39
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN BẢO HIỂM- ĐỀ THI VCU Câu 1. Tại sao nói BH là một trong những biện pháp đối phó với rủi ro có hiệu quả. Trình bày những quy tắc cơ bản trong bồi thường BH? Nếu có 1 hợp đồng trách nhiệm tài sản ô tô (BH thân vỏ và động cơ) chỉ ra những nguyên tắc cơ bản trong bồi thường BH? Trả lời: *) Bảo hiểm là một trong những biện pháp đối phó với rủi ro có hiệu quả, vì: Đối với rủi ro có 2 nhóm biện pháp để đối phó là: kiểm soát rủi ro (tránh né rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro), tài trợ rủi ro (chấp nhận rủi ro, bảo hiểm). Tránh né rủi ro là hạn chế thưc hiện hành động chứa đựng rủi ro; ví dụ: tránh tai nạn giao thông – hạn chế đi lại. Ngăn ngừa rủi ro là nâng cao hiểu biết, thực hiện hành động nhằm giảm mức độ thiết hại khi gặp rủi ro; ví dụ: thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy. Giảm thiểu rủi ro là thực hiện hành động khi rủi ro xảy ra để giảm thiểu tổn thất; ví dụ: dập lửa khi xảy ra hỏa hoạn. Chấp nhận rủi ro: tụ chấp nhận rủi ro, tự bảo hiểm; ví dụ: tự lập quỹ dự trữ, vay mượn để khắc phục hậu quả. Đối với các biện pháp trên hiệu quả mang lại không cao, ta không thể sợ rủi ro mà không thực hiện các hành đồng chứa đựng rủi ro, không thể ngăn chặn nó khi nó xảy ra bất ngờ và nghiêm trọng,... Và khi thực hiện các biện pháp trên rủi ro vẫn gây thiệt hại, liên quan đến 1 các nhân, tổ chức riêng biệt mà không làm tăng độ phân tán để giảm thiểu rủi ro. Bảo https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN BẢO HIỂM- ĐỀ THI VCU

Câu 1. Tại sao nói BH là một trong những biện pháp đối phó với rủi ro có hiệu quả. Trình bày những quy tắc cơ bản trong bồi thường BH? Nếu có 1 hợp đồng trách nhiệm tài sản ô tô (BH thân vỏ và động cơ) chỉ ra những nguyên tắc cơ bản trong bồi thường BH?

Trả lời:

*) Bảo hiểm là một trong những biện pháp đối phó với rủi ro có hiệu quả, vì:

Đối với rủi ro có 2 nhóm biện pháp để đối phó là: kiểm soát rủi ro (tránh né rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro), tài trợ rủi ro (chấp nhận rủi ro, bảo hiểm). Tránh né rủi ro là hạn chế thưc hiện hành động chứa đựng rủi ro; ví dụ: tránh tai nạn giao thông – hạn chế đi lại. Ngăn ngừa rủi ro là nâng cao hiểu biết, thực hiện hành động nhằm giảm mức độ thiết hại khi gặp rủi ro; ví dụ: thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy. Giảm thiểu rủi ro là thực hiện hành động khi rủi ro xảy ra để giảm thiểu tổn thất; ví dụ: dập lửa khi xảy ra hỏa hoạn. Chấp nhận rủi ro: tụ chấp nhận rủi ro, tự bảo hiểm; ví dụ: tự lập quỹ dự trữ, vay mượn để khắc phục hậu quả. Đối với các biện pháp trên hiệu quả mang lại không cao, ta không thể sợ rủi ro mà không thực hiện các hành đồng chứa đựng rủi ro, không thể ngăn chặn nó khi nó xảy ra bất ngờ và nghiêm trọng,... Và khi thực hiện các biện pháp trên rủi ro vẫn gây thiệt hại, liên quan đến 1 các nhân, tổ chức riêng biệt mà không làm tăng độ phân tán để giảm thiểu rủi ro. Bảo hiểm là một biện pháp có thể khắc phục những vấn để trên, biện pháp chyển giao rủi ro có hiệu quả. Khái niệm về BH có nêu BH là dịch vụ tài chính nhằm tái phân phối những chi phí mất mát không mong đợi (góc độ tài chính) hay BH là một cơ chế trong đó công ty BH nhận chuyển nhượng rủi ro, thực hiện bồi thường và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người tham gia bảo hiểm (góc độ kinh doanh). Như vậy ngay trong khái niệm về BH có nêu rõ bảo hiểm mang lại sự đền bù thiệt hại cho những rủi ro xảy ra, nhằm giảm thiểu những hậu quả thiệt hại do tủi ro đó gây ra; đồng thời phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người tham gia bảo hiểm.

*) Những quy tắc cơ bản trong bồi thường bảo hiểm

Thứ nhất: biến cố ngẫu nhiên.

Việc xảy ra rủi ro và hậu quả không phụ thuộc vào sự mong muốn của người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm cũng như người được hưởng quyền lợi bảo

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 2: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

hiểm. Tính ngẫu nhiên liên quan tới sự không chắc chắn về khả năng xảy ra và thời điểm xảy ra. Riêng bảo hiểm nhân thọ lại có thể bảo hiểm đượeddc cho biến cố chắc chắn xảy ra trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm nhưng vẫn bấp bênh về mặt thời điểm xảy ra (chẳng hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời bảo hiểm cho sự cố chết của người được bảo hiểm) hoặc sự cố tự tử đã không còn là ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm vẫn có thể được bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực được một khoảng thời gian nhất định (thường là từ hai năm trở lên). Điều này xuất phát từ đặc tính của bảo hiểm nhân thọ: không chỉ chuyển giao rủi ro đơn thuần mà còn nhằm đáp ứng các nhu cầu khác như là tích luỹ tài chính, đầu tư ...của khách hàng bảo hiểm nhân thọ.

Căn cứ vào tiêu thức ngẫu nhiên, những rủi ro khách quan từ tự nhiên, từ hoạt động của xã hội loài người nói chung, những rủi ro có nguyên nhân từ hoạt động của cá nhân, tổ chức khác gây nên cho người được bảo hiểm nhìn chung là có thể được bảo hiểm. Đối với rủi ro do chính hoạt động, hành động của bên được bảo hiểm gây nên cần phân biệt dạng cố ý là không cố ý - trường hợp cố ý đã không còn là ngẫu nhiên đối với bên được bảo hiểm nên không bao giờ được bảo hiểm; trường hợp không cố ý, dù là bên được bảo hiểm không mong muốn nhưng nếu kèm theo yếu tố mắc lỗi nặng và đủ khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm trong hành động gây nên cũng không thể bảo hiểm được.

Cũng cần phải nói thêm, vẫn là biến cố ngẫu nhiên nhưng nếu xuất hiện hiếm hoi thất thường sẽ rất khó bảo hiểm vì xác suất rủi ro không đủ độ tin cậy cho việc định phí bảo hiểm. Những biến cố có hậu quả hàng loạt trên phạm vi rộng (chiến tranh, khủng hoảng chính trị...) việc bảo hiểm cũng rất hạn chế. Những rủi ro dễ bị chi phối bởi nguy cơ tinh thần từ phía bên được bảo hiểm rất hiếm được bảo hiểm bằng các sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Giả định nếu chấp nhận bảo hiểm cho rủi ro thua lỗ trong kinh doanh - một loại rủi ro phụ thuộc rất lớn vào cố gắng chủ quan của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khó kiểm soát được các trạng thái ỷ lại, trông chờ vào sự bảo đảm của bảo hiểm từ phía bên được bảo hiểm. Tuy nhiên, một số loại rủi ro như là biến động giá cả, biến động tỷ giá hối đoái, mất lợi nhuận...gần đây cũng đã được các nhà bảo hiểm hướng tới trong các sản phẩm ART (Alternative Risk Transfer - phương pháp chuyển giao rủi ro lựa chọn) mới xuất hiện trên thị trường bảo hiểm của các nước phát triển.

• Thứ hai: lượng hoá được về mặt tài chính.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 3: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

Cam kết của bảo hiểm cốt yếu là về mặt tài chính - một khoản bồi thường hoặc một khoản tiền trả bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Vì vậy, các nhà bảo hiểm cũng chỉ bảo hiểm được cho những trường hợp, những loại hậu quả lượng hoá được về mặt tài chính. Việc lượng hoá về mặt tài chính có thể thực hiện được một cách trực tiếp hoặc rất tương đối thông qua những quy định chủ quan của con người. Chẳng hạn: đối với rủi ro phát sinh trách nhiệm về ô nhiễm hoặc thiệt hại về tinh thần của con người trong tai nạn giao thông thì quy định về việc xác định thiệt hại không hẳn là giống nhau các quốc gia. Sự tương đối này khiến cho các loại rủi ro có thể được bảo hiểm cũng có thể thay đổi theo quy định của con người. Những cái ngày hôm nay không bảo hiểm được, rất có thể sẽ được bảo hiểm trong tương lai.

• Thứ ba: việc bảo hiểm không trái pháp luật và lợi ích công cộng.

Quan hệ bảo hiểm được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật. Luật pháp về bảo hiểm của các quốc gia thường đưa ra các quy định không cho phép bảo hiểm đối với một số trường hợp. Sự cấm đoán ở các nước không hẳn là giống nhau, nhưng nhìn chung đều dựa trên nguyên tắc cơ bản là hợp đồng bảo hiểm không được đi ngược lại luật pháp của nhà nước, lợi ích chung của xã hội; không thể trái với những chuẩn mực về đạo đức và lẽ phải đã được xã hội công nhận. Không một quốc gia nào lại cho phép một người tránh được trách nhiệm hình sự bằng cách mua bảo hiểm hoặc cho phép bảo hiểm sự cố tử vong của người đang mắc bệnh tâm thần.Tuy nhiên, trong khi bảo hiểm cho số tiền chuộc trong trường hợp bị bắt cóc bị cấm ở nước Pháp thì người Pháp lại có thể mua loại bảo hiểm này ở Anh Quốc.

Như vậy, quan niệm về rủi ro có thể được bảo hiểm hoặc không thể được bảo hiểm không cố định. Nhưng dù sao các tiêu chí nói trên vẫn là những cơ sở kỹ thuật, pháp lý nền móng cho việc soạn thảo điều khoản phạm vi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Hai loại điều khoản này xác định những trường hợp mà bên bảo hiểm phải chịu trách nhiệm (phạm vi bảo hiểm) hoặc không chịu trách nhiệm (loại trừ) trước những hậu quả bất lợi xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Các trường hợp đó được mô tả dưới dạng các loại rủi ro, sự kiện, sự cố, chẳng hạn: phương tiện vận chuyển đâm va, mất tích, cướp biển, trộm cắp, lây bẩn, lây hại trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Hơn nữa, phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm còn xác định cụ thể về loại nguyên nhân của sự kiện, loại hậu quả của sự kiện (loại tổn thất, thiệt hại, chi phí phát sinh) và sự giới hạn về không gian, địa bàn lãnh thổ cần thiết trong một số loại nghiệp vụ bảo hiểm như là bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm... Loại trừ có thể là

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 4: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

loại trừ tuyệt đối (không bao giờ được chấp nhận bảo hiểm) hoặc loại trừ tương đối (có thể được bảo hiểm với điều kiện đặc biệt), đó là một sự linh hoạt cần thiết của sản phẩm bảo hiểm nhằm đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm đa dạng của xã hội.

Rõ ràng không phải tất cả các rủi ro có thể được bảo hiểm đều phải được xếp vào phạm vi bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm rộng hay hẹp; loại trừ ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác mà người bảo hiểm cần phải xem xét khi thiết kế sản phẩm bảo hiểm, như là: sự đánh giá nhu cầu bảo hiểm và khả năng trả phí của số khách hàng tiềm năng; yêu cầu quản lý rủi ro; yếu tố cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm...Hơn nữa, hai loại điều khoản này còn phải được thiết kế trong sự tương quan hợp lý với các điều khoản khác của hợp đồng bảo hiểm.

*) Những nguyên tắc cơ bản trong bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm tài sản ô tô (thân vỏ và động cơ)

- Đối với một hợp đồng BH thiệt hại vật chất xe cơ giới trong hợp đồng có nêu các TH BH là: những thiệt hại và chi phí phát sinh do thiên tai, tai nạn bất ngờ và do trộm cắp gây ra; không chịu trách nhiệm về những tổn thất và chi phí phát sinh do hành vi cố ý của người được bảo hiểm; hư hỏng do hao mòn tự nhiên; mất cắp bộ phận; chiến tranh; hư hỏng do sửa chữa và tai nạn xảy ra do chủ xe, lái xe vi phạm nghiêm trọng luật lệ giao thông. Như vậy đây là đặc trưng thể hiện cho nguyên tắc Biến cố ngẫu nhiên

- Khi ký hợp đồng BH các bên tham gia đã đánh giá giá trị của các bộ phận được BH (thân vở, động cơ). Giá trị xác định dựa trên giá trị thực tế của xe hoặc bộ phận được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. Thứ hai phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới xác định trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm thỏa thuận. Như vậy tất cả số tiền BH , phí BH, ... đều có thể lượng hóa về mặt tài chính – nguyên tắc thứ 2 trong bồ thường BH

- Tham gia BH thiệt hại vật chất xe cơ giới không hề trái pháp luật, mặt khác còn đảm bảo giảm thiểu thiệt hại nghiêm trọng khi có sự cố giao thông xảy ra – đảm bảo lợi ích cộng đồng.

Câu 2: Trình bày những chức năng và tính chất của BHXH. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa BHXH và BHTM.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 5: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

*) Những chức năng cơ bản của BHXH là:

- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao dộng hoặc mât việc làm.

Khi hết tuổi lao động người lao động sẽ được hưởng một khoản thu nhập theo các điều kiện quy định của BHXH. Khi mất việc, mất khả năng lao động tạm thời, mất thu nhập người lao đọng cũng sẽ được hưởng một khoản thu nhập phù thuộc vào thời điểm, thời hạn, các điều kiện cần thiết theo đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH.

-Phân phối và tái phân phối thu nhập giữa những người tham gia BHXH.

Cả người lao động và người sử dụng lao động đều tham gia đóng góp hình thành quỹ BHXH. Quỹ này dùng để chi trả thu nhập nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số người này ít hơn nhiều so với số người tham gia BHXH chính vì vậy theo quy luật số đông bù số ít BHXH thục hiện phân phối lại thu nhập. Chức năng này gớp phần thực hiện công bằng xã hội.

- Kích thích lao động sản xuất trong xã hội.

BHXH giúp đảm bảo thu nhập cho người lao động khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, già yếu vì vậy họ yên tâm sản xuất, gắn bó với công việc và nơi làm việc nâng cao năng suất chất lượng lao động.

- Gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn tồn tại mâu thuẫn về mặt lợi ích. Thông qua BHXH có thể điều hào mối quan hệ này. Qua BHXH người sử dugnj lao động thể hiện sử qua tâm của mính với người lao động, đảm bảo thu nhập cho người lao động cảu mình qua 1 thời gian họ đã cống hiến lao động phục vụ doanh nghiệp.

*) Tính chất của BHXH:

- Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội.

Sản xuất càng phát triển những rủi ro với người lao động và khó khăn với người sử dụng lao động càng nhiều, mâu thuẫn lợi ích giữa 2 đối tượng trên càng căng thẳng vì vậy BHXH là một biện pháp hữu hiệu, khách quan để giải quyết vấn đề này.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 6: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

- Tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian va không gian.

Hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, rủi ro phát sinh cũng ngẫu nhiên theo thời gian và không gian chính vì vậy BHXH cũng phát sinh ngẫu nhiên, không đồng đều the thời gian và không gian.

-Vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồn g thời cón có tính dịch vụ.

Tính kinh tế: quỹ BHXH hình thành trên cơ sở đóng góp giữa các bên. Người lao động được hưởng trợ cấp nếu rủi ro xảy ra; người sử dụng lao động không phải chi 1 khoản lớn khi rủi roa xay ra với người lao động. Nhà nước được giảm gánh nặng ngân sách, là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Tính xã hội va tính dịch vụ gắn liền với nhau, BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống đảm bảo xã hội.

*) So sánh giữa BHXH và BHTM

- Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm thương mại là lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động bảo hiểm xã hội là nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ. Vì vậy, hoạt động bảo hiểm xã hội là hoạt động phi lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội.

- Phạm vi hoạt động của bảo hiểm xã hội liên quan trực tiếp đến người lao động và các thành viên trong gia đình họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia. Hoạt động bảo hiểm thương mại rộng hơn, không chỉ diễn ra trong từng quốc gia mà còn trải rộng xuyên quốc gia, có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

- Có sở nguồn tiền đóng, mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. Bảo hiểm xã hội thực hiện các quy định theo chính sách xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ để đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội, sự ổn định chính trị của quốc gia.

- Bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Quan hệ giữa mức đóng góp và mức hưởng là quan hệ tương đồng thuần tuý, tức là ứng với mỗi mức đóng góp bảo hiểm nhất định thì khi xảy ra rủi ro sẽ nhận được một mức quyền lợi tương ứng quy định trước.

Câu 3: Trình bày các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội? So sánh đối tượng bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm giữa trợ cấp thất nghiệp (thuộc bảo hiểm xã hội) với bảo

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 7: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

hiểm thất nghiệp? Hiện nay, Anh (Chị) đang sử dụng loại hình bảo hiểm nào trong số hai loại hình nêu trên?

*) Các nguyên tắc cơ bản của BHXH:

- Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng trợ cấp BHXH.

Ngày nay BHXH đã trở thành quyền của nười lao động trên thế giới. Tại Việt Nam quyền tham gia và hưởng BHXH được quy định trong Hiến pháp (Đ56) và Bộ luật lao động (điều 7). Các hệ thống BH được thiết kế để ngay cả những người ít có khả năng cũng có cơ hội được tham gia BH ở mức độ nhất định. Quyền tham gia BHXH không phân biệt vùng miền, giới tính, thành phần kinh tế, có tham gia quan hệ lao động hay không,...

- Mức hưởng trợ cấp BHXH phải tương quan với mức đóng góp

BHXH là một trong những hình thức phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BH nên cần xác định mức ưởng một cách công bằng hợp lý. Khi họ đóng tiền BH trên mức thu nhập nào đó có nghĩa khi thu nhập này bị giảm đi hoặc mất thì BHXH phải đảm bảo cho họ mức thu nhập đã nhận bảo hiểm. Tuy nhiên BHXH do nhà nước bảo trợ và không vì mục đích nhất định nên BH thương bị khống chế ở mức trần nhất định. Mức trợ cấp cần được tính toán một cách hợp lý trong tương quan nhiều yếu tố trong đó mức đóng, thời gian đóng, có chia sẻ là những yếu tố chủ yếu nhất.

- Nguyên tắc số đông bù số ít

Khi bị giảm hoặc mất thu nhập nguwoif LD sẽ được hưởn mức trọ cấp nhất định. Khoản này nói chung luôn cao hơn khoản phí Bh mà hộ đóng góp. Để thực hiện điều này là nhờ nguyên tắc lấy số đông bù số ít, lấy số đông người đóng bảo hiểm hỗ trọ số ít người bị giảm, mất thu nhập.

- Nhà nước thông nhất quản lý BHXH

BHXH là chính sách lớn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhà nước có trách nhiệm thực hiện chính sách xã hội, quản lý BHXH để đảm bảo ổn định và công bằng xã hội.

-Kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 8: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

BHXH ngoài mục đích đảm bảo thu nhập cho người lao động còn phải tính đến lợi ích chung của người sử dụng lao động, kết hợp các mục tiêu đó là mực tiêu của toàn xã hội. Nó vừa là cơ sỏ thiết kế hệ thống, vừa là điều kiện kinh tế xã hội củ đất nước.

*) So sánh đối tượng BH và điều kiện BH cảu BHTN và BHXH

- Đối tượng BH:

+ BHXH: Người lao động và người sử dụng lao động

+ BHTN: Người sử dụng lao động và người lao động làm công ăn lương trong DN, những người lao động làm theo hợp đồng lao động (thường là 1 năm trở lên) và trong các tổ chức khác (không tính công chức, viên chức)

Như vậy đối tượng tham gia BHXH (hưởng trợ cấp thất nghiệp) rộng hơn BHTN. BHXH dành cho tất cả mọi đối tượng người lao động còn BHTN thì có loại trừ một số đối tượng đã nêu trên.

- Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc BHXH và BHTN:

Điều kiện hưởng BHTN chát chẽ hơn ở BHXH: trọ cấp thất nghiệp của BHTN được hưởng khi:

+ Phải nộp BH phí trong một thờ gian nhất định (đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp)

+ Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động

+ Phải đăng ký thất nghiệp và dăng ký tìm việc ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi mất việc làm, nếu đăng ký chậm sau 7 ngày sẽ không được giải quyết quyền lợi về BHTN)

+ Phải sẵn sàng làm việc (chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.)

+ Có sổ BHTN đúng quy định

KL: Ta có thể thấy từ giác độ trợ cấp, có thể nói BHTN là một bộ phận của BHXH. Chính vì vậy, ở đa số các nước, BHTN nằm trong hệ thống BHXH nói chung. Tuy nhiên, do tính đặc thù, BHTN không chỉ đơn thuần là trợ cấp thất nghiệp và còn có những hỗ trợ khác để người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động,

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 9: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

như hỗ trợ dạy nghề; hỗ trợ tìm kiếm việc làm,…Vì vậy, có những nước tách BHTN ra thành hệ thống riêng.

Câu 6: Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của bảo hiểm tài sản?Thế nào là bảo hiểm trùng, cho ví dụ minh họa?

Trả lời : 1. Định nghĩa bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản là một loại hình của bảo hiểm thương mại mà đối tượng là tài sản. Bảo hiểm tài sản giúp cho người được bảo hiểm giảm, tránh được thiệt hại về vật chất khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra.

2. Đặc trưng của bảo hiểm tài sản

                   Đặc trưng của bảo hiểm tài sản

- Vấn đề giới hạn trách nhiệm theo giá trị tài sản.

Nhìn chung, tài sản chỉ có thể được bảo hiểm khi xác định được giá trị của tài sản. Trường hợp giá trị đối tượng bảo hiểm không thể xác định trực tiếp bằng thước đo giá cả thị trường thông thường, giá trị sẽ được ước tính bằng các phương pháp thoả thuận thích hợp với từng loại đối tượng bảo hiểm (ví dụ: lợi nhuận trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, giá trị sản lượng thu hoạch trong bảo hiểm cây trồng hàng năm...) Giá trị của đối tượng bảo hiểm là một yếu tố cơ bản quyết định đến việc thoả thuận về số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối đa là bằng giá trị đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện các hiện tượng bảo hiểm trên giá trị bên cạnh bảo hiểm đúng giá trị và bảo hiểm dưới giá trị. Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị tài sản (under – insurance of property) có số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm. Lý do của bảo hiểm dưới giá trị có thể từ chủ ý của các bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc từ các yếu tố khách quan như là giá cả của đối tượng bảo hiểm biến động trong thời hạn bảo hiểm...

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 10: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, các bên cần có cách xử lý thích hợp và nói chung nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, việc bồi thường của bảo hiểm sẽ áp dụng tỷ lệ: số tiền bảo hiểm/giá trị bảo hiểm hoặc một số ít trường hợp thực hiện bồi thường theo tổn thất thứ nhất. Nếu hợp đồng được giao kết với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm mà không phải do ý chí của người bảo hiểm, trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể mua bảo hiểm bổ sung cho phần giá trị chưa được bảo hiểm này. Trong một số nghiệp vụ bảo hiểm, nếu việc bảo hiểm bổ sung này xuất phát từ lý do tăng đột biến giá cả thì người ta coi đó là bảo hiểm giá trị gia tăng.

Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị (over- insurance of property) có số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm. Mặc dù nguyên tắc bảo hiểm không cho phép giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị nhưng có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng trên. Việc định giá đối tượng bảo hiểm không chính xác; giá cả đối tượng bảo hiểm biến động... và cả ý đồ trục lợi vẫn được xem là những lý do cơ bản dẫn đến bảo hiểm trên giá trị. Cách xử lý bảo hiểm trên giá trị sẽ tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn bảo hiểm trên giá trị có lý do là lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì theo doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tính theo giá thị trường của tài sản.

- Nguyên tắc bồi thường

Để có thể ngăn ngừa trục lợi, bồi thường của hợp đồng bảo hiểm không được tạo ra cơ hội kiếm lời hoặc có lợi bất hợp lý cho các bên liên quan đến sự kiện bảo hiểm.Vì thế, số bồi thường mà người được bảo hiểm có thể nhận được trong mọi trường hợp không lớn hơn thiệt hại của họ trong sự kiện bảo hiểm chính là nội dung của nguyên tắc cơ bản chi phối việc bồi thường mọi hợp đồng bảo hểm tài sản.

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào thiệt hại thực tế của bên được bảo hiểm để xác định số tiền bồi thường. Việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có mục đích đền bù những thiệt hại của bên được bảo hiểm trong sự kiện bảo hiểm. Thông thường, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên được bảo hiểm những chi phí thực tế, hợp lý để sửa chữa, thay thế, tái tạo lại tài sản như trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp phải thay mới bộ phận tài

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 11: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

sản trong quá trình sửa chữa, nếu hợp đồng không có thỏa thuận gì khác, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền khấu trừ phần giá trị khấu hao của bộ phận tài sản bị thay thế (nếu có).

Thực hiện nguyên tắc bồi thường đòi hỏi một số biện pháp đi kèm trong trường hợp đặc biệt, đó là Thế quyền hợp pháp và Đóng góp trong trường hợp bảo hiểm trùng.

Áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp khi xuất hiện người thứ 3 có lỗi và do đó có trách nhiệm đối với thiệt hại tài sản. Theo nguyên tắc này, sau khi trả tiền bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ được thay quyền của người được bảo hiểm để thực hiện việc truy đòi trách nhiệm của người thứ 3. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ khi áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp, đó là khi người gây lỗi là trẻ em, con cái, vợ chồng, cha mẹ… của người được bảo hiểm.

Áp dụng nguyên tắc đóng góp khi xảy ra bảo hiểm trùng. Vì bảo hiểm trùng thường liên quan đến sự gian lận của người tham gia bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm. Do đó, về nguyên tắc doanh nghiệp bảo hiểm có thể hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phát hiện thấy có dấu hiệu gian lận. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì lúc này, trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp đối với tổn thất sẽ được phân chia theo tỷ lệ trách nhiệm mà họ đảm nhận.

- Quyền lợi có thể được bảo hiểm và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Tài sản được bảo hiểm phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của bên mua bảo hiểm. Nói cách khác, bên mua bảo hiểm chỉ có quyền giao kết hợp đồng bảo hiểm cho những tài sản mà mình có quyền sở hữu hoặc được người sở hữu giao quyền chiếm hữu, sử dụng. Trường hợp tài sản đang được bảo hiểm bị chuyển quyền sở hữu do bên mua bảo hiểm bán, trao đổi, cho, tặng, để lại thừa kế...thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hoặc chuyển nhợng hợp đồng cho người chủ sở hữu mới. Nếu hợpđồng được chuyển nhượng, người chủ sở hữu mới có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng

-Bảo hiểm trùng :Trong BHTS, nếu một đối tượng bảo hiểm đồng thời được bảo đảm bằng nhiều HĐBH cho cùng 1 rủi ro với những doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, những HĐBH này có điều kiện bảo hiểm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau,thời hạn bảo hiểm trùng nhau,và tổng STBH từ tất cả những hợp đồng này lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm trùng.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 12: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

Ví dụ về bảo hiểm trùng:

Chủ tàu A mua bảo hiểm vật chất than tàu ngang giá trị theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro và mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức ¾ tại công ty bảo hiểm X.

Chủ tàu B mua bảo hiểm vật chất than tàu ngang giá trị theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro và mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức ¾ tại công ty bảo hiểm Y.

Tai nạn xảy ra hai tàu A và B đâm va, xác định lỗi và tiệt hại của các bên. Như vậy khi xác định lỗi và TNDS của từng chủ tàu để bồi thường sẽ thấy tàu A được bảo vệ bởi HĐBH của cty X và phần trách nhiệm dân sự của tàu B đối vớ lỗi của mìh gây ra đối với tàu A. Như vậy khi xác định STBH chúng ta phải xác định phần bảo hiểm trùng của TNDS và phần BH đã mua của cty X để loại bỏ phần bảo hiểm trùng này. ( theo t thấy có lẽ phần này nên lấy số liệu thì minh họa rõ hơn )

Câu 5:Nêu khái niệm bảo hiểm nhân thọ? Chỉ ra sự khác biệt giữa những loại hình bảo hiểm con người bao gồm bảo hiểm trong trường hợp tử vong, bảo hiểm trong trường hợp sống và bảo hiểm hỗn hợp? hiện nay, anh chj có nhu cầu mua loại hình bảo hiểm con người nào trong số các loại hình nói trên hay ko? Tại sao?

Trả lời : - Khái niệm BHNT : BHNT là sự cam kết giữa nười bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm)một số tiền nhất định khi có những sự kiện định trước xảy ra ( người được bảo hiểm bị chết hoặc sống tới một thời điêm nhất định), còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Hay BHNT là quá trình bảo hiểm các rủi ro liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người.

BHNT có 3 loại hình cơ bản :

- BH trong trường hợp tử vong:là loại bảo hiểm được ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian quy định của hợp đồng. Nếu người mua không chết trong thời gian đó, người BH không phải trả bất kỳ số tiền BH nào.

- BH trong trường hợp sống:là loại hình được ký kết bảo hiểm cho sự song xảy ra trong thời hạn quy định của hợp đồng. Người bảo hiểm cam kết trả những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 13: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

- BHNT hỗn hợp:là loại hình được ký kết bảo hiểm cho cả sự sống và cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Người bảo hiểm cam kết chi trả số tiền bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống.So sánh sự khác biệt cơ bản giữa 3 loại hình bảo hiểm nhân thọ

Đặc điểm so sánh BH trong trường hợp tử vong

BH trong trường hợp sống

BHNT hỗn hợp

Điều kiện nhận tiền BH

Cái chết xảy ra trong thời gian quy định của hợp đồng

Sống trong thời gian quy định của hợp đồng

Trong trường họp người được bảo hiểm bj tử vong hay còn sống

Trả tiền BH Trả 1 lần khi người được BH bị chết

Trợ cấp định kỳ cho người được BH

khi hết hạn hợp đồng hoặc khi người được bảo hiểm bị tử vong

Phí bảo hiểm đóng 1 lần hoặc định kỳ, không thay đổi trong suốt quá trình bảo hiểm

Đóng 1 lần Thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm Xác đinh( BH tử kỳ) Khong xác đinh( BH trọn đời)

Thường xác định trừ trường hợp trợ cấp dịnh kỳ đến khi chết

Xác định

Hiện nay có nhu cầu sử dụng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp vì:

- Trong cuộc sống có rất nhiều rủi ro có thể xảy đến với bản than và gia đình bất cứ lúc nào mà bảo hiểm là 1 trong những biện pháp hữu hiệu để đối phố với rủi ro. Như vậy lựa chọn 1 loại hình bảo hiểm để bảo vệ cho bản than và gia đình là rất phù hợp.

- Mục đích của bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp là khách hàng sẽ nhận được só tiền không đổi và bảo tức trong tương lai khi sự kiện bảo hiểm xảy ra để cung cấp tài chính cho 1 dự định mua nhà trong tương lai( mua nhà, du học…) phù hợp với những dự định của bản thân.

- Cách thức đóng phí và thời hạn bảo hiểm khá linh hoạt; nguồn thu nhập của bản thân phù hợp với loại hình bao hiểm này.

Câu 4: Trong bảo hiểm con người có áp dụng nguyên tắc bồi thường hay ko? Nếu có áp dụng thì trong tường hợp nào? Trong bảo hiểm con người có bảo hiểm nào dưới giá tri, trên giá trị hay không? Tại sao?

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 14: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

- Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.áp dụng nguyên tắc này :Áp dụng nguyên tắc này STBH mà người được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự cố bảo hiểm.Cơ sở để xem xét nguyên tắc này có được áp dụng hay không:+ Trong mọi trường hợp STBH ko vượt quá tổn thất => Có bồi thường.+Đo thiệt hại thưc tế của đối tượng bảo hiểm ( ở trường hợp này là con người )Đầu tiên chúng ta xem xét các trường hợp bảo hiểm con người STBH được chi trả có vượt quá thiệt hại hay không?Trong phương trình tính phí bảo hiểm ta có : tổng số thu = tổng số chiTa xem xét các trường hợp bảo hiểm :+ Bảo hiểm trong trường hợp tử vong : Khi cái chết xảy ra có nhiều hợp đồng bảo hiểm có thể thấy số tiền bảo hiểm có thể lên tới 200% hoặc 300% STBH, vậy ở đây đặt ra câu hỏi có vi phạm nguyên tắc bồi thường hay không? Nếu xét trên 1 cá nhân thì số tiền bảo hiểm có thể cao hơn nhưng những giả định của bảo hiểm là áp dụng trên nguyên tắc số lớn vì vậy không hề vi phạm nguyên tắc bồi thường.+ Bảo hiểm trong trường hợp sống : con người đóng góp để tạo ra một quỹ chung và từ quỹ đó sẽ cùng chia cho các đối tượng bảo hiểm. Vì vậy cũng không hề vi phạm nguyên tắc bồi thường.+ Trong trường hợp bảo hiểm phi nhân thọ: những chi phí được chi trả trong BHYT, BHXH, BHTT là ko hề vi phạm nguyên tắc bồi thường=> Như vậy trong bảo hiểm con người có bồi thường.Xét cơ sở thứ 2Bảo hiểm con người có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ tính mạng tình trạng sức khỏe con người hoặc các sự kiện liên quan đến cuộc sống và có ah tới cuộc sống con người.Tổn thất thực tế ở trong bảo hiểm con người là tính mạng, sức khỏe, sự sống của con người. Vậy làm sao để đánh giá được những tổn thất thực tế này có giá trị lượng hóa bao nhiêu. Tính mạng và tình trạng sức khỏe con người là vô giá nên không thể xác định bằng giá trị 1 khoản tiền nào được. STBH

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 15: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

trong các HĐBH con người hoàn toàn không phải sự biểu hiện giá trị của bản thân người được bảo hiểm mà trên cơ bản chỉ có ý nghĩa là 1 số tiền người tham gia bảo hiểm khoán cho DN bảo hiểm khi sự kiện rủi ro xảy ra. Vì vậy không thể tính toán được tổn thất thiệt hại thực tế trong bảo hiemr con người.=> trong bảo hiểm con người không áp dụng nguyên tắc bồi thường mà thay vào đó là nguyên tắc khoán* Trong bảo hiểm con người có bảo hiểm nào trên giá trị, dưới giá trị hay không, tại sao?- Trước hết chúng ta phải hiểu giá trị bảo hiểm là gì, thế nào là trên giá trị, dưới giá trị?Theo BHTS định nghĩa: GTBH là giá trị của các tài sản được bảo hiểm và nó được lấy làm căn cứ để xác định số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.-STBH: là khoản tiền được xác định trong HĐBH thể hiện giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.Khi STBH< GTBH được gọi là bảo hiểm dưới giá trị.Khi STBH> GTBH được gọi là bảo hiểm trên giá trị. Vậy thì giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp sống, bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong là gì ?+Trong bảo hiểm phi nhân thọ, giá trị bảo hiểm để chỉ số tiền ước tính hoặc thỏa thuận cho giá trị của tài sản (máy móc, nhà máy, hàng hóa) hoặc chi phí (khám bệnh, nằm viện, thương tật).+ Trong bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong thì GTBH ở đây là giá trị của cái chết.+ Trong bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp sống thì GTBH ở đây là giá tị của sự sống.Thực tế là phải xác định được những tổn thất thực tế rồi quy giá trị thì mới có thể so sánh và biết được là trên hay dưới giá trị. Nhưng để xác định được giá trị của sự sống hay cái chết, hoặc giá trị của tính mạng, sức khỏe con người là vô cùng khó. Không ai có thể tính toán được sức khỏe của con người đáng giá bao nhiêu. Sức khỏe và tính mạng của con người là những thứ vô cùng quý giá, chúng ta không thể lượng hóa nó một cách dễ dàng được. Chúng ta không thể tính tán được giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm con người vì vậy không thể nói trong bảo hiểm con người có bảo hiểm trên giá trị hay dưới giá trị.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 16: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

Câu 10: Trình bày khái niệm, đối tượng, phạm viBH TNDS đối với người thứ ba của chủ xe cơ giới? Hiện tại, Anh (Chị) đang sử dụng loại hình dịch vụ BH TNDS đối với người thứ ba của chủ xe cơ giới nào hay không?

1. Khái niệm- TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi

thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ 3 khi xe lưu hành gây tai nạn. Công ty BH nhận BH cho phần TNDS của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái xe.

- Người thứ 3 ở đây là người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn, nhưng loại trừ:

+ Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe.

+ Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…

+ Hành khách, những người có mặt trên xe.

+ Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên.

2. Đối tượng Đối tượng được BH là TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Đối tượng này không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ 3 thì đối tượng này mới được xác định cụ thể.

Đối tượng tham gia BH thông thường là chủ xe, có thể là cá nhận hay đại diện cho 1 tập thể.

3. Phạm vi BH Công ty BH nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được

gây ra tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe. Cụ thể các thiệt hại nằm trong phạm vi BH gồm:

- Thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của bên thứ 3.- Thiệt hại về tài sản, hàng hóa… của bên thứ 3.- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu

nhập.- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế

thiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).

- Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.

Phạm vi loại trừ BHmặc dù có phát sinh TNDS:

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 17: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông

theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ.- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ

như:+ Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường.

+ Lái xe không có bằng lái hoặc bị tịch thu, bằng lái không hợp lệ.

+ Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu, bia, ma túy…

+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép.

+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa.

+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải.

+ Xe không có hệ thống lái bên phải.

- Thiệt hại do chiến tranh, bạo động.- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá tri thương mại, làm đình trệ sản

xuất kinh doanh.- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thỏa thuận khác.- Các tài sản đặc biệt như: vàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm,

thi hài, hài cốt.4. Hiện tại tôi đang sử dụng: BH bắt buộc TNDS của chủ xe mô tô- xe máy

của Công ty cổ phần BH Hàng không.- Phạm vi BH theo như quy định ở trên- Thời hạn BH: 1 năm- Mức TNDS đối với người thứ 3:

Về người: 70 triệu đồng/ 1 người/ 1 vụVề tài sản: 40 triệu đồng/ 1 người/ 1 vụ

- Phí BH đã nộp (có VAT): 66.000 đồng

Câu 9: So sánh BH tài sản và BH TNDS trên những nét cơ bản nhất? Phân tích các điều kiện làm phát sinhTNDS?

1. So sánh

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 18: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

Cùng là BH thiệt hại, đều áp dụng các nguyên tắc chung của BH nhưng có những nét khác nhau cơ bản:

BH tài sản BH TNDS- Đối tượng bảo vệ: giá trị tài sản

nằm trong phạm vi BH.

- Khi mua BH tài sản, tài sản đã được hình thành rồi nên đối tượng BH là hiện hữu vào thời điểm ký kết hợp đồng BH.

- Bảo vệ cho tài sản của mình. Đa phần là tự nguyện, có thể có giảm giá.

- Thường khồn có BH trên giá trị tài sản.

- Đối tượng BHlà phần TNDS có thể phát sinh của người được BH khi gây tổn hại cho người khác nhưng do yếu tố khách quan, không cố ý.

- Khi mua BH TNDS, TNDS chưa được xác định trước do đối tượng BH mang tính trừu tượng, chỉ khi nào gây tổn hại cho người khác có phát sinh TNDS thì đối tượng này mới được xác định cụ thể.

- Bảo vệ cho người thứ 3 bị thiệt hại. Đa phần là bảo hiểm bắt buộc, không giảm giá, khuyến mại.

- Người tham gia mua BH có thể tự nguyện thỏa thuận tham gia BH với mức trách nhiệm cao hơn mức TNDS bắt buộc (mức TNDS tự nguyện) mà các DN BH chủ động đưa ra để khách hàng lựa chọn.

VD:

Đối với chiếc xe máy mua BH vật chất xe cơ giới và BH TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới tại công ty BH BIC

BH vật chất xe cơ giới BH TNDS của chủ xe cơ giới

- Là BH tự nguyện bảo vệ cho chính chiếc xe của mình

- Có thể có giảm giá

- Là BH bắt buộc, bảo vện cho người thứ 3 bị thiệt hại.

- Không giảm giá, khuyến mại.

Đối tượng BH Vật chất xe máy (thời hạn sử dụng ≤ 7 năm)

Phần TNDS của chủ xe đối với người thứ 3 phát sinh

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 19: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

khi việc lưu hành xe gấy tai nạn thiệt hại cho người thứ 3.

Phạm vi BH Bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại vật chất xe do:

- Tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe: đâm va, lật đổ, hỏa hoạn, cháy nổ

- Tai họa bất khả kháng: giông bão, lũ lụt, động đất, song thần…

- Mất cắp toàn bộ xe- Tổn thất, hư hỏng xe

do chuyên chở bằng các phương tiện khác trong lãnh thổ VN loại trừ chuyên chở bằng đường hàng không

- Chi phí hợp lý và cần thiết phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi BH

Những rủi ro bất ngờ, khách quan gây tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe

- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, hàng hóa… của bên thứ 3.

- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập.

- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).

- Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.

Phí BH Tính bằng tỷ lệ % trên số tiền BH

Theo quy định của bộ tài chính: 66.000 đồng (có VAT)

Bồi thường BH BIC chịu trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế bộ phận bị tổn thất, hoặc trả

BIC thay mặt cho chủ xe bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ 3 (phần TNDS của chủ

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 20: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

tiền cho chủ xe để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả. Mức khấu trừ tối thiểu (chủ xe phải tự chịu) là 300.000 đồng cho mỗi và mọi vụ tổn thất bộ phận.

xe do gây ra thiệt hại cho người thứ 3) với mức tối đa:

- Về người: 70.000.000 đồng/ 1 người/ 1 vụ

- Về tài sản: 40.000.000 đồng/ 1 vụ tai nạn.

2. Các điều kiện làm phát sinh TNDS- Căn cứ phát sinh TNDS phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cụ thể hơn

là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự.

VD: chủ xe cơ giới (lái xe) do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông hay các quy định khác của Nhà nước, đó chính là có hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên thứ 3.VD: xe máy gây tai nạn đâm vào người đang đi xe đạp làm chiếc xe đạp hư hỏng nặng, người đi xe đạp bị thương. Như vậy, bên thứ 3 là người đi xe đạp bị thiệt hại về sức khỏe và tài sản là chiếc xe đạp.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật dân sự của người gây thiệt hại đối với thiệt hại của người thứ 3.

VD: thiệt hại về sức khỏe và tài sản của người đi xe đạp ở trên do nguyên nhân trực tiếp là người đi xe máy đâm vào gây tai nạn chứ không phải do bất kỳ nguyên nhân bên ngoài nào khác.

- Phải có lỗi của người gây thiệt hại.Trên thực tế chỉ cần đông fthowif xảy ra 3 điều kiện đầu tiên là phát sinh TNDS đối với người thư 3. Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện đó thfi TNDS không phát sinh và do đó không phát sinh trách nhiệm của BH. Điều kiện thứ 4 có thể có hoặc không vì nhiều khi thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ mà không hoàn toàn do lỗi của người gây thiệt hại. VD: chiếc xe máy trên đang chạy thì bị nổ lốp, lái xe mất khả năng điều khiển nên đã đâm vào xe đạp gây tai nạn. Trường hợp này, TNDS vẫn có thể phát sinh nếu có đủ 3 điều kiện đầu tiên.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 21: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

Câu 8: Trình bày các loại tổn thất cơ bản trong bảo hiểm vận tải hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường biển? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại tổn thất vừa nêu?

Tổn thất trong BH HH XNK là những thiệt hại, hư hỏng của HH do rủi ro gây ra.

1. Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất có: Tổn thất bộ phận (TTBP): 1 phần của đối tượng được BH theo hợp đồng BH

bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại về số lượng, trọng lượng, thể tích, phẩm chất hoặc giá trị.

VD: 1 tàu chở gạo XK ra nước ngoài nhưng trong quá trình vận chuyển bị ướt làm giảm giá trị thương mại 15%. Phần giảm giá trị đó là TTBP.

Tổn thất toàn bộ (TTTB): toàn bộ đối tượng được BH đều bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại. Có 2 loại TTTB:

- TTTB thực tế: trong trường hợp HH bị hủy hoại hoàn toàn, bị tước đoạt không lấy lại được, HH không còn là vật thể được BH, HH trên tàu được tuyên bố mất tích.

VD: 1 tàu chở cà phê XK trên hành trình gặp bão lớn, cà phê bị ướt và vón cục, bị hủy hoại hoàn toàn về chất lượng. Nếu tiếp tục chở đến Nhật Bản thì cũng không thể giao hàng đực do hàng đẫ bị hỏng toàn bộ. Đó là TTTB thực tế.

- TTTB ước tính: HH chưa tới mức thiệt hại toàn bộ thực tế nhưng không tránh khỏi TTTB kể cả khi cứu chữa .

VD: 1 tàu chở săt thép xây dựng bị đắm trên hành trình do gặp bão. Nếu tiến hành trục với thì chi phí phát sinh có thể lớn hơn giá trị ban đầu của lô hàng. Như vậy TTTB thực tế là không thể tránh khỏi.Đó là TTTB ước tính.

2. Căn cứ vào trách nhiệm BH có: Tổn thất riêng (TTR): là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho 1 hoặc 1 số quyền lợi

của chủ hàng hoặc chủ tàu trên 1 con tàu.Trong TTR ngoài thiệt hại vật chất, còn phát sinh các chi phí liên quan đến TTR nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra, gọi là chi phí TTR, bao gồm chi phí xếp dỡ, gửi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì… ở bến khởi hành và dọc đường.

→ TTR xảy ra 1 cách ngẫu nhiên, chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi cá biệt nên TTR của người nào thì người đó chịu, không có sự đóng góp của các bên. C ó thể xảy ra trên biển hoặc bất kỳ địa điểm nào trong hành trình. TTR có thuộc trách nhiệm bồi thường của DN BH hay không là tùy vào điều kiện BH.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 22: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

VD: 1 tàu chở lô hàng XK. Khi cập cảng, trong lúc bốc dỡ, 1 kện hàng của 1 chủ hàng bị rơi xuống biển mất tích trị giá 12.000$.Đây là tổn thất xảy ra ngẫu nhiên, vô ý, chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi riêng chủ chủ hàng có kiện hàng bị rơi nên 12.000$ này là TTR củ chủ hàng đó.

Tổn thất chung (TTC): là những hi sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành 1 cách cố ý và hợp lý để cứu tàu và HH trên tàu khỏi nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng. TTC bao gồm 2 bộ phận: Hy sinh TTC và chi phí TTC.

- Hy sinh TTC là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của 1 hành động TTC.

VD: tàu gặp bão lớn, buộc phải vứt hàng của chủ tàu A xướng biển để cứu toàn bộ hành trình. Hàng A bị vứt xuống biển là hi sinh TTC.

- Chi phí TTC: là những khoản trả cho người thứ 3 để cứu nạn tàu và hàng hoặc để tàu tiếp tục hành trình.

VD: chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn; chi phí thuê kéo, lái, dắt tàu khi bị nạn; chi phí tại cảng lánh nạn như: chi phí ra vào cảng, chi phí lưu kho lưu bãi, chi phí sửa chữa tạm thời, chi phí tăng thêm về nhiên liệu … do hậu quả của hành động TTC, tiền lương thuyền trưởng, thuyền viên, lương thực, thực phẩm tiêu thụ tại cảng lánh nạn.

→ Hành động TTC liên quan đến mọi quyền lợi trên tàu nên cần có sự đóng góp của các bên.Trong mọi điều kiện BH, DN BH đề chịu trách nhiệm bồi thường về mức đóng góp TTC của chủ hàng. Các thiệt hại, chi phí hoặc hành động được coi là TTC khi:

+ Hành động TTC phải là tự nguyện, hữu ý của những người trên tàu theo lệnh của thuyền trưởng hoặc người thay mặt thuyền trưởng.

+ Hy sinh hoặc chi phí phải đặc biệt, bất thường.

+ Nguy cơ đe dọa toàn bộ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế.

+ Mất mát, thiệt hại, chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động TTC.

+ TTC phải xảy ra trên biển.

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 23: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

Câu 7: Trình bày các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại? Thế nào là chế độ bảo hiểm theo mức miễn thường? Lấy một ví dụ trong trường hợp bảo hiểm thân vỏ đối với chủ sở hữu xe ô tô?

1. Các nguyên tắc hoạt động của BHTMBHTM đáp ứng cho nhu cầu an toàn của con người đồng thời nhằm đạt tới mục tiêu cao nhất là LN, nó mang tính chất của 1 hoạt động kinh doanh. Bởi vây, nó cần tuân thủ 1 số nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít- Hậu quả của rủi ro xảy ra đối với 1 hoặc 1 số ít người sẽ được bù đắp bằng số

tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. Càng nhiều người tham gia BH thì quỹ BH tích tụ được càng lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn.

- Hoạt động BHTM là hoạt động KD nhằm mục đích sinh lợi. DNBH nhận khoản tiền phí BH để rồi có khả năng sẽ phải trả 1 khoản tiền bồi thường cho người thụ hưởng BH khi có sự kiện BH xảy ra. Khoản tiền này lớn hơn khoản phí mà các DNBH nhận được rất nhiều lần. Nên DNBH phải thực hiện bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn.

Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được BH- Những rủi ro có thể được BH phải là những rủi ro bất ngờ, không lường

trước được do các nguyên nhân khách quan, không cố ý. Các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối BH: hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt thương mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý tự tử…. Với rủi ro bị chết là rủi ro chắc chắn xảy ra thì yếu tố ngẫu nhiên được xem xét để BH là thời điểm chết.

- Tính đồng nhất của rủi ro là 1 yếu tố khác giúp DNBH có thể xem xét rủi ro có thể được BH hay không. Trên cơ sở đó, DN tính toán được mức phí BH 1 cách chính xác và khoa học.

- Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn BH luôn có các rủi ro loại trừ. Đối với các rủi ro được BH lại có thể xem xét để phân loại mức độ và áp dụng mức phí thích hợp. Các rủi ro có xác xuất xảy ra lớn thì mức phí sẽ cao hơn. Vì vậy, người tham gia BH phải trung thực tuyệt đối khi khai báo.

- Nguyên tắc này đảm bảo công bằng cho cả DNBH và người tham gia BH. DNBH có thể tính được các mức phí chính xác, đảm bảo quỹ BH cho công tác bồi thường và có thể tránh được việc phải bồi thường cho những tổn thất thấy trước mà với nhiều trường hợp như vậy sẽ dẫn đến phá sản.

Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro- Trên thực tế, không phải lúc nào DNBH cũng đảm bảo được khả năng chi trả

BH. Điều này thấy rất rõ khi quỹ Bh huy động còn chưa nhiều (DNBH mới

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 24: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

thành lập hoặc có quy mô nhỏ) trong khi GTBH lại rất lớn khi có rủi ro liên tiếp xảy ra gây tổn thất lớn.

- Để tránh được điều tối kỵ là phải từ chối BH mà vẫn đảm bảo được hoạt động KD, các DNBH áp dụng nguyên tắc phân tán rủi ro. Có 2 phương thức phân tán rủi ro: đồng BH và tái BH.

+ Đồng BH: nhiều nhà BH cùng nhận đảm bảo cho 1 rủi ro lớn.

+ Tái BH: 1 nhà BH nhận bảo đảm cho 1 rủi ro lớn , sau đó nhượng bớt 1 phần rủi roc ho 1 hoặc nhiều nhà BH khác.

Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối- DNBH phải có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo

hợp đồng đảm bảo quyền lợi của 2 bên. Sản phẩm BH là sản phẩm dịch vụ nên khách hàng không thể cầm nắm đánh giá ngay về chất lượng của nó mà chất lượng của nó có được đảm bảo đầy đủ, công bằng, hợp lý,..hay không đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của phía DNBH.

- Ngược lại, người tham gia BH cũng phải tuyệt đối trung thực khi khai báo rủi ro để giúp DNBH xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận.

- Các hành vi gian lận nhằm trục lợi BH sẽ được xử lý theo pháp luật. Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được BH

- Nguyên tắc này yêu cầu người tham gia BH phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng được BH gặp rủi ro.

- Nhằm loại bỏ khả năng BH cho tài sản của người khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi tuef 1 đơn BH.

1 số nguyên tắc khác Mỗi loại hình BHTM sẽ có thêm các nguyên tắc phù hợp riêng như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc khoán,…

2. Chế độ BH theo mức miễn thường- DNBH chỉ chịu trách nhiệm đối với những tổn thất mà giá trị thiệt hại thực tế

vượt quá 1 mức đã thỏa thuận gọi là mức miễn thường. - Miễn thường tự nguyện thì phí BH sẽ được giảm bớt phụ thuộc vào mức

miễn thường cụ thể. Miễn thường bắt buộc thì phí BH vẫn giữ nguyên.- Tránh cho DNBH phải bồi thường những tổn thất quá nhỏ so với GTBH và

nâng cao ý thức trách nhiệm đề phòng hạn chế rủi ro của người được BH.- Có 2 loại miễn thường:+ Miễn thường không khấu trừ: đảm bảo chi trả cho những thiệt hại thực tế vượt quá mức miễn thường nhưng STBH sẽ không bị khấu trừ theo mức miễn thường.

STBH = Giá trị thiệt hại thực tế (> mức miễn thường)

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt

Page 25: Đề cương ôn tập học phần BẢO HIỂM- Đề thi VCU

+ Miễn thường có khấu trừ: thiệt hại thực tế phải lớn hơn ức miễn thường quy định mới được bồi thường nhưng STBH sẽ bị khấu trừ theo mức miễn thường này.

STBH = Giá trị thiệt hại thực tế - Mức miễn thường

VD trong trường hợp BH thân vỏ đối với chủ sở hữu xe ô tô1 chủ xe ô tô Ford mua BH thân vỏ ô tô của mình tại công ty BH BIDV:

- Bảng phí theo mức miễn thường:Đơn vi: đồng

Mức miễn thường Phí BHTối thiểu 500.000 8.652.6002.000.000 7571.025Tối đa 5.000.000 6.128.925

Như vậy, khi mức miễn thường tự nguyện tăng lên theo thỏa thuận của 2 bên thì phí BH sẽ được giảm đi. Khi chọn mức miễn thường tối đa trong trường hợp này.Phí BH giảm tới 30%.

- Trường hợp miễn thường có khấu trừ:Nếu khách hàng mua BH thân vỏ cho xe với mức miễn thường có khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe, nếu chi phí khắc phục tổn thất là 500.000 đồng trở xuống thì khách hàng phải tự thanh toán chi phí. Còn nếu chi phí khắc phục tổn thất trên 500.000 đồng (ví dụ: 5.000.000 đồng), thì khách hàng phải tự thanh toán 500.000 đồng, công ty BH thanh toán chi phí còn lại (là: 5.000.000 – 500.000 = 4.500.000 đồng).

- Trường hợp miễn thường không khấu trừ:Nếu khách hàng mua BH thân vỏ cho xe với mức miễn thường không khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe, nếu chi phí khắc phục tổn thất là 500.000 đồng trở xuống thì khách hàng phải tự thanh toán chi phí. Còn nếu chi phí khắc phục tổn thất trên 500.000 đồng (ví dụ: 5.000.000 đồng), thì khách hàng không phải trả bất kỳ chi phí nào, công ty BH sẽ chi trả toàn bộ chi phí khắc phục tổn thất (là 5.000.000 đồng).

https://www.facebook.com/DethiVCU [email protected] https://www.facebook.com/hainh.tmdt