4
1 TRƯỜNG: PTTH LƯƠNG VĂN CAN NĂM HỌC: 2013 - 2014 LỚP: Tuần: GVHD: Bùi Mộng Thúy Uyên Ngày: GSTT : Vũ Thị Quỳnh Ngọc Tên bài học: BÀI TẬP CHƯƠNG IV (T2) I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: Ôn tập các quy tắc khai báo kiểu dữ liệu có cấu trúc để thể hiện dữ liệu trên thực tế. Củng cố kiến thức về mảng một chiều, các hàm và thủ tục liên quan. Củng cố kiến thức về xâu ký tự, các hàm và thủ tục liên quan. 2- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng khai báo kiểu dữ liệu có cấu trúc: kiểu mảng, kiểu xâu (với Pascal, sử dụng thành thạo các từ khoá var, type). Sử dụng thành thạo các thao tác vào/ ra trên mảng, xâu (biết thao tác trên từng thành phần cơ sở) Biết sử dụng các thao tác (các phép toán) trên các thành phần cơ sở. 3- Thái độ: Tự giác, tích cực II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Phòng học trên lớp với phấn bảng, khăn lau. Giáo án. HS: SGK, bài tập chuẩn bị sẵn ở nhà III- Phương pháp dạy học: Gợi mở, vấn đáp. IV- Tiến trình bài dạy: Hoạt động 0 (2'): Ổn định lớp, nhắc lại kiến thức đã học của buổi trước, tổng quát nội dung cần học: - Tổng quát nội dung cần học: + Tiếp tục ôn tập mảng 1 chiều, cách khai báo, làm 1 bài tập về mảng. + Tiếp tục ôn tập về xâu, cách khai báo, làm 1 bài tập về xâu

Giao an tin hoc 11 - Tuan 09 - On tap chuong 04 - vtq ngoc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giao an tin hoc 11 - Tuan 09 - On tap chuong 04 - vtq ngoc

1

TRƯỜNG: PTTH LƯƠNG VĂN CAN NĂM HỌC: 2013 - 2014

LỚP: Tuần:

GVHD: Bùi Mộng Thúy Uyên Ngày:

GSTT : Vũ Thị Quỳnh Ngọc

Tên bài học: BÀI TẬP CHƯƠNG IV (T2)

I- Mục tiêu: 1- Kiến thức:

Ôn tập các quy tắc khai báo kiểu dữ liệu có cấu trúc để thể hiện dữ liệu trên thực tế.

Củng cố kiến thức về mảng một chiều, các hàm và thủ tục liên quan.

Củng cố kiến thức về xâu ký tự, các hàm và thủ tục liên quan.

2- Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng khai báo kiểu dữ liệu có cấu trúc: kiểu mảng, kiểu xâu (với Pascal, sử

dụng thành thạo các từ khoá var, type).

Sử dụng thành thạo các thao tác vào/ ra trên mảng, xâu (biết thao tác trên từng thành phần

cơ sở)

Biết sử dụng các thao tác (các phép toán) trên các thành phần cơ sở.

3- Thái độ: Tự giác, tích cực

II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Phòng học trên lớp với phấn bảng, khăn lau. Giáo án.

HS: SGK, bài tập chuẩn bị sẵn ở nhà

III- Phương pháp dạy học: Gợi mở, vấn đáp.

IV- Tiến trình bài dạy:

Hoạt động 0 (2'): Ổn định lớp, nhắc lại kiến thức đã học của buổi trước, tổng quát nội dung cần học:

- Tổng quát nội dung cần học:

+ Tiếp tục ôn tập mảng 1 chiều, cách khai báo, làm 1 bài tập về mảng.

+ Tiếp tục ôn tập về xâu, cách khai báo, làm 1 bài tập về xâu

Page 2: Giao an tin hoc 11 - Tuan 09 - On tap chuong 04 - vtq ngoc

2

Hoạt động 1:(8') Ôn tập kiến thức về mảng 1 chiều và kiểu xâu.

TG Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung

3'

5'

- Nhắc lại các cách

khai báo mảng 1 chiều

- Nhắc lại các cách

khai báo xâu

- Yêu cầu học sinh sửa

lại các khai báo sai

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Trả lời

Khai báo mảng 1 chiều

- Mảng 1 chiều là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu.

Cách 1: Khai báo trực tiếp:

var <tên biến mảng>: array[kiểu chỉ số] of <kiểu phần

tử>;

Cách 2: Khai báo gián tiếp

type <tên kiểu mảng>= array[kiểu chỉ số] of <kiểu phần

tử>;

var <tên biến mảng>:<tên kiểu mảng>;

Khai báo xâu

- Xâu là dãy các kí tự trong bảng mã ASCII

- Khai báo:

var <tên biến>: string[độ dài lớn nhất của xâu];

- Khi không khai báo độ dài của xâu thì độ dài lớn nhất

của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255

- Ví dụ về khai báo xâu:

var Hoten: string[26];

var Chugiai: string;

Các khai báo sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại:

a) var a: array(1..50) of integer;

b) var b: array[1...3] of integer;

c) var: c array[1..3] of integer;

d) var d: array[1..10.5] of real;

e) var e: array[10..1] of word;

f) var: f string;

g) var g: string(10);

h) var h: string[300];

Page 3: Giao an tin hoc 11 - Tuan 09 - On tap chuong 04 - vtq ngoc

3

Hoạt động 2:(10') Bài tập về kiểu mảng.

TG Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung

5’

5'

- Ghi nội dung đề bài

lên bảng.

- Xác định input,

output, chọn kiểu dữ

liệu cho biến

- Gọi học sinh lên viết

chương trình. Giáo

viên nhận xét, cho

điểm

- Chép đề bài vào

vở

- Học sinh lên bảng

viết. Cả lớp theo

dõi, nhận xét

Bài tập 01:

Lớp 11A, có 20 học sinh. Viết chương trình nhập

điểm của các học sinh trong lớp, in ra màn hình số

học sinh đạt loại khá giỏi (>= 6.5).

Input: Mảng học sinh: arrHS (arrHS[i]: real)

Oput: Số lượng hs khá giỏi: sl_kg: byte)

program bt01;

const slHS = 20;

var arrHS: array[1.. slHS] of real;

hoặc

type arr_type = array[1.. slHS] of real;

var arrHS: arr_type;

i, sl_kg: byte;

begin

for i:=1 to slHS do

begin

write('Diem cua HS thu ', i);

readln(arrHS [i]);

end;

sl_kg := 0; {Khoi tao gia tri}

for i:=1 to slHS do

if arrHS [i] >= 6.5 then

sl_kg := sl_kg +1;

writeln('So ban hoc kha gioi:', sl_kg);

readln;

end.

Page 4: Giao an tin hoc 11 - Tuan 09 - On tap chuong 04 - vtq ngoc

4

Hoạt động 3:(8')Bài tập tạo xâu in hoa, đếm số lượng kí tự in hoa xuất hiện trong xâu

TG Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung

3'

5'

- Ghi nội dung đề bài

lên bảng. Gợi ý cho hs

- Diễn giải, yêu cầu

học sinh xác định

input, output.

- Theo bảng mã

ASCII, các kí tự in

hoa từ A-Z có mã thập

phân từ 065-090

- Gọi học sinh lên

bảng viết chương

trình.

- Học sinh chú ý

tìm hiểu bài toán.

- Lắng nghe, trả lời

câu hỏi.

- Học sinh viết

chương trình, cả lớp

theo dõi.

Bài tập 02:

Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một xâu kí

tự. Hãy tạo một xâu mới chỉ gồm các kí tự in hoa từ

xâu vừa nhập. Đếm số lượng các kí tự in hoa.

- Nhập xâu xau: ’Ngon ngu Lap trinh Pascal’

- Kết quả: 'NLP', 3

- Input: xau (string)

- Ouput: Xâu gồm các kí tự in hoa: xau_hoa (string),

số lượng chữ cái in hoa: dem (byte).

- Kiểm tra kí tự đang xét là kí tự in hoa hay không:

if (str[i] >= 'A') and (str[i] <= 'Z') then

Chương trình

program bt02;

var xau: string;

i, dem: byte;

begin

write('Nhap xau ky tu: '); readln(xau);

dem := 0;

xau_hoa := '';

for i:=1 to length(xau) do

if (xau[i] >= 'A') and (xau[i] <= 'Z') then

begin dem := dem + 1;

xau_hoa := xau_hoa + xau[i];

end;

writeln('So ki tu in hoa co trong xau la: ', dem);

writeln('Xau hoa thu duoc la: ', xau_hoa);

readln

end.

V- Củng cố và dặn dò (2’): - Nhắc lại nội dung đã học

- Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các bài đã học về mảng và xâu

Ngày…..... tháng….... năm 2014

Người soạn Duyệt của giáo viên hướng dẫn

Vũ Thị Quỳnh Ngọc Bùi Mộng Thúy Uyên