13
Biet du trong chi tieu ca nhan Tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong thành công và hạnh phúc của mỗi người. Kiếm tiền và tiêu tiền có lẽ là 2 hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất của con người. Có người nói: "Tại sao chúng ta tiêu những đồng tiền mà chúng ta không có, để mua những đồ vật mà chúng ta không cần, và để gây ấn tượng trước những người mà chúng ta không thích?" Đúng là nhiều người trong chúng ta đang làm y hệt như vậy. Nhiều người tiêu tiền bằng tiền xin hay vay của người khác (hay của ngân hàng), để mua những thứ mà họ không thực sự cần, và để khoe khoang với những người mà mình không cần phải khoe khoang. Như tôi đã viết trong bài Bí quyết thành công và hạnh phúc, bí quyết của hạnh phúc là biết mình thực sự cần cái gì và có được cái mình cần. Khi ta biết đủ, ta sẽ biết mình thực sự cần mua và cần chi tiêu những gì để mang lại cho ta hạnh phúc. Ta cũng cần phải biết mình là ai, tức là phải hiểu rõ bản thân, và phải có suy nghĩ độc lập để ta không chạy theo thị hiếu của mọi người, không thấy mọi người có nhà lầu mình cũng phải có nhà lầu, không thấy mọi người có xe đẹp mình cũng phải có xe đẹp... Nhiều người mua sắm, chi tiêu theo phong trào mà không tự hỏi những thứ đó có thực sự cần cho hạnh phúc của mình hay không và cái giá phải trả để có được những thứ xa xỉ, lộng lậy đó là bao nhiêu. Tôi cho rằng giá trị đích thực của con người được thể hiện qua phẩm chất, tính cách và ở cách cư xử của người đó, không phải qua những tài sản mà người đó khoe khoang. Một thân thể không đau và một tinh thần không loạn, đó là 2 niềm hạnh phúc đích thực của con người. Và tiền bạc phải mang lại 2 niềm hạnh phúc này cho con người. Vậy mà đối với đa số mọi người tiền bạc lại đang lấy đi của chúng ta 2 niềm hạnh phúc đích thực này. Vì lo lắng kiếm tiền mà chúng ta sinh ra bệnh tật và cáu gắt. Vì lo lắng kiếm tiền mà ta mất đi sự thanh thản trong tâm hồn. Tất cả cũng đều do lòng tham và không biết đủ của con người mà ra. Ko phai luc nao cung tiet kiem Theo Sử ký, con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở. Phạm Lãi quen tướng quốc Sở là Trang Sinh, sai con mang vàng đi "đút lót" cho Trang Sinh xin tha con mình. Ông muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo. Người con cả đến nước Sở gặp Trang Sinh, đưa vàng và ngỏ lời nhờ tha cho em mình. Trang Sinh nhận lời, bảo con Phạm Lãi cứ về, rồi em sẽ được thả. Sau đó Trang Sinh vào tâu vua Sở Huệ Vương, mượn điềm thiên văn tai ương để xui vua Sở phóng thích tù nhân, làm điều phúc đức tránh tai hoạ. Vua Sở nghe theo, bèn ra lệnh sẽ thả hết phạm nhân.

Biet du trong chi tieu ca nhan

  • Upload
    mxtruc

  • View
    48

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Biet du trong chi tieu ca nhan

Tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong thành công và hạnh phúc của mỗi người. Kiếm

tiền và tiêu tiền có lẽ là 2 hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất của con người.

Có người nói: "Tại sao chúng ta tiêu những đồng tiền mà chúng ta không có, để mua

những đồ vật mà chúng ta không cần, và để gây ấn tượng trước những người mà

chúng ta không thích?"

Đúng là nhiều người trong chúng ta đang làm y hệt như vậy. Nhiều người tiêu tiền

bằng tiền xin hay vay của người khác (hay của ngân hàng), để mua những thứ mà họ

không thực sự cần, và để khoe khoang với những người mà mình không cần phải

khoe khoang.

Như tôi đã viết trong bài Bí quyết thành công và hạnh phúc, bí quyết của hạnh phúc là

biết mình thực sự cần cái gì và có được cái mình cần. Khi ta biết đủ, ta sẽ biết mình

thực sự cần mua và cần chi tiêu những gì để mang lại cho ta hạnh phúc.

Ta cũng cần phải biết mình là ai, tức là phải hiểu rõ bản thân, và phải có suy nghĩ độc

lập để ta không chạy theo thị hiếu của mọi người, không thấy mọi người có nhà lầu

mình cũng phải có nhà lầu, không thấy mọi người có xe đẹp mình cũng phải có xe

đẹp...

Nhiều người mua sắm, chi tiêu theo phong trào mà không tự hỏi những thứ đó có thực

sự cần cho hạnh phúc của mình hay không và cái giá phải trả để có được những thứ xa

xỉ, lộng lậy đó là bao nhiêu. Tôi cho rằng giá trị đích thực của con người được thể

hiện qua phẩm chất, tính cách và ở cách cư xử của người đó, không phải qua những

tài sản mà người đó khoe khoang.

Một thân thể không đau và một tinh thần không loạn, đó là 2 niềm hạnh phúc đích

thực của con người. Và tiền bạc phải mang lại 2 niềm hạnh phúc này cho con người.

Vậy mà đối với đa số mọi người tiền bạc lại đang lấy đi của chúng ta 2 niềm hạnh

phúc đích thực này. Vì lo lắng kiếm tiền mà chúng ta sinh ra bệnh tật và cáu gắt. Vì lo

lắng kiếm tiền mà ta mất đi sự thanh thản trong tâm hồn. Tất cả cũng đều do lòng

tham và không biết đủ của con người mà ra.

Ko phai luc nao cung tiet kiem

Theo Sử ký, con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở. Phạm Lãi

quen tướng quốc Sở là Trang Sinh, sai con mang vàng đi "đút lót" cho Trang Sinh xin

tha con mình. Ông muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu

không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn

ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo.

Người con cả đến nước Sở gặp Trang Sinh, đưa vàng và ngỏ lời nhờ tha cho em mình.

Trang Sinh nhận lời, bảo con Phạm Lãi cứ về, rồi em sẽ được thả.

Sau đó Trang Sinh vào tâu vua Sở Huệ Vương, mượn điềm thiên văn tai ương để xui

vua Sở phóng thích tù nhân, làm điều phúc đức tránh tai hoạ. Vua Sở nghe theo, bèn

ra lệnh sẽ thả hết phạm nhân.

Con cả Phạm Lãi chưa về ngay, lại lấy tiền riêng của mình mang theo, nhờ cậy một vị

quan khác nước Sở nghe ngóng tình hình. Nghe tin vị đó báo lại là vua Sở sẽ đại xá,

anh nghĩ rằng đáng lý mình không phải phí vàng đem đút lót mà em mình vẫn được

thả, nên quay lại nhà Trang Sinh. Trang Sinh biết ý anh ta muốn đòi vàng, bèn trả lại;

nhưng trong bụng tức tối, vào tâu vua Sở rằng:

Tôi nghe thiên hạ dị nghị rằng đại vương nhận tiền đút lót của Phạm Lãi nên mới đại

xá thiên hạ, làm giảm ân đức của người. Vậy xin chém riêng con Phạm Lãi để thiên

hạ thấy sự nghiêm minh, nhân đức của đại vương!

Vua Sở nghe theo, bèn sai mang con thứ Phạm Lãi trong ngục ra chém, còn những

phạm nhân khác đều tha. Người con cả mang xác em về. Bà vợ khóc than, Phạm Lãi

nói:

Sở dĩ tôi muốn sai thằng út đi, vì khi nó sinh ra, nhà ta đã khá giả; vì thế nó sẽ không

tiếc của mang hối lộ người ta. Còn thằng cả sinh ra khi nhà ta còn nghèo khó, nó sẽ

tiếc của. Bởi thế lúc nó đi, tôi biết là nó sẽ phải mang xác em nó về.

Lời bình của người sưu tầm:

Tiết kiệm nói chung là tốt nhưng khi cần thiết phải hoang phí để đạt được mục đích

thì cũng nên hoang phí. Cái gì cũng có 2 mặt, tiết kiệm cũng có những mặt dở và

hoang phí cũng có những mặt hay. Điều quan trọng là biết khi nào cần tiết kiệm, khi

nào cần hoang phí.

Tiết kiệm giúp ta đạt được mục đích là để dành thêm được một chút tiền nhưng chính

vì thế mà nhiều khi làm hỏng việc, hoặc làm cho ta tốn quá nhiều thời gian công sức

hơn cả số tiền ta tiết kiệm được.

Hoc cach quan ly tiên

Tiêu tiền liền tay

Một anh chàng nhận được tháng lương đầu tiên thì phải khao khắp lượt cơ quan, gia

đình, bạn bè cho đến đồng lương cuối cùng. Kết cục là một tháng ròng vật vã vì rỗng

túi. Một người trẻ khác mỗi lần nhận lương là rủ ngay hội bạn đi shopping, đến vũ

trường. Tình cảnh cũng không khác mấy kẻ mới đi làm, luôn ở trong tình trạng thiếu

tiền.

Ai cũng muốn hàng tháng có một khoản tiết kiệm nhất định. Sự phát triển xã hội và

những mối quan hệ cá nhân đã khiến chúng ta phải chi tiêu nhiều hơn. Theo các nhà

nghiên cứu Mỹ thì phần lớn tiền được tiêu vào shopping, giải trí,... Chuyện ăn uống,

học hành, chỉ chiếm phần nhỏ trong toàn bộ chi tiêu. Đó lại là những con đường ngắn

nhất đưa người trẻ tới chỗ viêm màng túi, bởi shopping bao nhiêu cho đủ!

Quan ly tiên thế nào?

Các nhà khoa học Mỹ khẳng định, 43% những khoản chi của giới trẻ chẳng đem lại

lợi ích gì. Tình trạng nợ nần, không có khoản tiền dự phòng cho những tình huống bất

ngờ của bản thân và gia đình ngày càng tăng.

Theo website của trường ĐH Melbourne, Ôxtrâylia thì óc phán xét là chìa khoá để

quản lý tiền hiệu quả. Phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua hàng, phải biết cái áo,

quyển sách sắp mua có thực sự cần cho mình không. Biết nói "không" trước những

mặt hàng không có ích cho bản thân hay lời mời đi chơi chỉ làm tốn thời gian.

Chương trình "Tiết kiệm cho tương lai" của Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ

không chỉ giáo dục cho SV tầm quan trọng của việc chi tiêu hợp lý, mà còn hướng

dẫn họ những kỹ năng, công cụ cần thiết để quản lý chi tiêu hiệu quả nhất. Tại sao

chúng ta không triển khai một chương trình như vậy? Thanh niên VN đang có xu

hướng "tiêu trước, trả sau", một xu hướng dễ đưa con người đến chỗ tụt hậu!

* Hiện nay, trên nhiều điện thoại di động và máy tính có phần mềm quản lý chi tiêu.

Nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hờ hững hoặc không hề sử dụng những phần mềm này.

Theo ông, đâu là nguyên nhân?

- Ở các nước phát triển, người dân sử dụng phần mềm quản lý

chi tiêu (được tích hợp trong máy tính và điện thoại di động) như

một công cụ thiết yếu. Trong khi đó, nhiều người dân VN vẫn

chưa nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý tài chính.

Người ta thường ít nghĩ đến việc tiết kiệm, sử dụng đồng tiền

hợp lý, mua hàng trả góp khi túi luôn đầy tiền hoặc chưa rơi vào

tình trạng túng thiếu. Tôi nghĩ đây là nguyên nhân chính mà

người dân ít quan tâm đến phần mềm này bên cạnh sự trở ngại về

ngôn ngữ (hầu hết phần mềm này đều bằng tiếng Anh), thói quen

ghi chép thu chi vào sổ tay...

* Nhiều người nhận xét các bậc phụ huynh thời nay thương con

chưa đúng cách: vung tiền cho con hoặc khoán chi tiêu định kỳ

mà ít để tâm con cái đã tiêu xài số tiền đó như thế nào. Theo

ông, các bậc phụ huynh nên giáo dục tài chính cho con như thế

nào và họ có cần nêu gương cho con cái về điều này?

- Bên cạnh những bài học về quản lý chi tiêu, dự án không thể

thành công nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Khoán tiền

theo định kỳ có thể sẽ hướng học sinh đến việc tự quản lý chi

tiêu, lập kế hoạch tiêu dùng. Nếu phụ huynh tách biệt tiền ăn mỗi

ngày và khoản tiền tiêu vặt định kỳ thì hiệu quả đạt được sẽ cao

hơn. Phụ huynh nên đặt vài câu hỏi như: con cần bao nhiêu tiền,

con sử dụng số tiền này để làm gì, món hàng mà con đã mua có

tốt không, khóa học mới của con như thế nào...

Điều này sẽ gây khó khăn cho những em muốn nói dối mục đích

sử dụng tiền. Mặt khác, phụ huynh không nên siết quá chặt để

tránh đẩy các em đến chỗ làm mọi cách để có tiền xài. Song song

với việc răn đe, phụ huynh hãy đóng vai một người bạn của con

với thái độ nhẹ nhàng, dứt khoát. Đừng để các em cảm thấy bị

kìm kẹp, tổn thương lòng tự trọng dẫn đến việc các em bột phát

bất đồng qua hành động, lời nói sau đó.

* Ông có bao giờ mường tượng dự án của mình còn gây được

hiệu ứng với cả những người trưởng thành? Nên bắt đầu giáo

dục quản lý chi tiêu từ độ tuổi nào? Người trưởng thành có cần

học cách quản lý chi tiêu?

- Trước khi tham gia tập huấn, tôi từng “dán nhãn” không hấp dẫn cho dự án giáo dục

tài chính. Tôi còn cho rằng dự án không thể phát triển rộng. Nhưng sau đó tôi nhận ra

bài học sử dụng tiền hiệu quả không chỉ dành cho học sinh mà còn cần thiết đối với

mọi lứa tuổi.

Điều tôi tâm đắc nhất là hướng dẫn học trò xác định nhu cầu và mong muốn của bản

thân, nhận thấy giá trị của con người không nằm ở chỗ tiền nhiều hay ít. Qua khảo sát,

các em cho biết có thể định giá những món hàng nhưng không thể định giá tình yêu

thương. “Nếu tình yêu được định giá bằng tiền thì khi hết tiền, tình yêu cũng mất đi” -

một học trò của tôi đã nói như vậy.

*Quản lý chi tiêu có tầm quan trọng như thế nào đối với người trẻ khi đây là một phần của việc quản lý cuộc đời?

- Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng: Quản lý

chi tiêu là một kỹ

năng giúp chúng ta hòa nhập cuộc sống,

một trong những điều cần thiết để

chúng ta tập quản lý

cuộc đời. Cách quản lý chi tiêu của mỗi

cá nhân tùy thuộc nhiều vào cách hành

xử của gia đình đối với đồng tiền. Nhiều

phụ huynh từng trải

qua quãng đời đói nghèo, nếm đủ đắng

cay khi tự tay gầy dựng nên sự nghiệp

nên họ không muốn

con mình phải khổ hay thua kém người

khác.

Thế nhưng việc biết

cách quản lý chi tiêu lại rất cần thiết để

một cá nhân ở thế chủ động, không lệ

thuộc đồng tiền và

biết sử dụng đồng tiền như một

phương tiện giải quyết thuận lợi nhu

cầu cá nhân.

Theo tôi, nên giáo dục tài chính cùng những kỹ năng sống khác cho học sinh từ đầu

cấp THCS để những kỹ năng đó hình thành trong các em như một phản xạ có điều

kiện. Người trưởng thành vẫn có thể học quản lý chi tiêu và trở thành người tiêu dùng

thông minh. Người tiêu dùng thông minh luôn tự cân nhắc giữa nhu cầu và mong

muốn của bản thân trước khi đưa ra quyết định sử dụng tiền.

Ví dụ, nhu cầu mua một chiếc áo khác với mong muốn mua một chiếc áo vài triệu

đồng. Sử dụng tiền hợp lý không đồng nghĩa với hà tiện mà là đáp ứng nhu cầu ăn

uống, học tập, vui chơi giải trí... trong khả năng tài chính của mình.

* Một số “thiếu gia”, “đại gia” đang đốt tiền không biết xót tại quán bar, nhà hàng,

vũ trường... Xã hội có nên coi đó là quyền của họ, cho dù đó là những đồng tiền

“sạch”?

- Tôi không phân tích vì sao những bạn trẻ này được gia đình chu cấp nhiều tiền. Mỗi

người có quyền sử dụng số tiền mà họ sở hữu nhưng việc tiêu xài tiền như nước, xem

tiền là giấy là một thói quen tiêu cực. Bởi vì khi không có đủ tiền họ có thể tìm mọi

cách, thậm chí mọi thủ đoạn để “xoay” ra tiền.

Bên cạnh những tuyên truyền xã hội, phụ huynh cần giúp con nhận biết giá trị đồng

tiền bằng cách giao những việc nhỏ trước khi cho tiền. Khi hoàn thành nhiệm vụ, các

bạn trẻ sẽ nhận được thù lao như một phần thưởng lao động. Đồng thời phụ huynh

hãy để con cái nhận thấy số lượng tiền của gia đình cũng chỉ có giới hạn. Như vậy, kỹ

năng sống và bài học về giá trị đồng tiền sẽ song hành cùng với khoản tiền mà họ

nhận được từ gia đình.

* Hệ thống giáo dục ở VN còn bỏ lửng việc hướng dẫn người trẻ khám phá giá trị bản

thân, tự vạch mục tiêu cho cuộc sống, hoạch định tương lai... Cần làm gì để thay đổi

điều này, thưa ông?

- Vài năm gần đây, chúng ta mới nhận thấy tầm quan trọng của việc này và bắt đầu

thay đổi bằng phương pháp giảng dạy: lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, sự thay

đổi chưa đồng bộ. Thời gian qua, nhiều học sinh phổ thông VN luôn đoạt giải cao

trong các kỳ thi Olympic quốc tế nhưng khi lên đại học các em lại chới với.

Phụ huynh và nhà trường cần kết hợp để hướng dẫn các em tập đặt ra mục tiêu ngắn

hạn, dài hạn, tìm hiểu sở trường, năng lực của các em thay vì ép buộc các em vào học

những trường không phù hợp. Các bạn trẻ chỉ có thể phát triển ở những lĩnh vực phù

hợp với mình, nên hãy xét lại xem mình yêu thích công việc gì, sở trường là gì, hoàn

cảnh hiện nay của mình ra sao...

Ông Trần Minh Trọng (giám đốc quỹ hỗ trợ công nhân): “Cần phát huy trí thông minh

tài chính”

Tôi từng tham gia một số chuyên đề về kỹ năng quản lý tài chính dành cho học sinh THPT tại Philippines và nhận thấy tiêu xài tiết kiệm chỉ là một phần nhỏ trong việc phát huy trí thông

minh tài chính.

Trong khi trí thông minh tài chính là một yếu tố quan trọng để làm giàu thì khái niệm này vẫn

còn xa lạ đối với học sinh, thiếu vắng trong hệ thống giáo dục VN. Trí thông minh tài chính bao gồm: việc kiếm tiền, cách thức bảo vệ tiền và lập kế hoạch đầu tư để phát triển số tiền

đó. Chúng tôi dự kiến tổ chức một khóa học nâng cao chỉ số thông minh về tài chính cho sinh

viên vào đầu tháng 6.

Trắc nghiệm nghệ thuật tiêu tiền của bạn

Ranh giới giữa chi tiêu đúng mực và lãng phí nhiều khi không

dễ được người trong cuộc nhận ra. Hãy làm bài trắc nghiệm sau

để biết bạn có nguy cơ cháy túi và nợ nần không nhé.

Ảnh minh họa

1. Bạn có thường xuyên vay tiền không?

a. Không bao giờ.

b. Cũng thỉnh thoảng nhưng sẽ trả sau đó.

c. Điều đó giống như chuyện cơm bữa vậy.

2. Được rủ đi du lịch và đang cháy túi nhưng vẫn muốn tham

gia, bạn sẽ làm gì?

a. Tìm việc làm thêm giờ và tiết kiệm chi tiêu.

b. Vay nợ và sau đó trả bằng lương.

c. Vay tiền của bố mẹ vì có thể không hoàn lại nếu muốn.

3. Nếu bị mất việc, bạn có đủ tiền để chi tiêu trong bao lâu?

a. 6 tháng hoặc nhiều hơn

b. Khoảng hai tháng

c. Trong khoảng hai tuần

4. Nếu được thừa kế một số tài sản, bạn sẽ làm gì với số tiền này?

a. Đầu tư kinh doanh và tiết kiệm.

b. Trả hết nợ nần nếu có.

c. Mua những gì bạn muốn.

5. Cách nào hiệu quả nhất để tiết kiệm tiền cho lúc về hưu?

a. Đầu tư.

b. Tìm một công ty để lên kế hoạch tài chính.

c. Cho vay nặng lãi.

6. Khi đi siêu thị, bạn thường:

a. Mua sắm có kế hoạch đã tính toán trước.

b. Đôi khi vẫn mua thêm những đồ dùng ngoài kế hoạch.

c. Không cần lên kế hoạch mua sắm.

7. Khi đi qua một cửa hàng bán quần áo hàng hiệu, bạn sẽ:

a. Đi qua vì cho rằng nó quá đắt với bạn.

b. Bạn dừng lại xem và quyết định xem nó có hợp với bạn không.

c. Bạn nhất định phải vào và mua bởi chúng rất đẹp mà.

Đa số đáp án là a: Bạn quản lý tiền rất tốt. Bạn hiểu và ý thức được

giá trị của đồng tiền, vậy nên bạn luôn tiết kiệm và biết cách chi

tiêu khôn ngoan. Chính vì thế tình hình tài chính của bạn luôn khả

quan. Hiếm khi, thậm chí là chẳng bao giờ bạn rơi vào tình trạng

cháy túi cả.

Đa số đáp án là b: Bạn quản lý tiền khá ổn. Tuy vậy, đôi lúc kế

hoạch chi tiêu của bạn bị đổ bể vì bạn chưa kiềm chế được sở thích

cá nhân. Trước khi quyết định bỏ tiền ra mua một món đồ nào đó,

hãy nghĩ xem nhu cầu thực sự của bạn là gì, và giá trị của món đồ

bạn định mua sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn không. Bằng cách

này, bạn sẽ biết cách chi tiêu hợp lý hơn.

Đa số đáp án là c: Bạn tiêu tiền rất lãng phí. Bạn luôn muốn tiêu

hết những đồng tiền kiếm được, thậm chí còn muốn vay mượn

thêm để tiêu, không cần nghĩ ngày mai sẽ ra sao. Bạn sẵn sàng

mua ngay một món đồ hàng hiệu mà không đắn đo, suy nghĩ đến

số tiền mình có và những việc cần làm. Khi đi siêu thị hoặc đi mua

sắm, bạn thường không có kế hoạch định sẵn mà sẽ mua tất cả

những gì thấy thích, không cần quan tâm nó có hữu ích với cuộc

sống của bạn không.

Xu hương tiêu dung cua giơi tre (tuoitre.com.vn)

Ở góc độ người tiêu dùng, trước hai mặt hàng giống nhau, người ta sẽ cân nhắc về

chất lượng sản phẩm, kế đó là giá cả. Chưa kể, không loại trừ thực tế đang tồn tại tâm

lý "sính ngoại" trong mua sắm. Khi ấy giá cả không còn là chuyện quan trọng, điều

tiên quyết là thương hiệu.

Có không ít bạn trẻ dù chưa làm ra tiền nhưng nhờ sự "trợ cấp" của các bậc phụ

huynh nên sẵn sàng "vung tay quá trán" trước một món hàng mình ưa thích. Trong tủ

mua sắm của các "đại gia" trẻ tuổi này "tràn ngập nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như

túi xách Louis Vuitton, Bonia, Longchamp..., quần áo Levis, Lacoste, CK, Valentino,

Versace, Guess, Armani..., giày dép Clack, Gucci, Columbia..." (báo điện tử

VietNamNet). Đổ xô mua hàng hiệu kiểu như thế nhằm chứng tỏ sự sành điệu và

đẳng cấp của người sở hữu.

Song lại có những bạn trẻ dù không hề đua đòi, biết chi tiêu một cách thông minh và

hợp lý vẫn ưu tiên lựa chọn hàng hiệu nước ngoài. Vì theo họ, "hàng ngoại thường tốt

hơn, bền hơn và an toàn hơn nếu so với hàng nội"; "thà bỏ một lần tiền mua tuy đắt,

còn hơn bỏ nhiều lần rẻ mà sau cùng không xài được" (báo Sài Gòn Tiếp Thị).

Thế nên, muốn thay đổi tập quán mê hàng ngoại của đại bộ phận người tiêu dùng

trong nước, chính nhà sản xuất nội địa phải thật sự nhập cuộc. Nhà sản xuất phải tạo

ra được nhiều sản phẩm hấp dẫn về hình thức, phong phú về số lượng, bảo đảm về

chất lượng và giá cả phải chăng. Chỉ như vậy mới mong vực dậy và củng cố lòng tin

của người tiêu dùng vào hàng hóa "made in Việt Nam".

Dĩ nhiên, lựa chọn sản phẩm nào khi mua sắm là quyền tự do của mỗi cá nhân, nhưng

nếu mỗi công dân ý thức được vấn đề: một khi bỏ tiền ra ủng hộ hàng Việt chính là

tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội và góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.

Cả nước ta hiện đang triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam" có ý nghĩa sâu rộng và bền bỉ. Thiết nghĩ đây là cơ hội tốt để các khách

hàng trẻ tuổi - một lực lượng người tiêu dùng đầy tiềm năng - biểu lộ tinh thần dân tộc

rõ nét nhất qua cách thức mua sắm hằng ngày.

Chuyên tiêu xài cua ban tre đô thi”co nhiêu, xài nhiêu”

(vietbao.com)

Có thể nhận thấy việc chi tiêu dựa trên thực lực của chính mình đang là một trong

những vấn đề mà các bạn trẻ thể hiện khá rõ nét trong lối sống. Không chỉ phái nam

mà không ít bạn gái trẻ thay vì tiện tặn, để dành như cá tính vốn có của con gái, cũng

giải quyết vấn đề chi tiêu của mình theo phương châm: “Có nhiêu - xài nhiêu” (!).

Tại một buổi nói chuyện “Lối sống - hạnh phúc và những chi phí” mà tôi tham dự,

hơn 3/4 số bạn trẻ dự thảo luận khẳng định việc chi tiêu thoải mái là nhu cầu không

thể thiếu của mình. Chỉ 1/4 số còn lại khẳng định cố “thắt lưng buộc bụng” để tích lũy

dự phòng cũng như thực hiện những dự án lớn về nhà riêng hoặc chuyện gia đình.

Nhiều bạn nhóm đa số đã giải thích việc đầu tư cho nhà cửa không thể thực hiện một

cách ngẫu nhiên nếu không có những cơ hội lớn. Thay vì tích cóp chi li thì đầu tư cho

việc chi tiêu để tìm những cơ hội lớn hơn trong cuộc sống...

Cũng tiếc, nhưng...

Xu hương tích lũy dần và xu hương tích lũy sâu khi co

cơ hội đang trở thành một vấn đê và rõ ràng tích lũy

dần chưa là lựa chon cua không ít ban tre. Noi khac đi,

những ban tre này “ngac nhiên” vơi cach sống “năng

nhặt, chặt bi” mà chu yếu… “cơ hội đến là bung”. Cao

Th., nhân viên PR cua một doanh nghiêp IT, cho biết:

“Cũng co lúc cố để dành; nhờ vậy tài khoan lên đến 20

triêu đồng, nhưng ai ngờ đến lượt mình làm chu xi tiêc

“xoay tua”; rồi “dập” thêm vài đam cươi, hai lần tiếp

khach “xin” cung vơi chiếc điên thoai model mơi... thì

quyết tâm để dành bỗng… pha san”. Cam giac sau khi

tiêu dung ra sao? “Cũng tiếc một ít, buồn một chút -

Th. thú thật - nhưng không chi thì không thể được...”

(!?).

Lối sống đô thị đang chuyển mình với những diễn biến tích

cực có thể là nguyên nhân chính khiến không ít bạn trẻ tự tin với chính mình trước

những cơ hội có thể có trong tương lai. Tuy nhiên, cần lưu ý: chính nhu cầu thỏa mãn

cuộc sống qua tiêu dùng là một thách thức đòi hỏi nhiều bạn trẻ phải “vượt lên chính

mình”. Dễ dàng nhận ra chính từ đây, nhiều bạn trẻ đã ngấp nghé chọn cho mình một

lối sống tạm bợ hoặc trao đổi. Và đây mới là diễn biến đáng sợ cần phải quan tâm suy

nghĩ cách giải quyết, nếu không muốn những hậu quả sau đó.

Định hướng cho tương lai thế nào khi nhu cầu tiêu dùng lại quá lớn so với tổng thu

nhập? Câu hỏi này được khá nhiều bạn trẻ trả lời: “Khi đến tuổi chững lại sẽ tính”.

Cái lý của tiêu dùng ở đây được quan tâm theo nguyên tắc thích nghi nhưng rõ ràng

nếu thiếu định hướng, khó ai có thể làm chủ được chính mình trong cuộc sống...

Tiêu dùng dựa trên thực lực của mình hay tích cóp là sự lựa chọn của mỗi người. Tuy

nhiên, điều không thể thiếu được trong tiêu dùng là phải biết mình cần gì để đừng tự

“đánh đu” với chính mình trước khi mọi chuyện đã “thôi rồi”... Đến lúc nhu cầu thay

đổi theo hướng cao hơn, sự dồn ép quá đáng hướng theo mục tiêu mới sẽ là nhiệm vụ

“bất khả thi” để chính mình tự gây áp lực hoặc tạo stress cho mình.

Giơi tre hiên nay đang tiêu tiên qua đà

(yume.vn)

Hiên nay giơi tre chúng ta đang tiêu dung qua trơn và lãng phí so vơi cac thế hê

đi trươc. Noi thế không phai không co căn cứ đâu à nghen, moi người hãy so

sanh thế hê cua mình vơi đi trươc là thấy rõ thôi mà.

Nếu bảo so sánh, các bạn sẽ cho mình là người cổ hủ không biết chạy theo thời đại.

Tuy nhiên các bạn hãy tự nhìn lại mình xem coi thử mình có tiêu dùng quá đà, lãng

phí không biết liền. Chỉ cần nhìn vào sinh hoạt hằng ngày là thấy rõ nhất, có điều

chúng ta không chú ý đến thôi. Điều dễ nhận thấy nhất hiện nay là có một số bạn trẻ

vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng đã đua đòi, chơi ngông, tiêu tiền phí phạm.

Mình từng thấy một cậu học sinh học lớp 10 ở một trường phổ thông ở TP.HCM sài

con Vertu có giá đến 5.000 đô và thường xuyên khoe khoang trước mặt bạn bè. Rồi

những chiếc máy nghe nhạc hàng hiệu, những chiếc laptop thời trang đến những bộ áo

quần đắt tiền vẫn nằm trong tầm tay mua sắm của không ít bạn có gia đình khá giả.

Đó không phải lãng phí là gì? Độ tuổi các bạn có cần thiết phải xài nhưng món đồ đắt

Lối sống đô thị được

cấu thành bởi nhiều yếu

tố như: mức sống, lẽ

sống... Chính mức sống

và những biểu hiện của

sự chi tiêu sẽ là yếu tố

cơ bản để có thể phác

thảo phần nổi lối sống

của giới trẻ. Nhìn từ góc

độ tiêu dùng, những đòi

hỏi của bạn trẻ sẽ nói

lên rất nhiều những biểu

hiện cơ bản của lối sống

đô thị.

tiền như vậy không? Đồng ý gia đình của các bạn khá giả thích gì thì ba mẹ đáp ứng

cho cái đó, tiền bạc không thành vấn đề. Tuy nhiên những bậc làm cha mẹ quên rằng

việc làm đó vô tình đẩy con em mình đến chỗ sa đà, bị lôi kéo và dụ dỗ vào những

loại hình giải trí không lành mạnh khác và tạo thói quen thích hưởng thụ từ đó dẫn

đến bỏ bê việc học.

Ngày xưa, lúc ông bà mình xài cái gì cũng hết sức tiết kiệm và không bao giờ lãng

phí. Cái áo, cái quần mặc rách thì vá lại, đôi khi vá đắp lên không biết bao nhiêu

miếng vải mà nói. Cách tiết kiệm đó vẫn được ông bà mình giữ cho đến bây giờ và

luôn dạy con cháu sống phải biết tiết kiệm, đừng tiêu sài lãng phí. Trong cách ăn uống

cũng tiết kiệm từng đồng, từng cắc, cái gì đáng mua thì mới mua. Còn bây giờ nhìn

cái cách mà các bạn trẻ ăn mặc người già phải lắc đầu ngao ngán. Quần áo chưa rách,

chưa cũ vứt bỏ, cho người khác. Mới thấy trên tivi trình diễn bộ thời trang mới ra thì

cách vài ngày sau là thấy xuất hiện. Còn dế thì trên thị trường có mẫu gì thì cũng có

mẫu đó, thay dế như thay áo. Không chỉ những người còn đang học đâu nha, những

người bạn trẻ ra trường đi làm cũng rơi vào trong số đó.

Đồng ý khi đất nước phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng nâng

cao. Tuy nhiên cách xài như thế nào cho hợp lý thì chưa được các bạn trẻ quan tâm

cho lắm. Nhiều bạn trẻ có gia đình kinh tế không khá giả nhưng vẫn cứ a dua, đua đòi

chạy theo thời đại, bạn bè. Điển hình như mình có con em con của ông chú mới 16

tuổi, gia đình nghèo khổ, cha mẹ đều làm nông. Khi thấy mấy đứa bạn trong xóm ai

cũng sắm cho mình một chú dế để nghe nhạc và nhắn tin cho bạn bè, liền về bảo ông

chú mình phải mua cho bằng được, nếu không dọa sẽ bỏ nhà ra đi. Vì là con một được

cưng chiều nên chú mình” căn răng” bán vài bao lúa để “bắt” cho con em mình một

chú dế để cho nó ngang hàng với bạn bè. Sau đó, nhà thiếu ăn đi mượn gạo khắp

xóm. Còn con bé thì mua về chẳng thấy ai gọi tới, xuốt ngày nhắn tin vài hôm sau thì

bỏ nhà theo trai làm chú thím mình khóc mấy ngày trời.

Nếu nói ai cũng thế thì suy ra mình “quơ đũa cả nắm”. Cũng có nhiều bạn trẻ biết

sống tiết kiệm từ những đồng tiền do công sức của bố mẹ mình làm ra nhưng đó chỉ là

một con số ít thôi. Phần đông còn lại là tiêu dùng quá đà. Trong cuộc sống, mình cảm

thấy giới trẻ như thế. Còn các bạn nghĩ sao. Liệu các bạn trẻ có tiêu xài lãng phí, quá

đà như mình nghĩ không, cho mình xin cái ý kiến.

Giới trẻ – cỗ máy tiêu dùng mới

(one2one.vn)

Giới trẻ - Cổ máy tiêu dùng mới

Năng động và thích ứng nhanh với cái mới nên những người trẻ đang là mục tiêu mà

nhiều nhãn hàng muốn chinh phục. Marketer làm mọi cách lôi cuốn giới trẻ không chỉ

bởi họ là khách hàng hiện hữu mà còn vì họ có sức ảnh hởng lớn đến việc mua sắm

của những nhóm khách hàng còn lại. Và chính họ - những người trẻ - đang dẫn dắt

thói quen tiêu dùng trong xã hội Việt Nam.

Chiếm 53% dân số, 45 triệu người tiêu dùng dưới 30 tuổi là phân khúc thị trường đầy

tiềm năng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Cho dù những năm tới, tỉ lệ người

trẻ có giảm xuống, song vẫn dao động ở mức xấp xỉ 50% dân số (Dự kiến năm 2013

sẽ chỉ có 48% dân số dưới tuổi 30). Trong đó, đáng lưu ý là những người tiêu dùng

tuổi teen (15 - 19 tuổi) và người tiêu dùng thanh niên (20 - 30 tuổi) chiếm đến 43%

dân số năm 2008 và trong năm tới sẽ là 30% tương đuơng 27 triệu người.

Độc lập trong mua sắm Nếu trước đây, các doanh nghiệp làm mọi cách để thu hút các bà nội trợ - người giữ

tay hòm chìa khoá chi tiêu trong gia đình, thì nay, mọi sự chú ý lại đang dồn vào giới

trẻ. Không làm ra nhiều tiền, cũng không phải là người ra quyết định mua sắm cho gia

đình nhưng giới trẻ là khách hàng hiện hữu và tiềm năng của rất nhiều ngành hàng,

đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ như điện thoại hay máy tính. Theo TNS

Vietcycle 2009, trong khi 60% người tiêu dùng trưởng thành chịu tác động lớn từ

những thành viên khác trong gia đình khi ra quyết định mua sắm, thì người tiêu dùng

tuổi teen lại tỏ ra khá độc lập trong việc chi tiêu. Cứ một trong hai người được hỏi cho

rằng họ không bị phụ thuộc vào ý kiến của các thành viên khác trong gia đình khi mua

sắm.

Tiêu xài đang kể, du thu nhập ít Đa phần người tiêu dùng dưới 25 tuổi có mức thu nhập không đáng kể vì họ chủ yếu

là giới học sinh - sinh viên hoặc những người mới ra trường nên mức lương chưa cao.

Tuy vậy, mức chi tiêu của họ cũng đáng để marketer phải quan tâm. Theo kết quả

điều tra của TNS năm 2009, nếu một nửa người tiêu dùng tuổi teen có mức chi tiêu

mỗi tháng nằm trong khoảng từ 300.000 đồng đến một triệu đồng, thì 50% thanh niên

lại có mức chi tiêu bình quân nằm trong khoảng từ trên 600.000 đồng cho đến 1,5

triệu/tháng. Đáng lưu ý là mức tiêu xài tối đa của lớp người trẻ là ba triệu/tháng, cho

thấy cơ hội kinh doanh của các nhãn hàng cao cấp dành cho giới trẻ không phải là

nhiều.

Giao dục và giai trí: Những hang mục quan trong Cơ cấu chi tiêu của thế hệ trẻ cũng phản ánh rõ những hoạt động đặc trưng của nhóm

người tiêu dùng này. 1/3 ngân sách tiêu dùng của tuổi teen và 1/5 chi tiêu của thanh

niên là ưu tiên cho hạng mục giáo dục, cao hơn nhiều so với mức bình quân là 12%.

Nếu tính trung bình, 1/3 tổng chi tiêu của mỗi người tiêu dùng là dành cho thực phẩm,

thì đối với người trẻ đây cũng là hạng mục chiếm phần nhiều ngân sách tiêu dùng.

Tiêu xài cho giải trí của thanh niên cao hơn mức bình quân và cao hơn mức chi tiêu

của người trưởng thành cho thấy đầu tư vào ngành giải trí có nhiều cơ hội để chinh

phục giới trẻ.

Xa rời gia tri truyên thống Bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây, giới trẻ ngày càng thích đi ăn hàng. Ăn phở

ngoài tiệm là phương án được teen đánh giá cao thứ hai (sau tập thể dục) khi được hỏi

về hoạt động ưa thích khi đi ra ngoài. Trong khi đó, đối với thanh niên, thú vui

shooping lại là quan trọng nhất, kế đến là đi dạo mát, tập thể dục và uống cà phê với

bạn bè. Đi xem kịch hay tham dự tiệc tùng với gia đình ngày càng được ít bạn trẻ

quan tâm, không có người tiêu dùng nào trong độ tuổi 15-25 lựa chọn các đáp án này.

Sự thay đổi trong lối sống và hành vi tiêu dùng của giới trẻ chính là tấm gương phản

chiếu chân thực xã hội Việt Nam. Nhịp sống ngày một nhanh và hiện đại hơn nhưng

lại xa rời các giá trị truyền thống là những đổi thay rõ rệt mà các marketer cần nắm

bắt để có thể chinh phục thành công lớp người tiêu dùng đầy tiềm năng này.

Bi hài chuyện sinh viên “vung tay” xài tiền sau Tết

Xin nói ngay rằng, đo là kiểu ăn chơi cua một số sinh viên sau những ngày

vê quê ăn tết cung gia đình. Ho đã trở lai thành phố, gặp lai ban bè và

những người quen biết để tiếp tục viêc hoc hành, song không khí tết và ca

“phong độ ăn chơi” dường như vẫn còn nguyên trên khuôn mặt mỗi người

ảnh minh họa

“Tháng giêng là tháng ăn chơi” quan niệm ấy có vẻ như đang được áp dụng một cách triệt để trong một bộ phận giới trẻ học đường. Quả vậy, dạo một vòng các nhà hàng, quán bar chúng tôi bắt gặp không ít các nhóm khách nhậu là sinh viên, họ luôn làm náo động cả một góc nhà. Những tiếng “dzô”, tiếng chạm cốc cùng với những lời bàn ra nói vào hàn huyên như thế mỗi người vừa trải qua quãng thời gian dài không gặp mặt. Những cảnh ăn uống tưng bừng, cảnh nói cười nghiêng ngả, rồi liên tiếp các đồ ăn món nhậu được bày ra, la liệt và xa xỉ. Vào đúng dịp đầu năm nên có lẽ họ khá rủng rỉnh tiền nong, tiêu xài không phải nghĩ ngợi.

Chúng tôi có mặt trong một quán bia bên đường Hồ Tùng Mậu – Hà Nội, ngồi bên cạnh một nhóm sinh viên khoảng gần chục người. Không khí ở đầy dường như vui nhộn hẳn lên nhờ sự khuấy động của nhóm sinh viên kia. Điều đập vào mặt những thực khách có mặt là một sự xa xỉ quá mức khi chỉ có chưa đầy mười người mà họ đã xài đến vài két bia chai, vỏ bia ngổn ngang, các món nhậu thì thừa thãi. Vẫn biết tiền của họ, chi tiêu thế nào cũng thuộc về họ, nhưng với hoàn cảnh một sinh viên, dù là con nhà khá giả hay loại nào thì có nên vung tay quá mức khi bản thân chưa thực sự kiếm ra đồng tiền.

Không chỉ ở những nơi ăn uống linh đình, tại các quán bar, nhà hàng Karaoke cũng có lượng sinh viên khá đông. Mỗi nơi họ đến thì không khí khác hẳn, không chỉ bởi tính cách và khí thế của tuổi trẻ mà còn hiển hiện ở phong cách tiêu tiền. Ai cũng biết họ đang rủng rỉnh thật, mỗi người khi rời quê ít ra cũng đã “giắt lưng” một đôi triệu bạc, người nhiều có thể hơn. Tiền trong tay, việc học chưa phải vào thời điểm căng thẳng của mùa thi cử, không khí vui xuân vẫn còn ngập tràn nơi nơi. Vậy là họ thỏa sức vung tay, không cần biết những đồng tiền ấy từ đâu mà có.

Chưa kể những tính cách “bốc giời” của một số nam sinh viên, sau khi nhậu “quá đã” ở một nhà hàng, cả nhóm kéo nhau đi tìm “hàng” để vui vẻ. Một nhóm khác thì đi hát Karaoke mỏi tay với chi phí cho những cuộc vui vẻ như thế sơ sơ cũng đến vài ba triệu đồng mỗi tối.

Sẽ là quan liêu khi thời buổi này ai đó vẫn nghĩ rằng: sinh viên nghèo lắm! Thực tình họ có nghèo, nhưng khi cần họ vẫn có thể chi tiêu tiền triệu mà không hề lăn tăn tí nào. Nguyễn Tuấn Anh (ĐH Giao thông) quê Hải Dương, là con một chủ doanh nghiệp khá tên tuổi luôn nổi trội trong đám chơi bời liên các trường. Vì đã có “tiền sự” nên bố mẹ cậu ta cấm cửa, nhưng Tuấn Anh vẫn tìm mọi cách để moi tiền của “ông bà già”. Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán, cậu ta cùng nhóm bạn đã nghĩ ra đủ trò để xài tiền như nhậu thâu đêm suốt sáng, tìm gái mua vui, hát hò và tìm cả cảm giác mạnh trên những chiếc xe phân khối lớn.

Cũng đang là sinh viên nhưng Hoàng lại có cách xài tiên theo kiểu của riêng mình. Vốn có cái vẻ bề ngoài chau chuốt, Hoàng luôn biết tận dụng những lợi thế của mình để “cưa” gái. Chỉ trong dịp sau tết có mầy ngày mà Hoàng đã vung tay mừng tuổi các em đến bốn năm triệu đồng, chưa kể tiền ăn uống, hát hò. Hiện Hoàng đang “sở hữu” đến hai em cùng lúc nhưng các cô nàng dường như không hề quan tâm đến chuyện tình cảm có đích thực hay không mà chỉ cần anh chàng có thể đáp ứng được mình theo yêu cầu là “ô kê” ngay, đi đâu cũng được.

Việc ăn chơi vung tay quá trán với con nhà khá giả đã không mấy dễ nghe, đằng này cả những cô cậu ở hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn về kinh tế cũng đua đòi không kém. Với những người này, việc đảm bảo cho họ theo học đại học đã là một gánh nặng, vậy mà các cô cậu ấy dường như không hề biết suy nghĩ, vẫn chơi bời theo kiểu “trên tiền”, tiêu xài một cách phung phí quá mức, mà tất cả các khoảng ấy chỉ có một nguồn do bố mẹ nai lưng làm lụng mới có được. Đầu năm, cũng tụ tập bạn bè, cũng ăn nhậu, chơi bời. Chỉ riêng các khoản mà họ “vung tay” mấy ngày đầu xuân trở lại thành phố đã ngốn mất vài tháng số tiền họ được gia đình cung cấp ăn học. Chưa kể những chuyến du xuân cùng bạn bè, những khoản tình phí và một số người còn thêm chuyện lô đề, cờ bạc.

Tiêu xài cá nhân vốn chuyện khá tế nhị, đôi khi mỗi người phải rơi vào tình huống không thể không rút hầu bao. Tuy nhiên việc tiêu tiền khi những đồng tiền ấy bản thân chưa tự kiếm được thì cần có sự tính toán hết sức hợp lý. Ngay cả với những người có điều kiện khá giả thì việc tiêu xài cũng không nên quá vung tay, bởi chỉ khi chính mình là ra đồng tiền mới thấy hết được giá trị đích thực của nó. Tiêu tiền, rõ ràng cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực nhất định, nó ảnh hưởng đến cả lối sống và nhân cách.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=104467#ixzz1431VcWCA http://www.xaluan.com/raovat