20
Bệnh hại cây công nghiệp 1.Bệnh hại đậu tương 2.Bệnh hại mía Người thực hiện Lê Thị Thanh Thủy Đinh Thị Thu Hằng

BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Bệnh hại cây công nghiệp1. Bệnh hại đậu tương2. Bệnh hại mía

Người thực hiệnLê Thị Thanh ThủyĐinh Thị Thu Hằng

Page 2: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

1. Bệnh hại đậu tương

Bao gồm:

a. Bệnh gỉ sắt

b. Bệnh sương mai

- Ngoài ra còn nhiều loại bệnh khác như bệnh đốm lá vi khuẩn, bênh héo rũ, phấn trắng,... Tuy nhiên 2 bệnh này là 2 bệnh rất phổ biến , gây tác hại lớn nhất trên đậu tương.

Page 3: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

a. Bệnh gỉ sắt• Triệu chứng:- Bệnh gây hại chủ yếu

ở lá, thân, cành và quả.

- Vết bệnh trên lá là những đốm nhỏ nàu vàng nhợt, trong mờ có đường kính 0,2-1mm, về sau có màu đỏ nâu như gỉ sắt.

Page 4: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

• Bệnh có thể tấn công từ khi cây có hai lá kép cho đến lúc trái chín. Bệnh phát triển chậm vào giai đoạn từ cây con đến trước khi ra hoa, nhưng sau đó bệnh sẽ phát triển nhanh và nặng hơn gây hậu quả là lá rụng nhiều, cháy và quả lép.

=> Lá còn non có sức chống chịu bệnh cao hơn các lá già. Điều này có thể do ở lá non có chứa nhiều đạm tổng hợp và đạm protein hơn ở lá già.

Page 5: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Nguyên nhân gây bệnh• Do nấm gỉ sắt phakopsora pachyrhizi gây ra , bệnh truyền

lan bằng bào tử hạ nhờ gió mưa. Bào tử hạ hình tròn, không nhẵn, có gai màu vàng nâu nhạt.

• Bào tử nảy mầm và xâm nhiễm thuận lợi trong nhiệt độ 20 - 25oC, trong giọt nước mưa hay sương đêm.

• Nấm bảo tồn trên tàn dư cây bệnh, trên đất và bám dính trên hạt giống nên cần có những biện pháp canh tác hợp lý.

Page 6: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Thời gian gây bệnh

• Miền Bắc: vụ xuân tháng 3,4 trở đi, khi cây có từ 5 lá kép dến ra hoa, quả trong tháng 5 làm lá úa vàng và rụng hàng loạt.

• Miền Nam: bệnh chủ yếu phát sinh ở tháng 6 đến tháng 10.

=> Sự chênh lệch này là do điều kiện về nhiệt độ. Nếu lạnh quá bào tử sẽ không nảy mầm mà sẽ thành bào tử đông, và nảy mầm khi đ/k thích hợp

Page 7: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Biện pháp phòng trừ

• Giống: Nên trồng giống kháng hoặc ít nhiễm bệnh. Giống Tainung 63 kháng được bệnh này, giống/dòng sau đây tỏ ra ít bị nhiễm bệnh: Orba, Dun, DL, C 5 - 20, 1338 mới, MTĐ 22, MTĐ 22 - 1, MTĐ 22 - 3, MTĐ 22 - 4 và MTĐ 120 - 2.

•  Kỹ thuật canh tác: Áp dụng chế độ nước tưới đầy đủ không để ruộng bị khô hạn hoặc bị úng nước. Bảo đảm nguồn nước tưới không chứa mầm bệnh.

Page 8: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

• Phân bón: Bón phân đầy đủ và cân đối, không bón quá nhiều phân đạm, tăng cường phân lân và kali cho những ruộng thường xuyên bị nhiễm nặng.

• Vệ sinh đồng ruộng:- Đất: sửa soạn kỹ, nên phơi đất để diệt bớt nguồn

bệnh hoặc khử đất bằng thuốc trừ nấm.- Sau vụ mùa và trước khi canh tác, nên gom các xác bã

cây và cỏ dại để thiêu đốt hoặc chôn sâu, nhất là ở những ruộng đã nhiễm bệnh nặng.

Page 9: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

• Xử lý giống bằng thuốc Bayphidan hoặc Rorval 20g/100kg hạt.

• Phun thuốc Bayleton trên đồng ruộng 1kg/ha để trừ gỉ sắt.

Page 10: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

b. Bệnh sương mai

• Triệu chứng:

 - Đầu tiên, mặt trên lá có những đốm nhỏ màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt dưới lá có những cụm nấm giống như phấn màu trắng xám. Dần sâu sẽ mở rộng ra thành hình đa giác, không cố định trên phiến lá, tập trung ở dọc gân lá.

- ở mặt dưới của lá hay hạt giống thấy có những đám bông xôm xốp mầu trắng xám, hiện tượng này đã làm cho lá bị vàng rồi rụng dần.

Page 11: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía
Page 12: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Nguyên nhân gây bệnh• Do nấm sinh sản bằng bào tử gây ra. Bào tử có

dạng hình cây, đâm nhánh kép chẽ đôi, đỉnh nhánh cong nhọn.

• Hạt giống và tàn dư lá bệnh là bệnh lưu truyền cho vụ sau.

• Bệnh thường phát triển khi cây đã lớn, có 4 - 5 lá kép. Về sau nhiệt độ thích hợp tương đối thấp, khoảng 20oC. Ở các tỉnh phía Bắc, bệnh nặng trong vụ Đông Xuân vào các tháng 3, 4 và 5.

Page 13: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Biện pháp phòng trừ

• Vệ sinh tàn dư sau thu hoạch• Luân canh với lúa hoặc cây rau mầu khác• xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm. Phun thuốc

sớm vào giai đoạn cây 4-5 lá kép bằng oxiclorua 1%, Rhidomil 0,2%

Page 14: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

2. Bệnh hại míabệnh thối đỏ ruột mía

Page 15: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

a.Triệu chứng bệnh

• Các bộ phận lóng, mầm mía, lá bẹ, phiến lá, rễ đều có thể bị hại, nhưng chủ yếu hại thân, lóng và lá, nhất là khi lá mía đã vươn cao. 

• Thân mía bị bệnh lúc đầu nhìn bên ngoài rất khó phát hiện vì triệu chứng ở trong ruột mía phát triển một thời gian dài không lộ ra ngoài vỏ. Cho nên phải lấy dao chẻ thân mía ra mới thấy bên trong ruột vết bệnh màu đỏ huyết.

Page 16: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

•  Lúc đầu vết bệnh trong ruột thân chỉ là một điểm nhỏ màu nhạt, sau lan rộng kéo dài trong lóng mía tạo thành những mảng lớn màu đỏ huyết.

Page 17: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

• Vết bệnh có thể thối, lên men rữa ra, ruột mía có chỗ hơi rỗng và có mùi rượu, vị chua nhạt và đến khi đó vỏ thân bên ngoài mới mất sắc bóng, tóp nhỏ, có kiểu vết hằn màu tía đỏ, bên trên sinh ra nhiều hạt đen nhỏ.

Page 18: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Cây bị bệnh lá ngọn thường vàng héo, nếu bị nặng toàn cây khô, chết. Trên lá vết bệnh xuất hiện ở gân chính trong lòng máng sống lá, vết bệnh rất rõ rệt, lúc đầu là điểm nhỏ màu hồng sau loang rộng dọc theo gân chính thành hình bầu dục dài, có khi chỉ là một vệt dài 5 - 6cm có màu đỏ huyết, ở giữa vết bệnh màu đỏ nhạt hơn

Page 19: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Nguyên nhân gây bệnh

• Do nấm colletotrichum falcatum tạo ta ổ đĩa bào tử. Bào tử hình cong cong, đơn bào. Bào tử phát tán do côn trùng, gió mưa truyền lan đi xa theo nước mưa xuống bẹ lá, các mắt đốt và thông qua các vết thương cơ giới, các lỗ đục mà nảy mầm.

• Nấm sinh trưởng tốt nhất ở nhiết độ khoảng 27 -32 oC.

• Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, ẩm, mưa nhiều và khi cây bị tổn thương cơ giới, đất trũng,quá ẩm, quá chua làm mía yếu.

Page 20: BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía

Biện pháp phòng trừ• Tuyển chọn các giống mía chống chịu bệnh• Làm tốt vệ sinh ruộng mía, thu đốt các thân, gốc, lá

mía ở ruộng bệnh• Loại bỏ hoặc xử lý hom giống bằng ngâm đồng

sunfat 1%trong 2h, dung dịch Benlat C (0,2%), nước nóng 52 oC trong 20 phút,......

• Chăm sóc cây tốt, bóc tỉa lá cho thông thoáng.•  sử dụng ngay một số loại thuốc hiệu quả là Mexyl

MZ 72WP, Ridomil 72WP,..Khi phát hiện bệnh. Trước khi phun thuốc hóa học bà con cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng có in trên nhãn.

• Thu hoạch sớm.