42
1 MỤC LỤC Lời cảm ơn ........................................................ 3 Lời giới thiệu ..................................................... 7 Phần I - Chăm sóc thai nhi và sinh nở........... 9 1. Những điều quan trọng cần lưu ý nếu có thai hoặc dự định có thai ......................... 9 2. Hỗ trợ từ gia đình ......................................... 9 3. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai .... 12 4. Ba tháng đầu mang thai............................. 14 5. Ba tháng giữa mang thai ............................ 18 6. Ba tháng cuối cùng mang thai ................... 19 7. Sự sinh nở ................................................. 21 8. Nuôi con bằng sữa mẹ............................... 23 9. Lịch tiêm chủng ......................................... 31

Cẩm nang sức khỏe bà mẹ trẻ em

Embed Size (px)

Citation preview

1

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ........................................................3

Lời giới thiệu .....................................................7

Phần I - Chăm sóc thai nhi và sinh nở ...........9

1. Những điều quan trọng cần lưu ý nếu có thai hoặc dự định có thai .........................9

2. Hỗ trợ từ gia đình .........................................9

3. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai ....12

4. Ba tháng đầu mang thai.............................14

5. Ba tháng giữa mang thai ............................18

6. Ba tháng cuối cùng mang thai ...................19

7. Sự sinh nở .................................................21

8. Nuôi con bằng sữa mẹ ...............................23

9. Lịch tiêm chủng .........................................31

2

Phần II - Chăm sóc trẻ sau sinh đến 24 tháng tuổi ...........................33

1. Chăm sóc trẻ từ 01 đến 04 tháng tuổi ......33

2. Chăm sóc trẻ từ 04 đến 08 tháng tuổi ......35

3. Chăm sóc trẻ từ 08 đến 12 tháng tuổi ......36

4. Chăm sóc trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi ......38

3

LỜI CẢM ƠN

Cuốn sách “Cẩm nang sức khỏe bà mẹ trẻ em” được biên soạn nhằm mục đích phổ biến rộng rãi những kiến thức cơ bản về sức khỏe bà mẹ trẻ em tới cộng đồng tại hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Thay mặt Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), là đơn vị điều phối việc biên soạn cuốn sách, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới:

• Ban quản lý Dự án VM035 huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã hợp tác chặt chẽ để cuốn sách có được sự hỗ trợ kỹ thuật và thu thập thông tin ở mức cao nhất;

• Người dân địa phương tham gia vào các cuộc thâm vấn cộng đồng tại hai bản Chiềng Chung và bản Chiềng Khoang đã cung cấp thông tin để hoàn thiện cuốn cẩm nang này;

4

Bà Stephanie Higgs tác giả xây dựng cuốn cẩm nang này với sự góp ý, chỉnh sửa và dịch cuốn cẩm nang này từ tiếng Anh sang tiếng Việt của ông Nguyễn Văn Nhuận - Cán bộ Chương trình SRD;

Ông Lò Văn Nhân - Trưởng phòng Y tế huyện Tuần Giáo, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo, và ông Lò Văn Hồng - Trưởng trạm Y tế thị trấn Tuần Giáo đã dành thời gian cung cấp những thông tin và ý kiến phản hồi vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cuốn cẩm nang này;

Bà Christian McCuaig vì đã dành thời gian quý giá trong việc thiết kế các hình ảnh trong cuốn cẩm nang này;

Bà Phạm Thị Bích Ngọc - Trưởng phòng Biến đổi Khí hậu SRD và bà Nguyễn Thị Phương Nga - Cán bộ Chương trình SRD đã góp ý, phản biện để giúp các nội dung trong cuốn sách cô đọng, thân thiện hơn với người đọc.

5

Cuối cùng, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới tổ chức Caritas Australia, cơ quan tài trợ của dự án.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng cuốn cẩm nang này, chúng tôi vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các chuyên gia y tế sức khỏe bà mẹ trẻ em quốc gia và địa phương để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cuốn cẩm nang này.

Kính thư,

Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững

Vũ Thị Bích Hợp

7

LỜI GIỚI THIỆU

Cuốn cẩm nang sức khỏe bà mẹ và trẻ em là một phần trong số những hoạt động của Dự án VM035 “Hỗ trợ cộng đồng dân tộc Thái thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô” tại hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên được thực hiện từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2013. Dự án đã được tài trợ bởi tổ chức Caritas Úc và được phối kết hợp thực hiện với UBND huyện Tuần Giáo.

Cuốn cẩm nang này gồm có 2 phần chính: Phần 1 - Chăm sóc thai nhi và sinh nở; Phần 2 - Chăm sóc trẻ sau sinh đến 24 tháng tuổi.

Nội dung được xây dựng với sự tham vấn của những người dân địa phương từ hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, cán bộ Phòng Y tế và Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo. Mục đích

8

của cuốn cẩm nang này là giới thiệu cho người dân địa phương hưởng lợi từ dự án các thông tin về sức khỏe bà mẹ trẻ em, sự mang thai, và nhu cầu dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ trẻ em tại cộng đồng và khuyến khích việc sinh đẻ an toàn.

Nếu người mẹ có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe bà mẹ trẻ em hoặc nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, xin vui lòng liên lạc với bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

Stephanie Higgs Nguyễn Văn Nhuận

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

9

Phần 1CHĂM SÓC THAI NHI VÀ SINH NỞ

1. Những điều quan trọng cần lưu ý nếu có thai hoặc dự định có thai

Quyết định có con là một sự lựa chọn quan trọng và nghiêm túc đòi hỏi sự xem xét và trao đổi ý kiến của tất cả thành viên trong gia đình. Khi suy nghĩ về việc mang thai, việc hỏi ý kiến bác sỹ là rất quan trọng nhằm đảm bảo người mẹ mang thai khỏe mạnh và cho ra đời một đứa trẻ khỏe mạnh. Điều này cũng rất quan trọng để thảo luận và tìm hiểu thêm về các lựa chọn kế hoạch hóa gia đình nếu người mẹ chưa sẵn sàng để sinh em bé.

Để có một đứa con khỏe mạnh hãy: ○ Nếu người mẹ muốn sinh con thứ hai thì

hãy sinh con với khoảng cách ít nhất 02 năm trở

10

lên để giữ gìn sức khỏe của mẹ, gia tăng sự dự trữ chất dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển đầy đủ của thai nhi.

○ Nếu người mẹ có kế hoạch mang thai thì hãy bắt đầu ăn một chế độ ăn đa dạng tương tự như chế độ ăn ba tháng đầu mang thai được trình bày tại mục 4 phần 1, điều này sẽ chuẩn bị cho người mẹ một sức khỏe tốt cho việc mang thai.

○ Sử dụng muối i-ốt trong chế biến thức ăn hàng ngày hay bất kỳ khi nào có nhu cầu sử dụng muối.

○ Uống bổ sung sắt và axit folic hàng tuần thông qua sử dụng thức ăn (được mô tả cụ thể tại mục 3 phần 1) hoặc sử dụng viên sắt và axit folic dùng đường uống theo sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

○ Bổ sung vitamin A với liều lượng 400ID một ngày (giảm nguy cơ 40% dẫn đến bà mẹ tử vong).

○ Tiêm vắc xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần được tiêm càng sớm càng tốt theo

11

sự chỉ định của bác sỹ. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 01 tháng và muộn nhất là cách trước khi đẻ một tháng. Vắc xin sẽ giúp cả mẹ và con tránh được căn bệnh uốn ván nguy hiểm trong và sau khi sinh. Vắc xin không có tác hại gì đối với thai nhi cũng như với bản thân người mẹ.

○ Nên tập thể dục đều đặn hơn để có một cơ thể khỏe mạnh dẻo dai trước khi mang thai.

○ Hãy từ bỏ những thói quen không có lợi cho sức khỏe và thai nhi như uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá.

Một số cuộc kiểm tra định kỳ nên thực hiện trước và trong thời gian mang thai:

○ Huyết áp.

○ Nước tiểu.

○ Phù chân hay không.

○ Cân nặng - mức độ tăng cân.

THỰC PHẨM GIÀU CHẤT SẮT RẤT QUAN TRỌNG CHO SỨC KHỎE

VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ, GIÚP PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU CHO TRẺ

12

○ Xét nghiệm máu (nhóm máu, đường máu, nhân tố Rh).

○ Chức năng gan thận. ○ HIV. ○ Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

(viêm gan B và giang mai). ○ Các cấp độ dinh dưỡng. ○ Sắt (hemoglobin). ○ Sự phát triển của thai nhi (đo vòng bụng,

nhịp tim thai, các chỉ số theo dõi của thai nhi về độ dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, độ dày da gáy, trọng lượng ước tính).

2. Hỗ trợ từ gia đình

Nếu một người nào đó trong gia đình của họ mang thai hoặc vừa sinh em bé, họ sẽ cần sự hỗ trợ của gia đình và có nhiều việc khác nhau gia đình của họ có thể làm để hỗ trợ cho họ, như là:

• Đảm bảo người mẹ có một chế độ chăm sóc về thể chất và tinh thần tốt trước và trong thời gian mang thai.

13

• Được đi khám bác sĩ thường xuyên (ít nhất 3 tháng 01 lần).

• Hãy duy trì sự thân mật nếu người mẹ đang mang thai quan tâm.

• Đảm bảo chế độ ăn thức ăn đủ dinh dưỡng, giàu các nguyên tố vi lượng như canxi, kẽm, magie (ví dụ: tôm, cua, cá).

• Đảm bảo được nghỉ ngơi đủ, hạn chế lao động nặng nhọc, ngủ đủ giấc.

• Hãy chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng đứa trẻ bằng cách rà soát tài chính gia đình và tiền tiết kiệm để xác định hoặc lên kế hoạch về tài chính để có đủ khả năng tài chính đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng, giáo dục, chăm sóc cho một đứa trẻ.

• Tránh hút thuốc vì khói thuốc sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người mẹ và thai nhi.

NGOÀI NHỮNG BỮA ĂN THƯỜNG NGÀY, PHỤ NỮ MANG THAI NÊN ĂN

THÊM ÍT NHẤT 1 BỮA MỖI NGÀY, UỐNG BỔ SUNG VIÊN SẮT VÀ AXIT FOLIC.

14

• Hỗ trợ vợ khi đang nuôi con bằng sữa mẹ như giúp làm việc nhà, chăm sóc con cái trong gia đình để vợ có thể nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe và có thêm thời gian chăm sóc cho bé.

• Hãy xoa bóp thường xuyên để giảm căng thẳng và đau mỏi cơ cho vợ.

3. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

Dinh dưỡng tốt khi có thai rất quan trọng. Vì vậy, khi mang thai, người mẹ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chứa những chất bổ dưỡng thiết yếu. Các loại thức ăn quan trọng bao gồm trái cây tươi, rau tươi, các loại đậu, gạo, thịt, trứng, cá, sữa và các sản phẩm của sữa ít chất béo. Bằng cách ăn một chế độ ăn đa dạng, người mẹ sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của con.

Khi mang thai, người mẹ nên ăn những loại thức ăn còn tươi bất cứ khi nào có thể; nếu cần thiết, người mẹ có thể bổ sung thực phẩm đông lạnh hoặc thực phẩm đóng hộp.

15

Vitamin và chất khoáng dồi dào có trong các loại rau và trái cây rất cần thiết cho bữa ăn hàng ngày của người mẹ. Họ cần có tất cả các loại vitamin trong bữa ăn hàng ngày của mình. Các loại rau có màu sắc khác nhau cung cấp các loại vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau, vì vậy, người mẹ cần phải ăn nhiều loại hoa quả và rau xanh khác nhau. Trái cây, rau xanh, rau củ có màu vàng và đỏ như rau muống, rau dền, xà lách xoong, cà rốt, cà chua, chuối, bí đỏ... cung cấp các loại vitamin A, E, B6, chất sắt, kẽm và ma-giê.

Người mẹ cần phải duy trì đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong khi mang thai, bằng cách hãy tăng thêm nguồn dinh dưỡng như cá, thịt và tăng lượng calo tổng thể (ăn nhiều thức ăn hơn). Ngoài ra, nên tránh uống rượu, hút thuốc lá, và ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ trong bào thai.

CON BÚ NHIỀU HƠN SẼ GIÚP SỮA MẸ TIẾT RA NHIỀU HƠN.

16

Theo tài liệu của Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, bình quân một phụ nữ mang thai cần 600 microgam axit folic, 30mg sắt, 1000mg calcium mỗi ngày. Trong giai đoạn mang thai, canxi và sắt được tiêu thụ ở mức cao hơn so với bình thường nhằm đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

Canxi cực kỳ quan trọng trước và trong thời kỳ mang thai, do cấu trúc xương của trẻ bắt đầu hình thành trong 04 tuần đầu mang thai. Canxi có thể tìm thấy trong các sản phẩm, như: trứng, sữa, pho mát, rau xanh, đậu nành tôm, cá có xương, đặc biệt là cá biển. Nếu người mẹ không thường xuyên được ăn các sản phẩm làm từ sữa thì người mẹ nên uống bổ sung canxi và vitamin D theo một liều nhất định bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng, viên dầu cá hoặc uống bổ sung canxi với hàm lượng 400 đơn vị/ngày và nên uống vào buổi tối.

17

Sắt là chất rất quan trọng trước và trong khi mang thai vì nó là cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin. Chất hemoglobin này là một phần của các tế bào máu mang ôxy và đảm bảo rằng mẹ và con vẫn khỏe mạnh. Để tăng mức độ sắt, người mẹ có thể ăn nhiều thịt đỏ hơn (thịt lợn và thịt bò) hoặc uống bổ sung viên sắt với liều lượng trung bình là 30 - 60mg/ngày, kéo dài đến sau đẻ

Theo tài liệu của Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, bình quân một phụ nữ mang thai cần 600 microgam axit folic, 30mg sắt, 1000mg calcium mỗi ngày. Trong giai đoạn mang thai, canxi và sắt được tiêu thụ ở mức cao hơn so với bình thường nhằm đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

Canxi cực kỳ quan trọng trước và trong thời kỳ mang thai, do cấu trúc xương của trẻ bắt đầu hình thành trong 04 tuần đầu mang thai. Canxi có thể tìm thấy trong các sản phẩm, như: trứng, sữa, pho mát, rau xanh, đậu nành tôm, cá có xương, đặc biệt là cá biển. Nếu người mẹ không thường xuyên được ăn các sản phẩm làm từ sữa thì người mẹ nên uống bổ sung canxi và vitamin D theo một liều nhất định bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng, viên dầu cá hoặc uống bổ sung canxi với hàm lượng 400 đơn vị/ngày và nên uống vào buổi tối.

CHO TRẺ BÚ MẸ TRONG VÒNG 1 GIỜ ĐẦU SAU SINH ĐỂ TRẺ ĐƯỢC BÚ SỮA NON

18

1 tháng và nên uống vào buổi sáng. Sắt còn tìm thấy nhiều trong gan động vật và rau xanh đậm.

Ngoài ra, axit folic là một trong những yếu tố không thể thiếu để giúp cấu trúc nên các ống mô thần kinh, vậy nên ngay từ những tuần đầu tiên, đặc biệt trong 03 tháng đầu khi hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, người mẹ nên bổ sung axit folic phối hợp cùng bổ sung viên sắt theo sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sỹ.

4. Ba tháng đầu mang thai

Trong thời gian này, điều quan trọng là người mẹ cần làm theo các hướng dẫn về dinh dưỡng đã trình bày ở trên và đi khám bác sỹ.

Ba tháng đầu mang thai là giai đoạn trứng đã được thụ tinh làm tổ và lớn dần, các cơ quan, bộ phận của thai nhi được hình thành trong thời kỳ này. Do ảnh hưởng của nội tiết tố thai nhi, cơ thể người mẹ cũng thay đổi vậy nên thường gặp các biểu hiện như: có thể buồn nôn, tăng cân nhẹ, và thay đổi tâm trạng.

19

Người mẹ nên đi khám (ít nhất 1 lần trong giai đoạn này) để kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết tại Trạm Y tế thị trấn Tuần Giáo hoặc Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo nhằm đảm bảo người mẹ và con có được sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn mang thai.

5. Ba tháng giữa mang thai

Thời kỳ này thai nhi đã có đủ tất cả các bộ phận và bắt đầu có những chuyển động. Cơ thể người mẹ cũng đã quen dần với sự thay đổi của việc mang thai nên ốm nghén giảm đi và cân nặng của người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi.

Chế độ ăn uống cần đầy đủ vì không những cho bản thân người mẹ mà còn vì sự phát triển của thai nhi. Ăn một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh trong thời gian này là

TRONG 2 NGÀY ĐẦU SINH, TRẺ CẦN MỘT LƯỢNG SỮA TỪ 5 - 7ml MỖI LẦN BÚ, CHO TRẺ BÚ BẤT CỨ KHI NÀO.

20

rất quan trọng vì nó sẽ quyết định sức khỏe của đứa trẻ trong tương lai. Vì vậy, hãy uống nhiều nước và ăn đủ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn cần thiết (Cung cấp năng lượng như gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mì; Phát triển cơ thể như thịt, cá, sữa, trứng; Bảo vệ cơ thể như hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng). Hãy ăn thức ăn từ tất cả các nhóm thực phẩm, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và cố gắng hạn chế lượng đường càng nhiều càng tốt, không nên kiêng ăn những thức ăn mà vẫn thường ăn trước khi có thai.

Nghỉ ngơi đủ (mỗi đêm nên ngủ đủ ít nhất là 08 tiếng, và nghỉ trưa).

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và chăm sóc vú nhẹ nhàng hàng ngày, như lau rửa đầu vú, kéo núm vú nhẹ nhàng dần dần ra phía ngoài để giúp trẻ sau này bú mẹ được dễ dàng hơn.

Nếu người mẹ có một trong các dấu hiệu sau đây, họ cần phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay lập tức vì có thể họ hoặc thai nhi đang gặp nguy hiểm và cần được hỗ trợ:

21

• Đau bụng nhiều. • Ra máu hoặc ra nước ối. • Không thấy cử động của thai nhi sau tháng

thứ tư. • Đau đầu nhiều, nhìn mờ, cảm giác ruồi bay

trước mặt, hoa mắt chóng mặt. • Phù ở tay và đặc biệt ở mặt. • Nôn nhiều hoặc nôn liên tục. • Tăng cân quá nhiều hoặc sụt cân sau

tháng thứ tư. Hãy chắc chắn đi khám bác sĩ ít nhất một lần

trong giai đoạn này và tiêm phòng vắc xin uốn ván mũi 1 nếu chưa tiêm.

6. Ba tháng cuối cùng mang thai

Đây là giai đoạn thai nhi tiếp tục phát triển và thường chủ động thay đổi tư thế. Kích thước thai lớn dần gây chèn ép cho cơ thể người mẹ.

HÃY ĐẢM BẢO CHO TRẺ ĐƯỢC UỐNG SỮA MẸ NGAY CẢ KHI MẸ KHÔNG THỂ CHO BÚ TRỰC TIẾP.

22

Một số biểu hiện có thể gặp trong giai đoạn này như căng tức vùng bụng dưới, thai cử động, chuột rút, táo bón, giãn tĩnh mạch nổi gân xanh ở chân, tay hoặc cổ, rạn da bụng, cảm giác tức thở, phù nhẹ ở mắt cá và bàn chân, đi tiểu nhiều lần, tăng khoảng 06 kg trong 03 tháng cuối. Vì vậy, người mẹ cần phải duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, ăn tất cả các nhóm thực phẩm, ăn nhiều rau, hoa quả, uống nhiều nước và đảm bảo rằng bạn ăn đủ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Nên tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn như đi bộ nửa giờ mỗi ngày. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đi giầy dép thấp...

Trong giai đoạn này việc chuẩn bị sinh con là rất quan trọng: Người mẹ cần đăng ký trước sẽ sinh em bé ở đâu, chuẩn bị tâm lý và cách liên hệ với bác sỹ khi có các cơn co dạ con, hoặc khi có bất kỳ biểu hiện nào đặc biệt. Người mẹ cũng cần yêu cầu gia đình hỗ trợ trong giai đoạn này.

23

Hãy đảm bảo người mẹ được đi khám bác sỹ ít nhất một lần và đảm bảo mũi tiêm phòng vắc xin uốn ván trước khi sinh ít nhất 01 tháng để giúp cơ thể mẹ và bé có kháng thể kháng uốn ván trong và sau khi sinh.

Trong ba tháng này, việc tiếp tục chuẩn bị tài chính, tiết kiệm tiền càng nhiều càng tốt là điều rất quan trọng. Ngoài ra, việc chuẩn bị về mặt tình cảm cũng rất quan trọng, các cuộc thảo luận với các thành viên trong gia đình về cách chăm sóc con cái, đặt tên cho bé, và các thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ chăm sóc trẻ như thế nào.

7. Sự sinh nở

Điều vô cùng quan trọng là người mẹ cần phải được đi khám bác sỹ chuyên khoa sản bởi họ có thể giúp người mẹ trong quá trình chuẩn bị sinh nở và tập huấn cho người mẹ để đối phó với bất kỳ biến chứng nào.

CHO TRẺ BÚ HẾT MỘT BÊN TRƯỚC KHI CHUYỂN SANG BÊN KIA ĐỂ ĐẢM BẢO TRẺ ĐƯỢC BÚ CẢ SỮA ĐẦU VÀ SỮA CUỐI.

24

Khi người mẹ bắt đầu có các cơn co dạ con trong quá trình đẻ họ có thể cảm thấy đau lưng và có cảm giác co thắt từ vùng bụng đến vùng lưng ở phía dưới, cảm giác này có thể từ từ trở nên thường xuyên hơn, kéo dài hơn, và có thể trở nên đau đớn hơn. Một dấu hiệu khác là khi nước ối bị vỡ, điều này có thể cảm thấy giống như một cảm giác mất nước tiểu, vào thời điểm này việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế là rất quan trọng.

Các dấu hiệu chuyển dạ:

• Đau bụng từng cơn ngắn, cách quãng, đau tăng dần.

• Có thể đau mỏi vùng thắt lưng.

• Ra chất nhầy hồng ở cửa mình.

• Ra nước ối.

Các cơn co dạ con trong quá trình đẻ có thể kéo rất dài, vì vậy điều quan trọng là người mẹ cần phải được nghỉ ngơi và cố gắng thả lỏng cơ thể càng thoải mái càng tốt.

25

Trong khoảng sáu tuần sau khi sinh là khoảng thời gian chăm sóc sau sinh, người mẹ có thể bị đau, đau nhức hoặc chảy máu ở vùng âm đạo. Trong thời gian này, hãy giữ cho vùng sinh dục, hậu môn sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ một ngày 3-4 lần, dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm dịch. Có thể sử dụng một miếng gạc lạnh để giảm đau, hoặc uống thuốc, đặt thuốc giảm đau theo hướng dẫn của nhân viên y tế nhưng không được tự ý thụt rửa sâu trong âm đạo. Cần cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Sau sinh, người mẹ cần phải đến bệnh viện ngay nếu có một trong những dấu hiệu sau:

Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên, hoặc màu sản dịch chuyển sang màu đỏ tươi, có thể có cục máu đông.

TRONG 2 NGÀY ĐẦU SINH, TRẺ CẦN MỘT LƯỢNG SỮA TỪ 5 - 7ml MỖI LẦN BÚ, CHO TRẺ BÚ BẤT CỨ KHI NÀO.

26

• Sốt.

• Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần.

• Nôn và tiêu chảy.

• Máu hoặc chất dịch chảy ra có mùi hôi.

• Đau sưng, đỏ hoặc có thể có chảy dịch từ vết khâu.

• Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.

• Đái buốt.

Nếu người mẹ có bất kỳ dấu hiệu của sốt hoặc nhiễm trùng (đặc biệt là nếu bạn đang bị chảy mủ hoặc bụng đau khi bị chạm vào) thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị. Trong thời gian này, bạn cũng có thể bị thay đổi tâm trạng do cơ thể của người mẹ có những thay đổi nội tiết tố nên tránh những xúc động mạnh.

Khi còn sản dịch, không được giao hợp để tránh nhiễm trùng. Người mẹ cần ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để hồi phục cơ thể

27

sau sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem. Ngủ đủ và đi khám lại sau sinh từ 7-10 ngày.

Nơi người mẹ làm việc có thể hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người mẹ chữa bệnh trong thời gian này bằng cách giảm khối lượng công việc của người mẹ. Gia đình thì giúp đỡ trong việc chăm sóc trẻ, làm giúp việc nhà, trông coi em bé để người mẹ có thể ngủ, và đảm bảo rằng người mẹ ăn thức ăn đủ dinh dưỡng.

8. Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể là sự lựa chọn chính xác và khỏe mạnh nhất cho đứa con của người mẹ nhưng nó cũng có thể gặp nhiều khó khăn và thử thách do cách ăn uống của người mẹ. Trong thời gian này, điều quan trọng là người mẹ cần tiếp tục ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, và ăn thêm ít nhất một bữa mỗi ngày; tốt nhất người mẹ nên

CHO TRẺ BÚ HOÀN TOÀN BẰNG SỮA MẸ TRONG 6 THÁNG ĐẦU.

28

ăn giống như khi mang thai. Tránh sử dụng rượu, thuốc lá, và các đồ uống có chứa chất cafein gây nghiện vì các chất này sẽ đi trực tiếp qua việc bú mẹ và có thể gây hại cho em bé.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu tiên là cực kỳ quan trọng (trừ khi bác sỹ tư vấn nuôi con bằng cách khác) do việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng sự tăng trưởng, phát triển trí não, làm giảm nguy cơ bệnh hen suyễn của trẻ và tình cảm mẹ con thêm gắn bó.

Người mẹ hãy ôm con của họ ít nhất ba mươi phút trong giờ đầu tiên sau khi sinh để làm tăng sự thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ và cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt ngay lập tức hoặc trong vòng nửa giờ sau khi sinh để tận dụng nguồn sữa non và tăng việc tiết sữa khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Khi cho con bú, người mẹ hãy ôm đứa trẻ ở một vị trí thoải mái và để miệng đứa trẻ ngậm hết núm vú, hết quầng vú của người mẹ. Lúc đầu người mẹ sẽ có ít sữa nhưng con của họ càng bú

29

sữa nhiều thì cơ thể của người mẹ sẽ càng tiết ra nhiều sữa. Sữa non chứa rất nhiều kháng thể là chất giúp trẻ chống lại bệnh tật.

Điều quan trọng là hãy cho trẻ ăn bất cứ khi nào chúng đói (trẻ thường có dấu hiệu liếm môi hoặc người mẹ có thể kiểm tra bằng cách đặt tay gần miệng của trẻ). Hãy cho trẻ bú hết sữa một bên vú, sau đó chuyển sang bên kia và lần sau lại bắt đầu cho bú bên vú mà đứa trẻ đã kết thúc lần

SỮA NON VÔ CÙNG QUÝ GIÁ, HÃY ĐẢM BẢO CHO TRẺ BÚ SỮA NON NGAY SAU KHI SINH.

30

bú cuối cùng (điều này sẽ đảm bảo việc sản xuất sữa đều đặn và đứa trẻ nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng nhất).

Sau khi cho con bú, hãy để trẻ ợ hơi vì điều này sẽ loại bỏ không khí từ dạ dày của trẻ có thể gây ra đau dạ dày nghiêm trọng và đau ruột. Người mẹ có thể làm cho trẻ ợ hơi bằng cách nhẹ nhàng xoa lưng của trẻ hoặc gõ nhẹ lưng của trẻ bằng lòng bàn tay phẳng của người mẹ một cách rất nhẹ nhàng.

Nếu người mẹ ở xa con họ hoặc ngực của người mẹ bắt đầu bị đau (cảm giác quá đầy và căng) người mẹ có thể dùng tay xoa ngực để làm giảm cơn đau. Điều này được thực hiện bằng cách đặt ngón tay cái lên trên núm vú và bốn ngón còn lại đặt dưới núm vú nhấn và lăn nhẹ nhàng các ngón tay về phía trước, tiếp tục cho đến khi sữa dừng lại (hoặc người mẹ cảm thấy thoải mái), sau đó xoay bàn tay của người mẹ khoảng 3 cm và tiếp tục ở vị trí khác (các tuyến sản xuất sữa khác nhau).

31

LỊCH TIÊM CHỦNG

Tuổi Vắc xin Ngày tiêm

Sau khi sinhVắc xin phòng lao Viêm gan BViêm gan B

2 tháng tuổi

Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, vắc xin HIB, và Viêm gan BNhỏ vắc xin bại liệt

3 tháng tuổi

Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, vắc xin HIB, Viêm gan BNhỏ vắc xin bại liệt

4 tháng tuổi

Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, vắc xin HIB, Viêm gan BNhỏ vắc xin bại liệt

6 tháng tuổi Vitamin A9 tháng tuổi Bệnh sởi

12 tháng tuổi (1 năm tuổi)Vitamin AViêm não Nhật Bản

12 tháng tuổi và 1 năm 2 tuần tuổi (chính xác là 02 tuần sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản lần cuối cùng)

Viêm não Nhật Bản

32

Tuổi Vắc xin Ngày tiêm

18 tháng tuổi (1,5 năm tuổi)

Vitamin ABệnh sởiBạch hầu, Uốn ván, Ho gà

24 tháng tuổi (2 năm tuổi)Vitamin AViêm não Nhật Bản

30 tháng tuổi (2,5 tuổi) Vitamin A

36 tháng tuổi (3 năm tuổi)Vitamin A

Thương hàn

33

Phần 2CHĂM SÓC TRẺ SAU SINH

ĐẾN 24 THÁNG TUỔI

1. Chăm sóc trẻ: Từ 01 đến 04 tháng tuổi

Tại thời điểm này, người mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, không nên cho trẻ ăn bất kỳ loại thực phẩm hoặc uống các chất lỏng khác. Hãy chắc chắn cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đói và chỉ dừng lại khi trẻ không còn đói (có thể cho ăn vài giờ một lần).

Trẻ sẽ tăng cân rất nhanh trong tháng đầu tiên. Trẻ có thể nặng gấp đôi so với cân nặng lúc vừa sinh và phát triển khá nhanh chóng. Trong thời gian này trẻ cần thường xuyên ăn đủ chất và ngủ đủ.

34

Người mẹ nên tránh để trẻ hít phải khói thuốc thụ động (không cho phép mọi người hút thuốc lá gần trẻ em) vì điều này có thể gây hại cho sự phát triển bộ não của trẻ.

Người mẹ cố gắng ngủ bất cứ khi nào con của họ ngủ và đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng do việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ mất rất nhiều năng lượng.

Tại thời điểm này, trẻ cần được tiêm chủng nhiều loại vắc xin để phòng bệnh, do đó người mẹ cần đi khám bác sỹ để được tư vấn. Người mẹ cũng có thể hỏi bác sỹ nếu con của họ cũng cần bổ sung Vitamin D do Vitamin D được dùng rất phổ biến cho trẻ sơ sinh. Người mẹ nên đưa trẻ ra ngoài trời mỗi ngày ít nhất 30 phút trừ những ngày quá lạnh. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp trẻ chóng lớn và hấp thụ tốt can-xi. Thời điểm tốt nhất là 8-10 giờ vào buổi sáng và 3-4 giờ vào buổi chiều.

Đăng ký tên em bé ở trạm y tế phường xã sau khi sinh để trẻ được tiêm và uống thuốc phòng theo lịch của cơ sở y tế địa phương.

35

2. Chăm sóc trẻ: Từ 04 đến 08 tháng tuổi

Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu đời, không sử dụng loại thực phẩm hoặc chất lỏng khác. Khi một đứa trẻ đủ 06 tháng tuổi, người mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm các loại thức ăn khác, nhưng vẫn tiếp tục cho con bú khi trẻ đói. Nguyên tắc ăn dặm là ăn từ lỏng sau đặc dần. Thức ăn của trẻ phải có đủ các thành phần như bột gạo, đậu, thịt, cá, tôm, cua, trứng, dầu mỡ, rau xanh và quả chín…., và bổ sung vitamin A.

Tại thời điểm sáu tháng tuổi, người mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn các thực phẩm giàu chất sắt đã được nấu chín và nghiền nát hoặc thái nhỏ. Người mẹ có thể cho trẻ ăn từ 2-3 bữa nhỏ trong một ngày ngoài việc cho con bú sữa mẹ. Một số thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt, cá, đậu phụ, trứng, và ngũ cốc, nhưng chỉ nên cho trẻ ăn

KHI TRẺ BỊ ỐM, CHO TRẺ ĂN VÀ UỐNG NHIỀU BỮA NHỎ HƠN ĐỒNG THỜI CHO TRẺ BÚ THƯỜNG XUYÊN HƠN.

36

một loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi xem loại thức ăn đó có phù hợp với trẻ hay không?

Ngoài các loại thực phẩm giàu chất sắt, người mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm khác như rau, hoa quả, gạo (nấu chín và nghiền nát), nhưng cố gắng đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng.

Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn phải đáp ứng ít nhất là 50% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Cần cân, đo chiều cao trẻ hàng tháng để theo dõi sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ xem trẻ có phát triển bình thường không.

3. Chăm sóc trẻ: Từ 08 đến 12 tháng tuổi

Trong thời gian này, việc cho con bú bằng sữa mẹ vẫn chiếm khoảng 50% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, vì vậy, hãy đảm bảo tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.

Tại thời điểm 08 tháng tuổi, người mẹ có thể cho trẻ tập ăn như cháo hoặc cơm nát. Trẻ có thể

37

ăn một số loại thức ăn rắn bằng cách thái nhỏ và bắt đầu tập tự ăn. Cho phép trẻ tự ăn là rất hữu ích cho sự phát triển não bộ và phát triển các kỹ năng khéo léo của tay hay các kỹ năng điều phối của trẻ. Hãy giám sát và hỗ trợ trẻ trong khi ăn để đảm bảo trẻ không bị nghẹn thức ăn.

Người mẹ nên cho trẻ ăn từ 4 - 6 bữa ăn nhỏ trong ngày ngoài việc cho trẻ bú bằng sữa mẹ.

Có thể tăng cường sữa chua hoặc váng sữa hay các chế phẩm từ sữa cho trẻ. Cho trẻ ăn thêm hoa quả và trái cây dưới dạng nước ép hoặc dầm mềm. Vẫn cần đảm bảo cho trẻ đủ 04 loại thực phẩm như chất đạm, chất béo, chất bột và vitamin.

Hãy tập trung cho trẻ ăn những loại thức ăn bổ sung giàu sắt như thịt, đậu phụ, và trứng, một số loại thức ăn giàu chất béo do các loại thức ăn này có thể giúp trẻ trong việc phát triển não bộ, trái cây và rau xanh là rất tốt cho trẻ, gạo xay nhỏ cũng nên cho trẻ ăn.

KHI TRẺ ĐƯỢC 09 THÁNG, CẦN TĂNG SỐ LƯỢNG BỮA ĂN BỔ SUNG VÀ ĐA DẠNG THỰC PHẨM, ĐỒNG THỜI VẪN TIẾP TỤC CHO BÚ SỮA MẸ.

38

Không quên tiêm phòng cho trẻ theo lịch hướng dẫn của nhân viên y tế. Theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để biết trẻ phát triển bình thường hoặc có thể có chế độ hỗ trợ phù hợp. Phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu chảy vì giai đoạn này cơ thể trẻ còn nhỏ và kháng thể trong sữa mẹ giảm nhiều, do vậy trẻ dễ mắc các bệnh có tính chất lây truyền như cúm, viêm họng, viêm amidan hay tiêu chảy do vi-rút.

4. Chăm sóc trẻ: Từ 12 đến 24 tháng tuổi

Vào thời gian này, sữa mẹ chỉ đáp ứng 30% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, vì vậy, cần bổ sung tăng cường nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ em nên tự ăn và tiếp tục ăn từ 4 - 6 bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày. Hãy giám sát trẻ trong khi chúng ăn nhằm đảm bảo trẻ không bị nghẹn thức ăn. Cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả như na, nhãn… hoặc các đồ chơi có kích thước nhỏ vì khi trẻ hiếu động, nghịch ngợm các hạt hay vật này có thể lọt vào miệng, mũi hoặc đường thở gây tắc hoặc ngạt thở.

39

Trẻ bắt đầu có khả năng ăn các loại thức ăn giống như khẩu phần ăn của gia đình vào thời gian này nhưng người mẹ hãy đảm bảo trẻ được ăn một chế độ ăn đa dạng, cân bằng, và giàu dinh dưỡng. Trẻ nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt như: thịt, cá, đậu phụ, và trứng, một số thực phẩm giàu chất béo (nhằm mục đích cho sự phát triển não bộ của trẻ). Trẻ cũng nên được ăn cơm, trái cây, và rau xanh. Nên tiếp tục duy trì chế độ bổ sung sữa hoặc các chế phẩm từ sữa vì đó là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ. Nếu không có sữa có thể sử dụng các loại thực phẩm như trứng, thịt, cá… do gia đình sản xuất hoặc có từ địa phương.

Giai đoạn này trẻ đã biết đi và tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, vậy nên cần thận trọng tránh để trẻ đến gần các chỗ như hố vôi tôi, sông, hồ, ao hay bếp lửa. Cũng cần cẩn thận với các vật

KHI TRẺ ĐƯỢC 01 TUỔI, TIẾP TỤC TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN VÀ ĐA DẠNG

HÓA THỨC ĂN BỔ SUNG CHO TRẺ, ĐỒNG THỜI VẪN TIẾP TỤC CHO BÚ SỮA MẸ

40

dụng bằng điện hoặc ổ điện vì có khả năng tiềm ẩn gây nguy hiểm cho trẻ. Các tai nạn có thể gặp với trẻ như đồ chơi, điện, nước, lửa…

Không quên tiêm phòng cho trẻ theo lịch hướng dẫn của nhân viên y tế. Theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để biết trẻ phát triển bình thường hoặc có thể có chế độ hỗ trợ phù hợp. Phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu chảy vì giai đoạn này cơ thể trẻ còn nhỏ và kháng thể trong sữa mẹ giảm nhiều, do vậy trẻ dễ mắc các bệnh có tính chất lây truyền như cúm, viêm họng, viêm amidan hay tiêu chảy do vi-rút.

CẨM NANG SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM

Chịu trách nhiệm xuất bản

NGUYỄN THỊ THU HÀ

Biên tập: LÊ ĐẮC QUANG NGUYỄN THỊ HẢOThiết kế: NGUYỄN MẠNH HOÀNGSửa bản in: NGUYỄN THỊ HẢOThiết kế bìa: TRẦN HỒNG MINH

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGWebsite: www.nxbthongtintruyenthong .vn

Trụ sở: Số 9, Ngõ 90, Phố Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, TP. Hà NộiĐT Biên tập: 04.35772141 ĐT Phát hành: 04.35772138E-mail: [email protected] Fax: 04.35772194

In ... bản, khổ ...cm tại Công ty Số đăng ký kế hoạch xuất bản: ...-2013/CXB/...-.../TTTT Số quyết định xuất bản: .../QĐ-NXB TTTT ngày ... tháng ... năm 2013. In xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2013. Mã số: GC ... HM 13

SÁCH KHÔNG BÁN

Kinh phí xây dựng nội dung và in ấn do Tổ chức Caritas Úc tài trợ thông qua Trung tâm SRD