đó là kỹ năng truyền thông giao tiếp và kỹ năng thuyết phục. Trong

quá trình này chúng ta nên tìm người có khả năng truyền thông giao tiếp, có uy tín đối

với người trong thôn để tiếng nói của họ có trọng lượng hơn khi thuyết phục hội viên Hội

phụ nữ tham gia.

Thành lập Ban Quản lý

Sau khi đã vận động được các hội viên tham gia, chúng ta tiến hành bình bầu Ban quản lý

quỹ tín dụng tiết kiệm.Ban quản lý gồm các chức danh như sau: Hội trưởng, kế toán, thủ

quỹ.

Trước hết, các thành viên nên định ra một số tiêu chuẩn của người trong ban quản lý, sau

đó dựa vào tiêu chuẩn đó để bình bầu. Người trong ban quản lý nên là những người có

năng lực, có uy tín trong thôn, được người dân tín nhiệm bầu lên.

Page 41: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Ban quản lý sau khi được bầu cùng với các thành viên đề ra quy định, nội quy hoạt động

cho mình để mang tính ràng buộc các thành viên.

Thành lập nhóm

Mỗi nhóm bao gồm khoảng 20 thành viên. Các nhóm bầu ra tổ trưởng cho nhóm để quản

lý mọi việc trong nhóm.

HUY ĐỘNG VỐN

Nguồn vốn hoạt động có thể được hình thành từ bốn nguồn vốn sau đây.

Nguồn vốn định mức là nguồn vốn được đóng góp từ nhân dân hàng tháng.Nó có tính

chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia vào quỹ.

Đối với thôn Pro Ngó mỗi ngày có thể đóng góp 3 ngàn đến 5 ngàn đồng. Ví dụ mỗi

thành viên tiết kiệm 3 ngàn đồng một ngày thì một tháng một thành viên đó phải đóng là

3 x 30 ngày = 90 ngàn 1 tháng. Số tiền này sẽ góp vào quỹ chung để lấy vốn hoạt

động.Số tiền tiết kiệm định mức có thể tăng lên nếu như quỹ đó cảm thấy có thể thực

hiện được. Ví dụ trong những năm đầu số tiền tiết kiệm định mức là 3 ngàn đồng nhưng

sang năm thứ hai hoạt động số tiền có thể tăng lên là 5 ngàn đồng một ngày.

Số tiền này có thể thu theo tuần, đến thứ 2 đầu tuần tất cả các thành viên phải đem tiền

qua nhóm trưởng để nhóm trưởng nạp lên cho ban quản lý

Nguồn vốn thứ hai là nguồn vốn tiết kiệm tự nguyện. Đây là nguồn vốn Ban quản lý

khuyến khích thành viên đóng góp thêm ngoài tiết kiệm định mức để tăng thêm nguồn

vốn cho quỹ.

Khuyến khích những cá nhân có điều kiện góp vốn vào quỹ tín dụng với mục tiết kiệm tự

nguyện. Lúc đầu Quỹ chưa có kinh phí nên có thể không có lãi đối với các thành viên

nhưng sau một thời gian hoạt động, để nhằm mục đích thu hút vốn quỹ nên đưa ra múc

lãi suất cho số tiền tiết kiệm.

Nguồn vốn thứ ba là một nguồn vốn do nhà tài trợ. Nhà tài trợ ở đây có thể là quỹ Xã,

nguồn vốn của một số ngân hàng. Thông thường nguồn vốn này thường được rót vào lúc

quỹ mới thành lập để nhằm tăng tính tin cậy vào hoạt động tín dụng ở địa phương.

Nguồn vốn bổ sung từ các ngân hàng như: mỗi lần ngân hàng cho chị em trong hội phụ

nữ vay vốn thì thay vao việc chia cho các hộ gia đình, quỹ giữ lại làm vốn hoạt động để

cho các thành viên vay vốn.

Page 42: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Nguồn vốn thứ tư có thể có là nguồn vốn của quỹ xã hoặc là quỹ Hội. Các hội nông dân,

hội phụ nữ…thường thu quỹ hội hàng tháng hoặc hàng quý để lấy kinh phí hoạt động nên

có thể sử dụng quỹ này vào thời gian đầu để tăng nguồn vốn ban đầu.

HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN

Vốn cho vay không đòi hỏi thế chấp. Mục đích của việc này là tạo điều kiện cho những

người không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đã thế chấp ở ngân hàng được vay vốn, được

tập dượt kỹ năng sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả- một công việc mà rất ít khi họ làm

được từ trước tới giờ.

Quy trình cho vay vốn:

Các thành viên có nhu cầu vay vốn phải gửi đơn xin vay vốn lên các tổ trưởng. Sau khi

các tổ trưởng và các thành viên trong tổ bình xét rồi đưa lên Ban quản lý. Ban quản lý là

người bình xét cuối cùng và quyết định có giải quyết vay vốn hay không. Nếu Ban quản

lý không giải quyết vay vốn phải trình bày lý do tại sao thành viên đó không được vay.

Đối với các thành viên vay vốn phải gửi đơn xin vay vốn và trình bày rõ ràng kế hoạch

vay vốn và sử dụng nguồn vốn như thế nào để mang tính thuyết phục cho tổ và Ban quản

lý. Việc này ngoài mục đích giúp cho thành viên vay vốn hợp lệ theo quy định của Quỹ

tín dụng còn giúp cho các thành viên cách lên kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn vốn

được vay. Đây là một hoạt động nhằm tăng năng lực cho người dân.

Thời gian cho vay vốn tùy thuộc vào số vốn cần vay và mục đích sử dụng. Tuy nhiên do

kinh phí hoạt động của quỹ còn ít nên chỉ có thể giải quyết vay ngắn hạn và trung hạn, ít

giải quyết vay dài hạn bởi nếu vay dài hạn trong khi tiền vốn của quỹ cũng ít sẽ dẫn tới

sự thiếu hụt vốn để cho các thành viên khác vay. Điều này dễ gây mất lòng tin vì cảm

thấy sự không công bằng trong tổ chức.

Vốn cho vay có thể thu tiền lãi với mức lãi suất thấp và theo thỏa thuận của các thành

viên trong quỹ tín dụng. Nếu có sự tham gia của số vốn ngân hàng thì mức lãi suất phải

theo mức lãi suất của ngân hàng đề ra.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TĂNG NĂNG LỰC CHO THÀNH VIÊN TRONG TỔ CHỨC

Mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, giới thiệu các giống cây trồng năng suất cao

phù hợp với khí hậu, đất đai ở đây. Các lớp có thể mời các cán bộ khuyến nông của

Huyện, Tỉnh hoặc một số cán bộ ở các hội có liên quan tới giống cây trồng, vật nuôi về

giảng dạy. Chi phí cho các buổi học, các buổi tập huấn này được trích từ quỹ hoạt động.

Tất cả đều phải được thông qua các buổi họp thành viên.

Page 43: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Tổ chức tham quan một số nơi có mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả như một số mô

hình ở Đà Lạt, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tổ chức tham quan thực tế nhằm tăng sự quan

sát, sự học hỏi kinh nghiệm từ những người khác cho các thành viên.

Trong mỗi lần họp thường kỳ, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, sản xuất cho

các thành viên khác học hỏi. Tổ chức thảo luận nhóm tập trung về một số vấn đề, cách

thức làm việc có hiệu quả.

TỔ CHỨC LƯỢNG GIÁ

Trong điều lệ thành lập quỹ cần nhất trí họp thường kỳ vào ngày bao nhiêu và quy định tổ

chức cuộc họp. Ví dụ: Ban quản lý cùng các thành viên thống nhất tổ chức họp đầu tháng

vào ngày 1 hàng tháng. Cũng có một số trường hợp ngoại lệ thì cần thông báo và tổ chức

họp. Ví dụ như có một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó cung cấp vốn cho quỹ hoặc có

thành viên muốn rút ra khỏi tổ chức…

Trong các buổi họp lượng giá kết quả thực hiện cần lượng giá một số hoạt động như:

Điểm qua các hoạt động đã thực hiện trong tháng vừa qua và đánh giá các hoạt động đó

hiệu quả và thiếu sót ở điểm nào để rút kinh nghiệm.

Các thành viên báo cáo tình hình thực hiện việc sử dụng vốn. Các thành viên có thể nêu

một số khó khăn gặp phải để được các thành viên khác góp ý, giúp đỡ.

Ban quản lý công khai các hoạt động. Thủ quỹ và kế toán công khai việc thu chi, sử dụng

nguồn vốn của quỹ để có tính minh bạch, dân chủ trong việc tham gia của các thành viên,

củng cố niềm tin vào Quỹ tín dụng tiết kiệm.

Các thành viên góp ý lẫn nhau về hoạt động, tổ chức, cách sử dụng vốn có hiệu quả.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHẢ THI CỦA KẾ HOẠCH

THUẬN LỢI:

Kế hoạch này là một kế hoạch xuất phát từ nhu cầu của người dân và do người dân thảo

luận đưa ra những phương hướng để giải quyết.

Đây là một kế hoạch phát triển và sử dụng nguồn vốn từ người dân nên đây là một kế

hoạch mang tính bền vững. Nó dựa vào sức dân để phát triển, giúp người dân phát huy

được chính nội lực của mình.

Xã Pro’ thuộc diện 135 của Nhà nước và thôn Pro’ Ngó là một thôn nghèo của xã nên

nhận được sự quan tâm từ chính quyền trong việc xóa đói giảm nghèo.

Page 44: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Người dân nơi đây luôn cố gắng để xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh sự phát triển của

thôn. Hàng năm, ngân hàng chính sách và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn có những đợt vay vốn dành cho bà con. Vì vậy đây là cơ hội để gây dựng Quỹ tín

dụng tiết kiệm vốn số nhiều hơn.

Người dân trong thôn về cơ bản đã có cơ sở sản xuất, tư liệu sản xuất, tuy nhiên do thiếu

vốn và thiếu khoa học kỹ thuật nên kinh tế chậm phát triển. Như vậy nếu có vốn để đầu

tư vào sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật thì kinh tế sẽ phát triển hơn.

KHÓ KHĂN

Đây là một hình thức tiết kiệm mới mà nên bà con thiếu kiến thức về hình thức này, nên

bước đầu sẽ khó huy động bà con tham gia.

Nếu chỉ dựa vào tiết kiệm định mức mà không có nguồn hỗ trợ từ các ngân hàng hoặc

quỹ xã…thì sẽ mất một thời gian tương đối lâu, khoảng 3 tháng thì nguồn quỹ mới được

đưa vào hoạt động. Điều này dễ làm mất kiên nhẫn cho bà con dẫn tới mất tin tưởng vào

tính hiệu quả của mô hình

Những người có điều kiện không nhiệt tình đóng góp vốn vào quỹ.

Hiện nay lãi suất ngân hàng tăng cao nên sẽ gặp một số khó khăn cho việc vay vốn và

tính mức lãi suất cho các hộ có tiết kiệm tự nguyện.

Page 45: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN HEIFER

TỔNG QUAN VỀ XÃ PRÓ’H

I. Điều kiện tự nhiên

1/ Vị trí địa lý

Xã Pró’h nằm về phía Đông của huyện Đơn Dương, cách trung tâm huyện 7km, được

hình thành từ những năm đầu giải phóng 1977 theo chương trình giãn dân kinh tế mới

định canh định cư.

Phí Bắc giáp với xã Quảng Lập và xã KaĐô.

Phía Động giáp xã Ma Nới huyện Ninh Sơn.

Phía Tây giáp Xã Ka Đơn.

Phía Nam giáp Đa Quyn huyện Đức Trọng.

Tổng diện tích tự nhiên: 8795,14 ha.

Đất nông nghiệp: 1684,55 ha

Trong đó:

Đất trồng lúa : 674,30 ha

Đất rau màu : 250,00 ha

Đất cây lâu năm: 760,00 ha

Đất lâm nghiệp : 6791,63 ha

Trong đó:

Đất rừng tự nhiên: 1184,03 ha

Đất có rừng trồng: 346,62 ha

Đất rừng sản xuất: 760,20 ha

Đất chuyên dùng: 69,6272 ha

Đất ở: 35,4778

Đất chưa sử dụng: 71,0611ha

2/ Địa hình

Xã thuộc núi cao nguyên, độ cao so với mặt nước biển 800-1000m. Địa hình xã được

chia thành 3 dạng chính:

Địa hình núi cao: Tập trung ở phía Đông và Đông Nam.

Địa hình đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc.

Page 46: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Địa hình bằng trũng: Có diện tích 674,30 chủ yếu trồng lúa nước.

Xã có công trình hồ thủy lợi Próh với 75 ha diện tích mặt nước và có các công trình thủy

lợi nhỏ chứa nước phục vụ công tác tưới tiêu chăm sóc cây trồng thuận lợi, kết hợp với

chăn nuôi cá cũng như trồng cây lúa nước.

3/ Khí hậu thời tiết

Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình 21-340C, nhiệt độ tối đa

27,70C, nhiệt độ tối thiểu 17,50C, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch khá lớn 8-100C.

Độ ẩm trung bình 80%, cao nhất 86-87% vào tháng 7-9 và 70-73% vào tháng 1-3.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.400 mm, phân bố không đều tạo nên hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa nắng từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Số giờ nắng trung bình năm là trên 6 giờ/ngày, các tháng mùa mưa số giờ nắng trung

bình là 5,2-5,6 giờ/ngày.

Hàng năm có hai mùa gió chính là gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Tây

Nam từ tháng 5 đến tháng 10. Gió nhẹ ít có gió lốc lớn, nhiệt độ tương đối mát.

Yếu tố khí hậu trên rất phù hợp cho cây công nghiệp dài ngày sinh trưởng và phát triển,

đặc biệt là cây cà phê.

4/ Đất đai

Có 4 nhóm đất chính:

Đất phù sa ven suối.

Đất dốc tụ.

Đất xám.

Đất đỏ bazan.

Tính chất lý tính của đất là: Chủ yếu là đất đỏ bazan có độ dài của tầng canh tác lớn hơn

70cm, mực nước ngầm có độ sâu lớn hơn 1m, hàm lượng mùn lớn, độ phì nhiêu cao, cấu

trúc đất với đường kình 0,25mm đạt 61%. Độ pH từ 4,5-6.

Tính chất hóa tính: Trong đất có đầy đủ các thành phần hóa học như đạm, lân, kali và các

yếu tố vi lượng như Ca, Mg, Zn, Cu…Là các nguyên tố mà cây dài ngày, đặc biệt là cây

cà phê rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển. Mặt khác ở địa phương các hộ nông dân

đã biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào trong công việc bón phân hóa học chuyên dùng

cho cây cà phê từ nhiều năm nay.

II/ Điều kiện kinh tế-xã hội xã pró’h.

Page 47: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

1/ Dân số:

Cơ cấu gồm nhiều dân tộc anh em đi xây dựng vùng kinh tế mới từ những năm 1977-

1979 với người đồng bào gốc địa phương.

Số hộ là: 1154 hộ trong đó hộ đồng bào dân tộc chiếm 62% chủ yếu là đồng bào dân tộc

Tây Nguyên.

Số khẩu là: 5448 khẩu trong đó có 2687 nam và 2761 nữ.

Số lao động là: 2922 người.

2/ Đời sống:

Đa số đời sống bà con con gặp nhiều khó khăn tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu nhập bình

quân đầu người dưới 5 triệu đồng/năm.

3/ Cơ cấu phát triển kinh tế xã hội.

Kết hợp chăn nuôi và trồng trọt, trong đó lấy trồng trọt là chủ yếu, với các cây trồng

chính là: Cây lúa nươc, cây cà phê và một số cây rau màu khác.

Vì chăn nuôi gồm có: Trâu, bò, gà, lợn và nuôi cá nước ngọt. Ngoài ra còn có thêm các

nghề phụ khác khi thời vụ nông nhàn.

4/ Cơ cấu sử dụng đất.

Đất nông nghiệp: 1684,5522 ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp dài ngày là 760 ha,

chiếm 40,2% đất nông nghiệp. Cây cà phê 320 ha chiếm 42,1% diện tích đất công

nghiệp.

5/ Văn hóa xã hội.

Có nhà văn hóa trung tâm xã và các thôn đều có nhà văn hóa thuận lợi trong việc sinh

hoạt cộng đồng cũng như tập huấn chuyền giao khoa học kỹ thuật.

6/ Giáo dục.

Hệ thống trường lớp về cơ sở vật chất đầy đủ, việc đi lại học tập của học sinh được thuận

lợi tỷ lệ học sinh bỏ học ít, duy trì phổ cập THCS.

Toàn xã có 4 cấp học với: 2220 học sinh.

Trong đó:

Một trường mẫu giáo với 198 học sinh.

Một trường tiểu học với 534 học sinh.

Một trường THCS với 392 học sinh.

Một trường PTTH với 1096 học sinh.

7/ Y tế

Page 48: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh còn thiếu thốn về trang thiết bị.

Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn yếu.

Xã có một trạm y tế với 7 nhân viên.

Mạng lưới y tế thôn bản có 7 nhân viên/7 thôn, đã được tập huấn cơ bản về nghiệp vụ y

tế thôn bản.

III. Đánh giá chung về tình hình cơ bản.

1/ Mặt thuận lợi.

Xã nằm trên hai trục đường giao thông chính, diện tích đất nông nghiệp, độ phì nhiêu

trong đất lớn thích hợp cho việc đầu tư trồng cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cà

phê catimor.

Nhân dân cần cù chịu khó, lao động địa phương dồi dào, nông dân tích cực áp dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng như chăn nuôi.

Đảng ủy-Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân hàng năm đều có các nghị quyết để chỉ

đạo và điều hành trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Địa phương luôn được cấp trên đánh giá cao trong việc phát triển kinh tế xã hội, giữ vững

an ninh trật tự xã hội, ổn định chính trị.

Thường xuyên được sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên trong việc phát triển kinh tế ( nông

dân, nông nghiệp, nông thôn) từng bước xây dựng nông thôn mới. Trung tâm nông

nghiệp huyện đã triển khai các mô hình và đang mở nhiều lớp tập huấn khuyến nông về

kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

2/ Mặt khó khăn.

Là một xã đặc biệt khó khăn, vốn đầu tư sản xuất và tái sản xuất trong dân còn hạn chế,

chủ yếu dựa vào vay vốn ngân hàng, sản phẩm làm ra phụ thuộc vào thị trương giá cả

không ổn định sản xuất bấp bênh.

Trình độ học vấn, nhận thức về khoa học kỹ thuật trong nhân dân còn thấp và không

đồng đều, chủ yếu dựa vào kinh nghiêm và thực tế là chính.

Đội ngũ cán bộ địa phương đa số chưa qua trường lớp đào tạo chính quy và thiếu cán bộ

chuyên ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa hợp lý hiệu quả kinh tế còn

thấp.

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN HEIFER THỰC HIỆN TẠI THÔN PRÓ’H NGÓ XÃ PRÓ’H

HUYỆN ĐƠN DƯƠNG TỈNH LÂM ĐÔNG.

Page 49: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

I. Giới thiệu về tổ chức Heifer

Heifer Internaitionl là một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ hoạt động với mục tiêu xóa

đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam tổ chức này mang tên International Việt Nam, địa chỉ 272B Đường 30/4

P.Hưng Lợi,Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

II. Nội dung thông tin của dự án.

Dự án có tên gọi: “ Dự án hỗ trợ nông hộ tăng gia lợi tức thông qua sản xuất nông nghiệp

tổng hợp” với tổng kinh phí là 777.200.000 đồng thực hiện trong 3 năm (tháng 06/2007

đến tháng 6/2010 nhưng do tiến độ chuyển giao chậm nên dự án kéo dài đến thời điểm

hiện tại) nhằm hỗ trợ cho 44 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại hai thôn Pró’h Ngó và Pró’h

Trong xã Pró’h thông qua việc cung cấp 80 con bò cái và 04 con bò đực giống LaiSind.

Ngoài việc chăn nuôi gia súc, mỗi hộ gia đình nuôi bò cái sẽ được dự án cho vay không

lãi xuất để mua cỏ giống, tole làm chuồng trại, bình bơm. Số tiền vay này phụ thuộc vào

tình hình sản xuất, đời sống và nhu cầu thực tế của từng hộ. Bên cạnh đó, mỗi hộ nuôi bò

cái còn được vay với lãi xuất thấp một khoản tín dụng khác nữa là 1.500.000 đồng

(0,5%/tháng) để đầu tư sản xuất nhỏ. Dự án tiến hành tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật

cho các thành viên tham gia dự án nhằm nâng cao kiến thức và hiệu quả chăn nuôi; thành

lập các nhóm tương trợ (20 hộ) để sinh hoạt, hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực

hiện dự án.

Mục tiêu của dự án:

Sau 3 năm 92007-2010) sẽ tăng thu nhập cho các hộ tham gia dự án, tăng tỉ lệ mô hình

sản xuất nông nghiệp tổng hợp và hình thành các nhóm tương trợ trong cộng đồng có

năng lực hoạt động toàn diện. Mỗ hộ nhận 02 con bò cái trong vòng 3 năm sẽ chuyển

giao cho chương trình 02 con bò cái có trọng lượng, chất lượng và độ tuổi tương đương

với bò cái đã nhận ban đầu; đối với các hộ nuôi bò đực, nông hộ nhận phải hoàn trả lại

50% vốn mua bò (theo giá trị thời điểm chuyển giao) của hợp đồng cấp phát ban đầu sau

3 năm để tiếp tục chuyển giao mới bò đực cho hộ khác.

Đối với vốn vay tín dụng nhỏ (1,5 triệu đồng) sẽ hoàn trả lại sau một năm, nguồn vốn này

có thể tái đầu tư cho thành viên nếu có nhu cầu và làm ăn có hiệu quả sau một năm cho

vay; sau 36 tháng nguồn vốn sẽ chuyển giao cho thành viên mới. Đối với khoản tiền vay

Page 50: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

mua cỏ giống và làm chuồng trại khi chuyển giao sản phẩm thì các hộ nhận ban đầu cũng

sẽ chuyển giao cho các hộ thuộc diện nhận chuyển giao.

Dự án do Trung tâm Khuyễn nông Lâm Đồng là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai dự án.

Các hoạt động chính của dự án.

Giai đoạn từ tháng 06/2007 đến tháng 06/2008.

Nắm bắt về tình hình chung của thôn.

Cung cấp 84 con bò cho người dân trong diện thuộc dự án vay, mỗi đối tượng được cấp 2

con.

Tổ chức thành lập nhóm tương trợ để hỗ trợ, chia sẻ với nhau về chăn nuôi và làm kinh

tế.

Tổ chức huấn luyện kỹ thuật cho người dân trong việc chăm sóc bò, cách phòng, chữa

bệnh tật. Hướng dẫn sinh hoạt nhóm cho các nông hội tương trợ và việc thực hiện 12 điều

cơ bản của chương trình Heifer.

Cho các nông hộ nuôi bò cái vay tiền với lãi xuất thấp để hỗ trợ sản xuất và cho vay mua

vật tư để tạo thuận lợi cho chăn nuôi không phải trả lãi.

Cung cấp 286 tấm tole làm chuồng và các thiết bị vật tư bao gồm 19 chiếc bình bơm, 34

cuộn ống tưới cho 40 hộ nuôi bò cái.

Các nhóm tương trợ sinh hoạt tháng một lần vào ngày 26, 27 . Đồng thời tiến hành lập

quỹ tiết kiệm của nhóm, thu mỗi hộ 10.000/tháng và thực hiện cho các thành viên vay để

đầu tư sản xuất, chi tiêu thuốc men, tiền cho con em trong nhóm học hành và nhiều hoạt

động khác.

Kiểm tra định kỳ các hộ chăn nuôi có thực hiện đúng như được hướng dẫn.

Giai đoạn từ tháng 07/2008 đến tháng 07/2009

Thành lập một nhóm tương trợ mới để thuận tiện nhận chuyển giao bò từ các hộ từ nhóm

cũ.

Tổ chức cho các hộ tham gia Dự án tham quan học tập mô hình tại xã CưKnia Huyện Cư

Jút tỉnh Đắk Nông.

Tổ chức giao lưu học hỏi thông qua việc tiếp đón các nông hộ tham gia dự án Heifer tại

tỉnh Ninh Thuận đến.

Tổ chức đón đoàn khách tài trợ chương trình Heifer quốc tế đến tham quan dự án.

Tổ chức lễ sơ kết dự án và chuyển giao bò lần 1 cho các nông hộ nhóm mới.

Page 51: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Cấp phát 01 con bò cái cho một nông hộ nhóm Pró’h Ngó đã thanh lý và cho vay tín

dụng nhỏ 3,5 triệu đồng cho 02 hộ nông tham gia dự án.

Giai đoạn từ tháng 06/2009 đến nay.

Thành lập nhóm tương trợ mới thứ 02 để nhận bò chuyển giao từ các nông hộ cũ.

Ban quản lý dự án kểm tra chéo Dự án Heifer tại Đắk Nông.

Ban quản lý dự án đã tổ chức cho Ban quản lý Dự án Heifer tỉnh Đắk Lắk đến đánh giá

hoạt động của dự án.

Nhận xét đánh giá:

Trong giai đoạn này cần phải lấy ý kiến của người dân về cách thức nuôi bò sao cho phù

hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Được biết bò khi mới chuyển giao cho dân rất hay bị bệnh, kém ăn do bò còn quá nhỏ và

mang những mầm bện.

Dự án nên hướng dẫn cho bà con về cách làm chuồng trại làm sao không để xây dựng

chuồng trại tập trung một chỗ dẫn đến dễ lây các bệnh truyền nhiễm như lở mồn, long

móng như hiện nay.

Nhận thấy rằng số hộ trồng cỏ còn rất ít và người dân ở đây vẫn chăn nuôi theo kiểu chăn

thả vì không có diện tích thuận lợi cho việc trồng cỏ.

Cần phải hỗ trợ cho các hộ nuôi bò này với số vốn lớn hơn để phát triển kinh tế không chỉ

để chăm sóc bò của dự án.

Việc thành lập được quỹ tiết kiệm là một cách thức tốt để những nông hộ có thêm vốn để

sản xuất và có tiền cho các hộ chi trả các khoản tiền khi thật sự cần thiết. Ở đây người

dân làm theo mùa vụ nên khi đến vụ thu hoạch họ mới có tiền khi cần thiết họ phải đi vay

nóng với lãi xuất cao.

Phương pháp thực hiện

Tìm hiểu về tình hình của thôn trên các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và các tiềm

năng của vùng

Hỗ trợ bò và vật tư cho các hộ tham gia dự án.

Hỗ trợ vốn với lãi xuất thấp để các hộ làm chuồng trại và trồng cỏ.

Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ tham gia dự án.

Thành lập nhóm tương trợ để giúp đỡ lẫn nhau trong việc chăn nuôi và chia sẻ kinh

nghiệm sản xuất.

Page 52: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Lập quỹ tiết kiệm trong nhóm tương trợ đễ cho các hộ luân phiên vay hỗ trợ sản xuất.

Cho các hộ tham gia dự án đi tham quan mô hình tại địa phương khác để học hỏi kinh

nghiệm.

Tập huấn về cách thức sinh hoạt nhóm tương trợ.

Với những phương pháp trên thực sự đã tạo thuận lợi cho người dân tham gia dự án có

điều kiện thực hiện những mục tiêu mà dự án đưa ra.

Bên cạnh đó cần phải thực hiện việc tuyên truyền bảo vệ môi trường của người dân:

Các hộ đã có ý thức bảo vệ môi trường nhưng cần phải tuyên truyền hơn nữa để toàn bộ

các công hộ thực hiện một cách tự giác hơn không phải là mang tính đối phó, làm cho họ

có ý thức tự bảo vệ môi trường xung quanh nơi ở. Vì vấn đề môi trường có liên quan trực

tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân.

V. Kết quả và tác động của dự án.

Tác động bề mặt.

Đã thành lập được 02 nhóm tương trợ theo Dự án, mỗi thôn 01 nhóm bao gồm 22 nông

hộ tham gia (kể cả 2 hộ nuôi bò đực), trong đó có nhóm trưởng và thư ký kiêm thủ quỹ.

Các nhóm hoạt động theo hình thức mỗi tháng họp một lần vào ngày 26, 27 hàng tháng,

nội dung trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, kinh nghiệm trong cuộc sống, gia đình. Các

thành viên đóng góp gây quỹ tiết kiệm của nhóm, mỗi hộ 10.000đồng/tháng. Tổng số tiền

tiết kiệm là 21 triệu đồng: Trong đó nhóm thôn Pró’h Ngó thu được 10.400.000 đã có

hơn 60 lượt hộ trong nhóm được vay với thời hạn từ 1-3 tháng để mua phân bón, cho

trồng trọt và giải quyết khó khăn gia đình có người bị bệnh. Nhóm P ró’h Trong thu được

9.00.000 đồng cho hơn 45 lượt hộ trong nhóm vay mua phân bón cho trồng trọt, giải

quyết khó khăn cuộc sống gia đình, đóng tiền học cho con…, 02 nhóm mới thành lập thu

được 2.280.000 đồng. Ngoài ra các nhóm dùng một phần từ quỹ tiết kiệm để chi trả nước

sinh hoạt hội họp, thăm hỏi, hiếu hỉ, ốm đau cho các hội viên trong nhóm. Có nhiều hội

viên nhiệt tình tham gia sinh hoạt không vắng buổi nào và đóng tiền quỹ luôn đúng hạn.

Nhận xét:

Với việc thành lập đươc nhóm tương trợ này đã làm cho chị em nhận thức được cách

thức chăn nuôi mới khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với cách chăn nuôi

truyền thống.

Thông qua các buổi sinh hoạt chị em có cơ hội trao đổi với nhau về chăn nuôi và cách

thức cạnh tác phù hợp với điều kiện thực tiễn trong thôn. Các chị em phụ nữ đã mạnh dạn

Page 53: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

hơn khi tham gia vào các hoạt động xã hội để nêu lên những ý kiến của mình. Tình thần

đoàn kết trong cộng đồng được gắn kết hơn.

Đã thành lập được 02 nhóm tương trợ mới để nhận chuyển giao bò từ các hộ tham gia từ

ban đầu. Các nhóm này cũng dần đi vào hoạt động và ổn định tốt. Ý thức của các nông hộ

trong nhóm mới đã có nhiều chuyển biến như việc làm chuồng bò có nền bằng xi măng,

tham gia sinh hoạt ổn định từ khi bắt đầu thành lập. Đến nay dự án đã chuyển giao được

33 con bê cái cho các nhóm mới.

Đàn bò cái thích nghi tốt với điều kiện tại địa phương, đàn bò sinh trưởng phát triển tốt.

Hiện nay, đàn bò đã đẻ được 106 con; Dự án đã hỗ trợ 04 con bò đực cho 04 nông hộ ( đã

phối giống trên 200 lượt cho bò cái trong và ngoài dự án).

Từ nguồn vốn cho vay tín dụng, các thiết bị vật tư nông nghiệp giao cho các hộ, các hộ

đã sử dụng để sản xuất một số nông sản tại địa phương như: Bí ngô, bắp xú, đậu cove…

ngoài việc tăng thu nhập cho hộ gia đình, với vốn sản xuất trên đã giúp cho các nông hộ

cải thiện bữa ăn hàng ngày. Nguồn vốn vay tín dụng các hộ đã sủ dụng xoay vòng được

10 lần cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của gia đình và đã mang lại kết quả tốt, góp

phần tăng thu nhập cho gia đình; đã có nhiều hộ mua vật tư như xe máy, tivi, sửa lại nhà

của…

Nguồn vốn này tuy nhỏ nhưng giúp các nông hộ tham gia biết được cách thức đầu tư hợp

lý và chi trả phần nào trong sản xuất nông nghiệp.

Qua 04 năm triển khai dự án các hộ đã có nhiều chuyển biến tích cực nổi lên như hộ Ma

Xuân, Ma Sang, Ma Tinh, Ma Quynh, Nai Huy, Nai Xoan, Ma Duyên…

Tác động chiều sâu:

Sau 04 năm triển khai, dự án đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, dự án đã có tác động mạnh

mẽ đến địa phương nơi đây, đặc biệt là ý thức của nông hộ đã được thay đổi, niềm tin và

tinh thần đã được thể hiện trên từng hộ. Niềm tin không chỉ thể hiện ở mặt vật chất như

bò đã đẻ, sản xuất nhỏ đã cho sinh lời mà niềm tin còn thể hiện trong thời gian tương lai

như “ mình có thể tự lập không phải nhờ vào sự giúp đỡ nữa, mình có thể giúp lại những

nông hộ khác như chương trình Heifer đã giúp đỡ mình”, đó là lời nói của nhiều nông hộ

khi ban quản lý dự án đi thăm.

Việc trồng cỏ đã giúp cho các nông hộ tự chủ động được nguồn thức ăn cho bò. Việc

thiếu thức ăn cho bò không còn là nỗi lo cho các nông hộ nữa, nay đàn bò đã phát triển

Page 54: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

rất tốt, các nông hộ đã nhận thấy sự lợi ích từ viêc chăm sóc bò bằng cách nuôi nhốt như

việc đàn bò cho một lượng phân chuồng lớn cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Các

nông hộ có thể chăm sóc bò kịp thời khi phát hiện bện tật, nhờ sự theo dõi và chăm sóc

hàng ngày mà công tác quản lý giống cũng không gặp khó khăn… các nông hộ đã sử

dụng kỹ thuật thâm canh giống cỏ VA06 từ nguồn giống của nông hộ do Trung tâm

Khuyến nông đầu tư.

Nhận xét:

Theo quan sát của nhóm việc người dân trồng cỏ vẫn chưa đủ để nuôi bò, người dân chủ

yếu phải lùa bò đi chăn thả. Vì cách thức nuôi bò nhốt trong chuồng trại chưa trở thành

thói quen của các nông hộ. Vấn đề này cần phải thực hiện một cách lâu dài để chuyển đổi

thói quen của người dân.

Tình trạng phân bò trong cac chuồng trại vung vãi ra ngoài làm ảnh hưởn đến môi trường

sống của bà con, vì vậy đây là điều mà dự án cần phải quan tâm xem xét một cách hợp lý

hơn làm sao ngăn chặn hiện tượng này.

Từ lớp huấn luyện, tập huấn đã hướng dẫn cho các hộ ủ thức ăn xanh, nhân rộng diện tích

cây trồng, sử lý chất thải gia súc bằng hỗ ủ để sử dụng làm phân bón cho sản xuất nông

nghiêp; bà con đã nắm bắt một số điều cơ bản của chương trình Heifer, kỹ thuật phòng tri

bệnh, chăm sóc gia súc, cách nhận biết bò lên giống…

Việc vệ sinh chuồng trai và vệ sinh nơi ở được các hộ thường xuyên kiểm tra và dọn vệ

sinh.

Các nông hộ chủ động trong việc thăm hỏi các thành viên trong nhóm gặp khó khăn và

những khi ốm đau…Các nông hộ đã mạnh dạn phát biểu trong các buổi họp nhóm. Đây

là sự tiến bộ của các nông hộ ở địa phương nơi đây, sự e ngại và hạn chế gặp người lạ đã

không còn như lúc mới tham gia dự án.

Bà con đã từng bước nâng cao nhận thức trong tổ chức các hoạt động sản xuất nông

nghiệp để tận dụng lao động, đất đai của gia đình, biết sử dụng phân hữu cơ đã đã ủ phục

vụ cho sản xuất để tăng năng xuất cho gia đình, bỏ tập tục chăn thả rông, điều trị bệnh gia

súc khi ốm đau kịp thời.

Qua việc tham quan học tập ngoài tình (xã Cưknia huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông) bà con

đã học tập được kinh nghiệm chăn nuôi bò, việc hỗ trợ nhau trong cuộc sống, đặc biệt

việc chuyển giao tặng phẩm sau 03 năm cho các hộ nghèo tại địa phương thực hiện khá

tốt.

Page 55: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Tác động lan tỏa:

Sau 04 năm triển khai dự án đã có nhưng thành công nhất định được chính quyền địa

phương và nhân dân ủng hộ. Ban quản lý dự án cùng với 44 nông hộ tham gia dự án đã

đón đoàn Heifer Ninh Thuận đến thăm và giao lưu học tập.

Ý thức các nông hộ đã thực sự thay đổi, đã có nhiều nông hộ muốn tham gia vào dự án

Heifer.

Tại địa phương chính quyền xã đã đầu tư cho các nông hộ thông qua chương trình 30a,

với số lượng là 29 con bò và dựa trên hình thức hoạt động theo chương trình Heifer.

Nhà nước đã hỗ trợ và mở các lớp đào tạo nghề cho các nông hộ tại địa phương, giúp các

nông hộ có kiến thức cơ bản áp dụng vào sản xuất.

Khó khăn, tồn tại và hạn chế cần khắc phục.

Mặc dù đàn bò đã đẻ được 106 con nhưng số lượng bò cái còn ít, một số bò cái còn nhỏ

nên chưa kịp chuyển giao. Mặt khác bò của dự án 3 con chưa vì tỷ lệ máu Sind quá cao

và chế độ chăm sóc của gia đình chưa hợp lý đối với những con bò này. Ban quản lý dự

án đã thống nhất và động viên các hộ này đổi con bò cái tơ khác về nuôi, vì vậy việc

chuyển giao sẽ lại chậm.

Việc thu hồi vốn vay và vật tu gặp nhiều khó khăn, do còn có sự ỉ lại, sự so bì giữa người

này với người kia trong nhóm, ý thức tự giác của một số nông hộ chưa cao.

Mặc dù các hộ đã chú trọng đến việc chăm sóc bò, vệ sinh chuồng trại cũng như đã ý

thức được việc làm chuồng có nền xi măng, nhưng nhiều khi có một số hộ còn chưa có

tính tự giác hoặc vệ sinh còn mang tính đối phó khi có Ban quản lý dự án đến kiểm tra.

Việc tập huấn cũng như việc áp dụng 12 điều cơ bản trong cuộc sống và việc đánh giá

PSRP cho các nông hộ tham gia dự án còn gặp nhiều khó khăn, chưa thể áp dụng rộng rãi

và có hiệu quả.

Mặc dù các hộ chăm sóc bò khá tốt nhưng tình trạng bò sẩy thai vẫn diễn ra khá nhiều.

Còn một số hộ chưa tự giác trong sinh hoạt nhóm, sinh hoạt nhóm vắng không có lý do

và chưa tự giác đóng quỹ tiết kiệm.

Tổ chức ban quản lý dự án thường xuyên có sự thay đổi về chủ nhiệm, trợ lý, thú y viên,

kế toán. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các nội dung của dự

án.

Trước đây việc chăn nuôi bò của các nông hộ chủ yếu là chăn thả, tự do nên việc nuôi

nhốt bò còn khá mới mẻ, việc trồng cỏ cho chăn nuôi cũng chưa được chú trọng. Sự hiểu

Page 56: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

biết và nhận thức của các nông hộ đồng bào dân tộc tham gia dự án còn thấp, chưa tiếp

cận cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất. Việc chăn nuôi chủ

yêu là dựa theo kinh nghiệm.

Một số nông hộ còn ỉ lại, chưa có sự tự giác tham gia vào dự án, luôn mong chờ vào sự

hỗ trợ và giúp đỡ của người khác, chưa có tính tự lập.

Nhận xét:

Dự án chỉ triển khai trong hội phụ nữ và chỉ có những chị em nào tham gia sinh hoạt Hội

đầy đủ mới được nhân nuôi bò lần một. Các chị em điều kiện kinh tế khó khăn không có

cơ hội sinh hoạt đều đặn không được nhận thì kinh tế các chị em đó cũng sẽ ít có cơ hội

phát triển

Tiến độ của dự an rất chậm vì dự án giao bê còn quá nhỏ nên người dân không thể thực

hiện theo tiến độ của dự án.

Bò giống ban đầu khó thích nghi với điều kiện khí hậu nơi đây. Dễ mắc phải bệnh tật.

Bài học kinh nghiệm.

Việc chọn các nông hộ tham gia dự án là rất quan trọng vì đây là nền tảng cho sự thành

công của dự án, nếu các nông hộ có ý thức và trách nhiệm, ham học hỏi và có tính cầu

tiến thì việc thành công của dự án sẽ khả thi hơn.

Việc cử thành viên đại diện nông hộ tham gia dự tập huấn rất quan trọng. Còn có nông hộ

đôi khi tập huấn mang theo con nhỏ, đi tập huấn còn chưa đúng giờ nên việc tập huấn

họp nhóm gặp nhiêu khó khăn. Vì vậy Ban quản lý dự án cần phải quán triệt ngay từ đầu

cũng như các nông hộ phải xác định thành viên mà mình cử đi tham gia phù hợp,

Các mô hình được hỗ trợ sản xuất nếu có hiệu quả cao thì phải cam kết tự trồng nhân

rộng mô hình đó trong cộng đồng của mình, các hộ không nên ỉ lại hay chờ sự giúp đỡ

hoàn toàn của dự án.

Việc triển khai dự án phải lồng ghép nội dung sinh hoạt với tổ chức xã hội của địa

phương, tạo thành thói quen cho các nông hộ tham gia dự án. Như vậy khi chuyển giao

dự án về cho địa phương quản lý sẽ gặp nhiều thuận lợi.

Kiến nghị.

Chương trình Heifer và các ban ngành, chính quyền địa phương nên có chương trình hỗ

trợ nông dân vùng dự án về công trình dân sinh như hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh

nông thôn, xử lý chất thải nhằm góp phần nâng cao đời sống người dân.

Page 57: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Các hộ tham gia dự án thường xuyên chăm sóc, theo dõi tình hình tăng trưởng phát triển

của đàn bò theo đúng quy định kỹ thuật đã được tập huấn, kịp thời báo cáo với thú y viên

khi đàn bò xảy ra dịch bệnh, tham gia sinh hoạt nhóm hàng tháng đầy đủ, nắm vững và

áp dụng tốt 12 điều cơ bản của chương trình Heifer vào trong cuộc sống.

Chương trình Heifer Việt Nam tổ chức tham quan giữa các ban quản lý giữa các ban

quản lý dự án trong và ngoài nước để trao đổi và học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động và quản lý dự án. Có chế độ khen thưởng khuyến khích kịp thời các

nông hộ tham gia dự án đạt kết quả tốt.

Chương trình Heifer Việt Nam giúp đỡ và tiếp tục đầu tư cho dự án những năm tiếp theo

để cho mô hình ngày càng được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Chương trình Heifer Việt Nam đầu tư mỏ rộng mô hình cho các địa phương khác ngoài

tỉnh Lâm Đồng.

Page 58: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

12 ĐIỀU CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN HEIFER

Chuyển giao tặng phẩm

Số gia súc được cấp phát (cho hộ mới)

Chất lượng gia súc được chuyển giao

Số hộ nhận chuyển giao

Tỉ lệ chuyển giao bắt buộc chưa hoàn thành

Tinh thần chuyển giao

Lan truyền tác động (mô hình được nhân rộng, học tập bởi các tổ chức khác)

Trách nhiệm quản lý dự án

Ghi chép đầy đủ (ở cấp độ thành viên và nhóm)

Quản lý tài chánh hiệu quả

Báo cáo đúng tiến độ

Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch và các mục tiêu

Hoàn thành mục tiêu

Tính phù hợp của mục tiêu

Tính cởi mở và minh bạch trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thảo luận ý kiến

Chia sẻ và chăm lo

Nâng cao các giá trịcủa các thành viên dự án

Giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên dự án

Mở rộng sự giúp đỡ ra bên ngoài dự án

Thay đổi tích cực trong việc đoàn kết nhóm  

Yêu thương động vật

Bền Vững và Tự Túc

Tài chính và các nguồn lực khác đầy đủ để hoạt động

Hạn chế sự giúp đỡ từ bên ngoài

Số lượng và các loại hình hoạt động do nhóm đề xướng và thực hiện

Số lượng người được hưởng lợi từ dự án tăng

Sự nối tiếp (thế hệ tiếp theo tiếp tục sản xuất nông nghiệp)

Cải tiến công tác chăn nuôi

Tỉ lệ sinh sản và khoảng thời gian nghỉ giữa các lần mang thai (bò, cừu…)

Sản xuất theo bình quân đầu người và theo diện tích

Page 59: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Sức khỏe gia súc và điều kiện chăn nuôi

Lượng đầu vào bên ngoài được sử dụng (thức ăn, con giống…)

Dinh Dưỡng và Lợi Nhuận

Sản phẩm đầu ra được sử dụng hoặc bán

Cơ hội việc làm trong cộng đồng

Nâng cao dinh dưỡng cho gia đình

Cải thiện thu nhập ở các nông hộ

Những lợi ích vật chất khác cho nông hộ

Tỉ lệ lợi ích chi phí

Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh

Quan tâm gia đình và vấn đề giới

Đoàn kết trong gia đình

Tình trạng sức khỏe của trẻ em

 (Thanh niên ở lại làng quê)

Thanh niên tham gia vào các hoạt động huấn luyện và sản xuất

Cải thiện thu nhập của phụ nữ và quản lý các nguồn tài nguyên

Khuyến khích phụ nữ tham gia huấn luyện và quyết định

Nhu Cầu Thực Sự và Công Bằng

Mức độ cải thiện thu nhập và tiện ích sinh hoạt

Nhóm xác định “nhu cầu” trong bối cảnh riêng của họ

Tiêu chí chọn đối tượng bao gồm những người gặp khó khăn về mặt xã hội tham gia vào

dự án

Cải thiện môi trường 

Tác động có thể lường và không lường trước được đến đất, nước, trồng rừng, thảm thực

vật, động vật hoang dã, đa dạng sinh học

Kế hoạch hành động do nhóm thực hiện để cải thiện môi trường

Những thay đổi thái độ về bảo vệ môi trường

Áp dụng kỹ thuật canh tác mới

Số lượng thành viên sử dụng phân chuồng làm phân bón

Tham gia đầy đủ

Những thay đổi của các thành viên trong nhóm (về số lượng và giới tính)

Sự tham gia của các thành viên trong việc ra quyết định

Page 60: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Số lượng người tham dự, tham gia các cuộc họp

Mức độ lãnh đạo và thay phiên trong công tác lãnh đạo nhóm

Chung tay hoạt động vì lợi ích của cả nhóm

Huấn Luyện, Giáo Dục và Thông Tin Liên Lạc

Các kỹ năng được trao dồi và nâng cao

Nâng cao hiểu biết về quá trình phát triển

Áp dụng các kỹ năng được huấn luyện

Tham dự các khóa huấn luyện

Những thay đổi trong nhận thức, hành vi, thái độ

Tinh thần và Niềm tin

Nâng cao nhận thức về hòa bình, hạnh phúc trong mọi tình huống

Yêu thương và kính trọng

Có tinh thần trách nhiệm

Niềm tin vào cuộc sống

Không phán xét, chỉ trích người khác

Page 61: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

PHẦN II. HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA NHÓM

Ngày Thời gian Địa điểm Công việc Thành phần

tham gia

Phương

pháp

01/04/2011

14h30-

15h40

Văn Phòng

Khoa

Họp đoàn thực

tập

Giáo viên

hướng dẫn phổ

biến địa bài

thực tập

Phân chia đoàn

thực tập thành

3.

Giáo viên

hướng dẫn

(GVHD) và

19 sinh viên

trong đoàn

01.

Trao đổi,

lắng nghe,

ghi chép.

04/04/2011 8h00-8h45Thư viện

trường

Họp nhóm

Xây dựng kế

hoạch thực tập

cho nhóm

Tất cả các

thành viên

trong nhóm

Thảo luận

nhóm, lắng

nghe

06/04/2011 9h30-10h30

Văn Phòng

Khoa

Họp đoàn.

Nhận xét về kế

hoạch thực tập

của các nhóm.

Phổ biến kế

hoạch thực tập.

Hướng dẫn lập

kế hoạch

GVHD và 18

bạn sinh viên

trong đoàn.

Vắng bạn

Nguyễn Thị

Thu Hà.

Lắng nghe,

ghi chép,

thảo luận

07/04/2011 14h00-

16h00

Thư viện

trường

Lập kế hoạch

tổng quát tương

ứng với các

nhiệm vụ

Các thành

viên trong

nhóm (vắng

bạn Lành bị

đau và bạn

Hà)

Thảo luận

nhóm

Page 62: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

08/04/2011 9h00-16h00Tại Xã

Pro’h

Khảo sát đị bàn

thực tập

GVHD,

Vương Văn

Kị, Phan Văn

Cường,

Phạm Đức

Hiệu, Lê Văn

Thám

Quan sát,

phỏng vấn,

lắng nghe

09/04/2

011 8h15-9h00 Tại A25

Họp đoàn

Phổ biến kết

quả khảo sát

17/19 bạn

sinh viên.

(vắng Lành,

Thi, Bình)

Thảo luận

11/04/2011 8h10-9h00 Tại A24 Họp nhóm

Phân chia các

thành viên xây

dựng kế hoạch

thực tập.

5 thành viên

trong nhóm,

vắng Lành và

Hạnh.

Thảo luận

nhóm

12/04/2011 8h00-8h30 Thư viện

trường

Họp nhóm.

Tổng hợp lại kế

hoạch

Đánh hoàn

chỉnh

Các thành

viên, vắng

bạn Lành vì

bị đau.

Thảo luận

nhóm.

13/04/2011 9h00-11h15 Văn phòng

khoa.

Họp đoàn thực

tập.

Phổ biến về giờ

xuống cơ sơ.

Các sinh viên

trong đoàn,

bạn K’ Sáu

vắng

Thảo luận,

lắng nghe,

ghi chép

14/04/2011 8h00 Xã Pro’h Lên xe xuống

cơ sở thực tập.

19 sinh viên Thảo luận,

lắng nghe,

ghi chép

Page 63: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

15/04/2011 9h20-10h00 Nhà anh

Long.

Vạch kế hoạch

của tuần.

Liên hệ với

chính quyền

thôn Pro’h Ngó.

Giới thiệu về

nhóm thực tập.

.

Tất cả các

thành viên

của nhóm.

Thảo luận,

lắng nghe,

ghi chép

16/04/2011 8h00- 9h30 Vườn cạnh

nhà anh

Long

Giúp gia đình

nhà chị hàng

xóm nhổ cây

đậu gần nhà.

6 sinh viên,

vắng bạn

Lành

Quan sát,

đặt câu hỏi,

thiết lập mối

quan hệ

17/04/2011 8h30-9h15 Tai nhà

riêng bí thư

tên là Võ

Văn Thành.

tiến hành phỏng

vấn bí thư về

các thông tin

của thôn.

Về tình hình

đời sống của

những người

dân trong thôn

5 bạn trong

nhóm (vắng

bạn Hằng và

bạn Hạnh).

Phỏng vấn

sâu, lắng

nghe, ghi

chép

9h30-10h00 Nhà anh

Long.

Họp nhóm.

Tổng kết các

thông tin

Tất cả các

thành viên

trong nhóm.

Thảo luận,

trao đổi

thông tin

15h30-16h Nhà anh

Long.

Lên kế hoạch

cho buổi gặp gỡ

chính quyền.

Xin số liệu tổng

quát của xã.

Xin số liệu báo

Tất cả 19

sinh viên

trong đoàn.

Lắng nghe,

trao đổi

Page 64: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

cáo năm 2010

18/04/2011 9h00-10h00 Nhà già làng

Ya Du

Tìm hiểu về

phong tục tập

quán, tình hình

kinh tế xã hôi

và đời sống của

người dân

Tất cả sinh

viên trong

nhóm và già

làng.

Phỏng vấn

sâu, lắng

nghe, ghi

chép

20h00-

21h00

Nhà anh

Long.

Thành

Lượng giá lại

các thông tin

thu thập và quá

trình làm việc

của nhóm.

Đánh giá các tài

nguyên trong

cộng đồng

Tất cả các

thành viên

trong nhóm.

Thảo luận

nhóm, phân

tích các số

liệu

19/04/2011 8h00 đến

10h30

Thôn Pró

Ngó

Chia nhóm

thành 3 nhóm

nhỏ để đi tiếp

cận người dân

đạt hiệu quả

trong việc thu

thập thông tin:

6 sinh viên

trong nhóm

bạn Lành bị

đau nên

không thể

tham gia.

Phỏng vấn

sâu, lắng

nghe, quan

sát.

20/04/2011

7h30- 8h00 Nhà anh

Long.

Tổng hợp

những thông tin

đã thu thập

được

Đánh giá về

những buổi

phỏng vấn với

người dân

thông qua quá

Tất cả các

thành viên

trong nhóm.

Thảo luận

nhóm, phân

tích các số

liệu

Page 65: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

trình các thành

viên đi lân la và

làm cùng người

dân

9h30-11h00 Nhà anh

Long

GVHD kiểm

huấn, hỏi về

tình hình sinh

hoạt của các

nhóm.

GVHD và 19

sinh viên

trong đoàn

Lắng nghe,

trao đổi, ghi

chép

21/04/2011 8h00-10h15 Thôn Pro’h

Ngó

Nhóm lân la tìm

hiểu các thông

tin..

Tất cả các

sinh viên

Phỏng vấn,

lắng nghe,

quan sát.

20h00-

20h30

Nhà anh

Long

Họp nhóm..

Đánh giá

Tất cả các

sinh viên

Thảo luận

22/04/2011 8h00 Tại vườn

nhà chị Huy

Giúp dân thu

hoạch chanh

dây.

Thu thập thông

tin

Thiết lập mối

quan hệ

Tất cả các

sinh viên

Phỏng vấn,

lắng nghe

20h00-

20h30

Nhà anh

Long

Họp nhóm.

Lượng giá các

hoạt động

Tất cả các

sinh viên

Thảo luận

nhóm

24/04/2011 15h00-

19h00

Trong thôn

Pro’h Ngó

Giao lưu thiết

lập mối quan hệ

Kị, Lành,

Hằng, Hạnh

Truyền

thông giao

tiếp

25/04/2011 9h00-10h00 Nhà anh

Long

Họp nhóm

Lập danh sách

nhóm nòng cốt

gồm: Già làng

Tất cả các

thành viên

trong nhóm

Thảo luận

Page 66: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Ya Du, trưởng

thôn Ya Kha,

anh Thoan -

phó thôn, chị

Vương–phó chủ

tịch hội phụ nữ

xã, anh Long và

chị Sương

Lên kế hoạch

hoạt động của

tuần 25-04-

2011 – 01-05-

2011:

27/04/2011 9h30-10h30 Nhà anh

Long

Họp nhóm

Tổng kết, đánh

giá công việc và

xây dựng kế

hoạch chi tiết

cho buổi họp

nhóm nòng cốt,

vẽ sơ đồ cộng

đồng, sơ đồ tài

nguyên

Tất cả các

sinh viên

trong nhóm

Thảo luận

14h00-

15h00

Ủy ban

nhân dân xã

Pro’h

Giao lưu bóng

chuyền với lực

lượng dân quân

và thanh niên

đoàn xã.

Cả đoàn thực

tập

28/04/2011 10h40-

12h00

Nhà anh

Long.

Họp đoàn.

GVHD kiểm

GVHD và 19

bạn sinh viên

Lắng nghe,

ghi chép

Page 67: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

huấn và phổ

biến về buổi

gặp chính

quyền vào thứ 5

trong đoàn.

29/04/2011 7h40-11h00 Thôn Ha

Ma Nhai 1

và Ha Ma

Nhai 2

Tham gia công

tác dân vận

19 sinh viên

trong đoàn

20h00-22h Nhà anh

Long

Họp nhóm nòng

cốt.

Vẽ sơ đồ tài

nguyên.

Tất cả các

sinh viên và

nhóm nòng

cốt

Quan sát,

phỏng vấn,

lắng nghe,

vẽ

01/05/2011 8h00-16h00 Trong xã

Pro’h

Cả đoàn đi chơi Tât cả các

sinh viên

03/05/2011 7h40-10h15 Nhà anh

Long

Họp nhóm

Lên kế hoạch

họp dân, đánh

giá nhu cầu,

tham khảo

phương hướng

giải quyết nhu

cầu, những bài

học kinh

nghiệm trong

giải quyết nhu

cầu

Tất cả sinh

viên trong

nhóm

Thảo luận

nhóm, lắng

nghe, ghi

chép

16h30-

18h40

Tại nhà anh

Long.

Họp đoàn

Báo cáo với

GVHD về

những công

việc đã và chưa

GVHD và 19

sinh viên.

Lắng nghe,

ghi chép,

báo cáo

Page 68: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

làm được.

GVHD nói về

cách sử dụng

các thông tin

các nhóm thu

thập được như

thế nào để viết

vào trong bài

báo cáo mà các

nhóm sẽ phải

hoàn thành khi

về trường

04-05-

2011

14h00-

17h00

Nhà văn hóa Chuẩn bị mọi

điều kiện để

họp thôn

Các sinh viên

trong nhóm

(Huệ ốm

không thể

tham gia

20h00-

22h00

Nhà văn hóa

Họp dân Bác Ya- Kha

trưởng thôn

Pró Ngó.

AnhTou

Prong Thoan

phó thôn.

Phó ban Mặt

trận.

Cán bộ sinh

hoạt Đảng.

Anh Ya-Đinh

Tổ trưởng tổ

3 và tổ 4

6/7 sinh viên

trong đoàn

Phỏng vấn,

lắng nghe,

ghi chép

Page 69: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

( vắng Huệ vì

bị ốm)

Cùng một số

người dân.

05/05/2011 8h00-9h00 Tại nhà anh

Long

Đánh giá về

buổi họp dân và

các thông tin

thu thập được.

Tất cả các

sinh viên

trong nhóm

Thảo luận

nhóm

05/05/2011 14h30-

16h15

Hội trường

UBND xã

Pro’h

Trao đổi với

chính quyền xã

Chủ tịch

UBND xã

Pro’h các cán

bộ xã như

bác Cường

chủ tịch Hội

đồng nhân

dân, chú Ya-

Thin chủ tịch

hội nông dân,

chú Tiến chủ

tịch Mặt trận

xã, anh

Trung bí thư

đoàn xã cùng

với GVHD

và 19 bạn

sinh viên

trong đoàn.

Lắng nghe,

phỏng vấn,

ghi chép

06-05-

2011

8h00-13h00 Vườn nhà

chị Huy

Đi làm cùng

dân

Thu thập cach

Hạnh, Kị,

Lành, Hằng

và gia đình

Phỏng vấn,

lắng nghe

Page 70: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

thông tin về dự

án Heifer

07/05/2011 9h45-10h30

Phương

pháp: Nội

dung công

việc:

Tại nhà anh

Long

Họp nhóm

Đánh giá về dự

án Heifer

Tất cả các

sinh viên

trong nhóm

Thảo luận,

lắng nghe.

08/05/2011 9h00 Lên xe về

Đà Lạt

17/19 sinh

viên đi xe

buýt

12/05/2011 13h00 –

14h30

Thư viện

trường

Họp nhóm

Phân chia công

việc viết bài

báo cáo thực

tập.

Nhóm sinh

viên (vắng

bạn Hằng)

Thảo luận,

lắng nghe,

đánh giá

14/05/2011 9h00-

11h45

Văn phòng

khoa

Họp đoàn thực

tập

Tổng kết quá

trình thực tập

tại cộng đồng

của cả đoàn.

Các nhóm báo

cáo tổng kết

công việc, các

thông tin thu

được

GVHD và 19

sinh viên

Lắng nghe,

ghi chép,

báo cáo

Page 71: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

PHẦN III. LƯỢNG GIÁ

LƯỢNG GIÁ NHÓM

NHỮNG VIỆC LÀM ĐƯỢC

Nhóm đã hoàn thành được kế hoạch đề ra trong nội dung thực tập của khoa CTXH –

PTCĐ nói riêng và trường đại học Đà Lạt nói chung như lập hồ sơ cộng đồng, nhận diện

nhu cầu. . .

Qua đợt thực tập, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu một số vấn đề của người dân tại địa bàn

(kinh tế, xã hội, văn hoá. . .). Qua đó, chúng tôi cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ

năng làm việc nhóm.

Qua quá trình làm việc, mỗi thành viên có tinh thần hợp tác, đoàn kết thực hiên tốt nhiệm

vụ được giao.

Chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ với cán bộ lãnh đạo thôn trong quá trình làm

việc.

Thiết lập được mối quan hệ với gia đình mà chúng tôi tạm trú, xây dựng được quan hệ

với người dân, các tổ chức đoàn thể. Đã tổ chức được một số buổi giao lưu.

Nhóm đã tham gia công tác dân vận với xã

Nhóm đã xây dựng được kế hoạch làm việc thích hợp với hoàn cảnh tại địa bàn để luôn

chủ động linh hoạt trong công việc.

Nhóm đã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong nhóm, để tránh ảnh

hưởng đến hiệu quả của công việc.

II. NHỮNG VIỆC CHƯA LÀM ĐƯỢC

Mức độ hòa nhập của nhóm không đồng đều với dân, nhóm chưa thể đi hết và gặp gỡ tất

cả người dân trong thôn Pro Ngó

Chưa gặp được tất cả trưởng ban đầu ngành vì một số lý do như Hội trưởng Hội nông dân

đi làm thuê….

Do kinh nghiệm cũng như kiến thức và kỹ năng còn yếu kém nên những mục tiêu đề ra

nhóm thực hiện chưa được hiệu quả và trọn vẹn.

Nhóm chưa thực sự phát huy được tinh thần “Dấn thân vì cộng đồng”.

III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Thuận lợi

Chủ quan:

Page 72: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Sự trang bị kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết cho đợt thực tập đều được mỗi sinh

viên chuẩn bị trước khi xuống cơ sở thực tập .

Các thành viên trong nhóm đều có cố gắng ý thức, trách nhiệm trong quá trình làm việc.

Mối khi chuẩn bị cho một công việc nhóm luôn đề ra kế hoạch, mục đích, mục tiêu và

phân công công việc cụ thể cho mỗi thành viên.

Trước khi xuống địa bàn thực tập, nhóm đã chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, tư trang cần

thiết.

Sự bình đẳng trong nhóm luôn được đề cao thể hiên ở việc các công việc của nhóm đều

được thông qua và nhất trí của các thành viên.

Trong quá trình làm việc các thành viên luôn có tinh thần đoàn kết, ít xảy ra mâu thuẫn

lớn, luôn đặt mục đích chung lên hàng đầu.

Khách quan:

Nhóm ở cùng với người dân nên dễ dàng tìm hiểu đời sống sinh hoạt tinh thần của người

dân.

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền thôn: bí thư, trưởng thôn, phó thôn, già làng

cũng như các ban ngành đoàn thể trong quá trình thực tập. Đã cung cấp đầy đủ các thông

tin khi chúng tôi tham khảo ý kiến

Khí hậu khô nắng ít mưa nên thuận lợi cho quá trình chúng tôi đi lại thực tập

Ở gần trung tâm nên chúng tôi cũng thuận tiện hơn các nhóm khác trong quá trình sinh

hoạt cũng như thực tập

Người dân nơi đây khá mến khách nên chúng tôi được giúp đỡ nhiều trong qua trình thiết

lập mối quan hệ

Khó khăn:

Bên cạnh thuận lợi, nhóm chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn không lường trước được

Chủ quan:

Kĩ năng làm việc với cộng đồng của nhóm còn hạn chế.

Đôi lúc xảy ra tình trạng bất đồng ý kiến giữa các thành viên và sự bảo thủ cố chấp của

một số người.

Vì đây là ngành mới nên khi chúng tôi xuống thực tập người dân vẫn chưa hiểu gì về phát

triển cộng đồng mặc dù chúng tôi có trình bầy theo cách dễ hiểu nhất. Điều này gây nhiều

khó khăn cho chúng tôi khi mà hỏi ý kiến người dân dường như họ lo sợ điều gì đó vô

hình có thể ảnh hưởng đến họ hoặc lo ngại về chúng tôi.

Page 73: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Làm việc với cán bộ địa phương thì phải làm vào buổi tối vì ban ngày họ đi làm. Điều

này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới những hoạt động của chúng tôi.

Nhiều lúc do thời tiết nắng nóng, đường đi làm xa nên các thành viên đi làm về rất mệt.

Page 74: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

LƯỢNG GIÁ CÁ NHÂN

SV: LÊ THỊ HẰNG

Những bài học và kinh nghiệm:

Có sự chuẩn bị tốt về mặt kiến thức và công cụ để làm việc được tốt.

Phía sinh viên thực tập phải có phương pháp tiếp cận với người dân từ cách đặt vấn đề

phải dễ hiểu đến tác phong phải gắn với dân. Sinh viên phải ăm mặc phù hợp với người

dân, không nên ăn mặc quá đẹp, hở hang.

Phải lôi cuốn được sự quan tâm thực sự của người dân cũng như cán bộ địa phương tham

gia. Để đạt được điều này sinh viên thực tập phải giải thích rõ cho dân hiểu mục đích của

công việc.

Việc lựa chọn công cụ và áp dụng công cụ trong việc lập hồ sơ cộng đồng phải xuất phát

từ hoàn cảnh cụ thể của địa phương, nhất là khả năng trình độ tiếp nhận của người dân.

Không áp dụng một phương pháp tiếp cận nào, công cụ nào chung cho mọi đối tượng,

mọi cộng đồng. Thôn chúng tôi làm việc chủ yếu là người dân tộc với trình độ dân trí

không cao nên phải sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhiều chứ

không sử dụng bảng hỏi.

Trong việc điều tra tìm hiểu thu thập thông tin cần đi xuống trực tiếp để lắng nghe người

dân nhằm so sánh, đối chiếu với những thông tin do chính quyền địa phương cung cấp.

Chúng ta phải nghe thông tin từ hai chiều để thấy được cách nhìn của cán bộ và của nhân

dân khác nhau như thế nào.

Nhóm cần họp để tất cả cá thành viên lượng giá quá trình thực tập của mình cũng như

công việc mình đã đi tới đâu.

Có sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm giúp các thành viên làm tốt

công việc của mình hơn. Nếu làm việc nên chia nhóm ra thành các nhóm nhỏ để thu thập

thông tin nhanh hơn, làm việc được nhiều hơn.

Tinh thần đoàn kết trong nhóm là vô cùng cần thiết. Nên học cách tha thứ và chấp nhận

người khác vì mỗi người là một cá thể không ai giống ai, khi được sống cùng nhau thì các

tính cách mới bắt đầu bộc lộ. Nếu quá cố chấp thì ta sẽ không thể làm việc được cùng

nhau điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến công việc chung.

“Nhập gia tùy tục” là bài học rất quan trọng, mình tới địa phương của nguwoif khác thì

cần phải tôn trong, tìm hiểu văn hóa của họ để không để lại tiếng xấu cho đoàn sinh viên.

Page 75: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Sự học hỏi của một người tác viên là không bao giờ ngừng nghỉ, tôi nghĩ là tôi đã học

được rất nhiều từ người dân, họ đã chỉ cho tôi rất nhiều kinh nghiệm sống, những hiểu

biết của họ về quê hương họ để tôi có được cái nhìn tổng quát hơn về nơi tôi thực tập.

Không nên để những thành kiến của cá nhân mình xuất hiện trong quá trình làm việc với

dân vì điều đó dẫn đến sự không khách quan trong đánh giá của bản thân và nhu cầu của

người dân. Không nên coi thường người dân vì trình độ dân trí của họ thấp hay họ sống

một cuộc sống không sạch sẽ, không tiện nghi…

Gặp gỡ lãnh đạo địa phương rất khó nên trước lúc gặp một ai đó cần xin một lịch hẹn và

trình bày nội dung mình nói chuyện để họ chuẩn bị và sắp xếp. Có như vậy làm việc

nhóm mới thành công.

Muốn người ta đối xử như thế nào với mình thì mình hãy đối xử như vậy đối với họ.

Muốn người dân họ chia sẻ thông tin thì mình cần phải tạo dựng được mối quan hệ tốt

bằng cách nói chuyện cởi mở, chân thành đối với họ.

Nên đầu tư thời gian cho việc lập kế hoạch làm việc

Các kỹ năng của tác viên cộng đồng luôn luôn phát huy trong mọi tình huống để giải

quyết công việc tốt nhất. Khi sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi chúng ta nên chú ý tới các khía

cạnh như: câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, một ý hỏi, phù hợp với đối tượng, khi hỏi tránh nói

lắp, giọng địa phương…điều đó sẽ giúp người dân dễ dàng hiểu và tham gia vấn đề hơn.

Nên đi lân la với người dân nhiều, càng nói chuyện thì càng nhận được sự tin tưởng từ

họ.

Khi làm việc chúng ta nên chú ý tới thái độ của người dân, ta không nên ghi chép các

thông tin trước mặt họ, điều đó sẽ làm họ cảm thấy bị áp lực, hơn nữa điều này sẽ làm

hạn chế khi chúng ta áp dụng kỹ năng ghi nhớ thông tin.

Nhật ký thực tập chúng ta nên ghi chép chi tiết để tạo thuận lợi cho việc viết báo cáo thực

tập.

Trong công việc muốn thành công và thuận lợi trong công việc trước hết cần thành công

trong thiết lập mối quan hệ, đặc biệt là đối với đợt thực tập này. Thiết lập mối quan hệ tốt

với người dân, với chính quyền địa phương, với giáo viên hướng dẫn, với các thành viên

trong đoàn trong đoàn và những người xung quanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn

thành công, để cho bạn tích lũy được những kinh nghiệm, kiến thức bổ ích.

THAY ĐỔI CỦA BẢN THÂN

Page 76: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Trước khi xuống cộng đồng thực tập tôi thấy chuyến thực tập này vố cùng khó khăn, tuy

nhiên đi thực tập tôi thấy nó không quá khó như tôi nghĩ và nó cũng không gặp quá nhiều

khó khăn như tôi hình dung.

Tôi đã có cái nhìn khá toàn diện về cộng đồng về các mặt bao gồm kinh tế, xã hội, chính

trị, văn hóa, giáo dục, môi trường của một cộng đồng cụ thể. Từ đó cho tôi thấy muốn

phán xét một điều gì đó cần phải xem xét từ nhiều khía cạnh.

Nhận thấy kiến thức của bản thân đang còn nhiều thiếu sót.

Sau khi kết thúc đợt thực tập phát triển cộng đồng tôi cảm thấy mình tự tin hơn trước khi

trình bày về một vấn đề nào đó. Bởi tôi đã được rèn luyện nhiều kỹ năng trong quá trình

thực tập.

Tôi hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc lên kế hoạch và chuẩn bị công việc.

Qua quá trình thực tập không chỉ giúp bản thân tôi thay đổi trong cách rèn luyện mà còn

ảnh hưởng tới bản thân trong học tập và quản lý thời gian làm việc. Đợt thực tập là

khoảng thời gian giúp tôi ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng và công việc

của mình.

Sau thực tập này tôi thấy khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành không còn xa. Việc có

khoảng cách đó là do bản thân chúng ta chưa biết ứng ụng vào thực tiễn những kiến thức

mình được học qua sách vở.

Trước đây tôi thấy mình hay run sợ, thiếu tự tin khi trò chuyện với người khác đặc biệt là

trước đám đông thì bây giờ tôi cảm thấy việc đó dễ dàng hơn rất nhiều. tôi đã thấy mình

khá tự tin khi trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe. Lần thực tập này tôi thấy

bản thân tự tin hơn và phát hiện ra rằng khả năng thiết lập mối quan hệ của tôi không

phải là kém.

NHỮNG Ý KIẾN, ĐỀ NGHỊ

Giáo viên dẫn đoàn nên họp thường xuyên hơn, có thể họp 4- 5 lần trong một lần thực tập

để biết được tiến độ công việc cũng như đưa ra những ý kiến hướng dẫn giúp các nhóm

hoàn thành tốt hơn các hoạt động.

Có một số môn học bổ trợ cho đợt thực tập như Giáo dục cộng đồng nên đưa vào chương

tình học bắt buộc để cung cấp nhiều kỹ năng cho sinh viên hơn.

Page 77: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

SV: NGUYỄN THỊ HẠNH

Lượng giá cá nhân:

Kết quả đạt được

Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tham gia tương đối đầy đủ các buổi làm việc tại cộng đồng của nhóm.

Rèn luyện được nhiều kỹ năng của một tác viên cộng đồng trong tương lai như: kỹ năng

chia sẻ và tạo mối quan hệ, kỹ năng lấy thông tin, kỹ năng giao tiếp.

Hiểu thêm về cuộc sống của bà con tại nơi thực tập.

Thiết lập được mối quan hệ thân thiết với bà con nơi đây.

Tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

Không để xảy ra việc gì nhạy cảm.

Bài học kinh nghiệm:

Khi làm việc với người dân:

Khi xuống cộng đồng nên ăn mặc giản dị để xóa bỏ khảng cách với người dân từ đó dễ

dàng trò chuyện để lấy thông tin .

Khi tiếp xúc với người dân hoặc cán bộ nên giới thiệu rõ về bản thân cũng như mục đích

xuống cộng đồng là để thực tập…

Có sự cởi mở khi tiếp xúc trò chuyện, làm việc cùng người dân, dùng ngôn từ dễ hiểu,

tránh dùng những ngôn ngữ khoa học hoặc quá cao siêu khi trò chuyện lấy thông tin nơi

người dân.

Khi phỏng vấn người dân, trước tiên cần giải thích rõ cho người dân hiểu mục đích sử

dụng những thông tin thu thập. Nếu người dân đi lan man không đúng trọng tâm câu hỏi

cần nhanh chóng đưa người dân

Làm việc với nhóm:

Trước khi làm việc gì cần chuẩn bị kĩ kế hoạch, chương trình và nội dung để chủ động

trong công việc.

Nhóm cần biết cách phân phối công việc hợp lý để đảm bảo công việc được thực hiện

đúng tiến độ thời gian; biết cách phân tích và tổng hợp thông tin để đảm bảo thông tin

được thu thập đầy đủ.

Cần đóng góp ý kiến một cách tích cực trong quá trình làm việc nhóm. Tôn trọng ý kiến

của người khác. Nếu xảy ra mâu thuẫn nên giải quyết nhanh chóng.

Page 78: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Nếu chọn nhóm trưởng một chọn một người có khả năng điều hành nhóm, điều hòa

nhóm. Khi đã bầu một người làm nhóm trưởng nên có sự tôn trọng đối với nhóm trưởng

cũng như tôn trọng những thành viên khác.

Đảm bảo sức khỏe của bản thân để không làm ảnh hưởng tới công việc chung.

Thay đổi bản thân:

Qua chuyến thực tập lần này tôi thấy bản thân mình có những thay đổi sau:

Biết cách chắt lọc thông tin để đưa ra ý kiến của mình cũng như cái nhìn tổng quan về

một cộng đồng.

Mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với người dân, người đồng bào dân tộc thiểu số.

Biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân khi gặp chuyện không vừa lòng với những

người khác.

Học hỏi được nhiều điều hay từ người dân cũng như từ những thành viên khác trong

nhóm.

Sử dụng thành thạo hơn các kĩ năng, phương pháp làm việc.

Thấy được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế từ đó điều phối cho phù hợp với thực tế.

Page 79: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

LƯỢNG GIÁ CÁ NHÂN

Họ và Tên: Vương Văn Kị

Lớp CPk32

MSSV:0812219

Trong thời gian thực tập tôi nhận thấy rằng mình đã học được nhiều điều bổ ích.

Về các hoạt động thực tập:

Nhận ra một điều rằng cần phải nắm vững các kiến thức trong môn học mới có thể hoàn

thành nhiệm vụ một cách thuận lợi. Lý thuyết hướng dẫn cách thức làm từng hoạt động

thật cụ thể. Các hoạt động cần phải lên kế hoạch thật chi tiết, các chương trình phải cụ thể

để trong quá trình thực hiện sẽ dễ dàng hơn và không bị động trong mọi tình huống.

Biết được cách thức tổ chức một buổi họp dân hay thảo luận nhóm cần phải có những kỹ

năng gì để tạo gia sự tham gia của người dân là cao nhất, để truyền đạt cho người nghe

hiểu được nội dung mà mình muốn truyền đạt.

Nhóm mới đầu xuống còn bỡ ngỡ nên các công việc tiến hành còn chậm và cần phải có

sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn nhóm mới đẩy nhanh tiến trình thực hiện các

nhiệm vụ.

Trong quá trình thực tập cần phải bám sát vào các nhiệm vụ các bản kế hoạch đã đề ra,

luôn luôn phải lượng giá quá trình làm việc để biết được công việc đã được tiến hành đến

đâu. Một điều quan trọng là cần phải linh hoạt trong quá trình thực hiện các kế hoạch để

không bị chậm so với tiến độ đã đề ra.

Đồng thời trong quá trình nhóm làm việc các ý kiến có thể khác nhau và phải làm sao cân

bằng các mối quan hệ trong nhóm và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh là một điều quan

trong để các thành viên cùng làm việc có hiệu quả.

Từng cá nhân cần phải lấy công việc nhóm đặt lên trên hết và phải có cách ứng xử trong

công việc cũng như trong cuộc sống sinh hoạt chung.

Tiếp cận cộng đồng và thiết lập mỗi quan hệ:

Biết được cách thức tiếp cận một cộng đồng hoàn toàn mới. Tuy mới đầu gặp nhiều khó

khăn nhưng nhờ học hỏi các bạn trong nhóm và sự giúp đỡ tận tình cửa giáo viên hướng

dẫn. Là một tác viên phát triển cộng đồng cần phải đi sâu vào trong đời sống của dân mới

biết được người dân học nghĩ gì, làm như thế nào và điều quan trọng là biết được người

dân thực sự đang cần gì để giúp được cuộc sống của họ. Ta phải sống với cộng đồng như

Page 80: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

thế nào để tạo được sự tin tưởng, yêu mến trong dân. Phải tiếp cận người dân bằng sự

nhiệt tình không được có bất kỳ một hành động hay lời nói nào làm cho người dân cảm

thấy mất lòng. Cách cư xử hàng ngày phải thân thiện không phân biệt các lứa tuổi, sắn

sàng nghe họ nói và chia sẻ cùng họ những vấn để trong cuộc sống. Trong cuộc sống sinh

hoạt ngày ngày vừa cùng với người dân làm và nói chuyện một cách vui vẻ sẽ làm bớt

dần khoảng cách giữa người dân và sinh viên. Khi đó người dân sắn sàng chia sẻ mọi

điều trong cuộc sống và nói lên những suy nghĩ của mình.

Học hỏi được nhiều từ các thành viên trong nhóm thông qua các buổi họp nhóm, lượng

giá, các bạn đóng góp cho tôi nhiều để làm việc nhóm tốt hơn cũng như quản lý các thành

viên trong nhóm và phân công công việc.

Khi cùng người dân đi làm chúng ta cũng phải thể hiện thái độ luôn nhiệt tình, vui vẻ nói

chuyện để thể hiện sự quan tâm cuộc sống của người dân.

Để đạt được công việc đề ra trong quá trình thực tập này công lao rất lớn là GVHD người

đã chỉ dạy một cách nhiệt tình những gì cần phải làm trong suốt quá trình thực tập. Cô đã

luôn luôn hướng các nhóm hướng tới những công việc cần phải làm và có những ý kiến

đóng góp kịp thời. Tôi xin chân thành cảm ơn cô.

Qua đây cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của gia đình anh Long và chị

Sương đã cho nhóm được cư trú và tạo điều kiện cho nhóm rất nhiều trong quá trình thực

tập, cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ chính quyền xã Pro’h như chú Sý chủ tịch UBND xã,

anh Trung bí thư Đoàn thanh niên xã, chú Púc phó chủ tịch xã, các cán chú Ya Kha

( trưởng thôn Pro’h Ngó), bác Ya-Du Trưởng ban Mặt trận thôn Pro’h Ngó và là già làng

trong thôn) và nhiều trưởng Hội các ban ngành đoàn thể trong thôn cùng gia đình bác Ya-

Wuêng và nhân dân trong thôn Pro’h

Phạm Thị Mai Hương – 0812217

Page 81: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Lượng giá cá nhân trong quá trình thực tập

Trong đợt thực tập tại cộng đồng vừa qua, đó là một dịp để tạo điều kiện cho bản thân

tiếp xúc và làm việc với cộng đồng, sinh hoạt và làm việc nhóm.

Mục đích của đợt thực tập này là vận dụng những kiến thức kĩ năng trong lý thuyết để

vận dụng vào thực tế; qua đó hiểu rõ thêm môn tổ chức phát triển cộng đồng để rút ra bài

học và những kinh nghiệm cho sau này khi ra trường là một tác viên phát triển cộng đồng

sẽ tố hơn.

Những cái đạt được:

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

- Trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng khi làm việc với nhóm, cộng đồng.

- Thiết lập mối quan hệ tốt với nhóm, cộng đồng, đã tìm hiểu được người dân tại địa bàn

(Tổng quan cộng đồng: Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá; nhu

cầu và vấn đề của người dân. . .). Qua đó, chúng tôi cũng học hỏi được nhiều kinh

nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm.

- Biết sử dụng các kĩ năng trong giao tiếp, tạo mối quan hệ, làm việc cùng cộng đồng.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhóm bàn giao.

Những cái chưa đạt được:

- Kiến thức chưa vận dụng tốt trong thực tế, kĩ năng làm việc của cá nhân còn hạn chế.

- Chưa thật sự tự tin, chưa linh hoạt trong mọi tình huống.

- Vẫn còn xảy ra mâu thuẫn trong nhóm.

Bài học kinh nghiệm:

- Để thực hiện tốt công việc dưới cộng đồng thì mỗi các nhân cần trang bị cho mình trước

tiên là kiến thức môn tổ chức phát triển cộng đồng; sau đó là cách làm việc nhóm; kĩ

năng giao tiếp tốt với mọi người.

- Trước khi làm việc cần có sự tham khảo ý kiến, hay tài liệu để thu thập được thông tin

đầy đủ, chính xác và hoàn thành công việc tốt hơn.

- Mỗi cá nhân cần có sự đoàn kết để tạo không khí vui vẽ tạo tình đoàn kết để hoàn thành

tốt công việc.

- Cần thận trọng giữ ý tứ trong giao tiếp cũng như trong sinh hoạt hằng ngày tại cộng

đồng.

Page 82: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2
Page 83: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

LƯỢNG GIÁ THỰC TẬP:

SV: BÙI THỊ HUỆ

Đối với nhóm:

Sau chuyến đi thực tập tại cộng đồng trở về Đà Lạt, nhóm đã có buổi họp nhóm để tổng

kết, lượng giá công việc cũng như các mối quan hệ: những mục tiêu đã đạt và chưa đạt

được, những thông tin thu được, chia nhóm ra thành nhiều nhóm nhỏ và phân công công

việc đánh báo cáo. Nhìn chung, nhóm đã có kết quả thực tập khá khả quan và có các

thong tin tương đối về cộng đồng thực tập, hoàn thành được hầu hết các nhiệm vụ tại

cộng đồng.

Tuy có những mâu thuẫn trong nội bộ nhóm sinh viên gây mất đoàn kết và làm chậm tiến

trình công việc nhưng nhóm cũng đã khác phục để hoàn thành nhiệm vụ chung của

nhóm.

Nhóm rút ra các bài học kinh nghiệm:

Khi đi thực tập tại cộng đồng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân, sinh viên cần lưu

ý thiết lập mối quan hệ, tạo ấn tượng ban đầu tốt đối với cộng đồng, người dân, nhiệt

tình, hoà đồng với người dân nhằm rút ngắn khoảng cách giữa sinh viên với người dân.

Khi xuất hiện mâu thuẫn trong nhóm: các nhóm viên nên ngồi họp lại với nhau, nói ra

những bức xúc của bản thân, cùng tự kiểm điểm và rút ra cách giải quyết, các bài học

kinh nhgiệm, đặt lợi ích chung của cả nhóm lên trên hết.

Trong ăn ở, sinh hoạt hàng ngày tại nhà dân: sinh viên nên hạn chế tiếp xúc bạn bè, tôn

trọng gia chủ, sống hoà đồng.

Đối với cá nhân:

Qua đợt thực tập phát triển cộng đồng, bản thân em nhận thấy bản thân có một số sự thay

đổi và đúc kết được những bài học kinh nghiệm cho bản thân:

Sự thay đổi: bản thân em cảm thấy mình đã mạnh dạn, tự tin hơn so với trước; đã biết vận

dụng được các kỹ năng đã học vào trong thực tế giao tiếp, tạo lập mối quan hệ với cộng

đồng; đã hình dung được phần nào về công việc của một tác viên phát triển cộng đồng.

Bài học kinh nghiệm:

Trong làm việc nhóm: bản thân cần nhiệt tình, năng nổ hết mình, bỏ qua cái tôi cá nhân

vì lợi ích tập thể.

Trong tiếp xúc người dân: cần cởi mở, hoà đồng nhằm tạo sự thân thiện.

Page 84: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Trong thu thập thông tin: cần vận dụng tất cả các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế.

Đặc biệt là các kiến thức trong môn học “tổ chức và phát triển cộng đồng”, môn “phương

pháp nghiên cứu xã hội” và các kỹ năng trong môn “ kỹ năng truyền thông giao tiếp”,

vận dụng các khả năng tiềm lực của bản thân và có tinh thần dấn thân trong công việc.

Trong sinh hoạt và ứng xử: vận dụng tốt theo câu nói “nhập gia tuỳ tục” trong dân gian;

bình tĩnh trong xử lý tình huống; ứng xử hoà nhã với mọi người; sống khiêm tốn không

phô trương bản thân.

Page 85: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

BẢN LƯỢNG GIÁ CÁ NHÂN

Nguyễn Thị Thu Hà

Mssv:0814067

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC:

1. Nhận xét :

Đợt thực tập phân tích cộng đồng rất cần thiết đối với sinh viên, nhất

là sinh viên năm 3. Đã tạo điều kiện cho sinh viên có dịp xâm nhập vào

thực tế của cộng đồng, thực hành một số kỹ năng phân tích cộng đồng

như: Tiếp xúc người dân, phỏng vấn, xác định vấn đề, đánh giá nhu cầu

sống và sinh hoạt với người dân. Sinh viên có cơ hội so sánh giữa lí

thuyết và thực tế đang làm và đang diễn ra. Từ đó, mỗi sinh viên có

thể trau dồi kỹ năng thực hành của mình và rút ra kinh nghiệm, bài học

cho bản thân để làm nền tảng phục vụ tốt hơn cho công tác của mình sau

khi rời khỏi ghế nhà trường. Đợt thực tập này cũng là dịp để các sinh

viên trong lớp hiểu nhau hơn, đoàn kết gắn bó với nhau sau 1 tháng

thực tập cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Đồng thời đây cũng là dịp giúp

sinh viên có cái nhìn toàn diện hơn về công tác phân tích cộng đồng,

hiểu được một số thói quen sinh hoạt của người dân địa phương tại địa

bàn thực tập. Đợt thực tập cũng là nền tảng để phát triển kĩ năng làm

việc nhóm cho các thành viên và tầm quan trọng của người lãnh đạo,

cũng như các thành viên trong quá trình làm việc nhóm. Có thể nói sau

đợt thực tập, mỗi sinh viên trong nhóm nói riêng và cả lớp nói chung

có phần mạnh dạn, tự tin hơn, biết tổ chức và sắp xếp công việc hiệu

quả hơn, phát huy năng lực làm việc của nhóm cũng như mỗi thành viên,

giúp sinh viên có ý thức cao hơn về trách nhiệm với công việc của

nhóm. Qua đó, tác phong làm việc của mỗi sinh viên được nâng cao và

rèn luyện ý thức kỉ luật của mỗi cá nhân.

2. Thuận lợi và khó khăn :

• Thuận lợi :

Chủ quan:

- Mỗi sinh viên đều được trang bị kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần

Page 86: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

thiết cho đợt thực tập.

- Các thành viên trong nhóm luôn cố gắng ý thức, trách nhiệm trong quá

trình làm việc.

- Nhóm luôn đề ra kế hoạch, mục đích, mục tiêu và phân công công việc

cụ thể cho mỗi thành viên trong quá trình làm việc.

- Các công việc của nhóm đều được thông qua và nhất trí của các thành viên.

- Trong quá trình làm việc các thành viên luôn có tinh thần đoàn kết,

luôn đặt mục đích chung lên hàng đầu.

Khách quan:

- Đến địa bàn thực tập, được sự đón tiếp, giúp đỡ nhiệt tình của cán

bộ lãnh đạo UBND xã (Tân Văn) và cán bộ lãnh đạo thôn nên chúng tôi

đến được địa bàn thực tập một cách dễ dàng.

- Nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ lãnh đạo thôn và uỷ ban

ngành và một số đoàn viên thanh niên và người dân trong thôn.

- Chúng tôi có đựơc chỗ ăn, chỗ ngủ khá tốt nên cũng thuận cho quá

trình thực tập.

- Nhân dân tại địa bàn thực tập sống tình cảm, thân thiện giúp chúng

tôi nhanh chóng hoà đồng cùng nhân dân.

- Nhóm ở cùng với người dân nên dễ dàng tìm hiểu đời sống sinh hoạt

tinh thần của người dân. Ngoài ra chúng tôi có thể hỏi thêm một số

vấn đề tế nhị khảo sát qua đợt thực tập.

• Khó khăn:

Chủ quan:

- Kĩ năng làm việc với cộng đồng của nhóm còn hạn chế.

- Nhóm sinh viên không có phương tiện đi lại, chủ yếu là đi bộ dẫn tới

các thành viên xuất hiện cảm giác mệt mỏi là nguyên nhân của một số

hạn chế trong công việc.

- Kinh phí hạn hẹp.

- Đôi lúc xảy ra tình trạng bất đồng ý kiến giữa các thành viên.

Khách quan:

Bên cạnh thuận lợi, nhóm chúng tôi cũng có những khó khăn sau:

- Do cán bộ ở địa bàn thực tập chưa nắm bắt đủ thông tin về nhóm thực

Page 87: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

tập, nên chúng tôi gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và đưa đón về địa

bàn thực tập.

- Thời tiết thay đổi rất nhiều trong thời gian đầu vì vậy đã ảnh hưởng

đến sức khỏe của các thành viên.

- Đa số nhân dân tại địa bàn ban ngày đi làm hoặc buôn bán, còn ban

đêm đi ngủ sớm nên việc gặp gỡ, tiếp xúc rất hạn chế.

- Đoàn thanh niên rời rạc, yếu kém nên chúng tôi rất khó khăn trong

vấn đề hợp tác làm việc.

3. Những việc đã làm được:

• Nhóm đã hoàn thành được kế hoạch đề ra trong nội dung thực tập của

khoa CTXH –PTCĐ nói riêng và trường đại học Đà Lạt nói chung như lập

hồ sơ cộng đồng, nhận diện nhu cầu. . .

• Qua đợt thực tập, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu một số vấn đề của người

dân tại địa bàn (kinh tế, xã hội, văn hoá. . .). Qua đó, chúng tôi

cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm.

• Qua quá trình làm việc, mỗi thành viên có tinh thần hợp tác, đoàn

kết thực hiên tốt nhiệm vụ được giao.

• Chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ với cán bộ lãnh đạo thôn

trong quá trình làm việc.

• Thiết lập được mối quan hệ với gia đình mà chúng tôi tạm trú, xây

dựng được quan hệ với người dân, các tổ chức đoàn thể. Đã tổ chức được

một số buổi giao lưu.

• Nhóm đã xây dựng được kế hoạch làm việc thích hợp với hoàn cảnh tại

địa bàn để luôn chủ động linh hoạt trong công việc.

• Nhóm đã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong nhóm,

để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc.

4. Những việc chưa làm được:

• Do kinh nghiệm cũng như kiến thức và kỹ năng còn yếu kém nên những

mục tiêu đề ra nhóm thực hiện chưa được hiệu quả và trọn vẹn.

• Nhóm chưa thực sự phát huy được tinh thần “Dẫn thân vì cộng đồng”.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÁ NHÂN:

• Để thực hiện được công việc thuận lợi và đạt kết quả cao cần có sự

Page 88: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

chuẩn bị chu đáo về kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc.

• Cần phải tìm hiểu mối quan hệ giữa cán bộ chính quyền địa phương để

tránh gây ra việc hiểu lầm hay những cuộc gặp mặt không đáng có.

• Lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện của địa bàn, cần tạo được

mối quan hệ tốt với cơ sở thực tập để có sự giúp đỡ trong quá trình

làm việc tại cơ sở.

• Trước khi tiến hành công việc cần có sự tham khảo ý kiến của những

người đi trước, để hạn chế những thiếu sót trong công việc.

• Nhóm cần lượng giá thường xuyên sau mỗi công việc để đưa ra kế hoạch

phù hợp và khắc phục khó khăn để có những hành động tốt hơn.

• Mỗi thành viên trong nhóm cần phải làm việc có trách nhiệm và đoàn

kết trong công việc. Cần lường trước những khó khăn và chuẩn bị kế

hoạch dự phòng.

• Các công việc hàng ngày cần phân công rõ ràng để tránh sự chồng chéo

trong công việc.

• Khi tiếp xúc với người dân, sinh viên cần phải thận trọng trong lời

ăn tiếng nói.

• Khi tiếp xúc với người dân, sinh viên cần phải thận trọng trong giao tiếp.

• Mỗi thành viên cần có ý thức trong sinh hoạt tại nơi tạm trú cũng

như tại cộng đồng.

III. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA BẢN THÂN:

1. Về kiến thức:

Đợt thực tập lần này đã cho tôi hiểu biết thêm được rất nhiều kiên

thức mới và bổ ích, đặc biệt là kiến thức thực hành về phương pháp TỔ

CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Quá trình thực hành Tổ chức và phát triển cộng đồng là điều kiện

giúp tôi vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. bản thân tôi

nhận thức được tầm quan trọng khi làm việc với cộng đồng như thế nào.

Những điều gì cần lưu ý, những khó khăn cần phải giải quyết trong mỗi

giai đoạn là gì.

Mỗi một cộng đồng trong hoàn cảnh xã hội khi thực hiện vai trò xã

hội của mình đều có vấn đề của mình. Tuy nhiên nếu tìm hiểu rõ thì

Page 89: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

chúng ta sẽ xác định được vấn đề nào là quan trọng, mức độ cần thiết

và ưu tiên để giải quyết. Qua đó cùng cộng đồng đưa ra kế hoạch giải

quyết phù hợp và hiệu quả.

Quá trình thực tập giúp tôi phân tích từng hoạt động nhỏ và hiểu hơn

những giai đoạn đó cần làm gì, vận dụng những kiến thức nào từ đó tìm

hiểu học hỏi và nâng cao tầm nhận thức của mình cũng như bổ sung thêm

những kiến thức cho bản thân.

Kiến thức của bản thân đang còn nhiều thiếu sót, đặc biệt khi phải

làm việc với cả một cộng đồng người. Nên từ đó thấy được tầm quan

trọng của việc học tốt các môn học để cung cấp kiến thức một cách đầy

đủ và chắc chắn nhất.

2. Về kỹ năng và phương pháp:

Kỹ năng thiết lập mối quan hệ: với cơ sở thực tập (càng khăng khích

hơn, nắm bắt những điều sâu sắc và thực tế hơn). Với người dân ( từ

quen biết đến hiểu, xác định được điểm mạnh, điểm yếu cũng như vấn đề

và nhu cầu, mong muốn của người dân)...

Kỹ năng làm việc nhóm, bầu không khí nhóm,năng động nhóm

Kỹ năng truyền thông lắng nghe, giao tiếp quan sát mọi người nhẩt là

đối với người dân.

Kỹ năng vấn đàm, phỏng vấn thu thập thông tin, xử lý thông tin,

Kỹ năng đối đầu, thương lượng.

Kỹ năng nhận diện vấn đề, đánh giá vấn đề, lên kế hoạch giám sát và

thực hiện kế hoạch.

Kỹ năng lượng giá, rút kinh nghiệm ,tự phê bình, chia sẻ và thông đạt.

IV. NHỮNG Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ

Đối với Giáo viên hướng dẫn:

Cần quan tâm nhiều hơn nữa và đánh giá một cách sát sao hơn về các

công việc thực tập mà các nhóm đã thực hiện.

Có thể yêu cầu các nhóm báo cáo tình tình công việc và kết quả đạt

được theo từng tuần.

Không nhất thiết phải yêu cầu sinh viên tổ chức họp dân, vì đó là

một việc rất khó và không đúng tầm là sinh viên.

Page 90: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Đối với Khoa và Trường:

Trường, Khoa cần phổ biến những thông tin về địa bàn thực tập sớm

cho sinh viên chuẩn bị tốt tinh thần và vật chất trước lúc xuống cơ sở

thực tập.

Trường, Khoa cần thông qua kế hoạch thực tập sớm với địa phương nơi

có sinh viên thực tập để địa phương chuẩn bị tốt trước khi sinh viên

đến thực tập.

Khi giáo viên hướng dẫn xuống địa bàn để “Tiền trạm” thì nên có một

sinh viên thực tập đi cùng để biết rõ hơn về địa bàn thực tập.

Thẻ sinh viên thực tập cần phải có ảnh và được đóng dấu của Khoa

hoặc Trường để sinh viên tự tin hơn và khẳng định được vị trí và vai

trò của mình khi tiếp xúc với người dân và chính quyền.

Nên tránh những địa bàn thực tập mà không an toàn cho sinh viên, bởi

nếu thế thì sinh viên sẽ không chú tâm được nhiều vào việc thực tập,

dẫn đến hiệu quả thực tập không cao.

Không nên sắp xếp lịch thi trong thời gian sinh viên đi thực tập,

bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình thực tập cũng như kết quả

bài thi.

Page 91: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

SV VÕ XUÂN LÀNH

Những bài học và kinh nghiệm

Qua lần thực tập phát triển cộng đồng lần này tôi thấy mình đã rút ra và học hỏi được khá

nhiều kinh nghiệm từ chính các công việc mà tôi tiến hành cùng với người dân, học hỏi

qua kinh nghiệm thực tập qua giáo viên hướng dẫn, và kinh nghiệm thực tập để lại của

các anh chị khóa trước. Đó là những kinh nghiệm quý báu và những bài học bổ ích cho

bản thân tôi.

Rèn luyện cho mình một cách làm việc có tính chuyên nghiệp hơn: cụ thể là khi thực hiện

một công việc gì cũng cần phải có kế hoạch cụ thể. Cần phải làm những gì? Thời gian?

Địa điểm? Ai tham gia?...

Trước khi thực tập cần phải xây dựng mối quan hệ tốt, hợp tác tin cậy với người dân tại

cộng đồng. Đó là mối quan hệ tin tưởng giữa nhân viên phat triển cộng đồng với người

dân. Khi làm việc với người dân cần hoad đồng, nhiệt tình và quan sát tinh tế những biểu

hiện của người dân và cần chú ý đến những vấn đề tế nhị, đó là những gì nên hỏi và

không nên hỏi, những gì nên nói và không nên nói…

Đợt thực tập này là cơ hội để tôi vận dụng những lý thuyết mà tôi được học ở trên lớp

vào trong thực tiễn. Có những cái thực hành khác xa với lý thuyết, thì phải cần linh động

để có phương pháp làm việc cụ thể, hợp lý.

Qua đợt thực tập tôi cảm thấy mình đã biết lắng nghe mỗi khi người dân tâm sự với tôi

những vấn đề mà họ gặp phải trong cược sống.

Phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân mới hiểu được cuộc sống của họ

Khi nói chuyện với người dân thì ngôn từ phải có trọng lượng, dùng từ đơn giản, phù hợp

với đối tượng nghe, nghĩ kỹ trước khi nói. Ví dụ: Ta nên giới thiệu ngắn gọn như: giới

thiệu rõ ràng và cụ thể với gia đình, con tên là... đang học khoa….trường…

Những thay đổi bản thân

Qua đợt thực tập này tôi nhận thấy rằng, tôi đã có những thay đổi biến chuyển trong bản

thân mình về cách suy nghĩ và chấp nhận người dân. Tôi đã rèn luyện và chấp nhận về

những lời nói và thái độ, hành vi của người dân đối với nhân viên phát triển cộng đồng

Cũng nhờ đợt thực tập này tôi thấy các kỹ năng và cách làm việc trực tiếp với người dân

của tôi đã được nâng cao. Khả năng thiết lập mối quan hệ cũng như lập các kế hoạch cho

các công việc của tôi đã được cải thiện.

Page 92: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Tôi đã biết quản lý thời gian của mình và biết nên ưu tiên tìm hiểu vấn đề nào trước vấn

đề nào sau.

Tôi đã nhận ra dù thành công hay thất bại thì tôi cũng có cảm giác vui vì tôi đã cố gắng

hết sức. Đó chính là nguyên tắc “Chấp nhận thất bại” mà các thầy, cô trong khoa đã nói

với chúng tôi.

Qua đợt thực tập này thì tôi đã nhận ra một điều, đó là những kinh nghiệm của tôi còn rất

hạn chế và nếu muốn theo đuổi nghề phát triển cộng đồng, thì tôi còn phải học hỏi và

thực tập nhiều hơn nữa.

Page 93: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

KẾ HOẠCH HỌP DÂN

Thời gian: 19 giờ 30’ – 21 giờ 30’ ngày 04/05/2011.

Địa điểm: tại nhà văn hóa xã.

Thành phần tham gia: nhóm sinh viên, nhóm nòng cốt, chính quyền thôn và khoảng 15 –

20 người dân.

Công tác chuẩn bị:

Mời họp, chuẩn bị phòng họp, chỗ ngồi, các công cụ, phương tiên truyền thông (loa,

micro, bảng), bút lông, phấn, giấy (A0, A4), sổ ghi chép, nước uống, bánh kẹo.

Mời họp: Mời trưởng thôn và nhờ trưởng thôn mời quân dân chính.

Nhóm sinh viên sẽ đi mời chị Vương – phó chủ tịch hội phụ nữ xã, anh Long – chị

Sương,bác Ya Weng, và mời người dân.

Nhóm sẽ tiến hành đi mời họp vào chiều và tối ngày 03/05/2011.

Phân công công việc:

Chiều ngày 04/05/2011, quét dọn nhà văn hóa: Hương và Kị.

Chuẩn bị phòng họp, chỗ ngồi, nước uống và bánh kẹo: 5 bạn nữ: Hà, Huệ, Hương,

Hạnh, Hằng.

Đi mời họp: có 4 tổ:

Hà, Huệ, Hương: mời 2 tổ (3 và 4).

Kị và Lành: mời tổ 1.

Hằng và Hạnh: mời tổ 2

Chủ trì cuộc họp: Hằng

Thư ký cuộc họp: Hà

KẾ HOẠCH HỌP DÂN CHI TIẾT

Thời gian dự tính: 19h30’- 21h45’

Ổn định tổ chức

Thời gian: 19h30’- 20h00’

Mời vào và sắp xếp chỗ ngồi cho người dân: Kị, Lành

Ổn định người dân theo nhóm:

Hương: quản lý bàn 1, 2

Huệ: quản lý bàn 3,4

Page 94: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Hạnh: quản lý bàn 5,6

Kị: quản lý bàn 7,8

Lành : quản lý bàn 9, 10

Trò chuyện và làm quen với người dân

Nội dung chính

Giới thiệu

Chào hỏi, giới thiệu thành phần tham gia

Giới thiệu nhóm sinh viên thực tập: số lượng, họ tên.

Trình bày mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ của chuyến thực tập

Nêu lý do tổ chức cuộc họp

Nhóm tổ chức cuộc họp này nhằm lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân

nơi đây nhằm hiểu thêm về người dân.

Nội dung buổi họp

Nêu lên 3 nội dung chính:

Đánh giá nhu cầu của người dân

Tham khảo một số ý kiến về cách giải quyết nhu cầu cấp thiết của cộng đồng

Tìm hiểu một số bài học thành công của cộng đồng

Đánh giá nhu cầu của người dân

Giải thích sơ qua về nhu cầu: Nhu cầu là những mong muốn, ngững nguyện vọng của bà

con để phục vụ cho sự phát triển của gia đình và của thôn.

Đặt câu hỏi thảo luận:

Theo các cô, các bác thì thôn chúng ta hiện đang có những nhu cầu gì? Tại sao cô, bác lại

cho là có nhu cầu đó?

Câu hỏi thảo luận và các ý kiến sẽ được ghi lên giấy A0 để cho tất cả mọi người cùng

xem.

Khi đã có danh sách các nhu cầu của thôn thì nhóm cho người dân biểu quyết bằng hình

thức giơ tay cho nhu cầu cấp thiết cần giải quyết. Nêu lên quy định biểu quyết: mỗi người

giơ tay 1 lần cho nhu cầu mà bản thân nghĩ rằng cấp thiết nhất.

Sau khi biểu quyết sinh viên thống kế số lượng và thông báo về nhu cầu được quan tâm

nhất của bà con.

Tham khảo một số ý kiến về cách giải quyết nhu cầu cấp thiết của cộng đồng

Page 95: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Thảo luận với câu hỏi: Chúng ta nên có những phương hướng gì để giải quyết được nhu

cầu cấp thiết đã đưa ra ở trên?

Đối với câu hỏi này có thể chia ra 3 hoặc 4 nhóm để thảo luận. Nếu chia nhóm thì các

nhóm ghi lại các ý kiến rồi đứng lên phát biểu ý kiến của nhóm.

Sau quá trình thảo luận và phát biểu: tổng kết lại các phương hướng được đề xuất.

Tìm hiểu một số bài học thành công của cộng đồng

Đối với câu hỏi này nhóm cũng nêu lên câu hỏi chung để lấy ý kiến của mọi người.

Câu hỏi: Trong quá trình phát triển thì thôn Pro Ngó đã đạt được những thành công gì?

Giải thích thêm: những thành công này có thể ở trên tất cả các lĩnh vực.

Ghi chép, lắng nghe ý kiến của người dân

Tổng kết các câu chuyện thành công mà người dân chia sẻ.

Tổng kết tất cả các thông tin và các nội dung đã thực hiện trong cuộc họp ngày hôm nay.

Bế mạc cuộc họp

Gửi lời cảm ơn tới các thành phần tham gia trong buổi họp

Mời mọi người ở lại vui liên hoan và trò chuyện với sinh viên.

Page 96: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

BIÊN BẢN HỌP DÂN

THỜI GIAN

Thời gian: từ 20h00’- 21h30’, ngày 04/05/2011

Địa điểm: Nhà văn hóa xã Pro

Thành phần tham gia:

Nhóm sinh viên 6 người

Người dân 9 người

NỘI DUNG

Giới thiệu chung

Chào hỏi, giới thiệu thành phần tham gia

Giới thiệu nhóm sinh viên thực tập: số lượng, họ tên.

Trình bày mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ của chuyến thực tập

Nêu lý do tổ chức cuộc họp

Nêu lên 3 nội dung chính:

Đánh giá nhu cầu của người dân

Tham khảo một số ý kiến về cách giải quyết nhu cầu cấp thiết của cộng đồng

Tìm hiểu một số bài học thành công của cộng đồng

Đánh giá nhu cầu của người dân

Giải thích sơ qua về nhu cầu: Nhu cầu là những mong muốn, ngững nguyện vọng của bà

con để phục vụ cho sự phát triển của gia đình và của thôn.

Đưa câu hỏi thảo luận:

Theo các cô, các bác thì thôn chúng ta hiện đang có những nhu cầu gì? Tại sao cô, bác lại

cho là có nhu cầu đó?

Kết quả thu được:

Qua thảo luận, rút ra được 3 nhu cầu chính là: vay vốn; đắp đập thủy lợi cung cấp nước

cho sản xuất, xây dựng đường sá.

Sau khi tìm ra nhu cầu tiếp tục thảo luận về nhu cầu cấp thiết và mọi người đều đánh nhu

cầu cấp thiết nhất là về vay vốn.

Tham khảo một số ý kiến về cách giải quyết nhu cầu cấp thiết của cộng đồng

Thảo luận với câu hỏi: Chúng ta nên có những phương hướng gì để giải quyết được nhu

cầu cấp thiết đã đưa ra ở trên?

Mời mọi người trả lời câu hỏi và đưa ra phương hướng của mình.

Page 97: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Những phương hướng được đề xuất: Vay vốn của ngân hàng, thực hiện tín dụng tiết

kiệm.

Tìm hiểu một số bài học thành công của cộng đồng

Đối với câu hỏi này nhóm cũng nêu lên câu hỏi chung để lấy ý kiến của mọi người.

Câu hỏi: Trong quá trình phát triển thì thôn Pro Ngó đã đạt được những thành công gì?

Giải thích thêm: những thành công này có thể ở trên tất cả các lĩnh vực.

Câu chuyện về việc hoàn thành đường liên thôn.

Tổng kết các câu chuyện thành công mà người dân chia sẻ.

Tổng kết tất cả các thông tin và các nội dung đã thực hiện trong cuộc họp ngày hôm nay.

Bế mạc cuộc họp

Gửi lời cảm ơn tới các thành phần tham gia trong buổi họp

Mời mọi người ở lại vui liên hoan và trò chuyện với sinh viên.

Page 98: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

LỜI KẾT

Qua quá trình thực tập đạt được một số kết quả, nhóm chúng tôi đã có được những bài

học, những kinh nghiệm bổ ích trong công việc của một tác viên phát triển cộng

đồng.Thu thập thông tin, xác định vấn đề - lập kế hoạch là 2 khâu đi liền nhau của tiến

trình phát triển cộng đồng. Việc xác định vấn đề cũng như là công việc khám và bắt bệnh

của một bác sĩ đối với bệnh nhân. Chuẩn đoán bệnh sai sẽ dẫn đến điều trị sai và không

giúp khỏi bệnh. Cũng giống như vậy, nếu xác định vấn đề sai thì việc giải quyết vấn đề

cũng sai và không giúp cho cộng đồng phát triển lên được. Lập kế hoạch là một khâu vô

cùng quan trọng sau khi xác định được vấn đề của cộng đồng. Nó như là một phương

cách điều trị để giúp cộng đồng thoát khỏi tình trạng kém phát triển và vươn lên thành

một cộng đồng phát triển thực sự mà chủ yếu là nhờ vào sức lực của chính cộng đồng đó.

Vấn đề (nhu cầu) của chính cộng đồng là rất nhiều. Tác viên phát triển cộng đồng cần

phải là một người sáng suốt, có cái nhìn tổng quát để cùng người dân tìm ra một vấn đề

(nhu cầu) cấp thiết nhất để giải quyết. Tác viên phát triển cộng đồng cần phải biết cách

vận động người dân tham gia vào chính kế hoạch giải quyết vấn đề của cộng đồng họ.

Giúp cho cộng đồng có được sự phát triển bền vững hơn.

Kế hoạch giải quyết vấn đề cần phải được xây dựng dựa trên chính nhu cầu của người

dân. Tác viên phát triển cộng đồng cần phải có cái nhìn tổng quát để cùng người dân xây

dựng bản kế hoạch thật sự khả thi. Việc vận dụng các nguồn lực hiện có tại cộng đồng

trong quá trình giải quyết vấn đề cũng là một điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp cộng đồng

phát triển dựa vào nguồn lực của chính mình. Như vậy, bản kế hoạch giải quyết sẽ mang

tính khả thi cao hơn.

Quá trình tham gia của người dân trong việc giải quyết vấn đề của chính cộng đồng họ

sinh sống là một yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành công của một dự án phát triển

cộng đồng.

Bên cạnh những bài học từ chính cộng đồng chúng tôi còn có những bài học hữu ích

trong quá trình làm việc nhóm. Duy trì tinh thần trách nhiệm làm việc giữa các thành viên

là một nền tảng cho sự thành công trong quá trình làm việc. Sự phân công công việc cho

từng thành viên và duy trì kỉ luật nhóm luôn luôn phải để lên hàng đầu sẽ giúp công việc

trong nhóm được giải quyết một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Quá trình làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên trong nhóm biết đoàn kết, hỗ trợ và cùng

tiến bộ hơn

Page 99: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

Nhóm xin chân thành cảm ơn GVHD là cô Hà Thị Ân đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm

trong thời gian thực tập, cho nhóm nhiều ý kiến để nhóm hoàn thành tốt công việc của

mình.

Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn Chính quyền xã và chính quyền thôn đã tạo mọi điều

kiện để nhóm thực tập tốt

Nhóm xin chân thành cảm ơn Gia đình anh Long, Chị Sương đã tạo điều kiện tốt về ăn ở,

sinh hoạt để nhóm yên tâm thực tập.

Xin chân thành cảm ơn Cô đã theo dõi và góp ý để bài báo cáo của nhóm được tốt hơn!

Page 100: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]Hà Thị Ân- ĐH Đà Lạt, Bài giảng tóm tắt Tổ chức và phát triển cộng đồng, Sổ tay

thực tập phát triển cộng đồng

[2]Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của xã Pro’

[3]Biên bản họp thôn Pro Ngó

[4]Joachim Tneis, Healter M.Grady, Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người

dân phục vụ cho phát triển cộng đồng

[5]. Hồ Mỹ Phương (2006). Câu chuyện về huy động nội lực để phát triển cộng đồng. Đại

học An Giang.

[6]. Bộ Lao động thương binh và xã hội (1996). Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng

kinh tế. Nhà xuất bản lao động Hà Nội.

[7]. Lê Thị Mỹ Hiền (2006). Tài liệu hướng dẫn học tập Phát triển cộng đồng. Đại học

Mở bán công Tp Hồ Chí Minh.

[8]. Nguyễn Thị Oanh (2000). Phát triển cộng đồng. Khoa phụ nữ học, Đại học Mở -

Bán công Tp Hồ Chí Minh.

[9]. Một số trang web

http:// google.com.vn

http://vnsocialwork.com.vn

Page 101: Báo cáo thực tâp xa pro nhóm 2

THỰC HIỆN BÁO CÁO

Sau quá trình họp nhóm tổng kết thông tin thì nhóm đã phân công và thực hiện bài báo

cáo như sau:

Tổng quan thôn: Hà, Huệ, Hương

Nhu cầu và lên kế hoạch: Hằng, Hạnh

Đánh giá dự án, tổng kết hoạt động nhóm: Kị, Lành

Đánh giá cá nhân: Do các thành viên tự đánh giá

Đánh giá nhóm: Do cả nhóm bàn bạc